Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

Ngày 08/11/2013 - Tham nhũng: Ai chống ai?

  • Đài Loan - Singapore ký hiệp định thương mại (RFI) - Đài Loan hôm nay 07/11/2013 ký kết hiệp định tự do mậu dịch với Singapore nhằm bỏ thuế hải quan đánh lên hàng hóa từ Đài Bắc xuất sang Singapore, trong nỗ lực giảm bớt lệ thuộc vào Trung Quốc.
  • Hạm đội tàu ngầm Việt Nam (BBC) - Chuyên gia quốc phòng Nga phân tích ý nghĩa của chiếc tàu ngầm hạng Kilo đầu tiên mà Việt Nam nhận bàn giao ngày 7/11.
  • Gaza - thành phố của tôi (BBC) - Một cuộc khảo nghiệm mẫu vật từ thi hài cố tổng thống Palestine cho thấy có thể ông đã bị đầu độc bằng chất phóng xạ.
  • Twitter bị tin tặc tấn công (BBC) - Twitter yết giá 26 đôla một cổ phiếu trước thềm đợt chào cổ phiếu ra công chúng lớn nhất của một công ty công nghệ sau Facebook.
  • ‘Điều tra lại vụ án oan 10 năm’ (BBC) - Dân chủ là yếu tố giúp thúc đẩy nền kinh tế và từ đó giúp tìm lối ra cho một xã hội coi thường luật phát vì nghèo đói lạc hậu?
  • Ý kiến: Trên cả pháp luật? (BBC) - Người dân phẫn nộ vì một bộ phận không nhỏ những người nhân danh pháp luật thực hiện điều sai trái.
  • Y tế (BBC) - Cùng làm trắc nghiệm để nhận biết các triệu chứng của stress và cách đối phó với áp lực cuộc sống.
  • 4 tàu Trung Quốc đi vào lãnh hải Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) - Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG) thông báo ngày 7/11, bốn tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc (CCG) đã đi vào lãnh hải Nhật Bản gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông.
  • Việt Nam đề nghị xác minh thông tin Úc nghe lén các nước Châu Á (BaoMoi) - Trả lời câu hỏi “Thái độ của Việt Nam trước thông tin Úc nghe lén nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam”, người phát ngôn Lê Thanh Nghị cho biết: “Việt Nam quan ngại thông tin trên và đang đề nghị xác minh để đảm bảo quan hệ giữa Việt Nam và các bên tiếp tục phát triển”.
  • Những chiến hạm oai dũng trên biển Đông của Hải quân Việt Nam (BaoMoi) - (TNO) Ngoài tàu ngầm Kilo 636 Hà Nội sẽ được Nga bàn giao cho Việt Nam hôm nay (7.11), lực lượng Hải quân Việt Nam đang ngày càng trưởng thành về mọi mặt: từ lực lượng đến khí tài. Cách đây không lâu, Việt Nam đã nhận bàn giao tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ.
  • Mỹ sẽ rót tiền xây cảng Oyster để giám sát Trung Quốc ở Trường Sa (BaoMoi) - (GDVN) - Washington đã cam kết tài chính có giới hạn cho dự án xây dựng quân cảng mới tại Oyster trích từ nguồn vốn dự phòng của Lầu Năm Góc. Kế hoạch xây dựng cảng Oyster được thúc đẩy một phần bởi nhu cầu sử dụng cảng đang tăng lên nhanh chóng tại Subic, đặc biệt từ khi các tàu chiến Mỹ lại thả neo tại đây.
  • Đài Loan lại trắng trợn xâm phạm quần đảo Trường Sa của Việt Nam (BaoMoi) - Tin từ báo chí của Đài Loan hôm 5/11 đưa tin, vùng lãnh thổ này sẽ tiến hành xây dựng một cầu tàu mới và nâng cấp một đường băng ở đảo Ba Bình – hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, vào đầu năm tới. Đây là hành động vi phạm trắng trợn thêm nữa chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông của phía Đài Loan sau một loạt những vụ việc vi phạm tương tự trong những năm gần đây.
  • Trung Quốc uy hiếp Nhật bằng 100 tàu hải quân (BaoMoi) - Trung Quốc và Nhật Bản đang làm gia tăng nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang ở biển Hoa Đông khi cả hai cường quốc hàng đầu Châu Á đang “ăn miếng trả miếng nhau” bằng những hành động “dương oai diễu võ” bất thường, chưa từng có.
  • Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm: Nếu trở về thời trẻ tôi sẽ là lính tàu ngầm (BaoMoi) - (GDVN) - Theo Chuẩn Đô đốc, về kinh nghiệm tác chiến, Bộ binh mình có thừa, không quân mình đã có một ít, còn hải quân tác chiến trên biển bao gồm tàu trên mặt nước, tàu ngầm thì bây giờ mình với chỉ có bước đầu do vậy kinh nghiệm còn rất thiếu muốn khắc phục ta phải học tập và tích lũy dần dần.
  • Trung Quốc khó mua được Su-35 của Nga (BaoMoi) - Lộ bí mật nơi lắp Su-35 Nga bán cho Trung Quốc? Hợp đồng cung cấp Su-35 cho TQ có thể bị hoãn Báo Nga: F-22 của Mỹ thua Su-35 Chuyên gia Úc mổ Su-35 của Nga Trung Quốc mua Su-35 phá thế Đông Á và Biển Đông?
  • Việt Nam chính thức 'khai sinh' lực lượng tàu ngầm (BaoMoi) - Lượng tàu ngầm Kilo trên Biển Đông khi Indonesia quyết mua nhiều Báo Trung Quốc thừa nhận tàu ngầm Kilo thua Việt Nam Truyền thông TQ lo sợ Kilo Việt Nam sắp về Biển Đông Khám phá 'thần hộ mệnh' của thủy thủ tàu Kilo Việt Nam Nóng: Tàu ngầm Hà Nội khởi hành về nước chậm vài ngày Nga chuyển giao trung tâm huấn luyện tàu ngầm cho Việt Nam
  • Hàn - Trung - Nhật gần mặt, cách lòng (BaoMoi) - Hôm nay (7/11), các nhà ngoại giao cấp cao của Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc tiến hành các cuộc đàm phán tại Seoul để thảo luận về các vấn đề khu vực và quốc tế. Cuộc hội đàm diễn ra trong bối cảnh căng thẳng ngày càng tăng xung quanh vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên vùng biển Hoa Đông và biển Nhật Bản giữa 3 nước.
  • Phản đối Đài Loan xây cầu tàu mới trên đảo Ba Bình ở Trường Sa (BaoMoi) - Ngày 5/11, Đài Loan (Trung Quốc) thông báo việc xây dựng một cầu tàu mới và tu bổ đường băng trên "đảo Thái Bình," tức đảo Ba Bình của Việt Nam, thuộc quần đảo Trường Sa. Việc làm trái phép này sẽ bắt đầu vào đầu năm 2014 và dự kiến hoàn tất trong 2 năm.

Trần Kinh Nghị--Tham nhũng: Ai chống ai?

NNVN giới thiệu tới bạn đọc bài "Tham nhũng: Ai chống ai?" của tác giả Trần Kinh Nghị. Bài viết cùng chủ đề với loạt bài “Ngân sách nào kham nổi?” mà NNVN đang đăng tải. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả - một cán bộ ngoại giao nghỉ hưu.
Có thể nói, không một công chức Việt Nam nào từng được cầm trong tay một tháng lương đúng với nghĩa của nó. Các thế hệ chiến tranh đã đành, nhưng với các thế hệ sau này mà vẫn thế thì thật phi lý quá (!?). Nhưng đồng thời cũng có một thực tế vô lý hơn thế. Đó là hầu hết công chức Việt Nam đều có mức sống cao hơn so với mặt bằng xã hội. Vì sao vậy?

Lương không đủ sống, tham nhũng trở thành lối sống
Cái lý mà các nhà lãnh đạo vẫn dùng để giải thích vì sao chưa thể cấp đủ lương công chức là "Đất nước ta còn nghèo". Nhưng chẳng lẽ họ không biết rằng nhiều nước khác nghèo hơn mà vẫn trả lương đầy đủ cho công chức của họ? Ngay bản thân Việt Nam thời phong kiến nghèo hơn bây giờ nhiều vẫn trả đủ lương công chức đấy thôi! Thật khó hiểu vì sao cái lý do vô lý đó vẫn tồn tại đến tận bây giờ khi đất nước đã chính thức xếp hạng trung bình thế giới.
Biếm họa chống tham nhũng tại Mỹ (st)
Có thể đó chỉ là một phép tính sai lúc đầu do lối tư duy tiểu nông muốn "rẻ mà tốt"(?) Nhưng kinh nghiệm của hơn 1/2 thế kỉ chẳng lẽ chưa đủ để họ nhận ra rằng cắt xén tiền lương công nhân viên chức là biện pháp hữu hiệu nhất để phá hỏng tận gốc rễ một hệ thống công quyền, đơn giản là vì đội quân công chức “thiếu đói” sẽ tìm mọi cách để “bù đắp” lại phần lương còn thiếu của họ?
Thật ra, tệ nạn tham nhũng đã có mầm mống từ thời bao cấp khi đồng lương của cán bộ công nhân viên chức (tức là toàn bộ những người làm công ăn lương Nhà nước) được trả bằng 2 phần: tiền mặt và hiện vật. Nhưng không phải ai cũng có nhu cầu sử dụng các đồ vật giống nhau nên người ta đem ra đổi chác, nhượng, bán vòng vo. Hình thái “chợ đen” đã ra đời từ đó. Tệ nạn ăn cắp sản phẩm, nguyên vật liệu từ các cơ sở sản xuất tuồn ra chợ đen cũng bắt đầu từ đó. Bệnh "làm láo báo cáo hay" và nhiều thói hư tật xấu cũng bắt đầu từ đó.
Khi những sai lầm trong chính sách giá - lương - tiền bắt đầu từ cuối những năm 1970 đã dẫn đến tình trạng lạm phát phi mã kéo dài. Đó là một thời kỳ chuyển tiếp đầy kịch tính khi tem phiếu bị cắt bỏ chỉ còn lại đồng lương đang mất hết giá trị thực. Tình huống bắt buộc mọi cán bộ công nhân viên phải nhao ra đường kiếm sống. Giáo viên trốn giờ chính khóa để đi dạy thêm; y bác sĩ bán thuốc lậu hoặc vòi tiền bệnh nhân; cảnh sát trở thành “anh hùng núp” tìm người phạt vạ; nhân viên công sở cũng không kém cạnh với nhiều chiêu kiếm tiền, kể cả buôn lậu, thông đồng, câu kết… Nghĩa là toàn bộ hệ thống các cơ quan công sở Nhà nước từ Trung ương xuống địa phương, các đơn vị sản xuất cũng như phi sản xuất, từ dân sự đến các lược lượng vũ trang, đều tập trung lo “cơm áo gạo tiền”.
Cái gọi là "ba lợi ích" (cá nhân - tập thể - Nhà nước) đã ra đời từ đó. Nói là “ba lợi ích” nhưng người ta chỉ nhằm vào lợi ích cá nhân là chính, lấy lợi ích tập thể làm bình phong che chắn để câu kết, thông đồng cùng nhau "rút ruột" từ lợi ích Nhà nước. Nói cách khác, mọi hành vi, tham ô, lãng phí, thậm chí tham nhũng dưới cái tên mĩ miều "tập thể" đều trở nên sạch sẽ, khó phát hiện, phát hiện rồi cũng khó mà xử lý. Khi đem ra kiểm điểm báo cáo, chúng được gọi bằng cái tên chung là "tiêu cực". Ranh giới giữa tiêu cực và thành tích chỉ khác nhau ở cách diễn gải, nào là "góp phần cải thiện đời sống", "tinh thần vượt khó khăn", "lá lành đùm lá rách"... Vậy là êm thấm cả làng.
Hải quan, thuế vụ, công an hoặc bất cứ ngành nào có nguồn thu cho ngân sách đều được phép “trích %” từ nguồn thu để bù vào lương; chính quyền phường xã ăn từ đất; dân hành chính bàn giấy cũng có cách ăn từ công văn, giấy tờ.... Quan nhỏ ăn nhỏ, quan to ăn to! Có lẽ không nước nào trên thế giới lại có quy chế cho phép các cơ quan công quyền được “làm 3 lợi ích”, "làm kinh tế" như Việt Nam. Đó là những quy chế không bình thường và chúng là nguyên nhân gây ra tệ nạn tham nhũng tập thể, một loại hình tham nhũng rất khó chống.
Trong bối cảnh khó khăn của đất nước, “đổi mới” đã ra đời . Nhưng đáng tiếc, không hiểu vì lý do gì, nó vẫn không hề đụng chạm đến chế độ tiền lương không đủ sống .Chỉ khác là khi nguồn của cải vật chất và vốn nước ngoài đổ vào ngày càng nhiều đã tạo ra nhiều cơ hội mới cho tham nhũng lan tràn và ăn sâu bám rễ hơn bất cứ thời kỳ nào. Đây là thời kỳ mà “chùm khế ngọt” bị nhiều bên thi nhau trèo hái hàng ngày. Họ có thể là cán bộ công nhân viên chức, có thể là dân thường, cũng có thể là bên đối tác nước ngoài v,v… Không chỉ những kẻ có chức quyền, mà ngay cả những người lái xe tải hoặc người gác rừng, thủ kho, đầu bếp, v.v… cũng đều có cơ hội. Dĩ nhiên ai có nhiều lợi thế hơn sẽ gặt hái được nhiều hơn. Đó là một thời nhộn nhạo tranh tối tranh sáng vô cùng thuận lợi cho các loại tội phạm từ ăn cắp vặt đến tham nhũng có tổ chức.
Quá trình phân hóa giàu nghèo thực sự đã bắt đầu từ đó. Trong khi đại bộ phận dân chúng và công chức cam chịu và chờ đợi, số còn lại chớp cơ hội và nhanh chóng giàu lên, thậm chí có vốn để đầu tư vào những hoạt động sinh lời đang được Nhà nước khuyến khích. Một số lặng lẽ chuyển sang khu vực tư nhân trong khi số ở lại trở thành “doanh nhân Nhà nước”, và họ tạo thành những thế lực mới trong nền “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN” mà trong đó việc câu kết, thông đồng giữa họ với nhau trở nên càng thuận tiện. Các dự án đầu tư, đặc biệt các dự án có vốn nước ngoài và lĩnh vực đất đai - bất động sản là những lựa chọn béo bở nhất.

Tham nhũng tập thể
Tệ nạn tham nhũng ở Việt Nam mang một đặc thù khác với tệ nạn tham nhũng trên thế giới, đó là “tham nhũng tập thể”. Nó vừa là “nguồn sống” của tất cả những người làm công ăn lương Nhà nước, vừa là hậu cứ của các thế lực tham nhũng xuyên quốc gia. Cái gọi là phần “mềm” đã từ lâu là một bộ phận cấu thành tiền lương công chức, và thực chất đó là phần “lậu” đã được hợp thức hóa. Nó quen thuộc đến nỗi không còn ai thấy đó là sai trái. Mới đây một vị phó giám đốc trong 3 dự án bị nhà tài trợ nước ngoài nghi tham nhũng đã thản nhiên biện bạch một cách trơn tuột rằng: “Cán bộ khoa học hiện nay không thể sống bằng lương được, vì thế khi có dự án thì họ phải làm thêm thông qua các hợp đồng này. Bản thân tôi cũng nhận hai khoản, một là lương của viện, một là khoản “bù lương” mà phía nước ngoài đã chấp thuận là 300 đôla/tháng, chứ không phải hai lương như kiểm toán nói” (theo Báo Tuổi trẻ ngày 3/6/2012). Nhưng không chỉ có vậy; một khi đã chấp nhận “bù lương” thì bù bao nhiêu, bù như thế nào chỉ là câu chuyện của sợi cao su co giãn! Đó là lý do tại sao cán bộ công chức thích "làm dự án". 
(Còn nữa)
Trần Kinh Nghị
(NNVN)

Nghi vấn về tuyên bố của Trung Quốc trong vụ Thiên An Môn


Binh sĩ Trung Quốc tuần tra tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, ngày 1/11/2013.

07.11.2013
Các nhà phân tích hiện đặt nghi vấn về tuyên bố của Trung Quốc cho rằng vụ đâm xe gây chết người hồi tuần trước tại Quảng trường Thiên An Môn là sản phẩm của một nhóm ly khai có liên hệ với al-Qaida hiện chiến đấu ở tây bắc Trung Quốc.

Hai du khách thiệt mạng và một số người khác bị thương khi chiếc xe chở 3 người đâm vào hàng rào an ninh và bốc cháy tại quảng trường mang tính biểu tượng ở Bắc Kinh thứ Hai tuần trước.

Trung Quốc gọi vụ này là một cuộc tấn công khủng bố. Bắc Kinh đã đổ lỗi cho Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan (ETIM), một nhóm Hồi giáo được cho là chiến đấu giành độc lập tại tỉnh Tân Cương.

Ông Michael Clarke, một học giả nghiên cứu về vùng Tân Cương tại Đại học Griffith của Australia, nói rằng thật dễ hiểu khi vụ việc bị coi là một hành động khủng bố nếu xét về phương thức gây ra bạo lực được sử dụng.

Nhưng ông nói với đài VOA rằng  hành động thiếu sự tinh vi của những kẻ bị cáo buộc gây ra vụ tấn công khiến người ta phải đặt câu hỏi về tuyên bố của chính phủ về sự liên quan của ETIM.

Trung Quốc đã đổ lỗi cho ETIM về một loạt các cuộc tấn công nhắm vào các mục tiêu của chính phủ ở Tân Cương Trong những năm gần đây.

Nhiều người cho rằng Bắc Kinh đang phóng đại mối đe dọa khủng bố từ Etim để biện minh cho chính sách hà khắc của chính quyền nhắm vào những người thuộc sắc tộc thiểu số Uighur mà một số đã phàn nàn về sự phân biệt đối xử của chính phủ đối với tôn giáo Hồi giáo và văn hóa của họ.

Một số người khác thì cho rằng sự tường thuật của chính phủ về vụ đâm xe ở Bắc Kinh thiếu các chi tiết chính.
(VOA)

Trung Quốc : Giới chuyên gia hoài nghi về cải cách kinh tế

Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình (ảnh chụp ngày 04/09/2013)
Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình (ảnh chụp ngày 04/09/2013) (REUTERS)

Anh Vũ (RFI)

Đảng Cộng sản Trung Quốc từ ngày 9 đến 12/11/ 2013 sẽ họp Hội nghị trung ương 3 với trọng tâm là cải cách kinh tế. Đây là kỳ Hội nghị trung ương được đánh giá có tầm quan trọng nhất, sau 3 thập kỷ phát triển nóng kinh tế, đồng thời cũng được giới quan sát quan tâm theo dõi, dù không đặt nhiều kỳ vọng có những thay đổi căn bản cho mô hình phát triển Trung Quốc.

Sau hai kỳ Hội nghị trung ương để ổn định nhân sự và chuyển giao quyền hành, ban lãnh đạo mới của đảng Cộng sản Trung Quốc mở Hội nghị trung ương 3 đặt trọng tâm cải cách nền kinh tế, sau hơn ba mươi năm phát triển theo đường lối mở cửa của Đặng Tiểu Bình (1978).

Hội nghị chưa diễn ra, nhưng ngay từ lúc này, báo chí chính thức Trung Quốc đã liên tục đăng tải các mục tiêu đề ra trong cuộc họp kéo dài 4 ngày của 376 ủy viên trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc. Tân Hoa Xã khẳng định Hội nghị « là một bước ngoặt, bởi nhiều quyết định triệt để về đường lối kinh tế sẽ được đưa ra ».

Người ta cũng đã mường tượng ra các quyết sách kinh tế lớn đó qua lời các giáo sư lý luận của đảng Cộng sản Trung Quốc được báo chí chính thức này trích dẫn : Về cơ bản, đó là mở rộng thêm phạm vi hành động cho kinh tế thị trường, nhưng không làm suy yếu vai trò của đảng độc quyền. Còn nếu có cải cách chính trị thì mục đích vẫn là « củng cố chứ không phải là làm giảm đi quyền lực của Đảng ». Một cố vấn của chính phủ được tờ China Daily trích dẫn thì nói, Hội nghị trung ương 3 sẽ dọn đường cho sự « phát triển kinh tế bền vững hơn thông qua các cải cách sâu rộng chưa từng có ».

Tuy nhiên dưới con mắt của các chuyên gia kinh tế Trung Quốc thì cũng không có gì quá kỳ vọng vào kỳ Hội nghị trung ương lần này có thể thay đổi được bộ mặt phát triển của Trung Quốc. Bà Yao Wei chuyên gia phân tích kinh tế của ngân hàng Société Général chi nhánh tại Hồng Kông nhận định, « Hội nghị trung ương 3 chắc chắn vẫn khẳng định lại quyết tâm của Bắc Kinh muốn đẩy mạnh phát triển. Nhưng không nên hy vọng gì ngoài một lộ trình cùng với vô số mốc thời gian ».

Cùng chung với quan điểm hoài nghi nói trên, giáo sư ngành tài chính đại học Bắc Kinh Thái Hồng Tân (Cai Hongbin) cũng cho rằng sẽ có một vài đường hướng về các vấn đề như bảo hiểm xã hội, thuế khóa, hay cải cách thị trường tài chính, nhưng không hy vọng Hội nghị sẽ đưa ra những biện pháp mang lại những thay đổi căn bản cho phát triển kinh tế của Trung Quốc.

Theo chuyên gia Thái Hồng Tân, Đảng có lẽ sẽ phải có những quyết định cứu các chính quyền địa phương, hiện đang lâm vào nợ nần chồng chất vì nhiều năm lao vào cuộc đua xây dựng cơ bản vô tổ chức. Ngoài ra, một số chủ đề quan trọng khác mà Hội nghị trung ương sẽ phải bàn đến, đó là tương lai của các tập đoàn khổng lồ của Nhà nước. Từ lâu nay được sự ưu đãi đặc biệt của chính phủ, các ông lớn của nền kinh tế đó vẫn ngạo nghễ đè bẹp các khu vực kinh tế khác của Trung Quốc.
Các chuyên gia kinh tế của phương Tây quan tâm đến Trung Quốc như ôgn Mark Williams và Julian Evans-Pritchard thuộc văn phòng Capital Economics có trụ sở tại Luân Đôn đều có chung một nhận xét : « Mọi cải cách sẽ vấp phải sức kháng cự quyết liệt của những đối tượng có liên quan, và sẽ cực kỳ khó khăn để áp dụng bởi mối liên hệ rất giữa các tập đoàn Nhà nước với chính quyền địa phương và các ngân hàng đã trở nên rất chặt chẽ ».

Sau hơn ba thập kỷ mở cửa phát triển, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế thứ 2 thế giới. Cũng chính trong thành công đó đã làm nảy sinh nhiều vấn đề lớn như ô nhiễm môi trường không kiểm soát nổi, hố sâu ngăn cách giàu nghèo ngày càng tăng, chính sách sở hữu đất đai mâu thuẫn với chủ trương phát triển, xung đột sắc tộc ngày càng trầm trọng… Những vấn đề đó đang hối thúc đảng Cộng sản Trung Quốc phải có những thay đổi về mô hình phát triển kinh tế xã hội.

Đó cũng là lý do vì sao dư luận trong nước cũng như giới quan sát nước ngoài quan tâm nhiều đến Hội nghị trung ương 3 lần này của đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng cũng không mấy kỳ vọng vào một cuộc cải cách sâu rộng thực sự. Theo các nhà phân tích của Bank of America Merrill Lynch, nếu ban lãnh đạo mới có đề ra một chương trình cải cách gọi là đầy đủ thì cũng phải thêm vài năm nữa, « khi mà ban lãnh đạo này đã củng cố vững chắc quyền lực và quy tụ thêm sự ủng hộ » trong Đảng.

Palestine: Ông Arafat bị đầu độc bằng polonium ?

Các chuyên gia trao cho bà Souha Arafat báo cáo kết quả phân tích chất độc
Các chuyên gia trao cho bà Souha Arafat báo cáo kết quả phân tích chất độc (.aljazeera.com)

Thụy My (RFI)

Kênh truyền hình Al-Jazeera của Qatar hôm qua 06/11/2013 công bố một bản sao của hồ sơ y tế cho biết, phân tích các mẫu lấy từ di hài của Yasser Arafat do một phòng thí nghiệm Thụy Sĩ thực hiện, đã củng cố giả thiết cho rằng lãnh tụ Palestine bị đầu độc bằng chất polonium.

Nguyên nhân cái chết của ông Arafat hôm 11/11/2004 trong một bệnh viện quân đội Pháp vẫn chưa được làm sáng tỏ. Nhiều người Palestine nghi ngờ ông bị Israel đầu độc, trong khi Tel Aviv luôn bác bỏ cáo buộc này.

Trong báo cáo đề ngày 5/11, mười bác sĩ hầu hết thuộc Viện Vật lý Phóng xạ Lausanne kết luận : « Các kết quả đã tương đối nghiêng về giả thiết việc tử vong là hậu quả của việc bị đầu độc bằng chất polonium-210. Chúng tôi đã đo lường và thấy rằng sự hiện diện của chất này trong xương và các tế bào cao gấp 20 lần mức bình thường ».

Theo các bác sĩ, sự kiện chúng không được đồng chất phù hợp với việc hấp thụ polonium-210 từ khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên vào tháng 10/2004. Các chuyên gia này cũng nêu ra trường hợp ông Alexandre Litvinenko, một cựu nhân viên tình báo Nga tị nạn tại Luân Đôn và bị ám sát năm 2006 bằng chất phóng xạ trên.

Một nguồn tin Palestine thông thạo xác nhận với AFP « những gì Al-Jazeera nói là đúng », và cho biết thêm theo thỏa thuận ban đầu thì các kết quả phân tích chỉ được công bố sau mười ngày. Theo cơ quan thông tấn chính thức Wafa thì báo cáo của các ê-kíp Nga và Thụy Sĩ đã được trao cho các nhà lãnh đạo Palestine.

Vợ góa của cố Chủ tịch Palestine, bà Souha Arafat khi trả lời Al-Jazeera đã tuyên bố, bà và con gái sẽ đi đến các tòa án khắp thế giới để đòi trừng phạt thủ phạm. Luật sư của bà từ chối đưa ra bình luận về kết luận của các chuyên gia Thụy Sĩ.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Israel, Yigal Palmor mỉa mai, đây lại là chuyện dài nhiều tập của bà Souha chống lại những người thừa kế của ông Arafat, và tái khẳng định Israel « không có liên quan gì » đến cái chết của cố lãnh đạo Palestine.

Khoảng sáu mươi mẫu thử đã được lấy hôm 27/11/2012 từ mộ của ông Yasser Arafat ở Ramallah, tại Cisjourdanie, sau đó giao cho ba ê-kíp điều tra của Pháp, Thụy Sĩ và Nga. Chủ tịch Ủy ban điều tra Palestine thông báo, nếu giả thiết bị đầu độc được xác nhận thì sẽ kiện ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế (CPI).

Ông Arafat qua đời năm 75 tuổi, sau khi sang Pháp với sự đồng ý của Israel vốn đã vây hãm suốt hai năm bị tại Mouqataa, trụ sở của chính quyền Palestine ở Ramallah. Ông được đưa vào bệnh viện vì chứng đau bụng tuy không bị sốt. Giả thiết ông bị đầu độc trước đây cũng được lặp lại trong một phim tài liệu của Al-Jazeera tháng 7/2012, nêu ra lượng polonium bất bình thường trên các vật dụng cá nhân của ông Yasser Arafat, được vợ góa của ông giao lại cho kênh truyền hình này.
  • Huawei has eye on 5G (Washington Post) - Chinese telecom equipment vendor Huawei Technologies Co Ltd announced on Wednesday that it will invest at least $600 million in research and development of fifth-generation mobile technology by 2018.
  • Bleat of the hybrid ushers in new era (Washington Post) - Transfer technology is producing a type of sheep that flourishes in the harsh conditions of Qinglong county, Guizhou province, while lifting many local farmers out of poverty.
  • Brazil welcomes China's oil investments (Washington Post) - China is beginning to take a larger stake in Brazil's oil industry, a move that the South American nation welcomes, said Brazilian Ambassador to China Valdemar Carneiro Leao.
  • Fair sees nearly 11% slump in deals (Washington Post) - Overseas demand for Chinese goods has yet to fully recover after a dramatic decline in transactions during the fall session of China's largest trade fair, organizers said on Monday.
  • Reform roadmap (Washington Post) - Ahead of the Communist Party's much awaited plenum that begins on Nov 9, expectations are high that the meeting will provide the future reform agenda for China and clear the decks for sustainable, balanced development. As the 200 members and 170 alternate members of the Party's Central Committee get ready to meet in Beijing to discuss among other things China's economic blueprint, experts agree that reforms will undoubtedly be the main point of discussions.
  • Both ends of the Heihe River struggle for water (Washington Post) - Zhangye has never been so thirsty for water as it is today. Its fall as a trade and military center came after the Ming Dynasty (1368-1644), when Chinese turned to marine navigation for international trade. Its decline as an agricultural-production base and human habitat is happening now with the shortage of water.
  • Taking risks in a firestorm (Washington Post) - Showbiz sensation Andy Lau is well known for his acting and music career, but he is also an ambitious film producer who is willing to take risks, physical and financial.
  • Watching the water (Washington Post) - When Quzhou lawyer Dong Zheng noticed paddy fields turning barren from the illegal dumping of untreated waste water, he knew something had to be done. He has now become a dedicated environmental crusader.
  • Not talking trash (Washington Post) - A garbage collector with a flair for English savors his online celebrity in Beijing and Hangzhou.
  • Growing up with style (Washington Post) - Children's fashion does not only belong to the cute Harper Seven Beckham in Great Britain, or Hong Kong baby celebrities like Lucas and Quintus Tse. Children in Chinese mainland are also dressing to impress with chic styles.
  • On the great divide (Washington Post) - The very name itself conjures up exotic images of veiled belly dancers, whirling dervishes, blue waters and flashes from Indiana Jones and The Raiders of the Lost Ark. In reality, Istanbul is a vibrant city that straddles cultures and continents.
  • Vietnamese street food goes Soho (Washington Post) - Inspired by the street food of Hanoi, chef Peter Franklin has opened Chom Chom Bia Hoi and Eatery in a cozy location on Peel Street in Soho.
  • Envoy seeks path of peace on peninsula (Washington Post) - China's top nuclear envoy continued his shuttle diplomacy on Wednesday with a trip to Pyongyang in the hopes of narrowing the differences among countries for an early resumption of the suspended Six-Party Talks.
  • Govt must enact land reform (Washington Post) - China's agricultural sector is struggling to keep up with the demand for food from its increasingly urbanized population, a situation that experts say could be addressed by government reforms.
  • Govt to focus on better service (Washington Post) - Senior officials are likely to discuss establishing a service-oriented government and giving more rights to the market and society during the Party's plenary session starting on Saturday, analysts say.
  • Separatists spreading terror skills over Net (Washington Post) - The Internet and social media are the main channels and tools for "East Turkistan" separatists to promote their beliefs among young people in the Xinjiang Uygur autonomous region, an expert said.
  • Premier Li seeks point of balance (Washington Post) - Premier Li said China must keep up a reasonable and considerable rate of growth, although it is unrealistic to expect the near double-digit growth rate.
  • Fresh new ideas urged on Taiwan issue (Washington Post) - Around 300 people, including Chinese officials, scholars and advocates worldwide for peaceful reunification of China, put their heads together during a two-day summit brainstorming how to construct a breakthrough in the current Cross-Straits relationship between Beijing and Taipei.
  • China in the changing world (Washington Post) - Good evening! First, on behalf of the Chinese government, I wish to extend a sincere welcome to all the distinguished guests and friends coming from afar. Let me also express warm congratulations on the opening of the 21st Century Council Conference in Beijing.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét