Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

Nhà nước đang chữa lửa bằng xăng dầu - “Kịch bản Putin” cho chính khách Việt?

Bùi Tín - Ù lỳ đáng sợ


Đảng Cộng sản Việt Nam đã bắt đầu chuẩn bị cho Đại hội đảng lần thứ XII sẽ họp vào đầu năm 2016.

Đại hội này được chuẩn bị khi uy tín của đảng xuống thấp chưa từng thấy, nạn tham nhũng hoành hành không sao đẩy lùi nổi, tệ mua quan bán tước gây bất bình tạo thêm yếu tố làm hư hỏng bộ máy cầm quyền, thu nhập của các tầng lớp xã hội đầy rẫy bất công, xã hội ngày càng xuống cấp một cách nguy hiểm.

Mục tiêu Đại hội XI đề ra là xây dựng một đất nước phát triển hài hòa, dân giàu nước mạnh, xã hội tiến bộ bình đẳng văn minh, nhưng thực tế chỉ có quan CS giàu nhanh, dân vẫn nghèo khổ, lãnh thổ bị gậm nhấm, dân nước ngoài tràn vào rộng khắp. Công nghiệp hóa hàng chục năm, nhưng không sản xuất nổi chiếc ốc ra trò. Cầu đường đứt đổ gãy, xuống cấp, gây tai nạn làm chết người hàng loạt. Nạn trộm cắp lan tràn. Hàng loạt công dân bất đắc kỳ tử trong đồn công an sau khi bị đánh đập tra tấn. Y tế bất cập, giáo dục suy sụp, là những ung nhọt cực kỳ nguy hiểm cho xã hội.

Điều đáng sợ là rồi đây Trung ương đảng CS vẫn họp, tháng 5 này Quốc hội lại họp nhưng là để bàn luận theo theo lối mòn, cũng giống như năm ngoái khi thảo luận về Hiến pháp mới, họ để ngoài tai mọi ý kiến,kiến nghị, đề đạt, khinh thường triệt để bản dự thảo được 14.785 người, phần đông là trí thức, không ít là đảng viên CS, đồng thuận. Rồi họ cưỡng ép Ban Chấp hành Trung ương đảng và ngay sau đó là Quốc hội thông qua một bản Hiến pháp lạc hậu, cổ hủ so với thời đại, vẫn ôm chặt chủ nghĩa Marx-Lenin lỗi thời, chủ nghĩa xã hội ảo ảnh, chế độ sở hữu toàn dân mơ hồ và chế độ độc đảng lỗi thời - 4 gông cùm siết chặt cổ nhân dân đã quá lâu, không thể chịu nổi nữa. Không phải ngẫu nhiên mà gần đây hàng loạt đảng viên đã chia tay với đảng, không ít đã ngừng hoạt động, không đi họp chi bộ. Xưa kia người dân do bị tuyên truyền ào ạt, gọi đảng CS là 'đảng ta', nay không còn ai gọi như thế nữa, trừ một số tuyên truyền viên nói lấy được.

Trong khi lẽ ra có bao nhiêu việc phải làm để chuẩn bị thật kỹ cho Đại hội đảng CS lần thứ XII, như chuẩn bị cho sâu sắc bản Báo cáo chính trị, dự thảo nghị quyết của đại hội, dự thảo thay đổi Điều lệ đảng, nhằm xây dựng một đảng chính trị mang bản chất dân chủ, nhân dân và dân tộc, ganh đua bình đẳng với một số đảng hay tổ chức yêu nước khác trong khuôn khổ luật pháp…thì xem ra Bộ Chính trị vẫn cứ ậm ừ, lờ đờ theo lề lối cũ cực kỳ bảo thủ.

Họ chỉ chú tâm trao đổi, mặc cả về nhân sự để phân phối ghế, sắp xếp người ở kẻ đi, đưa anh em, con cháu, thân nhân vào những vị trị quyền lực để tranh nhau đặc lợi, không hề tính đến trình độ, đạo đức , ý thức công dân, cống hiến cho một bộ máy nhà nước trong sạch, gọn nhẹ, hiện đại, ngang tầm với khu vực và thế giới.

Họ càng không để tâm đến chuyện thay đổi thể chế như đã hứa hẹn, cải thiện tình thế kinh tế - tài chính đình trệ với khoản nợ quá cao, bộ máy quan liêu cực kỳ cồng kềnh kém hiêu lực, một lực lượng công an - an ninh quá lớn với hơn 300 ông tướng công an rất nghèo nàn về hiệu xuất đóng góp cho xã hội, bị công luận chê trách nặng nề…Họ không có biện pháp thúc đẩy việc phòng chống tham nhũng, xây dựng xã hội công dân năng động, cải thiện các chính sách xã hội, sự nghiệp y tế, giáo dục ngổn ngang những phi lý và bất cập kéo dài.

Đây là thái độ cực kỳ vô trách nhiệm, dửng dưng trước những lời báo động khẩn thiết của những đảng viên và trí thức ngoài đảng có ý thức thành tâm xây dựng.

Thái độ ù lỳ, buông trôi, gần như vô cảm của lãnh đạo đảng, của Bộ Chính trị trước tình hình bi đát của đất nước thật đáng sợ. Theo mạng Chuyển Hóa sáng 26/3/2014, báo Pháp luật và Xã hội ở trong nước vừa bị phạt 40 triệu đồng do đã 'đăng tin sai sự thật' khi đưa lại tin nước ngoài cho rằng Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông và Fidel Castro là 4 nhà lãnh đạo CS trong số 10 kẻ tội phạm giết hàng loạt hàng triệu, hàng mấy chục triệu dân nước mình. Những việc đáng làm thì bỏ đó, việc vô bổ không đáng làm thì lại làm, chỉ thêm mang tiếng xấu. Với 4 nhân vật trên, báo Pháp luật và Xã hội chỉ đưa ra một sự thật sáng tỏ như ban ngày, chính nhân dân Nga, Trung Quốc, Cuba đã kết luận với những dẫn chứng đầy đủ không có gì bác bỏ nổi, tiêu biểu là bức tượng kỷ niệm hơn 100 triệu nạn nhân bi thảm của chủ nghĩa CS hiện thực giữa thủ đô Washington.

Nếu đảng CS còn có tham vọng nắm trọn quyền lãnh đạo đất nước, toàn đảng từ Bộ Chính trị, từ Ban Chấp hành Trung ương đến đảng bộ và đảng viên ở cơ sở cần nhận rõ tình hình, nghe rõ những tiếng nói tâm huyết của công dân, trí thức, tuổi trẻ, nhìn cho rõ hiện tình đất nước, biết tỉnh ngộ để có những quyết định thực tiễn và sáng tạo làm chuyển biến tình hình, cải cách thật sự thể chế toàn diện theo hướng dân chủ và nhân quyền, lấy dần lại niềm tin của quần chúng.
Bùi Tín
(VOA)

Nhà nước đang chữa lửa bằng xăng dầu


Dân oan Thủ Thiêm (Danlambao) - Người dân đang sống ổn định bỗng nhiên bị mất đất, mất nhà, mất công ăn việc làm… trở thành dân oan với tấm lòng đầy trĩu uất hận và căm tức, đó là một thực trạng không thể phủ nhận trong xã hội Việt Nam ngày nay.
Xin trích lại phần dẫn nhập loạt bài có tựa đề: Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP Hồ Chí Minh Vùng đất vàng bỏ hoang 17 năm xảy ra nhiều tiêu cực, đăng liên tục trên 7 số báo Người cao tuổi từ ngày 2-10-2013, như sau:


“Trên 14.500 hộ dân đang sinh sống ổn định, đành ngậm ngùi bỏ xứ ra đi để giao nhà, giao đất xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm, một dự án lớn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 367/TTg ngày 4/6/1996. Sau 17 năm, khu đất vàng nầy bị bỏ hoang, quy hoạch bị xé nát do UBND thành phố “cấp phát” đất cho 64 doanh nghiệp. Tiêu cực xảy ra quá nhiều, gần 3.000 nhà dân nằm ngoài ranh quy hoạch bị cưỡng chế, nhà cửa bị đập phá tan tành. Hơn 11.000 đơn khiếu kiện kéo dài, một số người chết oan do hành vi cưỡng chế trái phép. Với 38.000 tỉ đồng tiền hỗ trợ di dời đã được giải ngân, Nhà nước phải mất 150 tỉ đồng tiền lãi/tháng. Nguyên nhân dẫn tới nhiều nỗi đau cho hàng chục nghìn hộ dân là do hành vi làm trái quyết định của Thủ tướng Chính phủ!…”
Khu đô thị mới Thủ Thiêm chỉ là một trong rất nhiều dự án của TP Hồ Chí Minh. Nếu tính trên toàn thành phố và trên các tỉnh, thành phố khác, cứ mỗi nơi có vài trăm dự án, thì trong cả nước số nạn nhân phải chịu oan sai do nạn thu hồi đất sẽ lên đến bao nhiêu?
Vì vậy, thật là chẳng tốt đẹp chút nào cho bộ mặt của chế độ khi mà hằng ngày tại thủ đô Hà Nội, ở các công viên, trước các sứ quán, trên vệ đường dẫn vào các cơ quan đầu não của quốc hội, nhà nước và chính phủ, có từng đoàn người tụ tập, nêu cao các biểu ngữ và hô to các khẩu hiệu tố cáo chính quyền địa phương tham nhũng, ăn cướp đất đai, nhà cửa của nhân dân. Trong các năm gần đây, người ta còn tố cáo đích danh cơ quan Thanh tra chính phủ, thậm chí Thủ tướng chính phủ, hoặc một số cơ quan chức năng ở trung ương đã bao che cho tham nhũng cướp bóc tài sản của dân lành. Rồi thỉnh thoảng lại có người tự thiêu vì oan ức không được giải quyết, có người phải chết trong lúc đi kêu oan, có người đã dùng súng bắn vào cán bộ, nhân viên của cơ quan quản lý đất rồi tự sát…
Nhà nước và chính phủ Việt Nam thật tình rất muốn chấm dứt tình trạng người dân khiếu kiện, nhất là những vụ “khiếu kiện đông người, kéo dài, phức tạp”, nên đã liên tục sửa đổi, bổ sung luật đất đai, luật tố cáo, khiếu nại, liên tục ban hành các nghị định để thực hiện các luật nầy và cũng rất nhiều thông tư, quyết định, chỉ thị liên quan đến việc tiếp dân, giải quyết đơn thư của công dân. Nhưng theo số liệu của chính ngành thanh tra, số vụ khiếu kiện về đất đai cứ mỗi năm một nhiều hơn lên. Tại sao thế? Vì nhà nước đang chấm dứt khiếu kiện bằng những biện pháp làm bùng lên phong trào khiếu kiện, chẳng khác nào chửa lửa bằng xăng dầu. Chỉ cần tiếp cận với người dân đi khiếu kiện với tinh thần hết sức khách quan, cầu thị, sẽ thấy ngay điều đó.
Làm sao có thể chấm dứt khiếu kiện khi mà chế độ “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” vẫn được duy trì như là nguyên tắc cốt lõi của chủ nghĩa xã hội. Trên thực tế đây là thời cơ béo bỡ của các nhóm tham nhũng vì họ còn được quyền tha hồ thu hồi đất, tha hồ định giá đất. Đối với người dân, đây là một sự ngang ngược trắng trợn của nhà nước, một sự phản bội, tráo trở đối với công dân sau khi hòa bình lập lại trên đất nước. Vì trên cơ sở của chế độ nầy, luật pháp cho phép các cơ quan chính quyền được nhân danh các mục tiêu phát triển kinh tế để vô hiệu hóa và dẫm đạp lên ngay cả những quyền của người sử dụng đất đã được chính luật pháp của nhà nước nầy minh định.
Làm sao người dân có thể chấp nhận mà không khiếu kiện đến cùng khi mà mãnh đất của minh, do tạo lập hợp pháp hoặc do ông cha để lại, bỗng nhiên bị nhà nước “thu hồi” và bồi thường cho một số tiền không đủ mua lại 5%-10% diện tích đất đã mất. Mà mất đất thì thường là kèm theo mất nhà cửa, vườn tược, mất nghề nghiệp, việc làm. Đất đai còn thuộc sở hữu toàn dân thì sẽ không bao giờ hết dân oan và hết tình trạng khiếu kiện.
 
Cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng là một thứ dung dịch kích hỏa, làm cho bùng phát mạnh mẽ hơn lên chứ không giúp làm giảm đi phong trào khiếu kiện của dân oan. Hầu hết các dự án đầu tư có thu hồi đất là do chủ trương của tỉnh, thành phố, được tỉnh ủy, thành ủy lãnh đạo chặt chẽ. Quận huyện, thị xã chỉ là cấp ban hành các văn bản cụ thể trong quá trình tổ chức thực hiện. Khi người dân khiếu kiện, phải bắt đầu gởi đơn cho Quận, huyện, thị xã. Nếu không được giải quyết thỏa đáng, người dân mới được quyền khiếu kiện lên UBND tỉnh, thành phố. Khi UBND tỉnh, thành phố có quyết định giải quyết lần hai thì coi như có hiệu lực thi hành. Tỉnh, thành phố có chủ trương và làm sai; dân khiếu kiện thì chính tỉnh và thành phố là người có trách nhiệm và thẩm quyền giải quyết. Nếu người dân kiện ra tòa án, thì chánh án tòa án tỉnh, thành phố cũng là tỉnh ủy viên, thành ủy viên, là người trực tiếp chỉ đạo xử kiện.
Khi người dân khiếu nại hoặc kiện chính quyền ra tòa về đất đai thực chất là dân tranh chấp với chính quyền, nhưng cách giải quyết như quy định của pháp luật hiện nay, hoàn toàn giống như kiểu chính quyền “vừa đá bóng, vừa thổi còi”. Kẻ làm sai bị người dân khiếu kiện lại chính nó hoặc là thằng anh em ruột thịt của nó đứng ra phân xử, giải quyết. Bao giờ người dân mới được nhìn thấy công lý? Người dân có thể đầu hàng chịu chấm dứt khiếu kiện trước thứ cơ chế quái đản như thế hay không?
Cách nhìn nhận và đối xử của chính quyền với dân oan cũng là một thứ xăng dầu châm thêm vào ngọn lửa khiếu kiện. Hễ ai có ý kiến khác thì coi như chống đối; ai có lời nói hoặc bất cứ hành vi nào, cho dù dưới hình thức rất ôn hòa và trong phạm vi pháp luật cho phép, chống lại việc làm sai trái của chính quyền thì bị đối xử như kẻ thù địch. Cho nên mặc dù từ tổ chức đảng, cho tới mặt trận, đoàn thể đều đều quy định là cán bộ phải luôn luôn gắn bó, lắng nghe và tôn trọng tâm tư nguyện vọng của quần chúng nhân dân; nhưng suốt quá trình đi khiếu kiện, chỉ có lực lượng công an là người thường xuyên “sát cánh” với dân oan. Khi đến trụ sở chính quyền để gặp UBND, khi đến trụ sở tiếp công dân để tiếp xúc với đại biểu quốc hội, Hội đồng nhân dân, v.v… ở đâu người dân cũng được công an tiếp đón. Thậm chí người đi khiếu kiện còn được anh em mời về trụ sở công an phường, xã hoặc cử người đến tận nhà, có mang theo cả dùi cui, còng số 8 để “thăm hỏi” và “tìm hiểu”.
Trên báo mạng, người ta thấy Ban vận động Hiệp hội dân oan Việt Nam đã và đang làm thủ tục để công khai thành lập hội. Một trong những mục tiêu của hội là lập hồ sơ các vụ khiếu kiện đông người, kéo dài, gởi đến cơ quan có trách nhiệm để chính quyền xem xét giải quyết dứt điểm. Họ đã có thơ xin được tiếp xúc với lãnh đạo đảng CSVN, Quốc hội, Mặt trận tổ quốc, Bộ Nội vụ…
Nhưng, mặc dù có đăng ký trước, trong những ngày 21, 22-01-2014, đi đến đâu cũng chẳng có cán bộ nào tiếp họ, chỉ có bộ phận bảo vệ, gác cỗng, tiếp dân… tiếp xúc và khuyên họ nên trở về địa phương đăng ký gặp Đại biểu hội đồng nhân dân hoặc tổ đại biểu quốc hội của tỉnh, thành phố. Trong khi đó, ngay từ khi ra khỏi nhà để đi Hà Nội, lực lượng công an đã cho người bám theo lên đến sân bay, ở khách sạn nơi họ nghỉ, trong quán ăn và đến từng nơi họ cần đến, kể cả trong lúc họp nội bộ tại nhà Bà Lê Hiền Đức họ cũng cử người theo dõi.
Trong những ngày gần đây, 4 trong số những người ở thành phố Hồ Chí Minh tham gia ra Hà Nội để đến các cơ quan chức năng vận động thành lập Hiệp hội dân oan, đã nhận được giấy mời đến cơ quan công an địa phương để “trao đổi” những vấn đề có liên quan đến việc vận động thành lập hội.
Có lẽ nhà cầm quyền cho rằng ngăn cản việc thành lập Hiệp hội dân oan cũng là một trong những biện pháp nhằm chấm dứt tình trạng khiếu kiện của dân oan!?

Đây là giấy mời của CA phường thuộc quận 2 TP HCM gởi cho một số người đã ra Hà Nội liên hệ với các cơ quan chức năng để vận động thành lập Hiệp hội dân oan Việt Nam
Cứ thế, thay vì nhìn thẳng vào thực tế vấn đề để giải quyết đúng pháp luật, đúng đạo lý, thì với quyền lực trong tay, chính quyền tìm đủ mọi cách để dập tắt việc khiếu kiện của người dân. Những thủ đoạn thường thấy là tuyên truyền ầm ĩ cho mục đích và tác dụng tốt đẹp của dự án đang làm, trong khi người dân đã thấy đó chỉ là những việc làm có lợi cho phe nhóm; Coi những người đang khiếu kiện, không chịu nhận tiền bồi thường và giao đất là thiếu hiểu biết, không hưởng ứng chủ trương chính sách, bị kẻ xấu xúi giục, chống đối lại chính quyền; trong khi người dân chỉ chống lại việc cán bộ cố ý làm trái pháp luật nhằm thu lợi bất chính; Cho công an theo dõi, sách nhiễu, đe dọa thậm chí bắt bớ, giam cầm những người bàn bạc, liên kết nhau để khiếu kiện tập thể trong khi đó là những việc làm chính đáng, hợp pháp của công dân; Bắt, bỏ tù người có hiểu biết và có ảnh hưởng nhất trong số dân oan với lý do “cầm đầu, xúi giục”, “gây rối nơi công cộng”, “chống người thi hành công vụ” hoặc nhiều lý do khác… để trấn áp, ngăn chận phong trào khiếu kiện; Bắt bẽ về thủ tục giấy tờ, kéo dài thời gian, chuyển đơn đi lòng vòng để làm cho người dân mệt mõi, chán nản; đó là chính quyền tự mình vi phạm quy trình giải quyết khiếu kiện đã được pháp luật quy định; Gây chia rẽ, nghi kỵ nhau trong nội bộ dân oan; hù dọa, mua chuộc, đánh lừa những người nhẹ dạ… bất chấp đạo lý.
 
Chính quyền và cách tổ chức giải quyết khiếu kiện quá ư vô lý hiện nay đã duy trì và làm tăng thêm các vụ khiếu kiện “đông người, kéo dài và diễn biến phức tạp”.
Cùng một cách làm sai trái, cùng một cách giải quyết ngang ngược, coi dân như cỏ rác, chính quyền đã đẩy hằng trăm hằng ngàn người vào tình cảnh khốn khổ; nhưng khi dân cần khiếu kiện thì phải từng người làm đơn riêng lẻ và chỉ được tiếp xúc, trình bày khi được chính quyền gọi đến. Làm sao mà người dân thấp cổ bé miệng, ít hiểu biết có thể đối đáp với những “ông bà cán bộ” đã được trang bị đủ thứ quy định pháp luật và có cả một quyết tâm rất lớn là phải chứng minh cho bằng được chính quyền bao giờ cũng đúng. Không tập trung đông người để khiếu kiện thì làm sao người dân chất phác mở miệng được với những kẻ già mồm lẽo mép, bất chấp sự thật và công lý.
Chính quyến muốn chuyển sai thành đúng, nói đúng thành sai thì phải kéo dài việc giải quyết khiếu kiện để tìm cách đối phó. Người dân muốn lật mặt kẻ đang nắm quyền hành đã và đang cố tình đổi trắng thay đen để làm giàu trên xương máu của nhân dân, cũng không thể trong một ngày một bữa. Việc khiếu kiện kéo dài là vì vậy.
Việc khiếu kiện của dân oan ban đầu đơn giản là đòi hỏi những quyền lợi chính đáng và hợp pháp: một chỗ ở ổn định, một diện tích đất tương đương hoặc một số tiền bồi thường đủ để tạo lập lại số tài sản đã mất. Thế nhưng bị bác bỏ yêu cầu rồi bị gán ghép cho đủ thứ động cơ, kể cả ý đồ chính trị, người dân bắt buộc phải có suy nghĩ về trách nhiệm và tình cảm của chính quyền đối với nhân dân. Nhất là khi vác đơn đi tới đâu, họ cũng chỉ thấy cấp trên bao che cho cấp dưới, cấp dưới đổ thừa là đã làm đúng theo chỉ đạo của cấp trên, người dân oan phải tự điều chỉnh lại niềm tin đã dành cho chế độ và đồng thời phải điều chỉnh cả phương pháp đấu tranh đòi hỏi quyền lợi của mình.
Về phía chính quyền, sau khi làm nhiều cách mà vẫn không dập tắt được, cách dễ nhất để giải thích về việc người dân cứ kéo dài khiếu kiện là gán ép cho họ động cơ chính trị, hoặc ít nhất cũng là bị các thế lực thù địch đứng phía sau xúi giục. Như thế diễn biến phức tạp là do ai?
Một số quan chức cao cấp ở trung ương đã đề xuất một số biện pháp chữa cháy, có độ nhạy lửa cao hơn cả xăng máy bay như: phải cưỡng chế những đoàn khiếu kiện đông người quá khích, đặc biệt là những đoàn mang màu sắc chính trị tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; bắt buộc người khiếu nại tố cáo phải ứng ra một khoản tiền đặt cọc khi đi khiếu nại; công an được phép nổ súng vào những người chống người thi hành công vụ (trong đó có cả những vụ giải tán những người đi khiếu kiện đòi đất đai!)
Có lẽ khi phát biểu như trên, các quan chức nầy nghĩ rằng trong hằng triệu dân oan Việt nam, chỉ có một Đoàn văn Vươn và một Đặng Ngọc Viết. Nếu có ai tiếp tục manh động, cứ cho vào tù hoặc đưa về bên kia thế giới, là xong.
Từ ngôi cao của quyền lực, định tính một cách chủ quan cho một thực trạng xã hội rồi quyết đoán các biện pháp chữa trị sai lầm mang tính giải quyết triệu chứng cấp thời, vô tình chính quyền đã làm cho căn bệnh dân oan khiếu kiện thêm phần trầm kha.
Thực tế đã chứng minh, ở nông thôn, để lấy được 1 ha đất, chính quyền phải mất ít nhất trên 10 người dân đang ủng hộ mình. Chính quyền trấn áp, gây oan sai, phẩn uất cho một người, sẽ có hằng trăm người khác đứng lên phản đối nhà nước. Ở đô thị, việc giải tỏa nhà ở của dân, cũng kéo theo hệ quả tương tự. Điều đó đã rõ như ban ngày. Nhưng có lẽ những kẻ có dính líu quyền lợi và trách nhiệm trong những dự án có thu hồi đất đã bị đồng tiền che khuất nên vẫn chưa nhìn thấy./.
Dân oan Thủ Thiêm
 

CỌNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Vn – Độc lập -Tự do -Hạnh phúc ** DZÔ SẢN MUÔN NĂM

Nguồn tổng hợp tất cả LỀ  – (Phải Trái Giữa Trên Dưới)
https://encrypted-tbn3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTkV3jz_tWyeHgvWoqHvx18QAHjmvMqJfqPpm3RALL_PcfMBrnYwQ
Dương Nội



Quỳnh Lưu Nghệ An

Ninh Thuận





http://kenh13.info/tai-nan-nghiem-trong-vi-cu-dap-xe-cua-csgt.html
Hiện trường anh Lý Hùng nằm bất động trên đường (Ảnh người dân cung cấp)
Hiện trường anh Lý Hùng nằm bất động trên đường (Ảnh người dân cung cấp)

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReadingBlogs/blog-reading-061112-06112012072847.html
Tác nghiệp ở Văn Giang hai nhà báo của Đài Tiếng Nói Việt Nam VOV bị công an và lực lượng cưỡng chế đánh đập một cách thô bạo.  RFA/cắt từ clip

“Kịch bản Putin” cho chính khách Việt?


Không ai có tiên định được tương lai chính trị Việt Nam sẽ biến động thế nào. Cũng không ai đoán định được số phận của các chính khách cao cấp Việt Nam sẽ kết thúc ra sao…

Chỉ đến khi chợt hình dung ở cuối dòng sông sẽ hiện ra một vực xoáy khủng khiếp, các chủ nhân ông mới cuống cuồng sục tìm một lối thoát đỡ va đập nhất từ con thuyền sắp đắm.

“Kịch bản Putin” là một lối thoát hầu như đã được lượng định và lượng thứ.

Cho đến một ngày, một trong những trang mạng bị xem là giả danh Thủ tướng Chính phủ Việt Nam - nguyentandung.org, bắt đầu seri bài về “Việt Nam có cần một nguyên thủ quốc gia như Putin?” và tiếp nối “Làm thế nào để Việt Nam có nhiều Putin?”.

Nhiều ngày trôi qua, vẫn không ai biết rõ trang mạng trên thực chất là do ai đạo diễn. Nhưng nói gì thì nói, cần ghi nhận một thành công nho nhỏ về sức hút công luận từ trang mạng này.

Khi mà tuyệt đại đa số báo chí quốc doanh chìm lắng trong cơn sầu muộn vô cùng tận của không ít chuyện không thể nói cùng quá nhiều việc không dám thưa thốt, vài ba tiếng chuông nguyện cầu cho cuộc chiến biên giới Việt - Trung năm 1979 trên trang nguyentandung.org hẳn làm các cựu chiến binh nguôi ngoai đôi chút về tâm trạng “người lính già đầu bạc, kể mãi chuyện Nguyên Phong”. Thậm chí trong một lần hiếm muộn, một đài quốc tế Việt ngữ còn phải đặt dấu hỏi về trang mạng vừa hoài niệm vừa đáng hoài nghi này.
"Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư vốn là một phương án mà giới chính khách [Việt Nam] ngày càng nồng nàn, thậm chí tỏ rõ độ mẫn cảm đặc biệt với khung nhân sự này."
Cũng như những gì mà người ta đang hoài nghi về Vladimir Putin và đương kim thủ tướng chính phủ Việt Nam…
Nét tương đồng chính khách?

Mỗi chính khách đều có một con đường và một thân phận. Nhưng nếu cần, lịch sử có thể được cải biên cho những con đường ấy giao thoa với nhau, còn các thân phận lại mang tính giao đồng và thậm chí còn có nét nhân văn.

Nếu một nhà sử học không tiếng tăm từng tô thắm điểm chung lớn lao giữa Nguyễn Tấn Dũng và Putin - một người từng là thứ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), người kia có nguồn gốc xuất thân từ Cơ quan an ninh quốc gia KGB; có thể hiểu trong tương lai không thật quá xa xôi, nhân vật được coi là quyền lực nhất Việt Nam hiện nay sẽ không còn quá cần thiết phải đứng đầu chính phủ nữa, mà vai trò của ông sẽ bằng cả vị trí hiện thời của hai ông Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang gộp lại.

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư vốn là một phương án mà giới chính khách ngày càng nồng nàn, thậm chí tỏ rõ độ mẫn cảm đặc biệt với khung nhân sự này.

Chưa cần biết vai trò tương lai đó có quy tập được quyền lực gần như tuyệt đối như Tập Cận Bình ở Trung Quốc hay không, nhưng vẫn có hy vọng rằng dù ai trong số các chính khách hiện thời vươn tới chân trời “nhất thể hóa”, họ đều có cơ hội để thực hiện giấc mơ trở thành một Vladimir Putin thứ hai.

Vậy Vladimir Putin là ai? Ivan Hung bạo hay Tư bản dã man?

15 năm ròng rã kể từ khi thay thế vai trò của Boris Yeltsin, sức mạnh giấu kín trong con người Putin đã đưa nước Nga trở lại vị thế một cường quốc. Sẽ chẳng phải hoài nghi nếu thuật lại câu chuyện Putin thuộc hàng hiếm hoi trong giới tổng thống trên thế giới bắn chết hổ, và là nhân vật duy nhất có đặc quyền khuấy đảo chính trường nước Nga.

Chắc chắn đó là hình ảnh mà giới chính khách kém bản lĩnh hơn nhiều ở Việt Nam phải nhất tâm mê mẩn. Dù rằng nếu chấp nhận đi theo “thuyết Putin”, chính giới Việt Nam sẽ đồng thời phải thừa nhận trạng thái đa nguyên chính trị và thể chế đa đảng, kể cả đảng đối lập.

Xét cho cùng, hệ lụy đó có hề gì một khi những người hậu bối của chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam vẫn đút gọn nền kinh tế vào túi mình, còn các tập đoàn kinh tế nhà nước chẳng cần phải lo nghĩ đến chuyện dẹp bỏ thế độc quyền muôn thuở, và nạn tham nhũng không những không cần bị triệt tiêu mà còn được hiểu như một động lực làm hài hòa tính chính danh của chế độ.
"Rõ ràng có một sự khác biệt hết sức quá quắt giữa một nước Nga đang lao đi với gia tốc ngày càng nhanh trên cỗ xe độc tôn với hiện tình chia rẽ dẫn đến tương lai cát cứ ở Việt Nam."
Nước Nga thời hậu Liên Xô đã là như vậy và vẫn đang là như vậy, nơi mà có thể đến hơn một nửa số người Nga tạm hài lòng với những gì Putin đang làm, kể cả việc ông vừa định đoạt một cách thô bạo vào số phận của khu vực Crimea mà rất có thể bị giới sử học so sánh với Ivan Hung bạo.

Nhưng hầu như ngược lại, chẳng có ai trong số chính khách Việt hiện thời đủ tầm và tâm để quy tụ đủ 10% dân chúng ủng hộ mình, nếu họ chấp nhận một cuộc trưng cầu dân ý mở rộng đến tận những vùng mà học sinh phải bắt chuột ăn thay cơm, những đứa trẻ lang lang không mảnh áo trong trời giá buốt, hoặc những cô giáo phải chui vào túi nylon để vượt suối…

Rõ ràng có một sự khác biệt hết sức quá quắt giữa một nước Nga đang lao đi với gia tốc ngày càng nhanh trên cỗ xe độc tôn với hiện tình chia rẽ dẫn đến tương lai cát cứ ở Việt Nam.

Không thể có được một Ivan Hung bạo và thậm chí cũng không có nổi một Ivan Đại đế để tái thiết đất nước, từ vài chục năm qua các tầng lớp cách mạng lão thành, cựu chiến binh, một phần lớp trẻ và một nhúm công dân còn rực cháy tâm nguyện đối với dân tộc luôn cầu nguyện giấc mơ cháy bỏng để Việt Nam có được một bàn tay sắt của Putin nhằm vãn hồi trật tự xã hội và đạo đức Khổng Tử.

Nhưng có vẻ điều quá quắt không kém lại đang gấp gáp: người ta tự đánh bóng cho nhau đặc biệt quá đáng. Đồng ý là nước có thể nâng thuyền, nhưng không ai biết được khi nào nước sẽ lật thuyền. Con thuyền chính trị Việt Nam, với nhiều chỗ vá víu đầy tham vọng vào thời kỳ mà tính dã man của chủ nghĩa tư bản đã khỏa lấp hầu hết những ưu việt của “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, vẫn đang cố vượt qua thác ghềnh trong ít ỏi vọng tưởng còn lại.

Để có thể gia tăng hy vọng, cách duy nhất là người ta cần phải tìm ra “người cầm lái vĩ đại”.

Ai là “người cầm lái vĩ đại”?


Những trang tin không chính thức và chưa bao giờ được coi là chính thống như nguyentandung.org đã vừa đề cập đến hai nhân vật Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ nhưng lại không buồn nhắc đến dù chỉ hình bóng của Tổng bí thư và Chủ tịch quốc hội, và càng biến mất hình hài của Bí thư thành ủy Hà Nội - nhân vật đang có ít nhiều triển vọng cho chức vụ cao nhất trong Đảng vào Đại hội 12 năm 2016.

Ít nhất, hai trong số “tứ trụ triều đình” đã có thể đang bị quên lãng. Và cũng ít nhất, một trong hai nhân vật còn lại cũng chỉ được nêu ra như một thủ pháp “làm vì” cho một tương lai bị lãng quên đối với cá nhân ông ta.

Người còn lại, ẩn số cuối cùng và có vẻ được cố ý xem là đáp số duy nhất cho phương trình chính trị tương lai của Việt Nam, nghiễm nhiên đang mở ra gương mặt mang tính “cải cách thể chế” lộ liễu nhất, cho dù tất cả mới chỉ thể hiện trên phương diện ngôn từ.

Song cứ cho là chính khách cuối cùng ấy - người có cùng xuất xứ “an ninh” như Vladimir Putin - đang được tô vẽ bởi một thế lực truyền thông ẩn hiện nào đó và có thể trở thành nhân vật “nắm chắc ngọn cờ dân chủ” như thông điệp đầu năm 2014 của ông ta phác họa, thì liệu cái gì sẽ chứng thực cho điều được xem là “lòng thành chính trị” của chính khách này?

Chứng thực cực kỳ đơn giản là sau ba tháng, bản thông điệp đầu năm 2014 của ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn chưa được thành thực bởi bất kỳ hành động thành thật nào, trong khi các nhóm kinh tế độc quyền xăng dầu, điện và sữa vẫn mặc sức đẩy bão giá trên đầu dân chúng.

Chưa từng tồn tại trong từ điển bách khoa Việt Nam, nhưng “Thành tâm chính trị” lại là một khái niệm nhân văn từng được cộng đồng quốc tế ghi nhận nơi con người Thein Sein - vị tướng thoát thân từ chế độ quân phiệt mà đã khiến đất nước Myanmar chuyển mình kỳ diệu kể từ năm 2011.





"Thông điệp đầu năm 2014 của ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn chưa được thành thực bởi bất kỳ hành động thành thật nào, trong khi các nhóm kinh tế độc quyền xăng dầu, điện và sữa vẫn mặc sức đẩy bão giá trên đầu dân chúng. "

Thả tù chính trị và mở cửa cho các đảng phái đối lập - ít nhất những cử chỉ đó cũng khiến hình ảnh Thein Sein được tôn tạo trên bức tranh nhân quyền, khiến dĩ vãng đàn áp của lề thói quân phiệt dần chìm vào quá khứ.

Nhưng Việt Nam lại luôn là một bài học đáng quên của độ trễ không chỉ về kinh tế mà cả với những xảo thuật tủn mủn nhất về chính trị. Dù luôn được mô tả như “người cầm lái vĩ đại”, nhưng không một lãnh đạo nào bên khối chính phủ có đủ đức hạnh và trí tuệ để trở thành lãnh tụ sáng suốt đưa nền kinh tế thoát khỏi bóng đêm suy thoái. Rất đồng pha, những lãnh đạo tư tưởng cũng không hề khá hơn khi làm cho cảm xúc của người dân về một “nhà tù lớn” ngày càng minh bạch hơn lúc nào hết.

Tất cả những hệ lụy chất chồng và còn chưa lao đến đáy như thế đang khiến cho học thuyết kinh tế - chính trị ở Việt Nam rơi nhanh xuống hố sâu phá sản chỉ trong ít năm nữa.

Chỉ đến lúc này, khi tất cả đã dợm chân vào vực xoáy khủng hoảng và sự tồn vong của thể chế một đảng bị đe dọa cực kỳ nghiêm trọng, giới chính khách đặc trưng bởi tinh thần bảo thủ và vun vén cá nhân ở Việt Nam mới buộc phải liên tưởng đến một kịch bản mà trước đó họ hoàn toàn không nghĩ đến: kịch bản Thein Sein.
Putin, Thein Sein hay lưu vong?

Làm thế nào để một chế độ và trên hết là giới cầm quyền trong chế độ đó thoát khỏi đòn roi hồi tố và quyết tâm trả thù của đám đông dân chúng bừng bừng phẫn nộ từ áp bức lâu năm? Làm thế nào để không cần đến động tác lưu vong và tẩu tán tài sản, giới chính khách và các nhóm lợi ích bên cạnh họ vẫn giữ được phần nào quyền lực và đất đai nhà cửa cùng các tài khoản ngân hàng ngay trên mảnh đất Việt Nam khốn khó trăm bề?

Kịch bản Thein Sein có lẽ vẫn còn là một phương án tương đối xa vời ngay vào thời điểm những tháng đầu năm 2014, ít nhất trong não trạng khá thiển cận và bị che mờ bởi các nguồn lợi cận kề của lớp chính khách thời nay
 
Kịch bản Thein Sein vẫn là phương án xa vời

Đối với họ, hình dung từ ngày càng rõ nét hơn là con đường mà nước Nga đã trải qua cùng hình tượng thủ lĩnh hội tụ uy quyền gần như tuyệt đối là Putin. Đối lập mà không có đối trọng - đó chính là điều mà Putin và đảng “Nước Nga thống nhất” bên cạnh ông đã cố gắng, bằng nhiều thủ pháp và cả thủ đoạn, kéo mòn cho đến ngày hôm nay.

Với những chính khách Việt Nam đang lẫn lộn về phương pháp luận trong thế “đu dây”, chắc chắn đó sẽ là một kịch bản tốt ưu dành cho đảng cầm quyền, dù có phải trả một cái giá nhỏ nhoi khi phải cho phép hình thành những đảng phái đối lập một cách hợp pháp, trong khi không mấy nặng lòng về tâm thế phải chia sẻ quyền lực với nhân dân.

“Kịch bản Putin” cũng bởi thế rất có thể sẽ chiếm vị trí then chốt trong não trạng của không chỉ một mà một số chính khách đầy tham vọng lẫn tham quyền cố vị.

Chỉ có điều, hoàn cảnh nước Nga và con người Putin quá khác với tình cảnh và thực chất bản lĩnh của giới chính khách Việt Nam. Ngẫu nhiên, giới quan sát và người dân Việt Nam lại dần hiểu ra một chi tiết cốt tử: giới chính khách ở đất nước này đang túc trực bên số phận nhau bằng một tinh thần không mấy tương thân tương ái.

Thời gian đang chạy đua với Đại hội 12 của Đảng sẽ diễn ra trong năm 2016.

Với cuộc chơi được ăn cả ngã về không trong vài năm tới, sẽ chẳng có bất cứ cơ hội hoặc kịch bản nào cho bất kỳ chính khách nào nếu họ không tự gấp rút biểu hiện một lòng thành chính trị và thực tâm cải cách tối thiểu nào đó trước dân chúng, và tất nhiên sự trưng bày ấy phải được phô diễn trước đoàn diễu hành mang biểu ngữ không hẳn tung hô của chính giới phương Tây.

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng  
Gửi cho BBC từ Sài Gòn

Bài phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả, một nhà báo tự do sống tại TP Hồ Chí Minh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét