Đào Tuấn :Bộ trưởng Huệ đã dùng sai một chữ
Đào Tuấn blogTrong tất cả những ngôn từ dành cho việc đảm ảo thứ an sinh xã hội tối thiểu phát biểu tại Quốc hội sáng nay, Bộ trưởng Vương Đình Huệ đã dùng sai một chữ: Đó là chữ “tăng”.
Chắc phải gãi đầu gãi tai chán, Chính phủ và Bộ Tài chính mới đành, bất đắc dĩ, quyết định tăng lương, dù mức tăng chỉ 100 ngàn mỗi tháng, và cũng cho chỉ 7-8 triệu người, tức là chỉ khoảng 1/3 số đối tượng đáng lẽ được tăng lương theo lộ trình.
Cái khó này rất đáng được thông cảm, bởi theo phát biểu của Bộ trưởng Vương Đình Huệ sáng nay tại Quốc hội, để có khoản thu cho việc tăng 100 ngàn tiền lương này, CP đã buộc phải tính đến việc giảm đầu tư công, để có khoảng 10 ngàn tỷ; phải tiết kiệm chi thường xuyên. Và thậm chí, phát hành thêm trái phiếu khoảng 50-60 ngàn tỷ khác trong khi đã “thống nhất không tăng thêm dự toán thu 2013”.
9 tháng của năm 2012 đã lần đầu tiên chứng kiến 1 kỷ lục: 28 tỉnh thành, trong đó có những trọng điểm thu, đã không đạt dự toán thu. Ngân sách rỗng là một thực tế. Và Bộ trưởng Bộ Tài chính, hay Thủ tướng không thể móc tiền túi cho việc tăng lương.
Nhưng trong tất cả những ngôn từ dành cho việc đảm ảo thứ an sinh xã hội tối thiểu này, Bộ trưởng Huệ đã dùng sai một chữ: Đó là chữ tăng.
Thực tế, 100 ngàn tăng thêm mỗi tháng cho 7-8 triệu đối tượng này không thể gọi là tăng, bởi cứ tình đúng như dự báo của Chính phủ, lạm phát 2013 sẽ vào khoảng 8%, chưa nói đến tăng giá tâm lý, có thể nói, khoản bèo bọt gọi là “tăng” này thực ra không đủ bù trượt giá. Huống chi nhu cầu sinh hoạt tối thiểu, dùng được để tính lương tối thiểu hiện nay vẫn đang được tính toán trên cơ sở giỏ hàng hóa của năm 1985, tức là gần 30 năm trước.
Vụ trưởng Vụ Tiền lương- Bộ Nội vụ, ông Đoàn Cường, có lần đã nói đầy lạc quan về Đề án Cải cách tiền lương giai đoạn 2013-2020, rằng: Tinh thần là sẽ cải cách lương để công chức có thể sống được bằng lương. Nhưng với 100 ngàn an ủi này, Đề án đã khởi đầu với sự tồi tệ đến không thể tồi tệ hơn.
Sáng nay, có đại biểu QH đã nói về kỳ vọng vào việc tăng lương, như một “biện pháp kích cầu”. Có đại biểu còn lạc quan đề xuất “CP cần giải quyết căn cơ trong việc tăng lương lần này”. Nhưng kích cầu, tháo gỡ hàng tồn sao được khi việc “tăng lương” không đủ bù cho tăng giá. Nhưng giải quyết căn cơ sao được khi 7-8 triệu người được tăng lương, trong khi hơn 80 triệu dân còn lại phải chịu tăng giá, (có khi lại khởi đầu từ việc 7-8 triệu người được tăng lương). Và lạc quan sao được khi một vị Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của QH có lần đã bình luận: Mỗi lần cải cách (tiền lương) là một lần chắp vá.
Còn một con số nữa đáng để nói. Đó là có tới 22 triệu người, tức là ¼ dân số “hưởng lương”. Nhiều đến vô lý, nhất là đối với những người phải đóng thuế nhưng không có lương. Tất nhiên, tất cả những vô lý này bắt nguồn từ một con số vô lý “cơ bản” khác: Sau 4 năm thực hiện NĐ 132 về tinh giản biên chế, 54.220 người đã được tinh giản. Tuy nhiên, sau “tinh giản”, biên chế bộ máy hành chính nhà nước tăng thêm 25%. Cụ thể hơn, nếu đầu những năm 2000, tổng biên chế công chức hành chính của cả nước chỉ trên dưới 200 ngàn người thì sau “tinh giản”, đã lên tới 260 ngàn.
Nhớ tại phiên họp của Ủy ban TVQH, Bộ trưởng Huệ đã có câu nói bất hủ về nguồn tiền tăng lương đang khó đến mức: “trừ phi Thường vụ Quốc hội đồng ý cho in thêm tiền”. Chuyện này bảo là nói đùa cũng đúng mà bảo Bộ trưởng nói thật cũng không sai.
Con bò của thằng Thọt
Nguyễn quang Lập – Quechoa
Tối nay xem ti vi thấy bà S. trả lời phỏng vấn. Bà đã hơn bảy mươi mà mặt mày hãy còn vượng lắm, trắng trẻo và sang trọng. Hơn ba chục năm mình vẫn nhận ra bà vì cái giọng chua loét không lẫn với ai được. Thời con nít tối tối chơi ở sân kho Hợp tác, khi nào họp hành có bà phát biểu là mình tót vào nhà kho đứng nghe liền. Bà nói rất hay, Đảng thế này nhà nước thế kia, chế độ thế này xã hội thế kia, đất nước thế này dân tộc thế kia… hay như đài nói. Mỗi tội giọng bà chua loét như đài kẹt volume nghe xói vào tận óc, rất kinh. Anh Mẹt Vân nói nghe con mụ S. nói hết buồn ngủ luôn, đố ai ngủ gật được. Hết buồn ngủ nhưng buồn ỉa, nghe con mụ S. nói khi mô mình cũng buồn ỉa, tức gớm bay. Hi hi.
Mình không có ý định kể về bà S., chỉ vì thấy bà mình lại nhớ con bò của thằng Thọt.
Thằng Thọt tên Tuấn, Ngô hay Phạm Anh Tuấn chi đó, nhưng cả làng đều gọi nó là thằng Thọt. Nó bị thọt từ năm hai tuổi do viêm não hay xuất huyết não mình cũng không nhớ nữa. Chân phải nó teo rút bằng bắp tay người lớn, không tự co duỗi được. Khi đi nó phải dùng tay tóm lấy đầu gối nhấc lên đặt xuống. Trông nó đi rất mệt, người cụt chân nhảy lò cò hay đi nạng còn thấy đỡ mệt hơn.
Thằng Thọt không có cha. Mạ nó lùn có một mẩu chẳng ai lấy, đến năm bốn chục tuổi bỗng nhiên có chửa đẻ ra nó. Mạ nó mừng hết lớn, mặc kệ thiên hạ dè bỉu bà vẫn khoe khắp làng, nói trời thương tui, cho tui thằng con sau này còn nhờ cậy. Từ ngày nó bị thọt mạ nó khóc hết nước mắt, cả làng gọi nó là thằng Thọt bà vẫn một mực gọi là Anh Tuấn. Mình ở sát nhà nó suốt ngày nghe mạ nó gọi nó hết Anh Tuấn ơi đến ơi Anh Tuấn, nghe như hát cải lương. Càng ra đến chỗ đông người mạ nó càng cố tình gọi anh Tuấn ơi.. ơi Anh Tuấn. Sốt ruột quá nó nhăn nhó quát mạ nó, nói mạ cứ gọi thằng Thọt cha đi cho xong, Anh Tuấn với Anh Téo, gọi rứa tụi có hết thọt được không. Mạ nó khóc, từ đó không gọi nó là Anh Tuấn nữa, chỉ gọi là thằng cu.
Thằng Thọt không có bạn, trong xóm chẳng đứa nào ghét nó, chỉ vì nó không chạy nhảy cùng với lũ trẻ đánh du kích chơi ù mọi, bắt chôông chôông mò tôm cá, tự nó thấy lạc lõng với bạn bè nên rút lui, thủi thủi chơi một mình. Thỉnh thoảng nó sang nhà mình chơi, ngồi chán rồi về, ít khi nó muốn nói chuyện với mình. Mình cũng ít khi nói chuyện với nó, cũng chẳng có chuyện gì để nói trừ một lần năm lớp ba bỗng nhiên nó hỏi mình, nói lớn lên mi làm chi? Mình nói tau làm lái xe, mi làm chi? Nó chìa cái chân thọt ra, nói mi nói tau làm được cái chi? Rồi nó nói tau mơ có con bò, mi lái xe tau lái bò. Nó nhăn răng cười thích thú.
Nó học giỏi, đại khái con nít nông thôn được 5, 6 điểm không phải ở lại lớp là giỏi rồi. Nhưng đến lớp ba nó bỏ học, khóc đứng khóc ngồi đòi mạ nó mua cho con bò để nó giữ (quê mình chăn bò gọi là giữ bò). Hồi đó con bò là cả tài sản lớn, việc nó đòi mạ nó mua bò khác nào đơm đó ngọn tre. Mẹ nó khóc tủi, nói bán mạ đây không mua được cái đuôi bò mô con. Khóc lóc cả tháng trời, khóc chán rồi cũng thôi, thằng Thọt chẳng biết làm thế nào. Hàng ngày nó một mình đi ra tận Cồn Rươi ngồi xem bò ăn cỏ, xem say sưa như xem tàu hỏa máy bay. Nó ngồi vậy từ trưa đến chiều tối, con nít lùa bò về chuồng hết rồi nó mới lủi thủi về.
Chiều hôm đó thằng Thọt cũng ở Cồn Rươi. Khoảng 5 giờ chiều thì pháo từ Hạm đội 7 bắn vào. Bình thường khoảng 8 giờ đêm hoặc 4, 5 giờ sáng pháo từ Hạm đội 7 bắn vào, chẳng hiểu sao mới 5 giờ chiều chúng đã nã pháo, lại nhằm đúng Côn Rươi mà nã. Cồn Rươi tan tác, bò chạy đằng bò, người chạy đằng người. Thằng Thọt không chạy đâu được, nó nằm bẹp trong cái hố trâu đằm. Nửa giờ sau pháo tan, nó bò lên khỏi hố bỗng thấy con bê non mới sinh đang đứng run lẩy bẩy. Có lẽ bò ai đó mới sinh, vừa lúc pháo bắn bò mẹ bỏ con mà chạy.
May cho thằng Thọt, có gánh phân bò của ai đó vứt ngay gần đấy. Nó đổ phân bò, lấy cái rổ rồi kì cạch bế con bê đặt nằm trong cái rổ, kì cạch kiếm dây thừng cột vào rổ rồi quàng dây vào cổ nó, kì cạch kéo con bê đi. Nó bước một bước lại tóm đầu gối nhấc lên một bước, cứ bước đi bước nhấc như thế nó kéo rê con bê quá nửa đêm mới về đến nhà.
Mạ nó mừng húm, giấu kín con bê trong nhà cho đến khi con bê đi lại được, ăn cỏ được mới đánh tiếng với hàng xóm, nói tui mới mua con bê cho thằng cu. Nói chung không ai biết trừ mình, hi hi. Tình cờ thôi, mạ mình sai mình sang nhà nó mượn cái thang. Vừa vào ngõ mình thấy thằng Thọt bưng cái thau nhỏ chạy nhanh vào buồng. Thấy lạ mình rón rén vào nhà nó, đứng sát vách nứa buồng nhà nó nhìn vào. Nó đang cho con bê non uống nước cơm hòa mật mía. Mình nhảy vào buồng, nói răng mi nuôi bò trong buồng? Thằng Thọt tái mặt, nó kéo mình ngồi sụp xuống, nói mi câm mồm rồi tau kể cho nghe. Nhờ vậy mình mới biết vì sao nó có con bò.
Khỏi phải nói thằng Thọt yêu con bò biết nhường nào. Con bò là bạn đời duy nhất của nó. Suốt ngày nó quấn quit bên con bò, đêm ngủ nó cũng thức dậy hai ba lần chạy ra chuồng bò, đốt rơm đuổi muỗi hoặc sưởi ấm cho bò. Khi con bò lớn, nó làm cái lục lạc bằng vỏ đuya ra của máy bay đeo vào cổ bò. Cái lục lạc hình cầu, kêu leng keng rất hay. Nó huấn luyện cho con bò biết đứng lên nằm xuống theo lệnh. Nó vỗ mấy cái vào mông bò, nói nằm, nằm! Con bò nằm xuống liền, nó leo lên lưng bò, thúc bò đi tới Cồn Rươi. Thằng Thọt ngồi trên lưng bò hát nghêu ngao, cái lục lạc kêu leng keng, đời nó gọi là hết ý. Lắm lúc mình cũng thèm được như nó, ngồi trên lưng bò hát nghêu ngao cùng với cái lục lạc kêu leng keng.
Nhà nó khá lên nhờ con bò. Người làng thuê bò cày, cứ mỗi buổi cày hai, ba cân thóc, một năm hai mùa thu được hơn tạ thóc, nhà nó gọi là no cơm ấm cật. Ai thuế bò cày đều trả công đàng hoàng, chỉ bà S. là không. Khi nào thuê bò bà cũng hứa với mạ nó, nói chị cứ ghi sổ đến mùa em trả cho, tóm lại 4,5 mùa không chịu trả. Đòi không được mạ thằng Thọt đến nhà chửi, bà S. chửi trả, rồi xông vào cấu xé nhau. Bà S, là cán bộ thôn không việc gì, mạ thằng Thọt bị dân quân bắt giam nhà kho, họp kiểm điểm chán chê rồi bị đuổi ra khỏi Hợp tác. Mạ thằng thọt không sợ, bà ở nhà tập trung xây dưng cái vườn nhà bà, trồng ớt, trồng hành, trồng ca chua mỗi mùa thu được năm, bảy trăm đồng. Cùng với hơn tạ thóc con bò thằng Thọt đưa lại, nhà nó có của ăn của để. Mạ mình sang chơi, nói chị ra Hợp tác lại sung sướng hè. Mạ thằng Thọt cười he he, nói biết rứa tui ra Hợp tác lâu rồi, ngu rứa không biết.
Bà S. vẫn không trả thóc cho nhà thằng Thọt, mạ nó chửi thế nào cũng không trả. Nhưng nhờ việc mạ thằng Thọt chửi bà S. quanh năm, người làng ai cũng biết, đến kì đại hội xã viên chẳng ai bầu bà vào ban chủ nhiệm hợp tác nữa. Bà S. thù nhà thằng Thọt từ đó.
Một hôm đi học về, mình thấy thằng Thọt đứng ở ngõ khóc thút thít. Mình hỏi sao, nó nói bò tau sắp chết rồi. Mình chạy vào, con bò thằng Thọt bụng phình to quá cỡ, nằm thở khò khè, nước dãi chảy ròng ròng, hai mắt bò mở to trắng dã. Mạ nó chạy khắp xã nhờ người cứu giúp, hai, ba ông thú y đến rồi cũng lắc đầu bỏ đi. Người ta nghi bò bị bỏ thuốc độc, chỉ nghi thế thôi, không biết ai bỏ thuốc độc, vì sao bỏ lại bỏ thuốc độc cho bò. Chuyện này tư xưa nay hiếm.
Đến nửa đêm bò thằng Thọt chết. Mạ thằng Thọt nhờ đàn ông trong xóm làm thịt nhằm gỡ gạc chút đỉnh. Người ta vừa xách dao đến thì bà S, cũng vừa đến. Bà đọc lệnh chôn bò, cấm không được mổ thịt. Lệnh của Chủ nhiệm Hợp tác có dấu đỏ hẳn hoi, mạ con thằng Thọt phải chấp hành.
Con bò được chon ở trảng cát sau làng, trong rừng trâm bầu, chôn ngay trong đêm. Chôn xong mọi người về cả, thằng Thọt không về. Nó cứ ngồi lì trước nấm mộ, mạ nó nói thế nào nó cũng không chịu về. Mạ nó chạy về nhà mình, thức mình dậy, nói Lập ơi thím lạy con, con ra nói thằng cu về cho thím với. Mình chạy ra, nói thôi về đi, nhà mi bây giờ có tiền rồi, mạ mi mua con khác, lo chi. Nó nói nhưng tau thương nó lắm, nó chết tau biết sống ra răng. Thằng Thọt ôm lấy mình khóc nức nở.
Chuyện rồi cũng qua, mạ thằng Thọt mua cho nó con bê. Nó lại quấn quit bên con bê như ngày xưa nó đã từng quấn quít với con bò đã chết. Sẽ không có gì đáng kể nữa nếu thằng Thọt không bắt gặp thằng cu ba tuổi của mụ S. đang cầm cái lục lạc đi chơi. Đúng là cái lục lạc bò thằng Thọt, cái lục lạc đã chôn cùng con bò. Thằng Thọt giật lấy cái lục lạc vùng chạy về kho Hợp tác. Ở đó người lớn đang họp, bà S. đang nói. Xưa này bà S. chỉ có một bài, Đảng thế này nhà nước thế kia, chế độ thế này xã hội thế kia, đất nước thế này dân tộc thế kia…
Thằng Thọt nhảy tới trước mặt bà S. giơ cái lục lạc rung rung, nói ê ê đồ nói láo, ê ê đồ nói láo! Bà S. túm cổ thằng Thọt chực cho nó một bợp tai, gặp cái nhìn nghiêm trọng của mọi người bà thả nó ra, lủi thẳng một mạch. Sau đó nhà bà cũng lủi khỏi làng Đông. Hơn ba chục năm nay chẳng ai biết bà đi đâu, bây giờ mình mới thấy bà trên ti vi.
Lịch sử sẽ phán xét
Nguyễn quang Lập -Quechoa
Mình không tin bất kì một phán xét nào của phiên tòa nếu như phiên tòa đó diễn ra thiếu minh bạch. Phiên tòa xử hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, theo bác Lê Hiếu Đằng kể lại nó na ná phiên tòa xử Cù Huy Hà Vũ ở Hà Nội: “Nói là phiên tòa công khai nhưng không khí rất là căng thẳng. Công an dàn lực lượng ra để đối phó với những người đi tham dự phiên tòa. Nếu đã nói công khai minh bạch, tại sao không cho dân người ta tham dự ? Và nếu không cho nhân dân tham dự, thì ít nhất cũng phải cho người thân được tham dự. Nhưng gần đây, có hiện tượng, ngay cả những người thân, ví dụ sáng nay chẳng hạn, những người thân của anh Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình lại không được dự”. Sự thiếu minh bạch của phiên tòa chỉ xảy khi mấy ông quan tòa không có lý do chính đáng để kết tội một công dân yêu nước. Đó là một điều chắc chắn.
Trên FB Huy Đức đã viết status thể hiện rất rõ ràng quan điểm của anh, như thế này:
“Sau khi toà xử nhạc sỹ Việt Khang 4 năm tù và đồng nghiệp của anh, nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình, 6 năm tù vì tội “Tuyên truyền chống Nhà nước” tôi đã nghe lại hai bài hát của anh: “Việt Nam tôi đâu” và “Anh là ai”. Ở thời điểm khi hai bài hát này ra đời tôi tin đó là “nỗi lòng” của Việt Khang trước việc “Trung Quốc đang hoành hành trên Biển Đông”.
Theo toà thì hai anh còn tham gia một tổ chức có tên “Tuổi trẻ yêu nước”. Cho dù “tổ chức này có mục đích tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam” như các anh thừa nhận thì “cá thể hoá trách nhiệm hình sự” là một nguyên tắc bất di bất dịch của tố tụng.
Người dân có thể bất tín nhiệm một đảng vì tình trạng tham nhũng nhưng chỉ có thể bỏ tù từng cá nhân bởi những hành vi tham nhũng mà các cơ quan tố tụng có thể chứng minh. Cũng như sinh viên Nguyễn Phương Uyên, cho dù có ai đứng sau thì em cũng chỉ phải chịu trách nhiệm về những tờ truyền đơn chống Trung Quốc (nếu đó là của em).
Các điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán phải nhớ, nay anh có thể nấp sau một tổ chức để bất chấp luật pháp nhưng ngày mai thì lịch sử sẽ buộc các anh phải chịu trách nhiệm cá nhân về những phán quyết của ngày hôm nay.”
“Lịch sử sẽ phán xét” là câu cửa miệng của dân Việt ta thời này, chưa thời nào lời nhắc nhở và đe nẹt “lịch sử sẽ phán xét” lại nhiều như thời này. Nhưng lời đe nẹt ấy chẳng làm cho quan tòa chùn tay. Những kẻ ăn xổi ở thì đâu có thèm để ý đến sự phán xét của lịch sử, quan thầy của họ mới đáng kể, là trước tiên và trên hết. Ai muốn nói gì thì nói, kệ sư bố chúng mày!
Thế đấy, đối với trâng tráo và trơ trẽn thì lịch sử phán xét chỉ là cái đinh gỉ.
Nguyễn Quang Lập
Bùi văn Bồng :“ĐŨA THẦN” Ở ĐÂU?
Bùi Văn Bồng blog
Bế mạc HNT.Ư 6:
Mục đích thực hiện NQT.Ư 4 là Tám chữ vàng: “cảnh báo, cảnh tỉnh, giáo dục, răn đe”…
Trung ương 6 “thành công tốt đẹp!”- Một Hội nghị
chưa từng có trong lịch sử 82 năm của Đảng ta.(!)
chưa từng có trong lịch sử 82 năm của Đảng ta.(!)
* Bùi văn Bồng
Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 5 (15/5), Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị.
“Không phải cứ lập Ban chỉ đạo là xoay chuyển ngay được tình
hình như “một chiếc đũa thần”. Bởi vì, đấu tranh phòng, chống tham
nhũng, lãng phí là cuộc đấu tranh vô cùng khó khăn, phức tạp, gian khổ,
lâu dài, đòi hỏi phải có sự vào cuộc của toàn Đảng, toàn dân, của các
cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng và
sự quản lý của Nhà nước. Trong đó, vai trò của các đồng chí Trung ương,
các đồng chí lãnh đạo, quản lý của các ngành, các cấp là cực kỳ quan
trọng. Mỗi đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng hãy là một chiến sĩ tiên
phong, đi đầu trong cuộc đấu tranh này”.
Nhưng, sau Hội nghị Trung ương 6, cán bộ đảng viên và nhân dân
trong cả nước bị “dội gáo nước lạnh”, quá bất ngờ. Và khi đó, người ta
mới nghiệm ra rằng “đũa thần” khó kiếm lắm, mà tính tiên phong của các
đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng trong cuộc chiến chống tham nhũng cũng
bị mất tiêu luôn. Đọc và suy nghiệm, thấy TBT biết khả năng chống tham
nhũng không mấy dễ dàng, cho dù Ban Chỉ đạo PCTN có thuộc Bộ Chính trị
do TBT giữ chức Trưởng ban cũng chưa chắc làm ra tấm ra miếng gì.
Khi con người ta thiếu bản lĩnh, không chí quyết thì chẳng làm
được việc gì có chất lượng, huống hồ chống được tham nhũng tràn lan như
dịch sâu thì càng là việc khó, cần phải thể hiện quyết tâm bản lĩnh rất
cao. Vì vậy, ông cũng tinh khôn rào trước đón sau: “… đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là cuộc đấu tranh vô cùng khó khăn, phức tạp, gian khổ, lâu dài”…
Vâng, biết là “khó khăn, phức tạp, gian khổ, lâu dài”. Cả nước biết
rồi, tham nhũng nổi lên và thấy rõ ít nhất cũng hơn 20 năm nay, 4 nhiệm
kỳ Đại hội Đảng đều thấy nêu sang sảng trong Nghị quyết là “kiên quyết
đấu tranh phòng chống tham nhũng”. Nay còn xác định lâu dài chắc thế hệ
10X hiện nay đã thành cố nội rồi mà tham nhũng càng dầy thêm tham nhũng,
kẻ tham nhũng vẫn là ẩn số: “đồng chí X”, rồi “các đồng chí Y,Z, W…”
trong phương trình mà những người giải quên hết, hoặc cố tình bỏ
qua công thức…(?!).
Còn khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhậm chức Thủ tướng thay ông
Phan Văn Khải (từ nhiệm trước nhiệm kỳ 1 năm), đã hứa một câu xanh rờn:
“Làm Thủ tướng, khong chống đựơc tham nhũng thì tôi xin từ chức!”.
Nay, bước sang nhiệm kỳ thứ hai rồi, tham nhũng càng lấn sâu, thủ đoạn
tinh vi, cấu kết nhóm lợi ích càng chặt chẽ, khó giằng ra lắm! Ban Chỉ
đạo phòng chống tham nhũng không làm gì có hiệu quả, cho nên Đảng cầm
quyền không chịu được, mới bàn cách: “Thôi, tốt nhất để Đảng làm, vì Đảng lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện”. Chỉ
riêng động thái đó cũng thấy rằng phòng chống tham nhũng dù Ban Chỉ đạo
chuyên trách đã gần 10 năm hoạt động hầu như không phòng được gì và
cũng không chống được ai, nhất là các vụ lớn, cán bộ có chức quyền cao,
làm thất thoát của nhà nước hàng chục, hàng trăm tỉ đồng, lại sinh ra nợ
xấu kìm hãm, gây ách tắc cho nền kinh tế, kéo lùi sự nghiệp đổi mới.
Thế mà ngay như kỷ luật Đảng coi như’chịu trách nhiệm về chính trị” mức
nhẹ hều là khiển trách cũng không có, nói gì đến từ chức?
Hóa ra, Thủ tướng chỉ là “nói dzậy mà hổng phải dzậy”,
có thấy ai từ chức đâu. Hơn nữa, qua 129/175 lá phiếu tại Hội nghị Trung
ương 6 mới rồi, người ta càng thấy rõ là ông TBT NPT nói cũng không sai:
“Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống, thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến
đấu, không làm tròn trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước nhân dân; kỷ
cương, kỷ luật không nghiêm”.
Vậy nên, cái “đũa thần” mà TBT đã nêu không ở đâu xa. Đó là
lòng dân, là thực thi dân chủ một cách thực sự có hiệu quả cao, là Nhà
nước pháp quyền - ”sống là làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” – như
pa-nô, khẩu hiệu đỏ rực. Đó là thực hiện nghiêm nguyên tắc điều lệ Đảng,
kỷ cương phép nước, có bản lĩnh tự chủ, tự quyết, không thỏa hiệp với
bất cứ ai hoặc làm theo sự chỉ đạo của bất kỳ thế lực nào….
Nếu không làm được như thế, “đũa thần” dù muốn cũng không thể có, vì Phật, Bụt đâu có giao đũa thần cho những người mà ngay như cầm quyền cũng không biết cách cầm cho chắc ăn, không biết tôn trọng “thực tế khách quan”, không xem xét “khách quan, khoa học, biện chứng”, tùy tiện làm theo ý chủ quan, theo sự cạn suy của mình…(chắc Phật nghĩ: Giao đũa thần cho người không biết quý sự thần diệu của sức mạnh đoàn kết toàn dân, sức mạnh công lý, lẽ phải, không khéo bị bọn gian tham ăn cắp đem bán chuyển thành vàng, ngoại tệ).
Còn tính tiên phong, nhắc lại như TBT nêu lên: “Mỗi đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng hãy là một chiến sĩ tiên phong, đi đầu trong cuộc đấu tranh này”. Rõ là họ đã rất tiên phong. Tiên phong trong việc bỏ lá phiếu cho xong, rồi về, tiếp tục củng cố “trận địa tham nhũng” để khi cần là kịp thời phản pháo, trả đũa lại ai chống tham nhũng. Chỉ có dzậy và chỉ dzậy, không mong gì hơn. Vì thế, trời sinh ra tiếng gáy của con gà trống sau khi đã sung sướng phạch, phạch trên lưng con gà mái, nhảy lên chỗ cao nhất trên đụn rạ: “Đời-có-thế-mà-thôi (!).
Nếu không làm được như thế, “đũa thần” dù muốn cũng không thể có, vì Phật, Bụt đâu có giao đũa thần cho những người mà ngay như cầm quyền cũng không biết cách cầm cho chắc ăn, không biết tôn trọng “thực tế khách quan”, không xem xét “khách quan, khoa học, biện chứng”, tùy tiện làm theo ý chủ quan, theo sự cạn suy của mình…(chắc Phật nghĩ: Giao đũa thần cho người không biết quý sự thần diệu của sức mạnh đoàn kết toàn dân, sức mạnh công lý, lẽ phải, không khéo bị bọn gian tham ăn cắp đem bán chuyển thành vàng, ngoại tệ).
Còn tính tiên phong, nhắc lại như TBT nêu lên: “Mỗi đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng hãy là một chiến sĩ tiên phong, đi đầu trong cuộc đấu tranh này”. Rõ là họ đã rất tiên phong. Tiên phong trong việc bỏ lá phiếu cho xong, rồi về, tiếp tục củng cố “trận địa tham nhũng” để khi cần là kịp thời phản pháo, trả đũa lại ai chống tham nhũng. Chỉ có dzậy và chỉ dzậy, không mong gì hơn. Vì thế, trời sinh ra tiếng gáy của con gà trống sau khi đã sung sướng phạch, phạch trên lưng con gà mái, nhảy lên chỗ cao nhất trên đụn rạ: “Đời-có-thế-mà-thôi (!).
BVB
- Này con, hỏi ý kiến của con, nhà ta “dân chủ” mà!.
Coi như bố có lỗi, con đánh bố đi!
- Thôi, kỳ lắm, ai lại ngược đời, con lại đánh bố bao giờ,
mang tội “dưới kỷ luật trên”, bất hiếu lắm!
… Hì, hì..con chưa đánh, bố đã mếu máo rồi,
thấy “xương nhắm”, tha cho bố đấy!
- A! Thằng này giỏi, biết ý tứ! Vậy là con tha cho bổ?
..Hí hí, he he…thế là bố công khai với mọi người:
“Ta không có lỗi gì cả!”…
Được đăng bởi Bùi Văn Bồng
Chống Trung Cộng cướp đất chiếm biển Việt Nam là chống nhà nước
Chuacuuthe
VRNs (29.10.2012) – Một ngày trước khi cái gọi là tòa án nhân dân TP.HCM đưa 2 nhạc sĩ sáng tác những bài hát khích lệ lòng yêu nước là Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình ra xét xử sơ thẩm sau hơn 1 năm giam giữ họ. Rất nhiều người bày tỏ sự phẫn nộ với nhà cầm quyền VN trước hành động này, vì báo chí chính thống của nhà nước cũng đăng tải nhiều bài viết khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của VN thì việc làm của 2 nhạc sĩ này và nhiều người khác như các bloggers Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Anhbasaigon,… hoàn toàn phù hợp với đường lối chính sách của nhà nước VN. Cớ sao họ bị đối xử như vậy?
VRNs xin giới thiệu bài viết của tác giả Bắc Trung Nam. Bài viết phản ánh quan điểm và văn phong của tác giả. Mọi góp ý xin gửi về chuacuuthe@gmail.com.
—————-
Sau nhiều đợt đàn áp, khủng bố và bắt bớ những người con ưu tú của tổ quốc đã công khai chống đối sự xâm lấn biên thùy VN của Trung cộng, họ đã oan ức lãnh chịu những bản án vô lý, vô nghĩa, vô nhân tâm của chính quyền cộng sản VN, những tay sai theo đóm ăn tàn dưới sự lãnh đạo của đảng không ngừng tiếp tục sách nhiễu và rình mò tấn công mọi phía những người quan tâm lo lắng cho vận mệnh dân tộc. Nhưng họ đã ngỡ ngàng, kinh ngạc và lo lắng khi thấy bàn tay sắt của đảng không đem lại kết quả, ngược lại tập thể đảng bán nước đang lo sợ bối rối vì phải đối mặt với giới trẻ VN và giới trí thức. Họ đã can đảm hiên ngang đứng lên công khai bày tỏ sự bất tín nhiệm với nhà cầm quyền, công khai chỉ trích sự hèn nhát nhu nhược của ĐCSVN quỳ mọp trước quan thầy Trung Cộng, công khai phản đối điều luật mới chưa thành văn đang được nhà nước cộng sản áp dụng với nhân dân Việt Nam yêu nước: chống Trung Cộng là chống nhà nước Việt Nam.
Ngày 30 tháng 10 tới đây, một lần nữa điều luật mờ ám, nhơ nhớp, phản bội tổ quốc sẽ được tòa án nô bộc của đảng áp dụng để kết tội Việt Khang và Anh Bình vì hai chàng trai trẻ đã phản đối sự lộng quyền chiếm đảo lấn đất Việt Nam của Trung Cộng và chắc chắn nhà nước cộng sản sẽ buộc tội họ là tuyền truyền chống đối nhà nước như đã nhiều lần áp đặt cho những nhà đấu tranh trước đây và sẽ đưa họ vào tù, cách ly với xã hội đang cuồn cuộn sôi vì tức giận. Với phương cách ác độc đó đảng cộng sản nghĩ tưởng sẽ dập tắt được mầm mống chống Trung Cộng nhưng họ đã phạm một sai lầm lớn vì không phải cá nhân những người đó là chân lý nhưng sự toàn vẹn tiền đồ của dân tộc là động cơ chính để thúc đẩy con dân nước Việt tiếp nối nhau đòi quyền dân tộc tự quyết. Những hình ảnh hãi hùng mang đầy tính đe dọa cố tình cho công chúng thấy để sợ như tình trạng sức khoẻ và những vết đòn thù còn in trên mặt của chị Bùi Thị Minh Hằng lúc được trả tự do, khuôn mặt bầm tím do bị đánh của Hoàng Vi… đã không đem lại kết quả cho đảng, ngược lại dòng máu nóng đấu tranh cho sự toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải đã nhanh chóng truyền tay sang lớp trẻ. Phương Uyên là một trong những người trẻ đã nhận lửa yêu nước từ những người đi trước và sau Phương Uyên sẽ có hàng triệu bạn trẻ một ngày nào đó sẽ đứng lên đòi công lý và công bằng, đòi quyền làm chủ đất nước và đòi quyền góp sức chung xây một Việt Nam mới.
Công lý đang bị một nhà cầm quyền bán nước chà đạp tơi tả. Sự thật đang bị nhà nước cộng sản che đậy bằng bạo lực và khủng bố đánh đập. Tinh thần yêu nước thương nòi được cân đo đong đếm bằng đô-la, bằng bia rượu.
Từ nay với nhân dân Việt Nam, ngày 30 tháng 10 sẽ là ngày quốc nhục. Nhục và đau lòng vì đất nước đang do một nhóm người vô tâm cai trị. Nhục và xót xa vì tổ quốc không còn quyền tự chủ. Nhục và phẫn uất vì con dân Việt Nam không được quyền yêu nước. Nhục và căm hờn vì trang sử oai hùng của dân tộc Việt Nam bị bôi nhọ để đánh đổi bằng tiền bạc và quyền lực.
ĐCSVN đang cố dùng mọi biện pháp mạnh và tàn ác để đe dọa người yêu nước nhằm ngăn ngừa cơn sóng phẫn uất của nhân dân Việt Nam sắp bùng lên và để đe dọa tuổi trẻ nối chân tiền nhân hùng dũng lên tiếng phản đối sự xâm lăng của Trung Cộng. Tuổi trẻ ngày nay đã khẳng định ý chí và lập trường của mình, họ sẵn sàng chấp nhận tù đày đánh đập để nói lên lòng yêu nước của mình. Sẽ có những anh em bộ đội trẻ tỏ rõ sự bất mãn và không bao giờ quay súng bắn vào đồng bào của mình chỉ vì tất cả muốn bảo vệ mảnh đất của tiền nhân đã vun đắp. Có thể một bộ phận công an đã thấy và hiểu sự gian trá bán nước của đảng. Một ngày nào đó họ sẽ đứng về phía nhân dân để cùng hô to: Việt Nam muôn năm!
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu đảng cộng sản cứ ngoan cố bám víu vào Trung Cộng để bán lãnh thổ đất nước đổi lấy quyền lực và làm giàu cá nhân? Nhà nước cộng sản đang thật sự cô đơn trong trận chiến đòi tự do dân chủ của nhân dân. Đối trọng với quyền lực nhà nước cộng sản đã ngày theo ngày hiện ra rõ ràng hơn đó là ý chí của toàn dân. Sức mạnh này sẽ xô đảng vào huyệt mộ nếu đảng không chịu tự rút ra khỏi chính quyền.
Giải pháp khôn ngoan nhất để tránh hậu quả xấu là trao trả quyền làm chủ đất nước cho toàn dân, nhận lỗi với đồng bào, hòa giải với lịch sử và dân tộc để còn có chỗ dung thân khi đang còn thời gian để thực hiện.
Bắc Trung Nam
Ân Xá Quốc Tế lên tiếng cho hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình
(Có bản tiếng Anh kèm sau)
CTM
Amnesty International
THÔNG CÁO BÁO CHÍ
Ngày 29 Tháng 10 năm 2012
Hãy trả tự do ngay cho các nhạc sĩ có nguy cơ bị kết án 20 năm tù
Hãy trả tự do ngay cho các nhạc sĩ có nguy cơ bị kết án 20 năm tù
Ngày hôm nay, trước phiên xử của 2 nhạc sĩ Việt Nam vào ngày Thứ Ba
30/10/2012 tại toà án nhân dân Tp. HCM và có thể bị kết án tù tới 20 năm
vì đã viết nhạc chỉ trích nhà nước, Ân Xá Quốc Tế đã lên tiếng rằng họ
cần phải được trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện.
Võ Minh Trí, được biết đến với tên Việt Khang, 34 tuổi, và Trần Vũ
Anh Bình, được biết đến với tên Hoàng Nhật Thông, 37 tuổi, cả hai đã bị
bắt giam từ cuối năm 2011. Họ bị cáo buộc tội danh tuyên truyền chống
nhà nước theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự, một tội danh có thể bị án tù tới
20 năm.
Ông Rupert Abbott, một nhà nghiên cứu về Việt Nam của Ân Xá Quốc Tế,
nói: “Chỉ vì làm nhạc mà bị đối xử như vậy thì thật là lố bịch. Hai nhạc
sĩ này là những tù nhân lương tâm, bị giam cầm chỉ vì đã hành xử quyền
tự do phát biểu một cách ôn hoà bằng cách viết nhạc và hoạt động bất bạo
động, và họ phải được trả tự do. Nhà cầm quyền Việt Nam phải tuân thủ
những bổn phận của họ theo hiến pháp và luật quốc tế là phải tôn trọng
quyền tự do phát biểu của người dân, bao gồm cả việc dùng âm nhạc và
những phương tiện khác”.
Những nhạc sĩ này chỉ trích việc Trung Quốc lấn chiếm Biển Nam Trung Hoa
– mà Việt Nam gọi là Biển Đông – và phản ứng của nhà cầm quyền Việt Nam
đối với sự xâm lấn này. Họ cũng nhắc đến vấn đề công bằng xã hội và
nhân quyền.
Công an đã bắt giam Võ Minh Trí vào giữa Tháng 9, 2011, ngay sau đó thả
ra, nhưng vào ngày 23/12/ 2011 thì bắt trở lại và giam giữ tại nhà giam
số 4 Phan Đăng Lưu Tp. HCM chờ ngày xét xử. Trần Vũ Anh Bình bị bắt vào
ngày 19/9/2011 và bị giam tại cùng một nơi kể từ đó.
Phiên xử của các nhạc sĩ này diễn ra trong khi nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục trấn áp quyền tự do phát biểu.
Ông Abbott nói: “Những phát biểu ôn hoà nhưng không hợp quan điểm với nhà nước đang bị đàn áp một cách đáng ngại”.
Một trường hợp khác xẩy ra vào ngày 14/10/2012 khi công an bắt cô Nguyễn
Phương Uyên, 20 tuổi, cùng với 3 sinh viên khác tại Tp. HCM. Trong khi
những sinh viên kia sau đó được trả tự do thì Nguyễn Phương Uyên tiếp
tục bị giam giữ và bị chuyển đến trại giam tại Long An.
Cô bị cáo buộc tội phát truyền đơn chỉ trích Trung Quốc và nhà cầm quyền Việt Nam.
Lúc đầu nhà nước chối không bắt giữ Cô, nhưng sau đó đã thông báo cho
gia đình biết là, giống như 2 nhạc sĩ nói trên, Cô đang bị điều tra về
tội tuyên truyền chống nhà nước theo Điều 88 Luật Hình Sự.
Ông Abbott nói: “Thay vì nỗ lực bịt miệng những người trẻ, nhà cầm quyền
Việt Nam nên cho phép họ phát biểu quan điểm và được quyền góp ý trong
việc định hướng và phát triển đất nước. Hai nhạc sĩ và sinh viên trẻ này
phải được trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện”.
* * *
AMNESTY INTERNATIONAL PRESS RELEASE
29 October 2012
Viet Nam: Acquit songwriters who face 20 years in jail
Two Vietnamese songwriters who face up to 20 years in jail for writing
songs criticising their government should be released immediately and
unconditionally, Amnesty International said today, ahead of their trial
on Tuesday 30 October 2012 at Ho Chi Minh City’s People’s Court.
Vo Minh Tri, known as Viet Khang, 34, and Tran Vu Anh Binh, known
as Hoang Nhat Thong, 37 have both been detained since late 2011. Both
are accused of conducting anti-state propaganda under Article 88 of Viet
Nam’s Criminal Code – an offence that carries a sentence of up to two
decades.
“This is a ludicrous way to treat people just for writing songs. These
men are prisoners of conscience, detained solely for the peaceful
exercise of their right to freedom of expression through their songs and
non-violent activities, and should be freed,” said Rupert Abbott,
Amnesty International’s Researcher on Viet Nam.
“The Vietnamese authorities must abide by their constitutional and
international obligations to respect their people’s right to freedom of
expression, including through music and other media.”
The songwriters criticised China’s territorial claims in the disputed
South China Sea – known in Viet Nam as the East Sea – and the Vietnamese
authorities’ response to these claims. They also highlighted issues of
social justice and human rights.
Police arrested Vo Minh Tri in mid-September 2011, released him shortly
afterwards, but then rearrested him on 23 December 2011. Since then, he
has been held in pre-trial detention at No.4 Phan Dang Luu prison in Ho
Chi Minh City. Tran Vu Anh Binh was arrested on 19 September 2011 and
has reportedly been held since then in the same prison.
The songwriters’ trial comes as the Vietnamese authorities continue their crackdown on freedom of expression.
“There is a very disturbing trend of repression against those who
peacefully voice opinions the Vietnamese authorities do not like,” said
Abbott.
A further example came on 14 October 2012 when police arrested 20-year
old Nguyen Phuong Uyen and with three other university students in Ho
Chi Minh City. While the others were released later that day, Nguyen
Phuong Uyen remains detained and has been transferred to Long An
province’s detention center.
She is reportedly accused of being involved in distributing leaflets that criticised China and the Vietnamese authorities.
The authorities originally denied holding her, but have since informed
her family that she, like the two songwriters, is being investigated for
anti-state propaganda under Article 88 of Viet Nam’s Criminal Code.
“Rather than trying to silence the young people of Viet Nam, the
Vietnamese authorities should allow them to express their opinions and
have a say in the development and direction of their country”, said
Abbott.
“The two songwriters and young university student must be released immediately and unconditionally.”
Trung Quốc đồng ý bắt tay với Đài Loan bảo vệ chủ quyền Biển Đông
Chỉ hơn một tuần lễ sau khi được các “học giả” Trung Quốc và Đài Loan
khuyến nghị là hai bên nên hợp sức bảo vệ chủ quyền Trung Quốc trên
vùng Biển Đông, chính quyền Bắc Kinh vào hôm nay, 31/10/2012 đã bắn tin
cho biết hoàn toàn tán đồng ý kiến này.
Theo phát ngôn viên cơ quan đặc trách Đài Loan của Trung Quốc, người ở
cả hai bên eo biển Đài Loan (tức là Trung Hoa Lục địa và Đài Loan) có
nhiệm vụ bảo tồn chủ quyền Trung Quốc trên Biển Đông.
Trả lời các phóng viên nhân một cuộc họp báo, ông Dương Nghị, phát ngôn viên của Quốc Đài biện, tức định chế của Nhà nước Trung Quốc chuyên trách vấn đề quan hệ với Đài Loan cho rằng việc phối hợp với nhau để bảo vệ chủ quyền biển đảo Trung Quốc là “nghĩa vụ” của đồng bào ở cả hai bên.
Theo quan chức này, các đề xuất liên quan đến nội dung hợp tác giữa Đài Loan và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, đến từ mọi tầng lớp xã hội ở hai bên eo biển Đài Loan, đều đáng được hoan nghênh : « Chúng tôi sẽ rất hân hạnh khi thấy các cuộc thảo luận về chủ đề này của các doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ ở cả hai bên eo biển Đài Loan ».
Trả lời một câu hỏi khác, ông Dương Nghị cũng khẳng định rằng quần đảo Điếu Ngư/Senkaku – hiện do Nhật Bản kiểm soát – là một phần vốn có của lãnh thổ Trung Quốc, mà mọi người ở cả hai bên eo biển Đài Loan cũng có nghĩa vụ phối hợp để bảo vệ chủ quyền.
Như tin chúng tội đã loan, ngày 23/10/2012, ông Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc đã cho biết là giới học giả Trung Quốc và Đài Loan đã quyết định khởi động chương trình nghiên cứu để khẳng định được trước cộng đồng quốc tế tính chất hợp pháp của tấm bản đồ hình chữ U mà Bắc Kinh đã công bố để xác định chủ quyền Trung Quốc trên hầu như toàn bộ vùng Biển Đông.
Các học giả này còn đề nghi chính quyền hai bên đưa chủ đề Biển Đông vào chương trình nghị sự các cuộc đàm phán giữa hai bên, và nhất là hợp tác để đồng thăm dò và khai thác dầu khí, kể các trong các vùng đang tranh chấp như chung quanh quần đảo Trường Sa.
Phải nói rằng việc Đài Loan Trung Quốc tìm cách bắt tay với nhau trên vấn đề Biển Đông không làm giới phân tích ngạc nhiên. Trả lời phỏng vấn của RFI, tướng Daniel Schaeffer từng nhấn mạnh rằng tấm bản đồ hình lưỡi bò từng được Quốc dân đảng Trung Quốc vẽ ra từ trước lúc họ bị đẩy qua Đài Loan, và sau này, Bắc Kinh chỉ lấy lại tấm bản đồ đó, sửa đổi đôi chút rồi chuyển lên Liên Hiệp Quốc vào tháng 05/2009. Trong bối cảnh đó, trên hồ sơ Biển Đông, theo tướng Schaeffer, Đài Loan với Trung Quốc “đứng chung một chiến tuyến”.
Cho dù vậy, Đài Loan luôn luôn đòi được tham gia vào các cuộc đàm phán giữa các nước có tranh chấp tại Biển Đông. Theo hãng tin Đài Loan CNA vào hôm qua, 30/10/2012, một quan chức cao cấp bộ Ngoại giao Đài Loan lại bày tỏ hy vọng được phép tham gia các cuộc thảo luận với các thành viên ASEAN về các quy tắc ứng xử tại vùng Biển Đông.
Đối với quan chức này, việc Đài Loan bị gạt ra bên lề các cuộc đàm phán về Biển Đông là điều đáng tiếc vì Đài Loan cũng là một bên có tranh chấp chủ quyền. Phải nói là yêu sách chủ quyền của Đài Loan tại Biển Đông cũng rộng khắp như đòi hỏi của Trung Quốc.
Hôm nay, 31/10/2012, chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy bắt
đầu chuyến công du Việt Nam trong vòng ba ngày. Ngay sau khi tới Hà Nội
ông Herman Van Rompuy kêu gọi Việt Nam tôn trọng các cam kết của mình
trong lĩnh vực nhân quyền.
Trả lời các phóng viên nhân một cuộc họp báo, ông Dương Nghị, phát ngôn viên của Quốc Đài biện, tức định chế của Nhà nước Trung Quốc chuyên trách vấn đề quan hệ với Đài Loan cho rằng việc phối hợp với nhau để bảo vệ chủ quyền biển đảo Trung Quốc là “nghĩa vụ” của đồng bào ở cả hai bên.
Theo quan chức này, các đề xuất liên quan đến nội dung hợp tác giữa Đài Loan và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, đến từ mọi tầng lớp xã hội ở hai bên eo biển Đài Loan, đều đáng được hoan nghênh : « Chúng tôi sẽ rất hân hạnh khi thấy các cuộc thảo luận về chủ đề này của các doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ ở cả hai bên eo biển Đài Loan ».
Trả lời một câu hỏi khác, ông Dương Nghị cũng khẳng định rằng quần đảo Điếu Ngư/Senkaku – hiện do Nhật Bản kiểm soát – là một phần vốn có của lãnh thổ Trung Quốc, mà mọi người ở cả hai bên eo biển Đài Loan cũng có nghĩa vụ phối hợp để bảo vệ chủ quyền.
Như tin chúng tội đã loan, ngày 23/10/2012, ông Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc đã cho biết là giới học giả Trung Quốc và Đài Loan đã quyết định khởi động chương trình nghiên cứu để khẳng định được trước cộng đồng quốc tế tính chất hợp pháp của tấm bản đồ hình chữ U mà Bắc Kinh đã công bố để xác định chủ quyền Trung Quốc trên hầu như toàn bộ vùng Biển Đông.
Các học giả này còn đề nghi chính quyền hai bên đưa chủ đề Biển Đông vào chương trình nghị sự các cuộc đàm phán giữa hai bên, và nhất là hợp tác để đồng thăm dò và khai thác dầu khí, kể các trong các vùng đang tranh chấp như chung quanh quần đảo Trường Sa.
Phải nói rằng việc Đài Loan Trung Quốc tìm cách bắt tay với nhau trên vấn đề Biển Đông không làm giới phân tích ngạc nhiên. Trả lời phỏng vấn của RFI, tướng Daniel Schaeffer từng nhấn mạnh rằng tấm bản đồ hình lưỡi bò từng được Quốc dân đảng Trung Quốc vẽ ra từ trước lúc họ bị đẩy qua Đài Loan, và sau này, Bắc Kinh chỉ lấy lại tấm bản đồ đó, sửa đổi đôi chút rồi chuyển lên Liên Hiệp Quốc vào tháng 05/2009. Trong bối cảnh đó, trên hồ sơ Biển Đông, theo tướng Schaeffer, Đài Loan với Trung Quốc “đứng chung một chiến tuyến”.
Cho dù vậy, Đài Loan luôn luôn đòi được tham gia vào các cuộc đàm phán giữa các nước có tranh chấp tại Biển Đông. Theo hãng tin Đài Loan CNA vào hôm qua, 30/10/2012, một quan chức cao cấp bộ Ngoại giao Đài Loan lại bày tỏ hy vọng được phép tham gia các cuộc thảo luận với các thành viên ASEAN về các quy tắc ứng xử tại vùng Biển Đông.
Đối với quan chức này, việc Đài Loan bị gạt ra bên lề các cuộc đàm phán về Biển Đông là điều đáng tiếc vì Đài Loan cũng là một bên có tranh chấp chủ quyền. Phải nói là yêu sách chủ quyền của Đài Loan tại Biển Đông cũng rộng khắp như đòi hỏi của Trung Quốc.
Châu Âu kêu gọi Việt Nam tôn trọng nhân quyền
Tại cuộc họp báo chung với chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn San tại
Hà Nội, ông Herman Van Rompuy nói với Việt Nam thì điều cốt lõi là tôn
trọng « các cam kết cải cách, trong đó báo gồm lĩnh vực quản lý lãnh
đạo, nhà nước pháp quyền và nhân quyền ». Chủ tịch châu Âu cũng nói thêm
là « Mặc dù có những thách thức Liên hiệp châu Âu lạc quan với tương
lai của Việt Nam » .
Tuyên bố trên của chủ tịch châu Âu đưa ra trong khi ngày hôm qua 30/10/2012 chính quyền Việt nam vừa kết án tù hai nhạc sĩ, Việt Khang và Trần vũ Anh Bình vì tội « tuyên truyền chống Nhà nước » mà thực chất là vì họ đã sáng tác những bản nhạc có nội dung chỉ trích chính quyền đàn áp người biểu tình chống Trung Quốc. Bản án ngay lập tức đã gây phản ứng từ nhiều nước và các tổ chức bảo vệ nhân quyền.
Nhân dịp chuyến công du Việt Nam của chủ tịch Hội đồng châu Âu, tổ chức Human Rights Watch, ngày hôm qua, đã kêu gọi lãnh đạo châu Âu hãy đặt vấn đề nhân quyền lên hàng ưu tiên trong các cuộc hội đàm với giới chức Việt Nam.
Theo Human Rights Watch, chủ tịch Van Rompuy cần công khai kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho các tù chính trị, tôn trọng quyền tự do tôn giáo và xóa bỏ biện pháp lao động cưỡng bức tại các trại cai nghiện ma túy. Human Rights Watch tố cáo là nhiều nhà hoạt động tôn giáo ở Việt Nam đã bị sách nhiễu, dọa nạt và bỏ tù.
Ông Brad Adams, giám đốc phụ trách châu Á của Human Rights Watch nhấn mạnh : « Khi châu Âu nhìn nhận Việt Nam là một đối tác thương mại quan trọng, chủ tịch Van Rompuy không thể đưa vấn đề nhân quyền xuống hàng thứ yếu. Việt Nam thường xuyên bỏ tù những công dân của mình vì họ đòi hỏi phải có dân chủ và các quyền tự do như châu Âu vẫn bảo vệ. Chủ tịch Van Rompuy có nghĩa vụ đạo đức phải nêu rõ với chính phủ Việt Nam rằng họ không thể thực hiện sự độc tài trấn áp mà không phải hứng chịu những hậu quả trong quan hệ với Liên Hiệp Châu Âu ».
Đây là lần đầu tiên, chủ tịch Hội đồng châu Âu tới thăm Việt Nam kể từ khi hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1990.
Năm 1996, Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu đã ký hiệp định khung quan hệ hợp tác. Tháng Sáu năm 2005, chính phủ Việt Nam đã thông qua Đề án tổng thể quan hệ Việt Nam-Liên Hiệp Châu Âu đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015. Bên lề Thượng đỉnh Á-Âu lần thứ Tám, tại Bỉ, tháng 10/2010, hai bên đã ký tắt Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện – PCA. Văn bản này đã được ký chính thức hồi tháng Sáu vừa qua.
Trong lĩnh vực kinh tế, theo số liệu của Việt Nam, quan hệ thương mại hai chiều không ngừng gia tăng, từ 4,1 tỷ đô la năm 2000 lên đến 24,2 tỷ năm 2011. Trong tám tháng đầu năm nay, trao đổi thương mại song phương đã lên tới 18 tỷ đô la.
Liên Hiệp Châu Âu là thị trường xuất khẩu đứng hàng thứ hai của Việt Nam, chỉ sau Hoa Kỳ. Trong cơ cấu trao đổi mậu dịch, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu hải sản, hàng dệt may, giầy dép, một số mặt hàng tiêu dùng và nhập khẩu máy móc, xe hơi, dược phẩm, phân bón… Bên cạnh đó, các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu thực hiện nhiều dự án đầu tư tại Việt Nam.
Liên Hiệp Châu Âu cũng là nhà tài trợ đứng hàng thứ hai của Việt Nam, với tỷ lệ viện trợ không hoàn lại rất lớn. Trong giai đoạn 1996 – 2012, tổng viện trợ công cho phát triển – ODA của châu Âu cho Việt Nam là 13 tỷ đô la.
Tuyên bố trên của chủ tịch châu Âu đưa ra trong khi ngày hôm qua 30/10/2012 chính quyền Việt nam vừa kết án tù hai nhạc sĩ, Việt Khang và Trần vũ Anh Bình vì tội « tuyên truyền chống Nhà nước » mà thực chất là vì họ đã sáng tác những bản nhạc có nội dung chỉ trích chính quyền đàn áp người biểu tình chống Trung Quốc. Bản án ngay lập tức đã gây phản ứng từ nhiều nước và các tổ chức bảo vệ nhân quyền.
Nhân dịp chuyến công du Việt Nam của chủ tịch Hội đồng châu Âu, tổ chức Human Rights Watch, ngày hôm qua, đã kêu gọi lãnh đạo châu Âu hãy đặt vấn đề nhân quyền lên hàng ưu tiên trong các cuộc hội đàm với giới chức Việt Nam.
Theo Human Rights Watch, chủ tịch Van Rompuy cần công khai kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho các tù chính trị, tôn trọng quyền tự do tôn giáo và xóa bỏ biện pháp lao động cưỡng bức tại các trại cai nghiện ma túy. Human Rights Watch tố cáo là nhiều nhà hoạt động tôn giáo ở Việt Nam đã bị sách nhiễu, dọa nạt và bỏ tù.
Ông Brad Adams, giám đốc phụ trách châu Á của Human Rights Watch nhấn mạnh : « Khi châu Âu nhìn nhận Việt Nam là một đối tác thương mại quan trọng, chủ tịch Van Rompuy không thể đưa vấn đề nhân quyền xuống hàng thứ yếu. Việt Nam thường xuyên bỏ tù những công dân của mình vì họ đòi hỏi phải có dân chủ và các quyền tự do như châu Âu vẫn bảo vệ. Chủ tịch Van Rompuy có nghĩa vụ đạo đức phải nêu rõ với chính phủ Việt Nam rằng họ không thể thực hiện sự độc tài trấn áp mà không phải hứng chịu những hậu quả trong quan hệ với Liên Hiệp Châu Âu ».
Đây là lần đầu tiên, chủ tịch Hội đồng châu Âu tới thăm Việt Nam kể từ khi hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1990.
Năm 1996, Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu đã ký hiệp định khung quan hệ hợp tác. Tháng Sáu năm 2005, chính phủ Việt Nam đã thông qua Đề án tổng thể quan hệ Việt Nam-Liên Hiệp Châu Âu đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015. Bên lề Thượng đỉnh Á-Âu lần thứ Tám, tại Bỉ, tháng 10/2010, hai bên đã ký tắt Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện – PCA. Văn bản này đã được ký chính thức hồi tháng Sáu vừa qua.
Trong lĩnh vực kinh tế, theo số liệu của Việt Nam, quan hệ thương mại hai chiều không ngừng gia tăng, từ 4,1 tỷ đô la năm 2000 lên đến 24,2 tỷ năm 2011. Trong tám tháng đầu năm nay, trao đổi thương mại song phương đã lên tới 18 tỷ đô la.
Liên Hiệp Châu Âu là thị trường xuất khẩu đứng hàng thứ hai của Việt Nam, chỉ sau Hoa Kỳ. Trong cơ cấu trao đổi mậu dịch, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu hải sản, hàng dệt may, giầy dép, một số mặt hàng tiêu dùng và nhập khẩu máy móc, xe hơi, dược phẩm, phân bón… Bên cạnh đó, các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu thực hiện nhiều dự án đầu tư tại Việt Nam.
Liên Hiệp Châu Âu cũng là nhà tài trợ đứng hàng thứ hai của Việt Nam, với tỷ lệ viện trợ không hoàn lại rất lớn. Trong giai đoạn 1996 – 2012, tổng viện trợ công cho phát triển – ODA của châu Âu cho Việt Nam là 13 tỷ đô la.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét