Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

Giáo dục VN: cố sửa hay trở về gốc?

Vài lời cùng bác Tô Hải

 Boxitvn

Thưa Nhạc sĩ Tô Hải,
Đọc những lời của bác trong bài viết “Nhìn về phương Bắc vừa mừng vừa lo…”, hẳn không ai không cảm thấy như có dòng nước mát chảy vào gan ruột. Thực trạng tồi tệ của một thứ “đàn em” làm cái đuôi cho đàn anh cường quốc nhân danh cùng chung ý thức hệ, chỉ có một chức năng là phe phẩy cái đuôi thôi mà cũng chẳng xong, thì nhiều người con dân nước Việt đã thấu tỏ từ lâu lắm. Nhưng sự phân tích so sánh cụ thể của bác với tất cả căm phẫn và yêu thương dâng trào đầu ngọn bút, mới làm cho nhận thức đi vào bề sâu, trở thành cảm xúc sống thực, được đối chứng cụ thể và hiện ra lớp lang, hệ thống hơn. Bác đã không uổng phí khi cất công theo dõi từng chủ trương hành động của người Tàu trong cái công cuộc gọi là “đánh từ ruồi đến hổ”, trong những cải cách giảm phiền hà cho dân, đưa ra nhiều bằng chứng đáng tin là họ đang làm thật và làm có hiệu quả, để từ đấy lột mặt nạ những kẻ bắt chước dỏm, một lũ “ăn hại đái nát” nói thì khuếch khoác mà làm là một chút phẩy tay, chỉ học theo mặt trái của đàn anh là nhanh và giỏi, khiến dân chúng càng muôn phần cực nhục, đau thương. Bác đã dám nói thẳng, nói mạnh, nói trúng đích, đám hậu sinh chúng tôi xin bái phục. Xin nhường bác cái danh hiệu “nhát sĩ ương bướng”, dám phát ngôn, dám đương đầu. Chúng tôi vẫn còn sợ lắm, e dè trước nhiều thứ cạm bẫy của cuộc đời này, thưa bác.

Dẫu vậy, bài của bác vẫn còn một đôi điều không thể không thưa lại.
Trước hết, bác tỏ ý bi quan, coi như phong trào đấu tranh cho dân chủ ở trong nước là chuyện lửa rơm, mới hôm trước còn bốc lên rất hăng, nay có vẻ đã xẹp xuống. Bác chĩa vào “mấy ông có tên tuổi, hay lý thuyết dông dài về tự do, dân chủ, nhân quyền” không hiểu sao đã dần dần rơi rụng đâu mất trong những cuộc biểu dương lực lượng gần đây, kể cả “mấy ông trước đây hay ra…“chụp ảnh rồi về sớm”, “nay cũng biến hết”, chỉ còn mỗi TS Nguyễn Quang A đứng với mấy anh em trẻ – cụ thể là cuộc tuần hành dự định tổ chức ở Hà Nội vào Chủ nhật trước nhằm “biểu tình đòi tự do cho những người bị bắt giam trái pháp luật ở Đồng Tháp (trong đó có con trai của cô Bùi Thị Minh Hằng) đã không sao tiến hành nổi vì ngoảnh đi ngoảnh lại không có được quá 15 người, trong khi bọn an ninh mặc và không mặc sắc phục rải ra đến cả vài ba trăm!” Đúng như bác nói, nếu nhìn vào số lượng và mặt mũi người tham gia các đợt tập hợp lực lượng định kỳ dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ Hà Nội thì phong trào có thể gọi là đang giảm sút đi. Nhưng điều ấy mới chỉ là một chỉ dấu trong rất nhiều chỉ dấu, và cũng chưa phải là chỉ dấu quan trọng nhất. Mối quan tâm của các nhà đấu tranh dân chủ giờ đây có vẻ như không hướng vào việc phô trương hình thức nữa (tuy việc ấy cũng cần thiết lắm), mà đang nhắm tới bề sâu: việc xây dựng những diễn đàn độc lập nhiều màu nhiều vẻ, để phát ngôn của nhiều người được tự do công bố rộng rãi, đa dạng hơn, như diễn đàn Xã hội dân sự, diễn đàn Văn đoàn độc lập Việt Nam. Người ta cũng nhắm tới việc thành lập các hội, như Hội Dân oan Việt Nam, Hội Tù nhân lương tâm, v.v. để công cuộc đấu tranh có hiệu quả thiết thực, ngày càng phù hợp với luật pháp quốc tế. Bác không coi đấy là một bước phát triển mới mẻ sao? Xin bác hãy nghĩ lại. Chỉ khuôn trong một cách nghĩ cố định nào đấy, theo chủ quan của mình, biết đâu sẽ rơi vào cứng nhắc, không thích nghi được với tình hình thực tế vốn diễn biến rất nhanh, trong điều kiện cái mới còn rất non trẻ, phải thay đổi từng ngày để ứng phó nhanh nhạy với cuộc sống đầy bất trắc, cũng như phải đáp ứng được yêu cầu của hiện thực khách quan.
Ở một chỗ khác, bác có ý coi thường hiện tượng Poutine. Đúng, đi theo Poutine là trượt theo vết xe đổ của một bạo chúa đang cố vớt vát lại chút quyền lực vàng son của một đế chế bị nhân loại phỉ nhổ và đã bị lịch sử hất vào bóng tối. Nhưng bác thử nghĩ, nếu diễn biến của lịch sử đất nước ở thời hiện đại sẽ có nhiều bước đi, và một bước đi không tránh được là bước độn, ở đó cần một bàn tay sắt kiểu Poutine để “giải cộng hóa” (décommunisation), thì dù có tạm thời chấp nhận một sự thống trị thực chất là sắt máu, coi như cái giá để bước sang dân chủ, chẳng lẽ ta lại không làm?
Nói như thế là cốt đi đến cái ý tưởng mấu chốt bác đặt ra trong phần cuối bài viết. Chúng tôi ngờ rằng bác đã đưa ra một thách đố nan giải đấy. Đòi hỏi phải có một gương mặt như Tập Cận Bình trên đất nước chúng ta trong thời điểm hiện tại, khi bộ máy đã mất hết sức mạnh và tính uy nghiêm từ đỉnh tháp xuống đến chân tháp, khi cả một xã hội đang trở nên hỗn độn xộc xệch từ khắp mọi hoạt động nhìn thấy trên bề nổi cho đến những tầng ngầm dưới đáy sâu, thì làm sao mà có được? Bác thử tính xem liệu có một phép màu nào trong khoảnh khắc biến hóa ông Chu sang ông Tập được hay không? Chắc chắn là không rồi. Vậy mà, hàng ngày, nhìn đi ngó lại đội ngũ tinh hoa, ta đếm ra những “típ” người nào? Chẳng phải là chỉ rặt những Chu là Chu đấy sao! Bắt những ông Chu ấy phải “đổi vai” để xử lý chính những ông Chu ấy, quả là chuyện… chỉ có trong trò ảo thuật mà thôi.
Nói đi thì lại phải nói lại, biết đâu đấy thưa bác, có vẻ như cũng đang có những ông Chu muốn tự cứu mình bằng cách biến hóa thành Tập đấy nhé. Hoặc giả, như trên đã nhắc, có những ông Chu không muốn làm Tập Cận Bình mà đang muốn học theo cái gã Trung tá có đôi mắt gườm gườm gian manh nhảy lên làm Tổng thống trong phút chốc, duy trì sự áp chế độc tài trong một thể chế không còn đảng cộng sản nữa, thì bác tính sao?
Thiết tưởng, một anh Tàu không đi theo dân chủ của Tây phương cũng không còn là cộng sản của Mao thì đằng nào Việt Nam cũng bị kẹt dưới nanh vuốt của cái loại quái vật khổng lồ “nửa người nửa ngợm nửa đười ươi” ấy. Mà như thế mình lại càng chết ngắc. Cho nên vấn đề là trước sau gì cũng phải giẫy ra khỏi anh Đại Hán cái đã. Để tìm một vị trí độc lập tương đối, cân bằng giữa các thế lực siêu cường, như Phần Lan trước đây chẳng hạn. Muốn đáp ứng được phương cách ứng xử rõ ràng là bức thiết kia thì phải chọn kịch bản, giữa một Tập và một Pou. Nhưng theo chúng tôi, cũng phải tùy thời cơ, kể cả cuộc tranh giành nội tại ở trên chóp bu nếu có, chứ chẳng nói trước được đâu. Và kịch bản nào mà chẳng được, miễn là hãy thoát nhanh ra khỏi tình thế của “cái hiện tồn”. Và tất nhiên là phải cởi đi cho dân, dù ít dù nhiều, những nút thắt đang thít lấy cổ họ, để giúp họ nới lỏng dần những sợi xích nghiệt ngã như hiện nay, nhằm khôi phục lại sức mạnh, sự tinh anh của một dân tộc đã mỏi mòn trong rên xiết; đó là ưu tiên hàng đầu. Chứ làm gì có con đường nào khác hở bác! Mà làm được thế thì dẫu có xuất thân là Chu đi nữa, ta cũng tạm quên hết cho y, có phải thế không?
Liệu có được người như thế hay không, hay chung quy cũng chỉ là… một giấc mơ tồi?
Bauxite Việt Nam
Nhìn về phương Bắc nửa mừng nửa lo…

Tô Hải
Đôi lời …che chắn (thay vì post lại những gì mình đã tự bào chữa cho cái tính hay viết, hay nói những gì chưa (hoặc ít) ai dám nói, dám viết như thế bao giờ…).
Cho nên, thỉnh thoảng [mình] hay bị một số người “ném đá” không thương tiếc, thậm chí có kẻ lại còn phong cho mình chức “đại uý công an văn hóa” giấu mặt (thấp quá, cà mèng quá!)…Nhưng… thực tế đã trả lời là [nếu] mình không đúng cả 100% thì, ít nhất hôm nay, vẫn đúng… 90% qua hơn 6 năm liên tục có ý kiến trên mạng! Cho nên, hôm nay, thay vì post lại bài cũ làm mất thời giờ bạn đọc yêu quý đã đọc rồi, mình xin phép tóm tắt… hơi dài dòng (!) về những chuyện dễ bị ném đá này…

Trước khi quyết định tung những suy nghĩ đã có từ lâu này lên mạng, thú thật là mình đã phải “cân đi nhắc lại” cái tật thích “nói và làm cái gì khác người” từ thời còn là chú bé học trò lớp 1, 2 những năm 1933-34, như: tháo dỡ tanh bành cả một con búp bê đắt tiền mà bố mình mới mua cho em gái thứ hai của mình ra để xem tại sao nó lại mở mắt, nhắm mắt được? Để rồi… ăn mấy roi mây quắn đít vì không sao lắp lại được nữa…!
Hoặc khi học lớp nhất (cours superieur) thầy Nguyễn Công Hoan dạy, mình đã dám cả gan viết những bài “luận văn” phản biện hàng loạt những đề bài có tính chất thăm dò tư tưởng học trò kiểu “Tiền không mang lại hạnh phúc”, “Tốt nghiệp Trung Học, bạn muốn trở thành người thế nào trong xã hội”… Và với những câu trả lời ngang tàng như: “Nói láo! nói láo! Đây là luận điệu của những kẻ giàu có muốn an ủi mọi người nghèo là đừng nên so sánh với họ, … đừng có ghét họ, căm thù họ!”… hoặc “Tôi sẽ không làm quan to, quan nhỏ, không làm công chức cho chính quyền mà sẽ dùng học thức của mình để đấu tranh cho sự bình đẳng, bác ái, để bênh vực cho những người nghèo khổ…”, “Tôi sẽ làm ký giả tự do…”.
Kết quả là lần nào nình cũng bị “ăn đòn” không nặng thì nhẹ của các bậc dưỡng dục sinh thành!
Chỉ có một ý kiến là mình chôn chặt nó vào trí nhớ để “nghiên cứu“ suốt đời … Đó là ý kiến của thầy Nguyễn Công Hoan khi đánh tổ tôm ở nhà mình, thầy đã nói với bố mình rằng: “Đấy rồi anh xem! Thằng “tướng cướp” này (tức là…tớ!) khi ra đời sẽ “được làm vua thua làm giặc cho mà coi!”
Và quả là như thế… Suốt 41 năm làm lính văn nghệ rồi làm quân của các Ban Tuyên Láo Trung Ương, Tuyên láo Trung Ương Cục miền Nam, rồi về hưu ở Tuyên Láo thành Ủy HCM (1945-1986) mình đã hơn… 10 lần suýt mất mạng vì cái cách sáng tác và ăn nói “chẳng sợ ai” của mình nếu không có khá nhiều…“thành tích nói láo không số 1 thì cũng số 2, số, 3 chứ chẳng chịu thua ai để có thể được…“cho tồn tại”! Vậy mà mình vẫn cứ không ngừng “xì ra” những gì bực bội trong đầu và trong tim mỗi khi có dịp. Kết quả là: Khi còn trong Đảng thì lý lịch chính thức ghi: “Phản đối cấp ủy có hệ thống” và “Không có tinh thần bảo vệ Đảng”. Còn khi đã dùng trăm phương ngàn kế để thoát khỏi cái vòng kim cô Đảng, “lành lặn trở về với quần chúng” thì, dù rất khoái cái loa phát ngôn là mình cho không ít bạn bè “đồng chí hướng” nhưng luôn biết giữ mồm giữ miệng, họ đều cảnh báo công khai rằng: “Thằng TH trước sau cũng chết về cái miệng”!
Vậy mà… đến hôm nay ở tuổi 88, mình vẫn… đếch chết! Và vẫn tiếp tục nói và viết lên những điều đôi khi không vừa ý ngay cả những người mình kính nể một thời! …
Như ngày xưa, dù kính yêu bố nhưng mình luôn “phản biện” ông về những điều ông cứ đứng trên lập trường một “công chức nhà nước Pháp thuộc” mà bắt mình không được đọc cái này, phải đọc cái kia”!
Đáng nhớ suốt đời là: năm 1945, ông cấm mình chớ có bỏ học mà đi làm Vệ Quốc Đoàn của cụ Hồ! và cảnh cáo mình “Đi theo cộng sản, khi thất bại, vác mặt về đây tao sẽ tống cổ ra đường đấy!”
Vậy mà mình cứ làm ngược với ý ông nên mình đã một ra đi là… ra đi mãi mãi! Chẳng bao giờ nhìn thấy mặt cha mẹ và 6 đứa em mình nữa… Đã thế lại còn mắc “tiếng oan” là “cách mạng đến cùng” mới khổ chứ!
Nhưng biết làm sao được! Cái bản tính mình nó khó sửa hoặc không thể sửa được cho đến lúc… chết mất rồi.
Đặc biệt gần đây, khi thấy tình hình đất nước ngày càng tồi tệ, đầy dẫy bất công, cướp đất, cướp nhà, cướp cả mồ cả mả, nhà cửa của nông dân, bóc lột công nhân đến thậm tệ, đàn áp, bắt bớ, bỏ tù những người nói ngược, nghĩ trái với các vua quan tân thời,… đời sống nhân dân ngày càng thiếu đói, thiếu chữ, qua sông bằng đánh đu dây, chui vào bao nylon mà lội nước qua sông đi học… ăn mày, ăn cắp, hiếp, giết người ngày càng gia tăng thì… sự phản kháng của mấy ông có tên tuổi, hay lý thuyết dông dài về tự do, dân chủ, nhân quyền… lại… ngày càng… giảm!
Cụ thể là các cuộc xuống đường dần dần… mất hút mấy ông, [kể cả mấy ông] trước đây hay ra…“chụp ảnh rồi về sớm”, nay cũng biến hết. Trơ lại chỉ còn mấy cháu quen mặt, quen tên và một T/S Nguyễn quang A …! Đếm đi đếm lại cũng không sao quá nổi 15 người! Thảm hại nhất là cuộc dự định biểu tình đòi tự do cho những người bị bắt giam trái pháp luật ở Đồng Tháp ở Hà Nội Chủ nhật trước (trong đó có con trai của cô Bùi Thị Minh Hằng) đã không sao tiến hành nổi vì ngoảnh đi ngoảnh lại không có được quá 15 người trong khi bọn an ninh mặc và không mặc sắc phục rải ra đến cả vài ba trăm!
Đối với các vị đã quá “ớn” muốn rút lui, ngồi yên “kệ mẹ sự đời” thì mình không dám có ý kiến… vì đối với mình họ đã… chết từ thuở nào rồi! Nhưng đối với các nhà “đảng viên kỳ cựu”, “cách mạng lão thành”, ôm chặt thẻ đảng để chờ thời cơ mà thỉnh thoảng cứ ra mặt ta đây “dân chủ”,… thì mình, xin lỗi, chẳng ngại gì mà không vạch ra cái chủ nghĩa cơ hội đã ngày càng lộ rõ của họ, dù chưa bao giờ vạch rõ tên ai, nói gì, ở đâu, cụ thể (mà mình tin rằng ai đã đánh bạn với Internet đều… thừa biết!). Kệ họ chửi mình! Kệ ai coi mình là tay phá hoại “phong trào rân chủ”!
Mỗi khi đọc phải những câu như sau:
…“Nhờ sự phát huy truyền thống cứu nước của cha ông ta trong lịch sử, mà nhân dân ta đã tiến hành Cách mạng Tháng 8 và giải phóng đất nước thành công. Đó là công lao vĩ đại của nhân dân ta, có sự đóng góp quan trọng của các nhà yêu nước, đặc biệt của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Chúng ta phải biết ơn nhân dân, các nhà yêu nước, đặc biệt là Đảng Cộng sản dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh……
“…Những thắng lợi về Cách mạng tháng 8 và giải phóng dân tộc là công lao của nhân dân, của Đảng Cộng sản, của Bác Hồ, là do phát huy truyền thống dân tộc mấy nghìn năm lịch sử, không phải do chủ nghĩa Mác – Lenin, do chủ nghĩa xã hội…
là mình muốn…nổi khùng! Kể cả với các bậc tiền nhân mà mình rất kính trọng như cụ Phan, mình cũng không chịu nổi khi có người khen cụ Phan là: Chủ trương Đông du của cụ đến nay vẫn “nguyên tính… hiện đại đến lạ lùng!”?
Nghĩa là có thể cứ đi theo con đường của cụ Phan ngay cả ở thế kỷ thứ XXI này ư? Vẫn cứ nên kéo nhau sang Nhật để “nâng cao dân trí” ư?
Ngay cả những tuyên ngôn để đời của cụ, nó cũng chỉ có giá trị ở cái thời “Tây, Mỹ là quân thực dân xâm lược”, ở cái thời Nhật chưa thật sự tôn thờ chủ nghĩa quân phiệt, ở đầu thế kỷ thứ XX thì còn giá trị bằng biện chứng lịch sử, chứ hôm nay mà tuyên ngôn thế này:
1- Trong khi người nước ngoài có chí cao, dám chết vì việc nghĩa, vì lợi dân ích nước; thì người nước mình tham sống sợ chết, chịu kiếp sống nhục nhã đoạ đày.
2- Trong khi người ta dẫu sang hay hèn, nam hay nữ ai cũng lo học lấy một nghề; thì người mình chỉ biết ngồi không ăn bám.
3- Trong khi họ có óc phiêu lưu mạo hiểm, dám đi khắp thế giới mở mang trí óc; thì ta suốt đời chỉ loanh quanh xó bếp, hú hí với vợ con.
4- Trong khi họ có tinh thần đùm bọc, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau; thì ta lại chỉ quen thói giành giật, lừa đảo nhau vì chữ lợi.
5- Trong khi họ biết bỏ vốn lớn, giữ vững chữ tín trong kinh doanh làm cho tiền bạc lưu thông, đất nước ngày càng giàu có; thì ta quen thói bất nhân bất tín, cho vay cắt cổ, ăn quỵt vỗ nợ, để tiền bạc đất đai trở thành vô dụng.
6- Trong khi họ biết tiết kiệm tang lễ, cư xử hợp nghĩa với người chết; thì ta lo làm ma chay cho lớn, đến nỗi nhiều gia đình bán hết ruộng hết trâu.
7- Trong khi họ ra sức cải tiến phát minh, máy móc ngày càng tinh xảo; thì ta đầu óc thủ cựu, ếch ngồi đáy giếng, không có gan đua chen thực nghiệp.
8- Trong khi họ giỏi tổ chức công việc, sắp xếp giờ nghỉ giờ làm hợp lý, thì ta chỉ biết chơi bời, rượu chè cờ bạc, bỏ bê công việc.
9- Trong khi họ biết gắng gỏi tự lực tự cường, tin ở bản thân; thì ta chỉ mê tín nơi mồ mả, tướng số, việc gì cũng cầu trời khấn Phật.
10- Trong khi họ làm việc quan cốt ích nước lợi dân, đúng là “đầy tớ” của dân, được dân tín nhiệm; thì ta lo xoay xở chức quan để no ấm gia đình, vênh vang hoang phí, vơ vét áp bức dân chúng, v.v.
thì, kẻ tuyên ngôn như thế sẽ ăn đá đến vỡ đầu chứ chả chơi! Ai lại cứ nhắc đi nhắc lại những cái “cực xấu” của “Ta”, của “Người nước mình” mà “Ta” lúc ấy là ai cũng chẳng biết nữa! Vậy mà lại nói là những lời cụ Phan dạy đến hôm nay vẫn “hiện đại đến lạ lùng”!?
Ngay cả cái phương châm “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” của cụ [Phan Châu Trinh] hôm nay vẫn nên mang ra áp dụng trong công cuôc đấu tranh “giải cộng” này nữa hay sao?
Thế là, mặc cho ai kia mà đã có một thời mình mến phục, nhưng bản tính “không ngại ngùng nể sợ ai khi thấy là mình đúng”,… mình đành trút ra đôi dòng “phản biện thẳng thừng” trên facebook dù cho có người sẽ cho là mình “nông cạn” không nghĩ được những chiến thuật, chiến lược đấu tranh sâu xa gì đó nên vội vã…
Còn mình thì luôn nghĩ: Sâu xa gì không biết chứ đến tớ mà còn “hiểu lầm” thì… xin…
Chắc chắn mình sẽ làm mấy nhà “phản biện trung thành” càng thêm căm tức với mình về tội “dội nước lạnh vào phong trào”!
Nhưng với mình thì:
ĐỪNG CÓ TIN VÀO NHỮNG GÌ CÁC ÔNG ĐẢNG VIÊN CỘNG SẢN ĐANG CÒN GIỮ NGUYÊN THẺ ĐẢNG THUYẾT GIÁO CẢ! HỌ VẪN CHỈ CHỜ LẠI NHẢY RA LÀM MỘT YANOUKEVICH, MỘT POUTINE VIỆT MÀ THÔI!
Tạm hết những chuyện tóm tắt… dài dòng…
Và bây giờ vào vấn đề… dễ ăn đá, ăn đấm, nghe chửi bậy…như chơi!!!
Đó là chuyện “cực thoái hóa” của tớ: mà tớ đã hơn một lần “để lộ”… Đó là:
1- KHÔNG TIN RẰNG, CHO ĐẾN BÂY GIỜ, Ở VIỆT NAM CÓ THỂ CÓ MỘT SỰ THAY ĐỔI MỘT GÓOCBA, MỘT ELTSINE, NÀO HẾT!
2- CÀNG KHÔNG TIN VÀO MỘT CUỘC NỔI DẬY CỦA QUẦN CHÚNG KIỂU ROUMANIA, TUINISIE, AI CẬP, UKRAINA…
3- VIỆT NAM CHỈ CÓ THỂ THAY ĐỔI NẾU TRUNG QUỐC THAY ĐỔI
Và thú thật, hàng ngày mình ngóng chờ từ phương Bắc những “ngọn gió đổi chiều” mà mình thấy càng ngày càng nhiều. Nhưng chỉ tiếc một điều là lũ đàn em bên đất Việt, vì “ăn chưa no, lo chưa tới” nên chẳng có học tập “ông anh 4 tốt” một tí nào, thậm chí… rất sợ phải học ông anh và thà chết cũng không theo gương ông anh lấy một ly ông cụ!
Chỉ tính riêng về những thay đổi cơ bản nhất gần đây thì thấy:
Bên Tàu họ đã nói thì làm và làm đến nơi đến chốn không ít thì nhiều.
Cụ thể chỉ vụ “đánh cả ruồi lẫn hổ” họ đã làm thế nào thì rõ:
Không kể những loại muỗi lên đến cả 200.000 tên riêng trong năm 2013, thì ít nhất trong 2 năm 2013-14 họ đã “làm thịt” hơn 30 tên cấp tỉnh ủy, bộ trưởng mà hai tên dựa cột cuối cùng là Trịnh Tiểu Du: Bộ trưởng phụ trách về chất lượng thực phầm và dược phẩm, đã ăn hối lộ 1.06 triệu USD để “cho qua” nhiều thực phẩm, thuốc chữa bệnh có độc tố giết người! và Lưu chí Quân Bộ trưởng Bộ Đường Sắt bị lộ cả loạt tội ác bẩn thỉu sau vụ tàu cao tốc bị rớt khỏi cầu vượt!

clip_image002
Chu Vĩnh Khang, tên cộng sản nhưng lại giàu tới 16-18 tỷ đô-la
clip_image003
Giả Hiểu Hoa, vợ hai kém Chu Vĩnh Khang 28 tuổi.
clip_image004
Vợ chồng Tập cận Bình được đón rước linh đình như “không phải là một người cộng sản” bao giờ…
clip_image005
Trịnh Tiểu Du, tên dựa cột sau cùng khi chưa có “Đập ruồi đả hổ”
clip_image007
Tên trung tướng…. cướp Cốc Tuấn Sang
Ngoài những tên được báo chí “Ta” đưa tin một cách dè dặt không bình luận thì những cái tên nhận án tử hình nhưng cho “nằm chờ” 1, 2 năm hoặc chung thân…, phải kể đến
- Trần Đồng Hải (*), nguyên Tổng Giám đốc Tập đoàn Hóa dầu
- Vương Thiên Diên, Phó bí thư Tỉnh ủy An Huy,
- Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần: Trung tướng Cốc Tuấn Sang
- Cha con Trần Thiệu Cơ và Trần Tử Vũ, Phó chủ tịch Ủy ban Chính hiệp Quảng Đông,
- Chu Trần Hoàng Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Đông..
- Trương Khiết Mẫn, Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát và quản lý tài sản Nhà nước…
Còn nhiều nhiều nữa mà báo chí Trung Quốc đã phanh phui các tội tham nhũng hối lộ, không vụ nào không lên đến cả chục triệu đô-la… Hơn nữa, khi kiểm tra vào cuộc còn phát hiện tai nhà riêng (có tên có tới…38 ngôi nhà!) tên nào cũng tích trữ cơ man nào là vàng thỏi, đồ quý, tranh cổ,… và đặc biệt hầu hết đều… là cộng sản ăn chơi và… duy tâm “có cỡ”: cúng bái, lễ lạt và một nửa đều có 1, 2, 3, thậm chí 12 bồ nhí!
Báo chí thế giới đang theo dõi vụ “đánh hổ” lớn nhất trong lịch sử “đánh nhau” của Tàu và tội ác của những tên độc tài toàn trị nhân danh đảng cộng sản cỡ “đại bự”. Đó là cuộc “bẻ gãy hết răng của con hổ lớn”, gần như bất khả xâm phạm Chu Vĩnh Khang, Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị, nhân vật quyền lực số 3 thời Giang Trạch Dân. Bắt đầu bằng việc giam lỏng tại gia lão này để “tiện việc điều tra”. Sau đó là bắt gần hết tay chân, con cái, dâu, rể gồm 18 tên. Một lô một lốc những thứ Chu Bân, Chu Bấn Chu Bẩn kể cả Chu đã chết vì ung thư là Chu Nguyên Hưng, cũng đều bị khám nhà, đóng băng tài sản…
- Sau đó là bắt toàn bộ bộ sậu tay chân của Chu và do Chu cất nhắc chia lợi quyền gồm 318 tên trong đó có 11 tên cấp thứ trưởng.
- Về tài sản của đại vương Chu thì chỉ có thể dùng hai chữ “kinh khủng”!!! Đến ngay cả báo chí nhà nước cũng phải chạy tít “Vụ án tham ô, lạm dụng chức quyền lớn nhất trong lịch sử nước CHND Trung Hoa”
Mới nhât, ngày 30/3 báo chí và các hãng thông tấn nước ngoài đã tạm thời đưa ra những con số “kỷ lục”, “chưa có vụ ăn cướp tài sản nào trên khắp hành tinh và ở mọi thời đaị có thể sánh nổi”:
Cụ thể:
- Đóng băng hoặc tịch thu 947 tài khoản nội tệ 117 tài khoản ngoại tệ ở 33 ngân hàng
- Giá trị tới 100 tỷ tệ hoặc 16 tỉ đô-la!
- Tịch thu được sơ bộ…47.550 ki-lô bàng bạc, đá quý,
- Tịch thu 300 biệt thự và căn hộ, 60 xe hơi loại cực sang…
Có điều không một bất động sản, một tài khoản nào có tên Chu Nguyên Khang (một tên gọi khác của Chu Vĩnh Khang, cựu Bộ trưởng Công an Trung cộng) cả!
- Cú nhổ răng cuối cùng có lẽ là cú đánh chết tươi khi báo chí Tàu đưa lên hình ảnh cô vợ kế, Giả Hiểu Diệp (hoặc Hoa), xướng ngôn viên xinh đẹp của CCTV, mà Chu đã… “trót” làm cho có bầu và phải hứa cưới cô đàng hoàng sau khi chính thức ly dị vợ! Và quả là, Chu đã ly dị được vợ bằng một vụ tai nạn ô-tô bí ẩn đến… ai cũng biết! Và hôm nay chính ả này cũng đang nằm nhà lao chờ ngày ra tòa cùng cụ chồng, từng là Thường vụ Bộ Chính trị, Bộ trưởng cái bộ “Cho ai được sống thì sống, bắt ai phải chết là sẽ chết!”
Tất cả đều được phanh phui trên các trang báo in, báo mạng, và Tân Hoa xã phổ biến khắp thế giới
Rõ ràng, ông Tập đang đưa những tuyên bố của ông vào cuộc sống thật sự! Không ít báo chí phương Tây đã viết: “Tập Cận Bình, người làm thay đổi bộ mặt nước Trung Quốc”.
Hãy nghe thử những gì ông ta nói:
“Chúng ta không phải là không cải cách, mà là phải cải cách thực sự, thực sự làm cho quần chúng hài lòng, để có thể giải phóng và nâng cao thêm một bước cuộc cải cách sức sản xuất. Còn cái gọi là cải cách trong những năm gần đây thì sao? Lại đã trói buộc sức sản xuất, mô hình phát triển kinh tế dị dạng, nguy cơ môi trường chồng chất, đã ở vào bước đường cùng.
Chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn. Đây không phải là vấn đề về năng lực lao động, mà là do chế độ không công bằng về cơ hội và quyền lợi, phân phối tạo nên. Chúng ta luôn nói phải trao quyền cho xã hội, phải giải phóng sức sản xuất, thực hiện sự phát triển bền vững và ổn định xã hội dài lâu, song làm đâu có nổi, bởi bàn tay đen của một vài nhóm lợi ích trong Đảng đã xòe ra quá rộng. Miếng thịt mà hổ đã ngoạm vào mồm rồi có chịu nhả ra không? Chỉ còn cách phải đả hổ thôi”.
Hoặc:
“Nếu chỉ dựa vào công cụ chuyên chính để đàn áp, không cho quần chúng nhân dân phát ngôn, thì chẳng phải là đã làm cho Đảng chúng ta với quần chúng nhân dân trở thành đối lập sao? Cho nên, gần đây chúng ta mới nêu phải cùng nhau làm giàu, vậy cùng nhau làm giàu sao đây? Trước tiên cần thực hiện bình đẳng cơ hội, công chính tư pháp, công bằng xã hội. Mà tất cả những điều này đều phải cần đến các chính sách cải cách và bảo đảm pháp chế tương quan…
Và họ đã làm đúng thậm chí “hơn” những gì họ nói.
Việc “đả hổ” đã và đang bắt đầu không chừa một ai.
- Các chính sách: Bỏ hộ khẩu, cấm bắt người đi khiếu kiện, biểu tình, hủy bỏ chế độ lao cải, giam người không xét xử… tất cả gần như đã chứng minh họ đã và đang thay đổi, đang cố gắng thực hiện “giấc mơ Trung Quốc”, xây nên một xã hội chẳng theo kiểu Tây cũng chẳng theo kiểu Tâu truyền thống.
Và những gì họ đã nói và làm đã được thế giới giơ tay chào đón, thậm chí rất khó tìm thấy một ý kiến nào lên án họ có mưu đồ thôn tính toàn bộ Biển Đông! Chuyến đi của ông Tập vừa qua tới Paris kinh đô ánh sáng đã được đón tiếp long trọng chưa từng thấy. Không phải chỉ để tỏ ra mình là cường quốc kinh tế số I thế giới đến nơi, người Trung Quốc đã tung ra một lúc 25 tỷ đô để ký 50 hợp đồng, làm sống lại nền kinh tế đang có rắc rối và nạn thất nghiệp tăng cao chưa từng thấy của Pháp làm báo chí Pháp phải có khá nhiều bài “nửa mừng, nửa lo”: như “Suỵt! Suỵt!Yên lặng!Người Tàu đã đến”, khi đề cập tới việc hoãn xừ hai người Tàu phạm pháp… “Dòng thác hiệp ước” có biến nước Pháp thành nước Tàu” hoặc “Con hổ Trung Hoa đang ngủ, chớ động đến nó như lời khuyên của Napoléon Bonaparte cách đây cả hơn 200 năm, nay đã tỉnh giấc nhưng là một con hổ… hòa bình?”, v.v.
Mình đã đọc hàng loạt bài nửa tin nửa ngờ về cái động thái mở toang két ngoại tệ thoải mái của Tàu này qua các bài viết của những cây bút từng bạc đầu từng ăn dầm nằm dề ở Bắc Kinh, Thượng Hải như… Harold Thibault, Alain Jocard, Aléxandrine Bouilhet, E.Vérhaeghe… để tạm tổng kết ra mấy điều sau hợp với nhận thức của mình:
1- Đã từ lâu rồi Trung Quốc đã đoạn tuyệt với chủ nghĩa cộng sản… cho nên các nước tư bản đối xử với họ không như đối xử với các nước còn ôm chặt lấy chủ nghĩa Mác-Lê, có dịp lại chửi họ không tiếc lời!
2- Họ đang xây dựng một chế độ chính trị gì đây dưới cái tên tạm thời “xã hội chủ nghĩa theo kiểu Trung Quốc”? Tư bản? không phải! Tư bản nhà nước? cũng không! Dân chủ? Càng không phải tuy có đôi chút ít chuyên chính hơn,
3- Cái lý thuyết “mèo trắng, mèo đen” của Đặng đã thành công đến kinh ngạc khi chính IBM đã đưa ra con số 7.298 nghìn tỷ USD là tổng sản phẩm của Trung Quốc năm 2011, khi họ đã dám bỏ ra một lúc cả 1.000 tỷ USD cho nền kinh tế giàu mạnh nhất thế giới là Mỹ vay và đổ ra hàng trăm tỷ khác vào Châu Phi, mua đứt hàng loạt cánh đồng nho và hãng chế tạo rượu vang ở miền Nam nước Pháp… Cùng lúc là những nhà máy, những cung đường, con đập như Sayabouri đang “trung hoa hóa” hàng vạn cây số vuông tràn lan khắp nơi trên thế giới chứ chẳng riêng gì ở cái đất Việt Nam này mà họ “chẳng cần phải nổ súng, thả bom cũng thừa sức “mua đứt” cả cái mảnh đất hình chữ S này” (theo nhà kinh tế học Bùi Kiến Thành đã mạnh dạn viết như thế trên mạng!)
4- Vấn đề còn lại chỉ là: Bao giờ thì cái áo chính trị chật chội của họ đang ngày càng bung hết đường kim mũi chỉ vì không khoác nổi cái nền kinh tế đã “phát phì quá khổ”? Và nó sẽ mang cái tên gì với nội dung gì?
5- Cộng sản? Xã hội chủ nghĩa thì chắc chắn không rồi! Nhưng Đế quốc Đại Hán Toàn Trị thì là điều đã nhìn thấy nhỡn tiền qua cách hành xử với mấy chú em cộng sản Việt dỏm đang được các ông anh lờ đi, mà làm bậy mà không cần tốn kém, đấm mõm cho bọn tay sai đang nhan nhản ở khắp các nước trên thế giới mà gần ta nhất là bọn Sam Rainsy ở bên Căm đã hiện nguyên hình là “thế lực của Bắc Kinh”!
Vậy thì, Việt Nam ta có lợi hay có hại?!
Vấn đề tế nhị này mình lại xin nhắc lại không sợ sai:
A- Mình chờ mong những cuộc “thịt nhau” ác liệt hơn, tàn nhẫn hơn thời kỳ Mao-Lưu Thiếu Kỳ- Lâm Bưu-Bành Đức Hoài… vì chúng có thịt nhau thì mới phải đẻ ra một cái gì đó cho chính danh, may thêm bộ áo gì đó cho “hợp thời đại hơn” là cái xã hội “nghĩ ngược, làm trái với tao thì chết”!
B- Cái chế độ không tên này mà thay đổi đúng như Tập nói thì… mấy chú “cộng sản miệng còn hơi mắm” Việt Nam chỉ có:
- Không ai biểu tình lật đổ cũng cuốn gói “mang theo của chạy cùng người”!
- Nhân dân Việt Nam sẽ phải vào cuộc đấu tranh hoàn toàn mới: xây dựng một thể chế gì mà không để xảy ra tình trạng “quyền lực lại chui vào tay hết bọn đại gia, bọn maphia như bên Nga, bên Ukraina…
Dù gì đi nữa thì mình vẫn cứ mong chờ cái thời cơ đó sẽ đến và đến càng mau càng tốt. Lý do:
- Bọn cầm quyền ngày nay đã hết thuốc chữa. Chúng càng ngày càng trơ tráo với những tuyên bố công khai không coi ai ra gì, như:
- Nghị quyết 4 (chống tham nhũng) chẳng qua cũng chỉ là để “răn đe” (!?),…“phê bình không khéo lại gây nên… chia rẽ, bè phái!…” thậm chí “Đến Thầy Đường Tăng đi thỉnh kinh bên Tây Tạng cũng còn phải hối lộ nữa là”… cho nên phải nhìn vấn đề (tham nhũng-hối lộ) một cách…”khoa học và biện chứng”! (Nhắc lại thôi cũng tức đến ứa máu vì bị một tên xấc xược coi thường trình độ công dân của mình).
- Chúng bao che cho nhau ngày càng trắng trợn. Các vụ ăn cướp, ăn cắp khuân của về xây lâu đài càng ngày càng nhiều nhưng tất cả đều bị chúng cố tình lờ đi “miễn bàn”, nhất là dính tới những tên quan lớn cấp trung ương như Tổng thanh tra nhà nước Trần văn Truyền… Gần đây nhất, với một thông cáo dài dòng lủng củng chúng đưa ra công khai năm tên bị Ủy ban Kiểm tra trung ương thi hành kỷ luật: Nhưng… ngoài cái tên Nguyễn Công cha vơ chú váo nào đó bị… cách chức các chức vụ trong Đảng thì tất cả 4 tên còn lại chỉ là…“khiển trách” và “cảnh cáo”!” (Tuổi trẻ 29/3/2014)
Chẳng bao giờ một cái ban kiểm tra nào dám rớ tới một tên Trung ủy, Tỉnh ủy, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban này nọ… kể từ cái vụ án ăn bẩn quota của tên Mai văn Dâu, qua ít tháng nghỉ khỏe trong tù đặc biệt, nay đã về nhà sang trọng, đàng hoàng sống đến mai sau vẫn giàu!
Tất cả chỉ là bọn lau nhau “Tổng”, Phó tổng” và “Giám đốc” tự phong, tự bầu là hết nước!
Có thể nói sự lộng hành của bọn vua quan Việt đã đến hồi không thể chịu đựng được hơn. Cho nên từ miền núi đến ngay giữa thủ đô, từ Quảng Ninh, Dương Nội đến Hà Tĩnh, Phú Yên, Ninh Thuân, Cà Mâu… khắp nơi đã có vùng lên đấu tranh thậm chí chống lại đàn áp và bị đàn áp đến đổ máu, chết người… Nhưng tiếc thay, như mình đã viết ở đầu bài, tất cả chưa có cái tầm của một cuộc “xuống đường lật đổ”, thậm chí còn thua xa so với sự đồng tâm nhất trí có tổ chức của người H’Mông ở Tuyên Quang…
Cho nên: mỗi lần thấy bên Tàu bọn họ làm được cái gì có thể đẩy nhanh việc “thay áo” của họ thì mình mừng vô kể, dù trong bụng cũng rất lo là: Với cái tính chất ĐẾ QUỐC ĐẠI HÁN TOÀN TRỊ, người Tàu sẽ đối xử thế nào với cái dân tộc ngàn năm bất khuất trước giặc phương Bắc này đây?
Bởi dzậy, mỗi lần thấy “bên kia” họ nói gì, làm gì là mình không tiếc những sức lực cuối cùng của mình để ngồi, nằm, có khi cả 12 tiếng/ngày để theo dõi qua báo chí “địch”, qua Internet mà:
Mong mấy anh Tàu mau mau “thay áo” để mấy chú “cờ sờ” lau nhau Việt sớm cụp đuôi bỏ lâu đài, vác của chạy cùng người càng sớm càng tốt để tớ được kịp nhìn tận mắt cái cảnh tươi đẹp huy hoàng ấy trước khi đi gặp ông bà cha mẹ… Mọi việc tiếp theo đã có lớp trẻ “sinh ra đã sợ, đã ghét, đã thù cộng sản” như Phương Uyên, Hoàng Vi, Cùi Các… Họ thừa kiến thức, kinh nghiệm, thừa sáng suốt để cùng nhau giải quyết! Sức mấy mà cứ lo chuyện đường quá dài cho một lão già đi mười bước đã phải ngưng để thở hắt ra như mình!
NHÌN VỀ PHƯƠNG BẮC VỪA MỪNG VỪA LO của tớ là như thế đó! Ai chửi tớ “theo Tàu” thì cứ chửi. Tớ đếch sợ!
T.H.

Nguyễn Vĩnh Nguyên - Từ câu chuyện một luận văn

1.

Giải văn hóa Phan Châu Trinh lần 7, năm 2014 vừa được trao tối 24.3.2014 tại Sài Gòn. Hạng mục Giải giáo dục năm nay gây chú ý đặc biệt khi chủ nhân là một nhà giáo dục người Mỹ có tư tưởng cấp tiến, một tên tuổi không xa lạ gì với những ai quan tâm đến Chương trình Fulbright, ông Thomas J. Vallely.

Năm 1994, ông Thomas J. Vallely với sự giúp đỡ của nhiều bạn bè đồng nghiệp Việt Nam, đã tham gia thành lập chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Hiệu quả của chương trình giáo dục trên đóng góp vào nguồn nhân sự trí thức trẻ, nhân lực quản trị kinh tế theo xu hướng tiến bộ của Việt Nam có thể dễ dàng nhận thấy. 20 năm sau, ông được mời tham gia trong một nỗ lực chung của Việt Nam và Mỹ ở dự án xây dựng Đại học có tên Fulbright Việt Nam.
http://images.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/78/554078.jpg

Ông Thomas cho biết, dự án thú vị trên được truyền cảm hứng từ chính tư tưởng cải cách giáo dục, canh tân văn hóa của cụ Phan Châu Trinh đầu thế kỷ XX. Qua việc phân tích, cắt nghĩa về tính thời sự của tư tưởng Phan Châu Trinh trong việc chọn cải cách giáo dục làm trọng tâm canh tân, quyết định quỹ đạo phát triển đất nước, ông Thomas J. Vallely chỉ ra rằng, rào cản lớn nhất của giáo dục Việt Nam trong tiến trình hội nhập đó là tự tách mình ra khỏi mối tương quan với giáo dục hiện đại của thế giới phát triển bên ngoài. Ông gọi đó là một “cạm bẫy tinh thần”, một sự tự cô lập trong cái gọi là “ngoại lệ Việt Nam”.

“Sau một thời gian dài theo dõi các cuộc tranh luận về cải cách giáo dục ở Việt Nam, tôi thấy tính ngoại lệ này thể hiện ở ít nhất hai lĩnh vực. Đầu tiên là về cách thức đo lường và đánh giá tiến bộ. Không thể cứ tiếp tục nói rằng Việt Nam ngày nay khá hơn Việt Nam 20 một khi nó vẫn tụt hậu một cách tệ hại so với các nước trong khu vực. Gíao sư Hoàng Tụy là tiếng nói mạnh mẽ nhất phản đối sự nguy hiểm của tính tự mãn trong hệ thống giáo dục Việt Nam.

Lĩnh vực thứ hai mà chúng ta phải cảnh giác với ngoại lệ là quản trị đại học. Bất kỳ một nền giáo dục đại học có chất lượng nào cũng đều có một số đặc điểm có tính phổ quát, vượt ra khỏi bối cảnh địa phương. Những trường đại học xuất sắc nhất trên thế giới có chung một thuộc tính cơ bản, trong đó bao gồm tự do học thuật, trọng dụng nhân tài và minh bạch. Nỗ lực cải thiện giáo dục đại học mà bỏ qua những phẩm chất vô hình này thường không bao giờ đem lại kết quả mong muốn. Các trường đại học nên bắt rễ sâu từ nền văn hóa bản địa, nhưng sẽ là một sai lầm nghiêm trọng nếu dùng văn hóa như một cái cớ để hạn chế những nguyên tắc cốt lõi của đại học, như tự do học thuật chẳng hạn”, ông Thomas J. Valley diễn giải.

2.

Luận văn Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa của Đỗ Thị Thoan (bút danh khác: Nhã Thuyên) ở ĐH Sư Phạm Hà Nội đang gây ra sự chú ý trong giới phê bình và sư phạm đại học. Cần lưu ý, đây là một luận văn thạc sĩ đã được hội đồng khoa học của trường Đại học Sư phạm ghi nhận với mức điểm tuyệt đối: 10/10 nhưng bỗng chốc chịu búa rìu nặng nề của những nhà phê bình “cung đình” tên tuổi trên một số tờ báo văn nghệ quốc doanh.

Với nhiều bài viết quy chụp tư tưởng, các nhà phê bình này đã gây áp lực với trường Đại học để đánh rớt hợp đồng lao động đối với tác giả luận văn, bêu riếu tên tuổi và tư cách của người hướng dẫn luận án, đặt dấu hỏi về lập trường quan điểm của hội đồng khoa học ở trường đại học và yêu cầu lập hội đồng xét lại giá trị của công trình (vào ngày 27.7.2013 vừa qua). Thô bạo và phản văn minh nhất, là mới đây chính trường ĐH Sư Phạm Hà Nội tổ chức một cuộc xét lại luận văn của cô Thoan, đi đến quyết định thu hồi, tước bằng thạc sĩ đối với cô Thoan đồng thời buộc người hướng dẫn luận văn về hưu non. Báo chí chính thống tuyệt nhiên không được bàn đến vụ việc này.

Chưa bàn đến chuyện mâu thuẫn thế hệ, xung đột trong phương pháp phê bình, sự cố tình đồng nhất giữa quan điểm của đối tượng nghiên cứu với cá nhân tác giả nghiên cứu, áp đặt ý thức hệ trong đánh giá... mà chỉ quan sát ở góc độ “thực hành phê bình”, đã cho thấy có một thứ quyền lực độc tôn đầy phi lý đang tồn tại, chi phối đời sống học thuật.

Lịch sử nghiên cứu đại học nhân loại đã chứng minh rằng, những mô hình giáo dục đại học đúng nghĩa phải được đảm bảo bằng những giá trị mang tính điều kiện: đại học phải là môi trường tự trị, tự do về tri thức qua việc tạo ra các thiết chế hóa mà những quyền lực thô thiển bên ngoài, kể cả ý hệ chính trị không có quyền gì can thiệp.

Triết gia Karl Jaspers lý giải: “Những thiết chế là những cơ chế có mục đích được tạo ra để làm cho sự giao dịch an toàn hơn và chắc chắn hơn. Chúng thiết lập những dạng thức mà, cho đến khi được cố ý biến đổi, vẫn giữ được tính giá trị hiệu lực không bị chất vấn. Tuân thủ theo những dạng thức và luật lệ này là một trong những điều kiện của công việc trí tuệ. Nó cung ứng nền tảng và trật tự”. Và ông cũng cho rằng: “Bên trong đời sống của đại học, thầy và trò được thúc đẩy bằng một động cơ duy nhất, lòng hiếu tri nguyên thủy của con người” (Karl Jaspers, Ý niệm đại học, Hà Vũ Trọng, Mai Sơn dịch, Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính, NXB Hồng Đức, 2013)

Không phải ngẫu nhiên, bài phát biểu của giáo sư Ngô Bảo Châu tại lễ chào mừng và vinh danh được tổ chức tại Trung tâm hội thảo quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội tối 29.8.2010 nhân dịp ông nhận được giải thưởng Fields đã nhấn mạnh: “Từ trải nghiệm ở Pháp và Mỹ, tôi đã hiểu ra rằng, môi trường khoa học lành mạnh là điều kiện tiên quyết cho sự trưởng thành của các nhà khoa học trẻ. Môi trường khoa học lành mạnh chính là nơi học thuật và đạo đức trong học thuật luôn được xếp vị trí đầu tiên cùng với sự bình đẳng giữa các nhà khoa học không phân biệt già trẻ, cũng như sự tự do tuyệt đối trong nghiên cứu khoa học”. Khi trích đăng lại trong cuốn kỷ yếu Kinh nghiệm Thế giới & Việt Nam nhân kỷ niệm 200 năm ĐH Humboldt (1810-2010), ban biên soạn đã đặt tựa bài phát biểu này dưới dạng một khẩu hiệu khẩn thiết hướng đến “kinh nghiệm đại học” Việt Nam: “Môi trường đại học cần tự do tuyệt đối”.

Việc vươn cánh tay thép nhân danh văn hóa, tư tưởng đầy thô bạo vào môi trường nghiên cứu của đại học, lùng sục bản luận văn được lưu trong thư viện trường để mang ra mổ xẻ và dùng uy quyền của truyền thông để “đấu tố” trong trường hợp xảy ra tại ĐH Sư phạm Hà Nội cho thấy sự thiếu tôn trọng đối với môi trường tri thức đại học. Nó cũng phơi bày một thực tế đáng sợ: quyền lực ý hệ cũ kỹ đang ôn tồn can thiệp, bóp méo hoạt động nghiên cứu ở đại học.

Đây có lẽ là một trong những lý do lý giải cho sự mất sinh khí dân chủ, ý thức nghiêm túc trong sinh hoạt khoa học ở các đại học, đặc biệt là khu vực đại học công lập. Hệ quả của nó là nạn thỏa hiệp và rập khuôn, sao chép luận văn, luận án, giáo trình, mua bán điểm chác, bằng cấp, tạo ra những học hàm học vị ảo... đang diễn ra phổ biến, giết chết nhận thức sáng tạo và tinh thần theo đuổi tri thức chân chính cần có ở người học và nghiên cứu.

Trong cuốn Luận văn (Phạm Nữ Vân Anh dịch, NXB Lao động, 2010), một cẩm nang dành cho Sinh viên khoa học xã hội, Umberto Eco - nhà tư tưởng, nhà văn, nhà phê bình văn học và đồng thời là giáo sư danh dự của đại học Oxford, Kellogg – đã dành nhiều trang chứng minh rằng: không có sự phân biệt nào giữa tính khoa học và tính chính trị trong một luận văn. Bởi điều mà một luận văn hướng đến là trình bày một quá- trình- tri- thức. Ông viết: “Một mặt, có thể nói rằng, mỗi một công việc nghiên cứu khoa học luôn có giá trị chính trị tích cực, bởi vì nó đóng góp vào sự phát triển tri thức của người khác (có giá trị chính trị tiêu cực khi nó cản trở quá trình nhận thức), nhưng mặt khác nói, một cách chắc chắn mỗi công việc chính trị muốn thành công thì phải có nền tảng của sự nghiêm túc trong khoa học”

3.

Từ câu chuyện xảy ra với luận văn cô Đỗ Thị Thoan, những ai cần phải lên tiếng?

Những tiếng nói phản biện từ báo chí, các nhà phê bình ngoài lề với tư cách “liên lụy” với đời sống văn chương là cần thiết. Nhưng thiển nghĩ, cần thiết hơn, là những phản ứng quyết liệt, mạnh mẽ từ giới nghiên cứu ở các trường đại học trong nước. Đó là trách nhiệm và sứ mạng của họ. Thật không thể lý giải nổi vì sao đến nay, sau cái quyết định đáng hỗ thẹn trong đời sống học thuật đại học đó, là một quãng lặng im không âm không vọng.

Những nhà sư phạm cao quý không thấy có chút liên hệ nào với đời sống nghiên cứu của bản thân, với môi trường học thuật mà mình đang tham gia?

Họ không nhận ra việc tự biến mình thành kẻ vô can sẽ dẫn dắt tình hình đến chỗ một ngày nào đó câu chuyện của cuốn luận văn của cô Đỗ Thị Thoan cũng sẽ là mẫu số chung của bất kỳ một cuốn luận văn nào, thực tế đang diễn ra ở Đại học Sư Phạm Hà Nội cũng sẽ là thực tế của bất kỳ một trường đại học nào trên đất nước này?!

Cũng đã có những nhà giáo nhận được các giải thưởng giáo dục lớn trong và ngoài nước, họ liên tục lên báo chí, xuất hiện các diễn đàn nói rất kêu về tự do và khai phóng đại học. Họ đang ở đâu, làm gì?

Phản ứng trước cách xử lý đối với một luận văn và tác giả luận văn, không có nghĩa là bảo vệ cho sự đúng, sai của luận văn đó hay cho tác giả, mà trong trường hợp này, là tìm lại giá trị cốt lõi để đại học đúng nghĩa sinh tồn; tìm cách chữa trị cho một đời sống nghiên cứu lành mạnh trong một hệ thống giáo dục đang nan y mãn tính; giúp cho nó thoát khỏi tình trạng ốc đảo man rợ của “ngoại lệ Việt Nam”.

Nguyễn Vĩnh Nguyên
  (Blog Nguyễn Vĩnh Nguyên  )

Nguyễn Quang Duy - Giáo dục VN: cố sửa hay trở về gốc?


Trước tình trạng khủng hoảng giáo dục, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản VN, ông Nguyễn Phú Trọng từng hỏi “Chúng ta đã ba lần cải cách giáo dục, vì sao lần này không đặt vấn đề cải cách mà là đổi mới căn bản, toàn diện?”

Rồi ông Trọng đặt câu hỏi tại Bộ Giáo dục và Đào tạo từ hồi tháng 8/2012: “Việt Nam đã có triết lý về giáo dục chưa, hay là người học ở Anh về bảo phải như thế này, người học ở Mỹ bảo thế kia.".

Cho đến nay, công tác “cải cách” vẫn không có gì tiến triển và câu trả lời ngắn gọn là trước đây tại miền Nam nền giáo dục đã dựa trên ba triết lý căn bản: dân tộc, khai phóng và nhân bản.

Cũng cần biết trong năm học tới 2014-15 nước Mỹ sẽ bước vào một cuộc cải cách giáo dục quan trọng nhất từ trước đến nay. Họ sẽ áp dụng phương cách giảng dạy và học tập mới, trở lại căn bản lấy nhân bản và khai phóng làm triết lý giáo dục.

Triết lý giáo dục Miền Nam

Năm 1958, một Đại hội Giáo dục quy tụ phụ huynh, thân hào nhân sĩ, học giả, đại diện quân đội, chính quyền, các tổ chức quần chúng và cơ quan văn hóa giáo dục đã được tổ chức tại Sài Gòn nhằm đề ra một triết lý giáo dục cho miền Nam.

Đại hội đồng thuận chọn ba nguyên tắc dân tộc, khai phóng và nhân bản làm căn bản.

Đến thời Đệ Nhị Cộng Hòa, năm 1964, một Đại Hội khác lại được tổ chức tại Sài Gòn nhằm xem xét lại triết lý nói trên. Kết quả Đại Hội tiếp tục nhìn nhận ba nguyên tắc.

Sau đó ba nguyên tắc đã được Quốc Hội Lập Hiến đưa vào Điều 11.1 Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa 1967: “Văn hóa giáo dục phải được đặt vào hàng quốc sách trên căn bản dân tộc, khoa học và nhân bản.”

Theo nguyên tắc, nền giáo dục dân tộc chủ trương tôn trọng, bảo tồn và phát huy những bản sắn và giá trị tốt đẹp của dân tộc.




Miền Nam coi trọng giáo dục nhân bản chủ trương lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người làm căn bản, không xem con người như một phương tiện hay công cụ "
Dân tộc tính trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị mất đi hay tan biến trong những nền văn hóa khác.

Nền giáo dục khai phóng chủ trương lấy tinh thần dân tộc làm gốc nhưng mở rộng tiếp nhận văn hóa văn minh nhân lọai. Sẵn sàng tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần hiện đại hóa quốc gia, làm cho xã hội tiến bộ để tiếp cận với văn minh thế giới.

Còn giáo dục nhân bản chủ trương lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người làm căn bản, không xem con người như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng hay tổ chức nào.

Triết lý nhân bản chấp nhận sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng khác biệt đó để đánh giá con người, cũng không chấp nhận kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc, chính kiến. Mọi người đều có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội bình đẳng về giáo dục.

Mục tiêu giáo dục Miền Nam

Từ triết lý căn bản chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã đề ra ba mục tiêu cho giáo dục như sau:

Giáo dục hướng đến việc phát triển toàn diện mỗi cá nhân theo bản tính và quy luật phát triển tự nhiên cả về thể chất lẫn tâm lý của mỗi người. Nhân cách và khả năng riêng của học sinh phải được lưu ý đúng mức, cung cấp cho học sinh đầy đủ thông tin và dữ kiện để học sinh tự phán đoán và lựa chọn. Không che giấu thông tin hay chỉ cung cấp những thông tin chọn lọc thiếu trung thực theo một chủ trương, một định hướng định sẵn.




Giáo dục giúp học sinh  hiểu biết lịch sử nước nhà, yêu thương xứ sở mình, biết tinh thần tranh đấu chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc
Giáo dục giúp học sinh hiểu biết hoàn cảnh xã hội, môi trường sống và phương cách sống của người dân; hiểu biết lịch sử nước nhà, yêu thương xứ sở mình, biết tinh thần tranh đấu chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc; biết nét đẹp của quê hương xứ sở, những phẩm hạnh truyền thống của dân tộc; những phong tục tập quán có giá trị của quốc gia; tạo cho học sinh có tinh thần tự tin, tự lực, và tự lập.

Giáo dục giúp học sinh tổ chức những nhóm làm việc độc lập qua đó phát triển tinh thần cộng đồng và ý thức tập thể; phát triển óc phán đoán với tinh thần trách nhiệm và kỷ luật; tính tò mò và tinh thần khoa học; qua đó học sinh phát triển khả năng tiếp nhận những giá trị văn hóa văn minh của nhân loại.

Giáo dục giúp học sinh biết nét đẹp của quê hương xứ sở, những phẩm hạnh truyền thống của dân tộc

Nền giáo dục miền Nam không phải là một nền giáo dục thực dụng hướng nghiệp. Mà dựa trên tinh thần khai phóng và nhân bản để đào tạo những con người biết suy nghĩ độc lập và có khả năng cần thiết để có thể tham gia vào sinh họat xã hội với tư cách là một con người tự do và tự lập.

Nó giúp cho học sinh biết rõ bản sắc dân tộc nhưng giải phóng họ thóat khỏi những trói buộc của tinh thần nô lệ do những định kiến, những suy nghĩ hay những phương cách giải quyết vấn đề có sẵn không còn phù hợp với hòan cảnh và thời đại.

Nói chung giáo dục miền Nam giúp học sinh năng lực cơ bản và tổng quát để khi cần có khả năng tham gia vào các sinh họat xã hội trong mọi tình huống và mọi ngành nghề.

Cải cách giáo dục ở Hoa Kỳ

Tác giả Hà Giang trong bài viết tháng 3/2014 trên báo Người Việt ở California viết:

“Tiêu chuẩn giảng dạy mới cho từng lớp được đặt ra với mục đích tối hậu là đào tạo được một lớp trẻ có khả năng suy luận sắc bén, nắm vững được các khái niệm tổng quát, biết cách diễn đạt và giải thích quyết định hay lựa chọn của mình, vì đây là vốn liếng cần có để chuẩn bị cho đại học, hay trở thành một nhân viên giàu khả năng.”

Trả lời phỏng vấn báo Người Việt, bà Sandra Gephart, hiệu trưởng trường trung học Arleta High School, giải thích: “Sự thay đổi này đòi hỏi chúng tôi từ giờ sẽ không còn dạy học sinh những điều phải học thuộc lòng, học sinh sẽ không được chỉ hiểu qua loa một vấn đề, một bài học, mà phải hiểu một cách thấu đáo, và áp dụng những khái niệm mình đang học vào đời sống thực tiễn.”

Ông David Nguyễn, giáo viên Toán thuộc ABC Unified School District được trích lời nói: “Chúng tôi phải dạy các học sinh cách biết nhận định, phân tích, tạo ra giả thuyết, và tự mình kiểm chứng những giả thuyết đó. Các em sẽ được đào tạo để suy nghĩ như một nhà toán học thay vì chỉ biết làm toán, để phát triển nhận thức nhạy bén nhằm phân tích những vấn đề mà sẽ phải đối diện trong thế kỷ 21.”

Thời đại đã thay đổi, nước Mỹ đang mất dần khả năng thu hút nhân tài từ khắp nơi trên thế giới.

Trọng tinh thần thực dụng và muốn tiếp tục giữ địa vị cường quốc số một trên thế giới người Mỹ đã quay lại với căn bản giáo dục khai phóng và nhân bản.

Trở về căn bản

Việt Nam Cộng Hòa là một quốc gia vừa thu hồi độc lập, nghèo, lại chiến tranh, nên nền giáo dục tại miền Nam khó có thể so sánh được với nền giáo dục tại Mỹ và các quốc gia Tây Phương.

Nhưng chính nhờ được đào tạo căn bản nên sau 30/4 năm 1975 ngay thế hệ đầu tiên nhiều người Việt đã nhanh chóng xây dựng được sự nghiệp vững chắc trên đất Mỹ hay tại các quốc gia họ định cư.

Cũng nhờ được giáo dục lấy dân tộc làm gốc, đa số người Việt cũng luôn hướng về đất nước vận động cho nhân quyền tự do và dân chủ. Họ cũng ước mong một ngày không xa sẽ mang những kiến thức tân tiến và thực tiễn về phụng sự dân tộc.

Từ kết quả của nền giáo dục miền Nam và trong tình trạng khủng hoảng xã hội hiện nay, Việt Nam cần quay lại với triết lý giáo dục lấy dân tộc, khai phóng và nhân bản làm căn bản, để từng bước thoát khỏi khủng hoảng, đưa đất nước đi lên hòa nhập cùng văn minh nhân loại.

Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
2/4/2014

Tài Liệu Tham Khảo
Hà Giang, 3-2014, Nước Mỹ đổi hẳn phương pháp giáo dục phổ thông - Common Core Standards, Báo Người Việt.
Nguyễn Quang Duy, 8-2012, 2 Tháng 9: Chạy ngược đường Độc Lập.
Giáo dục Việt Nam Cộng hòa – Wikipedia 

Gia đình ông Lê Đức Tống (Nha trang, Khánh hòa): Đập chết hết đám phóng viên mất dạy của báo Tuổi Trẻ!

Ngày 17/2/2014, khu vực Lê Đại Hành, Tp Nha trang có một vụ ầm ĩ đông người khi ông Lê Đức Tống kéo cả gia đình mang gậy gộc đến trụ sở báo Tuổi trẻ - Văn phòng Nha trang, còn gọi là VP Nam Trung bộ-Tây nguyên của báo Tuổi trẻ (Số 64, Lê Đại Hành, Tp.Nha trang) đòi “đập chết hết đám phóng viên mất dạy của báo Tuổi Trẻ” tại đây. Dò hỏi gia đình, được biết nguyên nhân từ bài viết “Dịch cúm gia cầm lan ra 9 tỉnh” trên trang 5, báo Tuổi Trẻ số ra ngày 16/2/2014, trong đó phần tin về tỉnh Khánh Hòa: “Một thanh niên tử vong nghi cúm A”, báo Tuổi Trẻ trắng trợn bịa đặt : “Theo lời khai của gia đình với bác sĩ và nhân viên y tế tham gia cấp cứu, bệnh nhân có tiền sử dương tính với HIV”, trong khi nạn nhân là em Lê Đức Trực (con ruột ông Lê Đức Tống) qua đời vì sự tắc trách của tập thể bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa, chứ hoàn toàn không có liên quan gì đến “HIV” như báo Tuổi Trẻ đã bịa đặt. Phóng viên báo Tuổi Trẻ Võ Văn Tạo (bút danh “VT”), người trực tiếp viết bài viết trên lập tức co giò bỏ chạy, Trưởng văn phòng Nguyễn Ngọc Hiểu (bút danh Huỳnh Hiếu) kéo đám phóng viên hèn hạ vào trong trụ sở cố thủ và “cầu cứu” đến lực lượng công an đến mới giải quyết được tình hình (báo Tuổi trẻ ngày nào cũng có bài chửi Công an, nhưng khi bị người dân vây đánh vì tội bịa đặt hèn hạ thì lại cầu cứu Công an?!).

Trụ sở văn phòng Nha trang, báo Tuổi trẻ, nơi xảy ra xô xát giữa gia đình ông Lê Đức Tống và nhóm phóng viên báo Tuổi trẻ
 Qua tìm hiểu được biết, em Lê Đức Trực (19 tuổi), con ông Lê Đức Tống nhập viện sáng sớm ngày 15/2/2014, trước sự tắc trách, chẩn đoán cẩu thả khiến em Trực qua đời một cách oan ức chỉ sau 2 tiếng nhập viện. Ngay sau khi báo Tuổi trẻ đăng tin, gia đình ông Lê Đức Tống đang vật vã trong cơn đau đớn vì mất người thân lại thêm  tiếng xì xào của bà con hàng xóm về thông tin nạn nhân Lê Đức Trực qua đời vì ăn chơi trụy lạc, dẫn đến bị nhiễm HIV, “thằng đấy ăn chơi lắm, chết cũng đáng, báo Tuổi trẻ đưa, làm sao mà sai được!” một bà hàng xóm rỉ tai người bên cạnh trong đám tang.

Số tiền quyên góp từ thiện khổng lồ của bạn đọc, doanh nghiệp, đổ vào các văn phòng báo Tuổi trẻ từ bắc chí nam có được sử dụng đúng mục đích? chi phí “tổ chức” sự kiện đã ngốn hết ¾ tổng ngân sách như thế này đây?
Trong lúc tang gia đau buồn, gia đình lại càng uất ức đến mức không thể chịu đựng nổi trước dị nghị của hàng xóm láng giềng, ông Tống đã yêu cầu em là Lê Đức Vinh (chú ruột nạn nhân) viết ngay một nội dung khiếu nại gửi đến báo Tuổi Trẻ yêu cầu đính chính và cử đại diện đến xin lỗi gia đình. Như mọi lần, trước sự “đòi hỏi” của giới “dân ngu cu đen”, báo Tuổi Trẻ phớt lờ như không có chuyện gì. Quá ức chế, nên mới có chuyện ngày 17/2/2014, gia đình ôngTống đến thẳng văn phòng Nha Trang hỏi tội đám phóng viên báo Tuổi Trẻ mất dạy (lời của ông Lê Đức Tống) như chúng tôi đã trình bày ở trên.

Bị áp lực từ phía gia đình nạn nhân, sau đó ngày 18/2/2014 trên trang 5 của tờ Tuổi trẻ xuất hiện cái gọi là thông tin “cải chính” với vài dòng ngắn ngủi, kết luận “…nội dung bài viết trên là không có cơ sở” kèm theo lời xin lỗi bàng quan, cũng không thèm cử phóng viên đến nhà xin lỗi, đền bù cho gia đình. Không được đáp ứng các yêu cầu chính đáng, mất danh dự với bà con làng xóm, ngày 6/3/2014, ông Lê Đức Tống đã viết đơn tố cáo báo Tuổi Trẻ đến cơ quan chủ quản là Thành đoàn TP.HCM, đồng gửi cho báo Tuổi Trẻ.

Trước sự “hỗn hào” của đám “không biết điều” dám “chửi báo Tuổi trẻ” và cũng để trả thù cho đám đàn em ở văn phòng Nha Trang bị “hành hung”, TBT Phạm Đức Hải đã cố đấm ăn xôi chỉ đạo đưa tiếp một bài liên quan, giật tít “Vụ “Khánh Hòa: một thanh niên tử vong do nghi cúm A”: Bệnh phẩm của bệnh nhân âm tính với cúm A”, đăng trên trang 14 báo Tuổi trẻ số ra ngày 11/3/2014, với ngụ ý tái khẳng định nạn nhân qua đời vì bị nhiễm “HIV”, tiếp tục tung tin thất thiệt, xát muối vào nỗi đau của gia đình ông Lê Đức Tống khi nạn nhân Lê Đức Trực đã mồ yên mả đẹp.

TBT Phạm Đức Hải (Hải “nham”) vẫn cơm no bò cưỡi, đàn ca sáo nhị trước nỗi đau tột cùng của gia đình ông Lê Đức Tống – vừa mất con vừa bị báo Tuổi trẻ liên tục vu khống, xúc phạm danh dự
Quyết không đầu hàng, ông Tống tiếp tục làm đơn tố cáo gửi đến Bộ Thông tin Truyền thông, cơ quan chủ quản về mặt báo chí đối với báo Tuổi trẻ, yêu cầu xử phạt hành chính báo Tuổi Trẻ và xử lý phóng viên Võ Văn Tạo là người đã trực tiếp thực hiện bài viết vu khống trên.

Đến lúc này, TBT Phạm Đức Hải mới bắt đầu run, sợ cơ quan điều tra vào cuộc, mọi việc đổ bể, mất hết “uy tín”, bèn chỉ đạo Nguyễn Ngọc Hiểu cử phóng viên đến dàn xếp, phúng điếu, bồi thường cho gia đình ông Tống, đồng thời Hải cũng chỉ đạo rõ: “Yêu cầu làm biên bản thỏa thuận để gia đình ông Tống xác nhận là sẽ không khởi kiện, khiếu nại báo Tuổi trẻ”. Người “đồng hương” Khánh Hòa với gia đình ông Tống, phóng viên Nguyễn Quốc Khương (Duy Thanh) đã được chỉ định làm “thuyết khách”, “đại diện” cho báo Tuổi trẻ đến vuốt ve gia đình ông Tống và “hứa” sẽ thực hiện phóng sự vạch trần việc tắc trách của tập thể Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa khiến em Lê Đức Trực qua đời. Tuy nhiên, ông Lê Đức Tống đã đuổi thẳng cổ, thề không tiếp phóng viên Tuổi trẻ sau khi gửi lá đơn tố cáo, Duy Thanh chỉ tiếp cận được với ông Lê Đức Vinh (em ông Lê Đức Tống) và ông này dễ dàng bị phóng viên báo Tuổi trẻ dùng kỹ năng “mồm mép” thu phục!

Sự thật đã sáng tỏ, cầu mong cho linh hồn em Lê Đức Trọng sớm siêu thoát, cầu mong gia đình ông Tống sớm vượt qua nỗi đau này. Bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp để chia buồn, hỗ trợ tinh thần và tìm hiểu thêm diễn biến sự việc với gia đình ông Lê Đức Tống (Số 30 Đinh Liệt, P.Phước Long, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, điện thoại: 0905617470) và hãy lên án báo Tuổi trẻ đã nhẫn tâm xúc phạm đến nhân phẩm người đã khuất, trực tiếp là tên phóng viên báo Tuổi trẻ mất hết nhân tính Võ Văn Tạo (Điện thoại số 01273990293).

Đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc, điều tra những hành vi xuống cấp đạo đức của báo Tuổi Trẻ, đừng “vị thần nể cây đa, đánh chó kiêng chủ nhà” mà để tờ báo đầy tai tiếng này mãi dương dương tự đắc, xem thường độc giả, dùng tiền THUẾ của Nhân Dân vào những mục đích thấp hèn và phục vụ mưu đồ chính trị cho đám Chính trị gia nham hiểm, bẩn thỉu.
Người Trong Cuộc
Theo blog nhungthangnhamhiem

Việt Nam: Một hội bảo vệ dân oan tuyên bố ra mắt

Bà Lê Hiền Đức
Bà Lê Hiền Đức -Ảnh : Wikipedia

Trọng Thành  -RFI

Hôm qua, 30/12/2013, tại Việt Nam, một nhóm bảo vệ người dân khiếu kiện đã truyền đi bản Tuyên bố thành lập ban vận động Hiệp hội Dân oan Việt Nam. Bản Tuyên bố được gửi đến Chủ tịch Quốc hội và Bộ trưởng Nội vụ. Ban vận động thành lập Hiệp hội Dân oan Việt Nam đề cử bà Lê Hiền Đức, 83 tuổi, người được Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) trao giải thưởng Liêm chính năm 2007, làm Chủ tịch danh dự của hiệp hội.
Việc người dân khiếu kiện về đất đai và nhiều lĩnh vực khác không được chính quyền hồi đáp là một hiện tượng xã hội nhức nhối tại Việt Nam trong rất nhiều năm qua. Cho đến nay, tại Việt Nam, dường như chưa có tổ chức nào thuộc xã hội dân sự đứng ra hỗ trợ và bảo vệ những người dân oan, trong bối cảnh chính quyền liên tục trì hoãn việc thông qua bộ luật về lập hội [giữa tháng 12, tại tỉnh Hà Nam cũng xuất hiện một sáng kiến vận động thành lập Hội Dân oan Hà Nam]. Trả lời câu hỏi của RFI Việt ngữ về sự kiện này, bà Lê Hiền Đức cho biết :

RFI : Thưa bà, chúng tôi có nhận được thông tin về Thông báo vận động thành lập Hiệp hội Dân oan Việt Nam, mà bà được đề cử làm Chủ tịch danh dự. Xin bà cho biết suy nghĩ của bà về sự kiện này.

Bà Lê Hiền Đức (Hà Nội)
31/12/2013

Bà Lê Hiền Đức : Hầu hết thời gian của tôi dành cho dân oan. Thành thực nói với quí vị nghe đài như vậy. Tôi nói điều này để nhấn mạnh rằng tôi không có đủ thời gian để suy nghĩ về việc thành lập, hay sáng kiến này khác. Thực chất, chính bản thân Lê Hiền Đức cũng rất bất ngờ khi nhận được điện thoại của một công dân tên là Nguyễn Xuân Ngữ, 70 tuổi, ở quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. (…) Sau đó ít giờ thì tôi nhận được mọi thông tin, kể cả thông báo gửi Quốc hội, chính quyền Việt Nam về việc vận động thành lập hiệp hội, khiến tôi cũng hơi bất ngờ.
Sau khi đọc thư đó, tôi rất phấn khởi. Vì nói đến chuyện dân oan mà lại đề cử mình làm Chủ tịch danh dự, thì tôi thấy phấn khởi rằng có người đã chia sẻ công việc của mình. Trước đây tôi cảm thấy công việc của tôi giúp dân nó đơn độc lắm. Sau khi tôi nghiên cứu kỹ, thì tôi thấy rất đồng ý, rất đồng ý. Chứ còn nghĩ ra (việc thành lập hiệp hội này), thì tôi không nghĩ được, vì thời gian của tôi ít lắm, thậm chí thời gian của tôi dành cho gia đình, cho bản thân, cho con, cho cháu, cho chắt, thì cũng rất hiếm hoi.
Được bạn bè, nhân dân cử tôi làm như thế, thì tôi nghiên cứu kỹ, tôi rất phấn khởi và tôi hoàn toàn nhất trí.
RFI : Xin bà cho biết « Dân oan » là những ai ?
Bà Lê Hiền Đức : Dân oan là những người « dân lành » Việt Nam thân yêu của tôi bị các cấp chính quyền, từ cơ sở cho đến quận, huyện, tỉnh, thành phố và lên đến trung ương. Những người dân lành thân yêu của tôi, của chúng ta, bị chính quyền câu kết với nhau, nó đè nén, nó cưỡng bức, nó cướp đất, cướp nhà của người ta. Những người đó đi đấu tranh, tức là gửi đơn tố cáo, khiếu nại đến các cấp chính quyền, thì bị cấp dưới đẩy lên cấp trên. Khi lên đến quận huyện, thì nó đẩy lên cấp tỉnh, thành phố. Tỉnh lại đẩy lên trung ương. Và khi người dân đến trung ương, cụ thể là người dân 63 tỉnh thành phố bị oan ức đến trụ sở tiếp dân của Thanh tra chính phủ, thì trung ương lại « đá » xuống cấp dưới.
Tôi gọi là « dưới đẩy lên, trên đá xuống ». Chúng nó biến những người dân đi tố cáo thành những người « dân oan ». Có những người đi đấu tranh, gửi đơn khiếu nại, từ lúc tóc còn đen, mà nay đầu bạc trắng, bạc trắng hơn tôi (…)
RFI : Thưa bà, hiện nay tại Việt Nam đã có tổ chức nào bảo vệ những người dân oan chưa ?
Bà Lê Hiền Đức : Ở Việt Nam hiện nay, chỉ có các cơ quan chính quyền các cấp thôi… Chưa có một tổ chức nào đứng ra bảo vệ dân oan. Chính vì thế, tôi nói rằng công việc của tôi đi đấu tranh, kề vai sát cánh để bảo vệ quyền lợi của người dân oan, thì vô cùng đơn độc. Nay, thấy tổ chức gọi là Hiệp hội Dân oan này, tôi vui quá. Tôi nghĩ rằng, tôi không bị đơn độc nữa, sẽ có những người kề vai sát cánh với tôi. Chứ còn làm chủ tịch, chức này chức khác, thì thực sự tôi không bao giờ nghĩ đến, vì tôi đã 84 tuổi rồi, không quan trọng về chức tước. Nhưng tôi phấn khởi, tôi vui mừng là vì nếu có tổ chức này, thì sẽ có nhiều người như tôi, kề vai sát cánh với tôi.
Xin thưa rằng, ngày hôm nay, tôi ở trụ sở tiếp dân của Thanh tra chính phủ với dân oan các tỉnh, ví dụ Bình Phước, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang, Bình Dương, Bắc Giang, Đông Anh – Hà Nội…, nghĩa là trên khoảng 10 tỉnh. Khi nói chuyện với những người dân oan ở đấy, khi tôi mới nói là sắp có một hiệp hội bảo vệ dân oan, thì bao nhiêu người muốn liên lạc để gia nhập hiệp hội.
RFI : Khi tham gia vào Thông báo thành lập Hiệp hội bảo vệ Dân oan này gửi đến Quốc hội và chính phủ, bà có hy vọng gì không ?
Bà Lê Hiền Đức : Trước hết, tôi có hy vọng. Từ xưa đến giờ tôi cảm thấy trong việc kề vai sát cánh đấu tranh bảo vệ những người dân oan, tôi cảm thấy vô cùng đơn độc. Sau khi biết được thông tin này, về cá nhân, tôi rất phấn khởi. Cộng vào đó, tất cả những người dân oan nào mà tôi gặp gỡ hôm qua và hôm nay, thì đều hoàn toàn hoan nghênh và muốn được tham gia hiệp hội này.
Còn khi đã gửi đến Quốc hội và chính quyền “Thông báo” đó, thì đó là việc làm cũng trên tinh thần gọi là mong đợi thôi. Mong đợi thôi ! Chứ tôi cũng chưa thấy có tia sáng nào để giúp cho tôi có được một niềm tin. Mong đợi là khác, mà niềm tin là khác !
Sau khi có Thông báo này, tôi hy vọng, tôi mong đợi những người dân oan sẽ được quan tâm hơn một chút. Chứ còn gọi là đặt niềm tin, thì tôi chưa thấy có gì để tôi tin tưởng được cả. Chỉ gọi là hy vọng !
RFI : Xin chân thành cảm ơn bà Lê Hiền Đức đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn.
Bà Lê Hiền Đức : Xin cảm ơn và xin gửi lời chúc mừng Năm mới mọi sự tốt lành đến các quý vị thính giả.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét