Về Đảng lãnh đạo, Đảng cầm quyền và vấn đề đa đảng trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam (P2)
Trong lĩnh vực này, có mấy vấn đề chủ yếu cần được lưu ý đúng mức hơn là :
1 - Vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN được hình thành trong quá trình thực hiện cuộc cách mạng phản đế phản phong của nhân dân Việt nam. Ngay từ khi thực dân Pháp tiến hành chiếm đoạt nước ta thì cũng đồng thì hình thành các phong trào chống đối nhằm dành lại chủ quyền của dân tộc.
1 - Vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN được hình thành trong quá trình thực hiện cuộc cách mạng phản đế phản phong của nhân dân Việt nam. Ngay từ khi thực dân Pháp tiến hành chiếm đoạt nước ta thì cũng đồng thì hình thành các phong trào chống đối nhằm dành lại chủ quyền của dân tộc.
Các
phong trào nối tiếp nhau là phong trào cần vương do giai cấp phong kiến
lãnh đạo, phong trào nông dân với lãnh tụ Hoàng hoa Thám, phong trào
của giai cấp tư sản non trẻ với vai trò của Nguyến Thái Học,… Các phong
trào này đều thất bại vì một nguyên nhân chủ yếu là không tập hợp được
nhân dân để phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân.
Trong
điều kiện đó, người thanh niên Nguyễn Tất Thành, trong quá trình đi tìm
đường cứu nước đã gặp và tham gia đường lối cách mạng của giai cấp công
nhân và vận dụng đường lối đó vào việc thành lập Đảng Cộng sản VN.
Phong trào cách mạng do giai cấp công nhân Việt nam lãnh đạo đã thay thể các phong trào trước đó. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thành công của phong trào cách mạng của giai cấp công nhân Việt nam là đã xây dựng liên minh công - nông làm nòng cột để tập hợp toàn dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
Phong trào cách mạng do giai cấp công nhân Việt nam lãnh đạo đã thay thể các phong trào trước đó. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thành công của phong trào cách mạng của giai cấp công nhân Việt nam là đã xây dựng liên minh công - nông làm nòng cột để tập hợp toàn dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
Do
đó, có thể khẳng định là từ khi thành lập, ĐCS VN không phải tranh dành
quyền lãnh đạo với đảng nào khác nên đã trở thành đảng duy nhất lãnh
đạo cách mạng, phát huy được sức mạnh đoàn kết toàn dân để đưa phong
trào cách mạng đến thành công. Do đó việc điều 4 của Hiến pháp ghi nhận
vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt nam là ghi nhận một thực tế lịch
sử chứ không phải là một sự áp đặt của Đảng .
2 - Chế độ đa đảng đã tồn tại tại ở VN trong một giai đoạn lịch sử cụ thể. Đó là khi cách mạng tháng 8/1945 thành công, chế độ đa đảng ở VN gồm 2 nhóm là : ĐCSVN liên kết với Đảng Dân chủ và Đảng xã hội trên cơ sở thống nhật mục tiêu phản đế và phản phong và nhóm Việt nam quốc dân đảng và Việt nam cách mạng đồng minh hội đứng ở phía đảng đối lập về mục tiêu cách mạng.
2 - Chế độ đa đảng đã tồn tại tại ở VN trong một giai đoạn lịch sử cụ thể. Đó là khi cách mạng tháng 8/1945 thành công, chế độ đa đảng ở VN gồm 2 nhóm là : ĐCSVN liên kết với Đảng Dân chủ và Đảng xã hội trên cơ sở thống nhật mục tiêu phản đế và phản phong và nhóm Việt nam quốc dân đảng và Việt nam cách mạng đồng minh hội đứng ở phía đảng đối lập về mục tiêu cách mạng.
Khi
bước vào giai đoạn phải tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang chống thực
dân Pháp thì hai đảng đối lập cũng từ bỏ vai trò đảng đối lập để quay
sang gia nhập hàng ngũ bù nhìn của quân đội pháp. Sau này, hai Đảng dân
chủ và Đảng xã hội tuyên bố tự giải tán vì một nguyên nhân chủ yếu là
không phát triển được lực lượng trẻ để thay thế lực lượng lớn tuổi của
mình.
3
– Đảng CSVN cũng đã từng mắc những sai lầm nghiêm trọng trong quá trình
lãnh đạo cách mạng. Đó là sai lầm tả khuynh trong Xô viết Nghệ tĩnh,
sai lầm giáo điều trong thực hiện cải cách ruộng đất, … Thế nhưng đó là
những sai lầm mang tính nhất thời, được lãnh đạo sớm nhận biết và có
giải pháp khắc phục nên vẫn giữ vững được vai trò lãnh đạo của mình.
Trong
giai đoạn từ 1954 đến 1986, ĐH VI đã xác định là với “… những thành tựu
đã đạt được trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hôi, chúng ta đã khắc
phục được một bước sự phân tán và lạc hậu của nền kinh tế, cải biến
được một phần cơ cấu kinh tế - xã hội, đặt cơ sở đầu tiên cho bước phát
triển mới. Nhưng chúng ta chưa tiến xa được mấy so với điểm xuất phát
quá thấp Những sai lầm và khuyết điểm đã mắc phải càng làm cho tình hình
thêm khó khăn” (Văn kiện ĐH VI, tr 32).
ĐH VI cũng chỉ rõ “Những sai lầm nói trên là những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện. Khuynh hướng tư tưởng chủ yếu của nhứng sai lầm ấy, đặc biệt là những sai lầm về chính sách kinh tế, là bệnh chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội, chạy theo nguyện vọng chủ quan, là khuynh hướng buông lỏng quản lý kinh tế, xã hội, không chấp hành nghiêm chỉnh đường lối và nguyên tắc đảng.
ĐH VI cũng chỉ rõ “Những sai lầm nói trên là những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện. Khuynh hướng tư tưởng chủ yếu của nhứng sai lầm ấy, đặc biệt là những sai lầm về chính sách kinh tế, là bệnh chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội, chạy theo nguyện vọng chủ quan, là khuynh hướng buông lỏng quản lý kinh tế, xã hội, không chấp hành nghiêm chỉnh đường lối và nguyên tắc đảng.
Đó
là tư tưởng tiểu tư sản, vừa “tả” khuynh vừa hữu khuynh.” (Văn kiện ĐH
VI, tr 26). ĐH VI cũng ghi nhận là “Thực trạng nói trên làm giảm lòng
tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của cơ
quan nhà nước” (Văn kiện ĐH VI, tr 18).
- Trên cơ sở đó, Đảng đã thực hiện đường lối đổi mới để khắc phục những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài đã mắc phải. Kết quả của đường lối đổi mới đã đưa nước ta tiếp tục phát triển lên một bước, được thế giới và nhân dân nước ta ghi nhận.
- Trên cơ sở đó, Đảng đã thực hiện đường lối đổi mới để khắc phục những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài đã mắc phải. Kết quả của đường lối đổi mới đã đưa nước ta tiếp tục phát triển lên một bước, được thế giới và nhân dân nước ta ghi nhận.
Thế
nhưng như vậy không có nghĩa là sự lãnh đạo của đảng trong giai đoạn từ
1986 đến nay không có sai lầm nghiêm trọng gì. Ngay sau ĐH VI, nền kinh
tế - xã hội của chúng ta đã mắc vào một giai đoạn khủng hoảng và đến ĐH
VIII mới xác định được là đã “…đưa nước ta cơ bản ra khỏi tình trạng
khủng hoảng. (Văn kiện ĐH VIII, tr 58).
Thế
nhưng ĐH VIII cũng đã phải ghi nhận là “Xét về tổng thể, việc hoạch
định và thực hiện đường lối đổi mới những năm qua về cơ bản là đúng đắn,
đúng định hướng XHCN, tuy trong quá trình thực hiện có một số khuyết
điểm, lệch lạc lớn và kéo dài dẫn đến chệch hướng ở lĩnh vực này hay
lĩnh vực khác, ở mức độ này hay mức độ khác.” (Văn kiện ĐH VIII, tr 68).
Thế nhưng từ ĐH VIII đến nay, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được như đưa nước ta ra khỏi nhóm các nước kém phát triển nhưng công tác lãnh đạo của Đảng vẫn tiếp tục phạm một số sai lầm nghiêm trọng, tuy đã được chính thức ghi nhận tại các ĐH IX, X, XI nhưng vẫn không được khắc phục một cách đúng mức và kịp thời.
Thế nhưng từ ĐH VIII đến nay, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được như đưa nước ta ra khỏi nhóm các nước kém phát triển nhưng công tác lãnh đạo của Đảng vẫn tiếp tục phạm một số sai lầm nghiêm trọng, tuy đã được chính thức ghi nhận tại các ĐH IX, X, XI nhưng vẫn không được khắc phục một cách đúng mức và kịp thời.
Những
sai lầm này đã dẫn đến sự không đồng thuận xã hội và ngày nay, sự không
đồng thuận đã mở rộng đến sự không đồng thuận của một số cán bộ đảng
viên thuộc lớp những nhà khoa học, đội ngũ chiến lược tham gia vào quá
trình hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương chính sách
(gồm cả người đương chức và người về hưu).
Sự
không đồng thuận này, trong chừng mực nhất định, thể hiện sự đúng đắn
của ĐH VI khi kết luận, như đã dẫn là “Thực trạng nói trên làm giảm
lòng tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của
các cơ quan nhà nước.” (Văn kiện ĐH VI, tr 18).
4 - Sự suy giảm lòng tin đối với sự lãnh đạo của Đảng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những ý kiến, quan điểm khác nhau đối với điều 4 của dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Trong trường hợp này, cần lưu ý là :
- Về thực chất quan điểm đòi xóa bỏ điều 4 của Hiến pháp và quan điểm đòi thực hiện chế độ đa đảng thực chất là mang tính chất không chấp nhận đường lối thực hiện bước quá độ lên CNXH của Đảng CSVN. Nói cách khác, đấy là sự phát triển của tình trạng chệch hướng đã được ĐH VIII đề cập đến như đã trích dẫn ở trên.
4 - Sự suy giảm lòng tin đối với sự lãnh đạo của Đảng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những ý kiến, quan điểm khác nhau đối với điều 4 của dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Trong trường hợp này, cần lưu ý là :
- Về thực chất quan điểm đòi xóa bỏ điều 4 của Hiến pháp và quan điểm đòi thực hiện chế độ đa đảng thực chất là mang tính chất không chấp nhận đường lối thực hiện bước quá độ lên CNXH của Đảng CSVN. Nói cách khác, đấy là sự phát triển của tình trạng chệch hướng đã được ĐH VIII đề cập đến như đã trích dẫn ở trên.
Sự
chệch hướng này thể hiện cuộc đấu tranh giữa 2 con đường : hoặc tự
giác, dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN đi theo con đường tiến lên CNXH, hoặc
tự phát, dưới bàn tay vô hình của thị trường, đi theo con đường tiến lên
CNTB. Từ nhiệm kỳ ĐH III đã đề cập đến cuộc đấu tranh lựa chọn đi theo
con đường nào.
ĐH
VI, khi đề cập đến thời kỳ quá độ lên CNXH, đã ghi nhận là “Đó là một
thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện, triệt để nhằm xây dựng từ
đầu một chế độ xã hội mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuát và
kiến trúc thượng tầng. Đó là một thời kỳ đấu tranh giai cấp phức tạp,
đấu tranh giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa trên
tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội nhằm giải quyết vấn đề “ai thắng
ai”.”(Văn kiện ĐH VI, tr 41).
- Để đảm bảo định hướng XHCN, vẫn phải duy trì điều 4 cùa Hiến pháp. Thế nhưng trong tình hình hiện nay, cần phải khắc phục những sai lầm nghiêm trọng kéo dài để đảm bảo định hướng XHCN. Để thực hiện điều đó, vấn đề chủ yếu không phải là có Luật về Đàng mà đòi hỏi bản thân Đảng phải có sự đấu tranh nội bộ để tự chính đốn, cải tiến và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng lên ngang tầm của nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. Nghị quyết Hội nghị 4 của Ban CHTƯĐ, Khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” chí là để đảm bảo yêu cầu này.
5 – Xây dựng Đảng trong giai đoạn hiện nay nhằm quán triệt sâu sắc hơn nữa bản chất giai cấp công nhân. Trước hết phải xuất phát từ đặc điểm là Đảng CS VN là Đảng của giai cấp công nhân nên các đảng viên phải quán triệt và thể hiện bản chất của giai cấp công nhân. Khi mới thành lập Đảng CSVN thì các tiền bối đều là những người không thuộc giai cấp công nhân.
Do đó đã hình thành chủ trương đi vô sản hóa đề các vị tiền bối thâm nhập vào đời sống của người vô sản Việt nam nói chung, vào đới sống của công nhân Việt nam nói riêng. Qua đó, nhận thức được sâu sắc hơn các điều kiện sống của người lao động để, từ đó, vừa tự cải tạo mình để quán triệt sâu sắc hơn đường lối cách mạng của giai cấp công nhân, vừa thực hiện nhiệm vụ giác ngộ, vận động công nhân và người lao động tham gia cách mạng.
Tuy nhiên, ĐH VI, như đã trích dẫn ở trên, đã nhận định là đội ngũ cán bộ, đảng viên chiến lược tham gia vào quá trình hoạch định và tổ chức thực hiên đường lối, chủ trương, chính sách đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng và kéo dài.
- Để đảm bảo định hướng XHCN, vẫn phải duy trì điều 4 cùa Hiến pháp. Thế nhưng trong tình hình hiện nay, cần phải khắc phục những sai lầm nghiêm trọng kéo dài để đảm bảo định hướng XHCN. Để thực hiện điều đó, vấn đề chủ yếu không phải là có Luật về Đàng mà đòi hỏi bản thân Đảng phải có sự đấu tranh nội bộ để tự chính đốn, cải tiến và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng lên ngang tầm của nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. Nghị quyết Hội nghị 4 của Ban CHTƯĐ, Khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” chí là để đảm bảo yêu cầu này.
5 – Xây dựng Đảng trong giai đoạn hiện nay nhằm quán triệt sâu sắc hơn nữa bản chất giai cấp công nhân. Trước hết phải xuất phát từ đặc điểm là Đảng CS VN là Đảng của giai cấp công nhân nên các đảng viên phải quán triệt và thể hiện bản chất của giai cấp công nhân. Khi mới thành lập Đảng CSVN thì các tiền bối đều là những người không thuộc giai cấp công nhân.
Do đó đã hình thành chủ trương đi vô sản hóa đề các vị tiền bối thâm nhập vào đời sống của người vô sản Việt nam nói chung, vào đới sống của công nhân Việt nam nói riêng. Qua đó, nhận thức được sâu sắc hơn các điều kiện sống của người lao động để, từ đó, vừa tự cải tạo mình để quán triệt sâu sắc hơn đường lối cách mạng của giai cấp công nhân, vừa thực hiện nhiệm vụ giác ngộ, vận động công nhân và người lao động tham gia cách mạng.
Tuy nhiên, ĐH VI, như đã trích dẫn ở trên, đã nhận định là đội ngũ cán bộ, đảng viên chiến lược tham gia vào quá trình hoạch định và tổ chức thực hiên đường lối, chủ trương, chính sách đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng và kéo dài.
Sở
dĩ có tình trạng đó vì đội ngũ này vẫn bị chi phối bởi hệ tư tưởng tiểu
tư sản “tả” khuynh và hữu khuynh. Nói cách khác, đội ngũ cán bộ, đảng
viên chiến lược này chưa thực sự tự cải tạo mình thành người mang bản
chất của giai cấp công nhân, vẫn bị chi phối bởi hệ tư tưởng của thành
phần xuất thân, chưa thực sự tu dưỡng tự cải tạo để quán triệt, mang
tính chất của giai cấp công nhân.
-
Mãi 25 năm sau, đến HN TƯ 6, Khóa X vẫn phải ghi nhận yếu kém trong
việc giáo dục, đào tạo đội ngũ đảng viên khi xác định là “Đa số công
nhân nước ta là từ nông dân (là nông dân hoặc con em nông dân), có tinh
thần cần cù lao động, không ngại gian khổ, nhưng khi mới gia nhập đội
ngũ công nhân cũng có những hạn chế về ý thức giai cấp công nhân và tác
phong công nghiệp.” (Văn kiện HN TƯ 6, Khóa X, tr 29).
Ngoài
nguyên nhân yếu kém về công tác giáo dục, còn có nguyên nhận thuộc về
nhận thức không đúng về giai cấp công nhân. Tại HN TƯ 6, Khóa X, khi xác
định tiêu chí ai là người thuộc giai cấp công nhân thì lại lấy tiêu chí
địa điểm lao động chứ không lấy tiêu chí bản chất bắt nguồn từ điều
kiện lao động đó.
Do đó đã dẫn đến tình trạng là có nhiều đảng viên, do không lao động trong ngành công nghiệp không được xếp vào hàng ngũ giai cấp công nhận nên tại HN này, vẫn có ý kiến thắc mắc là “… tại sao không xếp tất cả cán bộ. công chức làm việc trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp vào giai cấp công nhân, tại sao một số người từ giai cấp công nhân học giỏi, trở thành trí thức lại ra khỏi giai cấp công nhân.” (Văn kiện HN TƯ 6, Khóa X, tr 23).
Do đó đã dẫn đến tình trạng là có nhiều đảng viên, do không lao động trong ngành công nghiệp không được xếp vào hàng ngũ giai cấp công nhận nên tại HN này, vẫn có ý kiến thắc mắc là “… tại sao không xếp tất cả cán bộ. công chức làm việc trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp vào giai cấp công nhân, tại sao một số người từ giai cấp công nhân học giỏi, trở thành trí thức lại ra khỏi giai cấp công nhân.” (Văn kiện HN TƯ 6, Khóa X, tr 23).
Mâu
thuẫn này đã được BCT bước đầu giải trình là “Đã là đảng viên Đảng cộng
sản Việt nam thì về nguyên tắc đều mang bản chất giai cấp công nhân, là
thành viên của đội tiền phong của giai cấp công nhân ….; nhưng tùy
thuộc công việc đang làm hiện tại của mỗi người, có thể là công nhân,
nông dân, công chức, quân đội, công an, hoặc chủ doanh nghiệp, …. mà xác
định cụ thể thuộc giai cấp hoặc tầng lớp xã hội nào” (Văn kiện HN TƯ 6,
Khóa X, trang 24-25).
Giải trình của BCT có chứa đựng mâu thuẫn là tuy đã đề cập đến bản chất giai cấp công nhân nhưng vẫn căn cứ vào tiêu chí địa điểm làm việc để xác định là thuộc giai cấp và tầng lớp xã hội nào.
Giải trình của BCT có chứa đựng mâu thuẫn là tuy đã đề cập đến bản chất giai cấp công nhân nhưng vẫn căn cứ vào tiêu chí địa điểm làm việc để xác định là thuộc giai cấp và tầng lớp xã hội nào.
Phải
chăng đó là nguyên nhân dẫn đến việc đ/c Trương tấn Sang, lúc đó là Bí
thư thường trực, trong bài viết trên báo Nhân dân (ngày 12/3/2008) giới
thiệu kết quả của HN TƯ 6 về giai cấp công nhân đã phải ghi nhận “… có
những biểu hiện thiên về coi trọng việc thu hút vốn đầu tư và vai trò
của người sử dụng lao động, e ngại ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, nên
chưa thực sự quan tâm thích đáng đến bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp
pháp, chính đáng của công nhân; tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật
đối với giai cấp công nhân còn nhiều thiếu sót, thiếu chế tài cần thiết
và xử lý không nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm.”.
Như vậy, nếu đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan hành chính mang đầy đủ bản chất của giai cấp công nhân thì chắc không đến nỗi có tình trạng như đ/c Trương tấn Sang đã nhận xét. Thực trạng đó đã dẫn đến một nghịch lý là giai cấp công nhân tiến hành đấu tranh cách mạng để dành chính quyền về tay mình thì, ngày nay, theo tiêu chí quy định ai là người thuộc giai cấp công nhần, chính quyền lại nằm trong tay những người không phải là giai cấp công nhân.
- Cần làm rõ bản chất của giai cấp công nhân để làm tốt hơn nhiệm vụ giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ đảng viên chiến lược tham gia quá trình hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Theo cách đánh giá phổ biến trước đây thì khi nói đến bản chất của giai cấp công nhân thì xác định đó là giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần đấu tranh cách mạng kiên cường để dành lại chính quyền về tay mình.
Thế nhưng, có thể do bắt nguồn từ sai lầm của bệnh thành phần chủ nghĩa nên trong công tác giáo dục đảng viên, dường như thôi không đề cập đến nhiệm vụ giáo dục về giai cấp tình của giai cấp công nhân. Đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu đã dẫn đến tình trạng không nghiên cứu để nhận thức đầy đủ, đúng mức về bản chất của giai cấp công nhân.
Như vậy, nếu đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan hành chính mang đầy đủ bản chất của giai cấp công nhân thì chắc không đến nỗi có tình trạng như đ/c Trương tấn Sang đã nhận xét. Thực trạng đó đã dẫn đến một nghịch lý là giai cấp công nhân tiến hành đấu tranh cách mạng để dành chính quyền về tay mình thì, ngày nay, theo tiêu chí quy định ai là người thuộc giai cấp công nhần, chính quyền lại nằm trong tay những người không phải là giai cấp công nhân.
- Cần làm rõ bản chất của giai cấp công nhân để làm tốt hơn nhiệm vụ giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ đảng viên chiến lược tham gia quá trình hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Theo cách đánh giá phổ biến trước đây thì khi nói đến bản chất của giai cấp công nhân thì xác định đó là giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần đấu tranh cách mạng kiên cường để dành lại chính quyền về tay mình.
Thế nhưng, có thể do bắt nguồn từ sai lầm của bệnh thành phần chủ nghĩa nên trong công tác giáo dục đảng viên, dường như thôi không đề cập đến nhiệm vụ giáo dục về giai cấp tình của giai cấp công nhân. Đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu đã dẫn đến tình trạng không nghiên cứu để nhận thức đầy đủ, đúng mức về bản chất của giai cấp công nhân.
Có
thể khẳng định là bản chất của giai cấp công nhân bắt nguồn từ đặc điểm
lao động của họ trong các công xưởng của nền đại công nghiệp cơ khí
hóa. Tại đây, quá trình sản xuất được cơ giới hóa dựa thên sự phân chia
thành những công đoạn khác nhau dẫn đến thực hiện sự phân công lao động
xã hội theo nguyên tắc chuyên môn hóa, hiệp tác hóa theo giai đoạn công
nghệ, biến người công nhân thành những người lao động bộ phận chỉ đảm
nhận một khâu của quá trình sản xuất sản phẩm.
Cách tổ chức sản xuất và phân công lao động theo kiểu đó đã dẫn đến thực trạng là “Chỉ có sản phẩm chung của nhưng công nhân bộ phận mới trở thành hàng hóa. (C. Mác – Tư bản Quyển thứ nhất, tập II, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà nội, 1975, tr 84 - 85).
Cách tổ chức sản xuất và phân công lao động theo kiểu đó đã dẫn đến thực trạng là “Chỉ có sản phẩm chung của nhưng công nhân bộ phận mới trở thành hàng hóa. (C. Mác – Tư bản Quyển thứ nhất, tập II, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà nội, 1975, tr 84 - 85).
Nguyên
tắc phân công theo các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất sản
phẩm tạo thành lớp người lao động bộ phận tham gia vào quá trình chuyên
môn hóa và hiệp tác hóa lao động ngày càng được mở rộng sang các lĩnh
vực, các ngành khác nhau.
Do
đó đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan hành chính, đội
ngũ trí thức, …. cũng trở thành những người lao động bộ phận. Có thể
dẫn chứng là một bản kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được hình
thành là sản phẩm của những cán bộ - người lao động bộ phận thuộc Bộ
KH&ĐT và nhiều Bộ khác tạo thành.
Đối với lĩnh vực giáo dục, việc đào tạo một khóa học sinh, sinh viên là kết quả lao động của những giáo viện thuộc các bộ môn khác nhau nên, trong thực tế, những người giáo viên này cũng là những người lao động bộ phận.
Đối với lĩnh vực giáo dục, việc đào tạo một khóa học sinh, sinh viên là kết quả lao động của những giáo viện thuộc các bộ môn khác nhau nên, trong thực tế, những người giáo viên này cũng là những người lao động bộ phận.
Những
đề tài khoa học cũng là những sản phẩm được hình thành do sự phân công
chuyên môn hóa và hiệp tác lao động của nhiều nhà khoa học - những người
lao động bộ phận . … Do đó,
nếu xét theo tiêu chí “người lao động bộ phận tham gia vào quá trình
phân công chuyên môn hóa và hiếp tác hóa để tạo ra sản phẩm” thì sẽ phải
coi những cán bộ, viên chức trong bộ máy hành chính, những trí thức, …
là người thuộc giai cấp công nhân. Do dó, xóa bỏ nghịch lý coi bộ máy
chính quyền không nằm trong tay giai cấp công nhân.
GS Nguyễn Lang(Còn tiếp)
(Tầm nhìn)
Phạm Chí Dũng: Việt Nam sẽ "xoay trục" sang phương Tây ?
Nguyễn Phương Uyên được chào đón khi vừa ra khỏi trại giam Long An tối 16/08/2013. (FB)
Ngày 16/08/2013 vừa qua người ta đã chứng kiến việc Phương Uyên được trả
tự do một cách hết sức bất ngờ ngay tại tòa án. Sự kiện này có thể dẫn
đến vận hội mới mẻ nào cho xã hội Việt Nam?
RFI Việt ngữ đã đặt câu hỏi này với nhà báo tự do Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh.
RFI : Thân chào nhà báo Phạm Chí Dũng, rất hân hạnh lại có dịp trao đổi với anh trên làn sóng của đài RFI. Thưa anh, anh nhận xét như thế nào về bất ngờ đến khó tin của phiên phúc thẩm xử Phương Uyên và Nguyên Kha vừa qua ?
Nhà báo Phạm Chí Dũng : Nếu tôi nhớ không lầm thì từ năm 1975 đến nay mới diễn ra một sự kiện đặc biệt, quá sức đặc biệt như vụ Phương Uyên, khi một phạm nhân chính trị được trả tự do ngay tại tòa. Từ năm 1975 đến nay, có lẽ sự kiện Phương Uyên là một chứng nghiệm rõ nhất cho quy luật khoa học biện chứng lịch sử: khi chính thể mạnh, “nhập kho” tăng và “xuất kho” giảm; còn khi chính thể yếu, “nhập kho” giảm còn “xuất kho” tăng.
Việc được trả tự do ngay tại tòa của Phương Uyên là một sự kiện mang tính tín hiệu rõ nét nhất, phản ánh xu hướng “xuất kho” và chính thể Việt Nam đang khởi động cho định hướng “xoay trục”. Nếu chính sách gần gũi nhất của Hoa Kỳ là “xoay trục” về khu vực Đông Nam Á thì Nhà nước Việt Nam chuyển động theo chiều ngược lại”: hướng sang phương Tây.
Hiện tượng này lại phản ánh một quy luật khác: độ mở dân chủ tỉ lệ thuận với độ mở đối ngoại.
Còn trong nhãn quan của cộng đồng quốc tế, đúng là có một chuyện gì đó hình như đang xoay chuyển. Và nếu lạc quan hơn như giáo sư người Anh Jonathan London - người chuyên nghiên cứu về Việt Nam và có thiện chí đến mức bất ngờ với nhân dân đất nước này - thì “tình hình chính trị ở Việt Nam hiện nay đang biến động rất nhanh”. Thậm chí ông còn phóng ra một câu hỏi rất sốt ruột: “Bây giờ thì sao?”.
Tất nhiên nhiều người và nhiều giới trong nước và quốc tế đều muốn được thỏa mãn những câu hỏi thiết thân như: Sự kiện tự do của Phương Uyên hàm ý điều gì? Liệu có phản ánh một sự thay đổi lớn về chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với tù nhân lương tâm, chính sách dân chủ nương theo quan điểm đối ngoại? Sau sự kiện này liệu có thể dẫn tới những những sự kiện thả tù và cởi mở dân chủ nào khác? Hoặc, sự kiện Phương Uyên có phản ánh một tấm lòng thành thực nào đó của một hoặc một số lãnh đạo đảng và nhà nước đối với cộng đồng quốc tế và giới dân chủ trong nước? Kinh tế việt Nam có hy vọng nào được phục hồi nếu giới đấu tranh dân chủ trong nước không còn bị đưa vào các trại “phục hồi nhân phẩm”?...
RFI : Ngay sau khi Phương Uyên được trả tự do, đã có nhiều dư luận về sự kiện chưa từng có này. Anh có bình luận gì về những dư luận ấy?
Người Việt Nam không bao giờ bỏ phí tinh thần “lạc quan cách mạng”. Tôi chỉ muốn nêu lại một vài câu chuyện hài hước trên các diễn đàn mạng, trong các quán cà phê “dân chủ” và ở cả những bàn nhậu.
Một trong những câu chuyện trào phúng nhất thuộc về nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh. Chỉ mới cách đây chưa đầy hai tháng, người nhận giải thưởng “Công dân mạng toàn cầu 2013” của Tổ chức Phóng viên Không biên giới còn không giấu nổi tâm trạng lo ngại về triển vọng “nhập kho”, nhưng nay tại mang tâm thế khác hẳn.
Tiếu lâm nhất là việc Huỳnh Ngọc Chênh đã nêu ra hai giả định sau chuyến trở về không thể tưởng tượng được của nữ sinh áo trắng Phương Uyên, trong đó có giả định 1 - lạc quan nhất - mà tôi xin lược lại như sau: “Các người đứng đầu đảng Cộng sản Việt Nam thấy rằng đến lúc phải thực lòng thay đổi để nhanh chóng hội nhập (…) nên đã quyết định tìm cách trả lại tự do ngay cho Phương Uyên, và từ từ trả lại tự do cho Nguyên Kha. Việc giảm án cho Uyên - Kha là bước đi "Amstrong" rụt rè đầu tiên hướng về ánh sáng dân chủ nhưng sẽ là bước tiến vĩ đại của dân tộc trong nay mai.
Những bước đi tiếp theo là sẽ thả hết các tù nhân lương tâm còn lại vào dịp đặc xá ngày 2/9 sắp đến, rồi tiến đến thay đổi Hiến pháp bỏ đi điều 4, chấp nhận đa nguyên, đa đảng... Nếu đúng với giả định nầy, tôi tin rằng toàn dân sẽ tôn 16 ông bà trong Bộ Chính trị thành những thánh nhân, dựng tượng khắp mọi nơi để thờ cúng. Riêng tôi nguyện sẽ mỗi ngày viết một bài báo hàng ngàn chữ để ca ngợi công đức của các vị cho đến khi tôi không còn viết được nữa.
Tôi cũng tin rằng nhân dân sẽ khép lại quá khứ, tha thứ tất cả, đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục được ủng hộ, nhân dân sẽ dồn phiếu cho các vị trong bầu cử tự do để tranh đua sòng phẳng và thắng lợi tuyệt đối các đảng phái mới lập khác… Tôi hay tin người và tin vào điều tốt đẹp nên rất tin vào giả định 1”.
Tất nhiên một số độc giả “ngây thơ” đã “ném đá” Huỳnh Ngọc Chênh vì cái được gọi là “lòng tin chiến lược” như thế. Chỉ có điều, số độc giả ít tường tận về tính cách ông Chênh hình như đã chẳng mấy quan tâm đến giả định thứ hai mà ông nêu ra: “Do áp lực phải vào TPP, phải vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, phải mua được vũ khí sát thương của Mỹ, phải tìm các nguồn tài trợ cho nền kinh tế đứng bên bờ vực thẳm... các vị lấy việc giảm mức án vài năm cho Uyên - Kha làm món hàng trao đổi để lừa bịp dư luận và thế giới.
Sau khi đạt được các yêu cầu chiến thuật đó các vị lại “đâu trở về đó”, lại tiếp tục vùi dập nhân quyền, đàn áp người yêu nước... như đã từng làm sau khi vào WTO. Nếu giả định nầy là sự thật thì nhân dân sẽ không để yên, lịch sử sẽ đời đời nguyền rủa, thế giới sẽ không ngu ngơ để các vị tiếp tục dối trá”.
RFI : Anh có tin vào giả định nào của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh?
Hơi khác với Huỳnh Ngọc Chênh, tôi không tin người lắm, đặc biệt đối với các chính khách thời nay. Do vậy tôi hoài nghi đối với mọi giả định, cho dù đã xác định được tính xu thế về độ mở chính trị tỉ lệ thuận với độ mở đối ngoại.
Tôi cũng muốn nêu ra một giả định khác, có thể mang tính trung dung giữa hai giả định của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, nhưng được nhìn từ góc độ biện chứng lịch sử.
Hãy trở lại với quy luật nhập kho – xuất kho, chúng ta có thể tự hỏi là với sự kiện Phương Uyên diễn ra chưa có tiền lệ, thế mạnh của chính thể đã diễn biến đến mức nào và đang ở điểm ngoặt nào? Phải chăng đã xảy ra một sự thay đổi đủ lớn từ đối nội và đối ngoại, hoặc hơn nữa là tính cộng hưởng giữa hai yếu tố này mà khiến chính quyền buộc phải thả người?
Cần nhắc lại là vào đầu năm 2013, sau chuyến đi của người đứng đầu Đảng Nguyễn Phú Trọng đến Roma, đã xảy ra một sự kiện chưa có tiền lệ ở Việt Nam. Một nhóm nhân sĩ, trí thức gồm 72 người đã ký tên vào một bản văn bản được gọi tượng trưng là “Kiến nghị 72” với nhiều đề nghị liên quan đến Hiến pháp, Luật biểu tình, Luật lập hội, Luật trưng cầu dân ý và cả đề nghị thay đổi điều 4 Hiến pháp về cơ chế độc đảng. Nhưng sau đó, rất nhiều người dân và công chức đã ngạc nhiên về chuyện đã không một ai trong nhóm “Kiến nghị 72” bị “kiểm soát đặc biệt”, trong khi nếu sự kiện này xảy ra vào những năm trước đó thì không biết hậu quả nào đã xảy đến, thậm chí còn có thể có chuyện bắt bớ.
“Kiến nghị 72 “ ra đời cùng với chuyến đi của Tổ chức Ân xá Quốc tế đến Việt Nam - cũng là lần đầu tiên tổ chức này được Nhà nước Việt Nam cấp “quota” cho gặp trực tiếp những nhân vật bất đồng chính kiến theo yêu cầu. Cũng vào thời gian này, giới quan sát còn ghi nhận một vài chuyến đi và những cuộc gặp gỡ của các quan chức Cộng đồng châu Âu, những nghị sĩ đấu tranh cho vấn đề dân chủ và nhân quyền và đã có những tiếp xúc với các quan chức Bộ Ngoại giao, Bộ Công an ở Hà Nội. Mà đó là những cuộc gặp được công khai cho báo chí, trong khi dư luận còn cho rằng có những cuộc tiếp xúc kín đáo hơn nhiều, đã dẫn đến cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ ở Hà Nội vào trung tuần tháng 4/2013.
Vậy thì câu chuyện của Phương Uyên cũng rất có thể là một logic tiếp theo của chuỗi vận động đối ngoại – đối nội diễn ra từ đầu năm 2013 đến nay, chứ không phải là đột biến hay ngoại lệ, cho dù sự kiện này đã làm kinh ngạc rất nhiều người.
RFI : Nhưng đợt bắt bớ các blogger ở Việt Nam xảy ra vào tháng 5 và tháng 6 năm 2013 có đi ngược lại tính logic của lộ trình mở cửa chính trị như anh phân tích?
Chúng ta hãy nhìn vào cái gọi là “Danh sách 20”, tức một tin tức được tung ra cùng với đợt bắt ba blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy. Có thể nhận ra điều đó giống như một động tác giả hơn, xuất phát từ một cơ quan đặc biệt nào đấy nhằm tác động đến tâm lý và hành vi của giới blogger và hoạt động dân chủ nhân quyền, chứ thực ra từ đó đến nay đã không diễn ra một sự bắt bớ nào nữa.
Mà vụ việc của hai trong ba blogger lại được đánh giá thiên về màu sắc nội bộ và với mục đích tìm ra nguồn tin hơn là một “cú đánh” trực tiếp vào hoạt động dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam. Còn với Đinh Nhật Uy, tin tức gần nhất cho thấy blogger này có khả năng sắp được trả tự do. Thực ra, vấn đề của Uy là quá nhỏ bé trong tổng thể bàn cờ chính trị ở Việt Nam.
Nhân đây, cũng cần làm rõ một đánh giá cho rằng vào nửa đầu năm 2013, số người bất đồng chính kiến bị bắt giữ ở Việt Nam bằng cả hai năm trước cộng lại. Nếu nhìn lại và rạch ròi về thời điểm bắt giữ thì có thể thấy những vụ bắt người tập thể như 14 thanh niên Công giáo, Tin lành và vụ Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn đều xảy ra vào năm 2012 chứ không phải 2013. Người ta cũng còn nhớ vụ bắt giữ luật sư công giáo Lê Quốc Quân vào cuối năm 2012 là vụ cuối cùng của năm đó. Còn đến năm 2013, những vụ “tồn kho” của năm trước được đưa ra xét xử và có án. Như vậy, thực ra số người bất đồng chính kiến bị bắt vào nửa đầu năm 2013 là giảm hẳn so với nửa cuối năm trước, phản ánh biểu đồ kiểm soát chính trị đang võng dần xuống theo một đường thoai thoải, hoặc làm thành “một đường mỏng manh” (a delicate line) – như cụm từ mà đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear đã dùng để chỉ về mối quan hệ “đi dây” của Hà Nội giữa Bắc Kinh và Washington.
Mà như thế, đáng lý ra dư luận trong nước và cả các tổ chức nhân quyền quốc tế đã không phải quá ngạc nhiên khi chứng kiến Phương Uyên được thả đột ngột. Nhất là sự kiện trả tự do chưa có tiền lệ này lại diễn ra chỉ gần ba tuần sau cuộc gặp giữa hai nguyên thủ quốc gia của Mỹ và Việt Nam.
Vấn đề chỉ còn là thời gian, thả sớm hay muộn hơn mà thôi.
RFI : Cho tới nay vẫn có nhiều luồng ý kiến khác biệt về nguyên nhân và động lực dẫn tới sự tự do của Phương Uyên. Anh đánh giá ra sao về vấn đề này?
Tôi nhìn thấy một ảnh hưởng không nhỏ, hoàn toàn không mờ nhạt từ phía Nhà Trắng. Có thể coi thái độ của Washington mới là ảnh hưởng có tính quyết định.
Ngay sau khi Phương Uyên được thả, khẩu khí của đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam là David Shear có vẻ càng cứng rắn hơn: “Chúng tôi đã khẳng định rất mạnh mẽ rằng chúng tôi muốn các tù nhân chính trị phải được thả”.
Cũng sau khi Phương Uyên được thả, một viên chức chính trị của Đại sứ quán Hoa Kỳ là Michael Orona đã trả lời báo chí rằng đây là sự đấu tranh không ngừng nghỉ từ nhiều phía. Ông Orona cho biết ngay từ đầu tiên, Tòa đại sứ đã ra thông cáo báo chí về việc này và tiếp tục lên tiếng bằng nhiều kênh đối thoại.
Cách bày tỏ thái độ của các quan chức ngoại giao Hoa Kỳ cũng không kém logic với cách tiếp đón Chủ tịch Sang của Tổng thống Obama. Kín đáo trong hội đàm, nhưng bên ngoài vẫn liên tục diễn ra nhiều cuộc vận động của các nghị sĩ Mỹ và châu Âu cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam. Làn sóng vận động này lại bắt nguồn từ giới hoạt động dân chủ và nhân quyền trong nước.
Nhưng cũng không thể nói rằng cuộc biểu tình ngày 16/8/2013 ở Long An của hàng trăm người ủng hộ Phương Uyên là vô nghĩa. Cũng không thể nói là công an Long An không thuần thục phương án phòng chống biểu tình, bạo loạn mà đã để cuộc biểu tình diễn ra một cách đầy đặn đến khó tả, đến mức mà nhà văn Nguyễn Tường Thụy còn mô tả “vừa đi vừa binh vận lẫn dân vận”. Còn trước đó một ngày, hàng chục người bị xem là “đối tượng chính trị” đã có thể cùng với gia đình Phương Uyên và Nguyên Kha gặp gỡ các phạm nhân mà không bị cán bộ trại giam Long An làm khó dễ gì…
Những tín hiệu cứ tiếp nối sinh ra, sinh sôi một cách thầm lặng, nhưng trên hết vẫn là tính tín hiệu. Mà đó chỉ là đà tiếp nối cho một sự cộng hưởng trong – ngoài để dẫn đến một tác động can thiệp nào đó từ phương Tây đối với trường hợp Nữ sinh áo trắng.
RFI : Như vậy là chính phủ Hoa Kỳ vẫn quan tâm đến chủ đề dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam, khác với dư luận cho rằng Tổng thống Obama đã quay lưng?
David Shear là một trong những dấu chỉ lộ thiên cho câu hỏi này. Trong cùng thời gian Phương Uyên được thả, David Shear đã có một cuộc tiếp xúc với cộng đồng người Việt ở Little Sài Gòn, và một ít thông tin xuất hiện từ đấy đã cho thấy ông Shear xác nhận: chính Tổng thống Obama đã nói thẳng với ông Trương Tấn Sang trong chuyến viếng thăm vào ngày 25/7/2013, là hiện nay Việt Nam đang cần Hoa Kỳ nhiều hơn trong các vụ mua bán về vũ khí sát thương, và hồ sơ nhân quyền sẽ trở thành điều kiện ràng buộc trong việc mua bán vũ khí, phát triển quan hệ đối tác.
Dấu chỉ đã khá rõ: sau gần ba tuần diễn ra cuộc gặp Obama – Sang, công luận được biết đến những điều “thầm kín” trong phòng Bầu dục. Nếu người Việt ẩn dụ bằng bản sao bức thư của ông Hồ Chí Minh viết cho Tổng thống Mỹ Harry Truman gần bảy chục năm về trước, thì người Mỹ hiện tại lại không cần giấu diếm quan điểm của mình. Và đúng như David Shaer đã ẩn dụ trước cuộc gặp Obama- Sang, “Mỹ có ưu thế để đặt ra vấn đề này (dân chủ và nhân quyền)”.
Vậy ưu thế đó là cái gì?
Ít lâu sau cuộc gặp Obama- Sang, vị đại sứ từng trải, ít nói và được xem là có nhiều kinh nghiệm đối thoại với Hà Nội đã có một cuộc họp báo với cái nhìn tương đối lạc quan về triển vọng quan hệ “đối tác toàn diện” giữa hai quốc gia, khác khá nhiều với thái độ lắng tiếng của chính ông vào năm trước, nhất là lúc cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ bị đình hoãn đột ngột vào cuối năm 2012.
Tuy thế, thái độ của vị quan chức cao cấp nhất đón phái đoàn lên đến 200 người của Chủ tịch Sang ở sân bay Washington vẫn không quá lạc quan. Trong cuộc gặp với người Việt ở Little Sài Gòn mới đây, ông David Shear tái khẳng định tình hình nhân quyền Việt Nam vẫn không có sự cải thiện nào đáng kể như sự mong đợi của Hoa Kỳ. “Thời gian” là một trong những khái niệm mà David Shear đề cập nhiều nhất, liên quan đến TPP và vũ khí sát thương là hai thứ mà Hà Nội đang muốn có.
Tất cả đều phải có thời gian. Cách nói của David Shear cũng có thể khiến người ta nhớ lại lời nhắc của Bộ trưởng Thương mại Mỹ với ông Sang vào cuối tháng 7/2013, cho rằng Việt Nam đã đạt được một số yêu cầu về thủ tục TPP, nhưng sẽ còn phải mất nhiều thời gian nữa để hoàn thiện việc gia nhập hiệp định này.
Cũng cần nhắc lại, vào tháng 2/2013, một đại sứ châu Âu đã tiếp xúc với Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn và nhận được câu trả lời “Chúng tôi hiểu, nhưng hãy cho chúng tôi thời gian”.
RFI : Liệu có thể hy vọng thời gian sẽ làm cho Hà Nội nghĩ đến việc phóng thích các tù nhân lương tâm, trong đó đặc biệt là trường hợp Điếu Cày vừa gây nên cuộc tuyệt thực chấn động?
Đó cũng là ẩn số mà nhiều người đang chờ đợi được giải mã.
Mới đây, một thông tin được công bố chính thức trên báo đài nhà nước cho biết sẽ có trên 15.000 phạm nhân đủ điều kiện được đặc xá trong dịp lễ 2/9 ở Việt Nam. Trong khi vào năm ngoái, giới tù nhân đã phát hoảng vì tin tức không chính thức cho rằng trong hai năm 2013-2014 và thậm chí có thể đến cả năm 2015 sẽ không có chuyện đặc xá.
Tin tức lại dẫn đến đồn đoán. Hiện thời, người ta đang hỏi nhau liệu có diễn ra một đợt thả tù nhân lương tâm cùng trong đợt đặc xá hay không, và những ai là đối tượng được “ưu ái”. Thậm chí một dự đoán lạc quan lan truyền trong giới blogger cho là nhà cầm quyền có thể phóng thích hàng chục tù nhân chính trị vào dịp lễ quốc khánh 2/9.
Với tình cảm gần gũi, giới blogger đang nhắc lại những nhân vật đang bị “cầm cố” có triển vọng “xuất kho” như Anh Ba Sài Gòn, Phạm Viết Đào, Đinh Nhật Uy…
Nhưng trên hết vẫn là một người có biệt danh là Điếu Cày. Sau sự kiện Phương Uyên được trả tự do, Đại sứ David Shear đã cho biết đây là nhân vật nằm đầu bảng trong sự đòi hỏi của Hoa Kỳ, và hiện nay Tòa đại sứ đang theo dõi sát tình hình sức khỏe cũng như điều kiện giam cầm của nhân vật này.
Cần nhắc lại, tù lương tâm Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đáng lý đã có thể được phóng thích từ vài năm trước, nếu không bị kết án lại với một mức án quá trầm trọng. Cuộc tuyệt thực đến hơn một tháng và ngoài sức tưởng tượng của Điếu Cày đã còn hiện thực và lay động hơn cả chuỗi nhịn ăn của Cù Huy Hà Vũ, khiến cho Nguyễn Văn Hải trở nên hoàn toàn tương xứng với lời tri ân của Tổng thống Obama vào tháng 5/2012 nhân ngày Tự do Báo chí Quốc tế.
Có thể hy vọng cho việc phóng thích. Cũng đã có một vài tín hiệu nào đó đối với Điếu Cày. Những người thạo tin trong giới blogger còn hy vọng sẽ được đón chào người tù nhân có án hàng chục năm này trong không bao lâu nữa.
Khách quan nhìn nhận, việc thả người là một quy luật đặc thù trong bối cảnh hiện nay, tương xứng với những vận động đối ngoại và cả sức ép từ trong nước. Sức ép trong nước lại còn đến từ chính những người đã có bề dày tham gia chế độ.
Không phải vô cớ mà trước cuộc biểu tình đòi trả tự do cho Phương Uyên ở Long An, một trong những thủ lãnh máu lửa nhất của Lực lượng thứ ba – Phong trào học sinh, sinh viên ở Sài Gòn trước năm 1975, người đã từng lãnh án tử hình và hiện thời đang phải đối mặt với bạo bệnh – luật gia Lê Hiếu Đằng, đã phát động một phong trào có tên “Đảng Dân chủ Xã hội”.
Chỉ để đối phó với một Lê Hiếu Đằng, Nhà nước đã phải dùng đến ít nhất 6 tờ báo và vài chục bài công kích, chỉ trích. Điều đó cho thấy những lãnh đạo cao nhất ở Việt Nam có thể không còn đánh giá thấp truyền thông xã hội và những nhân tố có tính đột biến trong lòng “lề trái”, nhất là khi giới “lề trái” đang nhận được sự hậu thuẫn ngày càng trực tiếp và song ánh của giới truyền thông và dân chủ nhân quyền quốc tế.
Và nếu quy luật khoa học “nhập kho, xuất kho” ứng nghiệm vào hoàn cảnh này, sắp tới sẽ diễn ra cảnh đoàn tụ giữa những tù nhân lương tâm với gia đình của họ ở ngay trong sân các trại giam. Nếu không khí trùng phùng đó diễn ra, người dân có quyền hy vọng là Nhà nước sẽ nương tay không nỡ “nhập kho” thêm trong ít ra vài năm tới.
Cũng cần đối chiếu đôi chút với trường hợp Miến Điện. Tại quốc gia này vào thời gian trước năm 2011, chẳng có mấy ai dám hy vọng vào một tương lai sáng sủa đối với số tù nhân chính trị còn nhiều hơn ở Việt Nam hiện thời. Tuy nhiên, sự quyết đoán của Tổng thống Thein Sein trong việc nắm triều chính và những bước đi quả quyết hướng về phương Tây đã không chỉ khiến bà Aung San Suu Kyi được giải chế, mà trong năm 2012 và đặc biệt trong nửa đầu năm 2013 đã có hàng trăm tù nhân chính trị được trả tự do, trong đó bao gồm cả những tù nhân chính trị có mức án lên đến hàng trăm năm. Cho tới giờ, con số thống kê chính thức cho thấy trong các nhà tù Miến Điện chỉ còn khoảng 70 tù nhân chưa được trả tự do.
Bởi thế ứng với Việt Nam, ngay cả những trường hợp đã chịu án nặng như Điếu Cày vẫn có cơ may thoát vòng lao lý, nếu độ mở dân chủ song trùng với điều kiện thả tù chính trị.
Trong dịp lễ 2/9 này, mặc dù công bố của các trại giam là chưa có đặc xá cho những trường hợp như Điếu Cày, nhưng tôi vẫn nghĩ là có thể có những hy vọng, nếu không phải là vào dịp lễ 2/9 này thì sau đó, và có lẽ không lâu nữa. Vì Điếu Cày có thể nhận một mức đặc xá giảm án nhiều, hoặc thậm chí có thể được trả tự do.
RFI : Anh có lạc quan quá không, khi trong số 15.000 người được đặc xá lần này không có những tù nhân chính trị nổi tiếng ?
Tôi không quá lạc quan, nhưng không hẳn là bi quan. Tại vì rõ ràng là sự kiện Phương Uyên đã mở ra một điểm sáng cho khung trời dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam. Mà điều đó cho phép người ta có thể hy vọng là có những chuyện sẽ mở ra hơn. Ở Việt Nam không phải luôn luôn và lúc nào cũng có chuyện thả tù nhân chính trị một cách ồ ạt như Miến Điện, tại vì Việt Nam không phải là Miến Điện. Mà ở đây người ta thả lặng lẽ.
Mà tôi cũng nhớ là trường hợp của tôi cũng thả rất là lặng lẽ, trong một bầu không khí hoàn toàn yên lặng, không ai biết gì hết. Và khi tôi ra khỏi trại giam thì tôi leo lên xe ôm đi thẳng về nhà, không có một ai đón tôi cả. Điều đó khác xa với trường hợp của Phương Uyên.
Cái cung cách như vậy làm cho tôi cũng hy vọng là mặc dù trong danh sách 15.000 người chưa công bố một số nhân vật được coi là tù nhân lương tâm đặc biệt – những người khá nổi tiếng, những blogger, nhà đấu tranh dân chủ nhân quyền trong đó có Điếu Cày, nhưng vẫn có thể có hy vọng là trong một sắc thái lặng lẽ kín đáo nào đó, thì dần dần, từng người một sẽ ra khỏi trại giam trong những ngày sắp tới. Không nhất thiết là phải đúng ngay dịp lễ 2/9 này mà có thể sau 2/9
RFI : Tuy thế, vẫn không ngớt dư luận lo ngại về thái độ đối xử thiếu hòa nhã của công an Việt Nam đối với giới hoạt động dân chủ hay nghị định 72 về cấm đoán Internet…
Trong những ngày gần đây, dư luận cho rằng một số thành viên dân chủ theo phương châm hành động từ nhà ra đường phố đã bị sách nhiễu, và còn có cả dấu hiệu công an sử dụng côn đồ để gây hấn và xúc phạm những người này. Nhưng xét trong xu thế khách quan và độ mở chính trị đang dần hình thành ở Việt Nam, tôi cho rằng những hành động bị coi là sách nhiễu, gây khó của ngành công an chỉ nằm trong chiến thuật phân hóa, kiểm soát, khống chế nhưng rất hạn chế mục tiêu bắt bớ. Nhìn chung, những hành động như thế chỉ mang tính gián tiếp về tác động tâm lý hơn là mục tiêu cô lập trực tiếp về hành vi.
Mặt khác từ thực tế khách quan, sự lo lắng của giới blogger ở Việt Nam đối với nghị định 72 về “quản chế” Internet của nhà nước sẽ phát huy tác dụng sau tháng 9/2013 có thể không có nhiều cơ sở. Một tiêu chí đo lường tương đối chính xác cho hiệu ứng này là mật độ và hàm lượng thông tin của truyền thông nhà nước, mà cụ thể là trên mặt báo đảng. Nếu so sánh tần suất đưa tin và bình luận về vụ phúc thẩm Uyên – Kha với nghị định 72, người ta có thể nhận ra mức độ thông tin gần như tương đương, nghĩa là không ồ ạt, thậm chí khá lắng tiếng so với thời điểm cuối năm 2012 và ngay trước phiên sơ thẩm Uyên – Kha cách đây mấy tháng.
Sự lắng tiếng rõ nét của báo đảng nói lên điều gì? Người ta đang đặt dấu hỏi về một thái độ không đồng nhất, thậm chí có thể là trái chiều giữa các cơ quan tố tụng hoặc thậm chí ở cấp cao hơn, dẫn đến tình trạng lúng túng và bất động của một số cơ quan tuyên truyền đặc biệt và có thể cả với cơ quan an ninh ở một số địa phương. Tình trạng có vẻ như bất động như thế lại đang chịu sự chỉ trích không nhỏ về nghị định 72 của giới hoạt động dân chủ nhân quyền quốc tế như Tổ chức phóng viên không biên giới hay Liên minh trực tuyến…
Sự bất động ấy cũng dường như đang chìm trong chờ đợi về một tương lai không đoán định được.
RFI : Tương lai khó đoán định ấy sẽ diễn ra nhanh hay chậm?
Không phải tất cả mọi chuyện đều diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng. Điều mà giáo sư người Anh Jonathan London kỳ vọng là tình hình chính trị ở Việt Nam đang chuyển biến khá nhanh, thực ra lại có thể làm vị trí thức nhiệt thành này bị thất vọng đôi chút.
Non sông dễ chuyển, bản tính khó dời… Đơn giản là nếu nền chính trị Việt Nam không nằm trong một bối cảnh đầy chông gai về suy thoái kinh tế và phân hóa tư tưởng như hiện thời, sẽ khó có một độ mở dân chủ nào được thực hiện đúng nghĩa, theo lộ trình như đã được Hà Nội cam kết với Mỹ và phương Tây từ khi gia nhập Hiệp định thương mại Việt – Mỹ 12 năm về trước.
Bầu không khí xã hội – chính trị ở Việt Nam như đang trở lại thời điểm năm 2004, khi chủ đề CPC về các quốc gia cần đặc biệt được quan tâm về nhân quyền và tôn giáo được áp dụng với Việt Nam. Truớc đây trong hai năm liên tiếp từ năm 2004 đến năm 2006, sau khi bị xếp vào CPC, tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam lại có những cải thiện mà trước đó quá đỗi hiếm hoi, như trả tự do cho một số tù nhân, mở rộng phạm vi bảo vệ của pháp luật đối với một số các cộng đồng tôn giáo được nhà nước thừa nhận… Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế cũng ghi nhận phần lớn các lãnh đạo tôn giáo ở Việt Nam cho rằng những thay đổi tích cực này đến từ sức ép của CPC với Việt Nam.
Tuy thế, có lẽ bài học mà người Mỹ không thể quên là từ năm 2006 khi nước Mỹ nhấc Việt Nam ra khỏi danh sách CPC, cho đến nay tình trạng nhân quyền và tôn giáo ở Việt Nam lại không có dấu hiệu khả quan hơn, nếu không muốn nói là bị cộng đồng quốc tế đánh giá “thụt lùi sâu sắc”.
RFI : Tuy không bị xếp vào danh sách CPC trong năm 2013, nhưng Nhà nước Việt Nam lại phải chịu sức ép không hề nhỏ của hai dự luật nhân quyền và chế tài nhân quyền dành cho quốc gia này. Theo anh dự đoán, tình hình hoạt động dân chủ nhân quyền và xã hội dân sự sẽ như thế nào ở Việt Nam trong thời gian tới?
Quy luật “giảm nhập kho, tăng xuất kho” sẽ ứng nghiệm cho đến khi nào mà quan hệ giữa hai nhà nước Việt Nam và Hoa Kỳ vẫn còn tạm nồng ấm, với nhu cầu thuộc về Việt Nam nhiều hơn, liên quan chủ yếu đến một lợi thế so sánh mà có lẽ các quan chức lãnh đạo cao cấp của Việt Nam cho là “cân bằng chiến lược Đông – Tây”, TPP và kể cả gia cố uy tín cho hình ảnh của giới lãnh đạo trong con mắt dân chúng và cộng đồng quốc tế. Trước mắt, lộ trình làm thủ tục gia nhập TPP có thể kéo dài từ một đến hai năm, nghĩa là có thể kéo đến cuối năm 2014 hoặc sang cả năm 2015.
Và nếu không có gì thay đổi, trục Mỹ -Trung -Việt sẽ là một thế cân bằng chiến lược, nằm trong chính sách “xoay trục” của Washington về Đông Nam Á trong nhiều năm tới và quan hệ thương mại không thể thiếu giữa Bắc Kinh và Washington. Đó cũng là lý do để Hà Nội có thể tự thân “xoay trục”, nhưng không quá thiên về Bắc Kinh như trước đây, mà về hướng kẻ cựu thù.
Hầu như rõ ràng, chuyến đi của một quan chức cao cấp Việt Nam là Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Xuân Phúc đến Washington để “làm việc với đại học Havard”, hoặc cuộc gặp giữa hai bộ trưởng quốc phòng Việt Nam và Mỹ, rất có thể đóng vai trò “tiền trạm” cho một chuyến đi khác đến New York của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, dự kiến vào cuối tháng 9/2013. Tất nhiên, những chuyến đi như vậy đang nằm trong chuỗi logic với sự kiện Phương Uyên và có thể cả những nhân vật hậu Phương Uyên.
Từ năm 1975 đến nay, có lẽ từ thời điểm giữa 2013 mới bắt đầu chứng nghiệm một “lòng thành chính trị” nào đó của Hà Nội. Và cứ chiếu theo quy luật khách quan, giới hoạt động dân chủ nhân quyền ở Việt Nam có nhiều khả năng sẽ không bị “nhập kho”, trừ trường hợp một ít vụ việc bị chính quyền xem là “rất quá khích”.
Cũng theo quy luật khách quan, có thể đến cuối năm 2013, một số nhóm dân chủ bạo dạn nhất sẽ có thể tiến đến công khai hóa hoạt động của họ, hình thành những hội đoàn và có thể nâng lên tầm phong trào, làm đà cho sự hình thành và phát triển một mảng nào đó của xã hội dân sự ở Việt Nam trong năm 2014.
Còn về chân đứng của xã hội dân sự ở Việt Nam, một số người hoạt động dân chủ đã đề nghị lấy ngày 16/8 là ngày khai sinh và kỷ niệm về sự hình thành đầu tiên của xã hội dân sự ở Việt Nam. Đó cũng là ngày mà Phương Uyên được trả tự do, ngày được xem là sự kết tinh của nhiều cố gắng đối nội và đối ngoại trong suốt một thời gian dài.
Bước ngoặt của vận động chính trị - xã hội ở Việt Nam gần như chắc chắn đang khởi động. Nếu người Mỹ xoay trục về Đông Nam Á và Việt Nam được xem là quốc gia “gần sát trung tâm” của chính sách đó, còn Nhà nước Việt Nam cũng đang hướng đến “xoay trục” sang phương Tây, thì rất có thể giới hoạt động dân chủ còn mỏng manh và phân tán ở đất nước này đang chú tâm đến một hình ảnh “xoay trục” về xã hội dân sự tương lai, đấu tranh ôn hòa và bất bạo động, thay cho những manh động đốt cháy giai đoạn mà dễ bị dập vùi.
Nếu mọi chuyện diễn ra một cách ôn hòa và có tính kết nối cao, thì như người đời thường luận, phía trước là bầu trời.
RFI : Xin chân thành cảm ơn nhà báo Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh đã vui lòng nhận trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ.
Thụy My (RFI)
RFI Việt ngữ đã đặt câu hỏi này với nhà báo tự do Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh.
RFI : Thân chào nhà báo Phạm Chí Dũng, rất hân hạnh lại có dịp trao đổi với anh trên làn sóng của đài RFI. Thưa anh, anh nhận xét như thế nào về bất ngờ đến khó tin của phiên phúc thẩm xử Phương Uyên và Nguyên Kha vừa qua ?
Nhà báo Phạm Chí Dũng : Nếu tôi nhớ không lầm thì từ năm 1975 đến nay mới diễn ra một sự kiện đặc biệt, quá sức đặc biệt như vụ Phương Uyên, khi một phạm nhân chính trị được trả tự do ngay tại tòa. Từ năm 1975 đến nay, có lẽ sự kiện Phương Uyên là một chứng nghiệm rõ nhất cho quy luật khoa học biện chứng lịch sử: khi chính thể mạnh, “nhập kho” tăng và “xuất kho” giảm; còn khi chính thể yếu, “nhập kho” giảm còn “xuất kho” tăng.
Việc được trả tự do ngay tại tòa của Phương Uyên là một sự kiện mang tính tín hiệu rõ nét nhất, phản ánh xu hướng “xuất kho” và chính thể Việt Nam đang khởi động cho định hướng “xoay trục”. Nếu chính sách gần gũi nhất của Hoa Kỳ là “xoay trục” về khu vực Đông Nam Á thì Nhà nước Việt Nam chuyển động theo chiều ngược lại”: hướng sang phương Tây.
Hiện tượng này lại phản ánh một quy luật khác: độ mở dân chủ tỉ lệ thuận với độ mở đối ngoại.
Còn trong nhãn quan của cộng đồng quốc tế, đúng là có một chuyện gì đó hình như đang xoay chuyển. Và nếu lạc quan hơn như giáo sư người Anh Jonathan London - người chuyên nghiên cứu về Việt Nam và có thiện chí đến mức bất ngờ với nhân dân đất nước này - thì “tình hình chính trị ở Việt Nam hiện nay đang biến động rất nhanh”. Thậm chí ông còn phóng ra một câu hỏi rất sốt ruột: “Bây giờ thì sao?”.
Tất nhiên nhiều người và nhiều giới trong nước và quốc tế đều muốn được thỏa mãn những câu hỏi thiết thân như: Sự kiện tự do của Phương Uyên hàm ý điều gì? Liệu có phản ánh một sự thay đổi lớn về chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với tù nhân lương tâm, chính sách dân chủ nương theo quan điểm đối ngoại? Sau sự kiện này liệu có thể dẫn tới những những sự kiện thả tù và cởi mở dân chủ nào khác? Hoặc, sự kiện Phương Uyên có phản ánh một tấm lòng thành thực nào đó của một hoặc một số lãnh đạo đảng và nhà nước đối với cộng đồng quốc tế và giới dân chủ trong nước? Kinh tế việt Nam có hy vọng nào được phục hồi nếu giới đấu tranh dân chủ trong nước không còn bị đưa vào các trại “phục hồi nhân phẩm”?...
RFI : Ngay sau khi Phương Uyên được trả tự do, đã có nhiều dư luận về sự kiện chưa từng có này. Anh có bình luận gì về những dư luận ấy?
Người Việt Nam không bao giờ bỏ phí tinh thần “lạc quan cách mạng”. Tôi chỉ muốn nêu lại một vài câu chuyện hài hước trên các diễn đàn mạng, trong các quán cà phê “dân chủ” và ở cả những bàn nhậu.
Một trong những câu chuyện trào phúng nhất thuộc về nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh. Chỉ mới cách đây chưa đầy hai tháng, người nhận giải thưởng “Công dân mạng toàn cầu 2013” của Tổ chức Phóng viên Không biên giới còn không giấu nổi tâm trạng lo ngại về triển vọng “nhập kho”, nhưng nay tại mang tâm thế khác hẳn.
Tiếu lâm nhất là việc Huỳnh Ngọc Chênh đã nêu ra hai giả định sau chuyến trở về không thể tưởng tượng được của nữ sinh áo trắng Phương Uyên, trong đó có giả định 1 - lạc quan nhất - mà tôi xin lược lại như sau: “Các người đứng đầu đảng Cộng sản Việt Nam thấy rằng đến lúc phải thực lòng thay đổi để nhanh chóng hội nhập (…) nên đã quyết định tìm cách trả lại tự do ngay cho Phương Uyên, và từ từ trả lại tự do cho Nguyên Kha. Việc giảm án cho Uyên - Kha là bước đi "Amstrong" rụt rè đầu tiên hướng về ánh sáng dân chủ nhưng sẽ là bước tiến vĩ đại của dân tộc trong nay mai.
Những bước đi tiếp theo là sẽ thả hết các tù nhân lương tâm còn lại vào dịp đặc xá ngày 2/9 sắp đến, rồi tiến đến thay đổi Hiến pháp bỏ đi điều 4, chấp nhận đa nguyên, đa đảng... Nếu đúng với giả định nầy, tôi tin rằng toàn dân sẽ tôn 16 ông bà trong Bộ Chính trị thành những thánh nhân, dựng tượng khắp mọi nơi để thờ cúng. Riêng tôi nguyện sẽ mỗi ngày viết một bài báo hàng ngàn chữ để ca ngợi công đức của các vị cho đến khi tôi không còn viết được nữa.
Tôi cũng tin rằng nhân dân sẽ khép lại quá khứ, tha thứ tất cả, đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục được ủng hộ, nhân dân sẽ dồn phiếu cho các vị trong bầu cử tự do để tranh đua sòng phẳng và thắng lợi tuyệt đối các đảng phái mới lập khác… Tôi hay tin người và tin vào điều tốt đẹp nên rất tin vào giả định 1”.
Tất nhiên một số độc giả “ngây thơ” đã “ném đá” Huỳnh Ngọc Chênh vì cái được gọi là “lòng tin chiến lược” như thế. Chỉ có điều, số độc giả ít tường tận về tính cách ông Chênh hình như đã chẳng mấy quan tâm đến giả định thứ hai mà ông nêu ra: “Do áp lực phải vào TPP, phải vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, phải mua được vũ khí sát thương của Mỹ, phải tìm các nguồn tài trợ cho nền kinh tế đứng bên bờ vực thẳm... các vị lấy việc giảm mức án vài năm cho Uyên - Kha làm món hàng trao đổi để lừa bịp dư luận và thế giới.
Sau khi đạt được các yêu cầu chiến thuật đó các vị lại “đâu trở về đó”, lại tiếp tục vùi dập nhân quyền, đàn áp người yêu nước... như đã từng làm sau khi vào WTO. Nếu giả định nầy là sự thật thì nhân dân sẽ không để yên, lịch sử sẽ đời đời nguyền rủa, thế giới sẽ không ngu ngơ để các vị tiếp tục dối trá”.
RFI : Anh có tin vào giả định nào của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh?
Hơi khác với Huỳnh Ngọc Chênh, tôi không tin người lắm, đặc biệt đối với các chính khách thời nay. Do vậy tôi hoài nghi đối với mọi giả định, cho dù đã xác định được tính xu thế về độ mở chính trị tỉ lệ thuận với độ mở đối ngoại.
Tôi cũng muốn nêu ra một giả định khác, có thể mang tính trung dung giữa hai giả định của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, nhưng được nhìn từ góc độ biện chứng lịch sử.
Hãy trở lại với quy luật nhập kho – xuất kho, chúng ta có thể tự hỏi là với sự kiện Phương Uyên diễn ra chưa có tiền lệ, thế mạnh của chính thể đã diễn biến đến mức nào và đang ở điểm ngoặt nào? Phải chăng đã xảy ra một sự thay đổi đủ lớn từ đối nội và đối ngoại, hoặc hơn nữa là tính cộng hưởng giữa hai yếu tố này mà khiến chính quyền buộc phải thả người?
Cần nhắc lại là vào đầu năm 2013, sau chuyến đi của người đứng đầu Đảng Nguyễn Phú Trọng đến Roma, đã xảy ra một sự kiện chưa có tiền lệ ở Việt Nam. Một nhóm nhân sĩ, trí thức gồm 72 người đã ký tên vào một bản văn bản được gọi tượng trưng là “Kiến nghị 72” với nhiều đề nghị liên quan đến Hiến pháp, Luật biểu tình, Luật lập hội, Luật trưng cầu dân ý và cả đề nghị thay đổi điều 4 Hiến pháp về cơ chế độc đảng. Nhưng sau đó, rất nhiều người dân và công chức đã ngạc nhiên về chuyện đã không một ai trong nhóm “Kiến nghị 72” bị “kiểm soát đặc biệt”, trong khi nếu sự kiện này xảy ra vào những năm trước đó thì không biết hậu quả nào đã xảy đến, thậm chí còn có thể có chuyện bắt bớ.
“Kiến nghị 72 “ ra đời cùng với chuyến đi của Tổ chức Ân xá Quốc tế đến Việt Nam - cũng là lần đầu tiên tổ chức này được Nhà nước Việt Nam cấp “quota” cho gặp trực tiếp những nhân vật bất đồng chính kiến theo yêu cầu. Cũng vào thời gian này, giới quan sát còn ghi nhận một vài chuyến đi và những cuộc gặp gỡ của các quan chức Cộng đồng châu Âu, những nghị sĩ đấu tranh cho vấn đề dân chủ và nhân quyền và đã có những tiếp xúc với các quan chức Bộ Ngoại giao, Bộ Công an ở Hà Nội. Mà đó là những cuộc gặp được công khai cho báo chí, trong khi dư luận còn cho rằng có những cuộc tiếp xúc kín đáo hơn nhiều, đã dẫn đến cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ ở Hà Nội vào trung tuần tháng 4/2013.
Vậy thì câu chuyện của Phương Uyên cũng rất có thể là một logic tiếp theo của chuỗi vận động đối ngoại – đối nội diễn ra từ đầu năm 2013 đến nay, chứ không phải là đột biến hay ngoại lệ, cho dù sự kiện này đã làm kinh ngạc rất nhiều người.
RFI : Nhưng đợt bắt bớ các blogger ở Việt Nam xảy ra vào tháng 5 và tháng 6 năm 2013 có đi ngược lại tính logic của lộ trình mở cửa chính trị như anh phân tích?
Chúng ta hãy nhìn vào cái gọi là “Danh sách 20”, tức một tin tức được tung ra cùng với đợt bắt ba blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy. Có thể nhận ra điều đó giống như một động tác giả hơn, xuất phát từ một cơ quan đặc biệt nào đấy nhằm tác động đến tâm lý và hành vi của giới blogger và hoạt động dân chủ nhân quyền, chứ thực ra từ đó đến nay đã không diễn ra một sự bắt bớ nào nữa.
Mà vụ việc của hai trong ba blogger lại được đánh giá thiên về màu sắc nội bộ và với mục đích tìm ra nguồn tin hơn là một “cú đánh” trực tiếp vào hoạt động dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam. Còn với Đinh Nhật Uy, tin tức gần nhất cho thấy blogger này có khả năng sắp được trả tự do. Thực ra, vấn đề của Uy là quá nhỏ bé trong tổng thể bàn cờ chính trị ở Việt Nam.
Nhân đây, cũng cần làm rõ một đánh giá cho rằng vào nửa đầu năm 2013, số người bất đồng chính kiến bị bắt giữ ở Việt Nam bằng cả hai năm trước cộng lại. Nếu nhìn lại và rạch ròi về thời điểm bắt giữ thì có thể thấy những vụ bắt người tập thể như 14 thanh niên Công giáo, Tin lành và vụ Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn đều xảy ra vào năm 2012 chứ không phải 2013. Người ta cũng còn nhớ vụ bắt giữ luật sư công giáo Lê Quốc Quân vào cuối năm 2012 là vụ cuối cùng của năm đó. Còn đến năm 2013, những vụ “tồn kho” của năm trước được đưa ra xét xử và có án. Như vậy, thực ra số người bất đồng chính kiến bị bắt vào nửa đầu năm 2013 là giảm hẳn so với nửa cuối năm trước, phản ánh biểu đồ kiểm soát chính trị đang võng dần xuống theo một đường thoai thoải, hoặc làm thành “một đường mỏng manh” (a delicate line) – như cụm từ mà đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear đã dùng để chỉ về mối quan hệ “đi dây” của Hà Nội giữa Bắc Kinh và Washington.
Mà như thế, đáng lý ra dư luận trong nước và cả các tổ chức nhân quyền quốc tế đã không phải quá ngạc nhiên khi chứng kiến Phương Uyên được thả đột ngột. Nhất là sự kiện trả tự do chưa có tiền lệ này lại diễn ra chỉ gần ba tuần sau cuộc gặp giữa hai nguyên thủ quốc gia của Mỹ và Việt Nam.
Vấn đề chỉ còn là thời gian, thả sớm hay muộn hơn mà thôi.
RFI : Cho tới nay vẫn có nhiều luồng ý kiến khác biệt về nguyên nhân và động lực dẫn tới sự tự do của Phương Uyên. Anh đánh giá ra sao về vấn đề này?
Tôi nhìn thấy một ảnh hưởng không nhỏ, hoàn toàn không mờ nhạt từ phía Nhà Trắng. Có thể coi thái độ của Washington mới là ảnh hưởng có tính quyết định.
Ngay sau khi Phương Uyên được thả, khẩu khí của đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam là David Shear có vẻ càng cứng rắn hơn: “Chúng tôi đã khẳng định rất mạnh mẽ rằng chúng tôi muốn các tù nhân chính trị phải được thả”.
Cũng sau khi Phương Uyên được thả, một viên chức chính trị của Đại sứ quán Hoa Kỳ là Michael Orona đã trả lời báo chí rằng đây là sự đấu tranh không ngừng nghỉ từ nhiều phía. Ông Orona cho biết ngay từ đầu tiên, Tòa đại sứ đã ra thông cáo báo chí về việc này và tiếp tục lên tiếng bằng nhiều kênh đối thoại.
Cách bày tỏ thái độ của các quan chức ngoại giao Hoa Kỳ cũng không kém logic với cách tiếp đón Chủ tịch Sang của Tổng thống Obama. Kín đáo trong hội đàm, nhưng bên ngoài vẫn liên tục diễn ra nhiều cuộc vận động của các nghị sĩ Mỹ và châu Âu cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam. Làn sóng vận động này lại bắt nguồn từ giới hoạt động dân chủ và nhân quyền trong nước.
Nhưng cũng không thể nói rằng cuộc biểu tình ngày 16/8/2013 ở Long An của hàng trăm người ủng hộ Phương Uyên là vô nghĩa. Cũng không thể nói là công an Long An không thuần thục phương án phòng chống biểu tình, bạo loạn mà đã để cuộc biểu tình diễn ra một cách đầy đặn đến khó tả, đến mức mà nhà văn Nguyễn Tường Thụy còn mô tả “vừa đi vừa binh vận lẫn dân vận”. Còn trước đó một ngày, hàng chục người bị xem là “đối tượng chính trị” đã có thể cùng với gia đình Phương Uyên và Nguyên Kha gặp gỡ các phạm nhân mà không bị cán bộ trại giam Long An làm khó dễ gì…
Những tín hiệu cứ tiếp nối sinh ra, sinh sôi một cách thầm lặng, nhưng trên hết vẫn là tính tín hiệu. Mà đó chỉ là đà tiếp nối cho một sự cộng hưởng trong – ngoài để dẫn đến một tác động can thiệp nào đó từ phương Tây đối với trường hợp Nữ sinh áo trắng.
RFI : Như vậy là chính phủ Hoa Kỳ vẫn quan tâm đến chủ đề dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam, khác với dư luận cho rằng Tổng thống Obama đã quay lưng?
David Shear là một trong những dấu chỉ lộ thiên cho câu hỏi này. Trong cùng thời gian Phương Uyên được thả, David Shear đã có một cuộc tiếp xúc với cộng đồng người Việt ở Little Sài Gòn, và một ít thông tin xuất hiện từ đấy đã cho thấy ông Shear xác nhận: chính Tổng thống Obama đã nói thẳng với ông Trương Tấn Sang trong chuyến viếng thăm vào ngày 25/7/2013, là hiện nay Việt Nam đang cần Hoa Kỳ nhiều hơn trong các vụ mua bán về vũ khí sát thương, và hồ sơ nhân quyền sẽ trở thành điều kiện ràng buộc trong việc mua bán vũ khí, phát triển quan hệ đối tác.
Dấu chỉ đã khá rõ: sau gần ba tuần diễn ra cuộc gặp Obama – Sang, công luận được biết đến những điều “thầm kín” trong phòng Bầu dục. Nếu người Việt ẩn dụ bằng bản sao bức thư của ông Hồ Chí Minh viết cho Tổng thống Mỹ Harry Truman gần bảy chục năm về trước, thì người Mỹ hiện tại lại không cần giấu diếm quan điểm của mình. Và đúng như David Shaer đã ẩn dụ trước cuộc gặp Obama- Sang, “Mỹ có ưu thế để đặt ra vấn đề này (dân chủ và nhân quyền)”.
Vậy ưu thế đó là cái gì?
Ít lâu sau cuộc gặp Obama- Sang, vị đại sứ từng trải, ít nói và được xem là có nhiều kinh nghiệm đối thoại với Hà Nội đã có một cuộc họp báo với cái nhìn tương đối lạc quan về triển vọng quan hệ “đối tác toàn diện” giữa hai quốc gia, khác khá nhiều với thái độ lắng tiếng của chính ông vào năm trước, nhất là lúc cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ bị đình hoãn đột ngột vào cuối năm 2012.
Tuy thế, thái độ của vị quan chức cao cấp nhất đón phái đoàn lên đến 200 người của Chủ tịch Sang ở sân bay Washington vẫn không quá lạc quan. Trong cuộc gặp với người Việt ở Little Sài Gòn mới đây, ông David Shear tái khẳng định tình hình nhân quyền Việt Nam vẫn không có sự cải thiện nào đáng kể như sự mong đợi của Hoa Kỳ. “Thời gian” là một trong những khái niệm mà David Shear đề cập nhiều nhất, liên quan đến TPP và vũ khí sát thương là hai thứ mà Hà Nội đang muốn có.
Tất cả đều phải có thời gian. Cách nói của David Shear cũng có thể khiến người ta nhớ lại lời nhắc của Bộ trưởng Thương mại Mỹ với ông Sang vào cuối tháng 7/2013, cho rằng Việt Nam đã đạt được một số yêu cầu về thủ tục TPP, nhưng sẽ còn phải mất nhiều thời gian nữa để hoàn thiện việc gia nhập hiệp định này.
Cũng cần nhắc lại, vào tháng 2/2013, một đại sứ châu Âu đã tiếp xúc với Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn và nhận được câu trả lời “Chúng tôi hiểu, nhưng hãy cho chúng tôi thời gian”.
RFI : Liệu có thể hy vọng thời gian sẽ làm cho Hà Nội nghĩ đến việc phóng thích các tù nhân lương tâm, trong đó đặc biệt là trường hợp Điếu Cày vừa gây nên cuộc tuyệt thực chấn động?
Đó cũng là ẩn số mà nhiều người đang chờ đợi được giải mã.
Mới đây, một thông tin được công bố chính thức trên báo đài nhà nước cho biết sẽ có trên 15.000 phạm nhân đủ điều kiện được đặc xá trong dịp lễ 2/9 ở Việt Nam. Trong khi vào năm ngoái, giới tù nhân đã phát hoảng vì tin tức không chính thức cho rằng trong hai năm 2013-2014 và thậm chí có thể đến cả năm 2015 sẽ không có chuyện đặc xá.
Tin tức lại dẫn đến đồn đoán. Hiện thời, người ta đang hỏi nhau liệu có diễn ra một đợt thả tù nhân lương tâm cùng trong đợt đặc xá hay không, và những ai là đối tượng được “ưu ái”. Thậm chí một dự đoán lạc quan lan truyền trong giới blogger cho là nhà cầm quyền có thể phóng thích hàng chục tù nhân chính trị vào dịp lễ quốc khánh 2/9.
Với tình cảm gần gũi, giới blogger đang nhắc lại những nhân vật đang bị “cầm cố” có triển vọng “xuất kho” như Anh Ba Sài Gòn, Phạm Viết Đào, Đinh Nhật Uy…
Nhưng trên hết vẫn là một người có biệt danh là Điếu Cày. Sau sự kiện Phương Uyên được trả tự do, Đại sứ David Shear đã cho biết đây là nhân vật nằm đầu bảng trong sự đòi hỏi của Hoa Kỳ, và hiện nay Tòa đại sứ đang theo dõi sát tình hình sức khỏe cũng như điều kiện giam cầm của nhân vật này.
Cần nhắc lại, tù lương tâm Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đáng lý đã có thể được phóng thích từ vài năm trước, nếu không bị kết án lại với một mức án quá trầm trọng. Cuộc tuyệt thực đến hơn một tháng và ngoài sức tưởng tượng của Điếu Cày đã còn hiện thực và lay động hơn cả chuỗi nhịn ăn của Cù Huy Hà Vũ, khiến cho Nguyễn Văn Hải trở nên hoàn toàn tương xứng với lời tri ân của Tổng thống Obama vào tháng 5/2012 nhân ngày Tự do Báo chí Quốc tế.
Có thể hy vọng cho việc phóng thích. Cũng đã có một vài tín hiệu nào đó đối với Điếu Cày. Những người thạo tin trong giới blogger còn hy vọng sẽ được đón chào người tù nhân có án hàng chục năm này trong không bao lâu nữa.
Khách quan nhìn nhận, việc thả người là một quy luật đặc thù trong bối cảnh hiện nay, tương xứng với những vận động đối ngoại và cả sức ép từ trong nước. Sức ép trong nước lại còn đến từ chính những người đã có bề dày tham gia chế độ.
Không phải vô cớ mà trước cuộc biểu tình đòi trả tự do cho Phương Uyên ở Long An, một trong những thủ lãnh máu lửa nhất của Lực lượng thứ ba – Phong trào học sinh, sinh viên ở Sài Gòn trước năm 1975, người đã từng lãnh án tử hình và hiện thời đang phải đối mặt với bạo bệnh – luật gia Lê Hiếu Đằng, đã phát động một phong trào có tên “Đảng Dân chủ Xã hội”.
Chỉ để đối phó với một Lê Hiếu Đằng, Nhà nước đã phải dùng đến ít nhất 6 tờ báo và vài chục bài công kích, chỉ trích. Điều đó cho thấy những lãnh đạo cao nhất ở Việt Nam có thể không còn đánh giá thấp truyền thông xã hội và những nhân tố có tính đột biến trong lòng “lề trái”, nhất là khi giới “lề trái” đang nhận được sự hậu thuẫn ngày càng trực tiếp và song ánh của giới truyền thông và dân chủ nhân quyền quốc tế.
Và nếu quy luật khoa học “nhập kho, xuất kho” ứng nghiệm vào hoàn cảnh này, sắp tới sẽ diễn ra cảnh đoàn tụ giữa những tù nhân lương tâm với gia đình của họ ở ngay trong sân các trại giam. Nếu không khí trùng phùng đó diễn ra, người dân có quyền hy vọng là Nhà nước sẽ nương tay không nỡ “nhập kho” thêm trong ít ra vài năm tới.
Cũng cần đối chiếu đôi chút với trường hợp Miến Điện. Tại quốc gia này vào thời gian trước năm 2011, chẳng có mấy ai dám hy vọng vào một tương lai sáng sủa đối với số tù nhân chính trị còn nhiều hơn ở Việt Nam hiện thời. Tuy nhiên, sự quyết đoán của Tổng thống Thein Sein trong việc nắm triều chính và những bước đi quả quyết hướng về phương Tây đã không chỉ khiến bà Aung San Suu Kyi được giải chế, mà trong năm 2012 và đặc biệt trong nửa đầu năm 2013 đã có hàng trăm tù nhân chính trị được trả tự do, trong đó bao gồm cả những tù nhân chính trị có mức án lên đến hàng trăm năm. Cho tới giờ, con số thống kê chính thức cho thấy trong các nhà tù Miến Điện chỉ còn khoảng 70 tù nhân chưa được trả tự do.
Bởi thế ứng với Việt Nam, ngay cả những trường hợp đã chịu án nặng như Điếu Cày vẫn có cơ may thoát vòng lao lý, nếu độ mở dân chủ song trùng với điều kiện thả tù chính trị.
Trong dịp lễ 2/9 này, mặc dù công bố của các trại giam là chưa có đặc xá cho những trường hợp như Điếu Cày, nhưng tôi vẫn nghĩ là có thể có những hy vọng, nếu không phải là vào dịp lễ 2/9 này thì sau đó, và có lẽ không lâu nữa. Vì Điếu Cày có thể nhận một mức đặc xá giảm án nhiều, hoặc thậm chí có thể được trả tự do.
RFI : Anh có lạc quan quá không, khi trong số 15.000 người được đặc xá lần này không có những tù nhân chính trị nổi tiếng ?
Tôi không quá lạc quan, nhưng không hẳn là bi quan. Tại vì rõ ràng là sự kiện Phương Uyên đã mở ra một điểm sáng cho khung trời dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam. Mà điều đó cho phép người ta có thể hy vọng là có những chuyện sẽ mở ra hơn. Ở Việt Nam không phải luôn luôn và lúc nào cũng có chuyện thả tù nhân chính trị một cách ồ ạt như Miến Điện, tại vì Việt Nam không phải là Miến Điện. Mà ở đây người ta thả lặng lẽ.
Mà tôi cũng nhớ là trường hợp của tôi cũng thả rất là lặng lẽ, trong một bầu không khí hoàn toàn yên lặng, không ai biết gì hết. Và khi tôi ra khỏi trại giam thì tôi leo lên xe ôm đi thẳng về nhà, không có một ai đón tôi cả. Điều đó khác xa với trường hợp của Phương Uyên.
Cái cung cách như vậy làm cho tôi cũng hy vọng là mặc dù trong danh sách 15.000 người chưa công bố một số nhân vật được coi là tù nhân lương tâm đặc biệt – những người khá nổi tiếng, những blogger, nhà đấu tranh dân chủ nhân quyền trong đó có Điếu Cày, nhưng vẫn có thể có hy vọng là trong một sắc thái lặng lẽ kín đáo nào đó, thì dần dần, từng người một sẽ ra khỏi trại giam trong những ngày sắp tới. Không nhất thiết là phải đúng ngay dịp lễ 2/9 này mà có thể sau 2/9
RFI : Tuy thế, vẫn không ngớt dư luận lo ngại về thái độ đối xử thiếu hòa nhã của công an Việt Nam đối với giới hoạt động dân chủ hay nghị định 72 về cấm đoán Internet…
Trong những ngày gần đây, dư luận cho rằng một số thành viên dân chủ theo phương châm hành động từ nhà ra đường phố đã bị sách nhiễu, và còn có cả dấu hiệu công an sử dụng côn đồ để gây hấn và xúc phạm những người này. Nhưng xét trong xu thế khách quan và độ mở chính trị đang dần hình thành ở Việt Nam, tôi cho rằng những hành động bị coi là sách nhiễu, gây khó của ngành công an chỉ nằm trong chiến thuật phân hóa, kiểm soát, khống chế nhưng rất hạn chế mục tiêu bắt bớ. Nhìn chung, những hành động như thế chỉ mang tính gián tiếp về tác động tâm lý hơn là mục tiêu cô lập trực tiếp về hành vi.
Mặt khác từ thực tế khách quan, sự lo lắng của giới blogger ở Việt Nam đối với nghị định 72 về “quản chế” Internet của nhà nước sẽ phát huy tác dụng sau tháng 9/2013 có thể không có nhiều cơ sở. Một tiêu chí đo lường tương đối chính xác cho hiệu ứng này là mật độ và hàm lượng thông tin của truyền thông nhà nước, mà cụ thể là trên mặt báo đảng. Nếu so sánh tần suất đưa tin và bình luận về vụ phúc thẩm Uyên – Kha với nghị định 72, người ta có thể nhận ra mức độ thông tin gần như tương đương, nghĩa là không ồ ạt, thậm chí khá lắng tiếng so với thời điểm cuối năm 2012 và ngay trước phiên sơ thẩm Uyên – Kha cách đây mấy tháng.
Sự lắng tiếng rõ nét của báo đảng nói lên điều gì? Người ta đang đặt dấu hỏi về một thái độ không đồng nhất, thậm chí có thể là trái chiều giữa các cơ quan tố tụng hoặc thậm chí ở cấp cao hơn, dẫn đến tình trạng lúng túng và bất động của một số cơ quan tuyên truyền đặc biệt và có thể cả với cơ quan an ninh ở một số địa phương. Tình trạng có vẻ như bất động như thế lại đang chịu sự chỉ trích không nhỏ về nghị định 72 của giới hoạt động dân chủ nhân quyền quốc tế như Tổ chức phóng viên không biên giới hay Liên minh trực tuyến…
Sự bất động ấy cũng dường như đang chìm trong chờ đợi về một tương lai không đoán định được.
RFI : Tương lai khó đoán định ấy sẽ diễn ra nhanh hay chậm?
Không phải tất cả mọi chuyện đều diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng. Điều mà giáo sư người Anh Jonathan London kỳ vọng là tình hình chính trị ở Việt Nam đang chuyển biến khá nhanh, thực ra lại có thể làm vị trí thức nhiệt thành này bị thất vọng đôi chút.
Non sông dễ chuyển, bản tính khó dời… Đơn giản là nếu nền chính trị Việt Nam không nằm trong một bối cảnh đầy chông gai về suy thoái kinh tế và phân hóa tư tưởng như hiện thời, sẽ khó có một độ mở dân chủ nào được thực hiện đúng nghĩa, theo lộ trình như đã được Hà Nội cam kết với Mỹ và phương Tây từ khi gia nhập Hiệp định thương mại Việt – Mỹ 12 năm về trước.
Bầu không khí xã hội – chính trị ở Việt Nam như đang trở lại thời điểm năm 2004, khi chủ đề CPC về các quốc gia cần đặc biệt được quan tâm về nhân quyền và tôn giáo được áp dụng với Việt Nam. Truớc đây trong hai năm liên tiếp từ năm 2004 đến năm 2006, sau khi bị xếp vào CPC, tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam lại có những cải thiện mà trước đó quá đỗi hiếm hoi, như trả tự do cho một số tù nhân, mở rộng phạm vi bảo vệ của pháp luật đối với một số các cộng đồng tôn giáo được nhà nước thừa nhận… Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế cũng ghi nhận phần lớn các lãnh đạo tôn giáo ở Việt Nam cho rằng những thay đổi tích cực này đến từ sức ép của CPC với Việt Nam.
Tuy thế, có lẽ bài học mà người Mỹ không thể quên là từ năm 2006 khi nước Mỹ nhấc Việt Nam ra khỏi danh sách CPC, cho đến nay tình trạng nhân quyền và tôn giáo ở Việt Nam lại không có dấu hiệu khả quan hơn, nếu không muốn nói là bị cộng đồng quốc tế đánh giá “thụt lùi sâu sắc”.
RFI : Tuy không bị xếp vào danh sách CPC trong năm 2013, nhưng Nhà nước Việt Nam lại phải chịu sức ép không hề nhỏ của hai dự luật nhân quyền và chế tài nhân quyền dành cho quốc gia này. Theo anh dự đoán, tình hình hoạt động dân chủ nhân quyền và xã hội dân sự sẽ như thế nào ở Việt Nam trong thời gian tới?
Quy luật “giảm nhập kho, tăng xuất kho” sẽ ứng nghiệm cho đến khi nào mà quan hệ giữa hai nhà nước Việt Nam và Hoa Kỳ vẫn còn tạm nồng ấm, với nhu cầu thuộc về Việt Nam nhiều hơn, liên quan chủ yếu đến một lợi thế so sánh mà có lẽ các quan chức lãnh đạo cao cấp của Việt Nam cho là “cân bằng chiến lược Đông – Tây”, TPP và kể cả gia cố uy tín cho hình ảnh của giới lãnh đạo trong con mắt dân chúng và cộng đồng quốc tế. Trước mắt, lộ trình làm thủ tục gia nhập TPP có thể kéo dài từ một đến hai năm, nghĩa là có thể kéo đến cuối năm 2014 hoặc sang cả năm 2015.
Và nếu không có gì thay đổi, trục Mỹ -Trung -Việt sẽ là một thế cân bằng chiến lược, nằm trong chính sách “xoay trục” của Washington về Đông Nam Á trong nhiều năm tới và quan hệ thương mại không thể thiếu giữa Bắc Kinh và Washington. Đó cũng là lý do để Hà Nội có thể tự thân “xoay trục”, nhưng không quá thiên về Bắc Kinh như trước đây, mà về hướng kẻ cựu thù.
Hầu như rõ ràng, chuyến đi của một quan chức cao cấp Việt Nam là Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Xuân Phúc đến Washington để “làm việc với đại học Havard”, hoặc cuộc gặp giữa hai bộ trưởng quốc phòng Việt Nam và Mỹ, rất có thể đóng vai trò “tiền trạm” cho một chuyến đi khác đến New York của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, dự kiến vào cuối tháng 9/2013. Tất nhiên, những chuyến đi như vậy đang nằm trong chuỗi logic với sự kiện Phương Uyên và có thể cả những nhân vật hậu Phương Uyên.
Từ năm 1975 đến nay, có lẽ từ thời điểm giữa 2013 mới bắt đầu chứng nghiệm một “lòng thành chính trị” nào đó của Hà Nội. Và cứ chiếu theo quy luật khách quan, giới hoạt động dân chủ nhân quyền ở Việt Nam có nhiều khả năng sẽ không bị “nhập kho”, trừ trường hợp một ít vụ việc bị chính quyền xem là “rất quá khích”.
Cũng theo quy luật khách quan, có thể đến cuối năm 2013, một số nhóm dân chủ bạo dạn nhất sẽ có thể tiến đến công khai hóa hoạt động của họ, hình thành những hội đoàn và có thể nâng lên tầm phong trào, làm đà cho sự hình thành và phát triển một mảng nào đó của xã hội dân sự ở Việt Nam trong năm 2014.
Còn về chân đứng của xã hội dân sự ở Việt Nam, một số người hoạt động dân chủ đã đề nghị lấy ngày 16/8 là ngày khai sinh và kỷ niệm về sự hình thành đầu tiên của xã hội dân sự ở Việt Nam. Đó cũng là ngày mà Phương Uyên được trả tự do, ngày được xem là sự kết tinh của nhiều cố gắng đối nội và đối ngoại trong suốt một thời gian dài.
Bước ngoặt của vận động chính trị - xã hội ở Việt Nam gần như chắc chắn đang khởi động. Nếu người Mỹ xoay trục về Đông Nam Á và Việt Nam được xem là quốc gia “gần sát trung tâm” của chính sách đó, còn Nhà nước Việt Nam cũng đang hướng đến “xoay trục” sang phương Tây, thì rất có thể giới hoạt động dân chủ còn mỏng manh và phân tán ở đất nước này đang chú tâm đến một hình ảnh “xoay trục” về xã hội dân sự tương lai, đấu tranh ôn hòa và bất bạo động, thay cho những manh động đốt cháy giai đoạn mà dễ bị dập vùi.
Nếu mọi chuyện diễn ra một cách ôn hòa và có tính kết nối cao, thì như người đời thường luận, phía trước là bầu trời.
RFI : Xin chân thành cảm ơn nhà báo Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh đã vui lòng nhận trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ.
Thụy My (RFI)
Việt Nam: Ai là người thay đổi cuộc chơi tham nhũng?
Tôi
thường nghe mọi người nói rằng tham nhũng ở khắp nơi và chẳng thể làm
gì để thay đổi nó. Tôi đã từng tin vào điều này. Tôi còn nghe mọi người
nói rằng chống tham nhũng chỉ lãng phí thời gian mà thôi. Giờ thì tôi
không còn quan tâm tới những phát ngôn tiêu cực kiểu này nữa. Ai đã
khiến tôi thay đổi thái độ của mình? Chính là các bạn trẻ.
Tôi bắt đầu được khích lệ vài năm trước đây khi một số thành viên nữ của một tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam có tên là Trung tâm Sống, Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (L&L) đưa ra ý tưởng về ‘một xã hội bền vững và minh bạch trong tay thế hệ trẻ’.
Như tên ý tưởng đã thể hiện khá rõ, những bạn trẻ này muốn kết nối
nhiều hơn với thanh niên, hướng dẫn cho họ về phát triển bền vững và
minh bạch, và về cách mà thanh niên có thể trở thành chất xúc tác cho sự
thay đổi và hướng tới một xã hội ít tham nhũng hơn. Đây là một trong
những ý tưởng được trao giải Ngày Sáng tạo Việt Nam 2009 với chủ đề Nâng cao tính trách nhiệm và minh bạch, giảm tham nhũng, do Ngân hàng Thế giới và Thanh tra Chính phủ đồng tổ chức. [1]
- Liên quan: Xem video: Hơn 100 sinh viên Hà Nội tham gia nhảy flash mob để thể hiện sự ủng hộ với minh bạch..
Theo ý tưởng dự án này, L&L sẽ
thiết lập và kết nối mạng lưới các nhóm sinh viên và thanh niên (Thế Hệ
Xanh, các câu lạc bộ tình nguyện, các tổ chức thanh niên, chương trình
Be Change Agents – Tác nhân thay đổi) ở Hà Nội. Các nhóm này sẽ được
cung cấp nhiều thông tin hơn về các vấn đề phát triển như phát triển bền
vững hay tham nhũng, cũng như trách nhiệm của họ, và trên hết họ sẽ
cùng hành động để xây dựng một xã hội không có tham nhũng. Hành trình
này đã không hề dễ dàng. Trong 6 tháng đầu tiên triển khai dự án,
L&L đã không thể tiếp cận nhiều trường đại học để nói chuyện với
sinh viên về minh bạch hay liêm chính, chứ chưa nói gì đến tham nhũng.
Ngay cả khi các trường đại học cởi mở với ý tưởng này thì cũng không
nhiều sinh viên tỏ ra quan tâm. Một số sự kiện chỉ có 8 người tham dự.
Tuy vậy, những bạn trẻ đã tham gia các
buổi hội thảo hay tập huấn của L&L về xã hội minh bạch và bền vững
đều thấy rất ấn tượng. Họ tiếp tục các hoạt động ươm mầm minh bạch và
gieo những hạt giống liêm chính ở các trường đại học sau đó. Họ chia sẻ
chủ đề này với các bạn cùng lớp và các thành viên câu lạc bộ của mình.
Có thêm nhiều trường đại học đón nhận ý tưởng này và thêm nhiều câu lạc
bộ thanh niên được thành lập. Ý tưởng này thực sự trở thành một phong
trào vào năm 2011 khi một số thành viên Be Change Agents – Tác nhân thay
đổi tại Hà Nội tập hợp lại và khởi động nhóm “Đen hay Trắng” (BOW) để
nâng cao nhận thức về trung thực và liêm chính. Với sự hỗ trợ của
L&L, các bạn đã liên kết với các tổ chức thanh niên ở các thành phố
khác để thực hiện chiến dịch ‘Sống thật’. Các hoạt động này đã thu hút
hơn 7.000 bạn trẻ ở các thành phố khác nhau tham gia. Từ chỗ chỉ có một
vài nhóm Be Change Agents – Tác nhân thay đổi ở Hà Nội có các hoạt động
về minh bạch và liêm chính, giờ đây mạng lưới này đã có tới 80 câu lạc
bộ tại 35 trên tổng sổ 63 tỉnh, thành ở Việt Nam, từ miền Bắc, miền
Trung cho tới miền Nam. Sử dụng các phương pháp học tập tương tác và đặc
biệt là truyền thông xã hội, các câu lạc bộ này tổ chức các buổi nói
chuyện thường kỳ, các diễn đàn và đối thoại trên mạng về minh bạch,
liêm chính và sống thật không chỉ cho giới sinh viên, mà còn chia sẻ với
các giáo viên và các nhà hoạch định chính sách địa phương.
Thật tuyệt vời khi thấy những câu lạc
bộ và những sinh viên do L&L hỗ trợ cũng đã chung tay với các hoạt
động tương tự khác, ví dụ như Dự án Giảng đường tươi đẹp, một dự án nhận được sự hỗ trợ từ Chương trình Sáng kiến Phòng chống Tham nhũng Việt Nam (VACI, sáng kiến tiếp nối thành công của VID 2009) hay Youth Box Channel .
Cả hai hoạt động này đều nhằm thúc đẩy một môi trường giáo dục minh
bạch và công bằng. Khi mạng lưới mở rộng ra, ngày càng có nhiều sinh
viên và thanh niên bắt đầu nói về và tham gia vào các nỗ lực phòng chống
tham nhũng, và hàng nghìn người trong số họ đã tham gia tích cực và cam
kết sống liêm chính. Trước đây họ đưa phong bì cho giáo viên trước kỳ
thi, chỉ đơn giản ‘vì những bạn khác làm thế’, giờ thì họ không còn làm
như vậy nữa. Trước đây họ vi phạm luật giao thông và hối lộ cảnh sát để
tránh bị phạt, giờ họ đã hiểu trách nhiệm của mình và tuân thủ luật giao
thông.
“Thay đổi bắt đầu từ chính bản thân
bạn và bạn có thể bắt đầu từ những việc nhỏ – hãy trung thực với bản
thân mình và người khác,” Bùi Thị Mỹ Yến, một thành viên của nhóm Đen hay Trắng nói.
Với 54% dân số là dưới 30 tuổi, trên
thực tế, thanh niên chính là những nhân tố thay đổi cuộc chơi để hướng
tới một xã hội ít tham nhũng hơn nếu như họ bắt đầu nói không với tham
nhũng. Theo một nghiên cứu xã hội học gần đây về tham nhũng
do Ngân hàng Thế giới, Thanh tra Chính phủ và các đối tác phát triển
khác thực hiện, thường thì đa số các doanh nghiệp và người dân đã hối lộ
ngay cả khi không bị yêu cầu. Nếu văn hóa liêm chính được thế hệ trẻ
ngày nay nuôi dưỡng, tham nhũng sẽ không còn được nuôi dưỡng trong tương
lai.
Phòng chống tham nhũng không chỉ là
việc đuổi bắt những kẻ tham nhũng do các cơ quan phòng chống tham nhũng
chịu trách nhiệm, mà còn là phát triển một văn hóa không khoan nhượng
với tham nhũng và mọi người đều có vai trò, trách nhiệm của mình. Thật
thú vị khi thấy thế hệ trẻ ước mong, hành động và đòi hỏi một xã hội
trong sạch và công bằng, và qua đó, tạo cảm hứng cho lớp người không còn
trẻ nữa hành động tương tự. ‘Chúng tôi có sự hỗ trợ của gia đình, và xã hội rồi sẽ ủng hộ chúng tôi’, Khổng Thúy Mỹ, một thành viên câu lạc bộ Be Change Agents – Tác nhân thay đổi phát biểu.
Được truyền cảm hứng từ các bạn trẻ, tôi có một giấc mơ. Giấc mơ về một Việt Nam minh bạch!
Trần Thị Lan Hương
Theo World Bank
[1] Ngày sáng tạo Việt Nam là một
chương trình hỗ trợ sáng kiến cạnh tranh ở Việt Nam để tìm và hỗ trợ
những đề án phát triển sáng tạo ở giai đoạn khởi đầu và có tiềm năng
được mở rộng và/hoặc sao chép lại, đồng thời cũng có tiềm năng tạo nên
ảnh hưởng trong lĩnh vực phát triển. Chương trình này được tổ chức hai
năm một lần với các chủ đề khác nhau. Chương trình được kế thừa từ Hội chợ phát triển toàn cầu của Ngân hàng Thế giới nhằm biến các ý tưởng sáng tạo thành hành động.
(TC Phía trước)
“Cái tát" cho người chống tiêu cực và chuyện “nghiêm túc kiểm điểm”!
Gương mặt đầy nước mắt và nặng trĩu suy tư trong lễ trao thưởng |
Vụ việc “nhân bản hàng loạt” kết quả xét nghiệm tại BV Đa khoa Hoài Đức
đã làm chấn động dư luận một tháng qua. Câu chuyện này xảy ra không còn
là mới mẻ gì, nhưng đến nay người ta vẫn thấy ghê sợ về sự xuống cấp về
đạo đức và y đức của những kẻ liên quan trong vụ việc.
Tuy nhiên, qua đó, xã hội cũng rất cảm động với hành động dũng cảm của
những người như chị Nguyệt, chị Định, chị Oanh. Họ đã bất chấp những lời
đe dọa, bất chấp nỗi lo sợ bị trù úm để viết đơn tố cáo việc làm sai
trái trên. Họ là những người còn y đức.
Đánh giá cao việc này, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã yêu cầu
“nhanh chóng có hình thức khen thưởng để động viên tinh thần cho những
người dũng cảm dám đương đầu với cái xấu, cái ác và có biện pháp bảo vệ
họ. Điều đó hoàn toàn xứng đáng, cần kích thích nhân tố để tăng sự tích
cực của xã hội, cần làm đến mức tối đa có thể với người chống tiêu cực”.
Đúng là “Hà Nội không vội được đâu!”; hơn 1 tuần sau, chỉ đạo của một ủy
viên Bộ Chính trị, người lãnh đạo cao nhất Thành phố được ngành y tế
Thủ đô thực hiện thế này (theo tường thuật của báo chí):
Sáng 16.8, buổi lễ trao thưởng cho những người dám dũng cảm chống tiêu
cực tại BV Đa khoa Hoài Đức đã diễn ra chóng vánh hơn sự thường thấy tại
các buổi khánh tiết.Có lẽ trong lịch sử ngành Y, chưa từng có việc trao
thưởng nào lại "đặc biệt" như vậy. Người đến trao thì vội vàng chóng
vánh, cá nhân được vinh danh thì vẻ mặt âu sầu, mắt đỏ hoe, buồn nhiều
hơn vui.
Không băng - rôn chào mừng, không những bó hoa chúc mừng và lác đác
tiếng vỗ tay. Khách tới chúc mừng 3 người phụ nữ dũng cảm chỉ duy nhất
chính là các cơ quan thông tin đại chúng, những đại diện tới để ghi lại
hình ảnh và diễn biến của buổi trao thưởng này.
Thực ra, nếu đúng ở góc độ những người đi trao thưởng mà xét thì sẽ thấy
sự “lạnh nhạt” này cũng chẳng có gì là lạ! Việc khen thưởng cho những
người đứng lên tố cáo vụ việc này là sự miễn cưỡng của những người làm
công tác y tế của Thủ đô. Chắc hẳn, họ cũng chẳng có tí cảm tình hay vui
vẻ gì khi trao giấy khen cho những người đã tố cáo, “làm xấu đi bộ mặt”
của Sở, của ngành Y (theo cách nghĩ của họ)?.
Hơn thế nữa, lòng dạ họ cũng đang rối bời, như lửa đốt khi đến phần
trách nhiệm mà mình phải gánh vì không hoàn thành việc thanh kiểm tra.
Bởi khi nhiều tháng trước, thông tin sự việc đã được nằm trên bàn của
người có thẩm quyền của ngành y tế Thủ đô, nhưng chẳng hiểu vì lý do gì
nó vẫn cứ… nằm im – dẫu đó là một sự việc “động trời”!?
Những người chứng kiến kể rằng, sau khi nhận tấm giấy khen và 320 nghìn
tiền thưởng, những người tố cáo đã khóc. Không phải khóc vì xúc động mà
khóc vì “lo lắng cho tương lai của chính mình”.
Và nỗi lo cùng những giọt nước mắt của họ không phải là không có lý. Chỉ
4 ngày sau khi nhận khen thưởng thì 1 trong 3 người đứng tên tố cáo đã
nằm trong danh sách bị khởi tố; mặc dù trước đó, những lời cam kết kiên
quyết bảo vệ, không trù úm… đã luôn được cất lên.
Cái tên chị Oanh trong danh sách những cá nhân bị khởi tố đã không chỉ
làm rơi nước mắt những người đã dũng cảm đưa vụ việc ra ánh sáng và
người thân của họ mà nó còn làm bật lên nỗi nấc nghẹn của những người
theo dõi, người am tường vụ việc.
Các cụ đã bảo “đấu tranh thì tránh đâu” và chính chị Oanh, chị Nguyệt
khi làm đơn tố cáo cũng xác nhận điều này. Nhưng, đã có rất nhiều người
nguyên là lãnh đạo cao cấp đã lên tiếng và cho rằng “rất có thể” đó là
“cái tát”, là làm hại cuộc chiến chống tham nhũng.
Ông Vũ Quốc Hùng - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trương ương đã
chia sẻ rằng: “Chị Oanh là người có ký 18 phiếu xét nghiệm mà theo chị
nói là do áp lực từ cấp trên, sau đó thấy việc làm như vậy là vô đạo đức
nên đã ký vào đơn tố cáo. Dù bị áp lực phải rút chữ ký, nhưng chị Oanh
âm thầm đặt camera thu thập chứng cứ sai phạm.
Như vậy, các cơ quan bảo vệ pháp luật cần công tâm đánh giá giữa lỗi và
tội của chị Oanh, nếu không tỉnh táo sẽ làm hại cuộc chiến chống tham
nhũng mà Đảng ta đang kêu gọi tất cả các tổ chức nghiêm túc thực hiện,
điển hình là Nghị quyết Trung ương 4 vừa qua. Tôi tin rằng, các cơ quan
chức năng sẽ sáng suốt trong sự việc của chị Oanh”. Và nhân dân cũng
mong là thế!
Trong câu chuyên Hoài Đức, người ta bàn nhiều về câu chuyện trách nhiệm của những người đứng đầu ngành y tế Thủ đô.
Người ta đặt câu hỏi: Trong vụ việc này, trách nhiệm của Sở Y tế Hà Nội
thế nào? Một sự việc động trời, diễn ra hàng năm như vậy mà không hay
biết thì đó là sự quan liêu? Còn biết mà không xử lý đi đó là bao che;
mà bao che là biểu hiện của hối lộ - tham nhũng. Quan liêu và tham nhũng
lại luôn là bạn đồng hành!
Sở Y tế Hà Nội cần chủ động và Thành phố Hà Nội cần quyết liệt chỉ đạo
để làm rõ trách nhiệm về quản lý, giám sát của những người đứng đầu
ngành Y tế Thủ đô trong vụ việc này. Rõ ràng, trách nhiệm của lãnh đạo
Sở không thể chỉ là đi trao bằng khen và “nghiêm túc rút kinh nghiệm”.
Cũng giống như ở nhiều vụ việc khác, cụm từ “nghiêm túc rút kinh nghiệm”
dường như, đã trở thành câu cửa miệng sau mỗi sự cố. Người chỉ đạo thì
phán: “Phải nghiêm túc kiểm điểm”. Kẻ có lỗi thì nhanh nhảu: “Sẽ nghiêm
túc kiểm điểm”. Nhưng “nghiêm” thế nào, “kiểm” thế nào, “rút” thế nào,
sau đó chẳng ai hay.
Cũng đúng thôi vì cụm từ này thực sự là vô thưởng vô phạt. Đó chỉ là một
lời khuyên, một yêu cầu từ cấp trên chứ không phải là một hình thức kỷ
luật. Đó cũng không phải là một mệnh lệnh bắt buộc và cũng không có một
chế tài nào kiểm tra, giám sát đòi hỏi này. Trong phần “xử lý vi phạm”
của tất cả các luật, pháp lệnh, nghị định... đều không có quy định nào
về “nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm”. Và đó là cách chỉ đạo theo
phương thức “đóng cửa bảo nhau”, “vỗ vai nhắc nhở”.
Cũng chính vì thế, những người/đơn vị có lỗi, chẳng dại gì mà không “vô
cùng phấn khởi” hứa, thậm chí là xin thề, là sẽ “nghiêm túc”, để lần
sau... vẫn thế!
Chỉ có điều, sau mỗi lần cụm từ này được thốt ra, là một lần chúng ta đã
và đang phải trả giá quá đắt. Sau cụm từ ấy là một doanh nghiệp nhà
nước làm ăn đổ bể; một vụ tham nhũng lớn xảy ra; một cây cầu sập; một
con đường lún; một vụ xà xẻo tiền trợ cấp của người nghèo; một dự án sai
lầm; một đường dây hối lộ tham nhũng vỡ lở; một vụ việc “quan” hà hiếp
dân vv và vv…
Bộ máy Nhà nước được vận hành bằng tiền thuế của nhân dân và nhà nước
quản lý giám sát chặt chẽ công dân bằng một hệ thống pháp luật nghiêm
khắc. Theo đó, mọi hành vi vi phạm, khuyết điểm đều có một hình thức kỷ
luật tương ứng.
Còn giờ đây, khi nói, “nghiêm túc kiểm điểm”, người ta sẽ thấy ngay đằng sau sự “nghiêm túc” ấy là sự… thiếu nghiêm túc.
Phạm Nguyễn
(GDVN)
Tướng TQ thưởng “nóng” cho Đồn Biên phòng Móng Cái của Việt Nam 50 triệu
Một chuyện hết sức kỳ cục đã xảy ra vào tháng 7-2013: Tướng Vũ Đông Lập,
Cục trưởng Cục Quản lý biên phòng thuộc Bộ Công an Trung Quốc trong
chuyến sang thăm và làm việc tại Việt Nam, đã thưởng “nóng” cho Đồn Biên
phòng Móng Cái của Việt Nam 50 triệu đồng, dĩ nhiên là đồng Việt Nam.
Bài Kết nghĩa, chung tay xây dựng biên giới bình yên trên báo QĐND thứ Sáu, 30-8-2013 đã cho biết rõ như vậy.
Ảnh chụp màn hình lúc 8g30 ngày 31-8-2013 |
Cho dù việc thưởng này có “nóng” hay không nóng thì đối với một người
Việt Nam có lòng tự trọng, việc này là không thể chấp nhận!
Việc thưởng “nóng” là do xếp ban thưởng đột xuất, nhiều khi bằng tiền
túi của mình, cho một số cấp dưới khi hoàn thành tốt một số nhiệm vụ nào
đó trên cả mong đợi của xếp. Việc thưởng nóng thường xảy ra trong khu
vực tư nhân, trong đó các nhân viên cấp dưới về bản chất đều là những
người làm thuê.
Thế thì cái cách tướng Trung Quốc thưởng nóng cho đồn biên phòng Việt Nam nói trên là hết sức quái đản, cụ thể là:
1- Viên tướng Trung Quốc có tên gọi là Vũ Đông Lập này không thể có một
chút mảy may tư cách để làm cái việc “thưởng nóng” cho một đơn vị quân
đội Việt Nam. Đồn biên phòng Móng Cái là của Việt Nam, chứ đâu có trực
thuộc cái Cục quản lý biên phòng Trung Quốc của y?
2- Nếu đồn biên phòng Móng Cái đã phối hợp tốt với biên phòng Trung Quốc
bắt được các đối tượng phạm tội người Trung Quốc, thì điều duy nhất mà
viên tướng này có thể làm với đồn biên phòng Móng Cái là nói “lời cảm ơn
sâu sắc” hoặc là “lòng biết ơn sâu sắc”, chứ không phải là cách ứng xử
trịch thượng đến mức mất dạy là “thưởng nóng”!
3- Vũ Đông Lập là một viên tướng Trung Quốc. Thế thì ai cho phép y lấy
tiền Việt Nam để thực hiện cái gọi là “thưởng nóng” cho một đơn vị quân
đội Việt Nam?
Ngoài Biển Đông, từng ngày từng giờ Trung Quốc đang tìm mọi cách để nuốt trọn biển đảo của ta.
Ấy thế mà trên đất liền, tướng Trung Quốc lại khệnh khạng dùng tiền của ta, để “thưởng nóng” cho bộ đội của ta.
Rõ ràng, theo TSYG, không thể nào chấp nhận một sự việc quái đản, đã xúc
phạm đến lòng tự tôn dân tộc của người Việt Nam như cái vụ “thưởng
nóng” nói trên.
(Blog TSYG)
Lê Chân Nhân - Gọi lên hỏi hai câu là lòi mặt tham nhũng
Tại hội thảo “Sáng kiến của các tổ chức xã hội (CSOs) trong việc thúc
đẩy minh bạch và trách nhiệm giải trình” được tổ chức tại Hà Nội chiều
27/8, một giải pháp được đưa ra nhằm tăng cường phòng chống tham nhũng
đó là, những lãnh đạo giàu nhanh phải giải trình được nguồn gốc tài
sản.
Thực ra, giải pháp này chẳng có gì là sáng kiến, ý tưởng gì mới, nó cũ
rích so với các nước văn minh. Ở các quốc gia như Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn
Quốc… quan chức mua căn nhà là cả nước biết và tất nhiên biết rõ đồng
tiền đó từ đâu ra.
Ví dụ, tháng 4.2013, hãng thông tấn Nga Intar Tass đưa tin, Tổng thống
Putin và Thủ tướng Medvedev nộp báo cáo kê khai tài sản cá nhân năm 2012
và từ ngày 2/4 mọi người đều có thể tra cứu thông tin trên Intenret về
tài sản cá nhân của 2 ông. Cụ thể, Tổng thống Nga Putin đang sở hữu một
căn hộ diện tích mặt bằng 77 m2, 3 chiếc xe hơi do Nga sản xuất và 1
chiếc xe kéo ô tô, thu nhập năm 2011 của Putin khoảng 116 ngàn USD. Mở
ngoặc, lương này thấp hơn Giám đốc doanh nghiệp công ích của TPHCM, 2,6
tỉ đồng/năm, đóng ngoặc.
Còn ở Việt Nam, quan chức ở nhà biệt thự triệu đô là chuyện thường. Một
câu rất đáng hỏi: Tiền đâu ra? Nhưng cũng chẳng ai hỏi mà làm gì. Không
ai có thể biết được tài sản của họ. Sự minh bạch và công khai không có ở
chỗ này.
Như thế nào là giàu nhanh và như thế nào là giàu chậm? Trên thực tế,
chẳng quan chức nào dại dột đứng tên tài sản, mà con cái cháu chắt đứng
thay, hoặc tuồn tiền cho vợ con kinh doanh, làm giám đốc công ty này,
chủ tịch công ty kia. Nhưng để làm cho ra nhẽ đồng tiền đó cũng chẳng
khó gì. Nếu vợ hay con của quan chức có vốn kinh doanh hàng chục, hàng
trăm tỉ đồng thì cơ quan điều tra hay cơ quan phòng chống tham nhũng chỉ
mời lên hỏi hai câu là minh bạch. Câu thứ nhất: Nguồn gốc tiền từ đâu?
Câu thứ hai: Nếu tự thân làm ra thì đóng thuế ở đâu? Xong.
Con cái, cháu chắt đứng tên tài sản, biệt thự cũng hỏi như thế. Chuyện
rõ như ban ngày, mới nứt mắt, tí tuổi, vừa học đại học xong thì làm gì
để có hàng trăm tỉ đồng đầu tư bất động sản hay đóng cổ phần ở các tập
đoàn. Tiền đó không phải của cha mẹ tuồn cho thì tiền trúng số hay sao?
Cha mẹ của quan chức, có người đã quá già, có người đã về hưu, bổng dưng
mua được lô đất to, xây biệt thự hoành tráng, hoặc mua một căn hộ chung
cư cao cấp hàng chục tỉ đồng. Tiền đâu ra vậy, chẳng lẽ lương hưu mua
được villa!
Nói quá nhiều, bàn quá nhiều về phòng chống tham nhũng nhưng những
chuyện rất đơn giản là giải trình tài sản vẫn chưa làm. Nếu cứ thẳng
băng từ trên xuống dưới, quan chức nào cũng phải kê khai và giải trình
nguồn gốc tài sản của bản thân, vợ, chồng, con cái, cha mẹ thì sẽ vạch
mặt được tham nhũng ngay. Nhưng có làm đâu và tại sao không làm?
Hệ thống luật pháp của Việt Nam đủ để chống tham nhũng, trị tham nhũng.
Nhưng án tham nhũng bị phá quá ít, xử lại quá nhẹ. Bắt một kẻ tham nhũng
thì ồn ào cả nước, nhưng sau đó im lặng, thay đổi tội danh dần dần để
chịu án con con.Vậy thì chống tham nhũng đến bao giờ cho xong.
Nói như đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thuyền, chống tham nhũng như quét
rác cầu thang. Phải quét từ trên xuống, quét dưới lên biết bao giờ mới
sạch.
Lê Chân Nhân
(Dân Trí)
Việt Nam và Hiệp định TPP – Thách thức và Cơ hội
30.08.2013
Nắm bắt các cơ hội kinh tế tại Á Châu trong thời gian tới, và tương lai
lâu dài là một phần quan trọng trong chính sách xoay trục sang Châu Á
của chính phủ Tổng Thống Obama. Việt Nam có lẽ là quốc gia kém phát
triển nhất, có thể nói là nghèo nhất, được chọn làm một trong 12 nước có
khả năng trở thành đối tác trong Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái bình
dương - TPP. Một cựu chuyên viên kinh tế và tham vấn của Ngân hàng Thế
giới bàn về những thách thức và cơ hội đối với Việt Nam. Mời quý vị theo
dõi cuộc phỏng vấn của phóng viên Ban Việt Ngữ VOA Hoài Hương và ông
Nguyễn Quốc Khải (NQK), cựu chuyên viên kinh tế của Ngân hàng Thế giới.
Ông từng thỉnh giảng tại School of Advanced International Studies thuộc
Johns Hopkins University.
VOA: Xin ông cho biết, trước hết, vào TPP sẽ mang lại những lợi ích gì cho Việt Nam? Hỏi khác đi, nếu không vào TPP, Việt Nam sẽ thiệt thòi như thế nào, sẽ mất đi những cơ hội gì hay quyền lợi nào?
Ông NQK: “Như chúng ta đã biết mục tiêu chính của TPP là giảm thuế và những hàng rào cản hàng hóa và dịch vụ. Do đó, khi gia nhập TPP, Việt Nam sẽ có cơ hội tăng gia số lượng hàng xuất cảng đến các quốc gia TPP với dân số gần 800 triệu (11 % dân số thế giới) và tổng sản phẩm nội địa là khoảng 28 ngàn tỉ Mỹ kim (40% GDP của thế giới). Nhiều đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam đều đang tham gia vào cuộc đàm phán đa phương TPP. Đó là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Singapore, và Mã Lai.
Việt Nam là nước nghèo nhất trong 12 quốc gia TPP hiện nay. Các nước giàu sẽ là thị trường tiêu thụ hàng hóa Việt Nam. Kinh nghiệm cho thấy là Việt Nam không buôn bán nhiều với các nước ASEAN bằng những nước ngoài ASEAN.
Ngoài ra, những nước TPP sẽ là nguồn cung cấp vốn đầu tư nước ngoài cho
Việt Nam. Với tình trạng kinh tế trì trệ như hiện nay, Việt Nam cần vốn
đầu tư nước ngoài hơn bao giờ hết. Nếu có một chính sách đầu tư nước
ngoài khéo léo, Việt Nam có thể học hỏi và phát triển những ngành công
nghiệp cao từ những nước TPP.
Việt Nam sẽ là một nước được hưởng nhiều nhất khi gia nhập TPP. Sự gia tăng thương mại với Hoa Kỳ, một thị trường lớn nhất trong số các nước TPP, sẽ là một yếu tố quan trọng nhất giúp kinh tế Việt Nam phát triển. Đầu tư nước ngoài sẽ gia tăng và luôn luôn là yếu tố quan trọng cho việc phát triển kinh tế Việt Nam. Thứ ba là thuế nhập cảng của các nước TPP sẽ giảm đáng kể. Do đó Việt Nam sẽ gia tăng xuất khẩu quần áo, giầy dép, và hải sản. Việt Nam sẽ không phài cạnh tranh với Trung Quốc trong TPP.
Việc gia nhập TPP sẽ giúp tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam tăng 46 tỉ Mỹ kim tức khoảng 13.6% theo kết quả một cuộc nghiên cứu của Peter A. Petri, Michael G. Plummer, và Fan Zhai vào cuối năm 2012.”
VOA: Thưa đó là những lợi ích của việc gia nhập TPP, nhưng có một số điều kiện Việt Nam cần phải thỏa mãn trước khi được chính thức thâu nhận vào TPP, xin ông cho biết một số điều kiện cụ thể, quan trọng mà Việt Nam phải thỏa đáng?
Ông NQK: “TPP nêu ra một số vấn đề nồng cốt mà Việt Nam sẽ phải thỏa mãn như là tài sản trí tuệ, lao động, môi trường, doanh nghiệp nhà nước, và công ty nhỏ và trung bình. Quyền lao động, bao gồm quyền thành lập nghiệp đoàn dộc lập, quyền tụ họp, quyền đình công, chỉ là một phần của vấn đề rộng lớn hơn là nhân quyền. Hoa Kỳ đã mạnh mẽ đặt vấn đề này với Việt Nam qua một số thành viên Quốc Hội và Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội. Trong cuộc họp với Chủ Tịch Trương Tấn Sang vừa qua tại Nhà Trắng, Tổng Thống Obama đã hai lần nhắc nhở đến vấn đề Nhân Quyền tại Việt Nam.
VOA: Thưa so với lúc Việt Nam vận động xin gia nhập WTO, thì tiến trình thương thuyết để vào TPP nó khác ở chỗ nào, và có những điểm gì mà Hà nội cần chú ý đến nếu muốn mọi sự được suôn sẻ?
Ông NQK: “Vâng, giữa TPP và WTO có một vài khác biệt. WTO có những điều kiện gia nhập rõ ràng. Trong khi đó, TPP dựa vào đàm phán và không có vấn đề nào phải loại trừ. TPP có tính cách toàn diện hơn WTO. Nó bao trùm nhiều vấn đề WTO không đề cập đến hoặc chưa đào sâu như doanh nghiệp nhà nước, quyền sở hữu trí tuệ, và quyền lao động.
Một khó khăn nghiêm trọng Việt Nam đang gặp phải trong cuộc đàm phán hiện nay liên quan đến luật lệ xuất xứ hàng hóa và ngành dệt may, một trong những công nghiệp quan trọng bậc nhất của Việt Nam. Hoa Kỳ đòi hỏi rằng quần áo chỉ được coi là chế tạo ở Việt Nam nếu vải làm bằng tơ sợi cũng được chế tạo tại Việt Nam hay mua của Hoa Kỳ.
VOA: Có cơ chế nào để kiểm soát là Việt Nam không mua vải sợi của Trung Quốc?
Ông NQK: “Mua hàng hóa là phải có xuất xứ. Phải có chứng minh rất là khó khăn. Vì khó khăn cho nên những nước ở Châu Mỹ La Tinh đành phải trả thuế cao, để nước Mỹ có thể bảo vệ ngành dệt vải của họ."
VOA: Trong những thách thức vừa kể, theo ông thách thức nào là quan trọng nhất, khó khăn nhất, và vì sao lại khó khăn như vậy trong tình hình Việt Nam bây giờ?
Ông Nguyễn Quốc Khải
Ông NQK: “Thách thức về lao động, nhân quyền, và doanh nghiệp nhà nước là quan trọng và khó khăn nhất đối với Việt Nam, đòi hỏi Việt Nam phải có những cải tiến cụ thể về chính trị. Từ 2008 đến nay, Hoa Kỳ vẫn từ chối không chấp thuận cho Việt Nam hưởng Quy Chế Ưu Đãi Phổ Quát (Generalized System of Preference - GSP) để có thể nhập cảng vào Hoa Kỳ cả ngàn món hàng miễn thuế. Lý do là Việt Nam chưa thỏa mãn điều kiện về quyền lao động.
Quan trọng hơn, nội bộ chia rẽ của Đảng CSVN hiện nay sẽ làm cho những việc cải tiến cần thiết càng khó khăn thêm. Theo nhận định của GS Carl Thayer và một số quan sát viên quốc tế, một số các nhà lãnh đạo Việt Nam muốn cải thiện mối bang giao với Hoa Kỳ. Một số khác chống lại. Nhóm thứ hai xem ra mạnh hơn. Trong năm 2013, chỉ trong vòng mấy tháng đầu tiên thôi mà Việt Nam đã bắt bớ 40 người, nhiều hơn so với cả năm 2012. Trong khi Việt Nam muốn gia nhập TPP và muốn mua võ khí của Hoa Kỳ, mà lại đi làm những chuyện bắt bớ vi phạm nhân quyền như vậy thì vấn đề trở nên rất là khó khăn.”
VOA: Trở lại với vấn đề kinh tế, nói tới kinh tế, nói tới Châu Á, mà không nói tới Trung Quốc là cả một sự thiếu sót lớn, xét Trung Quốc là một cường quốc đang lên, và là nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, có khả năng trở thành nền kinh tế lớn nhất không chừng! Thế mà Trung Quốc lại không được mời để thương thuyết gia nhập TPP. Rõ ràng “thiếu sót” ấy là có chủ ý. Ông nhận định như thế nào về yếu tố Trung Quốc liên quan tới thương thuyết TPP? Có phải Hoa Kỳ và các đồng minh Châu Á muốn cô lập hóa, bao vây hay kiềm hãm Trung Quốc, như Bắc Kinh vẫn tố cáo?
Ông NQK: “Theo sự hiểu biết của tôi. Có hai dữ kiện khá rõ ràng. Một là Trung Quốc từng tuyên bố chống lại TPP, sau đó lại than phiền rằng Trung Quốc không được mời, và mới đây lại tuyên bố qua phát ngôn viên của Bộ Thương Mại rằng Trung Quốc sẽ nghiên cứu lợi và hại của TPP. Hai là Hành Pháp Hoa Kỳ chưa bao giờ tuyên bố chống lại Trung Quốc gia nhập TPP. Trái lại, Phụ Tá Bộ Trưởng Thương Mại Hoa Kỳ đặc trách Thương Mại quốc Tế nói rằng TPP không phải là một câu lạc bộ khép kín mà là một diễn đàn mở rộng. Hoa Kỳ hy vọng nhiều nước sẽ tham gia.
Việc gia nhập TPP của Trung Quốc nếu có sẽ gặp trở ngại là bởi những điều kiện như nhân quyền, lao động, doanh nghiệp nhà nước, minh bạch thị trường tương tự như trường hợp Việt Nam tuy nhiên ở mức độ to lớn hơn nhiều. Những trở ngại này tự tạo bởi chính Trung Quốc và Việt Nam, không phải do Hoa Kỳ hay TPP.
VOA: Ông muốn nói gì thêm về các quan hệ giữa Việt Nam, Hoa Kỳ, hiệp định TPP, trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền Biển Đông với Trung Quốc?
Ông NQK: “Việt Nam cần phải cải thiện vấn đề nhân quyền một cách cụ thể để được vào TPP và được Hoa Kỳ hủy bỏ cấm vận đối với những vũ khí sát thương mà Việt Nam nhiều lần lên tiếng muốn mua của Hoa Kỳ.
Với tình trạng hiện nay, Trung Quốc không thể gia nhập TPP và trong tương lai gần có thể nhìn thấy. Điều này giúp Việt Nam một phần nào thoát ra khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc về kinh tế lẫn chánh trị, hai lãnh vực khó có thể tách rời. Nếu những nhà lãnh đạo Việt Nam đặt quyền lợi của 90 triệu người dân lên trên hết, việc cải tổ đòi hỏi bởi TPP là việc phải làm.”
VOA: Tóm lại, TPP là một thách thức hay là một cơ hội đối với Việt Nam?
Ông NQK: “Tôi nghĩ TPP là một cơ hội rất là tốt đẹp đối với Việt Nam. Việt Nam là một nước nghèo nhất trong nhóm TPP, nhưng sẽ là nước được hưởng lợi nhiều nhất trong nhóm. Thành ra Việt Nam không nên bỏ qua cái cơ hội tốt đẹp như thế này."
Hoài Hương-VOA
VOA: Xin ông cho biết, trước hết, vào TPP sẽ mang lại những lợi ích gì cho Việt Nam? Hỏi khác đi, nếu không vào TPP, Việt Nam sẽ thiệt thòi như thế nào, sẽ mất đi những cơ hội gì hay quyền lợi nào?
Ông NQK: “Như chúng ta đã biết mục tiêu chính của TPP là giảm thuế và những hàng rào cản hàng hóa và dịch vụ. Do đó, khi gia nhập TPP, Việt Nam sẽ có cơ hội tăng gia số lượng hàng xuất cảng đến các quốc gia TPP với dân số gần 800 triệu (11 % dân số thế giới) và tổng sản phẩm nội địa là khoảng 28 ngàn tỉ Mỹ kim (40% GDP của thế giới). Nhiều đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam đều đang tham gia vào cuộc đàm phán đa phương TPP. Đó là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Singapore, và Mã Lai.
Việt Nam là nước nghèo nhất trong 12 quốc gia TPP hiện nay. Các nước giàu sẽ là thị trường tiêu thụ hàng hóa Việt Nam. Kinh nghiệm cho thấy là Việt Nam không buôn bán nhiều với các nước ASEAN bằng những nước ngoài ASEAN.
Thách thức về lao động, nhân quyền, và doanh nghiệp nhà nước là quan
trọng và khó khăn nhất đối với Việt Nam, đòi hỏi Việt Nam phải có những
cải tiến cụ thể về chính trị.
Việt Nam sẽ là một nước được hưởng nhiều nhất khi gia nhập TPP. Sự gia tăng thương mại với Hoa Kỳ, một thị trường lớn nhất trong số các nước TPP, sẽ là một yếu tố quan trọng nhất giúp kinh tế Việt Nam phát triển. Đầu tư nước ngoài sẽ gia tăng và luôn luôn là yếu tố quan trọng cho việc phát triển kinh tế Việt Nam. Thứ ba là thuế nhập cảng của các nước TPP sẽ giảm đáng kể. Do đó Việt Nam sẽ gia tăng xuất khẩu quần áo, giầy dép, và hải sản. Việt Nam sẽ không phài cạnh tranh với Trung Quốc trong TPP.
Việc gia nhập TPP sẽ giúp tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam tăng 46 tỉ Mỹ kim tức khoảng 13.6% theo kết quả một cuộc nghiên cứu của Peter A. Petri, Michael G. Plummer, và Fan Zhai vào cuối năm 2012.”
VOA: Thưa đó là những lợi ích của việc gia nhập TPP, nhưng có một số điều kiện Việt Nam cần phải thỏa mãn trước khi được chính thức thâu nhận vào TPP, xin ông cho biết một số điều kiện cụ thể, quan trọng mà Việt Nam phải thỏa đáng?
Ông NQK: “TPP nêu ra một số vấn đề nồng cốt mà Việt Nam sẽ phải thỏa mãn như là tài sản trí tuệ, lao động, môi trường, doanh nghiệp nhà nước, và công ty nhỏ và trung bình. Quyền lao động, bao gồm quyền thành lập nghiệp đoàn dộc lập, quyền tụ họp, quyền đình công, chỉ là một phần của vấn đề rộng lớn hơn là nhân quyền. Hoa Kỳ đã mạnh mẽ đặt vấn đề này với Việt Nam qua một số thành viên Quốc Hội và Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội. Trong cuộc họp với Chủ Tịch Trương Tấn Sang vừa qua tại Nhà Trắng, Tổng Thống Obama đã hai lần nhắc nhở đến vấn đề Nhân Quyền tại Việt Nam.
Vấn đề khó khăn lớn thứ hai mà Việt Nam phải vượt qua là việc cải tổ các doanh nghiệp nhà nước để loại bỏ sự cạnh tranh thiếu công bằng giữa nhà nước và tư nhân. Khu vực quốc doanh chiếm khoảng gần 40% tổng sản lượng nội địa mà lại luôn luôn làm ăn lỗ lã, ngăn cản sự phát triển kinh tế, nhưng lại ưu tiên về vốn đầu tư của nhà nước, quỹ phát triển quốc tế ODA, và vay nợ ngân hàng. Trên 50% nợ xấu của các ngân hàng là do các doanh nghiệp nhà nước. Hơn 10 năm nay, nhà nước bàn thảo việc cải tổ khu vực quốc doanh, nhưng không đạt được tiến bộ cụ thể đáng kể nào.Việt Nam cần phải cải thiện vấn đề nhân quyền một cách cụ thể để được vào TPP và được Hoa Kỳ hủy bỏ cấm vận đối với những vũ khí sát thương mà Việt Nam nhiều lần lên tiếng muốn mua...
VOA: Thưa so với lúc Việt Nam vận động xin gia nhập WTO, thì tiến trình thương thuyết để vào TPP nó khác ở chỗ nào, và có những điểm gì mà Hà nội cần chú ý đến nếu muốn mọi sự được suôn sẻ?
Ông NQK: “Vâng, giữa TPP và WTO có một vài khác biệt. WTO có những điều kiện gia nhập rõ ràng. Trong khi đó, TPP dựa vào đàm phán và không có vấn đề nào phải loại trừ. TPP có tính cách toàn diện hơn WTO. Nó bao trùm nhiều vấn đề WTO không đề cập đến hoặc chưa đào sâu như doanh nghiệp nhà nước, quyền sở hữu trí tuệ, và quyền lao động.
Một khó khăn nghiêm trọng Việt Nam đang gặp phải trong cuộc đàm phán hiện nay liên quan đến luật lệ xuất xứ hàng hóa và ngành dệt may, một trong những công nghiệp quan trọng bậc nhất của Việt Nam. Hoa Kỳ đòi hỏi rằng quần áo chỉ được coi là chế tạo ở Việt Nam nếu vải làm bằng tơ sợi cũng được chế tạo tại Việt Nam hay mua của Hoa Kỳ.
VOA: Có cơ chế nào để kiểm soát là Việt Nam không mua vải sợi của Trung Quốc?
Ông NQK: “Mua hàng hóa là phải có xuất xứ. Phải có chứng minh rất là khó khăn. Vì khó khăn cho nên những nước ở Châu Mỹ La Tinh đành phải trả thuế cao, để nước Mỹ có thể bảo vệ ngành dệt vải của họ."
VOA: Trong những thách thức vừa kể, theo ông thách thức nào là quan trọng nhất, khó khăn nhất, và vì sao lại khó khăn như vậy trong tình hình Việt Nam bây giờ?
Ông Nguyễn Quốc Khải
Ông NQK: “Thách thức về lao động, nhân quyền, và doanh nghiệp nhà nước là quan trọng và khó khăn nhất đối với Việt Nam, đòi hỏi Việt Nam phải có những cải tiến cụ thể về chính trị. Từ 2008 đến nay, Hoa Kỳ vẫn từ chối không chấp thuận cho Việt Nam hưởng Quy Chế Ưu Đãi Phổ Quát (Generalized System of Preference - GSP) để có thể nhập cảng vào Hoa Kỳ cả ngàn món hàng miễn thuế. Lý do là Việt Nam chưa thỏa mãn điều kiện về quyền lao động.
Quan trọng hơn, nội bộ chia rẽ của Đảng CSVN hiện nay sẽ làm cho những việc cải tiến cần thiết càng khó khăn thêm. Theo nhận định của GS Carl Thayer và một số quan sát viên quốc tế, một số các nhà lãnh đạo Việt Nam muốn cải thiện mối bang giao với Hoa Kỳ. Một số khác chống lại. Nhóm thứ hai xem ra mạnh hơn. Trong năm 2013, chỉ trong vòng mấy tháng đầu tiên thôi mà Việt Nam đã bắt bớ 40 người, nhiều hơn so với cả năm 2012. Trong khi Việt Nam muốn gia nhập TPP và muốn mua võ khí của Hoa Kỳ, mà lại đi làm những chuyện bắt bớ vi phạm nhân quyền như vậy thì vấn đề trở nên rất là khó khăn.”
VOA: Trở lại với vấn đề kinh tế, nói tới kinh tế, nói tới Châu Á, mà không nói tới Trung Quốc là cả một sự thiếu sót lớn, xét Trung Quốc là một cường quốc đang lên, và là nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, có khả năng trở thành nền kinh tế lớn nhất không chừng! Thế mà Trung Quốc lại không được mời để thương thuyết gia nhập TPP. Rõ ràng “thiếu sót” ấy là có chủ ý. Ông nhận định như thế nào về yếu tố Trung Quốc liên quan tới thương thuyết TPP? Có phải Hoa Kỳ và các đồng minh Châu Á muốn cô lập hóa, bao vây hay kiềm hãm Trung Quốc, như Bắc Kinh vẫn tố cáo?
Ông NQK: “Theo sự hiểu biết của tôi. Có hai dữ kiện khá rõ ràng. Một là Trung Quốc từng tuyên bố chống lại TPP, sau đó lại than phiền rằng Trung Quốc không được mời, và mới đây lại tuyên bố qua phát ngôn viên của Bộ Thương Mại rằng Trung Quốc sẽ nghiên cứu lợi và hại của TPP. Hai là Hành Pháp Hoa Kỳ chưa bao giờ tuyên bố chống lại Trung Quốc gia nhập TPP. Trái lại, Phụ Tá Bộ Trưởng Thương Mại Hoa Kỳ đặc trách Thương Mại quốc Tế nói rằng TPP không phải là một câu lạc bộ khép kín mà là một diễn đàn mở rộng. Hoa Kỳ hy vọng nhiều nước sẽ tham gia.
Việc gia nhập TPP của Trung Quốc nếu có sẽ gặp trở ngại là bởi những điều kiện như nhân quyền, lao động, doanh nghiệp nhà nước, minh bạch thị trường tương tự như trường hợp Việt Nam tuy nhiên ở mức độ to lớn hơn nhiều. Những trở ngại này tự tạo bởi chính Trung Quốc và Việt Nam, không phải do Hoa Kỳ hay TPP.
VOA: Ông muốn nói gì thêm về các quan hệ giữa Việt Nam, Hoa Kỳ, hiệp định TPP, trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền Biển Đông với Trung Quốc?
Ông NQK: “Việt Nam cần phải cải thiện vấn đề nhân quyền một cách cụ thể để được vào TPP và được Hoa Kỳ hủy bỏ cấm vận đối với những vũ khí sát thương mà Việt Nam nhiều lần lên tiếng muốn mua của Hoa Kỳ.
Với tình trạng hiện nay, Trung Quốc không thể gia nhập TPP và trong tương lai gần có thể nhìn thấy. Điều này giúp Việt Nam một phần nào thoát ra khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc về kinh tế lẫn chánh trị, hai lãnh vực khó có thể tách rời. Nếu những nhà lãnh đạo Việt Nam đặt quyền lợi của 90 triệu người dân lên trên hết, việc cải tổ đòi hỏi bởi TPP là việc phải làm.”
VOA: Tóm lại, TPP là một thách thức hay là một cơ hội đối với Việt Nam?
Ông NQK: “Tôi nghĩ TPP là một cơ hội rất là tốt đẹp đối với Việt Nam. Việt Nam là một nước nghèo nhất trong nhóm TPP, nhưng sẽ là nước được hưởng lợi nhiều nhất trong nhóm. Thành ra Việt Nam không nên bỏ qua cái cơ hội tốt đẹp như thế này."
Hoài Hương-VOA
Trần Thủ Độ: Đời luận anh hùng
Khu lăng mộ Trần Thủ Độ tại làng Ngừ, Thái Bình. (DR)
Trong việc đánh giá các nhân vật lịch sử, thường có một câu hỏi tưởng
chừng đơn giản mà thật sự không đơn giản chút nào : Có đáng được xem là
anh hùng không? Bởi trong thực tế, có không ít nhân vật công tội khó
phân. Thêm vào đó, việc đánh giá lại còn tùy thuộc vào từng quan điểm,
từng thời đại. Mà cái việc “đời luận anh hùng” này lại lắm phần phức
tạp. Trần Thủ Độ là một nhân vật lịch sử điển hình cho trường hợp này.
Gia đình ngư phủ đổi đời
Trần Thủ Độ sinh năm 1194, mất năm 1264. Sử cũ không thấy chép về cha mẹ của ông, và hiện tại đây vẫn còn là một điểm mờ của làng sử học Việt Nam. Người ta chỉ biết rằng, Trần Thủ Độ từ nhỏ đã được người bác tên là Trần Lý nuôi dưỡng.
Số là vào đầu thế kỷ 13, vua Cao Tông nhà Lý ăn chơi vô độ, khiến loạn lạc nổi lên khắp nơi và dẫn đến cái loạn của Quách Bốc. Cao Tông bèn dẫn thái tử Sảm bỏ chạy khỏi kinh thành Thăng Long. Sau đó, thái tử Sảm chạy về Hải Ấp, làng Lưu Gia và được gia đình Trần Lý che chở. Gia đình Trần Lý làm nghề chài lưới, nhưng rất giàu có, và nhân buổi loạn lạc cũng tuyển mộ được binh lính riêng. Chính gia đình Trần Lý đã về kinh dẹp loạn, đưa cha con Cao Tông trở lại Thăng Long.
Đến năm 1210, Cao Tông mất, trị vì được 35 năm, hưởng dương 38 tuổi. Thái tử Sảm lên ngôi lấy hiệu Huệ Tông (1211-1225). Khi tá túc nhà Trần Lý, Huệ Tông đã kết hôn với con gái của Trần Lý là Trần Thị Dung. Sau khi lên ngôi, Huệ Tông cho rước Trần thị về làm Nguyên phi, và sau đó là hoàng hậu. Bấy giờ Trần Lý đã chết, nên Huệ Tông bèn phong cho con trai thứ của Trần Lý là Trần Tự Khánh làm Chương Tín hầu, và sau đó là Phụ chính. Anh trai Trần Tự Khánh là Trần Thừa cũng được phong làm Nội thị Phán thủ.
Một thời gian sau, Huệ Tông phải bệnh, thỉnh thoảng lên cơn điên dại. Thế là triều chính hoàn toàn do anh em Trần Tự Khánh nắm cả. Năm 1228, Trần Tự Khánh mất. Huệ Tông bèn phong cho Trần Thừa làm Phụ quốc Thái úy. Năm sau, lại phong cho Trần Thủ Độ làm Điện tiền chỉ huy sứ. Như vậy, Thủ Độ là em họ của Hoàng hậu và Phụ quốc Thái úy. Quyền hành coi như về tay họ Trần cả, chỉ còn việc chính thức thiết lập nhà Trần nữa là xong.
Sử cũ chép rằng, vào năm 1224, Trần Thủ Độ đã ép Huệ Tông nhường ngôi cho con gái mới lên 7 tuổi là Chiêu Thánh Công Chúa, tức Lý Chiêu Hoàng. Chị của Lý Chiêu Hoàng là Thuận Thiên Công Chúa thì được Trần Thủ Độ sắp đặt kết hôn với con trai lớn của Trần Thừa là Trần Liễu. Em trai Trần Liễu là Trần Cảnh, cũng vừa 7 tuổi kết hôn với Lý Chiêu Hoàng. Năm 1225, Trần Thủ Độ ép Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Thế là, Trần Cảnh lên ngôi lấy hiệu là Thái Tông, bắt đầu triều đại nhà Trần. Triều Lý do Lý Công Uẩn lập nên đến đây là dứt, tồn tại được 216 năm, truyền ngôi được 9 đời.
Bấy giờ, Thái Tông mới có 8 tuổi, nên mọi việc điều do chú họ là Trần Thủ Độ nắm cả. Vừa lên ngôi, Thái Tông đã ban chiếu phong Trần Thủ Độ làm Thái Sư Thống Quốc nắm hết binh quyền. Đối với một ông vua 8 tuổi, thì rõ ràng việc gia phong này là do chủ ý Trần Thủ Độ cả.
Để củng cố quyền lực nhà Trần, Thủ Độ rắp tâm diệt cỏ tận gốc đối với tôn thất nhà Lý. Năm 1225, Thủ Độ ép Huệ Tông phải tự tử. Sử cũ còn chép, năm 1232, nhân tôn thất nhà Lý về tế lễ, Thủ Độ ngầm sai người đào hầm đặt bẫy chôn sống tất cả. Sau đó, để tuyệt được hậu họa, Thủ Độ còn lấy cớ là tên của tiên tổ Triều Trần là Trần Lý, vì thế phải kiên húy chữ Lý, và ra lệnh người họ Lý trong nước phải đổi thành họ Nguyễn.
Còn việc trong nhà, sau khi bức tử Huệ Tông, Thủ Độ ép vua ban chiếu giáng thái hậu Trần Thị Dung xuống làm Thiên Cực Công Chúa và gả cho Trần Thủ Độ. Lý Chiêu Hoàng lấy Thái Tông Trần Cảnh đã 12 năm mà chưa sinh con, Thủ Độ bèn ép Thái Tông giáng xuống làm Công chúa, rồi đem chị của Lý Chiêu Hoàng là Thuận Thiên công chúa, gả cho Thái Tông làm Hoàng hậu. Khi ấy Thuận Thiên Công chúa là vợ của Trần Liễu, và đã có thai với Trần Liễu 3 tháng.
Công và tội ?
Trần Thủ Độ nắm quyền hành nhà Lý và là linh hồn của chính quyền nhà Trần cho đến khi ông mất vào năm 1264, tức trên 40 năm điều hành đất nước. Đánh giá về Trần Thủ Độ, các sử gia Nho giáo đã không tiếc lời chỉ trích.
Như việc Thủ Độ đổi vợ thay chồng trong tôn thất nhà Trần như đã nêu trên, Ngô Thời Sĩ trong Đại Việt Tiêu Án đã thốt lên: “…con nhà chài lưới chả biết lễ nghĩa là gì, tập tục loạn luân như thế…”. Sử gia Phan Phu Tiên nhận định : «Tam cương ngũ thường, đó là luân lý trọng đại của loài người. Thái Tông là vua sáng nghiệp, đáng nên lập ra phép tốt để cho đời sau theo, thế mà lại nghe mưu gian tà của Thủ Độ, cướp vợ anh làm vợ mình, như thế chả phải tự mình làm trái luân thường để mở đầu cái mối dâm loạn đấy ư?”. Sử gia Trần Trọng Kim thì cho rằng: “Làm loạn nhân luân như thế thì từ thượng cổ mới có một”.
Còn việc Trần Thủ Độ dùng hôn nhân cướp ngôi nhà Lý, thì các sử gia Nho Giáo cũng phê phán nặng nề. Chẳng hạn như các sử gia nhà Nguyễn đã phê trong bộ Việt Sử Thông Giám Cương Mục rằng: “Huống chi làm những nết xấu như chó lợn, dạ độc như hùm beo, dựng nước mà như thế thì làm thế nào mà lâu dài được?...Thực là việc lạ, suốt nghìn xưa chưa hề có”.
Thế nhưng, ngoài việc này ra, nếu nhìn vào giai đoạn sau khi cướp ngôi nhà Lý, thì Trần Thủ Độ lại là người có công lớn không chỉ với nhà Trần mà còn với cả non sông. Như đã nói, ông nắm quyền lèo lái triều đình nhà Trần đến khi mất vào năm 1264. Trong giai đoạn đó, một loạt công việc từ kinh tế, chính trị, quốc phòng…đã được thực hiện.
Phải nhìn nhận một cách khách quan rằng, kể từ thời Cao Tông nhà Lý, triều đình bắt đầu lâm cảnh suy vi, vua mãi ăn chơi bỏ bê chính sự, loạn lạc khắp nơi nổi lên, kinh tế suy sụp. Sau khi nhà Trần được lập, vua Trần Thái Tông chỉ là cậu bé chưa đầy 10 tuổi. Chính Trần Thủ Độ đã ngược xuôi dẹp nội loạn, đưa đất nước từ loạn đến trị. Ông cũng đã lèo lái hệ thống chính quyền khôi phục kinh tế, định lại thuế khóa, xây dựng đê điều, mở rộng chế độ tư hữu ruộng đất, xây dựng và củng cố quân đội, chăm lo học hành…
Chính vào giai đoạn này, nhà Trần đã mở khoa thi Thái học sinh (Tiến sĩ) đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Ngoài việc lập Quốc học viện để giảng Tứ thư Ngũ kinh, Trần Thủ Độ còn cho lập giảng võ đường để luyện tập võ nghệ. Sử gia Trần Trọng Kim là người phê phán gay gắt chuyện Trần Thủ Độ soán ngôi nhà Lý, cũng thừa nhận rằng: “Thủ Độ một tay cáng đáng bao nhiêu trọng sự, giúp Thái Tông bình phục được giặc giã trong nước và chỉnh đốn lại mọi việc, làm cho nước Nam ta bấy giờ được cường thịnh, ngày sau có thể chống cự được với Mông Cổ, khỏi phải làm nô lệ những kẻ hùng cường”.
Một công lớn nữa của Trần Thủ Độ đó là ông đã đóng vai trò quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần thứ nhất vào năm 1258. Trần Thủ Độ với vai trò là người nắm đại quyền ở triều chính, đã xúc tiến việc củng cố quân đội. Khi giặc Nguyên-Mông tràn sang, quân đội nước Nam khi ấy có đến 20 vạn người. Đây là một chiến công trong xây dựng quân đội sau giai đoạn trì trệ kéo dài của các vua cuối triều Lý. Trước thế mạnh của giặc, vua tôi nhà Trần phải rút khỏi Thăng Long. Khi ấy không phải không có đại thần toan đầu hàng. Sử cũ chép rằng, vua Thái Tông ngự thuyền đến hỏi Thái úy Trần Nhật Hiệu, vị quan này không trả lời mà cầm sào viết xuống nước hai chữ “Nhập Tống”. Sau đó, khi Thái Tông đến hỏi Thái sư Trần Thủ Độ, thì Thủ Độ trả lời: “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, thì xin Bệ hạ đừng lo”. Câu nói này đã cho thấy được tinh thần yêu nước đáng trân trọng của Trần Thủ Độ, vì nếu ông chỉ là người hám quyền hám danh thì đã không có cái chí khí kiên cường đến thế!
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư nhà Hậu Lê còn chép lại nhiều mẫu chuyện về đức độ làm quan của Trần Thủ Độ :
- Thấy Thủ Độ quyền át cả vua, có kẻ ngầm vào gặp Vua Thái Tông mà nói rằng: “Bệ hạ còn thơ ấu, mà Thủ Độ quyền át cả vua, xã tắc rồi sẽ ra sao?”. Thái Tông bèn cho bắt người đó giải đến phủ Thủ Độ. Sau khi nghe chuyện, Thủ Độ đáp: “Quả đúng như lời hắn nói”. Xong, đem tiền lụa mà thưởng cho người đó.
- Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung khi là vợ của Trần Thủ Độ, một hôm ngồi kiệu đi qua thềm cấm, bị quân hiệu ngăn lại, về dinh khóc với Thủ Độ. Ông tức giận sai người đi bắt người quân hiệu kia. Người quân hiệu thất kinh và tưởng thế nào cũng chết. Nhưng khi đến trình bảo mọi điều với Thủ Độ, thì Thủ Độ lại khen ngợi người lính hiệu đã biết giữ đúng phép nước và ban thưởng cho.
- Có lần, bà Trần Thị Dung xin với Thủ Độ cho một người được làm câu đương. Thủ Độ nhận lời. Khi gặp người ấy, ông bảo: “Người vì có công chúa xin cho được làm câu đương, không ví như những câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt”. Người nọ hoảng hồn khóc lóc van xin mãi mới được tha và không dám xin chức câu đương nữa. Từ đó không ai dám đến thăm Thủ Độ vì việc riêng nữa.
- Có lần Thái Tông muốn cho người anh ruột của Thủ Độ là An Quốc làm tể tướng. Thủ Độ bèn tâu: An Quốc là anh thần, nếu giỏi hơn thần thì thần xin rút lui, còn nếu cho thần giỏi hơn An Quốc thì không thể cử An Quốc, nếu anh em đều làm tể tướng cả thì việc triều đình sẽ ra sao? Vua nghe nói vậy mới thôi.
Qua đó, ta thấy rằng Trần Thủ Độ rõ ràng là một vị quan gương mẫu xưa nay hiếm, một người “vĩ công vi thượng”. Sử gia Nguyễn Khắc Thuần trong bộ Việt Sử Giai Thoại đã nhận định: “Chính quyền nhà Trần là chính quyền của quý tộc họ Trần. Chính quyền ấy cho phép con em quý tộc được quyền sống dựa vào uy danh và bổng lộc của cha ông. Song, đọc chuyện Trần Thủ Độ, ai dám bảo con cháu ông sẽ dựa hơi ông để ức hiếp người đời!”
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư nhà Hậu Lê nhìn nhận: « Thủ Độ tuy không có học vấn nhưng tài hơn người, làm quan triều Lý được mọi người suy tôn. Thái Tôn lấy được thiên hạ đều nhờ vào mưu sức của ông cả …Thủ Độ tuy làm tể tướng, nhưng mọi việc không việc gì không để ý. Vì thế đã giúp nên vương nghiệp và giữ được tiếng tốt cho đến lúc mất. Thái Tông có làm bài văn bia ở sinh từ để tỏ lòng đặc biệt quý mến ông. Thế nhưng cái tội giết vua và thông dâm với hoàng hậu thì khó lẩn tránh với đời sau vậy”. Khâm Định Triều Nguyễn cũng cho rằng: “…những việc giết vua triều trước và thông dâm với vợ vua, việc gì Thủ Độ cũng nhẫn tâm làm cả. Như thế Thủ Độ là bầy tôi có công với triều Trần, mà là người có tội với triều Lý”. Sử gia Trần Trọng Kim cho rằng: “Thủ Độ là một người rất gian ác đối với nhà Lý, nhưng lại là một đại công thần của nhà Trần”.
Đến đây, ta thấy rằng, việc các sử gia khen và chê Trần Thủ Độ tựu chung có hai điểm:
- Chê việc ông đã soán ngôi nhà Lý và còn độc ác tận diệt người họ Lý, chê vì ông đã bất chấp luân thường để thay đổi gán ghép hôn nhân của người trong gia tộc họ Trần.
- Khen ông là một người lãnh đạo có tài và hết lòng vì nước.
Rõ ràng, ta thấy rằng, tất cả những việc Trần Thủ Độ làm bên trên là vì dòng tộc họ Trần, vì để củng cố triều Trần. Như vậy đối với dòng tộc họ Trần ông là người có công. Sau khi dựng nên nhà Trần, Thủ Độ tay nắm đại quyền đã vực dậy đất nước sau giai đoạn suy tàn thời mạc Lý, để làm tiền đề cho nước Việt đủ sức đương đầu và ba lần đánh lui quân xâm lược Nguyên-Mông, một đội quân chinh phạt mà trước đó đã “làm cỏ” khắp Á Âu. Như vậy, đối với non sông, Thủ Độ cũng lập đại công.
Một điểm cần lưu ý nữa là, chúng ta không thể không công nhận vai trò của Trần Thủ Độ đối với Trần Quốc Tuấn. Nên nhớ rằng, Trần Thủ Độ nắm đại quyền đến năm 1264, và trong cuộc xâm lược lần thứ nhất của quân Nguyên-Mông vào năm 1258, Trần Quốc Tuấn cũng đã có tham gia dưới sự chỉ huy của Trần Thủ Độ, và khi ấy Trần Quốc Tuấn chỉ mới 30 tuổi còn Trần Thủ Độ đã 64 tuổi. Hơn nữa Trần Thủ Độ lại là chú họ của Trần Quốc Tuấn. Không thể nói rằng, cái tinh thần vì sự đoàn kết của họ tộc Trần và vì nước vì dân của Trần Hưng Đạo sau này không có ảnh hưởng của Trần Thủ Độ.
Đời luận anh hùng
Đương nhiên, sự phê phán của các sử gia Nho Giáo ngày xưa là gay gắt bởi nếu đứng trên lập trường Nho Giáo, thì rõ ràng việc soán ngôi nhà Lý của Trần Thủ Độ là trái đạo luân thường. Thế nhưng, cũng nên nhớ rằng, dưới các triều đại phong kiến Việt Nam, Nho Giáo được khai thác ở những điểm cực đoan nhất nhằm phục vụ cho việc củng cố nhà nước phong kiến. Cái tinh thần trung quân khi ấy đã được đẩy lên mức cực đoan, đến mức mà người ta chỉ thấy vua mà không thấy nước, chỉ biết trung với vua mà không biết trung với nước. Trong khi mà Nho Giáo không hề ca ngợi cái “ngu trung”. Á Thánh Mạnh Tử còn nói rằng: “Quân chi thị thần như thủ túc, tắc thần thị quân như phúc tâm. Quân chi thị thần như khuyển mã, tắc thần thị quân như quốc nhân. Quân chi thị thần như thổ giới, tắc thần thị quân như khấu thù” (Vua xem bầy tôi như tay chân thì bầy tôi xem vua như máu thịt, vua xem bầy tôi như chó ngựa thì bầy tôi xem vua như người lạ trong nước vậy thôi, vua xem bầy tôi như đất cỏ thì bầy tôi xem vua như giặc thù). Nói như vậy thì chữ trung có giới hạn chứ không phải vua thế nào thì bầy tôi cũng phải trung. Bởi vì, Mạnh Tử nói: “Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (Trước có dân sau mới tới nước, rồi mới tới vua). Thế thì dân và lợi ích của dân vẫn là trọng nhất.
Trở lại trường hợp của Trần Thủ Độ, đặt giả thuyết ông không soán ngôi nhà Lý mà tiếp tục “ngu trung”, thì với cái thế suy vi của nhà Lý lúc bấy giờ liệu nước Việt có thể giữ được chủ quyền quốc gia hay không, chứ chưa nói đến chuyện có thể đánh bại quân xâm lược Nguyên-Mông? Sau hơn bảy thế kỷ nhìn lại, đứng trên phương diện lợi ích quốc gia, ta thấy rằng, Trần Thủ Độ thật sự là người có công với xã tắc. Trường hợp của Trần Thủ Độ cũng là một lời nhắc nhở các thế hệ khi nhận xét đánh giá về bất kỳ một nhân vật lịch sử nào, đó là :không nên đánh giá chỉ dựa vào tiểu tiết mà xem nhẹ những đóng góp lớn lao cho đại cuộc.
Lê Phước (RFI)
Gia đình ngư phủ đổi đời
Trần Thủ Độ sinh năm 1194, mất năm 1264. Sử cũ không thấy chép về cha mẹ của ông, và hiện tại đây vẫn còn là một điểm mờ của làng sử học Việt Nam. Người ta chỉ biết rằng, Trần Thủ Độ từ nhỏ đã được người bác tên là Trần Lý nuôi dưỡng.
Số là vào đầu thế kỷ 13, vua Cao Tông nhà Lý ăn chơi vô độ, khiến loạn lạc nổi lên khắp nơi và dẫn đến cái loạn của Quách Bốc. Cao Tông bèn dẫn thái tử Sảm bỏ chạy khỏi kinh thành Thăng Long. Sau đó, thái tử Sảm chạy về Hải Ấp, làng Lưu Gia và được gia đình Trần Lý che chở. Gia đình Trần Lý làm nghề chài lưới, nhưng rất giàu có, và nhân buổi loạn lạc cũng tuyển mộ được binh lính riêng. Chính gia đình Trần Lý đã về kinh dẹp loạn, đưa cha con Cao Tông trở lại Thăng Long.
Đến năm 1210, Cao Tông mất, trị vì được 35 năm, hưởng dương 38 tuổi. Thái tử Sảm lên ngôi lấy hiệu Huệ Tông (1211-1225). Khi tá túc nhà Trần Lý, Huệ Tông đã kết hôn với con gái của Trần Lý là Trần Thị Dung. Sau khi lên ngôi, Huệ Tông cho rước Trần thị về làm Nguyên phi, và sau đó là hoàng hậu. Bấy giờ Trần Lý đã chết, nên Huệ Tông bèn phong cho con trai thứ của Trần Lý là Trần Tự Khánh làm Chương Tín hầu, và sau đó là Phụ chính. Anh trai Trần Tự Khánh là Trần Thừa cũng được phong làm Nội thị Phán thủ.
Một thời gian sau, Huệ Tông phải bệnh, thỉnh thoảng lên cơn điên dại. Thế là triều chính hoàn toàn do anh em Trần Tự Khánh nắm cả. Năm 1228, Trần Tự Khánh mất. Huệ Tông bèn phong cho Trần Thừa làm Phụ quốc Thái úy. Năm sau, lại phong cho Trần Thủ Độ làm Điện tiền chỉ huy sứ. Như vậy, Thủ Độ là em họ của Hoàng hậu và Phụ quốc Thái úy. Quyền hành coi như về tay họ Trần cả, chỉ còn việc chính thức thiết lập nhà Trần nữa là xong.
Sử cũ chép rằng, vào năm 1224, Trần Thủ Độ đã ép Huệ Tông nhường ngôi cho con gái mới lên 7 tuổi là Chiêu Thánh Công Chúa, tức Lý Chiêu Hoàng. Chị của Lý Chiêu Hoàng là Thuận Thiên Công Chúa thì được Trần Thủ Độ sắp đặt kết hôn với con trai lớn của Trần Thừa là Trần Liễu. Em trai Trần Liễu là Trần Cảnh, cũng vừa 7 tuổi kết hôn với Lý Chiêu Hoàng. Năm 1225, Trần Thủ Độ ép Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Thế là, Trần Cảnh lên ngôi lấy hiệu là Thái Tông, bắt đầu triều đại nhà Trần. Triều Lý do Lý Công Uẩn lập nên đến đây là dứt, tồn tại được 216 năm, truyền ngôi được 9 đời.
Bấy giờ, Thái Tông mới có 8 tuổi, nên mọi việc điều do chú họ là Trần Thủ Độ nắm cả. Vừa lên ngôi, Thái Tông đã ban chiếu phong Trần Thủ Độ làm Thái Sư Thống Quốc nắm hết binh quyền. Đối với một ông vua 8 tuổi, thì rõ ràng việc gia phong này là do chủ ý Trần Thủ Độ cả.
Để củng cố quyền lực nhà Trần, Thủ Độ rắp tâm diệt cỏ tận gốc đối với tôn thất nhà Lý. Năm 1225, Thủ Độ ép Huệ Tông phải tự tử. Sử cũ còn chép, năm 1232, nhân tôn thất nhà Lý về tế lễ, Thủ Độ ngầm sai người đào hầm đặt bẫy chôn sống tất cả. Sau đó, để tuyệt được hậu họa, Thủ Độ còn lấy cớ là tên của tiên tổ Triều Trần là Trần Lý, vì thế phải kiên húy chữ Lý, và ra lệnh người họ Lý trong nước phải đổi thành họ Nguyễn.
Còn việc trong nhà, sau khi bức tử Huệ Tông, Thủ Độ ép vua ban chiếu giáng thái hậu Trần Thị Dung xuống làm Thiên Cực Công Chúa và gả cho Trần Thủ Độ. Lý Chiêu Hoàng lấy Thái Tông Trần Cảnh đã 12 năm mà chưa sinh con, Thủ Độ bèn ép Thái Tông giáng xuống làm Công chúa, rồi đem chị của Lý Chiêu Hoàng là Thuận Thiên công chúa, gả cho Thái Tông làm Hoàng hậu. Khi ấy Thuận Thiên Công chúa là vợ của Trần Liễu, và đã có thai với Trần Liễu 3 tháng.
Công và tội ?
Trần Thủ Độ nắm quyền hành nhà Lý và là linh hồn của chính quyền nhà Trần cho đến khi ông mất vào năm 1264, tức trên 40 năm điều hành đất nước. Đánh giá về Trần Thủ Độ, các sử gia Nho giáo đã không tiếc lời chỉ trích.
Như việc Thủ Độ đổi vợ thay chồng trong tôn thất nhà Trần như đã nêu trên, Ngô Thời Sĩ trong Đại Việt Tiêu Án đã thốt lên: “…con nhà chài lưới chả biết lễ nghĩa là gì, tập tục loạn luân như thế…”. Sử gia Phan Phu Tiên nhận định : «Tam cương ngũ thường, đó là luân lý trọng đại của loài người. Thái Tông là vua sáng nghiệp, đáng nên lập ra phép tốt để cho đời sau theo, thế mà lại nghe mưu gian tà của Thủ Độ, cướp vợ anh làm vợ mình, như thế chả phải tự mình làm trái luân thường để mở đầu cái mối dâm loạn đấy ư?”. Sử gia Trần Trọng Kim thì cho rằng: “Làm loạn nhân luân như thế thì từ thượng cổ mới có một”.
Còn việc Trần Thủ Độ dùng hôn nhân cướp ngôi nhà Lý, thì các sử gia Nho Giáo cũng phê phán nặng nề. Chẳng hạn như các sử gia nhà Nguyễn đã phê trong bộ Việt Sử Thông Giám Cương Mục rằng: “Huống chi làm những nết xấu như chó lợn, dạ độc như hùm beo, dựng nước mà như thế thì làm thế nào mà lâu dài được?...Thực là việc lạ, suốt nghìn xưa chưa hề có”.
Thế nhưng, ngoài việc này ra, nếu nhìn vào giai đoạn sau khi cướp ngôi nhà Lý, thì Trần Thủ Độ lại là người có công lớn không chỉ với nhà Trần mà còn với cả non sông. Như đã nói, ông nắm quyền lèo lái triều đình nhà Trần đến khi mất vào năm 1264. Trong giai đoạn đó, một loạt công việc từ kinh tế, chính trị, quốc phòng…đã được thực hiện.
Phải nhìn nhận một cách khách quan rằng, kể từ thời Cao Tông nhà Lý, triều đình bắt đầu lâm cảnh suy vi, vua mãi ăn chơi bỏ bê chính sự, loạn lạc khắp nơi nổi lên, kinh tế suy sụp. Sau khi nhà Trần được lập, vua Trần Thái Tông chỉ là cậu bé chưa đầy 10 tuổi. Chính Trần Thủ Độ đã ngược xuôi dẹp nội loạn, đưa đất nước từ loạn đến trị. Ông cũng đã lèo lái hệ thống chính quyền khôi phục kinh tế, định lại thuế khóa, xây dựng đê điều, mở rộng chế độ tư hữu ruộng đất, xây dựng và củng cố quân đội, chăm lo học hành…
Chính vào giai đoạn này, nhà Trần đã mở khoa thi Thái học sinh (Tiến sĩ) đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Ngoài việc lập Quốc học viện để giảng Tứ thư Ngũ kinh, Trần Thủ Độ còn cho lập giảng võ đường để luyện tập võ nghệ. Sử gia Trần Trọng Kim là người phê phán gay gắt chuyện Trần Thủ Độ soán ngôi nhà Lý, cũng thừa nhận rằng: “Thủ Độ một tay cáng đáng bao nhiêu trọng sự, giúp Thái Tông bình phục được giặc giã trong nước và chỉnh đốn lại mọi việc, làm cho nước Nam ta bấy giờ được cường thịnh, ngày sau có thể chống cự được với Mông Cổ, khỏi phải làm nô lệ những kẻ hùng cường”.
Một công lớn nữa của Trần Thủ Độ đó là ông đã đóng vai trò quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần thứ nhất vào năm 1258. Trần Thủ Độ với vai trò là người nắm đại quyền ở triều chính, đã xúc tiến việc củng cố quân đội. Khi giặc Nguyên-Mông tràn sang, quân đội nước Nam khi ấy có đến 20 vạn người. Đây là một chiến công trong xây dựng quân đội sau giai đoạn trì trệ kéo dài của các vua cuối triều Lý. Trước thế mạnh của giặc, vua tôi nhà Trần phải rút khỏi Thăng Long. Khi ấy không phải không có đại thần toan đầu hàng. Sử cũ chép rằng, vua Thái Tông ngự thuyền đến hỏi Thái úy Trần Nhật Hiệu, vị quan này không trả lời mà cầm sào viết xuống nước hai chữ “Nhập Tống”. Sau đó, khi Thái Tông đến hỏi Thái sư Trần Thủ Độ, thì Thủ Độ trả lời: “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, thì xin Bệ hạ đừng lo”. Câu nói này đã cho thấy được tinh thần yêu nước đáng trân trọng của Trần Thủ Độ, vì nếu ông chỉ là người hám quyền hám danh thì đã không có cái chí khí kiên cường đến thế!
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư nhà Hậu Lê còn chép lại nhiều mẫu chuyện về đức độ làm quan của Trần Thủ Độ :
- Thấy Thủ Độ quyền át cả vua, có kẻ ngầm vào gặp Vua Thái Tông mà nói rằng: “Bệ hạ còn thơ ấu, mà Thủ Độ quyền át cả vua, xã tắc rồi sẽ ra sao?”. Thái Tông bèn cho bắt người đó giải đến phủ Thủ Độ. Sau khi nghe chuyện, Thủ Độ đáp: “Quả đúng như lời hắn nói”. Xong, đem tiền lụa mà thưởng cho người đó.
- Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung khi là vợ của Trần Thủ Độ, một hôm ngồi kiệu đi qua thềm cấm, bị quân hiệu ngăn lại, về dinh khóc với Thủ Độ. Ông tức giận sai người đi bắt người quân hiệu kia. Người quân hiệu thất kinh và tưởng thế nào cũng chết. Nhưng khi đến trình bảo mọi điều với Thủ Độ, thì Thủ Độ lại khen ngợi người lính hiệu đã biết giữ đúng phép nước và ban thưởng cho.
- Có lần, bà Trần Thị Dung xin với Thủ Độ cho một người được làm câu đương. Thủ Độ nhận lời. Khi gặp người ấy, ông bảo: “Người vì có công chúa xin cho được làm câu đương, không ví như những câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt”. Người nọ hoảng hồn khóc lóc van xin mãi mới được tha và không dám xin chức câu đương nữa. Từ đó không ai dám đến thăm Thủ Độ vì việc riêng nữa.
- Có lần Thái Tông muốn cho người anh ruột của Thủ Độ là An Quốc làm tể tướng. Thủ Độ bèn tâu: An Quốc là anh thần, nếu giỏi hơn thần thì thần xin rút lui, còn nếu cho thần giỏi hơn An Quốc thì không thể cử An Quốc, nếu anh em đều làm tể tướng cả thì việc triều đình sẽ ra sao? Vua nghe nói vậy mới thôi.
Qua đó, ta thấy rằng Trần Thủ Độ rõ ràng là một vị quan gương mẫu xưa nay hiếm, một người “vĩ công vi thượng”. Sử gia Nguyễn Khắc Thuần trong bộ Việt Sử Giai Thoại đã nhận định: “Chính quyền nhà Trần là chính quyền của quý tộc họ Trần. Chính quyền ấy cho phép con em quý tộc được quyền sống dựa vào uy danh và bổng lộc của cha ông. Song, đọc chuyện Trần Thủ Độ, ai dám bảo con cháu ông sẽ dựa hơi ông để ức hiếp người đời!”
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư nhà Hậu Lê nhìn nhận: « Thủ Độ tuy không có học vấn nhưng tài hơn người, làm quan triều Lý được mọi người suy tôn. Thái Tôn lấy được thiên hạ đều nhờ vào mưu sức của ông cả …Thủ Độ tuy làm tể tướng, nhưng mọi việc không việc gì không để ý. Vì thế đã giúp nên vương nghiệp và giữ được tiếng tốt cho đến lúc mất. Thái Tông có làm bài văn bia ở sinh từ để tỏ lòng đặc biệt quý mến ông. Thế nhưng cái tội giết vua và thông dâm với hoàng hậu thì khó lẩn tránh với đời sau vậy”. Khâm Định Triều Nguyễn cũng cho rằng: “…những việc giết vua triều trước và thông dâm với vợ vua, việc gì Thủ Độ cũng nhẫn tâm làm cả. Như thế Thủ Độ là bầy tôi có công với triều Trần, mà là người có tội với triều Lý”. Sử gia Trần Trọng Kim cho rằng: “Thủ Độ là một người rất gian ác đối với nhà Lý, nhưng lại là một đại công thần của nhà Trần”.
Đến đây, ta thấy rằng, việc các sử gia khen và chê Trần Thủ Độ tựu chung có hai điểm:
- Chê việc ông đã soán ngôi nhà Lý và còn độc ác tận diệt người họ Lý, chê vì ông đã bất chấp luân thường để thay đổi gán ghép hôn nhân của người trong gia tộc họ Trần.
- Khen ông là một người lãnh đạo có tài và hết lòng vì nước.
Rõ ràng, ta thấy rằng, tất cả những việc Trần Thủ Độ làm bên trên là vì dòng tộc họ Trần, vì để củng cố triều Trần. Như vậy đối với dòng tộc họ Trần ông là người có công. Sau khi dựng nên nhà Trần, Thủ Độ tay nắm đại quyền đã vực dậy đất nước sau giai đoạn suy tàn thời mạc Lý, để làm tiền đề cho nước Việt đủ sức đương đầu và ba lần đánh lui quân xâm lược Nguyên-Mông, một đội quân chinh phạt mà trước đó đã “làm cỏ” khắp Á Âu. Như vậy, đối với non sông, Thủ Độ cũng lập đại công.
Một điểm cần lưu ý nữa là, chúng ta không thể không công nhận vai trò của Trần Thủ Độ đối với Trần Quốc Tuấn. Nên nhớ rằng, Trần Thủ Độ nắm đại quyền đến năm 1264, và trong cuộc xâm lược lần thứ nhất của quân Nguyên-Mông vào năm 1258, Trần Quốc Tuấn cũng đã có tham gia dưới sự chỉ huy của Trần Thủ Độ, và khi ấy Trần Quốc Tuấn chỉ mới 30 tuổi còn Trần Thủ Độ đã 64 tuổi. Hơn nữa Trần Thủ Độ lại là chú họ của Trần Quốc Tuấn. Không thể nói rằng, cái tinh thần vì sự đoàn kết của họ tộc Trần và vì nước vì dân của Trần Hưng Đạo sau này không có ảnh hưởng của Trần Thủ Độ.
Đời luận anh hùng
Đương nhiên, sự phê phán của các sử gia Nho Giáo ngày xưa là gay gắt bởi nếu đứng trên lập trường Nho Giáo, thì rõ ràng việc soán ngôi nhà Lý của Trần Thủ Độ là trái đạo luân thường. Thế nhưng, cũng nên nhớ rằng, dưới các triều đại phong kiến Việt Nam, Nho Giáo được khai thác ở những điểm cực đoan nhất nhằm phục vụ cho việc củng cố nhà nước phong kiến. Cái tinh thần trung quân khi ấy đã được đẩy lên mức cực đoan, đến mức mà người ta chỉ thấy vua mà không thấy nước, chỉ biết trung với vua mà không biết trung với nước. Trong khi mà Nho Giáo không hề ca ngợi cái “ngu trung”. Á Thánh Mạnh Tử còn nói rằng: “Quân chi thị thần như thủ túc, tắc thần thị quân như phúc tâm. Quân chi thị thần như khuyển mã, tắc thần thị quân như quốc nhân. Quân chi thị thần như thổ giới, tắc thần thị quân như khấu thù” (Vua xem bầy tôi như tay chân thì bầy tôi xem vua như máu thịt, vua xem bầy tôi như chó ngựa thì bầy tôi xem vua như người lạ trong nước vậy thôi, vua xem bầy tôi như đất cỏ thì bầy tôi xem vua như giặc thù). Nói như vậy thì chữ trung có giới hạn chứ không phải vua thế nào thì bầy tôi cũng phải trung. Bởi vì, Mạnh Tử nói: “Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (Trước có dân sau mới tới nước, rồi mới tới vua). Thế thì dân và lợi ích của dân vẫn là trọng nhất.
Trở lại trường hợp của Trần Thủ Độ, đặt giả thuyết ông không soán ngôi nhà Lý mà tiếp tục “ngu trung”, thì với cái thế suy vi của nhà Lý lúc bấy giờ liệu nước Việt có thể giữ được chủ quyền quốc gia hay không, chứ chưa nói đến chuyện có thể đánh bại quân xâm lược Nguyên-Mông? Sau hơn bảy thế kỷ nhìn lại, đứng trên phương diện lợi ích quốc gia, ta thấy rằng, Trần Thủ Độ thật sự là người có công với xã tắc. Trường hợp của Trần Thủ Độ cũng là một lời nhắc nhở các thế hệ khi nhận xét đánh giá về bất kỳ một nhân vật lịch sử nào, đó là :không nên đánh giá chỉ dựa vào tiểu tiết mà xem nhẹ những đóng góp lớn lao cho đại cuộc.
Lê Phước (RFI)
Ấn tượng trong tuần: Hát 'lót' và lời xin lỗi muộn mằn
Người Việt mình được cái tính lạc quan, lúc nào cũng thích hài hước, thành thử các vụ việc rồi sẽ cứ na ná như Gala Gặp nhau cuối năm.
Trong tuần, có hai vụ việc khác xa nhau về tính chất, hình thức lao
động, về vị thế con người, ngẫu nhiên lại xảy ra gần nhau và đều dấy nên
sự ồn ào, tranh luận. Người khen, kẻ chê, người phản bác, kẻ xỉ
vả...Nhưng cái thông điệp "vô thức" của cả hai vụ việc này gửi cho xã
hội lại gặp nhau ở một điểm- đó là chân giá trị.
Ai hát lót cho ai?
Đó là chuyện nhạc sĩ già- Nguyễn Ánh 9- người đã "mổ xẻ" thẳng thắn một số ca sĩ nổi tiếng, như Thanh Lam, Mỹ Linh, Hà Hồ, Đàm Vĩnh Hưng...
"Con dao phẫu thuật" phê bình âm nhạc của ông đã chạm đến gót chân Asin, đến sở đoản của những ca sĩ trẻ, với những đường sắc lẹm:
... Nghe Thanh Lam hát bài Cô đơn của tôi, tôi buồn lắm! Nó không ra cái cô đơn, không có hồn dù giọng đẹp thiệt! Thanh Lam hát những bài sâu lắng nhiều khi đóng kịch nhiều hơn là hát... Giọng Hồ Ngọc Hà yếu lắm, khều khào không à! ... Tôi chỉ cho Đàm Vĩnh Hưng là một "người hát"... Hồi xưa, Đàm Vĩnh Hưng mà đi hát thì chỉ xứng là ca sỹ loại C hát lót chứ không được vào hạng ca sỹ chính của phòng trà đâu!
Đường dao của ông lập tức gây nên cơn chấn động lớn.
Có thể nói, đó không chỉ là nhận xét khá chuẩn, mà còn quá tinh tường. Sự trải nghiệm của một nhạc sĩ chuyên nghiệp, tiếc thay cuối đời, lại chỉ thấy âm nhạc Việt Nam hiện tại chỉ có giải trí, không có nghệ thuật. Còn có gì buồn hơn?
Lời nói thật dễ mất lòng. Mà ông lại là người nói thật quá, thành ra hơi "phũ". Bởi tất cả họ đều là những người nổi tiếng, người của công chúng.
Không biết các ca sĩ khác mà sự im lặng của họ là chấp nhận, đồng tình hay ngại vì ông là bậc cha chú? Chỉ có ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, ngay lập tức đáp lời ông, bằng một lá thư đăng trên báo chí.
Ai hát lót cho ai?
Đó là chuyện nhạc sĩ già- Nguyễn Ánh 9- người đã "mổ xẻ" thẳng thắn một số ca sĩ nổi tiếng, như Thanh Lam, Mỹ Linh, Hà Hồ, Đàm Vĩnh Hưng...
"Con dao phẫu thuật" phê bình âm nhạc của ông đã chạm đến gót chân Asin, đến sở đoản của những ca sĩ trẻ, với những đường sắc lẹm:
... Nghe Thanh Lam hát bài Cô đơn của tôi, tôi buồn lắm! Nó không ra cái cô đơn, không có hồn dù giọng đẹp thiệt! Thanh Lam hát những bài sâu lắng nhiều khi đóng kịch nhiều hơn là hát... Giọng Hồ Ngọc Hà yếu lắm, khều khào không à! ... Tôi chỉ cho Đàm Vĩnh Hưng là một "người hát"... Hồi xưa, Đàm Vĩnh Hưng mà đi hát thì chỉ xứng là ca sỹ loại C hát lót chứ không được vào hạng ca sỹ chính của phòng trà đâu!
Đường dao của ông lập tức gây nên cơn chấn động lớn.
Có thể nói, đó không chỉ là nhận xét khá chuẩn, mà còn quá tinh tường. Sự trải nghiệm của một nhạc sĩ chuyên nghiệp, tiếc thay cuối đời, lại chỉ thấy âm nhạc Việt Nam hiện tại chỉ có giải trí, không có nghệ thuật. Còn có gì buồn hơn?
Lời nói thật dễ mất lòng. Mà ông lại là người nói thật quá, thành ra hơi "phũ". Bởi tất cả họ đều là những người nổi tiếng, người của công chúng.
Không biết các ca sĩ khác mà sự im lặng của họ là chấp nhận, đồng tình hay ngại vì ông là bậc cha chú? Chỉ có ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, ngay lập tức đáp lời ông, bằng một lá thư đăng trên báo chí.
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 |
Cũng tiếc thay, có thể do sống quá lâu trong vòng nguyệt quế "ông Hoàng
nhạc nhẹ", sống quá lâu trong những tung hô của fans hâm mộ, nên mặc dù
xưng "con" với "chú Nguyễn Ánh 9", nhưng ca sĩ họ Đàm đã không có được
sự lễ phép đúng như đại từ nhân xưng anh đã dùng. Ngược lại còn khá
xược, khi viết cho ông: Đó là hình ảnh của Ngụy Quân Tử. Và nếu đúng,
thì cũng đã đến lúc chiếc mặt nạ đó phải được tháo xuống bởi chính
chú(!)
Người viết không bàn về thái độ vô văn hóa của ca sĩ, vì chắc Đàm Vĩnh Hưng, đến thời khắc này hẳn đã nhận được nhiều hồi âm "tung hô" của bạn đọc, nhưng theo chiều... ngược lại. Chỉ xin bàn về sự lầm lẫn những giá trị đích thực đang đầy rẫy trong đời sống.
Đàm Vĩnh Hưng dẫn chứng danh dự của những "giải thưởng" chất ngất trong căn phòng đang lưu giữ những vẻ vang của nghề nghiệp của Hưng, buộc Hưng phải lên tiếng...
Ngay lập tức, có một bài viết ngắn trên trang mạng xã hội mà cái tít bài khá hay và chuẩn xác: Đàm cần phân biệt sự "nổi tiếng" và "tàinăng", rạch ròi sự khác biệt bản chất giữa hai khái niệm. Nó cũng cho thấy một sự ngộ nhận không ít trong thời kim tiền này, khi mà những giá trị thật- ảo còn khá lẫn lộn, "nổi tiếng" có khi lại không phải nhờ... "tài năng".
Bởi nếu như tài năng âm nhạc là sự thừa nhận của số đông khán giả am hiểu âm nhạc đích thực, thì nổi tiếng, có khi lại là sản phẩm của công nghệ lăng- xê thành công, của những giải thưởng bị chi phối bởi rất nhiều tiêu chí khác nhau, của những Mạnh Thường Quân lắm tiền nhiều của. Mà âm nhạc vốn là loại hình nghệ thuật sang trọng nhưng rất khắc nghiệt, vốn chỉ thừa nhận thực tài.
Trong đời, người viết từng biết một đồng nghiệp, đoạt tới 07 giải thưởng báo chí hẳn hoi. Nhưng trong làng nghề, anh này cũng chỉ na ná "thợ viết", đừng nói là cây bút. Nghe có vẻ mâu thuẫn, nhưng tiếc thay đó là sự thật.
Cũng như mới đây, Giải thưởng của Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 2013 (khu vực 06) vừa kết thúc, dư luận của chính giới am hiểu hội họa với những họa sĩ tên tuổi đã phàn nàn rất nhiều, cho rằng bức tranh đoạt giải A "yếu cả thẩm mỹ lẫn tìm tòi cái mới", kể cả so với những tranh không đoạt giải (Bài Vì sao giải thưởng Hội Mỹ thuật VN mấtuy tín, VietNamNet, ngày 20/8). Nhưng có trời biết, và Hội đồng Giám khảo cuộc thi biết, vì sao...
Vậy thì vị họa sĩ đoạt giải A lần này có thực tài? Đôi khi, chữ tài năng nó trêu ngươi "tai quái" vậy đó. Nó tạo ra thứ hào quang ảo tưởng, nếu người đoạt giải không tự biết mình. Biết mình, biết người, chính là biết. Vậy, Đàm Vĩnh Hưng đã phải là người biết chưa? Có lẽ...chưa.
Nói thẳng, người viết bài chưa bao giờ "tiêu hóa" nổi giọng hát ca sĩ họ Đàm. Nhưng ở góc độ khác, công bằng mà nói, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 mới có cái nhìn đúng, mà chưa đủ. Ông tinh tường, mà thiếu sự bao quát, cho đúng tầm của một đời nhạc sĩ đủ cung bậc thăng trầm với âm nhạc.
Cái thiếu nhất của ông, là đo thời cuộc mới bằng thước đo của ... thời quá khứ.
Sự phát triển đa dạng của kinh tế thị trường, bao giờ cũng dẫn đến sự "đa dạng hóa" các lĩnh vực, trong đó có âm nhạc. Nếu không làm sao có khái niệm âm nhạc nghệ thuật và âm nhạc thị trường. Sự đa dạng đó đáp ứng yêu cầu của đa dạng khán giả, phản chiếu sự đa dạng về trình độ hiểu biết, cảm thụ cá nhân của một xã hội dân trí còn thấp, đang vận động và phát triển.
Sự khác biệt giữa ông và Đàm Vĩnh Hưng, không chỉ là sự khác biệt về thế hệ, mà còn khác biệt quá nhiều về cách tiếp cận đời sống, ở góc độ âm nhạc. Một bên là tiếp cận bằng chính âm nhạc, tác phẩm, một bên là cách tiếp cận bằng các chiêu trò- đó cũng là sản phẩm của đời sống cạnh tranh trong kinh tế thị trường.
Người viết không bàn về thái độ vô văn hóa của ca sĩ, vì chắc Đàm Vĩnh Hưng, đến thời khắc này hẳn đã nhận được nhiều hồi âm "tung hô" của bạn đọc, nhưng theo chiều... ngược lại. Chỉ xin bàn về sự lầm lẫn những giá trị đích thực đang đầy rẫy trong đời sống.
Đàm Vĩnh Hưng dẫn chứng danh dự của những "giải thưởng" chất ngất trong căn phòng đang lưu giữ những vẻ vang của nghề nghiệp của Hưng, buộc Hưng phải lên tiếng...
Ngay lập tức, có một bài viết ngắn trên trang mạng xã hội mà cái tít bài khá hay và chuẩn xác: Đàm cần phân biệt sự "nổi tiếng" và "tàinăng", rạch ròi sự khác biệt bản chất giữa hai khái niệm. Nó cũng cho thấy một sự ngộ nhận không ít trong thời kim tiền này, khi mà những giá trị thật- ảo còn khá lẫn lộn, "nổi tiếng" có khi lại không phải nhờ... "tài năng".
Bởi nếu như tài năng âm nhạc là sự thừa nhận của số đông khán giả am hiểu âm nhạc đích thực, thì nổi tiếng, có khi lại là sản phẩm của công nghệ lăng- xê thành công, của những giải thưởng bị chi phối bởi rất nhiều tiêu chí khác nhau, của những Mạnh Thường Quân lắm tiền nhiều của. Mà âm nhạc vốn là loại hình nghệ thuật sang trọng nhưng rất khắc nghiệt, vốn chỉ thừa nhận thực tài.
Trong đời, người viết từng biết một đồng nghiệp, đoạt tới 07 giải thưởng báo chí hẳn hoi. Nhưng trong làng nghề, anh này cũng chỉ na ná "thợ viết", đừng nói là cây bút. Nghe có vẻ mâu thuẫn, nhưng tiếc thay đó là sự thật.
Cũng như mới đây, Giải thưởng của Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 2013 (khu vực 06) vừa kết thúc, dư luận của chính giới am hiểu hội họa với những họa sĩ tên tuổi đã phàn nàn rất nhiều, cho rằng bức tranh đoạt giải A "yếu cả thẩm mỹ lẫn tìm tòi cái mới", kể cả so với những tranh không đoạt giải (Bài Vì sao giải thưởng Hội Mỹ thuật VN mấtuy tín, VietNamNet, ngày 20/8). Nhưng có trời biết, và Hội đồng Giám khảo cuộc thi biết, vì sao...
Vậy thì vị họa sĩ đoạt giải A lần này có thực tài? Đôi khi, chữ tài năng nó trêu ngươi "tai quái" vậy đó. Nó tạo ra thứ hào quang ảo tưởng, nếu người đoạt giải không tự biết mình. Biết mình, biết người, chính là biết. Vậy, Đàm Vĩnh Hưng đã phải là người biết chưa? Có lẽ...chưa.
Nói thẳng, người viết bài chưa bao giờ "tiêu hóa" nổi giọng hát ca sĩ họ Đàm. Nhưng ở góc độ khác, công bằng mà nói, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 mới có cái nhìn đúng, mà chưa đủ. Ông tinh tường, mà thiếu sự bao quát, cho đúng tầm của một đời nhạc sĩ đủ cung bậc thăng trầm với âm nhạc.
Cái thiếu nhất của ông, là đo thời cuộc mới bằng thước đo của ... thời quá khứ.
Sự phát triển đa dạng của kinh tế thị trường, bao giờ cũng dẫn đến sự "đa dạng hóa" các lĩnh vực, trong đó có âm nhạc. Nếu không làm sao có khái niệm âm nhạc nghệ thuật và âm nhạc thị trường. Sự đa dạng đó đáp ứng yêu cầu của đa dạng khán giả, phản chiếu sự đa dạng về trình độ hiểu biết, cảm thụ cá nhân của một xã hội dân trí còn thấp, đang vận động và phát triển.
Sự khác biệt giữa ông và Đàm Vĩnh Hưng, không chỉ là sự khác biệt về thế hệ, mà còn khác biệt quá nhiều về cách tiếp cận đời sống, ở góc độ âm nhạc. Một bên là tiếp cận bằng chính âm nhạc, tác phẩm, một bên là cách tiếp cận bằng các chiêu trò- đó cũng là sản phẩm của đời sống cạnh tranh trong kinh tế thị trường.
Đàm Vĩnh Hưng dẫn chứng danh dự của những "giải thưởng" chất ngất |
Ở góc độ đó, Đàm Vĩnh Hưng là điển hình của ca sĩ rất nhạy trong công
nghệ PR, tạo sự chú ý, tìm ra cách đến với "gu" của số đông khán giả và
rất giỏi kiếm tiền. Chắc chắn ít ca sĩ chuyên nghiệp của âm nhạc nghệ
thuật làm nổi. Và ở góc độ này, thì Đàm Vĩnh Hưng giỏi!
Nhưng nỗi buồn của ca sĩ họ Đàm hôm nay khi nhận chân ra giá trị đích thực (nếu có) về tài năng của mình, có lỗi của không ít người. Nếu không làm sao anh ta trở thành "ông Hoàng nhạc nhẹ"? Lỗi tụng ca này, tại ai?
Trước hết, lỗi tại truyền thông. Chính giới truyền thông cũng... hát lót cho ca sĩ họ Đàm, với bao nhiêu từ hay ý đẹp. Và còn bao nhiêu ca sĩ khác nữa khi lọt vào "mắt xanh" của giới báo chí cũng được truyền thông hát lót, nào nữ hoàng, nào búp bê, nào hoàng tử, khi mà lẽ ra công chúng cần được nghe bổ tai, thì mới được xem...bổ mắt! Có ai đó còn thái quá, gọi là âm nhạc son phấn.
Lỗi tại giới phê bình, lý luận định hướng thẩm mỹ âm nhạc cho công chúng. Họ đang ở đâu? Không ai biết. Hay họ cũng đang hối hả hát lót- làm các công việc khác nhau để kiếm tiền, trừ phê bình âm nhạc?
Lỗi tại cả quản lý của ngành văn hóa và giáo dục. Giáo dục đã dạy người- trang bị cho tâm hồn học sinh những gì- ngoài học thêm để thi cử? Còn ngành văn hóa, 15 năm xây dựng nền văn hóa "đậm đà bản sắc dân tộc", mà như lời GS Nguyễn Minh Thuyết, con người là hỏng nhất. Cái chữ hỏng ở đây không chỉ là sự suy thoái về đạo đức, mà còn là "phông" văn hóa- bao gồm trình độ hiểu biết, nhận thức, ứng xử của người Việt cũng đi xuống.
Ngay một Phó Giám đốc Sở Văn hóa- Thông tin- Du lịch Đắk Nông mới đây thú nhận: Ngày xưa, mỗi tháng tôi còn đọc vài tờ báo, vài cuốn sách, chứ những năm gần đây, nói thật tôi khôngđọc, sách khoa học cũng không, chứ đừng nói gì đến báo chí, hoàn toàn không đọc đâu các đồng chí ạ. (Dân trí, 28/8).
Cán bộ lãnh đạo văn hóa, mà hoàn toàn không đọc gì, thì làm văn hóa kiểu gì nhỉ, thưa đồng chí Phó GĐ. Chả lẽ chỉ nâng lên- đặt xuống?
Nhưng nỗi buồn của ca sĩ họ Đàm hôm nay khi nhận chân ra giá trị đích thực (nếu có) về tài năng của mình, có lỗi của không ít người. Nếu không làm sao anh ta trở thành "ông Hoàng nhạc nhẹ"? Lỗi tụng ca này, tại ai?
Trước hết, lỗi tại truyền thông. Chính giới truyền thông cũng... hát lót cho ca sĩ họ Đàm, với bao nhiêu từ hay ý đẹp. Và còn bao nhiêu ca sĩ khác nữa khi lọt vào "mắt xanh" của giới báo chí cũng được truyền thông hát lót, nào nữ hoàng, nào búp bê, nào hoàng tử, khi mà lẽ ra công chúng cần được nghe bổ tai, thì mới được xem...bổ mắt! Có ai đó còn thái quá, gọi là âm nhạc son phấn.
Lỗi tại giới phê bình, lý luận định hướng thẩm mỹ âm nhạc cho công chúng. Họ đang ở đâu? Không ai biết. Hay họ cũng đang hối hả hát lót- làm các công việc khác nhau để kiếm tiền, trừ phê bình âm nhạc?
Lỗi tại cả quản lý của ngành văn hóa và giáo dục. Giáo dục đã dạy người- trang bị cho tâm hồn học sinh những gì- ngoài học thêm để thi cử? Còn ngành văn hóa, 15 năm xây dựng nền văn hóa "đậm đà bản sắc dân tộc", mà như lời GS Nguyễn Minh Thuyết, con người là hỏng nhất. Cái chữ hỏng ở đây không chỉ là sự suy thoái về đạo đức, mà còn là "phông" văn hóa- bao gồm trình độ hiểu biết, nhận thức, ứng xử của người Việt cũng đi xuống.
Ngay một Phó Giám đốc Sở Văn hóa- Thông tin- Du lịch Đắk Nông mới đây thú nhận: Ngày xưa, mỗi tháng tôi còn đọc vài tờ báo, vài cuốn sách, chứ những năm gần đây, nói thật tôi khôngđọc, sách khoa học cũng không, chứ đừng nói gì đến báo chí, hoàn toàn không đọc đâu các đồng chí ạ. (Dân trí, 28/8).
Cán bộ lãnh đạo văn hóa, mà hoàn toàn không đọc gì, thì làm văn hóa kiểu gì nhỉ, thưa đồng chí Phó GĐ. Chả lẽ chỉ nâng lên- đặt xuống?
Vì thế mà âm nhạc nghệ thuật đích thực, phải hát lót cho âm nhạc thị trường, là đương nhiên!
Lời xin lỗi sau khi ... bị lộ
Vụ việc thứ hai, là chuyện lương của các sếp và "thuộc hạ" ở 04 công ty TNHH (Công ty một thành viên Thoát nước đô thị, Công ty một thành viên Chiếu sáng công cộng, Công ty một thành viên Công trình giao thông và Công ty một thành viên Công viên cây xanh- đều thuộc t/p HCM) cao ngất ngưởng, khiến cả xã hội "ngất lịm".
Vị cao nhất tới 2,6 tỷ/ năm (Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thoát nước đô thị). Vị thấp nhất (Công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh) 759 triệu đồng.
Không chỉ có sếp, lương bình quân của người lao động tại 04 doanh nghiệp này cũng rất cao, từ hơn 22,2 triệu đồng- 52,9 triệu đồng/ tháng. Trong khi, lương bình quân của người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước chỉ hơn 7,3 triệu đồng/tháng (VietNamNet, ngày 26/8).
Đồng lương khủng đó có phản ánh chân giá trị lao động của các vị nói trên không? Mới đây, Chủ tịch UBND t/p HCM phải kêu lên: Tôi cũng choáng! Còn người lao động? Hãy nghe H, một công nhân của Công ty TNHH một thành viên Thoát nước đô thị: Mấy ổng đâu biết mùi của nước cống là thế nào đâu, sao lại "ăn" lương khiếp thế?
Tại cuộc họp báo mới đây, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, mức lương của Thủ tướng- người phải lo trăm công nghìn việc- cũng chỉ dưới... 15 triệu đồng/ tháng.
Xưa nay, chuyện tiền bạc vốn cực kỳ nhạy cảm. Nếu như 04 công ty trên làm ăn giỏi thật, các doanh nghiệp Nhà nước cần phải học hỏi tài năng kinh bang tế thế của họ.
Còn nếu như cả xã hội phải sốc vì đồng lương "đẹp" như mơ, thì chắc chắn, cái cụm từ thiếu minh bạch, khuất tất, bất công luôn là bạn đồng hành.
Cái "anh bạn đồng hành" này, thật ra lại có máu phản chủ, vì tiền bạc vốn "bạc", khi mà trước những nghi vấn, các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra, mới thấy hết các "chiêu trò" của các vị.
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng rất giỏi các "chiêu trò" để kiếm tiền, làm giầu cho bản thân. Cho dù giọng hát không đẹp, ca sĩ này không gây tổn hại cho ai, không phạm luật. Vì số đông fans hâm mộ của anh ta, đều có nhận thức, và có năng lực hành vi chọn lựa mỹ cảm cho chính mình.
Còn các "chiêu trò" kiếm tiền của các sếp doanh nghiệp nói trên, làm giầu cho chính bản thân đều là những hành vi phạm luật. Khi họ trốn tránh, không ký hợp đồng đúng theo luật định cho hàng trăm người lao động, mà chỉ đi tuyển lao động thời vụ (để tránh chi phí bảo hiểm, phúc lợi xã hội). Số tiền tiết kiệm được chi phí này, rút cục, chảy vào túi ai?
Ảnh minh họa |
Thực chất họ đã làm thiệt hại tới đời sống, số phận của hàng trăm người
lao động. Có thế, mức chênh lệch giữa lương của lao động thời vụ và
lương vị Chủ tịch HĐTV tại một công ty mới tới 44,4 lần/năm.
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đoạt rất nhiều giải thưởng của các Hội đồng nghệ thuật, theo tiêu chí của các hội đồng này- bởi sản phẩm âm nhạc của anh ta. Còn "sản phẩm" của các sếp các công ty trên "trao tặng" cho người dân là gì? Phải chăng là một đô thị ngập úng mỗi khi chỉ cần một trận mưa lớn, là những con đường tranh tối tranh sáng, nơi hoành hành của các tệ nạn xã hội?
Trước chủ trương của t/p HCM sẽ truy thu toàn bộ số tiền các công ty nói trên đã chi sai phạm, ông Trần Thiện Hà, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên cây xanh, người đầu tiên đã gửi lời xin lỗi tới người lao động. Lời xin lỗi muộn mằn chỉ sau khi sai phạm bị ...lộ, nhưng nghe kỹ, người có thiện chí cũng có thể tin được không?
Việc phải trả lại tiền, Ban lãnh đạo sẽ gặp rất khó khăn vì lương sau khi nhận đã dùng hết vào việc riêng. Mọi người sẽ phải đi vay ngân hàng để trả, như vậy, lãnh đạo công ty bây giờ đến năm 2014 đi làm coi như không có lương vì phải trả nợ ngân hàng.
Có ai tin được các ông sẽ phải đi vay ngân hàng để trả? Nếu vậy, đến lượt t/p HCM nên hô hào nhân dân quyên góp "từ thiện" cho mấy vị này. Còn nhà văn Nam Cao có sống lại, hẳn ông có thể viết truyện về làng Vũ Đại kiểu mới!
Không hẹn mà gặp, câu chuyện giọng hát lót của "ông Hoàng nhạc nhẹ", đồng lương khủng của các sếp 04 công ty nói trên, giống như một sự giễu cợt các thang bậc giá trị lao động và tài năng đích thực trong xã hội hiện nay.
Nhưng người Việt mình được cái tính lạc quan, lúc nào cũng thích hài hước, thành thử các vụ việc rồi sẽ cứ na ná như Gala Gặp nhau cuối năm.
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đoạt rất nhiều giải thưởng của các Hội đồng nghệ thuật, theo tiêu chí của các hội đồng này- bởi sản phẩm âm nhạc của anh ta. Còn "sản phẩm" của các sếp các công ty trên "trao tặng" cho người dân là gì? Phải chăng là một đô thị ngập úng mỗi khi chỉ cần một trận mưa lớn, là những con đường tranh tối tranh sáng, nơi hoành hành của các tệ nạn xã hội?
Trước chủ trương của t/p HCM sẽ truy thu toàn bộ số tiền các công ty nói trên đã chi sai phạm, ông Trần Thiện Hà, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên cây xanh, người đầu tiên đã gửi lời xin lỗi tới người lao động. Lời xin lỗi muộn mằn chỉ sau khi sai phạm bị ...lộ, nhưng nghe kỹ, người có thiện chí cũng có thể tin được không?
Việc phải trả lại tiền, Ban lãnh đạo sẽ gặp rất khó khăn vì lương sau khi nhận đã dùng hết vào việc riêng. Mọi người sẽ phải đi vay ngân hàng để trả, như vậy, lãnh đạo công ty bây giờ đến năm 2014 đi làm coi như không có lương vì phải trả nợ ngân hàng.
Có ai tin được các ông sẽ phải đi vay ngân hàng để trả? Nếu vậy, đến lượt t/p HCM nên hô hào nhân dân quyên góp "từ thiện" cho mấy vị này. Còn nhà văn Nam Cao có sống lại, hẳn ông có thể viết truyện về làng Vũ Đại kiểu mới!
Không hẹn mà gặp, câu chuyện giọng hát lót của "ông Hoàng nhạc nhẹ", đồng lương khủng của các sếp 04 công ty nói trên, giống như một sự giễu cợt các thang bậc giá trị lao động và tài năng đích thực trong xã hội hiện nay.
Nhưng người Việt mình được cái tính lạc quan, lúc nào cũng thích hài hước, thành thử các vụ việc rồi sẽ cứ na ná như Gala Gặp nhau cuối năm.
Kỳ Duyên
(VNN)
Vụ bê bối “lương khủng”: lỗi hệ thống
Dư luận Việt Nam sôi nổi với sự kiện một loạt doanh nghiệp công ích Nhà
nước ở TP.HCM ăn bớt quĩ lương của người lao động, để trả lương cho lãnh
đạo cao gấp 41 lần người lao động.
Bòn rút của người lao động
TS Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu IDS một tổ chức độc lập đã tự giải thể, từ Hà Nội nhận định:
“Tôi nghĩ đấy là một hiện tượng hết sức kỳ quặc đối với những công ty
công ích của Nhà nước, trong trường hợp cụ thể này là chính quyền Sài
Gòn và có lẽ những điều như thế phải chất vấn ông chủ tịch Ủy ban Nhân
dân Thành phố là ông Lê Hoàng Quân, với tư cách ông ấy là người chủ của
những doanh nghiệp này, rồi tới cơ quan Đảng của thành phố, rồi tất cả
các thứ khác thí dụ như công đoàn. Có thể nói là toàn bộ những bộ máy kể
cả người đại diện chủ sở hữu, cho đến những cơ quan giám sát tổ chức
gọi là chính trị xã hội có vai trò để giám sát thì đều tê liệt, đều bị
biến thành con rối của những kẻ nắm quyền lực ở đó.
Nếu là một công ty tư nhân thì khỏi phải bàn cãi về lương bổng của lãnh
đạo. Họ làm hiệu quả lương họ cao, lương cao quá mà hoạt động không được
thì họ phá sản. Nhưng đây là doanh nghiệp công ích, doanh nghiệp của
chính quyền địa phương, tôi nghĩ một chuyện đấy bộc lộ lên toàn bộ thối
rữa của hệ thống này.”
Tiền đồng Việt Nam, ảnh minh họa chụp tại Hà Nội hôm 19/12/2011. AFP |
Tất cả báo mạng ở Việt Nam đã hết sức sôi nổi về câu chuyện gọi là lương
khủng bòn rút của người lao động. Theo đó, ba công ty Thoát nước đô
thị, Công trình Giao thông Saigon và Chiếu sáng công cộng cùng là doanh
nghiệp Nhà nước, cùng áp dụng một thủ thuật tinh vi là không áp dụng
luật lao động đối với hơn 700 người lao động. Họ chỉ ký hợp đồng mùa vụ
thời hạn dưới ba tháng với lao động thường xuyên và chỉ ký hợp đồng có
thời hạn với hàng trăm người đủ điều kiện ký hợp đồng không xác định
thời hạn. Như vậy người lao động của ba công ty vừa nêu bị trả lương
thấp và mất rất nhiều quyền lợi khác.
Tất cả những khoản tiền đáng lẽ người lao động được hưởng thì được dùng
để trả lương cho ban lãnh đạo với mức cao không ngờ. Điển hình Giám đốc
Công ty Thoát nước đô thị TPHCM có lương 2,6 tỷ đồng một năm, Chủ tịch
Hội đồng Thành viên 1,6 tỷ đồng một năm, Kế toán trưởng 1,67 tỷ đồng một
năm. Như vậy lương giám đốc hơn 200 triệu đồng một tháng, trong khi qui
định của chính phủ lãnh đạo Doanh nghiệp Nhà nước hưởng lương tối đa 36
triệu đồng/1 tháng hay 432 triệu một năm.
Việt Nam trên danh nghĩa là một Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa với lực lượng
công nông làm nòng cốt. Tuy vậy thực tế khá phũ phàng đối với quyền lợi
của giai cấp công nông. Một người dân ở đồng bằng sông Cửu Long phát
biểu:
“Trời ơi, bên đây chẳng còn ra gì nữa, bây giờ mạnh ai nấy ‘ăn’ đổ bể ra
thì cũng là mấy cán bộ nó ‘ăn’ thôi. Ôi thôi đừng nói nữa, công ty mạnh
‘thằng’ nào nấy giựt. Bây giờ không ai còn tin mấy ông nữa, mấy ông nói
gì thì nói dân muốn làm gì thì làm, không ai tin ai nữa.”
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội luật gia TP.HCM nói với chúng
tôi là, các quan chức Nhà nước vi phạm trong vụ lương “khủng” ở các công
ty công ích TP.HCM sẽ phải bồi hoàn công quỹ, phải ra Hội đồng kỷ luật
và tùy kết luận mà xem xét trách nhiệm cá nhân. Còn người lao động bị xử
ép sẽ được bồi thường đầy đủ tính từ thời điểm 2011 và được ký hợp đồng
lao động thường xuyên hoặc không thời hạn. LS Nguyễn Văn Hậu nhấn mạnh:
“Sự việc này xảy ra thứ nhất là việc thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở,
tổ chức đại diện cho người lao động là Công đoàn đã không thực hiện tốt
qui chế này. Ở Việt Nam có luật phòng chống tham nhũng, vừa rồi Quốc hội
có sửa đổi bổ sung thì những hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước phải
được công khai minh bạch, trong đó có tiền lương được pháp luật qui định
rõ. Những người quản lý này thực hiện không đúng, do đó trong thời gian
tới tôi cho rằng, người lao động họ phải biết và thực hiện quyền của
mình được pháp luật qui định. Bên cạnh đó pháp luật phải được thực thi
và góp phần hạn chế tình trạng người lao động bị chèn ép thiệt thòi, đòi
hỏi phải có sự tham gia của những cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước.
Vừa rồi Chính phủ thông qua câu chuyện này đã rà soát lại hết các doanh
nghiệp Nhà nước về vấn đề tiền lương để thực hiện đúng qui định về Luật
Lao động.”
Công đoàn không bảo vệ người lao động
Khi tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam có 10 năm tức
tới 2017 để chuyển đổi và có thể được công nhận là một nền kinh tế thị
trường đầy đủ. Hiện nay, Việt Nam đang tham gia đàm phán Hiệp định Đối
tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà điều kiện còn gắt gao hơn cả WTO. Một
thí dụ cụ thể là người lao động phải có quyền tham gia những nghiệp
đoàn độc lập đại diện cho mình. Qua sự kiện một loạt công ty công ích
Nhà nước ở TP.HCM phạm luật lao động nghiêm trọng trong hơn 2 năm mà
không hề có đấu tranh nào từ hệ thống Công đoàn do Nhà nước lập ra. TS
Nguyễn Quang A từ Hà Nội nhận định:
“Giả sử Nghiệp đoàn của những người lao động ở đấy hoạt động một cách
độc lập và buộc giới lãnh đạo doanh nghiệp phải minh bạch, thì tôi nghĩ
người ta không bao giờ để xảy ra tình trạng như vậy. Đây là một sự ăn
trên ngồi trốc, bóc lột sức lao động của nhân viên một cách hết sức là
trắng trợn và thực sự là tham nhũng tài sản Nhà nước. Nó càng chứng tỏ
tổ chức Công đoàn, mà thực sự là một bộ phận nối dài của Đảng Cộng sản,
là hoàn toàn không bảo vệ lợi ích của người lao động.
Về điều kiện của TPP buộc Nhà nước Việt Nam phải cho phép có những
nghiệp đoàn lao động độc lập, theo tôi là một bước một áp lực từ bên
ngoài rất là quan trọng. Nhưng tôi nghĩ là những áp lực từ bên trong mới
là chính. Ngay cả những công đoàn viên ở những công ty ấy họ cũng không
tìm hiểu quyền của mình như thế nào để cất lên tiếng nói, thì tôi nghĩ
cũng không giải quyết được gì nhiều.
Vấn đề cơ bản ở đây, một là về phía chính quyền về hệ thống. Thứ hai là
bản thân những người lao động. Họ cũng phải tự trách mình, phải tự nâng
cao nhận thức của mình và họ cũng phải mở miệng trước sự bất công hết
sức là trắng trợn như vậy.”
Ngày 28/8/2013, báo điện tử Dân Trí trích lời ông Phạm Minh Huân, Thứ
trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phát biểu, Nhà nước không có
qui định mức lương lên đến 200 triệu đồng/tháng. Bộ này cũng đã cử người
vào TP.HCM để làm rõ việc lãnh đạo doanh nghiệp công ích của Nhà nước
nhận mức lương “khủng”.
Ngày 29/8, VnExpress trích lời ông Vương Đình Huệ, Trưởng ban Kinh tế
Trung ương nói rằng, việc phân phối thu nhập tại doanh nghiệp Nhà nước
cần minh bạch và xứng đáng với hiệu quả kinh doanh.
Theo Thanh Niên Online, tại phiên họp ngày 29/8, ông Lê Hoàng Quân Chủ
tịch Ủy ban Nhân dân TP.HCM nổi giận với mấy doanh nghiệp công ích của
địa phương, mà về nguyên tắc ông là cấp quản lý cao nhất. Nguyên văn lời
ông Lê Hoàng Quân: “Mấy ông làm ăn giỏi vậy thì cần gì đến ngân sách.
Rõ ràng là bớt lương công nhân để làm giàu lãnh đạo. Cái tội này là phải
trị tới nơi tới chốn.”
Thông tin từ báo chí cho thấy các quan chức của các công ty công ích
TP.HCM ngay lập tức lên tiếng nhận lỗi cả về mức lương cao ngất tự đặt
ra, cũng như việc vi phạm qui tắc hợp đồng với công nhân theo Luật Lao
Động. Các quan chức này dĩ nhiên thừa tiền tỉ để bồi hoàn công quỹ, tuy
nhiên người dân đang chờ xem có ông nào bị cách chức hay không.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2013-08-30
Có thể làm như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói được không?
"Nhân dân có quyền đôn đốc và
phê bình Chính phủ. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi
Chính phủ. Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm
được việc cho dân, thì dân không cần đến nữa" - Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nhân ngày Quốc Khánh, nhớ lại, tại Đại
hội Quốc dân Tân Trào, Hồ Chí Minh và Việt Minh đã thành lập Chính Phủ
Cách Mạng Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa [8.1945]. Rồi ngay sau cách
mạng Tháng Tám thành công, tùy vào diễn biến tình hình trong nước và
quốc tế, căn cứ mục tiêu tối thượng là xây dựng nhà nước Cộng Hòa Dân
Chủ Nhân Dân mà thành lập các chính phủ, từ Chính Phủ Liên Hiệp Lâm Thời
[1.1.1946], đến Chính Phủ Liên Hiệp Kháng Chiến [2.3.1946], Chính Phủ
Liên Hiệp Quốc Dân….
Dù tên gọi các chính phủ khác nhau, thành phần chính phủ có nhiều đảng phái tham gia, kể cả khi Đảng Cộng Sản Đông Dương rút vào hoạt động bí mật, trên danh nghĩa là không còn đảng viên của mình trong thành phần chính phủ, nhưng ai cũng biết và nói là Chính Phủ Cụ Hồ, của Việt Minh và của những người Cộng Sản. Chính phủ Cụ Hồ non trẻ ấy đã tập hợp được toàn dân, các đảng phái, huy động được sức mạnh dân tộc, sức mạnh chính nghĩa để làm nên những điều kì diệu mặc cho vận nước lúc ấy nhiều phen như treo trên đầu sợi tóc. Vì sao vậy? Thật giản dị, Chính Phủ cụ Hồ là chính phủ thực sự của dân, do dân, vì dân. Vì vận nước trong cơn bĩ cực đã xuất hiện vĩ nhân Hồ Chí Minh, người đã nắm bắt được quy luật vận động tất yếu của lịch sử và biết cách đưa đất nước mình, đồng bào mình và đảng của mình vận động hợp với quy luật.
Hơn hai mươi năm sau, ngày 30-12-1966, tại Đại hội anh hùng, chiến sĩ thi đua chống Mỹ cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi nói về vai trò của Nhà Nước, của Chính Phủ cách mạng, của những “kẻ công bộc”, đã nói: “Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ.Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân, thì dân không cần đến nữa” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, trang 283).
Còn bây giờ?
Đáng tiếc, hiện nay chúng ta chưa có một hệ thống cơ quan công quyền và một đội ngũ công chức thực sự trong sạch, vững mạnh, chưa thực sự do dân, vì dân.
Chưa bao giờ người dân Việt lại lao đao mệt mỏi như hiện nay vì những chính sách, văn bản, quyết định vô lối được sản sinh ra từ những não bộ tư duy kém cỏi, những trái tim nguội lạnh của các quan chức sống ký sinh trong phòng lạnh, xe lạnh, trên sân gôn hay nhà hàng. Thật khó có thể thống kê hết được mỗi ngày có bao nhiêu văn bản, quyết định, hành xử sai lầm đã ra đời bởi những công chức yếu kém, vô tâm, vô cảm. Mỗi ngày như mọi ngày, lại có thêm những bức xúc, gay cấn đổ lên đầu Nhân Dân. Dân mất niềm tin vào Đảng, vào Chính phủ vì “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên, công chức suy thoái đạo đức, tham lam, dốt nát và vô cảm này. Công chức hư hỏng kết bè, kết cánh với các nhóm lợi ích đang lợi dụng quyền lực nhà nước để thao túng nhà nước và xã hội. Đó là nguy cơ lớn nhất của dân tộc ta, nhà nước ta, xã hội ta. Đó là kẻ thù làm đất nước ta, xã hội ta, nhà nước ta suy yếu.
Trong thời đại ngày nay, một Dân tộc mạnh phải có một Nhà nước mạnh, tiến bộ, một cộng đồng Nhân dân đoàn kết, một Xã hội dân chủ văn minh, một nền tảng Kinh tế - Văn hóa – Khoa học phát triển, một nền Quốc phòng vững mạnh. Và thiết thực, xuyên suốt, cần một Chính phủ, một đội ngũ công chức biết phụng sự nhân dân, lấy việc phụng sự nhân nhân làm nguyên tắc của sự tồn tại.
Ngày Quốc Khánh, lại nhớ, ngày 12-10-1945, tức là chỉ mới sau 40 ngày tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng tuyên bố: “Phải tỏ cho mọi người biết rằng công việc là công việc chung, thiếu người ra gánh vác thì mình ra, nếu có người thay, mình sẽ nghỉ để làm việc khác, sẵn sàng nhường lại cho ai muốn làm và làm được” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, trang 56).
Chúng ta nghĩ gì và có thể làm như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói được không?
Dù tên gọi các chính phủ khác nhau, thành phần chính phủ có nhiều đảng phái tham gia, kể cả khi Đảng Cộng Sản Đông Dương rút vào hoạt động bí mật, trên danh nghĩa là không còn đảng viên của mình trong thành phần chính phủ, nhưng ai cũng biết và nói là Chính Phủ Cụ Hồ, của Việt Minh và của những người Cộng Sản. Chính phủ Cụ Hồ non trẻ ấy đã tập hợp được toàn dân, các đảng phái, huy động được sức mạnh dân tộc, sức mạnh chính nghĩa để làm nên những điều kì diệu mặc cho vận nước lúc ấy nhiều phen như treo trên đầu sợi tóc. Vì sao vậy? Thật giản dị, Chính Phủ cụ Hồ là chính phủ thực sự của dân, do dân, vì dân. Vì vận nước trong cơn bĩ cực đã xuất hiện vĩ nhân Hồ Chí Minh, người đã nắm bắt được quy luật vận động tất yếu của lịch sử và biết cách đưa đất nước mình, đồng bào mình và đảng của mình vận động hợp với quy luật.
Hơn hai mươi năm sau, ngày 30-12-1966, tại Đại hội anh hùng, chiến sĩ thi đua chống Mỹ cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi nói về vai trò của Nhà Nước, của Chính Phủ cách mạng, của những “kẻ công bộc”, đã nói: “Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ.Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân, thì dân không cần đến nữa” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, trang 283).
Còn bây giờ?
Đáng tiếc, hiện nay chúng ta chưa có một hệ thống cơ quan công quyền và một đội ngũ công chức thực sự trong sạch, vững mạnh, chưa thực sự do dân, vì dân.
Chưa bao giờ người dân Việt lại lao đao mệt mỏi như hiện nay vì những chính sách, văn bản, quyết định vô lối được sản sinh ra từ những não bộ tư duy kém cỏi, những trái tim nguội lạnh của các quan chức sống ký sinh trong phòng lạnh, xe lạnh, trên sân gôn hay nhà hàng. Thật khó có thể thống kê hết được mỗi ngày có bao nhiêu văn bản, quyết định, hành xử sai lầm đã ra đời bởi những công chức yếu kém, vô tâm, vô cảm. Mỗi ngày như mọi ngày, lại có thêm những bức xúc, gay cấn đổ lên đầu Nhân Dân. Dân mất niềm tin vào Đảng, vào Chính phủ vì “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên, công chức suy thoái đạo đức, tham lam, dốt nát và vô cảm này. Công chức hư hỏng kết bè, kết cánh với các nhóm lợi ích đang lợi dụng quyền lực nhà nước để thao túng nhà nước và xã hội. Đó là nguy cơ lớn nhất của dân tộc ta, nhà nước ta, xã hội ta. Đó là kẻ thù làm đất nước ta, xã hội ta, nhà nước ta suy yếu.
Trong thời đại ngày nay, một Dân tộc mạnh phải có một Nhà nước mạnh, tiến bộ, một cộng đồng Nhân dân đoàn kết, một Xã hội dân chủ văn minh, một nền tảng Kinh tế - Văn hóa – Khoa học phát triển, một nền Quốc phòng vững mạnh. Và thiết thực, xuyên suốt, cần một Chính phủ, một đội ngũ công chức biết phụng sự nhân dân, lấy việc phụng sự nhân nhân làm nguyên tắc của sự tồn tại.
Ngày Quốc Khánh, lại nhớ, ngày 12-10-1945, tức là chỉ mới sau 40 ngày tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng tuyên bố: “Phải tỏ cho mọi người biết rằng công việc là công việc chung, thiếu người ra gánh vác thì mình ra, nếu có người thay, mình sẽ nghỉ để làm việc khác, sẵn sàng nhường lại cho ai muốn làm và làm được” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, trang 56).
Chúng ta nghĩ gì và có thể làm như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói được không?
VĨNH KHÁNH
(TẠP CHÍ VĂN HÓA NGHỆ AN)
Hiệu Minh - Thư gửi Hillary Clinton nhân chuyện lương bạc tỷ ở VN
Hôm qua (28-8-2013), kỷ niệm 50 năm “I Have a Dream” của MLK, tôi ngó
ra National Mall một lúc. Chỗ cửa kiểm tra an ninh phía War II Wall có
dòng chữ to tướng Ms. President 1872-2016. Có lẽ người ta muốn bầu chị
Hillary Clinton vào Nhà Trắng năm 2016. Vì thế, tôi viết thư này, mong
chị đừng ứng cử chức Tổng thống Mỹ nữa.
Chả là mấy hôm nay, dân nước tôi đang đồn ầm chuyện lương bổng của các quan ở Sài Gòn, lên mấy tỷ một năm, ai cũng tròn mắt. Hóa ra lương bên VN hơn cả lương Mỹ, dù giá cả bên Tây cao gấp nhiều lần giá ta.
Vụ tung bí mật lương bổng này cũng là đòn khá hiểm để các quan trị nhau. Nhìn vào thu nhập chính thức và số của cải, nhà cửa, xe hơi, kể cả nhà thờ họ xây mấy chục tỷ, con cái du học, tài khoản bí mật…có thể đoán ra tiền của từ đâu mà có. Đã từ lâu lắm rồi, người ta kêu gọi công khai tài sản của cán bộ ăn lương bằng thuế của nhân dân nhưng chẳng đi đến đâu.
Chả là mấy hôm nay, dân nước tôi đang đồn ầm chuyện lương bổng của các quan ở Sài Gòn, lên mấy tỷ một năm, ai cũng tròn mắt. Hóa ra lương bên VN hơn cả lương Mỹ, dù giá cả bên Tây cao gấp nhiều lần giá ta.
Vụ tung bí mật lương bổng này cũng là đòn khá hiểm để các quan trị nhau. Nhìn vào thu nhập chính thức và số của cải, nhà cửa, xe hơi, kể cả nhà thờ họ xây mấy chục tỷ, con cái du học, tài khoản bí mật…có thể đoán ra tiền của từ đâu mà có. Đã từ lâu lắm rồi, người ta kêu gọi công khai tài sản của cán bộ ăn lương bằng thuế của nhân dân nhưng chẳng đi đến đâu.
Chị Hillary chắc còn nhớ thời làm Ngoại trưởng Mỹ. Lương của chị khoảng 180 ngàn đô la năm, tương đương 3,6 tỷ VNĐ, đóng thuế khoảng 40%. Phần lấy về nhà cho anh Bill và con gái Chelsea khoảng 2,1 tỷ VNĐ. So với lương của ông giám đốc Công ty thoát nước đô thị ở Sài Gòn là 2,6 tỷ VNĐ, ông chiếu sáng công cộng là 2,2 tỷ VNĐ, kế toán trưởng với lương 1,6 tỷ, thì Tổng Cua khuyên chị Hillary nên xin việc bên Việt Nam.
Chị hay đi chợ Safeway nên biết, một mớ thì là bên Mỹ giá 1,2$, đủ nấu một bát canh cá, bên xứ Việt với cùng số tiền có thể mua được một rổ, ăn cả chục cân cá basa. Chủ Nhà Trắng mệt lắm. Làm tổng thống không xong bị dân đuổi đó.
Phụ nữ làm Tổng thống. Ảnh: HM |
Chị sang VN làm Giám đốc Thoát nước cho Hà Nội hay Sài Gòn, tha hồ mà
sướng. Nước thoát hay không thoát, chả quan trọng. Mưa lụt khắp nơi,
chị cứ mặc mẹ cho họ bơi. Làm bên ngành điện cứ tăng giá thoải mái, bố
thằng dân nào biểu tình. Ai ra đường hò hét, chị cứ kêu công an đến
bắt, liệt họ vào loại phần tử chống phá nhà nước, chống đảng, chống nhân
dân. Phải im lặng để cho chị ăn thoải mái đã.
Lương cao chị cứ hưởng. Nhiệm vụ này do đảng phân công, cứ làm cho đến hết đời nha. Chả đâu sướng bằng làm cán bộ ở Việt Nam, nhiệm vụ không thành, đôi khi còn phá hoại, nhưng chẳng ai bị đuổi việc. Đó là nguyên tắc tổ chức. Có ông Thủ tướng cả đời chẳng kỷ luật ai.
Chỉ hơi bất tiện, khi sang VN chị Hillary phải học rất nhiều về đạo đức của người Cộng sản. Nước tôi bị ảnh hưởng của Khổng giáo rất nhiều. Cụ Khổng từng dạy trò “Lập đạo của trời nói âm và dương, lập đạo của đất nói nhu và cương, lập đạo của người nói nhân và nghĩa.” Tất cả các tính khác của con người đều do nhân và nghĩa mà nên, cũng như vạn vật, vạn việc trên trời dưới đất do âm dương, nhu cương tạo tạo thành vậy, con người bất nhân là ác, bất nghĩa là bạc, chính vì lẽ đó con người muốn được coi là “nhân” thì phải có nhân, nghĩa phải có lương tâm.”
Cán bộ đều thấm nhuần, nhất là cán bộ cao cấp. Có một thời nước tôi còn được phong là lương tâm thời đại, cả thế giới muốn làm người VN. Thế nhưng vốn kiến thức về đạo Khổng bị mai một dần với thời gian. Nhiều người thấy làm việc có lương tâm thì khó sống nên mới tách bạch hai chữ này thành hai nghĩa: lương là lương bổng, tâm là đạo đức, là có tâm.
Lương thấp và không hợp lý nên cần phải ăn cắp để bù vào, kéo theo tâm thấp. Bé ăn cắp kiểu bé, to ăn cắp kiểu to, người không ăn cắp được gì ăn cắp thời gian. Vì quen mùi rồi, lẽ ra lương cao rồi thì tâm cũng cao theo số tiền, nhưng thật đáng tiếc, lòng tham con người là vô cùng. Vì thế lương cao nhưng tâm vẫn thấp, có khi còn thấp lúc hơn cả lúc lương hẻo. Mới có chuyện Giám đốc ngành cấp thoát nước để thành phố lụt lội thường xuyên sau mưa mà lương vẫn cao hơn cả Ngoại trưởng Mỹ.
Chị nên khuyên chính phủ VN vay vốn ODA để trả lương thật cao cho cán bộ. Lương cao, nhưng pháp luật chặt chẽ như Singapore, báo chí có quyền được lên tiếng, bố bảo anh nào dám ăn cắp. Nếu cứ để thế này, đạo đức sẽ bị băng hoại, đất nước không thể phát triển, mà vốn vay và tiền thuế dân đóng vẫn bị xà xẻo bằng mọi cách. Tệ nạn mua quan bán chức kéo theo tham nhũng. Lương bạc tỷ như mấy ông cán bộ ở Sài Gòn chẳng làm ai ngạc nhiên. Nếu được phép tìm ra của chìm của các quan thì còn khối chuyện ối giời ôi.
Mong chị Hillary nghĩ thật kỹ trước khi tranh chức Tổng thống Mỹ hay sang Việt Nam làm cán bộ nguồn. Nếu được chọn vào chức to, công việc không trôi chảy, anh Bill và cháu Chelsea túng thiếu, chị cứ tách LƯƠNG và TÂM ra làm hai, thế là ổn ngay.
Kính chúc chị thành công.
HM. Cua Times. 29-8-2013
Thưởng 180 tỷ đường lún: Cứ theo hợp đồng mà lĩnh
"Bây giờ không phải chuyện ‘sếp’
nào đồng ý cho thưởng hay không mà cứ đúng theo hợp đồng thế nào phải
làm thế. Trước đây ký hợp đồng với nhau như thế nào thì nay phải thực
hiện như thế".
Ông Đỗ Quang Minh, giám đốc Dự án cầu cạn vành đai 3 (Ban quản lý dự án
Thăng Long –PMU Thăng Long) chia sẻ với Đất Việt về việc Thứ trưởng Bộ
Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường khẳng định chưa nhận được để xuất
thưởng vượt tiến độ Dự án cầu cạn vành đai 3 của Ban quản lý dự án Thăng
Long do nhà thầu về đích sớm.
Cứ theo cơ chế làm
Chiều 30/8, trao đổi với Đất Việt, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường khẳng định, đến giờ này ông vẫn chưa nhận được đề xuất hay kiến nghị nào liên quan đến việc PMU Thăng Long đề nghị Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt khoản tiền thưởng trị giá 179,9 tỷ đồng cho nhà thầu, do đã hoàn thành sớm Dự án đầu tư xây dựng giai đoạn 2 đoạn Mai Dịch – Bắc hồ Linh Đàm thuộc Dự án đường vành đai 3 Hà Nội.
Tuy nhiên về nguyên tắc, Thứ trưởng Trường khẳng định: “Căn cứ theo hợp đồng của hai bên và theo Nghị định của Chính phủ bao giờ cũng có khen thưởng những dự án đảm bảo chất lượng và tiến độ. Tất cả đều có quy định của nhà nước. Cứ theo hợp đồng trong nước và quốc tế, chậm thì phạt, nhanh thì thưởng là chuyện bình thường”, ông Trường cho biết.
Chia sẻ thông tin này, ông Minh nói thẳng: "Hồ sơ đã chuyển lên Bộ còn Bộ trưởng hay Thứ trưởng nói chưa nhận được là vì các vụ, viện còn đang thẩm định. Khi các đơn vị thẩm định, tính toán xong hết mọi việc thì mới báo cáo lên lãnh đạo Bộ.
“Bây giờ không phải chuyện ‘sếp’ nào đồng ý cho thưởng hay không mà cứ đúng theo hợp đồng thế nào phải làm thế. Trước đây ký hợp đồng với nhau như thế nào thì nay phải thực hiện như thế. Giống như việc hợp đồng xây một cái nhà, chủ nhà cam kết với đội thợ xây như thế nào thì phải thực hiện đúng nghĩa vụ với người ta”, ông Minh cho biết.
Cầu cạn được cho là hiện đại nhất Việt Nam bị lún sau 10 tháng đưa vào sử dụng nhưng được đề xuất thưởng |
Theo văn bản PMU Thăng Long trước đó đề
nghị Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt khoản tiền thưởng trị giá 179,9 tỷ
đồng cho nhà thầu, do đã hoàn thành sớm Dự án đầu tư xây dựng giai đoạn 2
đoạn Mai Dịch – Bắc hồ Linh Đàm thuộc Dự án đường vành đai 3 Hà Nội,
Liên danh Samwhan – Cienco4 được thưởng 77,7 tỷ đồng vì đã hoàn thành
Gói thầu số 1 đoạn Mai Dịch – Trung Hòa trước 263 ngày; Sumitomo Mitsui
được thưởng 102 tỷ đồng vì đã hoàn thành Gói thầu số 2 đoạn Trung Hòa –
Thanh Xuân trước 454 ngày.
Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, nhà thầu được chủ đầu tư đề xuất thưởng do những lợi ích kinh tế xã hội, tiết kiệm điều chỉnh giá, tiết kiệm chi phí tư vấn từ việc rút ngắn tiến độ mang lại. Cụ thể, tổng giá trị lợi ích từ việc rút ngắn tiến độ 2 gói thầu này vào khoảng 1.499 tỷ đồng.
Theo điều khoản của hợp đồng được ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu, trong trường hợp vượt tiến độ, nhà thầu được thưởng 1,12% giá trị hợp đồng cho mỗi 28 ngày rút ngắn, nhưng không được quá 12% giá trị lợi ích mang lại.
Dự án đường vành đai 3 giai đoạn 2 dài 9 km, chủ yếu chạy trên cao, có tổng mức đầu tư là 5.547 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA Nhật Bản, trong đó Gói thầu số 1 có giá trị hợp đồng là 1.416 tỷ đồng và Gói thầu số 2 có giá trị hợp đồng là 1.079 tỷ đồng.
Tiền thưởng từ tiền vay ODA
Theo ông Minh, căn cứ vào luật Xây dựng, Nghị định 48/2010 của Chính phủ về việc thưởng cho nhà thầu thi công do rút ngắn tiến độ trong hợp đồng đã quy định rõ mức thưởng.
Do vậy, cách thưởng sẽ được tính theo công thức, nếu nhà thầu hoàn thành trước 28 ngày thì sẽ được thưởng 1.12% giá trị hợp đồng. Theo mức này thì dự án sẽ phải được thưởng con số là khoảng 350 tỷ đồng.
“Tuy nhiên theo quy định, mức thưởng không được lớn quá 12% giá trị làm lợi, vì vậy, mức thưởng sẽ chỉ khoảng 179 tỷ đồng cho hai gói thầu", ông Minh giải thích.
Liên quan đến nguồn tiền thưởng, ông Minh cho biết: "Số tiền thưởng trên, đương nhiên sẽ được trích từ quỹ của dự án vì hiện nay việc vượt tiến độ của hai nhà thầu trên đã khiến dự án còn dư ra rất nhiều tiền. Số tiền này là vốn vay ODA từ chính phủ Nhật Bản, khi được Bộ chấp thuận, ban sẽ gửi hồ sơ và ngân hàng bên Nhật Bản sẽ trích và chuyển số tiền này từ quỹ trong dự án thưởng cho hai nhà thầu".
Dù đã có quy định, song ông Minh cũng cho biết từ trước đến nay, tại các hợp đồng giữa ban quản lý và các nhà thầu chưa bao giờ nhắc đến việc thưởng, đa số chỉ nhắc đến việc phạt.
Việc sớm hoàn thành dự án không những tiết kiệm thời gian đi lại của hành khách và thời gian vận chuyển hàng hóa, chi phí vận hành, mà nó còn mang lại lợi ích kinh tế cho nhà nước gần 1.500 tỉ đồng.
"Bình thường nếu không đưa mức thưởng vào trong hợp đồng thì nhà thầu không đẩy nhanh tiến độ thì đương nhiên sẽ không sinh ra số tiền trên. Việc thưởng cho nhà thầu thi công vượt tiến độ tạo sự công bằng và nó tạo ra văn hóa mới trong cách hành xử hợp đồng giữa các đơn vị với nhau”, ông Minh nhấn mạnh.
Cũng nằm trong gói dự án, trước đó khi còn đang thi công tuyến đường này có 2 vị Tổng GĐ Tổng Công ty xây dựng Thăng Long Phan Quốc Hiếu và Tổng GĐ Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 8 (Cienco8) Vũ Hải Thanh từng phải cược ghế với Bộ trưởng Đinh La Thăng nếu công trình không về đích sớm 5 tháng sẽ nộp đơn xin thôi việc.
Sau đó cả ông Hiếu và ông Thanh đã thực hiện đúng cam kết và dự án về sớm trước ngày yêu cầu (30/6/2012) là 10 ngày, song từ đó đến nay không ai nhắc gì đến chuyện thưởng.
Trao đổi với Đất Việt, ông Vũ Hải Thanh cho biết đã nghỉ hưu 1 tháng nay rồi nên không biết thông tin thế nào.
Còn ông Phan Quốc Hiếu cũng chia sẻ là không biết gì về chuyện đề xuất thưởng và không rõ dự án của 2 ông có nằm trong diện được thưởng hay không.
Tuy nhiên, theo ông Minh, dự án của ông Hiếu và ông Thanh có liên quan đến gói hợp đồng cầu cạn vành đai 3, “nhưng trên hợp đồng ký thế nào thì cũng theo như thế, còn trong trường hợp không đáp ứng đủ điều kiện thì không được thưởng” ông Minh khẳng định lại yêu cầu.
Theo ông Minh: “Với phần dự án ông Hiếu và ông Thanh thi công không đáp ứng được đủ điều kiện hợp đồng nên Ban quản lý dự án đã không đề xuất thưởng”.
Bích Ngọc
Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, nhà thầu được chủ đầu tư đề xuất thưởng do những lợi ích kinh tế xã hội, tiết kiệm điều chỉnh giá, tiết kiệm chi phí tư vấn từ việc rút ngắn tiến độ mang lại. Cụ thể, tổng giá trị lợi ích từ việc rút ngắn tiến độ 2 gói thầu này vào khoảng 1.499 tỷ đồng.
Theo điều khoản của hợp đồng được ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu, trong trường hợp vượt tiến độ, nhà thầu được thưởng 1,12% giá trị hợp đồng cho mỗi 28 ngày rút ngắn, nhưng không được quá 12% giá trị lợi ích mang lại.
Dự án đường vành đai 3 giai đoạn 2 dài 9 km, chủ yếu chạy trên cao, có tổng mức đầu tư là 5.547 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA Nhật Bản, trong đó Gói thầu số 1 có giá trị hợp đồng là 1.416 tỷ đồng và Gói thầu số 2 có giá trị hợp đồng là 1.079 tỷ đồng.
Tiền thưởng từ tiền vay ODA
Theo ông Minh, căn cứ vào luật Xây dựng, Nghị định 48/2010 của Chính phủ về việc thưởng cho nhà thầu thi công do rút ngắn tiến độ trong hợp đồng đã quy định rõ mức thưởng.
Do vậy, cách thưởng sẽ được tính theo công thức, nếu nhà thầu hoàn thành trước 28 ngày thì sẽ được thưởng 1.12% giá trị hợp đồng. Theo mức này thì dự án sẽ phải được thưởng con số là khoảng 350 tỷ đồng.
“Tuy nhiên theo quy định, mức thưởng không được lớn quá 12% giá trị làm lợi, vì vậy, mức thưởng sẽ chỉ khoảng 179 tỷ đồng cho hai gói thầu", ông Minh giải thích.
Liên quan đến nguồn tiền thưởng, ông Minh cho biết: "Số tiền thưởng trên, đương nhiên sẽ được trích từ quỹ của dự án vì hiện nay việc vượt tiến độ của hai nhà thầu trên đã khiến dự án còn dư ra rất nhiều tiền. Số tiền này là vốn vay ODA từ chính phủ Nhật Bản, khi được Bộ chấp thuận, ban sẽ gửi hồ sơ và ngân hàng bên Nhật Bản sẽ trích và chuyển số tiền này từ quỹ trong dự án thưởng cho hai nhà thầu".
Dù đã có quy định, song ông Minh cũng cho biết từ trước đến nay, tại các hợp đồng giữa ban quản lý và các nhà thầu chưa bao giờ nhắc đến việc thưởng, đa số chỉ nhắc đến việc phạt.
Việc sớm hoàn thành dự án không những tiết kiệm thời gian đi lại của hành khách và thời gian vận chuyển hàng hóa, chi phí vận hành, mà nó còn mang lại lợi ích kinh tế cho nhà nước gần 1.500 tỉ đồng.
"Bình thường nếu không đưa mức thưởng vào trong hợp đồng thì nhà thầu không đẩy nhanh tiến độ thì đương nhiên sẽ không sinh ra số tiền trên. Việc thưởng cho nhà thầu thi công vượt tiến độ tạo sự công bằng và nó tạo ra văn hóa mới trong cách hành xử hợp đồng giữa các đơn vị với nhau”, ông Minh nhấn mạnh.
Cũng nằm trong gói dự án, trước đó khi còn đang thi công tuyến đường này có 2 vị Tổng GĐ Tổng Công ty xây dựng Thăng Long Phan Quốc Hiếu và Tổng GĐ Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 8 (Cienco8) Vũ Hải Thanh từng phải cược ghế với Bộ trưởng Đinh La Thăng nếu công trình không về đích sớm 5 tháng sẽ nộp đơn xin thôi việc.
Sau đó cả ông Hiếu và ông Thanh đã thực hiện đúng cam kết và dự án về sớm trước ngày yêu cầu (30/6/2012) là 10 ngày, song từ đó đến nay không ai nhắc gì đến chuyện thưởng.
Trao đổi với Đất Việt, ông Vũ Hải Thanh cho biết đã nghỉ hưu 1 tháng nay rồi nên không biết thông tin thế nào.
Còn ông Phan Quốc Hiếu cũng chia sẻ là không biết gì về chuyện đề xuất thưởng và không rõ dự án của 2 ông có nằm trong diện được thưởng hay không.
Tuy nhiên, theo ông Minh, dự án của ông Hiếu và ông Thanh có liên quan đến gói hợp đồng cầu cạn vành đai 3, “nhưng trên hợp đồng ký thế nào thì cũng theo như thế, còn trong trường hợp không đáp ứng đủ điều kiện thì không được thưởng” ông Minh khẳng định lại yêu cầu.
Theo ông Minh: “Với phần dự án ông Hiếu và ông Thanh thi công không đáp ứng được đủ điều kiện hợp đồng nên Ban quản lý dự án đã không đề xuất thưởng”.
Bích Ngọc
(Đất Việt)
GS Ngô Bảo Châu: Thi không đảm bảo nghiêm túc thì nên bỏ
Theo Bộ GD&ĐT, việc thi tốt nghiệp THPT trong thời gian tới sẽ không
có gì thay đổi, mặc dù trong dư luận có nhiều ý kiến nên bỏ thi. Trả
lời phỏng vấn báo Tiền Phong, GS Ngô Bảo Châu cho biết ông đồng
tình với việc nếu tổ chức cuộc thi mà không có khả năng bảo đảm sự
nghiêm túc thì tốt nhất là không nên thi. Việc tuyển sinh ĐH nên bỏ thi
chung.
GS Ngô Bảo Châu. |
GS Ngô Bảo Châu nói:
Trong số những lập luận bảo vệ cho việc giữ thi, tôi thấy có một số ý kiến cần phải xem xét.
Lập luận thứ nhất, phải thi học sinh mới chịu học. Điều này nghe qua thì
có lý nhưng soi xét kỹ hơn thì thấy không ổn. Người ta vẫn kêu ca là
học sinh học lệch, học theo kiểu luyện thi... Cách học để thi không tạo
nên cái gì tốt đẹp cho nhân cách của học sinh, không giúp các em có năng
lực gì mới, những năng lực có lợi cho cuộc đời của các em sau này.
Nếu xét chuyện học để phục vụ cho kỳ thi thì đó không phải lý do để giữ
thi. Ngược lại, nếu bỏ thì có lẽ sẽ bỏ được nhiều việc vô bổ. Tôi nghĩ
nếu giáo viên được chủ động trong việc dạy học, không bị áp lực thi cử
thì dạy tốt hơn, dạy những gì thực sự có lợi cho sự phát triển nhân cách
và tư duy của học sinh.
Tôi đồ rằng vấn đề của ĐH Việt Nam
không nằm ở chất lượng đầu vào, cái không quá tồi hơn so với ĐH nước
ngoài, mà nằm ở chất lượng đầu ra, nói cách khác chính là ở chất lượng
đào tạo ĐH.
GS Ngô Bảo Châu
|
Lập luận thứ hai, nếu không có bằng tốt nghiệp phổ thông thì các em
không đi học tiếp ĐH ở nước ngoài được. Tôi thấy không ổn lắm. Bằng phổ
thông của ta không chính thức được công nhận ở các nước khác. Tôi nghĩ,
với các trường ĐH ở nước ngoài, giữa một tấm bằng tốt nghiệp phổ thông
có tính quốc gia với một chứng chỉ do các trường phổ thông cấp cũng
không khác gì nhau. Chẳng hạn ở Mỹ, họ không có kỳ thi quốc gia tốt
nghiệp THPT. Mỗi học sinh khi học xong phổ thông được nhà trường cấp cho
một cái chứng chỉ.
Lập luận thứ ba, nếu làm các công việc phổ thông thì các em có bằng tốt
nghiệp phổ thông được trả lương cao hơn những em chưa tốt nghiệp. Cái
này cũng không ổn. Không lý gì mà cùng làm một công việc đơn giản mà
người tốt nghiệp phổ thông rồi được trả tiền cao hơn người chưa tốt
nghiệp. Tôi thấy như thế hơi bất công.
Lập luận tỏ ra vững chắc nhất, đó là bỏ kỳ thi có thể gây những đảo lộn
lớn trong giáo dục. Tôi đồng ý rằng nếu trước khi bỏ kỳ thi tốt nghiệp,
cần xem xét kỹ càng hơn nữa những hệ luỵ có thể. Những hệ luỵ mà người
ta hay nhắc tới có vẻ không đến nỗi đáng sợ. Liệu còn có những hệ luỵ
nào khác?
“Nên nhìn vào thực tế là mình đã thua cuộc”
Vậy thì theo giáo sư là nên bỏ thi?
Đối với tôi, nguyên tắc chung là cái gì mà mình không làm được nghiêm
túc thì không nên làm. Mà hình như chúng ta không có khả năng tổ chức
tốt một cuộc thi tốt nghiệp phổ thông trung thực và có thực chất. Ngoài
ra trong một thời gian ngắn ta phải tổ chức liền hai kỳ thi có quy mô
cấp quốc gia dành cho học sinh phổ thông, đó là thi tốt nghiệp phổ thông
và thi tuyển sinh ĐH. Liệu điều đó có thật cần thiết không. Có còn nước
nào trên thế giới có liền hai kỳ thi như vậy hay không?
Nếu chọn mô hình tối ưu trong tưởng tượng thì tôi sẽ chọn mô hình có thi
tốt nghiệp THPT, bỏ thi ĐH. Thi ĐH nên để các trường tuyển chọn căn cứ
vào hồ sơ. Nên để trường ĐH tuyển sinh theo cách của họ, theo những tiêu
chí họ cần, không nhất thiết phải có kỳ thi chung cho tất cả các trường
ĐH.
Còn với thi tốt nghiệp, nếu tổ chức nghiêm túc được, giống như ở Pháp họ
vẫn làm, tôi nghĩ là rất tốt. Họ cũng tổ chức kỳ thi trên quy mô toàn
quốc, học sinh cả nước làm đề chung. Và tất nhiên, họ duy trì được tính
trung thực của kỳ thi. Họ tổ chức thi chung, nhưng rải ra trong hai năm
học chứ không dồn vào mấy ngày như ở ta. Một số môn thi năm lớp 11, một
số môn thi năm lớp 12.
Mọi phương án đều có hai mặt, nếu tổ chức tốt thì hiệu quả tốt. Việc tổ
chức để lấy vì như ở ta thì không có lợi mà chỉ có hại. Họ tổ chức kỳ
thi quốc gia bởi họ đảm bảo được chất lượng kỳ thi. Còn chúng ta, theo
một nghĩa nào đó thì ta đã thua cuộc, mà thua cuộc thì nên bỏ cuộc. Nên
tìm cách gỡ ra bằng những hướng khác. Chúng ta cũng đã có những cố gắng
để lập lại trật tự cho những kỳ thi đó, nhưng theo tôi hiểu thì những cố
gắng ấy không thành công. Ta nên chấp nhận thực tế đó để tìm một phương
án khác.
Bỏ thi tốt nghiệp, bỏ thi chung tuyển sinh ĐH
Theo giáo sư thì nên hướng đến phương án nào?
Hiện nay việc học sinh học xong lớp 10 lên lớp 11, từ lớp 11 lên lớp 12
do trường quyết định. Vậy việc kết thúc lớp 12 cũng có thể trao quyền
cho trường quyết định. Trường căn cứ vào học bạ, vào điểm thi cuối năm
để cấp chứng chỉ cho học sinh.
Cho dẫu chúng ta không ủng hộ việc học để thi nhưng không thể phủ
nhận vai trò của hoạt động thi trong quá trình tổ chức hoạt động dạy
học…
Kỳ thi cuối năm được tổ chức tốt thì đó cũng là một động lực để cho học
sinh học. Không nên lúc nào cũng lôi kỳ thi quốc gia ra để làm con ngáo
ộp dọa học sinh. Từng thầy cô, từng hiệu trưởng có thể giúp cho học sinh
của mình có động lực học tập tốt hay không.
Nhưng tổ chức một kỳ thi quốc gia chúng ta sẽ mới có một mặt bằng chung để đánh giá chất lượng giáo dục của từng trường?
Đánh giá và trao bằng là hai chuyện khác nhau. Ta hoàn toàn có thể tổ
chức những cuộc thi nhằm khảo sát, đánh giá kết quả học tập của từng em,
từng lớp, từng trường, từng địa phương. Nhưng việc này không liên quan
gì đến bằng cấp mà chỉ đơn giản là để cung cấp cho ngành giáo dục, cho
xã hội những thông tin về chất lượng dạy học, nó độc lập với chuyện bằng
cấp.
Ngoài ra tôi nghĩ rằng việc giáo dục có độ chênh giữa các vùng, giữa
thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, là một thực tế. Có
thể thấy rằng, mặt bằng giáo dục ở địa phương thường thì cũng tương quan
với nhu cầu của thị trường lao động ở địa phương đó. Che cái thực tế
này bằng tấm bằng tốt nghiệp chung không giải quyết được vấn đề gì. Cái
cần làm là tạo ra cơ hội để học sinh có khả năng và nguyện vọng học cao
hơn có thể làm được việc đó.
Như vậy bỏ thi tốt nghiệp, còn vẫn thi tuyển sinh ĐH, thưa giáo sư?
Trong trường hợp bỏ thi tốt nghiệp thì có thể giữ lại kỳ tuyển sinh ĐH, nhưng không nhất thiết phải là thi chung.
Câu chuyện thi chung được bàn cãi nhiều. Ngay cả các trường ĐH cũng muốn thi chung…
Nhiều người muốn có một cấp trên chỉ sẵn công việc của mình, nếu có sai
sót thì có thể đổ lỗi cho cấp trên. Tôi nghĩ các trường phải xác định
vấn đề tuyển sinh là lợi ích của từng trường. Phải thấy sức mạnh của một
trường ĐH còn nằm ở chỗ trường được toàn quyền trong việc tuyển chọn
sinh viên cho mình.
Bỏ ba chung cũng sẽ làm dư luận băn khoăn vì họ không tin rằng chất
lượng đào tạo tốt nếu tuyển sinh đầu vào không được nhà nước kiểm soát…
Tôi đồ rằng vấn đề của ĐH Việt Nam không nằm ở chất lượng đầu vào, cái
không quá tồi hơn so với ĐH nước ngoài, mà nằm ở chất lượng đầu ra, nói
cách khác chính là ở chất lượng đào tạo ĐH.
Tôi tin rằng con người có thể có nhiều khả năng khác nhau, có nhiều năng
lực không dễ thể hiện trong một bài thi viết, đồng loạt cho tất cả các
trường trong cả nước, nhưng đó có thể chính là những năng lực cần thiết
để thành công ở cấp đại học và ở trong công việc sau này.
Cảm ơn GS Ngô Bảo Châu.
Quý Hiên Thực hiện
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét