Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Tin ngày 12/7/2013 - tiếp

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI

TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

Nợ xấu của công nghiệp chế biến, chế tạo lớn hơn cả bất động sản

thamnhung-doanhnghiep


Bất động sản và dịch vụ mới chỉ chiếm 19% trong tổng nợ xấu, trong khi ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm phần lớn nhất là 22%, một báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) hôm qua 9/7 cho biết.
Báo Saigon Times dẫn báo cáo của CIEM tại hội thảo “Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Indonesia” do Quỹ hòa bình và phát triển Việt Nam cho biết dư nợ lớn đang tập trung vào các ngành công nghiệp (29%), dịch vụ (27%), thương mại (20%).
Nợ xấu của SHB hơn 8,5%
Theo CIEM, tỷ lệ nợ xấu tại một số tổ chức tín dụng, nhất là các ngân hàng quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước không lớn, nhưng vì quy mô dư nợ lớn nên số tuyệt đối cao. Do vậy, đây là các đơn vị chiếm phần lớn nợ xấu toàn nền kinh tế. Đáng chú ý là nợ xấu của ngân hàng SHB chiếm tới 8,53% tổng dư nợ cho vay, Bảo Việt Bank 5,94%, Agribank 5,8%.
Trong đó, nợ xấu ở ngành buôn bán, sửa chữa ôtô, xe máy cũng tới 19%, ngành vận tải, kho bãi là 11%, ngành xây dựng 10%. Hiện nay có khoảng 84% nợ xấu có tài sản đảm bảo, 16% không có tài sản đảm bảo.
CIEM nhận định, các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng ở Việt Nam đã tập trung cho vay quá nhiều vào doanh nghiệp nhà nước (DNNN), những đơn vị kinh doanh kiém hiệu quả. Theo Ngân hàng nhà nước (NHNN), năm 2012 các DNNN, tập đoàn kinh tế nhà nước chiếm tới 70% tổng tổng số nợ xấu.
Từ các con số này có thể rút ra nhiều nhận định. Một phần lớn nợ xấu của ngành xây dựng là do bất động sản. Nếu gộp lại, nợ xấu bất động sản cũng sẽ vẫn chiếm phần lớn nhất.
Nợ xấu hiện nay đã ở mức không thể xử lý, vậy mà vẫn có tới 16% không có tài sản đảm bảo. Có thể nói điều đó đồng nghĩa với hàng chục nghìn tỷ chắc chắn bay hơi. Và tuy không nói cụ thể, song trong số 22% tổng nợ xấu, các DNNN như Vinashin hay Vinalines phải được xếp ở hàng đầu.
DNNN chiếm tới 70% nợ xấu. Như vậy có nghĩa là các doanh nghiệp này không chỉ làm đình trệ ngành sản xuất bởi năng lực yếu kém của mình, mà còn chôn rất nhiều vốn trong “cục máu đông” bất động sản. Lấy ví dụ, tại buổi họp báo công bố tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất 6 tháng đầu năm của Tập đoàn dầu khí quốc gia ngày 8/7, Chủ tịch Phùng Đình Thực đã thừa nhận tổng vốn đầu tư vào các công ty con, công ty liên danh trong lĩnh vực bất động sản gồm PVC Land, Petro Land, PVFC Land, Petro Waco… đã lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Bên cạnh đó, còn có điểm cần kiểm chứng lại. Theo số liệu của NHNN đến ngày 30/9/2012, nợ xấu chiếm 8,86% tổng dư nợ, bằng khoảng 255 nghìn tỷ đồng. Đến 28/2/2013, nợ xấu được công bố giảm còn 6%, ước chừng 176 nghìn tỷ đồng. Ngày 23/6/2013, con số mà NHNN đưa ra dựa trên báo cáo của các tổ chức tín dụng là 4,65%, ước tính tương đương 130 nghìn tỷ đồng.
Căn cứ trên con số này, 19% nợ xấu mà bất động sản “chiếm dụng” vào khoảng 25 nghìn tỷ đồng. Điều này thật khó tin vì số nợ xấu còn nhỏ hơn cả gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ đồng mà NHNN tung ra hơn một tháng trước. Không lẽ với quy mô như thế mà nó lại khó giải quyết xấu đến mức mà bất động sản bị gọi là “cục máu đông” của nền kinh tế.
Vậy, hoặc là CIEM thống kê sai, hoặc là con số của NHNN đưa ra không chuẩn. Theo CIEM, nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng nợ xấu ở Việt Nam rơi vào tình trạng khó giải quyết và thiếu minh bạch là bởi môi trường pháp lý về hoạt động ngân hàng chưa đồng bộ, chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, có lẽ phải nhận định lại rằng các tổ chức tín dụng đã gây ra nợ xấu, còn việc nó khó giải quyết là do sự thiếu minh bạch trong cách điều hành của cả các ngân hàng lẫn cơ quan quản lý.
Sống Mới
 
Luật hóa nguyên tắc suy đoán vô tội - Bài 2: Sửa luật để áp dụng?
Nhiều chuyên gia khẳng định việc ghi nhận, áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội sẽ đem lại nhiều cái lợi: Bảo đảm tốt hơn quyền con người trong tố tụng hình sự, tránh tình trạng án dây dưa kéo dài, nâng cao trách nhiệm của cơ quan tố tụng…

Tại phiên chất vấn của Quốc hội ngày 14-6 vừa qua, đại biểu Lê Đình Khanh (Hải Dương) đã đặt câu hỏi với Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình: Làm sao để giải quyết tình trạng án hình sự cứ xử đi, xử lại nhiều năm mà vẫn không giải quyết dứt điểm được?
Thay đổi tư duy suy đoán
Trả lời chất vấn, ông Nguyễn Hòa Bình thừa nhận thực tế là tỉ lệ các vụ án kiểu này khá nhiều. Nguyên nhân chủ quan là do chất lượng điều tra, truy tố và xét xử chưa cao. Về mặt khách quan thì cần hoàn chỉnh lại các quy định của pháp luật, trong đó cần phải ghi nhận nguyên tắc suy đoán vô tội trong BLTTHS.
Theo ông Bình, ở các giai đoạn tố tụng, đến một thời hạn nào đó mà các cơ quan tố tụng không thể chứng minh được tội phạm thì phải xác định là bị can, bị cáo vô tội. Khi nào phát hiện vụ án có tình tiết mới thì lại đưa ra xem xét lại chứ không để kéo dài thời gian từ năm này qua năm khác. “Từ chỗ chúng ta đang suy đoán có tội nếu không đủ chứng cứ thì phải trở thành suy đoán vô tội. Chúng ta khống chế được thời gian của các giai đoạn tố tụng tốt thì tình trạng án kéo dài sẽ được khắc phục nhanh” - ông Bình nói.
Cũng theo ông Bình, trong lần sửa đổi Hiến pháp này, trong chương về quyền con người cũng đang hướng việc áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội. “Sau khi Hiến pháp sửa đổi ban hành thì chúng ta sẽ sửa đổi toàn diện BLTTHS và BLHS theo hướng này” - ông Bình khẳng định.
Nếu cơ quan tố tụng áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội thì những người như Nguyễn Văn Kiên
(Bình Phước) có thể đã không phải ngồi tù. Ảnh: T.TÙNG
Cần ghi nhận chính thức
Quan điểm của ông Bình đã được nhiều chuyên gia ủng hộ.
TS Nguyễn Duy Hưng (Trưởng khoa Luật Trường ĐH Thủ Dầu Một, Bình Dương) nhận xét: BLTTHS hiện hành quy định không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Đây là một nội dung chủ đạo của nguyên tắc suy đoán vô tội. Cạnh đó, một nội dung khác của nguyên tắc suy đoán vô tội cũng BLTTHS cụ thể hóa là trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh mình vô tội.
“Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại như trên thì chưa đủ, cần phải chính thức cụ thể hóa nguyên tắc suy đoán vô tội. Theo tôi, khi sửa đổi thì nên đặt tên cho Điều 9 BLTTHS là “suy đoán vô tội”. Còn phần bổ sung các nội dung của nguyên tắc như thế nào thì giải thích rõ trong điều luật” - TS Hưng đề xuất.
Theo TS Hưng, đây là một nguyên tắc tiến bộ, áp dụng chỉ mang lại nhiều cái lợi chứ không có mặt hạn chế. Thứ nhất, nguyên tắc bảo vệ chính sách nhân đạo của pháp luật hình sự và lợi ích của người bị truy cứu trách nhiệm hình sự là khi cơ quan tố tụng không chứng minh được hành vi phạm tội thì phải suy đoán theo hướng ngược lại. Thứ hai, nguyên tắc đặt ra yêu cầu cao hơn cho những người tiến hành tố tụng trong việc chứng minh tội phạm: Họ không thể làm ẩu, làm sai mà vẫn áp đặt ý chí chủ quan của mình để kết tội nghi can. Thứ ba, nguyên tắc đảm bảo tính pháp chế trong BLTTHS, là nhân tố phát triển tính đúng đắn của lĩnh vực TTHS.
Luật sư Trần Công Ly Tao (Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM) cũng nhận xét: Nhiều vụ án hình sự kéo dài từ năm này qua năm khác với những phán quyết mang tính trái ngược nhau đã vô tình bào mòn niềm tin của người dân vào công lý. “Người ta thường hay nhấn mạnh là không bỏ lọt tội phạm nhưng cũng không làm oan người vô tội. Nhưng công bằng mà nói thì không phải lúc nào, ở đâu đánh giá của cơ quan tố tụng cũng đúng. Tỉ lệ án hình sự bị hủy, sửa hằng năm vẫn còn cao, án oan vẫn còn xảy ra. Để tránh tình trạng này kéo dài phải áp dụng triệt để nguyên tắc suy đoán vô tội. Trên thế giới, nguyên tắc suy đoán vô tội đã được nhiều nước ghi nhận từ lâu và là xương sống của các hoạt động tố tụng hình sự” - luật sư Ly Tao nói.
Phù hợp với cải cách tư pháp
Theo luật sư Hoàng Kim Vinh (Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bình Phước), việc chính thức luật hóa nguyên tắc suy đoán vô tội sẽ tạo ra nhiều lợi thế cho một quy trình tố tụng tiến bộ, phù hợp với cải cách tư pháp. Bởi lẽ nguyên tắc này có mối quan hệ chặt chẽ với nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo và nguyên tắc tranh tụng.
“Nói ngắn gọn thì một trong những nội dung cơ bản của nguyên tắc suy đoán vô tội là mọi nghi ngờ về pháp luật và chứng cứ phải được giải thích có lợi cho bị can, bị cáo. Nếu những người tiến hành tố tụng đối xử với bị can, bị cáo không theo hướng này là không ổn. Chẳng hạn một người nếu bị suy đoán là có tội ngay từ khi bị tạm giữ, tạm giam thì người đó đang phải chịu thành kiến. Như vậy, mọi hoạt động bào chữa gỡ tội của bản thân người đó và của luật sư đều phải chịu thiệt thòi. Việc tòa xét xử trong tâm thế thành kiến sẵn này chỉ giống như đi tìm lời giải cho một bài toán đã có sẵn đáp số mà thôi” - luật sư Vinh nhận xét.
Đồng ý rằng một nền tố tụng hình sự tiến bộ là phải đảm bảo đủ chứng cứ khi kết tội nhưng nguyên Phó Chánh tòa Hình sự TAND Tối cao Đinh Văn Quế còn băn khoăn về kỹ thuật lập pháp khi xây dựng nguyên tắc suy đoán vô tội. Theo ông Quế, còn nhiều việc phải nghiên cứu: Quy định nguyên tắc này trong BLHS hay BLTTHS? Ai có quyền suy đoán vô tội, luật sư, cơ quan điều tra, VKS hay tòa án? Trường hợp nào phải suy đoán vô tội, trường hợp nào không? Nếu BLTTHS quy định nguyên tắc này thì liệu có cải thiện được tình hình kết tội theo ý chí chủ quan hay không?
“Chúng ta phải trả lời cho được những câu hỏi trên chứ không thể nói chung chung rằng cần xây dựng nguyên tắc mà không hình dung được nó như thế nào, mục đích là cái gì? Không áp dụng đúng thì có khi suy đoán vô tội chỉ để giải quyết vấn đề được - thua giữa luật sư với kiểm sát viên khi tranh tụng tại tòa” - ông Quế nói.
Lịch sử, nội dung của nguyên tắc
Theo ThS Đinh Thế Hưng (Viện Nhà nước và Pháp luật), từ thời La Mã cổ đại, người ta đã khẳng định trách nhiệm chứng minh thuộc về bên tố cáo, thuộc bên khẳng định chứ không phải bên phủ định. Đây được coi là cội nguồn của tư tưởng suy đoán vô tội (presomtion of innonce). Tuy nhiên, chỉ đến khi Cách mạng tư sản Pháp 1789 bùng nổ, tư tưởng này mới được mới được ghi nhận như là một nguyên tắc của pháp luật.
Ngày nay, nguyên tắc suy đoán vô tội được nhiều nhà nước coi là nguyên tắc của tố tụng hình sự, được đánh giá là thành tựu vĩ đại của văn minh pháp lý trong việc bảo vệ quyền con người. Nguyên tắc này có một số nội dung chủ yếu sau:
- Không ai có thể bị coi là có tội khi tội phạm do họ thực hiện chưa được chứng minh theo đúng các quy định của BLTTHS và chưa được xác định bằng bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của tòa. Hình phạt là do tòa quyết định.
- Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan điều tra, VKS; bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.
- Bản cáo trạng của VKS và bản án kết tội của tòa phải dựa trên các chứng cứ khẳng định chắc chắn về lỗi của người bị buộc tội trong việc thực hiện tội phạm.
- Mọi nghi ngờ về lỗi của bị can, bị cáo nếu không thể loại trừ được theo trình tự, thủ tục do luật định và khi chưa có sự thống nhất trong việc giải thích, áp dụng các quy phạm pháp luật đều phải được giải quyết theo hướng có lợi cho họ.
THANH TÙNG
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét