Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 11 tháng 7, 2012

Tin thứ Tư, 11-07-2012

NÓNG! –  Bà con Đại Từ Thái Nguyên mang chăn chiếu, xoong nồi đến cổng EVN(Xuân VN).

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Tàu cá Quảng Ngãi lại bị bắt ở Hoàng Sa - (BBC).   – BÙI CÔNG TỰ: Những ngư phủ anh hùng  —  (Nguyễn Thông). “Khi các ngư dân ra Hoàng Sa đánh cá/ trong bão bùng và giặc lạ tấn công/ các anh đã trở thành người chiến sĩ/  bảo vệ chủ quyền biển đảo non sông/… Chúng đã cướp của ta quần đảo ấy/ biển của ta mà chúng cấm dân ta các ngư phủ vẫn kiên cường bám biển/ không một ngày vắng mặt ở Hoàng Sa“. - Phản đối Trung Quốc bắt giữ người và tàu cá (PLTP).
- NGƯ DÂN TRỞ VỀ SAU CHUYẾN BIỂN BỊ PHÍA TRUNG QUỐC BẮT GIỮ: Mất tàu, ôm nợ  (NLĐ). -  Nỗi lo của ngư dân sau khi bị Trung Quốc lấy tàu chứ không phải “cướp”? (TN). –  Tàu hải quân cứu nạn tàu cá ở Trường Sa (PLTP).
Vặn nhau thời mạt - (Nguyễn Thông). - BIỂU TÌNH THỂ HIỆN LÒNG YÊU NƯỚC CHỐNG NGOẠI XÂM CỦA DÂN TA   —  (Kha Trà Phương).  – No-U xuống đường và hát ca bên tượng đài Lý Thái Tổ – Hà Nội 08/07/2012 - (blog Thành). = >
Tính pháp lý của việc kế thừa hai quần đào Hoàng Sa và Trường Sa của nhà nước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam (Trương Nhân Tuấn).  - Panorama Đảo Đá Tây  —  (Phair Zios).
- Miệng lưỡi Trung Quốc: Trung Quốc không mong những nỗ lực giữ gìn hoà bình và ổn định của Nam Hải bị quấy nhiễu (CRI). - Báo Trung Quốc khoe các loại tàu hộ vệ tự nghiên cứu chế tạo (GDVN).

- Độc giả méc, bài đã điểm hôm qua nhưng đã bị gỡ mất: Nếu bố là nước lớn (VNN). Bà con có thể xem tại đây.
- Nhật Bản dự định tổ chức hội nghị an ninh biển với khối ASEAN (VOA). –  Nhật sẽ tổ chức hội nghị với ASEAN về an ninh biển (TN).  - Báo Trung Quốc: Việc Mỹ và Nhật Bản tự biếu xén nhau đảo Điếu Ngư sau Thế chiến 2 là hoàn toàn phi pháp và vô hiệu (CRI).  – Hải quân Trung Quốc tập trận trên vùng biển phía đông - (RFI). - Nhật Bản đóng vai trò ngày càng quan trọng trong vấn đề biển Đông (GDVN). - Mỹ sẽ bảo vệ Nhật Bản nếu quần đảo Senkaku bị tấn công? (DT).
- ASEAN lấy Luật Biển Liên Hiệp Quốc làm cơ sở Quy tắc ứng xử trên Biển Đông - (RFI).  – HẬU TRƯỜNG HỘI NGHỊ NGOẠI TRƯỞNG ASEAN TẠI PHNOM PENH:”MÈO NÀO SẼ CẮN MỈU” NÀO ĐÂY?  —  (Phạm Viết Đào). - SỰ LÁO XƯỢC CỦA PHÍA TRUNG QUỐC TRONG VIỆC ĐẶT ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT CHO VIỆC XÂY DỰNG “BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ BIỂN ĐÔNG”?   - Phát biểu của Trợ lý Ngoại trưởng Kurt Campell tại Hội thảo Biển Đông tại Mỹ (NCBĐ).  – TRUNG QUỐC CÓC COI COC RA GÌ   –   (Bùi Văn Bồng). –  Trung Quốc sợ thảo luận về biển Đông ở ARF (PLTP). - Liên kết tại Đông Nam Á: “Lùi một bước và tiến hai bước” (NYT/TVN). - Một thắng lợi (TT).  - Trung Quốc không muốn bàn về Biển Đông tại Diễn đàn ASEAN (VnMedia). - Trung Quốc với biển Đông: Đối tác và đối tượng (TVN). - Học giả Trung Quốc Lý Lệnh Hoa: Trung Quốc không thể trì hoãn mãi đàm phán về Biển Đông (TP).
Hoàn Cầu xuyên tạc bài phỏng vấn về biển Đông (ĐV).  - Vài dòng chiếu lệ:  Đại hội đại biểu Hội Hữu nghị Việt – Trung nhiệm kỳ 2012 – 2017 (TTXVN). Không thấy có nhắc tên Phó TT Nguyễn Thiện Nhân và lời phát biểu nhắc nhở quán triệt phương châm “16 chữ” và tinh thần ”4 tốt”. Mời coi: VTV1-Thời sự 19h, 10/7/2012, phút thứ 18′. 
-  Cựu quan chức ngoại giao Mỹ David Brown: Trung Quốc đang dùng tiểu xảo (TN). 
- Nga, Trung Quốc và ASEAN: Bộ ba thất thường  : Russia, China, & ASEAN: A Broken Triangle (CSIS).
Cú bắt tay ở Hà Nội (Hiệu Minh). - Trông đợi bước tiến COC (TN).  - Clinton: ‘Việt Nam ngày càng quan trọng ở Đông Nam Á’ (VNE).  – Hình ảnh bà Clinton ở Hà Nội - (BBC).  – Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ủng hộ Việt Nam trong vấn đề Biển Đôn (VOA). – Cần giải quyết vấn đề biển Đông bằng luật quốc tế (PLTP).  – Bà Clinton tiếp xúc lãnh đạo Việt Nam - (BBC).  - Việt Nam, Hoa Kỳ đồng ý tăng cường quan hệ thương mại (VOA). – Ngoại trưởng Mỹ đi Việt Nam : Biển Đông và thương mại là trọng tâm - (RFI).  - Những ‘cái nhất’ của ngoại trưởng Hillary (Infonet). - Lịch trình làm việc của bà Clinton ngày 10-7-12: Public Schedule for July 10, 2012 (BNG Mỹ).‎ ‎  - Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton phát biểu với Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sau buổi họpRemarks With Foreign Minister Pham Binh Minh After Their Meeting (BNG Mỹ).
<- Việt Nam – Hoa Kỳ cần nâng tầm quan hệ hướng tới đối tác chiến lược (Infonet). BTV: Còn vấn đề nhân quyền, bà ngoại trưởng bị báo chí Việt Nam “bịt miệng”, không thấy báo nào nói tới, xem đây:  Clinton gây sức ép với VN về hồ sơ nhân quyền: Clinton Presses Vietnam on Rights Record (WSJ).  - Bà Clinton quở trách Việt Nam về nhân quyền: Clinton chides Vietnam on protecting human rights (SFGate).‎  – Clinton raps Vietnam on rights, sees limits to ties‎ (Reuters).  – Bà Clinton ủng hộ VN về vấn đề biển Đông, nhưng quan ngại về việc thiếu tự do internet: Clinton supports Vietnam on South China Sea but concerned about lack of online freedom (AP/ Washington Post).  – Tại Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ cổ vũ cho dân chủ và quyền tự do ngôn luận - (RFI). - Đầu tư, nhân quyền: Quan tâm chính của Ngoại trưởng Clinton tại Việt Nam (VOA). - US-Vietnam Trans-Pacific Partnership Deal To Be Signed By Year End (RTT). - Những ấn tượng về Ngoại trưởng Mỹ Clinton tại “Harvard Việt Nam” (DT). - Báo Mỹ đưa tin đậm nét chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Hillary (VOV). - Tổng Bí thư, Thủ tướng tiếp Ngoại trưởng Mỹ (TP).
- Việt Nam thiếu nhân quyền, đại sứ Mỹ bị vạ lây:  Dân biểu Frank Wolf yêu cầu cách chức Đại sứ Mỹ tại Việt Nam (VOA). “Dân biểu Wolf nói rằng ‘Nước Mỹ phải là tiếng nói của những người không có tiếng nói. Tòa Đại sứ Mỹ ở Việt Nam phải là một hòn đảo của tự do, nằm dưới sự lãnh đạo của một vị Đại sứ Mỹ dũng cảm. Đại sứ Shear không phải là một người như vậy‘.”  – Bộ Ngoại giao Mỹ ‘bênh’ Đại sứ Shear - (BBC). - Vụ tranh cãi về đại sứ quán: Ngài đại sứ đáng sợ: Embassy Row: ‘Appalling’ ambassador (Washington Times).
Tàu bệnh viện USNS Mercy của Mỹ cập cảng Cửa Lò (Infonet).
-  Thứ trưởng Bộ Công an tiếp Đại biện lâm thời Đức (ANTĐ).
- Về việc mời công dân Lê Hiền Đức đến “làm việc” tại trụ sở Công an quận Hoàn kiếm: GÓP Ý VỚI CÔNG AN QUẬN HOÀN KIẾM  —  (Mai Xuân Dũng). Lãnh đạo Công an Hoàn kiếm phải phê bình, góp ý, thậm chí cảnh cáo cán bộ thực hiện công việc nêu trên về việc thiếu tinh thần trách nhiệm và yếu trình độ nghiệp vụ dẫn đến tình trạng bị nhân dân cười chê, coi thường, làm mất uy tín cũng như góp phần “tích cực” làm xấu thêm hình ảnh ngành công an nói chung và công an quận Hoàn kiếm nói riêng”.
- TRỊNH KIM TIẾN: Chuyện lạ ở Việt Nam: Tổ chức sinh nhật cũng cần phải được phép?    —  (Nguyễn Tường Thụy).
- Điếu Cày ‘làm thơ trong tù’ - (BBC).
- Một phút suy tôn cho tình yêu: Thục Vy & Khánh Duy  —  (DLB).
- Giấy mới “làm việc” tiếp của Sở 4T-HN với TS Nguyễn Xuân Diện, kèm lời đe dọa (bấm vô hình để phóng to, dễ đọc). =>
Bổ sung, KTS Trần Thanh Vân phản hồi: “Biểu tình hoan hô Quốc hội ( ngày 1/7/2012 ) và biểu tình phản đối Trung Quốc (ngày 8/7/2012 ) đều xuất phát từ những tấm lòng yêu nước trong sáng. Ấy vậy mà suốt từ Nam ra Bắc đã xẩy ra bao cuộc sách nhiễu đáng buồn. Từ những “biểu tình viên” nổi tiếng như Bùi Hằng, Trịnh Kim Tiến đến Huỳnh Thục Vi bị bắt, bị giam lỏng không có lý do và đến hôm nay cả cụ già Lê Hiền Đức cũng bị triệu tập để nhắc nhở vì can tội “gây rối”. Thật khó tưởng tượng được có thằng ranh con nào dám lên lớp giáo dục một cụ già đã 82 tuổi vì tội danh đó không nhỉ.
Hôm qua tình cờ tôi gọi điện thoại hỏi thăm học giả Đinh Kim Phúc vì nghe tin vợ anh bị bệnh nan y thời kỳ cuối đã chuyển sang tình trạng xấu hơn. Được biết vợ anh lâm bệnh lâu rồi, gia cảnh hết sức khó khăn, đến nay thuốc Nam Y của Viện 108 đã ngừng uống, Sâm Ngọc Linh phải mua với gia những 10 triệu/100gram uống trong 5 ngày thì làm sao lo nổi?
Ấy vậy mà khi tôi hỏi thăm sức khoẻ của vợ anh và gia cảnh của anh, anh còn cho biết: “Em lo lắng xoay xở mệt người quá nhưng có yên đâu chị ơi. Hai chủ nhật vừa rồi có người đến canh gác tại nhà em sợ em đi biểu tình bảo vệ Biển Đông thì nhà chúng chết hết hay sao đó!!!!” … Không rõ các đ/c lãnh đạo đảng và chỉ huy công an có biết trò mèo này của các cán bộ chỉ huy công an phường không? Không biết các người đã nhận ra sự yếu kém thực sự của bộ máy chính quyền do các người không? Không rõ các người có ý thức được nguy cơ của sự rạn nứt tan rã từ ngay chính cách điều hành này không? …”
- Giáo Hạt Văn Hạnh hiệp thông với giáo dân Con Cuông bị nhà cầm quyền Nghệ An đàn áp vì tôn giáo  —  (NVCL).  – Thiếu phụ chờ chồng (Người buôn gió).   – UBND tỉnh Nghệ An trả lời văn thư số 25 của Tòa Giám mục giáo phận Vinh (báo Nghệ an). Mời xem lại: Văn thư của TGM GP Vinh gửi UBND Tỉnh Nghệ An về sự việc tại giáo điểm Con Cuông (GP Vinh).  – Thông Báo tiếp theo của VP Tòa Giám mục về việc cử hành Thánh lễ Chúa nhật 15/7/2012 tại các sở hạt (GP Vinh).
-  Chính phủ, Quốc hội, Trung ương Đảng….. ĐI HỌP(Xuân VN).
- Hạ Đình Nguyên: Nông dân quẩn chân vì… “biện chứng” –   (Người Lót Gạch). “… cũng như dân biểu tình chống xâm lược thì bị ngăn chận, đàn áp. Tiếng nói của nhân dân trên mạng ông ra lệnh quậy phá tưng bừng suốt cả tháng nay. Ngày trước, ông kê đá trong miệng nhân dân, ngày sau ông bảo nhân dân phải lên tiếng tham gia chống tham nhũng ! Dân dễ bảo thế !” – Huỳnh Văn Úc: DẬY MÀ ĐI! (bantroi5).
Cái lưng của nông dân (DV). “Tất nhiên có nhiều người làm quan thì càng phải có nhiều người làm dân mới nuôi nổi họ. Tấm lưng của nông dân hàng trăm năm nay đã phải è ra cõng gánh nặng người làm quan. Quan nhiều như ong, không có việc làm thì quan phải vo ve, vẽ rết thêm chân, bày ra mọi việc để có cớ mà ăn lương cho đỡ…ngượng”.  - Trăm kiểu hành dân – Bài 1: Vẽ rắn thêm chân! (PLTP).
- ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP, KHU ĐÔ THỊ TẠI VĨNH PHÚC: Ưu đãi tràn lan, trái pháp luật (LĐ).
- Chắc bận lo đối phó với “các thế lực thù địch”, nên Công ty Trung Quốc “gom” đất ở Bình Thuận: Tỉnh và huyện đều không biết (?!) (NLĐ). BTV: Coi chừng nó vô “gom” luôn mảnh đất VN mà không biết! – Kẽ hở trong quản lý, sử dụng lao động nước ngoài(SGGP).  - Đủ kiểu “kẽ hở”: Cuộc tự kiểm bất ngờ (PLTP). - Làm rõ vụ chuyển đất lúa cho người Trung Quốc ở Bình Thuận (TN). - Người Trung Quốc sang nhượng hơn 160ha đất ở Bình Thuận (TT).
- Coi luôn nhiệm vụ của quân đội “nhân dân” đây nha:  Chủ động tham mưu, thực hiện toàn diện, hiệu quả nhiệm vụ quân sự, quốc phòng (QĐND). “bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định để phát triển KT-XH”. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đứng thứ 3. Bảo vệ nhân dân … không có. Chắc có chữ “Nhân dân” rồi nên khỏi nói thêm?
- Sự im lặng và sự thỏa hiệp  —  (Đào Tuấn). “25 năm trước là TBT Nguyễn Văn Linh với tinh thần phê phán “sự im lặng đáng sợ”. 25 năm sau là TBT Nguyễn Phú Trọng với quyết tâm “Thuốc liều cao cho bệnh nặng”. Nhưng suốt 25 năm đó là sự thỏa hiệp của những bản án treo. Và vẫn chỉ là một cuộc chiến”.
- Hà Nội tính chuyện xây sân bay ở…Tiên Lãng (VnEco).   – Sẽ có sân bay quốc tế ở Tiên Lãng – Hải Phòng (Bee).     – TIÊN LÃNG HẢI PHÒNG VÀ KỲ ANH HÀ TĨNH, AI VI PHẠM HƠN AI? (Luật Vì Dân).    – Ecopark hỗ trợ gần 200 tỷ đồng cho dân bị thu hồi đất (TTXVN).
- Thư của một người già gửi nhiều người già hộ những người trẻ (Trần Nhương). “Đến tuổi nghỉ là nghỉ, không có bất cứ lý do gì để tạo tiền lệ.  Xin đừng để chúng tôi nhìn các vị như những “ngọn cờ lá chuối”, những chiếc lá khô héo đến tận gốc nhưng không chịu rụng.  Sự vĩ đại của lá là biết rụng để nhường chỗ cho những chồi non.  Nếu không thật lòng, xin hãy im lặng. Đừng tiếp tục lừa dối chúng tôi bởi nói thẳng ra, chúng tôi lạ gì các vị“.  – NGHE LÁO VÀ NÓI LÁO  —  (Sơn Thi Thư).
Ông Trầm Khải Hòa vi phạm công bố thông tin khi mua 540 nghìn cổ phiếu STB (DVT/ HSX/ Gafin).  - STB: Con ông Trầm Bê vi phạm CBTT (TTVN/ HSX/ Vina Corp). “Ông Trầm Khải Hoà được bổ nhiệm làm Thành viên HĐQT của Sacombank từ ĐHCĐ hồi tháng 5 vừa qua. Ông sinh năm 1988 và từng là trợ lý Phó Chủ tịch Ngân hàng Phương Nam”.
BTV: Tuổi trẻ tài cao, hay có ông bố là cánh tay đắc lực của người giữ chức vụ cao nhất trong chính phủ, để cậu này có thể phất nhanh như vậy? Ông bố kia mấy năm trước đã từng bỏ ra hơn 60 triệu đô để mua bất động sản ở trung tâm thương mại Cupertino Square, San Jose, California, nơi có đông người Mỹ gốc Việt sinh sống, mà dư luận cho rằng đây là một vụ rửa tiền của một xếp lớn thông qua vị đại gia này. Hy vọng cậu công tử họ Trầm giữ chức này lâu hơn, không như cô tiểu thư nhà họ Tô, giữ chức Chủ tịch HĐQT Vinaconex chỉ trong hai tháng thì “rút lui có trật tự”.
- Vẽ ra có Người Việt ở nước ngoài nói gì về “hiện tượng Nguyễn Bá Thanh”? (Infonet). Tài thiệt!
- Vụ bị vắt kiệt sức, lao động VN kêu cứu: Chỉ được bồi thường gần 10 triệu đồng (TN). Xem lại: Bị vắt kiệt sức, lao động Việt Nam kêu cứu.
<- ‘Quan’ đánh cờ tiền tỷ Sáu Lèo khóc ngay tại tòa (Infonet). - ‘Quan’ thắng cờ tiền tỷ phủ nhận thuê người siết nợ. - Hai ‘quan’ đánh cờ thắng thua gần 40 tỷ (TP).
Luật sư vẫn bị cản trở tác nghiệp (PLTP).
- Đà Nẵng: Trích 50% tiền phạt cho CSGT làm nhiệm vụ (Bee).
- Xóa độc quyền điện: 17 năm vì nhạy cảm, phức tạp (VEF/ Bee).
- Doanh nghiệp bỗng dưng biếu, tặng xe cho cơ quan công quyền (Mạnh Quân).
- Không giảm án cho kẻ tông chết người đình công (VNE).
- Wikipedia phản đối kiểm duyệt ở Nga - (BBC).  - Su chiếm vị trí số một về số lượng máy bay tiêm kích (TTXVN).
- Loạt bài về chiến tranh Việt Nam: Quyền lực và đạo đức (Der Spiegel/ Phan Ba).
- Vụ Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl: Hành trình vào vùng đất chết – Kỳ 4: Lũ cá khổng lồ và thành phố ma (TN).  Xem Kỳ 3, Kỳ 2, Kỳ 1. Dọa dữ vậy không biết người ta có chịu ngưng cái Ninh Thuận không đây? - Asean chưa ký được hiệp ước phi hạt nhân - (BBC).  - Cập nhật thông tin mới về thảm họa hạt nhân  Fukushima Nuclear Crisis Update for July 6th – July 9th, 2012 (GreenPeace).
- ASEAN có công khuyến khích cải cách tại Miến Ðiện (VOA).  – Một cựu tướng lãnh Miến Điện được bổ nhiệm chức vụ phó tổng thống - (RFI). –  Myanmar và Trung Quốc tăng cường hợp tác an ninh (TTXVN).
- Người phụ nữ tháp tùng lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un là ai? (VOA).  – Người phụ nữ bí ẩn bên cạnh ông Kim - (BBC). - Ông Kim Jong-un khiến phương Tây bất ngờ (VTC).
- Một giám mục Trung Quốc mới tấn phong, đột nhiên mất tích - (RFI).  – Trung Quốc cấm các quan chức mua các mặt hàng xa xỉ (Lenta/Kichbu).  – Trung Quốc lo sợ một vụ đảo chính? (Diplomat).   – Một cô gái Trung Quốc viết thư ngỏ cho Hồ Cẩm Đào (ntdtv/Kichbu).  – Cuộc đoàn tụ không thành sau 9 năm (ĐKN).
- Trung Quốc đề nghị kiều dân Pháp bị bắt trong vụ Bạc Hy Lai hợp tác - (RFI).
- Cuba: Bước đầu tan rã của một Nhà nước toàn trị (3) - (Thụy My). Mời xem lại: Cuba : Bước đầu tan rã của một Nhà nước toàn trị (1)  –    Cuba: Bước đầu tan rã của một Nhà nước toàn trị (2) (Thụy My).
Kiện… Tổ quốc mình (TT). Bản đầy đủ: CẢNH SÁT BẠO HÀNH DÂN, HUNGARY BỊ TÒA QUỐC TẾ XỬ THUA KIỆN (NCTG).


Thơ Thái Bá Tân – Chiếc cầu, viên sỏi và cây táo —  (DLB) “Ai ra cái lệnh ấy/ Lệnh quân ta phá cầu/ Để đồng đội đơn độc/ Giữa vòng vây quân Tàu?/ Câu chuyện chỉ có thế/ Dù có thật hay không/ Nhưng cả một đại đội/ Đã chết bên kia sông… ”
Biển chưa yên, đất liền chưa vơi nước mắt (LĐ). “Trung Quốc biết rõ thông tin từng gia đình ngư dân. Ông Trần Hiền – thuyền trưởng, chủ tàu cá QNg 66074, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi – cho biết: Lúc bị Trung Quốc bắt, đưa đi giam ở đảo Phú Lâm, Hoàng Sa, tôi hết sức bất ngờ và hoảng hốt khi thấy… ảnh vợ con của mình dán trên đảo.  Qua thông ngôn, họ nêu rõ họ tên vợ, 2 con gái và còn biết cả vợ tôi sắp đẻ ở quê nhà. Không những thế, vợ con của các bạn tàu như Trần Tân, Đặng Tươi, Nguyễn Tả… họ đều đọc tên, tuổi một cách rõ ràng, có cả ảnh”.  - Tám thuyền viên tàu cá đang chờ cứu hộ (TN).
- MARK J. VALENCIA: Trung Quốc bị châu Á chọc gậy bánh xe: China upsets Asia’s applecart (Japan Times). - Tàu hải giám – Hải quân thứ hai của Trung Quốc?   (VTC).  - Hội chứng ‘Hoàng đế tồi’ của Trung Hoa đương đại  (ĐV).
Vì sao bà Clinton gặp Tổng Bí thư VN? (BBC).  - Báo nước ngoài: “Mỹ và Việt Nam có bước tiến vượt bậc”  (VTC).  - Phát biểu với Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sau buổi họp(BNG Mỹ). “Cho nên tôi cũng lo ngại về vấn đề nhân quyền, bao gồm việc tiếp tục giam giữ các nhà hoạt động, các luật sư và các blogger phát biểu ý kiến ôn hòa. Đặc biệt, chúng tôi quan tâm về các hạn chế tự do ngôn luận trên mạng, và phiên tòa sắp diễn ra để xử những người sáng lập [nhóm] được gọi là Câu Lạc bộ Nhà báo Tự do”.
- Bài phát biểu của Ngoại trưởng Clinton tại lễ kỷ niệm 20 năm Chương trình Fulbright Việt NamSecretary Clinton at 20th Anniversary of Vietnam’s Fulbright Program (HR.gov).
THƠ XƯỚNG HỌA  —  (Sơn Trung).“Ngày nay đất nước quá đau thương!/ Cán bộ đánh ai cũng chuyện thường./ Dân chúng đói meo không đủ gạo,/ Chính quyền tham nhũng chẳng làm gương./ Nhiều điều oan ức, nhiều đau khổ,/ Lắm cảnh bất công, lắm đoạn trường”.
- Vụ cưỡng bức phá thai: Trung Quốc bồi thường cho gia đình Phùng Kiến Mai (TT).

KINH TẾ
Kinh tế VN: Mối nguy lớn sau những câu chuyện nhỏ (VEF). -  Tìm lối ra cho kinh tế Việt Nam – Kỳ 9: Chấm dứt lối kinh doanh thụ động (TN).
Nợ xấu tăng ‘là do chính phủ’ - (BBC). Không phải! Do thằng … “cơ chế”, nhưng lại mê nó lắm. - Muốn giải quyết nợ xấu, phải có sự chung sức từ phía ngân hàng(ĐTCK).
Lợi nhuận các ngân hàng có thể “mất” tới 16.500 tỷ đồng? (VnEco). - Hạ lãi suất vay: Ngân hàng vẫn chưa thiện chí (VTC). - Giảm lãi suất nợ cũ: Đâu phải ai muốn cũng được (VEF). - Hạ lãi suất cho vay sẽ tác động doanh nghiệp ra sao? (RFA).
<- Phỏng vấn cựu PTT Vũ Khoan: 4 việc lớn mong đợi nhà nước (TN). - 2015: Cả nước có 600.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa (TTXVN). - Hà Nội: Hơn 7.700 doanh nghiệp “biến mất” trong 5 tháng  (VnEco). - Không bán được hàng, nhiều doanh nghiệp ngưng hoạt động (TBKTSG).
Thị trường ôtô trong nước tiếp tục chờ phao cứu sinh (DT).
Thị trường viễn thông nguy cơ ‘cá lớn nuốt cá bé’ (VNE).
- Thị trường chứng khoán đã hết mang tiếng là “sòng bạc”? (SGGP). Chỉ còn tiếng là sòng bài.
- Giá thuốc ở Việt Nam: Đội lên cao ngất! (NLĐ).
-  Cắt giảm đầu tư các dự án thủy lợi chưa cần thiết (TN).
-  Nguy cơ thiếu heo giống để tái đàn (PLTP).  -  5 tỉnh còn heo mắc dịch tai xanh (SGGP). –  Kỷ luật nếu để dịch lợn tai xanh tái phát (ANTĐ).
Tổng quan chuyển động ngành BĐS ngày 10-7-2012 (VF). - Gross Domestic Product (GDP): Tổng sản lượng quốc nội. - Cứ 5 người, có một người muốn mua nhà (VTC).
Chống hàng giả bằng tem điện tử (TN).
- Mỹ muốn đầu tư vào những lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam (DVT/ SBV/ Gafin).
Quảng Ninh xây dựng nhà máy sợi 300 triệu USD (Vnia Corp).
- Bến tre  Chi 80 tỉ đồng hỗ trợ người trồng dừa (PLTP).
- Cựu quân sư tài ba của Apple đã “hủy hoại” đế chế bán lẻ J.C.Penney như thế nào? (CafeF).  – Vì sao tăng trưởng châu Mỹ kém châu Á? (BBC).
Nhận diện 10 công ty lớn nhất thế giới (VnEco).
Indonesia cam kết cho IMF vay 1 tỷ đôla (VOA).
Tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục cao trong các nền kinh tế lớn (VOA).
- Eurozone cứu nguy 37 tỉ đôla cho các ngân hàng Tây Ban Nha (VOA).  – Bắc Kinh khẳng định hậu thuẫn cho vùng euro (RFI).
- Đặc khu kinh tế Qianhai – Canh bạc của Chính phủ Trung Quốc (CafeF).



VĂN HÓA-THỂ THAO
Thành lập Bảo tàng văn hóa Huế (TT).
Kịch lịch sử bị cho ra rìa (TN). - Một quyết định kỳ quặc.
Nguyễn Tuân- người nhập vai - (Vương Trí Nhàn).
- CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN (KỲ 59)  —  (Nhật Tuấn).
- LÊ PHƯƠNG ĐÔNG: “GÃ ĐẦU BẠC” ĐOÀN TỬ HUYẾN CHƠI MÀ HỌC (Nguyễn Trọng Tạo/KP).
- VŨ QUỲNH TRANG: NGUYỄN TRỌNG VĂN tìm trong “Cõi con người” (Lê Thiếu Nhơn).  – ĐINH QUANG TỐN: Mang văn lên bán chợ trời.
Nhà văn Nguyễn Hiếu: Đại Phẫu Thuật Thơ   —  (Bà đầm xòe).
Dịch tiểu thuyết Việt Nam tiêu biểu sang tiếng Đức (TN).
GỬI NHÀ THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU  –  (Võ Ngọc Thọ).
- Tuồng có giống kinh kịch không ? - (Hồ Trung Tú).
<- Linh hồn của ban AVT, bố của các ca sĩ nổi tiếng: Tuấn Ngọc, Bích Chiêu, Anh Tú, Khánh Hà, Thúy Anh, Lan Anh, Lưu Bích, Nhạc sĩ Lữ Liên qua đời, thọ 92 tuổi (Người Việt). BTV: Ban AVT, lấy tên từ 3 ca nhạc sĩ: Anh Linh, Vân Sơn (sau năm 1975, Vân Sơn đã nhảy cầu Thị Nghè tự tử) và Tuấn Đăng, nổi tiếng hồi thập niên 1960 mà nhiều người ví với ban nhạc “The Beatles” ở Anh. Mời xem thêm: Nhạc sĩ LỮ LIÊN & ban AVT (TVTS/ amnhacviet).  – Đỗ Trung Quân: Nhạc sĩ Lữ Liên ung dung mây trắng‎ (TN). – Mời xem lại lần lên sân khấu cuối cùng của nhạc sĩ Lữ Liên:  Cò tây cò ta (Puconesta). Còn đây là lời giời thiệu (phuclorddn).
- Bùi Ngọc Phúc: Thương tiếc nhà văn Lê Phan Nghị (Trần Nhương).
-  Cá lúi đồng quê (TN).
- Holmes và Cruise đạt thỏa thuận ly hôn (BBC).
Hòa nhạc Toyota lần đầu xuyên Đông Dương (TTVH).
- Liên hoan ca nhạc Francofolies tại La Rochelle 2012 (RFI).
VĂN HÓA UỐNG TRÀ BẠC HÀ CỦA NGƯỜI MAROC (Phạm Viết Đào).
Tác phẩm tôn vinh hòa bình gây tranh cãi (TT).
- Đoàn Olympic Việt Nam tới Anh;  – Từ Hà Nội tới Olympics London (BBC).  – David Beckham: Giấc mơ Olympic bất thành (BBC).  – Dân Luân Đôn phản đối kế hoạch đặt tên lửa trên nóc nhà để bảo vệ Olympic (RFI).  – Khỏa thân “rước đuốc” Olympic (NLĐ).  – Một ‘Chuyện tình’ Olympic (VOA).



GIÁO DỤC-KHOA HỌC
-  Những ấn tượng về Ngoại trưởng Mỹ Clinton tại “Harvard Việt Nam” (DT). Một “ấn tượng” khác với BS khi xem tivi trên VTV1 sáng nay là một khán phòng bé xíu, không thể có đến “Hơn 200 cựu sinh viên của chương trình Fulbright và một số chương trình giáo dục khác của Mỹ cùng với các sinh viên xuất sắc của trường Đại học Ngoại thương” và sao không tổ chức ở hội trường, cho đông đảo sinh viên dự thay vì vài “sinh viên xuất sắc” thôi?
- Kỳ thi và những con số (SGGP). - Hai đợt thi, hơn 300 thí sinh bị kỷ luật (Infonet). –  Đề mở nên chấm thi cũng mở (PLTP). - Nỗi lo con… đỗ đại học (Khám phá). - Ước mơ đại học ở “đại gia đình” hàng rong (DV). - Thần tượng ở đâu xa! (DT). - Sẽ chấm thi theo hướng mở (TN).
Đề địa lý gắn với thời sự biển đảo (TT). -  Cần đổi mới, nhưng không gây khó trong thi, tuyển sinh (ND).
Bên lề giáo dục 11.7.2012 (TN).
- Vụ kiểm điểm giáo viên phát biểu “làm mất uy tín địa phương” ở Sóc Trăng – Đáng khen thành đáng trách (SGGP).
- Trẻ em châu Á cận thị nhiều do ít ra ngoài trời (RFI).
- Facebook tham gia dự án mạng cáp quang biển tại châu Á Thái Bình Dương (RFI)



XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Biện pháp chiến lược sức khỏe toàn cầu: Tăng cường tiếp cận, phổ cập các dịch vụ chăm sóc SKSS (DT).
- Hôm nay, “người ếch” đã say hát… (Bee).   – Nỗi đau “người ếch”: Hy vọng mong manh (DV). BTV: Không rõ đây có phải là trường hợp bị bệnh down syndrome hay không. Từ trước tới giờ, có nhiều trường hợp bị down syndrome, nhưng được báo chí “phán” là di chứng của chất độc da cam. Có báo đưa tin “người ếch” bị nhiễm chất độc da cam, mời bà con xem lại bài của GS Nguyễn Văn Tuấn: Bằng chứng khoa học: cần; cảm tính: không cần.
Xe số tự động sẽ sớm nhập cuộc đào tạo lái xe (VnEco).
- “Lâu ni mi đi mô không về mua cháo cho tau?” (Bee).
Khởi tố bị can lừa bán đất dự án ảo (TN).
<- Vụ Sonadezi xả bẩn: 130 hộ dân đòi bồi thường 25 tỷ đồng (DV).
Cục cảnh sát nói sai, doanh nghiệp Nhà nước nói đúng (PLTP).
-  Doanh nghiệp sản xuất phải nộp thuế bảo vệ môi trường (PLTP).
Gà siêu rẻ Trung Quốc tràn vào Việt Nam (TP).
- Ăn sáng no cả ngày vì bún có hóa chất (Bee).  Còn đây là ở Trung Quốc: TQ: 83 người nhập viện do “bún độc”  (Khám phá). – Phát hiện dùng hóa chất độc hại để sản xuất bia ở Trung Quốc (TN).
- Lại thêm 1 vụ cưỡng bức phá thai nữa: Một thai phụ 7 tháng Trung Quốc bị ép phá thai (AsiaNews/ TT/ Bee). “Vợ tôi đã lạy lục van xin họ, song họ làm ngơ như không nghe - anh Ngô kể lại – Và khi nhìn thấy bào thai, cô ấy đã khóc thét”.
- Cam Bốt: « Bệnh lạ » do virut biến dạng của bệnh tay chân miệng gây nên (RFI).
Thu hồi bánh Choco Pie tại Canada (DT).
Tai nạn thảm khốc tại Morocco, gần 30 người chết (VOV).
- Năm vừa qua là năm nóng nhất ở Hoa Kỳ (VOA).
Hành trình vào vùng đất chết – Kỳ 4: Lũ cá khổng lồ và thành phố ma (TN).
- Chính quyền địa phương Nga bị nghi ngờ đã gây ra lũ lụt (RFI).  – Tình hình ở Krymsk trở nên căng thẳng tột độ: Bộ nội vụ yêu cầu người dân nộp vũ khí (Kichbu). “Những người dân địa phương chỉ có một lập luận: người ta xả nước từ hồ chứa nước để cứu Novorosisk. Tức là đã mở các cửa đập. Tin đồn này chắc chắn”.   – Krymsk: toàn bộ sự thật về làng Bakanka “khắp Krymsk trên các rãnh nước nằm la liệt các thi thể của những người già và trẻ em. Đêm đêm những túi xác được xe Kamaz chở đi hàng chuyến gần 300-500 túi một chuyến”.



QUỐC TẾ
Đặc sứ Annan: Iran phải dự phần trong giải pháp cho Syria (VOA). - Đặc sứ Annan: Iran phải dự phần trong giải pháp cho Syria (VOA). - Ðặc sứ LHQ cảnh báo thảm họa nếu không chấm dứt khủng hoảng ở Syria (VOA). - Chính quyền Syria đã trả tự do cho gần 300 tù nhân (TTXVN).
Tòa Tối Cao Ai Cập ra phán quyết chống sắc lệnh tái triệu tập Quốc hội (VOA). – Các nhà lập pháp Ai Cập nhóm họp bất chấp lệnh của quân đội (VOA).  – Quân đội Ai Cập đọ sức với tổng thống trên việc duy trì Quốc hội dân cử (RFI).  – Quân đội Ai Cập cảnh báo về Quốc hội (BBC). - Ai Cập: Cuộc đối đầu giữa Tổng thống và quân đội chính thức bắt đầu (DT).
Afghanistan cam kết bảo vệ tự do ngôn luận và báo chí (VOA).
Nga điều động chiến hạm đến Địa Trung Hải (VOA).
Trung Quốc và Nga không cần liên minh quân sự(russian/Kichbu).
Tổng tham mưu trưởng Nga đến Mỹ bàn NMD (NLĐ).
Công dân Mỹ nhận tội âm mưu tấn công Ngũ Giác Đài, Quốc hội Mỹ (VOA).
Giải mã sự hốt hoảng của Obama và đảng Dân chủ (VNN).
- Tổng thống Pháp lần đầu tiên thăm Vương Quốc Anh (RFI).
Con gái ông Park Chung-hee tranh cử tổng thống (TN). - Con gái nhà độc tài quá cố Hàn Quốc ra tranh cử tổng thống (VOA). = >
- Tổng thống Hugo Chavez tuyên bố khỏi ung thư  (Xinhua/ AP/ DV). BTV: Dường như ông này không hiểu gì về bệnh ung thư, nên sau khi mổ cắt bỏ cục bướu được 1 năm thì đã tuyên bố khỏi. Không ai dám chắc rằng mình khỏi hẳn cho tới ít nhất khoảng 5 năm, sau lần điều trị cuối cùng. Hay là ông nói vậy để trở lại tranh cử vào tháng 10 năm nay? Mong là ông khỏi hẳn sau nhiều lần tuyên bố “khỏi”, bởi ông có tàn phá đất nước Venezuela thì để người dân ở đó xử ông, thay vì mong ông chết vì bị ung thư. Câu nói nổi tiếng của ông Chavez có thể có người chưa biết: “Tôi đang cố gắng đưa Venezuela trở thành một Quốc gia Xã hội chủ nghĩa!”. - Tổng thống Chavez vượt qua bệnh tật để tái tranh cử (VnMedia).
- 1.000 xế “khủng” phủ bụi của con trai Saddam Hussein (AsiaOne/ DV).
- Lãnh chúa Congo Thomas Lubanga lãnh án 14 năm tù (VOA).
- Giúp khống chế không tặc, 22 người được bay miễn phí suốt đời (TN).
- Sejong, trung tâm hành chính mới của Hàn Quốc (RFI).
- Thẩm phán bác đơn kiện Cơ quan chống Doping của Lance Amstrong (VOA).


* VTV1: + Chào buổi sáng – 10/07/2012;  + Tài chính kinh doanh sáng – 10/07/2012;  + Tài chính kinh doanh trưa – 10/07/2012;  + Cuộc sống thường ngày – 10/07/2012;  + Thời sự 19h – 10/07/2012.

1133. Ngoại trưởng Clinton phát biểu với Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sau buổi họp


US Department of State

Ngoại trưởng Clinton phát biểu với Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sau buổi họp

Nhà khách chính phủ
Hà Nội – Việt Nam
10-07-2012
Người dịch: Dương Lệ Chi
Bộ trưởng Ngoại giao Minh: (Nói tiếng Việt).
Ngoại trưởng Clinton: Cảm ơn ông rất nhiều, Bộ trưởng Ngoại giao Minh, về sự đón tiếp nồng nhiệt của ông hôm nay. Thật là tuyệt vời khi trở lại Việt Nam, và tôi đánh giá cao cơ hội này để tái khẳng định quan hệ đối tác đang phát triển và đôi bên cùng có lợi, giữa hai nước chúng ta.
Tôi rất thích khi nhớ lại chuyến thăm đầu tiên của tôi đến đây hồi năm 2000, và đặc biệt đây là chuyến thăm lần thứ ba của tôi trên cương vị ngoại trưởng, để thấy tất cả các thay đổi và tiến bộ mà chúng ta cùng thực hiện với nhau. Chúng ta đang làm tất cả mọi thứ, từ an ninh hàng hải và chống phổ biến [hạt nhân], cho đến vấn đề y tế công cộng và cứu trợ thảm họa, thúc đẩy thương mại và tăng trưởng kinh tế. Và dĩ nhiên, như Bộ trưởng và tôi đã thảo luận, chúng tôi tiếp tục giải quyết các vấn đề quá khứ để lại, chẳng hạn như chất độc da cam, bom mìn, cũng như tìm kiếm những người mất tích khi làm nhiệm vụ.
Việt Nam đã nổi lên như một lãnh đạo ở khu vực hạ lưu sông Mêkông và Đông Nam Á, Hoa Kỳ và Việt Nam chia sẻ lợi ích chiến lược quan trọng. Khi Bộ trưởng Ngoại giao và tôi đi đến Diễn đàn Khu vực ASEAN ở Phnom Penh, chúng tôi sẽ có cơ hội tham gia với những người đồng nhiệm, [về các vấn đề] như hội nhập khu vực, vấn đề biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam), an ninh mạng, Bắc Triều Tiên, và tương lai của Miến Điện.
Hoa Kỳ đánh giá rất cao sự đóng góp của Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp bằng con đường hợp tác, ngoại giao, và giảm căng thẳng ở biển Đông và chúng tôi mong ASEAN đẩy nhanh tiến độ với Trung Quốc về một quy tắc ứng xử hữu hiệu để bảo đảm rằng, khi có những thách thức phát sinh, thì chúng bị chế ngự và giải quyết một cách hòa bình, thông qua quá trình đồng thuận, phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế đã được thiết lập.
Bộ trưởng Ngoại giao và tôi đã thảo luận những vấn đề này và nhiều vấn đề khác, bao gồm sự quan tâm của chúng tôi trong việc gia tăng các mối quan hệ văn hóa, giáo dục, và kinh tế. Chúng tôi có một đoàn doanh nghiệp đi cùng chúng tôi trong chuyến đi này, và tôi sẽ họp mặt với họ sau đó.
Tôi cũng sẽ giúp chào mừng kỷ niệm 20 sự trở lại của Chương trình Fulbright ở Việt Nam. Gần 15.000 sinh viên Việt Nam du học ở Hoa Kỳ hàng năm. Các sinh viên này đã trở về nước và góp phần phát triển đất nước Việt Nam, và chúng tôi hy vọng rất nhiều trong việc tăng cường các mối quan hệ hơn nữa bằng cách gửi các tình nguyện viên của Tổ chức Hoà bình (Peace Corps) đến Việt Nam trong tương lai không xa.
Khi tôi viếng thăm cùng với Phòng Thương mại Hoa Kỳ và một số lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam và Mỹ, chúng tôi sẽ tìm cách mở rộng thương mại và đầu tư. Khi Bộ trưởng và tôi thảo luận, thương mại đã tăng từ thực tế là con số 0 hồi năm 1995 lên tới con số hiện tại là hơn 22 tỉ đô la. Thật vậy, chỉ trong hai năm, từ năm 2010 đến nay, thương mại đã gia tăng hơn 40%.
Cho nên chúng tôi đang làm việc để mở rộng thương mại, thông qua thỏa thuận thương mại mới trong khu vực, có ảnh hưởng sâu rộng, được gọi là Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương, trong đó sẽ hạ thấp các rào cản thương mại, trong khi nâng cao tất cả các tiêu chuẩn, từ điều kiện lao động cho đến bảo vệ môi trường, đến quyền sở hữu trí tuệ. Cả hai nước chúng ta sẽ được hưởng lợi. Thật vậy, các kinh tế gia hy vọng rằng Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất khi tham gia Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương. Và chúng tôi hy vọng sẽ hoàn tất thỏa thuận này vào cuối năm nay.
Nâng cao các tiêu chuẩn thì rất quan trọng, bởi vì nếu Việt Nam tiếp tục phát triển và chuyển sang một nền kinh tế kinh doanh sáng tạo cho thế kỷ 21, sẽ có nhiều không gian được tạo ra cho tự do trao đổi ý tưởng, tăng cường pháp trị và tôn trọng các quyền phổ quát của tất cả các công nhân, gồm cả quyền thành lập và tham gia công đoàn.
Tôi muốn nhấn mạnh điều mà hôm qua tôi đã nói ở Mông Cổ. Tôi biết có một số người lập luận rằng, phát triển kinh tế cần phải đặt tăng trưởng kinh tế lên hàng đầu, còn lo nghĩ về cải cách chính trị và dân chủ thì hãy để sau, nhưng đó là một kiểu mặc cả thiển cận. Dân chủ và thịnh vượng đi đôi với nhau, cải cách chính trị và tăng trưởng kinh tế liên quan với nhau, và Hoa Kỳ mong muốn hỗ trợ sự phát triển trong cả hai lĩnh vực này.
Cho nên tôi cũng lo ngại về vấn đề nhân quyền, bao gồm việc tiếp tục giam giữ các nhà hoạt động, các luật sư và các blogger phát biểu ý kiến ôn hòa. Đặc biệt, chúng tôi quan tâm về các hạn chế tự do ngôn luận trên mạng, và phiên tòa sắp diễn ra để xử những người sáng lập [nhóm] được gọi là Câu Lạc bộ Nhà báo Tự do. Bộ trưởng Ngoại giao và tôi đã đồng ý tiếp tục nói chuyện thẳng thắn và tiếp tục mở rộng quan hệ đối tác.
Cho nên, một lần nữa, Bộ trưởng Minh, cho tôi cảm ơn sự hiếu khách của ông và cảm ơn ông đã từ Cambodia trở về để gặp tôi. Tôi đánh giá rất cao nỗ lực đó của ông, và chúng tôi mong muốn tiếp tục hợp tác song phương và hợp tác trong khu vực [với Việt Nam].
Người điều khiển: (Nói tiếng Việt).
Hỏi: (Bằng tiếng Việt).
Bộ trưởng Minh: (Nói tiếng Việt).
Người điều khiển: (Nói tiếng Việt).
Câu hỏi: Cám ơn bà rất nhiều. Bà Ngoại trưởng, tòa án tối cao Ai Cập và các tướng lĩnh cao cấp ở đó đã bác bỏ lời kêu gọi tái triệu tập quốc hội của Tổng thống Morsi, và điều đó sẽ đặt họ vào một cuộc xung đột trực tiếp. Bà nghĩ, điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với sự ổn định chính trị ở Ai Cập? Bà có xem đó như là một vấn đề thu tóm quyền lực hay là sự bảo vệ nền dân chủ?
Ngoại trưởng Clinton: Vâng, trước tiên, tôi nghĩ những gì đang xảy ra trong bối cảnh hiện nay thì rất quan trọng. Có một cuộc cách mạng khá yên bình, một cuộc bầu cử cạnh tranh, và bây giờ có một cuộc bầu cử tổng thống, rất lâu mới có cuộc bầu cử đầu tiên trong lịch sử ở Ai Cập, và Hoa Kỳ vẫn cam kết làm việc với Ai Cập, với chính quyền và xã hội dân sự để hỗ trợ nước này trong việc hoàn thành quá trình chuyển đổi qua dân chủ, đặc biệt, đối phó với rất nhiều vấn đề khó khăn về an ninh và kinh tế mà chính phủ mới sẽ phải đối mặt. Nhưng tôi nghĩ, điều quan trọng là nhấn mạnh rằng, dân chủ không phải chỉ là các cuộc bầu cử, mà là việc tạo ra một cuộc đối thoại chính trị toàn diện, đầy hứng thú, lắng nghe các xã hội dân sự, có quan hệ tốt đẹp giữa các quan chức dân sự và các quan chức quân sự, nơi mà mỗi nhóm người làm việc để phục vụ cho lợi ích của công dân, và dân chủ thực sự là việc trao quyền cho công dân của mình để xác định hướng đi của đất nước.
Và tôi cũng nhận thấy rằng thay đổi thì khó khăn. Thay đổi sẽ không xảy ra cách nhanh. Chúng tôi thấy, trong vài ngày qua có rất nhiều việc ở Ai Cập đang đi về phía trước để giữ cho quá trình chuyển tiếp này đi đúng hướng, và chúng tôi mong rằng có sự đối thoại chuyên sâu giữa tất cả các bên có liên quan để bảo đảm rằng, có một con đường rõ ràng để họ đi theo và những người dân Ai Cập được hưởng những gì mà họ mong đợi khi xuống đường và những gì họ đã bầu chọn, là một chính phủ hoàn toàn được bầu, ra quyết định cho đất nước để đi về phía trước. Và Hoa Kỳ là một đối tác với Ai Cập trong một thời gian dài. Chúng tôi muốn tiếp tục làm việc với họ để thúc đẩy sự ổn định trong khu vực, ngăn ngừa xung đột, cố gắng bảo vệ lợi ích chung trong khu vực. Mối quan hệ với Ai Cập thì quan trọng đối với chúng tôi. Nó cũng quan trọng đối với các nước láng giềng của Ai Cập.
Cho nên tôi mong được gặp và nói chuyện với Tổng thống Morsi và các quan chức hàng đầu khác của Ai Cập, cùng với những người đại diện từ một bộ phận rộng lớn của xã hội Ai Cập khi tôi tới Ai Cập cuối tuần này, để lắng nghe các quan điểm của họ. Tuy nhiên, chúng tôi yêu cầu đối thoại và một nỗ lực phối hợp tất cả các nhóm để cố gắng đối phó với những vấn đề có thể hiểu được, nhưng phải được giải quyết để tránh bất kỳ trở ngại nào có thể làm hỏng quá trình chuyển đổi đang diễn ra.
Người điều khiển: (Nói tiếng Việt).
Hỏi: (Bằng tiếng Việt).
Người điều khiển: Câu hỏi đó dành cho bà.
Ngoại trưởng Clinton: Dành cho tôi à? (Cười). Xin lỗi, tôi đã không nhận ra. Như chúng tôi thảo luận, tôi đã làm việc rất nhiều để bảo đảm rằng Hoa Kỳ đang giải quyết vấn đề chất độc da cam. Đó là một vấn đề quá khứ để lại mà chúng tôi vẫn quan tâm, và chúng tôi đã gia tăng cam kết tài chính của chúng tôi để giải quyết vấn đề đó. Bộ trưởng [Minh] và tôi đã thảo luận ý kiến về một kế hoạch dài hạn để chúng tôi không chỉ xem xét mỗi năm, mà nhìn vào tương lai để cố gắng xác định các bước mà cả hai nước có thể thực hiện. Bộ trưởng cũng đã đề cập đến ý kiến đưa thành phần tư nhân tham gia vào nỗ lực khắc phục hậu quả, và chúng tôi chắc chắn sẽ khảo sát ý kiến đó khi phần thảo luận này diễn ra.
Liên quan đến vấn đề những người mất tích khi làm nhiệm vụ, Hoa Kỳ rất cảm kích sự hợp tác của Việt Nam hơn hai thập kỷ qua, trong nỗ lực giải quyết các quân nhân Hoa Kỳ mất tích. Thật ra, chúng tôi bắt đầu nỗ lực đó trước khi chúng tôi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao hồi năm 1995. Khi tôi cùng với chồng tôi đến thăm [Việt Nam] năm 2000, khi ông ấy còn làm tổng thống, chúng tôi đã thấy công việc mà các đội Mỹ-Việt cùng thực hiện chung, và tôi vô cùng xúc động về điều đó. Và chúng tôi muốn tiếp tục công việc đó. Đó là công việc mà chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ. Thông qua những nỗ lực này, chúng tôi đã xác định được và đưa về nước gần 700 người Mỹ. Nhưng vẫn còn gần 1.300 quân nhân mất tích, và khi Bộ trưởng [Quốc phòng] Panetta đến đây, Việt Nam đã thông báo sẽ mở các khu vực mà trước đây bị hạn chế, và chúng tôi rất cảm kích về điều này. Chúng tôi cũng muốn làm nhiều hơn nữa để giúp Việt Nam lấy lại  những gì đã mất, có rất nhiều điều để chúng tôi làm, và chúng tôi muốn tập trung làm tiếp những điều đang làm khi có thể được.
Người điều khiển: (Nói tiếng Việt).
Câu hỏi: Cảm ơn bà, thưa bà, tôi là Brad Klapper từ AP. Bà cũng sẽ đi Israel tuần tới và trong một nỗ lực để thúc đẩy hòa bình. Cùng lúc, Thủ tướng Palestine – Tổng thống Palestine đã chấp thuận khai quật cựu lãnh đạo Yasser Arafat, trong lúc có các tuyên bố rằng ông ấy có thể đã bị Israel đầu độc. Trong bầu không khí này, liệu có lợi cho bất kỳ tiến bộ hòa bình nào không? Và nếu có tìm ra bất kỳ bằng chứng nào, hoặc thậm chí tạo thêm nghi ngờ về cái chết của Arafat, sẽ có ý nghĩa gì cho những nỗ lực hòa bình? Cảm ơn bà.
Ngoại trưởng Clinton: Vâng, Bradley, tôi sẽ không trả lời câu hỏi nào liên quan đến các giả thuyết. Không ai có thể tiên đoán điều gì có thể hoặc không thể xảy ra về hành động như thế. Tôi sẽ đi đến Israel để thảo luận về một loạt các vấn đề mà Israel, Hoa Kỳ, và các nước trong khu vực quan tâm sắc, và chắc chắn các nỗ lực liên tục để tạo ra một môi trường thuận lợi cho quá trình hòa bình đó. Nhưng đó không phải là vấn đề quan trọng duy nhất trong chương trình nghị sự của chúng tôi. Tôi nghĩ rằng, chúng tôi sẽ không trả lời các tin đồn hoặc các giả thuyết mà những người khác đang thực hiện. Tôi sẽ chờ bất cứ cuộc điều tra nào được thực hiện. Nhưng tôi cũng mong muốn tiếp tục đối thoại với người Palestine. Như ông biết, tôi đã gặp Tổng thống Abbas ở Paris vài ngày trước. Tôi cũng mong gặp các nhà lãnh đạo Palestine khác. Nên tôi nghĩ rằng, có một cuộc thảo luận rộng rãi, quan trọng đối với chúng tôi, mà không có cách nào để đoán trước kết quả của bất kỳ vấn đề cá nhân nào.
Người điều khiển: (Nói tiếng Việt).
Bộ trưởng Minh: Cám ơn bà.
Ngoại trưởng Clinton: Cảm ơn ông.
Nguồn: US Department of State
Bản tiếng Việt © BS 2012

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét