Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

Dịch sởi: 8 trẻ vào chỉ 2 sống, y tá bất lực khóc - Báo xa Đảng, Đảng xa báo

Dịch sởi: 8 trẻ vào chỉ 2 sống, y tá bất lực khóc

Nguoiduatin

“Có ngày bệnh nhi cấp cứu đông quá, chúng tôi còn không kịp ăn uống gì cả, luôn phải túc trực, hội chẩn, cấp cứu liên tục. Có y tá không chịu nổi cảnh đó đã phải lén chui vào phòng khóc…”.

Tám trẻ vào phòng thở máy, may ra chỉ sống được 2 - 3
“Chẳng ngày nào mà không có bé tử vong, hôm ít thì dăm ba cháu, nhiều lên tới cả chục. Nếu 8 đứa trẻ phải vào phòng cấp cứu thở máy thì may chỉ sống được 2-3 cháu. Ngay như đêm 17/4, rạng sáng ngày 18/4 đã có 3 bé tử vong” - một nhân viên y tế tại Bệnh viện Nhi Trung ương khẳng định. Con số trẻ tử vong trong ngày thực tế còn có thể cao hơn nữa, nhưng do khi nghe bác sỹ nói không thể cứu chữa được, người nhà đều lẳng lặng xin xuất viện, xách làn giỏ đưa con về."

 Mời xem video Bài chủ

"> Những hình ảnh rơi nước mắt từ tâm dịch sởi.
Chị Nguyễn Thị Hoa, quê Thái Bình, mẹ bé trai 8 tháng tuổi từ lúc đưa con vào phòng cấp cứu luôn trong trạng thái đờ đẫn, hoảng sợ. Chị Hoa kể, con trai nhập viện đã 3 ngày, bác sỹ chẩn đoán biến chứng sởi thể nặng. Thời điểm hiện tại toàn thân đứa bé tím tái, lạnh ngắt, luôn trong trạng thái hôn mê. Nuốt vội thìa cơm trong dòng nước mắt, chị không khi nào ngưng hướng nhìn vào phòng cấp cứu. Mỗi lần có người bồng trẻ ra khỏi phòng là một lần người phụ nữ này lại hoảng hốt.
Đừng gần đó là người nhà của một bé trai 2 tháng tuổi (ngụ Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội), nhập viện nhi 4 ngày trước trong tình trạng toàn thân tím tái, chân tay cứng, lạnh; đang điều trị trong khu cấp cứu sởi, không có dấu hiệu gì tiến triển. Người nhà cho biết: “Qua biểu hiện và các triệu chứng của cháu, gia đình đã khẳng định cháu bị sởi, yêu cầu các bác sỹ điều trị, nhưng họ yêu cầu phải đợi kết quả xét nghiệm. Bốn hôm rồi, hỏi chuyện thì họ gắt gỏng chưa có. Đến lúc có kết quả, chắc con cháu chúng tôi đã chết rồi”. 
Dịch sởi: 8 trẻ vào chỉ 2 sống, y tá bất lực khóc - Ảnh 1

Bé 9 tháng tuổi mắc bệnh sởi tử vong ngày 16/4. 

Tình trạng tương tự diễn ra tại Khoa Nhi Bệnh viện Xanh Pôn sáng hôm qua. Bệnh nhi sởi chủ yếu là trẻ sơ sinh độ tuổi từ 1-6, thường chuyển từ tuyến cơ sở lên. Quá đông, bệnh nhi và người nhà phải tràn ra cả hành lang. Nhiều trường hợp đang phải cấp cứu tại phòng hồi sức tích cực, nhiều cháu phải dùng bình thở.
Điều dưỡng trưởng Nguyễn Thanh Thủy vừa mới cấp cứu một bệnh nhi biến chứng, phân trần ngay bên hành lang: “Chúng tôi luôn phải làm việc hết công suất, mỗi ngày khoa tiếp nhận gần trăm bệnh nhân đến khám chữa, trong đó bệnh nhi sởi chiếm tới hơn một nửa. Hầu như không ai được nghỉ trưa”.

Y tá chui vào phòng bất lực khóc
 
Những gì đang diễn ra tại hai cơ sở y tế trên cũng được lặp lại tại Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai. PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi cho hay, hiện khoa đang điều trị cho 50 bệnh nhi sởi, trong đó 5 bệnh nhi nặng phải thở máy, những trường hợp khác diễn biến cũng rất bất thường, có thể phải thở máy bất cứ lúc nào. Để có đủ máy thở và bơm kim điện, khoa đã phải huy động tất cả máy của các khoa khác để hỗ trợ, nhiều phòng bệnh cũng được ưu tiên cho bệnh nhi sởi nằm, vậy mà có lúc vẫn phải ghép 3-4 bệnh nhi/giường.
Bác sĩ Dũng nói: “Có gì đó bất thường”. Theo ông Dũng, đã có nhiều lần dịch sởi xảy ra, nhưng chưa bao giờ ông lại thấy lòng mình bất an như lần dịch này. “Trong thâm tâm, tôi vẫn cảm thấy có một cái gì đó bất thường ngay từ đầu vụ dịch, từ những bệnh nhi đầu tiên. Có ngày bệnh nhi cấp cứu đông quá, chúng tôi còn không kịp ăn uống gì cả, luôn phải túc trực bên bệnh nhi, hội chẩn, cấp cứu liên tục. Có y tá không chịu nổi cảnh đó đã phải lén chui vào phòng khóc” - BS Dũng nói.
Đâu đâu cũng thấy sự bất ổn. Số ca bệnh và tử vong vẫn không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, tại cuộc họp báo vừa tổ chức chiều qua (18/4) tại Hà Nội, Bộ Y tế cho biết, tính đến ngày 18/4, trong 3.256 trường hợp mắc sởi trên 8.779 người bị phát ban nghi sởi, mới chỉ ghi nhận 25 trường hợp tử vong do sởi trong số 112 trường hợp tử vong có liên quan đến sởi.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng, ngay từ những trường hợp mắc đầu tiên, Bộ đã chỉ đạo phải truyền thông và thông báo là có dịch và tìm biện pháp dập dịch. Làm gì để không còn cảnh trẻ chờ chết trong bệnh viện? Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng phải quay về vấn đề… tiêm chủng.
Phòng chống bệnh sởi như thế nào?
Theo PGS Bùi Vũ Huy, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, để phòng chống bệnh nói chung cần lưu ý mấy điểm sau:
- Thường xuyên nghe thông báo của ngành y tế về các bệnh dịch;
- Cần áp dụng đầy đủ các khuyến cáo của ngành y tế cũng như của y tế cơ sở khi có dịch xảy ra;
Khi dịch sởi đang diễn ra, cần lưu ý:
- Đây là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, vì vậy cần tránh tụ họp, tránh chỗ đông người. Mỗi khi về nhà cần vệ sinh cơ thể, răng miệng trước khi chăm sóc trẻ, để tránh tình trạng mang vi khuẩn, virus trong môi trường về.
- Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ để phát hiện kịp thời các biểu hiện bệnh, để đưa đi khám.
Bệnh sởi đã có vắcxin phòng rất đặc hiệu. Vì vậy cần thực hiện tiêm phòng đủ hai mũi theo khuyến cáo của ngành Y tế.
Theo Pháp luật Online

Trẻ mắc sởi tử vong gia tăng, bệnh viện thành 'ổ dịch'

Nguoiduatin

Tại Bệnh viện Nhi TƯ trong ngày 18/4 đã có tới 39 ca mắc sởi được chuyển tới từ các khoa khác. Trong ngày 18/4 cũng có thêm 2 ca sởi nặng xin về.

39 ca nhiễm chéo, bệnh viện thành ổ dịch
Bộ Y tế cho biết ngày 18/4, trong số 42 ca mắc sởi mới trong ngày tại Bệnh viện Nhi TƯ thì chỉ có 3 ca nhập viện mới,còn lại 39 ca được chuyển tới từ khoa khác do lây nhiễm sởi trong quá trình điều trị. Trước đó, vào ngày 17/4, bệnh viện (BV) này cũng có 33 ca mắc sởi được chuyển tới từ khoa khác. 

Trẻ mắc sởi tử vong gia tăng, bệnh viện thành 'ổ dịch' - Ảnh 1

Thực tế này cho thấy bệnh viện Nhi TƯ hiện nay không khác gì một “ổ” dịch sởi.

BV Nhi TƯ quá đông, bệnh nhân không được phân loại, sàng lọc ngay từ đầu nên rất nhiều trẻ bị nhiễm chéo sởi trong quá trình điều trị. 
Ông Trần Minh Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Chủ nhiệm chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia, cho biết BV Nhi TƯ hiện nay quá đông, “như hội làng” chứ không còn giống bệnh viện.
Trong khi đó, sởi là bệnh hô hấp dễ lây đến mức "đi qua đầu giường một đứa trẻ mắc sởi cũng có thể bị lây" nên nếu cứ giữ tình trạng lẫn lộn như hiện nay thì rất khó để chống lây nhiễm chéo. 
Theo ông Hiển, với tính chất lây lan như vậy, lẽ ra BV Nhi TƯ cần có kế hoạch phân loại, sàng lọc bệnh nhân ngay từ khu vực khoa khám bệnh để cách ly ngay từ đầu. Việc mắc sởi rồi lại mắc các bệnh khác và ngược lại, mắc các bệnh khác rồi nhiễm sởi trong quá trình điều trị như một vòng luẩn quẩn khiến virus sởi ngày càng phát tán trên diện rộng. 
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cần tuyên truyền cho người dân biết, chăm sóc tại nhà, chỉ khi có biến chứng nặng mới cần đến viện để giảm nhiễm chéo. 
Trong khi đó, khi dịch đã lan tràn và BV đã thành “ổ dịch” thì đến ngày 17/4 vừa qua Bộ Y tế mới có công văn yêu cầu các BV tổ chức phân tuyến điều trị và thiết lập khu vực riêng để khám, điều trị bệnh nhân sởi (có biển cảnh báo), sàng lọc phân loại bệnh nhân! 
Thêm bệnh nhi tử vong
 
Bộ Y tế cho biết trong ngày 18/4, cả nước ghi nhận thêm 120 trường hợp mắc sởi mới tại 31 tỉnh, thành phố. Trong đó có 2 bệnh nhi ở BV Nhi TƯ xin về vì tình trạng nặng. Cả 2 trường hợp này bị viêm phổi phế quản, đều dương tính với sởi, không có tiền sử tiêm phòng và đều dưới 9 tháng tuổi. 
Như vậy, tính tới hết ngày 18/4 cả nước có 114 ca tử vong liên quan đến sởi (chưa kể 2 trường hợp xin về ở trên). Tuy nhiên, số tử vong sẽ tiếp tục gia tăng do hiện nay, chỉ tính tại 3 BV là Nhi TƯ, Bạch Mai và BV Bệnh Nhiệt đới TƯ thì đã có 27 bệnh nhân nặng, phải thở máy. 
Trẻ mắc sởi tử vong gia tăng, bệnh viện thành 'ổ dịch' - Ảnh 2

Hiện trẻ mắc sởi nặng đang phải thở máy

Hiện có 10 tỉnh, thành phố qua 21 ngày không ghi nhận bệnh nhân mắc sởi mới gồm: Hà Nam, Phú Thọ, Bắc Kạn, Nghệ An, Lai Châu, Cao Bằng, Yên Bái, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bến Tre. 
Ông Nguyễn Minh Điển, Phó GĐ BV Nhi TƯ cho biết BV đang cố gắng giảm tải bằng mọi cách, không riêng gì bệnh nhân sởi, để tránh lây nhiễm chéo và trong ngày 18/4 số bệnh nhân nhập viện mới có dấu hiệu giảm. 
Bộ Y tế nhận định số bệnh nhân sởi nhập viện trong những ngày tới tại các BV tuyến TƯ có thể giảm dần do tăng cường phân tuyến điều trị ở các BV tuyến tỉnh và các gia đình nhận thức rõ hơn về nguy cơ lây nhiễm bệnh tại các BV tuyến TƯ.
Theo Vietnamnet

Báo xa Đảng, Đảng xa báo

"...Cơ quan chủ quản cần phát huy vai trò trách nhiệm quản lý nhà nước; khắc phục sự lỏng lẻo, chồng chéo trong quản lý hoạt động báo chí; không để xảy ra tình trạng xa rời tôn chỉ, mục đích, giật gân câu khách của một số báo, nhất là trong một số ấn phẩm phụ, số chuyên đề, báo mạng, kênh truyền hình..."

Càng gần ngày Hội nghị Trung ương đảng lần 9 diễn ra trước kỳ họp 7 của Quốc hội cuối tháng 5 (2014), làng báo ở Việt Nam đã bị lãnh đạo chỉ trích ”còn bộc lộ không ít hạn chế, khuyết điểm, thiếu nhạy bén chính trị, chưa làm tốt chức năng tư tưởng, văn hóa, thậm chí có biểu hiện xa rời tôn chỉ, mục đích, xa rời đối tượng phục vụ, thiên về phản ánh các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội…”

Tác giả Trương Minh Tuấn đã “hạch tội” báo chí như thế trên báo Nhân Dân ngày 11/04/2014, nhưng đây không phải là lần đầu tiên các báo “lề phải” bị chỉ trích không làm theo đúng những cam kết của cơ quan chủ quản (chủ báo) với đảng và nhà nước như khi xin phép ra báo.

Cách đây 4 tháng, vào ngày 14 tháng 01/2014, Hội nghị báo chí toàn quốc của 600 lãnh đạo các cơ quan báo chí trung ương và địa phươngđã phải nghe ông Đinh Thế Huynh, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương gay gắt: “Đầu tiên phải kể đến là tình trạng xa rời tôn chỉ, mục đích, thiên về khai thác mặt trái, giật gân, hình ảnh phản cảm nhằm câu khách vì mục đích kinh tế gia tăng đáng báo động ở một số đơn vị báo chí, nhất là trong các ấn phẩm phụ, số chuyên đề, chương trình truyền hình giải trí…” (Thông tin từ Hội nghị)

Ông Huynh còn được báo chí trích lời phê bình rằng: “Vẫn còn một số cơ quan báo chí buông lỏng quy trình tác nghiệp, thiếu nhạy bén trong xử lý các tình huống, thông tin sai sự thật, thậm chí có thông tin sai sót ở mức nghiêm trọng, không thể khắc phục hậu quả…”

Cơ quan Tuyên giáo có trách nhiệm “giữ vững tư tưởng chính trị” trong đảng và báo chí để chống lại điều được chế độ gọi là “diễn biến hòa bình” và “chống phá của các thế lực thù địch”.

Những “kẻ thù vô hình” do đảng dựng lên còn bị khép tội đã làm cho một số đông cán bộ, đảng viên “tự diễn biến” ,“tự chuyển hóa” và “suy thoái đạo đức cách mạng”.

Không thấy ông Huynh kết tội báo chí cũng đã “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá” như trong cán bộ, đảng viên. Nhưng các người đứng đầu cơ quan chủ qủan báo, Tổng biên tập và có thể một số phóng viên, biên tập viên và số người viết bài cho tờ báo cũng là đảng viên cả.

Có hay chưa chuyện báo chí đã “chệch hướng tư tưởng” của đảng thì chưa rõ, nhưng tất cả báo-đài ở Việt Nam đều của các cơ quan, đoàn thể và tổ chức của đảng nên khi ông Đinh Thế Huynh hay bất cứ cấp lãnh đạo nào lên tiếng “vạch lá tìm sâu” trên báo để “hoạnh hoẹ” thì chính là đảng đã “chửi chính mình” vì nó phản ảnh tình trạng “trên bảo dưới không nghe” hay “cha chung không ai khóc”.

Nguyên nhân xa xút

Nhưng tại sao đã xẩy ra tình trạng báo đảng rẽ ngang, xé rào? Lý do vì cơ quan chủ qủan cần có báo để bảo vệ quyền lợi và khoe thành tích. Muốn tồn tại phải có tiền để vừa duy trì tờ báo, nuôi phóng viên, cán bộ và trả tiền bài. Vì vậy họ không thể cứ mãi mãi là cái loa mà phải nhịn đói để tuyên truyền cho đảng.

Bằng chứng như lời chỉ trích trong bài viết rên báo Nhân Dân (11/04/2014) của Trương Minh Tuấn đã chê báo chí:”Ít thông tin, tuyên truyền điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, cổ vũ các phong trào thi đua yêu nước…”

Lý do các báo ngại đưa các loại tin “khoe khoang” này vì chúng không đem tiền về cho cơ quan chủ qủan. Hơn nữa cơ quan chủ qủan báo cần phải dành chỗ cho đăng qủang cáo để thu lợi, hay ưu tiên cho việc viết khen “người tốt, việc tốt” của chính cơ quan mình chứ “rỗi công đâu” khen người ngòai để chả được xơ múi gì?

Vì vậy, một số báo đã xuất bản đến 2 hay 3 phụ bản khác nhau để cạnh tranh lấy qủang cáo với báo khác. Đôi khi có báo còn dùng cả các chiêu câu khách “phản cảm”, “thiếu văn hóa”, không cần giữ thể diện với “thuần phong mỹ tục” để kiếm tiền nuôi báo!

Vì vậy không lạ khi thấy Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh đã gay gắt: “Không thể để tình trạng các báo có xu hướng lá cải tiếp tục hoành hành. Và những người làm báo phải dũng cảm, biết hy sinh, dám từ bỏ nếu có lợi ích trong việc ra đời những phụ trương, những “ấn phẩm bẩn”.

Trong khi ấy thì Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng báo cáo tình trạng đang đi xuống của các báo:” Đến hết tháng 12/2013 cả nước có 838 cơ quan báo chí in (tăng 25 cơ quan). Nếu số bản báo phát hành trên thị trường năm 2012 khoảng 850 triệu bản thì năm 2013 chỉ còn khoảng 836 triệu bản. Tổng doanh thu của báo chí in năm 2013 khoảng 4.100 tỷ đồng, giảm 0,8% so với 2012.

Hết tháng 12/2013, Việt Nam có 92 báo, tạp chí điện tử (cấp mới 19 báo, tạp chí điện tử ). Doanh thu quảng cáo trên báo điện tử trong năm 2013 dù tăng chậm nhưng dự báo thời gian tới rất khả quan.”
(Báo Tiền Phong Online ngày 15/01/2014)

Lý do khác khiến báo in đi xuống vì nhiều độc gỉa đã đọc báo trên mạng internet để vừa có nhiều thông tin lại tiếp cận được nguồn tin khác nhau từ các Nhà báo Xã hội (Bloggers), nhất là những tin nhà nước không phổ biến hay các báo không dám viết.

Vậy đâu là nguyên nhân báo chí sa sút phẩm chất hay đội ngũ biên tập đã “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá” tư tưởng?

Trương Minh Tuấn có đáp số trên báo Nhân Dân ngày 11/04/2014: “Những ưu điểm, thành tựu cũng như các hạn chế, khuyết điểm của hoạt động báo chí thời gian qua bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân trước hết là do sự hạn chế, bất cập trong công tác chỉ đạo, quản lý của cơ quan chủ quản.

Thực tế thời gian qua cho thấy, có tình trạng buông lỏng quản lý, thiếu sâu sát, kiểm tra của cơ quan chủ quản và dường như tự cho rằng "vô can" trước những sai phạm của cơ quan báo chí thuộc quyền?”


Vẫn theo lời ông Tuấn thì: “Không ít cơ quan chủ quản, nhất là một số tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp buông lỏng vai trò và trách nhiệm chỉ đạo, quản lý theo quy định đối với cơ quan báo chí thuộc quyền. Có nơi, cơ quan chủ quản sau khi xin giấy phép thành lập cơ quan báo chí đã "khoán trắng" cho cơ quan báo chí toàn quyền quyết định hoạt động, dẫn đến tình trạng có cơ quan báo chí lại không chịu sự chỉ đạo, quản lý của cơ quan chủ quản. Một số cơ quan chủ quản thiếu quan tâm, hỗ trợ cơ quan báo chí tháo gỡ khó khăn, thậm chí còn yêu cầu cơ quan báo chí thuộc quyền đóng góp kinh phí hoạt động, lệ thuộc vào kinh phí của cơ quan báo chí; có trường hợp chưa tìm được cách tháo gỡ khó khăn, buộc phải giải thể cơ quan báo chí thuộc quyền. Nhiều trường hợp sai phạm của cơ quan báo chí xử lý không nghiêm hoặc giải quyết không dứt điểm, kịp thời các vụ việc tiêu cực trong cơ quan báo chí, có biểu hiện bao che cho người đứng đầu cơ quan báo chí, dẫn đến khiếu nại, tố cáo vượt cấp, tác động tiêu cực tới cán bộ, phóng viên, biên tập viên….”

Tại sao hàng ngũ báo đảng lại “loạn cào cào” đến thế? Nó giống hệt như chuyện “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” từ năm 2007 đến nay vẫn chưa trừ được nạn tham nhũng, lãng phí và suy thoái đạo đức trong đảng.

Hầu hết cán bộ, đảng viên có “học” nhưng không bao giờ “hành” những điều “Bác” nói vì nếu thực hành thì “đói” trong khi những kẻ “có chức có quyền” lại cứ cho mình quyền “được tự do tham nhũng và lãng phí làm giàu trên mồ hôi và nước mắt của dân” mà không hề hấn gì!

Thất bại ê chề của Nghị quyết Trung ương 4 (Khoá XI) về “một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”là một bằng chứng.

Vì vậy người đứng đầu ngành tư tưởng-văn hoá Đinh Thế Huynh đã dọa sẽ “cạo đầu” cơ quan chủ qủan là nơi “làm chủ” tờ báo. Báo Tiền Phong viết ngày 15/02/2014: “Ông Huynh khẳng định vai trò của cơ quan chủ quản là rất lớn, trực tiếp, có ý nghĩa quyết định. Vì vậy, trong quy hoạch tới đây sẽ tính đến việc cho dừng những tờ báo mà cơ quan chủ quản không còn hoạt động, hoặc hoạt động không có hiệu quả, không có khả năng chỉ đạo, lãnh đạo, quản lý tờ báo.

Chuyện “đảng ra tay chính đốn và uốn nắn hàng ngũ báo chí” để kéo cầy cho đảng cũng còn được Bộ Chính trị đặc biệt quan tâm và chỉ thị phải hành động thay đổi.

Ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã thay mặt 16 Ủy viên Bộ chính trị yêu cầu Ban Tuyên giáo Trung ương nhanh chóng “khắc phục chồng chéo trong quản lý báo chí”

Lên tiếng tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2013 và triển khai nhiệm vụ năm 2014, tổ chức ngày 13/1/2014, ông Anh nói: “Trước yêu cầu mới và trước nhiều thách thức, báo chí cần thể hiện rõ tính chiến đấu, trở thành chủ lực trên mặt trận tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Tiếp tục đổi mới tư duy về công tác quản lý báo chí trong điều kiện hiện nay; nâng cao tính chủ động trong nắm bắt, phân tích, xử lý tình huống, vấn đề, sự kiện, chủ động trong thông tin, chiếm lĩnh thông tin để định hướng dư luận xã hội.

Ông Lê Hồng Anh còn chỉ thị: “Cơ quan chủ quản cần phát huy vai trò trách nhiệm quản lý nhà nước; khắc phục sự lỏng lẻo, chồng chéo trong quản lý hoạt động báo chí; không để xảy ra tình trạng xa rời tôn chỉ, mục đích, giật gân câu khách của một số báo, nhất là trong một số ấn phẩm phụ, số chuyên đề, báo mạng, kênh truyền hình. Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch tổng thể hệ thống báo chí, khắc phục tình trạng phân tán, trùng lặp, lãng phí nguồn lực.
” (Báo Tiền Phong, 13/01/2014)

Nhưng liệu báo chí có nghe theo những lời chỉ giáo của các “lãnh đạo” Trương Minh Tuấn, Đinh Thế Huỳnh và Lê Hồng Anh không?

Chỉ có tương lai mới trả lời được. Nhưng vào thời điểm đảng chuẩn bị họp Hội nghị 9 Trung ương, hay còn được gọi là “Hội nghị giữa nhiệm kỳ” của khóa đảng XI (2011-2016) thì câu chuyện phải “chuyên chính hóa báo chí” để đặt những cơ quan chủ quản và người làm báo vào “khuôn phép” cho đúng với “đường đi nước bước” của Ban Tuyên giáo và Bộ Chính trị thì chuyện gì cũng có thể xẩy ra, tùy vào phe nào trong đảng có hy vọng sẽ thắng thế từ nay đến Hội nghị Đảng XII dự trù vào tháng 01 năm 2016.

Có điều rất rõ là trong tình trạng “trâu-bò húc nhau” như thế này thì chỉ có người dân bị thiệt. Bởi vì khi báo chí không còn muốn chơi với đảng nữa thì người dân cũng chẳng muốn níu kéo báo chí ở lại với mình làm gì.

Lý do người dân còn mua báo đọc vì họ không có sự lựa chọn nào khác để so sánh như người dân ở các nước có nền báo chí tự do.

Giữa đảng và “báo chí của đảng” thì thà đừng có cả hai còn hơn để bớt phiền muộn cho dân.
Phạm Trần (04/014)
Theo ethongluan

Hình ảnh căn nhà dột nát của mẹ liệt sĩ

Phương Bích


Đảng cộng sản có thể tự mình giành được thắng lợi không? Sau khi giành được thắng lợi, họ đền ơn đáp nghĩa những người đã giúp họ đạt được quyền lực như thế nào?
 
Bài đăng trên báo điện tử Vietnam.net
 

Đã 25 năm nay, một người mẹ liệt sĩ gần 90 tuổi ở Thạch Hà (Hà Tĩnh) phải sống trong căn nhà tranh vách đất. Ước nguyện có gian nhà ngói thờ con trai là liệt sĩ vẫn chưa thể thực hiện được.

Như VietNamNet đã đưa tin, cụ Phạm Thị Vượng (SN 1925, trú xóm Phái Nam, xã Thạch Lâm) có con trai là liệt sĩ Nguyễn Xuân Hồng (SN 1956) hi sinh tại chiến trường miền Nam ngày 09/4/1975 trong cuộc tấn công vào Xuân Lộc.
Chẳng có tiền trần bạt hết toàn bộ mái, cụ Vượng phải nhờ con căng tấm bạt che chắn khu vực giường cụ nằm để khi mưa không bị ướt.
Sinh ra 5 người con, nhưng nay cụ Vượng chỉ còn lại 2 người, một trai, một gái. Mà cả hai đều là nông dân, cuộc sống rất nghèo khó. Căn nhà tranh, vách đất mà mẹ liệt sĩ đang sống được dựng lên từ năm 1988. Đã qua 25 năm cụ phải sống trong sợ hãi mỗi khi mùa mưa bão về. 

Cụ Vượng cho biết, số tiền ít ỏi mà cụ hưởng theo chế độ mẹ liệt sĩ, ngoài việc cơm, cháo, thuốc thang hàng tháng, cụ còn phải dành dụm để trước mùa mưa bão, cụ mua tranh, tre sửa sang, chống dột nát. Và sau khi bão tan, nếu có bị tốc mái cũng có mà sửa soạn, lợp lại mà ở.

Anh Nguyễn Xuân Mạo, con trai cụ Vượng cho biết, căn nhà nơi mẹ anh đang ở, sau 25 năm đã phải sửa lại rất nhiều lần. Đã có khoảng 5 - 6 lần bị mưa bão cuốn tốc mái anh phải nhờ thêm người đến lợp lại nhà cho mẹ. Rồi khi những cái cọc tre bị mối, mọt hư hỏng phải gia cố, thay mới hay những vách đất bị hư hỏng...
Ngày 10/9, ông Phan Tấn Linh, PGĐ Sở Thông tin - Truyền thông Hà Tĩnh đã ký Công văn số 188 gửi UBND huyện Thạch Hà kiểm tra sự việc bà mẹ liệt sỹ phải sống trong túp lều tranh trong 25 năm, mà báo VietNamNet đã có bài phản ánh.
“Ngày 29/8, báo VietNamNet đăng bài “Cảnh bà mẹ liệt sỹ sống ở túp lều tranh” và ngày 8/9, trang TuanVietNam.Net tiếp tục có bài “Túp lều tranh mẹ liệt sỹ và “bệnh” thành tích” phản ánh mẹ liệt sỹ Phạm Thị Vượng ở xã Thạch Lâm, huyện Thạch Hà phải sống trong túp lều tranh, vách đất xiêu vẹo.
Thực hiện QĐ số 29 ngày 06/10/2009 của UBND tỉnh về Quy chế phát ngôn, cung cấp và đăng phát, xử lý thông tin trên báo chí thuộc địa bàn Hà Tĩnh, Sở TTTT đề nghị UBND huyện Thạch Hà kiểm tra, xử lý thông tin báo nêu và có báo cáo kết quả băng văn bản về UBND tỉnh, Ban Tuyên giáo, Sở TTTT và Ban biên tập báo VietNamNet trước ngày 25/9/2012”, công văn nêu.

Cũng trong ngày 10/9, sau khi tiếp nhận thông tin từ phóng viên, ông Nguyễn Thanh Bình, Bí thư tỉnh uỷ Hà Tĩnh cho biết, sẽ chỉ đạo huyện Thạch Hà kiểm tra sự việc mà VietNamNet đã phản ánh.
Những báo cáo dối trá

Đã xóa hết nhà ‘‘tranh tre giột nát’’ từ 2003?
 
Cuộc vận động xóa nhà tranh tre dột nát của tỉnh Hà Tĩnh được phát động trong năm năm (2001-2005).
Đây là nhiệm vụ quan trọng của nghị quyết Đảng bộ Hà Tĩnh nhiệm kỳ XV nhằm phấn đấu đến năm 2005 (cơ bản hoàn thành trong năm 2003) giúp hộ đói nghèo (ưu tiên gia đình thương binh, liệt sĩ) xóa hết nhà tranh tre dột nát.
Phương thức cuộc vận động là huy động nội lực toàn dân, các cơ quan, ban ngành, các doanh nghiệp và trích ngân sách của tỉnh để hỗ trợ. Toàn tỉnh đã huy động gần 60 tỉ đồng (trong đó có 4 tỉ đồng trích từ quĩ “Vì người nghèo” của tỉnh) và hàng vạn ngày công lao động cùng nhiều loại nguyên vật liệu trị giá hàng tỉ đồng. Kết quả đã xóa được 11.533 nhà tranh tre dột nát.

Riêng huyện Thạch Hà đã huy động gần 15 tỉ đồng, hoàn thành việc xóa nhà tranh tre dột nát cho các hộ đói nghèo trên địa bàn huyện vào tháng 7-2003. Huyện Can Lộc đã xây dựng được 1.240 căn nhà mới và là huyện đầu tiên của Hà Tĩnh hoàn thành ngói hóa toàn bộ nhà ở cho nhân dân trong huyện”. (Trích báo cáo tổng kết cuộc vận động xóa nhà tranh tre dột nát của Tỉnh ủy Hà Tĩnh, ngày 18-9-2003)

Với những ‘‘thành tích’’ đó, năm 2003, tỉnh Hà Tĩnh được UBTW MTTQVN và Bộ LĐTB&XH đánh giá là một trong ba tỉnh (cùng với Tuyên Quang, Hải Dương) dẫn đầu cả nước về phong trào xóa nhà tranh tre dột nát cho hàng vạn hộ nghèo. (Báo TT đưa tin, ngày 04/11/2006)

Ba blogger bị bắt tại Nha Trang


Ba blogger Mẹ Nấm, Paulo Thành Nguyễn tức Nguyễn Hồ Nhật Thành và blogger Trịnh Kim Tiến đã bị công an thành phố Nha Trang bắt giữ vào sáng hôm nay khi đang chuẩn bị thảo luận về chủ đề “Công ước chống Tra tấn và vấn nạn công dân chết trong đồn công an” dự định diễn ra tại quán Cà phê Swing, số 20 Trần Phú, phường Lộc Thọ, thành phố Nha Trang.

Mặc dù là ngày cuối tuần nhưng quán Café Swing có sức chứa 500 chỗ ngồi lại cho biết là sẽ đóng cửa vào sáng hôm nay.

Nhóm tổ chức Cafe Nhân quyền có mời chị Trần Thị Tâm, vợ anh Ngô Thanh Kiều nạn nhân bị công an Phú Yên đánh chết như một nhân chứng mới nhất cho việc lạm quyền của công an. Bản thân Blogger Trịnh Kim Tiến cũng có cha là ông Trịnh Xuân Tùng bị công an đánh chết.

Vào lúc 10 giờ sáng chị Trần Thị Tâm cho chúng tôi biết:

-Mấy anh chị đó mời tới để nói việc cái hội những người bị công an đánh chết em cũng chưa rõ ra sao nữa vì em chưa gặp nên cũng không biết. Em có tới đó nhưng mà chưa vô thì họ bị bắt rồi.

Đây là lần thảo luận thứ ba được tổ chức dưới dạng Café Nhân quyền. Hai lần trước với chủ đề: quyền đi lại của công dân và phản đối việc cấm công dân xuất cảnh.

Cả ba người hiện vẫn đang bị giam giữ tại trụ sở công an phường Lộc Thọ, số 17 Yersin, phường Vạn Thạnh thành phố Nha Trang. Cho tới khi bản tin này được đưa lên tất cả mọi điện thoại của cả ba blogger đều không liên lạc được.

Chúng tôi sẽ theo dõi và tiếp tục cập nhật.

Mặc Lâm
Theo RFA

Nha Trang: Công an phá buổi cà-phê Nhân Quyền, bắt cả người lớn và trẻ nhỏ (Cập nhật)

Vào lúc 08h45' sáng nay, 19/4/2014, hàng chục người đã bị CA bắt giam và đánh đập thô bạo khi đến tham dự buổi cà phê Nhân Quyền lần 3 do Mạng Lưới Blogger Việt Nam tổ chức tại Nha Trang với chủ đề “Công ước chống Tra tấn và vấn nạn công dân chết trong đồn công an”.

Tất cả mọi người đều bị CA áp giải và đưa về giam giữ tại trụ sở CA phường Lộc Thọ (Nha Trang). Trong số này, có thân nhân và các con của nạn nhân Ngô Thanh Kiều - người bị CA Phú Yên đánh chết hồi năm 2012. Con trai 4 tháng tuổi của cô Trịnh Kim Tiến cũng bị bắt theo mẹ.

Tại trụ sở CA phường Lộc Thọ, các blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm Gấu), Phạm Văn Hải, Nguyễn Hồ Nhật Thành (Paulo Thành Nguyễn) và Trịnh Kim Tiến bị đánh đập hết sức dã man và thô bạo.

Nghiêm trọng hơn, hai blogger nữ là cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và cô Trịnh Kim Tiến bị CA dùng tay chặt mạnh vào đốt sống cổ, sau đó tát nhiều lần vào mặt.

Blogger Phạm Văn Hải cũng bị CA đánh rất nhiều. Ngoài ra, CA cũng đã bắt một bạn sinh viên chưa rõ tên.

Trước đó, blogger Nguyễn Hồ Nhật Thành khi đến tham dự buổi thảo luận đã bị 2 viên CA giả dạng côn đồ kéo đến gây sự. Bọn chúng lớn tiếng vu khống Nguyễn Hồ Nhật Thành 'đi xe ôm không trả tiền', rồi lao đến đánh đập anh hết sức dã man.

Trong lúc hỗn loạn, những viên CA có mặt sẵn tại quán liền lập tức bắt giữ tất cả mọi người. Tổng cộng có khoảng 18 người, gồm cả người lớn và trẻ nhỏ bị áp giải đưa về giam giữ tại trụ sở công an phường Lộc Thọ. Toàn bộ điện thoại bị công an thu giữ, mọi liên lạc hoàn toàn bị cắt đứt.
Tại trụ sở CA, mọi người đều tỏ ra bất hợp tác, từ chối ký biên bản.

Khoảng 12 giờ trưa ngày 19/4/2014, 2 blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Phạm Văn Hải bị áp giải đưa về giam giữ tại trụ sở CA Thành phố Nha Trang (Địa chỉ: 2 Lê Thánh Tôn, Thành Phố Nha Trang, Khánh Hòa. Số điện thoại: +84 58 3514088)

Vợ chồng blogger Nguyễn Hồ Nhật Thành, Trịnh Kim Tiến cùng con trai 4 tháng tuổi vẫn tiếp tục bị giam giữ tại trụ sở công an phường Lộc Thọ (Địa chỉ: 17 Yersin, Vạn Thạnh, Tp. Nha Trang, Khánh Hoà. Điện thoại: +84 58 3822 830).

* * *

Theo thông báo, buổi thảo luận lần 3 của Mạng Lưới Blogger Việt Nam sẽ được diễn ra vào lúc 09h30 sáng ngày 19/4 tại quán Café Swing, địa chỉ 20 Trần Phú, phường Lộc Thọ, thành phố Nha Trang. Tuy nhiên, ngay từ sáng sớm người quản lý quán đã thông báo không nhận khách (trong khi sức chứa của quán lên đến 500 chỗ ngồi).

Rất đông CA sắc phục và thường phục đã được huy động đến địa điểm tổ chức để ngăn chặn, không cho buổi cà phê Nhân quyền được diễn ra như dự kiến.

Được biết, trong buổi thảo luận của Mạng Lưới Blogger Blogger Việt Nam sáng nay có sự tham dự của gia đình anh Ngô Thanh Kiều, một nạn nhân đã bị công an Phú Yên tra tấn và đánh đến chết hồi năm 2012.

Con của nạn nhân Ngô Thanh Kiều, người đã bị CA đánh chết

Trước khi bị CA bắt giữ, blogger Nguyễn Hồ Nhật Thành (Paulo Thành Nguyễn) chia sẻ trên facebook: "Dù vấp phải sự ngăn cản ngầm của lực lượng công an Nha Trang nhưng nhìn nét hồn nhiên của hai đứa con nạn nhân Ngô Thanh Kiều, chúng tôi biết phải cố gắng nhiều hơn!"

Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan - mẹ blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cho biết: Tôi nghe tiếng thét và kêu gào của con gái tôi Mẹ Nấm Gấu rất to khi bị hăm đánh. Tiếng Paulo Thành Nguyễn hét lên "Đây là con của nạn nhân đã bị đánh chết".

Được biết blogger Mẹ Nấm lẫn vợ chồng Nguyễn Hồ Nhật Thành và Trịnh Kim Tiến đều đang có con còn rất nhỏ, nhưng cũng chính vì hiểu được tâm trạng và hoàn cảnh của những gia đình con nhỏ có cha hoặc mẹ bị đột tử trong đồn công an mà các bạn đã nỗ lực góp phần tìm cách chấm dứt tình trạng này.
Cộng tác viên Dân Làm Báo
Theo Dân Làm Báo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét