Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2011

Tin Thứ Ba, 10-5-2011 - ANHBASAM

Tin Thứ Ba, 10-5-2011

Đăng bởi anhbasam on 10/05/2011

Tin Thứ Ba, 10-5-2011

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- ASEAN muốn nhanh chóng xây dựng bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông  —  (RFI).  – Gabe Collins: Trung Quốc đẩy mạnh khả năng viễn chinh (TVN).
- Chiều qua BS mới nhắc “trong khi có những việc lớn lao hơn rất nhiều, cũng về chủ quyền biển đảo, thì lại cù cưa không rõ vì sao, như việc thông qua Luật Biển chẳng hạn” khi điểm tin  Quốc hội cần thông tin đầy đủ với dân về chủ quyền biên giới, biển, đảo, giờ thì  Luật sư Nguyễn Đăng Trừng: Không thể trì hoãn ban hành Luật Biển (PL TPHCM). Luật sư Nguyễn Đăng Trừng phát biểu tại diễn đàn QH khóa XII — >
- Đừng để ‘yêu nước’ ngủ quên trong ích kỷ (VNN).  - Đại lễ cầu siêu các anh hùng liệt sĩ (Tuổi trẻ). “…là hoạt động nằm trong đợt kỷ niệm 36 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; kỷ niệm mùa Phật đản năm 2011 - Phật lịch 2555 và 30 năm Ngày thành lập GHPG Việt Nam (1981-2011)”. Nhớ cách đây 4 năm, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã làm lễ cầu siêu cho “những vong nhân, người tử nạn trong chiến tranh và cầu mong hòa bình, an lành, hạnh phúc cho đất nước, thế giới”. Làm được việc này, nghe nói cũng không phải dễ, trong khi cử chỉ đó mới chính là thái độ thực sự mong muốn hòa giải và hòa hợp dân tộc.
* Mường Nhé:
- Reports: Vietnam Conducts Deadly Crackdown on Ethnic Hmong (VOA News). An ethnic Hmong minority woman returns home from a market in Phu Yen district, in Vietnam’s northern Son La province, northwest of Hanoi  — >
- Không biết nếu bữa qua BS không phát hiện ra cái bản tin duy nhất, ra ngày 9/5 trên tờ báo Biên phòng hiếm người đọc, rồi kế đến là BBC đưa, về chuyến đi “lặng lẽ” từ tận ngày 7/5, thì liệu có cái Phỏng vấn Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng nội dung liên quan xung quanh việc “tập trung đông người” ở bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé nầy không: “Ưu tiên đào tạo nhân lực để phát triển tốt Tây Bắc” (TTXVN).
- “ĐẠO VÀNG CHỨ” VÀ SỰ ĐÓI NGHÈO – BÀI 2: Tháo chạy khỏi “đạo Vàng Chứ” (PL TPHCM).
- Kết quả Đơn xin bản sao bản án sơ thẩm và đòi lá thư của TS Cù Huy Hà Vũ (CHHV).  – Công văn của Bộ Ngoại giao Canada về vụ án Cù Huy Hà Vũ  —  (Boxitvn).
- Phỏng vấn nhà thơ Bùi Chát về giải thưởng quốc tế IPA  —  (VOA). Bùi Chát và Nhóm Mở Miệng chủ trương nhà xuất bản Giấy Vụn — >
- Tạ Phong Tần:  HỢP ĐỒNG CƯỚP THUÊ?(CL&ST/TB).
- Tiến sĩ Nguyễn Vân Nam: Cần kiện thẳng chính quyền (BBC).
- Song Chi: Xã hội VN: Từ dân đối với dân, và quan đối với dân… (Diễn đàn CTM).

- Phỏng vấn TS Lê Duy Cấn, Ủy viên Ngoại vụ, Liên Hội Người Việt tại Canada và TS Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển: Hội nghị Xã Hội Công Dân tại Jakarta  —  (RFA) …tham gia hội nghị của các tổ chức xã hội công dân ở tại Jakarta với mục đích nêu lên vấn đề vi phạm quyền lao động của người dân ở Việt Nam, và đặc biệt là tình trạng chính quyền Việt Nam có can dự vào vấn đề buôn lao động từ Việt Nam đến các quốc gia khác”.  – Hội Nghị ASEAN: Các Tổ Chức Xã Hội Công Dân Ra Tuyên Bố Chung  —  (Mạch sống).
- Đài “Đáp Lời Sông Núi” sẽ phát thanh về VN  —  (RFA).
- HẠM ĐỘI THÁI BÌNH DƯƠNG – NGA: Tiếp nhận bia tưởng niệm ở căn cứ Cam Ranh (PL TPHCM).
- Cảnh sát Cuba đánh chết một bất đồng chính kiến  —  (RFA).
- Hoa Kỳ, Trung Quốc thảo luận các vấn đề kinh tế và nhân quyền  —  (VOA).
13h45′:
- Phỏng vấn Thiếu tướng Nguyễn Xuân Quảng – Chủ nhiệm Chính trị Bộ đội Biên phòng: Cần sớm có chiến lược biên giới Quốc gia (Tiền phong).
- Giám đốc bị kỷ luật vì tờ rơi an toàn giao thông dung tục (VNE) Tỉnh ủy Kiên Giang cho biết đã kỷ luật ông Nguyễn Văn Chánh – Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Kiên Giang – bằng hình thức cảnh cáo Đảng”.
KINH TẾ
- Giảm đầu tư công: Chi tiêu ít và cắt đều (VEF).
- Cảnh báo nhập siêu đang ở mức báo động  —  (RFA).
 <– Phỏng vấn ông Hoàng Minh Hào, Vụ phó Vụ Tiền lương – Tiền công (Bộ LĐ-TB&XH) ‘Nền lương tối thiểu của Việt Nam quá thấp’ (VEF). Sao không thể nói trắng ra như BS nhỉ: Đồng lương thiếu đói.
- TS. Alan Phan: Những thủ đoạn khiến doanh nghiệp kiệt quệ (VEF).
- Thu phí ATM của người nghèo?! (Bút lông/PLTP)
- MBA Journal: Doing Business in Vietnam (Business Week).
- Hana Bank eyes Vietnam prospects (Korrea JoongAng Daily)
- Kinh tế Trung Quốc bệnh hoạn vì quá tải đầu tư  — (RFI)
13h45′:
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Xoá sổ làng cổ Cự Đà-Bài 1: Nỗi buồn làng cổ trước cơn lốc xây dựng mới (ND). Người nhà nước còn đầu têu phá khắp nơi, trách chi dân. Những ngôi nhà cao tầng mới mọc lên chen lấn những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi, phá vỡ không gian cảnh quan kiến trúc Cự Đà — >

- Vì sao sản phẩm nhạc thiếu nhi chưa hấp dẫn? – Tư duy lỗi thời (Người LĐ). Ý kiến 3 nhạc sĩ.    – Cũng nhân có độc giả méc đoạn video bé Hương Trà ngày nay, sau video Chú ếch con của bé gây xôn xao tuần trước, BS lại chợt nghĩ tới một thứ  “luật” ở đất nước nầy mà chắc chắn không giống ai trên thế giới. Đó là thỉnh thoảng (nổi hứng?), các quan văn hóa lại nhá ra một miếng giấy cho phép lưu hành vài ca khúc ra đời từ hàng chục năm nay, hàng triệu người đã say mê hát. Kỳ lạ nữa là nếu có sự “cho phép” đó, thì phải có sự “không cho phép”, kèm một danh sách các ca khúc bị cấm nữa chớ? Nếu có thì xin Bộ Văn-Thể-Du cho bà con biết, để khỏi bị phạt cái mồm hát “bài cấm”. Có thể tình trạng không giống ai đó đã cho ta một không khí âm nhạc, nó ám vào cả bé Hương Trà, tới độ ra khỏi đất nước thân yêu rồi, mà bé cũng vẫn không thể hồn nhiên nổi như các bạn Tây, như nhiều độc giả nhận xét sau khi coi đoạn video.

Cũng chính từ  chuyện quái đản nầy mà năm kia BS đã phải than trong 61:Được hát đọc xem những gì luật không cấm.  Tệ là tuồng như cho tới giờ, người ta vẫn không chịu thay đổi.
- Phim dở, người trong cuộc có hay? (VNN).
- Trả phí tác quyền: không thể “xé lẻ” (Tuổi trẻ).  – Phí tác quyền tăng, “méc” Hội Nhạc sĩ! (PL TPHCM).
- Từ bộ sưu tập đèn cổ đến ngôi trường mẫu giáo (Thanh niên)
13h45‘:
- Lại Nguyên Ân: Đừng giai thoại hóa văn học sử (TT&VH).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Mô hình đại học tư thục tại Việt Nam  —  (RFA).
- Các khoản phí giáo dục còn gây tranh cãi (SGGP).
- Có nên bỏ kì thi tuyển sinh đại học: một ý kiến khác (Nguyễn Văn Tuấn).
- Cần Thơ:  Nhiều cán bộ, giáo viên, sinh viên mua bằng cấp giả (CATP)
- Học sinh lớp 6 bị bạn học tống tiền, dọa giết (Người LĐ). - Bắt trẻ quỳ trên gai mít (PL TPHCM).   – Không chịu thua (đàn) em kém trò, một Thầy giáo ‘tẩn’ học sinh trong giờ thể dục (VNN).  Bé gái Ngọc Châu và những dấu vết để lại trên hai đầu gối do bị buộc quỳ trên gai mít (ảnh trái). Bé Ngọc Hoàng và những vết thương trên đầu gối dù đã xảy ra hơn hai tuần — >
- May thay, bố tôi… tát cô giáo, nhưng tôi không bị đuổi học (GDVN).
13h45′ Người thầy nằm… dạy học (SGTT).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Độc giả NT méc cái nầy ngồ ngộ: “QUYẾT ĐỊNH -SỐ 641/QĐ-TTG NGÀY 28 THÁNG 04 NĂM 2011 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ  VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN THỂ LỰC, TẦM VÓC NGƯỜI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 – 203″ do PTT Nguyễn Thiện Nhân ký.
Trong cả rừng các biện pháp thi hành rất chung chung thì có hai tiêu chí rất cụ thể về cải thiện sức khỏe:  “- Đối với nam 18 tuổi: + Chạy tùy sức 5 phút tính quãng đường trung bình đạt 1.050 m vào năm 2020; 1.150 m vào năm 2030. + Lực bóp tay thuận đạt trung bình 45 kg năm 2020; 48 kg năm 2030.”
Tếu là quá nửa đời người lang bạt, úp mặt vào … đủ thứ (chớ chưa được “sông quê” như Nhạc Sĩ Nguyễn Trọng Tạo), bóp tầm bậy tầm bạ cũng đủ thứ rồi, vậy mà BS cũng vẫn chưa biết “lực bóp” tay thuận, tay nghịch của mình là bao nhiêu ký lô. Bác nào từng đo cái nầy thì cho biết cách đo ra làm sao, đặng mình dạy con cháu nó tập dần, tới năm 2020, có thi vô công chức mới hy vọng đậu được … Ưở! Mà sao mục tiêu “thể lực” thì chỉ có “chạy” và “bóp” thôi? Còn mục tiêu “tầm vóc” thì chỉ có “cao” mà không có “to”? Rủi tới năm đó, chính các bác y tế nầy lại nổi hứng không cho “ngực lép” chạy xe máy thì sao? Hay là quan tâm nhiều tới “bóp” rồi nên chắc cú là nhờ vậy mà nó tự khắc  “to”, nên khỏi lo? Hề hề!
Lại chợt nghĩ: rất có thể trong quá trình chuẩn bị văn bản nầy cho bác Nhân, bác Triệu nhà ta đã phải thí nghiệm nhiều, nên mới bị oan gia, ngay gần thời điểm Đại hội 11, có người đẹp vu cáo bị bác “quấy rối”, đem cả đơn thưa vô phát tán trong đại hội. Nếu nội các mới tới đây không đòi hỏi  mần bộ trưởng Y tế  phải là ủy viên trung ương thì may cho bác Triệu quá.
- Hai BV Nhi quá tải vì bệnh tay-chân-miệng (PL TPHCM). Nằm khám bệnh ngoài hành lang, ba trẻ một giường — > 
- Mất sông mất hồ  —  (Nguyễn Vĩnh).
- Mua bán trái phép sừng tê giác tại VN  —  (RFA).
- Ý thức cộng đồng và ô nhiễm – mặn xâm nhập  —  (RFA).
13h50′:
- Hết tàu “lạ”, người “lạ”, giờ thì …  15 người bị chó lạ nguy hiểm tấn công (SGTT). “Chúng thường chỉ xuất hiện ở các huyện giáp biên giới “, nên  các “cơ quan chức năng” cần nghe thử  coi nó của sủa tiếng … “nước lạ” không là biết ở đâu ra liền. Khi phát hiện nhớ phối hợp với Vụ Lãnh sự, BNG làm việc với kỹ  “bạn” để làm thủ tục trục suất êm thấm. Tránh để ảnh hưởng quan hệ ngoại giao.
QUỐC TẾ
- Mỹ gây sức ép để Pakistan phải thật lòng hợp tác chống hồi giáo cực đoan  —  (RFI).  – Thủ tướng Pakistan điều trần trước Quốc hội về chiến dịch của Mỹ triệt hạ Ben Laden  —  (RFI).
- Syria tiếp tục đàn áp, bắt giữ đối lập  —  (VOA). – Liên Âu áp đặt cấm vận nhắm vào Syria
- Thế giới lao vào cuộc đua tàu sân bay (VNN). Tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp — > 
- Đài Loan phản đối việc WHO coi họ là một tỉnh của TQ  —  (RFA).
- Công an Cam Bốt bị tố cáo đánh đập công nhân  —  (RFI).
- Jakarta đề nghị án chung thân đối với cựu lãnh đạo Jemaah Islamiyah  —  (RFI).
- Châu Âu vẫn chưa thoát khỏi khỏi khủng hoảng tiền tệ và nợ công   —  (RFI).
- The new Vietnam (Euro Weekly)
13h50′:
* Nghe âm thanh: +    RFI 9-5-2011 ;  +   RFA sáng 9-5-2011 ;  +    RFA tối 9-5-2011.    * VTV1 Thời sựChào buổi sáng – 09/05/2011.

522. Bộ phim video “Chào mừng đến đất nước Bắc Triều Tiên” (Phần 1,2/6)

Đăng bởi anhbasam on 10/05/2011
Bộ phim video

“Chào mừng đến đất nước Bắc Triều Tiên”

PHẦN 1
Đạo diễn:          Raymond Fedderma và Peter Tetteroo.  Quay phim:       Pieter Crocneveld.  Đọc lời bình:     John Swiringa
Chữ trên màn hình (KHI LÃNH TỤ VÔ CÙNG KÍNH YÊU QUA ĐỜI …… HÀNG NGÀN CHIM HẠC TRẮNG TỪ TRÊN THIÊN ĐÀNG ĐÃ XUỐNG ĐỂ ĐÓN NGƯỜI)
Đọc lời bình: Lãnh tụ kính yêu không bao giờ chết. Ông chỉ tiếp tục sống mãi trong trái tim của mọi người dân Triều Tiên. Vì thế ông tiếp tục tồn tại trên tấm huy hiệu mang hình của ông. Ông thực sự chưa chết. Ông là một con người đang nằm ngủ một mình trong lăng dành cho ông. Đó là một huyền thoại cá nhân ông mà Kim Nhật Thành đã cẩn thận tạo dựng trong suốt 50 năm qua và hầu hết các gia đình Triều Tiên đến hôm nay vẫn đều rất mực tin tưởng. Khi ông qua đời năm 1994 cả thế giới đã chứng kiến hình ảnh một dân tộc như đang lên đồng. Hàng chục ngàn người đã khóc như lên cơn động kinh, và họ khóc một cách thành thật.
Đúng hay sai thì một câu hỏi đáng buồn cũng đang được đặt ra về tất cả những gì đang diễn ra ở Bắc Triều Tiên. Chúng tôi nhận được giấy phép đi lại các nơi trên đất Triều Tiên nhưng dưới sự giám sát nghiêm ngặt. Và điều duy nhất chúng tôi có thể rút ra sau một tuần lễ ấy là giờ đây chúng tôi thậm chí còn biết ít hơn về những gì đang xảy ra ở Bắc Triều Tiên.
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BẮC TRIỀU TIÊN
Đọc lời bình: Đây là tàu điện ngầm ở Bình Nhưỡng. Những người Bắc Triều Tiên ở đây có lẽ là những người đầu tiên chạm trán người nước ngoài. Ngay cả khi họ thận trọng tránh không nhìn thẳng vào mắt bạn. Làm thế là phạm luật. Vào lúc đông nhất, họ đi thành đoàn hàng nghìn người. Tuyến này chỉ chở khách tới ga “Glory” mặc dù bến cuối cùng là “Paradise”nhưng chúng tôi không được phép đi tới đó. Sẽ gây ra vấn đề nghi ngờ nếu ai cũng đi tới đó.
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BẮC TRIỀU TIÊN
Chữ trên màn hình: MỘT, HAI, BA, BỐN, NĂM, SÁU, BẢY, TÁM, CHÍN, MƯỜI
Lãnh tụ vĩ đại, Đồng chí Kim Nhật Thành đã từng ngồi trên chiếc ghế này … Và người đã dạy chúng tôi rằng ghế nên được làm để có thể điều chính được tùy theo chiều cao của người ngồi.  Và mặt bàn phải được làm có độ dốc để tạo cảm giác thuận tiện khi ngồi đọc.

Chiếc bàn này được làm để có thể điều chỉnh chiều cao của người ngồi và độ dốc. Tùy theo chiều cao của người ngồi đọc sách.  Anh thấy chưa? Có thể điều chỉnh chiều cao.
Đọc lời bình: Bình thường thì hôm nay là một ngày làm việc, mặc dù vậy đây lại là một ngày điển hình. Đây là nơi người dân tới để đọc sách. Thư viện duy nhất của thủ đô. Chúng tôi chọn một người hướng dẫn viên trong số những người đã được họ tuyển chọn, một người nào đó được phép tiếp xúc với người nước ngoài. Không hề có một chút dấu hiệu nào cho thấy sự mỉa mai, người nữ hướng dẫn viên này liên tục lặp đi lặp lại rằng những thành tựu phi thường đạt được là nhờ Lãnh tụ kính yêu. Trong gần một tiếng đồng hồ chúng tôi đi bộ quanh quẩn trong cái tòa nhà tráng lệ cực kỳ xa hoa gần như vắng tanh người này. Chắc chắn chỉ cần một lời nhận xét có tính chỉ trích nhằm vào thư viện quốc gia này là người phụ nữ này sẽ nhận hình phạt chung thân trong một trại lao động khổ sai. Vì thế chúng tôi cưỡng lại sự cám dỗ đặt câu hỏi rằng cô ta có thực sự tin vào những gì cô ta đang nói hay không, bởi vì lúc nào cũng có một trong số ba người thay nhau quấy rầy chúng tôi, anh ta luôn giữ khoảng cách có thể nghe thấy chúng tôi đang nói chuyện.
Chữ trên màn hình:  Tôi nghĩ anh đã biết đến tác phẩm này.  Đây là Hồi ký của Lãnh tụ vĩ đại Kim Nhật Thành.  Cuốn hồi ký đã được xuất bản thành tám tập. Còn đây là những tác phẩm khác của Kim Nhật Thành.
Đọc lời bình: Từ hơn 50 năm nay, ngay cả sau khi đã qua đời, Kim Nhật Thành vẫn tiếp tục khiến cho người dân Bắc Triều Tiên ở trong một thứ bùa mê bí ẩn. Làm thế nào để người dân hiểu được một điều rằng họ đã bị nô lệ quá lâu rồi, ngay cả khi họ bị chết đói. Tại sao người dân lại chấp nhận điều này. Đó là cả một nghệ thuật duy trì sức ép của chính phủ nước này và chúng tôi đã hiểu ngay lập tức sau khi đặt chân tới đây. Người hướng dẫn viên đã tịch thu hộ chiếu của chúng tôi rồi lái xe đưa chúng tôi tới tượng đài Lãnh tụ Vĩ đại được làm bằng đồng cao 20 mét. Đối với người Bắc Triều Tiên, đây là nơi thử thách. Người hướng dẫn viên đề nghị chúng tôi đặt hoa và cúi đầu để tỏ lòng kính trọng dành cho Kim Nhật Thành. Từ miệng họ nói ra thì thì đó thực sự là một mệnh lệnh. Một lát sau chúng tôi mới thấy rằng không thể nào tránh được cái việc đó. Đã đến đây thì chúng tôi tôi buộc phải bày tỏ lòng lòng kính trọng giống như bất kỳ người Bắc Triều Tiên nào: cúi đầu chào vị lãnh tụ đã thành thần thoại.
Chữ trên màn ảnh:        Hãy cúi đầu chào Lãnh tụ Vĩ đại Kim Nhật Thành.
Đọc lời bình: Ngồi trên xe đi qua trong thành phố chúng tôi gặp hàng nghìn, hàng nghìn trẻ em.  Chúng dường như đang luyện tập để chuẩn bị cho một sự kiện nào đấy. Có tin đồn rằng đang có tình trạng thiếu nhiên liệu do đất nước bị cô lập. Khách sạn Moong vẫn xây mãi chưa xong. Nền kinh tế đã tê liệt. Một khách sạn 45 tầng hầu như không có khách. Chúng tôi được cảnh báo trước rằng phòng khách sạn sẽ bị đặt “rệp” nghe trộm còn hành lý thì phải tự trông cẩn thận vào ban đêm. Chúng tôi hoàn toàn không có bất cứ tự do cá nhân nào trong những ngày còn lại của tuần lễ đó. Căn phòng của khách sạn cuối cùng cũng cho chúng tôi cơ hội để quan sát mà không cần phải theo dõi chúng tôi.
Làm sao mà con người ở đây lại có vẻ mặt giương giương tự đắc như vậy, đó là điều mà mỗi người chỉ có thể tự phỏng đoán. Đối với khách nước ngoài thì chỉ có một trải nghiệm buồn phiền thế này: ở trong phòng khách sạn thì không có tự do cá nhân còn ở bên ngoài thì là cuộc sống thực tế khắc nghiệt tại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên.
Chỉ để nói cho rõ, đây là khách sạn có hai tòa tháp mỗi tòa cao 65 tầng. Nó hầu như trống không. Có lẽ nó chỉ có tổng cộng độ 20 khách nghỉ ở đây. Trên thực tế, những người duy nhất mà chúng tôi gặp chỉ là nhân viên khách sạn đang trông nom ba người khách là chúng tôi.
Âm nhạc phát ra từ những chiếc loa khổng lồ được lắp ở khắp nơi trong thành phố đánh thức tất cả mọi người dậy vào lúc 7 giờ sáng. Đường phố sạch bong, những người quét rác cuối cùng đang sắp sửa trở về nhà. Nữ cảnh sát giao thông đang làm những động tác hướng dẫn giao thông giữa đường phố chẳng có chiếc xe nào. Chẳng có bóng dáng một ai khác ngoài nữ cảnh sát này. Hầu hết đã bị di chuyển ra ngoài thành phố. Những người ở lại trong thành phố thì được khuyến khích ngồi trong nhà, chẳng hạn như những người tật nguyền, họ sẽ làm hỏng hình ảnh của thành phố.
Chúng tôi rời tượng đài Kim Nhật Thành để đi đến viện bảo tàng rồi đến khu hội chợ triển lãm. Lại vẫn một lô những thông tin bất tận về Kim Nhật Thành và con trai của ông ta là Kim Chính Nhật, lãnh tụ hiện nay của Bắc Triều Tiên. Có khoảng 3078 bức tranh mô phỏng Tháp Uche tóm tắt những lời dạy của Kim Nhật Thành, chỉ có điều chúng được đặt trong một căn phòng yên tĩnh. Đứng ở bất cứ nơi nào trong thành phố bạn cũng đều có thể thấy Tháp Uche. Kim Nhật Thành còn nghĩ ra cuốn lịch Uche và ngày đầu tiên của năm được bắt đầu bằng ngày sinh của chính ông ta năm 1911. Phải mất một thời gian chúng tôi mới hiểu ra điều gì quá ư kỳ cục ở những nơi chúng tôi đã tới thăm. Chẳng có một ai khác ngoài chúng tôi. Chúng tôi là những khách tham quan duy nhất ở bất cứ nơi nào chúng tôi đến. Đến một cung điện, một tượng đài hay một cuộc triển lãm công nghiệp chúng tôi đều chưa một lần tình cờ gặp một người khách tham quan nào. Chỉ thấy những hướng dẫn viên. Công việc chính của họ là chờ một vài khách nước ngoài đến đó mỗi tuần. Người hướng dẫn viên của chúng tôi thuộc số những hướng dẫn viên được tuyển chọn cẩn thận. Nhiều người Bắc Triều Tiên nói được tiếng Anh, tiếng Đức hoặc tiếng Anh song họ không được phép nói chuyện với người nước ngoài. Ngoài ra tất cả đều là sự trống rỗng tuyệt đối.
PHẦN 2
 Đọc lời bình: Tượng đài này có lẽ được dựng năm 1998 nhân dịp kỷ niệm lần thứ 50 ngày thành lập Đảng Lao động Triều Tiên. Bắc Triều Tiên giữ gìn hình ảnh chiếc búa-liềm của chủ nghĩa cộng sản để tượng trưng cho sự xóa nạn mù chữ của quần chúng.
Chữ trên màn ảnh: Đài kỷ niệm này có cấu trúc hình tròn  … tượng trưng cho sự đoàn kết của toàn dân xung quanh Đảng Lao động Triều Tiên.  Công trình này có đường kính 50 mét tính cả vòng ngoài … tượng trưng cho sinh nhật lần thứ 50 của Đảng Lao động.  Lãnh tụ Vĩ đại Kim Nhật Thành đã thành lập liên minh chống đế quốc vào năm 1926.
Móng của tòa nhà này có đường kính 70 mét. Nghĩa là đài kỷ niệm này được dựng 70 năm kể từ năm 1926.  Đài kỷ niệm nhìn thẳng ra quả đồi… trên quả đồi có bức tượng của Lãnh tụ vĩ đại Kim Nhật Thành
Bức tượng Lãnh tụ vĩ đại bằng đồng kia tượng trưng cho khẩu hiệu … Lãnh tụ vĩ đại Đồng chí Kim Nhật Thanh muôn năm.
Đọc lời bình: Thành phố này là tấm danh thiếp lý tưởng của đất nước. Nhưng rút cục hóa ra nó chỉ là cái mặt tiền trống rỗng. Chỗ dừng chân tiếp theo của chúng tôi là tòa nhà tráng lệ song chẳng có một ai lên đó để biết được bí mật trong đó. Chẳng cần mất nhiều thời gian cũng có thể phát hiện ra quan điểm đằng sau vẻ tráng lệ phô trương này: bên dưới nó là sự trống rỗng được che đậy. Tòa nhà có ý đồ rất rõ ràng. Nó muốn thể hiện cho khách tham quan một hình ảnh lý tưởng và để duy trì tinh thần của dân chúng.
Ở Cung Thiếu nhi hình vòng cung, tôi được giới thiệu với 12 em gái yểu điệu. Tôi được đón tiếp rất nhiệt tình và những thiếu nhi đang biểu diễn ở đây là những em đã được tuyển chọn kỹ bởi vì trông các em khỏe mạnh. Trong lúc này những em bé khác đồng trang lứa với các em ở trong nước đang sắp chết đói, đó là một sự thật đã được xác minh chính thức. Nói chung lúc nào cũng có hàng trăm em gái được chuẩn bị sẵn sàng để biểu diễn cho khách nước ngoài.
Người lái xe phóng như gã điên trên đại lộ vắng tanh ở trung tâm thành phố. Tôi đề nghị cho xe táp bên lề đường bởi vì điều gì đó thú vị mà tôi có thể bỏ qua. Người lái xe của chúng tôi chỉ dẫn là không nên dừng xe vì muốn thận trọng trước những người dân. Mọi quan sát và lời giải thích đều được thực hiện từ bên trong chiếc xe đang chạy. Nguyên tắc, đây là một sự thực. Những đứa trẻ lớn đang mang những chiếc gậy gỗ.


Chữ trên màn ảnh:        – Chúng cầm cái gì thế? -         Đuốc.  Để dùng cho bài tập đồng diễn thể dục.  Đây là Quảng trường Kim Nhật Thành nằm ở trung tâm của Bình Nhưỡng.
Đọc lời bình: Ở bất cứ quảng trường nào trong thành phố cũng đều thấy người dân đang tập luyện. Từ hai tháng trời nay nhiều ngàn trẻ em đã say sưa luyện tập các bài thể dục đồng diễn. Ngày 10 tháng 10 tới Đảng Lao Động sẽ kỷ niệm lần thứ 55 ngày thành lập. Chỉ ở riêng quảng trường này 50 ngàn trẻ em sẽ xếp thành biểu tượng bày tỏ sự ủng hộ hai cha con họ Kim. Chúng luyện tập liên tục sáu tiếng mỗi ngày cho tới tận tháng 10. Người lái xe của chúng tôi không chắc chúng tôi có được quay phim những đứa trẻ trên quảng trường hay không và cuối cùng chúng tôi được yêu cầu đừng quay phim. Nhưng khi chúng tôi khẩn khoản thì đã không bị phản đối. Hiển nhiên chúng tôi hiểu ra rằng chúng tôi đang chứng kiến ở nơi đây sự lặp lại của lịch sử, cái lịch sử khác hoàn toàn với phần còn lại của thế giới, cái lịch sử đã từng xảy ra ở những thời đại khác.
50 ngàn đứa trẻ chỉ để tỏ lòng tôn kính một lãnh tụ. Những đám đông tụ tập để xếp hình hai cha con họ Kim là thứ chi phối tất cả mọi thứ ở trên khắp đất nước Bắc Triều Tiên, ở cái đất nước bị dồn tới mức nghèo khổ cùng kiệt nơi mà 25 triệu con người bị ép buộc phải duy trì sự sùng bái cá nhân bị cả thế giới lên án nhiều nhất. Câu chuyện bịa đặt giống như cổ tích về cha con họ Kim phản ánh sự thật sau đây: nhân dân Bắc Triều Tiên chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài việc ngoan ngoãn làm theo. Loài chim vẫn thường được ban cho vai trò trung tâm của lịch sử của dân tộc Triều Tiên! Con hạc, chẳng hạn, loài chim tượng trưng cho cuộc sống vĩnh cửu và là ví dụ về trí tuệ của nhân dân, đã được khai thác cẩn thận bởi bộ máy tuyên truyền. Sau khi Kim Nhật Thành qua đời năm 1994, hàng ngàn con hạc trắng đã từ trên trời hạ cánh xuống để đón Người đi. NHƯNG
Chữ trên màn ảnh: Những con hạc đã không thể đem Người đi, bởi vì chúng chứng kiến… tất cả những người Triều Tiên đang than khóc và gào lên vì đau khổ… họ đang tự đấm ngực thùm thụp, dậm chân xuống đất và giựt tóc …
Đọc lời bình: câu chuyện bịa đặt này đã được mô ta cứ như là điều có thật trong một vài cuốn sách được phát miễn phí ở các hiệu sách. Câu chuyện tiếp tục kể như thế này:
Chữ trên màn ảnh: mười ngày sau, những con chim ở thiên đàng đã quyết định … để Người yên nghỉ trong một tòa nhà thiên đàng được xây trên trái đất.
Đọc lời bình: kể từ ngày đó cho tới tận hôm nay Kim Nhật Thành nằm trong một căn phòng trang nghiêm trong lăng. Lăng của ông ta là một cung điện khổng lồ, nhưng chỉ có những khách đặc biệt mới được phép vào thăm di hài được ướp của ông ta và việc quay phim thi hài của ông ta bị cấm tuyệt đối. Những đồ dùng cá nhân đặc biệt của ông ta cũng được trưng bày ở trong lăng. 
Câu chuyện cổ tích về Lãnh tụ kính yêu Kim Nhật Thành đã được nghĩ ra bởi những chuyên gia của bộ tuyên truyền. Hầu như chắc chắn không ai biết chính xác chuyện gì xảy ra ở cái bộ đó. Chúng tôi đã tới Seoul ở Hàn Quốc để gặp một người tị nạn Bắc Triều Tiên tên là Chae Sang Gaen. Người này nằm trong danh sách những người được cảnh sát bảo vệ nên không tiết lộ danh tính. Trước khi bỏ trốn khỏi Bắc Triều Tiên, Gaen là người viết tài liệu tuyên truyền cho chính phủ Bắc Triều Tiên. Gaen  chính thức không tham gia câu chuyện về chim hạc bởi vì ông chủ yếu viết về chim nhạn. Sau khi Kim Nhật Thành qua đời còn có một câu chuyện bịa đặt khác liên quan đến loài chim. Hàng ngàn con chim nhạn đã bay quanh đầu Lãnh tụ vĩ đại vừa qua đời.
Chữ trên màn ảnh: Ở vùng nông thôn Daegong Gun cách Bình Nhưỡng 40 km …có một bức tượng Kim Nhật Thành.  Vào hôm ông ta chết có hàng ngàn con chím nhạn đã bay tới đó, người ta kể lại như vậy. Những con chim nhạn đó cúi đầu chào ông ta.  Tôi được lệnh đi tới đó.  Nhưng khi tôi tới nơi… tôi chẳng thấy có gì cả. Rõ ràng như vậy. Người lãnh đạo đảng ở địa phương nói: chúng vừa mới bay đi.
Đọc lời bình: Điều tồi tệ nhất đối với ông Chae nằm ở chỗ ông dĩ nhiên thực sự lo lắng là toàn bộ câu chuyện này chỉ là điều vớ vẩn, nhưng ông vẫn cứ phải đi đến đó. Sẽ là có lợi nếu như một vài đồng nghiệp của ông lên xe đi tới ngôi làng đó và dĩ nhiên họ chẳng nhìn thấy con nhạn nào cả, ngoại trừ dĩ nhiên là vài người nông dân.
Chữ trên màn ảnh: khi tôi kiểm tra lại thì thấy câu chuyện đó là hoàn toàn bịa đặt. Toàn bộ câu chuyện chỉ là sự bịa đặt của bộ tuyên truyền của Đảng.
Đọc lời bình: thế là Chae lái xe về nhà, đi qua những phong cảnh nhan nhản khẩu hiệu và tượng đài Kim Nhật Thành.
Đây là bộ mặt thật của Bắc Triều Tiên mà gia đình Chae chẳng còn lạ lẫm gì: nghèo đói và nền kinh tế hoàn toàn đình trệ. Vợ của Chae đã bị chết đói còn hai đứa con gái thì gần như chết đói vì thế ông đã quyết định lên kế hoạch chạy trốn cùng hai cô con gái còn lại. Ông đã bơi qua sông để sang đất Hàn Quốc và ông cùng hai cô con gái đã sống sót.
(Còn tiếp 2 kỳ)
Người dịch: Hiền Ba
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

521. MỸ ĐỊNH KẾT THÚC CUỘC CHIẾN VỚI TALIBAN NHƯ THẾ NÀO?

Đăng bởi anhbasam on 09/05/2011
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

MỸ ĐỊNH KẾT THÚC CUỘC CHIẾN

VỚI TALIBAN NHƯ THẾ NÀO?

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Chủ Nhật, ngày 08/05/2011
TTXVN (Luân Đôn 28/4)
Nhà báo kỳ cựu của Pakixtan Ahmed Rashid, tác giả cuốn sách “Rơi vào hỗn loạn: Mỹ và sự thất bại của việc xây dựng nhà nước tại Pakixtan, Ápganixtan và Trung Á” vừa có bài phân tích đăng trên tờ “Thời báo Tài chính” gần đây đánh giá về sự thay đổi chiến lược của Mỹ tại chiến trường Ápganixtan và các bước đi kế tiếp của Mỹ để có thể rút lui khỏi vũng lầy này. Dưới đây là nội dung bài viết:
Sau hơn 2 năm mâu thuẫn và cạnh tranh nội bộ, cuối cùng thì chính quyền của ông Barack Obama cũng đã lần đầu tiên thống nhất về việc thúc đẩy các cuộc đàm phán bí mật với Taliban. Chính quyền ông Obama cũng muốn khởi động các cuộc hội đàm quy mô rộng lớn với các quốc gia trong khu vực, chẳng hạn như Pakixtan, nước nắm vai trò chủ chốt trong việc đem lại hoà bình cho tại Ápganixtan sau khi Mỹ và NATO chuẩn bị rút quân vào năm 2014 tới đây.
Do tình hình an ninh tại Ápganixtan xuống cấp bởi cuộc phản công dữ dội của Taliban với một loạt các vụ đánh bom liều chết, Nhà Trắng, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ đang chuẩn bị một loạt các sáng kiến ngoại giao tăng cường trong vài tháng tới để thúc đẩy tiến trình hoà bình non nớt và tìm kiếm một giải pháp kết thúc êm đẹp cho cuộc chiến.
Các nước NATO, đặc biệt là Anh, và các nước trong khu vực, đặc biệt là Pakixtan, đã từ lâu thể hiện sự thất vọng về thất bại của Chính phủ Mỹ trong việc đoàn kết và hướng tới một giải pháp kết thúc nhanh chóng cuộc chiến. Phần lớn trong 49 quốc gia có quân tại Ápganixtan đều muốn rút quân. Các quan chức Mỹ ngày càng cảm thấy sức nóng của áp lực trong nước. Theo một cuộc thăm dò ý kiến của hãng tin ABC, 2/3 số người Mỹ được hỏi cho rằng cuộc chiến tại Ápganixtan không còn đáng để tham chiến. Vưói chi phí khoảng 2 tỷ USD mỗi tuần, cuộc chiến này đang buộc những người dân châu Âu và Mỹ phải trả một cái giá đắt đỏ.
Sau nhiều cuộc phỏng vấn tại Oasinhton với nhiều quốc gia chủ chốt liên quan tới chính sách Ápganixtan, một điều rõ ràng là nhiều sáng kiến lớn của Mỹ do NATO thúc đẩy đang được triển khai. Mục tiêu rõ ràng là nhằm kết thúc cái mà các tướng lĩnh quân đội thừa nhận là sự bế tắc không thể chỉ đơn thuần giải quyết được bằng lực lượng quân đội.
Kể từ mùa Thu 2010, các quan chức Mỹ đã tổ chức một số vòng đàm phán với các đại diện của Taliban, nhưng công tác hậu cần chuẩn bị cho việc bắt tay với Taliban, đặc biệt là kiểm tra thiện chí của Taliban, đã và đang gặp nhiều khó khăn. Vì thế Mỹ hiện giờ chấp nhận – và đang làm việc liên quan đến đề nghị của Taliban mở một văn phòng chính trị chính thức của tổ chức này, nhiều khả năng là ở một quốc gia vùng Vịnh, hoặc Thổ Nhĩ Kỹ cũng có thể là một lựa chọn về địa điểm. Điều này sẽ đánh dấu một bước chuyển quyết định đối với chiến lược lật đổ Taliban của Mỹ trong gần một thập kỷ qua. Một văn phòng như vậy sẽ là nơi diễn ra các cuộc đối thoại trực tiếp, không bị cản trở giữa Taliban và Chính phủ Ápganixtan và với các quốc gia bên ngoài, chẳng hạn như Mỹ.
Nếu như các cuộc đàm phán hiện tại đạt được tiến triển tốt, một văn phòng như vậy của Taliban có thể sẽ được chuyển tới Ápganixtan. Chính quyền của ông Hamid Karzai tại Cabun cũng đã lén lút đàm phán với Taliban trong suốt 3 năm qua nhưng vì không có sự hậu thuẫn của Mỹ nên các cuộc đàm phán này không mang lại kết quả. Taliban đã đề xuất phải được đối thoại trực tiếp với người Mỹ.
Trên một mặt trận khác, bất chấp nhiều bất đồng gay gắt giữa các cơ quan tình báo Mỹ và Pakixtan nhưng các quan chức Mỹ nói rằng họ thực sự mong muốn can dự với quân đội Pakixtan và sử dụng lực lượng này giúp họ kết thúc cuộc chiến và kiểm soát được nơi trú ẩn mà Taliban đã có tại Pakixtan. Sự không hài lòng của Mỹ đối với Pakixtan duy nhất tồn tại ở một thực tế là sẽ không có hoà bình tại Ápganixtan mà không có Pakixtan.
Ngược lại, giới lãnh đạo Pakixtan lại hết sức thất vọng với các nhà lãnh đạo Mỹ vì đã từ chối chia sẻ quan điểm về tiến trình hoà bình, nhưng các quan chức Mỹ nói rằng chưa có một quan điểm thống nhất trong Chính phủ Mỹ để chia sẻ với Pakixtan cho tới gần đây. Mới đây, trong một động thái rõ ràng làm mất mặt Mỹ, các nhà lãnh đạo quân sự và dân sự của Pakixtan đã tới Cuba và cam kết thúc đẩy các cuộc hội đàm giữa ông Karzai với Taliban.
Một sáng kiến được chờ đợi của Mỹ, vốn đã được ông Obama hứa sẽ thực thi năm 2008 nhưng sau đó bị đóng băng, là nỗ lực phía sau hậu trường để thuyết phục Ấn Độ và Pakixtan tổ chức các cuộc hội đàm nhằm giảm sự nghi ngờ lẫn nhau về Ápganixtan. Các cuộc hội đàm đó về sau có thể sẽ có sự tham gia của Chính phủ Mỹ và Ápganixtan. Đồng thời, Mỹ muốn theo đuổi việc thúc đẩy ngoại giao với 5 nước láng giềng của Ápganixtan, trong đó có Iran, mặc dù Oasinhton không có một mối quan hệ ngoại giao nào với Têhêran.
Trong những tháng gần đây, Mỹ đã lặng lẽ bỏ điều kiện tiên quyết của mình rằng Taliban phải cắt đứt các mối liên hệ với al – Qaeda và chấp nhận hiến pháp Ápganixtan trước khi tổ chức các cuộc đàm phán trực tiếp. Thay vào đó, Mỹ chấp nhận rằng Taliban sẽ phải đáp ứng các điều kiện này khi các cuộc đàm phán kết thúc.
Phần lớn nền tảng của chiến lược mới này được ông Richard Holbrooke – nhà ngoại giao Mỹ mất tháng 12/2010 – định hình, nhưng sự thất bại của Nhà Trắng trong việc thực hiện các quan điểm của ông Richard đã khiến ông bị gạt ra bên lề. Giờ dây, nhà ngoại giao kỳ cựu Marc Grossman phụ trách công việc này và đã nhận được sự hợp tác từ tất cả các thành phần trong Chính phủ Mỹ, đặc biệt là ông Obama.
Bước đầu tiên trong kế hoạch này sẽ là bài phát biểu của Tổng thống vào tháng 7 tới đây nhằm đánh dấu việc Mỹ rút quân lần đầu khỏi Ápganixtan. Ông Obama có thể nhân cơ hội này đưa ra chiến lược mới, trong đó có việc thừa nhận công khai lần đầu tiên rằng Mỹ đang đàm phán với Taliban. Bước thứ hai trong kế hoạch sẽ được thực hiện vào tháng 12/2011 khi hội nghị tại Đức đánh dấu hội nghị Bonn cách đây 10 năm đã tạo ra một chính phủ hậu Taliban ở Cabun. Hội nghị này sẽ cố gắng bảo đảm rằng Taliban là một đối tác đầy đủ mặc dù không một thoả thuận hoà bình nào có thể sẽ đạt được vào thời điểm sớm như vậy.
Hiện tồn tại những thách thức lớn. Một số tướng lĩnh Lầu Năm Góc phản đối việc rút quân đáng kể vào tháng 7 này và muốn thế tấn công sẽ tiếp tục được duy trì cho tới cuối năm. Trong khi đó, ông Obama muốn rút quân một cách đáng kể, đặc biệt trong bối cảnh chủ nghĩa chống Mỹ đang gia tăng tại Ápganixtan. Lầu Năm Góc đã chi phối các cuộc thảo luận về Ápganixtan dể từ khi ông Obama lên nắm quyền bằng cách nói về số lượng quân. Chính phủ giờ đây muốn thay đổi hướng đi và nói ít hơn về số quân, đồng thời nói nhiều hơn về chiến lược chính trị để kết thúc cuộc chiến. Nhiều tướng lĩnh hàng đầu, trong đó có Tướng David Petraeus, chỉ huy lực lượng Mỹ – NATO tại Ápganixtan, sẽ được thay thế trong 9 tháng tới, cho phép ông Obama có cơ hội bổ nhiệm các sỹ quan đồng tình với chiến lược của ông.
Một trục trặc phía trước là đề nghị của ông Karzai về “thoả thuận đối tác chiến lược” với Mỹ sau năm 2014. Lầu Năm Góc muốn điều này để có thể duy trì từ 2 tới 6 căn cứ quân sự tại Ápganixtan nhằm duy trì áp lực với al-Qaeda. Phần lớn các quốc gia trong khu vực – chẳng hạn như Pakixtan, Trung Quốc và Nga – sẽ phản đối sự hiện diện quân sự không giới hạn của Mỹ, trong khi đó Iran sẽ coi đây là một mối đe doạ thường trực.
Việc Mỹ muốn duy trì các căn cứ quân sự sau năm 2014 sẽ mâu thuẫn trực tiếp với mong muốn giành được sự hợp tác của các nước láng giềng Ápganixtan. Một quan ngại xa hơn là căng thẳng gia tăng giữa Arập Xêút và Iran về sự nổ loạn tại Arập. Người Arập cáo buộc người Iran đã châm ngòi cho bất ổn của người Shiite tại vùng Vịnh và người Arập giờ đây muốn Pakixtan và Ápganixtan về phe mình. Tuy nhiên, không một tiến trình hoà bình nào tại Ápganixtan có thể thành công mà không có sự tham gia đầy đủ của Iran.
Việc kết thúc ván bài ở Ápganixtan đã bắt đầu. Việc Mỹ và NATO sử dụng các lá bài như thế nào sẽ đóng vai trò thiết yếu. Một số nước thành viên NATO hấp tấp rút lui có thể sẽ gây ra thảm hoạ. Với tư cách là đối tác đàm phán, Taliban hiện vẫn là một thực thể chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên, cuối cùng thì cũng có một sự kiên định tại Oasinhton về việc cần phải có một chiến lược chính trị hơn là chỉ phụ thuộc vào kết quả của hành động quân sự. Trong bối cảnh thực tế của thập kỷ qua, chiến lược chính trị được coi là một sự đột phá./.

520. Hiệu ứng Trung Hoa

Đăng bởi anhbasam on 09/05/2011
TIME

Hiệu ứng Trung Hoa

Neel Chowdhury
Ngày 25-4-2011
Trong khu rừng rậm Malaysia nóng hầm hập, những công nhân đẫm mồ hôi cúi mình trên máy, lắp đồng vào những kiện dây cáp nóng rát, đồng ấy sẽ phải được ngâm vào ống nước thì người ta mới chạm vào được. Sàn nhà máy ngập trong một thứ ánh sáng màu trà tỏa xuống từ những khung cửa ám bồ hóng. Tiếng ken két của cỗ máy tạo ra âm thanh chói tai không ngừng. Không có điều hòa nhiệt độ. Alvin Mui, ông chủ tịch hãng P.I.E. – đơn vị vận hành nhà máy – bảo rằng “lắp điều hòa tốn kém lắm”.
Tiếng ồn từ lò luyện kim kiểu thời Dicken này ở cảng Penang là một phần của một hiện tượng lớn hơn thế xuất hiện trên khắp châu Á. Hãy gọi đó là Hiệu ứng Trung Hoa. Cùng với quá trình Trung Quốc tiến từ vị thế nhà sản xuất chi phí thấp, phụ thuộc vào xuất khẩu, sang một nền kinh tế hướng vào dịch vụ và xuất phát từ nhu cầu nội địa hơn, lương, tiền công ở xứ này đang tăng lên. Kết quả là, những nhà máy cấp thấp một thời vận hành ở Trung Quốc, như các cơ sở sản xuất dây cáp điện, bây giờ đang hoạt động ở các nước láng giềng, trải từ Malaysia và Thái Lan đến Việt Nam và Bangladesh.
Sau suốt hai thập kỷ hút sạch công ăn việc làm và đầu tư khỏi Đông Nam Á một cách tàn nhẫn, giờ đây Hiệu ứng Trung Hoa đang đưa những trung tâm công nghiệp một thời suy thoái như Penang ra khỏi tình trạng trì trệ kéo dài về kinh tế. Theo Cơ quan Phát triển Đầu tư Malaysia, bang phía bắc này của Malaysia thu hút 4 tỷ USD đầu tư cho khu vực sản xuất năm 2010, tức là tăng tới 465% so với năm 2009. Người đứng đầu bang (thủ hiến bang – ND), ông Lim Guan Eng, thừa nhận: “Thỉnh thoảng tình hình cũng lung lay không vững, nhưng đã là kẻ lép vế thì chúng tôi phải đứng ngoài rìa và phải làm việc chăm chỉ hơn”.
Sự bùng nổ mới mẻ ở Penang được kích thích một phần bởi những nhà sản xuất phương Tây lo ngại trước việc chi phí sản xuất ở Trung Quốc ngày càng tăng. Nó cũng xuất phát từ những đổi thay sâu sắc trong nền kinh tế Trung Quốc, những thay đổi đang chuyển hướng dòng chảy thương mại ở khu vực. Không phải mọi công ty chuyển đến những nơi như Penang đều là công ty đa quốc gia của phương Tây; trên thực tế, có nhiều hãng của Trung Quốc. Khi mà lương nhân công và sức mua ở Trung Quốc gia tăng, người Trung Quốc nhập khẩu nhiều hàng hóa hơn từ châu Á. Đồng thời, mức lương tăng lên cũng buộc Trung Quốc phải thuê ngoài (outsource) những công đoạn sản xuất ở cấp thấp. Theo một bản xếp hạng năm 2010 của Citigroup trong đó 12 quốc gia châu Á được sắp xếp theo mức lương nhân công, Trung Quốc xếp thứ 7 về độ rẻ, Malaysia thứ 8. Sanjeev Nanavati, CEO của Citigroup Malaysia, nói: “Nguyên nhân khiến người ta đến Trung Quốc tiến hành các hoạt động kinh tế thuần túy là do chi phí rẻ. Bây giờ nguyên nhân đó đang bị xói mòn”.
Kết quả là hình thành một cộng đồng thương nhân đạo đức ở châu Á, khi mà người Trung Quốc thuê ngoài nhiều hơn và nhập khẩu nhiều hơn từ các nước khác trong khu vực. Theo HSBC, thương mại nội bộ châu Á được dự đoán tăng trưởng trung bình 12,2% mỗi năm cho đến 2020, nghĩa là cao hơn 40% so với mức kỳ vọng về tỷ lệ tăng trưởng mậu dịch của châu Á với Mỹ trong cùng kỳ. Theo ngân hàng Credit Suisse, gần 50% xuất khẩu châu Á (kể cả của Nhật Bản) giờ đây đi vào các nước châu Á khác. Như thế là nhiều hơn nhu cầu hiện tại về hàng châu Á ở cả ba nơi Mỹ, EU và Nhật Bản gộp lại.
Nhà máy sản xuất dây cáp điện của P.I.E. là một ví dụ về tính tương trợ đang tăng lên không ngừng giữa Trung Hoa và những người láng giềng Đông Nam Á. Nhà máy là chi nhánh của người khổng lồ về hàng điện tử ở Đài Loan – Foxconn International (một phần của tập đoàn Hon Hai), một trong những dây chuyền lắp ráp lớn nhất sản phẩm iPhone của Apple và là một trong những hãng điện tử lớn nhất thế giới. Đối với một công ty đa quốc gia như Foxconn, sử dụng những nhà máy như nhà máy của P.I.E. ở Malaysia để lắp ráp các sản phẩm công nghệ thấp như dây cáp, hoặc thậm chí máy quét mã hay sạc pin điện thoại, đều rẻ như, nếu không nói là rẻ hơn, ở Trung Quốc. Foxconn trả cho 1.500 công nhân của họ ở Malaysia và Thái Lan khoảng 260 USD một tháng, có thể so được với mức lương họ phải trả cho nhân công Trung Quốc. Và họ nói là trong vài năm tới, họ có kế hoạch gia tăng lực lượng lao động của mình ở Malaysia thêm một phần ba.
Bất chấp sự (gần như) tương đồng hiện nay giữa lương của người sản xuất ở Trung Quốc và Malaysia, giới điều hành công ty vẫn cho rằng trong tương lai, mức lương của người Trung Quốc sẽ vượt hơn ở các quốc gia Đông Nam Á một cách đáng kể. Rajesh Purushothaman, giám đốc điều hành các hoạt động ở Penang của National Instrument, cho biết: “Điều khiến chúng tôi phải quan tâm là việc dự đoán các chi phí tương lai. Chúng tôi cảm thấy ở Penang mọi thứ dễ dự đoán hơn ở Trung Quốc”. Như thế là lại thêm một lý do nữa để Foxconn đưa những cơ sở sản xuất cấp thấp hơn đến Penang. “Vài năm về trước, quanh đây còn rất nhiều nhà máy trống” – ông Mui, người của P.I.E., nói và trỏ về phía một tòa nhà trống không để làm nhà máy, mà chẳng bao lâu nữa công ty của ông sẽ chuyển tới đó. “Bây giờ những tòa nhà (kiểu như thế) đầy người rồi. Thủy triều đã bắt đầu dâng”.
Foxconn từng chứng kiến những trường hợp công nhân tự sát, biểu tình, cùng những lần tăng lương tiếp sau đó tại các nhà máy của họ ở Trung Quốc. Theo ông Dong Tao, kinh tế gia châu Á hàng đầu của Credit Suisse, những chuyện như thế càng làm nổi rõ một thực tế là “đây là điểm khởi đầu cho sự kết thúc thời kỳ Trung Quốc “làm công xưởng của thế giới””. Theo Credit Suisse, đến năm 2014, Trung Quốc sẽ ngừng cung cấp lao động thặng dư cho các nhà máy tiền công rẻ của họ. Thậm chí mức tăng lương căn bản 30-40%, tức tỷ lệ tăng lương trung bình của các nhà máy ở Trung Quốc trong năm 2010, sẽ đủ để làm dịu trạng thiếu hụt nghiêm trọng về lao động từ năm 2017 trở đi tại các khu vực duyên hải phía đông nam, nơi tiến hành phần lớn hoạt động sản xuất của Trung Quốc.
Liệu tất cả các công ty đa quốc gia có bỏ chạy khỏi Trung Quốc khi nạn thiếu lao động xảy ra không? Tất nhiên là không. Ở chừng mực nào đó, lương tăng ở miền duyên hải đông nam Trung Quốc đơn giản là sẽ kích thích các công ty di chuyển nhà máy tới vùng nội địa ở phía tây, nơi vẫn còn lao động rẻ hơn và cũng là nơi chính phủ đang kỳ cạch xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, gồm đường xá và đường sắt, để đẩy nhanh tốc độ hàng hóa đến và đi khỏi các cảng biển của đất nước. Đối với những nhà sản xuất một số mặt hàng nào đó – như laptop và máy tính, mà 70% lượng hàng hóa này của thế giới là đến từ Trung Quốc – thì sẽ là liều lĩnh một cách dại dột, nếu không phải là một cách tự sát, nếu dứt áo đi khỏi Trung Quốc hoàn toàn. Do dây chuyền thiết bị tập trung rất mạnh ở Trung Quốc, rời khỏi nước này sẽ giống như tự cắt đứt mạch máu của mình.
Tuy vậy, đối với các nhà sản xuất hàng hóa cấp thấp như những gì P.I.E. vẫn tạo ra hàng đống kia, cũng như các lĩnh vực sản phẩm cao cấp mà ở đó, sở hữu trí tuệ đóng một vai trò quan trọng – thì sức ép phải rời khỏi Trung Quốc để chuyển sang những nơi rẻ hơn và thân thiện hơn về luạt pháp đang gia tăng hơn bao giờ hết. Các khu công nghiệp nằm chi chít quanh TP.HCM ở miền Nam Việt Nam chẳng hạn, đang thu hút ngày một nhiều vốn đầu tư từ những công ty điện tử như Intel. Hãng này đang có kế hoạch chi tới 1 tỷ USD vào một dây chuyền bán dẫn khổng lồ và nhà máy thí nghiệm ở đây. Tương tự, Bangladesh đã tiến tới kiểm soát 6% thị trường hàng dệt và quần áo toàn cầu – một thị trường trị giá 200 tỷ USD – bằng việc lấy đi phần lớn các cơ sở sản xuất cấp thấp ở Trung Quốc, đáng chú ý là nhà máy sản xuất áo phông và quần bò xanh.
Thật dễ giải thích tại sao. Theo Citigroup, lương tối thiểu cho một công nhân nhà máy ở tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc là khoảng 150 USD một tháng. Đối lập với đó, ở Bangladesh, lương tối thiểu chỉ xấp xỉ 40 USD một tháng, thậm chí ngay cả sau khi những cuộc đình công đầy bạo lực của công nhân gần đây buộc các nhà sản xuất quần áo phải miễn cưỡng tăng lương ở đó lên gần 80%.
Không có gì đáng ngạc nhiên, dây chuyền sản xuất kéo dài từ thủ đô Dhaka phía tây Bangladesh sang cảng biển phía đông nam của nước này ở Chittagong đã bắt đầu thu hút giới đầu tư – những người đánh hơi thấy một nước tiểu Trung Hoa đang bắt đầu hình thành. Brummer & Partners, một quỹ đầu tư trị giá 10 tỷ USD, cũng là một công ty cổ phần tư nhân ở Stockholm, gần đây đã chi một khoản tiền (con số chưa được tiết lộ) để mua cổ phần tối thiểu trong một hãng sản xuất quần áo của Bangladesh, hãng này có khách hàng là những nhà bán lẻ như Gap và H&M. “Chúng tôi bắt đầu thấy các công ty kiểu như vậy quan tâm đến Bangladesh” – Kiron Bose, quan chức phụ trách đầu tư của Brummer ở quỹ đầu tư tư nhân ở Bangladesh, cho biết. Khởi sự từ việc khâu quần bò và áo phông, Bangladesh hy vọng sẽ tiến vào ngành kinh doanh phức tạp hơn và hấp dẫn hơn, là sản xuất giày cho những công ty như Nike và Adidas. “Đóng giày vẫn là công việc của Trung Quốc” – Bose nói. “Đấy là lĩnh vực Bangladesh sẽ phải cạnh tranh tiếp theo đây”.
Nhưng người Bangladesh cũng sẽ còn phải cạnh tranh với người Malaysia, đấy là chưa kể tới công nhân Việt Nam, Campuchia và Thái Lan. Như thường lệ, đại lượng lớn trong phương trình quyết định ai sẽ chiến thắng là chi phí. Nhưng đó không phải là thành tố duy nhất dẫn dắt đợt thịnh vượng gần đây của Penang. Nếu chỉ là vấn đề chi phí thì người Bangladesh – vốn là những người nhận lương thấp nhất khu vực – sẽ chiến thắng dễ dàng trong cạnh tranh. Nhưng Malaysia còn có một loạt lợi thế cạnh tranh khác trong cuộc thi đua sản xuất mới, từ logistics (hậu cần) đến địa hình đất nước. Đảo Penang chẳng hạn, có đường xá rộng rãi, một lượng nhân công ổn định tốt nghiệp từ các đại học khoa học, nguồn cung cấp năng lượng hiệu quả, và một sân bay hiện đại để từ đó hàng hóa được chuyển đến khắp nơi trên thế giới. “Từ Penang, chúng tôi có thể nhận hàng hóa từ bất kỳ đâu trong vòng 48 giờ đồng hồ” – Purushothaman thuộc National Instruments nói. Hiện tại National Instruments đang thi công một nhà máy 80 triệu USD gần sân bay.
Thêm vào đó, Penang còn được thừa hưởng từ những ông chủ thực dân cũ hệ thống pháp luật Anh quốc, hệ thống ấy tạo cho những người làm kinh doanh ở đây một mức độ thoải mái nhất định. “Nếu bạn nhìn vào cả khu vực, sẽ thấy các công ty hài lòng với các biện pháp bảo vệ sở hữu trí tuệ và hệ thống pháp luật ở Malaysia” – ông Lee Kah Choon, chủ tịch Invest Penang, một cơ quan xúc tiến đầu tư do chính phủ điều hành, nói. “Trong khi đó, ở Trung Quốc, người ta rất khó chịu khi bất kỳ thứ gì được đưa ra thị trường đều có thể bị sao chép”.
Tầm quan trọng của việc bảo vệ sở hữu trí tuệ được một loạt giám đốc điều hành về công nghệ, ở cả Malaysia và Trung Quốc, nhắc đi nhắc lại. Gần như trên khắp thế giới, người ta đều không hài lòng về độ cam kết tuân thủ của Trung Quốc đối với việc bảo vệ bản quyền và bằng sáng chế. “Không hề minh bạch như chúng tôi muốn” – Steven Siaw, đồng sáng lập công ty Vitrox, trụ sở ở Penang, nói. Vitrox là  một công ty công nghệ 11 tuổi, chuyên sản xuất hệ thống giám sát sản phẩm, và đã có mặt ở Trung Quốc. “Ở Malaysia luôn có một mức độ tuân thủ nhất định đối với quyền sở hữu trí tuệ. Chúng tôi muốn được nhẹ đầu nhẹ óc”.
“Chúng tôi rất cảnh giác về vấn đề sở hữu trí tuệ” – Atul Bhargava, giám đốc điều hành của Intel Malaysia, nói. Cảnh giác như thế nào? Theo thông lệ hoạt động trên toàn cầu, Intel hạn chế một cách nghiêm ngặt những chuyến thăm của báo chí đến khu vực đặt dây chuyền nhà máy của họ ở Penang: hiếm khi cấp phép, luôn luôn cấm điện thoại di động, đề phòng trường hợp người ta bí mật chụp ảnh bất hợp pháp. Bất kỳ nhân viên nào rời công ty đều được nhắc nhở, một cách gần như thân ái, rằng bất kỳ sản phẩm đăng ký sản xuất độc quyền nào đã được làm ra ở Intel thì đều không đi ra khỏi tòa nhà này. “Phải đảm bảo là có tường lửa” – ông Bhargava nói. Theo ông, cam kết của Malaysia với việc bảo vệ sở hữu trí tuệ là một trong những nguyên nhân vì sao Intel tuyển xấp xỉ 10.000 nhân công ở Penang – số công nhân lớn nhất công ty sản xuất bán dẫn này thuê ở ngoài Mỹ.
Các quan chức cao cấp của chính phủ Malaysia tuyên bố, đà tăng trưởng kinh tế gần đây của Penang sẽ tiếp tục được duy trì. “Chúng tôi đã xóa bỏ các vật cản, nhằm đưa đầu tư vào trong nước” – Thủ hiến Lim nói. Nỗ lực dường như đang được đền bù. National Instruments, Citigroup và công ty trang thiết bị y tế St. Jude Medical đều có kế hoạch tăng đáng kể số đầu nhân công ở Penang trong vài năm tới. Những quảng cáo tìm người trên mạng ở Penang, theo trang web jobstreet.com đặt tại Kuala Lumpur, đã tăng 80% trong năm 2010 so với năm trước đó. Theo giám đốc vùng của Jobstreet, Chook Yuh Yng, quảng cáo trên mạng trong năm 2011 này có vẻ cũng tương đối tốt.
Chắc chắn là, những biệt thự kiến trúc thời Victoria nằm dọc bờ biển phía bắc của hòn đảo, đang mục ruỗng dần kia, là những vật nhắc nhở người ta một cách sống động rằng phát triển phình to có thể kết thúc bằng bùng nổ và tan vỡ. Sự phát triển của Penang khi họ sớm được vinh danh là đầu mối thương mại toàn cầu của thế kỷ 18 dưới chế độ thống trị của Anh, đã kéo theo một vòng hào quang rộng mở. Cho đến giờ, những ngôi biệt thự bị bỏ hoang kia vẫn cho người ta thấy một mảnh đất lãng phí lợi thế cạnh tranh của mình – như Penang đã từng vài lần lãng phí – có thể lấy lại lợi thế ấy như thế nào. Và có lẽ đó là huyền thoại đáng ngạc nhiên nhất về Hiệu ứng Trung Hoa. Quan niệm thông thường cho rằng sự lớn mạnh của Trung Quốc sẽ là sự sụp đổ của Đông Nam Á. Giờ đây chúng ta đang thấy là Trung Quốc có thể góp phần nhen nhóm lại sự phát triển ở một khu vực từng một thời tưởng như suy tàn.
Người dịch: Đan Thanh
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét