Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Ngày 27/11/2013 - Tòa nào xử chỉ đạo sai trái của cấp ủy? & MỘT BỘ TRƯỞNG VẪN Ở 'TRÊN MÂY

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

MỘT BỘ TRƯỞNG VẪN Ở 'TRÊN MÂY' !


 * BÙI VĂN BỒNG
            Khuôn mặt ngắn, trán thấp với nếp chân tóc lệch thấp phải, hai bên thái dương tóp, thể hiện một con người thiểu khả năng ‘nhập kho kiến thức’, kém thông minh, và nông cạn suy cảm; lông mày sát mắt và thưa, là tầm nhìn hạn hẹp, kém phát tiết anh minh, kém suy lý, thiếu chí quyết đoán; môi trên cong viền lên cái miệng hình thuyền, biểu lộ hóng hớt, thể hiện con người ít khi có tiếng nói trung thực; nhất là không có nhân trung – đó là phác hoạ thoáng qua nhân diện của ông Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình. 
Ông Nguyễn Thái Bình (sinh ngày 13-10 - 1954), quê ở xã Long Đức, thành phố Trà Vinh. Cái gọi là ‘đời chính khách’ của ông chỉ tóm gọn:, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trà Vinh, Thứ trưởng Bộ Nội Vụ kiêm Trưởng Tôn giáo Chính phủ, Từ năm 2011 là Bộ trưởng Bôj Nội vụ. Ông cũng là Phó Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Đảng khóa XI. Ông là Ủy viên BCHTW Đảng CS Việt Nam 3 khoá liền: IX, X, XI, Đại biểu Quốc hội khóa X, XI, XII, XIII (Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XII của tỉnh Trà Vinh).  Nay là Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
                                                  
            Như thế, ông phấn đấu trong sự nghiệp ‘làm chính trị’ khá bền và may mắn, chắc chắn phải rất rất khôn khéo, nhiều thủ đoạn khi có cơ hội. Dấu ấn của ông để lại chưa nhiều, chưa nói đến khi ở Tỉnh uỷ Trà Vinh ra đi để lại không ít chuyện mà dư luận cho là ‘lùm sùm’. Gần đây, câu đánh giá của ông tại thời điểm 20-9-2013 lại ‘đi vào lịch sử chính trị gia’ nước Việt. Ông dõng dạc nói: “Bộ đã đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh có báo cáo phân tích chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đến ngày 31/12/2012. Nhưng hiện báo cáo gửi lên chưa đầy đủ nên chưa có số liệu cụ thể, “Bộ đã đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh có báo cáo phân tích chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đến ngày 31/12/2012. Nhưng hiện báo cáo gửi lên chưa đầy đủ nên chưa có số liệu cụ thể, sơ bộ số công chức không hoàn thành nhiệm vụ chỉ chiếm khoảng 1%”.
            Xin hỏi ông Bình, trước đó đã có nhiều chính trị gia, chức sắc nói (gần thẳng thắn) là có tới tới trên 30% cán bộ làm việc kém hiệu quả, hoặc chỉ ngồi chơi xơi nước, ‘sáng cắp ô đi, tối cắp ô về’. Ai cũng biết, con số đó còn thấp hơn thực tế khá nhiều, có những cơ quan, cán bộ thực sự làm việc và làm được việc nếu soi cho kỹ thì cùng lắm chỉ trên 20%. Số cán bộ, viên chức ‘tiêu tốn lương’ có tơi sgần 80%. Có những cơ quan, đơn vị con số làm việc chỉ cần 50 người, nhưng biên chế đội lên có tới 120 người (cũng do chạy chọt mua việc làm, mua chức, càng nhiều khách hàng người bán càng lời to). Vậy mà ông tỉnh bơ nói giữa hội trường Quốc hội rằng “ … sơ bộ số công chức không hoàn thành nhiệm vụ chỉ chiếm khoảng 1%” (!?). Cán bộ nhà nước, dân nuôi, mà làm việc tốt như thế, tới 99% đầy trách nhiệm với công việc, hoàn thành nhiệm vụ, thế tại sao bộ máy hoạt động của cả hệ thóng chính trị cứ ì ra, ách tắc vậy? Nhiều vụ việc hệ trọng bị ‘ngâm giấm’ cả vài chục năm, nhiều vấn đề cần giải quyết bị bỏ qua, những đơn thư tồn đọng cả tấn, những cú pase đùn đẩy né tránh việc cứ liên tục xảy ra, gây nhiều phiền hà, tốn kém, lãng phí, khổ sở cho người dân? Cải cách hành chính thì hô hào tới tấp, báo cáo thành tích rất kêu, nhưng chất lượng, hiệu qua vẫn quá kém. Chế độ ‘một cửa’ tưởng suôn sẻ, nhưng sau cái “một cửa” ấy lại đẻ ra nhiều ngách, hẻm ngang dọc, vòng vo?...Rồi nữa: Tham nhũng tràn lan mà đành bất trị, 'bó tay chấm com', tốt-xấu 'hoà cả làng', lạm phát gia tăng, đồng tiền mất giá, tệ nạn xã hội phát sinh, sản xuất-kinh doanh đình trệ, đời sống nhân dan ngày càng khó khăn; án vụ lợi, án bao che, án kịch bản, án đối phó, án oan sai tính không xuể...- như thế là "hoàn thành nhiệm vụ" à?
            Kỳ họp Quốc hội trước, ông nói bẻ xiên ba xạo vậy, bị dư luận phê phán, nhiều phản đối, nhưng kỳ họp này ông tỉnh bơ như không có chuyện gì xảy ra, không hề nói lại cho rõ hoặc đính chính. Trong khi đó, ông đã hứa ngọt xớt: “Cam kết cuối tháng 9 sẽ họp báo công bố kết quả tổng hợp chính xác cuối cùng về đánh giá công chức cả nước”?
Phát biểu của ông với con số 1% tràn loe ấn tượng đã bị nhiều đại biểu đặt lại vấn đề, cả những phản ứng. Như:
- Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nhận định: Trung ương Đảng từ khóa IX đã chỉ ra “5 chạy” trong đó có chạy chức, chạy quyền, chạy việc…, nhưng qua giám sát chưa thấy rõ vấn đề này.
“Nhiều trường hợp mới được đề bạt, bổ nhiệm, phong cấp một năm đã nghỉ hưu, thế là thế nào? Có thể chưa phải là tham nhũng nhưng có sự bất nhất trong việc thực hiện quy định của pháp luật, có bao nhiêu trường hợp như vậy, xử lý ra sao?...Hay có hiện tượng địa phương cục bộ không, ông nào đứng đầu thì nhân viên nhận vào, thăng cấp, vượt chức đều là đồng hương, đồng khói không?”.
- Báo cáo giám sát cũng chỉ ra nhiều bất cập khiến UB Thường vụ QH thấy buồn. “Quản lý cán bộ theo hệ thống ngạch đã áp dụng từ năm 1993 đến nay chưa cải cách, nghĩa là giờ ta vẫn đang quản lý cán bộ theo kiểu của 20 năm trước, làm sao chất lượng đi lên được” (Nguyễn Sinh Hùng).
- Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng Đào Trọng Thi thì lo cho tình hình trải thảm đỏ thu hút nhân tài vào khu vực công. “Tuyển được họ về rồi nhưng không sử dụng, không tạo điều kiện, bỏ mặc họ điếu đóm trà nước, không giao việc tương xứng, họ chán, lại bỏ đi. Vì ngoài lương bổng chế độ chính sách, nhân tài còn cần môi trường để thi thố và cống hiến. Thế nên các cơ quan nhà nước nên có một chiến lược sử dụng nhân tài trước rồi hẵng nói chuyện trải thảm đỏ”, ông Thi nói.
         Tuy có những phá ngôn ‘lấy lòng’, đồng tình rằng đây là vấn đề nhức nhối, Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình cho biết Chính phủ đang xây dựng chỉ thị về phòng chống tiêu cực trong tổ chức cán bộ và thi đua khen thưởng, đang hoàn thiện và gửi lấy ý kiến các cơ quan chức năng, có thể ban hành trong quý IV năm nay.
Và rõ nhất là lần này, trả lời chất vấn ông lại rất chug chung, lối trả lời vô thưởng vô phạt ấy đã sáo mòn, cũ rích, lặp lại, nế trách nhiệm nhiều rồi. Chung chung thf ai mà “vặn” những câu chữ chung chung hiểu cách nào cũng được? Những tồn tại trầm kha nhiều năm qua về ‘dịch vụ hoá; thương mại hoá’ chức quyền, nạn chạy chức chạy quyền tràn lan, thẳng cánh không cần che giấu; rồi ông né tránh những thực trạng thất nghiệp nặng nề trong xã hội hiện nay; đào tạo sinh viên như 'nuôi ong thả ra rừng'; né tránh tệ ‘tuyển dụng, xếp ghế’ theo đồng tiền, dẫn tới đội ngũ cán bộ công chức yếu kém. Và, còn rất nhiều thực trạng yếu kém trong cái ‘nghề’ nội vụ của ông đáng diễn ra hàng ngày rối tinh rối beng ở khắp nơi.
            Không hiểu sao, xét cụ thể tinh thần trách nhiệm, trình độ như ông mà lại trúng nhiều khoá vào BCHTW, đại biểu quốc hội như thế? Trước đây, ít người biết về ông, nhưng từ khi ông làm chức danh “bự”, Bộ trưởng một bộ chủ quản rất quan trọng trực tiếp liên quan đến biên chế, tuyển dụng, sắp xếp, quản lý, đánh giá cán bộ viên chức cả nước thì người ta mới thấy quả nhiên ông như ở trên mây, chẳng nắm được gì đáng giá đúng tầm bộ trưởng, không giúp được gì làm chuyển biến tình hình theo hưởng đổi mới, cải cách, nâng cao chất lượng đội ngũ…Nhưng, biết đâu đấy, với đà này, độ tuổi còn đủ tiêu chuẩn, ông còn “tiến xa” hơn? Cái chữ ‘ngờ” trên đời này ít ai thấu hiểu được!
BVB

Tòa nào xử chỉ đạo sai trái của cấp ủy?

  Cầu Nhật Tân
Dự án hàng tỉ đô la vay của Nhật Bản nổi tiếng với nhiều sai phạm trắng trợn của các cấp chính quyền, đặc biệt trong quy hoạch để trục lợi cá nhân, làm thiệt hại cho công dân và cho nhà nước hàng chục nghìn tỉ đồng … Một công dân đang sống lương thiện, bỗng chốc bị ông chính quyền “nổi hứng” bỏ ngục hàng chục năm rất oan khiên. Đằng sau các vi phạm pháp luật tày trời là những chỉ đạo của ông lớn mang tên “cấp ủy” đứng ngoài và đứng trên mọi pháp luật. Dù dân có đội đơn đi kiện thì tòa nào dám xử ông này đây một khi tòa vẫn nằm dưới sự chỉ đạo của ông lớn kia.
Ngày 18/11/2013, các công dân đang sinh sống hợp pháp tại phường Phú Thượng bị chính quyền cướp đất đồng loạt đâm đơn ra Tòa án kiện chính quyền về hàng loạt sai phạm liên quan đến dự án cầu Nhật Tân. Dự án này (nằm trong quy hoạch do Thủ tướng ký) được Bộ GTVT phê duyệt từ năm 2006 nhưng sau đó không lâu, UBND TP Hà Nội bất ngờ ban hành công văn số 3453/UBND-XDĐT  (8/8/2006 – do Đỗ Hoàng Ân ký) đề nghị Bộ GTVT điều chỉnh phạm vi chiếm đất của nút giao Phú Thượng để không cắt vào các khu đất dự án biệt thự D1, D3 Vườn Đào và khu đất của Công ty xây dựng giao thông đô thị… Lưu ý rằng điều chỉnh này là trái với quy hoạch do Thủ tướng đã phê duyệt. Không hiểu sao sự bất nhất này sau đó lại được Bộ GTVT nhanh chóng chấp thuận điều chỉnh nút giao Phú Thượng bằng Quyết định 2147 ngày 12/7/2007.
Trước đó, UBND TP Hà Nội, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường vụ Thành ủy, đã “mớm” Tổng công ty Thiết kế TEDI (Bộ GTVT) làm văn bản “đề xuất” sự thay đổi trên để nghe cho có vẻ hợp lệ về thủ tục. Dân sở tại Phú Thượng ai cũng biết phu nhân (cựu sỹ quan công an Hà Nội) của tác giả những chỉ đạo ban đầu này, sau khi nhận “bồi dưỡng”, đã nhanh tay bán ngay suất quà này là một lô biệt thự Vườn Đào và bỏ túi hơn trăm tỉ. Còn cụ ông ngay sau đó thăng lên một chức khác cao hơn trên Trung ương và hàng ngày mang bộ mặt nghệt đi rao giảng đạo đức cho cả nước.
Chẳng nói tòa cấp thấp nhất như Tây Hồ, mà ngay cả tòa Thành phố và Tối cao của hai đồng chí Bình công an có cho vàng cũng không dám nhắc đến sự chỉ đạo kia (Đại tá Nguyễn Đức Bình, nguyên Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự CA Hà Nội, nay là Chánh án Tòa án Nhân dân TP Hà Nội; Thiếu tướng Trương Hòa Bình, nguyên Thứ trưởng Bộ CA, nay là Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao).
Được thể, chính quyền Tây Hồ và Hà Nội ngày đêm dốc sức đánh du kích, huy động công an cưỡng chế vài nhà mỗi đợt tại dự án cầu Nhật Tân nhằm xí xóa vi phạm. Bọn quan chức phụ trách GPMB thì tha hồ ăn bớt ăn xén của dân, tàn ác vô cùng. Điển hình như nhà chị Toàn, số nhà 26 ngõ 1 đường An Dương Vương, mất rất nhiều đất nhưng không chịu “chi” cho quan chức nên chỉ được 1 căn hộ cỏn con.
.
Sơn & Quang (quan chức Tây Hồ bên phải và bên trái TBT Nguyễn Phú Trọng), hai đối tượng hiện đang bị dân Cầu Nhật Tân kiện
.
Party leader continues voter-meeting round
.
Còn vụ ông Chấn án oan ở Bắc Giang, ai cũng biết nếu không có chỉ đạo đánh án quyết liệt theo hướng … oan sai mà ông Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Quốc Cường lúc đó đưa ra thì đâu đến nông nỗi như ngày nay. Thế mà ông lớn này vẫn tiến vòn vọt trên Trung ương, suốt ngày ôm vai bá cổ các ông lớn khác. Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án tỉnh Bắc Giang khi bị truy vụ bỏ tù oan ông Chấn thì đều nại ra rằng họ chỉ làm theo chỉ đạo của cấp ủy mà Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Quốc Cường chủ trì. Hiện ông Cường là Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội nông dân Việt Nam.
.
Nguyễn Quốc Cường, nguyên Bí thư tỉnh ủy Bắc Giang, người đã chỉ đạo đánh án quyết liệt theo hướng oan sai vụ ông Nguyễn Thanh Chấn bị tù chung thân
.
a12

Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tập trung quyền lực để lách sự lũng đoạn trong Trung ương?

Cầu Nhật Tân
Dường như đã rút ra bài học sâu sắc từ vụ lấy phiếu tín nhiệm xử lý lãnh đạo cấp cao tại Hội nghị toàn Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6 vừa qua, lần này, Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng được thiết kế rất tinh vi với mức độ tập quyền cao nhằm tránh sự lũng đoạn.
Về chức năng, quyền hạn: Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng được xây dựng để có thể hoạt động đầy đủ như một Ban Chấp hành Trung ương thu nhỏ. Nấc thang quyền lực được định rõ. Ngay cả Ban Cán sự Đảng của Chính phủ cũng là đối tượng chịu sự chỉ đạo. Khi có chuyện lớn, bây giờ ông Trọng không cần triệu tập toàn thể Ban Chấp hành như trước nữa mà Ban có toàn quyền chỉ đạo và ra quyết định một cách kịp thời, theo định hướng và ý đồ thống nhất. Ra quyết định hoặc chỉ đạo với danh nghĩa Trưởng Ban, ông Trọng cũng sẽ tránh được điều tiếng vốn rất dễ phát sinh nếu triệu tập họp Trung ương để giải quyết. Đó là chưa nói tới chuyện bày đặt ra họp hành ầm ĩ, có khi “chúng nó” lại mua đứt hết cán bộ như Hội nghị TW6 vừa rồi.
Về cơ cấu nhân sự: Ban có nhiều chức năng rất quan trọng nhưng cơ cấu thành viên lại vô cùng “gọn nhẹ” để Trưởng Ban và Phó Ban thường trực có thể dễ bề kiểm soát cũng như chỉ đạo thực hiện mệnh lệnh một cách trực tiếp. Sợi dây trách nhiệm bây giờ được xác định rất rõ hai đầu – bên chỉ đạo và bên chịu sự chỉ đạo, chịu trách nhiệm. Ngoài ra, cơ cấu nhân sự của Ban gồm nhiều cán bộ từ những thành phần mà “chúng nó” khó có thể lũng đoạn, hay nói nôm na là khó mua.
Tuy nhiên, quyền lực tập trung tại Ban Chỉ đạo chỉ thuần túy là quyền lực theo hệ thống Đảng (tức Đảng quyền). Ở những sự việc hoặc tình huống mà Đảng quyền có sự khác biệt với luật lệ, quy định pháp luật hiện hành thì rất dễ phát sinh xung đột. Đặc biệt, các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động hiện nay trong lĩnh vực phòng chống tham nhũng thì không quy định rõ vai trò các cấp ủy đảng. Như vậy, để cho “thuận tiện” và hiệu quả, trong chừng mực nào đó, các quy định pháp luật hiện thời phải nhường chỗ cho các văn bản chỉ đạo của Đảng (vốn không phải văn bản quy phạm pháp luật). Đây là chỗ rất phức tạp, rất dễ phát sinh tình trạng lạm quyền, trái pháp luật, đưa pháp luật vào tay cá nhân, hành xử tùy tiện, cảm tính.
5 chức năng quan trọng nhất của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng:
Chỉ đạo cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương thông qua hoạt động thuộc phạm vi trách nhiệm của mình làm rõ nguyên nhân, điều kiện phát sinh tham nhũng, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra tham nhũng; những sơ hở, bất hợp lý về cơ chế, chính sách, pháp luật để kiến nghị, yêu cầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền đưa ra biện pháp ngăn ngừa, khắc phục.
Chỉ đạo các cấp ủy và tổ chức đảng trực thuộc Trung ương phối hợp kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra trong phòng, chống tham nhũng; chỉ đạo đôn đốc điều tra, truy tố, xét xử đối với vụ, việc tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp hoặc dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương và cấp ủy viên, đảng viên có thẩm quyền trong xử lý khiếu nại, tố cáo về hành vi tham nhũng và xử lý các thông tin về vụ, việc tham nhũng do các cá nhân, tổ chức phát hiện, cung cấp.
Chỉ đạo định hướng thông tin tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng; chỉ đạo xử lý vi phạm quy định về quản lý, cung cấp thông tin và những hành vi lợi dụng việc tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng để vu khống, gây mất đoàn kết nội bộ.
Chỉ đạo Ban cán sự Đảng Chính phủ, Ban cán sự Đảng Tòa án nhân dân tối cao, Ban cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ban cán sự Đảng Thanh tra Chính phủ, Ban cán sự Đảng Kiểm toán Nhà nước, Đảng ủy Công an Trung ương, Quân ủy Trung ương và các cơ quan có liên quan báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng; việc xử lý những vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp hoặc dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
Thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng:
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban.
5 Phó Trưởng ban gồm:
Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư;
Ngô Văn Dụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương;
Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ;
Uông Chu Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội;
Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương (Phó thường trực, làm việc và báo cáo trự tiếp TBT)
Các ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng gồm:
- Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương;
- Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương;
- Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an;
- Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam;
- Trương Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
- Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Huỳnh Phong Tranh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ;
- Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước;
- Vũ Trọng Kim, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Nguyễn Văn Hiện, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.

Tù mù vốn điện (EVN CON NỢ LỚN NHẤT trong số các tập đoàn – tổng công ty nhà nước)

Với khoản nợ các ngân hàng tính đến cuối tháng 7.2013 lên tới gần 120.000 tỉ đồng, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) trở thành “con nợ” lớn nhất trong số các tập đoàn – tổng công ty nhà nước. Ấy vậy mà Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2012 đã được kiểm toán của EVN lại cho thấy, “con nợ” này vẫn có tiền mang đi cho vay rồi sau đó lại đi… vay lại chính “con nợ” của mình.
Để có thể hình dung, tạm phác thảo lại đường đi ra – đi vào dòng vốn của EVN từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán như sau: EVN vay vốn Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản, sau đó năm 2006, tập đoàn này “trích” 6.900 tỉ đồng cho Công ty CP Nhà máy nhiệt điện Phả Lại (PPC) vay. Lúc này, EVN đóng vai trò “chủ nợ” của PPC. Đến năm 2010, trong khi vẫn đang là”chủ nợ”, EVN lại quay sang vay của PPC 2.350 tỉ đồng và vừa là chủ nợ, vừa là con nợ…
Điều không rõ ràng là chỉ cách đây hơn 1 tháng, phản hồi trước kết luận của Thanh tra Chính phủ, EVN còn phân trần, do nhu cầu vốn đầu tư các công trình điện rất lớn, mỗi năm EVN đầu tư hơn 60.000 tỉ đồng. Riêng năm 2013 kế hoạch đầu tư của tập đoàn này cho các công trình điện là 106.600 tỉ đồng, trong khi đó khả năng thu xếp vốn không đáp ứng được nhu cầu đầu tư, nên lúc nào EVN cũng thiếu vốn đầu tư trầm trọng. Thiếu vốn trầm trọng là lý do ngành điện liên tục tăng giá nhằm đảm bảo đủ vốn đối ứng để có thể vay vốn đầu tư dự án. Vậy thì tại sao EVN lại phải “ngắt” gần 7.000 tỉ đồng từ vốn vay để cho PPC vay lại? Ngoài PPC, liệu EVN còn cho công ty nào khác vay nữa không?
EVN cho PPC vay vốn với lãi suất ưu đãi 2,42%/năm cộng với chi phí cho vay lại là 0,2%/năm. Vậy PPC cho EVN vay với lãi suất bao nhiêu? Nên nhớ năm 2010, năm “chủ nợ” EVN bỗng dưng chuyển sang vay tiền của PPC là năm diễn ra cuộc chạy đua lãi suất khốc liệt giữa các ngân hàng với lãi vay trên thị trường được đẩy lên 18 – 20%/năm. Khả năng EVN cho vay giá rẻ nhưng vay lại giá cao là rất lớn. Tất nhiên, chi phí này, người cuối cùng phải “gánh” vẫn là người tiêu dùng.
Năm có lãi vẫn không chịu giảm giá; năm lỗ lớn vẫn lương cao, thưởng lớn; hạch toán vào giá điện cả việc xây biệt thự, sân tennis, mua xe sang; chịu lỗ thay doanh nghiệp nước ngoài; đầu tư 42 dự án thì có tới 20 dự án chậm tiến độ gây thiếu điện và dẫn tới tăng chi phí đầu tư… và tới giờ là nhập nhằng vốn vay đi – vay lại với PPC. Với bảng “thành tích” này, rất khó hiểu khi EVN lại được trao quyền tự quyết tăng giá không quá 10% thay vì 5% như hiện nay. Và với khung giá bán lẻ điện bình quân mới ban hành, giá điện có thể sẽ tăng tới 22% vào năm 2014.
“Bộ Công thương có “làm ngơ” tiêu cực của EVN?” – là câu hỏi được Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng đặt ra với Bộ trưởng Bộ Công thương trong văn bản chất vấn. Còn với người dân, những người đã gánh 9 lần tăng giá trong 7 năm qua và sẽ phải chấp nhận việc điện tăng giá mạnh ngay khi những sai phạm, khuất tất chưa được làm rõ, câu hỏi lớn hơn là “điều gì khiến ngành điện trở nên bất khả xâm phạm như vậy?”.
THEO THANH NIÊN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét