Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

Sợi xích của chế độ - 60 côn đồ vây đánh công an xã

Sợi xích của chế độ

10176168_10201005625022304_2246150886067890149_n.jpg 

Tôi còn nhớ, lúc tôi chừng mười lăm tuổi, tôi từng bị ông bác tôi mắng vì tôi dùng sợi dây nhợ buộc chân con chim cu đất, cột nó vào gốc cây: “Mi mà buộc người ta bằng sợi xích thì chính mi đã buộc vào cổ mi cái thòng lọng. Mở nó ra ngay!”. 


Hồi đó do sợ bị ông bác đánh nên răm rắp mở ra và lòng đầy ấm ức, cứ nghĩ rằng ông bác này ép mình, không cho mình nuôi con chim dễ thương này, không chừng mình thả nó ra thì…! Mãi cho đến bây giờ, hình ảnh con chim cu gáy vỗ cánh bần bật bay đi một lèo sau khi tôi tháo sợi dây nhợ dưới chân của nó và trước khi bay đi hẳn, nó lượn mấy vòng quanh tôi giống như đang cảm ơn… Cái hình ảnh ấy, câu nói ấy rõ mồn một trong tôi sau mấy mươi năm dài.

Sáng nay, lên facebook, thấy hình ảnh Bầu Kiên bị còng tay, có thêm sợi xích dài nối ra, đầu tóc ông bạc trắng, cái dáng ngũ đoản của ông như mất hút giữa đám công an vận áo xanh cao, to, tay lăm lăm súng, dùi cui và gương mặt lạnh như tiền… Tự dưng, một cảm giác thương cảm cho thân phận con người, thương cảm cho tuổi già của ông Kiên và sự kinh tởm cái sợi xích cũng như cơ chế tồn tại của nó làm tôi thấy buồn đến lạ lùng!

Suy cho cùng, ngành công an Việt Nam vốn là ngành có nhiều thế lực nhất trong chế độ hiện nay, và họ cũng tự hào là ngành mũi nhọn, ngành tiên phong, ngành an ninh vững vàng, mạnh nhất khu vực, xuất sắc nhất đất nước… Nói chung là bản thành tích của họ đưa ra trên các đài báo trong nước thì miễn bàn. Điều đó cho thấy họ luôn tự hào và hãnh diện về sức mạnh của họ.

Sở dĩ tôi phải nói như thế vì tôi đã từng đặt ra câu hỏi: Liệu có phải vì sợ Bầu Kiên có đàn em đến cứu và cướp nghi can nên người ta phải buộc xích vào tay ông và dắt đi như dắt một con vật hung tợn như thế? 

Và câu hỏi này được mổ xẻ: Hiện tại, với lực lượng hùng hậu (trong phiên tòa), hầu như chỉ có công an và một số người liên đới vụ án, không có thế lực giang hồ nào có thể tiến tới gần vì có đến ba lớp bảo vệ bên ngoài tòa án (lớp ngoài cùng là giao thông và dân phòng, lớp thứ hai là công an cơ động và lớp thứ ba gồm các lực lượng công an đặc nhiệm. Bất kì phiên tòa có tính chất quan trọng nào cũng được bảo vệ ba lớp như thế này, trong trường hợp tòa liên quan đến người đấu tranh dân chủ thì có thêm hai lớp nữa gồm rào kẽm gai và chó nghiệp vụ. Đó là chưa muốn nói đến lực lượng quân đội và công an dự bị luôn túc trực chờ lệnh xuất kích nếu có biến). Thử hỏi, với các lớp bảo vệ như vậy, thế lực nào lọt vào được?
Và hơn nữa, với việc xích bị can và dắt đi như thú vật như thế, nếu vì sợ họ bỏ chạy thì chẳng khác nào la làng với thiên hạ rằng mình sợ, lực lượng của mình không đủ sức kiểm soát tình hình?! Làm như thế khác nào tự dội nước lạnh vào bộ mặt an ninh của đảng?!

Trên thực tế, việc xích Bầu Kiên hoàn toàn không phải vì sợ ông ta bỏ trốn, sợ đàn em ông ta đến giải cứu. Hơn nữa, với thể lực hiện tại, nếu có đàn em tới giải cứu thì cũng phải có thêm người dắt ông ta chạy, đến khi nào ông ta chạy không nổi thì cõng mà chạy, khó có chuyện ông ta thoát thân mau lẹ để phải xích tay, cùm chân như vậy.

Chỉ có một mục đích duy nhất, mà cái mục đích này nhằm dùng một mũi tên bắn trúng hai đích: Dằng mặt thế lực đối lập và dằng mặt những nhà đấu tranh dân chủ; Tranh thủ tỏ ra là một chế độ tôn trọng pháp luật trước nhân dân và qua mặt quốc tế.

Vì sao? Vì chuyện Bầu Kiên bị bắt, bị đưa ra tòa có nguyên nhân cốt lõi là sự đấu đá phe nhóm đã đến cao trào chứ không phải là nhằm làm sạch bộ máy kinh tế. Vì nếu với mục đích làm sạch bộ máy kinh tế thì không có đủ còng, xích và nhà tù để nhốt hơn ba triệu đảng viên cũng như gần sáu triệu nhân viên nhà nước đang phục vụ trong guồng máy của đảng Cộng sản. Nguyên một hệ thống không sạch thì không thể làm sạch từ vài con ốc trong bộ máy đó được!

Mà việc xích tay, còng chân ông Kiên là để cho phe đối phương thấy bị nhục, thấy mình bị gằng gân, bị giằng mặt. Và hình ảnh này cũng ngầm đưa ra thông điệp đe dọa các nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền, các nhà bất đồng chính kiến. Bên cạnh đó, làm cho nhân dân, dư luận thấy chế độ này là công chính, kẻ nào lam lam, làm lũng đoạn kinh tế của nhân dân thì sẽ bị trừng phạt đích đáng… 
Những tưởng điều này lấy điểm được với nhân dân, nhưng mà…!
Thế kỉ 21 không phải là thời Trung Cổ, cái cần nhất của một quốc gia là sự tiến bộ, trong sạch và quyền làm người được đảm bảo tuyệt đối, mọi giá trị liên quan đến con người cần đươc bảo vệ chứ không phải là đối xử như thú vật với con người. Rất tiếc, nhà nước Cộng sản đã quá sai lầm khi xích tay, xích chân ông Kiên và dắt đi như thú vật.

Bởi nếu phiên tòa hay chiến lược của một nhà nước thành công phải là phiên tòa, chiến lược lấy lại những tài sản của nhân dân bị thất thoát và phanh phui những gì có liên quan đến nó chứ không phải là hành hạ người phạm tội để rồi tài sản vẫn cứ thất thoát và bầy đàn, phe nhóm vẫn ẩn mặt trong bóng tối, tội lỗi vẫn đầy rẫy. Làm như thế chẳng khác nào thí tốt chưa đủ, hành hạ tốt cho bưa, cho thỏa cái tính khát máu, tính bạo lực.

Và giữa nhân loại tiến bộ, giữa thế kỉ văn minh, con người đang có khuynh hướng tìm đến sự tiến bộ, quyền làm người đang được đấu tranh hằng ngày để đảm bảo tối đa… mà dùng sợi xích buộc vào một con người rồi dắt đi như súc vật như thế, có vẻ như nhà nước Cộng sản đã quá chán chường sự tồn tại của họ nên tự tử càng sớm càng tốt thì phải?! 

Một chế độ dùng xích buộc nhân dân như buộc chó, thì cũng có nghĩa họ đang tự đưa đầu vào thòng lọng mà đáng sợ hơn là trên cái đầu chế độ lại gắn một gương mặt gớm ghiếc, nhầy nhụa và không giống với gương mặt con người!

Đề nghị xem xét trách nhiệm của bộ trưởng Bộ VH-TT&DL

TT - LTS: Ngày 19-4, TS Vũ Đức Khiển - nguyên chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, nguyên phó viện trưởng Viện KSND tối cao - đã gửi đến báo Tuổi Trẻ một bài viết tay thể hiện ý kiến cá nhân liên quan đến quyết định rút đăng cai Asiad 18 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tuổi Trẻ xin đăng ý kiến của ông Khiển.


Bộ trưởng VH-TT&DL Hoàng Tuấn Anh. Ảnh: Quang Thắng
Là một cử tri, tôi rất tán thành quyết định của Thủ tướng Chính phủ rút đăng cai, không tổ chức Asiad 18 tại Hà Nội. Đây là một quyết định đúng đắn, hợp lòng dân, tránh cho đất nước một hậu quả khôn lường. Như vậy là Thủ tướng đã lắng nghe ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch - đầu tư, của các chuyên gia và của nhiều người dân quan tâm đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Tôi cũng không hiểu tại sao trong các cuộc họp thảo luận về vấn đề này, bộ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch luôn khẳng định nước ta sẽ có lợi ích rất lớn nếu nhận đăng cai Asiad 18. Đến tận buổi làm việc cuối cùng với Thủ tướng ngày 17-4, bộ này vẫn bảo lưu quan điểm, trong đó có đặt ra mục đích rất hay là “quảng bá hình ảnh, nâng cao vị thế đất nước”.

Tuy nhiên, Thủ tướng lại khẳng định trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, tình hình kinh tế - xã hội của nước ta còn có nhiều khó khăn thì dự kiến nguồn thu từ Asiad để bổ sung cho kinh phí tổ chức là chưa có cơ sở chắc chắn và rất khó đảm bảo; nếu tổ chức không chu đáo, không thành công thì ảnh hưởng ngược lại. Vì vậy Thủ tướng giao Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch chủ trì để có phương án phù hợp rút đăng cai, không tổ chức Asiad tại Hà Nội.

Vậy ở đây có việc bộ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch tham mưu đề xuất với Chính phủ một chủ trương sai có nguy cơ gây ra hậu quả xấu lớn cho đất nước về nhiều mặt. Nhân sự việc này, tôi đã xem lại kết quả cuộc lấy phiếu tín nhiệm đối với 47 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn được tiến hành tại kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa XIII vào ngày 10 và 11-6-2013 thì thấy ông Hoàng Tuấn Anh chỉ được 90 phiếu tín nhiệm cao (bằng 18,07% tổng số đại biểu Quốc hội), trong khi đó ông lại có đến 116 phiếu tín nhiệm thấp (bằng 23,29% tổng số đại biểu Quốc hội).

Nhưng ông lại không suy nghĩ về điểm này nên đã tiếp tục làm giảm sự tín nhiệm đối với mình. Vậy nên tôi đề nghị tại kỳ họp thứ 7 sắp tới của Quốc hội nên xem xét trách nhiệm của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh để thực hiện đúng tinh thần nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XI.
Cử tri VŨ ĐỨC KHIỂN
(Tuổi trẻ)

Hiệu Minh - Chuyện “Vũ đi, Ly về”


Đó là câu chuyện anh Cù Huy Hà Vũ đi Mỹ chữa bệnh sau khi ra tù và chị Khánh Ly về Việt Nam “hát cho đồng bào tôi nghe”.

Anh Vũ đi Mỹ.
Cả tuần nay, tôi mải chơi, chẳng viết gì cho blog dù tin tức nói nhiều điều thú vị về những nhân vật bất đồng chính kiến. Luật sư Cù Huy Hà Vũ vừa được trả tự do và sang Washington DC.
Sau đó là anh Nguyễn Tiến Trung và nhà đấu tranh dân chủ Vi Đức Hồi. Trước đó là ông Nguyễn Hữu Cầu, và sau này thầy giáo Đinh Đăng Định cũng được thả, dù ông đã mất sau vài tuần ra tù.
Thực lòng mà nói, những người này không đáng phải vào tù. Phát biểu vài câu, viết một số bài mang tính phản biện xã hội, nói lên sự đúng sai của chế độ, mà bị ghép vào tội phạm nguy hiểm “chống đảng và nhà nước”, thì luật pháp cần phải xem lại, nếu như muốn hội nhập với thế giới văn minh.
Nếu ai thực sự chống nhân dân hay chính quyền theo kiểu khủng bố, phá hoại, nổ bom… thì phải giam giữ đến cuối đời. Không thể để những kẻ nguy hiểm ra tù. Lẽ ra phải xích cả chân tay như đã xích bầu Kiên trước tòa án vừa rồi, dù chưa chứng minh ông Kiên có tội.
Nhưng bắt thả, thả, rồi bắt, luật lệ nước mình như…trẻ con. Đợi thế giới lên tiếng, dọa về kinh tế, ngoại giao, rồi “bỗng nhiên thả”. Chẳng có gì lạ ở cái xứ mà có nhiều người ngồi xổm trên pháp luật.
Trong chuyện này, tôi thương các vị đại sứ, các nhà ngoại giao xứ mình, đi đâu toàn phải nói không thật “nước tôi không có tù nhân lương tâm”.
Trong các tù nhân lương tâm, người gây nhiều sự chú ý nhất, có lẽ là luật sư Cù Huy Hà Vũ, trước khi bị bắt vì dám kiện thủ tướng, đòi dừng bauxite và nhiều tuyên bố khác.
Cuối cùng, anh bị bắt vì hai bao cao su đã qua sử dụng, nhưng bị kết án 7 năm tù vì tội “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”.
Anh Vũ tuyệt thực cũng làm cộng đồng mạng sôi sục, VTV nhà nước vào tận trong tù quay cái lưng, chứng tỏ anh béo tốt. Để mấy hôm nữa hỏi anh về chuyện tuyệt thực xem anh nói thế nào.
Mấy tuần trước, anh Vũ “bỗng nhiên” ra tù đã bay thẳng sang Mỹ cũng làm các bloggers tốn không ít giấy mực, người khen, kẻ ghét, người thở dài nuối tiếc.
Hình như cả hai vợ chồng đang ở vùng quanh Washington DC gì đó. Có người còn lo, không biết hai người làm gì để có tiền, mua nhà cửa thế nào, tiếng tăm ra sao. Anh Vũ ở Mỹ mà có người lại lo hơn cả khi tuyệt thực trong tù ở Việt Nam.
Trong lúc anh Vũ ra đi thì có một chị Ly sẽ về VN cũng làm giới truyền thông và blogger rỗi việc tha hồ đồn đại.
Đó là chị Khánh Ly, một ca sỹ sinh năm 1945 (gần 70 tuổi) tại Hà Nội, di cư vào Nam, hiện đang ở Mỹ.

Chị Khánh Ly.
Nói thật với bạn đọc, tôi không hề thích giọng Khánh Ly hát một chút nào. Thấy chị xuất hiện trên Paris by Night là nhà tôi chuyển sang bài khác. Từ hồi sau 1975, nghe băng cối từ Sài Gòn mang ra Hà Nội, phát trên cái đầu Akai âm thanh tuyệt hảo, tôi cũng chẳng thẩm thấu nổi, có lẽ do trình nhạc của mình thôi.
Thích nhạc và lời của Trịnh Công Sơn, nhưng không hiểu sao tôi không thích giọng Khánh Ly, cứ èo uột thế nào. Trong số 90 triệu người hâm mộ Khánh Ly, các bạn cứ mạnh dạn gạch tên tôi khỏi danh sách.
Nghe tin ca sỹ Khánh Ly về nước hát nhân dịp 9-5-2014 tại Hà Nội với giá “cát-xê” khủng tới mấy trăm ngàn đô la, tôi càng choáng. Nhưng thôi, hãy để khán thính giả tự đánh giá vào đêm 9-5.
Tôi không bàn về chuyện ca hát của nghệ sỹ vì có hiểu gì đâu. Tôi chỉ không hiểu tại sao, Khánh Ly về Việt Nam, như Cù Huy Hà Vũ đi Mỹ, lại có nhiều người quan tâm đến khía cạnh chính trị của sự kiện như vậy.
Rất nhiều người muốn anh Vũ ở lại Việt Nam tiếp tục sự nghiệp kiện Thủ tướng, đòi tòa án tìm xem hai bao cao su kia ở đâu. Trong khi đó, không ít người muốn Khánh Ly cứ ở Mỹ, đừng về Việt Nam hát cho cộng sản nghe.
Hình ảnh đẹp ở tòa án, rồi thọ án mấy năm tù, anh Cù Hà Huy Vũ chứng tỏ là biểu tượng cho đấu tranh dân chủ. Sang sống bên Mỹ thì còn làm gì nữa. Dù không ít người tin, luật sư Vũ ở đâu cũng vậy, nếu muốn, anh vẫn đi theo con đường đã chọn.
Người yêu âm nhạc hải ngoại, nhất là nhạc Trịnh, cho rằng, Khánh Ly về Việt Nam hát là tuyên truyền cho chế độ hiện nay, gây khó khăn không nhỏ cho phong trào đấu tranh dân chủ, nhân quyền.
Nói tóm lại, để cho phong trào dân chủ ở Việt Nam thành công, ai ở đâu cứ tại vị, không được đi lai giữa hai nước Mỹ Việt. Chuyện “Vũ đi, Ly về” là việc không nên làm.
Theo các bạn hang Cua, ta có nên làm thế không?
19-4-2014
Hiệu Minh
Theo Hiệu Minh blog

60 côn đồ vây đánh công an xã

Gây rối đánh nhau trong địa bàn xóm, nhóm thanh niên với số lượng lớn còn vây đánh công an xã khi xuống dẹp trật tự.

Ngày 18/4, Công an xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận có báo cáo ban đầu với công an huyện Ninh Hải về nhóm côn đồ gồm: Lượng Phú Tân, Thành Ngọc Thông, Đạo Minh Kha, Tài Thạch Thảo, Dương Văn Vân, Dương Văn Thuận. Nhóm thanh niên côn đồ này đã đại náo xóm làng trong những ngày qua.

Hiện trường vụ đập phá xe máy tại trụ sở xã Bắc Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh.

Theo Công an xã Xuân Hải, đêm 11/4, Tân (đối tượng vừa được tha tù), Thông, Kha, Thảo và khoảng hơn 10 thanh niên (chưa xác định họ tên) mang theo hung khí, chạy xe máy trên các đường làng đánh trọng thương một người dân địa phương và đập phá một quán giải khát.

Lúc này, nhóm của Vân có khoảng hơn 50 thanh niên đối địch ra nghênh chiến, vô cớ chém bị thương 3 người dân và đập phá tài sản một số hộ dân bị cho là che giấu nhóm của Tân. Khi lực lượng công an xã có mặt tại hiện trường để ổn định trật tự thì bị nhóm côn đồ này vây đánh. Rất may không xảy ra thương vong.

Đêm 12/4, các nhóm thanh niên côn đồ tiếp tục càn quấy xóm làng. Công an huyện Ninh Hải phải tăng cường lực lượng để vãn hồi trật tự địa phương. Hiện Công an huyện Ninh Hải đang lập hồ sơ để xử lý những đối tượng có liên quan.

Đây không phải là trường hợp đầu tiên công an xã bị dân vây đánh. Mới đây, tại Hà Tĩnh, công an cũng đã bị người dân vây bắt. Theo đó, vụ việc xảy ra vào chiều ngày 10/4 khi 6 cán bộ, chiến sỹ công an huyện Thạch Hà và Công an Hà Tĩnh đang tiến hành bắt giữ đối tượng tên Trường, trú tại thôn Trung Sơn, xã Bắc Sơn, H. Thạch Hà về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Hàng trăm người dân xung quanh đã tụ tập bắt giữ bốn cán bộ, chiến sỹ để hành hung. Khi lực lượng chức năng huy động hàng chục các bộ chiến sỹ đến hiện trường vụ việc để đến tuyên truyền, vận động người dân thả người nhưng không được.

Ông Nguyễn Khắc Sơn, Trưởng công an xã Bắc Sơn, H.Thạch Hà (Hà Tĩnh) cho biết tình hình vẫn còn rất phức tạp khi ngày 12/4, hàng trăm người dân địa phương tiếp tục bao vây, chặn tất cả các con đường chính dẫn vào địa bàn xã này để kiểm soát người lạ.

Mục đích của người dân là ngăn không cho cán bộ, lực lượng chức năng, thậm chí cả phóng viên về xã.

“Nhiều cán bộ xã không dám ra khỏi nhà và đã phải gửi người thân đi nơi khác để đảm bảo an toàn tính mạng. Riêng cá nhân tôi, vì chịu quá nhiều sức ép nên sắp tới tôi sẽ làm đơn xin thôi chức trưởng công an xã”, ông Sơn nói.

Sau khi phá hỏng hệ thống tường bao, hàng rào bao quanh, người dân quá khích đã xông thẳng vào sân trụ sở của UBND xã đốt cháy tổng cộng 11 xe máy của lực lượng công an đang đặt tại đây.

Sau khi đốt cháy 11 xe máy, người dân tiếp tục kéo đến bao vây nhà của nhiều cán bộ xã Bắc Sơn gồm nhà của gia đình ông Trần Bá Hoành, Chủ tịch UBND xã; nhà ông Dương Văn Tự, Bí thư Đảng ủy; nhà ông Nguyễn Khắc Sơn, Trưởng Công an xã; nhà ông Dương Văn Thông, cán bộ địa chính xã. Ngoài ra nhóm người dân quá khích cũng đã đốt cháy 1 xe máy, 1 tivi của gia đình ông Nguyễn Khắc Sơn.

Sau khi vụ việc xảy ra, cơ quan công an huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã bắt tạm giam bốn bị can Biện Xuân Tình (39 tuổi) và Lê Xuân Tình (27 tuổi), Nguyễn Thị Thuần (24 tuổi), Trần Hậu Thuận (42 tuổi, cùng trú xã Bắc Sơn) và khởi tố vụ án bắt giữ người trái pháp luật, gây rối nơi công cộng.

Ngày 16/4, Cơ quan công an huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) cho biết, đã ra quyết định khởi tố “vụ án hủy hoại tài sản” xảy ra trên địa bàn xã Bắc Sơn (huyện Thạch Hà).
Thảo My (Tổng hợp)
(Đất Việt)

Anh Lê Văn Dỵ (Phường Tân phú, Quận 9): “Tôi không cần báo Tuổi trẻ khóc mướn”!

…bên cạnh những người đẹp chân dài...
Đã hơn 5 năm kể từ ngày Báo Tuổi trẻ khi ấy đang ở thời thịnh thế, qua một đợt phong ba ở cấp thượng tầng chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang đã dùng quyền lực ép Thành ủy, Thành đoàn Thành phố phải phế truất anh Lê Hoàng, vô hiệu hóa Lê Văn Nuôi và đặt Phạm Đức Hải chễm chệ vào ghế Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ. Ngoài những bài báo, các chuyên đề phục vụ tham vọng chính trị cá nhân cho “Tư Sang “và gần đây là “Phúc đầu niểng” để củng cố “quyền lực chính trị” đã được Đức Hải và bộ sậu Hữu Phong, Xuân Trung, Xuân Toàn, Văn Đắc chuyên môn hóa thì việc làm giàu cho cá nhân từng người trong BBT được bộ sậu này hết sức quan tâm và “đồng lòng” cho phóng viên báo Tuổi trẻ sẵn sàng bẻ cong ngòi bút tung hoành ngang dọc khiến nhiều doanh nghiệp phải xất bất xang bang, thậm chí phá sản nếu không chịu cống nạp qua các hình thức như từ thiện hoặc quảng cáo mà phần lớn đều đổ vào túi “nhóm lợi ích” của báo Tuổi trẻ, không ngạc nhiên khi các lãnh đạo báo với “đồng lương” khiêm tốn mà tay nào cũng nhà lầu, xe hơi, tiền đầy túi, đàn ca sáo nhị suốt ngày trong những dịp cuối tuần, mừng tăng doanh số “từ thiện” hay mừng tăng doanh số “quảng cáo” mà đa phần là do doanh nghiệp muốn yên thân phải cống nạp.

“Ngọn lửa Tuổi trẻ” được thế hệ Lê Văn Nuôi, Lê Hoàng thổi lên nay đã tắt ngấm dưới thời Phạm Đức Hải, báo Tuổi trẻ chỉ còn lại mùi tửu sắc, bài bạc, đàn ca sáo nhị ngập tràn tòa soạn

Một chiêu thức kiếm tiền “từ thiện” của báo Tuổi trẻ mà nếu bỏ qua sẽ là một thiếu sót lớn, đó là đám phóng viên trong vai những kẻ “khóc mướn”, dùng đủ mọi chiêu trò để vống lên những mảnh đời bất hạnh, thương tâm để “hút” tiền từ thiện, nếu diễn ra chỉ một lần, hai lần thì người ta sẽ bảo là “tai nạn nghề nghiệp”, nhưng không, chiêu trò này đã được sự cổ vũ nhiệt tình của Đức Hải, Văn Đắc và giờ đây, chiêu bài “từ thiện” đã trở thành một “thương hiệu” riêng của tờ Tuổi trẻ mà chưa có bất kỳ tờ báo nào theo kịp. Bạn đọc đã có thể kiểm chứng qua bài viết trước đây “Báo Tuổi trẻ, “5 đứa trẻ trong căn nhà không có người lớn” và số phận của hơn 2 tỉ đồng từ thiện”, kỳ này, Người Trong Cuộc tiếp tục “điểm” thêm một trong vô số bài phóng sự mà không ai đọc mà không rơi nước mắt, sẵn sàng tìm đến Ban Công tác Bạn đọc để chuyển tiền vào “ngân quỹ” Công tác Xã hội báo Tuổi trẻ.

CTV Mai Hoa, Ban Chính trị Xã hội, báo Tuổi trẻ đang được Đức Hải, Vũ Bình, Văn Đắc đánh giá cao trong vai trò “khóc mướn” để câu tiền từ thiện từ các doanh nghiệp và độc giả

Báo Tuổi trẻ số ra ngày 21/9/2013 có bài phóng sự “Mẹ, con và những ngày mai vô định” của CTV Mai Hoa (tức cô phóng viên Mai Thị Hoa, sinh năm 1990, gốc Thanh Hóa, tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đang là CTV chuẩn bị bước sang giai đoạn Phóng viên tập sự của báo Tuổi trẻ). Khi đọc bài này, bất kỳ ai cũng không khỏi thương tâm, rơi nước mắt với hoàn cảnh mẹ già 73 tuổi phải đi ăn xin để nuôi cậu con trai bệnh tật, dằn vặt với nỗi buồn xa xứ, sống nhờ vào bó rau, ngọn cỏ với vài nghìn đồng xin được mỗi ngày mà không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ gì của chính quyền, đoàn thể địa phương. Người Trong Cuộc đã đất công tìm hiểu sự thật phía sau bài báo, thì ra đây lại là một màn “xảo thuật từ thiện” quen thuộc của tờ Tuổi trẻ, xin được minh bạch để bạn đọc rõ:

Hình ảnh thương tâm do CTV Mai Hoa dàn dựng

Gia đình bà Liên, anh Thành thuộc dạng tạm trú trên địa bàn phường Tân Phú, Quận 9, TP HCM, chính quyền địa phương hiểu rõ hoàn cảnh gia đình này, quan trọng nhất là tình tiết màbáo Tuổi trẻ cố tình bỏ qua là hiện nay bà Liên, anh Thành đang sống trong sự đùm bọc của người con trưởng của bà Liên là anh Lê Văn Dỵ, một chủ thầu xây dựng, có nhà cửa đàng hoàng, thậm chí có tới 3 dãy phòng trọ cho thuê, trong đó một phòng dành riêng cho cậu em trai bệnh tật. Vợ anh Dỵ cũng hành nghề buôn bán ở chợ Tân Phú, gia đình anh Dỵ hoàn toàn đủ khả năng nuôi mẹ và em trai. Hoàn toàn không có chuyện anh Dỵ để mẹ già phải thiếu ăn thiếu mặc đến mức phải đi ăn xin như báo Tuổi trẻ đã “dặm mắm thêm muối” xuyên tạc, vu khống trắng trợn. Còn nhớ khoảng một tháng sau khi báo Tuổi trẻ đăng về bà Liên, anh Thành, những người quanh khu vực xì xào, không biết báo Tuổi trẻ “gom” được bao nhiêu tiền từ thiện mà mang đến tặng cho gia đình bà Liên, anh Thành tới mấy trăm ký gạo, dầu ăn, sữa, nước mắm,… khiến anh Dỵ một phen muối mặt với bà con chòm xóm, bức xúc hét lên: “Tôi không cần báo Tuổi trẻ khóc mướn!” và đòi “đập gãy chân” nhà báo Tuổi trẻ nói láo Mai Hoa nếu dám bước vào dãy nhà trọ của gia đình một lần nữa. Ngay cả lãnh đạo chính quyền địa phương cũng dính phải “đạn lạc” của báo Tuổi trẻ khi bị Quận ủy, Thành ủy “dũa” một trận oan uổng. Quá bức xúc, UBND phường Tân Phú, Quận 9 đã gửi đơn khiếu nại, tố cáo báo Tuổi trẻ lên cơ quan chủ quản là Thành đoàn Thành phố. Đã “lỡ” ôm một đống tiền bạn đọc gửi tới, báo Tuổi trẻ đành ngậm tăm, chỉ phản hồi đơn giản bằng một công văn “giải trình” vô thưởng vô phạt mà chẳng thèm đính chính gì, mọi chuyện rồi cũng từ từ đi vào quên lãng.

Phía sau cảnh “khóc mướn” của báo Tuổi trẻ: Trưởng ban Công tác Xã hội Phan Văn Đắc, cô ca sĩbà mẹ già bán vé số

Với lòng tham vô độ, báo Tuổi trẻ đã và đang điên cuồng hút máu bạn đọc, doanh nghiệp bằng các chiêu trò săn lùng những mảnh đời bất hạnh để làm phóng sự, bài viết với những ngòi bút “chuyên nghiệp” của đám phóng viên sẵn sàng dùng “kính hiển vi” để phóng đại lên nhiều tình tiết không có thực miễn sao lấy nước mắt độc giả và bòn rút tiền từ thiện của doanh nghiệp, bạn đọc mà Đức Hải, Xuân Trung, Văn Đắc thường bảo với nhau là “càng nhiều càng ít”…

Mời độc giả "thưởng thức"  một số hình ảnh liên quan đến “công tác từ thiện” của báo Tuổi trẻ và Trưởng ban Văn Đắc (Nguồn: Facebook):

Khi hiểu được phía sau những lời kêu gọi “từ thiện” thống thiết của báo Tuổi trẻ, liệu các em học sinh sẽ còn nhịn ăn sáng để cùng làm “từ thiện”, vỗ béo cho Đức Hải và bộ sậu báo Tuổi trẻ?

Duy nhất một phương châm của báo Tuổi trẻ mà Người Trong Cuộc thấy đúng là bảng hiệu: “Bạn đọc là sức sống của Tuổi trẻ

Trưởng ban Văn Đắc thủ vai chính trong phim “Ván bài lật ngửa” của công tác từ thiện, báo Tuổi trẻ

Phía sau “đồng lương” của báo Tuổi trẻ, doanh nghiệp, bạn đọc đã giúp Trưởng ban Phan Văn Đắc sửa sang biệt thự ở quê nhà Tây Ninh và mua xe sang, tậu nhà ở TP.HCM

Ông cụ cặm cụi đóng góp từng đồng lương hưu cho “ngân sách từ thiện” của báo Tuổi trẻ…

...để Trưởng ban Văn Đắc có “điều kiện” tham gia những cuộc chơi thâu đêm…

…bên cạnh những người đẹp chân dài...

…và những bữa tiệc đầy ắp rượu, bia

Trưởng ban Văn Đắc cùng “dâm đãng viên” Bạch Hoàn

Các chiến sĩ công an cũng xếp hàng nộp từng đồng lương công chức cho “ngân sách từ thiện” của báo Tuổi trẻ

Để báo Tuổi trẻ có “điều kiện” thực hiện các chuyến “công tác xã hội” trên bàn nhậu

Chú heo rừng trở thành nạn nhân trong chuyến “từ thiện” ở quê nhà Trưởng ban Văn Đắc

CTV Mai Hoa, Ban Chính trị Xã hội, báo Tuổi trẻ đang được Đức Hải, Vũ Bình, Văn Đắc đánh giá cao trong vai trò “khóc mướn” để câu tiền từ thiện từ các doanh nghiệp và độc giả

Người Trong Cuộc
Theo những người nham hiểm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét