Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2011

Bạn biết gì về phong trào biểu tình 'Occupy'?

Bạn biết gì về phong trào biểu tình 'Occupy'?

Hà Tường Cát/Người Việt (tổng hợp)

Từ hơn hai tháng qua, tin tức thời sự hàng ngày đều nói tới những cuộc biểu tình đóng trại ở các địa điểm công cộng tại nhiều thành phố Hoa Kỳ và những quốc gia khác trên thế giới.
Vật dụng và lều trại tan hoang của cuộc biểu tình “Occupy Los Angeles” trước tòa thị sảnh sáng Thứ Tư, 30 tháng 11 sau cuộc hành quân giải tỏa bởi 1,400 cảnh sát trong đêm. (Hình: Kevork Djansezian/Getty Images)
Biểu tình 'Occupy' với một tầm mức rộng lớn như thế có thể sẽ đưa đến nhiều hậu quả quan trọng, nhưng cũng có thể là cuối cùng những sự kiện này sẽ chẳng đi đến đâu hết vì thực tế cho đến nay người ta chưa nhận thấy tác động cụ thể và tiềm năng của phong trào này.
Ít ai hiểu rõ phong trào “Occupy” như thế nào, sự bành trướng nhanh chóng của nó, mục tiêu của những người biểu tình, phong trào đã và sẽ có ảnh hưởng ra sao.
Có thể định nghĩa “Occupy” là một phong trào biểu tình có tầm mức quốc tế nhằm phản đối tình trạng bất công về kinh tế trong xã hội. Hai cuộc biểu tình đầu tiên mang tên “Occupy Wall Street” ở thành phố New York và “Occupy San Francisco” diễn ra ngày 17 tháng 9 năm 2011. Từ đó đến nay, phong trào bành trướng tới 95 thành phố trên 80 quốc gia, và riêng Hoa Kỳ tại 600 nơi. Trang mạng “Occupy Together” Meetup ngày 26 tháng 11 liệt kê 2,668 địa điểm trên thế giới xảy ra những cuộc biểu tình của phong trào “Occupy.”
Ðược gợi hứng từ những cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Trung Ðông, nhóm Adbusters ở Canada đã đề xướng phong trào, khởi đầu từ những cuộc tập họp vài chục người ở Ontario, Nova Scotia, Canada và đã nổi lên sau khi có cuộc biểu tình “Occupy Wall Street” ở New York. Khẩu hiệu chung của phong trào “We are the 99%,” diễn tả tình trạng phần lớn tiền bạc của cải trong xã hội thuộc về 1% người giầu so với 99% dân chúng còn lại.
Thoạt nhìn người ta có cảm tưởng như đây là sự tranh đấu nghèo chống giầu, tuy nhiên không thể coi là cuộc đấu tranh giai cấp vì chưa bao giờ người ta thấy đề cập đến mục tiêu phá vỡ một trật tự xã hội. Trong cuộc biểu tình phát khởi ở New York, người biểu tình nhắm tới Wall Street vì vai trò của nó trong sự đưa đến khủng hoảng kinh tế năm 2008 và thời kỳ đại suy thoái. Theo họ những lỗi lầm và thủ thuật gian trá ở đây cần phải được quy trách nhiệm để trừng phạt rồi sửa chữa.
Mặc dầu những người biểu tình không trình bày được đầy đủ ý nghĩa và mục tiêu hành động nhưng tín hiệu mà họ đưa ra là không thể phủ nhận được. Ðồng ý hay không đồng ý với họ thì cũng phải nhìn nhận sự bất bình của họ là có lý do. Ai cũng có thể thấy các ngân hàng, những nhà đầu tư ở Wall Street, vẫn giầu thêm trong khi đa số dân chúng lâm vào tình trạng khó khăn hơn.
Cụ thể những người biểu tình cũng mong muốn có công việc làm khá hơn, bảo đảm hơn, thu nhập phân phối ít chênh lệch hơn, cải tổ hệ thống hoạt động ngân hàng hợp lý hơn và giảm thiểu ảnh hưởng chính trị của những tổ hợp tài chánh, đại công ty. Kalle Lasn, một trong những người khởi xướng thuộc nhóm Adbusters, nói rằng không một cá nhân nào có thể giải thích đầy đủ cho phong trào nhưng ông tin rằng mục tiêu tối hậu là công bằng kinh tế.
Trên bình diện rộng lớn và lý tưởng hơn, phần nào phong trào cũng thể hiện sự đối kháng tự nhiên đối với xã hội kinh tế tư bản. Phản ứng với lối sống nặng tính vật chất, lệ thuộc vào nhu cầu tiêu thụ, có thể tìm thấy ngay ở nhóm Adbusters, từ đầu đã hình thành là một nhóm “anti-consumerism.” Trong quá khứ, những phản ứng tương tự cũng đã từng thể hiện tại Âu Châu, trong cuộc nổi dậy của sinh viên năm 1968 ở Pháp, hay xa hơn qua những phong trào mang tính cách văn hóa xã hội như Hippie tại Hoa Kỳ thập niên 1960. Sự tập họp, đóng trại ở công viên, công trường của những người biểu tình “Occupy,” phần nào gợi lại hình ảnh về lối sinh hoạt ấy. Một sự kiện đáng chú ý có thể ghi nhận ở đây là thành viên trong những cuộc biểu tình “Occupy” ở Hoa Kỳ rất ít, hoặc không có, dân Mỹ gốc thiểu số Á Châu hay Trung/Nam Mỹ.
Mặt khác có thể nói không sai rằng phong trào Occupy là một sản phẩm của thời đại kỹ thuật thông tin, nếu so sánh với Cách mạng Tư sản Dân quyền vào giai đoạn thương mại phát triển ở Âu Châu và Cách mạng Vô sản khi cuộc cách mạng kỹ nghệ tạo ra một lực lượng sản xuất mới. Phong trào “Occupy” bành trướng rộng lớn và nhanh chóng khắp thế giới do Internet, điện thoại vô tuyến, các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, You Tube,... Với những phương tiện phổ biến và liên lạc dễ dàng như thế, “Occupy” chỉ mới được đề xuất như một ý niệm chứ chưa phải là một chủ thuyết và do đó sẽ không có một cương lĩnh hành động để có thể đi đến một cái gọi là cách mạng, như lập luận và mong chờ của những thế lực chống Tây Phương.
Nhận định của quần chúng Hoa Kỳ đối với những cuộc biểu tình Occupy là phức tạp, không thể rút ra một kết luận rõ ràng nào. Tổng quát theo các thăm dò dư luận thì số ủng hộ cao hơn số chống đối chút ít nhưng có một tỷ lệ lớn nói không hiểu hay không có ý kiến. Tính theo tuổi tác, những người thuộc lứa tuổi 50 đến 64 ủng hộ nhiều hơn lứa tuổi dưới 35 và nam giới mạnh hơn nữ giới. Xét theo thu nhập, những người có thu nhập hằng năm từ $50,000 đến $70,000 ủng hộ phong trào hơn là những người có thu nhập thấp, dưới $30,000.
Phản ứng của giới chính trị đối với phong trào cũng rất khác nhau ở tất cả các quốc gia. Tại Hoa Kỳ có ý kiến tin là Dân Chủ ủng hộ và Cộng Hòa chống, tuy nhiên điều ấy không chính xác và tùy thuộc theo từng cá nhân các chính trị gia. Khuynh hướng rõ nét hơn là mặc dầu có thể đồng ý nhưng do nhiều sự phiền toái kéo dài cùng với tiềm năng xảy ra những rắc rối khó dự đoán, hầu hết các chính quyền địa phương và thành phố đều muốn dẹp những cuộc biểu tình cắm trại thường trực ở nơi công cộng.
Cho đến bây giờ thành viên phong trào biểu tình “Occupy” đều hành xử ôn hòa, không bạo động và một số những va chạm với các nhân viên công lực mới chỉ ở phạm vi cá biệt không tới mức độ trầm trọng đáng kể. Los Angeles là thành phố gần đây nhất, đêm sáng Thứ Tư, 30 tháng 11, đã huy động tới 1,400 cảnh sát để giải tán cuộc biểu tình và triệt hạ những lều trại dựng lên từ hai tháng nay tại công trường trước tòa thị sảnh. Hơn 200 người bị bắt giữ vì cưỡng lệnh rời khỏi địa điểm nhưng không có trường hợp va chạm hay chấn thương gì đáng kể.
Những người biểu tình “Occupy Los Angeles” trước đây đã phổ biến một tuyên ngôn trong đó đưa ra tới trên 20 điểm tố cáo, từ chuyện ngân hàng tịch biên nhà, công nhân không tìm được việc làm, các giám đốc hưởng lương quá cao, đến việc chi tiền cho các công ty sản xuất vũ khí và đối xử thiếu nhân đạo với thú vật,... Với một loạt những phàn nàn phản đối thiếu tập trung vào một số mục tiêu cụ thể như vậy, sẽ không thể có cách gì giải quyết toàn bộ. Vì vậy người ta có thể tin rằng phong trào biểu tình “Occupy” rõ ràng trình bày được những vấn nạn của xã hội, nhưng cuối cùng sẽ không đi xa hơn là chuyển một tín hiệu cảnh thức đến các tầng lớp dân chúng và giới chính trị. (HC)
-Nguồn:
Bạn biết gì về phong trào biểu tình 'Occupy'?


-  - Cảnh sát giải tán ‘Occupy LA’  —  (NV/Reuters).- Mỹ: Người bắn Tổng thống Reagan muốn có thêm tự do  —  (VOA).
-Kinh tế Trung Quốc nhìn từ chuyện đình công (VnEconomy).-Trung Quốc: Ngân hàng Trung ương nới lỏng điều kiện cho vay  —  (VOA).  – Bước ngoặt quan trọng của chính sách tiền tệ Trung Quốc? (VnEconomy). 
-Sản xuất của TQ sụt giảm - (BBC) -Hoạt động sản xuất của Trung Quốc giảm ở mức thấp nhất trong 32 tháng qua do bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu.
-Trung Quốc: Ngân hàng Trung ương nới lỏng điều kiện cho vay - VOA -Ngân hàng Trung ương Trung Quốc vừa loan báo chương trình giảm bớt vốn dự trữ bắt buộc của những ngân hàng trong nước. Hôm thứ Tư ngân hàng trên nói rằng sẽ giảm 0,5% số vốn mà các nhà băng phải dự trữ, kể từ ngày 5 tháng 12.
Tân Hoa Xã cho biết đây là lần cắt giảm đầu tiên kể từ tháng 12 năm 2008.
Động thái này là bước mới nhất trong một loạt các biện pháp nhằm đối phó những quan ngại rằng tình trạng trì trệ kinh tế tại châu Âu và Hoa Kỳ có thể đưa đến giảm tăng trưởng tại Trung Quốc.
Tháng trước, cơ quan thống kê chính phủ Trung Quốc cho biết kinh tế nước này tăng ở mức 9,1% trong quý ba, so với 9,5% của quý hai.
Cho tới nay, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã là động lực chính trong sự phát triển của kinh tế thế giới, nhưng khủng hoảng nợ châu Âu và mức thất nghiệp cao tại Mỹ đã làm yếu đi yêu cầu về hàng chế tạo tại Trung Quốc.
Chinese manufacturing activity slows (Financial Times)-China’s manufacturing sector contracted in November, marking the first decline since February 2009, and coming a day after Beijing eased monetary policy
China factory sector shrinks first time in nearly 3 years
 BEIJING (Reuters) - China's factory sector shrank in November for the first time in nearly three years, an official purchasing managers' index (PMI) showed on Thursday, underlining the central bank's move to cut bank reserve requirements to shore up the economy.

Italia, Hy Lạp: Nợ lắm, tham nhũng nhiều (VNN/theaustralian, nasdaq).-----

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét