Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

Bài viết đáng chú ý

Phạm Xuân Nguyên - "Nhạy cảm" thành "trơ/ vô cảm"

Trong tiếng Việt của nước ta hiện nay có một từ đang bị chính trị làm hỏng khi dùng trong đời sống xã hội. Đó là từ “nhạy cảm”. Một từ chỉ khả năng tinh nhạy của các giác quan cũng như cảm xúc, tinh thần của con người đã bị làm méo nghĩa, lạc nghĩa. Bị gom vào dưới từ này là các hiện tượng, vấn đề, con người, tác phẩm bị canh chừng, bị ngăn chặn, bị cấm đoán, không được nói, không được bàn, không được viết. Nào là “vấn đề nhạy cảm”, “khu vực nhạy cảm”, “vùng nhạy cảm”, “ý kiến nhạy cảm”, vân vân và vân vân.
 
Mới đây nhất từ “nhạy cảm” lại xuất hiện trong công văn số 2896 / CXB – QLXB ngày 31.7.2013 do ông Chu Văn Hòa, Cục trưởng cục Xuất bản ký, gửi đến NXB Lao Động và công ty Alpha Books, đề nghị hai đơn vị này “đình chỉ phát hành để tổ chức thẩm định nội dung bộ tiểu thuyết Đại gia”. Nhưng trước khi bàn vào chuyện đó, ta hãy xem các định nghĩa về từ “nhạy cảm” trong từ điển.

Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 1988, tr. 734, giải nghĩa:
Nhạy cảm t. Có khả năng nhận biết nhanh và tinh bằng các giác quan, bằng cảm tính: Da nhạy cảm với nhiệt độ; Nhạy cảm với cái đẹp của thiên nhiên; Trái tim nhạy cảm của người mẹ.

Từ điển Oxford (Advanced Learner’s Dictionary, 2000) tr. 1212 giải thích từ “Sensitive” (“Nhạy cảm”) có 6 nghĩa như sau:
  1. Về cảm giác của con người. 1) nhận biết và có khả năng hiểu được người khác và cảm xúc của họ: Cô ấy rất nhạy cảm với cảm xúc của người lạ.
  2. Về nghệ thuật / âm nhạc / văn học. 2) có khả  năng hiểu biết nghệ thuật, âm nhạc và văn học và thể hiện được mình thông qua chúng: Một nhà thơ rất nhạy cảm.
  3. Dễ khó chịu. 3) dễ gây bực mình hay khó chịu: Cô ta rất nhạy cảm khi bị phê phán.
  4. Thông tin / Vấn đề. 4) khiến anh phải xử sự hết sức cẩn thận vì có thể khiến người khác bực mình hoặc nổi giận: Chăm sóc sức khỏe là vấn đề nhạy cảm về mặt chính trị.
  5. Về lạnh / sáng / thức ăn. 5) phản ứng nhanh hoặc hơn lệ thường về điều gì đấy: Răng tôi rất nhạy cảm đối với đồ ăn lạnh.
  6. Về những thay đổi nhỏ. 6) có khả năng đo được những thay đổi rất nhỏ: Thị trường chứng khoán rất nhạy cảm trước sự thay đổi chính trị.

Có thể thấy, cách chính trị nước ta dùng từ “nhạy cảm” hiện nay ứng với nghĩa 3 và 4 của từ “Sensitive” trong từ điển Oxford, nghĩa là coi mình dễ bị thương tổn, bị đụng vào đâu cũng là “nhạy cảm”, nên phản ứng chống lại mọi hành vi gây sự “nhạy cảm” đó đối với mình mà không thèm quan tâm đến sự “nhạy cảm” của toàn thể mọi con người trong xã hội. Con số trên 50.000 văn bản luật được ban hành sai quy phạm pháp luật trong mười năm qua đã cho thấy sự khác biệt thế nào giữa “nhạy cảm” của quan và “nhạy cảm” của dân. 
 

Trở lại việc đình chỉ phát hành bộ tiểu thuyết Đại gia như một trường hợp tiêu biểu gần nhất của cái gọi là “nhạy cảm”. Theo công văn trên đây, cục Xuất bản đưa ra ý kiến: “Nội dung bộ tiểu thuyết miêu tả những mối “quan hệ” làm ăn kiểu xã hội đen của một số tập đoàn kinh tế với các quan chức cấp cao của nhà nước và những thủ đoạn, mánh khóe trong công tác tổ chức cán bộ. Cùng với đó là sự tha hóa, biến chất, tham ô, tham nhũng của bộ máy quan chức các cấp từ Trung ương đến địa phương. Qua tác phẩm, người đọc thấy một “tam giác ngầm” mà ở đó, quyền lực, tiền bạc và gái gú câu kết với nhau để bòn rút của cải xã hội, làm mục ruỗng đạo đức xã hội. Việc phản ánh hiện thực xã hội và đề cập đến một số vấn đề “nhạy cảm” hiện nay với tính chất cường điệu quá mức, cùng với những nhận định, đánh giả chủ quan, một chiều của tác giả sẽ ảnh hưởng không tốt cho bạn đọc và gây bất lợi cho xã hội”. Đọc đoạn viết này có ba câu hỏi được đặt ra:
1) Đoạn đầu công văn đã nói đúng nội dung của bộ tiểu thuyết Đại gia. Thế nhưng tại sao lại coi những vấn đề đó là “nhạy cảm”?  Có phải “nhạy cảm” là vì những vấn đề đó có thực nhưng không được nói vì đụng chạm đến những ai đó, những nhóm nào đó? Nhưng đây là một tác phẩm văn học, nhà văn phản ánh hiện thực đời sống bằng hệ thống nhân vật và thế giới nghệ thuật của chúng, ở đó các hiện tượng và vấn đề đã được điển hình hóa và khái quát hóa theo quy luật văn chương, từ đó độc giả có sự tiếp nhận riêng của từng người làm nên ý nghĩa tác phẩm. Chẳng lẽ nhà văn khi viết phải hỏi ai đó đâu là vùng “nhạy cảm” để trừ ra và độc giả khi cầm cuốn sách lên phải hỏi ai đó nó có “nhạy cảm” không để bỏ xuống?
2) Công văn đề nghị “đình chỉ phát hành để tổ chức thẩm định nội dung” bộ tiểu thuyết. Thế tức là phải có một hội đồng gồm các chuyên gia văn học được lập ra để đọc hơn một nghìn trang của tác phẩm này, rồi phân tích, đánh giá, và đưa ra kết luận, từ đó Cục Xuất bản mới có căn cứ để ra quyết định cho phát hành hay không. Nhưng trong công văn Cục đã tự mình phán quyết tác giả Đại gia viết “với tính chất cường điệu quá mức, cùng với những nhận định, đánh giả chủ quan, một chiều”. Đây là sự quy kết chủ quan, có tính áp đặt, phản lại chính nội dung của công văn. Nếu thế thì còn cần gì phải thẩm định? Mà nếu hội đồng thẩm định đưa ra một kết luận khác hẳn thì Cục tính sao?
3) Mệnh đề “sẽ ảnh hưởng không tốt cho bạn đọc và gây bất lợi cho xã hội” là một mẫu câu đầy phi lý, ngụy biện, giả danh luôn được dùng cho những trường hợp như thế này. Ai cho phép Cục Xuất bản được nhân danh công chúng độc giả, nói thay độc giả về sự tiếp nhận của họ đối với một tác phẩm văn học? Căn cứ vào đâu khi cuốn sách chưa ra thị trường, mà ngay cả có phải giám định thì khi hội đồng giám định chưa thành lập và chưa đánh giá, Cục dám nói nó sẽ gây ảnh hưởng không tốt và gây bất lợi? Đó là cách nói hồ đồ, trùm lấp, đổ vấy.
Bộ tiểu thuyết Đại gia của Thiên Sơn (Công ty Alpha Books & Nxb Lao Động, quý III/2013) viết trực tiếp về hiện thực xã hội hiện tại của nước ta gồm hai tập: tập 1, Tam giác ngầm (543 trang), tập 2, Quyền lực đen (575 trang). Trong hơn một ngàn trang sách tác giả đã dựng lên cả một liên minh lợi ích giữa đại gia và quan chức nhà nước. Đại gia là Tấn Đạt, người đứng đầu công ty Đại Á, liên tục bành trướng thế lực của mình về kinh tế, và cả chính trị, nhờ cấu kết với bộ máy chính quyền. Quan chức là Lê Đức, một lãnh đạo cao cấp, người mở đường, vạch lối cho đại gia thao túng nền kinh tế, chiếm đoạt các lợi ích. Quan hệ giữa Lê Đức và Tấn Đạt là giữa “voi” và kẻ “chăn voi”. Bên cạnh Lê Đức là Thu Quỳnh, bên cạnh Tấn Đạt là Vân Chi, cả hai nhân vật nữ này vốn là gái chơi, “gái gọi”, sau trở thành vợ và trợ thủ đắc lực cho hai nhân vật đại diện cho hai thế lực cố kết nhau. Vây quanh hai (hay bốn) nhân vật chính này là giới kinh doanh và giới chính trị với những âm mưu, thủ đoạn làm ăn và hoạt động cả trong và ngoài nước, với những chuyện hậu trường bên trong mỗi gia đình. Đọc xong ĐG cảm giác rùng mình, lo sợ trước một hiện thực tàn bạo của những kẻ không từ một thủ đoạn bẩn thỉu và độc ác nào để độc chiếm quyền lợi và  quyền lực. Trong truyện tác giả có để xuất hiện một vài nhân vật trong chính giới biết thức tỉnh, dám đấu tranh, nhưng họ rốt cuộc đều bị bóp chết bởi guồng máy lợi ích nhóm. Kết thúc bộ tiểu thuyết là cái tin Vân Chi báo cho Tấn Đạt biết mình mang thai nhưng được chẩn đoán cái thai không có tim. Một cái kết chỉ do tác giả nghĩ ra, không đúng với nhân vật và nội dung truyện, không thể làm yên lòng được độc giả.
Nhà văn Thiên Sơn năm nay ở độ tuổi bốn mươi, đã có một số sáng tác xuất bản, trong đó có một tiểu thuyết (Dòng sông chết) đã được giải cuộc thi viết thể loại này (2006-2010) của Hội Nhà văn Việt Nam. Anh viết Đại gia trong suốt mấy năm liền trăn trở suy tư, tìm kiếm chất liệu, cấu trúc nghệ thuật tác phẩm, những mong phơi bày ra ánh sáng công luận “nỗi đau của những phận người đông đảo mà bé nhỏ, bị bóp nghẹt trong thế giới của quyền lực đen” với khát vọng cháy bỏng chung tay cùng mọi người cắt bỏ “sự méo mó này, ung hoại này” (đây là lời tác giả in ở bìa bốn cả hai tập) trên cơ thể xã hội chúng ta đang sống. Đó chính là sự nhạy cảm của lương tri nhà văn trước vận mệnh và số phận của đất nước, nhân dân. Sự nhạy cảm của văn chương trước nỗi đau của nhân quần. Sự nhạy cảm đó chính là muối của văn chương. Nhà văn muốn làm muối mà không mặn thì sao ướp mặn được cho đời. “Đã đi với nhân dân / Thì thơ không thể khác / Dân máu lệ không cùng / Thơ chết áo đắp mặt” (Phùng Quán). Những nhà văn dám xông vào cuộc sống, đi sâu vào hiện thực, dám khổ công lao động nghệ thuật để văn chương không véo von ca hát, không cam chịu làm “ánh trăng lừa dối” (Nam Cao) trên sự bần cùng khốn khổ của nhân quần bởi những kẻ có tiền và có quyền, đó là họ thực hiện đúng chức phận người cầm bút “thiên lương” của mình, đó là họ làm đúng nhiệm vụ thức tỉnh xã hội về nỗi đau nhân sinh. Thiên Sơn và bộ tiểu thuyết Đại gia là một nhà văn đúng nghĩa đó. Tại sao sự nhạy cảm như vậy của nhà văn lại không được tôn trọng, đề cao, khuyến khích mà lại cấm đoán tác phẩm của họ với sự quy kết là động đến những vấn đề “nhạy cảm”? Câu hỏi rốt cuộc lại trở lại câu mà tôi, và chắc có nhiều người nữa, đã đặt ra cho Cục xuất bản, rộng hơn là cho các cấp quản lý tư tưởng văn hóa: thế nào là “vấn đề nhạy cảm” và vì sao lại là “nhạy cảm”?
Cứ cách dùng từ và hiểu khái niệm “nhạy cảm” thế này thì sẽ dẫn xã hội nói chung, văn chương nói riêng, đến chỗ trơ cảm, vô cảm trước nỗi đau của đồng loại, của nhân dân, của đất nước, và biến tiếng Việt thành cùn mòn, khô cứng. Tôi muốn mọi người sẽ đọc được Đại gia, một bộ tiểu thuyết chưa phải xuất sắc về mặt văn, nhưng đã có phần sâu sắc về mặt đời. Nói theo ngôn ngữ chính trị hiện hành, tiểu thuyết Đại gia đã phóng bút vào sự suy thoái của “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên”, vào sự lộng hành của quốc nạn tham nhũng, lợi ích nhóm. Tôi nghĩ Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng và Ban nội chính trung ương cần biểu dương tác giả cũng như nhà xuất bản Lao Động cùng công ty Alpha Books và cho phổ biến tác phẩm này. Điều đó ích lợi cả cho chính trị và văn học. Còn Cục xuất bản vẫn muốn tổ chức hội đồng thẩm định nội dung Đại gia thì tôi muốn mình được tham gia hội đồng đó để cùng tranh biện xem nó đã đủ “nhạy cảm” chưa.
Hà Nội Quốc Khánh 2013.
  Phạm Xuân Nguyên
 (Quê Choa)

"Phê bình ở Việt Nam hiện chỉ nhằm khẳng định: tôi thắng, anh thua"

"Tôi nghĩ, phê bình- tranh luận ở môi trường Việt Nam hiện tại chỉ nhằm khẳng định: tôi thắng, anh thua. Thậm chí là để sỉ nhục người khác..."- nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn đưa quan điểm về văn hóa phê bình trong đời sống nghệ thuật.
Có một thực trạng đáng buồn bây giờ là những người làm công tác phê bình, gần như “biến mất”?
Tôi không nghĩ như vậy… mặc dù khi ta nhìn vào một hiện tượng phải nhìn vào sự phát triển của nó, đầu tiên phải xem quá khứ như thế nào? Ngày trước, chúng ta vốn đã không có nhiều những nhà phê bình giỏi, còn hiện nay, nếu bạn muốn, tôi có thể kể tên cho bạn danh sách cả chục người viết phê bình phim rất tốt, rất hay. Cho nên tôi nghĩ vấn đề không phải là không có, hiện nay có rất nhiều người viết phê bình chứ, nhưng họ không còn lựa chọn báo chí để “trao” bài viết của họ nữa. Cho nên tôi cho rằng vấn đề hiện nay là vấn đề của báo chí chứ không phải thiếu người viết phê bình.

Anh có thể nói sâu hơn một chút về khía cạnh “họ không lựa chọn báo chí”, với tư cách là một nhà phê bình?

Ví dụ ngay cả tôi cũng không sử dụng báo chí cho các bài viết của mình nữa. Bởi vì đơn giản môi trường internet, môi trường blog có rất nhiều lợi thế hơn báo chí truyền thống. Thứ nhất là không bị giới hạn số chữ. Thứ hai là bạn không bị ai biên tập bài của mình, có thể nói bất cứ thứ gì mình nghĩ, bạn không phải lo rằng tờ báo này có mối quan hệ với nhà phát hành phim này, nhà phát hành phim kia. Thứ ba là có phản hồi của người đọc một cách trực tiếp. Họ có thể sửa, góp ý, đóng góp. Vậy nên khi đăng rồi bài viết vẫn “sống”. Vậy nên tôi nghĩ các bạn ấy thích môi trường đó hơn. 
Phê bình ở Việt Nam hiện chỉ nhằm khẳng định: tôi thắng, anh thua

Vậy còn tính chính thống thì sao? Dù sao một trang Blog vẫn chỉ là ý kiến của một cá nhân nào đó, nó không đại diện cho tiếng nói của số đông.

Bây giờ tôi đặt lại câu hỏi thế nào là tính chính thống? Chính thống hay không nó quyết định bằng uy tín của người viết chứ không phải bằng một tờ báo. Tương lai, tôi cho rằng mọi người sẽ nhìn thấy cái gọi là không chính thống dần dần sẽ lấn át và trở thành chính thống. Nhà nước có thể coi những tờ báo đó là chính thống, nhưng nếu công chúng không coi là chính thống thì không ăn thua, bởi vì sau này càng ngày công chúng sẽ không tin vào cái gọi là chính thống đó nữa. Họ sẽ tin vào cái nào viết hay, khách quan, có kiến thức, và những thứ đó sẽ cạnh tranh với báo chí.

Như vậy, theo anh sự khách quan và uy tín người viết sẽ là điều quyết định tất cả?

Thứ nhất, nhà phê bình cũng chỉ có một góc nhìn của nhà phê bình thôi. Khi bạn chỉ có một góc nhìn thôi tức là bạn đã lựa chọn một quan điểm, vậy nên muốn hoàn toàn khách quan rất khó. Không phải khách quan có nghĩa là viết phải khen cái này một tý rồi chê cái kia một tý. Cái quan trọng nhất đối với một người viết phê bình là quan điểm, quan điểm của bạn về vấn đề đó là gì? Bạn phải bảo vệ được quan điểm của mình một cách chắc chắn bởi người đọc sẽ đánh giá xem điều bạn viết có hợp lý hay không. Công chúng sẽ tự đánh giá được bạn viết có khách quan hay không, nếu bạn không khách quan thì chẳng bao lâu uy tín của bạn sẽ bị đánh mất.

Người viết phê bình không phải là quan tòa, anh cũng chẳng có quyền phát xét một người khác là thế này được thế kia không được, nhưng anh phải nói ý kiến của anh. Bài viết của anh có phản ánh kiến thức, hiểu biết, lý luận của anh hay không, hay là anh chỉ viết theo cảm tính? Lâu dần nếu chỉ viết theo cảm tính sẽ đánh mất độc giả, vì độc giả cần được thuyết phục dưới góc độ lý luận và hiểu biết chứ không chỉ cảm tính.

Nhưng lời khen thì dễ đi vào lòng người, lời chê dễ bị phản ứng gay gắt và nhà phê bình phải đón nhận điều đó thế nào?

Người phê bình chẳng phải đón nhận gì cả. Bởi vì khi anh viết xong một bài viết thì bài viết đó có cuộc sống của nó. Người ta phản ứng như thế nào thì là việc của người ta. Công chúng có quyền phản ứng, và công chúng phản ứng như thế nào thì nó sẽ là thước đo tình cảm, sự hiểu biết của công chúng. Nếu như anh cảm thấy là họ hiểu không đúng ý mình, họ hiểu sai lệch, họ xuyên tạc cái ý của mình thì anh có thể tiếp tục viết một bài viết khác. Nhưng luôn luôn nhớ bài viết đó sẽ phản ánh tâm tính, quan điểm của anh đối với người phản đối. 
Phê bình ở Việt Nam hiện chỉ nhằm khẳng định: tôi thắng, anh thua

Anh nói lại làm tôi nhớ việc của Đàm Vĩnh Hưng và Nguyễn Ánh 9 gần đây. Những nhận xét của ông ấy có cái đúng và cái sai nhưng đó là quan điểm của ông ấy. Nhưng khi Đàm Vĩnh Hưng phản ứng quyết liệt, ông ấy lại xin lỗi. Tất nhiên Nguyễn Ánh 9 không phải là một nhà phê bình, tôi chỉ nói mở rộng ra thôi, rằng nhiều người coi đó là một hành động bao dung, người lớn, nhưng tôi lại cho rằng đó là sự thiếu quyết liệt trong việc bảo vệ quan điểm của mình.

Tôi cũng đồng ý với bạn. Nhưng tôi nghĩ ở đây để phán định về một con người rất khó, có thể có rất nhiều lý do để người ta đưa ra một quyết định như vậy. Tôi nghĩ những gì nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 phản ứng thể hiện con người của ông là con người rụt rè, dĩ hòa vi quý, ngại xáo trộn nói đi nói lại. Nhưng tôi cũng hoàn toàn đồng ý với bạn là nhạc sĩ nói có nhiều cái đúng và có những cái tôi hoàn toàn không đồng ý. Nhưng đó là quan điểm của bác, điều quan trọng là bác đã nói ra quan điểm của mình chứ bây giờ nhiều người không dám nói quan điểm của mình vì nhiều lý do. Tôi nghĩ điều đó đáng lo hơn.

Một số người cho rằng sở dĩ xảy ra vụ ầm ĩ của Đàm Vĩnh Hưng và Nguyễn Ánh 9 bởi vì cái tôi của họ quá cao. Tôi thì lại cho rằng lý do là bởi chúng ta không có một môi trường phê bình đúng nghĩa, chúng ta không có thói quen phê bình và tiếp nhận phê bình?

Đúng, chúng ta không có môi trường phê bình vì chúng ta không có môi trường tranh luận, cái gọi là phê bình của chúng ta rất nặng về cảm tính. Tại sao tôi nói vậy? Thứ nhất là mình tranh luận không dựa trên cơ sở lý luận. Mà lý luận thì có nhiều trường phái. Ví dụ như bác Nguyễn Ánh 9 lấy nền tảng là nhạc sĩ, tư duy cũ, còn Đàm Vĩnh Hưng là ca sĩ, tư duy nhạc trẻ thì sao có cùng một hệ tư tưởng mà so sánh, tranh luận? Giống như bắt một ông dạy múa ba lê đi tranh luận với một ông dạy dancesport thì không được.

Thứ hai là tranh luận của chúng ta không rõ ràng về mục tiêu? Sau khi phân biệt tôi và anh tranh luận với nhau dựa trên nền tảng nào, trường phái nào, nhất trí được với nhau những điểm gì, không nhất trí ở những điểm gì, thì sau đó là tôi với anh tranh luận để làm gì? Kể cả cuối cùng, nếu cả tôi và anh tranh luận không có kết quả thì liệu cuộc tranh luận của chúng ta có giúp đẩy vấn đề này lên được một tý nào không? Nếu nói một môi trường tranh luận lành mạnh thì nó như vậy nhưng đáng tiếc Việt Nam không có.

Môi trường tranh luận của Việt Nam hiện tại là đầu tiên thì cãi nhau văng lên vì nền tảng những thứ tôi tin và anh tin là khác nhau. Ví như Đàm Vĩnh Hưng nói rằng khán giả là người quyết định tất cả. Nguyễn Ánh 9 cho rằng tiếng nói chuyên gia là người quyết định tất cả. Hai giá trị này khác nhau và không thể nói cái nào hơn cái nào. Chúng ta có xu hướng thích đánh đồng, xáo trộn lung tung như một món lẩu, thì sao có thể có nền tảng tranh luận rõ ràng? Tôi nghĩ Việt Nam hiện tại chỉ chủ yếu tranh luận nhằm khẳng định tôi thắng anh thua, thậm chí là để sỉ nhục người khác. 
Phê bình ở Việt Nam hiện chỉ nhằm khẳng định: tôi thắng, anh thua

Anh nói nhiều người giờ không dám nói lên quan điểm của mình, không dám phê bình... phải chăng vì họ sợ gặp phải những phản ứng mạnh như của Đàm Vĩnh Hưng?Anh nghĩ người làm phê bình ngại nhất điều gì?

Tôi không thể nói thay cho những người khác. Còn theo tôi, phê bình thể hiện một quan điểm và góc nhìn thì người ta hoàn toàn có thể phản ứng với quan điểm, góc nhìn của mình bởi vì góc nhìn và quan điểm của mình là riêng biệt. Có 2 cách phản ứng, tích cực là khi họ đánh giá những lời góp ý đó giúp họ được gì, có ích gì cho họ. Tiêu cực kiểu cãi nhau chan chát, kiểu như bảo là “chó cứ sủa, người cứ đi”. Tôi nghĩ người làm phê bình đúng nghĩa thì cứ nên mặc kệ. Với người phê bình cũng có 2 kiểu, tích cực là xem những phản ứng của người ta cái nào có ích cho vấn đề mà mình phân tích, phê bình, cái gì đúng, cái gì chưa đúng, có đóng góp thêm cho bài viết của mình hay không. Còn tiêu cực là anh lại nhảy xuống “xắn váy” cãi nhau với người ta như hàng tôm hàng cá ở từng điểm một.

Tuy nhiên, sự thật là có khi những ý tưởng của bạn không được thể hiện đúng mà lại qua bàn tay hoặc ngòi bút của người khác thì nó nhào nặn đi, kiểu giật tít chẳng hạn cũng có thể làm sai lệch đi những gì mình muốn nói. Tôi nghĩ những điều đó làm nhà phê bình ngại hơn. Nhưng cũng phải công nhận là những người phê bình cũng lười biếng dần đi bởi vì nếu anh muốn thể hiện thì hãy thể hiện qua bài viết chứ không phải qua các bài phỏng vấn như tôi đang làm chẳng hạn. (cười)

Quay trở lại với chuyên môn chính của anh, Điện ảnh Việt hiện tại gần như không phải triển, nếu không muốn nói nó thụt lùi. Vậy vai trò của nhà phê bình trong việc này như thế nào?

Cái gì tồn tại cũng có lý do của nó. Xã hội như thế nào thì sẽ có sản phẩm tương ứng như thế. Tất cả những bộ phim của Việt Nam hiện nay phản ánh rất rõ nhu cầu về tinh thần của xã hội, khi nhu cầu về tinh thần khác thì điện ảnh cũng sẽ khác. Bạn không thể đòi hỏi điện ảnh phát triển hơn sự phát triển của xã hội. Cái thời của phê bình định hướng đã qua rồi, nhưng tôi nghĩ phê bình phải là một phản biện nào đó với thị hiếu của số đông, để công chúng dần dần nắm được là có những quan điểm điện ảnh khác.
Phê bình ở Việt Nam hiện chỉ nhằm khẳng định: tôi thắng, anh thua

Bản thân là người làm báo, tôi đọc khá nhiều bài phê bình, điều làm tôi thấy không thích nhất chính là việc họ thường nói rằng: “Phim Việt Nam như vậy là được rồi”. Rõ ràng những nhà phê bình còn có chút nương nhẹ với phim Việt, hoặc thẳng thắn ra là họ làm chưa tốt công việc của mình.

Tôi cũng đồng ý với ý kiến của bạn. Tôi nghĩ người phê bình phải khắc nghiệt thì mới có ích. Tôi cũng không muốn có một sự nương nhẹ nào với phim Việt. Nhưng quan trọng là mình nhìn thấy cái gì được, hay chưa được, mình phải nói rõ ràng bởi vì nó luôn có sự tiếp nối. Nếu bạn nhìn thấy những thứ nó đã làm được thì nên nhấn mạnh cho những người khác biết được đây là những thứ đã làm được, và ngược lại. Có điều là, khi anh đánh giá thì cũng nên biết mình đánh giá nó so sánh với cái gì, vì muốn biết điện ảnh có vận động hay không thì phải có so sánh. Anh so sánh một bộ phim này với những bộ phim cùng thể loại cùng chủ đề ở Việt Nam, ở cùng khu vực hay ở Hollywood? Cái gì cũng phải có hệ quy chiếu, nếu mang hệ quy chiếu của Hollywood đánh giá về phim Việt Nam thì tất nhiên nhiều lúc sẽ thấy tuyệt vọng.

Những bộ phim được giải thưởng của nhà phê bình hay được giải ở Việt Nam thì không có khán giả, những bộ phim giới chuyên môn chê lại có doanh thu ngất ngưởng... Thị hiếu xem phim của số đông khán giả đang thấp đi? 

Không phải chỉ riêng Việt Nam, trên thế giới cũng có rất nhiều bộ phim được các nhà phê bình đánh giá cao thì lại thưa khách, những phim chê thì đông. Vấn đề thị hiếu đám đông và thị hiếu của số ít chuyên gia không phải lúc nào cũng tương đồng. Đáp ứng được nhu cầu của cả hai nhóm người là khó lắm. Tất nhiên ai cũng mong muốn làm được cả hai nhưng có những phim chỉ làm được 1 thôi.

Mà mỗi một xã hội, một nhóm đối tượng lại có quan điểm về giải trí khác nhau. Có những người phải suy nghĩ mới là giải trí, có những người chỉ cần làm họ cười thôi là được rồi. Hiện nay thì nhóm “chỉ cần cười” đông hơn. Thị trường mà, đáp ứng được cái cầu đó là sẽ đông khách. Việt Nam hiện tại đang có mất cân bằng về văn hóa: những người làm phim nghiêm túc chưa học được bài học của thị trường, những người làm phim giải trí vui vẻ chưa học được bài học của làm phim nghiêm túc. Chỉ hi vọng cùng với thời gian hai cách làm phim đó sẽ được kéo gần lại với nhau hơn.

Xin cảm ơn anh!
Phan Anh
(Dân trí)

Khả năng hải chiến trên Biển Đông

Với tình hình căng thẳng ở Biển Đông mấy năm gần đây do ý đồ bành trướng của Trung Quốc, nếu các quốc gia liên hệ không đi đên thỏa thuận và tuân hành nghiêm chỉnh một bản Quy Luật Ứng Xử COC (Code Of Conduct) thì sớm muộn cũng có lúc xung đột sẽ xảy ra giữa hải quân các nước  trong khu vực.

Chuyện cũ
Hai trận đụng độ năm 1974 và 1988 khi Trung Quốc chiếm toàn thể quần đảo Hoàng Sa và 6 đảo san hô hay bãi đá Trường Sa, chỉ ở tầm mức rất nhỏ. Giao tranh ở Biển Đông trong tương lai, nếu có, sẽ là những trận hải chiến thật sự giữa các khu trục hạm, hộ tống hạm bắn súng lớn và phóng hỏa tiễn, có thể có sự tham gia của máy bay chiến đấu và tàu ngầm yểm trợ. Kết quả của những trận hải chiến này sẽ không mau chóng và dễ dàng như hai trận chiến mấy chục  năm trước.
Năm1974, hải quân Việt Nam Cộng Hòa, từ trang bị cho đến chiến thuật và chiến lược, hoàn toàn không được chuẩn bị cho một cuộc chiến bảo vệ chủ quyền hải đảo,. Những chiến hạm được phong tên là tuần dương hạm, khu trục hạm, hộ tống hạm,  hầu hết chỉ là những  chiến đĩnh tuần duyên cũ kỹ với nhiệm vụ ngăn chặn sự xâm nhập của các tàu thuyền nhỏ có hay không có võ trang. Trừ HQ-01 Trần Hưng Đạo nguyên là một khu trục hạm hộ tống của hải quân Hoa Kỳ, các tàu chiến hạng lớn khác của Việt Nam đều là tàu tuần duyên WHEC (High Endurance Cutter), vận tốc tối đa dưới 20 gút, súng lớn nhất là một khẩu 127mm,  cho tới lúc ấy nếu đôi khi được sử dụng chỉ để yểm trợ hải pháo cho bộ binh.
http://static.kienthuc.net.vn:81/Images/Contents/lenam/20130516/taptranBd_Kienthuc_470.jpg

Chiến hạm HQ-10 Nhựt Tảo, bị đánh đắm trong trận chiến Hoàng Sa, nguyên thủy là một tàu vét mìn của hải quân Hoa Kỳ hạ thủy từ cuối Thế Chiến II,  giải giới năm 1946, được tân trang và giao cho hải quân Việt Nam Cộng Hòa sử dụng làm nhiệm vụ hộ tống trên các thủy lộ nội địa hay vùng ven biển. Tàu có chiều dài 55 mét, ngang 10 mét, lượng dãn nước 950 tấn, vận tốc tối đa 15 gút, võ trang 1 pháo 75mm, 4 giàn pháo 40mm và 20mm hai nòng.
Trong trận hải chiến ở Hoàng Sa,  mỗi bên có 4 chiến hạm trực tiếp tham chiến. Phía Việt Nam Cộng hòa có ưu thế là các chiến hạm lớn, trang bị pháo và súng lớn hơn, mạnh hơn, nhiều hơn. Tuy nhiên, đây là loại tàu thích hợp cho công tác tuần tiễu chứ không phải chiến đấu, có nhược điểm cồng kềnh, vận chuyển nặng nề,  súng quay bằng tay nên theo dõi mục tiêu khó khăn cũng như nhịp bắn chậm.
Đại Tá Hà Văn Ngạc, chỉ huy hạm đội ở Hoàng Sa cho rằng quân lực Việt nam Cộng hòa khi ấy đã "bị bất ngờ về chiến thuật của địch, có sự sai lầm về ước tính tình báo và nhầm lẫn về chiến thuật điều quân".
Chiến đấu trong thế bị động, không có sẵn kế hoạch tác chiến,  phối hợp giữa các chiến hạm kém, nên mất ưu thế về hoả lực ngay từ đầu và dẫn đến việc bắn lầm vào nhau,  HQ-5 bắn trúng HQ-16.  Trong khi ấy Trung Quốc đã lên kế hoạch chu đáo ở cấp cao nhất cho việc chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, với một lực lượng 4 tiểu đoàn đổ bộ chống đơn vị cấp đại đội và trung đội Việt Nam.
Vì vậy dù có thể coi là thắng được trận đầu, nhưng thất bại trong việc đổ quân lên chiếm giữ đảo và lo ngại không thể đối đầu với lực lượng tiếp viện của Trung Quốc nếu còn ở lại cố thủ, hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã được lệnh rời bỏ Hoàng Sa.
Tình thế mới …
Nếu năm 1974 hải quân Trung Quốc còn tầm thường, tới 1978 đã mạnh hơn hẳn Việt Nam, thì đến nay họ hoàn toàn là lực lượng khống chế trên Biển Đông và với tham vọng bành trướng của Bắc Kinh trở thành mối đe dọa nặng nề cho tất cả mọi quốc gia trong khu vực.
Ngoại trừ Lào và Myanmar không tiếp giáp Biển Đông, Cambodia, Thái Lan, Singapore tuy không có tranh chấp chủ quyền ở vùng Hoàng Sa và Trường Sa nhưng lưu thông hàng hải là vấn đề nhiều ít có liên quan đến lợi ích của nước họ.
Các nước Đông Nam Á, đối mặt với bài toán khó khăn giữa những thách thức chủ quyền tại Biển Đông và tiềm lực tài chính eo hẹp của nước mình, cho nên nỗ lực phát triển hải quân dù là thiết yếu, vẫn chỉ diễn ra khá chậm chạp,
Tuy vậy Việt Nam và Philippines đứng ở vị trí hàng đầu trong các tranh chấp với Trung Quốc và xung đột có thể xảy ra bất cứ lúc nào, cho nên nhu câu củng cố lực lượng phải đáp ứng cùng lúc cả hai mục tiêu tức thời và dài hạn.
Trong thập kỷ đầu thế kỷ 21, Việt Nam bước đi thận trọng và âm thầm.  Sau khi Serbia mất biển, Việt Nam tìm kiếm việc mua lại hạm đội tàu ngầm của nước này nhưng thương vụ bất thành qua hai năm thảo luận và Hy Lạp mua được với cái giá cao hơn.  Việt Nam quay về với đối tác truyền thống là Nga, và bắt đầu thương thảo việc mua 6 tàu ngầm lớp Kilo thích ứng trong phòng thủ tại vùng biển nông. Sau sự phô diễn rầm rộ trong dịp kỷ niệm 60 năm thành lập hải quân Trung Quốc tại Thanh Đảo tháng 4 năm 2009,  thông tin về vụ mua bán được Moscow công khai tiết lộ với sự đồng thuận ngầm từ phía Việt Nam.
Thật ra Biển Đông chưa phải là một nơi đánh nhau, các bên liên hệ đều đang cố gắng vừa phô bày, vừa tìm cách dấu thực lực của mình. Trung Quốc với lực lượng áp đảo nắm thế chủ động và đang tìm cách thiết lập trật tự theo ý họ. Các nước ASEAN thì tìm kiếm sự liên minh và cũng đồng thời củng cố thế lực theo phương cách thích ứng với khả năng và quan điểm chiến lược của mình. Chính tình trạng ấy khiến cho chiến tranh chưa thể xảy ra ngay lập tức vì không bên nào có đủ yếu tố để bảo đảm một thắng lợi toàn diện.
Việt Nam từng có kinh nghiệm về triển vọng trợ giúp của bên thứ ba. Năm 1974 khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, Hạm Đội 7 Hoa Kỳ đang hoàn toàn làm chủ trên Biển Đông đã không có một hành động can thiệp nào theo cầu cứu của Việt Nam Cộng Hòa. Năm 1988, Liên Xô hãy còn căn cứ hải - không quân ở Cam Ranh và cũng không có phản ứng trong vụ xung đột ở Trường Sa. Điều dễ hiểu là vào những thời điểm ấy Hoa Kỳ và Liên Xô không có lợi ích thiết thực gì bị xâm phạm để phải can dự.
Vì vậy trong tình thế hiện nay, các nước ASEAN tìm cách mở rộng liên hệ không chỉ với Hoa Kỳ, Nga mà còn với Ấn Độ, Nam Hàn, Nhật Bản và xa hơn với Pháp và Anh. Sự hiện diện của Hoa Kỳ tại vùng Biển Dông đã được Ngoại Trưởng Hillary Clinton nêu lên lần đầu trong hội nghị ASEAN ở Hà Nội năm 2010 và sau đó được xác định bằng chiến lược chuyển trọng tâm chiến lược đến châu Á của chính quyền Obama. Bằng hiệp ước đồng minh với Philippines, Hoa Kỳ gần đây đã cung cấp cho Philippines một số viện trợ quân sự bao gồm chiến hạm và máy bay cho quân lực được xem là yếu vào bậc nhất trong các nước ASEAN này.
Cả Mỹ và Anh đều tự coi là có lợi ích thiết yếu tại Biển Đông, tuyến đường hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới này, tuy xác định rằng không dính líu đến những tranh chấp.
Anh hiện có Hiệp ước Phòng thủ Ngũ Cường (Five Power Defence Arrangements) với Australia, New Zealand, Malaysia và Singapore trong trường hợp nảy sinh mối đe dọa xâm lược hoặc tấn công từ bên ngoài đối với hai quốc gia Đông Nam Á này.
Trong phát biểu về quốc phòng tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore vào tháng 6 vừa qua, Bộ Trưởng Quốc Phòng Anh Philip Hammond “Anh có lợi ích rõ rệt trong việc duy trì ổn định khu vực và đặc biệt là quyền tự do hàng hải tại vùng Biển Đông”.
Theo tạp chí Nhật Bản Kanwa Asian Defence, trong một báo cáo chiến lược địa chính trị nội bộ gần đây của quân đội Trung Quốcq, các tác giả nhắc đi nhắc lại rằng tình hình biển Đông hiện trở nên căng thẳng dưới sự tiếp tay của Mỹ và Pháp. Sự xuất hiện của Pháp trong báo cáo nội bộ của PLA là chuyện mới lạ gây nhiều thắc mắc nhưng tờ Kanwa dẫn lời những chuyên gia chiến lược của Trung Quốc cho hay họ rất lo ngại về sự trỗi dậy của chủ nghĩa can thiệp Pháp ở châu Á.
Sự lo lắng này nảy sinh từ cuộc chiến Libya, họ cho rằng đây là biểu tượng về sự trỗi dậy của chủ nghĩa can thiệp kiểu mới của Pháp và ở cuộc khủng hoảng Mali sau đó Pháp thậm chí còn đi xa hơn Mỹ khi quyết tâm hành động quân sự bằng việc triển khai bộ binh.
Bộ Trưởng Quốc Phòng Jean-Yves Le Drian tại Đối Thoại Shangri-La ở Singapore nhấn mạnh rằng Pháp là một cường quốc Thái Bình Dương và nước này có các vùng lãnh thổ trong khu vực như một số hải đảo của Pháp tại nam Thái Bình Dương mà có nghĩa vụ bảo vệ. Pháp vẫn tiếp tục củng cố quan hệ với các quốc gia ASEAN, đặc biệt là ba nước Đông Dương truyền thống.  Mới đây, nhân chuyến thăm Việt Nam của hai chiến hạm Pháp, đại sứ Pháp tại Việt Nam Jean-Noel Poirier cũng nhấn mạnh Pháp là một cường quốc Thái Bình Dương và Bộ Trưởng Le Drian kêu gọi ký kết thỏa thuận về quyền tự do hàng hải tại Biển Đông đây.
… Chiến lược chiến thuật mới
Đơn phương đánh bại hải quân Trung Quốc là quá khó khăn và có thể là  chuyện không tưởng. Do đó để trông đợi có sự can thiệp từ bên thứ ba, bằng hành động trực tiếp hay bằng phương pháp ngoại giao, một điều kiện cần thiết là thời gian cầm cự, và mỗi quốc gia Đông Nam Á có đường lối riêng của mình cho nhu cầu này.
*Hải quân Malaysia chú trọng vào việc phát triển tàu chiến cận duyên và hiện nay đã có 6 tàu lớp Kedah, tàu hộ tống nhỏ đóng tại quốc nội dựa trên thiết kế tàu MEKO của Đức, lần lượt đưa vào sử dụng từ 2006 đến 2010. Mỗi tàu có chiều dài 91 mét, rộng 13 mét, trọng tải 1,850 tấn, vận tốc 22 gút, thủy thủ đoàn 80 người, được trang bị các hệ thống điện tử hiện đại tuy nhiên chỉ có võ trang các loại pháo tới 78mm và đại liên, không có hỏa tiễn nhưng có thể chở theo một trực thăng hay máy bay không người lái.
Malaysia có dự án mua hay hợp tác chế tạo chiến hạm loại LCS (Littoral Combat Ship) và những tàu lớn hơn qua sự hợp tác với Âu Châu hay Hoa Kỳ. Tuy nhiên sự phát triển hải quân vẫn còn thất thường do vấn đề ngân sách và đường lối chính trị, kinh tế của chính phủ Malaysia.
*Dù chỉ có lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế nhỏ nhất trong các nước tiếp giáp Biển Đông. Singapore có một lực lượng hải quân phát triển bậc nhất khu vực Do sự phụ thuộc vào ngành thương mại trên biển, Singapore xem việc duy trì lợi thế về năng lực hải quân và công nghệ so với các quốc gia láng giềng là nền tảng trong chính sách quốc phòng.
Lực lượng hải quân Singapore bao gồm 6 hộ tống hạm mới đưa vào sử dụng từ 2007 đến 2009 và 6 hộ tống hạm nhỏ hơn sử dụng từ thập niên 1990, tất cả đều trang bị hỏa tiễn, 6 tàu ngầm mua từ Thụy Điển, 4 tàu xung kích 6,000 tấn chở quân đổ bộ bằng xuồng hay trực thăng, và nhiều tàu các loại khác. Chương trình then chốt của hải quân Singapore hiện nay là thay thế 12 tàu tuần tra lớp Fearless gắn hỏa tiễn phòng không có từ thập niên 1990 bằng những tàu mới chế tạo, cũng như các tiềm thủy đĩnh mới mua của Thụy Điển.
Singapore được dùng làm một căn cứ tiếp vận của Hải Quân Hoa Kỳ và chiến hạm tác chiến cận duyên USS Freedom (LCS-1) được điều phái đồn trú ở đây từ tháng 3 năm 2013.
*Thái Lan ít có nguy cơ phải trực tiếp đụng độ với Trung Quốc và do những rắc rối của tình hình chính trị quốc nội, vương quốc này từ lâu không chú trọng đến sự tăng cường lực lượng hải quân. Hải quân Thái Lan thành lập từ cuối thế kỷ 19  là kỳ cựu nhất ở Đông Nam Á và duy nhất đã có hàng không mẫu hạm, chiếc HTMS Chakri Naruebet 11,500 tấn, mua của Tây Ban Nha năm 1997, tới 2006 được chuyển thành một mẫu hạm chuyên dùng cho trực thăng.
Hải quân Thái Lan có 14 hộ tống hạm lớn mua của Hoa Kỳ, Anh, hoặc đóng tại quốc nội qua sự hợp tác với Trung Quốc và Nam Hàn, 3 tàu xung kích thủy bộ và khoảng 10 tàu tuần tiễu cỡ nhỏ hơn. Tạp chí quốc phòng Anh Jane’s Defence Weekly nói rắng Thái Lan đang thương lượng với Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nam Hàn để mua thêm hai hộ tống hạm và tàu tác chiến cận duyên LCS.
*Indonesia đặt mục tiêu xây dựng từ nay đến năm 2024  một lực lượng hữu hiệu tối thiểu (MEF) gồm 300 tàu thuộc nhiều loại khác nhau trong đó ít nhất 12 tàu ngầm. Với vùng biển rộng khoảng 6 triệu km2, con số trên khá hợp lý nhưng thực tế vượt quá xa năng lực tài chính của quốc gia lớn nhất trong ASEAN này. Hiện nay  hạm đội Indonesia mới chỉ gồm khoảng 115 chiếc tàu các loại, 2 hai tàu ngầm và thêm 3 chiếc đang được đóng. 
Khác  với hải quân các nước trong khu vực, Indonesia coi loại tàu tấn công nhanh là không phù hợp vì dễ tổn thương trước các tàu lớn và máy bay, Indonesia chú trọng hơn vào việc xây dựng các loại tàu hộ tống vừa phải thích hợp cho việc phòng thủ duyên hải cũng như tuần tiễu viển duyên. Từ 2007 đến 2009, Inadonesia đã có 4 tàu hộ tống nhỏ lớp Sigma và 4 tàu lớp Makassar mua từ Hòa Lan hoặc hợp tác đóng trong nước. Tàu Sigma là loại tàu Việt Nam cũng mới đặt mua của Hòa Lan và dự tính trang bị các hệ thống vũ khí Nga.
*Brunei Darussalam chỉ có một lực lượng hải quân nhỏ nhưng được trang bị tương đối tốt và thích hợp cho sứ mạng phòng thủ duyên hải và tuần tiễu vùng biển Trường Sa mà vương quốc Hồi Giáo này cũng có phần tranh chấp hải đảo. Hải quân Brunei có khoảng 10 chiến đĩnh và 20 tàu tuần tiễu hạng nhỏ, võ trang pháo các loại từ 57 mm trở xuống và đại liên.
*Sau vụ đụng độ với Trung Quốc ở bãi cạn Scarnborough trong vùng quần đảo Trường Sa, Philippines mới gấp rút tìm cách tăng cường lực lượng, tuy vậy nỗ lực này không thể thành đạt trong một thời gian ngắn. Sau khi tiếp nhận hai tàu tuần duyên cũ của Mỹ, ưu tiên hiện nay của hải quân Philippines là mua thêm hai tàu hộ tống mới, một số trực thăng và thay thế các máy bay chiến đấu F-5 đã lỗi thời.
Trong khi chờ đợi phát triển lực lượng đủ mạnh, sự phòng vệ của Philippines hoàn toàn trông cậy vào Hoa Kỳ. Hải quân Philippines chỉ có thể thi hành công tác tuần thám và việc này cũng cần có thêm hỗ trợ bởi các máy bay P-3C Orion của Hải Quân Hoa Kỳ. Thực tế trong vóng ít nhất 5 năm nữa Philippines chưa có khả năng chống trả bất cứ một cuộc va chạm nào trên biển với hải quân Trung Quốc.
*Về phía Trung Quốc, chưa kể đến sự tiếp viện khi cần từ hạm đội Bắc và Đông Hải, riêng hạm đội Biển Đông đặt căn cứ ở Trạm Giang và đảo Hải Nam có ít nhất 11 khu trục hạm, 14 hộ tống hạm, 8 tàu ngầm, 20 tàu đổ bộ các loại, 4 trung đoàn máy bay chiến đấu. Tuy nhiên chiến tranh còn do ở con người chứ không phải chỉ vũ khí và chỗ yếu của hải quân Trung Quốc là chưa từng có kinh nghiệm chiến đấu và hiệu quả hợp đồng tác chiến, một điều kiện then chốt trong hải chiến, còn là điều có thể nghi ngờ.
*Việt Nam có hai hộ tống hạm  lớp Ghepard - HQ-011 Đinh Tiên Hoàng, HQ-012 Lý Thái Tổ - là chiến hạm lớn nhất, 5 tàu đổ bộ các cỡ, ngoài ra còn khoảng 30 tốc đĩnh tuần tiễu nhiều loại trong đó gần phân nửa có trang bị hỏa tiễn, chứng tỏ mục tiêu rõ ràng là tác chiến chứ không chỉ tuần tiễu. Các tàu ngầm lớp Kilo sẽ chỉ bắt đầu lần lượt sử dụng được từ cuối năm nay; các hộ tống hạm Ghepard mua thêm của Nga  và Sigma mua của Hòa Lan sẽ đưa về trong hai năm nữa.
Bằng việc hiện đại hóa từ từ nhưng không ngừng các lực lượng không quân, hải quân trong nhiều năm qua, với các chiến hạm mang hỏa tiễn tấn công, các phi đội máy bay chiến đấu Su-30MKV, và sau này thêm các tàu ngầm,  khả năng chiến đấu của Việt Nam trên biển Đông đã tăng cường khá đáng kể. Nhờ khả năng ấy, Việt Nam có thể thi hành những chiến lược chiến thuật thích ứng để đối phó hữu hiệu với mọi ý đồ của Trung Quốc.
Vì tương quan lực lượng hoàn toàn  chênh lệch, Việt Nam và các nước Đông Nam Á nói chung, trong mọi trường hợp phải tránh gây nên một cuộc chiến tranh toàn diện với Trung Quốc. Hoàn cảnh chính trị và ngoại giao  quốc tế trong sự tranh chấp ở khu vực Biển Đông hiện nay cho phép tránh được việc ấy. Tình huống xảy ra  xung đột trên biển là rất lớn, nhưng khả  năng đi đến một cuộc chiến tranh tổng lực cả trên đất liền, trên biển, trên không, lại rất nhỏ.
Nếu xung đột chỉ ở chừng mực cục bộ, tại khu vực Hoàng Sa hay Trường Sa, hải quân Việt Nam sẽ có điều kiện thuận tiện để áp dụng lối đánh du kích, tấn công nhanh và bất ngờ rồi … rút chạy. Vị trí địa dư khiến cho các chiến hạm, bao gồm tàu phóng hỏa tiễn, khinh tốc đĩnh, tàu ngầm, có thể xuất kích từ  bờ biển đến chiến trường gần hơn hải quân Trung Quốc từ Hải Nam hay Quảng Đông di chuyển tới. Hơn nữa, hầu hết khu vực Biển Đông, từ Hoàng Sa đến Trường Sa, đều nằm trong tầm hoạt động của không quân và hỏa tiễn đặt trên đất liền. Nói tóm lại Việt Nam hoàn toàn có lợi thế chiến trường để triển khai chiến thuật dự tính.
Nhưng chiến lược đối phó Trung Quốc của các nước Đông Nam Á không phải để thắng, mà  là đừng thất bại hoàn toàn và mất tất cả hay một phần lợi ích của mình, và tốt hơn hết vẫn là có đủ tiềm lực răn đe đừng cho xảy ra xung đột.
Hà Tường Cát
(Người Việt) 

Xuân Ba - Nam Ninh, chiều mồng Hai tháng Chín

Chiều Mồng Hai tháng Chín, chiều của ngày Tết Độc lập. Trong nhóm báo chí tháp tùng chuyến tham dự Hội chợ, Hội nghị Thượng đỉnh- Đầu tư và Thương mại Trung Quốc ASEAN- Trung Quốc lần thứ 10 tại Nam Ninh, tôi đang ngồi đợi cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Lý Khắc Cường và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sắp diễn ra...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (trái) và Thủ tướng lý Khắc Cường
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (trái) và Thủ tướng Lý Khắc Cường.

Phía Trung Quốc dành Biệt thự số 5 sang trọng trong một khách sạn kiêm resort mênh mông của Nam Ninh cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Cứ tưởng Thủ tướng ta sẽ tiếp Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngay tại biệt thự số 5 như vừa mới tiếp các khách trước đó, những lãnh đạo Tập đoàn Tân Hoa, Chủ tịch tỉnh Quảng Tây Trần Vũ, Chủ tịch Vân Nam Lý Kỷ Hằng rồi Thủ tướng Campuchia Hunsen. Nhưng không phải, lễ tân Trung Quốc báo cho cánh báo chí tháp tùng rời trước sang một địa điểm khác. Hóa ra Lệ Viên Sơn Trang có một khu sang trọng, tên là Phòng khánh tiết Trung tâm Hội nghị Quốc tế, gồm những khu biệt thự thâm thấp xung quanh cảnh trí u nhã ngó sang một hồ nước rộng, mát xanh ven bờ liễu rủ. Và kìa, những bầy thiên nga trắng có điểm những con đen tuyền đủng đỉnh sang trọng đang dập dềnh trên hồ. Lạ là cái giống thiên nga ấy, đen chơi cặp với đen, trắng đi với trắng. Ngó hồi lâu cấm thấy có lộn chung bao giờ?

Dự cuộc gặp, phía Việt Nam có mặt Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, người vừa 3 ngày trước bận rộn với nhịp độ công việc khá căng tại hội nghị Bộ trưởng ASEAN - Trung Quốc ở Bắc Kinh. Bên lề hội nghị, ông và người đồng nhiệm Vương Nghị đã có cuộc gặp khẳng định chương trình hành động triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam – Trung Quốc. Và chỉ ít ngày nữa trong tháng 9 này, ông sẽ dự một sự kiện hệ trọng tại thành phố Tô Châu, Trung Quốc. Đó là Hội nghị cấp cao (SOM) với việc tham vấn chính thức đầu tiên giữa ASEAN và Trung Quốc về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông.

Có một lúc rỗi, tôi thấy Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam đang chuyện trò thân mật với mấy nhân viên của tòa biệt thự này. Thì ra mấy năm trước, ông đã từng ở đây nên họ còn nhớ ông. Khi ấy ông Đam đang là Chủ tịch Quảng Ninh dẫn đầu Đoàn đại biểu của tỉnh sang Quảng Tây làm việc tìm kiếm cơ hội đầu tư. Những năm trị nhậm ở vùng đất Quảng Ninh, ông Đam như một gạch nối bạn bè. đầu tư làm ăn giữa Hạ Long- Nam Ninh và cả Chính phủ trung ương Bắc Kinh nữa. Còn kia là ông Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh đương nhiệm Phạm Minh Chính. Năm ngoái ông Chính lại cũng phụ trách một đoàn công tác của Quảng Ninh sang Quảng Tây bàn việc làm ăn. Thời điểm hai ông sang Quảng Tây, ông Chủ tịch Quảng Tây Trần Vũ đang là phó chủ tịch tỉnh. Cái bắt tay thân ái cùng sự cả cười vừa nãy đã nói lên nhiều điều. 
Hội đàm giữa Thủ tướng lý Khắc Cường và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Hội đàm giữa Thủ tướng Lý Khắc Cường và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Thấp thoáng cái dáng quen thuộc của Bộ trưởng Đinh La Thăng. Dự án đường cao tốc Bắc Luân - Móng Cái - Hạ Long nối với cả Hà Nội hình như ông Đam, ông Chính từng dậm dạp phác thảo những nét cơ bản với Quảng Tây, có lẽ lần đi này ông Thăng có trách nhiệm cụ thể chi tiết hơn với bạn?

Như các cuộc gặp trọng khác, cánh báo chí sau khi ghi hình ra ngoài đợi cuộc gặp kết thúc.

Ngồi ở địa phương Nam Ninh để bàn những việc trọng tầm khoát đạt của quốc gia và cao hơn, khu vực cùng quốc tế. Trong số tất cả các kỳ Hội chợ Triển lãm ASEAN- Trung Quốc và Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư Thương mại ASEAN- Trung Quốc, Việt Nam luôn dự ở cấp Phó Thủ tướng trở lên. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng tham dự ba lần trên cương vị Thủ tướng các năm 2006, 2007, và 2012 và một lần trên cương vị Phó Thủ tướng thường trực năm 2005.

Tôi không rành trong thông lệ ngoại giao, nhưng có lẽ những cuộc gặp bên lề hình như mang lại những hiệu ứng bất ngờ? Trong phạm vi Hội chợ, Hội nghị Nam Ninh này, 9 lần Hội chợ trước cùng không ít những lần gặp bên lề của lãnh đạo Việt - Trung đều mang lại kết quả tốt lành.

Và hình như lãnh đạo hai bên cùng quen người thuộc việc? Nhớ lần thăm chính thức 2008, tại Bắc Kinh, Phó Thủ tướng Lý Khắc Cường mời cơm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Năm ngoái tại Hội chợ này, Phó Chủ tịch Tập Cận Bình lúc đó cũng đã hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng...

Đối diện với họ là trọng trách tạo nên và củng cố hòa bình hữu nghị là gìn giữ sự yên hàn trường tồn. Các cuộc gặp song phương bên lề nào cũng phải coi mục đích ấy là tối thượng là bất biến? Hồi nãy, tôi nhớ lại những sải chân mau mắn của Thủ tướng Hunsen đến bên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng... Ông ngỏ lời xin lỗi do trục trặc gì đó nên đến muộn. Và hai cánh tay của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang dang ra cùng cái ôm siết thân mật của dạng quen người thuộc việc ấy. Chắc mọi người hẳn nhớ, năm 1979, những vòng tay của lương dân Việt đã chìa, đã dang ra với nhân dân đất nước Chùa Tháp trong họa diệt chủng Polpot. Mà ơn sinh tử ấy, Thủ tướng Hunsen rất nhiều lần dõng dạc cùng bàn dân thiên hạ là không được phép quên!

Sau khi chúc mừng thắng lợi của đảng CPC với kết quả bầu cử, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói luôn đại ý, thời giờ không có nhiều, xin đề nghị chúng ta dùng tiếng Việt để bàn được nhiều việc hơn? Thủ tướng Hunsen cười hướng về phía đoàn tùy tùng dịch lại ý ấy như xin ý kiến! Tôi để ý thấy các vị đều cười gật đầu...

Trong chương trình, quy định cho mỗi cuộc gặp chỉ 30 phút nhưng cả 2 cuộc với Thủ tướng Hunsen và Thủ tướng Lý Khắc Cường đều ... phá lệ! (Hồi tối, trước cuộc chiêu đãi của Thủ tướng Lý Khắc Cường với các Trưởng đoàn ASEAN, Thủ tướng Hunsen còn trò chuyện thêm hơn 40 phút với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng).

Còn cuộc gặp của hai Thủ tướng Trung Quốc, Việt Nam kéo dài hơn 20 phút so với dự kiến. Có lẽ, tính chất mức độ và cả thời gian nữa của cuộc gặp mà ngay sau đó, chúng tôi đã nhận được thông báo là thay cụm từ cuộc gặp thành cuộc hội đàm!

Tần suất xuất hiện cụm từ hai bên trong Hội đàm thì nhiều. Để ý rào rào dưới ngón tay của người chịu trách nhiệm ghi biên bản thì có mấy cái hai bên thế này.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc hết sức coi trọng quan hệ với Việt Nam, sẵn sàng cùng với Việt Nam nỗ lực thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước không ngừng đi vào chiều sâu.

Hai bên nhất trí cho rằng cần cùng nhau duy trì hoà bình, ổn định tại biển Đông, kiểm soát tốt tình hình trên biển, giải quyết thỏa đáng mọi vấn đề thông qua đàm phán hòa bình. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, hai bên cần tuân thủ nghiêm túc Thỏa thuận Việt Nam - Trung Quốc về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, giải quyết thỏa đáng tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).

Hai bên sớm đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả các cơ chế đường dây nóng giữa hai Bộ Quốc phòng và giữa cơ quan quản lý ngư nghiệp hai nước như đã thỏa thuận, góp phần kịp thời xử lý ổn thỏa những vấn đề nảy sinh nhất là vấn đề tàu cá, ngư dân.

Tại hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam trân trọng mời Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sớm sang thăm Việt Nam. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường vui vẻ nhận lời.

Ngổn ngang chuyện cũ mới khi đi dọc sông Ung Châu thao thiết dòng chảy qua thành Nam Ninh.

Chợt nhớ thêm vị cựu Thủ tướng Trung Hoa Ôn Gia Bảo. Năm 2004 ông đã có sáng kiến để ASEAN và Trung Quốc ngồi lại với nhau mỗi năm một lần Hội chợ và Hội nghị Thượng đỉnh. Thêm thân gần và hùng mạnh hay khác đi? Có lẽ đòi hỏi sự gắng gỏi của tất cả 10 quốc gia ASEAN và Trung Quốc. Không phải mỗi năm một lần vào cữ cuối năm mới tụ họp cùng xôm tụ mà là sự nỗ lực hiệp tâm hợp sức thường nhật?

Và cả sự kiềm chế nhịn nhường?

Nam Ninh đêm 2/9/2013
Xuân Ba
  (Tiền phong)

Huỳnh Ngọc Chênh - Học cái gì?

Thuở ấu thơ, tôi là một đứa bé hoang dã.

Ba tôi thường xuyên đi tù, mẹ tôi chạy chợ từ sáng sớm đến tối mịt mới về, hai chị lớn lo việc đồng áng, ba đứa nhỏ chúng tôi tự lo cho nhau. Tôi chưa từng được đi chăn trâu, vì nhà tôi không có trâu, nhưng tôi cũng sống hoang dã và có đầy đủ đức tính y như những đứa trẻ nầy.

Thấy tổ chim là phải bắt phá cho bằng được, thấy cây trái trong vườn nhà khác thì phải ăn trộm cho bằng được, không ăn trộm được thì phải ném đá cho rụng hết. Thấy cái gì ngoài đường hay trong vườn nhà người ta là muốn quơ lượm về nhà. Thường xuyên trần trục, không hề biết đội mũ và mang dép là gì. Đi tắm là để bơi chứ không phải để làm vệ sinh, nên cáu bẩn đầy người. Thấy người già cả tàn tật thì trêu chọc...

Ấy vậy mà sau khi trầy trật học xong bậc tiểu học, tất cả những thói hư hoang dã ấy lần lượt biến mất trong tôi từ lúc nào mà tôi không hề hay biết. Khi vào lớp đệ thất trường huyện tôi đã là một học sinh chỉnh chu và tươm tất. Tôi biết mặc quần tây có dây nịt, áo sơ mi bỏ vào trong, giày có dây buộc và có vớ mỗi khi đi học hoặc đi xuống Hàn (tức là đi xuống thành phố Đà Nẵng). Tôi biết lễ phép chào hỏi người già, biết tôn trọng và giúp đỡ người tàn tật. Tôi không còn phá phách các tổ chim và lấy việc bắn chim làm thú vui. Tôi biết dừng lại, ngã mũ, cúi đầu khi gặp đám tang hoặc đi ngang qua nơi đang làm lễ chào cờ. Tôi ý thức được việc tôn trọng của công và của cải của người khác. Tôi biết tránh ăn nói những lời tục tỉu. Tôi biết không làm những điều bậy bạ để giữ danh giá gia đình...Tôi thấy mình ứng xử tự tin không thua kém gì dân thành phố cùng trang lứa.

Tất cả những điều đó dĩ nhiên tôi chỉ học được qua các năm tiểu học, dù cơ sở vật chất của những trường lớp tôi trải qua thời đó rất nghèo túng, trầy trật và vá víu. Cái nội dung chương trình giáo dục ưu việt thời đó đã vượt qua mọi trở ngại vật chất để thấm vào trong tôi lúc nào tôi không hay.

Vẫn tin rằng, ở nhà trường bây giờ cũng dạy những điều đó, nhưng tôi lại có cái cảm giác gì đó rất bất ổn. Ngay giữa các thành phố văn minh hiện nay, tôi vẫn thấy có bọn trẻ con chen lấn tranh giành với người già cả, chọc ghẹo người tàn tật, bắn phá chim chóc, phá phách vườn hoa, chọc ghẹo thú dữ, phá hoại môi trường, phá hoại và ăn cắp của công...và đỉnh cao của sự tệ hại nầy được phơi bày ra qua các lần đông đảo thanh niên nam nữ ăn cướp hoa trong các lần lễ hội hoa ở Hà Nội.

Không thể căn cứ trên một số thanh thiếu niên hư hỏng, trên vài hiện tượng sai trái mà kết luận ngay bản chất của nền giáo dục. Tuy nhiên, gần như 100% trẻ em ở thành phố đều được tới trường, đều ít nhất học xong bậc tiểu học, nhưng vẫn còn khá đông trẻ em và thanh thiếu niên ngay tại các thành phố lớn có những hành vi sai trái, không khỏi không làm chúng ta băn khoăn nghi ngờ về tính đúng đắn của chương trình dạy học trong nhà trường ngay từ bậc tiểu học. Các em đã học được gì về đạo đức sơ đẳng làm người trong 5 năm tiểu học?


"Nam thanh nữ tú" cướp hoa ở lễ hội hoa anh đào tại Hà Nội

Lại cướp hoa ở lễ hội hoa khác bên Hồ Gươm

Qua sách báo, qua tiếp xúc với các phụ huynh có con em đang du học, tiếp xúc trực tiếp các em đang đi học ở nước ngoài ngay từ bậc phổ thông, cũng như tiếp xúc với nhiều em Việt kiều. tôi thấy nền giáo dục phổ thông của các nước tiên tiến rất thực tiễn, rất nhân bản và rất nhiều thứ khác mà nền giáo dục của ta không hề có.

Ngoài kiến thức cơ bản như văn toán lý hóa..trường học nước ngoài còn tạo điều kiện cho từng học sinh phát huy tối đa các năng khiếu vui chơi của mình như: thể thao, sân khấu, âm nhạc, hội họa...Tôi đã gặp một đứa con của người bạn đang học lớp 11 đã chơi được trong dàn nhạc giao hưởng, một đứa khác đang lớp 10 đã thường xuyên diễn kịch của shakespeare. Trường học phổ thông cũng dạy cho học sinh cách ăn chơi như đi dự tiệc lớn, tiệc nhỏ phải ăn mặc ra sao, mời bạn gái như thế nào, tổ chức tiệc tùng phải làm gì, tổ chức dã ngoại thì làm sao...Các trường phổ thông bên ấy, đa số không yêu cầu học sinh mặc đồng phục, nhưng những trường mặc đồng phục thì cũng mỗi tuần có 1 ngày cho mặc tự do, để qua đó phát hiện cá tính học sinh cũng như uốn nắn kịp thời những lệch lạc của các em qua gu thời trang. Rồi lại mỗi năm học có một ngày cho học sinh mặc đồ ngủ đến trường cũng như mang theo đầy đủ các phụ kiện làm đẹp ở nhà để qua đó hướng dẫn các em về những chuyện riêng tư tế nhị.

Những chuyện rất nghiêm túc và rất thực tế đều được dạy qua ở phổ thông. Ví dụ, học sinh cấp ba có giờ học về tài chính, bày cho các em biết quản lý tiền nong, biết mở tài khoản, biết giao dịch qua ngân hàng. Rồi họ dạy cho học sinh biết viết đơn từ, thư tín, biết đi phỏng vấn để xin việc làm, biết cách ăn mặc nơi công sở (mỗi học sinh bắt buộc có một bộ đồ công sở khi đến kiến tập tại nơi nầy), biết "check in" và "check out" nơi sân bay...Nghĩa là một học sinh khi đã tốt nghiệp cấp ba thì ngoài kiến thức khoa học cơ bản, các em phải biết mọi chuyện trong cuộc sống hiện đại, từ cách ăn, cách chơi, cách mặc, đến cách giao tế, đi lại, mua sắm, xin việc...tất tần tật mọi thứ cần thiết trong cuộc sống. Phụ huynh gởi con mình vào trường phổ thông, 12 năm sau yên tâm đón nhận về một công dân tốt, một con người phát triển hoàn chỉnh.

Chương trình giáo dục của ta tại sao không làm được những việc như vậy nhỉ?

Hãy bỏ bớt những bài học chính trị nặng nề, bỏ bớt những kiến thức chuyên sâu chưa cần thiết, bỏ bớt những bài tính mẹo theo kiểu đánh đố hóc búa...thì có thể có thời gian để dạy cho các em những điều cần thiết.

Cái nghiệp chướng gì nó đè lên mà sau bao lần cải cách, chương trình giáo dục VN vẫn chưa thoát ra khỏi những điều tù mù tăm tối?
Huỳnh Ngọc Chênh

“Bầu Kiên” thao túng quyền lực, trục lợi ở ngân hàng ACB như thế nào?

Bằng các thủ đoạn tinh vi, Nguyễn Đức Kiên đã thu lợi bất chính cho nhóm cổ đông của Ngân hàng ACB là 256.838.071.514 đồng và trực tiếp gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB 1.407.382.784.540 đồng.
Nghiêm trọng hơn, hành vi của "Bầu Kiên" đã làm rối loạn thị trường tiền tệ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ của Chính phủ.

Theo Cơ quan CSĐT Bộ Công an, Ngân hàng TMCP Á Châu (viết tắt là ngân hàng ACB) có địa chỉ trụ sở tại số 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP Hồ Chí Minh. Ngân hàng này đuợc thành lập và hoạt động theo Giấy phép hoạt động số 0032/NHNN-GP của Ngân hàng Nhà nước cấp vào tháng 4/1993, người đại diện theo pháp luật là Lý Xuân Hải (Tổng Giám đốc), vốn điều lệ là 9.376.965.060.000 đồng.
Ngân hàng ACB có 22 chị nhánh với 222 phòng giao dịch hoạt động trên phạm vi cả nước. Theo Quyết định số 1653/QĐ-NHNN ngày 25/7/2008 của Ngân hàng Nhà nước về việc chuẩn y việc chuẩn bầu các chức danh thành viên HĐQT Ngân hàng ACB và kết quả phân công của HĐQT Ngân hàng ACB thì thường trực HĐQT Ngân hàng ACB nhiệm kỳ 2008-2012 gồm có: Trần Xuân Giá (Chủ tịch), Lê Vũ Kỳ (Phó Chủ tịch), Trịnh Kim Quang, Lý Xuân Hải và Phạm Trung Cang (Thành viên).

Đến ngày 30/8/2011, Phạm Trung Cang miễn nhiệm thành viên Thường trực HĐQT Ngân hàng ACB để nhận công tác tại Ngân hàng Eximbank, thay thế ông Cang là ông Huỳnh Quang Tuấn, Phó Giám đốc Ngân hàng ACB.

"Bầu Kiên" đã giúp nhóm cổ đông của Ngân hàng ACB thu lợi bất chính  256.838.071.514 đồng, trực tiếp gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB 1.407.382.784.540 đồng.

Nguyễn Đức Kiên là cổ đông góp vốn vào Ngân hàng ACB từ năm 1993. Tính điến ngày 28/6/2013, Nguyễn Đức Kiên cùng người thân trong gia đình Kiên sở hữu 937.696.506 cổ phần Ngân hàng ACB, chiếm 9,03%. Trong đó, Kiên sở hữu 31.574.183 cổ phần, chiếm 3,37%.

Từ tháng 3/1994 đến tháng 1/2008, Kiên là Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB. Đến cuối năm 2007, để thuận lợi cho việc kinh doanh riêng, Nguyễn Đức Kiên không tham gia vào HĐQT Ngân hàng ACB. Nhưng để duy trì quyền điều hành, chỉ đạo hoạt động kinh doanh đối với Ngân hàng ACB, Kiên đã đề nghị HĐQT Ngân hàng ACB thành lập Hội đồng sáng lập do Kiên làm Chủ tịch.

Theo đó, từ tháng 1/2008 đến ngày 20/8/2012, Kiên là Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB. Với vị trí này, Kiên được tham giao và cho ý kiến tại tất cả các cuộc họp HĐQT và Thường trực HĐQT Ngân hàng ACB, được cùng cấp đầy đủ các tài liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng ACB.

Bên cạnh đó, từ năm 2003 đến tháng 8/20012, Nguyễn Đức Kiên là Chủ tịch Hội đồng đầu tư Ngân hàng ACB, có chức năng giúp cho HĐQT Ngân hàng này thực hiện việc thẩm định các dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Qua quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định Nguyễn Đức Kiên và các đồng phạm đã có hành vi làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Trước hết, Cơ quan CSĐT phát hiện Kiên đã chỉ đạo Thường trực HĐQT Ngân hàng ACB (gồm Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Lý Xuân Hải và Phạm Trung Cang) ký biên bản ngày 22/3/2010 ra chủ trương dùng tiền huy động của dân ủy thác cho các tổ chức và cá nhân gửi tiền VNĐ và USD vào các tổ chức tín dụng.

Thực hiện chủ trương trên, từ ngày 22/5/2005 đến ngày 27/9/2011, Ngân hàng ACB đã ủy thác cho nhiều nhân viên và 4 công ty (gồm: Công ty TNHHH Chứng khoán ACB, Công ty TNHH MTV quản lý quỹ ACB, Công ty TNHH TMDV Việt Thanh và Công ty CP Kim Ngân Việt) gửi tổng cộng 130.784.813.395.045 đồng với lãi suất từ 8,5%/năm đến 27%/năm và 81.258.329 USD với lãi suất từ 3%/năm đến 6%/năm vào 29 ngân hàng.

Việc làm này đã thu được tổng số tiền lãi là 6.278.900.951.883 đồng và 1.882.405,62 USD, lãi chênh lệch vượt trần thu được là 258.490.822.2509 đồng (riêng USD không có lãi suất vượt trần). Trong đó, Ngân hàng ACB có ủy thác cho 19 nhân viên ngân hàng này gửi 718,908 tỷ đồng vào Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TP Hồ Chí Minh bị Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt.

Những việc làm trên của “Bầu Kiên” và đồng phạm đã vi phạm Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16/05/2008 về cơ chế điều hành lãi suất bằng đồng Việt Nam kèm theo các Quyết định số: 2619/QĐ-NHNN ngày 5/11/2010, số 2868/QĐ-NHNN ngày 29/11/2010 của Ngân hàng nhà nước quy định lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam; Thông tư số 02/2011/TT-NHNN ngày 23/3/2011của Ngân hàng Nhà nước quy định về lãi suất; Điều 13 và Điều 106 Luật các tổ chức tín dụng, gây rối loạn thị trường tiền tệ, gây hậu quả đặc biệt lớn trong việc thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ của Chính phủ, thu lợi bất chính cho nhóm cổ đông của Ngân hàng ACB là 256.838.071.514 đồng, trực tiếp dây thiệt hại cho Ngân hàng ACB 718,908 tỷ đồng.
Ngoài việc chỉ đạo Thường trực HĐQT Ngân hàng ACB ký biên bản ra chủ trương dùng tiền huy động của dân ủy thác cho các tổ chức và cá nhân gửi tiền VNĐ và USD vào các tổ chức tín dụng trái phép nói trên, Cơ quan CSĐT xác định, Nguyễn Đức Kiên còn Thường trực HĐQT Ngân hàng ACB ký thông báo số 4478/CV-TH.09 ngày 5/11/2009 ra chủ trương dùng tiền huy động của dân cấp tín dụng cho Công ty TNHH Chứng khóan (Công ty ACBS), là công ty do Ngân hàng ACB sở hữu 100% vốn điều lệ để mua cổ phiếu Ngân hàng ACB nhằm mục đích đẩy giá cổ phiểu Ngân hàng này lên.

Hành vi của Nguyễn Đức Kiên gây rối loạn thị trường tiền tệ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ của Chính phủ.
Kiên đồng thời chỉ đạo Ngân hàng ACB cho các Ngân hàng Kienlongbank, Vietinbank vay tiền liên ngân hàng để mua trái phiếu do các công ty ACBS, ACI và Công ty ACI-HN phát hành; ký phê duyệt Nghị quyết cho phép Công ty ACBS hợp tác đầu tư với các Công ty ACI và Công ty ACI-HN để mua cổ phiếu ngân hàng ACB. Kiên trực tiếp chỉ đạo các công ty ACBS, ACI, ACI-HN làm thủ tục đầu tư mua cổ phiếu Ngân hàng ACB.

Bằng các thủ đoạn trên, từ tháng 11/2009 đến ngày 4/10/2010, Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo cho Ngân hàng ACB cấp cho Công ty ACBS 1500 tỷ đồng dưới hình thức phát hành trái phiếu bán cho các Ngân hàng Kienlongbank và Ngân hàng Vietinbank. Sau đó, cùng với vốn tự có, Công ty ACBS đã chuyển cho các Công ty ACI, ACI-HN tổng số tiền 1.557.365.962.690 đồng để đứng tên mua hộ Công ty ACBS 52.508.538 cổ phiếu Ngân hàng ACB dưới dình thức hợp đồng hợp tác đầu tư.

Đến nay, Công ty ACBS mới thu về 364.365.962.690 đồng tiền gốc, còn lại 1.193 tỷ đồng chưa thu về, trong khi số cổ phiếu Ngân hàng ACB còn lại là 19.568.538 cổ phiếu, bị mất 32,9 triệu cổ phiếu, gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB tổng số tiền là 688.474.784.540 đồng.

Liên quan đến hành vi của mình, “Bầu Kiên” khai nhận, Kiên có tham gia cuộc họp Thường trực HĐQT Ngân hàng ACB vào ngày 22/3/2010 để ra chủ trương ủy thác cho nhân viên gửi tiền, USD vào các tổ chức tín dụng với tư cách là Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB. Tại cuộc họp nay, Kiên có nói làm gì thì làm nhưng không được giảm tổng tài sản của Ngân hàng ACB.

Sau đó, theo đề xuất của Lý Xuân Hải (Tổng Giám đốc), Thường trực HĐQT đã ký biên bản đồng ý thông qua chủ trương và giao cho Tổng giám đốc tổ chức thực hiện. Đến khi vụ án Huỳnh Thị Huyền Như xảy ra, Lý Xuân Hải có dự thảo một Nghị quyết của Thường trực HĐQT về việc ủy thác cho nhân viên được gửi tiền thanh toán có kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng để hợp thức hóa chủ trương của Ngân hàng ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh TP Hồ Chí Minh nhằm hoàn thiện thủ tục pháp lý để khởi kiện Ngân hàng Công thương. Kiên cho rằng, cổ đông Ngân hàng ACB phải chịu trách nhiệm về số tiền 718,908 tỷ đồng mà Hùnh Thị Huyền Như đã chiếm đoạt.

Việc dùng tiền Ngân hàng ACB để mua cổ phiếu Ngân hàng ACB được lãnh đạo ngân hàng này bàn bạc công khai tại cuộc họp thường kỳ cuối năm 2009 và thống nhất giao cho Kiên lúc đó là Chủ tịch Hội đồng đầu tư ACB chỉ đạo thực hiện. Sau khi lãnh đạo Ngân hàng ACB giao nhiệm vụ, Kiên cùng với Lê Vũ Kỳ, Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB, kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty ACBS và Lý Xuân Hải, Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB họp với lãnh đạo Công ty ACBS để thông báo ý kiến chỉ đạo của Thường trực HĐQT về việc mua cổ phiếu, trong đó có cổ phiếu ACB, chỉ đạo làm việc với Công ty ACI để công ty này mua cổ phiếu ACB.

Việc chuyển tiền để thực hiện đầu tư cổ phiếu do Ban Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB và Ban Tổng Giám đốc Công ty ACBS thực hiện. Kiên có ký phê duyệt các quyết định hợp tác đầu tư giữa Công ty ACBS với Công ty ACI trên cơ sở nghị quyết của Thường trực HĐQT Ngân hàng ACB. Các công việc cụ thể do các bộ phận liên quan thực hiện, Kiên không nắm chi tiết việc mua cổ phiếu nhưng hàng ngày được báo cáo số cổ phiếu ACB mà Công ty ACI đã mua được.

Kiên thừa nhận, phần lớn những ý kiến của Kiên nêu ra trong các cuộc họp Thường trực HĐQT Ngân hàng ACB về hoạt động kinh doanh sau đó đều trở thành Nghị quyết của Thường trực HĐQT Ngân hàng ACB.

Như vậy, căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ thu thập được, Cơ quan CSĐT xác định, với chức năng là Chủ tịch Hội đồng đầu thư Ngân hàng ACB, Nguyễn Đức Kiên biết rõ các quy định của Ngân hàng Nhà nước quy đình về trần lãi suất và các quy định về kinh doanh chứng khoán, nhưng vì muốn bảo vệ lợi ích của nhóm cổ đông Ngân hàng ACB, Nguyễn Đức Kiên đã đề xuất, chỉ đạo Thường trực HĐQT Ngân hàng ACB ra chủ trương ủy thác cho nhân viên và công ty gửi tiền VNĐ và USD vào các tổ chức tín dụng; ra chủ trương cấp tín dụng cho Công ty TNHH Chứng khoán ACB mua cổ phiếu ngân hàng ACB sai quy định.

Kiên trực tiếp chỉ đạo các chủ trương này, gây hậu quả nghiêm trọng đến việc thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ của Chính phủ, thu lợi bất chính cho nhóm cổ đông của Ngân hàng ACB là 256.838.071.514 đồng và trực tiếp gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB 1.407.382.784.540 đồng.

Việc Nguyễn Đức Kiên chỉ đạo dùng tiền huy động của dân không sử dụng vào cho vay để phát triển sản xuất, kinh doanh, giải quyết vấn đề an sinh xã hội của đất nước, kinh doanh không nằm trong lĩnh vực được phép hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, sử dụng không đính mục đích kinh doanh mà ủy thác cho các tổ chức, cá nhân gửi vào các nhân hàng khác làm sai lệch số lượng tiền gửi, cũng như tài sản thực có của các ngân hàng, từ đó làm ảnh hưởng đến việc ra chủ trương điều hành thị trường tiền tệ, gây rối loạn thị trường tiền tệ, gây hậu quả về phi vật chất đặc biệt lớn trong việc thực hiện chính sách tiền tệ của Chính phủ và thu lợi bất chính cho nhóm cổ đông của Ngân hàng ACB là 258.490.822.250 đồng.

Việc Kiên chỉ đạo ủy thác cho 19 nhân viên Ngân hàng ACB gửi tiền vào Ngân hàng Vietinbank, bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt đã trực tiếp gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB số tiền 718,908 tỷ đồng.

Hành vi của Nguyễn Đức Kiên đã có đủ yếu tố cấu thành tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, được quy định tại Điều 165 Bộ Luật Hình sự với vai trò chủ mưu.

Liên quan đến vụ việc này, Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Lý Xuân Hải và Phạm Trung Cang cũng bị Cơ quan CSĐT khởi tố vì tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” với vai trò là đồng phạm giúp sức cho “Bầu Kiên” thực hiện hành vi phạm tội.
Phong Vũ

Phá độc quyền xuất khẩu gạo thì TQ không làm gì được

Còn giữ thế độc quyền thì người nông dân còn khổ, trong mọi cách giải quyết thì chỉ có cách phá vỡ thế độc quyền xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp trong VFA

Chính phủ càng ra sức trợ giúp bằng bung tiền tạm trữ, nông dân càng không mặn mà với cấy ruộng. Vì sao lại có chuyện nghịch lý như thế, phóng viên Phunutoday có cuộc trò chuyện TS Alan Phan – chuyên gia kinh tế, người đã có 47 năm kinh nghiệm ở các thị trường phát triển như Mỹ và Trung Quốc. Ông lý giải cặn kẽ cơ chế ảnh hưởng đến đời sống người nông dân.
TS Alan Phan: Cần để trăm hoa đua nở trong xuất khẩu gạo
Giá lúa gạo giảm do có sự thao túng

PV: Thưa ông, trong khi giá lúa gạo thu mua của người nông dân đang rất rẻ, đến mức 3 kg thóc không bằng 1kg ốc bươu vàng thì Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) thông báo như trên khiến nhiều người lo ngại, người nông dân khó lại càng khó. Ông đánh giá như thế nào về thực trạng “việc nào khó có nông dân”, lỗ đâu nông dân chịu đang xảy ra hiện nay?

TS Alan Phan: Theo tôi thấy, trên thị trường trên thế giới không có biến động nhiều nên không có chuyện xuất khẩu giảm 50% thành ra có sự tìm cách thao túng thị trường ở một phân khúc nào đó.  Có thể là thương lái, có thể từ cơ quan VFA là người được độc quyền xuất khẩu gạo thành ra mọi yếu tố này nằm ngoài thị trường. Điều này do sự bóp méo, sự nhào nặn của một số người thuộc lợi kim tiền. Vấn đề xuất khẩu gạo tôi không nắm vững lắm nhưng khi nhìn tổng thế thấy đây không phải là chuyện bình thường trên thị trường. Cần xem xét thật kỹ lại báo cáo này.

PV: Vai trò kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc VFA ở đây phải được hiểu như thế nào khi luôn duy trì giá lúa gạo xuất khẩu ở mức thấp,  có thể bị nhào nặn thị trường. Thực tế, hàng trăm tỷ đồng từ nhà nước đã rót xuống “cứu” nông dân nhưng nông dân vẫn nghèo đi. Tiền đó đi vào túi của thương lái, của doanh nghiệp, theo ông nên giải quyết triệt để vấn đề này như thế nào?

TS Alan Phan: Cái vấn đề chính là vì thế độc quyền xuất khẩu gạo của VFA thành ra thị trường bị bóp méo. Theo tôi, vấn đề đơn giản cứ để thị trường quyết định tức là xã hội hóa xuất nhập khẩu, ai muốn mua, ai muốn bán thì cứ bán. Nếu theo cơ chế thị trường đương nhiên sẽ có giá trồi, sụt nhưng nó sẽ ổn định hơn vì có nhà cạnh tranh nhau. Lúc đó, cả giá mua và giá bán đề phù hợp với giá thị trường. Còn nếu mình vẫn giữ độc quyền họ vẫn có quyền đẩy giá lên, giá xuống, hay là làm giá. Đó là vấn đề hợp lý nếu muốn điều tiết thị trường. Còn vấn đề mua dự trữ thì cũng không nên quan tâm đến vấn đề quả thực quốc gia cần dự trữ thì cứ lập cái kho rồi mua cùng với giá theo người khác. Tất cả đều không được độc quyền, để mọi người có quyền mua bán tự do thì thị trường ổn định theo thị trường quốc tế.

Với thế độc quyền hiện nay chỉ nông dân là khổ
PV: Thưa ông, với mấy chục năm kinh nghiệm trên thương trường của Trung Quốc, ông có nhận xét gì về câu chuyện các doanh nghiệp Việt xuất khẩu gạo sang Trung Quốc bị ép giá và phải hủy hợp đồng vì quá rẻ không bán được. Nhưng vấn đề lạ ở đây là các doanh nghiệp Việt hủy hợp đồng phải bồi thường, còn đối tác hủy hợp đồng ta chịu thua, không kiện được họ?

TS Alan Phan: Lỗ hổng này ai cũng có thể thấy được. Có lỗ hổng là có sự mua bán ngầm nào đó  thành ra việc này không chấp nhận được, nên điều tra đến nơi, đến trốn. Tại sao lại có kẽ hở lớn như thế. Ai đọc qua hợp đồng cũng đều thấy nhưng vẫn không làm. Ngay cả người mới mua bán họ cũng đều biết bất cứ quyền lợi nào một bên được thì bên kia cũng phải được.

Phải phá thế độc quyền của VFA

PV: Ông có đánh giá gì về chính sách tạm trữ lúa gạo hiện nay khi VFA được quyền sinh, quyền sát. Nhiều ý kiến cho rằng việc tạm trữ lúa gạo chỉ làm lời cho doanh nghiệp trong VFA thể hiện nhóm lợi ích trong việc này? Xin ông phân tích cụ thể lợi ích nhóm ở đây cho độc giả hiểu hơn không?

TS Alan Phan: Tôi không biết rõ về lối tổ chức và cách thức làm việc của VFA và các doanh nghiệp của VFA. Nhưng theo tôi muốn làm gì để thị trường tốt hơn thì điều cần làm vẫn là phá thế độc quyền của VFA, để trăm hoa đua nở. Lúc đó, VFA muốn cạnh tranh họ cũng phải đưa ra chính sách mua và bán hợp lý không có chuyện bị lỗ.

Vấn đề lợi ích nhóm nằm ở tất cả các nền kinh tế trên thế giới chứ không riêng gì Việt Nam. Khi họ có chút quyền thì họ cố gắng tạo khe hở để thau tóm quyền lực, lợi ích cho nhóm của mình. Họ bắt tay nhau làm, tất cả những việc này rất bình thường trên thế giới. Nhưng ở Việt Nam pháp luật còn lỏng lẻo, vấn đề thực thi pháp luật còn lỏng lẻo hơn. Chỉ cần ra đường nhìn thấy vi phạm giao thông đã thấy rồi. Đó là cách rất Việt Nam nên thành ra khi có sự lỏng lẻo người ta càng lợi dụng dễ hơn. Nếu ở các nước khác vấn đề này khó khăn thì ở Việt Nam lại dễ hơn nhiều.

Ở Việt Nam việc thành lập các nhóm, hội này hội kia thì chẳng sao cả nhưng tuyệt đối không giao cho ai được thế độc quyền. Khi được độc quyền họ muốn làm gì thì làm, nhưng khi có đối thủ, có cạnh tranh họ sẽ không thể nào làm gì thì làm như bây giờ.

Vấn đề muốn dẹp bỏ nhóm lợi ích thì cần cởi mở nền kinh tế thị trường đích thực. Nếu chúng ta cứ làm kiểu như thế này thì tạo ra nhiều vấn đề. Nếu mọi cùng nhau cạnh tranh thì đương nhiên nhóm lợi ích sẽ bớt quyền đi.

PV: Mọi chính sách “cứu” nông dân dường như đang làm khổ thêm cho họ. Vậy theo ông khuyến nghị để “cứu” người nông dân thoát khỏi cảnh bỏ ruộng như hiện nay? 

TS Alan Phan: Muốn tiếp sức cho người nông dân thì cần hỗ trợ họ về kỹ thuật, sử dụng công nghệ cao và thông tin thị trường để họ tính. Nếu như thế, họ sẽ không phải qua thương lái.

Cái thứ hai, bây giờ phần lớn người nông dân bán lúa trước thời hạn, bán lúa non vì không có tiền nên họ phụ thuộc vào thương lái. Đa số các thương lái cung cấp phân bón cho người nông dân nên người nông dân không có lựa chọn khác là phải bán hàng cho thương lái. Để chấm dứt tình trạng này, Ngân hàng phát triển nông thôn phải tích cực hơn nữa đi đúng mục tiêu phát triển nông thông họ đã đặt ra, cho nông dân vay vốn thay vì người nông dân quay vòng vốn từ thương lái mua thóc gạo.

PV: Trong trường hợp này, các doanh  nghiệp hủy hợp đồng gạo của Việt Nam đều là doanh nghiệp Trung Quốc. Theo dự báo, Trung Quốc sẽ là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới. Nếu cứ theo cách làm như hiện nay, xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ phải gặp những vấn đề gì? Người ta lo lắng rằng, xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ bị phụ thuộc vào Trung Quốc, ông đánh giá như thế nào về ý kiến này? Quan điểm của ông như thế nào?

TS Alan Phan: Với vấn đề như tôi nói ở trên nếu chúng ta làm đúng việc phá vỡ thế độc quyền thì Trung Quốc cũng không thể làm gì chúng ta được. Họ sẽ phải chấp nhận mua với giá thị trường như giá mua ở các nước Thái Lan, Ấn Độ…Nếu theo thị trường tự do thì giá thị trường là tất cả. Theo tôi, còn thế độc quyền thì còn đáng lo cho người nông dân

PV: Xin cảm ơn ông!

Trúc Linh

Một góc nhìn khác


Chính sách mua tạm trữ lúa, gạo đang làm nghèo nông dân

Hoàng Kim (BVN)

Chính sách tạm trữ lúa, gạo đưa lợi nhuận của nông dân xoay quanh mức lời 30% so với giá thành, đây là một mức lời sẽ làm cho nông dân bị bần cùng. Tôi đã phê phán trong bài viết: “Tại sao nông dân chỉ lời 30% so với giá thành” đăng trên BVN.

Năm nào cũng vậy, vụ nào cũng thế, sau khi để cho giá lúa rớt đến tận đáy, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) mới mua tạm trữ lúa của nông dân theo lệnh của Chính phủ. Chính sách mua lúa tạm trữ được tuyên bố là nhằm giữ giá lúa cho nông dân, nhưng Chính phủ có biết đâu rằng VFA đã hạ giá lúa của nông dân xuống tận đáy đúng vào thời điểm Chính phủ buộc VFA mua tạm trữ, cho nên giá lúa không những không tăng mà lại giảm.

Để hiểu rõ những điều bài viết này đưa ra, phải xuất phát từ thực tế VFA độc quyền mua bán lúa gạo của nông dân, giá lúa gạo là do VFA mặc tình thao túng chứ không có thị trường gì cả. Vấn đề độc quyền này tôi đã trình bày trong bài viết: “Độc quyền lúa gạo: cái ách đang quàng lên cổ nông dân” cũng đăng trên BVN.

Nhận xét mục tiêu chính sách tạm trữ

Đối tượng của chính sách tạm trữ là người nông dân, mục tiêu của chính sách là nâng giá lúa để nâng thu nhập cho nông dân, thế nhưng, Quyết định số 31/QĐ-TTg (gọi tắt là Quyết định số 31) “về mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông xuân 2012-2013” do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ký ngày 07/02/2013 gồm có 8 điều, nhưng không có điều khoản nào qui định giá mua lúa (1).

Không những không quy định giá mua lúa mà Điều 3 của Quyết định số 31 lại cho phép “Các thương nhân thực hiện mua thóc, gạo tạm trữ theo cơ chế thị trường, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh”.

Có nghĩa là thương nhân được phép mua lúa của nông dân với giá tùy ý miễn sao thương nhân có lời là được (thương nhân chính là các công ty trong VFA, hầu hết là các công ty của Chính phủ).

Có nghĩa là VFA được phép bán gạo xuất khẩu của nông dân với giá thấp nhất thế giới cũng không sao, miễn VFA có lời là được.

Mục tiêu của chính sách mua tạm trữ lúa, gạo là nâng giá lúa cho nông dân, nhưng Chính phủ cho phép VFA tự ấn định giá mua lúa của nông dân, thì căn cứ vào đâu Chính phủ cho rằng VFA sẽ nâng giá mua lúa cho nông dân?

Chắc có lẽ, Chính phủ nghĩ rằng: VFA được vay không lãi mua lúa tạm trữ thì theo lẽ thường tình, họ phải nhớ ơn Chính phủ, mà tăng giá mua lúa cho nông dân.

Nghĩa là giá lúa của nông dân tùy thuộc vào lòng tốt của VFA.

Thực ra, VFA cũng có tăng chút đỉnh lúc bắt đầu tạm trữ để báo cáo, còn trước đó tìm mọi cách hạ giá lúa.

Một chính sách mà kết quả dựa vào lòng tốt của VFA, thì không cần phải nói ra, chúng ta cũng biết hiệu quả của nó thảm hại như thế nào rồi.

Nhận xét cách thực hiện chính sách

1) Về thời gian mua tạm trữ.

Ông Lê Minh Hoan, chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, bức xúc cho biết trong vụ đông xuân vừa qua, nông dân tỉnh Đồng Tháp đã bị thiệt hại rất lớn do VFA công bố thời điểm mua lúa tạm trữ quá chậm. Bởi vì ngày 20-2, khi VFA bắt đầu mua lúa tạm trữ thì diện tích lúa đông xuân đã thu hoạch của Đồng Tháp đạt 60%, Kiên Giang 50%, Long An và An Giang khoảng 20%, tổng diện tích thu hoạch đã đạt hơn 300.000ha”(2) .

Khoảng giữa tháng 01/2013 nông dân bắt đầu thu hoạch lúa đông xuân, nhưng đến ngày 07/02/2013 Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải mới ký Quyết định số 31, lại quy định thời điểm mua lúa tạm trữ mãi đến ngày 20/2/2013, tức là mua lúa tạm trữ chậm hơn nông dân thu hoạch lúa đến hơn 1 tháng.

Vậy, từ giữa tháng 01/ 2013 đến 20/2/2013 lúa được mua theo giá nào?

Vậy, từ giữa tháng 01/2013 đến 20/2/2013 nông dân bán lúa cho ai?

Vậy, từ giữa tháng 01/2013 đến 20/2/2013 phải chăng lúa của nông dân đã bị để cho VFA mua bán một cách vô chính phủ?

Trong thực tế, khoảng thời gian hơn một tháng mua bán lúa gạo vô chính phủ này là lúc VFA hạ giá lúa của nông dân đến tận đáy để mua tạm trữ giá rẻ.

Khi nông dân bắt đầu thu hoạch lúa đông xuân, giá lúa OM 4900 là 5.400 đồng/kg lúa tươi, thế rồi, giá lúa cứ giảm dần từng ngày đến ngày 20/2/2013 giá lúa OM 4900 chỉ còn 4.400 đồng/kg lúa tươi.

Sau ngày 20/2 giá lúa lên được 4.500 – 4.600 đồng/kg, tức là tăng 100 – 200 đồng/kg, vậy là người ta tung hô rằng nhờ chính sách mua lúa tạm trữ của Chính phủ mà giá lúa tăng được 200 đồng/kg.

Giá lúa từ 5.400 đồng rớt thảm hại xuống còn 4.400 đồng/ kg trong giai đoạn vô chính phủ chẳng hề nói tới, lúa từ 4.400 đồng tăng lên chỉ 4.600 người ta lại tung hô rằng nhờ chính sách mua lúa tạm trữ. Người ta lại cố ý quên rằng:Giá lúa 4.600 đồng/kg là đã giảm 900 đồng/kg so với lúc nông dân bắt đầu thu hoạch vụ đông xuân.

Tại sao giá lúa tăng giảm chỉ căn cứ vào ngày 20/2 là ngày bắt đầu mua tạm trữ? Mà không tính giá lúa ở những ngày trước đó? Chính phủ và VFA chẳng lẽ vô can khi để cho giá lúa của nông dân giảm đến 1.000 đồng/kg chỉ trong khoảng một tháng?

Với cách đánh giá Chính sách mua lúa tạm trữ này, VFA mặc sức hạ giá lúa của nông dân lúc nông dân thu hoạch cho tới ngày tạm trữ để hưởng lợi.

2) Về số lượng mua tạm trữ.

“Theo số liệu của Cục Trồng trọt, tính đến ngày 19/3, các tỉnh ĐBSCL đã thu hoạch được hơn 1,2 triệu ha lúa đông xuân và dự kiến đến cuối tháng 4/2013 sẽ thu hoạch dứt điểm trên 1,5 triệu ha. Với năng suất đạt khoảng 6,8 tấn/ha, sản lượng lúa vụ đông xuân năm nay sẽ đạt trên 10,6 triệu tấn, trong đó lượng lúa hàng hóa cần tiêu thụ chiếm gần 80%”(3).

Vậy lượng lúa hàng hóa của vụ đông xuân mà Cục Trồng trọt dự kiến khoảng 8,4 triệu tấn.

Lúa hàng hóa cần tiêu thụ của nông dân khoảng 8,4 triệu tấn, vậy mà, Điều 1 Quyết định số 31 lại quy định mua tạm trữ chỉ có 2 triệu tấn lúa (1 triệu tấn gạo qui đổi ra lúa là 2 triệu tấn lúa), tức là lượng lúa mua tạm trữ chỉ chiếm khoảng 23,8 % lượng lúa nông dân cần tiêu thụ.

Vậy lượng lúa 6,4 triệu tấn của nông dân do ai mua? Và mua với giá nào?

Mua lúa với số lượng nhỏ 23,8% so với lượng lúa cần tiêu thụ, vậy làm sao mà nâng giá mua lúa cho nông dân?

Đến đây, chúng ta thấy rằng chính sách mua lúa tạm trữ có 3 điểm yếu to lớn:

- Cách thức mua lúa tạm trữ: Chính phủ giao hết cho VFA ấn định giá lúa và cách mua lúa, nên không thể nâng giá lúa cho nông dân.

- Thời điểm mua lúa tạm trữ: Chậm hơn nông dân thu hoạch đến 1 tháng, khiến cho VFA mặc sức hạ giá lúa của nông dân rớt tận đáy vào đúng ngày bắt đầu thực hiện tạm trữ 20/2/2013.

- Số lượng lúa mua tạm trữ: 2 triệu tấn so với 8,4 triệu tấn lúa cần tiêu thụ, tức chỉ chiếm 23,8% lượng lúa cần tiêu thụ, vì vậy không thể nâng giá lúa cho nông dân.

Với 3 điểm yếu to lớn đó, chính sách mua lúa, gạo tạm trữ không những không làm tăng giá lúa, mà chính sách này, ngược lại, làm hạ giá lúa của nông dân, vì các nguyên nhân sau:

1) Do Chính phủ giao toàn bộ quyền bán gạo xuất khẩu cho VFA, thế nên, VFA đem gạo xuất khẩu của nông dân bán với giá rẻ nhất thế giới.

“ Tại buổi họp sơ kết xuất khẩu gạo quý I-2013 (TP HCM ngày 4-4), ông Huỳnh Minh Huệ, Tổng thư ký Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cho biết giá gạo 5% tấm hiện ở mức 395 USD/tấn, thấp hơn 40-50 USD/tấn so với Ấn Độ, Pakistan. So với cùng kỳ năm 2012, giá gạo bình quân giảm 44,5 USD/tấn” (4).

Vào cuối tháng 3, gạo 5% tấm của Việt Nam bán rẻ hơn gạo 5 % tấm của Thái Lan 154 đô la Mỹ/ tấn(5).

Tại sao gạo 5% tấm của Việt Nam lại bán thấp hơn gạo cùng loại của Ấn Độ trong khi chất lượng gạo Việt Nam cao hơn chất lượng gạo Ấn Độ?

Bán gạo với giá rẻ nhất thế giới thì làm sao mà mua lúa nông dân giá cao?

2) Do Chính phủ giao toàn bộ quyền mua lúa cho VFA, nên VFA tìm mọi cách giảm giá lúa của nông dân từ 5.400 đồng/kg đầu vụ, xuống còn có 4.400 đồng/ kg tại thời điểm bắt đầu mua tạm trữ.

Nông dân thu hoạch lúa đông xuân vào giữa tháng 1/2013 nhưng đến 20/2 mới bắt đầu mua tạm trữ, vậy là từ giữa 1/3 VFA thực hiện thủ đoạn hạ giá lúa bằng cách không mua lúa hoặc mua cầm chừng để hạ giá lúa.

Kết quả từ giữa tháng 1/2013 đến 20/2 giá lúa OM 4900 hạ từ 5.400 xuống còn 4.400 đồng/kg lúa tươi.

Chúng ta điều biết: VFA hầu hết là các công ty lương thực của nhà nước, trong đó chủ yếu là Tổng công ty lương thực miền Nam và Tổng công ty Lương thực miền Bắc chiếm trên 60% lượng gạo xuất hàng năm.

Mua lúa, gạo tạm trữ mà Chính phủ cho VFA là các công ty của Chính phủ toàn quyền ấn định giá mua bán lúa gạo, lại buộc họ tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh, khác nào Chính phủ cho phép các công ty của mình mặc tình ép giá lúa của nông dân, miễn sao họ càng lời càng tốt.

Chính sách mua lúa tạm trữ hiện nay về bản chất là: Chính phủ cho các công ty của Chính phủ là VFA vay không lãi để mua lúa với giá tùy ý VFA định đoạt, vì thế VFA lấy hết lợi nhuận của nông dân.

Nhiệm vụ của Chính phủ là phải tìm mọi cách nâng cao giá bán gạo xuất khẩu, để từ giá bán gạo xuất khẩu cao đó quy ra giá mua lúa cao cho nông dân, đó là cách mà Chính phủ Thái Lan đang làm (a).

Còn Việt Nam hiện nay với chính sách mua lúa, gạo tạm trữ giúp VFA bán gạo 5% tấm xuất khẩu thấp nhất thế giới – chỉ 395 đô la Mỹ/tấn, thấp hơn gạo 5% tấm của Thái Lan 154 đô la Mỹ/tấn, thấp hơn gạo 5% tấm của Ấn Độ và Pakistan từ 40-50 đô la Mỹ/ tấn – thì làm sao mua lúa giá cao cho nông dân?

Đông xuân năm 2010-2011 nông dân bán lúa OM 4900 giá 6.000 đồng/ kg lúa tươi; đông xuân năm 2011-2012 nông dân bán lúa OM 4900 giá 5.200 đồng/ kg lúa tươi; đông xuân năm 2012-2013 nông dân bán lúa OM giá 4.400 đồng/ kg lúa tươi.

Tức là năm 2013 nông dân thu nhập thấp hơn năm 2011 26,67%, và năm 2013 thu nhập thấp hơn năm 2012 là 15,38%.

Tất cả các loại hàng hóa đều tăng giá chỉ có lúa giảm giá, lại giảm đến 15,38% so với năm 2012, có nghĩa là nông dân chúng tôi đang bị bần cùng vì thu không đủ chi.

Tổ chức Oxfam tại Việt Nam phối hợp với Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Ipsard) điều tra, nghiên cứu và đưa ra kết luận:

Nếu như năm 2006, mặc dù giá gạo còn thấp, song người nông dân vẫn có thể thu được 70% tổng lợi nhuận từ sản xuất và kinh doanh lúa gạo, thì đến năm 2010, người trồng lúa chỉ thu được có 10%”

Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng:

Theo điều tra, nghiên cứu sâu tại 2 DN xuất khẩu gạo ở An Giang cho thấy, lợi nhuận mà các DN thu được từ xuất khẩu gạo tăng rất cao. Cụ thể, tỷ trọng từ xuất khẩu gạo trong tổng lợi nhuận của DN này năm 2007 chỉ có 7%, tăng lên 99% năm 2008 và năm 2010 tuy có giảm một chút song vẫn đạt tới 97%”(6)(b).

Tóm lại, Chính sách mua lúa tạm trữ hiện nay theo Quyết định số 31 là một chính sách trong đó các công ty của Chính phủ trong VFA mà nòng cốt là 2 Tổng công ty lương thực miền Nam và miền Bắc độc quyền và toàn quyền thao túng lúa gạo của nông dân, lấy hết lợi nhuận của nông dân. Còn quyền lợi của nông dân nằm ở giá bán gạo xuất khẩu và giá bán lúa thì đều bị VFA dìm xuống tận đáy.

H.K.

(1) http://phapluat.tuoitre.com.vn/Van-ban/Dan-su/Quyet-%C4%91inh-311-Q%C4%90-TTg-cua-Thu-tuong-Chinh-phu—-.aspx

(2) Tuoitre Online, bài: “ Chương trình tạm trữ lúa gạo: nhiều địa phương “tố” thiếu công bằng”http://phapluat.tuoitre.com.vn/Van-ban/Dan-su/Quyet-%C4%91inh-311-Q%C4%90-TTg-cua-Thu-tuong-Chinh-phu—-.aspx

(3) Baotintuc.vn, bài: “ Thu mua tạm trữ để nhà nông được lợi” http://baotintuc.vn/kinh-te/thu-mua-gao-tam-tru-de-nha-nong-duoc-loi-20130330074800393.htm

(4) Phapluattp.vn, bài: “ “cắn răng” bán gạo giá thấp để khơi thông xuất khẩu”http://phapluattp.vn/20130405120528854p0c1014/can-rang-ban-gao-gia-thap-de-khoi-thong-xuat-khau.htm

(5) Giaoducthoidai.vn, bài: “ Giá lúa rơi tự do vì VFA nhận định sai?”http://giaoducthoidai.vn/channel/2780/201304/Gia-lua-roi-tu-do-vi-VFA-nhan-dinh-sai-1968286/

(6) Dân Việt Online, bài: “ Oxfam: trồng lúa ngày càng lãi ít” http://danviet.vn/132442p1c25/oxfam-trong-lua-ngay-cang-it-lai.htm

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Góp ý của Thạc sĩ Lê Thị Phi Vân:

(a) Thực ra theo em hiểu thì Thái Lan có chính sách thu mua lúa với giá rất cao để bảo hộ cho nông dân, chứ không phải tìm cách nâng cao giá bán gạo xuất khẩu rồi mới qui ra giá mua lúa cao cho nông dân. Hiện tại giá mua lúa cải tiến của Thái đang là 19 baht/kg, tương đương với khoảng 13200đ/kg.

(b) Một mình con số này thật ra chưa có nghĩa gì lắm. Nó chỉ nói lên rằng DN này đã chuyển sang tập trung kinh doanh lúa gạo mà thôi. Người ta có thể lý giải rằng trước đây, năm 2007 DN này kinh doanh nhiều loại hàng hóa nhưng nay đã tập trung vào mỗi gạo thôi chẳng hạn.
  (Phụ nữ today)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét