- Ðại công ty nhà nước Việt Nam chuẩn bị bán cổ phần (VOA) - Bộ Tài chánh Việt Nam loan báo dự định phát hành cổ phiếu cho các doanh nghiệp lớn nhất của nhà nước trong năm 2014
- Nghị sĩ Mỹ đòi Washington tỏ lập trường cứng rắn về Biển Đông (RFI) - Theo hãng tin Mỹ AP, trong một cuộc điều trần vào hôm qua, 14/01/2014 tại Hạ viện Mỹ, các dân biểu đã yêu cầu chính quyền Obama là không được để yên cho Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự để áp đặt các yêu sách lãnh thổ của mình trong vùng biển khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Nhân cuộc điều trần này, nhiều chuyên gia đã cảnh báo rằng thái độ quyết đoán của Bắc Kinh đang thách thức lợi ích an ninh của Mỹ.
- Bản án dành cho chế độ (VOA) - Các tác hại Dương Chí Dũng gây ra cho nền kinh tế Việt Nam đã rõ ràng, ai cũng biết
- Đại biểu Quốc hội VN bị tố 'bán nhà ảo' (BBC) - Một nữ đại biểu quốc hội Việt Nam bị tố bán những 'căn nhà ảo' và trốn chạy khách hàng.
- Tàu ngầm Kilo đầu tiên của Việt Nam (BBC) - Chiếc tàu ngầm lớp kilo đầu tiên do Nga sản xuất đã được bàn giao cho hải quân Việt Nam vào ngày 15/1.
- Nhóm vận động từ Việt Nam tới Hoa Kỳ (BBC) - Nhà báo tự do Đoan Trang và một nhóm thân nhên các nhà đấu tranh Việt Nam tới Hoa Kỳ nhằm vận động nhân quyền.
- Trung – Nhật và cuộc chiến năm Giáp Ngọ (BBC) - Nhìn lại trận chiến Trung - Nhật năm 1894 và các bài học về tự cường và xung đột trong vùng Đông Á.
- 'Sau 40 năm chồng tôi mới được nhớ đến' (BBC) - Quả phụ Ngụy Văn Thà, người tử trận trong trận hải chiến Hoàng Sa, nói chính quyền không hề vinh danh chồng bà.
- 'Để công dân toàn thế giới biết Hoàng Sa là của Việt Nam' (BaoMoi) - (TNO) "Thư gửi Liên Hiệp Quốc nhân 40 năm Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa" đang được lấy chữ ký rộng rãi trên mạng internet, từ ngày 11.1 đến nay, đã có hơn 7.000 người ký tên vào bức thư này.
- Giáo sư Thayer: "Bò rừng" Trung Quốc bất lực ở Biển Đông (BaoMoi) - (Soha.vn) - Theo Giáo sư Thayer, với tầm hoạt động 300 hải lý, các tàu đổ bộ lớp Zubr của Trung Quốc sẽ bị hạn chế hoạt động ở Biển Đông.
- Hoàng Sa mãi mãi là lãnh thổ Việt Nam (11) (BaoMoi) - PHẦN 3: VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG
- Ngư dân Việt Nam chưa một ngày nào để mất Hoàng Sa (BaoMoi) - Dù lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc đang nằm trong sự chiếm đóng bất hợp pháp của Trung Quốc nhưng ngư dân Việt Nam chưa bao giờ để mất Hoàng Sa.
- Cận cảnh tàu khu trục -'trung tâm chỉ huy nổi' lớn nhất của Nhật (BaoMoi) - JDS Izumo (DDH-183) là tàu sân bay trực thăng lớn nhất của Nhật Bản hiện nay. Izumo có thể được sử dụng làm trung tâm chỉ huy để điều phối các lực lượng trên đất liền, trên không và trên biển trong trường hơp xảy ra một cuộc xung đột với Trung Quốc liên quan đến quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
- 5 yếu tố làm tăng nguy cơ bùng phát chiến tranh Trung - Mỹ (BaoMoi) - Theo tờ News Strait Times (Malaysia), căng thẳng tại khu vực Đông Á đã leo thang đáng kể trong thời gian gần đây sau khi Trung Quốc tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, bao phủ cả quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư và chồng lấn với ADIZ của cả Nhật Bản và Hàn Quốc.
- Kiên quyết loại bỏ hành vi đưa ấn phẩm vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam vào Đà Nẵng (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Gần đây, dư luận TP Đà Nẵng nói riêng, cả nước nói chung rất bức xúc trước hành vi vi phạm của nhiều du khách Trung Quốc khi đi du lịch vào Đà Nẵng qua đường hàng không có mang theo những ấn phẩm vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam, bị các cơ quan chức năng phát hiện. Bên cạnh thực hiện quy chế xử phạt theo quy định của pháp luật Việt Nam, các lực lượng chức năng cũng đã và đang xây dựng giải pháp nhằm siết chặt hơn công tác quản lý đối với những du khách này. Phóng viên (PV) Báo CATP Đà Nẵng xin gửi đến bạn đọc cuộc trao đổi nhanh với ông Nguyễn Thái Hoan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Đà Nẵng.
- Đi tìm dấu tích Đội hùng binh Hoàng Sa (Phần 3) (BaoMoi) - (PetroTimes) - Đội Hoàng Sa kiêm Bắc hải là một chương vô cùng quan trọng trong nỗ lực của nhà Nguyễn nhằm thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông.
- Tập đoàn PetroVietnam tạm ngừng họat động tại Venezuela (RFI) - Một quan chức của tập đoàn dầu khí Việt Nam hôm nay 15/01/2014 cho hãng tin AFP biết PetroVietnam đã quyết định cho ngừng hoạt động khai thác dầu tại Venezuela do quốc gia Nam Mỹ này đang gặp khó khăn về kinh tế.
- Chu Vĩnh Khang : Ngày tàn được báo trước (RFI) - Sau hồi phim dài tập 'Bạc Hy Lai', người dân Trung Quốc có lẽ lại phải chuẩn bị đón xem một bộ phim nhiều tập chính trị-pháp lý mới với nhiều hồi gây cấn. Đảng Cộng sản Trung Quốc sắp sửa triệt hạ một 'con hổ lớn' khác như cam kết chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình, không tha từ 'con muỗi' cho đến 'con hổ'.
- Manila mua thêm 2 tàu chiến Mỹ (RFI) - Trong bối cảnh vùng biển đảo của mình ở Biển Đông càng lúc bị Trung Quốc đe dọa, Philippines đang tìm cách tăng cường tiềm lực hải quân bằng cách mua thêm tàu chiến. Vào hôm nay, 15/01/2014, lãnh đạo quân đội Philippines cho biết là trước mắt, Manila muốn được Hoa Kỳ cung cấp thêm hai chiến hạm để tăng cường khả năng bảo vệ hải phận của mình.
- Lãnh tụ đối lập Campuchia ủng hộ TQ trong tranh chấp Biển Đông (VOA) - Lãnh tụ đối lập Campuchia Sam Rainsy nói Đảng Cứu Quốc Campuchia 'hoàn toàn ủng hộ Trung Quốc' trong các yêu sách của Bắc Kinh chống lại Việt Nam
- Trung Quốc nói xấu Thủ tướng Nhật ở Châu Phi (RFI) - Chuyến công du Châu Phi của Thủ tướng Nhật trong những ngày đầu năm đã khiến Trung Quốc khó chịu.
- Khủng hoảng chính trị Thái Lan : Tác hại kinh tế bắt đầu rõ nét (RFI) - Khủng hoảng chính trị Thái Lan đã kéo dài gần hai tháng nay. Chiến dịch phong tỏa thủ đô Bangkok do phong trào chống chính phủ tiến hành kể từ thứ Hai đầu tuần (12/01/2014) cho thấy là tình hình vẫn rất căng thẳng giữa hai phe.
- Thủ tướng Thái Lan: Sẽ không hoãn bầu cử (VOA) - Chính phủ Thái Lan nói những cuộc bầu cử trước thời hạn sẽ được tổ chức như dự trù vào ngày 2 tháng 2 năm nay dù phe đối lập tẩy chay
- Thái Lan đối mặt với đòi hỏi cải cách chính trị (VOA) - Kể từ khi các cuộc phản kháng ở Thái Lan bắt đầu, nhiều phe nhóm khác nhau, trong đó có Thủ tướng Yingluck Shinawatra, đã đề nghị những biện pháp cải cách
- Hollande: Kích cung thay vì kích cầu để cải tổ kinh tế Pháp (RFI) - Trong gần ba tiếng đồng hồ vào hôm qua, 14/01/2014, Tổng thống Pháp François Hollande đã chủ tọa cuộc họp báo thứ ba trong nhiệm kỳ của ông, với sự hiện diện của hơn 500 nhà báo trong nước và ngoại quốc. Nhân dịp này, ông đã khẳng định chủ trương cải tổ kinh tế của ông theo xu hướng gọi là << kích cung >>, trái với quan điểm truyền thống của cánh tả là << kích cầu >>. Giới chủ nhân Pháp vào hôm nay đã tuyên bố hài lòng, trong lúc cánh tả hết sức phân vân.
- Ấn Độ : Lại thêm một du khách nước ngoài bị hãm hiếp tập thể (RFI) - Hãng tin AFP dẫn tin từ nhiều quan chức cảnh sát Ấn Độ hôm nay 15/01/2014 cho biết cảnh sát nước này đã tạm giữ một nhóm người bị tình nghi tham gia vào vụ hãm hiếp tập thể một du khách người Đan Mạch 51 tuổi, tối qua trong trung tâm New Delhi.
- Mỹ - Israel va chạm ngoại giao do nặng lời với ông Kerry (RFI) - Hôm qua 14/1/2014, va chạm ngoại giao đã bùng lên giữa Tel Aviv và Washington sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Israel đưa ra những chỉ trích gay gắt nhằm vào cá nhân Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
- Miến Điện tự tin đảm trách chức Chủ tịch ASEAN (RFI) - Sau nửa thế kỷ bị cô lập, ba năm sau khi chế độ quân sự độc tài tự giải thể, vào thứ Sáu, 17/01/2014, Miến Điện chủ trì một cuộc họp không chính thức cấp Ngoại trưởng các nước thành viên Hiệp hội Đông Nam Á - ASEAN tại Bagan. Sự kiện này mở đầu cho một loạt các hoạt động ngoại giao quan trọng trong nhiệm kỳ Miến Điện làm Chủ tịch ASEAN năm 2014.
- Trung Quốc : Dự trữ ngoại tệ đạt kỷ lục 3.820 tỷ đô la (RFI) - Vốn đã thuộc hàng lớn nhất thế giới, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tính đến cuối tháng 12/2013 đã đạt mức kỷ lục 3.820 tỷ đô la. Theo số liệu được công bố hàng quý của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc vào hôm nay, 15/01/2014, mức này chỉ tăng nhẹ so với con số 3.660 tỷ đô la đạt vào cuối tháng Chín.
- Obama sẽ thông báo việc cải cách cơ quan NSA (RFI) - Sau các tiết lộ của Edward Snowden, Nhà Trắng đã cho mở một cuộc điều tra về các hoạt động của cơ quan tình báo Hoa Kỳ NSA. Cuối tháng 12 vừa qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nhận được bản báo cáo.
- Giới hoạt động Hàn Quốc thả bong bóng rải truyền đơn sang Bắc Triều Tiên (RFI) - Theo AFP, hôm nay các nhà hoạt động Hàn Quốc đã cho thả sang bên kia biên giới với miền Bắc các chùm bóng bay mang theo 500 nghìn truyền đơn cũng các ổ USB chứa các thông tin về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Bắc Triều Tiên.
- Một vụ nổ lớn tại tư dinh cựu Thủ tướng Abhisit (RFI) - Cảnh sát Thái Lan ngày hôm nay, 15/01/2014, cho biết, vào tối qua, một vụ nổ lớn đã xẩy ra ở tư dinh cựu Thủ tướng Abhisit Vejjajiva, một trong những lãnh đạo của phe đối lập đang biểu tình chống chính phủ. Cảnh sát cho rằng vụ nổ không phải do bom mà có thể do pháo hoa. Không có thiệt hại nhân mạng.
- Hoa Vi phủ nhận bị Hoa Kỳ cài thiết bị theo dõi (RFI) - Hôm nay 15/01/2014, Hoa Vi, nhà khổng lồ trong lĩnh vực điện tử viễn thông của Trung Quốc, lên tiếng phủ nhận thông tin báo chí cho rằng các sản phẩm của tập đoàn có thể đã bị Cơ quan An ninh Mỹ ( NSA) cài đặt thiết bị theo dõi thông tin.
- Tổng thư ký LHQ báo động về số tử vong gia tăng ở Nam Sudan (VOA) - Tổng Thư Ký LHQ Ki-moon báo động vì con số những người thiệt mạng hay phải rời bỏ nhà cửa do chiến tranh tại Nam Sudan đã gia tăng
- Một loạt các vụ nổ bom giết chết 46 người tại Iraq (VOA) - Một loạt các cuộc tấn công bằng bom tại Iraq làm ít nhất 46 người thiệt mạng và 65 người khác bị thương
- Quốc tế hứa viện trợ nhiều triệu đôla cho người Syria (VOA) - Các quốc gia và các tổ chức quốc tế hứa viện trợ hàng trăm triệu đô la để giúp những người bị ảnh hưởng vì chiến tranh ở Syria
- NSA xâm nhập máy tính cá nhân trên toàn thế giới (VOA) - Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ đã cài những chương trình do thám vào gần 100.000 máy vi tính trên toàn thế giới
- Người Ai Cập bỏ phiếu ngày cuối của cuộc trưng cầu dân ý hiến pháp (VOA) - Người Ai Cập đi bỏ phiếu trong ngày cuối cùng của 2 ngày trưng cầu dân ý để quyết định có chấp nhận một hiến pháp mới
- Tổng thống Pháp bênh vực chiến lược Phi Châu, đời sống riêng tư (VOA) - Tổng thống Francois Hollande cho biết các nước Châu Âu có phần chắc sẽ cung cấp sự hậu thuẫn quân sự cho các hoạt động của Pháp tại Cộng hòa Trung Phi
- Ngoại trưởng Mỹ thảo luận vấn đề Trung Đông với các giới chức Vatican (VOA) - Hoa Kỳ và Tòa thánh Vatican đang tham khảo ý kiến với nhau về những cách thức nhằm mang lại hòa bình cho Syria và giải quyết vụ xung đột Israel-Palestine
- 'Mỹ phải cứng rắn trước đòi hỏi chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc' (VOA) - Các nhà lập pháp Mỹ nói Washington không thể để mặc cho Trung Quốc sử dụng sức mạnh quân sự để áp đặt chủ quyền lãnh hải trên các vùng biển Ðông Á
- TQ thử thành công tên lửa siêu tốc (BBC) - Trung Quốc vừa bay thử nghiệm thành công thiết bị mang tên lửa siêu tốc có khả năng 'xuyên thủng mọi lá chắn phòng thủ tên lửa hiện hành'.
- ‘Mỹ không để yên cho TQ tung hoành’ (BBC) - Các nghị sỹ Mỹ nói nước này không thể để yên cho Trung Quốc áp đặt quy định của họ trên các vùng biển tranh chấp.
- NSA theo dõi cả máy tính không nối mạng (BBC) - Các máy tính không nối mạng cũng có thể bị NSA theo dõi, theo tiết lộ của cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden.
- Thái Lan tổ chức bầu cử như dự kiến (BBC) - Thủ tướng Yingluck nói vẫn cho tiến hành bầu cử bất thường mặc cho phe biểu tình tiếp tục tẩy chay và biểu tình phản đối.
- Kinh tế toàn cầu đang ở "bước ngoặt" (BBC) - Ngân hàng Thế giới nói nền kinh tế toàn cầu đang tới "bước ngoặt" trong bối cảnh dự báo tăng trưởng mạnh hơn cho năm 2014.
- 'Phương Tây cần Syria để diệt khủng bố' (BBC) - Tình báo phương Tây được cho là đã tiếp cận Chính phủ Syria để bàn cách đối phó các nhóm Hồi giáo cực đoan.
- Nhật tăng cường giao thương với châu Phi (BBC) - Thủ tướng Shinzo Abe đang công du châu Phi để tăng cường quan hệ giao thương với châu lục này.
- Đạp xe mạo hiểm trên thành cầu (BBC) - Màn biểu diễn xe đạp BMX mạo hiểm trên thành cầu mới xây ở Texas.
- Người giàu bị kỳ thị tại Việt Nam? (BBC) - Dù chống tham nhũng và làm giàu bất chính người Việt Nam cần bỏ cách nghĩ hẹp hòi là ai giàu cũng đáng ghét.
- Hiến pháp mới của Ai Cập có ý nghĩa gì? (BBC) - Người dân Ai Cập đang bỏ phiếu cho Hiến pháp mới, nếu được thông qua có thể dẫn đến những thay đổi lịch sử.
- Các nghị sĩ Mỹ: Cứng rắn với áp đặt phi lý của Trung Quốc (BaoMoi) - Trong phiên điều trần mới nhất, các nghị sĩ Mỹ yêu cầu Washington không khoan nhượng đối với Trung Quốc trong việc nước này theo đuổi những áp đặt vô lý trong tranh chấp trên biển Hoa Đông và biển Đông. Lần này, các nghị sĩ yêu cầu Quốc hội Mỹ phải vào cuộc vì chính quyền Mỹ chưa đủ cứng rắn đối với Trung Quốc.
- Các nghị sĩ Mỹ đòi cứng rắn hơn với Trung Quốc (BaoMoi) - Kênh truyền hình ABC News (Mỹ) đưa tin tại buổi điều trần chung trước Hạ viện Mỹ hôm 14-1 (giờ địa phương), ba nghị sĩ Hạ viện đã kêu gọi chính phủ không nhượng bộ trước sức ép của Trung Quốc (TQ) ở biển Hoa Đông.
- Các nghị sĩ Mỹ quan ngại về động thái của Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp (BaoMoi) - Gần một tuần sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ trích việc Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông, ngày 14-1, QH Mỹ tổ chức điều trần về động thái nói trên của Trung Quốc cũng như việc thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông gần đây.
- Bất chấp phản đối, Trung Quốc vẫn áp đặt luật mới trên Biển Đông (BaoMoi) - Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Nhật Bản và Mỹ đều đã lên tiếng phản đối và chỉ trích Trung Quốc về luật mới trên Biển Đông. Song, chính quyền Bắc Kinh đã bỏ qua những lời kêu gọi đó để tiếp tục đơn phương áp đặt lệnh kiểm soát đánh bắt cá và đã gặp phải sự lên án của các nghị sỹ Hoa Kỳ.
- Nghị sĩ Mỹ kêu gọi cứng rắn với yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông (BaoMoi) - (Tin Nóng) Tại phiên điều trần ở Hạ viện Mỹ về chủ quyền trên Biển Đông và biển Hoa Đông ngày 14.1, các nghị sĩ Mỹ đã yêu cầu chính phủ Mỹ không để Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự đối với các yêu sách chủ quyền trên Biển Đông và biển Hoa Đông, theo AP.
- Mỹ - Trung: Thực chất mối “quan hệ nước lớn kiểu mới” (Kỳ 1) (BaoMoi) - (PetroTimes) - Năm 2013, Mỹ - Trung đã có ba cuộc tiếp xúc được giới quan sát cho là quan trọng: ngày 7/6, Hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình; ngày 10/7, Đối thoại chiến lược giữa các quan chức kinh tế và ngoại giao; ngày 19/8, Hội đàm giữa hai Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel và Thường Vạn Toàn. Các cuộc gặp nêu trên được coi là đặt nền móng cho mối “quan hệ nước lớn kiểu mới”.
- Nghị sĩ Mỹ: Phải cứng rắn hơn với TQ ở Biển Đông (BaoMoi) - Các nghị sĩ Mỹ kêu gọi phải có lập trường cứng rắn hơn nữa với những đòi hỏi chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông.
- Philippines đặt mua thêm 2 tàu khu trục nhỏ từ Mỹ (BaoMoi) - (TNO) Philippines muốn mua thêm 2 tàu khu trục nhỏ từ Mỹ nhằm tăng cường khả năng bảo vệ lãnh hải giữa lúc những mối đe dọa từ Trung Quốc đang leo thang.
- Nghị sĩ Mỹ muốn xử rắn với yêu sách biển đảo của Trung Quốc (BaoMoi) - Các nghị sĩ Mỹ yêu cầu chính phủ nước này không được khoan nhượng trước việc Bắc Kinh gây sức ép quân sự, nhằm chiếm đoạt các vùng biển chủ quyền tranh chấp tại Biển Đông và Hoa Đông.
- Philippines "mượn" tàu hải quân Mỹ đối phó Trung Quốc (BaoMoi) - (NLĐO) – Trong bối cảnh đang bị Trung Quốc đe dọa về vấn đề lãnh hải, Philippines hôm 15-1 đã kêu gọi Mỹ điều thêm 2 tàu hải quân tới quốc gia này nhằm tăng cường bảo vệ vùng biển.
- Philippines muốn sắm 6 tàu khu trục đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông (BaoMoi) - (GDVN) - "Trong năm qua chúng tôi nhận ra rằng có một mối đe dọa đối với hoạt động đảm bảo an ninh và bảo vệ lãnh thổ của chúng tôi", tướng Bautista nói.
- Bắc Kinh: Trung Quốc, Đài Loan cần hòa hợp trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ (BaoMoi) - BizLIVE - Người phát ngôn của chính quyền Bắc Kinh ngày hôm nay tuyên bố, Đại lục và Đài Loan nên hòa hợp cùng nhau trong việc bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo đang tranh chấp với Nhật Bản, Điếu Ngư/Senkaku.
- Trung Quốc vứt bỏ UNCLOS, cậy mạnh chia lại khu vực (BaoMoi) - Chính quyền Mỹ cho rằng đây là “hành động khiêu khích và có thể gây nguy hiểm trên Biển Đông …”. Chỉ là hành động khiêu khích ư? Không chính xác!
- Trung Quốc đang hung hăng một cách nguy hiểm (BaoMoi) - (GDVN) - AP của Mỹ đưa tin cho biết, Hoa Kỳ nhất thiết không thể để yên nếu Trung Quốc sử dụng biện pháp áp đặt bằng sức mạnh để đòi hỏi chủ quyền.
- Hoàng Sa mãi mãi là của Việt Nam: Chủ quyền của Việt Nam là không thể chối cãi! (BaoMoi) - LTS: Đối với mỗi dân tộc, chủ quyền quốc gia trong đó có chủ quyền biển đảo luôn là vấn đề có ý nghĩa trọng đại và thiêng liêng. Lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc ta từ bao đời nay luôn khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Năm 1974, bằng vũ lực, Trung Quốc đã đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam một cách bất hợp pháp. Kể từ ngày đó 40 năm trôi qua, nhưng những gì lịch sử đã ghi nhận thì không thể bẻ cong, cho dù đó là sức mạnh của súng đạn. Các thế hệ người Việt Nam từ bao đời nay vẫn và sẽ mãi mãi xác định Hoàng Sa là của chúng ta, quần đảo sóng gió ấy như đứa con lưu lạc trong lòng biển khơi rồi sẽ có ngày trở về với Đất Mẹ.
- Mỹ đe Trung Quốc: Đừng khiêu khích nguy hiểm trên Biển Đông (BaoMoi) - Cuộc điều trần được tổ chức nhằm xem xét phản ứng của Washington, trong bối cảnh có các lo ngại rằng Mỹ có thể bị lôi vào một cuộc khủng hoảng hoặc xung đột lãnh thổ có liên quan tới Trung Quốc do các hiệp định quân sự song phương với Nhật Bản và Philippines.
- Tổng kết công tác tuyên truyền thông tin đối ngoại và biển, đảo (BaoMoi) - Sáng 14-1, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức hội nghị toàn quốc tổng kết công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển, đảo và phân giới cắm mốc biên giới đất liền năm 2013, triển khai nhiệm vụ năm 2014. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại Đinh Thế Huynh chủ trì hội nghị.
Một lòng hay hai lòng?
|
Mới đây, theo tờ The Washington Free Beacon ngày 7/1/2014 cho biết Trung Quốc đã ra lệnh cho các tàu đánh bắt cá nước ngoài phải có sự chấp thuận của chính quyền địa phương trước khi đánh bắt cá hoặc khảo sát ở 2/3 khu vực trên Biển Đông, Lệnh mới đã có hiệu lực ngày 1 tháng 1 năm 2014 sau khi được các nhà chức trách chính quyền tỉnh Hải Nam ban hành hồi cuối tháng 11.
Theo đó, các tàu vi phạm quy định lệnh đánh bắt cá sẽ bị buộc rời khỏi khu vực, thủy sản đánh bắt được sẽ bị tịch thu và phải đối mặt với khoản tiền phạt lên đến 82.600 Mỹ kim. Trong một số trường hợp, các tàu đánh cá có thể bị tịch thu và thủy thủ đoàn bị truy tố theo luật pháp Trung Quốc.
Thực ra những lời tuyên bố của phía Trung Quốc không có gì mới.
Vào tháng 2-1992 Trung Quốc đặt ra “Luật về lãnh hải và vùng nước tiếp giáp của nước CHND Trung Hoa” (Luật lãnh hải), đây chỉ là cụ thể hóa “Tuyên bố của Chính phủ Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Lãnh hải (Ðược thông qua trong kỳ họp thứ 100 của Ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc ngày 4 tháng 9 năm 1958).
“Luật về lãnh hải và vùng nước tiếp giáp của nước CHND Trung Hoa” gồm 17 điều. Biên độ lãnh hải theo luật này áp dụng “12 hải lý tính từ đường bờ biển cơ bản (Điều 3). Hơn luật lãnh hải này còn qui định phạm vi lãnh hải của Trung Quốc bao gồm cả vùng biển tiếp giáp với nội thủy và lãnh thổ trên đất liền” Điều 2 về lãnh thổ trên đất liền xác định “tất cả đại lục Trung Quốc, các đảo ven biển, Đài Loan và các đảo phụ thuộc bao gồm đảo Điếu Ngư (Senkaku của Nhật Bản), quần đảo Bành Hồ, các quần đảo Đông Sa, Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam), Trung Sa, Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam) và kể cả các đảo nhỏ khác có tên gọi Trung Quốc để khẳng định phạm vi chủ quyền của Trung Quốc.
Điểm đáng lưu ý là Điều 14 cho rằng “Trung Quốc có quyền truy đuổi tàu bè nước ngoài vi phạm luật pháp Trung Quốc” và “giữ quyền truy đuổi ở vùng biển nằm ngoài lãnh hải Trung Quốc” việc truy đuổi được thực hiện bởi những lực lượng quân sự như tàu chiến, máy bay của quân đội hay tàu bè, máy bay được chính phủ trao quyền chấp hành công vụ”.
Như vậy, chúng ta đã thấy rõ rằng Luật này đã vi phạm trắng trợn những gì Trung Quốc đã cam kết quốc tế trong lần ký kết Công ước quốc tế về biển của LHQ (UNCLOS) vào năm 1982.
Tất cả những căn cứ trên đã cho thấy rằng tư tưởng "Chủ quyền thuộc ngã" của Trung Quốc trên biển Đông là không thay đổi, cho nên những ai tin tưởng vào thiện chí của Trung Quốc đều là ảo tưởng.
|
Vì vậy, nếu chấp nhận đàm phán với Trung Quốc là lọt bẫy của Trung Quốc, thừa nhận một tiền đề là Trung Quốc có chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, một cái lưới mà Đặng Tiểu Bình từng sử dụng khi đàm phán về chủ quyền đảo Senkaku với Nhật Bản khi bình thường hóa quan hệ Trung-Nhật. Vấn đề Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm cứ tháng 1-1974 hay 7 đảo thuộc quần đảo Trường Sa đã bị chiếm đóng năm 1988 mới là vấn đề Việt Nam cần thương lượng để đòi phía Trung Quốc trao trả vì đây là chiếm cứ trái phép, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của nước CHXNCN Việt Nam chứ không thể đánh tráo bằng cụm từ “vấn đề do lịch sử” để lại theo chủ trương của nhà cầm quyền Trung Quốc.
Những người đồng chí, anh em
Thử hỏi Việt Nam đã có bao giờ mang quân sang gây hấn, hay tàu chiến của Hải quân Việt Nam bắt bớ, đánh đập và đòi tiền chuộc ngư dân Trung Quốc bao giờ chưa? Thế mà những người đồng chí, anh em đó đã làm như vậy, thường xuyên hù dọa, nạt nộ… thì người dân bình thường như chúng tôi sẽ phải hiểu như thế nào?
Thiết tưởng trong thế trận quốc phòng toàn dân, ngoài vấn đề xây dựng ý thức bảo vệ lãnh thổ và biển đảo, cần có sách lược và lộ trình lâu dài, từng bước bền bĩ để biến cái “không thể tranh cãi” trở thành điều “có thể thương lượng được” với phía bạn trong việc trao trả những gì vốn là của dân tộc Việt Nam trong ôn hòa theo đúng “phương châm 16 chữ” và “tinh thần 4 tốt” mà lãnh đạo cao nhất của nhà nước Trung Quốc cam kết vì đây cũng là chỗ dựa để chúng ta có thể đặt lại vấn đề chủ quyền biển đảo một cách sòng phẳng và tĩnh táo. Chưa bao giờ trí tuệ và bản lĩnh của người Việt Nam đứng trước thử thách tuy vô cùng khó khăn tưởng chừng như không thể, nhưng dù muốn hay không, con người Việt Nam hôm nay phải gánh vác vai trò lịch sử đó.
Chúng ta không thể hô hào mãi khẩu hiệu “Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam” mà nên kết hợp thành một cuộc vận động quốc tế đòi trao trả Hoàng Sa-Trường Sa trong hoạt động đối ngoại, là một chủ đề trọng tâm trong những cuộc tiếp xúc để củng cố và nâng cao hợp tác song phương và đa phương ở tầm cao chiến lược trong khu vực và trên phạm vi toàn cầu. Thế giới phẳng ngày nay đã cung cấp cho Việt Nam một phương tiện để quảng bá những vấn đề cần được phổ biến ra bên ngoài trong thế chủ động, vấn đề còn lại là liệu chúng ta có lợi dụng được nó, phát huy tác dụng hổ trợ tích cực này được đến đâu mà thôi.
Trộm nghĩ nếu giữa hai nước Việt-Trung không tồn tại cái gọi là “vấn đề do lịch sử để lại” thì mối quan hệ này tốt đẹp biết bao, khả năng hợp tác toàn diện và chiến lược sẽ đưa Việt Nam lẫn Trung Quốc lên một tầm cao tương xứng với lòng tri ân và sự ngưỡng mộ, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau của nhân dân hai nước thay vì kích động lòng “hãnh tiến dân tộc” Đại Hán mà một số người nào đó đang rắp tâm theo đuổi. Phải chăng đó là một quan hệ hài hòa, công bằng, bình đẳng đem lại sự phồn vinh lâu bền cho cả hai dân tộc chúng ta.
Trong Thông điệp năm mới 2014 đầu tiên trên cương vị Chủ tịch nước Trung Quốc, ông Tập Cận Bình một lần nữa nhấn mạnh “giấc mơ Trung Quốc”, khẩu hiệu mà ông đã nêu lên trong bài diễn văn đầu tiên sau khi trở thành nguyên thủ đất nước đông dân nhất thế giới “… Chúng ta, toàn thể người dân Trung Quốc đang tìm cách hiện thực hóa giấc mơ Trung Quốc, một sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa, cũng mong cho giấc mơ của nhân dân tất cả các nước trở thành hiện thực”.
Lãnh đạo Trung Quốc mong muốn đưa quốc gia của họ trở thành một cường quốc về kinh tế và quân sự, trước hết là số một châu Á, sau đó nhanh chóng vươn ra Thái Bình Dương, và giấc mơ sẽ thành hiện thực khi Trung Quốc thay thế Mỹ trở thành cường quốc số một trên thế giới.
Để thực hiện tham vọng vươn ra đại dương, ngoài việc khuấy động vùng Biển Hoa Đông, Bắc Kinh ngày càng nỗ lực hiện thực hóa “Đường lưỡi bò”, nhằm khẳng định chủ quyền phi lý và phi pháp của họ đối với vùng Biển Đông. Và để thực hiện được điều này, Trung Quốc không ngần ngại dư luận và luật pháp quốc tế, mang sức mạnh của nước lớn tranh giành với các nước láng giềng bé nhỏ: đưa ra vùng cấm đánh bắt trên Biển Đông, vùng cấm hoạt động hàng hải trên hải phận Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, đưa tàu Hải giám, Ngư chính của Trung Quốc (thực chất là tàu quân sự trá hình) tấn công xua đuổi các tàu cá của ngư dân Việt Nam hoạt động trên vùng truyền thống thuộc chủ quyền của mình bằng các cách thức mà “trời không dung đất không tha”.
Nhưng, như Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ đã phát biểu: “Phát triển quan hệ hữu nghị, tăng cường hợp tác toàn diện với Trung Quốc, chúng ta không hai lòng, đấy là lợi ích của nhân dân”.
Trung Quốc có nghe ta không? Thưa ông Đại sứ?
15/01/2014
Đinh Kim Phúc
Theo RFA
Làm thế nào để người dân tiếp cận với phong trào đấu tranh dân chủ?
Có ạ, có từng nghe qua rồi ạ. Dân chủ là người dân mình làm chủ, cháu hiểu nôm na là như vậy, cháu cũng vừa mới đi làm nên cũng chưa hiểu rõ về vấn đề này. Ở đây chúng cháu ít được tiếp xúc, tiếp xúc với mạng ít
một công nhân
|
∇ Nghe tường trình
|
Trong đấu tranh bất bạo động, để có được một sự thay đổi về thể chế chính trị hay sự biến đổi của xã hội thì vai trò của tầng lớp nhân dân lao động nghèo ở thành thị là hết sức quan trọng. Đó là lực lượng công nhân các khu công nghiệp, dân nghèo và học sinh sinh viên. Đây là lực lượng chiếm đa số dân chúng ở thành thị và là đối tượng có điều kiện tiếp xúc với phương tiện internet để trang bị các kiến thức về dân chủ.
Ở Việt Nam, quá trình cải cách kinh tế đã đưa đến sự phát triển về số lượng lẫn chất lượng của lực lượng công nhân, dân nghèo thành thị và học sinh sinh viên. Các thành phần nói trên đa số có ít nhiều kiến thức và thường quan tâm tới các vấn đề xã hội, một phần do họ có điều kiện tiếp cận với các thông tin từ xã hội và trên mạng internet. Điều căn bản là các thành phần này bản thân họ đã từng trải, hoặc từng chứng kiến những bất công của xã hội và họ luôn có mong muốn cho một sự thay đổi.
Có ạ, có từng nghe qua rồi ạ. Dân chủ là người dân mình làm chủ,
cháu hiểu nôm na là như vậy, cháu cũng vừa mới đi làm nên cũng chưa hiểu
rõ về vấn đề này. Ở đây chúng cháu ít được tiếp xúc, tiếp xúc với mạng
ít
một công nhân
|
“Có ạ, có từng nghe qua rồi ạ. Dân chủ là người dân mình làm chủ, cháu hiểu nôm na là như vậy, cháu cũng vừa mới đi làm nên cũng chưa hiểu rõ về vấn đề này. Ở đây chúng cháu ít được tiếp xúc, tiếp xúc với mạng ít”
|
“Họ không hiểu nguyên nhân sâu xa về việc mình bị bần cùng hóa, bị bóc lột bằng nhiều hình thức và chọn thái độ im lặng, né tránh để được "yên ổn" làm ăn. Họ được nhồi nhét và tuyên truyền về công lao của đảng cộng sản và các lãnh tụ đồng thời cảnh báo tránh xa các hành động bị coi là chống lại "đảng và chính phủ", không ủng hộ các phong trào nhân quyền và dân chủ và các cá nhân hoạt động trong phong trào ấy.”
Họ không hiểu nguyên nhân sâu xa về việc mình bị bần cùng hóa, bị bóc
lột bằng nhiều hình thức ... Họ được nhồi nhét và tuyên truyền về công
lao của đảng cộng sản và các lãnh tụ đồng thời cảnh báo tránh xa các
hành động bị coi là chống lại "đảng và chính phủ"
ông Vũ Quốc Ngữ
|
“Tôi thực ra đọc báo, vào báo mạng và tôi nghiện blog. Dần dần tôi hiểu được thực trạng của xã hội mà trước đây tôi chỉ hiểu được một phần. Mấy năm về sau này tôi lắp mạng internet, tôi tìm đọc và tôi hiểu thêm nhiều. Theo tôi hiểu muốn thay đổi thì mỗi chúng ta phải góp một tiếng nói và tự thay đổi về quan điểm của mình.”
Chưa hiểu về quyền lợi cơ bản của mình
Blogger Lê Anh Hùng cho rằng với số lượng công nhân khoảng trên 10 triệu người, lực lượng sinh viên hiện nay có hơn 600.000 học sinh trung cấp chuyên nghiệp và hơn 2 triệu sinh viên đại học, cao đẳng. Do vậy, công nhân và sinh viên là những lực lượng quan trọng trong xã hội Việt Nam hiện nay. Vì thế, việc vận động được lực lượng công nhân, sinh viên tiếp cận và ủng hộ công cuộc đấu tranh dân chủ là điều hết sức có ý nghĩa.
Trao đổi với chúng tôi, từ Quảng trị Blogger Lê Anh Hùng nói:
“Cần chỉ cho họ thấy, để đưa đất nước thoát khỏi thảm trạng hiện nay thì cần phải dân chủ hoá đất nước. Đó là trách nhiệm của mọi người dân Việt Nam. Muốn vậy, trước hết họ phải lên tiếng đòi thực hiện các quyền cơ bản của mình: quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do lập hội, quyền tự do thành lập hoặc gia nhập các tổ chức công đoàn, quyền biểu tình, v.v.”
LS. Nguyễn Văn Đài cho rằng ở Việt nam hiện có khoảng 20 triệu tài khoản facebook, trong đó có tới 18 triệu là của các đối tượng sinh viên học sinh và trí thức trẻ. Hai trang Facebook Diễn đàn Sinh Viên và một blog cùng tên hiện nay đã và đang thu hút rất đông sinh viên của các trường Đại học, chỉ trong 5 tháng kể khi từ bước vào hoạt động Diễn đàn này đã có hơn 73 ngàn thành viên. Từ Hà nội, trao đổi với chúng tôi LS. Nguyễn Văn Đài nói:
Họ không hiểu nguyên nhân sâu xa về việc mình bị bần cùng hóa, bị bóc
lột bằng nhiều hình thức ... Họ được nhồi nhét và tuyên truyền về công
lao của đảng cộng sản và các lãnh tụ đồng thời cảnh báo tránh xa các
hành động bị coi là chống lại "đảng và chính phủ"
ông Vũ Quốc Ngữ
|
Ông Nguyễn Bắc Truyển một Cựu tù nhân lương tâm ở Sài gòn cho rằng trong công cuộc vận động cho dân chủ ở Việt nam bước đầu đã có các chuyển biến đáng khích lệ. Theo ông Nguyễn Bắc Truyển vì lý do bí mật nên không thể nói rõ cách thức đã làm và tiến hành như thế nào trong việc tiếp cận với mọi thành phần nhân dân lao động và học sinh sinh viên. Ông Nguyễn Bắc Truyển nói:
“Thực ra về bề nổi thì không thấy cuộc vận động cho những thành phần công nhân, sinh viên hay người cùng khổ. Những trên thực tế đã có những nhóm đi vào trong đó tiếp cận với người dân, với giới thành phần đó để vận động. Vừa qua chúng tôi đã có tiến hành công việc này và chúng tôi sử dụng truyền thông internet là thứ phương tiện chúng tôi sử dụng để vận động giới công nhân và sinh viên học sinh. Còn thành phần cùng khổ hay giới nông dân chúng tôi có cách tiếp cận riêng”
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, sự tham gia và góp phần của các thành phần nhân dân lao động có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Đặc biệt là giới trẻ sinh viên học sinh là thành phần có kiến thức, giàu nhiệt huyết. Các tổ chức và các cá nhân hoạt động chính trị quan tâm cần thu hút và tập hợp được các thành phần này thông qua các tổ chức Xã hội Dân sự của mình, dưới hình thức ủng hộ viên của mình để chờ cơ hội.
Anh Vũ,
TTV RFA, Bangkok
=========
Nghe bài này
Đại biểu Quốc hội VN bị tố 'bán nhà ảo'
Một nữ đại biểu quốc hội Việt Nam bị tố bán những 'căn nhà ảo' và hiện đang trốn chạy khách hàng.
|
Tuy nhiên dự án hiện vẫn chỉ là một bãi đất trống và một số khách hàng cũng tố cáo chủ dự án bán cả những căn nhà ở tầng 20 hoặc cao hơn trong khi B5 Cầu Diễn chỉ có giấy phép xây cao tới 13 tầng.
BBC không thể liên hệ với bà Nga theo số điện thoại di động của bà để hỏi về các cáo buộc này.
Hiện Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất Housing group của bà Nga bị cho là không thể hoàn trả tiền cho khách hàng theo các điều khoản của hợp đồng trong khi tại công ty đối tác trong liên danh, Công ty MTV Xuất nhập khẩu và Đầu tư xây dựng phát triển Hà Nội, Tổng giám đốc Nguyễn Văn Tuẫn đã bị bắt tạm giam và khởi tố cách đây hơn ba tháng.
Ông Tuẫn bị buộc tội "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" khi thu hàng trăm tỷ đồng từ khách hàng và sử dụng không đúng mục đích.
∇ Lời nạn nhân của căn hộ "ảo"
|
Những thông tin về vị Đại biểu này trên trang của Quốc hội Việt Nam cũng nói bà còn là Phó trưởng ban điều hành mạng các sàn giao dịch bất động sản khu vực miền Bắc, thành viên Tổ chuyên gia liên ngành thuộc Ban chỉ đạo trung ương về chính sách nhà và thị trường Bất động sản, Ủy viên thường vụ Ban chấp hành hiệp hội Bất động sản Việt Nam cũng như Ủy viên Uỷ ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội và một số chức danh khác.
'Trái quy định'
Về nguyên tắc trong xây dựng họ làm như thế [bán nhà ở các tầng vượt
quá mức có trong giấy phép xây dựng] là vi phạm pháp luật bởi vì khi anh
có giấy phép xây dựng nào thì anh chỉ có thể thu đến tầng đó thôi."
Ông Nguyễn Hồng Chương
|
Ông Chương đã có nhà ở Mỹ Đình nhưng muốn mua thêm căn hộ để sau này con cái ở.
Cũng như nhiều người khác, ông Chương nộp tiền cho công ty của bà Nga cách đây khoảng ba năm để nhận lời hứa sẽ có căn hộ trên 90m2 trên tầng 21 ở B5 Cầu Diễn.
Ông Chương nói ông quyết định mua căn hộ vào lúc đang "sốt" bất động sản và phải qua trung gian môi giới mới có thể mua được.
Về sau này các khách hàng mới biết chủ đầu tư chỉ có giấy phép xây dựng các khu nhà cao tối đa 13 tầng và là nhà ở phục vụ tái định cư là chính chứ không phải nhà thương mại.
"Về nguyên tắc trong xây dựng họ làm như thế [bán nhà ở các tầng vượt quá mức có trong giấy phép xây dựng] là vi phạm pháp luật bởi vì khi anh có giấy phép xây dựng nào thì anh chỉ có thể thu đến tầng đó thôi.
"Còn bán như thế nó thuộc về 'những căn hộ ảo', những chuyện mà bán như thế là hoàn toàn trái với quy định."
'Sợ công an'
|
Tuy nhiên do chưa định hình được cụ thể khu nhà sẽ như thế nào nên thậm chí chưa thể khoan xung quanh.
Ông Chương nói: "Hiện nay đã là năm 2014 rồi và họ đã thu từ 30-40% giá trị của công trình rồi. Thế thì chỉ còn một năm nữa không thể xây được cái tòa nhà, kể cả [chỉ] 13-15 tầng.
"Hiện nay cái cơ bản là chủ đầu tư, cái khoản tiền [mà họ thu của chúng tôi] đó người ta không lý giải được [đã dùng vào việc gì].
"Chúng tôi đã tổ chức họp với chủ đầu tư ở khách sạn Daewoo và yêu cầu đòi lại tiền.
"[Sau] ba lần họp, bản thân vị chủ tịch hội đồng quản trị đấy, là Đại biểu Quốc hội Việt Nam ấy, cam kết từ 14-18 tháng 10 [năm 2013] sẽ tổ chức hội nghị khách hàng vì ba năm rưỡi rồi mà không thi công gì cả nhưng sau đó quá thời hạn cam kết đó họ cũng không gọi điện lại và cũng không tổ chức.
"Cái cơ bản là bây giờ không có tiền mà xây những nhà đó ... bởi vì số tiền đó họ đã dùng vào việc khác rồi."
Ông Chương nói các khách hàng được quyền rút tiền nếu sau một năm chủ đầu tư không triển khai dự án theo hợp đồng ký kết giữa hai bên.
Tuy nhiên hiện nay công ty của bà Nga đã không tiếp xúc với khách hàng trong khi việc khiếu nại và tốc cáo lên Quốc hội và Bộ Công an chưa mang lại kết quả.
Bản thân ông Chương cũng nói công an từng gọi ông lên để tìm hiểu thêm về vụ việc nhưng ông chưa lên vì sợ chính công an cũng "cùng cánh" với chủ đầu tư.
Trong khi đó báo Thanh Niên từng dẫn lời ông Trần Văn Thành, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất Housing Group nói mọi "vấn đề" của B5 Cầu Diễn đều xuất phát từ phía đối tác và Housing Group "gần như trở thành nạn nhân vì đang phải gánh vác phần việc bỏ dở của đối tác."
Ông Thành cũng cam kết sẽ tiếp tục dự án và giao nhà cho những người đã đóng tiền cho công ty dù không nói khi nào có thể làm được điều này.
Theo BBC
Người giàu bị kỳ thị tại Việt Nam?
Theo báo cáo World Wealth Report của Credit Suisse, tài sản thế giới đã tăng 68% trong 10 năm qua, và chỉ có 1% giới siêu giàu đã sở hữu gần nửa tài sản thế giới.Điều đó cho thấy người giàu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội.
Thế nhưng, tại Việt Nam vẫn tồn tại một nghịch lý: người giàu lại là đối tượng bị cả cả xã hội phân biệt đối xử, và kỳ thị.
Một vụ tai nạn giao thông xảy ra vào ngày 20.8.2013 tại Nghệ An làm hai người chết tại chỗ.
Người được cho là gây ra tai nạn đã không bỏ đi theo cách xử sự bình thường mà cùng những người đi qua đứng lại, cố vẫy xe cấp cứu nạn nhân.
Gia đình nạn nhân được báo chí giải thích là do quá đau buồn, đã sử xự theo cách truyền thống hơn là chẳng cần biết nguyên do đã muốn lao vào đập phá xe của “thủ phạm”.
Cơ quan công quyền đã làm đúng chức năng: đo đạc hiện trường, thử nồng độ cồn trong máu lái xe để có bằng chứng xác định lỗi của các bên và phía thiệt hại đã được thỏa thuận đền bù thỏa đáng.
Tại một đất nước mà số vụ tai nạn giao thông mỗi ngày cộng lại còn vượt qua cả số người chết do chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh… thì đây là việc quá đỗi bình thường.
Mồi ngon xâu xé
Cái không bình thường ở đây, là “thủ phạm” lại sử dụng cái xe Rolls – Royce Phantom trị giá tới 40 tỷ, và anh đã tự dưng trở thành miếng mồi ngon cho cánh nhà báo kên kên xâu xé.
Hàng chục bài báo cày đi xới lại sự vụ. Không tìm ra được lỗi của anh tỷ phú chủ xe, cánh nhà báo quay ra kể lể về hoàn cảnh đáng thương của hai người tử nạn, dù rằng lỗi đã được xác định do chính thói phóng nhanh, vượt ẩu, bất chấp quy tắc tham gia giao thông của họ gây ra.
Có tờ báo còn tuyên bố đây là vụ tai nạn làm xôn xao dư luận cả nước.
Và những dòng tựa về chiếc xe 40 tỷ không được trang bị chức năng tự tránh người cứ thế mà ngập tràn các mặt báo, mặc dù người chủ xe- nạn nhân đích thực của vụ tai nạn phải lên tiếng van xin các nhà báo hãy để cho ông được yên vì vụ tai nạn là ngoài ý muốn.
Nếu ông không phải là một tỷ phú và không sở hữu chiếc xe trị giá 40 tỷ, thì rắc rối sẽ không bị đẩy tới mức trầm trọng đến thế.
|
Nhưng, cũng nhân dịp này mà những đại gia có tiếng như Quốc Cường Gia Lai, Hoàng Anh Gia Lai… đều lần lượt bị cánh nhà báo đem lên các trang truyền thông chính thống, các trang mạng xã hội bêu riếu về đạo đức kinh doanh, về thói quen chơi xe xa xỉ và quy đó là những lý do chính làm nên sự thất bại hiện nay của họ…
Tìm hiểu về cách ăn xài của con cái giới nhà giàu cũng là đề tài được báo chí khai thác triệt để chiểu theo nhu cầu công chúng.
Hiếm ở đâu trên thế giới, cánh nhà giàu lại bị truyền thông săm xoi và đố kỵ một cách công khai và hệ thống như tại Việt Nam!
Vậy người giàu ở Việt Nam có bị ghét từ trong tiềm thức?
Thực ra, tại Việt Nam, không phải tới tận bây giờ người giàu mới bị ghen ghét, mà tính đố kỵ người giàu đã nằm sẵn ở ngay trong tiềm thức phần đông công chúng từ khi họ chỉ là những đứa trẻ.
Lật lại các trang truyện cổ tích dành cho trẻ con, có thể nhận ra 100% nhân vật phản diện luôn thuộc thành phần bá hộ, địa chủ, cường hào… Những anh nhà giàu tốt bụng là nhân vật cực kỳ hiếm.
Những câu truyện trào lộng từ các nhân vật Trạng Quỳnh, Xiểng Bột… luôn được công chúng nhiều thế hệ hể hả đón nhận và lưu danh cũng chỉ nhờ những trò khôn vặt trong các tình huống cư xử với giới nhà giàu.
Cũng không phải tự nhiên mà những hảo hán anh hùng Lương Sơn Bạc lại được người Việt suy tôn và yêu thích tới thế.
Đơn giản, vì họ luôn đề cao hành động cướp của nhà giàu chia cho dân nghèo, và người đọc Thủy Hử tại Việt Nam lại tuyệt đại đa số thuộc giới nhà nghèo.
Đảng Cộng sản Việt Nam, ngay từ khi mới thành lập, mục tiêu hành động của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh là "Trí, Phú, Địa, Hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”! Người giàu bị coi là kẻ thù của quần chúng nhân dân, của toàn dân tộc.
Cho nên tại Việt Nam, dường như người giàu luôn bị mặc định bị coi là thành phần bất chính, và đáng bị dư luận xăm xoi, lên án từ những chuyện nhỏ nhặt nhất.
Mới đây, nữ MC hải ngoại nổi tiếng Nguyễn Cao Kỳ Duyên cũng từng lên trang cá nhân than phiền về chuyện dư luận Việt chỉ thích “ngồi rình và chỉ trích”, khi chị bị một số cư dân mạng “dạy bảo” bài học đạo đức về chuyện cần bỏ tiền làm từ thiện thay vì nên mua một chiếc váy mới để giữ gìn hình ảnh trước công chúng.
Kỳ Duyên không phải là trường hợp cá biệt. Chỉ cần giở một bài báo online giới thiệu về một căn biệt thự của một người nổi tiếng, bạn sẽ thấy nhan nhản những bình luận phía dưới có nội dung đồng giọng đồng tông trách mắng nhân vật thật lãng phí vô tâm, tại sao không làm từ thiện mà lại đi xây căn nhà xa hoa đến thế?
Người giàu Việt Nam hưởng thụ trên tài sản của chính họ, cũng bị dư luận mặc định là một điều xấu xa cần lên án!
Cần đổi tư duy ấu trĩ
Điều thực tế cần nhìn nhận, rằng những người ghen ghét, kỳ thị người giàu thì tuyệt đối là… người nghèo.
Chính vì tư duy yếu kém mà họ nghèo. Và khi không thể giàu, họ càng ghen ghét đối tượng không cùng đẳng cấp với họ: người giàu.
Nếu như tỉnh táo hơn, người nghèo sẽ nhận ra rằng một nền kinh tế phát triển, không thể thiếu sự đóng góp công sức của những người giàu.
Người giàu luôn tìm cách đầu tư để cho tài sản của họ sinh lợi, họ được hưởng lợi từ tài sản của mình nhưng muôn vàn người nghèo khác cũng được hưởng lợi nhờ những công ăn việc làm mà họ tạo ra.
|
Khi người giàu tiêu tiền của họ vào những món xa xỉ, thì càng nên cổ vũ. Vì những đồng tiền này sẽ được luân chuyển trên thị trường, khuyến khích nhiều hơn một xã hội tiêu dùng và đem lại thu nhập cho nhiều người khác.
Điều đó không khác gì cấp những chiếc cần câu cho nhiều đối tượng xã hội, và nếu nhìn về khía cạnh nhân văn thậm chí còn có ích hơn việc cấp con cá làm mối cho nguyên một huyện miền núi nghèo khổ suốt một năm ròng.
Vì, khi con cá hết, dân nghèo vẫn cứ tiếp tục bị đói và xã hội không thể tiến lên một bậc nào cả.
Nếu việc chi dùng của người giàu bị soi mói quá kỹ, họ sẽ phòng vệ bằng cách đóng băng tiền vào một vị trí an toàn cho chính bản thân họ, hoặc chuyển ra nước ngoài.
Tới lúc đó, người nghèo cũng không thể vì thế mà khá hơn, xã hội sẽ chỉ đứng im hoặc thụt lùi…
Xã hội không có người giàu, là một xã hội thảm họa!
Hương Vũ
Theo BBC
- Fast forward for VW in car sales league (Washington Post) - China's vehicle market revived last year, surprising analysts with double-digit growth. The year also saw a reversal of fortunes for two global leaders.
- Getting to the top of the trade tree in value (Washington Post) - China's total trade was $4.16 trillion in 2013, according to the General Administration of Customs.
- Guangdong outlines big FTZ plans (Washington Post) - The Guangdong provincial government has vowed to realize liberalization of trade in services in the South China province and its neighboring Hong Kong and Macao.
- Doing business the Chinese way (Washington Post) - Ambitious Chinese youngsters have long sought to learn from Western economic theories and best practice, so why don't they tap into wisdom closer to home?
- Belgian brews no small beer in China (Washington Post) - Beer lovers from China and other emerging markets are frothing up sales for Belgian brewers, with shipments from Antwerp to Chinese ports witnessing a steady growth.
- Chinese airlines in it for the long haul (Washington Post) - Chinese air carriers are chasing new horizons as an increasingly competitive domestic market drives them to seek new opportunities abroad.
- Ready for take-off? (Washington Post) - As demand for long-haul flights between China and the rest of the world continues to rise, intl air carriers are grappling with how they can increase destinations beyond the country's major transportation hubs.
- Fosun buys Portuguese insurer for $1.4b (Washington Post) - Fosun International Ltd, China's biggest private conglomerate, has bought a controlling stake in Portugal's largest insurance group for 1 billioneuros ($1.36 billion), in a bid to build an investment group focused on the insurance sector.
- New-energy vehicles 'turning the corner' (Washington Post) - The domestic alternative-fuel vehicle industry has reached a turning point and is on track for rapid development in the next two or three years, said experts.
- View from the very top (Washington Post) - As a crane operator, Wei Gensheng has taken advantage of being at the highest point of construction sites to capture the beauty of Shanghai.
- Big photographer zooms in on the small details (Washington Post) - Michael Yamashita is among the remaining photo journalists from the era when photographers commanded big budgets for ambitious projects.
- History etched in stone (Washington Post) - An enthusiastic amateur believes ancient Chinese script he's found among Native American pictographs prove that Asians crossed the Pacific centuries ago.
- Cooking - as easy as ABC (Washington Post) - Grab your apron for a culinary class that will keep the home fires burning while teaching top techniques of the kitchen.
- Foo fighters (Washington Post) - Shenzhen is holding its own in the culinary stakes, with bright young chefs contributing to raising this southern city's epicurean standards
- Flights of fancy (Washington Post) - The bird bomb detonates. Its payload - millions of yuan worth of pigeons - explodes out of the truck's door like shrapnel with wings. Win or lose the war they seemingly don't realize is before their beaks, they're instinctively flying home.
- China builds army 'with peace in mind' (Washington Post) - The Chinese military made great strides last year in improving its combat capabilities, enabling it to better defend the nation against threats to its sovereignty.
- Beijing and Sofia vow new initiatives (Washington Post) - As President Xi Jinping played host to a foreign counterpart for the first time this year, China and Bulgaria pledged on Monday to enhance cooperation in infrastructure and energy projects.
- Tibet deals 'heavy blow' against separatists (Washington Post) - Courts in the Tibet autonomous region heard 20 cases last year in which defendants were accused of endangering national security.
- Israel's ex-PM Sharon dies at 85 (Washington Post) - Ariel Sharon, the hard-charging Israeli general and prime minister who was admired and hated for his battlefield exploits and ambitions to reshape the Middle East, died on Saturday, eight years after a stroke left him in a coma from which he never awoke. He was 85.
- Japan's hysteric desire for global sympathy (Washington Post) - Just because both invoked the fictional evil wizard of the Harry Potter series, Lord Voldemort, the bickering between Chinese ambassador to the United Kingdom Liu Xiaoming and his Japanese counterpart Keiichi Hayashi in the Daily Telegraph has been a huge media sensation.
- Auditors tighten grip on govt spending (Washington Post) - From July to the end of October, auditors saved nearly 40 billion yuan ($6.6 billion) in public funds that were prone to waste or embezzlement, the National Audit Office said on Friday.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét