Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 2 tháng 9, 2013

Bài viết đáng chú ý

Lê Diễn Đức - Từ độc lập đến chế độ thực dân cộng sản

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, ông Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Từ năm 1954 trên miền Bắc và từ năm 1975 trên cả nước, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), nắm quyền cai trị đất nước, đã và đang áp dụng một chế độ thực dân kiểu mới, đó là chế độ thực dân cộng sản.
Trong bản Tuyên ngôn độc lập, ông Hồ Chí Minh nói:
"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi".
Ông Hồ cũng nhấn mạnh rằng, "hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa".

Thế nhưng, tình từ năm 1954, đến nay là 59 năm. Thực dân cộng sản đã lợi dụng lá cờ yêu nước, giải phóng dân tộc, đặt ách thống trị, áp bức đồng bào ta ra sao?
Tất cả các câu in chữ nghiêng dưới đây được ghi nguyên văn từ bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh dành cho thực dân Pháp. Chúng gần như chính xác hoàn toàn với chế độ thực dân cộng sản.
* "Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào".

Đây là vấn đề nhất quán. "Bỏ điều 4 là tự sát", cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã nói như thế, khẳng định sự lãnh đạo toàn diện và thống nhất của ĐCSVN đối với nhà nước và xã hội. Hệ thống chính trị áp đặt chế độ độc quyền, đặc quyền, đặc lợi; cấm thành lập hội hay các tổ chức chính trị độc lập, không thực thi bầu cử tự do, mọi sắp xếp nhân sự trong bộ máy nhà nước đều được cơ cấu theo phương thức "đảng cử, dân bầu"; kiểm duyệt gắt gao báo chí truyền thông, xuất bản; cấm tụ tập đông người...

Tóm lại chế độ thực dân cộng sản bóp nghẹt mọi quyền tự do, dân chủ, chà đạp thô bạo lên những quyền công dân cơ bản nhất. Dân chủ trong chế độ thực dân cộng sản là một khái niệm xa vời, xa xỉ.

* "Chúng thi hành những luật pháp dã man..."

Hiến pháp được tạo ra chỉ là hình thức biểu diễn. Chế độ thực dân cộng sản tạo ra rất nhiều luật và các văn bản dưới luật như Thông tư, Nghị định vi hiến. Ví dụ, quyền được tự do ngôn luận, báo chí được hiến pháp bảo hộ bị Bộ Luật Hình Sự giết chết bằng điều 258 với những luận chứng mơ hồ, để có thể bỏ tù bất cứ ai có chính kiến trái ngược với chủ trương chính sách của nhà nước, dù chỉ là ý kiến phê phán ôn hoà. Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, là hình thức bị miệng xã hội, cấm các trang cá nhân trên mạng xã hội không được chia sẻ, tổng hợp tin tức lấy nguồn từ báo chí chính thống. Nghị định Nghị định 38/2005 của Chính phủ về cấm tụ tập đông người đã hoàn toàn chà đạp lên quyền được biểu tình ghi trong hiến pháp, v.v...

Tất cả những luật pháp dã man này chỉ nhằm mục đích bắt giam, bỏ tù những công dân yêu nước, có ý thức phản biện xã hội và tinh thần phê phán xây dựng.

* "Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu".

Nhà tù được xây dựng, tu bổ và mở rộng khắp các tỉnh. Các trung tâm phục hồi nhân phẩm cũng được tận dụng để hốt và bắt giữ những người tham gia biểu tình chống quân Trung Quốc xâm lược. Công an và công an bận quần áo dân sự giả danh côn đồ cùng với côn đồ thật trong vai dân phòng đã đánh đập dã man những người yêu nước. Các cuộc biểu tình yêu nước dù chưa bị tắm trong bể máu nhưng đã bị đàn áp thô bạo và dẹp tan bằng bạo lực.

* "Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân".

Trong cuốn "A History of Reading", Alberto Manguel, nhà văn Argentina, viết:

 "Các chế độ độc tài không muốn chúng ta suy nghĩ, nên ngăn cấm, đe dọa và kiểm duyệt. Trước và sau đều nhằm mục đích làm chúng ta ngu ngốc và cam phận với sự xuống cấp về sự hiểu biết của mình. Vì vậy các chế độ này khuyến khích tiêu thụ những thứ rác rưởi. Trong bối cảnh này, đọc sách báo ngoài luồng kiểm duyệt trở thành hoạt động phá hoại".

Một hệ thống hơn 700 tờ báo, 67 đài phát thanh truyền hình, hàng trăm trang tin, báo điện tử, hàng ngàn trang tin của các bộ, ngành, 17.000 nhà báo và hàng chục ngàn dư luận viên truyền miệng và "bút chiến" trên Internet, cùng với bộ máy kiểm duyệt, thực sự là công cụ hữu hiệu phổ cập thông tin tuyên truyền, ngăn chặn thông tin ngoài luồng, thực thi chính sách ngu dân để trị. Con số hơn 31,3 triệu người sử dụng internet, chiếm 35,58% dân số (tính đến 11/2012) chỉ đúng ở thông kê thuần tuý. Số người truy cập thông tin ngoài luồng vẫn chỉ là số ít, trong khi hơn 70% dân số sống ở nông thôn không có điều kiện tiếp cận. Thông tin là tri thức, chế độ thực dân cộng sản biết rất rõ.

* "Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược".

Mặc dù thuốc phiện, ma tuý trên phương diện chính thức bị cấm, nhưng mạng lưới cung cấp lẻ ma tuý của Việt Nam rất phát triển, mà chợ Thanh Nhàn ở Hà Nội, bến xe Miền Đông (quận Bình Thạnh, Sài gòn), là những ví dụ. “Thuốc lắc”, từ thường gọi của giới nghiện dùng để chỉ Ecstasy, một loại ma túy tổng hợp dạng viên nén, viên nang, bột trắng hay màu, cũng được sử dụng nhiều tại một sô bar- nhà hàng ở Hà Nội và Sài Gòn.

Ăn nhậu thì khỏi nói. Ở đâu cũng có quán nhậu, người người nhậu, giờ nào cũng nhậu, từ các phố chính đến các hẻm nhỏ. Việt Nam đứng đầu khu vực Đông Nam Á về mức tiêu thụ bia với gần 2,6 tỷ lít bia trong năm 2011, vượt xa hai nước đứng ở vị trí tiếp theo là Thái Lan và Philippines.

Chưa kể nhiều nguồn bia, rượu làm giả, gây độc hại lâu dài cho sức khoẻ con người được bán tràn lan, dường như không có kiểm tra của cơ quan chức năng.

* "Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu".

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của chế độ thực dân cộng sản đã tạo nên một giai tầng giàu có mới, ước tính chiếm khoảng 2-3% dân số, phần còn lại, nghèo đói được chia đều. Giới giàu có này bao gồm chủ yếu các quan chức cộng sản có chức quyền, giàu có từ tham nhũng, ăn lại quả hợp đồng hoặc rút ruột công trình, các doanh nhân thừa cơ "đục nước beo cò", đầu cơ trục lợi...

Ngày 27/06/2013, tại hội thảo "Bức tranh nông thôn, nông dân Việt Nam nhìn từ cuộc điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình" diễn ra tại Hà Nội, ông Nguyễn Duy Lượng, Phó Chủ tịch Trung Ương Hội Nông dân Việt Nam cho biết, người nông dân Viêt Nam hiện nay sở hữu nhiều cái "nhất": Đông nhất, nghèo khổ nhất, chịu nhiều thiệt thòi nhất, bất lực nhất, dễ bị tổn thương nhất, đời sống bấp bênh nhất...

Ruộng vườn bị tước đoạt bất công, từ hai thập niên nay dân oan đi khiếu nại liên tục, ăn nằm vật vã nơi vỉa hè, công viên, bị khám xét, hạch sách, xua đuổi, đánh đập và bắt giữ. Đất đai không những bị thu hồi cho các công trình công cộng và còn cho cả doanh nghiệp tư nhân (như ở Văn Giang cho dự án Ecopark).

Chỉ trong vòng 4 năm 2008-2011 đã có hơn 1,57 triệu lượt người đến các cơ quan hành chính nhà nước để khiếu nại tố cáo, với gần 673 nghìn đơn thư, trong đó, trên 70% là khiếu kiện liên quan đến đất đai.

Trong bài "Thâu tóm đất đai", nhà văn Phạm Đình Trọng viết:

 "Thâu tóm đất đai đã tạo ra dòng người dân oan khiếu kiện đất đai kéo dài vô tận trên cả nước và kéo dài vô tận trong thời gian, đã làm hư hỏng nhiều quan chức trong bộ máy nhà nước. Thâu tóm đất đai, một người đơn độc không thể làm được mà phải là cả một hệ thống quyền lực nhà nước. Thâu tóm đất đai đã làm cho cả một hệ thống quyền lực nhà nước đối lập với dân, làm tha hóa bộ máy nhà nước, gây mất ổn định xã hội, thủ tiêu thế mạnh của những vùng đất đặc thù, làm mất mát, hao hụt, hoang phí rất lớn đất vàng, đất bạc của nông nghiệp, đẩy nhiều gia đình nông dân vào cảnh khốn cùng, không còn đường sống.

Thâu tóm đất đai đã tàn phá cả cơ cấu, nền tảng xã hội, phá nát cả qui hoạch tổng thể, hợp lí của đất nước, gây nguy hại lớn lao và lâu dài gấp nhiều lần thâu tóm ngân hàng lại chưa được coi là tội phạm nên thâu tóm đất đai đã ngang nhiên diễn ra từ hàng chục năm nay và đang diễn ra quyết liệt, rộng khắp trên cả nước".

Dự án, quy hoạch vẫn cứ đẻ ra để có ăn! Từ các khoản vay của nước ngoài. Nợ nước ngoài năm 2006 là 18,3 tỷ USD, đến ngày 31/12/2011 đã ở mức khoảng 1.042 nghìn tỷ đồng (khoảng 50 tỷ USD), bằng 41,5% GDP. Như vậy trong khoảng thời gian Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng, nợ nước ngoài đã tăng hơn gấp đôi.

Vay nước ngoài để đầu tư phát triển là cần thiết, nhưng hiệu quả đầu tư đã giảm sút mạnh mẽ. Nếu giai đoạn 2000-2005 bỏ ra gần 5 đồng có thể tạo ra 1 đồng tăng thêm của GDP, đến giai đoạn 2006-2010 phải bỏ ra 7,4 đồng, sang năm 2012 ước tính là 7,56 đồng.

Tài nguyên bị khai thác ồ ạt bất chấp môi sinh, nhưng xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô, một dịch vụ bạc cắc. Đất nước ngày mỗi nợ nần, kiệt quệ về nguồn tài lực.

* "Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng".

Điều này thì qua rõ. Ngân hàng nhà nước buôn vàng và nhập khẩu vàng không bị hải quan kiểm tra, là cái quyền của mafia trong hệ thống hiện nay. Xuất cảng và nhập cảng nằm chính sách thâu tóm của các nhóm lợi ích nhà nước nhằm ăn chặn, hưởng lợi.

* "Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng".

Thôi thì đủ các loại phí, chỉ cần lên Facebook nghe dân chúng kêu ca phàn nàn là thấy. Bộ máy hành chính công kềnh, vừa cơ quan đảng, vừa cơ quan của chính phủ tồn tại song song trong một nhà nước và ăn vào ngân sách, khiến dân chúng phải chịu đủ loại phí hay đúng hơn là thuế để nuôi cán bộ. Chuyện trong một xã mà có hàng trăm cán bộ ở huyện Quảng Xương, Thanh Hoá là một bi kịch.

Bài "Dân nghèo “gánh” các khoản thu vô lý" trên tời Dân Trí hôm 13/09/12, viết: "Người nông dân xã Hoằng Lương “một nắng hai sương” chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng để trang trải cuộc sống, nhưng sau mỗi vụ thu hoạch, người dân lại phải è cổ đóng góp hàng chục khoản thu vô lý mà họ không thể từ chối".

Bài "Nhiều khoản thuế vô lý", tờ Ngừơi Lao Động ngày 15/09/2012, viết "đang kiệt sức và phải tả xung hữu đột để tìm đường sống, doanh nghiệp còn bị thu thuế 2 lần hoặc phải chịu những khoản thuế oan ức".

Người lao động đã nghèo càng nghèo thêm vì kinh tế khốn khó, vật giá gia tăng, cộng thêm đủ các loại lệ phí, thuế, đấy là chưa nói đên loại phí "bôi trơn" khi phải giải quyết một việc gì đó ở cơ quan công quyền.

* "Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn".

Kinh tế quôc doanh với nhiều ưu đãi là xương sống của nền kinh tế thị truờng định hướng xã hội chủ nghĩa và nắm vai trò chỉ đạo, điều nay ai cũng biết. Doanh nghiệp tư nhân muốn phát triển rất chật vật vì khó tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng. Trong thời gian qua đã có tới cả trăm ngàn doanh nghiệp ngưng hoạt động hoặc phá sản.

Công nhân lao động bị bóc lột thậm tệ dưới thời thực dân cộng sản, lương quá ít, ăn uống không đủ chất, thường xuyên bị ngộ độc thực phẩm hàng loạt trong các khu công nghiệp. Tư bản thực dân đỏ, mafia kết hợp chặt chẽ với tư bản xanh, ra sức bóc lột tận cùng nguồn lực của giai cấp bần cùng này.

Hội nghị tổng kết của Bộ Lao Ðộng, Thương Binh và Xã Hội tổ chức hồi đầu năm 2012 cho thấy, từ năm 1995 đến nay, cả nước đã xảy ra 4.142 cuộc đình công. Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Ðài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản... chiếm 75.4% với 3.122 cuộc. Tỷ lệ này đang có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2011, số vụ đình công đạt mức kỷ lục với 978 vụ so với năm 2010 là 422 vụ, năm 2009 là 218 vụ, năm 2008 là 720 vụ...

Tổng Liên đoàn Lao động hoạt động lỏng lẻo, là công đoàn lao động quốc doanh và duy nhất, các cuộc đình công được tổ chức tự phát thường phải đối mặt với lệnh bắt giữ hoặc các biện pháp trừng phạt khác.

Kết luận

Đổ bao nhiêu xương máu để giành độc lập, nhưng nhân dân Việt Nam hoàn toàn không được hưởng tự do. Cả nước là một nhà tù vĩ đại mà mọi người đều có thể là một người tù dự khuyết.

Chế độ thực dân cộng sản thực chất là chế độ của một tập đoàn thiểu số "ăn trên ngồi trốc", chỉ thu vén lợi ích riêng, vinh thân phì gia, phản bội lại tất cả những gì mà họ hô hào, kéo cả dân tộc vào những cuộc chiến tương tàn vô nghĩa.
© Lê Diễn Đức - RFA Blog

Wikileaks: Ai đưa Nguyễn Tấn Dũng lên đỉnh quyền lực?

Trong một chuyến viếng thăm tỉnh Kiên Giang vào hai ngày 6 và 7 tháng 4 năm 2006, ông Seth Winnick, tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, đã tìm hiểu qua giới chức địa phương về thân thế một nhân vật từng có thời niên thiếu ở vùng này, đó là ông Nguyễn Tấn Dũng, khi đó là phó thủ tướng Việt Nam.
Những dữ kiện thu thập trong chuyến đi được ông Seth Winnick tường trình trong công điện ngày 13 tháng 4 năm 2006, gửi về cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Ðốn, vẽ nên chân dung ông Dũng như một người con yêu của Kiên Giang, và giải thích lý do tại sao sự nghiệp chính trị của ông Dũng chỉ trong một thời gian ngắn đã lên như diều gặp gió.

Theo một công điện của Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ Sài Gòn gửi về Hoa Thịnh Ðốn, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là người có sự nghiệp chính trị rất thuận buồm xuôi gió, vì được sự hậu thuẫn của cả Lê Ðức Anh, cựu chủ tịch nước, thuộc thành phần bảo thủ, và Võ Văn Kiệt, cựu thủ tướng và là nhân vật có khuynh hướng cải tổ nặng ký nhất. (Hình: HoangDinhNam/AFP/Getty Images)

'Người con Kiên Giang'
Công điện cho biết, theo lời ông Bùi Ngọc Sương, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Kiên Giang, ông Dũng ra đời tháng 11 năm 1949 ở tỉnh Cà Mau, và sau đó theo gia đình dọn hẳn về Kiên Giang.
Ông Sương cho hay, cha của ông Dũng là một lãnh đạo cao cấp của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN), bị giết chết khi ông Dũng còn tấm bé. Sau cái chết của cha, ông Dũng cũng gia nhập MTGPMN. (Lý lịch của ông Dũng ghi rằng ông gia nhập Quân Ðội Nhân Dân Việt Nam vào năm 1961, khi mới được khoảng mười hai, mười ba tuổi, và gia nhập đảng Cộng Sản vào năm 1967.)
Vẫn theo lời chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Kiên Giang, ông Dũng từng là y tá cứu thương cho MTGPMN, và trong thời kỳ chiến tranh, được lên chức đội trưởng đội phẫu thuật Kiên Giang. Ðịa bàn hoạt động của ông Dũng lúc đó là rừng U Minh, nơi một thời là thành trì vững chắc của MTGPMN.
Sau 20 năm phục vụ trong quân đội, ông Dũng giải ngũ năm 1981 với chức vụ thiếu tá, rồi được đưa về đào tạo ở Học Viện Chính Trị Nguyễn Ái Quốc của đảng CSVN tại Hà Nội, nơi ông đã lấy được bằng cử nhân luật và bằng tốt nghiệp về nghiên cứu chính trị.
Sau khi tốt nghiệp Học Viện Chính Trị, ông Dũng được bổ nhiệm làm phó Trưởng Ban Cán Bộ và Tổ Chức Tỉnh Ủy Kiên Giang.
Một đoạn trong công điện viết:
“Dũng nhanh chóng thăng quan tiến tiến chức trong hàng ngũ đảng cấp tỉnh. Chỉ trong vòng một thập niên, ông được bổ nhiệm làm bí thư Tỉnh Ủy Kiên Giang, đồng thời là thành viên Ðảng Ủy Quân Khu 9.
Năm 1986, tại Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ 6, Dũng được bầu là ủy viên của Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng. Cuối năm 1994, ông được chuyển về Hà Nội để nhận chức thứ trưởng Bộ Nội Vụ (sau này được đổi tên thành Bộ Công An).”
Công điện cũng cho biết, với Kiên Giang, ông Dũng luôn là người con gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn.
Theo giới chức tỉnh Kiên Giang, ông Dũng thường xuyên về thăm quê và cắt cử nhiều người gốc Kiên Giang, hay thuộc đồng bằng Sông Cửu Long vào những vai trò quan trọng tại Hà Nội.
Công điện tiết lộ:
“Một nguồn tin đáng tin cậy tại Kiên Giang nói với Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ rằng, Ủy viên Bộ Chính Trị kiêm Bộ Trưởng Bộ Công An Lê Hồng Anh cũng là người được Dũng đỡ đầu và giúp trở thành người kế nhiệm ông làm bí thư tỉnh Kiên Giang, rồi sau đó ra Hà Nội.”
Cũng theo công điện, một vài người Kiên Giang khác được ông Dũng nâng đỡ.
“Dũng còn bổ nhiệm ông Huỳnh Vĩnh Ái, cựu phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Kiên Giang vào chức phó chủ tịch của Ủy Ban Thể Dục Thể Thao quốc gia, một chức tương đương với Thứ trưởng. Ở chức vụ này, Ái được trao trách nhiệm điều hành việc hợp pháp hóa một số những hình thức cá cược thể thao. Ngoài ra, Dũng cũng đưa cựu giám đốc Sở Y Tế tỉnh Kiên Giang là ông Trần Chí Liêm ra Hà Nội, và giờ đây Liêm là thứ trưởng Bộ Y Tế.”
Tả phù hữu bật
Giải thích con đường quan lộ thuận lợi của Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Lãnh Sự Seth Winnick dùng những cụm từ như “Ties of Blood” hay “Blood Debt” để mô tả thâm tình giữa Nguyễn Tấn Dũng với cả hai cánh tả lẫn hữu của đảng CSVN.
Ông Seth Winnick viết trong công điện:
“Một nguồn tin ở đồng bằng sông Cửu Long cho biết, cha của Nguyễn Tấn Dũng tử nạn vì bị Hoa Kỳ hay quân đội VNCH tấn công ngay giữa lúc đang họp với hai lãnh đạo của lực lượng nổi dậy lúc đó là Lê Ðức Anh và Võ Văn Kiệt.”
Công điện giải thích:
“Vẫn theo nguồn tin này, cả Lê Ðức Anh và Võ Văn Kiệt tin rằng họ nợ Dũng một món ‘ân oán’, và có bổn phận phải đền bù cho Dũng.
Ðó là lý do tại sao, dù có lập trường đối nghịch nhau, cả hai, Lê Ðức Anh thuộc thành phần bảo thủ, từng giữ chức chủ tịch nước từ năm 1992 đến 1997, và sau khi về hưu vẫn có rất nhiều thế lực; và Võ Văn Kiệt, cựu Thủ Tướng và là nhân vật có khuynh hướng cải tổ nặng ký nhất, đều cùng tiếp tay hỗ trợ cho sự nghiệp chính trị của Dũng.”
Công điện còn cho biết các giới chức đồng bằng sông Cửu Long, “dù không lạm bàn về khuynh hướng chính trị của Dũng,” tỏ ra “rất hãnh diện về người con yêu xứ Kiên Giang.”
Công điện ghi rõ nhận xét của người Kiên Giang về Nguyễn Tấn Dũng: “Dũng là một người bộc trực thẳng thắn, dám nói, dám làm, không ngại có những quyết định táo bạo. Thí dụ, ông là người đầu tiên trong nhóm lãnh đạo cao cấp dám gửi con qua học đại học tại Hoa Kỳ.”
Các viên chức Kiên Giang cũng đánh giá rằng, liên hệ của ông Dũng với cả cựu Chủ Tịch nước Lê Ðức Anh và cựu Thủ Tướng Võ Văn Kiệt “giúp ông có thế để chống chỏi với áp lực từ cả hai phía bảo thủ và cấp tiến.”
Ngoài thân thế của Nguyễn Tấn Dũng, một công điện khác, từ tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, gửi về cho Bộ Ngoại Giao, ngày 5 tháng 6, năm 2009, cho thấy rõ hơn về con người này, khi mô tả việc Nguyễn Tấn Dũng từng chiếm độc quyền trang nhất của các tờ báo in cũng như báo mạng lớn, để dành cho bài ai điếu của ông, viết trong dịp giỗ đầu của cựu Thủ Tướng Võ Văn Kiệt.
Giành giựt chức thừa kế
Công điện cho biết, “chỉ một năm sau cái chết của vị cựu Thủ Tướng cấp tiến Võ Văn Kiệt, giới ủng hộ ông Kiệt than phiền là lãnh đạo đảng cộng sản đương thời hoàn toàn phớt lờ những cải tổ mà ông Kiệt đề nghị, dù muốn bảo vệ di sản của ông.”
Cũng theo công điện, thì mặc dù tỏ ra không mấy tin tưởng vào viễn ảnh của việc cải tổ, giới trí thức Sài Gòn, kể cả những người đã dấy lên phong trào phản đối rầm rộ chính sách khai thác Bô Xít của đảng, cũng công nhận rằng “chủ trương cởi mở và sự thẳng thắn của Kiệt tiếp tục tạo cho họ nguồn cảm hứng để tiếp tục con đường cải cách, và dân chủ hóa Việt Nam mà ông đã vạch ra.”
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là họ đánh giá cao nỗ lực của Nguyễn Tấn Dũng trong việc “dùng hoài niệm Võ Văn Kiệt” để “làm hồi sinh hình ảnh của mình như một nhà lãnh đạo có khuynh hướng cải tổ.”
Thay vào đó, công điện nhận định rằng, người ta (giới trí thức Sài Gòn) “nói về một khoảng trống trong phe cải cách, bởi vì ngày nay, ngoài ông Kiệt ra, không ai hội đủ cả tinh thần cách mạng lẫn uy tín về cải tổ.”
Một đoạn trong công điện viết:
“Ở Việt Nam, ngày giỗ là một cột mốc quan trọng, và theo truyền thống, trách nhiệm cử hành nghi lễ giỗ hàng năm được trao cho người thừa kế.”
Vì vậy, công điện cho biết, vào ngày 28 tháng 5, giới quan tâm tại Sài Gòn đã “chau mày” trước việc Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ra chỉ thị cho tất cả những báo in và các trang báo điện tử lớn, hai ngày trước ngày giỗ của Võ Văn Kiệt, phải đăng một bài viết của Dũng nhân dịp này.
Công điện nêu rõ:
“Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn được cho biết là giới truyền thông nhận chỉ thị trực tiếp từ phủ Thủ Tướng, là bài điếu văn của ông phải được đăng ở trang nhất, và không bài viết nào được đi trước bài của ông.”
Theo nhận định của đại diện Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, bài viết của thủ tướng “chẳng đặc sắc gì hơn một bài tán dương lãnh đạo tiêu biểu, ca tụng ông Kiệt như một chiến sĩ giải phóng nhiệt thành, nhiều sáng kiến, đi tiên phong trong việc hòa giải dân tộc và cải cách kinh tế.”
Thế nhưng, sau khi bài viết của Dũng được công bố, “một loạt các bài viết khác đua nhau xuất hiện.”
Và, “rất nhiều bài viết cả trên báo 'lề phải' lẫn cộng đồng blog, mô tả ông Kiệt là vị lãnh đạo cuối cùng của ‘thế hệ đổi mới’: một nhà cải cách vĩ đại, hòa giải; nhưng trên tất cả, là một người ủng hộ dân chủ ở một vị trí độc đáo, có nhiều uy tín và dám công khai kêu gọi cải cách.”
Công điện cho biết thêm là những nhà quan sát chính trị tại Sài Gòn nói với tòa lãnh sự Hoa Kỳ là họ “đánh giá hành động của Dũng là một nỗ lực “khôi phục lại hình ảnh của mình như là một người ủng hộ cải cách.” Và, đặc biệt là để “thu hút sự ủng hộ của giới trí thức cổ xúy cải cách, trong thời gian gần đây đã liên tục chỉ trích chính sách khai thác bauxite tại Tây Nguyên của chính quyền.”
Tuy nhiên, công điện kết luận:
“Trong bối cảnh mà ước nguyện và tư tưởng của Võ Văn Kiệt không được mấy tôn trọng trong năm qua, mánh khóe của Dũng không những đã chẳng giúp ông kiếm được tí điểm nào trong giới trí thức mà còn phản tác dụng.”
Hà Giang
(Người Việt)

Phạm Quế Dương - Đề nghị làm sáng tỏ vụ việc: Hồ Chí Minh là người Việt Nam hay Đài Loan?


hcm
Hai người này là một?
Gần đây, dư luận sôi động về việc Đài Loan xuất bản cuốn sách “Tìm hiểu về cuộc đời Hồ Chí Minh.” ( Hồ Chí Minh sinh bình khảo), do nhà xuất bản Bạch Tượng Văn Hóa ấn hành ngày 01-11-2008.Tác giả là Hồ Tuấn Hùng, giáo sư đã từng dạy học hơn 30 năm, tốt nghiệp trường Đại Học Quốc Lập Đài Loan, khoa lịch sử. Người dịch ra tiếng Việt Nam là Thái Văn (không biết là người Việt Nam hay Trung Quốc).
Sách chủ yếu nói về Nguyễn Ái Quốc. Sau vụ án Hương Cảng,1931 cụ sang Liên xô nhưng bị lao phổi và chết ở Liên xô từ năm 1932. Sau đó, Quốc tế Cộng sản phân công Hồ Tập Chương, người Đài Loan cùng hoạt động với cụ Nguyễn Ái Quốc thay cụ Nguyễn Ái Quốc làm cách mạng ở Việt Nam. Ông Hồ Tập Chương lấy tên là Hồ Chí Minh. Tác giả Hồ Tuấn Hùng là người Đài Loan và là cháu ruột của Hồ Tập Chương. Sách gồm 6 chương, dày 342 trang khổ 15×21 cm .
Nguyên văn lời tựa như sau:
“Thay lời tựa
Màn đầu bóc gỡ tấm mạng che huyền bí
Tấm mạng huyền bí che mặt Hồ Chí Minh”
Các nhà lãnh đạo nổi tiếng trong lịch sử hiện đại, ít nhiều đều có những bí mật riêng giống như tấm mạng che mặt. Những bí mật này rất ít khi được công khai minh bạch, trong đó, Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam là một trường hợp điển hình. Cho dù hiện giờ đã là thiên niên kỷ thứ hai, kỹ thuật truyền thông hiện đại có mặt khắp nơi, Hồ
Chí Minh yên nghỉ trong quan tài thủy tinh tại lăng Ba Đình Hà Nội đã bốn mươi năm, nhưng hoàn cảnh gia đình, lịch trình học tập, khả năng ngôn ngữ, lý tưởng động cơ cách mạng, thực trạng hôn nhân, quá trình hoạt động tại Quốc tế cộng sản, thậm chỉ ngày sinh và ngày mất cũng vẫn còn tồn tại rất nhiều nghi vấn. Mặc cho các tác giả viết truyện ký tìm mọi cách lắp ghép tư liệu, cuối cùng, vẫn không thể nào dựng lại được và trình bày một cách thuyết phục chân dung lịch sử Hồ Chí Minh.
Nhà sử học Việt Nam, giáo sư Nguyễn Thế Anh, tiến sĩ văn học và nhân văn Đại học Sorbonne, Paris, Pháp, từng là giám đôc Đại học Thuận Hóa, chủ nhiệm khoa Văn Sử Đại học Sài Gòn, giáo sư thỉnh giảng Đại học Harvard Hoa Kỳ, chủ nhiệm khoa Lịch sử văn hóa Đông Dương, Đại học Sorbonne, đã dày công nghiên cứu về Hồ Chí Minh và có những kiến giải độc đáo. Trong tác phẩm “Con đường chính trị của Hồ Chí Minh”, Nguyễn giáo sư từng nói: “Cho dù không thiếu những tác phẩm viết về Hồ Chí Minh, cho dù ông đã mất từ lâu, nhưng vẫn còn tồn tại khá nhiều nghi vấn và mâu thuẫn trong cuộc đời nhân vật chính trị này. Do ông có thói quen che giấu quá khứ và những hoạt động của mình, cố ý xóa sạch các dấu vết, vì thế, mọi cố gắng tìm hiểu những chi tiết chân thực trong cuộc đời hoạt động của ông chẳng khác gì đứng trong đám mây mù vần vụ mà thưởng hoa vậy. Vì thế, ta chỉ có thể suy đoán mà thôi. Hồ Chí Minh có đến 3 cái tên giả, tự mình kể chuyện về mình đầy tràn sắc thái thần bí với nhiều sự hàm hồ, vô vàn tình tiết nghi hoặc, chẳng những không thể phân tích rõ ràng, mà còn bỗng nhiên tự tâng bốc mình với mục đích tuyên truyền cho sự nghiệp chính trị hoặc là một thánh nhân. Tuy vậy, các nhà sử học đã trường kỳ nghiên cứu, nỗ lực bóc gỡ dần lớp màn che phủ vốn làm chân dung Hồ Chí Mịnh bị biến dạng hoặc bị tô vẽ thái quá qua các tác phẩm truyện ký, chỉ có điều là vẫn chưa tìm ra điểm mấu chốt.
Nhà sử học Hoa Kỳ, giáo sư William J. Duiker, là một học giả trác việt chuyên nghiên cứu về Hồ Chí Minh. Thời kỳ chiến tranh Việt Nam, William J. Duiker làm việc ở Đại sứ quán Hoa Kỳ, trước sau có gần ba mươi năm nghiên cứu về Hồ Chí Minh, đã được một số Quỹ và Hội học thuật Hoa Kỳ tài trợ. William J. Duiker cũng thông thạo các tiếng Anh, Pháp, Nga và Việt, đã vào đọc hầu hết các thư viện lớn nhỏ châu Á, châu Âu và châu Mỹ, trong đó có nhiều lần cùng đi với các quan chức chính quyền Việt Nam sưu tầm tư liệu có liên quan đến Hồ Chí Minh, và đã tìm được những tài liệu quý hiếm.
Vào năm 2000, William J. Duiker hoàn thành tác phẩm “Truyện Hồ Chí Minh”, xuất bản bằng tiếng Anh, dày 700 trang, tuy nhiên chính ông cũng phải thừa nhận, không thể nào tìm được những tài liệu ở cơ quan đầu não, bởi luôn có sự ngăn cản việc tìm ra sự thật. William J. Duiker nói: “Những tài liệu nằm ở Trung tâm Lưu trữ Hà Nội đều không cho người Việt Nam và người nước ngoài thâm nhập tìm hiểu, nghiên cứu. Cũng như vậy, ta không thể tìm những tài liệu có liên quan đến Hồ Chí Minh ở Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa. Nhà cầm quyền Trung Quốc và Liên Xô hầu như ít khi để lộ những thông tin thuộc loại này.”
Học giả Anh Quốc Sophie Quinn- Judge cũng là một chuyên gia nghiên cứu về Hồ Chí Minh, từng được Quỹ Mike và Viện nghiên cứu Trung ương Đại học London tài trợ. Bà đã đến Việt Nam, các nước Đông Nam Á và Nga Xô, tìm được những chứng cứ mới nhất trong hồ sơ của Quốc tế cộng sản và tình báo Pháp làm cơ sở cho công trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh. Năm 2002, Sophie Quinn – Judge đã xuất bản tại London cuốn sách “Những năm tháng mất tích của Hồ Chí Minh, 1919-1941″. Trong lời đầu, tác giả nói rõ, lấy “truyền kỳ về con người hai mặt” làm tiêu đề, bởi vì, đối với Hồ Chí Minh còn rất nhiều điều nghi vấn, đặc biệt tiêu đề chương sáu, dùng sự kiện “Chết ở Hương Cảng, mai táng ở Mạc Tư Khoa”, coi đó là câu đố về chuyện sinh tử của Hồ Chí Minh, đồng thời đặt dấu hỏi nghi ngờ.
Trong phần giới thiệu tóm tắt ở trang 6, Sophie Quinn-Judge viết: “Hồ Chí Minh tìm mọi cách để giấu đi quá khứ của mình. Nhiều năm qua, những thứ mà ông đã cung cấp toàn là loại “dật sự”, thường là mâu thuẫn nhau, không mấy liên quan đến cuộc đời thực. Đầu tiên là tập tự truyện xuất bản vào năm 1949 tại Trung Quốc, năm 1950, được xuất bản bằng tiếng Pháp tại Paris, mấy năm sau lại xuất bản tại Việt Nam với nhan đề “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch”. Qua cuốn sách, người đọc biết rất rõ là, tất cả cái gọi là sự thật ấy đều do Hồ Chí Minh bịa đặt. (Tác giả nhận xét, “Truyện Hồ Chí Minh”, bút danh Trần Dân Tiên, bản Trung văn, “Ba Nguyên thư ốc” Thượng Hải xuất bản năm 1949. Năm 1958, cuốn sách đổi tên là “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch”, xuất bản bằng tiếng Việt tại Hà Nội).
Năm 1962, nhà Việt Nam học Bernard Fall phỏng vấn Hồ Chí Minh, có hỏi đến những chi tiết mập mờ trong cuộc đời của ông, Hồ Chí Minh trả lời: “Các ông già khi vui vẻ thường tự tạo ra cho mình một chút thần bí. Tôi cũng bắt chước người xưa làm ra vẻ thần bí một chút, chắc ngài có thể hiểu được”. Việc này chẳng biết Bernard Fall có hiểu được hay không, nhưng William J.Duiker trong cuốn sách nổi tiếng “Truyện Hồ Chí Minh” đã viết: “Không khí thần bí bao bọc xung quanh Hồ Chí Minh luôn luôn được duy trì, chí ít ra là trong các tác phẩm tự truyện như thế này”.
Hồ Chí Minh có phải đến từ Đài Loan?
Vì sao cho đến lúc qua đời Hồ Chí Minh vẫn không tự nói ra những bí mật của mình? Chấp nhận nằm trong quan tài thủy tinh để lại cho người đời biết bao câu hỏi nghi ngờ? Vì sao các tư liệu có liên quan đến Hồ Chí Minh trong hồ sơ lưu trữ tại các nước Pháp, Anh Quốc (bao gồm cả Hương Cảng), Mỹ… đến nay từng bước đã được giải mật, vậy mà nhà nước Việt Nam, Trung Quốc và Nga vẫn xếp vào loại tuyệt mật, cất giữ trong hòm kín? Các chuyên gia, học giả nghiên cứu về Hồ Chí Minh nhận thấy rất rõ, trong hồ sơ giản lược về cuộc đời ông, trước sau đều phát sinh mâu thuẫn, nhưng không biết làm cách nào tìm được cách giải thích hợp lý. Hàng loạt những sự kiện nghi vấn trên dường như tạo hứng thú cho người ta bỏ nhiều thời gian, công sức tìm tòi tư liệu để viết về thân thế Hồ Chí Minh. Việc này cũng giải thích vì sao, giới lãnh đạo cao cấp Việt cộng, Trung cộng và Quốc tế cộng sản, phàm là các sử liệu có liên quan đến Hồ Chí Minh, đều nhất loạt được che giấu, tô vẽ hoặc ngụy tạo. 
Vì ông Hồ Chí Minh cố tình che giấu tung tích của mình đã đưa đến nghi vấn ông có phải Hồ Tập Chương người Đài Loan hay không.
Vì ông Hồ Chí Minh cố tình che giấu
tung tích của mình đã đưa đến nghi
vấn ông có phải Hồ Tập Chương người
Đài Loan hay không.

Nhiều năm trước, một người bạn thương gia Đài Loan đã nói với tôi: “Hồ Chí Minh là người họ Hồ ở Miêu Lật, Đồng La, ông có biết không?”. Tin đồn về Hồ Chí Minh thuộc Hồ tộc ở Miêu Lật, Đồng La đã hai lần tôi trực tiếp nghe được. Thông tin này làm tôi vừa nghi ngờ vừa phấn khởi. Đây phải chăng là dự báo về thân phận Hồ Chí Minh sắp được giải mật? Có một người họ Hồ, nhân viên Đảng vụ Quốc dân đảng, thuộc dân tộc Khách Gia Quảng Đông, sinh vào năm Dân Quốc thứ năm mươi, trong dịp về tế tổ họ Hồ ở Miêu Lật có hỏi thân phụ tôi: “Hồ Chí Minh với ông là như thế nào mà có tin đồn ông ta cũng là người Miêu Lật?” Một người nữa là thày thuốc họ Hà kể lại, năm 1945, ông đã theo quân đội Quốc dân đảng đến Hà Nội có nghe một người Hoa làm nghề buôn thịt lợn nói rằng, Hồ Chí Minh là người đến từ Miêu Lật, Đồng La, Đài Loan. Người anh họ của tôi cũng bảo: “Năm Dân Quốc thứ sáu mươi, anh cùng ông chú đến Bộ Ngoại giao Đài Bắc hỏi thăm tung tích Hồ Chí Minh (Hồ Tập Chương) cùng những vấn đề liên quan đến thân phận ông, nhưng không có được câu trả lời cụ thể”. Thời gian gần đây tôi đã hai lần được nghe từ miệng một thương nhân Đài Loan ở Việt Nam nói rõ, Hồ Chí Minh là người Miêu Lật, Đồng La, nhưng không thể kiểm chứng được nguồn gốc thông tin, bởi không một lãnh đạo chóp bu nào của Việt Nam chịu tiết lộ bí mật.

Từ Việt Nam, tin đồn Hồ Chí Minh là người thuộc họ Hồ sinh quán ở Miêu Lật, Đồng La truyền về Đài Loan, khiến tâm trạng tôi vốn dĩ trầm lặng bỗng nhiên như cháy bùng lên. Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam là người Đài Loan! Như vậy, lời khẩu truyền được lưu trong ký ức gia tộc họ Hồ ở Miêu lật, Đồng La thực ra chẳng phải là bí mật của Ông Trời, vấn đề là, chưa tìm được chứng cứ đủ sức thuyết phục mà thôi. Trước đây ít năm, gia tộc có phát hành nội bộ cuốn sách “Giải nghĩa ‘Nhật ký trong tù’ của Hồ Chí Minh”. Qua sơ bộ nghiên cứu tư liệu thì Hồ Chí Minh đúng là người họ Hồ ở Miêu Lật, Đồng La. Đại thể là, không có lửa làm sao có khói, chỉ tiếc sức lực có hạn, không tìm được chứng cứ để liên kết các sự kiện. Mấy năm nay, các loại sách báo, tranh ảnh lưu hành rất tiện lợi. Mạng Internet phát triển nhanh chưa từng thấy. Các sử liệu liên quan đến Hồ Chí Minh lần lượt xuất hiện. Tin đồn Hồ Chí Minh là người Đài Loan từng bước được lịch sử xác nhận qua các phương pháp giám định khoa học. Vì thế, để tìm hiểu xem Hồ Chí Minh có phải là người Miêu Lật, Đồng La, Đài Loan hay không, cần phải khẳng định hai sự kiện sau:

1 – Hồ Chí Minh thời kỳ (1890 – 1932) là Nguyễn Ái Quốc của Việt Nam.
2 – Hồ Chí Minh thời kỳ (1933 – 1969) là Hồ Tập Chương của Đài Loan.

Nói cách khác, truyền kỳ về Chủ tịch nước Việt nam Hồ Chí Minh, nửa đời trước là lãnh tụ cộng sản Việt Nam Nguyễn Ái Quốc, nửa đời sau là nhân sĩ Quốc tế cộng sản Hồ Tập Chương đến từ Đài Loan. Hai người cùng có quá trình sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng đạt được những thành tựu trong cuộc đời hoạt động.

Nguyễn Ái Quốc là lãnh tụ sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng là đại biểu Quốc tế cộng sản. Do đảng viên cộng sản Pháp Joseph Ducroix, bí thư Công hội Thái Bình Dương, Quốc tế cộng sản bị bắt tại Singapore, sau khi truy vấn, cảnh sát đã bắt được hai phái viên của Cục Viễn Đông Quốc tế cộng sản là Hilaire Noulens ở Thượng Hải và Nguyễn Ái Quốc ở Hương Cảng. Không may, vào mùa thu năm 1932, Nguyễn Ái Quốc trên đường trốn chạy từ Hương Cảng đến Thượng Hải bị mắc bệnh lao phổi qua đời.

Mùa hè năm 1929, Hồ Tập Chương từ Đài Loan đến Thượng Hải, được Cục Viễn Đông phái đến làm việc tại “Liên minh mậu dịch Thái Bình Dương”. Cũng bởi có liên quan đến vụ án Hilaire Noulens, ông phải trốn đến Quảng Châu rồi lại chạy sang Quảng Tây, Xiêm La, cuối cùng về Hạ Môn. Đầu năm 1933, Hồ Tập Chương từ Hạ Môn đến Thượng Hải để đi Mạc Tư Khoa. Lúc này, chủ quản bộ phận Việt Nam Quốc tế cộng sản là Vera Vasilieva đặt kế hoạch cho Hồ Tập Chương 5 năm học tập cải tạo để biến thành Nguyễn Ái Quốc, nhằm phủ định sự thật Nguyễn Ái Quốc đã chết, thay thế ông này, bước lên vũ đài lịch sử, diễn vở kịch truyền kỳ Hồ Chí Minh “thật giả kiếp người”.

Hồ Chí Minh nửa đời về sau (1933 – 1969) là Hồ Tập Chương, người Đài Loan. Tuy nhiên, sự kiện động trời này chưa từng được lịch sử biết đến, khiến các cho các chuyên gia nghiên cứu hoặc độc giả có hứng thú với nhân vật Hồ Chí Minh vừa sững sờ vừa nghi vấn. Các chứng cứ của luận điểm này? Độ tin cậy của thông tin như thế nào? Nguồn gốc của tư liệu ở đâu? Mối quan hệ nhân quả về thời gian, không gian và tính logic của vấn đề?

Về trình tự làm cuốn sách, trước hết là trình bày việc lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và chết bởi bệnh lao phổi vào mùa thu năm 1932. Phần tiếp theo sẽ chỉ ra, Hồ Chí Minh và Nguyễn Ái Quốc không phải là một người, cuối cùng nói đến nửa phần đời sau của Hồ Chí Minh chính là Hồ Tập Chương đến Từ Đài Loan. Nội dung cuốn sách này hoàn toàn đảm bảo tính khách quan và tính hợp lý với mục đích chỉ để làm rõ một tiên đề giả thiết Hồ Chí Minh và Nguyễn Ái Quốc không phải là một người. Trong quá trình khảo cứu, tôi đã tìm hiểu, so sánh, đối chiếu cẩn trọng các tư liệu liên quan đến cuộc đời Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh, muốn làm một việc công bằng là trả lại sự thực vốn có cho lịch sử, đồng thời để tìm ra lời giải câu đố “Sự bí ẩn trong chuyện sinh tử của Nguyễn Ái Quốc”. Từ sự bí ẩn về thân phận Hồ Chí Minh, tôi đề xuất 5 luận chứng đồng thời cũng là nhan đề của 5 thiên trong “Tìm hiểu cuộc đời Hồ Chí Minh” như sau:

1 – “Hài kịch tráo rồng đổi phượng” (Nguyễn Ái Quốc chết mà sống lại).
2- “Ve sầu thoát xác, thật giả kiếp người” (Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh cùng lên vũ đài lịch sử).
3 -”Cuộc sống lưu vong phiêu bạt” (Hồ Chí Minh ở Liên Xô và Trung Quốc).
4- “Khúc bi ca về tình yêu và hôn nhân” (Sự thật về tình yêu, hôn nhân của Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh).
5 – “Nhật ký trong tù và Di chúc” (Làm rõ khả năng Hán văn của Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh).
Từ cách nhìn lịch sử ở những góc độ khác nhau, lật lại sự kiện Nguyễn Ái Quốc chết bệnh vào năm 1932, và Hồ Chí Minh của năm 1933 là Hồ Tập Chương đến từ Đài Loan tiếp tục tiếp tục đăng đài thực hiện nhiệm vụ Quốc tế cộng sản giao phó, rất mong được các chuyên gia học giả cùng bạn đọc chỉ giáo.

Thời đại internet hiện đại, nên sách được loan tải trên mạng rất rộng rãi .Nhiều người đến trao đổi với tôi, hầu hết là những người từng trực tiếp tham gia kháng chiến, là bộ đội, là cán bộ tuyên huấn …Một số người phản đối, cho cuốn sách là bịa đặt, “đổi trắng,thay đen.” .Một số người thì bảo chuyện này cũng đã được nghe từ lâu. Và tin lời tác giả. Họ dẫn chứng: năm 1957, cụ Hồ Chí Minh về thăm quê ở xã Kim Liên,huyện Nam Đàn,tỉnh Nghệ An mà không ra thắp hương mộ thân mẫu là cụ Hoàng Thị Loan. Năm 1945, khi bắt đầu làm Chủ tịch nước, bà chị là Nguyễn Thị Thanh ở quê ra thăm, cụ Hồ tránh mặt, không dám gặp, chỉ cử 2 cán bộ cao cấp tiếp.

Bản thân tôi rất kính trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự hào đã 45 năm là “ Lính Bác Hồ.”, “Bộ đội Bác Hồ.” Khi làm Tổng biên tập báo Phòng Không-Không Quân, ba lần được tiếp xúc với Chủ Tịch khi Chủ Tịch thăm Quân chủng và trận địa tên lửa, viết bài về Chủ Tịch. Nhiều lần về thăm quê Chủ Tịch và thắp hương lễ mộ cụ Hoàng Thị Loan, vào Sài Gòn đến Cảng Nhà Rồng thăm nơi “Bác Hồ đi tìm đường cứu nước.”. Nhiều lần vào lăng viếng Bác .

Kính mong nhà cầm quyền, Đảng và Nhà nước Việt Nam cử giới khoa học lịch sử làm rõ sự thật vụ việc này. Nếu tác gỉả bịa đặt thì đưa ra tòa án quốc tế xét xử, làm rõ sự thật.

Ngày 25/8/2013
© Phạm Quế Dương
© Đàn Chim Việt

Bảo vệ và phát huy giá trị thực sự của dân chủ, độc lập, tự do

Từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay, nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức làm chủ, tự mình tổ chức Nhà nước để quản lý, điều hành, xây dựng xã hội mới và không ngừng củng cố quyền làm chủ của người dân. Và cũng kể từ đó, lời khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ” mới trở thành thực tế và được hiện thực hóa trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Người dân Việt Nam ngày càng cảm nhận sâu sắc và thấm thía giá trị thực sự của độc lập, tự do và hạnh phúc lớn lao khi được làm chủ, được thụ hưởng những thành quả của chế độ dân chủ mà chính nhân dân ta đã giành được, đã bảo vệ, giữ gìn và không ngừng củng cố, tăng cường... bằng bao công sức và cả máu xương của nhiều thế hệ người Việt Nam suốt gần 7 thập kỷ qua.

Chế độ dân chủ ở nước ta là chế độ mà trong đó “nhân dân là chủ, nhân dân làm chủ”, “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”; là chế độ bảo đảm quyền làm chủ trên thực tế của nhân dân trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, tinh thần... trong một đất nước độc lập, tự do. Mọi công dân đều có quyền tham gia quản lý xã hội một cách trực tiếp, hoặc thông qua người đại diện do mình lựa chọn. Những điều kiện để người dân thực hiện quyền làm chủ, thực thi kiểm tra, giám sát, đề đạt nguyện vọng, ý kiến của mình đối với cơ quan công quyền ngày càng được bảo đảm tốt hơn.

Riêng trong lĩnh vực giáo dục, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng nền giáo dục nước ta phát triển nhanh, quyền học hành của người dân được bảo đảm ngày càng tốt hơn. Đến nay, 100% các xã có trường tiểu học, có xã có 2 đến 3 trường; các xã và liên xã có trường trung học cơ sở, các huyện đều có trường trung học phổ thông; 63/63 tỉnh, thành phố có trường cao đẳng, hơn 40 tỉnh, thành phố có trường đại học...

Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam được bảo đảm bằng pháp luật. Đến năm 2012, cả nước có 786 cơ quan báo in, với 1.016 ấn phẩm; 67 đài phát thanh-truyền hình Trung ương và cấp tỉnh, 47 đơn vị hoạt động truyền hình cáp, 9 đơn vị truyền dẫn tín hiệu truyền hình cáp, sản xuất 62 kênh truyền hình trả tiền... Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân được quy định rõ trong Hiến pháp, được tôn trọng và bảo đảm trên thực tế, được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Đến năm 2012, ở Việt Nam có khoảng 70.000 chức sắc trong các tổ chức tôn giáo đang hoạt động tại hơn 24.000 cơ sở thờ tự trên cả nước. Các chức sắc và tín đồ tôn giáo đều là công dân của đất nước, hòa trong cuộc sống chung của dân tộc, được tự do hành đạo, thực hiện sống "tốt đời, đẹp đạo"; đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo đoàn kết gắn bó cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, không phân biệt đối xử và không có chuyện “tôn giáo bị sách nhiễu”, “bị chén ép”.

Thực tế khẳng định, để nhân dân thực sự làm chủ vận mệnh của mình, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc trong một đất nước độc lập, tự do như hôm nay, chúng ta luôn phải nỗ lực phấn đấu cao độ, phải trải qua biết bao gian khổ, hy sinh xương máu. Những kết quả và tiến bộ về dân chủ mà chúng ta đạt được là động lực to lớn của công cuộc đổi mới đất nước. Không ai có thể phủ nhận những thành tựu, những nỗ lực của chúng ta trong thực hành dân chủ và dân chủ hóa, trong hoàn thiện các điều kiện để bảo đảm dân chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Những năm qua, ai cũng dễ dàng thấy rõ những hậu quả nhãn tiền của việc cổ xúy cho đa nguyên, đa đảng, “xuất khẩu” và áp đặt “thứ dân chủ tự do” xa lạ với không ít quốc gia... Đất nước I-rắc hơn 10 năm sau khi bị Mỹ và đồng minh tiến công, hậu quả của chiến tranh vẫn hết sức nặng nề, với 2 triệu phụ nữ góa bụa, 5 triệu trẻ em mồ côi, hơn 4 triệu người phải phiêu bạt khỏi đất nước để lánh nạn, 15% trẻ em đến tuổi không được đến trường; hệ thống y tế rối loạn; xung đột sắc tộc, phe phái chính trị... hết sức quyết liệt, với những vụ đánh bom liều chết gây thương vong lớn, nhằm thanh toán lẫn nhau, gây mâu thuẫn, thù hằn... diễn ra như cơm bữa; gần 700 tổ chức chính trị và các nhóm phe phái bị chia rẽ sâu sắc về tư tưởng và tôn giáo; nền độc lập của đất nước này chỉ tồn tại trên danh nghĩa.

Thứ dân chủ mà một số người “khuyên" chúng ta đi theo không phải là dân chủ của nhân dân lao động. Chúng ta không phủ nhận nhiều giá trị của dân chủ tư sản, nhưng nền dân chủ ấy vẫn là nền dân chủ nhằm bảo đảm sự thống trị, bóc lột của giai cấp tư sản đối với xã hội và lao động, nó sinh ra “mọi đói nghèo, thất nghiệp, thất học…”, như chính Giáo sư Paul Mishler, thuộc Trường Đại học bang In-di-a-na (Hoa Kỳ) từng nhận xét.

Cần tiếp tục khẳng định rằng, không thể tồn tại dân chủ vô hạn độ. Phát huy dân chủ nhất thiết phải đi liền với tăng cường pháp chế, đề cao trách nhiệm công dân, giữ vững kỷ luật, kỷ cương xã hội, đồng thời phê phán và nghiêm trị những hành vi vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, những hành vi lợi dụng dân chủ làm tổn hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Thực hiện quyền làm chủ là để xây dựng đất nước phồn thịnh, chứ không phải là nhằm chống lại Tổ quốc, chống Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Dù còn có những hạn chế nhất định trên con đường phát triển, nhưng những thành tựu về dân chủ, nhất là việc chăm lo nâng cao mức sống của người dân; thành tựu về xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội... mà Việt Nam đạt được là rất đáng tự hào, được Liên hợp quốc và bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Đó là giá trị thực sự của độc lập, tự do ở nước ta mà chúng ta phải kiên quyết bảo vệ, giữ gìn, nâng cao và phát huy trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

PGS, TS NGUYỄN MẠNH HƯỞNG
(Báo QĐND)

Vũ Thị Phương Anh - Ngày 2/9, nghĩ về cái giá của nền độc lập

Hôm nay là ngày 2/9, một ngày lễ mà tất cả mọi người đều được nghỉ - public holiday như trong tiếng Anh người ta vẫn nói.
Ngày 2/9 được Việt Nam chọn làm ngày quốc khánh, còn gọi là ngày "tết độc lập". Một ngày lễ lớn, đánh dấu ngày VN dành lại độc lập từ thực dân Pháp. Một ngày đáng để mọi người dân VN tự hào, và mừng vui. Nghe trên TV, thỉnh thoảng lại thấy có ai đó dùng từ "vỡ òa cảm xúc", một kiểu nói bị chê là sáo rỗng,  là "cliché" tức là nói theo công thức (xem định nghĩa cliché ở đây: http://grammar.about.com/od/c/g/clicheterm.htm).
Kể ra, một ngày lễ có ý nghĩa lớn lao như vậy thì nếu có ai nói "vỡ òa cảm xúc" có lẽ cũng không phải là giả tạo, sáo ngữ gi cho lắm. Một dân tộc nhỏ bé, một đất nước nông nghiệp lạc hậu, mà chỉ cần dựa vào một cái chủ thuyết "bách chiến bách thắng (là chủ nghĩa Mác-Lênin) đã đánh đuổi được 3 tên đế quốc sừng sỏ" - chúng ta vẫn thường tự hào như thế. Nên niềm vui đó, niềm tự hào đó tôi tin là có thật, chân thành và sâu sắc.

Niềm tự hào đó trong kéo dài trong rất nhiều năm và được các vị lãnh đạo VN đem khoe khắp nơi. Cho đến một lần nào đó, một vị lãnh đạo nào đó khi thăm Thái Lan, hình như thế, đã hứng chí phát biểu đại ý như câu tôi trích ở trên, thì được đáp bằng một câu khiến bất cứ người nghe nào trong hoàn cảnh tương tự cũng phải cảm thấy chưng hửng và cụt hứng.
Câu trả lời của Thái Lan lúc ấy đại khái là như thế này (not verbatim): "Phần chúng tôi, chúng tôi tự hào vì đã không phải tốn xương máu để đánh đuổi tên đế quốc nào cả." Một câu nói theo tôi là cực hay, thật nhẹ nhàng mà làm thay đổi hẳn cách suy nghĩ của người VN về cách thức làm thế nào để đưa đất nước tiến lên mà tốn ít công sức, thời gian và xương máu nhất.
Lẩn thẩn, tôi lên mạng gõ cụm từ "cái giá/ chi phí của nền độc lập", nhưng gõ bằng tiếng Anh (the cost/ price of independence") để tìm hiểu xem các nước khác đã phải trả giá hoặc chấp nhận trả giá ra sao cho nền độc lập của mình. Trước hết là Thái Lan, đất nước mà những người lãnh đạo đã khôn ngoan tránh được những cuộc chiến tranh đẫm máu mà vẫn có được nền độc lập của mình.
Khi tìm Thailand's independence day, tôi nhận được câu trả lời như sau:

Thailand doesn't actually have an independence day, as it's the only country in Southeast Asia that was never colonized by the Europeans. At the moment its national day is December 5, which is the birthday of the current king.

Thái Lan thực ra không có ngày độc lập vì đó là quốc gia duy nhất ở ĐNÁ không phải trở thành thuộc địa của bất cứ quốc gia phương Tây nào. Hiện nay, ngày quốc khánh của Thái Lan là ngày 5/12, đó là ngày sinh nhật của vị vua hiện tại.
Nhưng làm sao họ có thể tránh được số phận bị phương Tây đô hộ nhỉ? Đây là câu trả lời của wikipedia:
Despite European pressure, Thailand is the only Southeast Asian nation that has never been colonized.[22] This has been ascribed to the long succession of able rulers in the past four centuries who exploited the rivalry and tension between French Indochina and the British Empire. As a result, the country remained a buffer state between parts of Southeast Asia that were colonized by the two colonizing powers, Great Britain and France. Western influence nevertheless led to many reforms in the 19th century and major concessions, most notably being the loss of a large territory on the east side of the Mekong to the French and the step-by-step absorption by Britain of the Malay Peninsula.
Xin dịch phần in đậm:
Lý giải điều này, người ta cho rằng đó là nhờ vào (một chuỗi) các nhà lãnh đạo có năng lực đã tận dụng sự cạnh tranh và căng thẳng giữa Đông Dương thuộc Pháp và Đế quốc Anh. Vì vậy, đất nước này đã trở thành một quốc gia đệm giữa các vùng của ĐNÁ vốn bị cai trị bởi hai lực lượng thực dân lớn là Pháp và Anh. 
Một quốc gia khác trong khu vực là Malaysia cũng bị thực dân đô hộ, nhưng không phải là thực dân Pháp như VN mà là thực dân Anh. Nhắc đến điều này, tôi chợt nhớ  đã nghe một người thầy cũ - giờ đã quá cố, đó là GS LVD của ĐH Văn khoa cũ - nói rằng tất cả các nước cựu thuộc địa Anh đều có được sự phát triển tốt hơn cựu thuộc địa Pháp. Một nhận xét nghe chừng thiên vị nhưng không phải là không thuyết phục. Ví dụ mà thầy tôi đưa ra là Singapore, Malaysia, và cả Hồng Kông nữa, một hòn đảo nhỏ xíu đã được Anh trao trả về cho TQ vào năm 1997 và hiện nay vẫn có trình độ phát triển hơn hẳn nhiều quốc gia khác trong khu vực, với các trường đại học nằm trong danh sách hàng đầu châu Á.
Một điều đáng chú ý khác là, theo wikipedia tiếng Việt, thì ở Malaysia đã từng có Đảng CS Malaysia nổi lên chống lại sự cai trị của thực dân Anh, tạo nên một cuộc khủng hoảng kéo dài từ năm 1948 đến tận năm 1960. Tuy nhiên, thật may mắn cho Malaysia là sau đó thì Anh đã trao trả lại độc lập cho Khối thịnh vượng chung vào ngày 31/8/1957, và nền độc lập của Malaysia đã được xây dựng từ đó, để ngày nay có được một Malaysia thịnh vượng nhất ĐNÁ nếu không kể đến Singapore hoặc Brunei là những đảo quốc bé tí ti, dễ quản lý, riêng Brunei lại còn có rất nhiều dầu mỏ. Thông tin về Malaysia có thể đọc ở đây: http://vi.wikipedia.org/wiki/Malaysia
Đọc vào lịch sử hai quốc gia gần gũi chúng ta trong khu vực ĐNÁ thì thấy quả thật họ quá may mắn. Thái Lan thì có được vị trí địa lý nằm ở vùng đệm giữa 2 khu vực bị đô hộ của 2 thế lực sừng sỏ, lại còn có các vị lãnh đạo sáng suốt, nên dân chúng Thái Lan hiện nay vẫn có vua và vẫn rất tôn sùng hoàng gia. Không giống như dân Việt, đã "vùng lên lật đổ chế độ phong kiến thối nát, nhu nhược dưới dự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của ĐCSVN", với sức mạnh long trời lở đất và sát khí đằng đằng, khiến cho đầu rơi máu đổ thây ma chất đầy đường, như trong bài quốc ca mà chúng ta nghe quen rồi nên không sao chứ ai mới nghe lần đầu thì thấy thật là khủng khiếp: "Đường vinh quang xây xác quân thù" (mà  thực ra đâu chỉ là xác quân thù, vì còn cả rất nhiều xác quân sĩ và nhân dân VN nữa chứ nhỉ).
Cũng vậy, Malaysia thì vì bị (được?) Anh đô hộ nên đã học được cách tổ chức xã hội và bộ máy chính quyền của Anh, nên khi được trao trả độc lập thì họ đã có thể tiếp tục xây dựng trên nền những gì có sẵn, tất nhiên thời gian đầu cũng khá khó khăn, nhưng chắc là với tinh thần dân chủ, cải lương (chứ không triệt để cách mạng như những người CS), họ đã cùng nhau ngồi lại bàn bạc để tìm ra con đường để phát triển đất nước. Chẳng hiểu vì lẽ gì, họ đã không chọn con đường cộng sản, mà chọn con đường phát triển theo kiểu phương Tây, để tạo ra một Malaysia ngày nay mà chúng ta đã biết.
Nhưng lịch sử là lịch sử,và địa chính trị là địa chính trị, những chuyện đã qua thì đã qua, vị trí địa lý của đất nước thì thời nay không thể thay đổi được nữa (thời xưa thì còn có thể đi đánh chiếm, hoặc đi khai phá những vùng bỏ hoang ...). Nên có bàn bạc về việc thời đó có lẽ cũng vô ích. Vấn đề tôi muốn đặt ra là không hiểu thời nay người ta có chấp nhận trả một cái giá cao như VN đã từng trả - và vẫn còn phải trả đến tận ngày nay - để có được độc lập không nhỉ?
Câu hỏi tưởng chừng không bao giờ có thể trả lời được, mà chỉ đặt ra để suy nghĩ mà chơi. Thật may mắn đến không ngờ, tôi tìm được bài viết quá thú vị được đăng cách đây hơn một năm trên tờ Economist, bàn về cái giá của nền độc lập của Tô Cách Lan (Scotland), nếu có. Bài viết ở đây: http://www.economist.com/node/21552564.
Để hiểu bài viết trên tờ Economist thì phải hiểu chút chút về bối cảnh của bài viết. Vì vậy, tôi xin cắt ngang ở đây để giới thiệu vắn tắt về đất nước Tô Cách Lan này: Đây là một quốc gia thuộc liên hiệp Anh, vốn đã là một vương quốc độc lập đến tận đầu thế kỷ 18 thì tham gia vào một liên hiệp chính trị với nước Anh để tạo ra Vương quốc Anh ngày nay. Theo wikipedia, Scotland hiện nay vẫn có một hệ thống pháp lý riêng, và khi tôi thăm nước này trong một chuyến đi được Hội đồng Anh tài trợ vào khoảng năm 2006, 2007 gì đó thì tôi biết thêm rằng hệ thống giáo dục đại học của Scotland cũng hoàn toàn khác với Anh cũng như xứ Wales và Bắc Ireland, cũng là những quốc gia nhỏ tham gia vào Vương quốc Anh hiện nay. Như vậy, Scotland tuy đã gia nhập UK nhưng vẫn giữ được sự độc lập tương đối, tuy nhiên, họ không còn tư cách một quốc gia độc lập, và không được quyền có đại diện trong Liên hiệp quốc.
Việc tham gia vào UK cách đây hơn 300 năm chẳng rõ có phải là do đa số nhân dân Tô Cách Lan mong muốn hay không, nhưng chắc chắn là đã được quyết bởi những người lãnh đạo thời ấy, có thể là để đạt được một cái lợi gì đó, hoặc cho riêng giới lãnh đạo hoặc cho đất nước (cái này nếu muốn biết thì phải tìm hiểu thêm). Tuy nhiên, dù đã tham gia UK nhưng chắc chắn họ không muốn mất bản sắc, và vì thế vẫn cố giữ sự độc lập về một số mặt, như đoạn mô tả sau đây của wikipedia tiếng Việt (Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Scotland):

Sự độc lập liên tục về luật-pháp, hệ thống giáo dục và Giáo hội Scotland là ba nền tảng góp phần gìn giữ văn hoá và nét đặc trưng dân tộc Scotland kể từ khi gia nhập Vương quốc Anh (Kingdom of Great Britain).
Như vậy có nghĩa là dù đã chấp nhận ở trong môt liên hiệp chính trị với một nước mạnh hơn trong suốt một thời gian 3 thế kỷ nay, và vì thế phải chịu số phận lép vế hơn, nhưng độc lập dân tộc vẫn rất quan trọng đối với người Scotland, và thỉnh thoảng vấn đề dành lại độc lập vẫn được đặt ra. Cụ thể, một số đảng phái chính trị và các nhóm dân sự khác đã nhiều lần vận động để tách Scotland ra khỏi UK để trở lại thành một quốc gia độc lập như nó đã từng tồn tại hơn 3 thế kỷ trước. Tất nhiên, một việc như thế sẽ có nhiều ý kiến khác nhau, người thì muốn độc lập, người lại muốn ổn định, chẳng thà chấp nhận những gì đang có, còn hơn là phiêu lưu vào một tương lai nghe thì hay ho nhưng chưa biết. Và vấn đề quan trọng nhất đang được đặt ra cho toàn dân Scotland là: Dành độc lập với giá nào? Đó chính là nội dung của một cuộc trưng cầu dân ý dự kiến sẽ diễn ra vào năm 2014 tới đây. Thông tin có thể đọc thêm ở đây: http://en.wikipedia.org/wiki/Scottish_independence.
Độc lập, nhưng với giá nào, đó là nội dung chính của bài báo mà tôi đã nêu ở trên. Bài báo nhắc đến và phân tích kết quả của một đợt khảo sát ý kiến người dân vào năm 2012 về việc có nên phá vỡ một cuộc hôn nhân đã kéo dài 300 năm qua và đã đạt những kết quả tương đối tốt đẹp hay không (dù tất nhiên cuộc hôn nhân ấy vẫn không thể tránh được những khác biệt về quan điểm với những va chạm lớn nhỏ trong quá khứ).
Xin đọc kết quả của đợt khảo sát ấy dưới đây:
The political and cultural issues around independence are hotly debated. Yet fittingly, in the birthplace of Adam Smith economic arguments seem to weigh heaviest. Opinion polls suggest that they will determine whether or not Scots go for independence. One poll found that just 21% of Scots would favour independence if it would leave them £500 ($795) a year worse off, and only 24% would vote to stay in the union even if they would be less well off sticking with Britain. Almost everyone else would vote for independence if it brought in roughly enough money to buy a new iPad, and against it if not.
Dịch thoát:
Những vấn đề chính trị và văn hóa liên quan đến nền độc lập của một quốc gia luôn tạo ra những cuộc tranh luận nóng hổi. Nhưng thật thú vị là ở quê hương của Adam Smith [Adam Smith, một nhà kinh tế học nổi tiếng thế giới, vốn là người Tô Cách Lan - chú thích của tôi] thì những tranh luận về kinh tế mới thực sự có trọng lượng.  Một khảo sát gần đây cho thấy chỉ có 21% người Scots dược khảo sát là chấp nhận độc lập nếu như điều ấy có làm thu nhập của họ giảm đi 500 bảng Anh một năm (khoảng 795 USD), và cũng chỉ 24% chấp nhận ở lại trong liên hiệp dù họ có bị thiệt hại đôi chút vì cứ phải dính với nước Anh. Hầu như tất cả mọi người khác cho biết sẽ ủng hộ độc lập nếu nền độc lập ấy mang lại cho họ một số tiền đủ đế mua một cái iPad mới, còn nếu không được như thế thì họ sẽ không cần độc lập. [!!!!]
Ngạc nhiên quá, nghe cứ như chuyện cười, phải không các bạn? Đấy cũng là suy nghĩ của ông xã tôi khi tôi kể những điều này; ông ấy bảo: Ai chẳng biết người Tô Cách Lan là kỹ tính, nói nôm na là keo kiệt, đến nỗi ta có một lô một lốc những truyện cười về sự keo kiệt của Tô Cách Lan, tương tự truyện cười Gabrovo ấy.
Nhưng không ạ, đây không phải là chuyện vui cười, mà là một bài bình luận nghiêm túc trên một tờ báo nghiêm túc. Các bạn có thể đọc toàn bài báo để thấy sự nghiêm túc ấy. Chẳng qua là người dân Scotland là những người nặng tính lý trí nên không để cho những cảm xúc bồng bột về sự tự hào dân tộc vv lôi mình vào những cuộc phiêu lưu bất định. Số phận các quốc gia châu Âu trong tình hình kinh tế hiện nay hoàn toàn không phải là dễ dàng, mặc dù vẫn có những quốc gia nhỏ như Thụy Điển chỉ vài triệu dân nhưng rất mạnh, và là một mô hình hấp dẫn mà những người ủng hộ nền độc lập của Tô Cách Lan đang mơ ước.
Nhưng mơ ước chỉ là mơ ước, còn thực tế có làm được hay không thì lại là một chuyện khác. Vì sẽ thật đáng buồn nếu sau khi tách ra thành một quốc gia độc lập thì Scotland bị rơi vào khủng hoảng như một vài quốc gia châu Âu trong thời gian vừa qua. Nên mới có chuyện phải bàn bạc kỹ, phải trưng dân ý, và mới có chuyện cho tờ Economist đem ra bàn bạc dưới góc độ kinh tế.
Tất nhiên, nền độc lập không chỉ là chuyện kinh tế, mà còn là chuyện chính trị và văn hóa,  vốn cũng là những yếu tố quan trọng trong đời sống của một quốc gia. Nhưng một khi đã lựa chọn thay đổi thì vẫn cứ phải tính toán đến rủi ro, chứ không thể tin rằng mọi việc sẽ tốt đẹp cả. Nhưng chấp nhận rủi ro đến đâu, đó là điều cần bàn bạc, và toàn dân cần được biết. Như trong đoạn kết luận  sau đây của bài báo:
If Scots really want independence for political or cultural reasons, they should go for it. National pride is impossible to price. But if they vote for independence they should do so in the knowledge that their country could end up as one of Europe's vulnerable, marginal economies.
Tạm dịch:
Nếu người Scots thực sự muốn có độc lập vì những lý do chính trị hay văn hóa, thì họ nên tiếp tục. Không thể đưa ra một cái giá cho niềm tự hào dân tộc. Nhưng nếu họ chọn độc lập thì họ cũng cần phải làm điều này với tất cả sự hiểu biết rằng đất nước mình có thể rơi vào tình trạng tương tự như một số nền kinh tế nhỏ bấp bênh.
Chỉ khoảng hơn một năm nữa thôi là chúng ta sẽ biết được người Tô Cách Lan sẽ chọn cái gì, sự ổn định về kinh tế hay nền độc lập bằng mọi giá, hoặc độc lập với một cái giá cố định nào đó. Còn VN thì từ cách đây 68 năm, dưới sự lãnh đạo tài tình của ĐCSVN chúng ta đã dành độc lập bằng mọi giá, để rồi bây giờ  mới có một số người ngộ ra rằng cái giá của chúng ta có lẽ quá cao. Không kể biết bao nhiêu máu xương, riêng về thu nhập thì chúng ta đã thua Thái Lan không chỉ 500 bảng Anh một năm như trong câu hỏi khảo sát dành cho người Tô Cách Lan trong bài báo nói trên, mà là rất nhiều lần con số đó, và điều đó đã kéo dài nhiều năm nay mà chưa ai biết đến bao giờ khoảng cách thu nhập mới được san bằng. Mà đó mới chỉ là Thái Lan, chứ không phải là Malaysia hay Singapore hay Hongkong. Một điều mà tôi tin chắc rằng hiện nay khi nghĩ đến thì không người Việt nào có thể vui hay tự hào gì được.
Nên hôm nay, vào ngày 2/9, ngày cả nước đang tưng bừng chào mừng ngày độc lập, tôi bỗng có một thắc mắc: Nếu cách đây 68 năm chúng ta bớt cảm tính, bớt sôi máu sùng sục để lật đổ thực dân bằng mọi giá, mà biết giữ cái đầu lạnh để tính toán một chút, và bình tĩnh bàn bạc với nhau, xem xét kinh nghiệm thế giới và đưa ra những lựa chọn cho người dân trong một cuộc trưng cầu dân ý để lấy ý kiến toàn dân về cái giá của nền độc lập - theo kiểu hội nghị Diên Hồng thời xưa  - thì không hiểu người Việt Nam đã chấp nhận độc lập và thống nhất với một cái giá như thế nào nhỉ? Chắc là người Việt hào phóng và đầy cảm tính thì không "keo kiệt" như Tô Cách Lan rồi, nhưng liệu chúng ta có sẽ chấp nhận cái giá quá cao như chúng ta đã trả hay không? Và để đạt được cái gì kia chứ?
Sẽ không có câu trả lời, vì việc gì đã xảy ra rồi thì không thể thay đổi được nữa. Nhưng người ta học Sử là để biết hành xử cho đúng trong tương lai. Vậy thì, liệu VN hiện nay có phải đang đứng trước những lựa chọn quan trọng hay không, và chúng ta có nên một khi đã chọn một con đường nào đó thì phải luôn kiên định và theo đuổi bằng mọi giá hay không, câu trả lời xin để dành cho những người có thẩm quyền quyết định.
Vũ Thị  Phương Anh
(Blog Anh Vũ)

Bà Nguyễn Thị Bình: Phải xóa bỏ "nhóm lợi ích"

"Muốn chống được “nhóm lợi ích” thì hãy nhớ lại bài học lịch sử chưa xa, cần phải có đại đoàn kết toàn dân tộc với một ý chí thống nhất từ trên xuống dưới. Đặt lợi ích nhân dân lên trên tất cả" - Nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình chia sẻ.
Kiên quyết bảo vệ chủ quyền
 
Nhân kỷ niệm 68 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, Nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã chia sẻ nhiều về quá khứ, hiện tại, tương lai đất nước. “Giành chính quyền, đòi độc lập dân tộc là cực kỳ khó, nhưng để đem đến cuộc sống tự do hạnh phúc cho nhân dân còn khó hơn biết bao lần”, bà Bình viết trong hồi ký.
 
Bà Nguyễn Thị Bình: 'Không đủ nội lực, sẽ khó giữ chủ quyền'
Bà Nguyễn Thị Bình: 'Không đủ nội lực, sẽ khó giữ chủ quyền'
 
Trong Cách mạng Tháng Tám, chỉ có 5.000 đảng viên mà làm nên cuộc cách mạng long trời lở đất suốt một dải non sông. Đó là nhờ sức mạnh vô bờ bến của ý chí giành độc lập thống nhất trong hàng triệu con người đoàn kết một lòng dưới một sự lãnh đạo sáng suốt. Đây cũng là điều quan trọng số một đối với chúng ta hiện nay.
 
Bà nhấn mạnh, trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, chúng ta luôn biết phát huy cao nhất nội lực, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, có thể nói phong trào đoàn kết quốc tế là một trong những yếu tố góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc chiến đấu của nhân dân ta.
 
Nhưng chúng ta cũng hiểu tinh thần quốc tế không đồng nghĩa với lợi ích quốc gia. Trong quan hệ quốc tế hiện nay, chúng ta không xâm phạm lợi ích quốc gia của nước khác, nhưng phải kiên quyết bảo vệ lợi ích quốc gia cơ bản và chính đáng của mình.
 
Tuy nhiên, trong điều kiện, hoàn cảnh hiện nay, bà cho rằng dù đã có những bước phát triển với thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế nhưng so với các nước bạn bè trên thế giới và ngay trong khu vực thì chúng ta còn chậm phát triển, còn nghèo lắm.
 
Chúng ta đã giành được độc lập rồi, có hòa bình và độc lập rồi, nhưng trong dựng xây đất nước phải có tự do dân chủ thì mới có điều kiện để phát triển đất nước, mang lại hạnh phúc cho mọi người, bà Bình nói.
 
Bà cho rằng, "trong bối cảnh thế giới ngày nay, nếu đất nước không lớn mạnh nhanh chóng sẽ không có đủ nội lực để bảo vệ chủ quyền quốc gia, đến lúc đó không những khó đảm bảo tự do, hạnh phúc cho người dân mà còn không bảo vệ được độc lập, chủ quyền quốc gia.
 
Chính vì vậy ngày nay mục tiêu có thể khác so với trước, nhưng vẫn phải có tinh thần đại đoàn kết và thống nhất ý chí mạnh mẽ để phát triển đất nước nhanh và vững bền mới đưa dân tộc đi lên được".
 
Nói về giới trẻ, bà đặt niềm tin vào thế hệ tương lai sẽ là những người chủ, sẽ tiếp nối xứng đáng sự nghiệp vẻ vang của ông cha mình. Tuy nhiên, bà cũng một mực phản đối việc đưa nội dung chống tham nhũng vào trong trường học.
 
"Ta nên dạy các cháu những đức tính cơ bản về trung thực, thật thà... còn tham nhũng không phải là bản chất của xã hội ta, nó tồn tại trong một tình hình xã hội nhất định. Người lớn phải làm gương, trong gia đình bố mẹ hãy làm gương".
 
'Nhóm lợi ích là mầm mống chia rẽ đoàn kết'
 
Bà cũng băn khoăn, lo ngại trước sự lớn mạnh của các "nhóm lợi ích" vì theo bà, một khi đã hình thành các “nhóm lợi ích” thì không thể có đoàn kết và thống nhất ý chí được, đó cũng là mầm mống của sự chia rẽ và phân hóa.
 
"“Nhóm lợi ích” chỉ có thể xuất hiện ở những nơi nắm quyền lực, những nơi nắm tài sản, có nghĩa là những người trong nội bộ bộ máy Đảng và Nhà nước.
 
Nước VN chỉ có một Đảng cầm quyền, sự lãnh đạo của Đảng quyết định vận mệnh của đất nước. Những tệ nạn nguy hiểm như “nhóm lợi ích”, “tư duy nhiệm kỳ”, “địa phương chủ nghĩa”, “chủ nghĩa cá nhân ích kỷ”... làm ảnh hưởng đến sự lãnh đạo của Đảng, làm suy giảm niềm tin trong Đảng và trong nhân dân, ảnh hưởng to lớn đến sự đoàn kết nhất trí, là mảnh đất cho sự tấn công của các lực lượng thù địch.
 
Phải ngăn chặn, xóa bỏ những tệ nạn đó thì Đảng mới có thể trong sạch, vững mạnh, mới đảm đương được nhiệm vụ mà nhân dân giao phó, đáp ứng được đòi hỏi của thời đại. Và như tôi đã nói, muốn chống được “nhóm lợi ích” thì hãy nhớ lại bài học lịch sử chưa xa, để thấy rằng hơn bao giờ hết cần phải có đại đoàn kết toàn dân tộc với một ý chí thống nhất từ trên xuống dưới. Đặt lợi ích nhân dân lên trên tất cả" - bà chia sẻ. 
 
Theo bà Bình, đường lối chính sách hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh đều có cả rồi, nhưng phải xác định rõ mục tiêu trước mắt thế nào và từ trên xuống dưới phải có sự quyết tâm thực hiện.
 
Chẳng hạn nói vấn đề kinh tế đang rất khó, phải tái cơ cấu, nhưng mà ngay đến các cơ quan có trách nhiệm làm còn rất lúng túng, còn chậm chạp. Tất nhiên có vấn đề do trình độ của mình, nhưng bên cạnh đó còn vấn đề gì khác không? 
 
Xã hội dân chủ, công bằng, văn minh là một mục tiêu rất đẹp, nhưng phải cụ thể hơn và có sự chỉ đạo của Nhà nước, có sự vận động trong nhân dân.
 
Đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình với công cuộc chỉnh đốn Đảng, mong muốn Đảng có đạo đức, có trí tuệ, trong sạch, vững mạnh, luôn luôn xứng đáng với sự tin yêu của nhân dân. Rất nhiều việc đòi hỏi phải làm mạnh mẽ, làm thật sự với một ý chí thống nhất hơn.
  (Đất Việt)

Cục u bướu di căn từ đời Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Viết nhân sinh nhật 64 của Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị (2/9/1949 – 2/9/2013).

Đây. Khu đô thị Nam Thăng Long – Ciputra. Dự án đô thị lớn nhất Hà Nội được triển khai khu đất vàng quanh Hồ Tây với diện tích trên 323 ha. Quyết định số 1106/TTg do Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Công Tạn ký ngày 19/12/1997 xác định: “thu hồi 3.231.367m2 đất, trong đó 2.296.011m2 đất thuộc quận Tây Hồ và 935.356m2 đất thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội và giao cho Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị Hà Nội (UDIC) THUÊ toàn bộ diện tích đất thu hồi trên để góp vốn liên doanh với công ty CIPUTRA (thời hạn thuê đất 50 năm)”. Dự án gắn liền với bao tai tiếng và bóng dáng của các quan to. Dự án siêu quốc gia nhưng không có quyết định thu hồi đất. Hơn chục năm sau. Siêu dự án hiện nguyên hình là các đống sắt gỉ. Hàng vạn nông dân tay trắng do mất đất. Hàng trăm héc-ta đất vàng bỏ hoang. Tai tiếng nhất là chính quyền thành phố HN đã đắc lực giúp doanh nghiệp chiếm đoạt hơn 4000 tỉ tiền thuế của nhà nước. Lãnh đạo cao nhất của thành phố lúc đó nay đã là Tổng bí thư.

Năm 2005, Dự án Ciputra tiến hành thu hồi 92,7 ha giai đoạn 2 đã gây bức xúc, khiếu kiện khá lớn của hàng ngàn hộ dân địa phương bởi những người nông dân yêu cầu chính quyền và chủ đầu tư xuất trình quyết định thu hồi đất. Đã gần 10 năm qua, đến ngày hôm nay, các cấp chính quyền thành phố vẫn chưa thể xuất trình được quyết định thu hồi đất cho khu đô thị này. Như vậy, việc thu hồi hàng trăm héc ta đất tại dự án trên được tiến hành một cách phi pháp ngay từ khi đồng chí Nguyễn Phú Trọng đang ngồi ghế Bí thư Thành ủy Hà Nội (nhân dân hiện kiên quyết không nhận tiền “đền bù”, đang đi kiện mà không cấp nào dám xử vụ này).

Trước đó, chính quyền Hà Nội ra Quyết định số 4622/UB-NNĐC (QĐ 4642) ngày 14/12/2004 giúp chủ đầu tư khu đô thị Ciputra trốn gần 4000 tỉ tiền thuế của nhà nước. Cụ thể, chính quyền thành phố dưới sự lãnh đạo của Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tự ý “đặc cách” cho đất của khu đô thị được ăn theo đường Nguyễn Hoàng Tôn chỉ với mức giá 1.540.000 đồng/m2. Điều bất ngờ là sau QĐ 4622 vẻn vẹn 16 ngày,  UBND TP Hà Nội công bố giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2005 xác định giá đất tại đường Nguyễn Hoàng Tôn là 12.000.000 đồng/m2, cao gấp 8 lần giá đất mà chính quyền thành phố vừa cho Ciputra hưởng để nộp thuế.

Tại hội nghị chống thất thu thuế toàn quốc vừa qua, Thủ tướng CP đã chỉ đạo phải xét lại vụ này và yêu cầu truy thu chủ đầu tư Ciputra 3400 tỉ. Nếu truy thu toàn bộ dự án thì con số sẽ vượt quá 4000 tỉ. Đây là vụ tham nhũng khổng lồ nhưng Ban Nội chính do đồng chí Nguyễn Bá Thanh đứng đầu vẫn loay hoay, chưa dám tìm đường vào cuộc. Sau khi Thủ tướng rung chuông, khu đô thị có dấu hiệu tháo chạy. Trước đây, quận Tây Hồ đã táo tợn dám cấp sổ đỏ cho một số biệt thự của vài quan to trên nền đất thuê 50 năm. Sau khi Thủ tướng hô hào điều tra tiêu cực tại dự án này, không biết có lệnh mồm từ quan nào mà UBND quận Tây Hồ phải cất kỳ công thu hồi hết số sổ đỏ đã cấp trái phép. Khu mua bán Ciputra Shopping Mall đã thi công xong phần móng hết gần 2000 tỉ cũng bị bỏ hoang để giữ an toàn cho sự nghiệp chính trị của các quan. Dự án hoang tạo thành một rừng chông lô nhô dọc đường Lạc Long Quân ngay sát Hồ Tây như biểu tượng tố cáo tập đoàn lãnh đạo hủ lậu của Hà Nội.

Vậy Nam Thăng Long – Ciputra là ông nào mà làm ăn bậy bạ vậy?

Chủ đầu tư: đồng chí Nguyễn Minh Quang – Thành ủy viên – Bí thư Đảng ủy Công ty liên doanh Khu đô thị Nam Thăng Long – Ciputra. Xuất thân từ dân chở cát của Công ty san nền Hà Nội chuyên đi đổ đất, cát lấp ao hồ. Ngược với sự đi xuống của “siêu dự án”, đồng chí Quang liên tục đi lên và nay là Thành ủy viên, Đại biểu quốc hội đoàn Hà Nội.



C0
Đồng chí Quang chễm chệ với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

C00
Đồng chí Quang tháp tùng Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Quang Nghị, Nguyễn Thế Thảo, Đinh La Thăng, Khôi “nghẹo’, Thiếu tướng Chung “con” (Giám đốc CA Hà Nội) khi khánh thành một hạng mục dự án.


C4
Các cây “ní nuận” trong Hội đồng Lý luận Trung ương như Phùng Hữu Phú, Hồng Vinh (nguyên Tổng biên tập báo Nhân Dân) cùng thím Doan đang tấm tắc ngợi khen dự án Ciputra.


C1
Rừng chông giữa Hà Nội (Ciputra Shopping Mall)


C5
Ngoài quan chức cao cấp. Đây là đối tượng hưởng lợi trực tiếp dễ thấy nhất của dự án đô thị Nam Thăng Long Ciputra


01/09/2013

Cầu Nhật Tân
 ()

Thái Doãn Hiều - Những cái chết tức tưởi của nhà văn

Kỳ 1: Chuyện bây giờ mới kể 

Lão Xá
Cách mạng Văn hóa ở Trung quốc thực chất là một cuộc thanh trừng phe phái khốc liệt chưa từng có nếu đem so với Tần Thủy hoàng. Mười triệu nạn nhân đã chết thảm dưới tay “người cầm lái vĩ đại” Mao Trạch Đông. Theo trưng cầu dân ý toàn Trung Quốc thì ông ta có 7 phần tội 3 phần công. Lấy Tần Thủy hoàng làm thần tượng, Mao đã thống nhất được Trung nguyên, nhưng xài tốn xương máu Dân Trung Hoa đến 60 triệu nhân mạng, trong đó chưa kể đến 39 triệu người chết đói trong phong trào đại nhảy vọt cuối thập niên 50 của thế kỷ trước.

Có hai cái chết thương tâm nhất là của Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ và Nhà văn lớn Lão Xá. Tôi có theo dõi rất sát và kỹ những ngày tận số của hai ông.

Ông Lưu Thiếu Kỳ và phu nhân – bà Trương Quang Mỹ, là người cách mạng chân chính, nhân hậu theo đánh giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã sang thăm Việt Nam và được nhân dân ta tôn kính. Ông bị Mao Trạch đông chụp cho cái mũ “tên lãnh đạo cao cấp chủ trương đi con đường tư bản chủ nghĩa trong đảng”. Ông Lưu bị hành hạ đấu tố, tra tấn, bỏ đói hàng mấy tháng trời, thân bại danh liệt. Còn tác giả Tường Lạc đà Lão Xá người về sau được tặng giải Nobel nhưng Hội đồng Hàn lâm viện Hoàng gia Thụy Điển rút lại vì giải chỉ thưởng cho người còn sống. Lão Xá bị bọn thanh niên choai choai mặc sắc phục Hồng vệ binh xông vào nhà riêng đập ông chết tươi trên bàn làm việc. Chúng hè nhau vứt thi thể ông xuống hồ. Chưa đã, khi thấy xác ông nổi lên, chúng dùng câu móc vào thắt lưng ông kéo lên bờ đánh, đạp phũ phàng. Mao Trạch Đông đã thanh toán sạch những đối thủ chính trị đáng gờm của mình, những người có nguy cơ làm cho cái ghế hoàng đế của ông ta lung lay kể từ “người bạn chiến đấu thân mật của người” là Lâm Bưu, “tướng bọc đường” Bành Đức Hoài, Bí thư thành ủy Bắc Kinh Bành Chân…
*
Ở nước ta, một số các nhà văn, nhà văn hóa Việt Nam cũng có những cái chết bất đắc kỳ tử, mờ ám. Tôi cho rằng những kiểu chết của các vị dưới đây là không minh bạch, vô cùng bất công, cần được công luận minh oan, chiêu tuyết cho những oan hồn:

*

Tôn Nữ Thu Hồng hay Thu Hồng (1922-1948), là nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến.
Tôn Nữ Thu Hồng, sinh ngày 19 tháng 7 năm 1922 tại Tourane (Đà Nẵng), nhưng quê quán gốc là làng Thần Phù, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên (nay là Thừa Thiên-Huế).
Bà thuộc dòng dõi Hoàng tộc nhà Nguyễn, trước học ở Tourane, sau vào học tại trường Đồng Khánh (Huế).
Năm 18 tuổi (1940), bà cho xuất bản tập thơ đầu tiên (và cũng là duy nhất): Sóng thơ. Tập thơ in đẹp (chưa rõ tên nhà xuất bản), có tựa của Đạm Phương nữ sĩ, và tranh vẽ bìa của nữ họa sĩ Mộng Hoa.

Giới thiệu Thu Hồng, trong quyển Thi nhân Việt Nam có đoạn viết:

“… người có cái ý rất đáng quý là diễn đúng hình dáng riêng của hồn mình. Có thể vì thế mà giọng nói của người có vẻ ngọng nghịu rất ít có trong thơ ta… Thực ra, Thu Hồng cũng chỉ là trẻ con ở cái giọng, khi người ta muốn sống hoài trong thời thơ ấu… (vì) người thiếu nữ ấy đã biết tình yêu là “mầm chán nản” và người ước ao:

Mầm chán nản chớ len vào niên thiếu,
Chớ len vào sớm quá, tội em mà!
Em nghe như thời ấy vẫn còn xa,
Em chầm chậm để mong còn xa mãi,
Hãy là hoa, xin hãy khoan là trái,
Hoa nồng hương mà trái lắm khi chua.

Thật là ngây thơ trong trắng :

Kìa trăng vỡ trong hồ khi nước động,
Sóng lao xao lấp loáng, ánh xa ngời.
Và búp hoa nghểnh dậy đón hương trời,
Cây tuôn bóng, lửng lơ, đò chẳng lướt!
Cảnh đẹp cứ dàn thêm bước bước,
Lời ngợi khen mỗi phút lại thay thay.
Tơ lòng với đẹp đêm nay
Rộn ràng thổn thức vì say nhiệm màu.
(Sóng thơ – Tơ lòng với đẹp)
Lúc ấy chỉ ngoài 20 tuổi, nữ sĩ đã bắt đầu nhận thức được cái kiếp ngắn ngủi và buồn tẻ của con người.
Lịch trên tường mỗi ban mai tay xé,
Xé dần, đem vứt xuống giỏ mây đan.
Phải đây là xác chết của thời gian?
Mỗi tờ xuống, một ngày đi biệt tích?
Tay ngần ngại cũng thôi đành vô ích,
Vì hôm nay không dính dáng ngày mai.
Lúc bình minh trong sương sớm chưa phai
Là giấy biết thân mình không thể gắng
Người đâu khác dẫu trăm ngàn cay đắng,
Vói tay dài mong níu lại ngày đi
Ý điên rồ người đeo đuổi làm chi,
Tờ mỏng quá, khác đâu ngày qua chóng!
Tình lưu luyến khiến âu sầu phấp phỏng
Lịch cùng ta nào có khác chi nhau?
Lịch hàng năm đem thay đổi một màu
Người một tuổi chớ mơ mòng lui lại
Lịch còn mãi, đời đâu dài được mãi?
Tờ rã tan ra tro bụi chôn vùi…
(Lịch)
Một gịong thơ tinh tế sâu đằm. Năm 1941, bà và thơ của bà được Hoài Thanh-Hoài Chân giới thiệu trong quyển Thi nhân Việt Nam (xuất bản năm 1942).
Năm 1968, bà lại được Nguyễn Tấn Long-Nguyễn Hữu Trọng giới thiệu trong bộ sách Việt Nam thi nhân tiền chiến (quyển trung), xuất bản tại Sài Gòn. Và theo sách này, thì nữ sĩ Tôn Nữ Thu Hồng đã chết trong một trường hợp bi đát.

Thu Hồng là trí thức nói tiếng Pháp thành thạo, nhà cô thường tụ tập các thanh niên trí thức. Cô bị nghi ngờ làm gián điệp cho Tây, bị công an bắt, giam giữ và tra khảo mấy tháng trời, không lấy được cung. Cuối cùng, giết nhầm còn hơn bỏ sót, cô bị thủ tiêu giữa rừng Thừa Thiên. Kể lại chuyện đau lòng này, ông Đào Hữu Thiết cán bộ an ninh người chứng kiến vẫn nhớ như in vóc dạc cao to như gấu, khuôn mặt dữ dằn, rậm râu sâu mắt của tên sát nhân Trừng. Trên đường giải cô lên Ty công An Thừa Thiên – Huế, hắn đã bắn lén cô từ đằng sau lưng. Tiếng súng chát chúa vẫn còn lộng óc khi ông Hoài Nam (bút danh của Đào Hữu Thiết) đã vào tuổi 87. Ông sĩ quan an ninh ngồi viết tiểu thuyết tình báo trong dàn dụa nước mắt. Ông cũng bị nghi ngờ, bắt giam nhốt cùng Thu Hồng. Ông bảo cô ấy dịu dàng nết na, đẹp lắm, tôi yêu cố ấy. Hai người có làm thơ tặng nhau. Thu Hồng bảo Hoài Nam :
Bên bờ cát trắng phau phau ấy
Ai hiểu lòng mình? Anh hiểu không?

Nàng thơ ra đi ở tuổi 26. Năm đó là tháng chạp năm 1948.
*
Ngô Tất Tố
Ngô Tất Tố (1894 – 1954) là một nhà văn, nhà báo, nhà Nho học và nghiên cứu có ảnh hưởng ở Việt Nam giai đoạn trước 1954). Ngô Tất Tố là đại diện tiêu biểu cho những thay đổi của một lớp người trí thức trong giai đoạn giao thời, sự dung hòa tương thích giữa nền văn hóa mới và cũ.

Ngô Tất Tố sinh năm 1893 mất năm 1954 ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội). Ông là con thứ hai, nhưng là trưởng nam trong một gia đình có bảy anh chị em, ba trai, bốn gái. Lúc còn nhỏ Ngô Tất Tố được thụ hưởng một nền giáo dục Nho học. Từ năm 1898, Ngô Tất Tố được ông nội dạy vỡ lòng chữ Hán ở quê, sau đó ông theo học ở nhiều làng quê trong vùng. Năm 1912, Ngô Tất Tố học tư chữ Pháp một thời gian ngắn và bắt đầu tham dự các kỳ thi truyền thống lúc bấy giờ vẫn còn được triều đình nhà Nguyễn tổ chức. Ông đỗ kỳ sát hạch, nhưng thi hương bị hỏng ở kỳ đệ nhất. Đến năm 1915, ông đỗ đầu kỳ khảo hạch toàn tỉnh Bắc Ninh, nên được gọi là đầu xứ Tố, rồi thi hương lần thứ hai, khoa Ất Mão, cũng là khoa thi hương cuối cùng ở Bắc Kì, ông qua được kỳ đệ nhất, nhưng bị hỏng ở kỳ đệ nhị.

Năm 1926, Ngô Tất Tố ra Hà Nội làm báo. Ông viết cho tờ An Nam tạp chí. Nhưng vì thiếu tiền, tờ báo này phải tự đình bản, Ngô Tất Tố cùng với Tản Đà đã vào Sài Gòn. Mặc dù không thật sự thành công trong cuộc thử sức ở Nam Kỳ, nhưng tại đây, Ngô Tất Tố đã có cơ hội tiếp cận với tri thức và văn hóa thế giới ở vùng đất khi đó là thuộc địa chính thức của Pháp cũng như theo đuổi nghề báo để chuẩn bị sau này trở thành một nhà báo chuyên nghiệp. Trong thời kỳ này, ông viết với các bút danh Bắc Hà, Thiết Khẩu Nhi, Lộc Hà, Tân Thôn Dân…

Sau gần ba năm ở Sài Gòn, Ngô Tất Tố trở ra Hà Nội. Ông tiếp tục sinh sống bằng cách viết bài cho các báo: An Nam tạp chí, Thần chung, Phổ thông, Đông Dương, Hải Phòng tuần báo, Thực nghiệp, Con ong, Việt nữ,Tiểu thuyết thứ ba, Tương lai, Công dân, Đông Pháp thời báo, Thời vụ, Hà Nội tân văn… với 29 bút danh khác nhau như : Thục Điểu, Lộc Hà, Lộc Đình, Thôn Dân, Phó Chi, Tuệ Nhơn, Thuyết Hải, Xuân Trào, Hy Cừ… Trong thời gian những năm 1936-1939, Ngô Tất Tố viết nhiều tác phẩm chỉ trích quan lại tham nhũng phong kiến. Hà Văn Đức, trong bài viết Ngô Tất Tố – Nhà văn tin cậy của nông dân (báo Nhân dân, ngày 10 tháng 6 năm 1997), cho biết năm 1935, Ngô Tất Tố từng bị chánh sở mật thám Hà Nội gọi lên “để mua chuộc”, nhưng ông từ chối. Ngoài ra, nhiều lần Ngô Tất Tố bị cấm viết báo và bị trục xuất khỏi Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định. Năm 1939, chính quyền thuộc địa ra lệnh cấm tác phẩm Tắt đèn. Nhà Ngô Tất Tố ở Bắc Ninh bị nhà chức trách khám xét và ông bị bắt giam ở Hà Nội vài tháng.

Về sự nghiệp báo chí, người ta tìm thấy 1.350 tác phẩm (gần 4.500 trang) đã đăng báo của Ngô Tất Tố với 59 bút danh khác nhau. Năm 2005, tại hội thảo Những phát hiện mới về thân thế và tư cách nhà văn hóa của Ngô Tất Tố, một thống kê khác được công bố cho biết trong 28 năm làm báo, Ngô Tất Tố đã viết gần 1.500 bài (mới tìm thấy 1.360 bài) cho 27 tờ báo và tạp chí với 29 bút danh. Di sản báo chí của Ngô Tất Tố trở thành những tư liệu phong phú, chi tiết, phản ánh toán diện và trung thực xã hộiViệt Nam đầu thế kỷ XX.

Các tác giả trong đề tài nghiên cứu nói trên kết luận rằng tiểu phẩm báo chí của Ngô Tất Tố đạt được năm thành tựu cơ bản: thuyết phục, truyền cảm, điển hình hóa mà không hư cấu; nghệ thuật trào lộng, đả kích và phong cách đậm đà bản sắc dân tộc. Về thái độ làm báo, Ngô Tất Tố được đánh giá là một nhà báo có dũng khí, trung thực, thẳng thắn, nhạy bén và cập nhật tình hình khẩn cấp

Với tư cách là nhà nghiên cứu , Ngô Tất Tố nghiên cứu rất nhiều thể loại khác nhau ông rất giỏi về nghiên cứu các thể loại văn thơ

Năm 1945, khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, Ngô Tất Tố tham gia vào ủy ban giải phóng ở xã Lộc Hà quê ông. Năm 1946, Ông gia nhập Hội văn hóa cứu quốc và lên Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp. Thời gian này, Ngô Tất Tố đảm nhiệm cương vị Chi hội trưởng chi hội văn nghệ Việt Bắc, hoạt động ở Sở thông tin khu XII, tham gia viết các báo Cứu quốc khu XII,Thông tin khu XII, tạp chí Văn nghệ, báo Cứu quốc trung ương… Ngoài ra, ông còn viết văn. Ngô Tất Tố được bầu vào vị trí ủy viên Ban chấp hành Hội văn nghệ Việt Nam tại đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ nhất (1948).

Ngô Tất Tố được coi là nhà văn hàng đầu của trào lưu hiện thực phê phán ở Việt Nam trước 1945 với các tác phẩm tiêu biểu như Tắt đèn, Việc làng,Tập án cái đình.

Nhà văn Vũ Trọng Phụng (1912-1939) từng khen ngợi Tắt đèn là “một tiểu thuyết có luận đề xã hội hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn có thể gọi là kiệt tác, tùng lai chưa từng thấy”. Phong Lê, trên Tạp chí Sông Hương tháng 12 năm 2003, gọi những tác phẩm viết về nông thôn của Ngô Tất Tố là “một nhận thức toàn diện và sâu sắc, đầy trăn trở và xúc động về cảnh ngộ và số phận người nông dân Việt Nam” đạt đến “sự xúc động sâu xa và bền vững”

Từ một góc nhìn khác, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, trong bài Ngô Tất Tố và một cách thích ứng trước thời cuộc trích từ cuốn Nhà văn tiền chiến và quá trình hiện đại hóa (Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2005), viết Tắt đèn là một thiên tiểu thuyết “rất xúc động” khiến người đọc có thể “nhiều phen ứa nước mắt”.

Còn thiên phóng sự Việc làng được coi là một trong những tác phẩm báo chí toàn diện và chi tiết nhất về bộ mặt nông thôn Việt Nam trước năm 1945. Phong Lê, trong bài đã dẫn, cho rằng Việc làng phản ánh “tận chiều sâu những cội rễ của cả hai mặt phong tục và hủ tục, nó tồn tại dai dẳng đến thế, không chỉ đến thời Ngô Tất Tố viết Việc làng, mà cả cho đến hôm nay”.

Tính chất giao thời trong ngòi bút của Ngô Tất Tố thể hiện rõ nét trong tác phẩm Lều chõng

Lều chõng ghi lại một thiên phóng sự tiểu thuyết về chế độ giáo dục và khoa cử phong kiến trong những ngày cuối cùng, dưới triều Nguyễn, miêu tả tấn bi kịch của những nhà nho có tài trong xã hội phong kiến và được coi là lời chỉ trích sâu sắc những tồn tại của nền văn hóa cũ.

Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan nhận xét về sự thay đổi ở Ngô Tất Tố: “ông vào số những nhà Hán học đã chịu ảnh hưởng văn học Âu Tây và được người ta kể vào hạng nhà nho có óc phê bình, có trí xét đoán có tư tưởng mới” (Nhà văn hiện đại)

Tác phẩm của Ngô Tất Tố : Ngô Việt Xuân Thu (dịch, 1929); Hoàng Hoa Cương (dịch, 1929); Vua Hàm Nghi với việc kinh thành thất thủ (truyện ký lịch sử, 1935); Đề Thám (truyện ký lịch sử, viết chung, 1935); Tắt đèn (tiểu thuyết, báo Việt nữ, 1937), (Mai Lĩnh xuất bản, 1939); Lều chõng (phóng sự tiểu thuyết, báo Thời vụ, 1939-1944), (Mai Lĩnh xuất bản, 1952); Tập án cái đình (Phóng sự,1939); Thơ và tình (dịch thơ Trung Quốc, 1940); Đường thi (sưu tầm, chọn và dịch, 1940); Việc làng (phóng sự, báo Hà Nội tân văn, 1940-1941), (Mai Lĩnh xuất bản, 1941); Thi văn bình chú (tuyển chọn, giới thiệu, 1941); Văn học đời Lý (tập I) và Văn học đời Trần (tập II) (trong bộ Việt Nam văn học) (nghiên cứu, giới thiệu, 1942); Lão Tử (biên soạn chung, 1942); Mặc Tử (biên soạn, 1942); Hoàng Lê nhất thống chí (dịch, tiểu thuyết lịch sử, báo Đông Pháp, 1942); Suối thép (dịch, tiểu thuyết, 1946); Trước lửa chiến đấu (dịch, truyện vừa, 1946); Trời hửng (dịch, truyện ngắn, 1946); Duyên máu (dịch, truyện ngắn, 1946); Doãn Thanh Xuân (dịch, truyện ngắn, 1946-1954); Địa dư các nước châu Âu (biên soạn chung với Văn Tân, 1948); Địa dư các nước châu Á, châu Phi (biên soạn chung với Văn Tân, 1949); Địa dư Việt Nam (biên soạn, 1951); Nữ chiến sĩ Bùi Thị Phác (kịch bản chèo, 1951); Đóng góp (kịch, 1951); Kinh dịch (chú giải, 1953); Ngô Tất Tố và tác phẩm (tuyển tập, 2 tập, Nhà xuất bản Văn học, 1971, 1976); Ngô Tất Tố – Toàn tập (5 tập, Nhà xuất bản Văn học, 1996); Ngô Tất Tố – Toàn tập, bộ mới (dự kiến 30 tập, Nhà xuất bản Hội nhà văn – Công ty văn hóa Phương Nam, 2005).
Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt 1).

Gần ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, Hội Văn nghệ Việt Nam họp trên đồi Nhã Nam. Cuộc đấu tố của văn nghệ sĩ diễn ra gay gắt căng thẳng. Người ta đã vu cáo những chuyện tày trời, quyết liệt dồn Ngô Tất Tố vào tận chân tường. Tác giả Lều chõng và Việc làng đã phạm tội phục cổ nhằm mục đích gì? Và, Ngô Tất Tố đã qua đời vào đêm 20 tháng 4 năm 1954 bằng thắt cổ tại nhà riêng ở Yên Thế, Bắc Giang. Cái sự chết của nhà văn khắc nghiệt đến mức nghĩa trang liệt sĩ xã ở địa phương từ chối không cho chôn.

*

Nhượng Tống (1904-1949), tên thật là Hoàng Phạm Trân, vì bút danh Nhượng Tống nên còn được gọi là Hoàng Nhượng Tống. Ông là nhà văn, nhà báo, dịch giả tài hoa số 1 của Việt Nam và là nhà cách mạng Việt Nam. Ông là người làng Đô Hoàng, xã Yên Thành, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
Thời gian ông viết và dịch sung sức nhất là khoảng thập niên 1940 với những truyện dịch cũng như trứ tác khác.
Tháng 10 năm 1927, Nguyễn Thái Học tham gia Nam Đồng thư xã và thành lập chi bộ để tiến tới thành một đảng cách mạng. Song khác với Phạm Tuấn Tài, Phạm Tuấn Lâm, Nguyễn Thái Học… Nhượng Tống chủ trương “hòa bình cách mạng”, tức không ủng hộ tư tưởng “bạo lực cách mạng”, dùng “sắt và máu để giành lại độc lập dân tộc.”
Ngày 25 tháng 12 năm 1927, Nhượng Tống cùng với các đồng chí thành lập Việt Nam Quốc dân Đảng tại làng Thể Giao, Hà Nội. Ông là ủy viên trong Trung ương Đảng bộ với vai trò trọng yếu trong việc biên soạn văn thư tuyên truyền và huấn luyện đảng viên.
Năm 1929, theo kế hoạch của Nguyễn Thái Học, Nhượng Tống vào Huế gặp Phan Bội Châu, nhưng khi trở ra khi thì bị Pháp đón bắt. Hội đồng đề hình tuyên án ông 10 năm tù rồi đày ra Côn Đảo mãi đến năm 1936 mới được tha, nhưng vẫn chịu sự quản thúc tại quê nhà.

Khi ông đang ở nhà lao Côn Đảo, thì các đồng chí của ông tổ chức cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1930), nhưng bị thực dân Pháp đàn áp và khủng bố.
Sau Cách mạng tháng Tám, vào tháng 12 năm 1945, ba đảng phái là: Việt Nam Quốc dân Đảng, Đại Việt Dân chính Đảng, Đại Việt Quốc dân Đảng liên minh thành Mặt trận quốc dân đảng Việt Nam, rồi cùng tham gia vào Chính phủ Liên hiệp Việt Nam. Tuy nhiên, đến cuối năm 1946, Pháp tái chiếm liên bang Đông Dương, thì Chính phủ Liên hiệp Việt Nam tan vỡ.

Năm 1947, hết thời gian bị quản thúc, Nhượng Tống trở lại Hà Nội (1947), rồi cùng với một số đồng chí tái tổ chức lại hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng tại một số vùng do quân Pháp kiểm soát.

Ngày 17 tháng 2 năm 1947, Việt Nam Quốc dân đảng tham gia Mặt trận Quốc gia Thống nhất Toàn quốc, chống lại chính quyền Việt Minh và ủng hộ giải pháp Bảo Đại, thành lập chính quyền Quốc gia Việt Nam. Ông làm cố vấn cho Tổng trấn Bắc phần Nghiêm Xuân Thiện. Nhưng rồi vì những mâu thuẫn trong giới chính khách Hà Nội, trong nội bộ Việt Nam Quốc dân Đảng, nên đầu năm 1949, ông lặng lẽ trở về hành nghề thầy thuốc Bắc tại 128 phố Chợ Hôm, Hà Nội.

Ngày 8 tháng 11 năm 1949, Nhượng Tống bị công an mật Việt Minh ám sát tại Hà Nội vì bị cho là phản quốc.

Tác phẩm dịch của Nhượng Tống :
Trang tử, Nam Hoa kinh, Hà Nội: Tân Việt, 1945 (in lần 2: Sài Gòn: Tân Việt, 1962; tái bản sau 1975: Văn học, 2001); Khuất Nguyên, Ly tao, 1944 (in lại trong: Khuất Nguyên, Sở từ, Đào Duy Anh và Nguyễn Sĩ Lâm dịch, Hà Nội, Nxb Văn học, 1974); Thơ Đỗ Phủ, Hà Nội: Tân Việt, 1944 (tái bản sau 1975: 1996); Sử ký Tư Mã Thiên, Hà Nội: Tân Việt, 1944; Vương Thực Phủ, Mái Tây (Tây sương ký), Hà Nội: Tân Việt, 1944 (in lần 2: Sài Gòn: Tân Việt; in lần 3: Sài Gòn: Tân Việt, 1963; sau 1975: Văn học, 1992); Tào Tuyết Cần, Hồng lâu mộng, 1945; Lão tử, Đạo đức kinh, 1945; Khổng tử, Kinh Thư, Sài Gòn: Tân Việt, 1963; Văn dịch ký bút danh Mạc Bảo Thần: Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, Hà Nội: Tân Việt, 1945 (tái bản: Sài Gòn: Tân Việt, 1964); Nguyễn Trãi, Lam Sơn thực lục, Tân Việt, 1945 (in lần 2: Sài Gòn: Tân Việt, 1949; lần 3: Sài Gòn: Tân Việt, 1956).
(Còn hai kỳ nữa)…

Thái Doãn Hiều
Bài do tác giả gửi đến NTT

Gu càphê đổi thay theo thời cuộc

Thế hệ người Việt đầu tiên biết đến càphê được xem như xuất hiện vào cuối thế kỷ 19, điều này đã được nhiều công trình nghiên cứu thống nhất.
Cho đến ngày hôm nay, vẫn còn nhiều người ghiền càphê trộn bắp rang.


Nhiều đổi thay

Trên thế giới có bốn kiểu pha càphê. Mỹ, Đức, Thuỵ Sĩ pha càphê bằng cách cho nước sôi chảy qua túi lọc. Ý thì cho nước sôi ép dưới áp suất cao rồi cho chảy qua bột càphê còn gọi là càphê espresso. Thổ Nhĩ Kỳ và các nước vùng Balkan thì cho càphê cùng nước và đường vào bình hình chóp rồi đun lên. Còn người Pháp chế ra kiểu bình gọi là French press có từ năm 1822. Càphê được cho vào bình rồi dùng miếng lọc bằng kim loại ép bên trên sau đó chế nước sôi vào. Nước chảy qua miếng lọc chậm nên càphê sẽ đậm đặc. Người Việt đã bắt chước kiểu bình này nhưng đơn giản hoá để có cái phin như ngày hôm nay.

Càphê Hà Nội có sau Sài Gòn nhưng cách pha càphê bằng phin gần giống như càphê Pháp. Còn Sài Gòn thì chia càphê thành hai loại. Càphê cao cấp thì có cách pha giống như Pháp, còn càphê bình dân thì được pha bằng vợt.

Từ đầu thế kỷ 20 trở đi càphê được người Sài Gòn tiếp nhận khá nồng nhiệt. Những năm 1930 trở đi khắp Sài Gòn – Chợ Lớn hầu như sáng nào các quán càphê mở cửa là có đông khách. Theo thời gian, người Sài Gòn bắt đầu nhớ hương thèm vị càphê.

Đến thập niên 1960 cùng với thay đổi về chính trị, xã hội về nhiều mặt nhất là tại Sài Gòn và càphê Sài Gòn đã có một bước chuyển mình quan trọng. Sau càphê cao cấp kiểu Pháp và càphê bình dân thì càphê dành cho thứ dân thành thị ra đời. Càphê pha phin là cách uống chính trong giai đoạn này. Càphê phin cho người uống cái cảm giác háo hức được tham gia và sống cùng dòng đời của ly càphê cũng như cái thú của sự đợi chờ. Bất chợt trong khoảng khắc giọt đắng đầu tiên xuất hiện để rồi buông rơi cái chất sóng sánh nâu đen xuống ly trao tặng cho người một thứ càphê thuần Việt không giống bất cứ loại càphê nào trên thế giới. Cho dù đó là càphê espresso thơm lừng, càphê latté mượt mà… ngon lạ… nhưng hình như nó thiếu cái hồn của càphê phin Việt. Cho dù đi đến chân trời góc bể nào, bất chợt bạn thấy cái phin sáng tựa vai trên thành ly đang đếm những giọt buồn buông rơi, chắc chắn tiếng vọng càphê Sài Gòn sẽ vang lên...

Khó khăn tạo gu riêng

Sau năm 1975, đất nước đầy khó khăn, càphê cũng bị ngăn sông cấm chợ không kém các thứ khác. Vậy mà càphê Sài Gòn lại chộn rộn hơn, quán xá mọc nhiều hơn; đi đâu bên đường, trong xóm cũng thấy người ngồi uống càphê. Lúc này càphê pha vợt và càphê phin đã cùng nhau bước chân xuống hè phố.

Càphê trở thành hàng hiếm bảng A, vậy càphê đâu mà dân Sài Gòn ngồi uống lê la khắp nẻo. Càphê thì ít nên cau khô, bắp rang, đậu nành rang có cơ hội ngang vai bằng vế cùng hạt vua. Cái khó ló cái khôn như từ ngữ hay sử dụng thời đó đã được dân buôn rang xay càphê áp dụng triệt để. Muốn càphê đen và thơm hơn thì có đậu nành, sánh đặc cho bắt mắt thì có bắp rang, nhấn nhá thêm chút vị chát thì đã có cau khô. Để giữ vị đậm đà cho càphê phải dằn chút nước mắm ngon khi rang, giống như dân Nam bộ nấu chè muốn đậm đà phải dằn chút muối cho trọn âm dương.

Cho đến giờ gu uống càphê có độ sánh của bắp đã giữ hồn vía một số người lớn lên trong thời kỳ sau 1975. Ông Trần năm nay bước vào tuổi 50 vẫn mê cái ly càphê đá đánh ngầu bọt nhờ có chút bắp rang. Bà Hoa bán càphê rang nguyên hạt ở quận 10 cho biết, nhiều khách gia đình đến mua càphê rang xay tại chỗ về nhà pha vẫn thêm 10 – 20% bắp vì đã lỡ ghiền cái gu càphê này rồi. Giá càphê Arabica khoảng 30.000 đồng/100g, Robusta khoảng 15.000 đồng/100g thì bắp rang chỉ có giá 3.000 đồng/100g. Một mẻ càphê bình dân thời đó có được 40% càphê là phước lắm rồi. Nhưng dân Sài Gòn cũng đành bấm bụng bỏ qua vì chẳng còn lựa chọn nào khác, “có còn hơn không”.

Tuy có trộn bắp vào càphê nhưng người bán càphê ở Sài Gòn thời đó chưa bán linh hồn cho quỷ dữ như bây giờ. Bao nhiêu phóng sự đã báo động từ càphê cóc cho đến một số quán càphê có thương hiệu đều dùng hương liệu là chủ yếu.

Du nhập cái mới

Đến giữa năm 1996, càphê Trung Nguyên bắt đầu xuất hiện và nhanh chóng mở chuỗi quán. Sau nhiều năm “bị” uống càphê “chỉ định”, lúc này dân Sài Gòn tha hồ được lựa chọn hàng chục loại càphê khác nhau được bày trong các ngăn trong suốt của các quán... Và càphê Sài Gòn bắt đầu hình thành một thị trường hấp dẫn, quán sau mở ra luôn bề thế, bài bản hơn quán trước. Cuộc đua của những quán, nhà hàng càphê ngày càng khốc liệt. Tuy nhiên trong giai đoạn này cách rang xay pha chế càphê Sài Gòn vẫn chưa có gì mới lạ.

Từ năm 2000 đến nay, kinh tế thành phố phát triển nhanh. Doanh nhân, chuyên viên, du khách, người nước ngoài, Việt kiều đến làm việc và định cư ở thành phố ngày càng nhiều. Nhu cầu thưởng thức càphê của họ cũng bắt đầu được chú ý. Các khách sạn trong ngành du lịch bắt đầu nhen nhóm những gu càphê mới. Nhưng cho đến năm 2007 cho đến hiện nay thì những thương hiệu càphê quốc tế mới thật sự bước chân vào Sài Gòn như hệ thống Gloria Jeans Coffees, Coffee Bean, Angel In Us Coffee, Starbucks...

Bài và ảnh: Ngọc Tú
(SGTT)

Chuyện động trời: Cô giáo lừa học trò đi... làm gái

Chuyện động trời: Cô giáo lừa học trò đi... làm gái
Chị Nguyễn Thị Khuyên buồn rầu kể về tai nạn của con gái.
Mấy ngày gần đây, dư luận huyện Hà Trung, Thanh Hóa xôn xao chuyện cô giáo Lê Thị Huệ - giáo viên mỹ thuật Trường THCS xã Hà Bình - đang tâm lập mưu lừa hai nữ học trò cũ rồi đem ra Quảng Ninh ép “làm gái” mua vui cho khách. PV Lao Động và đời sống đã có mặt tại địa phương để làm rõ bản chất sự việc.
Dụ dỗ đi bán hang, nhưng lại bị mang đi... “làm gái”
Chị Nguyễn Thị Khuyên - ở đội 4 Thịnh Thôn, Hà Bình, Hà Trung, mẹ em Nguyễn Thị Ph - cho biết: “Sáng 25.6, cô Lê Thị Huệ - là giáo viên từng dạy Ph - đến nhà thuyết phục tôi cho cháu Ph đi lên TP.Thanh Hóa bán thuốc. Tôi hỏi cháu học chưa xong lớp 8 thì bán làm sao? Cô Huệ khẳng định là chỉ cần cháu Ph đứng kiểm kê hàng thôi, cô ấy còn cho biết hàng cô ấy bán là thực phẩm chức năng chứ không phải thuốc tây”.
Tin tưởng ở “lòng tốt” của cô giáo Huệ đã tạo cơ hội công ăn việc làm cho cô con gái đã bỏ học giữa chừng, chị Khuyên đã cho con đi theo. Lúc đó Ph nói: “Cô cho con địa chỉ mai mẹ đưa con lên”, song cô Huệ một mực từ chối và yêu cầu phải đi ngay. Nhưng cả ngày 26.6, Ph vẫn còn được cô Huệ cho mượn xe chạy lòng vòng về nhà để… đón người là cô bạn Nguyễn Thị H (cùng sinh năm 1999, ở thôn Xuân Sơn, cùng xã). Ph cho chị Khuyên biết, đêm 26.6 cô giáo Huệ sẽ đưa hai em đi.
Lời kể của Ph và H với PV sát thực với những gì các em đã khai báo với cơ quan Công an xã Hà Bình và cơ quan Công an huyện Hà Trung. Theo đó, tối 26.6, cô Huệ đưa hai học trò ra QL1 bắt xe. Hai cô học trò cứ nghĩ là sẽ bắt xe buýt lên TP.Thanh Hóa, nhưng cô Huệ lại bắt xe giường nằm và xe lại chạy ngược với hướng về TP.Thanh Hóa. Ra đến Bỉm Sơn, cô Huệ đón thêm một người bạn đi cùng là cô Hường.
Khi đó, Ph thấy lạ, rất thắc mắc nhưng sợ cô giáo nên không dám nói ra. Khi đến TP.Cẩm Phả, Quảng Ninh, Ph mới thắc mắc thì bị cô Huệ mắng: “Im mồm!”. “Xuống xe, một lúc sau thì có cô tên là Bình ra đón và gọi taxi đưa cả 4 người về phòng trọ. Đến 13h30 ngày 27.6, cô Huệ và cô Hường ra bắt xe đi về Thanh Hóa. “Trước khi về, cô Huệ còn căn dặn bọn em: “Ở lại đây cho ngoan nhé!” – Ph bàng hoàng kể lại.
Ở phòng trọ được vài hôm thì cô Bình dẫn đi mua sắm đồ đạc phục vụ sinh hoạt cá nhân, rồi làm tóc, mua quần, áo, son phấn. Sau đó, người phụ nữ có tên Bình còn nói với Ph và H: “Làm ở đây chỉ bưng bê với thanh toán tiền thôi”. Sau đó, Ph và H được một người phụ nữ tên là Phương- nói là bạn của cô Bình- đến đón đi và nói là do nhà cô Bình ở xa, nên cô Bình không mang thức ăn đến được, về nhà cô Phương ở cho gần.
Ph cho biết: “Bọn em được dạy cách tiếp khách, mấy người đó còn bảo bọn em làm quán massage thì chỉ đấm bóp thôi, còn làm ở quán karaoke thì chỉ việc bật bia và rót bia cho khách”.
Vì Ph cao hơn và xinh hơn H nên Ph được đưa vào quán karaoke để tiếp khách. Còn về phần mình, H được đưa vào phòng massage để học việc. Khi có khách, Ph được điều đến “tiếp khách” tại hai quán hát karaoke, còn H thì phục vụ trong quán massage.
Theo lời kể của H thì khi “học việc” trong quán massage, H bị 2 người đàn ông bắt cởi hết quần áo nằm trên giường để học cách làm. Ban đầu do không muốn làm nhưng sợ chủ quán, lại chưa quen biết ai nên H phải làm làm theo lời ép buộc. Khi 2 kẻ “yêu râu xanh” giở trò đồi bại thì H kiên quyết chống trả và sau đó tìm cách liên lạc về nhà.

Cuộc giải cứu của hai bà mẹ
Chị Vũ Thị Lan - mẹ em Nguyễn Thị H -  kể lại sự tình câu chuyện, vào khoảng 2h chiều ngày 26.6, khi chị đang ngủ trưa thì thấy H bảo đi chơi. Nghĩ con gái đi chơi quanh xóm nên chị cũng không để ý. Nhưng mãi đến chiều tối vẫn không thấy con về, chị sốt ruột đi tìm. Trước khi đi, trong điện thoại của chị L còn lưu tin nhắn mà bạn của H là Ph đã nhắn cho H với nội dung "đi nhanh lên mi”.
Lúc đọc xong tin nhắn, chị Lan mới biết con đi cùng với Ph. Chị Lan đã chạy sang nhà hỏi mẹ Ph, lúc này chị Lan mới biết Ph và H đã theo cô Huệ vào TP.Thanh Hóa để làm thêm. Quá lo lắng, chị Lan đã nhờ Công an xã, người nhà để tìm và nghe ngóng thông tin về con.
Đến ngày 27.6, chị Lan bất ngờ nhận được tin nhắn của H với nội dung: “Mẹ ơi, con không đi học nữa". Chị liền gọi ngay vào số vừa nhắn tin đến cho mình và ngỡ ngàng biết sự thật phũ phàng.
Ngay sau đó, chị Lan đã trình bày sự việc lên Công an xã. Cùng lúc, chị Nguyễn Thị Khuyên gọi điện cho cô giáo Huệ, yêu cầu cô cho địa chỉ nơi con làm việc ở TP.Thanh Hóa để lên thăm con thì cô Huệ nói loanh quanh. Chị Khuyên cho cô Huệ biết thông tin việc đưa cháu đi Quảng Ninh, nếu cô không đưa cháu về thì sẽ báo công an, mọi chuyện cô phải chịu trách nhiệm. Đến ngày 30.6, cô Huệ đã thuê xe đưa 2 cô học trò cũ về quê.
Cô Huệ là ai và cô giáo này nói gì?
Trả lời báo chí, cô Lê Thị Huệ giãi bày: “Hằng ngày, tôi vẫn dạy trò về đạo đức làm người thì tại sao tôi lại phải làm như vậy chứ. Kinh tế gia đình tôi ổn định, xưa nay tôi chẳng bao giờ để lại vết nhơ trong ngành, thế mà lần này…, điều khiến tôi vô cùng đau khổ và muốn được minh oan”.
Cô Huệ cho biết, sự việc diễn ra cơ bản đúng như những gì bên phía gia đình học sinh H và Ph khai trước cơ quan điều tra. Tuy nhiên, cô Huệ bức xúc và đã phủ nhận chuyện đưa H và P vào quán để làm gái mua vui cho khách hàng. Theo cô Huệ, nhà cô có người nhà ở Cẩm Phả vừa mới sinh con nên cần người giúp việc gia đình. Nhân tiện có Ph và H, nên cô đưa hai em ra đó vài hôm rồi về.
Cô Huệ khẳng định chỉ đơn thuần là làm việc gia đình chứ “không có chuyện tiếp khách”. “Khi vừa đến nơi, tôi nhận tin người nhà ở quê báo là tôi bị người nhà H, Ph tố cáo trước công an rằng tôi lừa bán các cháu, điều khiến tôi vô cùng đau lòng. Tôi đã khóc và tìm cách đưa các cháu về càng nhanh càng tốt để bố mẹ yên tâm, chứ không có chuyện tôi tìm cách hại các cháu” - cô Huệ phân trần khi trả lời báo chí.
Theo thông tin từ ông Bùi Văn Lựa – Trưởng Công an xã Hà Bình và cô giáo Nguyễn Thị Nhung – Hiệu trưởng Trường THCS Hà Bình, nơi cô Huệ công tác – thì cô giáo Huệ có gia cảnh khá… phức tạp. Cô Huệ sinh năm 1973, có chồng cũng là giáo viên nhưng dạy trên miền núi và bị nghiện. Cô có 3 con, một đang học đại học, một học lớp 10 và một cháu bé. Em trai thì cờ bạc. Bản thân cô bên cạnh việc dạy môn mỹ thuật ở trường còn làm nhiều việc khác. Cô tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp cho một hãng thực phẩm chức năng đã lâu. Theo cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Nhung thì cô Huệ là người có năng lực trung bình, “xưa nay chưa gây điều tiếng gì cho nhà trường”.
Cần nhanh chóng làm rõ trắng đen
Sự việc diễn ra đến nay đã gần 2 tháng nhưng vẫn chưa được các cơ quan chức năng, mà ở đây là Công an huyện Hà Trung làm rõ. Trao đổi với PV LĐ&ĐS ngày 20.8, đại úy Cù Huy Hóa – Đội phó Đội CSHS Công an huyện Hà Trung cho hay đã tiếp nhận hồ sơ từ CA xã, đã lấy lời khai của cả 2 học sinh cũng như cô giáo. Theo đại úy Hóa thì hiện CA Hà Trung đang “đấu tranh tìm ra bản chất của sự việc”. Trả lời câu hỏi của PV là CA huyện đã ra Cẩm Phả để xác minh sự việc chưa, Đội phó Cù Huy Hóa cho biết là “chưa thu xếp được và sẽ phải làm”.
Cô Nguyễn Thị Nhung cho hay: “Mới nghe thông tin thì tôi cũng bàng hoàng và nghĩ cô giáo trong trường mình bị oan, nhưng khi thông tin càng nhiều, thời gian giải quyết vụ việc lâu thì tôi bức xúc lắm”. Cô đề nghị cơ quan chức năng sớm có kết luận chính thức để nếu giáo viên của trường bị oan thì phải minh oan, còn nếu vi phạm pháp luật thì phải truy tố, đuổi khỏi ngành. “Cứ để thế này thì rất căng, đi đâu tôi cũng nghe người dân bàn tán và còn dựng lên nhiều chuyện kinh khủng lắm” – cô Nhung cho hay.
Ông Bùi Văn Lựa – Trưởng Công an xã Hà Bình cho biết, ngay khi thấy tính chất sự việc phức tạp, CA xã đã chuyển hồ sơ lên CA huyện giải quyết nhưng “không hiểu sao lại lâu như thế?”. Rõ ràng việc chậm giải quyết vụ việc đang làm phức tạp trong sư luận nhân dân, làm mất niềm tin của phụ huynh vào nhà trường và các cấp chính quyền. Rất mong CA huyện Hà Trung sớm đưa ra kết luận cuối cùng.
(Lao động)

Tản mạn chuyện nỗi khổ của dân nước mình, dân nước người


Đọc một số bài báo, thấy nói Hàn Quốc là “thiên đường cho giải phẫu thẩm mỹ”, là quốc gia đứng đầu thế giới về tỷ lệ giải phẫu thẩm mỹ tính trên đầu người.

Trên CNN Travel ngày 9 tháng Tám, 2012 từng giới thiệu về phong trào giải phẫu thẩm mỹ ở Hàn Quốc trong bài “Welcome to the plastic surgery capital of the world” (“Chào mừng đến với thủ đô giải phẫu thẩm mỹ của thế giới”). Trong bài “A cut above” đăng trên The Economist ngày 23 tháng Tư, 2012 có đoạn:

In 2010 over 3.3m procedures were done in America, more than anywhere else, according to a report from the International Society of Aesthetic Plastic Surgery… But when population is accounted for, South Korea tops the list. A 2009 survey by Trend Monitor, a market-research firm, suggested that one in five women in Seoul had gone under the knife.

(Trong năm 2010, trên 3.3 triệu cuộc (giải phẫu thẩm mỹ) đã được tiến hành ở Mỹ, nhiều hơn bất cứ nơi nào khác, theo một báo cáo của Hiệp hội quốc tế về phẫu thuật thẩm mỹ…Nhưng khi tính trên dân số, thì Nam Hàn đứng đầu danh sách. Một cuộc khảo sát của Trend Monitor, một công ty nghiên cứu thị trường vào năm 2009, cho thấy rằng cứ năm phụ nữ ở Seoul thì có một người từng trải qua dao kéo.)


Chuyện giải phẫu thẩm mỹ đã trở nên quá quen thuộc đối với người dân của xứ này. Không chỉ các cô gái còn rất trẻ cho tới phụ nữ lớn tuổi, mà cả nam giới nhiều người cũng muốn viện đến giải phẫu thẩm mỹ để giúp cho vẻ ngoài của họ trông dễ nhìn hơn. Mà quả thật, công nghệ giải phẫu thẩm mỹ ở quốc gia này thật tuyệt, có thể khắc phục mọi sai lầm của tạo hóa, biến một con vịt “què” thành một con thiên nga lộng lẫy.

Hiện tượng say mê làm đẹp của người Hàn Quốc có nhiều lý do, nhưng chắc chắn là có ảnh hưởng từ công nghệ phim ảnh, ca nhạc luôn luôn trưng ra những diễn viên, ca sĩ, người mẫu với vẻ đẹp hoàn hảo, sáng rỡ, phần khác từ quan niệm của dân Á đông cho rằng việc sửa tướng, sửa những khiếm khuyết trên khuôn mặt, hình thể có thể giúp người ta may mắn hơn, và cuối cùng là vì cơ hội lớn hơn để kiếm một tấm chồng, tìm một công việc hay sự thăng tiến trong nghề nghiệp…

Tuy nhiên, lắm lúc nhìn các ca sĩ, diễn viên, người mẫu cho tới người thường ở Hàn Quốc cứ có một vẻ đẹp hoàn hảo (nhưng hơi thiếu sinh động) và giống nhau như những con búp bê bằng sứ. Trong cuộc thi Hoa hậu Hàn Quốc năm 2013 vừa rồi, nhiều người đã hết sức ngạc nhiên trước sự giống nhau của các ứng viên do giải phẫu, do cách trang điểm. (“Buồn cười thí sinh Hoa hậu Hàn Quốc giống nhau như đúc”, VietnamNet, “Ám ảnh phẫu thuật thẩm mỹ, hàng nghìn phụ nữ giống nhau đến kỳ lạ”, Lao động).

Cứ nghĩ nếu phải sống trong một xã hội mà người ta quá chú trọng đến nhan sắc thì kể cũng khổ cho những ai không đẹp nhưng lại không có điều kiện để đi giải phẫu thẩm mỹ chẳng hạn.

Nếu một trong những nỗi khổ hay nỗi ám ảnh của đa số dân Hàn quốc là sắc đẹp thì với đa số dân Mỹ, chắc là job, là time? Có việc là có tất cả-nhà cửa, bảo hiểm, lương hưu, hạnh phúc gia đình…, mất việc là mất tất cả. Và thời gian. Dân Mỹ lúc nào cũng có vẻ tất bật như không có đủ thời gian để làm tất cả mọi thứ. Dân Nhật cũng vậy. Vội vàng, hối hả, tranh thủ ngủ ở bất cứ đâu có thể-trên xe bus, métro, trong quán café… Là những quốc gia giàu có, văn minh, tự do dân chủ, đời sống cao, nhưng có vẻ như người Mỹ hay người Nhật nói chung vẫn chưa phải là sướng, vì cứ phải thường xuyên đối mặt với hai nỗi ám ảnh này.

Sống ở Na Uy một thời gian, tôi có thể hiểu vì sao người dân ở xứ này thường cảm thấy hài lòng, hạnh phúc. Không chỉ vì Na Uy cũng là một quốc gia tự do dân chủ, có đời sống kinh tế cao và ổn định, có chế độ an sinh xã hội rất tốt, một đất nước bình yên với tỷ lệ tội phạm rất thấp…mà còn vì những lý do khác.

Thứ nhất, nhịp sống ở xứ này không nhanh, không quá căng thẳng như ở Mỹ hay Nhật. Thậm chí có thể nói là chậm. Người Na Uy làm việc vừa phải, số giờ làm việc mỗi ngày của công chức, người lao động là 7 giờ 30 phút. Thứ bảy, CN nghỉ. Đa số cửa hàng, quán xá, siêu thị…cũng nghỉ ngày CN. Thường chỉ có dân nhập cư, trong đó có dân Việt mình, là vẫn mở cửa siêu thị, quán xá vào ngày CN để kiếm thêm thu nhập. Một năm có khá nhiều ngày lễ, ngày nghỉ. Rất ít người, cũng lại trừ dân nhập cư, là tranh thủ đi làm cùng lúc 2,3 job.

Đó là nói về nhịp sống. Thứ hai, người Na Uy sướng vì ít phải lo nghĩ, nói đúng như ngôn ngữ của người Việt “cái gì cũng có nhà nước lo”, nhưng ở đây là nhà nước lo thật sự. Con cái sinh ra có nhà nước phụ nuôi đến năm 18 tuổi, đi học tiểu học, trung học miễn phí, lớn lên học đại học bất kể cha mẹ giàu nghèo, kinh tế như thế nào đều có thể mượn nợ ngân hàng, sau ra đi làm trả. Một khi đã có việc làm thì trong suốt cuộc đời bất cứ việc gì cần như lập gia đình, mua nhà, sắm xe…đều có thể vay ngân hàng trả dần vào lương. Thất nghiệp có nhà nước nuôi một thời gian. Đau ốm vào bệnh viện miễn phí. Già cả có lương hưu, có tiền già đủ sống thong thả không phiền đến con cái. Còn nếu chẳng may mới sinh ra đã tàn tật thì nhà nước sẽ nuôi cả đời v.v…

Nhưng tất cả những điểu này thì không riêng gì Na Uy mà ở rất nhiều quốc gia có chế độ an sinh xã hội tốt, người dân cũng đều được hưởng như nhau. Điều quan trọng nhất, khiến cho người ngoài nhìn vào cũng cảm nhận được người Na Uy sướng, có lẽ là vì họ ít bị sức ép bởi những khuôn mẫu, giá trị nào đó trong xã hội.

Không bị ám ảnh bởi thời gian, người Na Uy cũng không bị ám ảnh bởi việc phải kiếm thật nhiều tiền, phải có bằng cấp, địa vị. Bởi trong một xã hội mà khoảng cách giàu nghèo không quá chênh lệch, cũng không quá coi trọng địa vị thì một bác sĩ, luật sư hay một người công nhân làm đường, tài xế xe bus, phục vụ nhà hàng đều cảm thấy bằng lòng.

Người Na Uy cũng không bị ám ảnh bởi hình thức bên ngoài. Dù xấu, đẹp, mập, ốm gì cũng chẳng phải tự ti. Người khuyết tật, chậm phát triển vẫn sống bình thường giữa lòng xã hội, không hề bị bất cứ sự kỳ thị, phân biệt đối xử nào.

Chỉ riêng chuyện ăn mặc cũng vậy, người Na Uy ít chạy theo thời trang, ít bị ám ảnh bởi thương hiệu. Trong cái nhìn của cá nhân tôi, dân Na Uy nói chung ăn mặc…không đẹp. Chỉ cần so sánh với dân Pháp hay dân Ý thôi, cụ thể là so sánh dân Oslo với dân Paris hay Roma, rõ ràng là ở hai thành phố sau, số đông có goût ăn mặc đẹp, thanh lịch, sang trọng hơn nhiều.

Còn ngay ở Oslo, nếu bạn đứng giữa khu trung tâm thành phố suốt cả một ngày trời, cũng không có nhiều người biết cách ăn mặc phù hợp với vóc dáng, biết cách phối màu, phối đồ hài hòa với nhau. Nhưng sống lâu rồi thì thấy như vậy lại tiện, mình có ăn mặc không đẹp, không thời trang lắm cũng chả sao.

Nhìn sang VN, chuyện dân mình còn khổ so với dân nhiều nước khác là chuyện “biết rồi nói mãi”. Không chỉ vì nước VN vẫn thuộc loại nghèo, lạc hậu, chưa phát triển, không chỉ vì cái mô hình thể chế chính trị độc tài bóp nghẹt mọi quyền tự do dân chủ, nhân quyền bị chà đạp, nhà nước thì không vì dân, không lo cho dân mà chỉ nhăm nhăm bóp hầu bóp cổ dân bằng đủ mọi loại thuế má trên đời, khiến cho người dân suốt cuộc đời luôn phải lo lắng, sợ hãi đủ thứ.

Lúc nhỏ thì lo học để thi đậu, tốt nghiệp, học xong rồi lo chạy việc, bởi kiến thức, năng lực đâu đã đủ để tìm được một việc làm nếu không có thân thế, quen biết, có tiền đút lót…Mọi việc lớn nhỏ trong đời đều phải tự “cày” ra tiền để giải quyết chứ không trông chờ gì được vào nhà nước, từ học hành, giáo dục, y tế, lúc ốm đau, thất nghiệp, tai nạn, tàn tật…Xã hội thì ngoại trừ sự ổn định bề mặt về chính trị do được cai trị bởi “bàn tay sắt”, ngày càng trở nên bất ổn, bất an. Tai họa có thể đến bất cứ lúc nào, một cách hết sức trời ơi đất hỡi, chủ yếu do sự vô lương tâm, thiếu trách nhiệm của con người, cộng với luật pháp như luật rừng.

Thêm vào đó, người Việt còn khổ vì chịu quá nhiều sức ép bởi những giá trị khác nhau trong xã hội, mà phần lớn là những giá trị không thực chất. Lúc còn ở tuổi đi học, từ học sinh cho đến phụ huynh, giáo viên, nhà trường đều bị sức ép về điểm số, thành tích. Với một xã hội còn quá chú trọng bằng cấp, người nào cũng phải cố học, cố chạy cho có vài tấm bằng. Nhà nào dù nghèo đến đâu cũng ráng đi làm thuê làm mướn, tích cóp từng đồng để nuôi con ăn học, mong cho con đậu đại học. Rớt đại học coi như một trong những bi kịch lớn nhất đời người.

Người Việt khổ vì bằng cấp, khổ vì những cái bề ngoài. Từ cái quần cái áo làm sao cho tươm tất với người ta, rồi phải làm sao xây được cái nhà cho đẹp hơn, to hơn, tậu cái xe sang hơn nhà hàng xóm, con cái lấy chồng lấy vợ “ngon lành” hơn người ta, ví dụ như ở một số vùng thôn quê bây giờ thì lấy được chồng Đài, chồng Hàn là mơ ước của nhiều thôn nữ (!)

Khổ vì chưa có thói quen dân chủ, để chấp nhận mọi sự khác biệt, từ khác biệt trong lối sống, tư duy sáng tác, goût thưởng thức văn hóa… cho đến quan điểm chính trị. Suy nghĩ khác, sống khác, là dễ ăn đòn. Chính vì vậy mà người Việt ít dám nghĩ khác, sống khác. Học sinh thường chẳng dám phát biểu khác với ý thầy cô hay sách giáo khoa. Nhân viên không dám nói khác ý sếp, khác ý đám đông.

Trong môi trường sinh hoạt văn hóa văn nghệ cũng vậy. Mấy ai kể cả các nhà báo, dám dũng cảm nói ngược ý kiến của đám đông về một ca sĩ, một dòng nhạc, một bộ phim hay một tiểu thuyết nào đó?

Người Việt vốn chưa có thói quen dân chủ, không những ít khi chấp nhận ý kiến trái chiều mà còn sẵn sàng ném đá những ai không giống mình và không giống với đa số. Từ những cuộc tranh cãi về goût thưởng thức văn nghệ của đám trẻ cho tới những cuộc tranh luận chính trị ở những người lớn hơn cũng không khác.

Nhưng suy cho cùng thì những nỗi khổ đó cũng từ cái môi trường xã hội, giáo dục, văn hóa không có tự do dân chủ, công bằng, không tôn trọng con người mà ra.

Một ngày nào đó khi đất nước thay đổi, việc xây dựng lại một mô hình thể chế chính trị hay vực dậy một nền kinh tế sẽ nhanh hơn là xây dựng lại thói quen dân chủ trong tư duy, xây dựng lại những chuẩn mực xã hội đúng đắn (chứ không quá nhiều thứ bị “lệch chuẩn” như bây giờ), để con người có thể sống thật hơn, giản dị hơn, đúng với bản chất của mình, không phải chạy theo quá nhiều những giá trị ảo bên ngoài.
 
Song Chi
  (RFA Blog's)

Niềm thất vọng đắng cay


NQL: Đọc để biết vì sao người dân mất hết niềm tin, đặc biệt là lớp trẻ. Câu chuyện dưới đây chỉ là chuyện nhỏ mà niềm tin của bạn trẻ này đã sụp đổ, còn biết bao nhiêu chuyện ghê gớm hơn, khủng khiếp hơn... đang chờ bạn khắp các nẻo đường đời.
(Thư một bạn đọc)
Gửi Bác!
Được trở thành một công chức (viên chức) nhà nước, có lẽ đây là một niềm ao ước của nhiều người. Và cháu cũng là một trong số đó, và cháu còn có nhiều lý do để mong mỏi điều đó hơn nhiều người khác.
Bởi vậy mà khi BHXH Việt Nam thông báo tuyển viên chức, cháu đã nộp hồ sơ và miệt mài ôn luyện ngày đêm với sự quyết tâm cao độ nhất và hi vọng sẽ có một kết quả thật tốt trong kỳ thi này.
Và còn rất nhiều bạn khác cũng như cháu, rất tích cực học hành. Nhiều người trong đó có cháu, dành hầu hết thời gian và sức lực để ôn thi, có người còn phải đánh đổi rất nhiều thứ khác nữa, gia đình không tạo điều kiện, chồng không ủng hộ, đã vậy lại còn mỉa mai nữa, con nhỏ quấy khóc vì ốm đau. Bản thân cháu có lẽ may mắn hơn vì bố mẹ rất hiểu và tạo điều kiện hết sức để cháu có thể ôn thi.
Nhà cháu làm ruộng, vất vả lắm! Thời gian này đang mùa vụ, hết gặt lúa rồi cấy hái. Hết mùa lúa rồi đến mùa ngô, bố mẹ cháu lên nương từ khi gà gáy không kể ngày nắng như lửa đốt, áo ướt đẫm mồ hôi hay những ngày mưa bão ròng rã . Cháu cũng dậy sớm để học bài, nhìn bố mẹ vất vả, cháu càng cố gắng ôn thi hơn, tự nhủ với bản thân rằng phải cố gắng đỗ trong kỳ thi này.
Cháu vượt cả một đoạn đường dài hàng mấy trăm cây số xuống thủ đô để tham dự kỳ thi, trong lòng vừa nao nao hồi hộp, lo lắng nhưng cũng đầy niềm vui vì bản thân đã chuẩn bị khá là kỹ lưỡng cho kỳ thi này.
Thế nhưng Bác ơi, hi vọng bao nhiêu thì thất vọng bấy nhiêu, niềm tin của cháu bị sụp đổ hoàn toàn. Nó như cơn bão đổ bộ vào lòng Hà Nội trong mấy ngày thi vậy.
Trước những ngày thi, trên các diễn đàn có người thông báo có đề và tài liệu chuẩn, họ gửi mail đến từng cá nhân trên diễn đàn, nói về mức độ tin tưởng của đề thi và mức độ chính xác của tài liệu chuẩn, họ rao bán bộ đề với giá 1 triệu/môn. Có người tin, người không Bác ạ. Rồi người ta đăng tin địa điểm cụ thể bán phao, tài liệu thi thường xuyên, liên tục trên diễn đàn, bảo đảm độ chính xác của tài liệu, có cả sơ đồ chỉ dẫn đến hẳn địa điểm mua phao nữa.
Ngày thi đã đến, trước lúc vào phòng thi, thí sinh họ nháo nhào kêu gọi quyên góp tiền đi giám thị, 100 nghìn, 200 nghìn, chẳng biết họ đã in sẵn cả danh sách thí sinh phòng thi từ lúc nào để thu tiền rồi đánh dấu những ai nộp, họ để ý xem ai mới đến rồi ra để kêu gọi đóng tiền. Cháu cũng được huy động như vậy đấy. Khi cháu tuyên bố không đóng tiền và không quay bài và nói với mọi người rằng sẽ không quay được đâu thì ai cũng mở mắt tròn xoe nhìn cháu với con mắt như cháu là người ngoài hành tinh, là vật thể lạ vậy. Nói thật là lúc đó cháu rất là ngại và cảm thấy mình lạc lõng kinh khủng. Cháu cũng hiểu một vấn đề rằng nếu mình không hòa đồng và không theo cái chung của tập thể thì tự bản thân mình sẽ tự đẩy mình ra xa, tự “xây mồ chôn mình”, tự mình cô lập mình.
Trong khi làm bài thi, thanh tra bên ngoài và giám thị có bắt và lập biên bản Bác ạ, nhưng trong khi cháu và những người khác đang cố gắng làm sao viết thật nhanh, viết đau nhừ cả tay không dám ngừng vì đề khá dài thì xung quanh họ vẫn giở tài liệu bằng đủ mọi cách. Phao trong túi quần, trong hộp bút, thậm chí cả ở trong áo ngực nữa. Có bạn giở tài liệu ở tất cả các môn từ chuyên ngành, trắc nghiệm, Kiến thức chung mà không hề bị “phát hiện”. Thi trắc nghiệm thì thật là vui. Bác biết không, phòng thi xôn xao như học nhóm vậy.
Rồi Bác biết không, ngày thi thứ hai, ngoài hành lang phòng thi, người ta nói chuyện với cháu: phòng anh(chị) coi dễ lắm, may là mang phao vào, chép từ đầu đến cuối, hôm nay cũng cố gắng như vậỵ hay “ Phòng chị giám thị có nhận phong bì mà, chỉ để ý giám thị hành lang và thanh tra bên ngoài một tí, chứ trong phòng thì thoải mái thôi mà”. Rồi có người cũng không hề học gì mà vẫn đi thi, hỏi bạn ấy học hết đề cương không, bạn ấy trả lời với cháu rằng chưa hề học gì cả, bạn ấy không biết Luật BHXH như thế nào, Luật BHYT ra sao, nhưng bạn ấy vẫn làm được bài, vẫn viết đủ ý cả.
Đấy là những gì cháu được mắt thấy, tai nghe, tận mắt chứng kiến được.
Và trên các diễn đàn, sau khi đi thi về, họ bàn luận, bình phẩm nhiều lắm Bác ạ. Họ nói phòng này giám thị nhận tiền, phòng kia giám thị canh chừng thanh tra cho thí sinh quay bài, phòng này có COCC, con cháu của người này, người kia, có người dùng tai nghe Blutooth để chép bài, phòng có VIP, được chuyển chỗ, được giám thị “quan tâm”, được thu bài sau cùng, thí sinh được gửi gắm.
Cổng trường nơi cháu thi họ bán đầy phao của các môn; và môn tiếng Anh, cháu cũng thử mua một bộ xem qua, vào phòng thi khi giám thị phát đề thì quả là ngạc nhiên lắm, lúc đó cũng ước gì mình xem thật kỹ cái tập phao vừa mua thì chắc làm ngon lành, nhanh vèo vèo mà không cần phải đọc đi đọc lại như thế. Mấy quán photo ngoài cổng trường chắc làm ăn phát đạt vào 2 ngày thi này lắm. Và còn cả điều này nữa, cháu thấy lạ quá. Người thân của thí sinh chờ đợi ở cổng trường hỏi những người thi xong sớm và ra trước về đề thi của các môn có đúng như những câu hỏi được bôi đen trong tập câu hỏi mà họ đang cầm trong tay hay không. Mà điều ngạc nhiên ở chỗ tất cả đều đúng. Rồi họ cảm thấy tâm đắc với cái tập câu hỏi đó lắm đấy ạ. Chẳng lẽ lại có thể có sự trùng hợp ngẫu nhiên như thế này sao hả Bác? Hay chẳng lẽ thầy bói lại bói đúng đến vậy?
Người ta lại kháo nhau rằng có thí sinh làm bài trước khi giám thị đọc đề thi, có người đã có đáp án sẵn cho các câu hỏi trắc nghiệm. Và họ truyền tay nhau bộ đề thi được giải sẵn của môn tiếng Anh, những bài test được khoanh, đánh dấu là đã được thi ở các cụm thi trước. Và thật đúng là siêu nhân vì bài thi tiếng Anh rơi đúng vào 2 bài test còn lại trong tập tài liệu đó. Cháu thấy thí sinh thi BHXH thật là giỏi Bác ạ, vì họ tìm được tài liệu chính xác quá! Họ kháo nhau về chuyện chạy chọt bao nhiêu tiền, các chỉ tiêu đã được sắp xếp ra sao, chạy từ khâu đề thi hay chấm thi, …
Những người như cháu đi thi được gọi là “dân đen”, có người nói “dân đen” mà đỗ thì đúng là một kỳ tích, bài làm phải có sự đột phá, phải đặc biệt, như vậy mới có cơ hội. Và còn nhiều, còn nhiều nữa nhưng có lẽ cháu chỉ kể với Bác bấy nhiêu thôi là cũng đủ để Bác có thể hình dung ra được kỳ thi này nó như thế nào rồi đúng không ạ?
Và lại nói đến bản thân cháu, khi bước vào phòng thi với niềm hi vọng, phấn chấn bao nhiêu thì sau khi bước chân ra khỏi cổng trường, niềm tin và hi vọng của cháu đã bị sụp đổ hoàn toàn. Không phải vì cháu không làm được bài, thậm chí cháu còn làm bài tốt Bác ạ (theo cháu thì là như vậy), điều này còn phụ thuộc vào việc chấm thi nữa. Cháu nghi ngờ, lo lắng và cháu không còn đủ tự tin để khẳng định được rằng mình liệu có đỗ được trong kỳ thi tuyển viên chức này hay không???
Sau kỳ thi này, tự nhiên cháu thấy hoài nghi về mọi thứ, về những điều bố cháu đã từng dăn dạy, có lẽ nó không đúng hoàn toàn như bố cháu đã từng nói. Cháu cần phải làm gì để có thể lấy lại được niềm tin đây ạ?
(Quê Choa)
 

Đoan Trang - Ta đi bầu cử tự do

"Nói với mình và các bạn": Ta đi bầu cử tự do
Chúng ta đã nghe nói nhiều về giá trị của dân chủ, nhân quyền, tự do. Nhưng, đánh giá như thế nào là dân chủ, “chấm điểm” một nền dân chủ, thì lại đòi hỏi phải có những tiêu chí nhất định, trong đó có một tiêu chí quan trọng là bầu cử tự do tới mức nào. Và đánh giá, “chấm điểm” một cuộc bầu cử, lại cũng đòi hỏi các tiêu chí cụ thể.

Dưới đây là bài thứ 11 trong loạt bài “Nói với mình và các bạn: Vẻ đẹp của chính trị”. Mục đích mà loạt bài hướng tới là góp phần giúp độc giả, nhất là các bạn trẻ, hiểu hơn về chính trị. Bài này sẽ bàn về một vấn đề hết sức cụ thể, căn bản của chính trị, nhưng lại là điều mà hầu như không người dân Việt Nam nào hiểu rõ (kể cả người viết bài này) vì chưa từng được trải nghiệm: Thế nào là bầu cử tự do?
* * *
Kỳ 10
TA ĐI BẦU CỬ TỰ DO…
“Ta đi bầu cử tự do
Tìm người xứng đáng mà cho vào hòm”
Câu thơ bút tre này tuy đùa cợt nhưng về mặt chính trị thì nó đúng: Bầu cử tự do nghĩa là người đi bầu (cử tri) có quyền, bằng lá phiếu của mình, đưa người mà họ cho là xứng đáng vào cương vị phù hợp để đại diện cho họ làm một việc gì đấy. Đồng thời, điều đó cũng hàm nghĩa là họ có quyền sử dụng lá phiếu của mình để tống cổ người mà họ cho là không xứng đáng, hoặc không còn xứng đáng, khỏi cương vị nọ.
Bất kỳ nền chính trị nào trong đó người dân có quyền bầu cử tự do – bầu và cách chức lãnh đạo – thì tức là đã đạt một trong các tiêu chí của dân chủ. Xin bạn lưu ý cụm từ “một trong các”: Chỉ bầu cử tự do mà thôi, không đảm bảo dân chủ. Nhưng chắc chắn một nền chính trị không có bầu cử tự do thì không phải là dân chủ. Nói cách khác, bầu cử tự do là điều kiện cần, không phải điều kiện đủ, của dân chủ.
Mở rộng ra, bạn cũng có thể thấy điều tương tự: Đa đảng không đảm bảo dân chủ. Nhưng một đảng thì chắc chắn là độc tài, là không có tự do.
Tuy nhiên, chúng ta sẽ bàn về chuyện đảng phái trong một kỳ khác của loạt bài này. Còn bây giờ trở lại với câu hỏi: Thế nào là bầu cử tự do? Bạn biết không, về cơ bản, có vài tiêu chí sau đây để đánh giá chế độ bầu cử nói chung ở một quốc gia, hoặc một cuộc bầu cử cụ thể nào đó, có tự do hay không. (*)
Bầu cử phải thường xuyên
Các cuộc bầu cử phải diễn ra thường xuyên, định kỳ (và có thể có cả bầu cử bất thường), trong một khoảng thời gian nhất định – khoảng thời gian này dĩ nhiên không được kéo dài, chẳng hạn, nhất định là không thể tới “10 năm, 20 năm, hoặc lâu hơn nữa” và càng không thể là vô thời hạn như ở Bắc Triều Tiên.

Cử tri phải có sự lựa chọn
Với mỗi cương vị cần nhân sự, cử tri phải có ít nhất hai lựa chọn khác biệt. Bạn hãy chú ý cụm từ “ít nhất hai”, “khác biệt”. Bởi vì sẽ là vô nghĩa nếu cử tri chỉ có một lựa chọn duy nhất, hoặc hai lựa chọn na ná nhau.
Nhà khoa học chính trị Austin Ranney đưa ra một ví dụ về sự vi phạm tiêu chí thứ hai này: Suốt 72 năm (1917-1989), Liên Xô thường xuyên tổ chức bầu cử nhân sự vào rất nhiều cơ quan chính quyền, và thường là có tới hơn 90% dân số trưởng thành đi bỏ phiếu. Tuy nhiên, cử tri không có sự lựa chọn. Trong mỗi cuộc bầu cử vào mỗi cơ quan chính quyền, danh sách đều chỉ có một ứng viên, và cử tri chỉ có thể hoặc là chọn ứng viên đó hoặc là không bỏ phiếu.
Sau khi Liên Xô sụp đổ (năm 1991) thì nước Nga đã tổ chức được bầu cử “hai ứng viên trở lên”. Ông Ranney cũng viết thêm rằng, hiện “chỉ còn một vài nước vẫn còn bám lấy chủ nghĩa cộng sản kiểu Xô Viết, đáng chú ý nhất là Cuba, Bắc Triều Tiên, và Việt Nam, là vẫn còn tổ chức bầu cử một-ứng-viên-một-ghế”.
Mở rộng ra, bạn sẽ thấy cái nguyên tắc “hai ứng viên khác nhau trở lên” này hiển nhiên áp dụng cho tất cả các quyết định liên quan tới việc lựa chọn chứ không chỉ trong chuyện bầu cử. Đã gọi là tự do lựa chọn, đương nhiên phải có từ hai phương án trở lên, nếu không thì còn gì là tự do. Thi hoa hậu gia đình giữa bố, mẹ và hai con trai thì còn ai đoạt vương miện vào đây nữa.
Một ví dụ gần đây về sự vi phạm nguyên tắc “hai ứng viên khác nhau trở lên”, là bản “Phiếu lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp” mà Ban chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến nhân dân đưa ra. Nó chỉ có một dự thảo duy nhất, trong khi lẽ ra người dân phải có quyền lựa chọn từ ít nhất hai dự thảo hiến pháp trở lên, do ít nhất hai lực lượng khác nhau trong xã hội đưa ra.
Mặt khác, cứ chấp nhận rằng đây là phiếu lấy ý kiến nhân dân về chỉ một bản dự thảo mà thôi, do Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (với các thành viên toàn là đảng viên ĐCSVN) lập ra, thì phiếu này cũng vẫn vi phạm nguyên tắc “hai ứng viên khác nhau trở lên”. Bởi vì nó chỉ đưa ra hai phương án na ná nhau: 1. Đồng ý (hoàn toàn) với nội dung Dự thảo. 2. Đồng ý với những nội dung khác trong Dự thảo (đề nghị ghi rõ…) và có ý kiến góp ý (đề nghị ghi rõ).
Cuối cùng, áp dụng nguyên tắc này vào nền chính trị của chúng ta, bạn có thể thấy ngay: Đa đảng không đảm bảo dân chủ. Nhưng một đảng thì chắc chắn là độc tài, là không có tự do.
Người dân phải được tự do tiến cử ứng viên
Đây là một tiêu chí quan trọng của bầu cử tự do, và nó đòi hỏi một điều kiện bắt buộc đi trước: Mọi công dân đều phải có quyền thành lập và/ hoặc tham gia đảng phái, để từ đó, có quyền được người khác tiến cử, quyền tiến cử người khác, hoặc quyền tự mình ứng cử mà không cần thông qua đảng phái nào.
Nhìn vào Việt Nam, bạn thấy điều này là bất khả thi. Cho dù bạn có quý và tin tưởng ông hàng xóm của bạn đến mấy đi chăng nữa, cho dù ông ấy có tài đức và ham hoạt động xã hội đến mấy, bạn cũng chẳng biết làm cách nào để đưa ông ấy vào chính trường, làm lãnh đạo, hoặc thấp nhất là vào Quốc hội, “cho thiên hạ nhờ”.
Và cả bạn nữa, giả sử bạn muốn tham gia chính trường Việt Nam, bạn có thể làm gì? Tranh cử đại biểu Quốc hội chăng? Xin bạn vui lòng lưu ý: Ngay cả khi luật pháp cho phép bạn tự ứng cử đại biểu quốc hội, cũng có vô vàn rào cản vô hình khiến bạn không thể đứng ra “chường mặt” với thiên hạ. Bạn có nguy cơ bị gắn nhãn “hoang tưởng”, “háo danh”, “tham vọng hão huyền”…
Các bên phải được tự do cạnh tranh
Có nghĩa là: Các ứng viên phải được tự do vận động tranh cử, còn các cử tri phải được tự do tìm hiểu về ứng viên và tự do thể hiện quan điểm. Tiêu chí này đòi hỏi một điều kiện bắt buộc đi trước: tự do báo chí, tự do ngôn luận.
Nếu có bầu cử giữa đảng Cộng sản Việt Nam, đảng Dân chủ Xã hội của ông Lê Hiếu Đằng, đảng Bia của ông Từ Anh Tú (đạt tiêu chí “hai ứng viên trở lên”), nhưng 700 tờ báo, đặc biệt các cơ quan truyền thông quan trọng như VTV, VOV, hay các báo mà trong tên có từ “nhân dân”, đều chỉ đăng bài ca ngợi “Đảng ta” và/hoặc cương lĩnh của ứng viên “Đảng ta”, thì bầu cử không còn là tự do nữa.
Tương tự, cử tri phải được cung cấp thông tin minh bạch, đầy đủ, về các ứng viên, chẳng hạn họ có quyền biết ông Nguyễn Phú Trọng – ứng viên của đảng Cộng sản Việt Nam – có những năng lực gì, chương trình hành động thế nào, gia cảnh ra sao, thu nhập bao nhiêu, v.v.
Bên cạnh tất cả những cái đó, nếu lực lượng công an cứ sốt sắng nhằm người nào có xu hướng ủng hộ đảng Bia, đảng Dân chủ Xã hội mà đến “thăm hỏi”, “trao đổi”, “vận động”, thì bầu cử cũng không còn ý nghĩa.
Phổ thông đầu phiếu
Mọi công dân đều có quyền bỏ phiếu, bất kể giới tính, khuynh hướng tình dục (đồng/dị tính luyến ái), sắc tộc, tôn giáo/ tín ngưỡng, thành phần xã hội, v.v. Và, bạn hãy lưu ý là công dân cũng có quyền không bỏ phiếu, không đi bầu. Tuy nhiên, điều này dẫn đến tình trạng người dân lười đi bỏ phiếu đến mức ở một số nước, ví dụ như Úc, chính phủ đã phải áp luật phạt tiền người không chịu tham gia bầu cử.
Việc bỏ phiếu cũng phải xuất phát từ sự lựa chọn sáng suốt và tự nguyện của cử tri, không phải là kết quả của việc họ bị đe dọa, ép buộc hay lừa đảo. Ở ta lâu nay có câu đùa, nhưng cũng đúng sự thật, là: “Việt Nam bảo đảm quyền tự do ngôn luận nhưng không bảo đảm quyền tự do sau ngôn luận”.
“Rút kinh nghiệm” từ đó, bầu cử tự do nghĩa là công dân phải có quyền tự do bỏ phiếu và cả quyền tự do sau khi bỏ phiếu. Giả sử đảng Bia của ông Từ Anh Tú được bình đẳng với đảng Cộng sản Việt Nam trong việc đi vận động, nhưng cử tri nào ủng hộ đảng Bia cũng nơm nớp lo bị “xử lý” sau bầu cử và do đó họ không dám bầu cho người của đảng Bia, thì bầu cử mất ý nghĩa.
Mọi lá phiếu đều quan trọng như nhau
Điều đó tức là lá phiếu của công dân Từ Anh Tú cũng quan trọng và có ý nghĩa hệt như lá phiếu của công dân Nguyễn Phú Trọng hay công dân Lê Hiếu Đằng. Lá phiếu của ông Trọng không thể được tính ngang giá với hai, ba hoặc nhiều hơn lá phiếu khác.
Chính xác, trung thực, độc lập, minh bạch…
Một điều kiện quan trọng nữa để đảm bảo bầu cử tự do là toàn bộ quá trình hiệp thương (tức là chốt danh sách ứng viên, bố trí ứng viên nào về đơn vị bầu cử nào), kiểm phiếu, công bố kết quả, phải diễn ra chính xác, trung thực. Muốn vậy, hội đồng bầu cử phải độc lập, các thủ tục phân bổ ứng viên, tổ chức bầu cử, kiểm phiếu phải công khai, minh bạch.
Như ở ta, Mặt trận Tổ quốc – cánh tay nối dài của đảng Cộng sản Việt Nam – đứng ra đảm nhận công tác hiệp thương. Và kết quả là một nhà sử học sinh sống ở Hà Nội lại trở thành đại biểu của tỉnh Đồng Nai, hay ông giáo trường Tổng hợp lại làm đại diện của Lạng Sơn…
----
(*) Cách xác định tiêu chí này dựa theo cuốn Governing (xuất bản lần đầu năm 1958, lần thứ 8 năm 2000, NXB Prentice Hall, Mỹ) của Austin Ranney (1920-2006)
Đoan Trang
(Blog Đoan Trang)

Biển Đông: Trung Quốc & Mỹ đang toan tính điều gì?

Nhiều người tin rằng, những bước đi, động thái cũng như phát biểu của giới quan chức cấp cao Mỹ trong thời gian vừa qua cho thấy, cường quốc số 1 thế giới dường như sẽ không đứng về bên nào trong tranh chấp ở Biển Đông vì ngại chọc giận Trung Quốc.

Trung Quốc từ lâu đã có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông với một loạt nước láng giềng Đông Nam Á gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei. Gầy đây, khi Trung Quốc trở nên hung hăng, quyết liệt trong các cuộc tranh chấp này thì Mỹ cũng bắt đầu thực hiện chiến lược chuyển hướng trọng tâm vào Châu Á. Biển Đông vì thế đã trở thành đấu trường mới chứng kiến cuộc đấu quyết liệt giữa Mỹ và Trung Quốc nhằm tranh giành các lợi ích ở đây.

Tàu Trung Quốc phóng tên lửa trong một cuộc tập trận ở Biển Đông hồi năm ngoái
Tranh chấp ở Biển Đông

Trung Quốc khiến các nước láng giềng tức giận và bất bình khi đưa ra đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò để đòi chủ quyền đối với gần 80% Biển Đông. Đường lưỡi bò của Trung Quốc xâm phạm đến vùng đặc quyền kinh tế của nhiều nước thành viên ASEAN và vi phạm luật quốc tế.
Để thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông thông qua đường 9 đoạn, Trung Quốc đã dùng nhiều biện pháp, chiến thuật cứng rắn và hung hăng để dần phá vỡ thế nguyên trạng ở Biển Đông, tiến tới giành quyền kiểm soát trên thực tế các vùng tranh chấp.

Trung Quốc đã ít nhiều thành công khi chiếm được bãi cạn Scarborough từng là ngư trường đánh cá truyền thống của Philippines. Cường quốc Châu Á đang tiến tới xác lập quyền kiếm soát ở các khu vực tranh chấp khác trên Biển Đông.
Phản ứng trước diễn biến trên, Philippines dưới sự ủng hộ ngầm của Mỹ hồi đầu năm nay đã phát đơn kiện nước láng giềng Trung Quốc lên Tòa án Quốc tế về Luật Biển có trụ sở ở Đức. Đây là một tổ chức pháp lý độc lập được thành lập nhằm giải quyết các cuộc tranh chấp hàng hải.
Theo giải thích của giới chức Philippines, nước này đã dùng đủ mọi biện pháp để tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho các cuộc tranh chấp với Trung Quốc nhưng không có tác dụng nên họ buộc phải đưa vấn đề ra giải quyết tại tòa án quốc tế.

Bắc Kinh phản đối quyết liệt hành động của Mania nhưng điều đó không làm thay đổi được quyết định của giới chức Philippines. Nước này tuyên bố, dù Trung Quốc có đồng ý hay không thì họ vẫn xúc tiến đưa các cuộc tranh chấp ở Biển Đông ra giải quyết tại tòa án quốc tế.
Đấu trường mới
Đúng thời điểm Trung Quốc ra sức tăng cường sức mạnh hải quân, bành trướng ra các vùng biển thì Mỹ - siêu cường số 1 thế giới bắt đầu thực hiện chiến lược chuyển hướng trọng tâm vào Châu Á. Chiến lược này được xem là một bước đi của Mỹ nhằm làm đối trọng với chính sách bành trướng trên biển của Trung Quốc.
Mỹ liên tục nói rằng, họ giữ lập trường trung lập, không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Nước này còn kêu gọi ASEAN đứng ra làm trung gian để giải quyết các cuộc tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Nhiều người tin rằng, những bước đi, động thái cũng như phát biểu của giới quan chức cấp cao Mỹ trong thời gian vừa qua cho thấy, cường quốc số 1 thế giới dường như sẽ không đứng về bên nào trong tranh chấp ở Biển Đông vì ngại chọc giận Trung Quốc.

Dù kình địch với nhau nhưng nền kinh tế của Mỹ và Trung Quốc gắn bó chặt chẽ với nhau. Washington được cho là sẽ không từ bỏ lợi ích to lớn trong mối quan hệ với Trung Quốc để bảo vệ các đồng minh Châu Á. Vậy câu hỏi được đặt ra ở đây là Mỹ muốn gì khi thực hiện chiến lược quay trở về Châu Á đúng thời điểm Trung Quốc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải quyết liệt với các nước láng giềng.
Câu trả lời được nhiều người ủng hộ là, Mỹ thực hiện chiến lược chuyển hướng trọng tâm vào Châu Á là vì mục đích riêng, lợi ích riêng của nước này chứ không liên quan gì đến việc bảo vệ các đồng minh của họ. Thực chất, chính quyền Mỹ không muốn giải quyết các cuộc tranh chấp ở Biển Đông mà họ chỉ muốn xúc tiến các kế hoạch, bước đi nhằm bảo vệ lợi ích riêng và đồng thời duy trì ảnh hưởng ở khu vực Châu Á năng động, chứa đựng nhiều tiềm năng này.
Hiện tại, người ta hy vọng, ASEAN sẽ đóng vai trò trung gian, giúp tháo “ngòi nổ” ở Biển Đông. Hôm 14 và 15/8 vừa rồi, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã có cuộc họp ởi Thái Lan để bàn về việc tìm kiếm một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (CoC). Bộ Quy tắc này sẽ tạo ra một bộ khung, một cơ chế giúp quản lý các cuộc tranh chấp ở Biển Đông, giảm căng thẳng và tránh xung đột. Tại cuộc họp này, ASEAN tuyên bố sẽ nói cùng “một giọng” trong vấn đề Biển Đông.
Ngoại trưởng các nước ASEAN đã đồng lòng nhất trí tìm kiếm CoC để giải quyết các cuộc xung đột ở Biển Đông. Đây là bước chuẩn bị cho hội nghị ngoại trưởng các nước ở thủ đô Bắc Kinh sắp tới. Cuộc họp này là một phần trong lễ kỷ niệm 10 năm ngày thiết lập diễn đàn đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng đã đồng ý thảo luận về một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Cuộc họp này sẽ đặt nền móng cho Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN ở Brunei vào tháng 10 tới.
Tuy nhiên, giới chuyên gia tỏ ra không mấy lạc quan về triển vọng ASEAN và Trung Quốc đạt được CoC trong thời gian trước mắt bởi Bắc Kinh mới đây tuyên bố, các nước không nên vội vàng, hấp tấp trong quá trình tìm kiếm một bộ quy tắc ứng xử. Điều này cho thấy, Bắc Kinh chưa thực lòng muốn xúc tiến quá trình thiết lập CoC.
Nguồn: Vnmedia.vn
 

Chế độ nghị viện

Kỳ 1: Chế độ nghị viện, chế độ tổng thống, lựa chọn nào thích hợp cho Việt Nam?

Tam quyền phân lập là điều kiện đầu tiên của một Nhà nước tự do

(Điều 19 Hiến pháp Pháp, ngày 04 tháng 11 năm 1848)

Trên thế giới hiện nay có ba thể chế chính trị phổ biến, chế độ nghị viện ở Châu Âu, chế độ tổng thống ở Châu Mỹ và chế độ độc đoán ở các nước thiếu dân chủ. Chế độ nghị viện và chế độ tổng thống được xây dựng dựa trên nguyên tắc tam quyền phân lập, đa đảng, có nền tư pháp độc lập và tôn trọng quyền con người. Chế độ độc đoán hay độc tài hoạt động theo nguyên tắc quyền lực tập trung trong tay một người duy nhất hay một nhóm người. Chế độ chính trị thiếu dân chủ không chấp nhận tam quyền phân lập, các quyền cơ bản của con người có thể bị vi phạm trong bất cứ hoàn cảnh nào, nếu nhà lãnh đạo nhận thấy các quyền đó ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh trật tự do mình thiết lập ra, hoặc có hại đến sự sống còn của hệ thống chính trị. Các nước theo học thuyết Mác-Lênin và các nước chọn đạo Hồi là giáo lí chính thống đều phủ nhận thể chế chính trị phương Tây.

Thể chế chính trị phương Tây được phổ biện rộng rãi ở nhiều nước vì đảm bảo được các quyền cơ bản của con người và là động lực phát triển kinh tế xã hội. Dân chủ đã trở thành khát vọng của các dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Thể chế chính trị phương Tây được nhiều nước ở Châu Phi, Châu Mỹ la tinh...áp dụng.

Chế độ nghị viện là hệ thống chính trị thuần túy của Tây Âu, nguyên tắc tam quyền phân lập tương đối được thể hiện bằng hai phương tiện chính trị hiệu quả: quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm và quyền giải tán Quốc hội. Chế độ nghị viện được chia thành hai kiểu, chế độ nghị viện chịu trách nhiệm đơn (moniste) và chế độ nghị viện chịu trách nhiệm kép (dualiste). Trong chế độ nghị viện có trách nhiệm đơn, Chính phủ chỉ chịu trách nhiệm trước Nghị viện, trong chế độ nghị viện trách nhiệm kép, Chính phủ chịu trách nhiệm đồng thời trước Nghị viện và Tổng thống.

Trong chế độ tổng thống (tiêu biểu là mô hình chính trị của nước Mỹ), hai phương tiện gây áp lực chính trị là bỏ phiếu bất tín nhiệm và giải tán Quốc hội không tồn tại. Vì thế, chế độ tổng thống ở Mỹ được xếp loại là thể chế chính trị theo nguyên tắc tam quyền phân lập triệt để. Chế độ chính trị Mỹ được Hiến pháp 1787 quy định cụ thể. Các nhà lập hiến Mỹ tham khảo mô hình chính trị ở Anh, họ theo quan điểm của Montesquieu về tổ chức quyền lực để đảm bảo tính độc lập tương đối giữa các cơ quan (chương 7, Hiến pháp Anh, Tinh thần luật, 1748).

Chế độ nghị viện phổ biến tại nhiều nước Châu Âu. Đặc điểm chung của mô hình này như sau: Tổng thống được Hiến pháp trao cho các quyền mang tính tượng trưng, trong khi đó, Thủ tướng nắm giữ quyền hành pháp thực sự. Thủ tướng là lãnh tụ của các đảng phái chiếm đa số ghế tại Nghị viện và nhận được sự ủng hộ của Nghị viện, để thực thi các chính sách của Chính phủ. Chế độ nghị viện đảm bảo khá tốt các nguyên tắc dân chủ, tuy nhiên chế độ này cũng bộc lộ một số nhược điểm. Để hình thành được một tập hợp đa số tại Nghị viện, các đảng phái buộc phải liên minh, khi đó nhiều bất đồng về quan điểm chính trị dễ xảy ra, liên minh trở nên mong manh và có thể tan vỡ. Điều này dễ nhận thấy ở các nước dân chủ mới tại Đông Âu. Ở các nước như Anh, Pháp, Đức hạn chế này đã khắc phục được.

So với chế độ nghị viện, chế độ tổng thống đảm bảo ổn định chính trị tốt hơn. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý, nước Mỹ là nước duy nhất trên thế giới theo chế độ tổng thống đúng nghĩa. Các nước Châu Phi và Nam Mỹ theo mô hình tổng thống, nhưng thể chế này bị áp dụng sai lệch và chuyển hóa thành chế độ độc đoán, ví dụ Vénézuéla với Hugo Chavez, Bolivia với Evo Morales, Zimbabwe với Robert Mugabe...

Liệu các thể chế dân chủ tiêu biểu này có thể trở thành mô hình chính trị cho Việt Nam trong tương lai? Việt Nam là đất nước có nền văn hiến lâu đời. Các di sản văn hóa cùng với truyền thống tốt đẹp được tổ tiên gìn giữ trong mấy nghìn năm lịch sử sẽ là điểm tựa để tiếp thu và chọn lọc những tiến bộ của thế giới. Liệu các giá trị dân chủ phương Tây có thể kết hợp được với những giá trị dân chủ truyền thống của Việt Nam được lưu giữ ở các làng quê Việt Nam qua nhiều thế hệ? Chính tâm hồn và trí tuệ Việt Nam phản ánh các giá trị dân chủ của người Việt Nam. Áp dụng thể chế chính trị của phương Tây sẽ góp phần làm tỏa sáng hơn nền văn hóa Việt Nam, sẽ tạo đà cho Việt Nam phát triển hay sẽ khiến Việt Nam rơi vào hỗn loạn như cảnh báo của một số bài viết trên các trang báo của Nhà nước?

Để trả lời được các câu hỏi trên, chúng ta sẽ phân tích những điểm khác biệt giữa thể chế nghị viện và thể chế tổng thống (I) đồng thời tìm ra những điểm chung của hai chế độ này (II). Dựa trên những phân tích đó, chúng ta sẽ có một quyết định đúng đắn để chọn lựa một thể chế chính trị thích hợp cho đất nước (III), nhằm đảm bảo tự do, hạnh phúc, thực sự cho các thế hệ mai sau.

I. Đặc điểm khác biệt giữa chế độ nghị viện và chế độ tổng thống

Chế độ nghị viện hoạt động theo nguyên tắc tam quyền phân lập tương đối (A), trong thể chế này, các cơ quan quyền lực luôn cộng tác với nhau. Chế độ tổng thống vận hành theo nguyên tắc tam quyền phân lập triệt để (B). Tuy nhiên, các cơ quan vẫn liên hệ với nhau trong những giới hạn nhất định để đảm bảo cân bằng quyền lực.

A. Tam quyền phân lập tương đối, đặc điểm cơ bản của chế độ nghị viện

Tam quyền phân lập trong chế độ tổng thống hay chế độ nghị viện luôn gắn liền với cân bằng quyền lực, có sự hợp tác hài hòa giữa các cơ quan quyền lực. Mỗi cơ quan có thẩm quyền riêng, cơ quan hành pháp không thể lấn quyền của cơ quan lập pháp và ngược lại. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là không có mối liên hệ nào giữa các cơ quan, bởi vì các chức năng quan trọng của Nhà nước trong lĩnh vực hành pháp, lập pháp và tư pháp sẽ không thực hiện được, nếu thiếu sụ hợp tác hiệu quả trong một giới hạn nhất định.

Khi một cơ quan lạm quyền bằng cách lấn át thẩm quyền của cơ quan khác, điều này sẽ gây ra bất ổn chính trị và đe dọa nền dân chủ. Chế độ chính trị có thể bị sụp đổ, nhà lãnh đạo chỉ có thể duy trì quyền lực dựa trên sự dối trá và sợ hãi. Cần có các phương tiện hữu hiệu để cân bằng quyền lực, "Để con người không thể lạm dụng quyền lực, bằng các biện pháp sẵn có, quyền lực cần ngăn chặn quyền lực" (Montesquieu), vũ khí để ngăn ngừa việc lợi dụng và thao túng quyền lực luôn tồn tại trong chế độ nghị viện.

Hai phương tiện gây sức ép hiệu quả trong chế độ nghị viện là bỏ phiếu bất tín nhiệm và giải tán Quốc hội. Hai vũ khí này cần được sử dụng trong hoàn cảnh thực sự cần thiết, và luôn cùng tồn tại để phủ định lẫn nhau. Nếu thiếu một trong hai phương tiện này, sẽ dẫn đến bất ổn chính trị. Nếu quyền giải tán Quốc hội không tồn tại, chế độ nghị viện sẽ có quyền lực tuyệt đối, ví dụ nền cộng hòa đệ tam và đệ tứ ở Pháp từ 1875 đến 1940. Nghị viện trong giai đoạn này có thể thông qua tất cả các đạo luật mà không vấp phải bất kì sự phản đối nào, Nghị viện có thể lật đổ Chính phủ vào mọi thời điểm. Nếu quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm không có tính thực tế, cơ quan hành pháp sẽ có nhiều quyền quan trọng, và chế độ chính trị có nguy cơ chuyển thành chế độ tổng thống có quyền lực tuyệt đối. Ví dụ hoàn cảnh chính trị ở hầu hết các nước Châu Phi, sau khi giành độc lập vào những năm 60, thế kỉ XX. Những nước này có Hiến pháp dân chủ, thiết lập chế độ nghị viện theo mô hình của Anh và Pháp, nhưng do các điều kiện kinh tế, xã hội chưa đáp ứng được với mô hình dân chủ, thể chế chính trị ở các nước này chuyển hóa thành chế độ độc tài, quyền lực nằm trong tay Tổng thống mà không hề có cơ chế giám sát và ngăn ngừa lạm quyền.

Trong thể chế nghị viện, các thành viên Chính phủ và các nghị sĩ có sáng kiến đưa ra các dự luật. Nghị viện sẽ thảo luận các dự luật, đồng thời sửa đổi và bổ sung thêm các văn bản đó (ở các nước Bắc Âu, Nghị viện chỉ gồm một viện duy nhất, Nghị viện gồm hai viện ở các nước liên bang và các nước lớn). Tại Pháp 90 % các đạo luật được ban ra theo sáng kiến của Chính phủ. Cơ quan hành pháp và lập pháp hợp tác chặt chẽ trong quá trình làm luật. Tuy nhiên quyết định cuối cùng để đạo luật được thông qua vẫn thuộc về Nghị viện.

Chính phủ trong trường hợp khẩn cấp, có thể yêu cầu Nghị viện đồng ý cho phép một nghị định có giá trị ngang với một đạo luật được phép lưu hành trong một thời gian ngắn (điều 38, Hiến pháp Pháp năm 1958), nghị định khi đó có giá trị như một đạo luật tạm thời, với sự chấp thuận của Nghị viện. Nghị định sẽ hết giá trị, ngay khi một đạo luật có cùng nội dung được thông qua. Giải pháp này sẽ giúp Chính phủ thực hiện nhanh hơn các chính sách của mình, vì nếu chờ đợi một đạo luật, để cho phép Chính phủ thực hiện các chính sách, sẽ mất rất nhiều thời gian. Mối liên hệ giữa cơ quan hành pháp và lập pháp đảm bảo cho các thể chế vận hành hiệu quả hơn.

Hợp tác giữa các cơ quan công quyền còn được thể hiện qua thủ tục xét xử Tổng thống và các thành viên Chính phủ: Nghị viện chuyển thành Tòa án tối cao đặc biệt để luận tội Tổng thống. Nếu các bộ trưởng thiếu trách nhiệm vi phạm luật pháp, các nghị sĩ và thẩm phán của Tòa án tối cao sẽ tiến hành xét xử (các điều 68, 68-1, 68-2, Hiến pháp Pháp năm 1958). Nghị viện trong tình huống đặc biệt này kiêm thêm vai trò tư pháp, nhằm xét xử các viên chức cao cấp trong bộ máy nhà nước. Thủ tục xét xử các nhà lãnh đạo (l’impeachment) cũng được thiết lập trong chế độ tổng thống (Điều 1, khoản 6, Hiến pháp Mỹ năm 1787).

Tam quyền phân lập tuyệt đối sẽ dẫn đến tình trạng bế tắc, khiến các cơ quan nhà nước không vận hành được. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến sụp đổ cả hệ thống chính trị. Ví dụ, Hiến pháp Pháp năm 1791 thiết lập nguyên tắc tam quyền phân lập tuyệt đối, Quốc hội và cơ quan hành pháp đứng đầu là vua Louis XVI đều phủ định vai trò của nhau, xung đột chính trị đã diễn ra vì bất đồng quan điểm giữa nhà vua và các đại biểu của nhân dân.

Tam quyền phân lập triệt để trong mô hình chính trị của nước Mỹ có nhiều ưu điểm. Nếu không có các phương tiện gây sức ép chính trị, chế độ tổng thống có các giải pháp khác, để các cơ quan quyền lực gây ảnh hưởng lẫn nhau.

B. Tam quyền phân lập triệt để, đặc điểm cơ bản của chế độ tổng thống

Nguyên tắc tam quyền phân lập là đặc điểm nổi bật trong thể chế dân chủ, tuy nhiên, nguyên tắc này thực sự luôn được tôn trọng trong thực tế, hay chỉ tồn tại trên lí thuyết khi mà quyền lập pháp vẫn luôn lấn át quyền hành pháp và ngược lại? Montesquieu, nhà tư tưởng thời kì Ánh sáng, luôn lo lắng về thói đam mê quyền lực của con người và xu hướng lạm quyền của các nhà lãnh đạo. Ông cho rằng cần có cơ chế kiểm soát để đảm bảo cân bằng quyền lực (le checks and balances), nếu không, các quyền tự do của con người sẽ bị chà đạp. Luật pháp phải xuất phát từ bản chất của sự vật, luật pháp cần tạo ra những giới hạn mà con người không thể vi phạm. Montesquieu quan sát thể chế chính trị ở Anh, dựa theo đó, ông xây dựng nguyên tắc tam quyền phân lập. Thể chế chính trị nước Anh hướng đến sự ổn định, Vua và Nghị viện hợp tác với nhau trong công tác lập pháp.

Tam quyền phân lập triệt để trong thể chế tổng thống vẫn gây nhiều tranh cãi. Dù Nghị viện không thể lật đổ Chính phủ và Tổng thống không có quyền giải tán một trong hai viện (đây là đặc điểm khác biệt nhất giữa thể chế ở Châu Âu và Mỹ), nhưng vẫn có các thiết chế gây sức ép giữa cơ quan hành pháp và lập pháp.

Tổng thống có quyền phủ quyết các dự thảo luật ở Thượng viện và Hạ viện. Nhưng Tổng thống không có quyền đưa ra sáng kiến để xây dựng các dự luật. Nhiệm vụ này thuộc về Nghị viện, tuy nhiên, Tổng thống vẫn có thể tác động đến quá trình hình thành các dự luật, bằng cách đề nghị các nghị sĩ thuộc đảng mình đưa ra các ý tưởng để xây dựng các đạo luật phù hợp với các chính sách đang thực thi.

Tổng thống là người trực tiếp ban hành các chỉ thị và nghị định quan trọng. Mỗi năm, Tổng thống ban hành khoảng 50.000 nghị định và chỉ thị ở Mỹ. Tổng thống có quyền bổ nhiệm các viên chức cao cấp trong bộ máy hành chính; bổ nhiệm các quốc vụ khanh, các đại sứ, thẩm phán ở Tòa án tối cao… Tổng thống có thể đem quân ra nước ngoài trong một thời hạn nhất định trước khi có ý kiến của Thượng viện và Hạ viện. Sau sự kiện khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, Nghị viện thông qua một đạo luật cho phép Tổng thống áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn chặn các hoạt động khủng bố, kể các việc áp dụng các biện pháp có thể vi phạm đến quyền công dân, nếu điều đó là cần thiết. Dù Tổng thống được luật pháp ban cho nhiều quyền, nhưng khi có bất đồng chính trị giữa người đứng đầu cơ quan hành pháp với cơ quan lập pháp, Nghị viện vẫn lấn át Tổng thống. Các chính sách của Tổng thống dễ rơi vào bế tắc và không thực hiện được, vì một số nghị sĩ có quan điểm đối lập, đặc biệt là các nghị sĩ bảo thủ tại Thượng viện.

Tổng thống Wilson là người đưa ra ý tưởng thành lập Hội Quốc Liên, tổ chức quốc tế tiền thân của Liên Hiệp Quốc, Thượng viện không chấp nhận kế hoạch này, vì các thượng nghị sĩ vẫn trung thành với chính sách biệt lập có từ thời Tổng thống Washington và Monroe. Kết quả là, nước Mỹ đưa ra ý định xây dựng một tổ chức quốc tế vì hòa bình, sau đó lại quyết định rút lui vì một thiểu số theo quan điểm bảo thủ ở Thượng viện. Năm 2000, Thượng viện Mỹ không chấp nhận việc phê chuẩn hiệp ước quốc tế cấm phổ biến vũ khí hạt nhân, kết quả là Tổng thống Georges W Bush đã từ chối ký hiệp ước này. Tổng thống Barack Obama mong muốn siết chặt quyền sử dụng súng, được điều sửa đổi thứ hai trong Hiến pháp Mỹ công nhận, nhưng dự luật bị cả Thượng viện và Hạ viện bác bỏ. Bằng các chính sách phong tỏa tại Nghị viện, Tổng thống Mỹ trở thành con lừa vô dụng. Cân bằng quyền lực nhằm ngăn chặn lạm quyền, lại dẫn đến bế tắc trong những hoàn cảnh đặc biệt.

Thượng viện có quyền phản đối việc bổ nhiệm các viên chức cao cấp, nếu Thượng viện không chấp thuận, Tổng thống buộc phải nhượng bộ vì không muốn có xung đột bất lợi với cơ quan này. Thông thường, Thượng viện nhân nhượng và phê chuẩn lựa chọn của Tổng thống. Nghị viện có quyền kết tội Tổng thống và các nhân vật cao cấp trong bộ máy hành chính theo thủ tục impeachment. Khi Tổng thống và các viên chức cao cấp phản bội tổ quốc, tham nhũng, hay lạm dụng quyền lực... Hạ viện sẽ tiến hành điều tra, Thượng viện sẽ trở thành Tòa án đặc biệt để kết tội Tổng thống và các quan chức cao cấp. Tổng thống Nixon vì nghe trộm tin tức, trong vụ Wategate năm 1973, bị báo chí phát hiện, Hạ viện tiến hành điều tra và Thượng viện chuẩn bị luận tội Tổng thống. Nhưng vụ việc bị gián đoạn giữa chừng, vì Nixon từ chức trước khi bị kết tội. Tổng thống Bill Clinton cũng bị xét xử trong vụ Monica Lewinski, nhưng ông được Thượng viện xử trắng án, vì vụ việc không đủ nghiêm trọng!

Nghị viện có quyền thông qua ngân sách. Điều này rất quan trọng, vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến các chính sách của Tổng thống. Không có sự đồng ý của Nghị viện về các khoản chi tiêu cho ngoại giao, quốc phòng, an ninh... Tổng thống và toàn bộ cơ quan hành pháp không thể giải quyết được mọi việc. Cơ quan lập pháp luôn có ảnh hưởng và gây sức ép với cơ quan hành pháp trong thể chế tổng thống. Cân bằng quyền lực chỉ có giá trị tương đối. Nhưng điều này không trái với quan điểm của Montesquieu. Vì khi ông quan sát chế độ chính trị ở Anh, quyền lập pháp thuộc thẩm quyền của Vua và hai Viện. Ba đại diện này làm ra luật, Chính phủ là người thi hành luật và tuân theo pháp luật, cơ quan tư pháp giám sát quá trình thực hiện công việc của hai bên và thực hiện vai trò xét xử theo luật định. Vì lí do đó, cơ quan lập pháp luôn ở vị thế quan trọng hơn và là cơ sở cho hai cơ quan khác tồn tại.

Hệ thống chính trị của Mỹ và Châu Âu được xây dựng theo khuôn mẫu của nước Anh, vì vậy hai mô hình này có nhiều điểm chung. Cùng với thời gian, mỗi nước đều cố gắng xây dựng một chế độ chính trị hoàn hảo, thích hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa của mình. Không có một chế độ nghị viện duy nhất tại Châu Âu, nhưng có nhiều thể loại chế độ nghị viện. Ngược lại, có chế độ tổng thống tiêu biểu ở Mỹ và các chế độ chính trị theo mô hình nước Mỹ trên thế giới, nhưng đã có nhiều biến thái.
Phan Thành Đạt
Tác giả trực tiếp gửi cho BVN

Cuộc gặp giữa Đại tướng Võ Nguyên Giáp và con trai cố Tổng thống Mỹ John Kennedy

Cuộc gặp giữa Đại tướng Võ Nguyên Giáp và con trai cố Tổng thống Mỹ John Kennedy
Kennedy con (ngoài cùng bên phải), Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng phu nhân và con gái. Ảnh: D.T.Q
Tuần rồi lại có dịp ra Hạ Long chơi, ngồi trên tàu ra thăm vịnh, giữa trời mây, sông nước lại nhớ đến một chàng trai người Mỹ và câu chuyện 15 năm trước. 
Vào một buổi sớm, tôi nhận được từ Văn phòng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tin nhắn “Chiều nay, anh Văn hẹn đến sớm có việc”.

Hôm đó là chủ nhật - ngày 23.8.1998 , gặp tôi, Đại tướng bảo rằng, một tiếng nữa khách mới tới nên muốn trao đổi trước vài điều. Vị khách khá đặc biệt, là một người Mỹ, mới 38 tuổi, tức là thua chủ nhà đúng... nửa thế kỷ tuổi vì chỉ hai ngày nữa (25.8), vị lão tướng của chúng ta bước vào tuổi 88.

Điều được coi là đặc biệt vì khách là con trai của cố Tổng thống Mỹ John Fitzgerald Kennedy (JFK) và cũng mang tên của bố, chỉ kèm theo chữ “Junior”, còn gọi tắt là “John-John”. Đến Việt Nam bằng con đường du lịch, nhưng anh ta lại được Ban Đối ngoại Trung ương cử người hướng dẫn đến thăm vị tướng danh tiếng của Việt Nam.

Thời điểm ấy, Việt Nam và Mỹ mới bình thường hoá được đôi ba năm nên sự đến thăm này hẳn cũng mang theo một ý nghĩa nào đó (?). Trong câu chuyện, Đại tướng có lúc thoáng nói đến một cơ hội đã qua, khi tướng Westmoreland đã từng có dự kiến mời ông qua thăm Mỹ như biểu hiện cho sự hoà giải sau chiến tranh. Một dự án rất chi tiết và chứa đựng sự trọng thị của một sự kiện lịch sử đã được thiết kế.

Từ Hồng Kong, một chiếc chuyên cơ sẽ đón vị khách đặc biệt tới Mỹ và một dạ tiệc trọng thể sẽ được tổ chức tại ngôi biệt thự hay trang trại gì đó có tên “Vườn Hồng” do chính viên tướng cựu Tư lệnh quân Mỹ và đồng minh trên chiến trường Việt Nam chủ trì, với rất nhiều quan khách cả dân sự lẫn quân sự có can dự vào cuộc chiến cùng những nghi thức tạo không khí thân thiện và hoà giải... Đương nhiên, hoàn cảnh đương thời chưa thích hợp khiến dự án này đã không trở thành hiện thực.

Còn kể từ sau khi hai nước đã bình thường hoá quan hệ, Đại tướng đã có hai lần gặp mặt cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara cùng các tướng lĩnh của ông ta tại Hà Nội để cùng nhau thảo luận cái chủ đề “Có những cơ hội nào đã bị bỏ lỡ hay không?” và trước đó còn gặp lại nhiều “đồng minh” cũ trong đội Con Nai của Cơ quan Tình báo chiến lược của Mỹ (OSS) từng cộng tác với Việt Minh trong Đại đội Liên quân Việt-Mỹ trên chiến khu Việt Bắc để chống phátxít Nhật trước ngày Tổng khởi nghĩa tháng tám 1945 mà Đại tướng làm tư lệnh và thiếu tá A.Thomas làm cố vấn, còn ông Đàm Quang Trung làm đại đội trưởng. Những lần gặp ấy, tôi có may mắn đều được chứng kiến.

Rất chu đáo dù chỉ chuẩn bị cho một cuộc gặp xã giao của một khách du lịch, vị lão tướng trao đổi với tôi nhiều chi tiết về lịch sử quan hệ hai nước để điểm lại những nội dung tích cực bên cạnh một hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh mà chính ông là người cầm quân tham chiến. Không phải là những cựu đồng minh, cũng không phải là cựu đối thủ, mà lần này lại là một người Mỹ con nhà dòng dõi ở độ tuổi chín muồi, có cơ hội góp phần tác động vào tương lai quan hệ giữa hai nước mới được bình thường hoá...

Ông còn hỏi tôi những chi tiết nào lớp trẻ quan tâm, vì vị khách thua ông đúng 50 tuổi. Ông còn hỏi “Mình nên xưng hô thế nào nhỉ?” để rồi tự trả lời rằng tiếng Mỹ cũng tựa tiếng Pháp có cái hay là “tutoyer” (cách xưng hộ trung tính với nguời đối thoại thân mật, nhưng lại không phức tạp trong các quan hệ xã hội như tiếng ta)...

Tôi chỉ nhắc ông phải khai thác cái hình ảnh mà cả thế giới đều chú ý khi cậu bé con trai của JFK vừa tròn 3 tuổi (25.11.1963), đứng cạnh mẹ giơ tay chào khi linh cữu của vị nguyên thủ quốc gia - cũng là bố của cậu - đi ngang. Hành động ấy khiến dư luận hâm mộ và tiên đoán tới một ''ngôi sao'' của dòng họ Kennedy trên chính trường tương lai...

Vị khách đến với một phóng viên nhiếp ảnh người Mỹ và một cô gái người Việt - là cán bộ của Ban Đối ngoại Trung ương. Tiếp khách chỉ có Đại tướng và phu nhân cùng một vài thành viên trong gia đình. Tôi được phép ngồi đối diện cùng nhà nhiếp ảnh, cán bộ trợ lý của văn phòng và người phiên dịch.

Với dáng vóc cao lớn (đến 2m) và nét mặt đẹp trai như một tài tử xinê, John Junior bước vào phòng khách của gia đình Đại tướng với một bó hoa lớn trong tay. Anh cúi xuống trang trọng trao bó hoa với lời xin lỗi vì không lưu lại thêm 2 ngày nữa để có dịp chúc mừng ngày sinh nhật chủ nhà.

Vị lão tướng của chúng ta cảm ơn cùng với bàn tay vỗ nhẹ vào vai chàng trai, với câu bình luận: “Thật không hình dung được đây chính là cậu bé nghiêm trang chào linh cữu người cha của mình năm xưa”. Câu giáo đầu ấy thực sự làm vị khách cảm động, khi đáp lại rằng rất nhiều chính khách đều có chung cảm nhận và nhắc tới hình ảnh ấy mỗi khi gặp anh.

Câu chuyện bắt đầu bằng lời kể của khách về cảm nghĩ về chuyến thăm Việt Nam. Sau đó, lúc ở ngoài sân, tôi được biết rằng đây là lần thứ hai anh đến Việt Nam nhưng là lần đầu ra Hà Nội  vì lần trước du lịch lên Đà Lạt. Trong lần này, anh chỉ thăm hai địa điểm là vịnh Hạ Long - thời điểm đó mới được UNESCO công nhận là Di sản thế giới (1994) - và tiếp đó là... Pác Bó, trước khi về Hà Nội.

Khen Hạ Long đẹp, nhưng anh dành nhiều thời gian hơn để nói về Pác Bó. Chọn điểm đến Cao Bằng, John hẳn không chỉ chú ý tới cảnh đẹp một vùng núi đá vôi với dòng Bằng Giang và cây cối xanh tươi. Anh và người đồng hành còn đem theo chiếc thuyền dã chiến bằng caosu để thăm viếng cảnh quan dọc sông và lưu lại một đêm tại cái di tích mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn làm bản doanh cho cuộc cách mạng giải phóng của mình.

Năm ấy, John-Junior đã 38 tuổi. Ra đời lúc cha đã đắc cử tổng thống (1960), chưa hết nhiệm kỳ JFK đã bị ám sát trên đường đi vận động tái cử (22.11.1963). Cậu bé lên ba ấy đã trải qua những năm tháng trưởng thành trong hào quang của một gia tộc dòng dõi cùng nỗi ám ảnh về những tai hoạ như định mệnh luôn rình rập bởi những cái chết bất đắc kỳ tử, mà cha của cậu bé không phải là duy nhất...

John-Junior vào thời điểm đó đã là chủ nhiệm một tờ báo ở thủ đô Hoa Kỳ (Washington Chronicle) và lúc Việt Nam có dư luận cho rằng anh đang chuẩn bị bước vào chính trường (tranh cử thống đốc bang hoặc thượng viện Mỹ) vào đầu thiên niên kỷ mới (2000). Rất có thể cuộc viếng thăm Việt Nam cũng nằm trong lộ trình đó (?).

Trong câu chuyện, vị khách Mỹ đưa ra những nhận xét rất tinh tế khi đặt câu hỏi với chủ nhà: Cảnh quan Pác Bó rất đẹp, nhưng dân cư ở đó còn quá nghèo. Tại sao Chủ tịch Hồ Chí Minh lại chọn nơi đó là đại bản doanh cho cuộc cách mạng của mình?”.

Tiếp khách, Đại tướng vẫn mặc quân phục, nhưng nghe ông trả lời thì lại mang phong cách của một ông giáo dạy sử khi  từ tốn giảng giải cho vị khách trẻ tuổi của nước Mỹ một bài lịch sử về chiến tranh và cách mạng Việt Nam, về một căn cứ địa và chiến tranh nhân dân...

Rồi Đại tướng chỉ tay về phía bức ảnh ông chụp với Bác Hồ vào thời điểm Hà Nội mới giành được chính quyền và nói với khách rằng bức ảnh này do một người bạn Mỹ trong “nhóm Con Nai” (tức những sĩ quan OSS) chụp khi gặp nhau ở thủ đô sau ngày phátxít Nhật đầu hàng.

Ông giáo dạy sử nhắc vị khách rằng với các bạn trẻ thì chỉ biết đến quan hệ Việt-Mỹ là một cuộc chiến tranh khốc liệt, nhưng cần phải nhớ rằng trước đó đã từng có mối quan hệ “Đồng minh”, rằng Tuyên ngôn Độc lập Mỹ đã được trích trong Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam và từ những thế kỷ trước, chính người soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ (Thomas Jefferson) đã từng say mê với giống lúa của xứ Đàng Trong (Cochinchine)... Hơn thế, giới trẻ hai nước cần tìm thấy những bài học lịch sử từ trong chiến tranh để viết tiếp những trang sử tương lai phải là hoà bình và hữu nghị...

Khách ngồi im lặng ghi chép trong khi người trợ lý nhiếp ảnh “nổ” liên tục để ghi lại hình ảnh cuộc gặp gỡ. Đại tướng vừa dứt  một bài lịch sử khá dài thì John Junior đặt ra  một câu hỏi mà chắc anh ta đã dự kiến từ lâu: “Tướng quân nghĩ gì về cha tôi, Tổng thống John Kennedy?”. Đại tướng trả lời - điều mà chắc ông cũng dự liệu trước (đại ý): Tổng thống Kennedy là người đã có những bước thúc đẩy Mỹ can thiệp trực tiếp vào cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam. Nhưng chính vào lúc ông nhận ra những sai lầm và dự định có những bước điều chỉnh thì ông bị ám sát.

Johh Junior tỏ ra cảm động về quan điểm của Đại tướng và nói rằng anh sẽ tiếp tục suy nghĩ về Việt Nam và cảm ơn những gì Đại tướng và gia đình đã dành cho anh trong buổi tiếp kiến đáng nhớ này. Trước lúc ra về, trong khi chờ Đại tướng và gia đình ra ngoài sân chụp ảnh lưu niệm, tôi có cơ hội hỏi anh, mới được biết việc anh đã từng đến Việt Nam lần đầu ở Đà Lạt. Thời điểm này anh đã có vợ (cưới năm 1996) và mẹ anh đã qua đời từ năm 1994 mà lần này đến Việt Nam không đi cùng vợ, như thế có nghĩa là chuyến đi Việt Nam lần này không chỉ là du lịch thuần tuý.

John Junior thổ lộ, đã đến lúc anh có ý định tham chính trường và nói rằng Việt Nam là trải nghiệm gần nhất và sâu sắc nhất đối với nền chính trị của nước Mỹ, nên cuộc khảo sát Việt Nam lần này sẽ rất bổ ích. Anh còn nhắc đến một nhận xét rất trực quan và không kém phân sắc sảo rằng: Trên đường từ Cao Bằng về Hà Nội, anh quan sát thấy một hiện tượng mà một người Mỹ như anh chưa giải thích được: Rất nhiều đàn ông ngồi trong quán nước, còn rất nhiều phụ nữ thì đang tham gia vào việc tu sửa đường - một công việc rất nặng nhọc.

Anh còn kể rằng lúc đầu thấy các phụ nữ dùng những tấm khăn che kín mặt chỉ để hở hai đôi mắt, anh ngỡ tưởng ở đất nước này cũng phổ biến đạo Hồi. Khi nghe giải thích rằng đó chẳng qua chỉ là cách để chống nắng và bụi nhằm giữ... sắc đẹp thì anh cười rất hồn hậu và nói rằng còn quá nhiều vấn đề để khám phá Việt Nam. Điều này trùng khớp với một ý kiến của Đại tướng thường nói với các khách Mỹ rằng sở dĩ quốc gia hùng mạnh này đã không thắng (một cách nói khéo, tránh dùng từ “thua”) trong chiến tranh Việt Nam vì đã không hiểu Việt Nam...

Đã 15 năm trôi qua, tôi luôn nhớ đến sự kiện này, không chỉ vì mình là người quan sát hiếm hoi được tham dự để thuật lại với mọi người, nhưng điều để lại ấn tượng sâu sắc chính là hình ảnh vị Đại tướng trong cuộc gặp này đã hoá thân thành một ông thầy dạy sử để thuyết phục và cảm hoá một chính khách nhiều triển vọng của nước Mỹ như John-Junior.

Thật đáng buồn, như định mệnh, chưa đầy một năm sau, khi những ý tưởng dấn thân vào chính trường chưa diễn ra, JFK Junior đã chết bất đắc kỳ tử trong một chuyến bay cùng vợ và một số thành viên trong gia đình, trên một chiếc máy bay do chính anh cầm lái vào chập tối ngày 16.7.1999. Cho dù, trước khi lìa trần, mẹ của John đã căn dặn đứa con nối dõi của cố Tổng thống JFK phải tránh xa nỗi đam mê lái máy bay, vì dường như bà đã cảm nhận trước những tai họa định mệnh của dòng họ Kennedy.

Cái kết cục đáng buồn ấy khiến tên tuổi của chàng trai John Junior chỉ còn tô đậm thêm bằng chứng về nỗi bất hạnh của dòng họ đã làm thiếu vắng trên chính trường của nước Mỹ gương mặt một chính khách đã chuẩn bị trong hành trang của mình những bài học về Việt Nam.

Sở dĩ ở đầu bài viết này tôi nhắc đến khung cảnh của vịnh Hạ Long vì chính trong chuyến đến Việt Nam cách đây 15 năm, một trong những mối quan tâm của anh là vấn đề bảo vệ môi trường của một đất nước đã từng bị tàn phá bởi cuộc chiến tranh của nước Mỹ lại sở hữu những di sản tuyệt vời như vịnh nước vừa được UNESCO công nhận là di sản này. John Junior khen di sản bao nhiêu thì chê dự án xây dựng cảng Cái Lân lúc đó đang rầm rộ triển khai bấy nhiêu. John có nói với tôi rằng sau chuyến thăm Việt Nam, khi về Mỹ sẽ mở một chiến dịch bảo vệ vịnh Hạ Long...

Nay thì John Junior không còn nữa. Ngồi trên thuyền vãn cảnh Hạ Long, quan sát thấy cảng Cái Lân sau bao nhiêu năm vẫn ảm đạm, vịnh Hạ Long không ngừng thu hút bạn bè mang lại nguồn lực cho đất nước nhưng cũng luôn đối mặt những thách đố giữa bảo tồn và phát triển, lại nhớ đến tấm lòng một người Mỹ nhiều khát vọng thay đổi hướng tới sự tốt đẹp, nay đã khuất. Nhắc lại cuộc gặp 15 năm trước cũng để hướng tới dịp chúc mừng Đại tướng sắp có thêm một tuổi. 
(Lao động)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét