Ông Phạm Trung Cang đột nhiên mất tích trước khi bị phục hồi điều tra
đã làm dấy lên nỗi nghi ngờ về việc tháo chạy có chủ đích của ông này.
Nhất là sau vụ xét xử đại án Vinalines, Dương Chí Dũng khai là có “ông
anh trên bộ” mật báo để chạy trốn.
Thập niên 80, Phạm Trung Cang tốt nghiệp cao đẳng kinh tế rồi làm thư
ký cho Phó Chủ tịch quận 3. Ông bắt đầu tập tành làm hấp gia công lốp
xe. Thấy ngon ăn, ông Cang bỏ luôn việc công sở và mở cơ sở sản xuất lốp
xe đạp. Sản phẩm của ông ta đã gây tiếng vang trên thị trường, hàng sản
xuất không kịp để bán.
Nguyên liệu của ông Cang dùng để sản xuất vỏ xe thường được dùng bằng
mủ cao su thiên nhiên nên cho sản phẩm tốt. Vốn đã giàu, người ta lại
muốn giàu hơn. Nếu “phi thương” có thể làm giàu còn “gian thương” có
ngày cũng đến mạt vận. Trong một lần, có người chào bán cho ông Cang một
lượng lớn mủ cao su có màu ngả sang vàng.
Người này nói rằng, bán số mủ trên với giá rẻ hơn 2 lần do bị chìm
tàu dưới biển và trục vớt kịp thời. Những mẻ hàng đầu tiên của loại mủ
mới, ông Cang thấy chất lượng sản phẩm không thay đổi và chắc mẩm sẽ thu
lợi to.
Ông chủ cơ sở dốc hết tiền mua lô mủ trên về trữ và ngày đêm sản xuất
ra sản phẩm mang đi tiêu thụ. Hàng vỏ xe để trong kho, hàng phân phối
cho khách chỉ sau 1 tháng dần chảy nhão như… cháo.
“Tham thì thâm”, ông Cang đã trả giá cho bài học đầu tiên về sự thất
bại với số tài sản hơn 100 lượng vàng và khách hàng cạch mặt. Cơ may lại
đến với vị “đại gia” này khi gặp được ông bạn người Hoa đang làm bao
nhựa tái sinh. Thế là, ông Cang nhảy vào hợp tác. Tài sản còn lại được
bao nhiêu, ông đổ vào để làm bao nhựa. Cũng chỉ một thời gian, cơ sở bao
bố bên cạnh cháy đã lây sang cửa hàng bao bì. Vị “đại gia” này lại
trắng tay.
Làm “con buôn” trong 2 năm, đến năm 1986, ông Cang lại có chút vốn
rồi mở lại cơ sở xuất tấm nhựa tái sinh. Công ty Đại Hưng chính thức ra
đời. Đến năm 1998, công việc ăn nên làm ra, ông Phạm Trung Cang đã chính
thức đổi tên cơ sở cũ thành công ty Tân Đại Hưng để đưa hàng bao bì,
sản phẩm nhựa xuất khẩu ra một số nước trên thế giới.
Cũng ở thời điểm này, ông Cang giao hết cơ ngơi đã gây dựng để về giữ
vị Tổng Giám đốc ngân hàng ACB. Đến 4/2012, ông Phạm Trung Cang được bổ
nhiệm làm Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Eximbank. Ngày 19/9/2012, ông
Cang chính thức từ nhiệm chức vụ trên.
Việc từ nhiệm của ông Phạm Trung Cang gây không ít những nghi vấn
trước hàng loạt quan chức cấp cao của ngân hàng bị bắt trước đó. Tuy
nhiên, ông Cang cũng cho rằng, bản thân ông từ nhiệm vì lý do cá nhân và
không liên quan đến việc điều hành Eximbank.
Những ngày qua, ông Phạm Trung Cang đột ngột mất tích sau khi xuất
cảnh qua đường Tân Sơn Nhất đã làm cho dư luận đặt nhiều nghi vấn. Phải
chăng, ông Cang “mất tích” trong bối cảnh ít nhiều có liên quan đến vấn
đề pháp lý.
Trong diễn biến đầu năm 2014, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã kiến nghị
Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội làm rõ vai trò đồng phạm của ông Phạm
Trung Cang về hành vi “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý
kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Ông Cang đã xuất cảnh vài ngày trước
khi Tòa án nhân dân TP Hà Nội kiến nghị lên Viện Kiểm sát.
Ông Cang được xem là nằm trong nhóm đồng phạm cùng Nguyễn Đức Kiên, Trần Xuân Giá, Lý Xuân Hải, Lê Vũ Kỳ và Trịnh Kim Quang.
Ông Cang biết rõ việc ACB ủy thác là chưa có hướng dẫn nhưng không có
ý kiến ngăn cản. Việc này đã tạo điều kiện cho “siêu lừa 250 triệu USD”
Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt tiền của các tổ chức và cá nhân gây
thiệt hại hơn 718 tỉ đồng.
Ông Phạm Trung Canh chạy trốn làm dấy lên nhiều nghi ngờ. Tuy nhiên,
điều này có thể hiểu được, vì rõ ràng một người “đầu có sỏi” như ông
Canh sẽ dễ dàng đánh hơi được nước gần đến chân mình, nhất là khi tòa án
trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung.
Nghịch lý nông nghiệp Việt Nam
Việt Nam được đánh giá là nơi có muối ngon nhất thế giới.
Nhật Bản, Mỹ vẫn luôn nhập khẩu muối Việt Nam để ăn. Trong khi đó, một
số doanh nghiệp trong nước lại nhập khẩu muối công nghiệp rồi bán ra thị
trường làm muối ăn… Nghịch lý đó còn xảy ra với gạo Việt Nam xuất khẩu
nhiều nhưng giá lại rẻ mạt, nông dân phải bỏ ruộng….
Muối Việt Nam ngon nhất thế giới, nhập muối công nghiệp về làm muối ăn
Báo Dân trí dẫn lời kể của Kỹ sư hóa thực phẩm Nguyễn Đình Bình, sau
hàng chục năm bôn ba khắp Việt Nam từ vùng muối ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ
đến miền Bắc, thương gia Nhật Bản – ông Terufumi Nozawa – vẫn chưa tìm
ra được loại muối ưng ý.
Cho đến một ngày cuối tháng 5/2000, vị thương gia này có mặt tại trụ
sở Tổng công ty Muối Việt Nam (số 7 Hàng Gà – Hà Nội) và tại đây, vị
thương gia này đã được giới thiệu một loại muối thực phẩm sản xuất theo
phương pháp tự nhiên sử dụng năng lượng mặt trời từ khâu kết tinh đến
sấy khô (không qua chế biến công nghiệp) do những người diêm dân trực
tiếp làm ra với công nghệ phơi cát độc đáo, hoàn toàn đảm bảo yêu cầu vệ
sinh an toàn thực phẩm.
Nhận những hạt muối trắng, ông Nozawa đưa vào miệng nếm thử, nét mặt
của ông bỗng giãn ra vì vui mừng. Ông chậm rãi nói: “Kết quả cuộc hành
trình của tôi sau 15 năm tìm kiếm là đây. Đây mới chính là phương pháp
sản xuất muối độc đáo và là loại Muối ngon nhất thế giới”.
Từ sau cuộc hội ngộ “định mệnh” đó, trung bình mỗi năm Việt Nam xuất
sang thị trường Nhật Bản hơn 600 tấn muối phơi cát miền Bắc.
Năm 2005, ngành muối Việt Nam lại đón nhận một thị trường khó tính
không kém, đó là Hoa Kỳ. Hiện nay, Việt Nam cũng đã xuất khẩu muối ăn
cao cấp sang thị trường Hoa Kỳ mỗi năm 800 tấn.
Điều đáng nói là trong khi nhiều doanh nghiệp làm công nghệ thực phẩm
của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ… luôn tìm cách nhập khẩu muối biển
sạch tự nhiên từ Việt Nam để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng trong việc
ăn, nêm, chế biến thực phẩm thì một số công ty trong nước lại nhập muối
công nghiệp có nguồn gốc khai thác từ muối mỏ, hồ nước mặn với giá rẻ
về làm muối ăn cung ứng ra thị trường.
Thực tế, trong các năm qua, ngành Hải quan đã phát hiện một số doanh
nghiệp lợi dụng cơ chế ưu đãi thuế đối với nhập khẩu nguyên liệu đầu vào
sản xuất để nhập khẩu muối công nghiệp, nhưng sau đó lại bán trở lại
thị trường làm muối ăn, chế biến thực phẩm
Nhận định của kỹ sư Nguyễn Đình Bình: “Những hạt muối trắng tinh, khô
giòn với độ tinh khiết cao 99% không đem lại lợi ích mà còn có thể mang
lại bệnh tật vì khi đưa chúng vào cơ thể sẽ làm mất cân bằng khoáng
chất.
Các nguyên tố khoáng rất cần thiết cho cơ thể song nếu dùng nó một
cách đơn phương riêng rẽ có thể phản tác dụng, chẳng hạn đối người bị
huyết áp cao mà ăn mặn, ăn nhiều nguyên tố Natri có thể gây nguy hiểm”.
Gạo xuất khẩu nhiều, giá rẻ mạt, nông dân bỏ ruộng
Nghịch lý ấy cũng được lặp lại với lúa gạo của Việt Nam. Năm 2013,
Việt Nam chỉ xuất khẩu được 6,68 triệu tấn gạo. Từ vị trí xuất khẩu
nhiều thứ hai thế giới trong mấy chục năm qua, VN đã bị rớt xuống vị trí
thứ ba trong năm 2013.
Ông Trương Thanh Phong – Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA)
cho rằng mặc dù rớt xuống vị trí thứ ba, nhưng việc vẫn đảm bảo tiêu thụ
hết lúa gạo hàng hóa cho nông dân và nông dân có lãi hơn 30% mới là mục
tiêu lớn nhất của ngành trong năm qua.
Tuy nhiên, theo VFA, tính đến hết tháng 6/2013, xuất khẩu gạo Việt
Nam đạt 3,485 triệu tấn, trị giá 1,575 tỷ USD. Cũng theo Hiệp hội này,
hiện giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL loại thường dao động từ 5.000 –
5.100 đ/kg, lúa dài khoảng 5.200 – 5.300 đ/kg. Theo Oryza, trang tin giá
gạo toàn cầu, Việt Nam vẫn là quốc gia có giá gạo rẻ nhất.
Nhiều nông dân ở phía Bắc tính toán, làm một sào lúa sau khi trừ hết
chi phí mỗi tháng họ nhận được khoản lợi nhuận từ 50.000-80.000 đồng,
tương đương với hai bát phở ở thành phố. Trong khi đó, 3kg lúa thu mua
tại ĐBSCL chưa bằng giá 1kg ốc bươu vàng bán cho Trung Quốc, nông dân
tại các vựa lúa ĐBSCL phải ôm nợ hàng trăm tỷ vì lúa gạo. Từ đó, dẫn đến
nhiều nông dân phải bỏ ruộng.
Không chỉ khu vực ĐBSCL, ngoài miền Bắc có tới hơn 42.000 hộ bỏ
ruộng, trả ruộng. Ban chỉ đạo trung ương sơ kết năm năm thực hiện nghị
quyết trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn vừa có
báo cáo tổng hợp về kết quả thực hiện nghị quyết nêu trên.
Theo đó, nghị quyết này đã được triển khai thực hiện đồng bộ, toàn
diện, nghiêm túc và sâu rộng, tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được
vẫn còn tồn tại như tốc độ tăng trưởng của nông lâm ngư nghiệp tiếp tục
có xu hướng chậm lại, khả năng cạnh tranh của nhiều loại sản phẩm còn
thấp… Đáng chú ý trong các năm 2012-2013 đã có 42.785 hộ bỏ không đất
canh tác 6.882,1ha, 3.407 hộ trả 433,05ha đất.
Vải thiều VN bị lột mác, gắn thương hiệu Trung Quốc để bán giá cao
Mặc dù Bộ Công thương đã quy định không cho thương lái nước ngoài vào
nội địa thu mua nông sản, nhưng tại các vựa vải thiều lớn ở miền Bắc
như Lục Nam, Lục Ngạn (Bắc Giang), Thanh Hà (Hải Dương)… các thương lái
Trung Quốc vẫn núp dưới danh nghĩa khách du lịch để trực tiếp mua bán
với nông dân.
Tại vựa vải thiều lớn nhất miền Bắc là huyện Lục Ngạn (Bắc Giang),
trung bình mỗi ngày có tới 1.500 – 2.000 tấn vải tươi được đóng thùng,
ướp đá lạnh chở ngược lên hai cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) và Lào Cai
để xuất sang Trung Quốc.
Theo Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bắc Giang Đào Xuân Cường, mỗi
năm có khoảng 100-200 thương lái Trung Quốc vào tận Lục Ngạn để thu mua
vải. Toàn bộ giá cả, sức mua, thị trường vải thiều hàng năm cao hay thấp
hầu như phụ thuộc vào họ, do chính họ quyết định.
Tấp nập chợ vải thiều ở thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang.
Theo quy định của Bộ Công thương, các thương nhân nước ngoài không
được phép trực tiếp vào thu mua nông sản tại địa phương ở Việt Nam. Họ
chỉ được phép mua nông sản (như vải thiều) tại cửa khẩu do các thương
nhân Việt Nam xuất sang.
Ông Nguyễn Quang Bách, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu
Tân Thanh (Lạng Sơn) than phiền, điều đáng buồn nữa là từ nhiều năm nay,
vải thiều Việt Nam không hề được gắn nhãn mác, thương hiệu của Việt
Nam, mà chỉ cần sang khỏi cửa khẩu là vải Việt Nam bị lột mác, bóc
thùng, gắn thương hiệu Trung Quốc để bán được giá cao hơn.
Bộ NN-PTNT cho biết, Trung Quốc cũng trồng khá nhiều vải thiều, nhưng
chất lượng và độ ngon của vải Trung Quốc thua xa vải Thanh Hà, Lục Ngạn
của Việt Nam.
“Phát triển nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ chiến lược”
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng ngày 6/1/2014 đã tái khẳng định
quan điểm của Đảng, Nhà nước phát triển nông nghiệp, nông thôn là nhiệm
vụ chiến lược của đất nước trong giai đoạn tới.
Phát biểu kết luận cuộc họp Ban chỉ đạo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị
quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn về
tổng hợp các ý kiến đóng góp vào Báo cáo sơ kết của Ban Chỉ đạo và xây
dựng dự thảo Kết luận của Bộ Chính trị về việc thực hiện Nghị quyết, Chủ
tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Trưởng Ban chỉ đạo, nhấn mạnh, các văn
bản của Ban Chỉ đạo báo cáo Bộ Chính trị cần xây dựng cụ thể, nêu bật
tính cần thiết và lợi ích từ việc thực hiện Nghị quyết.
Trưởng Ban chỉ đạo cũng yêu cầu ban soạn thảo đánh giá, phân tích kỹ
kết quả đã làm được sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 26/NQ-TU; khẳng định,
đây là nhiệm vụ chiến lược phát triển và xây dựng đất nước giai đoạn
tới; lấy thị trường, hiệu quả kinh tế làm định hướng.
Báo cáo cũng làm rõ bài học kinh nghiệm rút ra từ việc đổi mới tư
duy, huy động toàn bộ hệ thống chính trị, đoàn thể nhân dân do cấp ủy,
chính quyền địa phương làm nòng cốt để xây dựng nông nghiệp, nông thôn
thì sẽ thực hiện thành công Nghị quyết, nâng cao hiệu quả, đời sống cho
người nông dân.
Trong các giải pháp thực hiện, cần xác định rõ lĩnh vực, mục tiêu
tăng trưởng; đặc biệt cần nhấn mạnh nhiệm vụ công nghiệp hóa nông thôn;
công tác đào tạo nguồn nhân lực cho nông thôn theo hướng phát huy những
mô hình đã phát huy kết quả, hướng đến mục tiêu cao nhất là nâng cao đời
sống người nông dân, đảm bảo lợi ích căn bản, lâu dài của đất nước.
Nông nghiệp, nông thôn có bước phát triển mới; tiếp tục nâng cao thu
nhập, cải thiện điều kiện sống của nông dân, góp phần quan trọng duy trì
phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội, nâng cao vai trò lãnh
đạo của Đảng ở các vùng nông thôn.
Qua 5 năm thực hiện, thực tế cho thấy cần thiết phải thay đổi bộ tiêu
chí xây dựng nông thôn mới cho phù hợp với tình hình mới và đặc thù các
địa phương. Các đại biểu cũng đề nghị ban soạn thảo đánh giá tổng quan
hơn việc xây dựng, triển khai các chính sách tín dụng hỗ trợ nông
nghiệp; kết quả công tác đào tạo, nhất là đào tạo nghề cho nông thôn.
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Quốc Cường đề nghị điều chỉnh
mức tăng trưởng nông nghiệp ở mức 3-3,5% cho phù hợp với điều kiện hiện
nay.
Ông Cường cũng đề nghị cần có chính sách đặc thù cho người trồng lúa,
vùng trồng lúa để cân đối thu nhập, đảm bảo đời sống cho nông dân, đồng
thời giữ vững an ninh lương thực quốc gia, khắc phục tình trạng nông
dân bỏ trồng lúa.
Theo Báo Đất Việt
Đầu tư từ Trung Quốc: Con dao hai lưỡi
Thống kê của Cục Đầu tư Nước ngoài cũng cho thấy một cú “đại
nhảy vọt” của dòng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) từ Trung Quốc vào Việt Nam
năm 2013 đạt mức hơn 2,3 tỉ USD so với 345 triệu USD của năm 2012.
“Chúng tôi đã nhận được rất nhiều yêu cầu mua lại các dự án bất động
sản từ các nhà đầu tư Trung Quốc. Năm nay, chúng tôi nhận thấy tiềm năng
khá lớn từ các nhà đầu tư Nhật, Hàn Quốc, nhưng tâm điểm của mọi chú ý
vẫn sẽ tập trung vào các nhà đầu tư Trung Quốc”, ông Troy Griffiths, Phó
Tổng Giám đốc Savills Việt Nam, cho biết.
Thống kê của Cục Đầu tư Nước ngoài cũng cho thấy một cú “đại nhảy
vọt” của dòng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) từ Trung Quốc vào Việt Nam năm
2013 đạt mức hơn 2,3 tỉ USD so với 345 triệu USD của năm 2012. Trong đó,
2 lĩnh vực được quan tâm nhiều nhất là bất động sản và dệt may.
FDI Trung Quốc tăng
Theo VinGroup, tháng 5 năm ngoái, Quỹ đầu tư Warburg Pincus (Hồng
Kông) đã ký hợp đồng 200 triệu USD mua khoảng 20% cổ phần trong Vincom
Retail thuộc VinGroup. Warburg Pincus còn cam kết sẽ đầu tư 25 triệu USD
trong đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của Vingroup trên
thị trường Singapore trong thời gian tới.
Sau thương vụ giữa Warburg Pincus và Vincom Retail, một quỹ đầu tư
khác của Hồng Kông là EXS Capital cũng quyết định rót 37 triệu USD vào
Sơn Kim Land. Cái bắt tay này đã giúp Sơn Kim Land tiếp tục triển khai
được 5 dự án căn hộ và trung tâm thương mại tại những vị trí đắt địa ở
quận 1, quận 2 (TP.HCM) và Phan Thiết.
Ngoài bất động sản, lĩnh vực dệt may cũng thu hút khá mạnh vốn đầu tư
của Trung Quốc. Các doanh nhân nước này đang muốn đón đầu cơ hội lớn từ
việc gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Việt
Nam được dự báo có thể được hoàn tất trong năm nay.
Theo Bloomberg, giá cổ phiếu của Tập đoàn dệt Texhong Textile đã tăng
445% trong 12 tháng qua nhờ đầu tư vào ngành dệt may của Việt Nam. Sự
kiện này đã góp phần nâng giá trị tài sản ròng của nhà đồng sáng lập
kiêm cổ đông lớn nhất của Công ty là ông Hong Tianzhu lên mức 1 tỉ USD.
Thời gian qua, các công ty dệt ở Trung Quốc, nước nhập khẩu bông lớn
nhất thế giới, đã chịu ảnh hưởng nặng nề do chính sách mua bông giá cao
của Chính phủ nước này nhằm giúp nông dân trồng bông không bị thua lỗ.
Chính sách này đã khiến giá bông ở Trung Quốc cao hơn giá bông ở Việt
Nam khoảng 75%.
“Texhong đã đi rất sớm trong việc mở rộng hoạt động ở Việt Nam. Công
ty đã tận dụng được chênh lệch giá bông, bằng cách mua bông ở Việt Nam
và bán sản phẩm ở Trung Quốc”, Dennis Lam, chuyên gia phân tích thuộc
Công ty chứng khoán DBS Vickers Hồng Kông, nhận xét.
Giữa năm ngoái, nhà máy sản xuất sợi giai đoạn 1 của Công ty Texhong
Ngân Long thuộc Tập đoàn Texhong Textile đã được khởi công tại Quảng
Ninh với vốn đầu tư lên tới 300 triệu USD, nâng số nhà máy của Texhong
tại Việt Nam lên con số 4.
Nhưng thành công nhờ giá bông của ông chủ Texhong Textile chỉ là một
sự khởi đầu may mắn. Đích nhắm cuối cùng của việc đầu tư thêm nhà máy ở
Việt Nam chính là TPP. “Hàng dệt may Việt Nam hiện đã được hưởng thuế
suất 0% khi vào Trung Quốc. Nếu được miễn thuế khi xuất sang Mỹ, kế
hoạch mở rộng công suất của chúng tôi hiện nay vẫn là chưa đủ”, ông
Tianzhu nói.
Gần đây, Tập đoàn Crystal (Hồng Kông) cũng cho biết sẽ đầu tư khoảng
425 triệu USD vào dự án dệt Pacific Crystal và 120 triệu USD vào dự án
may Tinh Lợi mở rộng, sử dụng hơn 70 ha đất tại Khu Công nghiệp Lai Vu,
tỉnh Hải Dương.
“Ba năm trước, nhận xét chung của các doanh nhân Trung Quốc là việc
đầu tư vào Việt Nam là “thừa”. Tuy nhiên, 6 tháng vừa qua, tôi đã nhận
liên tiếp nhiều cuộc gọi và viếng thăm của doanh nhân Trung Quốc. Họ bắt
đầu quan tâm đến việc thiết lập nhà máy tại Việt Nam để hưởng lợi từ
TPP”, Tiến sĩ Alan Phan, người có nhiều kinh nghiệm về thị trường Trung
Quốc, cho biết.
Hệ lụy không ít
Tất nhiên, mọi sự việc đều có 2 mặt và việc gia tăng vốn đầu tư từ Trung Quốc thời gian qua cũng có những hệ lụy đi kèm.
Ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Thêu đan TP.HCM,
cho rằng về lâu dài, doanh nghiệp trong nước sẽ gặp bất lợi và rủi ro về
gia công và mua bán trước làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào ngành dệt may của
các doanh nghiệp Trung Quốc.
Cụ thể, khi hợp tác với doanh nghiệp gia công Việt Nam, các công ty
Trung Quốc thường sẵn sàng hy sinh lợi nhuận tiền công để cạnh tranh,
thu hút lao động của doanh nghiệp Việt và chỉ tìm cách thu lợi nhuận
trong phần sản xuất nguyên phụ liệu. Do đó, nhiều doanh nghiệp sản xuất
trong nước có khả năng thua trắng.
Đối với doanh nghiệp mua nguyên liệu bán thành phẩm, chắc chắn là các
doanh nghiệp Trung Quốc luôn mua được nguyên liệu giá rẻ hơn nhờ mối
quan hệ đã có trước khi đầu tư sang Việt Nam. Kế đến, trong khi hầu hết
doanh nghiệp Việt phải trả tiền nguyên liệu trước hoặc ngay khi nhận
hàng, doanh nghiệp Trung Quốc có thể được đối tác cho trả chậm. Như vậy,
chi phí của họ sẽ thấp hơn.
Ngoài ra, theo kinh nghiệm của ông Kiệt, doanh nghiệp Trung Quốc đầu
tư vào khâu sản xuất nguyên liệu ở nước nào thì trước mắt cũng sẽ giải
quyết được vấn đề nguyên liệu cho doanh nghiệp nước đó. Nhưng về lâu
dài, sự phụ thuộc này sẽ khiến doanh nghiệp trong nước mãi luẩn quẩn
kiếp làm gia công cho các công ty Trung Quốc. Nếu các nhà máy này bị
đóng cửa, doanh nghiệp trong nước sẽ bị mất nguồn cung cấp nguyên liệu.
Thời gian qua, cùng với việc tăng vốn đầu tư tại Việt Nam, nhiều công
ty Trung Quốc còn tiến vào thị trường trong nước thông qua con đường
đấu thầu các dự án điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất nhờ
bỏ thầu giá rẻ theo hình thức tổng thầu EPC (thiết kế, cung cấp máy móc
và xây dựng). Sau khi thắng thầu, họ thường mang vào Việt Nam khá nhiều
trang thiết bị, máy móc, nguyên liệu dẫn đến tình trạng nhập siêu gia
tăng.
Theo thống kê của Trung tâm Thông tin công nghiệp và Thương mại
(VITIC), 9 tháng đầu năm 2013 có tới 43 nhóm hàng được nhập khẩu từ
Trung Quốc với kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 26,7 tỉ USD. Trong đó, các
nhóm hàng đạt kim ngạch từ 1 tỉ USD trở lên là máy móc, dụng cụ và linh
kiện, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, vải, sắt thép. Nếu năm
2009, Việt Nam chỉ nhập siêu từ Trung Quốc khoảng 11,5 tỉ USD thì 9
tháng đầu năm 2013, con số này đã lên tới 17,2 tỉ USD.
Theo Nhịp cầu Đầu tư
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét