Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

Ngày 23/6/2014 - Định hướng dư luận + giáo dục quần chúng

  • Thoát Cộng, thoát Trung, Thoát chết (RFA) - Quỹ thời gian của Việt Nam đã cạn. Việt Nam đã tới tận đầu cuối của sợi dây đu chính trị và an ninh quốc gia. Ở thời khắc lịch sử này Việt Nam chỉ có hai sự chọn lựa dứt khoát: “Death by China” hoặc là “Re-birth by US-Japan”.
  • TP HCM: bị bắt vì hô khẩu hiệu chống TQ (RFA) - Một người dân tại thành phố Hồ Chí Minh, sáng hôm nay một mình ra trước Bưu Điện thành phố hô vang những khẩu hiệu yêu cầu chính quyền Việt Nam khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về việc xâm chiếm biển đảo của Việt Nam bị công an câu lưu hơn 5 tiếng đồng hồ, từ 9 giờ sáng đến lúc 2 giờ 15 phút chiều.
  • World Cup Brazil 2014 ngày thứ 11 (RFA) - Chỉ chừng vài tiếng đồng hồ nữa World Cup Brazil 2014 sẽ bước vào ngày thứ 11, nhưng cũng phải thưa ngay là thế giới vẫn chưa yên với những bàn tán về các trận diễn ra ngày hôm qua, vẫn tiếp tục nói đến cú sút của Messi ở phút thứ 91 đem lại chiến thắng cho Argentina
  • Algeria 4-1 Hàn Quốc (BBC) - Lại thêm một bàn thắng nữa của các cầu thủ áo trắng, nâng khoảng cách chênh lệch trở lại ba bàn.
  • CÚP THẾ GIỚI 2014: Tuyển Mỹ trước cơ hội vươn lên dẫn đầu bảng G (RFI) - Tối nay, 22/6/2014, bảng H tiếp tục loạt trận thứ 2 với các cặp đấu tuyển Bỉ gặp Nga, Hàn Quốc gặp Algeri. Bỉ đã có một chiến thắng trước Algeri đang hy vọng trận thắng Nga sẽ giúp họ vươn lên vị trí đầu bảng. Trong khi đó cơ hội vào vòng 1/8 cũng như cán cân lực lượng của Nga, Hàn Quốc và Algeri gần như ngang bằng nhau và phụ thuộc vào kết quả của loạt trận thứ 2 này.
  • Giáo hoàng Phanxicô tố cáo đích danh mafia Ý (RFI) - Đức Giáo hoàng Phanxicô đến vùng Calabria, miền nam nướcÝ, vào hôm qua, 21/06/2014. Chính xác hơn là ngài đã đến Cassano allo Ionio, ngay trái tim của Ndrangeta, tổ chức mafia hùng mạnh nhất châuÂu. Trước đám đông hơn 100.000 người (200.000 theo báo chí) - phần đông là phụ nữ - Giáo hoàng đã tỏ ra gay gắt đối với giới mafia– vốn rất sùng đạo, nhưng Giáo hoàng đã rút phép thông công.
  • Irak : Chính quyền liên tiếp bại trận trước quân nổi dậy (RFI) - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vào hôm nay 22/06/2014 đã trở lại vùng Cận Đông trong một vòng công du chớp nhoáng, sẽ đưaông qua Ai Cập, Jordan, trước khi ghé Bruxelles và Paris. Trọng tâm chuyến đi là hồ sơ Irak, với tình hình quân đội chính phủ Irak liên tiếp thất bại trước đà tiến của lực lượng thánh chiến Hồi giáo sunni, đã giành được quyền kiểm soát nhiều tỉnh thành ở miền Tây Irak.
  • Iraq mất thêm ba thị trấn: Al-Qaim, Rawa, và Ana (RFA) - Những tin tức mới nhất cho biết các đơn vị quân sự của chính phủ Iraq đã rút khỏi 3 thị trấn Al-Qaim, Rawa, và Ana, là những địa điểm mới lọt vào tay phiến quân Hồi Giáo Sunni hồi trưa hôm nay.
  • Malaysia bác bỏ cáo buộc của Mỹ về nạn buôn người (RFI) - Hôm nay, 22/06/2014, chính quyền Malaysia đã phủ nhận những lời chi trích gay gắt từ phía Mỹ liên quan đến nạn buôn người. Trong một bản báo cáo vừa công bố, Bộ Ngoại giao Mỹ đã tố cáo Malaysia thiếu quyết tâm trong việc chống buôn người. Hai nước khác cũng bị Hoa Kỳ đả kích là Thái Lan và Venezuela.
  • Hàn Quốc huy động hàng ngàn quân truy bắt một lính sát hại đồng đội (RFI) - Hàng ngàn binh lính và cảnh sát Hàn Quốc đã được triển khai vào hôm nay, 22/06/2014, ở vùng biên giới với Bắc Triều Tiên, để truy bắt một người quân nhân trẻ đã sát hại 5 đồng đội của mình. Theo phát ngôn viên quân đội Hàn Quốc, người lính này đã chạy trốn mang theo một khẩu súng tấn công K2 và nhiều đạn dược.
  • Biển Đông : Giàn khoan mới của Trung Quốc tránh vùng biển của Việt Nam ? (RFI) - Theo các nguồn tin chính thức của Việt Nam, được báo chí trong nước vào hôm nay 22/06/2014 loan tải, giàn khoan Nam Hải số 9 mà Bắc Kinh loan báo sẽ cắm gần bờ biển Việt Nam, thực ra đã được hạ đặt trong thềm lục địa của Trung Quốc. Trước đó, giới chuyên gia hàng hải được báo Mỹ Wall Street Journal trích dẫn đã cho rằng sự chuyển dịch của bốn giàn khoan mới tại Biển Đông chính quyền Trung Quốc vừa xác nhận không đáng lo ngại.
  • Bắc hàn chỉ trích nặng nề ngoại trưởng Úc (RFA) - Trong tuyên bố phổ biến chiều hôm qua ở Bình Nhưỡng, Bộ Ngoại Giao Bắc Hàn đã sử dụng những lời lẽ nặng nề nhất, gọi Ngoại Trưởng Julie Bishop của Australia là công cụ của Hoa Kỳ, được chính phủ Mỹ tin dùng để thực hiện chính sách đe dọa Bắc Hàn
  • Số phận của các thuyền nhân tầm trú tại Úc vẫn bấp bênh (RFA) - Câu chuyện thuyền nhân tầm trú tại Úc vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Chiều ngay thứ bảy 21/6, các thuyền nhân tầm trú tại trại Yongah Hill lại tổ chức một cuộc biểu tình đòi hỏi chính phủ Úc phải giải quyết cho định cư số người này.
  • Trung Quốc:Thủ phạm vụ tấn công ở Tân Cương xin lỗi trên truyền hình (RFI) - Một thủ phạm cuộc tấn công ở Tân Cương, làm 4 người bị thương, cách đây một tuần, nhắm vào những người chơi mạt chược ở thành phố Hòa Điền (Hotan), đã được đưa lên đài truyền hình Trung Quốc vào hôm nay 22/06 để xin lỗi. Tên là Mirza, đây là người sống sót duy nhất trong nhóm 3 người tham gia vụ tấn công kể trên.
  • Trưng cầu dân ý về dân chủ, dân Hồng Kông thách thức Bắc Kinh (RFI) -  Sau cuộc bỏ phiếu trên mạng khởi sự cách nay hai ngày, thu hút gần 600.000 người tham gia, dân chúng Hồng Kông vào hôm nay 22/06/2014 đã có điều kiện đến những phòng phiếu cụ thể để cho biếtý kiến về việc cải cách thể thức bầu cử tại Hồng Kông theo đúng hướng dân chủ.
  • Hơn nửa triệu người Hồng Kông bỏ phiếu đòi dân chủ (RFA) - Gần 650,000 cư dân đã ký tên và bỏ phiếu ủng hộ bản kiến nghị được phổ biến trên mạng và qua những thùng phiếu ở nhiều địa điểm trong đặc khu, kêu gọi chính phủ Trung Quốc đổi mới chính trị, thực hiện những bước tiến vững chắc về dân chủ.
  • Hồng Kông trưng cầu dânývề cải tổ dân chủ (VOA) - Các phòng phiếu trên khắp lãnh thổ Hồng Kông mở cửa ngày hôm nay, Chủ nhật, cho một cuộc trưng cầu dân ý không chính thức về cải tổ dân chủ tại cựu thuộc địa của Anh này
  • Hội nghị "Our Ocean" ở Washington DC (RFA) - Hội nghị mang tên ‘Our Ocean- Đại dương của chúng ta’ vừa diễn ra trong hai ngày 16 và 17 tháng 6 tại thủ đô Washington, DC Hoa Kỳ do Bộ Ngoại giao Mỹ chủ trì.
  • Tình yêu biển, đảo qua các tác phẩm nghệ thuật (BaoMoi) - Hình ảnh người chiến sĩ cùng những ngư dân kiên cường bảo vệ chủ quyền trên các vùng biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc từ lâu nay đã tạo nguồn cảm hứng cho giới văn nghệ sĩ cả nước sáng tác nên hàng trăm tác phẩm nghệ thuật đầy ấn tượng, chứa đựng trong đó nhiều cảm xúc và niềm tự hào.
  • Trung Quốc ngược ngạo (BaoMoi) - Trong khi Trung Quốc liên tiếp có những hành động khiêu khích trên biển Đông và biển Hoa Đông, các lãnh đạo nước này vẫn một mực ngụy biện rằng mình yêu chuộng hòa bình.
  • TPHCM: Ngày 4-7 công bố điểm thi lớp 10 (BaoMoi) - (SGGP). – Sáng 21-6, kỳ thi vào lớp 10 năm học 2014 - 2015 tại TPHCM đã bước vào môn thi đầu tiên - Ngữ văn, kết thúc môn thi, nhiều thí sinh nhận định đề thi năm nay tương đối dễ và câu nghị luận gắn với thời sự - thể hiện lòng yêu nước qua vấn đề biển Đông nằm trong dự đoán chung.
  • Những tấm lòng cao cả (BaoMoi) - Có nhẽ phải mượn tên gọi tác phẩm nổi tiếng ấy, Những tấm lòng cao cả của nhà văn lừng danh Edmondo De Amicis thì mới truyền tải gọn gàng mà đầy đủ tấm lòng của người dân bình thường xứ ta trong những ngày đầy ắp sự kiện thế này. Mỗi hành động, mỗi suy nghĩ đều ánh lên vẻ đẹp đầy sức lay động lòng người.
  • Phải kiện Trung Quốc! (BaoMoi) - (Seatimes) Nhiều học giả tham gia hội thảo “Hoàng Sa - Trường Sa: sự thật lịch sử” tại Đà Nẵng cho rằng: Việt Nam nên đưa vấn đề biển Đông ra tòa án quốc tế.
  • Biển Đông xuất hiện trong đề thi Văn TS lớp 10 TP HCM (BaoMoi) - Trình bày suy nghĩ về bài học yêu nước qua những hành động thiết thực của nhân dân hướng về Biển Đông là một trong ba vấn đề mà câu 2, đề thi tuyển sinh vào lớp 10 ở TPHCM năm nay đưa ra cho học sinh lựa chon.

Nguyễn Văn Tuấn - Định hướng dư luận + giáo dục quần chúng

Dĩ nhiên, báo chí cách mạng VN là nền báo chí có chủ đích “định hướng dư luận” và “giáo dục quần chúng”. Định hướng dư luận và giáo dục quần chúng là hai cụm từ mang tính trịch thượng và xúc phạm. Giả định của định hướng dư luận là công chúng chỉ là một đám đông ngu dốt, không có lập trường và chính kiến, không biết suy nghĩ. Từ giả định đó, người ta tự cho mình cái quyền giáo dục công chúng cho bớt ngu dốt, nhào nặn thành những người có lập trường, và dạy cho họ biết suy nghĩ. Dĩ nhiên là suy nghĩ theo họ. Chính vì thế mà chúng ta hay nghe những cụm từ như giáo dục quần chúng. Người ta phải hỏi ai cho anh quyền và anh có tư cách gì để giáo dục tôi? Đó là một suy nghĩ ngạo mạn, tự cho mình ngồi trên đám đông.

Nhưng đối với những ai có tinh thần tự do tư tưởng, cái cụm từ định hướng dư luận nghe rất xa lạ. Người trí thức có ý kiến riêng từ thông tin họ có, và không để ai định hướng mình. Đã để cho người khác định hướng tức là mình thiếu độc lập, chẳng khác gì như những con cừu. Mà, nếu thiếu độc lập thì nói gì đến việc có ý kiến riêng? Do đó, người trí thức không bao giờ chấp nhận chuyện tuyên truyền hay định hướng dư luận. Nghe là đã kinh tởm, nói gì đến chuyện lên mặt báo!

Nói đi thì cũng nói lại, VN hay bất cứ nước nào cũng có tuyên truyền và định hướng. Nhưng cái khác nhau cơ bản là một bên thì nói huỵch tẹt ra (như VN và Tàu), còn một bên thì âm thầm làm mà không nói ra. Có bao giờ chúng ta thấy truyền thông Mĩ nói họ tuyên truyền hay định hướng dư luận đâu, vậy mà trong thực tế những cây bỉnh bút của họ chính là những chuyên gia định hướng dư luận. Họ định hướng một cách trí thức và dân chủ, bất cứ vấn đề nào cũng có người nói FOR và kẻ nói AGAINST (ủng hộ và chống). Còn những nước như VN và Tàu thì chỉ có 1 chiều, muốn hay không muốn thì ráng chịu. May phước nhờ có internet!

Giáo sư Noam Chomsky (một người thông minh tuyệt vời) là người bỏ ra nhiều thời gian để nghiên cứu về tuyên truyền của phương Tây. Ông chỉ ra rằng truyền thông đại chúng đều có mục đích định hướng. Mục đích của họ là làm cho đám đông không làm phiền đến họ. “Họ” ở đây là chính quyền, là các đại gia kĩ nghệ, quân sự, v.v. Ông chứng minh thực tế rằng họ muốn làm sao đám đông kia chạy theo những game show vớ vẩn, say mê với thể thao như đá banh, với những bản tin cướp giết hiếp, mở to mắt với những xì căng đan sex, những thèm muốn cấp thấp kiểu ngực vú eo mông má, v.v. Còn những chuyện nghiêm trọng, chuyện lớn thì để cho họ lo — We take care of that.

Nghĩ lại nguyên lí này tôi thấy rất phù hợp với tình hình VN hiện nay. Mở vài trang báo chí từ những trang có vẻ (chỉ “có vẻ” thôi) nghiêm chỉnh như Vietnamnet, Người lao động (anh bạn tôi làm trong đó), Soha (mang tiếng là “diễn đàn trí thức trẻ”), thậm chí có tờ như Thanh Niên và Tuổi Trẻ - mình cứ tưởng họ cũng nghiêm chỉnh chứ ai dè thỉnh thoảng cũng “cướp giết hiếp” và “ngực vú eo mông má”! Hệ quả là người ta chẳng ai quan tâm đến vấn đề lớn hơn ở Hoàng Sa – Trường Sa (vì we will take care of that – đã có Nhà nước lo). Cứ cái đà này thì nguy cơ suy thoái văn hoá sẽ tăng theo thời gian. Suy thoái kinh tế thì có thể theo đường cong, lúc tăng lúc giảm, nhưng suy thoái văn hoá thì theo hàm đường thẳng và chỉ có giảm. Một khi văn hoá suy thoái đến mức thấp nhất thì nguy cơ mất nước cũng sẽ tăng nhanh theo.
  Nguyễn Văn Tuấn
  (fb. Nguyễn Văn Tuấn) 

Cam kết UPR : Việt Nam từ chối nhiều khuyến nghị nhân quyền cơ bản

Một phiên họp của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp Quốc tại Genève (Ảnh : LHQ)
Hôm qua, 20/06/2014, trong phiên họp thông qua báo cáo Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ 2, dưới sự chủ tọa của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, tại Genève, chính phủ Việt Nam thông báo giữ lại 182 khuyến nghị trong số 227 khuyến nghị do các nước đề xuất, và bác bỏ 45 khuyến nghị còn lại.

Từ Genève, trả lời RFI, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một trong bốn đại diện của nhóm 10 tổ chức xã hội dân sự Việt Nam, cho biết diễn biến của phiên họp, các hoạt động của đoàn và quan điểm của ông về quyết định nói trên của chính quyền.

RFI : Thưa ông, xin ông cho biết một số nhận xét của ông về phiên họp ngày hôm qua ?

TS Nguyễn Quang A : Trong phiên họp này, đầu tiên đoàn Việt Nam trình bày bản báo cáo của mình, trong đó nêu rất nhiều thành tích, nhiều tiến bộ, cũng như là thông báo chấp nhận đến trên 80% kiến nghị. Sau đó, đến các nước phát biểu, như Lào, Myanmar, Malaysia, Philippines, Singapore, một loạt các nước khác như Maroc, Srilanka đều rất hoan nghênh việc cam kết của Việt Nam, đã chấp nhận khuyến nghị của họ…



TS Nguyễn Quang A (Genève)



Trong các ý kiến này, EU – Liên Hiệp Châu Âu - thì tôi không thấy phát biểu gì, duy nhất chỉ có của Mỹ nói nhiều về vấn đề nhân quyền, vấn đề nghị định 72, đích danh nêu tên anh Ba Sàm (Nguyễn Hữu Vinh), kêu gọi thả tù nhân chính trị. Đó là về phía các nước.

Sau đó đến các tổ chức xã hội dân sự, một số lên tiếng rất mạnh mẽ, như Human Rights Watch, nêu rất chi tiết. Nhiều tổ chức xã hội dân sự cũng nêu ý kiến là Việt Nam còn rất nhiều khiếm khuyết trong vấn đề nhân quyền. Trong đấy có một số tổ chức xã hội dân sự, như Hội đồng Hòa bình Thế giới, và Hội chất độc màu da cam rất hoan nghênh Việt Nam, đã có thành tích nhân quyền rất tốt, đòi Mỹ phải bồi thường cho nạn nhân chất độc màu da cam. Trong các tổ chức xã hội dân sự từ Việt Nam đến, có Hội dân số, kế hoạch hóa gia đình ca ngợi việc « kế hoạch hóa dân số » đang rất tốt, bảo đảm được rất nhiều quyền. Cũng có đại diện một hội nữa của xã hội dân sự Việt Nam (ISEE/Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường), bảo vệ cho tiếng nói của những người đồng tính phát biểu khá là tốt, cũng khen một số tiến bộ, nhưng cũng cho biết luật Hôn nhân gia đình vừa rồi vẫn không được ghi nhận (không công nhận hôn nhân giữa những người đồng tính - ndr)… Đoàn của chúng tôi, đại diện cho hơn 10 tổ chức xã hội dân sự, rất đáng tiếc là vì xếp ở quá sau, nên hết giờ, không còn thời gian, nên không được phát biểu.

RFI : Xin ông cho biết mục tiêu của phái đoàn đại diện các tổ chức xã hội dân sự độc lập của Việt Nam lần này tại Genève ?

TS Nguyễn Quang A : Mục tiêu đầu tiên là vận động quốc tế, các tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội dân sự của các nước khác, cũng như là các đoàn ngoại giao ở đây để họ biết rõ hơn, kỹ hơn về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Bởi vì, chúng tôi thấy có một số tổ chức đến dự bảo là Việt Nam rất tiến bộ, người dân được tham khảo ý kiến về luật pháp, về Hiến pháp, đủ mọi thứ. Thế thì người ta chỉ dựa trên các thông tin do Nhà nước, hoặc do báo chí (của Nhà nước – ndr) nêu ra. Nhưng cái thực chất như thế nào thì người ta không biết. Cho nên nhiều khi các thông tin một chiều như thế khiến họ có những đánh giá không thật chính xác lắm. Mục tiêu của chúng tôi là làm cho họ rõ thêm về chuyện đó.

Ở tại Genève, chúng tôi còn làm việc đến ngày 25/06. Chúng tôi sẽ tiếp tục công việc như đã làm. Chúng tôi nghĩ rằng hoạt động ở bên ngoài cuộc họp chính mới là chuyện quan trọng. Còn chuyện trong một cuộc họp chính, mà nếu còn thời gian để được đọc, ví dụ như anh Trịnh Hữu Long, người được phân công đại diện cho đoàn đọc bài phát biểu, thì cũng rất tốt, nhưng điều đó chỉ là một phần.
Chúng tôi đi với lời mời của tổ chức CIVICUS, một tổ chức xã hội của Nam Phi rất nổi tiếng. Bài mà lẽ ra anh Long được phát biểu, tôi được người phụ trách CIVICUS nói là đã phân phát cho các đoàn tham dự hội nghị.

RFI : Thưa ông, xin ông cho biết nhận định của đoàn về các khuyến nghị nhân quyền mà chính phủ Việt Nam vừa thông báo chấp thuận và bác bỏ tại phiên họp toàn thể hôm qua ? 

TS Nguyễn Quang A : Một chuyện ghi nhận là (chính phủ Việt Nam – ndr) chấp nhận nhiều như thế là rất tiến bộ. Vấn đề là các tổ chức xã hội dân sự và người dân Việt Nam, cũng như là các tổ chức quốc tế, sẽ yêu cầu trong thời gian tới là 182 cái khuyến nghị được chấp nhận, thì hãy cố gắng thực hiện được tốt một nửa số đấy cũng là tốt rồi. Còn nếu mà không làm, thì có thể họ chấp nhận 182 điều, nhưng họ chỉ thực hiện 15, 16 cái dễ dàng thôi, còn những điều khác mà lờ đi, thì cũng không phải là hay.

Cái việc tới là phải thúc đẩy để thực hiện cả 182 điều thì càng tốt, nếu không, chí ít cũng phải được một nửa chẳng hạn.

RFI : Thưa ông, thế còn về 45 điều bị bác bỏ ?

TS Nguyễn Quang A : 45 kiến nghị mà Việt Nam bác bỏ, theo nhận định của tôi, đấy là những kiến nghị cốt lõi nhất về vấn đề nhân quyền. Hay nói một cách tóm tắt là, trong một cái « cây nhân quyền » có rất nhiều lá, người ta chấp nhận 182 lá và các cành con (trong trường hợp này – ndr) , nhưng các cành chính và thân của nó là 45 kiến nghị của các nước Châu Âu, của Séc, của Ba Lan, của Mỹ… thì đều bị từ chối cả. Đó là những vấn đề đa nguyên, đa đảng, về thả tù nhân chính trị, về quyền tự do ngôn luận, vấn đề bỏ điều 79, bỏ điều 88, điều 258. Tất cả những điều cốt lõi nhất của sự vi phạm nhân quyền đều nằm trong 45 kiến nghị ấy.

Cũng như, một điều rất quan trọng là Việt Nam ký những thỏa ước quốc tế, nhưng bên dưới những thỏa ước ấy, thì có những nghị định thư, những protocole, buộc phải công nhận các tài phán quốc tế, thì tất cả những khuyến nghị có cái đó đều bị từ chối cả. Hay nói cách khác, những thỏa ước quốc tế dù có được ký, nhưng chỉ tồn tại trên danh nghĩa thôi, chứ Việt Nam không chấp nhận thực hiện theo đúng như tinh thần các thỏa ước quốc tế về quyền con người, quyền dân sự và chính trị. Vì chính quyền Việt Nam không chấp nhận phán quyết của các tổ chức độc lập, nếu Việt Nam có sự vi phạm ấy. Như thế cũng giống hệt như Trung Quốc, ký vào Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển, nhưng không công nhận quyền tài phán của bất kể tổ chức tài phán nào. Và việc ký đấy chỉ để cho vui, để trang trí cho « bức tranh nhân quyền » của Việt Nam.

RFI : Dường như đây cũng là trường hợp của khuyến nghị liên quan đến Công ước chống tra tấn ?

TS Nguyễn Quang A : Thí dụ như là Công ước ấy chẳng hạn. Trong phiên họp hôm qua, ông trưởng đoàn Việt Nam tuyên bố rất hùng hồn, cuối năm nay Quốc hội Việt Nam sẽ phê chuẩn hiệp ước đó. Nhưng điều đáng chú ý là, người ta từ chối ký nghị định thư đi kèm với Công ước ấy (Đây là trường hợp Việt Nam bác bỏ khuyến nghị 31 của Tunisia « Tăng cường khuôn khổ pháp lý và thể chế bằng cách phê chuẩn Công ước Chống Tra tấn và Nghị định thư tùy chọn kèm theo … », trong khi đó lại chấp nhận khuyến nghị 21 của Burkina Faso về « Phê chuẩn Công ước về Quyền của Người Khuyết tật, Công ước Chống Tra tấn... » - ndr).

Vì nếu theo nghị định thư này, Việt Nam phải sẵn sàng chấp nhận những phán xét của các tổ chức (quốc tế) về việc vi phạm Công ước đó. Tôi giả sử một người nào ở trong tù, bị tra tấn, người ấy khiếu nại lên các cơ quan quốc tế theo thỏa ước đó, thì đều vô hiệu cả. Vì người ta không chấp nhận. Hay nói cách khác, việc ký như thế có vẻ như để thể hiện là : chúng tôi có vẻ cũng tôn trọng nhân quyền thôi, nhưng thực bụng thì chúng tôi không ký những cam kết đằng sau. Và như thế, thì thực sự là vô hiệu.

Nói tóm lại, tôi quay lại với 227 kiến nghị của các nước, được coi như là một cây nhân quyền sum suê đấy, có 182 lá và cành con, còn các cành lớn và thân cây – tức 45 khuyến nghị đấy, đều bị bác bỏ cả. Cái cây nhân quyền mà cành và thân cây chính mà không có, thì nó cũng héo thôi.

RFI xin cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Quang A.
Trọng Thành
Theo RFI

Số phận của các thuyền nhân tầm trú tại Úc vẫn bấp bênh

Các thuyền nhân Việt Nam tại trại Yongah Hill đang tuyệt thực, cầu nghuyện để hiệp thông với giáo xứ Mỹ Yên hôm 5/9/2013.

Nghe bài này
Câu chuyện thuyền nhân tầm trú tại Úc vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Chiều ngay thứ bảy 21/6, các thuyền nhân tầm trú tại trại Yongah Hill lại tổ chức một cuộc biểu tình đòi hỏi chính phủ Úc phải giải quyết cho định cư số người này. Thông tín viên Tường An ghi nhận ý kiến của các thuyền nhân tham gia cuộc biểu tình như sau.

Biểu tình của nhiều sắc tộc

Thứ bảy, ngày 21 tháng 6, khoảng hơn 600 thuyền nhân tầm trú tại Úc gồm nhiều sắc tộc khác nhau như Việt Nam, Pakistan, Afghanistan, Sri Lanka, Myanmar… đã tổ chức một cuộc biểu tình trong khuôn viên khu thể thao của trại Yongah Hill, một trại tạm giam nằm ở phía Tây nước Úc và gần thành phố Pearth. Anh Toàn, một thuyền nhân của trại cho biết lý do của cuộc biểu tình:

“Lý do của cuộc biểu tình ngày hôm nay là vì Bộ Di Trú giam giữ thuyền nhân thuyền nhân Việt Nam cũng như các nước khác trong trại tị nạn quá lâu. Họ giam mà không có thời gian nào cụ thể, không có chính sách nào cho mọi người, cho nên bọn em biểu tình để nói lên tiếng nói với chính phủ là đừng giam giữ bọn em trong này quá lâu vì bọn em là những người trẻ , bọn em có thể giúp cho nước Úc những điều gì tốt đẹp nhất, cho nên là đừng có giam giữ bọn em quá lâu.”

Đoàn người biểu tình trưng các biểu ngữ với nội dung “ Chúng tôi là con người - we are the people, Look at Us - Hãy quan tâm đến chúng tôi . Freedom for Us”…v.v… .Lúc đầu, các biểu ngữ bị ban quản lý trại tịch thu, nhưng sau đó họ làm lại biểu ngữ khác và tiếp tục biểu tình. Trời đang mưa và lạnh, lực lượng cảnh sát rất đông đứng bên ngoài canh gác cuộc biểu tình, anh Toàn cho biết:

“ Trời đang mưa, và các biểu ngữ có nội dung là “ Chúng tôi là con người - we are the people, Look at Us - Hãy quan tâm đến chúng tôi . Freedom for Us….tức là những biểu ngữ cho người tị nạn. Đặc biệt có lực lượng RT rất đông và bên ngoài thì cảnh sát đang nháy đèn rất chi là nhiều, và có một lực lượng cảnh sát đặc biệt đi lòng vòng quanh bọn em”

Cảnh sát Úc đang kiểm tra một chiếc tàu chở người tị nạn mới đến đảo Christmas, ảnh minh họa. AFP
Theo thống kê của Bộ Di Trú Úc thì trong tháng 9 năm 2013, đã có 54 thuyền nhân Việt đã bị âm thầm cưỡng bách hồi hương, tháng 10 đã có thêm 28 người phải trở về Việt Nam. Liên minh Việt BP cho biết nhiều người Việt, kể cả phụ nữ có thai bị đưa sang đảo Neru, nhiều người bị giam riêng để bất ngờ đưa về Việt Nam, một số thì bỏ trốn vì sợ bị trả về Việt Nam. Số thuyền nhân Việt Nam trong trại Yongah Hill từ 342 đã xuống còn 220 người. Trước đây, các thuyền nhân này cũng đã kêu cứu vì không được phép cầu nguyện. Anh Jos Nguyễn tham gia biểu tình để chống lại chính sách mà anh cho là phân biệt đối xử này, anh nói:




Lý do của cuộc biểu tình ngày hôm nay là vì Bộ Di Trú giam giữ thuyền nhân thuyền nhân Việt Nam cũng như các nước khác trong trại tị nạn quá lâu. Họ giam mà không có thời gian nào cụ thể, không có chính sách nào cho mọi người

Anh Toàn
“Chúng em đi tị nạn thì mong được có quyền tự do và được sống như bao con người khác. Chúng em hy vọng tìm được nơi một đất nước Úc rộng lớn. Nhưng thực ra chúng em sang đây bị giam giữ ở đây gần 2 năm trời, có người 4-5 năm, bọn em chẳng có tương lai gì cả. Chính phủ rất khắc khe với người tầm trú, đặc biệt với người Việt Nam. Các trại gia đình thì có một vài gia đình được ra, chứ còn toàn bộ những người Việt Nam độc thân thì bị giữ trong trại. Các sắc dân khác thì được ra đều đều hoà nhập cộng đồng, riêng Việt Nam mình thì không được nên tổ chức biểu tình ở đây là yêu cầu chính phủ hãy quan tâm đến chúng em, cho chúng em được cái quyền giống như những sắc tộc khác, như những con người khác.”

Người Việt trong trại tạm giam Yongah Hill

Trại Yongah Hill tạm giam phần lớn các thanh niên độc thân, đa số các thanh niên này là những thanh niên Công giáo, xuất thân từ Nghệ An, một ít đi từ Vũng tàu, Đồng nai. Họ cho biết lý do họ phải bỏ nước ra đi là vì tham gia các hoạt động đấu tranh cho tự do tôn giáo và Nhân quyền. Phần khắc vì lý do bị cưỡng chế đất đai. Anh Toàn, một thanh niên công giáo đã ở trại này khoảng 1 năm rưởi, nói với chúng tôi:

Trại tạm cư Yongah Hill, Northam, thuộc Tây Úc, ảnh chụp hôm 25/6/2012. Files photos
“Sắc tộc đến từ các nước khác thì em không rõ, nhưng mà đối với đa số các thuyền nhân Việt Nam thì họ trốn chạy chế đố độc ác, tàn bạo của Cộng sản Việt Nam, đa số bị đàn áp nên họ mới ra đi. Một số bị đàn áp tôn giáo, bị cưỡng bức nhà đất. Trước đây, em là một sinh viên công giáo, em tham gia các tổ chức Nhân quyền cho nên em phải trốn chạy khỏi quê hương Việt Nam để tránh khỏi bị bỏ tù”

Cách đây vài tháng, trại Yongah Hill cũng xảy ra biểu tình, nhưng với quy mô nhỏ hơn. Anh Nam đã trải qua đúng 4 năm trong trại cho biết anh là 1 trong những người đầu tiên vào trại này, khi chưa gặp người Việt thì anh không có cảm giác lo lắng nhiều, những sau đó, khi làn sóng thuyền nhân dâng cao, nghe những câu chuyện bị hành hạ, tra tấn của những thuyền nhân đến sau, anh Nam nghĩ là mình cũng tham gia biểu tình để cùng lên tiếng nói, anh chia sẻ:




Sắc tộc đến từ các nước khác thì em không rõ, nhưng mà đối với đa số các thuyền nhân Việt Nam thì họ trốn chạy chế đố độc ác, tàn bạo của Cộng sản Việt Nam, đa số bị đàn áp nên họ mới ra đi. Một số bị đàn áp tôn giáo, bị cưỡng bức nhà đất

Anh Toàn
“Nghe câu chuyện của họ: bị đánh đập, tra tấn….cho nên cảm giá thôi thúc em là nên tham gia với mọi người để cùng chung sức với mọi người lên tiếng nói”

Tháng 8 năm 2013, bộ Di Trú Úc đã cho công an CPA18 của Việt Nam vào các trại tạm giam để điều tra lý lịch của một số thuyền nhân. Sau đó có nhiều người bị trục xuất về lại Việt Nam . Tại Việt Nam có người bị bắt giam, bị đánh đập hoặc bị bắt nộp tiền phạt vì đã bỏ trốn khỏi đất nước. Ngày 12 tháng 3 năm 2014, bộ Di Trú Úc chính thức thông báo rằng, danh sách của hơn 10.000 thuyền nhân tầm trú đã bị lộ thông tin do bộ đã vô tình cho phép truy cập trên trang mạng của bộ Di Trú về thông tin cá nhân của các thuyền nhân này vào ngày 31 tháng 1 năm 2014. Do đó, các thuyền nhân đã rơi vào tình trạng hoang mang, lo lắng và run sợ trước tương lai của họ nếu bị trả về Việt Nam. Một thuyền nhân đã ở tại trại này 2 năm tâm sự:

“ Chính phủ Việt Nam mà biết được thông tin của bọn em thì….Bây giờ bọ em rất sợ cái chuyện đó”

Cuộc biểu tình của hơn 600 thuyền nhân tầm trú bắt đầu lúc 3 giờ 45 phút. Trời vẫn đang nặng hạt, từ khu thể thao của trại Yongah Hill, những khẩu hiệu: “ Tự do cho chúng tôi , tự do cho các thuyền nhân….” hoà cùng tiếng mưa cho đến mãi tận 6 giờ chiều cùng ngày.
Tường An,
thông tín viên RFA, Paris
Theo RFA

Đặng Xương Hùng - Tôi yêu cầu Hội Đồng bác bỏ báo cáo này !

"...Đảng cộng sản quyết tâm duy trì chế độ toàn trị bằng mọi giá và mọi phương tiện. Khát vọng dân chủ càng lên cao thì đàn áp càng thô bạo. Nhiều thanh niên -nam cũng như nữ- đã bị xử những án tù 5 năm hay 10 năm chỉ vì đã có tội phát biểu một cách ôn hòa lập trường của mình. Thưa ông chủ tọa, tôi yêu cầu Hội Đồng bác bỏ báo cáo này..."


LTS : Sau đây là bài phát biểu của ông Đặng Xương Hùng trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ngày 20/06/2014 tại Geneva, nhân phiên họp để đánh giá bản thu hoạch của chính quyền Việt Nam sau những khuyến nghị của các nước thành viên Liên Hiệp Quốc sau phiên họp định kỳ kiểm điểm về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam ngày 05/02/2014 vừa qua, cũng tại Geneva. Trong phiên họp định kỳ này, chính quyền Việt Nam đã nhận được 227 khuyến nghị, nghĩa là những tố giác vi phạm nhân quyền cùng với những yêu cầu sửa đổi. Đây là một con số kỷ lục chứng tỏ tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam. Sau bốn tháng rưỡi chuẩn bị, chính quyền cộng sản Việt Nam đã trình Hội Đồng Nhân Quyền phúc trình tiếp thu của mình. Hà Nội đã chấp 182 khuyến nghị nhưng từ chối 45 khuyến nghị khác, cũng là những khuyến cáo quan trọng nhất, như yêu cầu phê chuẩn Công ước chống tra tấn (CAT) và phóng thích tù nhân lương tâm. Trong dịp này ông Đặng Xương Hùng, một quan chức công sản, đã có bài phát biểu sau đây. Bản tiếng Việt và tựa đề là của Thông Luận.

Vâng, xin cảm ơn ông Chủ tọa,

Tôi là Đặng Xương Hùng, cựu Lãnh sự Việt Nam tại Geneva và cựu Vụ phó tại Bộ Ngoại giao Việt Nam. Tôi cũng là đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam từ năm 1986. Tôi đã từ bỏ chức vụ và ly khai với Đảng Cộng sản Việt Nam từ tháng 10/2013 để tố giác những vi phạm nhân quyền.

Trong bản báo cáo trước mắt chúng ta đây, chính quyền Việt Nam khẳng định rằng "chính sách của Việt Nam là luôn luôn tôn trọng, bảo vệ và phát huy mọi quyền con người và các quyền tự do căn bản".

Không gì sai sự thực hơn. Chẳng bao giờ có tự do chính trị cả, các ứng cử viên trong các cuộc bầu cử đều phải do Đảng tuyển chọn trước. Những người dân chủ đòi ra ứng cử đều bị loại trước. Không những thế những sách nhiễu, thậm chí những án tù, còn chờ đợi họ sau đó.

Những người khác chính kiến và những blogger đều bị sách nhiễu, thường thường còn bị côn đồ hành hung theo lệnh của công an. Tra tấn trong đồn công an là rất bình thường. Trung bình cứ 18 người là có một người làm việc cho an ninh với mục đích duy nhất là theo dõi mọi công dân và đàn áp nhân quyền. Lãnh đạo chế độ đã thề là sẽ đập tan từ trứng nước mọi nhem nhúm thành lập các nhóm đối lập.

Đảng cộng sản quyết tâm duy trì chế độ toàn trị bằng mọi giá và mọi phương tiện. Khát vọng dân chủ càng lên cao thì đàn áp càng thô bạo. Nhiều thanh niên -nam cũng như nữ- đã bị xử những án tù 5 năm hay 10 năm chỉ vì đã có tội phát biểu một cách ôn hòa lập trường của mình.

Thưa ông chủ tọa, tôi yêu cầu Hội Đồng bác bỏ báo cáo này. Nó chỉ là ngụy biện dối trá. Tôi mong đợi ở Hội Đồng một lập trường mạnh mẽ, đặt nhà đương cuộc Việt Nam trước trách nhiệm của họ.

Xin cảm ơn ông chủ tọa.

Đặng Xương Hùng
ethongluan

***

Nguyên văn tiếng Pháp:

Merci, Monsieur le President,

Je m'appelle Dang Xuong Hung, ancien Consul du Vietnam à Genève et ancien Directeur-adjoint au Ministère des Affaires étrangères du Vietnam. J'ai été membre du Parti communiste vietnamien depuis 1986. J'ai abandonné mon poste et quitté le Parti en Octobre 2013 pour dénoncer les violations des droits de l'homme.

Dans le rapport présenté devant vous, le gouvernement du Vietnam affirme que "Le Vietnam a toujours eu pour politique de respecter, protéger et promouvoir tous les droits humains et les libertés fondamentales".

Rien ne peut être plus éloigné de la vérité. Il n'y a jamais de liberté politique ; les candidats aux élections sont tous pré-sélectionnés par le Parti. Les démocrates qui tentent de se présenter voient leurs candidatures refusées. De surcroît, des harcèlements, voire même des peines d'emprisonnement, les attendent.

Dissidents et blogueurs contestataires sont harcelés, très souvent battus sauvagement par des voyous mandatés par la police. Les tortures aux postes de police sont courantes. Une personne sur 18 travaille pour la sécurité publique, dans le seul but de surveiller ses concitoyens et d'opprimer les droits humains. Les dirigeants ont juré publiquement de tuer dans l'oeuf toute tentative de créer des groupes d'opposants.

Le Parti communiste est déterminé à maintenir la dictature à tout prix et par tous les moyens. Plus les aspirations démocratiques sont fortes, plus la répression est brutale. Des jeunes, garçons et filles, coupables seulement d'exprimer leur opinion de manière pacifique sont condamnés à cinq ou dix ans de prison.

Monsieur le Président, je prie le Conseil de rejeter le rapport d'aujourd'hui, il est mensonger. Je demande au Conseil de prendre une position énergique pour mettre les autorités vietnamiennes devant leur responsabilité.

Je vous remercie, Monsieur le Président.

Cảnh báo: Lại Thêm Thảm Họa về Thực Phẩm Trung Quốc


Thịt lợn bệnh, lợn chết được bày la liệt để chế biến thực phẩm (Hình ảnh từ Internet)
Dajiyuan Staff

Gần đây, trên Internet lưu truyền một số bức ảnh về công đoạn chế biến thực phẩm ở Trung Quốc Đại Lục. Sau khi xem những hình ảnh này, thật khiến người ta kinh động, những thứ dơ bẩn đến buồn nôn này, lại chính là thức ăn cho trẻ em.

Gần đây, cư dân mạng truyền nhau những bức ảnh về quá trình chế biến thức ăn nhẹ cho trẻ em, những bức ảnh gây nên sự buồn nôn ngoài sức tưởng tượng. Những thực phẩm vô lương tâm như vậy có thể thấy khắp mọi nơi ở Trung Quốc: gạo độc, sữa bột độc, “bột gạo trên những ngón chân”, … nhiều không thể kể hết từng thứ một.
Những vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm đã trở thành trung tâm của sự chú ý, ngoài ra chất lượng yếu kém, lạm dụng các chất phụ gia hóa chất độc hại, điều kiện vệ sinh sản xuất thực phẩm cũng “dơ bẩn” không thể chịu được.
được “bẩn” có thể không chịu được khi thấy.
Làm phim cay, là một trong những nguyên liệu suy giảm cừu đông máu nóng.  (Ảnh Internet)
Chất làm cay, một trong những nguyên liệu gây biến chứng chứng đông máu cừu (Hình ảnh từ Internet)
Máy chế biến thực phẩm.  (Ảnh Internet)
Máy dùng để chế biến thực phẩm (Hình ảnh từ Internet)
Xô thuốc tẩy và điền bên trái, bên phải của đổ lỗi trong nhựa thông công nghiệp cho tuốt, bị bỏ rơi ở giữa bồn tắm để rửa thịt lợn.  (Ảnh Internet)
Chậu sơn và thuốc tẩy nằm bên trái, chảo màu đen bên phải là chất dùng trong công nghiệp từ nhựa thông để tẩy lông, ở giữa là bồn tắm rửa lợn (Hình ảnh từ Internet)
Vũ Hán Giang Hạ Zheng đường mua sắm một miến, mì như một bước đệm (Internet ảnh)
Tại một xưởng sản xuất trên phố Trịnh Điếm, Giang Hạ, Vũ Hán, miến được dẫm trên sàn (Hình ảnh từ Internet)

Một xưởng sản xuất tương ở Vũ Hán đang gia công tương, sau khi được dán nhãn, đóng gói thật đẹp, tương được đưa đi bán khắp nơi trên cả nước (Hình ảnh từ Internet)
Tuy nhiên, ĐCSTQ đối với bản thân, các quan chức ĐCSTQ cũng như những gì họ sử dụng, luôn đều đúng với yêu cầu về tiêu chuẩn quốc tế. Các quan chức cao cấp tha hồ hưởng thụ các loại đặc sản, nhưng đối với nhân dân thì họ mặc kệ sống chết thế nào đi nữa. Các phòng ban, cơ quan khác nhau được thành lập để kiếm tiền, chứ cơ bản là không phải để thực thi luật pháp. Sự thống trị của ĐCSTQ đã dẫn đến sự sa đọa về đạo đức của toàn xã hội, chính là căn nguyên của sự tràn lan thực phẩm độc hại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét