Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

Bài viết đáng chú ý

Phép toán và lá phiếu tín nhiệm


Bỏ phiếu tín nhiệm là cuộc 'bầu cử không ai thua'

Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm cho 47 nhân vật nắm chức vụ cao nhất nước Việt Nam đã qua, kết quả đã được công bố, và người ta sẽ còn tiếp tục phân tích ý nghĩa chính trị và phe phái của sự việc này.

Dù gì đi nữa, đây là lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam có một cuộc bỏ phiếu kín không chịu áp lực chính trị và định hướng của người cầm đầu.

(Chuyện kể rằng Cố chủ tịch Quốc hội Trường Chính khi lấy biểu quyết thì nói, “Ai không nhất trí, giơ tay!”). Vì vậy, kết quả này đáng được phân tích theo hướng thuần túy khoa học - cụ thể hơn là toán học.

Nếu so sánh cuộc bỏ phiếu này với cuộc thăm dò dư luận, thì kết quả kiểm phiếu thiếu một chi tiết mà các cuộc thăm dò thường hay có, là kết quả bầu cử không có con số cho phép tham khảo chéo. Thí dụ, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh được 167 phiếu “tín nhiệm cao” trong khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được 160 phiếu “tín nhiệm thấp.”

Vậy có phải cũng khoảng 160 người đó vừa bầu “tín nhiệm thấp” ông Dũng vừa bầu “tín nhiệm cao” ông Ninh? Với bảng kết quả được công bố như hiện nay, chúng ta không có câu trả lời đó.

Nói chung, bảng kết quả bầu cử này là một bảng dữ liệu sơ sài, nên kết quả phân tích vì vậy cũng yếu theo. Do đó, cần đọc những phân tích dưới đây theo tinh thần “có bao nhiều xài bấy nhiêu”.

Bầu cử không ai thua

Biểu đồ người đạt tín nhiệm cao

Trước hết, chắc chắn ai cũng nhận thấy, lá phiếu nào cũng là phiếu tín nhiệm. Từ tín nhiệm cao tới tín nhiệm thấp, chứ chẳng đại biểu nào “không tín nhiệm” ai cả.

Điều này khác với đa số các cuộc bầu cử khác khi cử tri bầu cho người này thắng và người kia thua. Với cuộc bầu cử không thắng không thua này, có hai cách đơn giản (có thể quá đơn giản) để xếp hạng ai hơn ai.

Một cách, là chỉ nhìn vào phiếu “tín nhiệm cao” xem ai được tỷ lệ cao nhất. (Tỷ lệ cao khác số phiếu cao, vì số phiếu tổng cộng cho mỗi nhận vật, có khác nhau chút ít.)

Theo cách đó, những người đứng đầu bảng là: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Trương Thị Mai; Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng khoảng giữa chừng, hạng 26. Dưới cùng, là Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo Phạm Vũ Luận, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, và Bộ trưởng Văn hóa Thể thao Du lịch Hoàng Tuấn Anh.

Một cách ngược lại, là nhìn vào phiếu “tín nhiệm thấp” xem ai bị tỷ lệ cao nhất. Theo cách này, 5 người bị nhiều “tín nhiệm thấp” nhất là Thống đốc Bình, Bộ trưởng Luận, Thủ tướng Dũng, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng.

Trong cả hai cách này, dù nhìn xuôi theo “tín nhiệm cao” hay nhìn ngược theo “tín nhiệm thấp,” hầu hết các bộ trưởng, phó thủ tướng, đều đứng hạng thấp, trong khi những đại biểu chủ nhiệm các ủy ban trong quốc hội đều đứng hạng cao.

Thí dụ, nhìn theo tỷ lệ “tín nhiệm cao,” trong số 23 người dẫn đầu, 65% là nhân sự Quốc hội, 26% thuộc chính phủ, trong khi đó ngược lại 83% số 23 người cuối bảng là người thuộc chính phủ và chỉ có 4% (một người) là đại biểu quốc hội. (Ở giữa hai nhóm “top 23” [đầu bảng xếp hạng 23] và “bottom 23” [cuối bảng xếp hạng 23] là Vũ Đức Đam - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.)

Điều này cho thấy nói chung các đại biểu quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm lẫn nhau, chứ không tín nhiệm những nhân vật bên chính phủ.

Thống đốc Bình đứng hạng chót

Biểu đồ 23 người đạt tín nhiệm thấp

Một cách khác, bao quát hơn, để đánh giá chung các lá phiếu không riêng gì “cao” hay “thấp,” là phép đếm Borda. Mang tên một nhà toán học làm sĩ quan quân đội Pháp thời Napoleon, phương pháp này cho phép so sánh những lá phiếu khi người ta bầu theo nhiều hạng khác nhau.

Như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được 210 phiếu “tín nhiệm cao,” nhiều hơn Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải 186 phiếu, nhưng đồng thời cũng bị 160 phiếu “tín nhiệm thấp,” cũng nhiều hơn Hoàng Trung Hải 44 phiếu. Vậy ai hơn ai?
Borda giải quyết bằng cách cho điểm : Mỗi phiếu hạng 1 được hệ số cao hơn phiếu hạng 2, và phiếu hạng 2 cao hơn phiếu hạng 3.

Thí dụ, nếu trung lập, có thể cho mỗi phiếu “tín nhiệm cao” được 3 điểm, phiếu “tín nhiệm” được 2 điểm, phiếu “tín nhiệm thấp” được 1 điểm. Ngoài ra, vì không ai cũng có số phiếu bầu giống nhau, nên số điểm này phải tính trung bình trên điểm tối đa.

Theo cách đó, ba người được tín nhiệm nhất là đại biểu Kim Ngân, đại biểu Mai, Bộ trưởng Thanh. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đứng hạng 5, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hạng 6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hạng 38. Hai người chót danh sách là Thống đốc Bình và Bộ trưởng Luận.

Tuy nhiên, cách cho hệ số với khoảng cách đều đặn 3-2-1 như vậy chưa hẳn đã phản ảnh đúng những suy nghĩ trong đầu các đại biểu khi họ bỏ phiếu.

Phiếu “tín nhiệm thấp” nặng hay nhẹ


"Trong cả hai cách này, dù nhìn xuôi theo “tín nhiệm cao” hay nhìn ngược theo “tín nhiệm thấp,” hầu hết các bộ trưởng, phó thủ tướng, đều đứng hạng thấp, trong khi những đại biểu chủ nhiệm các ủy ban trong quốc hội đều đứng hạng cao."
Hệ số có thể tính khác. Thí dụ, ta có thể cho rằng các đại biểu quốc hội đây là lần đầu tiên được “tín nhiệm thấp” ai đó, nên sẽ đi quá đà trong việc bỏ phiếu “tín nhiệm thấp”.

Nếu vậy, phiếu “tín nhiệm thấp” là phiếu không khả tín, nên hệ số của “tín nhiệm cao” và “tín nhiệm” cần tăng lên, 4 và 3 điểm chẳng hạn, đồng thời giảm bớt ảnh hưởng của phiếu “tín nhiệm thấp,” với hệ số 0 điểm chẳng hạn.

Đổi lại như vậy, ba vị Kim Ngân, Mai, Thanh vẫn đứng đầu, ông Hùng xuống hạng 6, ông Sang xuống hạng 9, ông Dũng tụt hẳn xuống gần chót, hạng 43, theo sau là Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Kim Tiến, Bộ trưởng Luận, Thống đốc Bình.

Ngược lại, ta cũng có thể cho rằng đại biểu quốc hội Việt Nam xưa nay vốn quen “nhất trí cao,” nên những là phiếu “tín nhiệm cao” trên thực tế không đáng giá bao nhiêu, trong khi đó nếu họ đã bỏ phiếu “tín nhiệm thấp” thì phiếu đó có sức nặng.

Nếu vậy, hệ số của “tín nhiệm cao” và “tín nhiệm” phải giảm đi (đều 2 điểm chẳng hạn) và tăng ảnh hưởng của “tín nhiệm thấp,” thí dụ hệ số 1.5.

Với hệ số mới này, chính người Chủ tịch Quốc hội bị tụt xuống hạng 20, Chủ tịch nước Sang xuống hạng 22, và 4 người đội sổ, theo thứ tự, là Thống đốc Bình, Bộ trưởng Luận, Thủ tướng Dũng, và Bộ trưởng Kim Tiến.

Tại sao tới 3 lựa chọn?

"Bốn người đội sổ, theo thứ tự, là Thống đốc Bình, Bộ trưởng Luận, Thủ tướng Dũng, và Bộ trưởng Kim Tiến."
Nhưng khi phải mang phép đếm Borda ra dùng, thì câu hỏi đặt ra là tại sao đến nỗi thế? Bình thường, phép đếm Borda chỉ được dùng khi có nhu cầu xếp hạng từ trên xuống dưới.

Thí dụ, ở Mỹ, khi xếp hạng các đội banh đại học, hãng AP lấy phiếu bầu từ các phóng viên thể thao và dùng phương pháp Borda để chọn ra 20 đội đứng đầu toàn quốc. Giải cầu thủ xuất sắc (MVP) của liên đoàn bóng chày MLB cũng dùng phép tính này (với hệ số 15-9-8-7-6-5-4-3-2-1).

Rõ ràng, ở đây không có nhu cầu xếp hạng những nhân vật được bầu, mà tiếng là, theo phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, là để “Quốc hội dùng quyền giám sát tối cao của mình đối với vấn đề nhân sự.”

Nhưng những con toán ở trên cho thấy, thông điệp của Quốc hội bị pha loãng bởi tùy theo cách nhìn kết quả, sự đánh giá đối với nhân sự có khác đi.

Hơn nữa, rõ ràng là các đại biểu Quốc hội bầu cho các vị chủ nhiệm trong chính cơ quan này, nhiều hơn là cho phía chính phủ, nên những phiếu thấp đối với riêng bộ trưởng này hay thủ tướng kia mất bớt ý nghĩa.

Vũ Quí Hạo Nhiên
Viết cho BBC từ Little Saigon, California

Quốc hội ghi bàn 1-0 trước Đảng

Nguyễn Giang
Cập nhật: 14:19 GMT – thứ ba, 11 tháng 6, 2013

Khi ‘được làm’ các đại biểu QH đã ‘làm được’ công tác giám sát ban đầu
Cuộc lấy phiếu tín nhiệm 47 lãnh đạo Việt Nam với kết quả công bố rộng rãi hôm nay là một dấu hiệu Quốc hội nước này có cơ hội dần trở thành một nghị trường đích thực hơn.
So với quá trình ‘phê và tự phê’ của Đảng kéo dài nhiều tháng không ngã ngũ, cuộc lấy phiếu ở Quốc hội trong một ngày đã nhận diện được các bộ yếu kém, các lãnh đạo bị tín nhiệm thấp, mà theo ngôn ngữ bình dân thì nhiều vị thực ra là bị bất tín nhiệm.
Nếu đây là trận đấu bóng giành lại lòng dân thì tỷ số trước mắt là Quốc hội ghi bàn thắng 1- 0 trước Đảng.
Có ít nhất bốn lý do khiến bàn thắng này là xác đáng.
Đầu tiên là về sức hút với báo chí.
Đảng đã sa đà vào ngôn ngữ xa lạ với đại chúng và rối rắm trong cách ‘tự chỉ trích’ cổ xưa như thời Nguyễn Văn Cừ (1938-40) và hình ảnh Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nghẹn ngào khi tổng kết một kỳ họp khiến có người không khỏi bùi ngùi vì lo cho Đảng.
Còn tại Quốc hội, trái lại, kết quả lấy phiếu rất rõ ràng qua các con số cụ thể, tính cả ra phần trăm hẳn hoi, báo chí dễ in ra, sắp xếp lại theo cách đánh giá riêng của họ, tạo một không khí sôi động hiếm có trên truyền thông.
Thứ nhì là tính công khai – một biểu hiện của dân chủ – hệt như trận bóng truyền trực tiếp, tên tuổi, chức danh của các lãnh đạo đưa ra lấy phiếu cũng rõ, dù còn có tranh cãi về con số 47, bỏ ra ngoài một số vị dư luận cũng muốn thấy ‘được/bị lấy phiếu’.
Điều này khác hẳn với thứ văn phong ám chỉ, cách dùng từ mờ ảo về ‘đồng chí’ này, ‘đồng chí’ kia sau các kỳ họp trung ương Đảng.

Hiện đang tiếp tục có nhiều cách diễn giải kế quả lấy phiếu tín nhiệm cho 47 lãnh đạo Việt Nam
Lý do thứ ba là Quốc hội Việt Nam dù đa số đại biểu là đảng viên cộng sản nhưng khi ‘được làm’ thì đã làm được vai trò giám sát ban đầu của mình.
Điều này đem lại ít nhiều hy vọng để chính trường Việt Nam thoát khỏi cảnh như một nhà quan sát nước ngoài gọi là “chủ nghĩa tư bản vô độ vận hành dưới nút chai nén chặt kiểu cộng sản”.
Nhưng nói đến quan hệ Quốc hội – Đảng cũng không thể bỏ qua đối tượng chính của cuộc lấy phiếu là Chính phủ.
Theo một số đánh giá, các đại biểu đã tỏ ra thiên vị khi nặng tay bỏ nhiều phiếu ‘tín nhiệm thấp’ cho bên hành pháp, và có vẻ thoải mái hơn khi bỏ ‘tín nhiệm cao’ cho các chủ nhiệm ủy ban quốc hội, tức là ‘người nhà’.
Xét cho cùng, điều này cũng giống tại Anh, nơi dân biểu thuộc hàng ‘ghế sau’ (backbencher) không tham gia chính phủ luôn sẵn sàng phê phán người cùng đảng giữ chức trong nội các vì các bộ trưởng cũng là dân biểu (MP).
Vì thế, không nhất thiết là cùng một đảng mà người ta không thể nghiêm túc chất vấn nhau cho ra nhẽ, và cần thì bỏ phiếu bất tín nhiệm cho bộ trưởng ‘dọn về ghế sau’.

Khủng hoảng của đảng

Cuối cùng, có thể không hẳn là Quốc hội Việt Nam quá giỏi dù đạo diễn Nguyễn Sinh Hùng quả là đã thành công với phiên họp nghị trường này.
Sự thực là Việt Nam đang đi đúng trào lưu chung: khủng hoảng của mọi đảng phái chính trị trên thế giới, nhất là các đảng truyền thống.
Trong một Bấm bài viết trước tôi có kể rằng ở Anh đảng Lao động phải ra siêu thị kêu gọi dân ghi danh vào đảng.
Không chỉ ở các xứ khá ổn định như Anh mà tại các nơi có nhiều biến động, tin tức tuần này lại một lần nữa chứng minh rằng đảng chính trị nhiều khi không còn là cỗ xe để chuyển tải các nghị trình cải tổ.
Tin từ Dehli hôm 10/6 nói chính khách lão luyện Lal Krishna Advani, người được cho là cha đẻ của phong trào lập ra đảng dân tộc Ấn giáo BJP, vừa bỏ đảng này.
Ông Advani, cựu ứng viên cho chức thủ tướng hồi 2009, nay cho hay đã từ một thời gian rồi ông “không thể chấp nhận được đường hướng và cách vận hành của BJP”.

Đạo diễn Nguyễn Sinh Hùng quả là đã thành công với phiên họp nghị trường này.
Còn tại Iran, cuộc tranh chấp nội bộ giữa các nhân vật cùng trong phe tạm gọi là ‘ủng hộ cải cách’ cũng khiến cho một nhân vật nổi trội, ông Mohammad Reza Aref rút khỏi cuộc đua vào chức tổng thống tuần này.
Sự kiện đặt ra câu hỏi liệu chính trị đảng phái ở Iran còn có vai trò gì không khi mà quyền lực thực tế nằm trong tay một hội đồng giáo sỹ Shia không do ai bầu, và chỉ nhận chỉ thị từ Thượng Đế.
Còn tại vùng Đông Nam Á, trước cuộc tranh cử tổng thống năm tới tại Indonesia, nhiều câu hỏi cũng được đặt ra về hệ thống đảng phái tại đây.
Sau thời kỳ Suharto, các phong trào dân sự và đảng phái nở rộ đã khiến Indonesia được coi là có hệ thống đảng phái vững mạnh hơn hẳn so với Thái Lan và Philippines nhưng về gần đây đã bị tham nhũng và bè phái làm suy yếu.
Đảng phái chính trị dù mang màu sắc dân chủ, cộng hòa, cộng sản hay Hồi giáo cũng không thoát khỏi quy luật chung là nếu không có một nghị trình rõ ràng để lãnh đạo đất nước thì mọi xung lực chỉ dồn vào đấu đá nội bộ.
Lộ trình cải cách cho quốc gia mà bị thu hẹp thành hành lang quyền lực để duy trì thỏa thuận giữa phe có tiền và phe có quyền thì khủng hoảng dễ xảy ra.
Xét về thể chế thì đảng phái tan hợp thế nào là tùy tình thế nhưng nước nào thì cũng cần có nghị viện để làm luật và giám sát chính phủ.
Vì thế, cũng cần chúc một tương lai lâu bền cho nền nghị viện Việt Nam vì Quốc hội khóa này đã bỏ được phiếu tín nhiệm cao cho chính mình ngày 11/6, ít ra là với một phần không nhỏ dư luận trong và ngoài nước

Giới tranh đấu trong nước nghĩ gì về kết quả bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo?

2013-06-11 - Chân Như, RFA

tuoitre-305.jpg
Các đại biểu đoàn TP.HCM bỏ phiếu tín nhiệm chiều 10/6/2013
Photo courtesy of tuoitre.vn


Kết quả cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đối với 47 chức danh chủ chốt do Quốc hội thực hiện và công bố vào sáng nay 11/06 thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhận được số phiếu tín nhiệm thấp nhất trong số các lãnh đạo cao cấp tại Việt Nam.

Mục đích & Ý nghĩa?

Chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do ngay sau khi kết quả được công bố, Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài từ Hà Nội cho rằng đây chỉ là một màn kịch được dựng lên trong bối cảnh các nhà lãnh đạo Việt Nam bị nhiều chỉ trích liên quan đến việc điều hành các tập đoàn nhà nước gây thất thoát công quỹ quốcgia, tạo thêm gánh nặng cho nền kinh tế Việt Nam đang lúc khó khăn:
Vâng, chúng ta cũng đã biết và theo dõi thỉ thể chế chính trị của Việt Nam từ xưa nay không giống bất kỳ nơi nào trên thế giới. Đồng thời, ý thức chính trị cũng như đạo đức chính trị của các quan chức Cộng sản Việt Nam hết sức kém.
Đối với các nước dân chủ văn minh, họ không cần phải lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo của  chính phủ bởi vì bất kỳ một quan chức nào khi mà họ thấy rằng họ yếu kém năng lực hoặc họ nhận thấy sự phản ánh của người dân thông qua các phương tiện truyền thông, internet thì ngay lập tức họ đã tự nguyện từ chức để dành vị trí đó cho những người xứng đáng hơn.
Nhưng ở Việt Nam, mặc dầu truyền thông ở trong và ngoài nước phê phán rất nhiều các quan chức chính phủ về những vấn đề lãnh đạo, quản lý yếu kém gây thất thoát cũng như là yếu kém trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, các vấn đề vi phạm nhân quyền căn bản của người dân.
Thế nhưng  xưa nay hầu như không có một quan chức nào tự nguyện từ chức cả nên họ phải thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm này .
Tôi cũng cho rằng việc lấy phiếu tín nhiệm này cũng chỉ là màn kịch để biểu diễn cho người dân xem thôi.
Thực tế phiếu tín nhiệm này cũng chưa có quan chức nào, đáng ra phải từ chức từ lâu rồi mà họ sẽ từ chức thì điều đó theo tôi không có ý nghĩa gì cả.”

Nhằm che giấu các sai phạm?

thethaovanhoa-250.jpg
Đại biểu Quốc hội ấn nút biểu quyết danh sách những người được Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm.
Hiện cũng đang có mặt tại Hà Nội, bà Bùi Thị Minh Hằng – một tiếng nói tranh đấu tích cực cho tự do dân chủ nhân quyền tại Việt Nam cho rằng, đây chỉ là tính chất bưng bít cho những sai phạm của họ đã làm và người dân thật sự không trông chờ gì vào sự việc này.
Cái việc mà họ đưa ra về vấn đề lấy ý kiến ủng hộ những đại biểu tín nhiệm , ngay lập tức phản ứng trong nhân dân Minh Hằng thấy rằng có lẽ nó nó cũng vẫn như thế thôi.
Minh Hằng đã đưa ra một kết luận là tất cả những sự thay đổi mà mình trông chờ ở nhà cấm quyền Việt Nam hiện nay là đều không có bởi vì họ chỉ nói thôi mà họ không  làm hay là họ không nhìn thẳng vào những sự thật sai trái đang diễn ra.
Bản thân họ nếu như họ có tâm và có tinh thần xây dựng  và muốn thay đổi đất nước  thì họ phải làm hoàn toàn khác.
Còn những gì họ đưa ra chỉ mang tính chất để mà bưng bít thêm nữa  cho những sai phạm của họ đã làm và họ lại tiếp tục lừa người dân, cho nên Minh Hằng hoàn toàn thấy rằng cái việc mà họ bỏ phiếu tín nhiệm thì nhân dân không có trông chờ gì vào, không có niềm tin đặt vào lãnh đạo cũng như cả cái Quốc hội đó cả.
Bởi vì nhiều vấn đề đưa đến tai các đại biểu Quốc hội, rất nhiều những vấn đề trong thời gian qua chỉ có một vài đại biểu Quốc hội lên tiến nhưng rồi mọi người trông chờ đế kết quả cuối cùng thì không có.
Cho nên việc mà họ lấy ý kiến về lòng tin đối với  cả Bộ chính trị cũng như là cả ban lãnh đạo của nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay thì không có tác dụng gì cho dân chúng cả. Chỉ như là một trò hề, một trò cười và người dân thêm nản lòng thôi.”

Hay đấu đá nội bộ?

Trong khi đó, tại miền Nam, ký giả Trương Minh Đức cho rằng người dân thật sự không quan tâm đến tiến trình bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo, cũng như kết quả của cuộc bỏ phiếu này:
Hôm nay Quốc hội vừa mới công bố kết qua bỏ phiếu tín nhiệm 47 vị chủ chốt trong nhà nước. Tôi nghĩ Quốc hội của Việt Nam chỉ là Quốc hội của đảng Cộng sản thôi chứ không phải Quốc hội của dân.
Việc họ bỏ phiếu tôi nghĩ đây là họ chuẩn bị cho một cái gì đó trong nội bộ của họ và tôi tin tưởng rằng người dân cũng không có quan tâm gì cái kết quả của phiếu tín nhiệm này.
Trong nhiều năm qua, chuyện Quốc hội không có người dân tham gia và chuyện họ với nhau thì đây là sự đấu đá với nhau trong nội bộ mà họ đưa lên để cân sức, để coi bên nào mạnh bên nào yếu thôi.
Tôi thấy phía của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong đó có những phía lợi ích nhóm cho thấy con số của nó bị đậy lùi.
Trong tương lai thì có một cái gì đó bất ổn đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phe nhóm lợi ích trong  chính phủ và hai phía này họ sẽ làm gì trong thời gian tới thì chúng ta phải chờ xem.
Còn việc bổ nhiệm tín nhiệm gì đó cũng là 492 đại biểu của đảng Cộng sản bầu ra hết chứ không phải là của dân.”
Còn bạn trẻ Nguyễn Tiến Nam thì cho rằng việc đánh giá tín nhiệm này không  mang nhiều ý nghĩa:
Hôm nay nhà nước công bố kết quả bỏ phiếu tín nhiệm 47 chức danh chủ chốt trong chính phủ. Tôi thấy họ đưa ra những kết quả không rõ ràng.
Những người được phiếu tín nhiệm thấp như là ông Nguyễn Văn Bình , những người như thế nhưng không thấy họ công bố là họ sẽ xử lý như thế nào, ra sao?
Vấn đề nữa là họ đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm  ở trong chính phủ nhưng tôi nghĩ là không có ý nghĩa đối với tôi nhiều lắm vì thực ra đó chỉ là cách làm bù nhìn thôi.
Thực ra họ đang trong chế độ độc đảng mà họ bỏ phiếu bất tín nhiệm người này thì họ loại ra khỏi ban lãnh đạo của chính phủ thì ai sẽ là người thay thế- vẫn là người trong đảng của họ thôi.
Tôi nghĩ rằng điều đó không có ý nghĩa và chỉ là trò bù nhìn để họ nói với thế giới, nói với mọi người rằng đấy chúng tôi cũng có dân chủ giữa các các kỳ họp  khi xảy ra các vấn đề khủng hoảng kinh tế hay là điều hành đất nước.
Chúng tôi cũng bỏ phiếu bất tín nhiệm  những người trong Quốc hội đó nhưng mà các vị lãnh đạo vẫn được nhân dân tin tưởng  với rất nhiều cách nói của họ để khỏa lấp đi những mặt yếu kém của họ.”
Kính thưa qúy vị, được biết gần 500 đại biểu Quốc hội đã tham gia bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo đất nước.  Mỗi đại biểu đã bỏ 10 lá phiếu và đã hoàn tất việc đánh giá bằng cách đánh dấu vào các lá phiếu.

Tính theo chỉ số tín nhiệm quan chức, có 7 bộ trưởng có chỉ số âm

Báo chí VN vừa được phép công bố các con số về bỏ phiếu tín nhiệm của quốc hội với gần 50 vị quan chức chính phủ. Trong danh sách này không có các vị quan chức của ĐCS: hiện ở VN, ĐCS là “lực lượng lãnh đạo tối cao” nằm ngoài vòng kiểm soát của bất cứ cái gì, bởi vậy danh sách dưới đây mới chỉ là một phần các quan chức “tai to mặt lớn nhất” ở VN.
Các quan chức được các đại biểu QH đánh giá ở 3 mức, gọi là: tín nhiệm cao, tín nhiệm, và tín nhiệm thấp. Tổng số phiếu của 3 mức cho mỗi quan chức là 491. Để lập ra một chỉ số tín nhiệm từ 3 con số này, có thể lấy một tổ hợp tuyến tính của chúng, kiểu như
a x A + b x B + c x C
trong đó a,b,c là 3 hệ số, còn A,B,C là số phiếu tín nhiệm ở 3 mức. Vì có ràng buộc tuyến tính A + B + C = 491, nên tổng trên có thể viết thành
(a – b) x A + (c – b) x C + b x 491
Vì phần b x 491 là hằng số (không phụ thuộc vào quan chức) nên không dùng để so sánh được và có thể loại đi khỏi tổng trên, và chỉ còn 2 hệ số a-b và c-b là quan trong. Để đơn giản, ta có thể đặt
a-b = 1 và c-b = -1
có nghĩa là: cứ 1 phiếu “tín nhiệm cao” thì tính 1 điểm dương, còn 1 phiếu “tín nhiệm thấp” thì tính 1 điểm âm. Điểm tín nhiệm = số phiếu “tín nhiệm cao” trừ đi số phiếu “tín nhiệm thấp”. Với cách tính này, ta được các chỉ số tín nhiệm sau
(trên 491):

Nguyễn Thị Kim Ngân (PCT QH): 372 – 14 = 358
Trương Thị Mai (UB vấn đề xã hội): 335 – 6 = 329
Uông Chung Lưu (PCT QH): 323 – 13 = 310
Phùng Quang Thanh (Quốc phòng): 323 – 13 = 310
Nguyễn Sinh Hùng (PCT QH): 328 – 25 = 303
Trương Tấn Sang (CT nước): 330 – 28 = 302
Tòng Thị Phóng (PCT QH): 322 – 24 = 298
Phùng Quốc Hiến (UB tài chính ngân sách): 291 – 11 = 280
Phan Trung Lý (UB pháp luật): 294 – 18 = 276
Nguyễn Thị Nương (Công tác đại biểu): 292 – 17 = 275
Nguyễn Hạnh Phúc (Văn phòng QH): 286 – 12 = 274
Nguyễn Văn Giàu (UB kinh tế): 273 – 15 = 258
Nguyễn Kim Khoa (UB an ninh quốc phòng): 267 – 9 = 258
Nguyễn Thị Doan (PCT nước): 263 – 13 = 250
Trần Văn Hằng (UB đối ngoại): 253 – 9 = 244
Trần Đại Quang (CA): 273 – 34 = 239
Ksor Phước (Hội đồng dân tộc): 260 – 28 = 232
Huỳnh Ngọc Sơn (PCT QH): 252 – 22 = 230
Đào Trọng Thi (UB Văn hóa giáo dục): 241 – 19 = 222
Phạm Bình Minh (Ngoại giao): 238 – 21 = 217
Nguyễn Xuân Phúc (PTT): 248 – 35 = 213
Phan Công Dung (UB khoa học công nghệ môi trường): 234 – 22 = 212
Bùi Quang Vinh (Kế hoạch+ đầu tư): 231- 46 = 185
Vũ Đức Đam (Văn phòng CP): 212 – 29 = 183
Nguyễn Văn Hiện (UB Tư pháp): 210 – 28 = 182
Nguyễn Hòa Bình (VKSND): 198 – 23 = 175
Trương Hòa Bình (TAND): 195 – 34 = 161
Hoàng Trung Hải (PTT): 186 – 44 = 142
Hà Hùng Cường (Tư pháp): 176 – 36 = 140
Nguyễn Thiện Nhân (PTT): 196 – 65 = 131
Cao Đức Phát (Nông nghiệp): 184 – 58 = 126
Vũ Văn Ninh (PTT): 167 – 59 = 108
Giàng Seo Phử (Dân tộc): 158 – 63 = 95
Nguyễn Quân (KH & CN): 133 – 43 = 90
Đinh La Thăng (GTVT): 186 – 99 = 87
Huỳnh Phong Thanh (Thanh tra CP): 164 – 87 = 77
Nguyễn Tấn Dũng (TT): 210 – 160 = 50
Nguyễn Bắc Son (TTTT): 121 – 77 = 44
Nguyễn Thái Bình (Nội vụ): 125 – 92 = 33
Trịnh Đình Dũng (Xây dựng): 131 – 100 = 31
Phạm Thị Hải Chuyền (Lao động): 105 – 111 = -6
Nguyễn Minh Quang (Tài nguyên môi trường): 83 – 94 = -11
Vũ Huy Hoàng (Công Thương): 112 – 128 = -16
Hoàng Tuấn Anh (Văn hóa thể thao): 90 – 116 = -26
Nguyễn Thị Kim Tiến (Y tế): 108 – 146 = -38
Phạm Vũ Luận (Giáo dục): 86 – 177 = -91
Nguyễn Văn Bình (Ngân hàng NN): 88 – 209 = -121
Các con số trên khá thú vị. Nó cho thấy, tuy QH rất “dè dặt” nhưng cũng đã cho chỉ số tín nhiệm âm cho 7 vị bộ trưởng. Ghế của các vị này chắc đang lung lay nặng.
Một số vị khác, tuy chỉ số dương nhưng rất thấp. Trong đó đặc biệt có TT Nguyễn Tấn Dũng (đ/c X). Đ/c này rất có “tài vận động” nhưng chỉ vớt vát được 50 điểm tín nhiệm, chứng tỏ ngay QH cũng đã rất ngán ngẩm với đ/c, nhưng lực lượng “đàn em” của đ/c còn đủ mạnh để giúp đ/c giữ cái ghế của mình ?!
Một “ngôi sao đang nổi” là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, có chỉ số tín nhiệm cao nhất và lại vừa được vào BCT. Có thể bà Ngân sẽ còn lên cao thêm nữa.
Với chỉ số tín nhiệm khá cao, cái ghế của chủ tịch nước Trương Tấn Sang có vẻ vững vàng, tuy gầy đây có nhiều trang web mọc ra bêu xấu ông Sang và mấy thân cận của ông.
Nguyễn Tiến Dũng
(Blog Nguyễn Tiến Dũng)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “thoát hiểm”

8 giờ 35 phút sáng ngày thứ Ba 11/6, kết quả lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt do Quốc hội bầu và phê chuẩn đã được công bố trước Quốc hội.
Theo thể thức bình chọn, kết quả bỏ phiếu được chia thành 3 loại: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp.
Người dẫn đầu về số phiếu “tín nhiệm cao” là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc Hội, được 372 trên tổng số 492 đại biểu tín nhiệm.
Trong khi đó, người đứng đầu về số phiếu “tín nhiệm thấp” là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình với 209 phiếu bầu, chỉ đạt chưa tới 18% “tín nhiệm cao.”
Ở 3 vị trí lãnh đạo cao cấp, số phiếu “tín nhiệm cao” dành cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là 330, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng 328 phiếu và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng 210 phiếu.
Xét về số phiếu “tín nhiệm thấp”, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có tỷ lệ 32%, thua xa mức tín nhiệm của hai ông Trương Tấn Sang (gần 6%) và Nguyễn Sinh Hùng (hơn 5%).
Lần đầu tiên
Đây là cuộc bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt do Quốc hội bầu và phê chuẩn lần đầu tiên diễn ra tại Việt Nam, bắt nguồn từ lời yêu cầu của Chủ tịch nước năm ngoái đòi hỏi các giới chức Việt Nam cần nâng cao năng lực chịu trách nhiệm trong bối cảnh chế độ toàn trị của Việt Nam tìm giải pháp hóa giải sự phẫn nộ của công chúng trước nạn tham nhũng hoành hành và khả năng điều hành yếu kém.
    Kết quả bỏ phiếu phản ánh sự bất mãn của người dân trước cách thức quản lý nền kinh tế và hệ thống ngân hàng yếu kém. - TS Nguyễn Quang A
Theo luật Quốc hội, bất kỳ một chức danh chủ chốt nào có số phiếu bầu “tín nhiệm thấp” trên 2/3 sẽ buộc phải từ chức hoặc nếu không có được sự ủng hộ của một nửa số đại biểu Quốc hội trong hai năm liên tiếp cũng phải từ chức.
Mặc dù, với lần bỏ phiếu này, Thủ tướng Việt Nam đã vượt qua ngưỡng “nguy hiểm”, song nhiều nhà phân tích cho thấy quan điểm thờ ơ từ các đại biểu Quốc hội với ông Dũng, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đình trệ và nợ xấu chất chồng.
Bản tin của Reuters trích lời Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà kinh tế cho biết kết quả bỏ phiếu phản ánh sự bất mãn của người dân trước cách thức quản lý nền kinh tế và hệ thống ngân hàng yếu kém. Đồng thời, với 1/3 số phiếu “tín nhiệm thấp” mà Thủ tướng Dũng có được, chứng tỏ hình ảnh của một nhà lãnh đạo đang bị hoen ố vì hàng loạt những vụ tham nhũng cũng như tình hình kinh tế còn quá khó khăn.

vnleaders-600
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (giữa) được tín nhiệm thấp nhất trong số các lãnh đạo Việt Nam sau cuộc bỏ phiếu ở Quốc hội công bố hôm 11/06/2013. AFP Photo
Chia rẽ trong hàng ngũ lãnh đạo?
Kết quả khá tương phản khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có tới 330 phiếu “tín nhiệm cao” và chỉ có 28 phiếu “tín nhiệm thấp”, điều này một lần nữa cho thấy mối hoài nghi của công chúng về sự chia rẽ phe cánh giữa Thủ tướng và Chủ tịch nước.
Mặc dù kết quả lấy phiếu được đánh giá là khách quan nhưng nhiều đại biểu quốc hội còn băn khoăn với cách thức tiến hành, đặc biệt là việc đưa ra 3 mức độ tín nhiệm và lấy phiếu đồng loạt. Đồng thời, nhiều đại biểu cũng cho rằng thông tin về hoạt động của các người được lấy phiếu, đặc biệt là khối quản lý điều hành vẫn chưa rõ ràng.
Hơn nữa, những lĩnh vực như Ngoại giao, Quốc phòng thông tin cũng thường bị hạn chế, thế nên, kết quả bỏ phiếu chỉ phản ánh sự tin cậy của các đại biểu hơn là dựa trên những thông tin thực tế được cung cấp.
Một số người khác lại nhận xét rằng chỉ nên áp dụng hình thức “tín nhiệm” và “không tín nhiệm” như các quốc gia khác đang áp dụng mà thôi.
(RFA)

Cánh cửa nào cho Lê Quốc Quân?

Dường như Lê Quốc Quân và cả chính quyền Hà Nội đều đang đứng trước một cánh cửa chưa thực sự đóng hay mở - một tư thế có thể dẫn đến tâm thế “cùng vào hoặc cùng ra”.
Phản bác
Lê Quốc Quân - người bị bắt và bị điều tra vì “tội trốn thuế” từ cuối năm 2012, có thể đang đứng trước một cánh cửa nửa khép nửa mở.
Theo thông tin từ Văn phòng luật sư Hà Huy Sơn - người bào chữa cho luật sư Lê Quốc Quân, ông Quân sẽ bị đưa ra xét xử sơ thẩm vào ngày 9/7/2013.
Cần nhắc lại, vào ngày 30/5/2013 luật sư Hà Huy Sơn đã gửi “Yêu cầu của người bào chữa cho ông Lê Quốc Quân trong vụ án “Tội trốn thuế”” cho Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội.
Văn bản của luật sư Hà Huy Sơn đề nghị “phải thực hiện kiểm toán độc lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam các năm 2009, 2010, 2011” và “Kết luận giám định tư pháp ngày 22/03/2013 của Bộ Tài chính phải loại trừ số giảm thuế TNDN của Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam trong 02 năm 2010, 2011: 449.814.125đ”.
Văn bản của luật sư Hà Huy Sơn cũng nêu ra một số yêu cầu:
“Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội hủy nội dung cáo trạng truy tố ông Lê Quốc Quân theo khoản 3 điều 161 Bộ luật hình sự vi không đủ cơ sở;
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, căn cứ khoản 1 điều 179 Bộ luật tố tụng hình sự, ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội điều tra bổ sung vì cần xem xét những chứng cứ quan trọng và có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tục như đã nêu ở trên;
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hủy bỏ biện pháp ngăn chặn hiện nay đối với ông Lê Quốc Quân đang bị tạm giam từ ngày 27/12/2012;
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra quyết định đối với vụ án đảm bảo đúng thời hạn quy định của khoản 2 điều 176 Bộ luật tố tụng hình sự;
image.jpg
Luật sư Lê Quốc Quân tham gia biểu tình chống Trung Quốc hôm 8 tháng 7 năm 2012 tại Hà Nội - AFP photo
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội  đang thụ lý vụ án có trách nhiệm yêu cầu Cơ quan cảnh sát điều tra thành phố Hà Nội trả lại tài sản, không liên quan đến vụ án cho Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam, con dấu của Công ty; tài sản của gia đình Lê Quốc Quân”.
Còn theo thông tin từ gia đình ông Lê Quốc Quân, trên thực tế công ty của ông Quân có đóng góp về thuế tốt và chưa bao giờ nhận được những cảnh báo nào từ cơ quan thuế trước đó.
Hiện nay, ông Quân bị giam trong điều kiện rất khó khăn cùng với 36 người trong một buồng, nước sinh hoạt trong đó rất bẩn, thiếu nước sạch để uống.
Trước đây, ông Quân đã tuyệt thực 15 ngày để đòi Kinh thánh nhưng không được đáp ứng.
Người Công giáo?
Vào năm 2007, ông Lê Quốc Quân từng bị thắt buộc vào vòng lao lý - theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
Ngày 8/3/2007, ông bị bắt sau khi trở lại Việt Nam sau một khóa học từ học bổng của tổ chức Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ (National Endowment for Democracy) ở Mỹ. Luật sư Lê Quốc Quân tham gia khóa tập huấn này do ông là nhà tư vấn cho Ngân hàng Thế giới và Quỹ Phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP tại Việt Nam. Ông được hai tổ chức quốc tế này khen ngợi vì lòng dũng cảm lên tiếng bảo vệ quyền tự do tôn giáo và thể chế chính trị đa nguyên. Ứng cử viên Tổng thống Mỹ lúc đó, ông John McCain và nguyên ngoại trưởng Mỹ, bà Madeline Albright, đã viết thư phản đối, và Amnesty International gọi ông là Tù nhân lương tâm.
Trong lúc Quân bị giam giữ, Đại sứ Mỹ, ông Michael Marine, đã mời vợ ông tới dùng trà tại tòa đại sứ Mỹ, nhưng không thể gặp được bà vì cảnh sát nhân dân đã chặn ngoài cổng không cho bà vào. Nhà cầm quyền Việt Nam buộc tội ông là đã có những hành động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, nhưng không chính thức mang ông ra tòa. Ông đã được phóng thích ba tháng sau đó.
Quân có đạo Công giáo và là một nhà tranh đấu cho quyền tự do tín ngưỡng. Ông đã tham dự cuộc diễn hành của các người đạo Công giáo vào ngày 29/1/2009 tại Nhà thờ Lớn Hà Nội, phản đối chính quyền đã chiếm đất mà nhà thờ cho là của họ. Sau này ông kể lại cho các nhà phóng viên, là ông đã bị đánh đập bởi những người giữ trật tự trong cuộc diễn hành. Vào tháng 7/2012, trang Independent Catholic News tường thuật là ông đã bị đe dọa bởi báo chí nhà nước vì những hoạt động của ông cho giáo phận của mình. Công an đã lục xét văn phòng của ông và định mang ông về đồn công an, nhưng bị ngăn chặn bởi những người ủng hộ ông.
Cánh cửa cho cả hai?
Với việc luật sư Lê Quốc Quân bị công an bắt giam vào tháng 12/2012, nhiều dư luận cho rằng vụ việc này có liên quan đến chính trị, cho dù hành vi của ông Quân bị các cơ quan tư pháp mặc định là “tội trốn thuế”.
Là một thân hữu Kitô tràn nhiệt huyết trong Ủy ban công lý và hòa bình của Giáo hội công giáo Việt Nam, hình ảnh Lê Quốc Quân trong trại giam công an có lẽ không thể làm cho các giáo phận và cộng đồng giáo dân Thiên chúa nhận ra ánh mạc khải trên gương mặt chính thể.
Nếu quả thực vụ việc trên có “liên quan đến chính trị”, hẳn Lê Quốc Quân sẽ được Bộ ngoại giao Hoa Kỳ và các tổ chức nhân quyền quốc tế xếp vào dạng “tù nhân lương tâm” một cách hoàn toàn xứng đáng.
“Phóng thích tù nhân lương tâm” lại là một trong những điều kiện then chốt mà nhà cầm quyền Hoa Kỳ và Cộng đồng châu Âu cấp bách yêu cầu đối với nhà cầm quyền Việt Nam, lồng trong bối cảnh Nhà nước Việt Nam đang tha thiết ứng xử cho hai hành động cùng lúc về kinh tế và chính trị: gia nhập Hiệp định đối tác kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và cuộc vận động cho một trong những cái ghế tại Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc.
Cả hai hai sự vận động trên, về lý thuyết, đều có thể nhận được kết quả vào cuối năm 2013 và đầu năm 2014. Tuy nhiên, thực tế lại vẫn thuộc về thì tương lai xa.
Bởi cho tới nay, vẫn chưa có bất cứ tín hiệu đáng lạc quan nào từ phía Mỹ và Cộng đồng châu Âu để Hà Nội có thể hy vọng sẽ biến vận động thành một kết quả khích lệ nào đó.
Ngoại trừ việc những nghị sĩ “thân Việt” như John McCain và John Kerry - những người cổ súy cho hàn gắn vết thương chiến tranh nhưng không quên yêu sách thúc đẩy nhân quyền - nhận ra ít nhất một tia sáng dân chủ le lói trong trời đêm nồng nực ở Hà Nội.
Dường như Lê Quốc Quân và cả chính quyền Hà Nội đều đang đứng trước một cánh cửa chưa thực sự đóng hay mở - một tư thế có thể dẫn đến tâm thế “cùng vào hoặc cùng ra”.
Cũng trong tâm thế chưa định dạng trên, bản Dự luật chế tài nhân quyền Việt Nam lại đang được Ủy ban đối ngoại Mỹ đệ trình lên Thượng viện và Hạ viện, được hứa hẹn sẽ sớm xem xét. Một vài trong những điểm nhấn đáng chú ý nhất của dự luật này, theo bản dịch của Huỳnh Thục Vy, được mô tả như sau:
“Tổng thống sẽ đóng băng và cấm chỉ tất cả các giao dịch liên quan đến tất cả các tài sản và lợi ích của một cá nhân trong danh sách được quy định ở điểm (c)(1) nếu những tài sản và lợi tức đó nằm ở Hoa Kỳ, rơi vào Hoa Kỳ, hoặc nằm ở hoặc rơi vào quyền sở hữu hoặc kiểm soát của một người Mỹ”.
Và “Sau không quá 90 ngày từ ngày ban hành Đạo luật này, Tổng thống sẽ đệ trình lên những Ủy ban quốc hội thích hợp danh sách của các cá nhân, là công dân Việt Nam, mà Tổng thống xác định là dính líu đến những vụ vi phạm nhân quyền chống lại nhân dân Việt Nam hoặc thân nhân của họ, bất kể việc những vụ vi phạm đó có xảy ra ở Việt Nam hay không… Danh sách được quy định trong đoạn (1) sẽ được công khai cho công chúng và được đăng trên các trang web của Bộ Ngân khố và Bộ ngoại giao”.
Phạm Chí Dũng gửi RFA
2013-06-11

Tính mệnh TS Vũ đang lâm nguy!

Tóm lược diễn biến:

Công dân Cù Huy Hà Vũ, Tiến sĩ luật, sinh 1957, ngụ tại Hà Nội.

- Ngày 5/11/2010, khi đang trọ tại khách sạn Mạch Lâm, Q6, TP HCM,  ông Vũ bị công an TP HCM bất ngờ kiểm tra lập biên bản vi phạm hành chính để tạm giữ hành chính với nhiều lý do không rõ ràng.

  - Một ngày sau,  6/11/2010, Cơ quan an ninh điều tra  Bộ Công an Việt Nam cho biết TS Vũ bị bắt và tạm giam vì một tội danh khác rất xa với biên bản vi phạm hành chính được lập hôm trước, đó là tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo điều 88 – Bộ luật hình sự và đã được Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao phê duyệt. Cùng ngày, tư gia của TS Vũ tại Hà Nội bị khám xét.

-  Sau hơn 4 tháng tạm giam tại Hà Nội, ngày 4/4/2011 phiên sơ thẩm tòa TP Hà Nội tuyên ông Vũ tội tuyên truyền chống nhà nước với mức 7 năm tù, 3 năm quản chế.

- Gần 4 tháng sau,  ngày 2 tháng 8 năm 2011 tại phiên phúc thẩm, tòa tối cao tuyên y án với chứng cứ được ghi trong bản cáo trạng là 10 bài viết trên mạng gồm:

1. “Phải đa đảng mới chống được lạm quyền”

2. “Chiến tranh Việt Nam và ngày 30 tháng 4 dưới mắt Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ”.

3. “TS Cù Huy Hà Vũ từ khởi kiện Thủ tướng đến yêu cầu xóa bỏ điều 4 Hiến pháp”.

4. “Kiến nghị trả tự do cho tất cả tù nhân cựu quân nhân và viên chức chính quyền Việt Nam cộng hòa, lấy “ Việt Nam” làm quốc hiệu để hòa giải dân tộc”.

5. Bài phóng viên Trâm Oanh phỏng vấn Cù Huy Hà Vũ

6. “Tam quyền nhất lập” đồng lòng hại dân"

7. Vụ “Bà Trần Khải Thanh Thủy “cố ý gây thương tích” và dấu hiệu “bẫy người khác phạm tội”

8. “Đường sắt cao tốc Bắc Nam - Dự án tham nhũng”

9. "Bàn về Đảng cầm quyền"

10. “ Bom áp nhiệt nổ giữa Ba Đình” do tác giả Nguyễn Thanh Ty viết, TS Vũ lưu giữ trong máy tính.

- Mặc dù TS Vũ liên tục kháng cáo và không chấp nhận bản án mà tòa sơ thẩm và phúc thẩm đã tuyên, chính quyền vẫn giam giữ ông tại trại K5 Thanh Hóa ngay sau phiên xử phúc thẩm 2/8/2011.

- Trong quá trình bị giam giữ tại trại  K5 Thanh Hóa, TS Vũ đã nhiều lần khiếu nại và làm đơn tố cáo  về những điều mà theo ông, quản lý trại đã xử lý có tính chất ác ý và bất chấp pháp luật  đối với mình như:

1. Không cho gửi thư cho gia đình

2. Không cho nhận một số đồ vật thiết yếu không thuộc danh mục cấm.

3. Không cho gặp vợ không quá 24 giờ ở phòng riêng

4. Không cung cấp 10 đầu tài liệu mà Tòa án đã dùng làm chứng cứ kết tội TS Vũ để ông kháng cáo lên giám đốc thẩm

5.Không trả lời  ĐƠN TỐ CÁO tố cáo Lê Văn Chiến, cán bộ Trại giam số 5 Bộ Công an “cố ý giết công dân Cù Huy Hà Vũ”. Trong khi theo luật định, chậm nhất 90 ngày, nhưng đã hơn 180 ngày vẫn chưa giải quyết.

Do bức xúc về việc xử lý có tính chất ác ý và bất chấp pháp luật của Giám thị trại K5 Thanh Hóa, nhất là hành vi có tính chất cố ý giết người của cán bộ trại Lê Văn Chiến,  nên ngày 27/5/2013, TS Vũ đã bắt đầu tuyệt thực để phản đối Giám thị trại giam Lường Văn Tuyến xâm phạm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của ông như 5 điểm đã nêu.

- Tính đến hôm nay, 12/6/2013, TS Vũ vẫn tiếp tục tuyệt thực. Và như thế cuộc tuyệt thực đã bước qua ngày thứ 17 nhưng  vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại trong khi Giám thị trại K5 Thanh Hóa lẫn lãnh đạo của họ vẫn dửng dưng.

Tính mạng của TS Cù Huy Hà Vũ đang lâm nguy!

Bác sĩ Phạm Hồng Sơn và nhiều thanh niên, công dân yêu nước, kể cả không ít người Việt ở nước ngoài, đã kêu gọi tuyệt thực và bắt đầu tuyệt thực, để bày tỏ sự sẻ chia của mình trước hành vi dũng cảm của Cù Huy Hà Vũ.

Vậy những người còn lại chúng ta, hãy làm ngay một điều gì nhằm đánh động đến bộ máy chức năng đang hoàn toàn vô cảm, mất hết nhân tính, nhằm cứu nguy cho tính mạng người con khảng khái kiên cường của Tổ quốc.
Bauxite Việt Nam
(BVN)

Bắt giam "ông kẹ" Phó trưởng Trại tạm giam Công an Khánh Hòa

Sáng nay 11.6, Công an tỉnh Khánh Hòa đã khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với trung tá Nguyễn Thành Trung, Phó trưởng Trại tạm giam Công an tỉnh Khánh Hòa (nguyên trưởng Công an H.Khánh Sơn) do có dấu hiệu phạm tội: “Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”, theo điều 250, Bộ luật Hình sự.
Trắng trợn “bóp cổ” phu trầm
Như Thanh Niên Online đã thông tin, vào giữa tháng 9.2012, hàng ngàn dân tứ xứ kéo đến các cánh rừng đầu nguồn H.Khánh Sơn (Khánh Hòa) để tìm trầm, kỳ nam, gây náo loạn cả vùng quê.
Ngày 21.9.2012, UBND H.Khánh Sơn có quyết định thành lập Đội kiểm tra liên ngành gồm: Công an huyện, Kiểm lâm, Ban Quản lý rừng phòng hộ, Huyện đội, và một số phòng chức năng thuộc UBND H.Khánh Sơn. Trong đó, giao Công an H.Khánh Sơn làm thường trực, phối hợp với các lực lượng để vận động, ngăn chặn người dân không tham gia đào bới tìm trầm tại các khu rừng trong huyện và các địa bàn giáp ranh.
Thế nhưng, theo phản ánh của một số người tìm trầm, Đội liên ngành đã “bật đèn xanh” cho đào và thu giữ toàn bộ số trầm mà họ đã tìm được, với lời hứa sau khi bán sẽ chia phần. Theo người đào trầm, đến thời điểm ấy đã giao cho đội liên ngành khoảng 1,5 kg kỳ nam, tương đương cả chục tỉ đồng, tuy nhiên phía Đội liên ngành không thực hiện theo lời hứa mà cố tình “nuốt” trọn số kỳ nam phu trầm nhọc nhằn đào được.
Theo ông Trần Mạnh Dũng, Chủ tịch UBND H.Khánh Sơn, huyện không có chủ trương thu giữ kỳ nam mà người dân tìm thấy, chỉ thu dụng cụ đào bới, vận động họ về địa phương...
Còn ông Trần Minh Thu, Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Khánh Hòa, thì kỳ nam không thuộc danh mục thực vật nguy cấp, quý hiếm. Thực tế, trong nhiều năm qua, trên địa bàn Khánh Hòa chưa bắt được vụ khai thác trầm, kỳ nào. Sau khi người dân tố cáo việc ăn chặn kỳ nam, một số cán bộ trong Đội kiểm tra liên ngành của huyện đã giao nộp lại số tiền hơn 1 tỉ đồng từ việc bán kỳ nam, trong đó chủ yếu là cán bộ Công an H.Khánh Sơn, lực lượng chính trong Đội liên ngành.
Ngoài ra, 11 cán bộ Huyện đội Khánh Sơn cũng đã nhận mỗi người 20 triệu đồng từ việc bán kỳ nam dưới danh nghĩa là “tiền bồi dưỡng”, nay đã trả lại cho cơ quan chức năng.
Sau khi có đơn tố cáo của các phu trầm, Công an tỉnh Khánh Hòa đã lập chuyên án điều tra, xác minh. Sau đó, 3 cán bộ Công an H.Khánh Sơn gồm Vũ Anh Trung (35 tuổi) - nguyên đội trưởng Đội Cảnh sát kinh tế - môi trường; Nguyễn Hồng Hà (46 tuổi) - nguyên đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông và Trần Lệ Kiên (29 tuổi) - nguyên phó đội trưởng Đội Cảnh sát thi hành án hình sự - hỗ trợ tư pháp, bị đình chỉ công tác, đưa về Công an tỉnh để phục vụ điều tra.
Đến ngày 4.4.2013, Công an tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 3 sĩ quan công an này. Đồng thời mở rộng điều tra đến các đối tượng liên quan, trong đó có ông Nguyễn Thành Trung.
Các phu trầm lập bàn thờ ngay tại bãi đào
Các phu trầm lập bàn thờ ngay tại bãi đào - Ảnh: Hiền Lương
Giáng cấp vì đã lộng hành từ trước
Từ trước đến nay, người dân cũng như cán bộ huyện Khánh Sơn nghe đến tên ông Nguyễn Thành Trung thì đều ngao ngán bởi đây không khác một “ông trời con” là mấy.
Trong những việc làm “che trời” của ông Trung tại Khánh Sơn, nổi cộm nhất là chuyện bảo kê cho lâm tặc phá rừng, bảo kê cho các nữ đại gia gỗ đua nhau vận chuyển gỗ lậu về xuôi, dù đường lên Khánh Sơn chỉ độc đạo - tỉnh lộ 9.
Vậy mà Khánh Sơn là “điểm nóng” về phá rừng, là đề tài muôn thuở của báo chí. Bên cạnh đó, ông Trung còn là “đạo diễn” trong việc thao túng mua bán keo non tại Khánh Sơn, làm ảnh hưởng đến đời sống hàng ngàn hộ đồng bào miền núi. Trong thời gian dài, hàng ngàn héc-ta keo non của người dân bị bán tháo. Bởi họ bị dọa là nếu không bán bây giờ thì kể cả một trăm năm nữa keo cũng không bán được cho ai....
Trước những bức xúc của dư luận về những sai phạm của một số cán bộ (điển hình có ông Trung) tại Khánh Sơn, cuối năm 2011, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy (UBKT) Khánh Hòa đã tiến hành lập đoàn điều tra. Theo đó, Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa nhận định những sai phạm của ông Trung là nghiêm trọng, ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý nhà nước ở huyện Khánh Sơn, ảnh hưởng uy tín, tiêu chuẩn cấp ủy viên và tư cách đảng viên...
Đến tháng 4.2012, ông Trung bị tạm đình chỉ công tác do liên quan đến phá rừng phòng hộ trên địa bàn. Đến giữa tháng 6.2012, UBKT Tỉnh ủy tỉnh Khánh Hòa thống nhất việc đề xuất ngành công an giáng chức trưởng công an huyện và hạ cấp bậc từ thượng tá xuống trung tá đối với ông Trung. Riêng về mặt Đảng, Tỉnh ủy đã quyết định cách mọi chức vụ trong Đảng đối với ông Trung.
Tr.Đăng - H.Lương - Ng.Chung
(Thanh niên)

‘Kiểm duyệt gây hại’

BBC studio
Các kênh tin tức quốc tế nằm trong phạm vị bị kiểm duyệt gắt gao

Tạp chí The Economist của Anh hôm 10/6 vừa có bài phân tích về nguyên do cũng như hậu quả của việc kiểm duyệt các kênh truyền hình nước ngoài trên mục Blog Banyan. BBC Việt ngữ trân trọng giới thiệu đến bạn đọc.

Các đảng viên Cộng sản đang điều hành Chính phủ Việt Nam không bao giờ được xem là cổ động viên nhiệt thành của quyền tự do ngôn luận – họ thích bỏ tù những người bất đồng dám thách thức quyền lực của họ.

Tuy nhiên mới đây họ lại chạm một đáy mới với một đạo luật nhằm để bắt buộc các kênh truyền hình nước ngoài phải trả tiền để bị kiểm duyệt.

‘Giấp phép biên tập’

Về mặt kỹ thuật, quy định này chỉ yêu cầu các kênh truyền hình nước ngoài xin cái gọi là ‘giấy phép biên tập’, nhưng các kênh này đang cảnh giác.

Dụng ý của quy định này là các kênh phát sóng phải bỏ tiền ra thuê các ‘biên tập viên’ người Việt biết tiếng Anh để xem toàn bộ các chương trình của họ suốt 24 giờ trong ngày và bảy ngày trong tuần.

Các ‘biên tập viên’ này có thể tìm cách ngăn chặn nội dung về các cuộc nổi dậy chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi, hay các phim tài liệu về đàn áp chính trị ở Việt Nam.

Các kênh truyền hình nước ngoài phát ở Việt Nam đều bị phát chậm 30 phút để cho đội ngũ kiểm duyệt của chính quyền có thời gian cắt bỏ những nội dung nhạy cảm về mặt chính trị.

Tuy nhiên khi các nhà phát sóng bị buộc phải chủ động trong công việc này thì đây lại một vấn đề hoàn toàn khác – một hoàn cảnh mà họ cảm thấy không thoải mái về mặt đạo đức, theo các phân tích gia trong ngành.

Một chương trình trên kênh CNN
Các chương trình 'nhạy cảm về chính trị' thường không đến được công chúng Việt Nam

Khi quy định này gần đến ngày thi hành, một số kênh phim truyện và giải trí đã xin giấy phép mới trong khi các các kênh tin tức thì không. Quyết định của các kênh tin tức đã đặt họ vào vùng tối pháp lý.

Hồi cuối tháng Năm, chỉ vài ngày sau khi quy định này có hiệu lực, một số nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp đã loại BBC và CNN ra khỏi danh mục các kênh phát sóng của họ vốn bao gồm khoảng từ 60 cho đến 70 kênh nước ngoài.

Một trong số những công ty làm việc này đầu tiên là K+, liên doanh giữa truyền hình nhà nước Việt Nam và một kênh truyền hình Pháp và là nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp duy nhất ở Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài.

Một nhà phân tích nhận định rằng K+ làm như vậy là để buộc chính phủ phải làm rõ các chính sách quản lý truyền hình nhiều khuất tuất của họ.

‘Rút lại trên thực tế’

Điều luật này, vốn được gọi là Quyết định 20, đã làm cho các sứ quán nước ngoài cũng như tổ chức Phóng viên không Biên giới, khó chịu.

Tổ chức này nói rằng điều luật này đã ‘mở đường cho mọi hình thức kiểm duyệt’.
Sau một vài ngày chống đỡ dư luận bất lợi trên truyền thông quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cho mở trở lại các kênh truyền hình bị dỡ bỏ trước đó.

Quy định này giờ đây ‘đã bị rút lại trên thực tế’, một luật sư giấu tiên ở một công ty luật quốc tế ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết.

Khán giả xem truyền hình cáp ở Quy Nhơn
Ở Việt Nam hiện có nhiều nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền

Tuy nhiên những chuyên gia trong ngành nhận định các kênh truyền hình tin tức, vốn không hề thở phào nhẹ nhõm trước việc rút lại quy định, vẫn đang trong trạng thái hồi hộp.

Quy định này thể hiện rõ mâu thuẫn bên trong Bộ Thông tin và Truyền thông.

Thành phần thủ cựu muốn làm theo người đồng chí phương Bắc vốn chỉ cho phép phát sóng 34 kênh truyền hình nước ngoài ở các khách sạn cao cấp và các công ty nước ngoài chứ không được phát rộng rãi cho công chúng Trung Quốc và tất cả phải được cơ quan kiểm duyệt giám sát.

Trong khi đó, những người có tư tưởng cải cách lại muốn thị trường truyền hình trong nước tự do hơn và cạnh tranh hơn.

Dự thảo của quy định này đã được đưa ra bàn cãi trong nội bộ Bộ này từ năm 2009. Có tin rằng những phe phái kình chống nhau trong Bộ đã gửi những tín hiệu trái ngược đến các kênh truyền hình và các nhà ngoại giao. Kết quả là họ đã không thể giải thích quy định này một cách hiệu quả.

“Những gì xảy ra là những người có quan điểm khác nhau cứ đẩy và kéo và tinh thần của quy định cứ bị ngả về phía này hoặc phía kia tùy vào ai nắm quyền kiểm soát vào những lúc khác nhau,” ông John Medeiros, giám đốc chính sách của CASBAA, một tổ chức đại diện cho các kênh truyền hình trả tiền có trụ sở ở Hong Kong, nói.

Đầu tư tháo chạy

Báo chí Việt Nam
Chính quyền Việt Nam kiểm soát chặt chẽ truyền thông

Cho đến lúc này, các kênh truyền hình nước ngoài vẫn được phát sóng ở Việt Nam mặc dù vẫn phải theo chế độ phát chậm 30 phút. BBC cho biết họ vẫn đang ‘tiếp tục đàm phán’ với Chính phủ Việt Nam về vấn đề này.

Tuy nhiên quy định này đã khiến mô hình hoạt động của K+ và những đối thủ cạnh tranh trong nước, vốn kiếm tiền bằng những gói chương trình hấp dẫn cho khách hàng, lâm vào tình cảnh ngặt nghèo.

Ông Adam Sitkoff, giám đốc điều hành của Phòng Thương mại Hoa Kỳ ở Hà Nội, nói rằng Quyết định 20 chỉ là động thái mới nhất trong một loạt các quy định khó khăn mới trong các lĩnh vực ngân hàng, lao động... đã làm cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài bất mãn.

Công bằng mà nói thì Việt Nam, theo một số tiêu chí nào đấy, đang trên con đường cải cách dần dần nếu không muốn nói là còn chập choạng.

Chẳng hạn hồi tháng Năm, Chính phủ Việt Nam loan báo rằng họ sẽ cho phép thành lập một công ty mua bán nợ để mua số nợ xấu trong hệ thống ngân hàng đang chao đảo.

Trong những tuần qua họ cũng cải cách một phần hải quan và dỡ bỏ một số giới hạn nhằm vào các nhà bán lẻ nước ngoài.

Với nền kinh tế đất nước đang oằn mình dưới gánh nặng tham nhũng đã ăn sâu vào chính quyền và sự điều hành kinh tế yếu kém mà chính quyền vẫn có thể chiều lòng phái bảo thủ bằng cách đưa ra nhiều quy định không rõ ràng và phản tác dụng.

Một số nơi trong cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam đang xôn xao rằng một số nguồn vốn đầu tư vốn từng là động lực tăng trưởng của nước này đang ngày càng chảy sang nước láng giềng Indonesia.
(BBC)

Hungary thoát nạn đại hồng thủy

Budapest và trận lũ 2013. Ảnh chụp ngày 10/06/2013
Budapest và trận lũ 2013. Ảnh chụp ngày 10/06/2013 (Reuters)

Những lo âu của chính quyền Hungary và cư dân Budapest rốt cục đã không trở thành sự thật : thủ đô Budapest tránh được "trận lụt thế kỷ" trong phút cuối, khi mực nước sông Danube dâng cao ở mức kỷ lục trong vòng hàng trăm năm nay.

Tuy nhiên, quan ngại đã được đặt ra đối với công tác phòng chống lũ lụt bị coi là quá lạc hậu và thiển cận, cũng như, với những hồ chứa bùn đỏ đặt sát bờ sông Danube tại một vùng quê.

Budapest thoát hiểm

Đêm ngày mồng 09/06/2013 mực nước sông Danube - đoạn chảy qua thủ đô Budapest - lên tới 891cm, tức là vượt xa mực kỷ lục tính tới nay (860cm vào năm 2006), nhưng vẫn dưới mức báo động 9m chút ít. Đây là giá trị "tới hạn" mà chính quyền thành phố cho rằng, trong trường hợp nước sông dâng cao tới đó, sẽ phải cho di dời tạm thời 55 ngàn cư dân.

Trong họp báo tổ chức vào sáng hôm qua, Thị trưởng Budapest Tarlós István nhận định một cách thận trọng : "Có lẽ Budapest sẽ thoát lụt". Lý do của sự thận trọng ấy, có thể vì nước sẽ hạ rất chậm và theo dự báo, sẽ có mưa rào, mưa đá hoặc bão và có thể những bức vách chắn ở đây đó không chịu được áp lực của nước sông.

Nguy cơ sụt lở đê, như thế, vẫn chưa chấm dứt, như kinh nghiệm của Đuúc và Cộng hòa Czech. Chính vì vậy, phiên họp bất thường của Quốc hội Hungary đã ra quyết định gia hạn thêm hai ngày thời gian chống lụt trong tình trạng khẩn cấp.

Tổng kết của Cục Phòng chống Thảm họa Quốc gia Hungary cho hay, kể từ khi mực nước Danube dâng cao, tại 34 vùng trên toàn nước Hung, đã có gần 1.400 người phải sơ tán. Hơn 15 ngàn người tham gia công việc đắp đê, cứu hộ, và hơn 3,8 triệu bao tải cát đã được sử dụng.

Trong thời gian diễn ra sự kiện này, toàn bộ các chính khách nổi bật của Hungary đều xuống hiện trường, cùng dân tham gia hộ đê. Đặc biệt, Thủ tướng Orbán Viktor - một năm trước kỳ tổng tuyển cử - đã tỏ ra hết sức năng nổ, tạo hình ảnh một vị tổng chỉ huy, luọn ở những vị trí khẩn thiết.

Lụt lội tại Hungary sở dĩ thu hút được sự chú ý của công luận và truyền thông, một phần vì chính quyền nước này đã ứng phó hết sức dở trong sự cố thời tiết diễn ra đúng vào dịp quốc lễ 15-3 vừa qua. Khi đó, tuyết rơi mạnh đã khiến giao thông ứ trệ - thậm chí hoàn toàn bị đình lại - trên nhiều tuyến đường chính trong hàng ngày trời.

Trong dịp này, do đã có thời gian dài chuẩn bị và tham khảo kinh nghiệm chống lụt của các nước trong vùng Trung Âu như Đức, Áo và Cộng hòa Czech, nên chính quyền Hung đã tỏ ra chủ động hơn, đặc biệt là sự tổ chức truyền thông và kêu gọi, tri ân cư dân cùng góp sức trong công việc chung.

Kết quả là đã có rất nhiều tình nguyện viên thuộc đủ lứa tuổi đăng ký làm việc tại nhiều điểm cứu hộ trên toàn quốc. Đặc biệt, nhiều đoạn dọc sông Danube tại Budapest đã trở thành những đại công trường rất ngoạn mục - đôi nơi, còn có sự hỗ trợ của du khách ngoại quốc tới thăm Hungary.

Giao thông công cộng tại thủ đô Budapest nói riêng và trên toàn quốc nói chung cũng được tổ chức khá tốt, sự đình trệ giao thông không nhiều. Thủ tướng Orban cho biết, chính quyền đang hướng sự tập trung cho các khu vực miền Nam đất nước, hiện đang có 4 địa phương lâm vào trạng thái nguy ngập và tình trạng khẩn cấp đã được ban bố thêm tại 12 vùng khác.

Ông cũng nhấn mạnh, trong thời gian qua, không xảy ra những hành vi phạm tội trên cả nước. Dù sao đi nữa, thiệt hại do lụt lội gây ra trong dịp này - theo những ước tính sơ bộ là vài trăm triệu USD - cũng là đáng kể đối với một quốc gia đang lâm vào cảnh khủng hoảng kinh tế từ nhiều năm nay.

Những bài học nhãn tiền

Dầu vậy, giới chuyên môn cho rằng trận lụt năm nay để lại nhiều bài học cho chính giới. Theo họ, Hungary thường tự hào là một cường quốc thế giới về thủy lợi, nhưng cả chính giới lẫn xã hội chưa có được suy nghĩ dài hạn một cách thích hợp về vấn nạn lụt lội. Hệ thống đê điều bị coi là đã quá cũ kỹ, sức phòng vệ có thể sẽ không đủ.

Ngay trong dịp vừa qua, khi nước sông dâng cao, hệ thống nước thải do thiết kế trước đây không tính đến khả năng lụt lội, đã suýt bị dừng hoạt động, có thể gây ô nhiễm một cách đáng kể cho môi trường. Nhiều đoạn của bức vách ngăn nước tại Budapest, được khởi xây từ cuối thế kỷ 19, đã tỏ ra hoặc không đủ mạnh, khiến nước rò rỉ vào thành phố, hoặc không đủ về độ cao.

Đáng chú ý nhất là sự tính toán về mặt chiến lược của chính quyền. Chính giới Hung cho rằng, mỗi khi có lũ lụt, luôn có thể trích từ ngân sách quốc gia rất nhiều tiền để xây và phục hồi hệ đê điều, giúp người dân tản cư và bồi thường cho họ. Khoản tiền đó, như trong trường hợp vừa xảy ra, là không nhỏ, nhưng được coi là "luôn có sẵn".

Giới chuyên môn cho hay, những kế hoạch, dự định dài hạn trên lĩnh vực phòng chống lụt từ nhiều năm nay chỉ nằm trên bàn, không hề được thực hiện trong thực tế! Chính giới dường như chỉ thích chi tiền một cách thụ động cho những nơi nào mà tình thế thật khẩn cấp, không hề theo những bài bản khoa học sáng suốt.

Một tính toán sơ bộ cho thấy, việc xây dựng một hệ thống phòng chóng lụt mang tính dài hạn, đòi hỏi một khoản đầu tư lớn, nhưng xét về dài hạn là một sự đảm bảo lớn cho cư dân trong những tình trạng khẩn cấp, đồng thời, tiết kiệm được hết sức nhiều tiền cho ngân quỹ quốc gia. Điều đó, hiện tại chưa hề có ở Hungary!

Với suy tính như thế của chính giới, xã hội Hungary cũng thường ngả theo lối nghĩ thụ động: khi nào lụt đến thì chống, chứ khi không có gì thì cư dân Hung ít ủng hộ những chương trình phòng chống lụt dài hạn, được thực hiện theo chiến lược có suy tính kỹ càng một cách khoa học.

Điều này dẫn đến việc cả chính quyền lẫn công luận Hungary đều quen với cách nghĩ đơn giản: cứ mỗi lần lụt tới, lại huy động tình nguyện viên đi xúc cát đắp đê. Trong khi, cái gọi là "nghệ thuật phòng chống lụt hiện đại" phải là sự kết hợp của việc tổ chức, điều hành và kiểm tra các nhiệm vụ kỹ thuật, và tổ chuúc, điều hành các nhiệm vụ hành chính nhà nước trong lĩnh vực này.

Rất có thể trong thời gian tới, chính quyền Hung phải nghĩ lại về quan điểm của mình, vì với thời gian, việc chi tiền thụ động cũng sẽ không đơn giản do mọi khoản phí đều tăng, trong khi đó, ở nhiều nơi, hệ đê phòng vệ cũ kỹ sẽ không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật và thực tế, khi khí hậu toàn cầu ngày càng có những biến đổi khó lường!

Nguy cơ bùn đỏ vẫn ám ảnh

Thứ Năm tuần trước, trong phát biểu về 9 khu vực được coi là "hết sức bị đe dọa" trong cơn lụt lịch sử lần này, Thủ tướng Orbán Viktor đã nhắc đến những hồ chứa bùn đỏ ở vùng Almásfüzitő, được xây ngay cạnh bờ sông Danube. Đây cũng là quan ngại thường trực của tổ chức "Hòa bình Xanh" (Greenpeace) và một số nhà khoa học.

Nhắc lại, đã có ít nhất 50 triệu tấn bùn đỏ tích tụ lại trong quá trình chế biến quặng bauxite ở Hungary, trong số đó, vùng Almásfüzitő chứa hơn 12 triệu tấn bùn đỏ trong 7 bể tại một diện tích gần 200 héc-ta, ngay cạnh con sông Danube. Trong các bể chứa này, bùn đỏ chỉ được lưu giữ chứ không xử lý, nên chúng luôn là những trái bom hẹn giờ đe dọa hệ sinh thái và đời sống cư dân.

Tại Almásfüzitő, trong thời gian 1950-1997 từng vận hành một nhà máy alumin thuộc hàng lớn nhất nhì Hungary và cả vùng Trung Âu, vào thời hoàng kim từng là nơi làm việc của 2.300 nhân công trong khu vực. 11 năm trước khi nhà máy này đóng cửa, công việc hoàn thổ mảnh đất được coi là hết sức giá trị này đã bắt đầu được thực hiện.

Hoàn thổ được định nghĩa là việc đưa mặt đất bị biến đổi sau quá trình khai thác về trạng thái gần như nguyên thủy với tất cả các yếu tố của hệ sinh thái tự nhiên vốn có trước khi khai thác. Sự hoàn thổ ở Almásfüzitő đã được tiến hành từ 27 năm nay - hiện đang ở bước cuối với sự hoàn thổ hồ chứa số 7, có diện tích 1km2 và vách chắn của nó chính là đê chống lụt của sông Danube.

Không những thế, sau khi hoàn thành việc phủ kín các bể chứa bùn đỏ, doanh nghiệp còn có bổn phận kiểm tra chúng trong vòng 30 năm: nếu nhận ra bất cứ sự bất thường gì trong chất lượng và thành phần của nước và không khí, họ phải lập tức có biện pháp. Như vậy, trên nguyên tắc, thảm sinh học trên mảnh đất đã được khai thác có thể được hoàn trả với tỉ lệ cao.

Để trấn an những lo ngại của cư dân trong vùng, Quốc vụ khanh phụ trách vấn đề môi trường - ông Illés Zoltán - sau khi đi thị sát tại hiện trường, phát biểu rằng mặc dù việc xây hồ chứa chất thải công nghiệp nguy hiểm như bùn đỏ bên bờ sông Danube là "thất sách", nhưng nguy cơ nước sông tràn qua vách chắn rất cao của hồ chứa, là không có.

Doanh nghiệp phụ trách ở đây (Tatai Zrt.) cũng khẳng định, vách chắn của bể chứa số 7 tại Almásfüzitő được xây cao hơn 4m so với hệ thống đê phòng lụt có liên quan, và từng được gia cố bằng đá nên rất vững, thừa đủ để chống được mực nước Danube dâng cao trong dịp này.

Ngoài ra, khả năng bùn đỏ và các chất thải công nghiệp có thể bị rò rỉ cũng bị doanh nghiệp này loại trừ vì bản thân bùn đỏ ở đây đã khô từ lâu nay (có thể đi lại trên bề mặt) và cũng có tác dụng ngăn nước, cạnh đó, tại hồ chứa số 7 này, hoàn toàn không có dung dịch lỏng để có thể rò rỉ.

Tuy vậy, như lời của Quốc vụ khanh Illés Zoltán, trong trường hợp hồ chứa bùn đỏ xây cạnh sông ở vùng Almásfüzitő, đã diễn ra sự bất cẩn về môi trường trong quá khứ mà đến giờ cư dân và chính quyền cũng không biết làm sao khắc phục hoàn toàn, đành tìm cách "sống chung với lũ".

Hoàng Nguyễn / Tú Anh (RFI)

Phạm Chí Dũng - Vô cảm quan chức và cái chết vì nghèo

Nông dân Việt Nam

Từ mấy năm qua, xã hội Việt Nam như bị tê liệt trong cơn động kinh khốn quẫn của cái chết người nghèo. Chưa bao giờ từ khi đất nước được thống nhất cho đến nay, mật độ tự tử vì cùng khổ dân sinh lại dày đặc như hiện thời.

Tháng 6/2013. Giữa lúc Thủ đô đang ngột ngạt trong cơn bức bối thời tiết chực chờ sấm nổ, người Hà Nội lại sôi lên bởi một câu chuyện thương tâm đột ngột xảy ra: một người mẹ cùng đứa con trai treo cổ chết trong nhà. Nguyên do ban đầu: quẫn bách về tiền bạc.

Sự việc quá đau lòng trên xảy đến ở xóm Chùa, huyện Từ Liêm vào ngày 7/6/2013.

Trong cái khó ló cái khôn - như một câu tục ngữ của người Việt. Nhưng có lẽ ý nghĩa ấy chỉ ứng với hoàn cảnh con người vẫn giữ được ý chí vươn lên. Còn trong tâm thế cộng hưởng cả bức bách vật chất lẫn bế tắc tư tưởng, không động lực nào còn có thể níu kéo người ta ở lại với kiếp khổ trần gian.

Vụ quyên sinh trên lại xảy ra trùng với thời gian diễn ra kỳ họp của Quốc hội Việt Nam.

Tương phản thói đời

Trước kỳ họp trên một tuần, trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hòa đã thản nhiên: “Theo các chuyên gia kinh tế thì lạm phát cũng như suy thoái kinh tế không ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người nghèo”.

Như thường lệ, phát ngôn của giới chức chính quyền không được kèm dẫn bởi bất kỳ dẫn chứng của một chuyên gia nào.

Nửa tháng sau phát ngôn của thứ trưởng Nguyễn Thanh Hòa, cấp trưởng của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội là bà Phạm Thị Hải Chuyền lại thuyết trình trước các đại biểu Quốc hội: Với lý do phần lớn doanh nghiệp giải thể có quy mô nhỏ, việc các cơ sở này đóng cửa ít ảnh hưởng tới thất nghiệp chung, khi các dự án mới đều thu hút một lượng lớn lao động.

Cũng không có bất kỳ thuyết minh nào về số doanh nghiệp mới đã thu hút được bao nhiêu lao động, trong khi đại biểu nhân dân Phạm Thị Hải Chuyền đã không hoặc không muốn làm rõ tác động “ít ảnh hưởng đến thất nghiệp” bằng hoạt động số liệu đậm nét cảm tính của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

Thời gian luôn lao đi, và lời hứa hẹn “sẽ giải quyết việc làm ổn thỏa” của những người phụ trách Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng vì thế luôn gắn liền với gia tốc suy thoái về chất lượng sống và cả với nhiều vụ tự tử của người dân.

“Cuộc sống không lối thoát, đi đến con đường chết… Mấy năm mẹ nuôi các con đi học, mẹ đi van xin cho gia đình mình được sổ nghèo và cực nghèo mà không được… Xin các cấp chính quyền ấp 5, vì hoàn cảnh gia đình quá khổ không lối thoát, mong các ông giúp cho chồng con tôi được sổ nghèo để sống ngày tháng còn lại trên đời” - những giọt nước mắt nuốt vào đáy tim trong lá thư tuyệt mệnh của một người phụ nữ 48 tuổi có cái tên thật đẹp - Nguyễn Thị Mỹ Nhân - ở ấp 5, xã An Xuyên, TP. Cà Mau.

Nông dân người Hmong
Chuẩn nghèo ở Việt Nam bị cho là quá thấp

Lá thư tuyệt mệnh trên không đề ngày tháng, được người phẫn uất viết liền một mạch không dấu chấm câu vào những ngày cuối tháng Tư năm 2013, sát thời điểm kỷ niệm 38 ngày thống nhất đất nước.

Những cái chết của người nghèo, chua chát thay, lại thường chẳng mấy khác biệt về cách thức tự gây đau đớn thêm một lần nữa.

Tương tự trường hợp hai mẹ con ở Hà Nội, chị Nhân đã treo cổ tại nhà riêng, bỏ lại chồng và ba đứa con đang tuổi đến trường. Cái chết thương tâm của người phụ nữ tuyệt vọng này đã khiến rất đông người dân xung quanh phải giật mình thảng thốt.

Theo lời kể của người chồng, chị Nhân bị bệnh viêm dây thần kinh số 7, giật méo miệng, lại thêm bệnh suy thận, suy tim, mỗi ngày tiền thuốc hết 140.000 đồng. Cái nghèo, cái khổ đeo đuổi - cay đắng thay - đó là khi mà con người ta đi đến quyết định rằng cái chết sẽ tiết kiệm được phần nào khoản tiền thuốc thang, chồng con sẽ không phải chịu gánh nặng.

“Thấy học phí nhiều quá, vợ tôi mới ra ấp và xã xin cấp sổ hộ nghèo để con vay tiền đóng học phí. Trước đó, khi làm giấy xác nhận gia đình khó khăn, Ngân hàng chính sách xã hội không cho vay. Còn vợ tôi xin sổ hộ nghèo không phải vì muốn được hưởng trợ cấp mà muốn được vay tiền cho con đi học, nhưng mấy anh chính quyền địa phương chỉ hứa chứ không giải quyết cấp sổ hộ nghèo” - chồng người quá cố ôm ngực, nói không thành tiếng.

Số 0 kiên định

Bất chấp nhiều cuộc đời người nghèo bị hủy hoại, những người sống vẫn ung dung thói đời quan chức.

Cho đến tận lúc này, sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội lần đầu tiên phải chính thức thừa nhận con số doanh nghiệp phá sản và giải thể đã lên đến hàng trăm ngàn kéo theo nạn thất nghiệp rộng khắp, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vẫn sắt son với tỷ lệ thất nghiệp được tân trang ở mức 1,99%.

Với con số quá tốt đẹp như thế, thảm họa đã trở nên thành tích, khi tỷ lệ thất nghiệp được đánh giá “liên tục giảm trong những năm gần đây, với năm 2011 là 2,22% và năm 2010 là 2,8%”.
"Trong khi giới quan chức vẫn điềm nhiên với bình luận về tỷ lệ nghèo “năm sau thấp hơn năm trước"... dư luận trong nước không thể chôn vùi bức tranh thảm thiết những cái chết tức tưởi xảy đến liên tục với người nghèo."
Thế nhưng trong thực tế “thụt lùi sâu sắc” về tỷ lệ thất nghiệp như vậy, đã không có nổi một kiểm chứng đáng tin cậy nào về lòng tin gia tăng của người dân và người nghèo đối với Đảng và Cách mạng.

Cũng chẳng có lấy một sắc thái cách mạng nào đối với người nghèo và những người bị nạn thất nghiệp kinh niên đàn áp.

Trong khi giới phản biện độc lập, báo chí phải cố kìm nén phẫn nộ của mình trước thái độ vô cảm của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và chính quyền một số địa phương, bản thân một quan chức có vai vế cũng phải thừa nhận “Tỷ lệ thất nghiệp thêm vào một số 0 vẫn đúng”.

Số 0 đó lại có thể ứng nghiệm với tình trạng thảm thương của Tây Ban Nha hay Hy Lạp, với tỷ lệ thất nghiệp lên đến 26-27%.

Nhưng ở Việt Nam, những con số vẫn luôn “đá” nhau một cách khó tưởng tượng, đồng thời lại có vẻ hết sức bài bản.

Luôn kiên định giữ vững quan điểm “Quan tâm, hỗ trợ người nghèo là mục tiêu của Đảng và Nhà nước”, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền còn thuyết minh thêm về công tác an sinh xã hội với những số liệu dường như rất sâu sát: tỷ lệ hộ nghèo cả nước ước cuối năm 2012 còn 10%, giảm 1,76% so với cuối năm 2011.

Trong khi giới quan chức vẫn điềm nhiên với bình luận về tỷ lệ nghèo “năm sau thấp hơn năm trước” và còn vận dụng đến mức tối đa lời khen ngợi đầy tính ngoại giao của một vài tổ chức lao động quốc tế, báo chí và dư luận trong nước lại không muốn và cũng không thể chôn vùi bức tranh thảm thiết những cái chết tức tưởi xảy đến liên tục với người nghèo.

Tận cùng là cái chết

Thu nhặt rác thải
Sự cùng khổ dân sinh ngày càng gia tăng

Tự tử vì nghèo đã trở thành một hiện tượng mãn tính trong xã hội được mô tả là chịu ăn chơi bậc nhất thế giới.

Một bà mẹ xấu số nguyện dùng tiền phúng viếng của mình để trả nợ và nộp học phí cho con… Hai cô gái đang tuổi xuân xanh rủ nhau uống thuốc diệt cỏ tự vẫn vì không có tiền nộp phạt vi phạm giao thông… Một chàng trai vừa bước vào tuổi trưởng thành dùng dây cáp internet treo cổ tự tử vì mắc bệnh nan y không có tiền chữa trị... Còn rất, rất nhiều những vụ tương tự mà nguyên nhân chỉ bắt nguồn từ hai chữ “quá khổ”.

Báo chí và người dân hẳn cũng chưa quên câu chuyện của chị Lê Thị Ngọc N. cũng xảy ra tại TP. Cà Mau cách đây không quá lâu. Trước khi chết, N. đã từng thổ lộ muốn tìm đến cái chết vì nghèo khổ quá. Dù gia đình khuyên bảo nhưng người phụ nữ ấy vẫn khăng khăng: “Thà chết đi, các con được đưa vào cô nhi viện còn hơn, chứ sống mà nhìn con bữa đói bữa no chịu không đặng!”.

Người dân cũng mô tả một cảnh tượng đau đớn khác - cảnh đầu bạc khóc đầu xanh của vợ chồng ông bà Trần Ngọc Quang ngụ ở xã Hòa Thành, huyện Đông Hòa - Phú Yên. Vào năm 2012, vợ chồng người con trai của ông Quang cùng đứa con mới 5 tuổi đã ôm nhau trầm mình dưới sông. Nguyên nhân cũng chỉ bắt nguồn từ quá nghèo khổ.

Nhưng còn giới chức chính quyền từ cấp trung ương đến các địa phương thì sao?
Nếu không thể hồi âm về thói vô cảm, họ vẫn còn một chỗ để dàn hòa trách nhiệm: cơ chế.

Bởi khi giới có trách nhiệm như thể câm lặng, những người chẳng có chức vụ gì lại buộc phản lên tiếng.

Theo ông Lê Minh Tiến, giảng viên xã hội học Đại học Mở TP.HCM, trong giai đoạn 2011-2015, chuẩn nghèo ở nông thôn là dưới 400.000 đồng/người/tháng và ở đô thị là 500.000 đồng/người/tháng. Rõ ràng việc xác định ngưỡng nghèo tại Việt Nam thấp hơn so với chuẩn nghèo do Ngân hàng Thế giới ấn định (60 USD/người/tháng, tương đương 1,2 triệu đồng/người/tháng).

Với chuẩn nghèo quá thấp như vậy nên những người được xác định là vượt nghèo (chẳng hạn như có thu nhập 1 triệu đồng/người/tháng) thật ra vẫn còn thuộc diện nghèo theo chuẩn thế giới.

Hơn nữa, với tình hình lạm phát như hiện nay thì việc xác định chuẩn nghèo cho cả giai đoạn 2011-2015 là chưa hợp lý. Lẽ ra phải điều chỉnh theo mức trượt giá hằng năm mới đúng… Có như thế mới không còn xảy ra những chuyện đau lòng như trường hợp chị Mỹ Nhân “chết để con được học”.

'Còn Đảng còn mình'

"Chẳng lẽ cần phải nói toạc ra: Đảng và Nhà nước đừng để người dân nào phải tự tử vì cùng khổ!"
Nhìn về bên kia thế giới và đỡ tồi tệ hơn rất nhiều, ở nước Mỹ đã chưa có ai phải “chết để con được học”.

Martin Wolf - một cây bình luận sắc sảo của tờ Financial Times - đã nêu ra nhận xét: đúng là ngân sách nước Mỹ có vấn đề trong dài hạn, nhưng chủ yếu là do chi phí y tế tuy thiếu hiệu quả nhưng tăng quá nhanh.

Y tế và an sinh xã hội, cho dù bị lên án là những mầm mống gây ra khủng hoảng ngân sách nước Mỹ, nhưng rõ ràng đã làm cho phần lớn người dân Mỹ an tâm hơn khi bước chân vào bệnh viện. Cho dù họ bị thất nghiệp. Cho dù Hợp chúng quốc Hoa Kỳ mới lọt lòng chưa đầy 300 năm…

Còn ở đất nước “bốn ngàn năm văn hiến” thì sao?

Lại nhớ đến tâm tưởng trong một cuốn tiểu thuyết về “những người đã chết và những kẻ đang sống”…

Còn bao nhiêu cái chết nữa chưa thành hình nhưng đã nằm lòng bản chất bị định đoạt? Còn bao nhiêu kẻ đang sống thờ ơ, vô trách nhiệm và lợi dụng đồng loại nhưng được ngụy trang bởi cái áo “còn Đảng còn mình”?

Gần đây, Nông nghiệp Việt Nam - một tờ báo chuyên về nông thôn và đời sống người dân, đã làm một loạt phóng sự về “Mối lo làng quê” và “Vỡ làng”. Không thiếu cảnh đau thương, tang thương đã dội lên từ con suối, cây tre, cánh cò và đồng ruộng hoang hóa lòng người như thế.

Những giọt nước mắt bất lực của độc giả cũng bởi thế đã tràn chảy trên trang báo.

“Bi kịch không được nghèo!” - như một lời trần thuật của báo chí Việt Nam - vào lúc thời kỳ “quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội” đã kéo dài mòn mỏi hơn nửa thế kỷ qua.

Chẳng lẽ cần phải nói toạc ra: Đảng và Nhà nước đừng để người dân nào phải tự tử vì cùng khổ!

Bài phản ánh văn phong và quan điểm của tác giả, một nhà báo tự do ở TP HCM.
Phạm Chí Dũng
Gửi cho BBC từ Sài Gòn
 

Hoài nghi hiệu quả thượng đỉnh Mỹ -Trung

Chủ tich Trung Quốc Tập Cận Bình (T) và tổng thống Mỹ Barack Obama tại California. (Ảnh ngày 07/06/2013)
Chủ tich Trung Quốc Tập Cận Bình (T) và tổng thống Mỹ Barack Obama tại California. (Ảnh ngày 07/06/2013) (Reuters)

Cuộc gặp thượng đỉnh không chính thức Mỹ-Trung cuối tuần qua tại California dường như đánh dấu một giai đoạn mới trong quan hệ giữa hai nước. Thế nhưng, giới quan sát tỏ ra hoài nghi : Liệu những biểu hiện bề ngoài vui vẻ, thoải mái giữa tổng thống Barack Obama và chủ tịch Tập Cận Bình có giúp hai bên vượt qua những hố sâu bất đồng trên nhiều vấn đề quan trọng hay không ?

Tại khu nghỉ Sunnylands, nguyên thủ Mỹ - Trung đã đàm phán với nhau trong hơn 50 phút, không có các cố vấn, chỉ có phiên dịch. Hai bên đều cho rằng việc tổ chức cuộc gặp cấp cao như vậy là cách thức tốt nhất để khởi động một cách tích cực quan hệ song phương, kể từ khi ông Tập Cận Bình trở thành chủ tịch Trung Quốc, hồi tháng 3/2013. Bình thường ra, ông Tập Cận Bình lãnh đạo Trung Quốc trong một thập niên tới, trong bối cảnh Trung Quốc đang vươn lên và có thể qua mặt Hoa Kỳ để trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.

Đương nhiên, cả Washington lẫn Bắc Kinh đều có lợi ích trong việc ca ngợi sự thành công của cuộc gặp thượng đỉnh. Giới chuyên gia cũng thừa nhận là ít ra các cuộc thảo luận giữa Barack Obama và Tập Cận Bình đã diễn ra tốt đẹp, không hề có đụng độ nào, và đó cũng đã là một thành công đáng kể, nếu nhìn vào những bất đồng còn tồn tại giữa hai nước.

Ông Chris Johnson, nguyên là chuyên gia phân tích Trung Quốc của CIA, hiện làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), được AFP trích dẫn, nhận định : « Phải chăng hai người đã xuất hiện như những người bạn thân thiết ? Khó nói và tôi giả định là không. Thế nhưng, họ hiểu nhau và tôi nghĩ điều này là quan trọng ». Vẫn theo chuyên gia Johnson, hai bên dường như muốn làm cho mọi người thấy là họ có thể làm việc với nhau. Tuy vậy, Trung-Mỹ không vượt qua được bất đồng trong lĩnh vực an ninh mạng. Tổng thống Obama đã phê phán Trung Quốc dính dáng đến các vụ tin tặc mà theo một nghiên cứu gần đây, đã làm cho nền kinh tế Hoa Kỳ thiệt hại hàng tỷ đô la, qua các vụ đánh cắp sở hữu trí tuệ.

Bắc Kinh và Washington đồng ý sẽ thảo luận ở cấp nhóm công tác về các bất đồng trong lĩnh vực tin học. Vấn đề này xuất hiện vào thời điểm tế nhị, trong lúc có các phát giác về việc chính quyền Mỹ ghi âm các cuộc điện thoại và đọc thư điện tử của công dân, nhân danh cuộc chiến chống khủng bố, bảo đảm an ninh cho Hoa Kỳ.

Edward Snowden, một nhân viên Mỹ làm hợp đồng cho chính phủ, người đã tiết lộ việc chính quyền theo dõi công dân trên mạng, hiện đang trú ngụ tại Hồng Kông. Washington muốn dẫn độ ông về Mỹ. Vụ việc này là một trắc nghiệm về phương cách làm việc của chủ tịch Tập Cận Bình đối với tổng thống Barack Obama.

Có một số dấu hiệu hợp tác song phương : Washington và Bắc Kinh đồng ý làm việc với nhau trong hồ sơ chống tình trạng biến đổi khí hậu và chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên.

Thế nhưng, dân biểu Chris Smith, thuộc đảng Cộng hòa, ở New Jersey, chủ tịch tiểu ban nhân quyền Hạ Viện lại thất vọng về cuộc gặp thượng đỉnh không chính thức Mỹ-Trung. Tuy có nêu vấn đề nhân quyền ngay trong phần đầu bài diễn văn, nhưng lẽ ra, tổng thống Obama nên mở đầu mối quan hệ với chủ tịch Tập Cận Bình bằng việc đòi trả tự do cho các nhà ly khai Trung Quốc đang bị cầm tù, trong đó có giải Nobel Hòa bình Lưu Hiểu Ba.

Chuyên gia Greer Meisels, thuộc trung tâm tư vấn Wilson Center, trụ sở tại Washington DC, nhận định : Các cuộc hội đàm giữa nguyên thủ hai nước cho thấy là họ xem xét rất nghiêm túc quan hệ song phương, « nhưng đây mới chỉ là bước đầu và liệu điều này có tạo ra được một đà mới và các hiệu ứng tích cực khác hay không ? Tôi nghĩ là còn quá sớm để đánh giá ».
Đức Tâm (RFI)

Hành tung của Edward Snowden vẫn là một ẩn số

Edward Snowden
REUTERS/Courtesy of The Guardian/Glenn Greenwald/Laura Poitras

Tại Hồng Kông, cuộc truy tìm tông tích người tiết lộ cho báo chí biết về kế hoạch theo dõi thường dân của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ NSA đang diễn ra sôi nổi. Snowden đã rời khách sạn hôm 10/06/2013, nhưng đi đâu thì chưa ai biết, cũng như là khả năng sắp tới đây anh có thể làm gì, tự bảo vệ ra sao.

Theo thông tín viên RFI Florence de Changy tại Hồng Kông, báo giới tại chỗ đang phác họa nhiều kịch bản :

« Nhân vật mà tờ báo lớn tại Hồng Kông South China Morning Post gọi là ‘kẻ bị truy lùng rốt ráo nhất thế giới’ hiện đang ở đâu ? Báo chí Hồng Kông chút nữa là đã tìm được Snowden ở khách sạn Mira vào trưa hôm qua. Khi đến nơi thì được biết là ông ta đã trả tiền phòng ngay từ buổi sáng.

Hiện thời thì Snowden chưa bị cảnh sát truy nã vì anh đã vào Hồng Kông một cách hợp lệ, không bị kết án về bất kỳ tội gì ở Hồng Kông cũng như ở nơi khác.

Nhân vật này có chọn lựa, trước tiên là có thể quyết định rời Hồng Kông. Chỉ cần không đầy một tiêng đồng hồ bằng xe lửa hay phà là có thể đến Macau hay Trung Quốc. Thế nhưng đó không phải là phương án tốt nhất cho một người như Snowden vốn muốn tìm đến một nơi mà người ta tôn trọng quyền tự do ngôn luận.

Nếu ý định của anh là xin tỵ nạn chính trị tại Iceland, thì cần phải làm thủ tục tại lãnh sự quán Phần Lan, đại diện tại Hồng Kông cho Iceland. Snowden cũng có thể xin quy chế tỵ nạn nơi Phủ Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc.

Nhân vật này cũng có thể đợi đến lúc Hoa Kỳ chính thức yêu cầu cho dẫn độ mình. Trong việc này thì Snowden cũng có những luận cứ để tự bảo vệ : Trước hết là tính chất chính trị của vụ việc, do đó có thể vô hiệu hóa yêu cầu dẫn độ. Vào khi ấy phải nhờ đến nhiều cơ chế tư pháp khác nhau và thủ tục sẽ mất nhiều thời gian.

Nhưng trước mắt, trang Facebook và tài khoản twitter của Snowden năng động hơn bao giờ hết. »

Đòi dẫn độ Snowden

Tại Hoa Kỳ các đại biểu Quốc hội đang gia tăng sức ép để chính quyền Mỹ đòi cho dẫn độ Edward Snowden về nước. Thượng nghị sĩ Dianne Feínstein, chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện đã lên án hành động phản bội của Snowden và đòi phải dẫn độ càng nhanh càng tốt. Trả lời báo chí, bà cho biết là các bộ tại Mỹ đều nỗ lực trong chiều hướng này.
Trả lời AFP, Thượng nghị sĩ Bill Nelson cũng kêu gọi phải dẫn độ Snowden, vì không thể nào bảo đảm an ninh quốc gia nếu bí mật về phương thức hoạt động tình báo không được giữ kín.

Theo giới quan sát, nếu Washington đưa ra yêu cầu cho dẫn độ Ssnowden thì có thể bị Bắc Kinh ngăn chặn. Tuy nhiên, theo phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ, thỏa thuận cho dẫn độ giữa Mỹ và Hồng Kông vẫn còn hiệu lực và từng được sử dụng thời gian qua.

Riêng Nga tuyên bố sẵn sàng xem xét đơn xin tỵ nạn của Snowden. Trả lời tờ báo Nga Kommersant, phát ngôn viên Điện Kremly khẳng định : « Nếu có đơn xin tỵ nạn của Snowden trong tay thì chúng tôi sẽ xem xét ».
Mai Vân (RFI)
 

Miến Điện với ba thách thức về cơ sở hạ tầng

Tổng thống Thein Sein (giữa) và lãnh đạo Việt Nam, Lào tại  Naypyitaw. Tháng 6/2013.
Tổng thống Thein Sein (giữa) và lãnh đạo Việt Nam, Lào tại Naypyitaw. Tháng 6/2013. (REUTERS/Soe Zeya Tun)

Những thách thức đó là hạ tầng cơ sở vật chất, pháp lý và giáo dục. Ngày 05/06/2013 Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á đã mở ra trong 3 ngày Naypyidaw. Theo thông báo của ban tổ chức, diễn đàn này đã thu hút khoảng 900 đại diện đến từ hơn 50 nước trên thế giới. Sự kiện Miến Điện, quốc gia chỉ hơn một năm trước đây thôi vẫn còn bị quốc tế nhìn với cặp mắt nghi kỵ, bị cô lập, giờ đây lại là điểm hẹn của Diễn đàn Kinh tế Thế giới khiến người ta không khỏi ngạc nhiên.

Nguyên nhân đầu tiên giải thích sức hút của sự kiện được báo giới gọi là « Davos châu Á » này là tiến trình cải tổ rất ngoạn mục của Miến Điện trong hai năm gần đây. Khi tề tựu về Naypyidaw nhân Diễn đàn kinh tế Thế giới về Đông Á, cộng đồng quốc tế đã công nhận và khuyến khích tiến trình cải cách nhanh chóng của quốc gia này, đưa Miến Điện sớm hội nhập trở lại thế giới sau nửa thế kỷ bị cô lập.

Phải nói là Miến Điện từ khi chuyển qua một chế độ ‘dân sự’ dưới quyền lãnh đạo của tổng thống Thein Sein, đã có những bước tiến ngọan mục bất ngờ, cả trên mặt chính trị, lẫn kinh tế, xã hội, cho dù vẫn còn khiến không ít người hoài nghi. Phản ứng thuận lợi nhất chính là từ phía Hoa Kỳ, xem như đã bình thường hóa bang giao với Miến Điện, sau hàng thập niên cấm vận. Điển hình của cái nhìn mới này, như một chuyên gia đã nhận xét, là Coca Cola đã quay lại Miến Điện.

Bên cạnh nguyên nhân chính trị kể trên, quan trọng hơn là sức hấp dẫn về kinh tế của Miến Điện, đang chuyển mình thành một vùng ‘đất hứa mới’, với đà tăng trưởng rất đáng chú ý là 6,5% vào năm 2012 - theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế - và sẽ lên 6,75% trong năm 2013-2014.

Theo ông Ngô Nhân Dụng, bình luận gia báo Người Việt tại California -Hoa Kỳ, nguyên là một nhà tài chánh học, tiềm năng phát triển của Miến Điện rất cao, với nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú, từ dầu hỏa, khí đốt, cho đến rừng, quặng mỏ…, và một nguồn nhân lực khá dồi dào, đến từ một dân số khoảng 60 triệu người, gần bằng Thái Lan, và bằng 2/3 số dân của Việt Nam, hai nước đông dân khác trên lục địa Đông Nam Á.

Tuy nhiên, trong khoảng nửa thế kỷ qua, Miến Điện vì sống dưới một chế độ độc tài, bị cô lập với thế giới bên ngoài, cho nên đã không phát triển được tiềm năng kinh tế to lớn của mình. Đầu tư vào Miến Điện trước đây chủ yếu đến từ Trung Quốc và Thái Lan, giờ đây, với tiến trình cải tổ tăng tốc, vốn tư bản đến từ các nơi khác như Mỹ, Nhật, Úc, Châu Âu sẽ ngày càng nhiều.

Vấn đề đặt ra đối với Miến Điện là làm sao sử dụng được tốt nhất số tiền vốn đó để khai thác tài nguyên và nhân lực của đất nước, để không bị biển thủ, không bị lãng phí. Theo ông Ngô Nhân Dụng, muốn làm được điều đó, chính quyền Miến Điện phải cải thiện hầu như toàn bộ hạ tầng cơ sở của đất mình.

Trên vấn đề này, ông Ngô Nhân Dụng phân biệt rõ ba lãnh vực khác nhau trong phạm trù hạ tầng cơ sở, đồng thời là ba thách thức đặt ra cho kinh tế Miến Điện : Đó là hạ tầng cơ sở vật chất, pháp lý và giáo dục.

Trả lời phỏng vấn của Trọng Nghĩa, ông Ngô Nhân Dụng đã nêu bật chủ trương có thể nói là khôn ngoan của chính quyền của Tổng thống Thein Sein khi trong một hai năm ngắn ngủi vừa qua, đã bắt tay ngay vào việc cải thiện hạ tầng cơ sở luật lệ kinh tế để tạo điều kiện tốt cho việc đón nhận đầu tư ngoại quốc, rất cần thiết cho việc cải thiện các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, vật chất cũng như giáo dục.

Theo nhà báo Ngô Nhân Dụng, thách thức liên quan đến việc cải thiện hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật như hệ thống giao thông, vận tải, và nhất là viễn thông, liên lạc cũng rất lớn. Bên cạnh đó, dĩ nhiên là vấn đề giáo dục, để có thể sử dụng tốt nguồn nhân lực rất quan trọng của Miến Điện.

Đối với ông Ngô Nhân Dụng, cải thiện hạ tầng cơ sở vật chất thực ra không khó, không mất nhiều thời gian, khó khăn hơn chính là lãnh vực luật lệ, và nhất là giáo dục.
Mai Vân / Ngô Nhân Dụng (RFI)

Luồng tiền 30.000 tỷ cứu BĐS đang chảy về đâu?

Theo đại diện của một ngân hàng được chỉ định cho vay ưu đãi gói 30.000 tỷ, trong 2 - 3 năm đầu, sẽ ưu tiên cho DN vay 60% vốn để xây dựng thêm nhà ở xã hội. Còn theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tính hết quý I/2013, tổng giá trị tồn kho BĐS là 33.852 căn hộ.
Ưu tiên bơm tiền cho doanh nghiệp xây thêm nhà
Gói tín dụng 30.000 tỷ ưu đãi lãi suất 6%/năm chính thức triển khai từ ngày 1/6 nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân có nhu cầu mua nhà để ở.
Tuy nhiên, trái với sự hồ hởi của người dân, những ngày đầu triển khai, thực tế đã không diễn ra như kỳ vọng. Để tiếp cận nguồn vốn, người vay phải trải qua rất nhiều rào cản. Chẳng hạn: phải có xác nhận của đơn vị đang công tác về thực trạng nhà ở, phải có tài sản thế chấp, thu nhập gia đình phải trong khoảng 15 - 18 triệu/tháng, phải ký hợp đồng với chủ đầu tư...
30% của gói hỗ trợ 30.000 tỷ đã nhanh chóng tìm được chủ nhân chỉ trong vòng 10 ngày. Còn 70% nhân danh dành cho những người nghèo, những người thu nhập thấp, cần nhà ở thì vẫn trong vòng luẩn quẩn và dè dặt tìm lối ra.
Điều đáng nói ở chỗ, điều kiện cho người dân được vay vốn, mua nhà đã khó, đằng này NHNN vốn quy định gói 30.000 tỷ đống sẽ dành tối đa 30% để cho DN vay và 70% hỗ trợ người mua nhà.
Tuy nhiên, mới đây, đại diện một trong 5 ngân hàng được chỉ định cho vay ưu đãi cho hay: Trong 2 - 3 năm đầu, tỷ lệ cho vay giữa doanh nghiệp và người mua nhà là 60% và 40%. Lý do được đưa ra là vì các dự án nhà ở xã hội (NOXH) hiện nay còn rất ít, không đủ để cung cấp cho người dân, cho nên DN cần tiền để hoàn thành dự án nên phải ưu tiên vốn, sau đó sẽ ưu tiên cho khách hàng mua nhà.
 30% của gói hỗ trợ 30.000 tỷ đã nhanh chóng tìm được chủ nhân chỉ trong vòng 10 ngày. Còn 70% nhân danh dành cho những người nghèo, những người thu nhập thấp, cần nhà ở thì vẫn trong vòng luẩn quẩn và dè dặt tìm lối ra.
30% của gói hỗ trợ 30.000 tỷ đã nhanh chóng tìm được chủ nhân chỉ trong vòng 10 ngày. Còn 70% nhân danh dành cho những người nghèo, những người thu nhập thấp, cần nhà ở thì vẫn trong vòng luẩn quẩn và dè dặt tìm lối ra.
Xây thêm nhiều trong lúc tồn kho cực lớn
Trong một diễn biến khác, Bộ Xây dựng vừa có báo cáo trình Chính phủ về tình hình thị trường BĐS và chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang nhà NOXH.
Theo đó, tính đến hết tháng 3/2013, tổng giá trị tồn kho tại các dự án phát triển nhà ở khoảng 125.450 tỷ đồng, trong đó đọng nhiều nhất ở phân đoạn đất nền nhà ở, với hơn 48.700 tỷ đồng, sau đó đến chung cư (hơn 41.500 tỷ), nhà thấp tầng (trên 27.700 tỷ).
Tại TP.HCM, số căn hộ xây dựng tồn kho là hơn 14.800 căn, trong đó có hơn 12.000 căn đang xây dựng, số còn lại xây xong nhưng chưa bán được. Giá trị tồn kho tại Hà Nội ở các phân đoạn chung cư, nhà thấp tầng, mặt bằng thương mại và đất nền ước tính lên tới hơn 30.200 tỷ đồng.
Còn tại Hà Nội, theo thống kê của Bộ Xây dựng trên báo cáo của UBND thành phố, tổng căn hộ tồn kho đã tăng hơn 3.700 căn so với cuối năm 2012, với tổng số là hơn 9.600 căn. Riêng số chung cư tại các dự án nhà ở thương mại đã tồn hơn 5.700 căn.
Bộ Xây dựng cũng cho biết, số liệu tồn kho nói trên chưa phản ánh đầy đủ tình hình thực tế, số liệu tồn kho có thể còn lớn hơn con số trên 125.400 tỷ đồng như báo cáo.
Câu hỏi được đặt ra là: tại sao tồn kho BĐS của chúng ta đang rất lớn, đang cần được giải cứu thì NHNN lại ưu tiên, đổ thêm tiền cho DN để xây dựng thêm? Trong khi đó, đang có luồng vận động chính sách cho phép chia nhỏ căn hộ, chuyển đổi công năng và cho phép xây căn hộ dưới 30m2?
Ngay sau khi gói tín dụng 30.000 tỷ chính thức được triển khai, các DN BĐS đã vô cùng nhanh nhạy khi chớp lấy thời cơ để lọt vào danh sách được tham gia xây dựng NOXH, đủ điều kiện để vay vốn.
Cụ thể, ngày 10/6, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam đã phê duyệt danh sách 10 DN được vay tổng số 9.000 tổng đồng với lãi suất 6%/năm trong vòng 10 năm.
Trong đó có dự án nhà ở xã hội Đặng Xá do Tổng công ty Vigalacera làm chủ đầu tư; dự án nhà ở xã hội 143 Trần Phú, Hà Đông do công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà làm chủ đầu tư; dự án nhà ở xã hội Đồng Dâu (Vinh, Nghệ An) do công ty cổ phần Đầu tư TM Đại Huệ làm chủ đầu tư; dự án nhà ở xã hội tại Đà Nẵng do công ty 579 làm chủ đầu tư; dự án nhà ở xã hội CEO tại Quốc Oai do công ty cổ phần CEO làm chủ đầu tư; dự án nhà ở xã hội tại Hưng Yên do công ty cổ phần PH làm chủ đầu tư...
Như vậy, 30% của gói hỗ trợ 30.000 tỷ đã nhanh chóng tìm được chủ nhân chỉ trong vòng 10 ngày. Còn 70% nhân danh dành cho những người nghèo, những người thu nhập thấp, cần nhà ở thì vẫn trong vòng luẩn quẩn và dè dặt tìm lối ra. Vậy thực chất, gói 30.000 tỷ đang hỗ trợ cho người dân hay doanh nghiệp?

Duyên Duyên
(Đất Việt) 

Nhật Bản : Boeing 787 lại gặp trục trặc kỹ thuật

787 Dreamliner
787 Dreamliner (REUTERS/Yuya Shino)

Vừa mới chính thức được trở lại đường bay vào tháng trước vì hàng loạt sự cố, máy bay Boeing 787 Dreamliner lại gặp vấn đề kỹ thuật làm hàng không Nhật phải hõan hai chuyến bay. Theo AFP, hôm nay 11/6/2013 một chiếc Boeing 787 bay từ Tokyo đến Singapore đã phải quay trở lại điểm xuất phát vì hệ thống chống đóng băng có vấn đề. Trước đó, một chiếc Dreamliner khác cũng phải hủy chuyến vì trục trặc bộ phận cảm biến.

Chiếc máy bay 787 do hãng Japan Airlines (JAL) khai thác đã cất cánh khỏi phi trường Haneda, Tokyo lúc 1giờ 30, giờ địa phương. Theo phát ngôn viên của hãng Hàng không Nhật Bản : « Vài phút sau khi cất cánh, khoang điều khiển xuất hiện thông tin báo có vấn đề ở hệ thống chống đóng băng của động cơ bên trái. Vấn đề này không thể nhanh chóng khắc phục. Đồng thời dự kiến máy bay sắp gặp phải một vài đám mây cùng những điều kiện có thể tạo băng vì thế phi công đã quyết định quay trở lại Haneda ».

Chiếc Dreamliner đã hạ cánh an tòan xuống phi trường xuất phát, 153 hành khách được chuyển sang một máy bay khác tiếp tục hành trình sau đó 5 giờ.

Hôm qua, một chiếc Boeing 787 của hãng hàng không All Nippon Airways (ANA) cũng đã phải hủy chuyến bay trong nước từ Fukuoka tới Tokyo vì phát hiện có vấn đề ở bộ phận cảm biến nhiệt độ và áp suất của động cơ.

JAL và ANA là hai hãng hàng không của Nhật Bản khai thác nhiều nhất loại máy bay Boeing 787 Dreamliner và họ cũng đã bị thiệt hại lớn bởi lệnh cấm bay quốc tế đối với loại máy bay này.

Hồi tháng Giêng năm nay, tất cả 50 chiếc Boeing 787 đang được khai thác sử dụng đã buộc phải ngừng bay trên toàn thế giới sau khi xảy ra sự cố bình điện gây cháy nhỏ trong chiếc 787 của khi Hãng hàng không Nhật Bản Japan Airlines tại sân bay Logan ở thành phố Boston, Mỹ và một chiếc Dreamliner 787 của ANA phải hạ cánh khẩn cấp ở Nhật Bản vì trục trặc tương tự. Các chuyên gia của Boeing đã phải mất nhiều tháng để khắc phục các thiếm khuyết kỹ thuật.

Việc đình chỉ bay khiến hãng Boeing không thể tiếp tục bàn giao các máy bay tiếp theo trong tổng số 840 chiếc được đặt hàng khắp thế giới.

Các chuyến bay của Boeing 787 Dreamliner mới chỉ được chính thức quay trở lại hoạt động từ giữa tháng Năm vừa rồi.
Dreamliner 787 là mẫu máy bay mới nhất và được đánh giá là hiện đại nhất của Boeing có khả năng cạnh tranh với các mẫu mới của Airbus.

Anh Vũ (RFI)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét