'VN muốn bị coi là đồng lõa với TQ?'
Nếu Trung Quốc 'đối xử
ác' hoặc 'bất công' với nhóm người Tân Cương mới bị trả lại, Việt Nam
có thể bị coi là 'đồng lõa' vi phạm nhân quyền, theo luật gia từ VN.
Nếu nhà cầm quyền Trung Quốc
'trừng trị' hoặc 'đối xử ác', 'bất công' với nhóm người Tân Cương mới bị
trả lại ngay sau vụ cướp súng gây chết người ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh,
tỉnh Quảng Ninh hôm 18/4/2014, Việt Nam có thể bị coi là 'đồng lõa' vi
phạm nhân quyền, theo một luật sư ở Việt Nam.
Trao đổi với BBC hôm thứ Bảy từ Sài Gòn, ông
Trần Quốc Thuận, cựu quan chức Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc
hội cho rằng việc Việt Nam 'vội vã' trả về Trung Quốc những người là
nghi can, nghị phạm đến từ Tân Cương đã làm chết và bị thương 2 sỹ quan
biên phòng ở tỉnh Quảng Ninh, đặt ra những dấu hỏi về việc Việt Nam có
thực sự 'tôn trọng nhân quyền', 'tôn trọng nguyên tắc nhân đạo' cũng như
'tự tôn trọng độc lập chủ quyền, tự quyết về an ninh lãnh thổ' hay
không.Theo luật sư Thuận, nếu đây thực sự là nhóm người chạy trốn và muốn tìm kiếm cơ chế cư trú chính trị từ Tân Cương, khu vực mà cộng đồng Duy Ngô Nhĩ (Uighurs) đang phản kháng lại nhà cầm quyền trung ương Trung Quốc vì muốn đòi 'độc lập' và 'tự trị', thì Việt Nam phải xem lại nguyên tắc tôn trọng nhân quyền của mình, vì Hiến pháp Việt Nam cũng quy định nhà nước có thể xem xét những trường hợp người nước ngoài tìm kiếm cư trú, ẩn náu vì lý do này thay vì đẩy họ trở lại nơi họ đã liều mình bỏ trốn đi.
"Phải chăng đây là một sự thỏa thuận giữa Việt Nam với Trung Quốc từ trước, nếu đây là một dân đòi hỏi quyền tự trị, quyền độc lập, họ chạy sang đất nước mình mà mình trao trả liền thì tôi nghĩ rằng cái đó về luật pháp quốc tế, phải xem xét một cách thận trọng," ông Thuận nói.
'Muốn nước ngoài xét xử hộ?'
"Phải chăng đây là một sự thỏa thuận giữa Việt Nam với Trung Quốc từ trước, nếu đây là một dân đòi hỏi quyền tự trị, quyền độc lập, họ chạy sang đất nước mình mà mình trao trả liền thì tôi nghĩ rằng cái đó về luật pháp quốc tế, phải xem xét một cách thận trọng"
LS Trần Quốc Thuận
Cựu quan chức Quốc hội cho rằng quyết định cho trả nhóm người Trung Quốc, trong đó có 4 phụ nữ, 2 thiếu nhi còn rất nhỏ tuổi, về lại Trung Quốc hôm thứ Sáu, có thể làm dư luận đặt dấu hỏi về 'tính nhân đạo', 'nguyên tắc cư xử nhân đạo' của Việt Nam.
Luật sư Thuận cho rằng quyết định này chắc chắn phải được 'một cấp rất cao' của Việt Nam đưa ra, mà ông phỏng đoán có thể ít nhất tới cấp Trung ương Đảng, mà do đó theo ông chính quyền tỉnh Quảng Ninh và Bộ đội Biên phòng địa phương chắc chắn 'không dám làm'.
Ở phần cuối cuộc phỏng vấn hôm thứ Bảy, ông Thuận cũng cảnh báo việc Việt Nam 'quá vội vàng' trao trả người Trung Quốc gây án ở Việt Nam, làm thiệt mạng quân nhân, binh sỹ Việt Nam ngay trên đất của Việt Nam, mà lại không được xét xử ở Việt Nam.
Điều này theo ông có thể để lại hậu quả cho 'độc lập chủ quyền quốc gia' và 'an ninh quốc gia' trong tương lai, vì Việt Nam không thể vừa để an ninh quốc gia bị xâm phạm, đồng thời lại để nước ngoài 'xét xử hộ' các nghi can, nghi phạm cho mình.
'Việt Nam quá vội vàng khi trao trả nghi phạm'
"Sẽ không có 7 người chết (trong đó có 2 bộ đội biên phòng Việt Nam) và nhiều người khác bị thương nếu những người (có thể là) Duy Ngô Nhĩ "vượt biên trái phép" đó được giữ lại điều tra và trước khi trao trả, chính quyền hai bên đàm phán các điều kiện đảm bảo an toàn cho họ. Ông Huy Đức viết
|
Việc nhà chức trách Việt Nam bàn giao 11 người đến từ Trung Quốc, trong đó có 4 phụ nữ, 2 trẻ em, cùng 5 thi thể, ngay sau vụ bạo lực ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh, làm 7 người thiệt mạng, trong đó có 2 sỹ quan biên phòng Việt Nam, mà không thông qua điều tra, xét xử, có thể đã bỏ qua một các nguyên tắc về 'độc lập chủ quyền quốc gia', 'tôn trọng nhân quyền' và 'nhân đạo', theo luật sư Trần Quốc Thuận.
Trao đổi với BBC hôm 19/4 từ Sài Gòn, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội nói:
"Trao trả một cách gấp gáp như thế, tôi nghĩ cũng là một vấn đề phải suy nghĩ, bởi vì phải coi những người đó lý do tại sao họ sang Việt Nam, lý do là gì, bởi vì trong Hiến pháp của Việt Nam cũng nói rằng những người tị nạn chính trị vì lý do này khác, đôi khi cũng có thể xem xét,
"Chứ không phải là tất cả những người nước ngoài chạy vào Việt Nam thì mình (Việt Nam) bắt và mình trao trả liền.
"Nếu có một hiệp định trao trả về tội phạm thì khác, còn không biết ở đây có phải là tội phạm không, mà tôi thấy là trao trả một cách vội vàng," ông Thuận nói.
'Bộ trưởng gửi vòng hoa viếng'
∇ Bấm vào để nghe bài tường thuật
|
Trong khi đó, báo chí chính thức ở Việt Nam đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quanh Thanh đã gửi vòng hoa đến Lễ truy điệu các sỹ quan biên phòng bị thiệt mạng.
Câu chuyện đó làm không đúng quy trình, không đúng thủ tục về hoạt
động tư pháp, khi đã gây án thì phải có kết luận của cơ quan điều tra cơ
bản, chứ không thể chuyển giao một cách vội vàng"
Luật sư Trần Quốc Thuận
|
"Năm thi thể và 11 người nhập cảnh trái phép, gây ra vụ nổ súng tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh, đã được cơ quan chức năng Việt Nam bàn giao cho Trung Quốc chiều 18/4," tờ VnExpress cho biết.
"Việc bàn giao 5 thi thể và 11 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép đã được cơ quan chức năng Việt Nam và Trung Quốc hoàn tất trong chiều 18/4" tờ này trích thuật lời ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh nói.
"Trung Quốc đã tiếp nhận toàn bộ số người này," tờ báo điện tử thuật lời thông báo của ông Hậu.
Tuy nhiên, theo luật sư Trần Quốc Thuận, việc làm này cho thấy chính quyền Việt Nam đã làm sai về trình tự tư pháp, luật pháp, ông nói:
"Câu chuyện đó làm không đúng quy trình, không đúng thủ tục về hoạt động tư pháp, khi đã gây án thì phải có kết luận của cơ quan điều tra cơ bản, chứ không thể chuyển giao một cách vội vàng,
|
"Thì đâu phải vào một đất nước khác, gây án, rồi họ lãnh về, rồi cuối cùng không có xử gì hết, thì đâu có được."
"Cho nên pháp luật hình sự Việt Nam điều chỉnh tất cả hành vi phạm tội trên đất nước này, đều phải xử, xét theo Bộ luật Hình sự, thì đó là quy định của Bộ luật Hình sự rồi, cho nên ở Việt Nam, nếu mà làm như vậy, thì đó là một việc làm không phù hợp với quy định của pháp luật của Việt Nam và cũng là thông lệ quốc tế."
'Đồng lõa vi phạm nhân quyền?'
Theo luật sư Thuận, việc trao trả còn đặt nhà cầm quyền Việt Nam vào một nguy cơ khác tùy thuộc vào việc sau khi bị bàn giao cho Trung Quốc, nhóm người từ Trung Quốc, trong đó có 4 phụ nữ và hai thiếu nhi nhỏ tuổi, có bị chính quyền Trung Quốc vi phạm nhân quyền hay không.
Việc bàn giao 5 thi thể và 11 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép đã
được cơ quan chức năng Việt Nam và Trung Quốc hoàn tất trong chiều
18/4"
Ông Đặng Huy Hậu nói với báo VN
|
Theo cựu quan chức Văn phòng Quốc hội, việc trao trả nhóm nghi phạm cho Trung Quốc cũng làm dư luận đặt ra câu hỏi về việc liệu chính quyền Việt Nam có tự tôn trọng 'độc lập, chủ quyền' của mình hay không, khi những nghi phạm tấn công, giết người Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam không bị điều tra, xét xử ở Việt Nam, mà được quyền rời thẳng khỏi quốc gia này.
Luật sư Thuận nói: "Riêng việc gây án giết chết những bộ đội Việt Nam biên phòng, những sỹ quan, những chiến sỹ, một vụ án đặc biệt nghiêm trọng như thế mà không khởi tố, không điều tra, không gì hết mà chuyển (giao) liền thì cái đó là không bình thường,
"Mà cái đó người ta xem lại chủ quyền quốc gia, độc lập chủ quyền quốc gia nó như thế nào, bởi vì người ta xâm phạm, không biết những người đó từ đâu, nhưng họ từ biên giới họ qua, nhưng nguồn gốc họ ở đâu đến, ai biết được, gây án phải điều tra, không điều tra, không xác định, không khởi tố, không gì hết, mà trong vài tiếng đồng hồ chuyển giao... kể cả xác, rồi thế nọ thế kia,
|
Hôm thứ Bảy, một thành viên của Mạng lưới Blogger Việt Nam bình luận với BBC về khả năng có một 'thỏa thuận ngầm' giữa Trung Quốc và Việt Nam trong việc 'ngăn chặn, bàn giao, dẫn độ, trao đổi' những người bất đồng chính kiến khi họ chạy trốn từ một quốc gia này và tìm cách cư trú chính trị quốc gia kia và ngược lại.
Từ Hà Nội, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng nói: "Tôi nghĩ chuyện này là cái mà ai cũng có thể hiểu, bởi vì quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc nó không chỉ thể hiện ở trên các hiệp định đã ký kết mà nó còn phụ thuộc vào sự gắn chặt ở những vấn đề chính trị còn lớn hơn rất nhiều,
"Cho nên sinh mạng người dân, con người cũng không quan trọng đâu và cái quan trọng là thái độ của những người cầm quyền nó như thế nào thôi."
Nếu ở Trung Quốc họ đối xử với những người đó như thế nào mà vi phạm
nhân quyền, thì Việt Nam có thể cũng là đồng lõa, cái đó là đương nhiên
rồi, chứ còn không thể chối cãi chuyện đó được"
LS Trần Quốc Thuận
|
"Tôi nghĩ đây là một vấn đề rất phức tạp và nhiều năm nay, tôi biết có rất nhiều trường hợp người Việt Nam tìm cách cư trú chính trị ở nước ngoài để tránh sự trừng phạt vì những vấn đề họ hoạt động liên quan đến nhân quyền, đến dân chủ, đến những hiệp hội lao động, bảo vệ quyền lợi người lao động...,
"Vấn đề ở đây không phải chỉ là chuyện người tị nạn, mà vấn đề ở đây là làm sao phải tạo ra một sự chuyển biến về nhận thức trong xã hội để người dân, chính người ở trong nước, họ có những sự tham gia đấu tranh bảo vệ những giá trị như nhân quyền, quyền con người, đấy mới là điều quan trọng để thay đổi tình hình ở Việt Nam."
'Xem lại nguyên tắc chủ quyền'
Hôm 19/4, trên trang Facebook cá nhân của mình, blogger Osin, tức nhà báo Huy Đức, nêu quan điểm cho rằng vụ bạo lực gây chết người hôm thứ Sáu lẽ ra có thể đã được ngăn chặn, giảm thiểu hậu quả nếu được xử lý khác đi.
|
"Sẽ không có 7 người chết (trong đó có 2 bộ đội biên phòng Việt Nam) và nhiều người khác bị thương nếu những người (có thể là) Duy Ngô Nhĩ "vượt biên trái phép" đó được giữ lại điều tra và trước khi trao trả, chính quyền hai bên đàm phán các điều kiện đảm bảo an toàn cho họ.
"Đành rằng, vẫn biết Hà Nội và Bắc Kinh là hai nhà nước có thể "chia sẻ" với nhau cách đối xử với những người bất đồng với chính quyền. Đành rằng, tiêu diệt một nhóm người có vũ trang thì không ai trách cứ được mình.
"Nhưng, nếu 16 người vượt biên (có 4 phụ nữ và 2 trẻ em) này không bị đối xử quá lạnh lùng thì người Việt đã không phải đổ máu và bàn tay người Việt đã không phải dính máu người Duy Ngô Nhĩ."
Nếu 16 người vượt biên (có 4 phụ nữ và 2 trẻ em) này không bị đối xử
quá lạnh lùng thì người Việt đã không phải đổ máu và bàn tay người Việt
đã không phải dính máu người Duy Ngô Nhĩ"
Nhà báo, blogger Osin Huy Đức
|
"Tôi không biết người đó, bởi vì họ không đưa tin người đó, nhưng người đó phải là một người có quyền lắm ở Việt Nam, họ ra lệnh phải bàn giao ngay,
"Bây giờ có đường dây nóng nên họ gọi qua, gọi lại rồi bảo bàn giao ngay, thì có thể nó có một thỏa thuận nào đó,
"Nhưng những thỏa thuận đó trong bàn giao như thế nào, nhưng riêng việc này là tôi xin nói là xem lại đảm bảo chủ quyền, độc lập của đất nước hay không".
Được biết, gần đây tại Trung Quốc tiếp tục xảy ra các vụ bạo lực, chống đối chính quyền trung ương ở một số vùng như Tân Cương, Tây Tạng.
Trong đó, chính quyền Bắc Kinh cho hay đã phải xử lý nhiều "vụ bạo lực" được cho là do các nhóm đòi độc lập và ly khai người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ gây ra, trong khi tại Tây Tạng, vẫn còn xảy ra các vụ tăng ni, phật tử tự thiêu để phản đối chính quyền TQ 'đàn áp nhân quyền' và 'đồng hóa văn hóa'.
Theo BBC
Nhà báo Phạm Chí Dũng sẽ được xuất cảnh đi Mỹ ?
Được biết chủ đề của Ngày Tự do Báo chí Thế giới 2014 là « Tự do cho truyền thông vì một tương lai tốt đẹp hơn ». Dấu nhấn được đặt trên các vấn đề : truyền thông tự do, Nhà nước pháp quyền, báo chí chuyên nghiệp là một bộ phận của phát triển.
Vừa rồi có ba nhà hoạt động đã đến Mỹ, hai người khác bị ngăn chận tại sân bay. Riêng tiến sĩ, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, người đã từng bị cấm xuất cảnh đi Genève để tham dự một cuộc hội thảo về nhân quyền với tư cách diễn giả hồi tháng Hai, lần này cũng được mời làm diễn giả trong buổi điều trần, nhưng hộ chiếu của anh vẫn đang bị thu giữ. RFI Việt ngữ đã phỏng vấn tiến sĩ Phạm Chí Dũng về các vấn đề liên quan đến khả năng xuất ngoại của anh.
TS Phạm Chí Dũng : Đó là thư mời chính thức, ký ngày 01/04/2014 bởi một số nghị sĩ Hoa Kỳ. Tôi được mời với tư cách diễn giả và sẽ thuyết trình về những vấn đề làm thế nào để tạo dựng một nền báo chí độc lập ở Việt Nam trong tương lai.
RFI : Chỉ còn ít ngày nữa là buổi điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ sẽ diễn ra, nhưng không biết Chính phủ Việt Nam đã có động thái nào trả lại hộ chiếu cho anh chưa?
Tôi được biết Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Hoa Kỳ đã làm việc với Hà Nội về trường hợp của tôi, nhưng cho tới nay vẫn chưa có một dấu hiệu nào về việc Chính phủ Việt Nam và Bộ Công an trả lại hộ chiếu cho tôi. Hộ chiếu của tôi đã bị Cục Quản lý Xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an thu giữ vào ngày 01/02/2014 khi tôi ra phi trường Tân Sơn Nhất để đáp chuyến bay đến Geneve, Thụy Sĩ cho một hội thảo bên lề cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về Nhân quyền đối với Việt Nam.
RFI : Nhà nước Việt Nam đã tham gia một số công ước quốc tế. Việc cấm xuất cảnh và thu giữ hộ chiếu của anh và những người khác có thể vi phạm các công ước này ?
Chắc chắn là vi phạm, thậm chí còn vi phạm ở mức độ rất nghiêm trọng theo quan điểm của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc khi Việt Nam đã ngăn cản khách mời của Liên Hiệp Quốc. Chúng ta hãy nhìn lại, điểm 3 của Điều 12 của Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị nêu rõ các quyền đi lại của cá nhân sẽ “không phải chịu bất kỳ hạn chế nào, trừ những hạn chế do luật định và là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức xã hội hoặc các quyền tự do của người khác, và phải phù hợp với những quyền khác được Công ước này công nhận”.
Còn Điều 12 của Hiến pháp Việt Nam quy định “Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam … tuân thủ Hiến chương Liên Hiệp Quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên…”.
Trong khi đó, Bộ Công an chỉ đưa ra lý do chung nhất và hết sức mơ hồ để cấm nhiều người xuất cảnh là “vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội”. Nhưng lại chưa có cơ quan nào, dù bằng lời nói hay bằng văn bản, chứng minh cho tôi biết rằng tôi đã vi phạm an ninh quốc gia và trật tự xã hội. Nếu vậy thì làm sao có thể cấm đoán xuất cảnh đối với những người như tôi ?
RFI : Được biết sau khi bị cấm xuất cảnh đi Thụy Sĩ, anh đã gửi thư khiếu nại đến Chính phủ và một số cơ quan thẩm quyền của Việt Nam. Các cơ quan này có trả lời cho anh chưa ?
Tôi chỉ nhận được một công văn của Thanh tra Bộ Công an là đã chuyển thư khiếu nại của tôi đến Cục Quản lý Xuất nhập cảnh để “xem xét giải quyết”.
RFI : Anh có hy vọng nào cho khả năng “xem xét giải quyết” ấy ?
Thực lòng tôi chẳng mấy hy vọng. Từ ngày vào Hội đồng Nhân quyền, cơ quan công an Việt Nam vẫn hành xử theo một não trạng và cách thức hầu như không thay đổi, tức rất thiếu tôn trọng các quyền con người. Đúng là chỉ có ai bị chế tài mới có thể thấm hiểu sâu sắc về tâm trạng và sự mất tự do của những người bị chế tài.
Tôi chỉ hy vọng là Dự luật chế tài nhân quyền Việt Nam mà nghị sĩ Mỹ Ed Royce nêu ra vào cuối tháng 3/2014 sẽ sớm được thông qua ở Quốc hội Mỹ, sẽ giúp các quan chức Việt Nam nhìn nhận bản chất của việc cấm đoán không đơn giản như họ thường quan niệm và hành xử.
RFI : Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc có giúp gì được cho anh và những trường hợp như anh ?
Vì thật khó để hy vọng khiếu nại có kết quả đối với các cơ quan Việt Nam, tôi đã tiến hành làm hồ sơ khiếu nại Nhà nước Việt Nam và chính thức gửi đến Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Tôi yêu cầu trường hợp của tôi và của nhiều người bất đống chính kiến khác phải được Bộ Công an trả lại hộ chiếu và không ngăn cản việc xuất cảnh. Tôi cũng yêu cầu Chính phủ Việt Nam phải chính thức xin lỗi vì đã để xảy ra những vụ việc vi phạm quyền đi lại như vậy.
Hồ sơ của tôi được một tổ chức tư vấn luật pháp quốc tế có uy tín hỗ trợ, và đã được Văn phòng Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc chính thức tiếp nhận cứu xét. Theo tôi được biết, vấn đề bị cấm xuất cảnh của tôi nằm trong những ưu tiên cứu xét hàng đầu của Hội đồng Nhân quyền. Nếu việc cứu xét thỏa đáng, Hà Nội sẽ bị ghi thêm một điểm xấu về nhân quyền và Nhà nước, Chính phủ Việt Nam sẽ phải trả lời trực tiếp cho ông chủ tịch Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc về vụ việc vi phạm… Câu chuyện còn lại chỉ là thời gian.
RFI : Thời gian bây giờ chỉ còn hơn một tuần nữa để kịp xuất cảnh đi Hoa Kỳ. Nếu Chính phủ và Bộ Công an Việt Nam vẫn kiên quyết không trả lại hộ chiếu, hoặc trả hộ chiếu nhưng không cho anh xuất cảnh, phản ứng của anh sẽ thế nào ?
Tôi xin nhường lại mọi phản ứng cho Quốc hội và các dân biểu Hoa Kỳ - những người đã thể hiện quá đủ thiện chí và tình cảm đối với một Việt Nam đang suy sụp kinh tế cùng lối thoát không còn cách nào khác là phải được chấp nhận vào Hiệp định TPP. Nhưng tôi không dám chắc rằng Quốc hội Hoa Kỳ - địa chỉ đưa ra lời mời với tôi - sẽ phản ứng đến mức nào nếu thể diện của họ bị xúc phạm nặng nề bởi sự từ chối từ phía Chính phủ Việt Nam.
RFI : Xin cảm ơn tiến sĩ Phạm Chí Dũng.
Việt Nam : Phổ biến thông tin nhân quyền, nhiều người bị câu lưu
Mạng lưới blogger Việt Nam mlbvn (DR)
Sáng nay, 19/4/2014, tại Nha Trang, cả chục người bị công an
câu lưu khi tham dự buổi cà phê Nhân Quyền lần 3 do Mạng Lưới Blogger
Việt Nam tổ chức tại Nha Trang với chủ đề “Công ước chống Tra tấn và vấn
nạn công dân chết trong đồn công an”. Theo tin giờ chót, phần đông
những người bị bắt đã được trả tự do.
Buổi thảo luận lần 3 của Mạng Lưới Blogger Việt Nam dự
kiến diễn ra vào lúc 09h30 sáng nay tại quán cà phê Swing, 20 Trần Phú,
phường Lộc Thọ, thành phố Nha Trang (nằm trong Khu trung tâm thương mại
Nha Trang Center). Tuy nhiên, ngay từ sớm người quản lý quán thông báo
không đón khách. Nhiều công an được huy động để ngăn chặn buổi « cà phê Nhân quyền ».Dự định tham gia buổi thảo luận của Mạng Lưới Blogger Blogger Việt Nam có gia đình anh Ngô Thanh Kiều, một người qua đời sau các tra tấn của công an Phú Yên năm 2012. Đầu tháng 3/2014, tòa án sơ thẩm tỉnh Phú Yên vừa xử vụ 5 công an, thủ phạm gây ra cái chết của anh Ngô Thanh Kiều. Vụ án đang được sự quan tâm đặc biệt trong công luận tại Việt Nam.
Theo thông tin từ một số trang mạng, khoảng 10 người bị giải về trụ sở công an phường Lộc Thọ, các blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm Gấu), Phạm Văn Hải, Nguyễn Hồ Nhật Thành (Paulo Thành Nguyễn) và Trịnh Kim Tiến đã bị đánh đập.
Theo tin giờ chót từ bà Tuyết Mai, mẹ của chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, thì chị Quỳnh và một số người bị giữ sáng nay, như hai vợ chồng anh Nguyễn Hồ Nhật Thành, anh Phạm Văn Hải… vừa được thả, gia đình anh Ngô Thanh Kiều bị áp tải thẳng về Phú Yên. Bà Tuyết Mai cũng xác nhận chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh nói bị đánh vào đốt sống cổ tại trụ sở công an.
Công an vòng ngoài, vòng trong rất nhiều. Còn những người trong nhóm, như tôi, mà người ta đã biết rồi, thì bị họ theo dõi kề sát bên. Nếu mình làm cái gì đó là họ sẽ nhào vô hết. Vào lúc đó, Quỳnh với lại vợ chồng anh Hải, vợ chồng Kim Kim (tức Trịnh Kim Tiến) và người nhà anh Ngô Văn Kiều, thì bị bên công an tới đuổi đi… Quỳnh nói chuyện với họ, nhưng họ kiếm cớ gây sự, rồi sau bắt hết lên trên đồn. Lúc đó có xô xát, có huơ chân huơ tay, bị túm cổ đưa lên xe hết rồi.
Bà Tuyết Lan : Khi tôi nghe được báo, tôi đến ngay phường công an, thì tôi thấy con tôi bị họ cách ly, họ làm việc trên lầu. Tôi chỉ nghe tiếng hét thôi. Xong rồi, trước khi chuyển lên công an thành phố, thì con tôi xuống nói là, chính an ninh đánh con tôi, chặt vào đốt sống cổ con tôi. Như thế là quá tàn ác. Trong đó có cô Tiến nữa (Trịnh Kim Tiến).
Anh công an hỏi tôi, tại sao tàn ác, thì tôi nói, đây là thân nhân của một người bị đánh chặt vào sống cổ, chỉ vì không đội mũ bảo hiểm (ông Trịnh Xuân Tùng, bố của Trịnh Kim Tiến qua đời đầu năm 2011, sau khi bị một sĩ quan công an đánh). Họ không biết thông tin đó, họ nói họ không công nhận. Tôi nói cứ tìm hiểu đi thì cậu sẽ biết.
Sau đó, họ chuyển lên công an thành phố. Họ vừa thả (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh) ra cách đây khoảng năm phút. Con tôi mới báo là họ vừa thả ra (….).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét