Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 2 tháng 9, 2013

Tin thứ Hai, 02-09-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
1<- Triển lãm Những tư liệu lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa: Những chứng cứ thuyết phục (QĐND).

VN tăng cường cảnh sát biển (BBC).
- Phỏng vấn cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nguyên Dy Niên: Thế và vận nước lên thấy rõ như … nước lụt (TP).  – GS Nguyễn Văn Tuấn (đại học New South Wales, Úc):  Tự vấn, tự trọng, tự do, tự đổi mới (SGTT).  -  Lắng nghe “Lời thề độc lập” của một thế hệ… (KP).
Thủ tướng dự Hội chợ, Hội nghị đầu tư ASEAN-Trung Quốc (VOV).  - Bộ trưởng Phạm Bình Minh nói về Cộng đồng ASEAN (VOV).  Tối qua nghe ông trên VTV- Dân hỏi Bộ trưởng trả lời  mà ngán! Vẫn lối tuyên truyền một chiều, chỉ thấy nói cái “được”, cái “lợi” thôi, không thấy cái khó, thách thức, thua thiệt vì năng lực kém cỏi, thiếu chuẩn bị, … như thế nào.

- Bản tuyên cáo cuối cùng của nhà Nguyễn (PL&XH).
Mỹ, Philippines tiếp tục điều đình về việc tăng cường hợp tác quân sự (VOA).
Tin từ một người bạn mới quen (FB Nguyễn Thu Trang). “Bằng một cách nào đó, rất nhiều người Việt Nam tin rằng đi biểu tình Chống Trung Quốc gây hấn ở biển Đông là do thế lực thù dịch dụ dỗ lôi kéo, kích động, cho tiền. Bằng một cách nào đó, biển đảo VN cứ mất dần mất mòn đi… Bằng một cách nào đó, có nhiều thanh niên vô cảm với đất nước.  Và bằng một cách nào đó, chúng ta như ngày hôm nay“.
Blogger Anh Ba Sài Gòn được trả tự do (RFA). - Anh Basaigon được về sau thời gian thụ án (RFA). Tựa được sửa lại thành “… ra tù”.
Đỗ Thị Minh Hạnh giải thích lý do không lao động và tình cảnh tù chính trị nữ (Chúa Cứu Thế).  - Đỗ Minh Hạnh với những dòng thư lên tiếng đấu tranh cho sự thật (DLB).
MS Nguyễn Trung Tôn lại bị sách nhiễu! (DLB).
Giáo hạt Bột Đà chuẩn bị đưa vị đại diện Tòa thánh không thường trú lên Con Cuông (Chúa Cứu Thế).
Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ ra Cáo Bạch từ nhiệm khỏi Hội đồng Lưỡng Viện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (Quê Mẹ/ DLB).
NHẬT KÝ ĐƯƠNG ĐẦU TÀ QUYỀN CÔN ĐỒ NGÀY 31-8-2013 (Bùi Hằng). “Đêm qua bọn mật vụ đã nhè lúc gia đình tôi đi nghỉ xé những băng rôn trước cổng và xịt Sơn vây hết cổng nhà . Sáng nay tôi cho dán lại và đem băng rôn ra trước cửa nhà để cho đồng bào thấy rõ thì chúng đã HUY động lực lượng đủ mọi thành phần hàng trăm tên đến đuổi bà con xung quanh và tấn công xé những cuốn Cẩm nang thực thi quyền làm người , xé băng rôn , …”
Hồ Sơ Dân Oan tuần (Chúa Cứu Thế).
- Vũ Đức Khanh, Võ Tấn Huân: Quá trình chuyển đổi dân chủ tại Việt Nam (VOA). “…mục đích không phải là để thay thế một chính phủ thất bại này bằng một chính phủ thất bại khác, thay thế một giai cấp thống trị bằng một giai cấp thống trị khác. Sứ mệnh của đất nước cần có tiếng nói cũng như sự tham gia của toàn dân chứ không riêng một thành phần nào”.
2- PGS, TS NGUYỄN MẠNH HƯỞNG: Bảo vệ và phát huy giá trị thực sự của dân chủ, độc lập, tự do (QĐND). Một câu rất ấm ớ, mù mờ: “Thứ dân chủ mà một số người “khuyên” chúng ta đi theo không phải là dân chủ của nhân dân lao động.”  Lại nữa: ” Chúng ta không phủ nhận nhiều giá trị của dân chủ tư sản, nhưng nền dân chủ ấy vẫn là nền dân chủ nhằm bảo đảm sự thống trị, bóc lột của giai cấp tư sản đối với xã hội và lao động, nó sinh ra “mọi đói nghèo, thất nghiệp, thất học…””. Còn “nền dân chủ” của ta thì sinh ra … vô học?  Mời tìm mua cuốn “Góp phần chống ‘diễn biến hòa bình’ trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận” của ông PGS-TS này.=>
Phỏng vấn bà Phạm Chi Lan: Cần sửa Nghị định 72 trước khi quá muộn (BBC). “Nếu với cách thức ngăn cấm như vậy, tôi cho là không phù hợp với yêu cầu thông tin của bạn đọc ngày nay, của người đọc ở khắp các nơi, nhất là với hoạt động của các trang mạng. Nó là một sự cấm đoán không cần thiết và không đúng”. - Nghị định 72 bắt đầu có hiệu lực (RFA).
Hồ Quang Huy - Đơn đề nghị được đăng đàn Quốc Hội để phản biện về sửa đổi Hiến pháp, nhân quyền, dân chủ và mối quan hệ với TQ (Dân Luận). “Tôi tên là Hồ Quang Huy Địa chỉ thường trú: đường số 3, tổ 15, phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. … Ngày 22/5/2013 tôi lại có kiến nghị gửi Quốc hội về việc xem xét bải bỏ tư cách Đại biểu Quốc hội của ông Nguyễn Phú Trọng, vì phát biểu của ông trên Truyền hình Việt Nam để đe dọa người dân thực thi quyền công dân.
- Phạm Đình Trọng: KHÔNG TRUNG THỰC TRONG ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP (BS).
- Phỏng vấn LS Nguyễn Văn Đài: Tính hợp luật của việc lập đảng và tham gia đảng ngoài công sản (Chúa Cứu Thế).
Bàn tiếp chủ đề “bỏ đảng”, “đa đảng”, phần 9 
- “Điểm yếu” thứ hai của số đảng viên cấp tiến trong lớp nhân sĩ trí thức, cựu quan chức, cán bộ là bản chất NỬA VỜI nằm đằng sau, bên trong của hành động được coi như “sám hối”, “phản tỉnh”. Có vài căn nguyên:
+ Sự thay đổi lớn về “môi trường”:
Hầu hết trong số họ đã nửa đời người quá quen với một thứ đời sống tinh thần là sự nửa kìm kẹp nửa bao bọc, che chở, được dẫn dắt bằng một thứ chủ thuyết, với cả một hệ thống giáo dục, tuyên truyền nhồi sọ quy mô, cùng lớp lớp đàn anh “chỉ lối đưa đường”, đã ngấm vào thành như hơi thở không thể thiếu được.  
Giờ đây, sau khi bừng tỉnh, không đơn thuần chỉ “rũ bỏ” cái cũ, mà họ còn phải “lấp vào” khoảng trống tinh thần bằng việc tìm ra cho mình một chỗ dựa tư tưởng mới khác hẳn, một thứ dưỡng khí khác để tồn tại; nhưng dù thế nào cũng không thể “đậm đặc” như trước. Những thói quen, tính xấu tiểu nông “cộng sản” cũ khiến cho không dễ “thở” với bầu không khí mới. Thế là hẫng hụt, vẫn dùng dằng muốn được sống cùng lúc với cả hai bầu không khí trái nghịch đó. Chất “nửa vời” không chỉ có trong suy nghĩ, hành động của bản thân, mà cả ở niềm tin của dân chúng đối với họ.
+ Mang cùng lúc 2 thứ “mặc cảm tội lỗi”, nhưng lại cố che đậy, hoặc không muốn thừa nhận, cũng là một khó khăn lớn. Mặc cảm thứ nhất là bị đánh giá hoặc tự cho rằng ít nhiều mình đã “phản lại” các đồng chí vẫn đang “kiên định lập trường” trong hàng ngũ đảng, chóng quên những gì được chế độ đãi ngộ. Ngược lại, mặc cảm thứ hai lại là với đông đảo người dân, trong đó có không ít đánh giá nặng nề, nghi hoặc, không khoan thứ về quá khứ “lầm lạc” của họ.
Mặc cảm thứ nhất thì níu kéo, còn mặc cảm thứ hai lại xô đẩy họ trở lại với hàng ngũ của đảng. Đôi khi cố hòa điệu bảo thủ, trung thành với các đồng chí cũ, họ thấy vơi đi nỗi mặc cảm thứ nhất. Ám ảnh mặc cảm thứ hai, họ không dám dũng cảm thừa nhận những ấu trĩ, sai lầm mắc phải trong quá khứ. Họ như phải luồn lách giữa hai làn đạn! Các đồng chí “trung kiên” trong đảng rất biết khai thác hai nỗi mặc cảm này để tấn công vào những “phần tử bất mãn”, “suy thoái”.
+ Người cộng sản có được bản tính quyết liệt – tinh thần cách mạng trong đấu tranh là nhờ thấm nhuần ý thức giai cấp, vũ khí chuyên chính, huyễn hoặc tương lai, ảo tưởng đạo đức, được nhào nặn lẫn cả bên trong tinh thần dân tộc. Một khi rũ bỏ những thứ họ nhận ra là phi lý đó, tập hòa mình vào một đời sống thực, tự do dân chủ, tự khắc chất bặm trợn “bẩm sinh” đó mất đi, trong khi lòng khát khao đi tới cùng thế giới văn minh lại chưa được định hình. Trong thâm tâm mỗi người nhận ra mình không còn có được cái “dũng khí” thuở xưa nữa, mà không dễ lý giải nổi.  
+ Có được chất “cấp tiến” trong mình phần nào cũng là nhờ ở tư chất, vốn tri thức nổi trội hơn các đồng chí “trung kiên” trong đảng; và, như một quy luật tự nhiên, bản tính lạnh lùng, ranh ma, tàn độc – những thứ cần thiết trong chính trị sẽ bớt đi. Họ có xu hướng hoạt động chính trị theo lối “tài tử”, “nghĩa hiệp”.
Đã thế, kinh nghiệm tổ chức, đấu tranh chính trị trong môi trường cộng sản lại hầu như chưa có.
Rồi đang như lực lượng “tiên phong”, rất có thể họ sẽ trở thành thứ cản đường trước những thay đổi nhanh chóng, từ giới trẻ năng động, nhiều sáng kiến, của những đồng chí dám dấn thân hơn, ít bị ràng buộc với chế độ hơn … Hình như hiện tượng này đang lé lói. Một “điểm yếu” thứ ba khiến họ càng dễ trở thành vật cản đường, là thói CÔNG THẦN. Xin được bàn tiếp vào kỳ tới. 
3<- Sử gia Phương Tây: “Việt Nam theo đuổi tôi” (TVN).

- GS NGUYỄN VĂN TUẤN (ĐẠI HỌC NEW SOUTH WALES, ÚC): Tự vấn, tự trọng, tự do, tự đổi mới (SGTT). “… Chuyện quá khứ là quá khứ, nhưng chuyện quan trọng hơn là hiện tại: Việt Nam đang đứng trước một chặng đường đầy nguy cơ: kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học đều suy thoái, nền tảng đạo đức xã hội lung lay.”
ĐỘC LẬP PHẢI ĐI LIỀN VỚI TỰ CHỦ, TỰ QUYẾT DÂN TỘC (Bùi Văn Bồng).
- Lê Diễn Đức: Từ độc lập đến chế độ thực dân cộng sản (RFA Blog).
Nguyễn Văn Bông – Luật Hiến pháp và Chính trị học (7) (procontra). -  Nguyễn Văn Bông – Luật Hiến pháp và Chính trị học (8).   - Đảng phái chính trị (P1) (Góc sân).
- Một bài viết rất thâm của một cây bút trẻ Phan An về quán cafe Cộng: Còn đợi gì mà không thanh trừng? (Phan An). “Hãy vì Lê-nin mà lôi chúng nó ra ngã tư, hãy vì Mao Trạch Đông mà trói chúng nó vào cột điện, hãy vì Xít Ta Lin mà hô hào người ta nhổ nước bọt vào chúng nó, hãy vì Che Guevara mà bắt con cái chúng nó kể tội chúng nó, rồi cuối cùng hãy vì Các Mác, người thầy vĩ đại của tất cả các thể loại công nông binh vĩ đại, mà đào hố chôn sống chúng nó ngay tại chỗ, để bây giờ và mãi mãi ngàn sau dân tộc ta cứ đái ra quần mỗi khi nghe hai tiếng đồng bào“. – Sách: 4 người bạn của anh em lao động toàn thế giới (Four Friends of Laboring Brothers All Over The World) – Tàng (1946) (Tây bụi).
- Cựu đại tá Phạm Quế Dương: Đề nghị làm sáng tỏ vụ việc: Hồ Chí Minh là người Việt Nam hay Đài Loan? (ĐCV).  - Phước nhà cụ Nghè Sắc (FB Caubay Thiem).
Thông Luận – Tuổi trẻ Việt Nam đâu? (TL 256) (Dân Luận). “Tuổi trẻ Việt Nam không khác một anh khổng lồ đầy sức lực nhưng hai chân bị cột chặt vào hai tảng đá cực nặng: khoảng trống chính trị và chủ nghĩa luồn lách. Phải chặt bỏ di sản xiềng xích này để thanh niên, và đất nước, có thể có một tương lai“.
- Bài 1: Xem lại mô hình chiến lược hiện nay của nền kinh tế Việt Nam (FB Nguyễn Tấn Thành). Bài 2: Những thách thức hiện nay khi thay đổi mô hình kinh tế.
Cục u bướu di căn từ đời Bí thư Nguyễn Phú Trọng (Cầu Nhật Tân). “Đây. Khu đô thị Nam Thăng Long – Ciputra.  …  Tai tiếng nhất là chính quyền thành phố HN đã đắc lực giúp doanh nghiệp chiếm đoạt hơn 4000 tỉ tiền thuế của nhà nước. Lãnh đạo cao nhất của thành phố lúc đó nay đã là Tổng bí thư.” “Đây là vụ tham nhũng khổng lồ nhưng Ban Nội chính do đồng chí Nguyễn Bá Thanh đứng đầu vẫn loay hoay, chưa dám tìm đường vào cuộc.”
Vụ bầu Kiên: Vì sao TGĐ từng đương nhiệm ACB thoát tội? (KT).
- Minh Diện: LƯƠNG KHỦNG – Hay sự KINH KHỦNG SUY THOÁI ĐẠO ĐỨC? (Bùi Văn Bồng). - Lương và lậu (NLĐ).  - Lương khủng không bằng… “lậu” khủng (Tầm nhìn).  - Phỏng vấn GS Nguyễn Minh Thuyết: Vụ sếp lương “khủng”: Kiểu tham nhũng qua lương.
Tiêu cực ngành giao thông chạm đâu cũng có (ĐV).
- Về chuyện báo chí nước ngoài ca tụng “đồng chí X”: Phóng sự hình Mãi Võ Chợ Hàn: Xưa Rồi… Dũng (Đinh Tấn Lực). “Chuyện này xảy ra lâu rồi. Tức là mánh này xưa rồi.  Túng quá cứ xài đi xài lại. Mòn nhẵn“.
“Thợ Cạo ‘dạy’ Đại biểu Quốc hội cách xưng hô, nếu sai xin Đại biểu dạy lại Dân” (Trần Hùng).
Thêm nhiều chính sách mới có hiệu lực (TQ).
- Có hiểu và khó sửa được cái tựa này: Chính yêu nhắc nhở Hà Nội về Dự án Tây Hồ Tây (VNN).
4Tiền trả lương hưu sắp cạn (NLĐ).
Nửa đêm dán tờ rơi “đòi” nhà thuộc Sở Ngoại vụ (NLĐ). =>
TRAO ĐỔI VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO: SUÝT BỊ ĂN CHIẾC GIÀY! (FB Trần Đình Triển).
Nhà văn NHẬT TIẾN: HÀNH TRÌNH CHỮ NGHĨA (KỲ 16) (Nhật Tuấn).
- Cao Huy Thuần: Ai cho chú mày làm vua? Chính đáng và chính đáng hóa (TĐM/ Boxitvn).
Mức phóng xạ tăng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima (VOA). - Fukushima : Mức phóng xạ rất cao gần 4 bồn trữ nước (RFI).
Vatican: Giáo Hoàng bổ nhiệm tân Quốc vụ khanh (RFI). - Vatican có Quốc vụ khanh mới (VOA).
Chết trong ngục tù cộng sản, một linh mục Rumani được phong chân phước (RFI).
TQ điều tra quan chức tham nhũng (BBC). - Chủ nhiệm UB quản lý các xí nghiệp quốc doanh Trung Quốc bị điều tra (VOA). - Thêm một quan chức cao cấp Trung Quốc bị điều tra tham nhũng (RFI).
Triều Tiên từ chối đặc phái viên Mỹ vì B-52 (NLĐ).
Campuchia kêu gọi dân duy trì đời sống thường nhật (TTXVN).  - Nhân viên Tòa án xét xử tội ác Khmer Đỏ đình công (TTXVN).


Vua Bảo Đại đã công bố bản Tuyên Ngôn Độc Lập vào ngày 11-3-1945 và Thủ tướng Trần Trọng Kim ra mắt quốc dân đồng bào nội các 17-4-1945 (Trần Hoàng). - Nhớ Lời Xưa… (Đinh Tấn Lực). Hồi ký Khrutschev Remembers:“Hồ Chí Minh là vị thánh, vị tông đồ của chủ nghĩa cộng sản. Lãnh tụ Liên Xô kêu gọi các người cộng sản hãy quỳ gối trước Hồ ông để tỏ lòng biết ơn ông ta vì nhờ có ông ta mà giờ đây dân Việt Nam đang đổ máu và hiến mạng sống mình vì lợi ích của phong trào cộng sản thế giới’’.
- Bùi Minh Quốc: Nghĩ thêm về lời kêu gọi “Không có gì quí hơn độc lập tự do” (Quê Choa). - Tự vấn, tự trọng, tự do, tự đổi mới (Nguyễn Văn Tuấn). Bản này có nhiều chỗ khác với bản đăng trên báo SGTT: Tự vấn, tự trọng, tự do, tự đổi mới

KINH TẾ
“Kinh tế Việt Nam còn khó ít nhất hai năm nữa” (VnEco).  - Sức ép phải đổi mới! (Tầm nhìn).
Doanh nghiệp Việt và sức mạnh nền kinh tế (ĐT).  - Doanh nghiệp đua bán tài sản để trả nợ (VNE).
Nên dứt DNNN khỏi các bộ (NLĐ).
Điều lệ, “Hiến pháp” của doanh nghiệp không thể hình thức (ĐT).
- Tuần cuối tháng 8: M&A ngân hàng sôi động, chênh lệch vàng trong nước và thế giới còn 2 triệu đồng/lượng (TTT/CafeF). - Vay tiêu dùng, mua hàng trả góp: Nháo nhào vào… “bẫy”! (PL&XH).
5<- Đường sắt trên cao chạy nước rút thì càng dễ … bòn rút? (NLĐ).
Tăng tốc các dự án nhiệt điện (NLĐ).
Giống lúa mới chịu ngập chịu mặn (RFA).
Doanh nghiệp xuất khẩu gạo lo Thái “xả hàng” (TBKTSG).  - Việt Nam tập trung giới thiệu nông sản tại CAEXPO 2013 (ĐT).
Phát triển đặc sản nhãn lồng chín muộn (QĐND).
- Tôm “gánh” tăng trưởng xuất khẩu thủy sản (CT). - Dạy nghề cho ngư dân (ND).
Nhiều đối tác nước ngoài quay lại với Thủy sản Phương Nam (VNE).
Buôn tiền seri đẹp (VNE).
Ai đánh thức ‘người đẹp đang ngủ’? (TVN).
Tân Tổng Giám đốc WTO đã chính thức nhậm chức (TTXVN).
Đài Loan ban hành biện pháp mới bảo vệ lao động nhập cư (RFI). 



VĂN HÓA-THỂ THAO
6Đền Hai Bà Trưng phát cháy trong đêm và nghi vấn săn tìm đồng đen (DV). =>
Triệu Đà là con cháu của vua Hùng, một “giả thuyết” kỳ cục của GS Bùi Văn Nguyên (Phan Duy Kha).
Trần Vũ và “Giáo sĩ” trong thế giới huyền ảo (Hợp lưu).  - Thơ Trần Mộng Tú – SÔNG VẪN NỒNG NÀN (DĐTK).
Đồng Văn tràn ngập tiếng khèn (ND).
Lòe loẹt – hớn hở, cuồng loạn – nghẹt thở với “Nhà mặt phố” (GD&TĐ).
Sao Mai có còn “hữu xạ tự nhiên hương”? (NLĐ).  - Sao Mai 2013: Sự lên ngôi của các giọng ca nữ (VNN).
Có những cái chết của nhà văn, chuyện bây giờ mới kể [Kỳ 1] (VHNA).
Huyền thoại truyền hình Anh qua đời (BBC).
Phụ nữ Mỹ muốn thử bơi lần nữa sang Cuba (VOA).

- Giải thưởng Lớn Bùi Xuân Phái vinh danh nhà nhiếp ảnh Quang Phùng: Thế mạnh của nhiếp ảnh là phản biện xã hội (LĐ).

- Câu chuyện từ một bảo vật quốc gia: Kỳ cuối: Bảo vật quốc gia (TT).
CÓ BÀI ĐĂNG BÁO (Tương Tri).
Hồng Ánh (Quê choa).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
7<- TS Giáp Văn Dương mở trường trên mạng (TT). 
Giáo viên vừa thừa vừa thiếu (NLĐ).
Học trò nghèo biết nói đủ (TT).
Quảng Trị: Cho con nghỉ học vì không muốn chuyển trường (VTV).
Áp dụng chính sách miễn học phí cho con công an (VnM).
Trợ cấp thâm niên cho nhà giáo nghỉ hưu (PNTP).
Cười ‘té ghế’ với lời phê của giáo viên (iHay).
Cận cảnh thư viện khủng nhất châu Âu (GD&TĐ).

- Giáo sư Jack Steinberger – người đoạt giải Nobel Vật lý năm 1966: Việt Nam cần phát triển đại học minh bạch, khỏe khoắn (DV).

NGHĨ LẨN QUẨN NHÂN NGÀY KHAI GIẢNG (Huỳnh Ngọc Chênh).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Khám sức khỏe “xịn” ở BV công cũng… loạn (KT).  - Tạm dừng sử dụng thuốc cản quang gây tai biến (PNTP).   - Đình chỉ công tác bác sĩ đặt sai ống dẫn lưu màng phổi cho bệnh nhân (TN).  - Hết văcxin cúm và thủy đậu (TT). - Hàng tấn thuốc trừ sâu chôn xuống đất, CS môi trường vẫn khẳng định: Không có gì cả! (Tầm nhìn).
8Bẫy biển báo tốc độ (TN).  - Bến xe Lạng Sơn: Cương quyết chống đối lệnh ‘khai tử’ (TP).  – Nghệ An: Xe quá tải vằm nát đường (NLĐ).
Bắt một tàu thủy nhập lậu hàng hóa số lượng lớn (PLTP).
Phố cổ Hà Nội: Bốn đời giữ nghề làm hương (KT). =>
- Thấp thỏm bên hồ, đập (NLĐ).
Hà Nội lại mênh mông ‘biển nước’ trước ngày nghỉ lễ (VTC).
Ninh Thuận: Hàng loạt sai phạm ở chợ Mương Cát (NLĐ).
Động đất 6,5 độ richter ở Indonesia (VOV).
Cần thêm 1 tháng để dập tắt các đám cháy rừng ở California (VOA).
Florida tung máy bay không người lái drone diệt… muỗi (RFI).

Tâm thư = Spam? (LĐ).

- Huy Đức: Cha tôi (Hiệu Minh).

QUỐC TẾ
Khủng hoảng Syria: dư luận phản ứng (BBC).  - Obama: “Mỹ sẽ có hành động với Syria” . - Phe nổi dậy Syria ‘thất vọng’ trước quyết định của Tổng thống Obama (VOA).  - Ngoại trưởng Mỹ: Chất độc sarin đã được sử dụng tại Syria .  - Vũ khí hóa học tại Syria: Phải đợi 2 – 3 tuần mới có kết luận của LHQ (RFI).  - Tổng thống Mỹ xin ý kiến Quốc hội về việc tấn công Syria. – Syria: Barack Obama muốn có « chính danh » trước khi hành động - Tấn công Syria : Pháp buộc phải chờ Mỹ. - Nước cờ cao tay của ông Obama khi hoãn đánh Syria (TN). - Ông Obama bất ngờ “đẩy bóng” qua Quốc hội Mỹ (ND).  - Vũ khí hóa học hay bức tranh thật của Bắc Phi-Trung Đông .  - Canh bạc của ông Obama (NLĐ).   - Tổng thống Obama: Mỹ sẽ hành động đủ mạnh với Syria để răn đe (LĐ).  - Phe đối lập Syria tin Quốc hội Mỹ đồng ý tấn công (TTXVN).   - Syria chê ông Obama bối rối, chính phủ Pháp vô trách nhiệm (VOV).  - ‘Syria đủ sức đối phó bất cứ cuộc xâm lược nào’ (VNE).
9Ai Cập nới lỏng lệnh giới nghiêm (RFI).
<- Iraq: Gần 50 người chết do đụng độ tại một trại tị nạn (TTXVN).
Mật vụ Israel chặn âm mưu tấn công trung tâm thương mại (VOV).
Dân Tunisia biểu tình đòi chính phủ từ chức (VOA).
Ông Nelson Mandela xuất viện (BBC).  - Cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela xuất viện (VOA). - Cựu tổng thống Nam Phi Nelson Mandela xuất viện (TT).
Dân Mexico phản đối kế hoạch cải tổ năng lượng của tổng thống (VOA).
Bà Clinton ‘nhiều quà’ hơn cả ông Obama (BBC).

Mỹ tiếp tục ‘bới lông tìm vết’ về trường hợp Syria (VOV). - Quốc hội Mỹ sắp bàn quyết định tấn công Syria (TN). - Uy lực tên lửa Mỹ sẽ dùng để không kích Syria (VNN). - Mỹ sẽ tấn công Syria sau ngày 9-9? (PLTP). - Pháp: Quân đội đã sẵn sàng hành động đối với Syria (Infonet). - Khi thanh gươm chiến tranh đã tuốt khỏi vỏ (TP). - John Kerry: Obama có quyền tấn công Syria dù Quốc hội không chấp thuận (GDVN). - John Kerry: Mỹ đã “nắm” bằng chứng tấn công Syria! (KT). - Mỹ sẽ “thảm bại” nếu đánh Syria? (VnM). - Syria chế giễu sự chần chừ của Obama là bước “rút lui lịch sử” (GDVN). - Mỹ bố trí lại tàu chiến xung quanh Syria(GDVN).
- Palestine: Đường về nhà (TP).

Leetown – West Virginia (Hiệu Minh).

Mỹ điều tàu sân bay hạt nhân và tàu chiến tới Địa Trung Hải (VOV).- Mỹ điều tàu sân bay hạt nhân hỗ trợ tấn công Syria (DT). - Obama nỗ lực thuyết phục quốc hội tấn công Syria (TTXVN). - Nga sẽ làm gì khi phương Tây tấn công Syria? (KT). - Căng thẳng Syria: Lính Mỹ phản chiến, chống lệnh Tổng thống? (Soha). - Mỹ sẽ tấn công Syria? (VTV). -Obama triệu tập Hội nghị G20 họp bàn đánh Syria  (VTC). - Nga điều tàu do thám đến khu vực ngoài khơi bờ biển Syria (Tin tức). - Liên đoàn Arập kêu gọi can thiệp vào Syria (Tin tức). - Tình báo Pháp: Assad có hơn 1000 tấn khí độc (GDVN). - Tìm thấy bằng chứng Syria sử dụng chất độc thần kinh cực mạnh (BM). - Tàu chiến Nga ồ ạt tràn vào Địa Trung Hải, bên cạnh Syria (ANTĐ). - Nga đột ngột ngừng hợp đồng cung cấp vũ khí cho Syria (TP).
* RFA: +  Sáng 1-9-2013; +  Tối 1-9-2013
* RFI: 
* VTV:  + Cuộc sống thường ngày – 01/09/2013;  + Hà Nội: Đóng cửa cây xăng không an toàn trước ngày 15/09;  + Nho độn đá – kiểu bán hàng làm mất thương hiệu;  + Nhịp đập 360 độ Thể thao – 01/09/2013; + Khoảnh khắc cuối tuần – 01/09/2013;  + Toàn cảnh thế giới – 01/09/2013;  + Thời sự 12h – 01/09/2013;  + Thời sự 19h – 01/09/2013.

2009. Lịch sử, mắt xích yếu trong yêu sách biển của Bắc Kinh

The Diplomat
Tác giả: Mohan Malik
Người dịch: Huỳnh Phan
30-08-2013
Yêu sách của Bắc Kinh đối với gần như toàn bộ biển Đông hiện nay được tô vẽ trong các hộ chiếu mới và bản đồ chính thức của Trung Quốc (TQ). Lãnh đạo TQ và người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh với mức hung hăng ngày càng tăng rằng các đảo, đá, và các rạn san hô là “lãnh thổ từ thời xa xưa” của TQ. Thông thường, đối với chủ quyền và ranh giới biển thì các yêu sách lãnh thổ chồng lấn phải được giải quyết thông qua việc vận dụng kết hợp luật tập quán quốc tế, phán quyết trước Tòa án Quốc tế hoặc Tòa án Quốc tế về Luật Biển, hoặc trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS). Trong khi TQ đã phê chuẩn UNCLOS và Công ước này nói chung không chấp nhận bỏ các yêu sách “dựa trên lịch sử”, nhưng đó lại đúng là loại yêu sách mà Bắc Kinh đưa ra lúc này lúc khác. Hôm 4 tháng 9 năm 2012, Ngoại trưởng TQ, ông Dương Khiết Trì, nói với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton rằng có “rất nhiều bằng chứng lịch sử và pháp lý cho thấy rằng TQ có chủ quyền đối với các đảo ở biển Đông và các vùng biển liền kề”. 

Xét về mặt “bằng chứng pháp lý”, đại đa số các chuyên gia pháp lý quốc tế đều kết luận rằng yêu sách sở hữu (danh nghĩa) lịch sử của TQ đối với biển Đông, bao hàm thẩm quyền chủ quyền đầy đủ và đồng ý cho các nước khác đi ngang qua là không hợp lệ và không hợp pháp. Các bằng chứng lịch sử, nếu có, thậm chí còn kém thuyết phục. Có nhiều mâu thuẫn trong việc TQ sử dụng lịch sử để biện minh cho yêu sách của họ đối với các đảo và rạn đá ở biển Đông, không ít trong số đó là sự khẳng định đầy tranh cãi của họ về các tương đồng với việc bành trướng đế quốc chủ nghĩa của Hoa Kì và các cường quốc châu Âu trong thế kỉ XVIII và XIX. Biện minh cho những nỗ lực của TQ mở rộng biên giới biển của họ qua việc yêu sách các đảo và rạn đá xa bờ, Cổ Khánh Quốc (Jia Qingguo), giáo sư trường Đại học Quan hệ Quốc tế Bắc Kinh, cho rằng TQ chỉ đơn thuần theo gương phương Tây. “Hoa Kỳ thì có đảo Guam ở châu Á ở rất xa đất Mỹ và người Pháp thì có các đảo ở Nam Thái Bình Dương, vì vậy chẳng có điều gì mới cả”, Cổ Khánh Quốc nói với AFP mới đây.
Phân tích sâu xa về các “bằng chứng lịch sử” làm cơ sở cho các yêu sách của TQ cho thấy rằng lịch sử thật ra không đứng về phía TQ. Nếu có thì yêu sách của TQ đối với quần đảo Trường Sa trên cơ sở lịch sử bị mắc mứu ở chỗ là không có đế chế nào của khu vực trước đây đã thực thi chủ quyền. Ở châu Á thời tiền hiện đại, các đế chế có đặc điểm là có các đường biên giới không xác định, không được bảo vệ, và thường thay đổi. Khái niệm về quyền bá chủ (suzerainty) chiếm ưu thế. Không giống như một nhà nước – dân tộc (nation-state), biên giới của đế chế TQ vừa không được vẽ cẩn thận vừa không bố phòng mà giống như các vòng tròn hay các khu vực, giảm dần từ trung tâm của nền văn minh ra đến vùng ngoại vi của người man di xa lạ. Quan trọng hơn, trong các tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng Ấn Độ, Miến Điện và Việt Nam, Bắc Kinh luôn luôn giữ lập trường cho rằng ranh giới trên bộ của họ chưa bao giờ được xác định, phân giới cắm mốc. Nhưng bây giờ, khi nói đến các đảo, bãi ngầm, và các rạn đá trong vùng biển Đông, Bắc Kinh lại tuyên bố khác đi. Nói cách khác, TQ tuyên bố rằng ranh giới trên bộ của họ chưa bao giờ được xác định và phân giới trong lịch sử trái ngược hẳn với lập trường rằng biên giới trên biển của TQ luôn luôn xác định và có phân giới rạch ròi. Mâu thuẫn cơ bản trong lập trường của TQ về biên giới trên bộ và biên giới trên biển nằm ở đây, nên nó không đứng vững được. Trên thực tế, chính những nỗ lực hồi giữa thế kỷ XX nhằm chuyển đổi các đường biên giới không xác định của các nền văn minh và vương triều xưa kia hưởng quyền bá chủ thành các đường biên giới xác định rạch ròi, giới hạn, và có phân giới của các nhà nước – dân tộc hiện đại thưc thi chủ quyền nằm ở trung tâm của các tranh chấp lãnh thổ và biển của TQ với các nước láng giềng. Nói một cách đơn giản, chủ quyền là một khái niệm hậu đế quốc gắn với nhà nước-dân tộc, không phải với các đế chế xưa kia.
Khái niệm về chủ quyền không phải là một khái niệm của TQ hoặc của châu Á mà là một khái niệm của châu Âu bắt nguồn với việc ký kết Hiệp ước Westphalia năm 1648. Chủ yếu là một khái niệm cho đất liền và mãi cho tới giữa thế kỷ XX mới áp dụng cho các nhà nước – dân tộc ở châu Á và châu Phi. Hệ thống nhà nước Westphalia dựa trên khái niệm về sự bình đẳng pháp lý hay chủ quyền quốc gia đối với biên giới xác định rõ ràng ngoài cùng phân biệt chính nó không những với chế độ phong kiến cũ ở châu Âu mà còn với các hình thức quyền bá chủ khác đã tồn tại vào thời điểm đó ở châu Á – Ba Tư, TQ và Ấn Độ. Trước khi có Hiệp ước Westphalia, các vương triều và đế chế ở châu Âu và các nơi khác không thể tuyên bố hoặc thực thi chủ quyền.
Lịch sử, như được biết đến, được viết bởi người chiến thắng, không phải bởi kẻ bại trận. Biên giới hiện tại của TQ phần lớn phản ánh những ranh giới được thiết lập trong thời hoàng kim của chủ nghĩa bành trướng nhà Thanh (Mãn Châu) thế kỷ XVIII, mà qua thời gian đã được kiên cố hoá thành biên giới quốc gia cố định (ngoại trừ Ngoại Mông, chủ yếu vì Liên Xô) theo sự áp đặt của hệ thống nhà nước – dân tộc Westphalia trên toàn châu Á trong thế kỷ XIX và XX. Tuy nhiên, lịch sử chính thống của TQ ngày nay thường bóp méo giai đoạn lịch sử phức tạp này, tuyên bố rằng người Mông, Tạng, Mãn, và Hán đều là người TQ, trong khi thật ra Vạn Lý Trường Thành được các triều đại TQ xây lên để bảo vệ Trung Hoa Hán tộc trước sự xâm lấn thường xuyên của người Mông Cổ và các bộ tộc Mãn Châu phía Bắc, bức tường thành này thực sự thể hiện vòng an ninh bên ngoài của đế chế Trung Hoa Hán tộc. Trong khi hầu hết các nhà sử học coi sự càn quét của các đoàn quân Mông Cổ do Thành Cát Tư Hãn lãnh đạo trong những năm đầu thế kỷ XIII như một sự kiện phá hoại lớn đe dọa sự sống còn của các nền văn minh xưa ở Ấn Độ, Ba Tư, và các nước khác, người TQ lại cỗ võ một cách có ý thức huyền thoại cho rằng ông ta thực sự là người “TQ”, và do đó tất cả các khu vực mà người Mông Cổ (nhà Nguyên) đã từng chiếm đóng hoặc chinh phục (như Tây Tạng và phần lớn Trung và Nội Á) đều thuộc về TQ bằng cách vận dụng khái niệm về chủ quyền của phương Tây hồi thế kỷ XVI trở ngược lại cho châu Á thế kỷ XII. Các yêu sách của TQ đối với Đài Loan và biển Đông cũng dựa trên cơ sở là cả hai đều là bộ phận của đế chế Mãn Châu. (Trên thực tế, trong các bản đồ nhà Thanh hay Mãn Châu, chính đảo Hải Nam chứ không phải là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, được mô tả như là ranh giới cuối cùng phía nam của TQ). Trong phiên bản lịch sử này, bất kỳ lãnh thổ nào bị “người TQ” chinh phục trong quá khứ vẫn cứ luôn là của TQ, bất chấp cuộc chinh phục xảy ra vào lúc nào.
Việc viết và viết lại lịch sử từ góc độ dân tộc chủ nghĩa như thế để tăng cường sự đoàn kết dân tộc và tính chính đáng của chế độ đã được các nhà lãnh đạo của TQ cả phe Quốc dân đảng lẫn Cộng sản dành ưu tiên cao nhất. Lãnh đạo Đảng Cộng sản TQ tự xử sự một cách có ý thức như là người thừa kế di sản của đế chế TQ, thường sử dụng các biểu tượng và lối ăn nói của đế chế. Từ sách giáo khoa tiểu học cho đến các bộ phim truyền hình về lịch sử, hệ thống thông tin do nhà nước kiểm soát nhồi nhét các thế hệ người TQ về sự oai phong, vĩ đại của Trung Hoa đế chế. Như nhà Hán học Úc Geremie Barmé chỉ ra: “Trong nhiều thập kỷ, nền giáo dục và tuyên truyền TQ đã nhấn mạnh vai trò của lịch sử trong sự phát triển của nhà nước – dân tộc TQ … Trong khi chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Mao đã bị vứt bỏ hết chỉ còn cái tên thì vai trò của lịch sử trong tương lai của TQ vẫn kiên định”. Cứ như vậy đến nỗi lịch sử đã được các viện nghiên cứu, các phương tiện truyền thông và các cơ quan giáo dục do nhà nước điều khiển thêu dệt thành một công cụ lãnh đạo nhà nước (còn được gọi là “xâm lược bản đồ”).
TQ sử dụng chuyện dân gian, thần thoại, truyền thuyết, cũng như lịch sử để cổ suý yêu sách lãnh thổ trên bộ và trên biển lớn hơn. Sách giáo khoa TQ thuyết giáo khái niệm Vương triều Trung tâm (Trung Hoa) như là nền văn minh lâu đời nhất và tiên tiến nhất nằm ngay tại trung tâm của vũ trụ, bao quanh bởi các nước nhỏ hơn bị Hoa hóa một phần trong khu vực Đông và Đông Nam Á, các nước này phải liên tục cúi đầu thần phục họ. Phiên bản lịch sử TQ thường cố tình làm lu mờ sự phân biệt giữa những cái không gì khác hơn là ảnh hưởng bá quyền, mối quan hệ triều cống, quyền bá chủ với sự kiểm soát thực tế. Tán đồng quan điểm cho rằng những ai làm chủ được quá khứ sẽ khống chế hiện tại và vạch hướng cho tương lai, Bắc Kinh luôn luôn đặt cược rất cao vào “con bài lịch sử” (thường là một cách giải thích xét lại lịch sử) trong các nỗ lực ngoại giao của mình nhằm đạt được mục tiêu của chính sách đối ngoại, nhất là để bắt các nước khác nhượng bộ lãnh thổ và ngoại giao. Hầu như tất cả các nước tiếp giáp, lúc này hay lúc khác, đều bị sức mạnh vũ lực của TQ đụng đến – Mông Cổ, Tây Tạng, Miến Điện, Hàn Quốc, Nga, Ấn Độ, Việt Nam, Philippines, và Đài Loan – và đều là đối tượng cho lịch sử xét lại của TQ. Như Martin Jacques lưu ý trong cuốn When China Rules the World (Khi TQ thống trị thế giới) “Chủ nghĩa Hoa vi trung đế quốc định hình và là nền tảng cho chủ nghĩa dân tộc TQ hiện đại”. Nếu không được kiểm soát, sự kiêu căng đế quốc hoặc lòng luyến tiếc quay về quá khứ có thể có những hậu quả không thể đoán trước cho hòa bình và ổn định khu vực.
Nếu ý tưởng về chủ quyền quốc gia xuất hiện ở châu Âu thế kỷ XVII và hệ thống đó bắt nguồn từ Hiệp ước Westphalia, thì ý tưởng về chủ quyền trên biển chủ yếu là khái niệm do Mỹ đặt ra giữa thế kỷ XX mà TQ đã vơ vào để mở rộng biên giới biển của mình. Như Jacques lưu ý, “Ý tưởng về chủ quyền trên biển là một phát minh tương đối gần đây, bắt đầu từ năm 1945 khi Hoa Kỳ tuyên bố rằng họ có ý định thực hiện chủ quyền đối với lãnh hải của họ”. Trong thực tế, Công ước LHQ về Luật Biển thể hiện nỗ lực quốc tế nổi trội nhất nhằm áp dụng các khái niệm về chủ quyền trên đất liền vào lĩnh vực biển trên toàn thế giới – tuy vậy điều quan trọng là nó bác bỏ ý tưởng biện minh bằng quyền lịch sử. Vì vậy, mặc dù Bắc Kinh yêu sách khoảng 80% biển Đông là “vùng nước lịch sử” (và hiện đang tìm cách nâng yêu sách này lên thành một “lợi ích cốt lõi” ngang với các yêu sách chủ quyền đối với Đài Loan và Tây Tạng), nói theo lịch sử, nếu TQ có quyền yêu sách biển Đông tới mức nào thì Mexico cũng có quyền yêu sách sử dụng độc quyền vịnh Mexico, hoặc Iran đòi Vịnh Ba Tư, hay Ấn Độ đòi Ấn Độ Dương đến mức đó. Nói cách khác, chẳng có chủ quyền gì cả. Theo quan điểm pháp lý, “việc tên gọi ‘biển Nam Trung Hoa’ được sử dụng nhiều không [có ý] trao chủ quyền lịch sử cho TQ“. Các nước sử dụng lịch sử để yêu sách chủ quyền đối với các đảo đều có sự đồng ý của nước khác và có cách giải thích lịch sử được các bên chấp nhận – cả hai yếu tố này đều không có ở Biển Đông.
 Các đế chế xưa hoặc giành được quyền kiểm soát vùng lãnh thổ thông qua xâm lược, thôn tính hay đồng hóa hoặc để mất chúng vào tay đối thủ có binh lực hoặc khả năng cai quản nhà nước ưu việt hơn. Mở rộng và thu hẹp lãnh thổ là chuẩn mực, được xác định bởi sự hùng mạnh hay sự suy yếu của một vương triều hay đế chế. Ý tưởng “lãnh thổ thiêng liêng” là phi lịch sử bởi vì việc kiểm soát lãnh thổ thì dựa trên việc nước nào tóm được hoặc lấy cắp những gì thuộc nước khác cuối cùng. Biên giới của nhà Tần, Hán, Đường, Tống, Minh khi nở khi co suốt trong lịch sử. Một Trung Hoa đế chế hùng mạnh, giống như nước Nga Sa hoàng, là kẻ bành trướng ở vùng Nội Á và Đông Dương mỗi khi cơ hội xuất hiện và sức mạnh cho phép. Việc bành trướng lãnh thổ dần dần qua nhiều thế kỷ dưới hai triều đại không Trung Hoa là Mông Cổ và Mãn Châu mở rộng sự kiểm soát của triều đình TQ đối với Tây Tạng và nhiều vùng đất ở Trung Á (nay là Tân Cương), Đài Loan và Đông Nam Á. Trên thực tế, TQ hiện đại là một “nhà nước-đế chế” đội lốt một nhà nước-dân tộc.
Ngay cả khi người ta phải chấp nhận lập luận “yêu sách lịch sử” của Bắc Kinh cho một thời điểm thì vấn đề lại là đế chế Trung Hoa không phải là đế chế duy nhất ở châu Á thời tiền hiện đại và trên thế giới. Còn có các đế chế và vương triều khác nữa. Nhiều nước có thể đưa ra “yêu sách lịch sử” có cùng giá trị như thế đối với những vùng đất hiện nay không phải là phần lãnh thổ của họ mà đang đặt dưới sự kiểm soát của TQ (ví dụ , vùng Cam Đa (Gando) ở tỉnh Cát Lâm, TQ thuộc về Triều Tiên) . Trước thế kỷ XX, ở châu Á không có nhà nước – dân tộc có chủ quyền với biên giới thuộc thẩm quyền và trong tầm kiểm soát được xác định về mặt pháp lý rõ ràng. Nếu các yêu sách của TQ biện minh được trên cơ sở lịch sử, thì các yêu sách lịch sử của Việt Nam và Philippines dựa trên lịch sử cũng biện minh được. Ví dụ, các sinh viên lịch sử châu Á đều biết rằng dân MaLaysia có liên hệ đến người Philippines hiện nay nên yêu sách của họ đối với Đài Loan sẽ thuyết phục hơn nhiều so với Bắc Kinh. Bởi vì Đài Loan ban đầu được định cư bởi con cháu những người Malay-Polynesian – tổ tiên của các nhóm thổ dân ngày nay – họ từng sống ở vùng đồng bằng thấp ven biển. Nhà quan sát Châu Á nổi bật Philip Bowring lập luận rằng “[s]ự kiện TQ có những ghi chép lịch sử lâu dài không làm mất hiệu lực lịch sử các quốc gia khác thể hiện qua các hiện vật, ngôn ngữ, dòng giống và các quan hệ di truyền, các bằng chứng về giao thương và đi lại”.
Trừ khi tán đồng khái niệm về ngoại lệ của TQ, “yêu sách lịch sử” của TQ đế chế có giá trị giống như những vương triều và đế chế khác trong khu vực Đông Nam và Nam Á. Vấn đề với lịch sử là vạch ra lằn ranh ở đâu, lúc nào, tại sao thế, và quan trọng hơn là phiên bản lịch sử của nước nào là chính xác. TQ đưa ra yêu sách về quyền sở hữu đối với thuộc địa của đế chế Mông Cổ và Mãn Châu sẽ tương tự như Ấn Độ đưa ra yêu sách đối với Afghanistan, Bangladesh, Miến Điện, Malaysia (Srivijaya), Nepal, Pakistan và Sri Lanka trên cơ sở rằng tất cả các nước này đều bộ phận hoặc của đế chế Maurya, Chola hoặc của đế chế Moghul và đế quốc Ấn Độ thuộc Anh. Suốt từ thể kỷ X tới thế kỷ XIII, một số vị vua của Pallava và Chola ở miền nam Ấn Độ đã tập hợp lực lượng hải quân và quân đội lớn lật đổ các vương triều lân cận và thực hiện các cuộc tấn công trừng phạt đối với các nước trong khu vực vịnh Bengal . Họ cũng đã ra biển để chinh phục nhiều khu vực thuộc những vùng đất mà bây giờ là Sri Lanka, Malaysia và Indonesia. Trong nghiên cứu về văn hóa chiến lược Ấn Độ, George Tanham nhận xét: “Trong cái thực sự là một cuộc chiến về thương mại giữa TQ, Ấn Độ và châu Âu, người Cholas đã khá thành công trong các can dự cả về hải quân lẫn đất đai và đã cai trị nhiều phần của Đông Nam Á trong một thời gian ngắn”.
Các yêu sách của TQ ở biển Đông cũng đánh dấu một sự chuyển đổi lớn khỏi định hướng địa chính trị lâu đời đối với cường quốc lục địa. Với việc tuyên bố có một truyền thống mạnh mẽ về đi biển, TQ đề cập nhiều cuộc thám hiểm của Trịnh Hòa tới Ấn Độ Dương và Châu Phi đầu thế kỷ XV. Nhưng, như Bowring chỉ ra rằng ”Trong lĩnh vực hàng hải bên ngoài vùng nước ven biển thì người TQ thực sự là kẻ đi sau. Trong nhiều thế kỷ, các bậc thầy của các đại dương là dân Malay-Polynesian, những người từng thuộc địa hóa phần lớn thế giới, từ Đài Loan đến New Zealand và Hawaii về phía nam và phía đông , rồi Madagascar về phía tây. Các chum đồng đã được giao thương với Palawan, ngay phía nam của Scarborough vào thời của Khổng Tử. Khi những nhà tu Phật giáo TQ như Pháp Hiển (Faxian) đi Sri Lanka và Ấn Độ vào thế kỷ V, họ đã đi trên tàu do người MaLaysia sở hữu và điều khiển. Tàu từ vùng mà nay là Philippines đã giao thương với Phù Nam, một nước hiện nay là miền Nam Việt Nam, cả ngàn năm trước nhà Nguyên”.
Và cuối cùng, cái gọi là “yêu sách lịch sử” của TQ đối với biển Đông thực sự không phải là “hàng thế kỷ”. Các yêu sách này chỉ bắt đầu từ năm 1947, lúc chính phủ Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch vẽ ra cái gọi là “đường 11 đoạn” trên bản đồ biển Đông của TQ, bao quanh quần đảo Trường Sa và các chuỗi đảo khác mà Quốc Dân Đảng cầm quyền tuyên bố thuộc chủ quyền TQ. Chính Tưởng Giới Thạch, khi nói rằng đã xem phát xít Đức như một mô hình cho TQ, đã bị cuốn hút bởi ý tưởng Nazi (Quốc xã) về một Lebensraum (“không gian sống”) mở rộng cho dân tộc Trung Hoa. Ông đã không có cơ hội để tự mình thành kẻ theo chủ nghĩa bành trướng bởi vì người Nhật buộc ông vào thế phòng thủ, nhưng những người vẽ bản đồ của chế độ Quốc dân đảng đã vẽ đường chữ U 11 đoạn trong cố gắng để mở rộng “không gian sống” của TQ ở biển Đông chẳng bao lâu sau khi Nhật thua trận trong Thế chiến II. Rõ ràng, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc cũng đã tức giận về các bản đồ thời Thế chiến II của Nhật Bản cho thấy toàn bộ biển Đông như một cái hồ của Nhật Bản. Lần đầu tiên chính phủ TQ cho tàu hoạt động đi vào vùng biển Đông là vào năm 1947 với chuyến đi của các tàu Trung Hoa Dân Quốc Trung Kiện (Zhongjian), Trung Nghiệp (Zhongye) Thái Bình (Taiping và Vĩnh Hưng(Yongxing.) Mãi đến nhiều năm sau đó họ mới bắt đầu việc khảo sát. Sau khi Đảng Cộng sản TQ chiến thắng trong cuộc nội chiến vào năm 1949, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã tiếp nhận cú xâm lược bản đồ này, chỉnh lại khái niệm của Tưởng Giới Thạch thành “đường 9 đoạn” sau khi xóa hai đoạn ở Vịnh Bắc Bộ năm 1953 thể hiện cả những chỗ mà chính phủ THDQ chưa từng đến. Cho mãi tới năm 2005 , bản đồ bãi cạn Scarborough do Hải quân PLA công bố chỉ là một bản sao y từng dữ liệu một của bản đồ Hải quân Mỹ (cảm ơn Barney Moreland đã cung cấp cho tác giả thông tin này).
Từ khi Chiến tranh Thế giới II kết thúc, TQ đã vẽ lại bản đồ của họ, xác định lại biên giới, tạo dựng bằng chứng lịch sử, sử dụng vũ lực để tạo ra các thực thể lãnh thổ mới, đặt tên lại các đảo, và tìm cách áp đặt phiên bản lịch sử của mình lên các vùng biển trong khu vực. Nặm 1972 họ thông qua “Luật về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải”, tuyên bố chủ quyền 4/5 biển Đông, tiếp sau là những cuộc đụng độ vũ trang với hải quân Philippines và Việt Nam trong suốt những năm 1990. Gần đây hơn, họ phái một số lượng lớn tàu cá và tàu hải giám đến vùng biển tranh chấp theo cái tương tự như cuộc “chiến tranh nhân dân trên vùng biển quốc tế” đã làm tăng căng thẳng nhiều hơn. Trích lời bình luận Sujit Dutta, “chủ thuyết phục hồi lãnh thổ không suy giảm của TQ dựa trên … lý thuyết rằng vùng ngoại vi phải được chiếm cứ để đảm bảo an toàn cho vùng lõi. [Điều này] là một khái niệm cơ bản thời đế chế đã được phe dân tộc chủ nghĩa TQ – cả Quốc Dân Đảng lẫn Cộng sản – quốc tế hóa. Những nỗ lực của chế độ [hiện nay] để vươn tới biên giới địa lý theo họ tưởng tượng thường có cơ sở lịch sử ít ỏi và tiếp tục có hậu quả chiến lược bất ổn cao”.
Rõ ràng, một lý do mà dân Đông Nam Á cảm thấy khó chấp nhận yêu sách lãnh thổ của TQ là điều đó sẽ có nghĩa là chấp nhận ý niệm về sự ưu việt của chủng tộc Hán hơn các chủng tộc và đế chế châu Á khác. Jay Batongbacal thuộc trường Đại học luật Philippines nói: “Một cách trực giác, chấp nhận đường 9 đoạn là một sự chối bỏ tương ứng về bản sắc và lịch sử thật sự của tổ tiên người Việt Nam, Philippines, và Malaysia, thực chất đó là việc hồi sinh trong thời hiện đại sự phỉ báng các sắc dân không TQ là ‘man di’ không được hưởng sự tôn trọng và phẩm giá ngang bằng với tư cách là các dân tộc”.
Tóm lại, các đế chế và vương triều không bao giờ thực thi chủ quyền. “Vấn đề lịch sử” là rất phức tạp và không thừa nhận cách giải thích dễ dãi. Nếu yêu sách lịch sử có giá trị nào đó thì Mông Cổ có thể yêu sách tất cả các khu vực của châu Á đơn giản là vì họ đã từng chinh phục các vùng đất của châu lục này. Hoàn toàn không có cơ sở lịch sử để hậu thuẫn bất cứ yêu sách nào trong những yêu sách đường nhiều đoạn đó, nhất là xét rằng các vùng lãnh thổ của đế chế TQ chưa bao giờ được phân định biên giới kỹ càng như các nhà nước – dân tộc mà chỉ tồn tại như các vùng ảnh hưởng từ một trung tâm văn minh giảm dần đi. Đây là lập trường mà TQ đương đại bắt đầu xác lập vào thập niên 1960 khi đàm phán biên giới trên trên bộ với nhiều láng giềng. Nhưng đó không phải là lập trường của họ hiện nay trong các cuộc chạm trán về bản đồ, ngoại giao và quân sự mức thấp để xác định biên giới.
Việc diễn giải lại liên tục lịch sử để đẩy mạnh các yêu sách chính trị, lãnh thổ trên bộ và trên biển hiện đại, kết hợp với khả năng của giới lãnh đạo Cộng sản kích động hay dập tắt “các cao trào dân tộc chủ nghĩa” giống như tắt mở một khoá nước trong những thời điểm có căng thẳng với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và Philippines, khiến Bắc Kinh khó trấn an các nước láng giềng rằng “sự trỗi dậy hòa bình” của họ là hoàn toàn hòa bình. Chấp nhận phiên bản lịch sử của TQ được xem như tương đương với chối bỏ lịch sử của các nước khác và ý niệm bình đẳng về chủ quyền của các nhà nước – dân tộc. Do có sáu bên yêu sách các đảo san hô vòng, đảo thường, đảo đá, và các mỏ dầu ở biển Đông, các tranh chấp ở quần đảo Trường Sa, tự bản chất, là những tranh chấp đa phương đòi hỏi phân xử qua trọng tài quốc tế. Nhưng việc Bắc Kinh một mực đòi theo cách tiếp cận song phương để giải quyết tranh chấp chủ yếu dựa vào niềm tin rằng Bắc Kinh có thể thành công do sức mạnh tương đối lấn lướt của TQ và sự chia rẽ của ASEAN. Tuyên bố của TQ về “chủ quyền không thể tranh cãi đối với biển Đông” có nguồn gốc vào cuối thập niên 1940 – chứ không phải trong lịch sử xa xưa – đặt ra một thách thức đối với tất cả các quốc gia biển.
Mohan Malik là giáo sư thuộc Trung tâm Châu Á-Thái Bình Dương về Nghiên cứu An ninh, Honolulu. Đây là những quan điểm cá nhân của tác giả và không phản ánh quan điểm của Trung tâm Châu Á-Thái Bình Dương. Một phiên bản trước, ngắn hơn xuất hiện trong World Affairs, tháng5 / 6 năm 2013. Gửi lời cảm ơn đặc biệt tới Carleton Cramer, Carlyle Thayer, Justin Nankivell, Denny Roy và Barney Moreland vì nhừng  ý kiến và góp ý vô giá.
Nguồn: The Diplomat

2010. KHÔNG TRUNG THỰC TRONG ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP

PHẠM ĐÌNH TRỌNG
LỜI THƯA. Khi bắt đầu viết, bài này có tựa Đảng Cộng Sản Việt Nam Với Lợi Ích Dân Tộc Việt Nam. Mới gõ phím được hơn trang, người viết được đọc bài Uẩn Khúc Trong Điều 4 Hiến Pháp, thấy giáo sư Hoàng Xuân Phú đã soi rọi rất tinh tế, chính xác xảo thuật ngôn từ mà những người soạn thảo HP (Hiến pháp) đã sử dụng giúp ĐCSVN (đảng Cộng sản Việt Nam) không bị ràng buộc vào bất kì điều nào của HP để ĐCSVN điềm nhiên đứng ngoài và đứng trên HP.
Bài viết của tôi, tập trung chỉ ra điều 4 HP ghi: ĐCSVN .  .  . đại biểu trung thành lợi ích của cả dân tộc Việt Nam là hoàn toàn không đúng sự thật. Trong lịch sử hoạt động, ĐCSVN luôn luôn thí bỏ lợi ích dân tộc thiết thực để theo đuổi lợi ích giai cấp hư vô của đảng.
Bài viết của giáo sư Hoàng Xuân Phú chỉ ra sự khuất tất trong xảo thuật ngôn từ của điều 4 và trong toàn HP. Bài viết của tôi chỉ ra sự thiếu trung thực của điều 4 HP. Hai bài là hai vế đối về sự bất minh của điều 4 HP. Vì thế tôi thấy cần thay đổi tựa bài để là một vế song hành về ý tứ với bài của giáo sư Hoàng Xuân Phú.

Điều 4 Dự thảo Hiến pháp 2013 viết: Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Viết gọn lại là: Đảng Cộng sản Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Một đảng chính trị của chính trường Việt Nam mà coi thường và khinh bỉ Nhân Dân Việt Nam đến mức nghiễm nhiên giành quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội, không cần có lá phiếu của người Dân, không cần biết người Dân Việt Nam có chấp thuận sự lãnh đạo đó hay không, không đếm xỉa đến quyền lợi hiển nhiên, sơ đẳng, bình thường và thiết thực của người Dân là quyền Công Dân, quyền bầu cử chọn ra người lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đối xử với Dân kẻ cả, quyền uy và tệ bạc như vậy mà lại bảo rằng đảng Cộng sản Việt Nam trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam thì đúng là viết lấy được, nói lấy được, một lối nói, một cách làm của quyền uy độc tài, quen thói áp đặt!   
Thực tế đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã nhiều lần chứng minh rằng đảng không những không vì lợi ích dân tộc Việt Nam mà đảng còn hi sinh lợi ích dân tộc Việt Nam cho lợi ích của đảng, cho những mục tiêu viển vông, siêu thực của đảng, cho cuộc cách mạng vô sản thế giới hão huyền, chỉ đẩy Dân vào chiến tranh hận thù, chỉ lấy Dân làm vật thí nghiệm, vật hi sinh cho chủ nghĩa xã hội hư vô!
1. ĐƯA DÂN TỘC VIỆT NAM VÀO CON ĐƯỜNG MÁU LỬA. DÂN TỘC VIỆT NAM ĐÃ PHẢI TRẢ GIÁ MÁU QUÁ ĐẮT CHO SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Khi đất nước Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược là khi thế giới đã bước vào thời công nghiệp hóa. Những nước đi đầu trong công nghiệp hóa trở nên giàu mạnh, văn minh liền mang sức mạnh công nghiệp đi xâm lược các nước còn đang tăm tối trong nền sản xuất nông nghiệp cổ lỗ. Công nghiệp hóa là thời của toàn cầu. Mọi vấn đề của thế giới, của con người, từ cuộc sống của mỗi con người đến số phận các dân tộc đều mang tính toàn cầu. Các sĩ phu Việt Nam yêu nước chỉ quanh quẩn trong nước, sử dụng lực lượng tại chỗ, lòng yêu nước chỉ được trang bị bằng gậy gộc, giáo mác đứng lên khởi nghĩa chống Pháp đều đơn độc, lẻ loi và cuộc khởi nghĩa nhanh chóng bị dìm trong máu. Những người Việt Nam yêu nước từ thế hệ Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu đều đã biết hướng ra thế giới tìm kiếm, học hỏi thế giới, nắm bắt xu thế thời đại, khai thác sức mạnh thời đại vào sự nghiệp cứu nước.
Đi ra thế giới tìm con đường giải phóng dân tộc Việt Nam, với trái tim yêu nước nồng nàn và tầm nhìn thấu đáo, sâu xa, Phan Châu Trinh thấy trước hết phải “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”: Thức tỉnh ý thức tự lập, tự cường, chấn hưng đất nước. Lập phường hội phát triển công thương, phát huy nghề tinh. Tiếp nhận công nghệ mới, bước theo các nước công nghiệp, công nghiệp hóa, tư bản hóa xã hội Việt Nam. Dân giàu nước mới mạnh, số đông người Dân giàu có về đời sống văn hóa và đời sống kinh tế, từ đó mới có ý thức về quyền con người, quyền tự quyết của các dân tộc, có tư thế bình đẳng và có lực lượng cần thiết đấu tranh chính trị và chỉ đấu tranh chính trị giành độc lập dân tộc.
Con đường Phan Châu Trinh đã chọn cho dân tộc Việt Nam cũng là con đường Mahatma Gandhi đã chọn cho dân tộc Ấn Độ và Ấn Độ đã giành được độc lập dân tộc không phải trải qua cuộc chiến tranh đẫm máu với đế quốc Anh. Phan Châu Trinh mất sớm, con đường cứu nước đúng đắn Phan Châu Trinh vừa khởi xướng, đành bỏ dở! Sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam thôi đành phó thác cho những người Cộng sản. Và dân tộc Việt Nam phải trải qua con đường đấu tranh bạo lực dằng dặc máu lửa và chứa chất hận thù đến tận hôm nay vẫn chưa thôi bạo lực, chưa trút bỏ hận thù!
Đi ra thế giới, những người Việt Nam yêu nước lớp kế cận Phan Châu Trinh nhưng không có được tầm văn hóa cao và sự chín chắn chính trị của Phan Châu Trinh nên họ đã vội vồ vập vơ lấy học thuyết hận thù giai cấp, đấu tranh giai cấp đẫm máu của chủ nghĩa Cộng sản và coi đó là phương tiện tốt nhất cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam. Đọc luận cương của V. Lê nin về cách mạng bạo lực và hận thù của vô sản thế giới, Hồ Chí Minh, người Cộng sản Việt Nam đầu tiên, sung sướng đến ứa nước mắt reo lên: Đây rồi! Đây chính là cái mà chúng ta cần!
Từ đây, dân tộc Việt Nam chỉ có thể tồn tại bằng yêu thương đùm bọc “lá lành đùm lá rách” bị cuốn vào thời bạo lực và hận thù giai cấp, “lá rách” đấu tố, thù hận “lá lành”, loại bỏ “lá lành”, dân tộc bị chia rẽ sâu sắc, bị suy yếu rệu rã và bị lệ thuộc chặt chẽ vào nước lớn cùng ý thức hệ!
Phan Châu Trinh làm cách mạng giải phóng dân tộc bằng những cải cách nâng tầm đất nước, nâng tầm dân tộc, đưa đất nước đi vào con đường công nghiệp hóa làm cho Dân giầu nước mạnh và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc phải dựa vào những người Dân giàu có trí tuệ, giàu có của cải đó. Nhưng cách mạng vô sản thì ngược lại. Coi làm giàu là bóc lột, là bất công xã hội, đứng về phía những người nghèo khổ bị bóc lột, cách mạng vô sản đưa giai cấp công nông, giai cấp nghèo khổ, không có của cải, không có tri thức, chỉ có xiềng xích và hai bàn tay trắng lên lãnh đạo cách mạng, coi người giàu tri thức và giàu của cải đều là kẻ thù của cách mạng, là đối tượng cần chuyên chính, loại bỏ! Đó là một thảm họa lớn kéo dài mà những người Cộng sản Việt Nam đã mang lại cho dân tộc Việt Nam và biến động bi thảm tháng chín năm 1930, những người Cộng sản phát động Dân nghèo Nghệ Tĩnh nổi dậy chém giết trí, phú, địa, hào, “Trí, Phú, Địa, Hào đào tận gốc, trốc tận rễ” là một cảnh báo nghiêm khắc.
Sau gần một thế kỉ bị thực dân Pháp đô hộ, gần một thế kỉ nước mất, thân nô lệ, những tâm hồn Việt Nam chân chính đang khao khát cháy bỏng giải phóng dân tộc. Những người Cộng sản Việt Nam giương ngọn cờ giải phóng dân tộc, đã khai thác, tập hợp được sức mạnh dân tộc Việt Nam làm nên chiến thắng trong cuộc kháng chiến đánh đuổi những đội quân xâm lược hùng mạnh của thời đại.
Chiến thắng những đội quân xâm lược giành độc lập là chiến thắng của văn hóa và truyền thống Việt Nam, chiến thắng của khí phách, trí tuệ và tâm hồn Việt Nam, hoàn toàn không phải là chiến thắng của chủ nghĩa Mác Lê nin, của lí tưởng Cộng sản, không phải là chiến thắng của học thuyết hận thù, đấu tranh giai cấp.
Giương ngọn cờ giải phóng dân tộc, những người Cộng sản Việt Nam đã thu hút được một số quan lại, trí thức, tư sản, chủ đất.  .  . , những người thuộc giai cấp tư sản với lòng yêu nước hồn nhiên đã tập hợp trong đội ngũ những người kháng chiến giành độc lập. Nhưng lí tưởng Cộng sản, học thuyết đấu tranh bạo lực, hận thù giai cấp đã đẩy số đông người Việt Nam yêu nước tỉnh táo, sáng suốt, không chấp nhận chủ nghĩa Cộng sản sang phía kẻ thù không đội trời chung. Ngay cả với những trí thức, tư sản, những trí tuệ và tài năng ở tầng lớp trên đi với những người Cộng sản, có đóng góp to lớn trong cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc cũng bị những người Cộng sản ngộ độc học thuyết đấu tranh giai cấp, đố kị, khinh rẻ, bạc đãi, đày ải điêu đứng. Những thân phận ngậm ngùi, ê chề, đau khổ như Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, .  .  . vì sự đố kị, bạc đãi, đày ải đó không phải là cá biệt. Chủ nghĩa Cộng sản với học thuyết bạo lực, hận thù, đấu tranh giai cấp đã gây quá nhiều đau khổ cho nhiều thế hệ, cho hàng triệu người Việt Nam yêu nước thương nòi, gây chia rẽ, li tán sâu sắc cả dân tộc Việt Nam.
Chiến thắng bằng bạo lực và hận thù của những người Cộng sản đã buộc dân tộc Việt Nam phải trả bằng giá máu và giá đạo lí quá đắt:
Giá phải trả bằng máu của cả chục triệu người, gần một phần ba dân số Việt Nam phơi thây ngoài mặt trận, chết gục trong đấu tố, chết thảm trên pháp trường, chết mòn trong tù ngục, chết mất xác trong thủ tiêu âm thầm! Xã nào, huyện nào tỉnh nào cũng có những nghĩa trang liệt sĩ mênh mông, trắng xóa những nấm mồ người chết trẻ, tuổi mười tám, đôi mươi. Rồi còn những người chết trong thù hận không nấm mồ, không dấu tích cũng nhiều không kém, tính không xuể!
Hãy đến nghĩa trang liệt sĩ một xã như xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, hãy đến nghĩa trang liệt sĩ Đường 9, nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn để thấy bằng hình ảnh, bằng chứng cứ món nợ máu đảng Cộng sản Việt Nam đã vay của dân tộc Việt Nam lớn như thế nào, để thấy giá máu dân tộc Việt Nam đã phải trả lớn như thế nào khi đi trên con đường đấu tranh giành độc lập bằng bạo lực do những người Cộng sản lãnh đạo! Càng đau xót hơn khi người Dân phải trả giá máu đắt như vậy nhưng đất nước vẫn chưa có nền độc lập thật sự, đất đai biển trời không còn được nguyên vẹn và người Dân vẫn chưa thật sự có tự do, chưa được thực sự làm Người, vẫn mang ách nô lệ của một Nhà nước độc tài đảng trị!
Giá của cuộc nội chiến tương tàn chia rẽ sâu sắc một dân tộc vốn chỉ có thể tồn tại bằng đoàn kết dân tộc, bằng yêu thương đùm bọc, lá lành đùm lá rách! Giá của đất nước gấm vóc bị 30 năm chiến tranh hiện đại, chiến tranh điện tử, chiến tranh siêu âm, chiến tranh bấm nút, chiến tranh hủy diệt tàn phá!
Giá của văn hóa dân tộc và đạo lí Việt Nam bị hủy hoại, bị vất bỏ! Một dân tộc tồn tại bằng yêu thương trở thành dân tộc ứng xử với nhau bằng bạo lực và hận thù! Nhà nước tùy tiện sử dụng bạo lực với người Dân đã trở thành tấm gương cho xã hội để xã hội Việt Nam trở thành xã hội bạo lực, bất an, man rợ. Nhà nước cướp đất của Dân bằng bạo lực cưỡng chế. Nhà nước trả lời những chính kiến khác biệt của người Dân bằng bạo lực công an, tòa án, nhà tù. Bỏ tù người Dân có chính kiến khác biệt bằng những tội danh hình sự áp đặt, giả tạo. Công an ngang nhiên đánh Dân, bắn Dân trên đường phố. Công an ngang nhiên chà đạp lên pháp luật, tùy tiện bắt bớ Dân. Công an đánh chết Dân trong nhà tạm giam, trong trụ sở công an diễn ra hàng ngày ở khắp nơi trên cả nước. Nhà nước Cộng sản dùng bạo lực gây hận thù rộng khắp đất nước và gieo rắc hận thù sâu sắc trong lòng dân tộc Việt Nam.
Tất cả sử sách của đảng Cộng sản Việt Nam, của Nhà nước Cộng sản Việt Nam đều thú nhận rằng cuộc cách mạng tháng tám năm 1945 là cuộc cướp chính quyền của những người Cộng sản. Cướp là bất chính, là bạo lực. Một Nhà nước ra đời trong bạo lực, tồn tại bằng bạo lực không thể là Nhà nước lương thiện, tử tế! Nhà nước không lương thiện, tử tế tất yếu tạo ra xã hội không lương thiện, tử tế. Xã hội Việt Nam hôm nay là xã hội như vậy, xã hội lừa đảo, bạo lực và hận thù! Bạo lực và hận thù biến con người thành con thú! Bạo lực và hận thù man rợ như xã hội thời hồng hoang chưa có luật pháp!
2. VÌ LỢI ÍCH GIAI CẤP HƯ VÔ TỪ BỎ LỢI ÍCH DÂN TỘC THIẾT THỰC. ĐẨY DÂN TỘC VIỆT NAM VÀO CUỘC NỘI CHIẾN TƯƠNG TÀN
Năm 1954, phần lớn lực lượng của đội quân xâm lược Pháp ở Đông Dương đã bị tiêu diệt ở Điện Biên Phủ. Cả hệ thống phòng thủ của Pháp ở đồng bằng Bắc Bộ đã bị vô hiệu, bị nhấn chìm trong biển lửa chiến tranh du kích. Binh đoàn chủ lực mạnh của Pháp ở miền Trung bị đánh tan tác ở đèo An Khê. Cả hệ thống đồn bốt của Pháp ở miền Đông và miền Tây Nam Bộ đã tự tan rã từng mảng lớn. Hai phần ba lãnh thổ Việt Nam đã được giải phóng khỏi đội quân xâm lược Pháp. Quân xâm lược chỉ còn giữ được những thành phố, thị xã ở đồng bằng nhưng phần lớn người Dân trong những thành phố, thị xã đó cũng là những người Việt Nam yêu nước, chống Pháp. Trong khi đội quân xâm lược Pháp lực đã kiệt, thế đã tàn thì lực lượng kháng chiến giành độc lập đã lớn mạnh, đang bừng bừng xốc tới, chỉ dấn thêm một bước là cả nước sạch bóng giặc ngoại xâm.
Nhưng những người Cộng sản đặt giá trị giai cấp lên trên giá trị dân tộc thì giải phóng dân tộc không phải là mục đích duy nhất và cao nhất của họ. Với ý thức hệ giai cấp, những người Cộng sản Việt Nam coi giải phóng dân tộc không phải là mục đích mà chỉ là phương tiện để họ làm cách mạng vô sản thế giới, coi cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam chỉ là một bộ phận của cuộc cách mạng vô sản thế giới, coi đất nước, dân tộc chỉ là “tiểu cục” trong cái “đại cục” cách mạng vô sản thế giới.
Ngạo ngược và hợm hĩnh đưa lá cờ búa liềm của chỉ một giai cấp, giai cấp công nông bần cùng, lá cờ vay mượn từ xứ người và chung chạ với xứ người lên ngang với lá cờ Tổ quốc Việt Nam, những người Cộng sản Việt Nam thẳng thừng tuyên bố rằng với họ, Tổ quốc Việt Nam không phải là trên hết! Vì lá cờ vay mượn và chung chạ đó, những người Cộng sản đã chuyển hướng cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc thành cuộc chiến tranh ý thức hệ giai cấp. Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam đang băng băng đi đến thắng lợi hoàn toàn bị buộc phải dừng lại để làm nhiệm vụ giai cấp. Đặt trên đôi vai dân tộc Việt Nam nghèo khổ, gày guộc cuộc chiến tranh ý thức hệ khốc liệt của cách mạng vô sản thế giới, những người Cộng sản lạnh lùng chia đôi đất nước Việt Nam yêu thương thành hai trận địa, hai tiền đồn chĩa súng vào nhau, chia đôi dân tộc Việt Nam yêu nước thương nòi thành hai đội quân xung kích của hai phe ý thức hệ quyết liệt lăn xả vào nhau chém giết, tiêu diệt nhau, đẩy dân tộc Việt Nam vào cuộc nội chiến Bắc – Nam đẫm máu suốt hai mươi năm trời!
Trong khi những người Cộng sản Việt Nam nông cạn và không đủ tầm văn hóa để ý thức về giá trị dân tộc nên đã vì lá cờ búa liềm vay mượn và chung chạ của giai cấp vô sản thế giới mà từ bỏ lợi ích dân tộc để làm tên lính xung kích của cuộc cách mạng vô sản thế giới, thì những người Cộng sản đàn anh Tàu Cộng lại núp dưới lá cờ búa liềm vay mượn và chung chạ đó để vụ lợi, để mưu lợi ích cho Tàu Cộng. Họ mượn máu của dân tộc Việt Nam làm vốn liếng chính trị cho Tàu Cộng, để Nhà nước công nông Tàu Cộng từ bóng tối nội chiến, nghèo đói, lạc hậu bước ra ánh sáng thế giới. Ép Việt Nam chấp nhận tham gia hội nghị Geneve năm 1954 chấm dứt cuộc chiến tranh Đông Dương để Tàu Cộng có cơ hội lần đầu tiên được bước lên vũ đài chính trị thế giới, giành được vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới. Lấy máu của dân tộc Việt Nam mặc cả với tư bản thế giới kiếm chác lợi ích cho Tàu Cộng, những người Cộng sản Tàu còn lấy đấu tranh giai cấp để chia rẽ dân tộc Việt Nam, đánh tan rã khối đoàn kết dân tộc, lấy chiến tranh ý thức hệ khoét vết thương nhức nhối trong lòng dân tộc Việt Nam, làm suy yếu dân tộc Việt Nam, buộc Việt Nam mãi mãi phụ thuộc vào Tàu Cộng, mãi mãi là chư hầu của Tàu Cộng để Tàu Cộng thực hiện giấc mộng thôn tính, bành trướng mà tổ tiên họ ôm ấp từ ngàn đời vẫn chưa thực hiện được.
Nông cạn, không xứng tầm lịch sử, không mang hồn dân tộc, không đau đáu với lợi ích dân tộc, những người Cộng sản Việt Nam đã không thấy được mưu đồ Đại Hán Tàu Cộng, răm rắp chấp nhận sự áp đặt của Tàu Cộng, cúi đầu kí hiệp định Geneve năm 1954 chấp nhận ngừng cuộc chiến giải phóng hoàn toàn đất nước, chấp nhận chia đôi đất nước Việt Nam yêu thương, chia đôi dân tộc Việt Nam ruột thịt thành hai nửa đối kháng một mất một còn với nhau!
Ngăn chặn cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn, chia cắt đất nước, chia cắt dân tộc Việt Nam thành hai nửa thù địch nhau, Hiệp định Geneve năm 1954 là thất bại ê chề, đau đớn mà những người Cộng sản Việt Nam đã mang lại cho dân tộc Việt Nam. Từ đây dân tộc Việt Nam có lịch sử hào hùng bốn ngàn năm kiêu hãnh là dân tộc độc lập tự chủ trở thành dân tộc tội nghiệp bị cột chặt vào cuộc chiến tranh ý thức hệ vô nghĩa của thế giới Cộng sản, phải đổ máu cho cuộc chiến tranh ý thức hệ vay mượn của cách mạng vô sản thế giới. Từ đây, độc lập dân tộc đã thực sự bị mất!
Ngày 20 tháng bảy năm 1954 ở Geneve, Thụy Sĩ, những người Cộng sản Việt Nam kí kết Hiệp đinh đình chiến, chia cắt đất nước thì ngay hôm sau, ngày 21 tháng bảy, ở những vùng đất Việt Nam ngoài vòng kiểm soát của những người Cộng sản, người dân đồng loạt treo cờ rủ để tang cho nền độc lập dân tộc bị giết chết, để tang đất nước chia cắt thành hai quốc gia đối kháng, để tang dân tộc Việt Nam bị chia cắt thành hai thế lực thù địch nhau, để tang cho nhiều gia đình bị chia đôi thành hai trận tuyến bắn giết nhau, để tang cuộc nội chiến không tránh khỏi, để tang cho những thế hệ tuổi trẻ Việt Nam bị thiêu hủy trong ngọn lửa chiến tranh, để tang sớm cho hàng triệu người Việt thiệt mạng trong cuộc nội chiến ý thức hệ vô nghĩa đó!
Đưa giá trị giai cấp hư vô lên trên giá trị dân tộc thiết thực, những người Cộng sản Việt Nam đã đưa dân tộc Việt Nam đi từ cuộc chiến tranh khốc liệt này đến cuộc chiến tranh khốc liệt khác. Cuộc nội chiến Bắc – Nam 20 năm. Cuộc chiến tranh Campuchia hơn 10 năm. Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 10 năm. Đi từ cuộc đấu tố thanh trừng tàn bạo này đến cuộc đấu tố thanh trừng tàn bạo khác. Những cuộc đấu tố thanh trừng trong cải cách ruộng đất, trong cải tạo tư sản, trong vụ Nhân văn Giai phẩm, trong vụ xét lại chống đảng đã bắn giết, đày ải, loại bỏ hàng triệu người Việt Nam tinh hoa, ưu tú nhất của dân tộc Việt Nam, những người đã làm nên niềm tự hào Việt Nam thời xã hội Việt Nam giã từ nền sản xuất nông nghiệp cơ bắp tăm tối đi tới xã hội công nghiệp ánh sáng cùng loài người văn minh.
Những người Việt Nam yêu nước thương nòi, những người Việt Nam chân chính hôm nay nói tiếng nói của lịch sử, của đạo lí, của văn hóa Việt Nam đòi vất bỏ gông cùm chủ nghĩa Mác Lê nin sai lầm tội lỗi, vất bỏ gông cùm ý thức hệ giai cấp phản dân tộc để thoát khỏi thân phận nô lệ Bắc thuộc đều bị Nhà nước Cộng sản coi là thế lực thù địch, bị bộ máy chuyên chính của Nhà nước Cộng sản giám sát, theo dõi như những người tù ngay tại nhà mình. Nhiều người Việt Nam chân chính bất hạnh hơn, người trước người sau đang lần lượt vào những nhà tù khắc nghiệt, những địa ngục trần gian được Nhà nước Cộng sản xây dựng, mở rộng trên khắp đất nước Việt Nam. Dùng ngục tù phân loại người Dân. Những người Dân khảng khái, trung thực đều bị tống vào ngục tù để xã hội Việt Nam chỉ còn bầy cừu cam chịu dưới sự chăn dắt của bạo lực Cộng sản, để dân tộc Việt Nam chỉ còn là sắc tộc Việt thiểu số của Đại Hán, chỉ còn là những thân phận  nô lệ của Nhà nước độc tài đảng trị.
3. KIÊN TRÌ CHỦ NGHĨA MÁC LÊ NIN, KIÊN TRÌ ĐẤU TRANH HẬN THÙ GIAI CẤP, DÙ ĐẤT NƯỚC THỐNG NHẤT ĐÃ BAO LÂU THÌ DÂN TỘC VIỆT NAM VẪN MÃI LI TÁN
Khi những người Cộng sản đàn anh Tàu Cộng, Nga Cộng ép những người Cộng sản Việt Nam phải kí hiệp định Geneve chia đôi đất nước Việt Nam là họ đã chọn dải đất Việt Nam làm bãi chiến trường của cuộc chiến tranh ý thức hệ và chọn dân tộc Việt Nam làm vật hi sinh trong cuộc chiến tranh đó để đất nước họ yên ổn xây dựng, phát triển.
Chính chủ nghĩa Mác Lê nin đã tạo ra không gian lịch sử, yếu tố xã hội và phát động cuộc chiến tranh ý thức hệ đẫm máu và vô nghĩa. Xã hội tư bản đưa giới chủ, đưa những người giàu có của cải, giầu có trí tuệ lên làm chủ Nhà nước và xã hội. Với xã hội tư bản, Cái Tôi của người Dân được nhìn nhận, cá nhân được khẳng định, quyền con người được luật pháp bảo đảm. Mỗi người tồn tại trong cuộc đời là một cá nhân, phải đến xã hội tư bản công nghiệp mới có được điều bình thường mà vĩ đại đó. Từ bầy đàn đi đến cá nhân, đó là một bước tiến vĩ đại của tiến trình lịch sử loài người. Cá nhân được giải phóng, những con người khổng lồ xuất hiện đưa xã hội loài người thực sự bước vào thời ánh sáng văn minh và phát triển huy hoàng.
Xã hội Cộng sản đưa giai cấp công nông, những người lao động làm thuê, lao động cơ bắp, không có của cải, không có trí tuệ lên làm chủ Nhà nước và xã hội. Trong xã hội Cộng sản chỉ những người nắm quyền lực trong đảng Cộng sản và Nhà nước Cộng sản mới có Cái Tôi, mới có cá nhân, còn người dân chỉ là đám đông, là bầy đàn, không có cá nhân. Đó là xã hội mông muội, tối tăm, là một bước thụt lùi thảm hại của lịch sử, một nỗi đau nhân loại.
Chủ nghĩa Mác Lê nin giao nhiệm vụ lịch sử cho giai cấp công nhân, những người lao động cơ bắp làm thuê không của cải, không tri thức phải quyết đào mồ chôn những ông chủ tư bản giầu có của cải và trí tuệ. Chủ nghĩa Mác Lê nin giao nhiệm vụ lịch sử cho chế độ Cộng sản kéo lùi lịch sử phát triển loài người về thời tối tăm phải quyết tiêu diệt chế dộ Tư bản đã đưa xã hội loài người tới ánh sáng văn minh. Nhiệm vụ lịch sử đó của những người Cộng sản, của giai cấp vô sản thế giới đã tạo ra chiến tranh ý thức hệ, đẩy nhân dân vào những cuộc đấu tố, thanh trừng, thảm sát, đẩy loài người vào những cuộc chiến tranh liên miên. Vì thế, về thực chất cuộc chiến tranh ý thức hệ là cuộc chiến tranh bóng tối mông muội quyết tiêu diệt ánh sáng văn minh và ánh sáng văn minh quyết đẩy lùi bóng tối mông muội!
Vì là cuộc chiến tranh ý thức hệ nên nước Mĩ hùng mạnh của thế giới tư bản phải tham chiến trong cuộc chiến tranh Việt Nam để ngăn chặn bóng tối Cộng sản lan ra thế giới. Có sức mạnh kinh tế và quân sự không nước nào sánh được nhưng nước Mĩ vẫn phải chuốc lấy thất bại trong cuộc chiến tranh Việt Nam vì chiến thắng của cuộc chiến tranh nào xét cho cùng cũng là chiến thắng của văn hóa, của đạo lí. Những người Cộng sản Việt Nam đã giấu kín cuộc chiến tranh ý thức hệ dưới danh nghĩa cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Người Dân Việt Nam đi vào cuộc chiến tranh ý thức hệ là những nạn nhân, những vật hi sinh nhưng với tư thế những anh hùng xả thân chống Mĩ cứu nước và chiến thắng đã thuộc về những người anh hùng đó. Đó là chiến thắng của văn hóa, của lẽ sống Việt Nam. Đó là chiến thắng của những người mẹ lần lượt tiễn đến đứa con cuối cùng ra trận và những đứa con ấy đã lần lượt bỏ mình trên những ngả đường chiến trận để làm nên chiến thắng dâng lên người mẹ nghèo khổ mà giầu lòng yêu nước thương nòi, dâng lên Mẹ Tổ quốc Việt Nam.
Sau chiến thắng đó, sau ngày 30 tháng tư năm 1975, cuộc chiến tranh Nam – Bắc núi xương, sông máu chấm dứt, một thời cơ phát triển, chấn hưng đất nước vô cùng thuận lợi đã mở ra. Chưa bao giờ Việt Nam đứng trước thời cơ phát triển thuận lợi như lúc đó. Nhưng với tầm văn hóa thấp kém, không vượt được lên trên các chủ nghĩa, làm chủ các chủ nghĩa nên chỉ giáo điều, dập khuôn, làm nô lệ của chủ nghĩa Mác Lê nin lầm lạc, phản dân tộc, những người lãnh đạo Cộng sản Việt Nam không vì lợi ích dân tộc, vẫn nhìn thế giới và nhìn dân tộc mình bằng con mắt hận thù giai cấp, vẫn mê muội lấy đấu tranh giai cấp ứng xử với thế giới và lấy đấu tranh giai cấp chống phá, nô dịch chính dân tộc mình, tù đày chính Nhân Dân mình, những người lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam đã bỏ lỡ thời cơ lịch sử để Việt Nam bước lên đường phát triển, hòa nhập cùng loài người văn minh.
Không vì lợi ích dân tộc, đảng Cộng sản Việt Nam vẫn trói mình trong ý thức hệ giai cấp, làm cho Việt Nam không thể hòa nhập với thế giới, đánh mất tình yêu của thế giới, đánh mất nguồn lực lớn lao của thế giới dành cho Việt Nam
Dân tộc Việt Nam bé nhỏ, nghèo khổ phải chịu những đau thương mất mát quá lớn để chiến thắng một lực lượng quân sự hùng mạnh nhất thế giới. Cả thế giới ngả mũ kính chào Việt Nam, vui mừng mở vòng tay đón Việt Nam hòa nhập với cuộc sống thanh bình của thế giới. Cả thế giới động lòng trắc ẩn trước hi sinh mất mát đau thương của Việt Nam, muốn bù đắp, chia sẻ với Việt Nam, muốn giúp Việt Nam xây dựng lại đất nước. Cả nước Mĩ thua trận cũng muốn làm lành với Việt Nam bằng việc chủ động đề nghị bình thường hóa quan hệ hai nước để nước Mĩ có trách nhiệm với Việt Nam sau chiến tranh.
Nếu đảng Cộng sản Việt Nam thực sự là đại biểu trung thành lợi ích của cả dân tộc Việt Nam như họ vẫn xưng xưng tự nhận, thực sự vì lợi ích dân tộc thì họ phải ý thức được trách nhiệm về nỗi đau mất mát quá lớn mà dân tộc Việt Nam phải nhận khi là công cụ, là vật hi sinh của cuộc chiến tranh ý thức hệ. Nhận trách nhiệm để thấy việc phải làm là nhanh chóng thoát ra khỏi thân phận công cụ của ý thức hệ, trở về với dân tộc, vì lợi ích dân tộc mà bình thường hóa quan hệ với Mĩ, mở ra thời kì mới hòa nhập với thế giới, đón nhận thành tựu khoa học kĩ thuật của thế giới và quan trọng nhất là khoa học kĩ thuật hiện đại và nguồn vốn đầu tư lớn từ nước Mĩ để xây dựng cuộc sống mới cho Nhân Dân.
Không bận tâm đến lợi ích dân tộc, vẫn trói mình trong chủ nghĩa Mác Lê nin chỉ biết có giai cấp, lạc lõng trong tình cảm vay mượn hận thù giai cấp, đánh tráo chiến thắng bằng giá máu quá đắt của dân tộc Việt Nam là chiến thắng của chủ nghĩa Mác Lê nin, lại sẵn thói kiêu ngạo Cộng sản, những người lãnh đạo Cộng sản Việt Nam vênh váo đưa ra cớ đòi Mĩ bồi thường chiến tranh để từ chối bình thường hóa quan hệ với nước Mĩ thua trận. Cùng với những sai lầm tệ hại khác, vênh váo không bình thường hóa quan hệ với Mĩ dẫn đến cuộc cấm vận của Mĩ kéo dài suốt hai mươi năm. Lệnh cấm vận của Mĩ đã dựng bức tường sừng sững ngăn cách Việt Nam với thế giới, chặn đứng dòng vốn đầu tư, dòng khoa học kĩ thuật, công nghệ hiện đại của thế giới chảy vào Việt Nam làm cho đất nước Việt Nam chìm sâu trong nghèo đói, khủng hoảng, kinh tế kiệt quệ, người Dân khổ cực, thiếu thốn đủ bề.
Vài tỉ tiền Mĩ bồi thường chiến tranh ném vào cái túi thủng của Nhà nước tham nhũng nào có thấm tháp gì so với hàng chục tỉ, hàng trăm tỉ đô la mà các nước phát triển đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam khi bình thường hóa quan hệ với Mĩ.
Không vì lợi ích dân tộc, vẫn lấy đấu tranh giai cấp chống phá dân tộc, đánh mất cả nội lực to lớn, đánh mất cả sức sống mạnh mẽ và sức sáng tạo vô tận của dân tộc Việt Nam
Năm 1954, những người Cộng sản nhẫn tâm chia đôi đất nước Việt Nam đã tạo ra hai dòng chảy Nam – Bắc ngược chiều nhau. Dòng chảy nhỏ bé, ngắn ngủi của gần hai trăm ngàn cán bộ, bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc và dòng chảy ồ ạt, mạnh mẽ, kéo dài của hai triệu người Dân miền Bắc di cư vào Nam.
Năm 1975 kết thúc cuộc chiến tranh Nam Bắc, lại có hai dòng chảy Nam Bắc ngược chiều nhau. Một dòng chảy của những người thân trong những gia đình bị trận tuyến ý thức hệ chia cắt hai mươi năm tìm về với nhau. Nhưng chỉ có người từ miền Bắc ào ào đổ vào miền Nam. Người thắng cuộc hồ hởi tìm đến người mặc cảm thua cuộc. Dòng chảy Bắc – Nam. Đó là dòng chảy tự nhiên. Nhưng còn có dòng chảy do những người say máu đấu tranh giai cấp tạo ra, những người chỉ biết có giai cấp, không biết đến dân tộc, những người cuồng tín, nô lệ của học thuyết đấu tranh giai cấp, dùng bạo lực giai cấp vô sản quyết tiêu diệt dân tộc Việt Nam đến cùng. Dòng chảy của hàng trăm ngàn người đã tham gia bộ máy quân sự và bộ máy Nhà nước của chính quyền Sài Gòn thua cuộc bị dẫn giải ra miền Bắc tống vào các nhà tù được mang tên là các trại cải tạo. Dòng chảy Nam – Bắc.
Không biết nhận ra đường về với dân tộc, những người lãnh đạo Cộng sản vẫn lấy giai cấp vay mượn đánh phá dân tộc ruột thịt của mình. Bài bản đấu tranh giai cấp đã làm kiệt quệ miền Bắc là cải tạo tư sản lại được áp dụng ở miền Nam làm kiệt quệ cả miền Nam. Tư sản dân tộc miền Nam đông đảo và giàu có đã tạo ra cả một nền công nghiệp hiện đại và thương nghiệp phát triển hòa nhập với thị trường thế giới. Tước đoạt quyền làm chủ của những người biết làm chủ. Giao cơ sở sản xuất kinh doanh của họ cho những người không biết sản xuất kinh doanh, không có mối quan hệ giao thương với thế giới đã phá hủy cả một nền công thương nghiệp dân tộc phát triển, cắt đứt mối quan hệ giao thương với thị trường thế giới. Việt Nam tự cô lập trong nghèo đói.
Bài bản đấu tranh giai cấp là duy trì và khoét sâu mãi trận tuyến giai cấp, trận tuyến địch – ta trong lòng dân tộc Việt Nam. Đưa súng đạn, thuốc nổ và những tay súng AK vào miền Nam thổi bùng lên ngọn lửa chiến tranh người Việt giết người Việt. Chiến tranh kết thúc, những họng súng AK lại gom hàng trăm ngàn người trong bộ máy Nhà nước và bộ máy quân sự miền Nam vào những nhà tù rải rác ở vùng rừng núi khắc nghiệt miền Bắc. Những người làm nên bộ máy Nhà nước và bộ máy quân sự miền Nam là lực lượng tinh hoa, ưu tú nhất của xã hội miền Nam và cũng là nguồn lực con người lớn lao và quí giá của dân tộc Việt Nam. Tù đày họ không những hủy bỏ một nguồn lực lao động cao cấp mà còn tiếp tục nuôi dưỡng hận thù trong lòng dân tộc, li tán dân tộc.
Những đòn đấu tranh giai cấp khốc liệt đó liên tiếp đánh những đòn chí tử vào dân tộc Việt Nam. Đánh vào nội lực, đánh vào lực lượng sản xuất tạo ra của cải xã hội làm cho đất nước đã nghèo càng nghèo thêm. Đánh vào lòng tin làm cho người dân thấy bế tắc, không còn lòng tin vào ngày mai. Đánh vào tình cảm dân tộc, đánh vào lòng yêu nước làm cho người dân dù nặng lòng với nước cũng không tìm thấy chỗ đứng trên đất nước thân yêu phải bỏ nước ra đi tạo ra dòng người đổ ra biển vượt biên kéo dài trong nhiều năm, ồ ạt vào những năm từ 1975 đến 1990 và rải rác đến tận hôm nay. Dòng thác người trên biển đi tìm cái sống trong cái chết đã tạo ra hình ảnh một Việt Nam đau thương, tủi nhục trước con mắt thế giới và thế giới đã phải tạo ra một từ mới Boat People – Thuyền Người để gọi những người Việt Nam khốn khổ này. Chạy trốn đòn đấu tranh giai cấp tàn độc của những người lãnh đạo Cộng sản Việt Nam, hơn ba triệu người Việt Nam tìm đến vòng tay nhân hậu cưu mang của các dân tộc trên thế giới, khoét sâu sự li tán trong lòng dân tộc Việt Nam đến nay vẫn chưa thể hàn gắn. Nửa triệu người vùi xác dưới biển trong cuộc chạy trốn những người lãnh đạo Cộng sản lấy giai cấp tiêu diệt dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam không thể trốn trách trách nhiệm về cái chết mất xác của nửa triệu người Việt Nam này.
Lấy giai cấp thống trị dân tộc. Lấy đấu tranh giai cấp đánh tan tác, li tán dân tộc. Mang gia sản thiêng liêng vô giá của dân tộc ra đánh đổi lấy liên minh giai cấp, liên minh ý thức hệ như chia đôi đất nước, chia dân tộc Việt Nam ra làm hai nửa đối kháng chém giết nhau. Vạch trận tuyến chiến tranh ý thức hệ trong lòng dân tộc Việt Nam. Đưa nhân dân Việt Nam ra làm vật hi sinh trong cuộc chiến tranh đó. Cắt đất đai thiêng liêng của tổ tiên cho Tàu Cộng để duy trì liên minh ý thức hệ với Tàu Cộng, để duy trì sự thống trị của đảng Cộng sản Việt Nam .  .  . Còn vô vàn dẫn chứng không thể kể xiết về lịch sử tồn tại của đảng Cộng sản Việt Nam là lịch sử thí bỏ lợi ích to lớn của dân tộc Việt Nam vì lợi ích nhỏ bé của đảng. Những dẫn chứng này, lịch sử sẽ không bỏ sót và lịch sử sẽ phán xét công bằng, sòng phẳng.
Không thể nhắm mắt trước lịch sử và không thể lừa dối nhân dân khi cố tình ghi trong điều 4 Hiến Pháp rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam đại biểu trung thành lợi ích cả dân tộc Việt Nam!
 P.Đ.T.

Chính trị – Xã hội

Nhìn lại DOC: Từ mong manh tới mịt mùng  (SM)—Thứ trưởng Phạm Quang Vinh nói về mối quan hệ ASEAN-Trung Quốc  (ĐV)

Bà Phạm Chi Lan    <<<===  Cần sửa Nghị định 72 trước khi quá muộn  (BBC/nghe) -  Bà Phạm Chi Lan nói:   “Nghị định 72 gây ra nhiều bức xúc trong xã hội nhất là trong cộng đồng mạng ở chỗ đưa ra những quy định ví dụ như cấm các mạng đưa ra những thông tin có tính chất tổng hợp chung và chỉ được đưa đúng mục tiêu của mạng đó…”   -Cựu cố vấn Thủ tướng Chính phủ cho rằng nghị định đã tạo ra một sự cấm đoán không cần thiết.   =Bà nói: “Nếu với cách thức ngăn cấm như vậy, tôi cho là không phù hợp với yêu cầu thông tin của bạn đọc ngày nay, của người đọc ở khắp các nơi, nhất là với hoạt động của các trang mạng. Nó là một sự cấm đoán không cần thiết và không đúng.
“Nó không đúng với quyền thông tin của các trang mạng, cũng như quyền được thông tin của người dân, những người hay đọc trên mạng.”
Cựu quan chức lãnh đạo VCCI đưa ra lời kêu gọi:   “Đối với Nghị định 72, tôi chỉ mong và hy vọng Chính phủ có thể nhìn nhận vấn đề sớm hơn và sửa nó để cho đừng gây ra những tác động không tốt với xã hội.”
Nghị định 72 bắt đầu có hiệu lực  (RFA)   —-Sử gia Phương Tây: ‘Việt Nam theo đuổi tôi’  (TVN)
Buổi phát thanh đặc biệt 2/9/1945  (VNN)  —Người kéo cờ trong Ngày Độc Lập bây giờ ra sao?  (ĐV)
Người Việt Nam đầu tiên vào điện Kremlin nb
Người Việt Nam đầu tiên vào điện Kremlin  (TN) -Cách mạng tháng Mười vĩ đại (1917) có sức lôi cuốn kỳ lạ. Từ khi nghe tin cách mạng XHCN thành công ở nước Nga, người thanh niên Nguyễn Ái Quốc nung nấu ý định đến Nga dẫu thời bấy giờ chưa hiểu hết ý nghĩa cực kỳ to lớn của cuộc cách mạng đó.  ====>>>

Tinh thần công dân   (TN)  -Chính sự thức tỉnh tinh thần công dân Việt Nam là điểm đặc sắc nhất mà ngày Quốc khánh 2.9 mang lại cho dân tộc Việt. Không có sự thức tỉnh của tinh thần công dân ấy, thì sẽ không có đêm 19.12.1946 bùng nổ toàn quốc kháng chiến, không có cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kỳ gian khổ suốt 9 năm, không có cuộc kháng chiến chống Mỹ 21 năm sau đó, và không có ngày 30.4.1975 thống nhất đất nước.   —Ngày đất nước nở hoa  (NLĐ)
7 Thứ trưởng GTVT ‘vi hành’: Chỉ tên 18 tỉnh, thành  (VNN)
Thấp thỏm bên hồ, đập  (NLĐ)  -Cả nước có gần 7.000 hồ chứa thủy điện, thủy lợi. Trong đó, hàng chục thủy điện vừa, nhỏ và hàng trăm hồ thủy lợi như những “quả bom nước” trên đầu người dân   —-Thủy điện, rước lũ và nguy cơ vỡ đập cận kề  (ĐV)
Tự vấn, tự trọng, tự do, tự đổi mới  (SGTT)  -GS Nguyễn Văn Tuấn (đại học New South Wales, Úc)  -Thoát nô lệ, vẫn lệ thuộc   -….Chúng ta có độc lập gần 70 năm qua, nhưng về mặt phát triển hầu như bất cứ lĩnh vực nào liên quan đến khoa học, công nghệ, kỹ thuật, chúng ta đều lệ thuộc nước ngoài. Phụ thuộc có lẽ không phải là điều quá đáng ngại, nhưng lệ thuộc mới đáng quan tâm.
Tại sao đã gần 70 năm mà chúng ta vẫn còn kém? Cần nhìn nhận rằng trình độ của người Việt chưa theo kịp những vấn đề mà phát triển kinh tế – xã hội đặt ra. Điểm xuất phát của chúng ta là một nền văn minh và văn hoá nông nghiệp, và khi trong quá trình hội nhập thế giới được định hình bởi nền văn minh công nghiệp, thì nảy sinh rất nhiều vấn đề. Có nhiều sự chênh lệch giữa nhu cầu phát triển và khả năng đáp ứng của nội lực Việt Nam. Điều này có thể giải thích tại sao các công trình xây dựng, công trình nghiên cứu khoa học của Việt Nam không đạt chất lượng cao……
Còn “ăn xổi ở thì”, còn vướng bẫy  (SGTT)  -GS Lê Văn Cường  (giám đốc nghiên cứu trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp)  -….Rõ ràng, đã có rất nhiều phát biểu về mặt lý luận về định hướng lâu dài cho Việt Nam, nhưng cụ thể phải làm những gì, thực sự tôi chưa thấy rõ. Về kinh tế, chúng ta muốn trở thành một Philippines hay một Hàn Quốc? Bất cứ một sự phát triển bền vững nào đều dựa trên tầm nhìn dài hạn và tư duy chiến lược. Tuy nhiên, để phát triển, cần tránh lối tư duy muốn “có tiền” trong ngắn hạn, bằng đủ mọi cách. Kiểu tư duy này khá phổ biến ở nước ta, trong quần chúng, trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, đặc biệt là trong một số cơ quan nhà nước cũng như với một số người có trọng trách. Cha ông ta gói gọn lối tư duy này trong một câu thành ngữ rất cô đọng: “ăn xổi ở thì”…..
Hàng tấn thuốc trừ sâu chôn xuống đất, CS môi trường vẫn khẳng định: Không có gì cả!  (SM)
Đà Nẵng hỗ trợ ngư dân đóng tàu cá công suất lớn  (SM)

__________________________________________________________________________________________________________________
Từ độc lập đến chế độ thực dân cộng sản  (Lê diễn Đức -RFA)
Tản mạn chuyện nỗi khổ của dân nước người, dân nước mình  (Song Chi -RFA)
Nguyễn Văn Thạnh – Bạn tốt của chiến tranh: Niềm tin mù quáng và lòng tham mù quáng  -(Danluan)
Thái Doãn Hiều – Những cái chết tức tưởi của nhà văn  -(Danluan)
Thông cáo Đảng Cộng sản Đông Dương tự ý giải tán, ngày 11-11-1945-(Danluan)
Alan Phan – MacARTHUR VÀ BÊN THẮNG CUỘC-(Danluan)
Thư một bạn đọc: Niềm thất vọng đắng cay-(Danluan)
-(Danluan)
Đơn kêu cứu của gia đình ông Ngô Hào, Phú Yên-(Danluan)
Nguyễn Thị Bình – Không đủ nội lực, sẽ khó giữ chủ quyền-(Danluan)
Đoan Trang – “Nói với mình và các bạn”: Ta đi bầu cử tự do-(Danluan)
Bùi Văn Bồng – Độc lập phải đi liền với tự chủ tự quyết dân tộc-(Danluan)
Bùi Minh Quốc – Nghĩ thêm về lời kêu gọi “Không có gì quí hơn độc lập tự do”-(Danluan)
Nguyễn Văn Thạnh – Bạn tốt của chiến tranh: Niềm tin mù quáng và lòng tham mù quáng-(Danluan)
Mặn chát Trường Sa »   - - – Sáng ngồi phòng Trực ban, tình cờ gặp một anh bộ đội Hải quân đến gửi Đơn khiếu nại. Lâu rồi mới nhìn thấy một người lính trở về từ đảo, anh…
Đề nghị làm sáng tỏ vụ việc: Hồ Chí Minh là người Việt Nam hay Đài Loan? »  -  (ĐCV) - năm 1957, cụ Hồ Chí Minh về thăm quê ở xã Kim Liên,huyện Nam Đàn,tỉnh Nghệ An mà không ra thắp hương mộ thân mẫu là cụ Hoàng Thị Loan. Năm 1945, khi…

THẦN TƯỢNG SALE OFF !  -(TNM)

TRUNG CỘNG GIỮA GỌNG KỀM CHIẾN LƯỢC ẤN – NHẬT  (TQ)
Cục u bướu di căn từ đời Bí thư Nguyễn Phú Trọng  (Caunhattan)

Quan chức Hưng yên cướp đất của gia đình chiến sỹ Trường sa !-(XuanVN)

_____________________________________________________________________________________________________________________
Điểm yếu lịch sử của ‘đường lưỡi bò’ trên Biển Đông  (SM)    —-Trung Quốc phát triển sức mạnh QS chiếm thế thượng phong cường quốc  (GDVN)
“Chủ quyền lịch sử”: Điểm yếu của Trung Quốc về Biển Đông  (Tinnong)    —–Gỡ bỏ bản đồ ghi sai chủ quyền Hoàng Sa  (TT)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Nam Ninh , Trung Quốc  (Chinhphu)   —--Không đủ nội lực, sẽ khó giữ chủ quyền  (TT)   —-Bà Nguyễn Thị Bình: Phải xóa bỏ ‘nhóm lợi ích’  (ĐV)
Phó Thủ tướng nhắc nhẹ vụ tự ý nắn dòng Sông Hồng  (ĐV)    —Đi tây để làm về nông nghiệp: Học nhiều, áp dụng ít  (DV)
Đại gia Việt Nam đổi tên thị trấn của Mỹ  (TN) -Ngày mai (3.9), Thị trưởng người Việt Nam Phạm Đình Nguyên chính thức đổi tên thị trấn lâu đời Buford thuộc bang Wyoming (Mỹ)
Tàu cá bị đâm chìm khiến 7 ngư dân gặp nạn   (ĐV) -Đang đánh cá tại vùng biển huyện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) thì 7 ngư dân trên tàu bất ngờ bị một tàu cá chưa rõ tung tích đâm chìm. Rất may không có thiệt hại về người.
Vì sao HT Thích Quảng Độ từ nhiệm?  (BBC/ nghe) -Người đứng đầu Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất loan báo từ nhiệm, trong biến cố nội bộ lớn nhất từ nhiều năm qua. Hòa thượng Thích Quảng Độ công bố lá thư nói ngài “không còn chịu trách nhiệm bất cứ việc gì” tại tổ chức Phật giáo vẫn bị chính quyền cộng sản Việt Nam cấm hoạt động.
Người đang là Đệ Ngũ Tăng Thống của Giáo Hội cho biết ngài muốn cách chức người đứng đầu giáo hội ở hải ngoại, nhưng các nhân vật lãnh đạo khác phản đối.   Hòa thượng Thích Chánh Lạc, Chủ tịch Văn phòng II Viện Hóa Đạo tức lãnh đạo cao nhất của tổ chức này tại nước ngoài, bị cáo buộc “vi phạm trong giới Dâm và Vọng”, theo lá thư.
HT Thích Quảng Độ từ chức lãnh đạo GH Phật giáo VN Thống nhất  (RFI)   — Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ từ chức  (RFA)
VN ngày càng siết chặt internet?  (BBC/ nghe xem)Phóng viên BBC Wendy Urquhart tường thuật.
Đảng Cộng sản: võ sỹ không đối thủ?  (BBC) -Ý kiến nói độc quyền chính trị khiến Đảng CS VN đang tạo ra nhiều đối thủ bên trong và bên ngoài.  -Nguyễn Sĩ Bình   Gửi tới BBC Tiếng Việt từ California
Vẫn tùy tiện trong việc bắt, giam  -(RFA)

Kinh tế

NHNN nên dừng đấu thầu vàng nếu không sẽ ‘lãnh đủ’-(ĐV)
Giống lúa mới chịu ngập chịu mặn  (RFA)   —-Mất tin chủ dự án, khách hàng tranh quyền quản lý vốn  (VEF)    —Nhà thu nhập thấp bị trả hàng loạt  (VL)
Đại siêu thị’ bánh trung thu vỉa hè gầm cầu Hà Nội  (VNN)
Nên dứt DNNN khỏi các bộ  (NLĐ) -Khu vực kinh tế nhà nước đóng góp tới 27% GDP nhưng hiệu quả hoạt động không xứng với tầm vóc và đặc quyền hiện có. Trong khi đó, suốt 20 năm qua, mô hình để quản lý tốt khu vực kinh tế này vẫn chưa có
Bàn về câu chuyện “đầu tư khổng lồ – giá trị nghi ngờ”?!  (GDVN)
Canh bạc cuối của Quốc Cường Gia Lai?  (NCĐT)   —-Tháng 9, xe máy giảm giá hơn 8 triệu đồng  (VnM)
TS.Trần Đình Thiên:Doanh nghiệp ‘đi’ nhiều thế lấy đâu tăng trưởng GDP (ĐV)
Những Số Tiền Phi Pháp Cho Nền Kinh Tế Ngầm- (Tamnhin)    —-Nếu chưa minh bạch,thì “nợ xấu” làm gì có giá để bán?- (Tamnhin)
Đổi mới hay là… chết  (DNSG)    —-Sẽ lặp lại cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997?  (DNSG)
Thâm hụt ngân sách 2014 đề xuất tăng lên 5,5% GDP  (DNSG)     —-Khi Mỹ chán hàng Trung Quốc  (DNSG)

Thế giới


Linh mục Vladimir Ghika (1873-1954) được phong chân phước tại Bucarest ngày 31/08/2013.Chết trong ngục tù cộng sản, một linh mục Rumani được phong chân phước  (RFI)   -Linh mục Vladimir Ghika (1873-1954) được phong chân phước tại Bucarest ngày 31/08/2013.  DR ===>>>
Mỷ: Syria sử dụng võ khí hóa học nhắm vào thường dân  (VOA)   —Thứ trưởng ngoại giao Syria: Tổng thống Mỹ đang ‘do dự… và lúng túng’  (TN)  —-Quốc hội Mỹ sắp bàn quyết định tấn công Syria  (TN)  —John Kerry: Obama có quyền tấn công Syria dù Quốc hội không chấp thuận  (GDVN)    —-Phòng không lộ tử huyệt, con trai Assad tự tin đợi Mỹ  (ĐV)
Trung Quốc biến ‘chiến trường’ Syria thành bãi thử vũ khí  -(ĐV)   —Các cuộc can thiệp quân sự của Mỹ trong 30 năm qua  (TN)
Nga, Mỹ phát triển chiến đấu cơ thế hệ 6 giữ ưu thế trước Trung Quốc  (GDVN)   —Tàu ngầm hạt nhân 096 TQ chỉ để thử nghiệm, không thể đe dọa được Mỹ  (GDVN)   — Mỹ, Philippines tiếp tục điều đình về việc tăng cường hợp tác quân sự   (VOA)
Vì sao Trung Quốc thay đổi thái độ khi tham gia các triển lãm vũ khí?  (GDVN)
Ai Cập đưa cựu Tổng thống Morsi ra tòa   (VOA)    —Đức: Cấm sếp liên lạc với nhân viên ngoài giờ làm  (VNN)
_______________________________________________________________________________________________________________
Phát hiện hàng ngàn tấn vũ khí hóa học ở Syria  (DV)    —-Syria yêu cầu Liên Hiệp Quốc ngăn Mỹ can thiệp  (TT)  —-    Căng thẳng Syria: Lính Mỹ phản chiến , chống lệnh Tổng thống ?  -(Soha)    —-Nga điều tàu do thám đến gần bờ biển Syria  (TN)    —–Mỹ điều thêm tàu tấn công đổ bộ đến Địa Trung Hải  (TNO)
Mỹ đưa quân đổ bộ đến gần Syria  (ĐV)  —-Mỹ sẽ “đánh nhanh, rút gọn” vì Syria đã suy yếu  (DV)   —-’Có bằng chứng là Syria sử dụng sarin’  (BBC)    —Canh bạc của Obama  (BBC)    —-Vũ khí hóa học tại Syria : Tình báo Pháp đưa ra các bằng chứng   -(RFI)
Syria : Chính quyền Obama nỗ lực thuyết phục Quốc hội -(RFI)     —Bắc Kinh vẫn quan ngại trước khả năng Mỹ đơn phương đánh Syria-(RFI)    —-Damas kêu gọi Liên Hiệp Quốc ‘ngăn chận tấn công’-(RFI)
Các nhà lập pháp Mỹ bất đồng về vấn đề Syria  (VOA)
Căng thẳng Philippines-TQ leo thang vì chuyến đi bị hủy bỏ của ông Aquino  (VOA)    —-TQ ‘ra điều kiện cho Tổng thống Aquino’(BBC)    —–Đối lập Campuchia tiến hành biểu tình(BBC)
Đàm phán về Kaesong nối lại, Seoul tặng Bình Nhưỡng hơn 6 triệu đô la  (RFI)
Thủ tuớng Nhật : Nhanh chóng có biện pháp làm sạch Fukushima  (RFI)
Trung Quốc phóng thành công vệ tinh viễn thám  (VOA)

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học - Xã hội - Môi trường

Lịch sử hơn 600 năm của tiền giấy Việt Nam  (VEF)
Phản hồi sau bài viết: Lễ tốt nghiệp hay lễ thất nghiệp?  (GDVN)   —–Nữ thủ khoa xinh xắn rửa bát thuê kiếm tiền nhập học  (GDVN)
Đạo diễn Đ.N.Minh nhận giải Điện ảnh Nobel Hòa bình Kim Dae-jung  (ĐVO)- Ngày 29/8 vừa qua, đạo diễn Đặng Nhật Minh đã vinh dự nhận giải thưởng Điện ảnh Nobel Hòa bình Kim Dae-jung.
Thu học phí sai quy định  (TN)    —-Khổ như… trường chuẩn quốc gia (LĐ)
Chuyện ít biết về số phận bi tráng của Quốc ca Việt Nam   (Dân trí)
Nếu giáo dục bị thương mại hóa với cơ chế thị trường “chưa hoàn thiện” thì sao?  (Tamnhin)


Nhan sắc mỹ nhân quyến rũ Neymar bằng vòng 3 siêu khủng  (DV)  ===>>>
Đau bên trái, mổ bên phải  (TN)    —-Nguy cơ bệnh dại lây lan ra diện rộng  (TN)     —-Dán tờ rơi đòi… nhà  (NLĐ)    —–Hỗn chiến, một nam thanh niên chết tại chỗ  (NLĐO)
Cháy lớn gần cây xăng, hàng trăm người hoảng loạn (ĐV)   —-Xe khách hất người đi xe đạp văng 20 mét rồi đâm nát đuôi xe con (DV)    —-Bi kịch trai làng quyết giữ gái thôn  (DV)   —-Xót thương bé gái bị gã trai “dê” hãm hiếp  (KT)
Xôn xao clip “ông Tưng 2” khỏa thân bách bộ ở HN  (KT)   —-Chồng cầm búa đánh vợ: Nước mắt mẹ già  (KP)     —-Điểm tâm sữa đậu nành hóa chất, bữa chính thịt bò tăng trọng  (VNN)
Mang hàng chục nghìn USD giả vào ngân hàng tiêu thụ  (VNN)    —Tạm giữ gần 200 xe vi phạm trật tự an toàn giao thông  (TN)
Cháy lớn thiêu rụi nhà bán kẹo dừa  (NLĐ)  —-Bắt tên trộm tuổi 15   (NLĐO)    —-Đột kích 2 vũ trường lớn tại TPHCM, tạm giữ 120 “dân chơi” (Dân trí)
Ca hóa chất xé nát giấc mơ lập nghiệp của đôi vợ chồng nghèo  (DT) -Bất ngờ bị một người đàn ông lạ mặt tạt nguyên ca axit khi đang trên đường về nhà, đã nửa năm trôi qua, nhưng vợ chồng anh Phạm Quang Thược (SN 1977) và chị Vũ Thị Luyn (SN 1983, cùng quê Nam Định) vẫn còn ám ảnh như chuyện như vừa xảy ra.

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

THẦN TƯỢNG SALE OFF !

Nguyên Anh
1-09-2013
  

Trong thời buổi suy thoái toàn cầu,nền kinh tế thệt hại nặng nề nhất là các quốc gia đang phát triển, cứ tưởng rằng chỉ những giá trị vật chất mới bị down giá và sale off nhưng mới đây ngay cả phạm trù tinh thần cũng không ngoại lệ khi nhà xuất bản chính trị quốc gia cho trình làng cuốn sách: Hồ Chí Minh Ông Tiên Sống Mãi (!)
Thật là một sự sỉ nhục bác một cách trầm trọng !

Dưới ngọn cờ của ban tuyên láo,bọn chúng đã dựng lên huyền thoại về người,một đức tính khiêm tốn, giản dị, một cuộc đời vì dân vì nước,thậm chí hy sinh cả lợi ích riêng tư khi không lấy vợ, để dành…calori ấy biến thành chất xám phục vụ dân tộc (!)
Các báo đài trong nước ngày nào cũng tuyên truyền ra rã vào tai người dân, thậm chí có nhiều người nghe riết rồi hóa rồ như một nhà sư cho rằng đạo đức của bác có nhiều điểm tương đồng với Phật học, một ông họa sỹ bán tranh không ai mua thì vẽ bác,  các nhà văn nhà thơ trong cái thiên đường mù đều bỏ công sức viết về người để mau chóng được nổi tiếng. 
Và họ nổi tiếng thật chứ không đùa khi bọn bồi bút truyền hình thi nhau đưa tin phát sóng ! 
Dưới ống thổi đu đủ bác đã thành một danh nhân thế giới được Unesco vinh danh và bác đâu phải là ông tiên mà bác đã hóa thân thành Trời, thành Phật, thành tất cả gì mà ngôn từ có thể ca ngợi về sự vĩ đại của người !
Và bác cũng được đám đại gia đỏ do hưởng bổng lộc của bác bưng vào ngồi chung với các tượng Phật,thật là một vở tuồng bi hài kịch xứ thiên đường mù khi tên sát thủ giết người không gớm tay ngồi ngang hàng cùng các bậc Đại từ,Đại bi,Đại giác !
90 triệu dân trong nước bị tuyên truyền nhiều năm thẩm thấu rồi ai cũng cho đó là sự thật !
Nhưng internet đã đem lại ánh sáng của Sự Thật trả lại cho người dân:
Cái gì của César thì phải trả lại cho César !
Và sự thật của lãnh tụ M râu như sau:
Người là một tên trơ trẻn nhất trong các tên trơ trẻn khi tự viết sách PR cho mình dưới bút danh T.Lan, Trần Dân Tiên (không phải ông tiên !), người đã đạo văn,một hành động cực kỳ bẩn thỉu dơ dáy mà dân cầm viết ai cũng khinh bĩ với tác phầm Ngục trung nhật ký !
Người là một tên sát thủ khi đã giết 1.700.000 người dân VN trong những năm tháng cầm quyền với những cuộc tổng tấn công mang danh nghĩa giải phóng miền Nam trong đó dân thường,trẻ em và phụ nữ cũng cùng chung số phận.
Người đã đem chủ thuyết cộng sản ngoại lai có tên là Mác Lê Nin vào VN, dẫn đưa Dân tộc tới nghèo nàn lạc hậu, quyền con người bị rẻ rúng. 
Người đã khai sinh ra cái đảng thổ tả mang tên CSVN được các công thần và bè lũ dựa hơi ăn trên ngồi trốc trên đầu trên cổ Dân tộc 68 năm trường.
Người là một tên tội đồ Dân tộc khi đem đất đai biển đảo cha ông gầy dựng dâng hiến cho bọn bá quyền TQ mà công hàm 1958 của Phạm văn Đồng là một minh chứng cụ thể.
Về tư cách cá nhân, người có vợ con hay không thì không biết nhưng ai thắc mắc cứ nhìn Nông đức Mạnh xem có phải con rơi của người hay không và Nông quốc Tuấn chắc là cháu đích tôn (?) ai còn nghi vấn thì tự mà tìm hiểu.(!)
Còn vụ người là danh nhân văn hóa hay văng miểng gì đó thì chắc không cần phải nói nhiều khi uy tín người ở nước ngoài thuộc hàng sale off !
Và từ hàng Phật người rớt cái bẹp xuống hàng thiên Tiên và sắp tới đây có thể người down xuống chức Thành hoàng, thổ địa.
Và khi làn sóng Dân chủ hóa VN thành công một nước Việt Nam mới ra đời thì người rơi xuống hàng gì ?
Điều đó thì chưa biết nhưng chắc chắn một điều là cuốn sách HCM ông tiên sống mãi sẽ có mặt trong gánh đồng nát còn những tờ giấy bên trong cũng sẽ đến được tay người dân khi nó được dùng để gói một gói xôi !
Nguyên Anh
Trí Nhân Media

1 - Xem lại mô hình chiến lược hiện nay của nền kinh tế Việt Nam

Tản mạn chuyện kinh tế

Bỏ đi các khái niệm mơ hồ như Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhìn vào các chính sách và luồng tiền đầu tư, chúng ta dể dàng nhận thấy nền kinh tế nước ta đang đi theo mô hình các tập đoàn (cheabol) Hàn Quốc.

Có nghĩa là nguồn lực quốc gia được tập trung lại trong vài đơn vị gọi là tập đoàn để có đủ vốn, nhân lực, hạ tầng làm mũi đột phá, cạnh tranh xuất khẩu ra nước ngoài. Khi đó các tập đoàn này sẽ kéo theo hàng loạt các công ty phụ trợ, dịch vụ đi theo và nền kinh tế chúng ta khởi sắc. Giống như Huyndai, Samsung, LG của Hàn Quốc.

Không phải từ sự thất bại của các Vina chúng ta mới thấy đây là chiến lược sai lầm. Mà ngay trong lý thuyết nó cũng đã mơ hồ không khả thi như sau:
- Bạn không thể tạo một tập đoàn lớn khi ném vào đó một cục tiền to, một cơ sở hạ tầng lớn, một loạt chính sách ưu đãi. Bởi vì cái lớn của một tập đoàn nó được tích lũy trong qua trình chinh chiến từ nhỏ để thành lớn của nó. Nói một cách khác, không có tập đoàn lớn nếu nó hơn chục năm trước không phải là doanh nghiệp nhỏ có "VÕ". Và anh dũng cạnh tranh vượt qua các công ty khác đi lên.
- Bạn không thể có một tập đoàn lớn, thậm chí một công ty nhỏ có năng lực cạnh tranh cao, khi chủ thật của nó là vô hình nhà nước, còn chủ giảm sát vận hành của cục tiền này không phải là mồ hôi nước mắt của họ. Nói một cách khác là Huyndai, Samsung, LG là những tập đoàn tư nhân có quá khứ từ những công ty gia đình, ở đó nhiều thế hệ của chủ họ lao động miệt mài, vượt qua nhiều khó khăn gian khổ tạo nên, chứ không phải là những cán bộ được phân công làm chủ tập đoàn nhà nước như ta. Chưa nói đi lên, chỉ việc bảo tồn cái vốn không phải của mình cũng là điều không thể.
- Suy nghĩ có các tập đoàn lớn sẽ kéo theo có các công ty sản xuất phụ trợ là mô hình ngược đời. Thực tế không có công ty sản xuất phụ trợ mạnh thì không có các tập đoàn lớn. Vì có lớn cách mấy anh cũng không thể sản xuất từ A tới Z được, phần do ranh giới kỹ thuật, phần do quản lý nhưng cái chính là số lượng ít. Ví dụ làm sao có tập đoàn lớn khi gặp con ốc vít không biết tính sao. Đầu tư sản xuất thì số lượng quá ít để lấy vốn, kiếm doanh nghiệp sản xuất thì các doanh nghiệp phụ trợ hiện nay không đạt chất lượng.
....

Tuy sai lầm từ gốc lý thuyết, tuy trả giá rất đắt cho hàng loạt Vina. Nhưng dường như lãnh đạo Đất nước này vẫn không tỉnh ra. Nghị quyết TW7 vẫn lấy nền kinh tế quốc doanh làm chính, vẫn tập trung tiền của tài nguyên Đất nước cho các nắm đấm thép.

Khổ thay !

Kỳ tiếp:
2 - Võ của doanh nghiệp hay nền kinh tế trí thức.

Hình minh họa từ Internet
Hình minh họa từ Internet

2 - Những thách thức hiện nay khi thay đổi mô hình kinh tế.

Tản mạn chuyện kinh tế

Có thể nói hầu hết mọi người từ dân tới quan đều hiểu mô hình kinh tế hiện nay theo kiểu các tập đoàn quốc doanh là không khả thi vì:
- Với dân dầu họ không hiểu hết thiệt hại cho Đất nước, cho họ trong các vụ Vina, nhưng chuyện độc quyền điện, xăng với họ đã là quá ớn.
- Với quan mà cụ thể là các đảng viên CS, hầu hết họ không được hưởng miếng bánh tham nhũng từ các tập đoàn. Chỉ có một số rất ít quan chức chóp bu của các tập đoàn và vài quan chức liên quan của chính phủ là chia miếng bánh này. Do vậy chắc chắn họ cũng hiểu mô hình tập đoàn nhà nước đang làm điêu đứng nền kinh tế và thoái hóa một số lãnh đạo đảng CS.

Thế nhưng vẫn chưa có thay đổi mô hình kinh tế tập đoàn quốc doanh này vì những thách thức sau:
  1. Chưa có được mô hình nào thay thế.
  2. Sự lũng đoạn đảng CS, chính quyền của những đảng viên CS cao cấp thoái hóa hay còn gọi là nhóm lợi ích, họ muốn duy trì mô hình này để làm giàu cho họ.
  3. Dầu phần lớn lực lượng đảng viên CS không đồng tình, nhưng tổ chức không dân chủ (trong nội bộ đảng CS) các đảng viên này phải dẹp các chính kiến riêng, không đồng tình đó, thực hiện một cách máy móc các nghị quyết của đảng. Mà các nghị quyết này lại chịu sự can thiệp từ những đảng viên CS thoái hóa trên.
  4. Di sản của nền kinh tế bao cấp, của học thuyết Xã hội chủ nghĩa vẫn luôn quán tính hướng tới xem trọng các doanh nghiệp nhà nước và xem nhẹ các doanh nghiệp tư nhân.
Trong các vấn đề trên ta nhận thấy:
  1. Một mô hình thay thế là vấn đề quan trọng nhất, nhưng nó cũng là vấn đề khó khăn nhất. Khi chất lượng quan trí thấp như hiện nay mà đưa ra một mô hình mới làm sao cho kinh tế phát triển trên cái nền rệu rã hiện nay là không thể. Tuy vậy nó cũng rất đơn giản là dẹp các tập đoàn kinh tế quốc doanh, đặt trọng trách lên vai các doanh nghiệp tư nhân như tất cả các nước thịnh vượng đang làm. Câu chuyện còn lại là tiến trình và tổ chức như thế nào để các doanh nghiệp tư nhân đảm trách tốt công việc này, làm sao từ đó sinh ra những tập đoàn tư nhân hùng mạnh làm động lực kéo theo nền kinh tế. Và đây chính là trọng tâm của loạt bài viết "Tản mạn chuyện kinh tế" đợt này.
  2. Sự lũng đoạn của nhóm lợi ích đúng là trở ngại của sự thay đổi, nhưng nếu có một mô hình mới tốt trở ngại này sẽ không còn nữa mà trở thành động lực. Nói một cách đơn giản nhóm lợi ích này rất giàu, hơn ai hết họ hiểu cái bấp bênh của sự giàu có bất chính này khi ô dù, quyền lực thay đổi. Một mô hình kinh tế mới, lấy doanh nghiệp tư nhân làm trọng, với tiền của đó việc tham gia vào không những là ưu thế của họ, mà tài sản được đảm bảo. Cho nên vấn đề này không đáng lo.
  3. Hội nghị TW7 cho thấy quyết định TW ngược với quyết định Bộ chính trị, xu hướng dân chủ này trong đảng ngày càng lan mạnh, không những nó là quy luật tiến hóa, mà trong tình trạng thông tin công khai (không thể bưng bít) và nhanh chóng như hiện nay, những đảng viên CS họ sẽ không chấp nhận các sự áp đặt một cách vô lý, một cách tư lợi từ bên trên nữa. Nên theo thời gian đây cũng là vấn đề không đáng lo.
  4. Sự sụp đổ của các tập đoàn Vina vừa qua, sự bế tắc của 2 tập đoàn Than và Dầu khí sắp tới. Áp lực hội nhập quốc tế và hơn hết là có một mô hình tốt để có dấu hiệu xuất hiện những tập đoàn tư nhân mạnh sẽ thay đổi quán tính này.
Đúng là có những thách thức và còn những thách thức chưa liệt kê nữa, nhưng không phải là không vượt qua được. Một lộ trình chu đáo, chộp một thời cơ thực hiện, làm một cách quyết liệt, thì tin chắc Đất nước sẽ đổi thay !

Để có một mô hình mới, mô hình mà các doanh nghiệp tư nhân thuận lợi phát triển, nhanh chóng trở thành các tập đoàn hùng mạnh, gánh vác nền kinh tế nước nhà. Ta sẽ thử xem một tập đoàn tư nhân hùng mạnh trong tương lai phải có "VÕ" gì ! Và đó là nội dung bài viết số 3 - VÕ của doanh nghiệp hay nền kinh tế trí thức.
Hình  minh họa từ Internet
Hình minh họa từ Internet
 
SỐNG CHẬM ƠI

Bao giờ thì con người đang sống quanh mình biết sống chậm?

Nhìn họ mình phát sốt…Quanh họ bủa vây toàn là ảo tưởng; sức ép của thành công; đòi hỏi bất tận về vật chất, sự xa hoa và vô vàn những cạnh tranh…Hầu hết mọi người bị ném vào “cối xay tham vọng” khổng lồ và làm thành món băm viên tròn trĩnh. Chả còn mấy ai đủ sức, có cơ hội thưởng thức cuộc đời. Nếu không được sống chậm thì con người đâu còn biết yêu thương, chia sẻ, biết chăm sóc bản thân và những người xung quanh…

Có triết gia ví cuộc đời là một bữa tiệc lớn, nhưng trớ trêu thay rất nhiều người lại đang chết đói. Hầu hết chúng ta không nhận biết những gì tốt đẹp, vui tươi, hạnh phúc…ở quanh ta. Không phải vô cớ trong thông điệp của Bill Gates gửi thanh niên Vịêt Nam cách đây mấy năm, điều đầu tiên ông nhắc nhở: “Hãy thư giãn cho tốt”.

Thư dãn bằng cách nào khi trẻ con nứt mắt đã lao vào các cuộc cạnh tranh thi cử để dành trường tốt nhất, học giỏi nhất, chọn công việc tốt nhất, kiếm được tiền nhiều nhất? Còn công chức thì dành nhau từng cái ghế chức quyền, để mắt chiến đấu với đối thủ, không cho họ vượt qua mình, hơn mình và đè bẹp mình? Dân đen thì giành giật nhau từng đồng bạc, miếng ăn? Cả xã hội đảo điên, mất phương hướng, lòng tin…Chỉ còn nỗi căm giận và oán hận sẵn sàng trút vào đầu nhau…

Sống chậm quả là điều rất khó…Bởi sống chậm chính là sự thức tỉnh bản thận, nhận biết con người thật của mình, tìm thấy chính mình và lắng nghe cuộc đời. Nếu còn bị lệ thuộc vào ai đó, vào nỗi sợ hãi nào đó thì bạn sẽ bị nó cuốn đi, không thể dừng lại để suy nghĩ và sống cho riêng mình. Bạn bị đặt dưới sự chi phối của quyền lực, không còn tự do để bay bổng, khám khá và sáng tạo.

Hạnh phúc thực sự chỉ có khi bạn trở về ngôi nhà trong bạn. Bạn trút bỏ mọi “nhãn hiệu” dán trên người như tên tuổi, nghề nghiệp, chức vụ, danh tiếng, những tấm huân, huy chương…Cái đó chỉ là tăng thêm cái tôi, mà cái tôi thực ra vốn không có. Nó bị cuộc sống huyễn hoặc nhào nặn, bồi đắp bởi cái không có thật. Hàng ngày lao vào cuộc mưu sinh và giành giật, cạnh tranh, bạn luôn dùng các nhãn hiệu này để mưu cầu cho mục đích của mình. Nhưng bạn không biết rằng, sâu thẳm trong cõi tâm kia không có cái tôi nào hết. Đó là một miền bao la trong sáng, tĩnh lặng. Nơi ấy không có nỗi sợ hãi, an lành, không tên gọi…

Có triết gia khuyên chúng ta rằng, thành công của đời người, đó là sống hạnh phúc, không lo lắng. Bạn không cần làm gì cả để đạt đến hạnh phúc, vì hạnh phúc không phải là cái mà người ta đạt được. Để có hạnh phúc, bạn không phải thêm thắt bất cứ một thứ gì, mà bạn chỉ cần bỏ bớt từng ngày, từng cái đang chất chồng lên bạn qua năm tháng…Trút bỏ dần những thứ bủa vây quanh bạn là đang sống chậm rồi đấy.

Thế hệ trẻ hay còn gọi là thế hệ X đã bị toàn cầu hoá giam giữ trong và sau tuổi đến trường bằng đủ mọi thứ kiến thức, thi cử, các trò chơi địên tử, thời trang, âm nhạc, thể thao, phim ảnh…Họ hầu như ít quan tâm đến tin tức, thời sự thế giới. Theo họ chỉ toàn cảnh chém giết, máu chảy, điều đó tuyệt nhiên không ảnh hưởng đến tham vọng kiếm một chỗ làm cho tốt, lương cao, mua nhà, sự thăng tiến trong công việc…Người ta đã tổng kết, hầu như giới trẻ trên thế giới đều đuổi theo công thức sống: “Kiếm việc ở bất cứ đâu có nhiều tiền - Mở công ty riêng – Mua nhà – Mua nhà cho thuê - Về hưu non – Làm từ thịên”. Còn gia đình, tình yêu, hôn nhân, trái tim dành cho nhân lọai là những món rau sống hay sa lát ăn kèm. Và tất nhiên với họ, thời sự sẽ là sự lên xuống giá bất động sản, thị trường tài chính và các cổ phần. Còn nỗi đau của họ là mất thẻ tín dụng, thị trường chứng khoán sụt giá, bất động sản nổ như bong bóng…

Họ rất dễ hoài nghi chuyện đời và hoài nghi lẫn nhau. Họ không quan tâm đến môi trường, bảo vệ thiên nhiên, mức độ ô nhiễm, ảnh hưởng của tầng ozone trong không gian, nạn đói ở các nước chậm phát triển…Họ cho đó là việc vĩ mô, quá tầm tay của họ. Tất cả thú vui cũng như các chuyến du lịch của họ là để hưởng thụ chứ không phải là khám phá, tìm hiểu…
Một câu hỏi người ta đã đặt ra là: làm thế nào để thế hệ trẻ giỏi giang ngày nay trở nên tình nghĩa hơn và biết quan tâm đến ngươì khác? Một cuộc sống như thế liệu có thể sống chậm được không? Vẫn có thể đấy nếu bạn ý thức về điều đó.

Sống chậm luôn luôn là một cách sống đúng đắn. Nó như là một nghệ thuật sống mà ai đó cần phải có một năng lực nhất định và phải học tập, tu luỵên mới đạt được. Bạn sẽ không thể sống chậm nếu bạn bị lệ thuộc, nhất là lệ thuộc tâm lý vào người khác, cuộc sống khác.

Cuộc sống của thế hệ trẻ ngày nay rất gấp gáp và có quá nhiều vấn đề cá nhân và gia đình mà họ phải đương đầu giải quyết. Họ tốn rất nhiều thời gian, công sức để dán nhãn mác cho bản thân, rồi sau đó tìm mọi cách để giữ gìn, củng cố gần hết cuộc đời, đến mức mất hết sự tự chủ. Và cuối cùng là đánh mất tự do của mình. Họ bám víu vào tất cả những cái mà họ đã tạo dựng, họ lo lắng và sợ hãi một ngày nào đó nó sẽ biến mất. Vì bám víu nên họ không dám đi thám hiểm cuộc đời với một tấm lòng trong trẻo, vô lo, không sợ hãi, dựa dẫm…Người xưa khuyên chúng ta: “Hãy lăn xả vào khói lửa của chiến trận và hãy giữ cõi lòng mình nơi toà sen của Thần Minh”. Khó thay!

Trong cõi sống chậm, bạn sẽ sống như một người không tên tuổi, không hình hài, mất mọi khái niệm, định kiến và sống không vì cái gì cả…Khi không bị tính mục đích bủa vây, tham vọng làm hao mòn, những định kiến làm thui chột khả năng tiếp nhận cái mới thì chính lúc đó bạn phát huy tối đa khả năng của mình. Bạn sẽ đầy ắp năng lượng sống. Bởi khi ấy bạn đã cai được nghiện: nghiện danh tiếng, uy quyền, tiền bạc, tham vọng, nỗi sợ hãi…

Nếu làm được như vậy thì cuộc sống của bạn có khác gì với ông vua hay bà hoàng?

Nhiều người cùng làm được như vậy thì xã hội có sự cộng hưởng năng lượng tốt nhất, trong sạch nhất. Người xưa khuyên chúng ta rằng, con người có bốn chặng đường khôn ngoan nên đi: Hãy đào bới những cảm nghĩ tiêu cực, những cảm nghĩ ngay cả mình không có ý thức – Hãy hiểu những cảm nghĩ tiêu cực này nằm ở bạn chứ không phải thực tại - Đừng hoà đồng bản thân mình với cảm nghĩ đó – Hãy thay đổi chính mình thì người khác cũng sẽ thay đổi.

Bạn yên tâm đi, sống chậm chỉ sẽ càng giúp xã hội hoàn thiện và phát triển nhanh hơn thôi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét