Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Tin ngày 01/11/2012

  • Diện tích trồng thuốc phiện ở Đông Nam Á tăng gấp đôi (RFI) - Báo cáo của Liên Hiệp Quốc công bố hôm nay 21/10/2012 cho biết, do nhu cầu về heroin tăng mạnh tại Trung Quốc và nhiều nước khác, trong vòng 6 năm qua diện tích trồng cây thuốc phiện đã tăng gấp 2 lần tại khu vực Đông Nam Á, trong đó đặc biệt là ở Lào và Miến Điện.
  • Tập đoàn Nhật Nissan đề cao cảnh giác đối với Trung Quốc (RFI) - Trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền Nhật Trung chưa nguôi, và Bắc Kinh vẫn gây sức ép trên Tokyo, vào hôm nay, 31/10/2012, lãnh đạo tập đoàn xe hơi Nissan đã công khai tỏ thái độ cảnh giác trước việc đầu tư thêm vào Trung Quốc. Lý do gây lo ngại chính là tâm lý bài Nhật ở Trung Quốc.
  • Chủ nghĩa dân tộc quá khích : Kinh tế Nhật bị thiệt hại (RFI) - Chủ nghĩa dân tộc quá khích bùng phát vừa qua tại Trung Quốc và Nhật Bản không chỉ đe dọa quan hệ ngoại giao mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của hai nước. Nhật báo Le Monde đặc biệt có bài nhìn vào thiệt hại kinh tế đối với Nhật Bản với dòng tựa khá ấn tượng : «Chủ nghĩa dân tộc hủy diệt ». 
  • Thượng viện Nga thông qua luật mở rộng tội danh "phản nghịch" (RFI) - Sau khi được Hạ viện Douma tán đồng vào tuần qua, hôm nay 31/10/2012, đến lượt Thượng viện Nga thông qua dự luật mở rộng phạm vi tội danh “phản nghịch” (hay phản quốc). Luật mới mà hai viện Quốc hội thông qua, đã được Hội Đồng Lien Bang Nga chấp thuận nhưng còn phải đợi tổng thống ban hành trước khi có hiệu lực. Thế nhưng, giới bảo vệ nhân quyền rất quan ngại trước luật mới này.
  • Mỹ, Nhật, Ấn họp bàn về tự do hàng hải : Bắc Kinh ấm ức (RFI) - Tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ, hôm thứ Hai 29/10/2012 vừa qua, phái đoàn ba nước Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ và đã kín đáo mở cuộc đối thoại về hợp tác giữa ba nước trong nhiều lãnh vực, đặc biệt là trên vấn đề an ninh hàng hải tại vùng châu Á Thái Bình Dương.
  • Vụ bê bối tình dục Jimmy Savile : BBC lúng túng trong tâm bão (RFI) - Khủng hoảng đang làm mất mặt tập đoàn truyền thông BBC tiếp tục dâng cao, đặc biệt là sau ngày cảnh sát lục soát nhà ca sĩ nổi tiếng Gary Glitter tìm bằng chứng và bắt giữ để thẩm vấn rồi cho tại ngoại hầu tra. Đó là các cáo buộc nhắm vào cựu phát thanh viên Jimmy Savile cho rằng ông đã lạm dụng tình dục trên 300 người mà nay toàn bộ đều đứng ra tố cáo.
  • Bão Sandy gây xáo trộn lịch trình vận động tranh cử tổng thống Mỹ (RFI) - Sau khi hoành hành tại vùng Đông Bắc Mỹ và đã làm ít nhất 42 người thiệt mạng (18 ở New York), vào hôm nay, 31/10/2012, bão Sandy đang tiến về vùng nằm ở phiá Tây bang New York và Canada. Sinh hoạt ở các nơi bị bão quét qua đang dần dần trở lại bình thường, cũng như đời sống chính trị mà trọng tâm là cuộc đua vào Nhà Trắng.
  • Ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc phát triển tại lưu vực sông Mê Kông (RFI) - Nhân hội nghị « Bệnh sốt rét 2012 : Cứu lấy mạng sống con người ở châu Á-Thái Bình Dương », được tổ chức ở Sydney, Úc, các chuyên gia quốc tế, ngày hôm nay, 31/10/2012, đã lên tiếng cảnh báo là bệnh sốt rét bị đẩy lùi tại châu Á nói chung, ngoại trừ các quốc gia lưu vực sông Mê Kông
  • Trước Đại hội đảng, Trung Quốc cảnh giác cả với các đồ chơi điện tử (RFI) - An ninh là vấn đề quan tâm hàng đầu của chính quyền Bắc Kinh khi ngày khai mạc Đại hội đảng lần thứ 18 đang tới gần. Hôm nay 31/10/2012, báo chí chính thức tại Trung Quốc cho hay các cửa hàng đồ chơi ở Bắc Kinh đã nhận được chỉ thị phải ghi lại danh tính tất cả người mua các loại đồ chơi điện cho trẻ em có điều khiển bằng sóng vô tuyến.
  • Châu Âu kêu gọi Việt Nam tôn trọng nhân quyền (RFI) - Hôm nay, 31/10/2012, chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy bắt đầu chuyến công du Việt Nam trong vòng ba ngày. Ngay sau khi tới Hà Nội ông Herman Van Rompuy kêu gọi Việt Nam tôn trọng các cam kết của mình trong lĩnh vực nhân quyền.
  • Disney mua bản quyền kinh doanh phim Star Wars (VOA) - Hãng truyền thông và giải trí khổng lồ Walt Disney đã công bố một thỏa thuận gần 4 tỷ đô la mua lại phim trường nổi tiếng của đạo diễn George Luca
  • Mỹ dần ổn định sau bão Sandy (BBC) - Doanh nghiệp và dịch vụ ở vùng đông bắc Hoa Kỳ có thể được mở lại vào thứ Tư, sau hai ngày đóng cửa vì bão Sandy.
  • Cựu thủ tướng TQ tái xuất (BBC) - Lý Bằng xuất hiện làm nảy sinh nghi ngờ rằng cuộc đấu đá hậu trường của Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn chưa xong.
  • Obama: Bão Sandy là "thiên tai lớn" (BBC) - TT Obama tuyên bố "thiên tai lớn" ở bang New York sau khi bão Sandy gây lụt lội và mất điện nghiêm trọng tới hàng triệu người.
  • Baidu của TQ báo doanh thu tăng 60% (BBC) - Baidu, hiện chiếm 80% thị trường tìm kiếm trên mạng sau khi Google rút đi hồi 2010, công bố tăng trưởng lớn trong quý ba.
  • Hai nhạc sỹ bị buộc tội gì? (BBC) - Cáo trạng tại phiên tòa hôm 30/10 nói hai nhạc sỹ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình 'hoạt động chống phá' qua trang mạng Tuổi trẻ Yêu nước.
  • Chính sách VN của Obama và Romney (BBC) - Nếu Mitt Romney đắc cử tổng thống, chính sách của ông đối với Việt Nam có khác gì chính sách hiện nay của tổng thống Obama không?
  • Triển lãm ảnh khỏa thân nam tại Áo (BBC) - Học tiếng Anh qua video: Triển lãm ảnh khỏa thân nam ở Áo bị phản đối vì gây phản cảm và các bộ phận kín nam giới đã được che đi.
  • EU sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường Việt Nam (BaoMoi) - Tại buổi hội đàm với Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang hôm 31.10, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Herman Van Rompuy cam kết EU sẽ hỗ trợ kỹ thuật, thúc đẩy đàm phán giữa EU và Việt Nam để hai bên có thể sớm hoàn tất và ký kết Hiệp định tự do thương mại (FTA); thúc đẩy việc sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam.
  • ASEAN đã thống nhất các thành tố COC (BaoMoi) - Bên hành lang Quốc hội ngày 31-10, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định các nước ASEAN đã thống nhất các thành tố cơ bản của Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên trên biển Đông để đàm phán với Trung Quốc
  • Lạnh nhạt ngoại giao trong quan hệ Nhật Bản-Trung Quốc (BaoMoi) - Ngày 31-10, Ngoại trưởng Nhật Bản C. Ghêm-ba (K. Gemba) đã bác bỏ khả năng sớm tiến hành cuộc gặp cấp cao giữa Nhật Bản và Trung Quốc để giải quyết bế tắc trong tranh chấp chủ quyền quần đảo mà Tô-ki-ô gọi là Xen-ca-cư còn Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư. Ngoại trưởng Nhật Bản nói rằng "thời gian chưa chín muồi" cho hội đàm cấp cao Nhật-Trung và hiện ông không có kế hoạch tham dự Hội nghị Á-Âu tại Lào vào tuần tới cũng như các hội nghị liên quan tới ASEAN trong tháng tới ở Cam-pu-chia. Theo các nguồn tin, Thủ tướng Nhật Bản Y. Nô-đa (Y. Noda) và người đồng cấp Trung Quốc Ôn Gia Bảo sẽ không hội đàm song phương bên lề Hội nghị cấp cao Á-Âu (ASEM) sắp diễn ra tại Lào và cũng sẽ không gặp nhau bên lề các hội nghị liên quan tới ASEAN tại Cam-pu-chia. Theo báo Nhật Bản "Yomiuri", tại hội nghị ASEM sắp tới, Thủ tướng Nhật Bản sẽ nêu vấn đề tranh chấp chủ quyền quần đảo Xen-ca-cư/Điếu Ngư, cũng như tranh chấp giữa Nhật Bản và Hàn Quốc về chủ quyền quần đảo mà Tô-ki-ô gọi là Ta-kê-si-ma và Xơ-un gọi là Đốc-đô.
  • ASEAN muốn sớm trao đổi quy tắc ứng xử Biển Đông với Trung Quốc (BaoMoi) - (Dân trí) - Các nước ASEAN đều mong muốn sớm thúc đẩy đàm phán với Trung Quốc về bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông sau khi ASEAN đã thống nhất được các thành tố cơ bản của bộ quy tắc này - Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trao đổi bên hành lang Quốc hội.
  • ASEAN muốn sớm trao đổi quy tắc ứng xử Biển Đông với TQ (BaoMoi) - Theo Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, ASEAN đã thống nhất về các thành tố cơ bản, bắt đầu đi vào đàm phán xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) và mong muốn sớm thúc đẩy trao đổi chính thức với Trung Quốc.
  • Có bản đồ chứng thực Điếu Ngư thuộc Trung Quốc? (BaoMoi) - Theo Tân Hoa xã, trong bài luận được nhật báo Pháp Le Monde đăng tải ngày 31/10, Đại sứ Trung Quốc tại Pháp Khổng Tuyền (Kong Quan) nói rằng bằng chứng lịch sử cho thấy quần đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku) thuộc về Trung Quốc.
  • Tàu Trung-Nhật đối đầu tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) - (NLĐO)- Cục Quản lý Hải dương Trung Quốc cho biết hạm đội 4 tàu hải giám của nước này hôm qua (30-10) đã xua đuổi một số tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản tại khu vực quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
  • Quan hệ Nhật-Trung lạnh nhạt (BaoMoi) - Ngày 31/10, Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba đã bác bỏ khả năng sớm tiến hành cuộc gặp cấp cao giữa Nhật Bản và Trung Quốc giải quyết bế tắc trong tranh chấp chủ quyền quần đảo ở biển Hoa Đông mà Tokyo gọi là Senkaku còn Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư.
  • 'Mỹ khuấy động tranh chấp Trung - Nhật' (BaoMoi) - Mỹ đang sử dụng Nhật Bản như một công cụ chiến lược nhằm thúc đẩy chính sách quay trở lại châu Á, dẫn đến căng thẳng leo thang gần đây giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại biển Hoa Đông.
  • Philippines mua 5 tàu tuần tra của Pháp (BaoMoi) - (VTC News) - Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines tuyên bố sẽ mua 5 tàu tuần tra của Pháp với giá 90 triệu Euro để tăng cường tuần tra trên Biển Đông, Hoàn cầu thời báo đưa tin.
  • Thúc đẩy Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (BaoMoi) - TTO - Bên hành lang Quốc hội sáng 31-10, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh triển vọng ra đời Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC).
  • Tổng Thư ký ASEAN: Tình hình Biển Đông đang cấp bách (BaoMoi) - “Cả hai bên đều thể hiện được tính cấp bách rằng không thể để thế giới sống trong bất an và không biết chúng ta sẽ đi theo chiều hướng nào – vấn đề sẽ được tháo gỡ hay sẽ bùng phát thành bạo lực.”
  • Philippines mua 5 tàu tuần duyên của Pháp (BaoMoi) - (Dân trí) - Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines hôm qua 30/10 cho biết sẽ mua 5 tàu tuần duyên của Pháp, trong hợp đồng trị giá khoảng 116 triệu USD, để bổ sung vào đội tàu tuần tra trên Biển Đông.
  • Chưa đến thời điểm cho hội đàm cấp cao Nhật-Trung (BaoMoi) - Ngày 31/10, Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba đã bác bỏ khả năng tiến hành cuộc gặp cấp cao giữa Nhật Bản và Trung Quốc để giải quyết bế tắc trong tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku mà Tokyo đang kiểm soát, còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và cũng đòi chủ quyền.
  • Tàu Trung-Nhật đối đầu trên Hoa Đông (BaoMoi) - (Dân trí) - Tàu tuần tra Trung Quốc sáng qua 30/10 đã đối đầu với tàu Nhật Bản gần một đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Hoa Đông. Đây là vụ va chạm mới nhất kể từ khi Tokyo quốc hữu hóa quần đảo tranh chấp này.
  • Tàu TQ ở gần quần đảo Senkaku 12 ngày liền (BaoMoi) - PNO – Ngày 31/10, các tàu hải giám của TQ tiếp tục lởn vởn sát bên ngoài vùng lãnh hải của Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, đây là ngày thứ 12 liên tiếp tàu TQ hiện diện tại khu vực này.
  • ASEAN-Trung Quốc bàn về khởi động COC (BaoMoi) - Các quan chức cấp cao ASEAN và Trung Quốc cam kết giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển và tích cực thúc đẩy tiến triển của Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông trong cuộc họp tại Pattaya, Thái Lan ngày 28-29/10.
  • Tàu Trung Quốc 'xua đuổi' tàu Nhật Bản trên vùng biển tranh chấp (BaoMoi) - TPO - Hôm qua, các tàu tuần tra Trung Quốc đã “xua đuổi” các tàu Nhật Bản ở khu vực gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, Cục Quản lý Hải dương Nhà nước Trung Quốc cho hay.
    Tàu Trung Quốc đi song song với tàu Nhật Bản trên vùng biển gần đảo tranh chấp vào hôm 24-9.
  • Tàu Trung, Nhật đối đầu ở đảo tranh chấp (BaoMoi) - Các tàu tuần tra Trung Quốc hôm qua 'lời qua tiếng lại' và xua đuổi các tàu Nhật Bản gần nhóm đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông, diễn biến mới nhất trong chuỗi những vụ chạm mặt suốt gần hai tháng qua.
  • ASEAN và Trung Quốc 'ý thức cấp bách' cần đạt được COC sớm (BaoMoi) - (Petrotimes) – Lo ngại tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông có thể dẫn đến xung đột bạo lực, Trung Quốc và ASEAN đang thể hiện một ý thức cấp bách trong việc cố gắng giảm bớt căng thẳng, Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan cho biết hôm qua (30/10).
Bản tin tiếng Anh
  • Winter blues for China's textile industry (Washington Post) - For Huang Yan this should be the busiest time of the year, when many Chinese companies are usually inundated with Christmas orders from overseas.
  • Gyms need beefing up (Washington Post) - US economist Paul Zane Pilzer predicted in his 2002 bestseller The Wellness Resolution that preventative medicine and fitness will be the next billion-dollar industry.
  • China fleet continues patrolling Diaoyu waters (Washington Post) - China's marine surveillance vessels continued routine patrols and law enforcement activities in territorial waters around the Diaoyu Islands on the East China Sea on Thursday.

Bạo lực phổ biến tại Việt Nam : tìm hiểu cội rễ

"Cẩu tặc" bị đánh chết hay bị trọng thương là chuyện xảy ra khá thường xuyên. Trong ảnh, một vụ đốt xe cẩu tặc ở tỉnh Nghệ An (DR)

Tại Việt Nam trong thời gian gần đây, các vụ tội phạm trộm cướp dùng súng ngày càng gia tăng. Các vụ giết người càng lúc càng nghiêm trọng và phổ biến. Trong khuôn khổ tạp chí Cộng đồng của RFI hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu với quý vị một góc nhìn để tìm hiểu về các cội rễ của tình trạng bạo lực phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt qua hiện tượng « cẩu tặc ».

Cũng theo báo chí trong nước, tội phạm giết người do mâu thuẫn liên quan đến tranh chấp tài sản đất đai, trong sinh hoạt, nợ nần kinh tế, bệnh tật, tức liên quan đến những nguyên nhân mà ngôn từ trong nước vẫn gọi là « nguyên nhân xã hội » chiếm tuyệt đại đa số các trường hợp giết người (khoảng 90% trong năm qua, theo một thống kê). Tội phạm do người chưa thành niên, bạo lực gia đình và học đường có xu thế gia tăng cũng là điều gây lo ngại trong xã hội.

Tại sao bạo lực có xu hướng ngày càng nghiêm trọng và phổ biến hơn tại Việt Nam ?

Trong khuôn khổ tạp chí Cộng đồng của RFI hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu với quý vị một góc nhìn để tìm hiểu về các cội rễ của tình trạng bạo lực phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt qua hiện tượng « cẩu tặc » (tức hiện tượng bắt trộm chó, và đi liền với nó là những hành động trả đũa quyết liệt của đám đông đối với các thủ phạm, cũng như các phản ứng tàn bạo từ phía những kẻ bị truy đuổi).

Trong thời gian gần đây, công luận đã ghi nhận nhiều trường hợp kẻ cắp chó bị đám đông đánh « hội đồng » cho đến chết, và ngược lại, thủ phạm khi bị đuổi theo đã dùng súng sát hại người truy bắt. Dường như, không kể trong các trường hợp những băng nhóm « xã hội đen » đọ sức bằng vũ khí, có lẽ ít trong trường hợp nào, mà bạo lực lại diễn ra một cách quyết liệt đến mức mạng đổi mạng như vậy. Mà lý do của nó, theo một số người đơn giản chỉ là con chó, tức không phải là một vật có giá trị lớn, hành động đánh chết người trộm như vậy là quá dã man và là một hành vi phạm pháp nghiêm trọng.

Ngược lại, các tranh luận tại các diễn đàn trên mạng về chủ đề này cho thấy, không ít người ủng hộ việc đám đông đánh chết thủ phạm để trả thù, vì cho rằng chó không chỉ là một vật nuôi, mà còn là một động vật thân thiết với con người, hành vi trộm chó đáng phải chịu một trừng phạt như vậy.

Trong các xung đột giữa kẻ cắp và người mất chó, dường như rất ít có sự can thiệp của chính quyền. Thường thì khi lực lượng an ninh có mặt thì tội ác đã xảy ra. Cũng có nhiều người cho rằng, chính việc các thủ phạm trộm chó không bị trừng phạt nghiêm minh, mà trong xã hội đã tạo ra một vùng trống, nơi các hành động bạo lực mang tính « tự xử » như trên được dung túng.

Trộm chó là một hành vi phạm tội. Kẻ đi trộm chó giết người truy bắt là một tội ác nghiêm trọng. Ngược lại, đám đông đánh kẻ cắp chó đến chết cũng là một hành vi tội ác nhưng cho đến nay, chính quyền Việt Nam vẫn tỏ ra rất lúng túng trong xử lý. Bạo lực man rợ của đám đông và những mâu thuẫn trong các quan niệm xã hội về hiện tượng kể trên, báo động một mức độ khủng hoảng tinh thần rất đáng lo ngại trong xã hội Việt Nam.

Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, RFI đặt câu hỏi với một số nhà nghiên cứu, nhà văn Việt Nam. Dù liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hiện tượng « cẩu tặc », chúng tôi hy vọng ý kiến của các vị khách mời sẽ mang lại cho quý thính giả những thông tin bổ ích để soi tỏ các gốc rễ của tình trạng bạo lực tại Việt Nam hiện nay. Khách mời của RFI hôm nay là nhà xã hội học Trịnh Hòa Bình, nhà xã hội học Tương Lai, nhà văn Tạ Duy Anh.
Trọng Thành RFI

Hai nhạc sỹ bị buộc tội gì?

Báo trong nước dẫn cáo trạng tại phiên tòa hôm 30/10 nói hai nhạc sỹ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình đã có 'hoạt động chống phá' qua trang mạng Tuổi trẻ Yêu nước.

Hai ông đã bị tòa án tại TP Hồ Chí Minh xử 4 và 6 năm tù giam, cộng thêm 2 năm quản chế mỗi người, vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN, theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.

Sau khi phiên tòa diễn ra, các báo cung cấp thêm chi tiết dựa vào cáo trạng của Viện Kiểm sát.

Truyền thông nhà nước cũng nói ngoài hai nhạc sỹ, ba người liên quan vụ án là Nguyễn Thiện Thành, Trần Thành và Nguyễn Thiện Khánh hiện đang bị truy bắt để 'xử lý'.

Phe công tố cho hay ông Trần Vũ Anh Bình, 38 tuổi, làm quen với một 'đối tượng' có tên là Vũ Trực qua mạng internet.

Ông Trực bị cho là chiêu dụ người ở trong nước tham gia 'hoạt động chống phá' thông qua lớp học lập trình web trên mạng do ông giảng dạy miễn phí.

Trong chương trình dạy học, ông 'đã lồng ghép vào những nội dung chống phá nhà nước'.

Cũng chính ông Vũ Trực bị cho là thành lập nhóm Tuổi trẻ yêu nước vào tháng 4/2011.

Báo Người Lao động nói: "Mục tiêu của nhóm này là tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, gây mất ổn định chính trị, khi có thời cơ thì nổi dậy xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lật đổ chế độ".

Gây mất ổn định

Nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình bị nói đã được ông Vũ Trực cấp tiền và phương tiện, trở thành nhân vật hoạt động đắc lực cho ông Vũ Trực.

Ông cũng bị cáo buộc tạo lập và quản trị blog nhacviet.tuoitreyeunuoc.com, song song với trang web tuoitreyeunuoc.com do ông Vũ Trực lập ra.

Ngoài việc đăng các bản nhạc tự sáng tác, cáo trạng nói ông Bình còn 'phát tán các bài viết có nội dung chống phá nhà nước' và hình ảnh cờ vàng của chính thể Việt Nam Cộng hòa.

Ông còn bị buộc tội cắm và rải truyền đơn tại các tỉnh Thái Nguyên, Long An, Đồng Tháp và TPHCM.

Nhạc sỹ Việt Khang (tên thật là Võ Minh Trí), 34 tuổi, bị buộc tội đã sáng tác hai bài hát 'có nội dung chống nhà nước' đăng trên tuoitreyeunuoc.com và móc nối "phát triển lực lượng cho nhóm Tuổi trẻ Yêu nước”.

Các báo nói tại tòa, hai ông Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình đã "nhận tội, ăn năn hối cải và xin hưởng lượng khoan hồng".

Trong khi đó có tin luật sư của ông Việt Khang nói thân chủ của ông sẽ kháng án.

Trước đó, ông Hải khẳng định nhạc sỹ Việt Khang 'không làm chính trị'.
(BBC)

Nợ xấu và quyết tâm chính trị

Một trong những vấn đề 'nóng' đang được bàn luận tại Quốc hội Việt Nam là nợ xấu và nhu cầu cải tổ hệ thống ngân hàng.

Tuy nhiên, ngay về lượng nợ xấu, các đánh giá vẫn chưa đồng nhất.

Giải thích về con số nợ xấu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nói trên thế giới cũng như Việt Nam, hiện chưa có một bộ tiêu chí nào được coi là thống nhất để tính toán nợ xấu.

Mặc dù vậy, ông khẳng định: "Người ta đều thống nhất rằng con số do cơ quan quản lý, trong trường hợp này là ngân hàng Nhà nước, đưa ra là có cơ sở nhất."

Nguyễn Văn Bình
Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện quyết liệt việc tái cấu trúc ngân hàng

Giới chuyên gia tỏ ra bất đồng với ý kiến của ông Bình.

Kinh tế gia, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói với BBC: "Hiện nay tiêu chí về nợ xấu của Việt Nam chưa thống nhất với tiêu chí nợ xấu của quốc tế nên Việt Nam đánh giá nợ xấu thấp hơn so với quốc tế".

"Con số nợ xấu mà Việt Nam đưa ra trong thời gian qua cũng không nhất quán. Thống đốc thì nói là 10%, trong khi ông Quyền, chánh thanh tra thì nói 8,3%."
"Đây không chỉ là nợ xấu giữa ngân hàng với doanh nghiệp mà còn có thể là giữa ngân hàng với ngân hàng do tình trạng sở hữu chéo."

Hồi cuối tháng Chín, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's cho rằng khoảng cách trong thống kê giữa Việt Nam với quốc tế khiến việc nhận định đúng tình hình kinh tế rất khó khăn.

"Sự chênh lệch trong thống kê trong nước với tiêu chuẩn thống kê thế giới cũng như sự mập mờ xung quanh vị trí kinh tế thực sự của những ngân hàng hiện tại đang tiếp tục che đậy cho những vấn đề thực sự họ đang đối mặt," báo cáo của Moody's Investor Service về quyết định hạ bậc tín nhiệm Việt Nam ngày 28/9 viết.

Tái cấu trúc

Tại phiên họp Quốc hội ngày 30/10, Thống đốc ngân hàng Nhà nước nói đề án tái cấu trúc các tổ chức tín dụng "đang được Ngân hàng nhà nước thực hiện quyết liệt" để giải quyết các vấn đề, trong đó có nợ xấu.

Thế nhưng giới chuyên gia lại cho rằng việc tiến hành đang diễn ra quá chậm chạp, thiếu công khai.

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói trong buổi phỏng vấn với BBC ngày 31/10: "Việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đã được thông qua từ hội nghị Trung ương lần thứ Ba hồi tháng Mười năm 2011 cho đến nay đã là một năm mà chỉ mới sáp nhập có mấy ngân hàng nhỏ"

"Cho đến nay tôi vẫn chưa thấy công bố đầy đủ đề án đó, dù đại biểu Quốc hội rất quan tâm."

Phát biểu tại buổi họp ngày 30/10, tiến sỹ kinh tế Trần Du Lịch, đại biểu Quốc hội cho rằng nên công khai các tiêu chí về tái cơ cấu ngân hàng thương mại, xử lý thanh khoản ngân hàng yếu kém để tạo niềm tin cho thị trường.

“Ngân hàng Nhà nước cần công khai minh bạch các tiêu chí về tái cơ cấu ngân hàng. Nếu không làm được điều này, dù công tâm đến đâu chúng ta cũng vẫn bị nghi ngờ và mất niềm tin," ông Lịch nói.

Trước ý kiến này, ông Nguyễn Văn Bình cho biết "các hoạt động thanh tra, kiểm toán sẽ được công khai đầy đủ đến các phương tiện thông tin đại chúng".

Tuy nhiên vị thống đốc ngân hàng Nhà nước cũng nhấn mạnh "có những đề án phải xem xét để tránh gây hoang mang cho công chúng trước khi đăng tải".
Bình luận về câu trả lời của ông Bình, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh cho rằng tất cả các thông tin cần được công khai và giải thích rõ với người dân.
"Theo tôi cách tốt nhất là hãy cung cấp thông tin, giải thích và trình bày đầy đủ sự việc để người ta khỏi bất ngờ ... vì sớm hay muộn gì người ta cũng sẽ biết được sự thật và sẽ có những phản ứng khác nhau."
Kinh tế gia Lê Đăng Doanh

"Theo tôi cách tốt nhất để công chúng không bị hoang mang, đó là thông báo đầy đủ. Chứ còn giấu thông tin thì không có lợi ích gì trong việc thuyết phục được công chúng," ông nói.

"Theo tôi cách tốt nhất là hãy cung cấp thông tin, giải thích và trình bày đầy đủ sự việc để người ta khỏi bất ngờ ... vì sớm hay muộn gì người ta cũng sẽ biết được sự thật và sẽ có những phản ứng khác nhau."

'Không hợp pháp lý'

Bình luận về độ hiệu quả của các bộ phận quản lý hiện tại, tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói: "Hiện nay chỉ có một Ủy ban giám sát tài chính do Nhà nước lập theo quyết định của Thủ tướng chứ không phải do một nghị định của chính phủ, vì vậy tư cách pháp lý không phải là cao lắm".

Nhận xét về việc thành lập Ban chỉ đạo liên ngành do một Phó thủ tướng làm trưởng ban để xử lý yếu kém của hệ thống ngân hàng, ông Doanh nói "tất nhiên điều này sẽ đem lại một sự tiến bộ hơn so với trước khi có sự tham gia liên ngành."

"Tuy nhiên hệ thống ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, hệ thống chứng khoán và bất động sản có sự liên thông với nhau, thế nên cần sự giám sát có tính liên thông, hệ thống để nhìn thấy toàn bộ hệ thống tài chính, tiền tệ, chứng khoán và bất động sản để rút ra những kết luận cụ thể và hiệu quả hơn. Và hiện nay cần phải chờ xem sự liên thông, liên ngành này được tiến hành đến mức độ nào."

Ông Doanh cũng nhận định rằng các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản lâu nay dựa quá nhiều vào tín dụng để kinh doanh. Nên khi thị trường bất động sản đóng băng khiến các công ty bất động sản không trả được nợ thì nợ đó biến thành nợ của ngân hàng.

Phát biểu trong buổi họp ngày 31/10, Bí thư thành ủy Đà Nẵng ông Nguyễn Bá Thanh cho rằng sở dĩ các ngân hàng không siết nhà, siết đất khi bên vay không trả được nợ ngoài lý do thị trường đóng băng, tụt giá còn có đóng góp của sự nâng khống giá."

Ông Thanh ví dụ: "Một khu đất có giá trị khoảng 200 tỷ đồng, bằng một hợp đồng mua bán họ đã đưa lên 800 - 1.000 tỷ đồng để được vay 600 tỷ, bây giờ bán thì chưa tới 100 tỷ, khu đất đó không có ai mua, như vậy mất đứt 500 tỷ."

Lê Đăng Doanh
Cựu viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế Trung ương cho rằng tính pháp lý của Ủy ban giám sát tài chính lập theo quyết định của Thủ tướng chứ không theo nghị định chính phủ là không cao.

"Việc cải tổ hệ thống ngân hàng là điều hết sức trọng yếu," Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói.

Ông Doanh nhận xét tăng trưởng tín dụng trong những năm qua và thực trạng sở hữu chéo giữa các ngân hàng đang khiến yếu kém trong hệ thống ngân hàng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

Lý giải về vấn đề tái cấu trúc ngân hàng, thống đốc Nguyễn Văn Bình nói việc này không chỉ có "sáp nhập các ngân hàng mà còn có các giải pháp để lành mạnh hóa các hoạt động tài chính của ngân hàng thương mại." Thống đốc cũng lấy dẫn chứng việc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng phải trích lập quỹ dự phòng rủi ro đã giúp thanh khoản của các ngân hàng tốt hơn.

Bình luận về điều này, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh cho rằng "đây là một bước tiến bộ có giới hạn và tạm thời".

"Hệ thống ngân hàng Việt Nam cần có một nỗ lực có tính chất hệ thống. Luật pháp Việt Nam cần được bổ sung, sửa đổi để có sự giám sát chặt chẽ hơn."

Nợ xấu và quyết tâm chính trị

Trả lời câu hỏi về việc liệu với đề án tái cấu trúc các tổ chức tín dụng hiện nay, chỉ tiêu hạ nợ xấu xuống dưới 3% theo đúng thông lệ và chuẩn mực quốc tế mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra là có khả thi hay không, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói:

"Khi thống đốc giải trình trước Ủy bản thường vụ Quốc hội trước câu hỏi của Chủ tịch hỏi rằng cuối năm 2012, 2013 là nợ xấu là bao nhiêu thì ông đã nói rằng với sự nỗ lực của toàn thể hệ thống chính trị, đến hết nhiệm kỳ này sẽ đưa nợ xấu xuống tiêu chuẩn quốc tế. Và kỳ này ông cũng nhắc lại điều đó và nói thêm là đạt 3%."

"Nhưng tôi không hiểu là nỗ lực hệ thống chính trị này nghĩa là gì. Vì lực lượng vật chất sẽ phải được giải quyết bằng lực lượng vật chất."

"Một khoản nợ độ 10 tỷ đôla như ông Quyền chánh thanh tra nói thì phải cần một khoản vốn bắt cầu để giải quyết. Nhưng giờ tôi chưa rõ rằng phương án đó là như thế nào và số vốn giải quyết sẽ là bao nhiêu."

Ông Doanh nói ông cũng chưa biết là số tiền giải quyết nợ xấu sẽ lấy ở đâu ra.
(BBC)
 

15% dân số VN có vấn đề tâm thần?

Nhiều trẻ vị thành niên ở Việt Nam bị rối loạn ứng xử =>

15% dân số Việt Nam có vấn đề về tâm thần là thống kê của Bộ Y tế, được nêu ra trong hội thảo khoa học Việt-Pháp về tâm thần và tâm lý y học vừa diễn ra ở Sài Gòn.

Báo Tiền Phong dẫn lời ông La Đức Cương, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, cho rằng có khoảng 12 triệu người Việt Nam (15% dân số) đang có vấn đề về rối loạn tâm thần, trong đó phần lớn là bệnh trầm cảm.

Bình luận về chủ đề này, Chủ nhiệm bộ môn tâm lý y học khoa y Đại học Quốc gia TP. HCM Lê Thị Hồng Nhung nói với BBC, bệnh tâm thần ở Việt Nam có những đặc thù riêng do là nước đang phát triển, có những thay đổi nhanh về xã hội để theo kịp các nước phát triển.

Bác sỹ Nhung giải thích: “Con người càng ngày muốn hòa nhập với thế giới văn minh, thì ngược lại cũng sẽ có những cái mất đi...”

“...Sự quan tâm giữa người với người với nhau cũng ít đi, như cha mẹ với con cái, cha mẹ đi làm suốt ngày ít có thời gian quan tâm đến con, hoặc là khi môi trường làm việc nhiều, căng thẳng thì con người dễ bị stress hơn, dễ bị trầm cảm hơn, lo âu, mất ngủ nhiều hơn.

Trầm cảm 'kiểu Việt Nam'

Thạc sỹ, bác sỹ tâm lý Lê Thị Hồng Nhung phân tích, bệnh lý tâm thần ở Việt Nam có đa nguyên nhân và không khác gì với ở nước ngoài.

“Nhưng mà điều đặc biệt ở Việt Nam là do xã hội, môi trường cuộc sống trong gia đình thay đổi...

“...Vì phát triển nhanh nên là người Việt Nam tưởng theo kịp nhưng mà khi tưởng là theo kịp như vậy lại mắc các vấn đề về tâm lý tâm thần”.

"Khi người làm chăm con mà cha mẹ không để ý, nhiều khi cho trẻ con coi tivi suốt ngày, thì con trẻ nó không được giao tiếp, nó dễ có những biểu hiện như tự kỷ hay chậm nói."
Thạc sỹ, bác sỹ tâm lý Lê thị Hồng Nhung

Khi lấy ví dụ so sánh, bác sỹ Nhung nói, bên Anh có trầm cảm theo mùa và người ta dễ tự tử vào mùa đông hơn, còn “Việt Nam không có vấn đề đó”.

“Trầm cảm ở Việt Nam là do thay đổi, do xã hội thay đổi, vì stress trong công việc, hay là stress trong gia đình, chẳng hạn như vợ chồng ly thân, rồi gây gổ vì kinh tế hay làm ăn...”

Ở Việt Nam hiện nay, số trẻ nhỏ ở lứa 2,3 tuổi bị chậm nói nhiều hơn trước, “có thể nguyên nhân là ba mẹ không có thời gian chơi với con, cho nên là con không học nói từ ba mẹ”.

“Còn đặc điểm của tuổi vị thành niên là hay bị rối loạn ứng xử,” theo bác sỹ Nhung.

Bác sỹ Nhung nhấn mạnh, ở Việt Nam hiện nay, khi người làm chăm con mà cha mẹ không để ý, nhiều khi cho trẻ con “coi tivi suốt ngày, thì con trẻ không được giao tiếp, nó dễ có những biểu hiện như tự kỷ hay chậm nói”.

Khi trẻ lớn thêm chút nữa, có thể xảy ra rối loạn tâm lý “sâu sắc” hơn, là “hình ảnh cha mẹ nó không còn, nghĩa là hình ảnh cha mẹ cũng chỉ như người làm thôi chứ không phải là cha mẹ,”

“Cho nên nó lẫn lộn cha mẹ nào là thật, cha mẹ nào là không thật, nó dễ bị những cái xáo trộn như vậy, dễ bị những bệnh lý tâm thần.”

“Hoặc là nhiều khi trẻ con nó học theo cách phát âm về ngôn ngữ các vùng miền của người làm thì nó tạo thành các rối loạn trong học tập, rối loạn về ngôn ngữ.”

Bệnh mất ngủ?

Nhiều người tưởng mình bị mất ngủ mà không biết mình bị bệnh trầm cảm

Theo nghiên cứu của tổ chức Sức khỏe thế giới WHO, trên thế giới hiện có 350 triệu người bị trầm cảm, trong số đó rất nhiều người không biết bị bệnh, một nửa số này chối bệnh và khoảng 10% không muốn điều trị.

Bà Lê Thị Hồng Nhung lý giải, thường mọi người đến khám là do mất ngủ. “Nhưng đằng sau cái mất ngủ đó là do lo âu và trầm cảm chứ không chỉ là mất ngủ đơn thuần.”

“Giữa bình thường và bất thường là ví dụ một tháng chỉ mất ngủ một đêm hoặc là vài ba tháng mới mất ngủ một đêm, thì lúc đó không ai đến khám hết”.

“Nhưng có những người mất ngủ gần như liên tục, hoặc là thức trắng cả đêm trong vòng mấy ngày thì cái đó chắc chắn có vấn đề”.

“Khi người ta mất ngủ thì người ta hay suy nghĩ vẩn vơ, và thường hay suy nghĩ theo hướng bi quan hơn hướng lạc quan, hoặc vì người ta suy nghĩ quá đến mức không ngủ được mà người ta không biết”.

“Hoặc là người ta buồn quá mà không biết. Người ta buồn, suy nghĩ mà không biết mình bị trầm cảm, mà chỉ nghĩ là bị mất ngủ thôi."

VietnamNet từng trích đăng báo cáo về thanh niên và người trưởng thành Việt Nam do giáo sư Micheal Dune, Đại học công nghệ Queensland rút ra sau 5 năm nghiên cứu tại Việt Nam, cứ 6 – 7 người được phỏng vấn thì một người cho rằng họ thấy buồn, thất vọng, khóc, ngủ không yên, không có giá trị với người khác.
(BBC)

Báo Đảng Việt-Trung tăng hợp tác

Cuộc tiếp xúc diễn ra ở Trụ sở Trung ương Đảng

Tổng biên tập Nhân dân Nhật báo Trung Quốc vừa sang Việt Nam để thảo luận tăng cường quan hệ hợp tác giữa các cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản hai bên.

Báo Nhân dân của Đảng Cộng sản Việt Nam đưa tin hôm 29/10, 'đồng chí' Ngô Hằng Quyền, Tổng Biên tập Nhân dân Nhật báo Trung Quốc, đã được 'đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương' tiếp.

Ông Huynh cũng từng là Tổng biên tập báo Nhân dân trong nhiều năm.

Trong buổi tiếp đón, ông Đinh Thế Huynh được dẫn lời khẳng định: " Việt Nam–Trung Quốc là hai nước láng giềng, là hai nước XHCN do Đảng Cộng sản lãnh đạo, được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông vun đắp, thành mối quan hệ hữu nghị truyền thống".

Ông Huynh nhấn mạnh rằng kể từ khi bình thường hóa quan hệ, quan hệ hai bên "phát triển theo chiều hướng tốt đẹp".

"Một số vấn đề do lịch sử để lại đã và đang được từng bước giải quyết và đó chỉ là một phần trong quan hệ mà hai nước không để những vấn đề đó làm ảnh hưởng đến quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược, toàn diện giữa hai nước."

Báo chí Trung Quốc, trong đó có Nhân dân Nhật báo và ấn bản tiếng Anh của tờ này là China Daily, gần đây đã không ngừng chỉ trích Việt Nam quanh vấn đề chủ quyền ở Biển Đông.

Đặc biệt, sau khi Quốc hội Việt Nam hôm 21/6 thông qua Luật Biển khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, truyền thông Trung Quốc đã ngay lập tức lên tiếng phản đối.

Tờ China Daily vài hôm sau đó chạy bài bình luận tựa đề "Trò hề lố bịch" đả phá điều luật này và dọa có hành động trả đũa thích đáng.

Hợp tác tuyên truyền

"Hai báo phải gương mẫu tuyên truyền giáo dục nhân dân về tình cảm hữu nghị, chống lại những luận điệu tuyên truyền xấu, sai trái phá hoại sự nghiệp cách mạng của mỗi nước."
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh

Báo Nhân dân trong bản tin ngày 30/10 dẫn lời ông Ðinh Thế Huynh cho biết, hai cơ quan ngôn luận của hai Đảng Cộng sản Việt-Trung "có quan hệ hợp tác rất chặt chẽ và hiệu quả".

Bản thân ông Huynh, khi làm Tổng Biên tập Nhân dân đã nhiều lần thăm Trung Quốc, "trực tiếp trao đổi ý kiến với các đồng chí lãnh đạo Nhân Dân Nhật báo về kinh nghiệm công tác và các biện pháp hợp tác giữa hai báo".

Vị ủy viên Bộ Chính trị Việt Nam kêu gọi hai báo Ðảng tăng cường công tác tuyên truyền.

"Các ấn phẩm của hai báo phải gương mẫu tuyên truyền giáo dục nhân dân về tình cảm hữu nghị, chống lại những luận điệu tuyên truyền xấu, sai trái phá hoại sự nghiệp cách mạng của mỗi nước, gây phương hại đến quan hệ hữu nghị giữa hai Ðảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước..."

Ông Đinh Thế Huynh được dẫn lời nhấn mạnh: "Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam chờ đón để chúc mừng thành công của Đại hội lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc".

Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ khai mạc ngày 8/11 tới tại Bắc Kinh.
(BBC)
 

Chiến thắng của những kẻ yếu đuối

Cô Nguyễn Phương Uyên, sinh viên đại học Công nghệ Thực phẩm, bị công an bắt đi từ nhà trọ hôm 14/10 với cáo buộc tham gia rải truyền đơn kêu gọi chống Trung Quốc và chống tham nhũng

Nguyễn Phương Uyên là sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh. Nhà em ở Bình Thuận. Để theo đuổi việc học, em phải thuê nhà ở trọ với bạn bè. Trưa ngày 14/10/2012, khoảng 10 công an ập vào nhà trọ của các em, bắt Uyên cùng với ba người bạn khác. Ba người bạn ấy, sau đó, được tha về, riêng Uyên thì bị chở đi đâu đó, biệt tích.

Bố mẹ của Uyên, từ Bình Thuận, tất tả chạy đến công an quận Tân Phú tìm con. Công an ở đó chối phăng, bảo là không hề bắt ai cả. Bạn học của Uyên viết thư gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang để kêu cứu.

Bức thư được đăng tải rộng rãi trên khắp các cơ quan truyền thông quốc tế cũng như trên các tờ báo mạng thuộc lề trái tại Việt Nam. Ông Trương Tấn Sang im lặng. Công an cũng im lặng.

Cuối cùng, gần 10 ngày sau, bố mẹ của Uyên mới biết con mình bị giam giữ tại tỉnh Long An với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”. Các bạn học của Uyên thì cho biết cô ấy chỉ tham gia tuyên truyền chống Trung Quốc mà thôi. Một người bạn bị bắt một lần (sau đó được thả) với Uyên kể, ở văn phòng công an phường Tây Thạnh, Tân Phú, khi bị công an hỏi, Uyên đáp: “Cháu ghét Trung Quốc.”

Chưa biết chính quyền Việt Nam sẽ đối xử với Nguyễn Phương Uyên như thế nào. Chỉ biết là, từ mấy tuần vừa qua, vụ bắt bớ một nữ sinh nhỏ nhắn, hiền lành như thế đã gây chấn động dư luận. Vào internet, thấy ở đâu người ta cũng bàn luận. Ở đây, nổi bật lên hai hình ảnh đối nghịch: một mặt, cô gái còn trẻ măng, đeo kính cận, mắt sáng và nụ cười hiền, không làm gì khác ngoài việc bày tỏ thái độ chán ghét Trung Quốc; mặt khác, hình ảnh công an hành xử như những tên côn đồ: chúng ập vào nhà trọ bắt em rồi chối biếng là không biết gì về vụ bắt bớ ấy cả.

Vụ bắt bớ Nguyễn Phương Uyên khiến nhiều người liên tưởng đến cô bé Malala Yousafzai, người Pakistan, bị hai tên sát thủ Taliban bắn vào đầu vào ngày 9 tháng 10.

Báo chí tường thuật: hôm ấy, trên một chiếc xe buýt, Malala và các bạn cùng nhau chuyện trò và hát hò với các thầy cô giáo. Vừa mới thi cuối học kỳ, ai cũng vui vẻ. Nhưng khi chiếc xe vừa ra khỏi thành phố Mingora thì có hai người đàn ông cầm súng chận lại. Chúng bước lên xe, hỏi: “Đứa nào là Malala Yousafzai?” Mọi người đều im lặng, nhưng một cách tự phát, một số em quay nhìn Malala. Theo hướng mắt ấy, hai tên sát thủ nhận diện ra ngay được Malala. Không nói không rằng, một tên giơ sung lên, chĩa thẳng vào em. “Đoành! Đoành”. Hai phát súng vang lên khô khốc. Một phát trúng đầu và một phát trúng cổ. Sẵn trớn, tên sát thủ bấm cò, bắn thêm hai phát nữa vào đám bạn của Malala khiến hai em bị thương. Xong, chúng xuống xe. Và tẩu thoát.

Tại sao các tên Hồi giáo quá khích lại muốn giết một nữ sinh mới 15 tuổi như vậy?

Có hai lý do chính: Thứ nhất, em đi học, và thứ hai, em khuyến khích các bạn gái ở địa phương cùng đến trường đi học như em.

Với những người bình thường, hai lý do ấy hầu như không thể tin được. Tại sao đi học và khuyến khích bạn bè đi học mà lại bị thù ghét và bị bắn một cách dã man như vậy? Nguyên nhân: Taliban chủ trương phụ nữ thì phải ở nhà. Và phải mù chữ.
Chủ trương quái đản ấy đã được nhiều người biết. Người ta biết, cho là quái đản, và rồi, quên phắt đi. Người ta lại quay cuồng với đời sống hàng ngày với vô số những lo toan của chính họ. Taliban dường như thuộc về một thế giới khác. Bây giờ, trước sự việc một cô bé ngây thơ, mới 15 tuổi đầu, bị bắn một cách tàn nhẫn như vậy, người ta sững sờ và thấm thía hơn về tính chất man rợ của những kẻ cuồng tín. Càng thương Malala bao nhiêu, người ta càng căm ghét Taliban cũng như các lực lượng Hồi giáo cuồng tín bấy nhiêu. Lần đầu tiên tại Pakistan, tất cả các đảng phái chính trị cũng như các tôn giáo đều thống nhất với nhau trong việc lên án hành động vô nhân đạo của Taliban và cùng cầu nguyện cho em Malala.

Phát biểu trước bệnh viện Birmingham ở Anh trong chuyến thăm viếng Malala đang được điều trị, ông Yousafzai, bố của Malala, tuyên bố: “Khi Malala ngã xuống, nước Pakistan đứng dậy và cả thế giới trỗi lên.”

Bởi vậy, nhiều người mới nhận định: trong cuộc khủng bố nhắm vào em Malala, kẻ bị thua cuộc trước hết chính là Taliban. Chúng hiện hình, trước mắt thế giới, như một lũ ác quỷ. Ngay những người theo Hồi giáo cũng không thể biện minh được cho chúng. Chúng trở thành những phần tử cô đơn. Hung hãn nhưng cô đơn. Trong khi đó, hào quang chung quanh em Malala lại tỏa sáng. Như một thiên thần.

Vụ bắt bớ Nguyễn Phương Uyên ở Việt Nam cũng vậy.

Lâu nay, ai cũng biết chính phủ Việt Nam độc tài và tàn bạo. Tính chất độc tài và tàn bạo ấy thể hiện, trong mấy năm gần đây, qua các vụ đàn áp biểu tình và đàn áp các nông dân chống nạn cướp đất, và qua các phiên tòa xét xử những người đòi tự do hoặc phản đối Trung Quốc, từ vụ Cù Huy Hà Vũ đến vụ Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải, Việt Khang… Nhưng dù sao, hình ảnh hiên ngang của những người ấy phần nào cũng làm mờ nhạt tính chất nạn nhân của họ. Người ta nhìn họ như những anh hùng mà có khi quên họ, trước hết, là những nạn nhân.

Nguyễn Phương Uyên thì khác. Em chỉ là một sinh viên. Em nhỏ nhắn và yếu đuối. Em hồn nhiên và còn vô tư lắm. Em chỉ có một vấn đề, như chính em thừa nhận: Em “ghét Trung Quốc”.

Trước hình ảnh nhỏ nhoi và yếu ớt ấy, hình ảnh mười tên công an ập vào nhà trọ bắt em, hình ảnh công an phường và công an quận bai bãi chối việc giam giữ em, hình ảnh cả một hệ thống tuyên truyền của nhà nước xúm vào xuyên tạc và bôi nhọ em, và cuối cùng, hình ảnh cả một guồng máy quyền lực âm mưu giày xéo lên em bỗng dưng đậm nét thêm lên.

Tính chất nạn nhân của Nguyễn Phương Uyên càng được tô đậm, tính chất độc tài và tàn bạo của chính quyền cũng theo đó bị gia tăng theo cấp số nhân.

Ít nhất dưới mắt dư luận, trong cũng như ngoài nước, với người Việt Nam cũng như người ngoại quốc, kẻ thua cuộc vẫn là nhà cầm quyền.

Nguyễn Hưng Quốc

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Bùi Tín - Hai đêm, 20 triệu

Vào giữa tháng 10, báo chí Úc và Anh lại nói thêm về vụ án Securency đã kéo dài 4 năm nay. Tòa án Úc lại triệu tập bà Elizabeth Masamune, nguyên là tham tán thương mại của tòa đại sứ Úc ở Hà Nội, để làm nhân chứng trong việc điều tra vụ án hối lộ cho viên chức nước ngoài để dành được quyền thuê in tiền đồng Việt Nam trên giấy đặc biệt polymer. Một số quan chức Úc đã bị truy tố và kết án sau khi đã có bằng chứng và họ đã nhận tội. Nay tòa án Úc lại muốn điều tra thêm để giải quyết vụ án cho trọn vẹn.

Hồi tháng 9, trước cơ quan điều tra và đại diện tòa án Úc, bà Elizabeth Masamune khai rõ là bà đã làm môi giới giữa công ty Securency và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với người được ủy nhiệm là ông Lương Ngọc Anh mà bà gặp nhiều lần ở Hà Nội và ở Sydney, Úc. Mối quan hệ kéo dài từ năm 1999 đến năm 2002. Một tờ báo lớn ở Úc, The Age, đã có 3 bài về chuyện này.

Bà Masamune kể lại tỷ mỷ rằng lúc đầu bà chỉ biết ông Lương Ngọc Anh là một cán bộ hành chính cao cấp của chính phủ Hà Nội. Cho đến khi bà ngẫu nhiên gặp ông Anh trong bộ quân phục sỹ quan công an, bà mới giật mình là mình đã quan hệ với một viên chức ngành an ninh - tình báo. Nhưng lúc ấy quan hệ qua lại đã khá sâu rồi. Bà cho biết tổng cộng số tiền chuyển cho phía quan chức Việt Nam để hối lộ là 20 triệu đôla Úc (tương đương với khoảng 20 triệu đôla Mỹ). Phía Úc hiểu rằng đó là số tiền hoa hồng, “lại quả để biếu chẳng những cho các quan chức Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, mà cho cả các quan chức cao nhất trong chính phủ và trong đảng Cộng sản.

Bị chất vấn sâu thêm, bà Masamune tiết lộ về quan hệ tình cảm riêng tư với ông Anh, như ông Anh đã nhiều lần biếu bà những món quà đắt tiền, như nước hoa hảo hạng và cả tivi loại sang, để mong có đi có lại. Bà cũng thú nhận đã có hai lần chăn gối với ông này.

Cho đến nay phía Việt Nam vẫn tảng lờ như không có vụ án này - khi thì làm như đó là chuyện vu vơ không có bằng chứng gì rõ rệt, khi thì Bộ Tư pháp nói lấp lửng là tài liệu phía Úc gửi sang chưa có gì là cụ thể, khi thì đánh lạc hướng là tài liệu gửỉ sang quá nhiều, cần phải có thời gian để dịch cho đầy đủ.

Trong khi báo Úc The Age đã liên tiếp đưa tin ngày càng rõ, càng sâu về vụ án này, thì các báo chính thức trong nước không dám đá động đến nội vụ. Các Bộ Tư pháp, Tài chính, Ngoại giao, Công an không thấy lên tiếng. Nếu không có gì là xác thực, sao không lên án phía Úc đã bịa đặt, sao không tố cáo bà Masamune đã dựng đứng câu chuyện trên, do bị bọn phản động chống cộng ở nước ngoài giật dây nhằm vu cáo phía Việt Nam? Cả ông Lương Ngọc Anh cũng không thấy lên tiếng phủ nhận chuyện này.

Bộ Chính trị vừa thực hiện một cuộc đấu tranh phê bình và tự phê bình quyết liệt, nghiêm túc chưa từng có, không qua loa nể nang, không chừa một ai, vậy các vị có nói đến vụ án Securency, đến trách nhiệm của Thủ tướng Ba Dũng, từng là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, của ông Nguyễn Sinh Hùng, từng là Bộ trưởng Tài chính, của ông Lê Đức Thúy cũng từng là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khi vụ án Securency này xảy ra hay không? Hay vẫn cứ im lặng, tảng lờ như không có chuyện gì hết.

Và đến bao giờ viên Đại tá an ninh Lương Ngọc Anh mới khai rõ trước cơ quan điều tra là có hay không 2 lần quan hệ xác thịt với một nữ công dân Úc, có hay không 20 triệu đôla Úc và số tiền ấy đã phân phối cho những ai? Suốt 4 năm nay, viên đại tá này lặn mất tiêu, coi như không tồn tại trên thế gian này, trong khi hình ảnh anh đã nhiều lần xuất hiện trên báo chí thế giới.

Xin nhớ bộ Luật phòng chống tham nhũng đã có đầy đủ những điều khoản để vận dụng. Điều 71 có ghi rõ khi tham nhũng có dấu hiệu liên quan với nước ngoài, các cơ quan hữu quan của VN phải khẩn trương vào cuộc để phối hợp điều tra và xử lý. Và khi vụ án kết thúc, các bị cáo phạm tội phải hoàn lại số tiền đã tham ô, số tiền thu hồi phải trả lại cho phía đã bị mất, kể cả khi đó là người nước ngoài.

Luật cũng quy định rõ kẻ tham nhũng lên đến trên 1 tỷ đồng VN (tương đương với 50.000 đôla Mỹ) - bằng thu nhập 100 năm của một người lao động - thì có thể bị tử hình. Số tiền 20 tỷ đôla là gấp 400 lần số tiền trên, nghĩa là có thể phải mất 400 cái đầu, nếu như luật thật sự nghiêm minh.

Vậy mà cả một bộ máy cầm quyền cứ câm như hến, cứ tỉnh bơ như không có gì xảy ra.

Trong kỳ họp hơn một tháng của Quốc hội vừa khai mạc sáng 22/10, có ông bà nghị nào dám đặt câu hỏi về vụ án Securency và về nhân vật Lương Ngọc Anh hiện đang ở nơi nao, để trả lời cho nhân dân, cho công luận nước Úc hay không? Nếu không thì làm sao có thể chứng tỏ rằng nhà nước này đang thực thi chế độ pháp quyền minh bạch như lời hứa đang còn sốt dẻo của Bộ Chính trị khi kết thúc Hội nghị Trung ương 6 vừa qua?

* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
 

Vai trò của sức mua với nền kinh tế

Sức mua của thị trường nội địa giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Hiện nay mức tiêu thụ trong nước đang suy giảm, đâu là nguyên nhân và biện pháp xử lý cần thiết cho vấn đề này.

(RFA) Khu vực khuyến mại của một cửa hàng ở Hà Nội.

Với một nền kinh tế phát triển bền vững, thị trường trong nước luôn đóng vai trò trụ cột, đặc biệt là đối với một quốc gia đông dân như Việt Nam. Hiện nay mức cầu hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế nội địa đang yếu đi.

Biện pháp kích cầu tiêu dùng

Tiến sỹ Vũ Đình Ánh, nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Khoa học thị trường giá cả (Bộ Tài chính) nhận xét về sức mua của thị trường Việt Nam trong thời gian qua:

Nếu xét về con số vĩ mô, hiện nay sức mua của Việt Nam thì vẫn tăng so với năm trước, chứ không phải là giảm. Tuy nhiên nếu loại trừ yếu tố tăng giá, sức mua hiện nay nếu tính trong 9 tháng đầu năm 2012, so với cùng kỳ năm trước thì tăng 6,7%. Mức tăng này là thấp hơn, bằng 1/2 hay 1/3 so với sức mua bình thường. Tức là so với con số tương ứng của các năm gần đây. Hiện tượng này phản ánh sức mua đã tăng chậm rất nhiều, kể từ năm 2011. Chứ không phải chỉ năm 2012.

Nhìn chung trên thị trường, các sản phẩm đạt doanh số bán hàng cao vẫn thuộc các ngành hàng nhu yếu phẩm, thực phẩm tươi sống. Các mặt hàng khác có sức tiêu thụ rất chậm. Nhiều doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp tư nhân chủ yếu hoạt động trên thị trường nội địa. Do đó, khó khăn lớn nhất mà không ít doanh nghiệp phải đối diện là tình trạng suy giảm tổng cầu.

Quầy bán thịt heo ở Hà Nội. AFP
Bây giờ Việt Nam tồn kho hàng hóa rất cao. Mấy năm nay do giá cả, rồi lạm phát cho nên tình hình sức mua của dân giảm rất mạnh. Về lâu dài muốn phát triển thì phải kích cầu tiêu dùng
ông Phan Thế Ruệ
Rõ ràng bây giờ muốn sản xuất phát triển thì phải cho tiêu dùng. Nếu sức mua mà kém thì không thể sản xuất được. Bây giờ Việt Nam tồn kho hàng hóa rất cao. Mấy năm nay do giá cả, rồi lạm phát cho nên tình hình sức mua của dân giảm rất mạnh. Về lâu dài muốn phát triển thì phải kích cầu tiêu dùng.

Đặc biệt là thị trường nông thôn của Việt Nam rất lớn, nhưng dân nông thôn rất nghèo, không có sức mua. Phải có chính sách để kích cầu tiêu dùng như các nước khác, người dân mới khôi phục lại sức mua. Từ sức mua đó, sản xuất mới phát triển được.

Do thu nhập của người dân không tăng so với mặt bằng giá cả hiện nay nên mức cầu chưa cải thiện. Đồng thời do ảnh hưởng trì trệ của nền kinh tế; dẫn đến thu nhập bị cắt giảm, việc làm không ổn định, nên người tiêu dùng đã cẩn trọng hơn trong việc chi tiêu.

Giữa công việc và thu nhập người lao động có mối liên quan chặt chẽ với khả năng tiêu thụ hàng hóa và hoạt động sản xuất. Các sự việc kết nối như một vòng tròn khép kín trong hoạt động kinh tế xã hội. Theo Tiến sỹ Vũ Đình Ánh, nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng giảm sức mua như hiện nay, là như sau:

Tôi cho rằng, nguyên nhân cơ bản hiện nay chính là mức thu nhập không theo kịp mức tăng của giá cả. Hay nói cách khác, chính là lạm phát – mức tăng của giá cả đã tác động đến sức mua. Thứ hai nữa, là liên quan đến sự cải thiện trong công ăn việc làm.

Khu vực bán rau quả trong một cửa hàng ở Hà Nội
Khu vực bán rau quả trong một cửa hàng ở Hà Nội. RFA

Các yếu tố này tạo thành vòng xoáy. Vì không bán được hàng thì phải thu hẹp sản xuất. Khi co lại sản xuất dẫn đến giảm sử dụng lao động, như vậy nó lại quay sang tác động đến sức mua. Cái vòng xoáy khởi điểm từ câu chuyện dự trữ lạm phát và mức tăng của giá cả.

Chỉ số giá tiêu dùng có lúc ở mức âm, đặc biệt ở các nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu là biểu hiện của tình trạng tổng cầu sụt giảm. Hiện tượng này cho thấy, đại đa số người tiêu dùng đang cạn kiệt sức mua.
Các yếu tố này tạo thành vòng xoáy. Vì không bán được hàng thì phải thu hẹp sản xuất. Khi co lại sản xuất dẫn đến giảm sử dụng lao động, như vậy nó lại quay sang tác động đến sức mua. Cái vòng xoáy khởi điểm từ câu chuyện dự trữ lạm phát và mức tăng của giá cả.
TS.Vũ Đình Ánh
Thị trường nội địa, “phao cứu cánh”?

Lợi ích của người tiêu dùng luôn gắn liền với mức độ kinh doanh thành công của doanh nghiệp. Trong lúc khó có thể trông chờ vào khả năng phát triển đột biến của thị trường thế giới, nền kinh tế Việt Nam cần phải tự cứu mình bằng thị trường nội địa. Trong thời gian qua, hàng loạt các chương trình bán hàng khuyến mãi được tung ra trên thị trường. Với tình hình sức mua như hiện nay, liệu khuyến mãi có được xem như một giải pháp được thực hiện dài hạn không. Chúng tôi được ông Văn Đức Mười, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM, Tổng Giám đốc công ty Vissan, cho biết:

Hiện nay sức mua đang có dấu hiệu khôi phục lại, nhưng sự sung mãn của thị trường thì không có rõ. Như vậy, ở đây phải nói rằng sức mua như thế thì chưa thực sự sôi động. Các doanh nghiệp luôn dùng một số giải pháp khuyến mãi, để tổ chức kích thích sức mua.

Đây là một biện pháp mang tính chất vừa là tình thế mà cũng là lâu dài. Lý do là hiện nay các doanh nghiệp luôn nghĩ tới vấn đề bảo vệ mạng lưới tiêu thụ của mình, làm thế nào chia sẻ lợi nhuận đối với người tiêu dùng. Cho nên bây giờ phải nghĩ vấn đề là làm thế nào để bán được hàng. Trong trước mắt, với thị trường hiện nay, khuyến mãi là một giải pháp mang tính chất là cố gắng làm thường xuyên. Để có thể nung nóng thị trường, đó là cách làm hiện nay của doanh nghiệp ở Việt Nam.
Trong lúc khó có thể trông chờ vào khả năng phát triển đột biến của thị trường thế giới, nền kinh tế Việt Nam cần phải tự cứu mình bằng thị trường nội địa.
Sức mua của người dân phụ thuộc vào niềm tin về uy tín sản phẩm của doanh nghiệp. Ngoài ra, chính sách điều hành của nhà nước cũng quyết định một phần quan trọng khác về thái độ của người tiêu dùng. Khi niềm tin tiêu dùng bị khủng hoảng, sức mua sẽ tuột giảm. Kết quả về kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, trong thời gian qua, chủ yếu được thực hiện bằng những biện pháp hành chính. Các chính sách kinh tế ít có vận dụng những tác động của quan hệ kinh tế thị trường, nên tính bền vững chưa cao.

Theo Tiến sỹ Vũ Đình Ánh, từ góc độ vĩ mô, các chính sách cần thiết để cải thiện về tình hình sức mua trong nước sẽ là:

Mặc dù mức xuất khẩu năm nay cũng tăng khá là tốt, nhưng việc tiêu thụ sản phẩm là khó khăn. Hiện nay Việt Nam đang tập trung vào giải quyết vấn đề cải thiện sức mua. Thứ nhất là giảm giá các hàng hóa, dịch vụ sao cho phù hợp với mức thu nhập thực tế của người dân. Do thời gian vừa qua có mức lạm phát khá cao.

Thứ hai là đẩy thu nhập của người dân lên, để họ có phương tiện thanh toán cho nhu cầu về hàng hóa dịch vụ của họ. Cách thức này liên quan đến các biện pháp cải cách tiền lương. Trong một chừng mực nhất định, cũng thúc đẩy cho vay tiêu dùng. Vấn đề nữa là cải thiện tâm lý và niềm tin tiêu dùng.

Những giải pháp và chính sách của Chính phủ xem ra cần nhất quán theo hướng giải quyết các khó khăn đối với doanh nghiệp. Phát triển thị trường trong nước luôn phải chú ý và thúc đẩy song song với chủ trương xuất khẩu. Trong giai đoạn thị trường xuất khẩu đang dễ bị tổn thương và co hẹp lại, nên xem đây là một cơ hội phát triển thị trường tiêu thụ nội địa.

Để thực hiện chủ trương kích cầu, công cụ thực hiện không chỉ là chính sách tiền tệ mà còn cần một quyết tâm chính trị mạnh mẽ của Chính phủ. Con đường tăng trưởng kinh tế bền vững của Việt Nam, có lẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng tiêu thụ của thị trường nội địa.

Nhân Khánh, thông tín viên RFA, Bangkok 

Đào Tuấn - Phó Thủ tướng cũng “Bó tay chấm com”

Không thể đếm được có bao nhiêu nỗi bức xúc đã được các ĐBQH liệt kê trong phiên thảo luận về KT-XH ngày hôm qua 30-10. Nói là “Một tỷ thứ bức xúc thổi lửa nghị trường”, có lẽ cũng chẳng có gì là quá lời.

Thủy điện trước thì gây lũ. Giờ thì gây cả lũ lẫn động đất kích thích. Rừng bị tàn phá. Mà theo Tướng Lê Hữu Đức (ĐBQH Khánh Hòa) trong số 160 dự án thủy điện với 19.492 ha rừng chuyển đổi, chỉ có 8/29 tỉnh thực hiện việc trồng lại, bù được có 37%.

Thuốc chữa bệnh tăng giá tùy tiện. Người mắc bệnh hiểm nghèo không dám đi chữa bệnh. Y đức xuống cấp. Tệ nạn phong bì. Bệnh viện quá tải. Trọng bệnh gia tăng do môi trường sinh thái bị phá hủy. Vệ sinh không được kiểm soát chặt chẽ. Thuốc độc tràn lan. Thịt thối khắp nơi. Người tiêu dùng bị buộc phải thông thái.

Giá cả tăng chóng mặt. Xăng lên nhanh xuống thấp. DN đại lý thì kêu lỗ, quản lý nhà nước lúng túng, ngân sách thất thu. Lương bị “xin hoãn”, bị giá cho “ngửi khói”.

Trong lĩnh vực giao thông, ùn tắc xảy ra khắp nơi. Từ đầu năm, dù có giảm, vẫn có hơn 7.000 người chết. Chẳng ở đâu trên thế giới có thứ đường cao tốc cứ 10km lại có 1 nút giao thông tiêu tốn từ 1200-1500 tỷ đồng.

Doanh nghiệp đang chịu lãi suất đang cao cấp 2,1 lần khu vực. Hàng tồn một núi. Không thấy lối ra. Thị trường BĐS đóng băng và chưa có khả năng phục hồi. 700 ngàn căn hộ đang khiến hàng trăm ngàn tỷ phơi mưa phơi nắng. TTCK mất hết ý nghĩa kênh huy động vốn, trở thành kênh tiêu sản với giá trị cổ phiếu xuống đến mức tiền lẻ 200 đồng/cổ phiếu. Nền công nghiệp gắn chặt với chữ gia công. Nền nông nghiệp, xuất khẩu gạo số 1 thế giới, y hệt như việc xuất khẩu tài nguyên, toàn là “xuất tương lai nuôi hiện tại”. Nông dân vừa phải bán rẻ mồ hôi, vừa bị  bắt chẹt  giá  đầu vào, ép giá  đầu ra, vừa như ĐBQH Nguyễn Thị Kim Bé nói: đóng 40-50% xây dựng nông thôn mới.

Nợ xấu, với hơn 1 triệu tỷ đồng, như cục máu đông làm nghẽn mạch máu tài chính. Tiền, tức là nguồn vốn, nói như ĐBQH Huỳnh Văn Tiếp là không biết “đi về đâu”. Khi “Ngân hàng huy động vốn trên 9% và doanh nghiệp đi vay không còn mức lãi suất 15%”. “vòng kim cô” nợ xấu đang có dấu hiệu ngày một siết chặt, làm chết không biết bao nhiêu doanh nghiệp. Thương hiệu vàng SJC khiến các vàng khác trở thành thứ yếu, nguyên liệu gây thiệt hại cho người dân.

Hàng Tàu tràn qua biên giới với quy định free tiền thuế cho giá trị dưới 2 triệu đồng/người/ngày đang “đẩy hàng Việt vào kho”.

Chính sách cho giáo viên mầm non còn bỏ ngỏ. Cán bộ, lãnh đạo nhiều nơi chỉ lo giấu giếm sai sót, không còn thời gian để suy nghĩ việc tái cơ cấu kinh tế và các nhiệm vụ khác”. Đến chính khách tầm cỡ phó Thủ tướng, như ông Nguyễn Thiện Nhân cũng “bó tay chấm com” khi kiểm tra tiến độ xây dựng ĐH Quốc gia Hà Nội có ý kiến chỉ đạo nhưng không được thực hiện.

Hình như chưa bao giờ, lại có lắm bức xúc như vậy được nêu ra tại nghị trường Quốc hội.
Theo Đào Tuấn

Ba bước đoạt vàng

Trần Sơn (Danlambao)Vào một ngày đẹp trời nào đó, chính quyền ra thông báo nghiêm cấm việc tích trữ vàng SJC vì đây là thương hiệu độc quyền quốc gia, việc này đã được thông báo từ lâu. Ai có phải kê khai và bán lại cho nhà nước với giá quy định. Bạn phải làm gì? Ngay từ bây giờ hãy khẩn trương quên ngay cái gì có tên gọi SJC. Vàng của bạn thì bạn giữ. Cần thiết vẫn mua bán ở các cửa hàng vàng vẫn đang hoạt động. Tuyệt đối không trữ vàng thương hiệu SJC. Khi chính quyền ra lệnh cấm các của hàng vàng tư nhân hoạt động thì bạn hoàn toàn yên tâm, sẽ có ngay một bộ phận không nhỏ len đến tận hang cùng ngõ hẻm sẵn sàng mua bán vàng cho bạn khi bạn có nhu cầu theo đúng giá thị trường hàng hóa…
 
*
Vai trò của vàng
Từ ngàn xưa, từ thời nguyên thủy của nền kinh tế, người ta trao đổi giá trị sức lao động cho nhau một cách “thô thiển” theo phương thức hàng đổi hàng. Đại loại như tôi có 1 quả trứng, tôi đổi được 2 mớ rau, hay 50 kg thóc đổi một mét vải. Cách thức này gặp nhiều bất tiện và phần nhiều là không công bằng về giá trị sức lao động. Ví dụ như tôi chỉ có 1 mớ rau, không ai chịu đổi nửa quả trứng cho tôi, hay năm nay được mùa bông, đáng ra năm nay vải phải rẻ hơn, nhưng người thợ dệt vẫn khăng khăng đòi đổi 50 kg thóc như năm ngoái… Dần dần người ta nhận thấy phải có một vật làm trung gian trong quá trình trao đổi hàng hóa nhằm đảm bảo khách quan, công bằng hơn.
Lâu dần, qua nhiều lần thử nghiệm người ta nhận thấy Vàng là một kim loại có độ bền khá ổn định trong môi trường tự nhiên, không phải là quá hiếm. Giá trị sức lao động của việc khai thác chế tác vàng không phải là quá công phu. Đồng thời đây là kim loại dễ phân chia nhỏ, dễ giát mỏng, kéo sợi, dễ đúc khuôn theo trọng lượng như ý muốn. Dần dần theo chiều hướng giao thương kinh tế trên diện rộng giữa các khu vực vùng miền khác nhau, vàng khẳng định được vai trò làm vật trung gian để trao đổi rất hữu hiệu. Ngay cả khi sau này, mỗi quốc gia có phát hành đồng tiền riêng của mình, thì Vàng vẫn được coi là vật làm trung gian trao đổi hàng hóa trên bình diện quốc tế, đơn giản vì tiền mặt nước nào chỉ có giá trị trao đổi tại nước ấy.
Đến đây chúng ta nhận thấy một quy luật – gọi là quy luật bảo toàn giá trị hàng hóa – tự nhiên được hình thành và không chịu sự chi phối của bất kỳ chính sách nào của nhà nước, hay ý muốn của bất kỳ cá nhân nào là: Tổng giá trị hàng hóa, hay còn gọi là giá trị sức lao động, (không tính giá trị sức lao động khai thác chế biến Vàng) được trao đổi trong xã hội ở vào một thời điểm, được đánh giá ngang bằng Tổng giá trị sức lao động khai thác chế tác vàng cùng thời điểm đó. Hay nói đơn giản hơn: Tổng giá trị vàng tồn tại trong xã hội bằng tổng giá trị hàng hóa (khác vàng) trong xã hội, xét cùng thời điểm. 
Có bảo toàn quy luật này thì vàng mới thể hiện chức năng chính của mình làm vật trung gian trao đổi hàng hóa.
Sau này, tiền kim loại khác, tiền giấy, với nhiều mệnh giá khác nhau được nhà nước phát hành (hành động phát hành tiền giấy này đã thể hiện ý muốn chủ quan của quan chức nhà nước), thay thế Vàng làm vật trung gian trao đổi hàng hóa.
Tuy vậy quy luật bảo toàn giá trị hàng hóa trên phải được tôn trọng, để việc trao đổi hàng hóa bình thường theo đúng giá trị của nó. Nghĩa là tổng giá trị tiền giấy do nhà nước phát hành có giá trị bằng tổng giá trị Vàng trong ngân khố quốc gia. Lượng vàng tồn tại trong dân cư được trao đổi điều tiết với nhau theo quy luật tự nhiên. Không một nhà nước nào nắm chắc được chính xác lượng vàng này vì đây là con số luôn biến động, Do vậy nhà nước không được phép phát hành một lượng tiền mặt cao hơn giá trị vàng mình đang nắm giữ. Cao hơn là lạm phát. Nói ngược lại: Lạm phát là là lượng tiền mặt nhà nước đưa vào lưu thông có giá trị cao hơn lượng vàng nhà nước đang nắm giữ.
Đến đây, tuy vàng rút khỏi vai trò trao đổi, lưu thông hàng hóa. Nhưng vai trò làm thước đo giá trị tiền mặt của nó vẫn phải tồn tại. Phải giữ vai trò này thì mới đảm bảo quy luật bảo toàn giá trị hàng hóa.
Ví dụ như giá Vàng trong dân cư trao đổi với nhau bị đẩy lên cao (so với giá trị tiền giấy) là do nhà nước lạm phát tiền giấy. Giá vàng trong dân cư cao lên, mặc nhiên các loại hàng hóa khác cũng được đẩy cao lên, đó là quy luật. Những kẻ bị chịu thiệt thòi trong việc lạm phát này là bộ phận phi sản xuất (hành chính công, văn hóa, giáo dục, y tế, bộ đội, công an…)
Sẽ là ra sao trong nền kinh tế thị trường, khi không còn một gram vàng được trao đổi mua bán trong dân cư, chỉ còn toàn tiền giấy? Thước đo giá trị của tiền giấy mất đi. Một mớ giấy lộn không hơn không kém. Do lúc này không thể xác định được một quả trứng bằng bằng bao nhiêu tờ polymer có viết số 500.000 Đ.
Chính vì vai trò làm thước đo giá trị hàng hóa này, vàng còn được làm phương tiện cất giữ vốn. Với một quốc gia được điều hành bởi những chính trị gia ngu xuẩn, kém cỏi, bộ máy phi sản xuất quá lớn, thì mặc nhiên, theo một quy luật vốn có, người sản xuất không thể chọn một cái gì bảo toàn giá trị vốn tốt hơn là vàng.
Ngân khố lụn bại
Không phải những chính trị gia cộng sản không biết quy luật này. Do vậy họ càng muốn thâu tóm lượng vàng trong dân cư vào ngân khố quốc gia càng nhiều càng tốt. Càng nhiều vàng, lượng tiền mặt phát hành ra càng lớn mà không sợ bị giảm giá trị. Có tiền mặt họ mới có đủ tiền phát lương, tăng lương cho bộ máy ăn bám cồng kềnh hiện tại. Trong khi nguồn thu thuế hạn chế, tài nguyên đất nước dần dần cạn kiệt. nợ nước ngoài đến ký phải trả. Nạn tham nhũng đẩy đến cùng cực. Nhưng liệu họ có thể làm một việc đơn giản là phát hành tiền mặt mua lại vàng trong dân chúng với giá cao hay không? Không thể, vì đơn giản, như trên đã trình bày, càng phát hành nhiều tiền giấy, giá vàng trong dân cư càng bị đẩy cao lên, giá cả hàng hóa cũng bị đẩy lên theo, đời sống dân chúng, nhất là bộ phận phi sản xuất càng lao đao khốn khổ.
Một kế hoạch cướp vàng ra đời
Ba bước đoạt vàng
Những chính sách kê khai vàng, khám nhà tịch thu vàng như trước đây, chính quyền cộng sản chưa vội thực thi ngay do lo sợ phản ứng co cụm, cất giấu của dân chúng, khó đảm bảo thành công. Nên lần này chính quyền đưa ra một kịch bản cướp vàng ba bước khá tinh vi.
- Bước 1: Độc quyền vàng miếng hiệu SJC
Nếu như nghị định xyz nào đó chỉ là đơn thuần là con chữ trên tờ giấy lộn nhằm quản lý vàng, không thể có tác dụng với quy luật tự nhiên đối với vai trò giá trị của vàng, thì chính quyền làm một động thái đánh vào lòng tham của dân chúng bằng cách nâng giá trị của cái thứ vàng có nhãn hiệu SJC.
Ai cũng biết SJC là công ty kinh doanh vàng bạc của nhà nước nên việc đặt tên cho thương hiệu vàng của mình là một việc làm bình thường. Điều này cũng như Bảo Tín Rồng vàng, đặt tên cho thương hiệu của mình. Các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ khác tuy không lấy thương hiệu nhưng cũng có đánh dấu riêng của mình để thuận tiện việc mua bán, cũng như giữ uy tín cho cửa hiệu của mình. Nếu nhà nước không lạm phát, giá cả mua bán của vàng chỉ khác nhau độ tinh khiết (độ tuổi), không phụ thuộc vào thương hiệu. Dù vàng SJC có là 4 số 9 cũng không thể lý do nào cao hơn vàng 4 số 9 của các thương hiệu khác được. Nhưng như hiện tại chúng ta thấy nghịch lý này đang tồn tại. Chênh lệch này là khoảng 3 triệu đồng / 1 lượng. Đồng thời chính quyền còn cho phép dân chúng mang vàng phi SJC dập lại thương hiệu SJC với giá chỉ 50.000đ/ lượng. Mất 50.000đ tiền công, lại được 3 triệu tiền chênh lệch. Nhiều người đã làm một việc thiếu chín chắn như vậy. Hãy hiểu rằng 3 triệu chênh lệch này là giá trị ảo, Nó sẽ không tồn tại lâu.
- Bước 2; Dùng biện pháp hạn chế mua bán vàng
Khi đã dập được một lượng kha khá vàng SJC (vẫn đang tồn tại lưu hành trong dân cư) thì thì chính quyền hạn chế việc trao đổi mua bán này bằng một loạt những biện pháp hành chính như điều kiện kinh doanh vàng quái đản, đến độ không một tư nhân nào đủ điều kiện. Chỉ còn tồn tại 1 hoặc cùng lắm là 2 công ty vàng được phép hoạt động. Hoặc một số biện pháp khác nữa.
- Bước 3: Độc quyền cướp vàng
Vào một ngày đẹp trời nào đó, chính quyền ra thông báo nghiêm cấm việc tích trữ vàng SJC vì đây là thương hiệu độc quyền quốc gia, việc này đã được thông báo từ lâu. Ai có phải kê khai và bán lại cho nhà nước với giá quy định. Lúc này, mặc dù giá thịt lợn ngoài chợ vẫn giữ giá 100.000đ/kg. Nhưng các cửa hàng vàng bạc nhà nước được mở trên 64 tỉnh thành chỉ mua vào 10.000 đ/lượng, với thương hiệu SJC, vì lấy cớ đây là thương hiệu độc quyền của nhà nước, nghiêm cấm việc mua bán trên thị trường chợ đen. Ai vi phạm bị tịch thu. Đừng bao giờ quên, với chính quyền cộng sản, không cái gì họ không dám làm. Khi đó hoặc bạn phải bán với giá rẻ mạt, hoặc bạn bị tịch thu.
Bạn phải làm gì
Rất đơn giản: Khẩn trương quên ngay cái gì có tên gọi SJC. Vàng của bạn thì bạn giữ. Cần thiết vẫn mua bán ở các cửa hàng vàng vẫn đang hoạt động. Tuyệt đối không dập thương hiệu SJC.
Khi chính quyền ra lệnh cấm các của hàng vàng tư nhân hoạt động thì bạn hoàn toàn yên tâm, sẽ có ngay một bộ phận không nhỏ len đến tận hang cùng ngõ hẻm sẵn sàng mua bán vàng cho bạn khi bạn có nhu cầu theo đúng giá thị trường hàng hóa.
Bạn hãy tin rằng, cái gì phù hợp với quy luật thì tồn tại mãi mãi. Trái quy luật ắt không sớm thì muộn vẫn bị đào thải – chính trị, kinh tế đều luôn đúng.
 

Kinh tế Việt Nam và Đông Nam Á: Những sắc màu sáng tối

Posted by ttxcc6 on 01/11/2012
 
 
 
 
 
 
Rate This

31.10.2012 -VOA
Gần đây có nhiều quan điểm cho rằng những khó khăn mà Việt Nam đang trải qua một phần là do các biến động bất lợi của kinh tế thế giới. Điều đó đúng một phần, nhưng cũng trong bối cảnh quốc tế không thuận lợi như vậy, các nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á vẫn đang có những bước cải thiện và phát triển mạnh mẽ, đối lập cơ bản với tình trạng u ám hiện nay của nền kinh tế Việt Nam. Bài viết này sẽ điểm lại (một cách không hoàn chỉnh) một số mảng sáng tối trong bức tranh kinh tế Đông Nam Á mà Việt Nam là một thành viên.Các thị trường chứng khoán So sánh chỉ số của các thị trường chứng khoán của Việt Nam (VNINDEX) với một số chỉ số của các thị trường chứng khoán trong khu vực Đông Nam Á như Philippines (PSEI), Malaysia (KLCI), hoặc Indonesia (JCI) trong khoảng 5 năm trở lại đây có thể thấy sự đối lập cực kỳ rõ nét giữa Việt Nam và các nước còn lại này.
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới hồi năm 2008 tác động khá giống nhau đến cả 4 nước. Cả bốn chỉ số chứng khoán đều giảm điểm mạnh mẽ, tuy với cung bậc khác nhau. Trong khi VNINDEX của Việt Nam giảm tới khoảng 75% so với mốc tham chiếu đầu năm 2008, thì PSEI và JCI của Philippines và Indonesia mất khoảng 50% trong khi KLCI của Malaysia chỉ mất chưa đến 40%.
​​
Tuy nhiên, từ đầu năm 2009 đến nay thì cả 3 nước Philippines, Malaysia, và Indonesia đều có sự bứt phá khá mạnh trên thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán ở các nước này đều lấy lại được những gì đã mất trong cuộc khủng hoảng vào đầu năm 2010 (Indonesia và Malaysia) hoặc cuối 2010 (Philippines), sau đó tăng mạnh trong các năm 2011 và phần đã qua của 2012.
Tính đến nay, chỉ số JCI của Indonesia đã tăng khoảng 70% so với mốc tham chiếu năm 2008. Chỉ số KLCI và PSEI có mức tăng khiêm tốn hơn nhưng cũng đạt xấp xỉ 50% (KLCI) và 25% (PSEI).
Ngay cả đất nước có nhiều biến động chính trị sâu sắc trong nhiều năm qua như Thái Lan cũng đạt được tốc độ tăng trưởng cực kỳ ngoạn mục trên thị trường chứng khoán. Cùng lâm vào khủng hoảng năm 2008 với chỉ số SET mất khoảng 50% số điểm vào thời kỳ u tối nhất đầu năm 2009, thị trường chứng khoán Thái Lan nay đã khôi phục với chỉ số SET tăng trên 50% so với mốc tham chiếu năm 2008.
Thành tích tăng điểm ngoạn mục này đã đưa các chỉ số chứng khoán của các nước Indonesia, Philippines, Malaysia, và Thái Lan lên mức cao nhất trong mọi thời đại.
Trong khi đó thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang tiếp tục vật lộn với cơn ác mộng kéo dài hơn 5 năm qua. So với thời điểm đen tối nhất hồi đầu năm 2009, VNINDEX chỉ tăng được vài chục phần trăm và so với mốc tham chiếu hồi đầu năm 2008, chỉ số VNINDEX vẫn mất khoảng 60% số điểm.
Cơn ác mộng này vẫn chưa có bất cứ dấu hiệu nào là đang đi đến hồi kết.
Các chỉ số tăng trưởng GDP
Về mặt tốc độ tăng trưởng GDP, ngoại trừ  Indonesia, có vẻ như không có nước nào trong số 4 nước Đông Nam Á (Malaysia, Việt Nam, Thái Lan, và Philippines) có được sự ổn định trong khoảng 5 năm vừa qua.
Trường hợp ổn định nhất trong 5 nước là Indonesia với tốc độ tăng trưởng của 3 năm gần đây ở mức 6.2% (năm 2010), 6.5% (năm 2011), và 6.1% vào năm nay. Trước đó, ngay cả năm tệ hại nhấtư của kinh tế thế giới là năm 2009 thì tăng trưởng GDP của Indonesia cũng chỉ giảm xuống mức 4.6%.
Tốc độ tăng GDP theo WB 2007 2008 2009 2010 2011 2012 (E)
Malaysia 6.5 4.8 -1.6 7.2 5.1 4.8
Indonesia 6.3 6.0 4.6 6.2 6.5 6.1
Philippines 6.6 4.2 1.1 7.6 3.7 5.0
Thailand 5.0 2.5 -2.3 7.8 0.1 4.5
Vietnam 8.5 6.3 5.3 6.8 5.9 5.2
Trường hợp trải qua nhiều sóng gió nhất là Thái Lan, với mức thụt lùi -2.3% vào năm 2009 và mức tăng trưởng gần như bằng 0 hồi năm 2011. Xen kẽ giữa các năm đó, Thái Lan đạt được tốc độ tăng trưởng bùng nổ năm 2010 với 7.8%. Tới năm 2012, có vẻ như tình hình ở nước này đã ổn định trở lại với mức tăng 4.5%, không cách xa bao nhiêu so với tốc độ tăng trưởng của năm 2007 đổ về trước.
Việt Nam và Malaysia cùng chịu chung số phận với tốc độ tăng trưởng GDP giảm liên tục trong 3 năm gần nhất. Với Việt Nam, tốc độ tăng GDP trượt dốc từ mốc 6.8% năm 2010 xuống còn 5.9% năm 2011 và dự kiến năm nay còn 5.2% (theo Ngân hàng Thế giới). Đối với Malaysia, nước này cũng chứng kiến sự suy giảm điểm tăng trưởng từ 7.2% (năm 2010) xuống còn 5.1% năm 2011 và dự kiến chỉ còn 4.8% trong năm nay.
Malaysia khác với Việt Nam ở một điểm là vào năm 2009, nước này chứng kiến một năm tăng trưởng âm với tốc độ -1.6% trong khi Việt Nam vẫn đạt mức 5.3%.
Philippines chứng kiến sự thăng giáng đáng kể trong mấy năm vừa qua. Tốc độ tăng GDP của nước này đã lên tới mức 7.6% năm 2010, nhưng lại tụt xuống 3.7% vào năm 2011 và tăng cao trở lại ở mức 5% vào năm nay.
Như thế, xét về bức tranh tăng trưởng GDP, có vẻ như mảng sáng nhất của bức tranh Đông Nam Á nằm ở Indonesia, trong khi các nước còn lại đều chung nhau ở một điểm là sự thăng giáng rất bất thường. Philippines và Thái Lan có được một chút khích lệ khi tốc độ tăng trưởng trở nên khả quan hơn trong năm nay so với năm ngoái.
Đối với Việt Nam, điểm đáng nói là Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế kém hơn một bậc so với các nền kinh tế khác trong nhóm trên. Vì thế, Việt Nam được kỳ vọng có tiềm năng tăng trưởng tốt hơn. Và thực tế là từ năm 2007 đổ về trước, Việt Nam đã có nhiều năm tăng trưởng nhanh hơn các nước còn lại trong khu vực. Điều này có vẻ như không còn nữa kể từ 5 năm trở lại đây. Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam cũng nhạt nhoà như tất cả các nước còn lại. Tệ hơn thế, xu hướng ngắn hạn lại đang cho thấy tình hình ngày một xấu đi. Kể từ năm 2010, tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm liên tục suy giảm, với mức 6.8% năm 2010 xuống còn 5.9% năm 2011 và năm nay chỉ còn 5.2% – theo dự báo của Ngân hàng Thế giới.(còn tiếp)
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
 

Vụ bắt giam Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng: Những tình tiết chưa tâm phục…

Trong vụ án này có hai khu vực bị hủy hoại tài sản, đó là khu vực trong quyết định cưỡng chế và khu vực ngoài vùng cưỡng chế.

Sau khi cơ quan tiến hành tố tụng TP Hải Phòng ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Khanh, nguyên PCT UBND huyện Tiên Lãng, để điều tra về tội hủy hoại tài sản sau vụ cưỡng chế trái luật tại xã Vinh Quang ngày 5-1, một số ý kiến chưa khâm phục quyết định của cơ quan tố tụng TP Hải Phòng.

Công chưa tỏ

Năm 2002 - 2003, UBND huyện Tiên Lãng đã có hàng loạt các quyết định thu hồi đất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Tiên Lãng. Người ra quyết định thu hồi đất khi ấy là ông Phạm Xuân Lương, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng (nay là Chủ tịch Hội nông dân TP Hải Phòng). Căn cứ thu hồi đất được lãnh đạo huyện Tiên Lãng viện dẫn bởi các quyết định giao đất trước đó đã hết thời hạn.

Các hộ nuôi trồng thủy sản khiếu nại quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng. Trong quá trình khiếu nại, có hộ dân chọn con đường “tách” nhỏ diện tích đầm nuôi trồng thủy sản cho người nhà “đứng tên” trong đơn xin giao đất để được tiếp tục giao, cho thuê quyền sử dụng đất. Có hộ dân chọn con đường khởi kiện quyết định thu hồi đất ra tòa án. Kết cục, tại tất cả các phiên tòa, kể cả có kháng nghị của VKSND tối cao về căn cứ pháp lý thu hồi đất, căn cứ áp dụng pháp luật, bản án của hai cấp tòa vẫn công nhận tính đúng đắn quyết định hành chính, người dân vẫn bị thu hồi đất.

Năm 2011, ông Nguyễn Văn Khanh với cương vị PCT UBND huyện Tiên Lãng được ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng giao giải quyết khiếu nại thu hồi đất của hai hộ ông Đoàn Văn Vươn, Nguyễn Văn Luân. Trên cơ sở giải quyết khiếu nại, ông Nguyễn Văn Khanh đã kiến nghị với UBND huyện Tiên Lãng về việc tiếp tục cho các hộ dân được thuê đất để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, kiến nghị của ông Khanh đã không được UBND huyện Tiên Lãng lắng nghe để rồi sau đó diễn ra cuộc cưỡng chế trái luật. Điều đáng chú ý là, đang từ người phản đối quyết định cưỡng chế thu hồi đất, ông Khanh lại được lãnh đạo huyện Tiên Lãng giao trọng trách làm Trưởng Ban cưỡng chế thu hồi đất.

Đây không phải lần đầu tiên ông Khanh có các “phản ứng” trái chiều với lãnh đạo để bảo vệ quyền lợi người nông dân. Như báo PL&XH đã từng phản ánh, cuối năm 2009, Cty TNHH Sơn Trường (trụ sở tại phường Quán Toan, quận Hồng Bàng) chỉ với 4 trang giấy khổ A4 đã trình bày trước một số lãnh đạo Hải Phòng, lãnh đạo các huyện An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo về một “siêu” dự án sản xuất nông nghiệp với tổng mức đầu tư 150 tỷ đồng, sử dụng gần 2.000 ha đất nông nghiệp của người nông dân trên địa bàn. Lúc này, ông Khanh là một trong số ít lãnh đạo các huyện phản đối “siêu dự án” bởi tính không khả thi. Kết cục, Dự án vẫn được triển khai tại các huyện An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo.

Đến nay, Dự án đã chết yểu, người nông dân một số xã tại các huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo phải “đáo tụng đình”, yêu cầu DN phải bồi thường thiệt hại do khi thực hiện Dự án, các cánh đồng trồng lúa đã bị “băm nát”.

Tội cần làm rõ

Ông Khanh vừa bị bắt tạm giam, quá trình tố tụng mới được bắt đầu, người phát ngôn của CA TP Hải Phòng đã thông tin cho một số cơ quan truyền thông như: Chưa có chứng cứ kết luận ông Khanh là người từng phản đối thu hồi đất; ông Khanh là người phân công tổ công tác số 2 tổ chức phá hủy nhà ông Quý, đồng thời có biểu hiện loanh quanh, chối tội…

Luật sư Lê Quang Hiệp, đoàn luật sư TP Hải Phòng trăn trở, Bộ luật hình sự quy định, một người chỉ được coi là có tội khi bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Trong tố tụng hình sự, nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng. Như vậy, không thể kết luận ông Khanh có biểu hiện loanh quanh chối tội khi cơ quan tiến hành tố tụng mới tiến hành khởi tối bị can, bắt đầu các hoạt động tố tụng. Luật sư Hiệp phân tích, nếu như cơ quan điều tra xác định đây là một hướng điều tra, cơ quan tiến hành tố tụng đã đi ngược lại nguyên tắc suy đoán vô tội cho người có hành vi vi phạm pháp luật.

Để dẫn chứng cho lập luận của mình, luật sư Lê Quang Hiệp chứng minh: trong khi thông tin từ CA Hải Phòng cho rằng không có chứng cứ ông Khanh phản đối việc thu hồi đất thì Chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ Tiên Lãng từng có văn bản khẳng định việc ông Khanh phản đối việc thu hồi đất. Chứng minh chứng cứ này không khó đối với cơ quan tiến hành tố tụng Hải Phòng.

Chưa hết, các ông Phạm Xuân Hoa-Trưởng phòng TN-MT huyện, Phạm Đăng Hoan-Bí thư đảng ủy, Lê Thanh Liêm-Chủ tịch UBND xã Vinh Quang (cùng bị khởi tố với ông Khanh) được xác định thành khẩn khai báo, sẵn sàng bồi thường thiệt hại nên được áp dụng biện pháp tại ngoại. Luật sư đặt vấn đề: Vụ án đã khởi tố từ 8-2, phải hơn 8 tháng, cơ quan tiến hành tố tụng mới khởi tố bị can, như thế liệu các bị can (được tại ngoại) cũng như một số cá nhân khác biết việc hủy hoại tài sản nhà ông Vươn, nhà ông Quý có cấu thành tội che giấu, tội không tố giác tội phạm không?

Trong vụ án này có hai khu vực bị hủy hoại tài sản, đó là khu vực trong quyết định cưỡng chế và khu vực ngoài vùng cưỡng chế. Bản thân ông Khanh cũng từng thừa nhận, có sai sót trong việc phá dỡ hai lều trông cá của gia đình ông Vươn trong khu vực cưỡng chế. Trong khi đó, có nhiều chứng cứ cho thấy công trình (nhà hai tầng) ngoài vùng cưỡng chế đã bị hủy hoại sau khi đoàn cưỡng chế bàn giao cho UBND xã Vinh Quang quản lý.

Dư luận đặt câu hỏi toàn bộ việc hủy hoại tài sản là hệ lụy từ quyết định và chủ trương của những người đứng đầu huyện Tiên Lãng nhưng vì sao những cán bộ này vẫn không bị “thăm hỏi”? Người dân hy vọng, sau khi khởi tố bị can đối với bốn ông Khanh, Hoa, Hoan, Liêm, những cá nhân chịu trách nhiệm chính trong vụ hủy hoại tài sản sẽ được làm rõ.
Pháp Luật & Xã Hội

CON ƠI ĐỪNG CÓ CHỐNG TÀU !

Hình : Danluan

Huỳnh ngọc Chênh blog

Bà nội tôi chỉ có hai người con trai là bác và ba tôi. Thấy hai người đang học chữ Nho tự dưng nghe theo phong trào Duy Tân, chuyển sang học chữ Quốc Ngữ, rồi hớt tóc ngắn, mặc đồ tây bà lo sợ lắm. Bà suốt ngày canh chừng và căn dặn: Hai con đừng có làm phản chống Tây mà triều đình bắt xử chém.
Đúng thế, thời đó triều đình Nhà Nguyễn được mẫu quốc Tây cho một ít đất miền Trung để ngồi làm vì cai quản cho oai nên rất cúc cung tận tụy với mẫu quốc, ai tỏ ý chống Tây là bắt tù và xử trảm ngay. Bao nhiêu người ở quê Quảng Nam tôi, thời đó bị tù đày hoặc bị xử trảm vì tội chống Tây.  Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng…bị tù. Nguyễn Duy Hiệu, Phan Bá Phiến, Tiểu La Nguyễn Thành, Trần Cao Vân, Trần Quý Cáp, Thái Phiên…bị chém đứt đầu, chưa nói hàng chục người khác đứng lên biểu tình chống xâu thuế cũng bị xử trảm. Người dân quê tôi nhìn vào đó mà không khỏi không rùng mình sợ hãi. Nội tôi sợ đến mức lúc nhắm mắt còn trăn trối lại với hai ông con trai: “Con ơi đừng có chống Tây!” đâu biết rằng cả hai ông con trai đều theo Việt Minh chống Tây từ đời nào.
Cả nước thời đó đều như vậy. Ai sợ thì sợ, ai chống Tây thì cứ chống Tây. Hết lớp nầy đến lớp khác, hết cách nầy đến cách khác, bao nhiêu thế hệ bị tù đày, hy sinh không thể nào kể ra hết…
Lịch sử dường như được lặp lại. Không biết thời nầy đất nước mình có độc lập tự do thật sự hay chưa, nhà cầm quyền của mình có bị thằng Tàu bảo hộ hay không  mà ai tỏ ý chống Tàu xâm lược đều cũng bị truy bức và bị đẩy vào hoàn cảnh khốn cùng.
Cù Huy Hà Vũ bị tù vì đã đòi kiện Thủ Tướng về việc cho Tàu vào khai thác bô xít ở Tây Nguyên và nhiều chuyện khác.
Điếu Cày Nguyễn Văn Hải bị tù vì biểu tình và viết bài chống Olympic Bắc Kinh để phản đối việc Tàu thành lập thành phố Tam Sa.
Bùi Hằng bị đưa đi cải tạo vì liên tục tham gia biểu tình chống Tàu cộng xâm lược.
Cô gái trẻ Phạm Thanh Nghiên bị tù vì treo biểu ngữ chống Tàu cộng xâm lược.
Đảng viên trẻ Nguyễn Chí Đức bị bắt thô bạo và bị đạp vào mặt vì tham gia biểu tình chống Tàu cộng xâm lược.
Các bạn sinh viên, các bạn trẻ yêu nước, các blogger trẻ như Nguyễn Hoàng Vi, Huỳnh Thục Vy, Huỳnh Trọng Hiếu, Trầm Tử, Paulo Thành Nguyễn, Gió Lang Thang, Hành Nhân, Người Yêu Nước, Thụy Nga, Uyên Vũ, Thi Đen, Tào Lao, Diên An Lê, Vy tong…bị công an bắt, bị hành hung, bị côn đồ luôn bám theo hành hung, bị gây khó dễ trong cuộc sống…cũng vì “tội” tham gia biểu tình chống Tàu xâm lược.
Mới đây nhất, đang gây rúng động dư luận trong và ngoài nước là sự kiện em sinh viên Nguyễn Phương Uyên bị mất tích sau đó được thông báo là do an ninh bắt vì tội làm thơ chống Tàu và chụp hình truyền đơn chống Tàu.
Cũng đang gây ra sự căm phẫn trong dư luận là vụ xử hai nhạc sĩ yêu nước Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình. Hai nhạc sĩ  ấy đã bị tuyên tổng cộng 10 năm tù vì “tội” sáng tác ra các bài ca yêu nước và chống Tàu.
Nếu bà nội tôi còn sống lại ở thời nay chắc cũng sợ hãi mà la to: Các con ơi đừng có chống Tàu mà triều đình bắt nhốt tù.
Nhưng cũng như thời còn Tây bảo hộ, dân ta có sợ chi ai. Có thằng trời nào bảo hộ, dân ta cũng lớp lớp đứng lên chống đến cùng và chống luôn cả những thằng chấp nhận sự bảo hộ ô nhục đó.
Được đăng bởi
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét