Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

Ngày 22/6/2014 - TQ 'không hy sinh chủ quyền'

  • Bảng G: Đức và Ghana hòa 2-2 (BBC) - Klose gỡ hòa cho tuyển Đức sau khi Gyan ghi bàn thắng lội ngược dòng 2-1 cho Ghana ở hiệp hai, trong trận cầu ở bảng G hôm 21/6.
  • Cam Ranh, “vũ khí” chống Trung Quốc của Việt Nam? (RFI) - Chính phủ Hà Nội đã tuyên bố rằng cảng Cam Ranh kể từ nay sẽ không được sử dụng như một căn cứ quân sự của nước ngoài. Nhưng trên thực tế, Cam Ranh có thể sẽ là một thứ“vũ khí” của Việt Nam trong cuộc đối đầu với Trung Quốc. Căng thẳng Việt-Trung do vụ giàn khoan HD-981 buộc Hà Nội phải thắt chặt hơn nữa quan hệ quân sự với Washington, thậm chí sẳn sàng mở rộng cửa cảng Cam Ranh cho Hoa Kỳ.
  • Cam kết UPR : Việt Nam từ chối nhiều khuyến nghị nhân quyền cơ bản (RFI) - Hôm qua, 20/06/2014, trong phiên họp thông qua báo cáo Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ 2, dưới sự chủ tọa của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, tại Genève, chính phủ Việt Nam thông báo giữ lại 182 khuyến nghị trong số 227 khuyến nghị do các nước đề xuất, và bác bỏ 45 khuyến nghị còn lại.
  • UPR: Việt Nam chấp thuận 182, bác 45 khuyến nghị (RFI) - Hôm qua, 20/06/2014, trong phiên họp toàn thể của Hội đồng Nhân quyền LHQ tại Genève, trong khuôn khổ Cơ chế Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (viết tắt là UPR) chu kỳ 2 (2012-2016), đại diện chính phủ Việt Nam chính thức thông báo chấp thuận 182 khuyến nghị về cải thiện nhân quyền của các nước, trong tổng số 227 khuyến nghị được đưa ra trong phiên điều trần UPR lần trước, ngày 05/02/2014. Đại diện Việt Nam cam kết« nghiêm túc triển khai 182 khuyến nghị UPR». Trong khi đó, một số tổ chức xã hội dân sự quốc tế và Việt Nam bày tỏ sự nghi ngại.
  • 227 khuyến nghị đối với VN tại Hội đồng Nhân quyền LHQ (RFA) - Tại khoá họp lần thứ 26, chiều ngày 20/6, Hội đồng Nhân quyền LHQ nghe Phái đoàn Hà Nội trình bày quan điểm Việt Nam đối với 227 khuyến nghị của các quốc gia thành viên đưa ra tại cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát đầu tháng 2 năm nay.
  • World Cup Brazil 2014: Ông khổng lồ bị hạ đo ván (RFA) - Ngày thứ 9 của cuộc tranh tài bóng đá World Cup Brazil 2014 đã kết thúc với những sôi động và bất ngờ, khởi đầu với đội banh nhỏ bé Costa Rica cho ông khổng lồ Italy đo ván với tỷ số 1-0 ở sân Recife, kế đến là đoàn tuyển thủ Pháp và trận mưa banh tại khung thành của Thụy Sĩ và kết thúc với trận banh giữa Ecuador và Honduras.
  • CÚP THẾ GIỚI 2014: Pháp hân hoan với chiến thắng 5-2 trước Thụy Sĩ (RFI) - Lâu lắm rồi nước Pháp mới thật sự sống trong ngày hội của bóng đá, với chiến thắng“lịch sử” 5-2 trong trận gặp Thụy Sĩ hôm qua, 20/06/2014 tại Cúp bóng đá thế giới 2014 ở Brazil. Tỷ số lẽ ra đã là 6-2, thủ môn Thụy Sĩ đã không đẩy được quả penalty của tiền đạo Benzema ở phút thứ 33.
  • Đội tuyển Pháp tỏa sáng tại Brazil (RFI) - Đội tuyển bóng đá Pháp trở thành ngôi sao trên các mặt báo Pháp ra ngày hôm nay (21/06/2014) sau trận thắng vẻ vang trước Thụy Sĩ với tỷ số (5-2) vào ngày hôm qua (20/06/2014) tại Salvador de Bahia. Các tờ nhật báo đồng loạt ca ngợi« sức quyến rũ» trong lối chơi đầy« ấn tượng» của đội quânông Didier Deschamps tại kỳ World Cup 2014.
  • Đức và Ghana tranh tài với nhau ở World Cup (VOA) - ​World Cup hôm nay có trận Đức đấu với Ghana trong Bảng G. Đức là 1 trong các đội hàng đầu và đã đè bẹp Bồ Đào Nha trong trận mở màn. Đội Ghana đã bị đội Mỹ đánh bại
  • Paris bán lại tập đoàn Alstom cho General Electric của Mỹ (RFI) - Sau nhiều tuần lễ do dự, cuối cùng vào hôm qua (20/06/2014) chính phủ Pháp thông báo quyết định bán lại tập đoàn năng lượng và giao thông Alstom cho công ty điện lực Mỹ. Quyết định trên đã được hội đồng quản trị của Alstom đồngý. General Electric chi ra khoảng 17 tỷ đô la để mua lại toàn bộ mảng năng lượng của Alstom. Lĩnh vực này chiếm 70 % các hoạt động của tập đoàn Pháp. GE đã loại hẳn đối thủ đáng gờm là Siemens của Đức.
  • Ukraina tố phe ly khai nổ súng, Nga tập trận bất thường ở biên giới (RFI) - Hôm nay, 21/06/2014, chính quyền Kiev lênán lực lượng ly khai thân Nga tại miền Đông nổ súng vào đêm qua, rạng sáng nay,ít giờ sau khi lệnh ngừng bắn đơn phương có hiệu lực. Tổng thống Nga đặt quân đội tại miền Trung trong« tình trạng báo động», tăng cường an ninh tại vùng biên giới và tổ chức tập trận bất thường.
  • Ukraine: Giao tranh tiếp tục (BBC) - Chính phủ Ukraine cáo buộc phe ly khai thân Nga tiếp tục tấn công mặc dù Kiev tuyên bố ngừng bắn.
  • Pháp : Hơn 5000 buổi trình diễn mừng Lễ hội âm nhạc (RFI) - Lễ hộiâm nhạc, Fête de la Musique lần thứ 33 diễn ra đêm nay 21/06/2014 với hơn 5000 buổi trình diễn, hòa nhạc miễn phí. Chủ đề năm nay là« Urban Music». Đề chào mừng ngày đầu tiên bước sang mùa hè, các sàn nhạc lớn, nhỏ mở ra trên khắp mọi nẻo đường với đủ mọi thể loại, từ dòng nhạc rock đến cổ điển, từ jazz đến human beatbox.
  • Mỹ - Pháp hối thúc Bagdad thành lập chính phủ liên hiệp (RFI) - Cuộc tổng tiến công của lực lượng thánh chiến Hồi giáo từ hơn 10 ngày nay khiến chính quyền Irak đứng bên bờ vực tan vỡ. Hôm nay, 21/06/2014, quân nổi dậy Hồi giáo Sunni vừa kiểm soát được thêm một trong ba cửa khẩu lớn với Syria. Trong lúc đó, nhiều tiếng nói bên ngoài kêu gọi chính quyền Bagdad nhanh chóng thành lập một chính phủ đoàn kết quốc gia.
  • TQ 'không hy sinh chủ quyền' (BBC) - Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì, vừa trở về từ Hà Nội, tuyên bố Trung Quốc 'không nuốt quả đắng phương hại chủ quyền'.
  • Tân Cương : Cảnh sát Trung Quốc hạ sát 13 kẻ tấn công (RFI) - Theo các nguồn tin chính thức, sáng nay 21/06/2014, một nhóm quá khích tấn công vào đồn công an ở huyện Kargilik -Tân Cương. 13 kẻ tấn công bị hạ sát tại chỗ, 3 cảnh sát bị thương. Thông tin chính xác về vụ tấn công nói trên chưa được kiểm chứng vì phóng viên nước ngoài và báo chí Trung Quốc tại chỗ bị kiểm duyệt chặt chẽ.
  • Nửa triệu dân Hồng Kông bỏ phiếu trên mạng đòi dân chủ (RFI) - Theo ban tổ chức, đã có hơn 500.000 người dân Hồng Kông tham gia cuộc bỏ phiếu trên mạng được khởi động từ hôm qua (20/06/2014) và sẽ kéo dài đến 29/06/2014. Cuộc bỏ phiếu này kêu gọi cải cách thể thức bầu cử. Trung Quốc lênán một cuộc trưng cầu dâný« bất hợp pháp». Trang mạng của các tổ chức nhân quyền Hồng Kông bị tin tặc tấn công.
  • BIỂN ĐÔNG: Trung Quốc: (RFI) - Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì tuyên bố Bắc Kinh sẽ“cương quyết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ” và cho rằng những tranh chấp trong khu vực“nên được giải quyết thông qua thương lượng trực tiếp với các quốc gia có liên quan.”
  • Bạo động tiếp diễn ở Afghanistan (VOA) - Một kẻ nổ bom tự sát ở mạn tây Kabul đã giết chết 1 thường dân và gây thương tích cho vài người khác, nhưng 1 giới chức cấp cao bị nhắm làm mục tiêu tấn công được bình an
  • Yêu cầu Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế trong vấn đề Biển Đông (BaoMoi) - Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao và TTXVN, những hành động bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc tại Biển Đông tiếp tục gây bất bình trong cộng đồng quốc tế. Ngày 20-6, lãnh đạo các nước Mỹ và Niu Di-lân tuyên bố, Trung Quốc cần tuân thủ những nguyên tắc và quy định của các thỏa ước quốc tế mà nước này đã tham gia, nhất là Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982. Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma nhấn mạnh, cần giải quyết hòa bình bất đồng nảy sinh sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan thăm dò dầu khí tại Biển Đông. Mỹ phản đối những hành động làm leo thang căng thẳng ở Biển Đông có thể ảnh hưởng các hoạt động hàng hải và thương mại tại khu vực.
  • Trung Quốc ngược ngạo (BaoMoi) - Trong khi Trung Quốc liên tiếp có những hành động khiêu khích trên biển Đông và biển Hoa Đông, các lãnh đạo nước này vẫn một mực ngụy biện rằng mình yêu chuộng hòa bình.
  • TPHCM: Ngày 4-7 công bố điểm thi lớp 10 (BaoMoi) - (SGGP). – Sáng 21-6, kỳ thi vào lớp 10 năm học 2014 - 2015 tại TPHCM đã bước vào môn thi đầu tiên - Ngữ văn, kết thúc môn thi, nhiều thí sinh nhận định đề thi năm nay tương đối dễ và câu nghị luận gắn với thời sự - thể hiện lòng yêu nước qua vấn đề biển Đông nằm trong dự đoán chung.
  • Những tấm lòng cao cả (BaoMoi) - Có nhẽ phải mượn tên gọi tác phẩm nổi tiếng ấy, Những tấm lòng cao cả của nhà văn lừng danh Edmondo De Amicis thì mới truyền tải gọn gàng mà đầy đủ tấm lòng của người dân bình thường xứ ta trong những ngày đầy ắp sự kiện thế này. Mỗi hành động, mỗi suy nghĩ đều ánh lên vẻ đẹp đầy sức lay động lòng người.
  • Phải kiện Trung Quốc! (BaoMoi) - (Seatimes) Nhiều học giả tham gia hội thảo “Hoàng Sa - Trường Sa: sự thật lịch sử” tại Đà Nẵng cho rằng: Việt Nam nên đưa vấn đề biển Đông ra tòa án quốc tế.
  • Những người làm chủ biển Đông: Sức mạnh của “năng lượng kỳ diệu” (BaoMoi) - Biển Đông đang sục sôi, lật lại trang thơ của nhà thơ Văn Lê trong tập thơ “Vé trở về” của ông mới được tái bản, trong đó có bài thơ: Những người làm chủ biển Đông được viết cách đây hơn 1/4 thế kỷ (khởi viết năm 1988, hoàn chỉnh năm 2010) khá đặc biệt. Trong bài thơ này tác giả đã diễn tả việc ông cha ta bảo vệ biển Đông bằng chính sức mạnh văn hóa yêu nước của người Việt. Những câu thơ rực lửa cháy bỏng lòng yêu nước và bản lĩnh của con người Việt Nam trong bảo vệ chủ quyền là bất khả xâm phạm: Nếu phải đánh cho trường tồn đất nước/ Có hề chi với chí khí Lạc Hồng…/ Nếu có chết xin làm ma nước Việt/ Để muôn đời ôm ấp lấy non sông…
  • 21/6 ở Trường Sa (BaoMoi) - Giữa mênh mông trời biển, người nhấp nhô trên xuồng, người chơi vơi trên chốt, chẳng có rượu, chúng tôi cụng ly bằng nước khoáng. Nước trong cốc sóng sánh chực trào ra, không hiểu do tàu nhấp nhô theo nhịp sóng hay người mình nôn nao... Cách đây tròn 20 năm, chúng tôi đã đón ngày Báo chí Cách mạng VN theo cách không thể đặc biệt hơn.
  • Chuyện nhà báo đi Hoàng Sa (BaoMoi) - Luật Biển Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 21/6/2012 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2013 thì đến cuối tháng 3/2013, nhóm phóng viên TTXVN gồm Trọng Đức - (Ban ảnh), Hữu Trung và Hoàng Hải - (Kênh truyền hình Vnews), đã vinh dự được đi cùng biên đội tàu của Vùng Cảnh sát biển 2 thực hiện chuyến tuần tra bảo vệ chủ quyền và thực thi pháp luật trên hai vùng biển Trường Sa và Hoàng Sa.
  • Trung Quốc đơn độc (BaoMoi) - Nga muốn có quan hệ tốt với các nước quanh biển Đông và không có ý định đụng chạm Đông Nam Á chỉ vì lợi ích của Trung Quốc
  • Cơ quan, doanh nghiệp ở Khánh Hòa hướng về Hoàng Sa, Trường Sa (BaoMoi) - Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức míttinh phản đối Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
  • Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền hòa bình, liên tục đối với hai quần đảo (BaoMoi) - Hôm nay, ngày 21-6, Hội thảo Quốc tế “Hoàng Sa - Trường Sa: Sự thật lịch sử” do Đại học Đà Nẵng và Đại học Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi) diễn ra tại Đà Nẵng từ ngày 19-21/6/2014 đã kết thúc. Theo các đại biểu tham dự Hội thảo, hành động của Trung Quốc sử dụng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và chiếm đóng bất hợp pháp một số bãi ở quần đảo Trường Sa năm 1988 là vi phạm luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc.
  • Biển Đông xuất hiện trong đề thi Văn lớp 10 TP HCM (BaoMoi) - Trình bày suy nghĩ về bài học yêu nước qua những hành động thiết thực của nhân dân hướng về Biển Đông là một trong ba vấn đề mà câu 2, đề thi tuyển sinh vào lớp 10 ở TPHCM năm nay đưa ra cho học sinh lựa chon.

TQ 'không hy sinh chủ quyền'

Tại Hà Nội, ông Dương Khiết Trì tiếp xúc các lãnh đạo Việt Nam như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Trung Quốc tuyên bố Trung Quốc muốn giải quyết tranh chấp trên biển thông qua “đối thoạI và đàm phán, dựa trên sự tôn trọng sự thật lịch sử và luật quốc tế”.

Ông Lý Khắc Cường phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác Hàng hải Trung Quốc – Hy Lạp trong chuyến thăm Athens hôm thứ Sáu.

Tuyên bố của người đứng đầu chính phủ Trung Quốc đưa ra vào thời điểm Trung Quốc và Việt Nam căng thẳng vì vụ giàn khoan Hải Dương 981.

Việt Nam nói việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã vi phạm luật pháp quốc tế.

Đáp lại, Trung Quốc nói giàn khoan này thăm dò tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Tây Sa.

Bắc Kinh nói quần đảo này là “lãnh thổ vốn có của Trung Quốc, không tồn tại bất cứ tranh chấp nào”.

Phát biểu tại Athens, ông Lý Khắc Cường nêu lập trường chung của Trung Quốc về các vấn đề trên biển.

“Trung Quốc quyết tâm theo đuổi con đường phát triển hòa bình và cương quyết phản đối mọi hành động bá quyền trong các vấn đề hàng hải.”

“Phát triển đại dương thông qua hợp tác đã giúp nhiều quốc gia phát triển, còn dùng đến xung đột đánh nhau trên biển chỉ mang lại tai họa cho nhân loại.”
'Không nuốt quả đắng'

Trong một diễn biến khác, phát biểu tại một diễn đàn ở Bắc Kinh hôm thứ Bảy, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì nói Trung Quốc có kiên nhẫn và chân thành nhằm đàm phán.

Ông Dương vừa mới hoàn tất chuyến đi đến Hà Nội tuần này để nói chuyện với Việt Nam về vụ giàn khoan.

Nói tại Bắc Kinh sau khi trở về, ông Dương nhấn mạnh Trung Quốc không hy sinh chủ quyền.

Ông Dương hôm 21/6 có phát biểu khai mạc tại Lễ khai mạc Diễn đàn Hoà bình Thế giới lần thứ 3 ở Bắc Kinh.

Ông này nói Trung Quốc “kiên quyết giữ gìn chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước”.

Trung Quốc “không lấy lợi ích cốt lõi của mình để trao đổi, không nuốt quả đắng phương hại chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của Trung Quốc,” theo nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc.

Ủy viện Quốc vụ, người đứng cao hơn chức ngoại trưởng Trung Quốc, tuyên bố Trung Quốc “luôn dốc sức cho việc giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển với nước hữu quan thông qua phương thức hoà bình, nguyện thúc đẩy đàm phán đối thoại giải quyết vấn đề với thiện chí và lòng kiên nhẫn lớn nhất”.

Ông nhắc lại: “Trung Quốc chủ trương tranh chấp về biển Hoa Đông, Nam Hải cần do nước đương sự trực tiếp hữu quan đàm phán giải quyết thông qua thương thảo hữu nghị trên cơ sở tôn trọng sự thật lịch sử và luật quốc tế.”

Một số nhà quan sát nhận định Trung Quốc đang cố gắng chứng tỏ họ kiên nhẫn muốn thương lượng với các nước có tranh chấp, nhưng sẽ không nhượng bộ, đặc biệt về vấn đề chủ quyền ở Hoàng Sa.

Đánh bắt 'phi pháp'

Một tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm hôm 26/5 được kéo về cảng Đà Nẵng

Những ngày gần đây, truyền thông Trung Quốc tiếp tục có những bài viết phê phán Việt Nam vì tranh chấp biển đảo.

Tân Hoa Xã ngày 20/6 nói hoạt động đánh bắt “phi pháp” của các tàu cá Việt Nam quanh Hoàng Sa “tăng lên những năm gần đầy, đe dọa an toàn của ngư dân Trung Quốc và tài nguyên cá ở Nam Hải”.

Hãng tin nhà nước Trung Quốc dẫn lời một lãnh đạo tuần duyên trên Thành phố Tam Sa nói tính từ đầu năm đến cuối tháng 5 năm nay, lực lượng này đã phát hiện ra 237 tàu của Việt Nam đánh bắt gần quần đảo Hoàng Sa.

Cũng theo Tân Hoa Xã, số tàu cá Việt Nam đánh bắt trong khu vực này không ngừng gia tăng:

"Theo số liệu từ chính quyền địa phương, trước năm 2000, chỉ có hơn 20 tàu cá Việt Nam được phát hiện mỗi năm."

"Con số này tăng lên gần 100 tàu trong năm 2004."

" Tính trong năm ngoái, chính quyền [Trung Quốc] đã bắt được 319 tàu".

Tân Hoa Xã dẫn lời Phó Chủ tịch thành phố Tam Sa nói chính sách của Việt Nam về việc đền bù thiệt hại cho ngư dân trong trường hợp đụng độ với tàu Trung Quốc đã "khuyến khích các hoạt động đánh bắt trái phép".

Ông Sun Xiaoying, một nhà nghiên cứu từ Viện nghiên cứu Đông Nam Á, thuộc Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây, nói rằng số tàu cá của Việt Nam ở các tỉnh dọc bờ biển phía đông nam đã tăng từ dưới 1.000 lên đến 5.000 trong thời gian gần đây, chủ yếu hoạt động trên Biển Đông.

"Chính sách hỗ trợ của chính phủ Việt Nam được xây dựng rất kỹ lưỡng và năng động, là một sự khích lệ mạnh mẽ đối với ngư dân Việt Nam," ông Sun nói.

Tàu cá bảo vệ chủ quyền




Chính sách hỗ trợ của chính phủ Việt Nam được xây dựng rất kỹ lưỡng và năng động, là một sự khích lệ mạnh mẽ đối với ngư dân Việt Nam"

Ông Sun Xiaoying, nhà nghiên cứu Trung Quốc
Căng thẳng gữa hai nước đã lên cao từ khi Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Các vụ đụng độ liên tiếp giữa tàu hai nước khiến giới quan sát lo ngại tranh chấp có thể leo thang thành xung đột.

Phía Việt Nam luôn khẳng định chỉ sử dụng tàu chấp pháp và tàu ngư dân để khẳng định chủ quyền, trong lúc cáo buộc Trung Quốc điều hơn 100 tàu các loại, bao gồm tàu quân sự, để bảo vệ giàn khoan.

Trong thời gian quan, Hà Nội đã công bố hàng loạt chính sách hỗ trợ cho ngư dân bám biển.

Hồi đầu tháng Sáu, ngân hàng trung ương của Việt Nam đã công bố sẽ cùng các ngân hàng thương mại dành nguồn vốn khoảng 10.000 tỷ đồng để hỗ trợ lãi suất cho ngư dân.

Khoản tiền này sẽ được sử dụng để "giúp đỡ ngư dân đóng mới, cải hoán tàu hiện có để đảm bảo công suất cao hơn cũng như độ chắc chắn an toàn cho tàu lớn hơn nhằm nâng cao năng suất đánh bắt cá xa bờ cũng như thực hiện quyền chủ quyền của đất nước ta trên Biển Đông", Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình được báo trong nước dẫn lời nói.

Ông Bình cũng cho biết tất cả các tàu đóng mới sẽ được bảo hiểm và chính phủ sẽ hỗ trợ 70% chi phí bảo hiểm cho ngư dân.

Hôm 9/6, Quốc hội Việt Nam cũng đã biểu quyết thông qua phương án chi 16.000 tỷ đồng để hỗ trợ ngư dân đóng tàu đánh bắt xa bờ và nâng cấp lực lợng cảnh sát biển, kiểm ngư.
Theo BBC 

Con đường tiến thân kỳ lạ của Phó TGĐ Vinalines vừa bị bắt

(Dân trí) - Mặc dù không học hết khóa đào tạo bổ túc văn hoá trung học, cũng như thi tốt nghiệp, nhưng ông Vũ Khắc Từ vẫn có bằng "Tốt nghiệp bổ túc văn hoá trung học". Đến năm 1997, ông Từ đã leo lên chức Giám đốc cảng Quảng Ninh.
Chiều 19/6, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh đã khởi tố, thực hiện bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Vũ Khắc Từ (nguyên phó tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - Vinalines) đề điều tra về hành vi Tham ô tài sản tại thời điểm ông này làm Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên cảng Quảng Ninh. Việc bắt giữ ông Từ diễn ra chỉ sau vài ngày ông này bị đình chỉ chức vụ.

Trước thời điểm bị bắt, ông Vũ Khắc Từ cũng đã gây nên hàng loạt sự vụ “lùm xùm” xung quanh chuyện dùng bằng cấp giả và các sai phạm trong quá trình điều hành hoạt động ở cảng Quảng Ninh.

Ông Vũ Khắc Từ từng bị tố cáo dùng bằng giả
Ông Vũ Khắc Từ từng bị tố cáo dùng bằng giả
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
Theo tìm hiểu, ông Vũ Khắc Từ, sinh ngày 27/11/1955 tại Đồng Thanh, Kim Thi, Hải Hưng (cũ). Mặc dù không học hết khóa đào tạo bổ túc văn hoá trung học, cũng như thi tốt nghiệp, nhưng ông này vẫn có bằng "Tốt nghiệp bổ túc văn hoá trung học". Năm 1983, ông Vũ Khắc Từ được nhận vào làm nhân viên tại cảng Quảng Ninh. Đầu năm 1984, ông Từ đã tranh thủ đi học bổ túc văn hoá vào ban đêm (mặc dù theo hồ sơ ông đã có bằng tốt nghiệp năm 1983).
Cuối năm 1984, theo chủ trương xuất khẩu lao động, ông Từ cùng một số CBCNV của cảng Quảng Ninh đi xuất khẩu lao động, việc học bổ túc của ông cũng chấm dứt luôn từ đó. Đến khoảng đầu năm 1990 ông Từ trở về nước và xin quay lại làm việc tại cảng.
Năm 1991, không hiểu bằng cách nào ông Từ có được tấm bằng tốt nghiệp bổ túc văn hoá trung học như đã nói ở trên. Nhờ tấm bằng này, ông Từ đã đăng ký học đại học tại chức Thương mại tổ chức tại Quảng Ninh. Từ năm 1997 đến nay giữ chức vụ giám đốc cảng Quảng Ninh.
Tuy nhiên, sự việc của ông Từ bị đổ bể vào cuối năm 1997, bà Trần Thị Trai (công tác tại cảng Quảng Ninh, người đã nhiều năm làm việc với ông Vũ Khắc Từ) có đơn kiến nghị phản ánh việc ông Từ sử dụng bằng giả.
Lá đơn nêu rõ: "Năm 1984, tôi và anh Vũ Khắc Từ cùng học bổ túc văn hoá lớp 8A, Trường Bổ túc văn hóa cơ khí Hồng Gai do thầy Nhẫn làm Hiệu trưởng, học chưa được nửa học kỳ thì anh Từ bỏ học. Sau đó anh Từ đi nước ngoài về và không hiểu lấy đâu ra bằng để đi học đại học tại chức. Tôi thấy vô lý quá...". Bà Trai đề nghị Đảng uỷ cảng cần có biện pháp thẩm tra làm rõ để kết luận cụ thể vấn đề trên. Ngay sau khi nhận được lá đơn kiến nghị trên, Đảng uỷ cảng Quảng Ninh đã tiến hành xác minh sự việc.
Văn bằng của ông Vũ Khắc Từ bị tố cáo giả là bằng tốt nghiệp bổ túc văn hoá trung học được cấp ngày 26/4/1991 (đóng dấu cấp lại) do Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hải Hưng là Lê Thị Kim Dung ký với nội dung: "Cấp cho Vũ Khắc Từ, sinh ngày 27/11/1955 tại Đồng Thanh, Kim Thi, Hải Hưng đã tốt nghiệp BTVH, trung học trong kỳ thi năm 1983 tại Hội đồng thi Lương Bằng, theo chương trình đào tạo tại chức, xếp loại trúng tuyển: Khá".
Ngày 18/10/1997, ông Nguyễn Khắc Hào, Giám đốc Sở GD&ĐT Hưng Yên đã ký công văn số trả lời Đảng uỷ Cảng Quảng Ninh với nội dung: "Kiểm tra danh sách thí sinh tại hội đồng thi Lương Bằng năm 1983; xác minh không có tên thí sinh Vũ Khắc Từ sinh ngày 27/11/1955 tại Đồng Thanh, Kim Thi, Hải Hưng dự thi tại hội đồng thi Lương Bằng năm 1983".
Thế nhưng, ngày 2/11/1997, ông Từ đến Sở GD&ĐT Hưng Yên làm đơn xin xác nhận việc cấp lại bằng thì ông Nguyễn Khắc Hào lại làm "giấy xác nhận" với nội dung văn bằng mà ông Vũ Khắc Từ đang sử dụng là có thật.
Trả lời báo giới vào lúc đó, ông Hào giải thích rằng, Hội đồng thi Lương Bằng - Kim Động năm 1983 có 7 phòng thi, đến nay chỉ còn danh sách 5 phòng (bị mất 2 phòng) vì thời gian lưu trữ quá lâu trong hoàn cảnh phải di chuyển, chạy bão lụt liên tục và chuyển giao công việc qua 4 cán bộ. Đặc biệt khi tách tỉnh, số lượng tài liệu bị thiếu hụt và chất lượng giấy tờ bị mục nát, mối xông quá nhiều không sử dụng được. Mặt khác ông Vũ Khắc Từ thuộc cán bộ đi học, tuổi đã cao cho nên không nằm trong danh sách chung với các phòng của học sinh.
Tuy nhiên, theo hồ sơ tại Phòng Lưu trữ Bộ GD&ĐT, danh sách thí sinh đã trúng tuyển kỳ thi tốt nghiệp BTVH trung học năm học 1982-1983 tại hội đồng thi Lương Bằng, Kim Thi, Hải Hưng không hề có tên ông Vũ Khắc Từ sinh ngày 27/11/1955 tại xã Đồng Thanh, Kim Thi, Hải Hưng.
Ông Lại Hữu Miễn, Phó Vụ trưởng Giáo dục thường xuyên, Bộ Giáo dục và đào tạo, cho biết, việc cấp lại bằng tốt nghiệp trung học là rất hãn hữu và chỉ xảy ra khi người được cấp bằng do thiên tai, địch hoạ hoặc vì một lý do đặc biệt nào đó mà bị mất mới được cấp lại. Người mất phải có đơn và xác nhận của chính quyền địa phương về thiên tai, địch hoạ gửi sở GD&ĐT. Sở căn cứ vào đó xem xét cấp lại bằng hoặc cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, để cấp lại bằng loại này thì phải căn cứ vào các biên bản của hội đồng thi. Danh sách ghi tên, ghi điểm phải có cả chữ ký của thí sinh. Thí sinh phải tham dự kỳ thi, đủ điểm xét tuyển thì mới có thể cấp lại. Diện bổ túc không có xét tốt nghiệp đặc cách. Trong trường hợp cấp lại bằng do phúc khảo thì vẫn phải đảm bảo yếu tố có dự thi và đạt mức điểm quy định.
Lê Tú
(Dân trí)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét