Xã hội thiếu công bằng hay kinh tế thiếu trí tuệ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa – Nguoiviet
Thiếu trí tuệ là khi người ta lao vào giải quyết chuyện bất công và lại gây vấn đề kinh tế
Trong nhiều gia đình, ta đều có thể gặp bài toán kinh tế sau đây. Ðứa con hậm hực vì đi học bằng cái xe thổ tả, nhỏ xíu, trị giá có vài ngàn, trong khi cha mẹ diện xe láng lẩy, đáng giá mấy vạn. Khi tốt nghiệp và đã có việc làm hoặc lập gia đình, đứa con vẫn chỉ có “một căn nhà nhỏ đi về có nhau,” trong khi cha mẹ lại thấy ngôi nhà thênh thang của mình bỗng dưng trống trải. Mươi năm sau, đứa con ở tuổi trung niên có thể là người trung lưu và cha mẹ thì thu vén dần vì lợi tức sút giảm. Và còn lo cho ngày về hưu vẫn có đủ lợi tức khả quan để sống đời tạm gọi là phong lưu…
Trong khúc phim quay chậm đến mấy chục năm, đứa con ở tuổi thiếu niên có thể nói đến nạn bất công, vì khác biệt lợi tức quá lớn so với người già đáng ghét. Còn bậc cha mẹ tới lúc về già thì nhìn lại chặng đường đã qua mà nói đến một sự bạc bẽo khác. Cả một đời ky cóp cho con cái, đến lúc an hưởng tuổi già thì lo đủ chuyện cho cái tuổi bất an, trong đó có chuyện bạc tiền. Không lẽ bắt con trang trải những khoản đầu tư mà mình đã hy sinh trước đó, để người con có được cuộc sống phong lưu như chính mình khi còn trẻ?
Suy rộng từ chuyện gia đình ra tới xã hội và nhìn sâu về quá khứ, ta đều thấy một sự thật khách quan là nhân loại đã có tiến bộ, với một lượng người đông đảo đã sống lâu hơn, ăn uống phủ phê hơn thời lầm than các cụ, chừng ngàn năm, trăm năm hay mới chỉ vài chục năm trước thôi.
Trong số nhân loại khá giả đó, Hoa Kỳ là quốc gia tương đối thuộc loại khá nhất. Người dân sống tự do với mức sống khá cao làm nhiều xứ khác thèm thuồng. Nhưng Hoa Kỳ cũng có nhiều tiếng than nhất về nạn bất công vì sự chênh lệch của mức sống. Có người quá giàu, còn giàu hơn bậc cha mẹ trung lưu trong thí dụ ở trên. Nhiều người khác thì vất vả như đứa sinh viên còn trẻ, với cái xe cổ lỗ, nhà ở chật hẹp tồi tàn và sống nhờ trợ cấp chẳng khác gì đứa trẻ vẫn cứ xin cha mẹ cho tiền túi.
Ðấy là lúc một sinh vật láu cá và nhiều khi gian trá nhảy vào cuộc. Họ là các chính khách đang ồn ào kết án nước Mỹ là quê hương của bất công xã hội, và đòi áp dụng những chính sách nâng đỡ xã hội. Ða số của thành phần này là những người chưa từng phải sống và phấn đấu trong khu vực tư doanh khắc nghiệt. Họ là chính khách chuyên nghiệp, đi từng bước vào chính trường bằng tiền thuế của dân và nơi nào cũng giương ngọn cờ công bằng xã hội.
Ðể chứng minh cơ sở khoa học của luận cứ xã hội – cũng khoa học như chủ nghĩa Marx thời xưa – họ nương vào các kinh tế gia thuộc loại thiếu trí tuệ. Cuộc tranh luận về công bằng xã hội vì thế vừa có mùi vị chính trị, vừa có màu sắc khoa học và thị trường chữ nghĩa hay truyền thông cứ vậy mà loan tải. Và gây nhiễu âm….
Chúng ta nên đánh vần từ a, b, c của hiện tượng bất công, được diễn tả qua mức sai biệt lợi tức quá lớn của từng thành phần. Các thống kê kinh tế, kết quả của nhiều đợt khảo sát dân số liên tục tại Mỹ, đều nói đến những lý do sơ đẳng sau đây của sai biệt lợi tức.
Trước hết là tuổi tác. Lớp người “nghèo” nhất thường ở tuổi từ 18 đến 26; thành phần “giàu” hơn thì ở tuổi trên 35 và lên tới đỉnh giàu sang phú quý ở tuổi 55. Ðến tuổi 65 – cái tuổi ngày xưa được mừng là “thọ,” ngày nay gọi là “sắp về già – lợi tức của họ tụt ngang mức trung bình của toàn quốc và toàn tuổi. Bài này có hạn nên xin miễn nói tới nhiều khía cạnh của tuổi tác, như đầu tư vào kiến thức hoặc tiết kiệm cho tương lai.
Kế tiếp, ta có thể nhìn ra một nguyên nhân khác của sai biệt lợi tức, là số người kiếm ra tiền trong một hộ gia đình. Các gia đình có hai lợi tức – vợ chồng cùng có việc – tất nhiên là “giàu hơn” các hộ chỉ có một người kiếm ăn, vì ưa thích nền độc lập của tình trạng độc thân chẳng hạn.
Và trong các gia đình thuộc loại “nghèo” nhất, ta thường có gia trưởng là bà mẹ độc thân, nhiều khi phải nuôi cả mẹ già lẫn con dại. Và nếu họ có cần trợ cấp hay tem phiếu thì ta thấy rằng đấy là lẽ công bằng.
Tuy nhiên, ít ai nêu câu hỏi là “vì sao nên nỗi?” Nêu câu hỏi để đặt vấn đề về giáo dục hay văn hóa thì đôi khi thoát tội khinh miệt phụ nữ, hay chống lại nữ quyền lại mắc tội kỳ thị màu da! Nói tới màu da, vì sao các hộ da đen lại thường rơi vào cảnh ngộ phụ nữ độc thân phải nuôi mẹ già (nhiều khi chỉ ở tuổi ba bốn chục) và một bầy con thơ? Vì sao các hộ gia đình gốc Á Châu lại ít bị như vậy?
Các kinh tế gia uyên bác hơn thì đi sâu vào chuyện “nhóm ngũ phân.”
Xin có lời giải thích. Người ta chia dân số làm năm, mỗi thành phần chiếm 20% dân số, và so sánh lợi tức của nhóm ngũ phân (quintille) giàu nhất với nhóm nghèo nhất. “Hệ số Gini” đo lường sự khác biệt đó, càng cao thì xã hội càng bất công. Cũng theo hướng này, ta còn có thể chia ra thành nhóm “thập phân” hay cao hơn nữa, để thấy rằng 10% hay 1% những người giàu nhất lại nắm một lượng tài sản gấp bội nếu so với các thành phần còn lại.
Quả thật là trong nhiều năm vừa qua, kinh tế Hoa Kỳ đã rơi vào trạng thái bất thường với những chính sách kinh tế cản trở tiết kiệm vì lãi suất quá thấp và kéo dài nạn suy trầm làm nhiều người khó tìm ra việc nên ở dưới mới có nhiều người nghèo. Một lý do phức tạp ít được các chính khách đề cao công bằng xã hội nói tới là mức bội chi quá cao của ngân sách liên bang. Nền kinh tế phải trợ cấp khối công chi của nhà nước nên năng suất thì giảm, rủi ro tài chính thì tăng và sự phân bố tài nguyên bất thường như vậy mới gây thiệt hại cho thành phần có ít tài sản, tức là dân nghèo.
Một lý do sâu xa và lâu dài là thay đổi quá nhanh trong tiến tình tổ chức sản xuất làm nhiều người không kịp học nghề mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, nạn thất nghiệp trá hình, có việc làm mà bán thời, hoặc lương thấp đã đánh sụt lợi tức của thành phần ở dưới. Ðiều khó chối cãi là những người có lợi tức cao, tài sản dày, vẫn có nhiều cơ hội làm giàu hơn đa số chỉ có đôi tay và một chút kiến thức bị thách thức và dễ bị đào thải. Vì vậy, bất công mở rộng trong xã hội Mỹ là điều có thật, nhưng vì nhiều nguyên nhân phức tạp hơn là một khẩu hiệu.
Sau cùng, ta hãy nghĩ lại chuyện chúng mình.
Một thế hệ trước thôi, những người Việt tỵ nạn đầu tiên đặt chân lên nước Mỹ cũng đặt chân lên bước thang đầu tiên của lợi tức, là thành phần nghèo nhất. Nhưng dù có nghèo nhất thì cũng còn khá giả hơn những người kẹt lại ở nhà.
Thế rồi chỉ vài chục năm sau, họ lên tới các nhóm ngũ phân cao hơn, rồi trở thành trung lưu khá giả và mặc nhiên nhường bậc thang thấp kém thời xưa cho người khác. Ta thấy ra hiện tượng chìm là sự chuyển dịch dân số: những người trong nhóm ngũ phân ở dưới đã lên bậc lương và bậc thang. Về thống kê thì vẫn có năm nhóm có dán nhãn giàu nghèo, về thực thể thì vẫn có sự tiến bộ về mức sống của nhiều người.
Ðiều ấy khiến ta nhớ ra hai chuyện chung và riêng. Thành phần nghèo nhất của nước Mỹ vẫn có cuộc sống tiện nghi hơn đa số người dân trên địa cầu. Chuyện thứ hai là sau một thế hệ phấn đấu từ thời bần hàn, người Việt tỵ nạn thuộc loại trung lưu ngày nay lại thấy mình thua kém một thành phần Việt Nam khác: con cháu các đại gia từ trong nước chạy qua lấn đất cắm dùi và tìm bãi đáp cho cha mẹ quyền thế ở nhà. Làm sao trở thành đại gia là một chuyện bất công khác. Ở tại Việt Nam!
Trong nhiều gia đình, ta đều có thể gặp bài toán kinh tế sau đây. Ðứa con hậm hực vì đi học bằng cái xe thổ tả, nhỏ xíu, trị giá có vài ngàn, trong khi cha mẹ diện xe láng lẩy, đáng giá mấy vạn. Khi tốt nghiệp và đã có việc làm hoặc lập gia đình, đứa con vẫn chỉ có “một căn nhà nhỏ đi về có nhau,” trong khi cha mẹ lại thấy ngôi nhà thênh thang của mình bỗng dưng trống trải. Mươi năm sau, đứa con ở tuổi trung niên có thể là người trung lưu và cha mẹ thì thu vén dần vì lợi tức sút giảm. Và còn lo cho ngày về hưu vẫn có đủ lợi tức khả quan để sống đời tạm gọi là phong lưu…
Trong khúc phim quay chậm đến mấy chục năm, đứa con ở tuổi thiếu niên có thể nói đến nạn bất công, vì khác biệt lợi tức quá lớn so với người già đáng ghét. Còn bậc cha mẹ tới lúc về già thì nhìn lại chặng đường đã qua mà nói đến một sự bạc bẽo khác. Cả một đời ky cóp cho con cái, đến lúc an hưởng tuổi già thì lo đủ chuyện cho cái tuổi bất an, trong đó có chuyện bạc tiền. Không lẽ bắt con trang trải những khoản đầu tư mà mình đã hy sinh trước đó, để người con có được cuộc sống phong lưu như chính mình khi còn trẻ?
Suy rộng từ chuyện gia đình ra tới xã hội và nhìn sâu về quá khứ, ta đều thấy một sự thật khách quan là nhân loại đã có tiến bộ, với một lượng người đông đảo đã sống lâu hơn, ăn uống phủ phê hơn thời lầm than các cụ, chừng ngàn năm, trăm năm hay mới chỉ vài chục năm trước thôi.
Trong số nhân loại khá giả đó, Hoa Kỳ là quốc gia tương đối thuộc loại khá nhất. Người dân sống tự do với mức sống khá cao làm nhiều xứ khác thèm thuồng. Nhưng Hoa Kỳ cũng có nhiều tiếng than nhất về nạn bất công vì sự chênh lệch của mức sống. Có người quá giàu, còn giàu hơn bậc cha mẹ trung lưu trong thí dụ ở trên. Nhiều người khác thì vất vả như đứa sinh viên còn trẻ, với cái xe cổ lỗ, nhà ở chật hẹp tồi tàn và sống nhờ trợ cấp chẳng khác gì đứa trẻ vẫn cứ xin cha mẹ cho tiền túi.
Ðấy là lúc một sinh vật láu cá và nhiều khi gian trá nhảy vào cuộc. Họ là các chính khách đang ồn ào kết án nước Mỹ là quê hương của bất công xã hội, và đòi áp dụng những chính sách nâng đỡ xã hội. Ða số của thành phần này là những người chưa từng phải sống và phấn đấu trong khu vực tư doanh khắc nghiệt. Họ là chính khách chuyên nghiệp, đi từng bước vào chính trường bằng tiền thuế của dân và nơi nào cũng giương ngọn cờ công bằng xã hội.
Ðể chứng minh cơ sở khoa học của luận cứ xã hội – cũng khoa học như chủ nghĩa Marx thời xưa – họ nương vào các kinh tế gia thuộc loại thiếu trí tuệ. Cuộc tranh luận về công bằng xã hội vì thế vừa có mùi vị chính trị, vừa có màu sắc khoa học và thị trường chữ nghĩa hay truyền thông cứ vậy mà loan tải. Và gây nhiễu âm….
Chúng ta nên đánh vần từ a, b, c của hiện tượng bất công, được diễn tả qua mức sai biệt lợi tức quá lớn của từng thành phần. Các thống kê kinh tế, kết quả của nhiều đợt khảo sát dân số liên tục tại Mỹ, đều nói đến những lý do sơ đẳng sau đây của sai biệt lợi tức.
Trước hết là tuổi tác. Lớp người “nghèo” nhất thường ở tuổi từ 18 đến 26; thành phần “giàu” hơn thì ở tuổi trên 35 và lên tới đỉnh giàu sang phú quý ở tuổi 55. Ðến tuổi 65 – cái tuổi ngày xưa được mừng là “thọ,” ngày nay gọi là “sắp về già – lợi tức của họ tụt ngang mức trung bình của toàn quốc và toàn tuổi. Bài này có hạn nên xin miễn nói tới nhiều khía cạnh của tuổi tác, như đầu tư vào kiến thức hoặc tiết kiệm cho tương lai.
Kế tiếp, ta có thể nhìn ra một nguyên nhân khác của sai biệt lợi tức, là số người kiếm ra tiền trong một hộ gia đình. Các gia đình có hai lợi tức – vợ chồng cùng có việc – tất nhiên là “giàu hơn” các hộ chỉ có một người kiếm ăn, vì ưa thích nền độc lập của tình trạng độc thân chẳng hạn.
Và trong các gia đình thuộc loại “nghèo” nhất, ta thường có gia trưởng là bà mẹ độc thân, nhiều khi phải nuôi cả mẹ già lẫn con dại. Và nếu họ có cần trợ cấp hay tem phiếu thì ta thấy rằng đấy là lẽ công bằng.
Tuy nhiên, ít ai nêu câu hỏi là “vì sao nên nỗi?” Nêu câu hỏi để đặt vấn đề về giáo dục hay văn hóa thì đôi khi thoát tội khinh miệt phụ nữ, hay chống lại nữ quyền lại mắc tội kỳ thị màu da! Nói tới màu da, vì sao các hộ da đen lại thường rơi vào cảnh ngộ phụ nữ độc thân phải nuôi mẹ già (nhiều khi chỉ ở tuổi ba bốn chục) và một bầy con thơ? Vì sao các hộ gia đình gốc Á Châu lại ít bị như vậy?
Các kinh tế gia uyên bác hơn thì đi sâu vào chuyện “nhóm ngũ phân.”
Xin có lời giải thích. Người ta chia dân số làm năm, mỗi thành phần chiếm 20% dân số, và so sánh lợi tức của nhóm ngũ phân (quintille) giàu nhất với nhóm nghèo nhất. “Hệ số Gini” đo lường sự khác biệt đó, càng cao thì xã hội càng bất công. Cũng theo hướng này, ta còn có thể chia ra thành nhóm “thập phân” hay cao hơn nữa, để thấy rằng 10% hay 1% những người giàu nhất lại nắm một lượng tài sản gấp bội nếu so với các thành phần còn lại.
Quả thật là trong nhiều năm vừa qua, kinh tế Hoa Kỳ đã rơi vào trạng thái bất thường với những chính sách kinh tế cản trở tiết kiệm vì lãi suất quá thấp và kéo dài nạn suy trầm làm nhiều người khó tìm ra việc nên ở dưới mới có nhiều người nghèo. Một lý do phức tạp ít được các chính khách đề cao công bằng xã hội nói tới là mức bội chi quá cao của ngân sách liên bang. Nền kinh tế phải trợ cấp khối công chi của nhà nước nên năng suất thì giảm, rủi ro tài chính thì tăng và sự phân bố tài nguyên bất thường như vậy mới gây thiệt hại cho thành phần có ít tài sản, tức là dân nghèo.
Một lý do sâu xa và lâu dài là thay đổi quá nhanh trong tiến tình tổ chức sản xuất làm nhiều người không kịp học nghề mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, nạn thất nghiệp trá hình, có việc làm mà bán thời, hoặc lương thấp đã đánh sụt lợi tức của thành phần ở dưới. Ðiều khó chối cãi là những người có lợi tức cao, tài sản dày, vẫn có nhiều cơ hội làm giàu hơn đa số chỉ có đôi tay và một chút kiến thức bị thách thức và dễ bị đào thải. Vì vậy, bất công mở rộng trong xã hội Mỹ là điều có thật, nhưng vì nhiều nguyên nhân phức tạp hơn là một khẩu hiệu.
Sau cùng, ta hãy nghĩ lại chuyện chúng mình.
Một thế hệ trước thôi, những người Việt tỵ nạn đầu tiên đặt chân lên nước Mỹ cũng đặt chân lên bước thang đầu tiên của lợi tức, là thành phần nghèo nhất. Nhưng dù có nghèo nhất thì cũng còn khá giả hơn những người kẹt lại ở nhà.
Thế rồi chỉ vài chục năm sau, họ lên tới các nhóm ngũ phân cao hơn, rồi trở thành trung lưu khá giả và mặc nhiên nhường bậc thang thấp kém thời xưa cho người khác. Ta thấy ra hiện tượng chìm là sự chuyển dịch dân số: những người trong nhóm ngũ phân ở dưới đã lên bậc lương và bậc thang. Về thống kê thì vẫn có năm nhóm có dán nhãn giàu nghèo, về thực thể thì vẫn có sự tiến bộ về mức sống của nhiều người.
Ðiều ấy khiến ta nhớ ra hai chuyện chung và riêng. Thành phần nghèo nhất của nước Mỹ vẫn có cuộc sống tiện nghi hơn đa số người dân trên địa cầu. Chuyện thứ hai là sau một thế hệ phấn đấu từ thời bần hàn, người Việt tỵ nạn thuộc loại trung lưu ngày nay lại thấy mình thua kém một thành phần Việt Nam khác: con cháu các đại gia từ trong nước chạy qua lấn đất cắm dùi và tìm bãi đáp cho cha mẹ quyền thế ở nhà. Làm sao trở thành đại gia là một chuyện bất công khác. Ở tại Việt Nam!
“Người giời” Nguyễn Doãn Kiên và cái giá của sự ngông cuồng
Kết quả án sơ thẩm: 1. Nguyễn Doãn Kiên: 6 năm tù.
2. Vũ Hồng Tố: 5 năm tù.
3. Nguyễn Văn Kiệm: 5 năm tù.
4. Trịnh Minh Khánh: 4 năm tù.
Trước đó, ngày 03/02/14 tức Mồng 4 Tết Giáp Ngọ, Nguyễn Doãn Kiên
cùng đồng bọn tự xưng là “học viên Pháp luân công” định tấn công phá
hoại Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã bị bắt quả tang gây “chấn động” dư
luận trong thời gian vừa qua. Trong nỗ lực thực hiện âm mưu phá hoại
lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, chúng đã bị bắt tại trận.
Được biết, Nguyễn Doãn Kiên có vợ là Nguyễn Thị Quỳnh, Địa chỉ: 105B, Nhà A6, Ngách 105/8 Láng Hạ, Q Đống Đa, Hà Nội. Những thông tin về vụ việc được đăng tải đầy đủ tại các trang mạng, đặc biệt là tại trang Thập Tam.
QÚA TRÌNH PHẠM TỘI
Sáng ngày 14/01, Kiên cùng một số kẻ tự nhận là “học viên Pháp luân công” đã tụ tập ở quảng trường phía trước Lăng cùng băng rôn, biểu ngữ với những lời lẽ xuyên tạc thân thế và xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh. 3h30 sáng ngày 23/01/2014, Nguyễn Doãn Kiên cùng 3 người khác (Vũ Hồng Tố, Nguyễn Văn Kiệm, Trịnh Minh Khánh) đã mang dây cáp ra tượng đài Lênin với ý đồ kéo đổ nhưng không thành công do…đứt cáp. Sự ngông cuồng của Kiên và đồng bọn lên đến đỉnh điểm khi 10h30 sáng ngày 03/02/2014, tức ngày mùng 4 tết, nhóm “học viên Pháp luân công” do Kiên cầm đầu đã cầm…búa tạ tiến về phía Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh với mục đích…phá lăng.
Chuẩn bị
Ngày 02/02/2014, để loan báo cho hành động của mình, kẻ tự xưng “chính vương” Nguyễn Doãn Kiên viết trên trang cá nhân của mình rằng: “Tôi, Nguyễn Doãn Kiên – một học viên Pháp Luân Công, từ vạn cổ xa xưa là Vương ở trên Trời, mang theo thệ ước thiêng liêng giáng hạ từng tầng, từng tầng xuống thế gian con người trợ giúp Phật Chủ – Sư phụ Lý Hồng Chí thực hiện hạnh nguyện hồng đại Chính Pháp vũ trụ, cứu độ chúng sinh.” Cùng với đó là “hiệu triệu” đồng bào cùng hắn xuống đường “phổ độ chúng sinh”. Có lẽ xem quá nhiều phim kiếm hiệp nên Kiên luôn ảo tưởng rằng mình là một “người giời”, Kiên cho rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam là “ma giáo” và Chủ tịch Hồ Chí Minh là “đại ma đầu” nên “người giời” nhận thiên lệnh xuống trần cứu thế.
Tự cho mình là “người giời” nên khi quyết định “tấn công” vào Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh dưới sự bảo vệ nghiêm ngặt của Bộ tư lệnh bảo vệ Lăng, 4 người nhóm Kiên chỉ cần dùng…búa tạ. Không rõ hành động này của Kiên xuất phát từ “ảo tưởng sức mạnh” hay chính việc tấn công Lăng của Kiên chỉ là cái cớ nhằm “đánh bóng tên tuổi”, giống như việc đi kéo tượng mà bị…đứt cáp (?)
Hành động
10h sáng ngày 04/02, Kiên cùng đồng bọn đi trên 2 xe gắn máy tiến đến Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh. Một số trang mạng tường thuật lại sự việc trên bằng những mỹ từ chỉ có trong truyện của Kim Dung, họ coi Nguyễn Doãn Kiên và đồng bọn là những “anh hùng”, cầm “búa thần”, cưỡi “ngựa sắt”….
Được biết, Nguyễn Doãn Kiên có vợ là Nguyễn Thị Quỳnh, Địa chỉ: 105B, Nhà A6, Ngách 105/8 Láng Hạ, Q Đống Đa, Hà Nội. Những thông tin về vụ việc được đăng tải đầy đủ tại các trang mạng, đặc biệt là tại trang Thập Tam.
QÚA TRÌNH PHẠM TỘI
Sáng ngày 14/01, Kiên cùng một số kẻ tự nhận là “học viên Pháp luân công” đã tụ tập ở quảng trường phía trước Lăng cùng băng rôn, biểu ngữ với những lời lẽ xuyên tạc thân thế và xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh. 3h30 sáng ngày 23/01/2014, Nguyễn Doãn Kiên cùng 3 người khác (Vũ Hồng Tố, Nguyễn Văn Kiệm, Trịnh Minh Khánh) đã mang dây cáp ra tượng đài Lênin với ý đồ kéo đổ nhưng không thành công do…đứt cáp. Sự ngông cuồng của Kiên và đồng bọn lên đến đỉnh điểm khi 10h30 sáng ngày 03/02/2014, tức ngày mùng 4 tết, nhóm “học viên Pháp luân công” do Kiên cầm đầu đã cầm…búa tạ tiến về phía Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh với mục đích…phá lăng.
Chuẩn bị
Ngày 02/02/2014, để loan báo cho hành động của mình, kẻ tự xưng “chính vương” Nguyễn Doãn Kiên viết trên trang cá nhân của mình rằng: “Tôi, Nguyễn Doãn Kiên – một học viên Pháp Luân Công, từ vạn cổ xa xưa là Vương ở trên Trời, mang theo thệ ước thiêng liêng giáng hạ từng tầng, từng tầng xuống thế gian con người trợ giúp Phật Chủ – Sư phụ Lý Hồng Chí thực hiện hạnh nguyện hồng đại Chính Pháp vũ trụ, cứu độ chúng sinh.” Cùng với đó là “hiệu triệu” đồng bào cùng hắn xuống đường “phổ độ chúng sinh”. Có lẽ xem quá nhiều phim kiếm hiệp nên Kiên luôn ảo tưởng rằng mình là một “người giời”, Kiên cho rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam là “ma giáo” và Chủ tịch Hồ Chí Minh là “đại ma đầu” nên “người giời” nhận thiên lệnh xuống trần cứu thế.
Tự cho mình là “người giời” nên khi quyết định “tấn công” vào Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh dưới sự bảo vệ nghiêm ngặt của Bộ tư lệnh bảo vệ Lăng, 4 người nhóm Kiên chỉ cần dùng…búa tạ. Không rõ hành động này của Kiên xuất phát từ “ảo tưởng sức mạnh” hay chính việc tấn công Lăng của Kiên chỉ là cái cớ nhằm “đánh bóng tên tuổi”, giống như việc đi kéo tượng mà bị…đứt cáp (?)
Hành động
10h sáng ngày 04/02, Kiên cùng đồng bọn đi trên 2 xe gắn máy tiến đến Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh. Một số trang mạng tường thuật lại sự việc trên bằng những mỹ từ chỉ có trong truyện của Kim Dung, họ coi Nguyễn Doãn Kiên và đồng bọn là những “anh hùng”, cầm “búa thần”, cưỡi “ngựa sắt”….
Khi Kiên cùng đồng bọn lăm lăm búa tạ tiến vào quảng trường, trong
vòng vài phút ngắn ngủi lực lượng bảo vệ Lăng đã nhanh chóng áp sát và
bắt giữ nhóm người này, không để nơi linh thiêng bị ô uế. Vậy đấy, hóa
ra “người giời” cầm búa cũng chả khác chi “người phàm”.
Số đối tượng bị bắt gồm:
Số đối tượng bị bắt gồm:
1-. Nguyễn Doãn Kiên (Tự xưng là chính vương)
2. Vũ Hồng Tố (tự xưng là hộ pháp)
3. Nguyễn Văn Kiệm (tự xưng là hộ pháp)
4. Trịnh Minh Khánh (tự xưng là hộ pháp)
Ngoài ra, có thêm 2 người quay phim:
1. Nguyễn Văn Lượng
2. Phạm Văn Hảo
Trả giá
Không may mắn như hai lần gây rối trước, lần này Kiên cùng đồng bọn đã phải trả giá cho sự “ngông cuồng của mình. Phiên tòa ngày 27/03 vừa qua đã tuyên án Nguyễn Doãn Kiên đã phải trả 6 năm tự do để đổi lấy thứ “vinh quang” ảo tưởng. 4 vị “hộ pháp” của “chính vương” lĩnh án mỗi người 5 năm. Hy vọng Kiên và đồng bọn đủ thời gian để suy ngẫm về cuộc đời mình.
Việc những kẻ cố ý gây rối trật tự công cộng bị bắt và xử lý theo pháp luật đã làm yên lòng người dân cả nước nói chung và nhân dân Hà Nội nói riêng.
CTV Hoàng Lê
Không may mắn như hai lần gây rối trước, lần này Kiên cùng đồng bọn đã phải trả giá cho sự “ngông cuồng của mình. Phiên tòa ngày 27/03 vừa qua đã tuyên án Nguyễn Doãn Kiên đã phải trả 6 năm tự do để đổi lấy thứ “vinh quang” ảo tưởng. 4 vị “hộ pháp” của “chính vương” lĩnh án mỗi người 5 năm. Hy vọng Kiên và đồng bọn đủ thời gian để suy ngẫm về cuộc đời mình.
Việc những kẻ cố ý gây rối trật tự công cộng bị bắt và xử lý theo pháp luật đã làm yên lòng người dân cả nước nói chung và nhân dân Hà Nội nói riêng.
CTV Hoàng Lê
(nguyentandung.org)
Nhục vì hèn
Nhục vì hèn
Có bài văn rất hay
Của một người phụ nữ
Giọng văn như thác lũ
Đổ lên đầu đàn ông .
Giặc Tầu cướp biển đông,
Giặc Tầu lấn biên giới,
Giặc Tầu gấy bao tội,
Bởi tại đàn ông hèn !
Lại gặp giọng quen quen
Riêng đàn ông không phải,
Và đưa ra tranh cãi,
Thanh minh cho các anh :
Trong mọi cuộc đấu tranh
Các anh thường lên trước
Thắng lợi mà giành được
Đâu chỉ riêng đàn ông ?
Rồi có những chiến công
Do đàn bà khởi xướng,
Có rất nhiều tình huống
Phụ nữ lên hàng đầu .
Nay cảnh Nước thương đau
Mọi người cùng hữu trách
Tìm chủ trương, phương cách
Từ nơi người quyền cao .
Bất luận ở nơi nào
Tính từ người cao nhất
Có tinh thần bất khuất
Hẳn mọi người không hèn.
Nếu vẫn giữ thói quen
Coi nhân dân là rác,
Cúi gập mình sợ giặc,
Mang nỗi Nhục vì Hèn.
Mấy năm rồi, bao phen
Các anh đã lên tiếng,
Cùng các em góp chuyện
Thành những cuộc biểu tình.
Buồn cho đất nước mình
Có kẻ hèn ẩn náu,
Rất nhiều người tranh đấu
Dân Việt không hèn đâu !
Ngày 02 /4/2014
Hoàng đức Doanh
Hoàng Đức Doanh
(Cựu chiến binh)
Từ nhỏ đến 19 tuổi đi học, lao động tự do. Năm 20 tuổi (1/1966) đi bộ đội, chiến đấu ở Khe sanh (Quảng trị) 1968 – 1969. Năm 1970 – 1972 chiến đấu ở Xiêng khoảng, Sầm nưa (Lào). Năm 1973 chuyển ngành là cán bộ huyện Thanh liêm - Hà nam đến khi nghỉ hưu. Hiện là một dân oan bị cướp đất và đang sinh sống tại thành phố Phủ lý tỉnh Hà nam.
Tình dục, thuốc phiện và Mao
Ở Mat xcơ va, những tội ác của Stalin đã được báo cáo và xác nhận
chính thức từ rất nhiều năm nay. Thế nhưng, chính phủ Trung Quốc – không
hề hối tiếc về những gì đã xảy ra, vẫn còn cố gắng giữ bí mật cũng như
miễn cưỡng trong việc cung cấp những lí do bào chữa cho những điều thế
giới phê phán về họ. Hai cuốn sách “Đế chế mới: Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình” của Harrison E. Salisbury (Little, Brown; 544 trang; 24,95 usd) và cuốn “Móng vuốt Rồng: Khang Sinh”
của John Byron and Robert Pack (Simon & Schuster; 560 trang; 27,50
usd) - chỉ ra rằng chính sách thảo luận cởi mở hơn, chắc chắn sẽ tới với
Bắc Kinh. Họ cung cấp những thông tin chi tiết nhất và cá nhân nhất về
sự hỗn loạn, sụ tàn bạo và tham nhũng mà chế độ của Mao Trạch Đông đã
giáng xuống đất nước Trung Hoa.
Harrison Salisbury, một nhà báo kỳ cựu của tờ New York Times và là một nhà lịch sử khá có tiếng, đã chỉ đích danh Mao là một hoàng đế - và cũng không phải là người đầu tiên giành quyền lực thông qua các cuộc nổi loạn của nông dân. Chính bởi vì Mao là một nông dân, ông ta không được chuẩn bị để điều hành Trung Quốc và hiện đại hóa đất nước này. Là một người “Mác xít giả tạo” chán ngấy với những thống kê và ngân sách, điều Mao quan tâm chủ yếu là những cuộc đấu tranh giai cấp và “sự huy động quần chúng”, những người mà ông ta tin rằng có thể làm bất cứ điều gì nếu được kích động thích đáng.
Cuốn sách Đế chế Mới được viết dựa trên vô số những cuộc phỏng vấn ở Trung Quốc cũng như rất nhiều tài liệu và ghi chép hồi kí. Những thông tin cung cấp trong đó được trình bày kín kẽ đến nỗi người đọc có thể sẵn sàng tin vào câu chuyện về cách Mao đã phản bội các đồng chí thân thiết nhất của mình lẫn chuyện ông ta là một kẻ cuồng dâm, một tay sưu tập tranh ảnh đồi trụy, và một kẻ nghiện thuộc phiện (xem những bức ảnh chính quyền Trung Quốc dội bom trong cuộc Cách mạng Hoa nhài)
Salisbury viết rất nhã nhặn trong bài viết gây sốc của mình rằng “từ giữa những năm 60 tới đầu những năm 70” - đỉnh cao của cuộc thanh trừng trong Cách mạng Văn Hóa – “tổng hành dinh của Mao đôi khi nhung nhúc những gái”. “Người cầm lái Vĩ đại” đã tổ chức những buổi diễn ba lê nước khỏa thân trong bể bơi của ông ta. “Các diễn viên nghệ thuật” hay “các bạn nhảy” phải dừng lại ở bất cứ chỗ nào ông ta muốn. Một trong các bác sĩ của ông ta nói huỵch toẹt ra rằng ông ta là một “con nghiện tình dục”.
Người du kích - thi sĩ được lý tưởng hóa bởi “các bạn bè Trung Quốc” còn thất bại nhiều hơn trước nhân dân, như Salisbury mô tả chi tiết hơn trong cuốn sách của mình. Quá nóng lòng trước sự phát triển chậm chạp của nên kinh tế, Mao đã tiến hành cuộc Đại Nhảy vọt tàn khốc năm 1958. Phong trào này buộc những người nông dân vào trong các công xã, bãi bỏ các tài sản cá nhân và xây dựng những nhà máy thép sân sau để thúc đẩy Trung Quốc tiến vào thời đại công nghiệp hóa. Đến năm 1960, ngay cả các loại ngũ cốc giống cũng cạn kiệt và hàng triệu người chết đói (xem những bức ảnh của người có thể là Mao Trạch Đông).
Khi người đồng chí cũ của mình - Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Bành Đức Hoài nói với ông ta về những vấn đề có thật đó, Mao tuyên bố rằng Bành là kẻ thù, sa thải ông ta và thay thế bằng Nguyên soái Lâm Bưu (một kẻ rõ ràng cũng bị nghiện thuộc phiện). Đất nước rơi vào phá sản và Lưu Thiếu Kỳ, Chủ tịch nước và Đặng Tiểu Bình, Tổng bí thư Đảng cộng sản lúc đó, đã điều hành đất nước nhằm khôi phục nền kinh tế.
Mao kết luận rằng Lưu và Đặng có mưu đồ buộc ông ta nghỉ hưu – và Mao có lẽ đã đúng. Năm 1965, Mao quyết định rằng Lưu “phải ra đi”. Vũ khí mà ông ta chọn là Cuộc Cách mạng Văn hóa, “một cuộc cách mạng chống lại chính cuộc cách mạng của ông ta”. Vụ việc đã được thực hiện bởi người vợ độc ác của Mao là Giang Thanh và bày mưu tính kế bởi Khang Sinh - nhà tư tưởng, chuyên viên an ninh, tay ma cô sủng ái của Mao.
Giang và Khang đã bật đèn xanh cho bọn Hồng vệ Binh trẻ gây ra một cơn thịnh nộ tàn sát chính phủ của Lưu Thiếu Kỳ và đảng cộng sản của Đặng Tiểu Bình lúc đó. Hàng ngàn người, nếu không nói là hàng triệu người đã bị sát hại. Lâm Bưu trở thành người kế thừa Mao chủ tịch nhưng ngay sau đó cũng bị nghi ngờ rằng có mưu đồ giành lấy quyền lực của Mao. Để tránh bị bắt, Lâm đã âm mưu một cuộc mưu sát Mao nhưng không thành. Thủ tướng Chu Ân Lai là người còn lại phải đứng ra điều hành chính phủ, nhưng chính ông cũng bị Giang Thanh giám sát và nghi ngờ, khi bà ta có ý đồ kế vị Mao.
Đặng Tiểu Bình, sau hai lần bị thanh trừng trong cuộc Cách mạng Văn hóa, cuối cùng đã quay lại nắm quyền trong cái mà Salisbury gọi là “một hành động quân sự táo bạo”. Một trong những nguyên soái cũ có quyền lực nhất lúc đó, Diệp Kiếm Anh đã nhóm họp các đồng chí quân đội lại và quyết định rằng khi Mao chết, họ sẽ bắt giam Giang Thanh và bè lũ của bà ta. Khang chết vì ung thư tháng 12 năm 1975 và Chu Ân Lai cũng mất một tháng sau đó. Mao cuối cùng cũng chết ở tuổi 82 vào tháng 12 năm 1976, Diệp nhanh chóng tống giam bà góa phụ hiểm độc này vào tù và đưa Đặng Tiểu Bình trở lại từ nông thôn, nơi ông bị quản thúc. (Xem những bức ảnh tưởng nhớ Quảng Trường Thiên An Môn).
Trong cuốn sách “Móng vuốt Rồng”, Byron và Pack tập trung vào sự nghiệp của Khang Sinh, một con người nham hiểm. Các dữ liệu trong cuốn sách chủ yếu dựa trên một bản mô tả tiểu sử (bằng tiếng Trung) chính thống được đưa ra khi Khang bị khai trừ khỏi Đảng Cộng Sản Trung Hoa vào năm 1980 kể cả khi đã chết. Pack là một nhà báo điều tra, còn Byron thì là bút danh của một “nhà ngoại giao Tây Âu” – một người rõ ràng là một quan chức tình báo. Ông đã lấy các tài liệu nội bộ từ đầu mối liên lạc người Trung Quốc của ông trên một con phố tối tăm ở Bắc Kinh.
Được củng cố bởi những cuộc phỏng vấn và các xuất bản phẩm bằng tiếng Trung, cuốn sách Móng vuốt Rồng mô tả Khang – một thành viên Bộ Chính trị và là một trong những người bạn thân nhất của Mao – là một kẻ cơ hội, không hề có một nguyên tắc sống nào, chỉ quan tâm tới mỗi quyền lực và cũng là một kẻ tra tấn tàn bạo, kẻ đã sáng tạo ra một loại trại tập trung cho tù nhân chính trị của Trung Quốc, đồng thời cũng là một con nghiên á phiện. Đầu những năm 40, tên trùm gián điệp này đã củng cố quyền kiểm soát của ông ta đối với các bộ phận phụ trách vấn đề xã hội của Đảng Cộng sản – bộ phận này gồm các đơn vị nhỏ lưu động. Ông ta được mô tả thế này: “Rõ ràng là thú vui làm người khác đau đớn của Khang đã tạo ra cho ông ta một cái tên tương xứng” , Vua Địa Ngục. Các tác giả so sánh ông ta với Iago, Rasputin và Giám đốc An ninh mật của Stalin là Lavrenti Beria. Cho dù cuốn sách có cách viết có thể gây nghẹt thở, những so sánh trong đó có vẻ hoàn toàn đúng.
Nếu sự thay đổi trong chính sách thảo luận thông tin cởi mở hơn được áp dụng ở Bắc Kinh, vậy thì theo sau nó có thể là cuộc “cách mạng dân chủ”[1] hay không? Salisbury đã không nhận ra điều ấy. Đặng Tiểu Bình, một con người “trung dung” và thực dụng đã sẵn sàng đổ càng nhiều máu càng tốt (nếu cần thiết) để hạ gục phong trào dân chủ ở quảng trường Thiên An Môn. Vị trí của ông ta, cũng giống như Mao, là “nếu ta nhìn thấy một thách thức, ta sẽ hạ gục kẻ thách thức bằng mọi giá”. Đế chế tiếp theo, như Salisbury dự đoán, sẽ thực dụng không khác gì quan điểm của Đặng Tiểu Bình. Nhưng, cũng giống như Đặng, vị hoàng đế mới sẽ nắm chặt quyền lực của ông ta và sẵn sàng ra lệnh cho nước Trung Quốc, như các hoàng đế thời phong kiến vẫn luôn thế, “phải Phục tùng – và Run sợ”
Người dịch: Vũ Minh
Nguyễn Quang Thạch hiệu đính
_________________________________________
[1] Cách mạng dân chủ (demokratizatsia) là một trong ba yếu tố của cái gọi là cuộc cải tổ (perestroika) mà Nga khởi xướng bao gồm: glasnost (chinh sách thảo luận cởi mở), cách mạng dân chủ và tư duy ngoại giao mới (novoye myshlenia). Cách mạng dân chủ này có ý nghĩa là “sự dân chủ hóa” nhưng nó không dẫn tới dân chủ toàn diện. Nó chỉ có nghĩa là cho phép người dân (lúc đó là Nga) được bầu chọn cho các quan chức chính phủ và cho Đảng cộng sản Nga (trong khi trước đó chỉ các quan chức cao cấp mới được bầu chọn các quan chức chủ chốt trong bộ máy). Điều này góp phần loại bớt các lãnh đạo không đáp ứng yêu cầu.
Harrison Salisbury, một nhà báo kỳ cựu của tờ New York Times và là một nhà lịch sử khá có tiếng, đã chỉ đích danh Mao là một hoàng đế - và cũng không phải là người đầu tiên giành quyền lực thông qua các cuộc nổi loạn của nông dân. Chính bởi vì Mao là một nông dân, ông ta không được chuẩn bị để điều hành Trung Quốc và hiện đại hóa đất nước này. Là một người “Mác xít giả tạo” chán ngấy với những thống kê và ngân sách, điều Mao quan tâm chủ yếu là những cuộc đấu tranh giai cấp và “sự huy động quần chúng”, những người mà ông ta tin rằng có thể làm bất cứ điều gì nếu được kích động thích đáng.
Cuốn sách Đế chế Mới được viết dựa trên vô số những cuộc phỏng vấn ở Trung Quốc cũng như rất nhiều tài liệu và ghi chép hồi kí. Những thông tin cung cấp trong đó được trình bày kín kẽ đến nỗi người đọc có thể sẵn sàng tin vào câu chuyện về cách Mao đã phản bội các đồng chí thân thiết nhất của mình lẫn chuyện ông ta là một kẻ cuồng dâm, một tay sưu tập tranh ảnh đồi trụy, và một kẻ nghiện thuộc phiện (xem những bức ảnh chính quyền Trung Quốc dội bom trong cuộc Cách mạng Hoa nhài)
Salisbury viết rất nhã nhặn trong bài viết gây sốc của mình rằng “từ giữa những năm 60 tới đầu những năm 70” - đỉnh cao của cuộc thanh trừng trong Cách mạng Văn Hóa – “tổng hành dinh của Mao đôi khi nhung nhúc những gái”. “Người cầm lái Vĩ đại” đã tổ chức những buổi diễn ba lê nước khỏa thân trong bể bơi của ông ta. “Các diễn viên nghệ thuật” hay “các bạn nhảy” phải dừng lại ở bất cứ chỗ nào ông ta muốn. Một trong các bác sĩ của ông ta nói huỵch toẹt ra rằng ông ta là một “con nghiện tình dục”.
Người du kích - thi sĩ được lý tưởng hóa bởi “các bạn bè Trung Quốc” còn thất bại nhiều hơn trước nhân dân, như Salisbury mô tả chi tiết hơn trong cuốn sách của mình. Quá nóng lòng trước sự phát triển chậm chạp của nên kinh tế, Mao đã tiến hành cuộc Đại Nhảy vọt tàn khốc năm 1958. Phong trào này buộc những người nông dân vào trong các công xã, bãi bỏ các tài sản cá nhân và xây dựng những nhà máy thép sân sau để thúc đẩy Trung Quốc tiến vào thời đại công nghiệp hóa. Đến năm 1960, ngay cả các loại ngũ cốc giống cũng cạn kiệt và hàng triệu người chết đói (xem những bức ảnh của người có thể là Mao Trạch Đông).
Khi người đồng chí cũ của mình - Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Bành Đức Hoài nói với ông ta về những vấn đề có thật đó, Mao tuyên bố rằng Bành là kẻ thù, sa thải ông ta và thay thế bằng Nguyên soái Lâm Bưu (một kẻ rõ ràng cũng bị nghiện thuộc phiện). Đất nước rơi vào phá sản và Lưu Thiếu Kỳ, Chủ tịch nước và Đặng Tiểu Bình, Tổng bí thư Đảng cộng sản lúc đó, đã điều hành đất nước nhằm khôi phục nền kinh tế.
Mao kết luận rằng Lưu và Đặng có mưu đồ buộc ông ta nghỉ hưu – và Mao có lẽ đã đúng. Năm 1965, Mao quyết định rằng Lưu “phải ra đi”. Vũ khí mà ông ta chọn là Cuộc Cách mạng Văn hóa, “một cuộc cách mạng chống lại chính cuộc cách mạng của ông ta”. Vụ việc đã được thực hiện bởi người vợ độc ác của Mao là Giang Thanh và bày mưu tính kế bởi Khang Sinh - nhà tư tưởng, chuyên viên an ninh, tay ma cô sủng ái của Mao.
Giang và Khang đã bật đèn xanh cho bọn Hồng vệ Binh trẻ gây ra một cơn thịnh nộ tàn sát chính phủ của Lưu Thiếu Kỳ và đảng cộng sản của Đặng Tiểu Bình lúc đó. Hàng ngàn người, nếu không nói là hàng triệu người đã bị sát hại. Lâm Bưu trở thành người kế thừa Mao chủ tịch nhưng ngay sau đó cũng bị nghi ngờ rằng có mưu đồ giành lấy quyền lực của Mao. Để tránh bị bắt, Lâm đã âm mưu một cuộc mưu sát Mao nhưng không thành. Thủ tướng Chu Ân Lai là người còn lại phải đứng ra điều hành chính phủ, nhưng chính ông cũng bị Giang Thanh giám sát và nghi ngờ, khi bà ta có ý đồ kế vị Mao.
Đặng Tiểu Bình, sau hai lần bị thanh trừng trong cuộc Cách mạng Văn hóa, cuối cùng đã quay lại nắm quyền trong cái mà Salisbury gọi là “một hành động quân sự táo bạo”. Một trong những nguyên soái cũ có quyền lực nhất lúc đó, Diệp Kiếm Anh đã nhóm họp các đồng chí quân đội lại và quyết định rằng khi Mao chết, họ sẽ bắt giam Giang Thanh và bè lũ của bà ta. Khang chết vì ung thư tháng 12 năm 1975 và Chu Ân Lai cũng mất một tháng sau đó. Mao cuối cùng cũng chết ở tuổi 82 vào tháng 12 năm 1976, Diệp nhanh chóng tống giam bà góa phụ hiểm độc này vào tù và đưa Đặng Tiểu Bình trở lại từ nông thôn, nơi ông bị quản thúc. (Xem những bức ảnh tưởng nhớ Quảng Trường Thiên An Môn).
Trong cuốn sách “Móng vuốt Rồng”, Byron và Pack tập trung vào sự nghiệp của Khang Sinh, một con người nham hiểm. Các dữ liệu trong cuốn sách chủ yếu dựa trên một bản mô tả tiểu sử (bằng tiếng Trung) chính thống được đưa ra khi Khang bị khai trừ khỏi Đảng Cộng Sản Trung Hoa vào năm 1980 kể cả khi đã chết. Pack là một nhà báo điều tra, còn Byron thì là bút danh của một “nhà ngoại giao Tây Âu” – một người rõ ràng là một quan chức tình báo. Ông đã lấy các tài liệu nội bộ từ đầu mối liên lạc người Trung Quốc của ông trên một con phố tối tăm ở Bắc Kinh.
Được củng cố bởi những cuộc phỏng vấn và các xuất bản phẩm bằng tiếng Trung, cuốn sách Móng vuốt Rồng mô tả Khang – một thành viên Bộ Chính trị và là một trong những người bạn thân nhất của Mao – là một kẻ cơ hội, không hề có một nguyên tắc sống nào, chỉ quan tâm tới mỗi quyền lực và cũng là một kẻ tra tấn tàn bạo, kẻ đã sáng tạo ra một loại trại tập trung cho tù nhân chính trị của Trung Quốc, đồng thời cũng là một con nghiên á phiện. Đầu những năm 40, tên trùm gián điệp này đã củng cố quyền kiểm soát của ông ta đối với các bộ phận phụ trách vấn đề xã hội của Đảng Cộng sản – bộ phận này gồm các đơn vị nhỏ lưu động. Ông ta được mô tả thế này: “Rõ ràng là thú vui làm người khác đau đớn của Khang đã tạo ra cho ông ta một cái tên tương xứng” , Vua Địa Ngục. Các tác giả so sánh ông ta với Iago, Rasputin và Giám đốc An ninh mật của Stalin là Lavrenti Beria. Cho dù cuốn sách có cách viết có thể gây nghẹt thở, những so sánh trong đó có vẻ hoàn toàn đúng.
Nếu sự thay đổi trong chính sách thảo luận thông tin cởi mở hơn được áp dụng ở Bắc Kinh, vậy thì theo sau nó có thể là cuộc “cách mạng dân chủ”[1] hay không? Salisbury đã không nhận ra điều ấy. Đặng Tiểu Bình, một con người “trung dung” và thực dụng đã sẵn sàng đổ càng nhiều máu càng tốt (nếu cần thiết) để hạ gục phong trào dân chủ ở quảng trường Thiên An Môn. Vị trí của ông ta, cũng giống như Mao, là “nếu ta nhìn thấy một thách thức, ta sẽ hạ gục kẻ thách thức bằng mọi giá”. Đế chế tiếp theo, như Salisbury dự đoán, sẽ thực dụng không khác gì quan điểm của Đặng Tiểu Bình. Nhưng, cũng giống như Đặng, vị hoàng đế mới sẽ nắm chặt quyền lực của ông ta và sẵn sàng ra lệnh cho nước Trung Quốc, như các hoàng đế thời phong kiến vẫn luôn thế, “phải Phục tùng – và Run sợ”
Người dịch: Vũ Minh
Nguyễn Quang Thạch hiệu đính
_________________________________________
[1] Cách mạng dân chủ (demokratizatsia) là một trong ba yếu tố của cái gọi là cuộc cải tổ (perestroika) mà Nga khởi xướng bao gồm: glasnost (chinh sách thảo luận cởi mở), cách mạng dân chủ và tư duy ngoại giao mới (novoye myshlenia). Cách mạng dân chủ này có ý nghĩa là “sự dân chủ hóa” nhưng nó không dẫn tới dân chủ toàn diện. Nó chỉ có nghĩa là cho phép người dân (lúc đó là Nga) được bầu chọn cho các quan chức chính phủ và cho Đảng cộng sản Nga (trong khi trước đó chỉ các quan chức cao cấp mới được bầu chọn các quan chức chủ chốt trong bộ máy). Điều này góp phần loại bớt các lãnh đạo không đáp ứng yêu cầu.
(Blog Nguyễn Quang Thạch)
Phá sản chính sách kêu gọi Việt kiều 'giữ quốc tịch Việt Nam'
“Nếu chính quyền Việt Nam coi người Mỹ
gốc Việt vẫn đang là công dân Việt Nam thì chả cần phải buộc họ làm đơn
xin giữ quốc tịch Việt Nam như họ vẫn hành xử từ trước tới nay.”
Ông Hà Ngọc Cư, giám đốc điều hành cơ quan CISS chuyên về di dân và tị nạn tại Houston, Texas, bình luận như vậy với báo Người Việt, về quy định của Bộ Tư Pháp Việt Nam là “ngày 1 tháng 7, 2014 là hạn chót để người Việt hải ngoại đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam.”
Cách đây 5 năm, Bộ Tư Pháp Việt Nam ban hành “Luật Quốc Tịch Việt Nam” có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2009. Theo luật này, người Việt Nam sinh sống tại nước ngoài “chưa mất quốc tịch Việt Nam phải ‘đăng ký’ với cơ quan đại diện Việt Nam ở nơi định cư để giữ quốc tịch gốc. Thời hạn đăng ký sẽ kéo dài 5 năm.”
Tuy nhiên, báo Tiền Phong hôm 30 Tháng Ba, dẫn phúc trình của “Cơ Quan Ðại Diện Người Việt Nam Ở Nước Ngoài” cho hay, tính đến đầu năm 2014, chỉ mới có khoảng 6,000 người Việt Nam ở hải ngoại ghi danh giữ quốc tịch Việt Nam.
So với con số xấp xỉ 4.5 triệu người Việt định cư ở ngoại quốc, tỉ lệ người Việt Nam ghi danh giữ quốc tịch “mẹ” chỉ vào khoảng 0.13%. Tức là, cứ 1,000 người thì chỉ có 1.3 người ‘đăng ký.”
Phúc trình này không công bố con số rõ ràng, chỉ cho biết rằng, người Việt Nam định cư ở Hoa Kỳ và Úc ghi danh giữ quốc tịch Việt Nam chiếm một tỉ lệ rất thấp.
Nếu con số này tiếp tục đứng yên vào sau ngày 1 tháng 7, 2014, có nghĩa là hơn 4 triệu người Việt Nam ở hải ngoại giữ thái độ “từ chối quốc tịch Việt Nam.”
Khoản 2 Ðiều 13, “Luật Quốc Tịch Việt Nam năm 2008 và nghị định hướng dẫn nói rằng, ngày 1 tháng 7, 2014 là hạn chót để người Việt hải ngoại ghi danh giữ quốc tịch Việt Nam. Sau ngày này, người nào không ghi danh có nghĩa là sẽ bị mất quốc tịch Việt Nam.”
* Phá sản
“Luật Quốc Tịch Việt Nam” được ban hành năm 2008 được cho là đã “nới rộng cho người Việt ở hải ngoại được giữ lại quốc tịch Việt Nam,” trong trường hợp không từ bỏ, hoặc không bị tước quốc tịch.
Nhưng phúc trình của Cơ Quan Ðại Diện Người Việt Nam ở hải ngoại thú nhận rằng, trong suốt 5 năm qua, số người ghi danh giữ quốc tịch quá ít ỏi. Nhiều người cho biết, không tha thiết đến việc ghi danh vì tờ giấy này chỉ có ý nghĩa như để “giữ chỗ,” để không bị mất quốc tịch Việt Nam sau ngày 1 tháng 7, 2014.
Có người cho rằng tờ giấy đó không có giá trị về mặt pháp lý, lại càng không phải là căn cứ để đương sự có thể xin cấp phát các giấy tờ khác như sổ thông hành, chiếu khán hoặc giấy miễn thị thực.
Báo Tiền Phong cũng cho hay, rất nhiều tổ chức pháp lý như Ủy Ban Pháp Luật của Quốc Hội Việt Nam cho rằng, việc buộc người Việt hải ngoại phải ghi danh giữ quốc tịch Việt Nam là không thực tế.
Các tổ chức này yêu cầu Bộ Tư Pháp gấp rút hủy bỏ điều khoản này trong Luật Quốc Tịch sửa đổi để kịp thông qua tại cuộc họp Quốc Hội Việt Nam vào tháng 5 tới đây.
Theo báo Tiền Phong, Bộ Tư pháp Việt Nam đến nay vẫn không tán đồng lời đề nghị trên, và cho rằng Việt Nam cần “vận động công dân mình tôn vinh quốc tịch Việt Nam.”
Theo lập luận của Bộ Tư Pháp, người Việt Nam ở hải ngoại không ghi danh giữ, có nghĩa là mặc nhiên bị mất quốc tịch Việt Nam kể từ sau ngày 1 tháng 7 tới.
* Giữ lại quốc tịch Việt Nam thì được lợi gì?
Ðó là câu hỏi của ông Hà Ngọc Cư, Giám đốc điều hành cơ quan CISS chuyên về di dân và tị nạn tại Houston, Texas, đặt ra, khi trả lời phóng viên Người Việt về việc tại sao phải "đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam."
Theo ông Hà Ngọc Cư, vấn đề song tịch thay đổi theo luật lệ của từng quốc gia. Một số quốc gia như Pháp, Mexico, Ba Lan, Nga, Thụy Sĩ, Canada, Anh quốc,... cho phép công dân giữ quốc tịch của họ khi nhập quốc tịch mới.
Một số quốc gia khác quy định rằng nếu công dân nhập quốc tịch một quốc gia khác thì đương nhiên mất quốc tịch của họ như Áo, Úc, Tây Ban Nha, Thụy Ðiển, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hòa Lan, Philippines, Trung Quốc...
Ðối với Hoa Kỳ, thì “dù có đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam hay không thì trên nguyên tắc, khi tuyên thệ nhập quốc tịch Mỹ là ta đã xin từ bỏ quốc tịch gốc.”
“Luật pháp Hoa Kỳ không công nhận song tịch nhưng cũng không cấm ta giữ song tịch vì việc cho người Việt Nam giữ quốc tịch Việt Nam hay không là do luật pháp của Việt Nam. Luật pháp Hoa Kỳ không có quyền hạn gì đối với luật của các nước khác.”
Mặt khác, theo ông Hà Ngọc Cư, “Công dân Hoa Kỳ khi nhập quốc tịch khác vẫn không mất quốc tịch Mỹ. Vì công dân Mỹ chỉ mất quốc tịch Mỹ khi tuyên thệ trước Bộ Ngoại Giao hay Sứ Quán là tự nguyện bỏ quốc tịch Mỹ.”
Và rằng, “Nếu chính quyền Việt Nam coi người Mỹ gốc Việt vẫn đang là công dân Việt Nam thì chả cần phải buộc họ làm đơn xin giữ quốc tịch Việt Nam như họ vẫn hành xử từ trước tới nay.”
Câu hỏi ở đây là, phải chăng phía chính quyền Việt Nam muốn giương ra một “cái bẫy.” Vì thế, nếu muốn “đăng ký” giữ quốc tịch Việt Nam thì hãy suy nghĩ cẩn thận bằng việc trả lời câu hỏi, nếu muốn giữ lại quốc tịch Việt Nam thì được cái lợi gì? (KN-PL)
Ông Hà Ngọc Cư, giám đốc điều hành cơ quan CISS chuyên về di dân và tị nạn tại Houston, Texas, bình luận như vậy với báo Người Việt, về quy định của Bộ Tư Pháp Việt Nam là “ngày 1 tháng 7, 2014 là hạn chót để người Việt hải ngoại đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam.”
|
Cách đây 5 năm, Bộ Tư Pháp Việt Nam ban hành “Luật Quốc Tịch Việt Nam” có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2009. Theo luật này, người Việt Nam sinh sống tại nước ngoài “chưa mất quốc tịch Việt Nam phải ‘đăng ký’ với cơ quan đại diện Việt Nam ở nơi định cư để giữ quốc tịch gốc. Thời hạn đăng ký sẽ kéo dài 5 năm.”
Tuy nhiên, báo Tiền Phong hôm 30 Tháng Ba, dẫn phúc trình của “Cơ Quan Ðại Diện Người Việt Nam Ở Nước Ngoài” cho hay, tính đến đầu năm 2014, chỉ mới có khoảng 6,000 người Việt Nam ở hải ngoại ghi danh giữ quốc tịch Việt Nam.
So với con số xấp xỉ 4.5 triệu người Việt định cư ở ngoại quốc, tỉ lệ người Việt Nam ghi danh giữ quốc tịch “mẹ” chỉ vào khoảng 0.13%. Tức là, cứ 1,000 người thì chỉ có 1.3 người ‘đăng ký.”
Phúc trình này không công bố con số rõ ràng, chỉ cho biết rằng, người Việt Nam định cư ở Hoa Kỳ và Úc ghi danh giữ quốc tịch Việt Nam chiếm một tỉ lệ rất thấp.
Nếu con số này tiếp tục đứng yên vào sau ngày 1 tháng 7, 2014, có nghĩa là hơn 4 triệu người Việt Nam ở hải ngoại giữ thái độ “từ chối quốc tịch Việt Nam.”
Khoản 2 Ðiều 13, “Luật Quốc Tịch Việt Nam năm 2008 và nghị định hướng dẫn nói rằng, ngày 1 tháng 7, 2014 là hạn chót để người Việt hải ngoại ghi danh giữ quốc tịch Việt Nam. Sau ngày này, người nào không ghi danh có nghĩa là sẽ bị mất quốc tịch Việt Nam.”
* Phá sản
“Luật Quốc Tịch Việt Nam” được ban hành năm 2008 được cho là đã “nới rộng cho người Việt ở hải ngoại được giữ lại quốc tịch Việt Nam,” trong trường hợp không từ bỏ, hoặc không bị tước quốc tịch.
Nhưng phúc trình của Cơ Quan Ðại Diện Người Việt Nam ở hải ngoại thú nhận rằng, trong suốt 5 năm qua, số người ghi danh giữ quốc tịch quá ít ỏi. Nhiều người cho biết, không tha thiết đến việc ghi danh vì tờ giấy này chỉ có ý nghĩa như để “giữ chỗ,” để không bị mất quốc tịch Việt Nam sau ngày 1 tháng 7, 2014.
Có người cho rằng tờ giấy đó không có giá trị về mặt pháp lý, lại càng không phải là căn cứ để đương sự có thể xin cấp phát các giấy tờ khác như sổ thông hành, chiếu khán hoặc giấy miễn thị thực.
Báo Tiền Phong cũng cho hay, rất nhiều tổ chức pháp lý như Ủy Ban Pháp Luật của Quốc Hội Việt Nam cho rằng, việc buộc người Việt hải ngoại phải ghi danh giữ quốc tịch Việt Nam là không thực tế.
Các tổ chức này yêu cầu Bộ Tư Pháp gấp rút hủy bỏ điều khoản này trong Luật Quốc Tịch sửa đổi để kịp thông qua tại cuộc họp Quốc Hội Việt Nam vào tháng 5 tới đây.
Theo báo Tiền Phong, Bộ Tư pháp Việt Nam đến nay vẫn không tán đồng lời đề nghị trên, và cho rằng Việt Nam cần “vận động công dân mình tôn vinh quốc tịch Việt Nam.”
Theo lập luận của Bộ Tư Pháp, người Việt Nam ở hải ngoại không ghi danh giữ, có nghĩa là mặc nhiên bị mất quốc tịch Việt Nam kể từ sau ngày 1 tháng 7 tới.
* Giữ lại quốc tịch Việt Nam thì được lợi gì?
Ðó là câu hỏi của ông Hà Ngọc Cư, Giám đốc điều hành cơ quan CISS chuyên về di dân và tị nạn tại Houston, Texas, đặt ra, khi trả lời phóng viên Người Việt về việc tại sao phải "đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam."
Theo ông Hà Ngọc Cư, vấn đề song tịch thay đổi theo luật lệ của từng quốc gia. Một số quốc gia như Pháp, Mexico, Ba Lan, Nga, Thụy Sĩ, Canada, Anh quốc,... cho phép công dân giữ quốc tịch của họ khi nhập quốc tịch mới.
Một số quốc gia khác quy định rằng nếu công dân nhập quốc tịch một quốc gia khác thì đương nhiên mất quốc tịch của họ như Áo, Úc, Tây Ban Nha, Thụy Ðiển, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hòa Lan, Philippines, Trung Quốc...
Ðối với Hoa Kỳ, thì “dù có đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam hay không thì trên nguyên tắc, khi tuyên thệ nhập quốc tịch Mỹ là ta đã xin từ bỏ quốc tịch gốc.”
“Luật pháp Hoa Kỳ không công nhận song tịch nhưng cũng không cấm ta giữ song tịch vì việc cho người Việt Nam giữ quốc tịch Việt Nam hay không là do luật pháp của Việt Nam. Luật pháp Hoa Kỳ không có quyền hạn gì đối với luật của các nước khác.”
Mặt khác, theo ông Hà Ngọc Cư, “Công dân Hoa Kỳ khi nhập quốc tịch khác vẫn không mất quốc tịch Mỹ. Vì công dân Mỹ chỉ mất quốc tịch Mỹ khi tuyên thệ trước Bộ Ngoại Giao hay Sứ Quán là tự nguyện bỏ quốc tịch Mỹ.”
Và rằng, “Nếu chính quyền Việt Nam coi người Mỹ gốc Việt vẫn đang là công dân Việt Nam thì chả cần phải buộc họ làm đơn xin giữ quốc tịch Việt Nam như họ vẫn hành xử từ trước tới nay.”
Câu hỏi ở đây là, phải chăng phía chính quyền Việt Nam muốn giương ra một “cái bẫy.” Vì thế, nếu muốn “đăng ký” giữ quốc tịch Việt Nam thì hãy suy nghĩ cẩn thận bằng việc trả lời câu hỏi, nếu muốn giữ lại quốc tịch Việt Nam thì được cái lợi gì? (KN-PL)
Hàng triệu kiều bào có nguy cơ mất quốc tịch
ttp://www.tienphong.vn/xa-hoi/hang-trieu-kieu-bao-co-nguy-co-mat-quoc-tich-690923.tpo#H%C3%A0ng%20tri%E1%BB%87u%20ki%E1%BB%81u%20b%C3%A0o%20c%C3%B3%20nguy%20c%C6%A1%20m%E1%BA%A5t%20qu%E1%BB%91c%20t%E1%BB%8Bch
TP – Hàng triệu kiều bào có nguy cơ mất quốc tịch
Việt Nam nếu đến ngày 1/7/2014 không đăng ký giữ quốc tịch theo quy
định ở Khoản 2 Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 và Nghị định
hướng dẫn số 78/2009/NĐ-CP.
Theo thống kê của Cơ quan đại diện Việt Nam ở
nước ngoài, đến ngày 31/12/2013, mới chỉ có hơn 6.000 người làm thủ tục
đăng ký, trong khi đang có 4,5 triệu người Việt Nam ở nước ngoài.
Chỉ là đăng ký Ở những nước có đông kiều bào Việt Nam sinh sống như Hoa Kỳ, Australia, tỷ lệ đăng ký rất thấp.
Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 đã nới rộng cho người Việt ở nước ngoài được giữ quốc tịch Việt Nam nếu họ chưa thôi hoặc không bị tước quốc tịch Việt Nam. Đây là một tin vui, đáp ứng lòng mong mỏi của nhiều kiều bào sau nhiều lần đề đạt nguyên vọng của mình tại các cuộc gặp gỡ với lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, 5 năm kể từ ngày Luật có hiệu lực, số người đăng ký xin giữ quốc tịch quá khiêm tốn.
Việc ít người đăng ký chủ yếu do Giấy xác nhận đăng ký quốc tịch Việt Nam không có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam, cũng không phải là cơ sở để cấp phát các giấy tờ khác như hộ chiếu, giấy thông hành, giấy miễn thị thực, chỉ có giá trị “giữ chỗ” để người Việt Nam định cư ở nước ngoài không mất quốc tịch Việt Nam sau ngày 1/7/2014.
Bên cạnh đó, một số người chưa đăng ký do ngại ảnh hưởng đến việc làm, giấy tờ cư trú, do sự tuyên truyên chống phá của một bộ phận người Việt cực đoan. Nhiều người cho rằng, các quy định trên không có tính khả thi cao và phải gia hạn để bà con có thêm thời gian đăng ký.
Ông Tạ Nguyên Ngọc, Vụ trưởng Vụ nghiên cứu tổng hợp, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao cho biết, khi Luật Quốc tịch năm 2008 được ban hành, bà con rất phấn khởi, nhưng rồi họ thấy rằng đăng ký chỉ là đăng ký, không đồng thời với việc có quốc tịch Việt Nam và được cấp hộ chiếu Việt Nam, trong khi do điều kiện sinh sống, bà con lại cần giấy tờ của nước sở tại.
Nên bỏ thời hạn đăng ký?
Những vướng mắc trên đã được nhiều cá nhân và nhiều lãnh đạo, tổ chức kiều bào phản ánh từ rất sớm tại các Hội nghị người Việt ở trong và ngoài nước.
Nhiều ý kiến cho rằng nên hủy bỏ quy định về đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam để bà con không bị mặc nhiên mất quốc tịch Việt Nam; thay vào đó có quy định để bà con có đủ giấy tờ thì được cấp ngay chứng nhận có quốc tịch Việt Nam.
Tại nhiều cuộc họp về vấn đề trên, hầu hết các cơ quan liên quan, trong đó có Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đều cho rằng: quy định đăng ký giữ quốc tịch và mất quốc tịch Việt Nam (do không đăng ký) là bất cập, không phù hợp thực tế và mục tiêu quản lý, vận động, làm phương hại đến công tác đối ngoại của ta, đi ngược lại chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài, đề nghị Bộ Tư pháp khẩn trương trình Chính phủ và báo cáo Quốc hội để kịp sửa Luật Quốc tịch ngay tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 5/2014.
Trong phiên họp ngày 11/3/2014, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã có ý kiến yêu cầu báo cáo để xem xét sửa đổi Luật quốc tịch trong kỳ họp Quốc hội tháng 5/2014.
Thế nhưng, Bộ Tư pháp vẫn không đồng tình với việc bỏ Khoản 2 điều 13 Luật Quốc tịch. Tại cuộc họp hồi đầu tháng 3 vừa qua, ông Nguyễn Công Khanh, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực (Bộ Tư pháp) vẫn cho rằng chỉ cần đơn giản hóa hơn nữa thủ tục đăng ký và tích cực vận động công dân Việt Nam tôn vinh quốc tịch Việt Nam.
Từ nay đến tháng 5 đã cận kề, khả năng sửa đổi Luật Quốc tịch 2008 và các Nghị định kèm theo khó thực hiện được ngay và mặc nhiên những người không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam sẽ bị mất Quốc tịch sau ngày 1/7/2014.
Chỉ là đăng ký Ở những nước có đông kiều bào Việt Nam sinh sống như Hoa Kỳ, Australia, tỷ lệ đăng ký rất thấp.
Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 đã nới rộng cho người Việt ở nước ngoài được giữ quốc tịch Việt Nam nếu họ chưa thôi hoặc không bị tước quốc tịch Việt Nam. Đây là một tin vui, đáp ứng lòng mong mỏi của nhiều kiều bào sau nhiều lần đề đạt nguyên vọng của mình tại các cuộc gặp gỡ với lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, 5 năm kể từ ngày Luật có hiệu lực, số người đăng ký xin giữ quốc tịch quá khiêm tốn.
Việc ít người đăng ký chủ yếu do Giấy xác nhận đăng ký quốc tịch Việt Nam không có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam, cũng không phải là cơ sở để cấp phát các giấy tờ khác như hộ chiếu, giấy thông hành, giấy miễn thị thực, chỉ có giá trị “giữ chỗ” để người Việt Nam định cư ở nước ngoài không mất quốc tịch Việt Nam sau ngày 1/7/2014.
Bên cạnh đó, một số người chưa đăng ký do ngại ảnh hưởng đến việc làm, giấy tờ cư trú, do sự tuyên truyên chống phá của một bộ phận người Việt cực đoan. Nhiều người cho rằng, các quy định trên không có tính khả thi cao và phải gia hạn để bà con có thêm thời gian đăng ký.
Ông Tạ Nguyên Ngọc, Vụ trưởng Vụ nghiên cứu tổng hợp, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao cho biết, khi Luật Quốc tịch năm 2008 được ban hành, bà con rất phấn khởi, nhưng rồi họ thấy rằng đăng ký chỉ là đăng ký, không đồng thời với việc có quốc tịch Việt Nam và được cấp hộ chiếu Việt Nam, trong khi do điều kiện sinh sống, bà con lại cần giấy tờ của nước sở tại.
Nên bỏ thời hạn đăng ký?
Những vướng mắc trên đã được nhiều cá nhân và nhiều lãnh đạo, tổ chức kiều bào phản ánh từ rất sớm tại các Hội nghị người Việt ở trong và ngoài nước.
Nhiều ý kiến cho rằng nên hủy bỏ quy định về đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam để bà con không bị mặc nhiên mất quốc tịch Việt Nam; thay vào đó có quy định để bà con có đủ giấy tờ thì được cấp ngay chứng nhận có quốc tịch Việt Nam.
Tại nhiều cuộc họp về vấn đề trên, hầu hết các cơ quan liên quan, trong đó có Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đều cho rằng: quy định đăng ký giữ quốc tịch và mất quốc tịch Việt Nam (do không đăng ký) là bất cập, không phù hợp thực tế và mục tiêu quản lý, vận động, làm phương hại đến công tác đối ngoại của ta, đi ngược lại chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài, đề nghị Bộ Tư pháp khẩn trương trình Chính phủ và báo cáo Quốc hội để kịp sửa Luật Quốc tịch ngay tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 5/2014.
Trong phiên họp ngày 11/3/2014, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã có ý kiến yêu cầu báo cáo để xem xét sửa đổi Luật quốc tịch trong kỳ họp Quốc hội tháng 5/2014.
Thế nhưng, Bộ Tư pháp vẫn không đồng tình với việc bỏ Khoản 2 điều 13 Luật Quốc tịch. Tại cuộc họp hồi đầu tháng 3 vừa qua, ông Nguyễn Công Khanh, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực (Bộ Tư pháp) vẫn cho rằng chỉ cần đơn giản hóa hơn nữa thủ tục đăng ký và tích cực vận động công dân Việt Nam tôn vinh quốc tịch Việt Nam.
Từ nay đến tháng 5 đã cận kề, khả năng sửa đổi Luật Quốc tịch 2008 và các Nghị định kèm theo khó thực hiện được ngay và mặc nhiên những người không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam sẽ bị mất Quốc tịch sau ngày 1/7/2014.
Theo Khoản 2 điều 13 Luật Quốc tịch năm 2008 và các văn bản hướng dẫn, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị và chưa mất quốc tịch Việt Nam trước ngày luật có hiệu lực (1/7/2009) thì phải đăng ký giữ quốc tịch tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong thời hạn 5 năm (1/7/2009-1/7/2014).
Trong 5 năm này, họ phải đến đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước nơi người đó định cư để giữ quốc tịch Việt Nam, nếu không đăng ký thì sẽ mất quốc tịch sau ngày 1/7/2014.
Chơi Tết mồng ba tháng ba là “phong tục cổ của An Nam từ xưa”
Nhân dân ta từ rất xa xưa có tục ăn tết Mồng ba tháng ba. Trong ngày tết
ấy người dân không nhóm lửa, chỉ ăn đồ nguội, vì thế Tết mồng ba tháng
ba còn gọi là “Tết hàn thực” (Tết ăn đồ nguội). Ngày nay tục lệ ấy vẫn
thịnh hành. Giải thích về tục lệ này, nhiều người đều cho là bắt nguồn
từ Trung Quốc, gắn với câu chuyện về cái chết thương tâm của Giới Chi
Thôi.
Tích truyện kể rằng Tấn Văn Công trong những ngày gian khổ mưu cầu sự
nghiệp bá vương, có lúc bị đói, Giới Chi Thôi đã cắt thịt đùi mình dâng
ông ăn. Sau khi thành công, khen thưởng, Tấn văn Công quên Giới Chi
Thôi, Giới buồn hận bỏ đi. Sau Văn Công nhớ ra triệu vời nhưng Giới
không đến, trốn vào rừng. Tìm gọi mãi không được, Tấn Văn Công sai đốt
rừng để Giới phải chạy ra; nhưng Giới Chi Thôi ôm cây chịu chết cháy chứ
nhất định không tha thứ cho vị quân chủ mà Giới cho là vô tình. Tấn Văn
Công sửa lỗi, nhưng lỗi lại chồng thêm lỗi nên hối hận, từ đó sai lệnh
cấm lửa trong ngày này (mồng 3 thấng 3) để tưởng nhớ người bề tôi trung
thành mà ông vì vô tâm đã bỏ quên. Cho đến ngày nay, chắc chắn chúng ta
cũng đinh ninh nguồn gốc của ngày tết này là như thế.
Nhưng cách đây đúng 720 năm, Trần Nhân Tông (1258 – 1308) đã nói rõ đó
là “phong tục cổ của An Nam từ xưa”. Ông khẳng định điều đó trong một
bài thơ kèm theo mâm bánh biếu sứ giả nhà Nguyên Trương Hiển Khanh (tên
là Lập Đạo) sang Việt nam năm 1292. Bài thơ như sau:
Giá chi vũ bãi thí xuân sam,
Huống trị kim triêu tam nguyệt tam.
Hồng ngọc đôi bàn xuân thái bính,
Tòng lai phong tục cựu An Nam.
(Múa giá chi rồi, thử áo xuân
Hôm nay Hàn thực, buổi thanh thần
Bánh rau tinh khiết đầy mâm ngọc
Phong tục An Nam theo cổ nhân.)
Biếu Trương Hiển Khanh bánh xuân
(Trần Lê Văn dịch)
Bài thơ giọng điệu trang nhã, vừa rất ân cần với khách vừa ý tứ sâu xa.
Trước hết hãy nói về Trương Hiển Khanh. Người Việt nam chắc ai cũng nhớ,
vào năm 1288 nước ta vừa “đại phá” cuộc xâm lược của nhà Nguyên lần thứ
ba. Vua Nguyên (Hốt Tất Liệt) vốn rất hận, đã tập trung lực lượng chuẩn
bị đánh lần thứ tư vào năm 1294. Trương Hiển Khanh là Thượng thư bộ Lễ
của Nguyên triều sang Việt Nam có nhiệm vụ “dụ” vua Trần phải thực tâm
thần phục, sang triều kiến vua Nguyên và chịu làm theo mọi điều kiện nhà
Nguyên áp đặt, nếu không thiên triều sẽ “trừng phạt”. Có thể Trương
Hiển Khanh cũng còn một nhiệm vụ nữa là quan sát xem nước Việt sau năm
năm với hai cuộc chiến khốc liệt, thế và lực ra sao. Vua tôi nhà Trần
hiểu rất rõ điiều đó, cho nên cuộc tiếp sứ lần này thực chất là một cuộc
đấu tranh ngoại giao gai góc chứ không phải là cuộc thăm hỏi xã giao.
Nhưng Trần Nhân tông hết sức chủ động, nhà vua chủ trương “hóa giải”
tình hình đó, trước hết với vị sứ thần có địa vị cao trong Nguyên triều
và chắc chắn có học vấn. Vua tiếp sứ giả ở Điện Tập hiền với phong cách
rất thân mật, chủ tâm theo phong tục An Nam: đặt tiệc mời toàn hải sản,
trong lúc trò chuyện thỉnh thoảng lại mời ăn trầu, thậm chí còn mời vào
trong trướng “ngồi xuống đất”. Trong cả chuỗi sự kiện tiếp đãi với tinh
thần khẳng định bản lĩnh dân tộc đó, vua Nhân Tông trong ngày tết Mồng
ba tháng Ba đã biếu Trương Hiển Khanh một mâm bánh với bài thơ trên. Các
vua nhà Trần là những người có học, chắc chắn nhà vua biết rõ câu
chuyện Giới Chi Thôi, nhưng với căn cứ gì vua Nhân Tông khẳng định đó là
“phong tục cổ An Nam từ trước tới nay”? Trần Nhân Tông không ghi chú
rõ, nhưng gần đây tìm hiểu ý tứ của bài thơ này, chúng tôi đã thấy một
căn cứ. Nguyên là theo sách Kinh Sở tuế thời ký thì ngày thứ 105 trong
tiết đông, thường có mưa to gió lớn, gọi là tiết Hàn thực, người ta cấm
lửa trong 3 ngày; Lời chú của sách này nói: Theo lịch thì tiết ấy vào
khoảng trước thanh minh 2 ngày, cách ngày đông chí 106 ngày. Một sách
“biệt lục” của Lưu Hướng cũng nói tiết Hàn thực có từ đời Chu; tiết này
được gắn với truyện Giới Chi Thôi là từ thời Hậu Hán. Cũng sách này còn
ghi người bản địa “thổ nhân” trong ngày 3 tháng ba còn ra bến sông, thả
chén chỗ sông quanh vui uống rượu. Như vậy có thể nói ngày 3 tháng ba là
một lễ hội của cư dân nông nghiệp phía nam, từ vùng Kinh Sở trở xuống
(mà Việt Nam ngày nay xa xưa cũng là một trong Bách Việt. Bách Việt khác
Hán tộc). Vì thế Nhân Tông mới nhấn mạnh đây là “phong tục cổ của An
Nam”. Cũng có thể còn thêm một căn cứ nữa là nếu cứ theo tích Giới Chi
Thôi thì tết mồng ba tháng ba là một cái tết buồn, nhưng trái lại với
Việt Nam đây là một lễ hội vui, có múa hát, có mặc áo mới và ăn một thứ
bánh có rau, tinh khiết như “hồng ngọc” mà vua gọi là “bánh xuân”. Bài
thơ hai mươi tám chữ tặng Trương Hiển Khanh của Trần Nhân Tông quả là có
một chiều sâu tư tưởng, một vẻ đẹp nhân văn rất đáng để hậu thế chiêm
ngưỡng và suy ngẫm.
Sau những động thái trong cuộc tiếp sứ của vua tôi nhà Trần, Nguyên sứ
Trương Hiển Khanh đã không thể tuyên dụ được những chỉ dụ của vua Nguyên
trong cuộc đối thoại mà đành viết lại thành văn bản trao sau. Và lúc đó
thì “thiên sứ” đã lên đường về nước. Quả là sau khi tiếp xúc với Trần
Nhân Tông, Trương Hiển Khanh đã có một cách nhìn, cách nghĩ khác về An
Nam. Khi về, ông đã viết trong một bài ký: “Vua An Nam tiếp chuyện vui
vẻ luôn luôn làm thơ tặng thiên sứ. Lập Đạo tức thì làm thơ đáp lại.
Tiệc gần xong, mời Lập Đạo vào trong trướng, đều ngồi trên đất”. Với
quan sát của Lập Đạo bây giờ “An Nam là nước nhỏ, nhưng có văn chương,
không thể nói bừa họ là ếch ngồi đáy giếng”. Và ông thể hiện suy nghĩ đó
trong một bài thơ với nhiều cảm tình:
.
Dao vọng thương yên toả mộ hà,
Thị triều nhân viễn cách yên hoa.
Cô hư đình viện vô đa sở,
Thịnh mậu viên lâm chỉ nhất gia.
Nam chú hùng tân Thiên Hán thuỷ,
Đông khai cao thụ mộc miên hoa.
An Nam tuy tiểu văn chương tại,
Vị khả khinh đàm tỉnh để oa.
.
Bản dịch An Nam chí lược:
.
Ngắm cảnh chiều hôm khói mịt mờ,
Xa nơi thành thị đỡ huyên hoa.
Quạnh hiu đình viện không nhiều sở,
Tươi tốt vườn cây chỉ một nhà.
Thiên Hán bến Nam tuôn mạch nước,
Mộc miên cây lớn trổ cành hoa.
An Nam tuy nhỏ văn chương thịnh,
“Ếch giếng”, khuyên đừng chế giễu ngoa.
.
Thực ra những ngày tết lễ, những phong tục tốt đẹp được hình thành là
sáng tạo văn hóa của nhân loại. Nếu người ta thấy hay, thấy đẹp thì học
theo, cũng chẳng có điều gì phải ngần ngại; cũng như giới trẻ ngày nay
đã rất thích ngày Tết tình yêu 14 – 2, hay mọi người đều rất thích tục
tặng quà cho con trẻ trong Đêm Chúa giáng sinh 25 – 12 ... Có điều tìm
đến gốc gác một phong tục để biết thêm vẻ đẹp nhân văn của nó cũng là
một việc rất nên biết. Huống nữa trả lại cái ý nghĩa sâu xa vui vẻ và
đầy sức sống như thế cho ngày tết mồng 3 tháng Ba cổ truyền của người
Việt lại càng là một việc rất nên làm.
Trần Thị Băng Thanh
_______________
Những tư liệu viết bài này lấy từ các sách: Đại Việt sử ký toàn thư, NXB
Khoa học xã hội in năm 1985 và An Nam chí lược, bản dịch, Tài liệu tham
khảo của Thư viện văn học và Bản dịch, NXB Thuận Hóa – Trung tâm Văn
hóa Ngôn ngữ Đông Tây, in năm 2002, Từ nguyên, Thương vụ ấn thư quán
(Trung Quốc) xuất bản năm 1947.
* Tác giả Trần Thị Băng Thanh là PGS.TS, công tác tại Viện Văn học, đã nghỉ hưu.
(Văn hóa Nghệ An)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét