Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Ngày 27/11/2013 - Nợ công và nợ xấu sẽ tiếp tục đè nặng lên những thế hệ tương lai của Việt Nam

  • Trung Quốc, những thành phố không tương lai (RFI) - Vào lúc Trung Quốc vẫn kiên trì đi theo hướng đô thị hóa nông thôn, nhiều người tỏ ra lo ngại là sự phát triển các chương trình định cư làm nảy sinh đồng thời cảnh khốn quẫn giống như các dự án mà các nước phương Tây đã trải nghiệm thời kỳ sau chiến tranh.
  • Lãnh tụ đối lập Ukraina tuyệt thực (VOA) - Lãnh tụ đối lập Ukraina Yulia Tymoshenko đã bắt đầu tuyệt thực vô thời hạn để buộc chính phủ Ukraina ký một thỏa thuận thương mại quan trọng với EU
  • Đền cổ tại nơi Đức Phật ra đời (BBC) - Các nhà khảo cổ phát hiện dấu vết một công trình gỗ che phủ một cái cây ở Lâm Tỳ Ni – được cho là bằng chứng đản sinh của Đức Phật.
  • Nổ lớn ở thủ đô của Syria (BBC) - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bày tỏ hy vọng về hội nghị hòa bình cho Syria sau khi có thông báo về thời gian hội nghị.
  • Nổ kho thuốc pháo ở Phú Thọ (BBC) - Công an Trung Quốc bắt giữ 9 người bị cho là liên quan đến vụ nổ ống dẫn dầu ở Thanh Đảo khiến 55 người thiệt mạng.
  • Đột phá sau cuộc họp ở Geneva (BBC) - Các nhà lãnh đạo Mỹ ca ngợi thỏa thuận mới đạt được về chương trình hạt nhân của Iran trong khi Israel chỉ trích.
  • Mỹ phản đối khai báo theo ADIZ của Trung Quốc (BaoMoi) - Hãng AFP ngày 26-11 đưa tin, Mỹ đã chỉ trích mạnh mẽ tuyên bố của Trung Quốc thiết lập Vùng xác định phòng không (ADIZ) ở phần lớn biển Hoa Đông, gồm cả quần đảo tranh chấp mà Nhật Bản gọi là Senkaku, còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
  • Quốc tế phản đối ADIZ của Trung Quốc (BaoMoi) - Chính phủ Nhật Bản chỉ đạo các công ty hàng không nước này không cần nộp kế hoạch bay và xin phép khi đi qua ADIZ trên biển Hoa Đông của Trung Quốc
  • Phản ứng về quyết định lập ADIZ của Trung Quốc (BaoMoi) - Theo Roi-tơ, ngày 25-11, Mỹ đã chỉ trích mạnh mẽ tuyên bố của Trung Quốc thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở phần lớn biển Hoa Đông, bao trùm cả quần đảo tranh chấp mà Nhật Bản gọi là Xên-ca-cư và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, coi đó là động thái gây căng thẳng không cần thiết với Tô-ki-ô.
  • Australia bực mình với vùng ADIZ ở Hoa Đông (BaoMoi) - Australia bực mình với vùng ADIZ ở Hoa Đông
    4 5 24
    Australia bực mình với vùng ADIZ ở Hoa Đông
    Chính phủ Australia hôm qua đã triệu tập đại sứ Trung Quốc để truyền đạt lo lắng và tìm kiếm lời giải thích về ý định của nước này.
    Úc đã triệu tập đại sứ Trung Quốc tới để thể hiện lo ngại của họ về vấn đề Hoa Đông. Việc Trung Quốc áp đặt Vùng Nhận dạng Phòng không ở vùng biển Hoa Đông là không có lợi cho khu vực đang căng thẳng, theo Ngoại trưởng Úc.
    “Thời điểm và cung cách của tuyên bố đó đã không có lợi khi xem xét tới căng thẳng hiện tại của khu vực, và sẽ không đóng góp vào ổn định của vùng,” theo thông cáo của bà Julie Bishop.
    “Bộ Ngoại giao và Thương mại hôm qua đã triệu tập đại sứ Trung Quốc để truyền đạt lo lắng của chính phủ Australia và tìm kiếm lời giải thích về ý định của Trung Quốc.”
    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương nói ngài đại sứ đã “cung cấp đầy đủ ý định và mục tiêu của Trung Quốc trong việc thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không Biển Đông Trung Hoa và thể hiện rõ quan điểm của nước ta.”
    “Tôi hy vọng Australia có thể hiểu chính xác động cơ của chúng tôi và hợp tác để bảo vệ an toàn bay trong vùng có liên quan. Chúng tôi cũng hy vọng Australia có thể chủ động hành động hướng tới an toàn và ổn định của khu vực,” theo Tần Cương trong buổi họp báo ở Bắc Kinh.
    Hôm thứ hai 25/11 các quan chức hàng không Trung Quốc nói các hãng hàng không châu Á sẽ phải thông báo cho Trung Quốc biết kế hoạch đường bay của họ trước khi tiến vào không phận này. Nó là bầu trời phía trên vùng biển vẫn đang tranh chấp với Nhật Bản, nên điều này đồng nghĩa với việc các hãng xác nhận chủ quyền của Bắc Kinh với vùng ADIZ.
    Trung Quốc đăng tọa độ khu vực ADIZ vào cuối tuần. Cả vùng bằng hai phần ba kích cỡ nước Anh, trải dài khắp phần lớn biển Hoa Đông và bầu trời của một nhóm quần đảo không người sống vốn đang là tâm điểm tranh chấp Trung Nhật.
    Bắc Kinh nói vùng này không ảnh hưởng gì tới hoạt động bình thường của các chuyến bay quốc tế. Họ bác bỏ các lờ
  • Trung Quốc đưa tàu sân bay xuống biển Đông (BaoMoi) - (TNO) Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, đã rời bến vào ngày 26.11 để tham gia một đợt tập huấn ở biển Đông, với sự hộ tống của các tàu chiến trang bị tên lửa và các tàu khu trục.
  • Các tỉnh miền Bắc trở rét từ chiều mai (BaoMoi) - Các tỉnh miền Bắc trở rét từ chiều mai
    4 5 24
    Các tỉnh miền Bắc trở rét từ chiều mai
    Sáng mai (27/11), một bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh vùng núi phía Bắc và khu Đông Bắc Bắc Bộ.
    Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn dự báo khoảng sáng mai (27/11), một bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh vùng núi phía Bắc và khu Đông Bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ.
    Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, ở phía Đông Bắc Bộ có mưa và mưa nhỏ rải rác; các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ từ tối mai có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và dông. Gió đông bắc trong đất liền lại mạnh lên cấp 3, vùng ven biển cấp 4 – 5; Ở vịnh Bắc Bộ và khu vực phía Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) từ chiều mai (27/11), gió đông bắc lại mạnh lên cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9. Biển động mạnh. Từ chiều ngày 28/11, vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Trị đến Ninh Thuận; khu vực giữa Biển Đông có gió mạnh dần lên cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8. Biển động.
    Nguồn Diễn Đàn Doanh Nghiệp
    Sáng mai (27/11), một bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh vùng núi phía Bắc và khu Đông Bắc Bắc Bộ.
    Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn dự báo khoảng sáng mai (27/11), một bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh vùng núi phía Bắc và khu Đông Bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ.
    Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, ở phía Đông Bắc Bộ có mưa và mưa nhỏ rải rác; các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ từ tối mai có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và dông. Gió đông bắc trong đất liền lại mạnh lên cấp 3, vùng ven biển cấp 4 – 5; Ở vịnh Bắc Bộ và khu vực phía Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) từ chiều mai (27/11), gió đông bắc lại mạnh lên cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9. Biển động mạnh. Từ chiều ngày 28/11, vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Trị đến Ninh Thuận; khu vực giữa Biển Đông có gió mạnh dần lên cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8. B
  • Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc tham gia tập trận ở biển Đông (BaoMoi) - PNO – Đài Tiếng nói nước Nga cho biết, ngày 26/11, tàu sân bay Liêu Ninh – tàu sân bay đầu tiên của hải quân Trung Quốc - đã rời cảng Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, để di chuyển xuống phía Nam đến biển Đông tham gia "cuộc diễn tập dài hạn và các thử nghiệm của hải quân Trung Quốc”.
  • Trung Quốc “dương đông kích tây“ (BaoMoi) - Trong khi khu vực đang nóng lên vì Trung Quốc tự ý lập vùng phòng không, tàu sân bay duy nhất của nước này - tàu Liêu Ninh - đã xuất phát ra biển Đông sáng ngày 26.11 để thực hiện sứ mệnh tập huấn, đi cùng là đội tàu chiến hộ tống hùng hậu.
  • Trung Quốc dọa lập ADIZ ở biển Đông (BaoMoi) - (NLĐO) - Thiếu tướng Doãn Trác, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban cố vấn của Hải quân Trung Quốc, vừa phát biểu chính phủ nước này “từ nay có thể tiến tới thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Hoàng Hải và Biển Đông”.
  • Vì sao Trung Quốc lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông? (BaoMoi) - (TNO) Trung Quốc công bố thành lập vùng nhận dạng phòng không mới tại biển Hoa Đông chủ yếu là nhằm khẳng định chủ quyền của mình với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và muốn Nhật phải thừa nhận đang có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh, trang tin uy tín của Mỹ The Christian Science Monitor (CSM) cho biết hôm 25.11.
  • Trung Quốc đưa tàu sân bay ra biển Đông (BaoMoi) - Ngày 25.11, Trung Quốc phái tàu sân bay duy nhất của mình thực hiện nhiệm vụ huấn luyện trên biển Đông, trong bối cảnh nước này đang gây căng thẳng sau khi thiết lập vùng nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông.
  • "Ấn Độ cho Việt Nam vay 100 triệu USD mua vũ khí" (BaoMoi) - Thông tin trên được Tạp chí quốc phòng Anh Jane’s Defence Weekly cho biết. Theo đó, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh công bố, khoản vay này khẳng định mối quan hệ hợp tác chiến lược và tăng cường lợi ích giữa hai nước Việt Nam và Ấn Độ đang ngày càng bền chặt.
  • Úc không ngại lợi ích kinh tế vẫn chỉ trích Trung Quốc (BaoMoi) - Dù Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Úc nhưng nước này không ngần ngại triệu tập đại sứ Trung Quốc để phản đối hành động đơn phương thiết lập vùng nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông (ECSADIZ).
  • Vùng phòng không Trung Quốc: Hậu quả sẽ khôn lường? (BaoMoi) - Dù việc thiết lập vùng xác định phòng không (ADIZ) có thể châm ngòi căng thẳng nhưng Trung Quốc sẽ không tự đẩy họ vào vòng xoáy bạo lực mà biến ADIZ thành bàn đạp để hiện thực hóa tham vọng chủ quyền trên Biển Đông và Hoa Đông.
  • Tàu Liêu Ninh "lượn lờ" ở Biển Đông (BaoMoi) - Trung Quốc hôm nay (26/11) đã phái tàu sân bay duy nhất của nước này ra Biển Đông để tiến hành các hoạt động tập trận, huấn luyện quân sự. Hoạt động “dương oai diễu võ” của tàu Liêu Ninh diễn ra trong bối cảnh tranh chấp hàng hải giữa Trung Quốc và các nước láng giềng đang leo thang vì kế hoạch thành lập một vùng phòng không của Trung Quốc ở không phận trên quần đảo tranh chấp với Nhật Bản.
  • Tàu sân bay Trung Quốc sẽ đến Biển Đông (BaoMoi) - Sáng 26/11, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đã rời quân cảng ở Thanh Đảo thuộc tỉnh Sơn Đông để tiến xuống phía Nam, để tiến hành thí nghiệm nghiên cứu khoa học và huấn luyện quân sự ở khu vực biển gần Biển Đông.

Nợ công và nợ xấu sẽ tiếp tục đè nặng lên những thế hệ tương lai của Việt Nam ?

Đếm tiền tại một ngân hàng ở Hà Nội.
Đếm tiền tại một ngân hàng ở Hà Nội. (Reuters)

Thụy My (RFI)

Theo các con số chính thức, nợ công của Việt Nam hiện nay chiếm khoảng 55,4% tổng sản phẩm nội địa (GDP) nghĩa là còn trong ngưỡng an toàn. Tuy nhiên hiện nay ngay báo chí nhà nước cũng đã đặt dấu hỏi về con số này, và đưa ra tỉ lệ nợ công lên đến 95% GDP. Trong khi đó, vừa rồi Chính phủ đã đề nghị Quốc hội cho nâng trần bội chi ngân sách lên 5,3% và phát hành thêm 170.000 tỉ đồng trái phiếu. Theo tính toán của một tờ báo trong nước, cứ mỗi ba tháng Việt Nam phải trả nợ một tỉ đô la.

Phải chăng ngân sách Việt Nam đang cạn kiệt, và hậu quả sẽ như thế nào khi nợ nần tứ phía, tham nhũng lan tràn ? Trong tạp chí kinh tế hôm nay, RFI Việt ngữ đã trao đổi về vấn đề này với tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng ở Việt Nam.

RFI : Như anh đã biết, nợ của Việt Nam nếu tính cả những doanh nghiệp mà chủ yếu là của nhà nước thì lên tới 95% GDP, có nghĩa là vượt ngưỡng an toàn mà ngưỡng này được xem là 60%. Anh nhận xét tình hình này như thế nào ?

TS Phạm Chí Dũng : Tôi xin nói trước về vấn đề ngưỡng an toàn so với GDP của Việt Nam. Hiện nay theo một số quan chức Việt Nam thì ngưỡng an toàn nằm ở mức 70% chứ không phải 60%. Trong khi đó theo ngưỡng an toàn tiêu chuẩn quốc tế về nợ công trên GDP, thì nợ công là 65%. Nhưng thật ra hiện nay đang có mâu thuẫn rất lớn về đánh giá giữa hai luồng quan điểm, khác nhau hoàn toàn về vấn đề nợ công trên GDP.

Luồng quan điểm thứ nhất thuộc về chính phủ Việt Nam với màu sắc luôn luôn tô hồng, theo như các báo cáo của chính phủ. Đó là tỉ lệ nợ công trên GDP hiện nay chỉ chiếm 55,4%, mà nếu vay nợ thêm thì tỉ lệ nợ công trên GDP cũng chỉ khoảng 60% tức là vẫn còn an toàn, dưới mức 70% cho phép.

Trong khi đó theo một quan điểm độc lập khác thì tỉ lệ nợ công quốc gia trên GDP Việt Nam hiện nay tới 95%. Đánh giá này được nêu ra tại Diễn đàn kinh tế mùa xuân tại Nha Trang vào tháng 4/2013. Một số chuyên gia phản biện độc lập - tôi nhớ là ở Ba Lan, và kể cả ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đã rất bức bối, và lần đầu tiên nêu ra tỉ lệ nợ công hiện nay lên tới 95% GDP. Với điều kiện tính luôn cả nợ và nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước – hiện nay lên tới 1,3 triệu tỉ đồng Việt Nam, tức là khoảng 65 tỉ đô la - lại không được tính vào nợ công quốc gia của Việt Nam.

Nghịch lý là như vậy. Mà khi không tính vào thì tất nhiên tỉ lệ nợ công/GDP của Việt Nam chỉ có 55,4% thôi. Nhưng nếu tính tất cả nợ công của kinh tế nhà nước thì tỉ lệ đó phải lên tới ít nhất 95% GDP.

Còn theo đánh giá của một chuyên gia quốc tế nữa thì tỉ lệ nợ công/GDP không phải là 95% nữa mà là 106%. Đó là một con số khủng khiếp, và điều đó nhắc chúng ta nhớ lại tỉ lệ nợ công/GDP của Philippines trước đây. Nợ công của Philippines vào thời Tổng thống Marcos – được coi là một trong những đời tổng thống tham nhũng nhất của Philippines – lúc đó là 120%, tương đương 120 tỉ đô la, và toàn bộ GDP hàng năm của Việt Nam hiện nay.

Và nếu như mâu thuẫn ở Việt Nam không thể giải quyết được thì người ta đành phải chấp nhận là có một sự chênh biệt tới 50%, giữa báo cáo chính phủ với những đánh giá phản biện về thực tế, hiện tồn ở Việt Nam hiện nay. Do đó cần phải xem lại rất kỹ, rất sâu về nguyên nhân gây ra ung họa ở đâu. Chính là do các tập đoàn nhà nước, chẳng hạn như Vinashin, Vinalines…Mà bản thân những tập đoàn như Vinashin thì chúng ta đã biết họ nợ ít nhất là 84.000 tỉ đồng Việt Nam, tương đương 4 đến 5 tỉ đô la, tức khoảng 6% GDP của Việt Nam.

Đó chỉ mới là một tập đoàn. Còn nhiều tập đoàn khác - chẳng hạn đã xuất hiện những cái tên như Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, kể cả Tập đoàn Điện lực Việt Nam nữa. Tập đoàn này cho tới nay trở thành quán quân về nợ ngân hàng, với tổng số 118.000 tỉ đồng, là tập đoàn nhà nước được các ngân hàng ưu ái vô cùng, thuộc loại được ưu ái nhất Việt Nam.

RFI : Thưa anh, trong tình hình nợ công đã cao như vậy mà còn phải gánh thêm những món nợ - dù Nhà nước không bảo lãnh. Theo luật quản lý nợ công thì những khoản nợ này không được tính vào nợ công quốc gia, nhưng nếu chính phủ phát hành trái phiếu thì cũng là một cách làm tăng nợ lên ?

Thực chất việc phát hành trái phiếu chỉ là dùng giấy để mua nợ chứ không phải là dùng tiền thật mua nợ. Cho nên đó là một thủ pháp mà tục ngữ Việt Nam gọi là « đánh bùn sang ao », mà thực tế không giải quyết bất kỳ vấn đề nào, một nội dung nào về vấn đề nợ xấu. Có nghĩa là nợ xấu vẫn y nguyên ! Vậy thì phát hành trái phiếu là cho ai ?

Có hai kênh để phát hành trái phiếu. Một là kênh phát hành nội địa cho dân chúng, cho các doanh nghiệp, ngân hàng. Thứ hai là kênh phát hành quốc tế. Chẳng hạn trường hợp tập đoàn tàu thủy Việt Nam Vinashin, chính phủ đã có quyết định cho tập đoàn này phát hành 600 triệu đô la trái phiếu quốc tế.

Như vậy là cũng dùng giấy để giải quyết nợ. Nhưng vấn đề còn lại là có bán được trái phiếu hay không. Tôi không cho là có nhiều hy vọng lắm về việc doanh nghiệp và các tập đoàn nước ngoài kỳ vọng vào việc Vinashin có thể phục hồi một cách vững chắc, để họ có thể mua trái phiếu quốc tế của Vinashin.

Điều đó cho thấy kênh phát hành trong nước hiện nay cũng đang bế tắc, vì gần như tiền không vào lưu thông và tình trạng găm giữ tiền trong dân chúng rất phổ biến, thị trường bất động sản đóng băng. Đó là một minh chứng cực kỳ điển hình. Cho nên việc phát hành trái phiếu nội địa có nhiều khả năng không thành công, các ngân hàng cũng như vậy.

Vấn đề còn lại là nếu tính đúng tính đủ theo năm tiêu chí của Liên Hiệp Quốc về nợ công thì phải cộng luôn cả nợ của các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước không xử lý được vào nợ công. Lúc đó tỉ lệ nợ công sẽ không phải là 55% nữa mà sẽ lên ít nhất là 95% GDP.

Nếu như Nhà nước Việt Nam với chính sách hiện nay cứ tiếp tục vay những nguồn vốn được coi là tài trợ quốc tế, chẳng hạn như ODA từ Nhật Bản v.v…dù với lãi suất ưu đãi, vẫn là một gánh nặng đổ lên đầu con cháu. Đời con, đời cháu sẽ tiếp tục phải trả, chứ không phải là thế hệ lãnh đạo hiện nay.

RFI : Ngay cả trong trường hợp trái phiếu phát hành để hỗ trợ cho những tập đoàn quốc doanh lỗ lã có bán chạy đi nữa, nhưng đây không phải là dòng vốn rót vào sản xuất – doanh nghiệp tư nhân không vay được – thì đây có phải là hiện tượng lành mạnh không ?

Đó không phải là một hiện tượng lành mạnh đối với khu vực sản xuất, và đối với thực lực của nền kinh tế Việt Nam. Vì đó chẳng qua, tôi nhắc lại, là một thủ pháp để chuyển nợ thành một tờ giấy nào đó mà thôi. Và giấy xét cho cùng cũng chỉ là giấy, vì trái phiếu không có ý nghĩa gì ; trong trường hợp phát hành quá nhiều trái phiếu thì vô hình chung lại đẩy mạnh lạm phát. Và nếu không phát hành trái phiếu mà in thêm tiền cũng là lạm phát.

Cho nên ở đây chính phủ buộc phải chọn một phương cách tạm gọi là tương đối an toàn là phát hành trái phiếu. Nhưng tôi muốn nói thêm một khía cạnh thế này : việc phát hành trái phiếu mà không phải dùng tiền mặt để mua nợ xấu cho thấy ngân quỹ Việt Nam đã eo hẹp, và có nhiều dấu hiệu cạn kiệt đến mức như thế nào !

Trong cuộc suy thoái từ năm 2008 đến đầu 2009, tháng 3/2009 chính phủ Việt Nam đã tung ra một gói kích cầu khoảng 143.000 tỉ đồng, tương đương 8 tỉ rưỡi đô la theo tỉ giá hối đoái vào thời điểm đó. Đây là một con số khổng lồ và đã vực dậy nền kinh tế, nhưng đặc biệt vực dậy các thị trường đầu cơ như chứng khoán và bất động sản, còn nền kinh tế chỉ ăn theo những thị trường này mà thôi.

Tuy nhiên trong suốt ba năm suy thoái vừa qua, điều đáng ngạc nhiên là tiền đi đâu ? Cuối cùng thì các doanh nghiệp đã không thể kỳ vọng là Nhà nước có thêm một gói kích cầu nào nữa. Gói kích cầu đó đã được hy vọng vào năm 2012, khi nền kinh tế quá khó khăn. Nhưng đến năm nay thì gần như đã chấm dứt hy vọng, vì không có bất kỳ một tín hiệu nào về việc chính phủ có thể tung ra một gói kích cầu. Từ đó người ta mới đánh giá thế này : Chính phủ hết tiền rồi !

Các doanh nghiệp nói như vậy, và thực chất là nguồn tiền quá eo hẹp. Huy động mãi mới chỉ được gói kích thích 30.000 tỉ đồng để hỗ trợ cho thị trường bất động sản mà thôi.

Điều đó cho thấy việc tung ra trái phiếu là một kênh chẳng đặng đừng. Một kênh bất đắc dĩ mà chính phủ phải thực hiện, và cuối cùng cũng chỉ là một việc gần như vô nghĩa, tức là không giải quyết thực chất vấn đề nợ xấu.

Liên quan đến việc này, tôi cũng muốn nói thêm là công ty Quản lý Tài sản Quốc gia, viết tắt là VAMC được thành lập vào đầu năm 2013, có nhiệm vụ cực kỳ quan trọng là xử lý nợ xấu đang tồn đọng tại các doanh nghiệp và ngân hàng. Nhưng sau một hồi bàn thảo rất gay cấn, cuối cùng vốn điều lệ của VAMC chỉ có 500 tỉ mà thôi. Trong khi nhiệm vụ của VAMC là phải giải quyết ít nhất 100.000 tỉ đồng nợ xấu, theo con số báo cáo !

Với vốn điều lệ chỉ có 500 tỉ mà phải giải quyết gấp hai chục lần số nợ xấu thì làm sao có thể được ? Thế là cuối cùng người ta cũng đành ngã sang một phương án như chính phủ đang thực hiện hiện nay. Có nghĩa lại tiếp tục phát hành trái phiếu. VAMC sẽ có một loại trái phiếu đặc biệt, và dùng loại trái phiếu đó để trả lại cho các ngân hàng – những ngân hàng đang ôm nợ xấu. Và các ngân hàng đó phải chuyển lại một số tài sản thế chấp và nợ xấu cho VAMC.

Cho nên trong mấy tháng vừa rồi, có những báo cáo đánh giá là tổ chức này (VAMC) đã mua được 30 đến 35.000 tỉ đồng nợ xấu. Nhưng điều đó có ý nghĩa như thế nào ? Hay chỉ thuần túy là một việc diễn ra trên giấy và chuyển từ tài khoản này sang tài khoản kia. Còn thực chất nợ xấu vẫn là một hằng số, nếu không muốn nói là tăng lên theo thời gian và không hề thay đổi.

Thậm chí theo một báo cáo mới nhất của Ngân hàng Nhà nước – buộc phải báo cáo trước Quốc hội kỳ họp thứ 6 khóa 13, thì Ngân hàng Nhà nước đã phải làm một động tác, một văn bản được coi là « đảo nợ » và chuyển 300.000 tỉ đồng từ nợ xấu lên nhóm nợ đỡ xấu hơn. Như vậy trái phiếu không giải quyết được gì cả.

RFI : Mới đây ông Trương Văn Phước, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia đã đánh giá chuyện anh vừa nói là xử lý nợ xấu bằng cách « ngậm sâm ». Tức là tổ chức VAMC chỉ « cấp cứu » thôi, chứ không phải là xử lý nợ xấu triệt để. Muốn triệt để phải chờ sự phục hồi của nền kinh tế, mà theo ông là khoảng hai, ba năm tới. Theo anh vấn đề này có thể giải quyết thế nào ?

À, đây là một ẩn số cực kỳ lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Nợ xấu hiện nay đang là vấn đề cốt tử để quyết định vận mệnh của nền kinh tế Việt Nam, và có thể cả vận mệnh của nền chính trị Việt Nam trong tương lai không quá xa !

Ông Trương Văn Phước trước đây từng là Tổng giám đốc Eximbank. Nhận định của ông theo tôi độ khách quan chỉ khoảng một nửa thôi ,vì ông vẫn là một quan chức.

Muốn đánh giá một cách thực chất vấn đề nợ xấu của Việt Nam và thời gian để giải quyết nợ xấu, có lẽ phải dựa vào những ý kiến độc lập hơn nhiều. Nhưng dù sao tôi cho là ý kiến của ông Trương Văn Phước từ trước tới nay vẫn là một trong những ý kiến tương đối sâu sắc và có thể tham khảo được.

Vấn đề ông đưa ra là từ hai tới ba năm có thể giải quyết được nợ xấu, theo tôi là quá lạc quan. Đó là theo lộ trình của Nhà nước và những điều mà Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã tuyên bố trước Quốc hội, đến khoảng năm 2014-2015 có thể giải quyết được nợ xấu.

Nhưng theo một chuyên gia khác là ông Bùi Kiến Thành, một chuyên gia Việt kiều và có thể nói là một người khách quan nhất trong lãnh vực tài chánh ngân hàng, thì thời gian để giải quyết nợ xấu phải mất ít nhất 5 năm, tính từ năm 2012. Đánh giá của ông Bùi Kiến Thành được đưa ra vào năm 2012. Có nghĩa là sớm nhất phải đến 2017 mới có thể giải quyết được.

Như vậy đã có một sự chênh biệt khá đáng kể, ít nhất hai, ba năm giữa đánh giá của một chuyên gia phản biện độc lập với khối ngân hàng nhà nước về thời gian giải quyết nợ xấu. Còn giải quyết như thế nào, thực chất hiện nay VAMC không thể gọi là một phép mầu, một cây đũa thần.

Và đúng là như ông Trương Văn Phước đã dùng từ bóng bẩy nhưng ý nhị, là chỉ cho ngậm sâm. Đối với những cơ thể đã ốm o, dặt dẹo và thường là mang trọng bệnh thì mới cho ngậm sâm. Nhưng ngậm sâm chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn, sau đó nếu không giải quyết được gì nữa, lúc đó cơ thể sẽ lờn thuốc. Sẽ không có bất kỳ một loại sâm, một loại thuốc quý nào có thể làm cơ thể hồi phục. Lúc đó sẽ lụn bại, sụp xuống rất nhanh.

RFI : Thưa anh, báo cáo kinh tế vĩ mô 2013 mang tiêu đề « Thách thức còn ở phía trước » kêu gọi cổ phần hóa triệt để doanh nghiệp nhà nước, mở rộng tham gia của tư nhân, đưa ra lộ trình doanh nghiệp nhà nước hiện giờ 25-27% GDP xuống dưới 10% vào năm 2020. Anh thấy việc này có khả thi không ?

Thực ra tôi không quan tâm lắm tới chính sách cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước cho tới thời điểm này. Vì việc đó đã làm từ lâu và không có kết quả, chỉ theo tính chất phong trào mà thôi, và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước không mấy quan trọng. Còn những doanh nghiệp quan trọng thì Nhà nước vẫn nắm. Cho nên điều đó không tạo ra ý nghĩa nhiều lắm trong chiến dịch cổ phần hóa suốt mười mấy năm vừa rồi.

Chẳng hạn những lãnh vực như xăng dầu, điện lực độc quyền đến như thế nhưng Nhà nước vẫn không cổ phần hóa. Mà không cổ phần hóa thì giá chỉ có tăng mà không có giảm. Còn những lãnh vực cổ phần hóa như bưu chính thì như chúng ta đã thấy, trong thời gian khá dài giá đã giảm đáng kể, chẳng hạn giá cước sử dụng internet.

Nếu không bỏ độc quyền thì việc cổ phần hóa sẽ không có ý nghĩa lắm. Thành thử việc cổ phần hóa sẽ diễn ra như thế nào trong thời gian sắp tới, theo tôi không quan trọng bằng việc phải cải cách doanh nghiệp nhà nước một cách thực chất bằng việc xóa bỏ, hoặc ít nhất là cũng xóa dần thế độc quyền của một số doanh nghiệp, chẳng hạn như những doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, điện, nước thì mới có ý nghĩa. Chứ còn vẫn mãi độc quyền, không có một cải cách nào cả, thì sẽ khó thể tham gia vào những định chế đa phương thương mại quốc tế, và cũng không phát huy được nội lực của khối doanh nghiệp tư nhân trong nước.

RFI : Thưa anh, vừa rồi một nhà kinh tế kiêm blogger là Alan Phan cho biết ông không tin vào một chính sách nào của Nhà nước nữa, vì thật ra các tập đoàn lợi ích đã lũng đoạn rồi. Ông cho rằng với những gánh nặng doanh nghiệp nhà nước, nợ xấu ngân hàng, ngân sách, thì Việt Nam dù có tham gia TPP đi nữa thì cũng không thể trở thành một con rồng trong thời gian tới…

Có hai vấn đề. Một là lòng tin, và hai là hiệu quả TPP.

Thứ nhất là lòng tin, thì đánh giá của ông Alan Phan theo tôi cơ bản là đúng. Tại vì hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đã than thở về chuyện mất lòng tin hoàn toàn vào thị trường, và chẳng còn mấy lòng tin vào Nhà nước. Theo thăm dò chính thức, có ít nhất 50-60% doanh nghiệp đã không còn lòng tin vào những chính sách của Nhà nước nữa rồi.

Nhưng theo tôi thì tỉ lệ này vẫn còn rất khiêm tốn. Vì khi nói chuyện với một số doanh nghiệp thì tôi nhận ra rằng nếu đưa ra những tiêu chí rõ ràng để khảo sát tâm lý, thăm dò ý kiến của họ và phân tích cho rõ ràng, thì có thể nói họ hầu như không có niềm tin. Tôi cho rằng ít nhất 80-85% doanh nghiệp và người dân không còn tin vào những chính sách kinh tế của Nhà nước nữa.

Nhất là sau ba năm suy thoái và để cho các nhóm lợi ích, đặc biệt là nhóm lợi ích ngân hàng, bất động sản, chứng khoán và vàng bạc lũng đoạn hoàn toàn thị trường. Cho nên bây giờ mới để xảy ra một trận lũ, hậu quả, dư chấn của một cuộc khủng hoảng gần như là ngổn ngang, phơi bày tất cả những gì trần trụi ra và đang phải giải quyết mà chúng ta vừa đề cập tới. Hậu quả lớn nhất của nó là vấn đề nợ xấu.

Vấn đề thứ hai là TPP. Tôi còn nhớ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có đề cập về lòng tin chiến lược. Lòng tin chiến lược là gì ? Điều đó đã được sách vở nói đến, kể cả một cuốn sách mô tả về hội nghị Shangri-la và những lời phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rất là chi tiết. Nhưng ở đây lại liên quan đến lòng tin đối với Chính phủ, với chính sách của Nhà nước.

Khi mà lòng tin của các doanh nghiệp và người dân không còn bao nhiêu, thì liệu có nổi một lòng tin chiến lược bền vững hay không ? Hay đó chỉ là một câu sáo rỗng và rất xa vời ? Nói chung là một ảo ảnh hoàn toàn không thể hiện thực hóa.

Mà không hiện thực hóa thì chúng ta cần phải nhìn lại điều đang muốn nhấn sâu vào : TPP. Việt Nam tham gia vào TPP để làm gì ? Để có thể đạt được lợi thế nhiều nhất chăng ? Hay là chúng ta phải nhìn lại cả một quá trình nền kinh tế Việt Nam tham gia vào định chế WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới) suốt bảy năm, nhưng đã gần như không có hiệu quả, ngoài một số chỉ tiêu xuất khẩu.
Mà xuất khẩu tăng về lượng nhưng lại không tăng giá, và thực chất vẫn tạo ra một sự phân hóa rất lớn về mặt thu nhập giữa các tầng lớp người dân Việt Nam. Đặc biệt là người nông dân Việt Nam cho đến nay đang phải lãnh hậu quả, dù sản lượng lúa đạt nhưng giá lúa vẫn thấp.

Tôi cho là trong thời gian sắp tới có nhiều khả năng Việt Nam sẽ được chấp nhận tham gia vào Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương, xuất phát từ tín hiệu Nhà nước Việt Nam được chấp nhận vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Tuy nhiên, tham gia vào TPP nhưng vẫn còn vướng khá nhiều rào cản kỹ thuật do quốc tế quyết định. Đó là những rào cản kỹ thuật về xuất xứ hàng hóa của hàng xuất khẩu ra nước ngoài – phải mang tính chất nội khối chứ không phải ngoại khối TPP. Thứ hai là những rào cản kỹ thuật về nhãn mác, về sở hữu trí tuệ, kể cả vấn đề nghiệp đoàn lao động mà người Mỹ và phương Tây đang đặt ra cho Việt Nam như một điều kiện để tham gia TPP.

Nghiệp đoàn lao động lại liên quan mật thiết với vấn đề nhân quyền như đã được quy định trong điều 69 của Hiến pháp Việt Nam, nhưng chưa bao giờ được luật hóa một cách cụ thể.

Do vậy theo tôi đánh giá chung, trong vòng từ ba đến bốn năm tới dù có được tham gia TPP, nền kinh tế Việt Nam vẫn không nhận lãnh được những kết quả tương xứng như mong muốn, mà tiếp tục suy thoái, tiếp tục phân hóa dày đặc giữa các giai tầng ở Việt Nam.

RFI : Tóm lại là tình hình có vẻ u ám, quốc doanh không hiệu quả thậm chí làm ra thêm nợ nần, thị trường chứng khoán gần như bế tắc, bất động sản đóng băng. Doanh nghiệp tư nhân chết rất nhiều, những doanh nghiệp còn sống thì ngân hàng có cho vay cũng ít dám vay. Trở lại vấn đề nợ công, liệu có một lối thoát nào khả dĩ, theo anh ?

Lối thoát khả dĩ nhất hiện nay có lẽ là phải chống tham nhũng một cách triệt để, thu hồi tài sản do tham nhũng để trả nợ nước ngoài. Không còn cách nào khác ! Tại vì không còn nguồn tiền nào khác để trả nợ cho nước ngoài, trong bối cảnh ngân sách cạn kiệt như thế này, các thị trường đầu cơ gần như đóng băng, và trong tương lai gần không có gì triển vọng hơn.

Chỉ còn cách lôi những tập đoàn tham nhũng, những cá nhân tham nhũng ra mà xử. Tại vì họ đã ăn đủ, ăn dày, ăn sâu, ăn đậm quá nhiều năm rồi, đã làm cho người dân quá khốn khổ rồi ! Nay cần phải làm những vụ lớn như Bạc Hy Lai ở Trung Quốc, lấy tài sản tham nhũng bù đắp gánh nặng nợ nần của quốc gia, trả nợ cho nước ngoài. Còn việc phát hành trái phiếu quốc tế, tôi không tin là hiện thực hóa thành công.

RFI : RFI Việt ngữ xin rất cảm ơn tiến sĩ Phạm Chí Dũng ở Việt Nam, đã vui lòng nhận lời tham gia tạp chí kinh tế hôm nay của chúng tôi.

Vùng phòng không của Trung Quốc, bài trắc nghiệm cho chính sách của Mỹ ở Châu Á

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu tại tư dinh đại sứ Nhật ở Washington, 12/11/2013
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu tại tư dinh đại sứ Nhật ở Washington, 12/11/2013 (REUTERS/Yuri Gripas)

Anh Vũ (RFI)

Việc Trung Quốc đơn phương đưa ra quyết định lập vùng phòng không trên biển Hoa Đông, chồng lấn lên vùng phòng không của Nhật Bản đã đẩy căng thẳng tranh chấp biển đảo giữa Tokyo và Bắc Kinh lên một nấc. Quyết định này đã gây bất ngờ cho nhiều nước đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc cũng như với cả Washington, vốn gần đây muốn khẳng định sự có mặt ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Vùng phòng không của Bắc Kinh đưa ra bao gồm một không phận trải rộng phần lớn vùng biển Hoa Đông, phủ trên nhiều khu vực đang tranh chấp với các nước láng giềng, trong đó đặc biệt là quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư, hiện do Tokyo quản lý, nhưng Bắc Kinh đòi chủ quyền. Từ cuối tuần qua, Trung Quốc yêu cầu tất cả các máy bay muốn đi qua không phận trên phải thông báo trước hành trình bay và phải duy trì liên lạc với bộ phận kiểm sóat của Trung Quốc, nếu không Bắc Kinh sẽ có quyền « dùng các biện pháp khẩn cấp ».

Là đồng minh thân cận của Tokyo, đồng thời có nhiều căn cứ quân sự trong quần đảo Nhật Bản, Hoa Kỳ không thể làm ngơ trước đòi hỏi mới của Trung Quốc mà chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của quân Mỹ trong khu vực.

Ngay sau khi Bắc Kinh tuyên bố hôm 23/11 thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, Washington bày tỏ quan ngại sâu sắc đồng thời cam kết sẽ bảo vệ Tokyo.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry yêu cầu Trung Quốc "thận trọng và kiềm chế", đồng thời cảnh báo nước này về việc áp dụng vùng phòng không đơn phương. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nhấn mạnh, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, mà Nhật Bản và Trung Quốc đang tranh chấp, nằm trong sự điều chỉnh của hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật. Điều này đồng nghĩa với việc Washington sẽ bảo vệ đồng minh của mình nếu khu vực này bị tấn công.

Ông Hagel nói rõ rằng Mỹ, hiện có hơn 70.000 binh sĩ đồn trú tại Nhật và Hàn Quốc, sẽ không công nhận tuyên bố chủ quyền vùng phòng không của Trung Quốc. Bộ trưởng Quốc phògn Mỹ khẳng định : “Tuyên bố của Trung Quốc (về việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không) sẽ làm thay đổi cách Mỹ triển khai các chiến dịch quân sự tại khu vực này”.

Bên cạnh những tuyên bố chính thức như vậy, chính quyền Mỹ cũng đánh tiếng một cách không chính thức rằng sắp tới họ sẽ có những quyết định mạnh mẽ đáp lại đòi hỏi của Trung Quốc. Tuy nhiên theo lời một quan chức chính quyền Mỹ, hành động của Washington sẽ còn phụ thuộc vào việc sau khi phân tích « động cơ của Bắc Kinh » trong vụ việc này.

Theo giới quan sát, ứng xử với « vụ vùng phòng không » của Bắc Kinh sẽ là một trắc nghiệm quan trọng cho Washington, đặc biệt trong lúc này, khi Hoa Kỳ không ít lần khẳng định chiến lược xoay trục về Châu Á. Chiến lược này đến nay vẫn chỉ được nghe nói đến nhiều trong ngôn từ của các nhà ngoại giao Mỹ, mà chưa có dịp kiểm nghiệm bằng thực tế.

Hoa Kỳ đã thông báo ý định tập trung khoảng 60% lực lượng tấn công trên toàn thế giới về khu vực Châu Á Thái Bình Dương, từ nay đến cuối thập kỷ này. Nhiều cường quốc châu Á vẫn tự hỏi, liệu Hoa Kỳ có thể thực hiện được sự cân đối lại lực lượng như vậy và liệu quyết tâm đó có thể làm yên tâm các đồng minh Châu Á của Mỹ hay không, nhất là mỗi khi nảy sinh những đòi hỏi về chủ quyền của Trung Quốc như kiểu thiết lập vùng phòng không lần này.

Việc Tổng thống Mỹ Obama vắng mặt tại hai cuộc Thượng đỉnh Châu Á hồi tháng 10 vừa qua vì khủng hoảng ngân sách ở trong nước, hay việc Ngoại trưởng John Kerry vẫn mải miết tập trung vào các hồ sơ hạt nhân Iran hay cuộc chiến ở Syria đã để lại một khoảng trống trong niềm tin của các đồng minh Châu Á của Mỹ.

Vùng phòng không của Trung Quốc, bài trắc nghiệm cho chính sách của Mỹ ở Châu Á

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu tại tư dinh đại sứ Nhật ở Washington, 12/11/2013
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu tại tư dinh đại sứ Nhật ở Washington, 12/11/2013 (REUTERS/Yuri Gripas)

Anh Vũ (RFI)

Việc Trung Quốc đơn phương đưa ra quyết định lập vùng phòng không trên biển Hoa Đông, chồng lấn lên vùng phòng không của Nhật Bản đã đẩy căng thẳng tranh chấp biển đảo giữa Tokyo và Bắc Kinh lên một nấc. Quyết định này đã gây bất ngờ cho nhiều nước đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc cũng như với cả Washington, vốn gần đây muốn khẳng định sự có mặt ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Vùng phòng không của Bắc Kinh đưa ra bao gồm một không phận trải rộng phần lớn vùng biển Hoa Đông, phủ trên nhiều khu vực đang tranh chấp với các nước láng giềng, trong đó đặc biệt là quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư, hiện do Tokyo quản lý, nhưng Bắc Kinh đòi chủ quyền. Từ cuối tuần qua, Trung Quốc yêu cầu tất cả các máy bay muốn đi qua không phận trên phải thông báo trước hành trình bay và phải duy trì liên lạc với bộ phận kiểm sóat của Trung Quốc, nếu không Bắc Kinh sẽ có quyền « dùng các biện pháp khẩn cấp ».

Là đồng minh thân cận của Tokyo, đồng thời có nhiều căn cứ quân sự trong quần đảo Nhật Bản, Hoa Kỳ không thể làm ngơ trước đòi hỏi mới của Trung Quốc mà chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của quân Mỹ trong khu vực.

Ngay sau khi Bắc Kinh tuyên bố hôm 23/11 thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, Washington bày tỏ quan ngại sâu sắc đồng thời cam kết sẽ bảo vệ Tokyo.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry yêu cầu Trung Quốc "thận trọng và kiềm chế", đồng thời cảnh báo nước này về việc áp dụng vùng phòng không đơn phương. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nhấn mạnh, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, mà Nhật Bản và Trung Quốc đang tranh chấp, nằm trong sự điều chỉnh của hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật. Điều này đồng nghĩa với việc Washington sẽ bảo vệ đồng minh của mình nếu khu vực này bị tấn công.

Ông Hagel nói rõ rằng Mỹ, hiện có hơn 70.000 binh sĩ đồn trú tại Nhật và Hàn Quốc, sẽ không công nhận tuyên bố chủ quyền vùng phòng không của Trung Quốc. Bộ trưởng Quốc phògn Mỹ khẳng định : “Tuyên bố của Trung Quốc (về việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không) sẽ làm thay đổi cách Mỹ triển khai các chiến dịch quân sự tại khu vực này”.

Bên cạnh những tuyên bố chính thức như vậy, chính quyền Mỹ cũng đánh tiếng một cách không chính thức rằng sắp tới họ sẽ có những quyết định mạnh mẽ đáp lại đòi hỏi của Trung Quốc. Tuy nhiên theo lời một quan chức chính quyền Mỹ, hành động của Washington sẽ còn phụ thuộc vào việc sau khi phân tích « động cơ của Bắc Kinh » trong vụ việc này.

Theo giới quan sát, ứng xử với « vụ vùng phòng không » của Bắc Kinh sẽ là một trắc nghiệm quan trọng cho Washington, đặc biệt trong lúc này, khi Hoa Kỳ không ít lần khẳng định chiến lược xoay trục về Châu Á. Chiến lược này đến nay vẫn chỉ được nghe nói đến nhiều trong ngôn từ của các nhà ngoại giao Mỹ, mà chưa có dịp kiểm nghiệm bằng thực tế.

Hoa Kỳ đã thông báo ý định tập trung khoảng 60% lực lượng tấn công trên toàn thế giới về khu vực Châu Á Thái Bình Dương, từ nay đến cuối thập kỷ này. Nhiều cường quốc châu Á vẫn tự hỏi, liệu Hoa Kỳ có thể thực hiện được sự cân đối lại lực lượng như vậy và liệu quyết tâm đó có thể làm yên tâm các đồng minh Châu Á của Mỹ hay không, nhất là mỗi khi nảy sinh những đòi hỏi về chủ quyền của Trung Quốc như kiểu thiết lập vùng phòng không lần này.

Việc Tổng thống Mỹ Obama vắng mặt tại hai cuộc Thượng đỉnh Châu Á hồi tháng 10 vừa qua vì khủng hoảng ngân sách ở trong nước, hay việc Ngoại trưởng John Kerry vẫn mải miết tập trung vào các hồ sơ hạt nhân Iran hay cuộc chiến ở Syria đã để lại một khoảng trống trong niềm tin của các đồng minh Châu Á của Mỹ.

'Ông Chấn cũng phải rút kinh nghiệm'

(đúng là Tếu....)

Trong vụ án oan sai mà ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang, Việt Nam đang kêu oan, bản thân ông Chấn cũng phải rút kinh nghiệm khi tự mình nhận tội mặc dù không có tội, theo quan điểm của một chuyên gia pháp luật từ Đại học Huế.

Những người liên đới vụ ông Chấn dù đã về hưu vẫn có thể bị truy trách nhiệm

Trao đổi với BBC, TS Nguyễn Duy Phương, Phó Khoa trưởng, Khoa Luật, Đại học Huế nói:

"Vấn đề này đúng là nó cũng có từ hai phía, một phía từ góc độ những người thực thi pháp luật, người ta không làm đúng pháp luật cho nên dẫn đến vấn đề oan sai đó.

"Nhưng bên cạnh đó, những nạn nhân trong vụ này, tức là bị cáo trong vụ án thực ra họ cũng có một phần nào trách nhiệm. Vì nếu như họ không có tội mà tự mình nhận tội thì chính điều đó làm cho quá trình giải quyết vụ án không đúng với tính chất vụ việc xảy ra.

"Còn ngay từ đầu, nếu họ cương quyết không nhận tội thì chắc là không có vấn đề oan sai xảy ra."

Trả lời câu hỏi nếu vụ án của ông Chấn được xác định đúng là một vụ oan sai thì ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm cao nhất, Tiến sỹ Phương cho hay hệ thống tố tụng ở Việt Nam liên quan tới nhiều cơ quan, đầu tiên là cơ quan điều tra. Sau đó cơ quan điều tra khởi tố vụ án, cơ quan Viện kiểm sát phê chuẩn việc khởi tố và sau đó là cơ quan xét xử.




Và dù họ có đang đương chức hay nghỉ hưu, thì họ vẫn là những người gây ra những hậu quả đó, họ vẫn phải chịu trách nhiệm về hậu quả do mình gây ra"

» TS Nguyễn Duy Phương
Ông nói: "Thế thì có thể nói rằng quá trình nếu dẫn đến một sự oan sai một vụ án nào đó, thì nó liên quan tới tất cả các cơ quan tiến hành tố tụng đó, từ điều tra đến truy tố, xét xử."

Về khả năng hồi tố sẽ tiến hành ra sao, nhất là trong trường hợp những đối tượng là quan chức liên đới trách nhiệm sau 10 năm đã có thể chuyển đổi vị trí công tác hoặc về hưu, chuyên gia luật cho biết nếu đã xác định là một vụ việc oan sai, pháp luật Việt Nam có những quy định về vấn đề này.

Ông nói: "Trước hết đối với những người thực thi pháp luật dẫn đến oan sai đó đương nhiên phải bị xử lý theo quy định của pháp luật."

"Tùy theo mức độ sai phạm của họ tới đâu, có những biện pháp xử lý khác nhau, có thể từ xử lý hành chính, cho đến thâm chí truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu như họ có hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án."

Các cơ quan điều tra, truy tố có thể đã thiếu thận trọng dẫn đến làm sai trong vụ ông Chấn, theo chuyên gia
"Và dù họ có đang đương chức hay nghỉ hưu, họ vẫn là những người gây ra những hậu quả đó, họ vẫn phải chịu trách nhiệm về hậu quả do mình gây ra."

'Không đúng quy trình'

Theo chuyên gia pháp luật này, qua vụ việc của ông Nguyễn Thanh Chấn, ngành tư pháp Việt Nam, đặc biệt là các cơ quan điều tra, cần rút kinh nghiệm.

Ông nói: "Theo tôi, trong quá trình tố tụng, giải quyết các vụ án, cái quan trọng nhất là phải hết sức thận trọng.

"Chỉ đưa ra một cáo buộc đối với người mà người ta phạm tội trong trường hợp anh có đầy đủ cơ sở pháp lý, cũng như các chứng cứ."

Để làm được điều này, theo ông TS Phương, Việt Nam cần yêu cầu các cơ quan tố tụng làm đúng quy trình tố tụng, từ khâu điều tra, truy tố cho tới xét xử.

"Trong pháp luật Việt Nam, chúng tôi cũng quy định rất chặt chẽ rồi, nhưng nếu có một sai phạm nào đó xảy ra, theo tôi là do người ta làm không đúng quy trình, người ta thiếu thận trọng trong quá trình xem xét, đánh giá các chứng cứ."


Ông Nguyễn Thanh Chấn, người đã đi tù 10 năm với tội danh giết người, sau khi được giảm hình phạt từ tử hình xuống chung thân, muốn kiện các cơ quan điều tra, xét xử đã có những sai phạm nghiêm trọng.

Mới đây, Bộ trưởng Công an Việt Nam, ông Trần Đại Quang đã tuyên bố trước Quốc hội về áp dụng các biện pháp chống ép cung và sử dụng nhục hình trong quá trình điều tra, xét hỏi, trong đó có việc gắn camera theo dõi ở các phòng hỏi cung ở một số địa phương, cơ quan trọng điểm của ngành công an.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến dư luận cho rằng các biện pháp này, mặc dù là một dấu hiệu mới, nhưng mới chỉ mang tính đơn phương từ phía ngành Công an.

Về diễn biến này, Tiến sỹ Phương bình luận:

"Đó là cái tốt thôi, Việt Nam tham gia vào Công ước về vấn đề đảm bảo quyền con người, đặc biệt là đối với tội phạm, không thực hiện các vấn đề ép cung, hoặc sử dụng nhục hình.

"Để ngăn chặn những việc đó xảy ra, người ta có những biện pháp giám sát các cơ quan tố tụng, các cơ quan trong quá trình điều tra các vụ án. Tôi đánh giá đấy là một động thái tích cực, nhằm ngăn chặn những sai phạm này," ông nói với BBC.

Quốc Phương
theo BBC
  • US move to break off ITA talks criticized (Washington Post) - China on Monday accused US of being "irresponsible" in suspending negotiations to expand an international agreement on reducing tariffs for a wide range of IT products.
  • Nuclear power 'to fall short of demand' (Washington Post) - China's need for nuclear power is likely to exceed its long-term development target as the nation strives to lower its reliance on coal-fired power and cut air pollution, industry insiders said on Monday.
  • Bitter pill for traditional Chinese medicine (Washington Post) - In London's Chinatown, a poster in Chinese urges customers to stock up on traditional and other patent Chinese medicines before an impending ban on patented TCM products from next year.
  • COMAC lands on US soil (Washington Post) - Commercial Aircraft Corporation of China (COMAC) launched its first overseas company COMAC America Corporation on Saturday at Newport Beach, California.
  • Forbes names Wang Asia's businessman of the year (Washington Post) - Wang Jianlin's real estate empire rests on a power trio of values: structure, culture and execution. They added up to his being named Forbes Asia's 2013 Businessman of the Year on Thursday.
  • Irregularities on the rise: CSRC (Washington Post) - The quantity of violation cases handled by the China Securities Regulatory Commission in the first 10 months of the year has exceeded the amount for the whole of last year
  • Reform is to serve as stimulus to new growth (Washington Post) - China's economic vitality will be stimulated after the Third Plenum of the 18th Central Committee of the CPC, with the country expected to see a relatively high growth rate until 2020.
  • Tackling overcapacity is top priority (Washington Post) - "Although overcapacity is an old and periodic problem that arises about every five years, it was not as serious before as it is now," said Li Zhongjuan.
  • Doggy, please be my ears and listen for me (Washington Post) - Guide dogs for the hearing impaired are now available in China, serving as good ears for those without hearing ability. More than 60 primary and middle school students in Beijing witnessed how intelligent and useful these dogs are.
  • Lacoste, so French, so chic (Washington Post) - French label Lacoste's boutique on New York's Fifth Avenue has had a new window design since September. Each window has an independent image, representing a different decade's fashion and style.
  • Talking chocolate with a master (Washington Post) - "You don't look like a chocolatier. Usually, a chocolatier is plump, with a big belly," a reporter says when she meets Philippe Daue, chef chocolatier for the Pacific Rim and China at Godiva, the Belgian luxury chocolate brand.
  • Snowboarder aims to show the Wei (Washington Post) - As China's only, and Asia's highest-level, world snowboarding tournament, the Redbull Nanshan Open is now entering its 12th year.
  • A blooming marvelous show (Washington Post) - More than 100,000 potted chrysanthemums are blooming at the Shanghai Gongqing Forest Park, while the city begins its winter days.
  • Guardian of good taste (Washington Post) - He has been in Beijing for 15 years, he says, and still speaks with a slight accent that testifies to the fact. Chary Jo, from South Korea, is restaurant manager of the Yun Hai Korean Restaurant inside the Kunlun Hotel in Beijing.
  • Feel-good stories ask questions of us all (Washington Post) - To dispel the gloom of the day, there is nothing like a heartwarming true story. Make it two stories, a perfect pair, as a matter of fact, that took place across the Pacific Ocean almost simultaneously.
  • China set to loosen airspace restrictions (Washington Post) - China will simplify flight-approval procedures for general aviation aircraft, substantially loosening its tight control of the country's airspace.
  • China, Romania seal deals (Washington Post) - Romania is planning to build a high-speed railway using Chinese technology, the two countries announced on Monday.
  • Li heads west on opening-up tour (Washington Post) - Premier Li Keqiang begins a visit to Romania and Uzbekistan on Monday, as he promotes China's new opening-up policies and seeks new economic opportunities.
  • Envoy hails typhoon aid to Philippines (Washington Post) - China's decision to send three medical teams to the typhoon-hit Philippines is in line with its policy of good-neighborly diplomacy, the top Chinese envoy to the country said on Friday.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét