CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
<- Tiền phong sáng qua đã có tin LL Bảo vệ bờ biển Mỹ sẽ hợp tác với Việt Nam trên Biển Đông? nhưng rồi đã … biến mất. Có lẽ lại có lệnh từ Ban Tuyên giáo, sợ “bạn vàng” nổi khùng? - Mỹ “giúp Việt Nam bảo vệ ngư dân” (Tinnong/ U.S. News & World Report). - Cảnh sát biển VN hợp tác với Mỹ? (BBC). “… cuộc gặp giữa quan chức hai bên diễn ra trong tuần lễ sau khi có sự kiện tàu cá của Việt Nam bị Trung Quốc bắn cháy nóc cabin”.
- Nhiều chính sách hỗ trợ tàu cá đánh bắt ở vùng biển xa (CAND).
- Khám phá đảo chìm Trường Sa (VNN). - Một thoáng Sinh Tồn Đông (QĐND). - Ngọt dòng nước mát đảo Sinh Tồn Đông (Tin tức). - Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa – một lễ hội văn hóa đặc sắc (Cinet). - Nhà hát Tuổi trẻ ra đảo Trường Sa (SK&ĐS).
- Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: Cảnh sát biển: Lực lượng nòng cốt trong thực thi Pháp luật trên biển (QĐND). - Hơn 3.700 lượt tàu cá nước ngoài vi phạm vùng biển VN (VNE).
- Roberto Tofani – Chiến tranh Tâm lý trên biển Đông (DL/ The Asia Times).
- Vụ dán cờ Trung Quốc lên nho Việt Nam: Giở trò ‘câu giờ’ để hợp thức hóa! (PT).
- Ông Tập Cận Bình “dọa” các nước ven Biển Đông (KT). - Trung Quốc ngang nhiên lên kế hoạch điều tra hải đảo tại Biển Đông (PT). - Tập Cận Bình muốn Trung Quốc làm ’đại ca’ khu vực (PNT).
- Philippines truy tố 12 ngư dân TQ ‘đánh cá trái phép’ (VNN). - Philippines truy tố ngư phủ Trung Quốc trên chiếc tàu mắc cạn (VOA).
- Nhật, Đài Loan ký thỏa thuận nghề cá ở Senkaku/Điếu Ngư (TN). - Nhật Bản và Đài Loan sắp đạt thỏa thuận đánh cá ngoài khơi Senkaku/Điếu Ngư (RFI). -Nhật cho Đài Loan đánh cá gần Senkaku (BBC). - Hợp tác Nhật – Đài khiến TQ ‘giận’ (BBC). “Thỏa thuận trên cho phép Đài Loan đánh cá trong phạm vi 19 km của vùng đảo Senkaku/Điếu Ngư”.
- TRUY BỨC ĐẾN BA ĐỜI? (FB Hồ Ly Tiên). “Đứa bé một tháng tuổi và người mẹ trẻ nầy là tội phạm quốc gia cần phải trừng trị? Thời phong kiến, vua tự cho mình là con trời, ai có ý gì không đồng tình với vua liền bị ghép vào tội phản nghịch, bị tru di đến ba họ và xử trảm đến ba đời… Tội phạm một tháng tuổi? Quả nhiên đúng như vậy, chỉ ở được vài đêm, nhà ông ngoại Tuấn liền bị bọn xấu (???) lén lút ném mắm tôm và cá thối vào nhà. Nôi đứa bé chưa tròn tháng tuổi cũng ướt đẩm nước cá thối. Đứa bé một tháng tuổi ấy cũng là tội phạm quốc gia hay sao?”
- Viết thêm về vụ Chí Đức bị công an đánh ngày 09/04/2013 (Blog Thành). - KHẨN CẤP: HỌA SĨ LÊ QUẢNG HÀ ĐANG BỊ ĐE DỌA (Tễu).
- HRW : “Đối thoại nhân quyền Mỹ – Việt phải đạt kết quả cụ thể” (RFI). - HRW: Phải có tiến bộ cụ thể trong Đối thoại Nhân quyền Việt-Mỹ (VOA). Ông Phil Robertson: “Việt Nam đang tìm ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc trong giai đoạn 2014-2016, Hoa Kỳ cần phải nói rõ với Việt Nam rằng sự ủng hộ từ Mỹ và các nước khác trên thế giới đối với Việt Nam trong nỗ lực này chỉ có khi và chỉ khi có các cải thiện đáng kể về nhân quyền tại Việt Nam”. - Nhân quyền Việt Nam bị lưu ý trước thềm Đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ (VOA). - Việt Nam: Đối thoại nhân quyền cần tạo ra chuyển biến cụ thể (HRW/ BS).
- Các quan chức Tiên Lãng bị kết tội gì? (RFA). “Ông Hiền, ông Liêm cũng đã nói ra với dân chúng tôi là ông đã chạy án được rồi… Phiên tòa ở Hải phòng thì chắc chắn là không có công lý rồi và tất nhiên sẽ có phiên tòa phúc thẩm”. - Bốn án tù treo, một án tù giam cho quan chức ra lệnh phá nhà ông Vươn (RFI). - Việt Nam tuyên án treo 4 quan chức sai phạm trong vụ Đoàn Văn Vươn (VOA). - THƯ GIÃN: SỰ KHÁC BIỆT GIỮA LÊ LAI VÀ PCT TIÊN LÃNG NGUYỄN VĂN KHANH (Tễu). - Án treo và khả năng “dại gì mà kháng cáo” (Quê choa).
- Ngô Nhân Dụng: Ai đáng phải ra tòa? (NV). - Lê Diễn Đức: Vụ Tiên Lãng: Chó ngựa không thể bay.
- Gia đình ông Vươn “phẫn uất” trước bản án dành cho quan chức Hải Phòng (RFI). Bà Phạm Thị Hiền, em dâu ông Đoàn Văn Vươn: “Tôi đã phẫn uất đến nỗi mà không thể chịu nổi, lập tức bỏ ra ngoài ngay. Nhìn những kẻ đã đẩy gia đình tôi vào cái hoàn cảnh khốn khổ như ngày hôm nay đang được hưởng cái mức án mà bất cứ ai khi nghe thấy cũng không thể chấp nhận được. Tôi nghĩ rằng ngay cả hội đồng xét xử của Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng cũng thấy ngượng miệng và xấu hổ khi tuyên cái mức án đấy”. - Gia đình ông Vươn kháng cáo (BBC). - Bi và hài. Sẽ còn dài dài!?… (Quê choa). - Thơ Trần Ái Quốc – Khi lương tri lặng im (DL).
- Đơn kháng cáo của anh Đoàn Văn Vươn (DL/ Tễu). - CÁC BẠN NGHỀ CỦA ANH ĐOÀN VĂN VƯƠN KIẾN NGHỊ KHÁNG CÁO (Tễu).
- Phỏng vấn LS Hà Huy Sơn: Vụ truy sát nông dân Văn Giang vẫn chưa được làm rõ trách nhiệm (RFI).
- Tiến sĩ Toán học Nguyễn Ngọc Chu: Tái cơ cấu kinh tế: bổ đề cơ bản (Boxitvn).
- Tham nhũng nghìn tỉ thời ông Trọng sắp được lôi ra phục vụ Hội nghị Trung ương 7? (Cầu Nhật Tân).
“Tiêu cực đặc biệt nghiêm trọng diễn ra dưới thời Bí thư Thành ủy
Nguyễn Phú Trọng cuối 2004. Các cá nhân liên quan: Phan Văn Khải,Nguyễn
Công Tạn, Nguyễn Phú Trọng, Hoàng Văn Nghiên, Vũ Hồng Khanh … Gần 10 năm
sau, hàng nghìn biệt thự bị “phanh” lại khi xin cấp sổ đỏ. Các cơ quan
Trung ương và Hà Nội đang đau đầu về vụ truy thu hàng nghìn tỉ tại khu
đô thị lớn nhất và sang trọng nhất cả nước – CIPUTRA, Phú Thượng, Tây
Hồ. Sắp tới Hội nghị TW 7, vụ này lại được móc ra để ông Nguyễn Bá
Thanh có việc làm.”
“Ngay tại Hội nghị toàn quốc về chống
thất thu thuế 3/2013 vừa qua, trường hợp CIPUTRA bị bộ Tài chính (dưới
sự chỉ đạo của Thủ tướng) nêu đích danh là vụ trốn thuế lớn nhất lịch sử
Việt Nam và yêu cầu các cơ quan chức năng sớm điều tra, truy cứu trách
nhiệm cá nhân kể cả có cán bộ hiện làm rất to.” - Đề nghị thu thêm 1.400 tỷ đồng tiền sử dụng đất tại Ciputra (TP). - Đòn bẩn của X ‘chơi’ TBT Nguyễn Phú Trọng bắt đầu! (VLB). - Giải mã ‘Tham nhũng nghìn tỉ thời ông Trọng …’ – Công
bố “Thủ Tướng sẽ là diễn giả chính” của Hội nghị Shangri La vào cuối
tháng 5, bất chấp BCT đang nhóm họp là thông điệp của Đảng X!
- Phản đòn? Nhiều sai phạm trong chi tiêu ngân sách (TN). “Theo
báo cáo đánh giá của Kiểm toán Nhà nước tại phiên thảo luận Ủy ban
Thường vụ Quốc hội (TVQH) về quyết toán ngân sách nhà nước 2011 được
công bố vào ngày 10.4, trong năm 2011, thu ngân sách đạt hơn 962.000 tỉ
đồng, chi hơn 1 triệu tỉ đồng, bội chi ngân sách gần 112.000 tỉ, bằng
4,4% GDP.”
- Nhóm « Cùng viết Hiến pháp » và điều 4 (Trương Nhân Tuấn). - Bùi Minh Quốc: VÌ SAO TÔI ĐÒI BỎ ĐIỀU 4 ? (Nguyễn Tường Thụy). - Nở góp ý kiến cho dự thảo sửa đổi hiến pháp.- Tham vấn nhân dân về dự thảo Hiến pháp sửa đổi – bản chất và nguyên tắc thực hiện (CVHP).
- Đề xuất bỏ HĐND huyện, quận, phường cả nước (VNN).
- Bỏ ghi tên cha mẹ trên CMND (PLTP).
- Mừng – lo chuyện chạy chức, chạy quyền “đã giảm rõ rệt”! (LĐ).
- Chuyển công tác tổng biên tập báo Tuổi Trẻ Thủ đô (TT). – Điều chuyển Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ Thủ Đô bằng… miệng! (Tân Châu). “Vụ ni chắc là “khẩn cấp” lắm đây nên mới điều một Tổng biên tập chỉ mằng miệng thế này“. - Chuyển công tác tổng biên tập báo Tuổi Trẻ Thủ đô (TT). “Thành Đoàn Hà Nội có thông báo bằng lời (không có văn bản, quyết định – PV) cho ông Hòa, yêu cầu ông phải bàn giao lại toàn bộ công việc”.
- Nữ phó phòng lộng hành: Nhiều cơ quan “nhức đầu” (NLĐ).
- Vụ Công ty Khôi Việt khởi kiện chủ tịch tỉnh Thanh Hóa: Hoàn trả những chi phí nào và bồi thường những gì? (NĐT).
- Nguyễn Ngọc Già – Nữ ca sĩ Mỹ Tâm và ông chủ tịch Văn Hữu Chiến (DL).
- Thảm cảnh của lao động Việt bất hợp pháp tại Nga (RFI). “… thực trạng của nạn buôn người sang Nga và tình trạng khổ ải của người lao động tại Nga, đặc biệt những người lao động bất hợp pháp, vẫn chưa có chiều hướng thuyên giảm”.
- NHÂN ĐỌC ‘BÊN THẮNG CUỘC’, LẠI BÀN VỀ SỰ HOANG TƯỞNG CỦA QUYỀN LỰC (Lê Anh Hùng).
- LÊ XUÂN NHUẬN * BÍ MẬT LỊCH SỬ (Sơn Trung).
- Chia rẽ là… chết? (NV).
- Vũ Duy Chu: HÀ NỘI TIẾU LÂM TRUYỀN KỲ (KÌ 109) (Trần Mỹ Giống).
- Cảnh sát giao thông học cười (BBC). “Mục đích lớp tập huấn lần này là hướng đến xây dựng hình ảnh người cán bộ chiến sĩ CSGT đẹp, tức là khi xử lý vi phạm, đầu tiên phải chào, xin lỗi người dân, rồi công bố hình ảnh vi phạm, giải thích cặn kẽ các lỗi vi phạm đó để người dân biết và hiểu”.
- Thất nghiệp nhiều quá! (NLĐ).
- Đường hầm sông Sài Gòn nghi bị thấm nước (NLĐ).
<- Ca sỹ Joan Baez trở lại Việt Nam (BBC). - Ca sĩ Joan Baez thăm Hà Nội sau 40 năm (BBC).
- Vì sao độc tài không thích trò cười (DL).
- Trung Quốc khởi tố cựu Bộ trưởng Đường sắt (LĐ). - Cựu bộ trưởng TQ bị đưa ra tòa (BBC). - Cựu Bộ trưởng Ðường sắt Trung Quốc bị cáo buộc ăn hối lộ (VOA).
- Khủng hoảng Triều Tiên: Trung Quốc là kẻ thua thiệt nhất (Thụy My). “Đối với một số chuyên gia, thì quan hệ xấu đi là một mục tiêu có cân nhắc của Bình Nhưỡng, để giữ khoảng cách trước một Nhà nước bảo hộ tham lam, hiện chiếm đến 80% trao đổi thương mại. ‘Cuộc khủng hoảng này là một cách để khước từ sự thống trị của đàn anh Trung Quốc’ – một nhà ngoại giao châu Âu tại Bắc Kinh nhận xét. Đó là vì từ nhiều thế kỷ qua, Triều Tiên vẫn phải đấu tranh để không bị người láng giềng khổng lồ nuốt chửng…”
- Ban Ki-moon khuyên Bắc Hàn cẩn trọng (BBC). - Bắc Hàn: Đất nước không có hòa bình(BBC). - ‘Không có gì bất thường ở Bình Nhưỡng’ (BBC). - ‘Không thấy dấu hiệu chiến tranh ở Bắc Hàn’ (BBC). - Sinh hoạt vùng biên giới Trung Quốc-Bắc Triều Tiên vẫn bình thường(VOA). - Trung Quốc hạn chế du lịch trong vùng biên giới với Bắc Triều Tiên (RFI). - Mỹ và Hàn Quốc tăng mức báo động trước đe dọa của Bình Nhưỡng (RFI). - Nam Triều Tiên, Mỹ nâng mức báo động (VOA). “Ngoại trưởng Nam Triều Tiên Yun Byung Se hôm nay báo cáo với các nhà lập pháp rằng Bắc Triều Tiên đã sẵn sàng để phóng một phi đạn đạn đạo tầm trung Musudan”. - Kim Jong-Un “phục vụ” lợi ích chiến lược của Mỹ (RFI). - Hoa Kỳ bặt đèn xanh cho Bắc Hàn thử tên lửa??? (VLB).
- 3 tên lửa của Triều Tiên đã vào bệ phóng, Mỹ – Nhật – Hàn hồi hộp (Infonet). - Dân Yokohama hoảng loạn vì tin tên lửa Triều Tiên (NLĐ). - Tên lửa Triều Tiên chạm đến đâu?(VNN). - Thành phố Nhật xin lỗi vì phát nhầm tin Triều Tiên phóng tên lửa (DT). - Triều Tiên “không dại dột tấn công Mỹ” (NLĐ). - Nga nhất trí với lập trường của Mỹ về vấn đề Triều Tiên(VOV). - Đức cảnh báo phía Triều Tiên “đang đùa với lửa” (TTXVN) - Hợp tác liên Triều đi về đâu khi Kaesong tạm ngừng hoạt động? (Tin tức).
- Giới bảo vệ tự do ngôn luận lên án Nga, sau cái chết của nhà báo Mikhaïl Beketov (RFI). -Tổ chức phi chính phủ Golos bị kiện vì không tuân thủ luật về “nhân viên ngoại quốc” (RFI).
- Cam Bốt cắt giảm nhân sự tòa án xét xử tội ác Khmer đỏ (RFI).
- Một thoáng Trường Sa lớn (DV). - Cảnh sát biển Việt Nam và cuộc Hội ngộ ở Sinh Tồn Đông (TP/GDVN).
- Chuyên gia Nhật: Cam Ranh là khắc tinh của “đường lưỡi bò” (Infonet).
- Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hứa sẽ hậu thuẫn ngư dân [Trung Quốc] đánh bắt trái phép trên Biển Đông (PT). Cái tựa không ổn, phải bổ sung vậy, nếu không dễ làm cho các lãnh đạo nhà ta … tự ái, tưởng họ Tập chơi trò mua chuộc ngư dân Việt, rồi sinh sự với y thì nguy.
- Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Họ lại nói một đằng, làm một nẻo (PT).
- Trung Quốc sẽ triển khai rộng khắp máy bay không người lái ở biển Đông (LĐ).
- Ngư dân Trung Quốc sẽ bị truy tố tại Philippines (Sống mới). - Philippines truy tố ngư dân Trung Quốc trên tàu mắc cạn (DT).
- Nhật, Đài Loan thỏa thuận về Senkaku/Điếu Ngư (TN). - Thái độ Trung Quốc khi Nhật-Đài bắt tay ngoài Sensaku (ĐV). - Trung Quốc tức tối vì bị Đài Loan “qua mặt” (VnMedia).
- Mỹ dồn dập tổ chức diễn tập quân sự, Trung Quốc ngày càng lo lắng (GDVN). - ‘Sát thủ’ diệt tàu sân bay của TQ có nguy hiểm? (TP).
- Tiến sĩ Nguyễn Minh Hiển: Sửa đổi Hiến pháp là yêu cầu lịch sử (Soha). - Chính phủ kiến nghị: Quyền lập hiến thuộc về nhân dân (PLTP).
- Đoàn Văn Vươn và vấn đề sở hữu đất đai (Chu Mộng Long).
- Việc làm theo gương Bác đã dần tránh bệnh hình thức (PLTP).
- Sử dụng kinh phí sai chế độ có chiều hướng gia tăng (SGTT).- Cơ sở thiếu tiền, trung ương thừa ngân sách (LĐ). - Thu ngân sách có dấu hiệu “hụt hơi” (PT). - PHIÊN HỌP THỨ 17 ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI: Bội chi thấp: Nhờ tăng thu ngân sách (PLTP). - Bộ Tài chính lên tiếng việc SCIC gửi ngân hàng hàng chục tỷ (VOV). - Bộ Tài Chính: Nói SCIC gửi NH cả chục nghìn tỷ lấy lãi là hiểu nhầm! (GDVN). - SCIC được dùng quỹ gửi tiết kiệm (VOV).
- Tập trung giải quyết bức xúc về nhà đất (TN). - Nhà nứt hai năm chưa được bồi thường(PLTP). – Bán nhà theo NĐ 61 tại Hà Nội: Găm sổ đỏ, làm phiền dân (TP). - Hướng dẫn thu tiền sử dụng đất vượt hạn mức – Chưa giải quyết được vướng mắc thực tế (SGGP).
- TS NGUYỄN QUANG A: Nhóm cánh hẩu trục lợi (PLTP).
- XUNG QUANH NẠN “QUAN BÀ” VÀ “NHÓM THÂN HỮU”: Quan chức có thể trở thành “tù binh” (PLTP). - Bê bối khiến Chủ tịch Bình Phước Trương Tấn Thiệu mất chức (kỳ 2) (PT). -Đi họp để… nuôi gái à? (PLTP).
- Nâng cao năng lực cạnh tranh: Nền tảng là cải cách hành chính: Bài 3: Lực cản do cơ chế hay con người? (HNM).
- Vụ Đà Nẵng đòi nước từ thủy điện Đăkmi 4: Tốn tiền tỷ để nước cuốn trôi (TP). - Gia Lai: Sẽ thu hồi nhiều dự án thủy điện (DV). - EVN dồn sức tiết kiệm điện (DV).
- Chuyển công tác tổng biên tập báo Tuổi Trẻ Thủ đô (TT/TP).
- Cảnh sát tập cười (TN). - Đường dây phù phép xe “ma” liên quan nhiều cán bộ CSGT (TN). -Đánh chết nghi can, 7 công an phải hầu tòa (DV).
- Nữ phó phòng đập phá xe, phòng làm việc của chủ tịch tỉnh (TN).
- Triều Tiên có thể phóng nhiều tên lửa (TN). – Hàn Quốc tuyên bố: Triều Tiên phóng tên lửa bất kỳ lúc nào (TP). - Triều Tiên sẽ lại phóng tên lửa trước bình minh? (PN Today). - Báo TQ: Triều Tiên không thể biện minh cho “hành động quá đáng” (KT). - Trung Quốc kêu gọi hoà bình trên bán đảo Triều Tiên (VOV). - Mỹ cảnh báo Triều Tiên đang tới gần “ranh giới nguy hiểm”(VOV). - Mỹ, Nhật, Hàn nâng mức báo động (PLTP). - Nếu Mỹ – Hàn chấp nhận mất mát, chiến tranh Triều Tiên sẽ bùng nổ (ANTĐ). - Bộ QP Mỹ: Kim Jong-un quá khó đoán, phải chuẩn bị tình huống xấu nhất (GDVN).
- “Nữ hoàng biển” góp quỹ xây dựng Trường Sa (CATP).
- “Mỹ sẽ tích cực giúp Việt Nam bảo vệ tàu cá” (VnEco).
- Báo giới Mỹ: Hổ giấy Trung Quốc đang giương oai (PT).
- Xâm phạm trái phép, ngư dân Trung Quốc “giở chiêu” hối lộ (LĐ).
- ASEAN sẽ ra thông cáo chung về biển Đông (TN).
- Nhật – Đài ký hiệp định đánh cá quanh Senkaku (TP). - Trung Quốc giận dữ vì Nhật bắt tay với Đài Loan (DT). - Nhật – Đài “bắt tay”, Trung Quốc nổi giận (NLĐ). - Trung Quốc ‘tẽn tò’ vì Đài Loan bắt tay với Nhật ở Senkaku (PT).
- Nga-Nhật bàn về tranh chấp lãnh thổ (Sống mới).
- Tuần duyên Mỹ sẽ giúp Việt Nam bảo vệ tàu cá (RFA).
- Chủ tịch Trung Quốc thăm ngư dân, cảnh báo Việt Nam? (VOA). Ông Dương Danh Dy: “Đây là việc gián tiếp khuyến khích ngư dân Trung Quốc đi xâm phạm lãnh hải của những nước khác, của những nước xung quanh”.
- DB Christopher Smith nói về nhân quyền VN (RFA). “Thật là đáng tiếc và cũng thật đáng buồn là tình hình nhân quyền tại Việt Nam ngày càng đi xuống. Đã có lúc người ta hi vọng khi hiệp định song phương được ký kết, thương mại tăng lên thì nhân quyền phải được cải thiện, nhưng thực tế thì nó lại trở nên xấu hơn, đặc biệt là dưới góc độ tự do tôn giáo, nạn buôn người và của các nhà hoạt động, những người muốn Việt Nam đi theo chiều hướng khác thì họ lại bị áp bức và bỏ tù”.
- Hà Nguyễn ngưỡng mộ ông Hồ Chí Minh (1) (VietWeeklyTube). - Phần 2. Bọn nước ngoài xếp “bác” của em vào danh sách “13 tên độc tài khát máu nhất trong thế kỷ 20“: 13 Bloody Dictators of the 20th Century. Chúng bảo “bác” của em đã giết chết 1,7 triệu dân trong 24 năm cầm quyền.
- Nguyễn Hưng Quốc: Nhà nước Chí Phèo (VOA’s blog).
- Mỹ hối thúc Trung Quốc gây sức ép lên Bắc Triều Tiên (VOA).
- Gia đình hai bị cáo Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý kháng cáo (SGGP).
- Tăng cường lắng nghe trực tiếp ý kiến nhân dân (TP).
- Thành lập Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính (NĐT). - Đề xuất mô hình thị trưởng do dân bầu (TT). - Hà Nội cần xử lý nghiêm hơn những sai phạm (VOV).
- Áp lực bội chi tăng vọt vì thu ngân sách (VnEco). - Nguồn thu nhà, đất tăng gấp đôi (Infonet). – Quyết toán ngân sách 2011: Tăng thu – tăng chi – tăng nợ (TP). - Chủ tịch Quốc hội bình về NSNN 2011: ‘Thủy hại’ chứ chưa ‘thủy lợi’ (Sống mới).
- SCIC “có quyền” gửi tiền ngân hàng lấy lãi (Infonet). - SCIC gửi tiền ngân hàng là tỉnh táo(TP).
- Thủ tướng chỉ đạo việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (VOV). - Gian lận chính sách, xẻ thịt đất công (LĐ). - Sai phạm đất đai, Chủ tịch TP.Cam Ranh phải rút kinh nghiệm(DV). - Vụ Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa bị kiện: Nhiều tình tiết sai phạm tố tụng (LĐ).
- Câu kết giữa quan chức và doanh nghiệp: Một thực tế “bệnh hoạn”! (DT).
- Nghệ An: Viết bài chống tiêu cực, phóng viên bị đe dọa chặt tay (DT).
- “Xã hội đen” ngang nhiên ném “bom bẩn” vào nhà dân (LĐ).
- Vụ “Mang thi thể người thân đến trụ sở xã khiếu nại”: Nạn nhân tử vong do mắc bệnh tim(DV). – Hà Nội: Đánh chết người, 7 cựu công an đi tù (LĐ). - Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh phủ nhận “bảo kê” nữ phó phòng (TT).
- Thành phố cười (TP).
- Hàng chục người dân cản trở thi công công trình thủy điện (DT). - Quảng Nam: 72% dân tái định cư thủy điện là hộ nghèo (DV).
- Sẽ bỏ ghi tên cha mẹ trên chứng minh nhân dân (ĐV).
- Hầm sông Sài Gòn xuất hiện nhiều vũng nước (TT). - Nước ở đâu chui vào hầm Thủ Thiêm?(PT). - Vết rò rỉ tại đường hầm sông Sài Gòn chưa được khắc phục (Infonet). – TPHCM: Kinh hãi những hầm chui bộ hành! (DT).
- Cựu bộ trưởng đường sắt TQ phạm tội “đặc biệt nghiêm trọng” (TT). - Đại tá TQ bị “ném đá” vì nghi H7N9 là sản phẩm của Mỹ (KT).
- Bệ phóng và tên lửa Triều Tiên đã vào vị trí phóng (VTC). - Chuyên gia Trung Quốc: Khả năng nổ ra chiến tranh Triều Tiên hơn 70% (TN). - Giáo sư TQ: Thống nhất Triều Tiên là “sứ mệnh lịch sử” của Kim Jong-un (GDVN). - Triều Tiên giật dây chiến dịch tấn công mạng Hàn Quốc?(VNN). - Người dân Bình Nhưỡng vẫn bình thản như không (VNN). - Seoul “nhờ” Nga, Trung làm Triều Tiên đổi thái độ (VnMedia). - “Nếu Bình Nhưỡng vẫn ngoan cố, Mỹ đã đầy đủ dự phòng” (TT). - Mỹ-Nhật nhất trí tăng hợp tác để đối phó Triều Tiên (TTXVN).
KINH TẾ
- Bắt “bệnh kinh niên” từ thu chi ngân sách (Infonet). - Bộ Tài chính lo hụt thu ngân sách(TBKTSG).
- Chỉ điểm doanh nghiệp nhà nước để tái cơ cấu (ĐT).
- Kỷ nguyên chính sách tiền tệ “siêu lỏng” lên ngôi? (TTXVN).
- Tổng quan chuyển động Tài chính – Ngân hàng 10-4-2013 (VF).
- Đấu thầu vàng: Chưa thấy được gì! (NLĐ). “qua 5 phiên đấu thầu, giá vàng trong nước hiện vẫn cao hơn giá thế giới 3,4 triệu đồng/lượng. Đáng nói hơn, từ khi có các phiên đấu thầu, giá vàng trong nước thường biến động lệch pha với giá thế giới: tăng nhanh, giảm nhỏ giọt và phụ thuộc lớn vào mức giá sàn của NH Nhà nước đưa ra”. - Giá vàng đấu thầu lại cao hơn thị trường (NLĐ). - Gần 80.000 lượng vàng đi đâu? (LĐ). - Chào thầu 40.000 lượng vàng chỉ “ế” có 800 (VnEco). - Giá vàng trong nước sẽ về sát giá thế giới? (TBKTSG).
- Chứng khoán chưa kịp mừng đã tụt hứng (VEF). =>
- Người mua nhà vẫn đang… chờ cơ hội (DĐDN). - Bất động sản “ngừng rơi” sau 7 quý liên tiếp (ĐT).
- TP.HCM: Dân lo xăng giảm để rồi tăng mạnh hơn (Infonet). - Xăng dầu giảm giá, thị trường vẫn “trơ như đá” (NLĐ). - Xe khách lại tăng giá vé, làm khó người dân (CAND).
- Nhà mạng trước “mối nguy” nhắn tin, gọi điện miễn phí (VnEco).
- Paris dự kiến tăng gấp đôi thị phần của doanh nghiệp Pháp tại Việt Nam (RFI).
- Video: Khám phá thế giới: Bí quyết thành công của Hàn Quốc (VTV).
- Công ty Exxon-Mobile bị phạt 236 triệu đôla (VOA).
- Nợ của Tây Ban Nha, Slovenia đề ra đe dọa mới về kinh tế (VOA).
- Thu hút FDI: Tăng hậu kiểm, tránh tai tiếng (VEF).
- Đấu thầu vàng: Cuộc chơi có công bằng? (PT). - Giá vàng có dấu hiệu… ít đắt hơn (LĐ).
- Ủy ban thường vụ Quốc hội sắp xem xét giảm thuế TNDN (VOV).
- Cổ phiếu bất động sản liệu có nổi sóng? (VnEco).
- “Ép” dân dùng bếp điện, ông chủ The Pride có thể trả lời câu hỏi này? (GDVN).
- Chưa tăng thuế nhập khẩu xăng dầu (PLTP). - Về việc giá xăng giảm 500 đồng/lít: Dân càng thêm bức xúc! (DV). - Lý giải giá xăng chỉ giảm 500 đồng/lít (TP). - Bộ Tài chính lý giải việc giá xăng tăng nhanh, giảm nhỏ giọt (DT). - Bộ Tài chính: Giá xăng dầu tăng giảm đúng Luật(PT).
- Mở hãng bay mới ở Việt Nam, chỉ cần… 300 tỷ? (VEF/GDVN).
- Sẽ kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu (PLTP).
- Về loạt bài Người trồng lúa đang ngày càng ít lãi: “Có tiếng nhưng chưa có miếng” (DV).
- Nông dân công nghệ cao – Kỳ 11: Nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính (TN).
- Tái cấu trúc nền kinh tế, cần bước đột phá (ĐTCK). - Càng chậm càng hại, chậm nữa có thể bại (Sống mới).
- Xử lý nợ xấu Làm sao vẹn cả đôi đường? (TP). - Xử lý nợ xấu bằng tài sản đảm bảo (ĐT). -Tổng tài sản ngân hàng lại ‘phình ra’ (TP).
- Trần tăng trưởng tín dụng, giao cho có (ĐTCK). - Bảo hiểm ứng phó với lãi suất tiền gửi giảm (ĐTCK).
- 50.000 tỷ đồng từ ngân hàng đổ vào trái phiếu Chính phủ (VNE).
- Đấu thầu vàng miếng và câu hỏi “nhóm lợi ích”! (PT). - Ồ ạt cắt giảm dự báo giá vàng(VnEco). - Hơn 4 tấn vàng SJC “nhà nước” chưa đủ hạ chênh lệch giá (DT). - Chênh lệch giá vàng gần 4 triệu đồng/lượng (PT).
- Đối tượng nào sẽ được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ? (LĐ). - Thuế TNDN còn 20%: Ưu tiên doanh nghiệp nhỏ và vừa (LĐ).
- Các doanh nghiệp hỗ trợ Việt Nam còn yếu kém (VOV).
- Bất động sản “ăn” theo bến cảng (PLTP).
- Thị trường mệt mỏi với lên xuống của giá xăng (Sống mới).
- Giá bán lẻ điện với người thuê nhà: Khó quản! (ĐĐK).
- Đề xuất mở rộng phạm vi áp dụng bảo hiểm thất nghiệp (SGGP).
- Đề xuất áp giá sàn đối với xuất khẩu giá tra (ĐT/DĐDN). - Chính thức kiện Bộ Thương mại Mỹ áp thuế sai cho cá tra Việt Nam (Sống mới).
- Gói kích thích kinh tế 1.400 tỉ USD của Nhật: Hàng VN sẽ được hưởng lợi? (TT).
- Thấp thỏm Atisô! (NNVN).
- Doanh nghiệp “ăn” hết lợi nhuận của người trồng lúa (RFA). “Vào năm 2006 người trồng lúa có thể thu được 70% tổng lợi nhuận từ sản xuất và kinh doanh lúa gạo, nhưng đến năm 2010 mức này chỉ còn 10%. Trong khi đó, điều tra nghiên cứu sâu tại 2 doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở An Giang cho thấy, tỷ trọng từ xuất khẩu gạo trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp chỉ có 7% vào năm 2007 đã tăng lên 99% năm 2008 và năm 2010 là 97%”.
- IMF: Tình hình tài chính toàn cầu có dấu hiệu tiến bộ (VOA).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Xét tặng danh hiệu cho nghệ nhân: Đừng để quá muộn! (VOV). – LẠI TRANH CÃI VỀ NGHỆ NHÂN NHÂN DÂN, ƯU TÚ: Đánh đố thủ tục, lãng quên cộng đồng (NLĐ). - Xét tặng Nghệ sĩ ưu tú: 2 giải Vàng và 15 năm hoạt động nghệ thuật (CP).
- Quảng Nam nhận lỗi vụ ‘phá’ Thánh địa Mỹ Sơn (VNN).
- Video: Phim tài liệu: Bí mật những pho tượng Phật (VTV).
- KHỔNG GIÁO LỤI TÀN HAY KHÔNG LỤI TÀN ? (DĐCN).
- Nhớ chị Bội Trâm, thời rượu chịu cá trộm văn chui (Quê choa).
- Điêu khắc gia Phạm Văn Hạng: Ý tưởng lên hương (CAND).
- ‘Cuộc đời ông Văn Hiệp khổ lắm’ (BBC). - Những bài thơ khóc thương nghệ sĩ Văn Hiệp (VNN). - Văn Hiệp – “người sưu tầm vui tính” trên sóng phát thanh (VOV).
<- Nghệ sĩ cải lương: Tuổi “xế chiều” và muôn nẻo mưu sinh (VNCA).
- Chuyện đời hoa hậu đầu tiên của Việt Nam (Trần Kinh Nghị).
- Một tai hoạ dịch thuật (cây gạo = plant rice) (Nguyễn Văn Tuấn).
- Đường vắng – bắt mạch nỗi đau đàn ông thời hiện đại (Nguyễn Trọng Tạo).
- “Với giá 30 triệu đồng, Kasim gần như hát không cho Đà Nẵng” (LĐ). - Công ty Sơn Lâm trực tiếp làm giá với ca sĩ (TN). - 10 triệu đồng là giá do quản lý của Mỹ Tâm đưa ra (TT). -Thực hư chuyện Mỹ Tâm “đòi” cát xê 6.000 USD (VOV).
- Gánh hát gia đình Hồng Ngọc thuở xưa (VNE).
- Ngôi sao ballet kiện nhà hát Bolshoi sau vụ tạt axít (TTXVN).
- Phong cảnh và lễ hội Scotland (BBC).
- Nhà nghiên cứu Trần Quang Đức, tác giả cuốn sách Ngàn năm áo mũ: Viết bằng sự tôn trọng sự thật của lịch sử (SGTT).
- NSND Doãn Châu: Cần truy tặng danh hiệu đặc cách cho nghệ sĩ Văn Hiệp (DV). - Vời vợi danh hiệu nghệ sĩ (TN). - Danh hiệu nghệ nhân: Được phong răng đã rụng (PLTP). – GS-TS Tô Ngọc Thanh – Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam: Phong tặng danh hiệu theo kiểu đánh đố (DV).
- Hai nhiếp ảnh gia Việt Nam lọt vào chung kết giải Ảnh của Mỹ (DT).
- Điện ảnh trước rào cản kiểm duyệt – Kỳ 3: Cần sự đối thoại (TN).
- Sơn Lâm đổ trách nhiệm cho người quản lý Mỹ Tâm (PLTP).
- Quảng Nam: Đào vườn, phát hiện 4 mộ chum 2.000 năm tuổi (DV). - Ngắm đồ thờ đẹp – độc từ thời phong kiến VN (KT).
- Những phát hiện lạ, mới nhất ở di tích Mỹ Sơn (LĐ).
- Nhét tiền tay Phật: “Hỏng Phật tử, suy đồi chốn chùa chiền” (TT). - Trùng tu hay phá hoại di tích? (PT). - “Chùa ông Trầm Bê” gây phản cảm (TT).
- “Bác Trưởng thôn” đã về với tổ tiên (NCT). - Hãy quan tâm khi họ còn sống (LĐ). - Xét tặng danh hiệu nghệ nhân: Nghệ nhân “phải được cộng đồng suy tôn” (TTVH).
- Trình diễn tiểu thuyết “Hoang tâm” (TTVH).
- Làm giá cátsê khủng: Bầu sô hay ca sĩ?. – Nghệ sĩ Bùi Công Duy: Cần phân biệt chương trình để đưa ra mức cátsê hợp lý (LĐ). - Ông Trần Quang Thanh, Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL TP Đà Nẵng: Công ty và ca sĩ có trách nhiệm giải quyết với nhau (SGGP).
- Tặng bộ sưu tập nghệ thuật “tỷ đô” cho bảo tàng (TTVH).
- Thiếu niên Trung Quốc 14 tuổi bước vào bậc Thầy môn đánh gôn (VOA).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Dạy sử, học sử ở Mỹ và Việt Nam (LĐ).
- Phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Nghĩa: Giáo dục và Phát triển (RFA). “Ở bên các nước Đông Á, nơi mà giáo dục miễn phí đến cấp trung học là quốc sách, Việt Nam không thể cạnh tranh được nếu nhà nước không đảm bảo nổi chín năm giáo dục cho mọi người. Bây giờ lại còn mập mờ đòi người dân phải có nghĩa vụ học tập trong khi phe lờ nghĩa vụ của nhà nước!”
- Lẩn quẩn bởi nghịch lý (NLĐ). - Chỉ có 1 điểm sàn? (DT). - Công bố điều kiện tuyển thẳng ĐH (NLĐ).
- Đà Nẵng: Giáo viên dạy thêm sẽ bị thôi việc (VNN).
- Tiếng Việt lai tạp (NLĐ).
- “Ném đá” trẻ em tác hại ngang xâm hại tình dục (KT). Người lớn bàn chuyện “thần đồng” là giúp nhau về phương pháp giáo dục con trẻ, đâu có thể đổ vấy được cho đó là “ném đá trẻ em”?
- Có thể tin bài thơ “Rắn đầu biếng học” là của Lê Quý Đôn được không? (VNCA).
- Phản cảm học trò ‘âu yếm’ trong trường học (Infonet).
- Xé đề cương môn sử và câu hỏi tại sao? (KT). - Học sinh xé đề cương môn sử: “Khuôn méo sao đúc bát tròn” (KT). - Tại cái nước mình nó thế! (TVN). - Blog Ngô: Môn sử, nói mãi rồi!(VOV). - Cần đổi mới phương pháp dạy Lịch sử (ANTĐ).
- Không tự chỉ ra được khuyết tật lớn nhất của sử học Việt Nam, GS Phan Huy Lê chỉ ra ‘khuyết tật’ lớn nhất của giáo dục Việt Nam (GDVN). GS Phan Huy Lê: “Khuyết tật trong nền giáo dục Việt Nam hiện nay không phải các khuyết tật nhỏ trong từng bộ phận mà là khuyết tật mang tính hệ thống”. Tức là từ hệ thống chính trị? =>
- Điểm sàn hai của nền đại học đại hạ giá (DT).
- Tài chính ngân hàng không còn là ngành nóng (TP). - Phía Bắc: Hồ sơ đăng ký dự thi vào ngành Kinh tế đã giảm (DT).- Rầm rộ đăng ký vào sư phạm (ANTĐ).
- Đào tạo Sư phạm tràn lan: Trường chất lượng… chịu thiệt (DT). - Nan giải trong đào tạo lại giáo viên (PLTP).
- Nặng đầu giáo viên, quá tải học sinh (TT). - Đổi mới chương trình, SGK phổ thông – Đội ngũ giáo viên đóng vai trò quan trọng (SGGP).
- Trường quốc tế nào cho con ? – Kỳ 6: Một góc nhìn về giáo dục ở môi trường quốc tế (TN).
- Phân tuyến hợp lý để giảm áp lực tuyển sinh vào các lớp đầu cấp (HNM).
- “Ném đá” thị phi (ANTĐ).
- Gian nan xây cây cầu ngôn ngữ ở vùng cao (GD&TĐ).
- 4 chàng “ngự lâm pháo thủ” trường Kim Liên (DV).
- Nỗi lo từ phương xa cho gà Đông Tảo (SGTT).
- Nhà khoa học Iran tuyên bố phát minh ra cỗ máy thời gian (GDVN).
- Trẻ mầm non ăn cơm với… dế mèn: UBND TP Kon Tum phản hồi (DT).
- Rà soát đào tạo đại học, cao đẳng từ xa (DV). - Sẽ có các trường đại học trong doanh nghiệp? (PT).
- Giữ hay bỏ điểm sàn Đại học, Cao đẳng? (PL&XH).
- Từ sự kiện trường THPT Nguyễn Hiền: Trăn trở của một thầy hiệu trưởng nhân ‘nỗi đau xé đề cương môn Sử’ (PT). - Học sinh ghét môn sử: Tại ai? (NLĐ). - ‘Thay đổi thi cử sẽ không còn dạy, học đối phó’ (TT/GDVN).
- 1/3 kiến thức Toán bậc THPT là vô bổ! (Infonet).
- Nội dung SGK còn hàn lâm (TP).
- Học lý thuyết vật lý bằng rap (TT).
- Không tạo áp lực lên HS tiểu học khi thi cuối học kỳ (PLTP).
- Ai cần học? (TTVH).
- Vùng quê náo loạn khi nữ sinh cứ thi nhau cười sằng sặc (VTC/DT).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Bé trai tử vong vì cúm gà ở Đồng Tháp (BBC).
- Ban hành phác đồ điều trị cúm A/H7N9 (LĐ). - Sẽ cách ly hoàn toàn các ca bệnh nhiễm cúm A/H7N9 (DT). - TPHCM: Gia cầm nuôi trong nhà dân sẽ bị tịch thu (TBKTSG). - Mối lo dịch cúm từ chim! (NLĐ). - Trung Quốc sốt vó vì H7N9 (NLĐ). - Trung Quốc bác tin virus cúm H7N9 xuất xứ từ Hàn Quốc (VOV). - TQ: Bệnh nhân nhiễm virus H7N9 đầu tiên xuất viện(TTXVN).
- Nội tạng thối có dán tem kiểm tra của Vietnam Airlines (TT). - Vụ xẻ thịt cá sấu trên vỉa hè: Có giấy phép giết mổ? (DT).
- Ngày đầu xử phạt “trẻ đầu trần”: CSGT vừa phạt vừa tặng “quà” (TN).
- Cuộc chiến 12 năm nghiện rượu của phu nhân ứng viên TT Mỹ (VNN).
- Gia Lai: Người đàn ông trở về sau 40 năm được… cúng giỗ (DT).
- Vụ xô xát tại thủy điện Sêrêpốk 4A: Dừng thi công cầu để thẩm định (LĐ).
<- Voi du lịch chết do làm việc quá sức (NLĐ).
- TPHCM: Bắt giữ lô hàng thiết bị nghe, quay lén nhập lậu (LĐ).
- Tiền Giang: Sốc với cô dâu 13 tuổi! (NLĐ).
- Sưng người, sốt 41oC vì mỹ phẩm đắt tiền (KT). - Giải phẩu thẩm mỹ làm hỏng ngực, bồi thường hơn 223 triệu đồng (TT).
- Trạm trộn bêtông cuốn chết công nhân xây dựng (TT).
- Video: Phim tài liệu: Hành trình theo nhật ký Vũ Xuân – Tập 2 (VTV).
- Y tế Trung Quốc chỉ thông tin về H7N9 ba tuần sau khi phát hiện virus (RFI).
- Tưởng 40 nghìn hóa ra trúng 40 triệu đô (BBC).
- ‘Các vụ tử hình giảm không đáng kể’ (BBC). - Ân xá Quốc tế: 21 nước thi hành án tử hình trong năm 2012 (VOA).
- Tokyo đau đầu với việc xử lý nước phóng xạ (RFI). “Ở hai bể chứa ngầm số 2 và số 3, có hơn 120 tấn nước nhiễm phóng xạ đã bị rò rỉ vào lòng đất”.
- TP.Hồ Chí Minh: Nhiều bệnh viện có nguy cơ hết thuốc (LĐ).
- Virus H7N9 dễ phát triển thành chủng mới nguy hiểm (DV).
- Thảo luận về dự thảo Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật: 110 ngàn tấn thuốc – ai kiểm soát?(TP). - Không né tránh đùn đẩy trách nhiệm (ANTĐ).
- Tây Nguyên kiệt nguồn nước ngầm (SGGP). - Quảng Nam: Đề nghị hỗ trợ 40 tỉ đồng chống hạn (PLTP).
- Chống ngập lại gây ngập (TN).
- Hơn 12.000 chứng chỉ tiếng Hàn sắp hết hạn: Hết cửa xuất khẩu lao động? (TP). – Nhà máy cồn Đại Tân – Quảng Nam: 300 công nhân vẫn chưa được trả nợ lương (LĐ).
- Nhói lòng vụ lừa 170 tờ vé số (PLTP).
- Có một tấm lòng cao cả (PT).
- Tăng mức xử phạt ngoại tình: Không nâng được độ răn đe (DV).
- Trung Quốc có thêm 5 người nhiễm H7N9 (VOV). - Trung Quốc tạm giữ 10 người tung tin đồn nhảm về H7N9 trên mạng (LĐ).
- Triển khai kiểm soát cúm H7N9 ở khu vực biên giới (DT). - Chặn dịch từ biên giới: Trắng đêm săn gà lậu (NNVN). - Cửa khẩu Quốc tế Tà Lùng – Cao Bằng: Lơ là chống dịch! (NNVN). - Mập mờ nguồn gốc gà thải ở chợ gia cầm lớn nhất miền Bắc (Infonet). - Hà Nội trước nỗi lo dịch cúm A H7N9 (PT).
- Kiểm tra, xếp loại 27.000 cửa hàng thuốc BVTV (DV).
- Chị em mút chỉ thêu tranh Trung Quốc: Nhà khoa học lo “sốt vó” (LĐ).
- Đồng Nhi ‘trong tiết tháng 3′ (TP). - Tấm lòng sư thầy (TT).
- Ngậm ngùi ngậm ngải tìm trầm: Làng có 50 người chết vì trầm (NNVN).
- Lại một lái xe, bán vé xe buýt bị hành hung dã man (LĐ).
- Việt Nam: Thêm cửa hàng phục vụ khách hàng LGBT (VOA).
- Bóng ma cúm gia cầm đe dọa Việt Nam (RFA).
- Hy vọng, lo sợ trong cuộc chiến chống cúm gia cầm ở Trung Quốc (VOA).
- Trung Quốc: Ca nhiễm cúm H7N9 đầu tiên được chữa khỏi (Infonet).
- Động đất 6,1 độ Richter tại Philippines (TP).
QUỐC TẾ
- Syria đứng đầu nghị trình hội nghị G8 (VOA). - Syria từ chối nhập cảnh đoàn thanh tra vũ khí hóa học của LHQ (CAND).
<- Ai chào đón Musharraf? (ANTG). - Ai Cập: 3 điều kiện hòa đàm của phe đối lập (CAND).
- Cảnh sát bảo vệ nhân viên chủng ngừa bại liệt ở Pakistan bị bắn chết (VOA).
- Dự thảo ngân sách của TT Obama đề xuất thay đổi về thuế, phúc lợi (VOA).
- Tổng thống Pháp đề ra các biện pháp làm sạch đời sống chính trị (RFI). - Dân Pháp thất vọng (NLĐ).
- Phụ nữ Ả Rập Saudi đi tìm tự do (NLĐ).
- Mỹ dự kiến tăng viện trợ cho lực lượng đối lập Syria (VOV). - Syria: Al-Qaeda thừa nhận mạng lưới của mình trong phe nổi dậy (PNTP).
- Afghanistan: Đập thủy điện giữa “hẻm núi địa ngục” (ANTG).
- Iran xoay sang châu Á (CATP).
- Ấn Độ: Một trong bốn cường quốc quân sự thế giới (CATP).
- Mỹ: Tin vào vàng hơn tin Bernanke (SGTT). - Tổng thống Mỹ đề xuất ngân sách liên bang 2014 (VOV).
- WikiLeaks công bố 1,7 triệu hồ sơ mật (PT).
- Ngoại trưởng G8 họp bàn về Iran, Syria và Triều Tiên (TT). - Liên hợp quốc chuẩn bị ra nghị quyết mới về Syria (TTXVN). - Không quân Syria chủ ý nã đạn không thương tiếc vào dân thường (LĐ). - Al-Qaida ở Iraq sáp nhập với nhóm đối lập Syria (PT).
- Iran cảnh báo âm mưu can thiệp bầu cử tổng thống (TTXVN/DV). - Iran: động đất gần một nhà máy hạt nhân (TT).
- Yemen sử dụng lại nhiều tướng lĩnh quân đội của chế độ cũ (VOV).
- Ấn Độ đánh giá cao quan hệ đối tác chiến lược với Đức (Tin tức). - Con trai đại gia chi 20 tỉ thuê người giết bố (LĐ).
- Chuyện về chiếc ghế tử thần – Kỳ cuối: “Quay chín” tù nhân (Tin tức).
- Chiến tranh mạng: Cuộc chiến không khói súng (TN).
- Síp quyết định bán lượng vàng trị giá 400 triệu euro (TTXVN).
- Ông Obama tăng thuế nhà giàu Mỹ (TT/PLTP). - Nếu không được gặp Tổng thống Obama sẽ đánh bom Nhà Trắng (TT/PLTP).
- Cuba, Hoa Kỳ hợp tác trong việc giải giao 2 người Mỹ bắt cóc trẻ em (VOA).
- Bưu Điện Mỹ tiếp tục phát thư ngày thứ Bảy (VOA).
VTV: + Chào buổi sáng – 10/04/2013; + Tài chính kinh doanh sáng – 10/04/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 10/04/2013; + Tài chính tiêu dùng – 10/04/2013; + Điểm hẹn văn hóa – 10/04/2013; + Nhịp đập 360 độ Thể thao – 10/04/2013; + 360 độ thể thao – 10/04/2013; + Thể thao 24/7 – 10/04/2013; + Danh ngôn và cuộc sống – 10/04/2013; Khoảnh khắc thường ngày – 10/04/2013; + Cuộc sống thường ngày – 10/04/2013; + Thời tiết du lịch – 10/04/2013; + Thời sự 12h – 10/04/2013; + Thời sự 19h – 10/04/2013.
Tái cơ cấu kinh tế: bổ đề cơ bản
Boxitvn
Tiến sĩ Toán học Nguyễn Ngọc Chu
Ngày 6-4 Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2013 đã kết
thúc tại Nha Trang với một không khí bi quan của các chuyên gia
kinh tế Việt Nam về kết quả của đề án tổng thể tái cơ cấu
nền kinh tế mà Thủ tướng đã phê duyệt và đã thực thi trong năm
2012. Nhiều chuyên gia đã biểu thị sự nghi ngờ tính hiệu quả
của đề án và đặt câu hỏi có nên tiếp tục thực thi hay không,
một số khác lại nêu đề nghị nên làm dự án khác. Nhiều nguyên
nhân đã được chỉ ra nhưng không ai nói thẳng đến nguyên nhân cốt
lõi.
Chúng tôi muốn tiếp tục cách tiếp cận tiên đề đã đề cập trong hai bài viết “Cách tiếp cận tiên đề cho bài toán giải cứu bất động sản” và “Ai đã đẩy thị trường bất động sản đến tình cảnh cần giải cứu” để tìm lời giải cho bài toán tái cơ cấu nền kinh tế nước nhà.
Bản thân tôi không được đọc chi tiết đề án tái cơ
cấu nền kinh tế, nhưng cũng như nhiều bạn đọc có cùng quan điểm, đọc
hay không thì cũng biết trước được kết cục. Rằng với những giải pháp mà
chính phủ đã tiến hành trong năm qua, nhìn vào cung cách hoạt động,
nhìn vào bộ máy và con người, nghĩa là nhìn vào input – đầu vào thì đã
biết ngay output – đầu ra! Cái hộp đen nào khó, chứ cái hộp đen này thì
không khó để khẳng định trước kết quả.
Nói một cách cụ thể hơn, đã có những vi phạm tiên đề
cơ bản trong kế hoạch tái cơ cấu kinh tế của chính phủ, của các bộ
ngành, mà hệ quả trực tiếp của nó là nền kinh tế nước nhà sẽ không những
không được cải thiện căn bản, mà sẽ càng ngày càng tụt hậu so với các
nước tiên tiến. Dưới đây chúng tôi sẽ nêu ra ba vi phạm tiên đề cơ
bản. Chúng tôi sẽ bắt đầu bằng câu hỏi và cũng giống như trước đây, chỉ
đưa ra một vài nguyên nhân chính biện minh cho câu trả lời, phần còn lại
sẽ nhường cho bạn đọc đánh giá.
1. Ai là người phải đưa giải pháp tái cơ cấu nền kinh tế?
Để giải đáp câu hỏi này chúng tôi lại đưa ra một số
câu hỏi khác mà từ câu trả lời của nó có thể thấy được câu trả lời cho
câu hỏi 1. Chúng ta sẽ lấy hai ví dụ cụ thể.
Ví dụ thứ nhất liên quan đến thiết kế kiến trúc cho một tòa nhà. Khi thiết kế kiến trúc cho một tòa nhà, ai là người đề xuất ý tưởng chính và chịu trách nhiệm chính về kiến trúc cho tòa nhà đó?
Rõ ràng câu trả lời sẽ là kiến trúc sư trưởng chủ
nhiệm kiến trúc công trình. Ai cũng rõ rằng người kiến trúc sư trưởng sẽ
là người đưa ra ý tưởng kiến trúc quyết định, vì anh ta đứng tên với tư
cách là chủ nhiệm công trình kiến trúc. Những người khác trong êkip chỉ
thực thi hay có đóng góp nhưng vẫn không vượt ra khỏi tư tưởng chủ đạo
của kiến trúc sư trưởng.
Ví dụ thứ hai liên quan đến vai trò của tướng cầm quân. Ai sẽ là người quyết định cách đánh của một chiến dịch?
Rõ ràng đó là tư lệnh chiến dịch. Vị tư lệnh chiến
dịch sẽ là người quyết định những hướng tiến công chính cũng như toàn bộ
kế hoạch tiến công. Vị tư lệnh chiến dịch có thể nghe, có thể tham khảo
các ý kiến tham mưu, nhưng anh ta phải là người biết nhìn xa hơn những
người khác, anh ta phải là người đưa ra những ý tưởng quyết định cho
chiến dịch chứ không ngoài ai khác.
Hai ví dụ trên đã đưa đến cho chúng ta câu trả lời lô gic cho câu hỏi thứ nhất:
Thủ tướng phải là người đề xuất những giải pháp quyết định cho tái cơ cấu nền kinh tế quốc gia.
Xin nhắc lại là Thủ tướng chứ không phải Chính phủ.
Trên thực tế ở nước ta, từ cấp Bộ cho đến Chính
phủ, người đứng đầu thường không phải là người đưa ra tư tưởng quyết
định, mà ngược trở lại là quyết định dựa trên các đề xuất của cấp dưới.
Đó chính là khiếm khuyết đau xót lớn nhất của chúng ta, và đó cũng là
nguyên nhân sâu xa tại sao chúng ta lại tụt hậu.
Có một số người sẽ phản biện rằng thủ trưởng không
thể biết hết được, rằng phải dựa vào các cố vấn, chuyên gia, phải dựa
vào tập thể… Nhưng đó thực ra là một cách bào chữa, và cách bào chữa đó
ngược lại, càng chứng tỏ người đứng đầu không có năng lực vượt trội xứng
với vị trí mà anh ta đảm nhận.
Trong những lúc khó khăn nhất, trong những tình
huống phức tạp nhất, người đứng đầu – chứ không phải ai khác – chính là
người đề xuất những giải pháp quyết định. Bởi họ tài giỏi hơn người nên
họ mới được giao trọng trách cầm quân. Chỉ những lúc khó khăn nhất mới
cần đến tài năng vượt trội của họ. Chỉ những lúc phức tạp nhất mới cho
họ cơ hội thể hiện sự sáng suốt không ai thay thế được. Họ phải là người
đầu tiên đưa ra nước cờ quyết định.
Hãy nhìn vào các nước tiên tiến thì thấy rõ, trong
các tình huống khủng khoảng phức tạp, đích danh Tổng thống (hay Thủ
tướng) của họ đã đề xuất giải pháp chiến lược cho cấp giới triển khai
kế hoạch thực thi chi tiết.
2. Cách tiếp cận hiện nay của những người có thẩm quyền cho bài toán tái cơ cấu kinh tế có đúng không?
Câu trả lời dứt khoát là: Không.
Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém của nền
kinh tế nước ta có một nguyên nhân rất quan trọng, đó là lỗi mô hình –
lỗi hệ thống. Nhưng những biện pháp đưa ra hiện nay không cho thấy sau
khi thực thi sẽ sửa được lỗi mô hình, hay chí ít cũng cho thấy sẽ từng
bước đổi thay dẫn đến sự thay đổi mô hình.
Những biện pháp đưa ra để tái cơ cấu nền kinh
tế phải toát lên tư tưởng xuyên suốt là xây dựng một mô hình kinh tế thị
trường, đoạn tuyệt với quá khứ, dứt khoát không định hướng vào điều
chưa tồn tại.
Cách tiếp cận đưa ra hiện nay đã không thể hiện được
thực tế khách quan vừa nêu, nên chắc chắn không chữa được lỗi của mô
hình, và không thể cải thiện căn bản được tình trạng suy thoái.
3. Ai là người thực thi kế hoạch tái cơ cấu và họ có đủ năng lực để thực thi không?
Người thực thi kế hoạch tái cơ cấu hiển nhiên là các thành viên chính phủ – các Bộ trưởng liên quan.
Còn câu trả lời họ có đủ năng lực thực thi không: Cũng dứt khoát là không!
Tất nhiên một số Bộ trưởng sẽ không dễ chịu khi
đọc điều này (nếu họ đọc). Nhưng sự thật vẫn là sự thật. Như đã đề cập
ở trên, đa phần các Bộ trưởng không tự đưa ra được giải pháp, mà phải
dựa trên đề xuất của cấp dưới, do vậy khi thực thi họ cũng phụ thuộc
vào cấp dưới. Chỉ cần nhìn vào năng lực của các Bộ trưởng khi trả lời
chất vấn trước Quốc hội và trên truyền hình thì không ai còn nghi ngờ
sự đúng đắn của câu trả lời trên. Năng lực của các thành viên Chính
phủ là hệ quả trực tiếp của cách bổ nhiệm cán bộ của
chúng ta hiện nay.
“Bổ đề cơ bản”
Từ những vi phạm tiên đề nêu trên, bạn đọc có
thể thấy được dẫu có tổ chức nhiều hội thảo hơn nữa, cũng
không giải được bài toán tái cơ cấu. Muốn tái cơ cấu nền kinh
tế nước nhà một cách hiệu quả cần phải giải được “Bổ đề cơ
bản”.
“Bổ đề cơ bản”mà chúng tôi đề cập ở đây
chính là “Cải cách chính phủ”. Chừng nào chưa “Cải cách chính
phủ” thì ba tiên đề nêu trên còn bị vi phạm.
Nhưng giải quyết “Bổ đề cơ bản” hiện nay là một nhiệm vụ bất khả thi.
N. N. C.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
TRUNG QUỐC TÌM KIẾM SỰ ĐỊNH VỊ MỚI VỚI MỸ
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)Thứ Ba, ngày 9/4/2013
TTXVN (Hồng Công 8/4)
Theo báo Hồng Công “Văn Hối” số ra gần đây, tại kỳ họp Lưỡng hội (Quốc hội và Hội nghị chính trị hiệp thương toàn quốc) của Trung Quốc, công tác chuyển giao chính phủ ở Trung Quốc đã chính thức được triển khai. Đối diện với những thách thức mới từ bên ngoài, ngoại giao trong tương lai của Trung Quốc sẽ như thế nào đang thu hút sự quan tâm lớn của dư luận. Giới chuyên gia phổ biến cho rằng đội ngũ lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ duy trì tính tiếp tục của chính sách ngoại giao, đồng thời cũng sẽ có những điều chỉnh mới trên cơ sở thay đổi của tình hình quốc tế cũng thực lực của mình, Trung Quốc sẽ triển khai hợp tác thêm một bước trong các lĩnh vực kinh tế và văn hóa, song liên quan đến lợi ích cốt lõi quốc gia, ví như vấn đề chủ quyền, quyền lợi biển, Trung Quốc sẽ giữ nghiêm ranh giới đỏ.
Trong một năm qua, những người đứng đầu đất nước ở gần 10 quốc gia quan trọng như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc… đã thay đổi ban lãnh đạo mới, sự thay đổi trên chính trường thế giới đã ảnh hưởng đến kinh tế chính trị toàn cầu và cục diện thế giới. Báo cáo tại Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra một cách sáng tạo “thúc đẩy xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới ổn định lâu dài, phát triển lành mạnh”. Phó Viện trưởng Học viện quan hệ quốc tế Đại học Bắc Kinh Giả Khánh Quốc cho biết đây là cách nói mới về chính sách đối ngoại vô cùng quan trọng của Trung Quốc tiếp theo sau “phát triển hòa bình”, tìm kiếm xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới sẽ trở thành một phương hướng của Trung Quốc trong việc xây dựng quan hệ với các nước lớn chủ yếu bên ngoài.
Trung Quốc trỗi dậy nhanh chóng, tìm kiếm sự định vị mới với Mỹ
Cuối năm 2012, Obama đã tái đắc cử Tổng thống Mỹ, giới phân tích bên ngoài đều cho rằng trong nhiệm kỳ 2, Obama sẽ tiếp tục chính sách đối với Trung Quốc trong nhiệm kỳ 1. Nhưng Phó Viện trưởng Học viện quan hệ quốc tế Đại học Nhân dân Trung Quốc Kim Xán Vinh lại cho rằng sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc cùng với việc Mỹ dần mất tự tin sau cuộc khủng hoảng tài chính đã khiến nhiều nhận thức chung chiến lược trước kia giữa Mỹ và Trung Quốc đã bị mất đi. Hiện nay, thách thức lớn nhất trong quan hệ Trung – Mỹ là cần tìm kiếm một định vị chiến lược mới.
Ngoài quan hệ nước lớn, mấy năm gần đây, phương diện cùng nhau có lợi và cùng thắng giữa Trung Quốc và các nước xung quanh cũng đang dần bị tan vỡ, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền và lợi ích biển giữa Trung Quốc và các nước xung quanh tại Biển Đông và Biển Hoa Đông ngày càng nổi cộm.
Trợ lý Viện trưởng Học viện ngoại giao, Giám đốc phòng nghiên cứu quan hệ quốc tế Vương Phàm cho rằng nguyên nhân gây nên những vấn đề này có rất nhiều, do vấn đề giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, cũng do bên ngoài tác động thêm. Cùng với việc chuyển dịch trọng tâm chiến lược sang phía Đông và quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, quan hệ giữa Trung Quốc và các nước xung quanh cũng trở nên ngày càng phức tạp hơn. Giáo sư Học viện Quan hệ quốc tế Đại học Nhân dân Bắc Kinh Thời Ân Hoằng cho rằng xử lý quan hệ với các nước láng giềng châu Á như thế nào, làm thế nào để khiến các nước láng giềng chấp nhận một Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ nhưng không ngừng tự tin sẽ là thách thức lớn trong giai đoạn về sau trong chiến lược và lĩnh vực ngoại giao của Trung Quốc.
Kiên trì chủ quyền lãnh thổ, một tấc không nhượng bộ
Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh Trung Quốc cần kiên trì đi theo con đường phát triển hòa bình, nhưng quyết không từ bỏ những quyền lợi chính đáng của mình; quyết không hy sinh lợi ích cốt lõi của quốc gia. Không ít chuyên gia cho rằng trong tương lai, về mặt xử lý quan hệ đối ngoại, Trung Quốc sẽ có thể mềm dẻo hơn nữa, còn trong lĩnh vực kinh tế thương mại, văn hóa thì tăng cường hợp tác cùng có lợi với các nước xung quanh, đồng thời, liên quan tới lợi ích cốt lõi của quốc gia sẽ càng cứng rắn hơn, vạch ra rõ ràng ranh giới, những vấn đề liên quan tới chủ quyền lãnh thổ, thậm chí có thể sẽ ra tay khi cần ra tay.
Vương Phàm cho rằng trong tương lai, Trung Quốc vẫn duy trì phương châm “giấu mình chờ thời”, chỉ là trong các biện pháp cụ thể, Trung Quốc cần xóa đi những suy nghĩ sai lầm của các nước xung quanh rằng Trung Quốc không tiếc nhượng bộ về vấn đề chủ quyền lãnh thổ để phát triển hòa bình. Trung Quốc kiên trì tàu tuần tra ở Điếu Ngư/Senkaku là một cách làm tốt, bằng hành động thực tế để nói cho Nhật Bản rõ không nên tính toán sai lầm, những vấn đề nguyên tắc liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, Trung Quốc không nhượng bộ một tấc.
Chính sách chú trọng cả trong lẫn ngoài, xây dựng quy tắc quốc tế
Hiện nay, Trung Quốc đã từ một nước nghèo khó trở thành một nước lớn có tầm ảnh hưởng quan trọng trên trường quốc tế. Giả Khánh Quốc cho rằng sự thay đổi về thân phận khiến Trung Quốc cần phải chú ý tới trách nhiệm quốc tế và nhu cầu trong nước khi nghiên cứu các sách lược ngoại giao, cũng khiến chính sách đối ngoại của Trung Quốc cần đưa ra những thay đổi và điều chỉnh thích đáng. Vương Phàm nhấn mạnh sau quá trình hội nhập quốc tế cơ bản hoàn chỉnh, trọng tâm tiếp theo của Trung Quốc nên là cố gắng tham gia nhiều hơn vào việc xây dựng quy tắc quốc tế phù hợp hơn với nhu cầu phát triển của các nước đang phát triển, công bằng hơn và phát huy vai trò quan trọng.
Ngoại giao nước lớn luôn là một trọng điểm lớn của ngoại giao Trung Quốc, còn ngoại giao với Mỹ là hàng đầu trong những vấn đề quan trọng của ngoại giao Trung Quốc. Chuyên gia chỉ ra rằng theo tiền lệ trong lịch sử, trong tiến trình kinh tế phát triển nhanh, một nước lớn thường nảy sinh xung đột quân sự với các nước xung quanh, đặc biệt là các nước siêu cường. Một nước lớn mới nổi trong thời kỳ mới với một nước lớn bảo thủ, giữa Trung Quốc và Mỹ có thể xảy ra bi kịch của các nước lớn truyền thông hav không, điều này còn cần hai bên nghiên cứu tìm kiếm con đường phát triển mới cho quan hệ nước lớn.
Lo lắng về một Trung Quốc trỗi dậy chưa chấm dứt
Nhìn lại mấy năm trước, quan hệ Trung-Mỹ đã duy trì sự phát triển ổn định về tổng thể, lãnh đạo cấp cao của hai nước qua lại thường xuyên, chỉ trong 4 năm đã có tới 12 cuộc “gặp mặt Hồ cẩm Đào – Obama”, mức độ dựa vào nhau giữa hai nước ngày càng mạnh mẽ. Năm 2012, kim ngạch thương mại song phương đã lên tới gần 500 tỷ USD, lập mốc kỷ lục mới. Ngoài ra, về các vấn đề quốc tế và khu vực như chủ nghĩa khủng bố, an ninh lương thực…, Trung Quốc và Mỹ cũng đã tiến hành trao đổi và hợp tác có hiệu quả.
Vương Phàm cho rằng Trung Quốc và Mỹ đã xây dựng được con đường giao lưu thông suốt, nhưng quan hệ Trung – Mỹ vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức.
Kim Xán Vinh nói cùng với sự tăng mạnh không ngừng của quốc lực Trung Quốc và sự sa sút của quốc lực Mỹ, Mỹ đã có những lo lắng về sự trỗi dậy của Trung Quốc, điều này đã khiến nhiều nhận thức chung chiến lược trước kia của Trung Quốc và Mỹ bị mất đi. Sau khi xảy ra khủng hoảng tài chính, sự tự tin của Mỹ không còn như trước, điều này khiến vấn đề quan hệ Trung – Mỹ bị phóng đại lên.
Kim Xán Vinh cho rằng 3 vấn đề là Đài Loan, Tây Tạng và thương mại trong quan hệ Trung – Mỹ vẫn tồn tại, nhưng cùng với sự quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ và sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc, rất nhiều vấn đề mới cũng không ngừng xuất hiện. Trung Quốc và Mỹ có thể xuất hiện sự cạnh tranh quyền lãnh đạo khu Vực ở châu Á-Thái Bình Dương, sự hiện đại hóa quân sự và chiến lược vươn ra đại dương của Trung Quốc đã khiến Mỹ căng thẳng. Sự cạnh tranh không gian vô hình như vũ trụ, mạng Internet giữa Trung Quốc và Mỹ cũng đang tăng mạnh. Nhưng Kim Xán Vinh nhấn mạnh thách thức lớn nhất mà quan hệ Trung – Mỹ hiện phải đối mặt là tìm kiếm một định vị chiến lược mới.
Xây dựng quan hệ mới cần chính sách cụ thể
Đầu năm 2012, Tập Cận Bình khi thăm Mỹ đã đề ra tư tưởng xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới và được Mỹ phản hồi tích cực. Giả Khánh Quốc cho rằng chỉ có mục tiêu không thì chưa đủ, quan trọng là phải thực hiện. Từ nay về sau, khi xây dựng chính sách ngoại giao, Trung Quốc cần phải tăng thêm nội dung cụ thể về quan hệ nước lớn kiểu mới.
Giả Khánh Quốc cho rằng việc Obama tái đắc cử tổng thống Mỹ và những bài phát biểu công khai của John Kerry sau khi nhậm chức Ngoại trưởng Mỹ có thể thấy chính sách đối với Trung Quốc của Chính phủ Mỹ trong nhiệm kỳ mới này vẫn khá tích cực, còn sau khi Tập Cận Bình lên giữ chức Chủ tịch nước thì chính sách đối với Mỹ của Trung Quốc cũng sẽ có thể tiếp diễn. Nếu không có điều bất ngờ lớn nào xảy ra, có thể dự đoán, quan hệ Trung – Mỹ từ nay về sau sẽ tiếp tục phát triển theo quỹ đạo tương đối ổn định và mang tính xây dựng.
***
Trước sự lớn mạnh cũng như các động thái
gia tăng chi phí quốc phòng của Trung Quốc, nhiều nước đang ngày càng
cảnh giác với nền kinh tế số hai thế giới. Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hồng Công)
gần đây đăng bài “Chiến lược quyền lực mềm để tái cân bằng châu Á” của
chuyên gia phân tích chính trị Andrew Leung, trong đó cho rằng một trật
tự thế giới hòa bình không thể được xây dựng trên giả định về một trò
chơi được mất ngang nhau, thay vào đó, các nước nên giúp một nước Trung
Quốc đang trỗi dậy nắm giữ vị trí là một thành viên chủ chốt.Sau nhiều tháng căng thẳng ở Biển Hoa Đông, cuộc gặp giữa Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình với đặc phái viên của Thủ tướng Shinzo Abe, ông Natsuo Yamaguchi, Chủ tịch Đảng Công Minh mới trong liên minh cầm quyền Nhật Bản, đã gửi đi một tín hiệu rõ ràng rằng trong khi không có bên nào được thuyết phục bởi tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của bên kia, cả hai bên nhận thấy rằng các cuộc đối đầu leo thang chỉ có thể khiến cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn.
Trong khi đó, chiến lược chuyển trọng tâm quay trở lại châu Á của Mỹ là điều đã được khẳng định rõ ràng trong phiên điều trần của Thượng Nghị sĩ John Kerry đối với việc ông này được đề cử làm Ngoại trưởng Mỹ thay bà Hillary Clinton. Tại phiên điều trần, ông John Kerry nói rằng ông không bị thuyết phục về sự cần thiết gia tăng quân sự mạnh mẽ của Mỹ ở châu Á, và ông này đã kêu gọi đưa ra suy nghĩ mới về các mối quan hệ với Trung Quốc. Đặc biệt, ông John Kerry nhận thức được những nghi ngờ ngày càng gia tăng của Trung Quốc về một “chính sách kiềm chế” của Mỹ. Vị tân Ngoại trưởng Mỹ nói: “Bạn biết đấy, người Trung Quốc nhìn vào điều đó và nói ‘Mỹ đang làm gì? Họ đang tìm cách bao vây chúng ta? Điều gì sẽ xảy ra?’”
Có một số tín hiệu đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, những tín hiệu đó chưa chắc đã thay đổi được sự hồi sinh của phái chính trị hữu khuynh ở Nhật Bản, hoặc sự cảnh giác của Mỹ đối với những ý định của Trung Quốc khi người khổng lồ châu Á này giành lại được ảnh hưởng toàn cầu của mình.
Theo kết quả một cuộc khảo sát ý kiến chính trị công chúng Mỹ gần đây về chính sách ngoại giao của Oasinhtơn, do Hội đồng các vấn đề Toàn cầu ở Chicago thực hiện, hầu hết người Mỹ tiếp tục coi sự lãnh đạo của Mỹ là một điều đáng kỳ vọng nhưng họ muốn Mỹ có một lập trường hợp tác hơn nữa. Đối với Trung Quốc, trong khi tỷ lệ người nói rằng Trung Quốc là một đối tác (48%) gần ngang bằng với tỷ lệ người nói rằng Trung Quốc là một đối thủ, thì hiện nay số người nói rằng Trung Quốc là một đối tác đã gia tăng. Tuy nhiên, sự tăng trưởng kinh tế và những hành động hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông là một điều lo ngại rõ ràng. Phần lớn những người được hỏi (54%) ủng hộ viẹc chuyển hướng các nguồn lực quân sự và ngoại giao của Mỹ sang châu Á.
Chúng ta có thể ít thấy nói đến chiến lược “chuyển trọng tâm sang châu Á” và thấy nói nhiều hơn đến “sự tái cân bằng.” Tuy nhiên, việc Mỹ tăng cường các mối quan hệ quân sự và ngoại giao với các nước láng giềng của Trung Quốc đang giúp cho một số nước ngày càng quyết đoán hơn, khiến những nỗ lực tái cân bằng của Mỹ trong khu vực trở nên phức tạp hơn.
Một bài báo gần đây của Chuyên gia bình luận Francesco Sisci đăng trên tờ “Thời báo châu Á” tranh luận rằng việc giảm bớt căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước thuộc nhóm G2 (Mỹ và Trung Quốc) có thể là một phương pháp tốt hơn để đạt được sự ổn định trong khu vực, ngay cả khi Trung Quốc phản ứng thờ ơ đối với một đề nghị như vậy. Giáo sư Hugh White thuộc Đại học Quốc gia Ôxtrâylia đã đưa ra ý tưởng về một “châu Á hòa hợp” để tránh khả năng xảy ra một “sự thù địch chiến lược chết người.” Theo ý tưởng này, Mỹ cần phải là một đối tác và chia sẻ quyền lực khu vực với Trung Quốc, cùng với Ấn Độ và Nhật Bản.
Zbigniew Brzezinski, một chuyên gia kỳ cựu về chính sách đối ngoại của Mỹ vừa thúc đẩy một quan điểm của Mỹ về thế giới bao gồm một “phương Tây rộng lớn hơn,” bằng cách gộp cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ vào một Liên minh châu Âu mở rộng, và một “phương Đông phức tạp,” nơi mà Mỹ sẽ hành động như một “người cân bằng khu vực,” giống như vai trò của Anh ở chính trường châu Âu trước thời gian đầu thế kỷ 20.
Trong khi mỗi một chiến lược trong số những chiến lược nói trên đều có ưu điểm, tất cả chúng đều có vẻ là một trò chơi được mất ngang nhau, chưa chắc đã đảm bảo được sự hài hòa hay ổn định của khu vực. Có lẽ đã đến lúc phải có những cách suy nghĩ mới mẻ như ông John Kerry đã gợi ý.
Đầu tiên, cần phải thừa nhận rằng Trung Quốc sẽ phải cải cách chính trị và điều này phải diễn ra sớm chứ không thể muộn, khi cả sự ổn định của Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc đang đối mặt với những nguy hiểm. Rõ ràng, Trung Quốc vẫn không được thuyết phục bởi quan điểm rằng mô hình phương Tây dân chủ đa đảng có thể được “sao chép” an toàn ở nước họ, nơi có tình hình hoàn toàn khác.
Tuy nhiên, Bắc Kinh có vẻ như phải theo đuổi các cuộc cải cách trong lĩnh vực kinh tế và xã hội, như đã được nhấn mạnh trong báo cáo do Ngân hàng Thế giới (WB) và Trung tâm Nghiên cứu Phát triển của Quốc Vụ viện Trung Quốc đồng chủ trì. Những cải cách này bao gồm tự do hóa tài chính, cải cách các doanh nghiệp nhà nước, phát triển một nền kinh tế xanh và thúc đẩy xã hội dân sự. Việc hỗ trợ Trung Quốc thực hiện được những cải cách này sẽ có nhiều khả năng giúp Trung Quốc trở thành một thành viên được cộng đồng quốc tế chào đón, trong khi một chính sách “kiềm chế” sẽ dẫn tới kết quả ngược lại.
Thứ hai, do thế giới không những đã trở thành một trật tự đa cực, mà còn ngày càng phụ thuộc nhau nhiều hơn, nên đã dẫn đến câu hỏi là liệu cách nghĩ truyền thống về những liên minh cố định có còn phù hợp? Có thể hiểu các nhóm quốc gia khác nhau và các khu vực, vùng lãnh thổ không phải là quốc gia, theo tư tưởng hay sự phân chia chính trị, có thể hợp tác dựa trên một cơ sở đặc biệt để cùng giải quyết những vấn đề chung. Những vấn đề này bao gồm sự thay đổi môi trường, tình trạng cạn kiệt tài nguyên, khan hiếm nước sạch, xóa đói giảm nghèo, chống cướp biển và chủ nghĩa khủng bố. Trong những vấn đề này, Trung Quốc có một vai trò quan trọng, bởi hiện nay Trung Quốc đã phát triển thành một nước lớn, có ảnh hưởng quan trọng trong nhiều lĩnh vực và tại nhiều khu vực.
Thứ ba, có nguồn tin nói rằng Thượng nghị sĩ, tân Ngoại trưởng John Kerry cũng muốn Mỹ đóng một vai trò lớn hơn ở châu Phi, nơi sự can dự của Trung Quốc đã đem lại những bài học quan trọng cho tất cả. Mặt khác, trong cuốn “Món quà của Rồng: Câu chuyện thực về Trung Quốc ở châu Phi”, chuyên gia Deborah Brautigam đã chỉ ra trong nhiều thập kỷ qua vốn sống dựa vào nguồn viện trợ của phương Tây, đến nay nhiều nước nghèo ở châu Phi đã đạt được những tiến bộ kinh tế thực sự. Dấu chân của Trung Quốc ở châu Phi đã đánh thức sự phản kháng của người dân địa phương đối với tình trạng thiếu trách nhiệm xã hội, trong đó có việc xâm phạm kinh tế địa phương một cách tùy tiện, coi nhẹ trách nhiệm bảo vệ môi trường, cướp đi việc làm của lao động địa phương, và các mối quan hệ nghèo nàn với người lao động.
Làm việc với Trung Quốc để khắc phục những vấn đề này, có lẽ theo cơ chế hợp tác với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và các cơ quan phi chính phủ khác, nhiều khả năng sẽ tạo ra những lợi ích chung và lợi ích song phương.
Quan hệ Trung-Mỹ sẽ xác định rõ hình hài của thế kỷ 21, và một chiến lược đối tác quyền lực mềm để giải quyết các vấn đề toàn cầu với mục đích cao nhất là đưa Trung Quốc vào một trật tự thế giới bền vững, hài hòa hơn, và mối quan hệ này được xây dựng trên sự hợp tác song phương thay vì đối đầu và thù địch. Đây là điều mà một chiến lược dịch chuyển trọng tâm quyền lực cứng và chiến lược tái cân bằng chưa chắc đã có thể giải quyết được.
TTXVN (Angiê 7/4)
Theo bài phân tích của tác giả Henri Paris đăng trên mạng tin “Nghiên cứu chiến lược quốc tế”, hiện cuộc đọ sức tranh giành bá quyền thế giới chỉ diễn ra giữa hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc. Chính vì vậy, rất lý thú khi phân tích không gian mở và kín mà hai cường quốc này đang phải đối đầu. Một trong những điểm xích mích mà năm 2013 chứng kiến đó là cuộc xung đột Xyri, trong đó hành động của Trung Quốc tỏ ra kín đáo, song không kém phần cứng rắn. Cũng vẫn với biện pháp cứng rắn và kín đáo này, Trung Quốc đã thiết lập thành công tại châu Á hàng loạt căn cứ, một “chuỗi ngọc trai” dọc trục hàng hải cung ứng nguyên liệu, nhất là dầu lửa. Nhưng một trong những hạt ngọc trên là Mianma đã nhanh chóng giải quyết những bất ổn đang tàn phá đất nước này và người Mỹ không còn xa lạ tại đây. Mỹ và Trung Quốc là hai gã khổng lồ, hai siêu cường đang mở rộng ảnh hưởng của mình ra toàn hành tinh. Trung Quốc đã thành công trên cương vị cường quốc kinh tế thứ hai thế giới, vượt qua Nhật Bản ngay cuối thập kỷ đầu của thế kỷ 21. Quả thực, Trung Quốc chưa thể đuổi kịp Mỹ, song thực tế sẽ được thừa nhận trong tương lai giai đoạn năm 2030,- 2040. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn còn là một cường quốc mới nổi, vừa mới thoát ra khỏi quy chế nền kinh tế đang phát triển, song vẫn còn những dấu tích xác thực về nhiều lĩnh vực chậm phát triển cũng như những bất công lớn về kinh tế và xã hội trong lòng xã hội nước này. Hai cường quốc đang nuôi tham vọng bá quyền, trước tiên là tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nhưng những khát vọng của Trung Quốc đang vượt ra khỏi không gian chật hẹp so với nước này tại khu vực, trong khi Mỹ tuyên bố muốn kiểm soát. Tháng 1/2012, Mỹ đã tuyên bố tập trung nỗ lực chiến lược vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tuyên bố trên không còn là một bức thư chết: yếu tố đầu tiên là một sự tái cân bàng toàn bộ hạm đội Mỹ và củng cố nhiều căn cứ quân sự tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhất là những căn cứ tại Nhật Bản cũng như thiết lập những căn cứ mới trong đó có tại Ôxtrâylia. Trung Quốc có tham vọng vượt ra khỏi không gian châu Á-Thái Bình Dương bởi một phần hiển nhiên nguồn cung cấp năng lượng đên từ nước ngoài. Những nguồn dầu khí nhập khẩu qua các tuyến hàng hải có tâm quan trọng đặc biệt. Ngoài ra còn những hoạt động kinh tế của Trung Quốc tại châu Phi và tham vọng thâm nhập lục địa Nam Mỹ. Hơn nữa, Vốn đầu tư của Trung Quốc cũng đang hướng tới toàn thế giới. Sự va chạm trong tham vọng bá quyền giữa Mỹ và Trung Quốc là không thể tránh khỏi trong các điều kiện trên và có tác động tới toàn thế giới. Chính vì vậy, trong năm 2013, rất lý thú khi điểm lại những vấn đề đối đầu trực tiếp hay qua các đồng minh trung gian, nơi người Trung Quốc và Mỹ đối đầu nhau. Đầu tiên, Xyri thu hút sự chú ý bởi cuộc nội chiến của họ. Nhưng liệu có cần phải đánh giá một cách chính xác những thách thức và dự báo kết quả. Một cuộc xung đột khác cũng phát sinh, song hầu như bị bỏ quên. Đó là người Trung Quốc đang âm mưu kiểm soát eo biển Malacca – tuyến thông thương hàng hải sống còn đối với nguồn cung nhiên liệu cho Trung Quốc, vấn đề đặt ra cuối cùng là việc đánh giá tương quan lực lượng hạt nhân và không gian của hai nước Mỹ và Trung Quốc.
Liên minh Trung-Nga tại Trung Đông
Chính vì sự thận trọng mà Trung Quốc đã xây dựng một hệ thống liên minh, và điều quan trọng trong đó là một loạt thỏa thuận với Nga. Thỏa thuận đầu tiên và quan trọng nhất liên quan đến Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Được thành lập vào cuối thế kỷ 20, SCO đã từng bước phát triển để trở thành một liên minh thực sự bao gồm các nước Trung Á xung quanh Nga và Trung Quốc, trừ Tuốcmênixtan. Việc thành lập SCO đã diễn ra thành công tại thành phố Thượng Hải và trụ sở được đặt tại Bắc Kinh, cùng một hội nghị thượng đỉnh thường niên nhóm họp các nguyên thủ nhà nước và chính phủ. Ban đầu với đường hướng chống chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo, SCO đã mở rộng phạm vi hoạt động để bao quát toàn cầu, thu hút người Trung Quốc và Nga. Xyri nằm trong số các vấn đề trên, cho thấy phạm vi hoạt động tầm xa của SCO. Hơn nữa, một loạt thỏa thuận gắn kết người Nga với Trung Quốc, trong đó có các thỏa thuận quân sự, đã được ký kết bên cạnh các cuộc tập trận hải quân chung tại Hồng Hải diễn ra trong năm 2012. Ngày 4/12/2012, Trung Quốc và Nga đã ký kết tại Bắc Kinh một loạt thỏa thuận song phương về hợp tác kỹ thuật và quân sự. Các thỏa thuận này được ký kết tại phiên họp ủy ban liên chính phủ hai nước lần thứ 13. Trong khuôn khổ hợp tác quốc tế, Trung Quốc luôn hợp tác chặt chẽ với Nga, Braxin, Ấn Độ và Nam Phi, các nước thành viên Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS), Cuối cùng, Trung Quốc và Nga đều là thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và sở hữu khả năng hạt nhân quân sự. Để chứng minh sự hợp tác Trung-Nga tại các diễn đàn quốc tế, cần điểm lại hoạt động của hai nước tại các tổ chức G-20 và WTO. Tháng 6/2012 trong chuyến thăm Bắc Kinh ngay sau khi trở lại điện Cremli, Tổng thống Nga Putin đã được Chủ tịch nước Trung Quốc tương lai Tập Cận Bình đón tiếp trong khuôn khổ hội nghị SCO. Các bên liên quan đã tuyên bố thể hiện tham vọng tiếp tục hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt, hai nước đã cam kết hành động thống nhất về vấn đề Xyri và mở rộng tầm ảnh hưởng tại Ápganixtan ngay sau khi NATO rút quân, về tình hình Xyri, trong tuyên bố chung Bắc Kinh và Mátxcơva cho thấy kiên quyết phản đối mọi âm mưu can thiệp quân sự của nước ngoài nhằm thay đổi chế độ nước này. Điều này giải thích việc nhiều lần Trung Quốc và Nga phủ quyết mọi dự thảo tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhằm chống lại âm mưu can thiệp quân sự như người Mỹ và Pháp mong muốn. Vì vậy, từ tháng 10/2011-7/2012 Trung Quốc và Nga đã ba lần phủ quyết tại Hội đồng Bảo an. Những thông tin giả định đã chứng minh một mối đe dọa tấn công hóa học từ phía những thành phần thân Chính phủ Xyri vào lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ nhằm chống lại các nhóm đối lập. Dưới sự chỉ huy của NATO, các hệ thống tên lửa đánh chặn PAC- 3 đã được triển khai tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Xyri. Đức đã cung cấp binh sỹ và VŨ khí theo truyền thống liên minh với Thổ Nhĩ Kỳ. Cuộc nổi dậy tại Xyri đã nổ ra ngày 22/3/2011 theo làn sóng “Mùa Xuân Arập”. Theo vết trượt của Tuynidi và Libi, chính phủ đảng Baath Xyri của Tổng thống Bashar al-Assad được Nga và Trung Quốc hậu thuẫn đã sử dụng sức mạnh quân đội để trấn áp các cuộc biểu tình. Đảng Baath dựa chủ yếu vào cộng đồng thiểu số người Alawite, thuộc nhánh Hồi giáo Shiite thân với Iran hơn là người Hồi giáo Sunni thuộc Liên đoàn Arập, gồm các nước đối thủ nặng ký như Cata và Arập Xêút. Những phần tử Hồi giáo cấp tiến trà trộn dưới một cuộc cách mạng dân chủ đã không chậm trễ thâm nhập vào Xyri và kiểm soát các tổ chức phiến quân: Hội đồng dân tộc Xyri (SNC) và Quân đội Xyri tự do (FSA). Điều này làm người Mỹ đặt hy vọng lớn bởi đang muốn thoát khỏi những cuộc xung đột Ápganixtan và Irắc trong khi không muốn bị tấn công và không muốn nhảy vào một “chảo lửa” mới. Tất cả các cường quốc đều hiểu đất nước Xyri của Tổng thống Bashar al-Assad là “đại lộ” hướng đến Iran. Trong khi đó, Iran là một phần quan trọng trong chiến lược của Trung Quốc, Nga cũng như của người Mỹ, Ixraen và phương Tây vì nhiều lý do trái ngược nhau. Người Trung Quốc cần một nước Iran ổn định để cung cấp 7% lượng dầu mà Trung Quốc đang phải nhập khẩu. Người Nga không thể chấp nhận từ bỏ căn cứ hải quân duy nhất tại Địa Trung Hải là cảng Tartus, Xyri. Về phần mình, người Mỹ ý thức rất rõ rằng ngoài giấc mơ “Đại Trung Đông”, họ còn đang mất dần ảnh hưởng trong khu vực. Vì lý do đó, họ sẽ phải ngăn cản Iran trang bị khả năng hạt nhân quân sự bởi điều này là một cơn ác mộng đối với Oasinhtơn. Cuộc nội chiến đang tàn phá Xyri kể từ tháng 3/2011. Tới ngày 1/1/2013, con số thường dân và binh sỹ Xyri thiệt mạng đã lên tới 60.000 người. Một dòng người tị nạn khổng lồ đang đổ sang các nước láng giềng. Hiển nhiên, viện trợ mà Cata, Arập Xêút và Liên đoàn Arập cung cấp là không thể đủ trong khi đất nước Xyri đang chìm ngập những kẻ Hồi giáo cấp tiến. Quân đội Chính phủ Xyri cũng gặp khó khăn trong việc giành chiến thắng trước một đối thủ đang thực hiện một cuộc chiến không đối xứng. Giải pháp tương lai cho Xyri là hướng đến một chính phủ chuyển tiếp loại bỏ vai trò của Tổng thống Bashar al-Assad, song không phải là đảng Baath, SNC hay FSA. Cuối cùng, Trung Quốc và Nga luôn sẵn sàng ủng hộ Chính phủ Xyri, song phải bảo vệ quyền lợi của hai nước này. Trận chiến Xyri càng kéo dài thì càng có lợi cho liên minh Trung-Nga. Tấn công vào sự mệt mỏi của người phương Tây luôn là một lựa chọn tốt. Hiện ẩn số vẫn là phong trào Hezbollah, đến tháng 1/2013 vẫn có lập trường thận trọng. Trong bài diễn văn đầu tiên trước công chúng tháng 1/2013 sau gần 8 năm, Tổng thống Bashar al-Assad đã tuyên bố rằng ông sẽ không rời bỏ chính quyền trước thời hạn hợp pháp, tức không trước năm 2014, thậm chí 2016 và còn có thể lâu hơn sau các cuộc bầu cử. Lời tuyên bố trên mang dấu ấn của chủ nghĩa phi hiện thực. Làm sao có thể tổ chức được các cuộc bầu cử tự do tại một đất nước đang chìm đắm trong một cuộc nội chiến lan rộng. Do đó, Tổng thống Bashar al- Assad sẽ còn tại vị!
Thế tiến thoái lưỡng nan tại eo biển Malacca
Eo biển Malacca dài nhất thế giới, nằm giữa Malaixia và Sumatra, thuộc Inđônêxia. Vùng phía Bắc được kiểm soát bởi Thái Lan và nhất là Mianma, trong đó một chuỗi các đảo nhỏ phân ranh vịnh Bengan với biển Andaman. Cũng chính vì vậy mà Mianma là nước bao quát việc tiếp cận ra vào eo biển Malacca cùng với Inđônêxia và Ấn Độ nhờ vào chuỗi đảo nhỏ hình thành các biển Andamam và Nicobar. Do đó eo biển Malacca có vị trí sống còn, nhất là liên quan vận chuyển năng lượng. Năm 2012, Trung Quốc đã tiêu thụ 10 triệu thùng dầu/ngày. Sản xuất dầu trong nước Trung Quốc chỉ đạt 4,5 triệu thùng/ngày. Do đó lượng dầu nhập khẩu ở mức 5,5 triệu thùng/ngày và chủ yếu đi qua eo biển Malacca. Lĩnh vực sản xuất điện của Trung Quốc sử dụng 80% nhiên liệu than đá, trong đó Trung Quốc tiêu thụ 45% lượng than khai thác trên toàn thế giới. Vì vậy, Trung Quốc phải nhập khẩu than đá với số lượng ngày càng gia tăng. Việc duy trì tốc độ tăng trưởng GDP ở mức trên 7% là một thách thức đối với Bắc Kinh. Chính mức tăng trưởng này cho phép ngăn chặn phong trào chống đối trong nước, giữ cho Trung Quốc ở vị trí cường quốc kinh tế thứ hai thế giới trong khi vẫn bảo đảm 4 đề xuất hiện đại hóa được Đặng Tiểu Bình đưa ra năm 1979 gồm: nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, khoa học và công nghệ cũng như các lực lượng vũ trang. Vì vậy, những hiện đại hóa trên phụ thuộc rất lớn vào nguồn năng lượng. Khoảng 85% nhập khẩu dầu khí của Trung Quốc phải đi qua eo biển Malacca cùng phần lớn hàng hóa nhập và xuất khẩu của nước này. Chính điều này đã buộc Trung Quốc phải trang bị một đội tàu buôn xếp vị trí hàng đầu thế giới năm 2013. Những nhu cầu trên, được kích thích gấp đôi bởi ý chí chính trị và chiến lược, đã làm Trung Quốc nuôi dưỡng tham vọng sở hữu một lực lượng hải quân xuyên đại dương. Năm 2013 cho thấy đó vẫn còn là một tham vọng. Tuy nhiên, để hỗ trợ hải quân và đảm bảo an toàn các tuyến hàng hải cung cấp nhiên liệu tại châu Á, người Trung Quốc đã thiết lập hàng loạt các căn cứ hải quân và cơ sở hạ tầng cảng biển. Hệ thống này đã mở rộng ra ngoài không gian châu Á. Việc Trung Quốc mua lại quyền sử dụng cảng Piraeus của Hy Lạp trong 30 năm chỉ là một ví dụ. Để chứng minh, hàng loạt căn cứ hải quân tại Đông Nam Á mà Trung Quốc thiết lập được gọi dưới cái tên chuỗi hạt ngọc trai, trong đó hạt ngọc quan trọng nhất của chiếc vòng có tên Sittwe – cảng biển nằm ở phía Tây Bắc của Mianma và là thủ phủ của tỉnh Arakan trải dài bờ vịnh Bengan cho phép đi từ vịnh này ra biển Andamam và eo biển Malacca. Mianma có dân số khoảng 50 triệu người, được chia thành 7 bang và 7 vùng với nhiều dân tộc và tôn giáo. Ban lãnh đạo đất nước do nhóm quân đội đảo chính nắm quyền duy trì quan hệ tốt với Trung Quốc. Mối quan hệ tốt đẹp trên thế hiện qua việc Mianma cho Trung Quốc thuê cảng Sittwe và Trung Quốc giành quyền xây đập thủy điện tại bang Kachin ở phía Bắc. Sự kiện xây đập thủy điện trên đã dẫn đến những phản đối của dân chúng. Một phong trào dân chủ hùng mạnh do lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi lãnh đạo đã chống lại lực lượng quân đội nắm quyền. Điều này đã thúc đẩy người Mỹ tích cực ủng hộ các nhà đấu tranh dân chủ của Mianma. Ngoài vấn đề dân chủ, chính quyền quân sự Mianma cũng tìm cách trấn áp ba nhóm phiến quân độc lập mà trong đó không một nhóm nào ủng hộ người Trung Quốc. Một mối nguy hiểm nữa đối với người Trung Quốc đến từ phía Tây, tại tỉnh Arakan và tác động trực tiếp đến Sittwe, nơi năm 2012 một số người Trung Quốc đã bị sát hại. Tỉnh Arakan gồm những người Hồi giáo di dân đến từ Bănglađét trong thế kỷ 20. Do có thiện cảm với người đồng tôn giáo Duy Ngô Nhĩ nên họ có tinh thần chống Trung Quốc. Khu vực thứ hai của Mianma ghi nhận bất ổn là bang Kachin ở phía Bắc. Ngày 2/1/2013, Mỹ và Liên Hợp Quốc đã yêu cầu Chính phủ Mianma chấm dứt không kích phiến quân thiểu số Kachin. Các cuộc giao tranh giữa quân đội chính quyền với Quân đội độc lập Kachin đã tái diễn vào tháng 6/2011 sau 17 năm đình chiến. Khu vực bất ổn cuối cùng ở phía Nam Mianma, thuộc về người thiểu số Karen gần khu vực biển Andaman. Người Karen theo đạo Thiên chúa và đạo Phật. Tương lai của Mianma khá tăm tối. Thật khó tìm thấy một kỷ nguyên hòa bình ngay cả khi lực lượng quân đội đảo chính nắm quyền sụp đổ. Việc thay thế lực lượng quân đội bằng những nhà dân chủ chưa báo trước việc chấm dứt các hành động thù nghịch bởi nhà chính trị Aung San Suu Kyi cũng không nhận được sự ủng hộ từ các phe đối lập khác nhau. Người Mỹ cũng có ít cơ hội với bà Aung San Suu Kyi mà họ ủng hộ. Tình hình tại Mianma cũng không còn thuận lợi cho người Trung Quốc nữa. Trong khi đó, Trung Quốc lại rất cần các Nhà nước đồng minh để kiểm soát eo biển Malacca. Có nguy cơ Mianma và cảng Sittwe thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trừ khi Bắc Kinh tăng cường sự ủng hộ hơn nữa. Việc sở hữu cảng Sittwe trở nên bấp bênh bởi không loại trừ giả thiết một phe đối lập tại Mianma do người Mỹ tạo nên tiến hành cuộc chiến chống lại các đồng minh chồng chéo của Mianma. Việc mất đi cảng Sittwe, một hạt ngọc quan trọng trong chuỗi đảo, sẽ là một tai họa thực sự đối với Bắc Kinh.
Kết luận
Liên quan đến Xyri, Trung Quốc có một sự phản đối gián tiếp. Người Trung Quốc ủng hộ người Nga. Về chủ đề Mianma, người Trung Quốc buộc phải đi tiên phong. Hai Nhà nước Trung Quốc và Mỹ đều sở hữu khả năng hạt nhân được phát triển một cách đồng đều. Tuy nhiên, người Trung Quốc có đủ khả năng để buộc người Mỹ phải chịu những thiệt hại ngay trên lãnh thổ nước mình. Hai Nhà nước cũng có tiềm năng không gian và khả năng phòng thủ tên lửa. Về cấp độ các lực lượng vũ trang quy ước, nhất là hải quân, ưu thế thuộc về Mỹ đã được xác nhận. Dự báo những đột biến giữa Mỹ và Trung Quốc không quên nhắc đến một cuộc chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, tình hình không còn như thế ngay cả khi mọi thứ cho thấy giống một cuộc chiến trạnh lạnh./.
Chính trị – Xã hội
Báo giới Mỹ: Hổ giấy Trung Quốc đang giương oai -(Petrotimes) —Chuyên gia Nhật: Cam Ranh là khắc tinh của “đường lưỡi bò” -Infonet —Họ lại nói một đằng, làm một nẻo -(Petrotimes)Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hứa sẽ hậu thuẫn ngư dân đánh bắt trái phép trên Biển Đông -(Petrotimes)—-Chủ tịch Trung Quốc thăm ngư dân, cảnh báo Việt Nam? (VOA)
Bắc Kinh đang tích cực gây thanh thế -(Petrotimes) ——Khám phá đảo chìm Trường Sa (VNN)
Ngoại trưởng Mỹ công du châu Á -Chuyến đi cam kết không “xoay trục” (KTĐT) – Trong
bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang leo thang, chuyến công
du châu Á đầu tiên của ông John Kerry trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ (từ
11 – 15/4) với chặng dừng chân là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản được
kỳ vọng sẽ góp phần khẳng định vai trò, vị thế của Mỹ tại khu vực có vị
trí chiến lược này.
Dân biểu Mỹ chỉ trích Việt Nam gia tăng vi phạm nhân quyền (RFA) -“Nhà
nước Việt Nam không có một hệ thống pháp luật để công dân có thể dựa
vào đó thảo luận hay khiếu nại về những luật lệ hiện hành. Không có hệ
thống kiểm soát lẫn nhau trong một chế độ độc đảng và như thế là độc
tài. —–”HRW kêu gọi Việt Nam trả tự do cho tù chính trị (RFA) —Nhân quyền Việt Nam bị lưu ý trước thềm Đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ (VOA) —HRW : “Đối thoại nhân quyền Mỹ – Việt phải đạt kết quả cụ thể” (RFI)
Thủ tướng đồng ý bỏ ghi tên cha mẹ trên CMND -Zing —-Hết cửa xuất khẩu lao động? (TP) —Bóng ma cúm gia cầm đe dọa Việt Nam (RFA)
Đi họp để… nuôi gái à?
(PLTP) - Thiệt khổ với bà vợ tui! Hồi nào giờ, tới kỳ lương là bả nhăn
nhó: “Làm gì mà tối ngày cứ bảnh mắt là đi họp”, có bữa còn nói mát:
….“Ẻm” quắc mắt: “Theo kết quả khảo sát xã hội học của Thanh tra
Chính phủ và Ngân hàng Thế giới vừa công bố, 80% công chức có thu nhập
ngoài lương, trong đó tiền bồi dưỡng từ các cuộc họp chiếm 55%. Ông tính
giấu tiền cho gái à?”.
Chính phủ kiến nghị: Quyền lập hiến thuộc về nhân dân (PLTP) -Trưng mua, trưng dụng, thu hồi đất được bồi thường theo giá thị trường.
Dấu đầu nay lòi đuôi!! Khi nay đâu có thuộc về Nhân Dân!!! Nên
nay mới Kiến Nghị?- Nếu khi nay có như thường rao “cái gì cũng Nhân Dân”
(trừ kho tiền của Nhà nước à) thì làm gì mà phải Kiến nghị?
Các quan chức Tiên Lãng bị kết tội gì? (RFA) —Gia đình ông Vươn “phẫn uất” trước bản án dành cho quan chức Hải Phòng (RFI) —Xử vụ Tiên Lãng: Gia đình ông Vươn kháng cáo cả 2 bản án (NLĐ)
Lỗ hổng luật pháp (BBC) -Từ bất đồng quanh kết luận thanh tra đất đai tại Đà Nẵng tới trách nhiệm của Thủ tướng chính phủ.
Nhà nước Chí Phèo (Nguyễn hưng Quốc -VOA) – Tình hình chính trị giữa Nam Triều Tiên và Bắc Triều Tiên trong mấy tuần vừa qua có cái gì thật lạ lùng
Nhóm hacker Anonymous đăng hình biếm họa nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un.=>
Đề xuất bỏ HĐND huyện, quận, phường cả nước (VNN)
Sẽ có những Ngô Bảo Châu tiếp theo! (TVN)
Tại cái nước mình nó thế! (TVN) – Hãy tin rằng cái hình ảnh đau lòng ở trường THPT Nguyễn Hiền là ranh giới cuối cùng của sự chịu đựng trước nhu cầu GD cần thay đổi, chương trình môn Sử cần thay đổi.
Sao lại “Tại cái nước mình nó thé” – Cái gì cũng có “người làm,tạo ra “- Phép Duy vật biện chứng đâu sao không đem chứng xem nào- Làm gì có cái “tại cái nước mình nó thế”- Quốc gia phải có kẻ Điều hành gọi là Chính quyền ,xã hội thế nào là do giới cầm quyền,đổ thừa kiểu không có ai cầm quyền cả à?
Từ phát ngôn ‘thần đồng’ đến clip xé đề cương (TVN) —Cảnh sát tập cười (TN)
Giấu bằng thạc sỹ, xin làm osin (VEF) —Ùn ùn sang tên ôtô chính chủ (VEF) —Sắp chọn phương án cầu vượt qua Đàn Xã Tắc? (VNN)
Thất nghiệp nhiều quá! (NLĐ) -Thạc sĩ toán học đi bán sim điện thoại, tốt nghiệp quản trị kinh doanh làm ôsin, cử nhân sư phạm chạy bàn quán cà phê… Nguồn nhân lực trình độ cao đang bị lãng phí và bán rẻ khắp nơi
Tăng thu – tăng chi – tăng nợ -TP – “Tăng thu lên 21,3% mà tóm lại vẫn tăng nợ, điều hành như thế không được, phải rút kinh nghiệm” – Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại Phiên họp thứ 17 UBTVQH cho ý kiến về quyết toán ngân sách năm 2011, sáng 10/4.
Trực tiếp đánh vào người dân -TP – Liên quan đến việc QL1 sẽ bị xé nhỏ để thực hiện các dự án BOT thu phí, trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, kế hoạch này phá vỡ quỹ bảo trì đường bộ và “đánh” trực tiếp vào người dân.
Hết cửa xuất khẩu lao động? TP – Cánh cửa sang Hàn Quốc của hơn 12.000 lao động đang khép lại vì tháng 12 tới chứng chỉ tiếng Hàn của họ hết hiệu lực. Tiền Phong trao đổi với ông Choi Byung Gie – Giám đốc Cơ quan Phát triển nguồn Nhân lực Hàn Quốc tại Việt Nam (HRD) làm rõ trách nhiệm các bên.
Hải quân Đánh bộ Việt Nam ‘lột xác’ với vũ khí mới -TPO —‘Vệ sĩ trên không’ của Cảnh sát biển Việt Nam (TP)
Tốn tiền tỷ để nước cuốn trôi TP – Giải pháp tạm thời cho vụ kiện đòi nước của lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đối với lãnh đạo Nhà máy Thủy điện Đăkmi 4 là chặn dòng Quảng Huế bằng bao cát, hướng nước vào sông Ái Nghĩa đổ về Đà Nẵng. Kinh phí dành xây đê chặn dòng trên dưới 1 tỷ đồng và đến mùa lũ thì đê tạm này được xử lý cho cuốn theo dòng nước.
Lỗ hổng luật pháp (BBC) -Từ bất đồng quanh kết luận thanh tra đất đai tại Đà Nẵng tới trách nhiệm của Thủ tướng chính phủ.
Nhà nước Chí Phèo (Nguyễn hưng Quốc -VOA) – Tình hình chính trị giữa Nam Triều Tiên và Bắc Triều Tiên trong mấy tuần vừa qua có cái gì thật lạ lùng
Nhóm hacker Anonymous đăng hình biếm họa nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un.=>
Đề xuất bỏ HĐND huyện, quận, phường cả nước (VNN)
Sẽ có những Ngô Bảo Châu tiếp theo! (TVN)
Tại cái nước mình nó thế! (TVN) – Hãy tin rằng cái hình ảnh đau lòng ở trường THPT Nguyễn Hiền là ranh giới cuối cùng của sự chịu đựng trước nhu cầu GD cần thay đổi, chương trình môn Sử cần thay đổi.
Sao lại “Tại cái nước mình nó thé” – Cái gì cũng có “người làm,tạo ra “- Phép Duy vật biện chứng đâu sao không đem chứng xem nào- Làm gì có cái “tại cái nước mình nó thế”- Quốc gia phải có kẻ Điều hành gọi là Chính quyền ,xã hội thế nào là do giới cầm quyền,đổ thừa kiểu không có ai cầm quyền cả à?
Từ phát ngôn ‘thần đồng’ đến clip xé đề cương (TVN) —Cảnh sát tập cười (TN)
Giấu bằng thạc sỹ, xin làm osin (VEF) —Ùn ùn sang tên ôtô chính chủ (VEF) —Sắp chọn phương án cầu vượt qua Đàn Xã Tắc? (VNN)
Thất nghiệp nhiều quá! (NLĐ) -Thạc sĩ toán học đi bán sim điện thoại, tốt nghiệp quản trị kinh doanh làm ôsin, cử nhân sư phạm chạy bàn quán cà phê… Nguồn nhân lực trình độ cao đang bị lãng phí và bán rẻ khắp nơi
Tăng thu – tăng chi – tăng nợ -TP – “Tăng thu lên 21,3% mà tóm lại vẫn tăng nợ, điều hành như thế không được, phải rút kinh nghiệm” – Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại Phiên họp thứ 17 UBTVQH cho ý kiến về quyết toán ngân sách năm 2011, sáng 10/4.
Trực tiếp đánh vào người dân -TP – Liên quan đến việc QL1 sẽ bị xé nhỏ để thực hiện các dự án BOT thu phí, trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, kế hoạch này phá vỡ quỹ bảo trì đường bộ và “đánh” trực tiếp vào người dân.
Hết cửa xuất khẩu lao động? TP – Cánh cửa sang Hàn Quốc của hơn 12.000 lao động đang khép lại vì tháng 12 tới chứng chỉ tiếng Hàn của họ hết hiệu lực. Tiền Phong trao đổi với ông Choi Byung Gie – Giám đốc Cơ quan Phát triển nguồn Nhân lực Hàn Quốc tại Việt Nam (HRD) làm rõ trách nhiệm các bên.
Hải quân Đánh bộ Việt Nam ‘lột xác’ với vũ khí mới -TPO —‘Vệ sĩ trên không’ của Cảnh sát biển Việt Nam (TP)
Tốn tiền tỷ để nước cuốn trôi TP – Giải pháp tạm thời cho vụ kiện đòi nước của lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đối với lãnh đạo Nhà máy Thủy điện Đăkmi 4 là chặn dòng Quảng Huế bằng bao cát, hướng nước vào sông Ái Nghĩa đổ về Đà Nẵng. Kinh phí dành xây đê chặn dòng trên dưới 1 tỷ đồng và đến mùa lũ thì đê tạm này được xử lý cho cuốn theo dòng nước.
Kinh tế
Giới đầu tư bán tháo, giá vàng thế giới lao dốc mạnh (VnEc) —-Kinh tế toàn cầu có dấu hiệu phục hồi đáng phấn khởi (RFA)Hoạt động kinh tế ở các cường quốc đều tăng, trừ Ấn Độ (RFA) —IMF: Tình hình tài chính toàn cầu có dấu hiệu tiến bộ (VOA)
Doanh nghiệp “ăn” hết lợi nhuận của người trồng lúa (RFA) -Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu gạo tăng rất cao trong khi thu nhập của người trồng lúa ngày càng giảm đến mức báo động.
Nền kinh tế mãi ì ạch, vì sao? (TVN) -
Dễ ẹt-vì hơn 3.000 năm kể từ bắt đầu tính lịch,còn con Người có thì đã hàng Triệu năm, thế mà còn mãi “cái đuôi” thì đâu có giống ai! xem lại thiên hạ họ có đuôi không?- Hồi xưa tụi tôi có câu “tôi không giống ai là tôi thác” (là Chết đấy)- Đến nỗi Trung cộng mà còn né cái đuôi- Quốc hiệu thì : CHNDTH – Kinh tế thì theo “bản sắc Trung hoa”,…Cố gắng cái đuôi để trở thành “lộn về thời xưa” thì trách ai,ca cẩm nỗi gì.
Vàng và USD đồng loạt giảm giá mạnh (VEF) —Đấu thầu vàng: Chưa thấy được gì! (NLĐ)
Giá xăng giảm, vận tải vẫn quyết tăng giá (VNN) —-Chi sai quy định hơn 3.000 tỉ đồng tiền lương (NLĐ)
Xăng dầu giảm giá, thị trường vẫn “trơ như đá” (NLĐ)
Thế giới
Triều Tiên ‘múa lửa’, Trung Quốc ‘sốt rét’ -Zing —Chuyên gia Trung Quốc: Khả năng nổ ra chiến tranh Triều Tiên hơn 70% (TN)Triều Tiên mở đường cho Mỹ “áp sát” Trung quốc (NLĐ) —-Kim Jong-Un “phục vụ” lợi ích chiến lược của Mỹ (RFI)
Mỹ sẵn sàng đối phó với bất kỳ hành động nào của Bắc Triều Tiên (VOA) —-Các ‘lá chắn khủng’ đang chờ hạ tên lửa Triều Tiên (VNN)
Mỹ cảnh cáo Triều Tiên đang tiến đến “lằn ranh nguy hiểm” (TNO –Nữ điệp viên huyền thoại Triều Tiên lên tiếng (NLĐ)
Cuba cho phép Hoa Kỳ đưa tội phạm về nước bằng máy bay (RFA) —Cuba, Hoa Kỳ hợp tác trong việc giải giao 2 người Mỹ bắt cóc trẻ em (VOA)Chính phủ Syria ‘tấn công dân thường’ (BBC)
Quốc Hội Anh tưởng niệm cố thủ tướng Margaret Thatcher(RFA)
Trung Quốc: loan tin cúm gia cầm cũng bị bắt ?(RFA) —Philippines truy tố ngư phủ Trung Quốc trên chiếc tàu mắc cạn (VOA)
‘Các vụ hành quyết giảm không đáng kể’ (BBC) – Theo tổ chưc Ân xá Thế giới, án tử hình có xu hướng giảm tuy không nhiều, và Trung Quốc là nước dùng hình phạt này nhiều nhất.
Động đất 6,1 độ Richter tại Philippines (TP)
Văn hóa – Giáo dục – Khoa học
Nên tăng thời gian đào tạo Sư phạm lên 5 năm? (VNN) —Đà Nẵng: Giáo viên dạy thêm sẽ bị thôi việc (VNN)Nội dung SGK còn hàn lâm (TP) —Người nước ngoài được tuyển thẳng ĐH (TP)
Chim yến chết hàng loạt vì cúm H5N1 (VNN) —Ninh Thuận: Hàng ngàn chim yến nuôi bị chết (VNN)
Đau đớn cô gái bán dâm lấy tiền chạy thận (VNN) —Nghẹt thở truy bắt kẻ giết người giấu xác… (NĐT) —-“Chùa ông Trầm Bê” gây phản cảm (TT)
Nhìn cảnh này người Việt còn dám ăn thịt chó? (VNN) —Hiếp dâm bà cụ 86 tuổi (NLĐ)- Hồng Ngự ĐT
TP.HCM: Cháy nhà ở quận 1, nhiều người hốt hoảng (TN) —-Cháy nổ khí gas, 2 người bỏng nặng(TN) —-Thanh niên 19 tuổi chết bất thường trong rừng (TN) —Phá ổ “đập đá” có nhiều tên cướp(TN)
Nữ phó phòng đập phá xe, phòng làm việc của chủ tịch tỉnh (TN) —Giám đốc chiếm hơn 62 tỉ đồng bỏ trốn (TN)
Thật giả “trà chanh chém gió”(TNO) Trong những ngày gần đây, nhiều bạn trẻ thích uống trà chanh “chém gió”, cũng như những người bán trà chanh thật đều hoang mang trước thông tin có hóa chất trong trà chanh.
Án mạng trong đêm tại quán karaoke (NLĐO) —Móc túi vẫn thua hôi của (NLĐ) —Hung thủ sát hại bác sĩ còn ở tuổi vị thành niên (NLĐ)
Lái xe buýt bị đánh rách đầu (TP) —Đâm chết người vì thấy ngứa mắt (TP) —Bảy phụ nữ, trẻ em bị lừa bán (TP)
Truy bắt kẻ nổ súng bắn cảnh sát cơ động (TP) -Chiều 10/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (Công an TP.Hà Nội) cho biết đang phối hợp cùng Công an Q.Hai Bà Trưng khẩn trương truy bắt kẻ đã nổ súng vào tổ công tác cảnh sát cơ động.
Hy hữu chuyện chàng trai bị 4 phụ nữ tấn công tình dục (TP) -Thông thường phụ nữ mới là nạn nhân của những vụ cưỡng hiếp. Nhưng mới đây, một thanh niên 19 tuổi tại Canada đã trở thành nạn nhân và điều đáng nói là thủ phạm của vụ việc là 4 người phụ nữ to béo.
GS Phan Huy Lê chỉ ra 'khuyết tật' lớn nhất của giáo dục Việt Nam
(GDVN) - "Khuyết tật
trong nền giáo dục Việt Nam hiện nay không phải các khuyết tật nhỏ
trong từng bộ phận mà là khuyết tật mang tính hệ thống".
Năm 2011, kỳ thi đại học của nước ta
đã chứng kiến hàng nghìn điểm 0 môn Sử. Đây là một câu chuyện buồn của
ngành giáo dục. Năm 2012, môn Sử bị loại khỏi kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Gần đây nhất dư luận lại xôn xao với clip HS trường THPT Nguyễn Hiền
(TP.Hồ Chí Minh) đồng loạt xé và ném đề cương môn Sử.
Bàn luận về những sự việc liên quan
trên, PV Báo Giáo dục Việt Nam có cuộc trò chuyện cùng GS Phan Huy Lê,
Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam.
Thưa GS, sau một loạt các sự kiện
đáng buồn liên quan đến môn Lịch sử trong thời gian qua, GS thấy có
những yêu cầu cấp bách nào?
GS Phan Huy Lê: Không
chỉ riêng Lịch sử, mà toàn bộ nền giáo dục phổ thông đã đến lúc phải có
thay đổi căn bản. Tại văn kiện của Đại hội XI nói cần đổi mới cơ bản và
toàn diện nền giáo dục, tôi muốn dùng từ rõ ràng hơn là phải có một
cuộc cải cách toàn diện và triệt để.
Nền giáo dục Việt Nam đã qua mấy lần
cải cách rồi nhưng chưa bao giờ cấp thiết, bức xúc bằng lúc này. Nền
giáo dục đã có những cố gắng mặt này, mặt khác, điều này không thể phủ
nhận, nhưng hiện đang ở trong tình trạng chất lượng thấp, không đáp ứng
được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển của đất nước. Dù
nói rằng nền giáo dục là then chốt, là quốc sách hàng đầu, nhưng với
tình trạng không đổi mới như hiện nay thì nền giáo dục lại là nhân tố
đáng kể làm chậm sự phát triển của đất nước. Trong cải cách toàn diện và
triệt để toàn bộ nền giáo dục, môn Sử mới thoát ra khỏi những khiếm
khuyết, hạn chế hiện nay.
GS Phan Huy Lê: "Khuyết tật trong nền giáo
dục Việt Nam hiện nay không phải các khuyết tật nhỏ trong từng bộ phận
mà là khuyết tật mang tính hệ thống". |
Những khiếm khuyết, hạn chế đó là gì, thưa GS?
GS Phan Huy Lê: Khuyết
tật trong nền giáo dục Việt Nam hiện nay không phải các khuyết tật nhỏ
trong từng bộ phận mà là khuyết tật mang tính hệ thống. Vì vậy cần cải
cách toàn bộ hệ thống, mà trước hết là phải có nhận thức đúng, có người
gọi là triết lý hay tư duy giáo dục. Vấn đề cốt lõi đặt ra là cần xác
định rõ mục tiêu, yêu cầu của nền giáo dục không phải trên lý thuyết
giáo dục chung chung mà phái xuất phát từ thực tế của đất nước và yêu
cầu của nguồn nhân lực trong một định hướng lâu dài. Đồng thời kinh
nghiệm thành công của các nước thế giới cần được nghiên cứu và tiếp thu,
vận dụng một cách phù hợp. Từ nhận thức đó, cần xây dựng lại cấu trúc
của cả hệ thống giáo dục quốc dân. Chỉ trên cơ sở cải cách toàn bộ như
vậy, môn Sử mới có được vị thế đúng với chức năng, nhiệm vụ của nó trong
nền giáo dục phổ thông.
Riêng môn Sử, giữa Bộ GD&ĐT và Hội
Khoa học Lịch sử Việt Nam đã có biên bản ghi nhớ phối hợp nghiên cứu
nhằm khắc phục các yếu kém hiện nay và nâng cao chất lượng đào tạo. Hai
bên đã hợp tác tổ chức Hội thảo quốc gia về dạy Lịch sử ở trường phổ
thông tại Đà Nẵng ngày 18-19/8/2012 với sự tham gia của hàng trăm nhà
giáo, nhà quản lý và nhà sử học. Hội thảo đã thành công trong việc thống
nhất đánh giá thực trạng giáo dục môn Sử, nguyên nhân các yếu kém và đề
xuất các giải pháp khắc phục lâu dài và trước mắt. Rất tiếc từ đó đến
nay, các đề xuất của hội thảo chưa được nghiên cứu và triển khai.
Như vậy, đối với môn Sử, theo GS cần khắc phục cụ thể từng vấn đề như thế nào?
GS Phan Huy Lê: Thứ
nhất, đến lúc phải nhận thức lại vị thế của môn Sử cho đúng. Đây là điều
cơ bản nhất. Nếu đặt môn Sử là môn phụ như hiện nay thì tôi nhấn mạnh
hệ lụy của nó với lớp trẻ là khôn lường, rất nguy hiểm.
Trên cơ sở nhận thức rõ ràng, đúng đắn cần phải xác định mục tiêu, yêu cầu môn Sử hay nói cách khác là dạy và học Lịch sử nhằm mục tiêu gì? Dạy và học những cái gì? Không phải dạy Sử là để thuộc lòng một số sự kiện, nhân vật, số liệu... Thực ra tất cả mọi sự kiện rồi sẽ qua đi, không thể nhớ hết được, nhất là trong thời công nghệ tin học hiện đại, có công cụ tra cứu thay bộ nhớ, quan trọng nhất là rèn luyện tư duy, là thấm nhuần các giá trị lịch sử - văn hóa vào tâm trí lớp trẻ và lắng đọng dần thành phẩm chất, năng lực của các em, trở thành hành trang đi theo học sinh suốt cả cuộc đời. Đấy là nội dung SGK và phương pháp giảng dạy, học tập môn Sử.
Trên cơ sở nhận thức rõ ràng, đúng đắn cần phải xác định mục tiêu, yêu cầu môn Sử hay nói cách khác là dạy và học Lịch sử nhằm mục tiêu gì? Dạy và học những cái gì? Không phải dạy Sử là để thuộc lòng một số sự kiện, nhân vật, số liệu... Thực ra tất cả mọi sự kiện rồi sẽ qua đi, không thể nhớ hết được, nhất là trong thời công nghệ tin học hiện đại, có công cụ tra cứu thay bộ nhớ, quan trọng nhất là rèn luyện tư duy, là thấm nhuần các giá trị lịch sử - văn hóa vào tâm trí lớp trẻ và lắng đọng dần thành phẩm chất, năng lực của các em, trở thành hành trang đi theo học sinh suốt cả cuộc đời. Đấy là nội dung SGK và phương pháp giảng dạy, học tập môn Sử.
Muốn biên soạn SGK tốt thì cần xây
dựng lại chương trình. Chương trình hiện nay có một số thay đổi nhưng
vẫn rất bất cập. Cần nghiên cứu để chương trình môn Sử thể hiện rõ ràng
mục tiêu, yêu cầu giáo dục của môn học trong nền giáo dục phổ thông cùng
các nguyên tắc cơ bản trong phân bố chương trình cho các cấp, các lớp
và yêu cầu cụ thể của mỗi cấp, mỗi lớp…
Chương trình hiện nay bố trí theo lối đồng tâm nên có phần lặp lại và khá tổn phí thời lượng. Lớp 12 chỉ học Lịch sử thế giới từ năm 1945 và Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 nên đề thi thường hay trùng lặp. Đó cũng là những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu và xử lý thỏa đáng. Cách ra đề thi cũng cần được xem xét lại trên cơ sở kiểm nghiệm những kết quả đã qua.
Chương trình hiện nay bố trí theo lối đồng tâm nên có phần lặp lại và khá tổn phí thời lượng. Lớp 12 chỉ học Lịch sử thế giới từ năm 1945 và Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 nên đề thi thường hay trùng lặp. Đó cũng là những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu và xử lý thỏa đáng. Cách ra đề thi cũng cần được xem xét lại trên cơ sở kiểm nghiệm những kết quả đã qua.
Thưa GS, thực tế hiện nay là
chương trình học ở bậc phổ thông còn rất nặng, tâm lý chung của học sinh
là nếu không thi thì sẽ không học. Vậy cần phải làm gì để giúp lớp trẻ
yêu thích môn Sử?
GS Phan Huy Lê: Tạo
hiểu biết và hứng thú môn Sử cho học sinh không chỉ là trách nhiệm của
môn Sử trong nhà trường mà là trách nhiệm của cả xã hội. Điều này cần có
sự phối hợp giữa giáo dục với xã hội, nhất là các phương tiện thông tin
đại chúng.
Thực tế cho thấy, Lịch sử đi vào học sinh qua nhiều kênh thông tin, nhiều phương thức thẩm thấu khác nhau, trong đó có những phương thức rất nhẹ nhàng, dễ được lớp trẻ hứng thú và tác động sâu sắc. Ví như tiểu thuyết lịch sử, truyện ký lịch sử, rồi nghệ thuật sân khấu với các phim, kịch lịch sử… Hệ thống bảo tàng cũng là một địa chỉ mang tính giáo dục lịch sử rất sinh động qua các hiện vật và các minh họa bằng sa bàn, tranh vẽ, phim phục dựng… Rồi ngoại khóa, du khảo, tham quan và giảng bài tại di tích lịch sử, gắn lịch sử với các di sản văn hóa… Tất nhiên phát huy các phương thức này, sự cố gắng của nhà trường không đủ và chỉ giới hạn trong mức độ nào đó, cần sự quan tâm của cả xã hội, sự đầu tư của nhà nước. Môn Sử trong nhà trường chịu trách nhiệm chủ yếu nhưng không thể tách khỏi sự quan tâm và tham gia của xã hội.
Thực tế cho thấy, Lịch sử đi vào học sinh qua nhiều kênh thông tin, nhiều phương thức thẩm thấu khác nhau, trong đó có những phương thức rất nhẹ nhàng, dễ được lớp trẻ hứng thú và tác động sâu sắc. Ví như tiểu thuyết lịch sử, truyện ký lịch sử, rồi nghệ thuật sân khấu với các phim, kịch lịch sử… Hệ thống bảo tàng cũng là một địa chỉ mang tính giáo dục lịch sử rất sinh động qua các hiện vật và các minh họa bằng sa bàn, tranh vẽ, phim phục dựng… Rồi ngoại khóa, du khảo, tham quan và giảng bài tại di tích lịch sử, gắn lịch sử với các di sản văn hóa… Tất nhiên phát huy các phương thức này, sự cố gắng của nhà trường không đủ và chỉ giới hạn trong mức độ nào đó, cần sự quan tâm của cả xã hội, sự đầu tư của nhà nước. Môn Sử trong nhà trường chịu trách nhiệm chủ yếu nhưng không thể tách khỏi sự quan tâm và tham gia của xã hội.
Thưa GS, dự thảo Đề án Đổi mới
chương trình sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông của Bộ giáo dục và
Đào tạo được thực hiện sau năm 2015. Như vậy, những thiết sót cũng phải
chờ đến sau năm 2015?
GS Phan Huy Lê: Một
cuộc cải cách lớn cần có thời gian nghiên cứu sâu sắc và sự chuẩn bị chu
đáo. Tôi mong rằng trong quá trình nghiện cứu và chuẩn bị đó, Bộ
GD&ĐT lắng nghe đầy đủ ý kiến đóng góp đầy tâm huyết và xác đáng của
nhiều nhà giáo, nhà khoa học ở trong và ngoài nước. Đồng thời trong lúc
nghiên cứu, nếu phát hiện những sai sót, khiếm khuyết của nền giáo dục
hiện nay thì nên sớm xử lý, khắc phục kịp thời, không nên chờ đợi quá
lâu.
Ví dụ, không nên coi môn Sử là môn phụ hay một số kiến thức cấp thiết cần bổ sung ngay vào nội dung giảng dạy…
Hội Khoa học Lịch sử đã từng kiến nghị cần sớm bổ sung chủ quyền biển đảo, nhất là chủ quyền về quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vào nội dung SGK, lấp một khoảng trống rất đáng tiếc của SGK đang sử dụng. Đây không phải là biên soạn lại SGK mà bổ sung bằng những tư liệu cho học sinh và thày/cô giáo. Hội thảo về môn Sử của trường phổ thông tại Đà Nẵng cũng nêu lên khiếm khuyết mang tính thời sự này và đề nghị Bộ GD&ĐT nên sớm khắc phục. Nhận thức rõ trách nhiệm về vấn đề này, một số tỉnh mà đi đầu là tỉnh Quảng Ngãi, đã tự bổ sung vào chương trình giảng dạy môn Sử trong tỉnh.
Thế mà cho đến nay, Bộ GD&ĐT đã tỏ thái độ đồng tình nhưng vẫn chưa triển khai. Sự chậm trễ về việc bổ sung những nội dung cơ bản và cấp thiết như vậy sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến yêu cầu giáo dục môn Sử, nhất là chuẩn bị cho lớp trẻ trở thành công dân làm tròn nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hội Khoa học Lịch sử đã từng kiến nghị cần sớm bổ sung chủ quyền biển đảo, nhất là chủ quyền về quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vào nội dung SGK, lấp một khoảng trống rất đáng tiếc của SGK đang sử dụng. Đây không phải là biên soạn lại SGK mà bổ sung bằng những tư liệu cho học sinh và thày/cô giáo. Hội thảo về môn Sử của trường phổ thông tại Đà Nẵng cũng nêu lên khiếm khuyết mang tính thời sự này và đề nghị Bộ GD&ĐT nên sớm khắc phục. Nhận thức rõ trách nhiệm về vấn đề này, một số tỉnh mà đi đầu là tỉnh Quảng Ngãi, đã tự bổ sung vào chương trình giảng dạy môn Sử trong tỉnh.
Thế mà cho đến nay, Bộ GD&ĐT đã tỏ thái độ đồng tình nhưng vẫn chưa triển khai. Sự chậm trễ về việc bổ sung những nội dung cơ bản và cấp thiết như vậy sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến yêu cầu giáo dục môn Sử, nhất là chuẩn bị cho lớp trẻ trở thành công dân làm tròn nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cảm ơn GS về cuộc trò chuyện này!
Bất động sản “ngừng rơi” sau 7 quý liên tiếp
Quang Hưng
(baodautu.vn)CBRE Việt Nam vừa cho
biết, giá chào bán bất động sản trên thị trường thứ cấp bắt đầu bình ổn
sau 7 quý giảm liên tiếp.
Báo
cáo thị trường địa ốc Hà Nội quý I/2013 do Công ty CBRE Việt Nam công
bố sáng nay (9/4) cho biết, giá chào bán bất động sản là nhà ở trên thị
trường thứ cấp trong quý I/2013 đã tạm ngừng đà giảm sau 7 quý liên
tiếp. Tại một vài quận mà đơn vị này không nêu tên, giá bán giảm nhẹ từ 5
– 7%. So với cùng kỳ năm trước, già chào bán trung bình giảm khoảng 15 –
20% trên toàn thị trường.
Cụ thể, nguồn cung
nhà ở của quý I/2013 đã giảm 22% so với quý IV/2012. Tại thị trường sơ
cấp, 95% số căn hộ chào bán mới có giá chào bán dưới 21 triệu đồng/m2
(so với 26% số căn hộ chào bán dưới mức giá này trong quý I/2012). Một
số chủ đầu tư tiếp tục chào bán tại các căn còn tồn với mức giá được
điều chỉnh xuống, có những dự án bị nghi ngờ đã giảm tới 50% so với giá
chào bán ban đầu. Tại thị trường thứ cấp, giá chào bán trung bình giảm
2,8% so với quý IV/2012. Một số căn hộ được chào bán ở mức giá cắt lỗ
sâu, đặc biệt là với phân khúc bất động sản cao cấp.
Theo ông Richard
Leech – Giám đốc điều hành CBRE, người mua vẫn dè dặt khi đưa ra quyết
định mua nhà do bi quan về triển vọng kinh tế. Mặt khác, giá nhà và thu
nhập của người Việt Nam đang có sự chênh lệch lớn (gấn 25 lần so với thu
nhập, trong khi khoảng cách tương đương tại các nước Châu Âu là 7 lần,
Thái Lan là 6,3 lần và Singapore là 5,2 lần). Uy tín và cam kết của chủ
đầu tư cũng khiến người mua không còn mặt mà với kiểu “mua nhà trên
giấy” khi có quá nhiều lời hứa hẹn bị chủ đầu tư bội ước. Ở thời điểm
này, người mua nhà không chỉ quan tâm tới giá bán mà còn chú trọng về
tiến độ xây dựng, tiện ích và cơ sở hạ tầng. Yêu cầu của người mua đặt
ra ngày càng cao hơn trong khi mức độ thoả mãn khách hàng của chủ đầu tư
dự án hầu như không được cải thiện.
Theo
ước tính của CBRE, Hà Nội hiện có khoảng 21.600 căn hộ tồn kho, tăng
5% so với quý IV/2012 và tăng 21% so với quý I/2012. Xét về triển
vọng, CBRE cho rằng, số lượng người hỏi mua sẽ dần hồi phục trong các
quý tiếp theo. Giao dịch thành công sẽ chỉ có ở những dự án với giá
chào bán hấp dẫn, tiến độ xây dựng tốt, tiện ích và cơ sở hạ tầng
tương đối phát triển. Giá chào bán thứ cấp dự kiến sẽ tiếp tục giảm,
tuy nhiên, tốc độ giảm sẽ chậm lại (khoảng 1,5 – 2% mỗi quý). Một số chủ
đầu tư có năng lực tài chính mạnh, đặc biệt là các chủ đầu tư nước
ngoài sẽ quan tâm hơn tới việc mua bán dự án.
THƯ GIÃN: SỰ KHÁC BIỆT GIỮA LÊ LAI VÀ PCT TIÊN LÃNG NGUYỄN VĂN KHANH
Những sự khác biệt trong việc
"cứu chúa" của Lê Lai và PCT Nguyễn Văn Khanh và những bài học cho
"thực tiễn cách mạng" tại nước ta:
1. Lê Lợi ("cấp trên" của Lê Lai) dựng cờ khởi nghĩa CHỐNG NGOẠI XÂM (giặc Minh) trong khi chủ tịch Hiền (chủ tướng của Nguyễn Văn Khanh) bằng việc cưỡng chế tại Tiên Lãng đã tạo dựng một cuộc chiến tranh CHỐNG NHÂN DÂN.
- Bài học 1:
"Chiến tranh" chống lại nhân dân bao giờ cũng có kết cục bi thảm cho
kẻ gây chiến.
2. Trong khi Lê Lợi, Lê Lai đang trong giai đoạn "nằm gai, nếm mật", "ít lính, thiếu lương" thì Hiền và Khanh đã ở "đỉnh cao" của quyền lực, tướng mạnh, binh hùng và ..."lương chất đầy kho".
- Bài học 2:
Khi được lòng dân, thuận ý trời thì có thể chuyển yếu thành mạnh, chuyển bại
thành thắng. "Binh hùng, tướng mạnh" chỉ đem lại "thắng
lợi" tạm thời mà thôi!
3. Lê Lai bắt chước Kỉ Tín đời Hán TÌNH NGUYỆN phá vòng vây cứu chúa, được Lê Lợi trao cho "Hoàng bào" XÔNG TRẬN. Nguyễn Văn Khanh bị BẮT BUỘC thi hành công vụ, được CT Hiền trao cho "áo Trưởng Ban" ĐẨY RA CƯỠNG CHẾ.
- Bài học 3:
Đây là bài học rất quan trọng trong việc sửa đổi HP ngày nay. Lê Lai vì nước,
vì dân và tình nguyện đứng ra cứu chúa (trung với chúa)mà không cần phải có một
sự ràng buộc về "pháp lí" nào cả. Sự "trung thành mù quáng"
của ông PCT Khanh với "chúa Hiền" và việc từ bỏ yếu tố
"dân" và "nước" đã làm cho "chẳng những thái ấp của
ông Hiền không còn mà bổng lộc của ông Khanh cũng hết!!!".
4. Trận đánh "lấy yếu thắng mạnh, dùng ít địch nhiều" của Lê Lai đã đạt được mục đích theo đuổi là giải vây cho chủ, trong khi "trận đánh đẹp" của ông Khanh (với sự hỗ trợ của Đại ca Ca & Co...) ở Cổng Rộc sẽ là mở màn/ khởi đầu cho một sự thất bại toàn diện không thể tránh khỏi về sau này.
- Bài học 4:
Bằng cái chết của mình, Lê Lai đã góp phần xây dựng nền móng cho một triều đại
hưng thịnh nhất trong lịch sử Việt Nam, trong khi "trận đánh đẹp" (phá
được nhà hai anh Vươn, Quí) là phát súng vô hình có sức công phá mạnh vào cái
nền móng được gọi là "của dân, do dân và vì dân".
5. Lê Lai hi sinh "thể xác" của mình và đã cứu được một minh chúa để lại tiếng thơm muôn đời. Ông Khanh hi sinh tất cả sinh mạng chính trị của mình mà chẳng cứu nổi một... "bạo chúa".
- Bài học thứ
5: Hi sinh cho một "bạo chúa" là cái hi sinh ... lãng phí nhất!
6. Cảm động lòng trung nghĩa của Lê Lai, Lê Lợi sai người ngầm tìm được thi hài ông, mang về an táng ở Lam Sơn. Trong khi đó ngày nay sẽ chẳng có cấp trên nào của ông Khanh "cảm động" về việc "trung thành" thực hiện quyết định "cưỡng chế" (việc mà trước đó bản thân ông kịch liệt phản đối) mà tìm cách "phục hồi danh dự" cho ông cả! Ngược lại chúng sẽ mang cái "xác không hồn" của ông đi "an táng" ở... trong tù.
- Bài học thứ
6: Tự trung thành với lương tâm của chính mình là cách giữ danh dự một cách tốt
nhất!
FB Nguyễn Quốc Túy
Giải mã 'Tham nhũng nghìn tỉ thời ông Trọng ...'
Phải chăng cụ Tổng đang phải ăn quả đắng của 'Tình thương mến thương'? |
Vualambao - Tại sao vụ việc Ciputra đã có yêu cầu của Hà Nội từ mấy tháng rồi nhưng không có báo chí nào đăng tải, bỗng dưng khi
BCT đã nhóm họp được gần một tuần thì chính tờ báo của nàng Chung Thủy -
Người tình Thủ Tướng chính là nơi ra 'chưởng' đầu tiên để rồi những
loại Lề dân giả dạng đang bị điều khiển bởi Tô Lâm và Nguyễn Văn Hưởng
đua nhau giật tít "Tham nhũng nghìn tỉ thời ông Trọng sắp được lôi ra phục vụ Hội nghị Trung ương 7?" cùng với hình ảnh ông Tổng bí thư trên đống đô la!
Nhà lý luận đã được thế giới mạng phong
"Định hướng tối tăm" nhưng vẫn công nhận là trong sạch nay đang bị thầy
trò Đảng X bôi đen cho cùng hội cùng thuyền!
Té ra cái lý thuyết 'tình thương mến thương' của cụ Tổng xem ra đang khiến ông phải ăn quả đắng rồi!
Những tưởng "I scratch your back, you
scratch mine..." (Mày gãi lưng tao, tao gãi lưng mày) sẽ hiệu nghiệm. Ai
dè cái thứ 'nửa chừng xuân' không dám 'triệt để cách mạng' như các bậc
tiền bối của ông đã 'gậy ông đập lưng ông'!
Trong khi Thủ Tướng thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, thản
nhiên ra quyết định 'lôi đầu' ngài Bộ trưởng Trần Đại Quang vào làm Phó
ban vừa để 'bắt ngay, hốt ngay' được vừa khóa được miệng vị Ủy viên này
trước BCT, hoạt động coi bộ sôi động...
Còn Nhà đỏ của cụ Tổng ra đời được Ban Nội Chính hữu danh vô thực,
Trưởng ban Nguyễn Bá Thanh 'xin' cho có một thành viên của Bộ Công An
tham gia cùng một bộ máy để 'hốt ngay, hốt liền' thì Thủ Tướng trả lời:
"Đảng làm gì có chức năng đó"! Thế là đành chịu chết từ đó đến nay thúc
thủ nằm chờ.
Kể ra Chính Phủ X phán vậy là hoàn toàn đúng luật! Nhưng Bá Thanh cũng
cãi rằng: Nếu để đi theo đường chính thống theo cái Luật pháp giả cày
khi thích thì Nghị quyết của Đảng như thượng phương bảo kiếm cho Chính
Phủ, khi không thích thì "không đúng pháp luật" ... để rồi cái Ban chống
tội phạm vừa ra đời hợp thức hóa cho 'Mật lệnh' của đồng chí X đã phỗng
tay trên, không những tịch thu 'vật chứng', mà ngay một số 'nhân chứng'
đã bị tống vào vào 'khách sạn Hilton', một số bị khởi tố, đồng chí X
căm tức đến độ lú lẫn buộc phải chuyển hồ sơ cho Interpol tuy nã quốc tế
vì "phản động chống phá Đảng và nhà nước bởi làm chủ Blog Quan làm
báo", nhưng đám học trò bên dưới thì chí ít cũng thông minh hơn thầy
chợt nghĩ ra thế giới ai mà chơi cái trò bịt miệng như Đảng X đâu, vậy
là cũng chỉ cần 30' lại biến thành hồ sơ 'rửa tiền'... một số khác thì
bị Thống đốc Bình mật vụ buộc ngân hàng đòi nợ, không cho vay, buộc sáp
nhập đã khiếp vía về van lạy 'thầy' của mình' đừng động đến X...'
Còn giới quan chức kẻ thì bị Tô Lâm cho người thẩy vào mặt một đống hồ
sơ tham nhũng, hủ hóa... Một vài 'máu mặt trong đám 'tinh tú' thì lại
được quăng vào mặt 'cục gạch' 'bác Washington' .... vì vậy mà đã hơn ba
tháng ông Bá Thanh cũng đành mất mặt với nhân dân!
Chỉ mới nghe phong phanh, cụ Tổng sắp ra Nghị Quyết cho ông Trưởng
ban nội chính có quyền 'Sinh, sát' thì cũng là lúc đồng loạt báo giới
trong ngoài lề tiền hô, hậu ủng đua nhau đánh hội đồng chính ngài Tổng
Bí Thư!
Thương thay cho cụ Tổng đang phải "ngậm bồ hò làm ngọt"! bây giờ thì
Đảng X đang hướng dư luận trên thế giới mạng rằng: Cụ còn tệ hơn cả đồng
chí X đấy!
Này nhé, X thì chỉ là Sâu 'bự' thôi nhưng không 'lú', còn cụ Tổng bây
giờ nếu tin theo bài của báo VNEconomy và mấy cái blog lề dân của Tô Lâm
và Hưởng thì hóa ra cụ lại cũng là 'Sâu' chẳng kém gì X! Thật là đau
hơn cả bị hoạn!
Những mong bài học nhãn tiền này khiến cụ sáng dạ, sáng lòng kẻo rồi sẽ hối không kịp đấy!
Cu đen khuyên cụ Tổng
Công bố "Thủ Tướng sẽ là diễn giả chính" của Hội nghị Shangri La vào cuối tháng 5, bất chấp BCT đang nhóm họp là thông điệp của Đảng X!
Vualambao - Đối
thoại Shangri-La hay còn gọi là Hội nghị an ninh cấp cao châu Á
(SLD) năm trước chỉ có Tướng Vịnh đại diện cho Việt Nam. Năm nay, lần
thứ 12 sẽ chính thức diễn ra trong 3 ngày, từ 31/5 đến 2/6 tại khách sạn
Shangri-La, Singapore, dự kiến quy tụ trên dưới 400 quan chức quốc
phòng, giới ngoại giao, học giả đến từ 40 quốc gia châu Á, châu Âu và
châu Mỹ.
SLD được xem là diễn đàn an ninh, quốc phòng quan trọng nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Đối thoại Shangri-La năm nay đã được các trang mạng mật vụ tay 'trái'
của Nguyễn Văn Hưởng và Tướng Tô Lâm và truyền thông Lề Đảng rầm rộ công
bố việc Thủ Tướng Việt Nam sẽ 'là diễn giả chính'... Điều này cho thấy
ông ta tự tin rằng mình sẽ tiếp tục làm Thủ Tướng.
Trong bối cảnh biển Đông xảy ra một loạt các sự kiện “nóng hổi” về các
vụ va chạm giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực như bắn cháy tàu
cá, nã súng vào ngư dân Việt Nam, Trung Quốc lại bị Philippines kiện ra
tòa án quốc tế vì tranh chấp chủ quyền bãi cạn Scarborough, Phillipine
bắt tàu cá Trung Quốc... khiến biển Đông liên tục dấy lên những cơn “Nạn
hồng thủy” trực chờ bùng phát khiến dư luận quan tâm lớn...
Ảnh minh họa.
Việc tuyên bố rầm rộ sẽ đi dự Hộ nghị Shangri La sắp tới chính là
thông điệp mà Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng gởi cho toàn Thế giới rằng: Đảng
Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục thất bại ở Hội nghị giữa nhiệm kỳ tthasng
4 này và ông mới chính là người có thừa quyền lực để quyết định chính
trường Việt Nam, qua đây Thủ Tướng đã quyết định "có bài phát biểu quan
trọng"mà không cần chờ kết quả Nghị quyết của BCT đang nhóm họp tại Hà
Nội từ ngày 4-4-2013, rõ ràng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ám chỉ rõ
ràng Bộ Chính Trị Việt Nam chỉ là con rối,
Nếu thực sự điều này xảy ra sẽ một lần nữa khẳng định Đảng cộng sản Việt Nam thực sự đã biến thành Đảng X.
Trần Ái Quốc
Nhiều sai phạm trong chi tiêu ngân sách
11/04/2013 03:20
|
Ảnh: Ngọc Thắng |
Theo báo cáo đánh giá của Kiểm toán Nhà nước tại phiên thảo luận Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) về quyết toán ngân sách nhà nước 2011 được công bố vào ngày 10.4, trong năm 2011, thu ngân sách đạt hơn 962.000 tỉ đồng, chi hơn 1 triệu tỉ đồng, bội chi ngân sách gần 112.000 tỉ, bằng 4,4% GDP.
Kiểm toán Nhà nước (KTNN) thống nhất con số này. Tuy nhiên, KTNN đã chỉ ra một loạt sai phạm về chi tiêu tại các bộ, ngành và địa phương. Cụ thể, theo Tổng KTNN Đinh Tiến Dũng, có 23/28 địa phương chi vượt ngân sách. Các chương trình mục tiêu quốc gia đầu tư bị dàn trải, phân tán trong khi một số địa bàn lại tập trung quá nhiều dự án dẫn tới hỗ trợ không đúng đối tượng, định mức, không hiệu quả.
|
Cho ý kiến tại phiên thảo luận, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đánh giá cao việc tăng thu ngân sách năm 2011, khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, ông không hài lòng về việc tăng thu, nhưng cũng tăng chi, đặc biệt làm tăng nợ. “Tại sao năm 2011 tăng thu 120.000 tỉ đồng không dùng vào những khoản chi cần thiết khác. Bây giờ các đồng chí làm đủ kiểu, lại vay lại mượn lại tăng nợ cho Dự án mở rộng quốc lộ 1, tại sao không dùng nguồn tăng thu đập vào đó 50.000 tỉ đồng. Hay mấy công trình thủy lợi lớn ảnh hưởng đến quốc kế dân sinh, đập có rồi, nước có rồi nhưng nước lên ruộng lại không có. Đó là thủy hại chứ thủy lợi đâu”, Chủ tịch QH nhắc nhở.
Chủ tịch QH cũng lưu ý, báo cáo quyết toán và chưa có chỗ nào nói đến thất thoát lãng phí, báo cáo chỉ chung chung. Con số đưa ra không được đánh giá một cách cụ thể tác động như nào đến kinh tế, xã hội. “Chúng ta quyết toán phải đưa ra được con số biết nói, ví như bao nhiêu tăng cường cho quốc phòng, an ninh, nông nghiệp... Nó mang lại hiệu quả gì. Chi tiêu lãng phí, không hiệu quả thì từng ông bộ trưởng phải lên giải trình, địa phương cũng phải thấy được nhược điểm của mình nợ quản lý, chi tiêu, lãng phí thất thoát như thế nào. Nên nhớ, kỳ họp tháng 5 này QH sẽ bàn về việc quyết toán và luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí đấy”, Chủ tịch nói.
Anh Vũ
NHÂN ĐỌC 'BÊN THẮNG CUỘC', LẠI BÀN VỀ SỰ HOANG TƯỞNG CỦA QUYỀN LỰC
Lê Anh Hùng
Bên
Thắng Cuộc của Huy Đức ra
đời đã khá lâu nhưng mãi gần đây tôi mới có điều kiện nghiền ngẫm. Và công
trình khảo cứu công phu này đã thực sự cuốn hút tôi, xứng đáng với vô số lời ca
tụng mà độc giả khắp trong và ngoài nước đã dành cho nó.
Một trong những điều mà tôi tâm đắc về tác
phẩm là nó đã dựng lên những bức chân dung sát thực, cả những mảng màu tươi
sáng lẫn tối thui, của nhiều nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam, những người mà trên
thực tế đã nắm giữ vận mệnh dân tộc suốt hơn nửa thế kỷ qua.
Trước đây, khi viết bài “Sự hoang tưởng của quyền lực”, tôi không có nhiều tư liệu về các lãnh tụ cộng sản ở Việt Nam để minh hoạ cho ý tưởng của bài viết. Vậy nên dịp này, tôi muốn trích một số câu phát ngôn “để đời” của các nhà lãnh đạo Việt Nam (đã được tác giả Huy Đức dẫn trong tác phẩm) khi họ ở đỉnh cao quyền lực để nêu bật cái “chân lý” mà tôi đã “đúc kết” trong bài viết trước – “Quyền lực dẫn tới hoang tưởng, quyền lực tuyệt đối thì hoang tưởng tuyệt đối”:
Trước đây, khi viết bài “Sự hoang tưởng của quyền lực”, tôi không có nhiều tư liệu về các lãnh tụ cộng sản ở Việt Nam để minh hoạ cho ý tưởng của bài viết. Vậy nên dịp này, tôi muốn trích một số câu phát ngôn “để đời” của các nhà lãnh đạo Việt Nam (đã được tác giả Huy Đức dẫn trong tác phẩm) khi họ ở đỉnh cao quyền lực để nêu bật cái “chân lý” mà tôi đã “đúc kết” trong bài viết trước – “Quyền lực dẫn tới hoang tưởng, quyền lực tuyệt đối thì hoang tưởng tuyệt đối”:
…Tại Hội nghị Trung ương 5, họp từ ngày 14
đến 23-11-1953, Hồ Chí Minh quán triệt: “Vấn đề mấu chốt là cải cách ruộng
đất”. Mở đầu bài phát biểu trước Hội nghị này, Hồ Chí Minh cho rằng: “Phe ta
ngày càng mạnh, phe địch ngày càng yếu. Liên Xô, thành trì cách mạng thế giới,
đang tiến mạnh từ chủ nghĩa xã hội sang chủ nghĩa cộng sản… Với sự giúp đỡ tận
tâm của Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu đang ra sức xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Trung Quốc đã thắng lợi to trong cuộc chống Mỹ, giúp Triều, trong
việc xây dựng nǎm đầu của kế hoạch năm nǎm, và đang thắng lợi trong công cuộc
củng cố và phát triển dân chủ mới”.
…Ngày 13-3-1977, tại trường Nguyễn Ái
Quốc, Tổng Bí thư Lê Duẩn nói: “Loài người cho đến nay đã có ba phát minh vĩ
đại có ý nghĩa bước ngoặt của lịch sử. Thứ nhất là tìm ra lửa. Thứ hai là tìm
ra cách sử dụng kim khí. Thứ ba là làm chủ tập thể”[1].
…Năm 1979, nền kinh tế Việt Nam đang ở mức
khốn cùng nhưng Tố Hữu vẫn yêu cầu các nhà văn phải “nhận ra nhịp đi của lịch
sử” để thấy: “Dân tộc ta đang ở khúc chóp đỉnh, chỏm nón của thời đại”.
…(Trong bài phát biểu chào đón TT Mỹ Bill
Clinton chiều ngày 18/11/2000,) ông Lê Khả Phiêu nói tiếp: “Bà bộ trưởng Ngoại
giao Hoa Kỳ trong một lần gặp tôi có hỏi: chủ nghĩa xã hội có tồn tại được
không? Tôi nói: không những tồn tại mà chủ nghĩa xã hội sẽ tiếp tục phát triển
thắng lợi…”
Người ta có thể dễ dàng nhận ra âm hưởng
của những lời lẽ trên đây qua các bài phát biểu hùng hồn của “đồng chí”
Kim
Jong-un trước 25 triệu đồng bào của mình, những người đang may mắn được
sống trong thiên đường cộng sản trên mặt đất chứ không đến nỗi bất hạnh
như những
người anh em phương Nam của họ. Và có lẽ chẳng mấy ai am hiểu lại tỏ
chút ngạc
nhiên nếu một nhà lãnh đạo Việt Nam nào đó khoát tay quả quyết rằng
tuyệt đại
đa số nhân dân “nhất trí, đồng tình” với bản Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp
1992 mà
Đảng CSVN đang kêu gọi nhân dân “góp ý”. Đơn giản là cái “quy luật” mà
tác giả
đã “đúc kết” trong bài viết trước – “Quyền lực dẫn tới hoang tưởng,
quyền lực
tuyệt đối thì hoang tưởng tuyệt đối” – đã lại “ứng nghiệm” ở đây./.
Trước khi bị sát hại bởi đám chiến binh cuồng nộ, Muammar Gaddafi, người
từng nắm quyền lực tuyệt đối suốt 42 năm tại Lybia, vẫn quyết không chịu từ bỏ
quyền lực vì một mực cho rằng người dân Lybia vẫn còn yêu quý mình lắm!!!
[1]
“Làm chủ tập thể” là “phát minh vĩ đại” của “bộ óc 200 ngọn nến” Lê Duẩn.
LÊ XUÂN NHUẬN * BÍ MẬT LỊCH SỬ
ÔNG
NGUYỄN NAM SƠN
VỚI
“NHỮNG
BÍ MẬT”
LỊCH-SỬ
Có
người vừa phổ-biến trên diễn-đàn liên-mạng
một bài-viết nhan đề “Bên
lề lịch sử: Quanh sự liên hệ giữa Cựu Hoàng
Bảo Đại và Cố Tổng Thống Ngô Đình
Diệm”
với tên ký bên dưới là Nguyễn Nam Sơn.
Lại có người
chuyển-tiếp bài-viết ấy với phụ-đề
“Tài
Liệu vô cùng quý giá, cần lưu giữ”
khiến tôi không thể không đọc.
Nhận
thấy trong bài-viết ấy có một số điểm
không đúng Sự
Thật Lịch-Sử, tôi xin có ý-kiến
dưới đây (các chữ màu
hường) ghi xen vào từng
chủ-điểm (màu
đỏ tô đậm) liên-hệ:
----------------------------------------------------------------------------------------------------
From: Subject: [BTGVQHVN-2] Fw: Tài
Liệu vô cùng quí giá cần lưu giử
To:
To:
Date: Friday, April 5, 2013, 7:27 PM
From:
dinhthong3Gmail
Quý vị nào ghét hay
thương ông Diệm,
kính mời đọc hết bài này.
From:
Aladin Nguyen
Subject: Tài
Liệu vô cùng quí giá cần lưu giử
From: Tran Marie
To: thaoluan9@yahoogroups.com
Sent: Monday, January 7, 2013 5:19 PM
Subject: [Thaoluan9] Bên lề lịch sử: Quanh sự liên hệ giữa Cựu Hoàng Bảo Đại và Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm
To: thaoluan9@yahoogroups.com
Sent: Monday, January 7, 2013 5:19 PM
Subject: [Thaoluan9] Bên lề lịch sử: Quanh sự liên hệ giữa Cựu Hoàng Bảo Đại và Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm
Bên
lề lịch sử:
Quanh sự liên hệ giữa Cựu Hoàng Bảo Đại
và Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm
Nguyễn
Nam Sơn
Một
nhà quan sát về các diễn biến chánh trị tại
Việt Nam, trong những giai đoạn cận kim (người
đó xin được khỏi nêu tên), đã có nhận
định như sau về Cựu Hoàng Bảo Đại
và về Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm: (1) “Đây
là một cặp cựu thù rất
“ăn
jeu”: Bảo
Đại đưa banh cho Ngô Đình Diệm sút vào lưới
Cộng sản Bắc Việt”.
Suy
nghĩ thật kỹ, đây không là một sự so sánh
chỉ có giá trị “nghe chơi cho vui”, mà nó chứa
đựng những sự thật
mà chính cố Tổng Thống Ngô
Đình Diệm đã
cố ý công bố với toàn dân, nhưng chưa kịp,
thì bị Dương Văn Minh vì lợi lộc cho
bản thân, nên đã sát hại vào ngày 1-11- 1963.
(1)
LXN:
“Ăn
jeu”:
tiếng Pháp, “en
jeu”
ở đây
có
nghĩa là đồng-thuận (tâm đồng ý hiệp)
với nhau. Nhưng trên thực-tế thì Bảo Đại
và Ngô Đình Diệm là hai thái-cực đối-nghịch
nhau, cho đến tận thời-điểm cuối tháng
10-1963 (trước ngày 1-11-1963).
Nếu
quả thật là Cựu-Hoàng Bảo Đại cũng
đồng-ý với Tổng-Thống Ngô
Đình Diệm (thương-thảo
với Cộng-Sản Bắc-Việt), ngược lại
với lời ủy-thác khi bổ-nhiệm Ông Ngô Đình
Diệm làm Thủ-Tướng Quốc-Gia Việt-Nam [ông hãy
thề là sẽ bảo vệ đất nước mà ông
được giao cho để chống lại
cộng-sản...], thì phải có ít nhất là một
lời phát-biểu hay một động-thái liên-hệ nào
đó, của Cựu-Hoàng Bảo Đại, mà cả
thế-giới không nghe/thấy (nhưng chỉ có “Một
nhà quan sát về các diễn biến chánh trị tại
Việt Nam, trong những giai đoạn cận kim”
biết được); thế thì tại sao, mãi đến
hôm nay – đâu còn Nhà Nguyễn, đâu còn Nhà Ngô –
mà nhân-vật thông-thạo đó vẫn còn “xin
được khỏi nêu tên”,
và chính Ông Nguyễn Nam Sơn cũng “ăn
jeu”
không chịu tiết-lộ tên, để bà-con gần-xa
được vinh-hạnh thỉnh-cầu người
ấy cho biết “những
những sự thật mà chính cố Tổng
Thống Ngô Đình Diệm đã cố ý công bố
với toàn dân, nhưng chưa kịp”?
Câu
chuyện bắt đầu từ khi một vị Hoàng
Đế chưa đầy 20 tuổi, được Pháp
đưa về cai trị nước thuộc địa
Việt Nam. Người Pháp đã có những tính toán
của người Pháp: Bảo vệ quyền lợi
của mẫu quốc và của thực dân Pháp, trong
guồng máy bảo hộ tại Việt Nam.
Nhưng
vị vua trẻ cũng có những dự tính nồng
nhiệt của tuổi trẻ: đem tinh thần Tự do
Dân chủ Ngài đã hấp thụ được từ
Pháp về làm nền tảng để cải cách và canh
tân xứ sở. Vừa về đến Việt Nam,
việc làm đầu tiên của Bảo Đại là
đem những dự tính này thảo luận với các
quan trong triều. Cụ Nguyễn Hữu Bài, Thượng
thư Bộ lại, chức vụ tương
đương với Thủ tướng, vì tin lầm
rằng Pháp “đưa Bảo Đại về nước
để canh tân Việt Nam”, nên tâu rằng: (không nguyên
văn) “Hạ thần nay tuổi đã già sức
yếu, không còn có khả năng tiếp tay
với bệ hạ. Hạ thần nghĩ, có một người
có thể thay thế hạ thần, để cáng đáng
việc này, trong cương vị Thượng thư
Bộ lại. Đó là Tuần vũ Bình Thuận, ông Ngô
Đình Diệm, con của cụ Ngô Đình Khả”.
Được
thông báo về toan tính của vua
Bảo Đại, “có khả năng tạo nguy cơ cho
chế độ Pháp ở thuộc địa”,
Pháp liền nghĩ đến nhu cầu “phải cho
người của Pháp bao vây Vua
Bảo Đại, để kịp thời
cản ngăn vị vua trẻ, có thể gây khó khăn
cho nhà càm quyền thuộc địa”. Pháp đề
nghị Nguyễn Đệ và Phạm Quỳnh; "hai tay
chân của Pháp", để thay thế cụ Nguyễn
Hữu Bài ở chức Thượng thư Bộ lại,
nhưng, sau khi được cụ Bài cho biết về
“ý đồ của bọn thực dân Pháp”, vua Bảo
Đại đã chọn Ông Ngô Đình Diệm, dù chánh
quyền thuộc địa Pháp chống đối dữ
dội, vì ông Ngô Đình Diệm là người có
chủ trương chống Pháp, đòi độc lập
cho Việt Nam.
Nhậm
chức xong, Thượng thư Bộ lại Ngô Đình
Diệm được vua Bảo Đại giao cho việc
lập kế hoạch canh tân xứ sở. Sau thời gian
nghiên cứu soạn thảo, ông Ngô Đình Diệm trình
kế hoạch lên Đức Vua. (2) Nguyễn
Đình Hòe, chánh văn phòng
của Bảo Đại (lúc này thân Pháp) vừa
manh nha thân Cộng sản, liền
thông báo cho Pháp
qua Phạm Quỳnh.
(2)
LXN:
Nhân-vật
này tên là Phạm Khắc Hòe, chứ không phải là
Nguyễn Đình Hòe. Viết về lịch-sử mà
không nhớ đúng họ+tên của đương-nhân
thì làm sao mà người-đọc tin được.
Phạm
Khắc Hòe, tốt-nghiệp Cao-đẳng Pháp-Luật và
Hành-Chánh (của Pháp) ở Hà-Nội, ra làm Tham-Tá Tòa
Sứ ở Huế (nơi có Tòa Khâm-Sứ cấp
Trung-Kỳ và Toà Công-Sứ cấp Tỉnh
Thừa-Thiên/Huế) ... đến năm 1933 [năm mà Hoàng-Đế thanh-niên Bảo Đại cải-tổ nội-các, thay-thế các Thượng-Thư già-cả bằng những nhân-vật trẻ-trung trong đó có Ngô Đình Diệm] thì chuyển sang ngạch Quan-Lại Nam-Triều.
Thừa-Thiên/Huế) ... đến năm 1933 [năm mà Hoàng-Đế thanh-niên Bảo Đại cải-tổ nội-các, thay-thế các Thượng-Thư già-cả bằng những nhân-vật trẻ-trung trong đó có Ngô Đình Diệm] thì chuyển sang ngạch Quan-Lại Nam-Triều.
Nguồn:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A1m_Kh%E1%BA%AFc_H%C3%B2e
http://www.sachxua.net/forum/index.php?topic=1818.0;wap2
http://sachxua.net/forum/index.php?topic=1818.0
http://www.baomoi.com/Pham-Khac-Hoe--Tu-trieu-dinh-Hue-den-chien-khu-Viet-Bac/152/6837823.epi
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/6/33/33/157812/Default.aspx
Ông Hòe đã từng làm việc với Pháp nhiều
năm, nay Pháp viện cớ rằng ông có vợ là người
hoàng-phái hệ cao (Công Tằng Tôn Nữ) nên chuyển ông
qua Nam-Triều, làm Chánh Văn-Phòng cho Bảo Đại,
mục-đích là để mật theo-dõi ông vua Tây-Học
và nội-các mới/trẻ này. Vậy thì ông Hòe có
thể trực-tiếp báo-cáo với Pháp để tâng
công, cần gì phải “qua”
Ông Phạm Quỳnh [để ông này giành mất công
đầu]?
Bị
người Pháp cản trở tối đa và biết
được Pháp áp lực tối đa với nhà vua,
mặc dù Bảo Đại không nghe theo áp lực của
chánh quyền Pháp, để thay thế mình ở chức
Thượng thư Bộ lại, nhưng ông Ngô Đình
Diệm bèn đệ đơn từ chức, rũ áo ra
đi.
Đầu
năm 1945, lấy cớ “mượn đường
đi xuống Đông Nam Á”, Nhật đến Việt
Nam. Sợ ông Ngô Đình Diệm lợi dụng những
mối giao hảo của ông đối với Nhật,
để lật Pháp, chánh quyền thuộc địa tìm
cách giết ông Ngô Đình Diệm. Do đó, ông Ngô Đình
Diệm phải vào lẫn trốn ở Sài Gòn. Tháng 3 năm
1945, Nhật đảo chánh Pháp trao lại độc
lập cho Việt Nam. Đức vua Bảo Đại nghĩ
đây là lúc tiếp nối thực hiện những mong
ước cải cách từ năm 1932, nên ông đã
nhờ Nhật đi tìm ông Ngô Đình Diệm còn ở Sài
Gòn. Tuy ông Ngô Đình Diệm có nhiều mối giao
hảo tốt với mình, Nhật vẫn không tin rằng
ông Ngô Đình Diệm sẽ chịu hoạt động
bảo vệ quyền lợi của Nhật khi hữu
sự. Do đó, ông (3) Trần
Trọng Kim, một người “của Nhật” được
Nhật đưa từ Gia Nã
Đại về cho vua
Bảo Đại. Vì không biết làm sao tìm được
ông Ngô đình Diệm, nên Đức Vua phải nhận
ông Trần Trọng Kim làm Thủ tướng.
(3) LXN:
Sự Thật là Ông
Trần Trọng Kim được đưa về nước
từ Thái Lan chứ không phải từ Gia Nã Đại
(Canada).
Vào thời-gian ấy, Gia Nã
Đại (trong Liên-Hiệp Anh) đã tham-gia lực-lượng
Đồng-Minh (Mỹ+Anh+Nga...) để đánh Đức
Quốc-Xã, giải-phóng Pháp... Mà Nhật thì thuộc Phe
Trục (Đức Quốc-Xã+Ý Phát-Xít+Nhật Quân-Phiệt),
làm sao mà Nhật (phe Trục) tiếp-cận
được Ông Trần Trọng Kim ở Gia-Nã-Đại
(phe Đồng-Minh)?
Nguồn:
http://en.wikipedia.org/wiki/Allies_of_World_War_II
http://www.enotes.com/homework-help/what-countries-were-called-allies-world-war-ii-289041
http://wiki.answers.com/Q/What_countries_were_in_the_Allies_During_World_War_2
Viết về lịch-sử mà không nhớ đúng
sự-việc và bối-cảnh địa-dư thì làm
sao mà người-đọc tin được?
Khi
về Việt Nam chấp chánh lần thứ nhì, năm
1949, thì cái tiếc nhất của vua Bảo Đại là:
Ông Diệm đã đi tu tại tu viện Citeaux ở Pháp,
như theo lời của chính vua Bảo Đại đã nói
với tôi khi đến thăm ngài nhân chuyến đi Hòa
đàm Paris năm 1969.
Lần
này, chánh quyền thuộc địa Pháp lại bao vây
Đức Vua với nhiều khéo léo hơn, với
nhiều cách “khoa học” hơn… với hai chủ
đích: làm cho nhà vua xao lãng mọi việc Triều chính
và vui lòng ký ban Sắc lệnh đã do Pháp soạn
thảo… trong chiều hướng này, Pháp đã lập
cho Vua Bảo Đại khu “Hoàng
triều Cương Thổ” ở Cao nguyên, để
nhà vua chỉ ăn chơi, săn bắn… Chính Cựu Hoàng
Bảo Đại đã viết trong Hồi ký: Con Rồng
Việt Nam:
Tôi
đã thấy được hậu ý của Pháp, nhưng
với bản tính thiếu cương nghị và đảm
lược… và cũng không biết làm gì khác, nên tôi
đã thuận theo ý họ. Tuy nhiên, tôi cũng đã
chống lại áp lực của họ, bằng cách không
chịu ký những sắc lệnh có thiệt hại đáng
kể cho Việt Nam. Vài lần, thì người Pháp cũng
hiểu được thái độ “chống đối
ngầm” của tôi, nên chúng áp lực đưa tôi sang
sống ở Cannes, hầu như chúng rảnh tay hơn
ở Việt Nam”. Chính vua Đảo Đại đã
viết như vậy.
Khoảng
(4) cuối
năm 1953, ông Ngô Đình Nhu nhờ ông Phạm
Văn Nhu (sau này, dưới thời Đệ I Cộng Hòa
là Phó Chủ tịch Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia, kiêm
Trưởng khối Cồng Đồng Nhân Vị tại
Quốc Hội, kiêm Chủ tịch Quốc Hội) đến
thăm Quốc trưởng Bảo Đại nhân dịp
sang Pháp tham dự cuộc họp Cố vấn Liên
Hiệp Pháp (ông này, là Cố vấn đặc trách
về Trung Việt do vua Bảo Đại đề cử)
và trình với Quốc trưởng về áp lực
của Cộng sản ngày một nặng nề hơn, và
nhu cầu phải có một Thủ tướng “Mạnh”,
để “đương đầu với Cộng
sản Bắc Việt.
Vua
Bảo Đại có hỏi về ông Ngô Đình Diệm:
-
Nghe đâu ông Ngô Đình Diệm đã sang Hoa Kỳ ?
-
Ông ấy đến Mỹ để tìm hiểu người
Mỹ nghĩ gì về hiểm họa Cộng sản
ở Việt Nam, nhưng chuyến đi
coi như thất bại, vì cả Quốc hội Hoa
Kỳ lẫn Tổng thống Hoa Kỳ đều quá
bận, nên không thể tiếp ông được. Cả Đức
Hồng Y Spellman , Giáo chủ Giáo hội Thiên Chúa giáo Hoa
Kỳ (thuộc La Mã), cũng vì bận, nên cũng không
thể tiếp.
(4) LXN:
Đến cuối năm 1953
mà Ông Nguyễn Nam Sơn còn viết là Ông Ngô Đình Diệm
không được Đức Hồng-Y Spellman tiếp
đón, trong lúc Sự Thật là Ông Diệm, ngay từ sau
1950, đã gặp được nhiều nhân-vật
tên-tuổi trong chính-giới, giáo-giới, lưỡng-viện
quốc-hội, tối-cao pháp-viện, hành-pháp, cơ-quan
CIA, của Hoa-Kỳ, nhất là đã được Hồng-Y Spellman đặc-biệt
giúp-đỡ nhiều mặt, khiến các sử-gia
gọi Ngài là người đã “đóng
môt vai trò rất quan-trọng trong việc tạo nên
sự-nghiệp chính-trị của Diệm sau này”.
Nguồn:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4_%C4%90%C3%ACnh_Di%E1%BB%87m
http://motgoctroi.com/StLichsu/LSCandai/NgoDinhDiem/NDChau/TieusuNDD.htm
http://www.vietnamvanhien.net/ngodinhdiem.html
http://chuacuuthemedia.wordpress.com/2011/10/27/ti%E1%BB%83u-s%E1%BB%AD-c%E1%BB%91-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-ngo-dinh-di%E1%BB%87m/
http://tintacsinhtulenh.wordpress.com/2010/11/05/ti%E1%BB%83u-s%E1%BB%AD-ngo-dinh-di%E1%BB%87m/
https://groups.google.com/forum/?fromgroups=#!topic/soc.culture.vietnamese/_hLtAZdWVFQ
Viết về lịch-sử mà coi chuyến đi
của Ông Diệm qua Mỹ là thất-bại [Diệm cũng
không được Hồng-Y Spellman tiếp?], thì làm sao mà
người-đọc tin được?
Từ
trước đến nay, nhiều người vẫn cho
rằng Hoa Kỳ đưa Ông Ngô Đình Diệm về làm
Thủ tướng: Điều này, hoàn toàn sai, vì sự
thật là chính Hoàng Đế Bảo đại đã
chọn Ông Ngô Đình Diệm, chứ không phải ai khác.
Vua
Bảo Đại chưa kịp có biện pháp thích
ứng, thì Việt cộng đã “thắng” Pháp ở
Điện Biên Phủ…
Ngay
(5) sau
Hiệp định Genève, 1954,
chia đôi đất nước, trước nguy cơ
Cộng sản Bắc Việt xâm nhập miền Nam, các
tổ chức và dảng phái chánh trị đã cử một
phái đoàn đông đảo sang Pháp gặp vua
Bảo Đại ,và lập lại lời thỉnh
cầu của ông Ngô Đình Nhu trước đó chưa
đầy một năm: cần có một Thủ tướng
có đảm lược… để đương đầu
với Cộng sản Bắc Việt. Nhân đây, tôi xin
được nhắc lại về cuộc gặp gỡ
này, theo chính lời kể của (7) Đức
Vua Bảo Đại như sau:
…...
Sau
khi lắng nghe từng người trong phái đoàn
nhận định về tình hình chính trị tại
Việt Nam, nhất là về những mối nguy Cộng
sản Bắc Việt sẽ xâm lăng Miền Nam Tự
Do, tôi nhìn những người trong phái đoàn:
-
Có vị nào trong quý vị, tự xét
có đủ khả năng là vị Thủ tướng
đó không ?
Không
ai nói gì!
Tôi
hỏi tiếp:
-
Quý vị có đề cử ai không ?
Cũng
không ai có trả lời gì!
Để
làm dịu bớt bầu không khí đang căng thẳng,
tôi nói một cách bâng quơ:
-
Cá nhân tôi, tôi biết một người mà chắc
chắn quý vị sẽ không chịu… mà dù quý vị có
chịu đi nữa, thì tôi chắc 100% người đó
sẽ không chịu.
Mọi
người đều hỏi:
-
Xin (7) bệ
hạ cho biết người
đó là ai ?
Tôi
nói tiếp, cũng với một cách bâng quơ, theo
kiểu “nói cho vui” chứ không vì mục đích.
-
Người đó, tên là Ngô Đình Diệm ! Tôi nghĩ
sẽ có rất nhiều sự phản đối, nhưng
vô cùng ngạc nhiên, khi nghe câu:
-
Chúng tôi đồng ý Ông Ngô Đình Diệm về làm
Thủ tướng !
Bấy
giờ, tôi cảm thấy mình bị “kẹt” vì câu nói
bâng quơ, vì tôi chắc chắn không khi nào Ông Diệm
nhận lời.
-
Tôi biết Ông Diệm sẽ từ chối…
-
Xin (7) bệ
hạ hãy cố gắng
vì tiền đồ của đất nước, vì
chỉ có ông Diệm mới đủ khả năng và
đảm lược, để đương đầu
với Cộng sản Bắc Việt.
Tôi
suy nghĩ vẫn không biết làm cách nào để
mời cho được Ông Diệm, nhưng tôi muốn
cho mọi người cần được an lòng:
-
Mời Ông Diệm khó vô cùng, nhưng tôi sẽ cố
gắng.
…
Tôi
gọi điện lên Tu viện Citeaux
cả thảy bốn lần, nhưng Ông Diệm không
tiếp điện, tôi cầu cứu bà Nam Phương, vì
tôi biết Ông Diệm rất nể bà này. Qủa nhiên,
đúng như tôi nghĩ, Ông Diệm tiếp điện bà
Nam Phương, nhưng một mực từ chối
về Việt Nam làm Thủ tướng. Thấy không gì
lay chuyển được ý chí cương quyết
của ông; sau cùng bà Nam Phương nói:
-
Thôi tôi không đề cập đến việc Quốc
trưởng có ý muốn mời ông về làm Thủ tướng
nữa, mà chỉ xin Ông, vì nể tình vợ chồng tôi,
cho vợ chồng tôi được gặp mặt ông
một lần. (khi tôi đến tìm anh Bùi Tường
Minh, Chánh văn phòng của (7)
Đức
vua vào năm 1969,
và may mắn được gặp ngài, tôi vô cùng
ngạc nhiên khi (7) Đức
Vua bảo tôi vào phóng khách, kéo tay tôi ngồi cùng
ghế sofa với ngài, lấy nước mời tôi và bảo
tôi gọi ngài là (6) Bác
(chú thích của người viết bài này).
Lúc
đầu, Ông Diệm không chịu đến Cannes, nhưng
sau đó, tôi không nhớ bà Nam Phương nói gì với
ông Diệm, mà ông Diệm đến đúng ngày hẹn.
Bà
Nam Phương và tôi vui vẻ tiếp ông Diệm và
cả ba chúng tôi mãi miết kể lại những kỷ
niệm xưa… từ lúc tôi vừa về chấp chánh
lần đầu năm 1932… Rồi từ chuyện này,
chúng tôi kéo sang chuyện khác và làm như vô tình, tôi cũng
nói một cách bang quơ:
-
Khi nào Quốc Gia hữu sự, thì tôi lại cần đến
Ông.
Và
tôi lén nhìn ông, để xem ông có phản ứng như
thế nào. Ông Diệm có vẻ cảm động
nhiều, nhưng không nói gì… Được bước
đầu, tôi từ từ đi vào lãnh vực các
vấn đề tôn giáo (tôi biết ông Diệm là
một tín đồ Thiên Chúa Giáo hết sức ngoan đạo),
kinh tế, văn hóa, xã hội… Và cuối cùng về
Cộng sản và về những phương cách để
chống Cộng sản Bắc Việt xâm chiếm
miền Nam. Ông Ngô Đình Diệm hăng
say trình bày ý kiến. Và tôi kết luận:
-
Không có gì hay hơn những gì (6) Bác
đề ra… nhưng… vấn đề là ai sẽ là người
đủ khả năng và đủ đức hy sinh
để đứng ra thực hiện những điều
đó ?
(6)
LXN:
“Đức
Vua”
Bảo Đại bảo Ông Nguyễn Nam Sơn gọi Ngài
là “Bác”
(chuyện không liên-can gì đến nội-dung bài-viết
này), thế mà Ông Sơn lại bắt Cựu-Hoàng
Bảo Đại cũng phải gọi Ông Ngô Đình
Diệm là “Bác”
(mặc dù ở đoạn trước và các đoạn
sau thì Bảo Đại gọi Diệm là “Ông”)!
Viết
về lịch-sử mà không nhớ đúng lời-lẽ
xưng-hô giữa các đương-nhân thì làm sao mà người-đọc
tin được?
Ông
Ngô Đình Diệm im lặng không trả lời, nhưng
tôi có cảm giác ông Diệm hiểu tôi muốn gì…
Hồi lâu, ông nói:
-
Thưa (7) Hoàng
thượng, không thể được ạ.
Tôi phải phụ lòng của (7)
hoàng
thượng, không
thể được ạ. Tôi xin trình ngài là sau
nhiều năm suy nghĩ, tôi đã quyết định. Tôi
định đi tu...
-
Tôi kính trọng ý định của ông.
Nhưng hiện nay tôi kêu gọi đến lòng ái
quốc của ông. Ông
không có quyền từ chối trách nhiệm của mình.
Nhưng sự tồn vong của Việt Nam buộc ông
như vậy.
Sau
một hồi yên lặng cuối cùng ông Diệm có
vẻ do dự:
-
Còn bọn Pháp ?
Tôi
đối phó với họ!
-
(7)
Hoàng
thượng sẽ cho tôi
thời gian bao lâu ?
-
Ông được toàn
quyền hành xử, khỏi cần hỏi ý kiến tôi trước,
và thời gian vô hạn định cho đến khi Ông
cảm thấy đánh bại Cộng sản Bắc
Việt, trong mưu toan xâm lăng Miền Nam.
-
(7)
Hoàng
thượng hứa
chắc ?
-
Tôi xin cam kết như vậy!
-
Thưa (7) Hoàng
thượng, trong trường
hợp đó, tôi xin nhận sứ
mạng mà Ngài trao phó.
Cầm
lấy tay ông ta, tôi kéo sang
một phòng bên cạnh, trong đó có cây thánh giá. Trước
thánh giá tôi nói với Ông:
-
Đây Chúa của ông đây, ông
hãy thề trước chân dung Chúa là giữ vững đất
nước mà người ta đã trao cho ông.
Ông sẽ bảo vệ nó
để chống lại bọn Cộng sản, và
nếu cần, chống luôn cả người Pháp nữa.
Ông
Diệm đứng yên lặng một lúc lâu, rồi nhìn
tôi, sau nhìn lên Thánh giá, ông nói với giọng nghẹn ngào: “Tôi xin
thề.”
……….
(5)
LXN:
“Sau
Hiệp-Định Geneva 1954”,
nghĩa là sau ngày Hiệp-Định ấy được
ký [20-7-1954], mới có “một
phái-đoàn sang Pháp gặp vua Bảo Đại”,
rồi Cựu-Hoàng Bảo Đại và Cựu Hoàng-Hậu
Nam Phương mới tìm cách mời Ông Ngô Đình
Diệm đến để thuyết-phục, rồi Ông
Diệm mới “xin
nhận sứ mạng” [về làm thủ-tướng] mà
Bảo Đại trao cho?
Sự
Thật là việc Ông Bảo-Đại mời và
bổ-nhiệm Ông Diệm làm Thủ-Tướng
Quốc-Gia Việt-Nam đã hoàn-tất thành-công, và
Thủ-Tướng Ngô Đình Diệm đã về
Việt-Nam từ ngày 24 (có nơi viết là 25-6-1954
(khoảng cả tháng trước đó) rồi!
Viết
về lịch-sử mà không nhớ đúng các mốc
thời-gian trọng-đại như thế thì làm sao mà
người-đọc tin được?
Ông
Ngô Đình Diệm về Việt Nam nhậm chức, Pháp
lồng lộn, tức giận. Ông Georges Bidault và một
viên chức bộ Ngoại giao (trước kia lãnh đạo
bộ thuộc địa) đến gặp tôi và đã
không tiếc lời trách móc tôi. Lúc quá nóng giận, ông
đánh giá việc tôi mời ông Ngô Đình Diệm
về làm thủ tướng, là “có ý đồ
chống Pháp, vô trách nhiệm và có ý phản bội”.
Tôi
trả lời như sau:
-
Ông
Diệm là người duy nhất đủ khả năng,
để không cho Cộng Sản bắc Việt xâm
chiếm Miền Nam !
Tôi
cứ tưởng nói như thế, thì Georges Bidault “thông
cảm” hơn… nhưng, câu nói tiếp theo của ông ta,
đã làm tôi choáng váng:
-
Thà là Cộng sản Bắc Việt chứ không là Ngô
Đình Diệm !
…………….
Muốn
biết thêm về việc “Ông Diệm truất phế
Bảo Bại” như người ta thường nói, tôi,
người viết bài này hỏi:
-
Bác nghĩ sao về việc Ông Diệm “truất phế”?
-
Lúc sự việc vừa xẩy ra, tôi rất giận ông
Diệm và lên án ông ấy là một “kẻ bất trung,
phản bội” như lời kết án của những
người chung quanh tôi. Nhưng, sau khi đã điều
tra kỹ, thì tôi được biết những Tướng
lãnh phía Ông Diệm (khi ấy, ông Diệm còn đang
bị các ông này hoàn toàn chi phối) áp lực, Ông
Diệm phải làm như thế với lý luận
rằng Ông Diệm phải hoàn toàn độc lập
đối với tôi, thì mới làm được
việc: Nếu Ông Ngô Đình Diệm còn dính dáng đến
tôi, thì còn gặp rắc rối từ phía người Pháp,
vì họ cho tôi là người “Pháp bảo gì làm nấy”.
Bác
nghĩ Ông Diệm làm như vậy, là đúng hay sai ?
-
Sau khi đã biết rõ mọi “sự thực bên trong”
của vấn đề, tôi cho rằng Ông Ngô Đình
Diệm làm như vậy là Đúng, và sở dĩ tôi
phải mời cho bằng được ông Ngô Đình
Diệm, vì cần phải đối phó với Cộng
sản Bắc Việt, và những mưu đồ của
chúng.
Cạnh đó, tôi vẫn không sao
quên được việc người Pháp luôn luôn xem Ông
Ngô Đình Diệm là kẻ thù, chứ không phải là
Cộng sản Bắc Việt !
Do
đó, tôi không còn coi việc tôi bị ông Ngô Đình
Diệm “truất phế” là một hành động
“bất trung”, vì tôi khẳng định Ông Ngô Đình
Diệm là một Trung Thần !
Thoạt
tiên, tôi có buồn phiền sao ông Diệm không bàn trước
với tôi, nhưng suy nghĩ kỹ, thì ông Diệm có hai
lý do chính yếu:
-
Bàn trước với tôi, vì sợ người Pháp hay vì
Ông cho rằng tôi đã bị “người Pháp mua
chuộc”.
-
Ông Diệm “giận” tôi, vì tôi đã không làm gì để
giúp ông chống lại phía Tướng Nguyễn văn
Hinh + Bình Xuyên + Giáo phái … (khi ấy, tôi phải ở
thế “án binh bất động”, vì không làm gì
được: Tướng Hinh là Pháp !
-
Vậy, khi bị “truất phế” Bác đã phản
ứng như thế nào ?
Mặc
dù bị đủ mọi thứ áp lực, chỉ trích
từ phía người Pháp cũng như từ phía
những người “Bảo Hoàng”, tôi vẫn không có
phản ứng gì, vì tôi đồng tình với Ông Ngô
Đình Diệm:
Phải
Hy Sinh Tất Cả, nếu muốn Tiêu Diệt cộng
sản!
Và
do việc (7) Đức
Vua Bảo Đại theo
Thiên Chúa Giáo, với Tên Thánh Gioan Baotixita là Tên Thánh
của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, tôi dám
khẳng định rằng: không còn gì khúc mắc gì
giữa hai nhân vật chống Cộng hàng đầu
của Việt Nam là Cựu Hoàng Bảo Đại và
Cố tổng Thống Ngô Đình Diệm.
(7)
LXN:
Vào
năm 1969, Ông Nguyễn Nam Sơn vẫn còn gọi
Cựu-Hoàng Bảo Đại là “Vua”,
là “Đức
Vua”,
là “Bệ
Hạ”
(Vua Bảo Đại đã thoái-vị từ năm 1945),
là việc riêng của ông ấy.
Nhưng,
vào năm 1954 mà Ông Sơn lại bắt Ông Ngô Đình
Diệm phải gọi Quốc-Trưởng Bảo Đai
là “Hoàng
Thượng”
thì không đúng với Sự Thật; huống chi Ông
Diệm là người rành hơn ai hết về các
lễ-nghi, phép-tắc cung-đình, và vào lúc này thì
lại nắm vững hơn ai hết về thân-thế,
vai trò, thế đứng giữa hai người.
Viết
về lịch-sử mà không nhớ đúng
bối-cảnh, địa-vị, quy-tắc xưng-hô
giữa các nhân-vật liên-quan, thì làm sao mà người-đọc
tin được?
Nguyễn
Nam Sơn
Bảo
Đại, Con
rồng Việt Nam,
trang 498.
Bảo
Đại, Con
rồng Việt Nam,
trang 516.
Bảo
Đại, Con
rồng Việt Nam,
trang 514.
Bảo
Đại, Con
rồng Việt Nam,
trang 514
----------------------------------------------------------------------------------------------------
*
Tóm lại, hầu như
Ông Nguyễn Nam Sơn muốn nhấn mạnh rằng Ông
Ngô Đình Diệm không phải do Mỹ đưa về,
mà do chính Quốc-Trưởng Bảo Đại nài-nỉ
mời làm Thủ-Tướng; và chính Ông Bảo Đại
cũng không giận-hờn gì về vụ bị Thủ-Tướng
Ngô Đình Diệm truất-phế: việc đó thì chính
Ông Bảo Đại đã viết trong cuốn hồi-ký
“Con
Rồng Việt-Nam” mà rất nhiều người
đã đọc rồi, đã biết rồi. Có gì là
mới, lạ đâu?
Ông
Nguyễn Nam Sơn chỉ viết lại những điều
mà nhiều người đã viết, đã đọc,
đã biết (nhưng lại sai nhiều về không-gian,
thời-điểm, sự-việc, ngôn-từ...). Thế
thì có gì mà Ông Sơn lại giáo đầu rằng: Suy nghĩ thật kỹ,
đây không là một sự so sánh
chỉ có giá trị “nghe chơi cho vui”, mà nó chứa
đựng những sự thật
mà chính cố Tổng Thống Ngô
Đình Diệm đã
cố ý công bố với toàn dân,
nhưng chưa kịp.
Và
bây giờ thì Ông Nguyễn Nam Sơn đã công-bố ra
rồi, “những
sự thật mà cố TT Ngô Đình Diệm đã cố
ý nhưng chưa kịp công-bố với toàn-dân”?
Tuy-nhiên,
“sự so sánh” ấy, “những sự thật” ấy,
Ông Sơn không dám nhận là của mình, mà đổ cho
“một nhà
quan sát [nào đó] về các diễn biến chánh trị
tại Việt Nam, trong những giai đoạn cận kim (người
đó xin được khỏi nêu tên)”.
Có
gì ghê-gớm lắm mà sợ trách-nhiệm nên phải
giấu tên?
Vấn-đề
còn lại là: Bảo
Đại đưa banh cho Ngô Đình Diệm sút,
và Ngô Đình Diệm đã sút vào
lưới Cộng sản Bắc Việt
như thế nào,
mà Ông Nguyễn Nam Sơn (à không, “nhà
quan sát” kia) bảo là hai người rất “ăn
jeu”
với nhau?
Tháng Tư Đen đã đến rồi.
Muốn biết thế-lực nào, biến-cố nào
đã giết VNCH vào ngày Quốc-Hận 30-4-1975,
xin mời đọc
Nam Cali: các nhà sách Tú Quỳnh, Tự Lực
Bắc Cali: các nhà sách Hương Giang, Khai Trí, Tự Do
Chia rẽ là... chết?
Sunday, April 07, 2013 3:54:27 PM
Sunday, April 07, 2013 3:54:27 PM
Tạp ghi Huy Phương
Chưa có một dân tộc nào mà sự chia rẽ, phân hóa đã nằm ngay trong khởi thủy, từ lúc mới tạo lập, thành hình. Ðó phải chăng là chuyện trăm trứng của Lạc Long Quân và bà Âu Cơ ngày xửa ngày xưa! Trăm trứng ấy nở thành trăm người con trai. Ðang ăn yên ở yên, hòa thuận một nhà thì một ngày kia, bỗng Lạc Long Quân “trở chứng” nói với Âu Cơ rằng: “Ta là giống Rồng, mình là giống Tiên, thủy hỏa khắc nhau, không ở cùng nhau được.”
Thế là hai người bèn chia con, kéo nhau đi mỗi người mỗi ngã, năm chục người theo mẹ về núi, năm chục người theo cha xuống biển. Truyền thuyết này không giải thích anh em khắc nhau như thế nào đến nỗi không ở với nhau được mà phải ruột thịt cắt đứt, thân ái chia lìa?
Từ đó, cùng là dòng dõi Rồng Tiên, nhưng họ khinh ghét nhau, xem nhau như thù địch.
Mảnh đất miền Trung chật hẹp lại hiểm trở, núi non lại gần biển cả, được cắt ra nhiều mảnh bằng những con sông, người Việt trong lịch sự đã nhiều lần dùng những con sông này, để cắt đất, dựng lên biên giới cho sự thù nghịch, không đội Trời chung.
Con sông chia cắt Nam-Bắc đầu tiên trong lịch sử là sông Gianh, còn được gọi là Linh Giang, nằm về phía Bắc tỉnh Quảng Bình là ranh giới thời Trịnh-Nguyễn phân tranh (1570-1786) với xung đột vũ trang gần nửa thế kỷ (1627-1672). Ðất nước chia cắt, bên kia sông là Bắc Hà, bên này sông là Nam Hà, bên ấy là Ðàng Ngoài, bên này là Ðàng Trong.
Trong thời Pháp thuộc, Việt Nam bị chia ra làm ba kỳ: Nam Kỳ (Cochinchine) đặt dưới quyền cai trị của Pháp, Trung Kỳ (Annam) và Bắc Kỳ (Tonkin) thuộc chế độ bảo hộ. Hầu hết người bình dân Việt Nam vẫn nghĩ đây là ba nước riêng biệt. Người Nam vẫn coi mình là người Việt (Diệt), còn Huế và Hà Nội là nước Huế, nước Bắc. Nhiều người cho đây là chính sách “chia để trị” của Ðế Quốc Pháp, nhưng người Việt Nam, khi không ai “chia để trị” cũng tự mình chia năm, xẻ bảy.
Sau hơn mười năm, cuộc chiến tranh Quốc-Cộng dằng dai, làm tan nát đất nước, ngày 20 Tháng Bảy 1954, kết thúc bằng Hội Nghị Geneve, Thụy Sĩ, đã chia cắt Việt Nam ra hai miền Nam-Bắc, lấy con sông Bến Hải thuộc tỉnh Quảng Trị, gần với vĩ tuyến 17 làm đường ranh giới. Sau gần 21 năm, đất Việt Nam “gọi là thống nhất” nhưng thực sự lại càng chia rẽ sâu xa về nhân tâm, chính kiến khó hàn gắn được.
Cái chế độ quái đản phát xuất từ Liên Xô đã làm nhiều quốc gia tan nát, chia rẽ trầm trọng. Nước Ðức đã sớm thức tỉnh vì dân trí cao, thống nhất trở thành một đất nước không cộng sản, nhưng Bắc Hàn còn mê ngủ với chế độ bưng bít, phong kiến, so với Nam Hàn còn cách biệt quá xa về kinh tế, văn hóa, khó lòng cho người dân được mở mắt mở lòng, tự do đến với loài người văn minh.
Cuộc đấu tranh giai cấp của chế độ cộng sản đã xô đẩy đất nước và con người Việt Nam vào chỗ chia rẽ hết sức khốn nạn. Dù trong thời Pháp thuộc, ở Việt Nam, nông nghiệp là chủ yếu, dù là có phú nông, trung nông nhưng không hề có chế độ nông nô, người có của, kẻ có công, đã tạo nên sự no ấm và thái bình cho xóm làng. Sau khi chiếm được miền Bắc, dưới chỉ đạo của đàn anh Trung Cộng, Bắc Việt đã cho phát động chiến dịch cải cách ruộng đất. Ðội Cải Cách Ruộng đất ra mắt làng xã, chiến dịch này chủ trương tất cả các gia đình trong xã làng phải được phân loại thành 5 thành phần: địa chủ, phú nông, bần nông, cố nông. Gia đình có hai con lợn đã có thể gọi là phú nông.
Thành phần địa chủ còn được đội cải cách phân loại thêm một lần nữa thành: địa chủ gian ác, địa chủ thường, địa chủ có ủng hộ kháng chiến.
Chia rẽ nông dân, để giảm sức chống đối, đó là đường lối của chiến dịch. Khẩu hiệu của chiến thuật là: “Dựa vào bần cố nông, tranh thủ trung nông, cô lập phú nông, tập trung mũi nhọn vào địa chủ.” Ðó là chiến thuật “bẻ đũa thì bẻ từng chiếc.” Ai gây chia rẽ thâm độc bằng bọn cộng sản. Theo con số của nhiều nhà nghiên cứu, 15,000 người đã bị xử tử công khai hay bị bỏ đói cho đến chết. Theo báo Nhân Dân thì chiến dịch sửa sai cũng gây thêm chết chóc khi những người được phục hồi trả thù những người đã đấu tố họ oan ức, hoặc chưa kịp trả thù thì đã bị thủ tiêu trước.
Cộng sản luôn luôn hô to khẩu hiệu “Ðoàn Kết, Ðoàn Kết, Ðại Ðoàn Kết,” nhưng thực tế cộng sản là chế độ tìm cách phân loại nhân dân trầm trọng, chia rẽ dân tộc. Sau khi chiếm miền Nam, chế độ phân chia thành phần nhân dân thực hiện gay gắt, ai là “có công với cách mạng,” ai là “có nợ máu với nhân dân” rạch ròi, minh bạch. Chế độ tuyển sinh vào đại học cũng phân chia ra 13 thành phần, trong đó con cái “Ngụy” được xếp “ưu tiên” vào hạng chót. Chúng kêu gọi đoàn kết “để xây dựng đất nước,”nhưng dùng “hồng” thay “chuyên” nên bao nhiêu trí thức đã phải bỏ nước ra đi, chết sông chết biển, nay chúng lại nhọc công mở chiến dịch kêu gọi nhân tài về “phục vụ đất nước!”
Ðối với ngay trong hàng ngũ cán bộ, ăn ở cũng chia thành phần “đại táo” “tiểu táo,” chết cũng phân biệt chỗ chôn, như nghĩa trang Mai Dịch là một nghĩa trang liệt sĩ ở Hà Nội, chỉ dành cho những nhân vật có “đóng góp” cho đảng như các thứ trưởng, bộ trưởng, các ủy viên trung ương đảng trở lên; các nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà văn, nhà thơ được giải thưởng Hồ Chí Minh; các tướng lĩnh xuất sắc; anh hùng lực lượng vũ trang v.v... trong khi ở miền Nam, tại nghĩa trang Mạc Ðĩnh Chi, Ðại Tướng Lê Văn Tỵ cũng có thể nằm gần một người dân thường.
Không có một chế độ nào chia cách phân biệt bằng chế độ cộng sản. Hà Nội đã có câu ca dao sau đây để chỉ nơi tiêu thụ, mua bán hàng hóa:
“Hàng Bài là chợ Vua Quan, (Bộ Chính Trị)
Nhà thờ là chợ trung gian nịnh thần (bộ trưởng và đảng viên cao cấp)
Ðồng Xuân là chợ thương nhân,
Vỉa hè là chợ nhân dân, anh hùng!”
Dưới mắt người miền Nam thì sau năm 1975, người miền Bắc được chia làm ba loại: Bắc Kỳ Cũ (mộ phu vào những năm 41-42 hay di dân vào Nam sinh sống,) Bắc Kỳ 54 và Bắc Kỳ 75.
Có lẽ trong các loại chia rẽ, kỳ thị, đối với người Việt Nam Nam Bắc có lẽ là vấn đề nhậy cảm nhất. Vì miền Nam khí hậu tốt, đất đai màu mỡ, nên sau năm 1975, cộng sản đã chủ trương đưa hàng triệu người Bắc vào Nam, chiếm cứ đất đai, nhất là vùng cao nguyên, vừa là để đồng hóa miền Nam vừa để giãn dân miền Bắc. Tuy vậy, miền Nam ngày nay vẫn mang mặc cảm Bắc thuộc.
Trở lại với bản tính dân tộc, người Việt được xem là một dân tộc thông minh, cần cù, chăm chỉ nhưng đại... chia rẽ. Một người Việt Nam là tuyệt hảo, nhưng ba người Việt ngồi lại là... sinh chuyện, vì không ai phục ai, không ai nhường ai. Cổ nhân nói “tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư- trong ba người cùng đi, tất phải có một người là thầy ta!” nhưng chúng ta phải nói lại: “Trong ba người Việt cùng đi, ai cũng cho mình là thầy cả, chẳng ai nhận là học trò của ai.”
Trong hoàn cảnh phải bỏ nước ra đi, dựa vào sự chết để tìm sự sống, đáng lẽ người Việt hải ngoại phải đoàn kết hết lòng để tìm ra sinh lộ, nhưng ở đâu chúng ta cũng thấy phơi bày sự chia rẽ, bất phục lẫn nhau. Tình trạng các hội đoàn, cộng đồng ở hải ngoại, không nói riêng gì nước Mỹ, đã có nhiều nơi chia rẽ, phân hóa trầm trọng, dùng mọi cách để bêu xấu, công kích nhau. Nhiều hội đoàn tuy cùng một màu áo, cùng một mục đích đấu tranh, nhưng lại không thể ngồi chung với nhau, mà chia thành hai ba hội đoàn, làm mất đi sức mạnh đoàn kết.
Ngay trong một địa phương, một cộng đồng đại diện người Việt đã được tổ chức bầu bán, nhưng cũng còn một cộng đồng khác, khi ẩn khi hiện, nay ra tuyên cáo này, mai có thông cáo khác, để chứng tỏ sự có mặt của mình, cũng như để cho những ý kiến cộng đồng kia đưa ra là sai. Tình trạng tôn giáo ở nhiều địa phương cũng vậy!
Trên Internet mỗi ngày, người đọc gặp phải những bài viết chửi bới, với loại văn phong hạ cấp, không phải dành cho kẻ thù đã khiến cho anh phải bỏ nước ra đi, mà chính cho bạn bè, đồng hương, đồng ngũ của anh hay là những người chỉ vì không... đồng ý với anh. Vậy mà chúng ta luôn luôn cho mình là người yêu nước, kêu gào, đòi hỏi “giải thể” chế độ, đòi hỏi những chuyện long trời lở đất, trong khi chính cá nhân nhỏ bé, ích kỷ của mình chưa bước qua nổi cái tôi, cái danh, cái ích kỷ đang đè nặng trong lòng, thì mong gì chúng ta làm nổi được chuyện lớn.
Bản chất của cộng sản là chia rẽ, nhưng cũng dùng chính sách “chia để trị” nhất là trong chính sách đối với người Việt hải ngoại. Nhưng bản chất chia rẽ trong máu huyết của những con người gọi là “con Rồng, cháu Tiên,” đã có từ nguồn gốc, từ thời khai thiên, lập địa, chắc ngày một ngày hai, khó lòng mà gột rửa.
“Gió mưa là bệnh của Trời
Chia rẽ là tật của người Việt Nam!”
“Bệnh” hy vọng chữa lành, còn “tật” phải còn xem lại.
Trung Hoa ngay cạnh đây là Lã Bất Vi buôn vua, còn các nước phát triển văn minh cũng có thể kể ra hàng loạt việc tương tự. Và ở đâu sự câu kết cánh hẩu để trục lợi làm tổn hại đến lợi ích công cũng đều bị lên án là tham nhũng, là ăn cướp.
Vấn đề là tại sao Việt Nam ta, hiện tượng này lại đáng lo ngại như vậy?
Từ góc độ thể chế, không khó để tìm câu trả lời. Nếu thể chế tốt - luật nghiêm túc và quan chức tận tụy thì mức độ câu kết cánh hẩu có thể không quá nghiêm trọng và không phổ biến, việc đấu tranh phòng, chống nó dễ hơn. Ngược lại, mức độ sẽ ngày càng nghiêm trọng và sự phổ biến tràn lan sẽ hủy hoại mọi nỗ lực phát triển đất nước và việc chống nó rất khó khăn, thậm chí không thể.
Vào lúc này, người dân đã cảm thấy ở khắp nơi biểu hiện của những nhóm cánh hẩu trục lợi thì Đảng cũng nhận thấy hiện tượng ấy và những tác hại khôn lường của nó. Nghiên cứu của UBKTTƯ về đề tài này là một dấu hiệu về sự nhận biết như vậy.
Nhưng quan trọng là phải tìm ra cách tiếp cận khoa học và giải pháp hiệu quả.
Điều này có thể rút ra từ kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng mấy năm qua. Chúng ta đề ra được chính sách công khai, minh bạch nhưng lại chưa thực sự hành động để có môi trường công khai, minh bạch. Chúng ta có kê khai tài sản nhưng hiệu quả phòng ngừa chẳng là bao vì việc công khai bản kê khai tài sản (để giám sát) còn quá dè dặt…
Phác thảo kết quả nghiên cứu ban đầu, UBKTTƯ đã chỉ ra một số giải pháp. Chẳng hạn, luân chuyển cán bộ và chế độ nhiệm kỳ; tăng cường chuyển sang xử lý hình sự (giảm bớt việc phải xin phép trước khi xử lý)… Nếu coi đó là giải pháp để Đảng tự làm trong sạch đội ngũ của chính mình thì có lẽ chẳng cần bàn nhiều.
Nhưng quan trọng hơn, cần giải quyết ngay trong lần sửa đổi Hiến pháp này, là phải thực sự phân công rành mạch, tạo cơ chế hữu hiệu để kiểm soát lẫn nhau trong thực thi quyền lực nhà nước. Kèm theo đó, Hiến pháp mới cũng cần xây dựng một nền dân chủ thực sự, phải thực tình tôn trọng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí đúng như bản chất quyền con người tuyệt đối.
Trên nền tảng ấy, ắt sẽ xuất hiện nhiều hơn những giải pháp hiệu quả để phòng, chống tham nhũng, trong đó có vấn nạn cánh hẩu trục lợi nhờ quan hệ quan chức, mà Đảng đang ngày ngày lo lắng.
Chưa có một dân tộc nào mà sự chia rẽ, phân hóa đã nằm ngay trong khởi thủy, từ lúc mới tạo lập, thành hình. Ðó phải chăng là chuyện trăm trứng của Lạc Long Quân và bà Âu Cơ ngày xửa ngày xưa! Trăm trứng ấy nở thành trăm người con trai. Ðang ăn yên ở yên, hòa thuận một nhà thì một ngày kia, bỗng Lạc Long Quân “trở chứng” nói với Âu Cơ rằng: “Ta là giống Rồng, mình là giống Tiên, thủy hỏa khắc nhau, không ở cùng nhau được.”
Thế là hai người bèn chia con, kéo nhau đi mỗi người mỗi ngã, năm chục người theo mẹ về núi, năm chục người theo cha xuống biển. Truyền thuyết này không giải thích anh em khắc nhau như thế nào đến nỗi không ở với nhau được mà phải ruột thịt cắt đứt, thân ái chia lìa?
Từ đó, cùng là dòng dõi Rồng Tiên, nhưng họ khinh ghét nhau, xem nhau như thù địch.
Mảnh đất miền Trung chật hẹp lại hiểm trở, núi non lại gần biển cả, được cắt ra nhiều mảnh bằng những con sông, người Việt trong lịch sự đã nhiều lần dùng những con sông này, để cắt đất, dựng lên biên giới cho sự thù nghịch, không đội Trời chung.
Con sông chia cắt Nam-Bắc đầu tiên trong lịch sử là sông Gianh, còn được gọi là Linh Giang, nằm về phía Bắc tỉnh Quảng Bình là ranh giới thời Trịnh-Nguyễn phân tranh (1570-1786) với xung đột vũ trang gần nửa thế kỷ (1627-1672). Ðất nước chia cắt, bên kia sông là Bắc Hà, bên này sông là Nam Hà, bên ấy là Ðàng Ngoài, bên này là Ðàng Trong.
Trong thời Pháp thuộc, Việt Nam bị chia ra làm ba kỳ: Nam Kỳ (Cochinchine) đặt dưới quyền cai trị của Pháp, Trung Kỳ (Annam) và Bắc Kỳ (Tonkin) thuộc chế độ bảo hộ. Hầu hết người bình dân Việt Nam vẫn nghĩ đây là ba nước riêng biệt. Người Nam vẫn coi mình là người Việt (Diệt), còn Huế và Hà Nội là nước Huế, nước Bắc. Nhiều người cho đây là chính sách “chia để trị” của Ðế Quốc Pháp, nhưng người Việt Nam, khi không ai “chia để trị” cũng tự mình chia năm, xẻ bảy.
Sau hơn mười năm, cuộc chiến tranh Quốc-Cộng dằng dai, làm tan nát đất nước, ngày 20 Tháng Bảy 1954, kết thúc bằng Hội Nghị Geneve, Thụy Sĩ, đã chia cắt Việt Nam ra hai miền Nam-Bắc, lấy con sông Bến Hải thuộc tỉnh Quảng Trị, gần với vĩ tuyến 17 làm đường ranh giới. Sau gần 21 năm, đất Việt Nam “gọi là thống nhất” nhưng thực sự lại càng chia rẽ sâu xa về nhân tâm, chính kiến khó hàn gắn được.
Cái chế độ quái đản phát xuất từ Liên Xô đã làm nhiều quốc gia tan nát, chia rẽ trầm trọng. Nước Ðức đã sớm thức tỉnh vì dân trí cao, thống nhất trở thành một đất nước không cộng sản, nhưng Bắc Hàn còn mê ngủ với chế độ bưng bít, phong kiến, so với Nam Hàn còn cách biệt quá xa về kinh tế, văn hóa, khó lòng cho người dân được mở mắt mở lòng, tự do đến với loài người văn minh.
Cuộc đấu tranh giai cấp của chế độ cộng sản đã xô đẩy đất nước và con người Việt Nam vào chỗ chia rẽ hết sức khốn nạn. Dù trong thời Pháp thuộc, ở Việt Nam, nông nghiệp là chủ yếu, dù là có phú nông, trung nông nhưng không hề có chế độ nông nô, người có của, kẻ có công, đã tạo nên sự no ấm và thái bình cho xóm làng. Sau khi chiếm được miền Bắc, dưới chỉ đạo của đàn anh Trung Cộng, Bắc Việt đã cho phát động chiến dịch cải cách ruộng đất. Ðội Cải Cách Ruộng đất ra mắt làng xã, chiến dịch này chủ trương tất cả các gia đình trong xã làng phải được phân loại thành 5 thành phần: địa chủ, phú nông, bần nông, cố nông. Gia đình có hai con lợn đã có thể gọi là phú nông.
Thành phần địa chủ còn được đội cải cách phân loại thêm một lần nữa thành: địa chủ gian ác, địa chủ thường, địa chủ có ủng hộ kháng chiến.
Chia rẽ nông dân, để giảm sức chống đối, đó là đường lối của chiến dịch. Khẩu hiệu của chiến thuật là: “Dựa vào bần cố nông, tranh thủ trung nông, cô lập phú nông, tập trung mũi nhọn vào địa chủ.” Ðó là chiến thuật “bẻ đũa thì bẻ từng chiếc.” Ai gây chia rẽ thâm độc bằng bọn cộng sản. Theo con số của nhiều nhà nghiên cứu, 15,000 người đã bị xử tử công khai hay bị bỏ đói cho đến chết. Theo báo Nhân Dân thì chiến dịch sửa sai cũng gây thêm chết chóc khi những người được phục hồi trả thù những người đã đấu tố họ oan ức, hoặc chưa kịp trả thù thì đã bị thủ tiêu trước.
Cộng sản luôn luôn hô to khẩu hiệu “Ðoàn Kết, Ðoàn Kết, Ðại Ðoàn Kết,” nhưng thực tế cộng sản là chế độ tìm cách phân loại nhân dân trầm trọng, chia rẽ dân tộc. Sau khi chiếm miền Nam, chế độ phân chia thành phần nhân dân thực hiện gay gắt, ai là “có công với cách mạng,” ai là “có nợ máu với nhân dân” rạch ròi, minh bạch. Chế độ tuyển sinh vào đại học cũng phân chia ra 13 thành phần, trong đó con cái “Ngụy” được xếp “ưu tiên” vào hạng chót. Chúng kêu gọi đoàn kết “để xây dựng đất nước,”nhưng dùng “hồng” thay “chuyên” nên bao nhiêu trí thức đã phải bỏ nước ra đi, chết sông chết biển, nay chúng lại nhọc công mở chiến dịch kêu gọi nhân tài về “phục vụ đất nước!”
Ðối với ngay trong hàng ngũ cán bộ, ăn ở cũng chia thành phần “đại táo” “tiểu táo,” chết cũng phân biệt chỗ chôn, như nghĩa trang Mai Dịch là một nghĩa trang liệt sĩ ở Hà Nội, chỉ dành cho những nhân vật có “đóng góp” cho đảng như các thứ trưởng, bộ trưởng, các ủy viên trung ương đảng trở lên; các nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà văn, nhà thơ được giải thưởng Hồ Chí Minh; các tướng lĩnh xuất sắc; anh hùng lực lượng vũ trang v.v... trong khi ở miền Nam, tại nghĩa trang Mạc Ðĩnh Chi, Ðại Tướng Lê Văn Tỵ cũng có thể nằm gần một người dân thường.
Không có một chế độ nào chia cách phân biệt bằng chế độ cộng sản. Hà Nội đã có câu ca dao sau đây để chỉ nơi tiêu thụ, mua bán hàng hóa:
“Hàng Bài là chợ Vua Quan, (Bộ Chính Trị)
Nhà thờ là chợ trung gian nịnh thần (bộ trưởng và đảng viên cao cấp)
Ðồng Xuân là chợ thương nhân,
Vỉa hè là chợ nhân dân, anh hùng!”
Dưới mắt người miền Nam thì sau năm 1975, người miền Bắc được chia làm ba loại: Bắc Kỳ Cũ (mộ phu vào những năm 41-42 hay di dân vào Nam sinh sống,) Bắc Kỳ 54 và Bắc Kỳ 75.
Có lẽ trong các loại chia rẽ, kỳ thị, đối với người Việt Nam Nam Bắc có lẽ là vấn đề nhậy cảm nhất. Vì miền Nam khí hậu tốt, đất đai màu mỡ, nên sau năm 1975, cộng sản đã chủ trương đưa hàng triệu người Bắc vào Nam, chiếm cứ đất đai, nhất là vùng cao nguyên, vừa là để đồng hóa miền Nam vừa để giãn dân miền Bắc. Tuy vậy, miền Nam ngày nay vẫn mang mặc cảm Bắc thuộc.
Trở lại với bản tính dân tộc, người Việt được xem là một dân tộc thông minh, cần cù, chăm chỉ nhưng đại... chia rẽ. Một người Việt Nam là tuyệt hảo, nhưng ba người Việt ngồi lại là... sinh chuyện, vì không ai phục ai, không ai nhường ai. Cổ nhân nói “tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư- trong ba người cùng đi, tất phải có một người là thầy ta!” nhưng chúng ta phải nói lại: “Trong ba người Việt cùng đi, ai cũng cho mình là thầy cả, chẳng ai nhận là học trò của ai.”
Trong hoàn cảnh phải bỏ nước ra đi, dựa vào sự chết để tìm sự sống, đáng lẽ người Việt hải ngoại phải đoàn kết hết lòng để tìm ra sinh lộ, nhưng ở đâu chúng ta cũng thấy phơi bày sự chia rẽ, bất phục lẫn nhau. Tình trạng các hội đoàn, cộng đồng ở hải ngoại, không nói riêng gì nước Mỹ, đã có nhiều nơi chia rẽ, phân hóa trầm trọng, dùng mọi cách để bêu xấu, công kích nhau. Nhiều hội đoàn tuy cùng một màu áo, cùng một mục đích đấu tranh, nhưng lại không thể ngồi chung với nhau, mà chia thành hai ba hội đoàn, làm mất đi sức mạnh đoàn kết.
Ngay trong một địa phương, một cộng đồng đại diện người Việt đã được tổ chức bầu bán, nhưng cũng còn một cộng đồng khác, khi ẩn khi hiện, nay ra tuyên cáo này, mai có thông cáo khác, để chứng tỏ sự có mặt của mình, cũng như để cho những ý kiến cộng đồng kia đưa ra là sai. Tình trạng tôn giáo ở nhiều địa phương cũng vậy!
Trên Internet mỗi ngày, người đọc gặp phải những bài viết chửi bới, với loại văn phong hạ cấp, không phải dành cho kẻ thù đã khiến cho anh phải bỏ nước ra đi, mà chính cho bạn bè, đồng hương, đồng ngũ của anh hay là những người chỉ vì không... đồng ý với anh. Vậy mà chúng ta luôn luôn cho mình là người yêu nước, kêu gào, đòi hỏi “giải thể” chế độ, đòi hỏi những chuyện long trời lở đất, trong khi chính cá nhân nhỏ bé, ích kỷ của mình chưa bước qua nổi cái tôi, cái danh, cái ích kỷ đang đè nặng trong lòng, thì mong gì chúng ta làm nổi được chuyện lớn.
Bản chất của cộng sản là chia rẽ, nhưng cũng dùng chính sách “chia để trị” nhất là trong chính sách đối với người Việt hải ngoại. Nhưng bản chất chia rẽ trong máu huyết của những con người gọi là “con Rồng, cháu Tiên,” đã có từ nguồn gốc, từ thời khai thiên, lập địa, chắc ngày một ngày hai, khó lòng mà gột rửa.
“Gió mưa là bệnh của Trời
Chia rẽ là tật của người Việt Nam!”
“Bệnh” hy vọng chữa lành, còn “tật” phải còn xem lại.
Nhóm cánh hẩu trục lợi
Chuyện câu kết của những người có chức có quyền với những người đi buôn để cùng trục lợi xưa nay chẳng hiếm.
Trung Hoa ngay cạnh đây là Lã Bất Vi buôn vua, còn các nước phát triển văn minh cũng có thể kể ra hàng loạt việc tương tự. Và ở đâu sự câu kết cánh hẩu để trục lợi làm tổn hại đến lợi ích công cũng đều bị lên án là tham nhũng, là ăn cướp.
Vấn đề là tại sao Việt Nam ta, hiện tượng này lại đáng lo ngại như vậy?
Từ góc độ thể chế, không khó để tìm câu trả lời. Nếu thể chế tốt - luật nghiêm túc và quan chức tận tụy thì mức độ câu kết cánh hẩu có thể không quá nghiêm trọng và không phổ biến, việc đấu tranh phòng, chống nó dễ hơn. Ngược lại, mức độ sẽ ngày càng nghiêm trọng và sự phổ biến tràn lan sẽ hủy hoại mọi nỗ lực phát triển đất nước và việc chống nó rất khó khăn, thậm chí không thể.
Vào lúc này, người dân đã cảm thấy ở khắp nơi biểu hiện của những nhóm cánh hẩu trục lợi thì Đảng cũng nhận thấy hiện tượng ấy và những tác hại khôn lường của nó. Nghiên cứu của UBKTTƯ về đề tài này là một dấu hiệu về sự nhận biết như vậy.
Nhưng quan trọng là phải tìm ra cách tiếp cận khoa học và giải pháp hiệu quả.
Điều này có thể rút ra từ kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng mấy năm qua. Chúng ta đề ra được chính sách công khai, minh bạch nhưng lại chưa thực sự hành động để có môi trường công khai, minh bạch. Chúng ta có kê khai tài sản nhưng hiệu quả phòng ngừa chẳng là bao vì việc công khai bản kê khai tài sản (để giám sát) còn quá dè dặt…
Phác thảo kết quả nghiên cứu ban đầu, UBKTTƯ đã chỉ ra một số giải pháp. Chẳng hạn, luân chuyển cán bộ và chế độ nhiệm kỳ; tăng cường chuyển sang xử lý hình sự (giảm bớt việc phải xin phép trước khi xử lý)… Nếu coi đó là giải pháp để Đảng tự làm trong sạch đội ngũ của chính mình thì có lẽ chẳng cần bàn nhiều.
Nhưng quan trọng hơn, cần giải quyết ngay trong lần sửa đổi Hiến pháp này, là phải thực sự phân công rành mạch, tạo cơ chế hữu hiệu để kiểm soát lẫn nhau trong thực thi quyền lực nhà nước. Kèm theo đó, Hiến pháp mới cũng cần xây dựng một nền dân chủ thực sự, phải thực tình tôn trọng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí đúng như bản chất quyền con người tuyệt đối.
Trên nền tảng ấy, ắt sẽ xuất hiện nhiều hơn những giải pháp hiệu quả để phòng, chống tham nhũng, trong đó có vấn nạn cánh hẩu trục lợi nhờ quan hệ quan chức, mà Đảng đang ngày ngày lo lắng.
NGUYỄN QUANG A
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét