Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 2 tháng 9, 2013

Tin ngày 03/9/2013: Đảng Cộng sản: võ sỹ không đối thủ?

  • WTO/OMC : Từ tự do mậu dịch đến sen đầm thương mại (RFI) - Kể từ đầu tháng 09/2013, Tổ chức Thương mại Thế giới WTO/OMC thay đổi lãnh đạo. Tổng giám đốc người Pháp, Pascal Lamy nhường chiếc ghế lại cho tân lãnh đạo người Brazil, Roberto Azevedo. Nhà ngoại giao 55 tuổi này sẽ phải gánh vác trọng trách thúc đẩy trở lại vòng đàm phán thương mại đa phương Doha, khởi sự cách đây hơn 10 năm, nhưng vẫn bế tắc trong bối cảnh OMC, từ một định chế phát huy tự do mậu dịch, đang càng lúc càng trở thành cơ chế cảnh sát - hay sen đầm - của nền thương mại toàn cầu.
  • Syria : Hollande sụp bẫy Obama (RFI) - Không hẹn mà nên, trong khi nhật báo cánh tả Libération chạy tựa << Syria : Obama gài bẫy Hollande >>, thì tờ báo cánh hữu Le Figaro cũng cho rằng << Syria : Hollande bị sụp bẫy >>. Trên trang nhất, nhật báo kinh tế Les Echos cũng đánh giá << Mùa khai giảng của ông Hollande bị hỏng bởi cuộc khủng hoảng Syria >>.
  • Damas kêu gọi Liên Hiệp Quốc 'ngăn chận tấn công' (RFI) - Hãng thông tấn nhà nước Sana vào hôm nay, 02/09/2013 cho biết là chính phủ Syria đã yêu cầu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon << nỗ lực ngăn chận đừng để xảy ra một cuộc tấn công nào chống Syria >>. Đây là phản ứng đầu tiên của Damas từ khi tổng thống Mỹ thông báo xin ý kiến của quốc hội Hoa Kỳ.
  • Syria : Chính quyền Obama nỗ lực thuyết phục Quốc hội (RFI) - Chính quyền tổng thống Mỹ Barack Obama đang ráo riết vận động Quốc hội Mỹ bỏ phiếu thông qua chiến dịch oanh kích Syria để trừng phạt tổng thống Bachar al-Assad về việc sử dụng vũ khí hóa học sát hại thường dân. Theo một quan chức cao cấp của Nhà trắng, trong hai ngày 02-03/09/2013, Tổng thống Obama, Phó Tổng thống Joe Biden, cùng với chánh văn phòng Nhà trắng sẽ đích thân gọi điện thoại cho các nghị sĩ Hạ viện và Thượng viện.
  • Bắc Kinh vẫn quan ngại trước khả năng Mỹ đơn phương đánh Syria (RFI) - Hoa Kỳ đã cung cấp cho Trung Quốc bằng chứng Syria sử dụng vũ khí hóa học. Nhưng Bắc Kinh cảnh báo là quốc tế phải đợi báo cáo của các thanh tra viên Liên Hiệp Quốc. Báo chí chính thức Trung Quốc phản đối mạnh mẽ mọi khả năng can thiệp quân sự vào Syria.
  • Vũ khí hóa học tại Syria : Tình báo Pháp đưa ra các bằng chứng (RFI) - Sau khi Hoa Kỳ giải mật và công bố các bằng chứng về việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria, đến lượt tình báo Pháp cho giải mật các bằng chứng thu thập được. Tài liệu này sẽ được Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault trao cho các lãnh đạo Quốc hội Pháp, trong cuộc gặp ngày hôm nay, 02/09/2013.
  • Quốc khánh (VOA) - Với bài thơ 'Quốc khánh', theo tôi, Lê Văn Tài không phải chỉ muốn bày tỏ thái độ của anh đối với một ngày lễ
  • Từ Athens đến Rome (VOA) - Có một điều tôi hối tiếc đã không làm được là dành nhiều thời gian hơn cho những nơi mình vừa ghé qua
  • Dân Mỹ nghỉ lễ Lao Động (VOA) - Đây là ngày lễ tuyên dương những đóng góp của các công nhân Mỹ đồng thời cũng đánh dấu không chính thức sự kết thúc mùa hè
  • 'Có bằng chứng là Syria sử dụng sarin' (BBC) - Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói Washington có bằng chứng rằng chất độc sarin đã được sử dụng trong đợt tấn công gây chết người ở ngoại ô Damascus.
  • Venezuela thừa nhận kinh tế khó khăn (BBC) - Bộ trưởng Tài chính Venezuela thừa nhận kinh tế nước này có ‘vấn đề’ với lạm phát cao, tăng trưởng trì trệ và thiếu hụt sản phẩm.
  • Blogger Anh Ba Sài Gòn ra tù sớm (BBC) - Ông Phan Thanh Hải, tức blogger Anh Ba Sài Gòn, được thả sớm hơn thời hạn một tháng rưỡi, do có ‘kết quả cải tạo tốt’.
  • Nga thử tàu ngầm thứ ba cho VN (BBC) - Xưởng đóng tàu Admiralty của Nga vừa hạ thủy, chuẩn bị thử nghiệm chiếc tàu ngầm lớp Kilo thứ ba cho Việt Nam, theo hãng Interfax.
  • VN ngày càng siết chặt internet? (BBC) - Nghị định mới có hiệu lực khiến giới quan sát đặt câu hỏi, liệu chính quyền có thể vươn tay kiểm soát hàng triệu người dùng mạng?
  • Canh bạc của Obama ở Syria (BBC) - Tổng thống Mỹ đứng trước lựa chọn khó khi muốn Quốc hội cho phép tấn công Damascus, trong lúc LHQ và Anh chưa sẵn sàng tham chiến.
  • Việt - Trung nhất trí kiểm soát tình hình Biển Đông (BaoMoi) - Chiều 2/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường nhất trí cho rằng, hai nước cần cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định tại Biển Đông, kiểm soát tốt tình hình trên biển, giải quyết thỏa đáng mọi vấn đề thông qua đàm phán hòa bình.
  • Đột phá nuôi tôm (BaoMoi) - Anh Đinh Vũ Hải (39 tuổi), ngụ ấp Biển Đông B, xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu được nhiều người biết đến bởi sự sáng tạo ngoạn mục, đột phá của anh với mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính.
  • Điểm yếu lịch sử của ‘đường lưỡi bò’ trên Biển Đông (BaoMoi) - Trong khi các bằng chứng pháp lý về cái gọi là “chủ quyền” của Trung Quốc trên Biển Đông đều phi lý và gây nhức nhối trong cộng đồng khoa học quốc tế thì các bằng chứng lịch sử, nếu có, cũng kém thuyết phục, Giáo sư Mohan Malik thuộc Trung tâm châu Á – Thái Bình Dương về Nghiên cứu An ninh Honolulu bình luận trên tờ Diplomat ngày 30/8.
  • Gỡ bỏ bản đồ ghi sai chủ quyền Hoàng Sa (BaoMoi) - TT - Nhận được góp ý của một học viên về việc tấm bản đồ treo tại phòng thảo luận ghi sai chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, lãnh đạo Trường đại học Chỉ huy - tham mưu New Zealand đã quyết định gỡ ngay tấm bản đồ xuống.
  • Trung Quốc phát triển sức mạnh QS chiếm thế thượng phong cường quốc (BaoMoi) - (GDVN) - Xu hướng hoạt động sản xuất vũ khí hiện nay của Trung Quốc sẽ cho phép quân đội nước này tiến hành một loạt các hoạt động ở châu Á vượt ra ngoài khu vực Đài Loan và chắc chắn sẽ bao gồm Biển Đông, Tây Thái Bình Dương và thậm chí cả Ấn Độ Dương.
  • VĐV Việt Nam đoạt giải nhất (BaoMoi) - (SGGP).- Sáng 1-9, cuộc thi Marathon quốc tế Đà Nẵng 2013 đã khai mạc tại Công viên Biển Đông (đường Hoàng Sa, Sơn Trà) với sự góp mặt của gần 3.400 VĐV đến từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ.
  • Nghề cổ ở làng biển (BaoMoi) - Làng biển Thanh Bình (Quảng Xuân, Quảng Trạch, Quảng Bình) hiện vẫn còn ẩn trong đó những kỹ năng khai thác thủy hải sản thô sơ nhất. Họ dùng lá tre làm mồi nhử cá một cách cổ xưa. Lạ hơn nữa, ngư dân ở đây từng làm diều để bắt cá mấy trăm năm có lẻ, mồi câu mực của họ là lông cò, lông vịt, lông chim... Chúng tôi tìm về làng biển này để tận nghe, tận thấy một trong những độc chiêu sinh tồn hiếm có bên bờ biển Đông.
  • “Chủ quyền lịch sử”: Điểm yếu của Trung Quốc về Biển Đông (BaoMoi) - (Tin Nóng) Giáo sư Mohan Malik của Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á – Thái Bình Dương (Honolulu, Mỹ) vừa viết trên tạp chí The Diplomat (Mỹ) ngày 30.8 phân tích rằng Trung Quốc không có “chủ quyền lịch sử” trên Biển Đông. Tin Nóng xin giới thiệu bạn đọc bài viết này.
  • Nhìn lại DOC: Từ mong manh tới mịt mùng (BaoMoi) - Tuy đã ký kết DOC từ năm 2002 với ASEAN và cả khi thống nhất thực hiện vào 8 năm sau đó có thể làm những căng thẳng trên Biển Đông tưởng như dịu xuống. Nhưng thực chất các biến cố nhỏ lẻ, nếu thống kê lại, cho thấy một hiện trạng khó lường từ ngoài biển cho đến bên trong nội bộ ASEAN, khiến các nỗ lực đưa COC vào bàn nghị sự vấp phải nhiều cản trở.
  • Vì sao Nhật Bản giúp Philippines tăng cường sức mạnh hải quân? (BaoMoi) - Theo thỏa thuận hải quân song phương, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 27/7 đã đề xuất cung cấp cho Philippines 10 tàu tuần tiễu bảo vệ bờ biển. Giới quan sát bình luận, đây cũng là một thông điệp gửi tới đối thủ tiềm tàng Trung Quốc rằng Nhật Bản là một đồng minh của Hoa Kỳ và là đối tác tiềm năng của ASEAN.
  • GDP năm nay có thể đạt 5,3% (BaoMoi) - Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tăng trưởng kinh tế quý III/2013 có thể đạt 5,46%, cao hơn cùng kỳ năm trước. GDP cả năm có thể sẽ đạt khoảng 5,3%, mặc dù thấp hơn kế hoạch đặt ra nhưng cũng cải thiện đáng kể so với tốc độ tăng của năm ngoái.

Đảng Cộng sản: võ sỹ không đối thủ?

Hiện nay có phải Đảng Cộng sản Việt Nam không có đối thủ chính trị?
Nếu Việt Nam có một nhà nước với thiện chí đáp ứng mục tiêu xã hội công bằng, có các lãnh đạo do nhân dân bầu ra một cách trung thực thì câu hỏi này có lẽ đã không cần thiết phải đặt ra.
Nhưng thực tế tình trạng hiện tại của Việt Nam không phải là như vậy và đây là một số điểm về thực tế của vấn đề.
Có tù nhân chính trị là có đối thủ chính trị.
Hiện nay, công luận cũng đã thấy nhiều đối thủ chính trị ngay cả trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN).

Sóng ngầm

Chế độ nào tham nhũng, lãnh đạo yếu kém và tình trạng xã hội bất công chồng chất thì luôn có nhiều đối thủ chính trị. ĐCSVN càng ngày càng có nhiều đối thủ chính trị là lẽ tự nhiên.
Hậu quả của chế độ cầm quyền không thực hiện bầu cử tự do và công bằng thường là như vậy.
Nếu chế độ cầm quyền hợp thức qua bầu cử trung thực thì tình trạng “tức nước vỡ bờ” đang cận kề đó sẽ không xảy ra.
Đối thủ chính trị của ĐCSVN hiện nay không hẳn là một cá nhân hay một đoàn thể, mà là các lực lượng yêu nước ở trong và ngoài ĐCSVN. Có thể nói lực lượng đó là thành phần đa số trong xã hội ngày nay.
Đảng Cộng sản chiếm giữ độc quyền chính trị, toàn trị, tưởng như vậy sẽ đè bẹp tiếng nói đối lập, triệt hạ các đối thủ chính trị nhưng hậu quả lại trái ngược – ngày càng tạo ra nhiều đối thủ hơn.
Giống như những cơn sóng ngầm, toàn bộ các lực lượng chính trị đối lập trong chế độ toàn trị ít khi lộ diện và ít khi được nhìn thấy.
Nhưng khi các đối lập chính trị công khai thì lúc đó không còn là sóng ngầm nữa mà là sóng thần.
Tình trạng lãnh đạo như thời thực dân nếu không dừng lại thì khi nào sóng thần ập tới chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã áp đặt cả hiến pháp, khống chế không cho nhân dân thành lập đảng, triệt hạ và giam cầm thành viên của các chính đảng thì đặt vấn đề “hiện nay có phải ĐCSVN không có đối thủ chính trị” có ý gì?
Luận điệu “Đảng Cộng sản không có đối thủ” không có gì mới.
Luận điệu này không khác lên võ đài mà bịt miệng, trói tay đối phương rồi tự tuyên bố mình là vô địch. Thi đấu như vậy thì có ai là đối thủ?
Nhưng thực tế xã hội thì không đơn giản như vậy.

Xu thế xã hội

Hiển nhiên, khi chiếm giữ độc quyền nhà nước, các lãnh đạo cộng sản không có đối thủ “tạo ra quốc nạn tham nhũng” và cũng không có đối thủ về những hành động sai phạm hại dân.
Nếu nhà nước có pháp luật chuẩn mực, các lãnh đạo cộng sản tuân thủ và nhận lãnh trách nhiệm chỉ về quốc nạn tham nhũng thì Đảng Cộng sản đã tan biến từ lâu chứ đừng nói đến uy tín chính trị hay đối thủ chính trị.
Còn xét về mặt lập luận chính trị, tinh thần dân tộc, tư tưởng tiến bộ, hiểu biết về nhân bản... thì các lãnh đạo cộng sản chưa hẳn có thể so sánh với nhiều đảng viên của mình, chưa nói đến các thành phần trí thức trong và ngoài nước hiện nay.
Thời Pháp thuộc, người Pháp có xem ai là đối thủ chính trị ở Việt Nam. Trong một thời gian khá dài, những người hoạt động chống thực dân Pháp đều bị xem là phạm pháp, bộ máy cầm quyền của thực dân luôn sẵn sàng trấn áp giam cầm các hoạt động yêu nước của người Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam khi đó cũng phải thành lập ở nước ngoài. Nhưng thực dân cuối cùng đã bị đánh bại, lúc đó đối thủ của thực dân không chỉ là các chính giới mà chính là toàn thể người Việt Nam yêu nước.
Ở Đông Âu và Liên Xô trước đây cũng có nước nào xem ai là đối thủ chính trị. Nhưng tất cả các chế độ cộng sản đều đã bị sụp đổ hàng loạt chỉ trong một thời gian ngắn.
Đến nay, các đảng cộng sản vẫn không bị cấm hoạt động nhưng cũng đã phân liệt và suy tàn không thể gượng lại được.
Điều đó chứng tỏ các đảng cộng sản có nhiều món nợ không nhỏ đối với nhân dân và có không ít đối thủ. Trên thực tế, khi các thành phần yêu nước tập hợp thì cũng là lúc cáo chung của chế độ cộng sản.
Các lực lượng vũ trang nhân dân hiện nay có thể chưa phải là đối thủ chính trị của ĐCSVN và có thể đang bảo vệ các lãnh đạo cộng sản, nhưng khi có sự cố thì họ sẽ đứng về phía nhân dân.
Đối với quốc tế cũng không khác, dù có hợp tác toàn diện hoặc dù có là thành viên Liên Hiệp Quốc.
Tóm lại, trong các chế độ cộng sản, nhân dân là đối thủ chính trị của đảng Cộng sản. Các đảng viên cộng sản chán đảng, bỏ đảng và các lực lượng dân chủ trong xã hội cộng sản có thể là đối thủ lợi hại của Đảng Cộng sản.

Tính chính danh

Dù Đảng Cộng sản Việt Nam chiếm chính quyền nhưng muốn cầm quyền chính danh thì phải hợp thức hoá qua bầu cử trung thực và hiến pháp dân chủ.
Quyền lực quốc gia bị một đảng chính trị thâu tóm và khuynh loát là nguyên do dẫn đến tình trạng cầm quyền không chính danh.
Vấn đề này sớm muộn cũng sẽ bị nhân dân đào thải và đó cũng là quy luật tự nhiên.
Việt Nam cần có đối lập chính trị. Đối lập chính trị trong ôn hòa luôn là cần thiết trong mọi xã hội và đó chính là lợi ích của mọi quốc gia.
Cho nên, thay vì đặt câu hỏi về vấn đề đối thủ chính trị, chúng ta nên hỏi “Việt Nam có nên chuyển đổi ôn hòa, thực hiện mục tiêu xã hội công bằng, bắt đầu bằng bản hiến pháp của toàn dân?”.
Suy cho cùng, Việt Nam cần giải quyết hậu quả của vấn đề độc đảng chứ không phải tiếp tục khiêu khích hay thách thức Đảng Cộng sản Việt Nam là vô địch.
Ngày 21/8/2013
* Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn riêng của tác giả. Ông Nguyễn Sĩ Bình, hiện đang sống tại hải ngoại, là một lãnh đạo của Đảng Dân chủ Việt Nam.
(BBC)

Đảng sẽ đưa đất nước về đâu?

Việc luật gia Lê Hiếu Đằng “Suy nghĩ trong những ngày nằm bệnh” để “tính sổ cuộc đời” và rồi đề xướng lập “Đảng của những người bỏ đảng” nhằm mang lại sinh hoạt chính trị cho đúng nghĩa, hình thành xã hội dân sự cũng như xúc tiến dân chủ hóa xã hội VN khiến, cho tới giờ, khoảng 20 bài viết trên báo lề đảng như Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân, Đại Đòan kết, Saigòn Giải phóng…đồng loạt công kích.
Bất công khắp nơi
Lên tiếng với phóng viên Gia Minh, luật gia Lê Hiếu Đằng cho biết:
Có thể nói đầu tiên khi tôi đặt ra những vấn đề đó thì thật ra đó là những vấn đề đi vào yếu huyệt của đảng cộng sản, của chế độ; thành ra quí vị đó phản ứng hơi mạnh. Tôi nghĩ đó là điều tất nhiên thôi. Mà vấn đề đó là vấn đề cốt tử hiện nay bởi vì một xã hội phát triển bình thường phải có những đảng chính trị đối lập để giám sát, chế ước lẫn nhau. Điều đó là xu thế trên thế giới…Bất cứ chính quyền nào, cộng sản hay không cộng sản mà ‘một mình, một chợ’, không có giám sát của xã hội dân sự cũng sẽ trở thành hư đốn, lộng quyền và lạm quyền thôi…
Khi nhận thấy “hàng lô những nhà lý luận cung đình”, chuyên hay thời vụ, quy chụp ông Lê Hiếu Đằng là “thay lòng đổi dạ”, phản bội lại lý tưởng mà ông đã theo đuổi, thì blogger Hùynh Ngọc Chênh nêu lên câu hỏi rằng “Ai thay lòng đổi dạ?”.
Qua bài blog với tựa đề như vừa nói, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh lưu ý rằng số bài viết chỉ trích luật gia Lê Hiếu Đằng thì nhiều nhưng “luận điệu phản biện thì giống hệt nhau, nghèo nàn và xơ cứng, đi lại cũng hô các khẩu hiệu: Con đường đi lên CNXH là chọn lựa duy nhất của dân tộc VN, đảng độc quyền lãnh đạo là tất yếu lịch sử, đảng đưa đất nước đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, xương máu của hàng triệu đảng viên (?) góp phần làm nên thắng lợi nên đảng đời đời độc quyền lãnh đạo là đương nhiên, dân chủ VN theo kiểu của VN...”. Vẫn theo blogger Hùynh Ngọc Chênh, các “tác giả lý luận cung đình” lề đảng ấy lại lặp lại cung cách của “dân nơi chợ búa” vẫn làm khi muốn "phản biện " đối thủ của mình, đó là “thóa mạ, quy chụp, chửi bới về nhân thân cũng như động cơ của ông Lê Hiếu Đằng”.
Sau khi  “thử hỏi lý tưởng mà ông Đằng đã theo đuổi suốt cuộc đời của mình, từ hồi trai trẻ còn cắp sách đến trường cho đến lúc gần đất xa trời, là gì ? Nhà báo Hùynh Ngọc Chênh cho biết đó là “đấu tranh chống bất công, chống áp bức, chống xâm lược nhằm xây dựng một đất nước Việt Nam độc lập, tự do, dân chủ, công bằng và hạnh phúc”, và blogger Hùynh Ngọc Chênh nêu lên vấn đề là “ai rời bỏ lý tưởng đó ? Đảng CS hay những người đã và sắp bỏ đảng như ông Lê Hiếu Đằng ?”. Tác giả hỏi tiếp rằng dưới sự lãnh đạo của đảng CS, nước VN thống nhất trong 38 năm qua đã có được những gì: Độc lập? Tự do? Dân chủ ? Hạnh phúc thực sự hay chưa ? Xã hội có công bằng không ? Và tòan dân có ấm no không ? Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh lưu ý:
Nhìn vào thực trạng đất nước hiện nay, ông Lê Hiếu Đằng đã đưa ngay câu trả lời. Đảng lãnh đạo hầu như lệ thuộc vào đảng Trung Quốc từ lý luận đến thực tiễn hành động. Đất nước thì bị đe dọa mất chủ quyền bởi vòng kim cô "4 tốt, 16 chữ vàng" để bị kẻ thù phương Bắc bao vây trên nhiều phương diện: Quân sự, ngoại giao, kinh tế và cả văn hóa nữa. Kinh tế thì suy sụp, xã hội thì đảo điên, áp bức bất công khắp mọi nơi, nạn tham nhũng thì càng ngày càng phát triển đến mức không còn cách để ngăn chặn...
Điều gì đã đưa đất nước đi đến thực trạng như vậy? Ông Lê Hiếu Đằng cũng như nhiều trí thức nhân sĩ trong và ngoài đảng đều có chung một nhận định: Do đảng lãnh đạo đã liên tục mắc vào các sai lầm mà không hề đúc kết rút kinh nghiệm để sửa sai. Từ trước đến nay đảng chưa hề có một lời xin lỗi với nhân dân về những sai lầm của mình. Từ đó, những người ấy nghi ngờ rằng đảng đã không còn đi trên con đường lý tưởng như ban đầu đã chọn lựa.
Trong những ngày qua, một loạt những bài viết lề đảng “đấu tố” luật gia Lê Hiếu Đằng khiến blogger Phạm Đình Trọng liên tưởng đến “những bài viết rầm rộ, đồng loạt, tới tấp đánh Nhân Văn Giai Phẩm trên các báo ở miền Bắc hồi những năm 1956, 1957”, nó “sao giống khẩu khí, giọng điệu, giống cả thái độ quyền uy lấn lướt, giống cả sự hằn học nhỏ nhen, muốn làm sống lại cả không khí ngột ngạt, căng thẳng thời đánh NVGP đến thế”.
Hiện trạng đất nước
Nhà văn Phạm Đình Trọng nhận thấy trước kia, NVGP bị đánh theo “lệnh công khai phát ra từ chót vót trên cao” khi những “bài viết và nói nảy lửa” của “thi bá” Tố Hữu phát ra từ phát súng lệnh của “cung đình nhà Đỏ”, thì ngay lập tức, “các nhà nghiên cứu, các văn nghệ sĩ ào ào nhảy vào đánh túi bụi những mục tiêu đã được chỉ định. Đánh để cố tách xa mình ra khỏi NVGP, để bày tỏ lòng trung thành với đảng, để lập công với đảng nên không thiếu một tên tuổi nào, không sót một tờ báo nào trong cuộc đánh hội đồng này”.
Còn ngày nay, theo Đại tá Phạm Đình Trọng, chỉ có “dăm tờ báo với vài người viết tên tuổi lạ hoắc có thể coi là vô danh” mượn cớ đánh bài “Suy nghĩ trong những ngày nằm bệnh” của ông Lê Hiếu Đằng để, qua đó, đánh phá luôn cả phong trào đấu tranh đòi dân chủ hóa đất nước. Nhưng nhà văn Phạm Đình Trọng nhấn mạnh rằng dù mức độ đánh phá có khác, qui mô và khí thế có khác, còn nội dung thì “hoàn toàn là sự tái hiện vụ Nhân Văn Giai Phẩm, vụ Xét Lại Chống Đảng trong quá khứ, là quyền uy độc tài đánh phá ngăn chặn đòi hỏi tự do dân chủ, là lực lượng chuyên chính về tư tưởng bảo vệ quyền uy, bảo vệ đặc quyền đặc lợi của Nhà nước đảng trị chống trả lại tiếng nói vì dân vì nước”.
Giữa lúc thời nay đang “sống lại cả không khí ngột ngạt, căng thẳng của thời đánh NVGP ”, nhà văn Phạm Đình Trọng cũng không quên cuộc đấu tố “địa chủ” trong chiến dịch cải cách ruộng đất diễn ra kiểu “cánh đồng giết người” như bên xứ Chùa Tháp, khi những kẻ đấu tố “càng tỏ ra sôi sục căm thù”, tìm cách vạch ra cho được nhiều “tội ác” của nạn nhân bị gán cho là “địa chủ” thì càng được đánh giá là có “giác ngộ giai cấp”, càng được đảng tin cậy, cất nhắc. Do đó, theo nhà văn Phạm Đình Trọng, người đấu tố phải cố “lên gân” lập trường giai cấp, phải “tưởng tượng ra đủ các tội vu oan giá họa làm cho một nông dân hiền lành chỉ nhờ biết tổ chức làm ăn, chịu khó cần cù khuya sớm và tằn tiện ki cóp mà có đủ ruộng cày cấy và có cuộc sống tạm đủ ăn cũng trở thành địa chủ cường hào gian ác phải nhận bản án tử hình”.
Nhà văn Phạm Đình Trọng nhận thấy bài viết “Suy Nghĩ Trong Những Ngày Nằm Bịnh” của ông Lê Hiếu Đằng chỉ là một sự tiếp nối tiếng nói NVGP nửa thế kỉ trước đòi tự do dân chủ thật sự cho quê hương mà thôi.
Đại tá Phạm Đình Trọng nhân tiện lưu ý rằng những nhà viết lịch sử đảng, những nhà lí luận, những cán bộ tuyên huấn của đảng suốt mấy chục năm qua đều “một giọng cường điệu hóa, anh hùng ca hóa công tích của đảng Cộng sản Việt Nam mà không chịu nhìn vào thực tế là những sai lầm liên tiếp trong quá khứ, tham nhũng không có điểm dừng trong hiện tại của đảng đã đưa dân tộc Việt Nam đi từ thảm họa này đến thảm họa khác”. Những thảm họa đó là:
"Thảm họa cải cách ruộng đất đánh sập từ gốc rễ đạo lí Việt Nam, đánh tan tác văn hóa làng xã tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam."
"Thảm họa Nhân Văn Giai Phẩm, thảm họa ngụy tạo ra vụ Xét lại chống đảng đã giam cầm, đầy ải, giết dần giết mòn những tài năng, tinh hoa nhất của dân tộc Việt Nam."
"Thảm họa cải tạo tư sản ở miền Bắc sau năm 1954, cải tạo tư sản ở miền Nam sau năm 1975 tước đoạt quyền làm chủ của những chủ tư sản biết tổ chức sản xuất kinh doanh tạo ra việc làm cho người lao động, tạo ra của cải cho xã hội… Cải tạo tư sản đã hủy hoại, xóa sổ cả một nền sản xuất công nghiệp tự chủ đang lớn mạnh của người dân, của đất nước."
"Thảm họa tập trung cải tạo thực chất là tù đày lực lượng ưu tú nhất của xã hội miền Nam cũng là tài sản con người của dân tộc Việt Nam, đẩy một nửa dân tộc Việt Nam ra khỏi vòng tay Mẹ hiền Tổ Quốc Việt Nam. Từ đó dẫn đến thảm họa thuyền nhân vùi xác hơn nửa triệu người dân Việt Nam dưới đáy biển."
"Thảm họa mất đất mất biển. Những mảnh đất mang hồn thiêng tổ tiên người Việt Nam, thấm đẫm máu nhiều thế hệ người Việt Nam, những tên đất chói lọi trong lịch sử Việt Nam đã bị Nhà nước Cộng sản Việt Nam cắt sang đất Tàu"!
"Thảm họa khai thác bô xít Tây Nguyên tàn phá môi trường, tàn phá văn hóa Tây Nguyên, làm chảy máu lâu dài nền kinh tế đất nước. Dự án khai thác bô xít Tây Nguyên liên tục ngốn nguồn vốn lớn hàng chục ngàn tỉ, hàng trăm ngàn tỉ đồng của nền kinh tế đất nước nhưng không làm ra một đồng tiền lãi, không bao giờ có lãi ở thời hiện tại!"
"Thảm họa Vinashin, Vinalines làm thất thoát hàng trăm ngàn tỉ đồng vốn ngân sách Nhà nước, tạo ra đổ vỡ dây chuyền làm cho hàng trăm ngàn doanh nghiệp phá sản, đẩy nền kinh tế đất nước vào khủng hoảng kéo dài, không thể cất mình lên nổi".
"Thảm họa tụt lại sau thế giới, lạc lõng với thế giới. Năm 1975 Thái Lan phải ngước nhìn lên sự phát triển của kinh tế, xã hội miền Nam Việt Nam thì nay Thái Lan phải ngoái lại phía sau nhìn sự ì ạch của kinh tế xã hội Việt Nam vì Thái Lan đã vượt xa Việt Nam vài chục năm rồi và càng ngày, Thái Lan càng bỏ xa Việt Nam".
Nhà văn Phạm Đình Trọng nhân tiện cảnh báo rằng một đảng đã đưa dân tộc Việt Nam đi “từ thảm họa này đến thảm họa khác”, một đảng đã “cắt cả đất đai thiêng liêng của tổ tiên” cho phương Bắc, một đảng đang “lún sâu trong tham nhũng”, dùng bạo lực chuyên chính vô sản “bóp chết những tiếng nói chính đáng đòi tự do dân chủ”, “kìm hãm sự phát triển của xã hội, của đất nước”, thì, theo blogger Phạm Đình Trọng, “ đó là một tội ác! Những tội đó còn ghi khắc mãi trong lịch sử đau thương của đất nước này”.
LS Hà Huy Sơn qua bài “Hãy tuân theo quy luật để tồn tại và phát triển” khẳng định rằng “một nhà nước dưới sự lãnh đạo của một đảng thì nhà nước đó không bao giờ là nhà nước của mọi công dân”, hay nói cách khác, nó không phải là một nhà nước “ của dân, do dân, vì dân”, cả về nguyên lý lẫn thực tiễn.
Có lẽ trước tình cảnh như vậy, nhà thơ Lang Thang “cảm tác” thành vầng thơ:
Lúc nào đảng cũng thắng, dân thua

Thì hỏi đảng vì dân hay vì đảng?
Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-09-02

“Sự thật về Thác Bản Giốc” và nhận thức sai lầm về chủ quyền lịch sử

Những người vẫn còn đang theo đuổi “chủ quyền lịch sử, quan điểm lịch sử và bằng chứng lịch sử” để chỉ trích Việt Nam bán đất cho TQ ở Thác Bản Giốc, Hữu Nghị Quan hay sông Bắc Luân, thử hỏi họ có thể chấp nhận được quan điểm vô lý của một số người Campuchia như Sam Rainsy khi đòi “chủ quyền” đối với đảo Phú Quốc, đảo Thổ Chu, thậm chí là cả Nam Bộ của Việt Nam hay không? Tôi tin là hoàn toàn không.
Thời gian gần đây một số hãng truyền thông phương Tây và các trang mạng xã hội đăng tải bài viết “Sự thật về Thác Bản Giốc” của ông Mai Thái Lĩnh, trong đó có những nhận định và quy chụp hết sức chủ quan khi cho rằng Việt Nam đã bán đất cho Trung Quốc (TQ) khiến dư luận có nhiều ý kiến khác nhau, trong đó nhiều người vẫn cảm thấy mơ hồ khi nhắc tới địa danh này.

Điều đó một lần nữa cho thấy những bất cập trong nhận thức của không ít người ngay từ các nhà nghiên cứu, trí thức, quản lý cho đến người dân về vấn đề chủ quyền lãnh thổ, đặc biệt là sự nhầm lẫn, nhận thức sai lầm, mơ hồ về bằng chứng lịch sử, yếu tố lịch sử, tài liệu lịch sử trong văn chương, sách giáo khoa, bản đồ, bưu ảnh...với những chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền.

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ, người trực tiếp tham gia đàm phán hoạch định biên giới Việt Nam - TQ nói chung, khu vực Thác Bản Giốc nói riêng đã chia sẻ với Báo Giáo dục Việt Nam những ý kiến của ông xung quanh vấn đề này.

Tiến sĩ Trần Công Trục.

- PV: Thưa Tiến sĩ Trần Công Trục, gần đây trên một số phương tiện truyền thông nước ngoài và mạng xã hội có đăng tải bài viết “Sự thật về thác Bản Giốc” của ông Mai Thái Lĩnh gây ra nhiều băn khoăn, hoài nghi trong dư luận. Ông Lĩnh đưa ra một số “bằng chứng lịch sử” như bản đồ, bưu thiếp, ghi chép cá nhân của một sĩ quan Pháp cho đến viện dẫn sách trắng Ngoại giao để tìm cách chứng minh rằng toàn bộ thác Bản Giốc là của Việt Nam và các nhà đàm phán Việt Nam đã nhân nhượng vô nguyên tắc, thậm chí quy chụp ta đã bán đất cho TQ. Xin Tiến sĩ vui lòng chia sẻ những nhận định của mình về vấn đề này?

- Ts Trần Công Trục: Tôi đã đọc kỹ bài viết này của ông Mai Thái Lĩnh. Đây là một trường hợp điển hình về việc nhầm lẫn giữa chủ quyền lịch sử, bằng chứng lịch sử, quan điểm lịch sử với các chứng lý lịch sử có giá trị pháp lý trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ theo luật pháp quốc tế.

Gần đây những vấn đề về quan điểm về chủ quyền lịch sử, bằng chứng lịch sử đã trở thành vấn đề nếu như chúng ta không nhìn nhận một cách khách quan, thực tế, cầu thị, có căn cứ sẽ dẫn đến tình trạng hết sức phức tạp, không chỉ những vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên đất liền mà cả đối với các hải đảo và các vùng biển.

Để hiểu rõ câu chuyện ông Mai Thái Lĩnh đặt ra và giải tỏa những thắc mắc, băn khoăn trong dư luận, tôi xin nói qua về bối cảnh, xu hướng nhận thức sai lầm trong quan điểm xử lý tranh chấp lãnh thổ dựa trên quan điểm “chủ quyền lịch sử” đang tồn tại hiện nay.

Về mặt lịch sử, gần đây mọi người có lẽ cũng đọc những thông tin về các phe phái chính trị ở Campuchia sử dụng các vấn đề lãnh thổ mang tính lịch sử không những để kích động cử tri Campuchia gây bất ổn chính trị xã hội đất nước này sau bầu cử Quốc hội mà còn gây chia rẽ quan hệ Campuchia - Việt Nam trên khu vực biên giới Tây Nam, điển hình là những phát biểu sai trái của ông Sam Rainsy, đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia vừa qua.

Luận điệu sai trái bám vào lịch sử của Sam Rainsy không mới, trước đây những nhóm chính trị đối lập Campuchia đã từng đưa ra các nhận định, lập luận dựa vào lịch sử cho rằng xét về lịch sử các đảo Phú Quốc, Thổ Chu (thuộc chủ quyền Việt Nam) là của Campuchia. Thậm chí có những người theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hẹp hòi tại Campuchia tuyên truyền rằng cứ theo lịch sử của họ thì ở đâu có cây thốt nốt, ở đâu có người Khemer thì ở đó là đất của Campuchia.

Những luận điệu sai trái bám vào cái gọi là bằng chứng lịch sử, vùng đất lịch sử ấy đang được các thế lực chính trị lợi dụng tuyên truyền trong cộng đồng người dân Campuchia để kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan gây ra những vấn đề phức tạp, mặc dù 2 bên đã có quá trình thống nhất cơ sở pháp lý, đàm phán và phân giới cắm mốc một cách rõ ràng, minh bạch, hết sức mang tính xây dựng, tuân thủ luật pháp quốc tế và chiếu cố đến lợi ích của nhau.

Ông Sam Rainsy, lãnh đạo đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia là người đưa ra những quan điểm hết sức sai lệch về vấn đề chủ quyền lãnh thổ, kích thích chủ nghĩa dân tộc cực đoan và gây tổn hại đến quan hệ Campuchia - Việt Nam.

Đó là một ví dụ điển hình của quan điểm sai trái dựa vào chứng cứ lịch sử, quan điểm lịch sử, chủ quyền lịch sử hết sức mù mờ để giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia. Điều này không những không có cách nào góp phần giải quyết tranh chấp lãnh thổ mà còn gây rối loạn xã hội, kích thích chủ nghĩa dân tộc cực đoan hẹp hòi và trở thành mảnh đất màu mỡ cho các thế lực chính trị lợi dụng tuyên truyền thu hút sự chú ý của dư luận nhằm thực hiện các ý đồ, mục tiêu của riêng họ.

Câu chuyện về Sam Rainsy và một số nhóm chính trị đối lập tại Campuchia viện dẫn những quan điểm sai trái về chủ quyền lịch sử, bằng chứng lịch sử để đưa ra những tuyên bố vô lý về vấn đề chủ quyền, gây rối loạn xã hội Campuchia, chia rẽ quan hệ Campuchia - Việt Nam. Điều này không khác gì hiện nay trong dư luận đang sử dụng yếu tố lịch sử để lật lại vấn đề đàm phán biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc (TQ) và tung tin các nhà đàm phán Việt Nam, lãnh đạo Việt Nam bán đất cho TQ.

Quay trở lại vấn đề biên giới phía Bắc, lâu nay vẫn có không ít người nhầm lẫn giữa quan điểm chủ quyền lịch sử với các chứng lý lịch sử có giá trị pháp lý trong giải quyết tranh chấp chủ quyền.

Tôi xin nhắc lại thỏa thuận về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa Việt nam và TQ: “Vấn đề biên giới trên đất liền: Căn cứ vào nguyên tắc: “Hai bên đồng ý căn cứ vào Công ước hoạch định biên giới ký giữa Pháp và TQ ngày 26-6-1887 và Công ước bổ sung Công ước hoạch định biên giới ngày 20-6-1895, cùng các văn kiện và bản đồ hoạch định cắm mốc kèm theo đã được Công ước và Công ước bổ sung nói trên xác nhận và quy định; đối chiếu xác nhận lại toàn bộ đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và TQ.”

Đó là nguyên tắc cơ bản nhất mà 2 bên Việt Nam và TQ đã thỏa thuận và dựa vào. Như vậy, ngoài nội dung của Công ước hoạch định này còn có các văn kiện và bản đồ phân giới cắm mốc kèm theo được “Công ước và Công ước bổ sung xác nhận và quy định”. Nguyên tắc này đã chỉ rất rõ các loại văn bản, tài liệu nào có thể được sử dụng làm cơ sở để 2 bên dựa vào đó đàm phán.

Tiến sĩ Trần Công Trục trong một lần đi thực địa xác định, tìm hiểu đường biên giới phía Bắc.

Xin nói thêm là nguyên tắc này sau khi hai bên thỏa thuận, thống nhất xong đều phải đưa ra Quốc hội 2 nước họp và thông qua bằng Nghị quyết chứ không một cá nhân nào có thể tùy tiện nêu ra. Hai bên chính thức ký kết thỏa thuận về những nguyên tắc giải quyết tranh chấp biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với TQ ngày 9/10/1993.

Công ước Pháp - Thanh 1887 và Công ước Pháp - Thanh bổ sung 1895 cùng các văn kiện, bản đồ hoạch định cắm mốc kèm theo được công ước trên xác nhận và quy định mới được xem xét là có giá trị khi đưa ra đàm phán các khu vực có tranh chấp về chủ quyền. Tất cả các tài liệu, chứng cứ lịch sử như bản đồ, thư tịch, sách giáo khoa, bưu ảnh, ghi chép cá nhân nằm ngoài phạm vi của 2 bản Công ước trên đều không được chấp nhận, kể cả là ta hay TQ.

Nếu cứ dựa vào lịch sử, sách giáo khoa, bản đồ để khẳng định chủ quyền đối với các khu vực tranh chấp thì không bao giờ, không ở đâu có thể giải quyết được vì không có một cơ sở nguyên tắc chung. Ta có tài liệu, có bản đồ, có sách giáo khoa, có bưu ảnh để nói chủ quyền một số khu vực nào đó là của ta thì phía TQ họ cũng có những tài liệu tương tự.

Vì vậy, chỉ có thể dựa trên nguyên tắc pháp lý, văn bản pháp lý có giá trị cao nhất ở đây là Công ước Pháp - Thanh 1887, 1895 mới có thể giải quyết được vấn đề, nếu không đồng báo chiến sĩ sẽ tiếp tục hi sinh, môi trường bất ổn định và không thể có hòa bình, chắc chắn ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.

Chúng ta luôn sẵn sàng bảo vệ từng tấc đất của Tổ Quốc nhưng phải trên cơ sở pháp lý, trên cơ sở chúng ta phải xác nhận rõ ràng khu vực đó thuộc chủ quyền của Việt Nam được quốc tế thừa nhận, dù có phải đổ máu, hi sinh bao nhiêu chúng ta cũng phải bảo vệ.

Nhưng những khu vực tranh chấp trên tuyến biên giới trên bộ giữa Việt Nam và TQ thì cả 2 bên đều không đủ chứng cứ pháp lý chứng minh chủ quyền của mình và thuyết phục được đối phương. Vì thế mới cần đàm phán, giải quyết theo thỏa thuận trên cơ sở luật pháp và thông lệ quốc tế.

Tiến sĩ Trần Công Trục và một người dân địa phương bên cột mốc biên giới Việt Nam - Trung Quốc từ thời Pháp - Thanh để lại.

Chúng ta không thể ở khu vực biên giới phía Bắc thì cứ đòi dựa vào lịch sử, vào sách giáo khoa, vào tiềm thức, tâm tư và tình cảm của mình để khẳng định một vùng đất là của chúng ta nhưng ở khu vực khác như biên giới Tây Nam chúng ta lại phủ nhận quan điểm lịch sử, bằng chứng lịch sử, chủ quyền lịch sử khi đối phương đưa ra để đòi chủ quyền những vùng đất của chúng ta.

Khi chúng ta đọc được, nghe được các thông tin về các nhóm chính trị ở Campuchia tuyên truyền rằng Việt Nam bành trướng, cướp đất của Campuchia, chắc chắn chúng ta đều hết sức phẫn nộ và kịch liệt phản đối.

Chúng ta không xem nhẹ các yếu tố, sự kiện lịch sử, nhưng cần đánh giá một cách khách quan, yếu tố tư liệu lịch sử nào có giá trị pháp lý áp dụng giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc 2 bên thỏa thuận trên cơ sở luật pháp và thông lệ quốc tế.

Những người vẫn còn đang theo đuổi “chủ quyền lịch sử, quan điểm lịch sử và bằng chứng lịch sử” để chỉ trích Việt Nam bán đất cho TQ ở thác Bản Giốc, Hữu Nghị Quan hay sông Bắc Luân, thử hỏi họ có thể chấp nhận được quan điểm vô lý của một số người Campuchia như Sam Rainsy khi đòi “chủ quyền” đối với đảo Phú Quốc, đảo Thổ Chu, thậm chí là cả Nam Bộ của Việt Nam hay không? Tôi tin là hoàn toàn không.

Ở ngoài Biển Đông, liệu những người này có thừa nhận quan điểm “chủ quyền lịch sử” của TQ đòi yêu sách đối với Biển Đông, Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam hay không? Đường lưỡi bò mà TQ đưa ra ở Biển Đông được họ chủ trương là “chủ quyền lịch sử”, “danh nghĩa lịch sử”, họ đưa ra những tài liệu lịch sử, chứng cứ lịch sử, đặt tên đảo, thậm chí nói là từ trước Công nguyên, liệu những người theo đuổi “chủ quyền lịch sử” có chấp nhận được quan điểm đó không?

Đường lưỡi bò phi pháp Trung Quốc đưa ra trên Biển Đông dựa vào cái gọi là "chủ quyền lịch sử", "quan điểm lịch sử", "bằng chứng lịch sử" hoàn toàn không có giá trị pháp lý.

Tôi không nói về vấn đề quan điểm chính trị, chỉ nói về nhận thức thì rất nhiều người yêu nước, tâm huyết với công cuộc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia hiện nay nhưng lại chỉ say sưa với “bằng chứng lịch sử”, “chủ quyền lịch sử” mà vô tình không thấy rằng chính TQ và thế lực chính trị đối lập, cực đoan tại Campuchia đang khai thác yếu tố “chủ quyền lịch sử”, “chứng cứ lịch sử” để đưa ra yêu sách phi lý và phi pháp, chúng ta không thể cứ mãi tiếp tục mơ hồ, chạy theo quan điểm sai trái này.

Chúng ta phải đặt mình vào vị trí của các nước có liên quan để có cái nhìn khách quan và đầy đủ đối với vấn đề tranh chấp lãnh thổ.

Tại sao chúng ta và cộng đồng quốc tế có thể chấp nhận những tư duy duy ý chí đó? Ví dụ như 2 gia đình tranh chấp một thửa đất, thì chỉ có thể dựa vào các tài liệu, chứng cứ pháp lý như sổ đỏ, hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, di chúc...để xem xét giải quyết, anh không thể vác gia phả sang hàng xóm bảo họ rằng, căn nhà này anh có sổ đỏ, nhưng nó thuộc gia đình tôi từ thời cụ tổ và giờ hàng xóm phải trả lại. Đó là những tư duy duy ý chí, hết sức sai lầm và chỉ đẩy vấn đề vào ngõ cụt.

Vì vậy chúng ta phải hiểu một cách hết sức rõ ràng, công khai và sòng phẳng về những điều này. Còn đương nhiên Công ước Pháp - Thanh, cơ sở pháp lý mà chúng ta đã ký kết, thỏa thuận với TQ ra đời cách thời điểm hai bên ngồi đàm phán với nhau cả trăm năm thì việc mô tả, thể hiện trên bản đồ do rào cản kỹ thuật cũng như điều kiện địa hình, địa mạo, một số khu vực có thể có sai khác mới dẫn đến tranh chấp và nhận thức khác nhau, điều này hết sức bình thường, hai bên mới phải ngồi vào bàn đàm phán.

Nếu đã có một đường biên giới hoàn chỉnh và rõ ràng thì cần gì đàm phán, và cũng chẳng có chuyện tranh chấp, giằng co nhau dẫn tới đổ máu.

Do đó chúng ta phải nghiên cứu cách tiếp cận vấn đề, tránh những hiểu lầm trong nội bộ chúng ta cũng như tránh những hệ lụy nguy hiểm chỉ vì thiếu thông tin hoặc nhận định sai lầm về “chủ quyền lịch sử”. Câu chuyện về thác Bản Giốc, Hữu Nghị Quan, sông Bắc Luân là câu chuyện của ngày hôm qua nhưng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hôm nay và ngày mai, khi trên Biển Đông thì TQ đòi yêu sách “chủ quyền lịch sử”, ở biên giới Tây Nam các thế lực chính trị cực đoan Campuchia dùng “chủ quyền lịch sử” âm mưu phá vỡ sự ổn định đường biên giới đã được chính thức đàm phán, ký kết và phân giới cắm mốc. Còn bám vào quan điểm “chủ quyền lịch sử” là vô tình trúng bẫy của TQ cũng như Sam Rainsy.

Bức ảnh chụp lại buổi trao bản đồ đường biên giới chủ trương giữa 2 đoàn Việt Nam - Trung Quốc, Tiến sĩ Trần Công Trục (bên phải) đại diện đoàn Việt Nam. Sự kiện diễn ra lúc 11 giờ 30 phút ngày 27/6/1994 tại phòng họp lớn tầng 4 khách sạn Hoa Phượng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ở Bắc Kinh do ông Nguyễn Hiền Nhân chụp lại.


Chúng ta nghiên cứu lịch sử để hiểu công lao dựng nước, giữ nước của các thế hệ cha ông, nhưng về mặt tranh chấp lãnh thổ thì chúng ta phải hết sức lưu ý giá trị pháp lý của các chứng cứ lịch sử, tài liệu lịch sử ở mức độ nào chứ không phải tất cả các yếu tố lịch sử có thể đem ra khẳng định yêu sách chủ quyền, không ai chấp nhận điều đó trên bình diện luật pháp quốc tế.

- PV: Quay lại câu chuyện tài liệu “Sự thật thác Bản Giốc” của ông Mai Thái Lĩnh đưa ra các tài liệu lịch sử, chứng cứ lịch sử để khẳng định rằng toàn bộ ngọn thác này thuộc chủ quyền của Việt Nam và quy kết các nhà đàm phán, lãnh đạo Việt Nam đã nhân nhượng vô nguyên tắc, bán đất cho TQ. Xin Tiến sĩ vui lòng phân tích cụ thể trường hợp điển hình này về những nhầm lẫn giữa “chủ quyền lịch sử”, “bằng chứng lịch sử” với các chứng lý lịch sử có giá trị pháp lý trong giải quyết tranh chấp biên giới lãnh thổ trên cơ sở luật pháp quốc tế?

- Ts Trần Công Trục: Trong tài liệu này, ông Mai Thái Lĩnh căn cứ vào sách giáo khoa, vào lịch sử, văn chương, bưu ảnh, bản đồ cho đến cả ghi chép cá nhân của một người trong đoàn đàm phán Pháp - Thanh. Tất cả các tài liệu này, như đã phân tích ở trên rõ ràng nó nằm ngoài phạm vi nguyên tắc pháp lý mà 2 bên Việt Nam và TQ có thể thống nhất và đã thống nhất với nhau Công ước Pháp - Thanh 1887, 1895 và các văn kiện bản đồ phân giới cắm mốc đi kèm, do đó những tài liệu ông Lĩnh đưa ra chỉ có tính chất tham khảo và không thể dùng làm chứng cứ để khẳng định chủ quyền của anh hay của tôi. Phía TQ cũng có các tài liệu tương tự như vậy, và ta không chấp nhận.

Để giải đáp những băn khoăn, thắc mắc trong dư luận về thác Bản Giốc, tranh chấp ở chỗ nào và tại sao có những tranh chấp đó, xin được nhắc lại như sau.

Thác Bản Giốc là 1 trong 4 khu vực C trọng điểm tồn lại trong quá trình Việt Nam và TQ đàm phán biên giới trên bộ. Căn cứ vào Công ước Pháp - Thanh 1887, 1895 và các bản đồ, văn kiện kèm theo thì đường biên giới qua khu vực thác Bản Giốc được mô tả là đi giữa dòng sông Quây Sơn đến đỉnh thác chính và thác Bản Gốc là một bộ phận của sông Quây Sơn. Từ đỉnh dòng thác chính thác Bản Giốc đường biên giới kéo thẳng đến mốc 53 nằm bên sườn quả núi bên trái con đường đi. Các tài liệu pháp lý để lại đã mô tả như vậy.

Khi hai bên đã thỏa thuận xong được nguyên tắc chung đàm phán hoạch định biên giới trên đất liền, Việt Nam và TQ mỗi bên về thể hiện đường biên giới chủ trương của mình lên bản đồ địa hình chung do 2 bên thỏa thuận trước. Đường biên giới chủ trương do 2 bên tự xác định bởi các chuyên gia bản đồ, pháp lý, kỹ thuật của mỗi bên và được các địa phương nơi đường biên giới đi qua xác nhận.

Khi trao đổi bản đồ thể hiện đường biên giới chủ trương thì đoạn đường biên giới qua khu vực sông Quây Sơn và thác Bản Giốc gần như trùng nhau hoàn toàn, chỉ có duy nhất 1 điểm khác biệt là ở thượng nguồn thác Bản Giốc trong Công ước không mô tả khu vực sông Quây Sơn rẽ thành 2 nhánh ôm lấy một cồn gọi là cồn Pò Thoong.

Thác Bản Giốc không có tranh chấp, chỉ có cồn Pò Thoong (cồn Pò Đon) do tài liệu pháp lý để lại không rõ nên mới tạo ra tranh chấp. Mốc 53 theo Công ước Pháp - Thanh là mốc 835/1 hiện nay. Các mốc giới khu vực sông suối đều được cắm so le trên đất liền, không cắm giữa sông suối. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Tranh chấp chính là cồn Pò Thoong với 2 luồng chảy đổ xuống thác Bản Giốc do tài liệu để lại không rõ ràng. Do đó thác Bản Giốc không có gì tranh chấp, chỉ còn lại cồn Pò Thoong 2 bên phải đàm phán giải quyết. Trong thực tế quản lý có rất nhiều quan điểm khác nhau, ta nói của ta, TQ nói của họ, vì có tranh chấp nên có những thời kỳ xuất hiện cả kiến trúc xây dựng trên cồn Pò Thoong để khẳng định chủ quyền, và điều này là hoàn toàn bình thường.

Khi cả ta và TQ không đủ chứng cứ, tài liệu pháp lý để bảo vệ yêu sách chủ quyền đối với cồn Pò Thoong, 2 bên phải dựa vào nguyên tắc chung thỏa thuận ban đầu, đối với đường biên giới di qua sông suối tàu thuyền không đi lại được thì đường biên giới đi qua trung tuyến dòng chảy chính. Khi phân giới cắm mốc, 2 bên đo đạc xác định dòng chảy chính nằm về phía Việt Nam, nếu căn cứ vào nguyên tắc pháp lý trên thì cả cồn Pò Thoong sẽ thuộc về Trung Quốc.

Khi giải quyết, vấn đề này động chạm đến tình cảm, tiềm thức của người dân Việt Nam nên 2 bên có sự trao đổi, chiếu cố lợi ích của nhau để giải quyết tranh chấp một cách thích hợp. Cuối cùng 2 bên thống nhất đường biên giới đi qua cồn Pò Thoong, hai phần ba thuộc về TQ và một phần ba thuộc về Việt Nam. Đó là giải pháp đã tính đến lợi ích của đôi bên, liên quan đến tình cảm và quá trình quản lý.

Tuy nhiên khu vực này là 1 cảnh quan có giá trị đối với cả 2 bên, không ai xây dựng cột mốc ở khu vực giữa dòng sông suối nên theo thông lệ quốc tế, chúng ta và TQ thỏa thuận hợp tác khai thác du lịch tại khu vực thác Bản Giốc vì lợi ích đôi bên, cụ thể 2 bên sẽ đàm phán và có phương án hợp lý. Tôi cho rằng kết quả đàm phán là hoàn toàn phù hợp luật pháp, thông lệ quốc tế.

Chính tôi đã từng lội sông, lội suối lên khu vực thượng nguồn sông Quây Sơn, thác Bản Giốc, tận tay sờ vào cột mốc 53 và rõ ràng cồn Pò Thoong không được mô tả trong tài liệu 2 bên dựa vào làm căn cứ. Không có chuyện mốc 53 cắm trên cồn Pò Thoong.

Sở dĩ có những hiểu lầm trong dư luận là toàn bộ thác Bản Giốc thuộc về Việt Nam là vì trong quá trình quản lý biên giới, theo quy định và cũng như thông lệ, không ai đem cột mốc cắm giữa dòng sông biên giới, những khu vực đường biên giới đi qua sông suối như khu vực thác Bản Giốc thì mốc được cắm so le.

Tuy nhiên quá trình quản lý biên giới, biến thiên lịch sử, do chiến tranh, hoặc do nguyên nhân nào đó khu vực thác Bản Giốc, cột mốc biên giới từ thời Pháp - Thanh xác lập bị mất cột mốc bên phía Việt Nam, chỉ còn cột mốc bên phía TQ nên người dân đến đây có cảm giác toàn bộ thác Bản Giốc thuộc về Việt Nam vì chỉ nhìn thấy cột mốc bên phía TQ.

Trong khi đó Công ước Pháp - Thanh mô tả đường biên giới qua thác Bản Giốc bằng tiếng Pháp và tiếng TQ thì không được dịch và phổ biến ra cộng đồng, nên sự nghi ngờ, mơ hồ của dư luận về khu vực này là có thể hiểu được.

Hiện nay rõ ràng nhiều người vẫn còn chưa hiểu rõ về vấn đề thác Bản Giốc và điều đáng nói là không chỉ người dân mà ngay cả những người làm công tác nghiên cứu và quản lý vẫn cảm thấy mơ hồ như tôi đã từng phân tích, họ thiếu thông tin, thiếu nghiên cứu pháp lý và thực địa.

Trong dân gian người ta đã đọc được nhiều tài liệu về thác Bản Giốc, trong đó có những tài liệu của chính chúng ta, kể cả tài liệu chính thức như sách giáo khoa và các tài liệu văn bản mang tính chất nhà nước trong suốt một thời kỳ đã từng khẳng định, nhấn mạnh thác Bản Giốc là của Việt Nam. Thực tế chúng ta cũng thấy rằng, thời kỳ trước đây chưa có đường biên giới rõ ràng và cộng đồng dân cư vùng biên giao lưu qua lại mật thiết với nhau, những điều này dẫn đến hình thành nhận thức, tình cảm, thậm chí là tiềm thức cho rằng toàn bộ thác Bản Giốc là của Việt Nam cũng là điều dễ hiểu.

Đã có lúc đồng bào, chiến sĩ ta phải đổ máu để bảo vệ. Đó là sản phẩm của một quá trình nhận thức duy ý chí cả của ta lẫn TQ nên đã dẫn tới những tranh chấp, xung đột. Và khi xét dưới lăng kính luật pháp quốc tế, cái gì chúng ta sai chúng ta phải điều chỉnh, cái gì chúng ta đúng, chúng ta kiên quyết bảo vệ. Chỉ có trên tinh thần cầu thị, tôn trọng luật pháp quốc tế và nguyên tắc chung 2 bên đã thỏa thuận, chúng ta mới có thể ngồi lại đàm phán với TQ để hoạch định phân giới cắm mốc, xây dựng tuyến biên giới hòa bình, ổn định và hữu nghị.

Một số người có thể cố tình, có thể vô ý do nhận thức hạn chế về vấn đề “chủ quyền lịch sử” vẫn đang tiếp tục khai thác những tài liệu này để quy chụp rằng Việt Nam bán đất cho TQ, gây hoài nghi, chia rẽ trong dư luận, làm giảm sức mạnh đoàn kết dân tộc, gây bất ổn xã hội nhằm thực hiện một ý đồ, mục tiêu chính trị nào đó. Chúng ta phải hiểu rất rõ vấn đề này, nếu không sẽ rơi vào trạng thái mơ hồ, hoang mang, lúng túng và bị động.


* Đề nghị không sao chép lại dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của báo GDVN. Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Mọi ý kiến nhận xét, phản biện về các nội dung trong bài viết trên tinh thần tôn trọng sự thật khách quan, Tiến sĩ Trần Công Trục sẵn sàng trao đổi để làm rõ những thắc mắc, nghi vấn xung quanh vấn đề này. Những ý kiến, phản biện xin quý độc giả vui lòng gửi về địa chỉ doanphuc@giaoduc.net.vn, trân trọng cảm ơn!

Hồng Thủy 
(GDVN)

Facebook ở VN: Đồng sàng dị 'mạng'

Chương trình Impact của BBC đưa tin về Nghị định 72
Truyền hình BBC và nhiều hãng tin nói về Nghị định 72 hôm 2/9

Ngày 2/9 cũng đánh dấu ngày làm việc đầu tiên Nghị định 72 về quản lý internet của Việt Nam bắt đầu có hiệu lực.

Nhiều hãng thông tấn lớn đều có tường thuật về chuyện này.

Họ nhắc lại chuyện hàng chục cây viết mạng đang phải ngồi tù và Việt Nam nằm trong 10 nước cuối bảng về tự do báo chí trong số 179 nước có tên trong bảng xếp hạng của tổ chức Phóng viên Không Biên giới.

Người vào trang chủ của tổ chức này gặp ngay lời mời ký thỉnh nguyện thư đòi trả tự do cho 35 blogger đang bị cầm tù.

Trong khi đó các quan chức Việt Nam và cả một số nhà phân tích nói rằng họ muốn chấn chỉnh tình trạng sao chép bừa bãi và vi phạm bản quyền.

Hơn nữa Nghị định 72, trong đó có việc cấm các trang mạng cá nhân hay trang tin nội bộ của các công ty đăng tin tổng hợp, lặp lại nhiều nội dung của Nghị định 97 ban hành hồi năm 2008, theo nhà báo Nguyễn Vạn Phú.

Còn nhà quan sát David Brown của Hoa Kỳ cho rằng Nghị định 72, cũng giống nhiều văn bản pháp luật khác của Việt Nam, là sản phẩm của ý thức hệ Marxist và ít tính thực tiễn.

Hơn nữa, cũng theo ông Brown, Việt Nam đã có một loạt những biện pháp khác từ tội trốn thuế tới, tuyên truyền chống nhà nước hay lật đổ chế độ để xử lý những người bất tuân.

Đồng sàng dị 'mạng'

Trong tiếng Việt, 'đồng sàng dị mộng' có nghĩa là nằm cùng giường nhưng mộng tưởng khác nhau, mà cũng có thể diễn giải theo nghĩa cùng một cộng đồng nhưng không cùng chí hướng.

Mạng xã hội, mà nổi tiêng nhất là Facebook, hiện vẫn là sân chơi chính của giới trẻ với cách suy nghĩ khác hẳn thế hệ già hơn mà nhiều người đang nắm vai trò quản lý mạng và quản lý xã hội nói chung.

Nhưng ngay cả trong số khoảng 10-15 triệu thành viên Facebook ở Việt Nam cũng có sự khác biệt về cách sử dụng mạng và điều này cũng đúng khi nhìn rộng ra trên mạng internet.

Chỉ có một số nhỏ người dùng Facebook, vốn hầu hết có trình độ đại học hay cao hơn, dùng mạng này để bày tỏ quan điểm chính trị và kêu gọi có những thay đổi trong chính trường Việt Nam.

Cũng có những trang Facebook chính trị được khá nhiều người 'thích', chẳng hạn hơn 130.000 người của trang Nhật ký yêu nước hay gần 400.000 của Tạp chí Chim Lợn.

Đây cũng không phải là những con số quá lớn so với số fan hơn 470.000 của nghệ sỹ hài Xuân Hinh hay 670.000 của Mạng xã hội văn học.

Trang Nguyễn Tấn Dũng
Trên Facebook có nhiều trang có tên thủ tướng Việt Nam

Trong khi đó trên Facebook cũng tồn tại những trang Nguyễn Tấn Dũng của 'Hội ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng' với hơn 190.000 người thích và trang 'Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng' với 2.000 người thích.

Trang 'Bấm Nguyễn Tấn Dũng' khác cũng có hơn 850 người đăng ký nhận tin.
Điều có thể khẳng định là những trang này không phải của thủ tướng Việt Nam và ông và giới trẻ có thể coi là đồng sàng dị mạng.

Hố ngăn cách giữa các chính trị gia Việt Nam và người dân, nhất là giới trẻ lớn hơn nhiều so với một số nước bởi rào cản ý thức hệ và cả công nghệ.
"[C]hính trị gia Việt Nam khi muốn tới với công chúng. Họ không kiểm soát được truyền thông chính thống nên rất tích cực dùng mạng xã hội."

Nếu người dân Anh, một trong số ít các đối tác chiến lược với Hà Nội, gõ tên Thủ tướng David Cameron vào Facebook họ sẽ thấy ở đầu các kết quả tìm kiếm là Bấm trang chính thức đã được Facebook chứng nhận là của ông thủ tướng với hơn 190.000 người thích.

Khi huyền thoại phát thanh của nước Anh qua đời, ông Cameron đã lên mạng xã hội Twitter gửi lời chia buồn. Đây là cách nói với công chúng rằng 'các bạn ở đâu, chúng tôi ở đó để phục vụ các bạn và chia sẻ thông tin và cảm xúc của các bạn'.

Khi Tổng thống Barack Obama tái đắc cử, ông cũng lên mạng Twitter gửi đi ảnh hai vợ chồng ông ôm nhau với ba chữ 'bốn năm nữa'.

Gần 300.000 người đã lưu lại thông điệp này trong khi có tới gần 800.000 chia sẻ tin nhắn của ông với bạn bè qua Twitter.

Những ví dụ trên đây cho thấy các chính trị gia phương Tây vất vả hơn chính trị gia Việt Nam khi muốn tới với công chúng.

Họ không kiểm soát được truyền thông chính thống nên rất tích cực dùng mạng xã hội.

Giá trị Facebook

Các cộng đồng trên thế giới, từ cộng đồng mạng Facebook hay cộng đồng tạo nên cả một quốc gia đều là những 'cộng đồng tưởng tượng', theo Giáo sư Benedict Anderson, tác giả của cuốn sách cùng tên.

Lấy ví dụ về quốc gia, ông Anderson nói ngay cả trong một quốc gia nhỏ nhất các thành viên cũng không thể biết hết nhau, nghe về nhau chứ chưa nói tới chuyện gặp tất cả thành viên của quốc gia đó.

Bởi vậy từ khi con người thôi sống trong những nhóm nhỏ và bản sắc của họ một phần dựa trên một cộng đồng lớn hơn, toàn bộ các cộng đồng trên thế giới đều được 'tưởng tượng' hoặc 'sáng tạo ra' vì đa số các thành viên biết về các thành viên khác thông qua các thông tin gián tiếp thay vì trực tiếp mắt thấy tai nghe.

Thông điệp của ông Obama trên Twitter
Tổng thống Barack Obama có 36 triệu người đăng ký nhận tin qua Twitter

Tương tự, với hơn một tỷ người dùng, Facebook được người ta coi là 'quốc gia' lớn thứ ba trên thế giới, chỉ sau có Trung Quốc và Ấn Độ.

Những người dùng này không thể nào hy vọng có thể kết nối thực với những thành viên Facebook còn lại nhưng họ chia sẻ những giá trị chung.

Đó là sự tự do chia sẻ thông tin và tự do sống ảo, dĩ nhiên theo những nguyên tắc ửng xử cộng đồng do Facebook đưa ra.

Nhưng cũng có những người nổi tiếng có số người hâm một trên mạng xã hội, chẳng hạn Twitter, bằng số dân của một nước dân số trung bình.

Có thể kể tới các ca sỹ Justin Bieber với gần 44 triệu, Lady Gaga với hơn 40 triệu và Barack Obama với 36 triệu.

Giáo sư Anderson nói dù khái niệm quốc gia vô cùng trừu tượng và cộng đồng trong đó chỉ là 'tưởng tượng' nhưng hàng triệu người đã sẵn sàng nằm xuống vì sự trừu tượng và tưởng tượng đó.

Mặc dù khẳng định họ không có ý cấm đoán chia sẻ thông tin trên mạng xã hội, các chính trị gia Việt Nam hẳn không muốn cộng đồng, dù là tưởng tượng, trên Facebook hay các mạng xã hội khác có thể tạo ra các tác động thật khiến quyền lực vốn đã lung lay của họ thêm suy yếu.

Nguyễn Hùng
Nguyễn Hùng
bbcvietnamese.com

Việt - Trung nhất trí kiểm soát tình hình Biển Đông

Chiều 2/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường nhất trí cho rằng, hai nước cần cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định tại Biển Đông, kiểm soát tốt tình hình trên biển, giải quyết thoả đáng mọi vấn đề thông qua đàm phán hòa bình.
Phát biểu tại cuộc hội đàm nhân dịp sang tham dự hội chợ Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO) và hội nghị thượng đỉnh đầu tư - thương mại ASEAN-Trung Quốc (CABIS) tại Nam Ninh (Quảng Tây), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, việc không ngừng củng cố và tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước là chính sách lâu dài và nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc hết sức coi trọng quan hệ với Việt Nam, sẵn sàng cùng với Việt Nam nỗ lực thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước không ngừng đi vào chiều sâu.


Trung Quốc, Biển Đông
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Ảnh: VGP

Hai nhà lãnh đạo cũng đi sâu trao đổi và đạt được nhiều nhận thức chung về những biện pháp thúc đẩy quan hệ hai nước thời gian tới, như: duy trì và tăng cường chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao; thúc đẩy hợp tác thực chất cùng có lợi trên mọi lĩnh vực, nhất là về kinh tế - thương mại, nỗ lực hoàn thành trước hạn mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 60 tỷ USD vào 2015; cân bằng thương mại, giảm dần nhập siêu của Việt Nam; triển khai các dự án hợp tác kinh tế lớn, nhất là về kết nối giao thông hai nước; tăng cường hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương, hoạt động giao lưu nhân dân; tăng cường tuyên truyền hữu nghị.
Về vấn đề trên biển, hai bên nhất trí cho rằng cần cùng nhau duy trì hoà bình, ổn định tại Biển Đông, kiểm soát tốt tình hình trên biển, giải quyết thoả đáng mọi vấn đề thông qua đàm phán hòa bình. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, hai bên cần tuân thủ nghiêm túc Thỏa thuận Việt Nam - Trung Quốc về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, giải quyết thỏa đáng tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Đồng thời, đề nghị hai bên sớm đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả các cơ chế đường dây nóng giữa hai Bộ Quốc phòng và giữa cơ quan quản lý ngư nghiệp hai nước như đã thỏa thuận, góp phần kịp thời xử lý ổn thỏa những vấn đề nảy sinh nhất là vấn đề tàu cá, ngư dân.
Tại hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam trân trọng mời Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sớm sang thăm Việt Nam. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường vui vẻ nhận lời.
Thanh Vân (từ Nam Ninh)
(VNN)

Nguyễn Hưng Quốc - Quốc khánh

Bài thơ tạo hình Quốc khánh.

02.09.2013
Kỳ trước, trong bài “Bán tất cả, trừ huyền thoại”, tôi đã giới thiệu một bài thơ cụ thể của Lê Văn Tài. Nhân dịp ngày Quốc khánh của Việt Nam (2 tháng 9), chúng ta thử “đọc” một bài thơ khác, có nhan đề “Quốc khánh”, của anh:

Khác với bài “Những tác phẩm tiêu biểu Đại Cồ Việt từ truyền thống đến hậu Cộng sản (Triển lãm tại World Trade Centre, New York, 2009)”, bài này hoàn toàn không có chữ (trừ nhan đề). Chỉ có hình. Người ta gọi đó là thơ tạo hình (visual poetry), một thể loại khá phát triển, thoạt đầu, ở Brazil và Đức, sau, lan rộng khắp nơi. Đặc điểm nổi bật của thơ tạo hình là: một, tận dụng yếu tố hình ảnh trong văn hóa thị giác; hai, kết hợp thơ với hội họa: vừa để đọc vừa để nhìn; ba, loại bỏ yếu tố tuyến tính vốn gắn liền với các phương thức tự sự trong văn học truyền thống; và bốn, đưa thơ đến gần với nghệ thuật ý niệm (conceptual art), ở đó, cái hay của tác phẩm chủ yếu nằm ở ý tưởng và cách thức diễn tả ý tưởng ấy (Sol LeWitt: “conceptual art is good only when the idea is good”).
Nhìn vào bài thơ trên, chúng ta thấy gì?

Thấy, trước hết, là hình ảnh. Hình được chia thành hai nhóm: phía dưới, thấp, nhỏ và mờ, là phố xá; phía trên, cao, lớn và đậm nét, là một bầy chim đang bay. Những con chim ấy, thật ra, là hình ảnh của những chiếc máy bay được cách điệu hoá. Thì ở buổi lễ mừng quốc khánh nào mà lại không có diễu hành, diễu binh và những màn trình diễn bằng máy bay trên không?

Nhưng nhìn kỹ, chúng ta sẽ thấy, tất cả những con chim / máy bay ấy, thật ra, đều là những dương vật đang bay. “Dương vật” chỉ là một uyển ngữ. Lê Văn Tài không muốn dùng cái uyển ngữ ấy. Anh cũng không muốn người đọc nghĩ đến cái uyển ngữ ấy. Bằng hai chữ “C” ngoặc vào nhau ở đuôi các con chim, anh muốn gợi cho người đọc liên tưởng đến một chữ khác: c…c. Nói cách khác, hình ảnh nổi bật nhất trong ngày lễ quốc khánh này, với Lê Văn Tài, chỉ là hình ảnh những con c…c đang bay rợp trời.

Nhìn, chúng ta hiểu ngay, điều Lê Văn Tài muốn diễn tả là một lời văng tục của anh trước cái gọi là “quốc khánh”, ngày lễ quan trọng nhất của một quốc gia. Cần phải nhấn mạnh ngay: quốc khánh không phải là quốc gia. Quốc khánh chỉ là biến cố được một chế độ chọn xem là tiêu biểu nhất trong việc định hình bản sắc của chế độ ấy. Có thể giải thích sự văng tục này như một thái độ của anh trước tình hình chính trị Việt Nam, một thứ chính trị dựa trên bạo lực, ở đó, chiến tranh được huyền thoại hoá như một thứ bùa hộ mệnh cho chế độ. Đã có nhiều nhà thơ đặt nghi vấn về điều đó. Sau năm 1975, trong bài “Hòn đá làm ra lửa” sáng tác trong trại cải tạo, Trần Dạ Từ viết:

Sự ăn nằm dại dột đẻ ra đứa con khờ khạo
Tên nó là chiến tranh. (1)
Nguyễn Duy, trong bài “Đá ơi”, sáng tác năm 1989, cũng nghĩ như thế:
Nghĩ cho cùng
Mọi cuộc chiến tranh
Phe nào thắng thì nhân dân đều bại…(2)

Như vậy, sự phê phán của Lê Văn Tài cũng không phải là điều gì bất thường.

Tuy nhiên, theo tôi, trong bài thơ trên còn một khía cạnh khác, sâu sắc hơn: quốc khánh là để tôn vinh dân tộc tính; dân tộc tính lại được định hình chủ yếu từ chiến tranh; chiến tranh là bạo lực, mà bạo lực lại gắn liền với nam tính. Quốc khánh, do đó, không phải chỉ là ngày lễ biểu dương của một chế độ mà còn là một cuộc biểu dương của giống đực. Nếu hình ảnh những toà nhà nằm phía dưới gợi liên tưởng đến một người phụ nữ đang nằm với những đường nét nhấp nhô kiểu “Một đèo, một đèo, lại một đèo” (Hồ Xuân Hương), hình ảnh những con chim / máy bay trên trời chính là hình ảnh của những gã đàn ông đang uy hiếp cả không gian. Chúng sắp hàng đâm thẳng về phía trước. Chúng xé toạc cả bầu trời. Chúng là những con c…c biết bay.

Có hai điều cần nói thêm về cái chữ dễ bị xem là tục tĩu này.

Thứ nhất, gần đây hầu như mọi nhà phê bình và nghiên cứu đều đồng ý với nhau một điểm: Trong ngôn ngữ không có chữ nào là thanh hay tục hơn chữ nào cả. Vấn đề là cách sử dụng và mục đích sử dụng. Một số tiếng chửi thề vang lên, đây đó, trong thơ Hồ Xuân Hương, Phạm Thái, Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát (ở một số câu thơ trong giai thoại), được khen là thấm thía và độc đáo. Hiện tượng giới cầm bút văng tục trong sáng tác như vậy sau này càng lúc càng nhiều. Nó chỉ là biểu hiện của những bức bối mà họ đang chịu đựng đồng thời cũng là cách diễn tả những phản kháng âm thầm trong lòng họ. Mở đầu cuốn Ðộ không của lối viết, Roland Barthes đã nhắc đến Hérbert, một nhà cách mạng, người thường văng tục trên tờ báo Le Père Duchêne. Barthes nhận xét: “Những lối văng tục ấy chẳng có nghĩa gì cả, nhưng chúng báo hiệu. Chúng báo hiệu bằng cách nào? Bằng cách diễn tả cả một tình thế cách mạng.” (3)

Thứ hai, nhìn ở bình diện khác, sâu hơn, chúng ta cần quay lại với lý thuyết Ngôn-dương vật luận (phallogocentrism) của Jacques Derrida: theo ông, lịch sử văn minh Tây phương được xây dựng trên nền tảng của Ngôn tâm luận (Logocentrism), một quan điểm cho từ (word), đặc biệt khía cạnh ngữ âm của từ, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ, và từ đó, trong lịch sử văn minh của nhân loại. Nhấn mạnh vào khía cạnh ngữ âm cũng có nghĩa là hạ thấp vai trò của chữ viết. Chữ viết, như vậy, trở thành biểu tượng của ngôn ngữ nói, là ký hiệu của ký hiệu, nghĩa là một cái gì thuộc thứ yếu. Tính đẳng cấp ấy phản ánh rõ nét trong siêu hình học Tây phương: Đó là khuynh hướng tư tưởng dựa trên nam tính (masculinist/phallic) và phụ hệ (patriarchal), điều được Derrida gọi là Duy dương vật luận (phallocentrism). Kết hợp Logocentrism và Phallocentrism lại với nhau, Derrida sáng tạo nên một chữ mới: Phallogocentrism mà tôi tạm dịch là Ngôn-dương vật luận.

Khai triển quan niệm này của Derrida, các nhà nữ quyền luận cho lịch sử nhân loại được viết bởi nam giới và văn hoá nhân loại cũng được sáng tạo bởi nam giới: Nam giới không những chiếm ưu thế về phương diện kinh tế, chính trị và xã hội mà còn chiếm ưu thế cả trong ngôn ngữ, và qua ngôn ngữ, sáng tạo văn học, viết và viết lại lịch sử, từ đó, khuynh loát cả khung tư duy và toàn bộ hệ quy chiếu cũng như các bảng giá trị của loài người: ở đó, dương vật là ngòi bút (pen = penis), là biểu tượng và là nguồn suối của quyền lực, hay nói cách khác, nam giới bao giờ cũng thống trị.

Ở Việt Nam, giới nghiên cứu lịch sử và văn hoá thường cho, khác với Tây phương, người Việt vốn coi trọng phụ nữ với hai biểu hiện chính là, một, vai trò của nữ giới qua hình ảnh của Âu Cơ, Trưng Trắc, Trưng Nhị và Triệu Ẩu, và hai, Đạo Mẫu trong tín ngưỡng dân gian. Nhưng, cả hai biểu hiện ấy, một là rất xưa, chủ yếu là thời nguyên thuỷ, như một di tích của nền văn minh Nam Á, trước khi tiếp xúc với Trung Hoa; hai là rất mờ nhạt, chủ yếu ở dân gian. Trong nền văn hoá chính thống, với sự hỗ trợ của giới cầm quyền, văn hoá Việt Nam thực chất vẫn là một thứ văn hoá duy dương vật. Người ta hay nói câu “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” là của Trung Hoa, nhưng, không nên quên, tục ngữ Việt Nam cũng có một câu tương tự, thậm chí còn nặng nề hơn: “Một trăm đứa con gái không bằng hòn dái đứa con trai”.

Trở lại với bài thơ “Quốc khánh” ở trên, theo tôi, Lê Văn Tài không phải chỉ muốn bày tỏ thái độ của anh đối với một ngày lễ, và qua ngày lễ ấy, điều mà một chế độ muốn tuyên dương, mà anh còn nêu lên nhận xét của anh về lịch sử nói chung, một thứ lịch sử (history), nói theo cách chơi chữ của các nhà nữ quyền luận trong tiếng Anh, của ông ấy / gã ấy / thằng ấy (his-story).

Cũng cần nhấn mạnh: Lịch sử không phải là quá khứ. Lịch sử chỉ là cái người ta viết về quá khứ. Những cái viết ấy, như nhiều lý thuyết gia hậu hiện đại đã chứng minh, bao giờ cũng chịu sự tác động của phái tính, của ý thức hệ và của những ý đồ chính trị cụ thể. Chính vì thế, lịch sử, thứ nhất, tự bản chất, có tính chủ quan, và thứ hai, luôn luôn được viết lại. Có lẽ Lê Văn Tài không có tham vọng viết lại lịch sử. Anh chỉ muốn nhìn lại lịch sử một cách khác, từ góc nhìn của anh, góc nhìn của một người muốn giải hoặc, muốn vạch trần các huyền thoại.

Mà huyền thoại ở Việt Nam thì nhiều vô cùng.

***
Chú thích:
  1. Trần Dạ Từ (1990), Quê hương Bạn hữu Tù đày, Stuttgard: Trung tâm Độc Lập, tr.123.
  2. Nguyễn Duy (1990), Quà tặng, Hà Nội: nxb Văn Học, tr. 78.http://tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=6456
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Phạm Thị Hoài - Nỗi nhục

Em là nỗi nhục của bộ giáo dục”, một cô giáo ở Việt Nam đã phê như thế vào bài kiểm tra bị chấm 1,5 điểm của học trò. Trang Vietnamnet đưa tin này vào một bài chạy tít “Bật cười với những lời phê hài hước của thày cô“.

Tôi chỉ thấy mình bật ngửa. Rồi được một người bạn nắn sốc, rằng Hoài đi xa lâu rồi không biết, dân mình là giống ưa nặng, không thượng cẳng chân hạ cẳng tay không được. Còn đã nói thì phải rát mặt, nhiếc móc phải xóc óc, chửi chưa rách mồm chưa đạt nghị quyết.

Cái gì cũng phải thật phũ. Phê thế đã ăn thua gì. Ờ, ra vậy. Bên này, nơi tôi vừa mới qua 12 năm đi họp phụ huynh, học trò là Thượng đế toàn tập. Thượng đế có khùng, lười chảy thây, láo toét, dốt không lưu vào ổ nào cho hết, cũng không thể bị tước địa vị. Phê bình Thượng đế ở bên này là việc vô cùng nhạy cảm.

Nên tôi bỏ qua chuyện phong tục mỗi nơi một khác, chỉ bàn về nghĩa của lời phê nói trên. Nó trước hết cho thấy giáo viên quan tâm đến điều gì.
 
Tác hại duy nhất của học kém đáng cho cô giáo ấy nói đến là nó sỉ nhục Bộ Giáo dục. Như thể mục đích quan trọng nhất của sự học trong nhà trường là vinh danh Bộ này. Suy ra, nông dân thất bát là sỉ nhục Bộ Nông nghiệp, bệnh nhân sâu răng mắt toét là sỉ nhục Bộ Y tế, vượt đèn đỏ là sỉ nhục Bộ Giao thông, doanh nghiệp phá sản là sỉ nhục Bộ Tài chính, giết người là sỉ nhục Bộ Công an, và giữa hoàng hôn cộng sản mà dựng quán cafe nháy mắt với Lenin, hoài niệm một thuở bình minh cộng sản thì tất nhiên là sỉ nhục Bộ Chính trị. Ý nghĩa của toàn bộ thành tích sống, chiến đấu, lao động, học tập và uống cà phê của người Việt được xác định qua vinh và nhục cho các thiết chế chính quyền.

Nỗi nhục có hai khả năng liên đới. Nỗi nhục của ai, của cái gì và nỗi nhục cho ai, cho cái gì. Trong văn cảnh đang nói tới, giáo viên đã viết ẩu, ẩu không chừa cả chính tả và dấu chấm câu. Lẽ ra phải sửa thành “Em là nỗi nhục cho Bộ Giáo dục.” mới đúng ý xỉ vả muốn gửi đến cậu học trò. Còn nỗi nhục của Bộ Giáo dục là bất lực trước một nền sư phạm không chỉ phũ phàng mà còn hoàn toàn nhầm đối tượng phụng sự. Không phải cậu học trò, mà cô giáo ấy là nỗi nhục của Bộ này. Còn nỗi nhục của truyền thông khi gợi ý cho công luận “bật cười” ở đây, tôi không muốn đếm xỉa.

Một năm học mới ở Việt Nam lại bắt đầu. Bên này cũng thế, các Thượng đế lại lon ton đến trường.
Phạm Thị Hoài
(Quê Choa)

Nguyễn Văn Tuấn: Tự vấn, tự trọng, tự do, tự đổi mới

Xin giới thiệu các bạn một cuộc trò chuyện với phóng viên trên Sài Gòn Tiếp Thị nhân ngày 2/9/1945. Bài phỏng vấn này được phóng viên biến thành một bài viết dưới tựa đề “Tự vấn, tự trọng, tự do, tự đổi mới”. Vì không đủ “đất” nên một số đoạn phải cắt bỏ trên báo. Thời đại internet có cái hay là độc giả có thể đọc nguyên bản (dưới đây) bên cạnh bản in, và có thể rút ra vài nhận xét.
Nguyễn Văn Tuấn

SGTT: Thưa GS, cảm xúc của GS thế nào khi nghĩ về ngày độc lập 2/9 của đất nước?

NVT: Tôi nhìn ngày 2/9/1945 như là một ngày Việt Nam giành quyền độc lập, không còn lệ thuộc ngoại bang. Có lẽ ấn tượng nhất với tôi là bản tuyên ngôn độc lập do cụ Hồ Chí Minh đọc và trích từ câu đầu trong bản tuyên ngôn độc lập của Mĩ: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Đó là những câu phát ngôn rất đẹp và lí tưởng. Do đó, có thể nói rằng ngày 2/9 mở đầu cho một lí tưởng nhân văn và cao đẹp cho Việt Nam. Còn những gì xảy ra sau đó thì cần phải bàn thêm.

SGTT: Ngày Độc lập có gắn với kỷ niệm nào của Giáo sư không?

NVT: Tôi sinh sau ngày 2/9/1945 và ở trong Nam nên không có kỉ niệm nào với ngày đó cả. Tuy nhiên, Ba tôi lúc sinh tiền thì nhắc đến ngày này như là một bước ngoặc trong đời.

SGTT: Chúng ta có độc lập gần 70 năm qua, nhưng về mặt phát triển chúng ta vẫn lệ thuộc nhiều thứ của nước ngoài. (Đơn cử, trong lĩnh vực y tế, mỗi năm dân ta phải mất rất nhiều tiền để đi các nước chữa bệnh). GS chia sẻ gì về câu chuyện này?

NVT: Thật ra, hầu như bất cứ lĩnh vực nào liên quan đến khoa học, công nghệ, kĩ thuật, chúng ta đều phụ thuộc vào nước ngoài. Nhìn chung, nhiều kĩ nghệ ở Việt Nam chủ yếu là gia công, chứ không phải thực sự sản xuất và cũng không có nghiên cứu khoa học. Chúng ta còn lệ thuộc nước ngoài về khoa học. Khoảng 80% các công trình nghiên cứu khoa học ở Việt Nam là do hợp tác với hay qua hỗ trợ từ nước ngoài.

Tôi nghĩ rằng trình độ của chúng ta (người Việt) chưa theo kịp với những vấn đề mà phát triển kinh tế - xã hội đặt ra. Điểm xuất phát của chúng ta là một nền văn minh và văn hóa nông nghiệp, và khi trong quá trình hội nhập thế giới được định hình bởi nền văn minh công nghiệp, thì nảy sinh rất nhiều vấn đề. Có nhiều sự chênh lệch giữa nhu cầu phát triển đặt ra và khả năng đáp ứng của nội lực Việt Nam. Điều này có thể giải thích tại sao các công trình xây dựng, công trình nghiên cứu khoa học của Việt Nam không đạt chất lượng cao.

Ngoài ra, sự phát triển kinh tế và xã hội Việt Nam còn thiếu tính đồng bộ và thiếu tính hệ thống. Đây đó chúng ta có những chuyên gia có thực tài, nhưng nhìn chung họ chỉ là những cá nhân đơn lẻ, không đủ để định hình một nền khoa học. Ví dụ như Việt Nam có những bác sĩ phẫu thuật không thua kém gì so với Singapore, nhưng chúng ta không có một hệ thống hỗ trợ hậu phẫu để lấy được niềm tin tưởng của bệnh nhân. Có thể chúng ta chỉ giỏi về kĩ thuật, mà kĩ thuật thì chỉ là một khâu trong nhiều khâu quan trọng. Chính vì thế mà một số bệnh nhân chưa cảm thấy an tâm và tin tưởng vào hệ thống y tế của Việt Nam.

SGTT: Khi giành độc lập, VN là một khối thống nhất, triệu con tim một ý chí quật cường? GS có thể giải mã gì về hiện tượng này dưới con mắt của một nhà nghiên cứu?

NVT: Tôi nhớ đến câu “Mùa thu rồi ngày 23 / ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến”. Đó lời hiệu triệu chống ngoại xâm. Do đó, tôi nghĩ bởi đơn giản là lúc đó ai cũng muốn đánh đuổi ngoại xâm để có được độc lập, tự do, và bình đẳng. Người Việt Nam có thể bất đồng với nhau về nhiều vấn đề, nhưng rất đồng lòng trong việc đánh đuổi ngoại xâm. Ngày nay cũng thế, khi có đe dọa hay nguy cơ từ ngoại xâm thì người dân đồng loạt đứng lên.

Nhưng lịch sử cũng chỉ ra rằng trong thời bình người Việt Nam không đoàn kết như trong thời chiến tranh chống ngoại xâm. Đất nước đã thống nhất gần 40 năm, nhưng lòng người hình như chưa thống nhất. Bất công xã hội ngày càng nhân rộng. Khoảng cách giàu nghèo ngày càng rộng hơn. Người Việt trong và ngoài nước chưa thật sự đồng lòng. Tất cả những yếu tố đó chỉ làm suy yếu cộng đồng dân tộc, và làm cho Việt Nam chưa phát triển đúng với tiềm năng của dân tộc.

SGTT: Theo GS, vì sao một dân tộc từng ngẩn cao đầu trong những cuộc đấu tranh chống ngoại xâm để giữ nước, nhưng lại là một dân tộc quẩn quanh với mệt nhoài ở những chặng hoà bình tìm kế bứt phá vươn lên?

NVT: Trong lịch sử cận đại, chưa bao giờ nước ta có một thời gian hoà bình lâu dài như hiện nay. Thế mà cho đến nay, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia nghèo, có thời gian nằm trong nhóm các nước nghèo nhất thế giới. Câu hỏi đặt ra là tại sao, và đã có nhiều câu trả lời cũng như cách tiếp cận câu hỏi đó. Tôi nghĩ lí do gần mà chúng ta có thể nhận ra được là chúng ta đã dành quá nhiều sức lực và tài nguyên cho chiến tranh. Đối với các nước lớn, chiến tranh là một cuộc chơi, hay thậm chí là một thương vụ; nếu không có lợi thì họ rút lui, họ không mấy quan tâm đến thắng hay thua theo nghĩa kinh điển. Nhưng đối với nước nghèo như Việt Nam thì khi chiến tranh xảy ra là dốc toàn lực toàn tâm để giành thắng lợi. Trong cuộc chiến vừa qua, có trên 50 ngàn quân nhân Mĩ tử vong, nhưng Việt Nam thì trên 2 triệu người tử vong. Sau hơn 20 năm chiến tranh thì xã hội có dấu hiệu mệt mỏi cũng là điều không khó hiểu.

Nhưng tại sao có những nước, như Hàn Quốc và Nhật, họ lại vươn lên rất nhanh sau chiến tranh, còn Việt Nam thì vẫn còn nghèo. Có ba giả thuyết chính được đề ra để giải thích sự khác biệt về mức độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các quốc gia trên thế giới: địa lí / khí hậu, văn hóa, và thể chế. Có học giả (như Montesquieu chẳng hạn) cho rằng ở những nước nhiệt đới người dân thiếu óc tò mò, hay bị mệt mỏi, dễ mắc bệnh, và năng suất lao động thấp, nên mức độ phát triển không bằng các nước ôn đới. Giả thuyết thứ hai cho rằng yếu tố văn hóa có ảnh hưởng đến phát triển, và đã có khá nhiều học giả cho rằng một số nét về văn hoá Việt Nam là những rào cản cho phát triển kinh tế trong thời đại toàn cầu hoá. Nhưng một giả thuyết mới nhất cho rằng một thể chế thiếu dung hợp là một yếu tố làm cho đất nước nghèo yếu. Một thể thiếu dung hợp như Phi Luật Tân, trong đó các nhóm lợi ích và đại gia chiếm đoạt tài nguyên quốc gia thì đất nước không thể nào giàu được. Có thể nói rằng cả ba giả thuyết trên đây đều có thể giải thích tại sao Việt Nam nghèo. Chúng ta không thay đổi được địa lí, nhưng chúng ta có thể thay đổi văn hoá và tạo ra một thể chế dung hợp hơn nữa, một thể chế mà trong đó mọi thành viên có cơ hội đóng góp chứ không phải chỉ vài nhóm lợi ích chiếm đoạt tài nguyên và lũng đoạn quốc gia.

SGTT: Thách thức lớn nhất đối với việc phát triển đất nước hiện nay, là gì, thưa GS?

NVT: Tôi nghĩ mối đe dọa lớn nhất đến phát triển đất nước hiện nay là môi sinh và đạo đức xã hội. Nước ta là nước nhỏ (về diện tích), mật độ dân số khá cao, và môi trường sống đang xuống cấp nghiêm trọng. Sự phá hủy môi sinh ở Việt Nam rất ư là kinh khủng, và nếu không ngăn chận hay khắc phục kịp thời, thì chúng ta sẽ không có gì để lại cho các thế hệ tiếp nối. Kinh nghiệm của các nước như China cho thấy phát triển kinh tế nhanh nhưng phá hủy môi trường sẽ làm cho sự phát triển trả giá rất đắt về lâu dài.

SGTT: Theo GS, trong giai đoạn hiện nay, cách thức nào hạn chế những thức thức đó để đưa dân tộc đi lên?

NVT: Tôi nghĩ chúng ta nên quay lại với một lí tưởng quan trọng của ngày 2/9/1945: đó là tự do. Hai chữ này có thể hiểu rất khác nhau giữa các cá nhân, nhưng ở đây, tôi muốn hiểu tự do theo nghĩa tự do tinh thần, tự do chính trị, và tự do kinh tế. Tự do tinh thần đồng nghĩa với tự do lựa chọn niềm tin, triết lí, và không lệ thuộc vào người khác. Tự do chính trị là tiền đề của một thể chế dân chủ. Cần phải đảm bảo quyền tự do ngôn luận và quyền tranh luận của xã hội và công dân đối với những hoạt động đó. Tự do kinh tế là động lực và cũng là nguyên khí của phát triển kinh tế xã hội. Do đó, tôi rất tâm đắc với nhận xét của Amartya Sen (nhà kinh tế học gốc Ấn Độ được trao giải thưởng Nobel kinh tế) rằng “phát triển như là tự do”.

SGTT: Những trở trăn của GS với ngành y ở Việt Nam là gì? Làm thế nào để có một ngành y mạnh và theo triết lý phụng sự người dân?

NVT: Tôi nghĩ tình trạng y tế và bệnh tật ở nước ta thật đáng lo ngại. Trước đây, chúng tôi đã từng lên tiếng rằng số người chết vì tai nạn giao thông làm nhức nhối xã hội, nhưng nguyên nhân tử vong trong các bệnh viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản và viêm tiểu phế quản cấp, tiêu chảy, viêm dạ dày, ruột non có nguồn gốc nhiễm khuẩn, cúm, sốt rét còn cao hơn nhiều. Mẫu số chung của các bệnh này là tình trạng thiếu dinh dưỡng vì nghèo khó, là môi trường bị ô nhiễm trầm trọng.

Nền y tế của VN càng ngày càng bị thương mại hóa. Nhiều người nhìn thấy ngành y là một môi trường kinh doanh để kiếm tiền nhanh, hơn là một thiên chức chăm sóc sức khỏe cho người dân. Y đức đang là một vấn đề nhức nhối, và đang làm rẻ rúng ngành y và suy giảm uy tín của những người làm trong ngành y.

Chúng tôi từng đề nghị và xin nhắc lại: cần phải tăng đầu tư xây dựng bệnh viện, xây dựng các cơ sở y tế ở nông thôn và phổ cập bảo hiểm y tế để người nghèo có thể tiếp cận dịch vụ y tế với phụ phí thấp. Nên có chính sách miễn phí khám bệnh và phí nhập viện cho người dân nghèo hoặc cận nghèo.

SGTT: Triết lý phát triển nào cho Việt Nam là phù hợp với bối cảnh hiện nay, thưa thầy?

NVT: Người ta hay nói đến triết lý phát triển, còn tôi thì suy nghĩ đến nguyên lý phát triển. Tôi nghĩ đến nguyên lý “phát triển bền vững” sẽ là cách phù hợp nhất để Việt Nam đi lên trong bối cảnh hiện nay. Phát triển đi đôi với huỷ hoại môi sinh, hay phát triển mà chỉ lệ thuộc nước ngoài về khoa học và công nghệ, thì không thể xem là phát triển lâu dài được. Do đó, phát triển bền vững có nghĩa là chú trọng chất lượng cuộc sống cho người dân, và đồng thời tăng nội lực dân tộc.

SGTT: Câu chuyện giáo dục truyền thống ở những nước phát triển thường được kể lại cho dân họ như thế nào, thưa GS?

NVT: Có danh nhân từng nói đại khái rằng biết được sự thật sẽ làm cho chúng ta tự do. Sự thật có thể không phải lúc nào cũng đẹp, nhưng vẫn là bài học để chúng ta vươn lên. Ở Úc, tôi thấy họ lấy cuộc chiến mà Úc thất trận ra dạy cho học sinh tiểu học và trung học. Họ không mặc cảm vì thất trận. Nhưng họ cũng không hạ thấp đối phương (là cựu thù). Trong sách giáo khoa sử của Úc, tôi không thấy những hận thù trong đó, tất cả sự kiện đều được trình bày bằng một văn phong khách quan và không cảm tính. Tôi được biết ở Nhật, người ta cũng dạy học sinh rằng Nhật từng là nước chiến bại.

SGTT: Làm thế nào để những người trẻ ý thức được rằng, để có độc lập dân tộc ta phải trả bằng máu, vậy đưa đất nước đi lên là trách nhiệm của những người con người hiện tại?

NVT: Tôi cho rằng, trong việc giáo dục lòng yêu nước, cần phải truyền đạt cho giới trẻ nằm lòng rằng: làm thế nào để không cần đổ xương máu mà vẫn có độc lập. Chuyện quá khứ là quá khứ, nhưng chuyện quan trọng hơn là hiện tại: Việt Nam đang đứng trước một chặng đường đầy nguy cơ: kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học đều suy thoái, nền tảng đạo đức xã hội lung lay và trên nhiều mặt ngày càng lệ thuộc vào nước láng giềng phương Bắc. Để tránh nguy cơ đó, tôi nghĩ mỗi chúng ta phải tự mình đổi mới. Mỗi chúng ta, chứ không ai khác, có nghĩa vụ đưa đất nước đi lên.

SGTT: Xin cảm ơn GS! 
(SGTT)

RSF kêu gọi chống kiểm duyệt Internet tại Việt Nam

Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) vừa phát động một thỉnh nguyện thư trên mạng kêu gọi mọi người khắp nơi chống lại tình trạng kiểm duyệt Internet tại Việt Nam và đòi tự do cho các blogger bị giam cầm.

Thỉnh nguyện thư bằng ba ngôn ngữ Việt-Anh-Pháp nói Việt Nam là nhà tù lớn thứ nhì trên thế giới đối với các blogger và những nhà bất đồng chính kiến thể hiện quan điểm trên mạng internet, chỉ sau Trung Quốc.

RSF nêu rõ các blogger ở Việt Nam cung cấp tin tức độc lập, một sự lựa chọn cho người dân Việt ngoài các thông tin của nhà nước, với các bài phản ánh về tình trạng tham nhũng, các vấn nạn về môi trường, và sự phát triển chính trị của quốc gia.

chong kiem duyet-pvkbg

Tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế có trụ sở tại Pháp này tố cáo trong những năm gần đây, Việt Nam liên tục tiến hành nhiều đợt bắt bớ blogger, cư dân mạng, và các nhà báo.

RSF cho rằng chính phủ Hà Nội đang gia tăng chiến dịch đàn áp để trấn dẹp những tiếng nói bất đồng quan điểm với nhà nước và ngăn ngừa nguy cơ bất ổn vì lo sợ những điều tương tự như “phong trào Mùa Xuân Ả Rập” sẽ xảy ra tại Việt Nam.

Làn sóng các cuộc biểu tình phản đối tại các quốc gia Ả Rập mùa xuân 2011 được xem là các cuộc cách mạng dân sự đã châm ngòi cho sự sụp đổ của các chính phủ độc tài ở Ai Cập, Tunisia, và Lybia.

Ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong tổ chức RSF cho VOA Việt ngữ biết:

“Chúng tôi phát động chiến dịch này với hy vọng sẽ đánh động được càng nhiều sự lưu tâm từ cộng đồng quốc tế càng tốt về thực trạng nhân quyền của Việt Nam. RSF hiện cũng đang tham gia vào các chiến dịch chung của nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế kêu gọi trả tự do cho hai nhà bất đồng chính kiến Cù Huy Hà Vũ và Lê Quốc Quân tại Việt Nam. Thỉnh nguyện thư này gửi tới tất cả mọi người trên thế giới và sau cùng, chúng tôi sẽ gửi đến các nơi hữu trách, các cơ quan quốc tế như Liên hiệp Châu Âu hay Liên hiệp quốc, và dĩ nhiên tới chính phủ Việt Nam và chính phủ Pháp nữa.”

Ông Ismail nói có thể RSF sẽ dịch thỉnh nguyện thư này ra nhiều thứ tiếng khác nữa để thu hút sự quan tâm của công luận các nơi can thiệp cho những blogger chỉ vì thực thi quyền tự do bày tỏ quan điểm mà bị đàn áp và bị vu cáo với các tội danh về an ninh quốc gia có nội dung mơ hồ của Việt Nam như điều 258, điều 79 hay điều 88.

Vẫn theo RSF, các điều luật này là công cụ tạo điều kiện cho nhà cầm quyền Việt Nam có thể tống giam những người chỉ trích họ.

Thống kê của RSF cho thấy hiện có 35 blogger đang bị Hà Nội giam cầm vì các hoạt động cổ xúy dân chủ.

Trong số những người đang thọ án dài hạn vì các tội danh như “âm mưu lật đổ chính quyền”, “tuyên truyền chống nhà nước” được RSF nhắc đến trong thỉnh nguyện thư có blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Paulus Lê Sơn, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, và luật sư Lê Quốc Quân.

Phóng viên Không biên giới nói ngoài các bản án nặng nề mà các nhà hoạt động mạng này phải gánh chịu, người thân của họ cũng không tránh khỏi những chiến dịch sách nhiễu và bôi nhọ của nhà cầm quyền.

RSF thúc giục Việt Nam phóng thích ngay lập tức tất cả các blogger, dỡ bỏ các biện pháp kiểm duyệt mạng cũng như các điều luật trấn áp thường được dùng để chống lại những người đưa tin, đặc biệt là điều 88 và điều 79 Bộ luật Hình sự.

RSF kêu gọi mọi người chung tay góp sức trong cuộc chiến chống lại nạn kiểm duyệt mạng tại Việt Nam bằng cách ký tên và lan truyền rộng rãi thỉnh nguyện thư này.
© Trà Mi (VOA)

Một bài báo siêu đạo văn của PetroTimes

TSYG: Báo PetroTimes vừa có bài Hiểm họa từ Facebook và Blog, đúng vào ngày 2-9-2013 (không biết có ẩn ý gì không?). Chưa biết cái hiểm họa mà PetroTimes cho rằng từ Facebook và blog là gì, nhưng cái ‘hiểm họa’, thậm chí là ‘thảm họa’ mà bài báo này gây ra cho độc giả khi nghĩ về báo chí VN chính là sự đạo văn một cách trắng trợn đến mức khủng khiếp: chép nguyên xi rất nhiều đoạn từ ít nhất là 5 bài của báo Nhân Dân (trớ trêu thay!), từ đoạn đầu tiên là lời dẫn nhập cho đến đoạn cuối cùng, không thèm ghi nguồn cũng như tên tác giả! 
Mà hài hước làm sao, bài của báo PetroTimes đã ‘cực lực lên án” nạn đạo văn bằng những lời vô cùng mạnh mẽ như sau: “Xâm phạm bản quyền trở thành một bài toán hóc búa chưa có lời giải. Rất nhiều báo mạng đăng lẫn của nhau, không trích nguồn, “quên” luôn cả tên tác giả. Các sản phẩm trí tuệ trên mạng cứ như không thuộc về ai, chủ các blog gom về nhà mình như nhặt tiền rơi giữa đường, không một lời cảm ơn, không một lời hối lỗi. Họ sao chép bất hợp pháp bất cứ thứ gì trên mạng internet, nhất là các bản tin, bài báo, tranh đồ họa, các tac phẩm âm nhạc điện ảnh. Họ còn download và upload bất hộp pháp các phần mềm chương trình máy tính. Trơ tráo hơn, họ còn cắt xén, sửa chữa, làm sai lệch các tác phẩm văn học, các tác phẩm viết, tranh ảnh, đồ họa”.
Thật là trên cả sự trơ tráo, trơ trẽn mà tiếng Việt chưa biết gọi là gì!
Vì bài báo của PetroTimes đạo từ nhiều nguồn khác nhau nên TSYG xin mượn 5 màu để chỉ bài gốc. Vẫn có thể còn nguồn thứ 6, thứ 7... nữa, nhờ bà con phát hiện tiếp.
Có thể nói không ngoa một chút nào rằng: đây là một trường hợp ‘đạo văn siêu kinh điển’, hoặc nói một cách vắn tắt là ‘siêu đạo văn’! TSYG đã chụp lại toàn bộ bài báo để làm "bằng chứng", chỉ xin trình ra đây ảnh chụp đầu và cuối bài.
Nào, xin mời bà con:

























HIỂM HỌA TỪ FACEBOOK VÀ BLOG

(PetroTimes) - Sự phát triển của Internet đã hình thành nên một “xã hội Internet”. Tuy nhiên, đó là một xã hội đầy khiếm khuyết, lẫn lộn giữa ảo và thật. Xã hội này được quản lý lỏng lẻo đến mức người ta có thể đàng hoàng ăn cắp thông tin trước mặt chủ nhân của thông tin đó. Vô số quan hệ giữa con người với con người trong “xã hội Internet” đã phát sinh và mâu thuẫn giữa môi trường mở và quản lý ngày càng phức tạp.
Trên Internet xuất hiện nhiều loại hình giao dịch dân sự, kinh doanh, tuyên truyền, thông tin đa dạng không khác gì xã hội bình thường. Xen lẫn cái tốt và cái hữu ích là cái xấu, cái nguy hại với đủ các kiểu lừa đảo, trộm cắp, đánh cắp email, mật khẩu, thông tin, xâm phạm đời tư, vu cáo và bịa đặt… “Xã hội Internet” khác với xã hội bên ngoài ở chỗ, hầu như các quan hệ xã hội trên mạng chưa được pháp luật điều chỉnh, mà cơ quan pháp luật chỉ vào cuộc khi đã xảy ra hậu quả liên quan đến sử dụng mạng Internet. Thực tế đó đòi hỏi phải có sự điều chỉnh của pháp luật với các quan hệ này, cũng như cần có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước đối với mạng Internet.
Xã hội ảo, thiệt hại thật
Mạng xã hội và blog là hai sản phẩm được sinh ra trên nền tảng công nghệ Internet, đã gặt hái khá nhiều thành công. Quá trình phát triển của hai sản phẩm này có nhiều thay đổi so với mục đích ban đầu. Những mạng xã hội (MXH) ra đời đầu tiên vào những năm 90 của thế kỷ trước chỉ nhằm mục đích kết bạn, tạo diễn đàn trao đổi nội bộ cho các thành viên trong nhóm, không hề hoặc rất ít liên quan chính trị, kinh doanh. Tuy nhiên, ảnh hưởng và lực hấp dẫn của các MXH ngày càng lớn và nó dần dần được các đại gia tài chính, các thế lực chính trị và nhiều đối tượng khác khai thác để kiếm lợi. http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_chinhtri/_mobile_binhluanphephan/item/1162602.html
Twitter là một thí dụ. Khởi điểm là một dịch vụ nhắn tin di động, đến nay, mỗi ngày MXH twitter có khoảng 600 triệu lượt người truy cập. Ðể duy trì hoạt động, MXH này đã chấp nhận các khoản đầu tư của các công ty như Digital Sky Technologies có trụ sở tại LB Nga và thực hiện các điều khoản cam kết với công ty này. Còn blog phát triển từ “nhật ký điện tử” lên thành các trang tin tổng hợp, bình luận, câu lạc bộ, một số blog còn tạo ra hình thức giao diện và nội dung không khác gì báo điện tử. Hai sản phẩm này đã góp phần mở cửa” xã hội, làm cho thông tin thông thoáng, cập nhật, đa dạng. Về góc độ tâm lý xã hội, chúng đang góp phần làm thay đổi thế giới.
Trong khi đó, những hậu quả do MXH và blog gây ra ngày càng lớn. Mới đây, dư luận Italia đã hết sức bức xúc vì sau khi một video clip về một em gái được đăng tải trên facebook, Carolina Picchio 14 tuổi đã tự tử bằng cách nhảy xuống đất từ tầng ba. Hiện tượng tự tử vì bị bôi xấu trên facebook không phải lần đầu tiên xuất hiện ở Italia. Năm 2012, một nam sinh 15 tuổi tại Rome cũng tự sát sau khi bị chỉ trích là người đồng tính trên facebook. Tương tự như vậy, là các vụ tự tử do bị xúc phạm trên Internet, như các cái chết tức tưởi của Chevonea Kendall-Bryan ở London (Anh), Amanda Cumming ở NewYork (Mỹ). Trong số nữ sinh ở Ðà Nẵng bị vu cáo, bôi nhọ, xúc phạm trên trang facebook tên là “Bộ mặt thật của các hot teen Ðà thành”, một nữ sinh đã tự tử bằng thuốc an thần nhưng may mắn được gia đình phát hiện kịp thời. Trước đó, một nữ sinh lớp 12 ở Hà Nội cũng tự tử bằng thuốc diệt cỏ vì bị ghép ảnh trên facebook...
Ở nước ta, không ít nghệ sĩ bị “chơi bẩn” trên MXH, mà thủ đoạn của kẻ xấu là lập trang facebook giả lấy tên của nghệ sĩ, rồi post lên đủ thứ lố lăng như ảnh ghép, comment sốc, gán cho nghệ sĩ là gái bao, đồng tính, đưa ra phát ngôn khiến người thiếu thông tin hiểu lầm đó là quan điểm của nghệ sĩ. Như gần đây trên facebook, một số người nhận được lời mời kết bạn với trang facebook của nhà thơ Hữu Thỉnh và họ đã vui vẻ nhận lời; vì không tin sao được khi giao diện của trang facebook là ảnh nhà thơ tươi cười và trụ sở Hội Nhà văn ở số 9 phố Nguyễn Ðình Chiểu. Nhưng sau khi kết bạn, mọi người mới biết đó là trang facebook giả.
Trong lĩnh vực kinh tế, phải kể tới vụ ba đối tượng tung tin bịa đặt trên mạng về việc bắt giữ lãnh đạo một ngân hàng. Dẫu chỉ là tin đồn trên blog, được MXH lưu truyền song trên thực tế đã gây ảnh hưởng rất lớn tới thị trường chứng khoán, khiến gần 430 mã chứng khoán giảm điểm, tỉ giá USD liên ngân hàng đã tăng từ 20.900 VND/USD lên 21.000 VND/USD. Thiệt hại là vậy, nhưng theo pháp luật hiện hành, hành vi của các đối tượng này chỉ có thể bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin với mức 10-20 triệu đồng.
Thực tế cho thấy, một số người đã sử dụng blog để bôi nhọ, làm nhục người khác, dùng thông tin thiếu căn cứ để hạ uy tín người khác. Thậm chí có blog đưa thông tin bịa đặt về chính quyền, tình hình đất nước, tùy tiện đăng lại thông tin, hình ảnh của báo chí mà không xin phép, thậm chí xào xáo thành tài sản của mình. Có blogger chưa ý thức nghiêm túc về hậu quả của việc truyền bá tin tức sai lạc, miễn là kêu gọi được tài trợ để hoạt động. Hiện tượng bịa đặt thông tin, vu cáo, bôi nhọ, lừa đảo đang xuất hiện ngày càng nhiều trên Internet.
Xâm phạm bản quyền trở thành bài toán hóc búa chưa có lời giải. Rất nhiều báo mạng đăng lẫn của nhau, không trích nguồn, “quên” luôn cả tên tác giả. Các sản phẩm trí tuệ trên mạng cứ như không thuộc về ai, chủ các blog gom về “nhà mình” như nhặt tiền rơi giữa đường, không một lời cảm ơn, không một lời hối lỗi. Họ sao chép bất hợp pháp bất cứ thứ gì trên mạng Internet, nhất là các bản tin, bài báo, tranh ảnh đồ họa, các tác phẩm âm nhạc, điện ảnh. Họ download và upload bất hợp pháp các phần mềm chương trình máy tính. Trơ tráo hơn, họ còn cắt xén, sửa chữa, làm sai lệch các tác phẩm văn học, các tác phẩm viết, tranh ảnh, đồ họa.
Nhìn lại vai trò “ngòi nổ” của Internet được thúc đẩy qua các MXH trong “mùa xuân Arập” năm 2011 ở các quốc gia Bắc Phi, có thể thấy phương Tây đã sử dụng MXH như một phương thức chiến tranh tâm lý để tập hợp, kích động các lực lượng nổi dậy, đồng thời thu thập thông tin tình báo qua hệ thống điện tử một cách tinh vi. Gần đây, các MXH tấn công có chủ đích vào chuyện nội bộ của Thổ Nhĩ Kỳ, gây ra rất nhiều phiền phức cho quốc gia này.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hết sức tức giận với sự lan truyền thông tin sai trái và gọi twitter là “mối đe dọa tồi tệ nhất đối với xã hội” vì có hàng triệu tin nhắn trên mạng này kêu gọi biểu tình chống chính phủ. Ông công khai nói trước truyền thông rằng, các thế lực nước ngoài, các nhà đầu cơ tài chính và khủng bố âm mưu lật đổ chính phủ của ông bằng cách tạo ra sự hỗn loạn trên đường phố. Những câu chuyện như vậy được thổi phồng để kích động dân chúng và gây mất ổn định xã hội. Nhưng việc đóng cửa tất cả các MXH là giải pháp không khả thi chút nào trong thời điểm hiện nay. Trong khi đó, nhà điều hành MXH có thể phải bắt tay với các thế lực ngầm vì lý do tài chính.
Điển hình trong các hoạt động xâm phạm quyền riêng tư chính là vụ cựu nhân viên Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Edward Snowden tiết lộ thông tin về chương trình do thám điện thoại và Internet ở Mỹ (PRISM). Với cái cớ để theo dõi các công dân nước ngoài bị nghi ngờ hoạt động khủng bố hoặc do thám, các cơ quan tình báo của Mỹ trên thực tế thu thập mọi dữ liệu mà họ cho là cần thiết. Họ có thể thu thập đầy đủ tiểu sử, hình ảnh, quan hệ gia đình, quan hệ xã hội, giao dịch làm ăn của các tổ chức, cá nhân. Trong phút chốc, không ít người sử dụng Internet ngỡ rằng đã tìm được thế giới riêng cho mình trên Internet, lại bỗng dưng trở thành “con tin”, bị theo dõi hoặc can thiệp đời tư mà không hề hay biết. Tự do mà nhiều người tưởng rằng có được sẽ bị tước mất, bị đánh cắp bởi những thỏa thuận ngầm giữa các công ty Internet với NSA.http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_chinhtri/_mobile_binhluanphephan/item/20551302.html
Vừa qua, bằng các thủ đoạn phao tin, dựng chuyện, thổi phồng, các thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí lợi dụng Internet để bóp méo hình ảnh đất nước Việt Nam. Qua những gì được miêu tả qua những trang web hay blog của các đối tượng chống hoặc bất mãn với chế độ thì tình hình nước ta chẳng khác gì đang trong cơn nước sôi lửa bỏng, xã hội rối ren, người dân chả thiết làm ăn chỉ lo chống chế độ, đời sống nhân dân cơ cực trăm bề...! Vụ Cù Huy Hà Vũ “tuyệt thực trong tù” đã được một số trang mạng chộp lấy rồi thổi phồng quá cỡ, đến mức tất cả đều bẽ bàng khi sự thật được phanh phui. Còn trang thegioinguoiviet.net thì toàn copy các bài viết về các vụ án hình sự trên báo chí trong nước rồi kết luận “xã hội Việt Nam sắp loạn”!
Ngăn ngừa hiểm họa thế nào?
Hiện nay, rất nhiều tổ chức tình báo, các chính phủ thúc ép các công ty điều hành MXH và các doanh nghiệp điện tử phải cung cấp thông tin về khách hàng, về thói quen lướt mạng, địa chỉ IP, email, điện thoại… của người sử dụng Internet. Trong khi đó, chính sách riêng tư của nhiều trang mạng không bảo đảm an toàn cho khách hàng. Mặc dù các trang mạng đều đưa ra chính sách không tiết lộ thông tin cá nhân, nhưng thực tế có khoảng 70% trong số 90 trang mạng được khảo sát ở Mỹ đã bán thông tin do sức ép tài chính và sức ép chính trị. Ngay cả những công ty cố gắng bảo vệ khách hàng cũng không thể chắc chắn điều gì, vì chính bản thân họ cũng trở thành nạn nhân của hacker và tội phạm bất kể lúc nào.
Vấn đề riêng tư trên Internet là một nghịch lý, vì Internet được thiết kế mở cho tất cả mọi người, không phục vụ cho sự riêng tư hay an ninh. Bên cạnh đó, Internet tạo ra một sự ẩn danh hoàn hảo, hầu hết người sử dụng đều có cảm giác họ không thể bị trông thấy. Trên thực tế thì việc thâu tóm thông tin cá nhân chỉ có thể thực hiện được khi người sử dụng tự nguyện khai báo thông tin thực về bản thân. Cảnh báo về việc tiết lộ thông tin cá nhân trên mạng xuất hiện khắp mọi nơi nhưng chúng thường ít được để ý. Beth Given, Giám đốc Công ty Quyền riêng tư Clearinghouse cho rằng: “Nhiều người nghĩ về quyền riêng tư nhưng không thật sự quan tâm cho đến khi có chuyện xảy ra với họ”.
Trước tình trạng vi phạm quyền riêng tư, lừa đảo, xâm phạm an ninh quốc gia trên Internet ngày càng nghiêm trọng, các quốc gia đã tăng cường biện pháp quản lý nhà cung cấp dịch vụ mạng, quản lý người sử dụng Internet. Nhưng quản lý mạng xã hội và blog là công việc hết sức khó khăn về mặt kỹ thuật cũng như pháp lý. Các nhà cung cấp dịch vụ mạng thường lý sự rằng, họ chỉ “xây nhà rồi cho thuê”, người ở thuê mất tài sản thì phải tự chịu chứ không thể bắt họ phải chịu trách nhiệm!
Tuy nhiên Internet không phải là “ngôi nhà vật chất”, mà là “ngôi nhà tinh thần”, thông tin của các blogger, thành viên MXH có được công bố, lan truyền hay không, phụ thuộc vào việc được tạo điều kiện để thông tin lưu thông. Thử hỏi nếu những người “thuê nhà” hút hít ma túy, tàng trữ vật liệu nổ hay súng đạn trái phép thì chủ nhà có phải chịu trách nhiệm gì không hay vô can? Thiết nghĩ, không chỉ chủ website, blogger, thành viên MXH phải chịu trách nhiệm nếu có hành vi xâm phạm đạo đức và pháp luật, mà nhà cung cấp dịch vụ cũng liên đới. Thử hỏi, lương tri của người có “nhà cho thuê” để đâu khi một số người Thổ Nhĩ Kỳ dùng twitter để truyền bá lời kêu gọi biểu tình, gây rối loạn và bất ổn chính trị, buộc cảnh sát phải bắt giữ 24 người theo Ðiều 210 Bộ luật Hình sự của nước này vì tội “thúc đẩy hận thù, ác cảm”? Các “chủ nhà” suy nghĩ như thế nào khi ở Bangladesh cảnh sát bắt giữ ba blogger vì bị cáo buộc phỉ báng đạo Hồi, nhà tiên tri Mohammed trên Internet, làm bùng nổ một cuộc diễu hành trên khắp nước này vì những người Hồi giáo đòi tử hình các blogger vô thần?
Theo ông Molla Nazrul Islam - Phó cảnh sát trưởng Dhaka, thì: “Các blogger đã làm tổn thương tình cảm tôn giáo của người dân khi họ viết ra những lời lẽ chống lại các tôn giáo khác, chống lại các nhà tiên tri và người sáng lập của các tôn giáo, bao gồm đấng tiên tri Mohammed”.
Nước ta có gần 40 triệu người sử dụng Internet, chiếm khoảng 35% dân số, trong đó có khoảng 15 triệu người tham gia các MXH hoặc là thành viên của MXH. Do phần lớn những người tham gia vào các MXH sở hữu máy tính cá nhân, hoặc thường xuyên tiếp xúc với máy tính, điện thoại di động cao cấp (có chức năng duyệt web), họ trở thành đối tượng tác động, chào mời của các  doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân với những mục đích khác nhau. http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_chinhtri/_mobile_binhluanphephan/item/1162602.html
Các thế lực thù địch luôn nhắm vào những người sử dụng MXH để tuyên truyền, kích động; phao tin, đặt điều vu cáo các lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Chúng moi móc đời tư của các đồng chí lãnh đạo, tung lên mạng thông tin giả nhằm bôi nhọ danh dự, làm mất uy tín của Đảng. Đối với một số người hạn chế về nhận thức, thông tin giả trên mạng thật sự đáng lo ngại vì nó có thể làm cho họ lung lay niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
Hiện tượng nguy hiểm này gây bức xúc trong dư luận đồng thời đặt ra yêu cầu về pháp luật, đạo đức liên quan đến blog, mạng xã hội trở nên cấp thiết. Rất nhiều quốc gia bày tỏ lo ngại trước rủi ro mà mạng xã hội và blog đem tới. Hiện ở Việt Nam, với một số trường hợp, việc sử dụng blog, MXH một cách tùy tiện không còn dừng lại ở phạm vi tiêu cực đối với cá nhân, mà trở thành công cụ để một số người thực hiện hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội. Vì thế, các cơ quan chức năng cần hoàn thiện khung pháp lý đối với vấn đề quản lý Internet sao cho vừa phù hợp với cam kết quốc tế, vừa phù hợp với thực tiễn nước ta.
Vừa qua Chính phủ đã có một bước đi khá cương quyết khi ban hành Nghị định 72/2013/NÐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Quy định này hướng tới việc chấm dứt tình trạng lấy lại tin bài trên các báo, đăng nguyên văn mà không xin phép, có khi lại sửa đổi nội dung, đưa tít giật gân câu khách của nhiều trang mạng, blog. Ðiều 5 của Nghị định này đưa ra nhiều quy định cấm như cấm gây ảnh hưởng đến chủ quyền, an ninh quốc gia, cấm kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, cấm đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân… Tuy nhiên, việc thực hiện là không dễ, nhất là đối với facebook, twitter, youtube hay các blog có máy chủ ở nước ngoài.
Đối với những người viết blog, thì dù thế nào cũng không thể bán rẻ Tổ quốc và lương tâm, từ bỏ trách nhiệm với xã hội. Họ phải chịu trách nhiệm khi làm tổn hại tới danh dự người khác, ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước. Nên lưu ý, theo Ðiều 121 Bộ luật Hình sự của nước ta, “tội làm nhục người khác” có thể bị phạt tù đến ba năm, và trách nhiệm xã hội của người viết blog còn được quy định trong nhiều điều luật khác có liên quan.
Nhưng trước tiên, để ngăn ngừa hiểm họa do mạng xã hội và blog có thể gây ra, thì mỗi công dân, tổ chức xã hội cần có ý thức chủ động trong khi đề cao vai trò của Hiến pháp và pháp luật, sẵn sàng nhờ tới sự can thiệp của cơ quan pháp luật nếu bị vu cáo, xúc phạm, ăn cắp thông tin qua Internet. Các cơ quan quản lý nhà nước cần phát huy hơn nữa vai trò trách nhiệm để xử lý các website, blog, ngăn chặn việc lợi dụng MXH làm ảnh hưởng tới an ninh quốc gia. Các nhà cung cấp dịch vụ Internet cũng không thể vì lợi nhuận mà lơ là trách nhiệm đối với xã hội, con người. Hệ thống giáo dục nhà trường cần tổ chức các hình thức giáo dục, tuyên truyền giúp học sinh nắm bắt được tính văn hóa khi hoạt động trên Internet. Và khi pháp luật chưa theo kịp với sự phát triển của Internet, các blogger, người tham gia MXH cần thể hiện trách nhiệm xã hội của mình, phát huy tính tích cực xã hội của công dân.
Hà Hồng Hà
(Blog TSYG)

Alan Phan - MacArthur và Bên thắng cuộc

Cuối tuần qua, vài gia đình chúng tôi quây quần coi cuốn phim “Emperor”, hồi ký của tướng Mỹ Fellers về những ngày đầu chiếm đóng Nhật Bản của quân đội Mỹ sau khi Nhật đầu hàng. Fellers thuộc ban tham mưu của Đại Tướng Douglas MacArthur, Tư Lệnh Tối Cao của lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương và lúc đó là vị Chỉ Huy cao nhất của Mỹ tại Nhật.

Một ngạc nhiên thú vị

MacArthur giao Fellers 10 ngày để xác quyết về tội phạm chiến tranh của Nhật Hoàng Hirohito. Nếu có tội, Hirohito phải bị đưa ra Toà Án Đặc Biệt và có thể bị tử hình. Việc này có thể gây một nội loạn lớn lao từ dân Nhật, vốn vẫn còn sùng bái Hoàng Đế của họ. Sau 10 ngày thẩm vấn cả trăm quan chức Nhật, Fellers vẫn không thể kết luận là Nhật Hoàng có hay không có tội vì thiếu chứng cớ.

Nhưng MacArthur, ngoài bộ áo quân nhân, còn là một chính trị gia khôn ngoan và nhiều tham vọng. Khi ông mời Nhật Hoàng đến dinh cơ dùng trà, Hirohito nghĩ là ông sẽ bị bắt và giải ra toà án. Nhật Hoàng cũng khẳng khái nhận mọi tôi trạng và chỉ xin MacArthur xử phạt riêng mình và tha cho các thủ hạ cùng dân Nhật.

Nhưng MacArthur ngọt ngào nói, “Tôi mời Ngài hôm nay đến đây để giúp tôi và cùng hợp tác với tôi tái kiến thiết lại một nước Nhật đang hoang tàn.”

Khi văn minh là phương châm

Theo gương lịch sử 80 năm trước, khi Lincoln thắng trận (xem bài http://www.gocnhinalan.com/bai-tieng-viet/lincoln-bn-thng-cuc.html của tôi), người Mỹ chỉ đem ra xử 32 người cầm đầu chánh phủ Tojo của nhóm quân phiệt Nhật.

Tất cả những quyền công dân cũng như tài sản của mọi bại quân và bại dân Nhật không bị quân chiếm đóng Mỹ động đến (không ai bị bắt đi cải tạo tư tưởng theo chủ nghĩa tư bản giẫy chết cả, hú hồn). MacArthur còn nghiêm cấm quân Mỹ không được phép ăn thực phẩm của Nhật vì dân Nhật đang đói. Ngược lại, chương trình cứu trợ Nhật với thực phẩm Mỹ đã giúp Nhật tránh được nạn đói mùa đông 1945 vì đất đai khắp nơi vẫn còn bị tàn phá. Sau 3 năm, tất cả quân Mỹ đều rút về căn cứ ở Okinawa cho đến bây giờ.

Ngoài việc dùng quyến lực Mỹ như một lá chắn bảo vệ nước Nhật khỏi những đe doạ nguyên tử từ Liên Xô, Trung Quốc và Bắc Hàn, McArthur còn “lobby” quốc hội Mỹ viện trợ tái thiết Nhật liên tục qua nhiều chương trình kinh tế và xã hội. Sau 40 năm, Nhật phát triển ngoạn mục và vào thập niên 80’s được coi như con rồng Á Châu có thể vượt qua mặt Mỹ.

Bài học cho những bên thắng cuộc

Chúng ta có thể thu nhận một bài học qua cách hành xử trên đây của MacArthur và chánh phủ Mỹ. Người Mỹ rất rộng lượng khi họ thắng trận. Từ Washington, Lincoln đến MacArthur, Eisenhower, các lãnh tụ luôn luôn muốn làm “quân tử” và giúp kẻ bại trận phục hồi nhanh chóng. Không hề có chuyện trả thù hay nợ máu “trời không dung đất không tha”.Hãy hỏi các người Đức, người Ý, người Bosnia, người Iraq…và cả trăm dân tộc khác có liên quan chiến tranh với Mỹ.

Trong khi đó, lịch sử chiến tranh của Trung Quốc khủng khiếp hơn nhiều. Tôi còn nhớ vào những năm 1977 đến 1982 khi qua Trung Quốc công tác cho ông boss Do Thái Eisenberg. Chúng tôi là những nhà đầu tư Tây Phương lớn nhất và sớm nhật tại Trung Quốc và được chánh phủ Trung Ương cấp cho bao nhiêu là chứng chỉ, huân chương …sao đỏ sao vàng. Tuy vậy, mỗi khi vào một cuộc họp, chúng tôi phải đứng nghiêm nghe Thủ Trưởng của đơn vị đọc bài điếu văn doạ là sẽ chôn sống hết bọn đế quốc tư bản trong 5 năm tới. Tôi đoán chắc họ muốn chúng tôi từ bỏ quốc tịch Mỹ và xin tỵ nạn ở Trung Quốc.

Đấy là thái độ khi họ đang cần tiền của chúng tôi và đang thua trên mọi mặt trận. Tôi chắc chắn là nếu Trung Quốc đánh bại quân Nhật thì gia đình Nhật Hoàng đã bị tru di tam tộc bằng voi dầy ngựa xé và TV Trung Quốc vẫn nói về chiến thắng vĩ đại sau cả 100 năm. Ngoài ra, số phận dân Nhật ngày hôm nay còn tệ hơn dân Tây Tạng hay Tân Cương nhiều.

Nhớ ghi vào nhật ký…

Do đó, các lãnh tụ các quốc gia nhỏ bé nên nhớ điều này: nếu đánh nhau với Mỹ thì nên “vờ” thua, nếu không thua thật. Mỹ nó ngu, nó sẽ đổ tiền ào ạt vào cho toàn dân “hủ hoá” và lên thiên đường tư bản. Còn nếu đánh nhau với Tàu, ráng đánh cho thắng, chứ không thì khốn nạn cả lũ.
Alan Phan
2 September 2013
(Blog Alan Phan)

P. Chủ tịch TP. HCM tố Bộ Kế Hoạch Ðầu Tư phá hoại

Một phó chủ tịch thành phố Sài Gòn vừa lên tiếng tố cáo, Bộ Kế Hoạch Ðầu Tư đã phá sập “hệ thống đăng ký kinh doanh qua mạng” của thành phố này.

Hình minh họa: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images

Tại một cuộc hội thảo về “Chính phủ điện tử,” diễn ra hồi cuối tuần vừa qua ở Hà Nội, ông Lê Mạnh Hà, phó chủ tịch của thành phố Sài Gòn, đã phê phán Bộ Kế Hoạch Ðầu Tư hết sức gay gắt.

Theo ông, kể từ khi Bộ Kế Hoạch Ðầu Tư buộc thành phố phải ngưng sử dụng “hệ thống đăng ký kinh doanh qua mạng,” do chính quyền thành phố này xây dựng cách nay hàng chục năm, để dùng hệ thống do Bộ Kế Hoạch Ðầu Tư thực hiện cho toàn quốc, số lượng doanh nghiệp ở Sài Gòn làm các thủ tục ghi tên kinh doanh qua Internet đã tụt xuống bằng... 0.

Ông Hà kể thêm, Sài Gòn là nơi đầu tiên ở Việt Nam xây dựng và vận hành "hệ thống đăng ký kinh doanh qua Internet" từ đầu thập niên 2000. Tính đến khi bị Bộ Kế Hoạch Ðầu Tư buộc phải phá sập hệ thống này để dùng hệ thống do họ tạo ra, đã có từ 50% đến 60% doanh nghiệp ở Sài Gòn làm các thủ tục có liên quan đến đăng ký kinh doanh qua Internet.

Ông phó chủ tịch thành phố nói rằng, hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của chính quyền thành phố đã “thụt lùi một bước” khi phải làm theo lệnh của Bộ Kế Hoạch Ðầu Tư. Hệ thống do Bộ Kế Hoạch Ðầu Tư tạo ra và “áp dụng thống nhất trên toàn quốc” đã đem tới kết quả là không còn doanh nghiệp nào có thể làm các thủ tục liên quan tới đăng ký kinh doanh qua Internet. Ông Hà khẳng định: Ðây là một dạng phá hoại!

Theo ICT News, khó có thể tính hết được thiệt hại từ vụ “hệ thống đăng ký kinh doanh qua mạng” của Sài Gòn ngừng hoạt động. Từ đó tới nay, mỗi ngày, có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn đại diện doanh nghiệp tại Sài Gòn phải trực tiếp đến Sở Kế Hoạch Ðầu Tư Sài Gòn để làm các thủ tục liên quan tới đăng ký kinh doanh, gây khó khăn cho cả Sở Kế Hoạch Ðầu Tư thành phố lẫn doanh nghiệp.

Do hệ thống mà Bộ Kế Hoạch Ðầu Tư thực hiện trên toàn Việt Nam, chưa thể đáp ứng nhu cầu tiếp nhận đăng ký kinh doanh qua Internet và không rõ trong tương lai có thể đáp ứng được hay không, chính quyền thành phố Sài Gòn tuyên bố, họ sẽ khôi phục lại hệ thống cũ để phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Thật ra Sài Gòn không phải là địa phương duy nhất trở thành nạn nhân của các cơ quan trung ương, khi các cơ quan này buộc các địa phương bỏ hệ thống riêng để thực hiện các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin chung cho toàn quốc.

Giám đốc Sở Thông Tin Truyền Thông thành phố Ðà Nẵng cũng vừa lên tiếng than phiền về sự áp đặt vừa vô lý, vừa thiếu hiệu quả như vậy. Theo đó, năm 2003, Ðà Nẵng đã từng thực hiện việc tiếp nhận đăng ký kinh doanh qua Internet. Do năm ngoái, Bộ Kế Hoạch Ðầu Tư buộc sử dụng hệ thống do bộ thực hiện trên toàn quốc, Ðà Nẵng phải tự hủy bỏ hệ thống cũ để dùng hệ thống mới mà thực tế cho thấy là kém hiệu quả hơn.

Trong hội thảo về “Chính phủ điện tử,” ông Lê Mạnh Hà khuyến cáo, khi quyết định thực hiện những hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin, các cơ quan trung ương cần tôn trọng dân chúng và tôn trọng các địa phương. Nếu dân đang được hưởng những dịch vụ tốt thì không nên áp đặt cái mới, lấy dân ra làm thí nghiệm mà chưa biết tốt, xấu ra sao.
(Người Việt)

Hòa thượng Thích Quảng Độ từ nhiệm


Hòa thượng Thích Quảng Độ giữ chức Tăng thống Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất từ năm 2008

Người đứng đầu Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất loan báo từ nhiệm, trong biến cố nội bộ lớn nhất từ nhiều năm qua.

Hòa thượng Thích Quảng Độ công bố lá thư nói ngài “không còn chịu trách nhiệm bất cứ việc gì” tại Giáo hội Phật giáo vẫn bị chính quyền ở Việt Nam không công nhận.

Người đang là Đệ Ngũ Tăng Thống của Giáo Hội cho biết ngài muốn cách chức người đứng đầu Giáo hội ở hải ngoại, nhưng các nhân vật lãnh đạo khác phản đối.

Hòa thượng Thích Chánh Lạc, Chủ tịch Văn phòng II Viện Hóa Đạo tại Hoa Kỳ, tức lãnh đạo cao nhất của tổ chức này tại nước ngoài, bị cáo buộc “vi phạm trọng giới Dâm và Vọng”, theo lá thư.

‘Phạm trọng giới’

Theo nội dung bản Cáo bạch được viết ở Sài Gòn ngày 30/8/2013, lí do từ nhiệm liên quan tới vấn đề đạo đức của nhân vật được cử trọng trách dẫn dắt tổ chức tại hải ngoại.

Hòa thượng Thích Chánh Lạc bị cáo buộc “vi phạm trọng giới Dâm và Vọng với những bằng chứng cụ thể, minh bạch không thể chối cãi,” bản Cáo bạch viết.

Tuy nhiên, dường như đã có sự bất đồng gay gắt giữa các lãnh đạo của Giáo hội trong việc xử lí vụ việc này.

Tổng vụ trưởng Tổng vụ tăng sự “ba lần dâng thỉnh nguyện thư” yêu cầu cho Hòa thượng Chánh Lạc nghỉ việc, điều mà Hòa thượng Thích Quảng Độ muốn chấp thuận.


Hồi 11/2012, trong cuộc gặp gỡ với Đại sứ Úc Hugh Borrowman tại Thanh Minh Thiền Viện, Hòa thượng Thích Quảng Độ đã kêu gọi các nước, gồm cả Úc, giúp đỡ tiến trình dân chủ hóa Việt Nam

Tuy nhiên, Viện trưởng Viện Hóa đạo và Chánh thư kí Viện Tăng thống “quyết lưu giữ” Hòa thượng Chánh Lạc và còn muốn Hòa thượng sẽ là “cố vấn Văn phòng II Viện Hóa đạo”, theo bản Cáo bạch.

Những khác biệt quá lớn trong cách thức xử lí vụ việc khiến Hòa thượng Thích Quảng Độ tuyên bố từ nhiệm, bởi ngài “không thể chấp nhận những việc làm trái với Hiến chương của Giáo hội để bảo vệ một vị tăng phạm giới”.

Bản Cáo bạch cũng nhắc tới các cuộc tự thiêu của các thành viên Giáo hội kể từ sau 1975 tại Việt Nam, sự hy sinh nhằm “bảo vệ đạo pháp và dân tộc”, điều mà Hòa thượng Thích Quảng Độ nói ngài “không thể phản bội lại”.

Ông Võ Văn Ái, người phát ngôn cho Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trong nước, là người được Hòa thượng Thích Quảng Độ ủy quyền công bố lá thư trên mạng.

Trả lời BBC Tiếng Việt, ông Ái nói Giáo hội đang “có một vài cá nhân không có phẩm hạnh”.

“Nếu nội bộ không làm được chuyện thanh lọc, đó sẽ là sự đi xuống, nếu không nói là tan vỡ của tổ chức,” ông Ái bày tỏ chính kiến.

'Mong ngài ở lại'

Tuy nhiên, trả lời BBC cùng ngày 2/9/2013, Thượng tọa Thích Quảng Ba, trụ trì tại Tu viện Vạn Hạnh, Canberra, tiểu bang New South Wales, Úc nói ông đang muốn kêu gọi tinh thần sám hối của các vị liên quan như Hòa thượng Chánh Lạc "nên từ chức", chứ không phải Đức Tăng thống.

Hòa thượng Thích Quảng Ba, người hiện là Phó Giáo chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tại Úc nói, "đây là một cuộc khủng hoảng thì có lẽ là đúng hơn, nhưng không phải là sự chia rẽ sâu sắc".

"Chúng tôi là một tập thể tu hành... không phải một thế lực tôn giáo..."

"Đức Tăng thống đã nhận lời cầu thỉnh của Giáo hội, nay ngài không hài lòng về cung cách của một số giáo phẩm... nhưng nay cầu xin ngài ở lại."

Hòa thượng Thích Quảng Ba nói cũng "không cần phải cường điệu hóa vụ việc này" vì đây không phải là "cuộc khủng hoảng trầm trọng".

Sinh năm 1928, Hòa thượng Thích Quảng Độ giữ chức Tăng thống Giáo hội Việt Nam Thống nhất từ năm 2008.

Trước đó, ngài là Viện trưởng Viện Hóa Đạo đặt tại Thanh Minh Thiền Viện ở Sài Gòn, từ năm 1999, duy trì hoạt động của Giáo hội trong nước mặc dù Đảng Cộng sản Việt Nam không thừa nhận.

Hồi 2006, ngài được trao Giải tưởng niệm Thorolf Rafto vì các hoạt động đấu tranh cho nhân quyền.

Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ cũng từng được đề cử giải Nobel Hòa bình nhiều lần.

Hòa thượng Thích Quảng Ba nói việc "một phần lớn khó khăn cho việc điều hành Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất là việc chính quyền quản thúc, cầm tù các lãnh đạo" của Giáo hội này.
(BBC)


Bản tin tiếng Anh

  • An urban inferiority complex (Washington Post) - As warnings continue to be sounded about the bubble in China's housing market, real estate industry insiders are warning of another, but one that few people are aware of.
  • Tin city explores economic shift (Washington Post) - Peng Jianguo was giving instructions to his employees in the metals recycling unit at a new facility in Gejiu, Yunnan province, site of 24 percent of the world's tin deposits.
  • Error costs Everbright millions (Washington Post) - The operational error made by Everbright Securities has earned it a 523 million yuan ($85 million) fine from the nation's top securities regulator.
  • Sinopec takes stake in Egyptian oil (Washington Post) - China Petrochemical Corp, or Sinopec Group, has agreed to pay $3.1 billion for a 33 percent stake in Apache Corp's Egyptian oil and natural gas business.
  • Solar panel maker hits milestone (Washington Post) - Yingli Green Energy Holding Co Ltd said that its wholly owned subsidiary, Yingli Green Energy Americas, has achieved the milestone of more than 1 gigawatt of PV modules delivered to over 30,000 projects across the American continents and the Caribbean.
  • Vineyards pour billions into chateaus (Washington Post) - Leading Chinese vineyards are constructing chateaus at a furious pace as they strive to catch up with world-famous premium wineries whose products are pouring into the nation, sparking concerns of a boom that may go bust.
  • Nation's 'Silicon Valley' to invest in Guiyang (Washington Post) - The southwestern city of Guiyang is attracting at least 43.7 billion yuan ($7.14 billion) in investment from Zhongguancun, China's "Silicon Valley", according to the mayor of Guiyang.
  • A down-to-Earth lesson (Washington Post) - Chinese astronaut Wang Yaping (center) arrives at the high school affiliated with Beijing Normal University for a science lesson on September 1.
  • Geek girls, a man's world (Washington Post) - They're the IT girls, women working in the information technology industry dominated by men in almost every country, including China.
  • Once upon a time (Washington Post) - One beat of the gravel on the wooden table and the sounds of cymbals signal the beginning of an age-old storytelling performance.
  • A million little pieces (Washington Post) - Somewhere in America, a woman is cutting swathes of fabric to stitch together to tell the story of the career of a retiring military officer
  • Foreigners given opportunities to shine (Washington Post) - Developing the full range of talent among foreign students, especially in the arts and entertainment, is a task that many educators are taking on.
  • Beijing prepares for September gridlock (Washington Post) - Beijing's traffic authorities will use motorbikes and helicopters as part of a series of measures to tackle heavy traffic in September.
  • Education and sci-tech can boost economy (Washington Post) - The government will continue to prioritize and invest in education, and enhance science and technology, to stabilize and transform the slowing economy, Premier Li Keqiang said.
  • Xi urges military to expand training (Washington Post) - President Xi Jinping urged the nation's military to make greater efforts in training troops and in safeguarding national sovereignty, security and development.
  • Chang calls for closer ties with ASEAN members (Washington Post) - China's defense minister called for closer China-ASEAN security cooperation on Thursday, saying maritime disputes between China and some Association of Southeast Asian Nations member states "should not, and will not undermine" the overall relationship.
  • Court sentences 56 for telecom scam (Washington Post) - Fifty-six people were sentenced at Xiamen Intermediate People's Court on Thursday for their involvement in a large transnational telecom scam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét