Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

"Sản phẩm" của giáo dục Việt Nam - Thêm một cánh cửa mở ra cho nhân quyền Việt Nam

"Sản phẩm" của giáo dục Việt Nam

Phải nói rằng kể từ khi đưa chủ nghĩa Mác vào Việt Nam thì con người Việt Nam bấy giờ còn tha hóa hơn con người Việt Nam hồi thời phong kiến. Và tư chất, đạo lý của con người Việt Nam bây giờ còn thua cái thời Pháp thuộc.
» GS Nguyễn Thanh Giang
Sinh viên Nguyễn Tiến Nam bị an ninh mặc thường phục bắt ở Hà Nội hôm 29/4/2008 do tập trung phản đối Trung Quố. AFP photo
Trong thời gian gần đây, người Việt mình bị nhiều tai tiếng ở hải ngọai, cụ thể là tại Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, trong khi ở trong nước, người mình cũng bị mang tiếng hôi của của những người lâm nạn.

Nghe tường trình
Đó là chưa kể một anh “Tây ba lô” người Mỹ tên Nomadic Matt bực bội rằng “năm 2007, tôi đi du lịch ở VN và khi trở về, tôi thề sẽ không bao giờ quay trở lại” vì “bị đối xử tồi tệ”. Thực trạng đó khiến có ý kiến cho rằng “hệ thống nào thì có sản phẩm đặc trưng đó”.

Giữa lúc giới lãnh đạo giáo dục VN bàn sọan, quảng bá và thậm chí thực sự tiến hành các hoạt động như sửa đổi, cải cách, đổi mới giáo dục, thì TS Nguyễn Vân Nam từ Saigòn lưu ý rằng “Người ta không thể bàn về đổi mới, nếu trước hết không trả lời được câu hỏi: mục tiêu của nó là gì?”.

Nhận thấy “hệ thống giáo dục VN hiện tại, về cơ bản, là khác thường” - nghĩa là “học để trở thành công cụ, điều đó trái với bản tính của con người, xu thế lịch sử và bản chất giáo dục”, TS Nguyễn Vân Nam phân tích rằng “Hệ thống giáo dục hiện nay với những cơ sở nền tảng, nguyên tắc, triết lý và mục tiêu giáo dục vốn có, sẽ chỉ có thể sản sinh những sản phẩm giáo dục không thích hợp cho dân tộc, cho đất nước và cá nhân, nếu không muốn nói đó là những sản phẩm góp phần gây nên hiện trạng phát triển đau lòng hiện nay của đất nước. Các biện pháp cải cách giáo dục (không thích hợp) đang được áp dụng hay dự kiến áp dụng có thể làm cho hệ thống ấy hoạt động hiệu quả hơn. Nghĩa là càng tạo ra nhiều sản phẩm giáo dục đau lòng hơn mà thôi”.




Phải nói rằng kể từ khi đưa chủ nghĩa Mác vào VN thì con người VN bấy giờ còn tha hóa hơn con người VN hồi thời phong kiến. Và tư chất, đạo lý của con người VN bây giờ còn thua cái thời Pháp thuộc.

- GS Nguyễn Thanh Giang
Khi nhớ lại từ cái thuỡ trong trắng của tuổi học trò, blogger Nguyễn Đình Dũng tâm sự rằng “ cũng như bao nhiêu người trẻ tuổi khác ở đất nước VN này, tôi sinh ra trong môi trường mà đâu đâu cũng là hào quang của đảng”, “từ cấp một, tôi học bài đầu tiên là năm điều Bác Hồ dạy”, “rồi thì buổi tập thể dục nào cũng kết thúc là ‘ tay trong tay múa ca chào đón công ơn Bác’”. Nhưng khi lên tới đại học, nhà báo Nguyễn Đình Dũng xem chừng như “vỡ lẽ” ra mà không dằn được bực tức khi ông “ không thể chịu đựng nổi với những lời dối trá mà thầy giáo, bà giáo dạy”. Tại sao ? Nhà báo Nguyễn Đình Dũng giải thích:

Tôi không nghĩ một dân tộc nào mà ca ngợi chiến tranh huynh đệ tương tàn là hay ho, và bày dạy cho trẻ em chưa hiểu chuyện đời cách bắn giết, cách đánh nhau và tinh thần đấu tranh giai cấp là đáng biểu dương. Tâm hồn con người luôn có thể hướng đến cái thiện, cái đáng yêu. Và mỗi người đều có cái đáng yêu đó trong mình. Tại sao phải tạo ra một môi trường huỷ diệt cái đáng yêu trong con người đó đi và thay bằng một môi trường đề cao tính đáng sợ của con người ?

Lỗi tại ai?

Công an đàn áp người dân biểu tình chống TQ tại Hà Nội hôm 09/12/2012. AFP photo
Theo nhà báo Lê Nguyên, CS “nhào nặn” ra con người VN “không giống ai” trong thế giới nhân văn đương đại với bản chất nói chung “xấu và ác” của “con người mới XHCN” – thực trạng mà đảng CS không bao giờ thừa nhận. Thực trạng đó khiến nhà báo không khỏi so sánh một cách “điển hình” rằng phẩm chất con người nói riêng, nhân cách nói chung của những người được giáo dục từ hệ thống giáo dục của ‘đế quốc’ Pháp vẫn tốt hơn con người và nhân cách của những người “thấm nhuần đạo đức cách mạng”.

Về vấn đề này, GS Nguyễn Thanh Giang từ Hà Nội cho biết:

Phải nói rằng kể từ khi đưa chủ nghĩa Mác vào VN thì con người VN bấy giờ còn tha hóa hơn con người VN hồi thời phong kiến. Và tư chất, đạo lý của con người VN bây giờ còn thua cái thời Pháp thuộc. Cho nên điều đó là do ảnh hưởng của chế độ chính trị và của tổ chức xã hội.

Rồi nhà báo Lê Nguyên vừa nêu nhân tiện đem so sánh với “nhân cách và phẩm chất con người được hấp thụ nền giáo dục của chế độ VNCH ở Miền Nam trước đây, và nhận thấy rằng nó “ vẫn nổi trội nhân văn hơn con người được đào tạo dưới chế độ VN Dân chủ Cộng hòa ở Miền Bắc”.

Từ Đà Nẵng, GS Nguyễn Thế Hùng nhận xét:

Tình trạng này xuất phát từ vấn đề là mọi cái đều do nền giáo dục sinh ra. Thí dụ như ở Miền Nam hồi trước năm 1975, nền giáo dục Miền Nam đào tạo con người rất là đàng hòang. Còn bây giờ, cái nền giáo dục này sao nó lọan quá. Vấn đề cũng đều là con người VN, nhưng tại sao mình giáo dục kiểu này thì họ tốt mà giáo dục kiểu kia thì họ như vậy?





Còn bây giờ, cái nền giáo dục này sao nó loạn quá. Vấn đề cũng đều là con người VN, nhưng tại sao mình giáo dục kiểu này thì họ tốt mà giáo dục kiểu kia thì họ như vậy?

- GS Nguyễn Thế Hùng
Khi bàn đến “thủ đọan đổ thừa” của CS, nhà báo Lê Nguyên khẳng định rằng những ai “càng thấm nhuần đạo đức cách mạng, càng được cộng sản chiếu cố đề bạt chức vụ quyền hạn trong hệ thống tổ chức đảng cộng sản thì càng mất đi phẩm chất con người và trở nên thiếu tư cách lẫn nhân cách, sẵn sàng làm bất cứ chuyện gì, kể cả “mãi quốc cầu vinh”.

Nhắc đến “ chức vụ quyền hạn”, nhà báo JB Nguyễn Hữu Vinh từ Hà Nội lên tiếng:

Tôi khẳng định rằng cái lớp người hiện đang sống phè phỡn trên xương máu của người dân này là lớp người gọi là “con cháu HCM”. Thì chúng ta thấy đau xót ở điểm là nền giáo dục mà hồi năm 1945, HCM gọi là nền giáo dục hòan toàn VN, thì cái nền giáo dục đó đã tạo ra lọai người như vậy. Những người đó hiện đang lãnh đạo đất nước này, thế hệ đó hiện đang tạo ra một đất nước như hiện nay.

Đất nước ngày hôm nay ấy – cũng như mọi đất nước khác – hẳn có người thiện, người ác. Nhưng, nhà báo Nguyễn Đình Dũng lưu ý, trên quê hương chúng ta ngày nay, “ phần nhiều người ta chọn cách sống im lặng. Mà rất nhiều khi im lặng trước cái ác !”. Nên ông chỉ mong rằng “một ngày kia đất nước VN trở thành một đất nước có môi trường tạo ra những con người lương thiện và vô cùng đáng yêu”.

Thanh Quang,
phóng viên RFA
Theo RFA

Ý kiến luật sư về phiên tòa công an dùng nhục hình gây tử vong

Gia đình của người bị hại Ngô Thanh Kiều tại phiên xử hôm 27/3/2014.
Nghe tường trình
Tình trạng người dân bị chết tại đồn công an xảy ra ra khá nhiều ở Việt Nam trong thời gian qua. Một vụ đang được tòa xét xử ở tỉnh Phú Yên là trường hợp tử vong của nạn nhân Ngô Thanh Kiều. Kết luận cho thấy người này chết do 5 công an dùng nhục hình gây nên.
Vụ xử án diễn ra từ hôm 26 tháng 3 và tòa đã chuyển sang phần nghị án. Dự kiến đến chiều ngày 3 tháng tư tòa mới tuyên án.
Bỏ lọt tội phạm?
Vào chiều ngày 1 tháng tư, luật sư Võ An Đôn, người bảo vệ quyền lợi cho gia đình bị hại Ngô Thanh Kiều, có cuộc nói chuyện với biên tập viên Gia Minh về thông tin phiên tòa. Trước hết luật sư Võ An Đôn có ý kiến:
LS Võ An Đôn: Với tư cách luật sư bảo vệ cho người bị hại Ngô Thanh Kiều, tôi thấy vụ án này còn có những vấn đề: thứ nhất là bỏ lọt tội phạm. Trong vụ án này có ông Lê Đức Hoàn, phó trưởng Công an thành phố Tuy Hòa, thượng tá đương chức, trước đây ông chỉ đạo cho cấp dưới đến nhà bắt anh Kiều vào lúc 3 giờ sáng nhưng không có lệnh bắt, rồi dẫn giải anh ta về Công an Thành phố Tuy Hòa và dùng nhục hình đánh chết. Lẽ ra ông này phải bị khởi tố ba tội danh, nhưng chưa xử lý tội nào, ngoài ra còn cho rằng ông ta có công trạng nên miễn trách nhiệm hình sự. Tôi với tư cách là luật sư, tôi không đồng ý với điều đó.



Tuyên bị cáo Thành 5 tháng tù, còn các bị cáo còn lại là án treo, thì tôi thấy có vấn đề tức áp dụng pháp luật không đúng.

-LS Võ An Đôn
Gia Minh: Còn đề nghị tuyên án đối với 5 công an thì thế nào?
LS Võ An Đôn: Theo tôi Viện Kiểm sát đề nghị truy tố 5 bị cáo, trong đó có bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành thì dựa theo khoản 03, điều 298 Bộ luật Hình sự thì đề nghị tuyên bị cáo Thành 5 tháng tù, còn các bị cáo còn lại là án treo, thì tôi thấy có vấn đề tức áp dụng pháp luật không đúng. Thông thường đồng phạm trong cùng một vụ án có những đồng phạm về cùng một tội thì cùng truy tố một điều luật, một điều khoản, cụ thể trong vụ án này là cả 5 bị cáo cùng bị truy tố theo khoản 3 điều 298 Bộ Luật hình sự. Trong vụ này thì Nguyễn Thân Thành Thảo đánh trên đầu chịu mức án cao nhất, còn các bị cáo khác đánh ở những vùng khác nhau thì theo tính chất phải chịu hình phạt thấp hơn.
Gia Minh: Luật sư thấy anh Nguyễn Thân Thành Thảo có phản ứng thế nào khi phải nhận án cao nhất so với những đồng phạm khác?
LS Võ An Đôn: Vụ án được xét xử công khai, các phương tiện thông tin đại chúng được phép tham gia, người dân ai muốn vào thì vào. Việc đối với anh Nguyễn Thân Thảo Thành thì anh này kêu oan từ đầu, từ khi khởi tố cho đến khi xét xử vụ án. Cho đến nay anh ta vẫn cho rằng một mình anh ta không thể nào thực hiện việc đánh anh Kiều, và bốn bị cáo kia đổ lỗi cho anh ta mà anh không có đánh nên anh không nhận tội.

5 bị cáo là công an, đã tham gia trong vụ bắt giữ, đánh đập nạn nhân Ngô Thanh Kiều đến tử vong tại phiên xử hôm 27/3/2014. Courtesy PNO.
Gia Minh: Anh Thành này đã có ý kiến kháng án ra sao?
LS Võ An Đôn: Luật sư đồng nghiệp của tôi bào chữa cho anh Thành cho rằng nếu kết án anh Thành như vậy, anh sẽ kháng cáo kêu oan đến nơi đến chốn.
Gia Minh: Đối với phía bị hại, qua phiên tòa này hẳn nhiên họ vẫn không bằng lòng?
LS Võ An Đôn: Đối với gia đình bị hại thì họ không bằng lòng vì mức án treo là thấp quá. Lý do người chồng, người em, người con của người ta bị công an vô cớ đánh chết mà hưởng án treo thì không đồng ý. Gia đình bị hại cho biết sẽ kháng cáo đi đến cùng.
Với tư cách bảo vệ cho gia đình bị hại Ngô Thanh Kiều, tôi sẽ giúp cho gia đình họ từ A đến Z cho đến khi nào tìm ra công lý. Tôi không ngại ngần việc gì để giúp cho đến khi nào những người đánh anh Kiều phải ra trước pháp luật và bị trừng trị. Tôi sẽ giúp, không kể công.
Gây khó khăn cho luật sư
Gia Minh: Trong quá trình tiếp cận hồ sơ vụ việc này, so với những vụ việc khác có gì bất thường hay không?
LS Võ An Đôn: Tôi nhận được nhiều vụ nhưng vụ này tôi gặp nhiều khó khăn: từ trong gia đình anh chị em, bố mẹ, bạn bè đến dư luận đều nói đừng nên nhận. Khi nhận rồi tôi quyết định vì công lý, bảo vệ người dân. Khi tôi nhận các cơ quan tố tụng không cấp cho tôi giấy tờ gì hết. Khi đọc hồ sơ tôi đi hằng chục lần đến tòa án nhưng thẩm phán khi thì nói hôm nay thư ký giữ hồ sơ đi vắng, hôm khác cũng đi vắng nên gây khó khăn rất nhiều. Giấy tờ quyết định đưa vụ án ra xét xử cũng không nhận được. Đến thời điểm này tôi cũng không nhận được giấy tờ gì của các cơ quan tiến hành tố tụng gửi cho tôi.



Khi đọc hồ sơ tôi đi hằng chục lần đến tòa án nhưng thẩm phán khi thì nói hôm nay thư ký giữ hồ sơ đi vắng, hôm khác cũng đi vắng nên gây khó khăn rất nhiều.

-LS Võ An Đôn
Gia Minh: Không nhận được giấy tờ làm sao ông có thể dự tòa bào chữa?
LS Võ An Đôn: Cách đây khoảng hai ba tháng, tôi có đến tòa nhiều lần và thẩn phám có cho đọc và tôi đọc lướt qua thì có thể bào chữa cho bị hại. Trước  khi mở phiên tòa 3 ngày, thư ký tòa có gọi điện cho tôi đến dự tòa. Còn giấy tờ thì không thấy có tên tôi, cũng không gửi cho tôi giấy tờ gì.
Gia Minh: Lý do mà gia đình, người thân và những người quen biết khuyên luật sư không nên nhận bào chữa cho vụ án ông Ngô Thanh Kiều là gì?
LS Võ An Đôn: Người thân, bạn bè, anh em, bà con, cô bác, họ hàng, đồng nghiệp khuyên đừng nên nhận vụ này vì đụng đến công an, mà đụng đến công an thì rất nguy hiểm đến tính mạng.
Nhưng quyết tâm của tôi rất cao, vì tình trạng nghi can, bị can chết tại các nhà tạm giữ, tạm giam ở các huyện thị xảy ra rất thường xuyên và gây bức xúc trong dư luận. Thế nhưng khi hỏi đến thì các cơ quan chức năng nói là các nghi can chết do tự tử, chết bất thường. Còn người dân thì sợ công an, không dám đi nhờ luật sư nói chuyện. Khi bức xúc quá đến ‘quậy’ các cơ quan đó thì bị kết án ‘chống người thi hành công vụ’. Do vậy người dân vừa chết oan, vừa bị bỏ tù oan Vì thế tôi quyết định nhận vụ này. Khi nhận, tôi biết có điều gì đó xảy ra bất ngờ, tôi vẫn chấp nhận vì có thể giúp cho người dân có được công lý, cũng như cứu được nhiều người sau này.
Gia Minh: Tình trạng đáng quan ngại như vậy nhưng sắp đến đây, luật sư có quan ngại gì cho bản thân?
LS Võ An Đôn: Tôi nghĩ thời gian tới sẽ rất khó cho tôi, tôi sẽ gặp những điều không thể ngờ nhưng tôi sẵn sàng chấp nhận, vì đã làm luật sư bổn phận phải làm sáng tỏ công lý. Điều gì đến với mình thì phải chấp nhận vì mình đã quyết tâm làm sáng rõ công lý, công bằng xã hội thì nếu có chuyện gì đó mình phải chịu.
Gia Minh: Mong mỏi những ước nguyện của luật sư thành hiện thực và không có gì quá đáng xảy ra với luật sư. Xin cám ơn.
Gia Minh,
PGĐ Ban Việt ngữ RFA
Theo RFA

Nguyễn Quang Thân - Xây nhà lớn làm gì?

(TBKTSG) - Lấy chồng sớm bị trách nhưng là trách yêu. Lấy chồng sớm thì lời ru thêm buồn vì phải làm mẹ ở tuổi “trẻ con” (ngày trước có cô gái tảo hôn đã phải có con ở tuổi 13, 14). Người trách khéo cô gái là anh người tình cũ, bị đá nên ngậm ngùi, giận thì giận mà thương thì vẫn thương.
Nhưng quan về hưu “xây nhà lớn làm gì để lòng dân thêm buồn...” không còn là chuyện trách yêu, mà lòng dân đang buồn. Không chỉ buồn mà dân còn không tin, dân thất vọng. Và nếu ông quan nào xây nhà lớn mà bị phanh phui ra tội tham nhũng thì dân phỉ nhổ, nguyền rủa trước cả khi pháp luật sờ tới.

Xứ mình nghèo, xưa nhà tranh vách đất, sau mấy chục năm hòa bình có ngói hóa thì cũng là cái tổ chào mào cạnh tổ chim chích nhà cấp bốn theo nếp người nghèo. Thời bao cấp, cào bằng, thi thoảng có một cái nhà lầu nhú lên sau lũy tre đã là sự kiện đàm tiếu. Sau mấy chục năm hậu chiến, rồi “đổi mới”, rồi “kinh tế thị trường”, chuyện làm nhà to thành chuyện bình thường. Dân đua nhau “xây nhà cao cao mãi” như câu hát, chẳng ai để ý, cũng chẳng cơ quan nào kiểm tra. Tiền của người ta làm ra, có mua voi về múa hay thỉnh danh ca nổi tiếng về hát đám cưới con cũng chẳng ai cấm được.
Nhưng cán bộ công chức mang danh “đầy tớ nhân dân”, khi về hưu mà xây nhà to lại là chuyện khác. Bởi hiệu ứng gà đua tiếng gáy, ông này ông kia đua nhau xây dinh. Cái ông chủ tịch nổi tiếng một tỉnh miền núi phía Bắc, ngay trước khi về hưu đã bị nạn “lộ hàng”, tưởng hạ cánh được an toàn, ông phải tìm mọi cách làm cho người ta quên ông đi. Vậy mà ông bỗng nổi đình đám trở lại khi cho xây một cái dinh rõ to, báo chí chộp ngay, “ca ngợi” hết lời. Nghe nói ông giải trình được hết nhẽ nhưng ông bịt sao được miệng dân? Dân đòi học ông cách làm giàu. Dân nhân dịp nhắc lại “thành tích” ăn chơi của ông khi còn tại vị. Làm nhà to mần chi hả ông?
Và chuyện mới đây, dinh cơ của ông nọ lại đun sôi dư luận. Dinh của Bao Công về hưu để yên hưởng tuổi già mà chỉ kém dinh vua Bảo Đại ngày xưa tí chút là “làm rối cả lòng ta” rồi. Khi bị dư luận cật vấn sao chức ấy, lương ấy lại có gia tài ấy, ông thản nhiên bảo rằng mọi thứ đều là của từ thiện bá tánh! Rằng có một cô em kết nghĩa cho tiền làm biệt thự, rằng ngay cái đồ án xây nhà cũng của một số anh em kiến trúc sư thương tình vẽ cho! Thực hư chưa rõ nhưng nếu đúng như ông nói thì cũng hy hữu trong sự làm từ thiện ở xứ nghèo ta.
Tóm lại, lý của mấy ông quan tường trình tiền đâu làm nhà to là: (1) do lao động, nuôi heo hay hì hục dán hộp thuê bao nhiêu năm; (2) tiền của ông anh, bà chị hoặc cô em nào đấy làm từ thiện; (3) của con cái chớ đâu phải của tui! Tóm lại, không hề tham nhũng một xu, cả những khi ai đó vì mủi lòng mà ký tới sáu chục quyết định đề bạt cấp vụ trưởng trước ngày về hưu, tất cả chỉ vì “thương chúng nó” chứ đâu có chấm mút cắc bạc nào!
Nhưng đó là cái lý của quan làm nhà to. Cái lý của dân thì khác. Dân (thông qua báo chí) chỉ cần hỏi một câu: Quý ông, chức này vụ kia, lương thưởng như tất cả mọi người. Vậy mà sao ông giàu nứt đố đổ vách, sao không bày cho dân với?
Tất nhiên dân nghĩ, dân nói đều do cảm tính, không có chứng cứ gì kết ông tội tham nhũng, ông luôn lương thiện và khả kính trước pháp luật. Nhưng ai cấm dân nghĩ, ai cấm họ truyền tai nhau đời nọ sang đời kia, kể cả sau khi ông về với các cụ.
Làm nhà lớn để làm gì? Làm nhà to là để làm sang với thiên hạ, là nói rằng mình giàu và sang, để có chỗ tiếp khách khứa, bạn hữu hay bà con ở quê ra và được tiêu những đồng tiền sạch sẽ do mồ hôi nước mắt. Nhưng làm nhà to mà ngực đập chân run vì sợ người ta dỡ đống rơm mà lộ ra nhiều chuyện khác, hoặc phải cửa đóng then cài giấu nhẹm những thứ nội thất có thể sánh ngang cung vua phủ chúa. Làm nhà to mà không ai muốn đến, ai đi qua cũng chỉ trỏ ì xèo, cục stress chình ình gây tổn thọ như thế thì xây để làm gì?
Một doanh nhân mặc cái váy bốn tỉ đồng, một ngôi sao bóng đá tặng vợ chiếc đồng hồ hai trăm ngàn đô dân không khen nhưng cũng không ai nói gì. Còn quan về hưu mà xây cung điện thì chắc người ta sẽ rà soát lại nguồn thu nhập cho minh bạch với dân. Vì hàng triệu trẻ em ăn cơm không hề có miếng thịt, nhiều thầy cô giáo miền núi phải rủ học trò đi bắt nhái suối cải thiện bữa ăn. Cán bộ về hưu chỉ cho dân ngắm cái dinh của mình để “an ủi tinh thần” thì dân không buồn mới lạ. Chẳng thà như Nguyễn Công Trứ, từng làm thượng thư về nhà với một cái rương quần áo sách vở, xin ở nhờ từ đường nhà thờ họ. Hay Đỗ Phủ ao ước làm một cái nhà thật to chứa được hàng vạn người nghèo. Thân họ nghèo nhưng danh họ lớn.
Xây nhà lớn làm gì để lòng dân thêm buồn, thưa các ông?
Nguyễn Quang Thân 

Thêm một cánh cửa mở ra cho nhân quyền Việt Nam

Tình trạng nhân quyền Việt Nam mặc dù được truyền thông quốc tế tiếng Việt và các trang mạng nói đến rất nhiều nhưng số người ngoại quốc biết đến hiện trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam rất ít. Từ nhu cầu này một trang Web có tên Vietnamrightnow.com đã ra đời để bù vào lổ hỗng ấy.

Các tổ chức nhân quyền nổi tiếng của thế giới rất chú trọng tình hình đàn áp, sách nhiễu hay bắt giam người bất đồng chính kiến một cách tùy tiện tại Việt Nam. Mỗi tổ chức đều có nguồn tin riêng của họ nhưng dù sao thì trở ngại ngôn ngữ vẫn gây không ít khó khăn khi kiếm chứng nguồn tin về những gì đang xảy ra tại Việt Nam.
Vietnamrightnow.com

Trang web Vietnamrightnow.com

Bên cạnh đó, những chính trị gia ngoại quốc quan tâm về vấn đề nhân quyền của Việt Nam nếu muốn biết thêm những bài viết, biến cố mới nhất hay những phong trào đang hình thành trong nước nhằm đòi hỏi tôn trọng nhân quyền cũng như các quyền cơ bản, họ sẽ không biết tìm đâu ra. Xuất phát từ những nhu cầu đó một trang web bằng tiếng Anh tập trung loan tải những thông tin mới nhất vừa xuất hiện với cái tên Vietnamrightnow.com.

Các phong trào xã hội dân sự nổi lên hàng loạt trong nước hiện nay như Kiến nghị 72, Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự, Hội Anh Em Dân Chủ, Hội Bầu Bí Tương Thân, Mạng Lưới Blogger Viet Nam, Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam, Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam, Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam hay Hội Đồng Liên Tôn đã thật sự biến sinh hoạt xã hội dân sự Việt Nam thành những tập thể gắn kết với nhau và tạo điều kiện để tiếng nói của họ phải được lắng nghe và đối thoại trong tinh thần tôn trọng hơn là phản kháng và bạo hành.

Trang web Vietnamrightnow là một hình thức xã hội dân sự khác tập trung dữ liệu và cung cấp những thông tin mới nhất về nhân quyền trong đó bao gồm cả những hoạt động của các nhóm xã hội dân sự cùng mục đích. Trang tin này được giới thiệu đến cộng đồng nói tiếng Anh và vì thế sức lan tỏa của nó ra thế giới thuận lợi hơn, góp phần với các trang tiếng Việt mang sự thật từ Việt Nam ra với quốc tế.

Nhà báo Vũ Quý Hạo Nhiên người trực tiếp điều hành trang này cho biết nguyên nhân thành lập cũng như sự hoạt động của trang web này:

-Hiện nay điều hành trang này thì có một nhóm người trong đó có anh Huân, có tôi một số anh em activist trong nước nữa. Bài vở thì mọi người cùng viết và tôi biên tập lại còn số người tham gia vô khá đông. Nói về người ngoại quốc vào xem trang này thì chúng tôi chưa có con số phân biệt ra số này là người ngoại quốc hay số kia là người Việt Nam…Hiện giờ lượng truy cập mỗi ngày lên xuống nhưng ngay bây giờ con số trước mắt là hơn 3.700 người. Mình biết được những người này đến từ nước nào nhưng họ có phải là người gốc Việt hay không thì mình không biết.Từ Mỹ nhiều nhất và Canada nữa còn từ Việt Nam thì chỉ vài trăm thôi.

Nhà báo Vũ Quý Hạo Nhiên. Ảnh Người Việt
Chúng tôi đã giới thiệu trang này đến các cơ quan phi chính phủ như Human Rights Watch hay Freedom House, những cơ quan NGO mà chúng tôi có làm việc chung thì cũng nói chuyện với họ và giới thiệu trang này. Nhu cầu nảy sinh chính là khi làm việc với họ thì họ hỏi mình có chỗ nào để họ xem không thì mình thú thật là không có, hoặc là có chỗ nào để họ giới thiệu cho những người khác để xem tình hình nhân quyền Việt Nam thế nào, từ đó mình nghĩ phải tự lập ra một trang như vậy.

Những thông tin trên trang web này có thể không được sử dụng như những chứng cứ về các vụ đàn áp, sách nhiễu để chống lại chính phủ Việt Nam nhưng nó giúp người quan tâm hay các tổ chức nhân quyền thế giới có thể nắm rõ hơn về những diễn biến của từng sự kiện để từ đó tổng hợp, xâu chuỗi chúng thành bức tranh sinh động nhất về hoàn cảnh tối tăm mà người dân phải chịu trên nhiều lĩnh vực từ tự do tôn giáo tới tự do đi lại, cư trú hay trình bày chính kiến của mình.

Tiến nói dân chủ VN cho độc giả nước ngoài

Mạng lưới truyền thông quốc tế nói tiếng Việt hiện nay tuy đưa tin nhanh chóng khách quan với từng trường hợp tuy nhiên do ngày càng có quá nhiều vấn đề phát sinh nên không cơ quan truyền thông nào có thể thông tin hết mọi sự việc. Do tuyển chọn thông tin quan trọng nhất trong ngày để loan tải các cơ quan truyền thông quốc tế đã phần nào bỏ sót các vụ việc khác và do đó nhiều vụ oan sai, sách nhiễu, cưỡng chế vẫn nằm trong bóng tối.

Trang web Vietnamrightnow làm nốt những thông tin tuy nhỏ lẻ nhưng rất cần thiết này.

Luật sư Trịnh Hữu Long, một thành viên của trang này cho biết:

-Ban đầu trang VietnamRightnow lập ra là cho độc giả người nước ngoài, vì như mọi người đều biết chúng ta rất là thiếu các thông tin của Việt Nam ra nước ngoài bằng tiếng Anh do đó chúng tôi muốn lấp khoảng trống đấy để người nước ngoài biết về Việt Nam rõ hơn. Các nước khác họ có những trang tiếng Anh rất mạnh mà chúng ta lại không có. Rõ ràng chúng ta rất cần có một trang dữ liệu bằng tiếng Anh chi tiết và đầy đủ các phong trào tranh đấu cho dân chủ nhân quyền có như vậy thì tiếng nói của chúng ta trên các diễn đàn thế giới mới được biết đến.

Bên cạnh những thông tin bên trong Việt Nam, website này còn khai thác những thông tin bên ngoài của quốc tế phản ứng trước những gì mà Việt Nam đang vi phạm. Những ý kiến của các chính trị gia mang tới cho người đọc những tiếng nói độc lập nhưng không kém sức nặng về vấn đề mà cả thế giới quan tâm.

Ngoài cá nhân website này còn có sự hỗ trợ của các tổ chức có quan tâm đến tình trạng nhân quyền Việt Nam. Con đường Việt Nam là một tổ chức góp phần vào sự thành lập trang này. Tiến sĩ Nguyễn Công Huân giám đốc điều hành của Con đường Việt Nam cho biết:

-Con đường Việt Nam là một trong những tổ chức đứng phía sau thực hiện trang web này và tôi cũng có nhận được rất nhiêu những phản hồi tích cực từ các tổ chức quốc tế bên ngoài gửi đến. Con Đường Việt Nam chỉ là một trong những nhóm tham gia vào dự án này như là thông cáo báo chí đã đưa ra.

Luật sư Trịnh Hữu Long nói về phương cách kết hợp và xử lý thông tin của website này:

-Trang Vietnamrightnow định hướng thành một tờ báo nó cũng lấy từ nhiều nguồn cung ấp từ các hoạt động trong nước tuy nhiên Ban biên tập cũng kiểm tra thông tin rất kỹ, double check kiềm chứng các thông tin trước khi đưa lên chứ không dựa hẳn vào một nguồn tin nào. Hướng làm việc dựa vào những trung tâm báo chí như RFA chẳng hạn. Chủ yếu thông tin lấy từ các nhà hoạt động trong nước và được biên tập bởi những anh em bên ngoài và anh Vũ Quý Hạo Nhiên là người biên tập chính.

Việc ra đời của Vietnamrightnow.com như một cánh cửa nhân quyền rất lớn của Việt Nam được mở ra cho thế giới không nói tiếng Việt thấy những gì đang xảy ra trong đó.

Miến Điện trước đây có tình trạng đàn áp sách nhiễu nhân quyền không thua kém gì Việt Nam hiện nay nhưng nhờ có website Irrawaddy mà quốc tế đã biết những gì xảy ra bên trong đất nước khép kín nhất nhì thế giới này. Kinh nghiệm đó đã được áp dụng vào Vietnamrightnow và người ta tin rằng sự thúc đẩy quá trình cải thiện nhân quyền cho Việt Nam là có thể thấy được.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok 
  (RFA) 

Tại sao DCCT luôn đồng hành cùng người bị áp bức?

Linh mục Giám Tỉnh Phạm Trung Thành của DCCT Sài gòn
Linh mục Giám Tỉnh Phạm Trung Thành của DCCT Sài gòn
RFA
Nghe bài này

Trong nhiều năm qua bất kể sức ép của chính quyền, Dòng Chúa Cứu Thế nhà thờ Kỳ Đồng Sài gòn và Thái Hà, Hà Nội luôn chọn đứng chung và bảo vệ người bị áp bức qua các thánh lễ cầu nguyện, các bài giảng cũng như cụ thể trong việc giang tay đón bất cứ ai cần sự che chở. Mặc Lâm phỏng vấn Linh mục Giám Tỉnh Phạm Trung Thành của DCCT Sài gòn để tìm hiều thêm những hoạt động bác ái này.

Mặc Lâm:Thưa Linh mục Giám tỉnh, từ nhiều năm qua Dòng Chúa Cứu Thế tại Saigon và Hà Nội luôn có những hành động đồng hành cùng với những người bị áp bức, sách nhiễu ngay cả bị kết án giam cầm. Bên cạnh những thánh lễ cầu nguyện cho họ là sự chở che lúc lỡ đường hay giúp cho họ được chăm sóc sức khỏe về tâm hồn cũng như thể xác, điển hình là sinh viên Phương Uyên trước đây và ông Nguyễn Hữu Cầu hiện nay. Làm những công việc này DCCT Saigon có bị chính quyền khó dễ hay ngăn cấm gì không?

LM Giám Tỉnh Phạm Trung Thành: Thưa ông chắc chắn rằng chúng tôi đã bị ngăn cản bằng nhiều cách, ở phạm vi nhỏ cũng như toàn Tỉnh Dòng, chúng tôi thường gặp trở ngại từ phía các cấp nhà cầm quyền.

Mặc Lâm:Giáo Hoàng Francis đã khuyến nghị giáo hội thế giới nên dấn thân tranh đấu và bảo vệ sự công chính. Lời huấn dụ này xem ra rất thích hợp với những gì DCCT đang làm. Xin được hỏi Linh mục Giám tỉnh trong lúc theo đuổi mục tiêu này DCCT đã gặp trở ngại gì đối với nhà nước?
Có một số ý kiến cho rằng chúng tôi làm chính trị, hiểu theo nghĩa đó thì chúng tôi không làm chính trị, chúng tôi không tham gia vào những hoạt động quyền lực, nhưng chúng tôi lên tiếng và bảo vệ sự thật - LM Giám Tỉnh Phạm Trung Thành
LM Giám Tỉnh Phạm Trung Thành: Có một số ý kiến cho rằng chúng tôi làm chính trị, hiểu theo nghĩa đó thì chúng tôi không làm chính trị, chúng tôi không tham gia vào những hoạt động quyền lực, nhưng chúng tôi lên tiếng và bảo vệ sự thật.

Sự thật chúng tôi cố gắng đón nhận từ Tin Mừng của Chúa, một mặt chúng tôi nhìn nhận những khuyết điểm của mình, những giới hạn của mình trước những đòi hỏi của Tin Mừng, nhưng một mặt chúng tôi đã không im lặng trước cái ác, cái sự xấu trong xã hội, dĩ nhiên ai không chấp nhận sự thật, không chấp nhận sự công bằng, chắc chắn họ không ưa chúng tôi.

Mặc Lâm:Bản thân chúng tôi đã chứng kiến tận mắt trước cửa nhà thờ Kỳ Đồng của DCCT có một tấm bảng rất lớn trên ấy dán những bài viết được in lại từ các trang mạng như BBC hay RFA loan tải tin của TS Cù Huy Hà Vũ và những nhà tranh đấu khác. Nhà nước hình như để yên nhằm quảng cáo rằng VN đang có tự do ngôn luận thì phải, Linh mục Giám tỉnh có nhận định gì về việc này?

LM Giám Tỉnh Phạm Trung Thành: Không có như vậy đâu, họ đã yêu cầu chúng tôi tháo gỡ các bản tin đó, nhưng chúng tôi đã không tháo gỡ, vì đó là sự thật, mọi người có nhu cầu và có quyền biết sự thật, có quyền được thông tin, quyền căn bản của con người.

Cụ thể họ đã mời chính tôi ra làm việc về vụ này, chúng tôi thẳng thắn trình bày lập trường của mình, sau khi trở về tôi đã bị cấm xuất cảnh không lý do, tôi làm văn thư hỏi họ, họ không trả lời, có lẽ họ không thể trả lời về lý do họ đã làm.

Mặc Lâm:Những người bất đồng chính kiến bất kể tôn giáo nào đang dựa vào DCCT tại Saigon lẫn Hà Nội như một chỗ dựa tinh thần cần thiết, nếu nhà nước cáo buộc DCCT đang vi phạm pháp luật như tập trung trái phép hay cổ vũ chống lại chính sách nhà nước thì việc gì sẽ xảy ra?
Nhà nước có quyền của nhà nước, chúng tôi không biết được, nhưng chúng tôi thấy không thể im lặng trước các vấn đề của xã hội, của con người, chúng tôi chỉ thuần túy muốn nâng đỡ những người dau khổ, những dân oan, nhũng người bị áp bức - LM Giám Tỉnh Phạm Trung Thành
LM Giám Tỉnh Phạm Trung Thành: Nhà nước có quyền của nhà nước, chúng tôi không biết được, nhưng chúng tôi thấy không thể im lặng trước các vấn đề của xã hội, của con người, chúng tôi chỉ thuần túy muốn nâng đỡ những người dau khổ, những dân oan, nhũng người bị áp bức, đặc biệt chúng tôi muốn nói với họ Thiên Chúa yêu thương họ, Thiên Chúa đứng về phía với họ. Chúng tôi muốn bày tỏ gương mặt Thiên Chúa an ủi họ, những người sầu thương khóc lóc.

Mặc Lâm:Có ý kiến cho rằng DCCT trực thuộc với Tòa thánh cho nên không nhất thiết phải theo sự điều hành của giáo hội Việt Nam trong các hoạt động tông đồ hay xã hội. Xin Linh mục Giám tỉnh cho biết sự thật này đúng hay sai?

LM Giám Tỉnh Phạm Trung Thành: Sai ! Chúng tôi là Dòng Giáo Hoàng với quyền đặc miễn, nhưng chúng tôi là con cái của Giáo hội Việt Nam, chúng tôi tuân thủ kỷ luật và  mục vụ của Giáo hội Việt Nam, chúng tôi luôn vâng lời các Đức Giám Mục của Giáo hội Việt Nam trong các phạm vị Giáo Hội ấn định. Bản thân tôi luôn có các cuộc thăm viếng, bàn hỏi và nhận việc từ các vị Giám Muc Việt Nam.

Mặc Lâm:Vâng từ câu trả lời này lại nảy sinh một câu hỏi nữa thưa Linh mục, như vậy thì những hoạt động của Dòng Chúa Cứu Thế dù muốn dù không thì giáo hội Việt Nam cũng biết vậy thái độc của Hội đồng Giám mục Việt Nam có chấp nhận hay không thưa linh mục?

LM Giám Tỉnh Phạm Trung Thành: Thưa ông, bức thư của Hội đồng Giám mục Việt Nam góp ý cho nhà nước về việc sửa đổi hiến pháp đã nói rất rõ quan điểm cũng như ý hướng của Giám Mục Việt Nam. Chúng tôi thấy bức thư đó như là một sự xác nhận những dấn thân của chúng tôi cho xã hội và cho sự công bằng. Chúng tôi thấy lá thư đó như là một sự xác nhận và cũng là câu trả lời cho những ai đặt câu hỏi như ông vừa nói.
Mặc Lâm:Xin cám ơn linh mục giám tỉnh.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok 
2014-04-01
 

Hòa thượng Thích Trí Tịnh và Phật giáo VN

BBC


Đại lão hòa thượng Thích Trí Tịnh trụ trì tại Chùa Vạn Đức, TP Hồ Chí Minh
Tin Đại lão hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch được cộng đồng Phật tử trong và ngoài nước đón nhận với sự tiếc thương thành kính.
Đây là “một mất mát lớn” và gây “hụt hẫng”, tăng sỹ Thích Quảng Ba nói với BBC Tiếng Việt từ Canberra, Australia.

“Sự mất đi một bậc thầy lớn khiến chúng tôi ưu phiền,” vị tăng sỹ xuất gia từ hơn 50 năm trước nói.
Đại lão hòa thượng Thích Trí Tịnh qua đời tại Thành phố Hồ Chí Minh hôm 28/3, thọ 98 tuổi.

‘Công lao to lớn’

Từ Pháp, cư sỹ Võ Văn Ái, phát ngôn nhân của Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Đạo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất nói hòa thượng Thích Trí Tịnh có công lao to lớn đối với nền Phật pháp Việt Nam:
“Ngài đã có một công trình to lớn là dịch tất cả các bộ Kinh lớn của Phật giáo, như bộ Kinh Pháp hoa, Địa tạng… hầu hết các kinh sách lớn, từ tiếng Hán sang tiếng Việt.”
Hòa thượng Thích Trí Tịnh, tại miền Nam trước 1975, là một nhân vật lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Dưới chính quyền của Đảng Cộng sản, ngài chấp nhận làm Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 1976.
Năm 1980, ngài giữ cương vị Phó Trưởng ban vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam.

Vai trò chính trị?

Năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, được sự bảo trợ của Đảng Cộng sản, chính thức ra đời thay thế cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Trong Hội nghị Đại biểu thống nhất Phật giáo toàn quốc được tổ chức vào tháng 11/1981, Hòa thượng Thích Trí Tịnh được bầu làm Thành viên Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Tăng sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Cũng từ thời điểm đó cho tới nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất không còn được chính quyền thừa nhận.
“Rất nhiều anh em đồng viện của chúng tôi bị tù tội, bị cưỡng bức phải ra khỏi Giáo hội, ra khỏi hệ thống các trường học nhà chùa,” tăng sỹ Thích Quảng Ba nói.
Người đứng đầu giáo hội này, Đệ ngũ Tăng thống Thích Quảng Độ, đã và đang bị giới chức quản chế tại gia ở Thanh Minh thiền viện tại Thành phố Hồ Chí Minh, tuy giới chức Việt Nam bác bỏ chuyện này.
Cũng từ đó, giáo hội này “không còn duy trì liên hệ nào với Hòa thượng Thích Trí Tịnh”, ông Võ Văn Ái cho biết.
Về vai trò của Hòa thượng Thích Trí Tịnh trong sự phát triển của Phật giáo Việt Nam kể từ đó, ông Võ Văn Ái nói: “Đây là vấn đề đau thương cho đất nước Việt Nam, khi mà vấn đề chính trị đã làm phân hóa giới hoạt động tôn giáo.”
“Hòa thượng Thích Trí Tịnh đã đóng vai trò là người theo nhà nước, phục vụ cho một đường lối chính trị, trong lúc giới luật mà Đức Phật chế ra thì quy định chư tăng không được tham gia chính trị.”
“Nó đã làm phân hóa người Việt, không cho người Việt ngồi chung với nhau, nhìn nhận nhau như con cháu Vua Hùng. Đây là một bi kịch của Việt Nam trong thời cận đại.”
“Đứng trên vai trò chính trị, thì ngài đã đi một cách sai lầm,” ông Võ Văn Ái nói thêm. “Việc ngài tham gia đường lối chính trị của Đảng Cộng sản gây thiệt hại rất lớn cho phật giáo Việt Nam.”
Tuy nhiên, tăng sỹ Thích Quảng Ba đánh giá việc chấp nhận giữ vai trò trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính là sự hy sinh của Hòa thượng Thích Trí Tịnh:
Các bậc thầy của chúng tôi đành phải đi con đường thỏa hiệp để cứu sống, để bảo tồn [Phật giáo đồ] được bao nhiêu hay bấy nhiêu, chứ không phải ham muốn quyền lợi hay bị mê hoặc bởi chủ thuyết cộng sản.
Tăng sỹ Thích Quảng Ba từ Canbera, Úc
“Vì nhiều lý do áp lực khác nhau, Ngài đã phải thuận theo lời yêu sách, áp lực, đòi hỏi của chính quyền mới, chính quyền xã hội chủ nghĩa, để tự hủy thể giáo hội của mình.”
“Tôi nghĩ các ngài có dụng ý muốn cứu các thành phần còn lại. Các bậc thầy của chúng tôi đành phải đi con đường thỏa hiệp để cứu sống, để bảo tồn được bao nhiêu hay bấy nhiêu, chứ không phải ham muốn quyền lợi hay bị mê hoặc bởi chủ thuyết cộng sản.”
“Các ngài bước vào thế kẹt trong lúc người Cộng sản rất quỷ quyệt, gài bẫy các vị cao tăng phải đi con đường của họ, để rồi mắc từ thế kẹt này đến thế kẹt khác mà các ngài không gỡ ra được.”
“Chúng tôi ở hải ngoại rất đau lòng khi thấy bậc cao tăng mà chúng tôi có lòng kính trọng thâm sâu lại phải đi làm việc thế tục.”
“Các ngài bị người ta lợi dụng làm bình phong, thậm chí đem gán cho các ngài những huy chương cao cấp cũng chỉ để làm trò cười.”
“Chúng tôi đau lòng bởi các ngài không có đủ hoàn cảnh để từ chối, chỉ trích hay phân trần, biện minh cho việc làm mà lịch sử sẽ ghi lại một chút màu xám cho cuộc đời tu hành thanh cao, đạo hạnh của các ngài,” tăng sỹ Thích Quảng Ba nói.
Sự đóng góp của Hòa thượng Thích Trí Tịnh được chính quyền đánh giá cao, với việc trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng nhất, cùng nhiều huân chương, bằng khen khác.
Báo Nhân Dân, bên cạnh nhiều trang tin tức khác của Việt Nam, chạy bài dài về Bấm sự ra đi của hòa thượng Thích Trí Tịnh.
Hòa thượng Thích Trí Tịnh sinh năm 1917 tại làng Mỹ Luông, quận Cái Tàu Thượng, tỉnh Sa Đéc, nay là huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
Báo Nhân Dân nói tang lễ cao cấp sẽ được cử hành ngày 3/4/2014, với thành phần ban tang lễ có cả ông Phạm Dũng, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, bên cạnh các tăng lữ cao cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng một số quan chức khác của chính quyền trung ương và Thành phố Hồ Chí Minh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét