- Thế giới ghê tởm về cách hành quyết hết sức tàn ác của ISIS (RFA) - Cả thế giới đều lên án hành động dã man mà quân khủng bố Nhà Nước Hồi Giáo ISIS vừa làm khi hành quyết ông Peter Kassig, một công dân Hoa Kỳ chuyên làm việc từ thiện ở Syria.
- Tòa Bạch Ốc xác nhận công dân Mỹ thứ ba bị IS chặt đầu (VOA) - Tòa Bạch Ốc xác nhận nhân viên cứu trợ người Mỹ Abdul-Rahman Kassig đã bị chặt đầu. Anh là công dân Mỹ thứ ba bị nhóm Nhà nước Hồi giáo hành quyết ở Syria
- Obama: ‘Hành quyết Kassig là tàn ác’ (BBC) - Tổng thống Mỹ lên án việc Nhà nước Hồi giáo chặt đầu nhà hoạt động cứu trợ người Mỹ ở Syria là ‘tàn ác’.
- Kiev rút dịch vụ công khỏi vùng Donbas (BBC) - Ukraine sẽ ngưng mọi dịch vụ công quyền, ngân hàng và lương bổng cho vùng phe thân Nga kiểm soát từ 21/11, khiến Moscow khó xử.
- Sao vai ác lại là người Nga? (BBC) - Tại sao các vai ác trong phim ảnh của Hollywood thường là người Nga và hậu quả của việc này?
- Nga trục xuất 4 nhà ngoại giao Ba Lan để trả đũa (RFI) - Matxcơva hôm nay 17/11/2014 thông báo trục xuất nhiều nhân viên ngoại giao Ba Lan về tội gián điệp để trả đũa Vacxava đã trục xuất các nhà ngoại giao Nga. Trong bối cảnh quan hệ giữa Nga và Liên Hiệp Châu Âu căng thẳng, nhiều vụ trục xuất khác đã diễn ra với Đức và Lettonia (Lat-via).
- Nga trục xuất nhà ngoại giao Ba Lan (BBC) - Nga đã trục xuất nhiều nhà ngoại giao Ba Lan để trả đũa việc một đại diện của Nga bị buộc rời khỏi Warsaw.
- Danh hài xuất hiện trên bìa sách Luật VN (BBC) - Danh hài Công Lý được khắc họa như thần Công Lý trên trang bìa một ấn phẩm về Luật được xuất bản ở Việt Nam.
- Công Lý hài và Công Lý cán cân (RFA) - Báo Tuổi trẻ, Thanh niên, VN Exprees, Một Thế Giới… đồng loạt đưa tin về việc diễn viên hài Công Lý bức xúc khi thấy hình của mình bị cắt xén, trần như nhộng với chiếc quần xà lỏn và hai tay dang rộng làm cán cân công lý trên bìa của cuốn sách “Bộ luật dân sự và văn bản hướng dẫn thi hành 2014”.
- Trung Quốc trấn đèo Hải Vân: Trách nhiệm Thủ tướng (RFA) - Thừa Thiên-Huế đẩy quả bóng trách nhiệm cho Thủ tướng về việc cho phép nhà đầu tư Trung Quốc khai thác 200 ha đất ở vị trí chiến lược trên đèo Hải Vân.
- Trung Quốc nắm thầu hầu hết các dự án nhiệt điện VN (RFA) - Trong phiên điều trần trước quốc hội chiều nay, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng thừa nhận một thực tế rằng phần lớn dự án nhiệt điện của Việt Nam đều do Trung Quốc thực hiện.
- G20 : Đấu trường địa lý chính trị (RFI) - Thượng đỉnh G20 tại Brisbane vừa kết thúc hôm qua 16/11/2014 với một sự kiện hi hữu : Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bỏ ngang hội nghị để về nước sớm với lý do "cần phải nghỉ ngơi". Giới quan sát đã gắn liền động thái phi ngoại giao này với việc Matxcơva đang nổi cộm thành đối tượng bị công kích do hành động can thiệp thô bạo vào Ukraina và ông Putin không chấp nhận bị vạch mặt chỉ tên tại diễn đàn G20, vốn đã trở thành một đấu trường địa lý chính trị.
- Cảnh sát Hong Jong bắt đầu trấn dẹp người biểu tình (RFA) - Cảnh sát Hong Kong sẽ bắt đầu dẹp người biểu tình dân chủ khỏi khu vực mà họ đã đóng chốt cả 7 tuần nay ở quận Almiralty.
- Hậu thuẫn cho phong trào đòi dân chủ Hồng Kông giảm sụt (RFI) - Theo tin Reuters trích dẫn kết quả một cuộc thăm dò dư luận, công bố vào hôm nay, 17/11/2014, hơn 2/3 người dân Hồng Kông muốn người biểu tình đòi dân chủ chấm dứt việc chiếm đóng đường phố tại các khu phố trung tâm tại đặc khu hành chánh này kéo dài từ gần hai tháng nay.
- Bình Nhưỡng cầu cứu Nga để tránh bị truy tố vì nhân quyền (RFI) - Đặc sứ Bắc Triều Tiên Choe Ryong Hae đã đến Matcơva vào hôm nay, 17/11/2014, trong một chuyến công du kéo dài một tuần lễ. Theo hãng tin Itar Tass trích dẫn Bộ Ngoại giao Nga, chủ đề thảo luận giữa hai bên bao gồm các vấn đề hạt nhân, thương mại và chính trị. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng thực chất chuyến thăm là cầu viện đến Nga để giúp bảo vệ Bắc Triều Tiên trước Liên Hiệp Quốc.
- Đặc sứ Bắc Triều Tiên đến thăm Nga (VOA) - Một đặc sứ của Bắc Triều Tiên thực hiện chuyến công du một tuần đến Nga để thảo luận về những cách thức nhằm cải thiện các mối quan hệ thương mại và chính trị
- Người đào tị yêu cầu Thụy Sĩ phong tỏa tài sản giới lãnh đạo Triều Tiên (VOA) - Một nhóm 20 người Bắc Triều Tiên đào tị đang thúc giục Thụy Sĩ phong tỏa ngay toàn bộ tài sản của giới lãnh đạo ở Bình Nhưỡng
- Kinh tế Nhật Bản rơi vào suy thoái (VOA) - Nền kinh tế Nhật Bản bất ngờ rơi vào tình trạng suy thoái trong quý 3, đẩy Thủ Tướng Shinzo Abe vào thế hầu như chắc chắn phải hoãn lại biện pháp tăng thuế
- Kinh tế Nhật bị suy thoái (RFI) - Nhật Bản rơi vào tình trạng kinh tế suy thoái vào quý ba năm nay. Cường quốc kinh tế thứ ba thế giới phất lên được kể từ cuối tháng 12/ 2012. Tuy nhiên, chính sách vực dậy kinh tế đầy tham vọng do Thủ tướng Shinzo Abe thực hiện trong thời gian qua để chống giảm phát đã bị thuế tiêu dùng ban hành cách nay 6 tháng đã làm cho xu hướng tăng trưởng bị chận đứng.
- Kinh tế Nhật rơi vào suy thoái (BBC) - Kinh tế Nhật tăng trưởng âm trong 2 quý liên tiếp mà nguyên nhân được cho là tăng thuế kinh doanh để bù vào nợ công.
- Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm: Việc làm chẳng giống ai? (RFA) - Gần đây, trong một cuộc phỏng vấn của truyền thông nước ngoài, GS. Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội có nói đại ý rằng: ở Việt nam cái gì mấy ông lãnh đạo cũng làm ngược với thế giới, đó là nguyên nhân chính làm cho dân mình cứ phải khổ mãi.
- Tín nhiệm hay không? (RFA) - Quốc hội Việt Nam tuần qua đã bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo. Sau nhiều ngày bàn luận, 484 đại biểu đã đánh giá việc làm của 50 lãnh đạo từ Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội đến các bộ trưởng, thủ trưởng ban ngành.
- Đại biểu Quốc hội, các ông tướng và Hồ Chí Minh (RFA) - Dư luận chưa hết bàng hoàng vì lời đề nghị của một vị Hòa thượng đại biểu quốc hội rằng quân đội Việt Nam phải mạnh như Bắc Triều Tiên, thì lại đến chuyện đại biểu Hoàng Hữu Phước bị cho là có triệu chứng tâm thần nhẹ.
- Hội thảo quốc tế về Biển Đông tại Đà Nẵng (RFA) - Hơn 200 chuyên gia và học giả về Biển Đông ở VN và quốc tế đang tham dự một hội thảo về Biển Đông, diễn ra ngày 17 và 18, 2014 tại Đà Nẵng. Hội thảo bàn tới các vấn đề như nhân tố ảnh hưởng tới vấn đề biển đông, chính sách hay lực lượng trên Biển Đông..
- Cảm nhận (RFA) - Làm quen với cuộc sống tự do. Tất cả đều khiến ta ngỡ ngàng. Hội kiến cùng lớp đàn anh khởi xướng phong trào dân chủ. TS Nguyễn Thanh Giang, bác Phạm Quế Dương, thăm cụ Lê Hồng Hà, buồn vì cụ Hồng Hà đã không còn nhận ra mình.
- Văn học, trước hết, là văn bản (VOA) - Một người nghe đâu cũng làm thơ hỏi tôi: 'Nghe nói hình như anh có viết một cuốn sách về Võ Phiến?'
- Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về bệnh tiểu đường (VOA) - Việt Nam hiện đứng đầu Đông Nam Á về tỷ lệ bệnh tiểu đường với 3,7% dân số mắc bệnh này, theo thống kê của Liên đoàn Tiểu đường Quốc tế IDF đưa ra
- Việt Nam hỗ trợ Campuchia phát triển chính sách nhân sự quốc phòng (RFA) - Bộ Quốc phòng Việt Nam vừa trao cho Cục Nhân sự, Bộ Quốc phòng Campuchia gói viện trợ trị giá 100.000 USD nhằm phục vụ đổi mới công tác chính sách và nhân sự của Quân đội Hoàng gia Campuchia.
- Đại hội Nobel Hòa bình dời sang Ý vì Nam Phi không tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma (RFI) - Đại hội các khôi nguyên Nobel Hòa bình thế giới lần thứ 14 sẽ được tổ chức tại Roma vào giữa tháng 12 tới đây. Tin này vừa được ban tổ chức loan báo vào chiều chủ nhật 16/11/2014 sau khi chính quyền Nam Phi bị áp lực của Trung Quốc, từ chối cấp visa cho Đức Đạt Lai Lạt Ma.
- Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ thăm Hoa Kỳ tháng 10, 2015 (RFA) - Đức Giáo Hoàng Phanxicô mới loan báo tin tháng Mười năm tới Ngài sẽ sang thăm Hoa Kỳ, thực hiện chuyến đi đầu tiên đến nước Mỹ kể từ khi nhận lãnh trách nhiệm cai quản Giáo Hội Công Giáo La Mã toàn cầu.
- Canberra và Bắc Kinh ký thỏa thuận thương mại tự do (RFI) - Sau 9 năm thương lượng gay go, Úc và Trung Quốc đã ký một hiệp ước thương mại có thể mở rộng cửa thị trường Hoa lục cho hàng hóa xuất khẩu của Úc trong bối cảnh « thời vàng son » của tài nguyên thiên nhiên, quặng mỏ sắp tàn.
- Nga-Trung tranh thủ cơ hội xích lại gần nhau (RFI) - Chủ đề Tổng thống Nga Putin bị cô lập tại Thượng đỉnh G20 ở Úc vừa qua giành vị trí trung tâm trên các tờ nhật báo Pháp hôm nay. Các bài viết cho thấy, trong bối cảnh bị các nước phương Tây cô lập, Nga ngày càng xích lại gần hơn với Trung Quốc, Tuy nhiên, mối bang giao này thực chất không quá mặn nồng như người ta tưởng.
- Hồng Kông - Thượng Hải giao dịch chứng khoán hai chiều (RFI) - Hệ thống đầu tư chứng khoán hai chiều Hồng Kông và Thượng Hải đã được khởi động ngày hôm nay 17/11/2014. Luồng vốn đầu tư được cho phép là 4 tỷ đôla Mỹ mỗi ngày tính chung hai chiều.
- Ứng viên cánh hữu Iohannis đắc cử Tổng thống Rumani (RFI) - Trong cuộc bỏ phiếu vòng hai bầu Tổng thống, hôm qua, 16/11/2014, tại Rumani, trái với mọi dự đoán, theo kết quả kiểm phiếu gần như toàn bộ, ứng viên cánh hữu, ông Klaus Iohannis đã thu được 54% số phiếu và đắc cử Tổng thống với nhiệm kỳ 5 năm.
- Bộ trưởng Nội vụ Bồ Đào Nha từ chức vì vụ tham nhũng "visa vàng" (RFI) - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Bồ Đào Nha Miguel Macedo đã phải từ chức vào hôm qua, 16/11/2014, do bị tình nghi dính líu đến vụ tai tiếng gọi là « thị thực nhập cảnh vàng ». Nhân vật này đã phải từ nhiệm vài hôm sau khi 11 viên chức thuộc nhiều bộ khác nhau bị câu lưu trong một cuộc điều tra tham nhũng.
- Putin bỏ G20 về sớm, Nga có thể cứng rắn hơn về Ukraina (RFI) - Việc Tổng thống Vladimir Putin rời Thượng đỉnh G20 ở Úc sớm hơn dự kiến, sau khi bị các lãnh đạo thế giới đón tiếp lạnh nhạt, làm cho quan hệ Nga-phương Tây căng thẳng hơn và điều này có thể làm cho chiến sự gia tăng tại miền đông Ukraina.
- Ukraina: Châu Âu xem xét mở rộng trừng phạt Nga (RFI) - Hôm nay, 17/11/2014, Ngoại trưởng các nước trong Liên Hiệp Châu Âu nhóm họp tại Bruxelles để thảo luận các biện phát gia tăng trừng phạt Nga trong hồ sơ Ukraina, nhưng đồng thời, Châu Âu cũng đang chịu áp lực phải thuyết phục Matxcơva quay trở lại bàn đàm phán, với hy vọng cứu vãn lệnh hưu chiến ở miền đông Ukraina.
- Tập Cận Bình: Trung Quốc muốn giải quyết hòa bình tranh chấp trên biển (RFI) - Phát biểu tại Nghị viện Úc ngày hôm nay, 17/11/2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng Bắc Kinh sẽ không bao giờ sử dụng vũ lực để đạt các mục đích của mình và mong muốn giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển với các nước láng giềng.
- Sinh viên Miến biểu tình phản đối luật giáo dục (RFA) - Bất chấp có thể bị bắt giam, từ hôm qua nhiều sinh viên Myanmar đã tiến hành một cuộc biểu tình ở Yangon, nhằm phản đối một dự luật về giáo dục mà họ cho là không dân chủ.
- Hỏa hoạn tại xưởng chế biến cà rốt ở tỉnh Sơn Đông, 18 người chết (VOA) - Một vụ hoả hoạn tại một xưởng chế biến cà rốt ở miền đông Trung Quốc đã làm thiệt mạng ít nhất 18 người và gây thương tích cho 13 người.
- Colombia ngưng hòa đàm với FARC sau khi 1 viên tướng bị bắt cóc (VOA) - Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos quyết định ngưng hòa đàm với nhóm phiến quân lớn nhất nước sau khi một viên tướng và hai người khác bị bắt cóc
- Cử tri Nhật bầu thống đốc chống đối căn cứ Mỹ ở Okinawa (VOA) - Ứng cử viên đối lập thắng cử là ông Takeshi Onaga, muốn căn cứ không quân Futenma của Thuỷ Quân Lục Chiến Mỹ phải rời khỏi đảo Okinawa
- Cúm gia cầm bộc phát ở Hà Lan (VOA) - Các giới chức Hà Lan đang tiêu hủy 150.000 con gà trong một nỗ lực nhằm ngăn chận một vụ bộc phát cúm gia cầm
- UNICEF mở các Trung tâm Chăm sóc Cộng đồng để chữa trị Ebola (VOA) - Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc UNICEF cho biết sẽ mở 10 Trung tâm Cộng đồng Chăm sóc Ebola mới vào tuần này tại quận Bombali, Sierra Leone
- TT Obama có thể hành động về cải cách di trú trong tuần này (VOA) - Washington có thể xảy ra một trận động đất về chính trị trong tuần này nếu Tổng thống Obama thực hiện lời hứa cải cách hệ thống di trú bị bằng hành động hành pháp
- Australia ký hiệp định thương mại lịch sử với Trung Quốc (VOA) - Australia và Trung Quốc đã ký một hiệp định thương mại tự do mà các giới chức hy vọng sẽ mở ngỏ những thị trường ở Trung Quốc cho các nhà xuất khẩu của Australia
- Chủ nghĩa dân tộc khiến Bắc Kinh 'chơi rắn' (BaoMoi) - (PL)- Hiện trạng biển Đông đang bị thay đổi và các nước trong khu vực đang chạy đua vũ trang, tiến hành xây dựng công trình quân sự ồ ạt.
- Nhật Bản, Philippines đề cao tuân thủ luật pháp tại Biển Đông và Hoa Đông (BaoMoi) - Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida và người đồng cấp Philippines Albert Del Rosario ngày 17/11 đã nhất trí về tầm quan trọng của việc áp dụng luật pháp trên Biển Hoa Đông và Biển Đông, nơi Trung Quốc đang tăng cường các hoạt động hàng hải trong thời gian gần đây.
- Sóng đánh chìm nhiều tàu, một ngư dân mất tích (BaoMoi) - Sóng lớn ảnh hưởng do gió mùa đã đánh chìm ít nhất 2 tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi, một ngư dân đang mất tích. Dự báo của Văn phòng Ban chỉ đạo PCLBTƯ, khu vực bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) duy trì gió đông bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 2.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề Biển Đông (BaoMoi) - Trong khuôn khổ Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ VI với chủ đề "Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực" diễn ra trong hai ngày 17 và 18/11 tại thành phố Đà Nẵng, các học giả và các nhà nghiên cứu đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề Biển Đông.
- Hội thảo về Biển Đông: Hợp tác vì an ninh, phát triển ở khu vực (BaoMoi) - Ngày 17/11, ngày làm việc đầu tiên của Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 6 do Học viện Ngoại giao, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông và Hội Luật gia Việt Nam phối hợp tổ chức tại Đà Nẵng đã kết thúc với 13 bài tham luận, trên 30 ý kiến thảo luận.
- Nhật-Philippines nhất trí về tầm quan trọng của pháp quyền trên biển (BaoMoi) - Theo Kyodo, các quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết Ngoại trưởng nước này Fumio Kishida và người đồng cấp Philippines Albert del Rosario ngày 17/11 đã nhất trí về tầm quan trọng của việc áp dụng luật pháp trên Biển Đông - nơi Trung Quốc gần đây đã tăng cường các hoạt động hàng hải.
- Mỹ, Nhật, Australia kêu gọi giải pháp hòa bình cho tranh chấp lãnh hải (VOA) - Các nhà lãnh đạo Mỹ, Nhật Bản, và Australia đồng thanh kêu gọi giải pháp hòa bình cho tranh chấp lãnh hải ở Châu Á.
- Tập Cận Bình đang gây rối ở Biển Đông (BaoMoi) - (PetroTimes) - Kể từ khi trở thành người đứng đầu ở Trung Quốc (Tổng Bí thư, Chủ tịch nước) đến nay, ông Tập Cận Bình đã thi hành một chính sách hết sức cứng rắn với các nước láng giềng ven biển Hoa Đông và Biển Đông. Dưới thời đại của ông Tập Cận Bình, Trung Quốc ngày càng trở nên hung hăng và hiếu chiến hơn, họ hành động bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp dư luận quốc tế.
- “Nguyên trạng” Biển Đông bị thay đổi, hậu quả là lòng tin bị suy giảm (BaoMoi) - VOV.VN - Theo ông Đặng Đình Quý, "nguyên trạng" của Biển Đông bị thay đổi nên đã khiến lòng tin của các bên liên quan ngày càng suy giảm.
- Tranh chấp Biển Đông: 'Ra tòa xong, ai là người thi hành' (BaoMoi) - "Luật pháp quốc tế đang tồn tại những điểm yếu của nó, ví dụ khi giải quyết tranh chấp, ra tòa xong rồi thì ai là người thi hành", câu hỏi lớn được Thạc sĩ luật Hoàng Việt, thành viên Quỹ nghiên cứu biển Đông đặt ra và ông cho rằng DOC không có nhiều giá trị.
- Indonesia khẳng định tầm quan trọng của hòa bình ở Biển Đông (BaoMoi) - Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi trả lời phóng vấn giới truyền thông mới đây bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brisbane, Australia, đã nói rằng Indonesia hy vọng tất cả các nước có liên quan tới Biển Đông duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.
- Ổn định Biển Đông là trật tự pháp lý với sự tham gia của các nước (BaoMoi) - (ĐSPL) - Những căng thẳng gần đây tại Biển Đông khẳng định rằng, sự ổn định lâu dài ở Biển Đông chỉ có thể là một trật tự pháp lý với sự tham gia của tất cả các bên liên quan, TS. Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam nhấn mạnh.
- Biển Đông: Khi lòng tin bị xói mòn, xung đột là điều khó tránh khỏi! (BaoMoi) - Đó là nhận định của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến tại Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 6 với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực” khai mạc sáng 17/11
- Biểu diễn nghệ thuật múa Chăm miễn phí phục vụ khách du lịch (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Nhằm gìn giữ và giới thiệu những nét tinh hoa nghệ thuật dân tộc đến với du khách trong và ngoài nước, từ ngày 15-11-2014, Khu nghỉ mát Furama Đà Nẵng phối hợp với Sở VH-TT&DL TP tổ chức thường xuyên các chương trình biểu diễn nghệ thuật múa Chăm truyền thống (miễn phí vé vào cổng) tại bãi biển nhà hàng Steak House của khu nghỉ mát vào các tối thứ 3, 5 và thứ 7 hàng tuần. Tất cả các tiết mục sẽ được các diễn viên và nghệ nhân trình diễn trên sân khấu ngoài trời, dưới nền cát trắng, không gian thoáng đãng, đón gió từ biển Đông.
Tướng quân đội phản đối việc xây khu nghỉ dưỡng trên núi Hải Vân
Dự án khu nghỉ dưỡng quốc tế tại Cửa Khẻm (vùng khoanh đỏ) của đèo Hải Vân. |
Trung tướng Lê Chiêm, Tư lệnh Quân khu 5, khẳng định đèo Hải Vân là khu
vực trọng điểm quân sự cấp độ 1 được Chính phủ quy định. Thừa Thiên -
Huế tự động cho doanh nghiệp nước ngoài vào xây khu nghỉ dưỡng là "dứt
khoát không được".
Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa cấp phép cho Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng
quốc tế World Shine nằm ở khu vực Cửa Khẻm - mũi vươn ra biển xa nhất
của đèo Hải Vân. Dự kiến khoảng 200 ha đất được giao cho Công ty cổ phần
Thế Diệu (thuộc Công ty TNHH World Shine Hong Kong đăng ký đầu tư tại
Thừa Thiên - Huế từ tháng 10/2013), thời hạn 50 năm. Đánh giá dự án với
tổng vốn đầu tư khoảng 250 triệu USD sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương, tỉnh này đã đầu tư 50 tỷ đồng mở con đường 5 km vào
Cửa Khẻm.
Trong khi đó, trao đổi với VnExpress ngày 14/11, ông Nguyễn Văn Cao, Chủ
tịch tỉnh Thừa Thiên - Huế chỉ nói ngắn gọn: "Cho đến nay tỉnh Thừa
Thiên - Huế khẳng định đã làm đúng quy định của Nhà nước. Còn Đà Nẵng đã
có ý kiến gửi Thủ tướng thì tôi không bình luận thêm mà chờ ý kiến
chính thức của Chính phủ để có hướng xử lý".
Chính quyền tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng cho rằng, toàn bộ diện tích cấp
cho dự án đều nằm trong quy hoạch Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô được
Thủ tướng phê duyệt năm 2008.Mọi việc tưởng chừng "suôn sẻ" và trong
tương lai không xa tại Cửa Khẻm sẽ có sự hiện diện của một khu nghỉ mát
tiêu chuẩn 5 sao, trung tâm hội nghị quốc tế 2.000 chỗ ngồi... thì phía
Đà Nẵng phát hiện nơi đất cấp cho Công ty Thế Diệu là vùng chưa được
Chính phủ phân định ranh giới rõ ràng giữa hai địa phương. Sau đó, Đà
Nẵng gửi công văn đến Thủ tướng đề nghị rút giấy phép dự án với lý do
không thể giao đất cho một doanh nghiệp được đại diện bởi các doanh nhân
nước ngoài ở khu vực trọng điểm về quân sự.
Tuyến đường 5 km đã được trải nhựa dẫn từ đèo Hải Vân xuống khu vực triển khai dự án. Ảnh: Nguyễn Đông.
|
"Đèo Hải Vân là khu vực trọng điểm quân sự cấp độ 1 được Chính phủ quy
định. Đất tại khu vực này muốn làm bất cứ việc gì phải báo cáo và được
sự nhất trí của Bộ Quốc phòng để xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ mới được
làm", Trung tướng Lê Chiêm, Tư lệnh Quân khu V, khẳng định. "Khu vực
này cũng chưa phân định rõ ràng, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu dừng lại
rồi nhưng phía Thừa Thiên - Huế vẫn tự động cho doanh nghiệp nước ngoài
làm dự án là không đúng quy định", ông nói thêm.
Tướng Chiêm cho hay, khu vực của dự án là trọng yếu về quốc phòng của Đà
Nẵng nên Quân khu V đã có ý kiến gửi Bộ Quốc phòng, nêu quan điểm "dứt
khoát không được làm", đồng thời đề nghị công an, Bộ chỉ huy quân sự Đà
Nẵng tham mưu cho UBND thành phố Đà Nẵng có ý kiến trình Thủ tướng. "Tôi
chưa nắm thông tin Chính phủ đã phản hồi hay chưa. Giới truyền thông
đang phản ánh đúng tinh thần để giúp bảo toàn vị trí quân sự này", vị Tư
lệnh nói.
Nguyên chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa Đặng Công Ngữ nói: "Đây là câu
chuyện chủ quyền, bởi Hải Vân là vị trí quốc phòng của quốc gia, không
chỉ những người làm trong lĩnh vực quân sự mà những người dân bình
thường đều nhìn nhận được. Tàu quân sự các nước khi đến Việt Nam lại
chọn Đà Nẵng không phải là điều ngẫu nhiên. Muốn quản lý vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam bằng công nghệ ở đất liền thì chỉ
cần đặt trên núi Hải Vân.
Đất Cửa Khẻm đang được giao cho doanh nghiệp Hong Kong được ví như cánh
cửa của vịnh Đà Nẵng, nhìn thấu bán đảo Sơn Trà - mắt thần Đông Dương
nên để doanh nghiệp này hoạt động thì nhất cử nhất động về quân sự ở Đà
Nẵng đều bị thâu tóm. Từng chiếc máy bay hay tàu thuyền ra vào đều đếm
được hết. Chúng ta mà mất cảnh giác là vô cùng nguy hiểm".
Đồng quan điểm, trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu
IV, cho biết khu vực đèo Hải Vân chính là điểm quân sự then chốt và sẽ
chia cắt đất nước trong trường hợp có chiến tranh. Theo phân tích của
nhà quân sự này, về vị trí trên đất liền thì ai làm chủ được Hải Vân sẽ
thâu tóm luôn Đà Nẵng và Huế. Còn về thế trận trên biển, Cửa Khẻm là
điểm vươn xa nhất của đèo Hải Vân và gần nhất với đảo Hải Nam của Trung
Quốc. Có được Hải Vân sẽ nắm quyền kiểm soát cả vùng biển.
Ông bày tỏ sự quan ngại đặc biệt vị trí Cửa Khẻm, bởi đây là nơi gần
nhất với bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng). Một khi doanh nghiệp xây dựng dự án
thì mọi bí mật của căn cứ quân sự vùng 3 Hải quân sẽ khó giữ được. Theo
tướng Thước, Hải Vân có tầm quan trọng về quân sự nên phải tập trung
trấn thủ.
Vị tướng này liên hệ ngay đến Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) và nói rằng
nhẽ ra Thừa Thiên - Huế đã phải rút kinh nghiệm. "Hải Vân còn nguy hiểm
hơn Vũng Áng với sự chia cắt hai miền Nam - Bắc. Đồng ý là phát triển
kinh tế nhưng không thể vì kinh tế mà xem nhẹ quốc phòng. Ở vị trí chiến
lược mà không đặt mục tiêu quốc phòng lên trên hết là rất nguy hiểm.
Việc cấp phép này không phải là giúp ích mà làm cho kinh tế nước nhà
đứng trước nguy cơ bị suy thoái", tướng Thước dự đoán.
Công ty Thế Diệu đã cho xây dựng một căn nhà làm trụ sở tạm thời để triển khai dự án. Ảnh: Nguyễn Đông.
|
Từng giữ chức Chỉ huy phó Bộ Chỉ huy Quân sự Đà Nẵng, đại tá Thái Thanh
Hùng - Chủ tịch Hội cựu chiến binh Đà Nẵng, nhận định việc cấp phép cho
đối tác nước ngoài vào xây dựng ở vị trí trọng yếu nhất của đèo Hải Vân
không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phòng thủ ở miền Trung mà còn
cho cả nước. Dẫn chứng lịch sử thời điểm đất nước bị xâm lược, cả Pháp
và Mỹ đều chọn Hải Vân làm nơi đổ bộ đầu tiên, ông Hùng nói dứt khoát
không thể để doanh nghiệp nước ngoài xây dựng dự án ở đây.
Ông Hùng cho rằng việc phân chia địa giới của Đà Nẵng và Huế ở thời điểm
hiện tại không quan trọng bằng việc Chính phủ sớm chỉ đạo xử lý để dừng
dự án World Shine lại. "Đây là vấn đề của quốc gia, phải kiên quyết
phản đối. Về khái niệm thì kinh tế mạnh ắt quốc phòng sẽ mạnh, nhưng
chưa chắc. Thời điểm này kinh tế Việt Nam chưa mạnh nhưng quốc phòng
phải mạnh", ông nói.
Theo giấy chứng nhận đầu tư, dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World
Shine triển khai từ năm 2013 đến 2023, gồm có khu nghỉ mát tiêu chuẩn 5
sao công suất 450 phòng, khu nhà nghỉ dưỡng năm tầng với 220 căn hộ
cao cấp, 350 căn hộ biệt thự, trung tâm hội nghị quốc tế 2.000 chỗ
ngồi, khu dịch vụ, nhà hàng, bãi tắm...
|
(VnExpress)
Cánh Cò - Công lý trần truồng
Bìa cuốn sách màu đỏ thiết kế một anh hề mặc quần lót đứng trên một quả
cầu lửa giang tay cầm hai cán cân nhằm minh họa cho Thần công lý. Tên
cuốn sách là "Bộ luật dân sự và văn bản hướng dẫn thi hành 2014" do nhà
xuất bản Lao Động - Xã hội in ấn và phát hành
Đừng tưởng đây là trò đùa Photoshop của cư dân mạng, nó có thật 100% và đang khiến ít nhất ba người mất ngủ.
Người thứ nhất là anh diễn viên hài Công Lý.
Cái
tên Công Lý do anh chọn làm nghệ danh bỗng chốc nổi tiếng nhờ vào cái
bìa sách này. Mặc dù anh không được thông báo hay hỏi han một lời nhưng
cái thân hình trần truồng của ai đó được ghép vào khuôn mặt anh đã làm
người xem vỗ tay rần rần. Không vỗ tay sao được khi danh hài được hân
hạnh làm biểu tượng cho công lý của xứ sở vốn mang tiếng là nơi chà đạp
công lý nhất nhì thế giới.
Nhưng anh danh hài này lại nhảy choi choi lên và la làng rằng cái nhà
xuất bản kia đã tự tiện làm một việc xâm phạm đến pháp luật: bôi bẩn tên
tuổi anh trên hình bìa một cuốn sách nói về công lý. Cách chơi khăm của
nhà xuất bản đã làm anh nổi tiếng... xấu và anh đòi... công lý.
Công lý của danh hài có lẽ không làm cho nhà xuất bản Lao Động - Xã hội
nao núng. Điều mà công nhân tại đây lo là sắp phải đối diện với tình
trạng ... "thất nghiệp treo" trong thời gian tới. Ông giám đốc thì lo
nặn óc xem ai là người quen trong hệ thống Tòa án, Viện kiểm sát. Ông
biên tập viên thì chuẩn bị một tờ giấy xác nhận trong thời gian sách
được in ra ông đang nằm nhà thương hay công tác đâu đó, chỉ có anh họa
sĩ thiết kế cái hình bìa này là chuẩn bị khăn gói quả mướp vào nhà
giam...đếm lịch.
Nhưng khổ nỗi đây không phải là một vụ án hình sự, không có người bị
hại, không có ai đứng ra tố cáo và nhất là không định nghĩa được sự nguy
hại của trang bìa cuốn sách này nguy hiểm tới đâu.
Diễn viên Công Lý có thể sẽ đưa vụ này ra tòa nhưng phần thắng chưa chắc
gì cầm trong tay. Anh chàng có thể nói khuôn mặt là khuôn mặt của anh,
đã bị họa sĩ Photoshop và lắp ráp với ý đồ bất minh. Tòa sẽ hỏi làm sao
chứng minh được cái mặt ấy là của diễn viên hài Công Lý chứ không phải
là khuôn mặt của công lý Việt Nam?
Công Lý là một danh hài, là người của công chúng nên nếu có lấy hình của
anh thì cũng được tòa cho phép huống chi đây là ý tưởng rất sáng tạo,
lấy Công Lý để minh họa một nền công lý hài hước không phải là điều nên
làm hay sao?
Việc thần công lý mặc quần lót thì có gì mà ầm ỉ? Chẳng qua họa sĩ muốn
đồng hành cùng thời đại Ngọc Trinh, vốn đang được hàng chục triệu thanh
niên Việt Nam rất ngưỡng mộ những cái quần lót của nàng, vậy thì Công lý
mặc quần lót để hấp dẫn thanh nữ cả nước không phải là điều tốt hay
sao?
Công Lý nói với báo chí rằng anh không hiểu ban biên tập cuốn sách, nhà
xuất bản nghĩ gì mà lựa chọn hình ảnh như vậy để làm bìa, nó giống như
một sự hài hước và phỉ báng vào nền tư pháp Việt Nam.
Hình như anh quá lời khi khước từ hiệu quả mà người dân đang mừng hộ cho
anh. Nếu không có cái bìa sách thì anh chỉ là danh hài trên sân khấu
giải trí, nay nhờ cái bìa mà anh đạt tới sự nổi tiếng trên sân khấu
chính trị, chẳng những trong nước mà còn lây lan ra nước ngoài.
Ở phạm vi luật pháp, có thể hình ảnh chiếc quần lót của anh sẽ được các
đại học Luật nổi tiếng quốc tế mua bản quyền để thay thế cho bà đầm bịt
mắt, đã đứng quá lâu trong các trường luật. Sinh viên sẽ thư giãn và
thoải mái tranh luận về các khía cạnh của công lý mà các giáo sư khả
kính của họ chưa từng biết trước đây. Quan trọng hơn nữa, nếu sách vở,
báo chí dám đưa hình ảnh minh họa cho một nền công lý ở truồng thì mọi
cáo buộc tự do ngôn luận của Việt Nam đều bị xô ngã.
Cuốn sách xuất hiện trong lúc Quốc hội đang họp là một ý niệm cần soi
sáng. Phát biểu của các ông bà trong cái nghị trường hàng ngàn tỷ ấy có
vượt qua giới hạn của chiếc quần lót mà Công Lý mặc hay không? Sự hài
hước từ các phát biểu ấy nào thua kém danh hài Công Lý khi người xem vai
diễn của anh thuộc lòng những câu chữ ngây ngô, gây cười và đôi khi đần
độn đã khiến anh nổi tiếng là một danh hài của tầng lớp nông dân.
Người ta nói nhiều đến việc viết lách, nhưng hình bìa cuốn sách này
không cần lách. Người họa sĩ đã lựa chọn cho mình một chỗ nằm để mỉm
cười trong bóng tối khi bị bắt, bị gán tội xuyên tạc chống phá nền tư
pháp chí công vô tư của Việt Nam. Anh sẽ có một quãng thời gian nhất
định để tận hưởng sự nổi tiếng của mình vì không chóng thì chày thuật
ngữ "Công lý trần truồng" sẽ vào tự điển luật Việt Nam.
Ông thẩm phán Phạm Công Hùng thuộc TAND tối cao nói với báo chí: Liệu
đây có phải NXB muốn nói đến hình ảnh mới của công lý, công bằng và tư
pháp Việt Nam? Rằng cả nền tư pháp, tố tụng của Việt Nam chỉ là nụ cười
hài hước trên một thân hình được lắp ghép?
Ông này lại tiếp tay với NXB gợi ý cho người hiểu chuyện một cách ẩn dụ chỉ cần nhìn cái hình bìa mà không cần phải mua sách.
Vì không đọc người ta cũng biết sự trần truồng đáng thương của công lý Việt Nam như thế nào.
Cánh Cò
(Blog RFA)
Bị quốc tế xúm vào mắng mỏ, Putin bỏ G20 về sớm
Quá chán khi phải nghe toàn những lời chỉ trích ??? |
Một trận mưa đả kích mà Vladimir Putin là mục tiêu suốt 24 tiếng đồng hồ
qua khiến Tổng thống Nga bỏ về nước sớm, không tham dự bữa ăn trưa làm
việc chính thức. Chiếc máy bay của ông thậm chí cất cánh trước khi công
bố thông báo chung cuộc của hội nghị thượng đỉnh G20 họp tại Brisbane,
Úc hôm 16/11/2014.
Chương trình của Tổng thống Nga « đã được rút ngắn » - một nguồn tin ẩn
danh trong phái đoàn Nga cho biết, nói rằng bữa tiệc này « chỉ là một
thứ giải trí ».
Bị loại khỏi nhóm cường quốc G8 vào mùa xuân vừa rồi, Putin tái ngộ với
những người đồng nhiệm trong không khí hầu như chiến tranh lạnh. Ông
được hầu hết các nguyên thủ phương Tây đón tiếp tại hội nghị G20 một
cách hết sức lạnh lùng. Họ chỉ trích Putin vì vai trò của Matxcơva trong
cuộc khủng hoảng Ukraina, hiện vẫn đang nóng bỏng.
Sau cái bắt tay xã giao, có vẻ như ông Abbott không còn quan tâm mấy đến Putin.
Thủ tướng Úc Tony Abbott ngay từ hôm thứ Sáu 14/11 đã bốp chát nói rằng
Tổng thống Nga muốn dựng dậy « hào quang đã mất của chủ nghĩa Sa hoàng
hay Liên Xô cũ ». Ông tố cáo « sự hiếu chiến » của Putin, qua việc phát
hiện bốn chiến hạm Nga tại vùng biển quốc tế ngoài khơi Queensland.
Ngay khi G20 vừa khai mạc, báo chí Úc đã chào đón vị khách Nga một cách
cứng rắn. Tờ Courrier Mail chạy tựa « Ice cold war ». Ảnh bìa tờ báo mô
tả Vladimir Putin dưới dạng một con gấu, đấu boxe với kangourou Tony
Abbott.
Ảnh bìa tờ Courrier Mail
Suốt hai ngày cuối tuần, các nguyên thủ phương Tây thay phiên nhau đả
kích Putin. Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hôm thứ Bảy 15/11 đã « phản
đối việc Nga tấn công Ukraina, đây là mối đe dọa cho thế giới ». David
Cameron, Thủ tướng Anh tiếp lời khi mô tả Nga là « một nước lớn đi tấn
công các nước nhỏ hơn ở châu Âu ». Thủ tướng Canada Stephen Harper thẳng
thừng: « Tôi chỉ có một điều duy nhất để nói với ông : Hãy ra khỏi
Ukraina ! ». Còn Thủ tướng Đức Angela Merkel loan báo Liên hiệp châu Âu
muốn đưa ra các biện pháp trừng phạt tài chính mới đối với nhiều nhân
vật Nga.
Cuộc gặp với Tổng thống Pháp Hollande, tạm coi là ít sóng gió nhất.
Trong dàn hợp xướng chỉ trích này, Tổng thống Pháp François Hollande
bỗng trở thành người ít thô bạo nhất đối với Vladimir Putin. Hai nguyên
thủ gặp gỡ bên lề hội nghị, tại khách sạn Hilton ở Brisbane, nói chuyện
hơn một tiếng đồng hồ về cuộc khủng hoảng Ukraina. Trong lời mở đầu, khi
nói về quan hệ hai nước cho đến nay, ông Putin cho là « rất tốt », còn
ông Hollande chỉ nói là « tốt ». Nhưng trong ngoại giao, sự biểu đạt
bằng cử chỉ và cái bắt tay cũng nói lên nhiều thứ như là ngôn từ. Rõ
ràng là quan hệ Pháp-Nga không phải đang được sưởi ấm.
Chủ nhật 16/11, những tuyên bố thù địch đối với Tổng thống Nga vẫn tiếp
diễn. Sau cuộc họp tay ba, Mỹ-Úc-Nhật cùng khẳng định « kiên quyết phản
đối vụ Nga sáp nhập Crimée, và hành động gây mất ổn định ở miền Đông
Ukraina ». Ngoại trưởng Úc Julie Bishop tổng kết : « Tôi nghĩ rằng Tổng
thống Putin đã phải chịu đựng khá nhiều áp lực tại Brisbane từ phía một
số vị nguyên thủ ».
Putin ra sân bay về nước trước khi G20 bế mạc.
Chiếc chuyên cơ của ông Vladimir Putin cất cánh vào khoảng 14g15
(4g15GMT). Mỉm cười trên đường băng trước khi bước lên chiếc Iliouchine
dành riêng cho Tổng thống, vị khách Nga – để chứng tỏ sự tự chủ, không
muốn mang bộ mặt ủ ê - thậm chí còn chấp nhận chụp ảnh chung bên cạnh
các nhân viên an ninh.
Trong một cuộc họp báo, Putin còn hào phóng hoan nghênh không khí hội
nghị và các cuộc thảo luận « mang tính xây dựng », cho dù một số quan
điểm của Nga « không trùng khớp » với các nước khác trong G20. Lời mai
mỉa cuối cùng : Putin cảm ơn Thủ tướng Úc về sự đón tiếp của ông !
Tony Abbott, chủ nhà kém ngoại giao của G20
Thủ tướng Úc Tony Abbott, người tiếp đón các nhà lãnh đạo G20 trong hai
ngày thứ Bảy 15 và Chủ nhật 16/11, không luôn sử dụng các công thức
ngoại giao đầu môi chót lưỡi. Vladimir Putin đã học được bài học hồi
giữa tháng 10. Còn ở G20, « sẽ có nhiều cuộc đối thoại gay gắt với Nga,
nhưng cuộc nói chuyện giữa tôi với ông Putin sẽ gay gắt nhất ! » - vị
Thủ tướng phe bảo thủ đã cảnh báo trước như thế.
Ông Abbott còn nói thêm : « Tôi sẽ shirtfront ông Putin ». Từ shirtfront
là tiếng lóng mượn từ bóng đá Úc, mô tả một sự đối đầu thô bạo, đặc
biệt là húc vai vào ngực đối thủ. Như vậy là ông Vladimir Putin, đai đen
judo, đã được cảnh cáo.
Trung tâm của những bất đồng : vụ máy bay MH17 của Malaysia Airlines bị
rơi hôm 17/7 tại miền Đông Ukraina. Tony Abbott cho Nga là người chịu
trách nhiệm về cái chết của 298 hành khách, trong số đó có 38 người Úc.
Thụy My
Tổng hợp từ Le Monde và Le Figaro
(Blog Thụy My)
TQ cam kết không bao giờ dùng vũ lực trong tranh chấp lãnh hải
Ông Tập Cận Bình nhấn mạnh Trung Quốc mưu tìm hòa bình chứ không phải xung đột và mong muốn giải quyết ôn hòa các tranh chấp trên biển. |
Chủ tịch Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh sẽ không bao giờ dùng vũ lực để
đạt mục đích trong các tranh chấp lãnh hải với những nước láng giềng.
Tại Nghị viện Australia ngày 17/11, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh Trung
Quốc mưu tìm hòa bình chứ không phải xung đột và mong muốn giải quyết ôn
hòa các tranh chấp trên biển.
Lời phát biểu của ông Tập được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống
Hoa Kỳ Barack Obama báo động về mối nguy xung đột ở Châu Á giữa bối cảnh
các căng thẳng tranh chấp leo thang ở Biển Đông và Biển Hoa Đông đều có
liên quan đến chính sách bành trướng của Trung Quốc.
Đáp lại, Chủ tịch Trung Quốc hôm nay lên tiếng trước cơ quan lập pháp
Australia rằng lịch sử đã chứng minh các nước tìm cách phát triển bằng
vũ lực luôn luôn thất bại, cho nên Trung Quốc kiên quyết giữ gìn hòa
bình.
Khẳng định hòa bình rất quý giá cần được bảo vệ, nhà lãnh đạo Trung Quốc
kêu gọi cần đề cao cảnh giác chống lại các yếu tố tước đoạt hòa bình.
Ông Tập nhấn mạnh trong thế giới ngày nay chỉ duy nhất một xu hướng đó là hòa bình phát triển và hợp tác cùng có lợi.
Tuyên bố của Chủ tịch Trung Quốc được đưa ra giữa lúc Bắc Kinh ngày càng
bị chỉ trích về các hành động ‘giương oai diễu võ’ gây căng thẳng khu
vực trong các vụ tranh chấp chủ quyền lãnh hải.
Trung Quốc nhiều lần bị Việt Nam tố cáo là dùng tàu võ trang uy hiếp, đâm chìm tàu cá Việt đánh bắt ở Biển Đông.
Việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Hà Nội có
tuyên bố chủ quyền hồi tháng 5 rồi cho lực lượng truy đuổi, va húc, tấn
công vòi rồng vào tàu Việt Nam để bảo vệ giàn khoan từng bị Thủ tướng
Việt Nam lên án là ‘đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh, và an toàn
hàng hải.’
Truyền thông của nhà nước Trung Quốc cùng thời gian đó từng ủng hộ sử
dụng các biện pháp “phi hòa bình” để giải quyết căng thẳng Biển Đông khi
tờ Hoàn cầu Thời báo đăng bài bình luận nói rằng “Các tranh chấp trên
Biển Đông cần được giải quyết với thái độ ôn hòa, nhưng điều này không
có nghĩa là Trung Quốc không thể dùng đến các biện pháp phi hòa bình
trước sự khiêu khích từ Việt Nam và Philippines.”
Những hành động này dường như mâu thuẫn với lời lẽ của Chủ tịch Trung
Quốc trong chuyến công du Australia hôm nay khi ông Tập xác quyết rằng
quan điểm lâu nay của Bắc Kinh là giải quyết ôn hòa các bất đồng trong
tranh chấp lãnh thổ và lợi ích hàng hải với những nước liên quan qua đối
thoại và tham vấn.
Ông Tập nói Trung Quốc đã dàn xếp các vấn đề biên giới với 12 trong số
14 nước láng giềng bằng các cuộc tham vấn hữu nghị và sẽ tiếp tục đường
hướng này.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng cam kết chính phủ Bắc Kinh sẵn sàng tăng
cường đối thoại và hợp tác với các nước liên quan để duy trì quyền tự do
lưu thông và an ninh của các tuyến hàng hải hầu bảo đảm một vùng biên
giới biển yên bình và hợp tác.
Chủ tịch Tập Cận Bình công du Australia để tham dự cuộc họp của nhóm
G20. Tại Thượng đỉnh này hồi cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama
đã khuyến cáo có thể bùng nổ xung đột ở Châu Á do các tranh chấp lãnh
hải, đồng thời cam kết rằng Washington sẽ duy trì hiện diện trong khu
vực.
Ngoài bản đồ đường lưỡi bò tranh chấp với 4 nước Đông Nam Á bao gồm Việt
Nam để dành chủ quyền gần như trọn vẹn Biển Đông, Trung Quốc cũng đang
tranh cãi chủ quyền ở Biển Hoa Đông với Nhật Bản.
Nguồn: IBTimes, AFP, Aljazeera
(VOA)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét