Việt Nam: Những vấn đề nóng trong nước và sự đấu đá chính trị nội bộ
1- Ông có cảm thấy là quyền lực của chính quyền Việt Nam đang bị đe
doạ, hay họ đã cảm nhận được mối đe doạ lớn hơn? Và nếu vậy, điều gì gây
ra việc suy yếu quyền lực này?
TRẢ LỜI: Chế độ độc đảng Việt Nam hiện không đối mặt với nguy cơ nhãn
tiền của một “Mùa Xuân Việt Nam”. Nhưng có sự đấu đá căng thẳng trong
nhóm chóp bu. Điều này bộc lộ rõ vào năm ngoái tại cuộc hội nghị toàn
thể vào Tháng 10 khi phần lớn Bộ Chính trị cố gắng kỷ luật Thủ Tướng
Nguyễn Tấn Dũng vì cách điều hành nền kinh tế và sự thất bại trong việc
ngăn chặn tham nhũng. Khi đề xuất được đưa ra Ban Chấp hành Trung ương,
ông Dũng dễ dàng dành phần thắng và thậm chí không bị bất kỳ hình thức
kỷ luật dù là nhẹ nhàng nào. Ban Chấp hành Trung ương ra thông cáo rằng
các thế lực thù địch nước ngoài đang cố gắng gây chia rẽ nội bộ đảng.
Giới chóp bu chính trị Việt Nam cảm thấy cần phải có sự củng cố thế trận
một cách đặc biệt bởi vì nhiều blogger vẫn đang chỉ trích một cách trực
tiếp những cá nhân như Tổng Bí thư BCHTW Đảng, Thủ tướng và Chủ tịch
nước. Những âm mưu giả định cứ thế bay lượn về sự rò rỉ tin tức chủ ý
của phe này nhằm vào phe kia. Sự bất đồng nội bộ đảng đang ảnh hưởng đến
cách điều hành. Sự bất đồng đó sẽ trở nên gay gắt hơn bởi khi mà Hội
nghị Trung ương vừa rồi đã bắt đầu quy hoạch lãnh đạo cho nhiệm kỳ Quốc
hội kế tiếp, sẽ được tổ chức vào năm 2016.
Carlyle Thayer |
2 – Liệu sự giận dữ của dân chúng về nạn tham nhũng và quản lý kinh
tế yếu kém có thể tiếp sức cho cải cách thực chất? Những người nắm quyền
lực sẽ có nhiều thứ để mất nếu cải cách được luật hoá chăng?
TRẢ LỜI: Có nhiều phần tử trong nội bộ đảng đồng cảm với tiếng kêu thét
của dân chúng và phản ứng nhanh nhạy với điều đó. Nhưng như chúng ta đã
chứng kiến vào năm ngoái khi mà ông bầu ngân hàng Nguyễn Đức Kiên bị bắt
điều đó thể hiện rằng chiến dịch chống tham nhũng đã được sử dụng để
nhắm đến những cá nhân của mạng lưới ủng hộ ông Nguyễn Tấn Dũng. Trong
suốt nhiệm kỳ đầu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hình thành nên Ban Chỉ
đạo Phòng chống Tham nhũng. Nhưng điều đó không đi đến đâu. Trong nhiệm
kỳ thứ 2 những người bất đồng đã hất ông ra khỏi chức Trưởng ban Chỉ
đạo. Tổng bí thư đã thay vào đó và chỉ định cựu bí thư thành phố Đà
Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh làm lãnh đạo một ban nội bộ đảng về vấn đề
tham nhũng và sẽ báo cáo trực tiếp cho Tổng bí thư. Tại kỳ hội nghị toàn
thể của đảng gần đây nhất ông Thanh đã không được bầu vào Bộ Chính trị.
Những nỗ lực thực sự để loại trừ tham nhũng quy mô lớn sẽ động đến
những vấn đề nhạy cảm vậy nên việc cải tổ chống tham nhũng vẫn còn giậm
chân tại chỗ.
3 – Vai trò của blogger trong việc thúc đẩy tình trạng bất đồng chính
kiến đó lớn đến đâu, và bằng cách nào họ có thể làm cho tiếng nói của
mình được lắng nghe (không giống như Trung Quốc, nơi mà hững tiếng nói
bất đồng dường như bị ngăn chặn ngay từ trong trứng nước)?
TRẢ LỜI: Các blogger phản ánh sự bất đồng trong dân chúng đồng thời định
hướng nó. Có một lượng các blogger có tiếng tắm và được nhiều người
theo dõi. Tiếng nói của họ được lắng nghe bởi vì Việt Nam có mức độ truy
cập internet cao, khoảng 30 phần trăm dân số truy cập internet. Việc
đăng bài trên blog tràn lan. Nhiều nhóm nhạy bén về chính trị mở iPod
hoặc máy tính bảng vào bữa sáng để biết được những gì đang diễn ra, sau
đó họ mới đọc báo đảng. Những công dân bình thường có những bất bình
thường viết thư hoặc kiến nghị để tố cáo gửi đến cơ quan chính quyền và
không sử dụng internet. Thỉnh thoảng những công dân này biểu tình ở công
cộng với các biểu ngữ trên tay.
Carlyle Thayer
Nguồn: Scribd
Nguồn: Scribd
Bản dịch của Nguyen Thanh Thuy
(Defend the Defenders)
Việt Nam, biển Đông chiếm chỗ nào trong Đối thoại Chiến lược Mỹ-Trung?
Sáng thứ tư, 9 tháng 7, tại Washington hai phái đoàn cao cấp nhất của
Hoa Kỳ-Trung Quốc họp hội nghị đối thoại song phương về chiến lược và
kinh tế. Nghị trình bao gồm các đề tài an ninh mạng, kinh tế, thương mại
và quốc phòng.
Vấn đề hacker Trung Quốc
Lập trường hai bên ra sao trong vấn đề an ninh mạng, sau khi Edward
Snowden sang Hồng Kông tố cáo Washington do thám điện thoại, internet ở
Hoa Kỳ và xâm nhập mạng của Trung Quốc cùng nhiều nước khác?
Một cuộc thảo luận bàn tròn của chương trình này đã nói rằng sự tiết lộ
của Edward Snowden đã đem tới cho Trung Quốc một món quà và là vũ khí
quý báu để phản công những chỉ trích của Hoa Kỳ về vụ hacker Trung Quốc
đánh cắp những tài liệu thiết kế nhiều sản phẩm kỹ nghệ cao cấp, đặc
biệt là cả những vũ khí tối tân và lợi hại nhất của Mỹ.
Tuy nhiên sau hội nghị thượng đỉnh với chủ tịch Tập Cận Bình, Tổng thống
Barrack Obama đã lên truyền hình trả lời phỏng vấn, nói rằng qua hội
nghị thượng đỉnh ông nhận thấy nhà lãnh đạo Trung Quốc có đức tính khiêm
cung hơn nhưng lại nắm giữ quyền hành trong nước chắc chắn hơn những
người tiền nhiệm, và họ Tập chịu lắng nghe luận điểm của đối tác Hoa Kỳ.
Ông Obama cho biết ông đã nhấn mạnh vấn đề an ninh và hành động xâm
nhập mạng của hackers Trung Quốc để đánh cắp những sản phẩm trí tuệ quý
giá nhất, một hành động mà Tổng thống Obama nói là sẽ tiêu huỷ những
sáng tạo công nghiệp, là trọng tâm của sức mạnh kinh tế Hoa Kỳ.
Tổng thống Obama tiết lộ rằng trong những giờ phút đàm đạo riêng giữa
hai nhà lãnh đạo, ông họ Tập tỏ ra hiểu rằng phía Trung Quốc cần phải
làm gì và chỉ tiến tới giới hạn nào thôi.
Còn hacker Hoa Kỳ?
Sau vụ bị Pháp và Đức phản đối cũng vì chuyện xâm nhập internet, Tổng
thống Mỹ từng nói đó là việc mà tình báo nước nào cũng làm, và chỉ hạn
chế ở một mức độ nào đó mà thôi, không so được với việc đánh cắp sản
phẩm trí tuệ như Trung Quốc đã làm với Mỹ, vì đó là điều quá đáng, không
thể chấp nhận.
Hội nghị đối thoại chiến lược không phải là lúc hai nước lớn đem vấn đề
an ninh mạng ra để chỉ trích, cãi vã với nhau như ta thấy truyền thông
Trung Quốc đã làm. Hai bên sẽ thảo luận nghiêm chỉnh với tư thế của
những nước lớn nói chuyện cộng tác chiến lược.
Trung Quốc sẽ làm được điều này. Lần đối thoại chiến lược kỳ trước ở Bắc
Kinh đã bị phủ mây mờ vì vụ người bất đồng chính kiến khiếm thị Trần
Quang Thành trốn vào toà đại sứ Mỹ, trong lúc tranh cãi giữa viên chức
ngoại giao hai bên diễn ra rất gay gắt. Nhưng hội nghị đối thoại không
bị ảnh hưởng. Các cấp dưới ở bên ngoài tìm cách giải quyết êm thắm bằng
sự nhượng bộ đáng kể và thuận lý của Bắc Kinh. Hội nghị chỉ bàn thảo
những vấn đề chiến lược, không hề nói một lời đến sự kiện gạy nhiều tai
tiếng ấy.
Điều này chứng tỏ Trung Quốc đã biết nhắm tới mục tiêu chiến lược của
công cuộc hợp tác, bỏ qua những sự kiện có bề ngoài to lớn, ồn ào nhưng
không phải là việc quốc gia chính yếu của hai bên.
Lần hội nghị này, các viên chức Hoa Kỳ xác định rằng hai việc liên quan
đến an ninh mạng từ hai phía là hai chuyện khác nhau. Mỹ sẽ không để
cho chuyện Hoa Kỳ do thám và xâm nhập mạng bị đem ra để phản công giúp
cho chuyện Trung Quốc đánh cắp sản phẩm trí tuệ và thiết kế vũ khí của
Hoa Kỳ.
Vấn đề được chú trọng tiếp theo trong hội nghị là thương mại, và tiền
tệ. Hoa Kỳ yêu cầu Trung Quốc mở rộng thị trường cho giới đầu tư Hoa Kỳ
và ấn định lại tỷ giá đồng nhân dân tệ để Washington không thiệt thòi
trong công cuộc thương mại với Trung Quốc. Tổng trưởng tài chính Hoa Kỳ
Jack Lew có trong phái đoàn Hoa Kỳ chứng tỏ hai bên sẽ bàn thảo về tiền
tệ, môt vấn đề nhức óc cho Mỹ từ lâu nay. Trung Quốc cũng sẽ nêu vấn đề
Mỹ áp thuế chống phá giá cho nhiều sản phẩm của họ, nhưng đó không phải
là đề tài lớn và gay go như những việc trước, trong nghị trình.
Thế liên lập, với những nan đề gai góc
Rõ ràng người ta thấy càng ngày hai bên Mỹ-Trung càng cần đến nhau trong
thế liên lập, không thể đối lập, theo sách lược 'cộng đồng đồng tiến'.
Sách lược này được Hoa Kỳ quảng bá và áp dụng rộng rãi cho cả đồng minh
lẫn các nước thua trận từ sau thế chiến thứ hai. Ngày nay người Mỹ vẫn
áp dụng và khai triển nó sang cả những nước thù nghịch trước đây, thuộc
khối Cộng Sản. Trong bối cảnh phải dựa vào nhau để cùng phát triển thì
vấn đề quốc phòng, nhất là ở châu Á, từng gây mâu thuẫn, sẽ được quyết
định ra sao?
Vấn đề nhiều gai góc giữa Washington với Bắc Kinh về an ninh quốc phòng ở châu Á vẫn là biển Đông và biển Hoa Đông.
Trên bề mặt ngoại giao, hai bên đều tuyên bố những lời hoà dịu và hợp
tác. Tổng thống Obama từng nói ở hội nghị thượng đỉnh California rằng sự
phát triển của Trung Quốc cũng là lợi ích của Mỹ; một nước Trung Quốc
hòa bình, thịnh vượng và ổn định không chỉ đem lại lợi ích cho chính họ
mà còn cho cả Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế. Chủ tịch Trung Quốc thì nói
không gian Thái Bình Dương đủ rộng lớn cho cả hai nước Mỹ Hoa cùng cùng
khai thác để cùng phát triển.
Trong hội nghị đối thoại chiến lược lần này dường như vấn đề biển Đông
và biển Hoa đông không được giành đủ thời gian thảo luận,vì những vấn đề
khác quan trọng hơn nhiều đối với cả hai bên. Việc liên quan đến quốc
phòng của châu Á Thái Bình Dương phải được hai bên giải quyết êm thắm,
trong khi phải kềm chế những hành vi cứng rắn bộc phát giữa những mâu
thuẫn quyền lợi liên quan đến lãnh hải mà chưa đạt được đồng thuận hoàn
toàn. Dù có nói năng dịu ngọt đến đâu, Mỹ vẫn tăng cường lực lượng cho
hải quân Singapore, Malaysia là để giữ chặt quyền kiểm soát thuỷ lộ eo
biển Malacca, con đường sinh tử của Trung Quốc mà 50% số tàu đi qua là
của Bắc Kinh.
Giới lãnh đạo ngoại giao, quốc phòng của Hoa Kỳ đã không ít lần trấn an
các quốc gia châu Á bằng cách nhắc đi nhắc lại chính sách châu Á của
Washington, bằng những chuyến thăm viếng qua lại trong nhiều năm gần
đây.
Vậy giữa những lời hoa mỹ của hai nhà lãnh đạo, chiến lược chuyển trục chiến lược về châu Á của Mỹ sẽ đi về đâu?
Hoa Kỳ không bao giờ có thể hoạch định và nhiều lần khẳng định một chiến
lược quốc phòng, kinh tế hoàn thành vào tận năm 2020, mà chỉ để cho 60%
lực lượng quân sự và các hạm đội hàng đầu của thế giới chạy biểu diễn
chơi ở biển Đông, ở Thái Bình Dương, để nhìn Trung Quốc lấn lướt hết đảo
này đến quần đảo nọ ở Đông Á và Đông Nam Á.
Hoa Kỳ cũng như Trung Quốc sẽ hết sức tránh chiến tranh nóng với nhau,
nhưng Trung Quốc cũng không thể từ bỏ tham vọng đại dương, trong khi Hoa
Kỳ nhất quyết giữ chặt ảnh hưởng ở châu Á . Hai bên phải tìm ra một
chính sách chung hầu có thể cùng phát triển, trong khi Hoa Kỳ làm nhiệm
vụ một chiếc dù về an ninh để ngăn đe Trung Quốc có những hành động quân
sự thô bạo trong vấn đề lãnh hải, lãnh thổ và khai thác các vùng biển
xung quanh họ.
Việt Nam: đầu sóng ngọn gió
Giữa những khó khăn kinh tế và chính trị nội bộ ở Bắc Kinh, Trung Quốc
có thể tìm cách gây sự với các nước xung quanh để trong nước chú ý ra
bên ngoài, đoàn kết lại nội bộ hầu đối phó với đủ loại 'âm mưu' mà Bắc
Kinh có thể nghĩ ra.
Vì vậy công việc của Việt Nam, Philippines, Nhật Bản vẫn là phải có khả
năng quốc phòng mạnh mẽ, đủ sức phòng thủ và đối phó đầu tiên nếu Trung
Quốc ra mặt bành trướng bằng quân sự.
Vì thế tất cả các nước Đông Nam Á đều đang vội tăng cường võ trang, tăng
cường binh lực, hiện đại hoá quân sự, y như một cuộc chạy đua vũ trang,
nhưng không phải đua với nhau mà là đua nhau đề phòng Trung Quốc.
Dù phải khiêm nhường và chiều luỵ cách nào với Trung Quốc, có ký kết tới
đâu với Bắc Kinh, không bao lâu nữa Việt Nam sẽ phải có biện pháp quốc
phòng mạnh mẽ hơn ở biển Đông, phải chống lại cho bằng được những vụ ức
hiếp từ nhỏ đến lớn, như mới xảy ra gần nhất là vụ là tàu cá Quảng Ngãi
bị đuổi bắt, cướp phá, đánh đập ở Hoàng Sa.
Người Việt, chính quyền cũng như người dân, ai ai cũng hiểu thế nào là
sách lược 'tằm ăn dâu' của Trung Quốc, ngày nay họ gọi là "gặm nhấm"
bằng quân sự kết hợp với áp lực kinh tế, để chiếm từng hòn đá, từng bãi
cạn, từng đảo nọ rồi sang quần đảo kia, cùng lúc vây rào chắc chắn lấy
phần lãnh thổ lãnh hải đã xâm chiếm bằng lực lượng hải quân đang vùn vụt
phát triển để đối đầu với các hạm đội Ấn Độ, Nhật Bản, Australia, Hoa
Kỳ...
Hoa Kỳ chuyển trục chiến lược sang châu Á để đối phó với ai, nếu không
phải là để kềm chế tham vọng của Trung Quốc nhất quyết chiếm trọn biển
Đông cùng các vị trí địa chính trị và thị trường Đông Nam Á và châu Á
của Hoa Kỳ? Không có sức mạnh quân sự hỗ trợ thì cũng không thể tạo dựng
vững chắc thế liên lập với cường quốc khác, là khuynh hướng của thế
giới trong thời đại ngày nay.
Dấu hỏi lớn cho Việt Nam không còn là liệu Trung Quốc có lấn chiếm và áp
chế để khuất phục về chính trị, quốc phòng, kinh tế hay không, mà là
liệu mình có đủ sức mạnh chính trị, kinh tế, quốc phòng, và các cường
quốc khác có sẵn lòng giúp mình chống lại nước láng giềng với mối bang
giao '16 chữ vàng', chống lại nước đàn anh từng cung cấp đến mỗi hạt
gạo, mỗi cây kim sợi chỉ để Việt Nam Dân chủ Cộng hoà 'kháng chiến chống
Mỹ vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội cho toàn thế giới'.
Việt-Long, RFA
2013-07-11
Carlyle A. Thayer - Bàn về chuyến đi Mỹ của Chủ tịch Sang
Chuyến thăm TQ của ông Sang làm cho Mỹ đổi thái độ?
Hồi đầu tháng Sáu, Thủ tướng Việt Nam tuyên bố tại Đối thoại
Shangri-La ở Singapore rằng Việt Nam muốn thiết lập quan hệ chiến lược
với tất cả năm thành viên thường trực của Liên Hiệp Quốc.
Tới nay Việt Nam đã có quan hệ chiến lược với Trung Quốc, Nga và Anh.
Giờ Việt Nam phát tín hiệu rằng họ muốn nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ và Pháp.
Vào giữa năm 2010 khi Ngoại trưởng Hillary Clinton thăm Hà Nội, bà tuyên bố rằng đã có đủ điều kiện để đưa quan hệ song phương Hoa Kỳ-Việt Nam lên tầm cao mới.
Nhưng, bà cảnh báo, trước hết Việt Nam cần cải thiện về nhân quyền. Kể từ chuyến thăm của bà Clinton, tình hình nhân quyền ở Việt Nam đã xấu đi, nhất là trong nửa đầu năm nay.
Vào cuối năm 2011, các nhà ngoại giao ở Hà Nội nói đàm phán về quan hệ chiến lược đã bị đình trệ vì chuyện vấn đề nhân quyền cần được đề cập tới như thế nào trong dự thảo.
Phía Hoa Kỳ muốn có một điều khoản riêng về nhân quyền trong khi Việt Nam muốn nhân quyền chỉ nằm trong điều khoản nói về quan hệ chính trị.
Tới cuối năm 2012, Hoa Kỳ bất ngờ rút khỏi đối thoại nhân quyền thường niên với Việt Nam.
Đối thoại được nối lại đầu năm nay nhưng không có cải thiện nhân quyền đáng chú ý nào.
Hồi tháng Sáu, hai quan chức cao cấp của chính quyền Obama điều trần trước Quốc hội về quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam và cả hai đều nhấn mạnh rằng cần phải có những thay đổi tích cực về nhân quyền ở Việt Nam.
Chính vì thế tin được hãng thông tấn Pháp AFP đưa hôm 11/7 rằng Tổng thống Barack Obama đã mời người tương nhiệm Trương Tấn Sang thăm Washington vào cuối tháng là điều ít nhiều gây ngạc nhiên.
Hai ngày trước đó Việt Nam tuyên bố hoãn phiên xử của nhân vật bất đồng chính kiến có liên hệ với Hoa Kỳ, ông Lê Quốc Quân.
Việt Nam cũng đang tìm cách cân bằng quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Hà Nội đã vận động trong ít nhất một năm trở lại đây để Tổng thống Obama tới thăm. Hồi tháng Sáu, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng quân đội thăm Washington cùng phái đoàn cao cấp.
Liệu cả hai phía đã đồng ý được về một sự trao
đi đổi lại?! Việt Nam có thể đang tìm cách đẩy mạnh quan hệ quốc phòng
với Hoa Kỳ trong khi Washington muốn thâm nhập sâu thêm vào Việt Nam.
Một số nhà lãnh đạo Việt Nam dường như đã kết luận rằng nếu bế tắc trong quan hệ với Hoa Kỳ không được khai thông, họ sẽ không có nhiều con bài trong quan hệ với Trung Quốc.
Việt Nam muốn Hoa Kỳ xóa bỏ các hạn chế trong Quy định về Buôn bán Vũ khí Quốc tế (ITAR) mà theo đó hiện nay Việt Nam chỉ được phép mua vũ khí không sát thương tùy từng trường hợp. Mặc dù vậy, quy định này có lẽ sẽ không được xóa bỏ.
Nhưng gần đây ITAR cũng đã được sửa đổi và cho phép bán các công nghệ và thiết bị lưỡng dụng (quân-dân sự).
Khó mà có thể đoán được sự thay đổi cách nhìn của Hoa Kỳ đối với ITAR nhưng điều chắc chắn hơn là Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam trong cam kết đầu tiên của họ đối với sứ mệnh gìn giữ hòa bình dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã công bố quyết định tham gia vào các sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc tại đối thoại Shangri-La.
Chuyến thăm của ông Sang tới Hoa Kỳ là một phần cố gắng của Hà Nội nhằm có được hiệp định hợp tác chiến lược với Washington.
Tổng thống Obama sẽ cố gắng để có được những cam kết thêm nữa từ phía Việt Nam nhằm tăng cường quan hệ kinh tế thông qua Hiệp ước Xuyên Thái Bình Dương.
Chuyến thăm của Chủ tịch Sang hứa hẹn sẽ đưa quan hệ Việt - Mỹ lên tầm cao mới trước Thượng đỉnh Á Đông tại Brunei vào tháng Mười năm nay.
Có lẽ mục tiêu của Việt Nam là đẩy mạnh quan hệ trong những tháng tới để Tổng thống Obama có thể có chuyến thăm bên lề tới Việt Nam nơi hai nước sẽ ký hiệp định hợp tác chiến lược.
Việt Nam sẽ được lợi vì hiệp định được ký trên đất của họ trong khi Hoa Kỳ cũng có lợi vì Tổng thống Obama sẽ tới Đông Nam Á thúc đẩy chiến lược tái cân bằng.
Carlyle A. Thayer
Giáo sư Danh dự, Học viện Quốc phòng Australia, Canberra.
(BBC)
Tới nay Việt Nam đã có quan hệ chiến lược với Trung Quốc, Nga và Anh.
Giờ Việt Nam phát tín hiệu rằng họ muốn nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ và Pháp.
Vào giữa năm 2010 khi Ngoại trưởng Hillary Clinton thăm Hà Nội, bà tuyên bố rằng đã có đủ điều kiện để đưa quan hệ song phương Hoa Kỳ-Việt Nam lên tầm cao mới.
Nhưng, bà cảnh báo, trước hết Việt Nam cần cải thiện về nhân quyền. Kể từ chuyến thăm của bà Clinton, tình hình nhân quyền ở Việt Nam đã xấu đi, nhất là trong nửa đầu năm nay.
Vào cuối năm 2011, các nhà ngoại giao ở Hà Nội nói đàm phán về quan hệ chiến lược đã bị đình trệ vì chuyện vấn đề nhân quyền cần được đề cập tới như thế nào trong dự thảo.
Phía Hoa Kỳ muốn có một điều khoản riêng về nhân quyền trong khi Việt Nam muốn nhân quyền chỉ nằm trong điều khoản nói về quan hệ chính trị.
Tới cuối năm 2012, Hoa Kỳ bất ngờ rút khỏi đối thoại nhân quyền thường niên với Việt Nam.
Đối thoại được nối lại đầu năm nay nhưng không có cải thiện nhân quyền đáng chú ý nào.
Hồi tháng Sáu, hai quan chức cao cấp của chính quyền Obama điều trần trước Quốc hội về quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam và cả hai đều nhấn mạnh rằng cần phải có những thay đổi tích cực về nhân quyền ở Việt Nam.
Chính vì thế tin được hãng thông tấn Pháp AFP đưa hôm 11/7 rằng Tổng thống Barack Obama đã mời người tương nhiệm Trương Tấn Sang thăm Washington vào cuối tháng là điều ít nhiều gây ngạc nhiên.
Hai ngày trước đó Việt Nam tuyên bố hoãn phiên xử của nhân vật bất đồng chính kiến có liên hệ với Hoa Kỳ, ông Lê Quốc Quân.
Hai bên cùng lợi
Tại sao Hoa Kỳ lại có vẻ thay đổi quan điểm về nhân quyền và mời chủ tịch Việt Nam tới thăm Hoa Kỳ? Câu trả lời có thể nằm ở chính sách tái cân bằng và tiến triển gần đây trong quan hệ Việt - Trung theo sau chuyến thăm của ông Sang tới Bắc Kinh.Việt Nam cũng đang tìm cách cân bằng quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Hà Nội đã vận động trong ít nhất một năm trở lại đây để Tổng thống Obama tới thăm. Hồi tháng Sáu, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng quân đội thăm Washington cùng phái đoàn cao cấp.
"Có lẽ mục tiêu của Việt Nam là đẩy mạnh quan hệ trong những tháng tới để Tổng thống Obama có thể có chuyên thăm bên lề tới Việt Nam nơi hai nước sẽ ký hiệp định hợp tác chiến lược."
Một số nhà lãnh đạo Việt Nam dường như đã kết luận rằng nếu bế tắc trong quan hệ với Hoa Kỳ không được khai thông, họ sẽ không có nhiều con bài trong quan hệ với Trung Quốc.
Việt Nam muốn Hoa Kỳ xóa bỏ các hạn chế trong Quy định về Buôn bán Vũ khí Quốc tế (ITAR) mà theo đó hiện nay Việt Nam chỉ được phép mua vũ khí không sát thương tùy từng trường hợp. Mặc dù vậy, quy định này có lẽ sẽ không được xóa bỏ.
Nhưng gần đây ITAR cũng đã được sửa đổi và cho phép bán các công nghệ và thiết bị lưỡng dụng (quân-dân sự).
Khó mà có thể đoán được sự thay đổi cách nhìn của Hoa Kỳ đối với ITAR nhưng điều chắc chắn hơn là Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam trong cam kết đầu tiên của họ đối với sứ mệnh gìn giữ hòa bình dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã công bố quyết định tham gia vào các sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc tại đối thoại Shangri-La.
Chuyến thăm của ông Sang tới Hoa Kỳ là một phần cố gắng của Hà Nội nhằm có được hiệp định hợp tác chiến lược với Washington.
Tổng thống Obama sẽ cố gắng để có được những cam kết thêm nữa từ phía Việt Nam nhằm tăng cường quan hệ kinh tế thông qua Hiệp ước Xuyên Thái Bình Dương.
Chuyến thăm của Chủ tịch Sang hứa hẹn sẽ đưa quan hệ Việt - Mỹ lên tầm cao mới trước Thượng đỉnh Á Đông tại Brunei vào tháng Mười năm nay.
Có lẽ mục tiêu của Việt Nam là đẩy mạnh quan hệ trong những tháng tới để Tổng thống Obama có thể có chuyến thăm bên lề tới Việt Nam nơi hai nước sẽ ký hiệp định hợp tác chiến lược.
Việt Nam sẽ được lợi vì hiệp định được ký trên đất của họ trong khi Hoa Kỳ cũng có lợi vì Tổng thống Obama sẽ tới Đông Nam Á thúc đẩy chiến lược tái cân bằng.
Carlyle A. Thayer
Giáo sư Danh dự, Học viện Quốc phòng Australia, Canberra.
(BBC)
Bùi Tín - Những câu hỏi bức thiết
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 19/6/2013.
10.07.2013
Bản Tuyên bố chung và 10 văn kiện quan trọng ký kết giữa Chủ tịch nước
Việt Nam Trương Tấn Sang và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại
Bắc Kinh ngày 21 tháng 6 năm 2013 đang được bàn luận rộng rãi trong nước
và ngoài nước.
Trong lịch sử ngoại giao của Việt Nam, chưa từng có một loạt văn kiện nào có nội dung rộng khắp, bao trùm nhiều lãnh vực quan trọng có ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài đến tương lai của đất nước và dân tộc đến như thế.
Những văn kiện này xác định những phương châm chỉ đạo cho quan hệ hợp tác giữa 2 nước xã hội chủ nghĩa láng giềng do 2 đảng CS lãnh đạo, có truyền thống gắn bó lâu đời, nay cũng chung ý nguyện hợp tác bền chặt lâu dài về mọi mặt - chính trị, quốc phòng, an ninh, ngoại giao, kinh tế thương mại, giao thông, môi trường, giáo dục, văn hóa, du lịch, hữu nghị nhân dân.
Phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt mà nhân dân ta đã bác bỏ triệt để, coi đó là xiềng xích khống chế của Bắc Kinh, vẫn được nhắc đi nhắc lại một cách vô duyên.
Mối quan hệ giữa 2 đảng CS, 2 nhà nước xã hội chủ nghĩa, 2 chính phủ, 2 quân đội, 2 Bộ Quốc phòng, 2 Bộ Ngoại giao, 2 Ban Tuyên gíáo, 2 Ban Đối ngoại Trung ương, 2 Ban Lý luận của 2 đảng cũng được xác định một cách chi tiết.
Mối quan hệ hợp tác giữa 7 tỉnh biên giới Việt Nam: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, với 4 tỉnh biên giới Trung Quốc: Vân Nam, Quảng tây, Quảng Đông, Hải Nam – cùng với việc hợp tác trong lĩnh vực đánh cá biển giữa 2 nước - cũng được xác định rõ. Hoạt động khai thác chung về du lịch thác Bản Giốc cũng được ghi nhận.
Hai bên cũng tuyên bố thỏa thuận cùng nhau tiến hành việc thăm dò dầu khí trong Vịnh Bắc Bộ. Hai bên còn cam kết ủng hộ lẫn nhau trong các tổ chức quốc tế đa phương, từ Liên Hiệp p Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, Hợp tác Á – Âu, Asean…
Phía Trung Quốc cũng hứa hẹn yểm trợ và cung cấp tín dụng cho một số công trình công nghiệp, hóa chất, năng lượng ở Việt Nam và tăng nhanh khối lượng trao đổi ngoại thương giữa 2 nước.
Bản Tuyên bố chung và 10 văn kiện nêu trên đang đặt ra cho những người Việt Nam yêu nước hàng loạt câu hỏi bức thiết.
Nhân có sự kiện hệ trọng trên đây, một số vấn đề quan trọng khác nữa rất nên được đặt ra để tìm hiểu cho sáng tỏ.
Phải chăng cứ mỗi lần bị quan thầy mắng mỏ, bè lũ tay sai lại quay sang trừng phạt, đàn áp anh chị em ta dám đứng dậy chống bành trướng xâm lược để xoa dịu cơn giận dữ của quan thấy của họ? Luật sư Cù Huy Hà Vũ bị án tù nặng chỉ vì ông vạch mặt chỉ tên bọn bành trướng TQ mang tai họa khai thác bauxite tròng vào cổ dân ta và dám phát đơn kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hành động qua mặt của Quốc hội. Nữ sinh Nguyễn Phương Uyên bị tù và bị công an hành hung chỉ vì cô viết bằng máu mình lên án bọn Tàu khựa, cô bị trả thù để xoa dịu sự nổi giận của Bắc Kinh. Lẽ ra khi Tổ quốc lâm nguy, những con người yêu nước cần được quý trọng, thì trái lại ở nước ta họ lại bị đàn áp tàn bạo nhất. Đây là một sự nhẫn tâm có tính chất phản phúc, vô đạo, phi pháp, toàn xã hội cần biểu thị thái độ lên án mạnh mẽ và đòi tự do ngay lập tức cho các chiến sỹ yêu nước
Vừa qua do có quá nhiều diễn biến thời sự nóng bỏng lôi cuốn sự chú ý của mọi người - như cuộc tuyệt thực dài hạn của luật sư Cù Huy Hà Vũ trong tù, việc bắt bớ các blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Từ Anh Tú, việc chuẩn bị xét xử ông Lê Quốc Quân, chuyến đi thăm Indonesia của ông Trương Tấn Sang - nên sự phản bội kinh khủng này của Bộ Chính trị chưa được đánh giá kịp thời và đúng mức. Với nội dung rộng lớn, Bản Tuyên bố chung và các văn kiện liên hệ nghiêm trọng gấp trăm lần bức thư của Phạm Văn Đồng công nhận lãnh hải phi pháp của Trung Quốc hơn nửa thế kỷ trước.
Một tuyên bố của trí thức và công dân yêu nước, cùng với đông đảo sỹ quan và binh sỹ của lực lượng Quân đội, Công an cũng như của tập thể các cựu chiến binh, cùng lao động, nông dân cả nước rất nên xuất hiện để tố cáo sự câu kết rộng lớn giữa kẻ bành trướng và bọn chư hầu cũng như nêu rõ tính chất vô giá trị của 13 nội dung hợp tác và 10 văn kiện ký kết ngày 21/6/2013 vừa qua.
Đây là việc cấp bách nhất hiện nay, khi nhóm lãnh đạo trong nước ta đang lúng túng vì bị chia rẽ sâu sắc trong nội bộ và bế tắc trong việc sửa đổi Hiến pháp, cũng như bế tắc trong việc sửa đổi Luật Đất đai.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Trong lịch sử ngoại giao của Việt Nam, chưa từng có một loạt văn kiện nào có nội dung rộng khắp, bao trùm nhiều lãnh vực quan trọng có ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài đến tương lai của đất nước và dân tộc đến như thế.
Những văn kiện này xác định những phương châm chỉ đạo cho quan hệ hợp tác giữa 2 nước xã hội chủ nghĩa láng giềng do 2 đảng CS lãnh đạo, có truyền thống gắn bó lâu đời, nay cũng chung ý nguyện hợp tác bền chặt lâu dài về mọi mặt - chính trị, quốc phòng, an ninh, ngoại giao, kinh tế thương mại, giao thông, môi trường, giáo dục, văn hóa, du lịch, hữu nghị nhân dân.
Phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt mà nhân dân ta đã bác bỏ triệt để, coi đó là xiềng xích khống chế của Bắc Kinh, vẫn được nhắc đi nhắc lại một cách vô duyên.
Mối quan hệ giữa 2 đảng CS, 2 nhà nước xã hội chủ nghĩa, 2 chính phủ, 2 quân đội, 2 Bộ Quốc phòng, 2 Bộ Ngoại giao, 2 Ban Tuyên gíáo, 2 Ban Đối ngoại Trung ương, 2 Ban Lý luận của 2 đảng cũng được xác định một cách chi tiết.
Mối quan hệ hợp tác giữa 7 tỉnh biên giới Việt Nam: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, với 4 tỉnh biên giới Trung Quốc: Vân Nam, Quảng tây, Quảng Đông, Hải Nam – cùng với việc hợp tác trong lĩnh vực đánh cá biển giữa 2 nước - cũng được xác định rõ. Hoạt động khai thác chung về du lịch thác Bản Giốc cũng được ghi nhận.
Hai bên cũng tuyên bố thỏa thuận cùng nhau tiến hành việc thăm dò dầu khí trong Vịnh Bắc Bộ. Hai bên còn cam kết ủng hộ lẫn nhau trong các tổ chức quốc tế đa phương, từ Liên Hiệp p Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, Hợp tác Á – Âu, Asean…
Phía Trung Quốc cũng hứa hẹn yểm trợ và cung cấp tín dụng cho một số công trình công nghiệp, hóa chất, năng lượng ở Việt Nam và tăng nhanh khối lượng trao đổi ngoại thương giữa 2 nước.
Bản Tuyên bố chung và 10 văn kiện nêu trên đang đặt ra cho những người Việt Nam yêu nước hàng loạt câu hỏi bức thiết.
- Tại sao Bản Tuyên bố chung và 10 văn kiện có ý nghĩa trọng đại lâu dài như một hiệp ước lịch sử đã được ký kết chóng vánh, hầu như không có thảo luận, tranh luận? Có phải ông Trương Tấn Sang bị Bắc Kinh gọi sang để bắt buộc phải ký vào các văn kiện đã được một phía thảo sẵn? Bọn trùm bành trướng đã dùng những áp lực gì? Mua bằng tiền? Đe dọa bằng bộ máy an ninh, tình báo?
- Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương đảng có biết gì trước chuyện này hay không?
- Tại sao trong các văn kiện không hề nói đến chủ quyền của nước ta trên các quần đảo
- Các văn kiện một chiều như thế có tầm quan trọng như một hiệp ước lớn, không được thông báo cho quốc hội, không được quốc hội thảo luận và thông qua, có được coi là những văn kiện hợp hiến và hợp pháp hay không? Đó phải chăng là một loạt xiềng xích mới choàng vào cổ nhân dân ta mà nhóm lãnh đạo CS đã cam chịu chấp nhận để được hưởng những đặc quyền đặc lợi phi pháp?
Nhân có sự kiện hệ trọng trên đây, một số vấn đề quan trọng khác nữa rất nên được đặt ra để tìm hiểu cho sáng tỏ.
Phải chăng cứ mỗi lần bị quan thầy mắng mỏ, bè lũ tay sai lại quay sang trừng phạt, đàn áp anh chị em ta dám đứng dậy chống bành trướng xâm lược để xoa dịu cơn giận dữ của quan thấy của họ? Luật sư Cù Huy Hà Vũ bị án tù nặng chỉ vì ông vạch mặt chỉ tên bọn bành trướng TQ mang tai họa khai thác bauxite tròng vào cổ dân ta và dám phát đơn kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hành động qua mặt của Quốc hội. Nữ sinh Nguyễn Phương Uyên bị tù và bị công an hành hung chỉ vì cô viết bằng máu mình lên án bọn Tàu khựa, cô bị trả thù để xoa dịu sự nổi giận của Bắc Kinh. Lẽ ra khi Tổ quốc lâm nguy, những con người yêu nước cần được quý trọng, thì trái lại ở nước ta họ lại bị đàn áp tàn bạo nhất. Đây là một sự nhẫn tâm có tính chất phản phúc, vô đạo, phi pháp, toàn xã hội cần biểu thị thái độ lên án mạnh mẽ và đòi tự do ngay lập tức cho các chiến sỹ yêu nước
Vừa qua do có quá nhiều diễn biến thời sự nóng bỏng lôi cuốn sự chú ý của mọi người - như cuộc tuyệt thực dài hạn của luật sư Cù Huy Hà Vũ trong tù, việc bắt bớ các blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Từ Anh Tú, việc chuẩn bị xét xử ông Lê Quốc Quân, chuyến đi thăm Indonesia của ông Trương Tấn Sang - nên sự phản bội kinh khủng này của Bộ Chính trị chưa được đánh giá kịp thời và đúng mức. Với nội dung rộng lớn, Bản Tuyên bố chung và các văn kiện liên hệ nghiêm trọng gấp trăm lần bức thư của Phạm Văn Đồng công nhận lãnh hải phi pháp của Trung Quốc hơn nửa thế kỷ trước.
Một tuyên bố của trí thức và công dân yêu nước, cùng với đông đảo sỹ quan và binh sỹ của lực lượng Quân đội, Công an cũng như của tập thể các cựu chiến binh, cùng lao động, nông dân cả nước rất nên xuất hiện để tố cáo sự câu kết rộng lớn giữa kẻ bành trướng và bọn chư hầu cũng như nêu rõ tính chất vô giá trị của 13 nội dung hợp tác và 10 văn kiện ký kết ngày 21/6/2013 vừa qua.
Đây là việc cấp bách nhất hiện nay, khi nhóm lãnh đạo trong nước ta đang lúng túng vì bị chia rẽ sâu sắc trong nội bộ và bế tắc trong việc sửa đổi Hiến pháp, cũng như bế tắc trong việc sửa đổi Luật Đất đai.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Lương tâm lãnh đạo ở đâu?
Mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc tiếp tục là mối bận tâm đáng kể đối với người dân Việt có lòng với quê hương. Tại sao như vậy?
Câu trả lời có thể tìm thấy qua chuyến Hoa du của chủ tịch nước Trương
Tấn Sang vừa rồi - cũng như bao nhiêu chuyến Hoa du trước đây của giới
lãnh đạo Hà Nội.
Ký giả David Brown, cựu viên chức ngoại giao Hoa Kỳ, hôm Chủ Nhật mùng 7
tháng này có bài tựa đề “VN: Đùa với lửa”, mở đầu với tiểu tựa “Đương
đầu với TQ” lưu ý ngay câu nói đang phổ biến tại VN và thể hiện một sự
tiến thoái lưỡng nan của đảng CS đang cầm quyền, đó là: “Theo Mỹ cứu
nước, theo TQ cứu đảng”.
Vẫn theo bài báo thì gần 40 năm sau khi người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi
VN, đảng CS từng giành được độc lập và thống nhất đất nước đã đánh mất
hầu hết tính chính đáng của mình, đến mức không thể dựa vào “hào quang”
của ông Hồ Chí Minh cùng các đồng chí của ông ta mà có thể phục hồi một
thời huy hoàng của đảng hay có thể tận diệt nỗi quốc nạn tham nhũng hiện
giờ. Bài báo cho biết tiếp đại ý rằng trong khi trách nhiệm lớn nhất
của Hà Nội hiện nay là không cứu vãn được nền kinh tế sa sút, thì công
luận bày tỏ khinh miệt về sự bất tài của chế độ trong việc bảo vệ quyền
lợi của VN đối với TQ.
Bài báo này được phổ biến sau khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi Hoa
Lục theo lời mời của Chủ tịch TQ Tập Cận Bình để hai nước XHCN anh em
“môi hở răng lạnh” nâng cuộc hợp tác chiến lược toàn diện lên “ tầm cao
mới”. Nhiều bài báo “lề dân” đã bày tỏ quan ngại về thực chất chuyến Hoa
du của ông Trương Tấn Sang – diễn biến mà có ý kiến cho là “Chiếu chỉ
Thành Đô II” sau khi diễn ra “biến cố Thành Đô” hoàn toàn bất lợi cho
quê hương VN hơn 2 thập niên về trước.
Người dân xem tấm bản đồ Việt Nam tại cuộc triển lãm về Trường Sa và Hoàng Sa tại Bảo tàng Quân đội Hà Nội hôm 10/7/2013 AFP photo |
Riêng Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ của GHPGVNTN báo động về sự đánh mất
chủ quyền VN qua bản Tuyên bố chung Bắc Kinh-Hà Nội nhân khi ông Trương
Tấn Sang “triều kiến” Trung Nam Hải. Nhận định của Đại Lão Hoà Thượng
Thích Quảng Độ bao gồm những đoạn như sau:
Tuyên bố chung tại Bắc Kinh không hề có một dòng nào xác định việc Trung
quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa và một phần đảo Trường Sa của Việt
Nam, hoặc hàng nghìn cây số trên đất dọc biên giới, đặc biệt tại Thác
Bản Giốc, Ải Nam Quan v.v… hay đòi hỏi Trung quốc hoàn trả biển và đất
đã xâm chiếm. Với kẻ cướp đã vào chiếm đóng một góc nhà rồi, ông Chủ
tịch nước vẫn “nhất trí” với mưu kế của kẻ xâm lăng, là “Hai bên nhất
trí dựa trên nguyên tắc dễ trước khó sau, tuần tự tiệm tiến, gia tăng
cường độ đàm phán của Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc bộ”.
Ông Chủ tịch nước tiếp tục dựa vào cái Bánh Vẽ của 16 chữ vàng và Bốn
tốt để xây dựng chủ trương tân lệ thuộc ở thế kỷ 21 với Bắc phương.
Chiếc Bánh Vẽ xuất phát từ ý thức nô lệ của ông Hồ Chí Minh khi ông làm
bài thơ tuyên truyền “Cứu Trung quốc thị cứu tự kỷ” (Cứu Trung quốc là
tự cứu mình)…
Một trong những người có tâm huyết với quê hương dân tộc, là MS Nguyễn Trung Tôn ở Thanh Hoá, cũng cảnh báo:
Tình hình đất nước nguy ngập từ việc TQ lấn chiếm Tây Nguyên, các tỉnh
phía Bắc cho đến lấn chiếm các quần đảo của VN. Rồi đến bây giờ ông
Trương Tấn Sang đi Trung Quốc dâng cả Vịnh Bắc bộ cho phương Bắc.v.v…Thế
tại sao chúng ta không dám lên tiếng mà suốt ngày chỉ thích ăn chơi đàm
đúm, hí hú, lo làm giàu ? Rồi mai mốt, TQ đến chiếm hết đất nước thì
còn gì?
Yêu nước bị xem là "tội"
Theo nhà giáo Nguyễn Thượng Long từ Hà Tây thì có “một hiện thực đáng để
mọi người suy ngẫm”, đó là dân tộc VN phải tiếp tục “sống trì trệ dưới
bóng rợp ma quái của những thề nguyền thấm đẫm chất Liêu Trai”, như kiên
trì học thuyết Mác Lê vốn bị cả thế giới văn minh vứt bỏ, hay phải kiên
quyết giữ điều 4, phải kiên định với con đường CNXH, với con đường “Đi
với TQ có thể mất nước, nhưng sẽ còn đảng” còn hơn là “Đi với Mỹ còn
nước, nhưng sẽ mất đảng!”…
Như vậy là, theo nhà giáo Nguyễn Thượng Long, lá bùa “16 chữ vàng” và “4
tốt dởm” tiếp tục bay vật vờ trên quê hương xứ sở của những con người
mà đã từng thề rằng “Thà chết Vinh còn hơn sống Nhục!”, thà “Làm Quỷ
nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc” (Trần Bình Trọng).
Từ Thanh Hoá, MS Nguyễn Trung Tôn không khỏi chua chát:
Bây giờ “đảng lãnh đạo”. Chắc có lẽ vì đảng lãnh đạo cho nên mới đẩy
người VN tới chỗ như vậy. Việc mà ăn chơi đàn đúm thì người ta bây giờ
xem không phải là tội, xem nó như là chuyện bình thường. Nghĩa là những
hành động tội lỗi thì người ta xem nó là bình thường. Còn những người
yêu nước, những hành động yêu nước của họ thì bị xem là tội. Đấy là
nghịch lý mà tôi nghĩ là do tư tưởng của ông Hồ để lại và đảng CS áp
dụng cho đến ngày hôm nay, khiến dẫn tới tình trạng không những tác hại
xã hội mà còn xâm nhập vào các tôn giáo nữa.
Vẫn theo MS Nguyễn Trung Tôn thì mặc dù đất nước VN nhỏ bé, nhưng đã qua
bao nhiêu ngàn năm lịch sử, Tổ Tiên chúng ta đã phải dầy công xây dựng,
đổ ra bao nhiêu máu xương để giành độc lập. Nếu Tổ Tiên chúng ta không
anh hùng, không kiên cường, thì chắc VN hiện giờ đã trở thành một tỉnh
của TQ từ lâu rồi. Tuy nhiên, hiên nay, vẫn theo MS Nguyễn Trung Tôn:
Sau khi nắm quyền, đảng CSVN đã đem tất cả mọi thứ mà Tổ Tiên đã gầy
dựng nên để dâng cho TQ một cách vô điều kiện. Đó là điều mà tất cả
người dân Việt quan tâm đến đất nước, không ai có thể cầm lòng được,
không ai có thể không khóc trước tình trạng đó được. Ấy vậy mà giới lãnh
đạo VN, không biết lương tâm của họ ở đâu ? Lương tâm của họ để vào
tiền bạc, vào đèn xanh đèn mờ, vào chức vụ, địa vị gì mà họ không quan
tâm đến đất nước ? Cho nên lòng tôi rất là đau.
Có lẽ đây cũng là nỗi đau chung của những người dân Việt yêu nước.
Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-07-11
Bảo vệ Tổ Quốc cho dân hay cho đảng?
Cuộc “chiến nội bộ” đang diễn ra ở Việt Nam theo kế họach được mệnh danh
là “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” theo đó công tác “cô
lập, phân hoá các phần tử chống đối” được đặt lên hàng đầu theo tình
thần Nghị Quyết của Hội nghị Trung ương Tám, Khóa đảng IX thời Tổng Bí
thư Nông Đức Mạnh.
Tại Hội nghị này, ông Mạnh nói: "Trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, quy luật “dựng nước đi đôi với giữ nước” được biểu
hiện tập trung trong hai nhiệm vụ chiến lược có mối quan hệ gắn bó hữu
cơ với nhau: xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.” (Theo Báo Điện tử Trung ương Đảng, 13/12/2006)
Quan điểm chính trị che dấu những hành động chống dân chủ để làm hài
lòng Trung Cộng, không có thực tâm bảo vệ đất nước đã được Ban Chấp hành
Trung ương đảng IX xác định với 6 mục tiêu: “Một là, bảo vệ vững chắc
độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; hai là, bảo vệ Đảng,
Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; ba là, bảo vệ sự nghiệp
đổi mới, công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước; bốn là, bảo vệ lợi ích
quốc gia dân tộc; năm là, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội và nền văn hoá; sáu là, giữ vững ổn định chính trị và môi trường hoà
bình, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Hội nghị cũng nêu lên 6 chỉ đạo, đó là:
1) Giữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
2) Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội.
3) Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
4) Xây dựng sức mạnh tổng hợp về chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội,
văn hoá, quốc phòng, an ninh, đối ngoại và phát huy sức mạnh của khối
Đại đoàn kết toàn dân tộc.
5) Ra sức phát huy nội lực, đồng thời tranh thủ tối đa và khai thác mọi thuận lợi ở bên ngoài.
6) Chủ động phòng ngừa, sớm phát hiện và triệt tiêu những nhân tố bên trong có thể dẫn đến những đột biến bất lợi.
Trong số 12 “mục tiêu” và “chỉ đạo” trên đây, sau 10 năm thực hiện, Đảng
Cộng sản Việt Nam đã thành công trong việc “giữ vững vai trò lãnh đạo
tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt” nhưng lại thất bại nặng nề trong công
tác “phát huy sức mạnh của khối Đại đoàn kết toàn dân tộc” vì đã có một
bộ phận lớn nhân dân đã công khai nói không chấp nhận quyền cai trị độc
tài và đương nhiên dành cho đảng như ghi trong Điều 4 Hiến pháp.
Ngoài ra Đảng cũng đã chưa chứng minh được khả năng “bảo vệ vững chắc
độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ” khi đảng tiếp tục để
cho Trung Cộng tung hòanh ở Biển Đông như ao nhà của mình và đã không
bảo vệ được tính mạng và tài sản của ngư dân khi họ bị lính Trung Quốc
đàn áp khi đánh bắt trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam ở vùng
Hòang Sa và Trường Sa.
Vụ lính Trung Cộng, vào ngày 07/07 (2013) đã tấn công, đánh ngư dân dã
man, phá tầu, tịch thu lưới cụ, máy móc và nhiều tấn hải sản của 2 tầu
do các ông Võ Minh Vương và Mai Văn Cường (huyện đảo Lý Sơn) làm chủ khi
họ đánh bắt ở vùng Hòang Sa của Việt Nam là một tỷ dụ.
Hành động vi phạm trắng trợn của lính Trung Cộng đã đi gược lại những
lời hứa hẹn của Chủ tịch nhà nước Trung Cộng Tập Cận Bình đã nói với Chủ
tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại Bắc Kinh ngày 19/6 (2013).
Trong Bản Tuyên bố chung tại Bắc Kinh ngày 21/6/2013, hai bên viết rằng :
“Trước khi tranh chấp trên biển được giải quyết dứt điểm, hai bên nhất
trí giữ bình tĩnh và kiềm chế, không có hành động làm phức tạp, mở rộng
tranh chấp, đồng thời sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát
khủng hoảng trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước, xử lý thỏa đáng các
vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để các vấn đề này ảnh hưởng
đến đại cục quan hệ Việt - Trung cũng như hòa bình, ổn định tại Biển
Đông.”
Như vậy, liệu hành động cướp của, đánh người của lính Trung Cộng đối với
hai tầu của các ông Võ Minh Vương và Mai Văn Cường có thuộc lĩnh vực
được gọi là “khủng hỏang trên biển” không, hay lính Trung Cộng đã cho
Việt Nam biết họ có quyền đánh đuổi ngư dân Việt Nam vì đã xâm nhập
Hòang Sa của Trung Cộng ?
Ngòai ra nhà nước Việt Nam còn không dám kiện Trung Quốc ra trước tòa án
Quốc tế hay khiếu nại với Liên Hiệp Quốc sau khi Trung Quốc biến Quần
đảo Hòang Sa thành Trung tâm hành chính của Huyện Tam Sa, bao gồm cả
Trường Sa của Việt Nam và Bãi cạn Scarboroug có tranh chấp với Phi Luật
Tân.
Đảng CSVN cũng không dám đòi Bắc Kinh trả lại 8 đảo đá ngầm thuộc Trường
Sa bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1988 mà còn để cho Trung Quốc tự do xây
dựng các cơ sở Quốc phòng và nghiên cứu tài nguyên ở vùng chiếm đóng và
thường xuyên tập trận trong khu vực.
Và khi đảng tuyên bố “chủ động phòng ngừa, sớm phát hiện và triệt tiêu
những nhân tố bên trong có thể dẫn đến những đột biến bất lợi” là đảng
đã tăng cường các hành động đàn áp những tiếng nói dân chủ, đòi nhà nước
phải tôn trọng các quyền tự do đã được Hiến pháp công nhận.
Các cuộc đàn áp nhân dân biểu tình chống Trung Quốc lấn chiếm biển đảo
của Việt Nam, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ và sát hại ngư dân Việt Nam ở
Biển Đông là bằng chứng Nhà nước đã sợ mất lòng Bắc Kinh và “chính trị
hóa các hành động hòa bình, bất bạo động hợp pháp của nhân dân” để dễ bề
chụp mũ cho dân đã bị “các thế lực thù địch” lợi dụng chống lại “Tổ
quốc và nhân dân” !
Nhưng ai cũng biết nhân dân không bao giờ chống lại Tổ quốc và đồng bào
mình mà chỉ chống những kẻ làm tay sai cho ngọai bang và các hành động
sai trái của nhà nước đi ngược lại quyền lợi của dân mà thôi.
Đảng và nhà nước biết rõ như thế nhưng vẫn đưa ra các lý do mơ hồ, xuyên
tạc như “gây rối, làm mất ổn định, phương hại đến an ninh trật tự và
quyền lợi của nhân dân” để đàn áp, trù dập và khủng bố những ai có hành
động yêu nước muốn bảo vệ chủ quyền và tòan vẹn lãnh thổ của Tổ tiên để
lại.
Những hành động dùng côn đồ và công an trá hình trong mấy năm gần đây để
“cô lập, phân hoá các phần tử chống đối” như Nghị quyết của Hội nghị
Tám khóa đảng IX đề ra đã chứng minh nhà nước chỉ chống những người đấu
tranh đòi quyền làm chủ đất nước và quyền con người không hề có trong
tay một tấc sắt để bạo động lật độ chính quyền hay muốn thay đảng CSVN
bằng một đảng khác như nhà nước xuyên tạc và chụp mũ.
Việc gia tăng bắt bớ tùy tiện, vu oan cáo vạ cho những ai cổ võ “dân chủ
hoá chế độ” trong 10 năm qua là nằm trong chủ trương của Nghị Quyết
viết rằng : “Đối với các thế lực chống đối ở trong nước, cần phân hoá,
cô lập và xử lý nghiêm minh”. Nhưng cho dù có một số người đã bị bắt bởi
những tội danh mơ hồ , số người chống đảng đã tăng mau, bất chấp đe dọa
của chính quyền.
Vụ bắt hai Nhà báo tự do, hay còn được gọi là Truyền thông xã hội
(Bloggers) Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào trước ngày Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang đi thăm Trung Cộng đã được loan truyền trong nước như
hành động nhằm “làm hài lòng Trung Cộng vì hai ông này đã viết nhiều bài
làm Lãnh đạo Bắc Kinh bực bội”.
Tuy nhiên, các nhà báo tự do khác vẫn không nao núng vì họ đã có quyết
tâm sử dụng quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí đã ghi trong Hiến
pháp của Việt Nam để chống lại âm mưu xử dụng Nghị quyết Trung ương Tám
(Khoá đảng IX) như tấm bình phong để triệt tiêu mọi mầm mống đòi tự do
dân chủ trong nước.
CÀNG CHỈNH CÀNG SAI
Để chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương Tám khóa đảng XI nhằm kiểm điểm kết
qủa 10 năm thi hành Nghị quyết ”Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình
hình mới”, các cấp đảng Trung ương và địa phương đã tổ chức hội thảo
trong hai tháng 5 và 6/2013
Hội đồng Lý luận Trung ương do Ủy viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh đứng
đầu cũng đã tổ chức hội thảo ngày 29/6 (2013) đề tài được gọi là “Một số
vấn đề lý luận - thực tiễn về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình
mới”.
Tin của Ban Tuyên giáo cho hay: “Kỳ họp này của Hội đồng nhằm góp phần
chuẩn bị cho hội nghị T.Ư 8 khóa XI sắp tới. Tại kỳ họp, các đại biểu
tập trung thảo luận, làm rõ, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết cho các vấn
đề quan trọng trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay, đặt trong bối
cảnh quốc tế và khu vực, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tiễn tại
Việt Nam. Các ý kiến sẽ được bổ sung để hoàn thiện báo cáo tư vấn “Một
số vấn đề lý luận - thực tiễn về chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình
hình mới” của Hội đồng Lý luận T.Ư trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư T.Ư
Đảng.”
Nhưng liệu Hội nghị Trung ương 8 sắp tới của Ban Chấp hành Trung ương
đảng XI có sa vào vết chân thất bại của Hội nghị Trung ương 6 vì cả Bộ
Chính trị lẫn Ban Chấp hành Trung ương đã không vượt qua được ngưỡng cửa
của phe phái, nể nang và bao che cho nhau sau đợt “tự phê bình và phê
bình” theo Nghị quyết Trung ương 4 “Về xây dựng, chỉnh đốn đảng” ?
Hãy đọc lại Nghị quyết Trung ương Tám (khóa đảng IX) cách nay 10 năm để
biết chuyện “đánh bùn sang ao” của việc “xây dựng chỉnh đốn đảng” có
tiến được bước nào không:
“Nhằm thực hiện những nhiệm vụ đã được vạch ra, Nghị quyết đề ra một số giải pháp cơ bản tập trung trên các phương diện:
Về xây dựng, chỉnh đốn Đảng: Tiếp tục đi sâu, thực hiện tốt cuộc vận
động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ
sáu (lần 2) Ban Chấp hành khoá VIII ( chú thích của tác gỉa bài này:
thời ông Lê Khả Phiêu) và Kết luận Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành
Trung ương khoá IX; đưa phê bình và tự phê bình vào nền nếp sinh hoạt
Đảng; tăng cường công tác bảo vệ Đảng, bảo vệ chính trị nội bộ; đẩy mạnh
việc thực hiện chủ trương luân chuyển cán bộ gắn với quy hoạch đào tạo;
đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.”
Nếu đọc lại các văn kiện đảng cách nay 27 năm, kể từ thời Tổng Bí thư
Nguyễn Văn Linh lên cầm quyền thì những kế họach ghi trong Nghị quyết
Trung ương 6 (lần 2) thời ông Lê Khả Phiêu về “xây dựng, chỉnh đốn
đảng”; Nghị quyết Tám thời ông Nông Đức Mạnh, và Nghị quyết Trung ương 4
năm 2012 thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có khác nhau gì đâu. Chúng
chỉ khác ở thời gian và người ban hành.
Như vậy thì công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng” có cần đảng phải dốc
tòan lực vào làm để trong sạch hoá con người đảng viên hầu làm tốt việc
cho dân cho nước, hay đảng chỉ biết mờ mắt trước “Chiến lược bảo vệ Tổ
quốc trong tình hình mới” , cốt sao bảo vệ được quyền thống trị độc tài
cho đảng mà quên rằng kẻ thù sau lưng Việt Nam đang đến từ phương Bắc và
từ Biển Đông ?
(07/013)
Phạm Trần
(Thông luận)
Báo mạng Việt Nam bị tin tặc tấn công
Báo Tuổi Trẻ hôm thứ Năm 11/7 ra thông báo nói nhiều ngày
nay phải đối phó với các cuộc tấn công từ chối dịch vụ
(DDoS), gây khó khăn trong truy cập báo mạng.
Không chỉ Tuổi Trẻ, một số báo lớn như Dân Trí, VDC và VietnamNet cũng bị 'nghẽn mạng' trong nhiều ngày.
Thông báo đăng trên báo giấy và báo mạng của Tuổi Trẻ viết: "Liên tục những ngày qua, website báo Tuổi Trẻ bị tấn công DDoS rất mạnh gây nghẽn mạng, khiến nhiều bạn đọc khó truy cập".
Nhóm kỹ thuật viên của báo cho hay tin tặc đã sử dụng hình thức Tấn công Từ chối Dịch vụ (Distributed Denial of Service - DDoS) "tạo ra hàng chục triệu lượt yêu cầu truy cập ảo vào các phiên bản của báo Tuổi Trẻ như: Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn), Tuổi Trẻ Mobile (m.tuoitre.vn), Tuổi Trẻ Online tiếng Anh (tuoitrenews.vn)" gây nghẽn mạng.
Kẻ tấn công dùng mạng botnet gửi một lượng lớn dữ liệu “giả” đến máy chủ lưu trữ web và các dịch vụ liên quan, khiến chúng tê liệt vì nghẽn mạng và không thể xử lý những yêu cầu truy cập từ phía người dùng thật.
Hiện chưa xác định được các cuộc tấn công xuất xứ từ đâu tuy nhiên với mức độ và cường độ, đã có phỏng đoán đây không phải là tin tặc đơn lẻ.
Tấn công DDoS làm tê liệt mạng thông tin
Một nguồn tin nói với BBC đợt tấn công DDoS vào báo Tuổi Trẻ bắt đầu từ một tuần nay.
Hiện báo Tuổi Trẻ Online đã có thể truy cập tương đối bình thường, nhưng đôi khi vẫn còn khó khăn.
Thông báo của Tuổi Trẻ nói báo này "cũng đang tiến hành làm việc với các cơ quan chức năng, hãng bảo mật trong và ngoài nước nhằm nhanh chóng khôi phục hoạt động địa chỉ web các phiên bản của báo Tuổi Trẻ".
Trước đó, ông Nguyễn Hồng Hải, phó giám đốc Công ty Điện toán và truyền số liệu (VDC), được báo chí dẫn lời nói VDC có thể kêu gọi hỗ trợ từ nước ngoài để khắc phục đợt tấn công hiện thời.
Hình thức tấn công DDoS bị sử dụng khá thường xuyên trong thế giới ảo.
Một số trang mạng chống chính phủ Việt Nam cũng từng bị tấn công DDoS, mà họ cáo buộc có sự liên quan của chính quyền trong nước.
(BBC)
- Phạt tiền từ trên 1 triệu rưởi đồng đến 2 triệu đồng đối với một trong những hành vi như bắt thành viên gia đình nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ; hoặc thường xuyên dọa nạt thành viên gia đình bằng các hình ảnh, con vật, đồ vật mà người đó hoảng sợ, ảnh hưởng đến tinh thần.
- Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 1 triệu rưởi đồng đối với hành vi lăng mạ, chửi bới, chì chiết thành viên gia đình.
- Phạt tiền từ trên 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi bạo lực trong sinh hoạt tình dục đối với các cặp vợ chồng hay buộc thành viên gia đình phải chứng kiến cảnh sinh hoạt tình dục
- Buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ vào ban đêm hoặc lúc trời mưa, bão, gió rét có mức phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.
- Kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính của thành viên gia đình hoặc nguồn tài chính chung của gia đình nhằm tạo cho thành viên gia đình sự phụ thuộc về tài chính bị coi là hành vi bạo lực về kinh tế với mức phạt từ 500.000 tới 1 triệu đồng.
Rất hoan nghênh về nội dung các mục trên. Ngăn ngừa và xử lý được tất cả
những hành vi trên trong từng gia đình thì chẳng mấy chốc xã hội VN sẽ
vượt lên thành một xã hội tốt đẹp và việc tiến lên CNXH không còn là
viễn cảnh mơ hồ.
Nhiều người sẽ đặt câu hỏi lực lượng công an ở đâu ra để thu thập bằng chứng và xử lý cho từng vụ việc tế nhị nầy trong từng hộ gia đình. Điều nầy không lo, đất nước ta có lực lượng công an hùng hậu và dư thừa để làm mọi việc.
Tuy vậy việc thu thập bằng chứng cho những hành vi vi phạm là rất khó, chẳng lẽ chỉ dựa vào lời khai của người bị hại. Ví dụ một ông chồng nửa đêm đùng đùng bỏ ra khỏi nhà vào lúc tời đang mưa gió để xách "cái tự do" đi tìm bồ nhí, nhưng bồ nhí lại bỏ đi ngủ với người khác, tức mình quá chạy đến đồn công an khai báo rằng y bị vợ chì chiết và đuổi ra khỏi nhà. Thế là công an phải đến nhà phân xử để tìm bằng chứng. Lúc đó chỉ nghe ông nói gà, bà nói vịt thì làm sao mà xử lý.
Tóm lại là có một lực lượng hùng hậu là một triệu công an cũng không thể nào xử lý hết những việc tế toái phức tạp đó. Chưa nói là những chuyện riêng tư trong phòng ngủ giữa hai vợ chồng. Vợ nổi hứng lên cào nát người mình rồi tố: Đêm qua thằng chồng tôi đã bạo lực lúc ấy tôi, thì lấy bằng chứng mô mà xử lý?
Do vậy trong tinh thần góp ý xây dựng, kèm với Quy định nói trên, Bộ Công An cũng nên ra thêm một quy định: buộc tất cả các hộ gia đình ở VN phải gắn một hộp đen trong nhà. Giống y như hộp đen của máy bay.
Như vậy rất dễ cho cơ quan chức năng trong việc kiểm tra và xử lý. Cứ hàng tuần cho công an đến từng hộ gia đình thu hộp đen về mở ra coi, thấy gia đình nào xảy ra các hành vi vi phạm thì đến xử phạt và thu tiền về nộp vào kho bạc.
Hộp đen nên mua phát không cho dân, vì khoản tiền thu lại qua xử phạt sẽ vô cùng lớn, lớn đến mức có thể lập ra vài cái Vinashin nữa.
10.07.2013
Paris 26/05/2013
Trần Thu Dung
(Thông luận)
Không chỉ Tuổi Trẻ, một số báo lớn như Dân Trí, VDC và VietnamNet cũng bị 'nghẽn mạng' trong nhiều ngày.
Thông báo đăng trên báo giấy và báo mạng của Tuổi Trẻ viết: "Liên tục những ngày qua, website báo Tuổi Trẻ bị tấn công DDoS rất mạnh gây nghẽn mạng, khiến nhiều bạn đọc khó truy cập".
Nhóm kỹ thuật viên của báo cho hay tin tặc đã sử dụng hình thức Tấn công Từ chối Dịch vụ (Distributed Denial of Service - DDoS) "tạo ra hàng chục triệu lượt yêu cầu truy cập ảo vào các phiên bản của báo Tuổi Trẻ như: Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn), Tuổi Trẻ Mobile (m.tuoitre.vn), Tuổi Trẻ Online tiếng Anh (tuoitrenews.vn)" gây nghẽn mạng.
Kẻ tấn công dùng mạng botnet gửi một lượng lớn dữ liệu “giả” đến máy chủ lưu trữ web và các dịch vụ liên quan, khiến chúng tê liệt vì nghẽn mạng và không thể xử lý những yêu cầu truy cập từ phía người dùng thật.
Hiện chưa xác định được các cuộc tấn công xuất xứ từ đâu tuy nhiên với mức độ và cường độ, đã có phỏng đoán đây không phải là tin tặc đơn lẻ.
Tấn công DDoS làm tê liệt mạng thông tin
Một nguồn tin nói với BBC đợt tấn công DDoS vào báo Tuổi Trẻ bắt đầu từ một tuần nay.
Hiện báo Tuổi Trẻ Online đã có thể truy cập tương đối bình thường, nhưng đôi khi vẫn còn khó khăn.
Thông báo của Tuổi Trẻ nói báo này "cũng đang tiến hành làm việc với các cơ quan chức năng, hãng bảo mật trong và ngoài nước nhằm nhanh chóng khôi phục hoạt động địa chỉ web các phiên bản của báo Tuổi Trẻ".
Trước đó, ông Nguyễn Hồng Hải, phó giám đốc Công ty Điện toán và truyền số liệu (VDC), được báo chí dẫn lời nói VDC có thể kêu gọi hỗ trợ từ nước ngoài để khắc phục đợt tấn công hiện thời.
Hình thức tấn công DDoS bị sử dụng khá thường xuyên trong thế giới ảo.
Một số trang mạng chống chính phủ Việt Nam cũng từng bị tấn công DDoS, mà họ cáo buộc có sự liên quan của chính quyền trong nước.
(BBC)
Chảy máu chất…gái
Chảy máu chất xám thì người ta nói lâu rồi, nói chán rồi, bây giờ không
thấy ai nói nữa. Còn chuyện mất gái thì sao lại không thấy ai quan tâm
các cụ nhỉ? Ô hay một quốc gia mà mất hết gái thì còn ra thể thống cống
rãnh gì nữa chứ!
1.Mới đây thôi chúng tôi có chuyến quá giang qua biên giới ở cửa khẩu Lào Cai mấy tiếng đồng hồ.
Chợ Việt nam khá là rộng, ở ngay sát đường biên. Tầng 1 bán đủ loại hàng
hoá, rất nhiều hàng hoá, không thiếu một cái gì trên đời, toàn là hàng
tầu, tuy nhiên giá thì rất đắt. Tầng 2 chợ này là nơi bán dâm công khai,
cò mồi môi giới lượn lờ khắp nơi tiếp thị tới những người mới ở Việt
nam sang. Hàng trăm các cô gái Việt nam ngồi rải từ chân cầu thang lên
tới hành lang tầng hai và thập thò trong những gian nhà cấp 4, lờ mờ.
Theo người thạo tin thì gái Tầu cũng có nhưng rất ít và xấu lắm, tuy
nhiên giá cả lại đắt gấp 3 lần gái Việt nam ta. Một ả môi giới công
khai: “Rẻ bất ngờ, toàn em xinh lắm, gái việt 50 tệ, gái Tầu 150”. Nghe
thấy thế mà thấy nhục quá đi thôi, gái ta xinh hơn mà giá lại bèo hơn là
sao chứ, hay gái tầu có cái gì hoàng tráng hơn.
Một ông bạn từng nhiều lần sang đây kể, gái Tầu chẳng hơn gì đâu, tuy
nhiên từ Việt nam lặn lội sang đây cốt tìm hiểu gái Tầu nó thế nào thôi,
lại gặp gái Việt thì tính làm gì chứ. Chính vì muốn biết mùi Tầu ra sao
nên bọn bảo kê ở đây kiên quết đẩy giá gái Tầu lên cao hơn chót vót.
Hắn kể tiếp, lần ấy một ông Việt mò mẫm sang đây cốt thử gái Tầu xem nó
thế nào. Có em Việt nam giả danh gái Tầu, nói mấy câu đại thể: “Thúng
mủng xảo, củ xu hoàn treo lủng lẳng, xẻng xúc xỉ…” ông này tưởng gái Tầu
xịn liền vào nộp tiền chơi ngay. Đang vui, ông liền véo nó một cái vào
vú, con này phản xạ tự nhiên kêu: “ái ái, đau quá anh ơi”. Biết là mình
bị lừa, ông này điên tiết vả cho con ca ve ba nhát hộc máu mồm, vừa
chửi: “Mẹ kiếp, con lừa đảo, bố mày sang đây cốt để trả thù bọn Tầu, ai
dè lại trả thù đúng dân tộc mình thế này thì còn ra gì nữa chứ. Toi
tiền!”. Con bé ca ve biết lỗi cứ van xin rối rít. Nhục đến thế là cùng,
gái Tầu thì ra mẹ gì đâu mà phải giả danh nó chứ. Chẳng khác gì chó. Chó
đã là khốn nạn nhất rồi mà còn giả chó (giả cầy) nữa thì vô văn hoá
quá.
Có bao nhiêu giá Việt nam xuất ngoại làm phò thì ai mà thống kê được
chứ. Chỉ biết rằng sang Trung quốc, sang Lào, Thái Lan, Cam pu chia…ở
đâu cũng thấy ca ve Việt nam. Trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng
từng đã đưa, gái Việt nam đi làm ca ve ở nhiều nước trên thế giới, nhất
là ở khu vực Đông nam á này. Sao lại nhục nhã thế hả các cụ ơi. Sao
không thấy cụ nào có ý kiến gì thế nhỉ?
Gái Việt đợi môi giới lấy chồng Đài Loan hoặc Đại Hàn |
2. Đau lòng nhất có lẽ lại là chuyện bọn nước ngoài sang ta chọn vợ. Mỗi
năm gái Việt xuất ngoại lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc… cả ngàn người,
đông nhất là gái khu vực miền Tây nam bộ, khu vực gạo trắng nước trong,
khu vực gái đẹp nhất nước. Mất gái là mất nhiều lắm đấy các cụ ạ. Trên
thế gian này có bao nhiêu cuộc đại chiến cũng chỉ vì tài nguyên và gái
đẹp. Nghĩ thấy mà nhục nhã, bọn chúng sang đây bắt gái ta phải cởi trần
cởi truồng ra cho nó xem từng tí một, chỉ cần có 1 cái nốt ruồi trong
người thôi là nó loại ngay. Bọn giai ngoại chọn vợ chỉ cần đẹp thôi,
không cần trình độ, không cần lý lịch gia đình, thậm chí từng làm phò
cũng được, miễn là hoàn hảo về mặt hình thức. Với tiêu chí ấy mà bao
nhiều gái đẹp đã bị chúng nó cướp mất rồi!
Trên mạng có rất nhiều hình ảnh, bài viết về cảnh chọn vợ của bọn nước
ngoài, nó xoi mói như thể xem một con vật ấy các cụ ạ. Đặc biệt bọn
chúng rất chú ý xem “cái ấy” của chị em, chả hiểu để làm gì. Các cụ nhà
mình từng nói “tắt đèn nhà ngói cũng như nhà tranh”, không quan trọng
cái ấy, tuy nhiên bọn giai ngoại lại rất quan trọng cái của nợ ấy mới
buồn cười chứ. Hình như bên họ khi làm tình với nhau không tắt đèn hay
sao ấy.
Chảy máu chất… gái đang là một nguy cơ đấy các cụ ạ. Tuyệt đối không
được xem thường. Theo tính toán thì chừng 20 năm nữa Việt nam ta sẽ
thiếu gái trầm trọng, nhiều đàn ông sẽ không lấy được vợ, chả khác gì
bên Trung quốc hiện nay, mấy bố con góp tiền mua chung một con vợ, nhục
thế là cùng. Cấp báo, cấp báo!
3. Làm thế nào để giữ gái lại bây giờ hở các cụ ơi. Có lẽ chị em kéo
nhau đi, bỏ quê cha đất tổ theo Tây theo Tầu cũng chỉ vì nghèo đói thôi.
Bao nhiêu năm xây dựng CNXH rồi mà sao đất nước vẫn còn nhiều gia đình
nghèo thế không biết. Bọn làm phong trào thi nhau báo cáo láo lấy thành
tích, rằng số người nghèo năm nay giảm hơn năm trước cho vui thôi. Về
nông thôn mới thấy hết cái nghèo khổ của hầu hết những gia đình nông
rân, cảnh chị Dậu không phải là hiếm. Đi thôi, chị em dành phải đi lấy
chồng ngoại thôi, có thế mới hy vợng đổi đời, mới hy vợng có chút tiền
báo hiếu bậc sinh thành, nhục!
Phải giữ gái lại bằng bất cứ giá nào, các cụ ạ. Muốn chị em ở lại, muốn
chị em không làm ca ve nữa thì chỉ có cách phát triển kinh tế mạnh lên,
nhanh lên mà thôi. Trồng cây gì, nuôi con gì? Phương hướng thì đã có rồi
đấy, cần một câu trả lời cho chính xác, ai trả lời được câu hỏi này thì
hãy phát biểu lên đi!
Lê Tự
(Quê choa)
Huỳnh Ngọc Chênh - Nên có quy định gắn hộp đen vào từng hộ gia đình
Bộ Công An vừa rồi đưa ra dự thảo "Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; và phòng, chống bạo lực gia đình" trong đó có những mục về hôn nhân gia đình rất đáng được lưu ý như sau:- Phạt tiền từ trên 1 triệu rưởi đồng đến 2 triệu đồng đối với một trong những hành vi như bắt thành viên gia đình nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ; hoặc thường xuyên dọa nạt thành viên gia đình bằng các hình ảnh, con vật, đồ vật mà người đó hoảng sợ, ảnh hưởng đến tinh thần.
- Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 1 triệu rưởi đồng đối với hành vi lăng mạ, chửi bới, chì chiết thành viên gia đình.
- Phạt tiền từ trên 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi bạo lực trong sinh hoạt tình dục đối với các cặp vợ chồng hay buộc thành viên gia đình phải chứng kiến cảnh sinh hoạt tình dục
- Buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ vào ban đêm hoặc lúc trời mưa, bão, gió rét có mức phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.
- Kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính của thành viên gia đình hoặc nguồn tài chính chung của gia đình nhằm tạo cho thành viên gia đình sự phụ thuộc về tài chính bị coi là hành vi bạo lực về kinh tế với mức phạt từ 500.000 tới 1 triệu đồng.
Nhiều người sẽ đặt câu hỏi lực lượng công an ở đâu ra để thu thập bằng chứng và xử lý cho từng vụ việc tế nhị nầy trong từng hộ gia đình. Điều nầy không lo, đất nước ta có lực lượng công an hùng hậu và dư thừa để làm mọi việc.
Tuy vậy việc thu thập bằng chứng cho những hành vi vi phạm là rất khó, chẳng lẽ chỉ dựa vào lời khai của người bị hại. Ví dụ một ông chồng nửa đêm đùng đùng bỏ ra khỏi nhà vào lúc tời đang mưa gió để xách "cái tự do" đi tìm bồ nhí, nhưng bồ nhí lại bỏ đi ngủ với người khác, tức mình quá chạy đến đồn công an khai báo rằng y bị vợ chì chiết và đuổi ra khỏi nhà. Thế là công an phải đến nhà phân xử để tìm bằng chứng. Lúc đó chỉ nghe ông nói gà, bà nói vịt thì làm sao mà xử lý.
Tóm lại là có một lực lượng hùng hậu là một triệu công an cũng không thể nào xử lý hết những việc tế toái phức tạp đó. Chưa nói là những chuyện riêng tư trong phòng ngủ giữa hai vợ chồng. Vợ nổi hứng lên cào nát người mình rồi tố: Đêm qua thằng chồng tôi đã bạo lực lúc ấy tôi, thì lấy bằng chứng mô mà xử lý?
Do vậy trong tinh thần góp ý xây dựng, kèm với Quy định nói trên, Bộ Công An cũng nên ra thêm một quy định: buộc tất cả các hộ gia đình ở VN phải gắn một hộp đen trong nhà. Giống y như hộp đen của máy bay.
Như vậy rất dễ cho cơ quan chức năng trong việc kiểm tra và xử lý. Cứ hàng tuần cho công an đến từng hộ gia đình thu hộp đen về mở ra coi, thấy gia đình nào xảy ra các hành vi vi phạm thì đến xử phạt và thu tiền về nộp vào kho bạc.
Hộp đen nên mua phát không cho dân, vì khoản tiền thu lại qua xử phạt sẽ vô cùng lớn, lớn đến mức có thể lập ra vài cái Vinashin nữa.
(Huynhngocchenh Blog)
Vàng, những câu hỏi không thể trả lời
Các ngân hàng không phải muốn mua bao nhiêu vàng cũng được. Họ bị ràng
buộc bởi quy định hiện hành là “trạng thái vàng cuối ngày không được
vượt quá 2% so với vốn tự có”. Nói cho dễ hình dung, một ngân hàng, vốn
tự có 10.000 tỷ đồng (như vậy là thuộc loại lớn nhất trong các ngân hàng
thương mại cổ phần hiện nay) thì trị giá số lượng vàng họ nắm giữ cuối
ngày không được quá 200 tỷ đồng. Vàng mua để tất toán thì không tính vào
giới hạn 2% này.
Cho đến nay các quan chức Ngân hàng Nhà nước nói các ngân hàng thương
mại đã tất toán xong số vàng huy động và quan chức nói thì phải tin. Như
vậy ngân hàng mua vàng để kinh doanh. Có phiên có ngân hàng mua đến
15.000 lượng, với giá 40 triệu/lượng thì số tiền lên đến 600 tỷ. Nếu
ngân hàng này mua giữ số vàng đó qua đêm thì vốn tự có của họ phải trên
30.000 tỷ đồng – không có ngân hàng cổ phần nào có vốn lớn đến thế.
Suy ra,
1/họ phải bán vàng này ra thị trường ngay sau khi nhận vàng về: chuyện
này không thể xảy ra vì nhu cầu thị trường như báo chí đưa tin là rất
ít, chỉ vài ngàn lượng lúc cao điểm, nếu bán ra một số lượng lớn như vậy
chắc chắn sẽ gây sức ép giảm giá nhanh chóng.
2/ họ bán cho công ty con công ty cháu (không bị ràng buộc bởi giới hạn
2%), giữ vàng đó để hòng kiếm lãi: cái này cũng rất rủi ro vì giá vàng
trong nước cao hơn giá vàng thế giới nhiều, xu hướng giá xuống là cao
hơn giá lên, ai dám đầu cơ như thế, nhất là phải trường vốn. Kinh doanh
thường là mua bán nhanh để hưởng chênh lệch.
3/ họ tất toán chưa xong nên mua vàng về để đó: cái này trái với khẳng định của quan chức NHNN.
Lạ một điều là giả định trên chỉ nói về một phiên đấu thầu. Đằng này đã
có bao nhiêu phiên như thế, cứ nhân lên bấy nhiêu lần; vì sao vàng không
chảy ra thị trường, vì sao ngân hàng không bị trói tay bởi quy định 2%,
vì sao người dân nhận vàng về (cả hơn 1 triệu lượng) không ai bán ra
thị trường cả? Toàn là câu hỏi không thể trả lời, trừ một tình huống.
Nguyễn Vạn Phú
(FB Nguyễn Vạn Phú)
Hiệp định TPP: Điều gì đang khiến Trung Quốc do dự
Một học giả Trung Quốc cảnh báo nếu không muốn bị loại khỏi sân chơi
kinh tế khu vực, những áp lực trong tương lai về hợp tác kinh tế sẽ
khiến Trung Quốc phải tham gia vào TPP và bị kìm hãm trên nhiều lĩnh vực
thông qua những khuôn khổ ràng buộc được viết ra bởi Hoa Kỳ.
Hiệp định TPP hiện nay đã bước sang vòng đàm phán thứ 17 tổ chức tại
Chile, và nếu như lời đề nghị tham gia của Nhật Bản được thông qua, thì
Hiệp định này sẽ đạt con số 10 quốc gia thành viên xuyên suốt hai bờ
Thái Bình Dương. Vậy là Hiệp định thương mại được mệnh danh là "Hiệp
định thương mại của thế kỷ XXI" này sẽ có cả nền kinh tế đứng đầu và
đứng thứ ba thế giới tham gia ký kết. Nói vậy thôi cũng đủ hình dung ra
tầm mức khổng lồ của Hiệp định này rồi. Tuy nhiên, có một điều kỳ lạ
rằng, vì sao một sân chơi lớn đầy tiềm năng như TPP lại vắng bóng gã
khổng lồ Trung Quốc - nền kinh tế lớn nhất châu Á và đứng thứ 2 thế
giới? Vậy thì điều gì đang khiến cho người Trung Quốc phải do dự?
Liệu TPP có phải là một âm mưu của Hoa Kỳ?
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được kỳ vọng sẽ thiết lập
môt nền tảng toàn diện về pháp lý, thúc đẩy quá trình hội nhập và tạo
môi trường bền vững cho hoạt động thương mại của khu vực và quốc tế.
Khởi đầu với chỉ ba quốc gia (New Zealand, Singapore và Chile) vào năm
2002, sau khi có thêm sự tham gia của Hoa Kỳ vào năm 2006, TPP hiện nay
đã nhận được sự quan tâm của tất cả các quốc gia trong khu vực Thái Bình
Dương. Thế nhưng cũng từ thời điểm đó, TPP hiện lên trong tư duy của
đại đa số các học giả Trung Quốc như một nỗi ám ảnh về sự kiềm hãm của
Hoa Kỳ đối với cường quốc đang trỗi dậy này.
Bài phỏng vấn học giả Zhu Wenhui, đăng trên tờ Thời báo Hoàn cầu ngày
28-05-2012, đã đưa ra quan điểm xem TPP như một "mạng lưới quyền lực mềm
mà Hoa Kỳ đang phủ quanh Trung Quốc". Theo học giả này, với vị thế là
đối tác lớn nhất trong Hiệp định, Hoa Kỳ đang phát triển TPP thành một
tổ chức có sức ảnh hưởng cao trong khu vực mà người làm chủ luật chơi
chính là Washington. Vậy nếu như Trung Quốc có gia nhập hay không gia
nhập vào TPP, thì cơ chế kinh tế này cũng đã thuộc quyền ảnh hưởng của
người Mỹ. Qua đó, học giả này đưa ra lời cảnh báo, nếu không muốn bị
loại khỏi sân chơi kinh tế khu vực, những áp lực trong tương lai về hợp
tác kinh tế sẽ khiến Trung Quốc phải tham gia vào TPP và bị kìm hãm trên
nhiều lĩnh vực thông qua những khuôn khổ ràng buộc được viết ra bởi Hoa
Kỳ.
Cũng trên tờ Thời báo Hoàn cầu, số đăng ngày 30-07-2012, tác giả Zhou
Zhongfei đã đưa ra nhận định về TPP như một phần trong chiến dịch "trở
lại Châu Á" của Washington, mà mục đích đầu tiên chính là lôi kéo lại
những người đồng minh. Người viết lập luận rằng TPP sẽ góp phần cân bằng
vị thế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đối với nền kinh tế châu Á, hướng quá
trình hội nhập kinh tế của Đông Á vào khu vực kinh tế Châu Á - Thái Bình
Dương. Chỉ khi đó Hoa Kỳ mới có thể tách nền kinh tế Đông Á ra khỏi cái
bóng của Trung Quốc và đưa nó theo quỹ đạo mà họ mong muốn.
Bên cạnh đó, với việc mời Đài Loan gia nhập vào TPP, Mỹ đang có tham
vọng làm giảm tính phụ thuộc về kinh tế của chủ thể này vào Trung Quốc
Đại lục, đưa người đồng minh này trơ lại gần hơn với Hoa Kỳ. Giới cầm
quyền Đài Loan cũng đã bày tỏ mong muốn tham gia vào TPP nếu "không muốn
bị bỏ lại và đánh mất lợi thế cạnh tranh". Có thể nói, trong tương lai,
TPP sẽ là một thách thức lớn đối với vị thế của Trung Quốc trong nền
kinh tế khu vực.
Tờ Nhân dân nhật báo vào ngày 27/7/2011 đã bày tỏ quan điểm rằng Hoa Kỳ
sẽ không dễ dàng chấp nhận bị đẩy ra khỏi sân chơi Châu Á - Thái Bình
Dương, và TPP do đó không đơn thuần là một hiệp định kinh tế, mà còn là
một công cụ để kiềm hãm sự trỗi dậy của Trung Quốc. Ông Li Xiangyang,
giám đốc Học viện Châu Á - Thái Bình Dương (thuộc viện Khoa học Xã hội
Trung Quốc), cho rằng TPP "mang ý nghĩa địa chính trị" nhằm kiềm hãm sự
trỗi dậy của Trung Quốc - yếu tố then chốt trong chiến lược mang Hoa Kỳ
"trở lại châu Á".
Điều mà các nhà nghiên cứu của Trung Quốc lo ngại chính là "sức hấp dẫn"
của TPP tác động đến thái độ của các quốc gia khu vực đối với việc Hoa
Kỳ tăng cường hiện diện tại khu vực. Thông qua Hiệp định TPP, Hoa Kỳ sẽ
tăng cường sự ràng buộc lợi ích kinh tế giữa mình với các quốc gia đồng
minh khu vực như Úc, Nhật, Hàn,. .. và nhiều khả năng sẽ lôi kéo thêm
nữa các quốc gia Đông Nam Á. Hệ quả là các quốc gia này sẽ ngày càng xa
rời Trung Quốc và sẽ bị lôi kéo gần hơn về phía Hoa Kỳ. Quan trọng hơn,
với những lợi ích kinh tế là nền tảng, cơ chế này làm tăng sự ủng hộ của
các nước khu vực với Hoa Kỳ và sẽ mở đường cho siêu cường này "trở lại"
khu vực Đông Á. Vị thế và chính sách của Trung Quốc khi đó chắc chắn sẽ
bị thách thức.
Thiệt hại nhãn tiền trên "sân nhà"
Sự ra đời của TPP sẽ làm giảm vai trò của các khung hợp tác mà hiện nay
Trung Quốc đang tạo dựng tại Đông Á. Việc Trung Quốc không "có chân"
trong hiệp định này sẽ làm tổn hại đến những thành quả mà họ đã đạt được
trong suốt hơn một thập kỷ thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế Đông Á
và gầy dựng tiếng nói của mình trong trục kinh tế khu vực. Yang Jiemian,
chủ tịch Viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải cho rằng TPP là một trong
những công cụ thể hiện quyền lực mềm của Hoa Kỳ, với mục đích là giảm
thiểu sự ảnh hưởng của Trung Quốc đối với khu vực nhiều hơn là để "bao
vây" Trung Quốc.
Hiệp định này có thể xem là một bước đi chiến lược của Hoa Kỳ nhằm bảo
đảm vị thế tương lai của mình trong cuộc đua Trung Quốc - Hoa Kỳ. Bước
vào 'Thế kỷ châu Á", khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, với trung tâm là
trục kinh tế Đông Á (Đông Bắc Á - Đông Nam Á), đang phát triển vô cùng
mạnh mẽ và hứa hẹn sẽ trở thành một nhân tố then chốt đối với nền kinh
tế thế giới. Như vậy, tham vọng của Hoa Kỳ khi xây dựng Hiệp định TPP
không chỉ dừng lại ở việc tạo ra một môi trường thương mại mang tính
cạnh tranh cao hơn, mà như học giả Wang Yong nhận xét "để đảm bảo tiếng
nói của Hoa Kỳ trong mọi hoạt động thương mại của khu vực này trong
tương lai".
Hiệp định TPP cũng đồng nghĩa với việc Trung Quốc bị đẩy vào thế bất lợi
trong cuộc đua xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường như Nhật Bản, Úc,
hay Hoa Kỳ. So với nhiều nước đang tham gia đàm phán Hiệp định TPP,
hàng hóa của Trung Quốc không quá vượt trội về chất lượng. Vậy nếu hiệp
định TPP được thông qua mà không có sự tham gia của Trung Quốc, các thị
trường tiềm năng như Hoa Kỳ hay Nhật Bản sẽ có xu hướng lựa chọn nhập
khẩu hàng hóa của các quốc gia cùng tham gia cam kết thương mại. Các sản
phẩm của Trung Quốc, vốn đã không có nhiều thiện cảm trên thị trường
khó tính như Hoa Kỳ, sẽ phải chịu thêm sự cạnh tranh từ hàng hóa các
quốc gia khác trong khu vực.
Tuy nhiên, theo giới học giả Trung Quốc, mối lo ngại về kinh tế vẫn là
không quá lớn. Cần lưu ý rằng Hiệp định TPP cũng bao gồm nhiều quốc gia
có nền kinh tế đạt trình độ phát triển cao hơn Trung Quốc và cũng hướng
đến những phân khúc thị trường khác với Trung Quốc. Cho đến lúc này, chỉ
có 2 quốc gia là Việt Nam và Malaysia nhiều khả năng cùng chia sẻ thị
phần xuất khẩu tương đương Trung Quốc. Thế nhưng năng lực xuất khẩu của
các quốc gia này không thể sánh bằng số lượng hàng hóa khổng lồ của
"công xưởng" Trung Quốc. Như vậy, tính đến lúc này, những thiệt hại
tương lai đối với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc là không quá nhiều.
Thế nhưng, nếu như Hiệp định TPP tiếp tục thu hút nhiều quốc gia khác
trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cùng tham gia, áp lực cạnh tranh
đè nặng lên nền kinh tế xuất khẩu của Trung Quốc là không thể tránh
được.
Lê Thành-Nhật Anh (IRYS)
(Tuần Việt Nam)
Nguyễn Hưng Quốc - Sân khấu chính trị Úc
10.07.2013
Tôi theo dõi tình hình chính trị trên thế giới ở một phạm vi khá rộng,
nhưng thường tập trung vào bốn điểm chính: Mỹ, Trung Quốc, Việt Nam và
Úc. Với Mỹ, tôi theo dõi khá cẩn thận, đặc biệt về phương diện chính
sách, vì, không ai có thể chối cãi được, với tư cách siêu cường quốc số
một thế giới, bất cứ chính sách nào của Mỹ cũng đều ít nhiều ảnh hưởng
đến các nước khác. Với Trung Quốc, tôi vừa theo dõi vừa lo lắng: sự nổi
dậy của họ cũng như các chính sách về quân sự và lãnh thổ của họ có
ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài đến cả khu vực, đặc biệt, Việt Nam. Với
Việt Nam, tôi vừa theo dõi vừa bực bội trước cả chính sách lẫn thái độ
của giới lãnh đạo: họ vừa độc tài vừa dốt nát, vừa giả dối vừa bẩn
thỉu, và, nói theo dân gian, “vừa hèn với giặc vừa ác với dân”. Với Úc,
tôi theo dõi vì lý do đơn giản: tôi sống, làm việc, đóng thuế và có
bổn phận bầu cử ở Úc.
Hơn nữa, theo dõi sinh hoạt chính trị của Úc cũng là một cách giải trí.
Nói chung, theo tôi, sinh hoạt chính trị ở các nước theo Nghị viện chế (parliamentary system) bao giờ cũng sôi nổi và hào hứng hơn ở các nước theo Tổng thống chế (presidential system).
Ở các nước theo Tổng thống chế, ví dụ Mỹ hay Pháp, Tổng thống là người đứng đầu hành pháp, lâu lâu mới xuất hiện trước Quốc Hội, và xuất hiện như một vị khách; nếu xuất hiện trước báo chí hay dân chúng, thì cũng xuất hiện như một vị lãnh đạo, chủ yếu để ban huấn từ; đối thoại, nếu có, cũng chỉ họa hoằn. Bởi vậy, với dân chúng, Tổng thống bao giờ cũng có một khoảng cách nhất định. Và vì khoảng cách ấy, cách xưng hô đối với các tổng thống bao giờ cũng phải cung kính và long trọng, lúc nào cũng “thưa tổng thống”.
Ở các nước theo Nghị viện chế, như Úc, Anh, Nhật, Tân Tây Lan hay Thái Lan thì khác, người lãnh đạo tối cao thực sự là Thủ tướng; và Thủ tướng cũng đồng thời là lãnh tụ của khối đa số trong Quốc Hội, lúc nào cũng bị ngồi đối diện với thủ lãnh phe Đối lập. Và phải cãi nhau ỏm tỏi với phe Đối lập.
Ở Úc, mỗi năm Quốc Hội thường họp khoảng gần 70 ngày. Trong những ngày họp ấy, có những giờ được gọi là thời gian chất vấn (question time), kéo dài khoảng một tiếng rưỡi, ở đó, phe đối lập có thể đặt bất cứ câu hỏi nào cho thủ tướng và các bộ trưởng. Giới hạn thời gian cho mỗi câu hỏi là 45 giây và cho câu trả lời là bốn phút. Các câu hỏi được đặt ra với mục đích bắt bí đối phương nên bao giờ cũng bất ngờ, hiểm hóc, và dĩ nhiên, đầy ác ý. Nhưng những người bị hỏi bắt buộc phải trả lời. Vừa có một chiếc thuyền tị nạn đâu đó mới đến Úc ư? Câu hỏi: “Thủ tướng làm cách nào để ngăn chận nạn di dân bất hợp pháp?” Chiếc thuyền ấy bị đắm làm chết nhiều người trên lãnh hải Úc ư? Câu hỏi: “Thủ tướng làm cách nào để ngăn chận để những thảm cảnh như thế không xảy ra nữa?” Một chiếc xe tải bất cẩn phóng nhanh đâm vào chiếc xe lửa đang chạy khiến mấy người chết ư? Câu hỏi: “Tại sao thủ tướng lại để những tai nạn như vậy xảy ra? Tại sao không xây dựng đường xá cho an toàn hơn? Làm cách nào để giảm thiểu các tai nạn giao thông?” Vân vân.
Với những câu hỏi, nhiều khi dựa trên những sự kiện nóng hổi như thế, thủ tướng hoặc các bộ trưởng không được quyền trả lời là không biết. Nhiệm vụ của họ là phải biết. Họ được trả lương và được cung cấp rất nhiều điều kiện làm việc là để biết mọi sự kiện liên hệ đến trách nhiệm của họ. Và tìm cách giải quyết. Mà những cái gọi là liên hệ đến trách nhiệm ấy thì nhiều vô cùng. Một công ty nào đó bị đóng cửa khiến mấy trăm người mất việc: Thủ tướng phải biết. Một bệnh viện để bệnh nhân chết oan ức vì quá tải: Thủ tướng phải biết. Bởi vậy, thường, giới lãnh đạo Úc, đặc biệt là thủ tướng, thường phải thức dậy rất sớm, từ 5-6 giờ sáng, và công việc đầu tiên trong ngày là phải đọc toàn bộ các tờ báo lớn trong nước, rồi được cố vấn truyền thông tóm tắt tất cả mọi chuyện lớn nhỏ trong ngày và đêm hôm trước.
Theo dõi các giờ chất vấn như thế, người ta không thể không phục các chính trị gia. Họ biết nhiều và nhớ nhiều vô cùng. Biết và nhớ đến từng chi tiết, từng con số. Hơn nữa, phần lớn họ đều ăn nói rất trôi chảy, phản ứng mau lẹ, đối đáp sắc sảo. Họ có khả năng trả lời mọi câu hỏi một cách hùng hồn nhưng phần lớn lại không rõ ràng đủ để người ta có thể biết họ đang thực sự nghĩ gì và sẽ làm gì. Ngôn ngữ chính trị, nói chung, có những đặc điểm riêng và cần những kỹ năng riêng. Được trau dồi thường xuyên trong các giờ chất vấn, các lãnh tụ đều rất điêu luyện, nhiều người được khen là bậc thầy.
Nhưng vui nhất khi theo dõi các giờ chất vấn như vậy là thái độ của các dân biểu thuộc hai phía: chính phủ và đối lập. Cả hai giống như một bầy con nít, lúc nào cũng hò hét, cũng ồn ào. Khi “phe ta” lên tiếng ư? Họ ồ lên ra vẻ tán thành và ngưỡng mộ. Khi “phe địch” lên tiếng ư? Họ cũng ồ lên nhưng một cách chế nhạo và phản đối. Một trong những chữ mà chủ tọa Quốc Hội (speaker) thường ra lệnh nhất trong các giờ chất vấn là “Trật tự!” Lệnh thì lệnh, các dân biểu, nhất là các dân biểu ngồi ghế sau, vẫn cứ nhao nhao lên ồ ồ à à.
Cung cách sinh hoạt như thế tạo nên ấn tượng bình đẳng trong sinh hoạt chính trị tại Úc. Bình đẳng giữa chính phủ và đối lập (ở Úc, phe đối lập, thật ra, cũng là một thứ chính phủ - shadow government, ở đó, cũng có lãnh tụ và các bộ trưởng tương ứng với guồng máy chính phủ). Và bình đẳng giữa các quan chức cao cấp và dân chúng.
Nếu chính trị ở mọi nơi đều là một sân khấu thì sân khấu chính trị Úc ít khi có bi kịch, cũng hiếm khi có anh hùng ca. Phần lớn chỉ có kịch hoặc kịch hài.
Còn các diễn viên thì phần lớn đều dễ thương.
Dễ thương nhất là sự bình dân. Trước hết, trong cách xưng hô. Phần lớn các thủ tướng Úc đều đề nghị người khác, từ các ký giả đến dân chúng, cứ gọi họ bằng tên (thay vì bằng họ theo kiểu long trọng thường thấy). Sau đó, trong cách thức sinh hoạt. Họ đi đâu cũng đi một cách lặng lẽ, không có cảnh xe cảnh sát hụ còi inh ỏi dọn đường. Nếu đi máy bay thương mại, họ cũng ngồi một ghế như mọi hành khách khác, không có chuyện xua đuổi người khác - như trường hợp Bộ trưởng ngoại giao Bỉ trong chuyến thăm Việt Nam ngày 13/6/2008 - để nhường chỗ cho quan chức như ở Việt Nam.
Thủ tướng John Howard trước đây có thói quen sáng sáng đi bộ tập thể dục ngoài đường, sang đến Hà Nội, ông cũng đi bộ như vậy dọc hồ Hoàn Kiếm, lúc nào cũng chỉ có hai nhân viên an ninh mặc thường phục âm thầm đi phía sau, như ba người bình thường khác, chìm lẫn hẳn vào đám đông. Còn Peter Costello, lúc đang làm Phó lãnh tụ đảng Tự Do kiêm Bộ trưởng Bộ Ngân khố, về quyền lực, chỉ đứng sau Thủ tướng John Howard, mỗi cuối tuần, vẫn cứ tự cắt cỏ trong vườn và cỏ ngoài đường trước mặt nhà ông, như mọi người đàn ông tháo vát khác.
Tôi ở khá gần nhà bà Julia Gillard. Ngay cả lúc bà đang làm Thủ tướng, đi bộ dọc bờ biển, bà cũng đi một cách lặng lẽ. Ai chào thì bà chào lại, còn không thì thôi. Vào tiệm cà phê, bà cũng sắp hàng như mọi người; mua xong, cũng móc ví trả tiền như mọi người. Hầu như ai cũng biết bà, nếu chào, cũng chào một cách nhẹ nhàng; nếu không, thì cứ thản nhiên chuyện trò tiếp với bạn bè, làm như bà không hề có mặt ở đó. Bà đến rồi đi, không hề gây chút xáo trộn nào trong tiệm. Hai người cận vệ ý tứ đứng ngoài cửa chờ. Mà họ cũng mặc thường phục. Nên cũng ít người biết.
Có người lặng lẽ đến độ chết cũng không ai biết. Đó là trường hợp của Harold Holt (1908-1967), lên làm thủ tướng từ tháng 1 năm 1966. Sáng chủ nhật 17/12/1967, ông cùng hai người bạn đi tắm ở bãi biển Point Nepean, gần Portsea, tiểu bang Victoria. Có hai cận vệ đi theo. Hôm ấy sóng khá lớn. Nhưng Holt rất tự tin: ông nổi tiếng bơi giỏi. Nhưng nhảy xuống biển, bơi được một lúc, ông biến mất. Hai người bạn và hai cận vệ không biết làm gì khác hơn là đứng… la làng ơi ới. Những người tắm biển chung quanh đổ xô tìm kiếm. Hai ngày sau, chính phủ công bố là Thủ tướng đã chết. Nhưng không tìm thấy xác. Sau đó là vô số tin đồn rộ lên: Holt cố tình tự tử; Holt giàn cảnh chết để đi sống lén lút với bồ đâu đó; Holt là gián điệp của Trung Cộng, được tàu ngầm của Trung Cộng đón và chở về lục địa, v.v..
Sau đó, chính phủ Úc không bao giờ cho tiến hành bất cứ một cuộc điều tra nào. Lý do: Họ sợ tốn tiền thuế của dân chúng một cách vô ích!
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Hơn nữa, theo dõi sinh hoạt chính trị của Úc cũng là một cách giải trí.
Nói chung, theo tôi, sinh hoạt chính trị ở các nước theo Nghị viện chế (parliamentary system) bao giờ cũng sôi nổi và hào hứng hơn ở các nước theo Tổng thống chế (presidential system).
Ở các nước theo Tổng thống chế, ví dụ Mỹ hay Pháp, Tổng thống là người đứng đầu hành pháp, lâu lâu mới xuất hiện trước Quốc Hội, và xuất hiện như một vị khách; nếu xuất hiện trước báo chí hay dân chúng, thì cũng xuất hiện như một vị lãnh đạo, chủ yếu để ban huấn từ; đối thoại, nếu có, cũng chỉ họa hoằn. Bởi vậy, với dân chúng, Tổng thống bao giờ cũng có một khoảng cách nhất định. Và vì khoảng cách ấy, cách xưng hô đối với các tổng thống bao giờ cũng phải cung kính và long trọng, lúc nào cũng “thưa tổng thống”.
Ở các nước theo Nghị viện chế, như Úc, Anh, Nhật, Tân Tây Lan hay Thái Lan thì khác, người lãnh đạo tối cao thực sự là Thủ tướng; và Thủ tướng cũng đồng thời là lãnh tụ của khối đa số trong Quốc Hội, lúc nào cũng bị ngồi đối diện với thủ lãnh phe Đối lập. Và phải cãi nhau ỏm tỏi với phe Đối lập.
Ở Úc, mỗi năm Quốc Hội thường họp khoảng gần 70 ngày. Trong những ngày họp ấy, có những giờ được gọi là thời gian chất vấn (question time), kéo dài khoảng một tiếng rưỡi, ở đó, phe đối lập có thể đặt bất cứ câu hỏi nào cho thủ tướng và các bộ trưởng. Giới hạn thời gian cho mỗi câu hỏi là 45 giây và cho câu trả lời là bốn phút. Các câu hỏi được đặt ra với mục đích bắt bí đối phương nên bao giờ cũng bất ngờ, hiểm hóc, và dĩ nhiên, đầy ác ý. Nhưng những người bị hỏi bắt buộc phải trả lời. Vừa có một chiếc thuyền tị nạn đâu đó mới đến Úc ư? Câu hỏi: “Thủ tướng làm cách nào để ngăn chận nạn di dân bất hợp pháp?” Chiếc thuyền ấy bị đắm làm chết nhiều người trên lãnh hải Úc ư? Câu hỏi: “Thủ tướng làm cách nào để ngăn chận để những thảm cảnh như thế không xảy ra nữa?” Một chiếc xe tải bất cẩn phóng nhanh đâm vào chiếc xe lửa đang chạy khiến mấy người chết ư? Câu hỏi: “Tại sao thủ tướng lại để những tai nạn như vậy xảy ra? Tại sao không xây dựng đường xá cho an toàn hơn? Làm cách nào để giảm thiểu các tai nạn giao thông?” Vân vân.
Với những câu hỏi, nhiều khi dựa trên những sự kiện nóng hổi như thế, thủ tướng hoặc các bộ trưởng không được quyền trả lời là không biết. Nhiệm vụ của họ là phải biết. Họ được trả lương và được cung cấp rất nhiều điều kiện làm việc là để biết mọi sự kiện liên hệ đến trách nhiệm của họ. Và tìm cách giải quyết. Mà những cái gọi là liên hệ đến trách nhiệm ấy thì nhiều vô cùng. Một công ty nào đó bị đóng cửa khiến mấy trăm người mất việc: Thủ tướng phải biết. Một bệnh viện để bệnh nhân chết oan ức vì quá tải: Thủ tướng phải biết. Bởi vậy, thường, giới lãnh đạo Úc, đặc biệt là thủ tướng, thường phải thức dậy rất sớm, từ 5-6 giờ sáng, và công việc đầu tiên trong ngày là phải đọc toàn bộ các tờ báo lớn trong nước, rồi được cố vấn truyền thông tóm tắt tất cả mọi chuyện lớn nhỏ trong ngày và đêm hôm trước.
Theo dõi các giờ chất vấn như thế, người ta không thể không phục các chính trị gia. Họ biết nhiều và nhớ nhiều vô cùng. Biết và nhớ đến từng chi tiết, từng con số. Hơn nữa, phần lớn họ đều ăn nói rất trôi chảy, phản ứng mau lẹ, đối đáp sắc sảo. Họ có khả năng trả lời mọi câu hỏi một cách hùng hồn nhưng phần lớn lại không rõ ràng đủ để người ta có thể biết họ đang thực sự nghĩ gì và sẽ làm gì. Ngôn ngữ chính trị, nói chung, có những đặc điểm riêng và cần những kỹ năng riêng. Được trau dồi thường xuyên trong các giờ chất vấn, các lãnh tụ đều rất điêu luyện, nhiều người được khen là bậc thầy.
Nhưng vui nhất khi theo dõi các giờ chất vấn như vậy là thái độ của các dân biểu thuộc hai phía: chính phủ và đối lập. Cả hai giống như một bầy con nít, lúc nào cũng hò hét, cũng ồn ào. Khi “phe ta” lên tiếng ư? Họ ồ lên ra vẻ tán thành và ngưỡng mộ. Khi “phe địch” lên tiếng ư? Họ cũng ồ lên nhưng một cách chế nhạo và phản đối. Một trong những chữ mà chủ tọa Quốc Hội (speaker) thường ra lệnh nhất trong các giờ chất vấn là “Trật tự!” Lệnh thì lệnh, các dân biểu, nhất là các dân biểu ngồi ghế sau, vẫn cứ nhao nhao lên ồ ồ à à.
Cung cách sinh hoạt như thế tạo nên ấn tượng bình đẳng trong sinh hoạt chính trị tại Úc. Bình đẳng giữa chính phủ và đối lập (ở Úc, phe đối lập, thật ra, cũng là một thứ chính phủ - shadow government, ở đó, cũng có lãnh tụ và các bộ trưởng tương ứng với guồng máy chính phủ). Và bình đẳng giữa các quan chức cao cấp và dân chúng.
Nếu chính trị ở mọi nơi đều là một sân khấu thì sân khấu chính trị Úc ít khi có bi kịch, cũng hiếm khi có anh hùng ca. Phần lớn chỉ có kịch hoặc kịch hài.
Còn các diễn viên thì phần lớn đều dễ thương.
Dễ thương nhất là sự bình dân. Trước hết, trong cách xưng hô. Phần lớn các thủ tướng Úc đều đề nghị người khác, từ các ký giả đến dân chúng, cứ gọi họ bằng tên (thay vì bằng họ theo kiểu long trọng thường thấy). Sau đó, trong cách thức sinh hoạt. Họ đi đâu cũng đi một cách lặng lẽ, không có cảnh xe cảnh sát hụ còi inh ỏi dọn đường. Nếu đi máy bay thương mại, họ cũng ngồi một ghế như mọi hành khách khác, không có chuyện xua đuổi người khác - như trường hợp Bộ trưởng ngoại giao Bỉ trong chuyến thăm Việt Nam ngày 13/6/2008 - để nhường chỗ cho quan chức như ở Việt Nam.
Thủ tướng John Howard trước đây có thói quen sáng sáng đi bộ tập thể dục ngoài đường, sang đến Hà Nội, ông cũng đi bộ như vậy dọc hồ Hoàn Kiếm, lúc nào cũng chỉ có hai nhân viên an ninh mặc thường phục âm thầm đi phía sau, như ba người bình thường khác, chìm lẫn hẳn vào đám đông. Còn Peter Costello, lúc đang làm Phó lãnh tụ đảng Tự Do kiêm Bộ trưởng Bộ Ngân khố, về quyền lực, chỉ đứng sau Thủ tướng John Howard, mỗi cuối tuần, vẫn cứ tự cắt cỏ trong vườn và cỏ ngoài đường trước mặt nhà ông, như mọi người đàn ông tháo vát khác.
Tôi ở khá gần nhà bà Julia Gillard. Ngay cả lúc bà đang làm Thủ tướng, đi bộ dọc bờ biển, bà cũng đi một cách lặng lẽ. Ai chào thì bà chào lại, còn không thì thôi. Vào tiệm cà phê, bà cũng sắp hàng như mọi người; mua xong, cũng móc ví trả tiền như mọi người. Hầu như ai cũng biết bà, nếu chào, cũng chào một cách nhẹ nhàng; nếu không, thì cứ thản nhiên chuyện trò tiếp với bạn bè, làm như bà không hề có mặt ở đó. Bà đến rồi đi, không hề gây chút xáo trộn nào trong tiệm. Hai người cận vệ ý tứ đứng ngoài cửa chờ. Mà họ cũng mặc thường phục. Nên cũng ít người biết.
Có người lặng lẽ đến độ chết cũng không ai biết. Đó là trường hợp của Harold Holt (1908-1967), lên làm thủ tướng từ tháng 1 năm 1966. Sáng chủ nhật 17/12/1967, ông cùng hai người bạn đi tắm ở bãi biển Point Nepean, gần Portsea, tiểu bang Victoria. Có hai cận vệ đi theo. Hôm ấy sóng khá lớn. Nhưng Holt rất tự tin: ông nổi tiếng bơi giỏi. Nhưng nhảy xuống biển, bơi được một lúc, ông biến mất. Hai người bạn và hai cận vệ không biết làm gì khác hơn là đứng… la làng ơi ới. Những người tắm biển chung quanh đổ xô tìm kiếm. Hai ngày sau, chính phủ công bố là Thủ tướng đã chết. Nhưng không tìm thấy xác. Sau đó là vô số tin đồn rộ lên: Holt cố tình tự tử; Holt giàn cảnh chết để đi sống lén lút với bồ đâu đó; Holt là gián điệp của Trung Cộng, được tàu ngầm của Trung Cộng đón và chở về lục địa, v.v..
Sau đó, chính phủ Úc không bao giờ cho tiến hành bất cứ một cuộc điều tra nào. Lý do: Họ sợ tốn tiền thuế của dân chúng một cách vô ích!
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Chất nhân bản trong trang phục và tâm linh dân tộc Tày
Trang phục dân tộc thiểu số ở Việt Nam thường nhiều màu rực rỡ vui vẻ.
Với ý nghĩ đó tôi hào hứng đi Bắc Kan với nhà văn dân tộc Dương Thuần
mang theo hy vọng được ngắm nhìn các nhà sàn đẹp và những chiếc váy xòe
màu sắc trên bản. Đường dài, vòng vòng qua núi, gần nửa ngày đường tôi
chẳng thấy nhà sàn, chỉ thấy toàn nhà bê tông, nhà lớp ngói, lợp tôn lổn
nhổn hai bên đường quốc lộ với lèo tèo mấy cái quán án sơn lem nhem, có
khi lợp bằng tôn trong bày bán mấy thứ linh tinh trước cửa. Đến nơi
chúng tôi được đón tiếp ở khu nhà tầng như khu tập thể dưới Hà Nội thời
bao cấp. Chúng tôi đến một nơi như doanh trại cũ của Pháp trước kia. Thị
trấn chẳng còn bóng nhà sàn, cũng chẳng thấy bóng áo chàm. Các cháu
người dân tộc và mọi người đều mặc quần áo như người Kinh. Kinh hóa và
xi măng đến tận đỉnh núi. Ngày hôm sau đúng phiên chợ, tôi mới thấy một
phụ nữ đứng tuổi mặc bộ váy người Dao, đeo vòng rất ấn tượng, và lác đác
vài người mặc trang phục dân tộc Tày. Chiều đi vào bản Hon, thăm nhà
một trưởng bản, tôi mới tận mắt thấy cái nhà sàn giữa núi rừng. Phụ nữ
Tày đứng tuổi ở đây còn giữ nếp sống cổ xưa không ra tiếp khách. Cụ
trưởng bản Hon đón chúng tôi. Trời đã chập choạng tối, thấp thoáng một
người đàn bà mặc áo chàm đi lên xuống địu giỏ ngô khô mang cất lên góc
nhà sàn để chuẩn bị làm rượu. Bây giờ tôi mới hiểu, trang phục Tày hết
sức đơn giản, chỉ có đơn thuần một màu chàm. Trang phục giống nhau cho
cả ngày lễ, ngày tang, ngày cưới, lao động, chợ xuân...
Để thay nước hoa, làm thơm trang phục, phụ nữ Tày ướp loại lá hoắc hương
rất thơm, cũng thường dùng làm thuốc để trong rương đựng trang phục.
Bình thường thì họ dệt vải đơn giản hoặc mua vải nơi khác đem về nhuộm
chàm. Một số trang phục trang trọng hơn, họ dệt vải có những hoa văn
thiên nhiên quen thuộc như hoa, lá ẩn trên vải. Khi nhuộm nét đó đậm mầu
vằn lên trông rất đẹp. Họa tiết được kỷ họa là những hình để thích hợp
với việc dệt trên khung dệt. Bố cục giản đơn họa tiết theo phương pháp ô
quả trám có các đường viền xung quanh tạo thành các đường diềm gãy
khác. Trong các ô quả trám là họa tiết cách điệu hóa hình họa, hình ngọn
rau bầu, bí là loại cây có liên quan nhiều đến nền văn hóa cổ, tín
ngưỡng cổ của nhiều cư dân nông nghiệp ở phía Bắc nước ta, trong đó có
người Tày. Trang phục của họ giản dị, nhưng đồ chăn màn, khăn che bàn
thờ tổ tiên lại có màu sắc, có thêm diềm ở phía trên tương ứng với cõi
dương - Trời, có hình các vị thần linh, bảo hộ cho sự sống bình an của
con người và thêm đường diềm ở phía dưới tương ứng với cõi âm - đất với
hình con ngựa, con chim là những hình tượng biểu trưng cho cuộc sống,
cỏ cây, muông thú trên mặt đất như quan niệm về vũ trụ của dân gian.
Người Tày sống giản dị nhưng trân trọng người đã khuất. Họ tin thế giới
linh hồn bên kia luôn phù trợ họ. Họ trân trọng làm lễ tiễn đưa hồn
người đã khuất về thế giới bên kia. Mong muốn hạnh phúc nơi vĩnh hằng,
có âm dương hòa hợp, nên phụ nữ Tày không chồng không con tức là chưa có
hạnh phúc trong cuộc đời dương thế, về bên kia sẽ cũng cô đơn. Theo
quan niệm người Tày, những phụ nữ này vẫn phải hóa kiếp trở về cõi nhân
gian. Khi nào đầy đủ cuộc sống lứa đôi mới được lên trên thế giới vĩnh
hằng đó. Đó là một quan niệm nhân bản, để con người không sống ích kỷ,
le lỏi và chỉ nghĩ đến bản thân, nam nữ phải hòa đồng, chia sẽ trong
cuộc sống thực tại và có trách nhiệm bảo tồn nòi giống. Kẻ cô đơn bị coi
như là còn ích kỷ, không nghĩ đến sự phát triển nòi giống. Thế giới bên
kia hạnh phúc, lứa đôi, không có người cô đơn, bất hạnh, không có ích
kỷ. Nên ai muốn về được thế giới bên kia hạnh phúc, thì ngay từ khi còn
sống phải cố gắng cho mình có hạnh phúc lứa đôi và có trách nhiệm bảo
tồn nòi giống. Một quan niệm hết sức nhân bản. Một cách giúp con người
phải đi tìm và xây dựng hạnh phúc để âm dương hòa hợp ngay từ dương
gian.
Theo phong tục Tày hầu như các màu sắc chỉ được dùng trong hoa văn mặt
chăn hay các tấm thổ cẩm chứ không được dùng trên trang phục. Người Tày
mặc giống nhau như mặc đồng phục mang một ý nghĩa nhân bản. Các dân tộc
khác cũng có trang phục riêng để nhận nhau. Thời trước không có căn
cước, giấy tờ, con người hòa đồng cùng thiên nhiên, đi giữa rừng có thể
lạc hoặc xảy ra tai nạn. Nếu ai đó tình cờ trông thấy chỉ cần qua sắc
phục là họ biết dân tộc nào, thì họ giúp đưa về bản đó, hoặc gọi ra đón
về. Đó là hình thức nhận ra nhau và phân biệt với dân tộc xung quanh. Dù
đi đâu, người cùng dân tộc cũng nhận ra đồng hương qua trang phục.
Trang phục Tày giản dị nhất so với các trang phục dân tộc khác, không
màu mè, để không phân biệt nghèo giàu. Khi đến ngày lễ hội vui của bản,
người nghèo không mặc cảm vì quần áo, hay phải lủi trốn không dám đến.
Họ sẽ không bị coi thường vì trang phục. Khi đi ra đồng, hay tiếp khách
đều tiện, không cầu kỳ phải thay trang phục, không phải bận tâm vì không
có quần áo sang mới dám đón khách. Khách chủ như nhau. Quần áo không
đánh giá con người. Tình người mới quan trọng. Thường ngày lễ họ chỉ cần
chọn bộ mới nhất đem ra mặc. Không ai bị chê cười vì không mặc đúng
kiểu, đúng thời trang. Không ai phải lựa chọn bạn đời qua mác hiệu quần
áo. Sự đơn điệu trong trang phục còn thể hiện nếp sống kỷ luật của dân
tộc Tày. Tất cả như nhau, khi giúp đỡ nhau, có thể mượn trang phục của
nhau mà không ai biết nghèo phải mượn … Người Tày vì lý do gì phải đi xa
bản lập nghiệp khi trở về quê hương không ngại bị đánh giá sự thành
công nếu vẫn mặc quần áo sắc tộc đến chào bà con.
Có người cho rằng mặc thế trông nghèo nàn. Mỗi sắc tộc quan niệm sống
khác biệt. Chính sự đơn giản có thể là nguyên nhân dân tộc Tày phát
triển và giữ vững được cộng đồng của mình. Dân tộc Tày chiếm 20% tổng số
dân tộc thiểu số (gồm 53 dân tộc trên 500 người, không tính người Kinh,
vậy người Tày có khoảng 1,6 triệu người, sống rải từng khu ở vùng núi
Miền Bắc : Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc
Cạn, Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Giang. Dân tộc Tày chiến 1,89% dân số người
Việt nam, đứng thứ 2 sau người Kinh. Dân tộc Tày phát triển mạnh dù địa
lý hiểm trở, núi cao. Dân tộc Thái cũng dân tộc Tày có nguồn gốc chung
ngôn ngữ cổ, văn hóa có những nét tương đồng, nhưng trang phục Thái rất
đa sắc. Có thể người Tày gốc chung một nguồn, nhưng do ban đầu nghèo
hơn, với lòng tự trọng cao, tự lập nên đã tách ra và tạo nên dân tộc
mang sắc thái riêng. Có thể tổ tiên ban đầu đi lập nghiệp nghèo, đã hiểu
được cái tầm quan trọng của trang phục đối với sự đoàn kết anh em họ
hàng, nên các trưởng tộc trong bản đã quyết định đơn giản hóa trang
phục, trong mọi sinh hoạt. Hơn nữa kỹ thuật nhuộm màu ban đầu không thể
nhiều màu như ngày nay. Màu chàm là màu thông dụng. Việc đơn giản hóa
trang phục giúp người phụ nữ nhiều thời gian chăm lo giáo dục con cái và
đồng áng hơn là suốt ngày phải lo trang phục đẹp để khoe với mọi người.
Trang phục đồng bộ đơn giản giúp con người xích lại dễ dàng hơn, đồng
cảm và tính đồng hương cao. Thời trước, ngay vua chúa Việt Nam cũng
nghèo, trang phục đơn giản. Sự giản đơn của trang phục dân tộc Tày đã
tạo nên sự liên kết giữa con người, mang ý nghĩa nhân bản trong sự tương
trợ giúp đỡ nhau khi xã hội kinh tế chưa phát triển, còn du canh du cư
trên miền núi phía Bắc lạnh lẽo và đầy thú dữ.
Rất tiếc ngày nay các bản người Tày đã bị Kinh hóa nhiều, các cô gái Tày
mặc quần bò, váy đầm ngắn. Tất nhiên trong sự hội nhập với cả nước, và
để phù hợp với công nghiệp hiện đại, họ không biết rằng họ sẽ đang rơi
vào xu hướng mất bản sắc dân tộc. Khách du lịch đên Bắc Cạn hay đi Tuyên
Quang, Hà Giang … ngắm hồ ba bể hay miền núi hoang sơ không phải để
ngắm những nam nữ dân tộc mặc quần bò, áo thun, và nghe hát rap, và xem
những ngôi nhà xi măng, nhà lầu, xe hơi… họ thèm khát sự thay đổi không
khí trong lành chưa bị ô nhiễm vì công nghiệp, với những con ngựa thồ
trên núi, với những tiếng khèn gọi bạn, với những trang phục dân tộc và
những nhà sàn lạ mắt… Đó là một nguồn thu nhập du lịch đáng kể, nếu như
biết tổ chức và khai thác. Không phải chỉ riêng ở Pháp ngay giữa thành
phố bên bờ biển đầy khách du lịch người ta thích đến uống cà phê dưới
mái gianh… Trong khi đó chúng ta đang có sẵn lại phá đi để xây mấy cái
nhà lợp tôn nóng bức.
Bar “chaumière” (QuánGianh) ngay bên bờ biển sát vách núi ở vùng Saint
Lunaire, một vùng biển phía Tây Bắc nước Pháp, nơi có rất nhiều người đã
từng có mặt ở Đông Dương. Trong khi nỗi nhớ Đông Dương cho họ một ý
tưởng lợp nhà bằng gianh, và đặt tên Quán “Gianh”, chúng ta lại phá đi
để xây quán nhà tôn làm hỏng cả quần thể của núi rừng phía Bắc. Tại sao
chúng ta không nghiên cứu sử dụng kỹ thuật hiện đại kết hợp dùng nóc nhà
gianh, xây kiểu nhà sàn, vẫn bền và giữ bản sắc dân tộc và thu hút được
khách du lịch?
Nếu qua Paris chúng ta có thể gặp nhiều người phụ nữ Ấn độ vẫn khoác cái
khăn, áo xà rông của họ ngoài phố, phụ nữ châu Phi mặc áo màu rực rỡ
giữa thành phố văn minh đầy kiêu hãnh, ở Việt Nam chúng ta ít khi gặp
người thiểu số mặc trang phục dân tộc đi ngoài thành phố lớn. Phải chăng
họ bị mặc cảm vì sự xa lạ giữa quần thể người Kinh đông đúc? Người Việt
vốn hay tò mò nhìn họ, xem là dân trên núi xuống. Họ chỉ thay trang
phục khi có yêu cầu buổi dạ hội, và có xe đến đón đi biểu diễn, hoặc đến
nơi mới thay, họ không mặc trang phục ra đường. Ngày nay nhiều người
mặc áo chũi, vải thô mát, kiểu dân tộc ở thành phố đã tạo ra một cái
nhìn quen thuộc. Nhưng những tấm áo dài phụ nữ dân tộc hầu như không
thấy xuất hiện ngoài đường. Tất nhiên do điều kiện giao thông, trang
phục phụ nữ dân tộc không thể chen lấn ô tô buýt hay tàu xe, nhưng tại
sao họ lại bắt chước trang phục phụ nữ phương Tây mặc váy ngắn dài đi
làm bằng xe máy, xe đạp được, nhưng lại ngại mặc quần áo dân tộc của
chính họ? Sự quen mắt và lạ đẹp sẽ trở thành mốt. Phụ nữ Kinh giờ đây
sành điệu cũng sử dụng vòng bạc khuyên bạc kiểu dân tộc, khoác túi thổ
cẩm đa sắc, trông vừa hiện đại vừa dân tộc tính khi đi chơi. Chúng ta
biết mang trang phục thổ cẩm ra giới thiệu với người phương Tây, nhưng
lại ngại giới thiệu với dân cả nước cùng đồng bào mình. Phải chăng người
Kinh chỉ trọng Tây mà coi thường người dân tộc? Thế nhưng khi ra nước
ngoài thì người Kinh lại mang túi, khăn, áo, quần thổ cẩm làm quà cho
bạn Tây. Người dân tộc đang nắm trong tay cái bảo vật quý, quốc hồn quốc
túy mà họ không biết trân trọng.
Dân tộc Bách Việt vốn đa màu sắc, tại sao chúng ta không khuyến khích
mọi người mặc áo dân tộc ngoài phố để giúp phát triển kinh tế các vùng
dân tộc và giữ bản sắc phong phú các dân tộc mà lại đi nhập cảng tràn
lan những áo rẻ tiền bắt chước dân tộc thiểu số và nhuộm rổm bằng hóa
Trung Quốc sản xuất. Ngày hội vui, tại sao mọi người cứ phải thích hóa
trang kiểu Tây không hóa trang làm 54 dân tộc, vừa lôi kéo khách du lịch
vừa đậm đà bản sắc dân tộc. Cái gì ban đầu lạ, nhưng dùng nhiều thành
quen mắt và trở thành quốc túy. Phở, nem Việt Nam được thế giới biết đến
như thịt bò Kobe, Pizza, Mac đô, được biết đến ở Việt Nam hiện nay. Chữ
“nõn, nường” trở thành thông dụng trong ngôn ngữ người Kinh. Vậy để
phát huy và giữ bản sắc dân tộc, phải chính bản thân người dân tộc phải
nỗ lực và tự hào cái mình hiện có, đem nó từ cái không phổ biến của dân
tộc ít người trở thành cái phổ biến, như vòng bạc, áo khăn thổ cẩm và
các món ăn đặc sản của núi rừng. Trong khi trang phục của các dân tộc
thiểu số ở Việt Nam tuyệt diệu ít được khai thác, thì quần áo trang phục
Tây thì được bày bán nhan nhản và toàn sản xuất từ Trung Quốc. Tiếng
Việt phong phú, nhưng các chương trình giải trí trên vô tuyến lại dùng
tiếng Anh dân dã xen vào như“yes” rồi vỗ tay vào nhau đánh chát, chưa kể
người dẫn chương trình (gọi là M.C) còn phát âm chưa chuẩn ngoai ngữ,
đôi khi gây nực cười như “ Việt Nam ai đần (idol)…
Người Việt hầu như ai cũng giữ tục lệ thờ cúng tổ tiên. Hồn các cụ về
tưởng bị lạc đường, nhầm nhà vì ngôn ngữ loạn tiếng Anh nhiều. Người ta
thi nhau dịch trinh thám, chuyện rùng rợn ở phương Tây, trong khi các
dân tộc ít người có nhiều chuyện truyền khẩu ly kỳ hấp dẫn không kém.
Dương Thuấn nhà văn dân tộc Tày, đã chịu khó sưu tầm ghi chép lại thơ,
truyện truyền khẩu, cùng phong tục của dân tộc mình giới thiệu ra cho cả
nước và thế giới biết. Lê Anh Hoài “quái gở” người Kinh đi ngược xu
hướng thức thời của thiên hạ bằng đem thơ mình nhờ dịch ra tiếng thiểu
số. Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp hấp dẫn, nổi tiếng nhờ chất ly kỳ
rùng rợn của rừng tác giả tích lũy được sau nhiều năm chung sống với
đồng bào thiểu số. Trong đại đa số người cầm bút đương thời muốn sách
được dịch tiếng Anh tiếng Pháp để nổi tiếng, Lê Anh Hoài lặn lội nhờ
dịch thơ mình ra tiếng Kmer, Lô Lô, K’Ho, Nôm để góp phần nhỏ bé vào
việc gìn giữ bản sắc ngôn ngữ dân tộc và hòa nhập dân tộc. Tác giả chọn
những tựa đề đầy tính dân tộc chứ không phải như vài nhà văn nhà thơ gốc
dân tộc nhưng không nói được tiếng dân tộc và lấy tiếng Anh làm tựa đề
cho tác phẩm của mình… Tựa cuốn sách “Mành mành mành” gợi cảm giác những
mành trúc đung đưa leng keng trước gió đầy tính dân tộc thay vì tấm rèm
cửa (ri đô) mỏng bay phất phơ kiểu phương Tây. Đó là khát vọng của một
số người cầm bút tâm huyết với văn hóa ngôn ngữ dân tộc, yêu thiên nhiên
muôn màu và hòa hợp các dân tộc.
Sự tồn tại của bản sắc riêng của hồn dân tộc đánh dấu sự hiện diện của
nó. Hương hoa hồng khác hoa nhài, hoa cúc, hoa lan. Hoa bưởi, hoa chanh,
hoa thiên lý có cái đẹp cái thơm riêng nồng ngát. Thiên nhiên đẹp vì đa
màu sắc, đa hương. Hoa nào cũng thơm, cũng đẹp, cũng mang tính nhân bản
và hữu ích riêng nếu ta biết nâng niu, trân trọng nó. Sự lai căng cũng
tạo sắc thái riêng, nhưng sẽ giết dần bản sắc dân tộc. Tất cả mọi xu
hướng đều quý, nhưng bản sắc dân tộc cần giữ như bảy nốt nhạc cơ bản làm
nên bản nhạc giao hưởng hùng tráng hay thiết tha nhờ người soạn giả
xuất chúng và cũng chỉ mấy màu cơ bản hòa quyện thành những bức tranh
đẹp dưới tay người họa sỹ tài ba.
Phải xuất phát từ cái cơ bản, cái gốc mới tạo nên cái mới tuyệt đẹp hấp
dẫn. Có rễ sâu cây cổ thụ mới sống lâu và vươn cao kiêu hãnh giữa bầu
trời.
Paris 26/05/2013
Trần Thu Dung
(Thông luận)
Dương Đình Giao - Sự giản dị của chân lý!
Có những điều cực kỳ đơn giản (dĩ nhiên, sau hồi lâu suy nghĩ hoặc có
người chỉ cho mới thấy là đơn giản), nhưng không hiểu sao, bao nhiêu lâu
nay, mình không hiểu.
Hôm vừa rồi, mấy người bạn lên chơi ở Ao Cò. Ngồi nói chuyện giời chuyện đất. Một anh bảo:
- Xưa, thực dân phong kiến bảo quan lại là cha mẹ dân. Từ 1945, ông Hồ bảo cán bộ là đầy tớ của dân. Hai chế độ, hai quan niệm, từ đó sẽ có hai cách hành xử. Các ông thích cha mẹ hay đầy tớ?
Một người bảo:
- Dĩ nhiên là thích đầy tớ rồi! Nhưng đầy tớ phải đúng là đầy tớ kia! Chứ cái loại : “Đầy tớ đi Tô-y-ô-ta, Bố con ông chủ ra ga đợi tàu…” thì không được!
Cả đámi đều nhao nhao đồng tình.
- Các ông nhầm rồi! Nghe các quan là cha mẹ dân thì có vẻ “ớn” quá. Mình lại phải làm con à? Nhưng thực ra, tình thương của cha mẹ với con là vô bờ. không ai yêu thương mình bằng cha mẹ, không ai hy sinh cho con bằng cha mẹ. Tôi chẳng phải chứng minh, ai chẳng hiểu được điều ấy. Nên các cụ mới bảo “Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ”. Lo từ khi còn trứng nước, đến khi trưởng thành rồi vẫn lo, có vợ có con đề huề rồi, nhà cao cửa rộng rồi mà cha mẹ vẫn không khỏi lo…Nhưng cái anh đầy tớ ấy, nghe nói nó làm đầy tớ cho mình thì “khoái” lắm, cứ nghĩ nó phải cung phụng mình, cơm bưng nước rót cho mình, nhưng nó chỉ tìm mọi cách lừa mình thôi. Chủ nuôi nó, hàng tháng trả lương cho nó, nhưng nó chỉ rình chủ sơ xuất để bớt xén, ăn cắp ăn nẩy, để làm láo làm ẩu, miễn là có lợi cho nó… Nhà nào nuôi ô-sin mà chẳng biết.
Nghe thế, chúng tôi đều gật gù.
- Vậy các ông thích cha mẹ hay đầy tớ?
Dương Đình Giao
(FB. Duong Dinh Giao)
Hôm vừa rồi, mấy người bạn lên chơi ở Ao Cò. Ngồi nói chuyện giời chuyện đất. Một anh bảo:
- Xưa, thực dân phong kiến bảo quan lại là cha mẹ dân. Từ 1945, ông Hồ bảo cán bộ là đầy tớ của dân. Hai chế độ, hai quan niệm, từ đó sẽ có hai cách hành xử. Các ông thích cha mẹ hay đầy tớ?
Một người bảo:
- Dĩ nhiên là thích đầy tớ rồi! Nhưng đầy tớ phải đúng là đầy tớ kia! Chứ cái loại : “Đầy tớ đi Tô-y-ô-ta, Bố con ông chủ ra ga đợi tàu…” thì không được!
Cả đámi đều nhao nhao đồng tình.
- Các ông nhầm rồi! Nghe các quan là cha mẹ dân thì có vẻ “ớn” quá. Mình lại phải làm con à? Nhưng thực ra, tình thương của cha mẹ với con là vô bờ. không ai yêu thương mình bằng cha mẹ, không ai hy sinh cho con bằng cha mẹ. Tôi chẳng phải chứng minh, ai chẳng hiểu được điều ấy. Nên các cụ mới bảo “Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ”. Lo từ khi còn trứng nước, đến khi trưởng thành rồi vẫn lo, có vợ có con đề huề rồi, nhà cao cửa rộng rồi mà cha mẹ vẫn không khỏi lo…Nhưng cái anh đầy tớ ấy, nghe nói nó làm đầy tớ cho mình thì “khoái” lắm, cứ nghĩ nó phải cung phụng mình, cơm bưng nước rót cho mình, nhưng nó chỉ tìm mọi cách lừa mình thôi. Chủ nuôi nó, hàng tháng trả lương cho nó, nhưng nó chỉ rình chủ sơ xuất để bớt xén, ăn cắp ăn nẩy, để làm láo làm ẩu, miễn là có lợi cho nó… Nhà nào nuôi ô-sin mà chẳng biết.
Nghe thế, chúng tôi đều gật gù.
- Vậy các ông thích cha mẹ hay đầy tớ?
Dương Đình Giao
(FB. Duong Dinh Giao)
Tiếng oan của người xây tháp rùa
Tháp rùa theo thời gian đã từ ngôi đền thờ thổ thần trở thành một di
sản văn hóa của Thăng Long, của đất Việt... Nhưng đến tận thời khắc này,
người có công xây dựng nên công trình tuyệt phẩm ấy vẫn mang tiếng oan
là tay sai cho Pháp...
Người xây tháp Rùa ngày ấy
Những văn bản cổ của Việt Nam (bằng chữ Nôm, chữ Hán) chính sử về việc
xây dựng tháp rùa hiện không còn (hoặc không có) bởi đơn giản một điều:
Lúc mới ra đời, tháp rùa đặt giữa hồ Hoàn Kiếm chỉ là một gò đất hoang
và không mang một giá trị văn hiến, khảo cứu nào. Những tư liệu tin cậy
nhất (ghi chép cổ nhất) hầu hết là tiếng Pháp.
Ghi chép cổ nhất tính đến thời điểm này về tháp rùa là của Paul Bourde -
phóng viên thường trú Báo Le Temps (tờ báo lớn nhất Thụy Sĩ hiện nay và
đã có hơn 200 năm tuổi đời) tại Hà Nội. Trong cuốn “Từ Paris đến Bắc
Kỳ” (De Paris au Tonkin - Paris, 1885), Paul Bourde mô tả tháp rùa như
sau: “Ở đằng xa trên một hòn đảo có một cái chùa khác mang hình tháp,
người xây dựng nó là Ba Kim”.
Cuốn “Những ngôi chùa Hà Nội” (Les pagodes de Hanoi - xuất bản năm 1887)
của Gustave Dumoutier (1850-1904) viết về tháp rùa: “Bên trong, trên
tường sơn tên chữ của viên quan (Ba Kim) đã xây công trình này. Ông ta
trước đây 3 năm làm Tri phủ phủ Thường Tín rồi về làm Thương biện phủ
Hoài Đức, sau dính vào một vụ chính trị nên năm 1886 bị cách chức và
quản thúc ở Hà Nội”
Cái nhìn về người xây dựng tháp Rùa hiện vẫn còn nhiều ẩn khuất. |
Trong cuốn “Ở Bắc Kỳ: Ghi chép và kỷ niệm” (Au Tonkin-notes et souvenirs
- Hà Nội, 1925) của Bonnal - công sứ đầu tiên ở Hà Nội từ năm 1883 đến
năm 1885, có đoạn về tháp rùa: “Được xây dựng cách đây vài năm bởi một
người lĩnh trưng thu thuế đánh cá tên là Nguyen Huu Kiem, thường gọi là
Ba Ho Kiem”.
Cuốn “Bắc Kỳ xưa” (Le vieux Tonkin) của Claude Bourrin (là nhân viên
thuế ở Bắc Kỳ từng sống và làm việc ở Hà Nội từ năm 1898) đã tập hợp các
bài báo viết về Hà Nội từ năm 1884 đến 1894. Về phần tháp rùa, ông
viết: “Tháp Rùa chính tên là Quy son thap được xây năm 1877”… Như vậy,
theo các tài liệu trên, tháp rùa được xây năm 1877. Nhưng người xây dựng
là Ba Ho Kim (Bá hộ Kim) hay Nguyen Huu Kiem lại là một ẩn số.
Tuy nhiên, nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc đã có tác phẩm nghiên cứu kỹ
càng về người xây tháp rùa và làm sáng tỏ ẩn số đó. Phần tháp rùa trong
“hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn” của Nguyễn Vinh Phúc khá đầy đủ, từ kiến
trúc đến chiều dài, chiều rộng, chiều cao. Ông Phúc đưa ra nhận định
rằng Bonnal (Công sứ đầu tiên tại Hà Nội) viết sai chữ Kim thành chữ
Kiem (lỗi cơ bản khi chuyển hóa ngôn ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Pháp
vào đầu thời kỳ Pháp thuộc), như vậy là Nguyễn Hữu Kim chứ không phải
Nguyen Huu Kiem.
Trao đổi với chúng tôi, ông cho biết đã được xem gia phả của chi trưởng
và gia phả của chi thứ 5 dòng họ Nguyễn Hữu ở làng Cựu Lâu (nay là khu
vực Tràng Tiền, Hàng Khay) nên có thêm một số chi tiết mới: Bá Kim tên
thật là Nguyễn Hữu Kim (1832-1901), có tên khác là Liên (Nguyễn Hữu
Liên), hiệu Chu Ái. Bá Kim là hào mục làng Cựu Lâu được hàm Bá hộ, ông
có một cửa hàng bán đồ khảm trai tên là Vĩnh Bảo...
Trả lại cho lịch sử những điều chân thực
Các tác phẩm khảo cứu có giá trị trên đều xuất bản bằng tiếng Pháp, có
lẽ thế mà dư luận Việt Nam (nhất là những người quan tâm đến văn hóa
Thăng Long) trước đây đều nghiêng theo một quan điểm duy nhất về người
xây tháp rùa qua ghi chép của Doãn Kế Thiện. Doãn Kế Thiện (1891-1965)
là nhà báo, dịch giả chữ Hán, người nghiên cứu Hà Nội và là nhà Nho hoạt
động cách mạng.
Trong cuốn “Cổ tích và thắng cảnh” (NXB Văn hoá, xuất bản năm 1959) của
Doãn Kế Thiện, phần về tháp rùa đã viết: “Gò rùa là nơi Chúa Trịnh dựng
Tả Vọng đình để làm nơi nghỉ mát trong mùa hè. Một tên tay sai của thực
dân Pháp là Bá Kim hay Thương Kim tin thuyết phong thủy nói gò này là
kiểu đất “vạn đại công khanh” để chôn hài cốt tiền nhân vào đó con cháu
sẽ muôn đời nối nhau làm quan cao chức trọng...
Y dùng riêng một số tay chân làm thợ nề dự định ngay đêm khai móng chờ
đến khuya tối giời, đem hài cốt cha mẹ để sẵn trong 2 cái quách nhỏ ngầm
chôn xuống giữa gò, rồi lấp kín định hôm sau sẽ xây thành nền tháp cao.
Việc y làm rất kín đáo, tưởng không ai biết... nhưng một việc xảy ra
không ngờ. Sáng hôm sau, y hớn hở cùng người nhà và thợ nề vừa ra tới gò
thì bỗng kêu trời và ngã ra, 2 cái quách gỗ bị quật lên từ lúc nào chỉ
còn quách không, 2 bộ hài cốt đều không thấy đâu nữa.
Không thực hiện được âm mưu, nhưng đã hứa với mọi người là xây tháp,
không thể bỏ được, y đành phải cắn răng tiếp tục làm cho xong việc.
Riêng thực dân Pháp thì thưởng công cho y bằng cách gọi tên tháp ấy là
tháp Bá Kim...”.
Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Dung- nguyên Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm
Hà Nội, hậu duệ của cụ Nguyễn Hữu Kim chia sẻ: “Chúng tôi chỉ mong rằng
sự thật lịch sử về người xây tháp rùa được đặt lại nguyên vẹn bên hồ
Gươm” .
Câu chuyện mang màu sắc hoang đường nhưng cực kỳ hợp lý trong thời điểm
đả tư sản, địa chủ, phong kiến hồi ấy đã có những điểm mâu thuẫn mà
nhiều người không nhận ra. Thứ nhất, thời điểm năm 1877 (năm Nguyễn Hữu
Kim xây tháp rùa) là lúc Pháp còn chưa đặt nền bảo hộ trên xứ Bắc.
Sau thời điểm xây tháp tới 7 năm, năm 1884, Pháp mới chính thức đặt nền
bảo hộ lên xứ Bắc Kỳ và đưa nhân lực sang tiếp quản bộ máy chính quyền,
như vậy Nguyễn Hữu Kim không thể là tay sai của thực dân Pháp khi Hà Nội
còn dưới quyền cai quản của triều đình Huế được. Cuốn “Những ngôi chùa
Hà Nội” (Les pagodes de Hanoi - xuất bản năm 1887) của Gustave Dumoutier
đã kể chi tiết về người xây tháp rùa:
“Ông ta trước đây 3 năm làm Tri phủ phủ Thường Tín rồi về làm Thương
biện phủ Hoài Đức, sau dính vào một vụ chính trị nên năm 1886 bị cách
chức và quản thúc ở Hà Nội”.
Cái án chính trị ấy chính là đòn trả thù của thực dân Pháp sau khi lên
nắm quyền cai trị nhằm vào Nguyễn Hữu Kim (gia phả dòng họ Nguyễn Hữu
làng Cựu Lâu - PV). Năm 1882, thủ thành Hoàng Diệu tử tiết khi Pháp
chiếm đóng Hà Nội và để lại đôi dòng chữ chưa đầy trang giấy mà oán hận
ngút trời mây: “Thành mất không sao cứu được, thật hổ với nhân sĩ Bắc
thành lúc sinh tiền. Thân chết có quản gì, nguyện xin theo Nguyễn Tri
Phương xuống đất. Quân vương muôn dặm, huyết lệ đôi hàng”.
Lúc đó, Nguyễn Hữu Kim chính là người nằm trong số những “nhân sĩ Bắc
thành” tổ chức đám tang cho vị thủ thành “Sinh Quảng Nam - thác Hà
Thành” kia, cái án chính trị của ông là vì lẽ thế. Chi tiết về vụ án
chính trị của Nguyễn Hữu Kim lại chỉ thể hiện trong gia phả dòng họ,
chưa có điều kiện kiểm chứng. Tuy nhiên, một viên quan bị chính phủ bảo
hộ cách chức và quản thúc tại Hà Nội thì không thể và không bao giờ làm
tay sai cho Pháp được.
Lịch sử có nhiều biến động nhưng sự thực của lịch sử chỉ có một và đã
đến lúc cần trả lại sự trong sạch cho người xây tháp rùa. Dù đến tận bây
giờ mới nói lại chuyện ấy cũng đã là quá muộn.
Tuấn Lệ
( Theo Datviet )
Sức mạnh quân sự Trung Quốc: Bị bao vây ngay từ cửa ngõ
Giấc mộng siêu cường quân sự của Trung Quốc vẫn chỉ là viễn cảnh xa
vời khi Mỹ và các nước đồng minh không ngừng tăng cường các hoạt động
quân sự phong tỏa Bắc Kinh ngay từ cửa ngõ.
Trung Quốc "có tật giật mình"
Khi Nhật Bản tuyên bố tham gia cuộc tập trận “Đột kích lúc bình minh”
tại căn cứ thủy quân lục chiến ở ngoài khơi San Diego (Mỹ) từ
11-28/6/2013, Bắc Kinh đã ngay lập tức đề nghị Washington và Tokyo hủy
bỏ cuộc tập trận cách xa biên giới nước này hàng nghìn cây số này. Điều
gì khiến một nước Trung Quốc đang “trỗi dậy” phải giật mình? - Hãy nhìn
vào mục đích của cuộc tập trận.
“Đột kích lúc bình minh” mô phỏng một tình huống giả định, trong đó Nhật
Bản và liên quân cùng phối hợp tấn công đổ bộ lấy lại một hòn đảo đã bị
“kẻ thù” chiếm giữ, ở đây là đảo San Clemente.
Richard Fisher, chuyên gia quân sự của Trung tâm đánh giá chiến lược
quốc tế (IASC) thẳng thắn bình luận: “Cuộc tập trận diễn ra ngay sau
cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung
Quốc Tập Cận Bình, là động thái nhằm ngăn chặn mối đe dọa quân sự đang
gia tăng từ Trung Quốc. Nhật Bản đang rất cần phát triển các kỹ năng tác
chiến đổ bộ để ngăn chặn hành động gây hấn của Trung Quốc ở
Senkaku/Điếu Ngư”.
Binh lính Nhật Bản tham gia cuộc tập trận "Đột kích lúc bình minh" năm 2013. |
Đây chỉ là một trong những hoạt động quân sự mới nhất của Nhật Bản nằm
trong chiến lược đẩy mạnh khả năng phòng vệ trong bối cảnh tranh chấp
lãnh thổ với Trung Quốc gia tăng những năm gần đây. Năm 2010 Nhật Bản đã
có những điều chỉnh căn bản về học thuyết quốc phòng khi công bố Định
hướng Quốc phòng (NDPG).
Theo đó, nước này sẽ chuyển đổi từ chiến lược bố trí số lượng lớn binh
lực trên đảo Hokkaido phía Bắc, nhằm đối phó với Liên Xô thời Chiến
tranh lạnh sang hướng xây dựng một lực lượng cơ động hơn, nhằm bảo vệ
các đảo và những vùng biển rộng lớn phía Nam mà nước đối tượng không ai
khác ngoài Trung Quốc. Đó được cho là thay đổi lớn nhất của Nhật Bản
trong chiến lược quân sự hậu chiến tranh Thế giới lần thứ Hai của Nhật
Bản.
Nhật - Hàn kiềm chế, đối phó "kẻ thù" chung
Điều lạ là, mặc dù Nhật Bản và Hàn Quốc là hai quốc gia thù địch trong
Chiến tranh thế giới thứ Hai và vẫn còn đang tranh chấp chủ quyền đối
với quần đảo Takeshima/Dokdo nhưng chiến lược mới của Tokyo lại chỉ vấp
phải sự phản đối rất “khiêm nhường” từ Seoul.
Park Young-June, một chuyên gia an ninh Nhật Bản của Đại học Quốc phòng
Hàn Quốc từng viết: “Nếu mong muốn điều gì đó thì ngày nay chúng tôi cần
một nước Nhật mạnh mẽ hơn để duy trì thế cân bằng an ninh trong khu
vực”.
Như vậy, điều này chỉ có thể lý giải bằng thực tế rằng Nhật Bản và Hàn
Quốc hiện đang tạm bỏ qua tranh chấp để cùng đối phó với “kẻ thù" chung.
Theo nhiều nhà phân tích, ngày nay Hàn Quốc coi Trung Quốc và Triều
Tiên là những mối đe dọa lớn hơn Nhật Bản.
Tàu ngầm Type 214 lớp Son Won-il của Hải quân Hàn Quốc. |
Về phần mình, Hàn Quốc cũng không ngừng đầu tư hiện đại hóa khả năng
phòng thủ, trước mắt là để đối phó với Triêu Tiên, song mục tiêu lâu dài
cũng là Trung Quốc.
Không quân Hàn Quốc đang đầu tư mua 60 máy bay chiến đấu F-15K, máy bay
kiểm soát và cảnh báo sớm (AEW&C) Boeing 737 cũng như các kế hoạch
mua máy bay chiến đấu KF-X thế hệ 5. Nhưng phát triển “khủng” nhất vẫn
là Hải quân Hàn Quốc với các hệ thống phòng không Aegis cho tàu khu trục
KDX-3 lớp Sejong, KDX-2 lớp Chungmugong Yi Sun-shin, các tàu ngầm Type
214 lớp Son Won-il….
Giáo sư chính trị quốc tế Christopher W. Hughes thuộc Đại học Warwick,
tác giả cuốn “Hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc: Các đồng minh và đối
tác của Mỹ ở Đông Bắc Á” nhận xét: “Tất cả những công nghệ mới này đã
biến Hàn Quốc thành một cường quốc hải quân nước xanh uy lực ở Đông Bắc Á
và đem đến những khả năng đối phó tương xứng với các hoạt động trên
biển đang mở rộng của Trung Quốc”.
Gọng kìm của Mỹ
Năm 2011, Chính quyền Tổng thống Barrack Obama chính thức tuyên bố chiến
lược quốc phòng mới với tên gọi “Xoay trục về châu Á”. Mặc dù giới chức
Mỹ liên tục phủ nhận nhưng dưới góc nhìn của các nhà bình luận quốc tế,
chiến lược này không gì khác ngoài mục đích kiềm chế sự trỗi dậy của
Trung Quốc.
Zhen Zehao, Phó Giáo sư Đại học Quốc phòng Trung Quốc từng chỉ rõ: “Mỹ
sử dụng các cuộc tập trận quân sự chung để kiềm chế Trung Quốc và tăng
cường sự ảnh hưởng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đây là mục tiêu
cơ bản nhất của Mỹ”.
USS Freedom, tàu chiến tuần duyên đầu tiên của Mỹ cập cảng Changi, Singapore tháng 4/2013. |
Liên tiếp sau tuyên bố chiến lược đó là hàng loạt các hoạt động quân sự
được triển khai nhằm tăng cường sự hiện diện của Mỹ ở khu vực, một loạt
các thỏa thuận hợp tác quốc phòng song phương, đa phương cũng đang được
Mỹ đẩy mạnh thực hiện với Thái Lan, Philippines, Indonesia, Campuchia,
Ấn Độ, Việt Nam…
Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
Leon Penata cho biết, đến năm 2020, Mỹ sẽ bố trí khoảng 60% lực lượng
hải quân ở Thái Bình Dương, tăng 10% so với hiện nay.
Cùng với các khả năng phòng thủ được tăng cường mạnh mẽ của hai nước
đồng minh thân cận nhất là Nhật Bản và Hàn Quốc, gọng kìm của Mỹ đang
dần thắt chặt cửa ra Thái Bình Dương của Trung Quốc. Chiến lược hải quân
nước xanh với giấc mộng trở thành siêu cường quân sự của Bắc Kinh khó
có thể vươn xa khi mà ngay cả cửa ngõ cũng đã bị án ngữ.
( Theo Soha )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét