Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014

Lượm lặt - BIỆN CHỨNG CỦA DÂN CHỦ VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN - “Tử huyệt” của hệ thống ngân hàng - Thưa Thủ tướng, tôi không bán cái

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Ngư dân Việt Nam chưa một ngày nào để mất Hoàng Sa (Infonet).

Tàu ngư dân Quảng Ngãi bị xua đuổi, đập phá ở Hoàng Sa  -(TT)- UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có công văn chỉ đạo Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh và Sở Ngoại vụ khẩn trương nắm bắt thông tin về tàu, ngư dân của tỉnh Quảng Ngãi bị Trung Quốc xua đuổi, ngăn cản, đập phá tàu và lấy tài sản.
Chùm ảnh xuân về với quân và dân huyện đảo Trường Sa -(TTXVN).   — Xuất bản sách “Hoàng Sa, Trường Sa – Khát vọng hòa bình”  – (ND)
Phải đặt đại biểu Quốc hội lên trước Chủ tịch Quốc hội  -(MTG)   —-Áp lực xã hội buộc điều tra kẻ mật báo cho Dương Chí Dũng  -(NV)
Việt Nam đón Tết trong thiếu, đói  -(NV)
Phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng: Vận động cho nhân quyền VN trước cuộc kiểm điểm UPR của Hà Nội (VOA).
Động đất ở Sông Tranh 2 diễn ra dồn dập với cường độ ngày càng tăng   -(SM)
 Lại thêm một qui định phi lý và ngang ngược!   -(Bùi hoàng Tám -Dantri)
 Còn nhiều “đại án khó xử”  - (PT)   —   Luật sư biện giải thế nào về tội trạng của siêu lừa Huyền Như?  - (DT)  —   Những lùm xùm khiến hình ảnh ngân hàng xấu đi   -(Infonet)
 Chống tham nhũng từ minh bạch tài sản  -(ĐĐK)   —   Liên quan đến thực hiện Nghị quyết Trung ương IV (Khóa XI): Đang có đơn tố cáo, chưa giải quyết TTCP đã kí bổ nhiệm ông Lê Sỹ Bảy  -(NCT)   —    Vàng tặc lộng hành ở Quảng Nam – Kỳ 2: Ai tiếp tay cho vàng tặc?  -(ĐĐK)
Quan chức văng tục với công an “Tao chửi chúng mày đấy” nói gì?   – (Soha)   —    Quan chức không hay biết  -(PT)   —   Khổ vì xin xác nhận tình trạng hôn nhân  -(PLVN)   —  BHYT: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: Nghiêm cấm sách nhiễu dân!   -(ĐĐK)
 Tái bổ nhiệm cán bộ ngành y gây nhiều dư luận?  -(PLXH)

Từ Versailles đến Rạch Gầm  -(Nguyệt Quỳnh -RFA)
VOICE  -(Trịnh Hội -VOA) -  Cũng lâu rồi tôi mới viết về tổ chức phi chính phủ VOICE, viết tắt của 5 chữ “Vietnamese Overseas Initiative for Conscience Empowerment” mà Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích tạm dịch là “Sáng kiến Thể hiện Lương tâm Người Việt Hải ngoại”. Tôi là đồng sáng lập viên vào năm 2007 và cũng là Giám đốc Điều hành (Executive Director) hiện đang quản lý VOICE cùng với 4 thành viên khác trong Ban Quản Trị (Board of Directors) đó là Anh Đoàn Việt Trung, cựu Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự do Liên bang Úc Châu (Úc), Cô Jaclyn Fabre, cựu Giám đốc Điều hành tổ chức LAVAS (Mỹ), Anh Max Võ, cựu Chủ tịch Cộng đồng Người Việt tại Toronto (Canada) và Cô Jessica Soto, cựu Giám đốc Điều hành tổ chức Ân xá Quốc tế Philippines (Phi Luật Tân).

‘Tọa sơn quan hổ đấu’  -(Lê diễn Đức -NV)   -Chúng ta còn nhớ, ông Nguyễn Bá Thanh, phó ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, đã không hề thông báo trước, “bất ngờ xuất hiện” ở phiên tòa xét xử Dương Chí Dũng và đồng phạm vào sáng Thứ Bảy ngày 14 tháng 12, 2013.
Chuyện trường đua  -(Nguyễn xuân Nghĩa -NV)  -Ba ngày sau khi Bộ Quốc Phòng Bắc Kinh đơn phương thông báo việc thành lập Vùng phòng không ADIZ (Air Defense Identification Zone) ngoài Ðông hải của Trung Quốc thì tỉnh Hải Nam tặng các nước Ðông Nam Á một món quà khó nuốt: Kể từ đầu năm Dương lịch 2014 mọi ngư thuyền ra vào Trung Nam Hải sẽ bị kiểm soát. Khu vực mơ hồ này bao trùm lên vùng độc quyền kinh tế EEZ của tỉnh, mà còn phủ lên hai triệu cây số vuông ngoài biển là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang tranh chấp về chủ quyền với các nước Ðông Nam Á. Chưa biết tỉnh Hải Nam có khả năng kiểm soát thực tế hay chăng, biện pháp công bố cũng đã là một sự cưỡng từ đoạt lý. Nói cho gọn là cưỡng đoạt trắng trợn.  Trận đánh về ngoại giao và pháp lý đã bắt đầu.
Sẽ có ngày lấy lại HOÀNG SA  -(Phan duy Kha blog)

BIỆN CHỨNG CỦA DÂN CHỦ VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN  -(Mõ Làng)
Nắm chắc thời cơ vàng   -Nguyễn Mộng Hoài   -(Quechoa)

Về vụ “Kiều nữ Hải Dương”: các cơ quan liên quan sớm vào cuộc làm rõ  – Nguyễn Thanh Hà  -  80 tuổi, nguyên PV TTXVN  -(Quechoa)  -Theo dõi thông tin trên nhiều trang mạng những ngày gần đây có thông tin khá giật gân về một “Kiều nữ Hải Dương” đã dụ hàng chục người nam giới làm nghề xe ôm vào biệt thự của mình để thỏa mãn tình dục. Đáng chú ý là có ngày, một anh xe ôm phải “hành động” đến ba mươi lần, mệt nhoài.  ===>>>
Vụ Đinh Đức Lập: Lãnh đạo Mặt trận chưa giải quyết tố cáo theo đúng quy định của pháp luật  -(Hữu Nguyên)
MỘT ĐỜI MƯU MẸO  -(Minh Diện -BVB)
Tháng Chạp này, càng nhớ về ‘NHỮNG NGƯỜI THÁNG CHẠP’  -(Nguyễn nguyên Bình -BVB)
Tội Ác của Tư Bản  -(Alan Phan)  -Cái tự do của tư bản   – Dù là một triết thuyết tràn khắp toàn cầu và gần như 100% nhân loại là tín đồ, tư bản không có kinh sách nào chánh thức, không có tổ chức, không có lãnh đạo, không có đảng phái, không có cả một bộ phận nào để ban phát thẻ hội viên. Bạn có muốn gia nhập hay đứng ngoài cuộc chơi là một lựa chọn đơn thuần cá nhân. Tuân theo quy luật (không viết ra rõ ràng) thì bạn có thể thâu ngắn con đường đến mục tiêu. Không thì cứ chậm rãi, không ai thúc hối, phê bình hay đòi bạn tự phê hết. Muốn học về tư bản thì phải tự đi tìm tài liệu, chỉ muốn nghe Lý Nhã Kỳ dậy về kinh doanh thì cứ tự nhiên.
Chính vì cái căn bản “tự do” này, nên tư bản tha hồ diễn biến hoà bình hay chiến tranh, tha hồ điều chỉnh, tái cấu trúc…kiểu lớn kiểu nhỏ, tuỳ người tham dự quyết định. Và đó cũng là lý do tư bản sẽ sống thêm vài thế kỷ nữa, mặc cho những khiếm khuyết luôn luôn tồn tại.
Nhưng cá nhân tôi thích nhất một điều về tư bản: không ai léo nhéo bên tai tôi suốt ngày về ưu việt, về đỉnh cao, về quyết liệt. Cứ làm đi rồi biết liền.
“Tử huyệt” của hệ thống ngân hàng -(Alan Phan)

40 năm Hải chiến Hoàng Sa: Khi nước lớn quyết ra tay  -(TVN)  — Cần coi trọng pháp quyền trên biển  -(TT)   —  Ngô Sỹ Tồn: Nếu Mỹ – Nhật tiến thêm, Trung Quốc sẽ áp ADIZ ở Biển Đông  -(GDVN)
Trải lòng cùng bộ trưởng ‘lấy đá ghè chân mình’  -(TVN)  —  ‘Dường như ta mới nghe những gì ta muốn’  -(VNN)  —  Xử nghiêm báo chí phi văn hóa, vô trách nhiệm  -(VNN)   —  Biện pháp kê khai tài sản đã mạnh mẽ  -(TT)
Miếu thờ quan và ngôi trường mang tên giám đốc sở  -(TT)
Nhiều du khách Việt bỏ trốn tại Israel  -(TT)   —  Khắp nơi cảnh giác du khách Việt: Xuất ngoại rồi bỏ trốn  -(VNN)   —  Nông dân Việt xuất ngoại dạy trồng bưởi  -(TT)
Luật sư tố đại diện VKS “giải thoát” cho VietinBank” (?!)   – (NLĐO)
Đại gia Phạm Trung Cang chưa thể thoát án Bầu Kiên  -(VNN)    —    Ông Phạm Trung Cang không có mặt tại Việt Nam   – TT – Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, ông Phạm Trung Cang (sinh ngày 24-10-1954, nguyên phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – ACB) hiện không có mặt tại Việt Nam.   >>>  Làm rõ vai trò đồng phạm của ông Phạm Trung Cang

Lời dặn giữ cờ Tổ quốc của Tư lệnh Hải quân VN  -(ĐV)   —  Trung Quốc vứt bỏ UNCLOS, cậy mạnh chia lại khu vực -(ĐV)   —   Mỹ đe Trung Quốc: Đừng khiêu khích nguy hiểm trên Biển Đông -(ĐV)   —  Nhật Bản thúc đẩy hợp tác trên biển với Việt Nam -(ĐV)
Xúc động lễ thượng cờ bàn giao tàu ngầm tại căn cứ Cam Ranh  -(GDVN)   —  Hải quân Việt Nam tự hào tiếp nhận tàu ngầm Hà Nội -(ĐV)  —  Trung Quốc đang hung hăng một cách nguy hiểm  -(GDVN)
Philippines muốn sắm 6 tàu khu trục đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông  -(GDVN)
Lại thêm một qui định phi lý và ngang ngược!   -Bùi hoàng Tám  -(Dân trí) – Có lẽ không phải chỉ bây giờ mà từ ngàn năm nay với Việt Nam, Trung Quốc vẫn thường “nói một đằng làm một nẻo”, “mềm nắn, rắn buông”, “cá lớn nuốt cá bé”… Song cũng từ ngàn năm nay, dân tộc Việt Nam chưa bao giờ khuất phục…
Nhưng đó là những người Dân Việt nam cũng như Tác giả – Còn lãnh đạo CHXHCN VN thì đâu có vậy- Trung cộng “vừa là đ/c vừa là anh em” , cùng chung ý thức hệ mới tốt với nhau , nào là 16 chữ dzàng khè, 4 tốt…Còn lãnh đạo QĐND VN thì “Nhớ ơn nhường cơm xẻ áo của TQ”….”hợp tác toàn diện- Giao lưu hữu hảo”  ….nó nhiều chữ nghĩa và phát biểu công khai Trung cộng nghe mà hớn hở vui mừng…- Thì hậu quả như hôm nay là điều dĩ nhiên của những kẻ mọp Bắc kinh suốt thời gian dài , cúc cung bái nó thôi – Than trách nó cái giống gì???nó còn ôm bụng mà cười cho. Ngàn đời con Dân Việt Nam chính thống ai mà không hiểu cái thâm ,tráo trở , bành trướng, vừa ăn cướp vừa la làng….của bành trướng- Chỉ bọn Việt gian bán nước theo Hán mới tung hê, cúc cung Hán cẩu tận tụy quay lại giết chóc đàn áp Đồng Bào ta.
Thủ tướng tái bổ nhiệm Thứ trưởng Tài chính -(ĐV)   —  Bộ Tài chính làm việc với Hiệu trưởng ‘tòm tem’ vợ bạn -(ĐV)   — Những chuyến ‘vi hành’ tòa án của ông Nguyễn Bá Thanh -(ĐV)   —  Bảy Thứ trưởng vi hành, tai nạn nghiêm trọng vẫn xảy ra -(ĐV)
Công nhân Samsung, Nokia Việt Nam sống chung với “rác độc“? -(ĐV)   —  Hàng không lại bỏ lọt 1.500kg gỗ lậu sau lô 229kg heroin -(ĐV)
Kỳ 1: Có một cuộc sống ‘ổ chuột’ trong lòng Sài Gòn  -(ĐV)   —-Không tham gia xét hỏi, VKS kết luận Vietinbank vô can  -(ĐV)   —  Vụ Huyền Như: “Vietinbank dám làm thì phải dám chịu trách nhiệm”  -(DV)
Không để hàng không ‘móc túi’ người dân Côn Đảo  -(ĐV)    —   Thói xấu của người Việt khiến hàng Trung Quốc ngập thị trường  -(ĐV)
Xã hội đang rất cần có thêm nhiều “người hâm”  -(GDVN) – Xã hội ngày nay “Thạch Sanh thì ít mà Lý Thông thì nhiều”, những việc làm cao đẹp thường bị cho là chỉ có ở “người hâm”…?
Khu vực công “chảy máu chất xám” trầm trọng vì lương thấp?  -(GDVN)
Bé trai nguy kịch sau tiêm vắc xin Quinvaxem   – (Dân trí) – Các bác sĩ tiên lượng tình trạng của bé trai Trần Lê N. (2,5 tháng tuổi, trú tại TP Đà Lạt) hiện rất nặng sau khi bé này tiêm vắc xin Quinvaxem tại Trạm Y tế phường 7 vào ngày 14/1.   —  Bé 2 tháng tuổi tử vong sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem   -(NLĐ)   —    Em trai CSGT chết bất thường tại trụ sở công an phường  -(NĐT)
Công trình sai phạm mười mươi, chính quyền vẫn “rón rén” đợi tòa  -(Dân trí)   —  Dân ngợi khen chủ trương “dưới đất”  -(DT)
Trẻ mầm non nước mình sướng nhất thế giới!  -(Dân trí) – “Không đâu chăm lo mầm non tốt như nước ta” – Đó là phát biểu của ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó giám đốc Sở giáo dục đào tạo TPHCM tại buổi làm việc với huyện Bình Chánh ngày 13.1. 2014, theo báo Đất Việt, bài “Trẻ mầm non sướng thế còn đòi gì?”.    >> Trẻ mầm non sướng thế còn đòi gì?
Đường dây nóng cho người Việt tại Thái Lan  -(DV)   —Hoa Kỳ công bố chiến lược hợp tác phát triển cho Việt Nam  -(DĐDN)
Nghị sĩ Mỹ đòi Washington tỏ lập trường cứng rắn về Biển Đông  -(RFI)
Làm thế nào để người dân tiếp cận với phong trào đấu tranh dân chủ?  -(RFA)  -Công nhân và học sinh sinh viên là thành phần chiếm đa số tại thành phố. Song phần lớn trong số họ chưa được lôi kéo để tiếp cận và để tham gia phong trào đấu tranh dân chủ. Các nhà chính trị đối lập đã, đang và sẽ có các giải pháp gì để tiếp cận và lôi kéo các thành phần này?
Đổi mới nông nghiệp: bài toán khó của Thủ tướng  -(RFA)    —   Quá khó để che cho Phạm Quý Ngọ  -(RFA)
Việt Nam hôm nay, ngày 15.01.2014  -(DCCT)  >>>  UBND tỉnh Khánh Hòa muốn DCCT tiếp tục lên tiếng về đất đai tôn giáo   >>>  Hội thảo UPR: Trách nhiệm Việt Nam là thành viên Hội Đồng Nhân Quyền LHQ

Một lòng hay hai lòng?  -(Đinh kim Phúc -RFA) -  Thử hỏi VN đã có bao giờ mang quân sang gây hấn, hay tàu chiến của Hải quân VN bắt bớ, đánh đập và đòi tiền chuộc ngư dân TQ bao giờ chưa? Thế mà những người đồng chí, anh em đó đã làm như vậy, thường xuyên hù dọa, nạt nộ… thì người dân bình thường như chúng tôi sẽ phải hiểu như thế nào?
Thưa Thủ tướng, tôi không bán cái  -Nguyễn trung Chính -(XHDS)
Để đòi lại Hoàng Sa, chúng em phải làm gì?  -(Infonet / XHDS)  – Trả lời: Một việc quan trọng, là các em hãy cố nói thật, nếu còn sợ thì đành tạm im lặng, đừng có cố rao giảng kiểu ngọng nghịu, nói lảng, nói dối như nhiều bậc cha chú.
Giáp Văn Dương – Kiệt quệ niềm tin, kiệt quệ vốn xã hội  -(DL)
Video đầu tiên tham dự cuộc thi Quyền Con Người và Tôi 2013 với chủ đề Bình Đẳng  -(DL)
Bản án Tòa Án Nhân Dân Tỉnh Phú Yên dành cho ông Ngô Hào trong phiên tòa sơ thẩm ngày 11/9/2013  -(DL)
Blogger Paulo Thành Nguyễn bị cấm xuất cảnh ngày 15/1/2014  -(DL)
Lu – Chúng ta để lại gì cho thế hệ mai sau?  -(DL)   — Nguyễn Tiến Dũng – Chuyện lề trái lề phải  -(DL)
Kami – Đọc báo của Đảng dân biết tin ai?  -(DL)   —  Nguyễn Văn Tuấn – Tử tế với nhau và… học nói  -(DL)
Dương Hoài Linh – Sự tan rã tất yếu của một chính thể chuyên chế  -(DL)
Chuyện vui: BỨC TRANH “ĐỒNG CHÍ LÊNIN ĐANG Ở VARSZAWA”   -(DL)
Hoàng Sa và Trường Sa … trong sách Tiếng Việt lớp 1 của nhóm Cánh Buồm  – Lê Phú Khải  -(Boxitvn)
Tại sao tập thơ của ông Nguyễn Thanh Giang bị thu hồi? -(Boxitvn)
Mấy suy nghĩ tản mạn về giáo dục   – Mạc Văn Trang, PGS TS Tâm lý học -(Boxitvn)
Việt Nam theo đuổi mô hình cải cách của Trung Quốc  – Bảo Anh chuyển ngữ, CTV Phía Trước  – Vũ Minh Khương, NUS/EAF

KINH TẾ
- Năm 2014: Tinh thần của ngành Tài chính là minh bạch (PT).
Trình chứng minh thư khi mua bán vàng trên 300 triệu đồng  -(MTG)    —  Vỡ hụi, hơn 200 người gần như “chết đứng”  -(MTG)
Đầu tư của Việt Nam vào Campuchia tăng vọt  -(VOA)
Bộ Tài chính bóc mẽ ‘hộp đen’ hoa hồng xăng dầu  -(VEF)    >>>  Cú ra mắt trăm tỷ của con gái đại gia Đặng Thành Tâm    >>>>  Vợ chồng Trần Đình Long trúng đậm trăm tỷ cuối năm
Dân bất động sản đi làm xe ôm kiếm Tết  (VEF)   —  Ngân hàng bất ngờ tăng phí dịch vụ   - (NLĐO)
Luật DN như… “ốc đảo”   -(DĐDN) – Nói về Luật DN hiện hành, Luật sư Trần Hữu Huỳnh nhấn mạnh, “mặc dù được xây dựng trên mối quan hệ thống nhất, biện chứng song Luật DN được đứng tách biệt như một “ốc đảo” giữa hệ thống pháp luật thời đó   >>>  “Mổ xẻ” nguyên nhân thất bại của doanh nghiệp
Người trồng mía xin ở tù vì bại sản   -(LĐ)  -Dốc toàn bộ vốn liếng và công sức vào 300ha đất trồng mía trong suốt 3 năm, 9 gia đình ở Bến Lức (Long An) không những không thu được gì mà còn rơi vào cảnh…
Tập đoàn PetroVietnam tạm ngừng họat động tại Venezuela  -(RFI)   —  PetroVietnam tạm ngừng khai thác dầu tại Venezuela  -(RFA)
hiều công ty nhà nước được niêm yết tại thị trường chứng khoán  -(RFA)

VĂN HÓA-THỂ THAO
- Phục chế các án thờ Hoàng gia ở Triệu Tổ Miếu – Đại Nội Huế (TTVH).
- Chuyện tình nhạc sĩ Phạm Duy: Phần 2: Nỗi buồn u uẩn và đám cưới của Thái Hằng (MTG).
Nhạc sĩ Phạm Duy  : Phần 1: Phạm Duy và những mảnh tình vắt vai  -(MTG)
‘‘Đờn ca tài tử’’ : Hồn cốt cổ truyền trước làn sóng hiện đại  -(RFI)


GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- GS Hoàng Xuân Phú: “Được trả tiền mới hót thì đâu còn là chim?” (VietQ/VNN).
Giáo viên dạy ngoại ngữ chỉ được đi thực tế qua ảnh – (VNN)   —   ‘Được trả tiền mới hót thì đâu còn là chim?’  -(VNN)
Lập hội đồng dạy quốc phòng, đưa vào trường học  -(VNN)
Cơ hội việc làm cho sinh viên sẽ khó hơn  -(TT)   —  GS Đào Trọng Thi: Đề nghị bỏ thi đại học là trái luật  -(DV)
Giáo dục Việt Nam có nhiều sự gây cười  -(NĐT)    —  Học trò yêu bạo: Phá tan hố ngăn thầy – trò  -(NLĐ)


XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Coi chừng bị lừa!   -(NLĐ)  -Trong năm 2014, Việt Nam chưa tuyển dụng lao động mới cho thị trường Hàn Quốc, người lao động cảnh giác để tránh bị lừa đảo


Cắt cổ nhà báo, giết người hay chỉ gây thương tích?  -(MTG)    —   Hiệu trưởng đại học đưa vợ thuộc cấp vào khách sạn  -(NV)
Vụ xử án ăn trộm Dê tới 14 phiên, không biết chót chưa!?  Quái đản quái dị…:  -Kỳ án trộm dê ở Bình Thuận: 9 năm 6 tháng vẫn chưa có kết luận (LĐ)   —  Video: Tòa Việt Nam: “Đây thích nằm thì cho nằm luôn”  -(Long Hoàng)   — Xử nằm – hình ảnh đau lòng trong phiên tòa kì án trộm dê   – (MTG)   —   Đề nghị 30-36 tháng tù giam cho bị cáo “kỳ án trộm dê”- (TT)  —  Kỳ án trộm dê: Tiếp tục “hành” bị cáo vô tội với cáo trạng mới -(MTG)  — Lại trả hồ sơ “kỳ án” trộm dê -TT)
Đại gia Kiên Giang: Xây lăng mộ 3000 lượng vàng cho cha mẹ  -(VNN)
Va chạm, tài xế taxi rượt đánh người trên phố  -  (NLĐO)   —-Bắt kẻ giết người lẩn trốn vào Nha Trang  (NLĐO)   >>>> Bắt giữ đôi nam nữ nghi sát hại nam thanh niên trong đêm
Bị truy nã, bà trùm ma túy tới nhà người tình kém 18 tuổi ẩn náu  -  (NLĐO)   —Xài miễn phí nhà vệ sinh 3-4 sao  -(NLĐ)
Phong tỏa vườn rậm, bắt hai kẻ cướp   -(NLĐO)    —-   Làm rõ vụ 10 container hàng lậu lọt lưới hải quan  -(NLĐ)
HS lớp 11 trộm đồ lót,đâm liên tiếp thiếu nữ đang ngủ  -(ĐV) —-  Hà Nội: Đang đỗ trong sân, xế hộp bốc cháy dữ dội  -(DT)
Về quê nghỉ tết, một phụ nữ bị xe cán chết  -(DT)   >>>>  TPHCM: Biển lửa bùng phát dữ dội tại kho chứa vải   >>> 2 năm tủi nhục của thiếu nữ bị lừa bán vào nhà thổ Trung Quốc
Hà Nội: Nam thanh niên nhảy từ tầng 24 tự sát  -(DV)   >>>  Cướp lẻn vào trói cô giáo trong nhà tắm, giở trò đồi bại   —   Ném lựu đạn nhà dân: Xử lý khó hiểu của công an!  -(KT)
Vụ “bắt giam hòn đá”: UBND huyện đồng ý bồi thường hơn 20 triệu đồng  -(LĐ)    —  Sinh viên đang dắt đi sửa, xe máy bất ngờ bốc cháy  -(NLĐ)
Dịch vụ trông chó, mèo “hốt bạc” dịp Tết Nguyên đán  -(NLĐ)   —  Nói “bị cáo lười lao động”, KSV bị phản ứng  -(PLTP)
Hiếp dâm 2 con gái riêng của người tình  -(TN)

QUỐC TẾ

Bangkok: nhân viên chính phủ làm việc tại văn phòng tạm thời  -(RFA)   —  Phe đối lập ở Thái Lan đòi bắt Thủ Tướng Yingluck   -(RFA)
Nhật Bản viện trợ 320 triệu USD cho Châu Phi  -(RFA)   —  2014, bài toán trắc nghiệm thuyết Abenomics  -(RFI)
Liên Đoàn Phụ Nữ Miến Điện cáo buộc quân đội lạm dụng phụ nữ  -(RFA)
Indonesia: người âm mưu đánh bom đại sứ quán Miến Điện bị kết án 6 năm tù  -(RFA)
Lãnh tụ đối lập Sam Rainsy của Campuchia ra hầu tòa  -(RFA)   —  Tòa án Cam Bốt không kết tội hai lãnh đạo đối lập  -(RFI)   —  Lãnh tụ đối lập Campuchia ra tòa về cáo buộc xúi giục biểu tình  -(VOA)
Bạn gái "chính thức" của ông Hollande là bà Valerie Trierweiler (phải), nhưng ông bị cáo buộc đang có quan hệ tình ái với diễn viên Julie Gayet (trái)
Trung Quốc: 3,6 tỷ lượt người sẽ di chuyển dịp Tết  -(RFA)   —  Trung Quốc : Chất độc hại được tìm thấy trong quần áo trẻ em  -(RFI)   —   Trung Quốc: Các bản án gắt gao có an ủi được người bị mất con?  -(VOA)
Anh Quốc cho một người vô thần tị nạn  -(BBC) – Trong trường hợp có thể là chưa tiền lệ, Anh Quốc cho tị nạn một người Afghanistan vì ‘không tin vào tôn giáo nào’.
Dân Ai Cập biểu quyết bản hiến pháp được quân đội hậu thuẫn  -(VOA)   — Phụ nữ Afghanistan tìm cơ hội thăng tiến bất chấp hiểm nguy  -(VOA)
Đài Loan vận động để gia nhập 2 khu vực mậu dịch TPP và RCEP  -(VOA)
Quốc hội Mỹ đồng ý về ngân sách năm 2014 của chính phủ  -(VOA)
Mexico điều động quân đội đến khu vực băng đảng ma túy  -(VOA)   —Nổ súng tại trường học bang New Mexico, ít nhất 4 người bị thương  -(VOA)   —  Giao tranh giữa Quân Đội và Dân Phòng Mexico  -(NV)
Lụt lớn ở Philippines: 20 người chết, 13 mất tích  -(NV)   –Thuyền chở người tị nạn Nam Sudan bị lật, ít nhất 200 người chết  -(NV)
Công dân CHDCND Triều Tiên chạy sang Hàn Quốc ngày càng thường xuyên  -(Rosbalt/ Kichbu)   —  Hơn 1.500 người Triều Tiên chạy sang Hàn Quốc- (PNTP)   —   Đánh bom, đốt cháy xe ở Bangkok  -(TT)
Mỹ nổi giận với Israel   -(NLĐO)   —  Nghị sĩ Mỹ: Nhất định không khoan nhượng với Trung Quốc  -(NLĐ)
________________________________________________________________________________________
Manila mua thêm 2 tàu chiến Mỹ  -(RFI)
Hoa Vi phủ nhận bị Hoa Kỳ cài thiết bị theo dõi -(RFI)   —  Trung Quốc : Dự trữ ngoại tệ đạt kỷ lục 3.820 tỷ đô la -(RFI)  –  Chu Vĩnh Khang : Ngày tàn được báo trước -(RFI)   —   TQ thử thành công tên lửa siêu tốc  -(BBC)
Một vụ nổ lớn tại tư dinh cựu Thủ tướng Abhisit -(RFI)   —  Khủng hoảng chính trị Thái Lan : Tác hại kinh tế bắt đầu rõ nét -(RFI)
Trung-Nhật và cuộc chiến Giáp Ngọ   -(BBC) -Nhìn lại trận chiến Trung – Nhật năm 1894 và các bài học về tự cường và xung đột trong vùng Đông Á.


Thưa Thủ tướng, tôi không bán cái

Nguyễn Trung Chính
14/01/2014
Lần đầu tiên Thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dường như nhận được sự ưu ái của một số trí thức đã từng góp tiếng nói phản biện mạnh mẽ với Đảng về sự tụt hậu kinh tế, về các vụ tham nhũng tràn lan mà vượt lên trên là những vụ quan trọng vây quanh đám thuyền trưởng lãnh đạo việc chống tham nhũng, về sự xuống dốc của ngành giáo dục mà hậu quả là đào tạo một thế hệ trẻ mất phương hướng lương thiện, có nguy cơ kéo đất nước xuống vực thẳm.

Thêm vào đó, đây có lẽ cũng là lần đầu tiên, một trong số hơn 750 tờ báo nhà nước, báo Tuổi Trẻ, tổ chức một bàn tròn,  một số những trí thức nói trên được mời tham dự, đồng thời tờ báo này cũng yêu cầu đọc giả góp ý về Thông điệp của Thủ tướng.
Cần phải nói ngay rằng, người viết bài này cũng đã kêu gọi độc giả, trong bài “Xin Thủ tướng cho tôi tin một lần“, góp ý trên Diễn đàn xã hội dân sự vì rằng cho đến nay, báo nhà nước chỉ đăng những gì có thể minh họa được cho đường lối của tuyên giáo. Nhiều ý kiến trung thực của đảng viên, tôi nhấn mạnh đảng viên, mà tôi có trong tay đều bị vứt sọt rác nếu không minh họa theo họ. Đó là lý do tôi kêu gọi góp ý trên Diễn đàn xã hội dân sự vì tin rằng không có sự kiểm duyệt nơi những người chủ trương, những người nắm ngọn cờ tự do tư tưởng, đa nguyên thực sự.
Phải nói rằng với những trí thức sống trong một thể chế độc tài toàn trị, cũng như đại bộ phận dân chúng, sự mong muốn được sống tự do, dân chủ là mãnh liệt. Nhiều người nhìn thấy qua Thông điệp Thủ tướng một đốm sáng, hoặc được con người khơi lên, hoặc chỉ là con đom đóm. Nhưng khát vọng tự do dân chủ mãnh liệt buộc chúng tôi phải trân trọng đến xem cái đốm sáng đó là gì?
Như người đi trên sa mạc thấy được một vùng nước, nhất định phải chạy nhanh đến để xem đó là sự thật hay là mình đang bị quáng. 
Vì thế trong bài viết này, tôi mạn phép trở lại phân tích vài từ khóa trong Thông điệp đã gây một số ấn tượng.
Thể chế
Thông điệp nhắc đến từ khóa “Thể chế” 11 lần, trong đó 10 lần hoặc là “Thể chế” trống không hoặc là “Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa“, chỉ một lần nói đến thể chế chính trị (“Dân chủ và Nhà nước pháp quyền là cặp “song sinh” trong một thể chế chính trị hiện đại”).
Chỉ một lần thôi nhưng ai muốn hiểu gì cứ tùy tiện. Đại hội XI của Đảng cũng đã ghi mô hình xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam với 8 đặc trưng: trong đó đặc trưng 1 là “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; (tiêu chí dân chủ được lên một bậc, đứng trước tiêu chí công bằng ), đặc trưng 7 là “Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo”. Vậy Dân chủ và Nhà nước pháp quyền đã được nói trong văn kiện Đại hội XI rồi.
Thế nhưng, tại sao thể chế chính trị  với Dân chủNhà nước Pháp quyền lại trở thành “một đốm sáng” nơi Thông điệp Thủ tướng? Theo tôi, cái khôn ngoan, cái mưu lược, hoặc tiểu xảo mưu mô tùy theo người hiểu, của Thủ tướng ở chỗ: trước khi nói đến cụm từ thể chế chính trị ông đã đề cập đến Đại hội VI để gây ấn tượng, liên tưởng về cái thời đổi mới cơ bản, đổi mới thật sự, được nhất trí xem là động lực mới.
Đại hội VI thay đổi thể chế chính trị
Đến Đại hội VI, Đảng rút kinh nghiệm do “Chủ quan, nóng vội trong con đường đi lên chủ nghĩa xã hội , Áp dụng mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội bao cấp , Công nghiệp hoá theo lối giản đơn – tập trung vào công nghiệp nặng” nên bối cảnh xã hội cho đến năm 86 và nhiều năm sau đó (1989, 1990), có thể định hình bằng những hình ảnh đời thường: “cục bánh mì ném chó chó chết“, “mua lại những khúc xương heo đã nạo hết thịt để về ninh lên cho cả nhà có chút dinh dưỡng“, “hố xí tập thể đã mất hết cửa“…
Từ đó Đại hội VI đề ra 4 điều:
1 -  Lấy dân làm gốc: Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”.
2 – Theo thực tế, từ bỏ giáo điều: Đảng phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo qui luật khách quan.
3 – Hội nhập: Phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới.
4 – Lãnh đạo thì phải có tài: Chăm lo xây dựng Đảng ngang tầm với một đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Chủ trương này đã cho phép người người bung ra làm ăn, buôn bán. Từ những căn hộ mặt tiền luôn đóng kín cửa, đã hiện ra những cửa hàng buôn đi bán lại (lao động không làm ra của cải!). Người dân phấn chấn lên vì rằng trước kia họ chỉ biết dựa vào sự ban bố của Đảng, thì bây giờ họ dựa vào bàn tay, khối óc của chính họ. Ăn nên làm ra hay không là chính họ chịu trách nhiệm, dù họ vẫn còn như người đi trong sương mù nhưng lần này được tự mở mắt nhìn để biết mình đi đâu.
Về mặt trí thức, ông Nguyễn Văn Linh tuyên bố cởi trói cho văn nghệ sĩ, nói rằng văn nghệ sĩ không được bẻ cong ngòi bút. Từ đó nhiều bài báo, tiểu thuyết nói lên sự thật chứ không còn phải cứ ca ngợi như trước. Chuyện “Đêm hôm ấy đêm gì” của Phùng Nguyên Lộc, cùng với những tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp… được độc giả trân trọng đón nhận. Nhạc tiền chiến, nhạc hải ngoại một thời bị coi như … thuốc độc của những tác giả “có vấn đề” Văn Cao, Đoàn Chuẩn, Lê Hựu Hà, Dương Thiệu Tước, Nguyễn Ánh 9… của những tác giả bỏ nước ra đi Cung Tiến, Trần Quảng Nam, Ngô Thụy Miên… trở lại với người nghe “tự nhiên như không khí” (đọc Nhật Ký của một thằng hèn, Nhạc sĩ Tô Hải).
Đây mới chính là cải cách “thể chế chính trị” thật sự vì nó đem đến trực tiếp cho người dân mọi hứng khởi để mà sống trên đất nước của mình.
Phải nói đến công lao của Trung tướng Trần Độ trong sự cởi trói này cho đến một hôm “Chính Trần Độ, người đồng chí, đồng hương Thái Bình và “đồng…ngu” với tôi, trên cương vị Trưởng ban Văn Hóa Tư Tưởng, lần cuối vào Sàigon gặp anh em văn nghệ tại số 81 Trần Quốc Thảo đã buồn rầu báo cho tôi biết tổng bí thư Nguyễn Văn Linh “bỏ của chạy lấy người” rồi” (đọc Nhật Ký của một thằng hèn, Nhạc sĩ Tô Hải), và sau đó Trung tướng Trần Độ bị loại trừ khỏi Đảng.
Sự thay đổi quan điểm của Đảng ở Đại hội VI chỉ kéo dài được vài năm thì khựng lại vì Đảng bắt đầu sợ quần chúng. Sự khựng lại vẫn kéo dài cho đến ngày nay mặc dù người ta cứ luôn miệng nói Đảng liên tục đổi mới, cùng lúc kêu gọi chống tự đổi mới (“tự diễn biến, tự chuyển hóa”).
Điều có lẽ nhiều người mong ước là sự thay đổi, đổi mới, hoàn thiện “thể chế chính trị” phải tạo được một động lực mạnh, cơ bản, như thời Đại hội VI. Từ đó tôi thông cảm những người nhiệt tình kêu gọi hãy giúp Thủ tướng, hãy bảo vệ Thủ tướng, đừng khoanh tay ngồi nhìn…
Nhưng Thủ tướng có cùng một ý nghĩ như chúng ta không? Thủ tướng không tiện nói thẳng ra do địa vị hiện nay của Thủ tướng là điều rất dễ thông cảm, nhưng nếu có chỉ dấu rằng Thủ tướng thực tâm thay đổi cơ bản như ở Đại hội VI thì tôi sẽ theo chân các bực đàn anh đứng sau lưng Thủ tướng.
Trong bài viết “CHÚNG TA HÃY CHỜ XEM !” Thiếu tướng Nuyễn Trọng Vĩnh viết: Nếu thông điệp là thực tâm thì hãy rút bỏ những điều cấm trước đây: cấm biểu tình yêu nước, cấm tụ tập đông người, cấm trí thức phản biện, cấm dân oan khiếu kiện tập thể, cấm báo tư nhân, cấm một số trang mạng…; hãy cấm công an bắt người, giam người tùy tiện trái pháp luật, đánh chết người ở trụ sở công an.
Nếu thật tâm “phát huy dân chủ” thì hãy xóa án cho sinh viên Phương Uyên, trả tự do cho Cù Huy Hà Vũ, cho những blogers và những người đấu tranh cho dân chủ, dân quyền, cho tam quyền phân lập một cách hòa bình mà còn bị giam giữ.
Hay như ông Phạm Toàn đề nghị để cho dân tin vào Thông điệp Thủ tướng, nhân dịp Tết thả ngay tự do cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn, nạn nhân của các quan chức Hải Phòng mà chính Thủ tướng kết luận là áp dụng sai pháp luật. Ông Vươn đã ở tù hơn phân nửa án, và luật pháp hiện hành cho phép ông được trả tự do nếu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chịu ký và điều này quá dễ dàng vì nằm trong tầm tay Thủ tướng. “CHÚNG TA HÃY CHỜ XEM ! “
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Là người tham gia chuẩn bị thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Trương Đình Tuyển – nguyên bộ trưởng Bộ Thương mại, nay giữ vị trí trưởng nhóm tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ khi được hỏi: “Bài viết của Thủ tướng nhấn mạnh đầu tiên đến vấn đề đổi mới thể chế và mở rộng dân chủ. Theo ông, đổi mới thể chế cụ thể là đổi mới những vấn đề gì, lĩnh vực gì?” đã trả lời: “Nói thể chế thì rất rộng lớn. Cụ thể ở đây là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong nhiều năm chúng ta đã có bước tiến dài…”
Thế là bye bye “thể chế chính trị” nhé, chỉ được phép nói dưa cà mắm muối trong Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà thôi.
Không phải riêng ông Trương Đình Tuyển mà cả những người góp ý về Thông điệp Thủ tướng trên báo Tuổi trẻ cũng né tránh “thể chế chính trị“. Ông Nguyễn Đình Cung (quyền viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương) cho rằng “Có ý kiến cho rằng phải đổi mới đồng bộ, nghĩa là cả thể chế chính trị và thể chế kinh tế. Đúng như vậy, nhưng trước hết nên tập trung vào thể chế kinh tế vì ở đây còn dư địa, còn “đất” để đẩy cải cách đi tới”. !!!
Nói rằng đổi mới thể chế kinh tế người thì hiểu rằng, nói như Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, “Phải khẳng định kinh tế thị trường là tinh hoa của nhân loại, là thứ chúng ta phải áp dụng từ việc thị trường hóa giá cả, đến cạnh tranh thị trường.“, nhưng Đảng và những người ăn theo thì hiểu rằng đó là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vì đang mang lợi cho họ. Có điều chắc chắn là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không thể nào là tinh hoa của nhân loại.
Về vấn đề đối xử bất bình đẳng giữa doanh nghiệp, ông Trương Đình Tuyển cho rằng “Thật ra trên văn bản chúng ta không có quy định nào phân biệt giữa doanh nghiệp nhà nước và các thành phần kinh tế khác. Tuy nhiên trong thực tế vẫn có phân biệt, phải xóa bỏ điều này để đặt doanh nghiệp nhà nước vào môi trường cạnh tranh bình đẳng.
Tôi cho rằng “thực tế vẫn có phân biệt” là hậu quả của cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa”, chừng nào chưa bứt được cái đuôi con nòng nọc này thì mọi mong ước bình đẳng, minh bạch, lành mạnh, trong sạch, bớt tham nhũng trong môi trường kinh tế và rộng hơn là môi trường xã hội, không thể nào thực hiện được.
Cứ đi vào một số chi tiết trong Thông điệp như “mở rộng dân chủ trực tiếp”, “Sớm thực hiện thí điểm nhân dân bầu trực tiếp chủ tịch UBND xã theo nghị quyết Trung ương 5 khóa X. Trước đây nhiều người ngần ngại chuyện dân bầu trực tiếp trưởng thôn, nhưng khi bầu trực tiếp trưởng thôn thì tình hình là tốt.” thì thấy rằng Đảng tìm mọi cách làm chậm lại những gì có thể trìu kéo được. Con đường từ bầu trực tiếp trưởng thôn đến Quốc hội, Chủ tịch nước, cũng như con đường từ anh binh nhì lên đến chức Đại tướng, con đường xa lắc xa lơ, không biết đến mấy chục nhiệm kỳ 5 năm của Đảng, của Thủ tướng mới tiến lên được! Chắc ai cũng còn nhớ Thành ủy Đà Nẵng khi còn trong tay ông Nguyễn Bá Thanh đã từng xin Đảng cho thí điểm bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân Đà Nẵng bằng phiếu trực tiếp của nhân dân đã bị Đảng từ chối vì phạm điều lệ Đảng.
Để thực hiện những chi tiết trong Thông điệp, Ông Nguyễn Đình Cung đề nghị trên báo Tuổi trẻ: “Trước hết phải xây dựng một chương trình hành động cụ thể, giao trách nhiệm rõ ràng cho các bộ ngành và địa phương những phần việc có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của mình, kèm theo đó là lộ trình thực hiện và chế tài. Tiếp theo nên thành lập một ủy ban thực hiện chương trình hành động này”. Đề nghị này với một cậu học trò đang ngồi trên ghế nhà trường thì còn có vẻ mới nhưng đối với một ông Thủ tướng ở vào nhiệm kỳ thứ hai và trước đó với 10 năm làm Phó thủ tướng thì khác gì dạy thằng mõ đi rao! Vấn đề hiện nay nằm ở chỗ khác chứ không phải vài ba cái chuyện kỹ thuật.
Khi nào Đảng vẫn ù lỳ theo chủ nghĩa Mác-Lê không còn hợp với thời đại thì những tiểu tiết trong Thông điệp Thủ tướng cũng chỉ như là những con đinh, con ốc không thể nào làm mới được cái cỗ máy đã rã rời. Vì cỗ máy đã rã rời nên tạo ra bao nhiêu vấn đề cho kinh tế, cho xã hội, buộc mọi người phải ưu tư suy nghĩ lối thoát. Không thể có lối thoát, chính TBT Nguyễn Phú Trọng cũng đã cho rằng chủ nghĩa này cần phải trăm năm mới đạt được. Điều đáng nêu lên cho mọi người thấy là TBT biết thế, nói thế, nhưng vẫn ù lỳ, nhắm mắt đi trên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa không có bản đồ. Phải chăng khối óc của TBT, cũng như Hội đồng Lý luận TW, đã được chương trình hóa bằng chủ nghĩa giáo điều ở trường Đảng để trở thành những con người máy. 
Trở lại với “thể chế chính trị” là để nói với Đảng rằng người dân chúng tôi chỉ mong được sống tự do, hạnh phúc và no ấm trên đất nước của mình. Dân chủ trực tiếp, gián tiếp, nhân dân viết hoa, viết thường hay gì gì cũng được nếu trả lời được mong ước của người dân. Khi một đảng đã đi ngược lại mong ước nói trên thì đảng nào chúng tôi cũng chống chứ không riêng gì đảng cộng sản. Làm tốt Đảng, để Đảng trở về với nhân dân, là bổn phận của 3 triệu đảng viên các ông chứ không phải của 90 triệu nhân dân chúng tôi.
Năm nay là năm 2014, một trăm năm để có được một xã hội chủ nghĩa như TBT dự kiến là vượt quá xa sức sống của chúng tôi, khi mà thực tại tiền đâu lắm thế để cho một ông quan trung cấp Dương Chí Dũng thí cho ông này mười ngàn, ông kia hai chục ngàn, ông nọ năm trăm ngàn đô la một cách quá dễ dàng, trong khi trẻ em ở một số vùng còn quá đói rách, công nhân còn phải ăn mì tôm quanh năm suốt tháng để chịu đựng, ngư dân bị đe dọa thường trực, mất miếng ăn, mất mạng bởi Trung quốc.
Tết này, Đảng lại cấm quà cáp chúc tết cho quan chức như mấy Tết trước, nhưng xin báo cho Đảng, cho cả nước và những ai chưa được biết thông tin: 11 tỉnh xin hỗ trợ cứu đói nhân dịp Tết gồm: Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Kom Tum. Trong đó, Quảng Bình đề xuất xin gạo nhiều nhất với 5.200 tấn, tiếp sau là Quảng Trị gần 4.300 tấn, Nghệ An gần 4.200 tấn. Trong 11 tỉnh này, không phải tỉnh nào cũng đói do bị thiên tai.
Cái đuôi Định hướng xã hội chủ nghĩa bây giờ đồng nghĩa với nghèo đói, tham nhũng, hèn mạt trước bọn xâm lấn bá quyền, và đã quá đủ rồi. Đến lúc cần phải cắt bỏ như cắt một khối u thừa.
Có như vậy Thông điệp của Thủ tướng mới có cơ được thực hiện, có như vậy đất nước mới hy vọng tiến lên.


“Tử huyệt” của hệ thống ngân hàng

“Tử huyệt” của hệ thống ngân hàng

Tác giả: Trần Sĩ Chương (30 Dec 2013)
Ngân hàng được xem là một ngành huyết mạch trong nền kinh tế của một quốc gia. Do đó, hiển nhiên bất cứ sai lầm nào trong hệ thống ngân hàng đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự suy thoái kinh tế
Theo báo cáo của các ngân hàng tại Việt Nam mức doanh thu lợi nhuận đạt được hằng năm vẫn đạt con số kỷ lục, nhưng thực tế thì thời gian gần đây, việc giải thể và sáp nhập hàng loạt các ngân hàng cho thấy hệ thống tài chính ngân hàng của chúng ta đang thực sự “có vấn đề”.
Điều này không chỉ thể hiện qua thực tế còn quá nhiều ngân hàng yếu kém dẫn đến tình trạng nợ xấu tràn lan, mà quan trọng hơn nữa, đó là dấu hiệu của một sai lầm vô cùng nghiêm trọng xuất hiện khá lâu và có thể đưa đến hậu quả là sụp đổ toàn diện hệ thống ngân hàng của cả một đất nước.
Bởi bắt nguồn từ chính sự nhập nhằng giữa hoạt động ngân hàng thương mại (NHTM) và ngân hàng đầu tư (NHĐT), nên hệ thống ngân hàng phải chấp nhận mức độ rủi ro quá cao, dễ bị ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh tế hoặc những biến động trong cũng như ngoài nước.
Chúng ta cần nhận thức được sự khác biệt giữa hai hệ thống ngân hàng này để làm rõ vấn đề. Thông thường, NHTM là một phần quan trọng của cột sống kinh tế. Bởi đây là nơi đa số người dân ký gửi thu nhập thường xuyên cũng như tiền gửi tiết kiệm của họ.
Với tâm lý của người lao động thích “ăn chắc mặc bền” cho nên kỳ vọng ưu tiên chính là sự an toàn của đồng tiền ký gửi, cộng thêm một khoản lãi suất khiêm tốn để đồng tiền của họ không bị mất giá nhiều do lạm phát.
Từ những quỹ ký gửi này NHTM sử dụng để đầu tư sinh lãi, thường chỉ bằng lãi suất ký gửi cộng thêm 2-3% tùy theo quy mô của tổng tài sản. Lợi nhuận đạt được sẽ được ngân hàng phân ra trả lãi cho đồng tiền ký gửi mà mình đã sử dụng và trang trải chi phí điều hành lẫn dự trù rủi ro cho số vốn đầu tư.
Cơ bản NHTM thường chỉ tập trung vào những khoản cho vay truyền thống với rủi ro thấp nhất như: cá thể mua nhà để ở (với tỷ lệ vốn vay và chi phí nợ / thu nhập cao), hoặc các doanh nghiệp đã có quá trình kinh doanh tốt và thu nhập ổn định. Như vậy ta có thể hiểu NHTM hoạt động như một tổ chức phi lợi nhuận, làm lợi chỉ đủ để trang trải chi phí.
Ngược lại, NHĐT lại là những tổ chức tín dụng mưu cầu mức lợi nhuận cao, và dĩ nhiên thường hay đi đôi với một mức độ rủi ro cao hơn. Nguồn vốn chủ yếu của NHĐT là từ các nhà đầu tư có số vốn lớn và vốn nhàn rỗi. Họ hiểu rõ và chấp nhận mức độ rủi ro tối đa của luật tham gia là có thể mất hết vốn, chấp nhận rủi ro cao để kỳ vọng mức lợi nhuận đỉnh.
Thiếu sự rạch ròi này giữa hai hệ thống sẽ dễ gây ra một sự ngộ nhận chết người đối với người dân chỉ biết tin vào hệ thống ngân hàng là đồng tiền ký gửi của mình sẽ không bao giờ có rủi ro. Để rồi khi có biến động, người dân mất lòng tin, rút tiền hàng loạt từ các ngân hàng thương mại. Hậu quả như thế nào thì ai cũng có thể đoán được.
Bài học từ nền kinh tế Mỹ và châu Âu
Vào thập niên 1920, Luật Ngân hàng ở Mỹ còn lỏng lẻo nên các NHTM dùng tiền ký gửi của người dân để đầu tư mạo hiểm vào những lĩnh vực kinh doanh có mức lợi nhuận cao nhưng nhiều rủi ro.
Việc đầu tư bừa bãi để lấy phần trăm hoa hồng, cộng với chính sách tiền tệ phóng túng đã gây nên tình trạng siêu lạm phát, dẫn đến sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ và một thời kỳ khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử nước này.
Đến năm 1932, Tổng thống Franklin Roosevelt và Quốc hội Mỹ cho ra đời đạo luật ngân hàng Glass-Steagal Act 1933, phân biệt rạch ròi hoạt động của NHTM và NHĐT.
Theo đó, NHTM chỉ được phép hoạt động trong lĩnh vực cho vay đối với những hoạt động kinh doanh truyền thống, ít rủi ro nhất và phải có đầy đủ tài sản thế chấp cụ thể và một cách tương xứng, nhằm đảm bảo tính an toàn, ổn định cho số tiền gửi tiết kiệm của người dân.
Còn NHĐT có thể sử dụng tiền ủy thác vào các hoạt động kinh doanh với độ rủi ro cao hơn, dĩ nhiên là vì kỳ vọng có được mức siêu lợi nhuận.
Sự tách biệt giữa hoạt động của NHTM và NHĐT nhằm minh bạch hóa các hoạt động ngân hàng và tạo sự rạch ròi trong mức độ rủi ro của đồng tiền mà người dân ký gửi vào ngân hàng, là nền tảng của một hệ thống ngân hàng ổn định, tạo nên sức mạnh cho hệ thống tài chính và kinh tế phát triển bền vững.
Đến đầu thập niên 1980, sau 50 năm nước Mỹ phát triển ổn định với một mô hình tài chính ngân hàng mẫu mực cho cả thế giới, Tổng thống Reagan và chính phủ Mỹ thuộc Đảng Cộng hòa lên nắm quyền, chủ trương phát triển kinh tế thị trường tối đa, giảm thiểu vai trò của chính phủ trong môi trường tự doanh.
Chính sách này đã mở cửa cho các ngân hàng tiết kiệm, thương mại đầu tư dàn trải, ra ngoài phạm vi giới hạn của hệ thống NHTM truyền thống như những năm trước đó. Nhiều NHTM đã lợi dụng cơ hội này để đầu tư vào nhiều dự án phát triển bất động sản siêu lợi nhuận với quy mô lớn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro.
Hậu quả là một cuộc khủng hoảng ngân hàng đầu tiên xảy ra chỉ vài năm sau đó khi các dự án bất động sản lớn xây xong nhưng không bán được, hoặc đang xây nửa chừng thiếu vốn phải bỏ cuộc, đã gây tổn hao đến hơn 300 tỉ USD cho ngân sách chính phủ.
Nước Mỹ đã phải mất gần năm năm để giải quyết phần lớn các nợ xấu này trong hệ thống ngân hàng, dẫn đến sự suy thoái kinh tế trầm trọng khiến cho Tổng thống Bush (cha) bị thất cử chỉ sau một nhiệm kỳ cầm quyền.
Đến thập niên 1990, sau khi giải quyết hết các công nợ lớn từ khủng hoảng, các đại gia tài chính – ngân hàng tiếp tục những chiến dịch vận động hành lang để ngân hàng được phép tham gia vào các lĩnh vực đầu tư rủi ro mà trước đây bị cấm.
Kết quả là năm 1999, đạo luật Gramm-Leach-Bliley được ký, chính thức khai tử luật Glass-Steagal – một đạo luật đã là nền móng cho sự phát triển bền vững của ngành ngân hàng Mỹ trong suốt 66 năm (1933-1999) – do áp lực “lobby” chính phủ của một số các NHTM đầu đàn của Mỹ như: Bank of America, Wells Fargo, CitiBank… để họ được tự do đầu tư vào chứng khoán và một số lĩnh vực rủi ro khác ngoài các hoạt động cho vay truyền thống của hệ thống NHTM.
Chính sách tín dụng mới thoải mái này với mức lãi suất rất thấp dưới thời Tổng thống Bush đã tạo ra sự tăng trưởng ảo từ những đầu tư vô tội vạ, dẫn đến sự phát triển nóng trong lĩnh vực bất động sản.
Kết quả là hệ thống tài chính – ngân hàng Mỹ không chịu nổi gánh nặng do chính mình tạo ra, lại dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất trong gần 80 năm qua không chỉ ảnh hưởng đến Mỹ mà còn đến toàn thế giới.
Cũng vào giai đoạn từ những năm 2000, do mong muốn cạnh tranh với các ngân hàng Mỹ nên nhiều ngân hàng ở châu Âu cũng phát triển năng động, lại tiếp tục đi theo con đường sử dụng vốn NHTM cho đầu tư rủi ro cao.
Do đó, nợ xấu của các ngân hàng châu Âu hiện nay đang rất nghiêm trọng. Trong khi nền kinh tế Mỹ chưa kịp phục hồi thì kinh tế châu Âu còn đang trên bờ vực thẳm. Sự khủng hoảng theo hiệu ứng “domino” chưa có hồi kết này khiến nhiều người dự đoán rằng nền kinh tế thế giới khó có khả năng phục hồi trong vòng năm năm tới.
Và thực tế ở Việt Nam
Ngay từ thời kỳ hội nhập, ngân hàng Việt Nam đã không rạch ròi trong các hoạt động kinh doanh của mình. Lẽ ra cần làm rõ NHTM chỉ được hoạt động trong lĩnh vực cho vay những hoạt động kinh doanh truyền thống, ít rủi ro nhất và có đầy đủ thế chấp cụ thể một cách tương xứng.
Còn loại hình NHĐT hoạt động kinh doanh lợi nhuận cao với độ rủi ro cao, để từ đó các nhà đầu tư khi tham gia vào ngân hàng này là đã tiên liệu và chấp nhận được mọi tình huống.
Có lẽ vì chưa nhận thức được hậu quả nghiêm trọng của việc nhập nhằng hai khái niệm NHTM và NHĐT nên hệ thống tài chính – ngân hàng nước ta đã không có biện pháp nhằm minh bạch hóa và kiểm soát hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM.
Vì vậy, nhiều NHTM đã đổ xô chạy theo lợi nhuận ảo đầu tư vào chứng khoán và bất động sản – hai lĩnh vực được coi là nhạy cảm nhất trước các biến động của nền kinh tế trong nước và thế giới.
Đến đầu năm 2008, khi những dấu hiệu khó khăn của nền kinh tế bắt đầu xuất hiện như lạm phát tăng cao, thị trường chứng khoán và bất động sản đi xuống, nhiều NHTM đã nhanh chóng rơi vào khó khăn về mặt thanh khoản.
Nếu không có sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước thì các ngân hàng này còn có thể rơi vào tình trạng nợ xấu hơn. Bên cạnh đó, luật pháp đối với ngành ngân hàng lại còn nhiều lỗ hổng nên các ngân hàng dễ dàng sử dụng tiền gửi của dân để đầu tư với rủi ro cao.
Mà một thực tế là cho dù luật pháp có nghiêm đến đâu thì vẫn có cách lách luật, bởi lòng tham với cái lợi trước mắt. Hơn thế nữa, nguy hiểm ở chỗ tâm lý chung của những nhà điều hành ngân hàng là tranh thủ đầu tư dàn trải trong giai đoạn nền kinh tế đang nóng để có thể thu được lợi nhuận lớn.
Hầu hết các NHTM hiện nay đều hồ hởi nắm bắt ngay cơ hội trước mắt bằng nguồn tiền có sẵn nhưng họ lại không quan tâm hoặc không lường trước được chu kỳ kinh tế và những rủi ro chực chờ sau những cơn sốt giá bất thường. Vì vậy, một cái kết có thể dự đoán trước là một số NHTM sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng gần như phá sản như thực tế hiện nay.
Giải pháp nào cho ngân hàng Việt Nam?
Trong tình hình hiện nay, Nhà nước cần thực tế nhìn nhận sự thiếu minh bạch của hệ thống NHTM trong hệ thống tài chính – ngân hàng nước ta. Từ đó, chúng ta mới hướng đến chỉnh đốn lại hệ thống ngân hàng theo hướng rạch ròi giữa hai hệ thống – NHTM và NHĐT.
Cụ thể là những người làm ngân hàng nên mạnh dạn đối mặt thực tế, khoanh vùng nợ xấu để giải quyết triệt để càng nhanh càng tốt, tránh cho nợ xấu tiếp tục lây lan. Đây cũng là cách giải quyết của Mỹ trong việc đẩy lùi khủng hoảng kinh tế dưới thời Tổng thống Reagan.
Ngoài ra, việc nâng cao nhận thức của người dân cũng vô cùng cần thiết, nhằm giúp họ đánh giá đúng chỉ số đầu tư an toàn của mỗi ngân hàng, qua đó họ có thể chủ động lựa chọn gửi tiền vào ngân hàng nào phù hợp với nhu cầu của mình.
Đó là sử dụng một cách hiệu quả bàn tay vô hình của thị trường, qua sự ý thức của người tiêu dùng, để hệ thống ngân hàng có tính điều chỉnh cao và là nền tảng cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước.
Trần Sĩ Chương

BIỆN CHỨNG CỦA DÂN CHỦ VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

Chủ Nhật, ngày 12 tháng 1 năm 2014
Mõ Làng 

Thực hiện dân chủ là một trong những nội dung cơ bản của nhà nước pháp quyền, đặc biệt là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Tuy nhiên, không có nhà nước pháp quyền thực sự thì không có nền dân chủ rộng rãi và bền vững. Dân chủ đóng vai trò cơ sở, động lực thúc đẩy sự phát triển của nhà nước pháp quyền. Đối với nước ta, dân chủ hoá xã hội vừa là điều kiện tiên quyết để xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vừa là biện pháp căn bản để đẩy nhanh sự phát triển của đất nước. 

Xây dựng nhà nước pháp quyền là một đòi hỏi tất yếu, khách quan và phù hợp với xu thế phát triển lịch sử chung của xã hội loài người, bởi nhà nước pháp quyền là một giá trị chung của nhân loại trên con đường phát triển tiến bộ. 

Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định trong nghị quyết rằng: “Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân”. Như vậy, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam đang trở thành vấn đề tất yếu. 

Ở góc độ nhất định, có thể nói, việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân, vì dân ở nước ta có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành bại của chế độ. Điều này thể hiện rõ trong thực tiễn đấu tranh chống tham nhũng, một trong bốn nguy cơ lớn của Đảng và chế độ suốt nhiều năm qua và ngày nay. 

Để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân tất yếu phải vận dụng những thành quả, những mặt tích cực, những giá trị của các hình thức nhà nước pháp quyền trước đây, trước hết là của các hình thức nhà nước pháp quyền tư sản hiện đại. Trong điều kiện ngày nay, sự kế thừa như vậy là một yêu cầu khách quan, bởi nhà nước pháp quyền là một giá trị chung, phổ biến của nhân loại; là một công cụ, một phương thức tổ chức và quản lý xã hội có hiệu quả. Hơn thế nữa, nhà nước pháp quyền còn là hình thức tổ chức quyền lực bảo vệ có hiệu quả các quyền lợi chính đáng của con người và tạo điều kiện tốt cho việc phát triển những năng lực thực tiễn của con người. 

Cùng với kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền đã tạo nên đôi chân vững chãi cho nhiều quốc gia phát triển trên thế giới tiến những bước dài trên con đường đi tới giàu có và văn minh, là cứu cánh quan trọng để thoát nhanh ra khỏi tình trạng lạc hậu và nguy cơ tụt hậu ngày càng xa. Kinh tế thị trường và nhà nước pháp quyền là những thành phần căn bản trong tổng thể các biện pháp hữu hiệu mà các nước đang phát triển trên thế giới phải sử dụng để tăng tốc quá trình phát triển, nhằm nhanh chóng tạo dựng một xã hội văn minh và thịnh vượng với những nét đặc trưng riêng của các quốc gia dân tộc. 

Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, xét cả trên phương diện lý luận lẫn thực tiễn, nhà nước pháp quyền ở mỗi thời đại và mỗi quốc gia có nội hàm và mức độ đậm nhạt của các yếu tố trong nội hàm cũng khác nhau nhưng chí ít, nó phải có những yếu tố sau đây: 

- Trong nhà nước pháp quyền, toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước do họ trực tiếp bầu, hoặc bằng việc trực tiếp giám sát, kiểm tra. Không một ai, không một tổ chức nào trong bộ máy nhà nước có thể đứng ngoài hoặc đứng trên sự kiểm tra, giám sát đó của nhân dân. 

- Quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc phân lập tam quyền minh bạch: lập pháp, hành pháp và tư pháp, nhằm đảm bảo tính hiệu quả của việc kiểm tra, giám sát quá trình thực thi quyền lực, hạn chế sự lộng quyền, lạm quyền hoặc xâm hại đến những lợi ích hợp pháp của công dân từ phía các cơ quan nhà nước. 

- Nhà nước pháp quyền là nhà nước trong đó nguyên tắc pháp luật giữ địa vị tối cao được tuân thủ tuyệt đối. Pháp luật được xây dựng trên nền tảng các quyền thiêng liêng của con người, nhằm bảo vệ các quyền đó và luôn giữ địa vị tối cao trong toàn bộ đời sống xã hội. 

- Trong nhà nước pháp quyền, con người là giá trị cao quý nhất và là mục tiêu cao nhất. Do vậy, việc tôn trọng, đảm bảo trên thực tế các quyền con người và các giá trị xã hội, như công bằng, nhân đạo, dân chủ…, phải là định hướng căn bản trong tổ chức và hoạt động thực tiễn của nhà nước, không chỉ công dân phải chịu trách nhiệm trước nhà nước mà tất cả các cơ quan nhà nước và những người thực thi quyền lực nhà nước cũng phải chịu trách nhiệm về những hành vi của mình trước công dân. 

Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân là nội dung căn bản và là hình thức biểu hiện tập trung của dân chủ trong nhà nước pháp quyền. Không có một nhà nước pháp quyền thực sự thì cũng không thể có nền dân chủ thực sự và bền vững. Bởi, chỉ có thông qua nhà nước pháp quyền, nhân dân mới có thể cùng nhà nước tạo ra được những thiết chế, cơ chế xã hội thích ứng đảm bảo dân chủ và tự do trong xã hội. 

Nhà nước pháp quyền là công cụ để một giai cấp, cộng đồng, dân tộc thực hiện và bảo vệ dân chủ. Dân chủ đòi hỏi phải có pháp luật tốt, phản ánh đúng xu thế phát triển xã hội, ý chí và nguyện vọng chính đáng của nhân dân và việc thực thi pháp luật luôn nghiêm minh, có hiệu quả. Vì thế, không ngừng mở rộng dân chủ là nhiệm vụ cơ bản, thiết yếu của nhà nước pháp quyền. 

Pháp luật là công cụ hữu hiệu và quan trọng nhất để thực hiện dân chủ trong xã hội. Bất cứ một nền dân chủ nào cũng cần có pháp luật và dân chủ càng cao, càng được mở rộng thì pháp luật càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Quá trình dân chủ hóa cũng là quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật, khiến cho pháp luật có chất lượng tốt hơn, đồng bộ, thống nhất, phản ánh đúng đắn hơn nguyện vọng của nhân dân, thể hiện đầy đủ, chính xác, kịp thời xu thế phát triển khách quan của xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của xã hội. Đây chính là một trong những nội dung quan trọng trong nội hàm khái niệm nhà nước pháp quyền. 
Như vậy, dân chủ là điều kiện và động lực để xây dựng nhà nước pháp quyền. Đồng thời, nhà nước pháp quyền lại là cơ sở quan trọng để thực hiện và mở rộng nền dân chủ. Do vậy, sẽ là sai lầm nếu cho rằng có thể xây dựng nhà nước pháp quyền mà không cần thiết phải thực hiện dân chủ hóa xã hội. Đồng thời, mỗi bước tiến trong việc xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền cũng là một cơ hội để mở rộng và phát triển nền dân chủ xã hội. 

Đối với những nước đang phát triển, chưa trải qua dân chủ tư sản như nước ta, muốn xây dựng thành công nhà nước pháp quyền càng cần phải thực hiện dân chủ hóa xã hội trước một bước. Việt Nam đang hướng đến mục tiêu xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do vậy càng cần phải học cách dân chủ hóa xã hội, thực hiện mở rộng dân chủ một cách kiên quyết, triệt để và nhất quán. 

Trong thời đại ngày nay, dân chủ còn là biện pháp quan trọng để hội nhập và phát triển, nhằm rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước phát triển. Thị trường và dân chủ là những “xa lộ” chính của văn minh nhân loại, nhưng con đường đi đến thị trường và dân chủ không đơn giản. Đến với thị trường đã khó, đến với dân chủ còn khó hơn. Dân chủ là một trong những đảm bảo cho xã hội phát triển nhanh, giàu có hơn, phong phú và đa dạng hơn; vì thế, hạn chế hoặc chậm mở rộng dân chủ là kìm hãm sự phát triển. 

Hiện nay, không nên lo lắng rằng dân trí thấp nên không mở rộng dân chủ được. Không thể chỉ lo lắng rằng dân trí thấp mà cần phải và trước hết nên lo lắng rằng "quan trí" thấp. Bởi vì, trong quan hệ với dân trí thì "quan trí" quan trọng hơn, có tính chất quyết định hơn đến sự phát triển kinh tế, xã hội, đến việc xây dựng nhà nước pháp quyền và dân chủ hóa xã hội. Nếu "quan trí" cao chắc chắn hệ thống pháp luật và các văn bản dưới luật của nhà nước sẽ đồng bộ, thống nhất và hiệu quả hơn, không có những bất cập, phi lý và mâu thuẫn. 

Mặt khác, cũng không nên quá lo lắng rằng dân chủ hóa xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay sẽ dẫn đến tình trạng bất ổn định xã hội. Có thể sẽ có một số người lợi dụng dân chủ để gây rối loạn trật tự xã hội, nhưng bản thân dân chủ thì không thể làm rối loạn xã hội; trái lại, nó làm cho xã hội phát triển nhanh, phong phú, đa dạng và toàn diện hơn. Thực tiễn nhiều năm qua ở một số địa phương, đơn vị cho thấy, chính tình trạng mất dân chủ, vi phạm dân chủ mới là nguyên nhân dẫn đến sự không ổn định, mâu thuẫn và thậm chí, cả sự xung đột ở những nơi này. 

Có thể khẳng định rằng, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân trở thành một đòi hỏi chung của xã hội ta hiện nay. Nhiều năm qua, ở nước ta, đã có những thay đổi lớn về dân chủ, thay đổi cả trong tư duy, trong cách nghĩ về dân chủ lẫn trong việc thực hiện dân chủ hóa xã hội. Việc chuyển sang nền kinh tế thị trường là một bước dân chủ hóa quan trọng, có tính cách mạng trong lĩnh vực kinh tế của đất nước. Điều đó đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển năng động, đa dạng, phong phú, có tốc độ tăng trưởng khá nhanh và liên tục, đất nước đã có sự phát triển khá toàn diện, sức sản xuất của xã hội và tiềm năng sáng tạo của nhân dân bước đầu được giải phóng, xã hội phát triển cởi mở hơn, thông thoáng và năng động hơn. 

Tuy nhiên, phải thẳng thắn thừa nhận rằng, trước yêu cầu khách quan của sự phát triển và trong bối cảnh quốc tế mới với xu thế toàn cầu hóa, những kết quả mà chúng ta đạt được vừa qua vẫn còn rất nhỏ bé, nguy cơ tụt hậu ngày càng xa so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn là một thách thức lớn. Trong lĩnh vực kinh tế, tình trạng độc quyền, bao cấp vẫn tồn tại, dân chủ chưa được mở rộng đến mức cần phải có dẫn đến tình trạng các nhóm lợi ích thao túng; trong chính trị, việc bầu cử, miễn nhiệm, trưng cầu dân ý còn nhiều vướng mắc; tổ chức và điều hành bộ máy Nhà nước còn yếu kém; hệ thống luật pháp thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán và không ổn định; trong khoa học, không khí dân chủ, tự do khi thảo luận các vấn đề học thuật và đặc biệt là những vấn đề bức thiết của xã hội chưa được tạo lập, hoặc chưa thực sự phát huy tác dụng; trong xã hội, chưa có cơ chế đảm bảo tôn trọng ý kiến của nhân dân v.v.. 

Sự yếu kém, hạn chế trong việc mở rộng dân chủ hiện đang đẻ ra hàng loạt những hiện tượng tiêu cực xã hội, làm giảm hiệu lực, hiệu quả của những giải pháp mà Nhà nước sử dụng để xoá bỏ những tiêu cực ấy, để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. Tham nhũng là một thí dụ điển hình. Trong một xã hội mà dân chủ càng cao, nhân dân thực sự được tham gia vào công tác quản lý nhà nước theo nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, mọi sự đều công khai và minh bạch… thì tham nhũng sẽ không có cơ hội để nẩy nở, sẽ bị ngăn chặn. Dân chủ có được mở rộng thì các biện pháp chống tham nhũng mới có thể phát huy hiệu lực. Nói cách khác, dân chủ hoá xã hội đồng thời là quá trình nâng cao hiệu lực của bộ máy nhà nước. Yêu cầu có tính nguyên tắc mà Đảng ta vạch ra là, “Phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế, quản lý xã hội bằng pháp luật, tuyên truyền, giáo dục toàn dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật”. 

Tóm lại, cả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn, nhà nước pháp quyền nói chung, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói riêng đều phải dựa trên nền tảng dân chủ xã hội. Dân chủ là điều kiện, tiền đề và cũng là một nội dung trong nội hàm của khái niệm nhà nước pháp quyền. Chính vì lẽ đó, để xây dựng nhà nước pháp quyền, cần phải mở rộng nền dân chủ; xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa lại càng cần mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa. Dân chủ hóa xã hội là điều kiện tiên quyết để xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội hiện đại. Đối với nước ta, dân chủ hoá xã hội còn là biện pháp quan trọng để đẩy nhanh sự phát triển của đất nước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét