Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

Khi tâm thế yếu hèn - Bệnh sởi- sự vô trách nhiềm của ngành y tế hay hay sự bất lực của hệ thống chính trị?

Bệnh sởi- sự vô trách nhiềm của ngành y tế hay hay sự bất lực của hệ thống chính trị?

 Tác giả là người đã có thời gian cộng tác lâu năm với Bộ Y tế và hiện tại đang nghiên cứu tại nước ngoài cho nên hiểu khá rõ về hệ thống y tế và những bất cập của ngành y tế. Tác giả viết bài này tổng hợp từ những trang chính thống của Việt Nam và tài liệu chuẩn của WHO. Con số thực tế bao giờ cũng phải cao hơn gấp 3-5 lần (theo lý thuyết tảng băng trôi).

Tình hình bệnh sởi

Hiện nay ở Việt Nam đang bùng phát bệnh sởi trên diện rộng, Hà Nội ghi nhận sự đột biến về số trẻ bị mắc sởi và tử vong do sởi. Tính từ đầu năm 2014 tới ngày 17/4/2014, tổng số trường hợp sốt phát ban dạng sởi là 8.521 trong đó có 3.136 trường hợp dương tính với xét nghiệm sởi, 61 tỉnh thành có trường hợp mắc và 112 trường hợp đã tử vong (chỉ còn hai tỉnh chưa có dịch là Cao Bằng và Bắc Kạn)[i]. Hà Nội chiếm tới 1/3 số trẻ mắc sởi và ½  số trẻ tử vong theo thống kê. So với số liệu năm  2013, bệnh sởi xuất hiện tại 24 tỉnh thành, số mắc là 1048 ca, trong tháng 1/2014, số mắc mới chỉ là 241 ca, chết 3 ca và tập trung ở 4 tỉnh phía bắc[ii].

Nhận định về dịch sởi, GS.TS. Phạm Nhật An, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương phát biểu với báo giới rằng  “Trong gần 40 năm trong nghề, tôi chưa từng thấy dịch sởi nặng nề như năm nay, diễn biến rất đặc biệt"[iii]. Trên thực tế dịch sởi hiện nay đã bùng phát và kéo dài từ 2012 khi 22 trường hợp mắc sởi ở TP HCM đã xảy ra[iv]. Điều đáng nói ở đây là cho tới thời điểm này, ông Bộ Y tế và UBND những tỉnh thành phố hiện đang có dịch sởi vẫn quyết định không công bố dịch sởi[v]!!!!

Các cam kết và trách nhiệm của các bên liên quan

Hội nghị lần thứ 63 Đại hội đồng Tổ chức Y tế thế giới Tây Thái Bình Dương (viết tắt là RCM 63) được tổ chức tại Hà Nội năm 2012 đã thông qua 5 nghị quyết về các vấn đề liên quan đến sức khỏe[vi] trong đó có một nghị quyết về “Loại trừ sởi và tăng cường kiểm soát rubella” (ký hiệu WPR/RC63.R5). Nghị quyết này thể hiện cam kết của các quốc gia trong khu vực về loại trừ bệnh sởi trong vòng 3 năm[vii]. Đoàn đại biểu Việt Nam khi đó có 28 người, đứng đầu là bà Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cùng với quan sát viên là 30 người[viii] đã có tên trong biên bản và thống nhất thông qua nghị quyết!!!!

Theo Nghị quyết này, Bộ Y tế Việt Nam đã cam kết với thế giới sẽ loại trừ bệnh sởi tới 2017 nhưng tình hình trên thực tế này đang ngày càng ra rời với những gì đã tuyên bố! Thậm chí vào ngày 4/9/2012 (trước khi Hội nghị này diễn ra), Chính phủ đã có quyết định 1208/QĐ-TTg phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia y tế giai đoạn 2012-2015 với kinh phí 12.770 tỷ đồng để thực hiện 5 chương trình y tế quốc gia mà trong đó có một mục tiêu là “Loại trừ bệnh sởi vào năm 2012, giảm số trường hợp mắc sởi dưới 1/1.000.000 dân”[ix]. Thế nhưng, tới năm 2013, tỷ lệ này thậm chí vẫn không đạt được và tỷ lệ mắc là 11.8 trên 1 triệu dân (1048 ca/88.78 triệu dân). Năm nay con số này cao hơn thế rất nhiều lần! Kết quả này phản ánh sự bất lực ngành y tế trong việc thực hiện các cam kết với Chính phủ và cộng đồng quốc tế!

Việc công bố dịch Sởi vẫn không được thực hiện bất chấp những khuyến cáo và hướng dẫn của Tổ chức y tế thế giới. Theo hướng dẫn về thông báo và xử lý dịch sởi bản cập nhật mới nhất năm 2013 thì trong một khu vực chỉ cần có 1 trường hợp được xét nghiệm là virus sởi thì đã được gọi là dịch[x]. Vậy mà từ 2013, khi số ca dương tính sởi đã ở mức báo động thì ngành y tế vẫn không công bố dịch để có thể khống chế và dập tắt dịch bệnh cũng như có biện pháp phòng chống thích hợp vào năm sau. Có vẻ như Bộ Y tế và các ngành chức năng đang cố tình phớt lờ các khuyến cáo và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Song, theo Bộ Y tế thì ngành vẫn làm “đúng trách nhiệm!” bởi việc công bố dịch thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh thành phố. Viện dẫn Quyết định 64/2010/QĐ-TTg quy định “Điều kiện công bố dịch và công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm”: chỉ khi nào có hai Tỉnh, thành phố công bố dịch do không còn khả năng kiểm soát khống chế thì khi ấy Bộ Y tế mới chính thức công bố dịch sởi!!!!

Nhìn vào thực tế hiện nay, mặc dù con số trẻ mắc sởi không ngừng tăng cao và con số trẻ tử vong vẫn tiếp tục tăng lên theo từng ngày thì Sở Y tế Hà Nội vẫn được coi là “chưa nghiêm trọng”![i] kể cả khi dù Tổ chức y tế thế giới tại Việt Nam đã có ý kiến rằng chỉ cần 3-4 ca mắc sởi là đã có thể công bố dịch[ii].

Đứng trước việc này, Đại diện Chủ tịch của UBND Thành phố Hà Nội, bà Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Bích Ngọc nói gì? “Công bố dịch hay không công bố dịch là việc không quan trọng…”[iii] Theo bà Ngọc, chỉ cần “Triển khai quyết liệt và có hiệu quả công tác phòng chống dịch, khống chế dịch” là đủ. Song, sự việc không đơn thuần chỉ là công bố hay không công bố: do không có cảnh báo dịch, người dân vẫn tiếp tục đổ về các bệnh viện lớn để chữa trị vì không biết rằng những bệnh viện này là những ổ dịch tiềm ẩn!! Quả thực số trẻ bị nhiễm sởi do nhiễm trùng chéo trong viện càng gia tăng.

Truy tìm nguyên nhân, những con số thống kê cao về tình hình tiêm chủng có đáng tin?

Không thể đổ lỗi cho khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, vì thời tiết năm nay không có gì bất thường so với các năm trước. Cũng không thể đổ lỗi cho những bác sỹ đang trực tiếp trong bệnh viện hay các nhân viên y tế dự phòng bởi họ chỉ làm việc của mình, theo nhiệm vụ tại địa bàn phân công, họ không thể ra quyết định. Vậy thì trách nhiệm thuộc về ai?

Công tác tiêm chủng có đúng như những gì đã được báo cáo? Từ đầu năm 2014 đến ngày 17/4/2014, có tới 88,5% số trẻ tử vong do sởi đến nay là chưa được tiêm phòng sởi, trong số này có 75% là trẻ trên 9 tháng tuổi (số này đáng lẽ phải được tiêm phòng) [iv]. Như vậy số cháu trên 9 tháng tuổi tử vong vì chưa tiêm phòng là 66% (=88.5%x75%). Nói cách khác, có tới 2/3 số trẻ tử vong đã không được tiêm phòng đầy đủ (trong khi năm 2013, tỷ lệ tiêm phòng sởi đạt 84.2%).

Ngay cả một lãnh đạo kỳ cựu của ngành y tế, ông Nguyễn Thanh Liêm nguyên Giám đốc Nhi Trung ương cũng đã phát biểu với báo chí rằng “Dịch sởi cho thấy cần phải xem xét lại một số vấn đề của chương trình tiêm chủng mở rộng. CÓ LẼ MỨC ĐỘ BAO PHỦ CỦA CHƯƠNG TRÌNH KHÔNG CAO NHƯ CHÚNG TA VẪN NGHĨ”[v]. Trách nhiệm của Bộ Y tế trong việc kê khai các con số như thế nào? Tại sao bà Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến không công khai toàn bộ tình hình thực tế cho báo giới biết mà phải chỉ đạo giải quyết kín chuyện này?[vi].

Hậu quả của việc tiêm chủng không đầy đủ kéo theo sự suy giảm miễn dịch của cả một cộng đồng. Theo các xét nghiệm về virus gây sởi trong vụ dịch năm nay, các Virus không hề bị biến đổi gen, tăng cường độc lực[vii]. Hay nói cách khách, các năm trước và năm nay, tác nhân gây bệnh không đổi nhưng số ca biến chứng sởi nguy hiểm tăng lên đột ngột và số trẻ tử vong cũng tăng một cách kinh ngạc.

Người dân đã mất niềm tin vào những cam kết và công tác tuyên truyền của chính phủ về việc tiêm vắc xin. Nguyên nhân là do những vụ scandal về việc tiêm vaccine gây tử vong ở trẻ một cách có hệ thống mà không có ai bị chịu trách nhiệm. Báo giới và công luận đã chỉ trích, phê bình không tiếc lời về vai trò và trách nhiệm của Bộ Y tế trong các vụ tiêm vaccine gây tử vong trẻ sau tiêm vaccine[viii],[ix].  Người dân đặt một câu hỏi lớn về việc che đậy và giữ kín những vụ việc như thế này xảy ra trên toàn quốc? Chỉ biết rằng, sau mỗi cuộc tổng kết chương trình tiêm chủng, số liệu của ngành y tế thì lúc nào cũng báo cáo với con số rất cao và đều kết thúc bằng những từ ngữ quen thuộc: …đã thành công tốt đẹp.
Hãy thử hình dung nếu có hàng ngàn trẻ được coi là đã được tiêm phòng nhưng không được tiêm đủ liều và đúng loại vacxin có chất lượng đúng như cam kết thì hậu quả sẽ kinh khủng đến thế nào? Liệu có ai dám đặt dấu hỏi cho việc liệu có bao nhiêu trong số các trẻ đã được công bố là tiêm chủng đầy đủ rồi là hoàn toàn chắc chắn?

Các vấn đề cần đặt ra là gì?

… Để cứu được những đứa con, người mẹ phải trả 7 triệu đồng cho một mũi tiêm, và tổng cộng phải tiêm 4 mũi như vậy với tổng số tiền 28 triệu, đó là chưa kể tiền nằm viện cả tháng[x].

… Người dân phải tự mình tìm cách cứu chữa cho con, họ phải tự tìm những bài thuốc dân gian cho dù là vô vọng. Sẵn sàng bỏ hàng triệu để mua những bài thuốc lưu hành trên mạng, bọn gian thương thì tranh thủ đội giá lên gấp 2,3 lần[xi]. Tất cả dường như đang muốn kiếm chác từ những đồng tiền tích cóp cuối cùng của người mẹ và gia đình, và cả một hệ thống dường như đang đẩy người dân tới những tình trạng khốn cùng nhất!

Không một Đại biểu quốc hội nào lên tiếng nói phê phán, chỉ trích ngành y tế!

Không một Ủy viên Trung ương Đảng nào lên tiếng nói với Bộ Chính trị và các lãnh đạo Đảng ủy của các thành phố để xảy ra dịch!

Chỉ có những phản ánh của báo giới, tiếng kêu than của người dân, và những người đưa tin tình nguyện (các blogger và facebooker)!

Cả một hệ thống chính trị hành động một cách im lìm và lặng lẽ, không có một lời xin lỗi nào được đưa ra!


Ở một đất nước mà những cam kết về chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ trẻ em luôn được đưa ra để quảng bá thành tích của chính phủ, mặc cả viện trợ nhưng hệ thống làm báo cáo và thống kê không minh bạch thì cộng đồng trong nước và quốc tế có quyền đặt ra những câu hỏi cần những câu trả lời nghiêm túc ở đây. Những chiến dịch vận động quảng bá trong chăm sóc sức khỏe cộng động có thực sự hiệu quả như những gì đã được báo cáo? Những vaccine được tiêm cho trẻ có chất lượng ra sao và chúng có thực sự an toàn? Số trẻ đã được tiêm “đầy đủ” cả liều và lượng là bao nhiêu và có không hay các con số thống kê đã được phù phép.....

Vài lời kết

… Trong lúc này bệnh nhân nhi vẫn đang chờ vật vã với tử thần còn các bà mẹ và người chăm nom vẫn đang ngồi la liệt ôm các cháu ngoài hành lang.

Có thể dự đoán rằng, bằng cách không tuyên bố dịch, khả năng là trong những ngày tháng tới đây sẽ là sinh mạng của hằng ngàn trẻ thơ, tương lai của đất nước này bị mất mạng vì sự chần chừ của chính quyền, bởi dường như những người đứng đầu của các thành phố này coi trọng yếu tố kinh tế như mất khách du lịch, tẩy chay thức ăn, thiệt hại các ngành dịch vụ, mua sắm v.v..hơn là sinh mạng của những đứa trẻ thơ và sự bần cùng hóa của những gia đình có con đang nằm bệnh viện!!!

Câu hỏi lớn nhất được công luận và người dân đặt ra là ngành y tế và chính quyền bất lực hay vô trách nhiệm trước tính mạng của người dân nói chung và trẻ em nói riêng....

Tất cả thể hiện một sự bất lực của ngành y tế và bất lực của cả hệ thống chính trị, dù có trong tay tất cả các công cụ để triển khai can thiệp.

Một sự im lặng đáng sợ!
Quang Trung
-------------------
[i] http://vtc.vn/321-484263/suc-khoe/so-y-te-hn-ty-le-tu-vong-soi-chua-nghiem-trong.htm Sở Y tế HN: Tỷ lệ tử vong sởi chưa nghiêm trọng (đăng ngày 17/4/2014)
[ii] http://danviet.vn/thoi-su/truong-dai-dien-who-tai-viet-nam-chi-34-ca-benh-da-co-the-cong-bo-dich/20140417103617604p1c24.htm Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam: Chỉ 3-4 ca bệnh đã có thể công bố dịch (đăng ngày 18/4/2014)
[iii] http://dantri.com.vn/su-kien/vi-sao-ha-noi-chua-cong-bo-dich-soi-863557.htm Vì sao Hà Nội chưa công bố dịch sởi (đăng ngày 17/4/2014)
[iv] http://dantri.com.vn/su-kien/vi-sao-ha-noi-chua-cong-bo-dich-soi-863557.htm Vì sao Hà Nội chưa công bố dịch sởi (đăng ngày 17/4/2014)
[v] http://petrotimes.vn/news/vn/xa-hoi/tai-sao-khong-cong-bo-dich-soi.html Tại sao không công bố dịch sởi (đăng ngày 14/4/2014)
[vi] http://dantri.com.vn/su-kien/vi-sao-ha-noi-chua-cong-bo-dich-soi-863557.htm Vì sao Hà Nội chưa công bố dịch sởi (đăng ngày 17/4/2014)
[vii] http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/bo-y-te-chung-toi-khong-giau-dich-soi-2978173.html Bộ Y tế: Chúng tôi không giấu dịch (đăng ngày 17/4/2014)
[viii] http://dantri.com.vn/suc-khoe/y-ta-da-tiem-nham-thuoc-cho-3-tre-so-sinh-o-quang-tri-857148.htm Y tá đã tiêm nhầm thuốc cho 3 trẻ sơ sinh ở Quảng Trị
[ix] http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/590325/tre-lai-tu-vong-sau-tiem-vacxin-quinvaxem.html Trẻ lại tử vong sau tiêm văcxin Quinvaxem (đăng ngày 15/1/2014)
[x] http://vnexpress.net/photo/thoi-su/tre-o-at-nhap-vien-vi-soi-bien-chung-nang-2978781.html Trẻ ồ ạt nhập viện vì sởi biến chứng nặng (đăng ngày 16/4/2014)
[xi] http://laodong.com.vn/suc-khoe/thuc-hu-loi-don-thoi-dieu-tri-benh-soi-cho-be-bang-hat-mui-194012.bld Thực hư lời đồn thổi điều trị bệnh sởi cho bé bằng hạt mùi (đăng ngày 17/4/2014)

[i] http://us.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/da-co-112-tre-tu-vong-do-soi-c46a624295.html Đã có 112 trẻ tử vong do sởi (đăng ngày 18/4/2014)
[ii] http://www.moh.gov.vn/news/pages/tincanbiet.aspx?ItemID=29 Những điều cần biết về sởi và khuyến cáo phòng bệnh (đăng ngày 10/2/2014)
[iii] http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/dich-soi-nang-nhat-trong-hang-chuc-nam-2973531.html Dịch sởi nặng nhất trong hàng chục năm (đăng ngày 4/4/2014)
[iv] http://www.thesaigontimes.vn/Home/xahoi/doisong/110109/ Bệnh sởi tăng bất thường (đăng ngày 13/2/2014)
[v] http://dantri.com.vn/su-kien/vi-sao-ha-noi-chua-cong-bo-dich-soi-863557.htm Vì sao Hà Nội chưa công bố dịch sởi (đăng ngày 17/4/2014)
[vi] http://giadinh.net.vn/y-te/hoi-nghi-who-tay-tbd-lan-thu-63-thong-qua-5-nghi-quyet-ve-suc-khoe-20121001093912820.htm Hội nghị WHO Tây TBD lần thứ 63: Thông qua 5 nghị quyết về sức khỏe (đăng ngày 1/10/2012)
[vii] http://www.wpro.who.int/about/regional_committee/63/resolutions/WPR_RC63_R5_Measles_elimination_03Oct.pdf ELIMINATION OF MEASLES AND ACCELERATION OF RUBELLA CONTROL.
[viii] http://www.wpro.who.int/about/regional_committee/63/reports/RC63_14_Final_RC63_Meeting_Report_complete.pdf (trang 46-48)
[ix] http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungchuongtrinhmuctieuquocgia?_piref135_18249_135_18248_18248.strutsAction=ViewDetailAction.do&_piref135_18249_135_18248_18248.docid=1359&_piref135_18249_135_18248_18248.substract=
[x] http://www.wpro.who.int/immunization/documents/measles_elimination_field_guide_2013.pdf?ua=1 Trang 25
(Quê choa)

Trần Kinh Nghị - Khi tâm thế yếu hèn


Vụ nhóm người Trung Quốc vượt biên trái phép  sang Việt Nam qua cửa khẩu Bắc Phong Sinh, tỉnh Quảng Ninh hôm thứ Sáu ngày 17/4 vừa qua thực ra chỉ là một trong nhiều vụ đã, đang và sẽ tiếp tục xảy ra dọc biên giới Trung Việt. Tuy nhiên quá trình giải quyết vụ việc lần này bộc lộ rõ hơn nguyên nhân sâu xa đáng để xem xét rút ra bài học kinh nghiệm.
Trong luồng dư luận hiện nay, bên cạnh ý kiến tán thành có nhiều ý kiến phê phán cách về giải quyết của nhà chức trách Việt Nam liên quan đến vụ việc này, đặc biệt việc trao trả cho phía Trung Quốc toàn bộ, kể cả những kẻ phạm trọng tội trong lãnh thổ Việt Nam. Những ý kiến phê phán cho rằng việc bàn giao cho Trung Quốc toàn bộ nhóm tội phạm (cả người sống lẫn xác chết) như vậy là quá vội vàng và không phù hợp với nguyên tắc về độc lập chủ quyền quốc gia và quyền con người.  Có ý kiến cho rằng "Việt Nam đồng lõa (với Trung Quốc) vi phạm nhân quyền" v.v...
Sở dĩ có cách hiểu khác nhau, thậm chí trái ngược nhau như vậy trước hết là do tình trạng thiếu thông tin hoặc không minh bạch, không nhất quán về thông tin. Ví dụ, các nguồn tin chính thức của Việt Nam lúc đầu khẳng định nhóm vượt biên "không phải là khủng bố",  nhưng khi các nguồn khác gọi họ là "người Tân Cương", là "lực lượng ly khai", "khủng bố"... thì không bác bỏ. Phải chăng trước sự chất vấn của dư luận người ta có ý "để ngỏ"một số thông tin mơ hồ về tung tích "nhóm khủng bố" ...để khớp với hành động  manh động táo tợn của họ(?).  Một nguyên nhân khác là mối quan hệ Việt-Trung có những điều khác với thông lệ quốc tế; chúng được điều chỉnh bằng những thỏa thuận riêng tư giữa nhà chức trách hai nước mà người ngoài khó biết được. Đó là những lý do khiến người bình thường khó có đầy đủ thông tin nếu muốn đưa ra những lời bình luận đáng tin cậy. Mọi lập luận và quy kết "tội danh"  xem ra chỉ là sự suy diễn không mấy thuyết phục. Thử hỏi, nếu phía Việt Nam khăng khăng đòi giữ số người vượt biên Trung Quốc đó thì điều gì sẽ xảy ra? (Theo tôi được biết, nhiều trường hợp người vượt biên trên thế giới cũng bị "trục xuất nhanh" không cần xét xử... để tránh rắc rối phiền phức đấy, chứ có riêng gì Việt Nam?)  
Có lẽ vấn đề đáng để bàn luận ở đây là nguyên nhân dẫn đến vụ việc một cách không đáng có như vậy. Phải chăng nguyên nhân chính nằm ở TÂM THẾ của người Việt trong quan hệ với nước lớn láng giềng phương Bắc. Đó là tâm thế cả nể của kẻ yếu trước kẻ mạnh xen lẫn nỗi sợ hãi mơ mơ hồ cùng với những hệ quả phát sinh từ tâm thế đó. Đây không phải là chủ đề xa lạ mà đã được người Việt chúng ta bàn đến từ lâu rồi. Ở đây chỉ xin nêu đôi điều trực tiếp liên quan đến vụ việc vừa xảy ra mà thôi.
Vấn đề là, tại sao một nhóm tội phạm có cả phụ nữ và trẻ em đã bị bắt đưa về đồn biên phòng của ta lại có thể có cơ hội để tước đoạt vũ khí rồi khống chế toàn bộ đồn biên phòng, gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản như vậy?
Có người sẽ nói là "do sở hở của một vài chiến sĩ " và "do sự manh động của đối phương".... Nếu vậy xin hãy nghĩ đến cảnh những người Việt Nam phạm pháp ở Liên Xô cũ hay ở Trung Quốc, Nhật Bản  hoặc bất cứ nước ngoài nào thì sẽ thấy sự khác nhau. Liệu người Việt Nam ở đó có cơ hội nào để mạnh động hay chỉ toàn bị đặt vào thế "bẹp dí như con dán" trong các đồn cảnh sát của họ?               
Nếu nhóm vượt biên kia có vũ khí và chống trả trong quá trình bị truy đuổi thì còn có lý. Nhưng họ tay không và đã bị bắt đưa về đồn rồi mà để xảy ra vụ việc như vậy là điều rất vô lý. Nếu chúng là khủng bố mà ta sơ hở không còng tay khống chế ngay từ đầu thì lại càng vô lý.
Câu trả lời chính xác ở đây là tâm thế mơ hồ về bạn/thù khiến người Việt Nam không thể dứt khoát trong các mối quan hệ với nước lớn láng giềng phương Bắc, và tâm thế này hoàn toàn trái ngược với tâm thế của đối phương lúc nào coi thường và khinh miệt đối với nước Việt Nam phiên thuộc. Hãy xem cảnh sát biển Trung Quốc ngày đêm trấn áp dân chài Việt Nam trên biển Đông như thế nào thì rõ. Hãy xem cái cách họ sử dụng Việt Nam như một bãi rác thải cho các loại máy móc thiết bị lỗi thời, các loại hàng hóa thứ cấp rẻ tiền và độc hại v.v... thì rõ. Ở tầm cấp cao họ cũng luôn luôn đối xử với đồng cấp Việt Nam như vậy, thì ở tầm thấp hành động như nhóm vượt biên vừa rồi là chuyện dễ hiểu.
Liệu khi nào người Việt Nam có thể thực sự thoát khỏi cái tâm thế yếu hèn sợ bóng sợ gió để vươn lên với một tâm thế mới với lòng tự tôn tự cường dân tộc đúng với nghĩa của nó?
Hà Nội, ngày 19/4/2014
Trần Kinh Nghị
(Quê choa)

Nhà hoạt động Nguyễn Tiến Trung hối tiếc vì nhận tội, xin khoan hồng

Nhà hoạt động Nguyễn Tiến Trung
Nghe phỏng vấn
Một nhà hoạt động trẻ vừa được trả tự do trước thời hạn hối tiếc vì hành vi ‘nhận tội’, ‘xin khoan hồng’ của mình trong bản án 7 năm tù về tội danh ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.’
Nguyễn Tiến Trung, sáng lập viên của Tập hợp Thanh niên Dân chủ, bị tuyên án cùng với các nhà hoạt động Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, và Lê Thăng Long trong cùng phiên xử hồi năm 2010 gây chú ý công luận quốc tế.
Trước khi ra tòa, Trung đã ‘nhận tội’ và ‘xin khoan hồng’ trước ống kính của truyền thông nhà nước và sự thất vọng của nhiều người ủng hộ cả trong lẫn ngoài nước.
Sau 3 lần được giảm án xuống còn 5 năm rưỡi, Nguyễn Tiến Trung được trả tự do sớm 8 tháng hôm 12/4/14 trong đợt phóng thích tù nhân lương tâm hiếm hoi của Việt Nam giữa những áp lực của quốc tế và các cuộc thương lượng đầy điều kiện của Hiệp định Tự do Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP mà Hà Nội đang tham gia.
Ngày ra tù, Tiến Trung đã chia sẻ với Tạp chí Thanh Niên VOA những suy tư về việc đóng góp cho quá trình dân chủ hóa đất nước, những gì khiến anh hài lòng và hối tiếc trên con đường dấn thân vì dân chủ, và bài học rút ra từ bản án sau các hoạt động ôn hòa kêu gọi đa đảng tại Việt Nam.
Nguyễn Tiến Trung sinh năm 1983 bắt đầu được mọi người biết đến từ các cuộc vận động cho dân chủ Việt Nam trong thời gian anh du học tại Pháp từ năm 2002 đến 2007 trong đó có việc thành lập Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ quy tụ sự tham gia của nhiều người trẻ trong và ngoài nước; tổ chức chương trình "Marathon Nối Vòng Tay Lớn" thu thập chữ ký kêu gọi quốc tế thúc đẩy Việt Nam cải thiện nhân quyền; gặp gỡ lãnh đạo cao cấp của các nước như Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Canada, và Chủ tịch Hội đồng Châu Âu kêu gọi hỗ trợ dân chủ hóa Việt Nam.
Tháng 8/2007, Tiến Trung về nước sau khi tốt nghiệp thạc sĩ công nghệ thông tin ở Pháp. Bảy tháng sau, Trung có lệnh gọi vào quân đội nhưng bị loại ngũ sau hơn 1 năm với cáo buộc vi phạm nội quy bao gồm không chịu tuyên thệ Mười lời thề danh dự của quân đội nhân dân. Ngay sau khi bị loại ngũ, Trung bị bắt và bị khởi tố về điều 79 Bộ Luật Hình sự.
Việt Nam nói các hoạt động của Trung là “kích động chống phá nhà nước”,“phản động” và “xuyên tạc.”
-Trung được trả tự do trước thời hạn, những điều kiện đổi lấy vụ phóng thích sớm đối với Trung là gì?
-Trung đã cam kết những điều gì trước khi rời trại giam?
-Gia đình Trung cho biết từng được giới hữu trách hứa hẹn đặc xá cho Trung nhiều lần (nhất là mỗi dịp 30/4), nhưng đã bị thất vọng rất nhiều lần. Theo Trung, vì sao lần này lại có bước đột phá đặc biệt vậy?
-Những nhà hoạt động cùng bị bắt với Trung năm 2009 trong vụ án gây chú ý công luận về tội danh ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’ lần lượt được giảm án và phóng thích trước thời hạn (từ Lê Thăng Long, Lê Công Định, tới Trung), ngoại trừ doanh nhân THDT vẫn phải thi hành nguyên mức án 16 năm tù. Vì sao có sự khác biệt này, là người trong cuộc, Trung hiểu thế nào?
-Sau khi Trung bị bắt, truyền thông trong nước đăng tải hình ảnh Trung nhận tội và xin khoan hồng. Phải chăng Trung thừa nhận các hoạt động cổ xúy dân chủ Trung theo đuổi là ‘sai trái’ là ‘tội phạm’? Hành vi ‘nhận tội’ xin khoan hồng của những nhà hoạt động dân chủ khi bị bắt, có người thông cảm nhưng có người chê trách là thiếu bản lĩnh. Trung nghĩ sao?
-Bố Trung cho biết Trung chấp hành án kỷ luật tốt trong trại giam, nhưng vì sao Trung lại bị cách ly tuyệt đối với các bạn tù khác?
-Trung trải qua những ngày tháng trong tù như thế nào?
Tiếp tục cổ xúy cho dân chủ?
Mong muốn?
-Ngoài Trung, đợt này còn có một số tù nhân chính trị được trả tự do như ông Vi Đức Hồi, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Hữu Cầu. Theo Trung đây là một tín hiệu ‘thay đổi’ hay có nguyên nhân sâu xa nào khác?
-Các vụ phóng thích trước thời hạn cho tù nhân lương tâm tại Việt Nam trước này thường liên quan đến các thời điểm hoặc sự kiện ngoại giao quan trọng. Nếu việc phóng thích trước thời hạn cho Trung nằm trong gói ‘mặc cả’ của phía Việt Nam để đạt được mục đích nào đó hoặc để đổi lấy sự nhượng bộ nào đó từ quốc tế. Trung nghĩ thế nào?
-Ủy ban Bảo vệ Ký giả CPJ yêu cầu Việt Nam ngưng dùng tù nhân chính trị làm con tin để đổi chác với thế giới. Ý kiến một tù nhân chính trị như Trung thế nào về lời kêu gọi này?
Trà Mi
Theo VOA

30-4: Vì đâu nên nỗi?

Lý do mất miền Nam vào tay cộng sản đến bây giờ vẫn còn được tranh cãi, dù ai cũng thấy nguyên nhân chính là việc Hoa Kỳ bỏ rơi miền Nam VN.”Tiền đồn chống cộng” này không còn cần thiết nữa, sau khi Mỹ biết Trung Cộng vào thời gian đó không có ý định và chưa đủ khả năng nhuộm đỏ vùng Đông Nam Á. Những sửa soạn cho việc Mỹ rút khỏi VN đã được thực hiện với chương tình Việt Nam Hóa chiến tranh. Đến năm 1972, sau khi Cố vấn An ninh Kissinger và TT Nixon sang Tàu nói chuyện với Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai thì ván bài đã được lật ngửa. Không đầy một năm sau, ngày 27-1-1973, Hiệp Định Paris chấm dứt chiến tranh VN được ký kết, với phần thua thiệt về phiá Nam VN, phần thắng lợi bất ngờ về phiá Bắc Việt, và Hoa Kỳ được “rút lui trong danh dự”.
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu kinh lý
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu kinh lý
Cầm bản dự thảo Hiệp Định đã được Mỹ và Bắc Việt phó thự (initial), Cố vấn Kissinger đi Sài Gòn bắt TT Nguyễn Văn Thiệu ký. Nếu TT Thiệu ký ngay thì chẳng khác gì ký vào tờkhai tử của chính ông và của cả miền Nam. Bản dự thảo coi như chung quyết (final draft) này dự trù TT Thiệu phải từ chức liền, trao chính quyền cho Hội Đồng Hòa Giải Hòa Hợp Dân Tộc gồm 3 thành phần (Quốc, Cộng và thành phần thứ ba ở giữa). Hội đồng sẽ tổ chức một cuộc tổng tuyển cử để bầu lên một chính quyền mới cai trị miền Nam. Một điều khoản khác vô cùng tai hại là trong khi các lực lượng quân sự của Hoa Kỳ và của các nước đồng minh (Đại Hàn, Úc, Thái, Phi Luật Tân) phải rút đi thì những đơn vị quân đội chính qui của Bắc Việt vẫn được quyền ở lại miền Nam.Dĩ nhiên TT Thiệu, Quốc Hội và chính phủ VNCH phản đối. Kissinger không thành công trong việc thuyết phục TT Thiệu. Ông ta giận dữ ra về và thề không trở lại Sài Gòn nữa. TT Nixon phải cử tướng Alexander Haig, Tổng Quản Trị (Chief of staff) Phủ Tổng Thống, qua Sài Gòn điều đình và làm áp lực tiếp. Cuối cùng Mỹ cũng phải thỏa hiệp không đòi TT Thiệu từ chức, không thay thế chínhquyền miền Nam bằng Hội Đồng Hòa Giải Hòa Hợp Dân Tộc, nhưng giữ nguyên điều khoản không buộc quân đội Bắc Việt rút khỏi miền Nam, vì sợ cộng sản sẽ không nhượng bộđiều này. Kissinger phải đi điều đình lại với Lê Đức Thọ. Phiá cộng sản không chịu sửa đổi bản thảo Hiệp định, Mỹ phải dội bom Hà Nội và phong tỏa hải cảng Hải Phòng vào những ngày cuối năm 1972 để làm áp lực. Cuối cùng Hà Nội cũng phải nhượng bộ nhưng vẫn còn lời chán vì họ được giữ quân tại miền Nam để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm chiếm. Thế là Hiệp định Paric được ký vào ngày 27-1-1973.

Để buộc TT Thiệu phải làm theo ý Hoa Kỳ, TT Nixon dùng chiến thuật vừa dỗ vừa dọa. Một mặt ông viết thư cho TT Thiệu hứa hẹn tiếp tục gúp đỡ VNCH, trừng phạt cộng sản nếu vi phạm Hiệp định, một mặt ông chính thức hăm dọa “không muốn trường hợp TT Ngô Đình Diệm tái diễn”(Xem Palace Files và Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng). Những tài liệu liên quan tới những lời TT Nixon nói về TT Thiệu đã được giải mật và lưu trữ tại Thư viện Nixon ở Yorba Linda, California, cho thấy Nixon rất giận dữ trước việc ông Thiệu chống đối những điều khoản căn bản của bản dự thảo Hiệp định. Cuốn băng ghi âm từ 1973 dài 150 giờ và viết lại thành 30,000 trang đãđược giải mật vàđã được ông Hughes, nhà chuyên môn nghiên cứu các băng ghi âm của các tổng thống Mỹ, tiết lộ Nixon đã từng nói trong một phiên họp tại Bạch Ốc vềông Thiệu: “Tôi không rõ đe dọa đó có đủ hay không, nhưng tôi sẵn sàng làm bất cứ điều gì, kể cả cắt đầu của hắn nếu cần thiết” (cut off his head if necessary- Nguồn: BBCvietnam.com June 24, 2009). Dĩ nhiên, Nixon nói điều này trong lúc nóng giận nhưng cũng phản ảnh một phần sự thật. Chính tướng Alexander Haig cũng viết trong hồi ký là vào thời điểm đó, tên ông Thiệu thường được nhắc tới trong các cuộc thảo luận vàcó người đưa ý kiến ám sát ông Thiệu. Tướng Alexander Haig viết thêm: “Nixon rất mong muốn giải quyết chuyện Việt Nam cho xong và chia sẻ sự bực bội và tức giận như núi lửa của Kissinger đối với người đồng minh cứng đầu này (ám chỉ ông Thiệu) đã gây trở ngại lớn nhất cho ông trong việc kết thúc cuộc chiến” (1).

Dọa nhau như thế, nhưng Mỹđãkhông dám làm, vì không dại gì gây chuyện rắc rối mới khi sắp đến cuộc bầu cử nhiệm kỳ 2 của TT Nixon. Vì vậy thầy trò Nixon phải thuyết phục VNCH bằng những hứa hẹn trừng phạt những vi phạm Hiệp định và tiếp tục viện trợ cho Nam VN. Khi tiếp ông Nguyễn Phú Đức, Phụ Tá Ngoại Giao của TT Thiệu tại tòa Bạch Ốc, TT Nixon đã hứa sống hứa chết (he repeated his bedrock assurance) là sẽ bỏ bom Bắc Việt một cách nặng nề nếu Bắc Việt vi phạm hỏa ước (2). Về phần Ngoại Trưởng Henry Kissinger (nhận chức Bộ Trưởng Ngoại Giao ngày 22-9-1973) cũng viết trong hồi ký rằng chính TT Nixon, Bộ trưởng Quốc Phòng và các giới chức cao cấp của Mỹ đều xác nhận nhiều lần với ông Thiệu làchính phủ Hoa Kỳ sẽ buộc Bắc Việt phải tôn trong Hiệp định (3). Hứa như vậy chỉ là đểông Thiệu yên tâm ký một hiệp ước bất lợi. Thực tế, Mỹ chỉ muốn chấm dứt chiến tranh “trong danh dự”, có nghiã làlấy được tù binh về, rút chân khỏi vũng lầy VN, mặc cho Nam VN rơi vào tay cộng sản, trong một “khoảng thời gian coi được” (decent interval).Vì thế Hành Pháp bầy trò đề nghị Lập Pháp viện trợ cho Nam VN 700 triệu Đô-la. Lập Pháp lờđi. TT Gerard Ford lại yêu cầu viện trợ khẩn cấp 300 triệu. Quốc Hội lấy cớ nghỉ hè, không thể triệu tập phiên họp cứu xét. Một khi người ta đã quyết tâm bỏ cho chết luôn, làm sao có thể cho tiền để sống lay lứt thêm một thời gian nữa?

Sau khi miền Nam rơi vào tay cộng sản, ông đạo diễn phù thủ Kissinger mới viết vuốt đuôi “Lúc này tôi nghĩ tới một ông tướng VN nhỏ bé, một người yêu nước”. Ở một đoạn khác, ông viết:”Tôi có rất ít tình bạn cá nhân với ông Thiệu, nhưng nhìn ông theo đuổi cuộc chiến đấu một cách cô độc sau khi người Mỹ rút lui, tôi thấy mến phục ông ấy rất nhiều. Ông ít được thương hại, cũng cũng không được nhiềungười hiểu, nhưng những điều đó không ảnh hưởng gì tới nhân cách của ông” (4).

Đúng là những lời ai điếu để an ủi. Chính Kissinger đã tiên đoán với Nixon là sau 2 năm ký Hiệp định Paris, miền Nam VN sẽ sụp đổ. Các chính khách có thói quen chỉ đấm ngực nhận lỗi sau khi rời chức vụ. Về trường hợp Việt Nam, cựu Tổng Thống Richard Nixon viết cả một cuốn sách rút những kinh nghiệm sai lầm,No More Vietnams. Cựu Ngoại Trưởng Henry Kissinger viết hồi kýcó những đoạn xoa vuốt Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vàgần đây đãchính thức xin lỗi về những sai lầm của mình. Ông còn xác nhận trong khi Mỹ chấm dứt viện trợ cho miền Nam thì khối Xô Viết vẫn tiếp tục cung ứng đầy đủ các tiếp liệu cho Bắc Việt. Cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Melvin Laird nói rằng các khoản viện trợ Mỹ dành cho VNCH đã bị cắt theo yêu cầu của các thế lực chính trị Mỹ, đưa tới kết qủa chung cuộc là chế độ miền Nam VN thua trận vào ngày 30-4-1975 (VOA 2-7-2007).

Khi nhìn thấy vấn đề thìđã trễ. Nhưng khi tại chức, họ chỉ nghĩ tới quyền lợi của nước họ, tới ghế ngồi vàdanh dự của cá nhân họ. Một tay cầm súng, một tay cầm túi Đô la, họ cứ bước lên đầu người khác màđi. Vì vậy, chúng ta phải nhớ, trong trường chính trị, không có đồng minh vĩnh viễn và cũng không có kẻ thù vĩnh viễn. Lý tưởng còn thay đổi huống chi chính sách. Khi nhu cầu đòi hỏi, họ có thểxoay đổi chính sách 180 độ, bất kể bao nhiêu tiền bạc và xương máu đã đổ ra. Tiền và mạng người được coi là những chi phí cần thiết cho một giai đoạn với một chính sách giai đoạn. Lúc phải tiêu là tiêu. Tiêu rồi không tiếc.

Dù quy trách nhiệm lớn nhất cho Hoa Kỳtrong việc mất miền Nam, chúng ta cũng phải tựnhận lỗi về những khuyết điểm của mình. Những tính toán sai của các lãnh đạo quân sự và  dân sự, nạn tham nhũng, lính ma lính kiểng, hối mại quyền thế…đều có xảy ra dù không ở mức độ trầm trọng như dưới chế độ cộng sản. Không thể chấp nhận những tệ nạn này nhưng chúng không làm mất nước khi ở một mức độ thấp. Dân miền Nam vẫn sống no đủ, tự do, xây dựng hiện tại và tương lai với đà tiến triển không ngừng. Tội nặng nhất phải quy vào những kẻ chỉ biết vụ lợi, những kẻ”ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản”. Họ là những con buôn bán lén gạo và thuốc Tây cho cộng sản với giá cao. Họ là những người hướng về rừng với hoài cảm thời Việt Minh kháng chiến chống Pháp. Họ là những trí thức viễn mơ đề cao giá trị dân tộc và chống sự hiện diệncủa người ngoại quốc trên đất nước. Họ lý luận rằng cộng sản hay quốc gia đều là người Việt, chắc không xử tệ với nhau như người ngoại chủng xử với dân mình. Từđó, họ chống đối chính quyền quốc gia, gán cho mọi thứ xấu và sẵn sàng nghe theo những lời dụ dỗ của những cán bộ cộng sản nằm vùng. Họ là những người trẻ bịđàn anh phỉnh gạt bằng những lý luận sai lầm. Cuối cùng, họ là những người lãnh đạo tinh thần của một số tôn giáo đã vô tình hay hữu ý lẫn lộn chuyện đạo với chuyện đời, không phân biệt đấu tranh cho công lý với đấu tranh chính trị để lật đổ một chế độ hợp pháp, chưa kể mộ số tu sĩ là cộng sản nằm vùng khéo ngụy trang. Để cai trị một xã hội bị lũng đoạn như thế, chính quyền vẫn phải áp dụng những nguyên tắc dân chủ, hơi mạnh tay là bị kết án đàn áp, sửa đổi luật lệ cho hữu hiệu thì bị kết án độc tài. Có bàn tay cộng sản nhúng vào mọi chỗ mà nhiều người không biết, cứ tưởng mình đang tranh đấu cho hòa bình, tự do và quyền lợi của dân tộc. Chính những người như vậy đã tiếp tay cho cộng sản mau chiếm miền Nam.

Mất rồi mới tiếc. Mắt mở ra mới thấy mình lầm. Trong khi dân trong nước đang đấu tranh gian khổ đểđòi lại những quyền công dân và quyền con người đã bị cướp mất, đang vật vãđòi lại và giữ gìn những phần biển, đảo màông cha để lại, chúng ta ở hải ngoại đang làm gì? Còn bao nhiêu người nghĩ tới quê hương? Có bao nhiêu người dấn thân trong những hành động tranh đấu đòi công lý và nhân quyền cho anh em ruột thịt trong nước? Hay đa số chúng ta vẫn thờơ, coi  đó là việc của người khác? Có người còn tiếp tay cho những kẻ cầm quyền bán nước và hà hiếp dân dù chính họđã từng là nạn nhân.May mắn thay, vẫn còn nhiều người âm thầm tranh đấu, hay ít ra cũng âm thầm góp công góp của để yểm trợ những người tranh đấu. Họ thuộc đa số thầm lặng, chỉ lên tiếng khi cần. Vì sống trong những xã hội tự do, các đoàn thể của người Việt đua nở như nấm gặp mưa. Có những đoàn thể tốt nhưng cũng có những đoàn thể hữu danh vô thực, thùng rỗng kêu to. Có những người tốt nhưng cũng có những người chỉ thích danh lợi, thích làm lãnh tụ, mới làm chủ tịch một hội nhỏ xíu đã mơ và cư xử như một thủ tướng, bộ trưởng, dân biểu tương lai. Do đó sự đố kỵ và chia rẽ gia tăng, cộng thêm những bàn tay bí mật của cộng sản và tay sai nhúng vào quậy phá các cộng đồng. Trước những tệ nạn trước mắt, chúng ta vẫn không thất vọng khi thấy sau 39 năm, cộng sản vẫn chưa chiếm được một cộng đồng người Việt nào ở hải ngoại, chưa đưa được khối người Việt hải ngoại vào vòng chi phối và thần phục nhàđương quyền Hà Nội, dùcộng sản đã tốn bao công sức và tiền bạc để thi hành Nghị Quyết 36.

Kỷ niệm 39 năm miền Nam bị đặt dưới chế độ cộng sản, chúng ta cần thay đổi phương cách hành động. Chúng ta nên ý thức rằng việc trực diện đấu tranh với cộng sản phải làviệc của người trong nước, người ở ngoài chỉ có thể yểm trợ tinh thần, ngoại vận và phương tiện. Chúng ta không nên phí tiền bạc vào những việc phô trương bề ngoài. Hãy dồn phương tiện giúp anh chị em trong nước. Khi tranh đấu trong thời đại điện tử và thông tin nhanh chóng như hiện nay, họ cần phải có máy hình, điện thoại di động, computer… Khi ốm đau hoặc khi bị bắt vào tù, họ cần được tiếp tế lương thực và thuốc men, chưa kể những hoạt động khác đòi hỏi nhiều phương tiện hơn. Các đoàn thểở hải ngoại nên phối hợp trong việc phân phối sự yểm trợ cho trong nước để tránh tình trạng chỗít qúa, chỗ nhiều qúa. Hãy tạo thêm những đường dây liên lạc mới, tìm kiếm thêm những người dấn thân mới và giúp đỡ họ. Nếu làm được như thế, đồng bào trong nước sẽ lên tinh thần và phong trào tranh đấu có cơ lớn mạnh nhanh chóng vì có sự yểm trợcụ thểvà hữu ích của đồng bào ngoài nước.

Mong rằng ngày 30-4 năm tới, chúng ta sẽ có một nước Việt Nam đẹp hơn nước Việt Nam hiện nay.
Mặc Giao
_________________________________________________
(1) Alexander M. Haig, Jr., Inner Circle, tr 307, Warner Books, New York 1992
(2) Alexander Haig, sách đã dẫn, tr 306
(3) Henry Kissinger, Les Années Orageuses, tr 355, Fayard, France 1982
(4) Henry Kissinger, sách đã dẫn, tr365
(Đàn Chim Việt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét