Ông Hà Vũ tuyệt thực 'đã hơn hai tuần'
Ông Cù Huy Hà Vũ (trái) đang tuyệt thực suốt nửa tháng, theo gia đình ông
Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, tù nhân chính trị đang thụ án 7 năm tù giam do bị
khép vào điều 88 của Bộ luật hình sự của Việt Nam, đang có tình trạng
sức khỏe nghiêm trọng trong khi tuyệt thực hoàn toàn liên tục suốt nửa
tháng ở trong tù, theo xác nhận của người nhà ông.
Hôm 10/6, bà Nguyễn Thị Dương Hà, luật sư đồng thời là vợ của ông Hà Vũ nói với BBC ông Hà Vũ từ chối ăn uống để phản đổi trại giam số 5 ở tỉnh Thanh Hóa vi phạm nhiều quyền chính đáng của ông, trong lúc sức khỏe có dấu hiệu suy kiệt khi ông chỉ uống nước mà từ chối ăn uống bất cứ thứ gì khác.
Cùng ngày, bác sỹ Phạm Hồng Sơn, cựu tù nhân chính trị, tuyên bố ông tuyệt thực tại gia để ủng hộ, chia sẻ với ý chí và hoàn cảnh của ông Hà Vũ, và dự đoán chính quyền chắc chắn phải có những động thái sớm để đáp ứng trước vụ tuyệt thực của tiến sỹ luật học.
Hôm thứ Hai, bà Dương Hà nói với BBC: "Tính đến hôm nay đã là 15 ngày rồi, chồng tôi, tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ vẫn đang tuyệt thực ở nhà tù, trại giam số 5, Thanh Hóa, để phản đối giám thị Lường Văn Tuyến không trả lời những đơn thư tố cáo cũng như tất cả những yêu cầu rất con người, rất đúng pháp luật của tiến sỹ."
Luật sư Dương Hà cho hay bà đã bị Tổng cục VIII của Bộ Công an, cơ quan chuyên theo dõi về thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, từ chối yêu cầu được thăm viếng với tư cách luật sư của chính chồng bà. Bà nói:
"Rất tiếc hôm nay tôi vào xin giấy để vào thăm tiến sỹ luật ở trong trại giam hiện đang tuyệt thực thì Tổng cục VIII họ không cấp giấy cho. Và họ nói là nên vào với tư cách gia đình, và với tư cách gia đình, thì 1/6 tôi cũng đã vào mất rồi, cho nên lúc này tôi không còn phương cách nào để vào,
"Nhưng tôi biết rất chắc chắn qua một nguồn tin đáng tin cậy là anh ấy vẫn đang tuyệt thực, bởi vì là hiện tại anh ấy vẫn chưa được đáp ứng bất kể một cái gì"
Về tình hình sức khỏe của ông Hà Vũ, bà Dương Hà cho biết:
"Hiện tại tôi biết là anh ấy đã giảm 6 kg rồi, sức khỏe rất là yếu vì anh ấy tuyệt đối không ăn một cái gì, trừ uống nước, ngay cả sữa cũng không uống, dứt khoát không ăn một cái gì để phản đối."
Ông nói: "Theo kinh nghiệm của tôi, tôi đánh giá rằng sự vụ của anh Cù Huy Hà Vũ, có thể nói hiện nay là một trong số ít những người tù nhân chính trị mà chính quyền hiện nay quan tâm nhất và họ cũng phải lưu ý nhất...
"Anh ấy là một nhân vật mà chính quyền hiện nay phải đắn đo và phải tính toán từng hành vi, hành động, trong việc xử sự với anh Cù Huy Hà Vũ, nhất là bảo đảm tính mạng cho anh ấy chứ không phải là bất chấp tất cả như chúng ta thường cảm nhận thấy,
"Vì theo tôi, chính quyền độc tài dù có ngang ngược đến mấy, họ vẫn không phải là những người mất hết trí khôn, họ luôn luôn có những tính toán làm sao có lợi nhất."
Bác sỹ Sơn nhắc lại việc chính quyền từng giảm án hoặc trao trả tự do trước thời hạn cho các tù nhân chính trị và liên hệ với trường hợp của ông Hà Vũ:
"Chúng ta từng thấy rằng họ đã từng chấp nhận giảm án rất nhiều cho các tù nhân chính trị hoặc thả những tù nhân chính trị trước thời hạn, thì chúng ta cũng biết, đối với anh Cù Huy Hà Vũ, theo cảm nhận của tôi, chính quyền không phải là bất chấp tất cả đâu.
"Họ cũng đều tính toán để sao họ có lợi nhất, nếu áp lực chúng ta đủ mạnh, công luận chúng ta đủ quan tâm, thì tôi nghĩ chúng ta có thể đạt những kết quả khả quan, nhất là bảo đảm được tính mạng cho anh Cù Huy Hà Vũ, ít nhất là anh không bị tuyệt thực quá lâu, dẫn đến suy kiệt,
"Có những trường hợp suy kiệt mà y tế không cấp cứu kịp thì điều đó là điều đáng tiếc, tôi nghĩ thế," nhà hoạt động vì dân chủ đang tuyệt thực tại gia nói.
Hôm thứ Hai trên trang blog "Như cây tre Việt Nam" của mình, bác sỹ Sơn tuyên bố ông hưởng ứng lời kêu gọi của nhiều người khác và tuyệt thực nhằm chia sẻ và đoàn kết với tiến sỹ Hà Vũ.
Ông viết trên blog: "Chúng ta – những người yêu mến Tự do và đang còn ở ngoài nhà tù – cần phải làm một điều gì đó nhiều hơn là viết bài hay chỉ xướng lên tiếng nói ủng hộ xót xa. Cho đến nay không có dấu hiệu nào cho thấy ông Vũ đã dừng tuyệt thực.
"Vì những lẽ trên, tôi quyết định tự nguyện tuyệt thực 07 ngày đêm kể từ ngày 10/06/2013 đến ngày 17/06/2013 tại nhà riêng để bày tỏ sự khâm phục và chia sẻ tinh thần đấu tranh và những rủi ro mà Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đang đối mặt.
"Đồng thời sự tuyệt thực này cũng là một bày tỏ đồng cảm, chia sẻ với tất cả những người đã và đang chịu sự sách nhiễu, bách hại của cường quyền tại Việt Nam."
Về phần mình, vợ của Tiến sỹ Hà Vũ, luật sư Dương Hà cho BBC hay cảm nghĩ của bà và gia đình ông Hà Vũ khi biết tin nhiều người tuyệt thực vì chồng bà.
"Thực ra cũng an ủi được chúng tôi rất nhiều trong việc có nhiều người đã đồng hành với chồng tôi, hiện tại đó là niềm vui duy nhất đối với gia đình tôi trong lúc bối rối như thế này," bà nói với BBC.
(BBC)
Hôm 10/6, bà Nguyễn Thị Dương Hà, luật sư đồng thời là vợ của ông Hà Vũ nói với BBC ông Hà Vũ từ chối ăn uống để phản đổi trại giam số 5 ở tỉnh Thanh Hóa vi phạm nhiều quyền chính đáng của ông, trong lúc sức khỏe có dấu hiệu suy kiệt khi ông chỉ uống nước mà từ chối ăn uống bất cứ thứ gì khác.
Cùng ngày, bác sỹ Phạm Hồng Sơn, cựu tù nhân chính trị, tuyên bố ông tuyệt thực tại gia để ủng hộ, chia sẻ với ý chí và hoàn cảnh của ông Hà Vũ, và dự đoán chính quyền chắc chắn phải có những động thái sớm để đáp ứng trước vụ tuyệt thực của tiến sỹ luật học.
Hôm thứ Hai, bà Dương Hà nói với BBC: "Tính đến hôm nay đã là 15 ngày rồi, chồng tôi, tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ vẫn đang tuyệt thực ở nhà tù, trại giam số 5, Thanh Hóa, để phản đối giám thị Lường Văn Tuyến không trả lời những đơn thư tố cáo cũng như tất cả những yêu cầu rất con người, rất đúng pháp luật của tiến sỹ."
Luật sư Dương Hà cho hay bà đã bị Tổng cục VIII của Bộ Công an, cơ quan chuyên theo dõi về thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, từ chối yêu cầu được thăm viếng với tư cách luật sư của chính chồng bà. Bà nói:
"Rất tiếc hôm nay tôi vào xin giấy để vào thăm tiến sỹ luật ở trong trại giam hiện đang tuyệt thực thì Tổng cục VIII họ không cấp giấy cho. Và họ nói là nên vào với tư cách gia đình, và với tư cách gia đình, thì 1/6 tôi cũng đã vào mất rồi, cho nên lúc này tôi không còn phương cách nào để vào,
"Nhưng tôi biết rất chắc chắn qua một nguồn tin đáng tin cậy là anh ấy vẫn đang tuyệt thực, bởi vì là hiện tại anh ấy vẫn chưa được đáp ứng bất kể một cái gì"
Về tình hình sức khỏe của ông Hà Vũ, bà Dương Hà cho biết:
"Hiện tại tôi biết là anh ấy đã giảm 6 kg rồi, sức khỏe rất là yếu vì anh ấy tuyệt đối không ăn một cái gì, trừ uống nước, ngay cả sữa cũng không uống, dứt khoát không ăn một cái gì để phản đối."
'Chính quyền phải đắn đo'
"Nếu áp lực chúng ta đủ mạnh, công luận chúng ta đủ quan tâm, thì tôi nghĩ chúng ta có thể đạt những kết quả khả quan, nhất là bảo đảm được tính mạng cho anh Cù Huy Hà Vũ, ít nhất là anh không bị tuyệt thực quá lâu, dẫn đến suy kiệt" - Bác sỹ Phạm Hồng SơnHôm 10/6, bác sỹ Phạm Hồng Sơn, đánh giá về "ngưỡng" phản ứng mà chính quyền sẽ phải xử lý, đáp ứng trong trường hợp ông Hà Vũ, một tù nhân lương tâm đặc biệt theo ông Sơn, tuyệt thực.
Ông nói: "Theo kinh nghiệm của tôi, tôi đánh giá rằng sự vụ của anh Cù Huy Hà Vũ, có thể nói hiện nay là một trong số ít những người tù nhân chính trị mà chính quyền hiện nay quan tâm nhất và họ cũng phải lưu ý nhất...
"Anh ấy là một nhân vật mà chính quyền hiện nay phải đắn đo và phải tính toán từng hành vi, hành động, trong việc xử sự với anh Cù Huy Hà Vũ, nhất là bảo đảm tính mạng cho anh ấy chứ không phải là bất chấp tất cả như chúng ta thường cảm nhận thấy,
"Vì theo tôi, chính quyền độc tài dù có ngang ngược đến mấy, họ vẫn không phải là những người mất hết trí khôn, họ luôn luôn có những tính toán làm sao có lợi nhất."
Bác sỹ Sơn nhắc lại việc chính quyền từng giảm án hoặc trao trả tự do trước thời hạn cho các tù nhân chính trị và liên hệ với trường hợp của ông Hà Vũ:
"Chúng ta từng thấy rằng họ đã từng chấp nhận giảm án rất nhiều cho các tù nhân chính trị hoặc thả những tù nhân chính trị trước thời hạn, thì chúng ta cũng biết, đối với anh Cù Huy Hà Vũ, theo cảm nhận của tôi, chính quyền không phải là bất chấp tất cả đâu.
"Họ cũng đều tính toán để sao họ có lợi nhất, nếu áp lực chúng ta đủ mạnh, công luận chúng ta đủ quan tâm, thì tôi nghĩ chúng ta có thể đạt những kết quả khả quan, nhất là bảo đảm được tính mạng cho anh Cù Huy Hà Vũ, ít nhất là anh không bị tuyệt thực quá lâu, dẫn đến suy kiệt,
"Có những trường hợp suy kiệt mà y tế không cấp cứu kịp thì điều đó là điều đáng tiếc, tôi nghĩ thế," nhà hoạt động vì dân chủ đang tuyệt thực tại gia nói.
Hôm thứ Hai trên trang blog "Như cây tre Việt Nam" của mình, bác sỹ Sơn tuyên bố ông hưởng ứng lời kêu gọi của nhiều người khác và tuyệt thực nhằm chia sẻ và đoàn kết với tiến sỹ Hà Vũ.
Ông viết trên blog: "Chúng ta – những người yêu mến Tự do và đang còn ở ngoài nhà tù – cần phải làm một điều gì đó nhiều hơn là viết bài hay chỉ xướng lên tiếng nói ủng hộ xót xa. Cho đến nay không có dấu hiệu nào cho thấy ông Vũ đã dừng tuyệt thực.
"Vì những lẽ trên, tôi quyết định tự nguyện tuyệt thực 07 ngày đêm kể từ ngày 10/06/2013 đến ngày 17/06/2013 tại nhà riêng để bày tỏ sự khâm phục và chia sẻ tinh thần đấu tranh và những rủi ro mà Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đang đối mặt.
"Đồng thời sự tuyệt thực này cũng là một bày tỏ đồng cảm, chia sẻ với tất cả những người đã và đang chịu sự sách nhiễu, bách hại của cường quyền tại Việt Nam."
Về phần mình, vợ của Tiến sỹ Hà Vũ, luật sư Dương Hà cho BBC hay cảm nghĩ của bà và gia đình ông Hà Vũ khi biết tin nhiều người tuyệt thực vì chồng bà.
"Thực ra cũng an ủi được chúng tôi rất nhiều trong việc có nhiều người đã đồng hành với chồng tôi, hiện tại đó là niềm vui duy nhất đối với gia đình tôi trong lúc bối rối như thế này," bà nói với BBC.
(BBC)
Phó Chủ tịch Hà Nội đang rửa ghế bị Bộ Công an vồ hụt
Ông Nguyễn Văn Khôi, Phó Chủ tịch UBND Thành phố HN |
Gần chục năm sau ngày đồng chí Phó Chủ tịch Hà Nội (Nguyễn Triệu Hải)
phụ trách công tác Giáo dục, Văn Xã bị Công an bắt quả tang bên các
người đẹp tại Quảng Bá (Tây Hồ) trong một vụ cực kỳ tai tiếng thì năm
2007 một Phó Chủ tịch khác của Thủ đô lại bị Bộ Công an vồ hụt khi “rửa
ghế” theo phong cách VIP tại khách sạn riêng của đ/c Phạm Quốc Trường
(nguyên Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở GTCC Hà Nội) trên Tam
Đảo.
Ngày 13/7/2007, tại kỳ họp thứ 9 HĐND TP Hà Nội khóa XIII đồng chí
Nguyễn Văn Khôi (lúc đó đang làm Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc
Sở Giao thông Công chính Hà Nội) được bầu giữ chức Phó chủ tịch UBND TP
Hà Nội thay thế Đỗ Hoàng Ân (nghỉ hưu) phụ trách giao thông, xây dựng
cơ bản và các Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước thuộc Hà Nội (trong
đó có Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội) – đơn vị bao thầu tổ
chức vụ rửa ghế cho đ/c Nguyễn Văn Khôi, tân Phó Chủ tịch UBND Thành
phố, đêm 17 rạng sáng 18/8/2007 tại khách sạn An Phú của vợ chồng Trường
– Liên (Phạm Quốc Trường, nguyên Thành ủy viên, nguyên Giám đốc sở GTCC
Hà Nội).
Đ/c Nguyễn Văn Khôi, sinh ngày 13/3/1954 tại Hà Nội. Trình độ chuyên
môn: cấp thoát nước. Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp. Hộ khẩu thường
trú tại phường Vĩnh Phúc, Ba Đình.
Khách sạn An Phú (AN lành mà lại PHÚ quý) cực kỳ bề thế của vợ chồng
Trường – Liên nằm sát với các biệt thự nghỉ mát trước đây giành riêng
cho các cụ Bộ Chính trị được xây với kinh phí mấy chục tỉ.
Là khách sạn nhưng An Phú không nhằm mục đích kinh doanh thông thường mà
chỉ là nơi gia đình chủ nhân nghỉ cuối tuần và là nơi ông bà chủ Trường
Liên tiếp khách VIP từ Hà Nội. Để phục vụ khách tận tình, chu đáo, vợ
chồng Trường – Liên tuyển gần chục em “hoa hậu vùng” trẻ trung, xinh đẹp
phục vụ ngày đêm.
Trong cái nóng tháng 8, đúng 5 giờ chiều ngày làm việc cuối tuần, thứ
Sáu 17/8/2007, “phái đoàn” gồm hơn 20 chục xe ô-tô sang trọng đi rửa ghế
cho tân Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Khôi rầm rộ lăn bánh khỏi Hà Nội tiến
về khu nghỉ mát Tam Đảo. Lãnh đạo đoàn gồm các đồng chí Nguyễn Văn Khôi,
Phạm Quốc Trường, Nguyễn Văn Kiên, Chủ tịch HĐQT, Đỗ Hữu Dũng (Phó Tổng
giám đốc Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội), Thượng tá Công
an Chung Minh (về sau làm thư ký riêng một thời gian cho đ/c Khôi). Sở
dĩ Tổng Cty Đầu tư Phát triển nhà Hà Nội được tín nhiệm “chọn mặt gửi
vàng” vì đây là Tổng do con rể Đỗ Hoàng Ân (cựu Phó Chủ tịch HN) thao
túng, là vua các dự án bất động sản Hà Nội, là con gà đẻ trứng vàng cho
lãnh đạo Thủ đô. Đây cũng là doanh nghiệp sân sau giúp sức “lobby” ghế
Phó cho đồng chí Khôi.
Lên đến Tam Đảo, sau màn các đệ ca tụng tài năng và trí tuệ của lãnh đạo
cùng tiệc rượu linh đình túy lúy với bao đặc sản địa phương, đến khoảng
9 giờ tối thì đồng chí Khôi hạ lệnh “bãi chầu, tùy nghi di tản”. Mấy
đ/c thích cờ bạc thì kéo nhau lên phòng… “họp kín”. Một số thì đi “họp
hở”. Riêng đồng chí Khôi thì được bố trí vào “mật thất”.
Đúng 1 giờ sáng ngày 18/8/2007, khi mọi người trong khách sạn đang “say
sưa công việc” thì tổ công tác đặc biệt của Cục CSHS Bộ Công an (lúc đó
còn gọi là C14) cùng nhiều lính Hình sự của Công an Vĩnh phúc ập vào các
buồng, khống chế mọi đối tượng. Camera quay chụp liên hồi.
Tại phòng 404, các đ/c Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng GĐ Nhà Hà Nội bị bắt quả
tang đang đánh bạc. Tang vật thu giữ tại chỗ gồm hơn 110 triệu đồng cùng
một số lượng lớn ngoại tệ. Đối tượng từ các phòng lần lượt được gom
xuống sảnh để Công an đưa về trại giam. Điểm đi điểm lại, tìm kiếm rất
lâu mà “con cá to” Nguyễn Văn khôi vẫn lặn đâu đó mất tăm tích. Con rể
Đỗ Hoàng Ân cũng bị còng tay tống vào xe thùng.
Vụ để xổng “con cá to” này khiến Bộ CA nghi ngờ cán bộ CA Vĩnh Phúc “hai
mang” nên “dích” tin cho đ/c Khôi và “ăn mảnh”. Một số cán bộ của CA
tỉnh Vĩnh Phúc trực tiếp tham gia bị kiểm điểm lên xuống: Thượng tá Điêu
Văn Thoả (Trưởng phòng PC 14 CA tỉnh Vĩnh Phúc), Trung tá Nguyễn Trần
Anh (Phó phòng PC 14), Trung tá Lê Anh Dũng (Trưởng CA thị trấn Tam
Đảo), Thiếu tá Nguyễn Hải Khanh (Phó CA thị trấn).
Ngay sau vụ bắt hụt Phó Chủ tịch Hà Nội, Thượng tướng Lê Thế Tiệm, Thứ
trưởng Bộ Công an bèn “chuyển thể tuồng thành cải lương”. Đồng chí họp
báo, chỉ đạo điều tra nguồn gốc số tiền với kịch bản như vụ bắt gã Công
an lái xe riêng của Hải “trắng” (Trưởng Phòng CSGT Hà Nội) đánh bạc tại
công viên Bách Thảo rồi lần ra vụ PMU18 của Dũng “tổng”.
Thành ủy Hà Nội cũng sốt sắng triệu tập cuộc họp bất thường do Bí thư
Phạm Quang Nghị chủ trì. Đồng chí Bí thư Nghị nhấn mạnh: Đây là những
cán bộ có phẩm chất tốt, có trách nhiệm với tổng công ty, hàng năm các
đồng chí này đều được khen thưởng vì có thành tích tốt. Tuy nhiên, vì
những phút lơ là mà vô tình vi phạm. Đề nghị kiểm điểm, rút kinh nghiệm
sâu sắc.
Sau cuộc họp bất thường của thành ủy Hà Nội nói trên, Phó Chánh văn
phòng UBND thành phố Nguyễn Văn Thịnh được chỉ đạo ra thông báo với báo
chí rằng đây là một Hội thảo khoa học kỹ thuật về cầu đường. Đồng thời
thành ủy “phím” Tổng Công ty Đầu tư và phát triển hạ tầng Hà Nội
(Handico) làm báo cáo gửi lên thành ủy giãi bày và “nhờ” thành ủy trao
đổi với C14 cho các cán bộ đánh bạc được tại ngoại. Báo cáo này còn
khẳng định các cán bộ bị bắt đều là Đảng viên với bản lĩnh chính trị
vững vàng, có lối sống tốt, có nhiều đóng góp cho nhà nước và xã hội, có
đồng chí là thương binh, sức khỏe kém, có con nhỏ, do chưa nhận thức
đầy đủ về pháp luật nên chỉ vô tình vượt quá mức độ “chơi giải trí”. Văn
bản đề nghị Thường trực thành uỷ và UBND thành phố: Trao đổi và làm
việc với C14 xem xét tạo điều kiện cho các đồng chí trên được tại ngoại
để Handico có điều kiện giáo dục các đồng chí ấy.
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Quốc Triệu chúc mừng hai tân Phó Chủ tịch Hà Nội ngày 13/7/2007 ngay sau khi được bầu (Nguyễn Văn Khôi và nguyên sỹ quan Công an Vũ Hồng Khanh). |
Cuối cùng cả C14, cả Thứ trưởng Bộ Công an vào cuộc cũng chỉ đủ gãi ngứa
bởi Tổng Handico là Tổng mạnh nhất Hà Nội lúc đó với hàng trăm dự án
địa ốc đang hái ra tiền. Tuy nhiên, vụ khách sạn An Phú cũng đủ chặn
đường lên Thứ trưởng Bộ XD của đ/c Nguyễn Văn Khôi. Thượng tá Công an
Trần Danh Lợi (lúc đó là Thành ủy viên, Quyền Giám đốc Sở GTCC) vì không
“nhiệt tình” trong chiến dịch giải oan vụ trên nên bị biếm chức quyền
Giám đốc sở. Thay vào là đ/c Nguyễn Quốc Hùng (Giám đốc Ban quản lý dự
án Tả Ngạn) đệ cứng của đ/c Bí thư Nghị.
Thượng tướng Lê Thế Tiệm sau đó phải trả giá vụ này do dám gây sự với
tập thể lãnh đạo Thủ đô mà đứng đầu là đồng chí Ủy viên BCT, Bí thư
thành ủy. Sở dĩ suất vào Ban Bí thư của đồng chí Tiệm bị “đóng băng” là
do có ý kiến phản đối mạnh mẽ của “một đồng chí ” trong Bộ Chính trị.
Đến bây giờ vụ đồng chí Khôi thoát nạn tại khách sạn An Phú vẫn là điều
bí ẩn. Chỉ Thượng tá Công an Chung Minh (thư ký riêng) và một vài Công
an Vĩnh Phúc nắm rõ.
(Blog Cầu Nhật Tân)
Ai có thể đánh bại được Cộng sản?
Nhìn lại lịch sử tranh chấp giữa hai khối tư bản và Cộng sản trong gần
suốt thế kỷ 20, nhận xét đầu tiên người ta có thể rút ra là: Không ai có
thể đánh bại được Cộng sản.
Nhận xét ấy được hỗ trợ bởi hai bằng chứng:
Thứ nhất, trên phạm vi toàn cầu, trong 70 năm đầu tiên, chủ nghĩa Cộng
sản phát triển cực nhanh, nhanh đến độ dường như không có ai và không có
cái gì có thể ngăn cản được. Ra đời tại Nga năm 1917, năm năm sau,
1922, Liên bang Xô Viết được thành lập với vai trò nòng cốt của Nga,
châu tuần bởi các nước láng giềng nhỏ của Nga, như Ukraine, Belarus,
Georgia, Armenia và Azerbaijan. Sau đó, một số nước khác bị sáp nhập vào
Liên bang Xô Viết, như Estonia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Latvia,
Lithuania, Moldova, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan. Đến giữa
thập niên 1980, Liên bang Xô Viết, với diện tích trên 22 triệu cây số
vuông và đường biên giới trên 60.000 km, chiếm đến một phần sáu diện
tích trái đất, rộng bằng cả Bắc Mỹ. Năm 1945, sau Đệ nhị thế chiến, một
số nước thuộc Trung Âu và Đông Âu lần lượt rơi vào tay Cộng sản:
Albania, Ba Lan, Bosnia, Bulgaria, Croatia, Đông Đức, Hungary,
Macedonia, Montenegro, Romania, Serbia, Slovakia, Slovenia, Tiệp Khắc,
Nam Tư. Sau đó nữa là các nước thuộc châu Á và châu Phi, như Trung Quốc,
Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Afghanistan, Campuchia, Congo, Mông Cổ,
Yemen, Angola, Benin, Congo, Ethiopia, Somalia, Eritrea và Mozambique.
Vào giữa thập niên 1980, khối Cộng sản rất mạnh, chiếm một phần ba dân
số thế giới. Cho đến lúc ấy, câu khẩu hiệu chủ nghĩa Marx-Lenin hoặc chủ
nghĩa Cộng sản bách chiến bách thắng vang lên khắp nơi. Dân chúng ở các
nước Cộng sản, vốn bị nhồi sọ, tin điều đó, đã đành. Ngay phần lớn dân
chúng ở Tây phương, tuy biết tất cả những mặt trái đầy tiêu cực của chủ
nghĩa Cộng sản, vẫn không tin là Tây phương có thể đánh bại được Cộng
sản.
Thứ hai, dù cả hai bên, tư bản và Cộng sản, lúc nào cũng cố gắng tự kiềm
chế, nhưng ít nhất cũng có hai nơi cuộc chiến tranh lạnh đã biến thành
chiến tranh nóng: Ở Triều Tiên trong ba năm, 1950-1953, và ở Việt Nam,
từ 1954 đến 1975. Ở trận chiến đầu, hai bên hòa nhau, Triều Tiên bị chia
đôi, Nam và Bắc. Điểm phân cách vẫn là vĩ tuyến 38, đúng với quyết định
của phe Đồng Minh trong hội nghị Potsdam vào tháng 8 năm 1945. Ở trận
chiến sau, Mỹ tự nhận là thua sau khi rút khỏi Việt Nam vào tháng 4 năm
1975. (Về điểm này, tôi có phân tích khá kỹ trong bài “1975: Việt Nam có
thắng Mỹ?”. Ở đây, tôi tạm thời chấp nhận cách nhìn quen thuộc và phổ
biến để khỏi bị gián đoạn mạch lý luận trong bài viết này.)
Có điều, từ nhận xét nêu ở đầu bài viết, không ai có thể đánh bại được
Cộng sản, người ta lại chứng kiến một sự kiện oái oăm vào thời điểm bản
lề giữa hai thập niên 1980 và 1990: chủ nghĩa Cộng sản đã bị sụp đổ trên
phạm vi toàn cầu. Cái gọi là “sụp đổ” ấy có hai mức độ: sụp đổ hoàn
toàn và sụp đổ một phần, hơn nữa, phần lớn. Nhưng dù sụp đổ hoàn toàn
hay sụp đổ một phần thì cũng vẫn là sụp đổ. Một sự sụp đổ lớn lao, nhanh
chóng, và đặc biệt, hoàn toàn nằm ngoài dự kiến của mọi người ở mọi
phía.
Sự sụp đổ hoàn toàn diễn ra ở Nga, Đông Âu, Trung Âu, Trung Đông, Trung Mỹ và châu Phi.
Trước hết, ở châu Âu, chỉ trong vòng chưa tới ba năm, toàn bộ các đảng
Cộng sản đang nắm quyền sinh sát gần như tuyệt đối ở Đông Âu và Trung Âu
đều mất sạch quyền hành; chế độ độc đảng trở thành đa đảng; bầu cử tự
do được tổ chức khắp nơi, các thành phần đối lập hoặc lên cầm quyền hoặc
được chia quyền (ở Ba Lan, ngày 4/6/1989; Turkmenistan 7/1/1990;
Uzbekistan 18/2/1990; Lithuania 24/2/1990; Moldova 25/2/1990; Kyrgyzstan
25/2/1990; Belarus 3/3/1990; Nga 4/3/1990; Ukraine 4/3/1990; Đông Đức
18/3/1990; Estonia 18/3/1990; Latvia 18/3/1990; Hungary 25/3/1990;
Kazakhstan 25/3/1990; Slovenia 8/4/1990; Croatia 24/4/1990; Romania
20/5/1990; Armenia 20/5/1990; Tiệp Khắc 8/6/1990; Bulgaria 10/6/1990;
Azerbaijan 30/9/1990; Georgia 28/10/1990; Macedonia 11/11/1990; Bosnia
& Herzegovina 18/11/1990; Serbia 8/12/1990; Montenegro 9/12/1990; và
Albania 7/4/1991). Liên bang Xô Viết tan rã. Hầu hết các quốc gia trước
đây bị sáp nhập vào Liên bang đều tuyên bố độc lập hoặc tự trị. Ngay cả
ở Nga, đảng Cộng sản không những bị mất quyền mà còn bị khinh bỉ và tẩy
chay, không còn đóng vai trò gì trên bàn cờ chính trị quốc nội.
Xin lưu ý; sự sụp đổ của chế độ Cộng sản ở các nước trên đều diễn ra rất
gọn gàng, không gây xáo trộn và đặc biệt, không đổ máu, trừ Romania,
nơi Ceaușescu bị lật đổ và giết chết, kéo theo cái chết của khoảng 1.100
người khác.
Sự sụp đổ ấy nhanh chóng lan sang các vùng khác, đặc biệt các vùng Trung
Mỹ, Trung Đông và châu Phi. Năm 1990, ở Nicaragua, sau một cuộc bầu cử
tự do, đảng Cộng sản mất quyền; ở Angola, cuộc chiến giữa Cộng sản và
phe chống Cộng chấm dứt; năm 1991, ở Ethiopia, Trung tá Mengistu Meriam,
nhà độc tài Cộng sản từng thống trị đất nước suốt gần 15 năm, chạy trốn
khỏi đất nước, và Eritrea tuyên bố tách khỏi Ethopia, trở thành độc lập
và từ bỏ chủ nghĩa Cộng sản. Ở Trung Đông, năm 1990, chế độ Cộng hoà
Dân chủ Nhân dân Yemen bị sụp đổ, sau đó, hợp nhất với Nam Yemen, thành
lập nước Cộng hòa Yemen; ở Afghanistan, chế độ Cộng sản của Najibullah
sụp đổ vào mùa xuân 1992.
Sự sụp đổ một phần diễn ra ở Trung Quốc, Lào, Cuba và Việt Nam.
Chế độ Cộng sản, như nó từng tồn tại từ năm 1917 đến cuối thập niên
1980, dựa trên ba nền tảng chính: Về ý thức hệ, dựa trên chủ nghĩa
Marx-Lenin; về kinh tế, dựa trên chính sách quốc hữu hóa và nguyên tắc
kế hoạch hóa tập trung; và về bộ máy quyền lực, dựa trên sức mạnh độc
tôn của đảng, công an và quân đội. Ở cả bốn quốc gia kể trên, từ đầu
thập niên 1990, nền tảng ý thức hệ coi như đã bị phá sản; nền tảng kinh
tế cũng bị biến chất theo chiều hướng tư bản hóa. Trên cái thế kiềng ba
chân của chế độ, hai chân đã bị sụp. Chỉ còn một chân là bộ máy quyền
lực. Gọi chế độ Cộng sản ở bốn quốc gia này bị sụp đổ một phần, thậm
chí, phần lớn, là vậy.
Trên thế giới hiện nay, chỉ có một quốc gia duy nhất còn giữ được chế độ
Cộng sản chính thống và “truyền thống” trước năm 1990, đó là Bắc Triều
Tiên. Tuy nhiên, không ai xem đó là điều đáng tự hào. Ngược lại. Nó chỉ
bị xem là một thứ quái thai.
Như vậy, chúng ta chứng kiến một nghịch lý: một mặt, có cảm tưởng như
không ai có thể đánh bại được Cộng sản; mặt khác, chỉ trong vòng mấy năm
thật ngắn ngủi, tất cả, với những mức độ khác nhau, đều thi nhau ngã
gục. Vậy thì ai đánh bại nó?
Có nhiều câu trả lời đã được đưa ra. Nhưng câu trả lời được nhiều học
giả đồng tình nhất là: Không có ai đánh bại Cộng sản cả. Chỉ có Cộng sản
mới đánh bại được Cộng sản.
Cộng sản đánh bại Cộng sản bằng cách nào?
Bằng nhiều cách. Thứ nhất, bằng các sai lầm có tính hệ thống trong kinh
tế khiến nước Cộng sản nào cũng nghèo đói xơ xác. Giữa thập niên 1980,
phần lớn các cửa hàng quốc doanh, kể cả cửa hàng thực phẩm, ở phần lớn
các nước Cộng sản, bao gồm cả Liên Xô, đều trống không. Nợ nước ngoài
chồng chất. Riêng Ba Lan, nơi chế độ Cộng sản sụp đổ đầu tiên, nợ các
nước Tây phương đến trên 100 tỉ đô la và đối diện với nguy cơ không thể
trả được. Thứ hai, tình hình kinh tế tồi tệ ấy càng tồi tệ thêm nữa do
nạn tham nhũng tràn ngập ở mọi cấp. Thứ ba, những thất bại về kinh tế,
sự hoành hành của tham nhũng và những chính sách độc tài tàn bạo của
chính quyền làm dân chúng bất mãn và nổi dậy tranh đấu đòi thay đổi
chính sách, đặc biệt, dân chủ hóa. Cuối cùng, đối diện với tất cả các
vấn đề ấy, hầu như mọi người, kể cả các cán bộ cao cấp nhất, đều mất hẳn
niềm tin vào chủ nghĩa Cộng sản. Họ biết chắc chắn một điều: họ không
thể tiếp tục tồn tại được nếu họ không tự thay đổi. Chính sách glasnost
và perestroika của Mikhail Gorbachev ra đời là để đáp ứng lại nhu cầu
đó. Nhưng ngay cả khi đưa ra chính sách cải tổ và tái cấu trúc như vậy,
giới lãnh đạo vẫn không an tâm hẳn. Họ biết đó chỉ là những biện pháp vá
víu. Tự thâm tâm, tất cả đều mất niềm tin vào chế độ.
Chính vì mất niềm tin như vậy nên ở những thời điểm quan trọng nhất, mọi
người đều đâm ra hoang mang, không ai dám quyết định điều gì. Ngày 9
tháng 11 năm 1989, khi dân chúng đổ xuống đường biểu tình trước bức
tường Bá Linh, bộ đội và công an, dù đông hơn hẳn, không biết đối phó
thế nào. Họ gọi điện thoại lên cấp trên. Các cấp trên của họ sợ trách
nhiệm, cứ đùn qua đẩy lại với nhau: Cuối cùng bức tường bị đổ. Ở Nga
cũng vậy, trước các cuộc xuống đường của dân chúng, không ai dám ra lệnh
quân đội hay công an nã súng vào dân chúng: cuối cùng, chế độ sụp.
Không phải cán bộ, công an hay giới lãnh đạo bỗng dưng nhân đạo hơn.
Không. Ở đây không phải là sự thay đổi trong tính khí. Mà ở nhận thức.
Tất cả đều nhận thức được sâu sắc mấy điểm chính: Một, ngày tàn của chế
độ Cộng sản đã điểm; nó không thể tồn tại thêm được nữa. Hai, nó cũng
không thể cứu được. Mọi nỗ lực cứu vớt đều tuyệt vọng và chỉ gây tai họa
không những cho đất nước mà còn cả cho chính bản thân họ. Cuối cùng,
như là hệ quả của hai điều ấy, chọn lựa tốt nhất mà họ nên làm là buông
tay bỏ cuộc.
Cả ba nhận thức ấy đều không thể có nếu không có hai điều kiện: Thứ
nhất, người ta có dịp so sánh với sự giàu có, tự do và dân chủ ở Tây
phương và thứ hai, các nỗ lực tranh đấu không ngưng nghỉ của dân chúng,
đặc biệt giới trí thức, trong việc vạch trần các sai lầm và tội ác của
chế độ. Cả hai điều kiện đều quan trọng, nhưng điều kiện thứ nhất chỉ có
thể phát huy được tác dụng là nhờ điều kiện thứ hai. Những sự phê phán
và tranh đấu cho dân chủ liên tục càng ngày càng làm nổi bật sự khác
biệt sâu sắc giữa tự do và toàn trị, càng làm lung lạc niềm tin ngay cả ở
những kẻ cuồng tín và mê tín nhất, cuối cùng, cô lập những kẻ lì lợm
bám víu vào bộ máy độc tài. Khi sự cô lập đến mức độ nào đó, người ta
chỉ còn hai lựa chọn: hoặc trở thành Gorbachev hoặc trở thành Ceaușescu
(hay gần hơn, Muammar Gaddafi ở Libya).
Nguyễn Hưng Quốc
10.06.2013
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết
trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh
quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
(VOA)
Bộ máy chuyên chính có căm ghét gì cô gái trẻ?
Bộ máy của công an Việt Nam liên tục đàn áp các công dân phản kháng bất
bạo động của mình. Một vụ bạo hành của công an lại vừa mới xảy ra.
Cô Hòang Vy, người bị công an TP HCM đánh đập là làm nhục hồi tháng 12
năm ngóai, lại bị công an hành hung vào thứ sáu tuần rồi. Năm ngóai cô
bị đánh đập là làm nhục khi đến dự phiên tòa goi là công khai xử các
thành viên của câu lạc bộ nhà báo tự do. Cô kể với chúng tôi chuyện xảy
ra vừa rồi.
Khỏang 11h tối bạn em là Vương Các chở qua quận 12 có chút việc thì bị
một nhóm an ninh gồm năm người đi trên ba chiếc xe máy chặn tụi em lại
rồi đánh em rất là nhiều. Thời gian gần đây em bị an ninh canh chừng rất
là gắt. Họ lôi em xuống rồi đánh em ngã lăn ra đất, khi bà con xung
quanh mở cửa nhà xem chuyện gì thì họ bỏ chạy.
Blogger Nguyễn Hoàng Vi (2012) |
Em đi báo công an trước rồi đến bệnh viện, bác sĩ khuyên em nên ở bệnh
viện để dưỡng thương, giờ này em cũng còn rất đau. Em nhận ra hai người
an ninh trong số năm người đó. Hôm 6/6 em theo giấy mời lên thanh tra
công an quận nhứt làm việc về đơn tố cáo của em về vụ em bị làm nhục hồi
tháng mười hai năm ngóai.
Khi về thì tụi em bị hai người đó bám theo. Họ vượt đèn đỏ nên bị giao
thông bắt dừng lại. Sau đó ít phút họ chỉ đạo cho giao thông bắt bọn em,
hốt xe của bạn em về đồn công an.
Nguyên nhân trực tiếp của vụ hành hung này có vẻ như bắt nguồn từ lá đơn
Hòang Vy tố cáo công an về vụ hành hung và làm nhục năm ngóai.
Em cũng không biết là vì sao, nhưng em thấy căng thẳng hơn từ khi có vụ
làm việc với thanh tra công an quận nhứt. Và gần đây là họ có động thái
kêu em lên để làm việc về vụ lá đơn tố cáo của em hồi năm ngòai mặc dù
thời hạn giải quyết đã qua lâu rồi. Mà khi làm việc với em về vụ lá đơn,
họ có thái độ xem em như là tội phạm chứ không phải là người đi tố cáo.
Hòang Vy cũng là một trong những người đề xướng buổi dã ngọai nhân quyền
vừa qua, và hình như hành động đó đã huy động cả một bộ máy chuyên
chính, theo dõi một cô gái không một tấc sắt trong tay.
Sau buổi dã ngọai nhân quyền hầu như ngày nào an ninh cũng canh và theo
dõi em hết, thậm chí là cuối tuần còn gắt hơn. Đến đầu ngõ nhà em gần
chùa Giác Tâm thì họ ngồi đấy rất nhiều và ngày nào cũng như vậy.
Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-06-10
Thực hư yểm bùa, giải bùa ở Đền Hùng?
Chuyên gia còn có khác biệt khi đánh giá giá trị, nguồn gốc của 'Cột đá thề'
Dù khó xác định nạn trấn yểm, hay giải bùa ở một số địa điểm
mang yếu tố tâm linh ở Việt Nam có bàn tay của người trong nước, hay
nước ngoài hay không, những tin tức này đang tiếp tục làm nhiễu
loạn dư luận ở nước này, theo ý kiến của một số nhà quan sát.
Trao đổi với BBC Việt ngữ hôm 06/5/2013, Giáo sư Ngô Đức Thịnh, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian cho rằng hiện nay chưa có cơ sở để nói có việc yểm bùa này hay không, tuy trong lịch sử có thể có.
Giáo sư Thịnh nói: "Chuyện yểm trong lịch sử thì có, nhưng có phải người ta làm cái đó không thì bây giờ không có cơ sở nào để khẳng định cả.
"Tôi hoàn toàn bác bỏ việc nói rằng trong Đền Hùng trước kia quân Nguyên Mông từ hồi thế kỷ thứ 13 đã yểm.
"Tôi nói cái đó vô căn cứ vì di tích Đền Hùng mới có từ thời Nguyễn thôi. Cho nên những lời đồn đó không có cơ sở nào cả."
Nhà nghiên cứu cho hay thêm việc cho rằng ở Việt Nam hiện nay có những địa điểm tâm linh, long mạch, có thể có nguy cơ bị yểm hay không, cũng chỉ đều là những lời đồn đoán, có thể gây hoang mang trong cộng đồng.
Ông nói:
"Nói chỗ này, chỗ kia, thí dụ chỗ Hồ Tây chẳng hạn, tôi nghĩ chưa chắc đã phải. Đó hoàn toàn là những lời đồn thôi chứ không có bản đồ nào chỉ những điểm có những cái huyệt hoặc những điểm nào đó mà có thể điểm, cái đó chỉ là những lời đồn thôi."
Gần đây trên truyền thông mạng rộ lên các bàn luận đặt vấn đề liệu ở khu di tích Đền Hùng, thuộc tỉnh Phú Thọ, có thực sự bị xáo trộn không gian thờ cúng, tâm linh hay không, xung quanh một số hiện tượng, chẳng hạn có một "hòn đá yểm" hay "giải yểm" đã được đưa vào khu di tích, trong khi một "cột đá thề" có "uy lực tâm linh" đã bị thay thế và mang đi chỗ khác.
"Ở khu vực Đền Hùng không có những chuyện xáo trộn đâu. Nếu nó có một hiện tượng gì gây xáo trộn, thì nó nằm ngoài khu di tích Đền Hùng."
Ông nói thêm:
"Trong đó, ngành văn hóa họ ứng xử rất cẩn thận, từng tí một. Chỉ có điều ai đó đưa vào trong Đền Hùng những thứ không phải của Đền Hùng, thì cương quyết bỏ ra ngoài, để không gây thêm rắc rối.
"Chẳng hạn việc đưa vào Đền Hùng cái hòn đá, cứ đưa bừa đi, nghệ thuật không phải nghệ thuật, triết học không phải triết học, nó là hình tượng của một cá nhân sáng tạo ra để đưa vào đấy, chứ không có một giá trị gì."
Giáo sư Biền khẳng định nguyên tắc xử lý: "Cái gì không phải của Đền Hùng mà đưa vào không có phép và vô nguyên tắc thì nhất định phải đưa ra."
Về việc một hòn đá "yểm" sau khi được đưa vào đã bị chính quyền chuyển ra khỏi khu di tích, Giáo sư Ngô Đức Thịnh nêu quan điểm:
"Bây giờ cứ chiểu theo pháp luật, Luật Di sản thôi, tức là khi kiểm kê Di tích Đền Hùng, người ta không có vật đó, hoàn toàn trong hồ sơ kiểm kê không có, và bây giờ bỗng nhiên nó có, và gây nên những xì xào, thì tốt nhất phải đưa cái đó ra khỏi.
"Tôi được biết hiện nay hòn đá đã được đưa ra ngoài rồi và chỉ đạo của Bộ Văn hóa cũng là như vậy."
Về việc được cho là một cột đá thề bị thay thế tùy tiện, Giáo sư Thịnh nói qua điện thoại từ Hà Nội:
"Còn cột đá cũ, các anh nói cho vào Bảo tàng Đền Hùng, nhưng chính tôi vào Bảo tàng Đền Hùng cũng không nhìn thấy cột đá ấy. Thì không biết cột đá ấy đi đâu."
Giáo sư Thịnh cho rằng việc làm này là có chủ trương, có sự đồng tình của Chính quyền và nhà quản lý văn hóa, nhưng ông cho rằng việc làm này là không nên.
Giáo sư Trần Lâm Biền bình luận với BBC:
"Rất may mắn là tôi đã làm (nghiên cứu) Đền này từ đến hơn 50 năm, hơn nửa thế kỷ rồi, trước đây chẳng có cái cột đá nào cả gọi là Cột Đá thề.
Giáo sư Biền cho rằng cột đá thề là một sản phẩm của nhân thức dân gian và truyền thuyết:
"Và từ truyền thuyết ấy, một thời người ta cũng đưa bừa vào và khi đưa vào, chúng tôi nhìn thấy cái cột ấy, đấy là một cột của một kiến trúc bị bỏ ra, người ta đưa lên đấy,
"Mà cột đá vuông ấy có những lỗ mộng, như vậy tính về mặt niên đại mà xét, thuộc về lĩnh vực kiến trúc, nó là sản phẩm của cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20."
Theo Giáo sư Biền: "Trước trường hợp như thế, thì không thể đánh lừa dân được và cái cột đó nhất đinh phải bỏ ra"
Nhưng hôm 05/6/2013, tờ Đời sống và Pháp luật, thuộc Hội Luật Gia Việt Nam có bài viết đưa trường hợp cột đá thề tranh cãi này tới một góc độ nhìn nhận khác của pháp luật:
"Việc di dời cột đá thề ở Đền Hùng có thể khép vào hành vi phá hoại di tích lịch sử."
Sự quan tâm đến chủ đề tâm linh hoặc mê tín dị đoan ở Việt Nam còn lan cả vào các hoạt động mang tính kinh doanh và đầu cơ chính trị và thậm chí gây ra nhiễu loạn dư luận.
Cũng hôm nay 6/5, một chuyên gia về tâm lý học tôn giáo từ Hà Nội nhận xét với BBC Tiếng Việt:
"Tất cả các hiện tượng này cho thấy Việt Nam, từ một bộ phận người dân tới một bộ phận lãnh đạo, trong đó có quần chúng và các nhà quản lý đang có chung một khuynh hướng quan tâm đặc biệt tới đời sống tâm linh
"Tuy nhiên, việc quá chú ý tới các hiện tượng tâm lý mà nhiều người gọi là thuộc về cõi âm, dù dưới các lý cớ về thờ phụng hay nghiên cứu văn hóa tâm linh, mà thái quá, thì cũng có thể là một dấu hiệu bất cập trong xã hội,"
"Chưa kể tới việc chúng có thể gây ra những rối nhiễu trong tâm lý đám đông, quần chúng, mà lo lắng, bất an, gây tổn phí, lãng phí tinh thần, vật chất khi xử lý, có thể là một trong những hiện tượng đó," chuyên gia không muốn tiết lộ danh tính này nói với BBC.
(BBC)
Trao đổi với BBC Việt ngữ hôm 06/5/2013, Giáo sư Ngô Đức Thịnh, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian cho rằng hiện nay chưa có cơ sở để nói có việc yểm bùa này hay không, tuy trong lịch sử có thể có.
Giáo sư Thịnh nói: "Chuyện yểm trong lịch sử thì có, nhưng có phải người ta làm cái đó không thì bây giờ không có cơ sở nào để khẳng định cả.
"Tôi hoàn toàn bác bỏ việc nói rằng trong Đền Hùng trước kia quân Nguyên Mông từ hồi thế kỷ thứ 13 đã yểm.
"Tôi nói cái đó vô căn cứ vì di tích Đền Hùng mới có từ thời Nguyễn thôi. Cho nên những lời đồn đó không có cơ sở nào cả."
Nhà nghiên cứu cho hay thêm việc cho rằng ở Việt Nam hiện nay có những địa điểm tâm linh, long mạch, có thể có nguy cơ bị yểm hay không, cũng chỉ đều là những lời đồn đoán, có thể gây hoang mang trong cộng đồng.
Ông nói:
"Nói chỗ này, chỗ kia, thí dụ chỗ Hồ Tây chẳng hạn, tôi nghĩ chưa chắc đã phải. Đó hoàn toàn là những lời đồn thôi chứ không có bản đồ nào chỉ những điểm có những cái huyệt hoặc những điểm nào đó mà có thể điểm, cái đó chỉ là những lời đồn thôi."
Gần đây trên truyền thông mạng rộ lên các bàn luận đặt vấn đề liệu ở khu di tích Đền Hùng, thuộc tỉnh Phú Thọ, có thực sự bị xáo trộn không gian thờ cúng, tâm linh hay không, xung quanh một số hiện tượng, chẳng hạn có một "hòn đá yểm" hay "giải yểm" đã được đưa vào khu di tích, trong khi một "cột đá thề" có "uy lực tâm linh" đã bị thay thế và mang đi chỗ khác.
"Khi kiểm kê Di tích Đền Hùng, người ta không có vật đó, hoàn toàn trong hồ sơ kiểm kê không có, và bây giờ bỗng nhiên nó có, và gây nên những xì xào, thì tốt nhất phải đưa cái đó ra khỏi"Về điều này, Giáo sư Trần Lâm Biền, chuyên gia tôn giáo học từ Hà Nội cho BBC biết ý kiến:
Giáo sư Ngô Đức Thịnh
"Ở khu vực Đền Hùng không có những chuyện xáo trộn đâu. Nếu nó có một hiện tượng gì gây xáo trộn, thì nó nằm ngoài khu di tích Đền Hùng."
'Đưa đá bừa bãi'
Tuy nhiên, theo Giáo sư Biền, nếu có những rắc rối nào đáng bàn liên quan tới Đền Hùng, thì cần cương quyết xử lý:Ông nói thêm:
"Trong đó, ngành văn hóa họ ứng xử rất cẩn thận, từng tí một. Chỉ có điều ai đó đưa vào trong Đền Hùng những thứ không phải của Đền Hùng, thì cương quyết bỏ ra ngoài, để không gây thêm rắc rối.
"Chẳng hạn việc đưa vào Đền Hùng cái hòn đá, cứ đưa bừa đi, nghệ thuật không phải nghệ thuật, triết học không phải triết học, nó là hình tượng của một cá nhân sáng tạo ra để đưa vào đấy, chứ không có một giá trị gì."
Giáo sư Biền khẳng định nguyên tắc xử lý: "Cái gì không phải của Đền Hùng mà đưa vào không có phép và vô nguyên tắc thì nhất định phải đưa ra."
Về việc một hòn đá "yểm" sau khi được đưa vào đã bị chính quyền chuyển ra khỏi khu di tích, Giáo sư Ngô Đức Thịnh nêu quan điểm:
"Bây giờ cứ chiểu theo pháp luật, Luật Di sản thôi, tức là khi kiểm kê Di tích Đền Hùng, người ta không có vật đó, hoàn toàn trong hồ sơ kiểm kê không có, và bây giờ bỗng nhiên nó có, và gây nên những xì xào, thì tốt nhất phải đưa cái đó ra khỏi.
"Tôi được biết hiện nay hòn đá đã được đưa ra ngoài rồi và chỉ đạo của Bộ Văn hóa cũng là như vậy."
Về việc được cho là một cột đá thề bị thay thế tùy tiện, Giáo sư Thịnh nói qua điện thoại từ Hà Nội:
"Về mặt niên đại mà xét, thuộc về lĩnh vực kiến trúc, nó là sản phẩm của cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Trước trường hợp như thế, thì không thể đánh lừa dân được và cái cột đó nhất đinh phải bỏ ra""Sau một thời kỳ, khi tu sửa, các anh thay vào đó một cột đá khác, bằng đá granit, trông có vẻ đẹp hơn nhưng nó là đá mới.
Giáo sư Trần Lâm Biền
"Còn cột đá cũ, các anh nói cho vào Bảo tàng Đền Hùng, nhưng chính tôi vào Bảo tàng Đền Hùng cũng không nhìn thấy cột đá ấy. Thì không biết cột đá ấy đi đâu."
Giáo sư Thịnh cho rằng việc làm này là có chủ trương, có sự đồng tình của Chính quyền và nhà quản lý văn hóa, nhưng ông cho rằng việc làm này là không nên.
'Lãnh đạo cũng tin'
Tuy nhiên, việc đánh giá về giá trị và nguồn gốc của cột đá được cho là "Đá thờ" này ở các chuyên gia có điểm khác biệt.Giáo sư Trần Lâm Biền bình luận với BBC:
"Rất may mắn là tôi đã làm (nghiên cứu) Đền này từ đến hơn 50 năm, hơn nửa thế kỷ rồi, trước đây chẳng có cái cột đá nào cả gọi là Cột Đá thề.
Giáo sư Biền cho rằng cột đá thề là một sản phẩm của nhân thức dân gian và truyền thuyết:
"Và từ truyền thuyết ấy, một thời người ta cũng đưa bừa vào và khi đưa vào, chúng tôi nhìn thấy cái cột ấy, đấy là một cột của một kiến trúc bị bỏ ra, người ta đưa lên đấy,
"Mà cột đá vuông ấy có những lỗ mộng, như vậy tính về mặt niên đại mà xét, thuộc về lĩnh vực kiến trúc, nó là sản phẩm của cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20."
Theo Giáo sư Biền: "Trước trường hợp như thế, thì không thể đánh lừa dân được và cái cột đó nhất đinh phải bỏ ra"
"Việc quá chú ý tới các hiện tượng tâm lý mà nhiều người gọi là thuộc về cõi âm, dù dưới các lý cớ về thờ phụng hay nghiên cứu văn hóa tâm linh, mà thái quá, thì cũng có thể là một dấu hiệu bất cập trong xã hội"Câu chuyện 'đền Hùng bị đạo sỹ Phương Bắc yểm bùa' từng rộ lên hồi tháng 4 năm nay rồi tưởng như đã lắng xuống.
Ý kiến nhà tâm lý học tôn giáo
Nhưng hôm 05/6/2013, tờ Đời sống và Pháp luật, thuộc Hội Luật Gia Việt Nam có bài viết đưa trường hợp cột đá thề tranh cãi này tới một góc độ nhìn nhận khác của pháp luật:
"Việc di dời cột đá thề ở Đền Hùng có thể khép vào hành vi phá hoại di tích lịch sử."
Sự quan tâm đến chủ đề tâm linh hoặc mê tín dị đoan ở Việt Nam còn lan cả vào các hoạt động mang tính kinh doanh và đầu cơ chính trị và thậm chí gây ra nhiễu loạn dư luận.
Cũng hôm nay 6/5, một chuyên gia về tâm lý học tôn giáo từ Hà Nội nhận xét với BBC Tiếng Việt:
"Tất cả các hiện tượng này cho thấy Việt Nam, từ một bộ phận người dân tới một bộ phận lãnh đạo, trong đó có quần chúng và các nhà quản lý đang có chung một khuynh hướng quan tâm đặc biệt tới đời sống tâm linh
"Tuy nhiên, việc quá chú ý tới các hiện tượng tâm lý mà nhiều người gọi là thuộc về cõi âm, dù dưới các lý cớ về thờ phụng hay nghiên cứu văn hóa tâm linh, mà thái quá, thì cũng có thể là một dấu hiệu bất cập trong xã hội,"
"Chưa kể tới việc chúng có thể gây ra những rối nhiễu trong tâm lý đám đông, quần chúng, mà lo lắng, bất an, gây tổn phí, lãng phí tinh thần, vật chất khi xử lý, có thể là một trong những hiện tượng đó," chuyên gia không muốn tiết lộ danh tính này nói với BBC.
(BBC)
Ông Nguyễn Phú Trọng không tin tưởng kết quả ‘lấy phiếu tín nhiệm’
Quốc hội VN lấy phiếu tín nhiệm lãnh đạo
Lấy phiếu tín nhiệm là một trong những nội dung được quan tâm nhất tại kỳ họp Quốc hội thứ 5
Gần 500 đại biểu Quốc hội Việt Nam đã tiến hành ‘lấy phiếu
tín nhiệm’ các chức danh lãnh đạo chủ chốt trong bộ máy chính
quyền do Quốc hội bầu vào chiều thứ Hai ngày10/6.
Trong số này có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc
hội Nguyễn Sinh Hùng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và toàn bộ
các bộ trưởng thuộc nội các của ông Dũng.
Kết quả cuộc bỏ phiếu này, theo truyền thông trong nước, sẽ
được ‘công bố công khai với đồng bào cử tri cả nước’ vào sáng
ngày mai 11/6, theo truyền thông trong nước.
Bỏ phiếu kín
Tổng cộng có 47 vị phải trải qua thử thách này vốn là lần
đầu tiên diễn ra trong nền chính trị độc đảng của Việt Nam.
Đối với mỗi vị được đưa lên bàn cân tín nhiệm, các đại biểu
Quốc hội sẽ chọn lựa một trong ba mức độ là ‘tín nhiệm cao’,
‘tín nhiệm’ và ‘tín nhiệm thấp’ ghi trên lá phiếu.
Đây là quy trình bỏ phiếu kín nên dư luận sẽ không biết mỗi
đại biểu Quốc hội thể hiện thái độ như thế nào đối với các
chức danh được lấy phiếu.
Trong một lần trả lời BBC hôm Quốc hội khai mạc kỳ họp thứ 5
hôm 20/5, đại biểu tỉnh Đồng Nai Dương Trung Quốc từng bày tỏ
quan ngại việc bỏ phiếu kín khiến người dân không thể giám sát
được các vị đại biểu do họ bầu lên.
Ông Quốc cũng cho biết Quốc hội cũng có lo lắng về tình trạng
‘chạy phiếu’, ‘mua phiếu’. Bản thân ông cũng thừa nhận rằng
‘quan hệ xã hội gắn liền với lợi ích’ có thể ‘chi phối phần
nào lá phiếu’.
Ông Quốc giải thích rằng bỏ phiếu kín là để giúp cho các vị
bị bỏ phiếu không biết ai đã tín nhiệm thấp mình nên các đại
biểu Quốc hội có thể bỏ phiếu khách quan.
Tuy nhiên, nếu quả thật có tình trạng ‘chạy phiếu’ như ông Quốc
quan ngại thì việc bỏ phiếu kín càng tạo điều kiện cho việc
này xảy ra.
Trong tổng số 47 chức danh được Quốc hội xác định phải đưa ra
lấy phiếu tín nhiệm, có hai vị được miễn trong đợt này vì
mới được bổ nhiệm chưa được bao lâu. Đó là tân Bộ trưởng Tài
chính Đinh Tiến Dũng và tân Tổng Kiểm toán Nhà nước Nguyễn
Hữu Vạn.
Riêng ông Vương Đình Huệ mặc dù đã làm việc lâu trên cương vị
bộ trưởng Tài chính nhưng vừa được Quốc hội miễn nhiệm để
nhận công tác mới bên Đảng nên cũng được miễn lấy phiếu tín
nhiệm.
Các ông Sang, Hùng, Dũng đều nằm trong danh sách lấy phiếu tín nhiệm |
Căn cứ bỏ phiếu
Phát biểu trong buổi sáng trước khi lấy phiếu tín nhiệm, Chủ
tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng có nhắc nhở với các đại biểu
Quốc hội một số căn cứ giúp họ quyết định, Thông tấn xã Việt
Nam cho biết.
Đó là báo cáo tự đánh giá kết quả làm việc của tất cả
những vị được đưa ra bỏ phiếu gửi đến các đại biểu Quốc hội.
Ngoài ra, ông Hùng cũng yêu cầu các đại biểu Quốc hội cân nhắc
tình hình mọi mặt của đất nước để biết các vị có chức
trách có làm tròn trách nhiệm của mình hay không.
Ông đề nghị các đại biểu cũng nghĩ tới kiến nghị của cử tri
cả nước trên mọi lĩnh vực đã được báo cáo trước Quốc hội
trước khi bỏ phiếu.
Ông yêu cầu các đại biểu phải ‘khách quan, thận trọng, chính xác và hết sức công tâm’.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng có phát biểu cảnh báo kết
quả không chính xác của cuộc lấy phiếu tín nhiệm này.
“Có khi người tốt bị loại, anh cơ hội lại có phiếu cao,” ông Trọng nói với cử tri Hà Nội hôm 13/5.
Quy trình phức tạp
Mặc dù một trong những mục đích của việc đánh giá tín nhiệm
này là để loại bỏ những vị chưa làm tròn chức trách, nhưng
để làm được điều này không phải dễ mà phải trải qua nhiều
công đoạn.
Sau vòng lấy phiếu tín nhiệm, phải cần đến 2/3 đại biểu Quốc
hội đánh giá ‘tín nhiệm thấp’ hoặc bị hơn một nửa Quốc hội
đánh giá ‘tín nhiệm thấp’ hai năm liên tục, một vị nào đó mới
đứng trước nguy cơ mất chức.
Tuy nhiên, vị bị tín nhiệm thấp này không mất chức ngay mà còn
phải trải qua thêm một vòng nữa là ‘bỏ phiếu tín nhiệm’,
nhưng không phải tại kỳ họp đang diễn ra của Quốc hội mà phải
đến kỳ họp sau.
Trong vòng này các đại biểu Quốc hội chỉ chọn lựa hoặc ‘tín
nhiệm’ hoặc ‘không tín nhiệm’. Nếu vị đó bị quá nửa các đại
biểu ‘không tín nhiệm’ thì lúc đó Quốc hội mới xem xét miễn
nhiệm, cách chức.
Với quy trình như trên, khả năng một chức danh nào đấy có thành tích yếu kém phải ra đi sớm là rất thấp.
Trước cuộc lấy phiếu tín nhiệm ở cấp trung ương này, Hội đồng
nhân dân các thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh cũng tiến hành
lấy phiếu trong phạm vi quyền hạn nhưng kết quả là ‘hòa cả
làng’.
Nói với BBC hôm 9/6, với tư cách cử tri, nhà văn, blogger Phạm
Viết Đào bày tỏ quan ngại liệu các đại biểu Quốc hội có đầy
đủ thông tin về các chức danh mà họ đánh giá hay không.
Ông Đào cũng lo ngại ảnh hưởng của các vị trưởng đoàn đại biểu Quốc hội đối với các đại biểu riêng rẽ.
(BBC)
Bỏ phiếu tín nhiệm: Những ai xếp hạng "nhất"?
Thêm chú thích |
1. Nguyễn Thị Kim Ngân – Phó chủ tịch Quốc hội 372 104 14
2. Trương Thị Mai – Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội 335 151 6
3. Phùng Quang Thanh – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng 332 144 13
4. Trương Tấn Sang – Chủ tịch nước 330 133 28
4 người có “tín nhiệm thấp” cao nhất:
1. Nguyễn Văn Bình – Thống đốc Ngân hàng Nhà nước 88 194 209
2. Phạm Vũ Luận – Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 86 229 177
3. Nguyễn Tấn Dũng – Thủ tướng Chính phủ 210 122 160
4. Nguyễn Thị Kim Tiến – Bộ trưởng Bộ Y tế 108 228 146
4 người có số phiếu “tín nhiệm cao” thấp nhất:
1. Phạm Vũ Luận – Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 86 229 177
2. Nguyễn Văn Bình – Thống đốc Ngân hàng Nhà nước 88 194 209
3. Hoàng Tuấn Anh – Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch 90 288 1164. Phạm Thị Hải Chuyền – Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội 105 276 111
209 đại biểu không tín nhiệm Thống đốc Nguyễn Văn Bình
Kết quả lấy phiếu tín nhiệm 47 chức danh chủ chốt do QH bầu hoặc phê
chuẩn vừa được Trưởng ban Kiểm phiếu Đỗ Văn Chiến công bố cho thấy
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình có 209 phiếu không tín
nhiệm.
Cụ thể ông Nguyễn Văn Bình được 88 phiếu tín nhiệm cao, 194 phiếu tín nhiệm và tín nhiệm thấp là 209 phiếu.
Tổng số ĐBQH tham gia bỏ phiếu là 498 người.
Được biết quy trình lấy phiếu tín nhiệm lần này dựa trên 4 bước, trước
hết là biểu quyết thông qua danh sách các vị lấy phiếu; tiến hành thảo
luận ở các đoàn; Ủy ban TVQH giải trình báo cáo thảo luận này; bước
cuối cùng là bầu ban kiểm phiếu, bỏ phiếu.
(Thanh niên)
Tín nhiệm không thể là “bán tín, bán nghi”
Nói một cách bình dân thì tín nhiệm là tin.
Bàn về niềm tin thì chỉ có hai khía cạnh là tin hoặc không tin. Khi chưa đủ cơ sở để tin hoặc xác quyết là không đáng tin thì người ta “bán tín, bán nghi”.
Xét cho cùng, chuyện “lấy phiếu tín nhiệm” của đại biểu Quốc hội đối với lãnh đạo Quốc hội, lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo Chính phủ cũng không thể nằm ngoài quy luật này.
Sự khác biệt, nếu có, chỉ là cách gọi.
“Tín nhiệm cao” có nghĩa là “tin”. “Tín nhiệm” là “bán tín, bán nghi” và kế đó, “Tín nhiệm thấp” có nghĩa là “không tin chút nào”.
Đã là lãnh đạo Quốc hội, lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo Chính phủ mà tỷ lệ “tín nhiệm” = “bán tín, bán nghi” và tỷ lệ “tín nhiệm thấp” = “không tin chút nào” cao quá thì còn để đó làm gì?
“Lấy phiếu tín nhiệm” có giúp gầy dựng lại được niềm tin trong nhân dân hay không là ở chỗ đó đó.
Cũng phải nói thêm là thông thường, nếu có tập thể nào đó, trong một dịp nào đó phải bày tỏ niềm tin mà đa số không bảo họ không tin, cũng chẳng khẳng định họ vững tin, chỉ “bán tín, bán nghi”.
Và “bán tín, bán nghi” chiếm tỷ lệ áp đảo thì rõ ràng là có rất nhiều thứ phải bàn.
Bàn về niềm tin thì chỉ có hai khía cạnh là tin hoặc không tin. Khi chưa đủ cơ sở để tin hoặc xác quyết là không đáng tin thì người ta “bán tín, bán nghi”.
Xét cho cùng, chuyện “lấy phiếu tín nhiệm” của đại biểu Quốc hội đối với lãnh đạo Quốc hội, lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo Chính phủ cũng không thể nằm ngoài quy luật này.
Sự khác biệt, nếu có, chỉ là cách gọi.
“Tín nhiệm cao” có nghĩa là “tin”. “Tín nhiệm” là “bán tín, bán nghi” và kế đó, “Tín nhiệm thấp” có nghĩa là “không tin chút nào”.
Đã là lãnh đạo Quốc hội, lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo Chính phủ mà tỷ lệ “tín nhiệm” = “bán tín, bán nghi” và tỷ lệ “tín nhiệm thấp” = “không tin chút nào” cao quá thì còn để đó làm gì?
“Lấy phiếu tín nhiệm” có giúp gầy dựng lại được niềm tin trong nhân dân hay không là ở chỗ đó đó.
Cũng phải nói thêm là thông thường, nếu có tập thể nào đó, trong một dịp nào đó phải bày tỏ niềm tin mà đa số không bảo họ không tin, cũng chẳng khẳng định họ vững tin, chỉ “bán tín, bán nghi”.
Và “bán tín, bán nghi” chiếm tỷ lệ áp đảo thì rõ ràng là có rất nhiều thứ phải bàn.
11-06-2013
(Blog Đồng Phụng Việt)
Vài suy nghĩ ban đầu về việc dàn dựng và công bố kết quả bỏ phiếu tín nhiệm
Jonathan London |
Đó là một sự phát triển đáng kể. Nó chứng tỏ rằng mặc dù Việt Nam vẫn là
một nền chính trị độc đoán thì cũng là một hệ thống chính trị, mà về
một số mặt, đang tiến triển theo một cách đáng khích lệ nếu không xác
định gì về tương lai. Sự bỏ phiếu tín nhiệm là mới ở Việt Nam và một quá
trình tương đương sẽ là không thể tưởng tượng trong Trung Quốc.
Những kết quả này là tương đối so sánh được với những gì chúng ta có thể
thấy trong một hệ thống chính trị đa nguyên, như Hàn Quốc, chẳng hạn.
Vì thế, dù kết quả bỏ phiếu có lẽ không đáng ngạc nhiên, nó bao hàm
chính trị ở Việt Nam đang diễn biến.
Ngoài những kết quả riêng, việc dàn dựng và công bố kết quả bỏ phiếu tín
nhiệm không chỉ có ý nghĩa tượng trưng, mà có sự quan trọng trong riêng
của nó. Tôi đánh giá là một bước ngoặt trong sự phát triển của Quốc hội
riêng, trong khi kết quả tự nhắc nhở chúng ta đến những rẽ sâu sắc
trong Quốc hội và mở rộng Đảng.
Một hệ quả không mong muốn cũng có thể là dân Việt Nam nghĩ là họ có một
Thủ tướng Chính phủ, người đã chỉ đặt được 67 phần trăm trên một kỳ
thi, thấp hơn các nhà lãnh đạo đánh giá cao và công chúng đã quen với.
(Tôi cũng ghi và nhận thấy ngoài Thổng Độc Ngân Hàng, kết quả “thi” của
các Bộ trưởng Giáo Dục và Bộ Y Tế cũng không được cao lắm.)
Mặt khác, theo tôi biết, đã chưa có một chuyện như thế này trong chính
trị công khai của Việt Nam. Nền chính trị của Việt Nam vẫn còn có những
hạn chế cơ bản. Quyền của Quốc Hội Việt Nam chưa nhiều và không tự chủ.
Nếu nói là một thể chế dân chủ thì rõ rằng không đúng chính vì cách
tuyển cử đại biểu là hầu như một quá trình bổ nhiệm. Thế nhưng kết quả
phiếu tín nhiệm cũng là một tín hiệu đáng chú ý nếu không muốn nói là
khích lệ.
11:00 AM
June 11, 2013
Jonathan London
Chữ "Tín" và lòng dân?
Đã bao năm nay, những kết luận chung chung như "đại bộ phận nhân dân vẫn
tin tưởng" đã trở thành một cách nói vô thưởng vô phạt để giữ thể diện
và trốn tránh một sự thật. Đó tuyệt đối không phải một cách tiếp cận
đúng đắn.
Trong lúc kỳ họp Quốc hội đang diễn ra và vấn đề lấy phiếu tín nhiệm với
nhân sự cấp cao đang trở thành chủ đề "nóng", thiết nghĩ câu chuyện
xoay quanh chữ Tín của chính quyền rất đáng suy ngẫm để có cái nhìn thấu
đáo hơn.
"Dân mất niềm tin, nước không giữ được"
Trước hết, cần nhắc lại rằng trong tư tưởng Nho giáo, Tín là một trong
"ngũ thường", cùng với Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí cấu thành nên năm yếu tố
nền tảng của nhân cách người quân tử. Tín nghĩa là niềm tin, là giữ điều
hẹn ước. Chữ Tín được kết hợp bởi bộ "Nhân" và chữ "Ngôn", hàm ý rằng
lời nói của người có đức tín phải phù hợp với hành vi, nói sao phải làm
vậy để tạo lòng tin nơi người khác.
Không chỉ dừng lại ở mức độ là chuẩn mực đạo đức, chữ "Tín" còn trở
thành yếu tố then chốt trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, từ khoa học
cho tới kinh doanh. Riêng đối với chính trị, chữ Tín có ý nghĩa hết sức
quan trọng bởi nó ảnh hưởng tới việc xây dựng và gìn giữ lòng tin của
người dân vào chính quyền.
Sách Luận ngữ chép chuyện Tử Cống hỏi Đức Khổng Tử về những yếu tố làm
nên thành công trong việc trị nước. Đức Khổng Tử đã kể ra ba điểm quan
trọng:"Đủlương thực, đủ binh lính, được dân tin." Tử Cống nói: "Nếu bất
đắc dĩ phải bỏ, trong ba thứ đó, bỏ thứ nào trước?". Khổng Tử đáp: "Bỏ
binh lính". Tử Cống lại hỏi: "Nếu bất đắc dĩ phải bỏ, trong hai thứ còn
lại, bỏ thứ nào trước?" Khổng tử trả lời: "Bỏ lương thực. Từ xưa ai cũng
phải chết; nhưng dân mà mất niềm tin thì nước không đứng vững được"
Ý nghĩa sống còn của chữ "Tín" nằm ở chỗ, nếu có được lòng tin của nhân
dân sẽ có tất cả và không có được lòng tin của nhân dân sẽ mất tất cả.
Về vấn đề này, Nguyễn Trãi từng nói: "Đẩy thuyền đi là dân mà lật thuyền
cũng là dân". Bởi lẽ sức mạnh của nhân dân là vô bờ bến nhưng khiến dân
đẩy thuyền, hay ngược lại, đều tùy thuộc vào xem có thu phục được lòng
dân hay không.
"Cần một cái nhìn về thực trạng lòng tin trong dân". Ảnh: Hùng Anh |
Chữ "Tín" trong pháp luật...
Xung quanh chuyện chữ "Tín", hãy thử đặt câu hỏi xem các cơ quan công
quyền nhận thức về tầm quan trọng của chữ "Tín" tới đâu. Nguồn cội của
việc xây dựng niềm tin phải xuất phát từ đạo đức, năng lực, trách nhiệm
và sự trung thực. Cho nên khi chính quyền nhấn mạnh vào những điều đó,
chính là gián tiếp đề cập tới việc xây dựng và giữ gìn chữ "Tín" với
dân.
Nếu hiểu như vậy thì điểm qua hệ thống pháp luật của nước ta, nhiều
người sẽ thấy hình như tầm quan trọng của chữ "Tín" đã và đang được được
đặt lên hàng đầu. Có lẽ không có luật pháp nước nào đề cập nhiều tới
những yếu tố để xây dựng niềm tin như ở Việt Nam.
Chẳng hạn, dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 yêu cầu xây dựng các lực lượng
vũ trang "tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân
dân, được nhân dân tin yêu". Điều đó cho thấy, việc giành được lòng tin
của nhân dân không chỉ được xem như một nhiệm vụ chính trị mà còn được
luật hóa ở tầm cao nhất.
Có lẽ vì coi trọng chữ "Tín", coi trọng sự "tin yêu" của người dân nên
Luật Cán bộ, công chức (2008) nhắc tới từ "đạo đức" tổng cộng 12 lần.
Luật Giáo dục (2005) đề cập tới từ "năng lực" 20 lần. Luật Thống kê
(2003) cũng nhấn mạnh từ "trung thực" tới 07 lần.
Cá biệt, năm 2012 ngành hải quan còn xây dựng "Tuyên ngônphục vụ khách
hàng" với các tiêu chí "chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả". Khi đọc
lên, người ta thấy được tất cả những yêu cầu cần thiết để có được lòng
tin của doanh nghiệp và người dân. Đó là "nhiệt tình, tận tụy với công
việc; thông thạo nghiệp vụ, xử lý công việc tuân thủ đúng quy trình, thủ
tục quy định; văn minh lịch sự trong hoạt động và ứng xử."
Riêng ngành y tế, dù không phải do văn bản luật hay dưới luật nào quy
định, nhưng suốt bao năm nay, gần như tất cả các bệnh viện từ trung ương
tới địa phương đều treo cao khẩu hiệu "lương y như từ mẫu" để nhấn mạnh
vào thái độ cần có đối với người bệnh.
... Và trong thực tiễn
Thiết nghĩ, chỉ cần làm được một phần của những điều luật, tuyên ngôn,
khẩu hiệu này thì chữ "Tín" của chính quyền đã định hình vững chãi trong
lòng người dân tự bao giờ. Tuy vậy, chỉ tiếc rằng khi nhìn vào thực
tiễn, có những nhiều điều tốt đẹp vẫn chỉ nằm trên văn bản.
Năm 2012, bất chấp những nỗ lực bằng tuyên ngôn và khẩu hiệu, hải quan
và y tế vẫn là hai trong số năm ngành có tỷ lệ tham nhũng nhiều nhất. Và
chắc hẳn, việc nhóm ngành cảnh sát giao thông đứng đầu bảng xếp hạng
tham nhũng, sẽ là một trở ngại đối với việc thực hiện mục tiêu "được
nhân dân tin yêu" của lực lượng vũ trang.[1]
Nhiều người sẽ phải đặt câu hỏi không biết ngành thống kê đã thực hiện
yêu cầu về sự "trung thực" trong luật ra sao khi vấn đề số liệu được
công bố thiếu chính xác, không đáng tin cậy, thậm chí sai lệch giữa các
bộ, ngành, địa phương đã trở nên rất đáng báo động. Các chuyên gia kinh
tế đã phải thốt lên rằng nếu cứ "nặn" số liệu cho đẹp, nhà điều hành
không thể biết thể trạng nền kinh tế và sẽ không thể cứu chữa khi căn
bệnh của nền kinh tế đã di căn, bộc lộ ra ngoài.[2]
Đối với ngành giáo dục, câu chuyện buông lỏng quản lý và chất lượng giáo
dục, cùng với những tiêu cực trong thi cử khiến chúng ta phải đặt câu
hỏi, phải chăng 20 từ "năng lực" trong Luật Giáo dục còn chưa đủ để nâng
cao năng lực quản lý, giảng dạy cũng như đổi mới tư duy giáo dục? Chưa
kể, lời hứa hẹn năm nào của lãnh đạo ngành này về việc giáo viên có thể
sống bằng lương từ năm 2010 dường như đã chìm vào quên lãng.
Còn câu chuyện y đức của ngành y tế từ lâu đã trở thành vấn đề gây nhức
nhối trong dư luận. Mới đây thôi, một lần nữa lòng tin vào hai chữ "từ
mẫu" của người dân lại bị thử thách bởi việc một bệnh nhi qua đời do sự
tắc trách của kíp trực chỉ được đổi bằng hình thức kiểm điểm hạ bậc thi
đua của bác sĩ [3]
Như vậy, cần thẳng thắn thừa nhận rằng sự "tin yêu" của người dân không
dành cho những lời nói suông hay những chuẩn mực "mười phân vẹn mười"
trong luật pháp mà phải xuất phát từ thực tiễn. Những gì người dân đang
hằng ngày chứng kiến không chỉ thách thức sự nghiêm minh của pháp luật
mà còn đe dọa xói mòn lòng tin của người dân vào chữ "Tín" mà các cấp,
bộ, ngành trong bộ máy công quyền luôn treo cao.
Thực chất, vấn đề xây dựng lòng tin phải xuất phát từ hành động, việc
làm cụ thể đối với nhân dân không hề mới, có điều chúng ta đối diện với
nó khá muộn màng. Xin được nhắc lại rằng trong buổi bế mạc Hội nghị cán
bộ của Đảng lần thứ 6 ngày 18/1/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:
"Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán hai chữ 'cộng sản'
là ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách
đạo đức."
Không nên sợ chữ "Tín"
Một vấn đề khác cần đặt ra, bên cạnh những hiện tượng làm ảnh hưởng tới
chữ "Tín" của chính quyền, là thái độ của những người có trách nhiệm
trước sự suy giảm niềm tin của nhân dân. Từ trước tới nay, nhiều lãnh
đạo thường có xu hướng xuê xoa, lấp liếm mỗi khi động chạm tới vấn đề
này. Bởi thế, đã bao năm nay, những kết luận chung chung như "đại bộ
phận nhân dân vẫn tin tưởng" đã trở thành một cách nói vô thưởng vô phạt
để giữ thể diện và trốn tránh một sự thật. Đó tuyệt đối không phải một
cách tiếp cận đúng đắn.
Nên nhớ rằng sự sụt giảm mức độ tín nhiệm của người dân vào chính quyền
là vấn đề xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới. Thế nhưng nhìn vào
những nước phát triển nơi mà chỉ số ủng hộ của nhân dân với các chính
khách dù có thể rất thấp nhưng vẫn được công khai, chúng ta thấy rằng
Việt Nam cần một cách tiếp cận khác.
Sự sụt giảm tín nhiệm không nên được coi như một vấn đề nhạy cảm mà phải
trở thành một sự cảnh báo, và cơ quan công quyền cần chấp nhận để từ đó
sửa đổi và hoàn thiện cho phù hợp dưới sự giám sát của nhân dân. Niềm
tin không thể được xây dựng bằng cách trốn tránh thông qua những lời
biện minh về "đại đa số nhân dân" mơ hồ hay bằng những con số đẹp mắt
nhưng không trung thực.
Tóm lại, trong bối cảnh hiện nay, điều đầu tiên cần làm để cải thiện
niềm tin của nhân dân, từng bước xây dựng và củng cố chữ Tín của cơ quan
công quyền có lẽ là sự tôn trọng, tiếp thu những ý kiến đa chiều và một
cái nhìn trực diện hơn vào thực trạng niềm tin của người dân.
Khương Duy
(Tuần VN)
Nguyễn huy Canh - Những điều băn khoăn, và những câu hỏi
Học thuyết Marx-Lenin đã có nhiều hạn chế lịch sử và lỗi thời. Việc
chúng ta học và vận dụng nó vào trong đời sống chính trị đã đem lại
những thất bại, và hệ lụy cay đắng. Đó là điều đã được nhiều người
thấy rõ, và phê phán nó. Việc quyết tâm duy trì học thuyết này làm nền
tảng cho lí luận và hành động tổ chức thể chế và, quản trị xã hội của
đảng là một quyết tâm có tính giáo điều, kinh viện, bảo thủ và nguy
hiểm.
Nhiều chính trị gia, nhiều nhà khoa học lớn của đất nước đã phê phán nó ở
cấp độ “Hình nhi hạ học”, giờ đây tôi muốn nói đến điều cốt lõi của hệ
tư tưởng ấy.Triết học Duy vật biện chứng là thế giới quan của học thuyết
Marx-lenin. Nó là nền tảng, là hạt nhân của lí luận ấy. Đó là điều mà
các nhà lí luận trong HĐLLtw hẳn đã biết.
Học thuyết về Vật chất được hiểu với tư cách là bản thể luận, tức là học
thuyết coi vật chất là nền tảng, là tính qui định chung nhất của Tồn
tại, của Thế giới. Xin được đặt câu hỏi với các vị rằng, Marx, và
Ph.Ăngghen đã khi nào cho chúng ta biết rõ được vật chất là gì ở cấp độ
phạm trù bản thể học? Đã khi nào hai ông cho chúng ta biết về cơ cấu tồn
tại tổng quát của Tồn Tại là gì? Chưa, chưa khi nào những nhà sáng lập
này làm rõ được điều đó, ngoài cách diễn đạt của Ăngghen rằng, nó là một
khái niệm không định nghĩa được sau vô tận phép loại trừ.
Vì thế, căn cứ vào đâu, học thuyết này nói, cây, con lừa, nước, mặt
trăng, các nguyên tử... là những dạng tồn tại cụ thể của vật chất,là
những cái riêng, là hình thái xác định của nó? Và do đó thế giới này là
vô cùng, vô tận, và thống nhất ở tính vật chất? Đó là câu hỏi thứ nhất
tôi xin hỏi các vị.
V.L.Lê nin, sau này nói Vật chất là thực tại khách quan, được đem lại
trong cảm giác. Nhưng đây lại chỉ là phạm trù của Nhận thức luận. Và
ngay trong nội dung này, trong phạm trù này, tuy ông có thừa nhận việc
“tràn” qua nhau, sự thâm nhập và tác động lẫn nhau giữa chúng thông qua
hoạt động thực tiễn, nghĩa là với ông, được nhìn qua góc độ bản thể học
(chưa được ý thức) thì, giữa chúng (vật chất, ý thức) không có sự phân
chia, tách rời tuyệt đối. Nhưng trong nội dung , trong giới hạn chật hẹp
của phạm trù nhận thức luận, ông vẫn coi giữa chúng có một sự tách rời,
một sự phân chia trước-sau tuyệt đối giữa vật chất,và ý thức.
Đây là một sai lầm lịch sử của V.L.Lê nin vì như thế, thứ nhất, ông đã
thực hiện việc tách đôi, tách rời một cách vô thức, giữa bản thể học và
nhận thức luận, và thứ hai, ngay trong giới hạn chật hẹp này của lí luận
nhận thức cũng không thể có sự tách rời, phân chia tuyệt đối trong
ngoài, trước sau giữa chúng được. Vì sự tách rời này, nếu có sẽ không
thể nào so sánh được vật chất có trước, và bên ngoài, độc lập đối với ý
thức, bởi vì ý thức được xem trong tình huống, trong hình thái trừu
tượng như thế thì không có tính thời gian, và không gian, và do đó nó là
cái không cùng dãy, cùng hàng với vật chất để mà so sánh.
Cũng xin nói thêm một chút, rằng điều đó không có nghĩa, tôi đã xóa bỏ
đi tính khách quan đối với Tồn tại trong ý nghĩa vật chất, và tính bị
qui định đối với ý thức trong định nghĩa ấy...Trong “Đời sống hay khát
vọng đa nguyên” (xem trên trang Basam, ngày 6/6/2013) tôi đã phê phán
đầy đủ những hạn chế, và vạch ra những sai lầm có tính lịch sử đó của
triết học, cũng như tư duy của các nhà sáng lập ra nó.
Tôi xin hỏi các vị, đâu là tính đúng đắn, và đỉnh cao trí tuệ trong việc
giải quyết vấn đề đầu tiên, và cốt lõi này của triết học DVBC, cũng như
của bản thể học, mà nói theo cách nghĩ chưa đúng của tư duy truyền
thống, là học thuyết về tính qui định chung nhất của tồn tại?
Xin nói, và hỏi với các vị lí luận hàng đầu của đảng trong HĐLLtw, nếu
các vị không phản biện được cách đặt v/đ của tôi, và những câu hỏi đặt
ra, thì điều đó chỉ chứng tỏ các vị không hiểu, và chưa bao giờ hiểu
được cách tư duy và nội dung triết học ấy, cái nền tảng lí luận của nó
như thế nào.
Không biết, không hiểu được cái hạt nhân, cái nền tảng sai lầm và lỗi
thời của nó,thì như thế, các vị cứ tự cho mình là uyên thâm, rồi cố tình
duy trì ngọn cờ học thuyết Marx-Lenin bách chiến, bách thắng để bắt
đảng CS và dân tộc này đi theo trong Hiến pháp như một sự mặc định. Như
thế là bá đạo, là cực quyền và coi thường nhân dân cũng như các đảng
viên của đảng mình nếu như không muốn nói các vị cố tình mị dân.
Lối tư duy ấy sẽ chỉ đưa đất nước này vào ngõ cụt không lối thoát mà thôi.
(Quê Choa)
Hạ Đình Nguyên - Thà bị giết chết chứ không tự chết
Tâm sự của người không quen biết gởi tù nhân Cù Huy Hà Vũ
Theo dõi trên mạng, tôi biết không nhiều về cuộc đấu tranh của anh,
nhưng khi đọc thư tuyệt mệnh của anh về cuộc tuyệt thực mà anh đang tiến
hành trong tù, tôi thật sự xúc động.
Vì là người cũng đã trải qua tù đày, nên tôi hiểu và tin lời lẽ trong
thư của anh, anh rất quyết liệt với hành động tuyệt thực này. Tôi lo cho
anh quá, và khá buồn vì nhiều lẽ.
Tôi mạo muội có đôi lời chia sẻ cùng anh.
Chắc anh đã từng nghe nói về cảnh tù tội trong Nam đối với những người
kháng chiến “chống Mỹ cứu nước” của một thời gian khổ Mặt trận Giải
phóng Miền Nam, mà tôi cũng là một thành viên bé mọn trong ấy. Tôi có
trải qua nhưng cũng không thể nào biết hết các kiểu đau thương của cái
gọi là tù tội, tuy có thể tạm biết thế nào là hậu quả của chiến tranh,
một cuộc đọ sức có tính chất định mệnh, và những gì ở bên dưới các chiến
thắng, dù là chiến thắng của phía nào. Tôi nghe nói về những cách tra
tấn, cách giam cầm hết sức khủng khiếp của chế độ Miền Nam vào thập niên
1955-1965. Nhưng sau đó, tôi có trải qua “thực nghiệm” nên có vài ghi
nhận, theo cái biết của mình, một số điều sau đây.
Khi tôi vào tù, thì “chế độ tù” được mô tả ở giai đoạn trước1965, nay đã
có phần thay đổi, có cải tiến khá hơn, so với thời Ngô Đình Diệm. Tôi
có hưởng được chế độ tù cải tiến ấy, không nghiệt ngã như giai đọan
trước. Nhưng vì lý do gì đưa đến sửa đổi này? Do sự đấu tranh của người
tù? Do sự quan tâm và áp lực của dân chúng? Do sự “tự tiến bộ” của nhà
cầm quyền lúc ấy? Tôi không tin nhiều về lý do thứ ba. Hay là do sự hiện
diện trực tiếp nhiều hơn của người Mỹ, từ khi họ ào ạt đổ quân vào Việt
Nam từ 1965 trở về sau? Tôi không quá ngây thơ để tin rằng “Đế quốc Mỹ”
là thuần khiết tốt với Việt Nam, hay “vì Việt Nam”. Họ vì chiến lược
chống Chủ nghĩa Cộng sản bành trướng, họ nghĩ thế, và muốn có một cơ chế
xã hội ở miền Nam tương đối giống họ, nằm trong khung Hiến Chương Liên
Hiệp Quốc, với lý tưởng của Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền. Họ muốn có
một xã hội Miền Nam có tự do, dân chủ và phát triển để người dân không
theo Cộng sản, họ nghĩ thế. Họ lật đổ nhà Ngô vì cho là độc tài không
chinh phục được lòng dân. Họ làm nhiều việc để nâng tầm chế độ ấy lên,
tuy kết quả toàn cục không đến đâu, nhưng riêng về chế độ lao tù có
nhiều cải tiến. Năm 1970, một phái đoàn Nghị sĩ Mỹ qua Việt Nam điều tra
và tố cáo chế độ hà khắc ở nhà tù Côn Đảo, sau đó, chế độ “chuồng cọp”
khốc liệt nhất tại đây bị bãi bỏ (Tôi chỉ nêu một thí dụ sơ sài, trong
phạm vi bức thư này).
Về sự tra tấn tù nhân và chế độ giam giữ tù nhân
Tôi thấy có một vài cách biệt đáng nói.
- Điều tra, tra tấn
Ngành an ninh điều tra của họ có nhiều phương pháp và thủ thuật tra tấn
rất dã man, nhất là đối với đối tượng Cộng sản mà họ “đặt ra ngoài vòng
pháp luật” theo Hiến pháp của họ. Họ nhằm vào tra tấn thể xác với nhiều
đòn tàn độc, cũng uy hiếp và trấn áp tinh thần, cũng tấn công vào tình
cảm thiêng liêng của người thân, với mục đích moi thông tin từ đối tượng
cho bằng được. Họ rất cần chứng cứ. Chứng cứ thật sự đối với họ là quan
trọng, vì họ phải ứng xử, đối phó với thanh tra ngành, với cấp trên,
với tòa án, với báo chí, với các phe nhóm khác, bởi Miền Nam lúc bấy giờ
đã bước đầu hình thành một xã hội công dân, với thiết chế chính trị cơ
bản là Tam quyền phân lập, dù không thể nói là hoàn hảo. Đối với đối
tượng chính trị được cho là “nguy hiểm”, tuy cấp trên có thể cho phép họ
tra tấn đến chết nhưng xác định người nào được giao quyền này, chứ
không phải ai cũng có quyền đánh, có quyền tra tấn, có quyền hành hạ tù
nhân. Và khi tra khảo, họ không căm thù “con người”, mà căm tức cái đầu
của đối tượng, cái niềm tin lý tưởng ở trong đó mà họ không hiểu nổi,
không cảm hóa được, nên họ gọi đối tượng ấy là “bị tẩy não”. Nhưng sẩy
tay, sai người, sai quy định lập tức bị cách chức, hạ cấp bậc, thi hành
kỷ luật theo luật định, không có sự thu xếp tự bên trong; họ không dám
hành xử cẩu thả do không có sự độc quyền lãnh đạo của một đảng nào. Họ
rất dè dặt với dư luận quần chúng, rất ngại giới báo chí, rất sợ các cơ
quan lập pháp (Nghị sĩ, Quốc hội) và cơ quan Tư pháp (Tòa án các cấp).
Ví các cơ quan này độc lập với cơ quan Hành pháp, theo Hiến pháp quy
định. Cũng có những hiện tượng chạy chọt qua mối thân quen, hoặc đút lót
tiền bạc, để cứu vớt những đối tượng bị bắt có chứng cứ mơ hồ. Nhưng
đối với tù chính trị có bằng chứng thì khó thoát.
Sau khi qua giai đoạn điều tra, tra tấn, kết cung ra tòa án, họ trở
thành người tù chính thức thì có quy chế cho tù nhân khá rõ ràng. Họ có
quy chế riêng về tù binh, về tù chính trị, về tù dân sự. Người tù bị mất
quyền công dân, chứ không mất quyền làm người. Trong tù, không bị đánh
đập, nhục mạ về nhân phẩm, không bị thù hằn, không bị biệt lập với gia
đình. Nhưng đối với tù đặc biệt, như tù ở Côn đảo thì khó có chế độ thăm
nuôi thường xuyên và nhiều hạn chế mối quan hệ xã hội. Đối với tù dân
sự, thì không có sự hà khắc đặt biệt nào, càng không có chuyện người
chết khơi khơi, hoặc chết thình lình trong đồn công an, khi bị “lịch sự”
mời đến làm việc, bởi vi phạm nào đó, như không đội mũ bảo hiểm, chọc
gái, gây lộn, ăn cắp, trộm chó, hoặc vì một sự kiện xung đột nào đó,
v.v. Cái hỗn độn kiểu này ngày ấy hiếm có, dù là thời ấy đang chiến
tranh, mà thời nay là hòa bình gần 40 năm.
Anh Hà Vũ,
Anh làm luật sư, chắc anh biết rành về chuyện này, thật đáng phẫn nộ!
Ở xã hội miền Bắc trước 75, tội về chính trị, sai quan điểm hay lập
trường thế nào đó, không bị đánh đập dã man như “Đế quốc”, mà chỉ “nhẹ
nhàng” đi “cải tạo” lâu dài, hay suốt đời ở xó xỉnh nào đó, bị cô lập
không được giao du với ai, “tự do” bươi kiếm cái ăn, trong một xã hội mà
thực phẩm thì được phân phối và quản lý chặt chẽ. Hoặc biện pháp cô lập
tại chỗ với nhiều hình thái khác nhau, từng bước giảm nguồn lương thực,
giảm thiểu dần đến số không, kể cả nước uống, cho đến lúc “tự chết”,
chứ không ai mó tay vào. Đối với người tù, xã hội vẫn còn đó, nhưng
không chạm được vào tay, cô độc như ở trong một cảnh giới khác. Người ta
hãi hùng về hai chữ “cô lập”. Sống mà là đang chết, mà sau cùng chết
theo cách khốn cùng của một con vật, chứ không còn là con người, nghiệt
ngã thảm thương như chuyện bên Tàu, chắc anh rõ, như chuyện Chủ tịch
nước Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ, là điển hình cho hàng vạn, hàng triệu con
người. Cách giữ tù mà không cần nhà tù cố định, mà trong một không gian
vô định, và thời gian vô định, xã hội và người thân không biết được, kể
cả bản thân người tù. Đó được gọi là “nhà tù kín” mà ngày nay còn đang
hiện diện nhiều ở Trung Quốc.
Miền Bắc xã hội chủ nghĩa đã từng theo mô hình ấy.
Cách nào tàn độc, đau đớn, tinh vi hơn cách nào? Cách nào là sự thù hận “con người”, cách nào là bảo vệ luật pháp?
Tôi tin là thời kỳ khủng khiếp đó không còn nữa.
Những thế hệ đi trước đã để lại những dấu vết khó phai.
Nhưng ngày nay chúng ta có một chế độ lao tù rõ ràng hơn không, và sinh
mạng tù nhân có được bảo vệ bởi luật pháp? Và ai có thể biết những gì
xảy ra trong tù? Mọi việc chỉ có Đảng làm, Đảng biết, và Đảng xử lý. Cái
ghế của Đảng ngồi có phép thuật, như Tề Thiên Đại Thánh có thể biến
thành trăm vạn cái ghế khác mang nhiều khuôn mặt khi cần. Người dân mà
còn bị cô lập từng cá nhân đơn lẻ (không cho tụ họp) thì nói chi đến
người tù!
- Chức năng người giữ tù
Trong nhà tù, tù nhân được “tự do” trong khuôn khổ được quy định của mỗi
loại tù. Chức năng của trại tù và người giữ tù được quy định, có vai
trò quan trọng trong cách xử sự.
Người giữ tù, với tư cách là một viên chức, họ phải hành xử theo quy
định của luật pháp. Không có vấn đề tư tưởng, tôn giáo, chính kiến, chủ
nghĩa, hay các thứ khác dính vào đây. Họ không có trách nhiệm và không
có tư cách để giáo dục, dạy dỗ ai cả, về cái gì cả cho tù nhân. Họ không
có quyền đánh đập, hành hạ tù nhân, truy bức tư tưởng, triệt hạ nhân
cách, khủng bố tâm lý. Họ chỉ có một chức trách là giữ đúng quy chế của
trại tù. Nhà tù có thể tạo điều kiện cho tù nhân được thỏa mãn một số
nhu cầu tinh thần và vật chất mà không trái với luật pháp. Tùy theo điều
kiện khách quan của từng nơi, họ cho phép tù nhân có thể tiến hành
những nghi lễ tôn giáo, như xưng tội, cầu nguyện, lạy Phật, đọc kinh…
Người giữ tù phi chính trị trong vai trò của mình. Cá nhân người giữ tù
có thể có lập trường chính trị, theo đảng phái hay tôn giáo nào đó là
chuyện riêng, không liên quan đến chức năng trong công việc mà họ được
giao phó. Vì thế, người giữ tù cũng có được sự “tự do” theo nhân cách
của mình, không bị o ép phải hành động theo xu hướng nào, ngoài quy chế
của trại tù. Dĩ nhiên cũng có tiêu cực vặt vãnh trong những chuyện vặt
vãnh đời thường khó tránh khỏi. Đôi khi cũng có sự lạm quyền, hà khắc do
cá nhân và tư cách của anh trưởng trại tù nào đó khi chưa bị phát hiện.
Đặc biệt, đối với tù chính trị, người giữ tù thường tôn trọng về mặt
tinh thần hơn đối với tù hình sự như du côn, cướp giật, hiếp dâm. Vì dù
sao, người tù chính trị, cũng vì việc chung của xã hội, dù khác chính
kiến với nhà cầm quyền, vẫn ở hệ giá trị cao hơn. Tù chính trị Cộng sản
vẫn có một quy chế rõ ràng, nghĩa là có luật pháp bảo vệ, dù bị “đặt
ngoài vòng luật pháp” như Hiến pháp của họ quy định.
Ngày nay, Điều 4 Hiến pháp là cái gốc rễ căn bản có thể xóa nhòa mọi ranh giới.
Chức năng người giữ tù cũng giống chức năng của quân đội. Người thanh
niên bước chân vào quân ngũ, có hai điều phải thực hiện: hệ thống kỷ
luật của quân đội, và không được phản quốc, tức là trung thành với Tổ
quốc, một khái niệm chung không cụ thể, có tính chất tượng trưng và
thiêng liêng. Nhân sinh quan là thuộc quyền của mỗi người. Nhưng Điều 4
Hiến pháp là gốc rễ để biến Đảng thành “Thượng Đế”, có thể đặt “ngoài
vòng luật pháp” mọi thứ mà Đảng muốn.
Anh Hà Vũ quý mến,
Anh có tin rằng chế độ lao tù trong xã hội ta đang sống có hà khắc
không? Sẽ được cải tổ để tốt hơn không? Tôi tin rằng có, nhưng không
biết đến bao giờ! Sẽ do áp lực của quần chúng nhân dân và áp lực quốc
tế, và có sự “tự chuyển biến” theo hướng tiến bộ của nhà cầm quyền?
Thời gian là quả thật vô định.
Tôi lo cho anh.
Anh Hà Vũ, anh là người tù thuộc loại nào?
Anh lớn lên trong lòng chế độ, có truyền thống yêu nước từ Ông Cha, và anh đã tiếp nối con đường ấy.
Tôi nghĩ, anh không đứng trong một tổ chức chính trị hay đảng phái nào
khác, anh còn là một trí thức trưởng thành trong chế độ này – Tiến sĩ,
Luật gia. Anh đấu tranh cho sự tiến bộ xã hội về dân chủ, về luật pháp
và nóng lòng với giặc ngoại xâm, với phương thức hòa bình, bất bạo động.
Thế rồi anh bị bắt, bị xử tội về sự khác chính kiến, theo cách không
sòng phẳng và trở thành người tù. Bản án của anh làm dư luận rộng rãi
bất bình, và dành cho anh nhiều chia sẻ, cảm mến và kính phục.
Tôi cho đó là hạnh phúc của người đấu tranh.
Bản án của anh, được tiếp nối những bản án khác, cùng với sự đàn áp liên
tục những người biểu tình, chỉ để bày tỏ sự bất bình về hành động xâm
lược của Trung Quốc đang chiếm đóng biển đảo và bức hại ngư dân.
Đất nước đang đứng trước tình thế khó khăn bởi sự đe dọa chủ quyền, Nhà
nước lại tự mình làm khó khăn thêm bằng những biện pháp không thích
đáng, mất lòng dân, gây phẫn nộ, nó đang báo hiệu một tương lai đi
xuống, chứ không “đi lên” đâu cả. Dân chúng cũng không chịu nổi như anh,
mà đang ráng chịu, cũng đang quằn quại như anh, vì các chữ Độc lập – Tự
do – Hạnh phúc có từ Tuyên ngôn Độc Lập vào mùa Thu năm 1946, mà Đảng
Cộng sản Việt Nam đã long trọng hứa hẹn.
Chừng nào mà Hiến pháp được thay đổi theo hướng dân chủ, tiến bộ hơn,
phù hợp hơn, không còn toàn trị, hơi thở của trí tuệ nhân dân được tôn
trọng, thì lúc ấy mọi sự sẽ khác đi, quyền sống của tù nhân cũng được
minh định rõ ràng hơn. Nhưng điều đó chưa đến, nó đang được thử thách.
Lời bày tỏ thật tình
Tôi biết đã có bao người như anh, và đang có những người như thế, rất
tâm huyết như trong lá thư anh viết, tôi hiểu như một lời tuyệt mệnh, và
tôi đang xót xa.
Nhưng có đôi điều tôi suy nghĩ khác, rất chân thành với anh.
Tôi không muốn anh chết, vì không muốn mất đi một người yêu nước, biết đấu tranh cho độc lập, và tiến bộ xã hội.
Tôi muốn anh có cách chấm dứt tuyệt thực.
Không bỏ cuộc, không đầu hàng trong ý chí của mình, và anh cần giữ mạng sống. Hai điều này không mâu thuẫn nhau.
Tôi đã trải qua nhà lao Chí Hòa, Côn Đảo, học tập những người đi trước,
cùng đồng đội chịu đựng qua tra tấn, không đầu hàng, nhưng sau đó nâng
niu từng giọt thở, tiết kiệm từng chút năng lượng còn lại để duy trì sự
sống, với tâm nguyện dành cho cuộc đấu tranh tiếp tục, lâu dài, trừ khi
họ chủ động ra tay giết chết, thì chịu!
Nhưng ở đây, cuộc đấu tranh này là có tính chất nội bộ dân tộc, dù hết
sức gay go, nhưng chúng ta cũng không thể hành xử theo cách bạo động.
Tôi cho rằng anh đang bạo động với bản thân mình. Ông Gandhi, ông Nelson
Mandela đấu tranh bất bạo động, có tuyệt thực để bày tỏ, chứ không
tuyệt thực đến chết. Chúa Jesus không khuyên tín đồ của mình tự sát. Đức
Phật cũng thế. Trong mọi loại đấu tranh, sự hy sinh là không tránh
khỏi, nhưng phải đúng lúc. Vì mạng sống của một con người thật đáng quý.
Như Ngài Thích Quảng Đức tự thiêu, là một sự cúng dường cao cả, đã làm
bật nút đúng thời điểm cho một sự chuyển động đầy ý nghĩa.
Nhưng chúng ta không thể biến bán cầu não trái của ai đó thay đổi nhanh chóng được.
Những người tù Côn Đảo thuộc nằm lòng những câu thơ này:
Thân anh, anh bắc nên cầu
Để mai em bước lên lầu Tự do.
Nhưng hàng hàng lớp lớp đã trải thân ra bắt cầu, cầu vẫn chưa xong mà
ngày mai thì vẫn ở tận chân trời. Bao người đã ra đi, đã chết trong giấc
mơ đẹp mà đau của mình, đáng trân trọng và thân thương biết bao, nó để
lại nỗi hoài cảm u uất trong lòng người sống, không thể không xót xa.
Anh Hà Vũ,
Tinh thần đấu tranh của anh được sự trân quý của nhiều người, anh không
có ý định lao vào một cuộc đấu tranh “ăn thua đủ” rất không cân xứng
này, phải không? Và cũng không xứng đáng với đối tượng là một anh cai tù
cấp nào đó? Nhưng họ đang “ăn thua đủ” với anh, vì sự hãnh tiến quyền
lực, nó đơn thuần về sức mạnh vật chất, và họ có dư thứ của cải này. Còn
anh thì nặng về bày tỏ, cảnh tỉnh, và mục tiêu là sự cảm hóa. Điều này
thì anh đã làm được rất nhiều rồi. Trường hợp anh Chí Đức – người bị
khiêng như khiêng một con heo, lại bị giẫm giày vào mặt – để làm nhục
tính cách “con người” của anh ấy, nhưng sau cùng, anh không phải là
người thua cuộc, mà vẫn là con người đàng hoàng tiếp tục đấu tranh hàng
ngày, và cũng vì không có mục đích là thua thắng với ai; nhưng đằng kia,
ông Đại úy Thanh không phải là người thắng cuộc, mà là người “tự thua”,
thua trắng, thua đậm và thua vĩnh viễn trong đời sống xã hội, thậm chí
thua trong gia đình, trong đầu con cháu và cả trong tâm của ông ta nữa.
Thái độ thù hận “con người”, thích hủy hoại “nhân phẩm” của ông ta còn
là tấm gương mà đồng đội ông ta đang soi vào.
Anh Hà Vũ,
Anh nên tự tuyên bố chấm dứt cuộc tuyệt thực.
Đây thuần túy chỉ là lời đề nghị.
Nếu họ lùi cho một bước, là anh thắng cuộc sao? Là chẳng phải quyền lực và bạo hành đang lên ngôi đó sao?
Anh không nên phung phí ý chí của anh lúc này và ở chỗ này.
Nếu tôi ở phía quyền lực, tôi sẽ lùi cho anh mười bước, anh sẽ là người thua, tôi mới là người thắng.
“Thắng nhân giả hữu lực. Tự thắng giả cường”
Câu chân lý này đang thích hợp cho cả đôi bên.
Anh cần thực hành đức nhẫn nhục của một người tu sĩ lúc này, để sau đó,
có thể cùng mọi người tiếp tục dấn bước trong cuộc hành trình dài hơi
của dân tộc. Hãy cứ để cho họ lên ngôi và thưởng thức sự đắc thắng.
Thử xem “lòng tin chiến lược” sẽ đặt ở đâu, nếu không đặt trong lòng nhân dân qua từng sự việc cụ thể này?
Tôi trân trọng và quý mến anh.
Kính nhờ chị Dương Hà chuyển bức thư này đến tay anh Cù Huy Hà Vũ nếu có thể.
Hạ Đình Nguyên, một người Sài Gòn không quen biết.
Ngày 8-6-2013
Theo BVN
137.100 tỷ đồng nợ xấu: Một con số ‘vô nghĩa’
Trong báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và
trả lời chất vấn tại 2 kỳ trước của Quốc hội khóa XIII, Thống đốc NHNN
Nguyễn Văn Bình khẳng định: đến cuối tháng 4/2013, tổng nợ xấu toàn hệ
thống là 137.100 tỷ đồng, tương đương 4,67% tổng dư nợ tín dụng. Tuy
nhiên, đây là con số lấy từ báo cáo của các tổ chức tín dụng (TCTD),
trong khi báo cáo lên Chính phủ hồi tháng 2, Thống đốc lại dùng con số
của Thanh tra NHNN và không đưa ra bất cứ lời giải thích nào.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình trích dẫn rành mạch từ báo cáo của các tổ chức
tín dụng (TCTD) rằng đến cuối tháng 4/2013, tổng nợ xấu toàn hệ thống
là 137.100 tỷ đồng, tăng 18.700 tỷ đồng (15,8%) so với cuối năm 2012,
chiếm 4,67% tổng dư nợ tín dụng, tăng so với mức 4,08% của cuối năm 2012
và 3,07% cuối năm 2011. Không thấy nêu so sánh với cùng kỳ, dù đây mới
là so sánh thường dùng nhất và có ưu điểm lược bớt các yếu tố thời vụ
gây nhiễu. Chẳng hạn, đầu năm nhiều ngày nghỉ lễ khiến người lao động
hay có xu hướng nghỉ ngơi hơn là làm việc.
Nhưng điều khó hiểu không dừng lại ở đó. Tại cuộc họp báo hồi tháng
7/2012, Quyền Chánh thanh tra giám sát NHNN Nguyễn Hữu Nghĩa đã dùng con
số nợ xấu tính đến ngày 31/3/2012 là hơn 202.000 tỷ đồng, chiếm 8,6%
tổng dư nợ, gần gấp đôi con số hơn 117.000 tỷ đồng, chiếm 4,47% tổng dư
nợ tính theo báo cáo của các tổ chức tín dụng (TCTD). Bộ trưởng – Chủ
nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam khi trả lời báo chí tại phiên Họp
báo Chính phủ thường kỳ tháng 2/2013 cũng dẫn lại báo cáo của Thống đốc
NHNN Nguyễn Văn Bình trình lên Chính phủ khẳng định dù VAMC chưa ra đời
song hệ thống ngân hàng đã giảm được tỷ lệ nợ xấu từ hơn 8% xuống còn
6%. Thống đốc Nguyễn Văn Bình có tỏ ra e ngại có khi phải 10%. Tiến sĩ
Nguyễn Đức Thành (VERP) cho biết dựa trên căn cứ 6% mà NHNN công bố thì
nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng nằm trong khoảng 180-300 ngàn tỷ
đồng. Như vậy, dù cùng nói về một vấn đề, cùng một cơ quan tuyên bố,
song tại mỗi buổi họp khác nhau thì lại đưa ra những con số mà chỉ cần
chênh đi 1% cũng tương đương với hàng chục tỷ đồng.
Khi bị hỏi vì sao lại để xảy ra tình trạng mỗi cơ quan lại có con số
riêng, ông Nguyễn Hữu Nghĩa lý giải là vì NHNN có hệ thống giám sát từ
xa và không loại trừ một số TCTD “cố ý vi phạm” trong việc vi phạm phân
loại nợ và trích lập dự phòng theo quy định, có thể hiểu rằng con số của
NHNN “đương nhiên” sâu sát hơn. Nếu đã vậy, dù cho còn bị giới phân
tích hoài nghi và Thông tư 02 nghiễm nhiên bị trì hoãn, đáng ra NHNN
phải tiếp tục làm nhiệm vụ “từ xa” mà trình lên Quốc hội con số nợ xấu
do tự bản thân quan sát và phân tích. Vậy nhưng, bất chấp thống kê và số
liệu từ lâu đã được nhận định là một nguồn thông tin quan trọng để có
thể ra quyết định quản lý nhà nước một cách ít sai sót nhất. Với Quốc
hội, cơ quan đại diện cho tiếng nói của người dân, càng phải được lắng
nghe những con số được thu thập một cách tỉ mỉ và cẩn thận nhất. Vậy
nhưng,trong báo cáo vừa qua NHNN vẫn dùng con số “nhẹ nhàng” hơn những
gì mà cơ quan này từng hùng hồn tuyên bố. Hậu quả là, dù được tiếng là
“thẳng thắn” thừa nhận nợ xấu vẫn tăng, song thực chất đã tự ý “giảm”
một cách ngấm ngầm. Như vậy, 137.100 tỷ đồng đã biến thành con số vô giá
trị nhưng đã biến thành “nợ công xấu” khi tiêu tốn cơ sở vật chất in ấn
ra một bản báo cáo dài 13 trang (hơn 8.000 chữ), tốn nhân lực (vốn lúc
nào cũng than ít) để ngồi thu thập, gõ gõ,… và cả thời gian “vàng bạc”
của các đại biểu ngồi đọc một báo cáo không thể dùng để ra bất cứ quyết
định nào hay tường trình lại cho các cử tri.
Trong buổi buổi thảo luận về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch
phát triển kinh tế-xã hội và NSNN năm 2012; việc triển khai thực hiện
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN những tháng đầu năm 2013
diễn ra sáng 30/5, đại biểu Nguyễn Văn Hiến (Bà Rịa-Vũng Tàu) đã cảm
thán: "Đã từ nhiều năm nay, chúng ta chấp nhận một thực tế vô lý về số
liệu GDP của các địa phương luôn cao hơn gấp 1,5-2 lần GDP quốc gia. Vấn
đề sinh tử hiện nay là giải quyết nợ xấu, tồn kho bất động sản nhưng
mức độ tin cậy của số liệu này là rất thấp” (Theo TTXVN). Như vậy, dù đã
“tỉa cành” cho đẹp, hay có ấn, dúi, nén thế nào, những cái rễ “nợ xấu”
vẫn còn bám sâu và chắc, để thỏa sức hút cạn kiệt sức sống của nền kinh
tế quốc dân.
Lục Dương(Sống Mới)
Luật sư Lê Quốc Quân ra tòa ngày 9/7/2013
Gia đình luật sư Lê Quốc Quân cho biết đã được thông báo Tòa án Hà Nội
sẽ đưa Luật sư Lê Quốc Quân sẽ được đưa ra xử vào ngày 9/7/2013.
Thông tin do thư ký Tòa gọi điện báo cho luật sư Hà Huy Sơn là người bào chữa cho bị cáo.
Chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Lê Thị Hợp.
Luật sư Lê Quốc Quân bị bắt ngày 27/12/2012, bị khởi tố về tội trốn
thuế. Tuy nhiên, dư luận đều cho rằng, Luật sư Lê Quốc Quân bị bắt có lý
do thực là liên quan đến chính trị.
Gia đình Ls Lê Quốc Quân cũng cung cấp cho chúng tôi một số đơn xung
quanh vụ án. Qua đó, cho thấy cơ quan cảnh sát điều tra đã làm việc hết
sức tùy tiện, bất chấp qui định của luật pháp như:
Thu giữ con dấu của công ty trái với qui định của pháp luật, gây khó
khăn cho hoạt động của công ty, gây nên tổn thất về vật chất “vô cùng to
lớn và trầm trọng”.
Từ khi bị giam giữ đến nay đã gần 6 tháng nhưng trại giam không cho gia
đình gặp Ls Lê Quốc Quân, trái với qui định hiện hành. Tòa Hình sự Tòa
án Hà Nội đưa ra lý do không thể chấp nhận được rằng “không có báo cáo
nào về tình hình sức khỏe của bị can cần phải được gia đình thăm gặp”
Cơ quan cảnh sát điều tra còn tùy tiện thu giữ một số tài sản của gia
đình không liên quan đến vụ án. Gia đình làm đơn yêu cầu trả lại nhưng
không được trả lời.
YÊU CẦU TRẢ CON DẤU VÀ TÀI SẢN CỦA CÔNG TY:
TƯỜNG THỤY
(Blog Nguyễn Tường Thụy)
Chuyện nhỏ về ông tướng công an nhân vụ cháy cây xăng ở Hà Nội
Tôi vẫn kể cho vài người bạn nghe chuyện về một ông tướng công an, nhưng các bạn luôn coi chuyện đó quá là "nhỏ hơn con thỏ", quá là "chuyện thường ngày ở huyện" so với đời sống hàng ngày ở VN. Nhưng sau vụ cháy cây xăng ở phố Trần Hưng Đạo HN vừa rồi, sau một số hình ảnh xuất hiện trên báo chí đã khiến tôi muốn được kể lại chuyện này trên Dân Làm Báo để nói về lực lượng Phòng cháy Chữa cháy (PCCC) của VN.
Cách đây 7-8 năm, rất tình cờ, tôi được đi cùng vài người bạn lên Sóc
Sơn, thăm trang trại của một vị tướng công an. Ông tên là Ngần, lúc đó
là Thiếu tướng Cục trưởng Cục PCCC thuộc Bộ Công an, bà vợ hình như tên
là Thuận, người nhà quê đặc.
Trang trại của ông ở Sóc Sơn rất rộng, chừng vài héc ta, chắc là ở gần nhà ca sỹ Mỹ Linh mà dạo này báo chí liên tục đưa tin.
Tôi nói chắc là, bởi vì khi đó có một trào lưu đầu tư mua nhà đất ở Sóc
Sơn được rất nhiều đại gia hay quan chức ở HN thực hiện.
Nhóm khách chúng tôi gồm 7-8 người, được bà Thuận, vợ ông, dẫn đi giới
thiệu trang trại, gồm biệt thự, vườn cây, hồ cá, khu chăn nuôi, nơi nào
cũng cực kỳ khang trang, hoành tráng. Sau đó là bữa trưa cũng cực kỳ
hoành tráng, với các loại đặc sản có sẵn trong vườn nhà. Ngồi uống rượu
trong sân nhà râm mát, ông tướng công an tiếc rẻ nói: "Ra ngồi uống rượu
ở nhà thủy tạ bên hồ thì sướng hơn nhiều, nhưng tối qua cũng có đoàn
khách đông hai chục người ăn uống ở ngoài đó, hôm nay chưa kịp dọn dẹp".
Trong bữa ăn, bà Thuận cũng khoe với chúng tôi về chuyến đi chơi đến mấy
nước Tây Âu trước đó, cũng như vài chuyến tiếp theo trong tương lai
gần, đó là những chuyến bà được đi "ké" trong các đoàn công tác của ông
Ngần cùng các lãnh đạo của Cục PCCC và của Bộ Công an để tìm mua trang
bị PCCC cho VN.
Điều tôi hay kể lại với bạn bè về trang trại của ông Ngần, không phải là
về sự hoành tráng của nơi đó, mà là về việc khi đó ở VN đang có lệnh
cấm nuôi gấu, nhưng trong trang trại của ông vẫn có vài ba con gấu. Một
thằng bạn của tôi đã kịp "dân vận" với bà Thuận để được mang về cái lọ
nhỏ đựng 1-2 cc mật gấu, sau đó hắn có biếu lại mấy trăm ngàn đồng, gọi
là để bồi dưỡng cho những con gấu của ông bà chủ. Nhưng giờ đây, khi vụ
cháy cây xăng để lộ ra những nhược điểm, yếu kém chết người cũng như sự
nghèo nàn trang bị của lực lượng PCCC, cũng như sau phát biểu của lãnh
đạo công an HN về giá tiền mỗi bộ quần áo cho lính cứu hỏa là đắt nhất
thế giới, thì kỷ niệm về trang trại của tướng Ngần hồi 7-8 năm trước lại
hiện về trong tôi.
Chắc là bây giờ ông Ngần đã nghỉ hưu, nhưng cái giầu có của ông, cũng
như của các lãnh đạo Cục PCCC trước đó và đương nhiệm, chính là một phần
lý do của sự nghèo nàn yếu kém của lính cứu hỏa hiện nay.
Nếu lính cứu hỏa không nghèo nàn thiếu thốn, thì Cục trưởng PCCC làm gì
có tiền mua sắm hàng hecta đất và xây dựng trang trại hoành tráng như
vậy? Tại sao bọn châu Âu tư bản giãy chết lại mời các bà vợ của vài lãnh
đạo PCCC và Bộ Công an đi du lịch miễn phí nếu không phải để bán các
loại trang thiết bị cứu hỏa với giá trên trời, nơi mà những người dân
đóng thuế không bao giờ biết được, vì ở đó không thang máy cứu hỏa hiện
đại nào có thể vươn tới được?
Tôi biết đâu kể đấy, còn các bạn tha hồ kiểm chứng, tên tuổi của tướng
Ngần, Cục trưởng Cục PCCC và cái trang trại rộng vài hecta ở ngay gần
sân bay Nội Bài thì dễ kiểm tra thôi mà.
(DLB)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét