Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

“Điều gì khiến đ/c X bất khả xâm phạm như vậy?” (*) & Thông qua hiến pháp đảng CS tự khẳng định là nhóm lợi ích bao trùm nhất?

Đại diện Bộ ngoại giao Hoa Kỳ trả lời RFA về chuyến thăm Việt Nam

0000078640-20131125_162431-305
Ông Scott Busby, Quyền Phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ, đặc trách vấn đề Dân chủ, Nhân quyền và Lao động tại buổi họp báo hôm 25/11/2013 ở Washington DC. RFA

Ông Scott Busby, Quyền Phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ, đặc trách vấn đề Dân chủ, Nhân quyền và Lao động mới trở về Hoa Kỳ sau chuyến thăm gần 4 ngày ở Việt Nam. Tham gia cuộc họp báo, Vũ Hoàng ghi nhận lại một số điểm quan trọng khi ông gửi đến truyền thông những nhận xét của mình sau chuyến thăm này.
Thúc đẩy mối quan hệ song phương
Vũ Hoàng: Thưa ông Scott Busby, mục đích chính chuyến thăm của ông đến Việt Nam lần này là gì?

Scott Busby: Mục đích chính của tôi là muốn được biết thêm về những khó khăn trong vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, cũng đồng thời là để tiếp xúc với chính phủ Việt Nam, trao đổi về vấn đề nhân quyền. Nhân quyền là một trong những vấn đề tối quan trọng của quan hệ đôi bên như lời nhận xét của nhiều giới chức ngoại giao cấp cao của chính phủ Hoa Kỳ, vấn đề nhân quyền tại Việt Nam cũng sẽ góp phần vào thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ song phương giữa hai quốc gia. Mục đích thứ ba trong chuyến đi của tôi là để nói chuyện trực tiếp với các nhóm xã hội dân sự, các nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam muốn cho họ biết sự ủng hộ của chúng tôi đối với họ, và muốn biết cách mà chúng tôi có thể giúp họ là như thế nào.

Vũ Hoàng: Như tóm tắt trước khi bước vào phần hỏi đáp, ông nói là đến thăm Hà Nội 2 ngày và T.P. HCM một ngày rưỡi, vậy tại đây ông đã gặp những ai và trao đổi về những điều gì?

Scott Busby: Tôi không muốn nêu tên của những nhóm xã hội dân sự độc lập này để bảo vệ sự hoạt động của họ. Nói chung là tôi gặp gỡ với các nhà hoạt động nhân quyền, những người tự đứng lên bảo vệ quyền của cá nhân họ, hoặc quyền của những người khác tại Việt Nam. Vì thế, những người tôi gặp gỡ là những luật sư, những người đại diện cho những nhân vật bị sách nhiễu, bị truy tố về những tội danh khác nhau chẳng hạn như lật đổ chính quyền, sử dụng internet, facebook, blog… ngoài ra, tôi cũng gặp các nhà lãnh đạo tôn giáo… tôi được nghe về những khó khăn mà họ đang gặp phải và những gì chúng tôi có thể giúp họ.

Vũ Hoàng: Đánh giá chung của ông sau chuyến đi thăm vừa rồi là gì?

Scott Busby: Trước hết, rõ ràng là vẫn còn những vấn đề lớn về nhân quyền đang tồn tại ở Việt Nam, người dân vẫn chưa có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận, người ta vẫn chưa hoàn toàn được quyền tự do tụ tập hay lập hội, cũng như chưa hoàn toàn được tự do thờ phụng. Phải nói là, rất nhiều người Việt Nam dũng cảm và toàn tâm toàn ý muốn thực hiện các quyền của mình, vì thế, tôi lấy làm cảm kích vô cùng khi thấy nhiều người không ngại ngần chia sẻ quan điểm của họ trên facebook, truy nhập vào internet và sẵn lòng chia sẻ các thông tin mà họ tìm thấy trên internet cho bè bạn. Tôi cũng rất cảm phục những người thúc đẩy xã hội dân sự ở Việt Nam phát triển, những người tìm cách thông qua xã hội dân sự để giải quyết các vấn đề từ môi trường, y tế, tôn giáo cho đến nhân quyền, giáo dục, quyền cho cộng đồng LGBT.

Quan ngại vấn đề nhân quyền VN
 
0000078640-20131125_162337-250
Ông Scott Busby, Quyền Phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ, đặc trách vấn đề Dân chủ, Nhân quyền và Lao động tại buổi họp báo hôm 25/11/2013 ở Washington DC. RFA PHOTO.
Vũ Hoàng: Vậy ông có một kế hoạch cụ thể hay một chương trình nào để trợ giúp cho những nhân vật mà ông mới gặp ở Việt Nam không ạ?
Scott Busby: Trước hết là chúng tôi sẽ nêu lên những quan ngại với Chính phủ về việc thực hiện các quyền ở Việt Nam đang bị hạn chế, chẳng hạn như Nghị định 72 mà Chính phủ Việt Nam mới ban hành, chúng tôi nêu lên những trường hợp cụ thể mà các công dân Việt Nam bị bắt giữ, truy tố hay bị bỏ tù vì họ thực hiện các quyền bày tỏ ý kiến hay lập hội. Đồng thời, chúng tôi cũng thảo luận với những người này một cách cụ thể để xem chúng tôi có thể giúp gì cho họ.
Vũ Hoàng: Như ông vừa trình bày là vẫn còn những vấn đề lớn về nhân quyền đang tồn tại ở VN, câu hỏi mà thính giả của chúng tôi gửi tới ông là vì sao Hoa Kỳ lại không bỏ phiếu trắng mà vẫn ủng hộ cho Việt Nam dành một ghế trong hội đồng nhân quyền LHQ?
Scott Busby: Chúng tôi không tiết lộ ra ngoài kết quả của cuộc bầu cử vào chiếc ghế của Hội đồng nhân quyền LHQ, vì thế tôi không thể cho quý vị biết lá phiếu mà Hoa Kỳ bỏ cho Việt Nam là gì, thông tin đó không được phổ biến.
Tuy nhiên, về chiếc ghế trong Hội đồng Nhân quyền LHQ mà Việt Nam mới dành được, tôi hi vọng rằng điều này sẽ cho thấy việc cam kết toàn diện của Việt Nam vào mọi mặt của vấn đề nhân quyền. Đây sẽ là cơ hội cho Chính phủ Việt Nam giải quyết những khó khăn lớn mà Việt Nam đang có về mặt nhân quyền.
Vũ Hoàng: Giờ đây, khi Việt Nam đã là thành viên của Hội đồng nhân quyền LHQ và phải đáp ứng hơn nữa những tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền, vậy theo ông, vai trò của Hoa Kỳ trong việc hỗ trợ Việt Nam cải thiện hơn nữa vấn đề này ra sao?
Scott Busby: Điều hẳn nhiên chúng tôi làm sẽ là thúc đẩy Việt Nam tôn trọng nhân quyền trên nhiều góc độ khác nhau. Chúng tôi giúp tư vấn cho họ những vấn đề mang tính kỹ thuật, chẳng hạn như mới đây Việt Nam vừa ký kết Công ước của LHQ về chống tra tấn và trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc làm mất phẩm giá (gọi tắt là Công ước chống tra tấn). Để chuẩn bị làm việc này, chúng tôi đã đưa một phái đoàn Việt Nam đến Hoa Kỳ để cho họ thấy cách chúng tôi đã cam kết vào Công ước này ra sao. Ngoài ra, chúng tôi cũng giúp Việt Nam chuẩn bị những công ước khác tương tự như vậy.
Vũ Hoàng: Xin được hỏi ông câu hỏi cuối, được biết là trước đây ông đã từng đến thăm Việt Nam vào năm 2011, vậy sau 2 năm trở lại, ông thấy điều gì là khác biệt nhất?
Scott Busby: Khi tôi đến Việt Nam vào năm 2011, tất cả các cuộc gặp mặt của tôi là các cuộc họp một cách chính thức với chính phủ Việt Nam, vì vậy, tại thời điểm đó tôi không được gặp gỡ nhiều nhà hoạt động như lần này, do đó, khó để có thể so sánh được. Tuy vậy, tôi muốn nhắc lại, lần này, tôi thấy thực sự cảm kích trước sự dũng cảm, toàn tâm toàn ý hay sức mạnh mà tôi được tận mắt chứng kiến của rất nhiều người đang muốn mang đến sự dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam. Thực sự đó là những điều bất ngờ mà tôi hoàn toàn không trông chờ trước chuyến đi của mình, vì thế, tôi rất hi vọng rằng những nhân vật đó sẽ giữ nguyên ngọn lửa nhiệt tình, sự cam kết đang có để đấu tranh cho một nền dân chủ và thúc đẩy phát triển xã hội dân sự ở Việt Nam.
Vũ Hoàng: Xin cám ơn ông rất nhiều.
Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2013-11-25
 

Điều gì khiến ngành điện trở nên bất khả xâm phạm?

Với khoản nợ các ngân hàng tính đến cuối tháng 7.2013 lên tới gần 120.000 tỉ đồng, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) trở thành "con nợ" lớn nhất trong số các tập đoàn - tổng công ty nhà nước. Ấy vậy mà Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2012 đã được kiểm toán của EVN lại cho thấy, "con nợ" này vẫn có tiền mang đi cho vay rồi sau đó lại đi... vay lại chính "con nợ" của mình.
Để có thể hình dung, tạm phác thảo lại đường đi ra - đi vào dòng vốn của EVN từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán như sau: EVN vay vốn Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản, sau đó năm 2006, tập đoàn này "trích" 6.900 tỉ đồng cho Công ty CP Nhà máy nhiệt điện Phả Lại (PPC) vay. Lúc này, EVN đóng vai trò "chủ nợ" của PPC. Đến năm 2010, trong khi vẫn đang là"chủ nợ", EVN lại quay sang vay của PPC 2.350 tỉ đồng và vừa là chủ nợ, vừa là con nợ...
Điều không rõ ràng là chỉ cách đây hơn 1 tháng, phản hồi trước kết luận của Thanh tra Chính phủ, EVN còn phân trần, do nhu cầu vốn đầu tư các công trình điện rất lớn, mỗi năm EVN đầu tư hơn 60.000 tỉ đồng. Riêng năm 2013 kế hoạch đầu tư của tập đoàn này cho các công trình điện là 106.600 tỉ đồng, trong khi đó khả năng thu xếp vốn không đáp ứng được nhu cầu đầu tư, nên lúc nào EVN cũng thiếu vốn đầu tư trầm trọng. Thiếu vốn trầm trọng là lý do ngành điện liên tục tăng giá nhằm đảm bảo đủ vốn đối ứng để có thể vay vốn đầu tư dự án. Vậy thì tại sao EVN lại phải "ngắt" gần 7.000 tỉ đồng từ vốn vay để cho PPC vay lại? Ngoài PPC, liệu EVN còn cho công ty nào khác vay nữa không?
EVN cho PPC vay vốn với lãi suất ưu đãi 2,42%/năm cộng với chi phí cho vay lại là 0,2%/năm. Vậy PPC cho EVN vay với lãi suất bao nhiêu? Nên nhớ năm 2010, năm "chủ nợ" EVN bỗng dưng chuyển sang vay tiền của PPC là năm diễn ra cuộc chạy đua lãi suất khốc liệt giữa các ngân hàng với lãi vay trên thị trường được đẩy lên 18 - 20%/năm. Khả năng EVN cho vay giá rẻ nhưng vay lại giá cao là rất lớn. Tất nhiên, chi phí này, người cuối cùng phải "gánh" vẫn là người tiêu dùng.
Năm có lãi vẫn không chịu giảm giá; năm lỗ lớn vẫn lương cao, thưởng lớn; hạch toán vào giá điện cả việc xây biệt thự, sân tennis, mua xe sang; chịu lỗ thay doanh nghiệp nước ngoài; đầu tư 42 dự án thì có tới 20 dự án chậm tiến độ gây thiếu điện và dẫn tới tăng chi phí đầu tư... và tới giờ là nhập nhằng vốn vay đi - vay lại với PPC. Với bảng "thành tích" này, rất khó hiểu khi EVN lại được trao quyền tự quyết tăng giá không quá 10% thay vì 5% như hiện nay. Và với khung giá bán lẻ điện bình quân mới ban hành, giá điện có thể sẽ tăng tới 22% vào năm 2014.
"Bộ Công thương có “làm ngơ” tiêu cực của EVN?" - là câu hỏi được Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng đặt ra với Bộ trưởng Bộ Công thương trong văn bản chất vấn. Còn với người dân, những người đã gánh 9 lần tăng giá trong 7 năm qua và sẽ phải chấp nhận việc điện tăng giá mạnh ngay khi những sai phạm, khuất tất chưa được làm rõ, câu hỏi lớn hơn là "điều gì khiến ngành điện trở nên bất khả xâm phạm như vậy?".
Nguyên Hằng
(Thanh niên) 

“Điều gì khiến đ/c X bất khả xâm phạm như vậy?” (*)


Tác giả tự hỏi: “Điều gì khiến ngành điện trở nên bất khả xâm phạm như vậy?”. Nói đúng hơn, đây là một trò “điền vào ô trống cho hợp nghĩa” quen thuộc của học trò, có dạng “Điều gì khiến X bất khả xâm phạm như vậy?”, mà ở đất nước ta, X là vô khối chuyện. Chẳng hạn: “Điều gì khiến Ngân hàng Nhà nước bất khả xâm phạm như vậy?”, “Điều gì khiến các dự án sân golf bất khả xâm phạm như vậy?”, “Điều gì khiến việc khai thác Bauxite Tây Nguyên bất khả xâm phạm như vậy?”, “Điều gì khiến việc kiểm duyệt báo chí bất khả xâm phạm như vậy?”, “Điều gì khiến chủ trương kiên định con đường xã hội chủ nghĩa bất khả xâm phạm như vậy?”, “Điều gì khiến các phương châm 4 tốt, 16 chữ vàng bất khả xâm phạm như vậy?”, “Điều gì khiến Bộ Chính trị bất khả xâm phạm như vậy?”, “Điều gì khiến Điều 4 Hiến pháp bất khả xâm phạm như vậy?”, vân vân và vân vân.
Than ôi! Đối với những người có trách nhiệm, đó những “câu hỏi lớn không lời đáp” (Huy Cận). Và trong cơn say quyền lực, có khi họ không thèm tìm kiếm lời đáp cho nhân dân. Không những thế, chừng nào còn nắm quyền lực một cách tuyệt đối, chừng ấy họ còn quay sang gán tội suy thoái tư tưởng cho tất cả những ai cố gắng đi tìm lời đáp.
Họ đóng sập cửa trước mọi cải cách? Thì cứ xem Hiến pháp có thay đổi gì không, Luật Đất đai có thay đổi gì không, là biết!
Bauxite Việt Nam
Với khoản nợ các ngân hàng tính đến cuối tháng 7.2013 lên tới gần 120.000 tỉ đồng, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) trở thành “con nợ” lớn nhất trong số các tập đoàn - tổng công ty nhà nước. Ấy vậy mà Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2012 đã được kiểm toán của EVN lại cho thấy, “con nợ” này vẫn có tiền mang đi cho vay rồi sau đó lại đi... vay lại chính “con nợ” của mình.

Để có thể hình dung, tạm phác thảo lại đường đi ra - đi vào dòng vốn của EVN từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán như sau: EVN vay vốn Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản, sau đó năm 2006, tập đoàn này “trích” 6.900 tỉ đồng cho Công ty CP Nhà máy nhiệt điện Phả Lại (PPC) vay. Lúc này, EVN đóng vai trò “chủ nợ” của PPC. Đến năm 2010, trong khi vẫn đang là”chủ nợ”, EVN lại quay sang vay của PPC 2.350 tỉ đồng và vừa là chủ nợ, vừa là con nợ...

Điều không rõ ràng là chỉ cách đây hơn 1 tháng, phản hồi trước kết luận của Thanh tra Chính phủ, EVN còn phân trần, do nhu cầu vốn đầu tư các công trình điện rất lớn, mỗi năm EVN đầu tư hơn 60.000 tỉ đồng. Riêng năm 2013 kế hoạch đầu tư của tập đoàn này cho các công trình điện là 106.600 tỉ đồng, trong khi đó khả năng thu xếp vốn không đáp ứng được nhu cầu đầu tư, nên lúc nào EVN cũng thiếu vốn đầu tư trầm trọng. Thiếu vốn trầm trọng là lý do ngành điện liên tục tăng giá nhằm đảm bảo đủ vốn đối ứng để có thể vay vốn đầu tư dự án. Vậy thì tại sao EVN lại phải “ngắt” gần 7.000 tỉ đồng từ vốn vay để cho PPC vay lại? Ngoài PPC, liệu EVN còn cho công ty nào khác vay nữa không?

EVN cho PPC vay vốn với lãi suất ưu đãi 2,42%/năm cộng với chi phí cho vay lại là 0,2%/năm. Vậy PPC cho EVN vay với lãi suất bao nhiêu? Nên nhớ năm 2010, năm “chủ nợ” EVN bỗng dưng chuyển sang vay tiền của PPC là năm diễn ra cuộc chạy đua lãi suất khốc liệt giữa các ngân hàng với lãi vay trên thị trường được đẩy lên 18 - 20%/năm. Khả năng EVN cho vay giá rẻ nhưng vay lại giá cao là rất lớn. Tất nhiên, chi phí này, người cuối cùng phải “gánh” vẫn là người tiêu dùng.

Năm có lãi vẫn không chịu giảm giá; năm lỗ lớn vẫn lương cao, thưởng lớn; hạch toán vào giá điện cả việc xây biệt thự, sân tennis, mua xe sang; chịu lỗ thay doanh nghiệp nước ngoài; đầu tư 42 dự án thì có tới 20 dự án chậm tiến độ gây thiếu điện và dẫn tới tăng chi phí đầu tư... và tới giờ là nhập nhằng vốn vay đi - vay lại với PPC. Với bảng “thành tích” này, rất khó hiểu khi EVN lại được trao quyền tự quyết tăng giá không quá 10% thay vì 5% như hiện nay. Và với khung giá bán lẻ điện bình quân mới ban hành, giá điện có thể sẽ tăng tới 22% vào năm 2014.

“Bộ Công thương có “làm ngơ” tiêu cực của EVN?” - là câu hỏi được Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng đặt ra với Bộ trưởng Bộ Công thương trong văn bản chất vấn. Còn với người dân, những người đã gánh 9 lần tăng giá trong 7 năm qua và sẽ phải chấp nhận việc điện tăng giá mạnh ngay khi những sai phạm, khuất tất chưa được làm rõ, câu hỏi lớn hơn là “điều gì khiến ngành điện trở nên bất khả xâm phạm như vậy?”.
Nguyên Hằng
Nguồn:thanhnien.com.vn
(*) Nhan đề của BVN
 

Khải Đơn - Sao xôi thịt quá vậy?

Điều tôi ngạc nhiên vô cùng là ông Trung tướng Trần Đình Nhã này liên tục nhắc đi nhắc lại cụm từ “Ở nước ngoài người ta”, với đầy đủ cái ý nước ngoài có thể đóng tiền, nước ngoài đi làm công ích. Duy chỉ có một điều ông tuyệt nhiên không nhắc đến là cái dẫn chứng nước ngoài của ổng là NƯỚC NÀO? nước ngoài chứ có phải… đi ngoài đâu mà không có tên?
Các lãnh đạo hài hước và tham tiền của chúng ta có một bài nói chuyện chung là lúc cần “minh họa” cho lời vàng ý ngọc của mình thì sẽ nói “nước ngoài làm nhiều rồi”, “nước ngoài người ta thoáng lắm rồi”, duy chỉ có cái ý là NƯỚC NGOÀI NÀO thì không có ông nào nêu ra hết.

Hơn thế nữa, Quân đội mắc cái chứng gì mà đòi đi thu tiền của người dân? Quân đội để bảo vệ Tổ Quốc, thứ duy nhất mà họ có quyền yêu cầu người dân cống nạp là lòng yêu nước và sức lao động – tức là thời gian đi nghĩa vụ – để bảo vệ Tổ quốc chung ấy. Họ ko có quyền “xin đểu” tiền của người dân – gọi là để bán cái chứng chỉ nghĩa vụ ấy cho mọi người.
Nếu đi làm tiền, quân đội có què chân, cụt tay đâu? Sao không lao đầu vô mà làm kinh tế để có tiền, như bao nhiêu con người khác phải lao động để kiếm sống. Tại sao họ lại nghĩ họ có cái đặc quyền đòi tiền – dựa trên nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc?
Còn với những người lính – nghèo – không có tiền đóng/không thèm đóng tiền thì sao? Tại sao đương nhiên họ phải làm nghĩa vụ thay cho những người đã đóng tiền? Mà nếu quân đội đã nhận tiền, sao không trả tiền lại cho những người phải làm thay nghĩa vụ cho những người khác???
Vậy là dân thì cần phải có nghĩa vụ yêu nước với quân đội.
Còn quân đội thì chỉ có mỗi quyền lợi duy nhất là thu tiền dựa trên nghĩa vụ yêu nước???
Sao xôi thịt quá vậy? Khôn vậy ai chịu nổi????
Khải Đơn
(FB Khải Đơn) 

Ngày mai quốc hội tự thú trước dân

Từ lâu người dân Việt Nam đã thừa biết Quốc hội này là của ai. Nhưng hàng ngày cả hệ thống truyền thông đông đảo với công suất cực lớn của Nhà nước Cộng sản Việt Nam, những quan chức của Đảng và Nhà nước Cộng sản Việt Nam, những ông bà nghị sĩ của Quốc hội Việt Nam vẫn rổn rảng, vẫn véo von, vẫn ào ạt, cấp tập, xối xả rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhân Dân, Quốc hội thể hiện ý chí và nguyện vọng của Nhân Dân. Thực chất có đúng như vậy không, ngày mai, thứ năm, 28.11.2013, Quốc hội sẽ phải tự thú trước Nhân Dân, trước lịch sử khi những ông nghị, bà nghị biểu quyết quyết định số phận bản Hiến pháp năm 2013.

Hiến pháp năm 2013 dành cho đảng Cộng sản Việt Nam quyền hạn và lợi lộc mênh mông, vô hạn, đẩy cho người Dân mọi rủi ro, thua thiệt và bất hạnh. Hiến pháp năm 2013 dành cho đảng Cộng sản Việt Nam được quyền đương nhiên thâu tóm xã tắc, thống trị xã hội. Quân đội, công an là của đảng. Của nổi của chìm trên dải núi sông gấm vóc Việt Nam là của đảng. Đến những doanh nghiệp Nhà nước được ưu đãi tối đa, được sử dụng phần lớn nguồn vốn của đất nước, được độc quyền kinh doanh những ngành béo bở nhất cũng là của đảng, để rồi những doanh nghiệp đó giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế đất nước cứ lãng phí, thất thoát, tham nhũng, thua lỗ triền miên, làm cho cả nền kinh tế đất nước lụn bại, ngân sách trống rỗng, đời sống người Dân điêu đứng. Nhưng đảng không chịu trách nhiệm.
Hiến pháp năm 2013 ưu ái dành mọi lợi quyền cho đảng đúng như lời bài đảng ca: “Bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình”. Hiến pháp năm 2013 tước đoạt quyền con người, quyền công dân của người Dân, tước đoạt từ giá trị vật chất lớn lao (đất đai), đến giá trị tinh thần cao cả (quyền bầu chọn lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội) của người Dân, làm cho người Dân trắng tay và trắng mắt. Hiến pháp năm 2013 đẩy đất nước lún sâu mãi trong khủng hoảng, bế tắc và lạc hậu.
Biểu quyết chấp nhận bản Hiến pháp đó: Quốc hội của đảng
Biểu quyết bác bỏ bản Hiến pháp đó: Quốc hội của Dân
Từ lâu người Dân Việt Nam đã thừa biết Quốc hội này của ai nên người Dân cũng biết chắc rằng Hiến pháp năm 2013 sẽ được Quốc hội chấp nhận với số phiếu cao. Số phiếu cao đó là điều Quốc hội tự thú với Dân và là dấu ấn tủi nhục Quốc hội để lại trong lịch sử!
Phạm Đình Trọng 
  Theo FB Phạm Đình Trọng

Thông qua hiến pháp đảng CS tự khẳng định là nhóm lợi ích bao trùm nhất?

Hiến pháp mới có những khẳng định, nếu bị thông qua, đảng sẽ trở thành nhóm lợi ích bao trùm nhất, cao nhất và ít chính nghĩa nhất.
Rất mong đảng CSVN cân nhắc lợi-hại, trước hết cho bản thân đảng; rồi cân nhắc cả lợi- hại cho dân, chớ nên để quốc hội gồm 90% đảng viên thông qua dự thảo hiến pháp này.
Khẳng định địa vị cai trị vĩnh viễn

Trên thế giới có 200 nước, có bao nhiêu nước khẳng định một đảng nào đó là đảng cầm quyền vĩnh viễn? Có đấy, đó là hiến pháp Liên Xô. Nhưng Điều 6 của Hiến Pháp này vẫn không duy trì được địa vị cai trị của đảng CS. Điều 6 trở thành vô duyên, hài hước, lố bịch, khi nó không bảo vệ được quyền cai trị vĩnh viễn như ĐCS LX mong muốn.
Nay, đã sang thiên niên kỷ II, thế kỷ XXI, vẫn còn một nước ghi trong điều 4 nội dung tương tự, nhưng hài hước gấp đôi về một số chi tiết.
Quyết giữ lại điều này, đảng đã nhìn ra địa vị rất bấp bênh của mình. Mà bấp bênh thật.
Nào là "một bộ phận không nhỏ đảng viên suy thoái tư tưởng, lý tưởng và lối sống"; nào là chỉnh đốn đảng từ năm 2000 đến nay vẫn "càng chỉnh, càng đốn"; nào là biết rằng tham nhũng đang là nguy cơ phế truất vai trò cai trị của đảng nhưng "càng chống, càng lan"; nào là bất cứ vụ tham nhũng nào bị xét xử đều lộ mặt vai trò "chủ đạo" của các đảng viên...
Khẳng định vị trí ngồi trên cả 3 quyền cơ bản
Một đặc điểm của chế độ phong kiến là mọi quyền hành đều nằm trong tay vua. Chế độ tư bản đã phân lập các quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp. Cứ tưởng chế độ phong kiến độc tài, phản động đã vĩnh viễn lùi sâu vào quá khứ. Đàng CS VN cự tuyệt tam quyền phân lập. Như vậy khác gì phong kiến? Mấy ai hi vọng rằng đảng CS sẽ cho thảo luận rộng rãi về đề tài này?
Khẳng định áp đặt tư tưởng cho toàn xã hội: chủ nghĩa Mác-Lê
Với áp đặt này, Việt Nam chỉ có một con đường phát triển. Đó là "tiến lên CNXH". Đây là chủ nghĩa được mô tả trên giấy với mọi hứa hẹn "tốt đẹp". Tới cuối thế kỷ chưa chắc đã thành hiện thực, nhưng cứ gán XHCN vào quốc hiệu. Hài hước cũng có, nhưng chủ yếu là để khẳng định: Chỉ có đảng CS mới "chính danh" đưa dắt dân VN "đi lên". Khốn nỗi, nếu CNXH chỉ là ảo ảnh của trí tưởng tượng thì sự "chính danh" chỉ là tự vỗ ngực của một đầu óc hoang tưởng.
Khẳng định quân đội và công an "trung với đảng"
Ngoài chủ định nắm lấy vũ lực, để đe dọa, đảng cũng bộc lộ một mối lo. Lo là phải. Khi chế độ xô-viết sụp đổ là lúc nó sở hữu đội quân hàng chục triệu người, được vũ trang rất hiện đại.
Khẳng định quyền nắm giữ mọi chức vụ trong hành pháp, lập pháp, tư pháp, kinh tế, xã hội, đoàn thể...
Từ các khẳng định trên, đảng nắm quyền kinh tế. Và là nguyên nhân của tham ô, lãng phí.
Khẳng định quyền quản lý đất đai
Đây là quyền kinh tế ngang vua chúa ngày xưa. Nó gồm 4 quyền thành tố:
- Quyền ban phát (tạm cấp) đất. Nói cụ thể, đó là quyền cấp sổ đỏ. Ai nhận sổ đỏ, có nghĩa là đất đang sở hữu bỗng nhiên biến thành đất của "nhà nước", mà đương sự chỉ còn "quyền sử dụng". Có thể bị mất bất cứ lúc nào
- Quyền thu hồi. Đây là cách dùng từ rất ít lương thiện. Dẫu là thu hồi, người dân vẫnđược bồi thưởng. Bồi thường bao nhiêu? Xin xem tiếp
- Quyền định giá. Ví dụ, năm 2014, Nhà Nước định giá đất ở thủ đô cao nhất là 81 triệu/ m2; mặc dù giá thị trường có thể nhiều trăm triệu. Nếu không bằng lòng?
- Quyền cưỡng chế.
Khẳng định kinh tế nhà nước là chủ đạo
Cũng là quyền kinh tế khổng lồ. Thua lỗ, lãng phí, và nhất là tham ô, đều đạt kỷ lục trong lĩnh vực này.
Kêu gọi
Nếu còn lý trí để nhận ra mối nguy cơ về sự tồn tại của bản thân và còn thương dân, sợ dân..., xin đảng hoãn thông qua cái dự thảo hiến pháp rất lạc hậu này
Thanh Hương 
(Dân luận)

Bùi Tín - Chạm đáy

Chạm đáy, là danh từ thường thấy gần đây trên các bài bình luận về Việt Nam, trên báo chí lề phải cũng như lề trái, trong cả các phiên họp quốc hội. Báo động về những nguy cơ lớn.

Khủng hoảng tài chính đang gần đạt mức nguy hiểm là chạm đáy khi nợ quốc gia và của doanh nghiệp nhà nước đã vượt quá mốc 72 tỷ đôla, chiếm đến một nửa thu nhập quốc dân trong một năm.

Nền kinh tế Nhà nước bao gồm các đại công ty quốc doanh thuộc các ngành mũi nhọn như Điện lực, Khai khóang, Cơ khí, Hoá chất, Vận tải đường biển, hàng Không … đều lỗ lớn, nguy cơ « chìm tàu » vỡ nợ lớn đã chạm đáy, theo gót của Vinashin, Vinalines, những quả đấm thép kinh tế chìm sâu dưới đáy biển.
dno


Đạo đức xã hội cũng sa sút, tha hóa đến mức tận cùng khi « thành tích tìm hài cốt của hàng chục ngàn liệt sỹ của các nhà ngoại cảm » được nhà nước khen thưởng bỗng lộ nguyên hình là trò bịp lớn, với những răng lợn rừng, xương khỉ, mảnh sành, cuộc gọi hồn ông Hồ Chí Minh, việc tìm ra di hài ông Phùng Chí Kiên đều là trò bịp ; đạo đức xã hội suy đồi tận đáy vực khi bác sỹ ném xác nạn nhân hắn gây nên xuống sông, cũng như khi tên tỉnh trưởng cộng sản Nguyễn Trường Tô dùng một tốp nữ sinh làm nô lệ tình dục, hay bí thư tỉnh ủy Thừa thiên – Huế Hồ Xuân Mãn khai gian thành tích dỏm (từng đánh 100 trận, diệt 150 tên địch, hạ 1 máy bay, 27 xe tăng Mỹ) không hề có vậy mà vẫn được phong Anh hùng quân đội – , khi lộ mặt, 2 kẻ tội phạm này vẫn cứ nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Nền đảng trị phi pháp quả đã sa sút, chạm đáy mức bênh che, tòng phạm với Tội Ác.

Ý chí quyết liệt chống tham nhũng của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ « quyết liệt chống nạn nội xâm này » cũng như lời hứa « quyết mạnh tay với những vụ tham nhũng lớn » với 7 đoàn thanh tra của ông tổng bí thư … cũng đã chạm đáy của sự lừa dối khổng lồ dai dẳng. Cả xã hội đang đặt câu hỏi bao giờ vụ án « In giấy bạc Polymere ở Úc » đã được công khai xét xử ở bên Úc với những chứng cứ rõ ràng, liên quan đến các quan chức Việt Nam là đại tá công an Lương Ngọc Anh và nguyên thống đôc ngân hàng nhà nước Lê Đức Thúy với hơn 10 triệu đô la lót tay, sẽ được công khai xét xử ? Sư tê liệt của ngành tư pháp- đảng trị quả thật chạm đáy từ lâu. Một số đại biểu quốc hội tiết lộ là họ bị răn đe chớ có nói đến chống tham nhũng. Niềm tin ở việc chống tham nhũng đã tiêu tan, cũng chạm đáy từ rất lâu rồi.

Có những mặt chạm đáy khác đụng đến danh dự quốc gia, mỗi công dân lương thiện không khỏi xấu hổ khi nghĩ đến. Đó là khi ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong 1 chuyến xuất ngoại hiếm hoi đã đăng đàn ở Cu Ba nói ba hoa chích chòe tâng bốc về học thuyết Mác – Lénin, về chủ nghĩa xã hội, về tương lai cộng sản chủ nghĩa của toàn thế giới, về kinh tế nhà nước quốc doanh ưu việt … nội dung phản khoa học, phi thực tế đến mức Cu Ba không hề đưa mảy may nội dung điên loạn ấy trên báo, và nước Bradil phải vội vã đóng cửa từ chối đoàn « tệ khách » này đặt chân lên nước mình. Thể diện quốc gia chạm đáy của ô uế.

Cũng không kém bẽ bàng khi ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Pháp tháng 9 vừa qua, không một tờ báo hay truyền hình nào đưa tin dù một hàng, chỉ có mạng « Canal plus » trong buổi giải trí khôi hài đưa ông Dũng ra diễu cợt, gọi ông là Mister Bean VN – Bean là anh trùm hài hước trên tivi Anh quốc, chê ông không đọc nổi cho đúng tên ông thủ tướng Pháp ( Jean Marc Ayrault – đọc là Giăng Mác Kêy-rô, thì ông Dũng ấp úng nói là Giăng.. Mạc.. Ê-rô, – người Pháp không ai gọi như thế ), cho đến chuyện lặt vặt như khi chào bắt tay xã giao ông cũng phải nhờ lời cô phiên dịch … Thật tận cùng của sự làm trò cho thiên hạ cười và khinh miệt về mức vô văn hóa bất lịch thiệp của một vị thủ tướng.

Chính do thể diện quốc gia đã sa sút, chạm đáy như thế nên đảng viên coi lãnh đạo không ra gì. Trung tướng Đặng Quốc Bảo nhắc đến sự dốt nát mê muội của tổng bí thư trong chuyến đi Cuba đã gọi ông Trọng bằng « hắn ». « Hắn tưởng rằng thế là hay, nhưng không ngờ phơi bày ra cả thế giới sự ngu muội của mình » ( xem mạng Dân Trí, tháng 3/2013).

Những ngày này có một số sự kiện chứng minh thêm tình hình chính trị đất nước ta đang ngày thêm nghiêm trọng, cực kỳ nghiêm trọng, tưởng như không thể nghiêm trọng hơn.

Phiên họp thứ 6 quốc hội khóa XIII đang bị ép phải bỏ phiếu thông qua bản hiến pháp mới năm 2013, với những nội dung cũ kỹ, sáo mòn, đã bị cuộc sống chứng minh là sai lầm lớn.

Bộ chính trị vẫn một mực kiên trì giữ học thuyết Mác – Lénin, mục tiêu Chủ nghĩa Cộng sản, kiên trì Chủ nghĩa Xã hội, kiên trì lấy kinh tế Nhà nước là chủ đạo, vẫn kiên trì tài nguyên đất đai là thuộc Sở hữu Toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý.

Đó là 5 cột trụ đã gãy nát, 5 xiềng xích tinh thần buộc vào cổ xã hội ta, chứng minh tài kinh bang tế thế của bộ chính trị và trung ương đảng đã sa sút, lạc hậu, giáo điều, tụt xuống tận đáy của sự tối tăm và liều lĩnh, quay hẳn lưng lại nhân dân và lẽ phải.

Tư duy lãnh đạo cũng sa sút đến tận đáy của đạo lý cầm quyền. Ngày thứ bảy 9/11 cơn bão Hải Yến vừa quét qua Philippin với sự tàn phá khủng khiếp, trên 10 ngàn người chết, cả thế giới bàng hoàng, từ tổng thống Mỹ, quốc hội Pháp, chính phủ Nhật , các tổ chức từ thiện quốc tế ngừng mọi vui chơi, huy động máy bay, tàu biển quyên góp gưỉ gấp cứu trợ đến Phi lip pin, trong khi dân suốt giải miền Trung và đồng bằng Bắc bộ lo căng mình ra chống bão chống lụt, thì trên báo Nhân dân và đài phát thanh, đăng tin và ảnh ông Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cùng bà Nguyễn Thị Doan, ông Trần Đức Lương ăn mặc chỉnh tề, ôm những bó hoa bự, dự liên hoan Hội Festival Trà Thái Nguyên, thưởng thức trà và bánh kẹo trong tiếng nhạc, bài hát, điệu múa, cả tiếng pháo cực kỳ xa hoa lạc lõng. Trong khi ấy ông Nguyễn Tấn Dũng cũng về Hưng Yên, cờ rong, trống chiêng ầm ỹ, pháo nổ để gặp cử tri quảng cáo cho bản hiến pháp mới ! Ông bịt tai không cần biết yêu cầu khẩn cấp của ông Nguyễn Quang A thay mặt 15 ngàn trí thức yêu cầu hoãn ngay cuộc bỏ phiếu dự định .

Không một lời tỏ tình chia sẻ với bà con láng giềng Philippin, với bà con ruột thịt ngay quanh đó từ quảng Ngãi, Quảng Nam ra Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Nam Định … đang khẩn cấp đối phó với cơn bão Hải Yến cực mạnh lăm le đổ bộ vào đất liền Bắc bộ nước ta.

Nguy cơ của đất nước về mọi mặt như vậy thực sự là chạm đáy.

Từ nền tảng, học thuyết, ý thức hệ làm hạ tầng cơ sở đã thối nát, mọt ruỗng đến thượng tầng kiến trúc là bộ máy nhà nước, quốc hội, tòa án, bệnh viện, trường học, quan hệ xã hội rữa nát, đạo đức cầm quyền sa đọa đến tận đáy vực.

Lực lượng trí thức dân tộc kêu gọi một cuộc thay đổi toàn hệ thống từ độc quyền đảng trị sang hệ thống dân chủ – pháp trị, liên minh với mọi thế lực dân chủ quốc tế , coi khối Đông Nam Á là bạn bè thân thiết đặc biệt, nhằm ngăn chặn có hiệu quả sự bành trướng của bá quyền phương Bắc ; con đường này đang được ngày càng nhiều công dân Việt Nam coi là lối thoát cần thiết cho đất nước hiện nay.
Bùi Tín 
  (VOA)

Thư yêu cầu Quốc hội chất vấn Thủ tướng


Kính thưa Ban Biên Tập trang mạng Bauxite Việt Nam,

Chúng tôi vừa gởi qua đường Bưu điện đến Ban Thường vụ Quốc hội “Thư yêu cầu chất vấn Thủ tướng Chính phủ”. Chắc rằng không bao giờ họ làm theo yêu cầu của chúng tôi. Nhưng chúng tôi rất mong được Ban Biên tập Bauxite Việt Nam cho đăng toàn bộ nội dung thư nầy lên mạng. Vì chúng tôi muốn cho mọi người thấy rõ hơn thực chất của trò hề chất vấn trên diễn đàn Quốc hội: Những nội dung họ bày ra để đối đáp nhau, chưa phải là chuyện bức xúc của nhân dân. Còn việc người dân tha thiết muốn nghe, muốn biết thì không bao giờ họ  đề cập tới.

Thư nầy chúng tôi không thể gởi cho đoàn đại biểu Quốc  hội của tỉnh Bình Dương. Vì Mai Thế Trung, Ủy viên TW đảng, Bí thư tỉnh ủy lại là trưởng đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh. Chính ông ta là người lãnh đạo, chỉ đạo UBND tỉnh Bình Dương làm những chuyện sai trái tày trời, mà không ai xử lý.

Thay mặt cho 32 hộ dân khu phố 3, Phường Phú Tân, Thủ dầu Một, Bình Dương

Thái Văn Dậu


                                                     Bình Dương, ngày 20 tháng 11 năm 2013
 
Kính gởi: ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM

(đang họp tại Hà Nội)

Chúng tôi ký tên dưới đây là 32 hộ dân bị chính quyền cưỡng chế lấy đất làm khu liên hợp công nghiệp dịch vụ đô thị Bình Dương.

Nhân Quốc hội đang họp, chúng tôi đề nghị Quốc hội gởi đến và yêu cầu Ông Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trả lời những nội dung chất vấn như sau:

Trong việc triển khai thực hiện đề án khu liên hợp công nghiệp dịch vụ đô thị Bình Dương, UBND tỉnh Bình Dương có rất nhiều việc làm vi phạm nghiêm trọng các quy định hiện hành của pháp luật. (Xem bảng tóm tắt mấy việc chính đính kèm dưới đây).

Xin Thủ tướng cho biết:

1. “Về những sai trái của UBND tỉnh Bình Dương, người dân đã có hằng trăm đơn khiếu nại, tố cáo và kêu cứu gởi đến Thủ tướng từ khi ông còn là Phó thủ tướng, đại biểu quốc hội của tỉnh Bình Dương đến nay. Thủ tướng có nhận được không? Tại sao ông không trả lời cho người dân?

2. Từ năm 2007 đến nay, đã 5 lần UBMTTQTW chuyển hồ sơ khiếu kiện của người dân về việc nầy đến Thủ tướng. Ông có nhận được không? Tại sao Thủ tướng vẫn cứ im lặng?

3. UBND tỉnh Bình Dương thu hồi trên 4.000 ha đất, ảnh hưởng đến quyền lợi và cuộc sống của khoảng 7.000 hộ dân, nhất là hằng trăm hộ bị cưỡng chế. So với vụ Tiên Lãng Hải Phòng và so với nội dung tố cáo của Ông Huỳnh Uy Dũng, có phải những sai phạm của Khu liên hợp là lớn hơn nhiều hay không? Tại sao Thủ tướng trực tiếp chủ trì kết luận vụ Tiên Lãng và chỉ trong vài ngày sau khi Ông Huỳnh Uy Dũng nộp đơn tố cáo chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương thì Thủ tướng đã có chỉ đạo xem xét để giải quyết. Còn vụ khu liên hợp công nghiệp dịch vụ đô thị Bình Dương thì đã 10 năm nay, tại sao Thủ tướng vẫn không lên tiếng?”.

Khi nhận được thư này, đề nghị Quốc hội gởi nội dung chất vấn cho Ông Thủ tướng và có thư hồi báo cho chúng tôi biết đến bao giờ thì có trả lời của Ông Thủ tướng.

Rất mong Quốc hội quan tâm.

32 hộ đồng ký tên (đính kèm danh sách với địa chỉ cụ thể).

Địa chỉ liên lạc: Ông Thái văn Dậu, khu phố 3 Phường Phú Tân, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương.

Đính kèm:

1. Tóm tắt một số sai phạm chính của UBND tỉnh Bình Dương trong việc tổ chức triển khai đề án khu liên hợp công nghiệp dịch vụ đô thị :

(1) Ban hành quyết định thu hồi trên 4.000 ha đất (hầu hết là đất nông nghiệp) nhân dân đang sử dụng hợp pháp để lấy đất làm khu liên hợp công nghiệp dịch vụ đô thị Bình Dương trong khi đề án khu nầy chưa được chính phủ phê duyệt đồng thời cũng chưa hề có quy hoạch sử dụng đất.

(2) Ban hành bảng quy định về giá bồi thường trước khi có quyết định thu hồi đất và cũng không thành lập hội đồng bồi thường. rồi chỉ cần căn cứ vào bảng giá đó mà ra thông báo yêu cầu người dân nhận tiền, giao đất, không cần ban hành quyết định bồi thường cho từng hộ dân. Cứ thế, tỉnh đã thu hồi trên 3.500 ha đất trước khi Thủ tướng CP phê duyệt đề án.

(3) Giao đất cho nhà đầu tư trong khi chưa làm thủ tục thu hồi và bồi thường cho dân. Có những phần đất đến 2009 mới có quyết định bồi thường cho dân và cho tới nay, người dân vẫn khiều nại chưa nhận bồi thường nhưng tỉnh đã giao đất cho nhà đầu tư từ năm 2004.

(4) Giá đền bù được ban hành căn cứ vào nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ trong khi tại quyết định phê duyệt, Chính phủ chỉ đạo Tỉnh phải triển khai thực hiện đề án nầy theo nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 của Chính phủ về thi hành luật đất đai. Các quyết định bồi thường ban hành cuối năm 2008, đấu năm 2009, vẫn áp dụng nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 đã hết hiệu lực từ 2004. Giá bồi thường phổ biến là 30.000đ/mét vuông. Lấy đất rồi, chủ đầu tư bán lại vài chục triệu đồng một mét vuông.

(5)Thu hồi đất không đúng pháp luật, bồi thường sai quy định, không phát bảng cho dân tự kê khai mà Ban quản lý dự án tự kiểm kê nên nhiều diện tích đất và tài sản bị bỏ sót không được đền bù. Do đó người dân không chịu nhận tiền giao đất là do lỗi của chính quyền. Thanh tra chính phủ cũng đã kết luận một số sai phạm của tỉnh. Vậy mà chính quyền không chịu sửa sai, giải quyết khiếu nại cho dân mà lại tiếp tục ban hành quyết định và tổ chức cưỡng chế hàng trăm hộ dân để lấy đất.

(6) Cưỡng chế thu hồi đất rồi bỏ hoang năm nầy sang năm khác, chờ phân lô bán nền trong khi dân không có đất canh tác. Trong khu liên hợp, số đất còn bỏ hoang lên đến vài ngàn hecta.

2. Một trong hằng trăm đơn chúng tôi đã gởi trực tiếp cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong các năm qua.

Và đây là biên nhận thư chúng tôi đã gởi qua Bưu điện:
clip_image002

Trung Quốc ‘có âm mưu mới’ về biển Đông?

http://phunutoday.vn/dataimages/201307/original/images1232109_tau_san_bay_d.jpg

​​Một đội tàu chiến của Trung Quốc với sự dẫn đầu của tàu sân bay Liêu Ninh hôm nay đã khởi hành đến biển Đông để diễn tập tại đây. Trước đó, có tin Bắc Kinh cân nhắc khả năng thiết lập vùng phòng không trên vùng biển tranh chấp giữa nhiều quốc gia này. VOA Việt Ngữ đã hỏi chuyện chuyên gia nghiên cứu về quan hệ Việt – Trung, ông Dương Danh Dy, để tìm hiểu xem các động thái mới nhất của Trung Quốc có ý nghĩa như thế nào với Việt Nam.
VOA: Thưa ông, báo chí Trung Quốc mới đây trích lời ông Doãn Trác, một thiếu tướng hải quân của Trung Quốc, nói rằng Bắc Kinh có kế hoạch lập vùng phòng không trên biển Đông. Ông nghĩ sao về tuyên bố này?
Ông Dương Danh Dy: Trung Quốc gần đây có sự điều chỉnh sách lược về biển Đông. Chính sách của Trung Quốc như tôi đã nói nhiều lần là lúc đấm, lúc xoa, lúc tiến, lúc lùi. Khi mà gặp sự phản đối mạnh mẽ của các nước lớn trong khu vực thì họ lùi lại còn khi thấy thời cơ thì họ lại thò ra. Cho nên tôi thấy chuyện này nó cũng là một trong những bước đi tất nhiên, những thủ đoạn, những bước đi tất nhiên của Trung Quốc thôi, cũng giống như vùng biên giới trên không với Nhật Bản ở biển Hoa Đông. Cái chính là âm mưu bá chiếm biển Đông của Trung Quốc thì bất biến.
VOA: Hôm nay, Trung Quốc đã đưa hàng không mẫu hạm Liêu Ninh tới biển Đông để theo lời họ nói là để tiến hành nghiên cứu và diễn tập. Liệu hành động đó có phải là nằm trong chiến lược lâu dài của Trung Quốc ở biển Đông không?
Ông Dương Danh Dy: Nó vẫn nằm trong chiến lược lâu dài của Trung Quốc. Bây giờ theo tôi, sau một thời gian họ xoa rồi họ lùi thì giờ họ lại [thực hiện] một âm mưu mới ở biển Đông. Cái đó là cái tất nhiên. Nếu họ không làm thì mới là điều ngạc nhiên. Còn khi mà họ có các bước đi như vậy thì rõ ràng là Trung Quốc muốn dần dần thực hiện sự hiện diện của họ tại biển Đông một ngày một mạnh lên. Họ muốn chứng tỏ rằng họ muốn bá chiếm biển Đông, chiếm 80% vùng biển Đông của họ, và muốn biến điều đó thành hiện thực. Chắc chắn là những âm mưu rồi những hành động này, hành động kia của Trung Quốc là nhằm thể hiện chủ quyền của Trung Quốc. Làm ở Hoa Đông rồi thì phải làm ở biển Đông thôi.
VOA: Trước các diễn biến dồn dập như vậy tại biển Đông, ông nhận định ra sao về tình hình tại vùng biển này trong thời gian tới?
Ông Dương Danh Dy: Tôi nghĩ rằng là Trung Quốc họ làm thế thôi, còn giờ nếu xảy ra xung đột, theo tôi nghĩ, có lẽ chưa phải lúc. Các nước trong khu vực rất cảnh giác, chăm chú theo dõi mọi động thái của Trung Quốc và chuẩn bị cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Hiện nay chưa phải là lúc Trung Quốc dám gây ra những thay đổi lớn ở biển Đông. Nội bộ Trung Quốc nhiều chuyện lắm. Họ vừa họp Hội nghị Trung ương 3 xong nhưng mà qua hội nghị này ta cũng thấy là nhiều vấn đề lắm, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường rồi bất mãn của dân chúng rồi vụ nổ ở Quảng trường Thiên An Môn hay Tân Cương vân vân. Cho nên là, tôi nghĩ rằng họ làm gì thì làm nhưng trong lúc này họ chưa thể gây chuyện lớn được.
VOA: Ông đánh giá ra sao về phản ứng của Việt Nam thời gian qua và ông nghĩ sao về hành động của Việt Nam trong thời gian sắp tới?
Ông Dương Danh Dy: Tôi thấy rằng thái độ của Việt Nam hiện nay như thế là đúng mức. Một mặt thì không muốn to tiếng, không muốn gây chuyện với Trung Quốc về vấn đề này để làm cho vấn đề nó trở nên sâu sắc và nghiêm trọng hơn. Một mặt thì Việt Nam vẫn lặng lẽ chuẩn bị và cảnh giác trước mọi hành động có thể có của Trung Quốc. Nếu mà đòi hỏi Việt Nam lên tiếng mạnh mẽ như Nhật Bản và Philippines thì tôi nghĩ rằng là hơi khó. Nhật Bản và Philippines cách Trung Quốc vùng biển rất xa. Sau lưng Nhật Bản còn có Mỹ và sau lưng Philippines còn có Mỹ. Chứ còn Việt Nam có hơn một nghìn cây số trên đất liền với Trung Quốc. Tôi là người đã từng trải qua những cuộc đấu tranh với Trung Quốc trên biên giới trên bộ thì xin nói thật rằng làm láng giềng với anh láng giềng lớn này thì khó chịu và vất vả lắm.
Nguồn: VOA

Thực hư vụ điều tra Chu Vĩnh Khang

Truyền thông từ Trung Quốc cho thấy Đảng Cộng sản đang tăng cường điều tra tham nhũng đối với ông Chu Vĩnh Khang, 70 tuổi, cựu Ủy viên Văn phòng ủy ban trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và từng có chân trong Thường vụ Bộ Chính trị.

Chu Vĩnh Khang còn là trùm an ninh cho đến năm ngoái
Một loạt quan chức hàng đầu của PetroChina đã bị giam giữ điều tra kể từ tháng Tám. Ông Chu từng là tổng giám đốc của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC), công ty mẹ của PetroChina Co (niêm yết ở Hong Kong), trong giai đoạn 1996-98.
Động thái này có thể cho thấy quyết tâm của lãnh đạo mới trong nỗ lực giải quyết thực trạng tham nhũng tràn lan của đất nước, nhưng mục tiêu của các cuộc điều tra này nhắm tới ông Chu, người nhà và cả thành viên trong họ hàng của ông. Các nhà phân tích nói rằng đây là bước nhằm làm tê liệt mạng lưới hỗ trợ của ông Chu, người cho đến năm ngoái còn là chóp bu an ninh của Trung Quốc.
Vào ngày 22/11/2013, trang mạng Caixin tại Trung Quốc đưa tin rằng Mễ Hiểu Đông, một cựu quan chức cấp trung tại China National Offshore Oil Corp (CNOOC) bị nhà chức trách tới giải đi vào tháng Mười.
Caixin không đề cập trực tiếp đến tên của Chu Vĩnh Khang, nhưng nó chỉ ra mối quan hệ của ông Mễ với con trai của Chu Vĩnh Khang là Chu Tân. Hai nguồn độc lập ở Bắc Kinh cũng xác nhận mối quan hệ giữa Chu Vĩnh Khang và Chu Tân với BBC vào ngày 24.
Thỏa thuận với Iraq
Trong tin đưa, Caixin cho biết ông Mã, 43 tuổi, là người bạn thân của Chu Tân. Trong những năm qua, ông Mễ đã quản lý các doanh nghiệp dầu cho Chu Tân. Chu Tân là cựu Chủ tịch của Công ty dầu và khí tự nhiên Bắc Kinh Zhongxu Yangguang Technology Ltd. Cả hai người này bắt đầu thành lập công ty riêng của mình vào năm 2006, một năm sau khi ông Mã rời CNOOC .
Các nguồn tin nói với Caixin rằng Chu Tân bán các thiết bị sử dụng trong các giếng dầu và khí đốt của công ty dầu khí quốc doanh Missan Oil của Iraq vào năm 2010 và 2011. "Ông Mã đã tiến hành các giao dịch cho Chu Tân,” các nguồn tin cho biết .
Trong cùng năm đó, CNPC, công ty năng lượng lớn nhất của Trung Quốc một thời dưới quyền quản lý của cha ông Chu Tân là Chu Vĩnh Khang, đã mua một hợp đồng dịch vụ kỹ thuật của Halfaya, Iraq. Mỏ này thuộc sở hữu của Missan Oil. Cũng vào khoảng thời gian đó, CNOOC cũng đạt một thỏa thuận tương tự với Missan Oil ở đông nam Iraq.
Ông Chu từng dẫn dắt Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC)
Caixin cho biết hai người đàn ông này mua thiết bị từ nhiều nhà cung cấp khác nhau của Trung Quốc, và đã cố để tạo ra lợi nhuận bằng cách bán các thiết bị này cho Iraq. " Nhưng vì Iraq từ chối mua thiết bị giếng dầu từ Trung Quốc vì lý do chất lượng , ông Mã đã gửi một số thiết bị của họ sang Hoa Kỳ trước rồi mới đưa tới Iraq."
Các thiết bị, với giá mỗi thiết bị từ 20 ngàn đến 100 ngàn đôla, rốt cùng được các công ty Trung Quốc đóng tại Iraq mua, và kể từ đó vẫn chưa sử dụng. Các nguồn tin cho biết rằng cả ông Mễ và ông Chu "đã dùng quan hệ" để giúp bán các thiết bị tại Iraq.
Thành viên gia đình
Kể từ tháng Chín, các tổ chức truyền thông khác nhau của Trung Quốc đã đăng tải tin tức tiết lộ vụ bê bối tham nhũng trong lĩnh vực dầu khí của Trung Quốc. Trong tháng Tám, chính quyền Trung Quốc bắt giữ cựu Chủ tịch của PetroChina và bốn chuyên viên cấp cao của công ty, là công ty lớn thứ hai thế giới về vốn hóa thị trường.
Một số quan chức lãnh đạo các công ty dầu khí nhỏ hơn có mối liên hệ kinh doanh với PetroChina cũng đang bị điều tra .
Một phóng sự điều tra 21st Century Business Herald, báo đặt tại Thượng Hải phát hành vào ngày 09/09/2013 phát hiện ra một thỏa thuận chuyển giao tài sản năm 2007 được tiến hành bởi một công ty con của CNPC có tên là Tập đoàn Tứ Xuyên Hoa Du.
Phóng sự cho hay công ty con của CNPC đã bán quyền được khai thác mỏ nhiều lợi nhuận cho một công ty tại Bắc Kinh ít được biết đến là Công ty Đầu tư Hồng Phong Gia Phi, có 90% cổ phần thuộc sở hữu của một công ty tại Bắc Kinh có tên là gọi là Công ty Đầu tư Hồng Phong. Cổ đông lớn thứ hai của công ty là bà Chu Linh Anh, 62 tuổi.
Một cuộc điều tra riêng của Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng cho thấy bà Chu Linh Anh là em gái ông Chu Vĩnh Khang. Mối quan hệ được xác nhận bởi một luật sư tại Giang Tô là Tô Long Hi, nguời nói rằng ông có quan hệ làm ăn với Chu Linh Anh.
Chủ tịch Tập Cận Bình đang mở chiến dịch chống tham nhũng
Hai cuộc điều tra khác của Caixin được đưa ra tháng trước phát hiện được tên của vợ Chu Tân và bố mẹ vợ ông có dính líu vào làm ăn tại CNPC.
"Người nhà của các quan chức cao cấp Trung Quốc đại lục thường sử dụng bí danh, người trung gian và các công ty con để che giấu cổ phần hoặc danh tính của họ," Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng cho hay vào ngày 21/09.
'Đơn vị đặc biệt'
Theo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thiết lập một "đơn vị đặc biệt" để điều tra ông Chu Vĩnh Khang. "Cảnh sát trưởng Bắc Kinh Fu Zhenghua sẽ lãnh đạo đơn vị và báo cáo trực tiếp cho ông Tập." Báo này cho hay như vậy, trích dẫn các nguồn thạo tin chống tham nhũng của Trung Quốc nhưng muốn ẩn danh.
Cùng ngày, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) thông báo trên trên tài khoản Twitter của mình rằng ông Tập đã bắt đầu điều tra "những cáo buộc tham nhũng chống lại các nhà lãnh đạo đã nghỉ hưu Chu Vĩnh Khang." Tin nhắn này được gỡ bỏ ngay sau vừa đăng và CCTV sau đó đổ lỗi cho "tin tặc" đăng thông tin này.
Từng một thời là người đứng đầu ngành an ninh của Trung Quốc, ông Chu Vĩnh Khang đôi khi được mô tả như là Dick Cheney của Trung Quốc. Trong suốt sự nghiệp lâu năm của mình trong hệ thống chính trị mờ ám của Trung Quốc, sự nghiệp của ông Chu kéo dài từ ngành công nghiệp dầu khí với các dịch vụ quân sự và an ninh.
Nhiều người tin rằng việc ông Chu bị thất sủng là vì mối quan hệ của mình với ông Bạc Hy Lai, từng là Bí thư Trùng Khánh, người đã bị kết án tù chung thân hồi tháng trước. "Việc ông Chu bảo vệ đồng chí của ông (Bạc Hy Lai) đã góp phần vào sự sụp đổ chính trị của ông, Financial Times nhận định trong bài ngày 11/10/2013.
Liệu Đảng Cộng sản sẽ thông báo công khai cáo buộc tham nhũng của ông hay không vẫn còn là câu hỏi chưa có câu trả lời.
Nếu Đảng công bố thì vụ này nhiều khả năng sẽ nghiêm trọng hơn vụ bê bối của ông Bạc Hy Lai, bởi vì nó sẽ phơi bày sự chia rẽ giữa giới lãnh đạo đương nhiệm của Trung Quốc, những người cho đến nay chỉ miễn cưỡng thừa nhận về sự chia rẽ sâu sắc trong hệ thống cầm quyền của họ.
Vincent Ni
Theo BBC

Cô giáo và phụ huynh đánh lộn ngay trên bục giảng

Những ngày này, dư luận tại một xã ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) vẫn chưa hết xôn xao về sự việc đáng tiếc khi đang trong giờ dạy học, một phụ huynh đã đến xô xát, ẩu đã với cô giáo ngay trên bục giảng, trước sự chứng kiến của hàng chục em học sinh lớp 2.
Con trẻ khiếp sợ
Những ngày này đến xã T.K ở huyện Thạch Hà, từ đầu làng đến cuối xóm chủ đề bàn tán xôn xao, “làm quà” cho những người khách vãng lai vẫn là chuyện cô giáo N. dạy lớp 2A xô xát, đánh nhau với chị H. ngay trên bục giảng.
Cô N. và chị .H. vốn chẳng lạ gì nhau. Hai người là hàng xóm láng giềng sát nhà nhau. Chị H. có con theo học cùng trường cô N. dạy học.
Theo người dân nơi đây, sự việc xảy ra vào sáng ngày 14/11, khi chị H. tìm đến trường Tiểu học trong xã, lao vào lớp cô N. đang dạy. Trận ẩu đả khiến cả hai người đều thâm tím mặt mày, sau đó cô N. còn phải nhập viện để điều trị thương tích.
Cô giáo, phụ huynh, đánh lộn, bục giảng
Lớp học 2A, nơi cô N. đánh nhau với chị H. ngay trên bục giảng trong giờ dạy học.
Sau sự việc xảy ra, các cháu học sinh trong lớp học một phen khiếp sợ, về nhà con trẻ kể lại với cha, mẹ mình khiến các bậc phụ huynh không khỏi phiền lòng.

Chị Nguyễn Thị T. có con học lớp 2A tâm sự: "Cho dù có chuyện gì đi nữa thì chị H. và cô N. nên giải quyết bên ngoài, chứ không nên để xảy ra xô xát, ẩu đã ngay trên bục giảng, ngay trong giờ học của các cháu. Bởi vì như thế khiến các cháu khiếp sợ, để lại ấn tượng không tốt về người lớn."

Nhiều người thầm trách về hành vi tìm đến trường để rồi sinh ra xô xát của chị H. nhưng cũng không ít ý kiến cho rằng, lẽ ra trong lúc như thế cô N. phải đủ khôn khéo để xử sự, có thể nhẹ nhàng đi ra ngoài trao đổi, chứ không thể cùng lao vào xô xát với người ta như giữa đường, giữa chợ thế được.

Hiệu trưởng trường Tiểu học T. K cũng đã thừa nhận có sự việc xô xát ngay trong lớp học giữa cô giáo N. với chị H. vào sáng ngày 14/11/2013.

"Chúng tôi rất bức xúc khi một người dân tự ý vào trường học gây gổ, xô xát, đánh nhau với giáo viên đang giờ lên lớp. Rõ ràng môi trường học đường mà để xảy ra sự việc như thế là không thể chấp nhận được. Cần phải làm rõ để xử lý nghiêm túc", vị hiệu trưởng bức xúc.

Chỉ vì mâu thuẫn vặt

Thông tin từ Trưởng Công an xã T. K, sự việc là có thật, hiện công an xã đã lập biên bản, lấy tường trình của các bên liên quan.

Cô giáo, phụ huynh, đánh lộn, bục giảng
Chị H. bức xúc kể lại sự việc và nguyên nhân cũng chỉ vì việc xả thải mất vệ sinh chung của cô N.
Theo vị Trưởng Công an xã, nguyên nhân sâu xa là do chị H. và cô N. là hàng xóm của nhau nhưng từ lâu đã có mâu thuẫn về việc xả chất thải mất vệ sinh gây bất đồng.

Chiều ngày 13/11, hai bên tiếp tục có tranh cãi rồi xô xát nhau ngay trong xóm khiến chị H. rất bức xúc.

Cho đến sáng hôm sau, chị H. tìm đến nơi cô N. đang dạy và rồi đã xảy ra sự việc đáng tiếc.

Tiếp xúc với chúng tôi, chị H. cũng thành thật hối tiếc về việc mình mất kiềm chế khi mục đích ban đầu là đến trường để báo với BGH về việc cô N. xô xát với mình ở nhà nhưng khi đến trường nhìn thấy cô N. là chị lao vào chửi bới rồi tiếp tục xô xát thêm lần nữa.

Cũng theo chị H, cô N. là người đã lao vào đánh mình trước, khi cô giáo lớp bên cạnh biết sang can ngăn, cô N. còn cầm thước đánh mấy cái vào đầu.

Hiện Phòng GD huyện Thạch Hà cũng đã về tiếp xúc với nhà trường, với Công an xã để nắm thêm thông tin.

Trưởng thôn nơi chị H. và cô N. sinh sống cũng cho biết, mâu thuẫn giữa gia đình chị H. và cô N. đã diễn ra từ lâu và cũng xuất phát từ việc bức xúc về chuyện cô N. xả rác thải mất vệ sinh.

Nhiều lần thôn cũng đã nhắc nhở, yêu cầu giữ tình đoàn kết làng xóm, đảm bảo an ninh trật tự, nếp sống văn hóa dân cư nhưng rồi mâu thuẫn vẫn cứ kéo dài.

Một nữ cán bộ Phòng GD huyện Thạch Hà được giao trách nhiệm tiếp cận nắm thông tin về sự việc cũng đã bày quan ngại khi để xảy ra sự việc xô xát, ẩu đã ngay trong lớp học.

“Điều đó đã để lại ấn tượng xấu trong lòng con trẻ về người lớn, về các bậc cha mẹ, thầy cô...”, vị cán bộ cho biết.
Trần Văn
(VNN)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét