Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

Thứ Năm, 07-11-2013 - Nói thật về chủ nghĩa cộng sản & Về cái chết của Tướng Võ Nguyên Giáp

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Vì sao tàu ngầm Hà Nội không tự bơi về Việt Nam? (Soha). - Việt Nam chuẩn bị mua tên lửa Pháp (PNT).
Sự suy vong bây giờ đã lan vào cả cửa Phật (FB Mạnh Kim). - Vì sao nên nỗi? (Phi Vũ). “Vì đâu mà đạo đức người Việt Nam càng ngày càng trở nên tồi tệ như thế này?” Vì “học tập và làm theo…” Mời xem lại: Quận Tây Hồ dùng đầu trâu & máu tươi hô thần nhập tượng Hồ Chí Minh (PhoBiThuSocSon).
Cơ quan điều tra Việt Nam giỏi nhất thế giới (Đào Tuấn). Phó Chủ nhiệm UBTP Nguyễn Đình Quyền: “Cơ quan điều tra Việt Nam được coi là một trong những cơ quan giỏi nhất thế giới. Quá trình điều tra của Việt Nam rất nhanh. Khóa trước chúng tôi làm việc 1 tuần với FBI, thấy án an ninh quốc gia, giết người cướp của của ta rất giỏi, vì công cuộc phòng chống tội phạm của ta dựa vào nhân dân…”.  Nói nhỏ thôi ông ơi, coi chừng Cục Điều tra Liên bang Mỹ (CIA) nghe được, chúng qua thuê an ninh của ta qua đó làm việc, rồi dân Mỹ kéo vô đồn công an tự tử, dân của nó chết hết sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế của ta.  -Thối hoắc tự nhiên… thơm! (DLB).
- Tiếp tục trao đổi với tác giả Từ Huy, nhân bài Vụ Luận văn về Mở Miệng: còn cơ hội nào cho ngành KHXH&NV? Vòng kim cô trên đầu giới khoa học xã hội (Vương Trí Nhàn).
KINH TẾ
Kinh doanh nhà trọ văn hóa  (Tầm nhìn).
VĂN HÓA-THỂ THAO
Hànội Ngàn Năm Văn Vật ? Hà nội 36 Phố Phường hay Hà Nội 36 Ổ Chuột ? (Việt Thức). Đất “Ngàn năm văn vật” đã bị biến thành “ngàn năm văng… tục” rồi!
- Doãn Quốc Sỹ: Con Thuyền Ma (Phay Van).
CHUYỆN CHÔN ĐÁ (Vũ Nho).
- Video: Nhà báo Vũ Ánh phỏng vấn Du Tử Lê (NhânĐàlạt Phạm Phú).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Tam khúc, tứ cạnh, ngũ hành (Nguyễn Tiến Dũng).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
TẢ LÓ SAN – 14 NĂM TĂM TỐI (AABC/ Mai Thanh Hải).
QUỐC TẾ 

Nói thật về chủ nghĩa cộng sản

Trong thời gian ở thăm Latvia, ông Lee Edwards, chủ tịch Quỹ tưởng niệm các nạn chân của chủ nghĩa cộng sản, đã dành cho tờ Latvijas Avizeb buổi phỏng vấn dưới đây. Xin nói thêm rằng tổ chứcThe Victims of Communism Memorial Foundation (Quỹ tưởng niệm các nạn chân của chủ nghĩa cộng sản), do ông lãnh đạo, đang quyên góp tiền để dựng ở Washington đài tưởng niệm các nạn nhân của ý thức hệ cộng sản.



- Các ông có ý định xây dựng một đài tưởng niệm các nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản ở Washington. Tại sao hiện nay đây là công việc quan trọng?
- Chúng ta có thể nói đến 100 triệu nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản trên thế giới. Đây là số liệu từ tác phẩm của sáu nhà trí thức Pháp, có tên là Chúa trời đã thua, do nhà xuất bản của Đại học Harvard ấn hành. Bức tường Berlin sụp đổ cách đây 20 năm, nhiều người nghĩ rằng chủ nghĩa cộng sản đã bị đánh bại, và chúng ta có thể chắc chắn rằng nó sẽ không bao giờ quay trở lại nữa. Nhưng, không được quên các nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản. Năm 2007, chúng tôi đã khánh thành bức tượng tưởng niệm các nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản tại Washington. Đây là hình ảnh của Nữ thần dân chủ - một bức tượng như thế đã từng đứng ở quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh (Trung Quốc). Chúng tôi đã tạo ra một bảo tàng ảo về các nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản, và vừa mới đây đã viết xong cuốn sách giáo khoa cho các trường trung học. Quỹ tưởng niệm các nạn chân của chủ nghĩa cộng sản đang hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu di sản, nghiên cứu quá khứ, hiện tại và giáo dục. Trên thế giới vẫn còn năm nước cộng sản, và sự áp bức của các chế độ này cũng vẫn khốc liệt như trước đây. Về bức tượng, phải nói rằng hàng năm các nhà ngoại giao của nhiều nước vẫn đến thăm, cả những người đã từng là nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản như người Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên và Cuba nữa. Luật về tổ chức của chúng tôi được thông qua dưới trào của tổng thống Dân chủ, Bill Clinton; còn tượng đài khánh thành khi tổng thống là người thuộc đảng Cộng hòa, George Walker Bush, nắm quyền. Một cách nữa để chúng ta tưởng nhớ đến tác hại của chủ nghĩa cộng sản là huy chương Truman – Reagan, tặng cho những người có thành tích trong sự nghiệp chống cộng. Tên của huy chương có ý nghĩa biểu tượng vì chiến tranh lạnh bắt đầu dưới trào đảng viên Dân chủ Harry Truman, còn Ronald Reagan, đảng viên Cộng hòa, đã làm được rất nhiều trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa cộng sản. Giải được trao lần đầu tiên năm 1999, và một trong những người nhận đầu tiên là nhà lãnh đạo phong trào Sąjūdis, đòi độc lập cho Litva, là ông Vytautas Landsbergis.

- Điều gì làm cho các nước vùng Baltic trở thành đặc biệt, nhất là trong bối cảnh của quá khứ cộng sản?
- Hoa Kỳ đã có mối liên hệ đặc biệt với các nước vùng Baltic, khi Liên Xô chiếm những nước này, chúng tôi không công nhận việc chiếm đóng và sáp nhập đó. Chính phủ Mỹ đã đưa ra tuyên bố, gọi là tuyên bố Sumner Welles. Trong bảo tàng, chúng tôi phải nói với mọi người những câu chuyện dễ hiểu, và đối với các nước vùng Baltic thì đấy là phong trào Cách mạng hát và Con đường Baltic. Tôi đã đến thăm Bảo tàng Chiếm đóng ở Riga -  Ông Nollendorfs đã làm được một công việc tuyệt vời và chúng tôi cũng sẽ làm như vậy, chúng tôi được bảo tàng của các bạn khích lệ rất nhiều. Sẽ có những cuộc triển lãm dành cho từng nước, thí dụ như Nga, Trung Quốc, sẽ một cuộc triển lãm đặc biệt dành cho các nước vùng Baltic. Ngoài ra còn có một phòng dành tưởng niệm những anh hùng chống cộng nữa. Chúng tôi có thể dựng trong bảo tàng một trại tù (Gulag) với những chiếc giường gỗ, và khi có người vào thì nhiệt độ sẽ tự động giảm xuống. Chúng tôi muốn trưng bày cả những toa tầu dùng để trục xuất người tới Siberia. Chúng tôi cũng muốn đặt một tháp canh như trên Bức tường Berlin nữa.

- Xây bảo tàng như vậy thì cần bao nhiêu tiền và kiếm ở đâu?
- Theo luật pháp Hoa Kỳ, chúng ta không thể yêu cầu nhà nước tài trợ cho đài tưởng niệm đó. Đài tưởng niệm các nạn nhân của vụ diệt chủng người Do Thái (Holocaust) ở Washington cũng được xây dựng bằng nguồn vốn tư nhân. Vì vậy, chúng tôi hy vọng sẽ được các tổ chức xã hội hỗ trợ. Có thể chúng tôi sẽ yêu cầu chính phủ Mỹ hỗ trợ địa điểm đặt đài tưởng niệm, cũng như thu hút tài trợ từ nước ngoài. Hungary đã trích ra một triệu, chúng tôi sẽ sử dụng để tạo ra một nhóm công tác và cho chiến dịch quyên góp. Cần tổng cộng 100 triệu USD, một nửa làm bảo tàng, một nửa cho tổ chức làm công việc giáo dục. Mục tiêu của chúng tôi là bắt đầu xây dựng vào năm 2017, kỷ niệm 100 năm cuộc Cách mạng Bolshevik ở Nga.

- Khổ đau có thể được đo không chỉ bằng số nạn nhân, mà còn có thể đo bằng kinh tế và xã hội ...
- Chủ nghĩa cộng sản là ngụy khoa học, được ngụy trang như một hệ thống kinh tế và được thực hiện bằng lực lượng võ trang. Nó được xây dựng trên nền cát ướt. Chủ nghĩa cộng sản đã gây ra những hậu quả về chính trị, kinh tế và chiến lược. Không có cộng sản thì chúng tôi đã không có các cuộc chiến tranh Việt Nam và Triều Tiên rồi. Nếu năm 1939 không có Hiệp ước Molotov- Ribbentrop thì đã không có Chiến tranh thế giới II. Chúng ta đang chứng kiến hậu quả kinh tế trong các nước vùng Baltic và Trung Âu - họ đã bị chủ nghĩa cộng sản hành hạ suốt mấy thập kỉ. Trong khi đó, Tây Âu kinh tế phát triển tốt hơn. Tất cả những người sống trong thế kỷ XX đều khổ vì chủ nghĩa cộng sản, và chúng ta phải dạy cho mọi người như thế.

 - Tại Latvia, các nhà khoa học đã tính được những thiệt hại do Liên Xô gây ra trong thời kì chiếm đóng. Có nên yêu cầu Nga bồi thường không?
- Tôi không bình luận về công việc nội bộ của Latvia, đây là vấn đề của nền chính trị địa phương.
- Có thể coi chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản là như nhau không?
- Holocaust là độc ác nhất. Chủ nghĩa cộng sản - cũng ác, nhưng chủ nghĩa phát xít là sự độc ác đặc biệt, không thể nào diễn tả nổi. Tôi xin lưu ý rằng Nghị viện châu Âu đã chuẩn bị một nghị quyết bày tỏ quan điểm chính trị cả về chủ nghĩa phát xít lẫn chủ nghĩa cộng sản.

 - Ở Latvia, giáo viên các trường dành cho học sinh nói tiếng Nga đưa trẻ em đến cái gọi là Tượng đài Chiến thắng và kể cho chúng nghe phiên bản của mình về lịch sử. Giải quyết vấn đề này như thế nào?
- Trong chế độ dân chủ, không thể cấm người khác nói; nhưng cùng với quyền nói, còn có trách nhiệm nói sự thật nữa. Bộ Giáo dục, Bộ Quốc phòng và các giáo viên phải làm chuyện này. Nói rằng Latvia tự nguyện tham gia Liên Xô là không đúng. Những thứ tôi nhìn thấy trong bảo tàng chiếm đóng là đúng.
- Người Mỹ đương đại theo ông là như thế nào, họ có hiểu về chủ nghĩa cộng sản và di sản của hệ tư tưởng của nó không?
- Không phải tất cả người Mỹ đều biết chuyện đó. Khi chúng tôi viết sách cho nhà trường, bao gồm chủ nghĩa cộng sản của Marx, Mao và cho đến ngày nay, chúng tôi gửi cho giáo viên khắp cả nước. Họ cảm thấy thú vị. Cần dạy không chỉ học sinh về những vấn đề của chủ nghĩa cộng sản, mà còn phải dạy cả giáo viên nữa. 

 - Ông cho rằng ai là những người anh hùng trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa cộng sản?
- Đó là Vaclav Havel, Lech Walesa, Andrei Sakharov, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II – đấy là bốn chiến sĩ tuyệt vời, nhưng còn nhiều người khác nữa.
- Việc bổ nhiệm Karol Wojtyla làm Giáo Hoàng có phải là bước đi mang tính chiến thuật của Vatican trong cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản hay không?
- Ngài là một linh mục và hồng y sống dưới chế độ cộng sản, và đã trải nghiệm tất cả ngay trên cơ thể của mình. Chuyến đi đầu tiên của Ngài tới Ba Lan sau khi trở thành Giáo Hoàng là có tính biểu tượng, trong thời gian đó Ngài nhấn mạnh: “Đừng sợ.” Câu nói đó đã khuyến khích mọi người, phong trào “Đoàn kết” được thành lập. Ba Lan trở thành tấm gương. Âm mưu ám sát Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cho thấy ảnh hưởng chính trị của Ngài lớn đến mức nào.
 - Thách thức đối với chủ nghĩa cộng sản hiện nay là gì?
- Cho đến nay, còn năm nước cộng sản. Với bốn nước là Lào, Việt Nam, Trung Quốc và Cuba, chúng ta có thể làm việc: nói về vi phạm nhân quyền và áp dụng những biện pháp trừng phạt kinh tế. Có thể trao giải thưởng cho các nhà hoạt động. Bắc Triều Tiên là chuyện khác, đấy là nhà nước toàn trị tách biệt hẳn với thế giới. Thách thức lớn nhất hiện nay là giáo dục. Nhờ công nghệ hiện đại, nói sự thật dễ dàng hơn trước rất nhiều. Trang web của chúng tôi có hàng ngàn người đọc, trong đó có người Trung Quốc, người Việt Nam và người Cuba. Ngay cả Trung Quốc, với 80 triệu đảng viên, cũng không thể có ảnh hưởng tới toàn bộ dân số là 1,3 tỷ người. Tự do sẽ vượt qua tất cả.

Cuộc trò chuyện do nhà báo Ģirts Vikmanis thực hiện

Phạm Nguyên Trường dịch

 Dịch qua bản tiếng Nga tại địa chỉ:http://inosmi.ru/sngbaltia/20131030/214334805.html
(Blog Phạm Nguyên Trường)

Về cái chết của Tướng Võ Nguyên Giáp


Giờ đây viên tướng đã qua đời, nhưng có lẽ con người này còn có thể hồi sinh. Đại tướng Võ Nguyên Giáp mất hôm mồng 4 tháng 10-2013 ở tuổi 102. Những cáo phó, sơ lược tiểu sử về ông, nhiều bản trong số đó được viết từ nhiều năm trước, chỉ cung cấp một sự diễn dịch chính thức về một cuộc đời mà chỉ gần đây các nhà sử học mới khai thác, một cuộc đời – bất chấp sự trường thọ của nó – chưa hề được xem xét chi tiết.
Những bản cáo phó về Tướng Giáp, cùng một lúc đã gán cho ông quá nhiều và quá ít công trạng. Ông  quả thực là kiến trúc sư của chiến thắng huy hoàng tại Điện Biên Phủ năm 1954 chống người Pháp, chấm dứt cuộc chiến Đông Dương thứ nhất, và Graham Greene đã đúng khi gọi đó là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử thế giới. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử của chủ nghĩa thực dân phương Tây, một đạo quân châu Á đã đánh bại một đạo quân châu Âu trong một trận đánh chính quy. Thông điệp đã vang vọng tới Algeria và các thuộc địa khác, trong khi họ noi theo tấm gương thành công của Việt Nam. “Việc những thanh niên Mỹ vẫn tiếp tục chết ở Việt Nam chỉ nói lên rằng, cần phải có thời gian để tiếng vọng, thậm chí, của một thất bại hoàn toàn có thể đi hết một vòng quả đất”, Greene viết.
Phần lớn những cáo phó về Tướng Giáp đều gắn cho ông công lao đã chiến thắng cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai, cuộc kháng chiến chống Mỹ. Trong đó đều nói rằng ông đã dàn dựng kế hoạch cho cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 và chiến dịch cuối cùng, chiến dịch kết thúc cuộc chiến với sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn năm 1975. Những phát biểu này hoàn toàn tảng lờ các thông tin được biết trong những năm gần đây, các tài liệu lưu trữ và những nét tiểu sử chỉ giờ đây mới phát lộ. Ngay từ năm 1963, sau khi phản đối Nghị quyết 9 về việc tiến hành chiến tranh trực tiếp chống Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tướng Giáp đã bị gạt sang một bên trong cuộc tranh giành quyền lực của Lê Duẩn cùng các nhà lý luận khác trong Đảng. Sau đó, ông Hồ tự cách ly mình ra bằng cách đi Trung Quốc chữa bệnh. Ông Giáp thì đi Hungary. Tướng Giáp đã ở lại Hungary năm tháng, khi cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân được lên kế hoạch. Mãi hai ngày trước khi chiến dịch bắt đầu, một chiếc chuyên cơ của Trung Quốc mới chở ông về lại ViệtNam. Giáp – người mà danh chính ngôn thuận vẫn là Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang và Bộ trưởng Quốc phòng – đã bàng hoàng khi được biết những chi tiết về cuộc tiến công biển người vào các đô thị Nam Việt Nam và các mục tiêu quân sự khác. Ông biết rằng các lực lượng vũ trang giải phóng trong Nam quá thua kém về mặt hỏa lực và không một cuộc đồng khởi nào có thể cứu họ khỏi bị tàn sát. Điều mà ông nhận được chỉ vì ông đúng – là một dạng lưu đày mới, ngay trong nội bộ. Ba chục tướng tá và những người cộng sự gần gũi của ông đã bị bắt và bỏ tù vì họ đã không nhiệt tình đầy đủ trong việc ủng hộ đường lối của Đảng.
Là người lính có kỷ luật, suốt năm mươi năm Tướng Giáp đã giữ kín miệng về cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng. Những đồng sự cộng sản đã hạ tầng công tác của ông, từ Phó Thủ tướng xuống Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Dân số và Sinh đẻ có Kế hoạch, nhưng sống càng lâu, ông càng trở thành biểu tượng của sự thông minh và trung thực, lòng dũng cảm và sự nhìn xa trông rộng của dân Việt. Ông đã phát biểu chống lại sự tham nhũng và nhà nước công an khắc nghiệt của Việt Nam. Ông đã chống lại việc Chính phủ cho phép Trung Quốc khai thác mỏ bauxite ở Tây Nguyên.
Trong khi tin tức về việc ông qua đời lan truyền trên mạng internet – không có một thông báo chính thức nào được công bố cho tới ngày hôm sau – hàng trăm nghìn người Việt Nam đã đổ ra các đường phố mang theo những bó hoa vàng và ảnh của con người đã từng tham gia tạo nên nước Việt Nam hiện đại và cũng là người đại diện tiêu biểu nhất cho những hy vọng và giá trị của đất nước. Mọi người đã khóc vì tất cả những gì họ đã phải chịu đựng trong suốt ba mươi năm chiến tranh chống Pháp và Mỹ. Họ khóc vì những lời hứa cuội của những con người tầm vóc nhỏ hơn ông, nhưng đã gạt ra rìa một viên tướng vĩ đại.
Tôi đã đến thăm nhà báo Sài Gòn kiêm điệp viên Phạm Xuân Ẩn chỉ ít lâu trước khi ông mất năm 2006. Lúc đó ông bước tới cái ngăn kéo trong phòng khách của mình và lôi ra một tập giấy. “Đây là bức thư mười bảy trang của Tướng Giáp”, ông nói. Đó là một trong những bức thư tướng Giáp gửi cho Bộ Chính trị vào cuối đời, phê phán ảnh hưởng của Trung Quốc trong công việc nội bộ của Việt Nam, nạn tham nhũng, hối lộ, việc theo dõi của công an, sự tàn phá môi sinh, và những căn bệnh xã hội khác. Ẩn kể với tôi rằng, ba mươi tướng lĩnh đã ký thỉnh nguyện thư ủng hộ Tướng Giáp. “Thật nguy hiểm nếu anh đứng về một phía nào đó”, Ẩn nói. “Nguyên nhân khiến chúng tôi không có sách lịch sử Việt Nam do người Việt Nam viết, là do anh không thể nói thật. Đó là tại sao tất cả sách trên giá của tôi đều do người ngoại quốc viết.”
Thượng nghị sĩ John McCain và những nhà bình luận khác đã từng phê phán ông Giáp về việc phí phạm sinh mạng những người lính của mình. Sự nhẫn tâm của ông không thể nào so sánh được với các viên chỉ huy người Anh trong Đại chiến Thế giới thứ nhất, và ông đã phản đối ý kiến của các cố vấn Trung Quốc, muốn dùng chiến thuật biển người để đánh Pháp tại Điện Biên Phủ. Thay vào đó, Tướng Giáp đã lựa chọn chiến thuật bao vây và kiên trì sử dụng pháo binh. Những lời khuyên còn tồi tệ hơn của Trung Quốc đã góp phần tạo ra cuộc Tổng tấn công Mậu Thân. Tướng Giáp không phải người để đổ lỗi về thất bại quân sự nặng nề này, với cái giá phải trả là một nửa số quân của cộng sản ở miền Nam và việc xóa sổ các đơn vị Việt cộng như những lực lượng chiến đấu.  Sự phê phán cuối cùng của McCain, rằng Tướng Giáp đã liều lĩnh đẩy đất nước của ông tới chỗ “bị tàn phá gần như hoàn toàn”, để “đánh bại bất cứ địch thủ nào, dù họ có mạnh tới đâu chăng nữa” cũng có thể áp dụng cho những nhà cách mạng thành công khác – như George Washington chẳng hạn.
Trong số các cán bộ cách mạng Việt Nam, Tướng Giáp là người được giáo dục theo phương pháp cổ điển, với bằng cấp về triết học, lịch sử, luật pháp và chính trị, một người vượt trội hơn hẳn trong cái ban lãnh đạo tập thể không rõ mặt của đất nước ông, một người yêu phong lan và văn chương Pháp – thậm chí cả sau khi người Pháp đã tra tấn vợ ông tới chết – người đã dám đương đầu với mạng lưới kiểm duyệt của Việt Nam để nói lên sự thật. Chẳng có gì đáng  ngạc nhiên khi có hàng trăm nghìn người Việt Nam đã dự đám tang và tiễn đưa quan tài của ông tới nơi chôn cất, trên một sườn núi trông ra biển. Ông đã mở ra một thế giới hiện đại, hậu thực dân. Ông là biểu tượng của độc lập và quyền tự quyết. Những gì ông đã nói là một động lực cho cái Thiện trên đời này, và những gì ông chưa nói ra thì lại thuộc về chúng ta để khám phá. Giờ đây viên tướng đã đi xa, ta hãy nhìn lại con người này.
20-10-2013
Thomas A. Bass
Bùi Xuân Bách dịch
Thomas A. Bass, GS Anh ngữ và Báo chí tại Viện Đại học Tiểu bang New York (SUNY), Albany, là tác giả của hai cuốn sách về Việt Nam, The Spy Who Loved Us: The Vietnam War and Pham Xuan An’s Dangerous Game)  Vietnamerica: The War Comes Home. Ý kiến của ông đã được đăng (có lược chút ít) trên tờ Washington Post ngày 2-11-2013, nhan đề The man who was Vietnam’s master of war. Bản dịch này được thực hiện theo nguyên bản do tác giả cung cấp, nhan đề “On the Death of General Vo Nguyen Giap”.
Bản tiếng Việt © 2013 Bùi Xuân Bách & pro&contra

Lập mộ giả, nói dối thân nhân liệt sĩ là "việc làm rất nhân văn" ?

 Theo tiến sĩ Vũ Thế Khanh, khi tìm mộ bằng ngoại cảm, có trường hợp bắt buộc phải làm giả hài cốt vì đó là nguyện vọng của liệt sĩ.

Trong buổi hội thảo khoa học về việc tìm hài cốt liệt sĩ bằng khẳ năng đặc biệt và phần hài cốt còn lại (thủ cấp) của liệt sĩ Phùng Chí Kiên sáng ngày (6/11), tiến sĩ Vũ Thế Khanh – Tổng giám đốc hội liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng – UIA đã kể câu chuyện "ba liệt sĩ chia sẻ hài cốt để tạo thành hài cốt của đồng đội thứ 4" và ông cho rằng đây là dẫn chứng "nhà ngoại cảm tìm hài cốt liệt sĩ là hành động rất nhân văn".
Ông Khanh kể: Đó là câu chuyện của 4 liệt sĩ quê Thái Bình hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Dùng năng lực của mình, nhà ngoại cảm đã thu thập được các thông tin, biết được 4 người này hy sinh do trúng đạn pháo và đã tìm ra được vị trí mà 4 liệt sĩ này hy sinh. Tuy nhiên, khi khai quật lên thì chỉ có di cốt của 3 người.
Nhà ngoại cảm dùng năng lực để nói chuyện với các liệt sĩ, họ cho biết, một người do bị đạn pháo bắn thẳng vào người nên xác bay tứ tung, giờ không còn lại gì. Sau khi hội ý, 3 liệt sĩ này đồng ý mỗi người bỏ ra một phần tro cốt để đúc thành người thứ 4 mang về cho gia đình. Thông qua nhà ngoại cảm, họ chia sẻ: "4 anh em đi với nhau chẳng lẽ khi về lại thiếu 1 người sao". Thế nên, để gia đình liệt sĩ thứ 4 không tủi thân, đoàn tìm kiếm hài cốt liệt sĩ đã lấy xương cốt của 3 người đã tìm được làm hài cốt thứ 4, mang về cho gia đình".
Cũng theo ông Khanh, việc chia sẻ hài cốt của 3 liệt sĩ thành 4 không được tiết lộ với gia đình liệt sĩ thứ 4, nên khi hài cốt được đưa về, gia đình thân nhân liệt sĩ vui mừng đến rơi nước mắt.

Tìm mộ bằng ngoại cảm: Lập hài cốt giả là ý nguyện của liệt sĩTiến sĩ Vũ Thế Khanh: Lập hài cốt giả là ý nguyện của liệt sĩ

Câu chuyện được tiến sĩ Khanh cho là nhân văn nhưng phải chăng đó là sự lừa dối gia đình các liệt sĩ?. Để rộng đường dư luận, phóng viên đã có cuộc trao đổi lại với ông Vũ Thế Khanh ngay sau khi buổi hội thảo kết thúc.
- Thưa tiến sĩ, câu chuyện ông kể về việc sẻ hài cốt 3 liệt sĩ thành 4 cho thấy hài cốt liệt sĩ thứ 4 là sai và thi thể ba liệt sĩ kia cũng không toàn vẹn. Vậy liệu có phải là nhân văn như ông nói.
- Đấy là liệt sĩ họ bảo thế, liệt sĩ yêu cầu
- Làm sao để chứng minh được việc đó thực sự là do liệt sĩ yêu cầu, khi chỉ một mình nhà ngoại cảm có khả năng trò chuyện với người đã khuất và nói lại cho mọi người?
- Không ai biết được 4 ông liệt sĩ này đi cùng ngày, cùng giờ và chết cùng nơi… có nhiều thông tin mới đến ngôi mộ đó được.
- Trường hợp gia đình phát hiện ra hài cốt họ đang thờ cúng không phải là của cha ông, chồng hoặc con họ thì tiến sĩ nghĩ như thế nào?
- Bạn nhầm ở chỗ này, đấy là ý của ông liệt sĩ.
- Nhưng cũng không thể làm sai sự thật được? như vậy là dối trá thân nhân liệt sĩ?
- Không, ông liệt sĩ ông thích sai thì sao? Ông liệt sĩ có công mà ông nói “tôi phản động” thì sao? Bây giờ mình phải tôn trọng cái nguyện vọng của liệt sĩ. Chứ không phải mình theo cái cảm tính của mình.
- Tại sao đoàn tìm kiếm không trao đổi thẳng thắn với gia đình?
- Trao đổi thì gia đình người ta buồn, ông liệt sĩ muốn cho gia đình yên thân….  Vị tiến sĩ này lấy dẫn chứng: Có những bà mẹ nếu như biết được con về mới yên tâm nhắm mắt.
Với liệt sĩ khi người ta còn sống họ nhường cả cái thân, hy sinh cho người bạn còn sống thì  xương người ta tiếc gì đâu. Khi liệt sĩ còn sống cơm ông cũng nhường, nếu 2 anh phải chết, ông xung phong chết là ông nhường cả mạng sống thì chút xương ấy làm gì nặng nề với ông liệt sĩ được. Cái đó là nguyện vọng của ông liệt sĩ.
- Nhưng chúng ta phải tôn trọng gia đình họ chứ, như vậy là đã lừa dối gia đình họ rồi thưa tiến sĩ?
- Không phải ta lừa dối mà là ông liệt sĩ ông làm thế.
- Chúng ta là người đưa di cốt về mà?
- Cậu buồn cười nhỉ, làm thế trái ý ông liệt sĩ… ông liệt sĩ quan trọng hay chúng ta quan trọng, hơn nữa, ông liệt sỹ có ý nguyện như vậy. Đừng nói ông liệt sĩ coi xương là quan trọng đâu nhá, nếu xương không còn thì làm sao? Ông tan xác trên bầu trời ông không có xương...v.v..
- Nói gì thì nói nhưng vẫn phải tôn trọng sự thật, thân nhân liệt sĩ cần sự thật, dư luận cần sự thật, thưa ông?
(Tiến sĩ Khanh không trả lời thẳng câu hỏi mà tiếp tục lấy ví dụ chống chế)
- Tại sao tôi làm gián điệp, tôi nói sự thật ra đi… cái sự thật ấy có lợi cho dân cho nước tôi làm. Bây giờ tôi hỏi nhé, tại sao ông làm tình báo ông lại nói là việt gian? Vì việc của ông làm là lợi cho người khác và đấy là sự hy sinh của người ta. Dù gia đình có mất cái xương hay không không, đối với tâm linh không còn quan trọng nữa. Ví dụ bây giờ hỏa tang thì sao, người ta rắc ra sông thì sao? 
Có ai biết mộ ông Thánh Gióng ở đâu không? Ông Thánh Gióng là 1 đại liệt sĩ tượng trưng cho tất cả các liệt sĩ trong các triều đại và không cần xương nữa, thịt xương ông thành lá, thành cây cho non sông, chỉ linh hồn ông bay về trời thôi. Đấy là cái tư tưởng của người Việt Nam ta, vậy thì cái hài cốt không quan trọng. Bây giờ mộ ông Thánh Gióng ở đâu nào? Vậy giờ người ta thờ ông ấy hay thờ tư tưởng của ông ấy.
- Những trường hợp đi tìm mộ liêt sĩ mà không tìm được hài cốt nhưng lấy xương của liệt sĩ khác mang về như trường hợp trên có nhiều không?
- Nhiều, nhiều chứ, vô cùng nhiều… Nhưng mà đó là trường hợp 4 liệt sĩ đó thôi. Bốn gia đình đó đã cảm động, người ta khóc vì cái sự hy sinh đó. Vậy thì đừng nghĩ gia đình liệt sĩ ấy người ta buồn, người ta tự hào vì những cái việc đó. Và người ta cũng không muốn biết ai vào với ai nữa, và người ta cùng đưa 4 ông ý như nhau.
Thuận Phong
Nguồn : Tin Mới

Nguyễn Ngọc Già - “Nhà ngoại cảm” và người cộng sản

sohaphanthibichhang1-305.jpg
Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, ảnh chụp tháng 10 năm 2013.
Courtesy Trí Thức
Câu chuyện "đồng cô cốt cậu" dưới lớp áo "nhà ngoại cảm" như một cú trời giáng mang tên "quả báo" vào chính thể luôn đàn áp dã man tôn giáo. Sự việc này tạo nhiều cung bậc cảm xúc cho nhiều phía. Riêng người cộng sản, có lẽ chưa bao giờ cay đắng và nhục nhã bằng cú lừa quá đỗi tào lao như thế!
Nhà ngoại cảm

Có một điều rất... kỳ lạ, khi tìm trên google, cho ra kết quả, tuyệt đại đa số những tên tuổi đình đám, họ trưởng thành từ "cái nôi XHCN" như: Phan Thị Bích Hằng, Nguyễn Phúc Giác Hải, Nguyễn Thanh Thúy, Nguyễn Văn Liên, Nguyễn Văn Lư, Đỗ Bá Hiệp, Lê Trung Tuấn, Nguyễn Thị Nghi, Nguyễn Ngọc Hoài, Nguyễn Quốc Thắng, Nguyễn Ngọc Quyết, Nguyễn Quang Phú, Nguyễn Mạnh Quân, Phạm Thị Phú, Nguyễn Hữu Mẫn, Vũ Thị Hòa v.v... và có cả một "nhà ngoại cảm" mặc quân phục hẳn hòi với tên Vũ Thị Minh Nghĩa (!). Trả lời phỏng vấn [1] của MC Bình Minh, bà Nghĩa cho biết trong 14 năm, bà ta đã tìm ra hơn 12.000 hài cốt được cho là "liệt sĩ".

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết [2]: *" Tôi rất ân hận vì khi còn làm bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, tôi đã ký vào bằng khen cho những nhà ngoại cảm. Sau khi có tấm giấy đó, họ về phóng to để thành lập trung tâm tìm mộ liệt sĩ"*. Lời trần tình cấp bằng khen cho 38 người được gọi là "nhà ngoại cảm" đã biến bà Kim Ngân trở thành một "nạn nhân đáng thương" vào ngày ký quyết định 07/1/2011 trong trò lừa đảo của các tay chơi, tuy thế, còn một "nạn nhân vô tội" [3] khác và "uy tín" cao hơn bà Ngân, người đã từng trao bằng khen cho "nhà ngoại cảm" Nguyễn Thị Nghi vào tháng 12 cùng năm, cũng chịu chung số phận mang tên "nạn nhân ngoại cảm" (!).

Nói thẳng ra, chính tay bà cựu bộ trưởng Bộ LĐ - TB - XH và ông Thủ tướng đã đóng dấu* "chất lượng"* cho "nhà ngoại cảm" đàng hoàng "hành nghề". Con dấu và chữ ký của Bộ trưởng Bộ LĐ - TB - XH và của Thủ tướng nghiễm nhiên trở thành* "bảo chứng"* đối với những người, vì quá mong ngóng nhìn thấy di vật hay "xương tàn cốt lạnh" nào đó của thân nhân mà lao theo mù quáng. Con đường quan lộc bà Ngân, ông Dũng ngày càng thăng tiến, đồng nghĩa với uy tín của "nhà ngoại cảm" ngày càng lên cao.

Đó có lẽ là "mảnh đất màu mỡ" cho "nhà ngoại cảm" làm giàu bằng trò lừa đảo mà mới đây, nhiều gia đình ở Mỹ Đồng, Thủy Nguyên, Hải Phòng xôn xao và hoang mang vì mất hàng trăm triệu đồng [4] cho "cậu Thủy" vừa xộ khám với con số hơn 7,9 tỉ được cung cấp từ Ngân hàng chính sách xã hội, do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đảm nhiệm chức Chủ tịch HĐQT[5].

Trong HĐQT của ngân hàng này, các Thứ trưởng của bộ: KHĐT, Tài Chính, NN&PTNT, LĐ-TB-XH và nhiều chức vụ thuộc Quốc hội, như: Phó chủ tịch Ủy ban dân tộc, Phó Chủ tịch Hội nông dân, Phó chủ tịch HLHPN VN, Phó chủ tịch Hội CCB VN... cùng "sắm vai" Ủy viên HĐQT.

bich-hang-2-250.jpg
Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, ảnh chụp trước đây. Courtesy TTT.
Chắc chắn những "nhà ngoại cảm" không những "ngoạm cả" tiền dân, mà còn "cạp" nốt chút "uy tín" sót lại của ĐCSVN. Giờ, bộ mặt "giả nhân giả nghĩa" của người cộng sản đã phơi trần, khi tiếp tay cho "nhà ngoại cảm" bỡn cợt, lừa đảo những người trằn trọc, dằn vặt trong từng giấc ngủ bất an, sau hàng chục năm qua chưa tìm ra một chút gì sót lại của thân nhân họ rải rác đâu đó, nay phải đối diện sự thật phũ phàng đến tê tái với xương động vật và những nắm đất vô tri vô giác mà họ mang về chôn cất và thờ cúng một cách thiêng liêng (!).

Quả là vở bi hài kịch lố lăng có một không hai, kể từ ngày "đời ta có đảng" (!).

Cũng chưa bao giờ nghe UIA [6] - một tổ chức ngoại vi của ĐCSVN - tìm thấy bất kỳ hài cốt nào của những người chết trong cuộc "cải cách ruộng đất" 1953 - 1956 như là một hành động "sám hối" đối với người chết oan do cộng sản gây ra. Đó là một câu hỏi lớn mang tính chính trị.

Khoảng thời gian không quá 10 năm trở lại đây, ngày càng rộ lên nhiều người tự xưng và được gọi là "nhà ngoại cảm", có khả năng siêu nhiên để tìm hài cốt lâu năm mất tích. Điều này chứng tỏ công việc "kinh doanh" của họ ngày càng khấm khá (!). Có cầu tất có cung.
Người cộng sản

Một câu hỏi cũng cần đặt ra: tại sao những người được gọi là "nhà ngoại cảm" lại có đủ hấp lực khiến nhiều người khó cưỡng như thế? Ngoài phong tục thờ cúng người thân tại nhà, ngoài vấn đề mê tín dị đoan phủ trùm trong xã hội ngày nay, ngoài việc tỏ ra "cao tay ấn" của những kẻ lừa đảo chuyên nghiệp khoác áo "ngoại cảm", phải chăng nguyên nhân chính dẫn đến tai họa mê muội khó dứt ra, xuất phát từ nạn "sùng bái cá nhân" ăn sâu và ăn lan trong nhiều chục năm qua từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội? Bằng chứng sống động mới nhất thông qua cái chết của ông Võ Nguyên Giáp, với đám tang được biến thành một thứ "thánh lễ" "linh thiêng" mà nhiều người không ngại gọi ông ta đã "hiển thánh"?

Đã gọi là "di họa ", thì thường ít xảy ra ngay lập tức. Trong khi các "nhàcảm bên ngoài" đang cãi nhau kịch liệt với những người bị "nội thương" qua vụ việc do phóng viên Thu Uyên phanh phui, thì lăng Hồ Chí Minh bị một trang báo lớn của Trung Cộng so sánh với nhà xí thời La Mã cổ đại [7] - thời chắc chắn chưa có... "xí bệt" (!). Đó không chỉ là sự sỉ nhục đối với những ai tôn sùng, kính yêu Hồ Chí Minh mà nó còn là sự báng bổ tri thức, thẩm mỹ kiến trúc người Việt Nam, dù không muốn nhưng đương nhiên phải gánh chịu lây.

Nếu người cộng sản Việt Nam làm theo đúng di chúc ông Hồ thì đã không xây lăng. Đã không có lăng nghĩa là không có sự sỉ nhục nói trên. Tất nhiên, "khi ghét bồ hòn cũng méo", do đó "người anh em" "4 tốt" có thể còn nhiều điều khác (có thể là bí ẩn) đang nắm trong tay để tiếp tục phỉ báng dân tộc Việt Nam, dù cho không có lăng ông Hồ. Điều này không có nghĩa, trong tương lai bảo đảm Trung Cộng không hạ nhục "vị tướng huyền thoại", bằng cách này hay cách khác, khi "người anh Cả của quân đội" đã... "hiển thánh".

Những gì càng đáng "sùng bái" càng làm người ta dễ nổi giận khi bị xúc phạm. Người Việt có câu "giận mất khôn". Các "chính trị gia" Việt Nam đương thời chưa cho thấy "tài ba" của họ trong ứng phó với những chiêu trò "khích tướng kế" của Trung Cộng - khá nhẹ nhưng rất đau.

Lăng Hồ Chí Minh bị Trung cộng sỉ nhục cũng đồng nghĩa dân tộc Việt Nam càng bị chia rẽ với "bên hả hê" và "bên gục mặt". Đó chẳng phải thủ đoạn thâm hiểm nhưng bẩn thỉu của "người bạn vàng" mà chúng đang vui sướng chứng kiến một lần nữa, khi người Việt tiếp tục rơi vào bẫy "ly gián kế"?

bich-hang-3-250.jpg
Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng. Courtesy xuangiao.com
"Sùng bái cá nhân" trở thành "con dao hai lưỡi" trong những trường hợp như thế này, chưa chắc người cộng sản và những ai mê muội "sùng bái" chấp nhận. Có lẽ cũng nên cho họ thêm thời gian, dù không còn nhiều lắm, để nhìn thẳng vào sự thật của "di họa" này, bởi trang RFA dự cảm chẳng lành khi điều tra *"Một Hà Tĩnh đầy ắp người Trung Quốc"* [8]. Nội dung bài viết như báo động khẩn để Việt Nam tránh việc mất kiểm soát lượng người gọi là "thường dân" mà không ai biết thực chất họ mang tư cách gì khi vào Việt Nam làm ăn, ngày càng đông đảo tại nhiều tỉnh thành(!). Rất đáng lo ngại.

Còn cách gì mềm mại hơn, lại không đổ máu để xâm lược một quốc gia rệu rã về kinh tế, một dân tộc bạc nhược về tinh thần và chứa đầy đố kỵ, hợm hĩnh, nghi ngờ, rẻ khinh lẫn nhau? Một lần nữa, những ai hay đổ lỗi nước Việt ốm o gầy mòn là do "dân trí thấp", do "chống cộng cực đoan" hãy ngẫm lại, một khi Trung Cộng cùng bọn bán nước, gián điệp, tham nhũng tiếp diễn những "chiêu trò" tương tự trong tương lai gần, nhằm để người Việt không còn thời gian làm việc gì khác ngoài việc loay hoay đổ lỗi và chửi bới lẫn nhau!
Cuộc chiến của những người đồng chí?

Chiều ngày 4/11/2013, ông Nguyễn Thiện Nhân - Phó Thủ tướng, vừa nhậm chức Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: "... yêu cầu thời gian tới, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Khoa học và Công nghệ cần tiếp tục sự phối hợp hiệu quả giúp Ban Chỉ đạo; đồng thời xác định thời gian tổ chức Hội nghị trực tuyến về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ" [9].

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân và ông Nguyễn Thiện Nhân cũng được biết là hai nhân vật vừa đắc cử vào Bộ Chính trị hồi tháng Năm vừa qua, trong khi ông Nguyễn Bá Thanh và ông Vương Đình Huệ, hai người được kỳ vọng nắm hai ghế Ủy viên Bộ chính trị lại thất cử.

Trong một diễn biến khác, tin Tuổi Trẻ cho hay [10], một mảnh đất hơn 1.700m2 đã có lệnh cưỡng chế vào ngày 01/11/2013 vừa qua. Trong mảnh đất này, ngoài một biệt thự còn một gian nhà lớn gọi là nhà thờ với màu vàng chóe cùng toàn bộ tường rào cũng mang sắc vàng nổi bật cùng "tông", cho thấy việc xây dựng không phép như báo nói quả đáng nghi ngại.

Tuy nhiên nội dung tin đưa ra, chỉ quy sai phạm cho Công ty cổ phần Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng (INDECO) về quy định xây dựng, lại không đả động gì đến chủ đầu tư. Đó là điều gây đồn đoán trong dân chúng trong mấy hôm vừa qua.

Quả thật, với mảnh đất lớn, được nói là *"...thực hiện dự án đầu tư xây dựng tòa nhà văn phòng kết hợp nhà ở cao 23 tầng theo quy hoạch được duyệt",* trên thực tế lại biến thành nhà riêng với kiểu dáng xây dựng "nửa quê, nửa tỉnh", màu sắc lòe loẹt, nhưng lại không thấy chỉ rõ chủ đầu tư là ai hay tổ chức nào, lại ngang nhiên bất chấp luật pháp. Điều này càng khó thuyết phục lòng dân, bởi không ai ở Việt Nam không biết, khi chỉ cần một xe ba gác chở gạch hay cát đổ trước nhà dù là sửa chữa nhỏ, nó cũng được thanh tra xây dựng xuất hiện ngay lập tức để kiểm tra (!), nói gì đến một công trình lớn như thế.

Trong khi bà Phan Thị Bích Hằng đang bị lên án cố tình sử dụng tên tuổi lừng danh của ông Phùng Chí Kiên để đánh lừa nhiều người thì RFI cho biết [11]: "Dù bị chỉ trích, Việt Nam vẫn ứng cử Hội đồng Nhân quyền", trong đó cho hay: ngày 28/7/2013 Việt Nam đã nộp đơn ứng cử chính thức để dự cuộc bầu cử tổ chức vào 12/11/2013.

Dù chưa biết vụ các "nhà ngoại cảm" có bị ghép vào điều 258 hay không (vì trong đó có đề cập nội dung "lợi dụng tự do tín ngưỡng") nên sẵn đây cũng nên nhắc về "tội danh" này để bộ ba tam giác: Công an - Viện Kiểm sát - Tòa án nhớ mà "khoanh vùng" trị cho "đúng người, đúng tội", bởi lợi dụng tên tuổi của ông tướng đầu tiên do Hồ Chí Minh phong tặng, có lẽ khó tránh mức độ nghiêm trọng với án tù 7 năm.
Kết

Người cộng sản là "vua lừa đảo". Nay đòn giáng trả chí mạng từ vụ "nhà ngoại cảm" và vụ lăng Hồ Chí Minh, xem ra là bài học đích đáng cho "tình đồng chí" của họ đối với nhau?

Với HĐQT thuộc Ngân hàng Chính sách xã hội gồm hầu hết nhân sự thuộc về Chính phủ và Quốc Hội cộng thêm ngôi biệt thự đồ sộ không rõ chủ nhân, vừa bị cưỡng chế, kết liên với việc cấp bằng khen cho "nhà ngoại cảm" từ cựu Bộ trưởng Bộ LĐ - TB - XH, cùng quyết định mới toanh [12]* "Thành lập ban chỉ đạo quốc gia về tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sĩ từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo"* do Thủ tướng Việt Nam ban hành ngày 30/9/2013, dường như cho thấy phát lộ một "cuộc chạy đua" quyết liệt đang diễn ra rất căng trong những tháng giáp năm với Hiến pháp đang mắc kẹt "giữa hai làn đạn" mà không có tín hiệu gì sáng sủa hơn cho một cải cách chính trị đáng kể với triển vọng gia nhập TPP, kèm lời hứa 5 năm để kiện toàn sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp như dấu ấn người cộng sản quyết rũ bỏ những lạc hậu, trì trệ?

Thông tin cuối cùng, năm 2013, ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo Khí tượng và Thủy văn Trung ương cho hay [13]: *"...số lượng bão và áp thấp nhiệt đới trên biển Đông có thể lên tới 18 cơn, vượt kỷ lục năm 1964 có 16 cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Đây là điều hiếm gặp trong 49 năm qua".*Bão thiên nhiên và "bão lòng" như đan xen?

Việt Nam đang đi gần hết năm 2013 - Quý Tỵ với ngổn ngang tơ vò trăm mối. Năm 2014 - Giáp Ngọ đang chờ trước mắt là những gì?!

Nguyễn Ngọc Già, Việt Nam 06-11-2013
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.

Tham nhũng chưa bị sát thương!

Đại biểu Lê Như Tiến, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục thanh niên thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã nói như vậy tại phiên thảo luận sáng 7-11 về công tác phòng chống tội phạm và tham nhũng.

Đại biểu Lê Như Tiến: "Phòng chống tham nhũng chỉ dừng lại ở việc bắt sâu nhỏ lá cành chứ chưa bắt được sâu lớn đục khoét thân cây gốc rễ. Đó mới là nguyên nhân chính làm suy kiệt nhựa sống của cơ thể xã hội" - Ảnh: TTO


Đại biểu tâm sự, mỗi lần ra họp Quốc hội là lãnh đạo địa phương căn dặn rất kỹ: phát biểu gì cũng được, trừ tham nhũng, vì nếu còn cơ chế xin cho thì mình xin ai cho. Càng không nên phát biểu tham nhũng ở địa phương vì dại gì vạch áo cho người xem lưng.
Vậy là cuộc chiến chống tham nhũng có nguy cơ triệt tiêu trên diễn đàn Quốc hội.
Bày binh bố trận rầm rộ, nhưng tham nhũng chưa bị sát thương

Đại biểu Lê Như Tiến nói: “Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội về công tác phòng chống tham nhũng đã thẳng thắn thừa nhận công tác phòng chống tham nhũng không đạt yêu cầu, tham nhũng chưa được ngăn chặn và đẩy lùi".
"Chúng ta đã bày binh bố trận rầm rộ, chiến lược chiến thuật bài bàn, dàn quân toàn tuyến, khí thế hừng hực, quân lực và hỏa lực hùng hậu nhưng tham nhũng chưa bị sát thương bao nhiêu. Quyết tâm chính trị đã có chứng tỏ vấn đề nằm ở khâu tổ chức thực hiện", ông nói tiếp.
Cử tri cho rằng, nợ xấu về tài chính tiền tệ đáng lo ngại nhưng không đáng lo ngại bằng nơ xấu lòng tin, tồn đọng trách nhiệm trong phòng chống tham nhũng.
Thảo luận ở tổ, có đại biểu đã đề xuất cơ quan chức năng nên tập trung “bắt hổ” với những vụ làm thất thoát của nhà nước hàng trăm ngàn tỷ đồng, hơn là chỉ bắt mèo nhỏ, chuột con, có như thế mới giải tỏa được tâm lý trong dân: “Mèo ăn miếng thịt chẳng tha/ Hổ vồ con lợn đứng ngoài thở than”.
Dư luận xã hội cho rằng công tác phòng chống tham nhũng chỉ dừng lại ở việc bắt sâu nhỏ lá cành chứ chưa bắt được sâu lớn đục khoét thân cây gốc rễ. Đó mới là nguyên nhân chính làm suy kiệt nhựa sống của cơ thể xã hội.
Cơ quan chống tham nhũng dày đặc, nhưng dân phát hiện tham nhũng
Có một nghịch lý là các cơ quan phòng chống tham nhũng của ta tầng tầng lớp lớp từ trung ương đến địa phương, song phần lớn các vụ án tham nhũng lại do người dân và các phương tiện thông tin đại chúng phát hiện.
Gần đây, có hiện tượng đáng buồn là người dân đã không còn mặn mà, thiếu lửa, giảm nhiệt trong phòng chống tham nhũng. Thứ nhất là vì khi phát hiện tham nhũng, cung cấp thông tin cho các cơ quan có trách nhiệm nhưng không được xử lý, cũng không phản hồi, im lặng đáng sợ.
Thứ hai, người đấu tranh chống tham nhũng đôi khi lại là nạn nhân của kẻ tham nhũng, bởi kẻ tham nhũng vốn sẵn tiền và quyền lực, không từ bất cứ thủ đoạn nào như dùng xã hội đen để dằn mặt, chủ động gây ra những vụ tai nạn giao thông, ngụy tạo chứng cớ, tố cáo ngược người chống tham nhũng, lẻn bỏ ma túy vào nhà, vào xe… để vu oan giá họa. Người chống tham nhũng đơn thương độc mã, dễ tạo tâm lý xã hội người ngay sợ kẻ gian, hoặc thờ ơ vô trách nhiệm, hoặc “mặc kệ nó".
Có người còn khuyên đại biểu Quốc hội im lặng là vàng, nhưng đại biểu quốc hội là đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri mà không nói được tiếng nói của cử tri thì suốt đời là người mắc nợ.

(Tuổi trẻ)
Bên cạnh các cơ quan điều tra hiện có, cần thành lập Cục điều tra tội phạm về tham nhũng trực thuộc ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng với cơ chế đặc biệt, được trao thượng phương bảo kiếm, có quyền điều tra độc lập. Để câu hỏi lớn của chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặt ra tại phiên họp thứ 21 ủy ban thường vụ Quốc hội: “Liệu có tham nhũng, tiêu cực bao che trong chính cơ quan bảo vệ pháp luật, trong chính lực lượng phòng chống tham nhũng hay không?” sẽ có câu trả lời.
Đại biểu Lê Như Tiến đề xuất



'Cơ quan điều tra Việt Nam thuộc hàng giỏi nhất thế giới'

So sánh với quốc tế, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền cho rằng, cơ quan điều tra Việt Nam là một trong những cơ quan giỏi nhất thế giới, phá án rất nhanh.

- Theo ông, án oan bắt nguồn từ nguyên nhân nào?
- Không thể tuyệt đối hóa việc xử đúng 100% các vụ án. Vấn đề bây giờ là tố tụng công khai, minh bạch, cần được đảm bảo trên thực tế, nhất là vào giai đoạn điều tra, truy tố, tạm giữ.
Tôi lấy ví dụ, “vụ án vườn mít” rất phức tạp, nhiều cơ quan có liên quan. Cơ quan điều tra, viện kiểm sát...  phải xem tất cả các giai đoạn của tố tụng xem có vi phạm gì không. Đó là lỗi của tất cả các giai đoạn điều tra, truy tố, nhất là xét xử.
Lâu nay người ta cứ nói án tại hồ sơ, tôi cho không phải. Án tại hồ sơ là anh phải đối chiếu với những tài liệu có trong hồ sơ và những cái thẩm vấn tại phiên tòa, ít nhất phải thông qua hoạt động thẩm vấn, đối chiếu những tình tiết khi phỏng vấn có ăn khớp với tình tiết ở hồ sơ hay không. Điều đó hết sức quan trọng. Người ta nói đó là niềm tin nội tâm của thẩm phán, nó liên quan đến xem xét đánh giá chứng cứ.
- 8 năm qua, chúng ta thực hiện cải cách tư pháp. Vậy từ đó đến nay tỷ lệ án oan đi theo chiều hướng nào?
- Ngày càng giảm. Các vụ án hình sự ngày xưa tỷ lệ oan sai không phải nhỏ. Những năm gần đây án sai sửa có, nhưng án oan thì rất ít, cân đối giữa tránh lọt, tránh oan cơ bản tốt.
Đặc biệt từ khi ban hành Nghị quyết 388 về bồi thường thiệt hại cho hoạt động tố tụng, lại xuất hiện chiều hướng các cơ quan tố tụng quá thận trọng. Thận trọng là tốt vì nó liên quan đến quyền cơ bản của công dân. Nhưng quá thận trọng thì lại xảy ra tình huống bỏ lọt tội phạm. Tức là phải chắc chắn rồi mới áp dụng các biện pháp ngăn chặn.
QuyenND-6662-1383759729.jpg
Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền ngày 6/11. Ảnh: N.Hưng.
- Theo kết quả giám sát gần nhất của Ủy ban Tư pháp, tỷ lệ oan sai là bao nhiêu?
- Rất thấp. Tôi không nhớ con số cụ thể, nhưng chỉ không phẩy mấy phần trăm gì đó. Án phải sửa về hình sự là ít nhất trong các loại án. 
Với những vụ người ta kêu oan thì phải xem xét một cách rất thận trọng. Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Tư pháp giám sát rất nhiều. Ví dụ ở nhiệm kỳ Quốc hội khóa 12, Ủy ban Tư pháp đã giám sát 75 vụ, đều được các cơ quan tư pháp chấp nhận kháng nghị để xét xử lại. Đó là chuyện bình thường.
- Từ vụ án ông Chấn, ông nghĩ sao về đánh giá "năng lực của cơ quan điều tra hiện còn hạn chế khi trọng cung hơn trọng chứng"?
- Cơ quan điều tra Việt Nam được coi là một trong những cơ quan giỏi nhất thế giới. Quá trình điều tra của Việt Nam rất nhanh. Khóa trước chúng tôi làm việc với Cục điều tra Liên bang Mỹ, FBI, thì thấy án an ninh quốc gia, giết người cướp của của ta điều tra rất giỏi, vì công cuộc phòng chống tội phạm của ta dựa vào nhân dân. 
Tuy nhiên, ở đâu đó năng lực còn thiếu kinh nghiệm, đặc biệt với thế hệ chuyển giao, được đào tạo nhiều hơn nhưng kinh nghiệm lại thiếu, nên đánh giá chứng cứ không tổng quát được.
- Trong vụ ông Chấn, trách nhiệm các cơ quan liên quan sẽ được xác định thế nào?
- Tất cả các cấp đều phải xem xét lại trách nhiệm của mình. Trách nhiệm liên quan đến hai yếu tố: quá tự tin và cẩu thả. Anh cho rằng anh có kinh nghiệm xét xử và các tình tiết đó anh phán quyết như thế là đúng rồi. Trước đây có những thẩm phán rất giỏi, vô cùng tin vào khả năng của mình. Còn ở vụ này, năng lực yếu và trách nhiệm chưa cao.
Năng lực ở đây là năng lực về quá trình xét xử, quá trình đánh giá chứng cứ, niềm tin là quá yếu. Bởi vì, nó như bài văn, mọi việc phải logic, thống nhất, đặc biệt trong xét xử, hệ thống nguồn chứng cứ, đánh giá chứng cứ phải khớp với nhau. Rất nhiều vụ án, chỉ một cái nhỏ thôi không khớp cũng phải điều tra lật lại từ đầu. Không lật lại mà cố tình cho qua sẽ gây ra oan sai.
- Có ý kiến cho rằng, vụ án này đang kéo lùi kết quả của quá trình cải cách tư pháp. Ông nghĩ sao?
- Những oan sai, nói như Bộ trưởng Bộ Công an là điều rất đáng tiếc. Nhưng kết quả của quá trình cải cách tư pháp phải nhìn trên tổng thể. Không thể lấy cái cá thể mà đánh giá cả quá trình. Nhờ tiến trình cải cách, ngày hôm nay ai cũng thấy tư pháp đã dân chủ hơn, công khai hơn, minh bạch hơn, chặt chẽ hơn, đảm bảo quyền con người hơn.
Đâu đó còn có những vụ việc vi phạm là do những cá nhân trong quá trình đánh giá chứng cứ chưa làm tròn trách nhiệm.
- Theo ông, bài học kinh nghiệm lớn nhất ở vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn là gì?
- Đó là những thiết chế kiểm soát. Với điều tra viên thì thiết chế đầu tiên là ông thủ trưởng cơ quan điều tra, phải thường xuyên xem xét đánh giá các hoạt động của điều tra viên. Bên cạnh đó, thiết chế viện kiểm sát cần thường xuyên kiểm soát các hoạt động tư pháp của điều tra viên và của thủ trưởng cơ quan điều tra.
Quá trình thực hành công tố thì người này lại có sự kiểm soát lại. Tức là tất cả những thiết chế kiểm soát lẫn nhau phải được thực thi một cách nghiêm chỉnh. Buông lỏng là dẫn đến những sơ suất đáng tiếc.
Đại biểu Bùi Thị An: "Giá phải trả vụ Nguyễn Thanh Chấn quá đắt"
Vụ án Nguyễn Thanh Chấn cho tôi cảm giác rất lạ, vừa vui vừa buồn. Vui vì người bị oan bước đầu được giải, buồn vì chúng ta có đầy đủ các cơ quan tư pháp mà để cho người dân phải ngồi tù oan 10 năm. Cái giá phải trả ở đây quá đắt.
Tiền không thể bồi thường được một gia đình, một dòng họ. Không ai hình dung vài trăm triệu đồng có thể an ủi một con người phải ngồi tù 10 năm. Tôi nghĩ phải đưa những người đã điều tra sai, xử sai ngồi tù một năm để họ thấm thía và nâng cao trách nhiệm, trở thành người cầm cân nảy mực chính xác. Phải có chế tài xử phạt người xử sai thích đáng, thích hợp để không còn người gây ra hệ lụy sai lầm, mới tránh tình trạng người dân kêu oan bao nhiêu năm mà không được.
Ngành nào cũng cần phẩm chất, đạo đức, ngành tư pháp còn cần hơn vì liên quan đến con người, mỗi vụ án có thể để lại nỗi đau nhiều năm, day dứt với nhiều người. Do vậy, con người làm trong ngành này phải như "Bao Công" và việc kiểm tra giám sát rất quan trọng. Vụ việc vừa qua có thể do lãnh đạo các cơ quan này không giám sát thường xuyên.
Nguyễn Hưng - Đoàn Loan ghi
(VnExpress)

Lại một trường hợp công an bạo hành trẻ em

Chỉ vì nghi ngờ em Nguyễn Hoàng Phương Phương (16 tuổi) ăn cắp xe đạp, công an xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang đã ập vào trường của em Phương giữa giờ học, giải em đi về đồn tra tấn, buộc phải nhận tội ăn trộm.

Toàn bộ học sinh của trường PTTH Nguyễn Văn Linh, ấp Cầu Muống, xã Tân Thành ngày 5-11-2013 đều sợ hãi và xôn xao vì biết Phương là một học sinh hiền lành, khó có thể là người đi ăn trộm, lại bị bắt giải đi giữa giờ học, trước toàn trường như vậy.

Phương là con trai út của cố nhạc sĩ Hoàng Phương. Làng xóm gần kề biết nhau, nên Phương luôn biết cách giữ danh dự cho gia đình, dù nhà nghèo, không có điều kiện như chúng bạn.


Nhạc sĩ Hoàng Phương, là tác giả của nhiều bài hát lừng danh như Hoa sứ nhà nàng, Mẹ Gò Công... Ông mất năm 2002, gia đình còn lại lúc đó là một vợ và hai con nhỏ trong cảnh hết sức nghèo khổ.

Khi Phương bị công an viên tên Hoàng giải về đồn, dù bị đánh đập, Phương khóc và chịu đòn chứ nhất quyết không để bị gán tội vô lý như vậy.

Công an viên tên Hoàng đã đánh và tát em Phương liên tục, sau đó lại sử dụng nghiệp vụ đánh không để lại thương tích, bằng cách lấy báo cuốn lại mà đánh đập em Phương, nhưng vẫn không sao ép được Phương nhận tội.

Điều ghê sợ là trong việc bắt giữ, tra tấn em Phương suốt chiều đến tối, công an cũng như nhà trường không hề thông báo cho gia đình em Phương. Mãi khi đến tối, chị Vân, mẹ của em Phương đi làm về mới hoảng kinh khi biết sự việc thì thân thể con mình đã bầm dập.

Lâu nay những chuyện đau lòng như trên vẫn xảy ra ở nhiều nơi trên đất nước này, thậm chí đã có những em bị tổn thương tâm lý đến mức đã tìm đến cái chết.

Chỉ cách Saigon có 2 giờ đồng hồ xe chạy mà nạn bạo hành của công an đã như vậy, ở những nơi xa hơn nữa thì mạng người có còn gì?

Lại chợt nhớ đến một người quen, làm chức to trong lĩnh vực liên quan đến phụ nữ và trẻ em. Mấy năm trước, khi nạn bạo hành trẻ em bùng lên, tôi đề nghị thành lập một nhóm tìm hiểu và giải cứu những em nhỏ bị bạo hành như vậy. Thậm chí tôi đề nghị xin chịu mọi chi phí và nhân lực hoạt động, chỉ xin được giúp đỡ có một tư cách pháp nhân để có thể hoạt động. Người có chức này vẻ mặt thì đầy thông cảm những câu chuyện đó, nhưng miệng luôn bàn ra, cho tới nay đã hơn 5 năm, vẫn chưa thấy hồi âm.

Cả công an, cả quan chức... chúng ta cứ tệ mạt với trẻ em Việt Nam, con người Việt Nam như vậy, rồi đây tương lai đất nước này sẽ về đâu?
Nhạc sĩ Tuấn Khanh
  (FB Nhạc sĩ Tuấn Khanh)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét