Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Thứ Tư, 27-11-2013 - Không phải vì đảng vậy thì vì đâu & Các tranh chấp phe phái thể hiện trong Hiến pháp Việt Nam

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Trên có thiên, dưới có địa, ở giữa là tao! (FB Mạnh Kim). – Thư của Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Tập Cận Bình gửi các đại biểu tham dự Liên hoan Thanh niên Việt Nam – Trung Quốc lần thứ II (Nhân Dân).
- NGÀY MAI QUỐC HỘI TỰ THÚ TRƯỚC DÂN (FB Phạm Đình Trọng). “Từ lâu người Dân Việt Nam đã thừa biết Quốc hội này của ai nên người Dân cũng biết chắc rằng Hiến pháp năm 2013 sẽ được Quốc hội chấp nhận với số phiếu cao. Số phiếu cao đó là điều Quốc hội tự thú với Dân và là dấu ấn tủi nhục Quốc hội để lại trong lịch sử!” – Toàn dân hãy đồng thanh thét lớn: Phản đối Hiến pháp mới của ĐCS! (DLB).  – Các tranh chấp phe phái thể hiện trong Hiến pháp Việt Nam - Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã chín muồi để được “ấn nút” (VOV). – Sửa Hiến pháp: Suy tư trước giờ bấm nút (VnEco).
- Thơ của Trần Nhơn: Ăn theo Điều Bốn để ô danh? (DĐXHDS).
- Chất vấn (DLB). “Không có ai lên tiếng về cưỡng chế đất dân oan, chẳng có ai nói về nạn bạo hành vũ trang của công quyền, rồi có ai nói về 2 cái án kinh tế tử hình mà so với thực tại chỉ là 2 con chuột nhắt, có bao nhiêu vụ của người khổng lồ và khi nào thì mới khai quật?” – Phiên Bản Tình Yêu (Blog RFA).
- Sẽ không có “hòa hợp, hòa giải” nếu ĐCSVN vẫn còn giữ vai trò lãnh đạo “toàn diện, tuyệt đối” (FB Tin Không Lề). “Mình tin rằng chuyện ‘hòa giải và hòa hợp dân tộc’ ở Việt Nam chắc chắn sẽ không bao giờ xảy ra nếu Đảng CSVN vẫn còn giữ vai trò lãnh đạo ‘toàn diện, tuyệt đối’.  Không nên kêu gọi hòa hợp, hòa giải nữa, bởi những người chịu trách nhiệm chính trong chuyện này sẽ không bao giờ làm theo“.
-Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước: Chúng ta đang sống trong thời khắc quan trọng và đầy thử thách (Tia sáng).
- Lê Diễn Đức: Tham nhũng và nợ (Blog RFA).  – Nguyễn Ngọc Già: Hãy mua bất động sản đi! (DLB).
- Cửa sổ mở (DLB).
KINH TẾ
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Thái Doãn Hiểu: THẦN THI VƯƠNG BỘT – VANG VỌNG CỦA PHƯƠNG ĐÔNG [1] (Nguyễn Trọng Tạo).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
QUỐC TẾ 

Đức Thành - Không phải vì đảng vậy thì vì đâu?

Từ rất lâu, trong nếp nghĩ của đa số người dân nước Việt, dù ở hải ngoại hay ở trong nước đều cho rằng tất cả mọi tệ nạn, thảm họa dù là con người hay thiên nhiên gây ra cho dân tộc đất nước Việt Nam kể từ khi đảng cầm quyền đều có bàn tay của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nhận định này có đúng hay không? Liệu có ác ý gì trong việc đổ mọi tội lỗi lên đầu ĐCS Việt Nam như vậy? Hãy xem xét các khía cạnh dưới đây để rõ:
“ Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ…”

Lời thơ ai oán của Nguyễn Trãi đã qua hơn 600 năm, mà mỗi lần ngẫm đến vận nước, lòng dân Việt còn vẫn còn rối bời xót xa…! Bỏ qua những nguyên cớ để phát động mọi cuộc chiến tranh, sẽ thấy càng đau, rất đau cho dân tộc mình, bởi chiến thắng nào do đảng lãnh đạo thì sự mất mát về người và của cũng là rất lớn. Không gì có thể bù đắp nổi. Càng đau hơn khi những hy sinh của dân tộc về người và của ngày nay đã gần như trở nên vô nghĩa, bởi đảng là người khởi xướng cho các “chiến thắng” ấy lại đang cố tình hủy hoại các thành tích ấy bằng sự độc quyền toàn trị phi dân chủ, mà hậu quả của nó là đã đẩy đất nước tụt hậu về mọi mặt, từ đời sống, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật. Thậm chí đến cả ý thức ý chí của dân tộc trong việc khẳng định chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc cũng tụt hậu rất xa so với tổ tiên mình!

Sau chiến tranh, nhân dân đã tạm quên đi những mất mát, thương đau riêng, để cùng toàn dân tộc hàn gắn vết thương chiến tranh, chung tay xây dựng lại đất nước. Mọi tầng lớp dân cư đã gạt bất đồng giai cấp, bất đồng quan điểm để cùng nhau bắt tay vào xây dựng quê hương. Đảng đã không nhìn thấy sức mạnh này, mà chủ quan cho rằng đảng đã lãnh đạo nhân dân chiến đấu và chiến thắng những đế quốc đầu sỏ to lớn nhất. Đảng đã tự vỗ ngực rằng, đảng có sức mạnh vô song nên đã thu phục được mọi tầng lớp giai cấp xung quanh mình. Từ suy nghĩ sai lầm đó, đảng đã liên tiếp phạm từ sai lầm này đến sai lầm khác. Một quá trình sai lầm triền miên, cho đến ngày nay đã tích tụ lại thành cả một hệ thống, nên cho dù những con người tâm huyết nhất trong đảng như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, hay rất nhiều bậc lãnh đạo muốn uốn nắn, tháo gỡ những vướng mắc sai lầm đó đều không thể nào gỡ nổi, khiến cho những lãnh tụ cộng sản thế giới phải thốt lên rằng: «Cộng sản là không thể sửa chữa».

Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc. Mặc dù bị kiệt quệ về mọi mặt sau chiến tranh, đảng đã vội vã cải tạo công thương miền Bắc, Cải cách ruộng đất, đánh đổ «bọn» Nhân văn Giai phẩm, v.v. 
Rồi khi thống nhất đất nước, say máu «chiến thắng», đảng vẫn không chịu rút ra những bài học sai lầm của mình trong việc cải tạo công thương và cải cách ruộng đất trước đó ở miền Bắc, và lại ra sức triệt để đánh đổ tư sản mại bản miền Nam.

Những chủ trương, chính sách và việc làm như thế đã giết chết mọi tiềm năng của dân tộc, trong khi đất nước rất cần những con người tài năng có kinh nghiệm để khắc phục hậu quả chiến tranh, hòa hợp hòa giải dân tộc, dựng xây đất nước.

Thanh toán, hay trả thù những bộ phận ưu tú nhất của dân tộc. Dù dưới bất kỳ hình thức lý giải nào, hay có đổ lỗi cho bất cứ ai (cho cộng sản quốc tế, hay cho những kẻ theo chủ nghĩa Mao) thì những công cuộc cải cách, cải tạo đó cũng đều là tội ác của đảng đã gây ra cho dân tộc này. Đó là điều không thể bàn cãi. 

Thời gian này khi cả nước đang thương xót, đau đáu hướng về miền Trung. Tình hình lũ lụt được cả báo chí lề đảng lẫn lề dân cùng kết luận là do nguyên nhân của tệ nạn đảng cho làm thủy điện và người của đảng ở các tỉnh đã làm thủy điện bừa bãi, tùy tiện, cẩu thả hết mức.

Trong khi sự đồng cảm chia sẻ, thăm hỏi là cần nhất để động viên nhân dân miền Trung vượt qua cơn cuồng nộ của thiên tai mà xuất phát điểm đều do đảng lãnh đạo làm thủy điện bừa bãi, thì người phụ trách mảng này của chính phủ lại vô cảm nói rằng các hồ thủy điện «xả lũ đúng qui trình» ?!!!

Rõ ràng chuyện mưa lũ bão giông từ thưở Âu Cơ – Lạc Long Quân đến nay đều được nhân dân hiểu rằng đó là do ông trời nổi giận. Nhưng vì đâu mà ông trời hay các đấng thần linh nổi giận? Đã xưa rồi nếu vẫn cứ tiếp tục cái cách đổ lỗi cho đấng trời phật thần linh cao siêu giận dữ trừng phạt bằng hình thức gieo rắc thiên tai. Mà dù có trời phật thần linh thật đi nữa thì với đức độ, tài năng, đấng cao siêu ấy phải rủ lòng thương xót đến những con dân nước Việt đã dằng dặc đau thương, ai đời lại nỡ đem cái ác trừng phạt những con người lương thiện? Ngày nay với khoa học hiện đại và sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, thế giới đã có sự «phẳng» hơn thì cho dù có bưng bít thông tin đến mấy cũng chẳng có ai dám tin rằng thần thánh trời phật đã quở trách đồng bào miền Trung ! Ngược lại người dân nước Việt hầu như đã nhận ra rằng chỉ vì lợi ích nhóm, muốn chi phối mọi mặt đời sống của đất nước, vì lòng tham, vì tiền bạc và danh hão, đảng đang trút lũ lên đầu nhân dân miền Trung! 

Hỡi người dân nước Việt, có đau không khi ta đóng thuế để một bọn người gọi là đảng xây thủy điện tích nước để xả lũ trên đầu chúng ta? Rồi lại có đau không khi tiền của của chúng ta họ đem đi xây thủy điện mà không còn làm ra điện.

Trước cơn lũ nước ít ngày. Tại miền Trung thân yêu của chúng ta cũng có một cơn lũ khác. Cơn lũ ấy đã lột trần bộ mặt thật của một bộ phận đảng viên và tổ chức đảng trong ngân hàng chính sách. Đó là đảng tại ngân hàng chính sách và những kẻ lợi dụng tâm linh đã cả gan câu kết chặt chẽ với nhau để giết chết niềm tin của dân tộc việt, của các gia đình liệt sỹ và vong linh các anh hùng liệt sỹ một lần nữa mặc dù đất nước đã im tiếng súng được gần 40 năm…

Hãy nhìn những gia đình liệt sỹ vừa qua đã bị những con người của đảng, thậm chí cả tổ chức đảng trong ngân hàng chính sách xã hội câu kết với những kẻ lợi dụng tâm linh giả mạo hài cốt liệt sỹ mà giới truyền thông đã đưa tin, sẽ thấy rằng đảng và bọn buôn thần bán thánh trong phi vụ này chẳng khác nhau là mấy. Trong chuyện này họ cùng một nhóm lợi ích thông qua việc «nghĩa tử là nghĩa tận» để bòn rút tiền thuế của nhân dân. Mới hay rằng đảng hay con người của đảng chẳng tiền phong ưu tú hay tình người gì hết. Và thực tế lịch sử đã chứng minh quá trình lãnh đạo và cống hiến của đảng thực chất là quá trình gieo giắc tai vạ cho dân tộc này. 

Khi hiểu được bản chất của đảng sẽ thấy rằng mọi cuộc chiến do đảng phát động dù là thắng ai đi nữa, hay lấy danh nghĩa chiến thắng ấy dành cho ai hay vì ai đi chăng nữa thì sự mất mát của nhân dân nước Việt là quá lớn.

Đất nước đã thống nhất gần 40 năm, một thời gian đủ để dân tộc đi đến hùng cường giàu mạnh nếu thực sự được tự do, dân chủ. Dân tộc Việt Nam không hề ngu dốt hơn các dân tộc khác. Vậy mà tại sao nước Việt ta ngày nay lại nghèo hèn đến vậy?

Chúng ta hãy hỏi rằng nếu không phải là vì đảng vậy thì nó vì đâu?

Và chúng ta hãy yêu cầu đảng phải giải thích.

Đ.T.
Nguồn: Bauxite Việt Nam

Thực hư thị trường bất động sản Việt Nam

Nha-cao-tang_7-305.jpg
Một công trình xây dựng nhà cao tầng ở Hà Nội ngày 22/12/2012. RFA
“Hãy mua bất động sản đi!”. Câu này mượn ý của ông Đoàn Nguyên Đức, khi ông ta "rao hàng": “Hãy mua nhà đi, đừng chần chừ nữa” [1], cách đây hơn nửa năm.
Đừng mơ tưởng nữa

Đã đến lúc những ai còn mơ tưởng vực dậy thị trường này, nên tỉnh táo nhìn thẳng vào sự thật. Sự thật của cái chết không tài nào cứu nổi, bất chấp người cộng sản đang cố bằng mọi cách với những biện pháp tưởng chừng "quyết liệt" (chữ "đồng chí X" thích dùng) nhưng hoàn toàn bế tắc, tựa chú trăn, dù khổng lồ nhưng lỡ nuốt chửng con mồi to hơn cả nó, nên giờ đang nghẹn họng và chuẩn bị nôn ngược ra mà chết. Cái chết không tránh khỏi bởi lòng tham vô đáy. Quy luật muôn đời là thế.

Ở đây không bàn đến những "mưu ma chước quỷ" trong việc "sản xuất" ra "các loại luật" cùng các thủ đoạn cướp đất tàn nhẫn vô nhân đạo của bộ ba: giới cầm quyền - doanh nghiệp bất động sản - ngân hàng, bởi ai cũng biết "ba con quỷ" này quậy phá ra sao rồi.

Ở đây cũng không bàn đến giá thành bất động sản, bởi chỉ có "bộ ba" nói trên mới biết rõ trong cái gọi là "giá thành", các loại "chi phí đen" ngốn bao nhiêu trong đó, để dẫn đến giá bán vượt xa tầm với của người dân trung lưu và dân nghèo - số chiếm đông đảo trong xã hội.

Theo một khảo sát quốc tế [2] trong năm 2011, người lao động thu nhập thấp (dưới 2 đôla/ngày) chiếm 18,2% dân số (16,1 triệu người), người lao động thu nhập 5 đôla/ngày chiếm đến 70,4% dân số (63,1 triệu người). Tổng số khoảng 79,2 triệu người so với khoảng 89,2 triệu dân tại Việt Nam.

Dù khảo sát trên dự đoán năm 2012, tỉ lệ người thu nhập 5 đô/ngày sẽ giảm dần xuống 67,1%, nhưng thực tế dường như diễn ra ngược lại và ngày càng có xu hướng cho thấy 2 thành phần thu nhập nói trên, không những không giảm mà còn có dấu hiệu tăng lên, bởi các chuyên gia nói "tỉ lệ thất nghiệp thực tế phải gấp đến mười lần" [3] so với số báo cáo chỉ 1,99% (năm 2012).

Năm 2013, dân số Việt Nam vừa chào đón công dân thứ 90 triệu [4]. Ước số người thu nhập thấp (theo tỉ lệ như trên), chí ít vào khoảng trên dưới 80 - 81 triệu người. Số người thu nhập như thế, thì ăn còn chật vật, nói gì đến ở, dù là "nhà ở xã hội", sản phẩm mà chế độ cộng sản đang hướng dư luận tập trung vào, vẻ như lo cho người nghèo, chẳng qua để xoa dịu lòng dân đang chất ngất phẫn nộ, khi thu nhập của họ ngày càng kiệt quệ cùng tình trạng "nghèo hóa" ngày một gia tăng.

Đồng hồ nợ công thế giới [5] (The global debt clock) hôm 21/10/2013 đã điểm nợ Việt Nam đạt mức 76,706 tỉ USD, vị chi mỗi người Việt Nam đang gánh hơn 851 USD. Trong số nợ này, nhất định người dân chúng ta đang gánh cả cái thứ "của nợ" từ bộ "ba con quỷ" nói trên. Cho đến giờ này, không một số liệu "nợ xấu" nào, được các nhà quan sát độc lập ghi nhận như là con số có thể tin được.

Mặc dù ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho báo Tiền Phong hay [6], con số mới nhất mà ông ta "được biết" thì "nợ xấu" ngân hàng khoảng 400.000.000.000.000 đồng, tương đương 20 tỉ đô Mỹ. Tuy thế, ông Vũ Khoan chưa bao giờ tin [7] vào những con số đại loại như thế, dù những người làm thống kê đều là...đồng chí của ông ta (!). Tất nhiên, ông Thiên đã nói rất rõ bằng chữ "được biết", điều này có nghĩa con số không được phép biết, dù là "viện trưởng", cũng không biết... nổi (!). Con số thất nghiệp người ta còn mạnh miệng để "nhân 10 lần", thì con số nợ xấu dù giả sử chỉ tạm nhân đôi, cũng làm cho người dân đen rơi vào tình trạng "tối tăm mày mặt" bởi nhiều con số không đằng sau, gây hoa mắt đến choáng váng!


Dù cho những doanh nghiệp không kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, thì tài sản thế chấp cho ngân hàng phần lớn cũng xuất phát từ bất động sản, đó là chưa kể cách gọi là "tín chấp" mà chính phủ ép ngân hàng cho các doanh nghiệp nhà nước vay lâu nay, như Vinashin hay EVN [8], PVN v.v..., nhưng những khoản vay vô tội vạ, vay mà không cần lo lắng như thế này, không những đút vào túi riêng, đổ sông đổ biển mà còn bị đẩy vào chứng khoán, ngân hàng và bất động sản một cách bừa bãi không kiểm soát nổi.

"Nợ xấu" không những đến từ đó, mà còn do giá bất động sản cao "tít trời" như ông Nguyễn Bá Thanh nói [9]: "Miếng đất giá trị 100 tỉ đồng, ông đưa lên 500 tỉ. Lẽ ra 100 tỉ thì được vay 60 tỉ, nhưng vì ông đưa lên 500 tỉ nên họ được vay 300 tỉ". Giờ đây, không những "300 tỉ" "đi đời nhà ma" mà ngay cái miếng đất đó, giá 100 tỉ cũng không còn... "nguyên vẹn", do giá đất đã qua thời sốt nóng từ lâu. Không những thế, cứ giả sử tịch biên được để phát mãi thu hồi nợ theo kiểu "của đổ hốt lại", cũng không chắc miếng đất chỉ có duy nhất một chủ nợ, bởi nó bị "giằng xé" từ "năm cha bảy chú" với thủ đoạn đem một tài sản cầm cố cho vài ngân hàng khác nhau [10], điều này do chính "đám lãnh đạo" ngân hàng góp tay mà ra. Đó gọi là "thiệt đơn thiệt kép" - như người ta hay nói.

Tuy nhiên, người cộng sản rất "thủy chung" với khái niệm "Kinh tế thị trường định hướng XHCN". Đó là loại tư duy quái đản nhất, họ vẫn không chịu gột rửa trong đầu. Thế là cứ đi "ăn mày" các nước nỗi khát khao "kinh tế thị trường". Chẳng có gì lạ, khi bà Virginia Foot nói [11]: "Đã hội nhập với thế giới, tham gia sân chơi chung toàn cầu, nhưng Việt Nam vẫn có cách làm ăn không giống ai".
"Định mức" 70m2 và giá dưới 15 triệu

Một điều oái oăm nữa, thử hỏi, dựa vào đâu để ban hành "tiêu chuẩn" theo gói 30.000 tỉ: giá căn hộ dưới 15 triệu đồng/m2 và diện tích dưới 70m2 thì được ưu đãi vay 6%/năm?

"Định mức" nói trên không phải phản ánh đầu óc đặc quánh "bao cấp" của "thời xa vắng" từ những năm 80 thế kỷ trước thì là gì? Không những thế, vô hình chung, chính cái "định mức" này trở thành "chuẩn mực chết" kìm hãm một thị trường tự do, vào lúc này cần phải được giải thoát hơn bao giờ hết. Quá tai hại! Tự người cộng sản đã mắc kẹt ngay trong "cái lồng" do họ tạo ra.

Các chủ đầu tư cứ theo đó mà loanh quanh sao cho gần với "chuẩn" này, thế cho nên, thay vì để thị trường tự điều tiết giá cả, tự định đoạt loại diện tích sao cho dễ bán (nghĩa là phù hợp với đa số người mua), nó trở thành cái thòng lọng thắt dần vào cổ các "đại gia" bất động sản, bởi hầu hết các dự án đang dở dang hay đã hoàn thành, tất cả đã xong quy hoạch và thiết kế từ lâu.

Trên thực tế, từ nhiều năm trước, các chủ đầu tư cũng không bao giờ thực hiện công tác điều tra nhu cầu nhà ở người dân một cách nghiêm túc, khi bắt tay làm dự án, thay vào đó, họ chỉ quảng cáo rầm rộ, với thiết kế "đậm chất tây", đầy hào nhoáng nhất thời mà không tính đến văn hóa nông nghiệp của dân Việt vẫn còn rất đậm.

Giả sử "định mức" 15 triệu đồng/m2 là hợp lý, thử hỏi một thị trường tự do đúng nghĩa, tại sao cần phải ngăn cản giới bất động sản giảm giá đến mức, cho tới khi nào người mua có thể chấp nhận? Điều đó có nghĩa, giá bán một mét vuông hoàn toàn không được phép nói tới khái niệm "đáy" hay "trần" trong tình hình hiện nay. Điều đó cũng phần nào giải thích thêm, tại sao "nhà nước" cứ thích "nghĩ thay, quyết thay, làm thay" cho giới bất động sản.

Không thể nói là không có "vấn đề"  trong "núi" bất động sản đang đông cứng (!) Ngoài ra, các chi phí hay gọi là "bôi trơn", trên thực tế, thường thuộc loại "chi phí ứng trước", giờ các đại gia bất động sản chắc khó có thể cam chịu "ôm hận" một mình, nên việc "nhà nước" tham gia vào "giải cứu" cũng là điều dễ hiểu. Một dạo một số chủ đầu tư đòi "chẻ nhỏ" diện tích ra còn 25m2/căn hộ, nhưng thực tế không thể làm vì sự hồ đồ và bất khả thi của cách nghĩ này.

Cái gọi là "giảm giá" hiện nay, thực chất không có, bởi chủ đầu tư dùng nhiều "thủ thuật" biến hóa: gian lận trong cách tính diện tích căn hộ, thay đổi vật liệu xây dựng rẻ tiền hơn, bớt xén các tiêu chuẩn quy định chất lượng trong xây dựng, chèn ép lương công nhân v.v... nó làm cho giá bán ngỡ là giảm, thực chất chỉ là chiêu lừa bịp, thậm chí nguy hiểm rình rập người dân, khi chọn những nơi như thế làm chốn an cư. Kể cả những lời hứa hão và những chiêu khuyến mãi khác nhưng không có tính chế tài khả thi, nó chỉ dùng để làm sao tống khứ hàng tồn kho càng nhanh, càng nhiều, càng tốt.

nha-xay-dung-het-von-2-305.jpg
Một công trình xây dựng bị tạm ngưng ở Hà Nội, ảnh chụp hôm 28-07-2012.
Dù có những căn hộ chưa hoàn thành, đang rao 45m2 với giá 500 triệu [11A], nhưng không ai dám chắc về chất lượng và tiện ích của những nơi này không làm chủ nhân mau chóng thất vọng khi dọn vào ở. Phát sinh tranh chấp rất dễ tiếp tục bùng nổ như đã bùng nổ trong thời gian qua. Bế tắc cho bất kỳ ai rơi vào trường hợp như thế, bởi dù có khởi kiện dân sự, phần thắng hiếm khi nào thuộc về cư dân với "thành quả" chỉ chuốc nỗi muộn phiền, phí phạm nhiều thời gian và tiền bạc cho mình. Nguyên nhân vì sao cư dân thường thua kiện hay vấp phải chây ì của chủ đầu tư, với sự bàng quan từ giới cầm quyền, thì ai cũng hiểu.

Ông Alan Phan đã từng bày tỏ: nhà chức trách chẳng cần làm gì để cứu bất động sản cả, hãy để nó "rơi tự do" [12]. Thật ra, người cộng sản biết đó là phương án duy nhất đúng. Đúng với quy luật kinh tế của nền kinh tế thị trường, nhưng họ không thể làm và không dám làm. Bởi thị trường bất động sản "rơi tự do" cũng có nghĩa, chính bản thân họ, gia đình họ, các phe cánh của họ cùng "rơi tự do" trong tình trạng cắm đầu xuống đất, chết chùm.
Thanh toán qua ngân hàng

Một dạo, giới cầm quyền đưa ra phương thức, dù đã được thế giới sử dụng từ rất lâu - mua bán nhà phải qua ngân hàng [13], nhưng cuối cùng họ vẫn không đưa công cụ quản lý kinh tế quan trọng này vào thực tế. Lý do ai cũng hiểu, khi công cụ "ích nước lợi nhà" này khai triển, người cộng sản chỉ có... chết ngắc!

Giờ đây, họ hí hoáy gọi là gỡ khó cho "cái gói 30.000 tỉ đồng" mà sau gần nửa năm trời, giải ngân được... hơn 1% [14](!). Trong đó:

- Giải ngân cho 905 khách hàng với dự nợ 220,9 tỷ đồng/21.000 tỉ đồng.

- Giải ngân cho 7 doanh nghiệp với dư nợ 122,6 tỉ đồng/9.000 tỉ đồng.

Vẫn tiếp tục lì lợm, "bộ ba tam giác" "quậy" cho thị trường bất động sản nát bét, nay cũng chính họ đòi "gỡ khó" (!). Trịnh Đình Dũng - Bộ trưởng Bộ Xây dựng nói [15]: "... vấn đề quan trọng không phải là nhanh hay chậm mà phải đúng đối tượng". Trước đây, khi đưa ra vụ "30.000 tỉ", họ nói  để giải quyết hàng bất động sản tồn kho. Nay, họ "định hướng" lại, nói là vì người nghèo (?!).

Các thủ tục nặng nề trong "gói cứu trợ", vẫn phô bày rõ, người dân hiện nay không khác gì đang sống thời kinh tế chỉ huy tập trung, bao cấp: xét duyệt, chứng nhận từ phường xã, cơ quan làm việc về việc chưa có nhà, đủ thu nhập trả nợ v.v... Nó tỏ ra vô cùng lạc hậu, ấu trĩ trong thời buổi công nghệ thông tin. Không những các thủ tục đó làm khó và cản bước người nghèo mong muốn có "căn nhà mơ ước", giới cầm quyền vẫn bộc lộ thứ "tư duy thủ công" đến thảm hại.

Chỉ mỗi việc chứng minh khả năng người vay có đủ khả năng trả nợ trong tình hình kinh tế vỡ nát, cũng  làm các ngân hàng chùn tay cho vay. Với tư cách bên cho vay, làm sao ngân hàng đủ can đảm mở rộng túi tiền (dù cứ tạm cho là có) cho người nghèo, khi ở vào thế "nắm dao đằng lưỡi", khi tâm lý "con chim sợ cành cong" còn nguyên đó, do giới cầm quyền và chính nội bộ ngân hàng tạo ra từ núi nợ đầm đìa cùng hàng loạt "viên chức ngân hàng" xộ khám? Nhu cầu thu hồi đủ vốn và lãi từ các hợp đồng cho vay vẫn là chân lý không thể chối cãi. Đừng vay mượn thêm nữa cái gọi là kinh doanh để "phục vụ chính trị" hay "an sinh xã hội". Nó đã hết thời lâu rồi với di họa đầy dãy, từ thủ đoạn đánh lận đó.

Điều lẽ ra nên làm và làm từ rất lâu, ít nhất  khi vừa được Mỹ bỏ cấm vận, làm bước đệm cho Việt Nam hội nhập thế giới, đó chính là "mã số cá nhân" - tiền đề để mỗi người đều có (ít nhất) một tài khoản và mọi thứ đều phải thanh toán qua ngân hàng. Đó là cách giải quyết khoa học, nhẹ nhàng, hiệu quả nhất cho cả phía cho vay lẫn bên vay, trong việc mua bán bất động sản. Người cộng sản đã không làm, do họ nhìn thấy trước "tai họa" từ việc làm này mang tới.

Bây giờ, giới cầm quyền định kết hợp với Ngô Bảo Châu làm việc này [16], có vẻ họ nói cho qua chuyện, bởi thật tâm làm, đó là "gót chân achilles", nó  sẵn sàng tố cáo toàn bộ gia sản cùng những phi vụ mờ ám của tất cả những "con bạch tuộc" khổng lồ trong thế giới "mafia đỏ". Người cộng sản phải chết. Do đó, quá khó để tin họ thật sự muốn quản lý hiện đại, văn minh như các nước nhằm phục vụ tốt cho dân.

Tuy nhiên, không có nghĩa thế giới không biết tài sản của họ ở đâu và bao nhiêu, bởi [17] "...Thụy Sĩ không còn là vùng đất hứa của những đồng tiền bất chính đã làm thất vọng những nhà độc tài trên thế giới". Không chỉ riêng Thụy Sĩ, đài BBC có bài "Miến Điện dân chủ hóa hay tự diễn biến?" [18], trong đó cho hay, có một "danh sách đen" của các nhân vật đầu sỏ Miến Điện lên tới hơn 900 người, mà tài sản của họ bị Hoa Kỳ và Cộng đồng Âu Châu quyết định đóng băng tại hải ngoại, dựa theo tài liệu công bố hồi tháng 11 năm 2007.  Chỉ là chưa đến lúc tài sản chìm nổi các "đại gia đỏ" Việt Nam bị phơi ra trước công luận. Trước sau gì cũng đến ngày đó.

Kết

Gói 30.000 tỉ đồng đã bộc lộ tất cả những sai trái, duy ý chí, chống lại quy luật kinh tế. Nhận lãnh thất bại, nhưng người cộng sản vẫn cực đoan để đưa ra hàng loạt  "giải pháp" rối rắm, nhiêu khê và lý thuyết suông. Thậm chí, dù  có tuân theo quy luật kinh tế khách quan, "gói giải cứu" cũng quá ít ỏi và trễ tràng so với tình hình kinh tế bi đát cùng hiện trạng bất động sản vô phương sống sót như người viết ví von qua hình ảnh chú trăn tham lam đến chết nghẹn.

Nguyễn Ngọc Già
Việt Nam 26-11-2013

*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA

Carl Thayer: Gấu Nga đã trở lại Việt Nam

Chuyến thăm Việt Nam vừa rồi của Tổng thống Putin chỉ là dấu hiệu mới nhất cho thấy mối quan hệ đang phát triển của hai đồng minh trước đây.

Carl Thayer | The Diplomat | 26.11.2013
Người dịch: Lê Anh Hùng
Tổng thống Nha Vladimir Putin vừa thực hiện chuyến thăm chớp nhoáng tới Hà Nội ngày 12.11 để thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện mà hai bên đạt được vào năm ngoái. Đây là chuyến công du thứ ba của Putin đến Việt Nam và là chuyến thứ hai trên cương vị Tổng thống Liên bang Nga.
Putin đã gặp 3 nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Trương Tấn Sang và TBT Nguyễn Phú Trọng. Kết thúc chuyến thăm, người ta loan báo là hai bên đã đạt được 17 thoả thuận song phương, trong đó có 5 thoả thuận trong lĩnh vực dầu khí và năng lượng. Những thoả thuận này phản ánh tính chất sâu rộng của mối quan hệ song phương mà hai nước bắt đầu phát triển sau khi Liên bang Soviet sụp đổ 10 năm.

Các lực lượng vũ trang của Việt Nam – phòng không, không quân, hải quân, tăng-thiết giáp và pháo binh – phụ thuộc vào phụ tùng và trang thiết bị từ thời Liên Xô và rất cần được hiện đại hoá. Từ năm 1993 đến 2000, Nga đã bán cho Việt Nam 12 máy bay Su-27SK và Su-27UB Flanker, 2 hộ vệ hạm (corvette) gắn tên lửa, 4 hệ thống radar và các thiết bị quân sự khác.
Tháng 3.2001, Nga trở thành đối tác chiến lược đầu tiên của Việt Nam. Lúc đó, hai bên đã vạch ra 8 lĩnh vực hợp tác chính: chính trị - ngoại giao; dầu khí, thuỷ điện và năng lượng hạt nhân; thương mại và đầu tư; khoa học - công nghệ; giáo dục - đào tạo; văn hoá - du lịch; thiết bị và công nghệ quân sự.
Điều 8 của thoả thuận đối tác chiến lược nêu rõ: “Hai bên sẽ tăng cường hợp tác trong việc cung ứng trang thiết bị quân sự nhằm đáp ứng nhu cầu an ninh của Việt Nam và Nga mà không chống lại bất kỳ bên thứ ba nào.”
Từ năm 2001 đến 2008, mối quan hệ song phương giữa hai nước bị hạn chế do tình hình kinh tế tồi tệ ở Nga; điều này khiến cho mối quan hệ đối tác chiến lược trở nên yếu ớt. Kể từ năm 2008, tình hình chính trị của Nga ổn định trở lại và nền kinh tế được thúc đẩy nhờ sự phát triển của hoạt động khai thác dầu khí. Nga tìm cách khai thác cơ hội thị trường tại một Việt Nam đang tăng trưởng nhanh cũng như các tuyến vận tải giữa Việt Nam và vùng Viễn Đông của Nga.
Việc Nga bán vũ khí cho Việt Nam nhanh chóng trở thành một bộ phận quan trọng trong mối quan hệ đối tác chiến lược.
Từ năm 2008 đến 2012, Hải quân Việt Nam nhận 2 khinh hạm (frigate) lớp Gepard gắn tên lửa điều khiển và 4 tàu tuần tiễu cao tốc lớp Svetlyak. Ngoài ra, Hải quân Việt Nam còn mua 40 tên lửa chống hạm Yakhont/SS-N-26 và 400 tên lửa chống hạm Kh-35Uran/SS-N-25.
Năm 2009, Việt Nam đã ký hợp đồng mua 6 tàu ngầm lớp Kilo cải tiến.
Quân chủng Phòng không - Không quân của Việt Nam nhận 20 máy bay chiến đấu Su-30MK2V với các tên lửa hành trình chống hạm Kh-59MK, 100 tên lửa không đối không tầm ngắn R-73 (AA-11 Archer), 200 tên lửa đất đối không 9M311/SA-19 Grisons, 2 khẩu đội pháo đất đối không S-300PMU-1, 4 radar phòng không Kolchnya và thiết bị định vị radio thụ động VERA. Ngoài ra, Việt Nam còn tiếp nhận 2 khẩu đội pháo bảo vệ bờ biển K-300P Bastion.
Ngày 27.7.2012, Tổng thống Putin gặp Chủ tịch Sang tại thành phố nghỉ dưỡng Sochi và thông qua Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ song phương lên đối tác chiến lược toàn diện. Các hợp đồng bán vũ khí và cung cấp dịch vụ quân sự mà Nga dành cho Việt Nam giờ đây đã trở thành hợp phần quan trọng nhất trong mối quan hệ giữa hai nước.
Từ năm 2012, Việt Nam đã đặt mua thêm 12 máy bay Su-30MK2s và 2 khinh hạm lớp Gepard 3.9 (được thiết kế để chiến đấu chống tàu ngầm). Nga cũng được trao hợp đồng xây dựng một cơ sở bảo dưỡng và sửa chữa tàu quân sự ở vịnh Cam Ranh.
Trước thềm chuyến thăm Việt Nam mới đây của Putin, Nga đã cho chiếc tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên của Việt Nam lên tàu vận chuyển để giao cho Việt Nam đồng thời loan báo rằng họ sẽ bàn giao trung tâm đào tạo thuỷ thủ tàu ngầm mà họ đang xây dựng ở cảng Cam Ranh vào tháng 1.2014.
Kết thúc chuyến thăm của Putin, bản Tuyên bố chung đã đề cập đến một thoả thuận về hợp tác quốc phòng giữa hai bên mà không cung cấp chi tiết cụ thể. Báo chí cũng như những tuyên bố chính thức khác cho thấy Nga sẽ tham gia tích cực vào việc sửa chữa, bảo dưỡng các vũ khí và trang thiết bị quân sự mà họ đã bán cho Việt Nam, đồng thời chuyển giao công nghệ quân sự cho nhà máy liên doanh của hai nước. Chẳng hạn, Việt Nam và Nga có thể sẽ đồng sản xuất tên lửa hành trình chống hạm Uran (SS-N-25 Switchblade).
Trong cuộc phỏng vấn ngày 9.11, trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Putin, Chủ tịch Trương Tấn Sang đã kêu gọi hai nước “đưa hợp tác quân sự lên tầm mức mới”. Để “tạo bước đột phá mới” trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, Chủ tịch Sang còn đề xuất “hình thành liên doanh sản xuất, trong hoạt động nghiên cứu, trong việc thành lập các trung tâm dịch vụ và triển khai dịch vụ hậu mãi, cũng như trong việc xuất khẩu sang nước thứ ba”.
Tuyên bố trước khi đến Hà Nội, Tổng thống Putin lưu ý: “Hợp tác quân sự và kỹ thuật đã diễn ra theo một chiều hướng hoàn toàn mới. Công cuộc hợp tác đó không còn bó hẹp trong phạm vi cung ứng hàng xuất khẩu, mà hai bên đang thực hiện các bước để khởi động dự án sản xuất thiết bị quân sự tiên tiến với sự trợ giúp của các công ty Nga ở Việt Nam.”
Nga đang thúc ép Việt Nam cho phép họ độc quyền tiếp cận các cơ sở hậu cần và sửa chữa, bảo dưỡng tàu quân sự hiện đang được xây dựng ở vịnh Cam Ranh.
Những vũ khí và trang thiết bị quân sự mà Việt Nam tiếp nhận hiện nay, cũng như dự đoán sẽ tiếp nhận trong tương lai, dẫn đến nhu cầu thúc bách đối với các dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và đào tạo thích hợp mà chỉ các doanh nghiệp quốc phòng của Nga mới có thể cung cấp. Ngoài ra, Nga còn đề xuất mở rộng khu lưu trú tại các học viện quân sự của mình để đào tạo nhân sự cho quân đội Việt Nam.
Mới đây, James Goldrich, đô đốc hồi hưu người Australia, đã lưu ý về việc Việt Nam mua 6 tàu ngầm lớp Kilo rằng: “Người Việt Nam đang nỗ lực để nhanh chóng đạt được điều mà trong thời gian gần đây, không một lực lượng hải quân nào xoay xở thành công với một quy mô lớn như thế và từ một nền tảng hạn hẹp đến thế”. Ông kết luận: “Những tàu thuyền mới có thể có số lượng người Nga đáng kể trên boong trong những năm sắp tới… Các chuyên gia Nga chắc chắn là sẽ được cần đến ở trên bờ.”
Tóm lại, “gấu Nga” đang trở lại Việt Nam. Những năm tới đây, các công ty Nga sẽ trợ giúp Việt Nam trong việc sửa chữa và bảo dưỡng những vũ khí và trang thiết bị quân sự mà họ mua từ Nga. Các công ty quốc phòng của Nga sẽ hỗ trợ Việt Nam trong hoạt động đồng sản xuất nhiều loại tên lửa và vũ khí, trang thiết bị quân sự, những thứ sẽ được lắp vào các bệ tác chiến trên không và trên biển mới của Việt Nam. Bên cạnh đó, các sỹ quan và chuyên gia khác của Nga cũng sẽ giúp Việt Nam phát triển hạm đội tàu ngầm của mình.
Các tiện ích quân sự của Nga ở Cam Ranh cũng được cho là sẽ cung cấp hậu cần và dịch vụ cho các tàu hải quân của Nga trên đường từ Viễn Đông đến vịnh Aden và ngược lại. Như bản Tuyên bố chung của hai nước ngày 12.11 tiết lộ, các liên doanh dầu khí Việt-Nga sẽ tiếp tục thăm dò và sản xuất các loại hydro-carbon trên thềm lục địa của Việt Nam. Vì thế, Việt Nam và Nga có lợi ích tương đồng trong việc duy trì hoà bình và ổn định trên Biển Đông.

Nguồn: TheDiplomat / Defendthe Defenders

Putin phục hồi mối quan hệ với Việt Nam

Một chuyến thăm Việt Nam gần đây của Putin đã mang lại một loạt các giao dịch, điều này cho thấy hai nước không chỉ đơn thuần hợp tác về kinh tế.

Putin in VN

Việt Nam và Nga mặc dù có vị trí địa lý khác xa nhau nhưng mối quan hệ lịch sử đã nối kết khoảng cách hai nước gần lại với nhau thông qua những lần hợp tác và hỗ trợ ấn tượng. Những cam kết mới được ký kết hay những cam kết cũ vừa được làm mới lại phần nào xây dựng mối quan hệ bền chặt trong chuyến viếng thăm vừa qua.của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Việt Nam

Mối quan hệ kinh tế giữa Nga và Việt Nam đã được đưa ra nhằm tìm sự thống nhất hợp tác, phát triển lớn mạnh hơn nữa trong tuần vừa qua. Cũng trong khoảng thời gian này, Tổng thống Nga cũng đã gặp các chủ doanh nghiệp lớn ở Việt Nam.

Rosneft và Gazprom, hai tập đoàn năng lượng lớn của Nga cũng đã hoàn thành và đạt được những giao dịch đáng kể trong chuyến viếng thăm cấp cao này. Gazprom đã dành được một hợp đồng cung cấp năng lượng cho nền kinh tế đang phát triển tại Việt Nam thông qua cơ sở khí đốt tự nhiên của Nga tại Vladivostok (Russia’s Liquefied Natural Gas – LNG). Tập đoàn này cũng sẽ đầu tư vào công ty lọc dầu và hóa dầu cùng với công ty dầu khí nhà nước của Việt Nam, Dầu khí Việt Nam.

Mặt khác, Tập đòan Dầu khí Việt Nam cũng đã dành được đặc quyền để tham gia hợp tác khám phá tài nguyên ở Biển Pechora trong khu vực Bắc Cực của Nga. Một số câu hỏi được đặt ra về tính lô-gic của việc có một công ty dầu khí nhà nước Đông Nam Á với kinh nghiệm giới hạn ở những vùng nước ẩm Biển Đông lại có thể tham gia khai thác hàng ngàn tấn dầu khí ở ngoài khơi biển phía Tây Bắc châu Âu. Tuy nhiên, thỏa thuận này không chỉ là biểu tượng về tình hữu nghị song phương của hai nước mà còn nằm trong giao dịch với Rosneft, vốn đã được hai nước chấp thuận để mua một lô thăm dò dầu khí ngoài khơi bờ biển Việt Nam.

Ngoài ra, với việc người Nga đang trông chờ những lợi ích đến từ quân cảng Cam Ranh, Việt Nam có thể cho thấy rằng chuyến viêng thăm và các giao dịch ký kết mang ý nghĩa nhiều hơn là khía cạnh kinh tế.

Trên thực tế, Nga và Việt nam cũng đã ký một hiệp ước phòng thủ quân sự trong chuyến viếng thăm cấp cao của Tổng thống Putin. Nga sẽ cung cấp quy trình đào tạo và phát triển vũ khí quân sự cho các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là những nước đang trong giai đoạn có nhiều căng thẳng với Trung Quốc trong hồ sơ Biển Đông. Nga gần đây cũng đã giao xong sáu chiếc tàu ngầm hàng đầu tiên cho Hà Nội.

Mặc dù Nga không phải là nước duy nhất muốn dành lấy phần trong chiếc bánh năng lượng hạt nhân ở Việt Nam, nhưng điểm đáng chú ý nhất của chuyến viếng thăm này chính là việc công ty năng lượng hạt nhân của Nga Rosatom sẽ giúp Việt Nam xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại tỉnh Ninh Thuận.

James Parker, The Diplomat 
Huệ Đăng chuyển ngữ, CTV Phía Trước

© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC
 09:59-27/11/2013  

Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước:
Chúng ta đang sống trong thời khắc quan trọng và đầy thử thách

Nguyễn Thị Bình

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình
phát biểu khai mạc hội thảo
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cho rằng chúng ta đã khá chậm trễ với yêu cầu phát triển của thời đại, chậm bước nhiều so với sự năng động của các nước xung quanh và đáp lại thách thức này, nhân dân ta, trước hết là thanh niên, chỉ có quyền tuyên bố: “Chúng tôi chấp nhận thách thức vì danh dự của Tổ quốc, vì tương lai của đất nước.”
Dưới đây là toàn văn bài phát biểu khai mạc hội thảo “Khởi nghiệp kiến quốc– Công thức thành công từ các cường quốc và bài học cho Việt Nam” ngày 23/11, trong khuôn khổ Ngày hội Sáng tạo vì khát vọng Việt lần 2.

Nhân ngày hội Sáng tạo vì Khát vọng Việt hôm nay, tôi muốn chia sẻ đôi điều suy nghĩ với các bạn thanh niên. Các bạn có biết chúng ta đang sống trong thời khắc hết sức quan trọng và đầy thử thách không? Nhân dân ta đang bước vào một giai đoạn phát triển mới, trong bối cảnh một thế giới đang có rất nhiều thay đổi. Cần nhận thức rõ điều này, để nhìn xa và suy nghĩ nhiều hơn.

Sau nhiều năm phấn đấu, nỗ lực của đất nước, Việt Nam ta từ một nước bị chiến tranh tàn phá, kiệt quệ, đã thoát khỏi tình trạng của một nước nghèo, chậm phát triển, bước sang giai đoạn của một nước thu nhập trung bình thấp. Trước mắt chúng ta có hai khả năng: Hoặc là đất nước sẽ tiếp tục đi lên, trở thành một nước phát triển, có công nghiệp hiện đại, nông nghiệp tiên tiến, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và hạnh phúc. Hoặc chúng ta dậm chân tại chỗ, sa vào vũng lầy thu nhập trung bình thấp, ngày càng tụt hậu so với các nước trong khu vực.

Đáp lại thách thức này, nhân dân ta, trước hết là thanh niên, tuổi trẻ chỉ có quyền tuyên bố: “Chúng tôi chấp nhận thách thức vì danh dự của Tổ quốc, vì tương lai của đất nước. Và chúng tôi phải thắng trong cuộc đấu tranh này”.

Thời gian không cho phép chần chờ, chúng ta đã khá chậm trễ với yêu cầu phát triển của thời đại, chậm bước nhiều so với sự năng động của các nước xung quanh.

Để thực hiện được mục tiêu nói trên, kinh nghiệm của dân tộc ta và bài học nóng hổi của hai cuộc kháng chiến vừa qua là phải phát huy sức mạnh của toàn dân, trước hết là của thanh niên. Số phận của chúng ta là do chúng ta định đoạt.

- Muốn có một nước độc lập tự chủ, đảm bảo chủ quyền quốc gia, được các nước nể trọng, phải có những con người tự chủ, có ý chí quật cường, không chịu thua kém các nước khác... Các bạn có thể là những con người như vậy không?

- Muốn đất nước phát triển, phải có con người phát triển toàn diện, có tri thức, có năng lực tư duy, biết sáng tạo, con người có thể lực tốt, sống có văn hóa, văn minh, có khả năng lao động có hiệu quả cho cuộc sống của mình và đóng góp tích cực cho cộng đồng. Các bạn có thể là những con người như thế không?

Những con người tự chủ, tự tin, có trí tuệ và nhiệt huyết như vậy, gắn kết nhau bởi tình yêu đất nước, sự khao khát có một nước Việt Nam vững mạnh, sánh vai cùng các nước khác... sẽ là một sức mạnh vô song.

Chúng ta có tự hỏi: Tại sao nước khác làm được mà chúng ta không thể làm được?
Chương trình Sáng tạo vì khát vọng Việt đã diễn ra được một năm, thu được một số kết quả, nhưng đó là bước đầu. Đất nước đang cần sự đóng góp lớn hơn, mạnh mẽ hơn.
Mỗi thanh niên hãy đặt cho mình một mục tiêu cụ thể để phấn đấu và thực hiện một cách sáng tạo và với tinh thần không bao giờ lùi bước. Mỗi đơn vị, mỗi tập thể hãy đề ra kế hoạch hành động rõ ràng nhằm vào yêu cầu phát triển của đất nước, về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, nhằm khắc phục những khó khăn, yếu kém của xã hội ta, đất nước ta và thực hiện nó với quyết tâm cao và tinh thần sáng tạo.

Tất cả chúng ta có tin rằng: chung tay với nhau, chắc chắn không gì không thể.
Chúc các bạn thành công.

15.11.2013

Ngày hội Sáng tạo vì khát vọng Việt 2013 - do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Tập đoàn cà phê Trung Nguyên tổ chức - quy tụ đại diện của giới học giả, trí thức, chuyên gia, doanh nhân từ Việt Nam, Nhật Bản, Đức, Thuỵ Sĩ, Hoa Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả rập,… – những người đã đồng hành với Hành trình vì Khát vọng Việt 2012. Sự kiện diễn ra từ 7.00-22.00 ngày 23/11 tại Dinh Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh.

Các tranh chấp phe phái thể hiện trong Hiến pháp Việt Nam

Nguyễn Nghĩa650 (Danlambao) - Thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 ngày 28/11/2013 tại Quốc hội VN, là một hình thức khác, của trận bốc sơ giữa Sang, Trọng bốc sơ với Dũng. Tại Quốc hội, Thủ tướng có vẻ yếu thế. Ông ta tranh thủ thời gian để phong cấp 2 phó tướng cho mình và điều 1 phó thủ tướng sang Mặt Trận. Đây có phải là thỏa hiệp của ông ta với các đối thủ chính trị, đổi lấy việc thông qua Sửa đổi Hiến pháp lần này? Thủ tướng đang tính cho tương lai. Hay, hiện tại bị Thủ tướng bỏ quên, để Trọng, Sang chiếm thượng phong tại Quốc hội?

Ông ta đã tính đúng, hay ông ta tính sai, tương lai sẽ trả lời...
*
Việt Nam đã có 4 Hiến pháp: năm 1946, năm 1959, năm 1980, và năm 1992.
Riêng bản Hiến pháp 1992 đã trải qua một lần sửa đổi năm 2001.
Từ đầu năm 2013, Quốc hội cộng sản VN đã công khai một "Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992" mới, và họ dự định vào ngày 28/11/2013 sẽ thông qua bản sửa đổi Hiến pháp này.
Bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 lần này bị trí thức Việt Nam cực lực phản đối bởi tính lỗi thời, cổ hủ của nó. Hàng trăm bài viết, với các góc độ phân tích khác nhau trên các trang mạng "lề dân" thể hiện tâm huyết người trí thức Việt Nam, muốn góp ý cho Dự thảo Hiến pháp trước hiểm họa xâm lăng Trung Quốc và trước những cơ hội mới cho sự phát triển của Việt Nam.
Tất cả đều bị Bộ chính trị ĐCS VN vứt vào sọt rác. Họ khăng khăng sẽ thông qua bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 do chính ĐCS VN đề nghị.
Thực ra, tâm huyết của trí thức Việt Nam là muốn có một Hiến pháp mới cho giai đoạn mới đầy thử thách sống còn của dân tộc Việt Nam, trong quá trình xây dựng và pháp triển một nhà nước của các dân tộc Việt trên bán đảo Đông Dương. Hiến pháp này sẽ đoàn kết toàn dân tộc, mở ra một giai đoạn mới, hòng xây dựng một nước Việt Nam công bằng hơn, hùng cường hơn, có nội lực cường tráng nhằm chống lại những mưu đồ xâm lược vô cùng nham hiểm của Trung Quốc đối với Việt Nam.
Tâm huyết của trí thức Việt Nam hoàn toàn trái ngược với những ý đồ của ĐCS VN khi họ muốn bản sửa đổi Hiến pháp lần này được thông qua tại Quốc hội.
Trước hết, ĐCS VN không quan tâm đến lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia Việt Nam. Đối với ĐCS VN, sự tồn tại của chính đảng này quan trọng hơn nhiều so với sự tồn tại của dân tộc Việt Nam. Bằng chứng là họ đã liên tục bán nước cho Trung Quốc để gìn giữ sự tồn tại của mình.
Đầu tiên, để có một quốc gia hòng thiết lập nhà nước cộng sản chuyên chính, họ đã vi hiến (Hiến pháp 1946 qui định Việt Nam là 1 quốc gia thống nhất từ Móng Cái đến Cà Mau). Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng đã ký Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 chia cắt Việt Nam thành 2 Miền. Sau nữa, ngày 14/9/1958, công hàm bán nước Phạm Văn Đồng đã trao cho Trung Quốc cái cớ để Trung Quốc xâm lược biển, đảo của Việt Nam (lại vi hiến lần nữa). Trước những xâm lược của Trung Quốc tại 2 quần đảo Hoàng Sa (1974), Trường Sa (1988, 1990), phản ứng của Cộng sản VN là mờ nhạt. Sự việc Nhà nước cộng sản Việt Nam đã ký Hiệp ước hoạch định biên giới và vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc năm 2000, cắt cho Trung Quốc Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan, các cao điểm quanh cao điểm 1590 Hà Giang... đã chứng tỏ: ĐCS VN đặt quan hệ thần phục Trung Quốc lên trên lợi ích quốc gia tối thượng của Quốc gia Việt Nam...
Trước thềm sự kiện đáng ra rất quan trọng đối với dân tộc Việt Nam: sự ra đời của một bản Hiến pháp mới, thì sự kiện này lại trở thành một trò hề dân chủ rẻ tiền do ĐCS VN đạo diễn, tôi muốn truyền tải đến bạn đọc một khía cạnh phê bình những Hiến pháp VN: Quốc hội Việt Nam đã thông qua những Hiến pháp chủ yếu nhằm phục vụ quyền lực của một phe phái trong ĐCS VN, mà không phục vụ lợi ích của dân tộc Việt Nam.
1. Hiến pháp 1946
Hồ Chí Minh về Việt Nam năm 1941. Dĩ nhiên, một người bôn ba hải ngoại, không trực tiếp gây dựng cơ sở chi bộ, không trực tiếp tuyên truyền cộng sản, không trực tiếp đấu tranh với mật vụ Pháp... thì làm sao có thể dễ dàng nắm quyền lãnh đạo, đứng trên các đồng chí trong nước của mình được. Tuy gặp khó khăn, nhưng do những lão luyện chính trị đã thu thập được, Hồ Chí Minh chủ yếu dựa vào các cán bộ cộng sản thuộc Liên khu Cao Bắc Lạng như Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp... để thành lập quyền lãnh đạo của mình trên cả nước. Những hoạt động của Hồ Chí Minh đã thể hiện trong Hiến pháp 1946 tại các Điều:
Điều thứ 49
Quyền hạn của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa:

a) Thay mặt cho nước.

b) Giữ quyền Tổng chỉ huy quân đội toàn quốc, chỉ định hoặc cách chức các tướng soái trong lục quân, hải quân, không quân.

c) Ký sắc lệnh bổ nhiệm Thủ tướng, nhân viên Nội các và nhân viên cao cấp thuộc các cơ quan Chính phủ.

d) Chủ tọa Hội đồng Chính phủ.

đ) Ban bố các đạo luật đã được Nghị viện quyết nghị.

e) Thưởng huy chương và các bằng cấp danh dự.

g) Đặc xá.

h) Ký hiệp ước với các nước.

i) Phái đại biểu Việt Nam đến nước ngoài và tiếp nhận đại biểu ngoại giao của các nước.

k) Tuyên chiến hay đình chiến theo như Điều 38 đã định.

Điều thứ 50
Chủ tịch nước Việt Nam không phải chịu một trách nhiệm nào, trừ khi phạm tội phản quốc.

Điều thứ 51
Mỗi khi truy tố Chủ tịch, Phó chủ tịch hay một nhân viên Nội các về tội phản quốc, Nghị viện sẽ lập một Tòa án đặc biệt để xét xử.

Việc bắt bớ và truy tố trước Tòa án một nhân viên Nội các về thường tội phải có sự ưng chuẩn của Hội đồng Chính phủ.”
Như vậy trong Hiến pháp 1946, quyền lực của Hồ Chí Minh rất mạnh. Hiến pháp 1946 chưa có bóng dáng của ĐCS VN, của các đồng chí ăn ngủ dưới hầm đất tại Miền Trung hay trong các chiến khu bưng biền Đồng tháp Miền Nam...
Nhưng lực lượng này không khoanh tay nhìn các đồng chí Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh... chia nhau miếng bánh quyền lực trên dân tộc Việt Nam.
Những sai phạm tày trời như ký hiệp định Gơ-Ne-Vơ 1954 chia cắt Việt Nam, cải cách ruộng đất 1950-1953 giết hại hàng trăm nghìn nông dân Việt Nam... của ban lãnh đạo do Hồ Chí Minh đứng đầu đã tạo ra các cớ để Lê Duẩn, Lê Đức Thọ... phản công. Vụ án xét lại năm 1967, 1968 đã chứng tỏ vị thế của Lê Duẩn, Lê Đức Thọ... Họ đã có thể bắt các tướng lĩnh thân cận của nhóm Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp... mà cả Hồ và Võ chỉ có thể đứng nhìn, mà không bảo vệ được ai cả.
Thực ra thì sự đắc thắng của phe Duẩn, Thọ... đã hình thành từ trước các năm 1967-1968.
Tước bớt quyền lực của Hồ Chí Minh, hay là Hồ Chí Minh phải xuống thang chịu lép, đã thể hiện ở Hiến pháp 1959, mặc dù hiến pháp này cũng do chính Hồ Chí Minh lãnh đạo để soạn thảo.
2. Hiến pháp 1959
Hiến pháp 1959 có 1 chương riêng về Chủ tịch nước. Dĩ nhiên chức này dành cho Hồ Chí Minh.
"Điều 63
Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa căn cứ vào quyết định của Quốc hội hoặc của Ủy ban thường vụ Quốc hội mà công bố pháp luật, pháp lệnh; bổ nhiệm, bãi miễn Thủ tướng, Phó Thủ tướng và các thành viên khác của Hội đồng Chính phủ; bổ nhiệm, bãi miễn Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quốc phòng; công bố lệnh đại xá và lệnh đặc xá; tặng thưởng huân chương và danh hiệu vinh dự của Nhà nước; tuyên bố tình trạng chiến tranh; công bố lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố lệnh giới nghiêm.

Điều 64
Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tiếp nhận đại diện toàn quyền ngoại giao của nước ngoài cử đến; căn cứ vào quyết định của Quốc hội hoặc của Ủy ban thường vụ Quốc hội mà phê chuẩn hiệp ước ký với nước ngoài, cử và triệu hồi đại diện toàn quyền ngoại giao của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ở nước ngoài.

Điều 65
Chủ tịch nước việt Nam dân chủ cộng hòa thống lĩnh các lực lượng vũ tranh toàn quốc, giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng.

Điều 66
Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, khi xét thấy cần thiết, có quyền tham dự và chủ tọa các phiên họp của Hội đồng Chính phủ.

Điều 67
Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khi xét thấy cần thiết thì triệu tập và chủ tọa Hội nghị chính trị đặc biệt.

Hội nghị chính trị đặc biệt gồm có Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và những người hữu quan khác.

Hội nghị chính trị đặc biệt xét những vấn đề lớn của nước nhà. Những ý kiến của Hội nghị chính trị đặc biệt do Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chuyển đến Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Chính phủ hoặc các cơ quan hữu quan khác để thảo luận và ra quyết định."
Như vậy, so sánh với những qui định của Hiến Pháp 1946, quyền lực của Chủ tịch nước đã co hẹp lại ở những điểm sau:
1. Tuy vẫn là "thống lĩnh các lực lượng vũ tranh toàn quốc, giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng."/ điều 65/ nhưng bây giờ chỉ còn là chức vụ tượng trưng.
Muốn lãnh đạo quân đội, phải chỉ huy được tướng lĩnh cao cấp.
Việc phong quân hàm tướng lĩnh của Chủ tịch nước trong Hiến pháp 1946 đã bị tước bỏ trong Hiến pháp 1959.
2. Trước đây Chủ tịch nước "d) Chủ tọa Hội đồng Chính phủ."/xem Hiến pháp 1946 trên/, nay tại điều 66 của Hiến pháp 1959:
"Điều 66
Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, khi xét thấy cần thiết, có quyền tham dự và chủ tọa các phiên họp của Hội đồng Chính phủ."

Trước đây Chủ tịch nước lãnh đạo Chính phủ, Hiến pháp 1959 tước đi quyền lãnh đạo thường xuyên này, mà chỉ cho phép "khi xét thấy cần thiết, có quyền tham dự và chủ tọa các phiên họp của Hội đồng Chính phủ.

3. Tuy Hiến pháp 1959 còn cho Chủ tịch nước quyền bổ nhiệm bãi miễn Thủ tướng, phó thủ tướng... nhưng phải có quyết định của Quốc hội hay Ủy ban thường vụ Quốc hội. Mà Quốc hội do Đảng CS VN lãnh đạo.
....
Quyền hạn của Chủ tịch nước Hồ Chí Minh đã bị thu hẹp lại.
Ban tổ chức TW đảng đã có thể quyết định ai lên tướng, ai mất quân hàm.
Hệ lụy của sự mất đi quyền lực của Chủ tịch nước là việc Tướng Giáp đã phải khoanh tay nhìn các chiến hữu của mình bị bắt và bức cung năm 67-68.
3. Hiến pháp 1980
Đây là Hiến pháp toàn thắng của Lê Duẩn.
Lê Duẩn dựa trên xương máu của hơn 5 triệu người Việt Nam đắc thắng, thể hiện trong Hiến pháp 1980. Ông ta công nhiên bắt toàn dân tộc Việt Nam phải xây dựng chủ nghĩa xã hội, bắt toàn dân tộc Việt Nam phải sống trong "Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
Tuy vậy, trớ trêu của lịch sử là bằng văn bản giấy trắng, mực đen Điều 2 của Hiến pháp này viết: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước chuyên chính vô sản. Sứ mệnh lịch sử của Nhà nước đó là thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động".
Năm 1990, nhà nước thể hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động đầu tiên trên thế giới bị sụp đổ ở Liên Bang Xô Viết.
Hiến pháp 1980 là Hiến pháp cộng sản, thể hiện ham muốn quyền lực to lớn của Lê Duẩn, Lê Đức Thọ. Hiến pháp này đã gây ra kiệt quệ tinh lực Việt Nam và sự cô lập của Việt Nam trước thế giới trong thập kỷ 80.
Duy nhất còn có ý nghĩa là đoạn văn sau đây của nó:
"Vừa trải qua ba mươi năm chiến tranh giải phóng, đồng bào ta thiết tha mong muốn có hòa bình để xây dựng Tổ quốc, nhưng lại phải đương đầu với bọn bá quyền Trung Quốc xâm lược cùng bè lũ tay sai của chúng ở Cam-pu-chia. Phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, quân và dân ta đã giành được thắng lợi oanh liệt trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống bọn phản động Cam-pu-chia ở biên giới Tây Nam và chống bọn bá quyền Trung Quốc ở biên giới phía Bắc, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình."
4. Hiến pháp 1992
Đây là Hiến pháp của Nguyễn Văn Linh Đỗ Mười, Lê Đức Anh... và đồng bọn. Hiến pháp này loại bỏ đoạn văn tôi vừa trích trên về Trung Quốc, mở đường cho sự thần phục Trung Quốc của Đảng CS VN. Nói theo cố Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch: mở đường cho "Một thời kỳ Bắc thuộc mới bắt đầu".
Tôi sẽ bỏ qua Sửa Đổi Hiến pháp 1992 năm 2001, mà phân tích ngay Sửa đổi chuẩn bị thông qua tại Quốc hội VN ngày 28/11 sắp tới.
5. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013
Nội dung của Bản sửa đổi này cũng như các bản trước, thể hiện tranh chấp trong nội bộ ĐCS VN. Bản sửa đổi năm nay, có 3 nội dung chính:
1. Trong kinh tế thị trường, Thủ tướng nắm, giải ngân cả chi tiêu của Nhà nước Việt Nam. Cho tới hôm nay, Thủ tướng còn bổ nhiệm các tướng lính cao cấp...
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang muốn có thêm quyền lực, ông ta muốn có quyền phong quân hàm cho các tướng lĩnh cao cấp.
Đây là một nội dung của Dự thảo sửa đổi lần này.
2. Lần đầu tiên trong Hiến pháp xuất hiện đòi hỏi Quân đội nhân dân Việt Nam phải trung thành với ĐCS VN.
3. Tái lặp lại khẳng định Điều 4 của Hiến pháp 1992 về quyền đứng trên Hiến pháp, pháp luật của ĐCS VN.
Nội dung 2 và 3 vừa nêu là thể hiện mong muốn được trở lại vị trí của một Tổng Bí Thư đầy uy quyền thời Lê Duẩn của Nguyễn Phú Trọng.
Cũng có một ít son tô như vài dòng về Nhân Quyền.
Đây chỉ là thủ thuật chính trị của ĐCS VN. Cho dù họ có ký 1000 điều ước về Nhân Quyền với thế giới, cũng không bao giờ họ thực hiện.
Ta đã thấy điều này với quyền tự do hội họp, tự do phát biểu chính kiến... tự do biểu tình... được thực hiện như thế nào tại Việt Nam.
Kết Luận
Thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 ngày 28/11/2013 tại Quốc hội VN, là một hình thức khác, của trận bốc sơ giữa Sang, Trọng bốc sơ với Dũng.
Tại Quốc hội, Thủ tướng có vẻ yếu thế. Ông ta tranh thủ thời gian để phong cấp 2 phó tướng cho mình và điều 1 phó thủ tướng sang Mặt Trận.
Đây có phải là thỏa hiệp của ông ta với các đối thủ chính trị, đổi lấy việc thông qua Sửa đổi Hiến pháp lần này?
Thủ tướng đang tính cho tương lai.
Hay, hiện tại bị Thủ tướng bỏ quên, để Trọng, Sang chiếm thượng phong tại Quốc hội?
Ông ta đã tính đúng, hay ông ta tính sai, tương lai sẽ trả lời.
Tuy vậy quá khứ đã có bài học của Tướng Giáp thua trận năm 67-68, do hệ lụy thua trận tại Hiến pháp 1959.
Thủ tướng Dũng tuy thoát cảnh bị Tổng Trọng cùm tay ở Hội nghị 6, nhưng đấy chỉ là một trận chiến, một hiệp bốc sơ.
Chỉ khi tiếng cồng dài và trọng tài tuyên bố thắng trận thì mới là kết quả thực sự.
Đây là kết cục trận bốc sơ thể dục.
Trận bốc sơ của Thủ tướng đấu với Chủ tịch nước và Tổng Bí Thư đang được các đấu thủ giở hết tài năng, thủ đoạn... khẩn trương tiến hành.
Chỉ một tính toán sai, là có thể thành kẻ bại trận.
Trong trận bốc sơ này, người dân Việt Nam luôn chịu thiệt thòi với một bản Hiến pháp lạc hậu lỗi thời, không nói lên được ước muốn trường tồn, hùng cường của một dân tộc xứng đáng với ước mơ này.

Tham nhũng và nợ

Lê Diễn Đức
 
Trong lĩnh vực kinh tế trên báo chí trong nước, có lẽ một trong những từ Việt được nhắc đến nhiều nhất là "tham nhũng".
 
Nó thường xuyên được phổ cập rộng rãi chẳng khác gì các từ được cập nhật hàng ngày như "cướp", "hiếp", "giết", v.v...
 
Nền báo chí lá vông (xin lỗi vì ông Bộ trưởng Nguyễn Bắc Sơn khẳng định không có báo lá cải) tận dụng tối đa các tin giật gân rẻ tiền để câu khách, không loại trừ cả những tờ của Bộ Thông Tin và Tuyên Truyền hay của Việt Nam Thông Tấn Xã như Vietnamnet, Vietnam Plus...
 
Khi tham nhũng đã thanh văn hoá, thành nếp sống, thói quen trong sinh hoạt, giao dịch và gắn với tất cả những gì có liên hệ tới bộ máy công quyền thì điều đó chẳng có gì lạ. Ngay cả nơi cần đến tình thương yêu, bác ái nhất là bệnh viện, từ "tham nhũng" được thay bằng văn hoá phong bì, thì mơi thấy mức độ khủng khiếp về băng hoại đạo đức của xã hội. Thì ra người ta phải có tiền mới có thể tồn tại và có cuộc sống bình thường. Đồng tiền tạo ra mọi giá trị và định lượng các giá trị, là thước đo chuẩn mực cho mọi thứ.
 
Nhưng, có một từ khác từ vài năm nay được nhắc nhiều không kém bên cạnh từ "tham nhũng", đó là tự "nợ".
 
Cái này là hậu quả của cái kia, là tất yếu của một nền kinh tế định hướng sai, tạo ra cơ hội rút ruột công trình, ăn chia trục lợi. Ngôi nhà rệu rã nhưng chỉ loay hoay vá víu, chẳng biết xử lý tận gốc từ khâu móng và rường cột, hoặc biết đấy nhưng cố ý cứ bám víu để moi móc, hoặc để xây dựng một thứ xã hội chủ nghĩa gì đó mà đến hết thế kỷ này, tức 87 năm nữa, chẳng biết có hay không.
 
Cả dân tộc bị nắm cổ kéo dài trên con đường bất định đã mấy chục năm, nay vẫn tiếp tục đi hoài tới một mục tiêu vô tưởng. Với gánh nợ chồng chất.
 
Cá nhân, doanh nghiệp tư nhân nợ nần không thể trả thì phá sản, bị xiết nợ, thậm chí bị côn đồ hành hung, khống chế. Vụ công ty cà phê Trường Ngân bị đồng loạt các ngân hàng Techcombank, MB, MSB, Vietinbank, VIB, OCB, Agribank tới niêm kho, uy hiếp, là một trong nhiều ví dụ. Với tư nhân, chủ nợ thường tự xử, bất chấp pháp luật. Những cá nhân, đơn vị này chỉ còn biết kêu trời và nợ nần được giải theo luật giang hồ. Nếu không biết chung chi, có người đỡ lưng, không còn tài sản thế chấp, thì tan gia sẽ bại sản, có thể mất mạng. Nhưng âu đấy cũng luật đời, có vay có trả.
 
Nhưng nếu nói đến "nợ", chỉ cần vào Google tra cứu vớ từ khoá "nợ", sẽ thấy món nợ của các doanh nghiệp nhà nước thực sự hãi hùng.
 
Đáng lưu ý là lợi nhuận chỉ tập trung vào một số ít đơn vị, nhiều doanh nghiệp còn lại rơi vào tình trạng nợ cao, kết quả sản xuất kinh doanh thấp, thậm chí mất vốn, theo tờ Lao Động ngày 24/11/2013.
 
Trong ngày 16/01/2013, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đã có cuộc gặp với lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty nhà nước để trao đổi về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 cũng như các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp nhà nước.
 
Báo cáo tài chính hợp nhất, 10 tập đoàn, tổng công ty có tổng số nợ phải trả là 1.334.903 tỷ đồng, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân là 1,82 lần (năm 2011 là 1,77 lần), tổng tài sản/tổng nợ phải trả là 1,6 lần.
Doanh nghiệp nhà nước còn lại (không kể Vinashin) 27% phần nợ đã được các tổ chức tín dụng cho cơ cấu lại (ước khoảng 28.300 tỷ đồng) thì tổng số nợ xấu và nợ cơ cấu lại của khu vực doanh nghiệp nhà nước sẽ vào khoảng 73.050 tỷ đồng. Tính đến cuối tháng 10, Công ty Mua Bán Nợ VAMC đã mua hơn 11.000 tỷ đồng nợ xấu của 14 ngân hàng, trong đó, khoảng 70% khoản nợ đã mua thuộc lĩnh vực bất động sản.
 
Vào ngày 22/11/2013, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) và Cơ quan Hợp tác phát triển Đức GIZ đã tổ chức diễn đàn về phục hồi tăng trưởng, tái cơ cấu - cơ hội và thách thức. Theo đó, dựa trên số liệu của các cơ quan chức năng, nợ công của VN liên tục tăng, năm 2012 đã lên tới trên 1,6 triệu tỉ đồng (gần 80 tỷ USD). Theo tính toán dựa trên số liệu 6 tháng đầu năm 2013 với số nợ trên, mỗi quý VN phải trả nợ gốc và lãi tới 25.000-26.000 tỉ đồng (trên 1 tỉ USD), tương đương 16% thu ngân sách.
 
Vấn đề của nền kinh tế là không còn là nợ công có ở ngưỡng an toàn hay không, chính thức 55,4% GDP, thực chất, nếu tính cả nợ nước ngoài của khu vực doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước) và nợ bằng trái phiếu trong nước khác của doanh nghiệp nhà nước không được chính phủ bảo lãnh, thì nợ công của Việt Nam vượt con số báo cáo 55,9% có thể lên đến khoảng 95% GDP.
 
Với một bộ máy hành chính kép (chính phủ và đảng) quan liêu, gồm gần 1,7 triệu viên chức, năm (2001 - 2012) chi cho hoạt động của bộ máy này chiếm 55,37% tổng chi ngân sách nhà nước.
 
Trong vòng vài năm nữa, tới năm 2016, nguồn xuất khẩu dầu khí của Việt Nam trên 10 tỷ USD, góp 20-25% ngân sách, sẽ cạn kiệt, áp lực trả nợ ngày càng cao.
 
Bài toán kinh tế sẽ bị sức ép mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến đầu tư, xây dựng công cộng. Không biết những dự án lớn chủ yếu từ ODA, như cảng Lạch Huyện hay sân bay Long Thành, sẽ còn kéo gánh nợ tới đâu.
 
Quy mô bội chi ngân sách ngày mỗi cao, năm 2012 vẫn ở mức 4,8% (so với 4,7% năm 2011) và đã được quốc hội phê duyệt nâng lên mức 5,3% cho năm 2013 tại kỳ họp Quốc hội thứ 6 (11/2013).
 
Ngoài ra, tiếp tục vay khoản mới trả nợ cũ và phát hành trái phiếu chính phủ cũng là các biện pháp lúng túng chạy vòng quanh. Trái phiếu chính phủ và tín phiếu chính phủ phát hành trong năm là khoảng 200.000 tỉ đồng (tương đương gần 10 tỉ USD), đặc biệt là trái phiếu chính phủ phát hành lên đến 115.000 tỉ đồng (tăng gần 85% so với năm 2011). Người mua trái phiếu không ai khác là các ngân hàng và tổ chức tín dụng, mà tiền chủ yếu từ huy động nguồn vốn của dân.
 
Từ khi ông Nguyễn Tấn Dũng nhận chức Thủ tướng vào năm 2006, đến năm 2010, đã đẩy số nợ của Việt Nam từ 27,86 tỷ USD lên 32,5 tỷ USD. Số liệu thông kê hằng quý từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho thấy, nợ nước ngoài của Việt Nam ở mức trung bình khoảng 19-20% GDP trong những năm 2000-2002, đã lên trên 30% trong vài năm gần đây (41,5% GDP năm 2011).
 
Nói vậy thôi chứ nền kinh tế Việt Nam cũng chưa đến mức sẽ sụp đổ vì nợ. Đầu tư nước ngoài FDI vẫn đổ vào nhờ giá lao động rẻ. Khoản kiều hối hơn 10 tỷ USD mỗi năm đã là một món khổng lồ, tiền tươi, thóc thật!
 
Nhiệm kỳ của ông Nguyễn Tấn Dũng còn hơn hai năm nữa. Thời gian không còn nhiều, tranh thủ cùng hội cùng thuyền vay mượn cho các dự án, vơ vét thêm một đống và ra đi yên vị. Đống vỏ ốc mà ông ta cùng các chiến hữu để lại cho 90 triệu dân mang đi đổ quá lớn.
 
Và như tiến sĩ Alan Phan viết:
 
"Con rồng kinh tế Việt Nam sẽ không cất cánh được, ngay cả khi gia nhập TPP (dự trù vào cuối 2014); vì trọng lực nặng nề của 3 yếu tố: doanh nghiệp nhà nước, nợ xấu ngân hàng và ngân sách chính phủ. Ngày nào mà toàn dân còn phải khiêng đỡ các hành lý này, thì ngày đó kinh tế Việt Nam chỉ nên bàn về mô hình “sống sót” (survival)".
 © Lê Diễn Đức - RFA

Nhà nước nhất thiết phải chui vào buồng ngủ của dân? images5

Mà lại tưởng thế là hay

Buổi thảo luận của Quốc hội trước khả năng Luật Hôn nhân và gia đình định “luật hóa” câu chuyện ly thân có cái gì đó như là sự kỳ lạ.
Phiên một cách dân giã thì câu chuyện đại khái thế này: Vì ly thân đang tăng nhanh. Năm 2009, chẳng hạn năm 2009 chỉ có gần 90 ngàn vụ thì 3 năm sau, con số đó đã là trên 115 ngàn vụ. 90% trong số đó đều đã qua ly thân trước khi ly hôn. Vì ly thân tồn tại phổ biến như thế, cho nên giờ muốn ly thân phải “ra tòa” để “tuyên bố pháp lý” là: thôi, từ giờ tôi với cô không có ngủ nghê gì với nhau nữa nhé. Và đã có tuyên bố, cho nên muốn “làm lành”, tất nhiên người ta cũng phải “ra tòa”, cũng phải tuyên bố là: thôi, từ giờ… hết giận.
Lạ ở chỗ những nhà làm luật lo lắng về một hệ lụy gì đó mà có khi chính bản thân họ còn chưa rõ nó là cái gì, chưa lượng hóa được mức độ, thậm chí, còn chưa biết giải quyết cái hệ lụy đó bằng việc luật hóa, thực ra là thêm một thứ thủ tục, thì có giải quyết được không.
Cái gì cũng có hệ lụy của nó. Chẳng nói đâu xa, hệ lụy của hôn nhân chính là ly thân, và “pháp lý” hơn, là ly hôn. Nhưng đâu phải chuyện gì thì pháp luật nhà nước cũng cứ phải can thiệp.
Trước nghị trường, một viên tướng là Chính ủy Tổng cục Hậu cầu Bộ Quốc phòng, ĐBQH Lê Văn Hoàng đề nghị cân nhắc để bỏ quách cái quy định ly thân này, không đưa vào Luật.
Lý lẽ của tướng Hoàng rất giản dị. Rằng đó là quan hệ riêng tư, rằng người ta vẫn sống dưới một mái nhà, ăn chung một mâm cơm mà vẫn là ly thân, mà chỉ có người trong cuộc mới hiểu. Rằng không cẩn thận rồi thì quy định rồi nhưng chẳng ai thực hiện.
Nói trắng ra là không khéo chính những người mà Luật định bảo vệ bằng cách luật hóa chế định này sẽ bảo quy định đó rõ là vô duyên. Ai mượn người khác phải lo nỗi lo con bò răng trắng.
Người ta còn muôn giữ kín, có nghĩa là người ta còn chưa muốn bỏ nhau, thế mà luật cứ định bắt người ta phải “tuyên bố”. Nói như tướng Hoàng, chẳng khác “đánh đồng giữa ly thân và ly hôn”.
Cứ hỏi Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ VN Nguyễn Thị Thanh Hòa mà xem. Các cuộc khảo sát của chính Hội Phụ nữ cũng cho thấy “hơn 1/3 số người trả lời đề nghị không nên đưa vào luật, hơn 40% không trả lời”.
Bà Hòa, sau khi nói tới hai chữ “phức tạp”, đã nêu ra câu hỏi mà các nhà làm luật có lẽ cũng lắc đầu: “Liệu đưa chế định ly thân vào luật thì có giảm được ly hôn?”.
Sau phát biểu của tướng Hoàng, Phó chủ tịch QH Tòng Thị Phóng trong vai  chủ tọa phiên thảo luận mỉm cười bảo rằng: “Tướng quân nhìn nhận rất sắc sảo”.
Phải. Sắc sảo ở chỗ ông Hoàng đã không lo những nỗi lo kiểu nếu hai người đồng giới chung sống thì khi “Họ xin con nuôi thì ai là bố, ai là mẹ, hay cả hai cùng là bố hoặc cả hai cùng là mẹ?”.
Sắc sảo ở chỗ, tướng Hoàng, cũng như đa số các ĐBQH khác đã lắc đầu trước câu chuyện khó có thể gọi khác là Nhà nước chui vào buồng ngủ của dân. Mà lại tưởng thế là hay.

Phiên Bản Tình Yêu

 S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

Nhưng người Hà Nội đến lạ! Họ biết Xã Hội Chủ Nghĩa là cái bánh vẽ cực kỳ thối tha mà cứ hớn hở ngồi vào lột lá bóc ăn và xơn xớt khen ngon khen ngọt đến nỗi người ngoài nhìn vào phát thèm. Họ biết Hồ Chí Minh gian manh xảo trá mà cứ ngoác miệng ngợi ca lúc ông ta còn sống và khóc khô nước mắt khi ông chết.
Vũ Biện Điền
Tôi (trộm) nghe nói rằng quân tử ba ngày mà không đọc sách thì diện mạo dơ dáng, và trò chuyện khó nghe. Tôi vốn bẩm sinh mặt mũi không mấy dễ coi, và chuyện trò thì vô cùng nhạt nhẽo nên (lắm khi) đến vài ba năm cũng chả nhìn đến một cuốn sách nào mà vẫn cứ sống phây phây – chả có (trăng) sao gì ráo trọi.
Tháng trước, tôi được nhà xuất bản Tiếng Quê Hương gửi cho một bộ sách to đùng, dầy hơn ngàn trang (thấy mà ớn chè đậu) tựa là Phiên Bản Tình Yêu (*). Bìa trước và bìa sau đều có hình của hai phụ nữ khỏa thân, và (hơi) gợi dục!
Tên tác giả (Vũ Biện Điền) thì hoàn toàn xa lạ. Trong tình yêu, cũng như tình dục, tôi rất ngại chuyện “phiêu lưu” nên lẳng lặng đẩy luôn cái “của nợ” trông rất “ướt át” này vào một góc!
Tuần rồi, chả may,  giáp mặt người tặng sách – nhà báo Uyên Thao:
 
          - Cậu nghĩ sao về cuốn Phiên Bản Tình Yêu của Vũ Biện Điền?
 
Tôi đỏ mặt, ấp úng:
 
          - Dạ, em chưa đọc chữ nào.
 
Dù không nghe nhưng tôi cảm được một tiếng thở dài (cố nén) của người đối diện. Với đôi chút áy náy, ngay tối hôm ấy, tôi đọc hơn bốn trăm trang sách. Sáng hôm sau, cáo bệnh, nằm nhà “chơi” luôn hơn bẩy trăm trang nữa với rất nhiều ngạc nhiên và thích thú.
 
Mấy thế hệ người Việt liên tiếp vừa qua, ít nhiều, đều là nạn nhân của thời cuộc hay của chế độ hiện hành nhưng chắc chưa có ai ngồi cặm cụi (nhiều năm trời) để ghi lại những nhận xét tỉ mỉ và chính xác của mình về “những loại nhà nước” hiện nay – như Vũ Biện Điền:
 
Trong số đó  đáng kể hơn cả là nhà nước Đảng, còn gọi là nhà nước Quỷ hoặc Siêu Chính Phủ vì nó biến hóa như một cái bóng ma khổng lồ tác nghiệp lên tất cả các nhà nước khác. Ở trung ương, đứng đầu nhà nước này có tổng bí thư, nội các cơ mật là bộ chính trị. Ở địa phương, đứng đầu nhà nước này có bí thư tỉnh ủy, nội các cơ mật là ban thường vụ… Nó là đầu mối của mọi nhũng nhiễu, tai họa và tội ác nhưng rất có tài bẻm mép phủi tay...
 
Tiếp theo là nhà nước Hành Chánh, còn gọi là nhà nước Hành Dân vì bộ nào của nhà nước này cũng có chức năng làm dân khổ cực do đặc tính cửa quyền, nó vâng lệnh đảng như một thứ đầu sai quản lý đất đai và điều hành nô lệ cho chủ nhân, thu gom vô tội vạ tài sản trong nhân dân, sau khi trích nạp cho chủ, nó được quyền chi tiêu xả láng. Ở trung ương, đứng đầu nhà nước này có một chủ tịch không thực quyền, nội các cơ mật là thủ tướng và các bộ trưởng. Ở địa phương, đứng đầu nhà nước này có chủ tịch, nội các cơ mật là ban thường trực và các giám đốc sở…
 
Thứ ba là nhà nước Quốc Hội, còn gọi là nhà nước Phường Chèo hoặc nhà nước Kỳ Nhông vì đặc tính hát ca véo von theo cách dàn dựng của đảng, nhanh nhạy thay vai đổi màu tùy từng vị trí - ở trung ương nó là lập pháp, ở tỉnh nó là hành pháp, ở tòa án nó là tư pháp. Hình thái nhà nước Quốc Hội về đến địa phương gọi là Hội Đồng Nhân Dân, đặc tính véo von và đổi màu vẫn lưu cửu...
 
Thứ bốn là nhà nước Mặt Trận Tổ Quốc, còn gọi là nhà nước Chịu Trận, vì nó là một thứ bung xung vỹ đại hứng đòn – phản đòn – đỡ đòn cho các nhà nước kia. Nhà nước này còn có một chức năng định kỳ như một lò hộ sinh, phù phép hiệp thương ba lên bốn xuống trong mỗi mùa bầu cử, cho ra những đứa con đúng kiểu mẫu đặt hàng của đảng… Quá trình vận động, thành tích cao nhất của Mặt Trận Tổ Quốc là tạo ra Mặt Trận Việt Minh trước trước 1954, và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam trước 1975 – hai lá bài này khá ăn khách, nhưng tới hồi lật tẩy thì vô cùng bỉ ổi!
 
Thứ năm là nhà nước Quân Đội, còn gọi là nhà nước Vũ Trang… nhà nước này làm bằng sức người và của nả của nhân dân nhưng chỉ trung với đảng. Nên chi nó khu trú ở đâu là lãnh thổ riêng ở đó, từa tựa như một quốc gia trong một quốc gia. Khi cần, nó mạo danh quốc phòng, đưa quân chiếm hữu đất đai, rồi đặt ra định chế tự cấp tự quản…
 
Ở trung ương, đứng đầu nhà nước này có quân ủy, hội đồng cơ mật bao gồm các tổng cục chuyên ngành… Nhà nước này hội đủ tính chất phong kiến trung cổ La Mã, sỹ quan là giai cấp đảng viên gọi là cán bộ, bổng lộc hậu hĩ - hạ sỹ quan và lính (con em nhân dân thi hành nghĩa vụ), gọi là chiến sỹ, chỉ được hưởng sinh hoạt phí vừa đủ cầm hơi tới ngày phục viên…
 
 Thứ sáu là nhà nước Công An, còn gọi là nhà nước Tam Đại vì mỗi thành viên phải có lý lịch ba đời bần cố,… vừa nghèo vừa ngu từ đời ông đến đời cháu. Đây là nhà nước bán vũ trang, thừa quan thiếu lính, quyền hành vô giới hạn, bổng lộc vô bờ bến. Không những nhân dân kinh sợ mà một số viên chức các nhà nước khác cũng chùn bước trước những đặc quyền đặc lợi của các ấm tử viên tôn. Lịch sử nhân loại từ xưa đến nay, chỉ dưới thời phát xít Đức-Ý-Nhật và các nước xã hội chủ nghĩa mới có thứ nhà nước kỳ lạ này. Nó đồng hóa mình với đảng chuyên chính, tự quyết tất cả và không chịu một quyền lực nào ràng buộc, một tổ chức nào kiểm soát.
 
 
Vũ Biện Điền cũng “tính sổ” rành mạch từng vụ một, cùng với  tên tuổi rõ ràng của những tên chính phạm.  Xin đơn cử vài vụ tiêu biểu:
 
-Công Hàm 1958:
 
“... tôi mới lần ra danh sách bộ chính trị đảng CSVN từ 1951-1960. Đó là Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, Hoàng Quốc Việt, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Chí Thanh, Lê Đức Thọ, Hoàng Văn Hoan, Nguyễn Duy Trinh, Phạm Hùng, Lê Thanh Nghị, và Lê Văn Lương. Phạm Văn Đồng chỉ là nhân vật hàng thứ sáu, chỉ bậc trung thôi... Án chung không thể tội riêng, một mình Phạm Văn Đồng mà dám qua mặt chủ tịch Hồ Chí Minh a? Dám qua mặt đảng Cộng Sản a?"
 
- Thảm sát Mậu Thân 1968:
 
“...tôi đào được danh sách của bộ chính trị nhiệm kỳ ba của đảng Cộng Sản Việt Nam 1960 -1976. Nhìn chung, chẳng ai xa lạ, Hồ Chí Minh chủ tịch, Lê Duẩn bí thư thứ nhất, Trường Chinh chủ tịch quốc hội, Phạm Văn Đồng thủ tướng, Phạm Hùng phó thủ tướng, Lê Đức Thọ, Võ Nguyên Giáp phó thủ tướng kiêm bộ trưởng quốc phòng, Nguyễn Chí Thanh mất năm 1967, Nguyễn Duy Trinh phó thủ tướng, Lê Thanh Nghị phó thủ tướng, Hoàng Văn Hoan phó chủ tịch quốc hội, Trần Quốc Hoàn và Văn Tiến dũng, hai thành viên này được bổ sung từ năm 1972."
 
Cách nhìn của Vũ Biện Điền về những người đồng thời với mình – qua lời những nhân vật của ông – cũng khá khắt khe, và rất có thể gây ra tranh cãi gắt gao:
 
Nhưng người Hà Nội đến lạ! Họ biết Xã Hội Chủ Nghĩa là cái bánh vẽ cực kỳ thối tha mà cứ hớn hở ngồi vào lột lá bóc ăn và xơn xớt khen ngon khen ngọt đến nỗi người ngoài nhìn vào phát thèm. Họ biết Hồ Chí Minh gian manh xảo trá mà cứ ngoác miệng ngợi ca lúc ông ta còn sống và khóc khô nước mắt khi ông chết.
 
Họ biết bè lũ kế thừa đang đi tiếp con đường của ác quỉ mà vẫn tranh nhau làm tôi mọi, cúc cung tận tụy. Họ biết lịch sử đang rao giảng là thứ cực kỳ giả dối nhưng học thuộc vanh vách, nếu có ai mạnh dạn đính chính thì phồng mang trợn mắt, cãi cối cãi chầy như sợ mất đi độc quyền làm thân sáo vẹt.
 
Họ nhận quá nhiều đau khổ do độc tài đảng trị nhưng không dám đối mặt với kẻ thù cứ ươn hèn đổ vạ cho phong kiến, cho tư sản, cho địa chủ, cho Mỹ Ngụy, xua con em vào chết ở miền Nam mà không biết đang hiến máu cho hung thần và đang hy sinh cho một thiên đường mù...
 
Ngoại trừ một số rất ít sớm thức tỉnh như Trần Độ, Hoàng Minh Chính, Trần Xuân Bách, Phạm Quế Dương, Nguyễn Thanh Giang, Dương Thu Hương, Lê Hồng Hà, Hà Sĩ Phu, Bùi Minh Quốc ... tôi chưa thấy một tổ chức nào bi phẫn, chưa thấy một đoàn thể nào muốn năm tay nhau liên kết xuông đường biểu tình, họp mít-tinh  vạch mặt chỉ tên bè lũ tay sai Nga – Hoa, tập đoàn phi nhân bản, phản nhân quyền, bọn bán nước cầu vinh ...
 
 Một tác phẩm mang đậm mầu sắc chính trị như thế sao lại có cái tựa trữ tình và ướt át là Phiên Bản Tình Yêu? Trong phần lời tựa nhà văn Trần Phong Vũ đã giải thích (phần nào) như sau:
 
Như nhan sách, Phiên Bản Tình Yêu là một chuyện tình –mà là một chuyện tình xuyên thế hệ, mang nhiều kịch tính với những tình tiết éo le, ngang trái, chuyển biến bất ngờ. Nhưng Tình Yêu ở đây chỉ là lớp vỏ, là mặt nổi của một tảng băng sơn giữa đại dương mờ mịt ...
 
Cuộc tình xuyên thế hệ ở đây có thể được hiểu như một thứ “thang” để dẫn “thuốc”, một chất xúc tác, tạo hấp lực lôi cuốn người đọc đi sâu vào những âm mưu, những màn đấu đá, những trò lường gạt, thay bậc đổi ngôi trong một xã hội người ta nhân danh đủ thứ với những mặt nạ khóc cười, hỉ nộ đã được mã hóa khi thực chất chứa đầy tâm thái tham lam, ích kỷ, độc ác, chỉ vụ thỏa mãn những lợi ích cá nhân, bè nhóm, bất chấp sự an nguy của tiền đồ quốc gia dân tộc. Và trong chừng mực nào đó, với tư cách người chứng, tác giả đã đạt được mục đích của ông.
 
Tôi cũng tin là Vũ Biện Điền hoàn toàn đạt được mục đích của mình nhưng e rằng ông không thành công (lắm) khi dùng hình thức tiểu thuyết như “một chất xúc tác, tạo hấp lực lôi cuốn người đọc đi sâu” vào “chuyện tình xuyên thế hệ” này. Những nhân vật trong Phiên Bản Tình Yêu (e) hơi quá nhiều kịch tính, nhất là qua những mẫu đối thoại rất dài và (rất) trí tuệ nhưng cũng rất xa lạ với đời thường hay đời thật.
 
Tất nhiên, đây chỉ là suy nghĩ hoàn toàn chủ quan (và có thể là hoàn toàn sai lạc) của một thường dân mà trình độ thưởng ngoạn nghệ thuật còn nhiều giới hạn.  Mong được đón nhận những nhận định khác, từ những người đọc khác, về công trình tâm huyết và đồ sộ này của Vũ Biện Điền.
 
Tưởng Năng Tiến
 
(*) Quý độc giả yêu sách ở xa muốn có tác phẩm quý giá xin viết chi phiếu 25 MK cho (25 MK tiền sách + 5 MNK cước phí bưu điện) trả cho VLAC/TQH (Vietnamese Litterary & Artistic Club of Washington) và gửi về địa chỉ: Mr Trần Phong Vũ, 4 Sand Pointe, Laguna Niguel, CA 92677. tphongvu@yahoo.com. ĐT: (949) 485 – 6078. Mua hai cuốn tập I và II cũng chỉ phải tra 5 MK cước phí.
  
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét