Ngô Nhân Dụng - Tại sao cộng sản không thể tự thay đổi
Bài trước trong mục này đã trích dẫn nhiều câu của ông Bùi Quang Vinh,
nói với các đại biểu Quốc hội. Ông bộ trưởng bộ Kế hoạch và Ðầu tư nói
thẳng rằng số đầu tư đang xuống thê thảm. Ông Bùi Quang Vinh công nhận:
Phải thay đổi thể chế tất cả nền kinh tế, thay đổi triệt để.
Ông Bùi Quang Vinh nói, về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa: “Nhưng bây giờ rạch ròi ra, thị trường là thế nào và định hướng
xã hội chủ nghĩa là thế nào?” Ông nêu ra thí dụ cụ thể trong ngành sản
xuất điện; nó không theo thị trường, mà cũng không theo định hướng xã
hội chủ nghĩa! Ông báo cáo rằng ở các nước tiên tiến tư nhân đóng vai
chính trong việc đầu tư vào ngành sản xuất điện, một thứ mà người dân
nào cũng tiêu thụ. Ở Việt Nam, nhà nước nắm vai trò quyết định, để “sản
xuất ra một sản phẩm bán dưới giá thành.” Tức là hoàn toàn phản lại quy
tắc kinh tế thị trường.
Vậy chính sách đó có theo chiều hướng xã hội chủ nghĩa hay không? Ông
Vinh lại vạch ra: Nó chỉ giúp cho các nhà tư bản bỏ tiền làm các nhà máy
xi măng và thép. Họ chỉ cần hưởng giá điện rẻ cũng đủ kiếm lời rồi. Tức
là các nhà tư bản được công quỹ trợ cấp dưới hình thức giá điện rẻ, mà
công quỹ là tiền của toàn dân chứ không phải của riêng ông nhà nước. Ông
nhà nước lấy tiền của dân nghèo trợ cấp cho giới tư bản. Ông Bùi Quang
Vinh hỏi: “Vậy xã hội chủ nghĩa ở đâu?” Ông Vinh còn nhìn sang nước Mỹ,
nói thêm: “Không phải chỉ có chúng ta xã hội chủ nghĩa mới lo cho dân.
Thằng (sic) Obama nó (đưa ra) chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế cho dân
nghèo. Ðấy người ta lo cho dân nghèo như vậy, đâu chỉ có mình lo cho dân
nghèo.”
Cho nên, đây là lời ông Vinh: “Chúng ta phải đổi mới căn bản, triệt để
thể chế kinh tế của chúng ta.” Ông cũng nói việc đổi mới thể chế cần làm
gì: “Phải nói rằng chúng ta phải (theo đúng) kinh tế thị trường, phải
thị trường hơn nữa.”
Phải công nhận ông Bùi Quang Vinh là một người sáng dạ. Ông được phong
làm bộ trưởng Kế hoạch và Ðầu tư mặc dù không được huấn luyện ngày nào
về môn kinh tế học. Ông xuất thân là sinh viên trồng cây ở trường Ðại
học Nông nghiệp.
Lớn lên, chỉ làm công tác thực tế tại nông trường quốc doanh Phong Hải,
tỉnh Hoàng Liên Sơn, từ chức đội trưởng sản xuất lên tới giám đốc nông
trường; hoàn toàn sống trong lề lối kinh tế chỉ huy. Ông có đi học hai
năm ở Học viện Quản lý Kinh tế Nông nghiệp cao cấp Mátxcơva, Liên Xô
trước năm 1984. Nhưng ai cũng biết thời đó người ta dạy quản lý hoàn
toàn theo lối cộng sản, bây giờ là thứ kiến thức hoàn toàn vô ích. Vậy
mà, mới hai năm, leo từ chức bí thư Tỉnh ủy Lào Cai lên làm bộ trưởng lo
làm kế hoạch cho cả nước Việt Nam, ông Bùi Quang Vinh đã biết nói những
câu rất sáng. Ông Vinh lập đi lập lại mấy lần: “Phải tiếp tục thị
trường hóa, thị trường một cách mạnh mẽ.” Phải công nhận ông Vinh đã học
rất nhanh, đã nhìn rất đúng: Phải thị trường hóa nền kinh tế.
Câu hỏi kế tiếp là muốn “thị trường hóa” thì phải làm gì?
Ðến đây thì chúng ta không thấy ông Bùi Quang Vinh nói đến giải pháp
“thị trường hóa” nào cả. Ðiều đáng lo ngại là chính ông Vinh và những
người cùng ngồi trong chính phủ với ông thực sự họ không biết muốn thị
trường hóa phải làm gì. Ông biết rằng kinh tế thị trường có thể “tạo ra
môi trường cho tất cả mọi thành phần kinh tế để người ta có điều kiện
thuận lợi nhất để phát huy tất cả những gì trong khả năng người ta có
thể làm được... cho đất nước phát triển.”
Nhưng muốn tạo ra thứ môi trường tốt như thế, chúng ta phải làm gì? Ông
Vinh có thể biết, nhưng không nói một tiếng nào cả. Muốn biết “thị
trường hóa” phải làm gì, chỉ cần nhìn qua các nước cộng sản cũ ở Ðông Âu
coi người ta đã làm gì.
Phải tư nhân hóa các xí nghiệp quốc doanh. Phải sửa luật lệ cho các
doanh nghiệp tư được đối xử ngang hàng với doanh nghiệp nhà nước. Phải
tôn trọng luật pháp. Các luật lệ và chính sách kinh tế phải công khai,
minh bạch, và giản dị hóa để chính quyền từ trung ương tới địa phương
không tạo ra những hàng rào ngăn cản các doanh nhân tư rồi đòi hối lộ.
Phải tư nhân hóa cả hệ thống tài chánh, ngân hàng. Ở các nước Ðông Âu,
nước nào thay đổi được môi trường kinh tế nhanh chóng nhất, toàn diện và
đồng nhịp với nhau nhất, cũng là những nước kinh tế tiến bộ sớm nhất. Ở
Trung Quốc, ông Tập Cận Bình cũng bắt đầu thị trường hóa mạnh hơn trong
việc phân bố tài sản, vốn liếng của nước ông. Và ông ta cũng nói ngay
đến việc trao quyền làm chủ ruộng đất về cho nông dân, cho các ngân hàng
cạnh tranh trong việc định lãi suất, khuyến khích các ngân hàng tư để
giảm bớt tầm quan trọng của các ngân hàng công do các cán bộ điều khiển,
vân vân.
Những người ngồi trong các ghế lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam họ có
biết những điều này hay không? Chắc hẳn là họ có đọc báo. Nhưng tại sao
họ không làm gì cả? Bởi vì họ đang được hưởng lợi trong tình trạng
không thay đổi. Khi nào cần lắm, “không đổi mới thì chết;” thì họ cũng
chỉ thay đổi chút ít. Ðang được hưởng các quyền lợi, ai muốn thay đổi?
Bảo họ nhúc nhích, động đậy một chút, thì câu hỏi đầu tiên họ sẽ đặt ra
là: Có lợi gì không? Nói rõ hơn: Có lợi gì cho bản thân tôi không?
Bùi Quang Vinh xuất thân là một cán bộ nông trường, rồi leo lên làm giám
đốc một nông trường quốc doanh. Quyền lợi của ông ta khác hẳn quyền lợi
của giới kinh doanh tư. Ngay tại Trung Quốc, một nước mới cải tổ kinh
tế nửa vời, người ta cũng biết rằng cả nền kinh tế phát triển được là
nhờ các nhà tư doanh. Nếu không có các tư nhân hoạt động năng nổ thì
không có phép lạ kinh tế nào cả. Nhưng giới lãnh đạo cộng sản vẫn luôn
luôn kỳ thị, chèn ép giới kinh doanh tư, ở bên Tàu cũng như ở nước ta.
Chính sách của nhà nước cộng sản trước sau như một vẫn là nuôi béo các
xí nghiệp quốc doanh.
Hiện ở Việt Nam các doanh nghiệp nhà nước được quyền sử dụng 70% số vốn
đầu tư của xã hội, chiếm 70% số vốn ngoại quốc cho vay với lãi suất
thấp, nhưng họ chỉ đóng góp 38% vào Sản lượng Quốc gia (GDP). Nói giản
dị, các doanh nghiệp nhà nước cứ nhận được 70 đồng thì sản xuất ra thêm
được 38 đồng. Cái vốn chung của cả nước bị lỗ mất 32 đồng! Khi nói một
phần ba các doanh nghiệp nhà nước lỗ lã, người ta tưởng chỉ có họ bị lỗ
thôi, không liên can gì đến người dân hết. Nhưng sự thật là tất cả mọi
người dân trong nước lỗ, mất tiền, mất gần một nửa số tiền đóng góp cho
nhà nước! Tại sao chính sách đảng Cộng sản vẫn cứ bảo vệ các doanh
nghiệp nhà nước như vậy? Lý do vì dân chúng cả nước bị lỗ nhưng các cán
bộ, các quan chức lại kiếm lời, lời to!
Ông Bùi Quang Vinh ra Quốc hội bảo các ông bà nghị gật nâng số nợ của
chính phủ lên thêm 170 ngàn tỷ đồng, tức gần 8 tỷ đô la nữa. Ông giảng
cho quý ông bà nghị gật hay rằng vay nợ bằng cách phát hành trái phiếu
như thế tức là chính phủ không cần in thêm tiền; tiền đang có sẵn trong
dân chúng sẽ được đem đổi lấy trái phiếu mà thôi; cho nên không lo tạo
áp lực làm tăng lạm phát. Nói như thế cho thấy quả thật ông Bùi Quang
Vinh không được học về môn kinh tế một ngày nào.
Vì một số tiền có sẵn nếu nằm yên trong các ngân hàng thì không làm lạm
phát tăng lên. Nhưng nếu khi ngân hàng bị bắt buộc lấy số tiền đó đưa
cho chính phủ đổi lấy tờ giấy nợ gọi là trái phiếu, rồi chính phủ đưa
tiền cho các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp này đem tiêu xài,
thì vòng quay của đồng tiền sẽ tăng lên ngay lập tức. Cùng một số tiền
có sẵn trong nền kinh tế, nếu vòng quay tăng lên thì lạm phát sẽ tăng.
Nói chung, cứ đổ tiền vào các xí nghiệp quốc doanh, bỏ vô 70 đồng, họ
sản xuất được hàng hóa trị giá 38 đồng. Khi số tiền lưu hành tăng lên
nhiều mà số hàng hóa tăng ít hơn, theo định nghĩa nó sinh ra lạm phát!
Chỉ khi nào xóa bỏ những xí nghiệp quốc doanh ăn hại này, để tài sản vốn
liếng chung của xã hội được trao vào tay những doanh nhân làm việc có
hiệu quả, tức là số hàng sản xuất ra nhiều hơn số tiền lưu hành tăng
lên, thì mới giảm được lạm phát! Làm như vậy chính là “thị trường hóa”
đấy!
Nhìn sang Cộng sản Trung Quốc thì thấy họ còn đi xa hơn Cộng sản Việt
Nam trên đường thị trường hóa. Ở Trung Quốc có nhiều nhà kinh doanh tư
thành công, phần lớn những người này được lôi vào làm đảng viên cộng
sản, nhiều người leo lên ghế đại biểu Quốc hội, có người được vào Trung
Ương Ðảng nữa. Nhưng họ có kinh doanh, có làm việc, và có thành công. Ở
Việt Nam, một người đã thành công trong kinh doanh là Trần Huỳnh Duy
Thức; nay anh đang ngồi tù với bản án 14 năm!
Cộng sản Trung Quốc vừa mới đưa ra chính sách mới, thúc đẩy “thị trường
hóa” mạnh hơn, giống như ông Bùi Quang Vinh mới hô hào. Nếu thi hành
đúng chương trình cải tổ đợt thứ hai này thì trong 10 năm tới Trung Quốc
hy vọng thoát cảnh kinh tế đình trệ. Nhưng liệu họ có thi hành đúng
được hay không, là chuyện khác. Một nhà tranh đấu dân chủ Trung Hoa, ông
Ngụy Kinh Sinh tỏ ý bi quan; lo rằng Trung Cộng sẽ không thoát khỏi ngõ
bí hiện nay. Thứ nhất, ông thấy giới lãnh đạo Trung Quốc như Tập Cận
Bình hoàn toàn nằm trong vòng vây của các quan chức và cán bộ cao cấp;
không thể làm mất quyền lợi của đám này. Thứ hai, đối với những cán bộ
cao cấp đang hưởng thụ nhờ chế độ hiện nay thì việc cải tổ triệt để chỉ
mang lại cho họ những điều thiệt hại, rất ít điều lợi lộc mới. Ông Ngụy
Kinh Sinh có lần đã đến trò chuyện tại báo Người Việt. Ông vẫn bi quan
như thế; vì ông không tin rằng đảng Cộng sản Trung Quốc có khả năng tự
thay đổi.
Năm nay, ông nói rõ hơn: Cộng sản Trung Quốc đã bỏ lỡ cơ hội tự thay
đổi, từ thời Hồ Diệu Bang làm tổng bí thư. Bỏ qua cơ hội đó, chính họ đã
tạo ra một giai cấp mới mà quyền lợi hoàn toàn dựa vào tình trạng cải
tổ nửa chừng như bây giờ. Giai cấp mới này sẽ bám chặt lấy cái ghế đang
ngồi, với các quyền lợi đi kèm; cho nên khó lòng bắt được họ đứng lên!
Cuối cùng, muốn các đảng Cộng sản Trung Quốc và Việt Nam thay đổi thì
phải có một cuộc cách mạng thật sự. Cuộc cách mạng có thể bùng nổ ngay
từ trong nội bộ đảng. Ngụy Kinh Sinh cho biết hiện nay ở Trung Quốc có
người con của Hồ Diệu Bang là Hồ Ðức Bình đang hô hào thay đổi triệt để
hơn. Ở nước ta chưa thấy ai như vậy. Cho nên chúng ta sẽ được nghe thêm
nhiều người nói rất sáng sủa như ông Bùi Quang Vinh, nhưng làm thì chẳng
thấy ai làm được cái gì cả!
Ngô Nhân Dụng(Người Việt)
Người Buôn Gió - Sạch bán chẵn
Sau chuyến đến Hoa Kỳ dưới danh nghĩa họp hội đồng LHQ, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và bộ sậu có làm việc với quỹ tiền tệ quốc tế và ngân hàng thế giới. Một điều có thể đã xảy ra là những khoản nợ xin hoãn của chính phủ VN chỉ được hai tổ chức này xem xét phần nào, tiền vay thêm không được chấp nhận...nói một cách dân dã rằng mong ước của chính phủ VN với hai tổ chức này không đạt kết quả như ý.thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và bộ sậu |
Những giải pháp ở tầm vĩ mô đó đều cho thấy chính phủ đang rất cần tiền.
Và ở tầm cấp thấp hơn chuyện tăng phí, tăng giá, đẻ thêm phí thu mới....sẽ không có gì là lạ.
Giờ thì chính phủ đã cho phép giá điện tăng 10%, giá xăng dầu thế giới giảm nhưng ở VN chưa giảm cho nên không cần phải tăng vì vốn dĩ với giá hiện tại thì xăng dầu đã là tăng rồi. Giá vàng chênh lệch với thế giới vài triệu một lượng nên cũng như xăng dầu không cần phải tăng. Tăng giá viễn thông cho bằng quốc tế. Tóm lại cái gì chưa bằng thế giới phải tăng cho bằng, cái gì tăng hơn thế giới thì cứ giữ đó. Một cuộc tận thu ở những mặt hàng chủ lực.
Lý do người ta tăng là vì tăng thế tiền vào nhà nước, nhân dân chi tiền thế nhà nước hưởng, thế là nhân dân yêu nước.!!!
Người ta bắt đầu thu phí xe mô tô không chính chủ. Với một nền giao thông đô thị như VN và những quan hệ gia đình, bạn bè đặc trưng VN thì lượng xe gắn máy không chính chủ VN rất lớn, đây sẽ là nguồn thu béo bở cho ngân sách cũng như cơ hội cho ngành cảnh sát có thêm chút cải thiện.
Người dân sống trong tình trạng lo thom thóp. Giờ họ đã ý thức được rằng đang có những chuyên gia ngồi soi xét xem có thể ra nghị định nào để lấy tiền từ túi họ, thậm chí các chuyên gia còn được cử đi nước ngoài xem bên ngoài họ thu những tiền gì để về thu của dân mình với lý do là các nước cũng làm vậy. Không ai dám chắc rằng nhà nước, chính phủ sẽ không còn ra thêm nghị định nào để phạt, để truy thu nữa. Đến cả chuyện ngoại tình cũng quy thành tiền phạt, chuyên vợ chồng cãi nhau nặng lời cũng thành tiền phạt....
Có vô số khoản thu, phạt , tăng được đưa ra. Nhưng có hai cái mà chưa bao giờ người ta nghĩ có thể quy được thành tiền mặt, thế nhưng người ta đã nghĩ tới.
Đó là đóng tiền thế chân nghĩa vụ quân sự.
Thực ra cái này không mới, hơn hai mươi năm trước chuyện đóng tiền cho đơn vị hàng tháng, rồi trở về nhà với danh nghĩa đi làm kinh tế. Người lính lúc đó đã phải làm chuyện đóng tiền thế chân hàng tháng để được ở nhà đi làm ăn, miễn sao đến hạn nộp đủ tiền cho đơn vị. Nếu không ở đơn vị cũng đi làm gạch, làm ngói , làm lao động theo hợp đồng mà đơn vị đã ký kết với công ty Z, X nào đó mang nguồn thu về đơn vị.
Gợi ý cho đóng tiền để khỏi đi NVQS thì đã chính thức cho thấy NVQS không phải là điều gì cao cả, thiêng liêng. Mà nó chính là sự thu tiền của nhà nước, thu một cục đầu tiên hay thu dần hàng tháng hoặc đi lao động hàng tháng làm ra tiền cho nhà nước. Thu một cách chính thức này tiện cái ra tấm ra món, dễ quản lý hơn là thu theo kiểu cho lính về đóng hàng tháng, tốn tiền huấn luyện, quân tư trang, cán bộ chỉ huy. Đây là cách thu tiền tiện lợi, văn minh cho cả hai bên nếu nói theo nghĩa làm ăn kinh tế.
Một thể chế mà đi lính thành như đi lao dịch, đến mức ai không muốn đi được phép bỏ tiền mua suất lính khỏi phải đi. Không cần nói thêm nhiều, nhưng bán suất lính thế này thì những phóng viên đầu năm cứ giật tile - thanh niên nô nức tình nguyện lên đường nhập ngũ- Những nụ cười phấn chấn- Những lời hứa quyết tâm - Xuân đến hăng hái lên đường làm NVQS- ....hàng trăm bài báo đầu xuân về tinh thần nhập ngũ chỉ là trò tuyên truyền bịp bợp. Nhất là bọn báo nói thanh niên ta vui mừng trúng tuyển NVQS, trúng tuyển gì mà không muốn trúng thì phải bỏ tiền.
Bán suất lính còn có nghĩa muốn xây dựng chế độ, bảo vệ chế độ này. Thì cứ bỏ tiền ra, cũng như tăng cước viễn thông, tăng điện..... Một lần nữa lý do bỏ tiền ra vào nhà nước, thế là yêu nước lại được tái diễn.
Bảo vệ chế độ bỏ tiền đã đành.
http://genk.vn/net/chong-pha-nha-nuoc-tren-mang-xa-hoi-bi-phat-den-100-trieu-dong-20131127155058348.chn?mobile=true
Nếu nghị định này được thực thi, thì chống chế độ cũng phải bỏ tiền. Có nghĩa là anh bỏ tiền ra mua quyền chống chế độ.Mỗi lần chống chế độ bằng bài viết, bằng mồm có thể phải mua mất 100 triệu VNĐ
Vui chưa? Một chế độ mà cái gì cũng quy ra tiền, bảo vệ chế độ cũng tiền, chống chế độ cũng tiền, ngoại tình cũng tiền, mượn xe nhau cũng tiền, đi ra đường là phải có tiền ( lời TBT Nguyễn Phú Trọng) và tổng kết của đại tá Trần Đăng Thanh - chế độ là sổ hưu ( sổ hưu có nghĩa là tiền chứ là gì nữa, chả lẽ sổ hưu để lĩnh giấy báo)
Một chế độ từ than, quặng, đất, dầu khí ...đến sức lao động.. rồi đến thị trường văn hóa (đạo Khổng )...đến quyền bảo vệ chế độ rồi cả quyền chống chế độ....đều chung mẫu số - tiền. tiền.
Sạch bán chẵn là khẩu lệnh của nhà cái xóc đĩa. Đó là khi vào tiếng bạc kết hay nhà cái '' khát nước '' cào cấu muốn ăn thua quyết liệt. Cờ bạc có hai mặt, chẵn và lẻ, thường vào khi canh bạc tàn nhà cái mới bán sạch bách một bên như vậy. Thường nhà cái chỉ bán số chênh lệch hai bên. Ví dụ bên lẻ người ta đặt cửa 5 đồng, bên chẵn có 10 đồng. Cái thường bán chẵn 5 đồng. Nhà cái bình tài để giữ lâu bền, ăn tiền hồ, tiền dịch vụ trà nước ăn uống, tiền cầm đồ.
Khi mà nhà cái liên tiếp bán sạch một bên, có nghĩa nhà cái đã khát tiền, thân chinh nhảy từ địa vị nhà cái vào làm thành con bạc. Lúc đó là lúc bạc sắp tàn canh hay bạc sắp loạn vì nhà cái đã khát tiền đến mức mất bình tĩnh. Nhà cái một mặt bán sạch một bên, một mặt khác thu tiền hồ tăng, thu tiền dịch vu tăng...Lúc đó chỉ có tan xới hay thay nhà cái khác trường vốn hơn.
sạch bán chẵn cũng là tên của bài viết này.
Người Buôn Gió,
Nguồn: blog Người Buôn Gió
Ngọc Thu - Sẽ không có "hòa hợp, hòa giải", nếu...
Nhiều người kêu gọi "hòa hợp, hòa giải" ở trên mạng, mình nghĩ những
người đó có ý tốt, nhưng có lẽ họ chưa hiểu hết nguyên nhân sâu xa của
vấn đề. Thật ra không có sự chia rẽ ở người dân từ hai phía: những người
theo quốc gia với những người theo cộng sản ở miền Nam. Nhất là 38 năm
sau khi chiến tranh kết thúc, người dân cả hai phía đều hiểu rõ cuộc
chiến, họ biết rằng họ chỉ là nạn nhân của cuộc nội chiến huynh đệ tương
tàn, họ cảm thấy đau thương, mất mát nhiều hơn là oán hận hay thù hằn
người anh em của mình ở bên kia chiến tuyến.
Không riêng những người Việt Nam, mà các nước trên thế giới đều muốn nhìn thấy dân tộc Việt Nam hòa giải và hòa hợp. Họ muốn Việt Nam đoàn kết, xây dựng đất nước giàu mạnh thật sự, để họ không phải tốn tiền giúp đỡ VN qua con đường viện trợ hàng năm.
Khi chiến tranh chưa kết thúc, Mỹ cũng muốn nhìn thấy VN hòa giải và hòa hợp sau chiến tranh. Hiệp định Paris đã nhiều lần nhắc tới chuyện hòa giải và hòa hợp. Hiệp định này có tổng cộng 23 điều, trong đó có 5 điều nhắc tới “hòa giải và hòa hợp dân tộc”. Cụm từ “hòa giải và hòa hợp dân tộc” đã được nhắc tới 11 lần trong hiệp định này ở điều 8, 11, 12, 13 và 21. Những người soạn thảo Hiệp định Paris có lẽ đã nhìn thấy trước thời kỳ đen tối sẽ được mở ra ở Việt Nam sau khi Mỹ rút quân về nước và họ muốn ngăn chặn bằng hiệp định đó, nhưng họ đã thất bại, bởi hiệp định được ký nhưng chưa bao giờ được thực hiện.
Vậy thì “hòa giải và hòa hợp dân tộc” bằng cách nào? Không thể bằng cách cứ mỗi năm đến ngày 30/4, “bên thắng cuộc” tiếp tục ôn lại “chiến thắng lịch sử vẻ vang”, “đánh cho Mỹ cút, ngụy nhào”, “giải phóng hoàn toàn miền Nam”.
Không thể hòa giải và hòa hợp bằng cách xem chuyện chém giết, bỏ tù, bắt những người ở “bên thua cuộc” đi “học tập cải tạo” sau chiến tranh là đúng.
Không thể hòa giải và hòa hợp bằng cách gây sức ép với các nước khu vực, đập phá các tượng đài thuyền nhân VN ở Pulau Galang, ở đảo Bidong, ở Melbourne… những tượng đài tưởng niệm các thuyền nhân, đa số là những người ở “bên thua cuộc” đã bỏ mình trên đường vượt biển.
Không thể hòa giải và hòa hợp khi cùng là những người chết trận, nhưng một bên thì được đảng và nhà nước chi rất nhiều tiền để tìm mộ liệt sĩ, còn một bên thì bỏ mặc với những nấm mồ hoang lạnh vì họ “đáng chết”.
Blogger Đồng Phụng Việt đã từng viết: “Đau thương, mất mát vốn thuộc phạm trù không thể cân, đo, đong, đếm nhưng lạ là một số người vẫn thích, vẫn muốn phân loại chúng. Vì sự phân loại này, có những nỗi đau không được tôn trọng và những mất mát không được thừa nhận. Mình xem đó là sự bất nhân, bất nghĩa. Hòa hợp, hòa giải không thể khởi đầu từ bất nhân, bất nghĩa”.
Mình tin rằng chuyện “hòa giải và hòa hợp dân tộc” ở Việt Nam chắc chắn sẽ không bao giờ xảy ra nếu Đảng CSVN vẫn còn giữ vai trò lãnh đạo “toàn diện, tuyệt đối”.
Không nên kêu gọi hòa hợp, hòa giải nữa, bởi những người chịu trách nhiệm chính trong chuyện này sẽ không bao giờ làm theo.
Ngọc Thu
(Quê choa)
Chống phá nhà nước trên mạng xã hội bị phạt đến 100 triệu đồng
Theo Nghị định 174/2013/NĐ-CP mới được ban
hành, các hành vi vi phạm đưa tin sai sự thật trên mạng xã hội sẽ bị
xử phạt nặng. Theo đó, hành vi tuyên truyền chống phá nhà nước Việt Nam
và truyền bá tư tưởng phản động bị phạt nặng nhất, mức phạt từ 70 đến
100 triệu đồng.
- Lượng người dùng mạng xã hội đang tăng chóng mặt
- Bạn tham gia mạng xã hội với mục đích gì?
- Mạng xã hội ảnh Instagram sẽ sớm có thêm tính năng chat?
- Chưa tới một nửa số người dùng Facebook đọc tin tức từ mạng xã hội
- Mạng xã hội Facebook chung tay ủng hộ người dân sau siêu bão Haiyan
Nhiều hành vi vi phạm khi đưa thông tin lên mạng xã hội sẽ bị xử phạt từ ngày 15/1/2014. Ảnh minh họa: Internet
Theo Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bưu chính, viễn thông, CNTT và tần số vô tuyến điện, các trang
thông tin điện tử hoạt động không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn
sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng. Các mạng xã hội hoạt động không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng.
Điều 64 và 65 có quy định trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội không có hệ thống máy chủ đặt ở Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với việc cung cấp dịch vụ theo quy định của Bộ TT&TT sẽ bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng.
Trên mạng xã hội, các hành vi tuyên truyền phá hoại chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam, phá hoại khối đại đoàn kết các dân tộc; Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động; Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu của cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân anh hùng dân tộc mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 70 đến 100 triệu đồng.
Các hành vi khác như: Tiết lộ bí mật đời tư hoặc bí mật khác khi chưa được sự đồng ý của các cá nhân và tổ chức có liên quan; Đưa hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện đúng chủ quyền quốc gia; Đưa các thông tin miêu tả hành động dâm ô, bạo lực, chém giết, tai nạn rùng rợn không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam sẽ bị phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng.
Nghị định này có hiệu lực từ 15/1/2014.
Theo M.Q.
Ictnews.vn
Ictnews.vn
Tản mạn chuyện Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam
Phần 2: Trung Quốc cải cách
Phần 3: Đổi mới ở Việt Nam
Những căn bệnh của Đổi mới I
Quan sát từ góc độ văn hóa và lịch sử, tuy có nhiều ưu điểm nổi trội giúp cộng đồng các dân tộc trên mảnh đất hình chữ S này cho tới ngày hôm nay vẫn có thể ngẩng cao đầu để tồn tại bên người hàng xóm Phương Bắc khổng lồ luôn âm mưu thôn tính và đồng hóa, nhưng Việt Nam ta có ít nhất 3 khiếm khuyết mang tính hệ thống đang là những trở ngại lớn trên con đường phát triển phồn vinh.(1)
Khiếm khuyết thứ nhất còn có tên là “căn bệnh tập trung-quan liêu –bao cấp kiểu Liên Xô " với đầy đủ các biểu hiện của tư duy kinh tế phi thị trường, quản lý xã hội dựa trên các biện pháp hành chính - quan liêu, cửa quyền của nhà nước toàn trị. Căn bệnh Xô Viết này dễ lây lan và khó điều trị dứt điểm ở Việt Nam bởi lẽ về bản chất, xã hội Việt Nam nằm trong vùng ảnh hưởng mạnh mẽ của “phương thức sản xuất Châu Á ” (1.1),(1.2),(1.3). Hãy cùng nhìn lại một vài (trong muôn vàn) dẫn chứng sau đây:
- Chịu ảnh hưởng chi phối bởi mô hình Xô Viết, đặt nền móng trên học thuyết Mác- Lê về cải tạo tư sản, Việt Nam đã tiến hành “ cải tạo XHCN” (hay tận diệt ?) một cách thô bạo và cứng nhắc nền kinh tế tư nhân ở Miền Nam sau thống nhất hai miền năm 1975 (2). Điều này khác hẳn với chính sách mềm dẻo, khôn ngoan của TQ tận dụng tất cả các lợi thế của Hồng Kông khi sáp nhập vào Đại Lục để góp phần xây dựng các ngành dịch vụ giao dịch phục vụ thị trường vô cùng cần thiết cho giai đoạn chuyển đổi và phát triển kinh tế sau này (1.4). Ngay như hiện nay, sau hơn 20 năm tiến hành Đổi mới nhưng cung cách quan liêu bao cấp kiểu Liên Xô vẫn còn những di chứng nặng nề trong quản lý và điều hành các doanh nghiệp nhà nước khiến những Vinashin, Vinalines … không phải là hiện tượng hiếm gặp trong nền kinh tế. - Trong điều kiện kinh tế thị trường nhưng Hiệp hội lương thực VN vẫn được độc quyền thu mua, xuất khẩu lúa gạo với giá rẻ mạt để bán ra thế giới các loại gạo với giá thấp hơn hẳn những nước sản xuất lúa gạo như Việt nam khiến nông dân ngày càng bị bần cùng. Giá xăng, dầu cao ngất ngưởng so với nhiều nước Đông Nam Á, giá phân đạm cao gấp 3 lần Indonesia, trong khi công ty phân bón được trợ giá đầu vào …(3) - Tệ cửa quyền trong cấp các loại giấy phép kinh doanh, thủ tục phiền hà và thái độ thờ ơ bàng quan, thậm chí còn trục lợi của bộ máy công quyền trong quan hệ với khu vực doanh nghiệp tư nhân phần nào đã thể hiện não trạng “ xin – cho” của một thời bao cấp.
Những vấn nạn này cho thấy sự nghèo nàn của khu vực dịch vụ giao dịch phục vụ thị trường ở Việt Nam hiện nay, nó không khác mấy tình trạng tồi tệ ở Liên Xô trước kia khi mà các Bộ, Cục, Ban ngành, Hội đồng các kiểu ở mọi cấp hành chính và lãnh thổ tha hồ hành dân bằng sự thờ ơ, tác trách, vô cảm …
- một di chứng nữa của “ căn bệnh quan liêu – bao cấp kiểu Liên Xô” chính là hệ thống giám sát hành chính và thanh tra các cấp (của cả Đảng và chính quyền) được hình thành từ thời kế hoạch hóa tập trung nhưng nay chưa có những cải cách mang tính đột phá, bởi vậy, hệ thống này đã không theo kịp với thực tiễn kinh doanh phức tạp, đa dạng của nền kinh tế thị trường hiện đại cả về mặt nhận thức lẫn công cụ kỹ thuật hỗ trợ. Kết quả là các vụ tham nhũng thường được phát hiện quá muộn khi đã gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Khiếm khuyết thứ hai hay “căn bệnh tiểu nông” vốn được nhắc tới khi chúng ta “phê và tự phê” những tác hại của tư duy thiển cận, khôn vặt, làm ăn chụp giật, cung cách luộm thuộm, manh mún thiếu khoa học và nặng về phô trương hình thức, dễ thỏa mãn với thành tích ban đầu… Căn bệnh này là nguyên nhân của tình trạng kỳ thị “vùng, miền” dẫn đến mất đoàn kết nội bộ, bệnh thành tích chạy theo “GDP tỉnh, thành ” khiến mô hình chuyên môn hóa sản xuất trong toàn bộ nền kinh tế dẫm chân tại chỗ.
Lối hành xử “tiểu nông” giữa người Việt với nhau vốn đã bị chê trách, nay hội nhập quốc tế lại càng trở nên bất cập, nhất là Việt Nam phải tồn tại bên cạnh một TQ có tư tưởng Đại Hán mưu lược, nhìn xa và uyển chuyển, thực dụng theo binh pháp Tôn Tử.
Theo lời của một vị Giáo sư – bác sĩ từng chăm sóc Đại tướng Võ Nguyên Giáp những năm tháng cuối cùng, khi đề cập tới sức mạnh của đoàn kết nội bộ Đại tướng đã nói, đại ý: “chúng ta hay đổ lỗi cho các thế lực bên ngoài phá hoại sự thống nhất của Đảng mà ít thấy rằng chính chúng ta đã góp phần gây mất đoàn kết, bè phái khi đưa ra nguyên tắc bổ nhiệm nhân sự theo “vùng, miền” nắm giữ các vị trí chủ chốt trong Đảng và chính quyền. Thời Bác Hồ đâu có vậy, ai có tài, có đức thì người đó được giữ trọng trách để phục vụ Dân tộc, Tổ quốc…”
Khiếm khuyết mang tính hệ thống thứ ba hay còn được gọi là “căn bệnh tha hóa khi cải cách kinh tế không đi cùng với cải cách thể chế chính trị- xã hội một cách phù hợp”. Căn bệnh này có lẽ đang gây nhiều hệ lụy và bất bình mạnh mẽ nhất trong xã hội hiện nay, tuy mới khởi phát vào thời kỳ Đổi mới nhưng đến nay nó đã biến chứng thành những ổ di căn ác tính.
Nền kinh tế thị trường “định hướng XHCN “ là sản phẩm của cuộc hôn phối giữa nền kinh tế thị trường với chế độ chính trị- xã hội XHCN mang tính toàn trị. Trong thể chế hỗn hợp Cộng sản-Tư bản kiểu “ chính sách kinh tế mới của Lê nin” đất đai, tư liệu sản xuất, truyền thông,báo chí … vẫn do Nhà nước độc quyền quản lý nhưng thông qua việc ủy thác và phân quyền cho các đại diện của mình ở các doanh nghiệp Nhà nước, các địa phương thì các nhóm trục lợi nhân danh Nhà nước đã được ban tặng một môi trường làm giàu lý tưởng.
Do những hạn chế của hệ thống thanh tra, giám sát đã lạc hậu và sự thiếu vắng các thiết chế dân chủ cộng đồng đích thực, ví dụ như sự phản biện của các tổ chức XHDS và sự cởi mở của truyền thông, báo chí nên căn bệnh tha hóa này đến nay hầu như đã “lờn” với tất cả các loại thuốc truyền thống kiểu như “phê và tự phê”, “đấu tranh xây dựng nội bộ”, “thanh tra giám sát định kỳ” hay “học tập tư tưởng Bác Hồ vĩ đại” v.v và v.v…khiến lòng tin của quần chúng vào chính quyền đang ở mức khủng hoảng nghiêm trọng.
Do cùng phát tác trên một cơ thể là nền kinh tế Việt Nam nên những căn bệnh vừa nêu luôn có sự “giao thoa và cộng hưởng” lẫn nhau khiến quá trình điều trị trở nên rất khó khăn, phức tạp.
Các nhóm trục lợi có thể hình thành theo tiêu chí “đồng hương, lãnh thổ” trên cơ sở tâm lý tiểu nông hạn hẹp hoặc có thể liên kết theo mô hình chính trị- kinh tế Nhà nước + các nhóm lợi ích ngoài xã hội. Chính vì tính đa dạng và thực dụng vốn có mà các nhóm trục lợi có thể tập hợp trong hàng ngũ của mình từ những vị ngoài miệng luôn giao giảng tư tưởng Mác- Lê theo phong cách giáo điều bảo thủ, “tả khuynh”, các yếu nhân có trọng trách ra quyết định ở tầm vĩ mô và vi mô đến các lãnh đạo doanh nghiệp có phong cách ăn chơi thời thượng, tiêu pha không tiếc tiền dân. Những sự kiện tày trời ở TQ như vụ Bạc Hy Lai hay Vinashin ở Việt Nam v.v… cho thấy một nét chung của căn bệnh tha hóa đó là vai trò phản biện, phát hiện và đấu tranh chống tội phạm của các tổ chức XHDS chưa được quan tâm khai thác phục vụ cho công cuộc Đổi mới.
Vì lẽ đó, không phải ngẫu nhiên XHDS luôn bị những nhóm trục lợi vừa nêu trên sử dụng vị thế độc quyền trong ngành truyền thông ra sức khai thác các yếu điểm cố hữu, bóp méo và thổi phổng thành một thứ ngáo ộp, một công cụ “ diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch”.
Đối với các nhóm trục lợi, đổi mới kinh tế nhưng không đổi mới chính trị là môi trường kiếm chác hoàn hảo nhất vì khi đó họ nắm độc quyền về chính trị, xã hội và đặc quyền kinh tế mà không chịu trách nhiệm giải trình công khai,minh bạch trước Nhân Dân.(4)
Lợi ích của họ hình thành trong quá trình chuyển đổi vừa qua là quá lớn khiến nảy sinh tâm lý không muốn thay đổi để dễ bề “đổ bê-tông” vị thế thuận lợi đã giành được (và phải chăng việc thông qua Hiến pháp sửa đổi 2013 trước rất nhiều ý kiến phản đối mà không đưa ra trưng cầu dân ý là một minh chứng?).
Sự nghiệp Đổi mới ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua với những biến chuyển tích cực lớn lao là một thực tế không thể phủ nhận, nhưng đồng thời nó cũng cho chúng ta thấy những khiếm khuyết nghiêm trọng mang tính hệ thống khiến quá trình chuyển đổi dường như đã “khựng” lại và suy giảm bắt đầu từ giai đoạn 2007-2012. (5) Có thể nói Đổi mới giai đoạn I đã kết thúc, đất nước muốn tiếp tục đi tới để hội nhập với thế giới văn minh, dân chủ nhất thiết cần một công cuộc Đổi mới II toàn diện hơn, sâu sắc hơn.
Những điều kiện Cần và Đủ cho một nền kinh tế thịnh vượng và bền vững
Trong phần bàn về Liên Xô sụp đổ chúng ta đã đề cập tới vai trò của thị trường như là điều kiện Đủ trong khi đó các nguồn lực mang tính kỹ thuật và vật chất khác như đội ngũ nhân lực có học vấn và kỹ năng, các viện nghiên cứu, trường Đại học, máy móc, thiết bị và tài chính …là những điều kiện Cần. Khi hội đủ các điều kiện Cần và Đủ thì nền kinh tế sẽ phát triển thuận lợi.
Có thể nói, trong môi trường kinh tế vĩ mô các điều kiện mang tính thể chế là những điều kiện Đủ, chúng đóng vai trò tạo động lực và khai thông định hướng phát triển, trong khi các điều kiện mang tính kinh tế- kỹ thuật khác là những điều kiện Cần rất quan trọng để tạo nên các chỉ số về sản lượng và tốc độ.Hai nền kinh tế có thể thu hẹp khoảng cách thu nhập nhưng điều đó không đồng nghĩa với sự tương đồng về thể chế. Tương đồng về thể chế nếu có sẽ không diễn ra sớm và dễ dàng như trong công nghệ và thu nhập. Những giai đoạn thu hẹp khoảng cách thu nhập có thể lại được nối tiếp bằng những giai đoạn tái nới rộng khoảng cách thu nhập (6).
Rõ ràng sau những năm đầu của Đổi mới I, Việt Nam đã thu hẹp khoảng cách thu nhập với các nước ASEAN, nhưng gần đây đã diễn ra quá trình ngược lại (7). Điều này chứng tỏ chúng ta đang bị tụt hậu về thể chế.
Với khối doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trọng vốn đầu tư và tài sản xã hội lớn, trong điều kiện khu vực dịch vụ giao dịch thị trường kém phát triển, bộ máy hành chính của các Bộ, ngành phải đảm đương phần lớn các giao dịch thì không có cách nào để giảm bớt biên chế và quỹ lương. Bộ máy công quyền cung cấp các dịch vụ công cộng cũng phình ra nhanh trước nhu cầu phát triển của xã hội. Tuy nhiên hiệu quả công tác của đội ngũ công chức nhà nước khá thấp theo nhiều đánh giá gần đây.(8)
Chưa có số liệu đánh giá về hiệu quả của hệ thống bộ máy phục vụ công tác Đảng và các tổ chức chính trị- xã hội hoạt động dựa vào ngân sách.
Với những chi phí không nhỏ từ ngân sách cho bộ máy Đảng- Chính quyền- Tổ chức đoàn thể thì cách hữu hiệu để hàng hóa và dịch vụ Việt nam mang tính cạnh tranh trong toàn cầu hóa đó là nâng cao năng suất. Tuy nhiên trong những năm gần đây tăng trưởng của Việt nam chủ yếu dựa vào vốn mà không chú trọng thay đổi công nghệ - điều kiện tiên quyết để tăng năng suất.(5) Dường như chúng ta đang lặp lại tình trạng năng suất lao động suy giảm của Liên Xô vào những năm 80 thế kỷ trước.
Một giải pháp “nhất cử lưỡng tiện” là điều động đội ngũ nhân sự đông đảo nhưng kém hiệu quả từ các bộ máy của Đảng- chính quyền và đoàn thể sang xây dựng các ngành dịch vụ giao dịch phục vụ thị trường. Điều này tạo cơ sở để các tổ chức Đảng, chính quyền và đoàn thể kiện toàn lại bộ máy cho gọn nhẹ, đa năng nhưng hiệu quả cao, đồng thời góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường với khu vực dịch vụ giao dịch phát triển. Nếu TQ đã học tập hình mẫu Hồng Kông trước kia thì ngày nay chúng ta có thêm nhiều mô hình kinh tế dịch vụ thành công như Singapore, Malaysia, Israel …để tham khảo. Xin nhắc lại rằng ở Mỹ từ năm 1970 đã có tới 46% lực lượng lao động làm việc trong các ngành dịch vụ thị trường và tạo ra hơn 50% GNP (Gross National Product).(6)
Bộ máy công quyền chuyên cung cấp các dịch vụ công có thể kiện toàn thu nhỏ lại nhưng hiệu năng phục vụ lại cao hơn bằng cách phát triển các hình thức tự phục vụ của các tổ chức XHDS. Nhiều nước trên thế giới từ lâu đã thực hiện thành công mô hình xã hội hóa các dịch vụ công cộng.
Khi chưa đáp ứng được các điều kiện mang tính thể chế (điều kiện Đủ) liên quan tới bộ máy hành chính và khu vực dịch vụ giao dịch thị trường thì có đề ra bao nhiêu phương án tái cơ cấu nền kinh tế, phân bổ lại vốn đầu tư v.v… (thêm các điều kiện Cần) kết quả chắc chắn vẫn sẽ gây thất vọng.
Thiết nghĩ, từ các bài học của Liên Xô và Trung Quốc, chúng ta cần nhận thức rõ rằng lý thuyết chi phí giao dịch mới chính là chìa khóa giải thích các hiện tượng phức tạp của quá trình chuyển đổi. Và do vậy, việc hình thành khu vực dịch vụ giao dịch thị trường phát triển đối với các nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây là một điều kiện đồng thời Cần và Đủ.
Để có một Đổi mới II, quan trọng là làm sao khơi dậy được động lực kinh tế của toàn xã hội trong hoàn cảnh bất lợi hơn so với Đổi mới I do các nhóm trục lợi mới hình thành trong hơn 20 năm qua sẽ ra sức phản kháng.
Rõ ràng cải cách thể chế chính trị đã trở nên bức thiết để mở đường cho cải cách kinh tế tiếp tục thành công.
Thăng Long- hà nội 27/11/2013
Tài liệu tham khảo
(1) Phạm Gia Minh.”Nắm bắt con bệnh 3 trong 1 để tiếp tục đổi mới”
http://Tuanvietnam.vietnamnet.vn/2008-08-07-nam-bat-con-benh-3-trong-1-de-tiep-tuc-doi-moi
(1.1) Phạm Gia Minh. “Thoát Á mới có thể thoát thân”
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-01-08-thoat-a-moi-co-the-thoat-than.
(1.2) Phạm Gia Minh. “Quốc gia “ tự nâng mình” theo chuẩn mực Thế giới”
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-01-15-quoc-gia-tu-nang-minh-theo-chuan-muc-the-gioi
(1.3) Phạm Gia Minh. “Mấy lời bàn về mô hình TQ: Thư ngỏ gửi GS Francis Fukuyama.
http://www.viet-studies.info/Kinhte/PGMinh/thuFukuyama.htm
(1.4) Phạm Gia Minh. Tản mạn chuyện Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam. Phần 2: Trung Quốc Cải cách.
http://www.viet-studies.info/Kinhte/PGMinh/TanManPhanII.htm
(2) Huy Đức.” Bên thắng cuộc” Osin Book. 2012
(3) http://boxit.blogspot.com/2013/04/hiep-hoi-luong-thuc-viet-nam-ban-cung.html
(4) Alexander Vuving.” Vietnam in 2012. A Rent- Seeking States on The Verge of a Crisis”. Southeast Asian Affairs 2013
(5) http://www.viet-studies.info/Kinhte/BuiTrinh_khanangPhucHoi.pdf
(6) Li Tan.” Nghịch lý của chiến lược đuổi kịp” NXB Trẻ 2008
(7) Vương Đình Huệ. Báo điện tử Tia Sáng ngày 24/09/2013
(8) Báo Lao động 27/11/2013.” Lãng phí 17.000 tỷ vì 30% số công chức “cắp ô đi về”.
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 27-11-13
Sự thật về 100ha cao su và dinh thự của Chủ tịch tỉnh Bình Dương
Mới đây trong phiên họp của Ủy
ban Thường vụ QH bàn về thực trạng lãng phí, có ĐB đã nói: “Trụ sở một
số tỉnh thì mênh mông, trụ sở của đảng ủy nhiều tỉnh thì phản cảm, xây
dựng lộng lẫy, xa hoa. Đây là nơi phục vụ dân chứ không phải là cung
điện”. Đấy là chuyện tài sản công, nay quay lại ở tỉnh Bình Dương mới
biết, “dinh thự” của Chủ tịch UBND Bình Dương Lê Thanh Cung xem ra cũng
nguy nga, lộng lẫy và sang trọng như một cung điện…
- Bức xúc, các 'đại gia' đua nhau kiện chủ tịch tỉnh ra tòa
- Ông chủ Đại Nam tố cáo chủ tịch tỉnh Bình Dương
- Ông chủ Đại Nam tố, chủ tịch tỉnh Bình Dương nói gì?
Theo thông tin bạn đọc cung cấp, nhóm PV đã
đi tìm hiểu và thật sự bất ngờ trước khối tài sản của Chủ tịch UBND tỉnh
Bình Dương, và những gì PV ghi nhận được ai ai ở đất Bình Dương ít
nhiều cũng biết. Thật ra tài sản ấy từ đâu mà có?
Tòa dinh thự nguy nga và bề thế của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung |
Từ khu rừng cao su lên đến hơn 100 ha
Khi
vừa đến thị trấn Mỹ Phước, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, để ăn sáng,
hỏi thăm rừng cao su của ông Chín Cung, ai cũng biết và họ tận tình chỉ
đường cho chúng tôi tìm đến. Họ còn “lưu ý” rằng: “Trong khu vực
rừng cao su đó, khi nào các anh thấy nơi nào có tường rào kẽm gai, toàn
bộ rừng cao su có đến hàng trăm hecta nhưng đều được rào bằng rường rào
kẽm gai hẳn hoi, đường dẫn vào rừng cao su tráng nhựa đẹp, đó là rừng
cao su của ông Chín Cung”….
Theo sự chỉ dẫn của người dân,
khoảng 20 phút sau, chúng tôi có mặt tại Ấp 8 (nay đổi tên thành Ấp Bến
Sắn), thuộc xã Long Nguyên, huyện Bến Cát. Cũng thật không khó để nhận
ra rừng cao su bạt ngàn của ông Chín Cung trên con đường tráng nhựa liền
lặn và đẹp nhất ở xã Long Nguyên. Nhằm làm rõ rừng cao su được bao bọc
bởi hàng rào kẽm gai kiên cố, vào vai một người khách đi lỡ đường, tôi
tấp xe gắn máy vào căn nhà nằm trong khuôn viên rừng cao su của ông Chín
Cung. Một người đàn ông luống tuổi, ở trần trùng trục, trên người nhễ
nhại mồ hôi, bước ra hỏi chúng tôi kiếm ai. Chúng tôi giả vờ hỏi thăm
rừng cao su của ông Chín Cung ở đâu, người đàn ông nhanh nhảu nói: “Ở đây, khoảng 100 hecta này là của ông Chín Cung. Cao su này được 6-7 tuổi, các chú hỏi mua cao su phải không?”.
Chúng tôi phải trả lời khéo là nghe nói ông Chín Cung có rừng cao su
đẹp, nên muốn đến tham quan. Người đàn ông cho biết tiếp: “Khỏi nói rồi, rừng cao su của ông Chín ở đây ai mà không biết ngon lành nhất vùng”. Chịu
khó mất khoảng một giờ đồng hồ đảo quanh khu vực rừng cao su của ông
Chín Cung, chúng tôi phải thừa nhận là rừng cao su của ông Chín thuộc
hàng đắt giá nhất ở địa phương. Các con đường chính dẫn vào rừng cao su
ông Chín Cung đều được xây dựng liền lạc, khi qua khỏi ranh giới rừng
cao su của ông Chín Cung là đường sá bầy hầy, xuống cấp…
Theo giá
cả mà chúng tôi hỏi thăm nhiều người dân ở xã Long Nguyên, mỗi hecta
rừng cao su mặt tiền đường nhựa đẹp như rừng cao su của ông Chín Cung có
giá 1,2 - 1,3 tỷ đồng. Từ diện tích rừng cao su trên dưới 100 hecta kể
trên, ông Chín Cung đang có trong tay số tài sản “nhỏ nhoi” lên đến hàng
trăm tỷ đồng. Một số tiền khổng lồ đối với người dân ở địa phương, cả
nước nói chung.
Khu rừng cao su rộng hơn 100 ha, trị giá gần 150 tỷ đồng của ông Chín Cung |
Theo
tìm hiểu của chúng tôi, từ năm 1978 - 1982, ông Lê Thanh Cung là cán bộ
thường trực Phòng Kế hoạch huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé cũ, Ủy viên Ban
Chấp hành Công đoàn huyện Bến Cát. Từ năm 1982 - 1983 đảm nhiệm chức vụ
Phó Trưởng Ban Thống kê - Kế hoạch - Lao động huyện Bến Cát, tỉnh Sông
Bé. Giai đoạn năm 1983 - 1987 ông Lê Thanh Cung nhận chức vụ Huyện ủy
viên, Ủy viên UBND huyện Bến Cát, Trưởng ban Kế hoạch huyện. Đến năm
1987 - 1991 là Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Bến Cát,
tỉnh Sông Bé.
Đến “dinh thự” trị giá hơn 20 tỷ đồng
Từ rừng cao su bạt ngàn của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, qua sự chỉ dẫn của người dân địa phương chúng tôi vào quán ăn ngay thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương dùng bữa cơm trưa. Cũng chẳng mấy khó khăn, chúng tôi được chiêm ngưỡng “dinh thự” của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung, tọa lạc tại đường ĐX81, phường Định Hòa, TP.Thủ Dầu Một. Nằm gọn trong khu đất rộng lớn mênh mông, “dinh thự” của ông Lê Thanh Cung ước tính gần 1000m2, cũng được nhiều người dân nơi đây đánh giá thuộc hàng sang trọng nhất nhì của tỉnh Bình Dương. “Dinh thự” được xây dựng theo phong cách hiện đại, với nhiều căn phòng tráng lệ, hướng ra mặt tiền đường, tương tự như nhiều căn nhà nhỏ bao quanh “dinh thự”. Ngay sân nhà có hàng trăm loại cây kiểng đắt tiền, có cặp kiểng quý, hàng rào phía trước có remote điều khiển từ xa. Cửa rào vừa bật mở là ba, bốn con chó dữ nhảy ra, sủa inh ỏi… Trong vai là người cần tìm mua cây kiểng quý, chúng tôi hỏi thăm ở đâu có kiểng bán, người giữ vườn nói: “Mấy anh tìm nhầm nhà rồi, đây là nhà của ông Chín Cung, Chủ tịch tỉnh, kiểng này của ổng có bạc tỷ, ai mà mua nổi…”.
Để góp phần làm rõ thêm khu vườn “cao su bạt ngàn” của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung, PV tìm đến nhà một cán bộ lãnh đạo của địa phương theo sự hướng dẫn của người dân ở xã Long Nguyên và được ông B.T, nguyên lãnh đạo UBND xã Long Nguyên cho biết: “Phần đất mà Chín Cung đang sử dụng trước đây có nguồn gốc từ lâm trường Long Nguyên, lâm trường có tổng diện tích là 320,7 hecta. Về sau lâm trường Long Nguyên giải thể, khi ấy Chín Cung đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo Ban Thống kê - Kế hoạch - Lao động huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé cũ (nay là tỉnh Bình Dương). Không hiểu vì sao lúc ấy Chín Cung được “cấp” đến 130 hecta đất rừng cao su của lâm trường Long Nguyên thuộc Ấp 8 (nay là Ấp Bến Sắn), xã Long Nguyên. Những người khác, từ cán bộ văn phòng UBND đến Trưởng Ấp cũng được “cấp” 2-3 hecta. Riêng Chín Cung thì có đến 130 hecta đất rừng cao su…”.
Nhóm PV điều tra
(Theo báo Kinh doanh&Pháp luật)
Thực hư một Việt kiều muốn viện trợ 3.000 tỷ
TP - Liên quan thông tin ông Paul Lê Hùng, một Việt kiều Mỹ, muốn “viện
trợ nhân đạo” cho nhiều địa phương ở Việt Nam 10 tỷ USD/năm, trong đó có
tỉnh Sóc Trăng, ông Mai Phước Hưng, Giám đốc Sở Kế hoạch-Đầu tư Sóc
Trăng cho biết: “Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, ngày
09/10/2013, Sở KH-ĐT và Sở GTVT đã họp với ông Paul Lê Hùng, có biên bản
ghi nhớ nội dung buổi họp.
Tại buổi họp này, ông hứa sẽ viện trợ cho Sóc Trăng xây dựng 2 công
trình với số tiền tính theo thời điểm hiện tại là khoảng từ 2.000-3.000
tỷ đồng Việt Nam. Tuy nhiên, chúng tôi đã từ chối lời đề nghị này vì
không khả thi và có dấu hiệu không bình thường”.
Ông Trần Anh Việt, Giám đốc Sở GTVT Sóc Trăng cho biết thêm: “Ông Paul
Lê Hùng hứa viện trợ cho Sóc Trăng để xây dựng đường với số tiền quá
lớn, bằng thu ngân sách tỉnh trong 2-3 năm nên chúng tôi rất nghi ngại
tính khả thi của lời hứa này. Hơn nữa, không ai có thể dễ dàng cho không
hàng ngàn tỷ đồng như vậy. Vì thế, chúng tôi thấy từ chối là hợp lý
nhất”.
Xuân Lương
(Tiền phong)
---------------------
Sóc Trăng, Tiền Giang 'chê' $10 tỉ của một Việt kiều Mỹ
Dư luận Việt Nam đang xôn xao tin chính quyền tỉnh Tiền Giang và Sóc Trăng từ chối khoản tiền 10 tỉ đô của một Việt kiều Mỹ “viện trợ để xây dựng các công trình công cộng và phúc lợi xã hội.”
Theo báo Dân Trí, ông Việt kiều Mỹ này tên Paul Lê Hùng, 63 tuổi, tự xưng là đại diện của tổ hợp DA/UMGF Châu Á-Thái Bình Dương.
Biên bản ghi nhớ ký kết giữa ông Việt kiều Mỹ và đại diện chính quyền tỉnh Sóc Trăng về khoản viện trợ 10 tỉ đô không hoàn lại. (Hình: báo Lao Ðộng) |
Báo Dân Trí dẫn lời ông Paul Lê Hùng nói rằng, đầu tháng 8, 2013, ông
đã gửi thư cho một số cán bộ lãnh đạo nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam
đề nghị trợ giúp ngân khoản lên tới 10 tỉ đô. Trong thư, ông Paul Lê
Hùng hứa hẹn sẽ chuyển số tiền nói trên trong vòng 30 ngày sau ngày ký
kết và kéo dài trong nhiều năm, mỗi năm 10 tỉ đô để giúp Việt Nam xây
dựng đường giao thông, phi trường, trường học... Số tiền khổng lồ này
còn được sử dụng cho việc “xóa đói giảm nghèo, ngăn chặn tình trạng biến
đổi khí hậu tại Việt Nam.”
Theo báo Dân Trí, bức thư nói trên của ông Việt kiều Mỹ Paul Lê Hùng được loan đi đã làm “nức lòng” một số công ty Việt Nam. Ngay lập tức, ông giám đốc Công ty Ðầu Tư-Xây Dựng và Phát Triển Ðồng Tháp Mười, đặt trụ sở tại tỉnh Tiền Giang đề nghị được dự phần các công trình xây dựng tại tỉnh Tiền Giang.
Tuy nhiên, cũng theo Dân Trí, cuối tháng 10, 2013, nhân vật số hai của chính quyền tỉnh Tiền Giang phát ra một thông báo cho hay “đã chính thức từ chối lòng tốt của ông Paul Lê Hùng cho tỉnh này vay vốn không lãi, không hoàn lại để thực hiện một số dự án đầu tư.”
Báo Dân Trí cho biết thêm, mới đây, ông Paul Lê Hùng đã đặt vấn đề tương tự với chính quyền tỉnh Sóc Trăng. Lần này, dự án đầu tư được chi tiết hóa nói rằng, ông Paul Lê Hùng đồng ý viện trợ 10 tỉ đồng để xây dựng hai con đường vành đai tại tỉnh lỵ Sóc Trăng.
Tuy nhiên, cũng như vụ trên, chiều ngày 26 tháng 11, chủ tịch chính quyền tỉnh Sóc Trăng cho hay, cũng đã chính thức từ chối yêu cầu của ông Việt kiều Mỹ. Ông Giám đốc Sở Kế Hoạch-Ðầu Tư tỉnh Sóc Trăng xác nhận việc đã cùng ký với ông Paul Lê Hùng một biên bản gọi là ghi nhớ, đánh dấu sự thỏa thuận giữa đôi bên trong một cuộc họp trước đó.
Một cán bộ lãnh đạo của tỉnh này nói rằng số tiền mà ông Việt kiều Mỹ Paul Lê Hùng hứa hẹn “cho không” tỉnh này để làm đường giao thông lớn gấp ba lần ngân sách của tỉnh khiến mọi người hoài nghi. Hầu hết các cán bộ đứng đầu tỉnh Sóc Trăng đều lập luận rằng, “không ai có thể dễ dàng cho không hàng ngàn tỉ đồng.” Vì vậy mà sau đó họ lên tiếng từ chối, coi là thái độ “hợp lý nhất.”
Báo Dân Trí cho biết thêm, cuối tháng 4, 2013 vừa qua, ông Paul Lê Hùng cũng đã đến tận thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên hứa hẹn cho thị xã này một số tiền để thực hiện một số công trình công cộng.
Còn theo báo Lao Ðộng, việc bác bỏ lời đề nghị viện trợ khổng lồ từ phía một ông Việt kiều Mỹ đã làm giới kinh doanh ở Việt Nam xôn xao.
Chưa nghe các nhân vật có thẩm quyền của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam lên tiếng về vụ này, ngoài tuyên bố “không nhận 10 tỉ đồng viện trợ” của ông Paul Lê Hùng dành cho hai tỉnh Tiền Giang và Sóc Trăng.
Theo báo Dân Trí, bức thư nói trên của ông Việt kiều Mỹ Paul Lê Hùng được loan đi đã làm “nức lòng” một số công ty Việt Nam. Ngay lập tức, ông giám đốc Công ty Ðầu Tư-Xây Dựng và Phát Triển Ðồng Tháp Mười, đặt trụ sở tại tỉnh Tiền Giang đề nghị được dự phần các công trình xây dựng tại tỉnh Tiền Giang.
Tuy nhiên, cũng theo Dân Trí, cuối tháng 10, 2013, nhân vật số hai của chính quyền tỉnh Tiền Giang phát ra một thông báo cho hay “đã chính thức từ chối lòng tốt của ông Paul Lê Hùng cho tỉnh này vay vốn không lãi, không hoàn lại để thực hiện một số dự án đầu tư.”
Báo Dân Trí cho biết thêm, mới đây, ông Paul Lê Hùng đã đặt vấn đề tương tự với chính quyền tỉnh Sóc Trăng. Lần này, dự án đầu tư được chi tiết hóa nói rằng, ông Paul Lê Hùng đồng ý viện trợ 10 tỉ đồng để xây dựng hai con đường vành đai tại tỉnh lỵ Sóc Trăng.
Tuy nhiên, cũng như vụ trên, chiều ngày 26 tháng 11, chủ tịch chính quyền tỉnh Sóc Trăng cho hay, cũng đã chính thức từ chối yêu cầu của ông Việt kiều Mỹ. Ông Giám đốc Sở Kế Hoạch-Ðầu Tư tỉnh Sóc Trăng xác nhận việc đã cùng ký với ông Paul Lê Hùng một biên bản gọi là ghi nhớ, đánh dấu sự thỏa thuận giữa đôi bên trong một cuộc họp trước đó.
Một cán bộ lãnh đạo của tỉnh này nói rằng số tiền mà ông Việt kiều Mỹ Paul Lê Hùng hứa hẹn “cho không” tỉnh này để làm đường giao thông lớn gấp ba lần ngân sách của tỉnh khiến mọi người hoài nghi. Hầu hết các cán bộ đứng đầu tỉnh Sóc Trăng đều lập luận rằng, “không ai có thể dễ dàng cho không hàng ngàn tỉ đồng.” Vì vậy mà sau đó họ lên tiếng từ chối, coi là thái độ “hợp lý nhất.”
Báo Dân Trí cho biết thêm, cuối tháng 4, 2013 vừa qua, ông Paul Lê Hùng cũng đã đến tận thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên hứa hẹn cho thị xã này một số tiền để thực hiện một số công trình công cộng.
Còn theo báo Lao Ðộng, việc bác bỏ lời đề nghị viện trợ khổng lồ từ phía một ông Việt kiều Mỹ đã làm giới kinh doanh ở Việt Nam xôn xao.
Chưa nghe các nhân vật có thẩm quyền của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam lên tiếng về vụ này, ngoài tuyên bố “không nhận 10 tỉ đồng viện trợ” của ông Paul Lê Hùng dành cho hai tỉnh Tiền Giang và Sóc Trăng.
(Người Việt)
Thanh niên Trung Quốc có gì hơn thanh niên Việt Nam?
Nền kinh tế thứ 2 thế giới được tạo ra bởi lực đẩy gì? Họ có ưu điểm gì
so với người Việt Nam và chúng ta có thể học hỏi được điều gì? Đây
là những đúc rút sau hơn 4 năm sinh sống và học tập ở Trung Quốc của
một trí thức Việt Nam. Đối tượng của bài viết đều là nghiên cứu sinh
đại học vì người viết không chơi với người ngoài hay giới trẻ làm văn
phòng, công chức v.v…, vì vậy những nhận xét chỉ tập trung vào đặc điểm
của riêng dạng đối tượng này.
Tuy nhiên, đó đều là những đặc điểm đáng để người Việt tự suy nghĩ, khi
Trung Quốc luôn là một đối tượng quy chiếu quan trọng của Việt Nam về
nhiều mặt. Người Trung Quốc chăm chỉ, cần cù Điều này thể hiện rõ
trong môi trường học tập: sinh viên, nghiên cứu sinh thường “đóng đô” ở
thư viện trường từ sáng sớm đến tối muộn. Thanh niên Trung Quốc không
có thói quen “đi cà phê” hay “uống nước nói chuyện” như học sinh sinh
viên Việt Nam, nhất là như ở HN.
Nếu cần bàn chuyện gì, có thể tới các lớp học, giảng đường để bàn bạc,
ngoài ra thường chỉ cùng nhau đi ăn chứ không có thời gian ngồi bàn
chuyện phiếm. Họ có rất ít thời gian hưởng thụ cuộc sống nếu so với
thanh niên Việt Nam. Theo suy luận của người viết, người Trung Quốc
phải phấn đấu xây dựng đất nước, để Trung Quốc vượt Mỹ, vượt Nhật, vì
dẫu sao họ cũng có tư tưởng rằng nước họ là một nước lớn, mỗi người
trong số họ đều phải gánh lấy phần trách nhiệm đó.
Thói quen tiết kiệm
Nếu so sánh với học sinh Trung Quốc, du học sinh Việt Nam có phần “xa
xỉ”, nhất là trong việc đi lại. Người Việt Nam có thói quen đi xe máy,
khi ở trong nước, một bước ra khỏi nhà cũng phải đi xe, nhưng sang Trung
Quốc, người dân chủ yếu sử dụng phương tiện giao thông công cộng,
Trung Quốc đất rộng, trong thành phố việc đi bộ cũng xa và tốn sức hơn
rất nhiều, vì vậy học sinh Việt Nam hay bắt taxi. Khi mới sang học,
nếu bạn đi chơi cùng các bạn Trung Quốc thì nên chuẩn bị sẵn tinh thần
đi bộ đến rã rời. Tuy nhiên, sau một thời gian bạn sẽ quen với điều
này, thậm chí khi về Việt Nam sẽ có cảm giác “shock ngược” vì đã quen
với việc đi bộ.
Các bạn Việt Nam sau khi về nhà sẽ cảm nhận rõ sự khác biệt này, vì ở
Việt Nam, nhất là Hà Nội thì khái niệm “đi bộ trên phố” chỉ dành cho
khách du lịch. Thói quen tiết kiệm còn thể hiện khi đi ăn nhà hàng. Bạn
bè đi ăn cùng nhau, sau khi ăn xong, bao giờ cũng gói thức ăn còn lại
chia nhau mỗi người mang về một ít để tránh lãng phí. Trong các món còn
lại ai thích món nào thì tự nhận mang phần đó về và không quan niệm
rằng mang đồ thừa về là keo kiệt hay vì phải giữ sĩ diện mà lãng phí đồ
ăn.
Tính tự giác & ý thức về sự công bằng
Có thể do dân số Trung Quốc quá đông, đây là cách tốt nhất để duy trì sự công bằng nên không ai phàn nàn gì, và họ đã được rèn luyện tư duy và cách làm này từ bé. Nhất là mỗi kỳ nghỉ hè, nghỉ tết, hoặc trong kỳ tuyển sinh vào trường, học sinh xếp hàng dài mấy trăm mét để mua vé tàu hỏa, để nộp hồ sơ.
Có thể trong trường học, việc xếp hàng là dễ hiểu, nhưng khi ra bên
ngoài, thói quen nhẫn nại xếp hàng lại càng được thể hiện rõ hơn: dù
chỉ mua đồ ăn ở các hàng bên đường, hay đi vệ sinh công cộng, không ai
bảo ai, mọi người đều tự đứng thành hàng thẳng, không bao giờ có chuyện
chen hàng, dù cho hàng có dài đến đâu đi chăng nữa, tất cả đều nhẫn
nại chờ đợi, dù không có ai giám sát, quản thúc. Tất nhiên, bên cạnh
những thói quen tốt đẹp này vẫn là lòng hận thù và tư duy bá quyền:
người Trung Quốc đến nay vẫn cực kỳ căm hận người Nhật, đương nhiên
thanh niên cũng vậy.
Chỉ cần ra hàng lưu niệm, tạp hóa, có thể thấy rất nhiều đồ chơi, đồ
dùng thể hiện khuynh hướng miệt thị người Nhật hoặc khẩu ngữ chống
Nhật. Trên truyền hình không bao giờ ngớt phim chống Nhật như một kiểu
nhồi sọ. Với các nước nhỏ xung quanh, thậm chí thanh niên Trung Quốc có
tư tưởng cho rằng các nước đó thực ra đều là của Trung Quốc. Họ cũng
đang trong tình trạng “bế quan tỏa cảng” trong thời đại công nghệ thông
tin khi công khai chặn Google và các mạng xã hội lớn của thế giới, chỉ
sử dụng “hàng nội địa” như QQ hay Weibo.
Nguồn: Ánh Hồng/ Depplus.vn/MASK
(vietinfo.eu)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét