Tổ quốc đang cần một nhà lãnh đạo dũng cảm và anh minh
Tặng các anh tên Dũng, tên Minh.
Ngay sau chuyến đi của Bí thư Phạm Quang Nghị, phía Mỹ đã cử Thượng nghị sĩ John Mc Cain đi Hà nội. Điều đó chứng tỏ Hà nội và Washington đang cần đến nhau cấp thiết hơn. Hơi tiếc là nó chỉ xảy ra sau khi có sự cố giàn khoan.
Thông điệp mà Ngài John Mc Cain đưa ra trong chuyến đi là rất rõ ràng: « Việt nam và Hoa kỳ cần một chương trình nghị sự đầy tham vọng cho thời gian tới, đặc biệt trong bối cảnh những sự kiện đáng lo ngại gần đây ở Biển Đông ».
Ngài Thượng nghị sĩ đưa ra cam kết của Mỹ ở hầu hết những nội dung mà Việt Nam đang quan tâm : Hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ở tiêu chuẩn cao; công nhận nền kinh tế thị trường; tăng cường hợp tác quân sự; nâng cao khả năng theo dõi trong lĩnh vực hàng hải và bảo vệ chủ quyền; nới lỏng lệnh cấm vũ khí sát thương.
Ai cũng có thể hiểu, chuyến đi của Ngài TNS còn ngầm chuyển một thông điệp đến với Trung Quốc, khi nước này đang ngày càng đe dọa đến lợi ích của chính Mỹ. Tuy nhiên, Ngài TNS rất khôn khéo, không gây lo ngại cho phía Trung Quốc khi cam kết chỉ giúp Việt Nam trong giới hạn của phạm vi khả năng phòng thủ.
Như vậy, giàn khoan đã cho thêm cơ hội, quan hệ Việt Nam-Mỹ có thể có bước tiến triển mới quan trọng, có lợi cho đất nước và dân tộc Việt Nam. Phía Mỹ đã đưa quả bóng vào chân giới lãnh đạo Việt Nam.
Câu chuyện còn lại là một sự lựa chọn thông minh. Vì quyền lợi dân tộc hay vì những toan tính khác?
Tổ quốc đang cần một sự lãnh đạo anh minh, đưa dân tộc Việt Nam ra khỏi những chập chững và sai lầm dẫn đến cuộc khủng hoảng toàn diện mà nhân dân đang phải hứng chịu hàng chục năm qua. Những cơ hội mới đã xuất hiện. Đất nước đang cần những bộ óc lãnh đạo nhận thức đủ rằng khi quyết định khó khăn đều có thách thức đi kèm.
Thách thức thứ nhất là, trong con mắt người Mỹ, Trung Quốc quan trọng hơn nhiều so với Việt Nam.
Viêt Nam đã nhiều lần trở thành con tốt trong ván bài của các nước lớn. Bao nhiêu đau thương của dân tộc nảy, đành rằng tiên trách kỷ hậu trách nhân, nhưng ta vẫn thấy rằng, lịch sử đã đầy đọa dân tộc này nhiều quá. Chúng ta bị chia cắt để thành bãi chiến trường trong chiến tranh lạnh, chúng ta là vật trao đổi trong mặc cả Thông cáo chung Thượng Hải 1972, chúng ta tự đưa mình làm thành mồi ngon trong thỏa thuận Thành Đô 1990.
Trong tư thế chủ động để dàn xếp trật tự thế giới, người Mỹ luôn coi Trung Quốc là đối tượng quan trọng bậc nhất cho tính toán chiến lược của mình. Nếu như Trung Quốc trỗi dậy một cách hòa bình và trở thành một cường quốc có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế thì đó là điều người Mỹ mong muốn. Tuy nhiên, người Mỹ đã quá lơ đãng hoặc quá bận rộn với các khu vực khác, để đến bây giờ họ bắt đầu phải nghĩ cách ngăn chặn sự trỗi dậy quá hung hăng của cường quốc này, khi nó đã đe dọa đến quyền lợi của Mỹ và các đồng minh ở khu vực này.
Lâu nay, người Mỹ luôn đặt quan hệ Mỹ-Việt trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung và lợi ích toàn cầu của Mỹ. Một điều dễ hiểu tại sao khi cần một bước thỏa hiệp họ dễ thỏa hiệp với Trung Quốc trước hơn là với Việt Nam.
Thách thức này nhắc đến Mỹ nhưng lại là để cảnh giác với Trung Quốc. Trong sự phán đoán đơn giản, một khi Mỹ điều chỉnh chiến lược, Trung Quốc sẽ điều chỉnh theo. Thách thức được đặt ra để chúng ta biết mình, biết người. Tránh rơi vào tình thế lại bị thí trên bàn cờ quốc tế. Tránh thế bị động trước điểu chỉnh lắt léo của Trung Quốc. Muốn vậy phải tạo ra một Việt Nam với bộ mặt mới, sáng sủa và đáng tin cậy hơn, chí ít so với Trung Quốc. Tiềm lực quốc gia phải dần dần cải thiện để mạnh lên.
Để đạt được những điều trên, lời khuyên khôn ngoan nhất mà chúng ta vẫn thường được nghe đó là « chơi với Mỹ ». Xây dựng mối quan hệ tin cậy, đủ để nước Mỹ sẵn sàng bảo vệ mối quan hệ Mỹ-Việt như bảo vệ lợi ích quốc gia của họ, chứ không dừng mức hiện nay chỉ để tránh cho Việt Nam rơi vào vòng lệ thuộc hoàn toàn với Trung Quốc.
Thách thức thứ hai là, sự lệ thuộc và những cam kết cả công khai lẫn bí mật với Trung Quốc đã quá sâu, để giới lãnh đạo phải thật dũng cảm mới thoát ra khỏi.
Thách thức này nằm ở vị trí thứ hai, nhưng lại khó nhất với giới lãnh đạo. Vì với họ cái mất thì quá nhiều và cái được thì quá ít. Cái mất đánh vào chính bản thân, gia đình, phe nhóm. Nhưng nếu vượt qua được thách thức này, họ sẽ được một cái vô hình nhưng vô cùng quí giá. Đó là sự tự giải thoát. Cái nhận được không trực tiếp đến với họ nhưng cho cả đất nước và dân tộc.
Sau giàn khoan, có lẽ « 4 tốt, 16 chữ vàng » sẽ được nghe thấy ít dần đi. Sự tự cởi trói nên được thực hiện dần dần, từng bước một. Nới lỏng dần sự lệ thuộc, trói buộc và kìm hãm mà Trung Quốc đã áp đặt lên Việt Nam hàng chục năm qua.
Bước đầu có lẽ là sự phá khóa. Đó là đa phương hóa các tranh chấp về chủ quyền mà lâu nay Việt Nam vẫn chiều theo ý Trung Quốc « các tranh chấp chủ quyền được giải quyết thông qua các cuộc đàm phán song phương giữa các bên liên quan trực tiếp ».
Rồi thoát hẳn ra khỏi chính sách đong đưa, cố giữ cân bằng quan hệ với Trung Quốc và Mỹ, theo chính sách ba không « không tham gia liên minh quân sự với nước nào, không cho nước nào đặt căn cứ quân sự và không dựa vào nước này để chống nước kia ».
Bước kế tiếp là khởi động tấn công, kiện Trung Quốc ra tòa án trọng tài quốc tế. Đẩy mối quan hệ Việt-Trung thật sự đi vào nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và hai bên cùng có lợi.
Bước cuối cùng là sự tự cởi trói hoàn toàn, minh bạch hóa mọi thỏa thuận ngầm mà ta phải cam chịu trong lịch sử quan hệ với Trung Quốc. Cơ hội để ta đòi lại Hoàng Sa và Trường Sa như trước 19/1/1974.
Thách thức thứ ba là từ bỏ ý thức hệ, xây dựng chế độ thật sự dân chủ, tiền đề cho việc chấn hưng đất nước.
Không ít người, kể cả trong giới lãnh đạo, đi đến kết luận ý thức hệ là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến thất bại của Việt Nam trong thời gian qua.
Một dân tộc cần cù, ham hiểu biết, thông minh, nhanh nhẹn sao mãi cam chịu làm chuột bạch trong một cuộc thí nghiệm mà không biết kết cục sẽ ra sao.
Ngài John Mc Cain chia sẻ niềm tin của ông : «Việt Nam, một nhà nước đáp ứng những kỳ vọng gia tăng của người dân về một nền dân chủ, pháp quyền và quản trị tốt, sự thịnh vượng và phát triển xã hội, môi trường trong lành và sức mạnh dân tộc. Đó sẽ là mẫu mực mà sẽ truyền cảm hứng cho những dân tộc khác trong khu vực, kể cả nước bạn phương bắc, để phải tự hỏi, tại sao chúng ta không thể giống như Việt Nam ». Đó là sự tưởng tượng đáng yêu của ông bạn người Mỹ. Nhưng đó là một niềm tin chân thực đáng được lan rộng.
Thách thứ này cùng dạng với thách thức thứ hai, chúng đều là điểm huyệt yếu nhất của ta mà Trung Quốc đang thao túng để đạt được mục đích mà chẳng cần chiến tranh.
Thách thức cuối cùng là, sự chia rẽ trong nội bộ lãnh đạo làm mất đi khả năng có được sự lựa chọn đúng đắn. Xuất hiện nhu cầu cần có một lãnh đạo dũng cảm và anh minh.
Sự xuất hiện phe đảng và phe chính phủ trong giới lãnh đạo, cùng với cơ chế tập thể trong Bộ Chính trị, đã làm suy yếu mọi quyết định của lãnh đạo đất nước.
Tình trạng thỏa hiệp trong giới lãnh đạo thời gian qua đã làm cho các chính sách đều nửa vời. Duy trì tình trạng này thì rất khó có được một quyết sách làm chuyển hẳn hướng đi của đất nước và dân tộc.
Lãnh đạo một nước nhỏ phải giỏi hơn về thuật trị quốc. Để có lãnh đạo giỏi, phải biết trọng dụng nhân tài. Con người phải có tự do mới phát huy toàn bộ tiềm năng của bản thân. Hãy nhìn sang bên kia địa cầu, Lương Xuân Việt, một thanh niên gốc Việt, đã trở thành vị tướng trong quân đội hùng mạnh Hoa Kỳ.
Các bài học về thuật trị quốc của Israel, Singapore, Nhật bản, Hàn Quốc, phải là những cuốn sách luôn có trên bàn của một lãnh đạo tương lai của đất nước.
Sai lầm trong quá khứ có thể giải nghĩa bằng sự eo hẹp trong nhận thức. Sai lầm trong hiện tại sẽ là sự ích kỷ của lãnh đạo đối với dân tộc.
Cơ hội đang đến trước mắt, bỏ lỡ cơ hội này, nhân dân sẽ thay thế để quyết định vận mệnh của cả dân tộc.
Đặng Xương Hùng
Ngay sau chuyến đi của Bí thư Phạm Quang Nghị, phía Mỹ đã cử Thượng nghị sĩ John Mc Cain đi Hà nội. Điều đó chứng tỏ Hà nội và Washington đang cần đến nhau cấp thiết hơn. Hơi tiếc là nó chỉ xảy ra sau khi có sự cố giàn khoan.
Thông điệp mà Ngài John Mc Cain đưa ra trong chuyến đi là rất rõ ràng: « Việt nam và Hoa kỳ cần một chương trình nghị sự đầy tham vọng cho thời gian tới, đặc biệt trong bối cảnh những sự kiện đáng lo ngại gần đây ở Biển Đông ».
Ngài Thượng nghị sĩ đưa ra cam kết của Mỹ ở hầu hết những nội dung mà Việt Nam đang quan tâm : Hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ở tiêu chuẩn cao; công nhận nền kinh tế thị trường; tăng cường hợp tác quân sự; nâng cao khả năng theo dõi trong lĩnh vực hàng hải và bảo vệ chủ quyền; nới lỏng lệnh cấm vũ khí sát thương.
Ai cũng có thể hiểu, chuyến đi của Ngài TNS còn ngầm chuyển một thông điệp đến với Trung Quốc, khi nước này đang ngày càng đe dọa đến lợi ích của chính Mỹ. Tuy nhiên, Ngài TNS rất khôn khéo, không gây lo ngại cho phía Trung Quốc khi cam kết chỉ giúp Việt Nam trong giới hạn của phạm vi khả năng phòng thủ.
Như vậy, giàn khoan đã cho thêm cơ hội, quan hệ Việt Nam-Mỹ có thể có bước tiến triển mới quan trọng, có lợi cho đất nước và dân tộc Việt Nam. Phía Mỹ đã đưa quả bóng vào chân giới lãnh đạo Việt Nam.
Câu chuyện còn lại là một sự lựa chọn thông minh. Vì quyền lợi dân tộc hay vì những toan tính khác?
Tổ quốc đang cần một sự lãnh đạo anh minh, đưa dân tộc Việt Nam ra khỏi những chập chững và sai lầm dẫn đến cuộc khủng hoảng toàn diện mà nhân dân đang phải hứng chịu hàng chục năm qua. Những cơ hội mới đã xuất hiện. Đất nước đang cần những bộ óc lãnh đạo nhận thức đủ rằng khi quyết định khó khăn đều có thách thức đi kèm.
Thách thức thứ nhất là, trong con mắt người Mỹ, Trung Quốc quan trọng hơn nhiều so với Việt Nam.
Viêt Nam đã nhiều lần trở thành con tốt trong ván bài của các nước lớn. Bao nhiêu đau thương của dân tộc nảy, đành rằng tiên trách kỷ hậu trách nhân, nhưng ta vẫn thấy rằng, lịch sử đã đầy đọa dân tộc này nhiều quá. Chúng ta bị chia cắt để thành bãi chiến trường trong chiến tranh lạnh, chúng ta là vật trao đổi trong mặc cả Thông cáo chung Thượng Hải 1972, chúng ta tự đưa mình làm thành mồi ngon trong thỏa thuận Thành Đô 1990.
Trong tư thế chủ động để dàn xếp trật tự thế giới, người Mỹ luôn coi Trung Quốc là đối tượng quan trọng bậc nhất cho tính toán chiến lược của mình. Nếu như Trung Quốc trỗi dậy một cách hòa bình và trở thành một cường quốc có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế thì đó là điều người Mỹ mong muốn. Tuy nhiên, người Mỹ đã quá lơ đãng hoặc quá bận rộn với các khu vực khác, để đến bây giờ họ bắt đầu phải nghĩ cách ngăn chặn sự trỗi dậy quá hung hăng của cường quốc này, khi nó đã đe dọa đến quyền lợi của Mỹ và các đồng minh ở khu vực này.
Lâu nay, người Mỹ luôn đặt quan hệ Mỹ-Việt trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung và lợi ích toàn cầu của Mỹ. Một điều dễ hiểu tại sao khi cần một bước thỏa hiệp họ dễ thỏa hiệp với Trung Quốc trước hơn là với Việt Nam.
Thách thức này nhắc đến Mỹ nhưng lại là để cảnh giác với Trung Quốc. Trong sự phán đoán đơn giản, một khi Mỹ điều chỉnh chiến lược, Trung Quốc sẽ điều chỉnh theo. Thách thức được đặt ra để chúng ta biết mình, biết người. Tránh rơi vào tình thế lại bị thí trên bàn cờ quốc tế. Tránh thế bị động trước điểu chỉnh lắt léo của Trung Quốc. Muốn vậy phải tạo ra một Việt Nam với bộ mặt mới, sáng sủa và đáng tin cậy hơn, chí ít so với Trung Quốc. Tiềm lực quốc gia phải dần dần cải thiện để mạnh lên.
Để đạt được những điều trên, lời khuyên khôn ngoan nhất mà chúng ta vẫn thường được nghe đó là « chơi với Mỹ ». Xây dựng mối quan hệ tin cậy, đủ để nước Mỹ sẵn sàng bảo vệ mối quan hệ Mỹ-Việt như bảo vệ lợi ích quốc gia của họ, chứ không dừng mức hiện nay chỉ để tránh cho Việt Nam rơi vào vòng lệ thuộc hoàn toàn với Trung Quốc.
Thách thức thứ hai là, sự lệ thuộc và những cam kết cả công khai lẫn bí mật với Trung Quốc đã quá sâu, để giới lãnh đạo phải thật dũng cảm mới thoát ra khỏi.
Thách thức này nằm ở vị trí thứ hai, nhưng lại khó nhất với giới lãnh đạo. Vì với họ cái mất thì quá nhiều và cái được thì quá ít. Cái mất đánh vào chính bản thân, gia đình, phe nhóm. Nhưng nếu vượt qua được thách thức này, họ sẽ được một cái vô hình nhưng vô cùng quí giá. Đó là sự tự giải thoát. Cái nhận được không trực tiếp đến với họ nhưng cho cả đất nước và dân tộc.
Sau giàn khoan, có lẽ « 4 tốt, 16 chữ vàng » sẽ được nghe thấy ít dần đi. Sự tự cởi trói nên được thực hiện dần dần, từng bước một. Nới lỏng dần sự lệ thuộc, trói buộc và kìm hãm mà Trung Quốc đã áp đặt lên Việt Nam hàng chục năm qua.
Bước đầu có lẽ là sự phá khóa. Đó là đa phương hóa các tranh chấp về chủ quyền mà lâu nay Việt Nam vẫn chiều theo ý Trung Quốc « các tranh chấp chủ quyền được giải quyết thông qua các cuộc đàm phán song phương giữa các bên liên quan trực tiếp ».
Rồi thoát hẳn ra khỏi chính sách đong đưa, cố giữ cân bằng quan hệ với Trung Quốc và Mỹ, theo chính sách ba không « không tham gia liên minh quân sự với nước nào, không cho nước nào đặt căn cứ quân sự và không dựa vào nước này để chống nước kia ».
Bước kế tiếp là khởi động tấn công, kiện Trung Quốc ra tòa án trọng tài quốc tế. Đẩy mối quan hệ Việt-Trung thật sự đi vào nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và hai bên cùng có lợi.
Bước cuối cùng là sự tự cởi trói hoàn toàn, minh bạch hóa mọi thỏa thuận ngầm mà ta phải cam chịu trong lịch sử quan hệ với Trung Quốc. Cơ hội để ta đòi lại Hoàng Sa và Trường Sa như trước 19/1/1974.
Thách thức thứ ba là từ bỏ ý thức hệ, xây dựng chế độ thật sự dân chủ, tiền đề cho việc chấn hưng đất nước.
Không ít người, kể cả trong giới lãnh đạo, đi đến kết luận ý thức hệ là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến thất bại của Việt Nam trong thời gian qua.
Một dân tộc cần cù, ham hiểu biết, thông minh, nhanh nhẹn sao mãi cam chịu làm chuột bạch trong một cuộc thí nghiệm mà không biết kết cục sẽ ra sao.
Ngài John Mc Cain chia sẻ niềm tin của ông : «Việt Nam, một nhà nước đáp ứng những kỳ vọng gia tăng của người dân về một nền dân chủ, pháp quyền và quản trị tốt, sự thịnh vượng và phát triển xã hội, môi trường trong lành và sức mạnh dân tộc. Đó sẽ là mẫu mực mà sẽ truyền cảm hứng cho những dân tộc khác trong khu vực, kể cả nước bạn phương bắc, để phải tự hỏi, tại sao chúng ta không thể giống như Việt Nam ». Đó là sự tưởng tượng đáng yêu của ông bạn người Mỹ. Nhưng đó là một niềm tin chân thực đáng được lan rộng.
Thách thứ này cùng dạng với thách thức thứ hai, chúng đều là điểm huyệt yếu nhất của ta mà Trung Quốc đang thao túng để đạt được mục đích mà chẳng cần chiến tranh.
Thách thức cuối cùng là, sự chia rẽ trong nội bộ lãnh đạo làm mất đi khả năng có được sự lựa chọn đúng đắn. Xuất hiện nhu cầu cần có một lãnh đạo dũng cảm và anh minh.
Sự xuất hiện phe đảng và phe chính phủ trong giới lãnh đạo, cùng với cơ chế tập thể trong Bộ Chính trị, đã làm suy yếu mọi quyết định của lãnh đạo đất nước.
Tình trạng thỏa hiệp trong giới lãnh đạo thời gian qua đã làm cho các chính sách đều nửa vời. Duy trì tình trạng này thì rất khó có được một quyết sách làm chuyển hẳn hướng đi của đất nước và dân tộc.
Lãnh đạo một nước nhỏ phải giỏi hơn về thuật trị quốc. Để có lãnh đạo giỏi, phải biết trọng dụng nhân tài. Con người phải có tự do mới phát huy toàn bộ tiềm năng của bản thân. Hãy nhìn sang bên kia địa cầu, Lương Xuân Việt, một thanh niên gốc Việt, đã trở thành vị tướng trong quân đội hùng mạnh Hoa Kỳ.
Các bài học về thuật trị quốc của Israel, Singapore, Nhật bản, Hàn Quốc, phải là những cuốn sách luôn có trên bàn của một lãnh đạo tương lai của đất nước.
Sai lầm trong quá khứ có thể giải nghĩa bằng sự eo hẹp trong nhận thức. Sai lầm trong hiện tại sẽ là sự ích kỷ của lãnh đạo đối với dân tộc.
Cơ hội đang đến trước mắt, bỏ lỡ cơ hội này, nhân dân sẽ thay thế để quyết định vận mệnh của cả dân tộc.
Đặng Xương Hùng
(Thông luận)
Hiệu Minh - Kết bạn hay biến thành thù?
Vương Nghị – Phạm Bình Minh và John Kerry |
Cuối cùng ông chăn cừu đi thưa kiện. Viên quan này nói, ta có thể phạt tay thợ săn, bắt nhốt chó lại. Nhưng hỏi thật anh, anh muốn kẻ thù là hàng xóm hay anh muốn có bạn là láng giềng gần.
Suy nghĩ một hồi, ông chăn cừu thổ lộ muốn có bạn là hàng xóm hơn là kẻ thù. OK, anh về lấy một con cừu tặng lũ con nhà thợ săn. Bọn trẻ thấy có cừu, rất vui, suốt ngày vuốt ve và chơi với chú cừu rất hiền. Tay thợ săn sợ chó cắn cừu của con nên đã nhốt chó lại.
Cảm kích trước tấm lòng hào hiệp, tay thợ săn trở nên tốt bụng, thỉnh thoảng kiếm được con thú nào, y mang biếu ông chăn cừu. Từ đó hai gia đình “cừu và chó săn” thành bạn thân thiết.
Xem hai bức ảnh Ngoại trưởng John Kerry và BT Phạm Bình Minh cười rất tươi trong cuộc gặp ở Myanmar trong hội nghị ASEAN. Trong khi đó, BT Phạm Bình Minh mặt rất nghiêm với “đôi mắt mang hình viên đạn” không nở một nụ cười khi bắt tay người đồng nhiệm Trung Quốc là BT Vương Nghị.
Đó là kết quả giải pháp gia đình “cừu và chó săn” giải quyết khác nhau với cách tiếp cận khác nhau nên đưa đến nụ cười hoặc mặt lạnh tanh.
Hai quốc gia Mỹ Việt từng đánh nhau suốt 20 năm, máu chảy thành sông. Từ 3 đến 5 triệu người Việt chết, dân tộc ly tán và chia rẽ dù đã gần 40 năm hòa bình. Nước Mỹ có hội chứng Việt Nam với gần 60 ngàn lính Mỹ tử trận.
Nhưng có lẽ họ học được bài của người chăn cừu và thợ săn. Một bên phải cố gắng thay đổi thể chế để hợp với thời đại văn minh, bên kia bỏ qua hận thù quá khứ để tiến đến mục đích chung, hai bên cùng có lợi. Biển Đông, TPP và nhiều giá trị Mỹ – Việt có thể trao đổi để biến thành đồng minh.
Để làm được việc đó, một bên phải mất cừu, một bên phải giam đàn chó. Có quà cáp thì nên biếu lẫn nhau, tình nghĩa sẽ bền lâu.
Trung Quốc và VN từng là bạn, tặng nhau 16 chữ vàng, 4 tốt. Năm xưa, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký một văn bản thừa nhận Hoàng Sa của Trung Quốc vì lúc đó Việt Nam tin hoàn toàn vào người anh em cùng ý thức hệ cộng sản. Chả lẽ anh lại ăn cướp của em.
Xung đột biên giới, hải đảo đã xảy ra, máu đã chảy. Nhưng lãnh đạo hai nước cố giải quyết, kiểu 9 bỏ làm 10. Tuy nhiên, ông chăn cừu đã tặng quà cho con hàng xóm, nhưng tay thợ săn tham lam, vẫn xua chó cắn đàn cừu.
Vẽ đường chín đoạn, đưa tầu thuyền quấy nhiễu, và gần đây là đưa giàn khoan vào biển Đông, Trung Quốc lộ rõ là quốc gia tham lam, không phải trỗi dậy trong hòa bình như họ thường nói. 16 chữ vàng, 4 tốt chỉ là vỏ bọc cho chiến lược xâm lược biển lâu dài.
Tham bát bỏ mâm hại nhiều hơn lợi. Kết quả nhãn tiền, Trung Quốc mất hẳn người bạn bên cạnh cùng ý thức hệ và rất nhiều quốc gia xung quanh. Thay vì nhốt chó để không cắn cừu, họ rước thêm đàn chó sói, đe dọa hàng xóm.
Ukraine, Nga, Israel, Palestine, Iraq, Syria và bao nhiêu xung đột khác cũng thế. Nếu các chính khách học hai ông thợ săn và chăn cừu, làm thế nào biến thù thành bạn, có lẽ mọi chuyện đã khác.
Để làm được chuyện đó, đôi khi cái giá chỉ là con cừu và nhốt chó.
HM. 12-8-2014
( Blog Hiệu Minh )
Vì sao không ai muốn TQ giành địa vị thống trị?
"Không ai phản đối sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhưng không nước nào
muốn Trung Quốc đơn phương thay đổi luật chơi và các chuẩn mực quốc tế
đã được cả khu vực chấp thuận suốt một thời gian dài" - Ts Nguyễn Hùng
Sơn giải thích.
LTS: VietNamNet trân trọng giới thiệu nội dung cuộc bàn tròn
trực tuyến ngày 8/8 với chủ đề: Sự trỗi dậy của Trung Quốc và lựa chọn
cho Việt Nam.
Giàn khoan và sự can dự của các nhóm lợi ích
Nhà báo Việt Lâm:Xin chào quý độc giả VietNamNet. Chuyên mục
Bàn tròn trực tuyến của VietNamNet hôm nay rất vinh dự có sự tham gia
cuả hai vị khách mời nổi bật: Giáo sư James D. Bindenagel, cựu Đại sứ Mỹ
tại Đức và Tiến sỹ Nguyễn Hùng Sơn, Phó Viện trưởng Viện Biển Đông
thuộc Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao.
Trước hết, tôi muốn bắt đầu cuộc bàn tròn hôm nay với sự kiện đã thu
hút sự chú ý của công luận quốc tế suốt mấy tháng gần đây. Mặc dù căng
thẳng trên Biển Đông đã hạ nhiệt sau khi Trung Quốc rút giàn khoan 981
về nhưng một số ý kiến cho rằng sự kiện này đã làm thay đổi căn bản cách
nhìn nhận của thế giới về sự trỗi dậy của Trung Quốc. Các ông nghĩ sao
về ý kiến này?
Từ trái qua phải: TS Nguyễn Hùng Sơn, GS James D. Bindenagel, Nhà báo Việt Lâm |
TS Nguyễn Hùng Sơn: Tôi không biết liệu cách nhìn nhận của thế
giới về Trung Quốc có thay đổi hay không nhưng tôi có thể chắc chắn rằng
nhận thức của khu vực về Trung Quốc đã thay đổi khi Trung Quốc triển
khai những hoạt động quyết đoán nhằm vào những láng giềng gần gũi nhất,
vốn được xem là đối tác chiến lược toàn diện của họ. Nay cả khu vực và
thế giới có thể tự hỏi nếu Trung Quốc có thể làm như vậy với Việt Nam
thì liệu họ còn có thể làm gì nữa với các nước láng giềng khác như Nhật
Bản, Hàn Quốc, Philippines hay ASEAN nói chung.
Quan trọng hơn, những câu hỏi lớn cũng được đặt ra như Trung Quốc sẽ
trỗi dậy như thế nào? Liệu nước này có tiếp tục trỗi dậy một cách hòa
bình hay không? Liệu Bắc Kinh có tìm kiếm các giải pháp hòa bình cho các
tranh chấp với các nước láng giềng? Liệu họ có tuân thủ luật pháp quốc
tế? Liệu họ có trở thành một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng
quốc tế?...Rõ ràng có rất nhiều điều không chắc chắn liên quan đến sự
trỗi dậy của Trung Quốc sau sự kiện giàn khoan.
ĐạisứBindenagel: Trước tiên, tôi muốn nói rằng tôi rất vui vì
được tham gia vào cuộc thảo luận hôm nay, một cuộc thảo luận rất quan
trọng và đúng lúc. Về phần người dân Mỹ, năm ngoái Hội đồng Các vấn đề
Toàn cầu của Chicago đã tiến hành một cuộc thăm dò về thái độ của người
dân Mỹ đối với chính sách đối ngoại. Liên quan đến Trung Quốc, 69% người
Mỹ được hỏi mong muốn can dự một cách hòa bình với Trung Quốc. Tất cả
các chỉ dấu đều cho thấy rằng chúng ta tìm kiếm sự trỗi dậy hòa bình mà
Trung Quốc đã tuyên bố; khuyến khích sự trỗi dậy hòa bình đó và can dự
với Trung Quốc bởi vì Trung Quốc rất quan trọng đối với Mỹ. Liên quan
đến Biển Nam Trung Hoa, như cách họ gọi, hay Biển Đông, như các bạn gọi,
hoặc Tây Thái Bình Dương như chúng tôi gọi, rõ rang ở đây có những vấn
đề cốt yếu được đặt ra liên quan đến chủ quyền trên các hòn đảo, cũng
như các vấn đề khu vực, trong đó có quần đảo Senkaku tranh chấp giữa
Trung Quốc và Nhật Bản.
Khi xuất hiện các vấn đề liên quan đến chủ quyền, chúng dẫn đến các vấn
đề về lịch sử và chính trị liên quan đến sự trỗi dậy của một cường quốc.
Chúng ta thường được chứng kiến trong lịch sử các cuộc xung đột và các
phản ứng chống lại từ cường quốc nguyên trạng bị thách thức quyền lực.
Trong trường hợp này, như tôi đã nói, Mỹ đã hết sức nỗ lực để can dự một
cách hòa bình và ủng hộ sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc. Khi quần
đảo Senkaku bị Trung Quốc thách thức, Tổng thống Mỹ đã đến Nhật Bản vào
tháng Tư vừa qua và làm rõ rằng quần đảo Senkaku nằm trong diện được bảo
hộ của Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật. Điều này đã giúp làm giảm căng thẳng
xung quanh quần đảo này.
Tuy nhiên, ngay sau đó, Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động khẳng định
chủ quyền đối với các quần đảo mà họ đang có tranh chấp không chỉ với
Việt Nam mà với nhiều nước khác trong khu vực. Việc Công ty Dầu khí Hải
ngoại Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đặt giàn khoan trong khu vực tranh
chấp là một chỉ dấu cho thấy có điều gì đó hoang đường, điều gì đó đang
bị thách thức ở đây. Sự kiện này hiển nhiên đã gia tăng sự chú ý trong
khu vực và đặt ra câu hỏi cho chúng ta là vì sao và động cơ nào đã thúc
đẩy họ hành xử như vậy.
Có lẽ có một vài nguyên nhân dẫn đến việc này. Một là sự trỗi dậy của
Trung Quốc. Tập Cận Bình đã tuyên bố rõ ràng rằng có ba câu hỏi, ba niềm
hi vọng đối với Trung Quốc, phù hợp với ưu tiên của họ, đó là quần đảo
Senkaku, Đài Loan và Biển Đông. Đó là "Giấc mơ Trung Hoa", khái niệm mà
ông Tập Cận Bình sử dụng. Vì vậy câu hỏi là tại sao lại vào thời điểm
này. Tôi muốn xem xét và cố gắng tìm hiểu những động lực bên trong Trung
Quốc cũng như những nhân tố phía sau sự kiện này. Với những ưu tiên do
chính quyền trung ương Bắc Kinh đặt ra, liệu những người chơi như CNOOC
hay Quân Giải phóng Trung Quốc (PLA), hay các nhóm lợi ích khác có được
quyền tự do hành động hay không? Và tôi cũng muốn cố gắng hiểu sâu hơn
rằng có lẽ CNOOC đã ra quyết định không nhất thiết phải theo đúng hướng
đi mà Bắc Kinh vạch ra nhưng phù hợp với các ưu tiên của chính quyền và
có thể theo cách riêng của họ. Đối với tôi, các câu hỏi này giúp chúng
ta không vội vã tìm câu trả lời mà phải cố gắng tìm hiểu những động lực
phía sau, từ đó giúp chúng ta có thể đưa ra những gợi ý về lựa chọn
chính sách.
Diễn giải "Giấc mơ Trung Hoa"
Nhà báo Việt Lâm: Tôi đặt ra câu hỏi này bởi vì nếu quan sát
các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông một cách hệ thống kể từ năm
2007, chúng ta có thể thấy rằng Trung Quốc càng ngày càng trở nên quyết
đoán hơn, thậm chí hiếu chiến hơn khi theo đuổi các tuyên bố chủ quyền.
Một học giả gốc Hoa cho rằng chúng ta có thể tìm hiểu các động cơ phía
sau những hành động đó, nhưng có một điều chắc chắn rằng chúng cho thấy
một đại chiến lược mới (grand strategy) của Trung Quốc đang hình thành.
Liệu chúng ta đã có thể phác họa ra đôi nét về đại chiến lược đang hình
thành này hay chưa?
TS Nguyễn Hùng Sơn: Chắc chắn là khi Trung Quốc trỗi dậy, họ mong
muốn vươn tới một vị trí cao hơn trên sân khấu quốc tế. Một trong những
cách diễn giải "Giấc mơ Trung Hoa" là Trung Quốc muốn trở thành một
siêu cường toàn cầu. Từ những gì chúng ta quan sát được về cách hành xử
của Trung Quốc, chúng ta có thể nói rằng Trung Quốc bị ám ảnh nặng nề về
cái mà họ nhìn nhận là mối đe dọa từ Mỹ và họ mong muốn có thể trấn áp
mối đe dọa đó. Và một trong những ý nghĩa của Giấc mơ Trung Hoa là có
thể thoát khỏi mối đe dọa từ Mỹ và vươn lên ngang hàng với nước này.
Chúng ta có thể thấy đặc điểm đó được biểu hiện trong "Giấc mơ Hải quân
của Trung Quốc", đó là trở thành một cường quốc trên biển. Để trở thành
một cường quốc biển, Trung Quốc đang gia tăng đầu tư vào các lực lượng
và khí tài hải quân cũng như tăng cường khẳng định quyền lực trên biển,
quyết đoán hơn trong các tuyên bố chủ quyền ở cả biển Hoa Đông và biển
Đông.
Theo một số học giả, Trung Quốc đã xác định mục tiêu, có thể không phải
do lãnh đạo cấp cao trực tiếp vạch ra, mà từ các nhóm lợi ích khác nhau
trong nước này rằng đến năm 2021, vào dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng
Cộng sản Trung Quốc, Trung Quốc có thể giành quyền thống trị hoặc hoàn
toàn kiểm soát các vùng biển trong chuỗi đảo thứ nhất, từ Okinawa (Nhật
Bản), qua Đài Loan, Philipines xuống đến Biển Đông. Đó là lý do vì sao
Trung Quốc đang triển khai một số hoạt động để khẳng định chủ quyền và
tăng cường sự hiện diện của họ tại các vùng biển này. Chúng ta đang xem
xét đến sự kiện giàn khoan nhưng đó không phải chỉ là một sự việc riêng
lẻ. Chúng ta cần quan tâm đến các sự kiện khác ở phía nam Biển Đông,
chẳng hạn như việc Trung Quốc cải tạo đất trên một số bãi đá ở Trường
Sa, hay việc Trung Quốc gia tăng các hoạt động ở phía tây và phía đông
của Biển Đông, liên quan đến các bãi đá do Philippines kiểm soát.
Do đó, khi nhìn nhận một cách hệ thống, chúng ta thấy rằng mặc dù Trung
Quốc có thể không có một chiến lược được hình thành trực tiếp từ cấp
lãnh đạo cao nhất, nhưng cấp lãnh đạo cao nhất này ủng hộ các kế hoạch
hay hành động do các nhóm khác nhau trong nội bộ Trung Quốc khởi xướng.
Đó mới thực sự là nguy hiểm bởi vì họ không làm gì để chấm dứt hành động
đó cho dù họ biết rằng việc đó là sai trái.
Đại sứ Bindenagel: Tôi nghĩ rằng đây là lý do vì sao cần phải có
những phân tích về xuất phát điểm của Trung Quốc. Cần phải chỉ ra rằng
về mặt chiến lược có một sự dịch chuyển căn bản bắt đầu từ những thời kỳ
trước và rằng người Trung Quốc có các mối quan ngại lịch sử về hơn 150
năm bị sỉ nhục và thuộc địa hóa, cũng như về các vấn đề đất đai, bao gồm
cuộc chiến tranh Việt Nam và chiến tranh Triều Tiên. Sự dịch chuyển này
bắt đầu từ vị thế lịch sử của họ và từ các cuộc chiến tranh trên bộ cho
đến những gì mà chúng ta chứng kiến hiện nay khi họ thực sự chuyển
hướng ra biển. Bởi vì các cuộc xung đột mà chúng ta đang chứng kiến hiện
nay không còn diễn ra trên đất liền nữa mà xảy ra trên biển. Nếu bạn
xem xét một cách rộng rãi hơn về những năng lực mà Trung Quốc đang ra
sức phát triển, không chỉ là những năng lực xung quanh quần đảo Trường
Sa, bãi Scaborough hay những nơi khác, mà còn là những gì họ đang làm về
mặt quân sự để hỗ trợ cho các hoạt động này.
Hội chứng "Vương quốc Trung tâm"
Nhà báo Việt Lâm:Chúng ta hãy thử nhìn nhận vấn đề từ quan
điểm của người Trung Quốc. Người Trung Quốc đang có giấc mơ Trung Hoa và
lập luận của họ là Trung Quốc đang là một cường quốc về kinh tế và họ
có thể sẽ vượt qua Mỹ trong 10-20 năm tới. Lẽ tự nhiên, Trung Quốc cần
được hưởng vị trí lãnh đạo thế giới. Hơn nữa, rõ ràng mọi quốc gia đều
muốn hưởng lợi từ quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Vậy tại sao họ lại
không ủng hộ vị trí thống trị toàn cầu của Trung Quốc?
TS Nguyễn Hùng Sơn: Xin cho phép tôi được khẳng định rằng không
có ai phản đối sự trỗi dậy của Trung Quốc. Họ có thể có một số quan ngại
về cách thức mà Trung Quốc trỗi dậy. Tuy nhiên, tôi không nghĩ rằng có
bất kỳ ai sợ hãi hay không mong muốn Trung Quốc vươn lên. Tôi tin rằng
có một sự đồng thuận trong khu vực rằng Trung Quốc đang và sẽ tiếp tục
trỗi dậy. Nhưng điều mà không ai mong muốn là trong tiến trình vươn dậy
của Trung Quốc, họ sẽ đồng thời thay đổi luật chơi hoặc thay đổi nguyên
trạng đến mức mà không một ai có thể biết được luật chơi mới sẽ là gì.
Hoặc họ đơn phương thay đổi luật chơi và các chuẩn mực quốc tế mà cả khu
vực đã chấp nhận và ủng hộ trong một thời gian dài. Những luật chơi và
chuẩn tắc này là hệ thống quan hệ quốc tế căn bản được thiết lập sau Thế
chiến 2.
Do vậy, tôi cho rằng một mặt các nước hoan nghênh sự trỗi dậy của Trung
Quốc, đặc biệt là sự trỗi dậy về mặt kinh tế. Nhưng mặt khác, họ cũng có
những kỳ vọng nhất định vào Trung Quốc và sự trỗi dậy của Trung Quốc,
nhất là trong lĩnh vực chính trị và an ninh. Cả khu vực mong muốn Trung
Quốc sẽ lắng nghe những kỳ vọng của cộng đồng quốc tế và hoạt động trong
khuôn khổ mà họ tin rằng cũng có lợi cho Trung Quốc.
Đại sứ Bindenagel: Tất cả chúng ta đều biết cái tên "Vương quốc
Trung tâm" (Middle Kingdom) có nghĩa là không phải giữa chúng ta và họ
mà là giữa thiên đường và chúng ta. Và tôi nhanh chóng hiểu rằng tôi đã
sai. Tôi được biết trong vài tuần ở đây rằng hiện nay người Việt Nam cảm
thấy họ đang ở quá gần Trung Quốc nhưng không đủ gần thiên đàng. Tôi
không chắc điều đó có đúng hay không nhưng có lẽ đó là một cách để hiểu
được câu hỏi về địa vị thống trị và về lập trường của các nước trong khu
vực. Chúng ta cần một cơ hội để thảo luận về vấn đề này một cách lý trí
nhưng cởi mở mà không liên quan đến những cảm xúc tổn thương nhằm cố
gắng đạt tới sự hiểu biết và không tính toán nhầm.
Nhà báo Việt Lâm:Vấn đề mà Đại sứ vừa đề cập được chúng tôi
gọi là "hội chứng thiên triều". Đó là nỗi ám ảnh của những nước trong
khu vực khi những nước này từng phải quy thuận và cống nạp cho thiên
triều Trung Hoa suốt một thời gian dài trong lịch sử thời kỳ phong kiến
để tránh bị Bắc thuộc.
Đại sứ Bindenagel: Tôi học tiếng phổ thông (tiếng Trung) một năm ở
trường đại học và đó là điều cuối cùng mà tôi còn hiểu được. Và để hiểu
hội chứng này, điều quan trọng là bạn định hình cách thức để tiếp cận
vấn đề. Tôi không phải là một chuyên gia về Trung Quốc nhưng tôi đã đi
và đến Trung Quốc trong nhiều năm. Tôi hiểu rằng đây là một cơ hội. Giữa
Trung Quốc và những nước khác trong khu vực từng tồn tại những hận thù
lịch sử, đặc biệt là trong 150 năm qua. Không chỉ với Đông Nam Á mà còn
có những vấn đề giữa Trung Quốc với Nga khi nước này để mất lãnh thổ vào
tay người Nga năm 1890 hay vấn đề giữa Trung Quốc và phương Tây khi bị
các nước này thuộc địa hoá. Điều tôi cảm thấy khá thú vị (vì tôi sẽ là
giáo sư tại trường Đại học Bonn) là nước Đức đã từng đối mặt với câu hỏi
tương tự: nước Đức đã trỗi dậy như thế nào cách đây 150 năm? Tôi không
định so sánh với Trung Quốc nhưng rõ ràng trường hợp của Đức gợi lên
nhiều vấn đề đáng suy ngẫm. Làm thế nào mà một nước Đức đang trỗi dậy bị
rơi vào thảm cảnh trong thế kỷ 20 với thất bại trong hai cuộc chiến
tranh thế giới nhưng nay lại vươn tới đỉnh cao được thế giới tôn trọng?
Có lẽ, có những bài học từ trường hợp của Đức mà người Trung Quốc có thể
cân nhắc. Tôn trọng nhân phẩm là vấn đề căn bản trong hiến pháp Đức.
Biết đâu đây có thể là những bài học mang tính toàn cầu và có thể đóng
góp cho các cuộc thảo luận trong những năm tới.
TS Nguyễn Hùng Sơn: Làm thế nào mà Nhật với vai trò của họ trong
Chiến tranh Thế giới thứ hai vẫn được khu vực chấp nhận sau này? Tôi
nghĩ đó cũng có thể là một bài học hữu ích.
Đại sứ Bindenagel: Sự chấp nhận, bao dung có vai trò rất quan
trọng để tạo nên một tương lai tốt đẹp hơn. Ghi nhớ quá khứ có ý nghĩa
quan trọng. Chẳng hạn như chúng ta không được phép lãng quên cuộc chiến
tranh Việt Nam: Làm thế nào mà chiến tranh lại xảy ra, tại sao chúng ta
lại gây chiến. Nhưng chúng ta cũng cần hướng tới tương lai. Chúng ta
không thể làm điều đó bằng cách nhặt nhạnh những mảnh vụn lịch sử và sử
dụng chúng để chống lại hoà bình.
TS Nguyễn Hùng Sơn: Điều đó người Việt Nam chúng tôi vẫn luôn nhắc nhau rằng "Gác lại quá khứ, hướng tới tương lai".
Đại sứ Bindenagel: Vâng, một trong những ấn tượng mạnh mẽ của tôi
trong vài tuần ở Việt Nam chính là tinh thần hướng tới tương lai rất
mạnh mẽ trong mỗi người dân mà tôi gặp. Nhớ lại những gì xảy ra khi tôi
nói chuyện với người Mỹ về thời kỳ đó, tôi cảm thấy thật thú vị khi
chứng kiến sự cởi mở và sẵn sàng nhìn về tương lai ở đây. Rõ ràng đó là
những bài học hữu ích từ Đông Nam Á.
(còn tiếp)
Ảnh: Lê Anh Dũng(VNN)
Vì sao Trung Quốc rút giàn khoan HD 981?
Bảy mươi lăm ngày kể từ 2 tháng năm, Trung Quốc đã đơn phương sử dụng giàn khoan HD 981 trị giá một tỉ đô la Mỹ để khoan trong khu vực biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Theo kế hoạch ban đầu, Trung Quốc sẽ giữ giàn khoan ở đó cho tới ngày 15 tháng tám, nhưng ngày 15 tháng bảy họ thông báo đã hoàn thành công việc và rút giàn khoan về đảo Hải Nam. Điều này cũng đơn phương và bất ngờ như việc đưa giàn khoan đến. Trong thời gian nằm ở vùng biển tranh chấp, nó đã gây ra cuộc khủng hoảng nặng nề nhất trong quan hệ Trung - Việt kể từ năm 1988 đến nay.
Sơ đồ rút về Trung Quốc của giàn khoan HD 981 (nguồn TTXVN)
Giống
như những khủng hoảng tương tự, xung đột ấy là một cuộc đấu tranh về ý
chí. Nếu sức mạnh là điều quyết định thắng lợi trong tranh chấp quốc tế
thì sự quyết tâm cũng quan trọng không kém. Một bên có quyết tâm cao hơn
cũng có thể thắng mặc dù yếu hơn đối thủ. Khi chủ quyền bị đe dọa, hai
quốc gia thử thách quyết tâm của nhau để xem ai nhượng bộ trước.
Như thế, rút giàn khoan trước kế hoạch một tháng không phải là hành động thích hợp của Trung Quốc để chứng tỏ quyết tâm của mình. Vậy có phải Trung Quốc đã nhượng bộ không? Đào sâu vấn đề này không những sẽ soi rõ quyết tâm của Bắc Kinh mà còn tìm thấy những bài học đáng giá về cách thức đối phó với sự hung hăng của họ. Có nhiều cách giải thích khác nhau, chúng ta hãy xem xét ba cách hợp lý nhất.
Thiên tai
Nhìn lướt qua, việc Trung Quốc rút giàn khoan có lý do đơn giản và quan trọng nhất là thời tiết xấu. Một ngày trước khi HD 981 rời vị trí của nó, trời nổi cơn dông, báo hiệu trận bão Rammasun sắp ập tới. Bão ấy thuộc loại “siêu bão” và được dự đoán là sẽ đổ bộ vào đảo Hải Nam gần đó trong ba ngày sau, tức ngày 18 tháng bảy. Mặc dù quần đảo Hoàng Sa, nơi đặt giàn khoan ở phía tây nam, không nằm ngay trên đường đi của bão Rammasan, nhưng không ai có thể chắc rằng trận bão nặng nề ấy sẽ không gây tổn hại cho cấu trúc, tàu bảo vệ và công nhân, thủy thủ đang ở nơi ấy. Tuy HD 981 được cho là có khả năng đứng vững trước những cơn bão cực mạnh nhưng để nó và đoàn tàu hộ tống trên biển khơi giữa lúc thời tiết xấu là một việc đầy rủi ro.
Trung Quốc có hai lựa chọn. Một là di chuyển giàn khoan xuống phía nam để tránh bão. Điều này có nghĩa là tiến sâu hơn vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đặt đoàn tàu bảo vệ vào tình trạng rủi ro hơn về hậu cần, đồng thời làm tăng mức độ xung đột với Việt Nam. Lựa chọn thứ hai là đem giàn khoan về gần bờ biển của mình, ra khỏi khu vực biển mà Việt Nam khẳng định chủ quyền. Việc ấy cho phép neo giàn khoan ở vùng nước cạn và không cần nhiều tàu để bảo vệ nó. Trung Quốc chọn khả năng thứ hai ít rủi ro hơn và thông báo HD 981 đã hoàn thành công việc. Thông báo như thế cũng tốt hơn là tuyên bố rút giàn khoan tạm thời vì điều này hàm ý sẽ đưa nó trở lại ngay sau khi hết bão. Lần trở lại này có khả năng sẽ thách thức một đội tàu lớn của Việt Nam và Trung Quốc sẽ có nguy cơ mất mặt nếu không thể đặt giàn khoan vào vị trí trước đó.
Tuy nhiên, lý do “thời tiết xấu” khiến ít nhất một sự kiện liên quan trở nên khó hiểu. Ngày 15 tháng bảy, đúng vào ngày HD 981 bắt đầu trở về nước, Trung Quốc trả tự do cho tất cả 13 ngư dân Việt Nam bị bắt trong cuộc khủng hoảng giàn khoan. Có phải đó là kết quả của việc thương lượng âm thầm với Việt Nam hay Trung Quốc nhận thức rằng cuộc khủng hoảng đã đạt tới giới hạn cho phép?
Thỏa thuận ngầm
Chúng ta không biết có một cuộc thương lượng bí mật hay không, nhưng những gì biết được khiến chúng ta nghĩ rằng phải có một thỏa thuận ngầm nào đó. Trong khi tàu hai nước chơi trò mèo vờn chuột gần giàn khoan gây tranh cãi, lãnh đạo Việt Nam tìm cách thương lượng với Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh đưa ra bốn điều kiện tiên quyết. Thứ nhất, Việt Nam phải ngừng quấy rối giàn khoan và tàu Trung Quốc. Thứ hai, Việt Nam không được tranh cãi về chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa. Điều kiện thứ ba là Việt Nam không được tiến hành việc kiện Trung Quốc về những yêu sách và hoạt động của nước này ở biển Đông Nam Á [[ii]]. Và sau cùng, Việt Nam không được kéo một bên thứ ba, nhất là Mỹ và phương Tây, vào vấn đề song phương này.
Về mặt chính trị, hai điều kiện đầu chẳng chính phủ nào ở Hà Nội có thể đáp ứng. Nhưng lãnh đạo Việt Nam có hai quyết định báo hiệu họ chấp nhận hai điều kiện kia. Bất kể chiến dịch rộng lớn trên các phương tiện truyền thông nhà nước và những lời mạnh mẽ từ nhiều phía kêu gọi khởi kiện Trung Quốc, tập thể lãnh đạo Việt Nam quyết định không dùng biện pháp pháp lý đối với Trung Quốc. Họ cũng hoãn chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh đã được chấp thuận và dự tính thực hiện trong tháng sáu, sau cú điện thoại ngày 21 tháng sáu của ông ấy với người đồng nhiệm John Kerry. Việc Trung Quốc rút giàn khoan và thả ngư dân Việt Nam có thể được hiểu như một hành động xuống thang tương xứng.
Nếu không có cuộc thương lượng bí mật, trong đó Hà Nội có thể cam kết nhượng bộ nhiều hơn nữa, thì thỏa thuận ngầm đề xuất trên đây là đáng kể vì những nhượng bộ lẫn nhau có đặc tính cân đối và không vững chắc. Giống như hành động xuống thang của Trung Quốc, những điều Việt Nam nhượng bộ có thể được đảo ngược và ít có giá trị. Thay vì bộ trưởng Phạm Bình Minh, Việt Nam phái bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị sang Hoa Kỳ ngày 20 tháng bảy, tức chỉ vài ngày sau khi giàn khoan được rút về. Là ủy viên Bộ Chính trị, Nghị có cấp bậc cao hơn Minh vốn không thuộc về cơ quan quyền lực cao nhất Việt Nam ấy. Hơn nữa, Nghị được biết là thân cận với bí thư đảng Cộng Sản Nguyễn Phú Trọng, nhân vật quyền lực nhất [[iii]] nước. Cuộc viếng thăm của Nghị sẽ mang kết quả thăm dò trực tiếp về nước để Trọng định hướng cho chuyến đi của Minh mà thời gian đã được dời lại vào tháng chín.
Hành động pháp lý chống Trung Quốc là điều dù sao Hà Nội cũng hoãn lại, kể cả khi không có áp lực của Trung Quốc. Trong khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu việc chuẩn bị khởi kiện Trung Quốc, đa số các ủy viên chủ chốt khác của Bộ Chính trị đều không tin đó là lựa chọn tốt nhất. Mối lo Trung Quốc sẽ trả thù cộng với khả năng phán quyết có thể bất lợi [cho Việt Nam] và thực tế là không quyết định tòa án nào được tuân thủ nếu Trung Quốc không đồng ý, tất cả những điều ấy đã chi phối suy tính của họ.
Có phải sự phục tùng của Hà Nội là lời giải cho hành động xuống thang của Bắc Kinh không? Những nhượng bộ thiếu vững chắn và ít có giá trị gợi ý nghĩ là sự thỏa hiệp ấy chỉ có thể là một cách giải quyết nhỏ trong cẩm nang hành động của họ. Điều thực sự khiến Trung Quốc xuống thang là: nhiều đối thủ, trong đó có Việt Nam và Hoa Kỳ, đã nâng lên đáng kể giới hạn cao nhất cho phép đối phó với Trung Quốc. Hành động của Bắc Kinh trông có vẻ như một thỏa hiệp ngầm nhưng bản chất thật sự của nó là một cái gì khác hẳn.
Tằm ăn đã khá bộn dâu
Cách ứng xử của Trung Quốc sẽ dễ hiểu nhất nếu được soi sáng bằng nhận thức về chiến thuật “tằm ăn dâu”. Đó là phương pháp đặc thù của Bắc Kinh nhằm cụ thể hóa các yêu sách về lãnh thổ của mình và thay đổi hiện trạng ở Biển Đông Nam Á và Biển Hoa Đông. Cốt lõi của chiến thuật tằm ăn dâu là tìm ra được một sự cân bằng tinh tế giữa quyết đoán và kiềm chế nhằm hành động vừa đủ để thay đổi thực tế tại chỗ, nhưng chưa đến mức khiến kẻ khác có lý do cương quyết chống lại mình. Có đầy đủ lý do để nghĩ rằng sự cân bằng tinh tế ấy đã đạt tới giới hạn của nó và bão Rammasun là một cái cớ để Trung Quốc làm giảm bớt căng thẳng mà không mất mặt.
Việc đưa HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã gây ra khủng hoảng quốc tế lớn nhất ở Đông Nam Á kể từ khi cuộc chiến tranh lạnh kết thúc. Với hành động bắt nạt nước láng giềng nhỏ hơn một cách dữ tợn và dai dẳng như vậy, Trung Quốc đã khiến thế giới phải nhận thức về mình theo chiều hướng xấu. Chúng ta đã nghe đại biểu Quốc Hội Việt Nam gọi Trung Quốc là kẻ thù, điều không thể có trước sự kiện giàn khoan. Việt Nam đã hồi tưởng lại cuộc chiến với Trung Quốc, một đề tài cấm kỵ trong hai thập kỷ cuối. Giữa tháng bảy, lần đầu tiên Hà Nội tưởng niệm trận chiến năm 1984 ở Vị Xuyên gần biên giới Trung - Việt mà trước đây họ đã phát lờ, với những câu chuyện về cuộc chiến tranh đẩm máu được rầm rộ đưa lên các phương tiện truyền thông đại chúng, với việc Chủ tịch nước Trương Tấn Sang công khai ca tụng lòng yêu nước và hành động anh hùng của các chiến sĩ Việt Nam. Tất cả những việc chưa từng xảy ra ấy cùng với sự đe dọa liên minh trên thực tế với Mỹ cho thấy một thay đổi lớn lao trong thái độ của Hà Nội đối với Bắc Kinh.
Ngày 10 tháng bảy, Thượng viện Hoa Kỳ nhất trí thông qua nghị quyết S.Res. 412 lên án những hành động cưỡng bức của Trung Quốc, thúc giục họ rút giàn khoan và đoàn tàu hộ tống về nước. Nghị quyết cũng “nêu rõ chính sách của Hoa Kỳ về việc hỗ trợ các đồng minh và đối tác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và phản đối những yêu sách xâm phạm các quyền, sự tự do và việc sử dụng biển một cách hợp pháp.” Nhiều nhà làm chính sách và học giả Hoa Kỳ có thế lực bắt đầu yêu cầu một thái độ cứng rắn hơn đối với Trung Quốc. Một ví dụ là bài bình luận của Michèle Flournoy và Ely Ratner trên tờ Washington Post với tựa đề “Những bước tiến chiếm lãnh thổ của Trung Quốc phải được Hoa Kỳ chặn đứng lại”. Một ví dụ khác là những lời bình luận của chủ tịch Ủy ban Nghị viện về An ninh Quốc gia Mike Rogers cho rằng Hoa Kỳ phải phản ứng dữ dội hơn với những yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc và phải giúp đồng minh và đối tác của mình có khả năng hành động mạnh bạo hơn.
Nhìn toàn diện, việc Trung Quốc đơn phương khoan dầu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam có xu hướng thúc đẩy nhiều nước, trong đó có Nhật Bản, Philippines, Úc, Ấn Độ và Việt Nam, chỉnh sửa lại quan điểm quân sự và định hướng đối ngoại của mình nhằm chống lại sự hung hăng của Bắc Kinh một cách hiệu quả. Nhìn thấy xu hướng này và sự thay đổi nhận thức tương ứng, chắc hẳn Trung Quốc phải cảm thấy hành động hung hăng đã gây khá nhiều tổn hại cho sách lược và uy tín của chính mình.
Vậy thì làm gì đây?
Trong nhiều năm, những đối thủ của Trung Quốc như Việt Nam và Hoa Kỳ đã chấp nhận một chính sách kiềm chế vì sợ làm con rồng khổng lồ này tức giận. Họ đã tạo ra một cái “trần kính” giới hạn những gì họ nghĩ là được phép làm trong việc đối phó với cường quốc đang trỗi dậy ấy. Về phần mình, Trung Quốc đã khéo léo khai thác nỗi sợ của các đối thủ bằng chiến thuật tằm ăn dâu. Chiến thuật này có tác động chừng nào đối phương thiếu quyết tâm phá vỡ chính sách tự kiểm duyệt được duy trì bởi nỗi sợ gây thêm căng thẳng. Sự thành công của chiến thuật tằm ăn dâu tùy thuộc vào một mánh khóe: nếu có thể đẩy đối phương vào trạng thái kiềm chế đơn phương thì có khả năng giành thắng lợi mà không cần chiến đấu. Hiểu điều ấy, mánh khóe để đối phó phải là: cho phía kia thấy sự kiềm chế không thể chỉ đến từ một phía được.
Việc Trung Quốc rút giàn khoan về là hành động kết thúc một quá trình tằm ăn dâu dai dẳng. Nhưng nó cũng cho các đối thủ một cơ hội phá vỡ cái trần kính giới hạn hoạt động của mình. Kết cục của cuộc khủng hoảng giàn khoan gợi ý nghĩ là Trung Quốc cũng không khác các đấu thủ của họ bao nhiêu ‒ họ cũng có nỗi sợ leo thang như ai vậy.
Nguồn: Alexander Vuving, Did China Blink in the South China Sea? The National Interest, July 27, 2014.
Như thế, rút giàn khoan trước kế hoạch một tháng không phải là hành động thích hợp của Trung Quốc để chứng tỏ quyết tâm của mình. Vậy có phải Trung Quốc đã nhượng bộ không? Đào sâu vấn đề này không những sẽ soi rõ quyết tâm của Bắc Kinh mà còn tìm thấy những bài học đáng giá về cách thức đối phó với sự hung hăng của họ. Có nhiều cách giải thích khác nhau, chúng ta hãy xem xét ba cách hợp lý nhất.
Thiên tai
Nhìn lướt qua, việc Trung Quốc rút giàn khoan có lý do đơn giản và quan trọng nhất là thời tiết xấu. Một ngày trước khi HD 981 rời vị trí của nó, trời nổi cơn dông, báo hiệu trận bão Rammasun sắp ập tới. Bão ấy thuộc loại “siêu bão” và được dự đoán là sẽ đổ bộ vào đảo Hải Nam gần đó trong ba ngày sau, tức ngày 18 tháng bảy. Mặc dù quần đảo Hoàng Sa, nơi đặt giàn khoan ở phía tây nam, không nằm ngay trên đường đi của bão Rammasan, nhưng không ai có thể chắc rằng trận bão nặng nề ấy sẽ không gây tổn hại cho cấu trúc, tàu bảo vệ và công nhân, thủy thủ đang ở nơi ấy. Tuy HD 981 được cho là có khả năng đứng vững trước những cơn bão cực mạnh nhưng để nó và đoàn tàu hộ tống trên biển khơi giữa lúc thời tiết xấu là một việc đầy rủi ro.
Trung Quốc có hai lựa chọn. Một là di chuyển giàn khoan xuống phía nam để tránh bão. Điều này có nghĩa là tiến sâu hơn vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đặt đoàn tàu bảo vệ vào tình trạng rủi ro hơn về hậu cần, đồng thời làm tăng mức độ xung đột với Việt Nam. Lựa chọn thứ hai là đem giàn khoan về gần bờ biển của mình, ra khỏi khu vực biển mà Việt Nam khẳng định chủ quyền. Việc ấy cho phép neo giàn khoan ở vùng nước cạn và không cần nhiều tàu để bảo vệ nó. Trung Quốc chọn khả năng thứ hai ít rủi ro hơn và thông báo HD 981 đã hoàn thành công việc. Thông báo như thế cũng tốt hơn là tuyên bố rút giàn khoan tạm thời vì điều này hàm ý sẽ đưa nó trở lại ngay sau khi hết bão. Lần trở lại này có khả năng sẽ thách thức một đội tàu lớn của Việt Nam và Trung Quốc sẽ có nguy cơ mất mặt nếu không thể đặt giàn khoan vào vị trí trước đó.
Tuy nhiên, lý do “thời tiết xấu” khiến ít nhất một sự kiện liên quan trở nên khó hiểu. Ngày 15 tháng bảy, đúng vào ngày HD 981 bắt đầu trở về nước, Trung Quốc trả tự do cho tất cả 13 ngư dân Việt Nam bị bắt trong cuộc khủng hoảng giàn khoan. Có phải đó là kết quả của việc thương lượng âm thầm với Việt Nam hay Trung Quốc nhận thức rằng cuộc khủng hoảng đã đạt tới giới hạn cho phép?
Thỏa thuận ngầm
Chúng ta không biết có một cuộc thương lượng bí mật hay không, nhưng những gì biết được khiến chúng ta nghĩ rằng phải có một thỏa thuận ngầm nào đó. Trong khi tàu hai nước chơi trò mèo vờn chuột gần giàn khoan gây tranh cãi, lãnh đạo Việt Nam tìm cách thương lượng với Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh đưa ra bốn điều kiện tiên quyết. Thứ nhất, Việt Nam phải ngừng quấy rối giàn khoan và tàu Trung Quốc. Thứ hai, Việt Nam không được tranh cãi về chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa. Điều kiện thứ ba là Việt Nam không được tiến hành việc kiện Trung Quốc về những yêu sách và hoạt động của nước này ở biển Đông Nam Á [[ii]]. Và sau cùng, Việt Nam không được kéo một bên thứ ba, nhất là Mỹ và phương Tây, vào vấn đề song phương này.
Về mặt chính trị, hai điều kiện đầu chẳng chính phủ nào ở Hà Nội có thể đáp ứng. Nhưng lãnh đạo Việt Nam có hai quyết định báo hiệu họ chấp nhận hai điều kiện kia. Bất kể chiến dịch rộng lớn trên các phương tiện truyền thông nhà nước và những lời mạnh mẽ từ nhiều phía kêu gọi khởi kiện Trung Quốc, tập thể lãnh đạo Việt Nam quyết định không dùng biện pháp pháp lý đối với Trung Quốc. Họ cũng hoãn chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh đã được chấp thuận và dự tính thực hiện trong tháng sáu, sau cú điện thoại ngày 21 tháng sáu của ông ấy với người đồng nhiệm John Kerry. Việc Trung Quốc rút giàn khoan và thả ngư dân Việt Nam có thể được hiểu như một hành động xuống thang tương xứng.
Nếu không có cuộc thương lượng bí mật, trong đó Hà Nội có thể cam kết nhượng bộ nhiều hơn nữa, thì thỏa thuận ngầm đề xuất trên đây là đáng kể vì những nhượng bộ lẫn nhau có đặc tính cân đối và không vững chắc. Giống như hành động xuống thang của Trung Quốc, những điều Việt Nam nhượng bộ có thể được đảo ngược và ít có giá trị. Thay vì bộ trưởng Phạm Bình Minh, Việt Nam phái bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị sang Hoa Kỳ ngày 20 tháng bảy, tức chỉ vài ngày sau khi giàn khoan được rút về. Là ủy viên Bộ Chính trị, Nghị có cấp bậc cao hơn Minh vốn không thuộc về cơ quan quyền lực cao nhất Việt Nam ấy. Hơn nữa, Nghị được biết là thân cận với bí thư đảng Cộng Sản Nguyễn Phú Trọng, nhân vật quyền lực nhất [[iii]] nước. Cuộc viếng thăm của Nghị sẽ mang kết quả thăm dò trực tiếp về nước để Trọng định hướng cho chuyến đi của Minh mà thời gian đã được dời lại vào tháng chín.
Hành động pháp lý chống Trung Quốc là điều dù sao Hà Nội cũng hoãn lại, kể cả khi không có áp lực của Trung Quốc. Trong khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu việc chuẩn bị khởi kiện Trung Quốc, đa số các ủy viên chủ chốt khác của Bộ Chính trị đều không tin đó là lựa chọn tốt nhất. Mối lo Trung Quốc sẽ trả thù cộng với khả năng phán quyết có thể bất lợi [cho Việt Nam] và thực tế là không quyết định tòa án nào được tuân thủ nếu Trung Quốc không đồng ý, tất cả những điều ấy đã chi phối suy tính của họ.
Có phải sự phục tùng của Hà Nội là lời giải cho hành động xuống thang của Bắc Kinh không? Những nhượng bộ thiếu vững chắn và ít có giá trị gợi ý nghĩ là sự thỏa hiệp ấy chỉ có thể là một cách giải quyết nhỏ trong cẩm nang hành động của họ. Điều thực sự khiến Trung Quốc xuống thang là: nhiều đối thủ, trong đó có Việt Nam và Hoa Kỳ, đã nâng lên đáng kể giới hạn cao nhất cho phép đối phó với Trung Quốc. Hành động của Bắc Kinh trông có vẻ như một thỏa hiệp ngầm nhưng bản chất thật sự của nó là một cái gì khác hẳn.
Tằm ăn đã khá bộn dâu
Cách ứng xử của Trung Quốc sẽ dễ hiểu nhất nếu được soi sáng bằng nhận thức về chiến thuật “tằm ăn dâu”. Đó là phương pháp đặc thù của Bắc Kinh nhằm cụ thể hóa các yêu sách về lãnh thổ của mình và thay đổi hiện trạng ở Biển Đông Nam Á và Biển Hoa Đông. Cốt lõi của chiến thuật tằm ăn dâu là tìm ra được một sự cân bằng tinh tế giữa quyết đoán và kiềm chế nhằm hành động vừa đủ để thay đổi thực tế tại chỗ, nhưng chưa đến mức khiến kẻ khác có lý do cương quyết chống lại mình. Có đầy đủ lý do để nghĩ rằng sự cân bằng tinh tế ấy đã đạt tới giới hạn của nó và bão Rammasun là một cái cớ để Trung Quốc làm giảm bớt căng thẳng mà không mất mặt.
Việc đưa HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã gây ra khủng hoảng quốc tế lớn nhất ở Đông Nam Á kể từ khi cuộc chiến tranh lạnh kết thúc. Với hành động bắt nạt nước láng giềng nhỏ hơn một cách dữ tợn và dai dẳng như vậy, Trung Quốc đã khiến thế giới phải nhận thức về mình theo chiều hướng xấu. Chúng ta đã nghe đại biểu Quốc Hội Việt Nam gọi Trung Quốc là kẻ thù, điều không thể có trước sự kiện giàn khoan. Việt Nam đã hồi tưởng lại cuộc chiến với Trung Quốc, một đề tài cấm kỵ trong hai thập kỷ cuối. Giữa tháng bảy, lần đầu tiên Hà Nội tưởng niệm trận chiến năm 1984 ở Vị Xuyên gần biên giới Trung - Việt mà trước đây họ đã phát lờ, với những câu chuyện về cuộc chiến tranh đẩm máu được rầm rộ đưa lên các phương tiện truyền thông đại chúng, với việc Chủ tịch nước Trương Tấn Sang công khai ca tụng lòng yêu nước và hành động anh hùng của các chiến sĩ Việt Nam. Tất cả những việc chưa từng xảy ra ấy cùng với sự đe dọa liên minh trên thực tế với Mỹ cho thấy một thay đổi lớn lao trong thái độ của Hà Nội đối với Bắc Kinh.
Ngày 10 tháng bảy, Thượng viện Hoa Kỳ nhất trí thông qua nghị quyết S.Res. 412 lên án những hành động cưỡng bức của Trung Quốc, thúc giục họ rút giàn khoan và đoàn tàu hộ tống về nước. Nghị quyết cũng “nêu rõ chính sách của Hoa Kỳ về việc hỗ trợ các đồng minh và đối tác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và phản đối những yêu sách xâm phạm các quyền, sự tự do và việc sử dụng biển một cách hợp pháp.” Nhiều nhà làm chính sách và học giả Hoa Kỳ có thế lực bắt đầu yêu cầu một thái độ cứng rắn hơn đối với Trung Quốc. Một ví dụ là bài bình luận của Michèle Flournoy và Ely Ratner trên tờ Washington Post với tựa đề “Những bước tiến chiếm lãnh thổ của Trung Quốc phải được Hoa Kỳ chặn đứng lại”. Một ví dụ khác là những lời bình luận của chủ tịch Ủy ban Nghị viện về An ninh Quốc gia Mike Rogers cho rằng Hoa Kỳ phải phản ứng dữ dội hơn với những yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc và phải giúp đồng minh và đối tác của mình có khả năng hành động mạnh bạo hơn.
Nhìn toàn diện, việc Trung Quốc đơn phương khoan dầu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam có xu hướng thúc đẩy nhiều nước, trong đó có Nhật Bản, Philippines, Úc, Ấn Độ và Việt Nam, chỉnh sửa lại quan điểm quân sự và định hướng đối ngoại của mình nhằm chống lại sự hung hăng của Bắc Kinh một cách hiệu quả. Nhìn thấy xu hướng này và sự thay đổi nhận thức tương ứng, chắc hẳn Trung Quốc phải cảm thấy hành động hung hăng đã gây khá nhiều tổn hại cho sách lược và uy tín của chính mình.
Vậy thì làm gì đây?
Trong nhiều năm, những đối thủ của Trung Quốc như Việt Nam và Hoa Kỳ đã chấp nhận một chính sách kiềm chế vì sợ làm con rồng khổng lồ này tức giận. Họ đã tạo ra một cái “trần kính” giới hạn những gì họ nghĩ là được phép làm trong việc đối phó với cường quốc đang trỗi dậy ấy. Về phần mình, Trung Quốc đã khéo léo khai thác nỗi sợ của các đối thủ bằng chiến thuật tằm ăn dâu. Chiến thuật này có tác động chừng nào đối phương thiếu quyết tâm phá vỡ chính sách tự kiểm duyệt được duy trì bởi nỗi sợ gây thêm căng thẳng. Sự thành công của chiến thuật tằm ăn dâu tùy thuộc vào một mánh khóe: nếu có thể đẩy đối phương vào trạng thái kiềm chế đơn phương thì có khả năng giành thắng lợi mà không cần chiến đấu. Hiểu điều ấy, mánh khóe để đối phó phải là: cho phía kia thấy sự kiềm chế không thể chỉ đến từ một phía được.
Việc Trung Quốc rút giàn khoan về là hành động kết thúc một quá trình tằm ăn dâu dai dẳng. Nhưng nó cũng cho các đối thủ một cơ hội phá vỡ cái trần kính giới hạn hoạt động của mình. Kết cục của cuộc khủng hoảng giàn khoan gợi ý nghĩ là Trung Quốc cũng không khác các đấu thủ của họ bao nhiêu ‒ họ cũng có nỗi sợ leo thang như ai vậy.
Nguồn: Alexander Vuving, Did China Blink in the South China Sea? The National Interest, July 27, 2014.
Alexander Vuving [[i]]
Phạm Hải Hồ dịch
Dịch giả gửi BVN
[[i]] TS Alexander Vuving thuộc Trung tâm Nghiên cứu An ninh Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương ( trụ sở ở Honolulu, Hawaii) là phó giáo sư với các lĩnh vực chuyên môn: an ninh châu Á, Trung Quốc, Việt Nam, biển Đông Nam Á.
[[ii]] Người dịch dùng từ “biển Đông Nam Á” để chỉ vùng biển nằm giữa Việt Nam, tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei và Malaysia. “Biển Đông” của Việt Nam cũng như “biển Tây Philippines” chưa được xác định ranh giới rõ ràng. Theo ông Vũ Quang Việt, tất cả các nước [và vùng lãnh thổ Đài Loan] đang tranh chấp ở quần đảo Trường Sa đều không có đầy đủ bằng chứng về chủ quyền; xem: Vũ Quang Việt (Mặc Lâm phỏng vấn), Chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa? RFA 03/08/2010; Tô Văn Trường, Việt Nam không phải là phiên bang của Trung Quốc, Tễu-Blog 21/05/2014. Trước sự hung hăng cùng với đường lưỡi bò vô căn cứ của Trung Quốc, các nước Asean phải đoàn kết lại, trước hết trên cơ sở những thỏa thuận về các vùng biển chồng chéo trong yêu sách về lãnh hải của mình, tương tự thỏa thuận giữa Việt Nam và Malaysia cũng như giữa Malaysia và Brunei; xem: Joshua H. Ho and Sam Bateman (ed.), Maritime Challenges and Priorities in Asia ‒ Implications for regional security, Oxon and New York 2012, p. 73- 78. Việc sử dụng tên gọi “Biển Đông Nam Á” thay vì “biển Đông”, “biển Tây Philippines” và “biển Hoa Nam” hay “biển Nam Trung Hoa” có thể là bước đầu tiên trong một lộ trình đi đến sự đồng thuận giữa các nước Asian (và Trung Quốc, nếu như họ từ bỏ chính sách bành trướng).
[[iii]] Trong nguyên bản, tác giả gọi ông Trọng là “quan chức cao cấp nhất” (“the highest-ranking official”).
Một phó phòng sở ngoại vụ đi công tác trốn ở lại Mỹ
Ảnh minh họa - Nguồn Internet |
TT - Ông Trần Ngọc Phi Long (phó trưởng phòng hợp tác quốc tế Sở
Ngoại vụ TP Cần Thơ) được cử đi công tác tại Canada nhưng tự ý tách khỏi
đoàn và trốn sang Mỹ.
Ngày 12-8, nguồn tin của Tuổi Trẻ cho biết ông Trần Ngọc Phi Long (31 tuổi) trốn sang Mỹ từ đầu tháng 7-2014, đến nay không về lại Việt Nam. Ông Long sau đó viết thư gửi về bằng đường bưu điện cho lãnh đạo sở xin nghỉ việc.
Ông Phạm Thế Vinh, giám đốc Sở Ngoại vụ TP Cần Thơ, xác nhận thông tin này và cho biết đang phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.
Ông Vinh nói việc cho cán bộ này nghỉ sẽ được xem xét theo Luật công chức và các nghị định của Chính phủ có liên quan.
Ông Long được xác định là cán bộ nguồn, được ưu tiên đưa đi đào tạo ở nước ngoài theo đề án 150 của TP Cần Thơ. Đây là đề án chọn ra 150 người xuất sắc, có triển vọng phát triển trong sự nghiệp, đưa đi tu nghiệp sau đại học với bằng thạc sĩ. Số tiền địa phương bỏ ra đào tạo cho ông Long khoảng 300 triệu đồng.
Theo ông Trần Phước Sơn - phó giám đốc Sở Nội vụ Cần Thơ, ông Long đi theo chương trình hợp tác của Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam mời một đại biểu của TP Cần Thơ sang Canada giao lưu, được giám đốc Sở Ngoại vụ cử đi công tác, sau đó ông Long ở lại nước ngoài. Ông Sơn nói chưa thể xác định được mục đích ở lại nước ngoài của ông Long là gì.
PHƯƠNG NGUYÊN
Ngày 12-8, nguồn tin của Tuổi Trẻ cho biết ông Trần Ngọc Phi Long (31 tuổi) trốn sang Mỹ từ đầu tháng 7-2014, đến nay không về lại Việt Nam. Ông Long sau đó viết thư gửi về bằng đường bưu điện cho lãnh đạo sở xin nghỉ việc.
Ông Phạm Thế Vinh, giám đốc Sở Ngoại vụ TP Cần Thơ, xác nhận thông tin này và cho biết đang phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.
Ông Vinh nói việc cho cán bộ này nghỉ sẽ được xem xét theo Luật công chức và các nghị định của Chính phủ có liên quan.
Ông Long được xác định là cán bộ nguồn, được ưu tiên đưa đi đào tạo ở nước ngoài theo đề án 150 của TP Cần Thơ. Đây là đề án chọn ra 150 người xuất sắc, có triển vọng phát triển trong sự nghiệp, đưa đi tu nghiệp sau đại học với bằng thạc sĩ. Số tiền địa phương bỏ ra đào tạo cho ông Long khoảng 300 triệu đồng.
Theo ông Trần Phước Sơn - phó giám đốc Sở Nội vụ Cần Thơ, ông Long đi theo chương trình hợp tác của Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam mời một đại biểu của TP Cần Thơ sang Canada giao lưu, được giám đốc Sở Ngoại vụ cử đi công tác, sau đó ông Long ở lại nước ngoài. Ông Sơn nói chưa thể xác định được mục đích ở lại nước ngoài của ông Long là gì.
PHƯƠNG NGUYÊN
( Tuổi Trẻ )
“Giáo dục Việt Nam hiện nay như đang đào tạo Voi, Hổ, Bò tót…”
(GDVN) - PGS.TS Nguyễn Văn Nhã: “Tôi giật mình khi có đồng nghiệp
khoe rằng tham khảo 10 trường ĐH tiên tiến nhất để xây dựng chương trình
của riêng mình...”.
Tiếp tục cuộc trao đổi với PV Báo Giáo dục Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Văn Nhã – nguyên Trưởng Ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội, Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Trãi nhận định, thay đổi cách thức thi tốt nghiệp THPT chỉ là điểm khởi đầu trong một chuỗi đổi mới nền giáo dục. Vấn đề cấp bách hiện nay là phải nghiêm túc xem xét lại công tác đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng… nơi trực tiếp cung cấp sản phẩm ra xã hội.
Trẻ con nghĩ gì? Thầy Giáo nghĩ gì? Xã hội nghĩ gì?
PGS Nhã phân tích, đổi mới thi tốt nghiệp THPT chỉ là việc đầu tiên cần làm, tiếp theo đó phải đổi mới chương trình – SGK; tiếp đó phải thay đổi chương trình đào tạo ở các trường sư phạm, bồi dưỡng giáo viên... Tuy nhiên, song song với những điều chỉnh ấy mà không giải quyết được bài toán phân luồng thì vẫn xảy ra tình trạng ùn ùn kéo nhau vào đại học, sau đó thất nghiệp lại quay sang học nghề, vừa tốn kém cho các gia đình, xã hội cũng có thêm gánh nặng.
“Tôi nói thật là chúng ta đang nghĩ đến thượng tầng nhiều, hãy nghĩ đến hạ tầng cơ cơ sở: Xã hội nghĩ gì? Thầy giáo nghĩ gì? Trẻ con nghĩ gì? Chúng ta đổi mới mà lực lượng người thầy chưa đủ đáp ứng được thì chúng ta chắc chắn thất bại. Chúng ta đổi mới một sản phẩm nhưng kỹ sư, kiến trúc sư không đáp ứng được thì chúng ta phải phá dây truyền sản xuất ấy để làm lại.
Tôi lấy thí dụ, nước Đức sau khi thống nhất đã phá hết các nhà máy của Đông Đức để đưa công nghệ Tây Đức vào. Họ có thành công không? Lịch sử đã ghi nhận họ rất thành công. Từ đó nhìn trở lại bài toán giáo dục của nước ta, bàn đi bàn lại mà chưa tìm thấy đường thoát, và quanh quẩn mãi với vấn đề sửa đổi sách giáo khoa gây tốn kém cho xã hội. Vậy chúng ta chọn đúng chưa? Nếu chúng ta chọn đúng thì phải tìm mọi cách làm cho xã hội hiểu, hiểu rồi thì mới đồng thuận, và dù tốn kém đến mấy cũng phải làm. Nhưng nếu nó không thuyết phục, không thể hiệu quả được, thì dù chỉ một đồng cũng không được phí phạm”, PGS Nhã chia sẻ.
Tiếp tục cuộc trao đổi với PV Báo Giáo dục Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Văn Nhã – nguyên Trưởng Ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội, Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Trãi nhận định, thay đổi cách thức thi tốt nghiệp THPT chỉ là điểm khởi đầu trong một chuỗi đổi mới nền giáo dục. Vấn đề cấp bách hiện nay là phải nghiêm túc xem xét lại công tác đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng… nơi trực tiếp cung cấp sản phẩm ra xã hội.
Trẻ con nghĩ gì? Thầy Giáo nghĩ gì? Xã hội nghĩ gì?
PGS Nhã phân tích, đổi mới thi tốt nghiệp THPT chỉ là việc đầu tiên cần làm, tiếp theo đó phải đổi mới chương trình – SGK; tiếp đó phải thay đổi chương trình đào tạo ở các trường sư phạm, bồi dưỡng giáo viên... Tuy nhiên, song song với những điều chỉnh ấy mà không giải quyết được bài toán phân luồng thì vẫn xảy ra tình trạng ùn ùn kéo nhau vào đại học, sau đó thất nghiệp lại quay sang học nghề, vừa tốn kém cho các gia đình, xã hội cũng có thêm gánh nặng.
“Tôi nói thật là chúng ta đang nghĩ đến thượng tầng nhiều, hãy nghĩ đến hạ tầng cơ cơ sở: Xã hội nghĩ gì? Thầy giáo nghĩ gì? Trẻ con nghĩ gì? Chúng ta đổi mới mà lực lượng người thầy chưa đủ đáp ứng được thì chúng ta chắc chắn thất bại. Chúng ta đổi mới một sản phẩm nhưng kỹ sư, kiến trúc sư không đáp ứng được thì chúng ta phải phá dây truyền sản xuất ấy để làm lại.
Tôi lấy thí dụ, nước Đức sau khi thống nhất đã phá hết các nhà máy của Đông Đức để đưa công nghệ Tây Đức vào. Họ có thành công không? Lịch sử đã ghi nhận họ rất thành công. Từ đó nhìn trở lại bài toán giáo dục của nước ta, bàn đi bàn lại mà chưa tìm thấy đường thoát, và quanh quẩn mãi với vấn đề sửa đổi sách giáo khoa gây tốn kém cho xã hội. Vậy chúng ta chọn đúng chưa? Nếu chúng ta chọn đúng thì phải tìm mọi cách làm cho xã hội hiểu, hiểu rồi thì mới đồng thuận, và dù tốn kém đến mấy cũng phải làm. Nhưng nếu nó không thuyết phục, không thể hiệu quả được, thì dù chỉ một đồng cũng không được phí phạm”, PGS Nhã chia sẻ.
PGS.TS Nguyễn Văn Nhã: "Chúng ta có thể tổ chức thi đại học quanh năm, tại sao cứ dồn vào một năm?". Ảnh: Ngọc Quang. |
Theo PGS Nhã, với mục tiêu đổi mới đặt ra, Việt Nam sẽ thay đổi được nền
giáo dục, nhưng cần bao nhiêu năm và mục tiêu cụ thể phải đạt được như
thế nào thì chưa ai xác định được.
“Cựu Tổng thống Nam Phi – ông Nelson Mandela đã từng nói một câu rất sâu sắc: "Giáo dục là một vũ khí đầy sức mạnh mà chúng ta có thể sử dụng nó làm thay đổi thế giới". Ireland là một bài học thú vị khi họ vươn lên từ cái gốc là giáo dục và Singapore cũng vậy. Cả hai quốc gia này đều phải mất tới 40 năm để thay đổi nền giáo dục và trở thành cường quốc về khoa học kỹ thuật.
Còn Việt Nam thì sao? Bấy lâu nay, chúng ta vẫn nói giáo dục là quốc sách hàng đầu, nhưng trên thực tế thì chưa phải vậy. Tiền rất nhiều nhưng tiêu vào đâu, có hiệu quả không? Vừa rồi có đại biểu quốc hội đã phát biểu rất thẳng thắn là quốc hội cần phải kiểm soát được ngân sách trung ương cấp cho địa phương, nếu cấp tiền đầu tư vào giáo dục thì dứt khoát phải vào giáo dục chứ không thể đưa sang lĩnh vực khác. Cứ loay hoay thế này thì còn lâu giáo dục mới là hàng đầu được”, PGS Nhã nói.
“Cựu Tổng thống Nam Phi – ông Nelson Mandela đã từng nói một câu rất sâu sắc: "Giáo dục là một vũ khí đầy sức mạnh mà chúng ta có thể sử dụng nó làm thay đổi thế giới". Ireland là một bài học thú vị khi họ vươn lên từ cái gốc là giáo dục và Singapore cũng vậy. Cả hai quốc gia này đều phải mất tới 40 năm để thay đổi nền giáo dục và trở thành cường quốc về khoa học kỹ thuật.
Còn Việt Nam thì sao? Bấy lâu nay, chúng ta vẫn nói giáo dục là quốc sách hàng đầu, nhưng trên thực tế thì chưa phải vậy. Tiền rất nhiều nhưng tiêu vào đâu, có hiệu quả không? Vừa rồi có đại biểu quốc hội đã phát biểu rất thẳng thắn là quốc hội cần phải kiểm soát được ngân sách trung ương cấp cho địa phương, nếu cấp tiền đầu tư vào giáo dục thì dứt khoát phải vào giáo dục chứ không thể đưa sang lĩnh vực khác. Cứ loay hoay thế này thì còn lâu giáo dục mới là hàng đầu được”, PGS Nhã nói.
"Tôi nhớ có lần Bộ Giáo dục hỏi ý kiến của 60 Giáo sư, Phó Giáo sư uy tín rằng, có nên giữ kỳ thi ba chung không? Có 54 vị trả lời là giữ kỳ thi ba chung. Còn ba vị không ý kiến. Chỉ có 3 vị kiên quyết yêu cầu bỏ kỳ thi ba chung. Đấy, thế mới thấy sự nghiệp đổi mới đại học ở Việt Nam khó vô chừng",PGS. TS Nguyễn Văn Nhã.
Cũng theo PGS Nguyễn Văn Nhã, ngoài chuyện đổi mới thi tốt nghiệp THPT,
Bộ Giáo dục cũng nên tính ngay tới đổi mới thi đầu vào đại học.
“Thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ có làm quanh năm được không? Câu trả lời là có. Thi lái xe có tổ chức quanh năm được không? Câu trả lời là có. Khám sức khỏe làm căn cứ học tập, làm việc có làm quanh năm được không? Câu trả lời là có. Vậy thì tại sao lại cứ phải dồn học sinh vào một kỳ thi đại học khiến cho cả xã hội căng thẳng? Với việc cải cách thi tốt nghiệp THPT hiện nay thì năm tới đây các trường đại học sẽ phải tự tổ chức thi đầu vào vì kết quả phổ thông không đáng tin cậy, như vậy là vẫn tốn kém đấy chứ, và cũng chỉ thi đầu vào có một lần.
Tôi đã nói nhiều lần rồi là chúng ta phải dũng cảm đổi mới đi, hoàn toàn có thể xây dựng các trung tâm khảo thí ở 3 miền trên cả nước, và mỗi năm tổ chức thi vài lần. Đầu năm các em thi trượt thì về ôn luyện, 3 tháng sau có thể đến thi, chứ đâu nhất thiết phải chờ đợi thêm cả một năm? Trên thang điểm ấy, học sinh đăng ký vào các trường phù hợp", PGS Nhã bày tỏ.
Quá nhiều cử nhân thất nghiệp phản ánh sự thất bại của giáo dục
Bàn về sự việc hàng trăm nghìn cử nhân thất nghiệp đã được nêu ra tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, PGS Nguyễn Văn Nhã nhận định, đây là hệ quả tất yếu khi chưa giải quyết được bài toán phân luồng, chưa kiểm soát chặt kết quả học và thi THPT, cộng với tâm lý sính bằng cấp nên ai cũng muốn học đại học dù không trả lời được: Học đại học để làm gì?
“Thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ có làm quanh năm được không? Câu trả lời là có. Thi lái xe có tổ chức quanh năm được không? Câu trả lời là có. Khám sức khỏe làm căn cứ học tập, làm việc có làm quanh năm được không? Câu trả lời là có. Vậy thì tại sao lại cứ phải dồn học sinh vào một kỳ thi đại học khiến cho cả xã hội căng thẳng? Với việc cải cách thi tốt nghiệp THPT hiện nay thì năm tới đây các trường đại học sẽ phải tự tổ chức thi đầu vào vì kết quả phổ thông không đáng tin cậy, như vậy là vẫn tốn kém đấy chứ, và cũng chỉ thi đầu vào có một lần.
Tôi đã nói nhiều lần rồi là chúng ta phải dũng cảm đổi mới đi, hoàn toàn có thể xây dựng các trung tâm khảo thí ở 3 miền trên cả nước, và mỗi năm tổ chức thi vài lần. Đầu năm các em thi trượt thì về ôn luyện, 3 tháng sau có thể đến thi, chứ đâu nhất thiết phải chờ đợi thêm cả một năm? Trên thang điểm ấy, học sinh đăng ký vào các trường phù hợp", PGS Nhã bày tỏ.
Quá nhiều cử nhân thất nghiệp phản ánh sự thất bại của giáo dục
Bàn về sự việc hàng trăm nghìn cử nhân thất nghiệp đã được nêu ra tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, PGS Nguyễn Văn Nhã nhận định, đây là hệ quả tất yếu khi chưa giải quyết được bài toán phân luồng, chưa kiểm soát chặt kết quả học và thi THPT, cộng với tâm lý sính bằng cấp nên ai cũng muốn học đại học dù không trả lời được: Học đại học để làm gì?
“Thi tốt nghiệp như dùng cái sàng hỏng, nhưng chưa bỏ được…”
“Ở bậc THPT đã không siết được, nhưng ở bậc đại học thì nhiều chỗ cũng dễ dãi, nhiều trường không đảm bảo điều kiện đào tạo nhưng vẫn tồn tại, tuyển sinh, rồi phát bằng thì thất nghiệp là điều không tránh khỏi. Tôi nghĩ nhà nước cần sớm siết lại hệ thống các trường đại học, nhà nước chỉ nên chi phí cho những ngành đặc thù, còn lại phải để cho các trường tự chủ thì lập tức chất lượng đào tạo phải nâng lên, nếu không thể nâng lên được thì phải tự đóng cửa”, PGS Nhã chia sẻ.
PGS Nguyễn Văn Nhã phân tích, nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự yếu kém của nền giáo dục Việt Nam hiện nay là vì “không có triết lý giáo dục” rõ ràng, mà đây là điều tối kỵ trong khoa học.
PGS Nhã chia sẻ: “Tôi còn nhớ ở một trường Đại học có đồng nghiệp khoe tham khảo chương trình đào tạo của 10 nước tiên tiến nhất để xây dựng thành chương trình đào tạo của mình. Tôi giật mình kinh hãi, bởi lẽ chương trình đào tạo của mỗi quốc gia có một triết lý đào tạo khác nhau, một thiết kế logic chặt chẽ khác nhau. Chúng ta không thể ghép cơ học để ra một chương trình hợp lưu mà chương đầu là voi, chương 2 là đại bàng, chương 3 là bò tót! Như thế là lại làm hỏng sự nghiệp đào tạo một cách hồn nhiên, cách tốt nhất bây giờ là chọn lấy một mô hình tiên tiến thế giới đã thành công để áp dụng.
Trong một lần tham dự hội thảo khoa học tôi có nghe ý kiến của đại biểu nước ngoài: Nếu Việt Nam mà có sáng tạo độc đáo, thành công chưa nước nào làm được thì nên mời các nước đến cùng học và làm theo, sức mạnh quốc tế sẽ nhân lên gấp bội; nếu chưa chọn được giải pháp hay thì nên học và tham khảo các bài học thành công của các nước! Họ cũng đang coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, nhất là Nhật Bản. Nhưng học kinh nghiệm của người ta thì cần thận trọng, học đến đầu đến đũa, nếu không thì than ôi, hỏng không cứu lại kịp!”.
Vấn đề nguy hiểm của nền giáo dục Việt Nam hiện nay không chỉ là câu chuyện đào tạo "hình ống", thiếu kỹ năng trầm trọng, mà hầu hết cử nhân đều "mù tịt" ngoại ngữ. Vì vậy, PGS Nhã nói: "Tôi ủng hộ quan điểm của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam là bắt buộc phải thi môn ngoại ngữ ở kỳ thi tốt nghiệp THPT, nếu không nâng được trình độ ngoại ngữ thì chúng ta sẽ tụt hậu thê thảm ngay ở khu vực chứ chưa nói gì tới thế giới.
Tôi nói không hề ngoa rằng nếu so sánh thì thậm chí chúng ta còn thua cả Lào. Tôi đã có vài dịp sang công tác tại ĐH Quốc gia Lào, trời ơi từ lãnh đạo nhà trường cho tới các nhân viên mọi phòng ban đều nói tiếng Anh, tiếng Việt rất tốt. Nhưng điều khiến tôi bất ngờ hơn cả là một nhân viên bảo vệ và một cán bộ phụ trách ký túc xá cũng nói tiếng Việt và tiếng Anh rất tốt. Còn ở ta, nhiều người học xong cả thạc sĩ mà còn không đủ tự tin giao tiếp thì còn nói gì tới nghiên cứu tài liệu, và thế là chỉ dám nói tiếng Việt thôi. Mà xin lỗi, nói tiếng Việt nhiều khi còn sai".
Ngọc Quang
( Giáo Dục )
Alan Phan - Lực Chuyển 5: Năng Lượng và Khoáng Sản
8/8/2014
(Bài 6 trong loạt bài Những Lực Chuyển Của Hai Thập Kỷ Tới ). Link:
http://www.gocnhinalan.com/blog-cua-alan-va-bca/nhung-luc-chuyen-cua-hai-thap-ky-toi.html
Trước Thế Chiến 2 cho đến ngay hiện tại, dầu khí là năng lượng tối cần để vận hành cỗ máy kinh tế. Trước khi trao trả độc lập cho khối vương quốc Á Rập, đế chế Anh đã gần như vẽ lại bản đồ của mọi quốc gia trong vùng để bảo đảm sự cung cấp vững bền về dầu khí cho mình, qua những chánh quyền “dễ bảo”. Sau khi đế chế Anh bị suy tàn, tư bản Mỹ thay thế và tiếp tục chính sách ngoại giao tại nhiều vùng dựa trên “lợi ích dầu khí” cho đế chế mới của mình.
Ngay sau dầu khí, nhiều loại khoáng sản là thô liệu không thể thay thế trong quy trình sản xuất. Âu châu đã thiết lập thuộc địa tại khắp thế giới (châu Phi, châu Á, châu Mỹ La tinh) để khai thác quặng mỏ, nguyên liệu…đem về cho mẫu quốc.
Mang cùng tham vọng xây dựng một đế chế cạnh tranh, Nga dùng tài nguyên thiên nhiên sẵn có của xứ sở để thiết lập khối Cộng Sản, tạo nên một đối đầu gay gắt với quyền lợi tư bản Mỹ, trong cuộc “chiến tranh lạnh” kéo dài hơn 44 năm.
Có thể nói trong thời cận đại, lịch sử nhân loại và định mệnh nhiều quốc gia đã bị “nắn bóp” trực tiếp bởi dầu khí và khoáng sản.
Câu chuyện năng lượng
Cũng vào đầu thời kỳ này, kinh tế của các quốc gia Tây Phương đã phát triển mạnh mẽ nhờ giá nguyên liệu rẻ mạt. Cho đến năm 1972, khi OPEC (các quốc gia xuất khẩu dầu) tiến hành liên minh, tạo nên cartel dầu khí, gây áp lực và khủng hoảng cho những quốc gia đã phát triển. Cú shock của OPEC lại thay đổi địa chính trị thế giới, buộc Mỹ phải buông những tiền đồn chống Cộng tại Đông Dương, Cuba, châu Phi …để dồn nỗ lực kiểm soát lò lửa ở Trung Đông và Nam Mỹ.
Mặc cho những cố gắng, mặc cho chiến thắng trong “cuộc chiến tranh lạnh” với Cộng Sản, đế chế Mỹ lao đao với chuyện nhập khẩu dầu khí và những đe doạ thường trực từ mọi bất ổn tại các quốc gia OPEC. Tuy nhiên, giải pháp đã hé lộ.
Công nghệ mới từ việc khai thác dầu khí qua địa phiến shale đến những nguồn năng lượng sạch như mặt trời (solar), điện gió (wind), pin (battery), nước biển (ocean water and waves), nguyên tử (nuclear)…tiến triển vượt bực. Hiện nay, lượng tiêu thụ năng lượng nhiều nhất vẫn là nhu cầu vận chuyển, từ phi cơ tàu bè đến ô tô xe tải.
Hai công nghệ đang cố gắng thay đổi cốt lõi của nhu cầu này. Thứ nhất, hãng Tesla phối hợp cùng Panasonic đã bắt đầu xây dựng một siêu nhà máy (gigafactory) với số vốn đầu tư gần 9 tỷ đô la có công suất 50 gigawatt Gwh và tham vọng cung cấp đủ battery cho khoảng 800,000 ô tô điện trên toàn cầu. (Xem bài về Gigafactory của Tesla trên GNA) Thứ hai, Toyota hứa hẹn sẽ tung ra thị trường chiếc FCV chạy bằng hydrogen fuel cell vào 2015 với giá khoảng $90,000. Với số lượng tiêu thụ gia tăng, Toyota hy vọng sẽ hạ giá bán còn phân nửa trong 5 năm tới. Daimler, Honda, GM, Nissan… đều đã lên kế hoạch sản xuất xe và bus bằng hydrogen để cạnh tranh với Toyota.
Một công nghệ khác là ô tô hoàn toàn sản xuất bằng composite materials do BMW vừa tung ra. Nếu các công nghệ mới này thành công thì lượng tiêu thụ dầu khí còn giảm rất nhiều tạo nên một hướng đi khác cho nền kinh tế tài chánh toàn cầu.
Theo sự tiên đoán của International Energy Agency (IEA), Mỹ sẽ là quốc gia có số lượng dầu khí lớn nhất thế giới vào 2017 và có khả năng xuất khẩu qua châu Âu để gỡ rối dùm đồng minh đang chịu gộng kềm ép giá và bóp chẹt tiêu thụ từ Nga. Biểu hiện rõ ràng nhất là giá dầu thế giới đã không hề tăng khi ISIS (phiến quân Sunni ở Iraq) chiếm đóng vài ba nhà máy lọc dầu lớn của Iraq hay khi Israel và Hamas gây chiến ở Gaza.
Khi vũ khí dầu khí đã bị Mỹ vô hiệu hóa thì kinh tế cũng như chính trị toàn cầu sẽ mang nhiều thay đổi sâu rộng. Chỉ trong vòng 5 năm sắp đến, vị trí chiến lược của Trung Đông hay sức mạnh tài nguyên của Nga sẽ không phải là vấn đề “sống chết” của tư bản và kinh tế Mỹ. Nguồn lực của Mỹ, mềm hay cứng, sẽ đổ vào những lĩnh vực quan trọng hơn để cạnh tranh trong nền kinh tế mới: kiến thức, công nghệ, dịch vụ, bản quyền, giải trí, tài chánh, an sinh, quân sự. Nơi đây, bộ não của nhân viên được ưu đãi hơn cơ bắp.
Khoảng cách trong xã hội Mỹ không còn là chuyện giàu nghèo mà là khoảng cách trí tuệ giữa hai thành phần công dân. Nhân rộng lên, khoảng cách giữa một quốc gia thịnh vượng và một nghèo hèn là mức dộ dân trí, văn hóa và văn minh.
Nguồn khoáng sản
Thực trạng chính về nguồn khoáng sản là sự đa dạng của cả ngàn loại thô liệu, từ đá phiến đất sét hay kim loại (sắt vàng bạc…) đến những khoáng sản hiếm quý…Cho nên công nghệ dù có tiến bộ nhanh đến đâu cũng khó thể bắt kịp nhu cầu tiêu thụ của kỹ nghệ và người tiêu dùng. Một ước tính của Hội Đồng Khoáng Sản Úc là mỗi người chúng ta đã sử dụng khoảng 600 tấn khoáng sản trong 50 năm sinh hoạt.
Do đó, dù giá khoáng sản có lên xuống theo cung cầu và đầu cơ, khuynh hướng chung vẫn là gia tăng trong vài ba thập kỷ đến; không như giá dầu khí.
Tuy nhiên, nguồn cung cấp khoáng sản đang đối diện với hai vấn nạn: một, những quặng mỏ, khu trữ.. của khoáng sản đã bị khai thác quá nhanh quá nhiều; bây giờ muốn khai thác thêm, phải đào xới sâu rộng hơn, ngay cả trong lòng đại dương. Chi phí sẽ leo thang cao ngất. Hai, càng khai thác sâu rộng thì môi trường càng bị ô nhiễm và với giá bán hiện nay, chi phí làm sạch cũng như điều trị bệnh tật do ô nhiễm gây ra, về lâu dài, có thể cao hơn giá bán thu về.
Do đó, nhiều quốc gia khôn ngoan (Mỹ. Trung Quốc, Úc…) đã đầu tư khai thác khoáng sản ở các nước kém phát triển, lợi dụng lòng tham ngắn hạn của các chính phủ bị nhóm lợi ích chi phối, trong khi dự trữ quốc gia của họ vẫn nằm yên trong lòng đất, đợi ngày nhu cầu khẩn cấp bắt buộc.
Cách mạng của chất liệu mới
Trong khi đó, các nhà sáng chế đang bù đầu theo đuổi những chất liệu có thể thay thế một số khoáng sản này. Đứng đầu là ACM (advanced composite materials) có thể bao gồm từ high-fiber resin đang dùng trong công nghệ không gian và quân sự; cho đến các tiếp liệu y tế, vật dụng thể thao, Một khuynh hướng đang phát triển mạnh là high carbon fiber và electrospun nanofibrous; đôi khi phối hợp với bio materials (chất sinh học).
Tất cả vật liệu sáng tạo trên đều có đặc tính là bền bỉ (không rỉ sét), nhiều cường lực (lực đẩy và nén rất cao); trọng lượng nhẹ(quan trọng trong việc tiết kiệm năng lượng); và dễ uốn nắn (ứng dụng cho nhiều thiết bị như TV với màn hình uốn cong)…
Rào cản lớn nhất là giá hiện nay của các ACM hay carbon nano khá cao…khoảng $2 đến $30 mỗi kg; trong khi nhôm (aluminum) chỉ hơn $2 mỗi ký. Tuy nhiên, với số lượng sản xuất càng nhiều, gia thành sẽ hạ và nhiều ứng dụng trong công nghệ sẽ sử dụng ACM tràn khắp trên mọi mặt bằng giá cả.
Hàng hiệu và chất lượng với lợi nhuận cao đã bắt đầu sử dụng ACM đại trà. Những sản phẩm wearable (mang trong người) của Apple kể cả smart watch (đồng hồ thông minh) hay Iphone đã dùng một tỷ lệ khá cao các fiber composite trong suốt.
Đầu năm nay, BMW cho xuất xưởng 40,000 mẫu xe i3 là chiếc ô tô đầu tiên hoàn toàn làm bằng carbon-fiber thay vì nhôm hay thép. Trọng lượng chiếc xe chỉ bằng ½ cân nặng của ô tô làm bằng nhôm và thép nên xe có thể đạt 60 mpg (miles per gallon xăng) trong thành phố. Đây là vật liệu bền bỉ và rắn chắc dùng cho các thân máy bay phản lực hay phi thuyền không gian.
Ngoài ra, tiềm năng lớn nhất cho ACM là ứng dụng trong vật liệu (nanotubes) để sản xuất các linh kiện từ 3D printing. Nhu cầu khủng cho mọi phụ tùng của người tiêu dùng từ nội thất bếp núc đến trang thiết bị tại hãng xưởng và văn phòng là một danh từ người Mỹ mô tả như mind-bogging (nổ tung đầu óc). Một ước tính giá trị tài chánh cho kỹ nghệ vật liệu làm thành ACM có thể lên đến 10 ngàn tỷ đô la trong 20 năm tới.
&&&&&
Tóm lại, lực chuyển về năng lượng và khoáng sản sẽ thay đổi kinh tế tài chánh toàn cầu trong 5 lĩnh vực sau:
- Địa chính trị: Bản đồ thế giới sẽ sắp xếp lại về thứ tự quan trọng theo khu vực đem lại lợi thế kinh tế cho số đông người giàu. Những quốc gia không còn tài nguyên thiên nhiên cần thiết (hay không có) sẽ đứng ngoài lề cuộc chơi; trừ khi đóng góp được vào khả năng sáng tạo nhờ trí tuệ.
- Giá và quy trình sản xuất công nghiệp: Với giá năng lượng rẻ dần và số lượng robots gia tăng mạnh, nhân công rẻ không còn là một lợi thế cạnh tranh cho những quốc gia mới nổi lấy xuất khẩu làm nguồn thu nhập chính. Trừ khi chịu làm bãi rác cho các công nghệ ô nhiễm, những quốc gia này phải có những đóng góp đặc thù về hiệu năng nhân viên hay cơ chế bền vững hay thị trường hấp dẫn.
- Khoáng sản hiếm và đắt đỏ hơn: Nhiều vùng tại châu Phi đang bị Trung Quốc thuộc địa hóa để khai thác khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên mẫu quốc đang cần. Tuy nhiên, khi giá lên quá cao, Âu Mỹ sẽ nhẩy vào tranh dành và sẽ tạo một chiến tranh thương mại gây cấn tại đây và nhiều vùng tương tự khác tại Nga hay châu Á.
- Tiềm năng lớn của kỹ nghệ vật liệu nhân tạo mới: Giá thành ACM sẽ giảm theo số lượng sản xuất và nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới sẽ đến từ địa bàn hoạt động này. Cơ hội tràn khắp cho những nền kinh tế biết lợi dụng thời điểm và đầu tư những chất xám cần thiết.
- Khoảng cách trí tuệ sẽ định đoạt sự giàu nghèo: Một nền kinh tế trí thức cần sự lãnh đạo thông minh có tầm nhìn dài hạn và ý chí phát triển một hệ thống giáo dục thông tin cởi mở, tự lập và sáng tạo. Giáo điều và cơ chế phong kiến sẽ tiếp tục đẩy nhiều quốc gia xuống cấp bực nghèo hèn không lối thoát.
Một tin vui là dù bơi trong vũng lầy xã hội của tư duy mục nát, các bạn “trẻ” vẫn có thể tạo cho doanh nghiệp hay cá nhân mình một hướng đi thích hợp với kỹ năng, đam mê và mục tiêu. Sự liên thông của kinh tế vùng và toàn cầu cho phép chúng ta vượt qua những rào cản tưởng là bất khả thi, nhưng hoàn toàn có thể gỡ bỏ theo ý chí và kiên nhẫn. Hãy suy nghĩ sáng tạo, ngoài cái hộp (out of the box) và giải pháp luôn luôn tồn tại theo tấm gương của những người đi trước.
Chỉ cần nói “KHÔNG” với lười biếng, xu thời và ỷ lại. Đứng thẳng trên đôi chân của mình.
Alan Phan
(Góc nhìn Alan Phan)
(Bài 6 trong loạt bài Những Lực Chuyển Của Hai Thập Kỷ Tới ). Link:
http://www.gocnhinalan.com/blog-cua-alan-va-bca/nhung-luc-chuyen-cua-hai-thap-ky-toi.html
Trước Thế Chiến 2 cho đến ngay hiện tại, dầu khí là năng lượng tối cần để vận hành cỗ máy kinh tế. Trước khi trao trả độc lập cho khối vương quốc Á Rập, đế chế Anh đã gần như vẽ lại bản đồ của mọi quốc gia trong vùng để bảo đảm sự cung cấp vững bền về dầu khí cho mình, qua những chánh quyền “dễ bảo”. Sau khi đế chế Anh bị suy tàn, tư bản Mỹ thay thế và tiếp tục chính sách ngoại giao tại nhiều vùng dựa trên “lợi ích dầu khí” cho đế chế mới của mình.
Ngay sau dầu khí, nhiều loại khoáng sản là thô liệu không thể thay thế trong quy trình sản xuất. Âu châu đã thiết lập thuộc địa tại khắp thế giới (châu Phi, châu Á, châu Mỹ La tinh) để khai thác quặng mỏ, nguyên liệu…đem về cho mẫu quốc.
Mang cùng tham vọng xây dựng một đế chế cạnh tranh, Nga dùng tài nguyên thiên nhiên sẵn có của xứ sở để thiết lập khối Cộng Sản, tạo nên một đối đầu gay gắt với quyền lợi tư bản Mỹ, trong cuộc “chiến tranh lạnh” kéo dài hơn 44 năm.
Có thể nói trong thời cận đại, lịch sử nhân loại và định mệnh nhiều quốc gia đã bị “nắn bóp” trực tiếp bởi dầu khí và khoáng sản.
Câu chuyện năng lượng
Cũng vào đầu thời kỳ này, kinh tế của các quốc gia Tây Phương đã phát triển mạnh mẽ nhờ giá nguyên liệu rẻ mạt. Cho đến năm 1972, khi OPEC (các quốc gia xuất khẩu dầu) tiến hành liên minh, tạo nên cartel dầu khí, gây áp lực và khủng hoảng cho những quốc gia đã phát triển. Cú shock của OPEC lại thay đổi địa chính trị thế giới, buộc Mỹ phải buông những tiền đồn chống Cộng tại Đông Dương, Cuba, châu Phi …để dồn nỗ lực kiểm soát lò lửa ở Trung Đông và Nam Mỹ.
Mặc cho những cố gắng, mặc cho chiến thắng trong “cuộc chiến tranh lạnh” với Cộng Sản, đế chế Mỹ lao đao với chuyện nhập khẩu dầu khí và những đe doạ thường trực từ mọi bất ổn tại các quốc gia OPEC. Tuy nhiên, giải pháp đã hé lộ.
Công nghệ mới từ việc khai thác dầu khí qua địa phiến shale đến những nguồn năng lượng sạch như mặt trời (solar), điện gió (wind), pin (battery), nước biển (ocean water and waves), nguyên tử (nuclear)…tiến triển vượt bực. Hiện nay, lượng tiêu thụ năng lượng nhiều nhất vẫn là nhu cầu vận chuyển, từ phi cơ tàu bè đến ô tô xe tải.
Hai công nghệ đang cố gắng thay đổi cốt lõi của nhu cầu này. Thứ nhất, hãng Tesla phối hợp cùng Panasonic đã bắt đầu xây dựng một siêu nhà máy (gigafactory) với số vốn đầu tư gần 9 tỷ đô la có công suất 50 gigawatt Gwh và tham vọng cung cấp đủ battery cho khoảng 800,000 ô tô điện trên toàn cầu. (Xem bài về Gigafactory của Tesla trên GNA) Thứ hai, Toyota hứa hẹn sẽ tung ra thị trường chiếc FCV chạy bằng hydrogen fuel cell vào 2015 với giá khoảng $90,000. Với số lượng tiêu thụ gia tăng, Toyota hy vọng sẽ hạ giá bán còn phân nửa trong 5 năm tới. Daimler, Honda, GM, Nissan… đều đã lên kế hoạch sản xuất xe và bus bằng hydrogen để cạnh tranh với Toyota.
Một công nghệ khác là ô tô hoàn toàn sản xuất bằng composite materials do BMW vừa tung ra. Nếu các công nghệ mới này thành công thì lượng tiêu thụ dầu khí còn giảm rất nhiều tạo nên một hướng đi khác cho nền kinh tế tài chánh toàn cầu.
Theo sự tiên đoán của International Energy Agency (IEA), Mỹ sẽ là quốc gia có số lượng dầu khí lớn nhất thế giới vào 2017 và có khả năng xuất khẩu qua châu Âu để gỡ rối dùm đồng minh đang chịu gộng kềm ép giá và bóp chẹt tiêu thụ từ Nga. Biểu hiện rõ ràng nhất là giá dầu thế giới đã không hề tăng khi ISIS (phiến quân Sunni ở Iraq) chiếm đóng vài ba nhà máy lọc dầu lớn của Iraq hay khi Israel và Hamas gây chiến ở Gaza.
Khi vũ khí dầu khí đã bị Mỹ vô hiệu hóa thì kinh tế cũng như chính trị toàn cầu sẽ mang nhiều thay đổi sâu rộng. Chỉ trong vòng 5 năm sắp đến, vị trí chiến lược của Trung Đông hay sức mạnh tài nguyên của Nga sẽ không phải là vấn đề “sống chết” của tư bản và kinh tế Mỹ. Nguồn lực của Mỹ, mềm hay cứng, sẽ đổ vào những lĩnh vực quan trọng hơn để cạnh tranh trong nền kinh tế mới: kiến thức, công nghệ, dịch vụ, bản quyền, giải trí, tài chánh, an sinh, quân sự. Nơi đây, bộ não của nhân viên được ưu đãi hơn cơ bắp.
Khoảng cách trong xã hội Mỹ không còn là chuyện giàu nghèo mà là khoảng cách trí tuệ giữa hai thành phần công dân. Nhân rộng lên, khoảng cách giữa một quốc gia thịnh vượng và một nghèo hèn là mức dộ dân trí, văn hóa và văn minh.
Nguồn khoáng sản
Thực trạng chính về nguồn khoáng sản là sự đa dạng của cả ngàn loại thô liệu, từ đá phiến đất sét hay kim loại (sắt vàng bạc…) đến những khoáng sản hiếm quý…Cho nên công nghệ dù có tiến bộ nhanh đến đâu cũng khó thể bắt kịp nhu cầu tiêu thụ của kỹ nghệ và người tiêu dùng. Một ước tính của Hội Đồng Khoáng Sản Úc là mỗi người chúng ta đã sử dụng khoảng 600 tấn khoáng sản trong 50 năm sinh hoạt.
Do đó, dù giá khoáng sản có lên xuống theo cung cầu và đầu cơ, khuynh hướng chung vẫn là gia tăng trong vài ba thập kỷ đến; không như giá dầu khí.
Tuy nhiên, nguồn cung cấp khoáng sản đang đối diện với hai vấn nạn: một, những quặng mỏ, khu trữ.. của khoáng sản đã bị khai thác quá nhanh quá nhiều; bây giờ muốn khai thác thêm, phải đào xới sâu rộng hơn, ngay cả trong lòng đại dương. Chi phí sẽ leo thang cao ngất. Hai, càng khai thác sâu rộng thì môi trường càng bị ô nhiễm và với giá bán hiện nay, chi phí làm sạch cũng như điều trị bệnh tật do ô nhiễm gây ra, về lâu dài, có thể cao hơn giá bán thu về.
Do đó, nhiều quốc gia khôn ngoan (Mỹ. Trung Quốc, Úc…) đã đầu tư khai thác khoáng sản ở các nước kém phát triển, lợi dụng lòng tham ngắn hạn của các chính phủ bị nhóm lợi ích chi phối, trong khi dự trữ quốc gia của họ vẫn nằm yên trong lòng đất, đợi ngày nhu cầu khẩn cấp bắt buộc.
Cách mạng của chất liệu mới
Trong khi đó, các nhà sáng chế đang bù đầu theo đuổi những chất liệu có thể thay thế một số khoáng sản này. Đứng đầu là ACM (advanced composite materials) có thể bao gồm từ high-fiber resin đang dùng trong công nghệ không gian và quân sự; cho đến các tiếp liệu y tế, vật dụng thể thao, Một khuynh hướng đang phát triển mạnh là high carbon fiber và electrospun nanofibrous; đôi khi phối hợp với bio materials (chất sinh học).
Tất cả vật liệu sáng tạo trên đều có đặc tính là bền bỉ (không rỉ sét), nhiều cường lực (lực đẩy và nén rất cao); trọng lượng nhẹ(quan trọng trong việc tiết kiệm năng lượng); và dễ uốn nắn (ứng dụng cho nhiều thiết bị như TV với màn hình uốn cong)…
Rào cản lớn nhất là giá hiện nay của các ACM hay carbon nano khá cao…khoảng $2 đến $30 mỗi kg; trong khi nhôm (aluminum) chỉ hơn $2 mỗi ký. Tuy nhiên, với số lượng sản xuất càng nhiều, gia thành sẽ hạ và nhiều ứng dụng trong công nghệ sẽ sử dụng ACM tràn khắp trên mọi mặt bằng giá cả.
Hàng hiệu và chất lượng với lợi nhuận cao đã bắt đầu sử dụng ACM đại trà. Những sản phẩm wearable (mang trong người) của Apple kể cả smart watch (đồng hồ thông minh) hay Iphone đã dùng một tỷ lệ khá cao các fiber composite trong suốt.
Đầu năm nay, BMW cho xuất xưởng 40,000 mẫu xe i3 là chiếc ô tô đầu tiên hoàn toàn làm bằng carbon-fiber thay vì nhôm hay thép. Trọng lượng chiếc xe chỉ bằng ½ cân nặng của ô tô làm bằng nhôm và thép nên xe có thể đạt 60 mpg (miles per gallon xăng) trong thành phố. Đây là vật liệu bền bỉ và rắn chắc dùng cho các thân máy bay phản lực hay phi thuyền không gian.
Ngoài ra, tiềm năng lớn nhất cho ACM là ứng dụng trong vật liệu (nanotubes) để sản xuất các linh kiện từ 3D printing. Nhu cầu khủng cho mọi phụ tùng của người tiêu dùng từ nội thất bếp núc đến trang thiết bị tại hãng xưởng và văn phòng là một danh từ người Mỹ mô tả như mind-bogging (nổ tung đầu óc). Một ước tính giá trị tài chánh cho kỹ nghệ vật liệu làm thành ACM có thể lên đến 10 ngàn tỷ đô la trong 20 năm tới.
&&&&&
Tóm lại, lực chuyển về năng lượng và khoáng sản sẽ thay đổi kinh tế tài chánh toàn cầu trong 5 lĩnh vực sau:
- Địa chính trị: Bản đồ thế giới sẽ sắp xếp lại về thứ tự quan trọng theo khu vực đem lại lợi thế kinh tế cho số đông người giàu. Những quốc gia không còn tài nguyên thiên nhiên cần thiết (hay không có) sẽ đứng ngoài lề cuộc chơi; trừ khi đóng góp được vào khả năng sáng tạo nhờ trí tuệ.
- Giá và quy trình sản xuất công nghiệp: Với giá năng lượng rẻ dần và số lượng robots gia tăng mạnh, nhân công rẻ không còn là một lợi thế cạnh tranh cho những quốc gia mới nổi lấy xuất khẩu làm nguồn thu nhập chính. Trừ khi chịu làm bãi rác cho các công nghệ ô nhiễm, những quốc gia này phải có những đóng góp đặc thù về hiệu năng nhân viên hay cơ chế bền vững hay thị trường hấp dẫn.
- Khoáng sản hiếm và đắt đỏ hơn: Nhiều vùng tại châu Phi đang bị Trung Quốc thuộc địa hóa để khai thác khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên mẫu quốc đang cần. Tuy nhiên, khi giá lên quá cao, Âu Mỹ sẽ nhẩy vào tranh dành và sẽ tạo một chiến tranh thương mại gây cấn tại đây và nhiều vùng tương tự khác tại Nga hay châu Á.
- Tiềm năng lớn của kỹ nghệ vật liệu nhân tạo mới: Giá thành ACM sẽ giảm theo số lượng sản xuất và nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới sẽ đến từ địa bàn hoạt động này. Cơ hội tràn khắp cho những nền kinh tế biết lợi dụng thời điểm và đầu tư những chất xám cần thiết.
- Khoảng cách trí tuệ sẽ định đoạt sự giàu nghèo: Một nền kinh tế trí thức cần sự lãnh đạo thông minh có tầm nhìn dài hạn và ý chí phát triển một hệ thống giáo dục thông tin cởi mở, tự lập và sáng tạo. Giáo điều và cơ chế phong kiến sẽ tiếp tục đẩy nhiều quốc gia xuống cấp bực nghèo hèn không lối thoát.
Một tin vui là dù bơi trong vũng lầy xã hội của tư duy mục nát, các bạn “trẻ” vẫn có thể tạo cho doanh nghiệp hay cá nhân mình một hướng đi thích hợp với kỹ năng, đam mê và mục tiêu. Sự liên thông của kinh tế vùng và toàn cầu cho phép chúng ta vượt qua những rào cản tưởng là bất khả thi, nhưng hoàn toàn có thể gỡ bỏ theo ý chí và kiên nhẫn. Hãy suy nghĩ sáng tạo, ngoài cái hộp (out of the box) và giải pháp luôn luôn tồn tại theo tấm gương của những người đi trước.
Chỉ cần nói “KHÔNG” với lười biếng, xu thời và ỷ lại. Đứng thẳng trên đôi chân của mình.
Alan Phan
(Góc nhìn Alan Phan)
Việt kiều Đức, Hàn Quốc tổ chức "đại tiệc tiết canh" như thế nào?
Một bát tiết canh ở Đức hiếm có khó tìm giá gần 120.000
VNĐ; còn ở Hàn Quốc việc người Việt dắt lợn dắt dê về nhà
đánh tiết là chuyện nhỏ!
Hàn Quốc: "Dắt dê về nhà đánh tiết canh là chuyện thường"
Hàn Quốc: "Dắt dê về nhà đánh tiết canh là chuyện thường"
Anh Trần Ngọc Dũng, một kỹ sư điện tử người Nam Định đang làm việc tại
BuSan - Hàn Quốc vừa "khoe" lên facebook của mình hình ảnh một đĩa tiết
canh, kèm theo lời rủ rê ngắn gọn: “Cuối tuần này chiến thôi. Thèm
quá!”. Ngay lập tức chỉ sau 1 giờ đồng hồ, status này đã nhận được gần
50 like và hơn 40 comment.
Sáng chủ nhật tuần đó, Dũng và hai người bạn ra chợ gần nhà mua một con dê tơ và buộc dây dắt về nhà trọ. Ở nhà, nồi niêu xong chảo đã được các anh em khác chuẩn bị sẵn, dê vừa dắt về chưa đầy 3 tiếng đồng hồ sau đã hóa thành mấy mâm đầy ụ: dê tái chanh, dê nướng, dê xào lăn. Và món được chờ đợi nhất, là 40 bát tiết canh đỏ tươi điểm tô bằng mấy hạt lạc rang, vài lát gan nâu nhẹ mỏng mảnh, cộng thêm mấy cọng rau thơm xanh tươi duyên dáng bên trên trông rất bắt mắt.
“Ở Busan, cộng đồng người Việt rất đông, có khoảng vài trăm người kể cả lao động đi xuất khẩu, người Việt quốc tịch Hàn Quốc và cả sinh viên du học. Thịt chó, tiết canh là hai món hợp cho nhậu lai rai vui vẻ nên gần như không thể thiếu trong sinh hoạt cộng đồng của anh em Việt Nam tại Hàn.
Biết đánh tiết canh chủ yếu toàn các anh nam giới thôi, nhiều anh ở quê chưa biết làm bao giờ, sang đây mới được truyền nghề cho, thế mà chưa đầy nửa năm đã “đánh thành thần” chị ạ! Anh nào tay nghề giỏi còn được anh em các tỉnh khác mời mọc rủ rê đi mấy trăm km đến tận nơi để làm hộ cơ mà.”
Cũng theo lời Dũng, không chỉ dê mà các anh còn “chiến” cả lợn, vịt, ngan. Vì người Hàn không có thói quen ăn tiết canh nên thèm thì phải tự mua về nhà làm.
Lợn nặng mỗi con 1 tạ, dê thì vài chục kg/con, mỗi con chừng giá 4000 Won (khoảng 8 triệu VNĐ). Vịt sống 1-2 kg/con, giá mỗi con chừng 1600 Won ( tầm 300 ngàn VNĐ), cứ ra các chợ trong vùng là mua con gì cũng có. Gia vị và rau thơm cũng thế, ở Việt Nam có gì thì ra chợ hay đến các cửa hàng Asean đều mua được đầy đủ.
Sáng chủ nhật tuần đó, Dũng và hai người bạn ra chợ gần nhà mua một con dê tơ và buộc dây dắt về nhà trọ. Ở nhà, nồi niêu xong chảo đã được các anh em khác chuẩn bị sẵn, dê vừa dắt về chưa đầy 3 tiếng đồng hồ sau đã hóa thành mấy mâm đầy ụ: dê tái chanh, dê nướng, dê xào lăn. Và món được chờ đợi nhất, là 40 bát tiết canh đỏ tươi điểm tô bằng mấy hạt lạc rang, vài lát gan nâu nhẹ mỏng mảnh, cộng thêm mấy cọng rau thơm xanh tươi duyên dáng bên trên trông rất bắt mắt.
“Ở Busan, cộng đồng người Việt rất đông, có khoảng vài trăm người kể cả lao động đi xuất khẩu, người Việt quốc tịch Hàn Quốc và cả sinh viên du học. Thịt chó, tiết canh là hai món hợp cho nhậu lai rai vui vẻ nên gần như không thể thiếu trong sinh hoạt cộng đồng của anh em Việt Nam tại Hàn.
Biết đánh tiết canh chủ yếu toàn các anh nam giới thôi, nhiều anh ở quê chưa biết làm bao giờ, sang đây mới được truyền nghề cho, thế mà chưa đầy nửa năm đã “đánh thành thần” chị ạ! Anh nào tay nghề giỏi còn được anh em các tỉnh khác mời mọc rủ rê đi mấy trăm km đến tận nơi để làm hộ cơ mà.”
Cũng theo lời Dũng, không chỉ dê mà các anh còn “chiến” cả lợn, vịt, ngan. Vì người Hàn không có thói quen ăn tiết canh nên thèm thì phải tự mua về nhà làm.
Lợn nặng mỗi con 1 tạ, dê thì vài chục kg/con, mỗi con chừng giá 4000 Won (khoảng 8 triệu VNĐ). Vịt sống 1-2 kg/con, giá mỗi con chừng 1600 Won ( tầm 300 ngàn VNĐ), cứ ra các chợ trong vùng là mua con gì cũng có. Gia vị và rau thơm cũng thế, ở Việt Nam có gì thì ra chợ hay đến các cửa hàng Asean đều mua được đầy đủ.
Tiết canh là món không thể thiếu trong các cuộc liên hoan của nhiều người Việt ở Hàn Quốc. |
Ăn tiết canh , uống rượu Sochu cũng là một thú vui tao nhã! Trong hình là món tiết canh ngan do Dũng tự làm lấy. |
Cũng có khi là tiết canh con "ụt ịt" nặng gần 1 tạ |
Dũng kể, nhiều lần anh em các tỉnh xa về tụ họp, anh em còn mua hẳn 2-3 con dê về liên hoan. |
Dũng bảo, muốn ăn tiết canh dê, lợn thì phải chờ có dịp hội hè, sinh
nhật … có đông đủ từ 10 người trở lên và báo trước để anh em các tỉnh
thành xung quanh “chuẩn bị tinh thần”. Vịt thì đơn giản hơn, 3-4 người
ngồi với nhau, nổi hứng lên là có thể ra chợ xách về bất kỳ lúc nào, 1
tiếng sau là các cậu có món khoái khẩu ăn ngay.
“Mọi người có thể ăn tiết canh quanh năm năm, mùa hè thì ăn nhiều hơn mùa đông. Hầu như đã không hội họp thì thôi, còn đã họp nhau lại thì không thể vắng mặt bát tiết canh được. Còn nói về chuyện vệ sinh thực phẩm thì 10 năm ở đây, tôi chưa thấy anh em nào bị ngộ độc cả. Mình tự làm tự ăn nên cẩn thận sạch sẽ lắm.
Cũng hỏi chuyện Dũng mới biết, dù cũng là đất nước có văn hóa ẩm thực châu Á tương tự Việt Nam, nhưng người Hàn Quốc lại rất sợ ăn tiết canh. Nhiều lần tụ họp liên hoan mọi người cũng có rủ rê bạn bè nước chủ nhà đến vui cùng, nhưng nếu biết có món tiết canh thì họ lắc đầu lịch sự từ chối rồi trốn biệt vì … sợ.
“Hình như mỗi dân Việt Nam mình ăn món này thôi thì phải. Lạ nhỉ. Ngon mà” – Dũng cười.
Đức: 120 ngàn đồng một bát tiết canh
Khác với cộng đồng người Việt ở Hàn, những người Việt ở châu Âu muốn ăn món này phức tạp khó khăn hơn nhiều.
Ông Lê Tuấn, một người Nghệ An định cư gần 30 năm ở Berlin– Đức cho biết, cộng đồng người Việt bên này không có điều kiện để tự chế biến tiết canh tại nhà, mà muốn ăn phải đi ra các nhà hàng phục vụ đồ ăn Việt Nam.
“Ở Trung tâm thương mại Đồng Xuân (một TTTM của cộng đồng người Việt ở Berlin), mỗi bát tiết canh dê cỡ chừng 2/3 bát ăn cơm bình thường có giá 4 Euro (gần 120.000 VNĐ). So ra với giá ở Việt Nam là quá đắt, nhưng so với giá cả thực phẩm bên này thì cũng không hề rẻ.”
Tuy nhiên, người đàn ông này cho hay, tại Đức nói chung và tại thành phố nơi gia đình ông ở nói riêng, việc vệ sinh an toàn thực phẩm được giám sát rất chặt chẽ.
“Trước đây món ăn này bị cấm cho đến cách đây 1 năm, Sở Vệ Sinh nghĩ thế nào cũng có mở cho các nhà hàng bày bán công khai, trưng biển mấy tháng đấy, nhưng giờ lại cấm rồi, phạt nặng lắm. Có điều, vì nhu cầu người ăn khá đông nên vào dịp cuối tuần các nhà hàng Việt Nam vẫn phục vụ đầy đủ, dù không công khai bày bán."
Cũng theo ông Tuấn, tỷ lệ người yêu thích món ăn này không hề nhỏ trong cộng đồng người Việt ở đây. Như gia đình anh, bố mẹ sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, vốn quen với món ăn này thì không nói làm gì, tuy nhiên thế hệ con, cháu sinh ra và lớn lên ở Đức, có đến một nửa số này vẫn có thể ăn và thích món này như cha mẹ.
“Ví dụ như bạn bè tôi chẳng hạn, ăn là ăn thôi, thích thì ăn, còn chuyện vệ sinh thực phẩm thì chúng tôi vẫn tin tưởng dựa vào cảm quan của mình. Ai từng sinh sống ở Việt Nam và từng mê món này thì giờ vẫn mê, mà ai đã không thích thì giờ đi xa vẫn không thích. Ai có điều kiện thời gian, không gian thì thi thoảng 1-2 tháng ăn một lần, xa xôi bận rộn quá thì 6 tháng, nửa năm, vài năm ăn một lần. Hương vị quê nhà, ngọt ngào, mát mẻ, đi khắp nơi, ăn đủ món ngon trên đời nhưng tôi thấy vị ngon của bát tiết canh là vị ngon không lẫn vào đâu được. Nó khác mọi thức, vị khác trên đời.”
Tuấn cho biết có một hội bạn bè chơi chung với nhau từ hồi sang Đức lập nghiệp, lâu lâu nhớ nhau, nhớ quê lại rủ nhau lái xe hàng chục km đến Trung tâm thương mại Đồng Xuân để uống với nhau chén rượu. Mỗi lần gặp nhau như thế, không mấy khi không gọi một, hai bát tiết canh để ăn cho đỡ thèm.
“Xa quê nên nhớ quê lắm. Nhà bố mẹ tôi ở Thanh Chương – Nghệ An. Quê tôi có nhút Thanh Chương, có tương Nam Đàn, bánh đa Đô Lương, có canh hến sông Lam, thịt dê, tiết canh dê, có lòng lợn sốt xứ Phuống …Với người ở quê thì là hết sức bình thường, nhưng với những người xa nhà như tôi là đặc sản. Nhớ thương trào nước mắt đấy bạn ạ.” - Người đàn ông xa phương gần nửa đời người bồi hồi tâm sự.
“Mọi người có thể ăn tiết canh quanh năm năm, mùa hè thì ăn nhiều hơn mùa đông. Hầu như đã không hội họp thì thôi, còn đã họp nhau lại thì không thể vắng mặt bát tiết canh được. Còn nói về chuyện vệ sinh thực phẩm thì 10 năm ở đây, tôi chưa thấy anh em nào bị ngộ độc cả. Mình tự làm tự ăn nên cẩn thận sạch sẽ lắm.
Cũng hỏi chuyện Dũng mới biết, dù cũng là đất nước có văn hóa ẩm thực châu Á tương tự Việt Nam, nhưng người Hàn Quốc lại rất sợ ăn tiết canh. Nhiều lần tụ họp liên hoan mọi người cũng có rủ rê bạn bè nước chủ nhà đến vui cùng, nhưng nếu biết có món tiết canh thì họ lắc đầu lịch sự từ chối rồi trốn biệt vì … sợ.
“Hình như mỗi dân Việt Nam mình ăn món này thôi thì phải. Lạ nhỉ. Ngon mà” – Dũng cười.
Đức: 120 ngàn đồng một bát tiết canh
Khác với cộng đồng người Việt ở Hàn, những người Việt ở châu Âu muốn ăn món này phức tạp khó khăn hơn nhiều.
Ông Lê Tuấn, một người Nghệ An định cư gần 30 năm ở Berlin– Đức cho biết, cộng đồng người Việt bên này không có điều kiện để tự chế biến tiết canh tại nhà, mà muốn ăn phải đi ra các nhà hàng phục vụ đồ ăn Việt Nam.
“Ở Trung tâm thương mại Đồng Xuân (một TTTM của cộng đồng người Việt ở Berlin), mỗi bát tiết canh dê cỡ chừng 2/3 bát ăn cơm bình thường có giá 4 Euro (gần 120.000 VNĐ). So ra với giá ở Việt Nam là quá đắt, nhưng so với giá cả thực phẩm bên này thì cũng không hề rẻ.”
Tuy nhiên, người đàn ông này cho hay, tại Đức nói chung và tại thành phố nơi gia đình ông ở nói riêng, việc vệ sinh an toàn thực phẩm được giám sát rất chặt chẽ.
“Trước đây món ăn này bị cấm cho đến cách đây 1 năm, Sở Vệ Sinh nghĩ thế nào cũng có mở cho các nhà hàng bày bán công khai, trưng biển mấy tháng đấy, nhưng giờ lại cấm rồi, phạt nặng lắm. Có điều, vì nhu cầu người ăn khá đông nên vào dịp cuối tuần các nhà hàng Việt Nam vẫn phục vụ đầy đủ, dù không công khai bày bán."
Cũng theo ông Tuấn, tỷ lệ người yêu thích món ăn này không hề nhỏ trong cộng đồng người Việt ở đây. Như gia đình anh, bố mẹ sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, vốn quen với món ăn này thì không nói làm gì, tuy nhiên thế hệ con, cháu sinh ra và lớn lên ở Đức, có đến một nửa số này vẫn có thể ăn và thích món này như cha mẹ.
“Ví dụ như bạn bè tôi chẳng hạn, ăn là ăn thôi, thích thì ăn, còn chuyện vệ sinh thực phẩm thì chúng tôi vẫn tin tưởng dựa vào cảm quan của mình. Ai từng sinh sống ở Việt Nam và từng mê món này thì giờ vẫn mê, mà ai đã không thích thì giờ đi xa vẫn không thích. Ai có điều kiện thời gian, không gian thì thi thoảng 1-2 tháng ăn một lần, xa xôi bận rộn quá thì 6 tháng, nửa năm, vài năm ăn một lần. Hương vị quê nhà, ngọt ngào, mát mẻ, đi khắp nơi, ăn đủ món ngon trên đời nhưng tôi thấy vị ngon của bát tiết canh là vị ngon không lẫn vào đâu được. Nó khác mọi thức, vị khác trên đời.”
Tuấn cho biết có một hội bạn bè chơi chung với nhau từ hồi sang Đức lập nghiệp, lâu lâu nhớ nhau, nhớ quê lại rủ nhau lái xe hàng chục km đến Trung tâm thương mại Đồng Xuân để uống với nhau chén rượu. Mỗi lần gặp nhau như thế, không mấy khi không gọi một, hai bát tiết canh để ăn cho đỡ thèm.
“Xa quê nên nhớ quê lắm. Nhà bố mẹ tôi ở Thanh Chương – Nghệ An. Quê tôi có nhút Thanh Chương, có tương Nam Đàn, bánh đa Đô Lương, có canh hến sông Lam, thịt dê, tiết canh dê, có lòng lợn sốt xứ Phuống …Với người ở quê thì là hết sức bình thường, nhưng với những người xa nhà như tôi là đặc sản. Nhớ thương trào nước mắt đấy bạn ạ.” - Người đàn ông xa phương gần nửa đời người bồi hồi tâm sự.
Hồng Anh
( Trí Thức Trẻ )
Mít tờ Đỗ - Việt Nam quá tuyệt hay quá tệ
Trải nghiệm tốt hay xấu về Việt Nam – khó có thể nói bên nào nhiều
hơn, vì những gì nghe được rốt cục cũng chỉ là kinh nghiệm cá nhân.
1. Du khách nước ngoài và Việt Nam
1. Du khách nước ngoài và Việt Nam
Tôi gặp vài bạn du khách đã từng đến Việt Nam và có ấn tượng vô cùng xấu
về đất nước tôi. Xấu đến mức họ liên tục nói về Việt Nam như một kinh
nghiệm rất tệ. Ví dụ như:
- Đánh giày: Mời chào 2 đồng, đánh giày xong đòi 4 đồng. Kết luận: Đồ lừa lọc ranh con!
- Đi thuyền: Người phụ nữ chèo thuyền suốt dọc đường cứ kể lể gia cảnh. Lúc kết thúc chuyến đi, bạn du khách đưa tiền và cô chèo thuyền trề môi ra hiệu là ít quá. Kết luận: Đồ vô lễ!
- Trên phố: Chèo kéo đến mức níu chân níu tay, cãi cọ. Kết luận: Quá lằng nhằng!
Tôi (và chắc bạn cũng vậy) hoàn toàn có thể hình dung được những sự việc mà các bạn du khách ấy kể.
Nhưng tôi cũng gặp một số bạn rất thích Việt Nam. Thích theo kiểu “Trời, cà phê ở đó là ngon nhất quả đất”, hay “Bún bò, ngày nào tui cũng ăn bún bò”. Hoặc như David bạn tôi, ông hỏi đường và được chị bán cơm tấm lấy xe máy chở đến tận nơi. Hoặc như Glyn, ông đến Việt Nam cả chục lần, có bạn bè thân quý là những người bán dạo ở khu Đề Thám.
Trải nghiệm tốt hay xấu về Việt Nam – khó có thể nói bên nào nhiều hơn, vì những gì nghe được rốt cục cũng chỉ là kinh nghiệm cá nhân của tôi. Nhưng có một điều là khi nghe một người nước ngoài bảo rằng đất nước tôi quá tệ hoặc quá tuyệt, trước hết tôi phải nhìn xem người đó là ai đã.
- Đánh giày: Mời chào 2 đồng, đánh giày xong đòi 4 đồng. Kết luận: Đồ lừa lọc ranh con!
- Đi thuyền: Người phụ nữ chèo thuyền suốt dọc đường cứ kể lể gia cảnh. Lúc kết thúc chuyến đi, bạn du khách đưa tiền và cô chèo thuyền trề môi ra hiệu là ít quá. Kết luận: Đồ vô lễ!
- Trên phố: Chèo kéo đến mức níu chân níu tay, cãi cọ. Kết luận: Quá lằng nhằng!
Tôi (và chắc bạn cũng vậy) hoàn toàn có thể hình dung được những sự việc mà các bạn du khách ấy kể.
Nhưng tôi cũng gặp một số bạn rất thích Việt Nam. Thích theo kiểu “Trời, cà phê ở đó là ngon nhất quả đất”, hay “Bún bò, ngày nào tui cũng ăn bún bò”. Hoặc như David bạn tôi, ông hỏi đường và được chị bán cơm tấm lấy xe máy chở đến tận nơi. Hoặc như Glyn, ông đến Việt Nam cả chục lần, có bạn bè thân quý là những người bán dạo ở khu Đề Thám.
Trải nghiệm tốt hay xấu về Việt Nam – khó có thể nói bên nào nhiều hơn, vì những gì nghe được rốt cục cũng chỉ là kinh nghiệm cá nhân của tôi. Nhưng có một điều là khi nghe một người nước ngoài bảo rằng đất nước tôi quá tệ hoặc quá tuyệt, trước hết tôi phải nhìn xem người đó là ai đã.
Ngay lần đầu đặt chân đến Mexico, tôi đã được lái taxi ở sân bay “chào mừng” bằng một cú lừa: Đưa địa chỉ và hỏi giá, anh bảo 200 peso. Trèo lên xe chạy được một đoạn, anh ra hiệu bảo 400 peso. Nhưng Mexico vẫn là một đất nước xinh đẹp và đầy thú vị. |
Thật ra, với tư cách là một du khách, tôi cho rằng mình chỉ tiếp xúc với
một bề mặt rất nhỏ của đất nước đó. Một xã hội luôn phức tạp và đa
chiều hơn rất nhiều so với những gì mà một du khách có thể nhìn thấy.
Tôi cũng gặp vài chuyện bực mình ở một số đất nước. Nhưng đơn giản là bạn không thể đến Ấn Độ với niềm hy vọng sẽ nhìn thấy một đất nước sạch sẽ ngăn nắp như Singapore, người dân cư xử lễ nghĩa như Nhật Bản, và thức ăn thì hợp khẩu vị như ở nhà mình. Ấn Độ là Ấn Độ, bạn có thể thích hoặc không thích, nhưng khó có thể đòi hỏi đất nước đó phải thay đổi cho phù hợp với niềm mong mỏi của bạn.
2. Người Việt mình và nước Việt mình
Mẫu câu phổ biến nhất tôi vẫn hay nghe là: “Ở Việt Nam thì…”, “Người Việt thì…”. Người ta than phiền từ hệ thống chính trị, y tế, chuyện tham nhũng, giao thông, ô nhiễm cho đến chuyện con chó, con mèo trên cơ sở so sánh với một quốc gia phát triển nào đó.
“Ở Mỹ thì…”, “Ở châu Âu thì…”. Có một nghịch lý là những người than phiền nhiều nhất thường là những người hưởng nhiều lợi ích hơn trong xã hội. Họ được học hành tử tế, có công ăn việc làm tốt đẹp, có cơ hội đi đó đây để nhìn thấy Mỹ hay châu Âu ra sao. Còn những người thực sự nghèo khổ thì đang phải vật lộn đâu đó kiếm cơm, thay vì ngồi than phiền trên Facebook.
Nhưng than phiền có lẽ là thói xấu chung của loài người chứ không chỉ riêng người Việt. Tôi đã nghe những người Canada, Mỹ và Anh mỗi khi nhắc về đất nước mình thì luôn đi kèm với những phát biểu đầy bất bình về chính phủ, luật pháp, thuế, người nhập cư...
Đúng là có những đất nước giàu có hơn, văn minh hơn, hệ thống an sinh xã hội tốt hơn so với những nước khác. Nhưng với một người hay than phiền, thì có lẽ không nơi nào trên trái đất này đủ tốt để sinh sống.
Tôi cũng gặp vài chuyện bực mình ở một số đất nước. Nhưng đơn giản là bạn không thể đến Ấn Độ với niềm hy vọng sẽ nhìn thấy một đất nước sạch sẽ ngăn nắp như Singapore, người dân cư xử lễ nghĩa như Nhật Bản, và thức ăn thì hợp khẩu vị như ở nhà mình. Ấn Độ là Ấn Độ, bạn có thể thích hoặc không thích, nhưng khó có thể đòi hỏi đất nước đó phải thay đổi cho phù hợp với niềm mong mỏi của bạn.
2. Người Việt mình và nước Việt mình
Mẫu câu phổ biến nhất tôi vẫn hay nghe là: “Ở Việt Nam thì…”, “Người Việt thì…”. Người ta than phiền từ hệ thống chính trị, y tế, chuyện tham nhũng, giao thông, ô nhiễm cho đến chuyện con chó, con mèo trên cơ sở so sánh với một quốc gia phát triển nào đó.
“Ở Mỹ thì…”, “Ở châu Âu thì…”. Có một nghịch lý là những người than phiền nhiều nhất thường là những người hưởng nhiều lợi ích hơn trong xã hội. Họ được học hành tử tế, có công ăn việc làm tốt đẹp, có cơ hội đi đó đây để nhìn thấy Mỹ hay châu Âu ra sao. Còn những người thực sự nghèo khổ thì đang phải vật lộn đâu đó kiếm cơm, thay vì ngồi than phiền trên Facebook.
Nhưng than phiền có lẽ là thói xấu chung của loài người chứ không chỉ riêng người Việt. Tôi đã nghe những người Canada, Mỹ và Anh mỗi khi nhắc về đất nước mình thì luôn đi kèm với những phát biểu đầy bất bình về chính phủ, luật pháp, thuế, người nhập cư...
Đúng là có những đất nước giàu có hơn, văn minh hơn, hệ thống an sinh xã hội tốt hơn so với những nước khác. Nhưng với một người hay than phiền, thì có lẽ không nơi nào trên trái đất này đủ tốt để sinh sống.
Nụ cười hồn hậu của một người bán kẹo kéo miền Tây. |
Tôi đọc được một câu chuyện ý nghĩa trên blog.
Người kể là một anh hay đi du lịch, tôi biết anh ấy đến anh vì thường theo dõi một diễn đàn du lịch. Anh kể chuyện gặp một cặp vợ chồng già người Việt đi thăm con ở nước ngoài, đang rối rắm tại sân bay với mớ hành lý phải đóng tiền quá cước lên đến cả ngàn đô la. Các cụ không biết tiếng Anh, và dĩ nhiên cũng không biết những phép tắc đi lại. Các cụ cãi cọ ầm ĩ bằng tiếng Việt, gây chút ít tắc nghẽn ở quầy check-in. Vì cùng là người Việt, nên anh bước ra làm phiên dịch cho các cụ và nhân viên sân bay, rồi tự nhiên lại trở thành người giúp các cụ tháo dỡ và đóng gói lại mớ hành lý theo hướng dẫn của sân bay để giảm tiền quá cước. Trong lúc đó, những người Việt xung quanh chỉ đứng nhìn, còn hai cụ thì khi xong việc cũng không cảm ơn. Nhưng kết thúc câu chuyện, anh viết rằng có lẽ hàng không Việt Nam nên có một buổi hướng dẫn những người lớn tuổi – những người lần đầu ra nước ngoài để họ biết phải làm gì và không nên làm gì.
Dĩ nhiên, hàng không Việt Nam chắc không đọc câu chuyện anh viết. Nhưng tôi nghĩ thái độ và hành động của anh bạn đó đáng trân trọng hơn nhiều so với việc chỉ nhìn sự việc và lặp lại mẫu câu “Ở Việt Nam thì…” và “Người Việt thì…”.
Người kể là một anh hay đi du lịch, tôi biết anh ấy đến anh vì thường theo dõi một diễn đàn du lịch. Anh kể chuyện gặp một cặp vợ chồng già người Việt đi thăm con ở nước ngoài, đang rối rắm tại sân bay với mớ hành lý phải đóng tiền quá cước lên đến cả ngàn đô la. Các cụ không biết tiếng Anh, và dĩ nhiên cũng không biết những phép tắc đi lại. Các cụ cãi cọ ầm ĩ bằng tiếng Việt, gây chút ít tắc nghẽn ở quầy check-in. Vì cùng là người Việt, nên anh bước ra làm phiên dịch cho các cụ và nhân viên sân bay, rồi tự nhiên lại trở thành người giúp các cụ tháo dỡ và đóng gói lại mớ hành lý theo hướng dẫn của sân bay để giảm tiền quá cước. Trong lúc đó, những người Việt xung quanh chỉ đứng nhìn, còn hai cụ thì khi xong việc cũng không cảm ơn. Nhưng kết thúc câu chuyện, anh viết rằng có lẽ hàng không Việt Nam nên có một buổi hướng dẫn những người lớn tuổi – những người lần đầu ra nước ngoài để họ biết phải làm gì và không nên làm gì.
Dĩ nhiên, hàng không Việt Nam chắc không đọc câu chuyện anh viết. Nhưng tôi nghĩ thái độ và hành động của anh bạn đó đáng trân trọng hơn nhiều so với việc chỉ nhìn sự việc và lặp lại mẫu câu “Ở Việt Nam thì…” và “Người Việt thì…”.
Mít tờ Đỗ
Viết từ Playa Del Carmen, Mexico
(Ngôi Sao)
Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam là tốt hay xấu?
Nếu Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, quyết định này sẽ mang lại thuận lợi hay bất lợi cho Việt Nam?
Vấn đề chỉ còn là thời gian
Tuần trước Thượng nghị sỹ John McCain cùng Thượng nghị sỹ Sheldon Whitehouse đã có chuyến thăm đến Việt Nam. Chuyến đi của ông McCain hoàn toàn bất ngờ với các phương tiện truyền thông vì nó không được báo trước.
Không chỉ có vậy, ông McCain còn mang đến một bất ngờ nữa trong cuộc gặp gỡ báo chí ở Hà Nội khi ông nói có thể tháng 9 tới lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam sẽ được dỡ bỏ. Chúng ta cũng nên nhắc lại rằng ông McCain trước đây là người quyết liệt nhất trong việc yêu cầu Việt Nam phải đáp ứng các vấn đề nhân quyền mới có thể xem xét việc dỡ bỏ lệnh cấm này. Ông cũng là một người rất có ảnh hưởng trong các vấn đề viện trợ quân sự của Mỹ cho nước ngoài.
Tuần trước Thượng nghị sỹ John McCain cùng Thượng nghị sỹ Sheldon Whitehouse đã có chuyến thăm đến Việt Nam. Chuyến đi của ông McCain hoàn toàn bất ngờ với các phương tiện truyền thông vì nó không được báo trước.
Không chỉ có vậy, ông McCain còn mang đến một bất ngờ nữa trong cuộc gặp gỡ báo chí ở Hà Nội khi ông nói có thể tháng 9 tới lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam sẽ được dỡ bỏ. Chúng ta cũng nên nhắc lại rằng ông McCain trước đây là người quyết liệt nhất trong việc yêu cầu Việt Nam phải đáp ứng các vấn đề nhân quyền mới có thể xem xét việc dỡ bỏ lệnh cấm này. Ông cũng là một người rất có ảnh hưởng trong các vấn đề viện trợ quân sự của Mỹ cho nước ngoài.
Các máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ. |
Trước khi ông McCain đến Việt Nam 2 ngày, Thượng nghị sỹ Bob Corker cũng
đã có chuyến làm việc ở Hà Nội và đã gặp gỡ hết những lãnh đạo cấp cao
của Việt Nam. Ông Corker cũng bày tỏ với Việt Nam rằng sẽ có ý kiến về
vấn đề vũ khí khi trở về Mỹ.
Với chừng ấy thông tin cho thấy rằng sự việc gần như đã ngã ngũ. Bây giờ, một vấn đề đặt ra là với quyết định đó của Mỹ thì Việt Nam được lợi gì và có thể bị điều gì bất lợi không?
Thuận lợi là chủ yếu…
Thuận lợi trước hết khi Mỹ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương là mở ra cho Việt Nam một nguồn cung rộng lớn hơn, phong phú hơn về vũ khí. Hiện nay, nguồn cung vũ khí chủ yếu của Việt Nam là Nga. Nhưng trên thế giới, Nga chưa phải là nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất.
Theo bảng xếp hạng 100 công ty vũ khí lớn nhất thế giới của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), Mĩ chiếm đến 44 công ty cùng hơn 60% tổng doanh thu thương mại vũ khí toàn cầu.
Với chừng ấy thông tin cho thấy rằng sự việc gần như đã ngã ngũ. Bây giờ, một vấn đề đặt ra là với quyết định đó của Mỹ thì Việt Nam được lợi gì và có thể bị điều gì bất lợi không?
Thuận lợi là chủ yếu…
Thuận lợi trước hết khi Mỹ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương là mở ra cho Việt Nam một nguồn cung rộng lớn hơn, phong phú hơn về vũ khí. Hiện nay, nguồn cung vũ khí chủ yếu của Việt Nam là Nga. Nhưng trên thế giới, Nga chưa phải là nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất.
Theo bảng xếp hạng 100 công ty vũ khí lớn nhất thế giới của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), Mĩ chiếm đến 44 công ty cùng hơn 60% tổng doanh thu thương mại vũ khí toàn cầu.
Hai Thượng nghị sỹ Mỹ trong cuộc họp báo tối 8/8 tại Hà Nội. |
Với việc thị trường rộng mở, Việt Nam sẽ có nhiều lựa chọn hơn mỗi khi
có ý định mua sắm trang bị quân sự. Do có nhiều lựa chọn hơn, chúng ta
sẽ tránh được bị các đối tác ép giá. Mặt khác, khi xảy ra chiến tranh,
với nhiều nguồn vũ khí, chúng ta không bị phụ thuộc vào một nguồn cung
cấp do đó không sợ bị ép buộc về chính trị.
Bên cạnh đó, việc lệnh cấm vận bị dỡ bỏ còn tạo điều kiện thông thoáng cho Việt Nam tiếp cận các thị trường vũ khí khác như các nước châu Âu. Vì sao các nước này lại liên can đến Mỹ? Bởi lẽ Mỹ có hợp tác chặt chẽ với các nước châu Âu trong khối NATO. Các sản phẩm quốc phòng của những nước NATO đều nhập nhiều linh kiện được chế tạo tại Mỹ. Khi lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam còn hiệu lực, Việt Nam sẽ không thể mua được các loại vũ khí của châu Âu nếu trong thành phần của nó có linh kiện Mỹ.
Một ví dụ điển hình như vụ Việt Nam đàm phán mua 24 máy bay chiến đấu Dasault Mirage 2000 của Pháp thất bại vì áp lực từ Mỹ.
Một lợi ích quan trọng nữa là khi lệnh cấm bị dỡ bỏ sẽ tạo điều kiện cho hai nước có thể hợp tác sản xuất vũ khí với nhau. Việt Nam nhờ đó có thể học hỏi kỹ thuật và công nghệ tiên tiến của Mỹ để phát triển các ngành kỹ thuật quân sự của mình.
… nhưng cũng có bất lợi
Bên cạnh những thuận lợi như nói trên, việc Mỹ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam cũng tạo ra những bất lợi nhất định. Trong bối cảnh căng thẳng Biển Đông hiện tại, sự kiện này sẽ được Trung Quốc ghi nhận một cách tiêu cực. Cụ thể Trung Quốc sẽ coi đây là một trong những nỗ lực của Mỹ nhằm kiềm chế nước này.
Trong một bài viết của giáo sư Goldstein trên New York Times đã được chúng tôi dịch mang tên “Nếu Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam thì sao?”, giáo sư này cho rằng nếu Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam thật thì sẽ gây ra phản ứng tiêu cực của Bắc Kinh. Ông cho rằng: “Trong quan điểm của tôi, Mỹ nên thận trọng về việc bán vũ khí cho Việt Nam. Trong khi doanh số bán hàng như vậy có thể chỉ là con số nhỏ và mang tính biểu tượng thì nó lại có thể khiến cho căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc leo thang hơn nữa.
Bên cạnh đó, việc lệnh cấm vận bị dỡ bỏ còn tạo điều kiện thông thoáng cho Việt Nam tiếp cận các thị trường vũ khí khác như các nước châu Âu. Vì sao các nước này lại liên can đến Mỹ? Bởi lẽ Mỹ có hợp tác chặt chẽ với các nước châu Âu trong khối NATO. Các sản phẩm quốc phòng của những nước NATO đều nhập nhiều linh kiện được chế tạo tại Mỹ. Khi lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam còn hiệu lực, Việt Nam sẽ không thể mua được các loại vũ khí của châu Âu nếu trong thành phần của nó có linh kiện Mỹ.
Một ví dụ điển hình như vụ Việt Nam đàm phán mua 24 máy bay chiến đấu Dasault Mirage 2000 của Pháp thất bại vì áp lực từ Mỹ.
Một lợi ích quan trọng nữa là khi lệnh cấm bị dỡ bỏ sẽ tạo điều kiện cho hai nước có thể hợp tác sản xuất vũ khí với nhau. Việt Nam nhờ đó có thể học hỏi kỹ thuật và công nghệ tiên tiến của Mỹ để phát triển các ngành kỹ thuật quân sự của mình.
… nhưng cũng có bất lợi
Bên cạnh những thuận lợi như nói trên, việc Mỹ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam cũng tạo ra những bất lợi nhất định. Trong bối cảnh căng thẳng Biển Đông hiện tại, sự kiện này sẽ được Trung Quốc ghi nhận một cách tiêu cực. Cụ thể Trung Quốc sẽ coi đây là một trong những nỗ lực của Mỹ nhằm kiềm chế nước này.
Trong một bài viết của giáo sư Goldstein trên New York Times đã được chúng tôi dịch mang tên “Nếu Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam thì sao?”, giáo sư này cho rằng nếu Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam thật thì sẽ gây ra phản ứng tiêu cực của Bắc Kinh. Ông cho rằng: “Trong quan điểm của tôi, Mỹ nên thận trọng về việc bán vũ khí cho Việt Nam. Trong khi doanh số bán hàng như vậy có thể chỉ là con số nhỏ và mang tính biểu tượng thì nó lại có thể khiến cho căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc leo thang hơn nữa.
Hệ thống vũ khí Mỹ và Nga có những tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau là một khó khăn để đồng bộ kỹ thuật cho nước nào sở hữu vũ khí của cả hai nước này. Ảnh trên là một hệ thống tên lửa Mỹ và ảnh dưới là tên lửa S-500 của Nga. |
Điều đó cũng giống như cách mà người Mỹ sẽ phản ứng rất tiêu cực đến
việc bán vũ khí của Trung Quốc ở châu Mỹ Latinh, ví dụ như Cuba hoặc
Venezuela. Do đó, những thương vụ bán vũ khí sẽ được Bắc Kinh hiểu như
một phần nỗ lực của Washington để tiếp tục "kiềm chế Trung Quốc”. Như
vậy, họ sẽ không chỉ có khả năng tiếp tục làm nóng căng thẳng Việt
Nam-Trung Quốc mà còn có thể gây bất lợi cho quan hệ Mỹ-Trung Quốc, vốn
đã khá căng thẳng”.
Một khía cạnh khó khăn khác là hiện tại quân đội Việt Nam sử dụng chủ yếu vũ khí của Nga với những tiêu chuẩn kỹ thuật khác phương Tây. Nếu như mai đây Việt Nam mua được vũ khí Mỹ thì sẽ gặp khó khăn về vấn đề đồng bộ kỹ thuật. Ngoài ra còn một điều nữa là vũ khí Mỹ thường có giá thành đắt hơn các nhà cung cấp khác.
Trần Vũ
Một khía cạnh khó khăn khác là hiện tại quân đội Việt Nam sử dụng chủ yếu vũ khí của Nga với những tiêu chuẩn kỹ thuật khác phương Tây. Nếu như mai đây Việt Nam mua được vũ khí Mỹ thì sẽ gặp khó khăn về vấn đề đồng bộ kỹ thuật. Ngoài ra còn một điều nữa là vũ khí Mỹ thường có giá thành đắt hơn các nhà cung cấp khác.
Trần Vũ
( Người Đưa Tin )
Xin lỗi, nước Mỹ còn lâu mới bằng Trung Quốc!
Xuất hiện lần đầu tiên trên mạng xã hội Sina Weibo của Trung Quốc,
bài viết này đã nhận được hàng chục ngàn chia sẻ và bình luận.
Tờ Tea Leaf Nation đã trích dịch, biên tập lại những phần cốt lõi
nhất của bài viết nói trên. Sau đây là bản chuyển ngữ của Nguyễn Đại
Hoàng.
Tôi có thời gian qua Mỹ khá lâu. Và nói thật đến giờ này tôi vẫn còn
thấy hối hận vì sự lựa chọn đó! Truyền thông phương Tây đã khiến chúng
ta mê muội rằng Hoa Kỳ là một xứ sở hiện đại ! Tôi đã từng ôm giấc mộng
được học tập ở đó, đã tìm mọi cách để tới được cái xứ sở siêu cường đó.
Nhưng than ôi những gì tôi chứng kiến ở Hoa Kỳ rất đáng thất vọng!
1. Công nghiệp
Nước Mỹ thật ra chỉ là một làng quê khổng lồ chậm phát triển!
Hồi trung học, chúng ta đã được dạy rằng, công nghiệp càng phát triển bao nhiêu thì môi trường càng bị xâm hại bấy nhiêu.
Chúng ta biết rằng một thành phố công nghiệp tất phải có nhiều ống khói,
nhiều nhà máy và khói bụi khắp nơi. Đó là biểu tượng của sự công nghiệp
hóa. Thế mà ở tại xứ Cờ Hoa này lại không có một cái ống khói nào! Họa
hoằn lắm mới thấy một vài cái nhỏ tí ti để trang trí nhà cửa thôi!
Và ở Mỹ bạn cũng chỉ thấy toàn sông hồ trong sạch thôi. Chả tìm đâu ra
những nhà máy giấy, nhà máy luyện thép bên bờ sông! Không khí trong lành
thanh khiết này là dấu hiệu của một xã hội sơ khai chứ gì nữa ! Chả có
dấu vết gì của công nghiệp hóa cả !
2. Kinh tế
Người Mỹ hầu như không biết làm kinh tế! Bạn biết đấy, nước họ có cơ man
nào là xa lộ tỏa đi mọi hướng, vươn đến mọi làng mạc xa xôi, thế mà
tịnh không thấy một trạm thu phí nào ! Thế là mất toi cả núi vàng!
Ước gì tôi có thể xây dựng vài cái trạm thu phí nhỉ! Chắc chắn non tháng
đã gom đủ tiền mua được cả tòa lâu đài trông ra Đại Tây Dương ấy chứ !
Hai bên xa lộ còn những cụm hồ hoang sơ tĩnh lặng. Thế mà chính quyền cứ
để mặc cho lũ chim trời cá nước thỏa sức vẫy vùng, không nghĩ đến việc
xây dựng
vườn cảnh để thu lợi. Người Mỹ rõ ràng là không có đầu óc kinh tế tí tẹo nào
3. Xây dựng
Trình độ xây dựng của người Mỹ còn sơ khai lắm. Ngoài một số ít tòa nhà
chọc trời tại các thành phố lớn, tôi dám chắc bạn rất ít gặp những công
trình bê tông ở nước Mỹ. Nhà của người Mỹ thường làm bằng gỗ và vài thứ
vật liệu nhẹ khác.
Thử nghĩ mà xem, đến giờ này mà gỗ vẫn còn được dùng để xây dựng nhà
cửa, thì có thể nói là trình độ kiến trúc của ngoại bang này còn thua xa
trình độ của triều đại nhà Thanh xưa kia ấy chứ !
4. Văn hóa
Người Mỹ có cách suy nghĩ thật là lạc hậu và khờ khạo.
Hồi mới tới Mỹ, tôi thuê một xe chở hành lý giá 3 đô la. Nhưng tôi lại
không có tiền lẻ. Một người Mỹ liền trả dùm tôi 3 đô la đó, và thấy tôi
lỉnh kỉnh đồ đạc nên còn giúp mang lên xe nữa ! Người Mỹ cũng luôn sẵn
sàng mở cửa
giúp tôi và hỏi tôi có cần giúp đỡ gì không ? Thế đấy !
Ở nước ta, mấy chuyện này chỉ có vào thời Lôi Phong tức là vào những năm
50, 60 của thế kỷ trước thôi – còn bây giờ lối cư xử đó quá ư lạc hậu.
(Lôi Phong là một thanh niên mà thời Mao thường nhắc tới như một tấm
gương về đạo đức).
Hồi đó người ta chuộng lối sống “đạo đức giả” nhưng bây giờ chúng ta
không như vậy nữa. Bây giờ chúng ta nên sống thực dụng trần trụi, đó mới
là hiện đại chứ ! Tư duy của người Mỹ lạc hậu hơn chúng ta hàng mấy
thập kỷ, và
không có dấu hiệu nào cho thấy họ có thể bắt kịp chúng ta cả !
5. Ẩm thực
Người Mỹ làm như không biết thưởng thức thịt thú rừng.
Một đêm nọ, tôi cùng các bạn cùng lớp lái xe đi đến một thành phố khác,
thình lình có mấy con nai nhảy xổ ra. Anh bạn tôi lập tức thắng lại và
bẻ sang hướng khác để tránh. Ai cũng biết tai nạn loại này có thể làm
hỏng cả chiếc xe. Thế mà chính quyền đành bó tay không biết phải xử lý
tụi thú hoang này như thế nào cơ đấy!
Người Mỹ làm như cũng không biết ăn thịt thú rừng, thậm chí không có nhà
hàng nào bán thịt thú rừng, họ chả thiết đến loại thịt thú rừng thơm
ngon bổ như hươu nai, và cũng chả thiết lấy sừng bọn thú này để kiếm bộn
tiền !
Người Mỹ vẫn sống cùng những con thú hoang dã đó, thậm chí còn đưa ra
những biện pháp để bảo vệ chúng. Quả thật đó là một xã hội còn quá sơ
khai !
6. Phong cách
Người Mỹ làm như không biết tự trọng !
Các giáo sư Mỹ không quan tâm nhiều đến bề ngoài, họ không hề có cái gọi
là phong thái bác học. Giáo sư Davis chẳng hạn, là một giáo sư tâm lý
học cực kỳ nổi tiếng thế mà vào giờ nghỉ ông ấy cũng thường ăn bánh bích
quy với sinh viên trong văn phòng của mình, và bàn tán xôm tụ với họ về
bộ phim 21, hay về minh tinh Trung Quốc Chương Tử Di ! Ông cũng không
có phong cách uy nghi của một nhà bác học, và điều đó làm tôi thất vọng
ghê gớm !
Các nghiên cứu sinh sau tiến sĩ cũng không bao giờ ghi hai chữ Ph.D. lên
danh thiếp của mình như ở nước ta. Họ thậm chí cũng không biết cách thể
hiện vị thế của mình. Thành ra những người học với những ông thầy như
vậy nếu trở thành những quan chức thì làm sao biết cách đi đứng nói năng
cho đúng bộ lệ đây !
Còn ở Trung Quốc, giờ đây các công chức dường như rất biết cách để thu
hút sự kính trọng của dân chúng, thậm chí đến cả vị giám đốc của một cơ
quan tầm tầm ở Trung Quốc có khi còn uy thế hơn cả Tổng Thống Mỹ cơ đấy !
Một công dân hạng ba của Trung Quốc có khi còn xa một công dân hạng
nhất của Mỹ là vậy !
7. Học đường
Học sinh tiểu học Mỹ chả có lý tưởng cao xa gì sất.
Chúng không hề có ý định đi học để trở thành ông này bà nọ trong chính
quyền! Không hề có học đường nào dành cho chủ tịch, bí thư, ủy viên
tương lai, như tôi đã từng thấy hồi còn nhỏ ở quê nhà. Các em không có
bài tập về
nhà. Bài tập về nhà kiểu như các học sinh như các học sinh Trung Quốc là khá xa lạ ở Mỹ.
Trường học ở Mỹ chú trọng đến đạo đức, trước hết để giúp cho các đứa trẻ
trở nên những công dân có đủ tư cách , sau đó mới tính đến chuyện lý
tưởng lâu dài. Trở thành công dân có đủ tư cách ư? Một quan niệm nghe
mới cổ hủ làm sao !
8. Y tế
Người Mỹ làm lớn chuyện một cách kỳ cục khi có bệnh.
Đầu tiên họ đi bác sĩ khám bệnh, rồi bác sĩ kê toa. Rồi cầm toa đó đi
mua thuốc, mua xong còn phải nghe dược sĩ hướng dẫn sử dụng … ôi chao
mọi việc chẳng thể nhanh gọn như ở Trung Quốc … Tôi chả hiểu tại sao ở
Mỹ lại phân biệt việc khám bệnh với việc bán thuốc … mà lẽ ra nên tách
rời lợi nhuận với trách nhiệm !
Rõ ràng là các bệnh viện ở Hoa Kỳ không biết kiếm tiền mà ! Sao lại phải
nói tên thuốc cho bệnh nhân biết chứ ? … chỉ có như vậy họ mới độc
quyền bán thuốc với giá cao gấp cả chục lần cơ mà ! Có quá nhiều cơ hội
làm ăn béo bở thế mà họ không biết tranh thủ khai thác, rõ ràng kinh tế
thị trường tư bản chủ nghĩa ở Mỹ đã chết rồi !
9. Báo chí
Ý kiến của công chúng Mỹ thật chả ra làm sao !
Đôi khi tôi hoàn toàn mất kiên nhẫn với sự ngu dốt và khờ khạo của người Mỹ.
Chẳng hạn khi họ biết Trung Quốc có đài truyền hình và báo chí, họ đã
hỏi tôi một câu ngu dốt như thế này: Hóa ra Trung Quốc cũng có báo chí à
? Nghe mà bực cả người!
Chúng ta có những tờ báo tiếng Trung được Bộ Truyền Thông cho phép ấn
hành sau khi đã rà soát một cách cẩn mật đấy chứ . Báo của chúng ta toàn
là những bài ca tụng lãnh tụ lên mây cả, có đâu như báo Mỹ, công chúng
đóng góp phê bình loạn cả lên, thậm chí còn dám “chưởi” cả tổng thống
nữa cơ đấy!
Báo chí chúng ta đâu có chuyện công khai mấy vụ bê bối của quan chức,
bởi nếu cứ tung hê lên thì sau này ai mà muốn làm lãnh đạo nữa chứ !
10. Tâm linh
Người Mỹ có đời sống tinh thần hết sức vô vị nhạt nhẽo.
Tôi chả hiểu tại sao trước mỗi bữa ăn họ lại lẩm bẩm mấy câu kinh thánh nghe hết sức khờ khạo: “Cầu Chúa phù hộ nước Mỹ”.
Thật là buồn cười quá đi: Nếu Chúa phù hộ nước Mỹ thì làm sao lại để
nước Mỹ lạc hậu, sơ khai, đơn giản đến thế này? Cầu Chúa có ích lợi gì
chứ? Thực tế nhất là bạn nên dành thời gian đó để đi lễ thủ trưởng như ở
nước ta!
Đó mới đúng là hiện đại chứ lỵ !
11. Lối sống
Người Mỹ chả có khái niệm về thời gian.
Bất luận chuyện lớn chuyện nhỏ, người Mỹ đều ngoan ngoản đứng vào hàng
chờ đợi … Còn người Trung Quốc chúng ta – như bạn biết đấy – khôn hơn
nhiều!
Bất kể đám đông như thế nào, chúng ta vẫn có kỹ năng chen lấn tuyệt vời,
điều này giúp tiết kiệm thời gian, và tránh được sự mệt mõi khi đứng
chờ !
Nếu ai đó biết đi cổng sau thì kết quả tiết kiệm thời gian còn tuyệt hơn nữa..
Thế mà những người Mỹ lẩm cẩm lại không biết đến những điều hay ho đó cơ chứ!
12. Mua bán
Những cửa hàng ở Mỹ có một phong cách buôn bán hết sức vô lý: bạn có thể
đem trả lại hàng hóa vài tuần sau khi đã mua về mà thậm chí cũng không
cần nêu lý do. Ở ta thì làm gì có chuyện cho đổi hàng mà không hò hét
quát tháo nhau ra trò chứ !
13. An toàn
Nước Mỹ không an toàn chút nào! Tôi nói điều này bởi có tới 95% nhà dân
không cần tới lưới chống trộm và lại không có hàng rào xung quanh, và
điều kỳ lạ này nữa là: chả biết mấy tên trộm đi đâu hết rồi nhỉ? Có
nhiều ngôi
nhà đẹp đẽ sang trọng mà ban đêm nhiều người Mỹ không biết khóa cửa lúc họ đi ngủ nữa. Thật mất an toàn hết sức!
14. Giao thông
Người Mỹ sao mà nhút nhát và yếu đuối quá vậy không biết ! Tôi nói điều
này cũng bởi có tới 95% tài xế không dám vượt đèn đỏ! Ở nước ta thì phần
lớn tài xế đều có thừa dũng cảm vượt đèn đỏ.
Và mặc dầu 99% dân Mỹ có xe hơi, vậy mà cách lái xe của họ thật lạ: bao
nhiêu là xe cộ lưu thông nhưng không mấy khi nghe tiếng còi xe, phố xá
vì thế vắng lặng đến nỗi cứ ngỡ không phải là phố xá nữa, tại sao người
lái xe lại không bóp còi inh ỏi cho sướng tay như ở bên ta nhỉ? Phố xá
bên Mỹ làm sao mà bì được với phố xá ồn ào náo nhiệt ở Trung Quốc cơ chứ
!
15. Tình cảm
Người Mỹ rất là thiếu tình cảm và hình như không có cảm xúc. Có tới 95%
nhân viên người Mỹ không nghĩ tới việc phải làm gì cho tiệc cưới của sếp
hoặc của con cái xếp, họ chẳng bao giờ phải vắt óc tìm ra lý do để chăm
sóc sếp của mình. Ở Trung Quốc liệu có ai điên đến mức bỏ qua cơ hội
chăm sóc sếp của mình không? Nói cách khác, có ai dám làm điều đó không?
Hãy xem, người Trung Quốc chúng ta có biết bao nhiêu là tình cảm thương
mến đối
với lãnh đạo!
16. Nhạy bén
Người Mỹ không nhạy bén chút nào! 99% người Mỹ đều đi học, đi làm, và thăng quan tiến chức, mà không hề biết
đến sự cần thiết của “phong bì” để có thể mở ra một cánh cửa .. sau để
giúp cho họ được thăng quan tiến chức nhanh hơn, giống như người Trung
Quốc chúng ta!
Vậy thì còn đi Mỹ để làm gì nữa cơ chứ??!
(Blog Lề Trái)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét