"Tôi vô cùng vinh dự đã được "phụ đạo" để hiểu về tướng Giáp"
Lê Đỗ Huy (dịch) - theo Trí Thức Trẻ | 06/11/2013 20:10
(Soha.vn) - "Với một nhà tư tưởng vĩ đại như tướng Giáp, dù thể xác đã không thể giúp ông vượt ngưỡng tuổi 103, trí não ông vào thời khắc từ trần vẫn hoàn toàn mẫn tiệp."
Phần 1: Nhà văn Anh: Chiến lược của tướng Giáp làm "thay đổi thế giới"Mâu thuẫn của chiến tranh xâm lược
Điểm thứ ba có ý nghĩa then chốt ngay từ đầu kháng chiến. Đại tướng Võ Nguyên Giáp quả quyết với Chủ tịch Hồ Chí Minh rằng, với một lực lượng nhất định quân viễn chinh có mặt ở Việt Nam, rõ ràng Bộ Tổng chỉ huy Pháp đang đối mặt với thế “tiến thoái lưỡng nan”. Quân Pháp sẽ bị dàn mỏng để dồn sức chiếm đóng và bình định các vùng lãnh thổ chiếm đóng, bằng cách thiết lập các vành đai đồn bốt và trại lính ở mọi nơi; hoặc ngược lại, tập trung binh lực thành các quả đấm thép để đánh tan quân chủ lực của tướng Giáp.
Nhà văn Anh Virginia Morris, tác giả sách “History of the Ho Chi Minh
Trail: The Road to Freedom” (Bản dịch tiếng Việt của Nhà xuất bản Quân
đội nhân dân mang tên “Đường Hồ Chí Minh huyền thoại - Con đường đi tới
tự do”), suy luận vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn Đại tướng Võ Nguyên
Giáp làm người chỉ huy tối cao của các lực lượng vũ trang Việt Nam, và
đề cập các chiến lược của tướng Giáp, mà theo bà, đã làm “thay đổi thế
giới”.
Trên thực tế, quân viễn chinh bị căng ra giữa hai nhiệm vụ này. Nếu
không lập ra được một quân đội chiếm đóng cực kỳ đông đảo, đối phương sẽ
sa lầy vào hình thái chiến tranh “không chiến tuyến”. Chiến lược này
của tướng Giáp được đúc kết thành phương châm: “Biến hậu phương địch
thành tiền phương của ta”, cho cả hai cuộc chiến tranh Đông Dương.Để triển khai hình thái chiến tranh không chiến tuyến, Võ Nguyên Giáp hoạch định những chiến lược quan trọng khác. Như phương châm “đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung”. Mục tiêu của các đại đội độc lập là gây dựng phong trào chiến tranh du kích trên cả nước.
Mỗi đại đội chỉ được phiên chế khoảng 100 người, để có thể đóng quân trong phạm vi một làng - một đơn vị dân cư chỉ đủ sức nuôi quân số như vậy (đồng thời bộ đội còn phải tự túc một phần và làm đồng áng giúp dân). Một quân số lớn hơn dễ làm lộ lực lượng hơn, và có thể trở thành gánh nặng quá sức cho dân làng.
Các đại đội có thể được phái vào sâu sau lưng địch còn có nhiệm vụ: vận động quần chúng (dân vận), bảo vệ “hành lang” trong vùng địch hậu và hoạt động sản xuất của dân, địch vận, tiễu trừ gián điệp, phỉ, và phá bộ máy chính quyền địa phương của đối phương, hoặc biến chúng thành hình thái chính quyền hai mặt - tức là xây dựng Hạ tầng cơ sở cách mạng.
Pháo đài du kích chiến
Một trong những nhiệm vụ trung tâm của các tiểu đoàn độc lập là xây dựng các làng chiến đấu theo phương châm của tướng Giáp: “Mỗi thôn làng là một pháo đài”. Có nghĩa là mỗi làng trở thành một căn cứ du kích của chính dân làng.
Chiến tranh du kích bằng các làng chiến đấu - pháo đài phản bác quan điểm (của phương Tây), cho rằng du kích chỉ thuần túy là cách đánh của một nhóm vũ trang, liên tục vận động tránh địch, và chỉ giao chiến khi gặp thuận lợi. Một làng chiến đấu bao gồm một khu vực tác chiến kết nối bằng các địa đạo, giao thông hào, hầm ngầm, các ụ chiến đấu, các bãi mìn, chông, cạm bẫy. Một đội dân quân địa phương được lập ra để cảnh giới nghiêm ngặt việc ra vào làng của người lạ.
Các làng chiến đấu là nơi trú quân cho các đơn vị chủ lực kẹt trong gọng kìm càn quét lớn của đối phương. Nhờ sử dụng các hầm ngầm và giao thông hào kiên cố xây dựng sẵn, các thứ quân có thể ẩn núp tránh phi pháo của địch, và dù sử dụng một lượng hạn hẹp vũ khí, đạn dược, vẫn ngăn chặn bước tiến của bất cứ mũi tiến công nào.
Đại tướng nghiên cứu bản đồ tuyến vận tải chiến lược của bộ đội Trường Sơn trên đường đi thăm đoàn 559 (tháng 3/1973).
Phát triển phong trào chiến tranh du kích, các đại đội độc lập có thể tuyển mộ chiến sĩ mới để tạo nên các đơn vị chủ lực mới, hoặc bộ đội địa phương. Về phương pháp luận, khi nhiều thứ quân được xây dựng trên cùng một địa bàn, sẽ dễ áp dụng nhiều cách đánh hơn.
Các đại đội độc lập thường cơ động nhanh, và luôn sẵn sàng đánh những trận nhỏ ở những địa hình thuận lợi, nhất là khi được du kích địa phương hỗ trợ. Khi triển khai các trận đánh lớn, các đại đội độc lập cụm lại thành các đơn vị cỡ tiểu đoàn. Sau trận đánh, họ lại nhanh chóng phân tán thành các đại đội, như cũ.
Các đại đội độc lập này lại tản vào rừng núi, hoặc hòa vào dân, khiến quân Pháp khó có cách bao vây, tiêu diệt cả một tiểu đoàn Việt Minh. Còn có các đơn vị cơ động cấp tiểu đoàn, hoạt động theo phương thức du kích vận động chiến được đặt dưới quyền chỉ huy của Bộ Tổng tư lệnh, và Bộ tư lệnh các quân khu, sử dụng vào các chiến dịch quy mô ngày càng tăng.
Phương thức “đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung” phát huy hiệu quả đến mức tướng Giáp lại áp dụng nó trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai, để gây dựng lại phong trào chiến tranh du kích, sau khi cơ sở hạ tầng cách mạng bị triệt phá nặng nề sau các đợt Tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân.
Đây là hiện thân cho mong muốn quân đội cách mạng sẽ “lai vô ảnh, khứ vô tung” trong chỉ thị thành lập quân đội 22 -12 – 1944 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Còn với phương Tây, là khái niệm kẻ thù không thể xác định.
“Quả đấm thép” Đại đoàn
Ngưỡng cửa những năm 1950 là lúc Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận thấy ông có thể thành lập các đơn vị cỡ sư đoàn. Lực lượng vũ trang Việt Nam hình thành ba thứ quân rõ rệt, trong đó có dân quân, du kích hoạt động ở các làng xã; bộ đội địa phương trực thuộc các bộ chỉ huy quân sự tỉnh, huyện; và bộ đội chủ lực - tiếp cận khái niệm các lực lượng tác chiến quy ước của phương Tây. Tới lúc này, tướng Giáp đã sẵn sàng mở rộng mặt trận cho các chiến dịch tiến công quy mô, để đánh bại quân Pháp.
Binh chủng hợp thành
Tuy các thành tố của chiến tranh toàn dân đều quan trọng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp hiểu rằng chỉ có sức mạnh quân đội tác chiến hiệp đồng mới buộc được quân đội chiến tranh quy ước của đối phương đầu hàng. Vì thế, để giành toàn thắng cho chiến tranh toàn dân, phải tạo dựng được các điều kiện làm suy giảm sức mạnh của quân đội đối phương, cho đến khi cán cân lực lượng ngả dần về phía quân đội chính quy của cách mạng.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm quân chủng Hải quân sau giải phóng miền nam năm 1975
Về phương pháp luận, đòn quyết định chiến trường cần được phối hợp với tầm vóc mới, ngày một trưởng thành của cuộc chiến tranh toàn dân. Trong trường hợp đòn quyết định chiến trường được tiến hành sai hướng và quá sớm, quân đội đối phương còn đủ sức phản công, đánh bại quân đội của phe cách mạng. Còn nếu đòn quyết định được tung ra đúng thời cơ, thì quân đội đối phương sẽ bị tiêu diệt; các thành tố còn lại của hạ tầng cơ sở cách mạng Việt Nam dốc toàn lực để thống nhất nước nhà.
Đã có hai đòn chí tử giành được thắng lợi quyết định: một ở Điện Biên Phủ năm 1954, một ở miền Nam Việt Nam năm 1975, đánh đổ chế độ Việt Nam Cộng hòa. Trong trường hợp thứ hai, một biểu tượng kết thúc chiến tranh đã truyền vào tâm thức của thế giới: các xe tăng đâm đổ cánh cổng Dinh Độc lập - lực lượng chiến tranh quy ước của phe cách mạng đánh bại lực lượng tác chiến quy ước là Quân đội Sài Gòn.
“Thác là thể phách, còn là tinh anh”
Tôi không bao giờ còn có đặc quyền ngồi bên con người tài đức vẹn toàn ấy - con người từng thay đổi thế giới. Với phương Tây, thật khó chia sẻ điều này. Nhưng tôi rất đỗi tự hào là đã được gặp tướng Giáp, và vô cùng vinh dự vì từng được “phụ đạo”, để nhận thức được vai trò vô cùng to lớn của Đại tướng trong sự nghiệp thống nhất Việt Nam, và trong xây dựng và triển khai Học thuyết chiến tranh toàn dân. Tôi chắc chắn rằng với một nhà tư tưởng vĩ đại như thế, dù thể xác đã không thể giúp ông vượt ngưỡng tuổi 103, trí não ông vào thời khắc từ trần vẫn hoàn toàn mẫn tiệp.
Vòng kim cô trên đầu giới khoa học xã hội
Tiếp tục trao đổi với tác giả Từ Huy, nhân bài Vụ Luận văn về Mở Miệng: còn cơ hội nào cho ngành KHXH&NV? 7-10-2013
I / CŨNG CHỈ LÀ MỨC ĐỘ….. THÔNG THƯỜNG.
Trong
đời sống văn chương học thuật ở ta, luôn luôn người ta thấy có những
hiện tượng tạm gọi là chệch hướng, còn chữ của giới chính thống là sai
lầm hư hỏng chống đối. Rồi có sự tố giác phê phán. Rồi sau vài lời nói
qua nói lại và có khi cả những “chiến dịch đấu tranh” kèm theo là những
xử lý, dư luận lại rơi vào im ắng cho đến khi … có những vụ mới.
Vụ Mở miệng và luận văn Nhã Thuyên thuộc loại ấy.
Về
khâu xử lý, tôi nhớ thời chống Mỹ, cả Lưu Quang Vũ lẫn Phạm Tiến Duật
đều có những chuyện lôi thôi khiến người một hai năm, người tới bốn năm
năm, bị cấm in trên các báo. Tức là hình thức xử lý còn nặng hơn rất
nhiều so với cách chức hoặc cho thôi việc thời nay.
Đặt trên cái nền chung, thấy tình hình chung quanh vụ luận văn về “Mở miệng” hôm nay còn là ở mức …có thể hiểu được.
Điều tôi cho rất đáng hoan nghênh là, khi nhìn nhận vụ việc,
nhà nghiên cứu Từ Huy đã không dừng lại ở hiện tượng cụ thể mà nhân đó
nêu ra nhiều vấn đề chung của giới KHXH. Tôi cho là một sự triển khai
cần thiết. Trong phạm vi bài này, tôi thử đi vào giải thích tại sao
giới nghiên cứu KHXH VN đã có những ứng xử như tất cả chúng ta đã
thấy.
Cả giới đã được đào tạo để trở thành như thế.
Nhắc tới mấy năm 1956-58, ngày nay chúng ta chỉ nhớ tới vụ Nhân văn Giai phẩm , và những ảnh hưởng của nó tới giới sáng tác.
Nhưng
thời điểm trên cũng là bước ngoặt trong giới ở ta đại học ở ta, rõ nhất
là giới nghiên cứu các bộ môn thuộc khoa học xã hội.
Sự
phát triển trước đó của đại học là tự phát. Nay nền đại học non trẻ và
“tiên thiên bất túc”, “bất thành nhân dạng” về nhiều phương diện ấy,
được làm lại với những chủ đích rõ ràng.
Nếu ở các nước khác, đại học là khu vực cuộc sống được thể nghiệm, khu vực tự trị, khu vực dân sự điển hình, thì
ở ta nó được đặt dưới sự giám sát nghiêm ngặt cũng như sự can thiệp
mạnh mẽ và trực tiếp của chính trị. Các cơ sở đại học phải trở thành
những “pháo đài xã hội chủ nghĩa” như chữ nghĩa hồi 1958-60 vẫn dùng.
Lý do thì, như chỉ dẫn của một tác giả Nga mà tôi nêu trong bài viết
ngày 14-10-2013 trên blog này, KHXH ở VN được sinh ra như thế, nó phải
như thế, có gì là lạ. Nó cũng có nghiên cứu, nhưng là chỉ làm ở mức hết
sức sơ lược. Trong những lúc bốc đồng, hoặc cố ý làm dáng, người ta cũng
tuyên bố đi tìm chân lý, đứng về phía sự thật lịch sử …. . nhưng đó chỉ
là trong ao ước. Phần chính khoa học lúc này phải làm là những công
việc mà thần học trung thế kỷ vẫn làm. Nếu thần học cuối cùng phải
chứng minh được chỗ đúng của các kinh sách có liên quan tới Chúa thì
khoa học xã hội lúc này lấy việc đi vào minh họa cho cái đúng của thời hiện nay, cái đúng theo các chỉ thị nghị quyết, cái đúng của cấp trên…làm mục đich.
Trên đại thể là thế, mà trong từng việc cụ thể cũng là thế.
Tôi
lấy một ví dụ. Vào những ngày hạ tuần tháng mười 2013, trên báo chí
đang rộ lên lời trách cứ các nhà nghiên cứu lịch sử hiện đại về việc sao
không đưa tướng Giáp vào sách giáo khoa. Tôi xin thanh minh hộ các giáo
sư sử học thế này -- họ đâu có quyền! Đây toàn là do chỉ thị từ trên
xuống cả. Thách kẹo cũng không có người biên soạn SGK dám tự tiện viết
khác và các thầy lên lớp từ tiểu học tới đại học dám giảng khác.
Không có ngoại lệ
Đọc
bài của Từ Huy, ngay từ đầu, tôi đã không hiểu những lời ưu ái mà tác
giả đưa ra đối với khoa nọ của trường đại học kia. Rằng đó là nơi rất có
truyền thống tìm tòi chân lý. Rằng ở nơi đó luôn luôn có sự đón nhận,
làm “bà đỡ” cho những tư tưởng mới trong nghiên cứu văn chương.
Theo chỗ tôi biết thì hiện nay chẳng có một cơ sở nào như thế cả.
Cuối
bài, Từ Huy có nói tới tình trạng tạm gọi là “vượt thoát” và kể ra là
đã có những trường hợp khá thành công cả trong khu vực mà tác giả có
quan hệ.
Trước
hết là trong sáng tác, tôi thấy những trường hợp như Nguyễn Huy Thiệp,
như Bảo Ninh đúng là những nhân vật vượt thoát thành công thật. Nhưng
thử hỏi là sau họ làm gì có những tên tuổi nào khác.
Thứ
nữa, nay các tác tác giả này đã được các tài liệu chính thống công nhận
đâu. Trong xã hội, Bảo Ninh và Nguyễn Huy Thiệp vẫn được hoan nghênh
được in lại. Nhưng họ không bao giờ được đưa vào giảng dạy trong nhà
trường.
Khi
cần kể thành tựu của giới nghiên cứu, Từ Huy có phần lúng túng hơn.
Những ưu điểm tác giả nêu ra ở đây chỉ hạn chế trong việc sử dụng những
lý thuyết văn học ở nước ngoài vào để thúc đẩy tình hình trong nước.
Về mặt số lượng, tôi cho là người đi theo phương hướng này còn rất ít.
Hơn
thế phải nói thẳng là những thành công của mấy người này còn ở mức rất
khiêm tốn. Trong những trường hợp tốt nhất thì chúng ta mới may mắn được
coi là những người thuộc bài, còn việc áp dụng những kiến thức đó vào
việc nghiên cứu văn học Việt Nam – xin lỗi cho tôi nói một cảm giác mà
có thể nhiều người không đồng ý – còn chưa có thành tựu nào đáng kể.
Trong
một bài viết gần đây, tôi có nói rằng giáo dục ở ta nói chung đang
trong tình trạng vô phương cứu chữa. Một trong những luận cứ của tôi là
giá kể bây giờ có chương trình đúng đắn, sách giáo khoa đúng đắn thì
cũng không lấy đâu ra người để dạy các chương trình đó cả. Và người ta
cũng không biết làm gì với hàng triệu giáo viên đang đứng trên bục giảng
hiện nay; ở họ, có một cái gì đó đã cứng lại rồi, họ không thể thay đổi
được nữa.
Với giới đại học cũng thế.
II/ THỬ XÁC ĐỊNH MỘT THỰC TRẠNG
Khi
điểm lại tình hình, Từ Huy có ngỏ ý “trách móc” rằng sao từ ngày xảy ra
cái vụ phê phán luận văn này, sau vài lời phản biện yếu ớt, trong giới
không thấy nhiều người lên tiếng.Trong khi tỏ ý lo lắng cho tình hình từ
nay về sau, tác giả thỉnh thoảng không quên giảng giải cho mọi người
thế này mới là nghiên cứu, thế kia mới là khoa học.
Tôi
thì tôi thấy cách cư xử của cả giới KHXH như vừa rồi là nằm trong bản
chất và lý do tồn tại của nghề nghiệp. Có một guồng máy đã hình thành,
họ vừa là sản phẩm, lại vừa là các thành tố góp phần vận hành guồng máy
đó. Bận lắm, quay cuồng lắm! Về chuyện nên làm thế nào, họ không có
thời gian mà nghĩ đến nữa. Cái phần tự vệ trong mỗi người luôn luôn mách
bảo họ rằng biết ra chỉ thêm phiền, tốt hơn là đừng biết đừng nghĩ.
Cáo trạng và biện hộ
Đi vào cụ thể hơn.
Từ Huy tự hỏi nguyên nhân của vụ phê phán Luận văn về Mở Miệng xuất phát từ những hiềm khích cá nhân hay xuất phát từ một chủ trương
Trả lời: là chủ trương. Để mượn lại chữ của Từ Huy, chẳng có “nhát dao nào là mù quáng cả“.
Từ Huy cảnh báo: Điều
gây tuyệt vọng không phải chỉ là sự tái bùng nổ đáng ngạc nhiên của
những cây bút phê bình dao búa [ …] mà còn là (và có lẽ chủ yếu là) biểu
hiện của thái độ chấp nhận đầu hàng ở giới đại học. Chính sự chấp nhận
này rất có thể sẽ đẩy KHXH&NV vào tử lộ.
Trả lời: Không đầu hàng sao được!
Đến những Trần Văn Giàu Trần Đức Thảo Nguyễn Mạnh Tường Đào Duy Anh
Trương Tửu… cũng phải mất chức khi người ta đã chẳng cần, nữa là những
cá nhân mới nẩy nòi lên chính trong tay nhà cầm quyền mấy chục năm nay. Dựng lên thành bụt đạp xuống thành đất ngay, chuyện đâu có lạ.
Còn
lo rằng, do đó, nó – bộ môn KHXH mà chúng ta đang quan tâm -- sẽ suy
tàn ư ? khó lòng sống sót ư? Người ta đã đẻ, người ta sẽ nuôi. Cái
việc phù phép cho nó trở thành sống động đâu có quá khó. Người ta sẽ
biểu dương nó, khen ngợi nó. Cấp tiền nuôi nó. Ban cho nó danh hiệu.
Giới thiệu nó với giới khoa học quốc tế (còn việc quốc tế có công nhận
không thì không cần biết). Còn muốn gì nữa?
Từ Huy nhắc tới một chân lý: không có tự do học thuật thì khoa học không thể phát triển được.
Trả
lời: Trên nước Việt Nam này, không có thứ KHXH mà Từ Huy hiểu và các
nước người ta vẫn hiểu. Ngược lại, ở ta, cũng như ở nước Nga xô viết
trước đây, nó có một cái nghĩa riêng. Theo nghĩa này, tự nó vẫn phát
triển chứ đâu có dừng lại. Cái làm cho nó phát triển không phải là tự do
mà là các … mệnh lệnh chỉ thị hồi trước và và các đơn đặt hàng. Cái đó
thì hiện nay không thiếu, không bao giờ thiếu.
Từ Huy viết : Người
nghiên cứu cũng có quyền nhìn đối tượng theo cách của mình, có quyền
đưa ra một quan điểm nghiên cứu và chứng minh quan điểm đó bằng các lý
lẽ lập luận được thể hiện trong công trình của mình. Quan điểm đó đúng
hay sai, có thuyết phục người khác hay không, đó là chuyện cần phải
tranh luận, nhưng người nghiên cứu không thể bị vùi dập vì quan điểm
riêng.
Trả
lời: Không. Ở KH XH Việt Nam, khi đã nhận những chức danh như giáo sư
tiến sĩ , người ta không có quyền có quan điểm riêng, lại càng không có
quyền có quan điểm sai (so với cái đúng mà nhà nước quy định). Chỗ riêng
tư, anh có vụng trộm nói khác nghĩ khác, tôi tạm tha. Nhưng công khai
thì không. Cái chuyện ăn đòn (= vùi dập) khi làm sai là chuyện đương
nhiên. Anh có vì thế mà chết cũng chẳng ai thương tiếc. Cố nhiên, người
đứng đắn thì sẽ ăn đòn xong lại đứng dậy, nhưng đó là việc riêng của
anh.
Sức sống dai dẳng
Từ Huy lo một khối băng giá đang ngự trị trong cả giới. Và tác giả đặt giả thiết:
Đằng sau sự
im lặng của giới đại học [ … ] có thể đọc thấy điều gì? Nỗi sợ hãi?
Sự hạn chế về năng lực chuyên môn? Sự tê liệt khả năng phản ứng? Sự thờ ơ
vô cảm (coi đấy không phải là việc của mình)? Sự chuẩn bị tâm lý cho
một quá trình chịu đựng vô điều kiện những áp đặt từ trên xuống, bất kể
những áp đặt đó phi lý như thế nào, một quá trình chịu đựng lâu dài chưa
biết bao giờ mới kết thúc?
Trả
lời: Tất cả sự dự đoán của tác giả là đúng. Nhưng cần biết thêm, cách
phản ứng của con người hiện nay nói chung -- chứ không phải riêng của
các “nhà” KHXH -- bị điều kiện hóa rất chặt chẽ và đó chỉ là một bộ
phận trong sự chịu đựng hàng ngày. Đừng quá hy vọng ở họ. Họ sẽ chẳng
chết như đã chẳng sống. Họ sẽ như thế này… mãi. Và sống có lý có lẽ, có
sự tự tin cẩn thận.
Hồi
chống Mỹ, miền Bắc tức “bên thắng cuộc” sống trong một tình thế bị cắt
đứt hoàn toàn với giới khoa học bên ngoài. Phía tư bản thì những Freud,
Kafka, Sartre, Camus , Levy Strauss …đều phản động hết không nói làm
gì. Ngay cả với thế giới XHCN cũng vậy. Trung Quốc rơi vào cách mạng
văn hóa, còn Liên Xô bị coi là xét lại, là một thứ nấm độc cần phải từ
chối.
Những
năm đó, bao nhiêu sinh viên và thực tập sinh đang học các ngành KHXH ở
Liên xô và Đông Âu đều bị gọi về dù học còn dang dở.
Tôi
tuy chỉ ở bên văn chương nhưng mọi chuyện bên khoa học cũng được biết
ít nhiều, vì cả hai khu vực này đều trong phạm vi chi phối của ông Tố
Hữu. Tôi nhớ có một tư tưởng của Tố Hữu, do giới tuyên huấn lúc ấy cho
lan truyền, cho rằng về khoa học tự nhiên thì chúng ta có thể kém các
nước, nhưng còn về khoa học xã hội thì ta là nhất, các nước khác cần
cắp sách đến học chúng ta.
Về
sau này, những tư tưởng đó có thể được trình bày kín đáo hơn, nhưng
theo tôi thấy nó không bao giờ mất hẳn. Và nó biến hình thành những tư
tưởng tinh vi hơn, chẳng hạn về cái gọi là tinh thần dân tộc trong
nghiên cứu xã hội hay được nói gần đây. Riêng nó đủ tạo nên sức sống dai
dẳng của các loại các bộ môn khoa học ở VN hôm nay.
Mức độ suy đồi
Không phải trong giới không còn những người muốn làm khoa học xã hội thực sự.
Ở đây có một số người được đào tạo đúng bài bản, tiếp thu được tinh thần khoa học chân chính từ
nước ngoài về. Ngay trong những người chỉ là dân nội địa cũng có những
người do lương tri và học hỏi mà cảm thấy lẽ ra chúng ta phải có một
thứ khoa học khác.
Tuy vậy, trong thực tế, có hai khía cạnh phải tính tới.
Một là
ngay từ điểm xuất phát, giới đại học ở ta, nhất là bên KHXH, đã được
hình thành theo kiểu ba vạ. Không ít người trong họ ban đầu là những cán
bộ tuyên truyền chỉ giỏi về xách động, thiếu chuyên môn nhưng lại thừa ý
chí, xông vào đủ mọi lĩnh vực và nay hóa ra những nhân vật đầu đàn,
những pioneer (tạm dịch: người đặt nền móng) cho KHXH VN hiện đại.
Việc
bảo vệ con đường đã qua của KHXH hôm nay là lẽ sống của họ. Cố nhiên họ
thừa hiểu, mọi cố gắng đưa ngành này vào quỹ đạo của KHXH thế giới đều
có nghĩa là phủ định công lao và vai trò của họ, đời nào họ cho phép.
Hai là
mấy chục năm nay, tình trạng ọp ẹp ngành này kéo dài. Trên cái mặt
bằng quá thấp của giáo dục nước ta, KHXH chính là khu vực trũng nhất.
Học sinh phổ thông giỏi đi học y khoa, học tin học, học kinh tế… chứ mấy
ai chịu theo bên văn bên sử. Khi vào ngành rồi, thì lại có sự sàng lọc
tiếp theo, theo phương châm “ hồng trước chuyên sau”.
Ở
các ngành khoa học tự nhiên, thì sự kém cỏi còn khó che giấu. Chứ ở
đây, cứ mạnh mồm là được. Không có gì lạ nếu bộ phận kém cỏi và hoạt đầu
trong KHXH, lại được coi là bộ phận đáng nâng đỡ và dần dần đóng vai
thao túng tình hình.
Những người ưu tú thì bị chèn ép, chỉ riêng việc chống lại chủ nghĩa bình quân cũng đủ khiến họ tiêu mòn sức lực.
Quan
trọng không kém là vai trò của đãi ngộ. Trong khi các cán bộ có thiện
chí khoa học cô đơn, và thiếu đủ mọi điều kiện để làm việc, thì những kẻ
nịnh nọt, một lòng một dạ kiên trì thứ khoa học minh họa tha hồ
được khen thưởng, được cho đi học nước ngoài, được cấp những khoản kinh
phí lớn để “nghiên cứu”, những gì họ viết ra được đưa vào sách giáo khoa
chính thức giảng dạy cho hàng triệu sinh viên học sinh.
Các
nhà nghiên cứu trẻ có phải là thánh cả đâu? Bao nhiêu thông minh vốn
có trong họ trước tiên được sử dụng để giúp họ thích ứng với hoàn cảnh
mà cũng là để mỗi người tìm cho mình một chỗ đứng. Nhu cầu tự do và khả
năng học hỏi ở mỗi người dần bị mài mòn, người trước kẻ sau họ đều rơi
vào cái quỹ đạo đã được vạch sẵn.
Xét
đại trà, bộ mặt của giới nghiên cứu đã hình thành đúng như sự nhào nặn
của những người trả lương họ. Để đỡ phiền phức, càng ngày, những người
trong cuộc càng tự mình thỏa mãn với công việc và trình độ của mình,
không ai có ý ân hận và lo lắng về sự xa cách giữa KHXH Việt Nam và KHXH
thế giới.
Không có gì là khó hiểu trong cái định hướng mà cả giới đã chọn. Thắc mắc mà làm chi khi bây giờ khi đại cục đã hỏng, tôi chỉ một con chim non bé bỏng – vứt trong lồng con giữa một lồng to(Tố
Hữu).Trong khi đó, nhìn đi nhìn lại hóa ra so với ngày hàn vi mình nay
cũng không đến nỗi nào. Phần lớn các nhân vật khôn ngoan trong giới đã
đạt tới cái đích mà họ ôm ấp. Giáo sư cũng có, tiến sĩ “ như lợn con”,
viện sĩ hàn lâm nếu muốn rồi anh cũng có thể có.
Khi những điều kiện vật chất được thỏa mãn thì những đòi hỏi về tinh thần dần dà rồi cũng tan biến.
Từ Huy đặt vấn đề trách nhiệm Chỉ
còn hy vọng khi những người làm nghiên cứu ở Việt Nam, với tư cách cá
nhân, vẫn giữ được cho mình quan điểm độc lập so với quan điểm chính
thống này. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc họ phải nhìn thấy trách
nhiệm của chính họ […] trong sự suy tàn của ngành KHXH&NV
Theo
tôi hiểu, với giới nghiên cứu KHXH hiện nay, hai chữ trách nhiệm theo
nghĩa cao nhất của nó -- trách nhiệm với lịch sử -- đang là thứ xa xỉ.
Trong
nhiều luận văn công bố gần đây, Từ Huy đã giảng giải cho chúng ta thấy
giới đại học phải có một cách hoạt động như thế nào, người làm khoa học
xã hội phải có trình độ và tư cách như thế nào.
Chẳng
hạn, trong bài này, tác giả có nói đến yêu cầu của giới khoa học là đi
tìm chân lý chứ không phải đi tìm cái đúng như cấp trên chỉ thị, và
nhiều khi họ nghiên cứu mà họ không biết rằng mình sai hay đúng.
Về phần mình,
tôi ngờ rằng những điều đó ngày càng khó nghe đối với giới nghiên cứu
hiện nay, vì chúng đánh vào lòng tự ái của họ, lương tâm của họ, là điều
mà chính họ muốn quên lãng và không muốn ai nhắc lại nữa.
Từ Huy có lẽ đã cảm thấy điều đó khi mở đầu bài viết bằng đoạn cảm thán Vẫn
biết rằng những gì nói ra ở đây có thể chẳng ai nghe, có thể chẳng nhận
được sự hồi đáp nào, mà có khi lại tự gây nguy hiểm cho bản thân, chuốc
lấy sự thù ghét của đồng nghiệp. Nhưng đã cầm bút thì không làm khác
được.
Đây
tôi không nói rằng việc giới nghiên cứu im lặng là tốt, nhưng chúng ta
cần phải thông cảm với họ. Họ được đào tạo theo những cách khác và đặt
quyền lợi của mình ở những điểm khác. Nêu ra những yêu cầu có tính chất "
chuẩn mực quốc tế " đối với họ, là làm phiền họ và cũng chỉ gây thất
vọng vì sẽ chẳng bao giờ mà yêu cầu đó được thỏa mãn.
Sống tiếp như thế nào đây
Chúng
ta thường chỉ lo lắng là có vẻ như KHXH ở ta hiện nay không có thành
tựu. Cái đáng lo hơn là con người. Khi con người đã hỏng thì làm ra cái
gì có giá trị nữa.
Một bạn theo dõi tình hình khoa học ở Nga kể với tôi câu chuyện sau:
Đúng
năm 1991, khi Liên xô sụp đổ thì một nhà khoa học trẻ bảo vệ thành công
một luận án tiến sĩ xuất sắc về chủ nghĩa vô thần. Đó là một người hết
sức thông minh. Ông hiểu rằng cả tuổi trẻ của ông đã đi vào con đường
sai lầm. Cảm thấy không có lý do để sống nữa, ông nhẩy lầu tự tử.
Ở
ta không có những con người như thế. Trong trường hợp tốt nhất chúng ta
chỉ có những mẫu người như Trần Quốc Vượng đã mô tả và sống theo. Cái
gì cũng có một chút. Một chút phải đạo, một chút chống đối làm dáng. Một
chút khoa học, một chút một chút xẩm chợ nói liều. Một chút cống hiến
hết mình, một chút nhặt nhạnh kiếm chác và hưởng thụ.
Vả chăng, cái mẫu như ông Vượng cũng đang ngày một hiếm.
Thế
tức là tình thế hoàn toàn tuyệt vọng hay sao? Khi tự đặt cho mình câu
hỏi này, tôi tìm tới câu trả lời nước đôi. Vâng, tuyệt vọng thật . Đáng
lẽ chúng ta phải có hàng trăm Bảo Ninh, hàng vài chục Nguyễn Huy Thiệp
thì văn chương chúng ta mới khởi sắc được, chứ chỉ có một hai người ấy,
mọi sự hy vọng đều là tự dối mình. Tuy nhiên, chúng ta không thể chết
như ông tiến sĩ người Nga, chúng ta phải sống. Đối với các bạn trẻ, tôi
nghĩ nay là lúc phải phân thân, vừa biết sống như mọi người, vừa dành
một phần tối đa có thể để học hỏi và thầm lặng bắt tay vào, làm một cách
hết lòng, làm như làm cho chính mình, những việc tử tế, có đóng góp cho khoa học mà cũng là có đóng góp thực sự cho nhân dân đất nước .
May
mà chúng ta làm khoa học xã hội, công cụ làm việc nhiều khi chỉ cần ít
cuốn sách là đủ. Cũng chẳng cần chung quanh công nhận vội…Bởi cái đích
của ta rất xa…Trong việc này mỗi người có thể rất đơn độc, và thất bại
nữa…Và trước mắt là chịu thiệt, là không có cả danh lẫn lợi. Nhưng niềm
vui lớn nhất, niềm vui của cuộc truy tìm chân lý đang chờ. Nhờ thế, lòng
ta luôn luôn thanh thản.
Trong
cái cuộc sống khó khăn này, có một điều theo tôi nên nghĩ. Là không
phải chúng ta bi đát, mà nhiều người khác trên trái đất này cũng bi đát,
các trí thức Nga , các trí thức Trung Quốc, và gần đây các trí thức
Afganistan, Iraq , Ai Cập… Nghĩ rộng ra nữa, đọc kỹ vào văn học phương
Tây thế kỷ XX, thì ở đâu chúng ta chẳng bắt gặp cái giọng đau đớn vì sự
bất lực khi muốn làm người tử tế.
Trong thời hiện đại, có thể anh cần chấp nhận một số điều kiện mà những con người cổ điển thà chết chứ không chấp nhận. Phải sống để làm bằng được cái điều anh đã dự định ( như Tư Mã Thiên xưa nuốt nhục để làm nốt sứ mệnh của người viết sử). Như vậy là anh đã không đầu hàng, hơn thế nữa, đã chiến thắng .
Trong thời hiện đại, có thể anh cần chấp nhận một số điều kiện mà những con người cổ điển thà chết chứ không chấp nhận. Phải sống để làm bằng được cái điều anh đã dự định ( như Tư Mã Thiên xưa nuốt nhục để làm nốt sứ mệnh của người viết sử). Như vậy là anh đã không đầu hàng, hơn thế nữa, đã chiến thắng .
Ở
một trang sổ tay cũ, tôi có chép được một câu danh ngôn, đúng hơn là
một lời tự nhủ của một nhà văn, nó từng ám ảnh tôi nhiều năm, hồi chiến
tranh đã thấy đúng, nay càng thấy đúng:
Thời
đại chúng ta cốt yếu là một thời đại bi thảm, bởi thế chúng ta từ chối
coi nó là một cái gì bi thảm. Cuộc đại biến động đã xảy ra, chúng ta ở
giữa những đổ nát, chúng ta bắt đầu xây dựng những túp lều trú ngụ tạm
bợ và dấy lên chút hy vọng nhỏ bé mới. Đó là một công việc khá nhọc
nhằn. Nay là lúc không có con đường bằng phẳng nào dẫn tới tương lai.
Nhưng chúng ta sẽ đi vòng quanh hoặc bò qua những trở ngại. Chúng ta
phải sống thây kệ bao nhiêu bầu trời đã sụp.
Câu này của D.H. Lawrence (1885 - 1930), tôi đọc được từ trong một cuốn sách của ông Nguyễn Hữu Hiệu, hình như là cuốn Con đường sáng tạo in ở Sài Gòn trước 1975.
Việt Nam học gì từ Myanmar: Chọn láng giềng hay phương Tây?
'Lãnh
đạo cấp cao đến người dân bình thường đều đã thấu hiểu giá trị của dân
chủ tự do mà họ đã thụ hưởng cũng như cái giá đắt phải trả của dân chủ
quá đà'
Ông Chu Công Phùng, cựu đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Myanmar
giai đoạn 2009-2012 tiếp tục trao đổi với Tuần Việt Nam bài học Myanmar.
Theo
ông đâu là lý do chính khiến Myanmar có sự thay đổi ngoạn mục về chính
trị - xã hội, tổ chức bầu cử thành công, chuyển đổi từ chính quyền quân
sự sang dân sự... một cách êm thấm. Trong khi những đất nước Châu Âu,
Trung Đông, Bắc Phi như Ai Cập đang mắc kẹt trong những cuộc chuyển đổi
đẫm máu. Đâu là sự khác biệt lớn nhất?
Rất nhiều người đã nêu câu hỏi này và đều tự tìm câu trả lời hợp lý nhất
có thể. Theo tôi, lý do khiến Myanmar có sự thay đổi ngoạn mục trong
hơn 2 năm qua chủ yếu là nguyên nhân bên trong, là do yếu tố con người
Myanmar quyết định.
Lần theo lịch sử, chúng ta đều biết sau khi giành được độc lập năm 1947,
Myanmar đã trải qua hai thời kỳ phát triển với chế độ chính trị trái
ngược nhau: chế độ dân chủ nghị viện (1948-1962) và chế độ quân sự độc
tài (từ 1962 trở đi).
Nói cụ thể hơn, mọi công dân Myanmar từ lãnh đạo cấp cao đến người dân
bình thường đều đã thấu hiểu giá trị của dân chủ tự do mà họ đã thụ
hưởng cũng như cái giá đắt phải trả của dân chủ quá đà và nỗi đau xót
khi bị mất tự do dân chủ. Họ khát khao được tái thụ hưởng nền dân chủ tự
do của thập kỷ 50 thế kỷ XX; đồng thời rất khao khát xã hội được hòa
bình ổn định, không rối loạn, không đổ máu bắn giết lẫn nhau như mấy
chục năm gần đây.
Về kinh tế, văn hóa, mọi công dân Myanmar đều lưu luyến niềm tự hào
trong quá khứ: Myanmar từng là điểm sáng nhất Đông Nam Á về phát triển
kinh tế, từng là cường quốc xuất khẩu gạo của thế giới, từng có nền giáo
dục trong tốp 20 của thế giới, từng có công dân (U Thans) làm Tổng Thư
ký Liên hợp quốc (1961-1971), từng 2 lần vô địch bóng đá Châu Á, 5 lần
vô địch bóng đá Đông Nam Á...
Vì vậy, mọi người dân Myamar đều theo dõi sát sao "Lộ trình Dân chủ 7
bước" do Thống tướng Than Shwe chỉ đạo thực hiện từ năm 2003. Tháng
11/2010, khi "lộ trình" này chuyển sang bước thứ 6: bầu cử quốc hội, lập
chính phủ mới, đã đáp ứng được nguyện vọng của đại đa số công dân
Myanmar kể cả những người bất đồng chính kiến.
Kể từ đó, Myanmar liên tiếp có những thay đổi ngoạn mục và không xảy ra
rối loạn như một số nước Đông Âu, Trung Đông, Bắc Phi...như mọi người đã
biết.
Đương nhiên, những yếu tố tác động từ bên ngoài cũng rất quan trọng, nhưng không phải là yếu tố quyết định.
Chân dung bà Aung San Suu Kyi trên đường phố Yangon. Ảnh Hoàng Hường |
'Liều thuốc thử' của Mỹ và EU
Lộ
trình 7 bước dân chủ của Myanmar đã được thực hiện đến giai đoạn nào,
thành công so với mục tiêu đề ra và sự ảnh hưởng của nó?
Đầu năm 2003, Thống tướng Than Shwe tiến hành cải tổ Nội các, bổ nhiệm
Đại tướng Khin Nyunt - Bí thư thứ nhất Hội đồng Hòa bình và phát
triển quốc gia (SPDC) làm Thủ tướng. Sau khi nhậm chức, Thủ tướng
Khin Nyunt thay mặt chính phủ Myanmar công bố "Lộ trình dân chủ 7
bước" hướng tới xây dựng một nhà nước Myanmar mới "Dân chủ có kỷ
cương" bao gồm:
Bước 1, Phục hồi triệu tập Đại hội quốc dân vốn bị đình trệ từ năm 1996.
Bước 2, Từng bước tiến hành những bước đi cần thiết cho việc xây dựng một chế độ dân chủ thực thụ và có kỷ cương.
Bước 3, Soạn thảo một Hiến pháp mới dựa trên những nguyên tắc căn bản và chi tiết mà Đại hội quốc dân thông qua.
Bước 4, Tổ chức cuộc trưng cầu dân ý để thông qua Hiến pháp mới.
Bước 5, Tổ chức cuộc tổng tuyển cử tự do, dân chủ, công bằng để bầu ra Quốc hội theo quy định của Hiến pháp mới.
Bước 6, Triệu tập họp Quốc hội theo quy định của Hiến pháp mới.
Bước 7, Xây
dựng đất nước phát triển, hiện đại và dân chủ; lãnh đạo đất nước do
Quốc hội bầu; chính phủ và các tổ chức trung ương do Quốc hội thành
lập.
Ông Chu Công Phùng. Ảnh: Hoàng Hường |
Theo lộ trình trên, hiện nay "Lộ trình dân chủ 7 bước" đã chuyển sang bước cuối cùng.
Những ai theo dõi quá trình phát triển của Myanmar đều thấy rõ lộ trình
này được thực hiện thành công, đúng bài bản, đúng tiến độ và phát huy
ảnh hưởng rất tích cực trong nội bộ Myanmar.
Dư luận dân chúng Myanmar cho rằng, đây chính là công lao của Thống
tướng Than Shwe để lại trong lịch sử Myanmar trước khi ông nghỉ hưu năm
2011.
Những
động thái Mỹ và EU tới Myanmar, dỡ bỏ cấm vận, sự ủng hộ đối với quốc
gia này sau khi 'liều thuốc thử' về thái độ nhất quán của Myanmar đã
được đáp ứng. Sau đây Mỹ và EU sẽ còn đòi hỏi gì thêm ở Myanmar? Sự ủng
hộ này sẽ có ảnh hưởng thế nào đến các nước láng giềng và khu vực, đặc
biệt Trung Quốc?
Như đã trình bày ở câu 11,Mỹ và EU tuy đang từng bước tháo dỡ các đạo
luật trừng phạt kinh tế đối với Myanmar, nhưng họ vẫn đang theo dõi chặt
chẽ các bước cải cách kinh tế và hòa hợp dân tộc của chính phủ Myanmar.
Cuộc bầu cử Quốc hội 2015 sẽ là "liều thuốc thử" quan trọng để họ quyết
định bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với Myanmar, chấp nhận Myanmar
hội nhập với thế giới hay không? Ứng xử của Myanmar sẽ "giải đáp" những
mong muốn của Mỹ và EU.
Các nước láng giềng của Myanmar trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ đều hoan
nghênh các động thái tích cực từ Mỹ, EU đối với Myanmar mấy năm qua. Tuy
nhiên, xuất phát từ quan hệ song phương với Myanmar và lợi ích của các
nước láng giềng tại Myanmar, mỗi nước đã và đang có những phản ứng riêng
của họ đối với mối quan hệ đang ấm lên giữa Myanmar với Mỹ và EU.
Tỷ
lệ ủng hộ của người dân thể hiện qua cuộc bầu cử 1/4/2012 với đảng NLD
và bà Aung San Suu Kyi sẽ có tác động thế nào tới chính sách của Mỹ
và phương Tây đối với Myanmar?
Ngày 1/4/2012 Myanmar tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung để bầu thêm
45 nghị sĩ còn thiếu. Cuộc bầu cử bổ sung này được giám sát chặt chẽ của
Đoàn Ngoại giao tại Yangon và nhiều phóng viên nước ngoài, thu hút sự
quan tâm rất lớn của dư luận trong và ngoài nước Mynamar. Đảng NLD của
bà Aung San Suu Kyi đã tham gia ứng cử và giành thắng lợi vang dội với
43 người trúng cử trên tổng số 45 ghế cần bổ sung.
Ngay sau khi NLD giành thắng lợi này, Mỹ đã hoan nghênh đây là "bước
tiến quan trọng trong tiến trình chuyển đổi dân chủ, thể hiện quyết tâm
của Myanmar hướng tới sự cởi mở, minh bạch và cải cách lớn hơn". Các
nước EU cũng lần lượt tuyên bố hoan nghênh kết quả cuộc bầu cử và chúc
mừng đảng NLD. Cũng sau cuộc bầu cử này, các quan chức Mỹ đã chuyển sang
sử dụng tên nước "Myanmar" thay cho "Bumar" trước đây vẫn sử dụng với
ngụ ý "Bumar" là chính phủ quân sự độc tài.
Sự kiện đảng NLD có mặt trong Quốc hội Myanmar kể từ ngày 1/4/2012 và bà
Aung San Suu Kyi được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Pháp chế Quốc hội hiển
nhiên là phù hợp với mong muốn của Liên Hợp Quốc, Mỹ và các nước phương
Tây, chắc chắn sẽ là cơ sở quan trọng để họ điều chỉnh chính sách theo
hướng tích cực hơn đối với Myanmar.
Với vị trí 'cửa ngõ' ra vùng Nam Á và Ấn Độ Dương, Myanmar có rơi vào thế bị giằng co giữa Trung Quốc, Ấn Độ và phương Tây?
Với vị thế địa chiến lược quan trọng là cửa ngõ giữa Đông Nam Á với Nam
Á, Trung Đông, Châu Âu...,lại án giữ Ấn Độ Dương, mấy chục năm qua
Myanmar là đối tượng tranh giành ảnh hưởng giữa Trung Quốc và Ấn Độ với
ưu thế nghiêng về Trung Quốc.
Hơn 2 năm qua, cùng với sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Myanmar
theo hướng hội nhập quốc tế, giảm phụ thuộc vào Trung Quốc và sự can dự
ngày càng tăng của Mỹ, Phương Tây đối với Myanmar, các nhà nghiên cứu
quan hệ quốc tế đều đang theo dõi sát sao về việc Myanmar thực thi chính
sách đối ngoại như thế nào để có thể giữ được vị thế cân bằng trong
quan hệ với các nước lớn.
Myanmar thời
'hậu cấm vận' sẽ nhanh chóng vượt qua các quốc gia láng giềng về kinh
tế, chính trị và vị thế quốc tế, có cơ sở không, thưa ông?
Tôi không cho rằng Myanmar thời kỳ "hậu cấm vận" sẽ nhanh chóng vượt qua
các nước láng giềng Đông Nam Á về kinh tế, chính trị và vị thế quốc tế,
bởi 3 lẽ:
- Xuất phát điểm phát triển của các nước Đông Nam Á khác đều sớm hơn
Myanmar vài chục năm (Việt Nam, Lào cũng đi trước Myanmar hơn 20 năm).
- Tuy Myanmar có nhiều thuận lợi hơn các nước Đông Nam Á khác về tài
nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực biết tiếng Anh..., nhưng để phát huy
có hiệu quả thế mạnh đó đòi hỏi phải phát triển đồng bộ cơ chế quản lý
kinh tế, cơ sở hạ tầng và hệ thống dịch vụ... những lĩnh vực này Myanmar
tụt hậu khá xa so với các nước trong khu vực.
- Mỹ, EU tuy đang từng bước tháo dỡ các đạo luật trừng phạt kinh tế đối
với Myanmar, nhưng họ vẫn đang theo dõi chặt chẽ các bước cải cách kinh
tế và hòa hợp dân tộc của chính phủ Myanmar. Cuộc bầu cử Quốc hội 2015
sẽ là "liều thuốc thử" quan trọng để họ bình thường hóa hoàn toàn quan
hệ với Myanmar hay không?
(Còn nữa)
Hoàng Hường
(VNN)
Lan man nghĩ về ba chữ “Tù mọt gông”
Người tù chung thân như Nguyễn Thanh Chấn được gọi là “Tù mọt gông” dù có thể trong trại giam không phải lúc nào anh ta cũng bị cùm hai chân . Người tù cải tạo vô thời hạn không xét xử như Nguyễn Hữu Đang vụ đầu trò Nhân văn Giai phẩm bị nhốt trong một trại giam ở miền sơn cước vô cùng khắc nghiệt và hai chân bị cùm để khỏi trốn trại gọi là “ Tù khổ sai”
Gông hay cùm để xích chân xích tay những người tù
là một thứ công cụ làm bằng gỗ thường thấy trong phim ảnh cổ trang. Nó
không chỉ xích chân tay người tù mà còn xích cả cổ . Bây giờ thì làm
bằng kim loại gọn nhẹ hơn và còn thêm tên còng, “còng số 8”. Khi đọc
lệnh bắt một người mang một cái tội nào đó bao giờ người ta cũng còng
tay người đó dẫn giải ra xe bịt bùng kín mít đề phòng trốn chạy . Vào tù
rồi mới thay còng bằng gông hay cùm
Có lẽ phải đề nghị Bộ Giáo dục đào tạo đưa các kiến
thức này vào sách giáo khoa môn giáo dục công dân vì những thứ này nay
dùng đến nhiều quá
Cha tôi là một nhân sĩ yêu nước sớm giác ngộ cách
mạng đi theo Đảng từ những ngày đất nước còn chưa được độc lập. Vậy mà
cũng đã ba lần phải vào tù , nhà tù của cả quân ta lẫn quân thù !
Lần thứ nhất , ngay trước khi cách mạng tháng Tám
năm 1945 nổ ra, ông bị quân Nhật đóng ở Yên Bái bắt giam cùng với toàn
bộ con trai trong gia đình vì đã liên lạc với Việt Minh ở chiến khu Vần
và giúp họ sáu chục khẩu súng mousqueton để vũ trang chuẩn bị cướp chính
quyền . Hôm đó với tư cách Tri phủ Trấn Yên , họ mời ông lên Đồn Cao (
nơi đóng trụ sở Bộ chỉ huy quân Nhật) làm việc và giữ ông ở lại luôn,
nhốt ông trong một căn nhà bỏ hoang đồng thời xua quân đi bắt các con
trai của ông cả thảy năm người trong đó có một người anh đã tham gia
cùng bố giúp súng cho Viêt Minh bị tra điện dã man . Như thế gọi là “ Tù
giam lỏng “. Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông được giải phóng , được cử
làm Phó chủ tịch Ủy ban lâm thời cách mạng tỉnh Yên Bái rồi sau làm
chánh án Tòa án nhân dân đệ nhị cấp tức Tòa án nhân dân tỉnh Yên Bái ,
chủ tịch Mặt trận Liên Việt tỉnh Yên Bái
Quốc dân đảng của Nguyễn Hải Thần và Vũ Hồng Khanh
theo chân quân Tàu Tưởng cướp chính quyền ở thị xã Yên Bái, đẩy Việt
Minh sang bên kia sông , ông lại bị bắt vì đã giải cứu ông Nguyễn Văn
Phúc Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái . Họ nhốt hai ông trong một nhà tù , hàng
ngày khảo cung . Sau một tháng ông Phúc bị thủ tiêu còn bố tôi được vận
động bởi các đại biểu quốc hội thuộc thành phần quốc dân đảng ở Hà Nội
nên được trả lại tự do . Lẽ ra , bố tôi cứ ở Hà Nội, giã từ con đường
chính trị yêu nước thì cuộc đời yên ổn nhưng ngày 19-12-1946, nghe theo
lời kêu gọi của ông Hồ , ông lại đưa cả gia đình lên Yên Bái tham gia
kháng chiến chín năm để rồi …
Năm 1953 Đảng phát động giảm tô giảm tức, ông bị
quy là địa chủ vì ba cái mẫu ruộng cho phát canh thu tô. Ông bị “ông
Đội” đem ra đấu tố ( Mỗi xã thành lập một Đội cải cách ruộng đất , đội
trưởng do cấp trên cử xuống, họ phát động quần chúng dựa hẳn vào bần cố
nông để đánh gục giai cấp địa chủ bóc lột. Ông đội trưởng có quyền sinh
quyền sát , có thể ra lệnh bắt người này bắt người kia và xử bắn họ . Đã
có hàng ngàn người bị chết oan như vậy mà không biết vì sao họ bị giết
). Một lần nữa bố tôi lại bị bắt . Buổi chiều hôm trước họ triệu bố tôi
lên Ủy ban xã nhốt trong một căn nhà lá tồi tàn . Sợ ông bỏ trốn, những
bần cố nông gọi là “cốt cán” có sáng kiến dùng hai cây chuối để cùm hai
chân ông. Họ dùng dao khoét hai thân cây chuối đủ để lọt hai cổ chân rồi
ép chặt hai thân cây chuối vào vói nhau xong buộc hai đầu . Thế là ông
mất tự do. Hai chân không thể co chỉ có thể duỗi dài , muốn đái ỉa xin
cứ tự nhiên tại chỗ . Chỉ có những người nông dân bị lường gạt và vô học
mới nghĩ ra kiểu cùm như thế . Nó không thể bị mọt nên không có khái
niệm “ Tù mọt gông” nhưng chỉ sau một đêm thôi . Ông có cảm tưởng nó dài
cả ngàn ngày . Hôm sau ông bị lôi ra đấu tố . May quá ! Ông chỉ bị kết
tội bóc lột và phải giảm tô nên không bị xử bắn như một số người địa chủ
khác . May nữa là những người nông dân không biết ông đã bị Nhật và
Quốc dân đảng bắt . Nếu biết chắc chắn ông sẽ bị xử bắn vì tội “phản
động” mà không ai trừ hai ông cộng sản cỡ bự Ngô Minh Loan và Nguyễn Văn
Phúc có thể minh oan cho ông . Năm 1956 Đảng sửa sai , ông được “hạ
thành phần “ xuống “địa chủ kháng chiến” và trước khi chết còn được truy
tặng Huân chương kháng chiến . Từ lúc được trả lại tự do năm 1956 đến
lúc chết năm 1979 , ông- một viên quan lại, một phó chủ tịch Ủy ban cách
mạng lâm thời rồi chủ tịch cái Ủy ban này, chánh án Tòa án Tỉnh, chủ
tịch Liên Việt tỉnh, chủ tịch Hội nuôi quân- sống bằng nghề đan sọt ,
con cái sợ liên lụy không dám về thăm ông. Tuy không bị gông cùm nhưng
cuộc đời của ông chẳng khác gì một Tù khổ sai, một Tù giam lỏng, một Tù
mọt gông như nhân vật trong “ Những người khốn khổ” của Victo Huygo .
Đâu là tư cách của CSVN: ứng viên Hội Đồng Nhân Quyền LHQ?
Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Việt
Nam đã nộp đơn ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC)
cho nhiệm kỳ 2014-2016 và cuộc bầu cử các thành viên mới trong số 47
thành viên của Hội đồng này cũng sẽ diễn ra trong tháng 11/2013.
Như vậy, Việt Nam sẽ cạnh tranh với các nước Trung Quốc, Maldives,
Jordani và Ả Rập Xê Út để dành một trên bốn chiếc ghế đại diện cho vùng
Thái Bình Dương trong hội đồng thiết lập và giám sát Nhân Quyền của thế
giới này.
Ông Phạm Bình Minh và Một phiên họp của Hội đồng Nhân quyền LHQ.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh của nhà nước CSVN khẳng định việc
Chính phủ CS/XHCN/VN quyết định ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ
nhiệm kỳ 2014-2016 nhằm đóng góp nhiều hơn nữa vào các nỗ lực chung của
LHQ và cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ quyền con người. (sic)!?. [1]
Thông thường tính “Hợp Pháp và Uy Tín” là chuẩn mực đầu tiên cao nhất cần phải có của một Chính Phủ quốc gia góp mặt trên chính trường quốc tế.
Tại thời điểm này nếu có ai đó cắt cớ hỏi bộ trưởng Phạm Bình Minh rằng:
xin ngài vui lòng cho biết và viện dẫn một văn bản nào đó nói lên tính
phổ quát hợp pháp do toàn thể nhân dân Việt Nam trực tiếp chọn lựa đảng
CSVN là tập đoàn “độc quyền” duy nhất cai trị đất nước sau khi thống
nhất 2 miền Nam Bắc? Không biết ngài bộ trưởng sẽ trả lời ra sao? Khi ít
nhất vài chục triệu người, một nữa dân số của đất nước (phía Nam vĩ
tuyến 17) không hề có một cơ hội nào sau gần bốn mươi năm (kể từ 1975)
để chọn lựa, dù cái quyền ấy thuộc quyền tối thượng của nhân loại bất kể
nằm trong thể chế chính trị nào, dưới bóng cờ LHQ.
Tính hợp pháp ấy còn là một dấu chấm hỏi lơ lửng nhức nhối như thế thì
sự tuân thủ công pháp về nhân quyền lại là một câu hỏi lớn hơn đối với
“đảng và nhà nước CSVN” Dù họ đã thò tay ký cam kết thực thi Hiến Chương
Nhân Quyền LHQ.
“Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ là nhằm đóng góp nhiều
hơn nữa vào các nỗ lực chung của LHQ và cộng đồng quốc tế trong việc bảo
vệ quyền con người” (Ngoại trưởng Phạm Bình Minh)
“Bảo vệ quyền con người”? Lời nói đạo đức giả ấy không khác là
mấy với lời thoại trong một vở kịch hài – Khi tại quốc gia CS/XHCN/VN
hiện nay quyền của “người chết” còn bị bất chấp đạo lý tước đoạt công
khai, áp đặt, thì nói chi đến quyền của mọi công dân đang còn sống?
Chúng ta, công luận trong và ngoài nước xem, đánh giá và tự hỏi :
“Liệu có một đảng phái hay nhà nước nào trên thế giới này hèn mạt, ti
tiện bởi một nhân cách thù hằn nhỏ nhen “bệnh hoạn” như thế này
không??”
Phương Uyên bên cạnh mộ phần “Huynh” (TT/Ngô Đình Diệm)
Phương Uyên bên cạnh mộ phần “Đệ” (Cố Vấn Ngô Đình Nhu)
Tổng Thống đầu tiên của miền Nam, Việt Nam Cộng Hòa, Ngô đình Diệm và em
ruột Ngô Đình Nhu - Hai ông sinh thời đã kiên định với lập trường của
đảng “Cần Lao Nhân Vị” tuyệt đối độc lập cho quốc gia, chống lại ảnh
hưởng ngoại lai và CN Cộng Sản với khát vọng đưa miền nam thịnh vượng
cất cánh như các quốc gia trung thành với chủ nghĩa Dân Tộc trong khu
vực Asean, cuối cùng 2 ông đã hy sinh vì tận trung với nước – Nhưng mộ
phần gần 40 năm qua vẫn nằm quạnh hiu lại chịu thêm hình phạt là “vô
danh” chỉ được phép ghi trên bia mộ “huynh” (là Anh) và “đệ” (là Em)!?
từ nhà cầm quyền CSVN.
Trong khi đó ông Hồ Chí Minh người đã mang chủ nghĩa CS ngoại lai xa lạ,
một thứ chủ nghĩa độc tài sắt máu đầy tội ác cống nhân loại mà quốc tế
đang nguyền rủa xa lánh, nêu đích danh Hồ chí Minh là một trong những
thủ phạm gây nên nội chiến núi xương sông máu làm hàng triệu người chết
tại VN, áp đặt CNXH/CS lên đầu toàn dân tộc Hùng Vương Âu Lạc, trực tiếp
lãnh đạo đường lối chủ trương đấu tố sát hại 172. 000 đồng bào vô tội
(theo xác định trong tư liệu CCRĐ của CSVN) – Nhưng khi chết Hồ Chí Minh
lại được nằm trong một cái “lăng” đồ sộ.
Không thể có nhận định nào khác hơn, rõ ràng 4000 năm sử Việt đây là một
sự sỉ nhục trực tiếp vào đạo lý dân tộc, không sớm thì muộn lịch sử
nước nhà sẽ đặt lên bàn cân.
“Bảo vệ quyền con người”?? Không biết khi mở miệng nói như thế
ngài bộ trưởng Phạm Bình Minh có biết xấu hổ không? khi thấy mình như là
một kẻ “bịp bợm”? Bởi Ngài thử chỉ ra một người VN nào trong nước “đang
xuất bản một tờ báo tư nhân độc lập” mà được CSVN “bảo vệ quyền con
người” như Hiến Chương nhân quyền LHQ qui định trong:
Điều 19: Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan
điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy
và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua
mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới.
Hay CS/XHCN Việt Nam đang là quốc gia duy nhất trong khối Asean mà không
có bất cứ một tờ báo tư nhân nào được hiện diện, ngược lại báo chí tư
nhân lại được tự do xuất bản tràn ngập trong xã hội các quốc gia láng
giềng Asean!?
Thêm nữa, chỉ tính từ đầu năm 2013 đến nay chúng ta đã chứng kiến nhiều
phiên xử kín nhưng gọi là công khai đầy bất công, phi nghĩa. Cụ thể 22
tín đồ của Hội Đồng Công luật Công án Bia Sơn bị xử tổng cộng một án
chung thân, 300 năm tù và 120 năm quản chế; 14 thanh niên ôn hòa đấu
tranh cho dân chủ bị kết án 82 năm tù và 56 năm quản chế; ông Ngô Hào ở
Phú Yên bị xử 15 năm tù và 5 năm quản chế; 8 tín đồ người Thượng của đạo
Hà Mòn bị xử tù tổng cộng 63 năm tù; luật sư Lê Quốc Quân bị đưa ra xử
về tội kinh tế do đã có các hoạt động dân chủ và nhân quyền. Tổng cộng
đã có 51 công dân Việt Nam bị đưa ra xử án tù vì tội “tuyên truyền chống
nhà nước” theo điều 88 của Bộ luật Hình sự, trong đó có cả các PV báo
chí, blogger.
Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng trăm blogger và các người hoạt động
ôn hòa vì quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, quyền sở hữu ruộng đất
đã bị đánh đập, tạm giữ, sách nhiễu, bỏ tù. Lương tâm thế giới chưa bao
giờ bị một ứng viên vào UNHRC nào thách thức như vậy, ngoài trừ CSVN.
Một câu hỏi đặt ra cho công luận và cho các chóp bu “nhà nước, đảng
CSVN”, Tại sao (trừ Việt Nam) phần còn lại, các thành viên trong khối
Asean không có quốc gia nào diễn ra các trường hợp bắt bớ xét xử kết án
tù thường xuyên công dân nước mình như nói trên? Chắc chắn không có câu
trả lời, bởi “ngậm miệng” để ăn tiền là bản chất của các chóp bu CSVN
hôm nay.
Chúng ta trong và ngoài nước đoàn kết hổ tương mạnh mẽ lên tiếng bằng đủ
loại ngôn ngữ khác nhau trước công luận và HĐ/LHQ cũng như (UNHRC) để
phản đối và có những vận động đối với các phái đoàn quốc gia thành viên
của Liên Hiệp Quốc vạch trần những mưu mô xảo quyệt, đạo đức giả của
CSVN nhằm chen chân vào UNHRC để gián tiếp “hợp pháp hóa” sự độc tài
toàn trị vi phạm nhân quyền tàn bạo của CSVN. Chậm nhất, trước ngày
12/11/2013, các tổ chức nhân quyền quốc tế cần thiết phải mời đại diện
CS/XHCN/Việt Nam đến trả lời trước các bằng chứng vi phạm nhân quyền qua
cuộc chất vấn ứng cử viên để cân nhắc trước khi bỏ phiếu.
_________________________________
Chú thích:
Vì sao nên nỗi?
Theo báo Dân Trí ở trong nước, một vụ án động trời vừa mới xảy ra. Dù đã có chồng và 3 con nhưng Nguyễn Thị Thắm (SN 1981) vẫn lén lút quan hệ với người tình trẻ hơn mình 5 tuổi, khiến gia đình tan vỡ. Bị mẹ ruột ngăn cản, Thắm đã kêu người tình ra tay giết mẹ, cướp tài sản và ném xác xuống sông để phi tang. Hết trích từ Báo Dân Trí.
Người Việt Nam của chúng ta vốn trọng nhân nghĩa và đạo đức làm người. Ngày trước, dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa, học sinh khi mới bước chân vào trường học lớp mẫu giáo thì phải học môn “Đức dục” và câu đầu tiên phải học là: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Lễ nghĩa đạo đức là những gì mà trẻ em khi mới bước chân vào trường học đều phải học. Sau năm 1975, trẻ em vào trường học hầu như là môn “Đức dục” không còn nữa mà thay thế bằng việc nhổi sọ về chính trị, về yêu Hồ Chí Minh, yêu đảng Cộng Sản..mà việc giiáo dục đạo đức làm người đã bị quên lãng. Trẻ em mới bước chân vào trường học đã cho quàng khăn màu đỏ vào cổ còn câu nói “Tiên học lễ hậu học văn” hòan toàn không có. Kết quả là trẻ em khi ra đường gặp người lớn không biết chào hỏi là gì.
Trở lại bản tin của báo Dân Trí vừa đưa ra, con gái xúi tình nhân giết mẹ quả là một hành động quá sức khủng khiếp, vượt qua mọi điều mà người ta không thể nào chấp nhận được. Đạo đức xã hội Việt Nam trong thời đại Cộng Sản lại suy đồi và xuống cấp quá sức nghiêm trọng. Chúng ta cũng có xem những video clip được post trên internet cảnh học sinh nữ đánh nhau một cách dã man bên cạnh những ánh mắt nhìn hờ hững của bạn bè hoặc còn có sự cổ vũ nữa. Cái ác dường như càng ngày càng trở nên thường xuyên xảy ra hơn trên đất nước Việt Nam dưới thời đại Cộng Sản. Cộng Sản Việt Nam đã làm cho những giá trị đạo đức của dân tộc càng ngày càng mai một đi mà thay vào đó là những cái ác, những tính hung hãn mà những thế hệ trước của dân tộc Việt Nam hoàn toàn không có, hoặc nếu có chỉ là một vài trường hợp hãn hữu chứ không trở nên nhiều và phổ biến như trong giai đoạn hiện nay.
Vì đâu mà đạo đức người Việt Nam càng ngày càng trở nên tồi tệ như thế này?
Phi Vũ
Ngày 6 tháng 11 năm 2013
Toàn quốc phản kháng
Mỹ Yên, xứ Nghệ truyền thống “đấu tranh ”
Trực diện chiến đấu chống sói lang cọng sản
Hai mươi xứ đạo Vinh hợp đoàn biểu dương sức mạnh
Mìn plastic nỗ vang nơi trụ sở bí thư xã
Nông dân Văn Giang kiên trì phản kháng
Quyết đòi lại quyền sống, quyền làm người
Nông dân Dương Nội từng trương Khẩu hiệu:
“Nông dân – hỏa tốc – Có Ruộng cày”
Dân oan xứ Đồng Nai lạc loài ra Hà Nội khiếu kiện
Dân oan An Giang lê la nơi công viên Đàm Quảng Xương từ nhiều năm nay
Ngọn lửa Mẹ Bạc Liêu Đặng Thị Kim Liêng rực cháy có ngày
Văn Giang mồ chôn giặc cộng
Tôi tiếc rằng tôi không phải là thi sĩ
Viết nên lời thơ Văn Giang kiêu dũng
Để nối tiếp Bạch Đằng Giang oanh liệt
Tôi tiếc rằng tôi không phải là nhạc sĩ
Viết nên lời ca Văn Giang kiêu hùng
Để nối tiếp “Bạch Đằng Giang
Sông hùng dũng của nòi giống Tiên Rồng
Giống anh hùng Nam, Bắc, Trung “
Tôi chỉ biết một điều theo tâm niệm
Rồi sẽ có một ngày, toàn dân Việt vùng lên
Đánh đuổi bọn giặc cọng mãi quốc cầu vinh
Ra khỏi cánh đồng “Chầu” Phụng Công
Trả lại mãnh đất lịch sử nơi hai Bà Trưng
Mở tiệc khao quân trước khi tiến vào Luy Lâu
Đánh tan bọn xâm lược nhà Đông Hán
Đuổi bọn thái thú Tô Định chạy về Tàu
Ngày nay người dân Văn Giang bất khuất
Quyết nối chí Trưng Nữ Vương liệt oanh
Tái hiện lịch sử từ non hai ngàn năm trước
Đánh đuổi bọn con cháu Tô Định xâm thực
Và cả bọn nội xâm cọng sản chạy về Tàu
Theo lời nguyền Mê Linh:
“Một xin trả sạch nước thù
Hai xin thu lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẽn vẹn sở công lịnh nầy”
(Mùa Thu 2012)
___________________________________
RFA -
Mấy trăm nông dân thuộc ba xã Xuân Quan, Cửu Cao, Phụng Công, huyện Văn
Giang, tỉnh Hưng Yên sáng nay lại phải kéo nhau đến văn phòng Trung
ương Mặt Trận Tổ Quốc tại 46 Tràng Thi, Hà Nội. Mục đích được cho biết
nhằm yêu cầu cơ quan chức năng trung ương có ý kiến với các cấp chính
quyền địa phương có biện pháp cụ thể ổn định trận tự tại địa phương
trước những thành phần bất hảo công khai hoành hành tại đó.
Một người dân đi khiếu kiện trong đoàn cho biết như sau:
“Hôm nay bà con đi độ khoảng 400-500 người thôi. Mục đích sang tại
Mặt trận Tổ quốc là muốn họ giúp dân vì tình hình địa phương hiện nay
rất phức tạp. Phức tạp là chỗ đất mà chúng tôi giữ lại để giữ nguyên
hiện trường chờ đợi giải quyết, hiện nay họ cho máy múc, máy ủi rồi bơm
cát vào khu đồng mà chúng tôi giữ. Đặc biệt nhất là nhóm gọi là xã hội
đen cứ ngông cuồng dao kiếm trong đường làng. Dân chúng tôi không hài
lòng chỗ đó. Bức xúc là ở chỗ đó. Đặc biệt nhất các cháu còn trẻ toàn là
con em địa phương, và điều làm chúng tôi phải suy nghĩ là công an huyện
bảo kê cho chúng làm như thế; nên chúng tôi không chấp nhận điều đó
được.”
Một phụ nữ trong gia đình cho Đài chúng tôi biết sự việc như sau:Trong
khi đó tại phía nam, một hộ gia đình tại khu phố 8, phường Long Bình,
thành phố Biên Hòa từ hôm qua đến hôm nay 6 tháng 11 tỏ ra vô cùng bức
xúc khi một đoàn công tác gồm các lực lượng chức năng đến đóng cọc phân
mốc trên đất của gia đình này mà không có văn bản thông báo theo đúng
qui định của pháp luật.
“Tôi nói đây không phải là cưỡng chế mà là bức chế, vì không hề có
thông báo, không hề có quyết định mà bây giờ bảo gia đình chúng tôi
chống đối. Chúng tôi không nhận là chống đối mà dùng quyền lực áp bức
gia đình tôi để đóng cọc mốc. Chúng tôi đã sống và canh tác trên mảnh
đất này là 27 năm rồi. Tôi nói với anh công an khu vực, đây là quyền sử
dụng, chỉ sau 6 tháng tôi là người có quyền sử dụng. Anh ấy có hỏi tôi
rằng quan trọng là quyền sở hữu. Tôi nói nếu quyền sở hữu thì tôi đấu
tranh kiểu khác chứ không nói bằng miệng như thế này. Không thông báo gì
cả mà hiên ngang vào.
Lực lượng chiều hôm qua: cả công an, cả bộ đội và phường khoảng dưới
50 người. Lực lượng công an đông hơn 10 người với còng, súng… cùng với
một xe thùng nữa. Lực lượng của phường cũng huy động đông hơn, có 4-5
chị em phụ nữ nữa. Theo như anh Châu bên hình sự thành phố nói là phạm
nhân. Còn lực lượng bộ đội xuống khu vực ruộng nhà tôi khoảng trên 100
người. Tôi nghe người ta nói còn rải đều cách khu vực đóng cọc chừng 100
mét đổ ra, họ sợ gia đình chúng tôi khủng bố gì đó; nhưng gia đình
chúng tôi trẻ già, lớn bé chỉ có hơn 10 người và đấu tranh bằng lời,
đúng pháp luật, đúng sự thật.”
Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam báo cáo tại kỳ họp đang diễn ra tại
Hà Nội rằng từ năm 2003 đến năm 2010, các cơ quan chức năng từ cấp địa
phương đến Trung ương tiếp nhận và xử lý trên 1,2 triệu đơn thư khiếu
nại, tố cáo. Trong đó lĩnh vực đất đai chiếm đến 70%.
Trường hợp ba xã ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên là một vụ lớn vẫn chưa
được giải quyết và trường hợp của gia đình vừa nêu tại khu phố 8,
phường Long Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai hẳn sẽ là một vụ mới
nếu như vẫn tiếp diễn như lời người trong cuộc vừa cho biết.
Một Lăng khác cho bác Hồ?
Chào Bác,
Nằm trong ấy chẳng hay bác có biết một cổng thông tin điện tử của nhà
nước anh hai - Thượng tọa Thích Cháu Bác, tức Thích Chân Quang dạy chúng
sinh rằng, Tàu là anh hai của VN- trang mạng 张军棉|CHINA.ORG.CN bầu chọn
10 tòa nhà xấu nhất thế giới, trong đó lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh của
Việt Nam xếp thứ sáu?
Ngoài này cháu ngoan của bác, anh chị nào cũng có vẻ bức xúc tức muốn
hộc máu nhưng sợ anh hai nên không dám hó hé. Vì anh Hai khi nào cũng
đúng và bác cháu ta thì phải cùng nhau luôn luôn chấp hành nghiêm chỉnh
lời anh hai. Chẳng hạn anh hai bảo bác cháu ta phải đạt chỉ tiêu 5% dân
làng là địa chủ trong thời CCRĐ mà đem ra đấu tố là bác cháu ta có ngay,
nếu làng nào toàn là khố rách áo ôm thì cũng rán lên mà tìm cho ra địa
chủ (1); anh hai bảo bắn bà Cát Hanh Long/ Nguyễn Thị Năm là bác
cháu ta rẹc rẹc đạn lên nòng bắn bà cái đùng, bất kể bà ấy là đại ân
nhân của Kách Mạng và có con làm Trung Đoàn Trưởng Bộ đội cụ Hồ (2);
anh hai bảo Hoàng Sa Trường Sa là của anh hai tức thì bác nháy mắt cho
chú Đồng vẩu ký ngay công hàm bán nước 14/9/1958 dâng Hoàng Sa, Trường
Sa cho China(3)... nên khi anh Hai bảo lăng bác trông hệt như “một cái nhà xí công cộng khổng lồ thời Hy Lạp - La Mã” (4) là nó phải là cái nhà xí công cộng...
Thưa bác,
Thực ra thì Tèo nghe đâu trang báo này xuất hiện cả năm nay rồi, các chú
ấy với một rừng CAM mênh mông bất tận đã biết tỏng từ lâu nhưng ỉm lặng
là “bốn tốt”; đúng với tinh thần “mèo dấu kít”, đảng dấu “nhà xí“ bác
là phải đạo cháu ngoan lắm rồi. Nào ngờ nay có tên phản động chống phá
tổ cò tò mò Hoàng Thanh Trúc “bắt được tại trận” anh Hai đang ngồi ị chỗ
miếu đền em út, đem ra lêu lêu giữa làng.
Ai không hiểu cứ chép mồm chặc lưỡi tội nghiệp các chú Cả Lú, Tư Sâu, Ba
Ếch, Hù Hói và những con à chú tương cận đang thời kỳ quá độ bức xúc đủ
thứ nay lại bị áp lực lăng bác đè trên đầu như cái nhà xí công cộng
khổng lồ thời Hy-La.
Thực ra thì các cháu ngoan của bác bức xúc đấy, nhưng các chú ấy cực kỳ
nhạy cảm tinh ý và ăn ý anh Hai lắm. Ngày nay các chú ấy không bá cổ
chụp mặt ôm hôn chùn chụt như bác bá cổ chụp mặt hôn đáo hôn để ông nội
Chu ân Lai năm nào, nhưng lại hai tay ôm cứng lấy tay anh hai như ôm
Điều 4 HP “buông ra là chết”. Nên nhất cử nhất động các chú ấy đánh hơi
được ráo trọi và chấp hành ráo riết.
Anh Hai ví lăng bác như nhà xí công cộng là anh Hai cố bắn tiếng nhắc
nhở em út rằng cái lăng bác đang ngọa nay lạc hậu rồi; lo mà xây lại cái
lăng khác cho hợp thời trang.
Thời bác “đi gặp cụ Mác”, cả bác cháu đều chẳng những vô thần mà còn
báng bổ thần thánh, gọi ông trời bằng thằng. Nhưng nay thì bác đà đổi
mới tư duy bỏ đi bon chen vô chùa dành oản của Phật, còn các cháu thì
nhà nhà nghi ngút khói hương, lại còn khấm khá thêm lên nhờ buôn thần
bán thánh, nhờ úm bà là xương lợn chó ra xương... liệt sĩ.
Xương chó xương lợn mà còn được cái chỗ cắm nến nhang nơi đặt oản, xác
bác ngự trong cái gọi là lăng lừng lựng giữa Ba Đình nhưng tứ bề láng
cóng, chẳng chỗ quà cáp hương hoa.
Các chú ấy thấm nhuần tư tưởng bác “không có gì quý hơn” đ... ập lăng cũ
xây lăng mới, cho nhiều bên đều có lợi có lời. Bác có lăng mới hợp thời
trang; các cháu nhỏ có công ăn việc làm, lớn đã có còn có cơ hội tăng
thêm thu nhập; còn anh hai thì thế nào cũng trúng thầu chứ còn ai vào đó
được. Rồi nếu như đến cuối thế kỷ 21 này chưa xây dựng xong thì chờ
cuối thế kỷ 22 không chừng xoay xong cái CNXH. Khi đó lăng bác sẽ biến
thành trung tâm hành hương cho tín đồ Hồ Giáo, như Thánh địa Mecca của
Hồi Giáo. Khỏi phải tốn công tướng CaCa điều động liên quân người chó đi
cưỡng chế đất nghĩa trang của những kẻ khác để xây lăng bác.
____________________________________
Chú thích:
Thối hoắc tự nhiên… thơm!
Pho tượng đồng được trụ trì Thích Minh
Phượng tự ý đúc, để thay thế bức tượng phật cổ trong chùa Chân Long, bị
người dân trong xã Chàng Sơn kéo ra giữa chợ.
Nguyên Anh (Danlambao) - Đừng
có ai cho là vu khống đây là luận điệu của bọn thế lực thù địch phản
động sau khi xem xong bài này nhé… Dưới sự điều hành đất nước của đảng
CS, Việt Nam đã là một quốc gia tự sướng!
Do niềm tin về những giá trị cao cả của nhân loại đã không còn tồn tại
cho nên họ dễ dàng tìm đến những giá trị thấp hèn hơn là tự sướng để
thỏa mãn cái bản ngã của mình, trong đó không thể không kể đến cái công
ơn trời biển của cái ban tuyên giáo (láo) của Đinh Thế Huynh với nhiều
vị tiền nhiệm như ngài Tô Rựa và các vị trước nữa…
Một quốc gia nghèo nàn nhỏ bé có diện tích chưa bằng một góc một tiểu
bang của các quốc gia khác lại là quốc gia đáng sống nhất thế giới do
bọn báo đài đưa tin?
Đúng rồi! đáng sống nhất hành tinh vì những ai đến đây sẽ được sống với
một bầu không khí ô nhiểm, một nguồn nước nhiểm bẩn và một cái chết bất
thình lình vì những lý do không đâu! Thế nhưng giá nhà đất tại đấy có
cái giá trên trời không hề kém cạnh những quốc gia tiên tiến (!)
Chưa hết đâu, quốc gia này còn tự sướng với tất cả các công dân của
mình, nhà nước thì luôn luôn ca ngợi bản thân đã có công đánh Pháp đuổi
Mỹ dành độc lập cho dân tộc, ca hàng ngày, hàng tháng, hàng năm về cái
được gọi là ưu việt là thần phần tinh hoa của dân tộc còn đằng sau đó là
biến tướng của đảng cầm quyền với vòi xúc tu con bạch tuột thò ra tham
nhũng chi phối hết mọi lĩnh vực xã hội.
Nhà nước thì đã vậy, hạng thứ dân lẽ nào chịu kém?
Mấy ông bà Đại biểu Quốc Hội, Bộ trưởng, Thứ trưởng đều có cái học vị
học hàm đính kèm chức danh, nào là Tiến sỹ, Thạc sỹ, Cữ nhân, nào là Phó
giáo sư, giáo đầu, giáo đĩ ấy vậy mà nếu kiểm tra lý lịch học vấn của
các vị ấy một cách khách quan thì nhiều người trong số đó đã từng tốt
nghiệp hệ tại chức một dạng bổ sung kiến thức chắp vá cá biệt còn có
quan phụ mẫu của tỉnh nào đấy có bằng tiến sỹ của trường đại học nước
ngoài cấp cho hẳn hoi thế nhưng ngài ấy lại chưa hề tốt nghiệp cấp 3
(lớp 12)!
Thành ra các vị ấy làm đâu hư đó, mùi thối bay xa khắp nước nhưng có hề
gì khi đã là đảng viên nằm trong đội ngũ ưu tú và được sự chiếu cố ân
cần của các vị quan bại não của cái bộ được gọi là Chính trị. Thật là
một quốc gia hiếu học và sính lễ nghĩa…
Có thể thấy bất cứ ai là công dân nước này đều có danh thiếp, từ những
chức danh được xã hội nể trọng cho đến hạng thứ dân tầm thường thậm chí
ngay cả anh xe ôm chị xe thồ cũng in cho mình để móc ra cho mọi người
biết mặt:
- Nguyễn văn A-hội viên hội cựu chiến binh-đội viên đội dân phòng - hiệp
sỹ chuyên bắt cướp-thành viên nghiệp đoàn xe lôi bến XYZ!
Nhưng nào đâu đã hết, ngay cả thành phần tu hành cũng không ngoại lệ,
trước đây không lâu có một ông thầy chùa già gần đất xa trời đã in cái
danh thiếp kín mít chức danh làm trò cười cho thiên hạ thì nay lại có
một ông sư (không biết có phải hổ mang không?) làm cái trò mà bọn thứ
dân tự sướng khi tạc tượng vinh danh chính bản thân của mình!
Trích:
"Đột nhiên, hôm 5 tháng 11 vừa qua, vị trụ trì Thích Minh Phượng cho
hay, sẽ làm lễ “hô thần nhập tượng”, an vị một pho tượng mới đặt vào chỗ
tượng cổ trước đây.
Ông Nguyễn Văn Viên nói rằng, thông báo của Hòa Thượng Thích Minh
Phượng khiến dư luận xôn xao. Sự kiện trên còn gây phản ứng mạnh trong
giới tín hữu Phật Giáo và cư dân xã Chàng Sơn, vì cho rằng vóc dáng và
khuôn mặt pho tượng mới y hệt vị trụ trì". [1]
Trên thế giới xưa nay hình như ít có ai tự xây tượng vinh danh mình, thế
nhưng tại quốc gia đấy đó là điều bình thường, có thể giàu quá họ tạc
tượng của mình để ngắm thì chuyện đó không có gì đáng để nói nhưng dùng
một pho tượng Phật mang khuôn mặt mặt mình thì vấn đề khác hoàn toàn!
Có lẽ do mình thối quá, mình xấu xa quá cho nên phải lợi dụng một khuôn
mặt thần tượng tâm linh khoác vào, cũng có thế do mình vĩ cuồng tự thần
thánh hóa chính bản thân của mình (dấu hiệu của bệnh tâm thần!) hoặc
dùng nó vào mục đích lừa mị người dân ngỏ hầu tiếp tục trường tồn như
cái đảng cầm quyền thối hoắc đang ra rả đêm ngày.
Suy cho cùng chuyện nhà sư đức mỏng tiền dầy Thích Minh Phương cũng
không có gì là lạ, cái trơ trẻn của ông sao y cái chính phủ cầm quyền
chỉ biết nói như rồng leo làm như mèo mửa, lúc nào cũng tự ca và tự
sướng cho nên không cần phải học hỏi tấm gương Hỹ Xã Từ Bi của giáo chủ
cõi Ta Bà Đức Thích Ca Mâu Ni, một hoàng tử Ấn Độ đã bỏ hết ngai vàng để
theo tìm đến sự giải thoát cho nhân loại!
Vẫn chưa hết, các trò tự sướng tiếp tục tiếp diễn trong một xã hội được
điều hành bằng những tên tự sướng, họ vẫn tiếp tục đưa mặt trái ra trình
làng với những hào quang đẹp đẽ còn khuôn mặt thật của những tên thoái
hóa, tham nhũng, cường quyền, làm láo, bốc phét, ăn bẩn thì được dấu kín
như bưng!
Vì vậy không ngạc nhiên khi lâu lâu bọn bồi bút lại vinh danh người giàu
nhất Việt Nam, tỷ phú đô la, đại gia đỏ, anh hùng dân tộc, chủ nghĩa
anh hùng, chế độ ưu việt… chung quy cũng chỉ vì thối quá nên phải làm
màu…
Người xưa thường nói Hữu xạ tư nhiên hương quả thật không sai nhưng tại
Việt Nam có lẽ nên sửa lại thành: Thối hoắc tự nhiên… thơm!
danlambaovn.blogspot.com
___________________________________
Chú thích:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét