Bao giờ Quốc hội thoát khỏi vai trò trang trí?
Về nguyên tắc Quốc Hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước
Cộng sản Việt Nam. Nhưng trên thực tế cơ chế này chỉ là công cụ của Đảng
và mang tính hình thức. Câu hỏi đặt ra là, có cơ may nào để Cơ quan đại
diện cao nhất của nhân dân, có thể thoát khỏi vai trò trang trí cho chế
độ.
Một nền dân chủ giả hiệu
Hiến pháp 1992 hiện hành trao cho Quốc hội và các đại biểu chức trách và quyền hạn rất lớn. Ngôn từ diễn tả trong các điều 6, điều 83 và 84 rất hoành tráng. Nhưng trên thực tế Quốc hội và các đại biểu dù có xuất xứ ra sao, sự nghiệp như thế nào thì cũng không thể thay đổi những điều Đảng đã chỉ đạo.
Trả lời chúng tôi, TS Phạm Chí Dũng một chuyên gia nghiên cứu ở TP.HCM so sánh chế độ chính trị ở Việt Nam với thời kỳ chủ nghĩa tư bản dã man ở Châu Âu trong thế kỷ 19. Theo đó, đặc thù của chủ nghĩa tư bản dã man là một nền dân chủ được coi là giả hiệu. Trong hoàn cảnh đó, những tổ chức đại diện cho dân chúng mang tính cách dân bầu không thể đóng vai trò đại diện cho khối cử tri đông đảo. Thay vào đó các tổ chức đại diện này mang dáng dấp khu biệt cô lập, có thể xem là vật trang trí cho một đảng phái chính trị nào đó. TS Phạm Chí Dũng tiếp lời:
“Điều đó đang có nét ứng với chính trị ở Việt Nam, chính vì vậy trong một bài viết gần đây tôi có nêu lại luồng ý kiến đặt ra vấn đề là phải chăng Quốc hội cũng là một nhóm lợi ích.”
Nhà báo Lê Phú Khải, nguyên phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam hiện nghỉ hưu ở Hà Nội đã biểu cảm một thái độ chán chường với chế độ toàn trị. Đáp câu hỏi là có cách nào để quốc hội dân chủ hơn dù giữ nguyên chế độ độc đảng, thí dụ mở rộng quyền ứng cử, tranh cử thay vì cơ chế Đảng chọn dân bầu. Nhà báo Lê Phú Khải nhận định:
“Chúng ta từ một xã hội cổ xưa phong kiến độc tài, đến bây giờ lại đảng trị độc tài. Bây giờ chúng ta phải tập dân chủ và trách nhiệm bước tập dân chủ đó ở ngay trong Quốc hội. Nếu có 50% người ngoài Đảng, trong Quốc hội cọ xát nhau dần dần tiến tới dân chủ. Bước tập dân chủ, bước đệm dân chủ thì đã nói trước đây rồi nhưng mà làm gì có chuyện đó, đến bây giờ vẫn chỉ có dưới 10% là người ngoài Đảng mà thậm chí người ngoài Đảng cũng là do Đảng chọn… thì đây là Quốc hội của Đảng.”
Bà Lê Hiền Đức ở Hà Nội, người được Tổ chức Minh bạch Quốc tế vinh danh, có cách đánh giá Quốc hội và các vị đại biểu một cách khá đặc biệt. Bà nói:
“Tôi nhìn trên mạng có rất nhiều ảnh đại biểu quốc hội ngủ gật, nhưng ở đâu cũng có người tốt và người xấu. Tôi không nói là tôi mất tin tưởng tất cả, cũng không nói là tôi tin tưởng Quốc hội, người tốt thì thương dân, người xấu thì hại dân.”
Cách đây một thập niên, hoạt động ở Quốc hội Việt Nam buồn chán hơn rất nhiều, thời trước không có những ý kiến phản biện mạnh mẽ dám phê phán chính quyền. Có ý kiến cho là xu thế thời đại và sự bùng nổ công nghệ thông tin đã có những tác động nhất định. Tuy vậy quan sát những phiên họp Quốc hội gần đây, sự phản biện có vẻ đã sớm nở tối tàn. TS Phạm Chí Dũng nhận định:
“Vào kỳ họp Quốc hội cuối năm 2011 tiếng nói phản biện cất lên nhiều hơn, trong Quốc hội, trong Đảng nữa. Lúc đó có ít nhất 5-6 đại biểu đứng lên hỏi vấn đề chủ quyền Biển Đông, hỏi về Luật Biểu tình và ngay lúc đó chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng trước Quốc hội và đề cập tới hai vấn đề này. Nhưng sau đó 2 năm cho tới thời điểm này, không một ai nhắc đến chủ quyền Biển Đông và cũng chẳng ai đá động đến Luật Biểu tình nữa.”
Theo lời TS Phạm Chí Dũng số đại biểu phản biện hiện nay đã giảm chỉ còn 2 tới 3 người, ông mô tả điều gọi là tâm lý sợ hãi và tâm lý chán nản, mệt mỏi bất lực của đại biểu Quốc hội trước những biến động xã hội. Bản thân họ không còn tin vào tổ chức mà họ đang có chân trong đó mặc dù họ không nói ra.
TS Phạm Chí Dũng nói với chúng tôi là ông không tin vào một tín hiệu cải cách chính trị nào ngay trước mắt. Ngay cả vấn đề cho dân bầu trực tiếp Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ mà dự thảo sửa đổi Hiến pháp kỳ này cũng không đề cập tới thì còn nói gì tới Trưng cầu Dân ý rộng rãi và dân chủ rộng rãi được. TS Phạm Chí Dũng nhận định là, những áp lực của xã hội về mặt kinh tế, về những bất ổn và những động loạn sẽ buộc giải quyết một số nào đó về thế độc quyền kinh tế và sự sở hữu toàn dân về đất đai chuyển qua đa sở hữu nhiều hơn. Vẫn theo TS Phạm Chí Dũng, tất cả những điều đó sẽ diễn ra một cách chậm chạp từ tốn và dù sao khi nó đem lại một chút kết quả nào đó dù là nhỏ, thì nó cũng sẽ ảnh hưởng tới tư duy chính trị.
Nam Nguyên, phóng viên RFAHiến pháp 1992 hiện hành trao cho Quốc hội và các đại biểu chức trách và quyền hạn rất lớn. Ngôn từ diễn tả trong các điều 6, điều 83 và 84 rất hoành tráng. Nhưng trên thực tế Quốc hội và các đại biểu dù có xuất xứ ra sao, sự nghiệp như thế nào thì cũng không thể thay đổi những điều Đảng đã chỉ đạo.
Trả lời chúng tôi, TS Phạm Chí Dũng một chuyên gia nghiên cứu ở TP.HCM so sánh chế độ chính trị ở Việt Nam với thời kỳ chủ nghĩa tư bản dã man ở Châu Âu trong thế kỷ 19. Theo đó, đặc thù của chủ nghĩa tư bản dã man là một nền dân chủ được coi là giả hiệu. Trong hoàn cảnh đó, những tổ chức đại diện cho dân chúng mang tính cách dân bầu không thể đóng vai trò đại diện cho khối cử tri đông đảo. Thay vào đó các tổ chức đại diện này mang dáng dấp khu biệt cô lập, có thể xem là vật trang trí cho một đảng phái chính trị nào đó. TS Phạm Chí Dũng tiếp lời:
“Điều đó đang có nét ứng với chính trị ở Việt Nam, chính vì vậy trong một bài viết gần đây tôi có nêu lại luồng ý kiến đặt ra vấn đề là phải chăng Quốc hội cũng là một nhóm lợi ích.”
Nhà báo Lê Phú Khải, nguyên phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam hiện nghỉ hưu ở Hà Nội đã biểu cảm một thái độ chán chường với chế độ toàn trị. Đáp câu hỏi là có cách nào để quốc hội dân chủ hơn dù giữ nguyên chế độ độc đảng, thí dụ mở rộng quyền ứng cử, tranh cử thay vì cơ chế Đảng chọn dân bầu. Nhà báo Lê Phú Khải nhận định:
“Chúng ta từ một xã hội cổ xưa phong kiến độc tài, đến bây giờ lại đảng trị độc tài. Bây giờ chúng ta phải tập dân chủ và trách nhiệm bước tập dân chủ đó ở ngay trong Quốc hội. Nếu có 50% người ngoài Đảng, trong Quốc hội cọ xát nhau dần dần tiến tới dân chủ. Bước tập dân chủ, bước đệm dân chủ thì đã nói trước đây rồi nhưng mà làm gì có chuyện đó, đến bây giờ vẫn chỉ có dưới 10% là người ngoài Đảng mà thậm chí người ngoài Đảng cũng là do Đảng chọn… thì đây là Quốc hội của Đảng.”
Nhân kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 13 đang diễn ra ở Hà Nội, Kỹ sư
Nguyễn Văn Thạnh hiện sống và làm việc ở Đà Nẵng chia sẻ cảm nhận của
mình về vai trò của 493 đại biểu Quốc hội hiện nay.
“Trong các nước dân chủ thì quyền lực của dân biểu rất cao, họ là đại diện cho ý chí, tiếng nói nguyện vọng của người dân. Nhưng hiện tại nước tôi chưa đạt được điều này vì người đại biểu không có tự do, họ không thể nói hết được tiếng nói của họ, cũng như tiếng nói nguyện vọng người dân, bởi trên họ có nhiều tầng lớp có thể lũng đoạn họ về mặt chính trị, về mặt Đảng cũng như về mặt kinh tế… Nhưng tôi nghĩ rằng nếu có một xã hội dân sự đủ mạnh thì có thể tập hợp tiếng nói người dân…thúc đẩy… thì tôi nghĩ lúc đó buộc các đại biểu Quốc hội phải nói, phải làm, để mà tròn trách nhiệm do dân giao phó. Khi đó tiếng nói của họ sẽ rất là mạnh mẽ để thúc đẩy việc giải quyết các vấn nạn mà người dân đang gánh chịu.”
Những phiên họp sớm nở tối tàn
“Trong các nước dân chủ thì quyền lực của dân biểu rất cao, họ là đại diện cho ý chí, tiếng nói nguyện vọng của người dân. Nhưng hiện tại nước tôi chưa đạt được điều này vì người đại biểu không có tự do, họ không thể nói hết được tiếng nói của họ, cũng như tiếng nói nguyện vọng người dân, bởi trên họ có nhiều tầng lớp có thể lũng đoạn họ về mặt chính trị, về mặt Đảng cũng như về mặt kinh tế… Nhưng tôi nghĩ rằng nếu có một xã hội dân sự đủ mạnh thì có thể tập hợp tiếng nói người dân…thúc đẩy… thì tôi nghĩ lúc đó buộc các đại biểu Quốc hội phải nói, phải làm, để mà tròn trách nhiệm do dân giao phó. Khi đó tiếng nói của họ sẽ rất là mạnh mẽ để thúc đẩy việc giải quyết các vấn nạn mà người dân đang gánh chịu.”
Bà Lê Hiền Đức ở Hà Nội, người được Tổ chức Minh bạch Quốc tế vinh danh, có cách đánh giá Quốc hội và các vị đại biểu một cách khá đặc biệt. Bà nói:
“Tôi nhìn trên mạng có rất nhiều ảnh đại biểu quốc hội ngủ gật, nhưng ở đâu cũng có người tốt và người xấu. Tôi không nói là tôi mất tin tưởng tất cả, cũng không nói là tôi tin tưởng Quốc hội, người tốt thì thương dân, người xấu thì hại dân.”
Cách đây một thập niên, hoạt động ở Quốc hội Việt Nam buồn chán hơn rất nhiều, thời trước không có những ý kiến phản biện mạnh mẽ dám phê phán chính quyền. Có ý kiến cho là xu thế thời đại và sự bùng nổ công nghệ thông tin đã có những tác động nhất định. Tuy vậy quan sát những phiên họp Quốc hội gần đây, sự phản biện có vẻ đã sớm nở tối tàn. TS Phạm Chí Dũng nhận định:
“Vào kỳ họp Quốc hội cuối năm 2011 tiếng nói phản biện cất lên nhiều hơn, trong Quốc hội, trong Đảng nữa. Lúc đó có ít nhất 5-6 đại biểu đứng lên hỏi vấn đề chủ quyền Biển Đông, hỏi về Luật Biểu tình và ngay lúc đó chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng trước Quốc hội và đề cập tới hai vấn đề này. Nhưng sau đó 2 năm cho tới thời điểm này, không một ai nhắc đến chủ quyền Biển Đông và cũng chẳng ai đá động đến Luật Biểu tình nữa.”
Theo lời TS Phạm Chí Dũng số đại biểu phản biện hiện nay đã giảm chỉ còn 2 tới 3 người, ông mô tả điều gọi là tâm lý sợ hãi và tâm lý chán nản, mệt mỏi bất lực của đại biểu Quốc hội trước những biến động xã hội. Bản thân họ không còn tin vào tổ chức mà họ đang có chân trong đó mặc dù họ không nói ra.
TS Phạm Chí Dũng nói với chúng tôi là ông không tin vào một tín hiệu cải cách chính trị nào ngay trước mắt. Ngay cả vấn đề cho dân bầu trực tiếp Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ mà dự thảo sửa đổi Hiến pháp kỳ này cũng không đề cập tới thì còn nói gì tới Trưng cầu Dân ý rộng rãi và dân chủ rộng rãi được. TS Phạm Chí Dũng nhận định là, những áp lực của xã hội về mặt kinh tế, về những bất ổn và những động loạn sẽ buộc giải quyết một số nào đó về thế độc quyền kinh tế và sự sở hữu toàn dân về đất đai chuyển qua đa sở hữu nhiều hơn. Vẫn theo TS Phạm Chí Dũng, tất cả những điều đó sẽ diễn ra một cách chậm chạp từ tốn và dù sao khi nó đem lại một chút kết quả nào đó dù là nhỏ, thì nó cũng sẽ ảnh hưởng tới tư duy chính trị.
2013-11-23
Jonathan London - Chưa hoàn thiện
Tuần này là một tuần đầy “bí hiểm” ở Việt Nam, chính vì ngày mai
(28/11/2013) Quốc Hội sẽ có một quyết định gì đó đối với hiến pháp, và
với tin đồn liệu có ai đó từ chức, đang được “rò rỉ” từ đâu không rõ.
Trong khi đó diễn luận chính trị công khai đang sôi nổi một cách gần như
là chưa từng thấy.Trong một môi trường như thế này, thì những người
quan tâm đến chính trị đang có một tâm lý vô cùng mệt mỏi.
Trong những lúc này, sự bất lợi của những nước theo mô hình Lênin càng
rõ hơn. Vì không có tự do trong báo chí, nên người dân gần như sống
trong cảnh cả mù lẫn điếc. Và vì nội dung của các chương trình giáo dục
phần nhiều chỉ là một chiều nên đại đa số người dân thiếu kinh nghiệm
suy nghĩ một cách độc lập, không giỏi về khả năng tự đánh giá thông tin,
thậm chí đâu biết tự do tư duy có thể tồn tại.
Thay vì có thông tin về chính trị, kinh tế, xã hội rõ ràng và cập nhật,
từ những nguồn tin minh bạch và tin cậy, thay vì có diễn luận công khai,
thì toàn dân chỉ ‘nhận’ được “thông tin chế biến”. Từ tình trạng đó
xuất phát những hành vi vô lý, như tin vào tin đồn nhiều hơn, vạch ra và
chia sẻ những ‘lý thuyết âm mưu’ hay là hoàn toàn “vô cảm” khi nói đến
chính trị xã hội của VN.
Marx đã nói quá đúng khi khẳng định: “Những ý tưởng thống trị của bất cứ
thời đại nào cũng đều là những ý tưởng của giai cấp thống trị (trong
thời đại đó)”. Ở nước nào cũng thế thôi. Ở Mỹ chẳng hạn, dù có thể tiếp
cận thông tin rất tự do, đại đa số dân Mỹ vẫn chưa thấy rõ nước Mỹ đã bị
giai cấp cực giàu (gọi là bọn “một phần trăm”) hiếp dâm và ăn cướp toàn
dân rồi. Họ chưa thấy rõ chất lượng đời sống ở Mỹ đối với những giai
cấp trung lưu đã xuống cấp đáng kể và thua xa mức sống của giai cấp
trung lưu ở các nước giàu khác. Thậm chí có Đảng Trà kêu vấn đề chủ yếu
là thuế quá cao, và Obama theo xã hội chủ nghĩa, đều phải.
Nhưng rất khó để hiểu ý nghĩa của câu nổi tiếng này trong bối cảnh của
Việt Nam hiện nay, nơi mà giai cấp cầm quyền đang bị chia rẻ. Kể cả
những tờ báo luôn định hướng tư tưởng như Nhân Dân hay Quân Đội Nhân Dân
đã cho thấy tư tưởng của giới lãnh đạo Việt Nam là “thập cẩm” rồi, nếu
không muốn nói là “lũ khũ”. Trong khi đó, những tờ báo được dân chúng
quan tâm thì phải hành động một cách cực kỳ căng thẳng và dè chừng, vì
họ không được phép đăng những thông tin “nhạy cảm” đến mức không được
đăng gì cả. Gần đây nhất là với thông tin về sự qua đời của Đại Tướng
Giáp, báo chí VN đã phải “im lặng” đến 24 giờ.
Mặt khác, còn rất nhiều người Việt Nam (tỷ lệ bao nhiều không thể biết
được) rất, rất tin tưởng vào báo chí và những bài giảng dạy trong lớp và
qua loa phường, đến mức là họ cũng đâu biết là báo chí, chương trình
học, kể cả loa phường là có định hướng đâu.
Rất, rất nhiều người dân Việt Nam tin báo chí viết là đúng sự thật. Đến
mức là vẫn còn nhiều người tin rằng sự thực hiện của Nhà Nước Việt Nam
trong hồ sơ Nhân Quyền là xuất sắc và vì thế Việt Nam được bầu vào Hội
Đồng Nhân Quyền của Liên Hợp Quốc. Buồn hơn là buồn cười.
Thế nhưng, tình hình này đang tiến bộ nhanh. Trong điều kiện hiện nay,
với tình hình trong nước và trong bộ máy ngày càng phức tạp và khó
‘lọc’, thì nhiều người Việt Nam đang phát triển tư duy có tính độc lập
hơn nhiều so với trước. Điều đó là một tiến bộ rất hứa hẹn, và hàm ý
rằng những bài lý luận cũ là đã lỗi thời và không còn tính thuyết phục
nữa. Quan trọng hơn cả là những tiến bộ này đã xuất phát từ lòng dân
Việt Nam.
Sở dĩ tôi đang đề cập những vấn đề này là vì trong một tuần đầy ý nghĩa
cho toàn dân Việt Nam, gần như toàn dân Việt Nam không được ngồi trên
bàn quyết định và không biết những ‘lãnh đạo’ của nước họ đang suy nghĩ,
đang lo lắng, và đang sắp làm điều gì. Điều đó là quá chán vì nó phản
ánh sự bất lực tương đối của dân Việt Nam, và tính chưa hoàn thiện của
nền chính trị đất nước. Vậy, dân Việt Nàm sẽ không chờ mãi.
Jonathan London(Blog Xin loi ong)
Bom bất ổn đã kích hoạt
(có lẽ không chỉ ở xứ China này đâu....)
Ngay sau vụ đánh bom sập trụ sở Uỷ ban nhân
dân huyện ở Sơn Tây thì sảy ra vụ nổ đường
ống dẫn khí đốt ở Thanh Đảo, làm gần 50 người chết và hơn một trăm người bị
thương. Lúc đầu nói khủng bố sau nói là tai nạn. Dù cách nói thế nào cũng bộc lộ
vấn đề xã hội Trung Quốc đang bất ổn, chẳng khác gì hệ thống bom
đang kích hoạt dây chuyền.
Mới chỉ cách
đó không lâu hàng chục tay súng ở Tân Cương đã nã đạn xố xả vào công an, kế đến hàng ngàn người ở thủ
phủ Lasha nổi dậy đốt trạm gác trên đường
phố, rồi một chiếc xe vượt qua bao nhiêu hàng rào bảo vệ nghiêm ngặt, nổ tung
giữa trung tâm của trung tâm quyền lực ,quảng trường Thiên An Môn thủ đô Bắc
Kinh... Không còn đếm trên đầu ngón tay nữa!
Những vụ
bất ổn rò rỉ ra ngoài ở đất nước rất giỏi
bưng bít như Trung Quốc , đã lên con số
hàng chục mỗi tháng. Nó đã và đang làm các nhà lãnh đạo chóp bu nước này hoảng sợ và tìm
cách đối phó.
Từ 9 đến 11-11-2013; 376 Ủy viên trung ương Đảng
cộng sản Trung Quốc đã họp hội nghị lần thứ 3, một hội nghị luôn mang ý nghĩa định
hướng trong các kỳ đại hội. Danh chính ngôn thuận là để : “ Cải cách sâu sắc thể
chế tài chính , kiện toàn , thúc đẩy kinh tề vĩ mô, ổn định và nâng cao hệ thống
tài chính hiện đại góp phần phát triển kinh tế thị trường vốn đa tầng”, nhưng nội
hàm quan trọng nhất lại là : “Thành lập Uỷ ban an ninh nhà nước dưới sự quản lý trực
tiếp của thường vụ Bộ chính trị”
Tại sao Trung Quốc dưới
sự lãnh đạo của Đảng cộng sản bao nhiêu năm nay, đã có lực
lượng quân đội, công an và một guồng máy
bảo vệ chính quyền hoàn chỉnh , bây giờ lại phải đẻ thêm ra một cơ quan
an ninh đặc biệt bao trùm lên hết thảy?
Đó là vì vấn để bất ổn đã nghiêm
trọng , và cơ quan lãnh đạo chóp bu
không còn đặt hết niềm tin vào chính quyền địa phương , và ngay cả
những người
đồng chí thân cận của mình. Vụ Bạc Hỷ
Lai xây dựng chính sách riêng ở Trùng Khánh, nhập lậu hàng chục ngàn
khẩu súng, rắp tâm tạo phản, mà Hồ Cẩm Đào phải vất vả mới dẹp được
trước khi
tiến hành Đại hội đảng lần thứ 18 là ví dụ điển hình về mâu thuẫn nội bộ
ở
Trung Quốc . Mâu thuẫn ngấm ngầm đã bộc
lộ gay gắt, sẵn sàng bùng nổ như lịch sử từng sảy ra ở đất nước này.
Nỗi sợ hãi tràn ngập bầu không khí Trung Nam Hải . Sự bất ổn hiện
nay không chỉ đơn thuần từ vấn
đề sắc tộc , từ các vùng đất đòi tự trị
như Tân Cương, Tây Tạng, từ các phong trào dân chủ, nhân quyền , mà là
sự phân hóa trong
nội bộ đảng và sự bất bình của nhân dân
.
Điều gì đã khiến Trung Quốc bất ổn như vậy?
Vào cuối thập kỷ 70 thế
kỷ trước,Trung Quốc đã
rơi xuống đáy vực khủng hoảng. Nội bộ
lãnh đạo nát như tương sau cuộc đại cách mạng văn hóa , nền kinh tế tụt
hậu, bị
bao vây bốn phía, hơn 200 triệu người chiếm 1/5 dân số đói rách. Đăng
Tiểu Bình, một nhân vật kiệt xuất, sau một
thời gian dài bị trù dập đã giành lại vị trí lãnh đạo, đề ra chính sách
mở cửa. Ông là người đầu tiên trong giới lãnh đạo Trung Quốc
thăm Nhật Bản, bắt tay với kẻ thù truyền kiếp, kế đó là hữu hảo với
phương tây,
phá vỡ tảng băng ý thức hệ ngăn cách suốt
mấy chục năm.
Mười bốn năm, Đặng đã làm thay đổi hoàn toàn bộ
mặt Trung Quốc bằng đường lối phát triền
kinh tế thị trường, nhờ vậy mà 200 triệu người thoát khỏi đói nghèo, và sau đó nước này trở thành một cường quốc.
Càng giàu thì sự phân
cực trong xã hội
Trung Quốc càng lớn. Theo hội đồng cải cách kinh tế Trung Quốc (CSPR)
chênh lệch
mức sống giữa thành thị và nông thôn Trung Quốc hơn 20 lần, giữa
người giàu và người nghèo trung bình 60 lần
. Tầng lớp cực giàu xuất hiện ngày càng nhiều , không phải bằng
tài năng, hoặc sức lao động mà nhờ đặc quyền
đặc lợi. Chỉ một khoản gọi là “Thu nhập xám” ở Bắc Kinh
năm 2012 đã lên tới 6.200 tỷ nhân dân tệ bằng 1.000 tỷ đô la, chiếm 12%
GDP. Đó là
những hợp đồng xây dựng , những dịch vụ
công, những gói thầu chì định... lọt vào tay những nhóm lợi ích.
Nhưng cái đó chưa thấm vào đâu với vấn nạn tham nhũng ,
hối lộ từ trung ương đến địa phương.
Thu
nhập xám chỉ tạo nên những triệu phú, tỷ phú , tầng lớp “Đại tư bản
đỏ” , là những “Con hổ”. Tháng 7
vừa qua, thành phố Thượng Hải sửng sốt
vì một cán bộ công an cấp tá bị phát giác trong chiến dịch “Đả hổ diệt
ruồi” khi khám xét nhà riêng, cơ quan điều tra đã thu được 2 tỷ đô
la tiền mặt. Nhưng so với chủ
tịch tập đoàn đường sắt thì anh này không thấm vào đâu, vì chỉ
riêng tiền bao gái ông chủ tịch tập đã chi 600 triệu đô la. Cư
dân mạng Trung Quốc cho rằng, đó chỉ là
hai “con ruồi” nhỏ hiếm hoi bị diệt,còn hàng triệu con ruổi bự hơn vẫn
tồn tại. Còn hổ thì duy nhất mới có vợ chồng Bạc Hỷ Lai , nhưng lý do
chính lại là
vấn đề chính trị.
Hàng
trăm triệu người dân và cả đàng viên cấp
thấp Trung Quốc đang bức xúc trước vấn đề
dân chủ, nhân quyền, trước vấn nạn
tham nhũng và sự bất công . Một sự thật là Trung Quốc đang song song hiện hữu một
tầng lớp giàu sụ sống như vua
chúa , được bao che , nhởn nhơ trước pháp luật,
và tầng lớp dân nghèo bị khinh rẻ
và thẳng tay trừng phạt khi phạm tội.
Ngày 25-9-2013, Hà Tuấn
Phong, một thanh niên
ít học, nhà nghèo , phài đẩy chiếc xe
bán bánh mỳ kẹp thịt trên đường phố , kiếm tiền nuôi mẹ đang mắc bệnh
hiểm nghèo, bị hai công an đuổi bắt tịch thu xe. Hạ Tuấn Phong
quỳ xuống đường van xin, bị hai
công an đánh mấy bạt tai, và giật khỏi tay
chiếc xe bánh mỳ đẩy đi. Trong lúc giằng co Hạ đã liều mình chống lại,
dùng con dao chặt thịt
đâm chết hai công an ấy. Hạ bị toà
tuyên án tử hình và xử tử ngay .
Cái chết cùa Hạ Tuấn
Phong dấy
lên sự bất bình. Người dân Trung Quốc bất
bình vì , Cốc Khai Lai vợ Bạc Hỷ Lai , đã có âm mưu và giết doanh nhân
người Anh là Neil Heywoot, gây hậu quả nghiêm trọng , bị tuyên án tử
hình , nhưng được hưởng án treo, tức là không xử tử. Còn Hạ Tuấn
Phong, vì chống lại sự áp bức mà ngộ sát, lại
không được hưởng ân huệ đó. Sự bất
bình đã trở thành cực đoan. Trạng thái hả hê khi những người thuộc
“Phú nhị đại”, “ Quan nhị đại” bị pháp luật trừng trị, hoặc bị giết
hại không chỉ trên
mạng, mà ngay
cả trong những cuộc reo hò trên đường phố
đã trở thành phổ biến. Ví dụ như hàng
trăm người đã xuống đường hoan hô khi tòa đưa ra phán quyết 10 năm tù
đối
với Lý Thiện Nhất , mười bảy tuổi , con viên tướng Lý Song Giang , vì
đã cùng 4 thanh
niên khác hãm hiếp một cô gái. Ngược lại dân Thượng Hải lại làm lễ cầu
siêu và gọi
Dương Giai là “Võ Tòng” khi người thanh niên này xông vào một đồn công
an đâm chết 6 người, vì trước
đó anh ta đi xe đạp không có giấy phép bị
công an đồn này đánh dập giã man...
Theo kết quả của thăm dò của nhiều trang mạng,
65% người Trung Quốc được hỏi đã trả lời
là gét người giàu, vì cho rằng giàu nhờ tham nhũng và đặc quyền đặc
lợi. Doanh nhân Vương Công Quyền , người
ủng hộ một xã hội dân sự ở Trung Quốc, đã phát biểu trên đài VOA : “Hàng triệu quan
chức trở nên vô cùng giàu có, được hưởng đặc quyền đặc lợi, trong khi hàng triệu
ngưởi khác phải chấp nhận điều kiện lao động tồi tệ với mong muốn vươn lên
nhưng bất lực”
Mỗi ngày qua đi những
người có chức quyền ở Trung Quốc lại giàu thêm, nhưng nỗi sợ hãi bị
phanh phui, bị nhân dân trừng trị
cũng tăng lên. Bởi thế 62% người giàu nhất
Trung Quốc đã ra nước ngoài sinh sống, hoặc đã làm đầy đủ các thủ tục
để chuồn khi có biến cố , và 85% cán bộ cao cấp đã cho con học ở các
nước phương Tây như Mỹ, Anh,
Pháp, Úc...
Tháng 11-2012 , Tổng bí thư Tập Cận
Bình đề ra chính sách triệt để phòng chống tham nhũng, hối lộ, cụ thể là hạn chế
quyền hành các doanh nghiệp nhà nước, cấm hội hè, cấm tặng quà , cấm xây cung
điện nguy nga, cấm đi xe sang, cấm các món ăn sơn hào hải vị...và đồng thời hủy bỏ các trại lao cải , mở rộng quyền tự do
dân chủ. Nhưng ông đã thất bại.
Với “Ủy ban an ninh nhà nước” vừa thành lập ,
liệu Tập Cận Bình có giài quyết được vấn đề bất ổn ở Trung Quốc?
Rất khó, bởi nền kinh tế Trung Quốc đã khựng lại, từ tăng
trưởng hai con số chỉ còn dưới 8%, thay
vào đó đang phải trả giá cho thời kỳ phát triển nóng về môi trường, khí hậu , phải đối phó với chính
sách quay lại Đông Nam Á- Thái Bình Dương của Mỹ. Quan trong hơn những điều đó,
là Tập Cận Bình , cũng như người tiền
nhiệm, bây giờ nằm giữa một ốc đảo được bao vây bởi các quần thần xu nịnh
và quan liêu. Những quần thần đó hiểu sâu sắc rằng , nếu cải cách
triệt để thì bản thân họ mất quyền lợi vốn đã trở thành bản chất của chế độ.
Người dân Trung Quốc đã từng dùng
hình thức ôn hòa để đối thoại với chính quyền. Nhưng lịch sử còn ghi đậm cái
ngày 19-5-1989, Triệu Tử Dương xuất hiện lần cuối cùng ở Quảng trường Thiên An
Môn với khuôn mặt đầm đìa nước mắt, nói với dân rằng, ông đã cố gắng hết sức
nhưng không lay chuyển được phe cứng rắn
trong đảng của mình. Ông đã phải trả giá cho trái tim nhân hậu, bằng việc bị
giam lỏng rồi cách hết các chức vụ sau
khi phe cứng rắn áp dụng biện pháp “Tắt đèn nổ súng” , điều xe tăng và quân đội
đàn áp biểu tình khiến máu chảy thành sông .
Người dân Trung Quốc bây giờ hình không
tin còn có một “Triệu Tử Dương” khác, và nếu có cũng chỉ như Triệu Tử Dương 24
năm trước mà thôi, nên họ đã có sự chọn lựa khác . Sự lựa chọn đó , mỉa mai thay, chính là sản phẩm
của đảng cầm quyền: Dùng bạo lực giải quyết bạo lực! Thắng thua chưa biết thế
nào nhưng nó đã gây nên sự bất ổn xã hội và chắc chắn nhiều người vô tội chết oan trong cuộc đối đầu này.
Minh Diện
(Blog Bùi Văn Bồng )
Đồng chí Bala và các đảng cộng sản
Mấy ngày qua dư luận Anh chú
ý nhiều về vụ ‘Nô lệ Brixton’ đầy bí hiểm cho đến khi cảnh
sát xác định rằng ba người phụ nữ bị giam 30 năm trong một căn
nhà ở Nam London là nạn nhân của một cặp ‘đảng viên cộng sản
kiểu Mao’.
Nhiều tờ báo Anh chạy tựa nói ‘Hợp tác xã Marxist-Leninist-Mao’ của ông Aravindan Balakrishnan (73 tuổi) và vợ, bà Chanda (67 tuổi) đã giam các tín đồ của họ nhiều năm.
Cả hai đã bị cảnh sát Anh bắt giam.
Số ba ‘nô lệ’ gồm một cụ bà gốc Malaysia 69 tuổi, một phụ nữ Irish 60 tuổi và người phụ nữ 30 tuổi có khả năng là con của bà 60 tuổi và ông Balakrishnan.
Độ tuổi đã cao của cả thủ phạm và lời xác nhận vụ án 'không mang tính tình dục' lại càng khiến câu chuyện trở nên ly kỳ cho đến khi nhà chức trách nói đây là một nhóm có tính ý thực hệ.
Các nạn nhân vừa tự nguyện đi theo 'đồng chí Bala' vừa bị tẩy não và chịu phục tùng trong ba mươi năm mà không bỏ trốn.
Đây cũng là dịp để chúng ta xem lại chuyện phái Maoist từng hoạt động ở Anh thế nào và các đảng phái cộng sản hoặc tự nhận là cộng sản hiện nay ra sao.
Nhiều tờ báo Anh chạy tựa nói ‘Hợp tác xã Marxist-Leninist-Mao’ của ông Aravindan Balakrishnan (73 tuổi) và vợ, bà Chanda (67 tuổi) đã giam các tín đồ của họ nhiều năm.
Cả hai đã bị cảnh sát Anh bắt giam.
Số ba ‘nô lệ’ gồm một cụ bà gốc Malaysia 69 tuổi, một phụ nữ Irish 60 tuổi và người phụ nữ 30 tuổi có khả năng là con của bà 60 tuổi và ông Balakrishnan.
Độ tuổi đã cao của cả thủ phạm và lời xác nhận vụ án 'không mang tính tình dục' lại càng khiến câu chuyện trở nên ly kỳ cho đến khi nhà chức trách nói đây là một nhóm có tính ý thực hệ.
Các nạn nhân vừa tự nguyện đi theo 'đồng chí Bala' vừa bị tẩy não và chịu phục tùng trong ba mươi năm mà không bỏ trốn.
Đây cũng là dịp để chúng ta xem lại chuyện phái Maoist từng hoạt động ở Anh thế nào và các đảng phái cộng sản hoặc tự nhận là cộng sản hiện nay ra sao.
‘Không phải cộng sản’
Cảnh sát Anh đã xác nhận ông Balakrishnan và vợ từng hoạt động trong tổ chức cộng sản mang tên Trung tâm Tưởng niệm Mao Trạch Đông (Mao Zedong Memorial Centre), ở Acre Lane, Brixton, Nam London trong thập niên 1970.Trung tâm nay đã bị đóng cửa năm 1978 sau hai năm hoạt động.
Nhưng chủ nghĩa Mao có thực là đã tác động gì đến hoạt động của nhóm Balakrishan?
Về lý thuyết, lãnh tụ Mao Trạch Đông chỉ nêu ra chủ thuyết về sở hữu công, hợp tác hóa nông nghiệp nhằm hiện đại hóa cấp tốc nước Trung Quốc.
Các phái theo Mao ở nước ngoài lại không quan tâm nhiều đến vấn đề Trung Quốc (xóa phong kiến, chống đế quốc, chống xét lại...) mà chỉ thu nhận từ chủ thuyết này cách tổ chức chi bộ thành những đơn vị kiểm soát chặt cá nhân, đề cao lãnh tụ và tập thể.
Chủ nghĩa Mao ảnh hưởng nhiều đến vùng Nam Á
Hiện các nhóm phiến quân Maoist còn mạnh nhất vẫn là vùng tiểu lục địa Nam Á, nơi xuất thân của ông Balakrishnan.
Giáo sư Vương Hiểu Bình từ Đại học Manchester nói với BBC News rằng ở Trung Quốc, chủ nghĩa Mao là “chủ nghĩa cộng sản truyền thống cộng thêm tầng lớp cầm quyền độc đoán".
Còn trên thế giới như ̉ở Anh, Pháp vào hai thập niên 1960 và 1970, phái Maoist muốn lập ra các cộng đồng chung sống bình đẳng nhưng bị lãnh đạo kiểm soát độc đoán, theo Giáo sư James Grayson từ Đại học Sheffield được BBC News trích lời.
Đài truyền hình Channel 4 ở Anh cũng đã phỏng vấn chính Tổng bí thư Đảng Cộng sản Anh Quốc, Robert Griffiths về chuyện này.
Ông Griffiths xác nhận rằng hai “đồng chí Bala” và “đồng chí Chanda” đã bị khai trừ khỏi Đảng Cộng Sản Anh từ lâu.
“Họ không có liên hệ gì với các hoạt động chính trị dòng chính của phái tả hay cộng sản ngay từ khi đó.”
Ông cũng nói nhóm “giam giữ nô lệ” nhân danh cộng sản ở Nam London vừa rồi “đáng được quan tâm về mặt tâm thần” nhiều hơn là về chính trị.
Nhưng cảnh sát Anh cũng không hề coi thường các hoạt động của nhóm này vì họ có liên hệ tới 13 địa chỉ khắp London.
Cùng lúc, tin từ Malaysia nói có một nhà hoạt động sinh viên tên là Hishamuddin Rais cho báo chí biết ông tin rằng bà cụ Malaysia được cứu ra khỏi căn nhà “Hợp tác xã Maoist” ở London có thể là Siti Aishah, một nhân vật từng hoạt động trong nhóm thiên tả Tân Thanh niên Malaysia.
Nếu đây là đúng thì người ta cũng sẽ tìm lại cả liên hệ giữa các phong trào phái tả từ Đông Nam Á và châu Âu một thời.
Một đồng nghiệp BBC từ vùng Nam Á cũng cho tôi hay Aravindan Balakrishnan là tên của người Tamil, và có thể nhân vật này đến từ tiểu bang Tamil Nadu của Ấn Độ nơi cho đến nay các đảng cộng sản vẫn hoạt động mạnh.
Chống toàn cầu hóa
"Họ không có liên hệ gì với các hoạt động chính trị dòng chính của phái tả hay cộng sản ngay từ khi đó"
Lãnh đạo Đảng CS Anh nói về nhóm BalakrishnanNhóm ly khai Balakrishnan nay trở thành một giáo phái già nua và đa số các đảng cộng sản tại Anh, Pháp, Đức đều đã qua thời hào quang, không bằng các nước Đông Âu và vùng Nam Âu.
Lừng lẫy nhất châu Âu là Đảng Cộng sản Pháp, ra đời năm 1920 với ông Hồ Chí Minh là thành viên sáng lập, nay chỉ còn 10 dân biểu Quốc hội sau cuộc bầu cử 2012.
Vào lúc đỉnh cao, Đảng có tới 180 dân biểu và tham gia liên minh cầm quyền ở Pháp cả cấp trung ương và địa phương.
Nhưng vào tháng 2/2013 vừa qua, đảng này cũng đã tuyên bố bỏ biểu tượng búa liềm.
Trên thực tế Đảng Cộng sản Pháp không chỉ suy giảm từ sau khi Liên Xô sụp đổ, mà còn bị chính Tổng thống Francois Mitterrand của Đảng Xã hội (anh em) kết liễu vì các mâu thuẫn đường lối liên minh.
Ở Anh, chủ nghĩa cộng sản chưa bao giờ mạnh như ở Pháp hay Ý và hoạt động của Đảng Cộng sản Anh Quốc (CPGB) cũng yếu hẳn đi sau khi Liên Xô tan rã.
BBC News năm ngoái có bài mô tả những khoản tiền cuối cùng của CPGB và cho hay trụ sở cũ của họ nay là văn phòng của ngân hàng HSBC tại khu Covent Garden, London.
Hoạt động nhiều nhất có lẽ vẫn là các đảng cộng sản hoặc Marxist ở Nam Âu.
Phản ứng dữ dội trước kế hoạch thắt lưng buộc bụng quốc tế áp đặt lên Hy Lạp khiến Đảng Cộng sản xuống đường liên tục nhưng cũng gây ra phản ứng từ phe cực hữu.
Vụ xô xát mới nhất giữa hai phái này hồi tháng 9 ở Athens đã làm một số người thiệt mạng.
Nhưng ngay cả ở Bồ Đào Nha, Đảng Cộng sản cũng không tự cầm quyền được mà phải vào Liên minh Dân chủ Thống nhất (CDU) với Đảng Xanh và một số tổ chức nhỏ hơn.
Liên minh này được 552,506 phiếu, bằng 11.06% số phiếu bầu vào cuối tháng 9 trên cả nước và nắm cả thẩy 213 ghế hội đồng địa phương và làm chủ 34 thành phố, thị trấn ở quốc gia trên 10 triệu dân.
Xứng nhận cộng sản?
Khác với các đảng cộng sản Trung Quốc, Việt Nam luôn cần quan hệ tốt với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), các đảng cộng sản châu Âu vẫn tiếp tục lên án những tổ chức này, coi chúng là “phương tiện” của chủ nghĩa tư bản – đế quốc.Tiếp nối truyền thống Cách mạng Cẩm chướng 1974, vừa rồi, tổng bí thư Jeronimo de Sousa vẫn kêu gọi 15 nghìn đảng viên trung kiên chống Ngân hàng Trung ương châu Âu mà ông gọi là “một chế độ độc tài mềm, làm suy sụp đất nước Bồ Đào Nha”.
Forbes có bài nói 'Hy Lạp xứng đáng nhận chủ nghĩa cộng sản'
Đa số bài Mỹ, các đảng cộng sản châu Âu cũng vừa nêu ra sáng kiến vận động công nhân, nông dân ở các nước thuộc nhóm Brics (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) cùng nhóm Alba (Nam Mỹ) để chống lại chủ nghĩa tư bản toàn cầu.
Câu hỏi là chính quyền các nước như Nga và Trung Quốc có để cho họ vào vận động ‘chống đế quốc’ hay không?
Nhìn sang châu Á, Trung Quốc đã từ lâu không quan tâm đến chủ nghĩa cộng sản châu Âu.
Việt Nam dù làm đối tác chiến lược với nhóm ‘trùm tư bản’ như Hoa Kỳ, Anh, Pháp nhưng vẫn cử đại biểu dự hội nghị phong trào cộng sản quốc tế đều, ở Hy Lạp năm 2011 và Nga năm 2012.
Tuy thế, chuyện này chẳng phải là vấn đề gì với châu Âu vì các đảng cộng sản, Marxist hay Maoist trên thực tế ở đây thường chỉ đông các thành viên cao niên hoặc thu hút một số nhỏ thanh niên cấp tiến.
Ngay ra cái tên ‘phong trào cộng sản quốc tế’ cũng chỉ còn là hình thức và nền kinh tế cộng sản không hấp dẫn được ai.
Khi giới tư bản bực bội với Hy Lạp hồi 2011, trên tạp chí Forbes - mà ấn bản tiếng Việt cũng vừa có - có buông lời bình nổi tiếng, 'Give Greece What It Deserves: Communism'.
Tạm dịch là 'Hãy để Hy Lạp nhận chủ nghĩa cộng sản cho biết thân'.
Tàu Liêu Ninh vào Biển Đông, nỗi nghi kị của người Việt
|
Răn đe Đông Nam Á?
Ngày 26/11 hàng không mẫu hạm mang tên Liêu Ninh của Trung quốc rời cảng Thanh Đảo, căn cứ hải quân ở vùng Đông Bắc Trung quốc để cùng bốn chiến hạm khác xuống phương Nam, tiến vào vùng biển Đông, và theo các quan chức hải quân Trung quốc thì việc này là hoạt động thường kỳ, và kèm theo sẽ tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, diễn tập quân sự.
∇ Nghe tường trình
|
Tại Việt Nam, một số báo như Thanh Niên, VNexpress cũng đưa tin này, kèm thêm nhiều chi tiết kỹ thuật về các con tàu.
Có hai chuyện, chuyện thứ nhất là diễu võ dương oai, là cái chuyện mà từ trước tới nay họ vẫn làm, cái thứ hai là bây giờ họ chẳng nắn gân nữa, mà họ làm cho Việt Nam khiếp sợ, xem như là họ đi vào biển Đông cho thế giới thấy là như đi vào biển nhà của họ, mà Việt Nam chẳng phản ứng gì
» Ông Phạm Đình Trọngnh"
|
Chúng tôi hỏi chuyện các nhân sĩ trí thức trong nước quan tâm về chính trị của Việt Nam về động thái này của Trung quốc, ông Phạm Đình Trọng, cựu Đại tá quân đội nhân dân Việt Nam nói,
“Có hai chuyện, chuyện thứ nhất là diễu võ dương oai, là cái chuyện mà từ trước tới nay họ vẫn làm, cái thứ hai là bây giờ họ chẳng nắn gân nữa, mà họ làm cho Việt Nam khiếp sợ, xem như là họ đi vào biển Đông cho thế giới thấy là như đi vào biển nhà của họ, mà Việt Nam chẳng phản ứng gì.”
|
“Họ không mạnh như Mỹ, so với các quốc gia có tiềm lực quân sự, nhưng so với các nước trong khu vực biển Đông thì họ vẫn phải làm các nước ấy dè chừng. Tất nhiên là cái hàng không mẫu hạm của Trung quốc không có tính năng thực sự của một hàng không mẫu hạm như của Mỹ, nhưng họ cũng mang ra để răn đe, diễu võ dương oai, thách thức các nước nhỏ bé ở biển Đông và Đông Nam Á.”
Động thái tàu sân bay này của Trung quốc xảy ra chỉ sau mấy ngày của cái gọi là Vùng phòng không của Trung quốc làm cho các quốc gia bị Vùng phòng không ấy va chạm vào như Hàn quốc và Nhật Bản lên tiếng mạnh mẽ. Ngay lúc chúng tôi đang viết những dòng này thì nước Úc xa xôi cũng đã triệu tập Đại sứ Trung quốc về hình thức xác định chủ quyền trên trời ấy.
Tất nhiên là cái hàng không mẫu hạm của TQ không có tính năng thực sự của một hàng không mẫu hạm như của Mỹ, nhưng họ cũng mang ra để răn đe, diễu võ dương oai, thách thức các nước nhỏ bé ở biển Đông và ĐNÁ
» Ông Phạm Đình Trọng
|
“Cái chuyện xâm lược của Trung quốc thì họ cứ làm như sự đã rồi, hai bên cứ cãi nhau lằng nhằng, nhưng họ cứ như tằm ăn dâu thôi.
Tôi nghĩ rằng họ dọa Việt Nam mình là chính thôi, chứ đối với các nước khác thì hành động đó không có ý nghĩa. Chứ tôi không nghĩ rằng nó dằn mặt với Mỹ nào cả.”
Sức mạnh cứng và sức mạnh mềm
Chiếc tàu Liêu Ninh này của Trung quốc lại đến vùng biển nóng Đông Nam Á chỉ vài ngày sau khi chiếc hàng không mẫu hạm George Washington của Hoa kỳ cũng đến vùng này trong một sứ mạng nhân đạo là cứu giúp nước Philippines sau sự tàn phá khủng khiếp của cơn bão Hải Yến. Nhiều người cũng cho rằng, chiến dịch cứu trợ nhân đạo này càng củng cố tư thế của Hoa kỳ trong chính sách chuyển trục sang châu Á của họ đã bắt đầu mấy năm nay. Khi được hỏi là phải chăng sự kiện Liêu Ninh có nhằm vào sự hiện diện của Mỹ trong chiến dịch nhân đạo ở Đông Nam Á hay không, Đại tá Phạm Đình Trọng nói,
“Tôi cho rằng việc đó là kế hoạch xuyên suốt của Trung quốc chứ không phải chỉ vì cơn bão Hải Yến kéo theo sự hiện diện của Hoa Kỳ. Chương trình thôn tính biển Đông, răn đe các nước Đông nam Á vẫn là cái chương trình xuyên suốt của họ.”
Tôi nghĩ rằng trong cái sự cân bằng ở Á Đông này thì Ấn độ có vai trò, và họ cũng đề kháng với Trung quốc, thế cho nên quan hệ của mình mà tốt với Ấn độ thì tôi cho rằng là một điều rất tốt
» Ông Hà Sĩ Phu
|
“Tôi nghĩ rằng trong cái sự cân bằng ở Á Đông này thì Ấn độ có vai trò, và họ cũng đề kháng với Trung quốc, thế cho nên quan hệ của mình mà tốt với Ấn độ thì tôi cho rằng là một điều rất tốt.”
Thậm chí Đại tá Pham Đình Trọng còn cho rằng động thái Liêu Ninh của Trung quốc có liên quan đến cuộc gặp gỡ Việt Ấn,
“Ông Nguyễn Phú Trọng đi Ấn độ thì có hai chuyện, thứ nhất là mời gọi Ấn độ vào khai thác dầu khí ở biển Đông, còn thứ hai là huấn luyện quân sự, thế nên Trung quốc họ đi trước một bước, họ thách thức, coi biển Đông như cái ao nhà của họ.”
Sau cơn bão Thiên niên kỷ Hải Yến, rõ ràng là chiến lược sức mạnh mềm của trung quốc bị thách thức nặng nề. Nay có vẻ Trung quốc lại tự tin hơn vào sức mạnh cứng của mình, bởi hai động thái liên tục là Vùng phòng không và tàu Liêu Ninh.
Nhiều người Việt nam biết rằng cách đây mấy thế kỷ Đô đốc Trịnh Hòa đã cùng hạm thuyền của mình hạ Nam dương, mang lại quyền uy cho triều đại nhà Minh. Mà triều Minh lại gắn liền với một trang lịch sử bi thương của người Việt nam.
Vài trăm năm sau, Trung quốc lại là nạn nhân của chính sách ngoại giao pháo hạm của các cường quốc hải dương phương tây, mà cho đến bây giờ chưa chắc vết thương của cuộc chiến nha phiến năm xưa đã lành. Nay không biết việc Liêu Ninh hạ phương Nam có lấy nguồn cảm hứng từ đô đốc Trịnh Hòa hay chăng, nhưng chắc một điều là sự nghi kỵ ở quốc gia láng giềng ngay sát biên giới phía Nam của Trung quốc chỉ có tăng lên mà thôi.
Kính Hòa,
phóng viên RFA
Theo RFA
========
Nghe bài này
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét