Ở Lý Sơn, ngư dân làng chài
không sợ hãi cuồng phong, bão tố- điều mà cha ông họ xưa nay vẫn thản
nhiên đối mặt. Họ sợ đói nghèo, sợ những khoản nợ đến ngày đáo hạn và sợ
nhân tai dưới hình hài của những con tàu lạ.Sói biển sợ nợNgười
nổi tiếng nhất Lý Sơn giờ đương nhiên là “sói biển” Mai Phụng Lưu. Lưu
lì lợm. Lưu can trường. Lưu 4 lần bị Trung Quốc bắt. Lưu 4 lần trắng tay
ngập nợ. Bắt rồi, trắng tay rồi Lưu vẫn đi Hoàng Sa. Lưu là con sói can
trường đến liều lĩnh trên vùng biển Hoàng Sa. Nhưng bữa chúng tôi ghé
nhà, huyền thoại họ Mai, con sói biển của Hoàng Sa- đang lẩn mẫn ngồi
bóc tỏi. Cái bàn tay to bè thô nháp đã quen với sợi thừng, dây lưới giờ
lóng ngóng đến lạ.
Chưa khi nào Mai Phụng Lưu lại run như lần này. Cái danh sói biển được báo chí phong tặng, câu chuyện ly kỳ về sự can trường của Lưu khiến anh được một ngân hàng cam kết cho vay 300 triệu đồng để đóng tàu ra khơi. Nhưng vay rồi mà chưa hết run. Lạ thế. 30 năm đi biển, biết bao lần đối mặt với sóng to gió lớn. Suốt 7 năm qua, đã cả chục lần chạy trốn tàu Trung Quốc trên những bãi đã san hô tử thần, nơi mà sểnh tay lái ra là tan tàu mất mạng. Ngay cả 4 lần bị Trung Quốc bắt, Lưu cũng đã bao giờ biết sợ. Hoá ra Lưu sợ nợ. Sợ đóng tàu rồi lại bị thu giữ, rồi lại trắng tay. “Chắc chắn sẽ ra Trường Sa”- Lưu ngồi xây lưng vào nhánh cây phong ba mang về từ một hòn đảo nào đó ngoài Hoàng Sa và nói cứng. Nhưng anh nói không tự nhiên và người đàn ông của biển vốn ăn sóng nói gió bỗng nhỏ nhẹ và mệt mỏi khác thường. Nhìn mắt anh, tôi tin chuyến đầu tiên của anh sẽ lại là Hoàng Sa. Nhưng anh sẽ ra Hoàng Sa với nỗi sợ mất tàu, một nỗi sợ không có tên trong từ điển, nỗi sợ chính đáng mà không sự can trường hay lì lợm nào có thể khoả lấp đi được.
Cuộc mưu sinh ở Hoàng Sa là một cuộc mưu sinh nhọc nhằn. Lưu đãi chúng tôi chén rượu hải sâm cay sè. Hoàng Sa trù phú là biển lành của mực, của tôm hùm và nhất là của hải sâm vú. Mối con ít cũng triệu rưởi. Những ngư dân vẫn kháo nhau câu chuyện tàu của một ông Đồn nào đó trúng ổ hải sâm một chuyến thu về hơn 2 tỷ 8. Nhưng loài hải sâm sống sâu dưới 50-70 thước nước. Và neo tàu giữ mênh mông sóng nước, những ngư dân can trường nhất cắn dây thở, đeo bịch chì lặn sâu dưới đáy biển đen. Miếng cơm manh áo, hay giả gọi một cách sang trọng hơn là khát vọng làm giàu có lẽ còn mạnh hơn sự sợ hãi, dù nghề lặn thực chất là một cuộc đánh đổi giữa một bên là miếng cơm manh áo, và một bên là mạng sống của chính mình. Ở đảo bé Lý Sơn, rành rành một nạn nhân của nghề lặn nước. Bùi Văn Huệ, 35 tuổi, liệt hai chân sau một ca tai biến khi anh cố thoát lên từ độ sâu 40m. Ở Lý Sơn, chỉ có những khoản nợ và những lo toan miếng cơm manh áo như những chiếc đinh sắt thúc vào mạng sườn ngư dân khiến họ không đừng được việc ra khơi.
Cuộc mưu sinh ở Hoàng Sa là một cuộc mưu sinh khốn khổ. Chí ít là khốn khổ từ bảy năm nay. Từ 16, Lưu đã bắt đầu theo tàu đi biển. Anh đi miết. Đi nhiều đến nỗi anh thuộc từng chặng san hô, vừa huýt sáo vừa lái tàu đánh võng qua những khúc cạn chết người. Nhưng việc chạy tàu Trung Quốc không phải là trò đùa. Mỗi năm đi 12 phen thì chỉ 2 phen may mắn không gặp tàu trắng Trung Quốc (tàu ngư chính). Ngư dân mình, nói là đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam thì nói thế thôi chứ cứ thấy tàu trắng là cong đuôi lên chạy. Tàu cá chỉ chạy được 7 hải lý mỗi giờ vì thế cứ phải lao vào bãi san hô mà né. Né tàu trắng còn cuống, còn gấp, còn tim đập chân run hơn là né những cơn cuồng phong của biển cả. Chấp nhận lao san hô là bởi bị san hô xé đôi tàu hay bị Trung Quốc bắt nào có khác gì nhau. Đằng nào thì cũng trắng tay cả.
Lưu đã 4 lần trắng tay. Anh cho chúng tôi xem tờ giấy phạt của Trung Quốc. Năm 2005, chị Đợi, vợ Lưu đã phải cắm nhà, vay nóng để có tiền gửi sang Trung Quốc chuộc người. Đối với những người phụ nữ làng chài, chồng con họ mới là những thứ quý giá nhất, thiêng liêng nhất. Lần cuối bị Trung Quốc bắt tháng tám năm ngoái, Lưu trở về và ngay lập tức bị chủ nợ xiết con tàu nát. Bây giờ, sau 4 lần bị bắt, bên ngoài hai bàn tay trắng, vợ chồng cha con còn mang một khoản nợ ngập đầu 200 triệu. Lưu không sợ mới lạ.Nhân taiỞ Quảng Ngãi, ngư dân giờ nợ nần ngập đầu. Chẳng hạn như ở Bình Chánh, địa danh gắn với tên tuổi một sói biển khác là Tiêu Viết Là, dư nợ của ngư dân tại Ngân hàng nông nghiệp hơn 9 tỷ thì có tới 5,6 tỷ là những khoản nợ khó đòi. Đòi sao được khi sóng gió đại dương thổi bay những chiếc tàu ngư dân lả tả như chiếc lá. Tôi đã được nghe câu chuyện bi hài của ngư dân Nguyễn Tấn Sơn. Bão số 9 đã thổi tung chiếc tàu của anh lên tận Bình Dương, cách chỗ bỏ neo đến 5km. Cái tàu đi biển, dù chỉ vài chục mã (sức ngựa) cũng nặng tới vài tấn, không phải như con trâu, con bò mà bảo cứ tìm thấy là có thể xỏ mũi dắt về. Chi phí lai dắt 200 triệu làm Sơn méo hết cả mặt. Ngư dân Sơn dở khóc dở cười khi khoản nợ giờ đã lên tới 454 triệu mà tàu thì nằm một chỗ.
Cũng may là ngân hàng cũng không ráo riết thúc nợ. Giám đốc Ngân hàng nông nghiệp Bình Sơn, ông Phạm Điểm bảo: Ngư dân sợ nợ, cũng vì thế họ không chây nợ bao giờ. Vả lại, họ chỉ có một thứ tài sản là con tàu thì cũng đã mất rồi thì còn gì mà trả. Cho vay ngư nghiệp là loại vay nhiều rủi ro nhất, nhưng không phải vì thế mà không cho ngư dân vay. Hiềm một nỗi giờ Ngân hàng cũng không biết phải xử sao. Khó nhất cho Ngân hàng là với những trường hợp “mất tích”. Gì thì gì, quyền tuyên bố ai đó mất tích thuộc về toà án. Mà xưa nay, đã có trường hợp nào toà án tuyên bố ngư dân mất tích. Vì thế, những khoản nợ khó đòi cứ nằm đó, chềnh ềnh trên sổ sách của ngân hàng và thấp thỏm trong những nỗi lo toan cơm áo của những ngư dân.
Ngư dân xưa nay kiêng nói về chuyện may rủi. Kiêng đến mức ăn con cá không bao giờ dám lật. Ấy thế mà “nạn tàu trắng” đã khiến giờ họ chẳng cần ai xui cũng tự giác mua bảo hiểm. Sóng dữ không phải lần nào cũng lật tàu, nhưng gặp tàu trắng thì coi như là mất hết.
Theo báo cáo của UBND huyện Lý Sơn trong 2 năm 2009 và 2010, toàn huyện có 45 chiếc tàu bị chìm. Trong số này, có tới 14 chiếc được liệt vào dạng bị nước ngoài bắt giữ, tịch thu và bị tàu lạ đâm chìm. Tính cả tỉnh Quảng Ngãi, số tàu bè bị Trung Quốc bắt giữ, tịch thu, đâm chìm đến nay đã lên tới 62 chiếc. Ngay trong ngày chúng tôi ở đảo, liên tiếp xảy thêm 2 vụ tàu ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ, tịch thu phá hoại toàn bộ phương tiện, ngư lưới cụ. Nếu như trước đây, ngư dân bị bắt giữ, bị đòi tiền chuộc thì bây giờ, họ bị tịch thu, bị phá hoại tất cả. Máy định vị, thiết bị có tính chất cứu sinh bị quăng xuống biển. Ống lặn đi băm nát. Lương thực, dầu máy bị tịch thu. Bên ngoài câu chuyện trắng tay, họ bị bỏ rơi giữa biển cả mênh mông. Một hành động tàn nhẫn mà ngay cả những con vật cũng không đối xử với nhau như thế. Mới nói, cái sự sợ hãi của ngư dân, không phải trước cuồng phong, bão tố- điều mà cha ông họ xưa nay vẫn thản nhiên đối mặt, mà là vì nhân tai dưới hình hài của những con tàu lạ.
Nhớ hôm gặp Trần Hoà, phóng viên VietNamNet ở Quảng Nam, người vừa cùng ngư dân Quảng Ngãi vượt biển đi Hoàng Sa, tôi hỏi anh ngư dân được ai bảo vệ. Hoà chống cằm nhíu trán. Một lát, anh chỏ ngón tay lên trời. Ở Lý Sơn, mỗi gia đình ngư dân đều có một bàn thờ Thiên để ngay trước nhà. Họ tin vào ông Trời.
Người ta chỉ tin vào những thế lực siêu nhiên khi không còn biết bám víu vào đâu nữa.
source: http://www.pagewash.com///nph-index.cgi/000010A/uggc:/=2fia.360cyhf.lnubb.pbz/ghnaqqx/negvpyr=3fzvq=3d5458&ceri=3d5459&arkg=3d5455
Chưa khi nào Mai Phụng Lưu lại run như lần này. Cái danh sói biển được báo chí phong tặng, câu chuyện ly kỳ về sự can trường của Lưu khiến anh được một ngân hàng cam kết cho vay 300 triệu đồng để đóng tàu ra khơi. Nhưng vay rồi mà chưa hết run. Lạ thế. 30 năm đi biển, biết bao lần đối mặt với sóng to gió lớn. Suốt 7 năm qua, đã cả chục lần chạy trốn tàu Trung Quốc trên những bãi đã san hô tử thần, nơi mà sểnh tay lái ra là tan tàu mất mạng. Ngay cả 4 lần bị Trung Quốc bắt, Lưu cũng đã bao giờ biết sợ. Hoá ra Lưu sợ nợ. Sợ đóng tàu rồi lại bị thu giữ, rồi lại trắng tay. “Chắc chắn sẽ ra Trường Sa”- Lưu ngồi xây lưng vào nhánh cây phong ba mang về từ một hòn đảo nào đó ngoài Hoàng Sa và nói cứng. Nhưng anh nói không tự nhiên và người đàn ông của biển vốn ăn sóng nói gió bỗng nhỏ nhẹ và mệt mỏi khác thường. Nhìn mắt anh, tôi tin chuyến đầu tiên của anh sẽ lại là Hoàng Sa. Nhưng anh sẽ ra Hoàng Sa với nỗi sợ mất tàu, một nỗi sợ không có tên trong từ điển, nỗi sợ chính đáng mà không sự can trường hay lì lợm nào có thể khoả lấp đi được.
Cuộc mưu sinh ở Hoàng Sa là một cuộc mưu sinh nhọc nhằn. Lưu đãi chúng tôi chén rượu hải sâm cay sè. Hoàng Sa trù phú là biển lành của mực, của tôm hùm và nhất là của hải sâm vú. Mối con ít cũng triệu rưởi. Những ngư dân vẫn kháo nhau câu chuyện tàu của một ông Đồn nào đó trúng ổ hải sâm một chuyến thu về hơn 2 tỷ 8. Nhưng loài hải sâm sống sâu dưới 50-70 thước nước. Và neo tàu giữ mênh mông sóng nước, những ngư dân can trường nhất cắn dây thở, đeo bịch chì lặn sâu dưới đáy biển đen. Miếng cơm manh áo, hay giả gọi một cách sang trọng hơn là khát vọng làm giàu có lẽ còn mạnh hơn sự sợ hãi, dù nghề lặn thực chất là một cuộc đánh đổi giữa một bên là miếng cơm manh áo, và một bên là mạng sống của chính mình. Ở đảo bé Lý Sơn, rành rành một nạn nhân của nghề lặn nước. Bùi Văn Huệ, 35 tuổi, liệt hai chân sau một ca tai biến khi anh cố thoát lên từ độ sâu 40m. Ở Lý Sơn, chỉ có những khoản nợ và những lo toan miếng cơm manh áo như những chiếc đinh sắt thúc vào mạng sườn ngư dân khiến họ không đừng được việc ra khơi.
Cuộc mưu sinh ở Hoàng Sa là một cuộc mưu sinh khốn khổ. Chí ít là khốn khổ từ bảy năm nay. Từ 16, Lưu đã bắt đầu theo tàu đi biển. Anh đi miết. Đi nhiều đến nỗi anh thuộc từng chặng san hô, vừa huýt sáo vừa lái tàu đánh võng qua những khúc cạn chết người. Nhưng việc chạy tàu Trung Quốc không phải là trò đùa. Mỗi năm đi 12 phen thì chỉ 2 phen may mắn không gặp tàu trắng Trung Quốc (tàu ngư chính). Ngư dân mình, nói là đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam thì nói thế thôi chứ cứ thấy tàu trắng là cong đuôi lên chạy. Tàu cá chỉ chạy được 7 hải lý mỗi giờ vì thế cứ phải lao vào bãi san hô mà né. Né tàu trắng còn cuống, còn gấp, còn tim đập chân run hơn là né những cơn cuồng phong của biển cả. Chấp nhận lao san hô là bởi bị san hô xé đôi tàu hay bị Trung Quốc bắt nào có khác gì nhau. Đằng nào thì cũng trắng tay cả.
Lưu đã 4 lần trắng tay. Anh cho chúng tôi xem tờ giấy phạt của Trung Quốc. Năm 2005, chị Đợi, vợ Lưu đã phải cắm nhà, vay nóng để có tiền gửi sang Trung Quốc chuộc người. Đối với những người phụ nữ làng chài, chồng con họ mới là những thứ quý giá nhất, thiêng liêng nhất. Lần cuối bị Trung Quốc bắt tháng tám năm ngoái, Lưu trở về và ngay lập tức bị chủ nợ xiết con tàu nát. Bây giờ, sau 4 lần bị bắt, bên ngoài hai bàn tay trắng, vợ chồng cha con còn mang một khoản nợ ngập đầu 200 triệu. Lưu không sợ mới lạ.Nhân taiỞ Quảng Ngãi, ngư dân giờ nợ nần ngập đầu. Chẳng hạn như ở Bình Chánh, địa danh gắn với tên tuổi một sói biển khác là Tiêu Viết Là, dư nợ của ngư dân tại Ngân hàng nông nghiệp hơn 9 tỷ thì có tới 5,6 tỷ là những khoản nợ khó đòi. Đòi sao được khi sóng gió đại dương thổi bay những chiếc tàu ngư dân lả tả như chiếc lá. Tôi đã được nghe câu chuyện bi hài của ngư dân Nguyễn Tấn Sơn. Bão số 9 đã thổi tung chiếc tàu của anh lên tận Bình Dương, cách chỗ bỏ neo đến 5km. Cái tàu đi biển, dù chỉ vài chục mã (sức ngựa) cũng nặng tới vài tấn, không phải như con trâu, con bò mà bảo cứ tìm thấy là có thể xỏ mũi dắt về. Chi phí lai dắt 200 triệu làm Sơn méo hết cả mặt. Ngư dân Sơn dở khóc dở cười khi khoản nợ giờ đã lên tới 454 triệu mà tàu thì nằm một chỗ.
Cũng may là ngân hàng cũng không ráo riết thúc nợ. Giám đốc Ngân hàng nông nghiệp Bình Sơn, ông Phạm Điểm bảo: Ngư dân sợ nợ, cũng vì thế họ không chây nợ bao giờ. Vả lại, họ chỉ có một thứ tài sản là con tàu thì cũng đã mất rồi thì còn gì mà trả. Cho vay ngư nghiệp là loại vay nhiều rủi ro nhất, nhưng không phải vì thế mà không cho ngư dân vay. Hiềm một nỗi giờ Ngân hàng cũng không biết phải xử sao. Khó nhất cho Ngân hàng là với những trường hợp “mất tích”. Gì thì gì, quyền tuyên bố ai đó mất tích thuộc về toà án. Mà xưa nay, đã có trường hợp nào toà án tuyên bố ngư dân mất tích. Vì thế, những khoản nợ khó đòi cứ nằm đó, chềnh ềnh trên sổ sách của ngân hàng và thấp thỏm trong những nỗi lo toan cơm áo của những ngư dân.
Ngư dân xưa nay kiêng nói về chuyện may rủi. Kiêng đến mức ăn con cá không bao giờ dám lật. Ấy thế mà “nạn tàu trắng” đã khiến giờ họ chẳng cần ai xui cũng tự giác mua bảo hiểm. Sóng dữ không phải lần nào cũng lật tàu, nhưng gặp tàu trắng thì coi như là mất hết.
Theo báo cáo của UBND huyện Lý Sơn trong 2 năm 2009 và 2010, toàn huyện có 45 chiếc tàu bị chìm. Trong số này, có tới 14 chiếc được liệt vào dạng bị nước ngoài bắt giữ, tịch thu và bị tàu lạ đâm chìm. Tính cả tỉnh Quảng Ngãi, số tàu bè bị Trung Quốc bắt giữ, tịch thu, đâm chìm đến nay đã lên tới 62 chiếc. Ngay trong ngày chúng tôi ở đảo, liên tiếp xảy thêm 2 vụ tàu ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ, tịch thu phá hoại toàn bộ phương tiện, ngư lưới cụ. Nếu như trước đây, ngư dân bị bắt giữ, bị đòi tiền chuộc thì bây giờ, họ bị tịch thu, bị phá hoại tất cả. Máy định vị, thiết bị có tính chất cứu sinh bị quăng xuống biển. Ống lặn đi băm nát. Lương thực, dầu máy bị tịch thu. Bên ngoài câu chuyện trắng tay, họ bị bỏ rơi giữa biển cả mênh mông. Một hành động tàn nhẫn mà ngay cả những con vật cũng không đối xử với nhau như thế. Mới nói, cái sự sợ hãi của ngư dân, không phải trước cuồng phong, bão tố- điều mà cha ông họ xưa nay vẫn thản nhiên đối mặt, mà là vì nhân tai dưới hình hài của những con tàu lạ.
Nhớ hôm gặp Trần Hoà, phóng viên VietNamNet ở Quảng Nam, người vừa cùng ngư dân Quảng Ngãi vượt biển đi Hoàng Sa, tôi hỏi anh ngư dân được ai bảo vệ. Hoà chống cằm nhíu trán. Một lát, anh chỏ ngón tay lên trời. Ở Lý Sơn, mỗi gia đình ngư dân đều có một bàn thờ Thiên để ngay trước nhà. Họ tin vào ông Trời.
Người ta chỉ tin vào những thế lực siêu nhiên khi không còn biết bám víu vào đâu nữa.
source: http://www.pagewash.com///nph-index.cgi/000010A/uggc:/=2fia.360cyhf.lnubb.pbz/ghnaqqx/negvpyr=3fzvq=3d5458&ceri=3d5459&arkg=3d5455
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét