Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

tin ngày 27/2/2013 - tiếp vụ viết bài chỉ trích TBT

  • Nam Phương chống kiểm duyệt : ''Biến cố chính trị lớn nhất'' từ 1989 (RFI) - Đầu tháng 1/2013, xã hội Trung Quốc chấn động với sự kiện phóng viên báo Nam Phương Chu Mạt, nổi tiếng với xu hướng tự do, có trụ sở tại Quảng Đông, đã bãi công để phản đối việc chính quyền kiểm duyệt số báo ra đầu năm mới và yêu cầu trưởng ban tuyên huấn tỉnh phải từ chức. Hơn một tháng sau vụ việc này, RFI tiếp xúc với các nhà báo Trung Quốc ở nhiều nơi để ghi nhận thái độ.
  • Nước Ý có nguy cơ bế tắc chính trị sau bầu cử (RFI) - Nước Ý đang có nguy cơ bế tắc chính trị và không thể điều hành được sau cuộc bầu cử Quốc hội hai ngày 24 và 25/02/2013, với một Hạ viện do liên minh cánh tả kiểm soát và một Thượng viện không có đa số.
  • Bắc Triều Tiên phô trương tập trận bằng đạn thật (RFI) - Hãng thông tấn KCNA loan tin lãnh đạo Kim Jong Un đích thân giám sát một cuộc tập trận của pháo binh như là « chiến tranh thật ». Bình Nhưỡng không nói ngày và địa điểm cuộc tập trận nhưng lời lẽ khoa trương được đưa ra một ngày sau khi tại Seoul, tân Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye tuyên thệ nhậm chức.
  • Hải quân Trung Quốc tiếp nhận ''hộ tống hạm tàng hình'' thế hệ mới (RFI) - Báo chí Trung Quốc hôm nay 26/02/2013 đã lại phô trương : Quân đội nước này vừa được trang bị thêm loại tàu hộ tống đời mới được mệnh danh là tàng hình. Theo Tân Hoa Xã, một chiếc « hộ tống hạm tàng hình lớp 056 » đã được bàn giao vào hôm qua cho lực lượng Hải quân Trung Quốc
  • Việt Nam sẽ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc (RFI) - Trích dẫn báo chí Việt Nam, hãng tin Mỹ AP ngày 25/02/2013 cho biết : Bắt đầu từ năm 2014, Việt Nam sẽ cử lực lượng tham gia các hoạt động duy trì hòa bình của Liên Hiệp Quốc. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, đã từ bỏ thái độ dè dặt cố hữu để thể hiện ý muốn đảm trách một vai trò lớn hơn trong các vấn đề quốc tế.
  • Tổng thống Miến Điện đến Na Uy, khởi đầu chuyến công du châu Âu (RFI) - Hôm nay, 26/02/2013, tổng thống Miến Điện Thein Sein vừa đặt chân đến Oslo, thủ đô Na Uy, trong khuôn khổ chuyến công du châu Âu đầu tiên của ông nhằm củng cố tiến trình tái hội nhập của một quốc gia mà trong thời gian dài đã bị cô lập trên trường quốc tế.
  • Thêm hai người Tây Tạng tự thiêu ở Trung Quốc (RFI) - Hôm qua, 25/02/2013, hai tổ chức “Chiến dịch Quốc tế vì Tây Tạng” (ICT), trụ sở ở Washington và “Tây Tạng Tự do”, trụ sở ở Luân Đôn, đều ra thông cáo cho biết là một thanh niên Tây Tạng, tên là Tsesung Kyab, đã chết sau khi tự thiêu trước một tu viện Phật giáo ở tỉnh Cam Túc.
  • 'Chưa ai tiếp xúc ông Lê Quốc Quân ' (BBC) - Gia đình và luật sư đều chưa được tiếp xúc hai anh em Lê Quốc Quân và Lê Đình Quản, hiện đang bị cáo buộc tội ‘trốn thuế’.
  • 'Đã dự đoán được hệ quả' (BBC) - Một nhà báo vừa bị buộc thôi việc vì bài viết trên mạng phản đối lập luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Truyền thông Trung Quốc đưa tin sai về Senkaku (BaoMoi) - Truyền thông Trung Quốc đã đưa tin sai lệch khi nói Tổng thống Mỹ Barack Obama tỏ ra lạnh nhạt với những trao đổi của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe về vấn đề Senkaku/Điếu Ngư trong chuyến công du Washington mới đây.
  • Nhật Bản muốn gì được nấy, TQ phát triển lò hạt nhân (BaoMoi) - (Phunutoday) - Lý luận của Nhật Bản về Senkaku là "lý sự của kẻ trộm", về Senkaku, Thủ tướng Shinzo Abe "muốn gì được nấy", TQ đang phát triển lò phản ứng hạt nhân cho tàu sân bay,... là tin tức thời sự chính ngày 26/2.
  • Đáng sợ “thùng thuốc súng" Trung - Nhật (BaoMoi) - Cuộc tranh chấp lãnh thổ xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông giữa Trung Quốc và Nhật Bản là một “thùng thuốc súng” đáng sợ. Đây là nhận định vừa được cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á – ông Kurt Campbell đưa ra ngày hôm qua (25/2).
  • Nhật hấp tấp trong thái độ cứng với Trung Quốc? (BaoMoi) - Báo chí Trung Quốc đang tỏ ra rất hoan hỉ trước kết quả chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hồi tuần trước. Ngày hôm qua (24/2), một loạt tờ báo của Trung Quốc đã đăng tải những thông tin tập trung vào cái mà họ gọi là “sự thất bại” của Nhật Bản trong việc tìm kiếm sự ủng hộ của Tổng thống Mỹ Barack Obama cho cuộc tranh chấp ở biển Hoa Đông.
  • Hải quân Mỹ điều tàu tuần duyên USS Freedom tới biển Đông (BaoMoi) - ANTĐ - Ngày 25-2, thông tin từ Hải quân Mỹ cho biết, Tàu tuần duyên USS Freedom (LCS1) của Hải quân nước này sẽ lần đầu tiên triển khai hoạt động ở nước ngoài và điểm đến là Singapore. Dự kiến, Tàu tuần duyên USS Freedom sẽ rời căn cứ San Diego vào ngày 1-3 tới.
  • Hải chiến Trường Sa 1988 - bài học cảnh giác lịch sử (BaoMoi) - Tối ngày 24/2 tại TP Nha Trang, Ban liên lạc truyền thống bộ đội Trường Sa đã tổ chức họp mặt hơn 100 cựu chiến binh kỷ niệm 25 năm trận hải chiến chống quân xâm lược Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa).
  • Tàu ngầm mini Pháp sẽ thay đổi cục diện ở Hoa Đông? (BaoMoi) - Loại tàu ngầm mini Caiman SMX-26 của Pháp đang trở thành một nhân tố tiềm năng, có thể thay đổi cuộc chơi tại biển Hoa Đông - nơi mà Trung Quốc và Nhật đang có tuyên bố chủ quyền chồng lấn với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
  • Trung Quốc thúc đẩy kinh tế hàng hải ở “Tam Sa” (BaoMoi) - (Dân trí) - Trung Quốc đang có kế hoạch thúc đẩy hỗ trợ tài chính để phát triển kinh tế hàng hải của tỉnh Hải Nam, bao gồm cái gọi là thành phố Tam Sa mà nước này thành lập trái phép trên đảo Phú Lâm của Việt Nam.
  • Biển Đông: Chỉ một lỗi ngu xuẩn có thể châm ngòi chiến tranh (BaoMoi) - TPO- Việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên hầu hết Biển Đông dường như đang tiến triển ngày càng nguy hiểm và chỉ cần một lỗi ngu xuẩn cũng có thể châm ngòi cho chiến tranh -tạp chí Chính trị Mỹ cảnh báo.
    Tàu hải giám Trung Quốc trên Biển Đông.
  • Trung Quốc dùng chiêu “ông nói gà, bà nói vịt” (Bài 1) (BaoMoi) - Trung Quốc sẽ không dám ra tòa, điều này không ngoài dự đoán của các chuyên gia. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra, Tòa án Trọng tài về Luật biển có thụ lý đơn của Philippines hay không? Trung Quốc có tiếp tục "lẩn tránh" được không?
  • Không chỉ một cuộc hải chiến (BaoMoi) - Ban Liên lạc truyền thống bộ đội Trường Sa- tỉnh Khánh Hòa tổ chức họp mặt truyền thống nhân kỷ niệm 25 năm trận hải chiến chống quân xâm lược Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa.
  • Tên lửa Club: 'Sát thủ giấu mặt' Biển Đông (BaoMoi) - Đa năng, mạnh mẽ, độc đáo và thiên biến vạn hóa, Club-M và Club-K có thể thay đổi hoàn toàn các nguyên tắc tiến hành chiến tranh hiện đại và làm rung chuyển các nền tảng của thương mại quốc tế
  • Tranh chấp Trung - Nhật là “thùng thuốc súng" đáng sợ (BaoMoi) - Cuộc tranh chấp lãnh thổ xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông giữa Trung Quốc và Nhật Bản là một “thùng thuốc súng” đáng sợ. Đây là nhận định vừa được cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á – ông Kurt Campbell đưa ra ngày hôm qua (25/2).
  • Trung – Đài sẽ bắt tay nhau ở Biển Đông? (BaoMoi) - (Petrotimes) – Với chiều hướng giảm căng thẳng, tăng đối thoại trong quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan, một số chuyên gia nghi ngờ rằng Trung Quốc đại lục - Đài Loan sẽ bắt tay trong vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và biển Hoa Đông.
  • Thủ tướng Nhật Bản thề quyết không nhượng bộ (BaoMoi) - (Petrotimes) - Thủ tướng Nhật Bản thề quyết sẽ không nhượng bộ bất kỳ thách thức nào nhằm kiểm soát nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư, nước này đang tranh chấp với Trung Quốc tại vùng biển Hoa Đông.
  • Thế giới 24h: Diễn biến mới ở Biển Đông (BaoMoi) - Philippines nói Liên hợp quốc tái khẳng định sự ủng hộ đối với một giải pháp hòa bình cho vấn đề Biển Đông; Hàn Quốc chính thức có nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử quốc gia này... là các tin nóng.
  • 'Gậy và cà rốt' của Philippines trong vụ kiện Biển Đông (BaoMoi) - Sau nhiều tháng đấu tranh ngoại giao cả đa phương và song phương, Philippines đang thực hiện cách làm mới để đối phó với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông, và tình hình dự báo sẽ căng thẳng hơn trong thời gian tới.
  • Sáng mãi ngọn lửa Trường Sa (BaoMoi) - TT - Trận hải chiến bi tráng chống quân Trung Quốc xâm lược Trường Sa cách nay 25 năm, do những cựu chiến binh trực tiếp chỉ huy và chiến đấu kể lại, đã gửi đi thông điệp: mãi mãi giữ ngọn lửa Trường Sa anh hùng và luôn cảnh giác với âm mưu xâm lược.
  • Vụ Philippines kiện TQ: Đến lúc điều chỉnh quan điểm? (BaoMoi) - Philippines tuyên bố cho dù có hay không có sự tham gia của Trung Quốc, Hội đồng phân xử Tòa quốc tế gồm 5 thành viên cũng sẽ được hình thành. Philippines dứt khoát theo đuổi vụ kiện, bất kể thái độ của Trung Quốc. Và đã đến lúc Việt Nam nên có những điều chỉnh về lập trường.
Bản tin tiếng Anh


  • WeChat makes inroads abroad (Washington Post) - Tencent Holding Ltd is seeing a shift in the demographics of the user base of its WeChat messaging application, as international users start to adopt the mobile service.
  • No let-up in lure of luxury lines (Washington Post) - Millions of Chinese females still want to buy luxury items in 2013, but they are now more likely to question the real value of brands.
  • Dial C-H-I-N-A for smartphone growth (Washington Post) - Three Chinese companies were ranked among the world's top five smartphone vendors in the fourth quarter of last year, making China a strong competitor to traditional manufacturing countries.
  • Flower power backs Zhangzhou growth (Washington Post) - Whether by good fortune or good management, the city of Zhangzhou seems to have realized that flowers, like eggs, should not all be put into one basket.
  • Property prices rise in more big cities (Washington Post) - Around three-quarters of China's major cities saw price rises for both new and pre-owned housing in January, figures from the National Bureau of Statistics showed on Friday.
  • Doubts raised about pension system (Washington Post) - Many Chinese people say they are concerned about the inadequate and unbalanced pension distribution in the country, according to a survey.
  • Yuan lending expansion keeps momentum (Washington Post) - China's credit supply maintained rapid growth in February, after reaching its fastest pace in two years in the first month of the year.
  • Tall tales tell kids all about history (Washington Post) - The newly released Comprehensive World's History in Stories series for young readers is the first of its kind written from a Chinese perspective.
  • Fashionistas grab handbags you might live in (Washington Post) - When a fashionable woman strides into the street of big cities in China, it's becoming quite likely that her bag is a small tower, an opera house or a modern office building.
  • Tapestries of history (Washington Post) - The art of embroidery was an important part of a woman's education in China, at least until a few generations ago.
  • Stitches from time (Washington Post) - Embroidery is part of the Chinese cultural fabric, and there are many schools with unique stitches, designs and characteristics from various regions.
  • Translations distort the reality (Washington Post) - The main challenge for the Chinese nation is not just to compete with Western countries for resources and trade, the true challenge is to write "world history" in Chinese again.
  • Hu stresses peaceful cross-Straits ties (Washington Post) - President Hu Jintao on Tuesday stressed that the peaceful development of cross-Straits relations is in accord with the overall interests of the Chinese nation.
  • Technology used to combat graft (Washington Post) - China has improved the way it deals with corruption and is increasingly using technology to combat graft, but experts say preventing the technology from being abused must also be taken into consideration.
  • Magazine chief serving soul to NPC (Washington Post) - Peng Changcheng, director of editorial board of the magazine Reader, prepares proposals on improving the education of teenagers and their psychological wellbeing.
  • Deputy to be voice of bus drivers, passengers (Washington Post) - Newly elected as deputy to the congress, Zhang Huiping is collecting opinions from colleagues and passengers in order to come up with proposals for improving transportation.
  • Xi calls for further development of SCO (Washington Post) - Chinese leader Xi Jinping on Friday called for better development of the Shanghai Cooperation Organization (SCO) as he met with the its new general secretary Dmitry Mezentsev.

Bác Tổng Lú: Hỏi chúng nó có là đảng viên không?

Xin đọc hai câu chuyện mà có thể bạn thường gặp ở đời thường dưới đây:
1 - Một đôi trai gái đang đi trên vỉa hè trong khu phố cổ ở Hà nội, vừa đi họ vừa nói chuyện rất vui vẻ. Nhìn thấy trước cửa hiệu thời trang có treo một cái áo rét đàn ông màu đỏ, cô gái quay sang chàng trai vừa nói, vừa cười: "Trông cái áo rét màu đỏ kia đẹp quá, hay em mua cho anh mặc nhé!".
Chàng trai vẻ mặt rất vui, miệng cười và bảo "Điên à, con trai sao lại mặc áo mầu đỏ". Vừa lúc ấy, có một ông già tóc bạc, cởi trần vẻ mặt giận dữ xấn xổ chạy đến, tóm ngực chàng trai và hét lên "Sao mày bảo tao điên". Chàng trai hoảng hốt bảo "Thưa bác, chúng cháu đang nói chuyện với nhau, đây là việc riêng của gia đình mà bác". Ông già nghe thấy vậy, xấu hổ đành bỏ đi.
2 - Nhà ông A đang định sửa cái nhà cũ, vì nó dột nát lắm rồi, nhưng cảnh nghèo ăn bữa sáng lo bữa tối tiền đâu mà xây nhà mới. Sau một thời gian nghĩ ngợi, vốn là một người cẩn thận, một hôm ông A bàn với bà vợ rằng: "Bà này, nhà mình đang định sửa nhà. Hay chủ nhật này, bà làm mấy mâm cơm mới bà con hàng xóm láng giềng họ góp ý, cho ý kiến nên sửa thế nào cho vừa hợp lòng lối xóm, lại vừa túi tiền. Hơn nữa, chẳng gì cũng là chỗ tối lửa tắt đèn có nhau. Tôi nghĩ làm thế là thuận cả đôi đường. Bà nghĩ sao?" Bà vợ vốn con người hiền lành, biết điều chỉ đáp "Tôi thế nào cũng được thì cũng tùy ông".
Bà con trong xóm nhận lời mời, chẳng ai bảo ai song nhà nào cũng chuẩn bị phong bì. Biết nhà ông A cũng túng bấn, nên dịp này ai cũng muốn nhân dịp này để giúp đỡ thêm cho hai ông bà già chi phí sửa nhà. Ngày ăn cỗ, ngoài việc cho người nhà sang giúp hai vợ chồng ông A từ tối hôm trước. Nhà nào cũng có phong bì đưa cho ông bà một hai triệu, gọi là của ít - lòng nhiều, giúp ông bà thêm thắt chút ít. Không khí nghe chừng vui vẻ lắm. Duy chỉ có nhà ông X, ông Y và bà Z, vốn là cán bộ, trí thức đến ngày ăn cỗ đi tay không đến, không có phong bì. Hàng xóm láng giềng, ngạc nhiên lắm, họ tự hỏi sao các ông bà ấy nỡ nào làm thế được nhỉ. Lúc gặp chủ nhà, cả ba ông bà bắt chân bắt tay vui vẻ, ông X đại diện nói lớn "Anh em chúng tôi qua, chẳng biết lấy gì giúp ông bà. Thôi đây cũng là thay cho quà gửi ông bà", vừa nói ông X vừa rút ra trong túi một bộ bản vẽ thiết kế xây một biệt thự hoành tráng mà ông nhờ thằng con trai sưu tầm được trên mạng.
Chắc là thấy chuyện vừa vô lý, vừa mang tính xỏ xiên, thằng B mới đi tù về liền bảo ông X "Này bác X, ông bà A sửa nhà tiền còn không đủ, lấy đâu ra tiền xây biệt thự. Mang tiếng các bác lắm chữ mà cũng không biết làm gì cho phải đạo với hàng xóm?". Nói xong thằng B giật cái bộ bản vẽ từ tay ông A, trả lại cho ông X. Xem chừng ba ông bà kia chắc xấu hổ, vì để một thằng đi tù về nó dạy cho bài học làm người.
Hai câu chuyện như trên, nếu để ý bạn sẽ thấy nó là những vấn đề xảy ra thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày. Chuyện nhỏ như thế, nhưng không khéo sẽ làm cho người khác bực mình. Câu chuyện thứ nhất nhắc chúng ta nếu không phải việc của mình thì đừng xía vào chuyện riêng của người khác, rồi không khéo sẽ lại thành kẻ vô duyên. Còn câu chuyện thứ hai, muốn nhắc mọi người nên tìm hiểu rõ mục đích, yêu cầu của người khác khi định giúp họ. Đừng để xảy ra chuyện người ta mời mình bàn để sửa một vấn đề, mà ta nghĩ là họ định làm mới. Điều đó sẽ là lý do họ coi thường mình, nhất là khi bạn là nhân sĩ trí thức có tên tuổi.
Từ câu chuyện thứ nhất ở trên, liên hệ với chuyện ông Tổng Lú nói về vấn đề thoái hóa tư tưởng trong cuộc họp kiểm điểm tình hình thực hiện Nghị quyết TW 4 - Khóa XI ở tỉnh Phú thọ cũng thế. Đây là chuyện nội bộ, chuyện riêng của đảng CSVN, ông Tổng Lú ông ấy nói chuyện đó nó liên quan đến các đối tượng là đảng viên cộng sản. Không bà đến chuyện nội dung của ông Tổng Lú là đúng hay sai. Vì chiểu theo Điều lệ đảng và 19 điều cấm đảng viên không được làm thì những ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng. Muốn đa nguyên đa đảng hay cóó tam quyền phân lập, có phi chính trị hóa quân đội. Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể …  Thì như thế là rõ ràng là suy thoái về mặt tư tưởng, là đi ngược với quy định và chủ trương của đảng. Như thế là ông Tổng Lú nói đúng chứ còn gì nữa! Ai là đảng viên mà bàn, có ý kiến và bình luận thì được, vì đó là chuyện riêng, chuyện nội bộ của đảng, bàn là quyền của họ. Còn là người ngoài đảng thì xin hỏi các ông góp ý với tư cách gì, hay các ông muốn vào đảng? Trên Facebook có người viết rằng "Nghe thư ký báo cáo lại, đồng chí Lú bảo thư ký (nguyên văn) - Hỏi chúng nó có là đảng viên không mà vơ vào, đừng có chơi ăn gian nhé. :D".
Tương tự, ở chuyện thứ 2 cũng thế. Rõ ràng là nhà nước mở cuộc vận động Góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992. Vậy mà nhóm 72 trí thức nhân sĩ nổi tiếng, góp ý thì không góp ý lại gửi tới Ban Sửa đổi Hiến pháp 1992 của Quốc hội một Bản dự thảo Hiến pháp Việt nam mới hoàn toàn. Kết quả là bị Ban Sửa đổi Hiến pháp 1992 của Quốc hội trả lại với lýdo nội dung không đúng. Ban Sửa đổi Hiến pháp 1992 của Quốc hội họ trả lại là đúng chứ các ông còn kêu ca nỗi gì, hay các ông các bà không hiểu thế nào là sửa, thế nào là làm mới?
Những chuyện lớn mà đôi khi hỏng vì sự thiếu chín chắn và tỉnh táo. Có lẽ vì cái thói bầy đàn và muốn làm cha thiên hạ của một số người Việt nam, nên mới dẫn đến những chuyện nghe vừa tức, vừa buồn cười.
Thợ Rèn
26.02.2013
* Bài do tác giả gửi tới TTHN

Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị thôi việc vì viết bài phê phán TBT Đảng

Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên (DR)
Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên (DR)

Chính quyền Việt Nam đã có phản ứng cực kỳ nhanh : Phóng viên Nguyễn Đắc Kiên, thuộc báo Gia đình và Xã hội đã bị sa thải, chỉ một ngày sau khi ông có bài viết trên internet chỉ trích mạnh mẽ tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Hôm nay, 26/02/2013, trên trang mạng của báo Gia đình & Xã hội có một thông báo ngắn về việc sa thải phóng viên Nguyễn Đắc Kiên, với lý do « vi phạm Quy chế hoạt động của báo và Hợp đồng lao động ». Tối hôm qua, ông Nguyễn Đắc Kiên đã có bài viết trên mạng thu hút sự chú ý của công luận, nhan đề : « Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng ».
Bài viết này của nhà báo Nguyễn Đắc iên là phản ứng tức thời trước một phát biểu của tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong một cuộc họp với chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc, được phát lại trên kênh thời sự VTV1 vào lúc 19 giờ (giờ Việt Nam) tối qua 25/02. Trong bài phát biểu này ông Nguyễn Phú Trọng đã chỉ trích một số quan điểm được lưu truyền trong xã hội Việt Nam, mà ông đánh giá là « suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống », trong đó có quan điểm « muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp », « phủ nhận vai trò lãnh dạo của đảng », cũng như ủng hộ đa nguyên đa đảng…
Bài phê phán của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên nhấn mạnh đến việc tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam « không có tư cách » để nói về những điều này « với nhân dân cả nước », « những ý muốn trên đây chỉ nên xem là của riêng ông TBT Trọng » và « chưa chắc đã là tâm nguyện của toàn bộ đảng viên cộng sản hiện nay ». Tác giả bài viết cũng bày tỏ mong muốn « bỏ điều 4 Hiến pháp » qui định sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với toàn xã hội, « lập một Hiến pháp mới (…) thực sự thể hiện ý chí của toàn dân Việt Nam », « ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ, vì hòa bình tiến bộ của dân tộc Việt Nam »…
Sự việc ông Nguyễn Đắc Kiên bị báo Gia đình & Xã hội, thuộc Bộ Y tế Việt Nam, có trụ sở tại Hà Nội, buộc thôi việc chỉ mới diễn ra ít giờ, nhưng đã có rất nhiều ý kiến bày tỏ thái độ trên các trang mạng xã hội.
RFI Việt ngữ xin chuyển đến quý vị những suy nghĩ và cảm nhận của nhà văn Võ Thị Hảo (từ Hà Nội) về vụ việc này :
Nhà văn Võ Thị Hảo : « Trước đây, tôi có phụ trách nội dung ở tờ Gia đình & Xã hội trong hai năm. Tôi rất tiếc là cái thời tôi làm việc ở đó, thì bạn Nguyễn Đắc Kiên chưa về báo Gia đình & Xã hội. Nếu mà tôi có một nhân viên như Nguyễn Đắc Kiên, thì tôi sẽ vô cùng hân hạnh, tôi sẽ rất hạnh phúc, bởi vì người trung thực, dám nói lên tiếng nói chân thành, ở Việt Nam bây giờ vô cùng hiếm. Và nếu mà trong tòa báo, hay bất kỳ cơ quan nào có một con người trung thực như thế, thì rất là đáng quý. Tôi thấy rất là vui, và rất là khâm phục, bởi vì, chưa nói đến đúng sai như thế nào, nhưng mà anh ấy đã rất dũng cảm.
Mà tôi nghĩ rằng trong một thể chế được xưng là "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc", thì cái việc mà một người không bằng lòng với ý kiến của một người nào đó, dù đó là lãnh đạo hay là một dân thường, thì đó là chuyện quá bình thường, có gì đâu ? mà tại sao lại có thể ?… Anh ấy vừa đưa lên mạng một bài như vậy, bày tỏ chính kiến của anh ấy, thế mà báo Gia đình & Xã hội đã sa thải anh ấy nhanh thế ?!
Theo tôi được biết, đấy là trái luật lao động và như thế là vi phạm quyền con người. Nếu mà muốn sa thải, theo luật lao động, thì thứ nhất vi phạm đó phải nặng ở mức độ nào, chứ không phải vấn đề phát ngôn. Nếu anh ấy làm sai, lấy chứng cứ sai, viết bài sai, vu cáo cho người khác, thì cũng phải nhắc nhở, cũng phải có một nhắc nhở có hệ thống, có quá trình, theo đúng luật lao động mà làm. Sao tự dưng lại sa thải ngay một người như thế ? Tôi nghĩ như thế là trái với luật lao động, như thế chứng tỏ là con người lao động ở Việt Nam đã bị đối xử như thế nào. Trong khi đó, có những tờ báo như tờ Tuổi trẻ hay Thanh niên, khi có vấn đề gì, họ cũng đã bị rất nhiều áp lực, nhưng họ cũng bình tĩnh họ xem xét lại, họ xem phóng viên của họ sai hay đúng ở mức độ nào. Chẳng hạn như trường hợp một số người, thậm chí họ bị tù, sau khi ra tù tờ báo vẫn tạo điều kiện cho họ có lại công ăn việc làm, thậm chí giữ lại chức vụ của họ. Thì tôi thấy : Đây là một điều hết sức vô lý !
Tôi muốn nói thêm một điều nữa. Tôi nghĩ rằng những người quản lý ở Việt Nam, các nhà lãnh đạo Việt Nam cần phải hiểu rằng, cần phải làm quen với việc có những ý kiến trái mình. Đó là : Có những ý kiến trái mình là cái chuyện đương nhiên. Đừng trả thù họ ! Không được quyền trả thù họ như vậy !
Bởi vì bây giờ là thế kỷ XXI rồi, nếu mà làm như vậy chỉ có thiệt hại về mình mà thôi, và mất uy tín mà thôi. Có lợi bây giờ, thì lại cái hại về sau. Dân chúng bây giờ thông minh lắm và thời đại toàn cầu hóa sẽ không có bất kỳ một hành vi nào hãm hại người khác mà có thể thoát khỏi dư luận và những quả báo. Cho nên là, các nhà lãnh đạo Việt Nam cần phải làm quen với cái việc người ta chỉ trích mình. Không đồng ý với ý kiến của mình đó là chuyện bình thường. Nếu mình mạnh và mình đúng, mình đâu có sợ những ý kiến đó. Đó là quyền tự do ngôn luận của mỗi người, quyền tự do ngôn luận cơ mà. »
RFI xin chân thành cảm ơn nhà văn Võ Thị Hảo
(RFI)

Thế nào là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống?

“Suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống” là khái niệm chỉ những hiện tượng, biểu hiện tiêu cực, không bình thường đã và đang diễn ra trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Hiện tượng này có thể làm lung lay vị trí cầm quyền của Đảng, đe dọa đến sự tồn vong chế độ. Lần này, Hội nghị Trung ương 4, khóa XI chỉ ra khá rõ ràng, cụ thể những biểu hiện khác nhau của “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”. Đó là: “phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc…”.

Để quán triệt và thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI cần thiết phải làm rõ những biểu hiện cụ thể của suy thoái về tư tưởng chính trị và suy thoái về đạo đức, lối sống và mối quan hệ giữa chúng với nhau.

1. Biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị nhìn chung là “phai nhạt lý tưởng cách mạng, không kiên định mục tiêu, sa sút ý chí chiến đấu, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, không làm tròn bổn phận, chức trách được giao, không thực hiện đúng các nguyên tác tổ chức sinh hoạt đảng; là dao động, mơ hồ, mất phương hướng, cho rằng theo con đường nào, xã hội nào cũng được, phụ hoạ theo nhận thức sai trái, quan điểm lệch lạc; là nói và làm trái Cương lĩnh, Điều lệ, nghị quyết, quy định của Đảng, thậm chí a dua, xuyên tạc, bôi đen…”[1]. Suy thoái về tư tưởng chính trị thực chất là sự biến đổi theo chiều hướng xấu dần về phẩm chất chính trị của một bộ phận cán bộ, đảng viên dẫn đến xa rời những nguyên tắc, quan điểm chính trị.

Nhìn vào thực trạng suy thoái tư tưởng chính trị trong cán bộ, đảng viên hiện nay có thể nhận thấy những biểu hiện cụ thể như:

Dao động về lý tưởng, mục tiêu và con đường đi lên CNXH. Đây là biểu hiện rõ nét nhất, tập trung nhất của suy thoái tư tưởng chính trị. Từ dao động dẫn đến hoài nghi, không tin vào Chủ nghĩa Mác-Lênin, không kiên định lập trường, quan điểm, làm xuất hiện chủ nghĩa cơ hội.

Không tích cực học tập, nghiên cứu lý luận. Không ít cán bộ, đảng viên tự thỏa mãn, bằng lòng với trình độ đã có, những nhận thức đơn giản, chung chung về Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng. Học chủ yếu để lấy bằng để đủ điều kiện đề bạt, cất nhắc, nâng ngạch…

Phủ nhận thành quả do cách mạng đem lại. Dạng này xảy ra ở khá nhiều người, họ thường ca cẩm về sự thiếu thốn, lạc hậu của đất nước, chê bai đất nước và con người Việt Nam. Cao hơn là công khai bày tỏ sự nuối tiếc vì đã theo cách mạng, lãng phí thời gian tuổi trẻ của mình. Tư tưởng này thường hay dẫn đến việc xét lại quá khứ, nặng về phê phán, chỉ trích các khuyết điểm mà không tính đến hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Từ đó dẫn tới phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, phủ nhận sự đúng đắn của đường lối.

Thiếu thống nhất với quan điểm, đường lối của Đảng, nói và làm không đúng với chủ trương, chính sách hiện hành. Nhiều người không thật sự thông suốt, nhận thức chưa đầy đủ, thông tin thiếu cập nhật nên cố tình hiểu sai, cắt khúc, chỉ khai thác những nội dung có lợi cho riêng mình, né tránh những vấn đề phức tạp. Sự nguy hiểm của tình trạng này là tạo ra sự nói dối, nói một đường làm một nẻo, nói là nhất trí với đường lối, chủ trương nhưng không làm hoặc làm khác đi.

Không chấp hành nghiêm túc các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng. Dạng này thường có biểu hiện “nhạt đảng”, ít coi trọng sinh hoạt đảng, không đặt mình dưới sự quản lý, giám sát của chi bộ, tổ chức đảng; báo cáo không trung thực, không nghiêm khắc tự phê bình và phê bình.

Lơ là mất cảnh giác, không kiên quyết phê phán, đấu tranh với những người có quan điểm sai trái. Một số cán bộ, đảng viên nhận được tài liệu đang lưu hành trái phép đã không báo cáo, nộp lại cho cấp ủy hoặc cơ quan chức năng mà cố tình giữ lại, sao chụp chuyển cho người khác. Hiện tượng khá phổ biến là thờ ơ với các hành động, lời nói tiêu cực của các phần tử bất mãn. Có người tán thưởng, hùa vào hoặc giữ im lặng, không tranh luận, sợ mất lòng.

Cơ hội chính trị. Tư tưởng cơ hội chính trị của một số cán bộ, đảng viên gắn liền với động cơ cá nhân, thường là từ những người bất mãn, công thần, kiêu ngạo, coi thường tập thể. Một số được nước ngoài tâng bốc, tài trợ đi đến chống đối Đảng và Nhà nước.

Việc chia tách từng nội dung là để dễ bề nhận diện, trên thực tế và trong nhiều trường hợp, các nội dung này gắn kết với nhau, từ sự suy thoái này đến sự suy thoái khác hoặc cùng một lúc có sự suy thoái trên nhiều nội dung. Cần phải lưu ý rằng, “tự suy thoái”, “tự diễn biến” là chính, dù có những tác động ngoại cảnh. Bởi vậy, suy thoái về tư tưởng chính trị là sự suy thoái rất khó nhận biết, khó phát hiện, diễn ra thầm lặng trong mỗi con người cán bộ, đảng viên. Nếu chỉ căn cứ và lời nói, việc làm nhiều khi không thấy rõ.

2. Biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức, lối sống “là sa vào chủ nghĩa cá nhân, sống ích kỷ, thực dụng, vụ lợi, lo vun vén cho bản thân và gia đình, không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân, để vợ (chồng), con và người thân lợi dụng chức quyền của mình để trục lợi, tiến thân; là cơ hội, hám danh, chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy tội, chạy tuổi, chạy bằng cấp…; là đố kỵ, kèn cựa địa vị, cục bộ, bè phái, gây mất đoàn kết trong Đảng; là quan liêu, xa dân, vô cảm trước khó khăn, nỗi khổ của nhân dân, bất chấp đạo lý, dư luận vì lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm; là kiêu ngạo, tự phụ, gia trưởng, độc đoán, tùy tiện, vô tổ chức, tham nhũng, lãng phí, sống xa hoa, hưởng lạc.”[2].

Tính chất nghiêm trọng của suy thoái đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên hiện nay là đang có xu hướng lan rộng trong nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều đối tượng mà chủ yếu tập trung vào những điểm sau:

Chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng chưa được ngăn chặn. Đó là thái độ vô trách nhiệm, chỉ lo vun vén cá nhân, kiếm lợi trước mắt, bỏ qua lợi ích lâu dài. Điều đáng lo ngại là lối sống này không chỉ diễn ra ở số cán bộ, đảng viên trẻ, ít được rèn luyện mà còn diễn ra trong một bộ phận cán bộ, đảng viên đã qua thử thách trong chiến đấu, sản xuất nay có chức, có quyền.
Lối sống cơ hội, buông thả. Các loại “chạy chọt”; bệnh thành tích, bệnh nói dối. Một số sống buông thả, sử dụng tiền công quỹ để ăn chơi sa đọa, xa xỉ vi phạm luân thường, đạo lý.
Lời nói không đi đôi với việc làm. Nói nhiều làm ít, “nói một đằng làm một nẻo”, phát ngôn bừa bãi…

Quan liêu, xa dân, thích nghe thành tích, ngại nghe sự thật. Điển hình là bệnh hình thức, bệnh thành tích đã và đang làm tốn tiền nhà nước, công sức của nhân dân.

Đạo đức nghề nghiệp không được đề cao và gương mẫu thực hiện. Có những lĩnh vực tưởng chừng như không thể xảy ra nhưng vẫn có tiêu cực, tham nhũng. Chẳng hạn như: giáo dục, y tế, cứu trợ xã hội…

Sự toan tính, vụ lợi của một số cán bộ, đảng viên có chức quyền. Điều này thể hiện tính thương mại trong hôn nhân, quan hệ gia đình, trong tổ chức cưới, đám giỗ, tân gia, mừng thọ, mừng bằng cấp…

- Tham nhũng, lãng phí là nguy cơ lớn nhất đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ.

3. Từ sự nhận diện trên, xin rút ra một vài điều để tham khảo.

Thứ nhất, suy thoái về tư tưởng chính trị gắn với suy thoái đạo đức, lối sống, hai mặt này gắn bó, tác động qua lại với nhau. Vì thế, có thể xác định suy thoái tư tưởng chính trị qua đạo đức, lối sống và cũng có thể nhìn vào đạo đức, lối sống để nhận biết được suy thoái về chính trị tư tưởng trong mỗi cán bộ, đảng viên. Trong các văn kiện của Đảng, hai loại suy thoái này đều được Đảng ta xem xét ngang nhau trong nhận thức, động cơ, thái độ và hành vi của cá nhân, tổ chức và trong hậu quả chính trị, xã hội mà nó gây ra.

Thứ hai, thông thường sự suy thoái về đạo đức, lối sống dễ nhận thấy và xuất hiện trước. Khi sự suy thoái này kéo dài không được ngăn chặn sẽ xuất hiện suy thoái về tư tưởng chính trị. Trong thực tế, có nhiều trường hợp suy thoái về tư tưởng chính trị (sự vô tổ chức, kỷ luật; vi phạm các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng…) xuất hiện trước và là nguyên nhân đưa đến suy thoái về đạo đức, lối sống. Tuy nhiên, cũng có trường hợp do nhận thức, do quan niệm về lý tưởng sống cho nên có sự suy thoái về tư tưởng chính trị nhưng không có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống cá nhân.

Thứ ba, trong tổ chức đảng, đôi khi chỉ cần một vài người, nhất là lãnh đạo chủ chốt suy thoái thì có thể làm suy thoái nhiều người trong tổ chức.

Thứ tư, suy thoái về tư tưởng chính trị là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tệ quan liêu, đồng thời quan liêu là sự hiện thực hóa sự suy thoái về tư tưởng chính trị. Vì thế, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị phải đi liền với việc chống quan liêu. Hơn nữa, suy thoái tư tưởng chính trị cùng với quan liêu là nguyên nhân dẫn đến tham nhũng, lãng phí và tham nhũng là biểu hiện cao nhất của sự suy thoái về đạo đức, lối sống. Khi tham nhũng, lãng phí không được ngăn chặn sẽ tác động trở lại làm cho suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống diễn ra nhanh và khó kiểm soát hơn. Tuy nhiên, trong thực tế không phải tất cả những người suy thoái về tư tưởng chính trị đều tham nhũng, lãng phí.

ThS. Nguyễn Văn Hào

(Học viện Chính trị – Hành chính khu vực III)

Đi nước ngoài 2 năm bị xóa tên khỏi hộ khẩu?

Đi nước ngoài 2 năm trở lên bị xóa tên khỏi sổ hộ khẩu, nơi đăng ký thường trú phải là nơi tạm trú… - nội dung dự thảo luật Cư trú vừa được trình Ủy ban Thường vụ QH (UBTVQH) sáng 26/2.
Phải đăng ký hộ khẩu tại nơi tạm trú
Dự thảo luật bổ sung một số điều kiện cấm nhập hộ khẩu cũng như đưa ra các quy định chặt chẽ hơn “siết” nhập cư vào nội thành các đô thị lớn.
Theo tờ trình của Chính phủ, công dân được nhập cư vào các thành phố lớn trực thuộc TƯ nếu có một trong các điều kiện: Có nhà ở hợp pháp thuộc sở hữu của mình; có chỗ ở hợp pháp mà không phải là nhà ở thuộc sở hữu của mình và tạm trú liên tục từ 2 năm trở lên; được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu là người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột; ông, bà nội, ngoại về ở với cháu ruột.
Trường hợp đăng ký thường trú vào nội thành Hà Nội thì thực hiện theo luật Thủ đô.

Bất chấp chuyện siết hộ khẩu, dân vẫn đổ về Thủ đô. Ảnh chụp đường Trường Chinh, Hà Nội giờ tan tầm. Ảnh: Bình Minh
So với quy định hiện hành, các điều kiện trên được quy định theo hướng chặt chẽ hơn. Đó là ngoài quy định tăng thời gian tạm trú từ một năm lên hai năm, dự thảo luật đã bổ sung quy định công dân được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc TƯ khi có chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức thì còn phải bảo đảm cả điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của HĐND và được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc công chứng.
Nơi đề nghị đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú.
Đặc biệt, cơ quan có thẩm quyền sẽ xóa đăng ký thường trú đối với các trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài 2 năm trở lên, người bị đi tù, hoặc công dân đi bộ đội.
Ngoài ra, dự thảo cũng bổ sung hành vi cấm việc cho người khác đăng ký hộ khẩu để trục lợi và nghiêm cấm ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn “khống” để dễ dàng nhập hộ khẩu.
Thẩm tra các nội dung này, UB Pháp luật đề nghị ban soạn thảo phải cân nhắc.
Với trường hợp xóa hộ khẩu sau khi xuất cảnh 2 năm, Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng quy định như vậy không bảo đảm quyền tự do cư trú của công dân đã được quy định trong Hiến pháp.
“Quy định này có áp dụng với cán bộ, công chức được cử đi làm việc ở nước ngoài, người đi lao động, học tập, chữa bệnh ở nước ngoài hay không? Nó tạo tâm lý cho người dân phải lo giữ hộ khẩu, trong quá trình học tập, lao động sẽ về nước trước thời hạn 2 năm. Hơn nữa, nếu xóa đăng ký thường trú thì cơ quan nào quản lý những người này?”, ông Lý nêu.
Với trường hợp công dân đi tù, Thường trực UB Pháp luật cho rằng nếu xóa tên khỏi hộ khẩu sẽ gây khó khăn cho tái hòa nhập cộng đồng và không đảm bảo tính nhân văn.
Quyền tự do cư trú
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, sửa luật phải tạo điều kiện tối đa cho người dân thực hiện quyền tự do cư trú, thay vì “cấm” và “xóa”.
“Nguyên tắc là người dân phải được tự do cư trú, đi lại, được chăm sóc y tế, có chỗ học hành. Việc đăng ký thường trú, tạm trú phải thông thoáng”, ông Hùng nhấn mạnh.
Theo ông, tư tưởng của luật Cư trú phải nhất quán với Hiến pháp và pháp luật hiện hành về đảm bảo quyền tự do cho công dân. Như vậy, từng điều kiện về nhập hộ khẩu hay các hành vi cấm cần phải trên tinh thần tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân thay vì gây khó dễ.
Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Hiện bổ sung, “đăng ký thường trú là quyền bất khả xâm phạm”. Ông Hiện cũng phản đối chuyện xóa hộ khẩu nếu đi nước ngoài hoặc đi tù.
Thứ trưởng Bộ Công an lý giải: “Chỉ xóa tên thôi, sau đó sẽ nhanh chóng cho nhập lại và Bộ trưởng Công an sẽ quy định cho từng trường hợp”.
Ngay sau đó, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng tiếp lời: “Cuối năm nay sẽ thông qua Hiến pháp, đừng để thông qua Hiến pháp rồi lại phải làm lại luật Cư trú. Cần nhấn mạnh tư tưởng quyền tự do cư trú phải phù hợp với quyền tự do học hành, chữa bệnh, lao động. Quyền ấy phải được đảm bảo để mọi quyền khác cùng được thực hiện đồng bộ. Hơn nữa, quyền này là quyền công dân nên không được phép cấm đoán”, ông Hùng nhắc nhở.
Theo Chủ tịch QH, thực tế bùng nổ dân số ở Hà Nội và TP.HCM đã cho thấy nhà nước có “cấm” thì dân vẫn tìm cách lách luật, bất chấp mọi chuyện siết hộ khẩu thì dân vẫn đổ về Thủ đô. Tình trạng này vừa gây khó cho cơ quan quản lý vừa khiến người dân lao đao.
“Cơ quan quản lý không nên chỉ nghĩ theo hướng tạo thuận lợi cho mình. Mà phải tư duy là cần để cho dân quản lý, dân giám sát, ban hành luật là để đảm bảo quyền lợi cho người dân", Chủ tịch QH nói.
Chốt phiên họp, UBTVQH thống nhất sẽ giao ban soạn thảo tiếp tục hoàn chỉnh dự thảo luật để trình UBTVQH sau hai phiên họp nữa.

Lê Nhung (VNN) 

'Chưa ai tiếp xúc được với ông Lê Quốc Quân '

Ông Lê Quốc Quân trước khi bị bắt 
Nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế đã lên tiếng quan ngại về vụ bắt giữ ông Quân

Đúng hai tháng sau khi bị bắt giữ, luật sư Lê Quốc Quân vẫn chưa được tiếp xúc luật sư và gia đình, các nguồn tin cho BBC biết.

Ông Quân là một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng sống tại Hà Nội. Ông bị bắt hôm 27/12 với cáo buộc trốn thuế.

Trước đó gần hai tháng, người em trai ông Quân là ông Lê Đình Quản và là giám đốc công ty VietnamCredit, cũng bị bắt giữ với cáo buộc tương tự.
‘Gia đình đau khổ’

Nói với BBC từ Hà Nội, bà Nguyễn Thị Trâm, 67 tuổi, thân mẫu ông Quân cho biết hiện nay gia đình ‘chưa biết tin tức gì hết’ về hai ông Quân và Quản.

“Gia đình có yêu cầu được gặp và cho luật sư gặp nhưng vẫn biệt tích,” bà nói, “Anh Quản bị bắt bốn tháng rồi mà họ cũng chưa cho luật sư vào gặp.”

“Gửi hết đơn ni từ chỗ ni qua chỗ khác mà mãi lâu rồi họ nói khi mô họ đi điều tra thì họ cho luật sư gặp nhưng họ chỉ nói rứa thôi,” bà nói.

“Luật sư Triển và luật sư Long bào chữa cho anh Quản đấu tranh gửi đi cấp này cấp nọ mà họ cũng nỏ cho tiếp xúc,” bà nói thêm.

Bà Trâm cũng cho biết là gia đình được phép gửi quà thăm nuôi cho hai ông Quân và Quản nhưng không được gửi trực tiếp và cũng như giá trị không quá 250.000 đồng.
"Tôi trông cho con được thả để trước khi chết còn gặp được mặt con." - Nguyễn Thị Trâm, thân mẫu ông Quân

“Phải mua trong căn tin của trại. Ưng mua thứ chi thì ghi vô đó. Mình ghi giấy và trả tiền còn họ tự đưa đến,” bà cho biết.

“Hỏi trại thì trại đã nói đưa đến nơi thì thôi chứ còn mình chẳng biết người nhà mình có được ăn không?”

“Nhà tôi rất chi đau khổ,” bà nói, “Nếu nhà tôi có tội thì đã đành. Mà nếu họ kết tội chống phá nhà nước rồi lật đổ chính quyền thì mần khổ cả gia đình tôi chẳng có làm ăn chi được.”

Bà Trâm cho biết bà rất mong được gặp hai người con trai vì bà bị tiểu đường đã 10 năm và hiện đã biến chứng sang huyết áp, mỡ máu và ‘ngất xỉu suốt suốt’.

“Tôi trông cho con được thả để trước khi chết còn gặp được mặt con,” bà nói và cho biết thêm đứa con nhỏ 4 tuổi của ông Quân ‘cứ nhắc đòi bố suốt’.
‘Không thể phàn nàn’

Ông Trần Thu Nam, luật sư bào chữa cho ông Quân, cũng xác nhận với BBC rằng hiện ông chưa được phép gặp thân chủ của mình.

Ông nói kể từ ngày ông được cấp giấy chứng nhận bào chữa hôm 22/1, ông đã có kiến nghị được vào gặp ông Quân nhưng chính quyền trả lời rằng ‘chưa có lịch vào gặp khi nào có lịch thì sẽ thông báo cho tôi trước’.
"Nếu như sau này đọc hồ sơ mà thấy rằng dù luật sư đã có đề nghị được tham dự hỏi cung mà họ có làm việc nhưng không thông qua luật sư thì họ có vi phạm." - Trần Thu Nam, luật sư của ông Quân

Tuy nhiên ông cũng nói không có cơ sở gì để phàn nàn chính quyền về vấn đề này.

“Theo quy định của luật tố tụng Việt Nam thì luật sư được quyền dự cung nhưng còn phải phụ thuộc vào lịch làm việc giữa điều tra viên với bị can mà hiện giờ họ chưa có lịch làm việc với bị can,” ông giải thích.

“Nếu như sau này đọc hồ sơ mà thấy rằng dù luật sư đã có đề nghị được tham dự hỏi cung mà họ có làm việc nhưng không thông qua luật sư thì họ có vi phạm,” ông nói.

Về vụ án của ông Quân, luật sư Nam nói hiện giờ ông chưa thể nói được gì vì tất cả tài liệu hồ sơ nằm ở cơ quan điều tra mà phải đến khi nào kết thúc điều tra thì ông mới được phép tiếp xúc.

“Phát biểu bây giờ là quá sớm,” ông nói và cho biết khung hình phạt tối đa cho tội trốn thuế là ‘tối đa 3 năm tù và bị phạt tiền gấp 4 lần số tiền trốn thuế’.

Tuy nhiên ông Nam cho biết qua trao đổi với điều tra viên thì ông được biết thân chủ của ông ‘hiện không có vấn đề gì về sức khỏe’.
(BBC) 

Pháp phá vỡ một mạng lưới nhập hàng nhái xuất xứ từ Trung Quốc

Hải quan Pháp thu giữ 30 tấn dây điện giả do Trung Quốc sản xuất
Hải quan Pháp thu giữ 30 tấn dây điện giả do Trung Quốc sản xuất (DR)

Trong đợt truy tìm hàng giả của Trung Quốc bán sang Pháp, cảnh sát Pháp đã phát hiện nhiều kho dây điện thiếu chất lượng tại các tỉnh Nantes, Rouen, Toulouse trong tháng Giêng vừa qua. Đường dây lừa đảo cấp quốc tế này bị phá vỡ.

Tổng cộng, hải quan Pháp cho biết đã tịch thu khoảng 30 ngàn tấn dây điện mang tên một nhãn hiệu nổi tiếng của Pháp, nhưng sản xuất từ Trung Quốc. Các cuộn dây điện này thay vì làm từ hợp kim bằng đồng lại bị thay bằng sắt. Chất lượng hàng nhái vừa xấu vừa dễ cháy.

Công ty chủ nhân nhãn hiệu linh kiện điện bị làm giả đã đệ đơn kiện với tư cách là nạn nhân. Một doanh nhân đã mua 15.700 cuộn dây điện giả này cũng nhờ luật pháp can thiệp trừng phạt thủ phạm « lừa đảo ». Khối lượng dây cáp do một nhà buôn Trung Quốc có cơ sở tại Hồng Kông xuất sang Pháp kèm theo giấy tờ giả chứng nhận chất lượng đúng tiêu chuẩn. Giám đốc công ty nhập cảng bình phong tuôn dây điện nhái vào nước Pháp đã bị bắt.

Theo hải quan Pháp, chiến dịch vừa qua không những ngăn chận hàng nháy, hàng giả Trung Quốc xâm nhập thị trường quốc gia mà còn phá vỡ được một đường dây quốc tế buôn bán linh kiện điện giả.

Tú Anh (RFI)

Thêm hai người Tây Tạng tự thiêu ở Trung Quốc

Một phụ nữ Tây Tạng tại Kathmandu đốt đèn nến trong buổi lễ tưởng niệm các nạn nhân bạo động và những người Tây Tạng tự thiêu chống Trung Quốc, ngày 17/11/2012.
Một phụ nữ Tây Tạng tại Kathmandu đốt đèn nến trong buổi lễ tưởng niệm các nạn nhân bạo động và những người Tây Tạng tự thiêu chống Trung Quốc, ngày 17/11/2012. (REUTERS/Navesh Chitrakar)

Hôm qua, 25/02/2013, hai tổ chức “Chiến dịch Quốc tế vì Tây Tạng” (ICT), trụ sở ở Washington và “Tây Tạng Tự do”, trụ sở ở Luân Đôn, đều ra thông cáo cho biết là một thanh niên Tây Tạng, tên là Tsesung Kyab, đã chết sau khi tự thiêu trước một tu viện Phật giáo ở tỉnh Cam Túc.

Theo ICT, thanh niên này đã tự thiêu vào ngày cuối của Tết Tây Tạng. Anh cũng là bà con với một người Tây Tạng khác đã tự thiêu vào tháng 12/2012 vừa qua.

Tổ chức ICT và Đài Á Châu Tự Do hôm qua cũng thông báo có một người Tây Tạng khác, tên là Phagmo Dundrup, đã tự biến mình thành đuốc sống ngày Chủ nhật vừa qua tại tỉnh Thanh Hải.

Kể từ năm 2009 tại Trung Quốc, khoảng 100 người Tây Tạng đã tự thiêu ( trong đó ít nhất 87 người đã chết ) để phản đối chính sách đàn áp tôn giáo và văn hóa của Bắc Kinh đối với cộng đồng này, cũng như bày tỏ sự bất mãn trước việc người sắc tộc Hán đến Tây Tạng ngày càng đông.

Chính quyền Trung Quốc vẫn cáo buộc lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma, là kích động phong trào ly khai, mặc dù Ngài luôn khẳng định là chỉ muốn Tây Tạng được quyền tự trị rộng rãi hơn, chứ không đòi độc lập cho vùng lãnh thổ này.

Thanh Phương (RFI)

Hải quân Trung Quốc tiếp nhận ''hộ tống hạm tàng hình'' thế hệ mới

Hộ tống hạm tàng hình lớp 056
Hộ tống hạm tàng hình lớp 056 (DR)

Báo chí Trung Quốc hôm nay 26/02/2013 đã lại phô trương : Quân đội nước này vừa được trang bị thêm loại tàu hộ tống đời mới được mệnh danh là tàng hình. Theo Tân Hoa Xã, một chiếc « hộ tống hạm tàng hình lớp 056 » đã được bàn giao vào hôm qua cho lực lượng Hải quân Trung Quốc, nhân một buổi lễ tại Thượng Hải. Loại chiến hạm mới này được cho là sẽ giúp Trung Quốc tăng cường năng lực phòng thủ trên biển, trong bối cảnh Bắc Kinh tranh chấp biển đảo với hầu hết các láng giềng.

Theo hãng tin Pháp AFP, kích thước cụ thể của con tàu này không được xác định, nhưng theo báo chí Trung Quốc, hộ tống hạm này có « tính năng tàng hình và tương thích điện từ tốt », và thủy thủ đoàn chỉ bằng 1/3 so với loại tàu cũ - tức tàu hộ tống lớp 053. Loại chiến hạm mới này chủ yếu sẽ được dùng trong các chiến dịch hộ tống và chống tàu ngầm.

Trang nhất tờ Giải phóng quân báo của quân đội Trung Quốc vào hôm nay đã trích lời Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi (Wu Shengli), nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc làm chủ thiết bị và vũ khí trong bối cảnh đang diễn ra tranh chấp trên biển giữa Trung Quốc và các nước khác.

Nhân vật đồng thời là Ủy viên của Quân ủy Trung ương đầy thế lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc, còn kêu gọi Hải quân không ngừng cách tân và phát triển thành một lực lượng ưu tú có khả năng chiến đấu và chiến thắng…

Trong thời gian gần đây, tăng cường sức mạnh hải quân sao cho ngang tầm với lực lượng Hải quân Mỹ đã trở thành ưu tiên của quân đội Trung Quốc, đặc biệt trong bối cảnh Bắc Kinh liên tục dùng sức mạnh trên biển để chèn ép các nước láng giềng, từ Việt Nam, Philippines tại Biển Đông, cho đến Nhật Bản ngoài Biển Hoa Đông.

Tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 11 năm 2012, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào - người sẽ rời chức vụ này vào tháng tới, nhường chỗ cho ông Tập Cận Bình - đã yêu cầu biến Trung Quốc thành một « cường quốc đại dương ».

Trọng Nghĩa (RFI)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét