Sự trả thù của Nguyễn Tấn Dũng
Lịch sử các kỳ hội nghị Trung ương của Đảng CSVN đã ghi nhận hội nghị
Trung ương 6 khóa XI là kỳ hội nghị được dư luận trong và ngoài nước
quan tâm, kỳ vọng nhiều nhất.
Trong thời buổi kinh tế khó khăn vất vả bon chen kiếm sống, người dân Việt Nam ít người quan tâm đến các hội nghị, cuộc họp của giới quan chức mà thông thường là nhàm chán, khuôn mẫu, khô khan. Tuy nhiên, thời gian kể từ sau hội nghị Trung ương 5, chuẩn bị tiến hành hội nghị Trung ương 6, mọi sự quan tâm của người dân, đặc biệt là tầng lớp bình dân, đều hướng vào các diễn biến xung quanh sự kiện chính trị quan trọng này.
Đa phần tin tức lan truyền trong dư luận đều là tin đồn, khó kiểm chứng, chỉ đến khi ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng công khai phát biểu trước toàn thể hội nghị và quốc dân đồng bào rằng: “Ban Chấp hành Trung ương quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tự khắc phục, tự sửa chữa khuyết điểm;” thì những người từ trước đến nay vẫn kỳ vọng vào cuộc chỉnh đốn do Đảng CSVN phát động, tin tưởng cuộc chỉnh đốn sẽ đập tan bè đảng tham nhũng hại dân và tên đầu sỏ Nguyễn Tấn Dũng, họ bỗng chợt nhận ra đây chỉ là “Vở kịch” của sân khấu chính trị Việt Nam được diễn xuất bởi các kịch gia cộng sản.
Lần đầu tiên trong lịch sử Đảng CSVN, tập thể Bộ Chính trị xin nhận kỷ luật. Nếu đúng lời ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói, thì cả 14 vị lãnh đạo chóp bu đã thống nhất ý kiến 100%. Báo chí nhà nước ra sức ca ngợi việc “tự phê bình và xin nhận kỷ luật” này là chưa từng có trong lịch sử, là dũng cảm, thành khẩn, cầu thị, cách mạng v.v…
Sự thật, không thể có chuyện kỷ luật tập thể Bộ Chính trị, những lãnh đạo tối cao của đảng và nhà nước, mười mấy ông “Vua tập thể”, làm vậy chẳng khác nào Đảng tự chặt đầu mình.
Vậy màn diễn nhận lỗi tập thể này là thế nào? Tại sao việc biểu quyết kỷ luật “một đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị” không được tiến hành độc lập, công khai danh tính, mà lại gắn thêm nội dung kỷ luật cả tập thể Bộ Chính trị rồi tiến hành cùng lúc, giấu giếm dư luận, tựa như lỗi này là lỗi của tập thể, cá nhân bị kỷ luật thì cả tập thể cùng bị kỷ luật, vậy là hòa cả làng, tất cả được xí xóa.
Các nhà quan sát phân tích phần nhiều chỉ tập trung vào kết quả cuối cùng của hội nghị mà ít chú ý đến tình tiết quan trọng này: Nguyễn Tấn Dũng cùng phe cánh đã lật ngược thế cờ, từ thiểu số trở thành đa số, từ tình thế là một đối tượng trọng tâm của cuộc chỉnh đốn Dũng đã tráo trở biến thành một “dũng sĩ tự phê bình” gắn liền với trách nhiệm tập thể. Đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị đó không cần nói thì ai cũng biết chính là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đi một nước cờ thật cao, vô hiệu hóa toàn thể ban lãnh đạo Trung ương Đảng CSVN, thoát hiểm một cách ngoạt mục.
Người đã giúp Dũng đi nước cờ cao, người đó phải có đủ quyền bính để gây sức ép lên toàn thể ban lãnh đạo Trung ương Đảng CSVN, làm thay đổi cán cân quyền lực vốn đang nghiêng hẳn về phía liên minh Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang, người đó không ai khác chính là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh.
Tướng Phùng Quang Thanh ban đầu dường như đứng về phía liên minh Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang trong cuộc chỉnh đốn nhằm hạ bệ Nguyễn Tấn Dũng, bỗng chốc trở mặt theo gót những kẻ cơ hội. Tổng cục 2 – Bộ Quốc phòng từng trợ lực giúp ngài Tổng bí thư điều tra và bắt giữ bọn thuộc hạ của Dũng, thì nay quay ngoắt 180 độ vào thời điểm quyết định khiến Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng rơi vào thế bí, buộc phải chấp nhận thỏa hiệp với phe Nguyễn Tấn Dũng. Toàn bộ sự việc trên đều không nằm ngoài những toan tính của Nguyễn Tấn Dũng. Mưu kế này được giữ kín và sử dụng đúng thời điểm quyết định.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vì quá tin tưởng vị trí ổn định của mình trong Đảng, được đa số Ủy viên Trung ương và Bộ Chính trị ủng hộ, trong khi uy tín và thanh danh của Nguyễn Tấn Dũng rơi xuống thấp tận cùng, nhưng ông Trọng quên rằng Nguyễn Tấn Dũng hoàn toàn có năng lực dùng quân đội, công an để điều khiển, khống chế Trung ương và Bộ Chính trị; từ thiểu số, Dũng có thể trở thành đa số, ngược lại, đa số của ông Trọng rất dễ là thiểu số.
Tuy thiểu số nhưng Dũng có hai đồng minh quan trọng trong Bộ Chính trị là Lê Hồng Anh và Nguyễn Xuân Phúc, bên cạnh đó, Dũng còn hai “cánh tay” vô cùng lợi hại:
Thứ nhất, bên công an, Phụ trách an ninh là Nguyễn Văn Hưởng, Tô Lâm, Trần Quốc Liêm, họ khống chế cả một hệ thống tình báo, mật vụ, bí mật theo dõi giám sát tất thẩy các Ủy viên Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nhất cử nhất động đều không qua nổi bọn họ. Nguyễn Văn Hưởng – với vai trò là cố vấn an ninh cho Thủ tướng, luôn sát cánh bên Dũng, trở thành tay sai đắc lực của Dũng.
Thời gian công tác trong Trung ương (từ tháng 1/1995), Nguyễn Tấn Dũng được giao giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, do đó Dũng luôn nắm chắc lực lượng công an để đứng vững chân. Trong 6 năm làm Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định bổ nhiệm, thăng tướng cho rất nhiều lãnh đạo Bộ Công an. Từ tháng 4/2007 đến tháng 12/2011, có bốn đợt thăng hàm cấp tướng Công an, tổng cộng đã có 118 người được thăng cấp lên Thiếu tướng, 23 người được thăng cấp từ Thiếu tướng lên Trung tướng.
Thứ hai, bên quân đội có nhiều tướng lĩnh là thuộc hạ thân tín do Dũng cất nhắc đưa lên. Dũng luôn nắm chặt quân Át chủ bài là tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục 2, người có ảnh hưởng lớn trong quân đội.
Được sự hậu thuẫn của Nguyễn Chí Vịnh, Dũng bí mật lên kế hoạch chia rẽ và làm suy yếu Trung ương, cô lập đối thủ chủ yếu, lôi kéo sự ủng hộ của giới tướng lĩnh quân đội, cho thân tín bằng mọi cách mua chuộc được tướng Phùng Quang Thanh.
Cùng lúc, hệ thống tình báo, mật vụ của Nguyễn Văn Hưởng – Trần Quốc Liêm đã trợ giúp Dũng thu thập nhiều tin tức, tình hình trong nội bộ Đảng. Người của Hưởng được tung đi làm nhiệm vụ thuyết khách, mua chuộc bằng tiền không được thì họ đe dọa, uy hiếp, không từ bất cứ thủ đoạn nào.
Các ủy viên Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đa số đều ủng hộ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiến hành cuộc chỉnh đốn nội bộ, song do họ sợ sự uy hiếp của hệ thống tình báo, mật vụ, nên không dám liên minh, hợp tác với nhau.
Nguyễn Tấn Dũng đã đạt được mục đích không để Trung ương đoàn kết, nhất trí xung quanh Tổng bí thư và Chủ tịch nước. Tình thế dần dần đảo ngược, Dũng có thêm nhiểu sự ủng hộ, đặc biệt là của tướng Phùng Quang Thanh.
Không loại trừ khả năng Nguyễn Tấn Dũng lợi dụng sự can thiệp của Bắc Kinh để kiếm thêm số phiếu ủng hộ về mình. Trong bối cảnh Trung Quốc đang chuyển giao quyền lực, nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc không muốn Việt Nam có xáo trộn lớn về nhân sự cấp cao, vượt ra khỏi tầm kiểm soát của Trung Quốc.
Kết quả cuối cùng, Ban Chấp hành Trung ương đã biểu quyết không thi hành kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng và tập thể Bộ Chính trị. Với kết quả này Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục tại vị chờ thời cơ để phục thù. Trước tình thế đó, liên minh giữa hai ông Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang cũng tạm thời hoãn binh để tìm đối sách phù hợp.
Những tội trạng mà Nguyễn Tấn Dũng phải kiểm thảo tại hội nghị Trung ương 6 không được công khai cho toàn dân biết, nhưng đối với tự kiểm thảo của Dũng, hội nghị Trung ương đã ra quyết nghị và truyền đạt trong nội bộ Đảng. Qua lời nhận lỗi của Nguyễn Tấn Dũng trước Quốc hội (phiên khai mạc kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII) có thể thấy rằng Dũng đã chịu sức ép rất lớn, không thể tiếp tục lộng quyền, phải tạm thời nhường bớt quyền hành.
Chức vụ Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Dũng nắm giữ, thì nay chuyển về cho Tổng bí thư; Những thân tín của Dũng trong hệ thống ngân hàng từng bước bị thanh lọc; Nhóm lợi ích kinh tế cùng “chiếc vòi bạch tuộc” vươn dài bị chặt đứt, các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước được cấu trúc lại, chấm dứt giai đoạn thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước… Tuy nhiên, quyền uy của Dũng trong chính phủ, công an vẫn rất lớn, lực lượng còn nguyên vẹn không bị tổn thất nào.
Kẻ tham quyền cố vị thì vẫn chứng nào tật ấy không bao giờ thay đổi, một người mưu mô thủ đoạn, tham tàn vô độ như Nguyễn Tấn Dũng sẽ không dễ gì đầu hàng. Nguyễn Tấn Dũng đã không từ thủ đoạn nào để khống chế Trung ương CSVN, tranh đoạt quyền lực, thì cũng không từ thủ đoạn nào để trả thù, trừng phạt những đối thủ chính trị, phe đối lập và bất đồng chính kiến.
Đòn thù của Nguyễn Tấn Dũng có thể giáng xuống bất cứ lúc nào, tàn nhẫn và khốc liệt. Có thể kết luận hội nghị Trung ương 6 khóa XI là một thất bại của Đảng CSVN; Những nhân tố gây bất ổn chưa được loại bỏ, những mâu thuẫn nội tại chưa được giải quyết, không có thay đổi đáng kể nào ở thượng tầng kiến trúc, hình thái ý thức hệ; Tóm lại không có bất cứ đột phá nào ngoài những lời xin lỗi, hứa hẹn suông!
Việt Nam, ngày 30 tháng 10 năm 2012
Trần Vân (gửi đăng)
(DanChimViet)
Nguyễn Văn Thiện - Bắt hết đi, tù hết đi…
(Blog Nguyễn Văn Thiện)
Dân chủ hóa là con đường tất yếu của Việt Nam, nhưng sẽ xẩy ra theo kịch bản nào? Bài viết này tóm lược 4 kịch bản có thể xẩy ra và Kịch Bản tối ưu mà chúng tôi đề nghị mọi người quan tâm đến tương lai Việt Nam nên chọn lựa và tích cực cùng nhau thực hiện để sớm gỡ bỏ được cơ chế độc tài đảng trị và đưa đất nứơc vào thời kỳ thịnh vượng và dân chủ một cách ôn hòa bất bạo động.
I. Kịch Bản I: Đổi Mới Chính Trị (Đổi Mới II)
II. Kịch bản II: “Chế Độ Sụp Đổ”
Sự tranh chấp quyền lực và quyền lợi trong nội bộ ban lãnh đạo đảng CSVN làm cho họ bị tê liệt, không đưa ra được một chương trình cụ thể và hữu hiệu để giải quyết các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục ngày càng trì trệ và suy thoái.
Chính quyền trung ương bất lực không giải quyết được các vấn đề chính trị, xã hội, nhũng lạm quyền thế, công an lộng hành… do các chính quyền địa phương gây ra.
Quốc tế ngưng hỗ trợ vô điều kiện hoặc với các điều kiện ưu đãi, ngược lại, ngày càng đòi hỏi các điều kiện cải thiện nhân quyền, dân quyền, mở rộng tự do dân chủ cho người dân.
Áp lực, ảnh hưởng và xâm nhập của Trung quốc ngày càng mạnh, nhất là đối với vùng biên giới, và tại các chính quyền địa phương.
Những vấn đề xã hội, giáo dục ngày càng trầm trọng chính quyền trung ương không giải quyết được: nông dân tiếp tục chống lại việc cưỡng chế ruộng đất cho tư bản đỏ, công nhân đình công lan rộng, đời sống thành thị ngày càng khó khăn, khủng hoảng giáo dục và đại học vì số học sinh các cấp và số sinh viên gia tăng quá nhanh…
Các thành phần và nhóm dân chủ và tiến bộ xã hội tạo được hệ thống liên lạc và phối hợp hành động hữu hiệu, vượt qua được màng lưới ngăn chặn và phá vỡ của an ninh;
Một biến cố kinh tế, xã hội xẩy ra tại một thành phố lớn làm bùng nổ những cuộc xuống đường, bạo động lan rộng, chế độ sụp đổ. Những gì sẽ xẩy ra sau đó tùy thuộc vào nhiều yếu tố như thái độ (và can thiệp) của quốc tế, của Trung quốc, tiếng nói và hành động của các nhóm dân chủ và tiến bộ xã hội trong-ngoài nước, của các cán bộ đảng viên CS tiến bộ…
Hai trường hợp có thể xẩy ra: (a) quân đội can thiệp và chấm dứt chế độ đảng trị, thiết lập chế độ quân phiệt một thời gian trứơc khi chuyển sang dân chủ với một chính quyền dân sự; (b) một ban lãnh đạo CS mới, cấp tiến, chấp nhận dân chủ, nắm quyền và thực hiện tiến trình chuyển sang dân chủ.
III. Kịch Bản III: “Chiến Tranh Hạn Chế”
1. Chiến tranh hạn chế xẩy ra tại Biển Đông:
2. Ban lãnh đạo đảng và chính quyền Việt Nam lúng túng và bất lực không dám có những quyết định cứng rắn với TQ, trong khi TQ tăng cường quân đội tại vùng biên giới đất liền và tại Hòang Sa. Tại các thành phố lớn trí thức, thanh niên, học sinh, sinh viên yêu nước liên tục biểu tình chống TQ xâm lược, bị lực lượng an ninh đàn áp.
3. Quân đội đứng lên, đóng vai trò lãnh đạo và chủ động tại trung ương và địa phương, quốc hội tạm thời ngưng hoạt động, chính phủ ban bố tình trạng thiết quân luật, ra lệnh tổng động viên… nhưng không chính thức tuyên chiến với TQ.
4. Hải quân Việt-Phi hợp tác nhằm bảo vệ các hải đảo chưa bị TQ chiếm giữ và liên minh họat động với hải quân Mỹ, Úc, Ấn Độ để bảo vệ thông thương hàng hải qua vùng biển đông. LHQ can thiệp để nhăn chặn chiến tranh và mở diễn đàn quốc tế nhằm bảo đảm hòa bình và thông thương hàng hải tại vùng biển Đông.
5. Tình trạng biển đông tạm lắng dịu nhưng Việt, Phi mất thêm một số đảo về tay TQ.
6. Việt Nam hậu chiến tranh hạn chế sẽ như thế nào tùy thuộc vào tình trạng mạnh hay yếu của đảng CSVN, của các lực lượng dân chủ, tiến bộ, và thái độ của quốc tế. Nhìn chung cuộc vận động dân chủ hóa chịu một bước lùi tạm thời.
IV. Kịch Bản IV: “Chuyển Hóa Dân Chủ”
Các điều kiện chính trị-xã hội diễn ra như trong Kịch Bản II, cũng sẽ diễn ra trong Kịch Bản IV này, cụ thể là các điều 1,2,3,4,5,6 trong Kịch bản II. Nhưng điều 7 và 8 của Kịch bản II sẽ không xẩy ra được, do đó không dẫn đến sụp đổ chế độ bằng phong trào xuống đường của quần chúng;
Ban lãnh đạo đảng CSVN, dù không thực hiện được kế hoạch Đổi Mới Chính trị như họ dự trù, nhưng vẫn thực hiện được một số các cải cách chính trị, cụ thể là các điều 2,3,4,5 trong Kịch Bản I dẫn đến kết quả:
Trong Kịch bản IV, ngoài 3 yếu tố nêu tại điều 3 trên đây, còn một tác nhân quan trọng: đó là ba thành phần mới xuất hiện trong xã hội bao gồm: (1) các cá nhân, nhóm đòi công bằng và tiến bộ xã hội, (2) các nhóm đòi bảo vệ đất nước chống bành trướng Bắc kinh, (3) các nhóm đòi tự do dân chủ. Trong 5 năm trở lại đây 3 thành phần này xuất hiện ngày càng rõ nét, công khai, tuy chưa thể liên kết và có tổ chức vì nhiều lý do. Đây là 1 trong 4 tác nhân của Kịch bản IV
Tóm lại Kịch bản 4 được triển khai nhờ 3 yếu tố (factors) và 4 tác nhân(actors):
5.1. Ba yếu tố là:
5.1.1. áp lực từ xã hội và quần chúng;
5.1.2. áp lực từ quốc tế và hải ngọai;
5.1.3. những cải cách của ban lãnh đạo CS.
5.2. Bốn tác nhân là:
5.2.1. ban lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản;
5.2.2. các thành phần họat động trong xã hội, vì công bằng xã hội, bảo vệ đât nước, đòi tự do dân chủ;
5.2.3. thanh niên trí thức trẻ thành thị, nông dân và công nhân muốn thay đổi;
5.2.4. tác nhân quốc tế, kể cả TQ và Tây phương: vừa giúp đỡ vùa áp lực.
6. Những diễn biến trong Kịch Bản IV:
6.1. Hiến Pháp được sửa đổi để mở đường cho việc thực hiện các cải cách chính trị, luật pháp như nêu ra trong điều 2 trên đây;
6.2. các thành phần dân tộc, tiến bộ và dân chủ nương vào những cải cách chính trị do ban lãnh đạo Cộng sản đưa ra, thành lập các tổ chức dân sự, đẩy mạnh và đa dạng hóa các họat động công khai mà các đạo luật mới cho phép;
6.3. các thành phần dân tộc, tiến bộ và dân chủ hỗ trợ quần chúng trong những cuộc vận động đòi hỏi các quyền hợp pháp của họ, chống lại cường hào ác bá, đòi công bằng xã hội…
6.4. các hình thức bất phục tùng dân sự, biểu tình, tập họp thảo luận, phản kháng và phản biện chính trị-xã hội xuất hiện ngày càng nhiều và công khai, vừa đòi hỏi vừa đối thọai với chính quyền để đòi mở rộng tự do và thực thi dân chủ;
6.5. xuất hiện công khai các tổ chức chính trị đòi tự do họat động chính trị, tự do ứng cử và bầu cử…Nhiều ứng cử viên độc lập tham gia vào các cuộc bầu cử địa phương và QH;
6.6. Đa nguyên xã hội trước đa đảng chính trị sau, trước sau lâu hay mau tùy tình hình chung và chuyển biến của hai bên dân chủ và chính quyền. Đây là tiến trình dân chủ hoá đặc thù của Việt Nam, khác Bắc Phi và Miến Điện. Với sự ủng hộ của quốc tế và lớn dậy của các tổ chức và hoạt động dân sự, kể cả chính trị không đảng phái, độc lập với đảng CS, có khả năng xuất hiện một hình thức đa nguyên văn hóa- xã hội, và đối lập chính trị, dù đảng CS vẫn lãnh đạo và chưa chính thức chấp nhận đa đảng chính trị. Tình hình hiện nay, trong nội bộ đảng CS cũng như ngoài xã hội, đang mở ra khả năng xuất hiện, bán công khai và công khai, những hình thức hoạt động và tổ chức dân sự, đa nguyên văn hóa, xã hội và chính trị, dù chưa đươc chính thức công nhận, và vẫn bị đàn áp, lúc mạnh, lúc nhẹ, tùy người, tùy nhóm, và dù các chính đảng chưa xuất hịện công khai được.
7. Những công việc mà thành phần dân tộc, dân chủ, tiến bộ cần thực hiện, dựa vào cơ hội do tình hình chung cho phép, và từ những cải cách chính trị mang lại (Kịch Bản I), để đẩy nhanh những diễn biến của Kịch Bản IV nêu ra trong điều 6 trên đây.
7.1. thành lập các tổ chức dân sự; kết nối mạng về tổ chức và phối hợp hành động qua các đề án hoạt động chung về văn hóa và chính trị-xã hội;
7.2. sáng tạo và tổ chức các hình thức đa dạng bầy tỏ nguyện vọng và đòi hỏi công bằng xã hội, minh bạch hóa và dân chủ hóa chính quyền, một cách ôn hòa bất bạo động: hội thảo (online, dưới đất), tụ họp không chính thức (quán café…sân trường…), biểu tình ngồi (sit-in), tụ tập đông người nơi công cộng…các hình thức phản kháng dân sự, bất phục tùng dân sự…
7.3. chất vấn và đối thọai với chính quyền về các vấn đề chính trị-xã hội; hỗ trợ dân oan, và kiến nghị giải quyết các yêu sách của họ…
7.4. kết hợp với truyền thông và thành phần họat động hải ngọai trong việc vận động quốc tế ủng hộ dân chủ…
7.5. ứng cử với tư cách độc lập trong các cuộc bầu cử địa phương và QH.
B. Nhận Định Và Chọn Lựa Kịch Bản
I. Nhận Định : Kịch bản I có khả năng xẩy ra cao nhất, Kịch bản II khó xẩy ra được, Kịch bản III, khả năng xẩy ra thấp nhất, và nếu xẩy ra, cuộc vận động dân chủ phải đình trệ.
1. Kịch bản I:
1.1. Tình hình trong nước trong thời gian gần đây cho thấy trong 4 kịch bản, Kịch bản I (Đổi Mới Chính Trị) có khả năng xẩy ra cao nhất và trong thực tế ban lãnh đạo đảng CSVN đang chủ động thực hiện.
1.2. Tuy nhiên chúng tôi cho rằng ban lãnh đạo CS sẽ không thực hiện trọn vẹn Kịch bản này, mà chỉ thực hiện một số điều dự trù trong KB I vì nhiều lý do, trong đó có lý do dễ hiểu là họ luôn lo sợ mất độc quyền chính trị và đặc lợi kinh tế tài chánh, do đó không đủ tầm nhìn và bãn lãnh để thực hiện trọn vẹn KB I. Và nếu có thực hiện họ cũng không nhằm mục đích dân chủ hóa đất nước mà nhằn duy trì quyền lực. Do đó những người dân chủ, tiến bộ và dân tộc –nhất là HMDC, không thể thụ động ngồi chờ KB I.
1.3. Việc ban lãnh đạo CS thực hiện một số cải cách chính trị và một phần của KB I không đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng trì trệ hiện nay, mà tạo thêm điều kiện và nhu cầu thúc đẩy tự do hóa và dân chủ hóa mạnh hơn. Đồng thời những cải cách này lại tạo thêm môi trường và điều kiện thuận lợi cho chúng ta thúc đẩy Kịch Bản IV xẩy ra.
2. Kịch bản II (Chế độ sụp đổ vì quần chúng nổi dậy), khó xẩy ra được vì:
2.1. An ninh CS vẫn đủ mạnh để kềm chế và phá vỡ mọi kế họach nổi dậycủa quần chúng, có tổ chức và đạt số lượng hàng trăm ngàn người.
2.2. Bản thân quần chúng, nhất là thành phần họat động, khó có đủ lực lượng cán bộ có khả năng vượt qua ngăn chặn của hệ thống an ninh, vô hiệu hóa hệ thống này, gây dựng và lãnh đạo được phong trào, và tồ chức được các cuộc xuống đường qui mô hàng chục ngàn, trăm ngàn người tham gia.
2.3. Những biến động vừa qua của nông dân tại nông thôn, công nhân tại các nhà máy, và thanh niên trí thức tại các thành phố lớn cho thấy tiềm năng của một phong trào quần chúng. Tuy nhiên, việc nối kết ba thành phần này thành phong trào nổi dậy tại các thành phố lớn, với hàng chục, hàng trăm ngàn người tham gia, đủ sức làm sụp đổ chế độ, thì khó thực hiện được, ít nhất trong vòng 5 năm tới.
2.4. Dù sao, thời gian vài năm vừa qua cho thấy ba thành phần này có tiềm năng to lớn trong cuộc vận động thay đồi chính trị-xã hôi nếu được phát huy theo một Kịch bản bất bạo động, phi-nổi dậy, không tỏ ra đe dọa đến sự tồn tại của ban lãnh đạo cộng sản và tránh thách đố và đụng độ trực diện với lực lượng an ninh bảo vệ chế độ, ít nhất cho đến những ngày tháng cuối cùng của chế độ. Khi đó, vào ngày giờ chin muồi đó, mới có thể phát động một cuộc nổi dậy của quấn chúng, nếu cần thiết. Kịch bản IV có dự trù việc này nhưng không hoàn toàn tùy thuộc vào việc nổi dậy của quần chúng.
3. Kịch bản III (“Chiến tranh hạn chế và Quân phiệt mạnh lên”):
3.1. Kịch bản này có thể xẩy ra tại những nước không do đảng CS cai trị, nhưng tại Việt nam, đảng CS cầm quyền suốt từ 54 đến nay, kiểm sóat chặt chẽ lực lượng an ninh gồm cả quân đội và công an, nên khả năng xẩy ra việc quân phiệt cầm quyền thấp nhất.
3.2. Ngay cả khi có chiến tranh cục bộ, hạn chế tại biển đông, bộ phận chính trị trong đảng vẫn chủ động lãnh đạo được thành phần tướng lãnh quân đội và công an, dù vai trò và trách nhiệm của họ lúc đó có mạnh hơn.
3.3. Kịch bản III, nếu xẩy ra, chỉ cản trở và làm chậm lại tiến trình dân chủ hóa.
II. Kịch Bản Chọn Lựa: Kịch bản IV (“Chuyển hóa dân chủ”):
Chúng tôi đề nghị chúng ta chọn Kịch bản IV vì khả năng xẩy ra chỉ đứng sau Kịch bản I và là kịch bản thật sự dẫn đến dân chủ trong đó phe dân chủ và dân tộc tiến bộ trong-ngoài nước cần và có thể đóng một vai trò tích cực. Chúng tôi cũng tin rằng đây là kịch bản dân chủ hóa tối ưu, vừa đưa đến dân chủ chân chính, vừa giữ được sự ổn định cần thiết, trong tình hình nguy hiểm hiện nay của đất nước, trước âm mưu của bành trướng Bắc kinh chờ cơ hội can thiệp và xâm lăng nước ta, nếu nước ta xẩy ra nội loạn.
1. Đây là kịch bản có điều kiện xẩy ra cao thứ 2 sau Kịch bản I. Trong thực tế kịch bản này cũng đã và đang xẩy ra, như KB I, nhất là từ 5 năm trở lại đây, khi yếu tố quần chúng (nông dân, công nhân) và nhất là thành phần tích cực họat động trong quần chúng (trí thức thành thị) công khai xuất hiện và trở thành một trong những tác nhân của tiến trình chuyển hóa Việt Nam –dù ban lãnh đạo CS vẫn chưa chịu công nhận sự hiện hữu cần thiết của tác nhân này cho tiến trình dân chủ hóa ôn hòa bất bạo động.
2. Một số cải cách chính trị (của KB I) mà ban lãnh đạo CS bắt buộc phải thưc hiện như các “giải pháp tình thế”, “không thể không” thực hiện, giúp tạo thêm môi trường và điều kiện cởi mở hơn cho kịch bản IV phát triển. Những cuộc đấu tranh của nông dân, công nhân, hành động bành trướng thô bạo của TQ, tạo thêm kích thích cho tuổi trẻ và trí thức thành thị, tăng cuờng ý chí dấn thân vào cuộc vận động ôn hòa bất bạo động nhằm thay đổi Việt Nam. Quần chúng chưa hay không tổng nổi dậy được (như Kịch bản II), và quân đội không thể tự do hành động được trước thái độ ngang ngược của TQ (như KB III), càng giúp mở rộng thêm không gian nhân xã cho cuộc vận động theo Kịch bản IV –chuyển hóa dân chủ ôn hòa, toàn diện và toàn dân. Kịch bản IV do đó là sự vận dụng sáng tạo kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố đang xẩy ra bên trong đảng CS (KB I) và bên ngoài xã hội (KB II –bao gồm cả các yếu tố bên ngoài Việt Nam, quốc tế và hải ngọai).
3. Chuyển hóa toàn diện: từ trong đảng, chính quyền (không thể không thay đổi), ra đến xã hội, mọi tầng lớp dân chúng, nhất là tầng lớp trẻ trí thức thành thị; từ kinh tế đến văn hóa tư tưởng, giáo dục, truyền thông (cổ điển và điện tử), đến xã hội, chính trị;
4. Chuyển hóa toàn dân: từ đảng viên CS tiến bộ chống tham nhũng lạm quyền, đến những người ngoài đảng yêu nước, đòi dân chủ, đòi công bằng xã hội; từ trong nước đến cộng đồng người Việt hải ngoại; từ lằn ranh quốc-cộng mở rộng thêm lằn ranh dân chủ-độc tài, yêu nước-phản quốc, vì dân-phản dân, tiến bộ-lạc hậu – tạo môi trường cho mọi thành phần dân tộc cùng tham gia.
5. Chuyển hóa dân chủ tạo ra một trận tuyến mới, trong đó ban lãnh đạo đảng và nhà nước CS bị đẩy sang bờ bên kia (phía đen và xám) của trận tuyến, với hầu hết các tính chất tiêu cực: độc tài, lạc hậu, phản quốc, nhũng lạm quyền thế, đặt quyền lực và quyền lợi bè nhóm lên trên tổ quốc và nhân dân…Bên này (phía xanh và trắng, phía ánh sáng) của trận tuyến đang xuất hiện tiếng nói của đại đa số quần chúng, và các thành phần xã hội quan tâm đến tiền đồ đất nước, cả trong và ngoài nước. Trong cuộc đọ sức giữa hai trận tuyến mới này, kiên trì, tỉnh táo, ôn hòa và sáng kiến là chìa khóa thành công.
6. Giai đọan tới đây sẽ có điều kiện để xuất hiện một phong trào chính trị-xã hội toàn dân và toàn diện, rộng lớn, công khai, trực diện với ban lãnh đạo CS, lên tiếng đòi hỏi dân chủ, ôn hòa nhưng quyết liệt, trong tinh thần trách nhiệm, thách đố nhưng thiện chí, vừa đấu tranh vừa sẵn sàng đối thoại với ban lãnh đạo CS để tìm ra lộ trình dân chủ và phát triển êm đẹp nhất và an toàn nhất cho đất nước, trước hiểm họa Đại Hán mới. Những người quốc gia dân chủ, dân tộc và tiến bộ cần chuẩn bị hành trang dấn thân vào phong trào này để sớm hoàn tất tiến trình chuyển hóa Việt Nam từ độc tài đảng trị sang dân chủ pháp trị.
© Đoàn Viết Hoạt
(thuyết trình tại Họp Mặt Dân Chủ, Nam California, 15/6/2012)
(Blog changevietnam)
Hai tấm Pano vĩ đại ấy vẽ một khu đô thị mới, gọi là “Khu đô thị An Phú Hưng”, với những tòa nhà cao chót vót, những khu phố tuyệt đẹp. Phía dưới bức tranh lộng lẫy ấy ghi rõ: Đơn vị chủ đầu tư, Công trách nhiệm hữu hạn một thành viên An Phú, đơn vị thiết kế thi công Mỹ, đơn vị hợp tác Trung Quốc, tổng diện tích 923ha….
Một buổi sáng cách đây năm năm, hàng trăm hộ dân hai xã Tân Hiệp và Tân Thới Nhì được mời đến hội trường Uỷ ban nhân dân để nghe triển khai xây dựng khu đô thị này. Ông Trương Quốc Dũng, Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên An Phú, trực thuộc Ban quản trị hành chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, chỉ vào mô hình khu đô thị mới làm bằng chất dẻo và mút xốp, nói với dân nguyên văn như sau: “Công ty An Phú là một công ty của Đảng Cộng sản Việt Nam, sẽ làm cho bà con đổi đời!”.
Sau lời tuyên bố chắc như đinh đóng cột ấy, người ta chở những chiếc cọc bê tông hình vuông, cao hơn một mét, đầu sơn đỏ, khắc chìm ba chữ KQH (khu quy hoạch) đóng khắp nơi trên vùng đất rộng gần 1000 ha thuộc hai xã Tân Hiệp và Tân Thới Nhì. Đất ruộng, đất vườn, nhà ở, xưởng máy, chùa chiền, nhà thờ…không kể là đất của ai, đóng cọc KQH tranh phần tuốt. Cứ theo bản đồ quy hoạch mà đóng cọc “chủ quyền” của Công ty An Phú. Có những cái cọc đóng phập xuống giữa nhà dân, như cái đinh đóng giữa ngực người ta vậy. Không ai dám phản đối nửa lời, bởi đi theo đội quân đóng cọc là dân phòng, công an, là chính quyền đầy quyền uy thực thi các quyết định từ trên đưa xuống, có 'quyền' là ngang nhiên 'hành' dân.
Sau khi những cái cọc bê tông giữ “chủ quyền” đất đai được đóng xuống,
người dân có ruộng, vườn nhà cửa trong khu quy hoạch phải phôtocopy hộ
khẩu, chứng minh nhân dân, văn bản thừa kế, giấy tờ mua bán…và làm bản
kê khai nộp cho Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hóc Môn. Một
lần, hai lần, ba, bốn lần gọi lên gọi xuống, vẫn chưa xong, tốn bao
nhiêu tiền bạc, công sức. Rồi đo, vẽ bản đồ hiện trạng, rồi kê khai hoa
màu, rồi so sánh diện đối chiếu diện tích. Người dân bị xoay như cái
chong chóng, nhưng không hề được biết giá bồi thường một mét vuông đất
ruộng, đất ở, một căn nhà sẽ bị giài tỏa bao nhiêu tiền, bao giờ thì
bồi thường? Hỏi không ai trả lời. Người dân có nhà, có đất bỗng dưng
biến thành kẻ ăn nhờ ở tạm, vì không biết lúc nào sẽ phải ra đi giao đất
cho Công ty “nhớn” của Trung ương Đảng?
Không chỉ từ năm 2007, khi ông Trương Quốc Dũng tuyên bố bắt đầu thực hiện dự án Khu đô thị An Phú Hưng, mà trước đó, từ năm 2003, gần 1000 ha đất của dân hai xã Tân Thới Nhì, Tân Hiệp, Hóc Môn, đã là vùng bất khả xâm phạm, án binh bất động. Người dân không được sang nhượng quyền sử dụng đất, không được thực hiện thừa kế, không được chuyển đổi mục đích sử dụng đất, không được sửa chữa nhà cửa…nghĩa là không có bất kỳ quyền hành gì dù nhỏ nhất trên mảnh đất được cấp sổ đỏ, sổ hồng. Sở hữu toàn dân là thế, đã có kèm theo "Nhà nước thống nhất quản lý" trong luật thì ông chính quyền, lão đại gia nào muốn chiếm đâu cứ coi như mặc nhiên. Hóa ra, ai được quyền quản lý thì coi như được sở hữu luôn, dù là đất chan đẫm máu, mồ hôi, nước mắt do tổ tiên, ông bà từ xa xưa để lại (?!). Chỉ cần dựng một mái tôn che tạm mưa nắng, sửa một căn bếp dột, thậm chí sửa cái hố xí, cộng tác viên thanh tra xây dựng sẽ ập tới liền. Bọn cộng tác viên này có sáng kiến ém ở các cửa hàng vật liệu xây dưng, thấy chở xi măng, gạch, cát đi đâu là bám theo. Biên bản nộp phạt, buộc tháo dỡ, kèm theo là những cái lệnh cưỡng chế tàn bạo. Chưa ở đâu người dân bị o ép như vậy.
Nhưng, kéo rê suốt 10 năm, kể từ khi có quyết định giao đất cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên An Phú của Ban quản trị hành chính Trung ương Đảng, 5 năm, kể từ khi triển khai dự án Khu đô thị An Phú Hưng với lời tuyên bố hùng hồn giúp dân "đổi đời", đất vẫn bỏ hoang, chưa có một nhát cuốc động thổ, người dân chưa nhận được một xu bồi thường. Những chiếc cọc bê tông, bây giờ cỏ mọc trùm kím, tấm Pano hoành tráng ngày nào, gió mưa đã làm trôi tuột bức tranh nhà cửa, phố xá, trơ lại cái khung sắt và mấy tôn hoen rỉ. Nó trôi tuột đi, như lời hứa hão của tổng giám đốc Trương Quốc Dũng. Mang cái danh là Công ty thuộc Trung ương Đảng thì to quyền lắm. Cái quy hoạch người ta thích vẽ kiểu gì thì cứ vẽ, có khi xuyên qua cả phòng ngủ, nhà bếp của người dân mà không cần hỏi ý kiến ai. Dễ gì mà có "công khai hóa, bàn bạc dân chủ?". Nếu cơn số thị trường BĐS chưa hạ nhiệt, thấy có thể vơ lợi nhét túi thì làm hồ sơ “chuyên rmục đích sử dụng”, rồi gia tăng chặt nền, cắt đoạn bán, không lợi thì bỏ hoang rồi cho trôi tuột luôn.
Vừa qua Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã thu lại quyết định giao đất cho Công ty TNHH một thành viên An Phú. Vậy là hàng trăm tỷ đồng của nhà nước bỏ ra thuê thiết kế, lập dự án, đă trôi theo lời hứa hão mất rồi! Có ai nhận lỗi không? Và, có ai quan tâm tới những mất mát, thiệt thòi, mà hàng trăm hộ dân Tân Thới Nhì, Tân Hiệp đã phải gánh chịu suốt mười năm, đất dai bị hoang hóa mà dân không có đất canh tác?
Tôi hỏi ông Mến, người được Công ty An Phú giao nhiệm vụ phụ trách đền bù giải phóng mặt bằng dự án Khu đô thị An Phú Hưng, rằng bây giờ sẽ xử lý ra sao cái dự án quy mô này? Ông Mến cho biết: Công ty TNHH một thành viên An Phú không thực hiện dự án nữa. Có thể nay mai, Công ty cổ phần An Phú sẽ tiếp quản dự án đó.
Nay mai là bao lâu nhỉ? Một ngày, hai ngày, một tháng, hai tháng, hay lại năm năm, mười năm? Càng kéo dài thì đương nhiên dân càng được "đổi đời", từ có đất thành trắng tay, đổi nhanh từ hộ khá hoặc đủ ăn thành hộ nghèo. Một công ty của Đảng, nhân danh Đảng hứa trước dân, rồi để trôi tuột đi như thế, hỏi dân tin vào ai?
Minh Diện
(Blog BVB)
Đường Hải Phòng ngập mọi nơi, cây cối đổ gẫy mọi nơi, mái tôn rải rác trên đường và mất điện.
Ông Nguyễn Xuân Nghĩa còn hai năm, án của ông là 6 năm. Tôi chạnh nhớ đến bài thơ của ông và giật mình khi thấy lời thơ ấy và lời ca của ca sĩ Việt Khang rất giống nhau. Ngay mai là Việt Khang cũng bị đưa ra xét xử. Bài thơ ông Nghĩa như sau:
Người Buôn Gió
(Blog NBG)
Trong thời buổi kinh tế khó khăn vất vả bon chen kiếm sống, người dân Việt Nam ít người quan tâm đến các hội nghị, cuộc họp của giới quan chức mà thông thường là nhàm chán, khuôn mẫu, khô khan. Tuy nhiên, thời gian kể từ sau hội nghị Trung ương 5, chuẩn bị tiến hành hội nghị Trung ương 6, mọi sự quan tâm của người dân, đặc biệt là tầng lớp bình dân, đều hướng vào các diễn biến xung quanh sự kiện chính trị quan trọng này.
Đa phần tin tức lan truyền trong dư luận đều là tin đồn, khó kiểm chứng, chỉ đến khi ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng công khai phát biểu trước toàn thể hội nghị và quốc dân đồng bào rằng: “Ban Chấp hành Trung ương quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tự khắc phục, tự sửa chữa khuyết điểm;” thì những người từ trước đến nay vẫn kỳ vọng vào cuộc chỉnh đốn do Đảng CSVN phát động, tin tưởng cuộc chỉnh đốn sẽ đập tan bè đảng tham nhũng hại dân và tên đầu sỏ Nguyễn Tấn Dũng, họ bỗng chợt nhận ra đây chỉ là “Vở kịch” của sân khấu chính trị Việt Nam được diễn xuất bởi các kịch gia cộng sản.
Lần đầu tiên trong lịch sử Đảng CSVN, tập thể Bộ Chính trị xin nhận kỷ luật. Nếu đúng lời ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói, thì cả 14 vị lãnh đạo chóp bu đã thống nhất ý kiến 100%. Báo chí nhà nước ra sức ca ngợi việc “tự phê bình và xin nhận kỷ luật” này là chưa từng có trong lịch sử, là dũng cảm, thành khẩn, cầu thị, cách mạng v.v…
Sự thật, không thể có chuyện kỷ luật tập thể Bộ Chính trị, những lãnh đạo tối cao của đảng và nhà nước, mười mấy ông “Vua tập thể”, làm vậy chẳng khác nào Đảng tự chặt đầu mình.
Vậy màn diễn nhận lỗi tập thể này là thế nào? Tại sao việc biểu quyết kỷ luật “một đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị” không được tiến hành độc lập, công khai danh tính, mà lại gắn thêm nội dung kỷ luật cả tập thể Bộ Chính trị rồi tiến hành cùng lúc, giấu giếm dư luận, tựa như lỗi này là lỗi của tập thể, cá nhân bị kỷ luật thì cả tập thể cùng bị kỷ luật, vậy là hòa cả làng, tất cả được xí xóa.
Các nhà quan sát phân tích phần nhiều chỉ tập trung vào kết quả cuối cùng của hội nghị mà ít chú ý đến tình tiết quan trọng này: Nguyễn Tấn Dũng cùng phe cánh đã lật ngược thế cờ, từ thiểu số trở thành đa số, từ tình thế là một đối tượng trọng tâm của cuộc chỉnh đốn Dũng đã tráo trở biến thành một “dũng sĩ tự phê bình” gắn liền với trách nhiệm tập thể. Đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị đó không cần nói thì ai cũng biết chính là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đi một nước cờ thật cao, vô hiệu hóa toàn thể ban lãnh đạo Trung ương Đảng CSVN, thoát hiểm một cách ngoạt mục.
Người đã giúp Dũng đi nước cờ cao, người đó phải có đủ quyền bính để gây sức ép lên toàn thể ban lãnh đạo Trung ương Đảng CSVN, làm thay đổi cán cân quyền lực vốn đang nghiêng hẳn về phía liên minh Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang, người đó không ai khác chính là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh.
Tướng Phùng Quang Thanh ban đầu dường như đứng về phía liên minh Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang trong cuộc chỉnh đốn nhằm hạ bệ Nguyễn Tấn Dũng, bỗng chốc trở mặt theo gót những kẻ cơ hội. Tổng cục 2 – Bộ Quốc phòng từng trợ lực giúp ngài Tổng bí thư điều tra và bắt giữ bọn thuộc hạ của Dũng, thì nay quay ngoắt 180 độ vào thời điểm quyết định khiến Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng rơi vào thế bí, buộc phải chấp nhận thỏa hiệp với phe Nguyễn Tấn Dũng. Toàn bộ sự việc trên đều không nằm ngoài những toan tính của Nguyễn Tấn Dũng. Mưu kế này được giữ kín và sử dụng đúng thời điểm quyết định.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vì quá tin tưởng vị trí ổn định của mình trong Đảng, được đa số Ủy viên Trung ương và Bộ Chính trị ủng hộ, trong khi uy tín và thanh danh của Nguyễn Tấn Dũng rơi xuống thấp tận cùng, nhưng ông Trọng quên rằng Nguyễn Tấn Dũng hoàn toàn có năng lực dùng quân đội, công an để điều khiển, khống chế Trung ương và Bộ Chính trị; từ thiểu số, Dũng có thể trở thành đa số, ngược lại, đa số của ông Trọng rất dễ là thiểu số.
Tuy thiểu số nhưng Dũng có hai đồng minh quan trọng trong Bộ Chính trị là Lê Hồng Anh và Nguyễn Xuân Phúc, bên cạnh đó, Dũng còn hai “cánh tay” vô cùng lợi hại:
Thứ nhất, bên công an, Phụ trách an ninh là Nguyễn Văn Hưởng, Tô Lâm, Trần Quốc Liêm, họ khống chế cả một hệ thống tình báo, mật vụ, bí mật theo dõi giám sát tất thẩy các Ủy viên Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nhất cử nhất động đều không qua nổi bọn họ. Nguyễn Văn Hưởng – với vai trò là cố vấn an ninh cho Thủ tướng, luôn sát cánh bên Dũng, trở thành tay sai đắc lực của Dũng.
Thời gian công tác trong Trung ương (từ tháng 1/1995), Nguyễn Tấn Dũng được giao giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, do đó Dũng luôn nắm chắc lực lượng công an để đứng vững chân. Trong 6 năm làm Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định bổ nhiệm, thăng tướng cho rất nhiều lãnh đạo Bộ Công an. Từ tháng 4/2007 đến tháng 12/2011, có bốn đợt thăng hàm cấp tướng Công an, tổng cộng đã có 118 người được thăng cấp lên Thiếu tướng, 23 người được thăng cấp từ Thiếu tướng lên Trung tướng.
Thứ hai, bên quân đội có nhiều tướng lĩnh là thuộc hạ thân tín do Dũng cất nhắc đưa lên. Dũng luôn nắm chặt quân Át chủ bài là tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục 2, người có ảnh hưởng lớn trong quân đội.
Được sự hậu thuẫn của Nguyễn Chí Vịnh, Dũng bí mật lên kế hoạch chia rẽ và làm suy yếu Trung ương, cô lập đối thủ chủ yếu, lôi kéo sự ủng hộ của giới tướng lĩnh quân đội, cho thân tín bằng mọi cách mua chuộc được tướng Phùng Quang Thanh.
Cùng lúc, hệ thống tình báo, mật vụ của Nguyễn Văn Hưởng – Trần Quốc Liêm đã trợ giúp Dũng thu thập nhiều tin tức, tình hình trong nội bộ Đảng. Người của Hưởng được tung đi làm nhiệm vụ thuyết khách, mua chuộc bằng tiền không được thì họ đe dọa, uy hiếp, không từ bất cứ thủ đoạn nào.
Các ủy viên Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đa số đều ủng hộ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiến hành cuộc chỉnh đốn nội bộ, song do họ sợ sự uy hiếp của hệ thống tình báo, mật vụ, nên không dám liên minh, hợp tác với nhau.
Nguyễn Tấn Dũng đã đạt được mục đích không để Trung ương đoàn kết, nhất trí xung quanh Tổng bí thư và Chủ tịch nước. Tình thế dần dần đảo ngược, Dũng có thêm nhiểu sự ủng hộ, đặc biệt là của tướng Phùng Quang Thanh.
Không loại trừ khả năng Nguyễn Tấn Dũng lợi dụng sự can thiệp của Bắc Kinh để kiếm thêm số phiếu ủng hộ về mình. Trong bối cảnh Trung Quốc đang chuyển giao quyền lực, nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc không muốn Việt Nam có xáo trộn lớn về nhân sự cấp cao, vượt ra khỏi tầm kiểm soát của Trung Quốc.
Kết quả cuối cùng, Ban Chấp hành Trung ương đã biểu quyết không thi hành kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng và tập thể Bộ Chính trị. Với kết quả này Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục tại vị chờ thời cơ để phục thù. Trước tình thế đó, liên minh giữa hai ông Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang cũng tạm thời hoãn binh để tìm đối sách phù hợp.
Những tội trạng mà Nguyễn Tấn Dũng phải kiểm thảo tại hội nghị Trung ương 6 không được công khai cho toàn dân biết, nhưng đối với tự kiểm thảo của Dũng, hội nghị Trung ương đã ra quyết nghị và truyền đạt trong nội bộ Đảng. Qua lời nhận lỗi của Nguyễn Tấn Dũng trước Quốc hội (phiên khai mạc kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII) có thể thấy rằng Dũng đã chịu sức ép rất lớn, không thể tiếp tục lộng quyền, phải tạm thời nhường bớt quyền hành.
Chức vụ Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Dũng nắm giữ, thì nay chuyển về cho Tổng bí thư; Những thân tín của Dũng trong hệ thống ngân hàng từng bước bị thanh lọc; Nhóm lợi ích kinh tế cùng “chiếc vòi bạch tuộc” vươn dài bị chặt đứt, các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước được cấu trúc lại, chấm dứt giai đoạn thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước… Tuy nhiên, quyền uy của Dũng trong chính phủ, công an vẫn rất lớn, lực lượng còn nguyên vẹn không bị tổn thất nào.
Kẻ tham quyền cố vị thì vẫn chứng nào tật ấy không bao giờ thay đổi, một người mưu mô thủ đoạn, tham tàn vô độ như Nguyễn Tấn Dũng sẽ không dễ gì đầu hàng. Nguyễn Tấn Dũng đã không từ thủ đoạn nào để khống chế Trung ương CSVN, tranh đoạt quyền lực, thì cũng không từ thủ đoạn nào để trả thù, trừng phạt những đối thủ chính trị, phe đối lập và bất đồng chính kiến.
Đòn thù của Nguyễn Tấn Dũng có thể giáng xuống bất cứ lúc nào, tàn nhẫn và khốc liệt. Có thể kết luận hội nghị Trung ương 6 khóa XI là một thất bại của Đảng CSVN; Những nhân tố gây bất ổn chưa được loại bỏ, những mâu thuẫn nội tại chưa được giải quyết, không có thay đổi đáng kể nào ở thượng tầng kiến trúc, hình thái ý thức hệ; Tóm lại không có bất cứ đột phá nào ngoài những lời xin lỗi, hứa hẹn suông!
Việt Nam, ngày 30 tháng 10 năm 2012
Trần Vân (gửi đăng)
(DanChimViet)
Luật pháp thụt lùi
Vụ kết án nhạc sỹ Việt Khang cùng đồng nghiệp Trần Vũ An Bình với tổng
mức án 10 năm tù, 4 năm quản chế liên quan tới việc các anh tham gia
trang Web Tuổi trẻ yêu nước và sáng tác hai ca khúc “Việt nam tôi đâu”,
“Anh là ai” để lại cho mọi người yêu nước tình cảm vừa chua xót vừa bất
bình.
Trước đây, nhà nước đã kết án nặng nề một số người yêu nước, phản biện như các anh Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Cù Huy Hà Vũ…và nhiều người khác nữa với tội danh được gắn cho là vi phạm điều 79, 88 bộ luật hình sự. Nhưng gần đây với việc kết án các blogger Nguyễn Văn Hải (Điếu cày), Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải và đến nay là hai nhạc sỹ Việt Khang, Trần Vũ An Bình cho thấy nhà nước bắt đầu “sờ đến” giới văn nghệ sỹ như một thông điệp răn đe cứng rắn.
Nhưng vấn đề là “Xin hỏi anh, sao anh bắt tôi, tôi làm điều gì sai? Anh là ai sao không cho tôi xuống đường để tỏ bày?”
Nếu bắt và buộc tội các anh vì tham gia, lập hội Tuổi trẻ yêu nước thì chính những người quyết đinh bắt các anh phải bị đưa ra tòa xét xử vì Theo qui định của điều 129 bộ luật Hình sự: “người nào có hành vi cản trở công dân thực hiện quyền hội họp thì có thể bị phạt tù tới 1 năm và có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 1 tới 5 năm”.
Luật pháp của chúng ta không thể đi giật lùi khi ngay từ năm tháng 5 năm 1957, Hồ Chủ Tịch đã ký luật số 101/SL-L-003 qui định về quyền tự do hội họp. Luật này được cụ thể hóa bằng Nghị định số 45/2010/N Đ-CP, ngày 21 tháng 4 năm 2010 của chính phủ.
Như vậy theo qui định của Hiến pháp và luật số 101/SL-L-003 thì công dân Việt Nam có quyền tư do hội họp. Không ai được xâm phạm đến quyền tự do hội họp của công dân.
Nếu bắt và kết án các anh về tội sáng tác 2 ca khúc đã nêu thì chính cơ quan công an và Tư pháp đã vi phạm điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
Việt nam đã tham gia các công ước quốc tế trong đó có công ước nhân quyền mà sắp tới đây Việt nam đang vận động tham gia Hội đồng Nhân quyền thế giới.
Điều 19 của UNDP cũng bảo đảm rằng " Mọi người đều có quyền tự do biểu thị ý kiến và tự do ngôn luận của mình; quyền này bao gồm tự do giữ quan điểm của minh mà không bị quấy rầy..."
Sau hội nghị TW6, để lấy lại lòng tin của nhân dân đang bị mất quá nhiều, nhà nước không thể nói một đường mà làm một nẻo được. Vậy mà với bản án này, nhà nước đã làm trái với Hiến pháp, luật pháp mà nhà nước xây dựng nên.
Điều trớ trêu là hình như nhà nước bắt hai anh, trong đó Việt Khang sáng tác ca khúc có yếu tố phản đối Trung quốc xâm lược và hô hào: “Già trẻ, gái trai, giơ cao tay chống xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam”.
Những ngôn từ đó thể hiện tâm tình yêu nước và phản ứng (bằng lời nói, chưa có hành vi) chống “kẻ nhu nhược bán nước”. Không những không thể kết tội người viết được mà lẽ ra là phải ủng hộ những câu từ như vậy, trừ khi, chính “kẻ nhu nhược bán nước” bị chạm nọc mà quay ra trả thù thì không nói làm gì.
Ta cũng không thể nói nhà nước nói chung, ngành tư pháp nói riêng không có sai lầm nhưng khi có sai lầm ta nên sửa như trước đây, nhà nước đã từng sai trong vụ Văn nhân-Giai phẩm. Tuy chưa công khai lên tiếng xin lỗi về những sai lầm trong vụ án Nhân văn-Giai phẩm của mấy chục năm về trước nhưng nhà nước đã sửa sai. Cái sai lớn như cải cách ruộng đất nhà nước còn dám xin lỗi và tiến hành sửa sai đó thôi.
Trong quá khứ thời thập nên sáu, bảy mươi ở hà nội có những người chỉ vì nghe nhạc vàng còn bị bắt bỏ tù, bây giờ khắp cả nước hát nhạc vàng và điều đó là đúng không có gì sai cả. Nhưng hồi đó là cái thời chúng ta còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng chống “nhạc màu vàng” của trung quốc những năm 1958. Chả lẽ đến bây giờ nhà nước vẫn chịu ảnh hưởng tư tưởng sai lầm lạc hậu của Trung quốc đến vậy hay sao?
Ở thế kỷ này thế giới đã thay đổi quá nhiều. Nhà nước cần thấy như Mianma còn biết phải cởi trói cho tự do ngôn luận để đất nước tiến lên, phát triển.
Ở nước ta ngày trước Luật sư Nguyễn Mạnh Tường có nói hai việc rất chân thành góp ý với nhà nước để củng cố khối đoàn kết dân tộc:
1. Đảng viên Lao động và cán bộ thi hành chính sách thiếu tinh thần dân chủ. Do đó xa lìa quần chúng, và tạo ra tình trạng đối lập quần chúng với mình. Để sửa đổi, cần xây dựng quan điểm quần chúng cho đảng viên và cán bộ, và yêu cầu Trung ương Đảng và Chính phủ đảm bảo sự thi hành triệt để các tự do dân chủ.
2. Quần chúng chưa thấm nhuần tinh thần chủ nhân trên đất nước, do đó chưa tranh đấu đòi thực hiện dân chủ. Để sửa chữa, ta cần xây dựng ý thức dân chủ cho quần chúng.
Đến bây giờ hai ý đó cũng còn nguyên tính thời sự.
Mai Xuân Dũng
Trước đây, nhà nước đã kết án nặng nề một số người yêu nước, phản biện như các anh Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Cù Huy Hà Vũ…và nhiều người khác nữa với tội danh được gắn cho là vi phạm điều 79, 88 bộ luật hình sự. Nhưng gần đây với việc kết án các blogger Nguyễn Văn Hải (Điếu cày), Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải và đến nay là hai nhạc sỹ Việt Khang, Trần Vũ An Bình cho thấy nhà nước bắt đầu “sờ đến” giới văn nghệ sỹ như một thông điệp răn đe cứng rắn.
Nhưng vấn đề là “Xin hỏi anh, sao anh bắt tôi, tôi làm điều gì sai? Anh là ai sao không cho tôi xuống đường để tỏ bày?”
Nếu bắt và buộc tội các anh vì tham gia, lập hội Tuổi trẻ yêu nước thì chính những người quyết đinh bắt các anh phải bị đưa ra tòa xét xử vì Theo qui định của điều 129 bộ luật Hình sự: “người nào có hành vi cản trở công dân thực hiện quyền hội họp thì có thể bị phạt tù tới 1 năm và có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 1 tới 5 năm”.
Luật pháp của chúng ta không thể đi giật lùi khi ngay từ năm tháng 5 năm 1957, Hồ Chủ Tịch đã ký luật số 101/SL-L-003 qui định về quyền tự do hội họp. Luật này được cụ thể hóa bằng Nghị định số 45/2010/N Đ-CP, ngày 21 tháng 4 năm 2010 của chính phủ.
Như vậy theo qui định của Hiến pháp và luật số 101/SL-L-003 thì công dân Việt Nam có quyền tư do hội họp. Không ai được xâm phạm đến quyền tự do hội họp của công dân.
Nếu bắt và kết án các anh về tội sáng tác 2 ca khúc đã nêu thì chính cơ quan công an và Tư pháp đã vi phạm điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
Việt nam đã tham gia các công ước quốc tế trong đó có công ước nhân quyền mà sắp tới đây Việt nam đang vận động tham gia Hội đồng Nhân quyền thế giới.
Điều 19 của UNDP cũng bảo đảm rằng " Mọi người đều có quyền tự do biểu thị ý kiến và tự do ngôn luận của mình; quyền này bao gồm tự do giữ quan điểm của minh mà không bị quấy rầy..."
Sau hội nghị TW6, để lấy lại lòng tin của nhân dân đang bị mất quá nhiều, nhà nước không thể nói một đường mà làm một nẻo được. Vậy mà với bản án này, nhà nước đã làm trái với Hiến pháp, luật pháp mà nhà nước xây dựng nên.
Điều trớ trêu là hình như nhà nước bắt hai anh, trong đó Việt Khang sáng tác ca khúc có yếu tố phản đối Trung quốc xâm lược và hô hào: “Già trẻ, gái trai, giơ cao tay chống xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam”.
Những ngôn từ đó thể hiện tâm tình yêu nước và phản ứng (bằng lời nói, chưa có hành vi) chống “kẻ nhu nhược bán nước”. Không những không thể kết tội người viết được mà lẽ ra là phải ủng hộ những câu từ như vậy, trừ khi, chính “kẻ nhu nhược bán nước” bị chạm nọc mà quay ra trả thù thì không nói làm gì.
Ta cũng không thể nói nhà nước nói chung, ngành tư pháp nói riêng không có sai lầm nhưng khi có sai lầm ta nên sửa như trước đây, nhà nước đã từng sai trong vụ Văn nhân-Giai phẩm. Tuy chưa công khai lên tiếng xin lỗi về những sai lầm trong vụ án Nhân văn-Giai phẩm của mấy chục năm về trước nhưng nhà nước đã sửa sai. Cái sai lớn như cải cách ruộng đất nhà nước còn dám xin lỗi và tiến hành sửa sai đó thôi.
Trong quá khứ thời thập nên sáu, bảy mươi ở hà nội có những người chỉ vì nghe nhạc vàng còn bị bắt bỏ tù, bây giờ khắp cả nước hát nhạc vàng và điều đó là đúng không có gì sai cả. Nhưng hồi đó là cái thời chúng ta còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng chống “nhạc màu vàng” của trung quốc những năm 1958. Chả lẽ đến bây giờ nhà nước vẫn chịu ảnh hưởng tư tưởng sai lầm lạc hậu của Trung quốc đến vậy hay sao?
Ở thế kỷ này thế giới đã thay đổi quá nhiều. Nhà nước cần thấy như Mianma còn biết phải cởi trói cho tự do ngôn luận để đất nước tiến lên, phát triển.
Ở nước ta ngày trước Luật sư Nguyễn Mạnh Tường có nói hai việc rất chân thành góp ý với nhà nước để củng cố khối đoàn kết dân tộc:
1. Đảng viên Lao động và cán bộ thi hành chính sách thiếu tinh thần dân chủ. Do đó xa lìa quần chúng, và tạo ra tình trạng đối lập quần chúng với mình. Để sửa đổi, cần xây dựng quan điểm quần chúng cho đảng viên và cán bộ, và yêu cầu Trung ương Đảng và Chính phủ đảm bảo sự thi hành triệt để các tự do dân chủ.
2. Quần chúng chưa thấm nhuần tinh thần chủ nhân trên đất nước, do đó chưa tranh đấu đòi thực hiện dân chủ. Để sửa chữa, ta cần xây dựng ý thức dân chủ cho quần chúng.
Đến bây giờ hai ý đó cũng còn nguyên tính thời sự.
Mai Xuân Dũng
________________
Nguyễn Văn Thiện - Bắt hết đi, tù hết đi…
Luật sư bị bắt, nhà báo bị bắt, sinh viên bị bắt, đến lượt nhạc sĩ cũng
bị bắt tù nốt. Những án tù liên tiếp và rất nặng ấy nói lên điều gì
không, khi mà kẻ làm đổ bể hệ thống kinh tế của quốc gia chỉ cần xin lỗi
là xong và rồi vẫn đầu chày đít thớt lên diễn đàn dạy dỗ con người lòng
tự trọng?
Những bản án nặng nề ấy có nói lên điều gì không khi những người bị kết
án đều không một tấc sắt cầm tay, không được trang bị dùi cui súng lục,
không được trang bị những con dấu đỏ làm sẵn sàng đổi trắng thay đen?
Chống nhà nước ư? Cô sinh viên ngoài 20 tuổi, làm gì mà chống nổi dùi
cui súng lục? Anh sáng tác nhạc, xướng ca vô loài, làm gì mà chống nổi
chó béc giê? Mà nhà nước làm sao mà phải chống?
Chính Hồ Chí Minh đã nói: Dân chủ có nghĩa là dân được mở miệng cơ mà?
Hay đất nước này đang thực hiện ngược lại lời dạy của Bác Hồ?
Nói gì thì nói, bắt cũng bắt rồi, tù cũng tù rồi. Chỉ xin nói thêm rằng:
Bắt tiếp đi, bắt nữa đi, tù hết đi, nếu không có tiền để xây thêm nhà
tù thì cứ bổ đầu dân mà thu thuế. Nhà tù phải xây nhiều, to, cao, chắc
chắn, hoành tráng, để các nước trên thế giới đến tha hồ mà tham quan,
học hỏi thiên đường xã hội chủ nghĩa của chúng ta…
Nguyễn Văn Thiện(Blog Nguyễn Văn Thiện)
'Hiện tượng Nguyễn Bá Thanh' truy Thống đốc về nợ xấu
"Nợ xấu không phải xấu mà quá xấu, không bao giờ đòi được" hay "Bộ Tài
chính dù quân hùng tướng mạnh đến đâu cũng không giám sát được" là 2
phát biểu của ông Nguyễn Bá Thanh tại Quốc hội.
Nếu có đổ vỡ kinh tế thì do ngân hàng, ông Nguyễn Bá Thanh, đại biểu đến từ Đà Nẵng nhấn mạnh. Đại biểu này cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước tập trung phân tích và bóc tách nợ xấu, làm rõ con số của doanh nghiệp là bao nhiêu, đặc biệt là tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Ông Thanh đặt câu hỏi, tại sao với người dân, doanh nghiệp thường, khi đi vay mà không trả được hết nợ thì ngân hàng siết nhà, đất, nhưng với một số đối tượng lại không làm như vậy?
Ngoài nguyên nhân chính của nợ xấu là bất động sản đóng băng, ông Thanh cho biết, có một vấn đề lớn hơn, đó là nâng khống giá trị tài sản thế chấp lên để cho vay. Khu đất trị giá thực chỉ 200 tỷ đồng, ngân hàng định giá nâng lên 800 - 1.000 tỷ đồng và cho vay 600 tỷ. Nhưng khi rao bán 100 tỷ đồng mà không ai mua thì mất luôn 500 tỷ đồng. Đây chính là nợ xấu, chưa nói đến trước đó cả người đi vay, người cho vay đều bỏ túi chục tỷ đồng, đại biểu là “hiện tượng” của Đà Nẵng nêu thắc mắc.
Tại nghị trường, ông Nguyễn Bá Thanh nhận định: “Có những khoản nợ không phải xấu, mà là quá xấu, không bao giờ đòi được”. Về nợ xấu tại các tập đoàn nhà nước, ông dẫn ví dụ về 2 nhà máy xi măng là Hạ Long, Cẩm Phả và cho biết, tổng đầu tư lên tới 4.000-6.000 tỷ đồng nhưng sau một vài năm đã lỗ mỗi đơn vị hơn 1.000 tỷ đồng thì đó chính là nợ xấu. “Ngân hàng Nhà nước phải thống kê nghiêm túc thì mới nói được năm nào giảm bao nhiêu %, giảm như thế nào, phải phân tích số liệu chính xác mới xử lý rõ ràng”, đại biểu Nguyễn Bá Thanh nói.
Bàn về tồn kho, đại biểu là Bí thư TP. Đà Nẵng thẳng thắn kết luận, tồn kho nhiều nhất vẫn là đất, nhà, xi măng sắt thép, vật liệu xây dựng. Ông đặt câu hỏi: “Một nước nghèo mà không dưới 100 tỷ đôla cho nhà đất thì như thế nào?”.
Ông Thanh cũng đề xuất 3 giải pháp trong điều hành giá xăng dầu, gồm siết chặt tạm nhập tái xuất, chia nhỏ doanh nghiệp chiếm thị phần quá lớn trên 60% và giảm thời gian dự trữ xăng dầu từ 30 ngày còn 15 ngày. Ông Nguyễn Bá Thanh bày tỏ: “Tạm nhập tái xuất là theo thông lệ quốc tế, nhưng nếu có lợi thì làm và không để xảy ra buôn lậu hay lợi ích nhóm. Còn riêng vấn đề dự trữ xăng dầu, Bộ Tài chính có quân hùng tướng mạnh đến đâu cũng không giám sát được, vì doanh nghiệp dự trữ bao nhiêu ngày có trời mới biết”.
Hoàng Anh
(infonet.vn)
Nếu có đổ vỡ kinh tế thì do ngân hàng, ông Nguyễn Bá Thanh, đại biểu đến từ Đà Nẵng nhấn mạnh. Đại biểu này cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước tập trung phân tích và bóc tách nợ xấu, làm rõ con số của doanh nghiệp là bao nhiêu, đặc biệt là tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Ông Thanh đặt câu hỏi, tại sao với người dân, doanh nghiệp thường, khi đi vay mà không trả được hết nợ thì ngân hàng siết nhà, đất, nhưng với một số đối tượng lại không làm như vậy?
Ông Nguyễn Bá Thanh luôn có những phát ngôn thẳng thắn ngay tại Quốc hội
Ngoài nguyên nhân chính của nợ xấu là bất động sản đóng băng, ông Thanh cho biết, có một vấn đề lớn hơn, đó là nâng khống giá trị tài sản thế chấp lên để cho vay. Khu đất trị giá thực chỉ 200 tỷ đồng, ngân hàng định giá nâng lên 800 - 1.000 tỷ đồng và cho vay 600 tỷ. Nhưng khi rao bán 100 tỷ đồng mà không ai mua thì mất luôn 500 tỷ đồng. Đây chính là nợ xấu, chưa nói đến trước đó cả người đi vay, người cho vay đều bỏ túi chục tỷ đồng, đại biểu là “hiện tượng” của Đà Nẵng nêu thắc mắc.
Tại nghị trường, ông Nguyễn Bá Thanh nhận định: “Có những khoản nợ không phải xấu, mà là quá xấu, không bao giờ đòi được”. Về nợ xấu tại các tập đoàn nhà nước, ông dẫn ví dụ về 2 nhà máy xi măng là Hạ Long, Cẩm Phả và cho biết, tổng đầu tư lên tới 4.000-6.000 tỷ đồng nhưng sau một vài năm đã lỗ mỗi đơn vị hơn 1.000 tỷ đồng thì đó chính là nợ xấu. “Ngân hàng Nhà nước phải thống kê nghiêm túc thì mới nói được năm nào giảm bao nhiêu %, giảm như thế nào, phải phân tích số liệu chính xác mới xử lý rõ ràng”, đại biểu Nguyễn Bá Thanh nói.
Bàn về tồn kho, đại biểu là Bí thư TP. Đà Nẵng thẳng thắn kết luận, tồn kho nhiều nhất vẫn là đất, nhà, xi măng sắt thép, vật liệu xây dựng. Ông đặt câu hỏi: “Một nước nghèo mà không dưới 100 tỷ đôla cho nhà đất thì như thế nào?”.
Ông Thanh cũng đề xuất 3 giải pháp trong điều hành giá xăng dầu, gồm siết chặt tạm nhập tái xuất, chia nhỏ doanh nghiệp chiếm thị phần quá lớn trên 60% và giảm thời gian dự trữ xăng dầu từ 30 ngày còn 15 ngày. Ông Nguyễn Bá Thanh bày tỏ: “Tạm nhập tái xuất là theo thông lệ quốc tế, nhưng nếu có lợi thì làm và không để xảy ra buôn lậu hay lợi ích nhóm. Còn riêng vấn đề dự trữ xăng dầu, Bộ Tài chính có quân hùng tướng mạnh đến đâu cũng không giám sát được, vì doanh nghiệp dự trữ bao nhiêu ngày có trời mới biết”.
Hoàng Anh
(infonet.vn)
Bốn kịch bản Dân Chủ tại Việt Nam và chọn lựa của chúng ta
A. Bốn Kịch Bản Dân Chủ:Dân chủ hóa là con đường tất yếu của Việt Nam, nhưng sẽ xẩy ra theo kịch bản nào? Bài viết này tóm lược 4 kịch bản có thể xẩy ra và Kịch Bản tối ưu mà chúng tôi đề nghị mọi người quan tâm đến tương lai Việt Nam nên chọn lựa và tích cực cùng nhau thực hiện để sớm gỡ bỏ được cơ chế độc tài đảng trị và đưa đất nứơc vào thời kỳ thịnh vượng và dân chủ một cách ôn hòa bất bạo động.
I. Kịch Bản I: Đổi Mới Chính Trị (Đổi Mới II)
- Ban lãnh đạo đảng CSVN là tác nhân chính và duy nhất, đưa ra kế họach cải cách chính trị-xã hội nhằm mở rộng dân chủ và dân chủ hóa từng bước dưới sự lãnh đạo của đảng CS, qua việc thực hiện một số hay toàn bộ các công việc cải cách sau đây:
- sửa Hiến Pháp: luật pháp hóa vai trò lãnh đạo của đảng CS, hợp nhất hoặc tách biệt hẳn quyền lực của các cơ cấu đảng và chính quyền từ trung ương xuống địa phương (không song hành và trùng lấp như hiện nay), tăng cường quyền lực cho chính quyền trung ương;
- mở rộng QH và chính phủ cho các thành phần ngoài đảng CS;
- tăng cường vai trò kiểm sóat của QH, và mở rộng vai trò phản biện của các tổ chức xã hội và của truyền thông;
- ra luật hội đoàn dân sự cho phép công dân được thành lập các tổ chức dân sự (phi chính trị) độc lập với đảng và nhà nước;
- canh cải hệ thống luật pháp theo hướng pháp trị hơn dù vẫn độc đảng (rule of law); ban hành một số đạo luật mới hoặc sửa đổi một số đạo luật quan trọng liên quan đến sở hữu đất đai, biểu tình, đình công, hội đoàn dân sự…
- cho phép công dân được thực hiện các công cuộc nghiên cứu, thảo luận, phản biện về các vấn đề chính trị-xã hội, văn hóa tư tưởng, về các mô hình và tiến trình dân chủ, có thể hoạt động chính trị, nhưng không được thành lập các tổ chức chính trị, các chính đảng.
- mở cửa cho các hội đoàn nhân quyền quốc tế vào Việt Nam.
II. Kịch bản II: “Chế Độ Sụp Đổ”
Sự tranh chấp quyền lực và quyền lợi trong nội bộ ban lãnh đạo đảng CSVN làm cho họ bị tê liệt, không đưa ra được một chương trình cụ thể và hữu hiệu để giải quyết các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục ngày càng trì trệ và suy thoái.
Chính quyền trung ương bất lực không giải quyết được các vấn đề chính trị, xã hội, nhũng lạm quyền thế, công an lộng hành… do các chính quyền địa phương gây ra.
Quốc tế ngưng hỗ trợ vô điều kiện hoặc với các điều kiện ưu đãi, ngược lại, ngày càng đòi hỏi các điều kiện cải thiện nhân quyền, dân quyền, mở rộng tự do dân chủ cho người dân.
Áp lực, ảnh hưởng và xâm nhập của Trung quốc ngày càng mạnh, nhất là đối với vùng biên giới, và tại các chính quyền địa phương.
Những vấn đề xã hội, giáo dục ngày càng trầm trọng chính quyền trung ương không giải quyết được: nông dân tiếp tục chống lại việc cưỡng chế ruộng đất cho tư bản đỏ, công nhân đình công lan rộng, đời sống thành thị ngày càng khó khăn, khủng hoảng giáo dục và đại học vì số học sinh các cấp và số sinh viên gia tăng quá nhanh…
Các thành phần và nhóm dân chủ và tiến bộ xã hội tạo được hệ thống liên lạc và phối hợp hành động hữu hiệu, vượt qua được màng lưới ngăn chặn và phá vỡ của an ninh;
Một biến cố kinh tế, xã hội xẩy ra tại một thành phố lớn làm bùng nổ những cuộc xuống đường, bạo động lan rộng, chế độ sụp đổ. Những gì sẽ xẩy ra sau đó tùy thuộc vào nhiều yếu tố như thái độ (và can thiệp) của quốc tế, của Trung quốc, tiếng nói và hành động của các nhóm dân chủ và tiến bộ xã hội trong-ngoài nước, của các cán bộ đảng viên CS tiến bộ…
Hai trường hợp có thể xẩy ra: (a) quân đội can thiệp và chấm dứt chế độ đảng trị, thiết lập chế độ quân phiệt một thời gian trứơc khi chuyển sang dân chủ với một chính quyền dân sự; (b) một ban lãnh đạo CS mới, cấp tiến, chấp nhận dân chủ, nắm quyền và thực hiện tiến trình chuyển sang dân chủ.
III. Kịch Bản III: “Chiến Tranh Hạn Chế”
1. Chiến tranh hạn chế xẩy ra tại Biển Đông:
- hạm đội TQ bất ngờ tấn công và chiếm đóng một số đảo tại Trường Sa hiện do Phillipins và Việt Nam giữ; hải quân Phi và Việt thua, không bảo vệ được các đảo này;
- hạm đội Mỹ, Úc, Nhật, Ấn lập tức được điều động đến vùng biển Đông với ký do để bảo vệ tuyến lưu thông hàng hải qua vùng biển này. Hải quân Việt, Phi, Singapore, Malaysia…tăng cường lực lượng và đặt trong tình trạng ứng chiến tại vùng biển Đông. Tình hình căng thẳng có nguy cơ bùng nổ chiến tranh khu vực;
- ASEAN và HĐBA LHQ họp khẩn cấp để tìm biện pháp ngăn chặn chiến tranh. TQ tăng cường hải lục không quân tại vùng biển đông và tuyên bố đã lấy lại các đảo bị chiếm giữa, sẽ không rút lui, và tự ngưng chiến.
2. Ban lãnh đạo đảng và chính quyền Việt Nam lúng túng và bất lực không dám có những quyết định cứng rắn với TQ, trong khi TQ tăng cường quân đội tại vùng biên giới đất liền và tại Hòang Sa. Tại các thành phố lớn trí thức, thanh niên, học sinh, sinh viên yêu nước liên tục biểu tình chống TQ xâm lược, bị lực lượng an ninh đàn áp.
3. Quân đội đứng lên, đóng vai trò lãnh đạo và chủ động tại trung ương và địa phương, quốc hội tạm thời ngưng hoạt động, chính phủ ban bố tình trạng thiết quân luật, ra lệnh tổng động viên… nhưng không chính thức tuyên chiến với TQ.
4. Hải quân Việt-Phi hợp tác nhằm bảo vệ các hải đảo chưa bị TQ chiếm giữ và liên minh họat động với hải quân Mỹ, Úc, Ấn Độ để bảo vệ thông thương hàng hải qua vùng biển đông. LHQ can thiệp để nhăn chặn chiến tranh và mở diễn đàn quốc tế nhằm bảo đảm hòa bình và thông thương hàng hải tại vùng biển Đông.
5. Tình trạng biển đông tạm lắng dịu nhưng Việt, Phi mất thêm một số đảo về tay TQ.
6. Việt Nam hậu chiến tranh hạn chế sẽ như thế nào tùy thuộc vào tình trạng mạnh hay yếu của đảng CSVN, của các lực lượng dân chủ, tiến bộ, và thái độ của quốc tế. Nhìn chung cuộc vận động dân chủ hóa chịu một bước lùi tạm thời.
IV. Kịch Bản IV: “Chuyển Hóa Dân Chủ”
Các điều kiện chính trị-xã hội diễn ra như trong Kịch Bản II, cũng sẽ diễn ra trong Kịch Bản IV này, cụ thể là các điều 1,2,3,4,5,6 trong Kịch bản II. Nhưng điều 7 và 8 của Kịch bản II sẽ không xẩy ra được, do đó không dẫn đến sụp đổ chế độ bằng phong trào xuống đường của quần chúng;
Ban lãnh đạo đảng CSVN, dù không thực hiện được kế hoạch Đổi Mới Chính trị như họ dự trù, nhưng vẫn thực hiện được một số các cải cách chính trị, cụ thể là các điều 2,3,4,5 trong Kịch Bản I dẫn đến kết quả:
- mở rộng QH và chính phủ cho các thành phần ngoài đảng CS;
- tăng cường vai trò kiểm sóat của QH, và mở rộng vai trò phản biện của các tổ chức xã hội và của truyền thông;
- ra luật hội đoàn dân sự cho phép công dân được thành lập các tổ chức dân sự (phi chính trị) độc lập với đảng và nhà nước;
- canh cải hệ thống luật pháp theo hướng pháp trị hơn (rule of law)
Trong Kịch bản IV, ngoài 3 yếu tố nêu tại điều 3 trên đây, còn một tác nhân quan trọng: đó là ba thành phần mới xuất hiện trong xã hội bao gồm: (1) các cá nhân, nhóm đòi công bằng và tiến bộ xã hội, (2) các nhóm đòi bảo vệ đất nước chống bành trướng Bắc kinh, (3) các nhóm đòi tự do dân chủ. Trong 5 năm trở lại đây 3 thành phần này xuất hiện ngày càng rõ nét, công khai, tuy chưa thể liên kết và có tổ chức vì nhiều lý do. Đây là 1 trong 4 tác nhân của Kịch bản IV
Tóm lại Kịch bản 4 được triển khai nhờ 3 yếu tố (factors) và 4 tác nhân(actors):
5.1. Ba yếu tố là:
5.1.1. áp lực từ xã hội và quần chúng;
5.1.2. áp lực từ quốc tế và hải ngọai;
5.1.3. những cải cách của ban lãnh đạo CS.
5.2. Bốn tác nhân là:
5.2.1. ban lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản;
5.2.2. các thành phần họat động trong xã hội, vì công bằng xã hội, bảo vệ đât nước, đòi tự do dân chủ;
5.2.3. thanh niên trí thức trẻ thành thị, nông dân và công nhân muốn thay đổi;
5.2.4. tác nhân quốc tế, kể cả TQ và Tây phương: vừa giúp đỡ vùa áp lực.
6. Những diễn biến trong Kịch Bản IV:
6.1. Hiến Pháp được sửa đổi để mở đường cho việc thực hiện các cải cách chính trị, luật pháp như nêu ra trong điều 2 trên đây;
6.2. các thành phần dân tộc, tiến bộ và dân chủ nương vào những cải cách chính trị do ban lãnh đạo Cộng sản đưa ra, thành lập các tổ chức dân sự, đẩy mạnh và đa dạng hóa các họat động công khai mà các đạo luật mới cho phép;
6.3. các thành phần dân tộc, tiến bộ và dân chủ hỗ trợ quần chúng trong những cuộc vận động đòi hỏi các quyền hợp pháp của họ, chống lại cường hào ác bá, đòi công bằng xã hội…
6.4. các hình thức bất phục tùng dân sự, biểu tình, tập họp thảo luận, phản kháng và phản biện chính trị-xã hội xuất hiện ngày càng nhiều và công khai, vừa đòi hỏi vừa đối thọai với chính quyền để đòi mở rộng tự do và thực thi dân chủ;
6.5. xuất hiện công khai các tổ chức chính trị đòi tự do họat động chính trị, tự do ứng cử và bầu cử…Nhiều ứng cử viên độc lập tham gia vào các cuộc bầu cử địa phương và QH;
6.6. Đa nguyên xã hội trước đa đảng chính trị sau, trước sau lâu hay mau tùy tình hình chung và chuyển biến của hai bên dân chủ và chính quyền. Đây là tiến trình dân chủ hoá đặc thù của Việt Nam, khác Bắc Phi và Miến Điện. Với sự ủng hộ của quốc tế và lớn dậy của các tổ chức và hoạt động dân sự, kể cả chính trị không đảng phái, độc lập với đảng CS, có khả năng xuất hiện một hình thức đa nguyên văn hóa- xã hội, và đối lập chính trị, dù đảng CS vẫn lãnh đạo và chưa chính thức chấp nhận đa đảng chính trị. Tình hình hiện nay, trong nội bộ đảng CS cũng như ngoài xã hội, đang mở ra khả năng xuất hiện, bán công khai và công khai, những hình thức hoạt động và tổ chức dân sự, đa nguyên văn hóa, xã hội và chính trị, dù chưa đươc chính thức công nhận, và vẫn bị đàn áp, lúc mạnh, lúc nhẹ, tùy người, tùy nhóm, và dù các chính đảng chưa xuất hịện công khai được.
7. Những công việc mà thành phần dân tộc, dân chủ, tiến bộ cần thực hiện, dựa vào cơ hội do tình hình chung cho phép, và từ những cải cách chính trị mang lại (Kịch Bản I), để đẩy nhanh những diễn biến của Kịch Bản IV nêu ra trong điều 6 trên đây.
7.1. thành lập các tổ chức dân sự; kết nối mạng về tổ chức và phối hợp hành động qua các đề án hoạt động chung về văn hóa và chính trị-xã hội;
7.2. sáng tạo và tổ chức các hình thức đa dạng bầy tỏ nguyện vọng và đòi hỏi công bằng xã hội, minh bạch hóa và dân chủ hóa chính quyền, một cách ôn hòa bất bạo động: hội thảo (online, dưới đất), tụ họp không chính thức (quán café…sân trường…), biểu tình ngồi (sit-in), tụ tập đông người nơi công cộng…các hình thức phản kháng dân sự, bất phục tùng dân sự…
7.3. chất vấn và đối thọai với chính quyền về các vấn đề chính trị-xã hội; hỗ trợ dân oan, và kiến nghị giải quyết các yêu sách của họ…
7.4. kết hợp với truyền thông và thành phần họat động hải ngọai trong việc vận động quốc tế ủng hộ dân chủ…
7.5. ứng cử với tư cách độc lập trong các cuộc bầu cử địa phương và QH.
B. Nhận Định Và Chọn Lựa Kịch Bản
I. Nhận Định : Kịch bản I có khả năng xẩy ra cao nhất, Kịch bản II khó xẩy ra được, Kịch bản III, khả năng xẩy ra thấp nhất, và nếu xẩy ra, cuộc vận động dân chủ phải đình trệ.
1. Kịch bản I:
1.1. Tình hình trong nước trong thời gian gần đây cho thấy trong 4 kịch bản, Kịch bản I (Đổi Mới Chính Trị) có khả năng xẩy ra cao nhất và trong thực tế ban lãnh đạo đảng CSVN đang chủ động thực hiện.
1.2. Tuy nhiên chúng tôi cho rằng ban lãnh đạo CS sẽ không thực hiện trọn vẹn Kịch bản này, mà chỉ thực hiện một số điều dự trù trong KB I vì nhiều lý do, trong đó có lý do dễ hiểu là họ luôn lo sợ mất độc quyền chính trị và đặc lợi kinh tế tài chánh, do đó không đủ tầm nhìn và bãn lãnh để thực hiện trọn vẹn KB I. Và nếu có thực hiện họ cũng không nhằm mục đích dân chủ hóa đất nước mà nhằn duy trì quyền lực. Do đó những người dân chủ, tiến bộ và dân tộc –nhất là HMDC, không thể thụ động ngồi chờ KB I.
1.3. Việc ban lãnh đạo CS thực hiện một số cải cách chính trị và một phần của KB I không đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng trì trệ hiện nay, mà tạo thêm điều kiện và nhu cầu thúc đẩy tự do hóa và dân chủ hóa mạnh hơn. Đồng thời những cải cách này lại tạo thêm môi trường và điều kiện thuận lợi cho chúng ta thúc đẩy Kịch Bản IV xẩy ra.
2. Kịch bản II (Chế độ sụp đổ vì quần chúng nổi dậy), khó xẩy ra được vì:
2.1. An ninh CS vẫn đủ mạnh để kềm chế và phá vỡ mọi kế họach nổi dậycủa quần chúng, có tổ chức và đạt số lượng hàng trăm ngàn người.
2.2. Bản thân quần chúng, nhất là thành phần họat động, khó có đủ lực lượng cán bộ có khả năng vượt qua ngăn chặn của hệ thống an ninh, vô hiệu hóa hệ thống này, gây dựng và lãnh đạo được phong trào, và tồ chức được các cuộc xuống đường qui mô hàng chục ngàn, trăm ngàn người tham gia.
2.3. Những biến động vừa qua của nông dân tại nông thôn, công nhân tại các nhà máy, và thanh niên trí thức tại các thành phố lớn cho thấy tiềm năng của một phong trào quần chúng. Tuy nhiên, việc nối kết ba thành phần này thành phong trào nổi dậy tại các thành phố lớn, với hàng chục, hàng trăm ngàn người tham gia, đủ sức làm sụp đổ chế độ, thì khó thực hiện được, ít nhất trong vòng 5 năm tới.
2.4. Dù sao, thời gian vài năm vừa qua cho thấy ba thành phần này có tiềm năng to lớn trong cuộc vận động thay đồi chính trị-xã hôi nếu được phát huy theo một Kịch bản bất bạo động, phi-nổi dậy, không tỏ ra đe dọa đến sự tồn tại của ban lãnh đạo cộng sản và tránh thách đố và đụng độ trực diện với lực lượng an ninh bảo vệ chế độ, ít nhất cho đến những ngày tháng cuối cùng của chế độ. Khi đó, vào ngày giờ chin muồi đó, mới có thể phát động một cuộc nổi dậy của quấn chúng, nếu cần thiết. Kịch bản IV có dự trù việc này nhưng không hoàn toàn tùy thuộc vào việc nổi dậy của quần chúng.
3. Kịch bản III (“Chiến tranh hạn chế và Quân phiệt mạnh lên”):
3.1. Kịch bản này có thể xẩy ra tại những nước không do đảng CS cai trị, nhưng tại Việt nam, đảng CS cầm quyền suốt từ 54 đến nay, kiểm sóat chặt chẽ lực lượng an ninh gồm cả quân đội và công an, nên khả năng xẩy ra việc quân phiệt cầm quyền thấp nhất.
3.2. Ngay cả khi có chiến tranh cục bộ, hạn chế tại biển đông, bộ phận chính trị trong đảng vẫn chủ động lãnh đạo được thành phần tướng lãnh quân đội và công an, dù vai trò và trách nhiệm của họ lúc đó có mạnh hơn.
3.3. Kịch bản III, nếu xẩy ra, chỉ cản trở và làm chậm lại tiến trình dân chủ hóa.
II. Kịch Bản Chọn Lựa: Kịch bản IV (“Chuyển hóa dân chủ”):
Chúng tôi đề nghị chúng ta chọn Kịch bản IV vì khả năng xẩy ra chỉ đứng sau Kịch bản I và là kịch bản thật sự dẫn đến dân chủ trong đó phe dân chủ và dân tộc tiến bộ trong-ngoài nước cần và có thể đóng một vai trò tích cực. Chúng tôi cũng tin rằng đây là kịch bản dân chủ hóa tối ưu, vừa đưa đến dân chủ chân chính, vừa giữ được sự ổn định cần thiết, trong tình hình nguy hiểm hiện nay của đất nước, trước âm mưu của bành trướng Bắc kinh chờ cơ hội can thiệp và xâm lăng nước ta, nếu nước ta xẩy ra nội loạn.
1. Đây là kịch bản có điều kiện xẩy ra cao thứ 2 sau Kịch bản I. Trong thực tế kịch bản này cũng đã và đang xẩy ra, như KB I, nhất là từ 5 năm trở lại đây, khi yếu tố quần chúng (nông dân, công nhân) và nhất là thành phần tích cực họat động trong quần chúng (trí thức thành thị) công khai xuất hiện và trở thành một trong những tác nhân của tiến trình chuyển hóa Việt Nam –dù ban lãnh đạo CS vẫn chưa chịu công nhận sự hiện hữu cần thiết của tác nhân này cho tiến trình dân chủ hóa ôn hòa bất bạo động.
2. Một số cải cách chính trị (của KB I) mà ban lãnh đạo CS bắt buộc phải thưc hiện như các “giải pháp tình thế”, “không thể không” thực hiện, giúp tạo thêm môi trường và điều kiện cởi mở hơn cho kịch bản IV phát triển. Những cuộc đấu tranh của nông dân, công nhân, hành động bành trướng thô bạo của TQ, tạo thêm kích thích cho tuổi trẻ và trí thức thành thị, tăng cuờng ý chí dấn thân vào cuộc vận động ôn hòa bất bạo động nhằm thay đổi Việt Nam. Quần chúng chưa hay không tổng nổi dậy được (như Kịch bản II), và quân đội không thể tự do hành động được trước thái độ ngang ngược của TQ (như KB III), càng giúp mở rộng thêm không gian nhân xã cho cuộc vận động theo Kịch bản IV –chuyển hóa dân chủ ôn hòa, toàn diện và toàn dân. Kịch bản IV do đó là sự vận dụng sáng tạo kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố đang xẩy ra bên trong đảng CS (KB I) và bên ngoài xã hội (KB II –bao gồm cả các yếu tố bên ngoài Việt Nam, quốc tế và hải ngọai).
3. Chuyển hóa toàn diện: từ trong đảng, chính quyền (không thể không thay đổi), ra đến xã hội, mọi tầng lớp dân chúng, nhất là tầng lớp trẻ trí thức thành thị; từ kinh tế đến văn hóa tư tưởng, giáo dục, truyền thông (cổ điển và điện tử), đến xã hội, chính trị;
4. Chuyển hóa toàn dân: từ đảng viên CS tiến bộ chống tham nhũng lạm quyền, đến những người ngoài đảng yêu nước, đòi dân chủ, đòi công bằng xã hội; từ trong nước đến cộng đồng người Việt hải ngoại; từ lằn ranh quốc-cộng mở rộng thêm lằn ranh dân chủ-độc tài, yêu nước-phản quốc, vì dân-phản dân, tiến bộ-lạc hậu – tạo môi trường cho mọi thành phần dân tộc cùng tham gia.
5. Chuyển hóa dân chủ tạo ra một trận tuyến mới, trong đó ban lãnh đạo đảng và nhà nước CS bị đẩy sang bờ bên kia (phía đen và xám) của trận tuyến, với hầu hết các tính chất tiêu cực: độc tài, lạc hậu, phản quốc, nhũng lạm quyền thế, đặt quyền lực và quyền lợi bè nhóm lên trên tổ quốc và nhân dân…Bên này (phía xanh và trắng, phía ánh sáng) của trận tuyến đang xuất hiện tiếng nói của đại đa số quần chúng, và các thành phần xã hội quan tâm đến tiền đồ đất nước, cả trong và ngoài nước. Trong cuộc đọ sức giữa hai trận tuyến mới này, kiên trì, tỉnh táo, ôn hòa và sáng kiến là chìa khóa thành công.
6. Giai đọan tới đây sẽ có điều kiện để xuất hiện một phong trào chính trị-xã hội toàn dân và toàn diện, rộng lớn, công khai, trực diện với ban lãnh đạo CS, lên tiếng đòi hỏi dân chủ, ôn hòa nhưng quyết liệt, trong tinh thần trách nhiệm, thách đố nhưng thiện chí, vừa đấu tranh vừa sẵn sàng đối thoại với ban lãnh đạo CS để tìm ra lộ trình dân chủ và phát triển êm đẹp nhất và an toàn nhất cho đất nước, trước hiểm họa Đại Hán mới. Những người quốc gia dân chủ, dân tộc và tiến bộ cần chuẩn bị hành trang dấn thân vào phong trào này để sớm hoàn tất tiến trình chuyển hóa Việt Nam từ độc tài đảng trị sang dân chủ pháp trị.
© Đoàn Viết Hoạt
(thuyết trình tại Họp Mặt Dân Chủ, Nam California, 15/6/2012)
(Blog changevietnam)
Minh Diện - Ôi , Dân được đổi đời
Trên quốc lộ 22 đoạn gần cầu An Hạ, có hai tấm Pano, một tấm bên phải, một tấm bên trái, mỗi tấm cao bằng một bức tường ngôi nhà hai tầng, khung thép lợp tôn, nghênh ngang giữa trời đất.Hai tấm Pano vĩ đại ấy vẽ một khu đô thị mới, gọi là “Khu đô thị An Phú Hưng”, với những tòa nhà cao chót vót, những khu phố tuyệt đẹp. Phía dưới bức tranh lộng lẫy ấy ghi rõ: Đơn vị chủ đầu tư, Công trách nhiệm hữu hạn một thành viên An Phú, đơn vị thiết kế thi công Mỹ, đơn vị hợp tác Trung Quốc, tổng diện tích 923ha….
Một buổi sáng cách đây năm năm, hàng trăm hộ dân hai xã Tân Hiệp và Tân Thới Nhì được mời đến hội trường Uỷ ban nhân dân để nghe triển khai xây dựng khu đô thị này. Ông Trương Quốc Dũng, Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên An Phú, trực thuộc Ban quản trị hành chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, chỉ vào mô hình khu đô thị mới làm bằng chất dẻo và mút xốp, nói với dân nguyên văn như sau: “Công ty An Phú là một công ty của Đảng Cộng sản Việt Nam, sẽ làm cho bà con đổi đời!”.
Sau lời tuyên bố chắc như đinh đóng cột ấy, người ta chở những chiếc cọc bê tông hình vuông, cao hơn một mét, đầu sơn đỏ, khắc chìm ba chữ KQH (khu quy hoạch) đóng khắp nơi trên vùng đất rộng gần 1000 ha thuộc hai xã Tân Hiệp và Tân Thới Nhì. Đất ruộng, đất vườn, nhà ở, xưởng máy, chùa chiền, nhà thờ…không kể là đất của ai, đóng cọc KQH tranh phần tuốt. Cứ theo bản đồ quy hoạch mà đóng cọc “chủ quyền” của Công ty An Phú. Có những cái cọc đóng phập xuống giữa nhà dân, như cái đinh đóng giữa ngực người ta vậy. Không ai dám phản đối nửa lời, bởi đi theo đội quân đóng cọc là dân phòng, công an, là chính quyền đầy quyền uy thực thi các quyết định từ trên đưa xuống, có 'quyền' là ngang nhiên 'hành' dân.
Trận đồ bát quái của khu Quy hoạch |
Không chỉ từ năm 2007, khi ông Trương Quốc Dũng tuyên bố bắt đầu thực hiện dự án Khu đô thị An Phú Hưng, mà trước đó, từ năm 2003, gần 1000 ha đất của dân hai xã Tân Thới Nhì, Tân Hiệp, Hóc Môn, đã là vùng bất khả xâm phạm, án binh bất động. Người dân không được sang nhượng quyền sử dụng đất, không được thực hiện thừa kế, không được chuyển đổi mục đích sử dụng đất, không được sửa chữa nhà cửa…nghĩa là không có bất kỳ quyền hành gì dù nhỏ nhất trên mảnh đất được cấp sổ đỏ, sổ hồng. Sở hữu toàn dân là thế, đã có kèm theo "Nhà nước thống nhất quản lý" trong luật thì ông chính quyền, lão đại gia nào muốn chiếm đâu cứ coi như mặc nhiên. Hóa ra, ai được quyền quản lý thì coi như được sở hữu luôn, dù là đất chan đẫm máu, mồ hôi, nước mắt do tổ tiên, ông bà từ xa xưa để lại (?!). Chỉ cần dựng một mái tôn che tạm mưa nắng, sửa một căn bếp dột, thậm chí sửa cái hố xí, cộng tác viên thanh tra xây dựng sẽ ập tới liền. Bọn cộng tác viên này có sáng kiến ém ở các cửa hàng vật liệu xây dưng, thấy chở xi măng, gạch, cát đi đâu là bám theo. Biên bản nộp phạt, buộc tháo dỡ, kèm theo là những cái lệnh cưỡng chế tàn bạo. Chưa ở đâu người dân bị o ép như vậy.
Nhưng, kéo rê suốt 10 năm, kể từ khi có quyết định giao đất cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên An Phú của Ban quản trị hành chính Trung ương Đảng, 5 năm, kể từ khi triển khai dự án Khu đô thị An Phú Hưng với lời tuyên bố hùng hồn giúp dân "đổi đời", đất vẫn bỏ hoang, chưa có một nhát cuốc động thổ, người dân chưa nhận được một xu bồi thường. Những chiếc cọc bê tông, bây giờ cỏ mọc trùm kím, tấm Pano hoành tráng ngày nào, gió mưa đã làm trôi tuột bức tranh nhà cửa, phố xá, trơ lại cái khung sắt và mấy tôn hoen rỉ. Nó trôi tuột đi, như lời hứa hão của tổng giám đốc Trương Quốc Dũng. Mang cái danh là Công ty thuộc Trung ương Đảng thì to quyền lắm. Cái quy hoạch người ta thích vẽ kiểu gì thì cứ vẽ, có khi xuyên qua cả phòng ngủ, nhà bếp của người dân mà không cần hỏi ý kiến ai. Dễ gì mà có "công khai hóa, bàn bạc dân chủ?". Nếu cơn số thị trường BĐS chưa hạ nhiệt, thấy có thể vơ lợi nhét túi thì làm hồ sơ “chuyên rmục đích sử dụng”, rồi gia tăng chặt nền, cắt đoạn bán, không lợi thì bỏ hoang rồi cho trôi tuột luôn.
Vừa qua Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã thu lại quyết định giao đất cho Công ty TNHH một thành viên An Phú. Vậy là hàng trăm tỷ đồng của nhà nước bỏ ra thuê thiết kế, lập dự án, đă trôi theo lời hứa hão mất rồi! Có ai nhận lỗi không? Và, có ai quan tâm tới những mất mát, thiệt thòi, mà hàng trăm hộ dân Tân Thới Nhì, Tân Hiệp đã phải gánh chịu suốt mười năm, đất dai bị hoang hóa mà dân không có đất canh tác?
Tôi hỏi ông Mến, người được Công ty An Phú giao nhiệm vụ phụ trách đền bù giải phóng mặt bằng dự án Khu đô thị An Phú Hưng, rằng bây giờ sẽ xử lý ra sao cái dự án quy mô này? Ông Mến cho biết: Công ty TNHH một thành viên An Phú không thực hiện dự án nữa. Có thể nay mai, Công ty cổ phần An Phú sẽ tiếp quản dự án đó.
Nay mai là bao lâu nhỉ? Một ngày, hai ngày, một tháng, hai tháng, hay lại năm năm, mười năm? Càng kéo dài thì đương nhiên dân càng được "đổi đời", từ có đất thành trắng tay, đổi nhanh từ hộ khá hoặc đủ ăn thành hộ nghèo. Một công ty của Đảng, nhân danh Đảng hứa trước dân, rồi để trôi tuột đi như thế, hỏi dân tin vào ai?
Minh Diện
(Blog BVB)
Bộ trưởng Đinh La Thăng được 'chấm' 8 điểm
(có vẻ lại bắt đầu nổ lại ^;)^ )
Bỏ qua những "phát biểu nóng vội, gây bức xúc
trước tháng 4", Chủ tịch Hiệp hội vận tải TP Hà Nội đã "chấm" Bộ trưởng
Thăng 8 điểm với những việc đã làm như "trảm tướng", thay thế nhà thầu
không đủ năng lực, đẩy nhanh tiến độ...
Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải
TP Hà Nội vừa có bài viết đăng trên website của hội này với tựa đề "Bộ
trưởng nói - Bộ trưởng làm - Chúng tôi chấm điểm" để đánh giá về những
việc đã làm được trong thời gian ngồi ghế Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận
tải của ông Đinh La Thăng.
Bộ trưởng Đinh La Thăng được ông Bùi Danh Liên "chấm" 8 điểm cho những việc đã làm |
Ông
Bùi Danh Liên viết: “Bỏ qua những phát biểu nóng vội, gây bức xúc cho
xã hội trước tháng 4, những điều nói chưa phù hợp, Bộ trưởng đã rút lại ý
kiến và đã có lời xin lỗi cá nhân và tổ chức”.
Theo ông Liên, Bộ
trưởng Đinh La Thăng đã “chỉ đạo các cơ quan chuyên môn rà soát lại
toàn bộ các công trình xây dựng cơ bản, điều chuyển kinh phí cho các
công trình trọng điểm, ngừng các dự án đã được phê duyệt nhưng chưa bố
trí được vốn, đặc biệt là hiệp thương với các nhà đầu tư trong và ngoài
nước để tìm kiếm nguồn vốn; tập trung quản lý vốn đầu tư, khắc phục
những sai sót trong việc khảo sát thiết kế công trình đã gây ra chất
lượng công trình sớm xuống cấp.
“Trong chỉ đạo thi công, Bộ
trưởng đã lăn lộn, có dấu chân trên hầu hết các công trình trọng điểm,
giải quyết tại chỗ các vướng mắc về giải phóng mặt bằng, giải ngân kịp
thời, thay thế ngay những chỉ huy công trình, thay thế ngay những nhà
thầu không đủ năng lực; điển hình như đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên
đã đình chỉ thay thế 21 nhà thầu ...”.
Ông Liên cho rằng Bộ
trưởng Bộ GTVT đang phải chịu một gánh nặng, phải giải quyết hậu quả của
lịch sử để lại đó là chất lượng công trình xuống cấp nghiêm trọng như
mặt cầu Thăng Long, mặt đường các xa lộ.
“Chúng tôi không đổ lỗi
cho những người tiền nhiệm mà nguyên nhân của nó là công tác khảo sát
thiết kế, công tác quản lý chất lượng đặc biệt là “cơ chế” bỏ thầu, đấu
thầu, bao thầu trong ngành xây dựng cơ bản của Việt Nam tồn tại trong
một thời gian quá dài, nó gắn liền với văn hóa “phong bì” - ông Liên
viết.
Bộ trưởng Đinh La Thăng "trảm tướng" khi thị sát công trình xây dựng nhà ga sân bay quốc tế Đà Nẵng |
Chủ
tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho rằng mới đây Bộ trưởng Bộ Giao thông
Vận tải đã “thua” trong vụ đặt cược với hai nhà thầu thi công đường vành
đai 3 Hà Nội trên cao về tiến độ và chất lượng nhưng “Hà Nội đã thắng,
nhân dân đã thắng”. “Nhìn từng đoàn xe nối đuôi nhau chạy trên đường
với tốc độ 80km/h giữa nội thành mà lòng chúng tôi khấp khởi, mừng rỡ,
tin tưởng rằng 5-10 năm nữa giao thông Hà Nội sẽ hiện đại như các nước
trong khu vực” - ông viết.
Liệt kê thêm một số việc Bộ trưởng
Thăng đã làm được trong việc ban hành nhiều văn bản quản lý, bổ sung sửa
đổi nhiều quy định không còn phù hợp và theo hướng cải cách hành chính,
ông Liên cho rằng dù “ngồi trên lưng hổ” nhưng “có lúc Bộ trưởng đã quá
hăng hái gây ra sự phản ứng trong cộng đồng”.
“Nhưng chúng tôi
khẳng định bên cạnh cái chưa được có một cái được rất lớn: các giải pháp
hạn chế tai nạn giao thông và hạn chế ách tắc đã làm cho người dân quan
tâm đến trách nhiệm nghĩa vụ của người tham gia giao thông”. Ông Liên
dẫn chứng kết quả 9 tháng đầu năm 2012 so với 9 tháng đầu năm 2011: tai
nạn giao thông giảm 9.360 vụ, số người chết giảm 1.502 người; các điểm
ách tắc trong các thành phố lớn đã giảm đáng kể.
“Mặc dầu chưa
một lần tiếp xúc với Bộ trưởng nhưng chúng tôi mong muốn Bộ trưởng phát
huy hơn nữa những thành tích bước đầu sau 1 năm nhận chức. Phát huy bản
sắc văn hóa của người Việt, bỏ qua quá khứ, hướng tới tương lai, mặc dầu
không có “đáp án” nhưng nếu được phép chấm điểm, chúng tôi sẽ mạnh dạn
ghi điểm cho Bộ trưởng là 8/10” - ông Liên viết.
Ông Bùi Danh Liên "chấm" Bộ trưởng Thăng 8/10 điểm |
Ông
Bùi Danh Liên cho biết, chiều 30/10 ông đã gửi bài viết này tới ông
Nguyễn Văn Lưu, người phát ngôn kiêm Chánh văn phòng Bộ Giao thông Vận
tải để chuyển tới Bộ trưởng Đinh La Thăng.
Ông Liên cho biết đây
là bài viết bày tỏ quan điểm cá nhân của ông chứ không phải ý kiến của
tập thể Hiệp hội vận tải thành phố Hà Nội. “Việc lên tiếng, bày tỏ quan
điểm này là cần thiết trong thời điểm Quốc hội đang họp bàn nhiều vấn đề
về kinh tế - xã hội quan trọng”- ông Liên nói.
Ông Bùi Danh Liên
hồi tháng 9 đã ký văn bản đề xuất Bộ Giao thông Vận tải cho phép (xe
3-4 bánh) về lưu hành ở khu vực ngoại thành Hà Nội nhằm hạn chế lưu hành
xe cá nhân nhưng bị Bộ Giao thông Vận tải vì không đủ cơ sở khoa học
và thiếu tính thực tế.
(Người Lao Động) Đến thăm Phạm Thanh Nghiên
Trong một ngày mưa bão to nhất đổ bất ngờ xuống Hải Phòng không như
dự báo, ba anh em chúng tôi xuống Hải Phòng để thăm Phạm Thanh Nghiên.
Lâu nay hình ảnh cô gái gầy gò, nhỏ bé bị bắt khi biểu tình toạ kháng
tại nhà vì phản đối Trung Quốc xâm chiếm biển đảo Việt Nam. Ra toà bị
kết án vì bài viết “Uất ức biển đảo ta ơi”. Một bài viết sau khi Nghiên
đi thăm các gia đình ngư dân, nạn nhân của sự bá quyền Trung Quốc trên
biển.
Nghiên bị kết án 4 năm tù, nếu cho rằng mối quan hệ tốt đẹp 16 chữ
vàng mang lại đời sống tốt đẹp cho nhân dân ta. Thì chúng ta nên cảm ơn
Nghiên, án tù của cô và các bạn là minh chứng để Trung Quốc thấy chính
phủ Việt Nam rất thiết tha, thành thực vun đắp mối quan hệ này. Còn nếu
mối quan hệ ấy chỉ mang lại tiền giả, hàng giả, thực phẩm độc hại, biển
đảo bị chiếm đóng thì chúng ta lại càng phải cám ơn Nghiên vì đã cam đảm
vạch ra bộ mặt thật của chính phủ Trung Quốc.
Tìm mãi mới đến được nhà Nghiên, chờ đầu ngõ đợi cô ra đón. Nghiên
cùng chị đi xe máy ra đón chúng tôi vào. Anh em chưa gặp mà như đã quen
biết từ thưở nào. Ngày Nghiên đi đến nay đã 4 năm, thông tin về bên
ngoài cô không hề được biết. May là tôi từng ở sát buồng ông Nghĩa năm
2009 nên khi Nghiên qua nhà cô Nga vợ ông Nghĩa chơi thì cô Nga có nhắc
đến tôi. Bởi thế dù gặp lần đầu chúng tôi thân thiết, không khách sáo và
coi nhau như anh em là vậy. Bởi điện trước rồi, nên khi xuống Nghiên đã
làm cơm để đợi.
Nghiên kể hồi bị bắt, cô bị giam dưới Hải Phòng. Mỗi lần đi cung chân
bị xiềng đi mấy trăm mét từ buồng giam đến phòng hỏi cung. Nghe đến đó
tôi chợt quát – sao em lại để thế, làm sao họ có quyền như thế được, em
phải phản đối ngay chứ!
Nghiên cười hiền hoà. Kệ họ anh ạ, họ thích làm thế thì cứ họ.
Nghiên ở trại 5 Thanh Hoá, vì tù nhân phạm là nữ phạm tội như Nghiên
không nhiều, nên cô ở với tù thường phạm, khoảng 50 đến 60 người. Tù
nhân nữ cũng làm đủ việc thêu thùa, phụ nề, xây dựng…đừng nghĩ việc thêu
thùa là nhẹ bởi mức khoán rất cao. Phạm nhân cặm cụi cả ngày làm mới đủ
mức khoán. (có lẽ tôi sẽ viết một bài riêng về lao động trong trại tù,
cái gọi là cải tạo phạm nhân thực ra là cuộc bóc lột sức lao động, một
người tù nhận mức khoán còn hơn công nhân bên ngoài nhưng họ chỉ được ba
bát cơm, vài cọng rau, một tuần một lần được ăn thịt).
Chúng tôi thời gian ngắn, chuyện cũng không nhiều, vả lại còn phải
sang thăm gia đình ông Nghĩa. Người bạn tù phòng bên với tôi năm nào.
Khi trở về tôi đã đi bao nhiêu nơi, mọi miền ngóc ngách của đất nước,
thậm chí còn mò sang tận Châu Âu xem bọn tư bản nó dẫy chết thế nào.
Nhưng ông bạn tù già ốm yếu đó chưa một lần thấy tự do. Ông Nghĩa mang
trong mình căn bệnh u tuyến tiền liệt gì đó, rất đau đớn hàng ngày. Thấy
nói bệnh này chỉ cần đến bệnh viện phẫu thuật vài mươi phút là nhanh
chóng khắc phục hẳn. Chúng tôi kéo sang nhà cô Nga, cô có ở nhà và cả
thằng Thuỷ con trai cũng ở nhà, thằng Thuỷ vẫn nhớ vụ tôi nhắn gửi cho
bố nó đôi giày và bộ comle đi xử. Nhớ đến bộ comle lại nhớ đến anh Cù
Huy Hà Vũ và thằng Pau Lê Văn Sơn, hình ảnh anh Vũ oai phong trong bộ
vét và ước mong của Lê Văn Sơn muốn gia đình gửi cho bộ vét để nó ra
toà.
Chắc sau lần anh Vũ quá hiên ngang trong bộ vét, hình ảnh tuyệt vời
ấy khiến cho nhân dân cảm thấy bọn địch không hèn yếu, nhu nhược như
tuyên truyền, cho nên người sẽ tước đi bị cáo cả cái quyền ăn mặc lịch
sự nữa.
Cô Nga kể chuyện ông Nghĩa ở tận trong trại Thanh Chương, Nghệ An.
Hàng tháng cô vẫn đi thăm chồng một lần, ông Nghĩa thương vợ bảo thôi
vài tháng đi một lần thôi. Nhưng chồng thương vợ bao nhiêu thì người vợ
cũng thương chồng bấy nhiêu, cô gắng đi vì biết chồng bệnh tật phải đi
luôn để xem chồng đau ốm thế nào. Đợt rồi trại người ta ra nội quy không
cho gửi đồ khô như ruốc, muối vừng…họ bảo những cái này phải mua ở
trại. Gửi tiền lưu ký cho trại giữ, phạm nhân muốn mua gì thì mua. Gửi
lưu ký thì trại chỉ cho mỗi tháng một triệu đồng, trong khi đó bát phở
bình dân đã 35 nghìn, còn bát phở Kobe của đại gia, quan chức thì suýt
một triệu. Chưa kể giá mặt hàng trại bán so với gia đình tự làm chênh
nhau rất nhiều. Một triệu đồng chia cho 30 ngày thì mỗi ngày ông Nghĩa
tiêu 35 nghìn, nếu mà mua thuốc chữa bệnh chưa chắc đã đủ, nói gì đến ăn
hay cá đồ dùng thiết yếu khác. Cô Nga đấu tranh thì họ bảo nốt lần này
không biết họ nhân nhượng cho gửi, chỉ nốt lần này thôi.
Ông Nguyễn Xuân Nghĩa còn hai năm, án của ông là 6 năm. Tôi chạnh nhớ đến bài thơ của ông và giật mình khi thấy lời thơ ấy và lời ca của ca sĩ Việt Khang rất giống nhau. Ngay mai là Việt Khang cũng bị đưa ra xét xử. Bài thơ ông Nghĩa như sau:
Tổ quốc tôi như miếng da lừa
Một lần ước, mất đi một góc
Ước phồn vinh: rừng mất cây, biển mất cá
Ước vẹn toàn: mất hải đảo, mất Cao Nguyên
Tôi đứng ôn hòa, biểu ngữ chống Bắc Kinh
Người đến đầu tiên là cảnh sát
Họ nhìn tôi như nhìn loài chó ghẻ
Tôi ngã rồi họ dựng chúng tôi lên
Những nắm đấm thôi miên vào mặt.
Họ là người Việt Nam như tôi
Ở chung với tôi trên mảnh đất cỗi cằn sỏi đá
Ở chung với tôi mảnh đất ngàn năm vật vã
Lo sinh nhai, lo giữ chốn sinh tồn.
Tôi nằm lăn ra đất
Nước mắt nuốt vào lòng
Lịch sử 4 ngàn năm triều đại nào như thế?
Nguyễn Xuân Nghĩa
Hải Phòng. Viết để nhớ ngày 29/4/2008.
Bài thơ của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa ở Hải Phòng và bài nhạc của
nhạc sĩ Việt Khang ở đầu kia đất nước mà giống nhau đến lạ lùng, dù thời
gian đã cách nhau đến 4 năm. Nhưng so với sự kiện thực tại thì lời thơ,
lời nhạc vẫn phản ánh đúng thực tại đang diễn ra. Có lẽ người thấm thấu
bài thơ, bài nhạc này nhất là Bùi Minh Hằng ở Vũng Tàu và Nguyễn Chí
Đức ở Hà Nội.
Tôi nhìn tấm ảnh ông Nghĩa, người tôi chưa gặp mặt. Lạ vậy đấy, tôi
nói chuyện với ông nhiều nhưng chưa bao giờ biết mặt ông, nói chuyện từ
bức tường này sang bức tường kia hàng ngày. Ngày nào tôi cũng bị dẫn đi
lấy cung, tính ra 4 lần qua phòng ông vì phòng tôi ở cuối cùng dãy.
Nhưng người ta dẫn tôi đi vòng qua lối đằng sau khiến chúng tôi không
thể nhìn thấy mặt nhau.
4 năm trước ông Nghĩa làm thơ như thế phải chịu án tù, 4 năm sau Việt
Khang sáng tác lời nhạc như vậy cũng đi tù. Rõ là nhà tù không phải là
biện pháp để trấn áp được nhưng thi phẩm, nhạc phẩm chất chứa lòng yêu
nước và sự phẫn nộ trước ngoại xâm. Cho dù quốc khánh Tàu, Đại hội
Olymic Tàu, rồi tới đây là đại hội Đảng của Tàu… liên tiếp những cơ hội
để an ninh Việt Nam lập chiến công bảo vệ quan hệ 16 chữ vàng trong mối
quan hệ hợp tác toàn diện với Trung Quốc, và cũng là thời khắc để những
người con Việt Nam yêu nước phải dâng mình làm vật tế. Nhưng từ Lê Chí
Quang khởi đầu thập kỷ trước đến thập kỷ này, khi mà cô nữ sinh Phương
Uyên phải vào tù. Sự phản kháng chính nghĩa ấy chưa bao giờ nguội lạnh
bởi bất kỳ thủ đoạn hà khắc nào.
Từ “Uất ức biển ta ơi” đến “Tổ quốc tôi như miếng da lừa” đến “Việt
Nam quê hương tôi đâu”…trên đất nước này sẽ còn nhiều nhưng tác phẩm như
vậy để ghi nhớ một thời đau thương mất mát về chủ quyền bị xâm phạm.
Những nhà lịch sử có thể làm ngơ, nhưng sẽ còn những nghệ sĩ, văn sĩ ghi
lại vào trong tác phẩm của mình về một thời như thế của đất nước.
Lẽ ra khi những người viết tác phẩm như trên phải vào tù, những người
viết sử như ông nghị Dương Trung Quốc không thể “an tâm” được, vì hơn
ai hết ông biết về tích của những người viết sử trong vụ Triệu Thuẫn,
Thôi Chữ giết vua. Đáng nhẽ phải đau lòng thì ông nghị sử này lại rêu
rao về sự “an lòng” trong một bối cảnh mà những nghệ sĩ, nhạc sĩ đang
chịu tù đày vì làm thay cho phần việc chuyên môn của ông. Không hiểu ông
nghĩ gì về những người con gái như Phạm Thanh Nghiên, Phương Uyên đã và
đang ở chốn lao tù vì vạch rõ những sự thật trong lịch sử Việt Nam ngày
nay.
Có lẽ chính trường Việt Nam đã tôi luyện cho ông nghị Dương Trung
Quốc không biết hổ thẹn để cần làm cái việc mà kẻ sĩ, người viết sử phải
làm. Nhưng may thay dù chuộc lấy cay đắng, tội tù thì đất nước này vẫn
còn những con người nhỏ bé, có lương tri như Phạm Thanh Nghiên, Phương
Uyên, Nguyễn Xuân Ngĩa, Việt Khang….làm thay cho ông việc ấy.
Chia tay với Phạm Thanh Nghiên và gia đình nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa,
chúng tôi trở về Hà Nội. Thật lạ kỳ đi đến đâu trời quang mây tạnh đến
đó, bầu trời sau cơn bão xanh trong thăm thẳm. Ngày mai là sinh nhật hội
NoU tròn 1 tuổi. Đó là hội của những người phản đối đường lưỡi bò ngang
ngang mà Trung Quốc vạch ra trên biển Việt Nam để bảo là của chúng.
Trên đường về tôi đọc thấy tin Việt Nam – Trung Quốc sẽ cam kết giáo dục
cho nhân dân không nói xấu lãnh đạo nhau. Nghe thế chỉ cười nhẹ, dẫu
biết rằng đó là dạo đầu cho một chiến dịch lập công tới đây nhân dịp đại
hội Đảng Tàu, và ban lãnh đạo mới của Tàu. Và những vật hiến tế có thể
là chúng tôi, những người phản đối đường lưỡi bò. Nhưng dù thế nào thì
trái đất vẫn quay, và Thôi Chữ, Triệu Thuẫn vẫn là kẻ giết vua, dù giàn
thiêu, lưỡi đao cũng không thay đổi sự thật ấy.
(Blog NBG)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét