Quá khó để che cho tướng công an Phạm Quý Ngọ
Lời tố cáo Thứ trưởng công an Phạm Quý Ngọ ăn nửa triệu đô la hối lộ của Dương Chí Dũng khó thể bưng bít hay làm lệch những chi tiết quan trọng như những vụ án khác bởi sự vào cuộc tích cực của truyền thông nhiều phía.
|
∇ Nghe tường trình
|
Việt Nam chưa có nền báo chí độc lập như thế giới nên những bản tin, những bài báo được viết dưới cái nhìn đầy “trách nhiệm” của Tổng biên tập tờ báo, vốn luôn luôn là đảng viên được cử về giám sát tư tưởng chính trị của phóng viên qua định hướng của Ban truyên giáo trung ương, do đó những tin tức nhạy cảm, có thể làm hại cho đảng, cho chế độ sẽ khó mà xuất hiện trên một tờ báo chính thống.
Báo chí Việt Nam từng trải qua khá nhiều kinh nghiệm khi đưa tin những vụ tham ô của cán bộ cấp cao mà PMU 18 là một ví dụ. Phóng viên có thể bị bắt ngồi tù chung với can phạm và dù họ có bằng chứng đầy đủ trong các bản tin vẫn không thể thuyết phục được tòa án vì một lệnh ngầm nào đó cao hơn đã được ban ra trước khi tòa nghị án.
|
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, cây viết của báo Thanh Niên liên tục trong 19 năm nay là một blogger cho biết nhận xét của ông về vai trò truyền thông trong vụ án này:
Sự đa chiều của truyền thông như vậy nên khi một sự việc nó xảy ra
thì sẽ được nhìn từ nhiều góc cạnh và do đó thông tin đến với người đọc
nó khách quan hơn. Họ có thông tin nhiều chiều để mà phán đoán sự việc
và do vậy các cơ quan chức năng cũng không bưng bít được thông tin
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh
|
Qua vụ án Dương Chí Dũng cái thể hiện rất tiêu biểu về chuyện này về lợi ích của truyền thông đa chiều đó là một trong những dấu hiệu tích cực cho cái sự đổi mới của xã hội qua vận động dân sự hóa. Đây cũng là tín hiệu tốt cho chuyện dân chủ hóa đất nước trong thời gian sắp đến."
|
Báo chính thống loan tin hàng ngày những diễn biến mới nhất, những bằng chứng có thể được tòa sử dụng chống lại Phạm Quý Ngọ và quan trọng hơn, rất nhiều tờ báo khai thác kiến thức, kinh nghiệm của các chuyên gia về luật pháp để hướng dẫn dư luận một cách khôn khéo.
Báo chính thống loan tin hàng ngày những diễn biến mới nhất, những
bằng chứng có thể được tòa sử dụng chống lại Phạm Quý Ngọ và quan trọng
hơn, rất nhiều tờ báo khai thác kiến thức, kinh nghiệm của các chuyên
gia về luật pháp để hướng dẫn dư luận một cách khôn khéo
|
Không riêng báo PetroTimes chính Cổng thông tin điện tử chính phủ , cơ quan truyền thông chính thức của nhà nước đã cho đăng bài viết bảo vệ Bộ trưởng Công an, kết án Dương Chí Dũng và cho rằng ông này là một kẻ phá bĩnh.
Chưa xét tới khía cạnh cơ quan công quyền cao nhất nước đã sử dụng phương tiện truyền thông nhà nước để bịt miệng lời cáo giác tham nhũng từ một nhân chứng có vi phạm pháp luật hay không, nếu chỉ nhìn trên mặt bằng chính trị thì phản ứng này cho thấy thế lực nào đó trong chính phủ đã rúng động trước lời tố cáo của một tử tù.
Hai bài viết trên PetroTimes và Cổng thông tin điện tử chính phủ mặc dù được một ít tờ báo đăng lại nhưng không hề nhận được bình luận nào từ báo chí chính thống, ngược lại mạng xã hội như các trang blog hay facebook ngay lập tức xuất hiện hàng trăm bài viết phản biện mạnh mẽ ý đồ bịt miệng dư luận này và số lượt người vào xem đã lên con số kỷ lục.
Ba kênh truyền thông song song với nhau trong cùng một vụ án cho thấy đang có một cuộc cách mạng trong hệ thống thông tin tại Việt Nam.
Nếu sự xuất hiện bài viết chống Dương Chí Dũng trên Cổng thông tin điện tử chính phủ là sai trái thì bài viết của nhà báo Đại tá Nguyễn Như Phong trên báo PetroTimes phải được xem là quan trọng. Vấn đề nội dung bài viết có thuyết phục hay không tùy vào khả năng của từng cây viết nhưng đi dám ngược lại với dư luận là hình thức cao nhất của việc thực hành dân chủ. Bài viết của nhà báo Nguyễn Như Phong cũng có thể được luật sư của Dương Chí Dũng thu thập làm kinh nghiệm từ ý kiến của một cán bộ công an cao cấp để chống lại chính Thứ trưởng Bộ Công an về hành vi tham nhũng của ông ta.
Sự kiện lạ trong báo chí
Nhà văn Thùy Linh cũng là một blogger nổi tiếng cho biết nhận xét của bà về vấn đề này:
"Rất nhiều người thấy khá bất ngờ vì lần đầu tiên người đọc thấy sự xông xáo một cách thẳng thắn của báo chí trong nước trước một vụ án lớn. Đây chính là điều khá lạ lùng từ xưa tới nay chắc là nó có sự thay đổi nào đó, mọi người đang tin như thế.
Rất nhiều người thấy khá bất ngờ vì lần đầu tiên người đọc thấy sự
xông xáo một cách thẳng thắn của báo chí trong nước trước một vụ án lớn.
Đây chính là điều khá lạ lùng từ xưa tới nay chắc là nó có sự thay đổi
nào đó, mọi người đang tin như thế
Nhà văn Thùy Linh
|
Thông tin đến với người dân không thể bị che đậy khi quá nhiều nguồn, nhiều phương tiện đến thẳng với họ và vì vậy nếu vụ án này được Viện Kiểm sát tuyên bố là không tìm thấy bằng chứng phạm tội của Phạm Quý Ngọ thì cũng đã muộn, vì kể từ khi bắt đầu, dân chúng đã tìm được cách tiếp cận thông tin theo lối của họ.
Nhà văn Thùy Linh cho biết nhận xét của bà về phản ứng của mạng xã hội về hiện tình tham nhũng trong các cơ quan hành pháp hiện nay mà điển hình là công an:
"Vụ án này đang được trang mạng xã hội quan tâm nhiều nhất vì lần đầu tiên một nơi có trách nhiệm bảo vệ pháp luật lại là nơi vi phạm pháp luật trắng trợn nhất. Chính vì thế mà tác động của những trang blog, facebook hay dư luận xã hội nó cũng là những áp lực đòi hỏi phải xử lý những vụ việc như thế này."
Khi người dân tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào những vụ án như vậy thì ánh sáng dân chủ có lẽ không còn le lói ở đường hầm nữa mà nó đang lan tỏa trong không gian của nhiều gia đình trên khắp nước. Mạng xã hội, các phản biện từ cán bộ chức quyền, cộng với sự cung cấp thông tin điều tra từ báo chí, ba yếu tố này hợp lại sẽ thúc đẩy nhiều hơn quyền được biết của dân chúng.
Một nguyên lý khó thể phản bác: khi dân chúng đã biết thì không ai bịt nổi sự thật tràn ra từ lời khai của Dương Chí Dũng.
Mặc Lâm,
biên tập viên RFA
=========
Nghe bài này
Chống tham nhũng cần nhà báo tự do
Quý vị đã theo dõi vụ Dương Chí
Dũng ra tòa khai đã hối lộ cho tướng công an Phạm Quý Ngọ hơn nửa triệu
đô la để chạy trong vụ ăn tiền ở công ty Vinalines mà không có kết quả.
Ai cũng thấy, đây là một vụ hai phe trong Bộ Chính Trị Ðảng Cộng sản đấu
đá với nhau để lòi ra một vụ đưa tiền mà không được đáp ứng. Ðây chỉ là
cái đuôi của con quái vật tham nhũng mới ngó ngoáy xuất hiện, còn phần
chìm trong bóng tối vẫn không ai được biết.
Ông Trần Quốc Thuận, từng là Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, hiện làm nghề luật sư ở Sài Gòn đã nhắc đến kinh nghiệm của những vụ án tham nhũng lớn trước đây, cho rằng cơ quan điều tra mà không được độc lập và có thẩm quyền thật sự thì khó lòng bắt được “đầu sỏ.” Ông nói, “Tôi biết gần đây muốn khởi tố một vị đương chức đương quyền, ít nhất là đảng viên cũng phải xin ý kiến cấp này cấp kia, nếu không cũng không dễ gì đụng đến người đó. Những cấp này cấp kia cấu kết với người tham nhũng lắc đầu thì sao?” Vụ điều tra tham nhũng nào cũng có “chỉ đạo” của những cấp cao, cấp dưới cứ theo đó là thi hành. Con quái vật tham nhũng là cả hệ thống đảng cộng sản từ trên xuống dưới, làm sao chống tham nhũng được? Ông Trần Quốc Thuận bây giờ mới nói: “Ðáng lẽ những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, cơ quan điều tra cần có thẩm quyền độc lập, nếu khi cần bắt giam họ có thể quyết ngay không cần phải xin ý kiến.” Nhưng đảng cộng sản có bao giờ chấp nhận có một “thẩm quyền độc lập” nào đứng bên ngoài độc quyền lãnh đạo của Ðảng đâu? Chưa chấm dứt độc quyền cai trị của đảng Cộng sản thì không thể nào chống tham nhũng.
Vụ Dương Chí Dũng sôi nổi hơn hoàn toàn là nhờ áp lực dư luận trên báo chí, đặc biệt là các mạng. Nhưng sở dĩ báo chí dám đụng tới vụ này cũng vì trong nội bộ đảng Cộng sản đang đấu đá với nhau, dùng báo chí phơi bày các sự thật. Bỗng dưng, các nhà báo được phép công khai nói đến các vụ đút tiền hàng triệu Mỹ kim cũng chỉ vì họ có “chỗ dựa,” có thể nói là họ được thúc đẩy. Khi nào bên trong Bộ Chính Trị họ dàn xếp được với nhau để cho các vụ án chìm xuồng thì nhà báo cũng không còn ai dám viết nữa. Nhà báo đóng vai trò ăn theo, nói theo, vì các báo đều bị chỉ huy. Chỉ cần đảng Cộng sản ban lệnh, một tờ báo như Sài Gòn Tiếp Thị bỗng dưng đổi chủ, hàng trăm ký giả mất việc, mà không có luật lệ nào bảo vệ họ cả.
Báo chí đóng vai trò mạnh nhất trong việc bài trừ tham nhũng, nhưng có khi chính các nhà báo cũng bị đe dọa, mua chuộc và hối lộ, họ cũng nằm trong một hệ thống tham nhũng không khác gì các quan chức. Chỉ khi nào báo chí được hoàn toàn tự do, độc lập, về chính trị cũng như kinh tế thì mới đưa lên được những tiếng nói trung thực. Mà việc thanh tẩy làng báo phải do chính các nhà báo khởi xướng.
Chúng ta có thể nghe những kinh nghiệm ở Ðại Hàn Dân Quốc để rút ra một bài học, mai mốt áp dụng tại nước ta, khi chế độ độc tài sụp đổ. Một bài học là báo giới tự do cũng có thể sa đọa vì tham nhũng, mà độc tài sinh ra tham nhũng. Khi nào nhà báo diệt trừ được tham nhũng trong hàng ngũ của mình, họ sẽ đóng vai tích cực và hữu hiệu giúp cho xã hội trừ tham nhũng.
Trong cuốn Người Hàn Quốc, The Koreans, ký giả Michael Breen đã dành một chương nói về nạn tham nhũng, ông nói ngay đến nạn tham nhũng lan vào giới các nhà báo. Michael Breen đã sống hàng chục năm ở Hàn Quốc, quen biết các ký giả xứ này, ông được nghe chính họ tiết lộ. Ông cho biết, báo giới Nam Hàn xưa kia rất sống động và chính trực nhờ chế độ tự do ngôn luận; họ bắt đầu suy đồi từ khi Tổng thống Phác Chánh Hy (Park Chung Hee), cầm quyền từ năm 1961, muốn dần dần kiểm soát tất cả các sinh hoạt chiến tranh và kinh tế. Các quan chức không ra lệnh được nhà báo thì họ “đưa phong bì.” Các đại công ty (chaebol) cũng đưa phong bì. Dần dần, từ năm 1965 các nhà báo đã được giới kinh doanh chiếu cố tận tình, đến nỗi nhiều ký giả không cần lãnh lương nữa. Từ thập niên 1970, báo giới Nam Hàn có tự do nhưng không độc lập mà bị chi phối bởi các thế lực tài chánh và chính trị. Vì vậy, trong thập niên 1980 khi phong trào đòi tự do dân chủ bùng lên thì những tiếng nói đòi tự do ngôn luận là do giới trí thức và sinh viên kêu gọi, còn chính các nhà báo không khởi xướng.
Sau thời hai vị tổng thống quân nhân dân Ðại Hàn đã hãnh diện về thành quả kinh tế của họ, tưng bừng với Thế vận hội 1988, báo chí Nam Hàn mới bắt đầu thay đổi. Một tờ báo nhỏ đã bắt đầu việc phanh phui nạn tham nhũng trong chính làng báo. Báo Hankyoreh Shinmun, do các nhà báo độc lập thành lập năm 1988, sau khi nhiều ký giả chống chính quyền quân phiệt bị sa thải. Năm 1989 báo này khai ngòi nổ bằng tuyên ngôn “không nhận phong bì” từ các nhà chính trị và giới kinh doanh. Các ký giả chấp nhận số lương bằng một nửa những người làm cho các tờ báo lớn. Họ điều tra và phơi bày vụ một công ty địa ốc Hanbo hối lộ nhân viên tòa đô chính Seoul để được quyền khai thác “vòng đai xanh” quanh thủ đô – một dự án cũng lớn như dự án “chuyển đổi công năng Cảng Sài Gòn” đình líu đến Dương Chí Dũng. Có 40 ký giả các nhật báo lớn ở Seoul bị tố cáo đã ăn tiền của tập đoàn Hanbo; và 21 ký giả nhận được 90 triệu nguyên (won, tiền Nam Hàn) trong vụ tham nhũng ở Bộ Y tế, Xã hội. Sau bài báo trên Hankyoreh, hai cơ quan truyền thông đã sai thải các ký giả dính líu. Phản ứng tích cực nhất diễn ra tại nhật báo Chosun Ilbo, một tờ báo xuất bản từ năm 1920, thời thuộc Nhật. Trong một phòng hội, 270 ký giả báo này đưa tay lên tuyên thệ sẽ không bao giờ nhận phong bì hay quà biếu nữa. Ðể bảo vệ đức thanh liêm cho ký giả, tờ báo này tăng lương và phụ cấp cho nhân viên khi họ đi công tác. Khi nhà báo cần mượn điện thoại, máy fax, chỗ làm việc tại những công sở hay nhà kinh doanh thì họ trả tiền thuê chứ không nhận ai giúp đỡ.
Hành động của nhật báo Chosun khởi xướng một phong trào trong báo giới Nam Hàn. Mọi người đã biết rằng nhà báo ăn hối lộ là mất tư cách, nay họ công khai tẩy rửa hàng ngũ để bạo vệ danh dự nghề nghiệp. Sau đó, mỗi ngày mở một tờ báo ra độc giả thấy đầy những vụ điều tra tham nhũng. Nạn nhân của tham nhũng biết có thể tin ở nhà báo, họ tìm đến kể chuyện. Giới chính trị cũng thay đổi. Tổng thống Kim Vĩnh Tam (Kim Young Sam, chữ Hán) bắt đầu việc kê khai tài sản và yêu cầu các người trong đảng ông cũng làm theo. Trong chính phủ có bảy ngàn công chức bắt buộc phải kê khai tài sản. Ông cũng chấm dứt việc nhận tiền các đại gia đóng góp vào quỹ tranh cử. Nhiều bộ trưởng cùng ông chủ tịch Quốc hội phải từ chức. Sau khi chính phủ mới nhậm chức mấy ngày, bộ trưởng Y tế phải từ chức, vì báo chí khui ra vụ ông đầu cơ nhà đất. Ðô trưởng Seoul mất chức, vì vụ vòng đai xanh. Phong trào chống tham nhũng lan sang cả hàng ngũ tướng lãnh mặc dù họ cưỡng lại, lấy cớ cần bảo vệ bí mật không cho tình báo Bắc Hàn biết. Giáo chức và giới điều khiển các đại học cũng bị thanh lọc, ngăn chặn nạn “chạy chỗ học” ông bộ trưởng Tư pháp mất chức vì nhà báo tìm ra con gái ông dùng quốc tịch Mỹ để được vào đại học, dùng chỗ dành cho du học sinh ngoại quốc. Dân Nam Hàn được chứng kiến cảnh hai ông tướng cựu tổng thống bị ra tòa, thú nhận họ còn đang giữ những quỹ tranh cử do các đại công ty đóng góp; ngoài những tội đảo chính và đàn áp sinh viên biểu tình. Ðến năm 1997, Tổng thống Kim Ðại Trung, Ðại Hàn Dân Quốc đã thay đổi, không ai có thể lật ngược tiến trình thay đổi đó.
Công cuộc chống tham nhũng tại Hàn Quốc không thể bắt đầu, và cũng khó thành tựu nếu không được báo giới tích cực tham dự. Nhưng nhờ đâu mà nhà báo có thể đóng vai trò “giám sát xã hội” của họ? Nhờ chế độ tự do dân chủ. Chỉ cần có tự do là báo giới sẽ tự động làm công việc tẩy rửa cho xã hội trong sạch hơn. Khi ngôn luận tự do, thế nào cũng có những nhà báo tự lo việc làm sạch sẽ hàng ngũ của chính họ. Vì danh dự tập thể, nhưng cũng vì muốn bảo vệ danh dự của chính mình. Hankyoreh Shinmun (Hàn Thải Lai Tân Văn) năm 1988 là một tờ báo nhỏ, mới ra đời, rất nghèo vì ít độc giả và không được các thương gia ủng hộ. Nhưng khi họ phất ngọn cờ bài trừ tham nhũng, bắt đầu ngay trong giới làm báo, thì các đại gia trong làng báo phải chạy theo. Tất cả chỉ vì quyền lợi của chính họ. Báo giới tự nhiên phải xung phong làm công việc chống tham nhũng vì dân chúng Ðại Hàn, vì các độc giả của họ muốn như vậy.
Chúng ta thấy trong câu chuyện này “phép lạ” của nếp sống tự do dân chủ và kinh tế thị trường. Thị trường gồm tất cả mọi người tiêu thụ, trong đó có các độc giả tiêu thụ dưới hình thức đọc báo. Khi các nhà báo đáp ứng theo nhu cầu của thị trường, họ phải cùng nhau tẩy rửa nạn tham nhũng. Vì cả dân tộc biết đó là một vết ô nhục trên bộ mặt quốc gia. Muốn được độc giả tin, muốn tờ báo phát triển, nhà báo bắt buộc phải giữ tư cách lương thiện, chính trực, và phục vụ công ích. Họ không cần phải được “giáo dục” hay bắt “học tập chủ nghĩa tư bản” mới biết việc gì cần làm. Như Adam Smith vạch ra trước đây hơn hai thế kỷ (1776), trong một xã hội theo kinh tế thị trường, mọi người cố gắng làm việc để mưu cầu lợi ích riêng; nhưng các công việc họ làm sau cùng sẽ tạo nên lợi ích chung của tất cả mọi người. Ðể cho dây liên hệ nhân quả đó thể hiện được, điều kiện đầu tiên là người dân phải được sống tự do.
Muốn chống tham nhũng, một xã hội phải sống tự do. Nếu dân Hàn Quốc tẩy rửa được nạn tham nhũng, dân Việt Nam cũng có thể làm được. Nhưng trước hết, người dân Việt phải được tự do quyết định lấy số phận của mình; không để cho một lũ tham ô chiếm độc quyền lãnh đạo.
Ông Trần Quốc Thuận, từng là Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, hiện làm nghề luật sư ở Sài Gòn đã nhắc đến kinh nghiệm của những vụ án tham nhũng lớn trước đây, cho rằng cơ quan điều tra mà không được độc lập và có thẩm quyền thật sự thì khó lòng bắt được “đầu sỏ.” Ông nói, “Tôi biết gần đây muốn khởi tố một vị đương chức đương quyền, ít nhất là đảng viên cũng phải xin ý kiến cấp này cấp kia, nếu không cũng không dễ gì đụng đến người đó. Những cấp này cấp kia cấu kết với người tham nhũng lắc đầu thì sao?” Vụ điều tra tham nhũng nào cũng có “chỉ đạo” của những cấp cao, cấp dưới cứ theo đó là thi hành. Con quái vật tham nhũng là cả hệ thống đảng cộng sản từ trên xuống dưới, làm sao chống tham nhũng được? Ông Trần Quốc Thuận bây giờ mới nói: “Ðáng lẽ những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, cơ quan điều tra cần có thẩm quyền độc lập, nếu khi cần bắt giam họ có thể quyết ngay không cần phải xin ý kiến.” Nhưng đảng cộng sản có bao giờ chấp nhận có một “thẩm quyền độc lập” nào đứng bên ngoài độc quyền lãnh đạo của Ðảng đâu? Chưa chấm dứt độc quyền cai trị của đảng Cộng sản thì không thể nào chống tham nhũng.
Vụ Dương Chí Dũng sôi nổi hơn hoàn toàn là nhờ áp lực dư luận trên báo chí, đặc biệt là các mạng. Nhưng sở dĩ báo chí dám đụng tới vụ này cũng vì trong nội bộ đảng Cộng sản đang đấu đá với nhau, dùng báo chí phơi bày các sự thật. Bỗng dưng, các nhà báo được phép công khai nói đến các vụ đút tiền hàng triệu Mỹ kim cũng chỉ vì họ có “chỗ dựa,” có thể nói là họ được thúc đẩy. Khi nào bên trong Bộ Chính Trị họ dàn xếp được với nhau để cho các vụ án chìm xuồng thì nhà báo cũng không còn ai dám viết nữa. Nhà báo đóng vai trò ăn theo, nói theo, vì các báo đều bị chỉ huy. Chỉ cần đảng Cộng sản ban lệnh, một tờ báo như Sài Gòn Tiếp Thị bỗng dưng đổi chủ, hàng trăm ký giả mất việc, mà không có luật lệ nào bảo vệ họ cả.
Báo chí đóng vai trò mạnh nhất trong việc bài trừ tham nhũng, nhưng có khi chính các nhà báo cũng bị đe dọa, mua chuộc và hối lộ, họ cũng nằm trong một hệ thống tham nhũng không khác gì các quan chức. Chỉ khi nào báo chí được hoàn toàn tự do, độc lập, về chính trị cũng như kinh tế thì mới đưa lên được những tiếng nói trung thực. Mà việc thanh tẩy làng báo phải do chính các nhà báo khởi xướng.
Chúng ta có thể nghe những kinh nghiệm ở Ðại Hàn Dân Quốc để rút ra một bài học, mai mốt áp dụng tại nước ta, khi chế độ độc tài sụp đổ. Một bài học là báo giới tự do cũng có thể sa đọa vì tham nhũng, mà độc tài sinh ra tham nhũng. Khi nào nhà báo diệt trừ được tham nhũng trong hàng ngũ của mình, họ sẽ đóng vai tích cực và hữu hiệu giúp cho xã hội trừ tham nhũng.
Trong cuốn Người Hàn Quốc, The Koreans, ký giả Michael Breen đã dành một chương nói về nạn tham nhũng, ông nói ngay đến nạn tham nhũng lan vào giới các nhà báo. Michael Breen đã sống hàng chục năm ở Hàn Quốc, quen biết các ký giả xứ này, ông được nghe chính họ tiết lộ. Ông cho biết, báo giới Nam Hàn xưa kia rất sống động và chính trực nhờ chế độ tự do ngôn luận; họ bắt đầu suy đồi từ khi Tổng thống Phác Chánh Hy (Park Chung Hee), cầm quyền từ năm 1961, muốn dần dần kiểm soát tất cả các sinh hoạt chiến tranh và kinh tế. Các quan chức không ra lệnh được nhà báo thì họ “đưa phong bì.” Các đại công ty (chaebol) cũng đưa phong bì. Dần dần, từ năm 1965 các nhà báo đã được giới kinh doanh chiếu cố tận tình, đến nỗi nhiều ký giả không cần lãnh lương nữa. Từ thập niên 1970, báo giới Nam Hàn có tự do nhưng không độc lập mà bị chi phối bởi các thế lực tài chánh và chính trị. Vì vậy, trong thập niên 1980 khi phong trào đòi tự do dân chủ bùng lên thì những tiếng nói đòi tự do ngôn luận là do giới trí thức và sinh viên kêu gọi, còn chính các nhà báo không khởi xướng.
Sau thời hai vị tổng thống quân nhân dân Ðại Hàn đã hãnh diện về thành quả kinh tế của họ, tưng bừng với Thế vận hội 1988, báo chí Nam Hàn mới bắt đầu thay đổi. Một tờ báo nhỏ đã bắt đầu việc phanh phui nạn tham nhũng trong chính làng báo. Báo Hankyoreh Shinmun, do các nhà báo độc lập thành lập năm 1988, sau khi nhiều ký giả chống chính quyền quân phiệt bị sa thải. Năm 1989 báo này khai ngòi nổ bằng tuyên ngôn “không nhận phong bì” từ các nhà chính trị và giới kinh doanh. Các ký giả chấp nhận số lương bằng một nửa những người làm cho các tờ báo lớn. Họ điều tra và phơi bày vụ một công ty địa ốc Hanbo hối lộ nhân viên tòa đô chính Seoul để được quyền khai thác “vòng đai xanh” quanh thủ đô – một dự án cũng lớn như dự án “chuyển đổi công năng Cảng Sài Gòn” đình líu đến Dương Chí Dũng. Có 40 ký giả các nhật báo lớn ở Seoul bị tố cáo đã ăn tiền của tập đoàn Hanbo; và 21 ký giả nhận được 90 triệu nguyên (won, tiền Nam Hàn) trong vụ tham nhũng ở Bộ Y tế, Xã hội. Sau bài báo trên Hankyoreh, hai cơ quan truyền thông đã sai thải các ký giả dính líu. Phản ứng tích cực nhất diễn ra tại nhật báo Chosun Ilbo, một tờ báo xuất bản từ năm 1920, thời thuộc Nhật. Trong một phòng hội, 270 ký giả báo này đưa tay lên tuyên thệ sẽ không bao giờ nhận phong bì hay quà biếu nữa. Ðể bảo vệ đức thanh liêm cho ký giả, tờ báo này tăng lương và phụ cấp cho nhân viên khi họ đi công tác. Khi nhà báo cần mượn điện thoại, máy fax, chỗ làm việc tại những công sở hay nhà kinh doanh thì họ trả tiền thuê chứ không nhận ai giúp đỡ.
Hành động của nhật báo Chosun khởi xướng một phong trào trong báo giới Nam Hàn. Mọi người đã biết rằng nhà báo ăn hối lộ là mất tư cách, nay họ công khai tẩy rửa hàng ngũ để bạo vệ danh dự nghề nghiệp. Sau đó, mỗi ngày mở một tờ báo ra độc giả thấy đầy những vụ điều tra tham nhũng. Nạn nhân của tham nhũng biết có thể tin ở nhà báo, họ tìm đến kể chuyện. Giới chính trị cũng thay đổi. Tổng thống Kim Vĩnh Tam (Kim Young Sam, chữ Hán) bắt đầu việc kê khai tài sản và yêu cầu các người trong đảng ông cũng làm theo. Trong chính phủ có bảy ngàn công chức bắt buộc phải kê khai tài sản. Ông cũng chấm dứt việc nhận tiền các đại gia đóng góp vào quỹ tranh cử. Nhiều bộ trưởng cùng ông chủ tịch Quốc hội phải từ chức. Sau khi chính phủ mới nhậm chức mấy ngày, bộ trưởng Y tế phải từ chức, vì báo chí khui ra vụ ông đầu cơ nhà đất. Ðô trưởng Seoul mất chức, vì vụ vòng đai xanh. Phong trào chống tham nhũng lan sang cả hàng ngũ tướng lãnh mặc dù họ cưỡng lại, lấy cớ cần bảo vệ bí mật không cho tình báo Bắc Hàn biết. Giáo chức và giới điều khiển các đại học cũng bị thanh lọc, ngăn chặn nạn “chạy chỗ học” ông bộ trưởng Tư pháp mất chức vì nhà báo tìm ra con gái ông dùng quốc tịch Mỹ để được vào đại học, dùng chỗ dành cho du học sinh ngoại quốc. Dân Nam Hàn được chứng kiến cảnh hai ông tướng cựu tổng thống bị ra tòa, thú nhận họ còn đang giữ những quỹ tranh cử do các đại công ty đóng góp; ngoài những tội đảo chính và đàn áp sinh viên biểu tình. Ðến năm 1997, Tổng thống Kim Ðại Trung, Ðại Hàn Dân Quốc đã thay đổi, không ai có thể lật ngược tiến trình thay đổi đó.
Công cuộc chống tham nhũng tại Hàn Quốc không thể bắt đầu, và cũng khó thành tựu nếu không được báo giới tích cực tham dự. Nhưng nhờ đâu mà nhà báo có thể đóng vai trò “giám sát xã hội” của họ? Nhờ chế độ tự do dân chủ. Chỉ cần có tự do là báo giới sẽ tự động làm công việc tẩy rửa cho xã hội trong sạch hơn. Khi ngôn luận tự do, thế nào cũng có những nhà báo tự lo việc làm sạch sẽ hàng ngũ của chính họ. Vì danh dự tập thể, nhưng cũng vì muốn bảo vệ danh dự của chính mình. Hankyoreh Shinmun (Hàn Thải Lai Tân Văn) năm 1988 là một tờ báo nhỏ, mới ra đời, rất nghèo vì ít độc giả và không được các thương gia ủng hộ. Nhưng khi họ phất ngọn cờ bài trừ tham nhũng, bắt đầu ngay trong giới làm báo, thì các đại gia trong làng báo phải chạy theo. Tất cả chỉ vì quyền lợi của chính họ. Báo giới tự nhiên phải xung phong làm công việc chống tham nhũng vì dân chúng Ðại Hàn, vì các độc giả của họ muốn như vậy.
Chúng ta thấy trong câu chuyện này “phép lạ” của nếp sống tự do dân chủ và kinh tế thị trường. Thị trường gồm tất cả mọi người tiêu thụ, trong đó có các độc giả tiêu thụ dưới hình thức đọc báo. Khi các nhà báo đáp ứng theo nhu cầu của thị trường, họ phải cùng nhau tẩy rửa nạn tham nhũng. Vì cả dân tộc biết đó là một vết ô nhục trên bộ mặt quốc gia. Muốn được độc giả tin, muốn tờ báo phát triển, nhà báo bắt buộc phải giữ tư cách lương thiện, chính trực, và phục vụ công ích. Họ không cần phải được “giáo dục” hay bắt “học tập chủ nghĩa tư bản” mới biết việc gì cần làm. Như Adam Smith vạch ra trước đây hơn hai thế kỷ (1776), trong một xã hội theo kinh tế thị trường, mọi người cố gắng làm việc để mưu cầu lợi ích riêng; nhưng các công việc họ làm sau cùng sẽ tạo nên lợi ích chung của tất cả mọi người. Ðể cho dây liên hệ nhân quả đó thể hiện được, điều kiện đầu tiên là người dân phải được sống tự do.
Muốn chống tham nhũng, một xã hội phải sống tự do. Nếu dân Hàn Quốc tẩy rửa được nạn tham nhũng, dân Việt Nam cũng có thể làm được. Nhưng trước hết, người dân Việt phải được tự do quyết định lấy số phận của mình; không để cho một lũ tham ô chiếm độc quyền lãnh đạo.
Chuyện cũ nói lại: "Quyền làm chủ của Nhân dân"
Từ đầu năm đến nay, nghĩa là từ khi có Thông điệp đầu năm của thủ tướng,
nở rộ lên trên mạng nhiều bài viết và nhiều lời tuyên bố đề cao dân
chủ, trong đó "quyền làm chủ của nhân dân" phất phới như một ngọn cờ
tiên phong. Ai mà không thấy hồ hởi phấn khởi trước một khí thế bùng lên
như vậy? Vận hội mới như đang hiện ra trước mắt. Dân chủ như bình minh
chợt sáng ở chân trời. Thế nhưng, phải đón nhận thế nào đây khái niệm
"quyền làm chủ của nhân dân"? Rằng hay thì thật là hay, nhưng cũng phải
coi chừng để nó đừng trở thành một khẩu hiệu rỗng như bao nhiêu khẩu
hiệu đã từng nghe từng thấy. Phân tích nội dung của nó một cách chi li,
mong rằng đó không phải là việc làm gàn dở của một anh đồ nho ngồi chẻ
sợi tóc làm tư.
Dù biện minh thế nào đi nữa, khó mà chối cãi rằng khái niệm "quyền làm
chủ của nhân dân" đã xuất phát từ hiến pháp 1980 dưới ngôn từ "quyền làm
chủ tập thể của nhân dân lao động". Điều 2 của hiến pháp ấy nói: "Sứ
mệnh lịch sử của nhà nước là thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân
dân lao động". Điều 3 hùng hồn hơn: "Nhà nước bảo đảm... chế độ làm chủ
tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân lao động về các mặt chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội, làm chủ trong phạm vi cả nước, từng địa
phương, từng cơ sở, làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên, làm chủ bản
thân". Ngày nay, ta bỏ chữ "tập thể" và chữ "lao động" đi vì đã quá lỗi
thời, nhưng, đứng về mặt khái niệm, hãy coi chừng, cháu chắt và tổ tiên
ấy cùng chung máu mủ. Xin phân tích.
Trước hết là hai chữ "làm chủ" trong "quyền làm chủ". Làm chủ là gì? Có
người trả lời: là tự mình quyết định vận mệnh của mình. Nếu có ai vặn
lại: thế nào là tự mình quyết định vận mệnh của mình?, lại sẽ có lắm câu
trả lời khác nhau, lại sẽ lý luận ngày đêm. Cho nên có người trả lời
đơn giản: làm chủ là ra lệnh. Đó là sự khác biệt giữa chủ và tớ. Không
có tớ nào ra lệnh cho chủ. Không có chủ nào tuân lệnh của tớ. Rạch ròi
phân biệt.
Vậy thì nhân dân có ra lệnh không? Không! Dù ở trong thực tế hay trong
lý thuyết, nhân dân không ra lệnh. Vì lẽ giản dị là nhân dân không tự
mình cai trị mình. Đâu đâu cũng có sự phân biệt giữa chính quyền và dân
chúng. Lệnh là từ chính quyền ban ra, dù chính quyền đó được dân bầu ra
đàng hoàng đi nữa. Có điều là: không chính quyền nào hoàn toàn dựa trên
mệnh lệnh mà cai trị. Không chính quyền nào tồn tại được nếu chỉ cai trị
bằng mệnh lệnh, nếu mệnh lệnh ngự trị trên sự cúi đầu thụ động của
người dân. Dù độc tài đến đâu, chính quyền nào cũng cố tạo ra, dù chỉ là
giả tạo, ít nhiều hưởng ứng tích cực của người dân. Các chế độ dân chủ
thì khác: họ cố thúc đẩy hưởng ứng tích cực của người dân, càng nhiều
càng tốt, càng tích cực càng đạt lý tưởng. Nhưng chắc chắn không bao giờ
và không ở đâu có chuyện dân hoàn toàn làm chủ vận mệnh của mình. Đó là
lý tưởng phải đi đến, nhưng không bao giờ đến, bởi vì nếu đến mức đó
thì chính quyền sẽ không còn nữa, dân và chính quyền đã là một. Nhưng dù
không đến, vẫn phải đi, càng đi đến gần lý tưởng được bước nào , mệnh
lệnh càng ít được cảm thấy bước đó, tính cách "chủ" của dân càng hiển
hiện. "Làm chủ" chỉ có thể hiểu với ý nghĩa đó thôi.
Nhưng làm thế nào để mà đi? Tự đi chăng? Tất nhiên! Ta có chân thì ta
phải sử dụng chân. Xã hội sinh ra vốn đã có chân, vốn đã có đời sống
riêng, vậy xã hội phải tự đi. Nhưng, xã hội nào cũng cần phải được dẫn
dắt để đi trên con đường mình muốn, và đó là sự khác biệt căn bản giửa
sự dẫn dắt độc tài và sự dẫn dắt dân chủ. Dẫn dắt dân chủ là dẫn dắt
trên con đường mà dân chọn, chứ không phải quan chọn. Và dẫn dắt như vậy
là để làm gì? Để đưa nhân dân lên địa vị chủ. Để nhân dân làm chủ. Hôm
nay, làm chủ một ít, ngày mai làm chủ thêm nữa, và cứ thế mỗi ngày một
thêm. Nhưng nếu có ai cắc cớ hỏi dân: "Vậy thì ông đã thành chủ chưa?",
chắc chắn câu trả lời là chưa, và hơn thế nữa, không bao giờ. Bởi lẽ,
như đã nói, làm chủ là một quá trình dài thăm thẳm, có đi mà không có
đến. Nếu đến thì còn đâu nữa quyền lực, khi dân và chính quyền đã là
một? Đó là một trạng thái thiên đường mà ai đó đã vẽ ra để mơ ước cho
vui một xã hội không giai cấp, chứ ai mà chẳng biết nhân loại chưa bao
giờ và sẽ không bao giờ thổi kèn đưa đám ma quyền lực?
Dĩ nhiên có người sẽ bắt bẻ: làm chủ mỗi ngày, mỗi lúc, trong nhiều sự
việc khác nhau, trong nhiều quan hệ khác nhau, như vậy đích thực là làm
chủ rồi, sao còn ngụy biện? Vâng, trên quá trình làm chủ, mỗi bước đi,
mỗi thực hiện cụ thể là mỗi hân hoan, mỗi chiến thắng của lý tưởng làm
chủ. Nhưng làm chủ trong sự việc này, làm chủ trong sự việc kia, là làm
chủ trong những sự việc cụ thể. Làm chủ trong những sự việc cụ thể thì
có, mà làm chủ chung chung thì không. Làm chủ chung chung đã là không,
thì quyền làm chủ chung chung cũng không nốt. Không có cái gì cả. Trống
rỗng.
Từ đó, xin bước qua quyền làm chủ. Suy ngẫm cho kỹ, khái niệm "quyền làm
chủ" cũng có thể đưa vào ngõ bí! Bởi vì đó là một thứ "quyền" không
giống các quyền khác. Những quyền khác là những quyền mà ngay khi được
công nhận, bảo đảm, thì được thực hiện liền. Tôi có chân, nên khi được
quyền tự do đi lại là tôi đi. Đi bộ, đi xe, đi máy bay. Tôi có miệng nên
khi được quyền ăn nói là tôi nói. Tôi viết được nên khi báo chí được
cởi trói là tôi viết. Luật pháp cấm không được xâm phạm gia cư nên nửa
đêm có ai đấm cửa tôi cứ yên giấc ngủ khò. "Quyền làm chủ" thì không như
vậy. Không phải cứ hô lên: "Anh làm chủ!" là tôi tức khắc làm chủ. Nói
là nói, đi là đi, viết là viết, ai cũng hiểu. Nhưng làm chủ, ai biết làm
chủ là như thế nào? Một đằng, tự tôi, tôi đã có sẵn khả năng, tiềm lực,
để thực hiện quyền được công nhận; một đằng, tự tôi, tôi loay hoay,
lúng túng, không biết phải làm gì với cái quyền mà người ta đặt vào tay
tôi. Làm chủ, tôi đã không biết phải làm chủ như thế nào, làm sao tôi
hình dung ra được cái "quyền làm chủ" của tôi? Làm sao tôi đòi thực hiện
được một cái quyền mà chính nội dung mờ mờ mịt mịt trong đầu tôi? Tôi
đòi một cái mà tôi không biết là cái gì, sao gọi là quyền được? Chẳng lẽ
có ai hỏi tôi: "anh đòi cái quyền gì vậy?", tôi lại ấp a ấp úng "ấy,
anh cứ hỏi lãnh đạo của tôi"?
Chẳng phải tôi muốn bới bèo ra bọ đâu. Điều tôi muốn nói rất là quan
trọng trong lúc này. Không có cái chuyện làm chủ chung chung nên cũng
không có cái quyền làm chủ chung chung đang trở thành khẩu hiệu. Làm
chủ, là làm chủ trong từng sự việc cụ thể, cho nên mỗi sự việc cụ thể
đưa đến một quyền khác nhau. Nghĩa là có nhiều quyền khác nhau mà sự
thực hiện triệt để sẽ đưa nhân dân lên địa vị chủ. Có nhiều quyền để làm
chủ, những quyền để làm chủ. Không có một "quyền làm chủ". Và nhiều
quyền, những quyền đưa nhân dân lên địa vị chủ đó, có gì lạ lùng đâu! Đó
là những quyền dân chủ mà ai cũng biết! Nói "quyền làm chủ" là đi vào
trừu tượng, sương khói, nghe thật sảng khoái, nhưng đố ai sờ được, nắm
được, thấy được, mân mê được, âu yếm được. Nói "những quyền dân chủ",
câu chuyện thành ra giản dị, ai cũng thấy trước mắt những quyền cụ thể,
cầm được, sử dụng được, ôm ấp được. Quyền bầu cử trung thực chẳng hạn.
Trước mắt tôi là cái lá phiếu, cái thùng phiếu, cái yên tâm muốn bỏ cho
ai thì bỏ, cái người mà tôi tin tưởng, cái hồi hộp chờ xem kết quả...
Trong khi tôi đang thích thú như thế, giá có ai nói: "anh vừa thực hiện
quyền làm chủ của nhân dân đấy!", chắc tôi sẽ mất hưng phấn như nghe một
điệp khúc quen tai trong đó chỉ thiếu chữ "tập thể". Tôi vừa thực hiện
một quyền cá nhân cơ mà. Quyền bầu cử là một quyền cá nhân! Quyền của
những cá nhân như tôi! Quyền của con người! Những con người có xương có
thịt như tôi! Có hàng triệu bàn tay bỏ những lá phiếu khác nhau; không
có một "bàn tay nhân dân", một bàn tay tập thể! Đây là lúc ta cần cụ thể
hóa mọi quyền, càng cụ thể hóa càng đi tới dân chủ, đừng dùng mãi những
điệp khúc trừu tượng. Càng tổng quát hóa, càng trừu tượng hóa khái niệm
quyền, ta càng làm vô dụng những quyền, càng đẩy những quyền ấy vào lý
thuyết suông, càng mồ côi quyền trong thực tế. Đó là sự khác biệt một
trời một vực giữa ngôn ngữ ý thức hệ và ngôn ngữ pháp lý.
Những quyền dân chủ cụ thể đó, hãy nhân chúng nó lên! Những quyền đó
càng nhiều, dân càng "làm chủ". Gộp tất cả những quyền đó lại, nhốt
chung tất cả vào một bình hồ lô "quyền làm chủ của nhân dân", mở nút ra:
dân chẳng thấy gì, chỉ còn khẩu hiệu. Một vấn đề tựa tựa như vậy đã đặt
ra ở Tây phương trong thế kỷ trước. Còn gì cao đẹp hơn tự do - la
liberté! Nhưng thế nào là tự do? Anh nói tự do, tôi nói tự do, nhưng có
chắc anh và tôi cùng nói một chuyện không? Chẳng thế mà có người đã thốt
ra một câu xót xa: "Ôi, tự do! Nhân danh ngươi, bao nhiêu tội ác đã
phạm!". Nếu tự do có thể giết chết tự do, thì ngược lại, những tự do,
những quyền tự do, les libertés, định nghĩa một cách rành rọt, bằng ngôn
ngữ pháp lý phân minh, lại bảo vệ con người, bảo vệ tự do. Những quyền
tự do đưa đến tự do. Thì cũng vậy, những quyền dân chủ cụ thể, chính
xác, định nghĩa bằng ngôn ngữ pháp lý sáng sủa, đâu vào đấy, đưa nhân
dân lên địa vị làm chủ. Cho nhân dân những quyền đó mà không nói gì đến
"quyền làm chủ của nhân dân", nhân dân vẫn làm chủ như thường. Tỷ như
cho nhân dân cá, cơm, mắm, muối, mà không nói gì đến quyền ăn no, dân
vẫn no phủ phê. Còn như cho nhân dân quyền ăn no nhưng không cho cá,
cơm, mắm, muối, thì nhân dân đành phải ngày ba bữa vỗ bụng rau bình
bịch.
Đi xa thêm một chút nữa, mấy chữ "quyền làm chủ" nghe nó điệp nghĩa với
nhau thế nào. Cứ lẩn thẩn mà tìm xem: có một thứ quyền nào mà không đưa
đến làm chủ chăng? Quyền đi lại, ờ thì mình làm chủ cái chân. Đi khắp
thế giới chứ phải vừa đâu. Nghĩa là ta đây làm chủ biên giới. Làm chủ
không gian. Quyền nghỉ ngơi hàng năm, sướng quá, buổi sáng tha hồ ngủ,
thế là mình làm chủ con mắt, muốn nhắm cũng được, muốn mở thì cứ mở. Mặt
trời lên cao? Mặc xác nó, tôi làm chủ nó. Nhờ ăn, nhờ ngủ, nhờ nghỉ
ngơi, tôi làm chủ sức khỏe của tôi, nhờ sức khỏe tốt, tôi vui vẻ trong
mọi giao tế, kể cả giao tế với vợ. Tý nữa thì quên, với vợ tôi, hiến
pháp cho tôi quyền bình đẳng. Thì tôi cũng làm chủ! Không bình đẳng thì
phân vân, không biết ai là chủ. Bình đẳng thì mình cũng là chủ vậy! Mấy
ông râu quặp nhờ vậy mà làm chủ được cả bộ râu! Đó là chỉ mới kể vài
quyền cá nhân quen thuộc. Còn những quyền chính trị, xã hội, văn hóa
quan trọng nói suốt trong hiến pháp, tính cách làm chủ không cần phải
chứng minh. Như vậy, nếu hễ có quyền là có làm chủ, nếu bất cứ quyền nào
cũng đưa đến chuyện làm chủ, tìm đâu cho được nội dung pháp lý riêng
biệt, chính xác, của "quyền làm chủ"? Và như vậy, phải chăng "quyền làm
chủ của nhân dân" là một lối nói có tính cách tuyên ngôn - déclaratoire
trong tiếng Pháp - để nêu cao một lý tưởng, nhưng thực chất pháp lý là
rỗng không?
Vậy thì, anh đi đường anh tôi đường tôi, tôi tiễn anh đi về quá khứ của
khẩu hiệu "làm chủ tập thể", còn tôi, tôi tiếp tục đi trên con đường của
Thông điệp mà năm mới 2014 vừa vẽ ra trước mắt. Đất nước đã lâm vào
tình trạng không lui được nữa, chỉ còn cách tiến tới mà thôi.
Cao Huy ThuầnTác giả gởi cho viet-studies ngày 15-1-14
Cần đổi mới tư duy chính trị
(Phát biểu tại Tọa đàm “Làm thế nào thực hiện thông điệp của Thủ tướng?” do báo Tuổi Trẻ tổ chức ngày 15.01.2014)
Không ai cho rằng cải cách thể chế nói riêng và hiện
đại hóa đất nước nói chung là việc dễ dàng. Nhưng cũng không thể bảo đó
là việc quá sức người hay không có tiền lệ, bởi nhiều nước đã thành
công, kể cả trong những điều kiện không kém ngặt nghèo. Hiểm họa ngoại
xâm, vật lực ít ỏi, tài nguyên cạn kiệt chưa hẳn là trở lực, có khi lại
là nhân tố thúc đẩy cải cách để tự cứu nhờ biết dựa vào sự tự cường từ
chính chất lượng con người của đất nước mình.
Có những
quốc gia buộc phải tiến hành cuộc "đại vận động" nói trên một cách chậm
chạp, gian khổ, bằng máu và nước mắt. Cũng có nước may mắn đi vào "hiện
đại" với giá phải trả không quá đắt. Cũng có nước bất hạnh bị lịch sử
bỏ lại phía sau như nhận định thống thiết của Nguyễn Trường Tộ: "lỡ một
bước chân, thành hận ngàn đời" ("nhất thất cước thành thiên cổ hận").
Nhưng nhìn chung, độc lập với nguyện vọng hay ý đồ cá nhân, yêu cầu hiện
đại hóa là khách quan, có động lực nội tại, và, tùy trường hợp, sớm hay
muộn sẽ dẫn đến một trong ba trường hợp nói trên. Trong trường hợp
thành công, tức để có thể cải biến xã hội một cách nghiêm chỉnh và thực
chất, hầu như ở đâu cũng cần đến điều kiện tiên quyết là một cuộc "đổi
mới tư duy" sâu rộng, toàn diện, làm lay chuyển ý thức xã hội. Hiện nay,
ở nước ta, đó là đổi mới tư duy chính trị, như đã từng bước đầu đổi mới
tư duy kinh tế trước đây. Thiếu đổi mới tư duy chính trị (tư duy pháp
quyền là bộ phận của tư duy chính trị), mọi việc sẽ dậm chân tại chỗ,
mang tính đối phó, vá víu, dùng cái sai này để chữa cái sai khác, gây
thêm hoài nghi, xung đột, bất hòa.
Đổi mới tư
duy chính trị sẽ giải tỏa được nhiều mắc mứu, bế tắc về lý luận, đường
lối, mở đường cho những chính sách nhất quán, thông suốt, giải trừ những
tệ đoan do tư duy cũ gây ra như đã từng trải nghiệm trong quá trình đổi
mới tư duy kinh tế, xã hội.
Như đối với mọi
cuộc đổi mới tư duy (chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học...), thảo
luận và công luận tự do, ôn hòa là biện pháp và môi trường không thể
thiếu được. Do đó, báo chí, xuất bản, nghiên cứu, giảng dạy là thước đo
và dung mạo đầu tiên (tất nhiên, không phải duy nhất!) của ý chí và viễn
kiến cải cách đích thực. Lạc quan hoặc bi quan, tùy thuộc vào bước đột
phá này.
Sau đó mới có cơ sở và bầu khí xã hội
thuận lợi để cùng nhau đề ra một "lộ trình" hợp tình hợp lý cho các lĩnh
vực khác. Một "lộ trình" minh bạch như thế là cần thiết biết bao để
không chỉ khẳng định sự cam kết lịch sử mà còn thắp sáng con đường đi
lên của dân tộc, nhất là trong lòng thế hệ trẻ trước nhiều vận hội đã bị
bỏ lỡ.
"Long Mã Tinh Thần" là bốn chữ tôi muốn ước nguyện cho đồng bào, đất nước, trước thềm năm mới Giáp Ngọ.
Bùi Văn Nam Sơn
(BVN)
Đổi mới nông nghiệp: bài toán khó của Thủ tướng
Nghe bài này
Trong thông điệp đầu năm 2014 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói là phải
đặt người nông dân vào vị trí trung tâm và vai trò chủ thể để thực hiện
tái cơ cấu nông nghiệp. Nam Nguyên phỏng vấn ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh An Giang, người từng khởi xướng “hợp tác 4
nhà” nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và doanh nghiệp khi còn tại chức
và không được quan tâm. Đối với nội dung về tái cơ cấu nông nghiệp trong
thông điệp đầu năm của Thủ tướng, từ An Giang trước hết ông Nguyễn
Minh Nhị nhận định:
Ông Nguyễn Minh Nhị: Tôi thấy nó cũng không mới, nhiều người đã nói rồi nhưng mà có cái mới là Thủ tướng chính thức nói. Cái mới ở chỗ đó chứ nhiều người đã nói mà văn kiện của Trung ương, của địa phương cũng đề cập tới. Tuy vậy, từ lâu nay nói nhưng mà làm thì chưa đúng tinh thần đặt nông dân vào vị trí trung tâm, làm thì nó hơi chệch cho nên quyền lợi của nông dân có khó khăn, không đạt được ý muốn đặt người dân vào trung tâm. Ở đây có điểm mới là lần đầu lãnh đạo nói bài bản “có đầu có đũa”.
Nam Nguyên: Trong thông điệp Thủ tướng nhìn nhận yếu kém của nền nông nghiệp kinh tế hộ manh mún và kêu gọi đẩy nhanh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng … Nhưng ngay trước thông điệp Hiến pháp 2013 của VN và Luật Đất Đai vẫn không công nhận quyền tư hữu đất đai mà ở đây là tư hữu ruộng đất, chỉ nâng mức hạn điền và thời hạn sử dụng, vấn đề thu hồi đất cũng chưa giải quyết tốt . Như vậy gút thắt cũ vẫn còn đó liệu tái cơ cấu có thể thành công?
Ông Nguyễn Minh Nhị: Có thể là sẽ thành công một mức độ nào thôi chứ không mỹ mãn được. Bởi vì cái gốc của vấn đề này chưa ráo rẽ được thì kết quả cuối cùng cũng không thể mỹ mãn.
Nhưng mà dù sao đi nữa đây cũng là một bước tiến, tiến từng bước thì sẽ giành thắng lợi từng phần. Sẽ phải giải quyết đồng bộ nhiều chuyện lắm, thứ nhất phải làm sao tích tụ đất đai, một người phải canh tác nhiều héc-ta. Bây giờ anh lãi 50% hay 100% nhưng anh làm có nửa héc-ta thì chẳng nhằm gì so với 4 năm nhân khẩu trong gia đình. Trước hết đất đai phải nhiều thì lợi tức mới cao. Thứ hai là tổ chức làm sao từ khâu giống, nước, phân tới khâu thu hoạch phải bảo đảm giá thành thấp và đầu ra bảo đảm tiêu thụ ở mức ổn định và bảo đảm có lợi tức. Đó là hai điều kiện bản thân của nông nghiệp.
Ông Nguyễn Minh Nhị: Tôi thấy nó cũng không mới, nhiều người đã nói rồi nhưng mà có cái mới là Thủ tướng chính thức nói. Cái mới ở chỗ đó chứ nhiều người đã nói mà văn kiện của Trung ương, của địa phương cũng đề cập tới. Tuy vậy, từ lâu nay nói nhưng mà làm thì chưa đúng tinh thần đặt nông dân vào vị trí trung tâm, làm thì nó hơi chệch cho nên quyền lợi của nông dân có khó khăn, không đạt được ý muốn đặt người dân vào trung tâm. Ở đây có điểm mới là lần đầu lãnh đạo nói bài bản “có đầu có đũa”.
Nam Nguyên: Trong thông điệp Thủ tướng nhìn nhận yếu kém của nền nông nghiệp kinh tế hộ manh mún và kêu gọi đẩy nhanh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng … Nhưng ngay trước thông điệp Hiến pháp 2013 của VN và Luật Đất Đai vẫn không công nhận quyền tư hữu đất đai mà ở đây là tư hữu ruộng đất, chỉ nâng mức hạn điền và thời hạn sử dụng, vấn đề thu hồi đất cũng chưa giải quyết tốt . Như vậy gút thắt cũ vẫn còn đó liệu tái cơ cấu có thể thành công?
Ông Nguyễn Minh Nhị: Có thể là sẽ thành công một mức độ nào thôi chứ không mỹ mãn được. Bởi vì cái gốc của vấn đề này chưa ráo rẽ được thì kết quả cuối cùng cũng không thể mỹ mãn.
Nhưng mà dù sao đi nữa đây cũng là một bước tiến, tiến từng bước thì sẽ giành thắng lợi từng phần. Sẽ phải giải quyết đồng bộ nhiều chuyện lắm, thứ nhất phải làm sao tích tụ đất đai, một người phải canh tác nhiều héc-ta. Bây giờ anh lãi 50% hay 100% nhưng anh làm có nửa héc-ta thì chẳng nhằm gì so với 4 năm nhân khẩu trong gia đình. Trước hết đất đai phải nhiều thì lợi tức mới cao. Thứ hai là tổ chức làm sao từ khâu giống, nước, phân tới khâu thu hoạch phải bảo đảm giá thành thấp và đầu ra bảo đảm tiêu thụ ở mức ổn định và bảo đảm có lợi tức. Đó là hai điều kiện bản thân của nông nghiệp.
Ngoài ra còn có một vấn đề nữa là phải chủ động rút bớt lực lượng lao
động trong nông nghiệp ra để cho nhân khẩu trong nông nghiệp thấp thì
thu nhập nông nghiệp đầu người mới tăng lên. Muốn thực hiện việc này thì
phải chủ động chương trình đào tạo nghề và bằng chính sách chuyển dịch
lao động phát triển dịch vụ để thu hút lao động về phía đó. Nếu không
thì xuất khẩu lao động như hiện nay cũng không thể giải quyết hết. Đó là
vấn đề thứ ba rất quan trọng trong việc đưa nền kinh tế theo hướng công
nghiệp, chẳng những công nghiệp hiện đại mà nông nghiệp cũng phải hiện
đại.
Nam Nguyên: Thưa ông, có nhiều ý kiến nói là để tái cơ cấu nông nghiệp thành công như Thủ tướng đưa ra trong thông điệp 2014 thì hầu như phải có một cuộc cách mạng đổi thay toàn bộ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Nhưng với hiện trạng VN thì sẽ phải rất lâu dài. Theo ông những vấn đề ưu tiên nhất cần làm ngay là gì ?
Ông Nguyễn Minh Nhị: Theo tôi ưu tiên nhất là phải tái cơ cấu hệ thống tổ chức bộ máy quản lý của ngành nông nghiệp. Quan điểm của tôi là tổ chức theo ngành dọc, tức là bộ trưởng nông nghiệp là người chịu trách nhiệm nền nông nghiệp của đất nước. Quản lý ở đây là những sản phẩm chủ yếu như gạo, cao su, cà phê, cá, mía đường ..v..v..những món chủ yếu thôi, như vậy mới điều hành được. Chứ bây giờ một cây lúa mà nhiều tỉnh điều hành sẽ bị phân tán, khách hàng sẽ lợi dụng sự phân tán mà người ta đè mình, đó là chưa nói tới cái dở, chủ quan của mình tự cạnh tranh với nhau, hạ giá làm thiệt thòi cho nông dân như vấn đề con cá chẳng hạn.
Tôi đã từng làm nông nghiệp tôi đề xuất từ lâu rồi, một người chỉ huy thì hay hơn là nhiều người chỉ huy làm phân tán. Thứ hai nữa là, làm cái gì cũng phải có tổ chức, muốn ăn một bữa cơm thì cũng phải phân công người nấu, chứ không cũng chẳng có cơm mà ăn. Làm lúa hay làm gì cũng phải có tổ chức, vì tổ chức của nông dân chưa tốt cho nên các công đoạn của quá trình sản xuất đó, gọi là dịch vụ bị phân tán và giá thành đội lên, mỗi cái một chút…một chút…cuối cùng lợi nhuận của nông dân không được nhiều. Thí dụ một cái máy cày làm cho 5 mẫu đất thì sẽ tốt hơn là nó đi cày chỉ một mẫu rồi một mẫu khác phải đi xa hơn nữa, thì chi phí vận chuyển sẽ cao. Cho nên vấn đề sản xuất lớn rất là khó, tổ chức lại rất là khó.
Thứ ba nữa là thị trường thì tự do nhưng Chính phủ phải có trách nhiệm chủ yếu về vấn đề giá cả của những mặt hàng nông dân làm ra. Tất nhiên không phải là bao cấp mua gì hết, nhưng phải điều hành chánh sách vĩ mô để làm sao tăng lợi tức cho người nông dân. Điều đó hết sức quan trọng. Theo tôi trước mắt có ba vấn đề đó phải làm sao giải quyết được còn nếu không thì nó cũng cứ như cũ thôi.
Nam Nguyên: Đề án tái cơ cấu nông nghiệp được phê duyệt, nhiều chuyên gia cho là chưa đáp ứng yêu cầu cải cách cần thiết. Thí dụ mục tiêu tăng thu nhập cho nông dân vào năm 2020 nhưng lại lấy mức lợi tức cách đây nhiều năm làm mốc, như vậy thực tế không tăng bao nhiêu vì trượt giá và lạm phát. Thưa ông nhận định gì?
Ông Nguyễn Minh Nhị: Đề án của Bộ đưa ra thì thường mục đích yêu cầu lớn nhưng về giải pháp sự khả thi yếu, rất là khó. Thí dụ đảm bảo lợi nhuận đạt 30%, cụ thể phải giải quyết những khâu gì để bảo đảm cái đó? Một chuyện nữa phải chống phá giá, làm hạ giá sản phẩm của nông dân. Nhưng nếu người ta phá thì phải làm sao…không nghe nói…thì cũng như không. Cho nên mặt giải pháp là quan trọng lắm mà không cụ thể cho nên mục tiêu thì nói lớn vậy nhưng thường là khó đạt được.
Nam Nguyên: Cảm ơn ông Nguyễn Minh Nhị đã trả lời chúng tôi.
Nam Nguyên: Thưa ông, có nhiều ý kiến nói là để tái cơ cấu nông nghiệp thành công như Thủ tướng đưa ra trong thông điệp 2014 thì hầu như phải có một cuộc cách mạng đổi thay toàn bộ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Nhưng với hiện trạng VN thì sẽ phải rất lâu dài. Theo ông những vấn đề ưu tiên nhất cần làm ngay là gì ?
Ông Nguyễn Minh Nhị: Theo tôi ưu tiên nhất là phải tái cơ cấu hệ thống tổ chức bộ máy quản lý của ngành nông nghiệp. Quan điểm của tôi là tổ chức theo ngành dọc, tức là bộ trưởng nông nghiệp là người chịu trách nhiệm nền nông nghiệp của đất nước. Quản lý ở đây là những sản phẩm chủ yếu như gạo, cao su, cà phê, cá, mía đường ..v..v..những món chủ yếu thôi, như vậy mới điều hành được. Chứ bây giờ một cây lúa mà nhiều tỉnh điều hành sẽ bị phân tán, khách hàng sẽ lợi dụng sự phân tán mà người ta đè mình, đó là chưa nói tới cái dở, chủ quan của mình tự cạnh tranh với nhau, hạ giá làm thiệt thòi cho nông dân như vấn đề con cá chẳng hạn.
Tôi đã từng làm nông nghiệp tôi đề xuất từ lâu rồi, một người chỉ huy thì hay hơn là nhiều người chỉ huy làm phân tán. Thứ hai nữa là, làm cái gì cũng phải có tổ chức, muốn ăn một bữa cơm thì cũng phải phân công người nấu, chứ không cũng chẳng có cơm mà ăn. Làm lúa hay làm gì cũng phải có tổ chức, vì tổ chức của nông dân chưa tốt cho nên các công đoạn của quá trình sản xuất đó, gọi là dịch vụ bị phân tán và giá thành đội lên, mỗi cái một chút…một chút…cuối cùng lợi nhuận của nông dân không được nhiều. Thí dụ một cái máy cày làm cho 5 mẫu đất thì sẽ tốt hơn là nó đi cày chỉ một mẫu rồi một mẫu khác phải đi xa hơn nữa, thì chi phí vận chuyển sẽ cao. Cho nên vấn đề sản xuất lớn rất là khó, tổ chức lại rất là khó.
Thứ ba nữa là thị trường thì tự do nhưng Chính phủ phải có trách nhiệm chủ yếu về vấn đề giá cả của những mặt hàng nông dân làm ra. Tất nhiên không phải là bao cấp mua gì hết, nhưng phải điều hành chánh sách vĩ mô để làm sao tăng lợi tức cho người nông dân. Điều đó hết sức quan trọng. Theo tôi trước mắt có ba vấn đề đó phải làm sao giải quyết được còn nếu không thì nó cũng cứ như cũ thôi.
Nam Nguyên: Đề án tái cơ cấu nông nghiệp được phê duyệt, nhiều chuyên gia cho là chưa đáp ứng yêu cầu cải cách cần thiết. Thí dụ mục tiêu tăng thu nhập cho nông dân vào năm 2020 nhưng lại lấy mức lợi tức cách đây nhiều năm làm mốc, như vậy thực tế không tăng bao nhiêu vì trượt giá và lạm phát. Thưa ông nhận định gì?
Ông Nguyễn Minh Nhị: Đề án của Bộ đưa ra thì thường mục đích yêu cầu lớn nhưng về giải pháp sự khả thi yếu, rất là khó. Thí dụ đảm bảo lợi nhuận đạt 30%, cụ thể phải giải quyết những khâu gì để bảo đảm cái đó? Một chuyện nữa phải chống phá giá, làm hạ giá sản phẩm của nông dân. Nhưng nếu người ta phá thì phải làm sao…không nghe nói…thì cũng như không. Cho nên mặt giải pháp là quan trọng lắm mà không cụ thể cho nên mục tiêu thì nói lớn vậy nhưng thường là khó đạt được.
Nam Nguyên: Cảm ơn ông Nguyễn Minh Nhị đã trả lời chúng tôi.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-01-15
TBT Nguyễn Phú Trọng
Khó hiểu: “Vinashin lãi 7.900 tỉ nhưng không phải từ sản xuất kinh doanh”
Trước đây, nếu hạch toán lãi vay vào báo cáo tài chính
thì Vinashin sẽ lỗ, nhưng sau khi được xoá lãi vay thì báo cáo tài chính
đã không còn âm nữa mà dương lên rất nhiều.
Trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị cuối tuần trước, ông Nguyễn Ngọc Sự, chủ tịch hội đồng thành viên tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (SBIC) thừa nhận: trong năm 2013 tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) lãi 7.900 tỉ đồng nhưng khoản lãi này… không phải do hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại, mà do xoá lãi vay.
Trong quá trình tái cơ cấu Vinashin, lãnh đạo Chính phủ và lãnh đạo bộ Giao thông vận tải từng không ít lần nói trước Quốc hội: nếu thị trường vận tải biển thuận lợi thì vào năm 2015 Vinashin mới bắt đầu làm ăn có lãi. Tuy nhiên, tại buổi lễ ra mắt SBIC trong ngày cuối năm 2013 – cũng là ngày mà SBIC chính thức thay thế tập đoàn Vinashin, ông Nguyễn Ngọc Sự đã thông tin một con số rất đáng chú ý: cân đối tài chính năm 2013, Vinashin đã có lãi 7.900 tỉ đồng!
Trước đó, tại buổi làm việc với bộ Giao thông vận tải, tổng giám đốc SBIC Vũ Anh Tuấn, cho hay kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2014 được dự kiến với hai kịch bản: phương án thấp: thi công 82 tàu trong đó 37 tàu xuất khẩu và 45 tàu trong nước; bàn giao 76 chiếc, trong đó 35 tàu xuất khẩu. Giá trị tổng sản lượng ước đạt hơn 6.000 tỉ đồng, tổng doanh thu ước đạt hơn 6.150 tỉ đồng. Theo phương án cao, toàn tổng công ty sẽ triển khai thi công 127 tàu, trong đó tàu xuất khẩu là 49 chiếc và tàu trong nước là 78 chiếc; số tàu bàn giao là 103 chiếc, trong đó 35 tàu xuất khẩu. Tổng giá trị sản lượng hơn 7.390 tỉ đồng, tổng doanh thu là 7.597 tỉ đồng.
Dư luận rất bất ngờ về khoản lãi năm qua của Vianshin mà ông nói hôm ra mắt SBIC, vậy phải hiểu như thế nào về khoản lãi rất lớn mà SBIC được “thừa kế” từ Vinashin?
Tôi phải nhấn mạnh khoản lãi 7.900 tỉ không phải do hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại mà là kết quả của hoạt động tái cơ cấu, nhất là tái cơ cấu tài chính.
Thực ra, sau khi tái cơ cấu tài chính, chúng tôi được giảm gốc và giảm lãi vay rất nhiều. Trước đây, nếu hạch toán lãi vay vào báo cáo tài chính thì Vinashin sẽ lỗ, nhưng sau khi được xoá lãi vay thì báo cáo tài chính đã không còn âm nữa mà dương lên rất nhiều.
Với tình hình này thì năm 2014 SBIC dự kiến có lãi từ hoạt động sản xuất kinh doanh không?
Nguyên tắc sản phẩm mới ký hợp đồng thì phải có lãi, tối thiểu phải ngang vốn. Còn với các hợp đồng đã ký trước đây thì mục tiêu là giảm lỗ càng nhiều càng tốt.
Cũng tại buổi ra mắt SBIC, lãnh đạo bộ Giao thông vận tải yêu cầu SBIC không được quên sai lầm của Vinashin và phải cho mọi người thấy đây không phải hình thức bình mới rượu cũ?
Thật ra SBIC chỉ giữ lại tám doanh nghiệp đóng tàu và các doanh nghiệp này sẽ thay đổi về chất thật sự. Ngoài việc tinh giảm về số lượng lao động, chúng tôi tập trung cổ phần hoá tại doanh nghiệp, mời các đối tác vào nhưng đặc biệt ưu tiên đối tác nước ngoài với kinh nghiệm và thế mạnh ngành đóng tàu.
Hiện chúng tôi đã tìm được đối tác Damen – tập đoàn hàng hải hàng đầu Hà Lan đã đầu tư vào ba công ty của chúng tôi. Damen đã ký thoả thuận ghi nhớ, theo đó họ sẽ mang hợp đồng từ các nước khác về cho các công ty của SBIC đóng tàu, họ cũng sẽ lo tài chính. Damen cũng đã hứa sẽ nghiên cứu hợp tác toàn diện với cả tám nhà máy đóng tàu của tổng công ty để thay đổi hẳn về chất, không thể để tình trạng bình mới rượu cũ được. Ngoài ra, chúng tôi cũng đang làm việc với một loạt đối tác Nga, Hy Lạp, Singapore và cả tập đoàn Samsung.
Theo Chí Hiếu Sài gòn Tiếp thị
Trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị cuối tuần trước, ông Nguyễn Ngọc Sự, chủ tịch hội đồng thành viên tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (SBIC) thừa nhận: trong năm 2013 tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) lãi 7.900 tỉ đồng nhưng khoản lãi này… không phải do hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại, mà do xoá lãi vay.
Trong quá trình tái cơ cấu Vinashin, lãnh đạo Chính phủ và lãnh đạo bộ Giao thông vận tải từng không ít lần nói trước Quốc hội: nếu thị trường vận tải biển thuận lợi thì vào năm 2015 Vinashin mới bắt đầu làm ăn có lãi. Tuy nhiên, tại buổi lễ ra mắt SBIC trong ngày cuối năm 2013 – cũng là ngày mà SBIC chính thức thay thế tập đoàn Vinashin, ông Nguyễn Ngọc Sự đã thông tin một con số rất đáng chú ý: cân đối tài chính năm 2013, Vinashin đã có lãi 7.900 tỉ đồng!
Trước đó, tại buổi làm việc với bộ Giao thông vận tải, tổng giám đốc SBIC Vũ Anh Tuấn, cho hay kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2014 được dự kiến với hai kịch bản: phương án thấp: thi công 82 tàu trong đó 37 tàu xuất khẩu và 45 tàu trong nước; bàn giao 76 chiếc, trong đó 35 tàu xuất khẩu. Giá trị tổng sản lượng ước đạt hơn 6.000 tỉ đồng, tổng doanh thu ước đạt hơn 6.150 tỉ đồng. Theo phương án cao, toàn tổng công ty sẽ triển khai thi công 127 tàu, trong đó tàu xuất khẩu là 49 chiếc và tàu trong nước là 78 chiếc; số tàu bàn giao là 103 chiếc, trong đó 35 tàu xuất khẩu. Tổng giá trị sản lượng hơn 7.390 tỉ đồng, tổng doanh thu là 7.597 tỉ đồng.
Dư luận rất bất ngờ về khoản lãi năm qua của Vianshin mà ông nói hôm ra mắt SBIC, vậy phải hiểu như thế nào về khoản lãi rất lớn mà SBIC được “thừa kế” từ Vinashin?
Tôi phải nhấn mạnh khoản lãi 7.900 tỉ không phải do hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại mà là kết quả của hoạt động tái cơ cấu, nhất là tái cơ cấu tài chính.
Thực ra, sau khi tái cơ cấu tài chính, chúng tôi được giảm gốc và giảm lãi vay rất nhiều. Trước đây, nếu hạch toán lãi vay vào báo cáo tài chính thì Vinashin sẽ lỗ, nhưng sau khi được xoá lãi vay thì báo cáo tài chính đã không còn âm nữa mà dương lên rất nhiều.
Với tình hình này thì năm 2014 SBIC dự kiến có lãi từ hoạt động sản xuất kinh doanh không?
Nguyên tắc sản phẩm mới ký hợp đồng thì phải có lãi, tối thiểu phải ngang vốn. Còn với các hợp đồng đã ký trước đây thì mục tiêu là giảm lỗ càng nhiều càng tốt.
Cũng tại buổi ra mắt SBIC, lãnh đạo bộ Giao thông vận tải yêu cầu SBIC không được quên sai lầm của Vinashin và phải cho mọi người thấy đây không phải hình thức bình mới rượu cũ?
Thật ra SBIC chỉ giữ lại tám doanh nghiệp đóng tàu và các doanh nghiệp này sẽ thay đổi về chất thật sự. Ngoài việc tinh giảm về số lượng lao động, chúng tôi tập trung cổ phần hoá tại doanh nghiệp, mời các đối tác vào nhưng đặc biệt ưu tiên đối tác nước ngoài với kinh nghiệm và thế mạnh ngành đóng tàu.
Hiện chúng tôi đã tìm được đối tác Damen – tập đoàn hàng hải hàng đầu Hà Lan đã đầu tư vào ba công ty của chúng tôi. Damen đã ký thoả thuận ghi nhớ, theo đó họ sẽ mang hợp đồng từ các nước khác về cho các công ty của SBIC đóng tàu, họ cũng sẽ lo tài chính. Damen cũng đã hứa sẽ nghiên cứu hợp tác toàn diện với cả tám nhà máy đóng tàu của tổng công ty để thay đổi hẳn về chất, không thể để tình trạng bình mới rượu cũ được. Ngoài ra, chúng tôi cũng đang làm việc với một loạt đối tác Nga, Hy Lạp, Singapore và cả tập đoàn Samsung.
Theo Chí Hiếu Sài gòn Tiếp thị
TBT Nguyễn Phú Trọng: Làm trong sạch Đảng là điều kiện sống còn của đất nước
"...việc tiếp tục thực hiện thật tốt ba vấn đề cấp bách
và bốn nhóm giải pháp nêu trong Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng
là cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa sống còn, nhằm xây dựng Đảng ta ngày
càng trong sạch, vững mạnh, xứng tầm lãnh đạo đất nước".
Điều này thể hiện sự quyết tâm rất lớn trong công tác phòng chống tham nhũng, làm trong sạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng. Trước đó, TBT từng khẳng định với các cử tri quận Tây Hồ: 'Sắp xử tham nhũng lớn, bà con hãy chờ xem'.
Điều này thể hiện sự quyết tâm rất lớn trong công tác phòng chống tham nhũng, làm trong sạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng. Trước đó, TBT từng khẳng định với các cử tri quận Tây Hồ: 'Sắp xử tham nhũng lớn, bà con hãy chờ xem'.
Trả lời TTXVN ngày 12/1, TBT Nguyễn Phú Trọng chia sẻ, chống tham
nhũng là một yêu cầu, nội dung lớn của Nghị quyết Trung ương 4 về xây
dựng Đảng. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng được thành
lập là theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung
ương.
Sau một năm hoạt động, Ban chủ đạo phòng chống tham nhũng đã tạo được những dấu ấn trong việc giải quyết một số vụ tham nhũng tồn đọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Tuy nhiên, nhận định đấu tranh phòng, chống tham nhũng là một công việc lâu dài; rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải tiến hành một cách đồng bộ, toàn diện, kết hợp nhiều biện pháp, trong đó phòng phải là cơ bản, chống phải làm quyết liệt.
"Tốt nhất là đừng để nó xảy ra; phải tìm cách ngăn chặn, răn đe trước, làm cho người ta không muốn tham nhũng, không dám tham nhũng và không thể tham nhũng... Còn khi đã xảy ra rồi thì phải kiên quyết xử lý; xử lý thật nghiêm, đúng quy định của luật pháp. Xử lý nghiêm cũng là biện pháp phòng tích cực", TBT nói.
TBT cho rằng, tham nhũng như ung nhọt nhức nhối, nhưng lãng phí cũng rất ghê gớm; lãng phí về của cải, tiền bạc, tài nguyên, thời gian, công sức... Nghị quyết Trung ương 4 ra đời chính là nhằm phòng, chống cho được tham nhũng, lãng phí, những hiện tượng cục bộ, lợi ích nhóm, hư hỏng, suy thoái biến chất trong cán bộ đảng viên, kể cả cán bộ lãnh đạo, quản lý...
Trong khi mặt trái của kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập đang hằng ngày, hằng giờ tác động tiêu cực đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân; những hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống... đang làm tổn hại đến uy tín của Đảng và Nhà nước, làm giảm sút niềm tin của nhân dân.
Từ đó, TBT chỉ đạo "việc tiếp tục thực hiện thật tốt ba vấn đề cấp bách và bốn nhóm giải pháp nêu trong Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng là cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa sống còn, nhằm xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, xứng tầm lãnh đạo đất nước".
Xử lý tham nhũng, quyết tâm làm trong sạch đội ngũ cán bộ Đảng, lấy lại lòng tin trong nhân dân là thông điệp thể hiện sự cương quyết, quyết tâm đến cùng của TBT.
Trước đó không lâu, tại buổi tiếp xúc cử tri quận Tây Hồ (6/12), TBT đã khẳng định: "Sắp xử nhiều án tham nhũng lớn, bà con cứ chờ xem".
Thừa nhận công tác phòng chống tham nhũng dù đã rất cố gắng nhưng vẫn còn nhức nhối.
"Các vụ án lớn phát hiện chậm, kéo dài, lúc đầu to bằng voi rồi xử bé như chuột. Tham nhũng vặt vẫn như ngứa ghẻ, đi đâu cũng phải bôi trơn, lót tay, bị nhũng nhiễu, thậm chí gợi ý trắng trợn", ông Nguyễn Phú Trọng chia sẻ. "Còn quyền lực là còn tham nhũng".
TBT thẳng thắn chỉ rõ: "Tệ nhất là tham nhũng ngày càng phổ biến, đua nhau, thành đường dây, có tổ chức chứ không phải từng người 'ăn mảnh'", Tổng bí thư nói về lợi ích nhóm. "Cần cơ chế trị tận gốc vì quốc tế đang rất quan tâm, dư luận bức xúc, tôi cũng không hài lòng".
Nhấn mạnh các biện pháp "phòng", Tổng bí thư, đồng thời là Trưởng ban chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng, cũng cam kết mạnh mẽ: Sắp tới sẽ xử nhiều vụ lớn, bà con hãy chờ xem.
Thái An (tổng hợp)
Sau một năm hoạt động, Ban chủ đạo phòng chống tham nhũng đã tạo được những dấu ấn trong việc giải quyết một số vụ tham nhũng tồn đọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Tuy nhiên, nhận định đấu tranh phòng, chống tham nhũng là một công việc lâu dài; rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải tiến hành một cách đồng bộ, toàn diện, kết hợp nhiều biện pháp, trong đó phòng phải là cơ bản, chống phải làm quyết liệt.
"Tốt nhất là đừng để nó xảy ra; phải tìm cách ngăn chặn, răn đe trước, làm cho người ta không muốn tham nhũng, không dám tham nhũng và không thể tham nhũng... Còn khi đã xảy ra rồi thì phải kiên quyết xử lý; xử lý thật nghiêm, đúng quy định của luật pháp. Xử lý nghiêm cũng là biện pháp phòng tích cực", TBT nói.
TBT cho rằng, tham nhũng như ung nhọt nhức nhối, nhưng lãng phí cũng rất ghê gớm; lãng phí về của cải, tiền bạc, tài nguyên, thời gian, công sức... Nghị quyết Trung ương 4 ra đời chính là nhằm phòng, chống cho được tham nhũng, lãng phí, những hiện tượng cục bộ, lợi ích nhóm, hư hỏng, suy thoái biến chất trong cán bộ đảng viên, kể cả cán bộ lãnh đạo, quản lý...
Trong khi mặt trái của kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập đang hằng ngày, hằng giờ tác động tiêu cực đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân; những hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống... đang làm tổn hại đến uy tín của Đảng và Nhà nước, làm giảm sút niềm tin của nhân dân.
Từ đó, TBT chỉ đạo "việc tiếp tục thực hiện thật tốt ba vấn đề cấp bách và bốn nhóm giải pháp nêu trong Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng là cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa sống còn, nhằm xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, xứng tầm lãnh đạo đất nước".
Xử lý tham nhũng, quyết tâm làm trong sạch đội ngũ cán bộ Đảng, lấy lại lòng tin trong nhân dân là thông điệp thể hiện sự cương quyết, quyết tâm đến cùng của TBT.
Trước đó không lâu, tại buổi tiếp xúc cử tri quận Tây Hồ (6/12), TBT đã khẳng định: "Sắp xử nhiều án tham nhũng lớn, bà con cứ chờ xem".
Thừa nhận công tác phòng chống tham nhũng dù đã rất cố gắng nhưng vẫn còn nhức nhối.
"Các vụ án lớn phát hiện chậm, kéo dài, lúc đầu to bằng voi rồi xử bé như chuột. Tham nhũng vặt vẫn như ngứa ghẻ, đi đâu cũng phải bôi trơn, lót tay, bị nhũng nhiễu, thậm chí gợi ý trắng trợn", ông Nguyễn Phú Trọng chia sẻ. "Còn quyền lực là còn tham nhũng".
TBT thẳng thắn chỉ rõ: "Tệ nhất là tham nhũng ngày càng phổ biến, đua nhau, thành đường dây, có tổ chức chứ không phải từng người 'ăn mảnh'", Tổng bí thư nói về lợi ích nhóm. "Cần cơ chế trị tận gốc vì quốc tế đang rất quan tâm, dư luận bức xúc, tôi cũng không hài lòng".
Nhấn mạnh các biện pháp "phòng", Tổng bí thư, đồng thời là Trưởng ban chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng, cũng cam kết mạnh mẽ: Sắp tới sẽ xử nhiều vụ lớn, bà con hãy chờ xem.
Thái An (tổng hợp)
(Đất Việt)
Đặng Huy Văn - Đã Bốn Mươi Năm Con Thầm Đợi Chờ Ba!
Đặng Huy Văn: Vào dịp đầu năm mới 2014, tôi tình cờ gặp lại một
ngư dân đang buồn bã lang thang trên bến cảng Đà Nẵng. Anh này là người
em họ một người bạn của tôi. Đến chơi nhà anh bạn, tôi đã tình cờ quen
anh ta cách đây bảy tám năm. Anh ta cho biết, hiện nay cả đội tàu cá của
anh đang tạm nghỉ ở nhà để dưỡng máy và chờ tình hình xem thế nào rồi
mới dám ra khơi. Vì kể từ ngày 1/1/2014, muốn ra khơi đánh bắt cá là
phải có giấy phép của chính quyền tỉnh Hải Nam, Trung Quôc. Rồi anh kể,
ba anh ấy ngày 19/1/1974 đã bị giặc Tàu đánh chìm cùng Hộ Tống Hạm Nhật
Tảo HQ 10, nhưng không tìm thấy xác nên má con anh ấy vẫn tin rằng, ba
anh nay vẫn sống, có thể trên một hòn đảo hoang nào đó giữa Thái Bình
Dương. Cũng vì muốn tìm tin tức của người ba xấu số nên anh ta đã trở
thành một ngư dân chuyên nghiệp đánh cá trên biển cả. Anh ấy hi vọng, ba
anh sẽ quay trở về để cùng đồng đội của mình đòi lại Hoàng Sa và đuổi
hết bè lũ Lê Chiêu Thống thân Tàu ra khỏi nước nhằm giành lại độc lập tự
do và Biển Đông cho Tổ Quốc. Anh ấy nói, cứ gọi tên anh là "một ngư dân
Hoàng Sa".
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày giặc Tàu cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam, ngày 19/1/1974, tôi xin lược ghi lại vài dòng tâm sự của người "ngư dân Hoàng Sa" đó và xin gửi tới những đồng đội của ba anh ấy đang sống trên khắp thế giới lời chúc Năm Mới 2014 Hạnh Phúc, Bình An và luôn hướng lòng về Tổ Quốc!
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày giặc Tàu cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam, ngày 19/1/1974, tôi xin lược ghi lại vài dòng tâm sự của người "ngư dân Hoàng Sa" đó và xin gửi tới những đồng đội của ba anh ấy đang sống trên khắp thế giới lời chúc Năm Mới 2014 Hạnh Phúc, Bình An và luôn hướng lòng về Tổ Quốc!
ĐÃ BỐN MƯƠI NĂM CON THẦM ĐỢI CHỜ BA!
(Viết theo lời tâm sự của "một ngư dân Hoàng Sa")
Đã bốn mươi năm
Con thầm đợi chờ ba!
Sát Tết Giáp Dần chia tay
Chưa một lần ba trở lại
Ngày đó con mới lên năm
Cứ ngồi chờ ba, chờ mãi
Má bảo ba sẽ quay về
Sao chưa thấy, thưa ba?
Đêm đêm chờ tin
Từ những tiếng còi hụ khơi xa
Với chút hi vọng mong manh
Ba đã bị dạt vào đảo vắng
Nhưng từ tháng tư năm 75
Những con tàu rời bến cảng
Mãi mãi không quay về
Con vẫn đợi tin ba!
Má và con chỉ biết rằng
Ba đã chiến đấu giữ Hoàng Sa
Nhưng giặc Tàu quá đông
Đã bắn trúng HQ 10 bị đắm
Con hi vọng ba bơi được ra xa
Rồi bị lạc vào đảo vắng
Như chú Rô Bin Xơn
Ba từng kể con nghe
Và mong một ngày gần đây
Ba sẽ lại quay về!
Từ năm lên 18
Con đã theo tàu đi đánh cá
Cùng những ngư dân ra khơi
Để mong đợi tin ba
Con từng theo tàu cá nhiều lần
Ra quần đảo Hoàng Sa
Mấy lần bị Trung Quốc đánh đuổi
Phá hỏng tàu, cướp cá
Một lần tàu của chúng con
Bị dạt vào đảo đá
Giữa muôn ngàn cánh chim
Như ẩn hiện bóng hình ba!
Trong sâu thẳm trái tim
Con tin ba còn sống
Có thể trên một hòn đảo hoang
Giữa biển Thái Bình Dương
Và trái tim ba
Luôn hướng về đất cảng
Vẫn yêu má và con
Cùng nội ngoại thân thương!
Ba ơi!
Nơi đảo xa ba có nhớ nhà không?
Ở quê hương má cùng con
Quanh đời cứ làm thuê lầm lũi
Nay già yếu má ở nhà trông cháu nội
Con là ngư dân suốt tháng ngày
Trên biển cả mênh mông
Sao nay lũ giặc Tàu
Cấm đánh cá Biển Đông?
Theo con, Biển Đông
Là của Việt Nam, chứ ba?
Ngày ba còn ở nhà, ông nội vẫn
Ra Biển Đông đánh cá
Nay tàu của Trung Quốc rõ ràng
Sao báo đảng gọi chúng là "tàu lạ"?
Lạ ở chỗ nào
Hay vì đã cưỡng chiếm Hoàng Sa?
Phá hoại kinh tế nước mình
Và hà hiếp dân ta?
Vậy mà sao có người
Còn thân bọn Tàu cộng, hở ba?
Hay họ là cánh tay nối dài
Của kẻ thù truyền kiếp?
Bởi Bắc Thuộc một ngàn năm
Có ai người không biết?
Mà còn rước giặc xâm lăng
Về giày xéo mẹ cha?
Xin ba hãy trở về với non nước quê nhà!
Vì chỉ có ba và các đồng đội năm xưa
Mới có thể cùng toàn dân cứu nước
Bởi Lê Chiêu Thống thời nay
Là tay sai quân xâm lược
Nhằm gìn giữ ngai vàng
Bán rẻ núi sông ta!
Như cách đây 56 năm
Viết công hàm
Dâng quần đảo Hoàng Sa!
Sau năm 79
Dâng Mục Nam Quan cho giặc
Sau năm 2000 dâng Bô xít Tây Nguyên
Cùng nhiều đất rừng Miền Bắc...
Ba hãy về đây để nhìn hình ảnh xót xa
Ôi! Những ông già lưng còng
Đứng hát Tiến Quân Ca!
Hà Nội, 15/1/2014
Ts. Đặng Huy Văn
Nhóm vận động từ Việt Nam tới Hoa Kỳ
Một nhóm người gồm thân
nhân các nhà đấu tranh dân chủ và các blogger nổi tiếng từ Việt Nam đã
đến Hoa Kỳ để vận động dư luận về quyền con người.
Theo họ, đây là chuyến đi diễn ra trong dịp Việt Nam đang có chân trong hội đồng nhân quyền ở Liên Hiệp Quốc.
Theo họ, đây là chuyến đi diễn ra trong dịp Việt Nam đang có chân trong hội đồng nhân quyền ở Liên Hiệp Quốc.
Qua sự sắp xếp của luật sư Trịnh Hội
và các thành viên trong tổ chức thiện nguyện VOICE, họ đã đưa được cha
của ông Trần Huỳnh Duy Thức, mẹ của luật sư Lê Quốc Quân, và mẹ của anh
Đinh Nguyên Kha đến Hoa Kỳ.
Dự kiến cả nhóm sẽ ra điều trần tại Ủy ban nhân quyền, Quốc hội Hoa Kỳ ngày 16/1 này.
Trong nhóm đi vận động và đến được Hoa Kỳ hôm nay, còn có cả ký giả Đoan Trang và sinh viên Nguyễn Anh Tuấn, người nổi tiếng trong vụ “yêu cầu công an khởi tố chính mình” vì có cùng quan điểm như luật sư Cù Huy Hà Vũ.
Tất cả đều phải đi “lách” qua những con đường xuất cảnh tuy hợp pháp nhưng rất khó khăn vì cấm đoán của nhà chức trách ở Việt Nam.
Ban đầu họ âm thầm đến một trong những nước có chính sách miễn thị thực với Việt Nam trong khối Đông Nam Á, rồi từ đó họ xin visa vào Hoa Kỳ và Âu Châu theo sự tư vấn và giúp đỡ của tổ chức VOICE.
Mẹ đi theo conDự kiến cả nhóm sẽ ra điều trần tại Ủy ban nhân quyền, Quốc hội Hoa Kỳ ngày 16/1 này.
Trong nhóm đi vận động và đến được Hoa Kỳ hôm nay, còn có cả ký giả Đoan Trang và sinh viên Nguyễn Anh Tuấn, người nổi tiếng trong vụ “yêu cầu công an khởi tố chính mình” vì có cùng quan điểm như luật sư Cù Huy Hà Vũ.
Tất cả đều phải đi “lách” qua những con đường xuất cảnh tuy hợp pháp nhưng rất khó khăn vì cấm đoán của nhà chức trách ở Việt Nam.
Ban đầu họ âm thầm đến một trong những nước có chính sách miễn thị thực với Việt Nam trong khối Đông Nam Á, rồi từ đó họ xin visa vào Hoa Kỳ và Âu Châu theo sự tư vấn và giúp đỡ của tổ chức VOICE.
"Cha của Trần Huỳnh Duy Thức không còn cảm thấy đơn độc để tranh đấu cho con trai của riêng mình mà phải tiếp tục con đường tranh đấu "Bà Nguyễn Thị Kim Liên, mẹ của Đinh Nguyên Kha còn cho biết cá nhân bà hiện nay cũng đã trở thành một con người tranh đấu sau khi con trai bị bắt.
“Từ một bà mẹ quê, vì cứu con mà tôi đã trở thành blogger và biết dùng cả Facebook”, bà chia sẻ với mọi người trong một cuộc họp báo tại trụ sở báo Người Việt hôm 14/1/2014 ở Quận Cam, California.
Bà Kim Liên cũng nói lên lời mạnh mẽ rằng, bà nhận biết bây giờ đấu tranh cho dân chủ tự do ở Việt Nam là một sứ mệnh không chỉ giải cứu con trai bà mà còn cứu rất nhiều người có cùng cảnh ngộ.
Trong chuyến đi này, bà đã làm bạn với mẹ của luật sư Lê Quốc Quân và thân phụ của Trần Huỳnh Duy Thức.
Ông Trần Văn Huỳnh, thân phụ của nhà tranh đấu Trần Huỳnh Duy Thức cũng nói rằng ông không còn cảm thấy đơn độc để tranh đấu cho con trai của riêng mình mà phải tiếp tục con đường tranh đấu một xã hội dân chủ và công bằng cho Viêt Nam.
Nói tiếng Anh tốt, ông Trần Văn Huỳnh sẽ điều trần trước quốc hội Hoa Kỳ và tiếp tục lên đường sang Geneve để vận động với dư luận Âu Châu.
Trải nghiệm và hướng đi mới
Đến với Quận Cam, nơi có cộng đồng người Việt đông nhất ở hải ngoại, chuyến sang Mỹ bất ngờ này đã trở thành một trải nghiệm đặc biệt cho mọi người.
Ký giả Đoan Trang cũng đến Hoa Kỳ trong sự trải nghiệm đó và còn tạo nên sự bất ngờ về mặt thời điểm.
Vốn là người từng gióng lên tiếng nói về tranh chấp Biển Đông từ năm 2001 và chịu nhiều phiền nhiễu trong trong nghề nghiệp làm báo ở Việt Nam, cô đã trả lời về chủ đề Biển Đông với các giới quan tâm ở Quận Cam trong dịp tưởng niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa.
Được biết, Đoan Trang dự kiến sẽ nêu ra các ví dụ về việc nhà báo bị sách nhiễu ra sao và cách báo chí ở Việt Nam bị cấm đoán như thế nào.
Sự xuất hiện của những nhân vật có dấu ấn xã hội, mang tính chứng nhân bị đàn áp ở Việt Nam xuất hiện các diễn đàn quốc tế cũng tạo nên tiếng nói mới cho phong trào tranh đấu cho tự do nhân quyền cho Việt Nam vừ bước sang một giai đoạn thiết thực theo mô hình hoạt động của các nhóm NGO thuộc các tổ chức phi chính phủ.
Trước đây các phái đoàn điều trần vận động quốc hội Hoa Kỳ phần đông đều do các nhân vật trong cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ đảm trách.
Bài do nhà báo tự do Trần Đông Đức gửi tới BBC từ California.
Đến với Quận Cam, nơi có cộng đồng người Việt đông nhất ở hải ngoại, chuyến sang Mỹ bất ngờ này đã trở thành một trải nghiệm đặc biệt cho mọi người.
Ký giả Đoan Trang cũng đến Hoa Kỳ trong sự trải nghiệm đó và còn tạo nên sự bất ngờ về mặt thời điểm.
Vốn là người từng gióng lên tiếng nói về tranh chấp Biển Đông từ năm 2001 và chịu nhiều phiền nhiễu trong trong nghề nghiệp làm báo ở Việt Nam, cô đã trả lời về chủ đề Biển Đông với các giới quan tâm ở Quận Cam trong dịp tưởng niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa.
Được biết, Đoan Trang dự kiến sẽ nêu ra các ví dụ về việc nhà báo bị sách nhiễu ra sao và cách báo chí ở Việt Nam bị cấm đoán như thế nào.
Sự xuất hiện của những nhân vật có dấu ấn xã hội, mang tính chứng nhân bị đàn áp ở Việt Nam xuất hiện các diễn đàn quốc tế cũng tạo nên tiếng nói mới cho phong trào tranh đấu cho tự do nhân quyền cho Việt Nam vừ bước sang một giai đoạn thiết thực theo mô hình hoạt động của các nhóm NGO thuộc các tổ chức phi chính phủ.
Trước đây các phái đoàn điều trần vận động quốc hội Hoa Kỳ phần đông đều do các nhân vật trong cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ đảm trách.
Trần Đông Đức
Gửi cho BBC từ Hoa Kỳ
Bài do nhà báo tự do Trần Đông Đức gửi tới BBC từ California.
Khắp nơi cảnh giác du khách Việt: Xuất ngoại rồi bỏ trốn
Xét duyệt tiêu chuẩn đưa người Việt Nam đi du lịch nước ngoài
chủ yếu thông qua hồ sơ, song, một số trường hợp vẫn bỏ trốn trót lọt
nhờ hồ sơ rất ‘sáng’. Đối tượng đã tìm đủ chiêu trò để trốn ở lại nước
sở tại thông qua con đường du lịch.
Tìm mọi cách bỏ trốn
Trường
hợp gần đây nhất là đầu tháng 12/2013, cả đoàn khách 15 người Việt Nam
đã “mất tích” ở Israel. Đoàn khách này do một công ty ở Hà Nội tổ chức
thông qua việc gom khách lẻ. Hành trình bay, phỏng vấn vào Israel diễn
ra suôn sẻ, song đến giờ ăn, khách lần lượt “biến mất”. Đầu tiên còn 2
người, rồi chỉ còn 1 người, cuối cùng chẳng còn ai cả. Họ trốn mà không
cần hộ chiếu. Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Israel thì đây là lần thứ 3
xảy ra chuyện khách du lịch Việt Nam bỏ trốn ở nước này.
Trên thực
tế, việc khách du lịch Việt Nam trốn ra nước ngoài qua con đường du
lịch là không hiếm. Trong đó, Israel chưa phải là “điểm đến” được nhiều
người lựa chọn, mà đứng đầu là Hàn Quốc, rồi đến Hongkong, Nhật Bản, Đài
Loan, Australia, châu Âu...
Du lịch Hàn Quốc thoáng hơn trong việc ấp thị thực để thu hút khách du lịch (ảnh Quảng Hạnh) |
Ông
Nguyễn Tiến Đạt, Giám đốc kinh doanh Công ty du lịch TransViet Travel,
cho hay, người có ý định bỏ trốn khi đi du lịch thường giở nhiều chiêu
trò để qua mắt đơn vị tổ chức (công ty du lịch) cũng như đơn vị cấp thị
thực (visa).
Ông Đạt kể, TransViet từng là nạn nhân của một một
cú lừa cực kỳ ngoạn mục. Đoàn khách này vốn là nhân viên một công ty xây
dựng có số vốn đăng ký vài chục tỷ đồng. Vị giám đốc đã từng đi tour
Hàn Quốc của TransViet, nay đứng ra tổ chức cho lao động đi, gồm mấy
chục anh em và kèm cả vợ con. Không ngờ, sang đến nơi, vẫn có 2 khách bỏ
trốn. Hóa ra, tay giám đốc đã đứng ra bảo lãnh hợp đồng lao động, tài
chính, thu nhập... cho lao động trốn. Nếu người lao động có bị nhà chức
trách Hàn Quốc bắt lại, họ cũng chỉ bị phạt vài nghìn USD rồi trục xuất
về nước, trong khi giám đốc nếu cố tình “kiếm ăn” thì phi vụ này cũng
lãi cả chục ngàn đô, ông Đạt cho hay.
Hàn Quốc là nơi nhiều khách du lịch Việt Nam bỏ trốn nhất. Tại nước này, lượng lao động Việt Nam ở lại đông, lên tới cả trăm ngàn người, chưa kể những cô dâu Việt lấy chồng Hàn hoặc bản thân lao động đi xuất khẩu trước đó đã trốn ra ngoài làm, nay lại muốn sang. Cộng đồng lao động bất hợp pháp Việt Nam ở bên đó khá đông cũng là mắt xích kéo du lịch bất hợp pháp. Khi các kênh xuất khẩu lao động chính thức bị khóa thì chỉ còn kênh du lịch. |
“Thường thì ở
khách Việt Nam đi du lịch sang Hàn, sang đó họ sẽ có người nhà hoặc anh
em bạn bè đón. Có khi họ còn tạm biệt nhau trước mặt hướng dẫn viên mà
không thể làm gì được. Người trốn non thì cần thị thực, còn ‘cáo già’
thì không. Thậm chí, họ lập cả sổ đỏ giả để chứng minh có năng lực tài
chính”, ông Đạt nói.
Hơn nữa, theo ông Nguyễn Hữu Lâm, Giám đốc Văn phòng tại Việt Nam của Công ty dịch vụ du lịch Arirang, mỗi năm có vài trường hợp khách Việt trốn ở lại Hàn Quốc. Một công ty khác chuyên gom khách Việt đi Hàn tại Hà Nội vừa rồi cũng có hơn 10 trong đoàn 20 người bỗng dưng... “mất tích”.
Đại diện Công ty Du lịch Việt tại Hà Nội kể thêm, tháng 10/2013, có hai vợ chồng trên 40 tuổi người Sài Gòn đăng ký đi tour Hàn Quốc tại công ty. Hồ sơ rất đẹp, cơ quan cấp visa cũng không lăn tăn gì. Nhưng, đi du lịch đến ngày thứ 4 thì người chồng bỏ trốn. Bà vợ bàng quan như không có chuyện gì xảy ra vì kế hoạch bỏ trốn đã lên từ trước. “Không ai nghĩ hơn 40 tuổi rồi còn trốn, hơn nữa hồ sơ lại rất sáng - đúng là kế hoạch hoàn hảo”, vị này tặc lưỡi.
Ngoài ra, thị trường Hongkong cũng báo động do du khách Việt Nam trốn ở lại. Ông Nguyễn Tiến Đạt nói rằng trước tình trạng này, Đại sứ quán Trung Quốc đã liên tục thay đổi chính sách cấp thị trường đối với người Việt Nam.
Lợi dụng con đường du lịch, nhiều người Việt Nam bỏ trốn ở lại (ảnh minh họa) |
Hay tại thị trường châu Âu, thấy khách có ý định bỏ trốn, công ty du
lịch nghi ngờ đã áp tải khách ra tận sân bay nhưng vẫn không tin tưởng,
phải nhờ cả nhân viên hàng không giám sát đến tận cổng ra, lên máy bay
mới yên tâm vì sợ khách lại nghĩ ra chiêu trò gì để được vào khu cách
ly, tìm cớ trốn thoát - ông Đạt kể thêm.
Xét duyệt kỹ, tránh thiệt hại
Số liệu từ Hiệp hội Du lịch Việt Nam ước tính, năm 2012, có khoảng 3,5 triệu lượt người Việt Nam đi du lịch nước ngoài, trong đó riêng Hàn Quốc một năm đón khoảng 120.000 lượt khách Việt Nam. Việc các cá nhân lợi dụng con đường du lịch để bỏ trốn đang gây thiệt hại không nhỏ cho các DN lữ hành cũng như uy tín, hình ảnh quốc gia.
Chẳng hạn, các đơn vị lữ hành có thể bị nhà chức trách Hàn Quốc phạt tới 10.000 USD với 1 người bỏ trốn, kể cả khi anh chỉ là đối tác của phía du lịch công ty Việt Nam như Arirang. Khách trốn nhiều quá, họ sẽ bị tịch thu giấy phép. Mà với kinh nghiệm từ bản thân, ông Nguyễn Tiến Đạt cho hay cứ 10 hồ sơ đi Hàn Quốc thì có vài trường hợp nghi ngờ là sẽ trốn.
Một công ty du lịch cho hay Đại sứ quán Hàn Quốc từng dừng cấp visa cho khách của doanh nghiệp này trong 3 tháng, và phía châu Âu năm 2012 cũng dừng cấp 6 tháng, thiệt hại đủ đường.
Theo các công ty làm khách out-bound (đưa khách đi du lịch nước ngoài), để hạn chế mức thấp nhất tình trạng khách du lịch bỏ trốn, thì khó nhất là khâu xét duyệt hồ sơ làm thủ tục xin thị thực.
Để tránh ra sai sót, kinh nghiệm của các công ty ty lữ hành là phải xem xét hồ sơ, chắt lọc kỹ càng. Chẳng hạn, về độ tuổi, quan hệ thân nhân vợ chồng, giấy tờ tài sản nhà đất, sổ tiết kiệm, ngân hàng; về mối quan hệ nhân thân, công việc của bản thân người đi du lịch, mối quan hệ của họ với cơ quan làm việc, bảo lãnh của cơ quan làm việc...
Hoặc, hộ chiếu đã đi nhiều nước chưa. Nếu hộ chiếu trắng mà mua tour đi Hàn Quốc, nhất là lại chưa lập gia đình, thì phía du lịch thường từ chối luôn.
Các công ty cũng rất lưu ý với khách quê ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh,... vì nguy cơ trốn cao vì họ thường có cộng đồng địa phương bên nước sở tại. Riêng visa với người Quảng Ninh, Hải Phòng xin đi Hongkong, Đại sứ quán Trung Quốc còn từ chối không cấp vì tỷ lệ bỏ trốn cao.
Ông Nguyễn Hữu Lâm cho hay, nhân viên có kinh nghiệm chỉ cần liếc hồ sợ là biết có thể tin tưởng khách không hay phải xem xét lại. Chẳng hạn, yêu cầu khách bổ sung hồ sơ, nếu khách không có ý định bỏ trốn sẽ bổ sung ngay, còn nếu trốn thì hầu hết là bỏ... Những đối tượng này thường ở vùng quê, học vấn thấp, không hiểu hết các thủ tục, điều kiện. Tuy nhiên, ông nguyễn Tiến Đạt cảnh báo, do kinh tế khó khăn nên đối tượng bỏ trốn không chỉ là người lao động mà giàu có cũng trốn, chẳng hạn như đi để trốn nợ.
Xét duyệt kỹ, tránh thiệt hại
Số liệu từ Hiệp hội Du lịch Việt Nam ước tính, năm 2012, có khoảng 3,5 triệu lượt người Việt Nam đi du lịch nước ngoài, trong đó riêng Hàn Quốc một năm đón khoảng 120.000 lượt khách Việt Nam. Việc các cá nhân lợi dụng con đường du lịch để bỏ trốn đang gây thiệt hại không nhỏ cho các DN lữ hành cũng như uy tín, hình ảnh quốc gia.
Chẳng hạn, các đơn vị lữ hành có thể bị nhà chức trách Hàn Quốc phạt tới 10.000 USD với 1 người bỏ trốn, kể cả khi anh chỉ là đối tác của phía du lịch công ty Việt Nam như Arirang. Khách trốn nhiều quá, họ sẽ bị tịch thu giấy phép. Mà với kinh nghiệm từ bản thân, ông Nguyễn Tiến Đạt cho hay cứ 10 hồ sơ đi Hàn Quốc thì có vài trường hợp nghi ngờ là sẽ trốn.
Một công ty du lịch cho hay Đại sứ quán Hàn Quốc từng dừng cấp visa cho khách của doanh nghiệp này trong 3 tháng, và phía châu Âu năm 2012 cũng dừng cấp 6 tháng, thiệt hại đủ đường.
Theo các công ty làm khách out-bound (đưa khách đi du lịch nước ngoài), để hạn chế mức thấp nhất tình trạng khách du lịch bỏ trốn, thì khó nhất là khâu xét duyệt hồ sơ làm thủ tục xin thị thực.
Để tránh ra sai sót, kinh nghiệm của các công ty ty lữ hành là phải xem xét hồ sơ, chắt lọc kỹ càng. Chẳng hạn, về độ tuổi, quan hệ thân nhân vợ chồng, giấy tờ tài sản nhà đất, sổ tiết kiệm, ngân hàng; về mối quan hệ nhân thân, công việc của bản thân người đi du lịch, mối quan hệ của họ với cơ quan làm việc, bảo lãnh của cơ quan làm việc...
Hoặc, hộ chiếu đã đi nhiều nước chưa. Nếu hộ chiếu trắng mà mua tour đi Hàn Quốc, nhất là lại chưa lập gia đình, thì phía du lịch thường từ chối luôn.
Các công ty cũng rất lưu ý với khách quê ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh,... vì nguy cơ trốn cao vì họ thường có cộng đồng địa phương bên nước sở tại. Riêng visa với người Quảng Ninh, Hải Phòng xin đi Hongkong, Đại sứ quán Trung Quốc còn từ chối không cấp vì tỷ lệ bỏ trốn cao.
Ông Nguyễn Hữu Lâm cho hay, nhân viên có kinh nghiệm chỉ cần liếc hồ sợ là biết có thể tin tưởng khách không hay phải xem xét lại. Chẳng hạn, yêu cầu khách bổ sung hồ sơ, nếu khách không có ý định bỏ trốn sẽ bổ sung ngay, còn nếu trốn thì hầu hết là bỏ... Những đối tượng này thường ở vùng quê, học vấn thấp, không hiểu hết các thủ tục, điều kiện. Tuy nhiên, ông nguyễn Tiến Đạt cảnh báo, do kinh tế khó khăn nên đối tượng bỏ trốn không chỉ là người lao động mà giàu có cũng trốn, chẳng hạn như đi để trốn nợ.
Trước tình trạng khách du lịch Việt bỏ trốn tại Israel, Tổng cục Du lịch Việt Nam vừa có công văn số 17 cho biết sẽ kiên quyết ngăn chặn hành vi lợi dụng con đường du lịch để đưa người Việt Nam ra nước ngoài bất hợp pháp.
Trước khi bán tour, cần kiểm tra thông tin khi khách, đặc biệt là những khách mua tour từ một số địa phương bỏ trốn trước đó (Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Dương... ).
Nếu phát hiện khách mua tour đi Israel có dấu hiệu nghi ngờ phải thông báo ngay cho cơ quan chức năng để kịp thời ngăn chặn.
Nếu có chứng cứ khẳng định bỏ trốn, lập tức yêu cầu đối tác ở nước ngoài sở tại báo cho cảnh sát để ngăn chặn kịp thời. Đồng thời, thông báo cho đại sứ quán Việt Nam tại Israel, Tổng cục Du lịch, các cơ quan chức năng liên quan để xử lý.
(VNN)
Trung – Nhật và cuộc chiến năm Giáp Ngọ
Trong lúc người Việt
Nam chuẩn bị kỷ niệm trận hải chiến Hoàng Sa 1974, lịch sử
châu Á đã có không ít các cuộc chiến xảy ra vào năm có số 4
để lại hệ quả cho nhiều các nước.
Chiến tranh Trung - Nhật lần thứ nhất đã quyết định số phận Triều Tiên
Với Phương Tây, chiến thắng của Nhật trong
trận cảng Lữ Thuận với Nga (1904-05) là quan trọng hơn cả vì
người Nhật lần đầu đã thắng 'người da trắng', nhưng với châu Á
thì cuộc chiến Trung - Nhật (1894-95) lại có ý nghĩa sâu xa
hơn.
Trận chiến Giáp Ngọ (Jiawu) năm 1894 đánh dấu sự vươn lên của một nước 'đồng văn đồng chủng' với Trung Quốc nhưng sớm tự cường và bắt đầu bành trướng, hạ bệ nhà Thanh.
Vì thua trận, Thanh triều phải ký hòa ước Mã Quan (1895) mà Phương Tây gọi là hòa ước Shimonoseki, lấy tên địa điểm ký kết tại thành phố phía Nam Nhật Bản và rơi vào các đợt nhượng bộ lãnh thổ ở phía Bắc với Nhật, Nga và các nước khác.
Cuộc đọ sức về hải quân tuy nhỏ nhưng đã diễn ra theo đúng quy luật của trào lưu các nước công nghệ cao xâm lấn các nước lạc hậu trên toàn châu Á và để lại nhiều bài học đến ngày nay.
Vỡ một trật tự
Trận chiến Giáp Ngọ (Jiawu) năm 1894 đánh dấu sự vươn lên của một nước 'đồng văn đồng chủng' với Trung Quốc nhưng sớm tự cường và bắt đầu bành trướng, hạ bệ nhà Thanh.
Vì thua trận, Thanh triều phải ký hòa ước Mã Quan (1895) mà Phương Tây gọi là hòa ước Shimonoseki, lấy tên địa điểm ký kết tại thành phố phía Nam Nhật Bản và rơi vào các đợt nhượng bộ lãnh thổ ở phía Bắc với Nhật, Nga và các nước khác.
Cuộc đọ sức về hải quân tuy nhỏ nhưng đã diễn ra theo đúng quy luật của trào lưu các nước công nghệ cao xâm lấn các nước lạc hậu trên toàn châu Á và để lại nhiều bài học đến ngày nay.
Bắc Kinh phải bồi thường chiến phí cho Nhật và rút quân khỏi Triều Tiên, thừa nhận nước này không còn là chư hầu, tương tự như 10 năm trước khi nhà Thanh phải ký với Pháp hiệp ước Patenotre buông Việt Nam ra.
Về mặt quân sự, không phải nhà Thanh không tìm cách tăng cường quân bị mà trái lại, Từ Hy Thái hậu đã hoàn toàn ý thức được sức mạnh của vũ khí Tây Phương.
Ngay từ thời nội chiến với phe Thái Bình Thiên Quốc, quân Thanh đã có những chỉ huy như Charles Gordon ‘Chinese’, người Anh, và có các đơn vị được huấn luyện và dùng vũ khí Phương Tây.
Quân Thanh thua Nhật trong trận đánh tại sông Áp Lục chính vì quá tự tin vào chiếm hạm Định Nguyên do Đức thiết kết và coi thường hải quân Nhật.
Tăng cường quân sự không thôi đã không đủ để Trung Quốc chiến thắng.
Sau Chiến tranh Trung – Nhật lần một, Triều Tiên dần dần bị lệ thuộc vào Nhật Bản, rồi mất chủ quyền, trở thành thuộc địa bị Nhật khai thác tàn khốc.
Triều đại Joseon của Triều Tiên, giống như nhà Nguyễn ở Việt Nam, đã mất nước vì chậm chân trong cuộc chạy đua hiện đại hóa.
Ở cả hai nước này, vì giới cầm quyền không dứt được khỏi tư duy hệ thống nặng về Hán học, quan chế, lễ nghĩa nên xã hội đã không thể tiến lên được.
Tại Hán Thành khi đó cũng có phái cải cách (như Nguyễn Trường Tộ ở Việt Nam) nhưng yếu hơn phe bảo thủ và hậu quả là hai phe đánh nhau (chính biến Gapsin), khiến Trung Nhật có cớ can thiệp rồi chiếm đóng.
Hàn Quốc ngày nay không còn như vậy nhờ họ quyết tâm tự cường sau nhiều cuộc chiến.
Với Việt Nam, quân sự đang dần được hiện đại hóa, ngoại giao cũng đa phương nhưng hiện đại hóa hệ thống quyền lực thế nào để có một quốc gia khoẻ mạnh thì vẫn là câu hỏi lớn.
Trên thực tế, bài học năm 1894 vẫn còn nguyên giá trị cho mọi quốc gia trong vùng.
Một trật tự cũ gồm các mặt như thể chế, kinh tế và cán cân quân sự thường chỉ thay đổi khi có chiến tranh.
Cẩn thận chiến tranh
Sau Chiến tranh Trung – Nhật lần một, Triều Tiên dần dần bị lệ thuộc vào Nhật Bản, rồi mất chủ quyền, trở thành thuộc địa bị Nhật khai thác tàn khốc.
Triều đại Joseon của Triều Tiên, giống như nhà Nguyễn ở Việt Nam, đã mất nước vì chậm chân trong cuộc chạy đua hiện đại hóa.
Ở cả hai nước này, vì giới cầm quyền không dứt được khỏi tư duy hệ thống nặng về Hán học, quan chế, lễ nghĩa nên xã hội đã không thể tiến lên được.
Tại Hán Thành khi đó cũng có phái cải cách (như Nguyễn Trường Tộ ở Việt Nam) nhưng yếu hơn phe bảo thủ và hậu quả là hai phe đánh nhau (chính biến Gapsin), khiến Trung Nhật có cớ can thiệp rồi chiếm đóng.
Hàn Quốc ngày nay không còn như vậy nhờ họ quyết tâm tự cường sau nhiều cuộc chiến.
Với Việt Nam, quân sự đang dần được hiện đại hóa, ngoại giao cũng đa phương nhưng hiện đại hóa hệ thống quyền lực thế nào để có một quốc gia khoẻ mạnh thì vẫn là câu hỏi lớn.
Trên thực tế, bài học năm 1894 vẫn còn nguyên giá trị cho mọi quốc gia trong vùng.
Một trật tự cũ gồm các mặt như thể chế, kinh tế và cán cân quân sự thường chỉ thay đổi khi có chiến tranh.
Trong lịch sử xung đột Trung Nhật, cuộc chiến Giáp Ngọ 1894 không phải là lần đầu tiên.
Nhà Nguyên đã tấn công đảo Nhật Bản hai lần, vào năm 1274 và 1281 nhưng không thành.
Sau trận chiến 1894, đế quốc Nhật chiếm toàn bộ Trung Hoa (1937-1945) và chỉ thất bại khi Hoa Kỳ và đồng minh vào cuộc.
Nhìn chung Nhật Bản chưa bao giờ thua Trung Quốc, nước lớn hơn gấp bội, trong tất cả các trận đánh từ thế kỷ 13 đến nay.
Điều này khiến một số nhà quan sát tin
rằng một phần dư luận Trung Quốc có nhu cầu ‘rửa hận’, nhất
là sau các tội ác chiến tranh quân đội Nhật Hoàng gây ra tại
Trung Quốc vẫn để lại vết thương khó phai mờ cho người dân nước
này.
Một số tác giả như James Holmes tin rằng nếu xảy ra chiến tranh Trung Nhật lần nữa trong thế kỷ 21, đây sẽ là 'cơn ác mộng cho châu Á' (Asia's Worst Nightmare: A China-Japan War).
Trong cuốn sách vừa ra, Bấm David Pilling đánh giá truyền thống ‘biến tàn phá thành sức mạnh’ của người Nhật và kết luận rằng đừng ai vội loại Nhật Bản ra khỏi cuộc chơi trong thế kỷ này cả về kinh tế và quân sự.
Nước Nhật ngày nay đã khác xưa và đang là một nền dân chủ và người dân đa số yêu hòa bình.
Hồi 2005, chính tòa tối cao Nhật còn cho một công dân Trung Quốc thắng kiện trong vụ kiện nhà văn cánh hữu Nhật, Matsumura Toshio tội bôi nhọ vì cuốn sách về Thảm sát Nam Kinh.
Là quốc gia tự do, Nhật Bản cũng có những gương mặt khác như nhà văn được giải Nobel, ông Kenzaburo Oe đã viết cuốn sách khác hẳn về vụ thảm sát.
Nhưng có thể chế dân chủ - chẳng hạn như Mỹ, Anh, Pháp - không có nghĩa là chính phủ không đem quân tham chiến hoặc gây chiến bên ngoài.
Cùng lúc Trung Quốc cũng đang không chỉ tăng cường quân bị mà còn dùng truyền thông dân tộc chủ nghĩa để tăng tính chính danh cho hệ thống.
Một số tác giả như James Holmes tin rằng nếu xảy ra chiến tranh Trung Nhật lần nữa trong thế kỷ 21, đây sẽ là 'cơn ác mộng cho châu Á' (Asia's Worst Nightmare: A China-Japan War).
Trong cuốn sách vừa ra, Bấm David Pilling đánh giá truyền thống ‘biến tàn phá thành sức mạnh’ của người Nhật và kết luận rằng đừng ai vội loại Nhật Bản ra khỏi cuộc chơi trong thế kỷ này cả về kinh tế và quân sự.
Nước Nhật ngày nay đã khác xưa và đang là một nền dân chủ và người dân đa số yêu hòa bình.
Hồi 2005, chính tòa tối cao Nhật còn cho một công dân Trung Quốc thắng kiện trong vụ kiện nhà văn cánh hữu Nhật, Matsumura Toshio tội bôi nhọ vì cuốn sách về Thảm sát Nam Kinh.
Là quốc gia tự do, Nhật Bản cũng có những gương mặt khác như nhà văn được giải Nobel, ông Kenzaburo Oe đã viết cuốn sách khác hẳn về vụ thảm sát.
Nhưng có thể chế dân chủ - chẳng hạn như Mỹ, Anh, Pháp - không có nghĩa là chính phủ không đem quân tham chiến hoặc gây chiến bên ngoài.
Cùng lúc Trung Quốc cũng đang không chỉ tăng cường quân bị mà còn dùng truyền thông dân tộc chủ nghĩa để tăng tính chính danh cho hệ thống.
"Không khí dân tộc chủ nghĩa nguy hiểm đang kéo đến với xã hội chúng ta" - Nhà văn Kanzaburo Oe
Cuộc chạy đua vũ trang tại châu Á quả là
đáng lo ngại vì các chính phủ nhiều khi tìm cách ‘chuyển lửa’
ra ngoài, thổi lên tinh thần dân tộc nhằm làm dịu đi bức xúc
nội bộ vì tham nhũng hoặc khoả lấp đi bế tắc kinh tế.
Nhiều trí thức, sử gia châu Á không làm gì để lý giải các vấn đề phức tạp này mà còn hà hơi tiếp sức cho thái độ cực đoan nhằm ghi điểm với dư luận.
Ngoài nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, châu Á đang có nhiều tranh chấp lãnh hải, đôi khi chỉ vì một vài mỏm đá, bãi san hô không người ở nhưng mang giá trị danh dự dân tộc, biểu tượng của sức mạnh trong cuộc đọ găng giành vị thế.
Tính cố chấp của các bên liên quan thậm chí có thể khiến một khi xảy ra xung đột, Hoa Kỳ cũng chỉ có thể can dự ngắn hạn vì dư luận Mỹ không sẵn sàng ủng hộ lâu dài cho các tranh chấp khó hiểu với họ.
Với Việt Nam, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, Đài Loan, Philippines thì vấn đề không phải chỉ là tự cường trước mắt mà các xã hội đó chọn định hướng gì nếu cục diện an ninh biến đổi nhanh trong quan hệ Trung – Nhật, kể cả khi xảy ra chiến tranh.
Vì như đã thành quy luật, các xã hội nhỏ hơn sẽ luôn phải chọn những gì hoàn cảnh đưa lại khi các nước lớn có chuyện.
Nhiều trí thức, sử gia châu Á không làm gì để lý giải các vấn đề phức tạp này mà còn hà hơi tiếp sức cho thái độ cực đoan nhằm ghi điểm với dư luận.
Ngoài nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, châu Á đang có nhiều tranh chấp lãnh hải, đôi khi chỉ vì một vài mỏm đá, bãi san hô không người ở nhưng mang giá trị danh dự dân tộc, biểu tượng của sức mạnh trong cuộc đọ găng giành vị thế.
Tính cố chấp của các bên liên quan thậm chí có thể khiến một khi xảy ra xung đột, Hoa Kỳ cũng chỉ có thể can dự ngắn hạn vì dư luận Mỹ không sẵn sàng ủng hộ lâu dài cho các tranh chấp khó hiểu với họ.
Với Việt Nam, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, Đài Loan, Philippines thì vấn đề không phải chỉ là tự cường trước mắt mà các xã hội đó chọn định hướng gì nếu cục diện an ninh biến đổi nhanh trong quan hệ Trung – Nhật, kể cả khi xảy ra chiến tranh.
Vì như đã thành quy luật, các xã hội nhỏ hơn sẽ luôn phải chọn những gì hoàn cảnh đưa lại khi các nước lớn có chuyện.
Nguyễn Giang
bbcvietnamese.com
(BBC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét