- Chết trong ngục tù cộng sản, một linh mục Rumani được phong chân phước (RFI) - Linh mục người Rumani Vladimir Ghika thuộc dòng dõi hoàng tộc, là nạn nhân bị chế độ cộng sản Đông Âu đàn áp trong thập niên 50, hôm qua 31/08/2013 đã được phong chân phước tại Bucarest.
- Florida tung máy bay không người lái drone diệt… muỗi (RFI) - Người Việt thường nói giết gà thì đâu cần đến dao mổ trâu.
- Hoài Mao, Bạc Hy Lai bị thất sủng ? (RFI) - Hồ sơ Syria và vụ án xử quan chức cấp cao Trung Quốc Bạc Hy Lai vẫn chiếm nhiều trang nhất trên các tạp chí số ra tuần này.
- Fukushima : Mức phóng xạ rất cao gần 4 bồn trữ nước (RFI) - Hôm nay 01/09/2013 tập đoàn Tepco loan báo, độ phóng xạ đo được tại một bồn chứa nước nhiễm xạ tại nhà máy điện Fukushima đã cao hơn gấp 18 lần so với mức đo được cách đây 10 ngày.
- Vatican: Giáo Hoàng bổ nhiệm tân Quốc vụ khanh (RFI) - Đức Giáo hoàng Phanxicô hôm qua 31/08/2013 đã bổ nhiệm sứ thần Pietro Parolin vào chức Quốc vụ khanh, tức nhân vật số hai của Vatican, có thể xem là tương đương Thủ tướng, thay thế cho Hồng y Tarcisio Bertone đang bị chỉ trích. Động thái này diễn ra vào lúc Vatican đang chuẩn bị tiến hành cải cách.
- Đài Loan ban hành biện pháp mới bảo vệ lao động nhập cư (RFI) - Để giúp cho người lao động nước ngoài, đặc biệt là Thái Lan và Indonesia không còn bị các công ty môi giới bóc ...
- Syria: Barack Obama muốn có « chính danh » trước khi hành động (RFI) - Suốt tuần qua, Washington mạnh mẽ đe dọa chính quyền Syria, nhấn mạnh là vụ tấn công bằng hơi ngạt hôm 21/8 vừa qua đã làm cho 1.429 thường dân ...
- Tấn công Syria : Pháp buộc phải chờ Mỹ (RFI) - Tổng thống Pháp François Hollande, người luôn tỏ ra quyết tâm tấn công Syria ngay lập tức, giờ đây đành phải chờ đợi đồng minh Hoa Kỳ và phải ...
- Thêm một quan chức cao cấp Trung Quốc bị điều tra tham nhũng (RFI) - Báo chí chính thức Trung Quốc hôm nay 01/09/2013 loan tin, ông Tưởng Khiết Mẫn (Jiang Jiemin) Chủ nhiệm Ủy ban Quản lý và Giám sát Tài sản của Nhà nước đang bị điều tra vì << vi phạm kỷ luật nghiêm trọng >> - từ ngữ thường được chính quyền sử dụng để chỉ tội tham nhũng.
- Blogger Anh Ba Sài Gòn được trả tự do (RFI) - Blogger Phan Thanh Hải tức Anh Ba Sài Gòn đã được trả tự do sáng nay 01/09/2013. Sự kiện này diễn ra sau khi chính quyền Việt Nam thông báo đặc xá cho trên 15.000 tù nhân trong dịp Quốc khánh 2/9 năm nay.
- Tổng thống Mỹ xin ý kiến Quốc hội về việc tấn công Syria (RFI) - Chiều hôm qua 31/08/2013, Tổng thống Mỹ Barack Obama bất ngờ tuyên bố ông sẽ đưa vấn đề can thiệp quân sự vào Syria ra lưỡng viện Quốc hội.Tổng thống Mỹ ...
- Ai Cập nới lỏng lệnh giới nghiêm (RFI) - Hôm qua, 31/08/2013, chính quyền Ai Cập đã rút ngắn thời gian áp dụng lệnh giới nghiêm trong ngày.
- Vũ khí hóa học tại Syria: Phải đợi 2 – 3 tuần mới có kết luận của LHQ (RFI) -
- Hoa Kỳ: Chứng cứ cho thấy khí sarin được sử dụng ở Syria (VOA) - Ngoại trưởng Kerry nói rằng việc không hành động của Hoa Kỳ sẽ là 'miễn trừ trừng phạt cho nhà độc tài nhẫn tâm tiếp tục sử dụng khí độc đối với nhân dân của ông ta'
- Ngoại trưởng Mỹ: Chất độc sarin đã được sử dụng tại Syria (VOA) - Ngoại trưởng Kerry nói rằng cuộc xét nghiệm độc lập đã xác nhận rằng chất độc sarin đã được sử dụng để tấn công thường dân tại thủ đô Syria hồi tháng trước
- Mỹ, Philippines tiếp tục điều đình về việc tăng cường hợp tác quân sự (VOA) - Các nhà đàm phán của Hoa Kỳ và Philippines tiếp tục bàn về chuyện tăng cường quân sự của Mỹ tại Philippines
- Cần thêm 1 tháng để dập tắt các đám cháy rừng ở California (VOA) - Hơn 5.000 nhân viên cứu hỏa đang chống lại đám cháy lớn ở California, đe dọa đến vườn quốc gia nổi tiếng Yosemitecủa Hoa Kỳ
- Vatican có Quốc vụ khanh mới (VOA) - Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chỉ định một nhà ngoại giao kỳ cựu để làm Quốc vụ khanh, chức vụ thường được xem là “phó giáo hoàng”
- Phụ nữ Mỹ muốn thử bơi lần nữa sang Cuba (VOA) - Vận động viên bơi lội đường dài Diana Nyad của Mỹ định thử bơi lần cuối cùng từ Cuba sang Key West, mũi cực nam của tiểu bang Florida
- Dân Tunisia biểu tình đòi chính phủ từ chức (VOA) - Hàng ngàn người Tunisia đã tham gia biểu tình hôm thứ Bảy để đòi chính phủ do người Hồi giáo lãnh đạo từ chức
- Dân Mexico phản đối kế hoạch cải tổ năng lượng của tổng thống (VOA) - Kế hoạch cải tổ ngành năng lượng của Tổng thống Mexico đang bị chống đối mạnh vào lúc ông sắp đọc bài diễn văn về tình trạng quốc gia
- Phe nổi dậy Syria 'thất vọng' trước quyết định của Tổng thống Obama (VOA) - Phe nổi dậy Syria thất vọng trước quyết định của Tổng thống Obama không đưa ra hành động nhanh chóng tại Syria và còn phải chờ sự chấp thuận của Quốc hội Mỹ
- Mức phóng xạ tăng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima (VOA) - Các giới chức Nhật Bản cho hay mức phóng xạ tại một bồn chứa nước bị ô nhiễm cao tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima tăng đến mức khá nguy hiểm
- Chủ nhiệm UB quản lý các xí nghiệp quốc doanh Trung Quốc bị điều tra (VOA) - Chính phủ Trung Quốc mở cuộc điều tra quan chức quản lý tất cả các xí nghiệp quốc doanh, một vụ mới nhất trong chiến dịch chống tham nhũng của ban lãnh đạo mới
- Cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela xuất viện (VOA) - Bệnh viện ở Pretoria đã cho cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela xuất viện để tiếp tục phục hồi tại nhà của ông ở Johannesburg
- Obama: “Mỹ sẽ có hành động với Syria” (BBC) - Tổng thống Mỹ nói nước này phải hành động quân sự với Syria nhưng ông phải chờ ý kiến Quốc hội vào ngày 9/9 tới.
- VN tăng cường cảnh sát biển (BBC) - Hãng tin AP của Hoa Kỳ nói Việt Nam tăng tàu và nâng cấp cảnh sát biển để củng cố tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
- TQ điều tra quan chức tham nhũng (BBC) - Trung Quốc mở điều tra tham nhũng với cựu Chủ tịch hãng Dầu khí quốc doanh PetroChina, ông Tưởng Khiết Mẫn.
- Huyền thoại truyền hình Anh qua đời (BBC) - Huyền thoại truyền hình của Anh, Sir David Frost, đã qua đời ở tuổi 74 vì nghi bị nhồi máu cơ tim khi đang trên tàu biển.
- Ông Nelson Mandela xuất viện (BBC) - Cựu tổng thống Nelson Mandela được xuất viện để điều trị ngoại trú, theo văn phòng Tổng thống Nam Phi.
- Bà Clinton 'nhiều quà' hơn cả ông Obama (BBC) - Cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton đứng đầu danh sách quan chức Mỹ được lãnh đạo nước ngoài tặng quà năm ngoái.
- BBC chính thức lên sóng FM ở Miến Điện (BBC) - Chương trình radio của BBC lần đầu tiên được phát sóng ở Miến Điện sau khi diễn ra cải tổ chính trị.
- Biển Đông là ‘vấn đề duy nhất’ (BBC) - Đại sứ Việt Nam ở Bắc Kinh ca ngợi quan hệ Việt – Trung và ngụ ý tranh chấp trên biển là ‘vấn đề duy nhất còn lại’.
- Cần sửa Nghị định 72 trước khi quá muộn (BBC) - Bà Phạm Chi Lan cho rằng Nghị định 72 có hiệu lực từ ngày 1/9 về quản lý Internet của Chính phủ có nhiều bất hợp lý, sai sót và cần được sửa đổi ngay.
- Khủng hoảng Syria: dư luận phản ứng (BBC) - Một số lời bình luận từ khắp nơi trên thế giới về vụ tấn công hóa học ở Syria và phản ứng của Mỹ.
- Vũ khí nào có thể được sử dụng ở Syria? (BBC) - Các loại vũ khí mà cả hai bên có thể sử dụng nếu xảy ra can thiệp quân sự của phương Tây ở Syria.
- Bạn trẻ hào hứng đua marathon dưới trời nắng gắt (BaoMoi) - Hơn 3.000 VĐV Việt Nam và quốc tế đã tranh tài nảy lửa tại Marathon quốc tế Đà Nẵng 2013.
- Biển Đông: Trung Quốc & Mỹ đang toan tính điều gì? (BaoMoi) - Nhiều người tin rằng, những bước đi, động thái cũng như phát biểu của giới quan chức cấp cao Mỹ trong thời gian vừa qua cho thấy, cường quốc số 1 thế giới dường như sẽ không đứng về bên nào trong tranh chấp ở Biển Đông vì ngại chọc giận Trung Quốc.
- Những chứng cứ thuyết phục (BaoMoi) - QĐND - Hàng trăm bản đồ do chính Trung Quốc và một số nước phương Tây xuất bản cách đây vài trăm năm xác định cương giới cực Nam Trung Quốc chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam, cùng rất nhiều tư liệu lịch sử đã được trưng bày tại Hội trường Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh từ ngày 22 đến 29-8 là những bằng chứng hùng hồn khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Đó là sự thật hiển nhiên không thể phủ nhận.
- Cá đá suối Tía (BaoMoi) - (iHay) Suối Tía là một con suối chảy qua hai huyện miền núi Sơn Hòa và Đồng Xuân của tỉnh Phú Yên. Dòng suối này dài chừng vài mươi km, nước trong vắt. Có nhiều đoạn đẹp như tranh, nhất là đoạn giáp ranh với huyện Đồng Xuân, nơi nước suối hòa vào sông Kỳ Lộ xuôi về sông Cái rồi về với biển Đông.
- 3.400 vận động viên dự thi Marathon quốc tế Đà Nẵng (BaoMoi) - Cuộc thi Marathon quốc tế Đà Nẵng 2013 đã chính thức khởi tranh vào ngày 1/9 tại Công viên Biển Đông, thành phố Đà Nẵng, với sự tham gia của gần 3.400 vận động viên, trong đó có 385 vận động viên quốc tế đến từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ.
- Khởi tranh Giải Marathan Quốc tế Đà Nẵng 2013 (BaoMoi) - Cuộc thi Marathon Quốc tế Đà Nẵng 2013 đã chính thức khởi tranh vào ngày 1-9 tại Công viên Biển Đông, thành phố Đà Nẵng, với sự tham gia của gần 3.400 vận động viên. Trong đó có 385 vận động viên quốc tế đến từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ…tham gia nội dung Marathon, bán Marathon và 5km. Đến với Cuộc thi lần này đặc biệt có sự tham gia của vận động viên John Wallace 69 tuổi, từng đăng ký tham gia trên 300 Cuộc thi trên 100 quốc gia và Việt Nam là quốc gia thứ 117.
- Nhật Bản tìm kiếm sự ủng hộ từ láng giềng của Trung Quốc (BaoMoi) - Trong thời gian gần đây, Nhật Bản đang tích cực thúc đẩy các mối quan hệ song phương, nhất là với các quốc gia có chung đường biên giới và lãnh hải với Trung Quốc nhằm tìm kiếm sự ủng hộ mạnh mẽ của những nước này trong công cuộc bảo vệ lãnh hải trên vùng biển Hoa Đông.
- Dòng sông vĩnh biệt (BaoMoi) - TP - Người ta tên Hồng Lâu, Hoàng Hạc Lâu, Thanh Lâu, còn tên tôi chả biết vì sao lại là Ô Lâu. Ô Lâu tôi xuôi về Vân Trình, ra phá Tam Giang, ghé qua cửa Lác và về biển Đông, làm ranh giới Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế.
- Học giả Trung Quốc âm mưu xé lẻ Trường Sa bằng đề xuất bàn tròn 7 bên (BaoMoi) - (GDVN) - Đề xuất của Tiết Lực thoáng nghe có vẻ như thiện chí nhưng lại ngầm chứa một âm mưu, thủ đoạn xảo quyệt khi định "xé lẻ quần đảo Trường Sa", không nhắc gì tới Trung Quốc coi như ngầm hiểu rằng Bắc Kinh sẽ đàm phán với từng nhóm ở từng khu vực cụ thể trong quần đảo Trường Sa sau khi đã tách nhóm. Về bản chất, thủ đoạn này không khác gì quan điểm đàm phán tay đôi của Trung Quốc hiện nay mà còn có phần tinh vi và nguy hiểm hơn.
- Nhìn lại DOC - những lỗ hổng đang bị khoét sâu trên Biển Đông (BaoMoi) - Sau màn kỷ niệm tại Bắc Kinh, các nước ASEAN sẽ chính thức bước vào vòng tham vấn đầu tiên Bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông (COC) trong tháng 9. Nhân dịp này, chúng ta hãy cùng nhìn lại Tuyên bố DOC đã được Trung Quốc và ASEAN ký kết cách đây hơn 10 năm. Dù những quy định không có tính ràng buộc pháp lý, nhưng “thiện chí” chấp hành từ phía Trung Quốc cũng không được thể hiện rõ rệt, thậm chí còn tạo điều kiện cho nước này có thêm các khoảng trống lấn lướt ngày càng lộ liễu tại Biển Đông.
- Mỹ, Trung tranh giành ảnh hưởng ở ĐNA, VN "có giá" (BaoMoi) - Do Việt Nam là một “cường quốc tầm trung” tại Đông Nam Á, lại ở vị trí có tầm quan trọng chiến lược trên biển Đông, nên Việt nam rất được các cường quốc "săn đón" và muốn kết "đồng minh". Điều này được thể hiện khá rõ ở các sự kiện chính trị trong khu vực mà gần đây nhất là Hội nghị ADMM+.
- Đà Nẵng: Marathon quốc tế mừng Quốc khánh 2.9 (BaoMoi) - Sáng nay (1.9), tại Công viên Biển Đông (Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng) đã diễn ra cuộc thi marathon quốc tế, thu hút gần 3.400 VĐV tham gia, trong đó có hơn 385 VĐV đến từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Thái Lan, Hàn Quốc, Australia, Singapore, Malaysia, Pháp, Nhật Bản, Canada...
- Trung Quốc cô lập Philippines, ASEAN tập trận (BaoMoi) - (Tin tức 24h) – Trung Quốc đang dùng một chiêu bài mới để tách vấn đề tranh chấp với Philippines, Nhật Bản ra khỏi sự chú ý của các nước khác.
- Mỹ đánh Syria: Trung Quốc có thể ra tay ở Biển Đông (BaoMoi) - (VTC News) - Chuyên gia ngoại giao hàng đầu Việt Nam đưa dự báo bất ngờ về khả năng Trung Quốc có thể tùy tiện hành động ở biển Đông nếu Mỹ tấn công Syria.
- Biển Đông: Mỹ sẽ áp sát Trung Quốc 20 năm? (BaoMoi) - Mỹ muốn sử dụng các căn cứ của Philippines trong thời gian kéo dài tới 20 năm, một quan chức Philippines hôm qua (31/8) đã tiết lộ như vậy. Nếu đúng, điều này chẳng khác nào việc Mỹ muốn áp sátTrung Quốc ở Biển Đông trong 2 thập kỷ.
- Giải mã vùng biển tàu cổ đắm (BaoMoi) - Vùng biển xã Bình Châu, H.Bình Sơn (Quảng Ngãi) đang dần lộ diện nhiều con tàu đắm cổ xưa. Đây là những hiện vật, tài liệu quan trọng đóng góp vào việc nghiên cứu con đường tơ lụa trên biển Đông trong nhiều thế kỷ trước đây.
- Biển Đông nhìn từ cuộc kháng Pháp 155 năm trước (phần 2) (BaoMoi) - Tiếp tục trao đổi với PV Infonet về chiến thắng liên quân Pháp - Y Pha Nho của quân dân Đà Nẵng, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Đà Nẵng Bùi Văn Tiếng đặc biệt nhấn mạnh những bài học từ cuộc kháng chiến đó đối với vấn đề biển Đông hiện nay.
- Trung Quốc, Mỹ, Philippines và 'ván cờ' Biển Đông (BaoMoi) - TPO-Trong nửa đầu năm 2013, những sự kiện gần đây tiếp tục làm nóng lên những tranh chấp trên Biển Đông. Những sự kiện đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ căng thẳng và tình hình chính trị trong khu vực.
- Trung Quốc tấn công ngoại giao từ Biển Đông tới Hoa Đông (BaoMoi) - Trái ngược với tinh thần hòa hảo và nỗ lực tìm kiếm một giải pháp tháo “ngòi nổ” trên Biển Đông đến từ các nước tại hai sự kiện diễn ra song song là Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) tại Brunei và Hội chợ ASEAN-Trung Quốc Expo tại Trung Quốc, Bắc Kinh đang không ngần ngại giữ lối hành xử ngoại giao khiêu khích, nhắm thẳng tới cả Philippines trên Biển Đông và Nhật Bản trên Hoa Đông.
- Trung Quốc muốn mượn tay Thái Lan đánh lạc hướng ASEAN về Biển Đông? (BaoMoi) - (GDVN) - Trong chuyến thăm Bangkok hồi tháng 5 vừa qua, ông Nghị đang tìm cách để nhờ Thái Lan với vai trò điều phối viên quan hệ ASEAN-Trung Quốc hướng các thành viên ASEAN nên tập trung vào hợp tác với Trung Quốc thay vì đưa vấn đề Biển Đông ra ASEAN.
- Nhật Bản tăng quân để “đông tiến”, “nam tiến” nhằm vào Trung Quốc (BaoMoi) - (GDVN) - Đây tiếp tục là loạt bài lo ngại của dư luận TQ về việc Nhật Bản tăng cường sức mạnh quân sự, đe dọa đòi hỏi chủ quyền của TQ ở Biển Hoa Đông, Biển Đôg
Bùi Văn Bồng - Độc lâp phải đi liền với tự chủ, tự quyết dân tộc
Nhìn lại lịch sử từ ngày 2-9-1945 đến nay, 68 năm rồi, dù đã Tuyên ngôn độc lập, nhưng Việt Nam ta chưa hề có độc lập dân tộc thực sự theo đúng nguyên nghĩa của từ. Đến tận thời điểm này, đất nước Việt Nam đâu đã được yên lành để sống trong một quốc gia hoàn toàn được độc lập, tự do? Mới giành độc lập được 20 ngày thì ngày 23-9-1945, thực dân Pháp (với đồng minh Anh-Ấn, cùng Tàu Tưởng, Nhật) đã quay trở lại xâm lược nước ta.
Câu nói trong Tuyên ngôn của Bác: “Toàn thể dân tộc Việt Nam, quyết đem hết tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để gìn giữ quyền tự do, độc lập”. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của ta…”. Nay, ai coi thường, thậm chí vì “16 chữ vàng, 4 tốt’ mà ngăn chặn lòng yêu nước là đi ngược lại lời khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cũng nhờ ‘lòng yêu nước nồng nàn’, suốt 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, dân và quân ta đã giành nhiều thắng lợi, quân đội ta từ chỗ chỉ có 14 chiến sĩ tuyên thệ dưới bóng đa Tân Trào, đã lên cấp đại đoàn, nhiều đại đoàn:
súng đạn cũng nhờ dân
Đâu dễ quên
những "đồng tiền kháng chiến”
Chắt chiu từ xương máu đồng bào
Từ mồ hôi chát mặn khát khao
Từ nước mắt cay nồng bom lửa…
Đoàn quân lớn lên từ không đến có
Từ nhỏ nhoi thành cao lớn phi thường
Cũng nhờ mỗi củ khoai hạt lúa
Nhờ hòn than giấu lửa suốt mùa mưa”…
(“Nhìn lại dấu xưa” – Bùi Văn Bồng)
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, kết thúc cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ lại nhảy vào can thiệp rồi xâm lược Việt Nam, cả dân tộc lại phải dồn hết tâm sức suốt gần 20 năm mới giải phóng được miền Nam, thống nhất đất nước. Nhưng tiếp đến, tưởng được như lời tuyên bố mừng rỡ của cố TBT Lê Duẩn “đất nước ta từ nay vĩnh viễn sạch bóng quân xâm lược”, thì ngay sau đó lại chiến tranh biên giới Tây Nam, con em người dân Việt lại phải đổ biết bao máu xương làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia, rồi nổ ra chiến tranh biên giới phía Bắc, lại rối tinh rối mù bất ổn bởi tranh chấp biển Đông và tình trạng người Trung Quốc thâm nhập, tung hoành khắp mọi miền đất nước.
Từ khi nước ta giành được độc lập dân tộc, Trung Quốc luôn luôn rình rập, chớp mọi thời cơ đánh chiếm các quần đảo thuộc chủ quyền cuat Việt Nam. Năm 1946, quân Tàu Tưởng đánh chiếm một số đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, vì sợ Pháp lại không dám đánh tiếp. Năm 1956, Pháp vừa rút khỏi Đông Dương, Trung Quốc đã cho quân xâm chiếm một số đảo phía Đông của Hoàng Sa. Mỹ nhảy vào miền Nam, Trung Quốc thấy mất thời cơ, đành co lại. Năm 1973, Mỹ vừa rút quân khỏi Việt Nam thì ngày 19-1-1974, Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa…
Để đánh Việt Nam từ phía Tây Nam, Trung Quốc đã dựng lên chế độ diệt chủng Polpot, mượn tay Polpot đánh dọc toàn tuyến biên giới Tây Nam, bắt đi hơn 500 người dân rồi chiếm đảo Thổ Chu, lăm le chiếm đảo Phú Quốc, lại có kế hoạch diệt hết người Khmer để đưa người Trung Quốc vào chiếm luôn Campuchia làm bàn đạp chiếm toàn Đông Dương, áp sát Thái Lan, Mianma và tràn xuống Đông Nam Á. Ngày 17-2-1979, Trung Quốc xua quân xâm lược toàn tuyến 6 tỉnh biên giới phía Bắc. Năm 1988, Trung Quốc đánh chiếm một phần thuộc quần đảo Trường Sa.
Năm 1989, toàn bộ quân tình nguyện Việt Nam rút về nước. Năm 1990, thấy “trên đà thắng lợi”, Trung Quốc bày ra ‘cái bẫy’ Hội nghị Thành Đô (TQ) để tiếp tục chính sách chi phối Việt Nam theo kiểu mới và cxoi như Đảng CSVN bị vướng bẫy. Đi dự hội nghị Thành Đô là sự “ngoan ngoãn tự băng bó vết thương” để sang mà nghe kẻ thù tiếp tục bóp nghẹt, chặt chém theo kiểu “đấm xong, nay xoa để còn đấm tiếp” cho đến khi ngã gục.
Thực chất Hội nghị Thành Đô 1990 là cách chạy tội của Trung Quốc khi đã là chủ mưu gây ra nạn diệt chủng ở Campuchia và gây ra chiến tranh biên giới phía Bắc, xâm chiếm Hoàng Sa, gây ra cuộc hải chiến rồi chiếm một số đảo, bãi đá ngầm ở Trường Sa. Nhưng cái chính là TQ bày ra Hội nghị Thành Đô với chủ đích vừa xoa dịu, vừa “cài bẫy”, dùng lời lẽ ngon ngọt dụ dỗ Việt Nan để thực hiện “chiến lược xâm lược mềm”, “trỗi dậy hòa bình”, phá vỡ sự nghiệp đổi mới của Việt Nam, từng bước làm suy yếu Việt Nam, buộc VN phụ thuộc nhiều hơn vào TQ để đạt mục đích cuối cùng là xâm lược nước ta lần nữa. Đã quá thừa minh chứng để nhận diện bộ mặt thật của Trung Quốc. Hội nghị Thành Đô là thế, nhưng sau Hội nghị này, thấy Trung Quốc không tôn trọng Việt Nam, can thiệp quá sâu vào công việc nội bộ, nói mà không làm, lại liên tiếp gây căng thẳng để ép Việt Nam từ nhiều phía, thiết nghĩ rất cần nhanh chóng nhận diện mà cảnh giác. Cũng cần chỉ thẳng ra rằng, “diễn biến hòa bình”, “thế lực thù địch” không ai khác mà chính là Trung Quốc.
Suốt hơn 20 năm qua, cái mồi câu “16 chữ vàng” và “4 tốt” cứ nhấp nhứ dần để chi phối Việt Nam về mọi mặt, từ chính trị đến kinh tế, ngoại giao và cả an ninh trật tự, văn hóa xã hội. với mưu đồ bành trướng, bá quyền, Trung Quốc muốn chiếm Việt Nam và cả Đông Dương để thực hiện mục đích thành lập tỉnh Quảng Nam. Ý đồ lăm le này càng thêm rõ suốt hơn nửa thế kỷ qua. Nhưng cho đến nay, từ lâu Trung Quốc đã có tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, còn tình Quảng Nam đầy mưu mô và tham vọng vẫn còn để dành, vẫn bỏ ngỏ để rồi “hãy đợi đấy!”.
Khổ một nỗi là Đảng ta vì qua tin “ông bạn vàng”, “đàn anh” tốt, “cộng sản lớn”, mải miết bám theo “đoàn kết, hữu nghị, anh em, cùng lý tưởng cộng sản” mà từ kháng chiến chống Pháp đến chống Mỹ rồi cho đến nay vẫn chưa thoát ra được kịch bản, đạo diễn của Trung Quốc về những lĩnh vực trọng yếu và những tình huống mang tính bước ngoặt lịch sử. Tại sao mỗi lần nghe theo Trung Quốc là một lần thất bại, kể cả can thiệp về nhân sự, loại bỏ những người trong nguồn quy hoạch lãnh đạo có đức có tài, có chính kiến, đã nhiều lần bị trả giá quá đắt, mà cái tư tưởng “phủ phục thiên triều” vẫn chưa dứt ra được?
Không nhận diện ra tốt-xấu, phải-trái, không đánh giá được đâu là bạn, đâu là thù, không phân biệt đâu là mưu mô và đâu là“sự giúp đỡ chí tình”, hàm ơn vô lý, chính là sự tự sát. Không nhận diện đâu là cộng sản chân chính, đâu là vỏ bọc, giả hiệu thì còn “chạy việt dã vô cự ly”đến hết hơi rồi chịu gục ngã. Một nước đã Tuyên bố độc lập, thế nhưng do thiếu tính tự chủ, tin vào thứ Chủ nghĩa xã hội trá hình kiểu Tàu, trở thành con bài của Mao-ít, để rồi cung cúc đi theo, nghe xúi giục làm theo, trả giá biết bao lần mà nay chưa kiên quyết thể hiện tự chủ của một nước độc lập, cuối cùng chỉ chuốc lấy sự trì trệ và những mất mát, tang thương không lường hết được.
Đến lúc này mà còn ráng sức bơi ngược dòng, trung thành với những cam kết hoàn toàn do sự áp đặt rõ nhất và thâm hiểm nhất từ Hội nghị Thành Đô ngay trong dịp kỷ niệm 2-9-1990, những cài bẫy “16 chữ vàng, 4 tốt”, “chống diễn biến hòa bình”, "cùng lý tường, cùng ý thức hệ"…của Trung Quốc từ hơn 20 năm trước, rõ ràng là sự mắc mưu “Trung Cộng”, dẫn tới nguy cơ đưa đất nước vào kết cục bi thảm dưới bàn tay của Chủ nghĩa bành trướng mang đậm bán chất Đế quốc Đại Hán. Độc lập mà không biết tự chủ thì coi như độc lập chỉ là thứ hình thức không đủ trang sức, không có nghĩa lý gì! Cho nên rất cần tỉnh táo, cảnh giác cao độ, tránh được sự sai khiến, áp dặt để thực sự tự chủ tự quyết là điều không đơn giản.
Cũng là bài cũ, trò lường gạt ‘Cái gậy và củ cà rốt’, nhưng cái gạy thủ sẵn từ lâu của Trung Quốc nay đã to hơn, chắc hơn, không cần giấu sau lưng nữa, đã công khai huơ lên mấy lần đe dọa và rập rình đập chết “con mồi”, trong khi đó củ cà rốt có khắc số 16 CV+ 4T nay đã thối, teo quắt, chẳng lẽ ta cứ bài cũ mà làm theo? Để "xâm lược mềm", Trung quốc không từ bất cứ âm mưu, thủ đoạn nào, kể cả dùng tiền dụ dỗ, như một sự bố thí. Mới đây, một chuyện hết sức kỳ cục đã xảy ra vào tháng 7-2013: Tướng Vũ Đông Lập, Cục trưởng Cục Quản lý biên phòng thuộc Bộ Công an Trung Quốc trong chuyến sang thăm và làm việc tại Việt Nam, đã thưởng “nóng” cho Đồn Biên phòng Móng Cái của Việt Nam 50 triệu đồng, dĩ nhiên là đồng Việt Nam. Nếu đồn biên phòng Mõng Cái có chút tự tôn, tự trọng dân tộc thì không nhận khoản tiền đó.
Cần có bản lĩnh Việt Nam, ý chí Việt Nam và mưu trí Việt Nam đã được hun đúc suốt hơn 4.000 năm lịch sử, khẳng định được quyền tự chủ trong công cuộc gìn giữ nền độc lập, tự do, bảo vệ vững chắc chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Những hoạt động mang danh “hữu nghị” như: Thanh niên hữu nghị hai nước, biên giới hữu nghị, tuần tra chung trên biên giới và biển, hội chợ hữu nghị, giao lưu văn hóa hữu nghị…có là thực lòng, được bao nhiêu thực chất? Phải chăng, đó chỉ là những “đường lượn chiến thuật” ngoắt ngoéo của sâu đục thân đang làm héo mòn dần ý chí, năng lực, quyền tự chủ của Việt Nam, đang mang theo niềm tự hào 68 năm độc lập dân tộc?
Vững tin vào nhân dân, vững tin ở lòng yêu nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tổng lực sức mạnh nội tại (nội lực) của đất nước, có bản lĩnh và ý chí tự chủ và tự quyết dân tộc, thì nền độc lập, tự do mới trường tồn, lãnh thổ, lãnh hải được giữ vững. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong bài thơ "Đất nước' đã viết:
... "Tuổi trẻ ơi trong sương gió tháng năm
Ta đã lớn rồi, chín đầy hy vọng
Hãy ngã xuống tay Nhân dân, hỡi sắc vàng của nắng
Hỡi hương thơm của nồng mặn mồ hôi..
Hãy ngã vào tay Nhân dân, đừng vãi đừng rơi
Đừng tự do, đừng hoài nghi nữa
Hãy yêu Nhân dân và nghe Người nhắn nhủ
Hãy tìm sức mạnh mình trên cơ thể Nhân dân
Nhân dân đang đi lên đội ngũ trùng trùng
Thế vô tận của nghìn năm giết giặc
Lửa đã cháy hồng hào mặt đất
Mùa chín tình yêu, mùa chín hận thù!
- Không bao giờ xương máu phải bơ vơ
Ôi sông núi nghi ngàn dặm đất
Có nghe tiếng chúng con: Xin có mặt
Nguyện làm người xung kích của quê hương
Đây tiếng hát chúng con:
Tiếng hát xuống đường!". _ (NKĐ).
Bùi Văn Bồng
(Blog Bùi Văn Bồng)GS Nguyễn Văn Tuấn - Tự vấn, tự trọng, tự do, tự đổi mới
- Bản tuyên ngôn Độc lập ngày 2.9.1945 mở đầu một lý tưởng nhân văn và cao đẹp cho Việt Nam. Ngày nay, 2.9 là dịp để chúng ta cùng tự vấn và tìm câu trả lời cho các vấn đề hiện tại.
Thoát nô lệ, vẫn lệ thuộc
Chúng ta có độc lập gần 70 năm qua, nhưng về mặt phát triển hầu như bất cứ lĩnh vực nào liên quan đến khoa học, công nghệ, kỹ thuật, chúng ta đều lệ thuộc nước ngoài. Phụ thuộc có lẽ không phải là điều quá đáng ngại, nhưng lệ thuộc mới đáng quan tâm.
Tại sao đã gần 70 năm mà chúng ta vẫn còn kém? Cần nhìn nhận rằng trình độ của người Việt chưa theo kịp những vấn đề mà phát triển kinh tế – xã hội đặt ra. Điểm xuất phát của chúng ta là một nền văn minh và văn hoá nông nghiệp, và khi trong quá trình hội nhập thế giới được định hình bởi nền văn minh công nghiệp, thì nảy sinh rất nhiều vấn đề. Có nhiều sự chênh lệch giữa nhu cầu phát triển và khả năng đáp ứng của nội lực Việt Nam. Điều này có thể giải thích tại sao các công trình xây dựng, công trình nghiên cứu khoa học của Việt Nam không đạt chất lượng cao.
Có lẽ sự chênh lệch giữa khả năng nội lực và nhu cầu thực tế được thể hiện rõ nhất qua những vấn đề liên quan đến y tế. Báo chí hay hỏi tại sao chúng ta có những bác sĩ giỏi mà bệnh nhân giàu vẫn sang các nước trong vùng để điều trị. Theo tôi, câu trả lời là sự phát triển kinh tế và xã hội còn thiếu tính đồng bộ và thiếu tính hệ thống. Đây đó chúng ta có những chuyên gia có thực tài, nhưng nhìn chung họ chỉ là những cá nhân đơn lẻ, không đủ để định hình một nền khoa học. Có thể Việt Nam có những bác sĩ phẫu thuật không thua kém Singapore, nhưng chúng ta không có một hệ thống hỗ trợ hậu phẫu để lấy được niềm tin tưởng của bệnh nhân. Có thể chúng ta chỉ giỏi về kỹ thuật, mà kỹ thuật thì chỉ là một trong nhiều khâu quan trọng.
Đánh thức lòng tự trọng dân tộc
Trong vài năm gần đây, người ta đặt câu hỏi tại sao chúng ta có vẻ “thành công” trong chiến tranh nhưng không có thành tích nổi bật trong thời bình. Lịch sử cũng chỉ ra rằng trong thời bình, người Việt Nam không đoàn kết như trong chiến đấu chống ngoại xâm. Đất nước thống nhất gần 40 năm, nhưng lòng người hình như chưa thống nhất. Khoảng cách giàu nghèo ngày càng rộng hơn. Người Việt trong và ngoài nước chưa thật sự đồng lòng. Tất cả những yếu tố đó chỉ làm suy yếu cộng đồng dân tộc, và làm cho Việt Nam chưa phát triển đúng với tiềm năng dân tộc.
Trong lịch sử cận đại, chưa bao giờ nước ta có một thời gian hoà bình lâu dài như hiện nay. Thế mà cho đến nay, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia nghèo, có thời gian còn nằm trong nhóm nghèo nhất thế giới! Câu hỏi đặt ra là tại sao, và đã có nhiều câu trả lời cũng như cách tiếp cận câu hỏi đó. Tôi nghĩ lý do gần mà chúng ta có thể nhận ra được là chúng ta đã dành quá nhiều sức lực và tài nguyên cho chiến tranh. Đối với các nước lớn, chiến tranh là một cuộc chơi, hay thậm chí là một thương vụ, họ không mấy quan tâm đến thắng thua theo nghĩa kinh điển. Nhưng đối với nước nghèo như Việt Nam thì khi chiến tranh xảy ra là dốc toàn lực toàn tâm để giành thắng lợi. Trong cuộc chiến vừa qua, có trên 50.000 quân nhân Mỹ tử vong, nhưng Việt Nam thì trên 2 triệu người chết. Sau hơn 20 năm chiến tranh thì xã hội có dấu hiệu mệt mỏi cũng là điều không khó hiểu.
Nhưng tại sao có những nước, như Hàn Quốc và Nhật Bản, vươn lên rất nhanh sau chiến tranh, còn Việt Nam thì vẫn còn nghèo? Có ba giả thuyết chính được đề ra để giải thích sự khác biệt về mức độ phát triển kinh tế – xã hội giữa các quốc gia trên thế giới: địa lý – khí hậu, văn hoá, và thể chế. Chúng ta không thay đổi được địa lý, nhưng có thể thay đổi văn hoá và tạo ra một thể chế dung hợp hơn nữa, một thể chế mà trong đó mọi thành viên có cơ hội đóng góp chứ không phải chỉ vài nhóm lợi ích chiếm đoạt tài nguyên và lũng đoạn quốc gia.
Trên đôi cánh tự do
Mối đe doạ lớn nhất đến phát triển đất nước hiện nay là môi sinh và đạo đức xã hội. Nước ta là nước nhỏ (về diện tích), mật độ dân số khá cao, và môi sinh đang xuống cấp nghiêm trọng. Nếu không ngăn chặn hay khắc phục kịp thời, chúng ta sẽ không còn gì để lại cho các thế hệ mai sau. Kinh nghiệm của các nước như Trung Quốc cho thấy phát triển kinh tế nhanh nhưng phá huỷ môi trường sẽ làm cho sự phát triển trả giá rất đắt về lâu dài.
Làm gì để chúng ta vươn lên?
(Blog GS Nguyễn Văn Tuấn)Quá trình chuyển đổi dân chủ tại Việt Nam
Việc cải cách và dân chủ hóa tại Việt Nam là điều cấp thiết. Nhưng câu hỏi được đặt ra là dân chủ hóa theo mô thức nào? Dân chủ là một ý tưởng và được định hình bằng nhiều hình thức khác nhau. Việc hướng đến một nhà nước thật sự của dân với bản hiến pháp dân chủ để đảm bảo xã hội công bằng là điều thiết yếu...Nhu cầu cần thay đổiSau khi Việt Nam đã thông qua chính sách cải cách kinh tế vào thập niên 1980 nhằm tránh cuộc sụp đổ toàn diện, mức sống của người dân trong cả nước đã được cải thiện đáng kể. Nhưng trong thực tế, việc tự do hóa nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam không giúp tạo ra cơ hội bình đẳng (mục tiêu mà chủ nghĩa xã hội luôn hướng tới) cho người dân làm kinh tế mà chỉ dành cho một vài tầng lớp trong Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là tầng lớp "tư bản đỏ" và họ thu lợi từ sức lao động của chính đồng bào mình.Tuy nhiên sau năm 2008, đúng vào lúc suy thoái kinh tế toàn cầu lan rộng sang nhiều nước thì thời kỳ hoàng kim của nền kinh tế Việt Nam đã đột ngột kết thúc sau nhiều năm chính phủ quản lý yếu kém các tập đoàn kinh tế nhà nước.Mặc dù trong tình trạng suy thoái và khủng hoảng nhưng vấn nạn tham nhũng lại không hề có dấu hiệu thuyên giảm. Thay đổi là điều bức thiết và nhiều nhà hoạt động cũng như bloggers đã lên tiếng bày tỏ chính kiến của họ, bất chấp những trù dập và tù đày được hệ thống chính trị Việt Nam dàn dựng trước.Trước những yêu cầu cải cách hệ thống chính trị và hiến pháp ngày càng mạnh mẽ tại Việt Nam, câu hỏi đặt ra là “Thay đổi bằng cái gì?”. Ai sẽ thay thế chính phủ hiện hành? Các nhà hoạt động đòi hỏi sự thay đổi, nhưng điều quan trọng là họ cần có các kế hoạch để tiếp tục quản lý đất nước nếu những thay đổi này diễn ra.Khi quá trình chuyển đổi diễn ra, dù cơ chế và hệ thống cũ sẽ được thay đổi bằng nhà nước dân chủ của dân thì phần lớn nhân sự trong nhà nước cộng sản hiện nay có lẽ vẫn sẽ tiếp tục được duy trì ít nhất là một thời gian. Bởi vì không thể qua một đêm, một đảng chính trị có thể đủ mạnh và đủ nhân lực để thay thế toàn bộ nhân lực từ trung ương đến địa phương của hệ thống hiện nay. Thêm vào đó, việc xây dựng đất nước nhất thiết phải dựa trên tinh thần hòa hợp dân tộc và hợp tác giữa nhiều thành phần khác nhau trong xã hội.Dân chủ là một quá trình tiến hóa, phản ánh phong tục, văn hóa, và nguyện vọng của người dân. Hiện chưa có mô hình dân chủ nào có thể dễ dàng đáp ứng nhu cầu cũng như mong muốn của Việt Nam. Tuy nhiên, điều quan trọng không nằm ở việc lựa chọn để đất nước đi theo chế độ nào mà phải cụ thể hóa qua bản hiến pháp toàn dân.Chắc chắn mối quan tâm lớn nhất đối với bất kỳ cải cách nào ở Việt Nam là việc Đảng Cộng sản sẽ bị thay thế bởi một giai cấp thống trị khác, làm cho tình trạng hiện nay tiếp tục được duy trì dưới một lớp vỏ bọc khác. Tương tự như những gì mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng làm đối với tầng lớp công nông khi thay thế chế độ phong kiến vua chúa bằng một thể chế “đảng là vua”. Do đó, việc thay đổi tại Việt Nam nên diễn ra từ từ nhưng nhất quán, chậm nhưng chắc, tránh để đất nước bị khai thác và lạm dụng bởi bất cứ một nhóm người nào.Năm 2006 khi Đảng Dân chủ Việt Nam được phục hoạt tại Hà Nội bởi cố Tổng Thư ký Hoàng Minh Chính, một làn sóng ủng hộ đa đảng dâng lên trong nước. Thời gian gần đây, ông Lê Hiếu Đằng và Hồ Ngọc Nhuận – hai nhân vật quan trọng trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – đã đề nghị thành lập Đảng Dân chủ Xã hội trong sự hoan nghênh của những thành phần yêu nước. Đây có thể trở thành những động lực đưa tới tiến trình chuyển đổi trong ôn hòa tại Việt Nam.Bắt đầu từ hiến phápMột Việt Nam mới phải tìm cách nâng cao mức sống của người dân và cùng lúc cũng phải cho phép người dân những cơ hội bình đẳng để phát huy tối đa tiềm năng của họ.Ngoài các vấn đề cốt lõi như quốc phòng và phát triển cơ sở hạ tầng, chính phủ cần cung cấp các chương trình phúc lợi, an sinh xã hội, chăm sóc sức khoẻ và hỗ trợ tối đa cùng lúc nâng cao chất lượng giáo dục. Sau khi kinh tế đất nước bắt đầu cất cánh, chính phủ cần rút dần vai trò của mình khỏi việc làm kinh tế. Thay vì trực tiếp làm kinh tế, chính phủ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển cũng như tạo vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế bằng nền kinh tế quốc dân nội địa vững mạnh.Chính phủ phải đóng vai trò một trọng tài để điều phối nhiều vấn đề trong đó có kinh tế và xã hội. Trách nhiệm của chính phủ là tạo dựng và duy trì sự công bằng trong xã hội, bảo vệ các quyền cơ bản của công dân cũng như tinh thần thượng tôn pháp luật (không phải bảo vệ chủ nghĩa hay đảng chính trị nào).Chính phủ cần tôn trọng ý muốn, nguyện vọng của đa số cũng như quyền lợi của thiểu số. Cho nên, trách nhiệm giải trình, tính minh bạch và trách nhiệm tài chính là tối quan trọng.Mối quan tâm tiếp theo là,"Chính phủ sẽ định hình thể chế chính trị theo mô thức nào?".Việt Nam mới sẽ áp dụng Tổng thống chế hay Đại nghị chế? Một câu hỏi như vậy không phải là chủ đề của bài viết này; tuy nhiên, trả lời câu hỏi này là điều cần thiết để quá trình chuyển đổi ôn hòa từ hệ thống độc đảng sang một nền dân chủ đa đảng có thể diễn ra.Vì vậy, mục đích không phải là để thay thế một chính phủ thất bại này bằng một chính phủ thất bại khác, thay thế một giai cấp thống trị bằng một giai cấp thống trị khác. Sứ mệnh của đất nước cần có tiếng nói cũng như sự tham gia của toàn dân chứ không riêng một thành phần nào.Nhà nước pháp quyền (thượng tôn pháp luật) là nền tảng vững chắc của xã hội công bằng. Dù với tên gọi là dân chủ xã hội, xã hội chủ nghĩa, dân chủ tự do hay là gì đi chăng nữa thì đất nước cũng cần cụ thể hóa bằng pháp luật. Vì thực tế, pháp luật chi phối tất cả mọi hành động trong xã hội.Hiến pháp chính là nền tảng của quốc gia và là điều kiện tiên quyết để đảm bảo đất nước phát triển toàn diện. Chính hiến pháp dân chủ sẽ hình thành ra cơ chế nhà nước chuẩn mực nên bắt đầu từ một bản hiến pháp dân chủ toàn dân là điều quan trọng đầu tiên.Vũ Đức Khanh, Võ Tấn Huân01.09.2013* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.(VOA)
- Bản tin tiếng Anh
- Error costs Everbright millions (Washington Post) - The operational error made by Everbright Securities has earned it a 523 million yuan ($85 million) fine from the nation's top securities regulator.
- Sinopec takes stake in Egyptian oil (Washington Post) - China Petrochemical Corp, or Sinopec Group, has agreed to pay $3.1 billion for a 33 percent stake in Apache Corp's Egyptian oil and natural gas business.
- Economic slowdown, railways hold back airlines (Washington Post) - Slower economic growth and competition from high-speed railways were a drag on the first-half performance of domestic airlines.
- Solar panel maker hits milestone (Washington Post) - Yingli Green Energy Holding Co Ltd said that its wholly owned subsidiary, Yingli Green Energy Americas, has achieved the milestone of more than 1 gigawatt of PV modules delivered to over 30,000 projects across the American continents and the Caribbean.
- Vineyards pour billions into chateaus (Washington Post) - Leading Chinese vineyards are constructing chateaus at a furious pace as they strive to catch up with world-famous premium wineries whose products are pouring into the nation, sparking concerns of a boom that may go bust.
- China set to overtake US in e-commerce (Washington Post) - China is poised to surpass the United States to become the world's largest e-commerce market this year, according to consultancy Bain & Co.
- Firms 'must foster' jobs abroad (Washington Post) - Besides cheap goods and bridges it has taken to foreign nations, China should focus on creating jobs in regions, a former government official said. Investing abroad not easy: Experts
- Nation's 'Silicon Valley' to invest in Guiyang (Washington Post) - The southwestern city of Guiyang is attracting at least 43.7 billion yuan ($7.14 billion) in investment from Zhongguancun, China's "Silicon Valley", according to the mayor of Guiyang.
- Real estate top wealth creator in S China (Washington Post) - Despite China's tightening policies in the property market, the real estate sector still generates the largest number of billionaires in southern China.
- Geek girls, a man's world (Washington Post) - They're the IT girls, women working in the information technology industry dominated by men in almost every country, including China.
- Once upon a time (Washington Post) - One beat of the gravel on the wooden table and the sounds of cymbals signal the beginning of an age-old storytelling performance.
- Caught in the Web of rumor and innuendo (Washington Post) - A series of arrests of high-profile micro-bloggers has sounded warnings bells for China's Internet commentators.
- A million little pieces (Washington Post) - Somewhere in America, a woman is cutting swathes of fabric to stitch together to tell the story of the career of a retiring military officer
- New 7-D cinema steals the thunder in Shanghai (Washington Post) - According to its creators at least, witness the arrival of 7-D cinema - complete with handheld guns, machine-created bubbles, and a few early glitches.
- Foreigners given opportunities to shine (Washington Post) - Developing the full range of talent among foreign students, especially in the arts and entertainment, is a task that many educators are taking on.
- Fair brings Hami melons to Beijing (Washington Post) - Beijing residents are expected to taste more fresh melons from the Xinjiang Uygur autonomous region.
- Rubber duck to float in Beijing (Washington Post) - After touring 13 cities in 10 countries, a giant rubber duck designed by Dutch artist Florentijn Hofman will be in Beijing from September to October, floating first at Beijing Garden Expo Park and then at the Summer Palace.
- Singers' son pleads not guilty (Washington Post) - The teenage son of two well-known military singers pleaded not guilty to gang rape on Wednesday. Reporter's log: Rape case lawyers overstep the mark
Army singer's son gang rape trial begins
- New regulations for foreigners to take effect in Sept (Washington Post) - A series of new regulations and judicial interpretations, including new visa rules affecting foreigners in China, will take effect on Sunday.
- Education and sci-tech can boost economy (Washington Post) - The government will continue to prioritize and invest in education, and enhance science and technology, to stabilize and transform the slowing economy, Premier Li Keqiang said.
- 'Don't flaunt ASEAN banner' on the S. China Sea issue (Washington Post) - Chinese FM said China opposes certain ASEAN member nations "trying to tout their own stand as that of the regional organization" on the South China Sea issue.
- Xi urges military to expand training (Washington Post) - President Xi Jinping urged the nation's military to make greater efforts in training troops and in safeguarding national sovereignty, security and development.
- Chang calls for closer ties with ASEAN members (Washington Post) - China's defense minister called for closer China-ASEAN security cooperation on Thursday, saying maritime disputes between China and some Association of Southeast Asian Nations member states "should not, and will not undermine" the overall relationship.
- Court sentences 56 for telecom scam (Washington Post) - Fifty-six people were sentenced at Xiamen Intermediate People's Court on Thursday for their involvement in a large transnational telecom scam.
- China, US officials discuss defense ties (Washington Post) - The defense chiefs of China and the United States had their second meeting within 10 days, a gesture observers said shows a growing momentum of frank interaction.Joint sea drill shows improved relations
- Trial of Bo Xilai: Evidence, charges and defense (Washington Post) - The trial of Bo Xilai, charged with bribery, embezzlement and abuse of power, concluded on Monday at Jinan Intermediate People's Court, after hearings from Aug 22 to Aug 26.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét