Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 2 tháng 9, 2013

Tin thứ 7: Cơn sốt giữa nhiệm kỳ của Đảng Cộng sản Việt Nam

  • Các công ty Trung Quốc ngưng các dự án tại Syria (RFI) - Trong số các đồng minh của Damas, Bắc Kinh đã yêu cầu các doanh nghiệp Trung Quốc tạm rút khỏi Syria. Theo đại sứ quán Trung Quốc tại nước này, hiện nay chỉ còn lại có hai công ty Trung Quốc trên lãnh thổ Syria.
  • Kim Jong-un xử bắn người tình cũ ? (RFI) - Người tình cũ lãnh đạo Kim Jong-un, lãnh đạo độc tài Bắc Triều Tiên, dường như đã bị xử bắn là đề tài mà báo Le Figaro ấn bảng trên mạng quan tâm đến. Kim Jong-un, không trừ một ai, thậm chí đó là người tình cũ. Tờ báo trích nguồn tin từ nhật báo Hàn Quốc Chosunilbo, khẳng định là cô ca sĩ Hyon Song-wol, đã bị xử bắn ngày 20/08/2013 cùng với chồng trước sự hiện diện của người thân. Cô bị cáo buộc là đã vi phạm luật chống khiêu dâm hiện hành tại Bắc Triều Tiên.
  • Syria : Pháp muốn cùng Mỹ phản ứng « mạnh » (RFI) - Tổng thống Pháp François Hollande khẳng định nước Pháp sẽ hành động << cứng rắn và tương xứng >> để trừng phạt chế độ Damas đã dùng hơi ngạt. Lập trường của Paris củng cố vị thế của Washington sau khi đồng minh Luân Đôn bất ngờ lui bước vì quốc hội cản trở.
  • Bình Nhưỡng cách chức Tổng tham mưu trưởng quân đội ? (RFI) - Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-Un phải chăng đã thay thế Tổng tham mưu trưởng quân đội nước này ? Trích dẫn nhiều chuyên gia phân tích, hãng AFP hôm nay, 30/08/2013, đã đề ra giả thuyết rằng Kim Jong Un có lẽ đã thay thế viên Tổng tham mưu trưởng quân đội 75 tuổi - tướng Kim Kyok-Sik - bị cho là 'diều hâu'. Đây là động thái mà giới quan sát cho là để nắm chặt hơn quân đội.
  • Mỹ mong sớm ký hiệp ước tăng quân ở Philippines (RFI) - Nhân chuyến thăm Philippines, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel hôm nay 30/08/2013 đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Benigno Aquino, thảo luận về việc tăng cường quân số Mỹ tại Philippines vào lúc Manila đang trông chờ vào sự giúp đỡ của Washington để bảo vệ các đòi hỏi chủ quyền của mình tại Biển Đông. Lãnh đạo Lầu Năm Góc hy vọng hai bên sẽ được đúc kết được một thỏa thuận về hồ sơ này trước chuyến công du Đông Nam Á của Tổng thống Mỹ vào cuối năm nay.
  • Tokyo lập đơn vị bảo vệ hải đảo bị tranh chấp ? (RFI) - Bộ Quốc phòng Nhật Bản hôm nay 30/08/2013 yêu cầu tăng đáng kể ngân sách cho tài khóa bắt đầu tháng 4/2014, tăng 3% so với ngân sách dự kiến ban đầu. Đây là mức tăng được đánh giá là cao nhất từ 20 năm nay, đưa ngân sách quốc phòng lên mức 4.800 tỷ yên (tương đương 37 tỷ euro). Trong số các mục tiêu được đưa ra có việc cần phải thành lập một đơn vị mới chuyên trách bảo vệ các hòn đảo đang bị tranh chấp.
  • Franck Ribéry : cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu (RFI) - Cầu thủ quốc tế người Pháp, tiền vệ tấn công của Bayern Munich, Franck Ribéry đã vượt lên trên danh thủ người Achentina Lionel Messi (FC Barcelona) và cầu thủ người Bồ Đào Nha Cristiano Ronaldo ( Real Madrid) trong cuộc bầu chọn cầu thủ xuất sắc nhất của Liên đoàn bóng đá châu Âu, mùa bóng 2012-2013, diễn ra tối 29/08/2013 tại Monaco.
  • Bắc Kinh điều tra Chu Vĩnh Khang, ô dù của Bạc Hy Lai (RFI) - Từng làm cả Hoa lục run rẩy, nhưng bây giờ chính mình đang lo lắng ! Theo báo chí Hồng Kông, cựu lãnh đạo bộ công an Trung Quốc Chu Vĩnh Khang, 70 tuổi, đang bị điều tra về tội tham ô. Đây là lần đầu tiên tính từ thời Cách mạng Văn hóa một ủy viên bộ chính trị, dù về hưu, bị tư pháp chiếu cố. Chu Vĩnh Khang được xem là đồng minh của Bạc Hy Lai trong bộ máy quyền lực đảng Cộng sản Trung Quốc.
  • Hồi giáo Ai Cập lại kêu gọi xuống đường dù bị đàn áp (RFI) - Những người ủng hộ Tổng thống bị quân đội lật đổ, ông Mohamed Morsi, hôm nay 30/08/2013 tiếp tục kêu gọi biểu tình. Tuy nhiên năng lực huy động của phe này đã bị giảm sút trầm trọng, sau hai tuần lễ bị đàn áp đẫm máu và nhiều lãnh đạo Huynh đệ Hồi giáo bị bắt giữ.
  • "Hoa Kỳ không nên can thiệp nội bộ Hồng Kông" (RFI) - Hoa Kỳ hôm qua 29/08/2013 tỏ ra không lùi bước trong việc cổ vũ cho một chính thể dân chủ ở Hồng Kông, sau khi Bắc Kinh tố cáo đặc sứ của Washington can thiệp vào chuyện nội bộ ở đặc khu này. Ông Tống Triết (Song Zhe), đặc sứ Trung Quốc tại Hồng Kông lên tiếng chỉ trích tân lãnh sự Mỹ tại đây là Clifford Hart, sau khi ông Hart tuyên bố lúc nhậm chức vào tháng rồi là mong đợi << một sự tiến triển về hướng phổ thông đầu phiếu >>.
  • Mỹ sẵn sàng đơn phương tấn công Syria (RFI) - Hoa Kỳ đã có phản ứng nhanh chóng sau cuộc bỏ phiếu của Quốc hội Anh bác bỏ kiến nghị của Thủ tướng David Cameron muốn can thiệp quân sự vào Syria. Washington không loại trừ khả năng đơn phương hành động. Theo Nhà Trắng, Tổng thống Barack Obama sẽ quyết định can thiệp hay không tùy theo các lợi ích của Hoa Kỳ và hiện nay, ông vẫn đang đánh giá, cân nhắc các giải pháp.
  • Anh Quốc không can thiệp quân sự vào Syria (RFI) - Tối hôm qua, 29/09/2013, với 285 phiếu chống và 272 phiếu thuận, Quốc hội Anh đã bác bỏ kiến nghị của Thủ tuớng David Cameron về việc can thiệp quân sự vào ...
  • Mỹ, Philippines tăng cường quan hệ quân sự (VOA) - Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel đang có mặt ở Philippines để thảo luận với các giới chức của nước này về các kế hoạch tăng cường quan hệ quân sự
  • Obama họp bàn về Syria (BBC) - Tổng thống Mỹ Barack Obama họp với các cố vấn an ninh và dự kiến sẽ công bố bằng chứng tình báo về Syria.
  • Bạn gái cũ của Kim Jong-un bị tử hình? (BBC) - Ca sỹ được cho là bạn gái cũ của lãnh đạo Bắc Triều Tiên bị hành hình cùng với 11 người khác vì tội làm phim khiêu dâm, một tờ báo Hàn Quốc cho biết.
  • Thế giới tập trung vào Syria (BBC) - Hoa Kỳ nói vẫn sẽ tìm đồng minh sau khi quốc hội Anh bác bỏ khả năng tham gia can thiệp quân sự ở Syria.
  • Ngoại trưởng Việt-Trung hội kiến (BBC) - Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và Trung Quốc có cuộc gặp ở Bắc Kinh, thống nhất tiếp tục tìm giải pháp cho tranh chấp Biển Đông.
  • Thái Lan bắt 16 ngư dân Việt Nam (BBC) - Hãng thông tấn Thái Lan cho hay giới chức ở tỉnh Rayong vừa bắt 16 ngư dân Việt Nam bị nghi là đánh bắt trộm trong hải phận Thái.
  • Quan hệ Mỹ - Anh sau sự kiện Syria? (BBC) - Chủ biên Bắc Mỹ của BBC, Mark Mardell đặt vấn đề về rạn nứt trong quan hệ đồng minh Mỹ - Anh, sau khi quốc hội Anh bác bỏ can thiệp quân sự ở Syria.
  • Mỹ và Philippines gần hoàn tất thỏa thuận khung (BaoMoi) - Ngày 30-8, tại thủ đô Manila (Philippines), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã yết kiến Tổng thống Benigno Aquino và hội đàm riêng rẽ với Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin và Ngoại trưởng Albert del Rosario.
  • Tạo môi trường tin cậy giữa ASEAN - Trung Quốc (BaoMoi) - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh, Trưởng đoàn quan chức cấp cao ASEAN Việt Nam (SOM) đã chia sẻ với phóng viên về những kết quả nổi bật của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Trung Quốc.
  • Trung Quốc đang bắt đầu "rắn" với Philippines? (BaoMoi) - (Petrotimes) – Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez hôm qua (29/8) cho biết, ông Benigno Aquino - Tổng thống nước này đã quyết định không đến Trung Quốc tham dự Hội chợ triển lãm thương mại Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO) dự kiến diễn ra tại Nam Ninh từ ngày 3 – 6/9 tới sau khi Bắc Kinh yêu cầu ông hủy chuyến đi, trong bối cảnh hai nước đang căng thẳng tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
  • Mỹ lo ngại nguy cơ xung đột ở Biển Đông (BaoMoi) - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel hôm qua cảnh báo với những người đồng cấp châu Á về nguy cơ xảy ra xung đột, trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng trên Biển Đông.
  • SCMP: Trung Quốc xỉ nhục Tổng thống Philippines vì chuyện Biển Đông (BaoMoi) - (GDVN) - Trung Quốc đã yêu cầu Tổng thống Philippines Benigno Anquino hoãn một chuyến thăm nước này trong tuần tới để dự lễ khai mạc triển lãm thương mại Trung Quốc - ASEAN tại Nam Ninh, một cú xỉ nhục ngoại giao chưa từng có của Bắc Kinh có liên quan đến tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
  • Tranh chấp biển chi phối ADMM+ (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Sẽ mất rất nhiều thời gian cho việc giải quyết toàn bộ các tranh chấp ở biển Đông, vì vậy ASEAN rất cần nỗ lực phối hợp của Bắc Kinh.
  • Philippines – Kho vũ khí khổng lồ của Mỹ trên Biển Đông (BaoMoi) - Ngày 29/8, Washington và Manila đã chính thức bước vào vòng đàm phán quốc phòng thứ hai tại Lầu Năm Góc nhằm thảo luận về việc tăng cường sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ trên Biển Đông. Điều này có thể biến Philippines thành một kho vũ khí khổng lồ của Mỹ trên khu vực.
  • Cồn Cỏ nở hoa thắng trận (BaoMoi) - Đảo Cồn Cỏ còn gọi là Hòn Cỏ, Con Cọp, Hòn Mệ... là đảo nhỏ ở Biển Đông, thuộc xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, cách đất liền từ 13 -19 hải lý.
  • Trung Quốc vẫn không muốn đa phương hóa vấn đề Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) - Các Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc và 10 nước thành viên ASEAN trong cuộc họp đặc biệt tại Bắc Kinh ngày hôm qua (29/8) đã nhất trí rằng, không nên để các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông làm ảnh hưởng đến hợp tác kinh tế khu vực.
  • Chiến tranh không-hải Mỹ ở Biển Đông (II) (BaoMoi) - TPO - Trong cuộc chiến đấu chống tác chiến không-hải của Mỹ, có thể chia làm hai giai đoạn của lực lượng phòng không Việt Nam, giai đoạn chưa có tên lửa phòng không và giai đoạn đã được biên chế tên lửa phòng không và máy bay tiêm kích.
  • Trung Quốc "không nhân nhượng" tranh chấp trên Biển Đông (BaoMoi) - Bắc Kinh sẽ "không nhân nhượng trước những vấn đề" liên quan tới các vùng biển châu Á hiện đang xảy ra tranh chấp, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị phát biểu trong cuộc họp với ngoại trưởng các quốc gia Đông Nam Á hôm 29/8.
  • Ấn Độ phản đối sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ (BaoMoi) - (Petrotimes) – Trong bối cảnh Trung Quốc đang có những động thái ngày càng cứng rắn để khẳng định yêu sách chủ quyền trên Biển Đông, Quốc vụ khanh phụ trách quốc phòng Ấn Độ Jitendra Singh hôm qua (29/8) đã lên tiếng phản đối việc sử dụng vũ lực hay đe dọa để giải quyết tranh chấp lãnh thổ và kêu gọi các nước liên quan giải quyết tranh chấp một cách hòa bình theo luật pháp quốc tế.
  • Biển Đông: Các cường quốc răn đe Trung Quốc (BaoMoi) - Tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM+) diễn ra ngày hôm qua (29/8) ở Brunei, hai cường quốc Mỹ và Ấn Độ đã có những lời nhắc nhở, răn đe cả trực tiếp và gián tiếp đối với Trung Quốc về những tranh chấp nóng bỏng ở Biển Đông hiện nay.
  • Biển Đông: Mối quan hệ Việt – Nga nhìn từ quân cảng Cam Ranh (BaoMoi) - Tạp chí “Eurasia Review” (Nghiên cứu Á - Âu) vừa có bài phân tích của chuyên gia Sadhavi Chauhan về mối quan hệ ngoại giao – quốc phòng giữa Việt Nam và Nga cũng như những “tính toán” của Nga đối với vấn đề quân cảng Cam Ranh và Biển Đông trong tương lai.
  • Hoan nghênh quyết định tham vấn ASEAN - Trung Quốc về COC (BaoMoi) - Ngày 29.8, tại Bắc Kinh đã diễn ra Hội nghị đặc biệt các bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Trung Quốc (TQ) để kỷ niệm 10 năm thiết lập Quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - TQ. Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự hội nghị.
  • Lại màn “bất cần lý lẽ” (BaoMoi) - TT - ADMM+8 hay Tòa án quốc tế cũng là “con số 0”. Đó là thông điệp chính thức do Nhân Dân Nhật Báo của Trung Quốc phát đi lúc 8g47 sáng hôm qua, ngay khi Hội nghị các bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng với tám nước là Mỹ, Úc, Ấn Độ, Hàn Quốc, New Zealand, Nhật Bản, Nga và cả Trung Quốc vừa khai mạc.
  • Từ Shangri La đến Nhà Trắng (BaoMoi) - Tối 31-5-2013, khán phòng khách sạn Shangri La (Xin-ga-po) lặng phắc nghe Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trình bày đề dẫn cho Đối thoại Shangri La 12. Trong một thế giới đang biến động dữ dội, một cơ cấu đối thoại như diễn đàn Shangri La là cơ hội hiếm hoi để các bên có thể trình bày quan điểm đối với tình hình an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cũng như quốc tế một cách thẳng thắn. Thế giới đã lắng nghe thông điệp của Việt Nam: Để duy trì hòa bình, an ninh khu vực một cách bền vững, các quốc gia trong khu vực cần phải xây dựng lòng tin chiến lược.
  • Thăm thôn có 240 tỉ phú (BaoMoi) - Ở vùng đất Sa Huỳnh (thuộc xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi), Thạnh Đức 2 được biết đến là thôn có nhiều tỷ phú ngư dân. Bởi ở đây chỉ có khoảng 700 hộ dân, mà có gần 250 tỉ phú, sở hữu trên 300 tàu đánh bắt hải sản công suất lớn hành nghề ngang dọc biển Đông. Biển đã góp phần đổi đời cho một làng chài vốn nghèo khó trước đây.
  • Bằng chứng khẳng định hai quần đảo của Việt Nam (BaoMoi) - (CATP) Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - những bằng chứng lịch sử” diễn ra tại Dinh Thống Nhất, quận 1, TPHCM khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc chủ quyền Việt Nam, phản bác yêu sách phi lý của Trung Quốc.

Cơn sốt giữa nhiệm kỳ của Đảng Cộng sản Việt Nam

Nếu con người Việt Nam suy thoái cả văn hóa cơ bản nhất của dân tộc không còn biết thương yêu nòi giống và hy sinh cho giống nòi để bảo vệ Tổ quốc thì hiểm họa bị ngoại bang đô hộ có còn bao xa, nói chi đến sự tồn tại của Đảng Cộng sản Việt Nam ?
 

Chỉ còn vài tháng nữa đến nửa nhiệm kỳ thứ hai của Đảng Cộng sản Việt Nam, khóa XI (2011-2016), nhưng xem ra tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn chưa thoát khỏi vòng vây thất bại của Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.

Bằng chứng của việc này diễn ra qua “chiến dịch” làm việc của các Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị đi về địa phương và cơ sở đảng bắt đầu từ tháng 08/2013.

Ngoài việc kiểm điểm những việc làm được và chưa được đối với công tác xây dựng chỉnh đốn đảng, các đoàn còn thảo luận việc thi hành Chỉ thị 03 ngày 14/05/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Chống tham nhũng hay chống nhau?

Sau 15 ngày họp của Hội nghị Trung ương 6 kết thúc ngày 15/10/2012, kết quả của chiến dịch “tự phê bình và phê bình” làm theo Nghị quyết Trung ương 4 từ Trung ương xuống cơ sở đã hoàn toàn tay trắng.

Không có bất cứ cấp lãnh đạo nào bị xử lý, dù đã bị Bộ Chính trị đề nghị kỷ luật đích danh như trường hợp thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đa số trong 175 ủy viên chính thức của Ban Chấp hành Trung ương đảng được quyền bỏ phiếu đã không muốn kỷ luật ông Dũng, người bị chỉ trích có nhiều khuyết điểm khi thi hành nhiệm vụ và đã để cho hai Tổng Công ty Vinashin và Vinalines thua lỗ làm thiệt hại ngân sách nhà nước hàng trăm ngàn tỷ đồng.

Các ủy viên này, theo nguyên văn Thông báo của Hội nghị, chỉ muốn Bộ Chính trị “có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá!"

Thế là xong chuyện. Đảng viên chán nản, dân tình bất bình và mệnh lệnh hàng đầu của ông Trọng gọi là “kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp” bị bỏ vào một xó.

Hai nhiệm vụ còn lại cũng bị “chìm xuồng” theo gồm: (1) “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp Trung ương, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế” và (2) “Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu của cấp uỷ, chính quyền các cấp và mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị để tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng là một trong những khâu quan trọng nhất”.

Sau Hội nghị 6, ông Trọng thất bại luôn ở Hội nghị Trung ương 7 sau 10 ngày họp (11/05/2013) vì không đưa được hai ứng viên của mình vào Bộ Chính trị là các ông Vương Đình Huệ, trưởng ban kinh tế trung ương và ông Nguyễn Bá Thanh, trưởng ban nội chính trung ương.

Hai ông Huệ và Thanh từng được ông Trọng hy vọng sẽ giúp ông giải quyết được tình trạng tham nhũng cấu kết với nhau giữa các “Nhóm Lợi Ích” trong các khối doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng và địa ốc để phục hồi kinh tế và lấy lại niềm tin trong nhân dân và các nhà đầu tư nước ngoài.

Thay vào đó, Ban Chấp hành Trung ương đã bầu phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, một người được cảm tình của Trung Quốc và bà Nguyễn Thị Kim Ngân, bí thư đảng, phó chủ tịch quốc hội, được xem như thân với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào Bộ Chính trị khiến ông Trọng ngỡ ngàng đành quyết định không bầu tiếp cho đủ số 17 ủy viên trong Bộ Chính trị như kế họach ban đầu.

Từ đó uy tín lãnh đạo của ông Trọng xuống thấp nhất trong vòng chưa đầy hai năm. Và đã có lời xì xèo trong nội bộ cấp cao rằng ông khó mà được tái đắc cử nhiệm kỳ 2 vào năm 2016.

Vì vậy, nhằm lấy lại uy tín cho mình trước Hội nghị Trung ương 8 sắp diễn ra, ông Trọng, với tư cách trưởng ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, đã ký Quyết định số 17-QĐ/BCĐTW thành lập 7 đoàn công tác kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm. 

Quyết định ngày 6/8/2013 của ông Nguyễn Phú Trọng đã chỉ định công tác Đoàn công tác số 3 cho ông Nguyễn Bá Thanh (ủy viên trung ương đảng, phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, trưởng ban nội chính trung ương) làm trưởng đoàn, làm việc tại Bộ Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân tối cao. Cả ba nơi này đếu có tham nhũng, buông thả các viên chức tham nhũng và không xét xử công bình các vụ án tham nhũng.

Ủy viên Bộ Chính trị Ngô Văn Dụ (bí thư trung ương đảng, chủ nhiệm ủy ban Kiểm tra Trung ương, phó trưởng ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng) làm trưởng Đoàn công tác số 1 làm việc tại Thanh tra Chính phủ và thành phố Hồ Chí Minh. Trong khi Đoàn 2 do ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang (bộ trưởng Bộ Công an, ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng) làm trưởng đoàn sẽ làm việc tại thành phố Hà Nội và thành phố Hải Phòng. 

Bốn Đoàn còn lại (Trương Hòa Bình, bí thư trung ương đảng, chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng ; Nguyễn Hòa Bình, ủy viên trung ương đảng, viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng ; Huỳnh Phong Tranh, ủy viên Trung ương Đảng, tổng thanh tra chính phủ, ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng ; Nguyễn Văn Hiện, ủy viên ủy ban Thường vụ Quốc hội, chủ nhiệm ủy ban Tư pháp của Quốc hội, ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng) làm việc tại các tỉnh Cần Thơ, Đồng Nai, Hải Dương, Hưng Yên, Đắk Lắc, Bình Thuận, Cà Mau và An Giang. 

Có bao nhiêu vụ tồn đọng?

Theo tin của Thông tấn Xã Việt Nam, trước đó, ngày 5/8/2013, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã ban hành Kế hoạch số 16-KH/BCĐTW về “kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát để phát hiện hạn chế, yếu kém trong hoạt động thanh tra vụ việc, phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án của các cơ quan chức năng; những khó khăn, vướng mắc để chỉ đạo giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả phát hiện và xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, trước mắt tập trung những vụ án và một số vụ việc có dấu hiệu tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp mà dư luận xã hội quan tâm; qua đó kịp thời chấn chỉnh những hạn chế, yếu kém trong công tác đấu tranh chống tham nhũng hiện nay, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước”.

Nhưng cả nước có bao nhiều vụ tham nhũng được gọi là “nghiêm trọng và phức tạp” đang tồn tại và tại sao chưa bị đem ra xét xử trong nhiều năm, từ thời ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn làm trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống Tham nhũng từ năm 2007 ?

Thắc mắc này đã được tổng thanh tra chính phủ Huỳnh Phong Tranh trả lời tại hội nghị tổng kết công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài tổ chức tại Vũng Tàu ngày 15/08 (2013).

Theo ông Tranh trên phạm vi cả nước có 528 vụ tồn đọng, phức tạp, kéo dài, còn phía Nam có 295 vụ (theo số liệu thống kê cuối năm 2011) là (do): Cơ chế chính sách còn bất cập, lịch sử nhà đất nhiều phức tạp, việc giải quyết của nhiều cơ quan chức năng chưa triệt để, nhận thức pháp luật của người khiếu kiện chưa đầy đủ, bị kẻ xấu lợi dụng, kích động (Báo Thanh Tra).

Trước đó vào ngày 18/7/32013, trà lời trước ủy ban tư pháp của Quốc hội tại phiên giải trình “Việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng thuộc trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước”, ông Huỳnh Phong Tranh khẳng định: “Công tác phòng, chống tham nhũng đã có những chuyển biến tích cực. Tham nhũng trên một số lĩnh vực từng bước được kiềm chế. Tuy nhiên, tình hình tham nhũng vẫn phức tạp với những biểu hiện tinh vi, diễn ra ở nhiều lĩnh vực quản lý Nhà nước như: Lĩnh vực tín dụng, ngân hàng, quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp…

Tổng thanh tra chính phủ cũng thẳng thắn nhìn nhận số vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện, xử lý chưa phản ánh đúng tình hình tham nhũng, chủ yếu ở cấp cơ sở.

Số vụ việc tham nhũng bị phát hiện, xử lý qua kiểm tra, thanh tra còn ít. Quy mô các vụ tham nhũng ngày càng lớn, thể hiện ở số đối tượng có liên quan, lượng tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát. Tính chất các vụ việc tham nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp (theo VOV.VN (Đài Tiếng nói Việt Nam, thứ bảy 20/07/2013).

Như vậy, xem ra tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, ít ra cũng đã có một số hành động chống tham nhũng “trên giấy tờ”, có phân công phân nhiệm cho 7 đoàn đi làm công tác điều tra các vụ tham nhũng còn tồn đọng trong nhiều năm đang gây bức xúc cho dân. Nhưng chỉ thị của ông Trọng không “quy định thời gian” cho 7 Đoàn phải hoàn tất công tác nên không biết đến bao giờ các đoàn này mới có kết luận.

Một lần nữa ông Trọng nói tại “Hội nghị điển hình tiên tiến toàn quân học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, sáng 24/8/2013 rằng : “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức lớn đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Các thế lực thù địch đẩy mạnh "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ, thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và lực lượng vũ trang; chống phá Đảng và Nhà nước ta quyết liệt”.

Lời cảnh báo của ông Trọng trước các nguy cơ làm tan rã đảng và chế độ không mới vì đã được chính ông và các Tổng Bí thư tiền nhiệm nói nhiều lần, nhưng điều này cho thấy ông đã thừa nhận đảng viên vẫn chưa “học và làm theo lời Bác” theo Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Chỉ thị này nhằm tiếp tục công tác mà toàn đảng chưa làm được từ “Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, Bộ Chính trị (khóa X) đã ban hành Chỉ thị 06-CT/TW, ngày 07-11-2006 về “Tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Với Chỉ thị 03, các đảng viên phải: “Tạo chuyển biến mạnh mẽ và sâu rộng hơn nữa về ý thức tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội thực dụng, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn tham nhũng, tiêu cực…”.

Ngoài ra đảng còn phải làm một số việc quan trọng như:

- Đề cao ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện của mỗi người, nhất là vai trò gương mẫu của cán bộ chủ chốt các cấp, của người đứng đầu, của cấp trên...

- Tiếp tục tổ chức học tập tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bao gồm cả việc học tập và làm theo tác phong, phong cách của Bác, thể hiện cụ thể trong công việc thường ngày, trong quan hệ với nhân dân, đồng chí, đồng nghiệp... Đặc biệt nhấn mạnh việc làm theo qua những hành vi thiết thực, cụ thể.

- Tiếp tục xây dựng và tổ chức thực hiện những chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phù hợp với đặc điểm hoạt động của từng ngành, từng địa phương, cơ quan, đơn vị trong giai đoạn hiện nay.

- Quy định rõ trách nhiệm tự giác đi đầu, gương mẫu của cán bộ lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu các cấp, của cán bộ, đảng viên. Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát của tổ chức đảng và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên.

- Định kỳ tổ chức kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết, phát hiện và biểu dương các điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Phê bình, uốn nắn các nhận thức lệch lạc, các việc làm thiếu gương mẫu, nói không đi đôi với làm. Đấu tranh với các quan điểm sai trái, các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí…”.

Văn hóa cũng xuống cấp

Nhưng nay thì “tham nhũng, lãng phí” vẫn còn nghiêm trọng và càng ngày càng “diễn biến phức tạp” và có “nhiều vụ tham nhũng lớn” rất khó khám phá như lời cảnh báo của ông Huỳnh Phong Tranh, Trưởng ban Thanh tra Chính phủ là bằng chứng hiển nhiên cho sự “hết linh thiêng” của lời ông Hồ Chí Minh dạy cán bộ phải “cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư”.

Vì vậy mà không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy xuất hiện trên báo Đại Đoàn Kết ngày 17/08/2013 bài viết nói về “Đạo đức và pháp luật” của tác giả Kiên Long, trong đó có những đoạn nói về tình trạng xuống cấp của đạo đức trong xã hội ngày nay như thế này:

“Dư luận xã hội vừa qua đã rất bất bình khi hai phương tiện đường thủy phát hiện vụ tai nạn chìm ca nô ở Cần Giờ không quay lại cứu người. Đây không chỉ là vụ việc hy hữu, ở trên đường thủy, mà ngay trên đường bộ, hàng ngày, nhiều khi thấy tai nạn, thấy người bị cướp giật, không ít người làm ngơ, tìm cách lảng. Những chuyện vô cảm, thiếu tình người, biểu hiện đạo đức xuống cấp như vậy gần đây có xu hướng gia tăng, mang tính báo động.

Cũng như vấn đề tham nhũng cứ mãi nan giải, phức tạp đâu phải vì do không có, không đủ luật, cơ quan bảo vệ pháp luật không đủ sức mạnh? Khi mỗi cán bộ thực sự có liêm, chính, chí công vô tư thì lấy đâu ra tham nhũng?”.

Trong khi dó báo Dân Trí cũng cho thấy sự xuống cấp văn hoá, đạo đức không những trong nhân dân, thanh niên mà cả trong hàng ngũ không nhỏ cán bộ, đảng viên.

Dân Trí viết : “Hôm qua ngày 8/8 (2013) tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị Tổng kết 15 năm (1998-2013) thực hiện Nghị quyết TƯ 5 khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ Đinh Thế Huynh, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tới dự Hội nghị…

Tại Hội nghị, thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ Anh Tuấn nêu: “Con người Việt Nam những năm qua về tư tưởng, đạo đức, lối sống có nhiều thay đổi... “Gia đình và văn hóa gia đình chưa được chú trọng, chưa thực sự trở thành cái nôi hình thành nhân cách con người ; cách ứng xử thiếu văn hóa nơi công cộng ; hệ giá trị có biểu hiện chuyển đổi theo hướng không tích cực”.

Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Minh Thuyết cho rằng : Nghị quyết của Đảng mong muốn xây dựng con người Việt Nam “có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc”. Nhưng “yêu nước” bây giờ được hiểu theo những nghĩa rất khác nhau. Hiện tượng một số thanh niên phổ biến trên mạng cho nhau các chiêu trò để trốn nghĩa vụ quân sự nói lên điều gì? Nó thể hiện sự phai nhạt tình cảm yêu nước, ý thức trách nhiệm với giang sơn? Hay đó là một phản ứng xã hội?...

“Chúng ta nói tới tinh thần tự cường. Nhưng tinh thần tự cường dân tộc để đâu khi mà người Việt phần đông chỉ sính hàng nước ngoài, từ báo chí, biển hiệu, quảng cáo đến các chương trình giáo dục cũng thả cửa dùng tiếng nước ngoài ; còn doanh nghiệp phần đông chỉ xài công nghệ, trang thiết bị nước ngoài, dù đó là công nghệ lạc hậu và trang thiết bị ở nước ngoài người ta chỉ có thể cho vào bãi rác?”.

Tổng kết tại Hội nghị, bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh cũng nhấn mạnh rằng: “Hạn chế lớn và là vấn đề gây bức xúc nhất trong đời sống xã hội hiện nay là sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên…”.

Theo Dân Trí, thủ tướng Nguyễn tấn Dũng cũng báo động: “Sự tha hóa, lối sống xa hoa giả dối vô cảm có xu hướng phát triển. Bệnh thành tích và hình thức trong các hoạt động văn hóa ngày càng lan rộng. Những yếu kém nêu trên không chỉ hạn chế sự phát triển kinh tế xã hội mà còn làm xấu hình ảnh đất nước con người văn hóa Việt Nam. Theo tôi đây là một nguy cơ thậm chí còn là nguy cơ của mọi nguy cơ trong bối cảnh chúng ta phải xây dựng và phát triển đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng…”.

Như vậy nếu con người Việt Nam suy thoái cả văn hóa cơ bản nhất của dân tộc không còn biết thương yêu nòi giống và hy sinh cho giống nòi để bảo vệ Tổ quốc thì hiểm họa bị ngoại bang đô hộ có còn bao xa, nói chi đến sự tồn tại của Đảng Cộng sản Việt Nam?

Không biết ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có thấy thế không, hay ông chỉ lo mất chỗ ngồi ?

Phạm Trần 
08/013
  (Thông luận)

Vàng đang đi đâu?

Đến ngày 28.8, gần 57,6 tấn vàng đã được bán qua 56 phiên đấu thầu nhưng thị trường vẫn hấp thụ hết, trái ngược hoàn toàn với dự đoán của ngân hàng Nhà nước (NHNN) rằng nhu cầu vàng sẽ giảm đi sau khi các tổ chức tín dụng tất toán xong trạng thái vàng vào ngày 30.6.2013.

Vậy vàng đi đâu? Theo tôi, câu trả lời nằm ở cơ chế quản lý thị trường vàng hiện nay. Việc NHNN cấm tín dụng vàng trong khi không xây dựng được thị trường vàng phái sinh, là nguyên nhân chính khiến cho vàng đột ngột trở nên khan hiếm.

Vàng vật chất, tín dụng vàng và vàng phái sinh

Khi tín dụng vàng được cho phép, lượng vàng giao dịch trong nền kinh tế có hình thức tương tự như cung tiền mở rộng (M2), trong khi lượng vàng vật chất sẽ có hình thức tương tự lượng tiền cơ sở (M0). Cung tiền mở rộng lớn hơn rất nhiều so với cung tiền cơ sở, bởi vì nó được khuếch đại qua hệ thống tín dụng. Khi có tín dụng vàng, lượng vàng giao dịch cũng được nhân lên rất nhiều lần nhờ cơ chế này.

Ta có thể minh hoạ cơ chế này như sau. Giả sử người dân sở hữu 10 tấn vàng vật chất và gửi vào hệ thống tín dụng. Các ngân hàng sau đó đem 10 tấn vàng này đi bán hoặc cho ai đó vay để bán. Khi đó, nhờ hệ thống tín dụng, nền kinh tế có thêm 10 tấn vàng nữa để đáp ứng nhu cầu sở hữu của người dân. Nếu người dân lại mang 10 tấn vàng này gửi vào một ngân hàng khác và ngân hàng này lại bán hay cho vay để bán thì nền kinh tế lại có thêm 10 tấn vàng nữa… Như vậy, chỉ với 10 tấn vàng vật chất, nhờ hệ thống tín dụng, có thể đáp ứng được tới 30 tấn vàng nhu cầu sở hữu của người dân.
Không có lực lượng nào làm tăng tốc độ “vàng hoá” nền kinh tế nhanh như NHNN đã làm trong thời gian vừa qua 

Nếu vì một lý do gì đó mà hệ thống tín dụng bị tê liệt, không huy động được tiền của người dân thì NHNN sẽ phải bơm ra một lượng tiền mặt M0 tương đương với lượng tiền M2 để đáp ứng nhu cầu thanh khoản.

Hàm ý tương tự cho thị trường vàng khi NHNN cấm tín dụng vàng trong thời gian qua. Để đáp ứng nhu cầu thanh khoản như trước khi cấm tín dụng vàng, thị trường cần một lượng vàng vật chất tương đương với lượng vàng giao dịch đã được khuếch đại thông qua hệ thống tín dụng.

Trên thế giới, để đáp ứng nhu cầu giao dịch với một lượng vàng vật chất hữu hạn (khoảng 170.000 tấn vàng sẵn sàng giao dịch, tương đương khoảng 2.500 tỉ USD), hệ thống tài chính phát minh ra giao dịch vàng phái sinh thay vì sử dụng hệ thống tín dụng. Xét về bản chất, một chứng chỉ vàng được mang ra giao dịch cũng là một loại tiền được đảm bảo bằng vàng. Lượng vàng giao dịch trên các sàn giao dịch tăng khi người dân quan tâm nhiều hơn tới vàng và giảm khi họ quan tâm ít đi.

Trong số các loại tài sản, vàng là loại tài sản có mức thanh khoản (tức có lượng mua bán trên tổng giá trị) đứng hàng thứ hai chỉ sau trái phiếu chính phủ Mỹ. Hàng ngày có tới gần 70 tỉ USD, tức khoảng 2,8% tổng lượng vàng sẵn có, được giao dịch trên thế giới. Nói cách khác, lượng vàng giao dịch trên thế giới trong một năm lớn hơn tới chục lần so với lượng vàng vật chất sẵn có. Dịch chuyển vàng vật chất trên thế giới thực chất chỉ diễn ra giữa những cá nhân hoặc đơn vị thực sự cần vàng vật chất như các định chế tài chính, các công ty công nghệ, và nhà chế tác nữ trang.

Việc NHNN bỏ hệ thống tín dụng vàng trong khi không xây dựng thị trường vàng phái sinh để đáp ứng nhu cầu giao dịch, ắt khiến cho nhu cầu về vàng vật chất tăng lên đột ngột tại Việt Nam. 50 tấn vàng mà NHNN cung thêm ra thị trường trong thời gian vừa qua có lẽ vẫn còn nhỏ so với nhu cầu giao dịch thực sự của thị trường.

Hệ luỵ của chính sách vàng hiện nay

Trong nền kinh tế thị trường, sự thịnh vượng có được là nhờ vòng quay của vốn. Vòng quay vốn càng nhanh là một chỉ dấu cho một nền kinh tế phát triển. Khi các thị trường tài sản như chứng khoán và đất đai giao dịch ảm đạm, không chỉ các thị trường đó trì trệ, mà nền kinh tế nói chung trì trệ.

Điều tương tự có thể còn đúng hơn đối với thị trường vàng, bởi vàng là một loại tài sản có mức thanh khoản cao nhất trong số các loại tài sản. Việc đóng băng loại tài sản này chẳng khác gì đem một lượng tiền khổng lồ “chôn xuống đất”. Bởi hầu như toàn bộ lượng vàng mà người dân Việt Nam nắm giữ đều là nhập khẩu, nên khi người dân đem vàng gửi vào các két ngân hàng hoặc cất trong tủ ở nhà thì một lượng ngoại tệ tương ứng đang được người dân “giam cầm”, hoàn toàn không tham gia vào việc tạo thêm các giá trị gia tăng cho nền kinh tế.
Vàng đi đâu? Câu trả lời nằm ở cơ chế quản lý thị trường vàng hiện nay. Việc NHNN cấm tín dụng vàng trong khi không xây dựng được thị trường vàng phái sinh, là nguyên nhân chính khiến cho vàng đột ngột trở nên khan hiếm.
Nếu NHNN tiếp tục chính sách hiện nay thì có thể NHNN sẽ phải nhập thêm cả trăm tấn vàng nữa, tức khoảng 4 – 5 tỉ USD, để đảm bảo nhu cầu giữ và giao dịch vàng của người dân như trước đây. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái mà còn ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Với lượng vốn đầu tư tiếp tục suy giảm, huy động vốn nước ngoài khó khăn, và tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ dao động quanh mức 5% từ năm ngoái tới nay thì việc mang số tiền 5 – 10 tỉ USD để đáp ứng nhu cầu thanh khoản vàng là một hành động cực kỳ “xa xỉ” của NHNN.
 
NHNN nên làm gì?

Có thể nói, không có lực lượng nào làm tăng tốc độ “vàng hoá” nền kinh tế nhanh như NHNN đã làm trong thời gian vừa qua, nếu coi “vàng hoá” là việc người dân nắm giữ vàng vật chất. Đây là điều ngược hẳn với mong muốn ban đầu của NHNN.

Nếu NHNN muốn giảm việc nhập khẩu vàng và tiến tới giảm lượng vàng vật chất trong dân, trong khi vẫn đáp ứng được nhu cầu nắm giữ và giao dịch vàng của người dân, thì NHNN hoặc phải quay trở lại với chính sách tín dụng vàng như trước đây hoặc phải đẩy nhanh việc hình thành sàn vàng. Không còn con đường nào khác.

Có lẽ việc quay trở lại chính sách tín dụng vàng là điều NHNN không mong muốn. Như vậy, NHNN chỉ còn con đường đẩy nhanh hình thành sàn vàng tập trung để tăng tốc độ giao dịch. Càng chậm trễ việc hình thành sàn vàng, NHNN sẽ còn phải tiếp tục nhập thêm rất nhiều vàng vật chất nữa để đáp ứng nhu cầu giao dịch của người dân.

Trong thời gian chờ đợi việc hình thành sàn vàng tập trung chính thức, thì dịch vụ mua bán vàng qua mạng (e-gold) của Tien Phong Bank có lẽ là một bước khởi đầu tự phát trên con đường này. NHNN nên khuyến khích các tổ chức tín dụng khác làm như vậy.

Đinh Tuấn Minh

TP.HCM có nhiều kiến nghị gửi đến Thủ tướng

Ngày 30.8, Đoàn công tác của Chính phủ do Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh dẫn đầu làm việc với lãnh đạo TP.HCM về thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội từ năm 2011-2013 và những giải pháp trọng tâm đến năm 2015

Tại buổi làm việc này, với mục tiêu giữ vững tốc độ tăng trưởng cao, đảm bảo an sinh xã hội…, UBND TP.HCM có đến gần 20 kiến nghị gửi đến Thủ tướng xem xét giải quyết.

Về vấn đề sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, UBND thành phố kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm ban hành văn bản hướng dẫn UBND tỉnh, thành phố (chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước) được ủy quyền cho giám đốc các sở, ngành và phân cấp cho UBND quận, huyện được thực hiện một số quyền và trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước nhằm tăng cường sự quản lý và giám sát các doanh nghiệp nhà nước.
TP.HCM kiến nghị gì với Thủ tướng?
Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh (đứng) tại buổi làm việc với lãnh đạo TP.HCM - Ảnh: Thanh Vũ

Về lĩnh vực ngân sách, UBND thành phố kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 124/NĐ-CP quy định một số cơ chế tài chính - ngân sách đặc thù đối với TP.HCM theo hướng tăng mức thưởng vượt thu cho ngân sách thành phố (cụ thể là 100% số tăng thu ngân sách trung ương đối với khoản thu phân chia và 100% số vượt thu ngân sách trung ương đối với khoản thu ngân sách trung ương) và tăng tỷ lệ tổng dư nợ các nguồn vốn huy động đầu tư không vượt quá 200% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản hằng năm theo dự toán được HĐND thành phố quyết định.

Thành phố kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính tiếp tục trình Quốc hội xem xét miễn 100% thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân cho đối tượng trực tiếp tham gia góp phần thực hiện an sinh xã hội trong năm 2013.


Ngân sách nhà nước năm 2013 dự kiến hụt thu 19.880 tỉ đồng
Theo lãnh đạo UBND TP.HCM, tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân 3 năm 2011-2013 tăng 9,5%. Tổng thu ngân sách nhà nước 3 năm 2011-2013 ước đạt 624.784 tỉ đồng; trong đó thu nội địa là 326.033 tỉ đồng, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là 205.141 tỉ đồng. 
Riêng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn TP 8 tháng đầu năm là 150.621 tỉ đồng. Ước cả năm nguồn thu này là 216.950 tỉ đồng, đạt 91,61% dự toán. Như vậy, so với dự toán đầu năm (236.830 tỉ đồng) thì tổng thu ngân sách nhà nước hụt 19.880 tỉ đồng.

Để tạo thuận lợi cho người nộp thuế, tránh hiện tượng tiêu cực trong ngành thuế, thành phố kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chỉ áp dụng một mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản là 2% trên giá chuyển nhượng (không phải 2 cách tính như hiện nay). 
Về giá đất tính thu tiền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích vượt hạn mức đã nộp hồ sơ trước ngày 1.3.2011 (trước ngày Nghị định số 120/2010/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực), thành phố kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận “Đối với hộ gia đình, cá nhân nộp đủ hồ sơ hợp lệ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đối với đất đang sử dụng hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang mục đích đất ở từ ngày 1.1.2005 đến trước ngày 1.3.2011 thì giá đất tính thu tiền sử dụng đất theo bảng giá đất” (thay vì áp dụng thời điểm trước ngày 14.7.2010 như Bộ Tài chính đề xuất tại Công văn số 9734/BTC-QLCS ngày 26.7.2013).

Một số kiến nghị về giáo dục và y tế

Về dự án xây dựng ký túc xá sinh viên Đại học Văn hóa - cơ sở 2 và Đại học Giao thông vận tải - cơ sở 2: Do thiếu vốn, tiến độ thi công 2 dự án này còn chậm, vừa không đáp ứng kịp thời nhu cầu sinh hoạt, học tập của sinh viên, vừa có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng công trình, tăng tổng mức đầu tư, gây lãng phí rất lớn cho ngân sách nhà nước.

Do đó, thành phố kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (đơn vị chủ quản của Đại học Giao thông Vận tải - cơ sở 2 và Đại học Văn hóa - cơ sở 2) phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính sớm bố trí nguồn vốn ngân sách trung ương cho các trường số tiền 64,06 tỉ đồng để hoàn trả cho ngân sách thành phố số tiền đã tạm ứng là 41,435 tỉ đồng và hoàn thành các hạng mục còn lại là 22,625 tỉ đồng, nhằm dứt điểm dự án, đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và học tập của sinh viên.

Về hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng mới Bệnh viện Nhi đồng và Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, thành phố kiến nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nguồn vốn đầu tư cho hai dự án xây mới này với tổng mức đầu tư 10.000 tỉ đồng; đồng thời triển khai bằng cơ chế đặc biệt nhằm đưa hai công trình này vào sử dụng cuối năm 2015…

Đình Phú
(Thanh Niên) 
Bản tin tiếng Anh


  • Solar panel maker hits milestone (Washington Post) - Yingli Green Energy Holding Co Ltd said that its wholly owned subsidiary, Yingli Green Energy Americas, has achieved the milestone of more than 1 gigawatt of PV modules delivered to over 30,000 projects across the American continents and the Caribbean.
  • Vineyards pour billions into chateaus (Washington Post) - Leading Chinese vineyards are constructing chateaus at a furious pace as they strive to catch up with world-famous premium wineries whose products are pouring into the nation, sparking concerns of a boom that may go bust.
  • China set to overtake US in e-commerce (Washington Post) - China is poised to surpass the United States to become the world's largest e-commerce market this year, according to consultancy Bain & Co.
  • Nation's 'Silicon Valley' to invest in Guiyang (Washington Post) - The southwestern city of Guiyang is attracting at least 43.7 billion yuan ($7.14 billion) in investment from Zhongguancun, China's "Silicon Valley", according to the mayor of Guiyang.
  • Real estate top wealth creator in S China (Washington Post) - Despite China's tightening policies in the property market, the real estate sector still generates the largest number of billionaires in southern China.
  • Industrial sector's profit picture brightens (Washington Post) - Industrial companies' net income jumped 11.6 percent year-on-year in July, almost double the pace of 6.3 percent in June, adding further evidence of economic stabilization in China.
  • Antitrust 'not target' foreign companies (Washington Post) - An official said antitrust investigations aren't targeting foreign companies but are instead part of an overall effort at tougher enforcement of the anti-monopoly law.
  • Foreigners given opportunities to shine (Washington Post) - Developing the full range of talent among foreign students, especially in the arts and entertainment, is a task that many educators are taking on.
  • Rubber duck to float in Beijing (Washington Post) - After touring 13 cities in 10 countries, a giant rubber duck designed by Dutch artist Florentijn Hofman will be in Beijing from September to October, floating first at Beijing Garden Expo Park and then at the Summer Palace.
  • Cancer patient delivers healthy baby (Washington Post) - A woman with cervical cancer gave birth to a healthy baby girl thanks to a successful high-risk surgery when she was 18 weeks pregnant, carried out in Shanghai.
  • Artworks paint a picture of change (Washington Post) - The Power Station of Art's exhibition Portrait of the Times - 30 Years of Contemporary Art in Shanghai renders a panorama of China's contemporary art development since the early 1980s.
  • Artistic frontiers (Washington Post) - Feng Yuan is a tireless explorer in the world of art, a Chinese painting master who blazed a way of his own.
  • Chang calls for closer ties with ASEAN members (Washington Post) - China's defense minister called for closer China-ASEAN security cooperation on Thursday, saying maritime disputes between China and some Association of Southeast Asian Nations member states "should not, and will not undermine" the overall relationship.
  • Court sentences 56 for telecom scam (Washington Post) - Fifty-six people were sentenced at Xiamen Intermediate People's Court on Thursday for their involvement in a large transnational telecom scam.
  • Trial of Bo Xilai: Evidence, charges and defense (Washington Post) - The trial of Bo Xilai, charged with bribery, embezzlement and abuse of power, concluded on Monday at Jinan Intermediate People's Court, after hearings from Aug 22 to Aug 26.
  • Chinese negotiator in DPRK (Washington Post) - A top Chinese negotiator arrived in Pyongyang to restarting the long-stalled Six-Party Talks and further improving the situation on the Korean penisula.
  • Singapore PM aims to cement relations (Washington Post) - The prime minister of Singapore arrived in Beijing for his fifth official visit to China amid high expectations from both sides that bilateral ties will be upgraded.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét