Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) trước giờ G:“Quá tam ba bận” ?

Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) trước giờ G:“Quá tam ba bận” ?

(DĐDN) - Trong lịch sử xây dựng luật, chưa có dự thảo nào trải qua ba kỳ họp vẫn khiến các đại biểu Quốc hội băn khoăn như dự thảo Luật đất đai (sửa đổi). Vì lẽ đó, trước giờ G (dự kiến ngày 29/11/2013) sẽ biểu quyết thông qua Luật đất đai (sửa đổi), Quốc hội đã phải bố trí thêm một phiên thảo luận nằm ngoài dự kiến về dự thảo này, tuy nhiên những nội dung “nóng” như  thu hồi đất, bồi thường, định giá đất...  vẫn chưa thực sự thuyết phục, thậm chí còn có kiến nghị tiếp tục lùi thời điểm thông qua vào kỳ họp sau (kỳ họp thứ 7).
Trách nhiệm cá nhân ?

Ông Trương Văn Vở - Ủy viên UB Tài chính, Ngân sách của Quốc hội: Cần quy định rõ trách nhiệm cá nhân để khắc phục có hiệu quả 4 sai phạm phổ biến hiện nay là sai quy hoạch, sai mục đích sử dụng, sai trình tự thủ tục, sai thẩm quyền.
Về trình tự, thủ tục thu hồi đất, điểm mới trong dự án luật lần này đã quy định rõ như thu hồi đất chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành kết cấu hạ tầng đồng bộ các khu tái định cư. Tuy nhiên, tôi đề nghị cần phải quy định rõ về cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư để thu hồi đất tại Điều 62. Theo dự án luật, cấp thẩm quyền quyết định đầu tư làm căn cứ thu hồi đất chỉ mới quy định ở một số nội dung cho Quốc hội, cho Thủ tướng Chính phủ, cho Chủ tịch UBND tỉnh. Nhưng ở các Điểm a, b, c, d ở Khoản 1 Điều này lại bỏ ngỏ, không rõ cấp nào quyết định để làm căn cứ thu hồi đất. Cần bổ sung quy định rõ về trách nhiệm cá nhân người đứng đầu chính quyền các cấp trong công tác thu hồi đất ở Điều 66, bởi vì trong thực tiễn đòi hỏi khối lượng quyết định thu hồi đất là rất lớn. Nếu quy định thẩm quyền UBND (tỉnh và huyện) sẽ là áp lực lớn cho chính quyền địa phương. Việc quy định rõ trách nhiệm cá nhân sẽ khắc phục có hiệu quả 4 sai phạm phổ biến hiện nay là sai quy hoạch, sai mục đích sử dụng, sai trình tự thủ tục, sai thẩm quyền. 
Đối với vấn đề xử lý giải quyết trường hợp chênh lệch lớn về giá đất giáp ranh giữa các tỉnh, TP trực thuộc TƯ trong nội dung dự án luật đã quy định thời gian 60 ngày trước khi trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua, UBND phải gửi dự thảo, bảng giá đất đến cơ quan chức năng xây dựng khung giá đất xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định. Tôi đề nghị cân nhắc, xem xét, xử lý lại theo hướng trước khi xây dựng giá đất giáp ranh các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần chủ động xác định, thống nhất trước. Trường hợp không thống nhất được mới báo cáo cơ quan chức năng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thay cho phải chờ đợi trước khi trình Hội đồng nhân dân các cấp thông qua bảng giá đất.
Thiếu thực tế
 

Ông Huỳnh Nghĩa: Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng: Việc không cho phép chia lô bán nền hoàn toàn không phù hợp với thực tiễn và sở thích của người dân.
Định giá đất là vấn đề cực kỳ nhạy cảm, phức tạp, trực tiếp liên quan đến lợi ích của nhà nước, DN và hàng triệu người dân. Điểm e, Khoản 1, Điều 112 đề ra nguyên tắc giá đất do nhà nước quy định phải phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường vẫn chưa đảm bảo tính rõ ràng và minh bạch vì giá đất trên thị trường không ổn định, luôn thay đổi, thậm chí có thời điểm giá đất thay đổi từng ngày. Do đo, việc xác định thế nào là phù hợp với giá thị trường hoàn toàn mang tính chủ quan, khái niệm giá đất phổ biến cũng rất mơ hồ và khó xác định đâu là giá chuẩn. 
Nhiều nơi khung giá đất do nhà nước quy định không đúng với thị trường, giá đền bù chưa sát với giá "tiền tươi, thóc thật" mà người dân bán đất. Tôi đề nghị cần nói rõ khái niệm giá đất thị trường có biến động lớn tại Khoản 1, Điều 113. Cần phải quy định ngay trong luật trường hợp giá đất trên thị trường biến động bao nhiêu phần trăm thì được phép điều chỉnh khung giá đất nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch.
Về chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư kinh doanh nhà ở, nghiên cứu quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 194, tôi thấy Ban soạn thảo tiếp thu và thiết kế theo hướng các dự án đầu tư kinh doanh nhà ở không được phân lô bán nền. Tôi cho rằng đây là quy định thiếu thực tế và không khả thi, dễ dẫn đến đóng băng thị trường bất động sản. Bởi lẽ trong một số dự án nhà ở đô thị thường có phân khu chức năng, có khu dành để xây dựng khu chung cư, có khu để xây dựng biệt thự, có khu phải chia lô để bán cho người dân xây dựng nhà ở theo ý muốn của mình, đương nhiên phải tuân thủ theo nguyên tắc, theo quy hoạch, đảm bảo phù hợp với kiến trúc chung. Do đó việc không cho phép chia lô bán nền hoàn toàn không phù hợp với thực tiễn và sở thích của người dân. 
Lùi thời gian thông qua

Ông Phạm Xuân Thường - Ủy viên UB Tư pháp của Quốc hội: Dự thảo Luật đất đai còn rất nhiều nội dung cần phải điều chỉnh, tôi đề nghị Quốc hội nghiên cứu có thể thông qua dự án luật này vào kỳ họp thứ 7.
Nước ta là nước nông nghiệp, dân số tăng mỗi năm khoảng 1 triệu người và nếu tính từ năm 1993 lại đây đã có 20 triệu người tăng thêm. Trong số này, 70% sống bằng nông nghiệp, tức có khoảng 14 triệu người trực tiếp sản xuất hoặc sống dựa vào nông nghiệp. Trong số 14 triệu người này chỉ có 4,2 triệu người thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp từ ông bà, cha mẹ, còn lại 9,8 triệu người không có đất hoặc thiếu đất sản xuất. Con số này sẽ là 33,8 triệu sau 50 năm nữa. Vậy có chuyển hết họ sang công nghiệp dịch vụ được không, họ làm gì để sống? 
Vì vậy, thứ nhất, Quốc hội cần xây dựng chính sách địa tô với mỗi loại đất đai cho phù hợp theo nguyên tắc bất kỳ ai (trừ những người thuộc diện chính sách được miễn) đã sử dụng đất đai, sử dụng tài sản của toàn dân phải có nghĩa vụ nộp tiền thuế đất để lợi ích mà đất đai mang lại thì mọi thành viên trong xã hội được hưởng lợi, không chỉ có người có đất hiện nay.
Thứ hai, đối với đất sản xuất nông nghiệp, hạn chế quyền thừa kế, tặng, cho và kiểm soát chặt chẽ quyền chuyển nhượng cơ bản, chỉ được quyền góp vốn sản xuất kinh doanh, quy định trong luật tạo hành lang pháp lý cho chính quyền địa phương, cụ thể là chính quyền cấp xã trên cơ sở thỏa thuận của cộng đồng dân cư, cứ 5 năm một lần tiến hành điều chỉnh đất từ người đã chết, người không còn nhu cầu sản xuất hoặc trực tiếp giao cho người không có đất hoặc đưa vào đất công ích và cho chính người đang quản lý thuê lại nếu họ có yêu cầu. Hiện chưa có hành lang pháp lý nhưng ở một số nơi đã tự làm được...
Ngoài ra, tôi thấy dự thảo Luật đất đai còn rất nhiều nội dung cần phải trao đổi, cần phải điều chỉnh và với thời gian từ nay đến cuối kỳ họp còn rất ít, vì vậy tôi đề nghị Quốc hội nghiên cứu có thể thông qua dự án luật này vào kỳ họp thứ 7. 
Còn nhiều bất cập

Ông
Trần Văn Độ - Ủy viên UB Pháp luật của Quốc hội: Dự thảo luật hầu như chưa có quy định để thu hẹp và xóa bỏ tình trạng hai giá đất nhằm khắc phục tình trạng không công bằng giữa người có đất bị thu hồi và những người có đất thương mại. 
Nghị quyết Trung ương 6 đã có những định hướng rất đúng đắn trong chính sách về giá đất và định giá đất: Giá đất do nhà nước quy định phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước; cơ quan tham mưu định giá đất và cơ quan thẩm định giá đất là hai cơ quan độc lập... 
Tuy nhiên, khi nghiên cứu dự thảo Luật đất đai sửa đổi lần này, chúng tôi thấy những quan điểm chỉ đạo của Trung ương và những bất cập về định giá đất trong thực tiễn vẫn chưa được giải quyết toàn diện, triệt để. Có thể có mấy điểm:
Thứ nhất, chính sách hai giá đất vẫn còn quá bất hợp lý, dự thảo luật hầu như chưa có quy định để thu hẹp và xóa bỏ tình trạng hai giá đất để khắc phục tình trạng không công bằng giữa người có đất bị thu hồi và những người có đất thương mại. 
Thứ hai, chưa có một quy định thật cụ thể thể hiện giá đất được định giá phù hợp với cơ chế thị trường ? Chúng ta vẫn loay hoay phù hợp với giá thị trường, với ngang bằng với giá thị trường... Nhưng thực ra, đến giờ chúng tôi vẫn chưa xác định được thế nào gọi là phù hợp với cơ chế thị trường.
Thứ ba, tôi đồng ý quan điểm giao cho nhà nước mà cụ thể là UBND cấp tỉnh có quyền quyết định giá đất. Nhưng trong dự thảo lại không hề thấy bóng dáng của quy trình định giá đất, không có quy định về cơ quan tham mưu đặc biệt là cơ quan thẩm định giá đất độc lập. Việc luật giao cho UBND cấp tỉnh, vừa có thẩm quyền thu hồi đất, vừa có thẩm quyền định giá đất, tức là “vừa đá bóng, vừa thổi còi” mà không quy định các cơ chế độc lập lẫn nhau trong tham mưu, thẩm định thu hồi đấtđịnh giá đất thì rất khó được sự minh bạch, rõ ràng, công khai, công bằng như chúng ta mong muốn. 
Những quan điểm chỉ đạo của Trung ương và những bất cập về định giá đất trong thực tiễn vẫn chưa được giải quyết toàn diện, triệt để trong dự án lần này.
P.Nam, V.Long thực hiện

‘Có cá nhân làm giàu từ Doanh Nghiệp Nhà Nước yếu kém’

Bà Phạm Chi Lan từng là Phó Chủ tịch VCCI.
Bà Phạm Chi Lan nói khi các doanh nghiệp nhà nước làm ăn không hiệu quả thì những thất thoát vẫn có thể làm giàu cho các nhân nào đó.

Trả lời BBC trước khi Quốc hội Việt Nam thông qua dự thảo Hiến pháp sửa đổi trong đó tái khẳng định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, bà Phạm Chi Lan, cựu thành viên Ban tư vấn của Thủ tướng, nói chính phủ Việt Nam cần có các biện pháp mạnh dạn hơn với các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ.

“Những doanh nghiệp nào thực sự đang ở tình trạng phá sản rồi thì nên để cho nó phá sản và bán tài sản đi để trả nợ.

“Vấn đề là ở chỗ khi các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ thì chính phủ ra tay cứu trợ.

“Điều đó dẫn tới việc họ không có động lực thực sự và khả năng cạnh tranh và nếu để kéo dài các doanh nghiệp nhà nước làm ăn không có hiệu quả thì ảnh hưởng xấu chung tới cả nền kinh tế.”


∇ Nghe tường trình
Cựu Tổng Thư ký, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mô tả việc xóa sổ các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thiếu hiệu quả là hết sức cần thiết bởi “Mất ngay một lúc thì có thể không lớn nhưng về lâu dài là mất lớn bởi nhà nước cứ phải bù đắp cho các doanh nghiệp này hết năm này qua năm khác”.

Vào tuần này, theo dự kiến Quốc hội Việt Nam sẽ thông qua bản hiến pháp được sửa đổi trong đó tái khẳng định điều họ gọi là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và tái khẳng định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

Ổn định hay trì trệ?

Báo tài chính Bloomberg ngày 27/11 dẫn lời giới đầu tư nước ngoài cảnh báo việc Hà Nội tiếp tục duy trì khối doanh nghiệp nhà nước với vai trò khuynh đảo nền kinh tế đang là trở ngại cho nỗ lực cải cách.





Một số nhà đầu tư có thể nói việc không thay đổi lớn trong hiến pháp là ổn định nhưng những người khác xem đó là sự trì trệ"

» Kinh tế gia Lê Đăng Doanh
Một số nhà đầu tư có thể nói việc không thay đổi lớn trong hiến pháp là ổn định nhưng những người khác xem đó là sự trì trệ"

» Kinh tế gia Lê Đăng Doanh Ông Mark Mobius, chủ tịch điều hành tập đoàn Templeton Emerging Markets Group, quản lý 53 tỉ đôla vốn tài sản, được Bloomberg dẫn lời nói “Việc làm chững lại cải cách tạo ái ngại cho giới đầu tư trước hệ thống thiếu minh bạch của Việt Nam.”

Ông Mobius và các nhà đầu tư chứng khoán đã đóng vai trò đẩy chỉ số chứng khoán Việt nam lên 24% trong năm nay trong bối cảnh người ta dự kiến chính phủ sẽ tăng giới hạn sở hữu cho bên nước ngoài tại các công ty và ngân hàng được niêm yết.

Kinh tế gia Lê Đăng Doanh được dẫn lời nói rằng “Một số nhà đầu tư có thể nói việc không thay đổi lớn trong hiến pháp là ổn định nhưng những người khác xem đó là sự trì trệ.”

Trả lời BBC vào tuần này, ông Doanh nói “Có nghiên cứu nói rằng trong bốn cỗ máy của nền kinh tế Việt Nam: Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, nông nghiệp và đầu tư nước ngoài thì chỉ có đầu tư nước ngoài là hoạt động hiệu quả. Còn ba cỗ máy còn lại thì rất yếu kém."

Doanh nghiệp nhà nước là khu vực chính tạo bất ổn cho kinh tế Việt Nam, Quỹ Tiền Tệ Quốc tế nhận định hồi tháng Tám năm nay.

Giám đốc Tài chính của hãng đánh giá tín nhiệm Fitch Ratings trong cuộc phỏng vấn với BBC tiếng Việt nói rằng "số nợ xấu trong toàn hệ thống ngân hàng tại Việt Nam thực sự cao hơn rất nhiều so với những con số mà các báo cáo đưa ra.”

Ông Alfred Chan nói rằng “Nếu như khu vực ngân hàng có thể phục hồi, nhưng một phần lớn nền kinh tế bị lũng đoạn bởi các doanh nghiệp nhà nước không tái cơ cấu theo kế hoạch thì những vấn đề hiện nay vẫn sẽ quay lại.

Nợ xấu tại khối doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam là ở mức cao nhất đông nam Á và số liệu của Bộ Tài chính Việt Nam nói hai phần ba doanh nghiệp tại Việt Nam thua lỗ tính riêng trong năm nay.
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Việt Nam ước tính tổng số nợ xấu và nợ cơ cấu lại của khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hiện là 73.000 tỷ đồng, tương đương 3.4 tỷ đôla Mỹ.

Chính phủ Việt Nam sự báo nền kinh tế tăng trưởng ơ mức 5.4% trong năm nay và 5.8% trong năm 2014, có nghĩa là trong 7 năm liên tục tăng trưởng dưới 7%.
Theo BBC

TS Lê Đăng Doanh: nợ công nợ xấu đáng lo ngại

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trấn an Quốc hội là nợ công trong giới hạn an toàn, nhưng áp lực trả nợ rất lớn. Thủ tướng cũng lạc quan về dự báo kinh tế của Việt Nam, trong khi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội có những nghiên cứu cho kết quả khác biệt. Nam Nguyên phỏng vấn TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương về vấn đề này. Từ Hà Nội, trước hết TS Lê Đăng Doanh nhận định:

Bề trái của nợ công và nợ xấu

TS Lê Đăng Doanh: Thủ tướng công bố con số nợ công là theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong đó chỉ tính đến những số nợ nước ngoài và nợ trái phiếu chính phủ ở trong nước, chứ không xem xét đến những khoản nợ của các Doanh nghiệp Nhà nước mà các khoản nợ này thì ít nhiều đều có liên quan đến trách nhiệm của Nhà nước. Thí dụ như trường hợp của Vinashin, khi Vinashin không trả nợ được thì chính phủ đã phải phát hành trái phiếu để trả nợ cho Vinashin và nếu như trong vòng 5 năm Vinashin không trả được nợ, theo luật pháp quốc tế nợ đó chính phủ là người phát hành và sẽ phải trả nợ đó.

Vì vậy cho nên một số chuyên gia kinh tế đã đi đến một con số nợ đó là cộng nợ của Doanh nghiệp Nhà nước với nợ của chính phủ thì tất cả đã đi lên tới 95% GDP tức là vượt qua giới hạn an toàn mà Ngân hàng Thế giới đã đề ra cho các nước là 65% GDP. Ngoài ra, TS Vũ Quang Việt, nguyên Vụ trưởng Vụ Tài khoản Quốc gia của Cơ quan Thống kê Liên Hiệp Quốc cũng đưa ra một con số thì số nợ đó có thể lên tới 105% GDP. Đấy là những con số mà chúng ta cần tham khảo cho những cách tính và cách tiếp cận khác nhau

Nam Nguyên: Thưa Tiến sĩ như vậy thực tế tình hình nợ công có thể nguy hiểm?

TS Lê Đăng Doanh: Theo tôi vấn đề nợ công rất là phức tạp, hiện nay cứ mỗi ba tháng ngân sách Nhà nước phải trả nợ nước ngoài khoảng 1 tỷ USD. Đấy là một khoản nợ không phải là nhỏ và số nợ công trong những năm gần đây đã tăng lên một cách nhanh chóng. Đấy cũng là một yếu tố rất đáng chú ý và rất đáng lo ngại.
Một công trình xây dựng bị tạm ngưng ở Hà Nội, ảnh chụp hôm 28-07-2012.
Một công trình xây dựng bị tạm ngưng ở Hà Nội, ảnh chụp hôm 28-07-2012. RFA
Nam Nguyên: Thưa Tiến sĩ, Thủ tướng hôm 21/11 trước Quốc hội đã nhấn mạnh là nợ công tuy an toàn nhưng nợ xấu vẫn còn cao, xử lý khó và Thị trường Chứng khoán phục hồi chậm. Những điều này có ý nghĩa gì?

TS Lê Đăng Doanh: Nợ xấu thì chính phủ đã có các nỗ lực để giải quyết, như thành lập Công ty Quản lý Tài sản VAMC và trong thời gian ngắn công ty ấy đã mua được khá nhiều nợ. Đấy là các nỗ lực đáng ghi nhận, tuy vậy vấn đề nợ xấu của Việt Nam tương đối phức tạp.

Thứ nhất, tổng số nợ xấu là bao nhiêu thì cho đến nay chưa chính xác, những con số khác nhau thì cách xa nhau rất nhiều.

Thứ hai nữa, số nợ xấu mà gần đây Ngân hàng Nhà nước công bố thì gần đây lại tăng lên chứ không phải là giảm đi. Nợ xấu của các ngân hàng thương mại có chiều hướng tăng lên chứ chưa phải giảm đi.

Thứ ba, VAMC có thể mua nợ xấu ào ạt như một phó Tổng giám Đốc VAMC nói là có thể mua tất cả nợ xấu trong một thời gian ngắn. Thế nhưng vấn đề là các món nợ xấu mà VAMC mua là nợ xấu có bảo đảm,  VAMC sẽ bán tài sản bảo đảm ấy như thế nào để thu hồi lại vốn. Nếu như không giải quyết được nợ xấu thì sau 5 năm VAMC sẽ giải quyết nợ xấu ấy như thế nào? Hay lại bàn giao lại cho Ngân hàng Nhà nước? Như vậy tức là thay vì giải quyết thực chất về nợ xấu thì đấy chỉ là một thủ thuật bút toán. Tức là chuyển nợ xấu từ sổ kế toán của ngân hàng thương mại có nợ xấu sang sổ kế toán ghi nợ của VAMC và sau một thời gian sẽ hoàn lại, tất cả những câu hỏi đó hiện nay đang còn ở trước mặt và chúng ta đang chờ xem VAMC sẽ giải quyết thế nào.

Điểm cuối cùng, VAMC chỉ có số vốn 400 tỷ đồng Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước cấp, vì vậy cho nên thực lực tài chính của VAMC rất là thấp. Nếu VAMC mua quá nhiều nợ thì tỷ lệ nợ trên vốn điều lệ của VAMC sẽ vượt qua hệ số an toàn; lúc bấy giờ việc xử lý nợ của VAMC sẽ diễn ra như thế nào, cũng là một câu hỏi cần được quan tâm giải quyết.
Sơ đồ các nước tham gia TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình dương)
Sơ đồ các nước tham gia TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình dương)

Tiên đoán lạc quan cho nền kinh tế Việt Nam?

Nam Nguyên: Thưa Tiến sĩ, hôm ra trước Quốc hội Thủ tướng có vẻ lạc quan nói là, 2014 tăng trưởng 5,8%, 2015 tăng trưởng 6%. Như vậy kinh tế Việt Nam đã thoát đáy hay chưa, nhất là  hiện nay tình hình cũng chưa có gì sáng sủa rõ rệt.

TS Lê Đăng Doanh: Tôi hy vọng và rất là mong đợi những lời tuyên bố của Thủ tướng sẽ thành hiện thực vì điều ấy sẽ tốt cho người dân và nền kinh tế Việt Nam. Tuy vậy điều ấy có biến thành hiện thực hay không thì vẫn có nhiều câu hỏi. Bởi vì những khó khăn và những vấn đề của kinh tế Việt Nam thì vẫn đang còn ở phía trước chưa giải quyết được. Thí dụ như vấn đề tái cấu trúc đầu tư công cũng chưa giải quyết được, rồi vấn đề tái cấu trúc các Tập đoàn và Doanh nghiệp Nhà nước cũng chưa giải quyết được. Con số gần đây cho thấy là các Tập đoàn Kinh tế Nhà nước có món nợ tổng cộng lên đến một triệu năm trăm tám mươi tám ngàn tỷ đồng (1.588.000.000 đ), tức là một con số cực lớn và chưa biết số nợ đó sẽ được giải quyết như thế nào.

Ngoài ra về bất động sản, chúng ta được biết gói 30 ngàn tỷ đồng để hỗ trợ giải quyết bất động sản nhưng sau 6 tháng mới giải ngân được có 1,1%. Như vậy để giải ngân hết số tiền đó thì chúng ta cần 100 lần của 6 tháng, tức là cần 30 năm. Đó là một viễn cảnh không mấy sáng sủa đối với việc giải quyết bất động sản đó. Ngoài ra ngân sách Nhà nước cũng gặp khó khăn rất lớn và có lẽ cũng phải điều chỉnh lại. Và Nông nghiệp Nông dân Nông thôn Việt Nam cũng đang rất cần cuộc cải tổ và điều chỉnh để bơm thêm tín dụng vào cho nông nghiệp và nông dân có thể phát triển được mạnh mẽ hơn.

Mặt khác tôi cũng thừa nhận nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước các cơ hội rất tốt nếu như vòng đàm phán TPP kết thúc được sớm, thì lúc đó đầu tư nước ngoài sẽ đổ mạnh vào Việt Nam và rất có thể Nhật Bản sẽ đầu tư mạnh mẽ vào nông nghiệp Việt Nam để sản xuất nông sản và xuất khẩu lại Nhật Bản với thuế suất bằng 0. Bởi vì cả Việt Nam và Nhật Bản lúc đó là thành viên TPP (* Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương). Vì vậy cho nên cơ hội và khó khăn hiện nay đang chen lẫn nhau, chúng ta nên thúc đẩy nỗ lực cải cách để cho những lời Thủ tướng tuyên bố sớm trở thành hiện thực ở Việt Nam.

Nam Nguyên: Cảm ơn TS Lê Đăng Doanh đã trả lời Đài RFA.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2013-11-27

Điếu Cày được trao giải Tự do Báo chí


Blogger Điếu Cày được biết đến với nhiều bài viết đụng chạm vào nhiều vấn đề nhạy cảm như tham nhũng, chủ quyền biển đảo

Blogger Nguyễn Văn Hải, tức Điếu Cày, được trao giải Tự do Báo chí Quốc tế 2013 trong buổi lễ được Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) tổ chức tại New York, Hoa Kỳ tối 26/11, giờ địa phương.

Cây bút này hiện vẫn đang thụ án 12 năm tù sau khi bị tòa án ở TP. HCM tuyên phạt về tội “tuyên truyền chống nhà nước” năm ngoái.

Danh sách những người thắng giải đã được CPJ, tổ chức có trụ sở tại New York, công bố hồi 26/09 năm nay.

Trả lời BBC ngày 27/11, bà Dương Thị Tân, vợ ông Hải, cho biết gia đình được một số bạn bè thông báo về giải thưởng và sau đó cũng nhận được giấy mời dự lễ trao giải từ CPJ.

Bà Tân cũng cho biết đã thông báo với chồng về giải thưởng khi vào thăm ông hôm Chủ Nhật ngày 24/11.

"Ông nói ông rất vui và muốn gửi lời cảm ơn đến sự quan tâm của tất cả mọi người," bà nói.

"Tôi nghĩ niềm vui cho cá nhân ông là một phần thôi. Thực sự ông rất mong muốn là trong tương lai gần, quốc tế sẽ tăng cường sự quan tâm đối với những người đấu tranh trong nước để Việt Nam thực thi quyền con người như là họ đã đặt bút với quốc tế."

Bình luận về giải thưởng của chồng, bà Tân nói "gia đình rất vui vì đây là một tín hiệu tốt, cho thấy rằng cộng đồng quốc tế đang gia tăng sự chú ý đối với Việt Nam".

"Tôi nghĩ những mất mát hy sinh của ông cũng được đền thưởng một cách xứng đáng, kịp thời," bà nói.

Con trai ông Hải, Nguyễn Trí Dũng, xuất hiện trên một đoạn video được chiếu tại lễ trao giải và nói giải thưởng này đã giúp ông và gia đình cảm thấy "an toàn hơn".

Cùng được trao giải với ông Hải là ba nhà báo nước ngoài khác, bao gồm:
  • Bà Janet Hinostroza, phóng viên đài Teleamazonas, Ecuador, người buộc phải nghỉ việc sau khi bị đe dọa vì một cuộc điều tra.
  • Ông Bassem Youssef, người dẫn chương trình đài Capital Broadcast Center, Ai Cập, bị cáo buộc đã xúc phạm tổng thống và đạo Hồi năm 2012, sau đó bị bắt giữ và phạt hành chính vào năm 2013.
  • Ông Nedim Sener, phóng viên điều tra báo Posta, Thổ Nhĩ Kỳ, bị quy tội hoạt động khủng bố vì các bài điều tra bị cáo buộc là có nội dung chống chính phủ. Ông hiện được tại ngoại, nhưng có thể bị lãnh án 15 năm tù nếu bị kết tội.
Giải thưởng Tự do Báo chí hàng năm được sáng lập để vinh danh những "bài viết can đảm, giúp định hình cho tự do báo chí", CPJ nói trong một thông cáo.

Chiến dịch thỉnh nguyện thư của CPJ đã thu hút đến hơn 6.500 chữ ký trong chưa đầy một tuần

'Hơn 6.500 chữ ký'

Trước đó, CPJ cũng đã phát động chiến dịch thỉnh nguyện thư kêu gọi lãnh đạo Việt Nam trả tự do cho blogger Nguyễn Văn Hải và tôn trọng quyền tự do thông tin.

Thỉnh nguyên thư gửi đến Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được đăng tải trên trang www.causes.com từ ngày 21/11, đến nay thu hút được 6588 chữ ký.

Nội dung lá thư kêu gọi chính phủ Việt Nam "trả tự do ngay lập tức" cho ông Nguyễn Văn Hải, đồng thời bày tỏ "quan ngại sâu sắc trước sự đàn áp báo chí và tự do Internet tại Việt Nam".

CPJ cũng đăng một bài viết trên mục blog của tờ Huffington Post và kêu gọi độc giả tờ này ham gia ký tên để giúp gia đình ông Hải được "sớm đoàn tụ".

Hiện ông Hải đang thi hành án tù 12 năm tại Trại giam số 6, Huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước theo điều 88 Bộ Luật Hình sự.

Trước khi bị tòa án khép ông vào tội danh này, ông còn bị tội danh 'trốn thuế' và đã thi hành xong bản án mà ông luôn bác bỏ và khẳng định mình vô tội.

Blogger Điếu Cày được biết đến như một blogger với nhiều bài viết thu hút sự chú ý trên cộng đồng mạng xã hội và Internet của Việt Nam về các chủ đề dân quyền và chủ quyền biển đảo.
(BBC)
 

Thái Lan: Phe biểu tình chiếm thêm các bộ và một số Tòa thị chính

Lực lượng biểu tình đã tuần hành và bao vây 14 bộ của chính phủ
Lực lượng biểu tình đã tuần hành và bao vây 14 bộ của chính phủ
AFP

Biểu tình chống chính phủ Thái lan lan rộng đến các tỉnh, số đông người biểu tình đã tụ tập trước trụ sở Tòa thị chính các tỉnh yêu cầu viên chức ngừng làm việc. Ở một số tỉnh miền nam, người biểu tình đã chiếm Tòa thị chính.

Hôm nay ngày 27.11.2013, ngày cuối cùng theo kế hoạch của phe biểu tình chống chính phủ hạn định, buộc bà Thủ tướng Yingluck Shinnawatra và chính phủ Thái lan phải từ chức.

Sáng nay tại Bangkok, lực lượng biểu tình đã tuần hành và bao vây 14 bộ của chính phủ trong tinh thần ôn hòa. Người biểu tình đã tặng hoa cho các viên chức chính phủ với mục đích nhằm kêu gọi các viên chức nhà nước nghỉ việc và tham gia tuần hành chống chính phủ. Đến 12h00 trưa nay, hầu hết các bộ của chính phủ đã phải để cho nhân viên ra về. Người biểu tình cũng đã chiếm giữ thêm trụ sở của Bộ Năng lượng và trung tâm hành chính quốc gia Chengwathna. Sau đây là không khí của cuộc biểu tình…

Đặc biệt hôm nay, theo lời kêu gọi của lãnh tụ biểu tình ông Suthep Thugsuban, từ đêm qua ở hàng loạt các tỉnh trên toàn quốc đã có rất đông người biểu tình đã bao vây trụ sở Tòa thị chính. Với mục đích nhằm buộc các trụ sở hành chính của chính phủ phải đóng cửa và để cho viên chức nhà nước nghỉ việc để tham gia biểu tình. Đặc biệt, ở hầu hết 14 tỉnh miền Nam Thái lan nơi được coi hậu phương của phe biểu tình như T-Rang, Satun, Karbi, Phuket, Surathani… người biểu tình đã chiếm trụ sở Tòa thị chính tỉnh với mục đích hòng làm tê liệt hoạt động của bộ máy chính phủ.

Phản ứng trước sự việc này, từ trụ sở Quốc hội, bà Yingluck Shinnawatra người đứng đầu chính phủ Thái lan đã cho biết “Tôi đã yêu cầu tỉnh trưởng của tất cả các tỉnh và lực lượng cảnh sát cố gắng giữ gìn an ninh trật tự các cơ sở hành chính của nhà nước. Tuy nhiên tôi không cho phép họ sử dụng sức mạnh để đàn áp người biểu tình, cho dù đang có rất nhiều tin đồn bất lợi. Chính phủ của chúng tôi do nhân dân chọn lựa, do đó không bao giờ tôi cho phép đàn áp họ, mà yêu cầu phải tiến hành đúng trình tự của luật pháp”

Tin cho biết, chiều nay Tòa Hình sự của Thái lan cũng đã phê chuẩn lệnh bắt giữ thêm 06 thành viên lãnh đạo phe biểu tình với tội danh tụ tập đông người và kích động dân chúng. Theo người phát ngôn của trung tâm giữ gìn trật tự của cảnh sát, thì tình hình thủ đô Bangkok vẫn nằm trong tầm kiểm soát của họ và chưa cần sự hỗ trợ của lực lượng quân đội.

Được biết, tối nay 27.11.2013 ông Suthep Thugsuban, lãnh tụ chủ chốt của cuộc biểu tình sẽ thông báo quyết định bí mật cuối cùng. Mà theo ông đấy là một cú knockout đối với chính phủ
 
Anh Vũ, thông tín viên RFA, Bangkok
2013-11-27

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét