Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

Bài đáng chú ý

Công an nổ súng trấn áp giáo dân

Như tin chúng tôi đã loan vào ngày hôm qua, giáo dân thuộc hai giáo họ Trại Gáo và Thanh Sơn, giáo xứ Mỹ Yên, địa phận Vinh đến tại Ủy ban Nhân dân xã xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An  để đòi thực hiện lời hứa trả tự do cho hai giáo dân bị bắt hồi ngày 27 tháng 6 vừa qua.
Tuy nhiên, chính quyền địa phương không giữ lời như đã hứa và có văn bản với người dân trong ngày hôm qua. Hôm nay, một lực lượng công an được trang bị súng, chó nghiệp vụ đã đến. Theo tin dân chúng địa phương cho biết thì đúng giờ hẹn vào lúc bốn giờ chiều nay, công an bắn chỉ thiên chừng 15 phút trước nhà thờ giáo xử Mỹ Yên. Ngoài ra còn có một số giáo dân bị đánh.
Công an dày đặc, trong tư thế chuẩn bị tấn công
Công an dày đặc, trong tư thế chuẩn bị tấn công
Source chuacuuthe
Một giáo dân cho biết như sau:
"Hôm qua chủ tịch xã Nghi Phương hứa 16 giờ chiều nay sẽ trả hai người con của giáo xử Mỹ Yên; nhưng chiều hôm nay công an tỉnh Nghệ An và huyện Nghi Lộc bố trí một xe súng đạn và một số công an rất đông lên ngay trụ sở ủy ban chỉ trả lời bằng súng đạn mà thôi chứ còn người không trả.
Công an gồm cảnh sát giao thông, cơ động mặc sắc phục và đưa cả chó berger đi theo. Họ bắn chỉ thiên chừng 15 phút ngay cửa nhà thờ xứ Mỹ Yên gần trụ sở ủy ban.
Giáo dân đến rất đông và hiện nay công an đứng sát đường luôn. Họ đánh một số người bằng côn điện phải đi viện và bắt chừng 9-10 người. Giáo dân vẫn còn đứng xung quanh ủy ban không vào ủy ban nữa vì họ dùng súng đạn.
Hôm qua ông chủ tịch xã Nguyễn Trọng Tạo có ký văn bản đến chiều nay 16 giờ trả người.
Trước đây họ có hẹn với Đức Giám Mục sau bốn ngày trước ngày 2 tháng 9 trả người, nhưng nay không có nên Đức Giám Mục không can thiệp nữa."
Giáo dân rất đông vẫn còn đứng xung quanh ủy ban nhưng bị ngăn chặn không vào được UBND Xã Nghi Phương
Giáo dân rất đông vẫn còn đứng xung quanh ủy ban nhưng bị ngăn chặn không vào được UBND Xã Nghi Phương. Source nuvuongcongly
Xin được nhắc lại hai giáo dân bị bắt là hai ông Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải. Họ từng chứng kiến việc những người mặc thường phục chặn xe khách hành hương đến Trại Gáo hồi chiều ngày 22 tháng 5 vừa qua, cũng như đòi khám xét hành lý những người đi trên xe.
Giáo dân đã bắt giữ những người mặc thường phục chặn xe và đưa về nhà văn hóa xã để tra khảo. Sau đó phát hiện ra những người đó chính là công an.
Tòa Giám Mục Vinh có can thiệp và giáo dân thả những người mặc thường phục chặn xe.
Đến ngày 27 tháng 6 hai ông Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải bị bắt khi đang đi trên đường. Một tuần lễ sau, cơ quan chức năng gửi giấy đến gia đình cho biết hai ông này bị bắt vì tội gây rối trật tự công cộng.
Họ bị giam giữ tại Trại Nghi Kim, tỉnh Nghệ An.
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-09-04

-----------------------------
Vụ việc vừa xảy ra tại giáo xứ Mỹ Yên chiều ngày 04.9.2013: giáo dân bị hành hung và bị bắt, ảnh tượng thánh bị đập nát


GPVO - Sau vụ bắt người trái phép ông Ngô Văn Khởi và anh Nguyễn Văn Hải, bà con giáo dân xứ Mỹ Yên (thuộc xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) rất bức xúc trước việc làm không rõ ràng của chính quyền suốt hai tháng qua.
Ngày hôm qua (03.9.2013), khi giáo dân Mỹ Yên đến Ủy ban nhân dân xã Nghi Phương, chính quyền đã hẹn 16h chiều nay (04.9.2013) thả những người bị bắt. Thế nhưng, khi bà con đến Ủy ban nhân dân theo Bản Cam Kết của phía chính quyền thì đã bị lực lượng công an và bộ đội đánh đập nặng nề và bắt đi nhiều người. Một số giáo dân bị đánh đập trọng thương đã được chuyển về Phòng khám đa khoa Tòa Giám mục Xã Đoài cấp cứu, một số khác đang được cấp cứu tại Bệnh viện 115, thành phố Vinh.

Theo thông tin chúng tôi vừa nhận được, hiện Phòng khám đa khoa Tòa Giám mục đã chật kín giường cho các nạn nhân của vụ gây thương tích trên, một số bị đánh trọng thương ở đầu đang được các y bác sĩ chăm sóc. Còn tại bệnh viện 115, cũng có nhiều giáo dân Mỹ Yên đang được điều trị, riêng trường hợp anh Phêrô Nguyễn Văn Điệp (18 tuổi) bị chấn thương tụ máu trong não đang trong tình trạng rất nguy kịch.

Hiện các lực lượng công an, bộ đội, chó nghiệp vụ, thuộc nổ, hơi cay, lựu đạn khói đã được sử dụng để khống chế và đàn áp người giáo dân Mỹ Yên. Lực lượng dân quân đã đột nhập vào nhiều gia đình trong giáo xứ kèm theo những vũ khí trên để đập phá nhà cửa và đánh đập nhiều người. Riêng tại tư gia anh Nguyễn Văn Văn, các thánh tượng đã bị đập vỡ và xúc phạm, nhiều thành viên trong gia đình bị gây thương tích nặng nề do các lực lượng từ phía chính quyền.
Thánh tượng tại tư gia Anh Nguyễn Văn Văn bị đập nát
Nhiều người giáo dân xứ Mỹ Yên cũng như vùng lân cận đang bị chính quyền bắt giữ và hiện tại vẫn chưa có con số thống kê cụ thể.
Hiện thời, lực lượng công an và quân đội với nhiều loại vũ khí đang "chốt" tại ngọn đồi phía sau giáo xứ Mỹ Yên, đồng thời cắm chốt tại Ủy ban nhân dân xã Nghi Phương khiến cho diễn biến càng căng thẳng.
Trong tình hình khó khăn xảy ra tại giáo xứ Mỹ Yên, chúng ta hiệp lời cầu nguyện cho người giáo dân nơi đây được bình yên, cho các nhà cầm quyền biết tôn trọng tự do tôn giáo, tôn trọng pháp luật để người dân thật sự yên tâm sống đạo.


GPVO

Nguyễn Hưng Quốc - Sự minh bạch và dân chủ

Trong mấy tuần lễ vừa qua, trong suốt cuộc tranh cử vào Quốc Hội Úc (và vì Úc theo chế độ đại nghị nên điều đó cũng có nghĩa là để lên nắm chính quyền) sẽ được tổ chức vào ngày 7 tháng 9, tờ báo mạng mà tôi hay đọc nhất là tờ PolitiFact Australia.

Đây là một trang web độc lập, phi đảng phái, do ông Peter Fray, cựu chủ bút của nhiều tờ báo lớn nhất tại Úc (như Sydney Morning Herald và The Sunday Age) làm tổng biên tập. Cộng tác viên toàn là các nhà báo kỳ cựu của Úc.  Mục tiêu của trang web là vạch ra những lời nói dối của các chính khách trong chiến dịch tranh cử, cung cấp các thông tin chính xác cho dân chúng để họ chọn được ứng cử viên đáng tin cậy nhất, qua đó, buộc các chính khách phải “lương thiện” và củng cố niềm tin của dân chúng đối với hệ thống chính trị tại Úc.

Để bảo vệ tính độc lập, trang web Politifact (cả ở Mỹ lần ở Úc) chỉ nhận quảng cáo hay bảo trợ và tài trợ từ cá nhân hoặc giới kinh doanh nhưng từ chối tiền bạc từ các đảng phái chính trị.

Mỗi ngày, các biên tập viên sẽ theo dõi các lời phát biểu của giới chính khách, các quảng cáo cũng như thông báo báo chí của từng đảng rồi phân tích và đánh giá các thông tin ấy theo các hạng:

Thật (true)
Hầu hết là thật (almost true)
Nửa thật (half true)
Hầu hết là giả (almost false)
Giả (false)
Vừa thiếu chính xác vừa lố bịch (pants on fire).

Ví dụ, trong cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình số 7 ngày 19 tháng 8, Thủ tướng Kevin Rudd tuyên bố số quảng cáo có nội dung tiêu cực về đối thủ (negative ads) của Liên Đảng (Coalition) nhiều gấp 10 lần của đảng Lao Động do ông lãnh đạo. Phe Liên Đảng, ngược lại, tố cáo là các quảng cáo có tính chất tiêu cực của Lao Động nhiều gấp đôi của họ.

PolitiFact Australia kiểm tra ngay các thống kê lấy được từ các công ty quảng cáo: Từ ngày 5 đến ngày 21 tháng 8, ở các thành phố lớn của Úc (Sydney, Melbourne, Brisbane, Adelaide và Perth), về số lượng quảng cáo, phe Liên Đảng có 1,031, phe Lao Động có 912; nhưng số tiền để trả cho quảng cáo thì Lao Động lại chi ra nhiều hơn hẳn Liên Đảng (1.75 triệu so với 1.534 triệu). Còn về nội dung, Liên Đảng có 373 quảng cáo bôi xấu Lao Động với số chi phí là 450,000 Úc kim, trong khi đó phía Lao Động lại có 345 quảng cáo bôi xấu phe Liên Đảng với số tiền lên đến 535,000 Úc kim.

Cuối cùng, PolitiFact Australia kết luận: Lời tuyên bố của hai bên đều sai. Một ví dụ khác: trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh 3AW ngày 7 tháng 8, ông Joe Hockey, người phụ trách về Ngân khố của Liên Đảng cho rằng trong vòng bảy năm cầm quyền (2007-2013), đảng Lao Động đã tăng thêm 20,000 công chức thuộc chính phủ liên bang. Theo ông, đó là một sự lãng phí. Ông tuyên bố, nếu thắng cử và lên cầm quyền, Liên Đảng sẽ cắt giảm khoảng 12,000 công chức trong vòng hai năm đầu để tiết kiệm ngân sách.

PolitiFact Australia làm một cuộc kiểm tra và nhận thấy: Trong bốn năm đầu đảng Lao Động nắm chính quyền, số lượng công chức liên bang nhảy từ 238,623 người lên 261,891 người. Như vậy là thêm 23,268 người. Có vẻ như lời tuyên bố của ông Joe Hockey đúng. Nhưng không phải. Sau đó, đảng Lao Động đã cắt giảm bớt, số công chức chỉ còn lại 257,376 người, tức cao hơn năm 2007 có 18,753 người. Chưa hết. Con số này bao gồm cả các nhân viên trong lãnh vực Quốc phòng; con số công chức thực sự tăng lên chỉ có khoảng 8,100 người.

Kết luận: Lời tuyên bố của ông Joe Hockey thuộc Liên Đảng là sai.

Cứ thế, ngày này qua ngày khác, trong suốt cuộc tranh cử, PolitiFact Australia lật ngược lật xuôi hết lời tuyên bố này đến lời tuyên bố khác, của Liên Đảng cũng như của Lao Động - hai lực lượng chính trị chính của Úc - để xem mức độ chính xác và khả tín của chúng đến đâu.

Ưu điểm của PolitiFact Australia là bao giờ họ cũng nói có sách mách có chứng. Điều này dựa trên ba yếu tố: Thứ nhất là các nhà báo cộng tác với PolitiFact Australia vừa cẩn thận vừa có năng lực nghiên cứu tốt; thứ hai, có khi quan trọng hơn, các nguồn tài liệu liên quan đến các hoạt động của chính phủ cũng như của phe đối lập, hoặc của các đảng phái chính trị tại Úc nói chung, lúc nào cũng rõ ràng và đầy đủ để khi cần, các nhà báo có thể kiểm tra được dễ dàng; và thứ ba, họ được tự do để công bố các tài liệu và ý kiến của họ trên trang web.

Tôi cho ba yếu tố vừa kể, đặc biệt hai yếu tố sau, là những điều kiện thiết yếu của dân chủ.

Lâu nay, nói đến dân chủ, người ta hay để ý đến chuyện bầu cử. Tuy nhiên, bầu cử (dĩ nhiên phải là bầu cử tự do) chỉ là một điều kiện. Không hiếm trường hợp, ở một số quốc gia, một cuộc bầu cử tự do lại kết thúc bằng một chế độ độc tài. Để ngăn chận tình trạng độc tài sau khi thắng cử như vậy, người ta cần ít nhất hai điều kiện khác: Một, tính chất minh bạch và hai, tính chất độc lập của một số cơ quan, trong đó có truyền thông (bên cạnh ngành tư pháp) (cũng như tính chất phi đảng phái của công an và quân đội).

Ở đây, tôi chỉ xin tập trung vào sự minh bạch (transparency).

Nội dung của sự minh bạch khá đơn giản: chính phủ không được quyền giấu giếm dân chúng những gì họ cần phải biết. Dĩ nhiên, đó chỉ là lý tưởng. Trên thực tế, không có một chính phủ nào, dù tự do đến mấy, có thể công khai hóa mọi chuyện. Bao giờ cũng có những chuyện liên quan đến quốc phòng và an ninh (từ an ninh chính trị đến an ninh kinh tế) cần được bảo mật trong một thời gian nhất định nào đó. Vấn đề là: không được lợi dụng và lạm dụng cái gọi là “bí mật quốc gia” để ngăn chận nhu cầu hiểu biết của dân chúng. Khi, và chỉ khi, đồng ý cung cấp các thông tin cần thiết cho giới truyền thông cũng như phe đối lập, chính phủ mới thực sự có tính chất khả kiểm (accountability). Và chỉ khi có tính chất khả kiểm, chế độ mới được xem là dân chủ và mới đáng được dân chúng tin cậy.

Một chế độ chính trị, dù ẩn nấp dưới bất cứ danh xưng hay danh nghĩa gì, lúc nào cũng tìm cách giấu giếm mọi thông tin và cấm đoán mọi sự kiểm tra của dân chúng, đặc biệt của giới truyền thông, chắc chắn là một chế độ độc tài.

Như ở Việt Nam, chẳng hạn.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
 

Hậu lương “khủng”: liệu có làm tới nơi?

Kỷ luật hình thức?
8 lãnh đạo các công ty công ích TP.HCM ăn hớt quĩ lương công nhân bị đình chỉ chức vụ để kiểm điểm. Nhưng dư luận quan ngại điều gọi là tình trạng bứt dây động rừng khiến việc kỷ luật chỉ mang tính hình thức.
ubndtp-305.jpg
Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân yêu cầu xử lý vụ giám đốc các công ty dịch vụ công ích hưởng lương cao ngất tại cuộc họp về tình hình kinh tế - xã hội và thu chi ngân sách TPHCM sáng 29/8/2013.
Courtesy VTC
Tất cả các giới chức bị đình chỉ ngoài chức vụ hành chính đều là đảng viên cộm cán, họ là những cặp đôi Bí thư Đảng ủy Công ty kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên và Giám đốc Công ty của các công ty công ích TP.HCM. Bao gồm Công ty thoát nước đô thị, Công ty chiếu sáng công cộng, Công ty Công trình giao thông Saigon; Công ty Công viên cây xanh. 8 nhân vật này gồm các ông Nguyễn Trọng Luyện, Lê Thanh Sơn, Trần Trọng Huệ, Trần Minh Hùng, Nguyễn Nhật Tấn, Phạm Văn Vĩnh, Phạm Văn Hiếu và Trần Thiện Hà. Trong số này hai ông Luyện và Huệ còn là Đảng ủy viên Đảng ủy Sở Giao thông vận tải thành phố HCM.
Ở Việt Nam có khẩu hiệu thuộc lòng, Đảng lãnh đạo-Nhà nước quản lý- Nhân dân làm chủ. Phản ứng của những người chủ đất nước là khá hoài nghi về những vụ dơ cao đánh khẽ vì mọi cấp đều dính líu tới nhau. Một người dân ở Cần Thơ phát biểu:
“Lâu lâu làm một hai người lấy lòng dân, cách chức cho nghỉ chỗ này đưa về chỗ khác, từ tỉnh này cho đi tỉnh khác. Bây giờ đa số hối lộ lo một hồi từ huyện đưa về tỉnh làm chức cao hơn!”
Tối 4/9 trả lời chúng tôi về khả năng truy tố hình sự các cán bộ lãnh đạo của 4 công ty công ích TP.HCM vừa bị đình chỉ chức vụ, LS Nguyễn Văn Hậu, phó Chủ nhiệm Hội Luật gia TP.HCM nhận định:
“Chiều nay (4/9) có một cuộc họp báo nói rõ những người này vi phạm các qui định pháp luật về lao động, về Luật viên chức công chức. Trước hết Hội đồng xử lý kỷ luật phải trên cơ sở kiểm điểm của từng người, rồi sau đó hội đồng sẽ nhận xét xem xét tính chất mức độ và nếu là có dấu hiệu cố ý làm trái những qui định của Nhà nước thì trong luật hình sự cũng có tội này. Nhưng trước hết phải chờ những quyết định của hội đồng xử lý kỷ luật, rồi mới căn cứ vào đó để xử lý tiếp được.”
Thông báo ngày 4/9 của Thành ủy-Uỷ ban Nhân dân TP.HCM theo VnExpress, đã đánh giá sai phạm ở các công ty công ích vừa nêu là “gây hậu quả rất nghiêm trọng”. Được biết là có cả ngàn người lao động đã bị chiếm đoạt quyền lợi và các công ty dùng số tiền đó để trả lương cho các chủ tịch, giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng. Có trường hợp giám đốc lãnh lương 2,6 tỷ đồng một năm, tức hơn 200 triệu đồng một tháng trong khi qui định của Chính phủ lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước hưởng lương tối đa 36 triệu một tháng. Điều đáng chú ý là mức lương này cao gấp 41 lần lương của lao động mùa vụ, mà đáng lẽ phải được ký hợp đồng có thời hạn hoặc thường xuyên để được hưởng phúc lợi theo chế độ.
Sự thối rữa cả hệ thống
Các chuyên gia kinh tế như Bà Phạm Chi Lan nguyên thành viên ban tư vấn của Thủ tướng Phan Văn Khải, nói với báo chí một cách đầy bức xúc là không thể hiểu nổi việc làm của các cơ quan quản lý nhà nước, khi mà các đơn vị trả lương vẫn phải có báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động lên các cơ quan cấp trên. Hơn nữa cơ quan thuế cũng phải thấy được sự bất thường khi thực hiện thuế thu nhập.
TS Nguyễn Quang A khi trả lời chúng tôi nói rằng nếu là câu chuyện của doanh nghiệp tư nhân thì không thắc mắc về chuyện lương bổng của ban giám đốc. Nhưng đối với các công ty phục vụ công ích của Nhà nước thì đây là hiện tượng kỳ quặc và cả một hệ thống phải chịu trách nhiệm từ cơ quan Đảng tới chính quyền và công đoàn. Sự việc này theo TS Nguyễn Quang A thể hiện sự thối rữa của cả hệ thống:
“Có thể nói là toàn bộ những bộ máy kể cả người đại diện chủ sở hữu, cho đến những cơ quan giám sát, các tổ chức gọi là chính trị xã hội có vai trò để giám sát thì đều tê liệt, đều bị biến thành con rối của những kẻ nắm quyền lực ở đó.”
Quyết định của Thành ủy-Ủy ban Nhân dân TP.HCM ngày 4/9/2013 đình chỉ chức vụ của 8 lãnh đạo 4 công ty công ích để kiểm điểm và xử lý nghiêm. Trong khi những viên chức khác đặc biệt là kế toán trưởng cũng lãnh lương tiền tỉ và là một mắt xích quan trọng trong việc hợp thức hóa bảng lương, thì không thấy nói đến việc đình chỉ công tác. Quyết định của Thành ủy-UBND Thành phố HCM có đoạn: “Tập thể đảng ủy, thành viên hội đồng thành viên, các phó giám đốc, kế toán trưởng và các cán bộ đảng viên khác có liên quan cũng bị kiểm điểm làm rõ sai phạm trong vụ việc này. Việc kiểm điểm phải kết thúc trước ngày 12/9.
Tại TP.HCM, ngoài 4 công ty công ích mà sai phạm tiền lương và bóc lột người lao động đã trở thành sự phẫn nộ của cộng đồng, nhà chức trách đã phát hiện thêm 8 doanh nghiệp công ích khác cũng bòn rút tiền lương của người lao động để chi trả mức lương rất lớn cho lãnh đạo. Ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội TP.HCM được báo chí trích lời cho biết vì đang điều tra nên chưa công khai danh tính các doanh nghiệp này.
Trên cả nước có hàng ngàn công ty công ích địa phương và Thủ đô Hà Nội cũng khởi sự rà soát chế độ lao động và tiền lương ở các đơn vị này. Có ý kiến cho là những sự toa rập trong hệ thống mà TS Nguyễn Quang A gọi là “thối rữa” đang được tẩy uế. Nhưng câu hỏi mà mọi người đặt ra, liệu có thể vệ sinh làm sạch hay không, khi chưa có đủ quyết tâm và những cải tổ chính trị từ đầu não?
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2013-09-04

Thanh Tùng - Bỗng dưng thấy thương Thủ tướng quá!

clip_image003
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hưởng lương theo chế độ công chức. Ảnh: BBC.
Trong cuộc họp báo về tình hình kinh tế - xã hội của UBND TP HCM vào sáng ngày 29/8/2013, sau khi nghe báo cáo về mức lương khủng khiếp mà 04 vị giám đốc của 04 công ty dịch vụ công ích của thành phố này được hưởng, ông Lê Hoàng Quân - Chủ tịch UBND TP HCM đã phải thốt lên: “Mấy ông làm ăn giỏi vậy thì cần gì đến ngân sách. Rõ ràng là bớt lương công nhân để làm giàu lãnh đạo. Cái tội này là phải trị tới nơi tới chốn”. 
Cụ thể năm 2012, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thoát nước đô thị nhận mức lương là 2,6 tỷ đồng (hơn 200 triệu đồng/tháng), Chủ tịch Hội đồng thành viên nhận 1,6 tỷ đồng, Kế toán trưởng 1,67 tỷ đồng, Phó giám đốc 969 triệu đồng. Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Chiếu sáng công cộng TP.HCM nhận mức lương 2,2 tỷ đồng, Chủ tịch Hội đồng thành viên 2,4 tỷ đồng, Phó giám đốc 1,9 tỷ đồng và Kế toán trưởng 1,7 tỷ đồng. Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Công trình giao thông Sài Gòn nhận 856 triệu đồng, Chủ tịch Hội đồng thành viên là 853 triệu đồng, lương của Phó giám đốc 584 triệu đồng và Kế toán trưởng 716 triệu đồng mỗi năm. Giám đốc Công ty công viên Cây xanh được trả lương ít hơn cũng 759 triệu đồng mỗi năm, Chủ tịch Hội đồng thành viên 691 triệu đồng, Phó giám đốc 609 triệu đồng và Kế toán trưởng được 655 triệu đồng.

Sau khi giới truyền thông nhà nước đưa những thông tin này, một làn sóng phẫn nộ cũng đã trào dâng trên các báo chí nhà nước và các trang mạng xã hội tại Việt Nam.

Cùng ngày, (29/8/2013) BBC cũng đăng bài về đề tài lương, với tựa đề: Thủ tướng VN lương 17 triệu/tháng.

BBC đã dẫn lời đại diện Văn phòng Chính phủ nói với báo giới trong nước trong buổi họp báo Chính Phủ thường kỳ, do Văn phòng Chính phủ tổ chức vào chiều ngày 28/8/2013 tại Hà Nội, rằng lương của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ khoảng trên 17 triệu đồng/tháng, sau khi đã trừ tiền đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.

Qua vụ mấy ông lãnh đạo ở mấy công ty dịch vụ công ích nhà nước của TP HCM nhận mức lương khủng khiếp: từ 1,7 đến 2,6 tỷ đồng mỗi năm (hơn 200 triệu đồng/tháng) so với mức lương của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (khoảng 17 triệu/tháng), thì thật bất công! Chỉ được nhận khoảng 17 triệu/tháng, mà Thủ tương phải chịu đựng biết bao áp lực: nào là đại biểu Quốc hội “đòi” bỏ phiếu tín nhiệm sau vụ “đắm tàu Vinashin” (nguyên đại biểu Quốc hội, GS. Nguyễn Minh Thuyết); đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc thì gợi ý Thủ tướng nên gương mẫu “xây dựng văn hóa từ chức”, đó là chưa kể đến sự chỉ trích từ các “lực lượng thù địch” và “bọn phản động”, là Thủ tướng phá nát nền kinh tế đất nước, rồi đàn áp Nhân dân bằng bạo lực trong các cuộc người dân biểu tình chống bọn Trung cộng xâm lược.

Cũng may mà đương kim Thủ tướng Việt Nam có bản lĩnh của người Cộng sản nên nhất quyết không thoái thác nhiệm vụ Đảng giao để tiếp tục lãnh đạo nền kinh tế Việt Nam đi về phía trước…

Qua vụ việc trên mới thấy những kẻ chìa tay ra nhận cái gọi là tiền lương hơn 2 tỷ đồng mỗi năm thật tán tận lương tâm, bởi họ không nghĩ đến những người công nhân lầm lũi chui xuống cống vét bùn giúp người dân Sài Gòn phần nào đỡ phải chịu cảnh ngập lụt khi tham gia giao thông mỗi khi trời đổ mưa, mà đồng lương họ nhận được thật rẻ mạt. Và, chắc chắn những kẻ chìa tay ra nhận cái gọi là tiền lương hơn 2 tỷ đồng mỗi năm cũng chẳng bao giờ nghĩ đến mức lương 17 triệu đồng mỗi tháng của Thủ tướng. Trong khi đó, Thủ tướng phải lo trăm thứ bà rằn: an ninh quốc gia, “cơm áo, gạo tiền”… cho khoảng 90 triệu dân, còn các vị chỉ phải lo cho khoảng trên, dưới ngàn cán bộ công nhân viên?

Thiết nghĩ, với mức lương của Thủ tướng như thế liệu có đủ nuôi vợ con và mua được nhà ở xã hội không nữa? Bỗng dưng tôi thấy thương ông Thủ tướng Việt Nam quá!

 Thanh Tùng
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
 

Jonathan London - Hạnh Phúc

Jonathan London
Vài ngày sau 2/9/2013 – trong những ngày đầu tiên đánh dấu năm thứ 68 của Việt Nam dưới sự thống trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam – tôi xin chia sẻ vài ý tưởng về lý tưởng, khái niệm hạnh phúc và sự liên quan của nó đối với những trao đổi sôi nổi đang diễn ra ở Viêt Nam hiện nay.

Khác hẳn với những giả định của thành phần chống cải cách, tôi tin rằng việc chia sẻ những lời phê bình về chính trị, xã hội ở Việt Nam ngày nay chẳng có ý đồ xấu gì cả mà trái lại, lại có đóng góp vào việc xây dựng những nỗ lực nhằm giúp Việt Nam thoát khỏi tình trạng trì trệ, nhà nước bị các nhóm lợi ích thao túng.

Hạnh phúc là gì? Đó là một câu hỏi mà ai cũng tự hỏi mình. Và đó là một trong những câu hỏi khó trả lời nhất. Vâng, hạnh phúc có yếu tố chủ quan không thể tách rời được. Thế nhưng, nhiều người cho rằng hạnh phúc cũng có thể được hiểu một cách khác quan. Vậy, nếu thế thì hạnh phúc ở Việt Nam có thể được đánh giá như thế nào?

Hạnh phúc là chủ quan

Hãy xem xét quan điểm cho rằng hạnh phúc là chủ quan. Theo nó, Hạnh phúc là một trạng thái tâm lý, phản ánh sự hài lòng cá nhân của một người. Chẳng hạn nhiều khi và ngay kể cả trong những văn bản của NNCHXHCNVN, hạnh phúc “được” dịch ra tiếng Anh là “happiness”. Dù tôi không phủ nhận hạnh phúc có thể được hiểu như thế nhưng tôi thấy chưa hài long cho lắm. Có lẽ vì dịch hạnh phúc như thế chúng ta sẽ gặp phải những hạn chế của quan điểm cho rằng hạnh phúc là chủ quan. Chẳng hạn, ai quyết định ai là “hạnh phúc” ai là không? Là quyết định hành chính hay sao?

Hãy để ý những cuộc tranh luận sôi nổi về ý nghĩa của sự hạnh phúc (tức là happiness) trong các lĩnh vực khoa học xã hội và triết học. Chắc hẳn bạn đọc có nghe gì đó về một số điều tra khoa học quy mô lớn, kết luận rằng mức độ hạnh phúc là cao nhất trong một số nước tương đối nghèo, như Philippines chẳng hạn.

Ngược lại, nó thấp nhất ở một số nước giàu có nhất, như Na Uy. Cũng có những người khác đã lấy ý của Rousseau và giả định mức độ hạnh phúc đã hay đang là cao nhất trong những xã hội thời nguyên thủy. Và cuối cùng, nhiều người có quan tâm đến Bhutan, một nước miền núi có chế độ độc đoán và là nơi mà Vua Jigme Singye Wangchuck đã đề ra chỉ số GNH: Tổng Hạnh Phúc Quốc Gia.

Rõ ràng hạnh phúc (được hiểu như thế này) không chỉ là kết quả của giàu có về vật chất (thời tiết đẹp cũng có ảnh hưởng mà!). Hình như một yếu tố thiết yếu của hạnh phúc là con người hay cộng đồng có thể thấy những mối quan hệ của mình (trong gia đình, cộng đồng, hay môi trường xã hội của họ) có ý nghĩa. Mặt khác, nếu, dù ở bối cảnh nước giàu hay nghèo, mà không có gì để ăn hay sống trong một bối cảnh hỗn loạn, bạo động, thì làm sao mà hạnh phúc được.

Tôi không phủ nhận hạnh phúc được hiểu là cảm giác có giá trị và ý nghĩa cũng như không bác bỏ khả năng chúng ta có thể so sánh những đánh giá chủ quan về mức độ hạnh phúc được hiểu theo khái niệm happiness. Nhưng vì ý nghĩa của khái niệm này có sự khác biệt ở các nước khác nhau thì chưa chắc những nghiên cứu này có ý nghĩa gì. Tức là ý nghĩa của hạnh phúc có thể khá khác nhau, vi dú, ở Mỹ hay Việt Nam hay các nước Trung Đông. Vấn đề này cũng có thể có trong vòng một văn hóa chứ.

Thực vậy, còn có một tranh cãi lớn và khó lý giải ở đây. Ở một phía có những người cho rằng ý nghĩa của hạnh phúc là tùy theo mỗi một nền văn hóa. Nhưng văn hóa là cái gì? Hành phúc của những người sống ở Hàn Quốc và Bắc Triêu Tiên có khác hay giống? Sau cùng, hạnh phúc được hiểu là “cảm thấy” hạnh phúc cũng quan trọng chứ. Nhưng đó chỉ là một phần của câu chuyện.

Hạnh phúc là khách quan

Dù hạnh phúc luôn luôn có yếu tố chủ quan, cũng có nhiều người cho rằng hạnh phúc có thể được hiểu một cách khách quan. Vì thế có lẽ hạnh phúc nên được hiểu là tình trạng hạnh phúc khách quan; tức là “well-being”.

Khác so với những người nghĩ rằng hạnh phúc tủy thuộc vào mỗi văn hóa, có người quả quyết rằng chúng ta cũng có thể xác định những nhu cầu thiết yếu cơ bản của con người trên thế giới, từ những gì thuộc về vật chất, tâm lý cho đến tinh thần. Và từ đó, chúng ta có thể hiểu sâu hơn và thậm chí thấu đáo về hạnh phúc, trong đó có hàng loạt nhà kinh tế học như A. Sen, M. Nussbaum, v.v.

Theo quan điểm này, hạnh phúc là ngược lại với khái niệm nghèo khổ. Nếu nghèo được hiểu là sự mất mát những gì cần thiết của con người một cách không tự nguyện thì hạnh phúc có nghĩa là những nhu cầu của con người (gồm có cả vật chất, sức khỏe, tâm lí cũng như tinh thần) đã được đáp ứng. Nhưng nhu cầu cơ bản là cái gì? Mời bạn hãy suy nghĩ ở đây một chút. Ăn no, có nhà ở, có áo ấm, có tình yêu và ý nghĩa trong mối quan hệ là một trong những sự cần thiết của con người. Cũng có quan điểm cho rằng con người phải có tự do ngôn luận, hội hợp. Phải có giáo dục. Chưa thấy ai nói con người phải có loa ở mỗi góc phố.

Như vậy hạnh phúc, theo quan điểm khác quan, là một khái niệm toàn cầu chứ không tùy theo từng nền văn hóa khác nhau. Và nếu thế thì chúng ta có thể đánh giá mức độ hạnh phúc theo một số tiêu chuẩn quốc tế. Những nhà khoa học và nhà phân tích chính sách có đo lường hạnh phúc qua các phương pháp thống kê và định tính. Đối với những chuyên gia, ở đây không có gì mới mẻ.

Hạnh phúc và nền chính trị-kinh tế của Việt Nam

Như ai biết, trong 20 năm qua, mức sống ở Việt Nam đã tiến bộ rất nhiều, dù từ một mức độ cực thấp và dù trong những năm gần đây tiến bộ chậm hơn trong khi khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp khác nhau càng rõ nét hơn bao giờ hết. Chính tôi đã viết nhiều bài khoa học về những tiến bộ này. Tôi không hề coi nhẹ những cải thiện trong đời sống của dân ViệtNam.

Tin vui là dân Việt Nam, dù một tỷ lệ không nhỏ vẫn phải chịu khổ, đã có tiến bộ đáng kể về mức sống. Tôi cũng như rất nhiều nhà phân tích khác đã hoan nghênh những thành quả quan trọng của Việt Nam do tăng trưởng kinh tế và một số chính sách của nhà nước Việt Nam. Tôi hoàn toàn chấp nhận nhiều thành công là do đường lối của ĐCSVN là khá tốt đối với nhiều vấn đề xã hội.

Tất nhiên, ai cũng biết là còn nhiều việc phải làm và những vấn đề mà Nhà Nước Việt Nam đang đối phó không hề đơn giản đâu. Và đó chính là lý do tại sao chúng ta nên ủng hộ phong trào cải cách sâu rộng đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện này. Chính những ràng buộc đang hạn chế sự phát triển mạnh, điển hình như việc đến bây giờ dân Việt Nam vẫn chưa được hưởng những quyền tự do cơ bản, như tự do ngôn luân, tự do hội họp, tự do báo chí hay tự do tôn giáo.

Những cái mà Việt Nam cần nhất là một nhà nước minh bạch hơn, có trách nghiệm giải trình hơn, có những chính sách hiệu quả hơn. Nhưng, hiện này người Việt Nam vẫn sống trong một xã hội thiếu minh bạch nghiêm trọng và không có cơ chế nào để đảm bảo trách nhiệm giải trình, bảo đảm những quyền cơ bản của họ.

Tôi hỏi, khi nhà nước dồn những nguồn lực khổng lồ vào việc ngăn chặn sự thể hiện các quan điểm ôn hòa, và đẩy những người bất đồng chính kiến vào tình cảnh bị đe dọa và đối xử tàn tệ, hạnh phúc thật sự nghĩa là gì?

Tất cả người Việt Nam đều hy vọng rằng năm tới, người dân Việt Nam sẽ hạnh phúc hơn. Điều đó đòi hỏi một trật tự xã hội dân chủ và minh bạch đối với nhân dân Việt Nam, một nhà nước thực sự có uy quyền chính đáng không tranh cãi được

Việt Nam có độc lập nhưng người dân chưa thực sự tự do. Họ cũng chưa sống dưới một nhà nước có uy quyền chính đáng không tranh cãi được. Thế thì rất khó để giả định có hạnh phúc về cả quan điểm chủ quan hay khác quan.

Tôi tin rằng Việt Nam đã bước vào một thời kỳ mới. Hôm này có nhiều người trong và ngoài bộ máy đang đấu tranh cho một xã hội, một chế độ đa nguyên hơn, dân chủ hơn. Về hạnh phúc thì sao? Tất nhiên trong những năm tới Việt Nam sẽ có tăng trưởng kinh tế khá. Nhưng tăng trưởng kinh tế, dù cần thiết, không đủ để bảo đảm hạnh phúc nêu người dân không được hưởng những tự do cơ bản.
 
Jonathan London
(Blog Xin Lỗi Ông)

Ngày và đêm ở phố Tây - Kỳ 1: Những ngõ hẻm đầy Tây

Ở Sài Gòn từ lâu đã có một khu phố Tây. Và phố Tây nay đã lan vào tận các ngõ hẻm. Từ Đề Thám rẽ vào bất cứ con hẻm nào, loanh quanh lòng vòng thể nào cũng lại ra Bùi Viện, Phạm Ngũ Lão, thậm chí là Đỗ Quang Đẩu.

Một hình ảnh quen thuộc ở khu phố Tây - Ảnh: Yến Trinh

Hầu như tất cả hẻm ở phố Tây đều thông nhau, và luôn có bóng dáng các chàng trai cô gái mắt xanh tóc vàng vác balô vào ra liên tục.

Hẻm ở đây cũng ồn ào, xô bồ như bất cứ hẻm lao động nào ở Sài Gòn, có điều đặc sản tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp... trộn vào nhau “tả pín lù” thì không đâu có được.

Gõ cửa lúc 0 giờ

Bề ngang chưa đến 1,5m, dài khoảng 200m nhưng hẻm 104 Bùi Viện có hơn 20 nhà nghỉ guest house nằm sát nhau. Ban đêm, vừa đặt chân vào con hẻm này, khách bộ hành ngay lập tức ngợp với hàng chục bảng hiệu nhấp nháy xanh đỏ chào mời.

Khác với những con hẻm ở Sài Gòn thường tĩnh lặng nửa đêm về sáng, hẻm phố Tây đặc biệt nhộn nhịp vào thời điểm này.

Lý do là dân du lịch bụi thường chọn đi vé giá rẻ và giờ đáp máy bay loại vé này luôn vào khoảng nửa đêm. 0g30 đêm đầu tháng 6, Anmada Taylor, người Mỹ, vác balô cao lêu nghêu bước xuống taxi, lanh lẹ bước thẳng vào hẻm, đến nhà nghỉ anh đã đặt sẵn trên mạng Agoda. “Đây là lần đầu tiên tôi tới VN và tôi không nghĩ con đường này lại bé đến thế.

Tuy nhiên, tôi thấy ngoài kia (đường Bùi Viện - PV) người ta còn đang uống bia với nhau ồn ào nên cũng không lo lắng nhiều”, Anmada cho biết. Phía sau anh là một tốp khách người Hàn Quốc cũng kéo vali lạch cạch trên con hẻm gồ ghề, ngó nghiêng bàn bạc, chọn lựa nhà nghỉ.

Bên trong các nhà nghỉ không ai có vẻ ngái ngủ. Vài lon bia, đĩa đậu phộng, Edward Davis (người Scotland) đang cùng vài ba người bạn mới quen dạo đàn guitar hát ề à những bản nhạc đồng quê xứ sương mù, mặc cho những vị khách vác balô ra vào tấp nập.

“Tôi ở đây được một tháng và rất thích không khí ở đây, gần gũi, thân thiện. Tôi nghĩ VN là một nơi dễ sống”, Edward hào hứng.

Trầm lắng hơn, vài vị khách khác ngồi kiểm tra email, lướt Facebook hoặc chụm đầu vào nhau tìm chỗ đi chơi. Cứ thế, phải đến chừng 3 giờ sáng không khí của dãy nhà nghỉ này mới yên tĩnh đôi phần.

Ở đây còn có dạng phòng tập thể (dorm room) với mức giá thấp hơn, khách sẽ ở trong những căn phòng tối đa sáu người xa lạ với diện tích chừng 9m2, kê khoảng ba giường tầng và tất nhiên tài sản mạnh ai nấy giữ.

“Lẩu thập cẩm” hẻm

Khu vực này được phân chia khá rõ ràng: đường Đề Thám, Phạm Ngũ Lão là nơi tập trung hầu hết các công ty, dịch vụ du lịch (đặt tour, đặt xe).

Đường Bùi Viện chuyên về phòng trọ, hàng quán ăn uống. Đường Đỗ Quang Đẩu là bar, quán cà phê và các quán ăn lề đường.

Tại Bùi Viện, nếu như hẻm 104 trứ danh với vô số nhà nghỉ và chỉ cần bước ra đầu hẻm là dãy quán bia đông đúc thì hẻm 40 Bùi Viện là một không khí hoàn toàn khác.

Hẻm ở đây yên tĩnh với khá nhiều nhà hàng nhỏ nhắn, thậm chí còn có sân vườn. Tối thứ bảy, những nhà hàng VN ở đây khá đông khách, người nước ngoài đi theo từng tốp 10, 20 người.

Bà Melida (người Úc) cho biết: “Các nhà hàng ở đây giá cả cũng không đắt đỏ, chúng tôi lại có thể kê bàn ăn chung tạo không khí gia đình, món ăn VN lại ngon”.

Xích lên một chút, hẻm 175 Phạm Ngũ Lão lại là địa điểm thu hút đông đảo người Việt đi chơi phố Tây. Mỗi tối lượng khách Việt vào ra khu vực này chiếm đến hơn 2/3, tiếng Việt ở đây nhiều hơn hẳn tiếng Anh, dù đang ở trung tâm phố Tây.

Từ các pub (quán rượu) trẻ trung, quán ăn Tây bình dân, đến những quán bar tụ họp dân mê bóng đá tứ phương, đủ các đội bóng, từ M.U đến Chelsea, Barcelona, Real Madrid.

Ở đây đến chừng 4 giờ sáng, sau khi hò reo khản cổ theo từng trận cầu thì chỉ còn toàn những bản rock ballad thập niên 1970 và những người già ngồi ôn lại ký ức xưa cũ của các đội bóng...

Trái ngược với khu vực đầu đường khá sang trọng này là những hẻm nhỏ tăm tối, mờ ảo trong ánh đèn neon cuối đường Bùi Viện giao Đỗ Quang Đẩu.

Khu vực này tập trung khá nhiều quán bar, quán cà phê, nhạc mở thâu đêm suốt sáng. Các dịch vụ như xăm (tattoo), massage, spa cũng tập trung chủ yếu ở đây. Không khí đặc quánh mùi khói thuốc, bia rượu của các tay chơi và cả các “cánh bướm đêm”.

Phòng trọ ở đây thường được thuê theo kiểu “mì ăn liền”, vài giờ là trả, không ở lâu dài như đoạn trên nên giá có phần mềm hơn, chỉ dao động từ 140.000 - 250.000 đồng/đêm.

Ở hẻm với Tây

“Nhập gia tùy tục”, khách du lịch khi đã ở trong những con hẻm thì cũng bắt đầu làm quen với cuộc sống hẻm nơi đô thị nhộn nhịp này.

Dù là người nước ngoài nhưng ai nấy cũng áo thun ba lỗ, quần soọc, dép lê loẹt quẹt đi từ đầu hẻm đến cuối hẻm, vui vẻ chào hỏi như bất kỳ người VN nào ở đây, chỉ số ít người Tây đi dạy tiếng Anh ở các trung tâm ngoại ngữ là “đóng bộ” đàng hoàng.

Sáng, ngồi lẫn trong hơn chục người đang xì xụp ăn hủ tiếu, uống cà phê ở quán cóc đầu hẻm, không khó để nhận thấy những chàng trai, cô gái lần đầu lóng ngóng cầm đũa, săm soi ly cà phê cóc nhỏ xíu. Tối, Tây cũng ra đường, bày bàn ghế, mồi nhậu, rộn ràng tận khuya.

Phần lớn người nước ngoài đến phố Tây chỉ trong hai, ba ngày, như một điểm luân chuyển để đi Campuchia hoặc đi miền Tây, ra miền Trung...

Tuy nhiên cũng có không ít người ở đây lâu, thuê phòng mức giá 2,5 - 3 triệu đồng/tháng, thường là phục vụ công việc kinh doanh, sáng tác nghệ thuật (chụp ảnh, viết sách) hoặc đi dạy.

James Arthur (người Úc) đã ở khu này suốt 10 tháng qua cho biết: “Cuộc sống ở đây mỗi ngày luôn có nhiều cái mới, dịch vụ giặt ủi, ăn uống, xe cộ đi lại đều rất dễ dàng và tôi đã quen hết với những người trong khu này nên tôi nghĩ có thể mình sẽ ở đây thêm 1, 2 năm nữa”.

 Người Việt trong hẻm cũng trở nên quen thuộc với khách Tây, gọi nhau, nói chuyện như hàng xóm, dù nhiều khi chỉ là tiếng Anh bồi kèm theo huơ chân múa tay.

Mùa mưa đường ngập, cả xóm Tây ta đều hô hào nhau tát nước, lội bì bõm trong nước. Những người bán hàng ở đây ít ai chào mời bằng tiếng Việt, kể cả các tiệm tạp hóa bán chai nước, hộp sữa.

Bà Trần Thị Ba (chủ một tiệm tạp hóa nhỏ) cho biết: “Khách Tây balô trả giá dữ lắm, có mấy cửa hàng tiện lợi ở ngoài kia mà họ đâu có mua, vô đây mua để cò kè giảm được đồng nào hay đồng đó!”.

“Đừng tưởng Tây là phải giàu! Lắm khi tôi thấy họ còn... nghèo hơn người Việt mình nữa. Đặc biệt là những Tây ở chơi VN lâu, hết tiền, ban đầu thuê phòng đẹp giá cao, sau chuyển sang phòng giá còn bằng một phần ba”, bà Hoàng Lan, một chủ phòng cho thuê, cho biết.

Còn bà Ngọc Minh, chủ nhà có ngăn phòng chia khách nước ngoài, nói thêm: “Lừa, quỵt tiền là chuyện không hiếm ở đây. Ở được chừng một tuần họ nói lịch trình thay đổi, phải mua vé máy bay gấp nên xin lại hộ chiếu rồi đi thẳng luôn. Đến khi mình kiểm tra phòng có mấy bộ quần áo vứt lại, coi như mất trắng tiền phòng!”.

ĐOÀN BẢO CHÂU - YẾN TRINH
Giá phòng ở khu phố Tây trung bình 12USD/đêm/người (khoảng 260.000 đồng). Nếu khách sạn được giới thiệu trên các trang du lịch nước ngoài (Trip Advisor) thì mức giá có thể đẩy lên 22 USD/đêm/người. Tuy nhiên đến mùa thấp điểm thì mức giá này có thể chạm đáy 140.000 đồng/người.
Vào mùa cao điểm của khách Tây (chủ yếu từ các nước nói tiếng Anh như Mỹ, Úc, Anh) là từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau để tránh mùa đông, giá phòng ở khu này được đẩy lên và thường xuyên hết phòng vào ngày cuối tuần.
Trong khi đó khách du lịch Nhật, Hàn, Trung Quốc lại thường đến nhiều vào khoảng tháng 2 đến tháng 4. Và theo các chủ khách sạn, từ năm 2011 trở lại đây, lượng khách đến từ các nước Đông Nam Á cũng bắt đầu đông hơn nên việc kinh doanh dịch vụ khách sạn tương đối đồng đều giữa các mùa.
___________
Kỳ tới: Theo chân Tây balô
(Tuổi trẻ)

Học để làm... ông nọ, bà kia?

Thành tích "nổi bật" của GD Việt Nam thời gian qua là đã đào tạo được một đội ngũ quan chức chiếm tới 70% "nguyên khí" quốc gia, chỉ còn 30%  làm việc trong lĩnh vực GD, khoa học. Đó phải chăng là lý do khiến đất nước không thể cất cánh.
Năm học mới bắt đầu và câu chuyện cải cách giáo dục (CCGD) thì vẫn như thửa ruộng cày vỡ, chưa biết sẽ chọn loại hạt gì để gieo và gieo vào lúc nào. Dù cải cách kiểu gì thì đối tượng chịu tác động nhiều nhất vẫn là đội ngũ giáo viên và học sinh, sinh viên. Riêng với người học, câu hỏi "học để làm gì, học như thế nào" đặt ra thì dễ nhưng dường như chưa có câu trả lời thỏa đáng.
Trách ai?
Trên thế giới những nước nghèo về tài nguyên như Nhật Bản, Thụy Sĩ, Singapore lại là những nước có thu nhập bình quân đứng hàng đầu. Ở đó  nạn thất nghiệp luôn được xem là một tiêu chí đánh giá năng lực điều hành của chính phủ, của các quan chức, đặc biệt là người đứng đầu. Quan chức các nước tiên tiến rời chính trường vẫn tiếp tục làm việc ở công ty, có thể viết sách hoặc giảng dạy, nước ta bao nhiêu người có năng lực và sẵn sàng làm việc như vậy?
Học sinh, sinh viên Việt Nam hiện nay học để làm gì? Có ba nấc thang được hình thành: Học sinh phổ thông học để thi đại học, sinh viên ĐH học để kiếm một nghề nhiều tiền mà nhàn nhã, cử nhân kỹ sư ra trường học tiếp để trở thành quan chức.
Một số ý kiến cho rằng, sai lầm của GD nước nhà là định hướng cho học sinh: "Mọi con đường đều để đến cánh cửa trường ĐH". Nhận định trên không sai nhưng cũng không hoàn toàn đúng, lỗi không hoàn toàn thuộc về GD. Phải thừa nhận rằng nội dung học trong suốt 12 năm phổ thông, nhất là ba năm cuối luôn nhằm một mục đích là giúp cho học sinh thi đỗ ĐH.
Những trường có tỷ lệ học sinh thi đỗ ĐH cao được đánh giá là trường dạy giỏi. Mục tiêu của GD phổ thông "ngắn" như vậy một phần do cách thức chỉ đạo điều hành. Mặt khác cũng do tâm lý của phần lớn các bậc cha mẹ và bản thân học sinh, họ chưa thấy được việc làm và thu nhập từ lao động quan trọng hơn bằng cấp. Đặt cho sinh viên câu hỏi: "Mục đích học tập của các em là gì?", câu trả lời mà người viết nhận được thường là nụ cười và những cái lắc đầu.
Sai lầm thứ nhất "học để thi vào ĐH" dẫn tới sai lầm thứ hai "học để không phải làm công việc nặng học". Tình trạng quá dư thừa cử nhân các ngành Kinh tế, Kế toán, Ngân hàng... thời gian qua là một minh chứng. Không thiếu cử nhân các ngành trên rong ruổi xe máy đi tiếp thị dầu gội đầu, đi phát tờ rơi cho các cửa hàng, siêu thị.

Dẫu chẳng danh giá gì song họ cũng có thu nhập và quan trọng là không bị lấm lem dầu mỡ, bùn đất như các ngành Xây dựng, Giao thông... Thi vào ngành Y được 27 điểm vẫn trượt, vì sao học sinh vẫn lao vào? Bởi vì mỗi khi đến cửa bệnh viện, các "đại gia" còn phải nể sợ bác sĩ, huống chi những người bị liệt vào hàng "chân quê". Y đức, y thuật tất cả đều thua y "tờ", lương y không thể sánh được với lương "lậu".
Hai "mục tiêu học tập" kể trên kết hợp lại tạo ra mục tiêu học tập thứ ba: Học để làm quan, đây là cách làm giàu nhanh nhất, an toàn nhất, có lợi nhất cho con cháu mai sau.
Điều này có trách thì phải trách "truyền thống", ngày xưa thi đỗ, dù chưa biết có mang lại lợi ích gì cho dân, cho nước các ông nghè đã được cả xã, cả tổng nghênh đón tận đầu làng. Đỗ một cái là chắc một suất quan huyện, quan tổng hoặc quan trong triều. Cho đến tận bây giờ, chuyện vinh quy bái tổ của các tân khoa vẫn còn được ca ngợi trong phim ảnh, trong nghệ thuật truyền thống...
Không phải chỉ giới trí thức trẻ mà là đại bộ phận dân chúng đều thấy rõ sự giàu có của các quan chức.
Quan cỡ "trung bình" như mấy vị giám đốc công ty thoát nước, cây xanh ở T/p Hồ Chí Minh lương đã trên 02 tỷ một năm chưa kể "lậu", nếu dính đến "ba cái" khoáng sản, đất cát... thì họ sẽ còn giàu như thế nào? Doanh nhân muốn giàu phải lo làm ăn, lo lách luật, lo vận động hành lang, lo thâm nhập để trở thành thành viên "nhóm lợi ích", tóm lại là lo đủ thứ.
Quan chức chỉ cần lo sao cho hạ cánh an toàn trước khi bị lộ.
Câu nói kính thưa các đồng chí chưa bị lộ xem ra đã lỗi thời. Lộ hay chưa bị lộ chẳng có gì quan trọng miễn là được các chiến hữu cùng "nhóm lợi ích" bao che, đùm bọc.
Hiện trượng "mua" bằng, kể cả bằng "thật" lẫn bằng "rởm" trong quan chức hình thành nên một "nhóm lợi ích bằng rởm" và sự vận động hành lang của nhóm này đã mang lại hiệu quả là chưa ai bị xử lý hình sự, có chăng là phê bình, cảnh cáo chuyển công tác để "né bão" một thời gian, ít lâu sau guồng máy lại hoạt động bình thường.
Có thể đây là một kẽ hở pháp luật vì Luật Hình sự chỉ quy định chung chung về tội sử dụng "con dấu, tài liệu giả mạo" chứ chưa thấy nói cụ thể "văn bằng giả mạo" hoặc "bằng thật nhưng trình độ giả".
Cải cách bắt đầu từ... bộ tham mưu
Đã có nhiều ý kiến về khâu đột phá trong CCGD. Ba năm trước người viết cũng từng nêu quan điểm về việc này: CCGD trước hết hãy cải cách việc đào tạo giáo viên và cách đối xử với thầy cô giáo. Không có thầy giỏi không bao giờ có được trò giỏi và cũng không bao giờ có được một nền GD theo kịp thời đại". [1]
Đến nay, có lẽ ý kiến này không còn phù hợp nữa. Cải cách GD phải lựa chọn khâu đột phá từ việc cải cách "chính bộ tham mưu CC". Bộ tham mưu ấy phải có thực quyền để chỉ đạo không chỉ ngành GD mà là cả hệ thống chính trị bao gồm: Văn hóa, truyền thông, tư pháp, tài chính...
Bộ tham mưu CC ấy phải ít các quan chức đương nhiệm. Thực tế cho thấy sau khi từ giã nhiệm sở, nhiều quan chức mới dám nói thẳng, nói thật, thậm chí là nói mạnh. Đương chức không phải họ không thấy những bất cập của chính sách, nhưng có những vách ngăn vô hình khiến cho âm thanh không thoát ra khỏi cửa miệng. Không phải ngẫu nhiên mà Quốc hội đã chất vấn Bộ trưởng Tư Pháp rằng có hay không "nhóm lợi ích" khi ban hành các chủ trương chính sách, đặc biệt là các văn bản quy phạm pháp luật?
Báo Thanh Niên đã nêu nhận xét: "Môi trường thiếu minh bạch chính là lỗ hổng trong cơ chế để các nhóm lợi ích có thể chi phối chính sách. Chẳng hạn như cơ chế bộ chủ quản đối với các doanh nghiệp, trường học là nguy cơ cho các nhóm lợi ích nằm ngay trong bộ máy". [2]
Bước tiếp là chọn mô hình GD như thế nào? Chúng ta có thuận lợi là nước đi sau nên có nhiều mô hình GD để tham khảo. Chẳng hạn mô hình GD ĐH của các nước châu Âu (gồm cả Liên bang Nga) theo hiệp định Bologna. Theo mô hình này GDĐH gồm 03 bậc là cử nhân - thạc sĩ - tiến sĩ.
Cử nhân đào tạo trong  03 năm, thạc sĩ 02 năm và tiến sĩ trung bình là 04 năm. Tương tự,  mô hình GD phổ thông có thể tham khảo nhiều nước, có những nước như Hoa Kỳ, GD bậc tiểu học chủ yếu là GD thể chất, ngôn ngữ và đạo đức, các kiến thức toán, lý... chưa phải là trọng tâm.
Mục tiêu của GD phổ thông nước ta phải là đào tạo một lớp người phát triển đồng đều về tâm sinh lý và thể lực, đủ sức khỏe để theo học các chương trình nặng ở bậc ĐH. Giáo dục phổ thông chưa phải là nơi đào tạo nghề. Tại sao sau bao nhiêu năm, dù bữa ăn đã được cải thiện cơ bản, tầm vóc người Việt vẫn thuộc loại "thấp bé nhẹ cân?"
Một mô hình GD tiên tiến, phù hợp với sự phát triển trí tuệ và tâm sinh lý người Việt sẽ là yếu tố quyết định sự thành bại của CCGD. Hoàn thành bước xây dựng mô hình GD, dẫn đến việc bố trí lịch trình đào tạo.
Các cụ xưa có câu tam thập nhi lập, nghĩa là bước vào tuổi 30, con người phải hoàn toàn tự lập, phải hoàn thành những công việc trọng đại của đời người.
Mô hình GD: Nên 9-2-9
Như nêu trên, mô hình GDĐH châu Âu kéo dài 09 năm, vận dụng mô hình đó và tính ưu việt về sự ổn định trong học thuyết đối xứng, chúng ta có thể xây dựng mô hình GD Việt Nam là 9 - 2 - 9. Chín năm GD cơ bản, 02 năm GD định hướng, 09 năm GDĐH. Một người học tập liên tục sẽ đạt trình độ tiến sĩ trước năm 30 tuổi. Sau đó là giai đoạn làm việc và cống hiến cho xã hội.
Có mô hình GD, hoạch định được tiến trình đào tạo thì tự nhiên sẽ thấy những vấn đề còn lại như đào tạo giáo viên, biên soạn sách giáo khoa... sẽ mang tính kỹ thuật nhiều hơn là tính chiến lược.
Nhìn tổng thể nền GD nước ta xưa nay vẫn thế, vẫn chú trọng đào tạo các ông Nghè, ông Cống để làm quan chứ không phải đào tạo đào tạo những người lao động có tri thức, càng không phải đào tạo các nhà khoa học. Minh chứng cho điều này có thể thấy qua ý kiến của GS Nguyễn Văn Tuấn (ĐH New South Walel, Úc):
Việt Nam có khoảng 24.000 TS và 9.000 GS- Phó GS nhưng 70% không làm nghiên cứu khoa học mà chỉ làm các chức vụ hành chính và quản lý [3]. Còn lại, một số ít làm việc trong các viện nghiên cứu [4]. TS. Nguyễn Khắc Hùng (nguyên chuyên viên đối ngoại, Học viện Hành chính Quốc gia) thống kê cho thấy "các chức vụ tương đương từ Thứ trưởng trở lên có trình độ TS ở Việt Nam nhiều gấp 05 lần Nhật Bản [5].
Qua các số liệu nêu trên có thể khẳng định, thành tích "nổi bật" của GD Việt Nam thời gian qua là đã đào tạo được một đội ngũ quan chức chiếm tới 70%  "nguyên khí" quốc gia, chỉ còn 30%  làm việc trong lĩnh vực GD, khoa học. Đó phải chăng là lý do khiến đất nước không thể cất cánh.
Tâm lý thường trực từ trẻ em đến người lớn là lo cho các kỳ thi: Thi vào lớp 1, thi vào trung học phổ thông, thi ĐH, thi công chức, viên chức, thi chuyên viên và cuối cùng thi... làm quan. Kỳ thi cuối cùng này nhiều người ngại nói ra, song ai cũng biết nếu không có tấm bằng mà kỳ thi này cung cấp thì chắc chắn không được bổ nhiệm vào chức vụ mong muốn!
Giáo sư, TSKH Hồ Ngọc Đại đã nêu một ý kiến thật dí dỏm: "Cuộc CCGD năm 1980 từ bỏ giải pháp Hoàng Xuân Hãn, sáng tạo ra o / c / co, kèm theo cách đánh vần kì quặc: cam → a - m - am / c - am - cam...  Chương trình sau năm 2015 nhằm đổi mới căn bản và toàn diện nền GD, trị giá 70.000.000.000.000 đồng (13 chữ số không), nếu giao cho tư duy kiểu ấy, với nghiệp vụ sư phạm cỡ ấy, thì tôi đánh cuộc, họ sẽ từ bỏ e / b / be và sáng tạo ra cái mới: ô / l / lô" [6].
Chỉ còn hai năm nữa là đến 2015, liệu các nhà CC, các "trí thức" còn đang "ngái ngủ"  có kịp bỏ cái ô / l / lô hay là cần thêm dấu ngã thành ra "l ô lô ngã... "lỗ". Thêm "ngã" cho có cải tiến chứ chẳng lẽ lại dập theo nguyên mẫu của GS. Hồ Ngọc Đại? Mà dù có "lỗ" thì "các phản biện rồi sẽ nhất trí thông qua, rồi cũng ký vào biên bản nghiệm thu, rồi cũng ký vào giấy nhận tiền" [6]. Lỗ là thuộc về ai đó chứ không phải thuộc về những người biết "ngã".
Cải cách GD cần lắm và gấp lắm song không thể vội nếu chưa có một chiến lược tổng thể. Càng không thể vội nếu "Bộ tham mưu CC" chưa tập hợp được một đội ngũ những người tâm huyết, am hiểu GD, đặc biệt là những người không còn ham muốn làm ... quan.
 TS. Dương Xuân Thành
-------------------------------------
Tài liệu tham khảo:
[3] http://kenhtuyensinh.vn/viet-nam-co-khoang-24-ngan-tien-si (hội thảo "Giáo dục ĐH VN hội nhập quốc tế", Quỹ phát triển ĐHQG TP.HCM  9/11/2012)
(VNN)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời phỏng vấn Đài TH TW Trung Quốc

(không thấy chữ nào nhắc đến Hoàng Sa, Trường Sa nhỉ)

TT Nguyễn Tấn Dũng trả lời pv Truyền hình TƯ  TQ
Trong chuyến thăm và dự Hội chợ, Hội nghị thượng đỉnh Thương mại-Đầu tư ASEAN-Trung Quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trả lời phỏng vấn của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc.
Xin Ngài Thủ tướng cho biết chính sách kinh tế chính của Việt Nam giai đoạn hiện nay là gì và ưu tiên phát triển lĩnh vực nào? Trong kế hoạch lớn đó, Trung Quốc có thể đóng vai trò gì?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Những năm gần đây, trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam cũng gặp nhiều thách thức, nổi lên là ổn định vĩ mô chưa vững chắc, lạm phát có nguy cơ tăng cao. Trước tình hình đó, mục tiêu điều hành kinh tế của chúng tôi là tập trung vào bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng hợp lý, từ đó tạo môi trường thuận lợi cho tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững. Kết quả đạt được là khá tích cực: GDP của Việt Nam 3 năm qua tăng trưởng bình quân là 5,6% và dự kiến sẽ tăng trưởng khoảng 6% trong giai đoạn 2014-2015; lạm phát từng bước được kiểm soát thành công năm 2012 ở mức 6,81% và nhiều khả năng đạt dưới 7% năm 2013; nhiều ngành sản xuất chủ chốt từng bước phục hồi, các lĩnh vực kinh tế đối ngoại, nhất là xuất khẩu và thu hút FDI tăng trưởng khá cao, các hoạt động hội nhập quốc tế như đàm phán các Hiệp định thương mại tự do được đẩy mạnh.
Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, nhằm hướng tới mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Chính phủ Việt Nam đã hoạch định và triển khai nhiều nhóm giải pháp đồng bộ. Thứ nhất, thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững với các trọng tâm như: Tập trung tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu tài chính- ngân hàng và tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước; đẩy mạnh tái cơ cấu các ngành sản xuất, dịch vụ, tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm; tăng cường kết nối với mạng sản xuất và chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu đối với các ngành, sản phẩm hiện có lợi thế cạnh tranh như chế biến lương thực, thực phẩm và thủy, hải sản, may mặc và giày da... Tập trung phát triển một số ngành ưu tiên và công nghiệp hỗ trợ như hóa dầu, điện tử và công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, công nghiệp xanh và năng lượng tái tạo, phụ tùng ô tô, máy nông nghiệp... để nâng cấp trình độ phát triển của nền kinh tế. Thứ hai, thực hiện ba khâu đột phá chiến lược về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ. Thứ ba, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế toàn diện, bao gồm hội nhập kinh tế quốc tế cũng như hội nhập trong các lĩnh vực khác.
Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là một đầu tàu quan trọng của kinh tế toàn cầu, nhiều năm qua Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và luôn thu hút sự quan tâm lớn của các doanh nghiệp Việt Nam. Việc hai nước cùng ở trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương đang phát triển sôi động và cùng bước vào giai đoạn phát triển quan trọng đang tạo nên những cơ hội rất lớn để tăng cường hơn nữa hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, KHCN và du lịch... Chúng tôi mong muốn Trung Quốc trên tinh thần “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” tiếp tục tạo thuận lợi, mở cửa thị trường hơn nữa cho hàng hóa Việt Nam để từng bước giảm nhập siêu từ Trung Quốc, cân bằng thương mại song phương; tăng cường chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ Việt Nam đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trước mắt, tôi đề nghị hai nước cần tích cực triển khai tốt Danh mục các dự án hợp tác trọng điểm đã thỏa thuận trong Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế-thương mại Việt-Trung 2012-2016. Việt Nam cũng sẵn sàng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư với hàm lượng công nghệ cao vào Việt Nam, nhất là phát triển cơ sở hạ tầng, công nghiệp hỗ trợ và công nghệ cao; tăng cường phối hợp với Trung Quốc trong khuôn khổ hợp tác kinh tế ASEAN-Trung Quốc, tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS)…

Xin Ngài cho biết trong phiên bản nâng cấp hợp tác Trung Quốc và ASEAN trong tương lai, Việt Nam sẽ phát huy vai trò lớn hơn như thế nào?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Thời gian qua, nhất là sau 10 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, hợp tác ASEAN- Trung Quốc ngày càng được mở rộng và phát triển toàn diện, đạt được nhiều thành tựu to lớn, đưa ASEAN- Trung Quốc trở thành một trong những quan hệ đối thoại phát triển năng động, hiệu quả và toàn diện nhất trong tổng thể quan hệ đối thoại của ASEAN. Hai bên đã trở thành những đối tác tin cậy về chính trị, gắn kết chặt chẽ về kinh tế, đóng góp tích cực và hiệu quả cho mục tiêu chung là thúc đẩy hòa bình, ổn định, và thịnh vượng ở khu vực.

Là thành viên tích cực của ASEAN và láng giềng gần gũi của Trung Quốc, Việt Nam luôn coi trọng và nỗ lực đóng góp vào việc tăng cường quan hệ đối tác chiến lược và hợp tác hiệu quả giữa ASEAN và Trung Quốc. Trong giai đoạn 3 năm 2009- 2012, khi điều phối quan hệ đối thoại ASEAN-Trung Quốc, Việt Nam đã tích cực thúc đẩy và tăng cường quan hệ và hợp tác ASEAN- Trung Quốc về nhiều mặt, từ chính trị, an ninh, kinh tế, thương mại, đến khoa học công nghệ, giao lưu nhân dân… Trong tương lai, Việt Nam sẽ tiếp tục và kiên trì chủ trương này.

Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với các nước ASEAN và Trung Quốc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược ASEAN- Trung Quốc phát triển toàn diện và bền vững hơn nữa, trên cơ sở những nguyên tắc chỉ đạo đã được hai bên xác lập và phát huy những thành tựu to lớn đạt được trong thời gian qua, tương xứng với tầm vóc và tính chất của mối quan hệ đối tác chiến lược. Việt Nam sẽ cùng Trung Quốc và ASEAN phát huy tối đa hiệu quả của các cơ chế đối thoại và tham vấn ở các cấp để tăng cường lòng tin chính trị, tạo cơ sở thúc đẩy hợp tác toàn diện ASEAN-Trung Quốc trên mọi lĩnh vực.

Việt Nam cho rằng hai bên cần tiếp tục thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư thông qua các cơ chế hiện có như Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) và Hội chợ ASEAN- Trung Quốc (CAEXPO), hướng tới mục tiêu nâng kim ngạch thương mại lên 500 tỷ đô la năm 2015. Theo đó, Việt Nam ủng hộ việc nghiên cứu nâng cấp ACFTA trở thành một khu vực mậu dịch tự do mang tính toàn diện, với tiêu chuẩn và chất lượng hàng đầu, đóng góp tích cực cho tiến trình hội nhập kinh tế khu vực. Ngoài ra, Việt Nam cho rằng hai bên cần đặt trọng tâm ưu tiên tăng cường hợp tác kết nối giữa ASEAN và Trung Quốc, nhất là kết nối về hạ tầng cơ sở có ý nghĩa quan trọng đối với việc gắn kết và phát triển quan hệ các mặt giữa hai bên. Đồng thời, cần tăng cường hợp tác văn hóa-xã hội, du lịch, giao lưu nhân dân, giao lưu trao đổi thanh niên, báo chí, học thuật…, nhằm nâng cao hiểu biết của người dân về tầm quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược ASEAN- Trung Quốc.

Về vấn đề Biển Đông, trên cơ sở chia sẻ nhận thức chung về tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông, ASEAN và Trung Quốc cần tiếp tục tăng cường hợp tác an ninh biển, nhất là thực hiện hiệu quả và đầy đủ Tuyên bố DOC đi đôi với việc đàm phán chính thức và thực chất để sớm đạt được Bộ Quy tắc COC nhằm bảo đảm tốt hơn hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông. Mọi tranh chấp phải được giải quyết bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Tôi tin rằng quan hệ đối tác chiến lược và hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc cũng như quan hệ song phương giữa các nước thành viên ASEAN với Trung Quốc ngày càng phát triển mạnh mẽ, thực chất và hiệu quả, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung của khu vực.

Xin cho biết đánh giá của Ngài về Hội chợ lần này?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Cá nhân tôi đã có dịp 5 lần dự Hội chợ triển lãm ASEAN- Trung Quốc (CAEXPO), tận mắt chứng kiến quá trình hình thành và phát triển của Hội chợ. Các kỳ Hội chợ luôn để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc. Qua 10 năm hình thành và phát triển, đến nay Hội chợ thương mại CAEXPO đã trở thành một trong những Hội chợ thương mại có uy tín, quy mô và tầm ảnh hưởng hàng đầu tại khu vực. Điều đó không chỉ được thể hiện qua số lượng gian hàng, người tham dự ngày càng lớn (với 4.600 gian hàng, 52.000 khách tham quan trong năm 2012), mà còn thể hiện qua tổng giá trị giao dịch thương mại (hơn 1,88 tỷ USD năm 2012), qua số lượng hợp đồng kinh tế đã ký kết (tổng giá trị đầu tư lên đến 8,2 tỷ USD).

Hội chợ triển lãm CAEXPO cũng cho thấy sự phát triển của quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc – ASEAN, thể hiện rõ nét và sinh động qua nhiều hoạt động hợp tác đa dạng, phong phú giữa Trung Quốc và ASEAN, không chỉ trong lĩnh vực hợp tác kinh tế-thương mại, trao đổi hàng hóa, mà mở rộng sang các lĩnh vực khác như giao thông, giáo dục, môi trường, cảng biển, hợp tác giữa các địa phương hai bên.... Có thể nói, Hội chợ CAEXPO đã thực sự đã trở thành cầu nối quan trọng trong việc tăng cường trao đổi, hợp tác kinh tế-thương mại, thúc đẩy hợp tác, tăng cường tình hữu nghị giữa các nước ASEAN và Trung Quốc. Hơn thế nữa, Hội chợ đang ngày càng có sức lan tỏa vượt ra ngoài phạm vi ASEAN và Trung Quốc, thu hút sự quan tâm của các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới, thúc đẩy hợp tác liên vùng, liên khu vực….

Hội chợ CAEXPO năm nay diễn ra trong bối cảnh đặc biệt, đúng vào dịp kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc và cũng là dịp CAEXPO được tổ chức tròn 10 năm. Đây sẽ là kỳ Hội chợ có quy mô lớn nhất kể từ khi được tổ chức cho tới nay với sự tham dự của hầu hết Lãnh đạo, Nguyên thủ các nước thành viên.

Tôi cho rằng CAEXPO lần này là một trong những sự kiện đầy ý nghĩa, chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc của mối quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc-ASEAN, mở ra một giai đoạn phát triển mới trong bối cảnh liên kết kinh tế khu vực đang ngày càng gia tăng. Là thành viên của ASEAN, đồng thời là láng giềng gần gũi, có mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, trong liên tiếp 10 kỳ Hội chợ, Việt Nam luôn là nước có đông doanh nghiệp tham gia nhất với số gian hàng nhiều nhất trong 10 nước ASEAN.

Trong dịp CAEXPO lần thứ 10 này, như thường lệ, Việt Nam vẫn là nước có số gian hàng và doanh nghiệp tham dự đông nhất (200 gian hàng với 110 doanh nghiệp tham gia Hội chợ). Có thể nói, với những lợi thế gần gũi về địa lý, với tiềm năng hợp tác rộng mở, với sự quan tâm, thiện chí và lợi ích chung của cả ASEAN và Trung Quốc, với những kinh nghiệm tích lũy từ các kỳ Hội chợ, với vai trò cửa ngõ hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc của Quảng Tây, tôi hoàn toàn tin tưởng kỳ Hội chợ lần này sẽ thành công tốt đẹp, mang lại lợi ích chung cho cả Trung Quốc và ASEAN, đồng thời góp phần củng cố mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc.
 

Thái Nguyên: Bí thư xã "mắng" dân "ngu, kém hiểu biết và bố láo"

Suốt quá trình trao đổi cùng PV, vị Bí thư xã Thành Công (Phổ Yên, Thái Nguyên) dùng nhiều lời lẽ miệt thị, xúc phạm người dân.

Ông Dương Văn Tuyên - Phó Chủ tịch UBND xã Thành Công:

Bí thư xã: “Dân ở đây ngu, kém hiểu biết và bố láo"

Ngày 30/1/3013, Dự án nghĩa trang “Công viên Thiên đường xanh” đã được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt quy hoạch chi tiết ti lệ 1/500 và có tổng diện tích 185 ha nằm trên 3 xóm Ao Sen, Hạ Đạt và Vạn Phú (xã Thành Công, Phổ Yên, Thái Nguyên). Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, dự án đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía nhân dân 3 xóm thuộc dự án nói trên.

Phòng tiếp dân của UBND xã Thành Công cũng
Phòng tiếp dân của UBND xã Thành Công cũng "khá lạ": Không hề có lấy một chiếc ghế nhựa để cho người dân ngồi. Trong khi cán bộ xã ngồi ở ghế để làm việc thì người dân trong lúc chờ đợi buộc phải kê dép để ngồi.
Theo đơn thư tố cáo của người dân, nguyên nhân khiến họ không đồng ý và phản ứng mạnh mẽ khi dự án bắt đầu được triển khai là do chính quyền UBND xã Thành Công đã “vi phạm quy chế dân chủ”, “Bí thư xã lập phe cánh”, “mập mờ, nhiều khuất tất trong phổ biến, tuyên truyền về dự án”. Đồng thời người dân còn yêu cầu đưa vụ việc ra trước dư luận.

Trước những thông tin trên, chúng tôi đã có buổi làm việc với đại diện xã để làm rõ những thông tin mà người dân phản ánh. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, thay vì trả lời vào trọng tâm những câu hỏi mà chúng tôi đưa ra, ông Dương Đình Sáu, Bí thư Đảng ủy xã Thành Công (huyện Phổ Yên, Thái Nguyên) lại luôn tìm cách né tránh.

Không những thế, vị Bí thư này còn có những lời lẽ miệt thị người dân, “mắng” dân là “ngu, kém hiểu biết”, “lạc hậu và bố láo” nên mới… làm đơn tố cáo! “Mấy ông mấy bà cao chả ra cao, thấp chả ra thấp, nhận thức, xử sự chả ra làm sao cả. Dự án đem lại quyền lợi cơm no, áo ấm cho dân, mà dự án vào cái đất khỉ ho cò gáy, chó ăn đá gà ăn sỏi này thì các ông bảo có cái gì đâu.
Đường sá của người dân các thôn, xóm ở xã Thành Công gặp rất nhiều khó khăn.

Trồng lúa 2 vụ mỗi năm không được nổi lấy 5 triệu đồng, chưa nói để phát huy lấy 70 – 80 triệu đồng như dưới xuôi. Đất thì đất hoang hóa, chè thì chè trung du, bạch đàn trồng thì 6 – 7 năm cũng chỉ như cái roi trâu, có gì đâu...”, ông Bí thư xã nói.

Ông Sáu còn cho rằng: “Dân ở đây kém hiểu biết lắm. Đấy, như lần họp dân hồi đầu tháng 3/2013 đấy, huyện với xã tổ chức họp dân, có cả nhà đầu tư đến nữa. Mới nói được vài câu là chúng nó (chỉ người dân – PV) đã hò reo nhau lên phá bĩnh, lạc hậu đến mức độ như thế thì bảo tôi phải làm thế nào được. Nhố nhăng, dở nọ dở kia, ngu và bố láo thế chứ...”.

Liên quan đến thông tin người dân địa phương tố cáo Bí thư xã “kéo bè cánh” và “gia đình trị” trong chính quyền xã, ông Sáu lên tiếng phủ nhận: “Làm gì có, tôi đã 17 năm 6 tháng làm chủ tịch xã ở đây rồi, từ năm 30 – 31 tuổi cơ, rồi sau mới chuyển sang làm bí thư. Xưa dân có thế đâu, nói gì nghe nấy. Giờ thì một số phần tử chống đối kích động người dân nên nó bêu riếu thế thôi”.

Vi phạm nghiêm trọng về cơ cấu tổ chức cán bộ, nhân sự

Qua tìm hiểu thực tế được biết, hiện nay trong bộ máy hành chính của UBND xã Thành Công (huyện Phổ Yên, Thái Nguyên) có cơ cấu rất “lạ” về mặt tổ chức khi hầu hết các vị trí chủ chốt trong chính quyền UBND xã đều là con trai, em ruột và họ hàng của ông Dương Đình Sáu – Bí thư Đảng ủy xã.Cụ thể: Ông Dương Đình Bảy – Phó Chủ tịch UBND là em trai ruột ông Sáu, ông Dương Văn Chức – phụ trách địa chính UBND xã là con trai ông Sáu, ông Nguyễn Đức Thịnh – Chủ tịch UBND xã là em vợ ông Sáu, ông Dương Văn Tuyên – Phó Chủ tịch UBND xã là em họ ông Sáu, ông Dương Văn Liêm – Trưởng Công an xã là cháu ông Sáu.
Mặc dù được coi là một xã nghèo (có xóm tỷ lệ nghèo và cận nghèo lên đến 46%), nhưng phương tiện đi làm hằng ngày của Bí thư Đảng ủy xã lại khiến người ta ngạc nhiên: ô tô Toyota 4 chỗ dòng Altis 2.0V (!?).
Trao đổi với chúng tôi về trường hợp cơ cấu “lạ” trong tổ chức hành chính nhân sự của UBND xã Thành Công (Phổ Yên, Thái Nguyên), Luật sư Phạm Tiến Quyển (Công ty Luật Quỳnh Như, Bắc Ninh) khẳng định: “Trong vụ việc trên, phía UBND xã Thành Công rõ ràng đã 'có vấn đề', đã vi phạm nghiêm trọng về mặt cơ cấu cán bộ, nhân sự. Cụ thể, ở đây đã vi phạm Nghị định số 114/2003/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 03/2004/TT-BNV của Bộ Nội vụ”.
Tuấn Linh
(Tri Thức Trẻ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét