- Dân một số nước biểu tình chống can thiệp vào Syria (RFI) - Trong bối cảnh cuộc can thiệp quân sự do Mỹ lãnh đạo được cho là đã gần kề, nhiều cuộc biểu tình phản đối can thiệp này bắt đầu xuất hiện ở một số thành phố lớn trên thế giới. Tại Sydney (Úc), hàng trăm người thuộc thành phần ủng hộ chính quyền Damas, đã tập họp tại quảng trường Martin Place, nêu bật mối lo ngại của họ trước khả năng Mỹ tấn công Syria.
- Thiếu niên Ấn tham gia cưỡng hiếp tập thể chỉ bị 3 năm tù (RFI) - Tòa án xét xử thiếu niên ở New Delhi vào hôm nay 31/08/2013 đã kết án 3 năm tù đối với thiếu niên đã tham gia vụ hãm hiếp tập thể một nữ sinh viên vào tháng 12 năm ngoái, khiến nạn nhân thiệt mạng vì thương tích. Bản án bị gia đình nạn nhân đánh giá là quá nhẹ.
- Báo chí Anh "nhảy dựng" vì liên minh Mỹ-Pháp (RFI) - Hôm nay 31/08/2013, báo chí Anh quốc đã sửng sốt khi Hoa Kỳ và Pháp bỗng trở nên gần gũi trên hồ sơ Syria. Washington gọi Paris là << đồng minh lâu đời nhất >>, trong khi Luân Đôn phải đứng bên lề trước khả năng diễn ra một cuộc tấn công quân sự vào chế độ Damas.
- Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 : Tôi chỉ mong dòng nhạc tử tế được hát một cách tử tế (RFI) - Vừa qua dư luận đã dậy sóng trước việc nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, khi trả lời một tờ báo mạng đã có những nhận xét thẳng thắn về một số ca sĩ nổi tiếng tại Việt Nam hiện nay. Một ca sĩ bị chạm tự ái đã phản bác mạnh mẽ.
- Putin đòi Mỹ trưng bằng chứng Damas sử dụng hơi ngạt (RFI) - Lên án chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học là << điều phi lý >> . Trên đây là phản ứng đầu tiên của Tổng thống Nga Vladimir Putin về bản báo cáo của tình báo Mỹ. Putin yêu cầu << người bạn Mỹ >> cung cấp chứng cớ.
- Bảo vệ biển đảo chống Trung Quốc : Ưu tiên mới của quốc phòng Nhật Bản (RFI) - “Muốn hòa bình, phải chuẩn bị chiến tranh - Si vis pacem, para bellum” - Bộ Quốc phòng Nhật Bản như đang áp dụng nguyên văn câu tục ngữ La Tinh này khi đòi tăng ngân sách đáng kể cho tài khóa 2014 sắp đến. Theo các nguồn tin được tiết lộ vào hôm qua, 30/08/2013 một phần không nhỏ trong các khoản chi sẽ được dùng vào việc tăng cường năng lực bảo vệ biển đảo của Nhật Bản, tại các khu vực đang bị Bắc Kinh công khai nhòm ngó.
- Chu Vĩnh Khang, phần hai của phim nhiều tập Bạc Hy Lai (RFI) - Báo Le Figaro cũng có một bài khá hấp dẫn liên quan đến những biến động chính trị đang âm thầm diễn ra tại Trung Quốc. Phần I của vụ án Bạc Hy Lai sắp đến hồi hạ màn, thì người dân Trung Quốc sắp tới đây có lẽ sẽ được thưởng thức phần 2 của bộ phim dài nhiều tập này.
- 15 người Trung Quốc chết vì rò rỉ ammoniac (RFI) - Tai nạn xảy ra tại khu công nghiệp Bảo Sơn, tỉnh Thượng Hải vào trưa nay 31/08/2013. Hóa chất ammoniac dưới dạng thể lỏng thoát ra ngoài, làm 15 người thiệt mạng và 26 người khác bị trúng độc.
- Bình Nhưỡng đẩy mạnh xây dựng tại một trung tâm phóng hỏa tiễn (RFI) - Hình ảnh vệ tinh do Viện Mỹ-Triều Tiên tại đại học Mỹ Johns Hopkins công bố hôm nay, 31/08/2013, cho thấy Bắc Triều Tiên đang tiến hành một công trình xây dựng quy mô tại cơ sở đã phóng hỏa tiễn đạn đạo tầm xa vào tháng 12 năm 2012. Trên trang web 38 North của mình, cơ quan nghiên cứu Mỹ cho biết là công trình gồm một bệ phóng mới để thử nghiệm tên lửa đạn đạo di động.
- Bình Nhưỡng hủy lời mời đặc sứ Mỹ Robert King (RFI) - Chính quyền Washington vào hôm qua 30/08/2013 cho biết là Bình Nhưỡng đã hủy lời mời đặc sứ Mỹ đến để thương lượng về vụ trả tự do cho Kenneth Bae, một công dân Mỹ bị bắt giam tại Bắc Triều Tiên từ 9 tháng nay.
- Mỹ muốn dùng căn cứ quân sự Philippines trong 20 năm (RFI) - Theo một quan chức Philippines cao cấp vào hôm nay, 31/08/2013, quân đội Mỹ hiện muốn có quyền sử dụng các căn cứ quân sự tại Philippines trong một thời hạn dài, có thể lên đến 20 năm. Tiết lộ này được đưa ra vào lúc Washington và Manila đang ráo riết đàm phán về thỏa thuận cho phép lực lượng Mỹ đưa thêm binh lính, chiến hạm, chiến đấu cơ và các thiết bị khác trung chuyển qua Philippines, nơi đã từng có hàng chục ngàn lính Mỹ đồn trú cho đến năm 1992.
- Chuyên gia LHQ rời Syria, Damas chờ bị tấn công (RFI) - Nhóm chuyên gia vũ khí hóa học của Liên Hiệp Quốc đã kết thúc nhiệm vụ điều tra tại Syria. Đoàn xe chở phái bộ đã rời lãnh thổ Syria sang Liban vào lúc 7 giờ 40 sáng nay 31/08/2013 giờ địa phương với hàng trăm mẫu xét nghiệm. Hoa Kỳ cho biết không cần chờ báo cáo của nhóm chuyên gia vì đã có sẵn dữ kiện trong tay. Damas tuyên bố đã sẵn sàng chờ cuộc tấn công của Tây phương.
- Nhân viên tập đoàn HTC bị tố cáo bán tài liệu mật cho Trung Quốc (RFI) - Theo báo chí Đài Loan hôm nay, 31/08/2013, tư pháp nước này đang điều tra về một vụ đánh cắp công nghệ để bán cho Trung Quốc. Sự vụ xẩy ra tại tập đoàn sản xuất điện thoại di động thông minh hàng đầu của Đài Loan HTC, liên can đến ba nhân viên, bị tình nghi đánh cắp bí mật thương mại của tập đoàn để bán lại cho các hãng Trung Quốc.
- Obama chuẩn bị công luận Mỹ trước khi đánh Syria (RFI) - Hôm qua, thứ Sáu 30/08/2013, tổng thống Mỹ một lần nữa phát biểu về Syria. Trước những bằng chứng tố cáo chính quyền Damas có trách nhiệm trong vụ tấn công bằng hơi ngạt ngày 21/08 sát hại 1429 người trong đó có 426 trẻ em, ông Obama khẳng định là Mỹ có bổn phận phải can thiệp nhưng hành động 'có giới hạn'. Mặt khác, tổng thống Mỹ lo ngại Damas sẽ trả đũa tấn công vào các láng giềng đồng minh của Mỹ.
- Nhóm Hồi giáo hiếu chiến giết chết 24 nhân viên dân phòng Nigeria (VOA) - Vụ tấn công xảy ra hôm thứ Sáu khi các nhân viên của đội dân phòng có tên là Lực lượng Cộng tác Dân sự bị phụ kích tại một làng ở bang Borno miền đông bắc.
- Tranh vé dự World Cup, Mỹ quyết giành 3 điểm trên sân Costa Rica (VOA) - Costa Rica quyết hạ Mỹ trên sân nhà, vừa để soán ngôi đầu bảng của Mỹ, vừa để trút nỗi giận thua trận trong “đầm lầy bão tuyết” ở Mỹ hồi tháng 3.
- Phát hiện hẻm núi khổng lồ dưới lớp băng phủ Greenland (VOA) - Các nhà khoa học đã lắp ghép các dữ liệu radar thu thập được bằng máy bay suốt nhiều chục năm qua, và đã tái hiện được hình ảnh hẻm núi bị băng đá che phủ này.
- Thủ tướng Yemen thoát một vụ mưu sát (VOA) - Các nguồn tin nói rằng vụ tấn công xảy ra trong lúc ông Basindawa đang trên đường từ văn phòng về nhà.
- Tổng thống Obama: Hoa Kỳ sẽ có hành động đối với Syria (VOA) - Tổng thống Obama nói rằng hành động quân sự sẽ chỉ bắt đầu khi nào kế hoạch của ông được Quốc hội cho phép.
- Đức Giáo hoàng bổ nhiệm tân Quốc vụ khanh Tòa thánh (VOA) - Tòa thánh Vatican hôm nay cho biết Tổng giám mục Pietro Parolin, cựu Phó bộ trưởng Ngoại giao Tòa Thánh, sẽ nhậm chức Quốc vụ khanh vào ngày 15 tháng 10.
- Tổng thống Putin: Tấn công Syria là 'cực kỳ vô lý' (VOA) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hối thúc các cường quốc thế giới tự chế về vấn đề Syria, trong lúc Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama xem xét tới hành động quân sự ở Syria
- Ðạt tiến bộ trong việc dập tắt cháy rừng ở California (VOA) - Nhân viên cứu hỏa ở bang California cho biết họ bắt đầu đạt được tiến bộ trong việc dập tắt đám cháy rừng dữ dội đang đe dọa tới một công viên quốc gia nổi tiếng
- Tổng thống Obama ca ngợi người lao động Mỹ (VOA) - Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã nói về ngày Lễ Lao động và sự đóng góp của các công nhân nam nữ cho đất nước trong bài diễn văn hàng tuần ngày hôm nay
- Động đất ở Trung Quốc, 5 người chết (VOA) - Các giới chức của một khu vực hẻo lánh ở tây nam Trung Quốc cho biết một trận động đất đã giết chết ít nhất 4 người và gây thương tích cho 10 người khác
- Thẩm phán Ginsburg chủ tọa lễ cưới đồng tính (VOA) - Thẩm phán Tối cao Pháp viện Mỹ Ruth Bader Ginsburg, 80 tuổi, là một trong 5 thẩm phán Tối cao Pháp viện đã biểu quyết tán đồng việc hủy bỏ Luật Bảo vệ Hôn nhân
- Rò rỉ khí ammonia giết chết 15 người ở Trung Quốc (VOA) - Các giới chức ở miền đông Trung Quốc cho biết một vụ rò rỉ ammonia thể lỏng từ một hệ thống máy lạnh tại một nhà kho đông lạnh đã giết chết 15 người
- Chính phủ Nam Phi xác nhận ông Mandela vẫn còn nằm bệnh viện (VOA) - Một thông cáo của văn phòng Tổng thống Jacob Zuma nói rằng cựu Tổng thống Nelson Mandela vẫn còn nằm viện ở Pretoria trong điều kiện nguy kịch nhưng ổn định
- Bị cáo vị thành niên trong vụ cưỡng hiếp tập thể ở Ấn Độ bị xử có tội (VOA) - Một tòa án ở Ấn Độ đã xét thấy 1 thiếu niên can tội cưỡng hiếp và sát nhân trong vụ cưỡng hiếp tập thể 1 phụ nữ trẻ trên xe buýt đang chạy ở New Delhi hồi cuối năm ngoái
- Các nhà phân tích Mỹ: Bắc Triều Tiên nới rộng địa điểm phóng hỏa tiễn (VOA) - Hình ảnh mới chụp từ vệ tinh cho thấy Bắc Triều Tiên đã bắt đầu thực hiện một chương trình xây cất qui mô lớn tại địa điểm được dùng để bắn một hỏa tiễn vào quỹ đạo
- Tổng thống Obama xem xét tới đáp ứng 'có giới hạn' đối với Syria (VOA) - Một chiến hạm thứ 6 của Hoa Kỳ đã tới vùng biển phía đông của Địa Trung Hải để hoạt động cùng với 5 chiếc khác đã có mặt ở đó
- Obama muốn quốc hội ủng hộ đánh Syria (BBC) - Tổng thống Mỹ Barack Obama nói sẽ đề nghị quốc hội thông qua việc can thiệp quân sự tại Syria.
- Biển Đông là ‘vấn đề duy nhất’ (BBC) - Đại sứ Việt Nam ở Bắc Kinh ca ngợi quan hệ Việt – Trung và ngụ ý tranh chấp trên biển là ‘vấn đề duy nhất còn lại’.
- Bà Clinton 'nhiều quà' hơn cả ông Obama (BBC) - Cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton đứng đầu danh sách quan chức Mỹ được lãnh đạo nước ngoài tặng quà năm ngoái.
- BBC chính thức lên sóng FM ở Miến Điện (BBC) - Chương trình radio của BBC lần đầu tiên được phát sóng ở Miến Điện sau khi diễn ra cải tổ chính trị.
- Nam Phi bác tin Nelson Mandela xuất viện (BBC) - Văn phòng Tổng thống Nam Phi bác tin ông Nelson Mandela đã được xuất viện để trở về nhà sau một thời gian dài điều trị chứng nhiễm trùng phổi tái phát.
- Anh xử nghi phạm al-Qaeda gốc Việt (BBC) - Tòa án ở Anh đang xét xử một nghi phạm khủng bố người Việt, bị cho là đã được al-Qaeda huấn luyện ở Yemen.
- Ông Trần Thọ trở thành Bí thư Đà Nẵng (BBC) - Đà Nẵng chính thức có tân Bí thư Thành ủy sau khi ông Trần Thọ nhận được 100% phiếu bầu.
- Thêm lãnh đạo Huynh đệ Hồi giáo bị bắt (BBC) - Lãnh đạo cấp cao của phong trào Huynh đệ Hồi giáo, ông Mohammed al-Beltagi, vừa bị bắt theo lệnh bắt đưa ra từ tháng trước.
- Trung Quốc điều tra 'ông trùm an ninh' (BBC) - Có tin nói cựu ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang, người gần gũi với Bạc Hy Lai, đang bị điều tra.
- Tấn công Syria sẽ tăng giá dầu? (BBC) - Sự bất định ở Syria và viễn cảnh có thêm bất ổn ở Trung Đông đang tác động tới các thị trường tài chính.
- Nhà thơ Seamus Heaney qua đời (BBC) - Seamus Heaney, nhà thơ hàng đầu của Ireland được giải Nobel năm 1995, đã qua đời.
- Thái Lan bắt 16 ngư dân Việt Nam (BBC) - Hãng thông tấn Thái Lan cho hay giới chức ở tỉnh Rayong vừa bắt 16 ngư dân Việt Nam bị nghi là đánh bắt trộm trong hải phận Thái.
- Người Việt bị bắt vì 'giấu cá trong quần' (BBC) - Một người đàn ông Việt Nam bị bắt vì vận chuyển trái phép cá sang New Zealand qua đường hàng không.
- Mát xa bằng dao chặt thịt ở Đài Loan (BBC) - Học tiếng Anh qua video: Dao phay chặt thịt cùn và môn thiền được sử dụng ở các tiệm mát xa Đài Loan giúp người đi mát xa thư giãn.
- Vũ khí nào có thể được sử dụng ở Syria? (BBC) - Các loại vũ khí mà cả hai bên có thể sử dụng nếu xảy ra can thiệp quân sự của phương Tây ở Syria.
- Pháp ủng hộ Mỹ có hành động ở Syria (BBC) - Pháp nói không thay đổi lập trường sau khi chính phủ Anh bị nghị viện từ chối cho phép can thiệp quân sự vào Syria.
- ASEAN - Trung Quốc nhất trí đưa quan hệ đối tác chiến lược lên tầm cao mới (BaoMoi) - QĐND - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh ngày 31-8 đã trả lời phỏng vấn báo chí Việt Nam tại Bắc Kinh về kết quả Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc diễn ra ngày 29-8 vừa qua.
- Báo Hàn Quốc: Vai trò quyết định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (BaoMoi) - Tờ The Korea Herald của Hàn Quốc ngày 31/8 có bài viết về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
- Đưa quan hệ ASEAN-Trung Quốc lên tầm cao mới (BaoMoi) - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh ngày 31/8 đã trả lời phỏng vấn báo chí Việt Nam tại Bắc Kinh về kết quả Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc diễn ra ngày 29/8 vừa qua. Sau đây, TTXVN xin giới thiệu toàn văn bài trả lời phỏng vấn.
- Mỹ - Phi tái khẳng định liên minh, Chủ tịch Trung Quốc thăm tàu sân bay (BaoMoi) - Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đã nhấn mạnh một mối liên minh quân sự sâu sắc và hiệp ước phòng thủ chung với Philippines sau cuộc họp bàn với người đồng cấp, ông Voltaire Gazmin.
- Đà Nẵng: Thi đầu bếp giỏi và marathon quốc tế mừng Quốc khánh (BaoMoi) - Tối nay 31/8, tại Công viên Biển Đông khai mạc hội thi "Đầu bếp giỏi Đà Nẵng" mở rộng lần thứ V. Sáng 1/9, cũng tại Công viên Biển Đông sẽ xuất phát cuộc thi marathon quốc tế
- Tập Cận Bình thăm tàu sân bay - Thông điệp gì cho Biển Đông? (BaoMoi) - Báo chí Trung Quốc đưa tin trong tuần này, Chủ tịch Tập Cận Bình đã thị sát tàu Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của nước này. Các nhà phân tích cho rằng động thái này được coi là nhằm gửi thông điệp mạnh mẽ tới các đối thủ của Trung Quốc trong khu vực.
- Vượt biển thăm Tòa án Phú Quý (BaoMoi) - Huyện đảo Phú Quý - Bình Thuận cách đất liền 56 hải lý, tương đương 100km, là đảo tiền tiêu nối giữa đất và quần đảo Trường Sa. Ở giữa biển Đông bao la ấy, có những Thẩm phán, công chức ngành Tòa án đang lặng lẽ thực thi trách nhiệm một cách khiêm nhường.
- Bộ trưởng QP ASEAN kêu gọi các nước lớn duy trì ổn định Biển Đông (BaoMoi) - (GDVN) - Bày tỏ quan ngại về tình hình căng thẳng tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN đã kêu gọi các cường quốc trên thế giới giúp duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
- Mỹ-Trung giành giật lợi ích, biển Đông trở thành chiến trường (BaoMoi) - Trung Quốc không ngừng bành trướng biển Đông với "đường lưỡi bò" phi lý, còn Mỹ xoay trục châu Á - Thái Bình Dương để "bảo vệ lợi ích quốc gia" đã biến biển Đông thành "vũng" chiến trường chật hẹp để hai cường quốc xâu xé lợi ích.
- Mỹ, Trung tranh giành ảnh hưởng ở ĐNA, VN hưởng lợi (BaoMoi) - Do Việt Nam là một “cường quốc tầm trung” tại Đông Nam Á, lại ở vị trí có tầm quan trọng chiến lược trên biển Đông, nên Việt nam rất được các cường quốc "săn đón" và muốn kết "đồng minh". Điều này được thể hiện khá rõ ở các sự kiện chính trị trong khu vực mà gần đây nhất là Hội nghị ADMM+.
- ASEAN ‘chòng chành’ trước cơn sóng Mỹ-Trung (BaoMoi) - Sự trỗi dậy của quân đội Trung Quốc tại châu Á - Thái Bình Dương đã kéo Mỹ lại gần khu vực này trong chiến lược xoay trục. Song, khi Washington trở lại “vùng lõi” là Biển Đông, điều đó không đồng nghĩa với việc các đồng minh có thêm một lá chắn thực sự an toàn, mà lại đang khiến từng bộ phận của ASEAN bị giằng xé.
- Biển Đông - Phương trình nhiều ẩn của Mỹ (BaoMoi) - Trung tâm An ninh New American (Mỹ) mới đây đã đưa ra cục diện quân sự, ngoại giao lẫn kinh tế mà Washington phải đồng thời xúc tiến để bảo vệ được lợi ích của mình trên Biển Đông. Trong đó, ASEAN đang trong quá trình xây dựng COC là một trong những ẩn số mà Mỹ phải giải mã được.
- ‘Trung Quốc tham lam từ Hoa Đông đến Biển Đông’ (BaoMoi) - Hậm hực trước cái bắt tay Nhật-Đài trong việc thỏa thuận đánh bắt cá trên Hoa Đông nhưng lại chủ động đề xuất “hợp tác cùng phát triển” trên Biển Đông, Trung Quốc cho thấy những đề xuất hình thức không thể che dấu được sự tham lam xuyên suốt từ Hoa Đông đến Biển Đông.
- Philippines cho Mỹ sử dụng mọi căn cứ quân sự (BaoMoi) - TT - Đối thoại với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel ngày hôm qua, các quan chức Philippines khẳng định Manila sẵn sàng cho quân đội Mỹ sử dụng các căn cứ quân sự ở nước này trong thời gian tới.
- Biển Đông: Các nước dịu, Trung Quốc vẫn làm căng (BaoMoi) - Tuần này, thế giới được chứng kiến các nỗ lực của ASEAN trong việc tìm cách tháo gỡ “ngòi nổ” ở Biển Đông. Cùng lúc đó, Philippines cũng dịu giọng trong tranh chấp biển đảo bằng tuyên bố tiếp tục theo đuổi chính sách “tránh đối đầu”. Tuy nhiên, đáp lại những tín hiệu vui này, Trung Quốc lại vẫn làm căng với những lời tuyên bố cứng rắn, những chỉ trích gay gắt và cả hành động trả đũa thẳng thừng liên quan đến vấn đề Biển Đông.
- Indonesia cho tàu Việt vào khai thác cá trên ngư trường (BaoMoi) - Theo đó, 8 tàu cá làm nghề lưới kéo đôi có công suất từ 500 CV/chiếc trở lên của 2 ngư dân là ông Trương Văn Ngữ, Chủ tịch Hội nghề cá thành phố Rạch Giá và ông Trần Hon, phường An Hòa, thành phố Rạch Giá.
- Mỹ - Philippines khẳng định “liên minh sâu sắc và không thể phá vỡ” (BaoMoi) - (Petrotimes) – Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel khẳng định việc gia tăng hiện diện quân đội Mỹ tại Philippines sẽ giúp nước này hiện đại hóa quân sự, nâng cao năng lực quốc phòng và thắt chặt quan hệ đồng minh, góp phần đảm bảo hòa bình, an ninh khu vực, trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á đang tranh chấp lãnh thổ căng thẳng trên Biển Đông với Trung Quốc.
- Chuck Hagel: Mỹ không tìm kiếm các căn cứ quân sự tại Philippines (BaoMoi) - (GDVN) - Chuck Hagel cho biết ông và Tổng thống Philippines Aquino hôm qua đã thảo luận về việc tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Philippines, động thái được xem như hỗ trợ Philippines trong tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông.
- Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản tăng người, tăng tiền bảo vệ Senkaku (BaoMoi) - (GDVN) - Đây là một nỗ lực bảo vệ chủ quyền đảo Senkaku tiếp theo của Nhật Bản trước sức ép từ các hoạt động xâm phạm lãnh hải gia tăng từ Trung Quốc.
- Truyền thông Trung Quốc tráo trở trên Biển Đông (BaoMoi) - Song hành với các tuyên bố đầy khiêu khích từ các tướng lĩnh cũng như những những luận điệu mờ ám từ các quan chức của chính quyền Bắc Kinh là những quả bom khói đến từ hệ thống truyền thông nước này. Đi đầu là Thời báo Hoàn Cầu, với hàng loạt các bài viết tuyên truyền theo lối vừa đấm vừa xoa ASEAN.
- Hoàn Cầu: Hạm đội Anh sẽ đến Nhật Bản để tập trận chung ngăn chặn TQ (BaoMoi) - (GDVN) - Báo Trung Quốc tiếp tục lo ngại các động thái quân sự của Nhật Bản khiến cho Trung Quốc ngày càng khó mà áp đặt chủ quyền đối với đảo Senkaku.
- Mỹ lo xung đột Biển Đông, TQ bác can thiệp đa phương (BaoMoi) - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nói, ông lo ngại về khả năng xảy ra xung đột do căng thẳng tiếp tục leo thang vì tranh chấp ở Biển Đông.
Những Số Tiền Phi Pháp Cho Nền Kinh Tế Ngầm
Bài viết của báo Tầm Nhìn ( tại đây!) cụ thể hoá tỷ lệ “phí bôi trơn” cho
các dự án BDS. Tỷ lệ này là từ 25% đến 30%. Các cựu quan chức như GS
Đặng Hùng Võ và TS Cao Sỹ Kiêm cũng xác định một vụ việc mà có lẽ mọi
người đều biết và đã trở thành chuyện hàng ngày ở huyện.
Nếu theo tổng kết của sở thống kê thì con số FDI đầu tư vào BDS trong
10 năm qua là khoảng 60 tỷ USD.
Tiền đầu tư từ nội địa của các nhà đầu
tư Việt chiếm khoảng 45 tỷ USD. Bỏ qua con số cho những đầu tư chui
(không cách gì định lượng) thì số tiền “bôi trơn” vào khoảng 27 tỷ USD.
Đây là một số tiền khủng cho một quốc gia còn nghèo như Việt Nam; và số
tiền này là một trong những nhân tố tạo nên một nền kinh tế ngầm đáng kể
ở Việt Nam; cũng như là những lý do khiến thế giới đặt Việt Nam vào
những quốc gia có số lượng rửa tiền cao nhất thế giới.
Tuy nhiên, tiền bôi trơn không chỉ giới hạn ở các dự án BDS. Một bài viết của tôi về nạn phá rừng ( tại đây!)
cho thấy nếu chỉ tính 8,000 USD cho mỗi mét khối gỗ của rừng sinh
nguyên, con số thu nhập của việc phá rừng lấy gỗ là khoảng 65 tỷ USD
trong 16 năm qua. Phí bôi trơn của các lâm tặc cũng đem đến cho nền kinh
tế ngầm hơn 20 tỷ USD.
Đây tôi chỉ nói đến có 2 ngành nghề. Chúng ta còn có thể tính ra phí
bôi trơn cho các dự án xây cất cầu đường, khai thác khoáng sản hay các
nhà máy lọc dầu, thép, xi măng, phân bón….Các dịch vụ như logistics với
phí vận chuyển, cảng bãi, thuế hải quan, và cả trăm cách để kiếm tiền
bằng kỹ nghệ phong bì.
Có thể nói phí bôi trơn phủ tràn tất cả các lãnh vực ngành nghề của
nến kinh tế, từ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ…và mọi doanh nghiệp
lớn hay nhỏ (kể cả những quán hàng rong) đều phải chịu món “thuế” vô
hình này. Ngay cả các người dân vẫn đối mặt hàng ngày với những món tiền
“thuế” khi di chuyển và bị CSGT hỏi thăm.
Một vài ước lượng về tầm cỡ của nền kinh tế ngầm từ các chuyên gia
(dĩ nhiên có thể sai hoàn toàn) là lượng giao dịch giữa các thành phần
tham dự có thể lớn hơn 50% của GDP Việt nam hay khoảng 60 tỷ USD.
Hệ quả đầu tiên của phí bôi trơn là việc gia tăng giá thành của mọi
sản phẩm. Trong khi lương nhân công Việt Nam được tiếng là một trong
những nơi rẻ nhất thế giới, giá cả sinh hoạt tại các thành phố lớn đều
nằm trong top 20 của toàn cầu. Xem bài Gánh Nặng Phí Quản Lý ( tại đây!)
Hệ quả sau đó là các số tiền khủng từ thu nhập phi pháp này tạo nên
một nền kinh tế ngầm rất lớn, ngoài tầm kiểm soát của chánh phủ và không
thể định lượng bởi các nhà phân tích kinh tế. Thực tình, nêú những dòng
tiền bất hợp pháp này đổ vào những hoạt động đầu tư và thương mại chính
thống như các dòng tiền khác, thì ảnh hưởng của chúng trên nền kinh tế
cũng rất tích cực và đáng khuyến khích. Nhưng bản chất cần che giấu của
dòng tiền khiến chúng thường đổ vào những phi vụ đầu cơ chụp giựt, đánh
mau rút gọn, nên chúng thay đổi nhiều bản sắc của nền kinh tế trong các
lãnh vực BDS, chứng khoán, vàng, ngoại hối…Việc đem các khối tiền lớn ra
nước ngoài để tìm sự an toàn về lâu dài…cũng làm xuất huyết vốn luân
chuyển trong nước.
Và chưa nói đến những hệ quả khác liên quan đến vấn đề đạo lý, sự vô
cảm do phong trào chạy theo đồng tiền bẩn (và dễ kiếm), tấm gương của
các người có quyền, sự yếu kém của một xã hội dân sự, và một nền giáo
dục “dạy không người nghe”….
Nền kinh tế ngầm là biểu hiện của tất cả những gì không minh bạch. Và
một nền kinh tế chính trị không minh bạch là rào cản lớn nhất cho mọi
tiến bộ của xã hội.
Alan Phan
Đất công vào túi ai?
Có thể nói, tệ nạn tham nhũng ở Việt Nam
ngày nay đã trở thành một căn bệnh nan y, trong đó tham nhũng đất công
là chứng bệnh rất khó phát hiện và khó điều trị. Bởi lẽ đất công có ở
mọi nơi; trừ một số nơi "khỉ ho cò gáy", còn lại thường bị sử dụng sai
muc đích, thậm chí bị tranh cướp giữa các nhóm lợi ích trong sự quản lý
đầy sơ hở của các cơ quan chính quyền. Riêng tại Quận Cầu Giấy là địa
bàn phát triển nóng nhất trong quá trình mở rộng Thủ Đô, có rất nhiều
hình thái xâm phạm đất công, và một trong những thủ đoạn phổ biến là núp
bóng những "dự án" với những cái tên mĩ miều như "xã hội hóa","khai
thác quỹ đất" và "đổi đất lấy công trình" v.v...Chúng không chỉ gây nên
tình trạng thất thoát công của mà còn gây ra những hậu quả khôn lường
đối với môi trường sống. Bài viết này trước hết nói về tình trạng tại
Công viên Cây xanh Nghĩa Đô mà bản thân người viết đã từng tham gia lao
động để xây dựng nhiều năm về trước.
Công viên Nghĩa Đô đang trở nên quá tải so với nhu cầu dân số |
Những "tam giác vàng" vây hãm Công viên Nghĩa Đô
Tôi xin phép sử dụng tấm bản đồ của Google Maps và đánh dấu vào đó một số hình tam giác màu da cam tượng
trưng cho các lô đất công bị sử dụng sai mục đích mà người dân địa
phương gọi là những "tam giác vàng" vì cho rằng chúng đưa lại những giá
trị kết xù cho ai đó. Điều này cũng đã được phản ảnh trên các phương
tiện thông tin đại chúng ở các mức độ khác nhau. Có ít nhất là 5 "tam
giác vàng" như thế nằm bên trong và bên ngoài Công viên lần lượt được đánh số
theo chiều kim đồng hồ từ trên xuống như sau:
Ảnh một trong 3 ki-ốt bên cạnh Khu vui chơi trẻ em |
3) Lô "đất kẹt" sát bờ rào Công viên phía đường Trần Đăng Ninh từ lâu đã biến thành quán Bia hơi Thu Hằng. Quán này sử dung hàng rào sắt của Công viên làm "cửa sổ" và là một tụ điểm ăn nhậu nhộn nhạo suốt ngày đêm, thường xuyên thảy nước bẩn hôi thối ra hồ Công viên chỉ cách đó vài ba mét.
4)
Lô "đất kẹt" liền kề bên phải Nhà văn Hóa Phường Dịch Vọng một mặt giáp
rào Công viên, mặt kia giáp Phố Chùa Hà. Diện tích gần 4.000 m2 này
nguyên là đất cây xanh nhưng gần đây được "hô biến" thành một động cafe
có tên tiếng Anh là New Wind Cafe. Không chỉ xây khu vệ
sinh và nước thải sát đường dạo ven hồ của Công viên, quán này còn đang
có ý đồ bành trướng sang một mảnh "đất kẹt" hình tam giác khác đang bỏ
hoang phế phía sau bên trái Nhà Văn hóa Phường Dịnh Vọng. Nếu ý đồ này
được thực hiện thì
quán sẽ là một "mê cung" đấy!
5)
Cuối cùng nhưng lớn nhất là lô đất nằm giữa khu dân cư và trường học có
mặt tiền hàng trăm mét sát Công viên Nghĩa Đô. Đó là một vị trí rất đắc
địa xét về mọi tiêu chí, nhưng cũng là vị trí rất "phản cảm" xét theo
nguyên tắc "KHÔNG ĐƯỢC XÂY BỆNH VIỆN..." của Thành phố Hà Nội. Vậy câu
hỏi đặt ra là tại sao nó lại được "giao cho" bệnh viện Hoa kì-Hà Nội và
hơn 10 năm nay vẫn chưa thể đi vào vận hành?
Nỗi bức xúc từ công luận
Nỗi bức xúc từ công luận
Điểm chung nhất đối với các "tam giác vàng" nói trên
là diện tích từ lớn đến rất lớn, nhưng tại sao không thấy công báo chính thức và đầy đủ trước cộng đồng dân cư về
phương thức giao đất, thời gian giao đất và nguồn thu ngân sách bao
nhiêu, nộp về đâu, v.v...Người dân không được biết không được bàn, cũng
chẳng được kiểm tra.
Theo quy hoạch tổng thể Công viên Nghĩa Đô là một công viên cây xanh (chứ không phải khu vui chơi giải trí). Tuy nhiên không rõ từ quan điểm nào và mục đích gì mà Quận Cầu Giấy tự ý cho thay đổi công năng của Công viên bằng việc phá bỏ các hạng mục với nhiều cây xanh, bồn hoa, ghế đá và hệ thống dường dạo hoàn chỉnh để thay vào đó bằng một khu vui chơi và các ki-ốt? Nếu người ta cho rằng cần có thêm chỗ vui chơi cho trẻ nhỏ, sân tập cho người lớn thì tại sao không chọn các lô đất số 1, 3, và 4 là những lô đất thích hợp hơn nhiều? Phải chăng những lô đất đó là "của để dành" cho một vài nhà "đầu tư ruột" có chủ đích trước, và đó là phương thức "xin-cho" luôn kèm theo những món "lại quả" đầy sức hấp dẫn, hoặc do những nhân tố "lợi ích nhóm" nào khác?
Thiết nghĩ, chức năng và nghiệm vụ hàng đầu của Quận Cầu Giấy trước hết là duy tu bảo dưỡng kịp thời tình trạng xuống cấp nghiêm trọng kéo dài của Công viên Nghĩa Đô (như có thể thấy qua một số hình ảnh cập nhật dưới đây). Tuy nhiên điều khó hiểu là Quận Cầu Giấy dường như không chú ý thực hiện chức năng đó, trái lại đang dung túng cho một số nhóm lợi ích lăm le chia cắt hoặc vây hãm Công viên cây xanh có vai trò rất thiết thực này trước nhu cầu ngày càng tăng của cộng đồng dân cư.
Theo quy hoạch tổng thể Công viên Nghĩa Đô là một công viên cây xanh (chứ không phải khu vui chơi giải trí). Tuy nhiên không rõ từ quan điểm nào và mục đích gì mà Quận Cầu Giấy tự ý cho thay đổi công năng của Công viên bằng việc phá bỏ các hạng mục với nhiều cây xanh, bồn hoa, ghế đá và hệ thống dường dạo hoàn chỉnh để thay vào đó bằng một khu vui chơi và các ki-ốt? Nếu người ta cho rằng cần có thêm chỗ vui chơi cho trẻ nhỏ, sân tập cho người lớn thì tại sao không chọn các lô đất số 1, 3, và 4 là những lô đất thích hợp hơn nhiều? Phải chăng những lô đất đó là "của để dành" cho một vài nhà "đầu tư ruột" có chủ đích trước, và đó là phương thức "xin-cho" luôn kèm theo những món "lại quả" đầy sức hấp dẫn, hoặc do những nhân tố "lợi ích nhóm" nào khác?
Thiết nghĩ, chức năng và nghiệm vụ hàng đầu của Quận Cầu Giấy trước hết là duy tu bảo dưỡng kịp thời tình trạng xuống cấp nghiêm trọng kéo dài của Công viên Nghĩa Đô (như có thể thấy qua một số hình ảnh cập nhật dưới đây). Tuy nhiên điều khó hiểu là Quận Cầu Giấy dường như không chú ý thực hiện chức năng đó, trái lại đang dung túng cho một số nhóm lợi ích lăm le chia cắt hoặc vây hãm Công viên cây xanh có vai trò rất thiết thực này trước nhu cầu ngày càng tăng của cộng đồng dân cư.
Bờ kè và đường quanh hồ sứt mẻ... |
Đá ốp bệ cổng bong tróc từ nhiều năm nay |
Những hàng cột điện xiêu vẹo |
Chỉ một số người nhà "được phép" câu cá |
Nhiều ghế đá gẫy vỡ |
Các lối dạo và sân tập lồi lõm , ngập nước |
Bồn phun nước giữa hồ bị hỏng 2 năm nay |
Trên đây là một vài sự thật và thắc mắc mà công chúng đều biết; báo chí cũng đã nhiều lần nêu lên. Tuy nhiên, cùng với thời gian trôi qua tình trạng lạm dụng đất công bên trong và xung quanh Công viên Nghĩa Đô vẫn ngang nhiên tiếp diễn bất chấp sự phản đối của công luận. Thậm chí có tình trạng câu kết giữa các thế lực tham nhũng nhằm bao che, đối phó với công luận. E rằng, với đà này những diện tích đất công tại khu vực này sẽ vĩnh viễn biến thành đất tư, trong khi Công viên cây xanh Nghĩa Đô đang xuống cấp và đứng trước nguy cơ bị chia cắt và thu hẹp nghiêm trọng.
Để khắc phục, thiết nghĩ, đã đến lúc các Cơ quan nhà nước, kể cả Thanh tra Chính phủ và Quốc hội cần vào cuộc điều tra làm rõ và đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời nhằm chặn đứng xu hướng sử dụng sai mục đích đối với đất công nói chung; đối với những diện tích liền kề Công viên Nghĩa Đô nên thu hồi và sát nhập vào Công viên là hợp lý nhất.
Trần Kinh Nghị
Phan Dong - Cái ghế...
Có vẻ như các quan chức của chúng ta ngày nay quá coi trọng “cái ghế”, nói về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Nghĩa bóng đã được phản ánh một cách không thể thuyết phục hơn qua hiện tượng chạy chức, chạy quyền, mua chức, mua quyền, thậm chí “chiến đấu sinh tử” với nhau để kiếm được quyền cao chức trọng.
Nghĩa đen có vẻ ngày càng thể hiện rõ, khi mà các quan chức rất coi trọng chiếc ghế mình đang ngồi. Ghế càng to, chạm trỗ rồng phượng càng nhiều thì mới thể hiện quyền uy, chức trọng.
Trong một cuộc họp, ghế của thủ trưởng hoặc người chủ toạ phải cao hơn, to hơn, đẹp hơn ghế của những cử toạ khác có chức vụ thấp hơn. Họp chính phủ cũng thể hiện hiện tượng này khi ghế của Thủ tướng phải to hơn, cao hơn ghế của các phó thủ tướng và các bộ trưởng. Sự ngăn cách cũng bắt đầu từ đó...
Nghĩa bóng đã được phản ánh một cách không thể thuyết phục hơn qua hiện tượng chạy chức, chạy quyền, mua chức, mua quyền, thậm chí “chiến đấu sinh tử” với nhau để kiếm được quyền cao chức trọng.
Nghĩa đen có vẻ ngày càng thể hiện rõ, khi mà các quan chức rất coi trọng chiếc ghế mình đang ngồi. Ghế càng to, chạm trỗ rồng phượng càng nhiều thì mới thể hiện quyền uy, chức trọng.
Trong một cuộc họp, ghế của thủ trưởng hoặc người chủ toạ phải cao hơn, to hơn, đẹp hơn ghế của những cử toạ khác có chức vụ thấp hơn. Họp chính phủ cũng thể hiện hiện tượng này khi ghế của Thủ tướng phải to hơn, cao hơn ghế của các phó thủ tướng và các bộ trưởng. Sự ngăn cách cũng bắt đầu từ đó...
Tìm hiểu cuộc họp mới đây của tổng thống Mỹ Barack Obama để bàn về vấn
đề Syria sử dụng vũ khí hoá học, thấy rằng ông Obama đang ngồi trên một
chiếc ghế thông thường và không có gì khác biệt so với những chiếc ghế
bên cạnh. Sự bình đẳng thể hiện ngay từ chiếc ghế mà người lãnh đạo Nhà
Trắng đang ngồi. Sự gần gũi, hợp tác cũng bắt đầu từ đó...
Phan Dong
(Dân Luận)
Phá rừng lấy hết gỗ, dẹp dự án thủy điện
Hoàng Anh Gia Lai và Nam Trung, hai tập đoàn tư nhân đi đầu trong đầu tư vào các dự án thủy điện tại Việt Nam vừa tuyên bố rút lui khỏi lĩnh vực này.Tháng trước, tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai tuyên bố đã bán xong sáu dự án thủy điện tại Tây Nguyên là Daksrong 2, Daksrong 2A, Daksrong 3A, Daksrong 3B, Bá Thước 1, Bá Thước 2. Trong 6 dự án này có 4 đã vận hành và 2 đang xây dựng.
Đập
chắn nước của dự án Thủy điện Ia Krêl 2 (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) bị
vỡ hồi tháng 6 vừa qua đã xóa sạch ruộng vườn của nhiều gia đình thiểu
số. (Hình: Người Lao Động)
|
Hoàng Anh Gia Lai giải thích lý do tập đoàn này bán cả 6 dự án thủy
điện là vì đầu tư vào thủy điện không mang lại tỉ suất lợi nhuận cao.
Tập đoàn này cần tiền để cơ cấu lại nguồn vốn và tiếp tục đầu tư vào các
dự án thủy điện tại Lào vì giá bán điện tại Lào cao hơn (giá bán điện
tại Lào là 1,278 đồng/KWh, tại Việt Nam là 800 đồng/KWh).
Vào lúc này, Nam Trung – một tập đoàn tư nhân khác - cũng đang xúc tiến việc bán cổ phần trong dự án thủy điện Đồng Nai 2. Tập đoàn Nam Trung nắm 90% cổ phần của dự án thủy điện Đồng Nai 2 mà theo dự tính sẽ phát điện vào cuối năm nay.
Theo báo chí Việt Nam, tập đoàn Nam Trung cũng đang tìm nơi để nhượng lại một phần vốn trong 2 dự án thủy điện Krong Nô 2 và Krong Nô 3.
Các chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng và kinh tế cho rằng, việc hai tập đoàn tư nhân: Hoàng Anh Gia Lai và Nam Trung rút ra khỏi lĩnh vực thủy điện là dấu hiệu khơi mào cho một cuộc tháo chạy khỏi lĩnh vực thủy điện của nhiều tập đoàn, công ty khác.
Lý do dẫn tới cuộc tháo chạy này được nhận định chủ yếu là vì, giới đầu tư đã đạt được mục đích chính: Dùng các giấy phép đầu tư vào thủy điện để phá rừng, tận thu gỗ.
Theo giới chuyên gia về năng lượng và kinh tế, các dự án thủy điện nhỏ không mang mục đích sản xuất điện. Số lượng dự án thủy điện nhỏ được quy hoạch và cấp giấy phép thực hiện rất lớn nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Tuy nhiên diện tích chiếm đất rừng lại không hề nhỏ (trung bình mỗi MW điện ngốn khoảng 14 héc ta rừng, một dự án 10 MW điện làm Việt Nam mất khoảng 150 héc ta rừng).
Không chỉ giới chuyên gia mà chính Bộ Công thương cũng vừa mới thú nhận, hiện có rất nhiều dự án thủy điện dở dang, chủ đầu tư không thực hiện đúng cam kết về tiến độ, gây nhiều hậu quả tai hại về kinh tế - xã hội, chuyện trồng rừng để bù lại diện tích được phép phá để thực hiện “dự án thủy điện” bị làm ngơ,
Cũng theo Bộ Công Thương, tại Việt Nam hiện có 899 “dự án thủy điện”. Trong đó, có 260 dự án đã vận hành, 211 dự án đang xây dựng, 266 dự án đang nghiên cứu đầu tư, 162 dự án chưa có chủ trương đầu tư.
Trong thời gian vừa qua, báo chí Việt Nam liên tục lên tiếng về những vấn nạn là hệ quả của việc cho phép thực hiện ồ ạt hàng trăm dự án thủy điện. Chẳng hạn tại khu vực Tây Nguyên, nhiều nhà máy thủy điện được xây dựng rất cẩu thả nên đã xảy ra hàng loạt tai nạn nghiêm trọng như vỡ đập, nứt đập,… khiến người chết, nhà cửa, ruộng vườn bị hư hại.
Bên cạnh đó, các công trình, dự án thủy điện đã làm Tây Nguyên mất 80,000 héc ta đất, gây xáo trộn sinh hoạt, sinh kế của 26,000 gia đình, phần lớn là người thiểu số. Những dự án thủy điện được cấp giấy phép để thực hiện tại Tây Nguyên hiện là nguyên nhân chính tăng thêm đói nghèo, đẩy người thiểu số tới tột đỉnh của sự bần cùng.
Hồi cuối tháng trước, tại hội nghị sơ kết công tác sáu tháng đầu năm 2012, tổ chức tại Lâm Đồng, 'Ban Chỉ đạo Tây Nguyên' đã chính thức đề nghị nhà cầm quyền Hà Nội “tạm dừng khởi công các dự án thủy điện ở khu vực Tây Nguyên cho đến hết năm 2014 để giải quyết các tồn đọng về môi trường và xã hội”.
'Ban Chỉ đạo Tây Nguyên' là một cơ quan hỗn hợp, bao gồm một số sĩ quan cao cấp của công an, quân đội và viên chức cao cấp là lãnh đạo các tỉnh ở khu vực Tây Nguyên, nhằm ngăn chặn cũng như đối phó với những bất ổn về an ninh, chính trị ở khu vực này.
Theo 'Ban Chỉ đạo Tây Nguyên', khu vực các tỉnh cao nguyên nam trung phần gọi là Tây Nguyên hiện có 118 nhà máy thủy điện và 75 dự án thủy điện đang được thực hiện. Tuy chính quyền Việt Nam đã loại bỏ 115 dự án thủy điện và 72 vị trí được xem là có tiềm năng về thủy điện song theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, tác hại của các nhà máy thủy điện và những dự án thủy điện đang thực hiện vẫn khiến dân chúng ở Tây Nguyên lo âu và bất bình.
“Phong trào” thi đua “đầu tư vào thủy điện” sắp hạ màn với nhiều hậu quả trầm trọng. Chưa rõ chính quyền Việt Nam ngây thơ hay cố tình để các “đại gia” lừa.
Vào lúc này, Nam Trung – một tập đoàn tư nhân khác - cũng đang xúc tiến việc bán cổ phần trong dự án thủy điện Đồng Nai 2. Tập đoàn Nam Trung nắm 90% cổ phần của dự án thủy điện Đồng Nai 2 mà theo dự tính sẽ phát điện vào cuối năm nay.
Theo báo chí Việt Nam, tập đoàn Nam Trung cũng đang tìm nơi để nhượng lại một phần vốn trong 2 dự án thủy điện Krong Nô 2 và Krong Nô 3.
Các chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng và kinh tế cho rằng, việc hai tập đoàn tư nhân: Hoàng Anh Gia Lai và Nam Trung rút ra khỏi lĩnh vực thủy điện là dấu hiệu khơi mào cho một cuộc tháo chạy khỏi lĩnh vực thủy điện của nhiều tập đoàn, công ty khác.
Lý do dẫn tới cuộc tháo chạy này được nhận định chủ yếu là vì, giới đầu tư đã đạt được mục đích chính: Dùng các giấy phép đầu tư vào thủy điện để phá rừng, tận thu gỗ.
Theo giới chuyên gia về năng lượng và kinh tế, các dự án thủy điện nhỏ không mang mục đích sản xuất điện. Số lượng dự án thủy điện nhỏ được quy hoạch và cấp giấy phép thực hiện rất lớn nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Tuy nhiên diện tích chiếm đất rừng lại không hề nhỏ (trung bình mỗi MW điện ngốn khoảng 14 héc ta rừng, một dự án 10 MW điện làm Việt Nam mất khoảng 150 héc ta rừng).
Không chỉ giới chuyên gia mà chính Bộ Công thương cũng vừa mới thú nhận, hiện có rất nhiều dự án thủy điện dở dang, chủ đầu tư không thực hiện đúng cam kết về tiến độ, gây nhiều hậu quả tai hại về kinh tế - xã hội, chuyện trồng rừng để bù lại diện tích được phép phá để thực hiện “dự án thủy điện” bị làm ngơ,
Cũng theo Bộ Công Thương, tại Việt Nam hiện có 899 “dự án thủy điện”. Trong đó, có 260 dự án đã vận hành, 211 dự án đang xây dựng, 266 dự án đang nghiên cứu đầu tư, 162 dự án chưa có chủ trương đầu tư.
Trong thời gian vừa qua, báo chí Việt Nam liên tục lên tiếng về những vấn nạn là hệ quả của việc cho phép thực hiện ồ ạt hàng trăm dự án thủy điện. Chẳng hạn tại khu vực Tây Nguyên, nhiều nhà máy thủy điện được xây dựng rất cẩu thả nên đã xảy ra hàng loạt tai nạn nghiêm trọng như vỡ đập, nứt đập,… khiến người chết, nhà cửa, ruộng vườn bị hư hại.
Bên cạnh đó, các công trình, dự án thủy điện đã làm Tây Nguyên mất 80,000 héc ta đất, gây xáo trộn sinh hoạt, sinh kế của 26,000 gia đình, phần lớn là người thiểu số. Những dự án thủy điện được cấp giấy phép để thực hiện tại Tây Nguyên hiện là nguyên nhân chính tăng thêm đói nghèo, đẩy người thiểu số tới tột đỉnh của sự bần cùng.
Hồi cuối tháng trước, tại hội nghị sơ kết công tác sáu tháng đầu năm 2012, tổ chức tại Lâm Đồng, 'Ban Chỉ đạo Tây Nguyên' đã chính thức đề nghị nhà cầm quyền Hà Nội “tạm dừng khởi công các dự án thủy điện ở khu vực Tây Nguyên cho đến hết năm 2014 để giải quyết các tồn đọng về môi trường và xã hội”.
'Ban Chỉ đạo Tây Nguyên' là một cơ quan hỗn hợp, bao gồm một số sĩ quan cao cấp của công an, quân đội và viên chức cao cấp là lãnh đạo các tỉnh ở khu vực Tây Nguyên, nhằm ngăn chặn cũng như đối phó với những bất ổn về an ninh, chính trị ở khu vực này.
Theo 'Ban Chỉ đạo Tây Nguyên', khu vực các tỉnh cao nguyên nam trung phần gọi là Tây Nguyên hiện có 118 nhà máy thủy điện và 75 dự án thủy điện đang được thực hiện. Tuy chính quyền Việt Nam đã loại bỏ 115 dự án thủy điện và 72 vị trí được xem là có tiềm năng về thủy điện song theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, tác hại của các nhà máy thủy điện và những dự án thủy điện đang thực hiện vẫn khiến dân chúng ở Tây Nguyên lo âu và bất bình.
“Phong trào” thi đua “đầu tư vào thủy điện” sắp hạ màn với nhiều hậu quả trầm trọng. Chưa rõ chính quyền Việt Nam ngây thơ hay cố tình để các “đại gia” lừa.
(Người Việt)
Lửa Phật và Lê Hiếu Đằng
Bộ phim "Lửa Phật" do Việt kiều Dustin Nguyễn thực hiện ở cả ba vai trò:
Viết kịch bản - Đạo diễn - Diễn viên chính (trong vai chiến binh Đạo)
hợp cùng diễn viên Ngô Thanh Vân (trong vai chiến binh Ánh), diễn viên
Roger Yuan (trong vai Tướng quân Long), vừa công chiếu ngày 22/8/2013
với dấu hiệu "16+".
Sự tương đồng ngẫu nhiên
Bộ phim với không gian và thời gian bất định cùng nét văn hóa mờ ảo
(trang phục pha trộn nhiều sắc thái, võ khí dáng lạ, xe mô tô hình thù
hầm hố, khung cảnh thị trấn mơ hồ v.v...) không đại diện cho bất kỳ xứ
sở, dân tộc nào, đã được dùng để chuyển tải tư tưởng đầy ẩn ý thâm sâu
phía sau của nó.
Ngoài các cảnh hành động khá mãn nhãn, những màn gây cười có thể chấp nhận được; chuyện phim xoay quanh nội dung: một đạo binh do Tướng quân Long lãnh đạo với lời thề nguyền: yêu nước và chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ bình an cho dân lành. Trong quân ngũ không được phép yêu đương vì dễ xao lãng việc quân.
Điều này chỉ là hình thức, vì tình yêu thầm kín nảy nở nhưng vẫn được giữ bí mật giữa Đạo và Ánh. Song song đó, Long tướng quân cũng khao khát nhan sắc Ánh. Cho đến khi người em trai Ánh đào ngũ và đối diện với lưỡi đao hành quyết thì Ánh quyết định đến gặp Tướng quân Long để lấy "cái ngàn vàng" trao đổi mạng sống cho em ruột mình.
Trong khi cô đến lều - nơi vị tướng quân ở - để "ngã giá" với Long thì Đạo không thể xuống tay với em trai người yêu và kêu mở trói rồi vội vàng chạy theo Ánh. Đạo vừa chạy vài bước chân, quãng thời gian đó đủ làm em trai Ánh quyết tự sát, vì anh biết dù đã được giải thoát, nhưng chắc chắn, với sự tàn bạo của Long tướng quân, một khi anh bỏ trốn, vị tướng quân kia không bao giờ buông tha chị mình.
Một cảnh trong phim Lửa Phật. Photo courtesy of BHD. |
Ánh vì quá chán ngán với võ khí, với chém giết, cô gói ghém và dấu nhẹm tất cả những kỷ vật để mong tìm một cuộc sống bình dị. May mắn, cô cùng với đứa con trai bé nhỏ - kết quả của việc "trả giá" cho Long nhưng bất thành trong việc cứu mạng sống em trai - đã tìm được người đàn ông cần cù với hiệu bánh trong một thị trấn nhỏ. Từ đó, cô có được 9 năm bình an bên người chồng hiền lành, thủy chung và tốt bụng (Thái Hòa thủ vai).
Theo mạch chuyện, cuộc sống hạnh phúc 9 năm đó chấm dứt khi Đạo tìm đến. Kể từ đây, những khổ đau, kỷ niệm, nhung nhớ cứ thoắt ẩn thoắt hiện giữa đôi tình nhân cũ và họ hiểu trước sau gì Long tướng quân cũng xuất hiện.
Họ cũng rõ với võ công của cả hai, không thể nào là đối thủ của Long tướng quân, người vừa vô địch thiên hạ, vừa tàn độc và lạnh lùng, nhưng họ quyết thí mạng để diệt trừ cái ác, ít nhất để bảo vệ cho đứa bé vô tội và người đàn ông làm bánh hiền lành.
Cuối cuộc chiến, Long chết dưới tay Ánh. Khi Long định giết đứa bé, bỗng bối rối rồi chùng tay, kịp nhận ra nó là con ruột mình thông qua chi tiết: đứa con trai được di truyền khả năng phát lửa từ cha. Lửa bốc lên khi sự phẫn nộ của đứa bé lên đến cực điểm để bảo vệ mẹ trước nguy hiểm. Lợi dụng sơ hở đó, Ánh đã đâm nhát gươm chí mạng vào bụng Long và "lửa" từ trong nội thân Long đã thiêu cháy ra tro một tà tâm cần hủy diệt.
Dù là di truyền từ cha, nhưng ngọn lửa trong đứa bé và trong người Long tướng quân hoàn toàn khác nhau về bản chất. Đó cũng là một điểm nhấn, nhà làm phim muốn chuyển đến người xem về sự phẫn nộ chính đáng từ đứa bé khác hẳn tính hung tợn từ người cha ruột? Nó như là chi tiết đắt giá để chúng ta thay đổi cách nhìn. Dù hiện tượng như nhau nhưng bản chất khác nhau một trời một vực, một khi gắn kết môi trường sống lương thiện và hiền lành của đứa bé, bởi nó được nuôi dạy và lớn lên trong tình yêu thương trong sáng của người đàn ông làm bánh. "Lửa thiện" khác với "Lửa ác". Có phải vì lý do đó, bộ phim được đặt tên là "Lửa Phật"?
Điều gây chú ý đối với khán giả chính là tình tiết nhỏ nhưng rất...kỳ lạ của bộ phim: Dù cho đất nước đã thanh bình, ngoại xâm đã cuốn cờ bỏ chạy, nhưng người chiến binh dứt khoát không được phép rời khỏi quân ngũ. Bất kỳ ai làm trái lời thề này, nghĩa là phản bội lại Long tướng quân, họ đều phải trả giá bằng cái chết. Đó chính là mấu chốt, làm cho những người như Ánh quyết đào tẩu.
Cùng với chi tiết nói trên, "lòng yêu nước" rất cực đoan khi nấp dưới mỹ từ "trung thành tuyệt đối" với Long Tướng quân, làm người xem thấp thoáng thấy "lý tưởng cộng sản" khắc nghiệt đối với những người "trót thề" hiện diện rõ ở bộ phim này! "Lời thề chém đá" được nhấn nhá rất nhiều lần trong các trường đoạn suy tư của Đạo.
Dù đất nước đã vắng bóng ngoại xâm, nhưng Long Tướng quân (biểu tượng
của sự sắt máu) vẫn giao phó cho các cựu chiến binh việc đi truy lùng và
tìm diệt những người đào tẩu mà họ bỏ trốn chỉ nhằm tìm kiếm cuộc sống
bình yên, vui vẻ.
Đạo là một trong số cựu chiến binh thực thi sứ mạng "tìm và diệt" như là nhiệm vụ chính trong suốt bộ phim.
Tình tiết này bỗng làm người xem liên tưởng đến tính tương đồng về mặt ý nghĩa với hoàn cảnh diệt tận gốc như trong "nhân văn giai phẩm", "xét lại chống đảng" ở miền Bắc Việt Nam!
Nhân vật Đạo đã nhấn mạnh nhiều lần khi giết các đồng đội cũ và cả khi gặp lại Ánh: Đã thề rồi thì không thể thay đổi. Đã theo Long tướng quân là theo tới cùng, khi nào chết thì thôi, không có con đường nào khác.
Cuối bộ phim, trong khi Ánh quay về với hạnh phúc giản dị bên chồng con, Đạo đã tìm đến cửa Phật với sự dằn vặt tâm cang.
Nhà sư hỏi: Tại sao con tới đây, con trai?
Đạo đáp: Con đi tìm sự sám hối.
Nhà sư trả lời: Cho tới khi con tự tha thứ cho mình trước, không thì con đường phía trước vẫn còn dài vô tận.
Bộ phim kết thúc trong nhạc phẩm nổi tiếng "Sắc Màu" của nhạc sĩ Trần Tiến, được phối âm, phối khí theo phong cách rock với rocker Phạm Anh Khoa thật dữ dội và lạ lẫm [1].
Thật kỳ lạ, như có sự tương đồng ngẫu nhiên giữa tâm trạng nhân vật chiến binh Đạo và luật gia Lê Hiếu Đằng với "Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh", gây lan tỏa và tranh luận mạnh mẽ trong những ngày gần đây.
Đạo là một trong số cựu chiến binh thực thi sứ mạng "tìm và diệt" như là nhiệm vụ chính trong suốt bộ phim.
Tình tiết này bỗng làm người xem liên tưởng đến tính tương đồng về mặt ý nghĩa với hoàn cảnh diệt tận gốc như trong "nhân văn giai phẩm", "xét lại chống đảng" ở miền Bắc Việt Nam!
Nhân vật Đạo đã nhấn mạnh nhiều lần khi giết các đồng đội cũ và cả khi gặp lại Ánh: Đã thề rồi thì không thể thay đổi. Đã theo Long tướng quân là theo tới cùng, khi nào chết thì thôi, không có con đường nào khác.
Cuối bộ phim, trong khi Ánh quay về với hạnh phúc giản dị bên chồng con, Đạo đã tìm đến cửa Phật với sự dằn vặt tâm cang.
Nhà sư hỏi: Tại sao con tới đây, con trai?
Đạo đáp: Con đi tìm sự sám hối.
Nhà sư trả lời: Cho tới khi con tự tha thứ cho mình trước, không thì con đường phía trước vẫn còn dài vô tận.
Bộ phim kết thúc trong nhạc phẩm nổi tiếng "Sắc Màu" của nhạc sĩ Trần Tiến, được phối âm, phối khí theo phong cách rock với rocker Phạm Anh Khoa thật dữ dội và lạ lẫm [1].
Thật kỳ lạ, như có sự tương đồng ngẫu nhiên giữa tâm trạng nhân vật chiến binh Đạo và luật gia Lê Hiếu Đằng với "Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh", gây lan tỏa và tranh luận mạnh mẽ trong những ngày gần đây.
Đi tìm sự sám hối
Trong bài viết mà ông Đằng gọi là "tính sổ" với bản thân và với ĐCSVN,
ông như bày tỏ "đi tìm sự sám hối" tựa chiến binh Đạo trong "Lửa Phật".
Tuy nhiên, ông Lê Hiếu Đằng vượt lên tư tưởng của chiến binh Đạo - chỉ
dừng lại ở "sám hối" nhằm tìm sự bình an sống những ngày cuối đời bình
lặng và thanh thản. Lê Hiếu Đằng thao thức với nghĩ suy cho quê hương.
Bài viết của vị Luật gia thật rõ ràng và phân định thật sòng phẳng với
quá khứ. Ông một lòng đau đáu cho tương lai dân tộc. Ông chỉ muốn hiện
nay mọi người hãy cùng nhau "hành động, hành động và hành động", mọi sai
lầm của quá khứ hãy để mai này lịch sử phán xét. Một ý nghĩa thực tế và
rạch ròi không hơn được nữa, trong tình hình hiện nay.
"Sám hối", tại sao không thể? Hơn thế, đó là hành động quay trở về với Chân - Thiện - Mỹ như Phật dạy "quay đầu là bờ".
Luật gia Lê Hiếu Đằng hiểu lời Phật dạy: Trước khi tha thứ cho những
người đồng chí hướng, ông đã biết tha thứ cho bản thân. Chính từ sự ngộ
đạo này, ông trở nên bình thản mà giản dị trước tất cả công kích.
Tiếc thay, những người mà ông gọi là "đồng chí" lại thi nhau thực hiện "sách lược" "kẻ đấm người xoa lại thằng đấm" đối với ông.
Một lời cám ơn, dù khách khí, dành cho ông Đằng - khi ông đã "rút ruột
rút gan" ra mà viết - sẽ là lời hồi đáp văn minh của một chính đảng luôn
tự đặt mình đứng trên "thiên hạ". Tiếc thay! Không có! Thay vào đó là
những bài viết nặng mùi sỉ vả, bới móc và chì chiết, đan xen những lời
tỉ tê, nỉ non và than trách nhuốm màu đạo đức giả như bài của ông Nguyễn
Chơn Trung.
Góp vào đó, không thiếu những lý luận thật ngây ngô và phản khoa học, ví
như "Đa nguyên đa đảng là... phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc" [2],
những suy nghĩ lố lăng và kệch cỡm này phát xuất từ những "người cộng
sản": Lù Văn Que - Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân tộc – UBTƯ MTTQ Việt
Nam, Nguyễn Trọng Cầu - nguyên giảng viên bộ môn Lịch sử Đảng, trường
Đại học Vinh, Nghệ An (!). Theo ông Que và ông Cầu, "độc đảng mới giữ
vững đại đoàn kết dân tộc" (!). Khôi hài đến mức như những lời thoại kém
văn hóa nhất mà khán giả đang xem những diễn viên đoạt giải "Trái Cóc
Xanh" trong giới nghệ thuật "trao tặng" suốt 13 năm qua cho những phát
ngôn lố bịch nhất, những hành vi lố lăng nhất.
Nên chăng, dư luận cứ chấp nhận để các trang báo: Đại Đoàn kết, Nhân
Dân, Sài Gòn Giải Phóng, Công An Nhân Dân, Tuổi Trẻ, Quân Đội Nhân Dân
v.v... tiếp tục lên tiếng? Bởi khi họ càng lên tiếng, nghĩa là họ càng
chứng minh "chân lý" những cái gọi là "lý tưởng", "chính nghĩa", "văn
minh" và "đạo đức" của những kẻ vì "lời nguyền" cay độc không bao giờ
dám rời bỏ "đội ngũ" như Long tướng quân đã ép buộc những chiến binh
dưới trướng mình, luôn phải "tận tụy" và "trung thành" tới chết?!
Thay vì về "vui thú điền viên"; thay vì tỏ ra "day dứt" từ những chuyến
"đi nghỉ mát" [3] mà vẫn nghĩ đến "nước non" như những ông cấp cao hồi
hưu khác, ông Lê Hiếu Đằng đã "bước qua lời nguyền" để tìm lại "ngọn
lửa" năm xưa mà ông đã bị lừa đảo và phản bội suốt từ thời trai trẻ. Ông
đã không chấp nhận dừng lại ở "sám hối" mà quyết rũ bỏ quá khứ, làm lại
từ đầu dù ông đã qua khỏi tuổi 70 từ lâu, đồng thời kêu gọi nhiều người
cùng bắt tay nhau hành động trong hoàn cảnh bi đát của Việt Nam hiện
nay. Suy nghĩ của ông già tuổi 70 vẫn chứng tỏ sức trẻ - luôn chấp nhận
thay đổi để đạt điều tốt hơn.
Trong những ngày nằm bịnh của mình, có lẽ, "Lửa Phật" đã bùng cháy trong ông để quyết làm gì đó trả nợ cuộc đời?
Lời thề của Đạo, của Ánh đã bị cưỡng ép, tình yêu nước của họ đã bị lừa
dối thông qua "tài trí trá" mang tên "trung thành tuyệt đối" mà Tướng
quân Long biểu hiện trước họ sự "son sắt" với dân tộc (!). Đạo - Ánh sẵn
sàng dùng mạng sống để phá hủy "lời nguyền" bạo ngược kia, ông Lê Hiếu
Đằng dường như cũng thế?
Vị Luật gia đã bước qua tuổi "thất thập cổ lai hy", với sức khỏe suy
giảm, nhưng trong ông, lòng yêu nước một lần nữa bừng lên mạnh mẽ và
tươi sáng như ngọn "Lửa Phật" thiêu đốt những tà tâm, ma giáo đang manh
tâm xúm vào hãm hại dân tộc Việt Nam..
Chính những kẻ đã từng cất giọng "bài ca không quên" phản bội lại ông,
ăn cắp tình yêu của ông dành cho quê hương này, nhưng họ đê hèn đổ vấy
ông là "tên bội phản". Chân lý thật ra không có gì khó hiểu, chỉ trừ phi
người ta cố tình chạy trốn nó mà thôi.
Ông Lê Hiếu Đằng hiện vẫn là đảng viên ĐCSVN, do đó ông được xem là
người dũng cảm nhất khi nhìn thẳng vào sự thật, xoáy thẳng vào sai lầm,
tố cáo mạnh mẽ tội ác của ĐCSVN và quyết hành động cho dân tộc này. Ông
không rên rỉ, không than khóc.
Chế độ độc tài toàn trị không có chỗ cho lối sống chân thật, không dung
chứa những ai sám hối chân thành. Nó chỉ dung dưỡng những tâm hồn "chấp
mê bất ngộ" mãi cho đến khi bị dồn vào đường cùng không lối thoát bằng
ngọn "Lửa Phật" soi sáng cho nó quay về nẻo chánh hoặc thiêu đốt nó ra
tro mà thôi. Không có con đường thứ ba. Thein Sein là trường hợp thứ
nhất, Gaddafi, Mubarak v.v... là trường hợp thứ hai. Không biết Bashar
al Assad sẽ chọn đường nào với lời tố cáo từ Ngoại trưởng Hoa Kỳ [4]:
giới cầm quyền Damascus dùng vũ khí hóa học giết chết 1.429 đồng bào của
ông tổng thống Syria?
ĐCSVN sẽ "xử sự" với ông Lê Hiếu Đằng ra sao? Những cuộc đấu tố mang
dáng dấp "xét lại chống đảng" năm xưa sẽ diễn ra? Nếu ĐCSVN hiện nay sẵn
sàng "hậu đãi" ông Đằng bằng "kiểu" này, đó như "lời nguyền huyết ngãi"
báo hiệu thảm họa sắp đổ xuống đầu chính thể này. Thời cuộc đã khác xưa
mà không ai được phép trở lui về con đường cũ.
Người già thường hay nhớ về dĩ vãng vào những đêm khó ngủ.
Không ai dám chắc giới cấp cao hiện nay, dù "trướng phủ màn che", dù
được "canh phòng cẩn mật" với lớp lớp cận vệ thân tín, họ có thể nào có
được giấc ngủ bằng an không mộng mị? Có bao giờ trong những đêm trừ
tịch, họ bỗng nhớ về hàng ngàn chiến sĩ ngã xuống trên biên giới phía
Bắc, biên giới Tây Nam và cả những vùng biển tại Hoàng Sa - Trường Sa
năm xưa? Có bao giờ, trong những căn phòng lạnh toát, nhưng các ông, các
bà bỗng vã mồ hôi như tắm, bật dậy bàng hoàng và hốt hoảng trước hàng
triệu oan hồn thường dân đã chết tức tưởi trong hàng chục năm qua bởi
tội ác chống lại loài người của đảng Cộng sản thế giới và ĐCSVN?
Một đêm nhớ nhớ, nhớ ra mình một mình
Một đêm nhớ, nhớ ra mình đã ở đâu đây
Một đêm trong đêm thâu, một vầng sáng chói lóa
Một đêm nhớ, nhớ ra ta vô hình.
(Sắc Màu - Trần Tiến)
"Một vầng sáng chói lóa" giữa lằn ranh sống chết trong những ngày ông Lê
Hiếu Đằng nằm bịnh đã đánh thức ông mạnh mẽ vùng dậy và nó đang lan tỏa
tràn trề trên mọi "nẻo đường" tăm tối của Việt Nam bao năm qua.
Dù trăn trở trong những ngày nằm bịnh, nhưng tâm trạng và đường hướng
ông Lê Hiếu Đằng đưa ra lại rất khỏe khoắn và tràn đầy Chính Nghĩa. Chỉ
có những kẻ đang công kích ông mới là những "tên bệnh hoạn".
Nếu ĐCSVN không hiểu ra chân lý này, Việt Nam không chắc lệ thuộc hoàn
toàn vào tập đoàn bành trướng Bắc Kinh mà mảnh đất hình chữ S, có nguy
cơ trở thành "tô giới" kiểu mới với các tập đoàn kinh tế lớn từ Thái
Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ v.v... đang âm thầm thâu tóm các lợi ích
quốc gia với giá rất rẻ (cả nghĩa bóng và nghĩa đen). Việt Nam lúc đó,
có chăng, chỉ thu được "thuế trước bạ quê hương" (!).
Nguyễn Ngọc Già
(RFA biên tập)
_________
http://mp3.zing.vn/video-clip/Sac-Mau-Lua-Phat-OST-Pham-Anh-Khoa/ZW679F8D.html [1]
http://daidoanket.vn/PrintPreview.aspx?ID=68708 [2]
http://boxitvn.blogspot.com/2013/07/ve-chuyen-tham-trung-quoc-cua-chu-tich.html [3]
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/my-khang-dinh-syria-dung-vu-khi-hoa-hoc-giet-nguoi-2873245.html [4]
Lương khủng hay sự kinh khủng suy thoái đạo đức?
Mấy ngày nay dư luận xôn xao chuyện lương khủng của cán bộ lãnh đạo bốn công ty Trách nhệêm hữu hạn một thành viên trong lĩnh vực công ích ở thành phố Hồ Chí Minh. Theo kết quả thanh tra , Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty chiếu sáng công cộng có mức lương 2,4 tỷ một năm, giám đốc 2,2 tỷ, phó giam đôc 1,9 tỷ, kế toán trưởng 1,7 tỷ. Giám đốc Công ty thoát nước 2,6 tỷ một năm, chủ tịch hội đồng quản trị 1,6 tỷ, kế toán trưởng 1,67 tỷ, phó giám đốc 969 triệu. Giám đốc Công ty công trình giao thông 853
triệu, phó giám đốc 584 triệu, kế toán trưởng 716. Giám đốc Công ty
công viên cây xanh 759 triêu, chủ tịch hội đồng quản trị 691 triệu, phó
giám đốc 609 triệu kế toán trưởng 655 triệu.
Nhiều người nói bất ngờ, sửng sốt. Ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch thành phồ Hồ Chí Minh thốt lên : “ Nghe choáng chết!”
Bất ngờ, sửng sốt và choáng thật! Bởi
cái gọi là lương mà các vị quan tham ấy đã và đang hưởng nó nghễu
nghện, cao ngất, chót vót trên trời trong khi mức thu nhập của người
dân Việt Nam nằm rạp dưới đất.
Chỉ gần đây thôi, với Nghị định
66/2013 / NĐ-CP ngày 1-7-2013, mức lương cơ bản mới được 1.150.000
đồng. Mang so sánh với lương của Lê Thanh Sơn , giám đốc Công ty thoát
nước thành phố Hồ Chí Minh , thấy kệch cỡm như con kiến so với con
voi. Lương của ông giám đốc này gấp hơn 200 lần mức lương cơ bản đó.
Năm 2012, GDP bình quân thu nhập đầu
người của Việt Nam là 1.407 đô la, tức 2.800.000 đồng , so với thu
nhập cùa ông Sơn chỉ bằng một phần ngàn. Nông dân còn thu nhập quá
thấp. Những con số từ cuộc điều tra của Viện Nghiên cứu, Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã được các báo trích dẫn với câu chuyện “Thu nhập 12 nghìn đồng/ngày, nông dân Việt cán đích nghèo nhất”.
Báo cáo này đánh giá, nếu tính chi tiết, mỗi hộ gia đình có 4 người thì
chia bình quân mỗi người được 12.000 đồng/ngày. Thu nhập một năm mỗi
người dân ở nông thôn chỉ được 4,2 triệu đồng, tương đương với 200
USD/năm. Nếu đem so sánh mức thu nhập của người nông dân Việt Nam với các nước trong khu vực thì chúng ta càng xót xa hơn về bức tranh nghèo của người nông dân.
Đề đền ơn đáp nghĩa nghĩa người có công
với nước, mỗi Bà mẹ Việt Nam anh hùng được 3 triệu đồng. Thử làm một
phép tính đơn giảm, tôi cảm thấy nhói lòng, vì tiền đền ơn đáp nghĩa
cho 867 Bà mẹ Việt Nam anh hùng chỉ bằng một năm tiền lương của ông
giám đốc Lê Thanh Sơn.
Ai cũng biết, để được phong anh hùng,
mỗi bà mẹ phải có ba con liệt sỹ, 867 Bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hy
sinh 2. 601 đúa con dứt ruột đẻ ra. Ôi , tiền tri ân máu xương cho
ngần ấy anh hùng , liệt sỹ bỏ mình vì nước chỉ bằng một năm lương của
một kẻ không tốn một giọt mồ hôi trong cuộc chiến tranh!
Lê Thanh Sơn, Trần Trọng Huệ,Nguyễn
Nhật Tấn, Nguyễn Hữu Phán...và những người lương khủng có bao giờ suy
nghĩ như vậy không nhỉ? Họ có nghe tiếng réo gọi của linh hồn những
người lính đã ngã xuống trên các chiến trường suốt ba cuộc chiến tranh
để giành cái ghế cho họ ngồi hôm nay?
Không, chắc chắn là không, bởi hiện tại sờ sờ trước mắt họ còn chẳng nhìn, nói gì quá khứ !
Hiện thực sờ sờ trước mắt họ là những
công nhân treo mình trên ngọn cây để cắt tỉa cạnh đường dây điện cao
thế nguy hiểm chết người, là những người cắm mặt xuống đất trồng từng
bụi cỏ, hoặc nhặt rác công viên. Hiện thực sờ sờ trước mắt họ là những
công nhân rúc đầu dưới cống thoát nước moi từng sô bùn đen hôi thối
lẫn rác thải, xác động vật,mảnh chai , kim chích. Những công nhân dầm
mình trong môi trường ô nhiễm độc hại đó, làm việc không kể ngày chủ
nhật,bàn tay lấm bùn cầm miếng bánh mì ăn vội, hoặc và chén cơm bụi,
uống ly trà , mà lương của chỉ bằng 5% lương của những giám đốc, chủ
tịch hội đồng quản trị, kế toán trưởng đi xe hơi, ở biệt thư,dự những
bữa tiệc chừa mứa rượu ngon gái đẹp.
Trần Trọng Huệ, chủ tịch hội đồng quả
trị Công ty chiếu sáng công cộng nói : “Tôi khẳng định tổng quỹ lương
không dư đồng nào từ ngân sách, mà là kết quả các hợp đồng kinh tế làm
được và đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nhà nước. Lương cao mà vi phạm thì
tôi chịu trách nhiệm, còn đằng này tôi không xâm phạm đồng nào cùa nhà
nước!” Còn Lê Thanh Sơn, giám đốc công ty thoát nước thì bảo : “ Lãnh
đạo công ty chỉ suy nghĩ đơn giản nếu ăn nên làm ra thì sẽ được hưởng
mức lương tương xứng!”(Nguồn báo Người Lao Động)
Ô hay, các ông là ai mà nói năng kiểu
Chí Phèo như vậy? Nên nhớ,các ông là những đảng viên ưu tú, đã và đang
nghiêm chỉnh thực hiện Nghị quyết 02 của Bộ chính trị, học và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trong đó “Cần , kiệm, liêm , chính chí
công vô tư” là điểm nhấn quan trọng nhất. Đó là về lý tưởng và phạm trù
đạo đức. Còn về pháp luật, nên nhớ rằng,công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên về lĩnh vực công ích của các ông , do nhà nước làm chủ sở
hữu,100% vốn của nhà nước . Năm 2011, ngân sách nhà nước tại thành phố
Hổ Chí Minh chi 1.200 tỷ cho các công trình công ích,các ông kêu thiếu
, năm 2012 phải chi tăng gấp đôi, 2.500 tỷ đồng. Vậy mà đèn đường vẫn
nhập nhòa sáng tối, cây xanh vẫn gãy đổ gây chết người, cống rãnh ứ đọng
hôi thối và mỗi trận mưa đường phố biến thành sông! Nghĩa vụ đối với
nhà nước mà ông Trần Trọng Huệ nói đã hoàn thành là như vậy sao?
Nếu các ông bà làm ăn có lời thật, thì thử hỏi : Vốn ở đâu? Tư cách pháp nhân nào? Và ai bỏ sức lao động ra?
Câu trả lời không khó: Vốn nhà nước rót
xuống. Tư cách pháp nhân nhà nước độc quyền, không phải cạnh tranh với
ai. Còn sức lao động bóc lột của công nhân.
Theo thanh tra, hơn 750 công nhân ở bốn
công ty : Công trình công cộng, Công viên cây xanh, Chiếu sáng công
cộng , Thoát nước, làm việc thường xuyên nhưng họ không được ký hợp đồng
dài hạn, mà chi được ký hơp đồng mùa vụ ba tháng. Mức lương của người
ký hợp đồng mùa vụ chỉ bằng 20% mức lương người được ký hợp đồng lao
động thường xuyên. Họ lại không có bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Chính sức lao động ấy và khoản tiền trốn bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội
đã tạo nên cái “Qũy lương ngoài ngân sách” của các doanh nghiệp kể
trên
Các ông Trần Trọng Huệ, Lê Thanh Sơn ,
và Trần Thiện Hà đều nói rằng, cán bộ công nhân viên trong cộng ty nhất
trí ,đồng thuận, tự nguyện chia mức lương như vậy. Thật không biết
ngượng mồm! Thử hỏi có người lao động nào tự nguyện chia cho lãnh đạo
mức lương cao ngất ngưởng , trong khi bản thân mình vất vả , cực khổ như
trâu cày, chỉ được mấy đồng lương chết đói và bị tước mất quyền chữa
bệnh , nghỉ hưu?
Mà cho dù những người công nhân do mê
muội hoặc khiếp nhược vì miếng cơm manh áo cắn răng chịu nỗi bất
công,thì các ông bà cán bộ, đảng viên lãnh đạo phải giữ vững quan điểm
lập trường, đạo đức cách mạng và kỷ cương phép nước chứ.Tôi tin chắc
không một kế toán trưởng nào có thể quên điều 7, Nghị định 50/2013 của
Chính phủ : Không được sử dụng quỹ tiền lương của người lao động trả
cho thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch , phó chủ tịch, Giám đốc ,
phó giàm đốc, kiểm soát viên và kế toán trưởng công ty. Họ cũng không
được quên Nghị định 205, 206 về khống chế mức lương trần cùa lãnh đạo
các công ty trách nhiêm hữu hạn một thành viên. Vậy mà các vị bất chấp
tất cả,đạp lên tiêu chuẩn đạo đức tối thiểu,phá bung kỷ cương để thỏa
mãn lòng tham.
Hãy nhìn thẳng vào sự thật, đừng quanh
co dối trá! Bằng những bản hợp đồng lao động mùa vụ thay hợp đồng lao
động thường xuyên , giám đốc các ty kể trên đã bóc lột sức lao động
của công nhân và tham nhũng tiền bảo hiềm xã hội và bảo hiềm y tế của
nhà nước. Ông Lê Mạnh Hà, phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh đã phát biểu trên Đài truyền hình trung ương : “ Phẫn nộ nhất là họ
đã tước đoạt quyền lợi chính đáng cùa người lao động!” Còn ông Lê Hoàng
Quân , chủ tịch thành phố này, thỉ nói : “ Cái tội của các anh lớn
lắm! Các anh bớt thu nhập của người lao động làm giàu cho lãnh đạo. Làm
như thế là sai hoàn toàn cà về quan điểm lẫn đạo đức . Tội này phải trị
tới nơi, không phải cứ trả tiền là xong!”
Cái tội ông Lê Hoàng Quân nói phải trị
tới nơi là tội gỉ? Đó là tội “Cố ý làm trái quy định quản lý kinh tế gây
hậu quả nghiêm trọng” theo điều 165 BLHS, tội “ Lợi dụng chức vụ quyền
hạn chiếm đoạt tài sản mà mình quản lý” và tội “Tham ô tài sản” theo
điều 278 BLHS.
Nhưng liệu có sử nghiêm, trị tới nơi như ông Lê Hoàng Quân nói?
Tôi cảm thấy băn khoăn, vì trên ông Lê
Hoàng Quân nói vậy, dưới ông lại hạ thấp giọng xuê xoa : “ Thật ra
những công ty này cũng có sáng kiến. Căn cứ quy định , ban quản lý nào
làm ra lợi nhuận cao thì cũng được hường xứng đáng nên xử lý cũng phải
có lý có tình”.
Thái độ của ông Lê Hoàng Quân,khiến tôi
nhớ lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng : “Lấy cảnh báo, cảnh tỉnh ,
giáo dục , răn đe , ngăn chặn , trên tinh thần đồng chí thương yêu nhau
là chính!” và “ Không phải cứ kỷ luật là tốt. Kỷ luật mà không tính kỹ
thì lại rối! Mai kia là ân oán, thù hằn, đối phó, thành phe phái rối nội
bộ. Phải khoan dung , đó là phần nhân văn đặc thủ của Viết Nam!”
Tôi lại nhớ ,không phải bây giờ mới lộ
chuyện lương khủng, mà từ năm ngoái, năm kia báo chí đã công khai mức
lương khủng của các vị lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước. Ví dụ ở Tập
đoàn điện lực Việt Nam (EVN), lương bình quân của công ty mẹ là
14.105.000 đồng, khối truyền tải 11.103.000 đồng, dưới đơn vị
6.765.000 đồng, trong khi các thành viên hội đồng quàn trị có mức
lương bình quân 37.000.000 đồng, và ông chù tịch Đào Văn Hưng 51triệu
đồng một tháng, 663 triệu một năm. Tại Petrolimex,ông Bùi Ngọc Bảo, chủ
tịch hội đồng quàn trị nhận lương 70 triệu đồng tháng, 910 triệu đồng
năm. Tại Công ty vàng bạc đá qúy Phú Nhuận, bà Cao Thị Ngọc Dung ,
Tổng giám đốc, có mức lương 121 .000.000 đồng tháng, 1,7 tỷ đồng một
năm. Và đặc biệt ông Nguyễn Đức Vinh, tổng giám đốc Techcombank có mức
lương gần 20 tỷ một năm.
Nhận mức lương cao ngất như vậy, nhưng
Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN đứng đầu danh sách 13 doanh nghiệp nhà
nước thua lỗ, với con số 38.104 tỷ đồng và Tập đoàn xăng dầu Viêt Nam
Petrolimex đứng vị trí thứ nhì 2.390 tỷ.
Tất cả đều đã được lãnh đạo sáng suốt,
nhân hậu, rất thông cảm sâu sắc cho 'hệ thống lợi ích', hết lòng, hết
sức quan tâm, với lý giải xoa dịu: "Trong tình đồng chí thương yêu lẫn
nhau, giúp nhau...Cảnh tỉnh, cảnh báo, giáo dục , răn đe", rồi 'noi
gương Phạm Văn Đồng': "Không kỷ luật ai cả!"... "Nếu kỷ luật hết, lấy ai
mà làm việc"...(!?).
Lương khủng của mấy cán bộ lãnh các
công ty nhà nước vừa lộ ra chỉ là phần nổi của tảng băng khổng lồ. Nó
chả thấm vào đâu với những "tảng băng chìm".
Chả ai ngây thơ tin rằng, ông Lê Hoàng
Quân chỉ sống bằng mức lương 11 triệu đồng một tháng , chỉ bằng một phần
hai mươi lương giám đốc Lê Thanh Sơn, như ông bộc bạch cùng báo chí.
Bởi thế, trong khi ôm cầm "lòng tin chiến lược", cũng đừng phí phạm
niềm tin, rằng những kẻ tước đoạt quyền lợi của công nhân lấy lương
khủng làm giàu, bị “trị tới
nơi”, như ông Lê Hoàng Quân nói. Nhưng có điều: "Ai trị nó? Dám trị hay
không? Trị nó rồi, (bản thân) mình được yên à? Đã quá rõ những ván cờ
'che mành' Domino quyền lực và quyền lợi!
Minh Diện
Đơn tố cáo của công dân Võ Đình Xứng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-0-
Đà Nẵng, ngày31 tháng 08 năm 2013
ĐƠN TỐ CÁO
Kính gửi: -Ông Trương Tấn Sang - Chủ Tịch Nước CHXHCN VIỆT NAM
Tên tôi là : Võ Đình Xứng - Địa chỉ : K198/42 Quang Trung- Q. Hải Châu –TP Đà Nẵng
(Rất ngại, đơn tố cáo không được ông Chủ Tịch Nước- người phong chức
danh cho những Thẩm Phán- đọc trực tiếp nên tôi nhờ các trang mạng XH
trong ngoài nước đăng tải nhiều lần- Tôi cũng gửi đơn tố cáo đến ông
Chánh án TAND tối cao Nước CHXHCN Việt Nam ,Chánh Thanh Tra TAND Tối
Cao...)
-Tháng 06/2011 Tôi làm đơn khiếu nại bản án phúc thẩm gửi ông Chánh án
TAND Tối cao .Và tôi đã nhận được thông Báo : Đã Nhận Đơn số 179/TB-TDS
Ngày 04/02/2012 Do ông Nguyễn Hồng Nam ký
Google:Vẫn khổ vì án kéo dài - (BÁO ĐẢNG ĐƯA TIN) xin trích một đoạn nguyên văn:
“ Cách đây 2 năm, Báo Đà Nẵng ngày 12-8-2009 có đăng bài: “Khổ vì án kéo
dài”, phản ánh vụ việc tranh chấp đất đai giữa 2 nhà K198/42 và K198/44
– Quang Trung, TP. Đà Nẵng. Đến nay, sau 2 lần bị tòa xử bác đơn, 1 lần
xử hủy án, 1 lần xử ép và một số lần hoãn, gia hạn, tạm đình chỉ, để án
quá hạn…, ông Võ Đình Xứng (K198/42-Quang Trung) vừa phải gửi đơn khiếu
nại lên Tòa án nhân dân (TAND) tối cao”.
Vụ việc ở tầm: Chuyện nhỏ ở Phường, g/q trong một vài tháng là xong ,vậy mà từ 2008 đến nay…!!!???,
Cả hệ thống chính trị địa phương: Đảng,chính quyền,HĐND,Tòa Án các cấp ở
Đà Nẵng …đã lộ rõ sự bao che cho nhau có hệ thống .Một chế độ chuyên
quyền khép kín do Bí Thư Tỉnh ,Thành Phố …cai trị !
Đơn thư khiếu nại tố cáo gửi đi TW nếu không bị chặn thì cũng bị nhiêu
khê qua nhiều cửa ải(bao che,gửi gắm) : Ở TP Đà Nẵng có ông HUỲNH NGHĨA
Phó Đòan Đại Biểu Quốc Hội, Phó CT HĐND chuyên gia giám sát những vụ án
,đơn thư Khiếu nại tố cáo – Ông Nghĩa từng làm chánh án tỉnh QN-ĐN 10
năm,thế nên những cán bộ lãnh đạo chủ chốt nếu không phải là học trò thì
cũng có quan hệ thân quen –Dân oan chỉ có chết !!!
Lỗi một phần do đường lối chính sách…,tam quyền không phân lập,mối quan
hệ gia đình… -Thầy trò,bạn bè quan hệ đồng nghiệp lâu năm thân thiết mà
làm cùng ngành !…dễ dẫn đến tham nhũng,tạo nên những bản án bỏ túi hơn
là có giám sát và minh bạch !?
Trắng trợn và là trò hề pháp lý ở Tòa Án TP Đà nẵng – Tôi làm đơn khiếu
nại và tố cáo Bà Nguyễn Thị Thu Hà ,Chánh án TAND Quận Hải Châu …người
nhận đơn làm khó dễ, tôi mang đơn lên gặp trực tiếp ông Chánh án TAND TP
Đà Nẵng Nguyễn Văn Quận –Ông ấy không xem đơn mà chỉ tay qua phòng bên
gặp ông Phan Tiến Sỹ (trưởng phòng tổ chức) để trình bày . Tôi đã
biết: ông Sỹ là chồng bà Hà !?
- Dân càng biết nhiều luật thì càng phẫn nộ ,không thể dùng giấy bút để
diễn tả hết - Đã vác đơn đi kiện sang năm thứ 06 không bao giờ tôi bỏ
cuộc dù phải luôn đối mặt với những cái bẩy :Cài người kích động,vu oan,
ra đường luôn đề phòng xe (đâm)đụng...giang hồ,đâm thuê chém mướn !
Tôi gửi kèm từng đơn tố cáo với văn bản giải quyết tố cáo để quí cấp xem …Họ học luật ,làm luật nhưng chỉ dùng luật RỪNG
Tôi tố cáo những thẩm phán đã tạo ra những bản án sai trái mà tôi đang
khiếu nại…Đã gửi đến ông Chánh án TAND Tối cao (tháng 06/2011)
1) Thẩm phán Chánh án Nguyễn Thị Thu Hà thuộc TAND Quận Hải Châu ,người chuyên phân án và giải quyết khiếu nại tố cáo sai luật …
2)Thẩm phán Trần Minh Long –TAND Quận Hải Châuà thụ lý án quá hạn và bao che cho giang hồ
3) Thẩm phán Nguyễn Vũ Quang –TAND Quận Hải Châu (xử bác đơn để bao che người lấn chiếm đất) ,
4) Thẩm phán Nguyễn Ngọc Anh (xử lại cũng bác đơn để bao che cho người lấn chiếm đất)
5) Thẩm phán Trương Minh Tuấn Tòa phúc thẩm Đà Nẵng thì xử: Chấp nhận
một phần đơn kiện… bản án phúc thẩm số:27/2011/DS-PT Ngày 10/05/2011-Bị
lấn chiếm 3,5m2 đất,ông Tuấn chỉ xử bị lấn chiếm 1,5048m2
Trích nguyên văn bản án:
I)Buộc bà Nguyễn thị Hoa,ông Lê Tiếng phải bồi thường giá trị quyền SDĐ: 1,5048m2
Cho ông Xứng số tiền 22 572 000 đồng. Bà Hoa và ông Tiếng được tiếp tục
quản lý và sử dụng phần DT đất tranh chấp 1,5048m2 Có sơ đồ kèm theo
II) Ông Xứng,Bà Hoa ,ông Tiếng tự liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền để điều chỉnh lại giấy chứng nhận quyền SDĐ cho phù hợp với DT đất
thực tế hiện nay đang sử dụng.
Có đơn giá ,có DT lấn chiếm,có tổng tiền đền bù,có sơ đồ kèm theo ,có giấy chủ quyền …vậy mà:
Không rõ do sức ép từ đâu mà ngày 22/08/2013 GĐ Sở TN&MT TP Đà Nẵng
đã ra quyết định thu hồi cả 2 giấy chủ quyền nhà đất của tôi để cấp lại
theo thực tế (chứng từ kèm theo)do một câu thòng của bản án: cho phù
hợp với DT đất thực tế hiện nay đang sử dụng
Đương nhiên tôi đã làm đơn khiếu nại và tố cáo gửi lên ông Chủ tịch UBND
TP Đà Nẵng và đã cảnh báo : TÔI SẼ CHO NỔ NHƯ ĐÒAN VĂN VƯƠN nếu chính
quyền,HĐND,Ban Nội Chính vẫn bao che cho THAM NHŨNG
Cháu tôi, một học sinh lớp 5 nghe kể cũng xen vào: “Nếu vậy,trường hợp
con là người lấn chiếm đất,lừa cơ hội Bác đi vắng nhà, con sẽ lấn thêm
50m2 …làm tường rào trước khi bác về, hihi ”
6)Chánh án TAND TP Đà Nẵng ông Nguyễn Văn Quận không ra quyết định , QĐ
sai ,,,để bao che cho đồng nghiệp cấp dưới …Giải quyết đơn tố cáo không
theo luật mà giao cho Phó Chánh Án trả lời đơn tố cáo(sai cả về luật và
nội dung…có chứng cứ gửi kèm).
Vì kinh tế khó khăn do Vợ bị bệnh suy thận giai đoạn cuối .Thế buộc tôi
phải chấp nhận tách thửa đất đang ở theo bản án phúc thẩm nhằm bán đi ½
giải quyêt khó khăn …dù đã gửi đơn Khiếu Nại lên Tòa Tối Cao vì tôi còn
hy vọng sẽ lấy lại 2m2 do Tòa Đà Nẵng xử sai và đòi tiền đền bù …do lấn
chiếm đất gây thiệt hại -Đất để trống giữa khu phố gần 06 năm,thuế đất
hằng năm tôi nộp không thiếu một đồng
Đại biểu Quốc Hội, HĐND lần nào tiếp xúc cử tri tôi cũng phản đối và họ thì cũng hứa …Hứa đến khi về hưu ! kế hõan binh ???
Trước đây ,khi làm đơn kiện cũng như đứng trước phiên xử tôi cũng đề cập
đến tiền đền bù thiệt hại do lấn chiếm đất – Tòa các cấp(quận và Thành
phố) đều bảo: Chưa xử làm sao biết có lấn chiếm đát hay không mà đòi đền
bù !?
Tòa phúc thẩm xử xong (đã có chứng cứ lấn chiếm) Tôi gửi đơn đến Tòa án
Quận Hải Châu để kiện đòi đền bù thiệt hại –Không nhận đơn ,trả lại đơn
kiện . Khiếu nại lên cấp trên: Bác đơn …Bó tay!
Hàng trăm lần gọi ĐT và nhắn tin cho ông Nguyễn Bá Thanh khi còn làm Bí
Thư Thành Ủy …cũng hứa !? Ngày 2/04/2012 Ông Thanh nhắn tin cho
tôi(nguyên văn): “Phải chờ Tòa án tối cao ,tôi cũng đang đôn đốc nhưng
họ còn có hàng nghìn vụ án tồn đọng” Ngày 08/05/2012 Ông Thanh cũng trả
lời tin nhắn cho tôi: “Đã có tác động rồi nhưng ở Tòa tối cao…”
Ngày 16/01/2013 Ông Thanh trả lời tin nhắn làm tôi nghi ngờ : “Có những
chuyện nhùng nhằng mà muốn giải quyết cũng không thể giải quyết ngay
được,chỉ đôn đốc thôi ,cũng may mà Đà Nẵng không có quá nhiều trường hợp
như ông .”
Ngày 20/03/2013 Ông Nguyễn Điểu GĐ Sở TN&MT nhắn tin trả lời tôi
:“Hồ sơ của ông rất phức tạp nên phải có thời gian .Ông không nên nôn
nóng như vậy”
Ngày 05/01/2013 tôi gửi đơn khiếu nại và đã 04 lần gặp ông Điểu trực
tiếp để hỏi về đơn khiếu nại: Đất có chủ quyền tại sao không được cấp
phép xây dựng nhà …Không hiểu do chỉ đạo từ đâu?! ông GĐ Sở đã ra quyết
định thu hồi cả hai giấy chủ quyền nhà đất của tôi theo LUẬT RỪNG chắc
Trích luật: “Nếu đơn tố cáo thuộc thẩm quyền và đủ điều kiện thụ lý thì
người giải quyết khiếu tố cần phải ra Quyết định thụ lý giải quyết….”
Tôi xin cam đoan những nội dung tố cáo trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu cố tình tố cáo sai
TRÂN TRỌNG KÍNH CHÀO !
Người tố cáo
Võ Đình Xứng
Bắc Kinh mua lại hơn 30% vốn các dự án của Apache tại Ai Cập
Nhà máy lọc dầu của Sinopec ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Ảnh chụp vào tháng 4/2012. (REUTERS/Stringer)
Hôm nay, 30/08/2013, Sinopec thông báo đã ký thỏa thuận với tập đoàn Mỹ
Apache để mua lại 33% vốn của các dự án tại Ai Cập, trị giá 3,1 tỷ đô
la.
Tập đoàn Trung Quốc Sinopec đánh giá đây là giai đoạn đầu tiên trong quan hệ đối tác chiến lược giữa hai doanh nghiệp nhằm cùng nhau thực hiện các dự án khai thác dầu khí.
Trong khi đó, tập đoàn Mỹ Apache cho biết, thỏa thuận mua bán nói trên sẽ được hoàn tất vào quý tư năm nay, sau khi được chính quyền Ai Cập chấp thuận.
Trong năm 2012, sản lượng của Apache tại Ai Cập đạt mức 100 000 thùng dầu thô và 10 triệu mét khối khí đốt mỗi ngày. Trong quý hai năm nay, Ai Cập chiếm 15% trong tổng sản lượng của Apache trên toàn thế giới.
Tập đoàn Mỹ cũng nhấn mạnh là các hoạt động khai thác và sản xuất của họ tập trung ở những vùng không có dân cư, ở phía tây sa mạc và không bị ảnh hưởng bởi các biến động chính trị hiện nay tại Ai Cập. Qua thông báo này, Apache chứng minh có ý định tiếp tục làm ăn tại Ai Cập.
Tuy nhiên, trong tháng Bảy vừa qua, Apache đã chuyển nhượng một phần vốn, trị giá 3,75 tỷ đô la, thuộc các dự án tại vùng Vịnh Mêhicô, cho một quỹ đầu tư. Vào lúc đó, Apache giải thích là cần phải cân bằng lại các hoạt động và tập trung vào các dự án khai thác trên đất liền ở vùng Bắc Mỹ.
Đức Tâm (RFI)
Tập đoàn Trung Quốc Sinopec đánh giá đây là giai đoạn đầu tiên trong quan hệ đối tác chiến lược giữa hai doanh nghiệp nhằm cùng nhau thực hiện các dự án khai thác dầu khí.
Trong khi đó, tập đoàn Mỹ Apache cho biết, thỏa thuận mua bán nói trên sẽ được hoàn tất vào quý tư năm nay, sau khi được chính quyền Ai Cập chấp thuận.
Trong năm 2012, sản lượng của Apache tại Ai Cập đạt mức 100 000 thùng dầu thô và 10 triệu mét khối khí đốt mỗi ngày. Trong quý hai năm nay, Ai Cập chiếm 15% trong tổng sản lượng của Apache trên toàn thế giới.
Tập đoàn Mỹ cũng nhấn mạnh là các hoạt động khai thác và sản xuất của họ tập trung ở những vùng không có dân cư, ở phía tây sa mạc và không bị ảnh hưởng bởi các biến động chính trị hiện nay tại Ai Cập. Qua thông báo này, Apache chứng minh có ý định tiếp tục làm ăn tại Ai Cập.
Tuy nhiên, trong tháng Bảy vừa qua, Apache đã chuyển nhượng một phần vốn, trị giá 3,75 tỷ đô la, thuộc các dự án tại vùng Vịnh Mêhicô, cho một quỹ đầu tư. Vào lúc đó, Apache giải thích là cần phải cân bằng lại các hoạt động và tập trung vào các dự án khai thác trên đất liền ở vùng Bắc Mỹ.
Đức Tâm (RFI)
Biển Đông là ‘vấn đề duy nhất’
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thăm Việt Nam đầu tháng Tám
Đại sứ Việt Nam ở Bắc Kinh ca ngợi quan hệ Việt – Trung và ngụ ý tranh chấp trên biển là ‘vấn đề duy nhất còn lại’.
Tối 30/8, Đại sứ Nguyễn Văn Thơ tổ chức chiêu đãi, kỷ niệm 68 năm Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam.
Tham dự có cả Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc và Việt Nam.
Phát biểu trước 500 quan khách, đại sứ Việt Nam nói “một số vấn đề do lịch sử để lại đã từng bước được giải quyết”.
Ông cho biết: “Chúng tôi luôn có niềm tin rằng, chúng ta sẽ tìm ra giải pháp thoả đáng cho vấn đề duy nhất còn lại trên cơ sở hiệp thương hữu nghị, tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng, cùng có lợi và tôn trọng luật pháp quốc tế.”
Tường thuật của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) giải thích thêm vấn đề được nhắc đến là tranh chấp Biển Đông.
Đại sứ Việt Nam cũng tiết lộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuần sau sẽ dự Hội chợ Triển lãm Trung Quốc-ASEAN ở Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây.
Nhân dịp này, ông Dũng sẽ hội đàm chính thức với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.
Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói thêm: “Bộ Ngoại giao Trung Quốc hiện đang sắp xếp chương trình cho chuyến thăm Việt Nam của nhà lãnh đạo Trung Quốc.”
Phát biểu tại bữa tiệc, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh nói “nay hai nước đã thực sự trở thành láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt và đối tác tốt”.
Theo lịch, trong hai ngày 14 và 15/9 tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, khối Asean và Trung Quốc sẽ họp về bộ Quy tác Ứng xử ở Biển Đông (COC).
Theo Tuyên bố về Quy tắc Ứng xử trên biển Đông (DOC) mà Bắc Kinh và khối Asean ký kết hồi năm 2002 thì COC nhằm giảm căng thẳng chính trị ở khu vực giàu trữ lượng tài nguyên này.
Trong cuộc họp tại Hua Hin, Thái Lan ngày 13/8-14/8, các ngoại trưởng Asean đã thống nhất sẽ thúc đẩy đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) với Trung Quốc.
(BBC)
Tối 30/8, Đại sứ Nguyễn Văn Thơ tổ chức chiêu đãi, kỷ niệm 68 năm Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam.
Tham dự có cả Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc và Việt Nam.
Phát biểu trước 500 quan khách, đại sứ Việt Nam nói “một số vấn đề do lịch sử để lại đã từng bước được giải quyết”.
Ông cho biết: “Chúng tôi luôn có niềm tin rằng, chúng ta sẽ tìm ra giải pháp thoả đáng cho vấn đề duy nhất còn lại trên cơ sở hiệp thương hữu nghị, tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng, cùng có lợi và tôn trọng luật pháp quốc tế.”
Tường thuật của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) giải thích thêm vấn đề được nhắc đến là tranh chấp Biển Đông.
Đại sứ Việt Nam cũng tiết lộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuần sau sẽ dự Hội chợ Triển lãm Trung Quốc-ASEAN ở Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây.
Nhân dịp này, ông Dũng sẽ hội đàm chính thức với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.
Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói thêm: “Bộ Ngoại giao Trung Quốc hiện đang sắp xếp chương trình cho chuyến thăm Việt Nam của nhà lãnh đạo Trung Quốc.”
Phát biểu tại bữa tiệc, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh nói “nay hai nước đã thực sự trở thành láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt và đối tác tốt”.
Theo lịch, trong hai ngày 14 và 15/9 tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, khối Asean và Trung Quốc sẽ họp về bộ Quy tác Ứng xử ở Biển Đông (COC).
Theo Tuyên bố về Quy tắc Ứng xử trên biển Đông (DOC) mà Bắc Kinh và khối Asean ký kết hồi năm 2002 thì COC nhằm giảm căng thẳng chính trị ở khu vực giàu trữ lượng tài nguyên này.
Trong cuộc họp tại Hua Hin, Thái Lan ngày 13/8-14/8, các ngoại trưởng Asean đã thống nhất sẽ thúc đẩy đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) với Trung Quốc.
(BBC)
Hữu Quả - Nỗi niềm của một nhà báo đã nghỉ hưu
Là một nhà báo đã nghỉ hưu từ lâu, lại
mang nhiều bệnh tật trong người, thường xuyên hành hạ, do hậu quả nhiều
năm là phóng viên chiến trường B (Miền Nam), nên tôi đã “gác bút”. Ngoài
lý do nêu trên, còn có một lý do, một nguyên nhân sâu kín nằm tận đáy
lòng mà tôi quyết định “gác bút”, không viết gì nữa, đó là: “viết gì?,
viết như thế nào? và viết để làm gì?”. Đây là một câu hỏi thường trực
trong đầu tôi, luôn làm tôi day dứt; và nó cũng như một tác nhân, làm
cho sức khỏe của tôi sớm suy sụp. Câu hỏi này cũng là câu trả lời với
đồng nghiệp của tôi là, “sao từ ngày nghỉ hưu đến giờ, cậu không tham
gia viết gì cả vậy?”.
Họ chân thành động viên, khích lệ tôi rằng, ngày
trước, cậu là một phóng viên xông xáo, sắc sảo và say sưa với nghề
nghiệp lắm cơ mà? Có một anh bạn nhà văn, hơn tôi gần chục tuổi; là một
người đáng kính, đã về thế giới bên kia ngót chục năm rồi. Biết tôi có
nhiều tư liệu quý, có vốn sống, có trải nghiệm, anh luôn giục tôi viết,
vì theo anh, không viết thì tiếc quá. Tôi cũng buộc phải cay đắng mà trả
lời anh rằng: “viết cái gì, viết như thế nào và viết để làm gì đây, hở
anh?” Còn đối với một số độc giả quen biết, họ vừa hỏi thăm, vừa có ý
nhắc nhở tôi; bác cố gắng viết để bênh vực bà con với, oan khuất, bất
công nhiều lắm; như những bài viết chống tiêu cực trước đây của bác, ấy
mà. Tôi chỉ im lặng nghe, để chia sẻ với họ.
Thêm chú thích |
Từ ngày tôi về nghỉ hưu, với đồng lương
hưu eo hẹp, tôi phải gồng mình để sống, với bao nhu cầu chi tiêu (nhất
là tiền thuốc để cầm cự với con bệnh); trong bối cảnh nền kinh tế đất
nước ngày càng lún sâu vào khó khăn, giá cả thị trường leo thang như con
ngựa bất kham. Nói như vậy để đồng nghiệp và độc giả thân mến của tôi
hiểu và thông cảm cho rằng, tôi rất cần có tiền lắm chứ, để duy trì cuộc
sống. Tôi không biết cày cuốc, không có sức khỏe, và chẳng có một thước
đất cắm dùi, muốn làm vườn cũng đành chịu. Chỉ có nghề nghiệp (nghề làm
báo) là khả dĩ giúp tôi kiếm tiền thôi. Công bằng mà nói, viết một bài
cho báo nào đó (tất nhiên là “báo quốc doanh” rồi), được trả vài ba trăm
ngàn đồng. Cũng tùy, có tờ báo mạnh tay chi tới một triệu đồng. Tiện
đây cũng muốn nói luôn, trong khi có trường hợp, báo đăng bài nói chuyện
của một vị quan chức cấp cao nào đó (buộc phải đăng), được trả tiền
nhuận bút hay “nhuận mồm”, đưa đến tận nơi, với phong bao 2 – 3, 5 -6
triệu đồng, với lời cám ơn rất trân trọng. Ai cũng biết rằng, không phải
do tác giả được trả nhuận bút hay “nhuận mồm” đậm – hậu viết, mà do trợ
lý, thư ký của ông ta viết.
Tôi xin phép được trở lại chuyện đồng
tiền và nghề nghiệp. Với hoàn cảnh của tôi, vài ba trăm ngàn đồng một
bài báo cũng tốt rồi, nhưng với nỗi ám ảnh của câu hỏi “viết cái gì,
viết như thế nào và viết để làm gì?”, tôi không tự lý giải, không vượt
qua được quan niệm, nên cây bút vẫn không “động”, và túi tiền thì vẫn
“teo”. Qua gần bốn mươi năm và đến nay là năm mươi năm làm nghề báo
“quốc doanh”, từ VNTTX, TTXGP, TTXVN, mà người ta gọi là “dòng thông tin
chủ lưu”; hoặc có thể nói “dòng thông tin định hướng 100%”. Có nghĩa
là, cái gì cần viết, đều được hướng dẫn tỉ mỉ, chi tiết theo kiểu áp
đặt. Viết xong lại bị kiểm duyệt chặt chẽ, ý nào hơi xa với định hướng,
thì gạch bỏ đi. Bài nào trái định hướng nhiều thì ngoài bỏ đi không
đăng, có khi còn rước họa vào thân chứ chẳng chơi. Quyền độc lập tư duy,
quyền có phong cách sáng tạo riêng, bị o ép. Đáng buồn và đau xót hơn,
báo là loại hình thông tin đại chúng, đáng lẽ phải lấy việc cung cấp
thông tin kịp thời, đúng sự thật cho đại chúng, là nghĩa vụ, là trách
nhiệm; trong khi đó, lo viết sao không trái ý “cung đình” mới được; nếu
không, thì coi chừng đấy! Đây là một thực tế, tuy mang danh nghĩa thông
tin đại chúng, nhưng nói sao, viết sao cho hợp với lỗ tai, con mắt của
ít người, là được; chứ không phải lấy việc hợp lỗ tai và con mắt nhiều
người làm trọng. Điều này đối với người làm báo, nhất là nhà báo có lòng
tự trọng, cảm thấy bị xúc phạm, bị sỉ nhục. Thế là, một sự mâu thuẫn,
một sự giằng xé tâm can, giữa kiếm tiến và lòng tự trọng. Không hiếm gì
đồng nghiệp của tôi, đã đi viết ca ngợi một chiều, tô hồng, thổi phồng
thành tích, đồng lõa với cái bệnh “thành tích chủ nghĩa” của đất nước
này, biết cần phải sửa mà không sao sửa nổi, hoặc không thực sự muốn
chữa nữa? Vì tô hồng, vì mục đích vụ lợi, mà báo vừa đăng, đài vừa đọc
xong, chủ thể của nó đã sụp đổ, hoặc ra vành móng ngựa; ví như các tập
đoàn, gọi là các quả đấm thép, là những thực tế điển hình sinh động
nhất. Còn nói “báo quốc doanh” mà bôi đen, thì quả là hơi bị hiếm rồi,
như tìm sao giữa ban ngày vậy; trừ trường hợp có thù hằn, rồi chụp mũ,
quy kết để làm hại nhau. Cứ nghĩ, làm báo mà theo kiểu: “thương nhau cau
sáu bổ ba; ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười”, là tôi không thể chịu
được. Ngày còn làm việc, tôi thường đem những chuyện như thế này nhắc
nhở các đồng nghiệp. Dư luận cho rằng, trong hoàn cảnh bị o ép như vậy,
ngày càng có nhiều nhà báo, nhiều tờ báo bộc lộ “tính bồi bút”, rất đáng
hổ thẹn. Ngoài cái “vòng kim cô” tuyên truyền theo “định hướng” của cái
“dòng thông tin chủ lưu” mà dư luận cho rằng, “báo quốc doanh” ngày
càng mất “tính đặc trưng” của nghề nghiệp. Có tờ báo đã có bản sắc
riêng, xây dựng được thương hiệu, rất đáng quý, cũng dần dần phôi pha,
mờ nhạt, là vì đâu, có đáng đau lòng không? Có trường hợp xảy ra sự kiện
quan trọng đáng thông tin nhưng bị ngăn chặn, trì hoãn, trong khi đó
buộc các báo, đặc biệt là các trang báo điện tử phải nhét vào đó những
chuyện giật gân, như chuyện đâm chém, chuyện hiếp dâm, chuyện hở hang
của đào này kép nọ, chuyện giết người man rợ, và những chuyện theo kiểu
thú vị thương mại thấp hèn khác.
Ngoài trách nhiệm chính trị xã hội ra,
hầu hết các “báo quốc doanh”, còn nhiều vi phạm trong thông tin quảng
cáo. Trước hết cần thống nhất khẳng định rằng, quảng cáo là một mảng
thông tin mà báo chí được phép và cần làm. Tuy nhiên, việc quản lý làm
như thế nào, để đừng vô tình hay hữu ý, để các báo trở thành kẻ tiếp tay
cho bọn lừa đảo, làm hại khách hàng, làm hại người tiêu dùng. Đây là
điều mà đại chúng cũng rất bức xúc, vì nó liên quan đến đời sống hàng
ngày, như hàng giả, hàng thật, hàng độc hại. Cách đây chưa lâu khi đang
bức xúc, tôi có viết hai câu lục bát: đang thời dã thú đầy đường, giăng
giăng cạm bẫy họa lường được sao?! Các “báo quốc doanh” cần khắc phục
tình trạng này, đừng để “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”, cho dân
nhờ.
Có lẽ tôi đã đi hơi xa chăng? Tôi xin
lỗi bạn đọc, trở lại nỗi niềm riêng tôi, của một nhà báo đã về hưu lâu
rồi, đối với đồng tiền và nghề nghiệp. Trong tình hình dân chủ và nhân
quyền, như hiện nay của đất nước, nói chung. Cũng như quyền tự do thông
tin báo chí, nói riêng, buộc bản thân phải đứng trước hai sự lựa chọn:
Một là, tham gia viết gửi bài cho một vài tờ “báo quốc doanh” nào đó,
theo đúng “định hướng” như nói ở trên, để kiếm tiền; nói thật trần trụi
là kẻ làm thuê không hơn, không kém. Tôi đã chứng kiến một số đồng
nghiệp của tôi, trước ngày về hưu vài tháng, họ đã bớ bít lo chạy đôn
chạy đáo, gặp lãnh đạo cơ quan, hoặc một vài báo bạn nào đó để liên hệ
việc làm phụ, kiếm thêm thu nhập, đảm bảo cuộc sống gia đình bớt khó
khăn của cái thời “gạo châu củi quế” này, tôi cảm thông với họ, không
như những kẻ có ghế, cố giữ ghế mà chịu làm bồi bút. Phải phân biệt rạch
ròi, phân minh các trường hợp này. Hai là, làm báo phải lấy đại chúng
làm trọng; đại chúng là mảnh đất nuôi các nhà báo, là độc giả, là thị
trường của nhà báo; nhà báo cần cung cấp thông tin kịp thời, đúng sự
thật cho rộng rãi nhân dân, không được tô hồng, hoặc trì hoãn, bớt xén,
bưng bít, và nếu cần thì viết bài có nội dung với tính phản biện, bảo vệ
lẽ phải, bảo vệ chân lý, bênh vực kẻ yếu, vạch mặt và lên án, phê phán
nghiêm khắc những kẻ lợi dụng quyền lực và siêu quyền lực để tham nhũng,
vơ vét, làm nhiều chuyện thất đức… Tất nhiên, cho đến nay tôi không hề
do dự, mà lựa chọn con đường thứ hai, tuy hơi muộn. Đi theo cách lựa
chọn này, rõ ràng là chịu hài lòng với cuộc sống đạm bạc; nhưng được bù
lại, có hạnh phúc là, được đại chúng tin cậy, nhân dân thương yêu, giữ
được lòng tự trọng, nói đúng sự thật, không tham gia vào trào lưu nói
dối, không phản bội, làm phụ lòng đại chúng tin cậy.
Sau gần bốn mươi năm làm báo “quốc
doanh” và hơn mười năm về nghỉ hưu phải “gác bút”, tôi tự thấy, ngoại
trừ những năm là phóng viên chiến tranh ở chiến trường; còn những năm
hòa bình xây dựng và phát triển kinh tế; bên cạnh một số trường hợp tôi
có trực tiếp tham gia vạch cái sai, cái ác; nhưng vì hoàn cảnh và lý do
cụ thể nào đó, tôi cảm thấy mình còn có lỗi với đại chúng, với độc giả
xa gần là, chưa vạch mặt được nhiều những kẻ phản bội lại sự nghiệp của
nhân dân, trở thành kẻ nội xâm, chúng có khác gì bọn việt gian phản
động. Trong nghiệp vụ, tôi tự thấy còn nói dối, nói không đúng sự thật,
nửa vời, ỡm ờ, ca ngợi một chiều, gây ảo tưởng cho nhân dân; qua nỗi
niềm tâm sự này, tôi thành thật xin lỗi bà con và mong được lượng thứ.
Tôi cũng thành thật xin lỗi, trong nỗi niềm tôi đã viết ra hôm nay, với
tâm trạng của một nhà báo đã nghỉ hưu rồi, có điều gì sơ xuất thất thố,
mong được các đồng nghiệp của tôi, kể cả các thế hệ khác nhau, lượng
thứ. Tôi cũng trân trọng và thương mến, gửi đến các nhà báo, các đồng
nghiệp có chí khí, của tôi, vì nghĩa lớn, đã dám hy sinh để bảo vệ chân
lý, đang phải chịu tù đày; hoặc bị kẻ có quyền lực trù dập bất công,
chặn cả đường mưu sinh của các bạn. Tôi hy vọng sự nghiệp báo chí nước
nhà nhất định sẽ có một ngày mai tươi sáng hơn; tự do, dân chủ và cởi mở
hơn, để phục vụ cho một xã hội dân sự ngày càng tiến bộ, công bằng, tự
do, dân chủ và văn minh hơn; để kinh tế phát triển hơn, cho nhân dân dễ
thở, đỡ khổ hơn, là điều rất bức bách và chính đáng, sau bao nhiêu năm
chịu bốn cuộc chiến tranh liên miên, chất chồng máu xương, đau thương
mất mát và hận thù./.
Người viết nỗi niềm tâm sự.
Hữu Quả
(Nguyên phóng viên biên tập qua các thời kỳ: VNTTX, TTXGP, TTXVN).
Công an điều tra chuỗi quán cafe Cộng chế Lênin toàn tập
"Quan điểm của Sở là phải được xử lý quyết liệt, vì việc làm của quán cafe Cộng còn liên quan tới cả vấn đề an ninh và chính trị"...
Liên quan đến chuỗi cafe Cộng chế khẩu
hiệu cách mạng, sách Lênin toàn tập để tạo sự tò mò nhằm thu hút khách
hàng, ngày 30/8, trả lời báo Đất Việt, ông Tô Văn Động - GĐ Sở Văn hóa
Hà Nội khẳng định:
"Sở đã nắm được thông tin và đang phối hợp với cơ quan công an (PA83) từ 10 ngày nay để kiểm tra báo cáo thành phố".
Ông Động nhấn mạnh, việc làm của quá cafe Cộng là hoàn toàn không đúng, sẽ phải xử lý nghiêm khắc. Tuy nhiên, xử lý thế nào thì phải do cơ quan công an quyết định.
Một hình ảnh chế lãnh tụ trong quán cafe của ca sĩ Linh Dung |
Ông Động cho biết, quán cafe Cộng ở
Trung Hòa chỉ là một trong những quán nằm trong cả một chuỗi của cafe
Cộng. Trước đó, cơ quan này cũng đã phát hiện một quán ở Triệu Việt
Vương.
"Quan điểm của Sở là phải được xử lý
quyết liệt, vì vấn đề này còn liên quan tới cả vấn đề an ninh và chính
trị nên phải báo cáo kiến nghị thành phố xử lý", ông Động cho hay.
Ngày 29/8, báo Đất Việt đưa tin về
hình ảnh tại quán cafe Cộng (Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) gây phản cảm
khi chế khẩu hiệu cách mạng, sách Lênin toàn tập để buôn bán.
Cụ thể, chủ quán đã chế biển hiệu đè
lên lá cờ và sao vàng. Bên trong quán, hình cờ và nhiều câu nổi tiếng
của các vị lãnh tụ còn bị chế thành những câu hài hước.
Không những thế, những hình ảnh biểu
trưng cho một thời hoa lửa cũng được treo lên tường với lời chú thích tự
chế để làm vật trang trí bán hàng.
Chủ quán còn chế sách Lênin toàn tập thành bảng danh mục sản phẩm của quán khiến cho nhiều người cảm thấy mất đi sự tôn trọng.
Vào các buổi tối, quán cafe Cộng tổ chức những tiết mục ca nhạc với đài loa được bật hết cỡ gây ra sự ồn ào xung quanh khu vực.
Được biết, quán cafe Cộng do nữ ca sĩ
Linh Dung - người từng nổi tiếng với bài hát "Vì một thế giới ngày mai"
trong kỳ đại hội Sea Games 22 làm người đại diện.Ảnh: Quán cafe Cộng chế khẩu hiệu cách mạng, Lênin toàn tập |
(Đất Việt)
Phan An - Còn đợi gì mà không thanh trừng?
Những bài tôi viết gần đây, các bạn kêu buồn. Ờ tôi cũng thấy nó
buồn. Và cứ càng thấy nó buồn buồn thì tôi lại càng lo lo: Biết đâu cứ
viết lừ đừ thế này, về sau cái kiểu nó lại ám vào người, không khéo lại
thành một vị lãng mạn đại nhân mang nét buồn thời đại, nhìn theo gió hiu
hiu cười không ít thì nhiều, theo kiểu Nhất Linh và các thứ sến rện vô
bổ ngày trước. Mà tôi thì không muốn làm lãng mạn đại nhân – vốn dĩ
trước nay tôi chỉ thích viết kiểu tào lao xịt bợp, đâm chỗ này chém chỗ
nọ mà thôi, bất kể các bạn cứ lao nhao rằng anh không thay đổi lối viết ư
đừng lì lợm quá như thế, đến to béo như Aziz Nesin mà cũng biết thức
thời ngày xưa viết châm biếm ngày sau đổi sang viết đả kích nữa là thứ
như anh vân vân và vân vân.
Thế nhưng hôm nay thì tôi hết lo. Vâng tôi hết lo. Vì tôi đã vững tin (xác tín, theo kiểu các bạn dốt nát có vốn từ ngữ hoa lá hẹ hay dùng, cùng với những từ khác như tự do, xa ngái, hoang hoải, khải huyền các loại) rằng may mắn quá, tôi viết mấy thứ buồn buồn như thế chẳng qua vì thế sự xung quanh tôi tự nhiên nó vu vơ nó buồn mà thôi, chứ một khi nó đổi sang nó vui, thì tôi lại viết vui được ngay, uyển chuyển chính là như vậy.
Nhưng bởi vì rất có thể không phải tất cả chúng ta ở đây đều có kiến thức sơ đẳng về anh Nin, tôi xin mạn phép kể lể dài dòng văn tự ra một ít, xong rồi các bạn có thể vỗ tay khen tôi kiến thức sâu rộng. Anh Nin thì nay đã chết rồi, xác ảnh được xức dầu thơm và quàng trên quảng trường Đỏ cho bà con đi ngang qua có rảnh thì vào xem, nhưng hồi còn sống thì ảnh lẫy lừng một cõi chính và nhiều cõi phụ khác, người ta còn có một định luật vật lí rằng đồng chí Nin không bao giờ sai, và tất cả những nhà khoa học thiên thể cố gắng chứng minh định luật ấy sai sau rốt đều phải vừa khóc vừa nói rằng là em sai em sai, định luật không sai, đồng chí Nin không sai, xin đừng bắn. Theo như sách sử do những người viết sử ghi lại thì chú Nin hồi nhỏ học thôi rồi, ba năm không nhìn ra vườn, bạn đem súng bắn chim tới cũng bảo không không nhà tao làm gì có vườn mà bắn, để yên tao học cơ, kệ súng mày, kệ chim mày luôn. Nhờ học siêng như thanh niên nghiêm túc như thế mà lớn lên anh Nin trở thành lãnh tụ của giai cấp công nhân, được coi là học trò vĩ đại nhất của Các Mác, đồng thời cũng là thầy của một số anh khác, rồi đến lượt các anh này lại cũng giành giật nhau xem ai là học trò vĩ đại nhất của thầy Nin. Anh Nin lãnh đạo cuộc cách mạng vô sản ở Nga đi đến thắng lợi cuối cùng, đảo ngược hoàn toàn cục diện người bóc lột người một cách hết sức vẻ vang. Tượng anh được đặt ở khắp nơi nơi, ở Nga có hằng hà sa số đã đành, lại trùng trùng mông mông ở Trung Quốc và Cuba, và thấy rõ nhất là ở Bắc Triều Tiên vào ban ngày. Ở ta cũng có tượng anh to đùng ở vườn hoa, người ta gọi nhầm là cụ Lý cụ Lê, anh đút tay vào túi, tay kia chỉ ra xa, mắt anh nhìn thẳng, rất cương nghị, không hề chớp, mặc kệ bọn dân ngu khu đen vứt rác và tiêm xì ke tùm lum xung quanh. Thế và ngoài vườn hoa ra thì tượng anh cũng hay được đặt trong những phòng họp, ở đó anh không có tay, anh chỉ thúc thủ mà nhìn thôi, trong lúc những bọn không phải dân ngu khu đen thì ngủ khò khò dưới ánh nhìn của anh. Trong sách giáo khoa người ta cũng viết về anh luôn luôn, giống như người ta sợ chểnh ra một phát là cả thế giới quên anh tút xuỵt, đơn cử như chuyện bắn chim tôi vừa kể phía trên, hoặc bài thơ “Ông Lê-nin ở nước Nga / Đầu ông bị hói rất là Việt Nam” mà ai trong số chúng ta cũng phải thuộc lòng nếu không muốn ở lại lớp, hoặc lại một bài về chú bé Kô-li-a bị lạm dụng sức lao động “Tuổi mười hai đuổi bướm bắt chim / Em ở đây bên bác Lê-nin / Người làm việc. Cần em canh gác.” Tất nhiên khi đã vào thơ ca thì câu chuyện có sai lệch ít nhiều, nhất là khi lại là thơ của nhà thơ Tố Hữu – người mà nếu giữ nguyên tên họ là Nguyễn Trung Thành chứ không chọn bút danh thì hẳn nhà thơ có đôi chút liên quan là Nguyễn Du phải hộc máu chết mấy lần vì sỉ nhục – nhưng đã đến mức độ như thế thì thiết nghĩ chúng ta đều phải nhất trí rằng anh Nin là một người vĩ đại, luận cương của anh làm cho mọi người đều khóc một mình trong phòng cũng như phin Hàn Quốc, những lời anh nói ra đều đáng được coi như sấm truyền, kể cả cái câu “Hỏng bét rồi!” mà bọn thối mồm vẫn đồn là lời anh dặn lúc lâm chung. Những chuyện sau này người ta kéo tượng anh cùng với các bạn đồng chí của anh đổ chỏng gọng, rồi những cái hình chim ỉa lên đầu anh, con nít ngồi lên bụng anh các kiểu trên khắp các nước Đông Âu, tôi ngờ rằng đều là giả trá mà thôi – nếu tinh ý và tỉnh táo thì các bạn sẽ nhận thấy rằng anh em Thomas Knoll và John Knoll tung ra bản Photoshop đầu tiên cho máy Mac vào năm 1990, rồi đúng một năm sau thì chủ nghĩa xã hội Liên Xô sụp đổ và những bức hình ấy bắt đầu được lan truyền, thời chắc chắn phải có gì huyền bí đằng sau chứ không thể nào mà lại trùng hợp nhiệm mầu như thế được.
Như thế, chúng ta đều hiểu rằng ảnh hưởng của Lê-nin lên đất nước quằn quại hình chữ S này rõ ràng là vô thiên lủng. Tất nhiên vô thiên lủng là một từ chỉ dùng cho những thứ đếm được, nhưng vì sự vĩ đại của anh Nin mà tôi cứ gán thẳng cho anh, ai muốn kiện gì cứ tìm gặp anh Nin mà kiện, vì người ta vẫn bảo rằng anh Nin vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta. Con đường mà anh đã chọn, chúng ta vẫn cứ đi kiên trì cho đến ngày nay, chúng ta xây cầu vượt ở đây và sập hầm ở kia, chúng ta nhai cục sắt ở đây và nuốt cục xi măng ở kia, chúng ta xin tiền Nhật Bản ở đây và bị Thụy Điển dừng trợ cấp ở kia, tất cả đều kiên định dưới ngón trỏ của anh và ngón giữa của nhiều vị khác. Cuộc chiến khốc liệt nhất trong lịch sử dân tộc ta, chúng ta không đánh người ngoài, chúng ta đánh nhau bươu đầu mẻ trán, có một phần lớn là nhờ công sức của anh. Khi chúng ta cần cải cách một ít về ruộng đất, cần đánh tư sản và tư bản, người đầu tiên chúng ta giết lại là bà mẹ đã dành tiền dành vàng cho chúng ta ăn, rồi hàng nghìn hàng vạn người chung giống nòi tiếp theo bị đấu tố, lăng mạ, chửi bới, véo, cấu, tát, bớp, bóp, đớp, đạp, bắn, chôn sống, việc ấy cũng có dấu ấn của anh Nin. Như vậy để thấy anh Nin có uy tín cao đến như thế nào, anh là người Nga thôi, anh lại còn hói nữa, mà người Việt chúng ta chém nhau bằm nhau hiếp nhau giết nhau vì anh, chúng ta tôn thờ anh, chúng ta đội anh lên đầu cùng với các bạn bè anh em của anh là Xít Ta Lin và Mao Trạch Đông, bất kể các anh có mặc xịp hay không mặc xịp và đánh rắm hay không đánh rắm.
Cho nên, vốn là người yêu quý anh Nin và một hướng về anh, sự suy đồi về đạo đức, uống nước đái nguồn, ăn quả đái kẻ trồng cây của ta những năm gần đây thật sự làm tôi hết sức buồn lòng. Những người còn chút lương tri hãy nghĩ mà xem, chúng ta được như ngày hôm nay là vì ai của ai và do ai? Nhờ ai mà trên khắp đất nước hiện nay mảnh bom nhiều khôn kể xiết, nội tiền cưa bom bán phế liệu hằng năm cũng không dưới cả trăm triệu đồng? Nhờ ai mà con trẻ của chúng ta sinh ra, chưa biết yêu cha yêu mẹ đã biết yêu người Nga người Tầu, và lớn lên chút nữa thì bám mông Tây bám đít Tầu, đi đánh đĩ bốn phương tám hướng, mang lại nguồn thu nhập tuyệt đối ổn định cho đất nước càng ngày càng vững bước? Nhờ ai mà – một chuyện nhỏ nhặt thế này thôi – nắp cống có hình vuông, khiến cho bọn kẻ trộm muốn lăn đi cũng đành bất lực, cho dù mỗi Hai tháng Chín chúng nó lại xồ ra tính theo đơn vị là hàng vạn? Tôi có thể hỏi cả trăm câu hỏi tu từ như thế, để các bậc tri thức cùng suy ngẫm. Ông cha ta đã dặn rằng, qua sông thì đừng đấm bòi vào sóng. Thế mà cái bọn vô học trong xã hội ta, sông thì chưa qua nổi, mới chỉ đang là quá độ mà thôi, đã vội nảy nòi những thói vong ân. Chúng nó chế tác ra những thứ thơ vè quái đản để cười nhạo lãnh tụ, ví như:
Bác Hồ nói với Lê-nin
“Nước Nga đã có Pút Tin tự hào”
Bác Hồ nói với Bác Mao
“Trung Quốc nó chọn Cẩm Đào là khôn…”
Hoặc:
Lê-nin cương luận thật dài
Bác đọc Bác hiểu một vài ý chung
Hoặc:
Lê-nin ra đến Cửa Lò
Xong rồi bác hỏi “Mình bo thế nào?”
Như thế còn chưa hả, giờ lại có một bọn buôn bán cà phê trên thân xác và tâm hồn Lê-nin. Nghe bảo vì cái sự dốt nát rất vô lí trong thời buổi ngành giáo dục phát triển vàng son này, chúng nó đã chế biến câu nói oanh liệt “Học học nữa học mãi” thành “Cộng cộng nữa cộng mãi” treo giữa quán, trong khi ngay từ nhỏ chúng ta đều biết rằng phải chế thành “Học học nữa hộc máu” mới là đúng. Chúng nó lại vẽ Lê-nin đứng chàng hảng tay cầm li cà phê mắt phê như con dê. Đứng trên Lê-nin mà nói, việc này là một sự báng bổ Lê-nin. Thế còn đứng trên cà phê mà nói thì việc Lê-nin uống cà phê lại là một sự báng bổ cà phê, tại vì không có sử liệu gì chứng tỏ Lê-nin hay các đồng chí Nga biết uống cà phê, ngoài cái truyện cười Xô Viết “Anh mua cà phê ư? Hãy qua cửa hàng bên kia đường, bên đó mới không có cà phê, ở đây thì không có lúa mạch.” Cái thực đơn, thay vì in trên giấy bóng đàng hoàng cho giống những con người đàng hoàng, thì bọn vô học lại in trên sách Lê-nin toàn tập như những bọn vô học. Chúng nó lại đem dán lên tường dẹp lép những Các Mác, người đã làm xao xuyến bao thế hệ với câu nói “Vô sản toàn thế giới hãy tha thứ cho tôi,” Stalin, cái tên thân thương mà bao trẻ em mồ côi Ba Lan vẫn thuộc nằm lòng từ thuở còn đái dầm trong nôi, và cả Mao Trạch Đông, người đã giúp khoảng hai mươi triệu nhân dân Trung Hoa nhảy vọt một cái lên đến tận thiên đàng trong niềm hân hoan tột đỉnh.
Thưa các bạn, cái sự ăn cháo đái bát nó còn đến thế nào được nữa? Bọn Việt Nam này là bọn Việt Nam nào mà dám xúc phạm đến những người Nga vĩ đại này, người Đức vĩ đại này, và người Trung Hoa vĩ đại này? Hãy thanh trừng chúng nó đi, theo đúng như kế hoạch, để một lần nữa chúng nó nhớ cho đến chết rằng đừng có mà đùa với các vị lãnh tụ nước ngoài của chúng ta, rằng trong quá khứ chúng ta đã từng giết mãi bàn tay không phút nghỉ để thờ Mao chủ tịch và Xít Ta Lin bất diệt, chẳng có lí do gì ngày hôm nay, với võ khí hiện đại hơn và lòng nhiệt thành sôi nổi hơn, chúng ta lại tha thứ cho cái bọn ngu dốt bỉ lậu. Hãy vì Lê-nin mà lôi chúng nó ra ngã tư, hãy vì Mao Trạch Đông mà trói chúng nó vào cột điện, hãy vì Xít Ta Lin mà hô hào người ta nhổ nước bọt vào chúng nó, hãy vì Che Guaevara mà bắt con cái chúng nó kể tội chúng nó, rồi cuối cùng hãy vì Các Mác, người thầy vĩ đại của tất cả các thể loại công nông binh vĩ đại, mà đào hố chôn sống chúng nó ngay tại chỗ, để bây giờ và mãi mãi ngàn sau dân tộc ta đái ra quần mỗi khi nghe hai tiếng đồng bào.
Phan An
Bản tin tiếng Anh
- Economic slowdown, railways hold back airlines (Washington Post) - Slower economic growth and competition from high-speed railways were a drag on the first-half performance of domestic airlines.
- Solar panel maker hits milestone (Washington Post) - Yingli Green Energy Holding Co Ltd said that its wholly owned subsidiary, Yingli Green Energy Americas, has achieved the milestone of more than 1 gigawatt of PV modules delivered to over 30,000 projects across the American continents and the Caribbean.
- Vineyards pour billions into chateaus (Washington Post) - Leading Chinese vineyards are constructing chateaus at a furious pace as they strive to catch up with world-famous premium wineries whose products are pouring into the nation, sparking concerns of a boom that may go bust.
- China set to overtake US in e-commerce (Washington Post) - China is poised to surpass the United States to become the world's largest e-commerce market this year, according to consultancy Bain & Co.
- Firms 'must foster' jobs abroad (Washington Post) - Besides cheap goods and bridges it has taken to foreign nations, China should focus on creating jobs in regions, a former government official said. Investing abroad not easy: Experts
- Nation's 'Silicon Valley' to invest in Guiyang (Washington Post) - The southwestern city of Guiyang is attracting at least 43.7 billion yuan ($7.14 billion) in investment from Zhongguancun, China's "Silicon Valley", according to the mayor of Guiyang.
- Real estate top wealth creator in S China (Washington Post) - Despite China's tightening policies in the property market, the real estate sector still generates the largest number of billionaires in southern China.
- Industrial sector's profit picture brightens (Washington Post) - Industrial companies' net income jumped 11.6 percent year-on-year in July, almost double the pace of 6.3 percent in June, adding further evidence of economic stabilization in China.
- Approval of Shanghai zone lifts equities (Washington Post) - Chinese investors' "fever" for Shanghai free trade zone concept stocks helped push mainland share markets higher on Monday.
- Caught in the Web of rumor and innuendo (Washington Post) - A series of arrests of high-profile micro-bloggers has sounded warnings bells for China's Internet commentators.
- A million little pieces (Washington Post) - Somewhere in America, a woman is cutting swathes of fabric to stitch together to tell the story of the career of a retiring military officer
- New 7-D cinema steals the thunder in Shanghai (Washington Post) - According to its creators at least, witness the arrival of 7-D cinema - complete with handheld guns, machine-created bubbles, and a few early glitches.
- Foreigners given opportunities to shine (Washington Post) - Developing the full range of talent among foreign students, especially in the arts and entertainment, is a task that many educators are taking on.
- Fair brings Hami melons to Beijing (Washington Post) - Beijing residents are expected to taste more fresh melons from the Xinjiang Uygur autonomous region.
- Rubber duck to float in Beijing (Washington Post) - After touring 13 cities in 10 countries, a giant rubber duck designed by Dutch artist Florentijn Hofman will be in Beijing from September to October, floating first at Beijing Garden Expo Park and then at the Summer Palace.
- Singers' son pleads not guilty (Washington Post) - The teenage son of two well-known military singers pleaded not guilty to gang rape on Wednesday. Reporter's log: Rape case lawyers overstep the mark
Army singer's son gang rape trial begins
- Cancer patient delivers healthy baby (Washington Post) - A woman with cervical cancer gave birth to a healthy baby girl thanks to a successful high-risk surgery when she was 18 weeks pregnant, carried out in Shanghai.
- Old fashion vs new with Gatsby and Tiny Times (Washington Post) - Shortly before the Gatsby premiere in China, a local film franchise of Tiny Times has stirred a heated discussion on its costumes.
- 'Don't flaunt ASEAN banner' on the S. China Sea issue (Washington Post) - Chinese FM said China opposes certain ASEAN member nations "trying to tout their own stand as that of the regional organization" on the South China Sea issue.
- Xi urges military to expand training (Washington Post) - President Xi Jinping urged the nation's military to make greater efforts in training troops and in safeguarding national sovereignty, security and development.
- Chang calls for closer ties with ASEAN members (Washington Post) - China's defense minister called for closer China-ASEAN security cooperation on Thursday, saying maritime disputes between China and some Association of Southeast Asian Nations member states "should not, and will not undermine" the overall relationship.
- Court sentences 56 for telecom scam (Washington Post) - Fifty-six people were sentenced at Xiamen Intermediate People's Court on Thursday for their involvement in a large transnational telecom scam.
- China, US officials discuss defense ties (Washington Post) - The defense chiefs of China and the United States had their second meeting within 10 days, a gesture observers said shows a growing momentum of frank interaction.Joint sea drill shows improved relations
- Trial of Bo Xilai: Evidence, charges and defense (Washington Post) - The trial of Bo Xilai, charged with bribery, embezzlement and abuse of power, concluded on Monday at Jinan Intermediate People's Court, after hearings from Aug 22 to Aug 26.
- China joins global effort to combat tax evasion (Washington Post) - China joined an international effort to fight tax avoidance and evasion by signing a multilateral tax agreement to share tax and financial information.
- Chinese negotiator in DPRK (Washington Post) - A top Chinese negotiator arrived in Pyongyang to restarting the long-stalled Six-Party Talks and further improving the situation on the Korean penisula.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét