Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

Lượm tin tức - Lỗ hổng luật pháp khiến thủ tướng mất uy tín

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT   
Hải quân đánh bộ Việt Nam ‘lột xác’ với vũ khí mới (Zing). - Khám phá ‘chiến binh thầm lặng’ trên biển (TP). - Khám phá thiết bị dò tìm bom mìn dưới biển hiện đại nhất Việt Nam (VnMedia). - Mỹ giúp Việt Nam bảo vệ ngư dân (Zing).
Trung Quốc và những nước cờ đầy toan tính ở Biển Đông (NĐT). - Philippines truy tố 12 ngư dân Trung Quốc (VNE). - Trung Quốc tức giận vì Nhật Bản bắt tay với Đài Loan (VOV).
PV BÁO TUỔI TRẺ Ô NHỤC CÙNG PHIÊN TÒA Ô NHỤC (Tễu). - TRỰC TIẾP: BÀ CON KHẮP NƠI KÉO VỀ HÀ NỘI BIỂU TÌNH. - Gia đình Đoàn Văn Vươn kháng cáo (VNN). - Đoàn Văn Vươn có “chạy án” ?. - Đoàn Văn Vươn và vấn đề sở hữu đất đai.
Công an phá sòng bạc, súng cướp cò trúng dân (DV). - Vụ tử vong sau khi cãi cọ với CSGT: “Nhân chứng” xin rời… hiện trường (LĐ). - Giang hồ lái xế hộp tông cảnh sát, giải vây đồng bọn (VNN).
Nữ phó phòng gây rối ở ủy ban tỉnh (VNE).
- Thơ Thanh Thảo: Những người muôn năm cũ (Nguyễn Thông).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 3 dự án Luật (VOV).
Triển khai hoạt động tại Chi cục Hải quan CK Nam Giang (Quảng Nam) (HQO). - Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công (ĐĐK). - Thực thi chính sách ưu tiên cho một số đối tượng công chức (BVPL).
Ủy ban TVQH thảo luận dự thảo Luật Việc làm (VTV). - Lo việc làm phải lo cả thất nghiệp (VNN).
Còn ý kiến khác nhau về thủ tục giải quyết tố cáo (ĐĐK).
Thu phí nước thải sinh hoạt có “gây khó” cho người dân không? (CP).
Thủ tướng đồng ý bỏ ghi tên cha mẹ trên CMND (Zing).
Lai Châu: Từ xóa đói giáp hạt đến xóa nghèo bền vững (VOV).
Chuyện về người lãnh đạo ngành Thuế vùng Kinh Bắc (FP).
Viết tiếp vụ Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Quỳnh Lâm bị trù dập: Ông Đễ không có lỗi nặng, nhưng… (ĐĐK).
Chưa qua đói nghèo sao mong công nghiệp hóa (DV). - Giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc và miền núi (VOV). - Giảm nghèo, cần những giải pháp bền vững (ĐĐK). - Tọa đàm về các giải pháp mở rộng tín dụng, thúc đẩy phát triển Tây Nguyên (SGGP).
Câu kết giữa quan chức và doanh nghiệp: Một thực tế “bệnh hoạn”! (PT).
Một phóng viên bị dọa chặt tay, giết chết (VnMedia).
Công ty Doojung dừng việc “cấm” 3 năm không có thai (VnMedia).
Bổ sung nhân sự UBND tỉnh Long An (CP).
Giải bài toán liên kết để phát triển Duyên hải miền Trung (VTV).
GS.TS Lê Quang Cường được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế (SKĐS).
Thúc đẩy hợp tác tài chính Việt Nam- Slovakia (HQO).
ĐƠN GỬI CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ VÀ THÔNG BÁO ĐẾN TOÀN THỂ CỘNG ĐỒNG NHÂN LOẠI YÊU CHUỘNG HÒA BÌNH
BẮC HÀN LEO THANG ĐE DỌA CHIẾN TRANH – TRUNG CỘNG XUỐNG THANG ĐỐI THOẠI CHÍNH TRỊ.
Ai đẩy bán đảo Triều Tiên vào bờ vực chiến tranh? (TP).
Triều Tiên tìm cách đánh lạc hướng tình báo (NĐT). - Tên lửa Triều tiên vào vị trí, thế giới thấp thỏm (PL&XH). - Triều Tiên sẽ bắn liên tiếp 5 tên lửa các loại? (VnMedia). - Cựu điệp viên Triều Tiên “chia sẻ” nội tình Bình Nhưỡng (PNO). - Cựu điệp viên Triều Tiên: Kim Jong-un tìm cách củng cố quyền lực (KT). - Né tình báo theo dõi, Triều Tiên liên tục di chuyển tên lửa (TTO). - Điệp viên Triều Tiên hối hận vì đánh bom máy bay Hàn (VNE). - Kim Jong Un không muốn chiến tranh? (CF). - ‘Thống nhất Triều Tiên là sứ mệnh của Kim Jong-un’  (VNE).
Những cuộc phiêu lưu ‘rót tiền’ vào Triều Tiên (VC). - Kinh tế Triều Tiên ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc  (VNE).
Hàn Quốc cáo buộc Triều Tiên tấn công mạng (VOV). -  Hàn Quốc cho rằng Triều Tiên sẵn sàng phóng tên lửa (VOV). -  Hàn Quốc tuyên bố có thể bắn hạ tên lửa Triều Tiên (VNP). - Hàn không ’chung chiếu’ hệ thống phòng thủ tên lửa với Mỹ (PN). - Hàn Quốc kêu gọi Triều Tiên trở lại bàn đàm phán (VOV). - Hàn Quốc sẵn sàng lắng nghe Triều Tiên, đối thoại (VnMedia).
Ảnh: Ác liệt chiến tranh Triều Tiên 60 năm trước (VTC). - Ảnh hiếm: Thời niên thiếu của Kim Jong-un (VTC).
Người Trung Quốc bắt đầu cảm thấy Triều Tiên “hơi khùng” (KT). -Triều Tiên – Trung Quốc: Thâm tình phai nhạt (VNE). - ‘Tàu sân bay không chìm’ Mỹ nâng báo động vì Triều Tiên(VNE). - Mỹ nói Triều Tiên gần tới ‘giới hạn nguy hiểm’ (VNE).
Tổng thống Putin bị liệt vào danh sách tội phạm ở Phần Lan (PT).
Khu “ổ chuột” giữa trung tâm TPHCM (NLĐ)
Hà Nội: Côn đồ xông lên xe buýt hành hung tài xế  -(Dân trí)  —-Một cái chết bất thường (NLĐ)  -Ngày 11-4, thượng tá Nguyễn Hoàng Tuấn, Trưởng Công an quận Tân Phú – TPHCM, cho biết cơ quan này đang điều tra, làm rõ vụ ông Trần Văn Hiền (SN 1971, ngụ phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân) chết sau khi bị CSGT quận thổi phạt vào đêm 9-4.
“Xã hội đen” ngang nhiên ném “bom bẩn” vào nhà dân (LĐ) – Không chỉ riêng họa sĩ Lê Quảng Hà mà người dân sinh sống quanh ngôi nhà 58C làng Yên Phụ cũng đang sống trong cảnh hoang mang và phải chịu đựng mùi xú uế và các hành vi côn đồ coi thường pháp luật kiểu băng nhóm “xã hội đen” lộng hành.
Hình ảnh anh Nguyễn Chí Đức sau khi bị chặn đánh hôm 8 tháng 4 vừa qua. (Source blog Teu)
Công an hay côn đồ? (RFA) -
<<<===Hình ảnh anh Nguyễn Chí Đức sau khi bị chặn đánh hôm 8 tháng 4 vừa qua. (Source blog Teu)
Công an Đak Lak lại đứng nhìn côn đồ hành hung dân (RFA)
Viết thêm về vụ Chí Đức bị công an đánh ngày 09/04/2013 (Blog Thành). - KHẨN CẤP: HỌA SĨ LÊ QUẢNG HÀ ĐANG BỊ ĐE DỌA (Tễu).
-TIN KHẨN: ANH CHÍ ĐỨC BỊ CÔN ĐỒ HÀNH HUNG (Tễu/ttxcc6)
Lại những trò bẩn của an ninh cộng sản  -Huỳnh Thục Vy (Danlambao) – Nửa đêm ngày 3 tháng 4 năm 2013, lúc cả gia đình đang ngủ, thì ba tôi nghe tiếng xe gắn máy trờ tới trước nhà, sát chỗ ông ngủ (phòng ngủ ba tôi ngay sát mặt đường làng). Sau đó, là tiếng ào ào, nước văng tung tóe và một mùi hôi thối kinh khủng bốc lên. Ba tôi bật dậy và thoáng thấy chiếc xe máy chở hai tên thanh niên rồ ga bỏ chạy.
Mùi thối đến mức hàng xóm chung quanh còn chịu không nổi.
Chị Trung kêu khóc khi biết bị lừa mất 170 tờ vé số. Ảnh: DUY ĐÔNG
Nhói lòng vụ lừa 170 tờ vé số   (Dantri) -Sáng 10-4, nhiều người chứng kiến cảnh một phụ nữ kêu khóc thảm thiết vì bị lừa mất 170 tờ vé số trị giá gần 2 triệu đồng.
Chị Trung kêu khóc khi biết bị lừa mất 170 tờ vé số. Ảnh: DUY ĐÔNG==>>
Quảng Nam xin Trung ương 40 tỉ đồng chống hạn (DT)
Trẻ mầm non ăn cơm với… dế mèn: UBND TP Kon Tum phản hồi    (Dân trí) – UBND thành phố Kon Tum vừa có công văn phản hồi tới báo điện tử Dân trí về nội dung bài báo “Xót xa nhìn trẻ mầm non ăn cơm với … dế mèn”. Theo đó, UBND TP Kon Tum cảm ơn sự thông tin, phản ánh kịp thời của báo Dân trí. >> Chạnh lòng nhìn trẻ ăn cơm một món, ngủ “thừa” chân >> Xót xa nhìn trẻ mầm non ăn cơm với… dế mèn
Chị em mút chỉ thêu tranh Trung Quốc: Nhà khoa học lo “sốt vó”  (Dantri) -Chưa có bất cứ đơn vị nhập khẩu mặt hàng tranh thêu chữ thập nào có chứng nhận kiểm nghiệm chứng minh đạt tiêu chuẩn. Điều nay có thể gây mất an toàn cho người tiêu dùng bởi họ tiếp xúc với vải, chỉ thêu rất lâu, thậm chí còn mút, vuốt chỉ thêu để xâu kim…
Số phận lưu đày của dân oan khiếu kiện  (RFA)  -Phiên xử vụ án “Tiên Lãng” vừa khép lại nhưng hiện vẫn còn hàng ngàn dân oan, giống hoàn cảnh của ông Vươn, làm thủ tục khiếu kiện theo đúng quy định của luật pháp hàng năm trường nhưng vẫn chưa nhận được “bản án” nào.
Những mảnh đời trôi nổi của người Việt ở Hố Lương, Kampuchia (RFA)
‘Nói thật lại trái ý Đảng và Nhà nước’  (BBC/nghe) -Ông Lê Hiếu Đằng, cựu phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh, nói với BBC rằng ông có tham dự một số cuộc trao đổi góp ý Hiến pháp và các ý kiến ‘nói thẳng nói thật’ đều đi ngược lại ý kiến Nhà nước.
‘Sự thật mất lòng’ (BBC) -  -Các cuộc họp lấy ý kiến về hiến pháp vẫn ngại trái ý Đảng?

Cưỡng chiếm đất đai ở Việt Nam khiến ‘người nông dân nổi dậy’ (VOA)

Điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam tại trụ sở Quốc hội Mỹ   (VOA) -Một ngày trước khi khởi sự cuộc Đối thoại Nhân quyền Việt-Mỹ ở Hà Nội, Ủy ban đối ngoại Hạ Viện Hoa Kỳ mở cuộc điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam

KINH TẾ  
Giá vàng tụt khỏi mốc 43 triệu đồng/lượng (ANTĐ). - Ngày 12/4, đấu thầu 52.000 lượng vàng (VOV).
Chứng khoán chiều 11/4: Vốn nội “phản đòn” (VnE). - Khối ngoại và tự doanh “đồng lòng” bán ròng trong phiên 11/4 (CF). - Blog chứng khoán: Đúng là may hơn khôn! (VnE).
Thu giảm, chi tăng (ĐĐK).
Báo cáo thị trường bất động sản quý 1/2013 (CL).
Khống chế chi phí quảng cáo là trói doanh nghiệp? (VOV).
Trúng thầu bán 187.000 tấn gạo sang Philippines (VOV).
Thị trường căn hộ: Cung tăng, giá giảm, hấp thụ kém (VOV).
VĂN HÓA-THỂ THAO
MỘT NHÀ THƠ TRẺ CẦN GIÚP ĐỠ (Trần Nhương).
BÁC BA PHI ĐI THĂM MỸ KỲ 29)
Nhân rộng mô hình “Hướng về cội nguồn” (KTĐT).
Sẽ có hội thảo quốc tế về bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể (LĐ).
Tôn vinh nghệ nhân: Có kịp thực hiện ngay trong năm 2013? (ĐĐK).
Biến đá vô tri thành nghệ thuật (GD&TĐ).
Sức sống mới ở ngã ba Đông Dương – Kỳ cuối: Vững vàng phên dậu (ĐĐK).
Xúc động hình ảnh người dân tộc Mông lễ Phật (KT).
Không khí lễ hội tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (QĐND).
Vẻ đối lập hai bên bờ sông Sài Gòn (VNE).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Cần làm rõ chuyện “hai điểm sàn” của Bộ GD-ĐT (VOV).
Không nên chọn trường, ngành nghề theo thị hiếu “đám đông” (VOV).
Hồ sơ đăng ký dự thi ngành tài chính, ngân hàng giảm mạnh (VOV).
Giới trẻ vẫn yêu Lịch sử (GD&TĐ).
Hải Phòng đăng cai Hội thi Hướng dẫn viên du lịch giỏi toàn quốc năm 2013 (TQ).
Nguồn công chức cấp xã còn thiếu (KTĐT).
Bước đi của một trường thuộc xã nghèo ở Bắc Giang (PL&XH).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG 
Triệt phá đường dây ma túy dọc đường quốc lộ, bắt 3 đối tượng (ANTĐ). - Công an Hà Nội triệt phá ổ mại dâm (VOV). - Quảng Nam: Thu hồi nhiều súng các loại (ANTĐ). - Ba người đào vàng chết ngạt trong hầm (TT).
Nghịch tử giết cha lĩnh án 17 năm tù (LĐ). - Giết ‘vợ hờ’, ném lại hiện trường thư tuyệt mệnh (VNN). - Đâm vợ trọng thương vì không đòi được… con (NLĐ). - Chém bé 1 tuổi do … mâu thuẫn với bố của bé (PNO). - Kẻ ném bé 6 tuổi xuống giếng xin được tha thứ (VNE).
Bắt hung thủ giết phụ nữ đốt xác phi tang (PLTP). - Giết người vì xung đột trước quán bia (VOV). - Giết người vì… “ngứa mắt” (VOV). - Nhóm giang hồ đấu súng với đặc nhiệm lĩnh án (VNE). - Lừa đảo “chạy” việc làm, lĩnh án 20 năm tù (VOV).
Hành khách giằng vô lăng khi xe buýt đang chạy (VNN). - Một thanh niên bất ngờ giằng tay lái xe buýt, hành khách hoảng loạn (LĐ). - Bắt khẩn cấp 2 “giang hồ” đòi bảo kê tài xế xe khách (TT).
Hai ngày ra quân xử lý xe quá tải tại trạm cân di động: Doanh nghiệp lo đối phó (ĐĐK). - Người dân Đà Nẵng chặn hàng trăm xe tải gây ô nhiễm (VNE).
Clip: Kho váy cưới Juliette làm mồi cho lửa thiêu (DV).
Nhiều quốc gia tăng cường kiểm soát cúm H7N9 (VOV). - Miền Trung chủ động phòng chống dịch cúm A/ H7N9 (VOV). - Hà Nội ráo riết vào cuộc phòng, chống cúm A(H7N9) (VnMedia).
Nam thanh niên bị 4 phụ nữ béo hãm hiếp (NS).
Bac si ke nham thuoc roi loan cuong duong cho benh nhan viem Amydal
Bác sĩ kê nhầm thuốc rối loạn cương dương cho bệnh nhân viêm Amydal (GDVN) – Do lượng bệnh nhân đông và không kiểm tra lại tên thuốc nên bác sĩ bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh (TP. Buôn Ma Thuột,…====>>>
Thật giả “trà chanh chém gió”(TNO) Trong những ngày gần đây, nhiều bạn trẻ thích uống trà chanh “chém gió”, cũng như những người bán trà chanh thật đều hoang mang trước thông tin có hóa chất trong trà chanh.
Án mạng trong đêm tại quán karaoke  (NLĐO)   —Móc túi vẫn thua hôi của (NLĐ)   —Hung thủ sát hại bác sĩ còn ở tuổi vị thành niên (NLĐ)
Lái xe buýt bị đánh rách đầu (TP)   —Đâm chết người vì thấy ngứa mắt (TP)  —Bảy phụ nữ, trẻ em bị lừa bán (TP)
Truy bắt kẻ nổ súng bắn cảnh sát cơ động  (TP) -Chiều 10/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (Công an TP.Hà Nội) cho biết đang phối hợp cùng Công an Q.Hai Bà Trưng khẩn trương truy bắt kẻ đã nổ súng vào tổ công tác cảnh sát cơ động.
Hy hữu chuyện chàng trai bị 4 phụ nữ tấn công tình dục  (TP) -Thông thường phụ nữ mới là nạn nhân của những vụ cưỡng hiếp. Nhưng mới đây, một thanh niên 19 tuổi tại Canada đã trở thành nạn nhân và điều đáng nói là thủ phạm của vụ việc là 4 người phụ nữ to béo.
“Yêu râu xanh” hãm hiếp cháu, làm dì có thai (DV) -  –Giở trò đồi bại với cháu của bạn gái (ĐV)   —-Bị đâm chết khi đang ’nổ’ đánh được người (ĐV)    —41 tỷ bắn pháo hoa và 100 triệu cho Mỹ Tâm (ĐV)
Hà Nội: Lửa ngùn ngụt tại cửa hàng áo cưới trên Phố Huế (DT)  —Viết bài chống tiêu cực, phóng viên bị đe dọa chặt tay  (DT)
Hà Nội: Côn đồ xông lên xe buýt hành hung tài xế  (Dân trí) – Chiếc xe buýt 01 mang biển kiểm soát 29B-027.51 chạy từ Bến xe Yên Nghĩa đi Long Biên (Hà Nội) đã bị 2 đối tượng đi xe máy chặn đầu, đánh chảy máu đầu tài xế. Vụ việc khiến cả đoạn phố náo loạn.
Nếu chấp hành luật thì là… phạm luật  (DT) -Một số cây cầu bắc qua sông Tô Lịch hiện nay đã lắp thêm các cột đèn báo giao thông ở 2 đầu cầu. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng khi họ chấp hành dừng đèn đỏ đã “vô tình” vi phạm lỗi giao thông khác.
Viện Pasteur thừa nhận sai sót về kết quả kiểm định sữa dê Danlait (DT)  —Sưng người, sốt cao vì mỹ phẩm đắt tiền (DT)   —-Công an phá sòng bạc, súng cướp cò trúng dân (DV)   —-Học sinh bỗng mắc bệnh lạ, vùng quê náo loạn (DV)
Bị cướp khi “mây mưa” với bạn chat trong nhà nghỉ (DV)  –Độc… nhiều quyền, VCTV không cần khách hàng?  (GDVN)
Trộm 65 ngàn của cô giáo, bé gái 15 tuổi tự tử (NLĐ)    —Xe tải lao vào đám ma, 6 người bị thương (NLĐ)   —-TPHCM: Lửa thiêu rụi căn nhà 3 tầng gần phố Tây (NLĐ)    —–Phóng nhanh sau khi nhậu, 1 chết, 1 trọng thương(NLĐ)

QUỐC TẾ  
Iran khắc phục hậu quả thảm họa động đất (VOV).
Uruguay đã thông qua luật hôn nhân đồng tính (NĐT).
-Venezuela đảm bảo an ninh cho cuộc bầu cử Tổng thống (VOV).
Dầu tràn tại khu vực biển Caribe do 2 tàu đâm nhau (VOV).
Thảm cảnh thất học ở Zimbabwe (GD&TĐ).
Nỗi buồn của “bà đầm thép” sau hào quang chính trị (LĐ).
Nga quyết giữ các thị trường vũ khí (SM). - Trực thăng Nga trong lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng (TPO).
Pháp chấn chỉnh đạo đức các quan chức chính trị (PT).
Mỹ dồn dập tập trận ở châu Á-TBD, Trung Quốc lo nơm nớp (SH). - Mỹ có thể phân tán lực lượng ở Nhật Bản để tránh bị “diệt sạch” (GDVN). - Michelle Obama nén nước mắt khi nói về bạo lực súng đạn (VNN).
Hoàng gia Nhật Bản dạy con thế nào? (PN). - Nhật Bản có môi trường đại học tốt nhất ở châu Á (VNP).
Đánh bom tại Thái Lan, 2 binh sỹ thiệt mạng (VOV).
Triều Tiên qua con mắt của dân “phượt” (VNN).
Bàn rồi lại bàn (ĐĐK).
Lộ clip ăn hối lộ, 36 cảnh sát Ấn Độ bị đình chỉ công tác (TT). - Ấn Độ: Tàu hỏa trật bánh, 52 người thương vong (GTVT).
Tên lửa Nga tiếp tục tới Venezuela, Mỹ còn dám lơ là? (ĐV)   —Tiết lộ ảnh hiếm của Kim Jong-un thời du học Thuỵ Sĩ (DT)
Gió xoay chiều trên bán đảo Triều Tiên  (ĐVO) – Cuối ngày 10/4, trong một bản tin ngắn, kênh Russia Today của Nga đưa tin cho biết: “Nga không bất đồng với Mỹ về quan điểm liên quan đến tình hình ở bán đảo Triều Tiên, đặc biệt là những lời đe doạ gần đây của Bình Nhưỡng”.
Những cuộc phiêu lưu “rót tiền” vào Triều Tiên  -(Dân trí) – Bất chấp nguy cơ tài sản có thể bị sung công hay những rủi ro về chính sách, bất ổn chính trị, không ít nhà đầu tư trên thế giới vẫn không ngại rót tiền vào Triều Tiên trên nhiều lĩnh vực từ viễn thông đến bất động sản, khai khoáng, thương mại…  >> Nhà đầu tư khách sạn cao nhất Triều Tiên “tháo chạy” >> Doanh nghiệp Hàn Quốc hối hận vì đầu tư vào Triều Tiên   >> Bất ngờ lớn từ kinh tế Triều Tiên
Bắc Triều Tiên phô trương bệ phóng tên lửa  (RFI)  —Ngừng đưa khách du lịch sang Bắc Triều Tiên (RFI)
Ai đẩy bán đảo Triều Tiên vào bờ vực chiến tranh? (TP)    —-Mỹ có thể phân tán lực lượng ở Nhật Bản để tránh bị “diệt sạch” (GDVN)
Giáo sư TQ: Thống nhất Triều Tiên là “sứ mệnh lịch sử” của Kim Jong-un (GDVN)   —-Nga quyết không để thị trường vũ khí Bangladesh rơi hết vào tay TQ(GDVN)
Mỹ dồn dập tổ chức diễn tập quân sự, Trung Quốc ngày càng lo lắng(GDVN)
Trung Quốc chế tạo vật liệu siêu nhẹ (BBC)    ——-Trung Quốc tức giận về thỏa thuận đánh cá chung Nhật Bản – Đài Loan (RFI)
Nợ thực Trung Quốc: Khi quan chức về hưu tiết lộ (SM) -  Ngân hàng trung ương Trung Quốc không thể cứ mãi in tiền để bù đắp cho các khoản chi phí tăng vọt và đồng thời kích thích lạm phát quay trở lại.
Theo ông Hạng, con số nợ như thế có thể vượt quá 20.000 tỷ nhân dân tệ  (tương đương 3.200 tỷ USD), tức cao gấp đôi số liệu được Kiểm toán nhà nước Trung Quốc công bố trong một báo cáo vào năm 2011.
Rất đáng chú ý, Hạng không phải là một phản biện gia độc lập, mà là cựu Bộ trưởng Tài chính của Trung hoa đại lục từ năm 1998 đến 2013. Tức ông mới về hưu vào đầu năm nay.
Khủng bố ở miền Nam Thái Lan, 2 binh sĩ thiệt mạng (RFI)
Khủng hoảng Triều Tiên: Trung Quốc là kẻ thua thiệt nhất (Thụy My -RFI blog). “Đối với một số chuyên gia, thì quan hệ xấu đi là một mục tiêu có cân nhắc của Bình Nhưỡng, để giữ khoảng cách trước một Nhà nước bảo hộ tham lam, hiện chiếm đến 80% trao đổi thương mại. ‘Cuộc khủng hoảng này là một cách để khước từ sự thống trị của đàn anh Trung Quốc’ – một nhà ngoại giao châu Âu tại Bắc Kinh nhận xét. Đó là vì từ nhiều thế kỷ qua, Triều Tiên vẫn phải đấu tranh để không bị người láng giềng khổng lồ nuốt chửng…”
“Nếu Bình Nhưỡng vẫn ngoan cố, Mỹ đã đầy đủ dự phòng” (TT)   —-Mỹ-Nhật nhất trí tăng hợp tác để đối phó Triều Tiên (TTXVN)
Triều Tiên giật dây chiến dịch tấn công mạng Hàn Quốc?(VNN)  —Người Trung Quốc bắt đầu cảm thấy Triều Tiên “hơi khùng” (KT)
Mỹ nói Triều Tiên gần tới ‘giới hạn nguy hiểm’ (VnEx)  —‘Tàu sân bay không chìm’ Mỹ nâng báo động vì Triều Tiên (VnEx)
Ảnh: Ác liệt chiến tranh Triều Tiên 60 năm trước (VTC)  — Hàn Quốc tuyên bố có thể bắn hạ tên lửa Triều Tiên  (VN+)
Iran sợ Trung Quốc đánh cắp “cỗ máy thời gian”  (Dantri)   —Cúm gia cầm gây hại cho kinh doanh ở TQ (BBC)
Gạo nhập khẩu ở Mỹ bị nhiễm chì  (BBC) -Gạo nhập khẩu vào Mỹ nhằm phục vụ tiêu dùng được phát hiện là nhiễm chì ở mức độ cao hơn ngưỡng an toàn.

Trung Quốc tức giận về thỏa thuận đánh cá chung Nhật Bản – Đài Loan (RFI)

Nhật dành cho Đài Loan sự nhượng bộ hiếm có ở Biển Hoa Ðông (VOA)

Washington cảnh cáo Bình Nhưỡng chấm dứt «đùa với lửa» (RFI)

Bắc Triều Tiên phô trương bệ phóng tên lửa (RFI)  —-Bắc Kinh bảo vệ quyền lợi riêng qua lá bài Bình Nhưỡng (RFI)

Bắc Triều Tiên sẽ phóng loại phi đạn nào? (VOA)

Cuba mở cửa nhà tù cho báo chí thăm viếng(RFI)    —-Nhân viên bảo tàng Louvre đình công phản đối nạn móc túi hoành hành(RFI)

Câu hỏi lớn về quá trình cải cách kinh tế tại Việt Nam

Việt Nam, mặc dù theo thể chế nhà nước độc đảng, có lẽ đã đáp ứng tốt và thành công hơn trong cuộc cải cách điều kiện kinh tế, xã hội và chính trị so với những dự đoán trước đây về bản chất của hệ thống chính trị tại nước này.
Trong ba thập kỷ qua, một nền kinh tế kế hoạch tập trung phần lớn được thay thế bởi nền kinh tế thị trường và nông nghiệp tập thể đã dần bị bỏ rơi để thay bằng hệ thống chăn nuôi theo từng hộ gia đình – những hậu quả đáng kể từ dưới lên trên đã gây nhiều áp lực đối với sự thay đổi mà lãnh đạo Đảng Cộng sản của nước này buộc phải ưng thuận.Tuy nhiên, Việt Nam hiện đang ở một thời kỳ quan trọng trong lịch sử kinh tế và chính trị của nước này, nơi có những câu hỏi thực sự về khả năng của hệ thống hiện hành – phần lớn vì cách cấu trúc của hệ thống – rằng liệu hệ thống này có đáp ứng được những áp lực buộc thay đổi để tránh cuộc khủng hoảng lớn về kinh tế và xã hội hay không.Bằng chứng là sự bất mãn và phản đối trong công chúng đã trở nên phổ biến hơn. Hầu như hàng ngày đều có những cuộc biểu tình lớn và nhỏ về sự bất công đối với nhiều vấn đề khác nhau trong xã hội, và nhiều công dân khiếu kiện biểu tình trước các văn phòng chính phủ và văn phòng Đảng Cộng sản tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và nhiều nơi khác. Phổ biến nhất trong các loại khiếu nại này là phản đối các quan chức tịch thu đất nông nghiệp nhưng lại bồi thường rất ít ỏi, và sau đó cung cấp những mãnh đất này cho các nhà đầu tư và các nhà phát triển để đổi lấy các khoản tiền khổng lồ và nhiều lợi ích khác. Một điểm chung của những người khiếu kiện rằng các quan chức tham nhũng đang ăn cắp không chỉ đất của người dân mà còn là sinh kế của những người đã từng sở hữu những mãnh đất đó.

Một cô gái đạp xe đạp ngang qua khu phố cổ ở Hà Nội. Có những câu hỏi về việc liệu hệ thống tại đây có đáp ứng được những áp lực buộc thay đổi để tránh xảy ra cuộc khủng hoảng lớn về kinh tế và xã hội hay không. Ảnh: AAP
Một cô gái đạp xe đạp ngang qua khu phố cổ ở Hà Nội. Có những câu hỏi về việc liệu hệ thống tại đây có đáp ứng được những áp lực buộc thay đổi để tránh xảy ra cuộc khủng hoảng lớn về kinh tế và xã hội hay không. Ảnh: AAP
Những vấn đề nghiêm trọng hơn thì đang diễn biến theo một cấp độ khác. Kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra, hệ thống ngân hàng và tài chính tại Việt Nam đã bị nhiều căng thẳng, phơi bày những điểm yếu bắt rễ sâu xa từ nền kinh tế chính trị của nước này. Trong khi nền kinh tế thị trường ở Việt Nam phát triển mạnh thì sự thành công trong việc này nhấn mạnh sự xuất hiện của những hố ngăn giữa các thành phần, năng động, cạnh tranh theo định hướng xuất khẩu (tích hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp quốc tế và chuyên trong lao động sản xuất) và các nhóm được bảo hộ mà chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước, ưa chuộng tín dụng thấp và dễ tiếp cận với các tài sản liên quan đến đất đai.
Theo Jonathan Pincus và Suiwah Leung giải thích trong các bài tiểu luận hồi đầu tuần này, rằng cải cách hệ thống ngân hàng là tâm điểm trong kế hoạch sửa chửa sự mất cân bằng trong nền kinh tế Việt Nam. Sự thu hẹp mạnh trong tín dụng để đáp ứng lại những áp lực đối với nạn lạm phát gia tăng trong năm 2011 đã phơi bày ra những số nợ nần của các tập đoàn nhà nước cũng như mức độ tham gia của họ trong liên doanh đầu cơ. Pincus ‘ước tính khoảng nợ xấu đang ở mức từ 10 đến 25% trong tổng số thu nhập quốc gia, khoảng 40% trong số đó được chiếm bởi các ngân hàng thương mại nhà nước’. Các khoản vay không hiệu quả được ước tính lên đến 6-8% trong tổng số tài sản ngân hàng, một ước tính được cho là vẫn còn thấp so với thực tế. ‘Một tỷ lệ lớn các khoản nợ xấu được thế chấp bởi đất đai và tài sản, và phần còn lại bằng các khoản tài sản khác trong lĩnh vực không chuyên ngành. Thanh lý các tài sản này không phải là điều dễ dàng. Các giám đốc công ty nhà nước bán tài sản với giá thấp hơn giá mua lúc đầu có thể bị buộc tội ‘phá hủy tài sản nhà nước’, một tội phạm bị phạt tù và, trong các trường hợp nặng hơn, có thể là tử hình. Các ngân hàng cảm thấy rất khó khăn để tịch thu lại tài sản nhằm thế nợ theo quy định hiện hành và phục hồi trung bình chỉ khoảng 15% giá trị trong các khoản cho vay. Các ngân hàng lành mạnh khác đang hy vọng sẽ thoát ra khỏi những khó khăn hiện nay. Tuy nhiên, nếu họ buộc phải gánh những tài sản này thì việc tăng trưởng đối với các khoản cho vay sẽ tiếp tục bị chậm lại và bản thân các công ty vẫn sẽ trong tình trạng khan hiếm tiền mặt.’
Trong tháng Ba năm 2012, như Leung đã giải thích, chính phủ đã phản ứng với cuộc khủng hoảng ngân hàng đang diễn ra với một lộ trình tái cơ cấu được gọi là Quyết định 254. Trong 12 tháng tiếp theo, có rất ít hành động (với việc một số các ngân hàng buộc phải sáp nhập) nhưng thông báo gần đây cho biết rằng Việt Nam sẽ thành lập một công ty quản lý tài sản để thay thế và ‘giải quyết’ các khoản cho vay không hiệu quả của các ngân hàng Việt Nam, và tạo ra một ủy ban cao cấp phối hợp làm việc nhằm giám sát quá trình tái cơ cấu ngân hàng, và như Leung đã nói, cả hai cách trên đều được hoan nghênh.
Lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam rõ ràng đang cần đẩy mạnh cải cách, nhưng vấn đề cốt lõi này còn nhiều nguyên nhân sâu xa hơn nữa.
Trong khi nền kinh tế tiếp tục phát triển ở mức đáng nể 5% hoặc nhiều hơn, các lĩnh vực cạnh tranh cũng đang phát triển và dự trữ vẫn mạnh, tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam sẽ không đạt được như mong muốn nếu không cải cách mạnh mẽ hơn. Pincus đã chỉ ra rằng, một chương trình chuyển dịch cơ cấu ngân hàng tích cực hơn sẽ tạo ra một hệ thống tài chính lành mạnh, từ đó giúp Việt Nam đạt được vị trí tốt hơn để đạt mức tăng trưởng một cách bền vững. Áp đặt các tiêu chuẩn cao hơn về công bố thông tin và cách quản trị đối với các doanh nghiệp nhà nước, và cho phép họ bán tài sản theo giá thị trường (cũng) sẽ giúp rất nhiều’. Nhưng thách thức thực sự là loại bỏ các hình thức bảo hộ khác nhau đối với các doanh nghiệp nhà nước để tạo ra giá trị thực sự chứ không phải giúp họ sống bằng tiền thuế cũng với những đặc quyền khác.
Vấn đề cốt lõi rằng, ở Việt Nam cũng như ở Trung Quốc, ngân hàng nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước được cấu trúc sâu vào trong hệ thống chính trị, do đó mà việc này đã cho phép họ chống lại quá trình cải cách. ‘Cho đến khi họ thực sự thay đổi’, Pincus kết luận, ‘việc đề cập đến chuyện thay đổi cấu trúc sẽ vẫn chỉ là số không’. Và nếu không đáp ứng được những thách thức của sự thay đổi, Việt Nam có nguy cơ là một nền kinh tế phu thuộc vào bẫy thu nhập trung bình.

Peter Drysdale, East Asia Forum

Hiền Trang chuyễn ngữ, CTV Phía Trước
Ngày 08 tháng 4 2013

* Peter Drysdale là biên tập viên của Diễn đàn Đông Á.
© 2013 Bản tiếng Việt Tạp chí Phía trước

Lại có một người đàn ông 33 tuổi chết tại công an quận HBT

Một ngày sau khi bị Công an quận Hai Bà Trưng tạm giữ hành chính, con trai của ông Phục đã chết do bị ... vỡ nền sọ, cơ thể có nhiều vết tím bầm. Hiện, 7 công an đã bị đình chỉ công tác để phục vụ điều tra.
Trong căn nhà nằm khuất mình trong một con ngõ nhỏ ở quận Hoàng Mai, Hà Nội, di ảnh anh Nguyễn Quốc Bảo, 33 tuổi được để trên bàn thờ. Nỗi đau mất con, mất chồng vẫn hiện hữu trên gương mặt cha mẹ và người vợ trẻ của Bảo.
Đứa con trai 2 tuổi của Bảo luôn miệng hỏi ông Phục (cha Bảo): "Bố hứa đi mua đồ chơi cho cháu mà vẫn chưa về hả ông". 
Ông Phục đau đớn kể lại cái chết oan khuất của đứa con trai. Ảnh: P.V
Với tay rót chén nước mời khách, người đàn ông hơn 60 tuổi trầm giọng kể về cái chết của con trai. "Chiều 21/1, Bảo lấy xe máy nói là đi mua đồ chơi cho con nhưng đêm đó không thấy về", ông Phục nhớ lại.
Trưa hôm sau, công an có giấy mời ông Phục ra trụ sở UBND phường Mai Động có việc gấp. Ở đây, một người đàn ông giới thiệu là phó công an quận Hai Bà Trưng thông báo anh Bảo đã chết và yêu cầu gia đình đến nhận xác tại Bệnh viện Thanh Nhàn.
"Tôi hỏi lý do vì sao con chết thì người này cho biết không thể trả lời vì vụ việc đang được điều tra... Cố gắng lắm, tôi mới biết thông tin rằng khoảng 17h30 ngày 21/1, công an quận mời Bảo đến trụ sở để làm rõ một số việc liên quan", ông Phục nói trong nước mắt.
Chứng kiến việc khám nghiệm tử thi, ông Phục bàng hoàng khi trông thấy xác con. "Trên người Bảo có nhiều vết tím bầm. Hai cổ chân và cổ tay thâm tím với chiều dài khoảng 8 cm, có những vết xây sát dài. Hai bên khóe miệng Bảo còn có những vết tím song song", người cha trầm giọng kể về giây phút khi nhìn xác con.
Ông Phục cho biết đã nhiều ngày gõ cửa khắp các cơ quan đi tìm nguyên nhân cái chết tức tưởi của con.
Giấy chứng nhận mai táng của trưởng phòng kỹ thuật hình sự chứng tỏ anh Bảo đã tử vong ngoại viện. Ảnh: P.V

"Gia đình tôi đã nhiều lần tìm đến Công an quận Hai Bà Trưng hỏi vì sao lại mời con tôi lên làm việc? Bảo đã chết ở đâu? Tại sao trên người Bảo có nhiều vết thâm tím, xây xước như vậy?… ", ông cho biết. Song gia đình ông chỉ nhận được câu trả lời chung chung rằng: "Sự việc đang được điều tra'".
Trao đổi với VnExpress.net, trung tá Bùi Quang Minh (Đội trưởng điều tra hình sự, Công an quận Hai Bà Trưng) xác nhận việc anh Bảo được công an mời lên làm việc, và sau đó tử vong là có thật.
Ông Minh từ chối bình luận hay nói thêm bất cứ điều gì xung quanh cái chết của anh Bảo.
"Chúng tôi không thể cung cấp thêm thông tin vì vụ việc đang được điều tra và bản thân chúng tôi cũng là đối tượng bị điều tra", trung tá Minh cho hay.
Ngày 25/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Hà Nội cho biết, anh Bảo bị mời lên Công an quận Hai Bà Trưng để điều tra về hành vi mang theo vũ khí thô sơ và tổ chức đánh bạc. Khi bị tạm giữ, cảnh sát đã phát hiện trong cốp xe anh có một con dao, một kéo và bảng ghi cáp đề.
Ngày 25/3, nguyên nhân cái chết của anh Bảo do Viện Pháp y Quân đội kết luận đã được cơ quan điều tra thông báo với gia đình ông Phục. Biên bản giám định pháp y thể hiện nguyên nhân trực tiếp gây tử vong cho anh Bảo là "chấn thương sọ não mức độ nặng do tác động của vật tày có giới hạn gây vỡ nền sọ... và gây chấn động não...".
"Dấu vết thương tích do tác động của vật tày có giới hạn ở vùng cổ tay phải và trái, cổ chân phải và trái cho thấy vật tày là vật cứng", cơ quan giám định của quân đội xác định.
Trong buổi làm việc cùng ngày với gia đình ông Phục, thượng tá Trương Thọ Toàn (Phó thủ trưởng cơ quan điều tra, Công an Hà Nội) cho biết: "Chúng tôi đang tiếp tục điều tra xác minh và trưng cầu cơ quan giám định kết luận về cơ chế hình thành thương tích gây nên việc anh Bảo tử vong".
Trước yêu cầu phải làm rõ trách nhiệm của những người liên quan cái chết của anh Bảo, thượng tá Toàn cho hay cơ quan điều tra sẽ tiếp tục làm rõ.
Gia đình ông Phục được đại tá Nguyễn Đức Chung (Trưởng phòng PC14, Công an Hà Nội) ký văn bản thông báo, việc tổ chức điều tra sẽ đảm bảo khách quan, khẩn trương và xử lý nghiêm theo pháp luật… 7 cán bộ của Công an quận Hai Bà Trưng đã bị tạm đình chỉ công tác để phục vụ điều tra.
Nhóm phóng viên
(VnExpress)

Chuẩn bị tiến hành điều trần nhân quyền VN

Điều trần về nhân quyền Việt Nam sẽ diễn ra ngày 11/4 tại Hạ viện Mỹ

Trước buổi điều trần về nhân quyền Việt Nam tại Hạ viện Mỹ, có kêu gọi đưa Việt Nam vào lại danh sách các nước gây quan ngại (CPC).

Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ có đối thoại nhân quyền lần thứ 17 vào ngày 12/4 này ở Hà Nội. Buổi điều trần tại Hạ viện được tổ chức trước đó một ngày, vào thứ Năm 11/4.

Dân biểu Chris Smith, Chủ tịch Tiểu ban Nhân quyền của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, nói cần đưa Việt Nam quay lại danh sách CPC, trong khi truyền thông trong nước có bài lên tiếng đả kích.

Trả lời trong buổi phỏng vấn với đài Talk Radio news ngày 10/4 trước thềm buổi điều trần, ông Smith nói ông và các đồng nghiệp đang tìm kiếm một phản hồi mạnh mẽ hơn từ chính phủ Hoa Kỳ trước tình hình nhân quyền tại Việt Nam:

“Chúng tôi đang gây sức ép tối đa để có đươc sự phản hồi từ chính phủ, đặc biệt là chính quyền Tổng thống Obama về vấn đề nhân quyền ngày một xấu đi ở tất cả mọi mặt tại Việt Nam,” ông Smith nói.

Ông Smith gọi các cuộc đàn áp tôn giáo tại Việt Nam là có tính “hệ thống”, dẫn đến những trường hợp “đánh đập, tra tấn và tống giam” đối với những người theo Phật giáo, Công giáo hay các tín ngưỡng khác.

Hạ viện Hoa Kỳ
Hạ viện Hoa Kỳ
'Thiếu hiệu quả'
Vị dân biểu này cho rằng những cuộc đối thoại về nhân quyền lâu nay giữa Hoa Kỳ và Việt Nam là thiếu hiệu quả, đồng thời nói cần có những bước đi cụ thể hơn nhằm trừng phạt tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.
“Đã có những buổi đối thoại về nhân quyền giữa đại diện Hoa Kỳ và Việt Nam. Mặc dù có một vài tác động nhất định, hầu hết thời gian đây chỉ là “nói cho vui”, để rồi sau đó cả hai bước đi với lời bình luận rằng chúng tôi đã có đối thoại, thế là hết.”
Cùng ngày 10/4, Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch (HRW) cũng ra thông cáo kêu gọi chính phủ Việt Nam tận dụng cuộc đối thoại sắp tới để tiến tới những bước cải thiện cụ thể về nhân quyền mà cụ thể là “trả tự do cho các tù nhân chính trị, chấm dứt việc khủng bố các blogger, những người khiếu kiện đất đai và các nhà hoạt động ôn hoà khác.”
“Chính phủ Việt Nam đã liên tiếp tiến hành những phiên toà chính trị trong bối cảnh nước này tìm cách che đậy sự bất đồng ngày càng lên cao,” ông Brad Adams, giám đốc chi nhánh Châu Á của HRW bình luận.
Dân biểu Mỹ Chris Smith
Dân biểu Chris Smith là người bị chính phủ Việt Nam coi là 'thiếu thiện chí'
HRW dẫn số liệu cho thấy trong năm 2012, đã có ít nhất 40 người bị kết tội và tuyên án tù trong các phiên toà mà tổ chức này cho là không đạt tiêu chuẩn về tiến trình xét xử công bằng.
Cũng theo HRW, chỉ trong một tháng rưỡi đầu năm nay, đã có thêm ít nhất 40 người khác bị buộc tội trong các phiên tòa chính trị.
“Hoa Kỳ cần tận dụng cơ hội này để nói rõ rằng Việt Nam phải nghiêm túc trong vấn đề cải thiện nhân quyền, nếu không muốn phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng, trong đó có việc ảnh hưởng đến mối quan hệ với Hoa Kỳ,” thông cáo của tổ chức này viết.
'Vở kịch lố'
Trong khi đó tờ Công An Nhân dân ngày 10/4 đã có bài viết đả kích về buổi điều trần nhân quyền sắp diễn ra ở Hoa Kỳ.
Bài viết với tựa đề “Vở kịch lố điều trần về nhân quyền” của nhà báo Đăng Trường gọi những người sẽ tham gia điều trần là những “nhân vật có lý lịch không thể xám hơn”, đồng thời cho rằng họ là những “kẻ cộm cán trong đám phản động, lưu vong ở nước ngoài, có bản lý lịch xám xịt chuyên câu kết với một số đối tượng cơ hội chính trị trong nước và các phần tử phản động lợi dụng tôn giáo, dân chủ, nhân quyền để kích động chống phá Việt Nam.”
Ông Trường cũng gọi những nạn nhân của tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam mà HRW đề cập đến là “người có hành vi phạm pháp, bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.”
Bài viết dẫn lời của bà Pratibha Mehta, điều phối viên thường trú Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam nói “trong những năm vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã tăng cường tham gia vào các cơ chế nhân quyền quốc tế, các cơ chế này nhằm giám sát các trường hợp liên quan đến nhân quyền trên khắp thế giới, bao gồm cả sự phù hợp của các Chính phủ với các hiệp ước cốt lõi về nhân quyền.”
(BBC)

TQ từng xóa lời chống Mỹ của Bắc Việt Nam?

Trang Wikileaks lại vừa công bố một loạt điện tín ngoại giao của Hoa Kỳ trong đó có nhiều tài liệu liên quan đến Hoa Kỳ, Trung Quốc và Bắc Việt Nam vào giai đoạn 1973-1976.
BBC Tiếng Việt trích lược một số phần năm 1973 về quan hệ Trung – Mỹ vốn được thúc đẩy sau chuyến thăm của Tổng thống Richard Nixon sang Trung Quốc năm 1972.
Một bức điện của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ghi ngày 29/6/1973 gửi tới sứ bộ của Mỹ tại Bắc Kinh đã xác nhận sự thay đổi trong chính sách của Bắc Kinh với Hà Nội.
Bức điện cũng nói truyền thông Trung Quốc bắt đầu kiểm duyệt các bài báo của Bắc Việt Nam và lược bỏ những đoạn ‘chống Mỹ cứng nhắc' khi đăng lại ở Trung Quốc.
Tuy thế, dù thái độ bên ngoài khác nhau, Hà Nội và Bắc Kinh đã “không khác biệt nhiều trong cách nhìn nhận Nam Việt Nam”, và cùng coi vùng Đông Nam Á sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Nam Việt Nam mở ra nhiều cơ hội, theo bức điện tín.

Cuộc gặp Mao Trạch Đông và Richard Nixon ở Trung Quốc năm 1972 đã đổi hướng quan hệ Trung - Mỹ
Hòa hoãn Mỹ - Trung
Chủ đề của bức điện tín 29/6 và nhiều bức khác trong năm 1973 là nói về giai đoạn hòa hoãn (detente) trong quan hệ Mỹ – Trung.
“Hà Nội có thể phản ứng chống lại sức ép về một thỏa thuận [với miền Nam ] mà Bắc Kinh và Moscow muốn áp đặt lên họ. Nhưng Hà Nội và Bắc Kinh không khác nhau nhiều về chiến thuật với Nam Việt Nam, cho dù về lời lẽ có khác nhau,” bản điện tín 29/6 viết.
Bức điện cũng dự liệu về sự lo ngại lẫn nhau giữa Bắc Việt và Trung Quốc trong tương lai:
“Về lâu dài, Hà Nội và Bắc Kinh rất có khả năng sẽ lo ngại lẫn nhau nếu tình hình Đông Dương còn tiếp tục bất ổn.”
“Cả hai thừa nhận nhu cầu của Bắc Kinh muốn cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ có thể xung đột với quyền lợi của Bắc Việt Nam muốn chiến thắng chung cuộc, và với khả năng Bắc Kinh duy trì ảnh hưởng với Hà Nội”.
Trong một ngôn ngữ ngoại giao tế nhị, bản điện tín ghi nhận rằng người Mỹ tin rằng Bắc Kinh chỉ muốn “hòa bình” bằng mọi giá, hàm ý không muốn cho Bắc Việt Nam chiến thắng.
Tranh cổ động của Trung Quốc ủng hộ 'quân dân Việt Nam chống Mỹ'
“Bắc Kinh nhấn mạnh bằng mọi cách rằng ‘Mọi thứ đều vì hòa bình’ tại Đông Dương đã đạt tới chỗ mà quyền lợi của Bắc Kinh và Hà Nội xem ra tách xa nhau (divergent) một cách nghiêm trọng.”
“Ngay trước khi có thỏa thuận ngưng bắn, các công bố phát biểu chính thức của Bắc Kinh và cả bình luận báo chí đã khác xa với bình luận của Hà Nội.”
“Lời lẽ công kích mạnh người Mỹ hoặc Hoa Kỳ trên báo chí Việt Nam đã bị lược bỏ khi Bắc Kinh truyền tải lại các bài viết của Bắc Việt.”
"Tuy vậy, cũng sẽ nhầm lẫn nếu cho rằng một thứ ‘hòa bình’ bằng cách nào đó là cách Trung Quốc và Bắc Việt Nam chấp nhận để Việt Nam Cộng Hòa tiếp tục tồn tại."
Và dù khác biệt, hai đồng minh cộng sản cũng chia sẻ quan điểm rằng sự thoái lui của Hoa Kỳ mở ra cho họ các cơ hội tại Đông Nam Á, theo đánh giá của bức điện.
“Dù có căng thẳng rõ rệt giữa Hà Nội và Bắc Kinh, có vẻ như vào thời điểm hiện nay [1973], cả hai đồng ý chung về các đánh giá tình hình Đông Dương và về chuyện cần phải làm gì.
“Có vẻ họ cùng tin rằng sự thoái lui của Hoa Kỳ khỏi Việt Nam sẽ tạo đà cho một loạt xu hướng lịch sử thuận lợi [cho họ] trong khắp cả vùng Đông Nam Á,”
“Cả hai cũng không thấy có nhiều khả năng để chế độ hiện hành tại Sài Gòn có thể tồn tại mãi mãi.”
Vì quyền lợi riêng
Nếu như phía Trung Quốc làm rõ rằng mục đích cao nhất của họ khi đề cập tới Đông Dương là để cải thiện quan hệ chiến lược với Mỹ, phía Bắc Việt Nam cũng vẫn cần Trung Quốc viện trợ và đã chỉnh sửa cách nói của mình về cuộc chiến.
"Sau chuyến thăm của Lê Duẩn và Phạm Văn Đồng, Bắc Kinh cam kết viện trợ với số lượng không rõ là bao nhiêu nhưng có thể là ít hơn trước"
Điện tín ngoại giao Hoa Kỳ

Bản điện tín viết: “Trong khi không bỏ mục tiêu chiếm miền Nam, Hà Nội như cũng sửa lịch trình đó khá nhiều, nhấn mạnh tới các hoạt động chính trị thay vì các hành động quân sự một cách đầy kịch tính,”
"Hà Nội cũng muốn Trung Quốc viện trợ tiếp tục, và sau chuyến thăm của Lê Duẩn và Phạm Văn Đồng, Bắc Kinh cam kết viện trợ với số lượng không rõ là bao nhiêu nhưng có thể là ít hơn trước.”
Bản điện tín cũng ghi rằng dù có thay đổi về ngôn từ, không có bằng chứng là Bộ Chính trị tại Hà Nội bỏ chiến lược quân sự với miền Nam.
Điều giới ngoại giao Hoa Kỳ ghi nhận ngay từ giữa năm 1973, gần hai năm trước khi Sài Gòn sụp đổ là “sự tự tin của Hà Nội”.
Tài liệu này tiết lộ một thái độ ngạc nhiên, thậm chí nể phục của giới ngoại giao Hoa Kỳ khi viết về Bắc Việt, kể cả khi đồng minh Trung Quốc có thể không tin vào điều Hà Nội tin tưởng:
“Người Bắc Việt Nam thật sự tự tin rằng chiến lược của họ sẽ đem lại thắng lợi cuối cùng. Thật khó mà tin rằng Bắc Kinh cũng ‘mua trọn gói’ toàn bộ các mặt của cách phân tích, nhận định tình hình như thế hay chấp nhận mọi góc độ của chiến lược đó.”
Trong các bản điện tín khác, phía Hoa Kỳ có vẻ như nhìn nhận rằng Trung Quốc sau các tính toán trên đã có động thái riêng thể hiện trong vụ chiếm toàn bộ Hoàng Sa năm 1974.
Cùng lúc, Trung Quốc vẫn muốn giữ quan hệ tốt với Bắc Việt Nam, thậm chí còn tìm cách mô tả ‘chiến thắng Tây Sa’ (Paracels) như một ‘thắng lợi chung của nhân dân Trung – Việt’ chống lại Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, theo một bản điện tín khác của Hoa Kỳ ngày 19/03/1974.

*BBC sẽ tiếp tục khai thác các nội dung từ điện tín ngoại giao của Hoa Kỳ liên quan đến chủ đề chính trị khu vực Đông Nam Á trong các bài tới. Mời quý vị xem lại chuyên đề Bấm Hòa đàm Paris 1973.

Lỗ hổng luật pháp khiến thủ tướng mất uy tín

Trong quản lý đất đai tại Đà Nẵng đã xảy ra bất đồng giữa một cấp chính quyền và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
Thủ tướng chính phủ nhất trí với Kết luận thanh tra cho rằng chính quyền Đà Nẵng vi phạm luật đất đai và nghị định chính phủ, yêu cầu Đà Nẵng nhận sai và khắc phục hậu quả. Phía Đà Nẵng ngược lại phản hồi là không sai, khi không được chính phủ cho tiếp tục giải trình thì có ý kiến báo cáo sự việc lên Bộ chính trị.
Đây là sự việc đặc biệt hiếm có bởi hệ thống chính quyền lâu nay vẫn bị xem là chuyên có chế tài thẳng thừng đối với tất cả những sự bất đồng kể cả bên ngoài hay bên trong hệ thống.
Vụ việc có thể chỉ phát sinh tình cờ do biến đổi tương quan giữa các lực lượng chính trị, tuy nhiên bộc lộ đằng sau thiếu vắng về một cơ chế tài phán pháp lý giải quyết tranh chấp giữa các cơ quan cấp cao, điều có thể còn phát sinh trong tương lai.

Vinalines
Thủ tướng đã mắc sai lầm nhưng không được ai cảnh báo khiến sự việc xấu xảy ra nhân dân nghi ngờ năng lực của Thủ tướng
Yếu tố pháp lý trong bất đồng
Chính quyền được tổ chức theo luật, ví dụ Luật tổ chức chính phủ, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức tòa án... Mối quan hệ lãnh đạo điều hành giữa các cấp chính quyền cần đảm bảo tuân theo luật.
Luật tổ chức chính phủ quy định Thủ tướng có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hay bãi bỏ những quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân hoặc Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên.
Trong vụ việc tại Tiên Lãng - Hải Phòng nội dung trên của luật được thực thi toàn diện, chính quyền Hải Phòng đã hoàn toàn chấp nhận khi Chính phủ đánh giá ngược lại toàn bộ vấn đề mà Hải Phòng đã giải quyết trước đó.
Tại sao Đà Nẵng phản ứng khác với Hải Phòng?
Ở góc độ luật pháp, quan điểm của chính quyền Đà Nẵng cũng có cơ sở pháp lý, bất đồng theo đó phát sinh từ một sự thật hay bị quên lãng là luật pháp cũng chỉ là sản phẩm của con người nên có những giới hạn và khiếm khuyết nhất định.

Xây dựng ở Đà Nẵng
Đà Nẵng và thanh tra chính phủ vẫn bất đồng quanh kết quả thanh tra
Xây dựng ở Đà Nẵng
Luật pháp điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, nhưng với sự vận động không ngừng của đời sống với vô vàn sự vụ phong phú phát sinh liên tục, nên trong một số trường hợp đã xảy ra tình trạng thiếu luật hoặc quy định luật lạc hậu trước đời sống.
Đặc biệt có trường hợp tồn tại những cách hiểu và áp dụng khác nhau về cùng quy định pháp luật, như Chính phủ và chính quyền Hải Phòng đã hiểu và áp dụng hoàn toàn ngược nhau về cùng một chính sách pháp luật, khi đó phát sinh nhu cầu về một cơ chế diễn giải luật pháp để xác quyết xem cách hiểu và áp dụng nào là đúng.
Sự việc tại Đà Nẵng có nguyên nhân từ mọi khiếm khuyết của luật pháp. Đầu tiên, cả Đà Nẵng và Chính phủ đều cho mình là đúng và vốn dĩ cũng chỉ có ngần ấy quy định pháp luật, tức là tồn tại những cách hiểu khác nhau về sự cho phép của quy định luật.
Tiếp đến xem ra những quy định bó buộc thanh tra chính phủ viện dẫn đã tụt hậu và không tiến bộ kịp với thực tiễn Đà Nẵng nơi chính quyền vốn năng động của một đô thị phát triển.
Cuối cùng khi tranh chấp xảy ra lại thiếu một cơ chế tài phán phân định đúng sai, trong khi nếu cứ buộc cấp dưới phải phục tùng cấp trên thì không có cơ sở khoa học vì đâu phải cấp trên lúc nào cũng đúng.
Hệ thống pháp luật còn đang trong quá trình xây dựng nên không tránh khỏi khiếm khuyết, lâu nay chúng ít được nhận ra do ít có điều kiện được bộc lộ.
Song trùng với luật pháp hệ thống chính quyền được tổ chức còn nhiều chỗ chưa khoa học, bù đắp vào những chỗ khiếm khuyết quan hệ giữa các cấp chính quyền thường được giải quyết theo đường lối chính trị thay vì theo luật pháp.
Khi phương thức chính trị tỏ ra không bảo đảm có thể giải quyết do chênh lệch giữa các lực lượng thì điều cần thiết là quay lại tìm kiếm cơ chế bảo vệ bởi luật pháp, thứ vẫn được xem là xuất phát từ nhân dân chủ thể của quyền lực đất nước.
Lỗ hổng của luật
Trong vụ việc tại Đà Nẵng, khi không được chính phủ cho tiếp tục giải trình, Đà Nẵng có ý kiến sẽ báo cáo sự việc lên Bộ chính trị, vì các cấp không chịu nhau nên cần có một cơ quan thứ ba giải quyết tranh chấp chứ không thể đụng binh đao.
Về mặt nguyên tắc việc phân định ai đúng ai sai chủ thể thứ ba chỉ có thể là tòa án hoặc trọng tài, việc báo cáo lên Bộ chính trị phải chăng là để tìm kiếm một cơ chế trọng tài khi không có cơ chế giải quyết bằng tòa án hiện nay?
Do các bên không viện dẫn tới quy định của Hiến pháp để cáo buộc bên kia nên không đặt ra nhu cầu về tòa án hiến pháp trong trường hợp này. Đúng nhất thì sự vụ cần được giải quyết theo đường hướng khiếu nại tố cáo hoặc khởi kiện hành chính.
Rà soát hệ thống pháp luật hiện tại thì thấy Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Luật tố tụng hành chính đều không quy định cơ chế giải quyết trong trường hợp người bị khiếu nại tố cáo hay bị khởi kiện là Thủ tướng, như vậy nếu Đà Nẵng muốn chứng minh là Thủ tướng sai thì không có cơ chế để giải quyết.
Luật chỉ quy định cơ chế khiếu nại, tố cáo, khởi kiện từ Bộ trưởng trở xuống, đồng nghĩa với luật định Thủ tướng không thể bị khiếu nại tố cáo hay khởi kiện.
Đây là điều vô lý và không đảm bảo cơ sở khoa học bởi lẽ Thủ tướng so với Bộ trưởng thực chất chỉ là người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm cao hơn trong hệ thống hành chính và theo đó mức độ hậu quả của sai phạm nếu có cũng lớn hơn.
Không quy định cơ chế xử lý Thủ tướng phải chăng không đặt ra trường hợp Thủ tướng làm sai, lúc nào cũng đúng?
Xét từ gốc rễ mỗi người đều có lý do để vi phạm luật, điều này xuất phát từ căn nguyên bản chất khiếm khuyết của loài người.
Có thể tin Thủ tướng không cố ý vi phạm nhưng không loại trừ trường hợp vô ý nên vẫn cần cơ chế cảnh tỉnh ngăn ngừa, đề cao trách nhiệm. Quy định thiếu hụt như hiện nay nhân dân không với được tới và không buộc được Thủ tướng chịu trách nhiệm.
Thủ tướng đã đứng ngoài cơ chế tài phán và không có khả năng bị xử lý khi sai phạm, thêm vào đó lại nắm giữ cả quyền hành pháp, lập pháp đây là vị trí giữ quyền hạn lớn nhất trong hệ thống chính trị.
Điều này dẫn đến tình trạng Thủ tướng đã mắc sai lầm nhưng không được ai cảnh báo khiến sự việc xấu xảy ra nhân dân nghi ngờ năng lực của Thủ tướng và thất vọng với cơ chế hoạt động của chính phủ.
Ông Dương Chí Dũng điều hành Vinalines không thể nào tồi tệ hơn nhưng vẫn được Thủ tướng quyết định cho thôi chức chủ tịch Vinalines để được bổ nhiệm làm Cục trưởng cục hàng hải, việc bổ nhiệm ở thời điểm Thanh tra chính phủ đã có kết luận về sai phạm tại Vinalines.
Sự việc này khiến Thủ tướng mất uy tín và gây ra những thiệt hại khó tính đếm cho đất nước khi lĩnh vực hàng hải được lãnh đạo bởi một người không xứng đáng.
Vinalines

Trách nhiệm Quốc hội
Chính quyền có hiệu năng làm việc cao sẽ khó tránh khỏi xảy ra sự chồng lấn trong hoạt động từ đó đưa đến bất đồng giữa chính quyền các địa phương hoặc chính quyền trên dưới với nhau.
Mặt khác, trong phân cấp tổ chức hệ thống chính quyền, yếu tố dân chủ giúp cho mỗi cấp có được sự độc lập nhất định, theo đó cấp dưới phục tùng cấp trên nhưng nội hàm việc tuân phục phải theo luật, nội dung chỉ đạo của cấp trên phải đúng luật, nếu không cấp dưới không có nghĩa vụ tuân thủ.
Trong việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng, nếu Thủ tướng là chủ thể có thể bị khiếu nại tố cáo hay khởi kiện, rất có thể sẽ có một cán bộ chính phủ dũng cảm, một lãnh đạo ngành hàng hải có trách nhiệm sẽ lên tiếng để cảnh báo về quyết định và sự việc xấu có lẽ đã không xảy ra.
Thực tế có thể kiến nghị tới Thủ tướng nhưng bản thân việc kiến nghị không tạo ra áp lực trách nhiệm, cộng với tính quan liêu trong cách làm việc lâu nay như đã biết thì việc làm này là vô ích.
Trong tương lai sẽ khó tránh khỏi phát sinh những vụ bất đồng giữa chính quyền các cấp hoặc các địa phương hoặc vụ việc liên quan đến Thủ tướng.
Không thừa nhận điều đó hoặc thiếu cơ chế công khai minh bạch để giải quyết sẽ khiến cho mâu thuẫn vẫn tồn tại âm ỉ hoặc được giải quyết theo đường lối chính trị sẽ là điều không tốt cho nhân dân, sai phạm nếu có sẽ không được công khai minh bạch, không truy cứu được trách nhiệm, đặc biệt những nguyên nhân khuyết thiếu của hệ thống sẽ không được nhận ra.
Những sự việc lùm xùm tại Vinalines và Đà Nẵng liên quan đến Thủ tướng hẳn đã đủ tầm mức quan trọng để Quốc hội nhận ra lỗ hổng của luật pháp và nhu cầu bổ khuyết, Quốc hội cần chứng tỏ trách nhiệm bằng việc bổ sung vào Luật khiếu nại, Luật tố cáo và Luật tố tụng hành chính cơ chế giải quyết bất đồng liên quan đến Thủ tướng.
Có như thế luật pháp mới công bằng khoa học và nghiêm minh, tiệm cận tới khung khổ pháp lý của quốc gia pháp quyền.
LS Ngô Ngọc Trai
* Bài phản ánh quan điểm và cách hành văn của người viết, một luật sư thuộc Đoàn luật sư Nam Định.
(BBC)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét