Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 2 tháng 9, 2013

Tin Chủ nhật, 01-09-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
1-  KHÔNG THỂ HÌNH DUNG NỔI: CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ BIÊN PHÒNG TRUNG QUỐC THƯỞNG NÓNG 50 TRIỆU ĐỒNG (VNĐ) CHO ĐỒN BIÊN PHÒNG MÓNG CÁI CỦA VIỆT NAM! (TSYG). Phát hiện giá trị về một hình thức mua chuộc “tay sai”, hạ nhục quốc thể, quan hệ quốc tế mà coi như trong một quốc gia! 
Mời xem bài liên quan: Bài 3: Kết nghĩa, chung tay xây dựng biên giới bình yên (Tiếp theo và hết) (QĐND). “Cục trưởng Vũ Đông Lập thay mặt Cục Quản lý Biên phòng, thưởng “nóng” 50 triệu đồng cho Đồn Biên phòng cửa khẩu Móng Cái vì thành tích phối hợp với Công an biên phòng Trung Quốc bắt giữ các đối tượng vi phạm là công dân nước bạn đang tìm cách xâm nhập trái phép vào Việt Nam.” Trong bài còn có chi tiết, ảnh Trung tướng Tư lệnh Biên phòng VN, ủy viên TƯ đảng lại ĐÓN đoàn của Cục trưởng Trung Quốc. =>
Thiếu tướng Vũ Đông Lập – Cục trưởng Cục Quản lý Biên phòng – Bộ Công an Trung Quốc: “Chúng tôi đã nhận được sự hợp tác, giúp đỡ tích cực từ BĐBP Việt Nam” (Biên Phòng). Chưa từng nghe chuyện lãnh đạo nước ngoài “thưởng nóng” cho cá nhân, tập thể người VN trước đây. Còn đây là văn bản hành chính về chuyện khen thưởng từ phía VN cho người nước ngoài: Thủ tục đề nghị khen thưởng cho tập thể, cá nhân người nước ngoài(SNV tỉnh Vĩnh Phúc). - Thủ tục trình Khen thưởng các tổ chức và cá nhân nước ngoài (UBND tỉnh Tiền Giang).
Thử chấm điểm buổi tọa đàm của TS Nguyễn Nhã tại Praha (ĐCV). Ra nước ngoài rồi mà cũng còn “không trả lời trực diện mà có phần ‘vòng vo’ khi đụng chạm tới những vấn đề nhạy cảm như công hàm 1958 hay biểu tình phản đối Trung Quốc …”

- Phỏng vấn Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Người dân được lợi khi thành lập Cộng đồng ASEAN (TTXVN).
2009. Lịch sử, mắc xích yếu trong yêu sách biển của Bắc Kinh (The DiplomatBa Sàm).
Biển Đông là ‘vấn đề duy nhất’ (BBC) nhưng là vấn đề lớn nhất trong quan hệ Việt-Trung, có thể lật nhào cả chế độ CS.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry chúc mừng Quốc khánh Việt Nam (VOA).  - Hành trình trở về của những thước phim tư liệu ngày độc lập (ĐBND).
Mỹ muốn dùng căn cứ quân sự Philippines trong 20 năm (RFI).
Bảo vệ biển đảo chống Trung Quốc : Ưu tiên mới của quốc phòng Nhật Bản (RFI).
Kết quả bước đầu việc trùng tu Nghĩa trang Biên Hòa (RFA).
Tự do (Jonathan London). “Khi thanh niên ở thủ đô, ngay nơi cụ Hồ từng phát biểu về Tự do, đã bị công an đánh đập tàn tệ, thì ý nghĩa của Tự do ở Việt Nam là như thế nào vậy? Khi những ai muốn báo chí Việt Nam cổ động cho trách nhiệm giải trình của chính phủ bị bỏ tù và bị hành hạ như súc vật thì đó là Tự do chưa? Ở thời điểm này, điều duy nhất mà cụ Hồ nói là: ‘Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng tự do hạnh phúc  thì độc lập chẳng có ý nghĩa gì’.”  - We have a Dream… (Phi Vũ).
Các nhà bảo vệ nhân quyền Vi Đức Hồi, Paulus Lê Sơn và Nguyễn Văn Oai bị ngược đãi trong tù (DTD). - Thư Kháng nghị lần thứ 3 của Nguyễn Trung Tôn (DLB). - Freedom for hòn đá.
- LS Nguyễn Văn Đài: GIÁ TRỊ ĐÍCH THỰC CỦA NỀN ĐỘC LẬP (Thùy Linh). “Các bạn sinh viên nghĩ gì về hiện tình đất nước? Chúng ta phải làm gì để tất cả mọi người dân Việt Nam đều được hưởng những giá trị đích thực của nền độc lập?” - Danh ngôn xâu chuỗi (Đinh Tấn Lực).
Bất bình cái bọn Thế Giới (Minh Văn).
Nam Trung Sơn – Tuyên ngôn 2K13 (Dân Luận). “Đất nước là của bọn chúng tao/ Xây, giữ đâu cần lũ chúng mày/ Chúng mày giữ Nước là phạm luật/ Bởi vì luật lệ cũng của tao./ Vũ khí bọn tao là chuyên chính/ Lý luận còn hay hơn chích chòe/ Lời bọn tao nói cấm có cãi/ Đất nước này là của bọn tao“.
Đông La một cây bút thô bỉ hiếm thấy (GNLT). “Mấy năm nay Đông La lựa chọn chửi bới hầu hết các nhà trí thức tinh hoa và dũng cảm đang phản biện, đấu tranh cho một đất nước dân chủ tiến bộ. Hắn ta điên cuồng mạt sát liên miên, thô tục kinh hồn.  Giọng văn Đông La khiến ta nghĩ tới một mụ nặc nô trong vai ‘dư luận viên’ (không biết anh ta có được hưởng kinh phí dư luận viên hay là tự chọn vai ‘thái giám bảo hoàng hơn vua’ ?)“. - Đông La Đông Hét (Chu Mộng Long).
2<- THÔNG BÁO CỦA BAUXITE VIỆT NAM (Boxitvn). “…  nhóm sáng lập đã mời GS Phạm Xuân Yêm, một trí thức có uy tín hiện sống tại Pháp, lâu nay vẫn yểm trợ trang Bauxite Việt Nam, đứng ra đảm nhiệm việc quản trị trang Bauxite Việt Nam thay cho GS Nguyễn Huệ Chi một thời gian.”  - Lo ngại về luật Internet mới tại Việt Nam (DTD).
- Trung Nghĩa:  Tâm thư gửi ông Bằng Phong Đặng Văn Âu (Ba Sàm).
Giả danh Việt kiều (DLB).
- Nguyễn Ngọc Già: Lửa Phật và Lê Hiếu Đằng (RFA).
ÔNG LÊ HIẾU ĐẰNG LÀ AI? (Đặng Huy Văn).  - Bùi Chí Vinh: Bài thơ mang tên “Lê Hiếu Đằng” (Boxitvn).
- Nguyễn Thế Duyên: Bàn về mâu thuẫn và tính đa nguyên (Ba Sàm).
- Phản hồi bài “Sự nghiệp của Đảng dài hơn đời người” của Nguyễn Chơn Trung (Ba Sàm). Sáng nay, VTV-mục Báo chí toàn cảnh 7h lại tiếp tục điểm bài viết của Nguyễn Chơn Trung, và một loạt bài khác đánh hội đồng ông Lê Hiếu Đằng. Mời nghe:
…………………………………………

.
.

 . 

.
- Ts Vũ Đức Khiển, cựu Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật: Mấy suy nghĩ về việc làm Hiến pháp năm 1946 và việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 hiện nay (ĐBND). Ông Vũ Đức Khiển là người từng tham gia ký Kiến nghị 72 sửa đổi Hiến pháp. Trong chương trình của đoàn đại diện những người ký tên đến trao bản Kiến nghị cho Ban soạn thảo, lẽ ra ông được mời làm trưởng đoàn, nhưng do ông không đến được, nên cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc đã được cử thay thế vào phút chót.
- Tựa tởm!  Bản chất nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân (ĐBND). Ngó luôn đây coi nó giống nhà nước phong kiến không: Phan Dong – Cái ghế… (Dân luận).
Công an điều tra chuỗi quán cafe Cộng chế Lênin toàn tập (ĐV). Tô Văn Động – GĐ Sở Văn hóa Hà Nội: “Quan điểm của Sở là phải được xử lý quyết liệt, vì việc làm của quán cafe Cộng còn liên quan tới cả vấn đề an ninh và chính trị”…
Vụ giám đốc nhận lương “khủng”: Công nhân thiệt đủ đường! (NLĐ). Câu hỏi là tại sao lũ sâu mọt cầm đầu mấy doanh nghiệp nhà nước ở “thành phố mang tên bác” này lại có thể dễ dàng tự tung tự tác đến vậy; chỉ tới khi bị báo chí phanh phui, ông Chủ tịch TP mới lớn giọng đòi “xử nghiêm”, làm như vô can.
Và câu trả lời là “Thượng bất chính, hạ tắc loạn!” Cách đây ít ngày, một nguồn tin từ báo giới cho hay, trong cuộc họp về phòng chống tham nhũng tại TP này, vị đại diện cơ quan pháp luật cho biết trong thời gian qua, đã nhận được 39 đơn thư tố cáo các trường hợp tham nhũng nổi cộm, thì đã có tới 10 trường hợp là về ông Bí thư thành ủy. Không thấy báo chi đưa tin này, nhưng cũng chẳng có gì lạ.
LẦN THỨ TƯ “ĐỒNG CHÍ X” XUẤT HIỆN TRÊN BÁO KOREA HERALD (FB Ngọc Thu). “Trước đó, đầu năm 2011, một bài báo của tác giả người Đức, ông Olaf Juttner, cũng doanh nhân, đã đăng bài ca ngợi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trên trang quảng cáo dịch vụ của một Công ty xử lý rác có tên RES-Resources, Ecology, Services GmbH, mà cộng đồng mạng đã từng lên tiếng đó là trò lừa bịp“.
Những Số Tiền Phi Pháp Cho Nền Kinh Tế Ngầm (Góc nhìn Alan).
Đất công vào túi ai? (Trần Kinh Nghị).
GIA ĐÌNH VỊ ANH HÙNG BẮT SỐNG TƯỚNG ĐỜ – CÁT – XTƠ – RI KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI (FB Trần Đình Triển).
- Vũ Ngọc Huyên:  NỖI BUỒN ĐAU HẬU VẬN (Bùi Văn Bồng).
Những chuyện “bất thường” mà “bình thường” tuần qua (VnM).
Bỏ ghi họ tên cha, mẹ trên CMND mới (CAĐN).
8 GỢI Ý ĐỂ ĐIỀU TRA, XÁC TÍN THÔNG TIN NHẰM KHỞI TỐ VỤ CHÔN THUỐC TRỪ SÂU TẠI HUYỆN CẨM THỦY, TỈNH THANH HÓA (Cu Vinh).
3Vụ “kỳ án vườn mít”: Video lời bào chữa của luật sư (LĐ).
Vụ quan tài diễu phố: Nạn nhân bị giết, không phải chết do ngạt nước?! (Tầm nhìn). =>
YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU (KỲ 83) (Nhật Tuấn).
- Hữu Quả: Nỗi niềm của một nhà báo đã nghỉ hưu (Ba Sàm).
Thục Quyên – Hạnh phúc của dân phải quý, mạng sống của dân phải trọng (Dân luận).
- Nguyễn Gia Kiểng: Cách Mạng Tháng 8, nội chiến, và nội chiến cộng sản (Nguyễn Gia Kiểng) (Thông luận).
- Đỗ Chu: Điểm chung giữa 2 ‘cha đẻ’ Tuyên ngôn độc lập (TVN). “…  tuy sinh khác ngày nhưng lại đều “chọn” ngày Quốc khánh nước mình để qua đời.” Nhưng một điểm riêng trong điểm chung này là một người do Trời chọn, còn một người có vẻ như … mình tự chọn. Nếu điều đó đúng thì công việc của các sử gia trong tương lai là đi tìm lời giải cho câu hỏi TẠI SAO.  - PGS-TS sử học Phạm Xanh: Ai quay lưng với lịch sử.
Tổng giám mục Pietro Parolin là tân ngoại trưởng Vatican (TT).  - Đức Thánh Cha Phanxico chính thức bổ nhiệm TGM Pietro Parolin vào chức vụ Quốc vụ khanh Tòa Thánh (NVCL). “là một cơ hội để Vatican hiểu rõ hơn về tình hình Giáo hội tại Việt Nam trong giai đoạn tới”.
- Tiếp loạt bài ‘Thùng thuốc súng Trung Quốc’: Về tự do ngôn luận (phần 1): “Ví dụ như cần có tự do báo chí và tự do ngôn luận. Chúng tôi cần có quyền tự do phê phán xã hội và chính phủ. Nhưng tự do này không có. Ngược lại, trong giao thông đường phố của chúng tôi thì chúng tôi có được mọi sự tự do của thế giới“.
Chu Vĩnh Khang, phần hai của phim nhiều tập Bạc Hy Lai (RFI).
Bình Nhưỡng đẩy mạnh xây dựng tại một trung tâm phóng hỏa tiễn (RFI). - Bình Nhưỡng hủy lời mời đặc sứ Mỹ Robert King.  - Các nhà phân tích Mỹ: Bắc Triều Tiên nới rộng địa điểm phóng hỏa tiễn (VOA).   - Phần lớn người đào tẩu ủng hộ ông Kim Jong-un (NLĐ).
BBC chính thức lên sóng FM ở Miến Điện (BBC).


- Trường Thanh niên Tiền tuyến Huế năm 1945: “Tia chớp” của cách mạng Việt Nam: Bài 2: Không thể đặt dấu chấm hỏi cho một sự kiện lịch sử! (QĐND). Mời xem lại video LS Phan Anh,GS Tạ Quang Bửu&Trường Thanh niên Tiền tuyến Huế 1945 (BS).  - Câu chuyện từ một bảo vật quốc gia – Kỳ 4: Giữ vững ngọn cờ (TT).
Vì nó là cái váy (Đào Tuấn).

KINH TẾ
- Phỏng vấn TS Trần Du Lịch: Nợ xấu và chuyện “sau họa có phúc” (ĐT).
Dứt bệnh con cưng? (NLĐ).
Lặp lại kịch bản nào – BTA hay WTO? (TBKTSG). Bà Phạm Chi Lan: Với BTA thì chúng ta từ đáy dốc đi lên còn vào WTO rồi thì chúng ta từ đỉnh dốc đi xuống. Hiện chúng ta đang ở đáy dốc rồi nên mong muốn của tôi là TPP sẽ là cú hích mới như BTA chứ không phải theo kiểu của WTO.
Ngân hàng khốn khó vì bị nợ dây dưa (TP).
Chênh lệch giá vàng trong nước-thế giới tăng trở lại (VnEco).  - Giá vàng tuần tới: Nguy cơ giảm giá trở lại
4<- Đất nền ngoại ô cạnh tranh nhà thu nhập thấp (VNE).
Tiếp tục tăng, gas lên 400.000 đồng/bình 12kg (TBKTSG).
Xe máy giảm giá vẫn ế (TBKTSG).
Hàng xách tay thao túng thị trường (NLĐ).
Cà phê: Xuất khẩu giảm, giá không tăng (TBKTSG).
Thực Phẩm Việt Nam và FDA Mỹ (Góc nhìn Alan).
Nông dân được đi học trồng lúa, trồng rau (TBKTSG).
Tỉ lệ thất nghiệp vẫn cao kỷ lục ở Châu Âu (VOA).

Rầm rộ M&A ngân hàng (TTT/CafeF).
- TS CAO SỸ KIÊM, NGUYÊN THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC: Phí “bôi trơn” khiến giá BĐS tăng cao (PLTP). -Dân chung cư cao cấp bậc nhất Thủ đô tố khổ (VEF).


VĂN HÓA-THỂ THAO
Âm vang vùng đất thiêng (NLĐ).
Đi tìm nhân vật – Sự bất lực của những cây bút đương đại (SK&ĐS).
- Nguyễn Xuân Hoàng: Một người ngồi trong ghế bành (Da màu).  - Một cái gì rất Nguyễn Xuân Hoàng: sổ tay. - Phùng Nguyễn: Nửa Đường.   - ĐÊM ẤY CÓ NGUYỆT THỰC (phần 2) (Cua Rận).
Vương Trí Nhàn (PBVH).  - Lê Tiến Dũng: Nhà phê bình và chiếc roi ngựa. - Cái chết của tác giả (tiểu thuyết lịch sử)? Những vấn đề nhân đọc Hoàng Việt xuân thu.
Đau đáu với tính dân tộc trong phim Việt (QĐND).  - Tính dân tộc trong phim truyện được “kêu cứu” (VnM).  – Tính dân tộc trong phim truyện Việt Nam: “Đi đến cái tận cùng của ta, sẽ gặp nhân loại” (CAND).
5- Phỏng vấn Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 : Tôi chỉ mong dòng nhạc tử tế được hát một cách tử tế (RFI).  - Thanh Phương : Nhạc càng hay nhờ tài người phối. - Bí mật cuộc sắp đặt Đàm Vĩnh Hưng khóc [bên/ với] Nguyễn Ánh 9 (ĐV).  - Mr.Đàm khóc xin lỗi: Đừng là “nước mắt cá sấu”! (PT). =>
Biên đạo múa trẻ: Sau tìm kiếm tài năng là gì? (TQ).
-  Phim đồng tính Việt ngày càng “nổi loạn” (KP).
Biên đạo Tấn Lộc: ​Múa sống được ư? Còn lâu lắm! (PNTP).
Khi tiệm ăn mang tên đào kép cải lương (RFA).
ÁO DÀI VIỆT VÀO TRANH VẼ ANIME CỦA NHẬT (Huỳnh Ngọc Chênh).

- Ông Nguyễn Đăng Chương – Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn: Cấp thẻ hành nghề không phải cơ chế xin cho (DV). -Ra thẻ “dẹp loạn” làng giải trí (DV).

LÀM THƠ VÀ… LÁI XE (Văn Công Hùng).
- Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18: Khó đoán Bông Sen Vàng (ANTĐ).

Nhớ Đoàn Anh Thắng (Quê choa).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Khó chống lạm thu (NLĐ).
6<- Đào sâu hơn những thành tố chính trong chương trình giáo dục phổ thông (GD&TĐ).
SAO LẠI LÀ… SÔNG ÁP LỤC ? (Sao Hồng).
- Phỏng vấn TSKH, HÒA THƯỢNG THÍCH CHƠN THIỆN: Nghìn lần mong muốn cho một nền giáo dục nhân bản (ĐBND).
- Nguyễn Duy Đường (Yi Doeur):  Xin giúp tôi dạy cho 45 đứa con biết “cái chữ” (BS). “Trường Tín Nhân Quốc Tế RHIO chính thức hoạt động kể từ ngày 03/06/2013, đặt tại số 4 đường số 10 khu vực Bồ Rây Siêng Năm, thuộc ấp Kha Na, xã Xiệu, thành phố Xiêm Riệp, tỉnh Xiêm Riệp, nước Cambodia. Hiện nay, tổng số có 45 em học sinh: nữ 23 em, nam 22 em. Mỗi em có một điều kiện hoàn cảnh khác nhau, song cái chung đều là con em gia đình lao động nghèo khó”
Trường ĐH thành viên trong ĐH vùng: Chuyện “bếp núc” bây giờ mới kể (GD&TĐ).
- Quảng Ninh: Giải bài toán chất lượng trường phổ thông dân tộc nội trú (GD&TĐ).
- Huyện Đô Lương (Nghệ An): Không cho con em đi học để… giữ đất (GD&TĐ).
Gỡ khó việc làm cho sinh viên ngành công tác xã hội (TN).
Khi thầy viết… sai (QĐND).

- Năm học 2013 – 2014: Phấn khởi với chính sách miễn, giảm học phí (SGGP).

- Chuẩn bị khai giảng năm học mới: Ưu tiên cao nhất cho cấp tiểu học (KTĐT).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Tràn khí màng phổi trái, bác sĩ mổ bên phải “do… bác sĩ coi phim sai” (TT).  - Có dị vật trong phế quản bé một tuổi tử vong (VNE).  - Thiếu y pháp (TT).
Những hình ảnh trực tiếp từ trường tiểu học Ái Quốc – Lạng Sơn (Thành).
Lao động nữ làm việc ở nước ngoài: Đi rủi ro, về bất trắc (PNTP).
Cảnh báo nấm độc lưu hành trên thị trường (NLĐ).
7Một bé gái mất tích đã 5 ngày (NLĐ). - Vụ đang ngủ bị đốt nhà: Một cháu bé đang nguy kịch (TN).  - Hàng trăm công nhân tháo chạy vì đám cháy (VNE).  - Cảnh sát PCCC tới nơi, 3 căn nhà và 20 phòng trọ đã cháy rụi (NLĐ).  - Cháy nhà 2 người thương vong: Phóng hỏa vì mâu thuẫn? (VOV).
Bán cây quý nơi công cộng cho dân chơi (KT). Cây phượng tím tại Trung tâm giải trí Đà Lạt cũng “không cánh mà bay” => 
Sạt lở đất, hàng loạt chuyến tàu lên Lào Cai kẹt cứng (VTC).
Vô tư san lấp… sông Đà (QĐND).
Rò rỉ khí ammonia giết chết 15 người ở Trung Quốc (VOA).  - Động đất ở Trung Quốc, 4 người chết (VOA).
Nhân viên cứu hỏa đạt tiến bộ trong việc dập tắt vụ cháy rừng ở California (VOA).
Lũ lụt gây thiệt hại nặng nề ở Nga (VOA).
15 người Trung Quốc chết vì rò rỉ ammoniac (RFI).
Thiếu niên Ấn tham gia cưỡng hiếp tập thể chỉ bị 3 năm tù (RFI). - Bị cáo vị thành niên trong vụ cưỡng hiếp tập thể ở Ấn Độ bị xử có tội (VOA).



QUỐC TẾ
- Washington: Chế độ Assad đã sử dụng vũ khí hóa học (USA TODAY/ TCPT). - Obama chuẩn bị công luận Mỹ trước khi đánh Syria (RFI).  - Chuyên gia LHQ rời Syria, Damas chờ bị tấn công.  - Putin đòi Mỹ trưng bằng chứng Damas sử dụng hơi ngạt.  -  Báo chí Anh “nhảy dựng” vì liên minh Mỹ-Pháp.  - Dân một số nước biểu tình chống can thiệp vào Syria.  - Mỹ cân nhắc một cuộc tấn công hạn chế Syria (RFA).  - Mỹ cân nhắc ‘hành động cục bộ’ ở Syria (BBC).   - Putin thách Obama công khai bằng chứng.   - Pháp ủng hộ Mỹ có hành động ở Syria. - Vũ khí nào có thể được sử dụng ở Syria?  - Tổng thống Obama xem xét tới đáp ứng ‘có giới hạn’ đối với Syria (VOA).   - Tổng thống Putin: Tấn công Syria là ‘cực kỳ vô lý’ .
Lãnh đạo cấp cao của Mỹ họp bàn về vấn đề Syria (TTXVN).  - Các Ngoại trưởng Arab họp gấp về tình hình Syria (VOV).  - Syria: ‘Ngón tay đã đặt trên cò súng’ (VNE).  - Nếu Mỹ tấn công Syria, hậu quả gì có thể xảy ra ? (TN).- Putin: Cáo buộc Damascus dùng vũ khí hóa học là “ngu xuẩn” (KT).  - Tổng thống Putin công khai thách thức Tổng thống Obama (LĐ).    - Khi Anh không kề vai với Mỹ (NLĐ).  - Phương Tây chia rẽ, Assad có cơ hội “thoát hiểm”? (TQ).   - Thanh sát viên Liên Hiệp Quốc rời Syria (TN).  - Vũ khí hoá học Syria ở đâu ra? (Tin tức). - “Syria sẵn sàng đáp trả các cuộc tấn công quân sự” (TTXVN).  - Dân Syria đã xuống hầm trú ẩn, tích trữ lương thực (DV).
Khủng hoảng Syria (1): Syria và tiền lệ Kosovo (The National Interest/ PVLH).
30 năm qua, Mỹ đã tấn công những quốc gia nào? (TTXVN).
8<- Máu lại đổ ở Ai Cập (NLĐ).
Nam Phi bác tin Nelson Mandela xuất viện (BBC).  - Chính phủ Nam Phi xác nhận ông Mandela vẫn còn nằm bệnh viện (VOA).
Pakistan phản đối Mỹ lên Liên hiệp quốc (TT).
Tổng thống Obama ca ngợi người lao động Mỹ (VOA).  - Nhớ lại cuộc tuần hành lịch sử năm 1963 ở Washington (VOA).  - Vai trò của Mục sư King trong sự kiện Obama lên cầm quyền (VOA).
Thẩm phán Ginsburg chủ tọa lễ cưới đồng tính (VOA).
Nhân viên tập đoàn HTC bị tố cáo bán tài liệu mật cho Trung Quốc (RFI).



* RFA: + Sáng 31-8-2013; + Tối 31-8-2013

* RFI: 
* VTV:  + Cuộc sống thường ngày – 31/08/2013; + Khuất tất lợi nhuận các công ty công ích nhà nước; + Tài chính tiêu dùng – 31/08/2013;  + Lỗ hổng trong cơ chế quản lý tiền lương;  + BV Bạch Mai: Bệnh nhân tử vong nghi tiêm thuốc cản quang;  Khoảnh khắc cuối tuần – 31/08/2013;  + Thể thao 24/7 – 31/08/2013;  + 360 độ thể thao – 31/08/2013;  + Câu chuyện văn hóa: Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia;  + Xây dựng nông thôn mới: Nhìn lại 5 năm thực hiện Nghị quyết TW7 về Nông nghiệp, nông thôn, nông dân;  + Trang địa phương – 31/08/2013; + Sự kiện và Bình luận – 31/08/2013;  + Thời sự 12h – 31/08/2013;  + Thời sự 19h – 31/08/2013.

2006. TƯƠNG LAI MÀU XÁM TRONG QUAN HỆ NGA-MỸ

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Hai, ngày 26/8/2013
TTXVN (ttaoa 23/8)
Theo Hội đồng quốc tế Canada ngày 30/7, quan hệ Mỹ-Nga trong những tháng gần đây đã trở nên căng thẳng và không có dấu hiệu cho thấy sóng gió trong quan hệ hai nước sẽ sớm tiêu tan. Tuy nhiên, đã đến lúc nói đến một cuộc chiến tranh lạnh hay chưa? Mức độ căng thẳng đến đâu so với trong quá khứ và khả năng xấu hơn như thế nào? Chuyên gia phân tích Matthew Rojansky, Phó giám đốc Chương trình Nga và Á-Âu thuộc Quỹ hòa bình quốc tế Carnegie của Mỹ, sẽ trả lời những câu hỏi này.

Hỏi: Ông đánh giá quan hệ Mỹ-Nga hiện nay như thế nào?
Trả lời: Mối quan hệ như hiện nay tuy không tốt đẹp nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy quan hệ Mỹ-Nga sẽ tồi tệ đến mức như từng xảy ra trong quá khứ. Về cơ bản, sự trái ngược hoàn toàn về cách giải quyết vấn đề giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Obama cùng đội ngũ quan chức của họ cho thấy Nga và Mỹ không phải là hai nước sinh ra để hòa hợp. Tuy nhiên, điều quan trọng là Nga không phải là kẻ thù của Mỹ. Chỉ vài năm trước đây, bắt đầu năm 2009, Nga và Mỹ đã tái khởi động quan hệ hợp tác trong tất cả các lĩnh vực, từ an ninh – như sự hỗ trợ hậu cần của Nga cho lực lượng NATO ở Ápganixtan nhất là ở thời điểm khi quan hệ giữa Mỹ với Pakixtan không tốt – cho tới các vấn đề liên quan đến Iran, các hoạt động chống khủng bố, ma túy, buôn bán người và cướp biển. Quan trọng nhất phải kể đến hiệp ước giải trừ hạt nhân mới, bước tiến lớn về mặt an ninh trong quan hệ Mỹ-Nga. Về mặt kinh tế, Mỹ đã ủng hộ Nga gia nhập NATO và đây cũng là một bước tiến lớn khác trong quan hệ hai nước.
Hỏi: Vậy nên cả hai nước nên bằng lòng với hiện trạng quan hệ?
Trả lời: Thực ra quan hệ Mỹ-Nga hiện nay chưa được phát huy hết tiềm năng. Thương mại Mỹ-Nga đạt trị giá 40 tỷ USD/năm, ít hơn một nửa của 1% tổng giá trị thương mại Mỹ và chiếm chưa đến 2% tổng giá trị thương mại Nga. Vì vậy, quan hệ thương mại không phải là yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế của mỗi nước. Tuy nhiên đây là lĩnh vực rất có tiềm năng vì Mỹ và Nga đều là những nền kinh tế lớn trên thế giới, về phía Nga, kinh tế nước này được xếp hạng lớn thứ mười trên thế giới và tầng lớp trung lưu giàu có ngày một tăng, có xu hướng tiêu thụ hàng hóa Mỹ ngày càng nhiều như ô tô Ford, các thiết bị công nghiệp nặng và sản phẩm tiêu dùng nói chung. Nga chắc chắn mua được quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ, từ các chương trình truyền hình đến phần mềm máy tính. Vì vậy, Nga là một thị trường rất lớn và đầy tiềm năng. Nhiều công ty Mỹ đang làm ăn tốt với Nga và mối quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Nga thực sự có thể được tăng cường.
Hỏi: Điều gì kiềm chế quan hệ kinh tế Mỹ-Nga phát triển?
Trả lời: Đó là những khủng hoảng liên tiếp trong quan hệ chính trị, từ sự việc mới nhất là người tiết lộ thông tin mật Snowden ở trong sân bay Mátxcơva và những kẻ đánh bom ở Boston tới trước đó là cuộc chiến tranh Nam Ôxêtia năm 2008.
Hỏi: Tại sao các cuộc khủng hoảng chính trị lại bị nhấn mạnh? Chúng có thực sự làm suy yếu mối quan hệ hay chỉ làm cho sự hợp tác khó khăn hơn?
Trả lời: Không may là cả hai. Những chuyện không hay hiện nay mà Nga đang làm với Mỹ và ngược lại khiến cho sự hợp tác Mỹ-Nga trở nên khó khăn hơn. Khi Nga cho thấy dấu hiệu tiếp tục thực hiện chính sách sai lầm về các vấn đề liên quan đến dân chủ và nhân quyền, người Mỹ đặc biệt là các chính trị gia thực sự khó chịu. Họ đã lên tiếng và gắn Putin với nhà độc tài hay kẻ bạo hành nhân quyền, thông qua những luật định trả đũa như Đạo luật Magnitsky. Tuy nhiên, những tuyên bố và hành động thẳng thừng của Mỹ không nhận được phản ứng tích cực từ phía Nga. Thực sự, các cuộc khủng hoảng chính trị không chỉ làm giảm tiến bộ trong quan hệ Mỹ-Nga mà còn phương hại tới nền tảng quan hệ được xây dựng từ nhiều hình thức như trao đổi đoàn song phương, thỏa thuận thị thực để người Mỹ và người Nga có thể đi lại giữa hai nước, thỏa thuận về nhận con nuôi, giao dịch kinh tế và thương mại… Khi khủng hoảng xảy ra như cuộc chiến Nam Ôxêtia năm 2008, sự đối đầu đã đóng băng toàn bộ các cam kết và hợp tác song phương, làm suy yếu tất cả các lĩnh vực quan hệ và nền tảng quan hệ Mỹ-Nga.
Hỏi: Chẳng phải việc hủy bỏ các cam kết trong khi muốn Nga thay đổi hành vi là phản tác dụng hay sao?
Trả lời: Mỹ không thể và không nên bị đánh giá là bắt tay với những người nói xấu về Nga. Mỹ cần tiếp tục nói chuyện cả với những người phản đối Nga nếu không muốn phá hỏng nền tảng của mối quan hệ Mỹ-Nga. Điều đó có nghĩa là khi có vấn đề quan trọng cần giải quyết với Nga, Mỹ không bắt đầu đàm phán với những gì có được từ sự hợp tác thành công trong quá khứ, thay vào đó tốt nhất là bắt đầu từ điểm bế tắc.
Hỏi: Có phải nếu các cuộc khủng hoảng chính trị xảy ra ít hơn, Mỹ và Nga đã có mối quan hệ tốt đẹp hơn nhiều?
Trả lời: Không hẳn như vậy, bởi nếu không có vấn đề chính trị trong quan hệ hai nước thì một chính phủ mới cũng đã xuất hiện ở phía Mỹ. Các thành viên của chính phủ mới thường quyết định rằng tất cả những gì tổng thống trước đó làm là sai. Kết quả là sự hợp tác lại được xem xét từ đầu vấn đề này đã tồn tại hơn 20 năm nay.
Hỏi: Nếu từ chối hợp tác với Nga không phải là một ý tưởng tốt, vì như vậy sẽ làm suy yếu các nguyên tắc cơ bản của mối quan hệ, vậy các nhà chính trị Mỹ làm thế nào để khuyến khích sự tiến bộ về nhân quyền và pháp quyền ở Nga?
Trả lời: về cơ bản có hai mô hình truyền thống thể hiện lập trường về các vấn đề đạo đức, tuy nhiên chúng đều hạn chế hiệu quả và khá khắc nghiệt. Cách thứ nhất là sự liên kết, phiên bản cực đoan vừa được nói đến. Theo mô hình này, Mỹ nên giữ toàn bộ mối quan hệ với Nga như “con tin” cho tiến bộ về dân chủ và nhân quyền. Đây là điều mà nhiều thượng nghị sĩ đã ủng hộ trong nhiều năm qua. Ví dụ, Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cho rằng vì vụ đánh bom ở Boston và vụ Snowden, Mỹ nên tẩy chay Thế vận hội Sochi. Đó là cách tiếp cận xem xét toàn bộ mối quan hệ lại từ đầu, khiến Mỹ phải khởi động lại quan hệ từ “điểm chết”. Cách tiếp cận thứ hai là tỏ ra “bỏ qua điều xấu”. Nghĩa là Chính quyền Obama làm việc với Nga về tất cả các những gì Mỹ đồng ý với Nga và để lại những vấn đề chưa đạt được sự thống nhất. Theo lý thuyết này, tổng thống Mỹ can dự vào xã hội dân sự và chính quyền Nga một cách riêng biệt. Thực tế, về cơ bản, các nhà chức trách Nga đang chủ động chi phối chương trình. Vì vậy, nếu Mỹ không làm việc với các cơ quan chính quyền Nga và tìm cách thực hiện một số đòn bẩy về các vấn đề nhân quyền và dân chủ, sẽ không có gì thay đổi ở Nga. Sự phản đối từ xã hội dân sự Nga sẽ không thay đổi được tình hình.
Hỏi: Vậy Mỹ nên lựa chọn cách quan hệ với Nga như thế nào?
Trả lời: Cách tiếp cận đúng có lẽ cần sự tinh tế hơn so với hai mô hình trên. Khẩu hiệu cho quan hệ Mỹ-Nga sẽ là “nói chuyện với các nhà lãnh đạo Nga về nhân quyền và dân chủ”. Mỹ không nên bỏ qua hay tiếp cận gián tiếp vấn đề này. Dân chủ nhân quyền phải là trung tâm của các cuộc bàn thảo nhưng được nói với ngôn ngữ mà phía Nga có thể chấp nhận. Thay vì theo cách truyền thống nói về giá trị trừu tượng của dân chủ và đưa ra lời khuyên tuân thủ thường khiến Nga phản ứng, Mỹ nên nói chuyện trực tiếp về các vấn đề dân chủ nhân quyền theo cách gây tiếng vang với Nga.
Hỏi: Cách thức đó cụ thế như thế nào?
Trả lời: Có hơn 10.000 người Mỹ đang sống và kinh doanh tại Nga. Những người này cần tiếp cận với tòa án để bảo vệ bản thân, tài sản và doanh nghiệp của họ. Vì vậy, Mỹ có thể chủ trương nhằm vào tính minh bạch của các quy định, vào sự hiệu quả của cơ chế tư pháp để bảo vệ các quy định của pháp luật và quyền con người đối với công dân Mỹ. Bảo vệ quyền của công dân nước ngoài ở nước sở tại vừa là nghĩa vụ pháp lý quốc tế, vừa là điều mà người Nga có thể hiểu được bởi họ luôn thực hiện điều đó đối với công dân Nga ở nước ngoài, Do đó, thay vì lên giọng rằng “vì bản thân anh, vì các công dân của anh, tốt hơn là anh nên làm điều X hoặc sẽ bị trừng phạt”, Mỹ nên nói rõ rằng “anh nên theo trách nhiệm pháp lý, nếu anh không thực hiện đầy đủ điều đó, lợi ích kinh tế sẽ bị ảnh hưởng”.
Hỏi: Có phải điều đó nhắc nhở Nga rằng người Mỹ sẽ không đầu tư và làm ăn tại nơi việc không tôn trọng các quy định của pháp luật không được xem xét nghiêm túc?
Trả lời: Chính xác là như vậy. Đó là ngôn ngữ mà người Nga hiểu và là điều kiện có ý nghĩa, trái ngược với thái độ cứng đầu như “nếu anh không giao Snowden, tôi sẽ tẩy chay chơi thể thao với anh”.
Hỏi: Trong bối cảnh mối quan hệ đang căng thẳng hiện nay, ông có nghĩ những quan ngại của Mỹ – ví dụ như phiên tòa xét xử lãnh đạo đối lập Nga Navalny – sẽ được quan tâm hay không?
Trả lời: Về phần Mỹ, những vụ việc liên quan đến ý chí chính trị luôn được giới lãnh đạo cấp cao quan tâm. Vì vậy, Tổng thống Obama có thể đã quyết định cách thức can dự, nhưng không rõ liệu ông có còn xem Nga là một ưu tiên nữa không. Obama đã quan tâm đến Nga với việc giải trừ vũ khí hạt nhân, nhưng nếu chương trình nghị sự này đi theo hướng khác, khả năng Tổng thống Mỹ tập trung cho Nga thậm chí sẽ ít hơn. Hiện Obama nói rằng ông có thể không đến St Petersburg dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) vào tháng 9 tới.
Hỏi: Ngoài những trở ngại cho việc cải thiện mối quan hệ Mỹ – Nga và thúc đẩy tiến bộ về nhân quyền trong đó có sự quan tâm hạn chế của Tổng thống Obama và các cuộc khủng hoảng chính trị, có bất kỳ chướng ngại nào khác không?
Trả lời: Một khó khăn đáng kể khác là kể từ cuối năm 2011, khi ông Putin tuyên bố sẽ trở lại chức vụ tổng thống, tại Nga đã diễn ra phong trào phản đối sâu rộng và Chính phủ Nga đã có cuộc đàn áp đối với các tổ chức phi chính phủ (NGO). Phản ứng của Mỹ đối với những diễn biến này đang tạo ra tâm lý ngày càng phổ biển, cả trong điện Kremlin và các tầng lớp xã hội Nga, rằng đây là thời điểm quan trọng cho sự sống còn của chế độ và Mỹ sẽ được lợi nếu Chính quyền Putin sụp đổ. Cho dù Chính phủ Nga nhận thức vấn đề như thế nào, những vấn đề khó khăn và nhạy cảm như dân chủ và nhân quyền không hề có sự cải thiện.
Hỏi: Quan hệ Mỹ-Nga sẽ đi tới đâu? Có phải đây là trò chơi chờ đợi?
Trả lời: Lúc này, mối quan hệ Mỹ-Nga đang bị mắc kẹt trong cái bẫy của sự ngờ vực lẫn nhau. Cả hai bên đều tin rằng phần sai thuộc về đối phương. Mỹ cho rằng chỉ can Putin ra đi, hoặc tài trợ cho một số nhân vật có thể thay thế ông, có lẽ trong một vài năm tới sẽ có một Chính phủ Nga tốt hơn mà Mỹ có thể thương lượng. Ở phía bên kia, Putin suy nghĩ: “Tôi cứng rắn hơn các anh, tại nhiệm lâu hơn những người các anh định tài trợ, tôi chỉ cần liên tục gây ra những rắc rối (cho những người Mỹ hậu thuẫn), chẳng bao lâu nữa tôi sẽ không phải đối phó với họ”. Tuy nhiên, ngay cả trong thời gian Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Nga vẫn làm việc cùng nhau trong một số lĩnh vực và hiện nay quan hệ song phương đã phát triển mạnh trong nhiều lĩnh vực hơn.
Hỏi: Ông định nói đến triển vọng hợp tác Mỹ-Nga tại Bắc Cực?
Trả lời: Đúng vậy. Tuy nhiên, có hai câu hỏi lớn sẽ quyết định liệu có sự hợp tác đó hay không. Thứ nhất, người Nga có nhìn nhận tương lai Bắc Cực về cơ bản giống như cách các nước khác thuộc Hội đồng Bắc Cực nhìn nhận – cho rằng vấn đề quan trọng nhất của Bắc Cực là kiểm soát môi trường – hay không? Trong một thời gian dài, Nga đã không phải lo lắng về việc phải chịu trách nhiệm đối với biến đổi khí hậu, bởi khoảng thời gian thế giới thực sự quan tâm vấn đề môi trường cũng là lúc nền kinh tế Nga sụp đổ. Kết quả là Nga đã không phải lo lắng về việc bị eoi là một phần của vấn đề, bởi có thể chỉ ra lượng khí thải phát ra ít hơn so với các nền kinh tế khác trong những năm 1990. Hiện nay, khi biến đổi khí hậu tại Bắc Cực có tác động tích cực cho kinh tế, khả năng mở tuyến đường biển phía Bắc và nhiệt độ trung bình trong tháng Giêng tại Siberia tăng lên có lợi cho ngành nông nghiệp đã thu hút sự chú ý của Nga. Nhưng liệu họ có hợp tác trong việc chuẩn bị cho những tác động to lớn của biến đổi khí hậu đối với cơ sở hạ tầng và y tế công cộng cũng như những vẫn đề khác liên quan đến Bắc Cực hay không? Thứ hai, Hội đồng Bắc Cực không bao gồm nền kinh tế sẽ sớm trở thành lớn nhất thế giới. Trung Quốc và một số quốc gia sẽ sử dụng các tuyến đường biển phía Bắc tiềm năng. Do đó cách quản lý của Hội đồng Bắc Cực cần phải được điều chỉnh để tránh thách thức sự hợp tác trong tương lai.
Hỏi: Quan hệ với Trung Quốc dường như trở nên ngày càng quan trọng đối với Nga. Ông có xem mối quan hệ Nga-Trung gần gũi hơn là mối đe dọa đối với Mỹ không?
Trả lời: Quan điểm của Nga và Trung Quốc về tập hợp chống lại Mỹ là sự phóng đại vô cùng. Lý do thứ nhất, thực sự Mỹ đáng ngại; thứ hai, quan hệ năng động Mỹ-Trung rất khác so với quan hệ năng động Nga-Mỹ. Hiện Mỹ nói chuyện với người Trung Quốc về tất cả các vấn đề, lĩnh vực. Nếu thái độ của Mỹ với Trung Quốc không thay đổi và bản thân Trung Quốc không thay đổi thái độ thì mọi chuyện có thể khó khăn hơn. Trung Quốc đã tỏ ra không còn quá lo ngại về việc để cho Mỹ tham gia an ninh châu Á và Trung Quốc cũng có lợi ích kinh tế mạnh mẽ trong quan hệ với Mỹ. Tuy nhiên, do Nga là một đồng minh với vòng tay luôn rộng mở với Trung Quốc nên có lý do để Mỹ lo ngại. Hãy xem xét lịch sử chung của hai nước Nga- Trung. Họ đã đánh nhau và suýt đánh nhau vài lần khác. Phòng thủ hạt nhân của đối với Trung Quốc Nga là quan trọng hơn (và ngược lại) so với mối quan hệ đối tác hạt nhân với Mỹ. Mặc dù Nga và Trung Quốc có mối quan hệ thương mại đáng kể, nhưng cả hai đều không ngừng tìm kiếm mở rộng các thị trường cạnh tranh của nhau. Trung Quốc luôn tìm cách để có mối quan hệ với châu Âu mà không phụ thuộc vào Nga. Về phần mình, Nga trong những năm gần đây đã tiến hành khai phá thị trường cho ngành xây dựng và thúc đẩy các mối quan hệ an ninh với các nước châu Á khác, không chỉ ở Hàn Quốc và Nhật Bản mà còn ở các quốc gia Đông Nam Á. Trung Quốc không hề dễ chịu với những việc làm của Nga. Đó đơn giản là sự mất lòng tin to lớn và luôn là như vậy. Vì vậy, việc lấy nước Mỹ dọa Nga và Trung Quốc sẽ không làm cho hai nước quên đi những khác biệt và tạo thành một mặt trận thống nhất.
***
TTXVN (Niu Yoóc 22/8)
Tạp chí các vấn đề đối ngoại” ngày 9/8 của Hội đồng quan hệ Đối ngoại Mỹ cho rằng trừng phạt Nga là thể hiện cơn tức giận hiện nay của chính phủ và quốc hội Mỹ.
Sau khi Mátcơva cho phép cựu nhân viên của Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) Mỹ Edward Snowden tị nạn tạm thời, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain đề nghị Chính phủ mở rộng “Danh sách Magnistky” của các quan chức Nga bị cấm nhập cảnh vào Mỹ, đẩy nhanh tiến độ triển khai phòng thủ tên lửa ở châu Âu và nhanh chóng mở rộng NATO, kể cả Grudia. Nam diễn viên người Anh Stephen Fry và các hoạt động đồng tính khác ủng hộ việc tẩy chay Thế vận hội Mùa Đông Sochi 2014 của Nga nhằm phản đối các chính sách gần đây nhằm vào những người đồng tính nam và nữ. Các quan rượu đồng tính tại Mỹ bắt đầu bán phá giá các cổ phiếu của hãng rượu Stolichnaya vodka. Điều quan trọng nhất là ngày 7/8 Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố hủy hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Nga Vladimir Putin được dự kiến diễn ra trong tháng 9/2013 tại Mátcơva để bày tỏ sự bất bình về việc Kremlin cấp tị nạn tạm thời cho Snowden và nhiều vấn đề khác. Sự thể hiện thái độ tức giận với hành vi của Nga về những vấn đề trên là điều hoàn toàn dễ hiểu. Snowden bị kết án là tội phạm nghiêm trọng và Oasinhtơn có lợi ích chính đáng trong việc đưa anh tar a xét xử. Pháp luật gần đây của Nga cấm “tuyên truyền ủng hộ đồng tính luyến ái” đã tạo nên bầu không khí căng thẳng, trong đó các nhân viêc kiểm tra tấn công những người Nga đồng tính và tung lên mạng những băng video bạo lực khủng khiếp của họ. Nhưng trước khi hành động, những người mong muốn trừng phạt Nga nên xem xét hai vấn đề: Thứ nhất, tại sao Putin hành xử bằng cách này? Thứ hai, liệu các biện pháp trừng phạt sẽ bất lợi hay có lợi cho ông ta? Ai cũng biết hiện nay Tổng thống Putin đang đấu tranh cho đời sống chính trị của ông, một thách thức mà phương Tây không khéo sẽ giúp ông ta tiếp tục nổi tiếng. Do đó, những người Mỹ và châu Âu muốn thay đổi tiến trình của Mátxcơva nên hành động thận trọng để không làm lợi cho Putin.
Hậu quả khôn lường: Việc ông Putin trở lại cương vị tổng thống năm 2012 cho thấy nhiều mâu thuẫn trong lòng xã hội và giới cầm quyền ở Nga. Tổng thống Putin đánh mất sự ủng hộ của tầng lớp trí thức và văn hóa cũng như nhiều quan chức trong cộng đồng kinh doanh ở Nga. Tỷ lệ ủng hộ ông Putin vẫn ở mức dưới 60 điểm trong vài tháng nay, từ đó tạo ra ấn tượng sai lầm về sự ổn định. Nhưng tỷ lệ ủng hộ có thể sẽ giảm trong nay mai, bởi nó gắn liền với chương trình phát triển kinh tế của đất nước mà gần đây bắt đầu sụt giảm. Trong bối cảnh này, chiến dịch sử dụng pháp luật để đàn áp, điều tra và luận điệu chống Mỹ của Kremlin nhằm hai mục đích: Thứ nhất, chiến dịch đó nhằm đe dọa các quan chức bắt đầu có tư tưởng tự do dưới thời cựu Tổng thống Medvedev; Thứ hai, chiến dịch nhằm tăng cường chia rẽ văn hóa giữa phe đối lập tự do chống Putin, chủ yếu ở Mátxcơva và St Petersburg, và những người ủng hộ Putin ở các tỉnh bảo thủ và truyền thống. Trên hai mặt trận, những hành động của phương Tây có thể hoặc gây khó khăn hoặc tạo thuận lợi cho Putin, về quyền đồng tính, Putin nằm trong đa số người Nga phản đối, trong khi nhiều người trong số các nhà phê bình có tư tưởng tự do lại ủng hộ điều đó. Hiện nay, khi nói đến vấn đề đồng tính, công chúng Nga cảm thấy tình hình giống như của người Mỹ cách đây 30 năm, Năm 2006, một Cuộc Khảo sát Các Giá trị của Thế giới phỏng vấn người Nga liệu vấn đề đồng tính có thể hợp pháp? 66% người Nga nói rằng “không”, tỷ lệ đó tương tự của người Mỹ năm 1982. Thực tế, kể từ khi xảy ra các cuộc biểu tình chống chính phủ ở quảng trường trung tâm Mátxcơva vào tháng 12/2011, Tổng thống Putin thường xuyên nhắc đến chủ đề giới tính. Trong những tuyên bố công khai đầu tiên nhằm phản đối các cuộc biểu tình, Tổng thống Putin lên án những người biểu tình đeo băng trắng và mặc quần áo có hình vẽ bao cao su. Mục đích của ông Putin là nhằm tạo ra cảm giác khó chịu khi người Nga suy nghĩ về các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ. Thậm chí người phát ngôn của Kremlin còn có thể tô vẽ những người biểu tình là những người ngoại lai. Cơn ác mộng lớn nhất của Putin là Mátxcơva và các tỉnh sẽ đoàn kết chống lại ông về các vấn đề như chương trình kinh tế hoặc tham nhũng. Việc phương Tây tẩy chay Thế vận hội Sochi có thể phục vụ cho một số mục đích xa hơn nước Nga. Nó sẽ khẳng định rằng những người đồng tính ở phương Tây rằng họ được tôn trọng rộng rãi. Về lý thuyết, nó cũng có thể ngăn cản những người theo chủ nghĩa dân túy và độc tài ở các nước khác khai thác sự căm ghét đồng tính. Nhưng hành động đó sẽ không cải thiện được hoàn cảnh của những người đồng tính ở Nga. Người phát ngôn của Putin sẽ cho rằng hành động tẩy chay như vậy của Mỹ và phương Tây không những là một đòn giáng mạnh vào Kremlin mà còn vào cả nước Nga và đây là một âm mưu của phương Tây nhằm áp đặt các giá trị hậu hiện đại của họ đối với một xã hội chính thống Nga. Thực tế, sự ủng hộ như vậy từ bên ngoài có thể chấm dứt việc làm cho các công dân đồng tính người Nga dễ chịu hơn.
Hãy xem vụ bắt giữ gần đây liên quan đến nhóm nữ nghệ sĩ người Nga có tên là “Pussy Riot”, họ tổ chức biểu tình bằng nhạc rốc ở Mátxcơva. Các tổ chức trong nước và quốc tế phát động một chiến dịch rộng rãi nhằm gây sức ép đòi Chính phủ Nga trả tự do cho các ca sĩ của nhóm bị bỏ tù đã thất bại. Ngược lại, chiến dịch đó đã giúp Putin dễ dàng lấy lại sự cân bằng của ông. Trước khi xảy ra việc bắt giữ nhóm “Pussy Riot”, Mátxcơva bị dư luận công chúng phản đối mạnh mẽ về một cuộc bầu cử mà đa số cử tri tin rằng có nhiều gian lận. Sau đó chủ đề của cuộc trò chuyện đã thay đổi từ quyền bầu cử sang quyền biểu diễn của nhóm nữ ca sĩ trong các nhà thờ Chính thống. Eduavd Snowden cũng là một trường hợp, trong đó việc phương Tây đe dọa áp dụng các biện pháp trừng phạt Nga đã giúp Putin nhiều hơn là làm ông bị tổn thương. Kremlin có thể cho rằng Mỹ không đồng ý ký hiệp ước dẫn độ với Nga và Oasinhtơn đang áp dụng tiêu chuẩn kép. Thật không thể tưởng tượng được rằng người Mỹ sẽ trục xuất một nhân viên làm việc cho cơ quan tình báo Nga sau khi tiết lộ các bí mật nghe trộm của ông chủ cũ với Mỹ. Trong bối cảnh đó, việc lên án ông Putin vì không bàn giao một cựu nhân viên tình báo bị tố cáo có hành động bật hợp pháp của các cơ quan gián điệp của Mỹ sẽ chỉ làm tăng thêm tính hấp dẫn của Tổng thống Putin với người Nga và làm cho những yêu cầu minh bạch của phương Tây trở thành đạo đức giả.
Cách gây sức ép thích hợp: Mặc dù việc trừng phạt Tổng thống Putin vì phát động tình cảm chống người đồng tính và bảo vệ một kẻ tiết lộ bí mật của Mỹ sẽ đẩy ông vào cuộc chiến trong nước, nhưng Putin còn nhiều điểm yếu dễ bị tổn thương hơn. Nếu Mỹ và phương Tây muốn gây sức ép với giới lãnh đạo Nga hiệu quả thì họ cần gây sức ép về các vấn đề liên quan đến các giá trị và các ưu tiên của công chúng Nga. Trước hết, các chính phủ phương Tây phải lên tiếng mạnh mẽ hơn về việc Chính phủ Nga sử dụng hệ thống tòa án của Nga với động cơ chính trị và không công bằng. Hầu hết người Nga cảm thấy dễ bị tổn thương trước những ý nghĩ bất ngờ của các thẩm phán tham nhũng, những người “uốn cong” luật pháp và bỏ qua các bằng chứng để bỏ tù những người chỉ trích hoặc các nhà kinh doanh trung thực. Việc kết án thủ lĩnh đối lập và là người viết blog chống tham nhũng AleXei Navalny vì tội tham ô, sau một phiên tòa xét xử bị thất bại bởi những vi phạm về thủ tục tố tụng, chỉ là ví dụ mới nhất về sự yếu kém của ngành tư pháp Nga, Trong khi đó, người Nga trên cả nước quá quen thuộc với các thủ đoạn trong các cuộc bầu cử dưới thời ông Putin. Các chính phủ phương Tây có thể tìm cách phân hiệt giữa những quan chức được bầu chọn vẫn còn trong sạch nhiều hoặc ít và những quan chức thăng tiến nhờ gian lận bầu cử. Sau đó, phương Tây có thể lặng lẽ loại các quan chức được bầu chọn không công bằng khỏi các phái đoàn được  mời và các sự kiện do phương Tây tổ chức. Tất nhiên, ông Putin sẽ tố cáo các biện pháp như vậy là sự can thiệp nước ngoài. Nhưng do những lời tố cáo của phương Tây tạo nên niềm tin hoặc thất vọng của người Nga bình thường ở Mátxcơva cũng như các tỉnh, họ sẽ dần dần mất lòng tin vào Putin. Bên cạnh đó, một trong những biện pháp cấm vận của Mỹ và phương Tây đã làm mất tinh thần của Kremlin là “Danh sách Magnitsky” ngoài việc cấm một số các quan chức Nga nào đó đến Mỹ và phong tỏa tài sản của họ ở các ngân hàng Mỹ. Các chính phủ châu Âu phải xem xét và công bố một danh sách tương tự của mình và có thể ngăn chặn việc du lịch của người châu Âu đến Nga hoặc sở hữu tài sản của các quan chức địa phương Nga liên quan đến việc vi phạm bầu cử và luật pháp. Phương Tây không thể thúc đẩy xã hội dân sự và thể chế chính trị dân chủ ở Nga mà chỉ người Nga mới có thể làm được điều này. Nhưng phương Tây có thể chú trọng sự chia rẽ giữa các quan chức ít tham nhũng trong chính quyền Nga đồng thời từng bước thuyết phục đa số thường dân Nga rằng phương Tây ủng hộ họ “đòi hỏi công tác quản lý tốt hơn. Hiệu quả của các biện pháp cấm vận của phương Tây thế nào không những phụ thuộc vào các vấn đề trọng điểm mà cả vào thời gian. Một số dấu hiệu cho thấy chủ trương đàn áp biểu tình của Kremlin năm ngoái có thể dần được hủy bỏ. Nỗ lực của thị trưởng Mátxcơva Sergei Sobyanin nhằm hợp pháp hóa ông ta bằng chiến thắng trong một cuộc bầu cử tương đối trong sạch cho thấy vẫn còn một số quan chức cấp cao ở Nga mong muốn hành động đúng. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu kinh tế giảm đang cải thiện môi trường kinh doanh để thúc đẩy tăng trưởng trở lại.
Mặc dù chỉ trích tình trạng lạm dụng trắng trợn hệ thống tư pháp và bầu cử của Chính phủ Nga nhưng Mỹ vẫn phải tiếp tục phối hợp với Nga về các lợi ích cốt lõi liên quan đến cả hai bên như: kiểm soát vũ khí, vấn đề Xyri, Iran, Bắc Triều Tiên và nhiều vấn đề khác. Bởi vì những vấn đề đó quá quan trọng với Mỹ nên không thể từ chối đối thoại với các nhà lãnh đạo Nga. Thực tế để giải quyết hầu hết các vấn đề đó, Oasinhtơn cần đến rất nhiều sự giúp đỡ của Mátxcơva. Vấn đề cơ bản chia rẽ Mỹ và các nhà lãnh đạo Nga hiện nay không phải họ phải thông qua đạo luật đồng tính, phản đối NATO cấp tư cách thành viên cho Grudia, hoặc không trục xuất Snowden, vấn đề chủ yếu là Chính phủ Nga đã loại bỏ phần lớn thể chế chính trị cởi mở, cạnh tranh và lãnh đạo một nhà nước vô trách nhiệm. Bằng cách nhắm vào các quan chức liên quan đến những lạm dụng đó, Mỹ và châu Âu có thể trừng phạt Tổng thống Putin một cách hiệu quả và thúc đẩy Nga theo chiều hướng dân chủ./.

2007. LIỆU CHÍNH SÁCH TRỞ LẠI CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG CỦA NGA SẼ TRỞ THÀNH HIỆN THỰC?

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Hai, ngày 26/8/2013
TTXVN (Niu Yoóc 22/8)
Theo “Tạp chí Các vấn đề Đi ngoại” của Mỹ ngày 4/8, phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg tháng 6/2013, Tổng thống Putin cho biết Nga sẽ thực hiện chính sách trở lại phía Đông. Hiện nay, Chính phủ Nga đang chú trọng thúc đẩy các kế hoạch quân sự cũng như kinh tế tham vọng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương lớn hơn khu vực châu Âu truyền thống.

Gần đây Lực lượng Vũ trang Nga đã tiến hành một cuộc diễn tập quân sự lớn nhất từ trước đến nay kể từ khi Liên Xô sụp đổ ở Quân khu Đông. Cuộc diễn tập bao gồm các kế hoạch tái triển khai 160.000 binh sĩ và sĩ quan, 130 máy bay chiến đấu và trực thăng các loại, 70 tàu chiến trực thuộc Hạm đội Thái Bình Dương,.. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoygu cho biết cuộc diễn tập liên quan đến các hoạt động tẩy trừ chất bức xạ và chiến tranh hóa học, hải quân thực hành bắn tên lửa và pháo binh và cứu Hộ trên biển. Cuộc diễn tập, dưới sự theo dõi trực tiếp của Tổng thống Putin và Bộ trưởng Quốc phòng Shoygu, cho thấy tầm quan trọng và rõ ràng đây là tín hiệu gửi đến các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Mặc dù Nga cho biết cuộc diễn tập chỉ là một phần kế hoạch huấn luyện quân sự thường xuyên, nhưng quy mô diễn tập chứng tỏ Nga muốn thể hiện sức mạnh của quân đội hiện đại với các nước bạn bè và kẻ thù của Nga. Trong thế kỷ 19, Sa hoàng Alexander III có một tuyên bố nổi tiếng: “Nga chỉ có 2 đồng minh: lục quân và hải quân”. Cũng như thời đại của Alexander III, hiện nay Nga không có nhiều đồng minh ngoài một số nước không quan trọng như Bêlarút, Êcuađo, Xyri và Vênêxuêla. Nhưng quân số và các quân binh chủng của quân đội Nga khá hùng mạnh gồm: Lực lượng Tên lửa Chiến lược, Lực lượng Phòng thủ Không gian vũ trụ và gần đây nhất các đơn vị chiến tranh mạng đã được thành lập. Cuộc diễn tập quân sự là dấu hiệu của cách tiếp cận chiến lược “Pháo đài Nga” của Tống thống Putin. Theo nhận định của ông Konstantin Sivkov, cựu sĩ quan của Bộ Tổng Tham mưu Các Lực lượng Vũ trang Nga, cuộc diễn tập mô phỏng phản ứng của Nga trước một cuộc tấn công tiềm tàng của Mỹ hay Nhật Bản. Khu vực diễn tập cũng bao gồm các hòn đảo. Sakhalin và Kurile – một chuỗi đảo mà Nhật Bản gọi là vùng lãnh thổ phương Bắc và nơi diễn ra tranh chấp lâu nay giữa Mátxcơva và Tôkyô. Nhưng bên cạnh đó cuộc diễn tập cũng nhằm ngăn chặn Trung Quốc mặc dù hai nước hiện đang có mối quan hệ kinh tế chặt chẽ và hợp tác quân sự sâu sắc, nhưng Nga rất lo ngại triển vọng chiến lược ở khu vực Viễn Đông. Mặc dù Bắc Kinh và Mátxcơva tiến hành cuộc tập trận chung gần đây trên vùng biển Nhật Bản và Nga đang có ý định bán các máy bay SU-35 và tàu ngầm lớp Lada hiện đại cho Trung Quốc, nhưng sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc đang là mối lo ngại cho nước láng giềng phương Bắc. Thực tế, một quân đội Nga yếu kém sẽ thúc đẩy Trung Quốc lấn chiếm các khu vực lãnh thổ mới cho dân số đang tiếp tục tăng của Trung Quốc. Năm 2004, Nga và Trung Quốc ký một hiệp ước biên giới mới, theo đó cho phép Trung Quốc kiểm soát đảo Tarabarov và một nửa hòn đảo Bolshoy Ussuriyskiy. Nhưng sau đó Mátxcơva tuyên bố các nhượng bộ phải chấm dứt. Nhà phân tích quân sự độc lập Aleksandr Khramchikhin tại Mátxcơva cho biết các cuộc diễn tập là một “tín hiệu nghiêm túc” được gửi đến Bắc Kinh để răn đe Trung Quốc không được âm mưu sử dụng bất cứ hành động quân sự nào chống Nga trong tương lai. Các cuộc diễn tập quân sự của Nga không những liên quan đến kho vũ khí hạt nhân mà cả lực lượng thông thường. 160.000 binh sỹ tham gia diễn tập đã thể hiện khả năng triển khai một lực lượng lớn của Nga dọc biên giới Trung Quốc trong vài ngày. Đây cũng có thế là cuộc diễn tập của Nga nhằm chuẩn bị cho một hành động can thiệp quy mô lớn ở Trung Á sau khi NATO rút quân khỏi khu vực năm 2014.
Tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg tháng 6/2013, Tổng thống Putin khẳng định Nga sẽ chi các khoản đầu tư lớn để phát triển cơ sở hạ tầng, kể cả nâng cấp tuyến đường sắt xuyên Siberia nhằm kết nối Nga với khu vực Thái Bình Dương. Ông cũng đánh giá cao việc công ty dầu lửa “Rosneft” trực thuộc nhà nước Nga ký một hợp đồng xuất khẩu dầu lửa quan trọng với Trung Quốc. Bài phát biểu đó của Tổng thống Putin diễn ra chưa đầy một năm sau khi ông chủ trì hội nghị thường niên của các nhà lãnh đạo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại thành phố Vladivostok – nơi bị Chính phủ Nga bỏ rơi về chiến lược và kinh tế sau nhiều năm thuộc Viễn Đông Nga. Việc thay đổi sự chú trọng quân sự và kinh tế của Nga có vẻ giống chính sách trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Chính quyền Tổng thống Barack Obama và thực tế Nga bắt đầu tái khẳng định sự hiện diện quân sự của họ ở châu Á-Thái Bình Dương như MỸ và các cường quốc khu vực khác. Nhưng điều khác biệt là Mátxcơva khẳng định mục tiêu chủ yếu của Nga là hợp tác chứ không cạnh tranh với Bắc Kinh. Mátxcơva bác bỏ những tin đồn đoán cho rằng Nga đang tìm cách bao vây ngăn chặn Trung Quốc bằng chính sách khu vực của họ. Thực tế, trong một cuộc họp báo có đông đủ các phóng viên và các nhà phân tích quốc tế tại thành phố nghỉ mát Sochi ở biển Đen của Nga tháng 9/2010, Tổng thống Putin chỉ trích “các chuyên gia nước ngoài luôn lấy Trung Quốc để đe dọa chúng tôi”, ông Putin khẳng định: “Chúng tôi không sợ. Trung Quốc không làm chúng tôi lo sợ… Trung Quốc và Nga sẽ hợp tác trên nhiều lĩnh vực”, ông Putin hài lòng với thực trạng của các mối quan hệ và Bắc Kinh dường như cũng có đường lối tương tự của Nga. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thực hiện chuyến thăm chính thức đầu tiên đến Nga trên cương vị chủ tịch vào tháng 3/2013. Tiếp đó, tháng 7/2013 Bắc Kinh và Mátxcơva tăng cường hợp tác bằng các cuộc diễn tập hải quân chung trên biển Nhật Bản. Động cơ hướng Đông của Nga tương đối minh bạch. Cũng như Mỹ và nhiều nước khác, Nga nhận thấy sự thay đổi sức mạnh toàn cầu về phía Đông đang diễn ra và sự phát triển của Trung Quốc không có lợi cho Mỹ và phương Tây. Nhưng không giống Mỹ và các nước châu Âu khác, chính sách trở lại châu Á của Nga chủ yếu do lo ngại sự yếu kém ở vùng phía Đông có dân cư thưa thớt khi Nga muốn gia tăng ảnh hưởng trong khu vực. Ngoài ra, Mátxcơva cũng đang tìm biện pháp nhằm bảo vệ vùng đất rộng lớn của họ, tăng cường hiện diện ở Thái Bình Dương, thu hẹp khoảng cách lớn giữa chính sách của Nga với châu Á và châu Âu và tìm ra con đường để hợp tác với Trung Quốc cũng như các nước khác trong khu vực.
Nhưng thật đáng tiếc cho Tổng thống Putin, Nga có khả năng rất hạn chế để biến giấc mơ trở lại châu Á thành hiện thực. Chủ trì hội nghị thượng đỉnh APEC chỉ quan trọng hơn sự kiện Olympic đôi chút chứ không thể làm thay đổi mô hình. Bất chấp hàng loạt hoạt động gần đây, châu Á vẫn chỉ là khu vực thứ yếu trong chính sách đối ngoại và an ninh của Nga. Bằng tất cả nỗ lực nhằm biến Nga thành một trung tâm hợp tác và thương mại của khu vực châu Á, nhưng trọng tâm chiến lược của Mátxcơva vẫn bị kẹt ở phương Tây vì nhiều nguyên nhân như: dân số của Nga chủ yếu ở phía Tây, các mối quan hệ kinh tế phần lớn với phương Tây và học thuyết quân sự chính thức của Nga vẫn gắn liền với mối đe dọa Mỹ và NATO. Những thực tế đó sẽ tiếp tục đúng với Nga trong tương lai gần. Các mô hình cũ khó có thể bị phá vỡ và những nỗ lực mới của Nga tỏ ra không thể kéo dài. Ví dụ như vấn đề năng lượng: hơn hai thập kỷ qua, Nga phát triển mạnh các nguồn tài nguyên dầu khí ở khu vực đảo Sakhalin để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của các nước láng giềng Đông Bắc Á. Nga đã xây dựng xong một đường ống xuất khẩu dầu lửa lớn xuyên qua Siberia đến bờ biển Thái Bình Dương và có thể đến Trung Quốc. Gần đây nhất, Nga đồng ý xuất khẩu 365 triệu tấn dầu cho Trung Quốc trong 25 năm tới. Nhưng 20 triệu tấn dầu xuất khẩu trong năm 2011 của Nga chỉ chiếm khoảng 6% lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc, kém xa Arập Xêút và Ănggôla. Mặc dù thỏa thuận mới nhất vừa ra đời, nhưng Nga khó có thể tăng mạnh thị phần trong toàn bộ khối lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc. Thậm chí xuất khẩu khí đốt của Nga sang thị trường Trung Quốc còn khó khăn hơn nhiều. Từ năm 2004-6/2013, hai nước đã ký 6 thỏa thuận thương mại khí đốt, nhưng đến nay chưa đạt được một thỏa thuận giao hàng thực sự. Nhìn chung, sức mạnh kinh tế của Nga ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương cực kỳ khiêm tốn. Khối lượng thương mại của Nga chỉ chiếm 1% tổng thương mại khu vực và chiếm hơn 2% thương mại nước ngoài của Trung Quốc. Tổng thống Putin có thể áp dụng nhiều biện pháp để tăng các con số đó nhưng đặc điểm thực dân chủ nghĩa kiểu mới ngày càng tăng của mối quan hệ thương mại giữa Mátxcơva với Bắc Kinh đang là một vấn đề nhức nhối. Hầu hết thương mại của Nga với Trung Quốc là xuất khẩu các nguồn tài nguyên thiên nhiên để đổi lấy các loại hàng hóa nhập khẩu tiêu dùng và công nghiệp của Trung Quốc. Bắc -Kinh tỏ ra ít quan tâm đến các sản phẩm công nghiệp của Nga, trừ các loại vũ khí và thậm chí nhu cầu vũ khí Nga của Trung Quốc cũng giảm trong những năm gần đây (Hai nước không ký hợp đồng vũ khí lớn nào từ năm 2006 đến nay, mặc dù lĩnh vực này có thể thay đối nếu Trung Quốc đặt mua 24 máy bay SU-35 và 4 tàu ngầm lớp Lada). Trung Quốc cũng thất vọng vì Nga thường không cho phép các công ty Trung Quốc mua cổ phần lớn trong các dự án năng lượng của Nga. Thực tế, Kremlin dường như thường coi Bắc Kinh là nhà đầu tư trong các lựa chọn cuối cùng và “đối tác Trung Quốc” chỉ được “ưu tiên” khi tất cả các khả năng khác không còn.
Thực tế Nga không hề có ảnh hưởng rõ rệt trong việc ra các quyết định an ninh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Các quyết định như vậy chủ yếu vẫn chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ. Bất chấp chuyến thăm Nga của Thủ tướng Shinzo Abe vào tháng 4/2013, chuyến thăm đầu tiên của một thủ tướng Nhật Bản trong một thập kỷ, nhưng các mối quan hệ của Nga với Nhật Bản vẫn tiếp tục căng thẳng. Trong cuộc diễn tập quân sự quy mô gần đây của Nga ở khu vực Viễn Đông, Nhật Bản và Mỹ vẫn được coi là những kẻ thù xâm lược giả định trong các tình huống diễn tập. Mátxcơva và Tôkyô vẫn chưa ký một hiệp ước hòa bình chính thức sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai và chưa giải quyết các tranh chấp lãnh thổ về khu vực phía Nam quần đảo Kurile. Đối với bán đảo Triều Tiên, Nga là nước có ảnh hưởng ít nhất trong cái gọi là các cuộc đàm phán 6 bên về Bắc Triều Tiên. Thực tế, trước đây các nhà ngoại giao khu vực mô tả sự đóng góp của Nga là “tiêu cực nhiều hơn tích cực”. Nga gần như hoàn toàn đóng vai trò thứ yếu trong các nỗ lực giải quyết tình trạng bế tắc giữa Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc. Mátxcơva chưa bao giờ tận dụng được sự yêu mến của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il trong các chuyến thăm Nga dài ngày để gây ảnh hưởng đến chính sách của Bình Nhưỡng, còn ông Kim Jong Un dường như không kế thừa chút nào sự yêu mến Nga của bố ông. Tóm lại, chính sách trở lại châu Á của Nga không phải là chính sách quan trọng như đã tuyên bố. Mátxcơva rất chậm đa dạng hóa các mối quan hệ ở châu Á. Các nhà lãnh đạo châu Á – kể cả Trung Quốc – không coi Nga là đối tác tin cậy trong khu vực. Họ cho rằng Nga vẫn là nước châu Âu, hoặc chỉ một phần ở Trung Á và Mátxcơva ít đóng góp cho sự phát triển ở phương Đông ngoài các nguồn tài nguyên thiên nhiên và vũ khí. Để giải quyết vấn đề, Tổng thống Putin áp dụng cách tiếp cận đặc biệt trong chính sách đối ngoại, theo đó ông và các nhà lãnh đạo Nga đang tăng cường quan hệ cá nhân với các nhà lãnh đạo của các nước khác. Kiểu hoạt động đó khó có thể thâm nhập châu Á, bởi vì ông Putin và các cộng sự của ông có rất ít quan hệ thân thiện và ít hiểu biết cũng như kinh nghiệm hoạt động ở châu Á. Không như Mỹ, Nga không có sự hiện diện, khả năng, hoặc thậm chí mức độ quan tâm để biến chính sách trở lại châu Á-Thái Bình Dương thành thực tiễn chiến lược và kinh tế. Trong những năm gần đây, mối quan hệ song phương của Nga với Trung Quốc đã gặt hái được nhiều lợi ích quan trọng. Nhưng những căng thẳng trong Chiến tranh Lạnh và các cuộc xung đột vũ trang dọc biên giới Trung-Xô trong quá khứ và triển vọng của một Trung Quốc quá mạnh vẫn còn mang tính chất dự đoán. Hơn nữa, một Trung Quốc nói chung thân thiện với Nga đã đóng góp cho an ninh của Viễn Đông cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ của Liên bang Nga. Trung Quốc thường ủng hộ Nga trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Và sự liên kết của hai nước cho phép Mátxcơva được hưởng đôi chút vinh quang của Bắc Kinh. Mối quan hệ của hai nước cũng tăng cường tính hợp pháp quốc tế của chế độ Putin, khi Mátxcơva thúc đẩy ý tưởng như một nước cân bằng địa chính trị hoặc chiếc cầu nối nền văn minh giữa Đông và Tây. Như nhà bình luận hàng đầu của Nga Vyacheslav Nikonov phát biểu khi Mátxcơva lần đầu tiên đưa ra ý tưởng về chính sách trở lại châu Á-Thái Bình Dương tháng 9/2010: Nhờ địa lý Âu-Á độc đáo và sự kết hợp của các nền văn hóa của Nga và sự gia tăng dân số cũng như kinh tế không tránh khỏi của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chính sách phát triển về phía Đông mang tính lịch sử sẽ giúp Nga trở thành một cường quốc châu Âu-Thái Bình Dương và triển vọng đó sẽ làm cho Tổng thống Putin hài lòng. Mục tiêu hiện nay của ông Putin là bảo vệ các tuyên bố ban đầu của Nga trong một trật tự thế giới mới – nơi sân chơi của các cường quốc được coi là châu Á chứ không phải châu Âu. Nhưng về lâu dài, khoảng cách kinh tế và chính trị giữa một nước Trung Quốc năng động và một nước Nga không hiện đại hóa sẽ rộng tới mức Mátxcơva khó có thể thu hẹp ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Những vấn đề mới như phát triển các nguồn tài nguyên Bắc Cực và các tuyến đường vận chuyển có thể tăng thêm căng thẳng cho các mối quan hệ song phương giữa Nga và Trung Quốc. Cuối cùng, Nga không thích một nước Trung Quốc bá quyền giống như không thích một nước Mỹ theo chủ thuyết thế giới đơn cực hoặc bất cứ sự liên kết nào khác có thể cô lập Nga – kể cả “mô hình quan hệ cường quốc kiểu mới” mà ông Tập Cận Bình nhắc đến khi tới thăm Tổng thống Obama tháng 6/2013. Nhìn về triển vọng chính sách trở lại châu Á hiện nay của Nga, nếu trở thành hiện thực, nó sẽ giúp Mátxcơva không cảm thấy thất vọng một lần nữa và không bị kẹt giữa phương Đông, nơi Nga không thuộc về, và phương Tây, trong đó Mátxcơva không dễ dàng hội nhập.
***
TTXYN (Niu Đêli 24/8)
Mạng tin của Viện nghiên cứu Nhà quan sát (ORF) Ấn Độ, số ra ngày 3/8, đã đăng bài bình luận của nhà phân tích chính trị Sadhavi Chauhan về quan hệ họp tác giữa Nga và Việt Nam tại khu vực châu Á-Thái Bình Dưong, có nội dung như sau:
Trong bối cảnh sự chuyển hướng được tranh luận nhiều của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương (CA-TBD), cũng có nhiều cuộc tranh luận về “sự chuyển hướng” của Nga ở CA-TBD, đặc biệt là những diễn biến rõ nét xuất hiện vào tháng 7/2013 khi những động thái mới nhằm tăng cường sự can dự của Nga ở khu vực châu Á. Các cuộc tập trận bất ngờ ở phía Đông ngoài khơi của Nga ngay sau cuộc tập trận chung ngoài biển định kỳ giữa hải quân hai nước Nga-Trung. Hai sự kiện xảy ra cùng thời điểm thật khó hiểu. Việc tập trận chung với Trung Quốc được cho là “một tín hiệu” của Mátxcơva nhằm tăng cường quan hệ với Bắc Kinh còn cuộc tập trận đầy bất ngờ sau này được cho là một “biếu hiện lạ”. Những chính sách bê ngoài có vẻ không rõ ràng của Nga về khu vực CA-TBD cho thấy vai trò quan trọng đối với những lợi ích hàng hải của Nga ở khu vực này. Trong bối cảnh hiện nay, giới quan sát cho rằng những xu hướng gần đây về sự hợp tác hàng hải giữa Nga và Việt Nam, một trong những đồng minh lâu đời nhất của Nga ở khu vực CA-TBD và việc Việt Nam đón tiếp một trong những con tàu lớn của Nga ở nước ngoài, cho thấy “sự định hướng” về phía Nam của Nga đang tăng lên. Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Nga, tướng Sergei Shoigu, đến Hà Nội (tháng 4/2013) đã chứng tỏ tầm quan trọng của mối quan hệ về hợp tác hải quân giữa Nga và Việt Nam, cả Nga và Việt Nam đều chính thức đồng ý để Nga giúp đỡ Việt Nam phục hồi cảng Cam Ranh ở miền Trung Việt Nam. Mặc dù Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã cố gắng “giảm nhẹ” sự liên quan của Nga bằng tuyên bố:. “Đó là một vấn đề bình thường, các nước khác cũng muốn hợp tác với hải quân Việt Nam”, nhưng tầm quan trọng mang tính chiến lược và quân sự của cảng Cam Ranh vẫn không thể bị bỏ qua. Nằm gần đường biển trọng yếu của khu vực Biển Đông và gần khu vực giàu dầu mỏ của quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, vịnh Cam Ranh có tầm quan trọng chiến lược lớn. Về mặt lịch sử, vị trí chiến lược của cảng Cam Ranh được đánh giá bằng thực tế nhiều nước kể cả Nhật Bản, Pháp, Mỹ và các nước thuộc Liên Xô trước đây từng có căn cứ quân sự đóng tại đây. Lợi ích được khôi phục của Nga ở cảng quan trọng và mang tính chiến lược này là một yếu tố quan trọng trong việc cân nhắc và tính toán nhằm khôi phục quan hệ hải quân Nga-Việt. Để chứng minh tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam đối với Mátxcơva, Phó đô đốc hải quân Nga, tướng Viktor Kravchenko, từng cho rằng: “Nếu Nga vẫn coi mình là một cường quốc hải quân, thì việc phục hồi các cảng như cảng Cam Ranh là một điều chắc chắn”. Cùng với một thoả thuận về việc sử dụng nhân sự Nga và các tàu hỗ trợ cho việc nâng cấp các trang bị hải quân, lãnh đạo hai nước cũng quyết định thành lập một cơ sở sửa chữa thương mại tại cảng Cam Ranh. Theo tuyên bố chính thức, công ty Tân Cảng, thuộc Hải quân Việt Nam, sẽ xây dựng một cơ sở sửa chữa thương mại. Sự hợp tác của Nga đối với dự án này sẽ do Tập đoàn Vietsopetro, một tập đoàn liên doanh giữa Zarubezhneft, Nga và PetroVietnam góp vốn. Mặc dù cơ sở này chủ yếu là phục vụ lực lượng hải quân Việt Nam song Việt Nam hy vọng rằng các dịch vụ cung cấp cho các tàu hải quân nước ngoài có thể sẽ giúp bù đắp chi phí cho các hoạt động của cơ sở này.
Bên cạnh đó, việc ký kết một thỏa thuận về việc Nga cung cấp cho Việt Nam 6 tàu ngầm lớp Kilo vào năm 2012 đã cho thấy “một bước ngoặt” trong sự hợp tác hải quân giữa Nga và Việt Nam. Với giá trị lên đến 3,2 tỷ USD, đây được coi là hợp đồng lớn nhất trong lịch sử xuất khẩu quốc phòng của Nga. Động thái này được cho là quan trọng vì thỏa thuận trên được ký trong bối cảnh của sự tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Biển Đông, một trong những tuyến đường biển huyết mạch ở khu vực CA-TBD. Thoả thuận quốc phòng này đã có ảnh hưởng đến những tranh chấp tại Biển Đông. Khả năng kiểm soát tài nguyên dưới đáy biển của Việt Nam được tăng lên đáng kể và tạo sự cân bằng trước hải quân Trung Quốc đang phát triển mạnh ở khu vực Biển Đông, cần lưu ý rằng Trung Quốc đã có tàu Kilo từ những năm 1990 và do đó, việc sở hữu tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam sẽ không tạo ra được “thách thức” lớn đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, một sự thật không thể bác bỏ là những quan ngại hiện nay đối với các nhà hoạch định hải quân Trung Quốc, những người mà trước đây không tính đến khả năng kiểm soát đáy biển của hải quân Việt Nam.
Có thể hiểu rằng Việt Nam đang muốn thúc đẩy và tăng cường hợp tác quân sự với Nga và đây là một lĩnh vực được ưu tiên cao độ. Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh từng nói: “Chúng tôi sẽ tiếp tục mua vũ khí, phần lớn là từ Nga. Về chính trị, Nga là một đối tác đáng tin cậy. Về công nghệ, vũ khí của Nga hiện đại và chúng tôi từng sử dụng. Nga vẫn là một trong những nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Hơn nữa, vũ khí của Nga cũng rẻ hơn của các nước phương Tây”. Bắc Kinh cảm thấy “khó chịu” đối với sự hợp tác tự nhiên giữa Mátxcơva và Hà Nội. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói: “Trung Quốc hy vọng các bên ngoài khu vực Biển Đông tôn trọng và ủng hộ những nỗ lực đàm phán giữa các nước liên quan trực tiếp và rằng các bên nên tránh những hành động can thiệp đối với những nỗ lực trên”.
Trong chừng mực nào đó, Nga tỏ ra rất thận trọng, không chống lại Trung Quốc, nước đang nổi lên như một đối tác thương mại lớn thứ hai của Mátxcơva ở khu vực CA-TBD. Năm 2011, tổng kinh ngạch thương mại Nga-Trung đạt 83,5 tỷ USD. Hơn nữa, với nhu cầu năng lượng đang gia tăng mạnh mẽ, Trung Quốc nổi lên như là một thị trường lớn đối với lĩnh vực xuất khẩu năng lượng của Nga. Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc đã ký một thoả thuận quan trọng nhập khẩu, ít nhất 743.000 thùng dầu thô/ngày, từ Tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga từ nay đến năm 2018. Rõ ràng Trung Quốc đã trở thành đối tác rất quan trọng đối với sự hội nhập kinh tế của Nga ở khu vực này. Đồng thời Việt Nam cũng đang nổi lên như là một đối tác kinh tế quan trọng của Nga ở khu vực CA-TBD. Năm 2012, Nga đứng thứ 18 trong số 101 nước và vùng lãnh thổ đang đầu tư vào Việt Nam, với số vốn đăng ký trên 2 tỷ USD vào 93 dự án. Để thúc đẩy mạnh mối quan hệ kinh tế thương mại song phương, việc đàm phán về Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam với Liên minh hải quân Nga, Bêlarút và Cadắcxtan đã được khởi xướng từ tháng 3/2013. Các quan chức Nga giải thích lý do của sự hợp tác hải quân Nga-Việt dựa trên cơ sở của việc Nga ủng hộ Luật quốc tế về tự do hàng hải, được quy định tại điều 87, khoản 1 của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển. Trong chuyến thăm Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Tướng Sergei Shoigu đã “giải thích” quan điểm của Nga rằng: “Cũng giống như các cường quốc hải quân khác, Nga ủng hộ tự do hàng hải. Nga sẽ chống lại bất kỳ mối thách thức nào đối với tự do hàng hải cùng như cách mà Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ đã làm nhằm thực hiện quyền của Nga được quy định trong luật pháp quốc tế”.
Mặc dù những giải thích và tuyên bố chính thức về quan điểm của Nga là đứng ngoài các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông hiện nay, nhưng mối quan hệ tự nhiên của Nga, cụ thể là sự hợp tác hải quân với Việt Nam, đã cho thấy một chiều hướng khác. Rõ ràng, Nga đang hướng đến khu vực CA-TBD nhằm quyết tâm hội nhập kinh tế với các cường quốc kinh tế thế giới cũng như việc tìm đối tác mới trong khu vực đang nối lên tranh cãi về địa lý này./.

2008. TRUNG QUỐC VÀ HAI MIỀN TRIỀU TIÊN: MỘT SỰ THAY ĐỔI ĐỐI TÁC?

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Tư, ngày 28/8/2013
TTXVN (Hồng Công 26/8)
Theo Thời báo châu Á trực tuyến, khi chứng kiến hình ảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đi bên nhau, nhiều người đặt câu hỏi “liệu họ có phải là một cặp tình nhân?”. Cả hai người đều khoảng 60 tuổi và trông trẻ hơn so với tuổi của họ. ông Tập Cận Bình cao và trông lịch thiệp trong bộ comlê đen cùng chiếc cà vạt đỏ, còn bà Park Geun-hye thanh lịch trong chiếc áo khoác màu vàng chanh, khi họ cùng nhau duyệt đội danh dự của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).

Họ cũng là một cặp đôi quyền lực. Cả hai người đều là những nhà lãnh đạo mới của những đất nước quan trọng và có lịch sử lâu đời. Đất nước Trung Quốc của ông Tập Cận Bình là một trong hai siêu cường trên thế giới. Đất nước Hàn Quốc của bà Park Geun-hye là một cường quốc kinh tế, nhà xuất khẩu lớn thứ bảy trên thế giới. Hơn nữa, họ là láng giềng của nhau. Trung Quốc và Hàn Quốc có lịch sử và nhiều điểm văn hóa tương đồng.
Triều đại cuối cùng của Triều Tiên, Vương triều Choson (1392- 1905), từng theo đuổi mạnh mẽ học thuyết Khổng Tử. Sau đó và trong nhiều thế kỷ trước đây, giới trí thức Hàn Quốc đã nghiên cứu Trung Quốc cổ điển và học viết bằng chữ Trung Quốc, Bà Park Geun-hye đã có một bài phát biểu bằng tiếng Trung trong chuyến thăm Trung Quốc hồi cuối tháng 6. Truyền thông địa phương ngày hôm đó đã đánh giá cao bà và ca ngợi về “cơn sot Park Geun-hye”.
Điều gì có thể tự nhiên hơn để các nước láng giềng trở thành những người bạn tốt và đến thăm lẫn nhau? Có nhiều điều. Một trong những điều mà Trung Quốc và Hàn Quốc cùng có chung là một thế kỷ 20 hỗn loạn. Kể từ năm 1945 đã có hai nước Triều Tiên (Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên). Đó là một ý tưởng khôn ngoan của Mỹ: chia cắt tạm thời một quốc gia đã bị xâm chiếm từ năm 1910 bởi Nhật Bản thành hai khu vực chịu ảnh hưởng của Mỹ và Liên Xô, chỉ để khiến người Nhật Bản phải đầu hàng.
Khi Trung Quốc cứu Bắc Triều Tiên
Vào năm 1948, việc chia cắt Triều Tiên đã tạo ra những chế độ thù địch nhau, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) và Cộng hòa Triều Tiên (Nam Triều Tiên – Hàn Quốc), đúng vào thời điểm cuộc nội chiến ở Trung Quốc đang chuẩn bị kết thúc, về mặt tự nhiên, đất nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa non trẻ đã ủng hộ chế độ Cộng sản Bắc Triều Tiên.
Điều đó đã chứng tỏ giá trị của nó khi nhà lãnh đạo trẻ Kim Nhật Thành của Bắc Triều Tiên xâm chiếm miền Nam vào năm 1950. Khi các lực lượng của Liên Hợp Quốc do Mỹ dẫn đầu tấn công lại lực lượng Bắc Triều Tiên, Bình Nhưỡng đã suýt bị tiêu diệt nếu như Trung Quốc không điều quân đến hỗ trợ. Những người lính “tình nguyện” Trung Quốc đã làm thay đổi tình thế: đã có lúc họ chiếm được thủ đô Xơun của Hàn Quốc. Cả hai nước Nam và Bắc Triều Tiên đều cùng sống sót, nhưng 4 triệu người Triều Tiên và Trung Quốc thì không. Trong số những người thiệt mạng có cả con trai cả của lãnh tụ Trung Quốc là Mao Ngạn Anh: bị thiệt mạng năm 28 tuổi bởi bom napan và được chôn ở một thung lũng nằm tại phía Đông Bình Nhưỡng. Ngày 29/7 vừa qua nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un và các quan chức cấp cao nước này đã có chuyến viếng thăm hiếm hoi đến mộ của Mao Ngạn Anh.
Trải qua 60 năm, nhiều điều đã diễn ra trong mối quan hệ giữa Trung Quốc với Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc. Ngày 27/7 là dịp kỷ niệm 60 năm ngày ký Hiệp định đình chiến (chưa bao giờ có một Hiệp ước hòa bình) chấm dứt các cuộc giao tranh ở hai miền Triều Tiên sau 3 năm chiến tranh cay đắng. Kể từ năm 1953 đến nay thế giới đã thay đổi nhiều, cả Trung Quốc và Hàn Quốc, dù sao cũng là một nửa Triều Tiên, đã thay đổi phần lớn nhận thức về nhau.
Kể từ năm 1953, hai nước Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc đã chiến đấu với nhau trên những mặt trận khác nhau, chứ không chỉ trên mặt trận kinh tế. Khó có thể tin được nhưng công cuộc tái thiết nhanh chóng sau chiến tranh (với sự hỗ trợ lớn lao từ Trung Quốc và khối các nước Xôviết) ban đầu đã giúp Bắc Triều Tiên vượt lên trước Hàn Quốc. Một số quốc gia cấp tiến ở châu Phi đã coi Bắc Triều Tiên là một hình mẫu lý tưởng. Thế nhưng điều đó đã không kéo dài. Bất chấp việc Trung Quốc nhiều lần kêu gọi cải cách sau năm 1980, Bắc Triều Tiên đã từ chối thay đổi hệ thống xơ cứng của họ, ngay cả sau năm 1991 khi Mátxcơva cuối cùng cũng cắt toàn bộ các nguồn viện trợ thì Bình Nhưỡng cũng không thay đổi. Sự khoe khoang phô trương của Bắc Triều Tiên về khả năng tự lực tự cường của nước này đã luôn là một chuyện hoang đường, và người dân Bắc Triều Tiên đã phải trả một cái giá khủng khiếp. Vào cuối những năm 1990 nạn đói đã giết chết khoảng 1 triệu người Bắc Triều Tiên. Tình trạng thiếu đói vẫn còn diễn ra đến tận ngày nay.
Một đất nước, hai thể chế
Trong khi đó, Hàn Quốc đã phát triển mạnh mẽ và trở nên giàu mạnh. Ngày nay, Triều Tiên có thể gọi là “một đất nước hai thể chế,” nhưng khoảng cách giữa họ quá lớn. Chỉ cần lấy một ví dụ, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của cả hai nước. Nhờ có các thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực khoáng sản, thương mại giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên đã tăng gần gấp ba lần trong vòng 4 năm từ 2007-2011, lên mức 6 tỷ USD.
Đây không phải là kim ngạch nhập khẩu của Bắc Triều Tiên như trước đây. Nước này đã tăng gấp 4 lần kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc từ mức 507 triệu USD lên mức 2,46 tỷ USD. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa thấm vào đâu so với kim ngạch thương mại giữa Hàn Quốc và Trung Quốc, đạt 256 tỷ USD vào năm 2012. Các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng đã đầu tư 56,5 tỷ USD vào Trung Quốc; ngược lại, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng đầu tư vào Hàn Quốc 4,46 tỷ USD. Một thỏa thuận Thương mại Tự do song phương đang được thương lượng giữa hai nước sẽ giúp gia tăng những con số này hơn nữa.
Kinh doanh là kinh doanh, còn chính trị là chính trị. Triều Tiên là nơi mà Chiến tranh Lạnh trở nên nóng bỏng, và nó vẫn được xác định bởi sự trói buộc đó. Trong nhiều thập kỷ, ngoại giao tại bán đảo Triều Tiên là một cấu trúc “hai tam giác”. Bắc Triều Tiên có Trung Quốc và Liên Xô, còn Hàn Quốc có Mỹ và Nhật Bản. Không bên nào vượt qua những ranh giới này cho đến năm 1988, khi bất chấp sự phản đối từ Bắc Triều Tiên, Trung Quốc và khối các nước Xôviết (ngoại trừ Cuba) đã cử các vận động viên tới tham dự Thế Vận hội Olympic Xơun. Bất chấp ký ức năm 1950, Hàn Quốc đã hoan nghênh Trung Quốc. Sự hòa thuận rõ ràng đã được khôi phục hoàn toàn vào năm 1992 khi Trung Quốc và Hàn Quốc cuối cùng đã mở rộng các mối quan hệ. Kể từ đó các mối quan hệ giữa hai nước đã phát triển mạnh. 40 triệu người Hàn Quốc (phần lớn dân số Hàn Quốc) đã đến thăm Trung Quốc, trong khí đó 16 triệu khách du lịch Trung Quốc đã vượt qua Hoàng Hải đến thăm Hàn Quốc. 700.000 người Trung Quốc đang sống ở Hàn Quốc. 70.000 người Hàn Quốc đang nghiên cứu và học tập ở Trung Quốc, còn Trung Quốc cũng có 60.000 người đang nghiên cứu và học tập ở Hàn Quốc.
Sự giận dữ từ bên lề
Tất cả những điều này khiến Bắc Triều Tiên bị gạt ra ngoài lề, và trở nên giận dữ, Trung Quốc đã rất cố gắng để đồng minh lâu năm của mình thích ứng với một thế giới đang thay đổi. Vào năm 1983, nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã đích thân hộ tống Kim long-il, người sau đó trở thành nhận vật thừa kế ngôi vị lãnh đạo Bắc Triều Tiên từ người cha Kim Nhật Thành, trong chuyến thăm công khai đầu tiên của ông này tới Trung Quốc. “Nhà lãnh đạo kính yêu” của Bắc Triều Tiên đã không thể yêu thích những gì ông đã chứng kiến: Ông đã bị gạt ra rìa suốt 17 năm. Bất chấp một loạt chuyến thăm của ông Kim Jong-il tới Trung Quốc trong những năm cuối đời nhà lãnh đạo này, Bắc Triều Tiên vẫn không chịu đi theo Trung Quốc trên con đường cải cách, vì thế kinh tế của nước này đã phải chịu rất nhiều khó khăn.
Thay vào đó, nhà lãnh đạo Kim Jong-il đã công bố một chính sách “tiên quân” (ưu tiên quân sự hàng đầu), trong đó có vũ khí hạt nhân. Vào năm 2006, Trung Quốc công khai chỉ trích đồng minh lâu năm của mình, gọi vụ thử vũ khí hạt nhân đầu tiên của Bắc Triều Tiên là “trơ tráo”. Từ đó đến nay Bắc Triều Tiên đã tiến hành thêm hai vụ thử vũ khí hạt nhân khác. Từ năm 2003, Trung Quốc đã chủ trì các cuộc đàm phán sáu bên, gồm Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Nga về vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên, song gần như không đạt được kết quả gì. Các bên tham gia tiến trình đàm phán này vẫn chưa gặp lại nhau kể từ năm 2008.
Cái chết của Kim Jong-il vào cuối năm 2011 đã làm dấy lên những hi vọng rằng người con trai Kim Jong-un của ông ta, một thanh niên được giáo dục ở Thụy Sĩ, cuối cùng có thể dẫn dắt Bắc Triều Tiên tiến vào thế kỷ 21. Nhà lãnh đạo mới Kim Jong-un đã nói rằng người dân của ông sẽ không còn phải “thắt lưng buộc bụng” nữa. Vào tháng 4 vừa qua, cựu Thủ tướng Bắc Triều Tiên Pak Pong-ju, một nhà cải cách nổi tiếng, đã trở lại nắm chức thủ tướng nước này. Người tiền nhiệm của ông Pak Pong-ju là Choe Yong-rim đã kết thúc báo cáo cuối cùng của mình về vấn đề kinh tế vào ngày 1/4 bằng câu: “Liên doanh và hợp tác nên được thúc đẩy tích cực và công việc thiết lập các khu phát triển kinh tế cần được đẩy mạnh”.
Đó là một ý tưởng hay. Nhưng thời gian vẫn còn ở phía trước. Cách đây chưa lâu, Bắc Triều Tiên đã nói rằng họ đang ở trong “tình trạng chiến tranh” với miền Nam. Một tuần sau đó họ đã rút toàn bộ 53.000 công nhân của mình ra khỏi khu công nghiệp chung Kaesong, liên doanh cuối cùng còn tồn tại giữa hai miền Triều Tiên. Vụ việc này vẫn đang bế tắc kể từ đó, khiến 123 doanh nghiệp nhỏ của Hàn Quốc bị tổn thất ít nhất 900 triệu USD đã đầu tư vào đó. Đến đầu tháng 8, khu công, nghiệp Kaesong vẫn đóng cửa, bất chấp việc hai bên đã tiến hành tới 6 cuộc đàm phán về vấn đề mở cửa trở lại khu công nghiệp này. Đáng buồn là có một nguy cơ thực tế rằng khu công nghiệp đó có thể không bao giờ mở cửa trở lại.
Vụ đóng cửa khu công nghiệp Kaesong là một phần của những căng thẳng gia tăng vào mùa Xuân năm nay do Bắc Triều Tiên gây ra, trong đó có những đe dọa về việc tấn công hạt nhân phủ đầu nhằm vào Mỹ, một điều mà Bắc Triều Tiên đến nay thực sự không thể làm được. Ngay cả khi Bắc Triều Tiên đạt được khả năng này thì những tuyên bố khoa trương nói trên của Bình Nhưỡng cũng chỉ nhằm đạt được một mục đích riêng của họ là cùng khiến cho bạn bè và kẻ thù tức giận. Khi nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao ở Hải Nam hôm 8/4 rằng “sẽ không ai được phép đẩy khu vực và toàn bộ thế giới vào tình trạng hỗn loạn vì những mưu lợi ích kỷ”, thì tất cả mọi người đều biết rằng vị tân Chủ tịch Trung Quốc đang ám chỉ ai.
Hành động nói lên nhiều điều hơn lời nói. Đáng chú ý là nhà lãnh đạo Tập Cận Bình đã mời Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, một lời mời quá sớm sau khi cả hai nhà lãnh đạo này nhậm chức, đến Trung Quốc trong một chuyến thăm cấp nhà nước thể hiện quan hệ nồng ấm đáng chú ý. Trong khi đó thì nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un vẫn chưa hề có được một lời mời như vậy từ nhà lãnh đạo Trung Quốc. Đối với Trung Quốc, việc đón tiếp một nhà lãnh đạo Hàn Quốc trước khi mời lãnh đạo của Bắc Triều Tiên sang thăm là điều chưa từng có tiền lệ. Về vấn đề này, các Tổng thống Hàn Quốc trước đây luôn luôn tới thăm Oasinhtơn trước tiên và sau đó là thăm Tôkyô thứ hai. Tuy nhiên, bà Park Geun-hye đã không làm như vậy. Bà đã thăm Trung Quốc trước Nhật Bản. Đó cũng là một sự thay đổi mạnh mẽ đáng chú ý.
WikiLeaks: Tốt hơn hết đừng tin họ
Mối quan hệ mới giữa Trung Quốc và Hàn Quốc có thể đi xa đến đâu? Có lẽ là mối quan hệ này sẽ đi đến mục tiêu của hai bên. Vào ngày 29/11/2010, một bài báo đăng trên trang nhất của báo “The Guardian” một tờ nhật báo hàng đầu của Anh, đã giật tít: “Những bức điện của Wikileaks tiết lộ Trung Quốc sẵn ‘sàng từ bỏ Bắc Triều Tiên’”. Tít phụ của bài báo đã mở rộng hơn và giải thích: “Những thông điệp bị rò rỉ cho thấy Bắc Kinh nản lòng với những hành động quân sự của ‘một đứa trẻ hư’ và ngày càng ủng hộ tái thống nhất Triều Tiên”.
Thật vậy không? Không, thực ra không phải như ‘vậy. Kiểm tra kỹ hon sẽ thấy đây chỉ là chuyện phiếm. Một quan chức đặc biệt nổi tiếng là một nhân vật hết sức cứng rắn, Chun Yung-woo, thư ký chính sách đối ngoại cấp cao của Tổng thống Hàn Quốc khi đó là ông Lee Myung-bak, nói với Đại sứ Mỹ tại Xơun trong bữa ăn sáng về một số lời phàn nàn của các quan chức cấp thấp Trung Quốc về Bắc Triều Tiên mà ông ta đã nghe được bên lề cuộc đàm phán sáu bên vào năm 2008, tức hai năm trước khi có bài báo trên tờ “The Guardian ” Vì thế đây không phải là vấn đề gây xôn xao dư luận, mà là chuyện nhảm nhí.
Điều đó quả thực là một thông tin lệch lạc, bởi trong thực tế, lập trường của Trung Quốc rõ ràng là ngược lại. Vào tháng 5/2010, khi Hàn Quốc cáo buộc Bắc Triều Tiên phóng ngư lôi đánh đắm một tàu chiến của họ vào tháng 3/2010 (làm 46 thủy thủ Hàn Quốc thiệt mạng), Bắc Kinh đã chọc giận Hàn Quốc bằng cách từ chối lên án Bắc Triều Tiên, nước phủ nhận trách nhiệm trong vụ này. Rộng hơn, từ khoảng năm 2008, khi sức khỏe của Kim Jong-il lần đầu tiên trở thành một mối quan ngại, tất cả các dấu hiệu cho thấy rằng Trung Quốc thực hiện một quyết định chiến lược để củng cố và chống đỡ cho chế độ Kim Jong-il. Thương mại và các chuyến thăm giữa lãnh đạo hai nước đã gia tăng rõ rệt.
Tại sao Trung Quốc lại muốn lựa chọn như vậy? Ít nhất cũng là do tình bạn cũ “như môi với răng”, như họ đã từng nói. Những nhân vật kỳ cựu, những người coi trọng giá trị của tình đồng chí thời kỳ chiến tranh, đã không còn nắm giữ quyền lực ở Trung Quốc nữa. Những người kế nhiệm thực dụng của họ đã mất kiên nhẫn với Bắc Triều Tiên đang bị coi là vô ơn bạc nghĩa.
Vậy thì tại sao Trung Quốc lại ủng hộ Bắc Triều Tiên? Vì những lý do rất thuyết phục. Nhìn từ phía Bắc Kinh, nếu có một điều tồi tệ hơn Bắc Triều Tiên thì đó là việc không có Bắc Triều Tiên. Cả hai quá trình và hậu quả của bất kỳ sự sụp đổ chế độ nào ở Bắc Triều Tiên đều có vẻ là những cơn ác mộng đối với Trung Quốc. Hàng nghìn người tị nạn Bắc Triều Tiên sẽ chạy trốn sang Trung Quốc dọc theo tuyến biên giới dài 1.416km giữa hai nước. Có thể sẽ có giao tranh và Trung Quốc có thể bị lôi kéo vào.
Kịch bản đầy ác mộng sẽ là nếu Trung Quốc can thiệp thì Mỹ cùng Hàn Quốc cũng làm như vậy. Một cuộc xung đột giữa các siêu cường sẽ lại xảy ra ở Triều Tiên? Một cuộc chiến tranh Triều Tiên đã là quá đủ tồi tệ (con số thương vong của người Trung Quốc rất lớn: 145.000 người thiệt mạng, 25.000 người mất tích và 260.000 người bị thương). Còn về tác động, nếu như Triều Tiên tái thống nhất giống như nước Đức và Bắc Triều Tiên biến mất, khi đó Hàn Quốc, một đồng minh trung thành của Mỹ, nơi có 28.000 quân Mỹ đang đóng quân, sẽ có chung đường biên giới với Trung Quốc. Đây rõ ràng không phải là điều tốt đẹp gì đối với Bắc Kinh.
Tuy nhiên, kịch bản này vẫn chưa chắc chắn xảy ra. Điều gì sẽ xảy ra nếu Bắc Triều Tiên từ chối thay đổi và tiếp tục thử thách sự kiên nhẫn của Trung Quốc và mọi người bằng thách thức hạt nhân và những hành động khiêu khích? Cũng có thể một Trung Quốc khôn lỏi cũng sẽ nuôi dưỡng Hàn Quốc và cố gắng nhử Hàn Quốc ra khỏi vòng tay khá chặt của Mỹ. Nhiều người ở Xơun đang lo ngại rằng Hàn Quốc đang bị dồn ép nín nhịn xuống dưới mức sức mạnh của họ trên vũ đài toàn cầu, và mong mỏi một chính sách đối ngoại tự chủ kiểu Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Braxin.
Cuối cùng, nếu như Bắc Triều Tiên ngu ngốc đến mức vẫn lặp lại những hành động ngoan cố, Trung Quốc có lẽ sẽ phải lựa chọn. Suy xét một cách chiến lược và dài hơi, miền Nam hay miền Bắc Triều Tiên có được nền kinh tế và ý thức chính trị để làm cho Trung Quốc coi đó là một đồng minh hoặc ít nhất là một người bạn tốt? Nếu như câu hỏi này được đặt ra, câu trả lời là điều rõ ràng. Vì thế Kim Jong-un tốt hơn hết là không nên đẩy Trung Quốc đi quá xa.
Nếu như Bắc Kinh quyết định rằng họ đã chịu đựng đủ và cắt bỏ sợi dây quan hệ, điều đó là là sự kết thúc của Bắc Triều Tiên. Nhưng nếu như Kim Jong-un nhìn thấy ánh sáng và lựa chọn hòa bình và cải cách, có thể vẫn có một khoảng thời gian để hai miền Triều Tiên cũng tiến bước. Tương lai của khu vực Đông Bắc Á cũng như tương lai của đất nước Bắc Triều Tiên và bản thân Kim Jong-un, tất cả đều phụ thuộc vào những quyết định của nhà lãnh đạo này. Chuyến viếng thăm mộ của Mao Ngạn Anh cho thấy rằng Kim Jong-un đã hiểu rõ tình thế./.

Xin giúp tôi dạy cho 45 đứa con biết “cái chữ”

Kính tường và rất mong nhận được sự yểm trợ tinh thần, vật chất cho các em.
Chân thành cảm ơn.
Trường Tín Nhân Quốc Tế RHIO chính thức hoạt động kể từ ngày 03/06/2013, đặt tại số 4 đường số 10 khu vực Bồ Rây Siêng Năm, thuộc ấp Kha Na, xã Xiệu, thành phố Xiêm Riệp, tỉnh Xiêm Riệp, nước Cambodia. Hiện nay, tổng số có 45 em học sinh: nữ 23 em, nam 22 em. Mỗi em có một điều kiện hoàn cảnh khác nhau, song cái chung đều là con em gia đình lao động nghèo khó. Điển hình như :
9
-         ♥   Em Ngô Thị Thu năm nay đã 14 tuổi mà chưa bao giờ được đến trường vì hoàn cảnh của em thật nhiều éo le: Mẹ chết, Cha bước thêm bước nữa, để lại hai chị em. Người chị năm nay đã 18 tuổi, làm mướn trong một tiệm bán cà phê, không đồng lương nhưng cả hai chị em đều được chủ nuôi cơm, cho nơi ở tạm. Lúc đầu em Thu ở với cha và mẹ ghẻ, nghe tin tại Bồ Rây Siêng Nam có lớp học từ thiện dạy học không thu lệ phí, em xin cha và mẹ ghẻ được đến trường song bị từ chối. Thấy em mình hiếu học người chị thương em đã dẫn em về sống cùng ở quán cà phê. Hai chị em đi bộ đến trường xin cho Thu vào học. Vì sợ em đã lớn tuối nhà trường không nhận bắt buộc hai chị em phải nói dối Thầy Cô là năm nay em Thu mới 12 tuổi.
Vào học được mấy tuần đã đến tuổi dậy thì, cũng may là vào ngay ngày cô giáo, Cô quản ly‎ học sinh, cô quản l‎ý nhà ăn đều phụ nữ nên đã hiểu và kịp thời hướng dẫn em cách vệ sinh phụ nữ. Chuyện xảy ra các cô hỏi em thì mới biết năm nay em đã 14 tuổi, tuổi trăng rằm của con gái. Được vào học niềm vui chưa kịp em cứ rơm rớm nước mắt mỗi ngày, hỏi ra mới biết Em đang lo canh cánh trong lòng một ngày nào đó mẹ ghẻ sẽ bán em. Chúng tôi cảm thương hoàn cảnh em, động viên em cố gắng học thật giỏi nhà trường sẽ bằng mọi cách chăm lo quan tâm tới em hơn để em an tâm học tập. Hứa với em nhưng trong lòng thầy cô gặp bao nỗi lo âu. Ai sẽ là người nhân từ đỡ đầu cho em bây giờ?
♥   Em Đào thị Phụng năm nay 12 tuổi, mất mẹ, sống với cha. Em nói với chúng tôi từ lúc mẹ mất cha thương em nhiều hơn trước rất nhiều. Để em hiểu cha hơn các cô nói với em trước đây không phải cha không thương đâu, mà trước đây có mẹ, cha phải bận bịu kiếm tiền lo gia đình nên ít bày tỏ sự quan tâm với em vì đã có mẹ. Nay mẹ mất cha trút hết tình cảm yêu thương mẹ vào cho em nên em mới cảm thấy như vậy. Anh Khanh một người đàn ông hiền lành chân thật sống bằng nghề thợ mộc giọng trầm buồn nói với tôi: “May mà có hội Tín Nhân nhận con tôi vào học suốt ngày, lại cho cháu thêm bữa com trưa tôi cảm giác như vợ tôi đã sống lại cùng tôi lo cho con vậy!” Anh gởi lời cảm ơn chân thành nhất tới các nhà tài trợ đã ủng hộ chân tình cho con em xứ nghèo nơi Đất Chùa Tháp trong thời gian qua.
-         ♥   Em Ty năm nay 12 tuổi tới cái họ của mình là gì em cũng chẳng biết. Cha mẹ đi làm ăn xa từ khi mới lọt lòng, sống với ngoại. Ngoại thì bán cà phê xe đẩy, cũng không biết chữ nên chẳng biết dạy cháu thế nào. Được người quen thấy tội nghiệp giới thiệu đến trường đi học, em mừng vui như được có một mái gia đình lớn thật bất ngờ và diễm phúc, vì được ăn, được học.
-         ♥   Em Min năm nay bảy tuổi, có phước hơn mấy em nói trên một chút là còn đủ cha mẹ. Cha Min làm nghề sửa chìa khóa bên lề đường, sát hàng rào bệnh viện tỉnh; mẹ làm nghề uốn tóc mướn trong một tiệm nhỏ ở chợ Sa Nhai. Vì ước muốn cho ngày mai sáng sủa hơn nên đã đặt tên con là Min, theo nghĩa Căm-pu-chia thì “Min” là “có”. Anh Chị nói lòng thì ước muốn như vậy song không nếu không có “con chữ” trong đầu, kém cỏi tính toán làm ăn đến bao giờ mới “có” được anh. Cuộc sống cứ bề bộn, tiền nhà, tiền điện, tiền nước, cái nghề cứ phải sống bên lề đường, nay họ dẹp mai họ đuổi, chạy tới dời lui, tiền ăn tiền chỗ… Chính vì thế mà chẳng biết ngày nào “có” đây.
Sơ lược mấy hoàn cảnh thực tế, chứ hầu hết trong lớp học cuộc sống các em cứ na ná như nhau. Càng hiểu chúng, càng sống gần gửi chúng, càng thương những đứa trẻ khốn khổ này như con mình. Con chúng tôi bây giờ có 45 đứa, 45 hoàn cảnh khác nhau nhưng đều chung một cái nghèo và cái dốt. Để giải tỏa bớt nỗi khổ cho các em sau này, tôi giang tay XIN người năm xu Chú một đồng, giúp đỡ các thầy cô nhà trường để trường chúng tôi được tồn tại lâu dài, hầu có thể chăm lo cho các em biết chữ. Chỉ có “cái chữ” mới có thể giúp thay đổi chút đỉnh cuộc sống các em sau này.
Bà Con Đồng Bào ở nước ngoài khi có dịp du lịch Angkor Wats xin dành chút thời giờ quý báu ghé thăm các em ở trường, ở nhà….để cho các em một niềm tin là vẫn có người quan tâm thương xót.
Nếu chưa đến được ngay, kính mời quý Bà Con thỉnh thoảng vào thăm trang mạng của trường ở địa chỉ:www.RHIO-school.net  để hiểu thêm về hoàn cảnh và hiện tình của trường cũng như các em.
Thay mặt trường tín nhân quốc tế, chân thành cảm tạ các nhà mạnh thường quân đã đồng hành ngay từ bước đầu cùng với hội Tín Nhân (R.H.I.O.) để giúp đỡ cho các em trước mắt cũng như lâu dài.
Rất mong sẽ nhận được những sự quan tâm, thăm hỏi và chăm lo của quý Bà Con Cô Bác!

Viết từ Siem Reap, Cambodia ngày 30/08/2013
Nguyễn Duy Đường (Yi Doeur)
Hội Trưởng  R.H.I.O.
eMail:           RHIOdoeur@gmail.com
Điện thoại:  (855) 977-675-554  (Cambodia)
Web:             www.RHIO-school.net

LS Phan Anh,GS Tạ Quang Bửu&Trường Thanh niên Tiền tuyến Huế 1945


Chính trị – Xã hội

Blogger AnhbaSG Phan Thanh Hải (lúc trước khi bị bắt)
Blogger Anh Ba Sài Gòn được trả tự do  (RFI)    ——–Blogger Anh Basaigon ra tù   (RFA)  -Blogger AnhbaSG Phan Thanh Hải, một thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, cùng bị kết án với ông Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày và cô Tạ Phong Tần, blogger Sự Thật & Công Lý, hôm nay về nhà sau thời gian thụ án.   ====>>>
Cũng tin liên quan, vào ngày 31 tháng 8 vừa qua, một tù nhân chính trị là ông Phùng Quang Quyền, thành viên Đảng Vì Dân mãn án tù 4 năm và ra khỏi trại.
Trung Quốc cô lập Philippines, ASEAN tập trận  (ĐV)   —Ngoại trưởng Trung Quốc dọa nạt khối ASEAN  (NV)
Trung Quốc, Mỹ, Philippines và ‘ván cờ’ Biển Đông  (TP)   —Trung Quốc tấn công ngoại giao từ Biển Đông tới Hoa Đông (SM)   —Trung Quốc muốn mượn tay Thái Lan đánh lạc hướng ASEAN về Biển Đông? -(GDVN)
Bảo vệ biển đảo chống Trung Quốc : Ưu tiên mới của quốc phòng Nhật Bản  (RFI)   —-Nhật Bản tăng quân để “đông tiến”, “nam tiến” nhằm vào Trung Quốc -(GDVN)   —- Mỹ muốn dùng căn cứ quân sự Philippines trong 20 năm  (RFI)
ASEAN – Trung Quốc nhất trí đưa quan hệ đối tácchiến lược lên tầm cao mới (QĐND)   —Đưa quan hệ ASEAN-Trung Quốc lên tầm cao mới  (TTXVN)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Lời thật mất lòng…  (ĐV)- “Lời thật mất lòng, nhưng mọi sự đổ vỡ đều là hệ quả của sự nói dối…” – Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh.
Doanh nhân trẻ phải thẳng thắn phản biện chính sách  -TT – Sáng 31-8, tại Phủ chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có buổi gặp gỡ, trò chuyện với đại diện các doanh nhân trẻ tiêu biểu nhân dịp…
Thủ đô Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng kỷ niệm 68 năm ngày Quốc khánh -(GDVN)
Vụ sếp lương “khủng”: Đây là một vụ tham nhũng, cần được xử lý nghiêm  (GDVN)   —Lương khủng không bằng… ‘lậu’ khủng  (TVN)
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự Chương trình VELP 2013  (QĐND)

Lửa Phật và Lê Hiếu Đằng   (RFA) -Bộ phim “Lửa Phật” do Việt kiều Dustin Nguyễn thực hiện ở cả ba vai trò: Viết kịch bản – Đạo diễn – Diễn viên (trong vai chiến binh Đạo), vừa công chiếu ngày 22/8/2013 với dấu hiệu “16+”. Thật kỳ lạ, như có sự tương đồng ngẫu nhiên giữa tâm trạng nhân vật chiến binh Đạo và luật gia Lê Hiếu Đằng.
Điểm chung giữa 2 ‘cha đẻ’ Tuyên ngôn độc lập  (TVN)    —-Ai để xảy ra chuyện lương khủng?  (TVN)   —Lương “khủng” do quản lý lỏng tay? (TT)  -Đã bảo ở xứ “thiên đường” thì do Ông Trời chứ ai.Chớ đâu phải địa ngục mà do Diêm vương.
PGS-TS sử học Phạm Xanh:  Ai quay lưng với lịch sử  (TVN)   -Con người phải biết chờ đợi thôi. Hiện nay, chúng ta chưa có một môi trường xã hội lành mạnh để cho các nhân tài thể hiện những hiểu biết của mình, tự do biểu cảm tư tưởng, bộc lộ tình cảm, suy tư trước những vấn đề xã hội. Chúng tôi chỉ cố gắng biểu hiện tư tưởng của mình trên các diễn đàn khoa học, từng bước một, chứ chưa thể có những bước đột phá. Bên cạnh đó, phần lớn cũng phải đấu tranh tư tưởng giữa học thuật và đời sống vật chất tầm thường. Chính điều đó hình thành một lớp tri thức trẻ chỉ muốn nương nhờ vào chính quyền để sống, và tự mình làm thui chột sự sáng tạo.
“Bẫy” giao thông: Tổng rà soát biển báo 2
Bẫy biển báo tốc độ“  (TN)  -Tui dám chắc 10 người lái xe trên quốc lộ 1 thì hết cả 10 bị ức chế, bức xúc vìbiển báo tốc độ. Quy định gì mà kỳ quá, đường trống thì bắt chạy chậm, nhiều khúc nguy hiểm thì cho chạy nhanh. Mới cho chạy 80 km/giờ chút xíu lại xuống 50 km/giờ liền…”, một tài xế đường dài nói với chúng tôi   >>>“Bẫy” giao thông: Tổng rà soát biển báo  ===>>>
4 công nhân bị đè chết: Nguy cơ thất học của những đứa trẻ  (VNN)    —Rút kinh nghiệm vụ tự ý nắn dòng chảy sông Hồng (TT)
Chừng nào tôi mới đòi được tiền?  -TT – Dành dụm, vay mượn được ít tiền để mua nhà, nhưng rồi bị lừa, chúng tôi phải mướn nhà ở gần người nợ tiền của tôi để đòi lại tiền. Thế…   —  Hết văcxin cúm và thủy đậu (TT)
Vụ giám đốc nhận lương “khủng”: Công nhân thiệt đủ đường!  (NLĐ)    —Quỹ BHYT: Tiền thừa, vẫn kêu khó!  (NLĐ)
Trăm năm lam lũ với càphê    SGTT.VN – Cây càphê đã có mặt tại Việt Nam hơn 100 nay với bao nhiêu thăng trầm. Sản lượng thì lớn nhưng giá trị của hạt càphê Việt được xếp chót bảng.    —Giả và thật cùng ở một chốn (SGTT)
Mô hình tản quyền của đô thị Berlin  (SGTT)   — Những chuyện “bất thường” mà “bình thường” tuần qua (VnM)
Gây họa cho cả xã, nhưng chỉ bị đình chỉ hoạt động 30 ngày  (SM)  -Theo phản ánh của người dân xã Cẩm Vân (Cẩm Thủy, Thanh Hóa), Công ty CP Nicotex Thanh Thái chỉ núp dưới danh nghĩa sản xuất thuốc trừ sâu nhằm che mắt dư luận. Trong khi trên thực tế, Thanh Thái dùng địa điểm này làm nơi tiêu hủy chất thải của công ty trong cả nước. Thậm chí, người dân nơi đây còn cho rằng: Nguồn thuốc trừ sâu này là nguyên nhân khiến hàng chục người chết trẻ vì mắc bệnh ung thư, nhiều phụ nữ sải thai hoặc sinh con tàn tật.
ĐBQH mách cán bộ cách nghe ‘dân chửi’ qua điện thoại  (PNTD)   —–Công chức học cười để phát hiện tham nhũng? (PNTD)    —–’Đứa trẻ cũng biết tác động tăng giá xăng, điện’ (PNTD)   — Nan giải hàng loạt chợ tiền tỷ bỏ hoang (DV)
Khổ vì mỏ sắt “lớn nhất Đông Nam Á”  (HQ Online)- Sau 4 năm khai thác, dự án mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh) đã không thể “đổi đời” cho người dân ở khu vực này, trái lại còn khiến người dân thêm cực khổ.
Khai thác khoáng sản như có mafia chi phối  (NV)    —–Bị chém vì tham gia đòi dân chủ  (NV)
Việt kiều ở Đức thảo luận về chủ quyền biển đảo  (Vietinfo)
TS. Nguyễn Quang A: HUNGARY, NƠI ẢNH HƯỞNG QUYẾT ĐỊNH ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ (Nhipcauthegioi)
__________________________________________________________________________________________________________
KHÔNG THỂ HÌNH DUNG NỔI: CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ BIÊN PHÒNG TRUNG QUỐC THƯỞNG NÓNG 50 TRIỆU ĐỒNG (VNĐ) CHO ĐỒN BIÊN PHÒNG MÓNG CÁI CỦA VIỆT NAM!   -(TSYG)  -Bài Kết nghĩa, chung tay xây dựng biên giới bình yên trên báo QĐND thứ Sáu, 30-8-2013 đã cho biết rõ như vậy.  …..Rõ ràng, theo TSYG, không thể nào chấp nhận một sự việc quái đản, đã xúc phạm đến lòng tự tôn dân tộc của người Việt Nam như cái vụ “thưởng nóng” nói trên.
[clip_image002%255B3%255D.jpg]
THÔNG BÁO CỦA BAUXITE VIỆT NAM  -(Boxitvn)  -  …..Về nhân sự, sau hơn 4 năm góp phần mình dẻo dai không mệt mỏi, GS Nguyễn Huệ Chi nay cần dành thì giờ hoàn thiện một số công trình chuyên môn về văn học Lý – Trần còn dang dở. Vì thế, nhóm sáng lập đã mời GS Phạm Xuân Yêm, một trí thức có uy tín hiện sống tại Pháp, lâu nay vẫn yểm trợ trang Bauxite Việt Nam, đứng ra đảm nhiệm việc quản trị trang Bauxite Việt Nam thay cho GS Nguyễn Huệ Chi một thời gian. Tất nhiên, GS Nguyễn Huệ Chi vẫn là người giúp đỡ đắc lực cho ông trong các vấn đề chuyên môn và việc thực hiện sát đúng cương lĩnh của trang.
Chụp ảnh chung với Đại sứ David Shear trong lễ quốc khánh Hoa Kỳ ở Hà Nội tối 3-7-2013. Từ trái sang: Nguyễn Quang A, Nguyễn Huệ Chi, David Shear, Phạm Toàn, Lại Nguyên Ân. Ảnh: Nguyên Bình.===>>>

Chế độ nghị viện   -Phan Thành Đạt -(Boxitvn)

Việt Nam: Ai là người thay đổi cuộc chơi tham nhũng?  -Hương Thị Lan Trần -(Boxitvn)

Đặc xá do nhà tù quá tải, không phải do cải tạo tốt »  - - “Có những đợt đặc xá là do nhà tù quá tải chứ không phải do giáo dục tốt nên tái phạm nhiều”, “Tên gọi SBC (săn bắt cướp) không còn phù hợp nên…
Thử chấm điểm buổi tọa đàm của TS Nguyễn Nhã tại Praha »  - - Người nghe, nhất là những người ở nước ngoài mong đợi điều gì đó khác với truyền thông chính thống, điều gì chính quyền còn giấu giếm, hay những tình tiết thâm cung…
Cảm tưởng sau khi đọc cuốn “Biến động miền Trung” của Liên Thành »  -  (ĐCV) - Vào ngày 18/07/2009, tại nhà hàng Hoà Bình thành phố Fairfield Sydney, có tổ chức một buổi phát hành cuốn Biến Động Miền Trung của ông Liên Thành. Đây là một cuốn sách…
Nguyễn Gia Kiểng – Cách Mạng Tháng 8, nội chiến, và nội chiến cộng sản  -(Danluan)
Nguyễn Văn Đài – Giá trị đích thực của nền độc lập-(Danluan)   —-Hoàng Nhất Phương – Lee Daniels’ The Butler – Người Quản Gia-(Danluan)
Phan Dong – Cái ghế…-(Danluan)   —-Cái nhìn của Bill Hayton về Việt Nam-(Danluan)
Minh Văn – Bất bình cái bọn Thế Giới-(Danluan)-   -Bài này trên Blog Minh Văn  có chữ “không tồn tại”?- Đây là trên Danluan chép.
Phạm Chi Lan – “Họ có tự trọng không?”-(Danluan)   —Nam Trung Sơn – Tuyên ngôn 2K13-(Danluan)
Thục Quyên – Hạnh phúc của dân phải quý, mạng sống của dân phải trọng-(Danluan)
Tự do  (Xin lỗi Ông)
LS Nguyễn Văn Đài: GIÁ TRỊ ĐÍCH THỰC CỦA NỀN ĐỘC LẬP (Thùy Linh)
Trung Nghĩa:  Tâm thư gửi ông Bằng Phong Đặng Văn Âu (Ba Sàm)
ÔNG LÊ HIẾU ĐẰNG LÀ AI? (Đặng Huy Văn)
 LẦN THỨ TƯ “ĐỒNG CHÍ X” XUẤT HIỆN TRÊN BÁO KOREA HERALD (FB Ngọc Thu).
Những Số Tiền Phi Pháp Cho Nền Kinh Tế Ngầm (Góc nhìn Alan)
Đất công vào túi ai? (Trần Kinh Nghị)
NỖI BUỒN ĐAU HẬU VẬN (Buivanbong)
GIA ĐÌNH VỊ ANH HÙNG BẮT SỐNG TƯỚNG ĐỜ – CÁT – XTƠ – RI KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI (FB Trần Đình Triển)
YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU (KỲ 83) (Nhật Tuấn)
Cách Mạng Tháng 8, nội chiến, và nội chiến cộng sản (Nguyễn Gia Kiểng) (Thông luận)
Đông La một cây bút thô bỉ hiếm thấy. (Giangnamlangtu)    —–Đông La Đông Hét  (Chu mộng Long)
Tại Syria, Trung Cộng là cọp giấy   (Ngô nhân Dụng -Nguoiviet) -Sở dĩ Trung Cộng phải lớn tiếng tỏ ra đối nghịch với Mỹ ở Syria cũng vì trong thực tế họ không thể đương đầu trên mặt quân sự.
Còn nhiều người khác (Tổ Quốc)  -(Thongluan)   -“…Không phải vì lòng tốt đột xuất mà chính quyền cộng sản đã trả tự do cho Phương Uyên. Lý do là vì Việt Nam phải gia nhập khối Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương để có thể cứu nguy một nền kinh tế đang sụp đổ và điều kiện để gia nhập khối này là phải cải thiện tình trạng nhân quyền một cách đáng kể…”
Hồ ông: Đòn thù và câu nói nổi tiếng (Vũ Thế Phan) --(Thongluan) 
‘Đất của Việt Nam’ (Nguyễn Đình Đầu) --(Thongluan) 
Đảng Cộng sản Việt Nam mở cửa mời Trung Quốc chiếm Biển Đông – Kỳ 1 (Huỳnh Tâm) --(Thongluan) 
TIÊN TRÁCH KỶ HẬU TRÁCH NHÂN (1)  (NCTG) -  “Giặc đến khi nào? Xin trả lời ngay: Giặc chỉ đến khi đất nước rối ren, suy yếu. Vậy nếu giặc đến thì hãy trách ta trước rồi trách giặc sau. Mà trách giặc làm gì, vô ích” – bài viết của nhà giáo Vũ Quốc Lương từ Hà Nội.

Freedom for hòn đ- (DLB)   —-Thư Kháng nghị lần thứ 3 của Nguyễn Trung Tôn   (DLB)    —Ngọn nến trong đêm   (DLB)

Giả danh Việt kiều  (DLB)   —Mẹ Việt Nam ơi   (DLB)   —Thời cơ chín muồi? (DLB)   —-Ngày Quốc Nhục   (DLB)

_________________________________________________________________________________________________________________________
Biển Đông: Trung Quốc & Mỹ đang toan tính điều gì?  (Infonet)   —-Học giả Trung Quốc âm mưu xé lẻ Trường Sa bằng đề xuất bàn tròn 7 bên  (GDVN)
Nhìn lại DOC – những lỗ hổng đang bị khoét sâu trên Biển Đông  (SM)
Triển lãm Những tư liệu lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa  : Những chứng cứ thuyết phục (QĐND)
Làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình” :  Bảo vệ và phát huy giá trị thực sự của dân chủ, độc lập, tự do (QĐND)
Nhiều tuyến phố Hà Nội lại thành sông trong dịp nghỉ lễ  (SM)  ===>>>
UBND tỉnh Thanh Hóa vào cuộc vụ công ty chôn thuốc sâu dưới lòng đất  (GDVN)   —–Vụ chôn thuốc trừ sâu: Dân chỉ được khai quật tại những vị trí công an chỉ định!  (LĐ)
Vụ chôn hàng tấn thuốc sâu: Dân bức xúc vượt tường tìm bằng chứng (video)  (LĐ)   —-Chôn thuốc trừ sâu trong lòng đất: “Rò rỉ khiến nhiều người mắc bệnh ung thư”  (LĐ)
Thế và vận nước lên thấy rõ  -TPO – “Hiện nay, Việt Nam ngày càng tham gia sâu hơn vào các vấn đề lớn của thế giới, tiếng nói Việt Nam được cộng đồng quốc tế lắng nghe và trân trọng hơn”- nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyên Dy Niên nói
Phan An – Còn đợi gì mà không thanh trừng?- (Danluan)   -Như thế, chúng ta đều hiểu rằng ảnh hưởng của Lê-nin lên đất nước quằn quại hình chữ S này rõ ràng là vô thiên lủng. Tất nhiên vô thiên lủng là một từ chỉ dùng cho những thứ đếm được, nhưng vì sự vĩ đại của anh Nin mà tôi cứ gán thẳng cho anh, ai muốn kiện gì cứ tìm gặp anh Nin mà kiện, vì người ta vẫn bảo rằng anh Nin vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta. Con đường mà anh đã chọn, chúng ta vẫn cứ đi kiên…
Trương Đình Trung – TPP và quan hệ Việt – Mỹ- (Danluan)
Đề nghị làm sáng tỏ vụ việc: Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam hay Đài Loan  -(Phạm Quế Dương) – Thongluan

Kinh tế

Hôm nay, ga tăng giá thêm 12.000 đồng/bình -(GDVN)    —-Gas tăng lên 400.000 đồng/bình từ hôm nay  (ĐV)
Thị trường xe máy ảm đạm, giảm dưới giá vẫn ế  (ĐV)    —-Bảo vệ túi tiền DN, hao hụt túi tiền người mua?  (VEF)
Dân Việt Nam bỏ 500 triệu để sang Anh trồng cần sa (VEF)   —Một hộp bánh Trung thu biếu sếp, mất đứt tháng lương (VEF)
Tiền bí chỗ tiêu, kinh tế tắc cơ hội  (VEF) – Trong khi doanh nghiệp đang “sống dở chết dở” thì tiền nhà băng vẫn chạy lòng vòng, không thể đưa vào sản xuất. Kết cục: doanh nghiệp hoạt động khó khăn, phải đóng cửa, nợ hiện tại lại trở thành nợ xấu còn tiền vẫn “ế” chỏng chơ trong ngân hàng, như vậy nền kinh tế sẽ còn trì trệ.
Nghỉ 2/9: Siêu thị đông nghẹt, thực phẩm tăng giá  (VNN)    —-Doanh nghiệp vẫn ‘đau đầu’ với ngân hàng  (TNO)    —Ngân hàng khốn khó vì bị nợ dây dưa  (TP)   —Nông sản: xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng  (SGTT)
Vàng… hở ‘đuôi’   (SM) -Là quốc gia nhập khẩu vàng, đương nhiên giá vàng trong nước phải cao hơn vàng thế giới. Các nhà quản lý, giới kinh doanh, nhà đầu tư và một bộ phận người dân hiểu rõ điều đó. Tuy nhiên, việc giá vàng SJC cao một cách phi lý suốt thời gian dài thì khó có thể chấp nhận. Nhiều câu hỏi lẫn sự hồ nghi đã được đặt ra. Để rồi những diễn biến đầy kịch tính trên thị trường vàng tuần qua đã phát lộ khá rõ nét tác nhân khiến vàng SJC chưa thể trở về với giá trị thực.

Thế giới

Thủ tướng Yemen bị ám sát hụt -(GDVN)
Putin: Obama hãy suy nghĩ cho kỹ trước khi quyết định đánh Syria -(GDVN)   —Obama quyết định hoãn tấn công Syria, quân nổi dậy thất vọng -(GDVN)   —Obama muốn quốc hội ủng hộ đánh Syria  (BBC)   —-Nga trì hoãn bàn giao S-300 cho Syria vì Assad không trả đủ tiền -(GDVN)
Báo chí Anh “nhảy dựng” vì liên minh Mỹ-Pháp  (RFI)    —-Dân một số nước biểu tình chống can thiệp vào Syria  (RFI)
Các nước Ả Rập mong muốn lật đổ TT Bashar al-Assad  (RFA)    —-Cố vấn TT Obama trình Thượng viện kế hoạch tấn công Syria  (RFA)
Tổng thống Obama: Hoa Kỳ sẽ có hành động đối với Syria  (VOA)   —–Tổng thống Putin: Tấn công Syria là ‘cực kỳ vô lý’ (VOA)    —-Biểu tình phản đối Mỹ chuẩn bị tấn công Syria  (VOA)
Giải mã Khu 51 – địa điểm bí ẩn nhất thế giới (DV)    —-Các nhà phân tích Mỹ: Bắc Triều Tiên nới rộng địa điểm phóng hỏa tiễn  (VOA)
Bà Clinton ‘nhiều quà’ hơn cả ông Obama  (BBC) – Cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton đứng đầu danh sách quan chức Mỹ được lãnh đạo nước ngoài tặng quà năm ngoái.
Chu Vĩnh Khang, phần hai của phim nhiều tập Bạc Hy Lai  (RFI)   —-Luật sư bác tin Snowden từng ẩn náu tại lãnh sự quán Nga ở Hồng Kông  (RFA)
Người dân Đức muốn tự quản lý điện  (Vietinfo)
________________________________________________________________________________________________________________
Vũ khí hóa học tại Syria: Phải đợi 2 – 3 tuần mới có kết luận của LHQ  (RFI)   —-Toàn bộ báo cáo mới giải mật của tình báo Mỹ về vụ tấn công ở Syria  -(GDVN)   —-Pháp sẽ không hành động một mình ở Syria, chờ Quốc hội Mỹ quyết định -(GDVN)    —-Mỹ, Israel muốn ngăn chặn Nga trở lại Trung Đông -(GDVN)    —-Syria có thể đánh chặn tên lửa 10 phút trước khi chạm tới mục tiêu -(GDVN)
Toàn bộ báo cáo mới giải mật của tình báo Mỹ về vụ tấn công ở Syria -(GDVN)   —-Nước cờ cao tay của ông Obama khi hoãn đánh Syria  (TN)
Tấn công Syria sẽ kích ngòi ‘chiến tranh và sự hủy diệt’(TNO) Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro ngày 31.8 đã lên tiếng cảnh báo kế hoạch tấn công Syria của Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể kích ngòi cho ‘chiến tranh và sự hủy diệt’.
Israel phái hàng chục máy bay tuần tra không phận Li-băng 48 giờ -(GDVN)
Dân Tunisia biểu tình đòi chính phủ từ chức  -(VOA)

Ông Trương Khiết Mẫn đang bị nghi là có “các vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”.Báo Nga tiết lộ thông tin về các tập đoàn chế tạo máy bay Trung Quốc -(GDVN)   —–Trung Quốc: Thêm quan kinh tế cực “bự” bị điều tra  (Dân trí)   —Chủ nhiệm UB quản lý các xí nghiệp quốc doanh Trung Quốc bị điều tra  (VOA)==>

Fukushima : Mức phóng xạ rất cao gần 4 bồn trữ nước  (RFI)    —–Đài Loan ban hành biện pháp mới bảo vệ lao động nhập cư (RFI)Ai Cập nới lỏng lệnh giới nghiêm (RFI)
Cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela xuất viện  (VOA)   —-Tổng thống Obama ca ngợi người lao động Mỹ -(VOA)
Dân Mexico phản đối kế hoạch cải tổ năng lượng của tổng thống -(VOA)    —-Phụ nữ Mỹ muốn thử bơi lần nữa sang Cuba -(VOA)

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học - Xã hội - Môi trường

GS Phạm Minh Hạc nói về những quyết sách giáo dục làm đổi mới một thời -(GDVN)
Trò nghèo bị thầy cắt dép: Tịch thu 14, cắt 5 đôi  (ĐV)  —— Đào tạo giáo viên nhà trẻ đang bị teo nhỏ  (VNN)    —Không được yêu cầu học sinh tiểu học làm thêm bài tập ở nhà  (TT)
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 : Tôi chỉ mong dòng nhạc tử tế được hát một cách tử tế  (RFI)   —Vì sao chúng ta không tử tế hơn?  (VNN)—-Vì sao phần lớn ca ung thư ở VN không cứu được?  (ĐV)
Học trò nghèo biết nói đủ  (TT) -Ông Lê Quốc Ân, một người bạn đồng hương, gọi điện báo cho chúng tôi một chuyện mà ông gọi là “một chuyện vui vui”: ông vừa đọc bài “Sắp gục ngã trước ngưỡng cửa đại học” (Tuổi Trẻ 28-8), viết về Lâm Văn Vũ ở một làng quê nghèo Quảng Ngãi trúng tuyển hai trường đại học, nhưng gia đình nghèo không biết xoay xở ở đâu để có tiền vào học…
Ông đã hỏi tòa soạn và liên lạc với Vũ, với ý định giúp em một số tiền… “Thật bất ngờ – ông nói – sau khi tôi hỏi qua hoàn cảnh của Vũ và nói ý định của tôi, Vũ đã cảm ơn và xin từ chối vì báo Tuổi Trẻ nói có nhiều người giúp cháu rồi chú ạ, cũng trên 10 triệu rồi chứ ít gì đâu, cháu đủ tiền vào trường rồi mà…”.

Giăng bẫy đưa nữ đồng nghiệp “lên giường”  (VNN)    —-Đi nhờ xe bị “dâm tặc” chở thẳng lên chòi rẫy  (Infonet)    —-Một phụ nữ luộc chín xác chồng bằng nồi áp suất (ĐV) - Bên Trung cộng    —-Nở rộ trào lưu rủ người lạ đi chung xe, chung đường  (VNN)
Lộ chuyện trưởng ấp hiếp dâm vì câu nói vơ của nạn nhân (PLVN) -  Cô bé Nguyễn Thị A.L. năm nay mới tròn 9 tuổi, đôi mắt, nụ cười vẫn còn nguyên sự ngây thơ trong sáng. Thế nhưng em đã bốn lần bị trưởng ấp đáng tuổi cha chú làm nhục. Người dân ở xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ ai nấy đều căm phẫn lên án đối tượng đồi bại, nỡ làm hại đời một cô bé hằng ngày vẫn gọi mình là dượng.

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét